Đánh giá hoạt động khuyến nông ở huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá

Tài liệu Đánh giá hoạt động khuyến nông ở huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá: ... Ebook Đánh giá hoạt động khuyến nông ở huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá

doc152 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hoạt động khuyến nông ở huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc N«ng nghiÖp hµ néi ---------------  trÞNH duy long §¸nh gi¸ ho¹t ®éng khuyÕn n«ng ë huyÖn Qu¶ng X­¬ng, tØnh Thanh Ho¸ luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ n«ng nghiÖp M· sè: 60.31.10 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: ts. ®inh v¨n ®·n   Hµ néi – 2008 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan sè liÖu vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n nµy lµ trung thùc vµ ch­a ®­îc sö dông ®Ó b¶o vÖ mét häc vÞ nµo. T«i xin cam ®oan mäi sù gióp ®ì cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n nµy ®· ®­îc c¶m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®· ®­îc chØ râ nguån gèc. T¸c gi¶ TrÞnh Duy Long LêI C¶M ¥N Tr­íc hÕt víi t×nh c¶m ch©n thµnh vµ lßng biÕt ¬n s©u s¾c t«i xin göi lêi c¶m ¬n tíi thÇy TS. §inh V¨n §·n, ng­êi ®· ®Þnh h­íng, trùc tiÕp h­íng dÉn vµ ®ãng gãp ý kiÕn cô thÓ cho kÕt qu¶ cuèi cïng ®Ó t«i hoµn thµnh luËn v¨n nµy. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thÇy gi¸o, c« gi¸o Khoa Kinh tÕ & PTNT, Khoa Sau ®¹i häc – Tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi cïng toµn thÓ c¸c thÇy gi¸o, c« gi¸o ®· trùc tiÕp gi¶ng d¹y vµ gióp ®ì t«i trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu. Cho phÐp t«i ®­îc göi lêi c¶m ¬n tíi UBND TØnh Thanh Ho¸, Së N«ng nghiÖp vµ PTNT, Trung t©m KhuyÕn N«ng TØnh Thanh Ho¸, UBND huyÖn Qu¶ng X­¬ng, Tr¹m khuyÕn n«ng huyÖn Qu¶ng X­¬ng ®· cung cÊp sè liÖu, th«ng tin vµ ®Þa bµn tèt nhÊt ®Ó thùc hiÖn luËn v¨n. Xin c¶m ¬n sù gióp ®ì, ®éng viªn cña tÊt c¶ b¹n bÌ, ®ång nghiÖp, gia ®×nh vµ nh÷ng ng­êi th©n ®· lµ ®iÓm tùa vÒ tinh thÇn vµ vËt chÊt cho t«i trong suèt thêi gian häc tËp nghiªn cøu vµ hoµn thµnh luËn v¨n. Hµ Néi, ngµy th¸ng n¨m 2008 T¸c gi¶ TrÞnh Duy Long môc lôc Lêi cam ®oan i Lêi c¶m ¬n ii Môc lôc iii Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t v Danh môc c¸c b¶ng vi Danh môc c¸c s¬ ®å vii Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t BQ : Bình quân BVTV : Bảo vệ thực vật CLB : Câu lạc bộ CN- TTCN-XDCB : Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp- xây dựng cơ bản CNBQCB : Công nghệ bảo quản chế biến CNNN: Công nghiệp ngắn ngày GTSX : Giá trị sản xuất HTX : Hợp tác xã KHKT : Khoa học kỹ thuật KN : Khuyến nông KN - KL : Khuyến nông - khuyến lâm KTTB : Kỹ thuật tiến bộ LĐ: Lao động NN: Nông nghiệp SXKD : Sản xuất kinh doanh TM-DV : Thương mại-dịch vụ Danh môc b¶ng STT Tªn b¶ng Trang 3.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Quảng Xương 4 năm (2004-2007) 32 3.2 Thời tiết khí hậu huyện Quảng Xương 33 3.3 Tình hình dân số cua huyện Quảng Xương 3 năm (2005 - 2007) 34 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Quảng Xương 3 năm (2005 - 2007) 37 3.5 Kết quả sản xuất một số mô hình cây trồng của huyện năm 2007 39 3.6 Kết quả sản xuất một số vật nuôi của các mô hình trên địa bàn huyện năm 2007 41 3.7 Cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Quảng Xương năm 2007 43 3.8 Phân loại hộ điều tra theo mức độ tham gia khuyến nông 52 4.1 Nguồn nhân lực của trạm khuyến nông huyện Quảng Xương năm 2007 63 4.2 Kinh phí đầu tư hoạt động khuyến nông huyện Quảng Xương 69 4.3 Kinh phí khuyến nông sử dụng theo ngành sản xuất 71 4.4 Kết quả của các mô hình trồng lúa trình diễn năm 2007 73 4.5 Kết quả triển khai mô hình lúa lai trên diện rộng 74 4.6 So sánh hiệu quả sản xuất lúa giữa 3 nhóm hộ điều tra tính cho 1 ha năm 2007 76 4.7 Kết quả mô hình trình diễn ngô lai qua 3 năm 2005 - 2007 77 4.8 So sánh hiệu quả sản xuất ngô giữa 3 nhóm hộ điều tra tính cho 1 ha năm 2007 79 4.9 Kết quả mô hình trình diễn đậu tương 80 4.10 So sánh hiệu qủa sản xuất đậu tương giữa 3 nhóm hộ điều tra tính cho 1 ha năm 2007 81 4.11 Kết quả mô hình trình diễn lạc năm 2007 82 4.12 Hiệu quả mô hình trồng nấm tính trên 1 tấn nguyên liệu điều tra được năm 2007 87 4.13 Kết quả chương trình cải tạo đàn bò 90 4.14 Kết quả mô hình vỗ béo bò thịt tại các xã điều tra năm 2007 92 4.15 Các lĩnh vực tập huấn khuyến nông huyện Quảng Xương 95 4.16 Kết quả điều tra hộ về công tác cung cấp thông tin tuyên truyền năm 2007 99 4.17 Nhận thức của người nông dân đối với hoạt động khuyến nông và nguồn tiếp nhận thông tin khoa học kỹ thuật 101 4.18 Sự tham gia của người nông dân vào các mô hình trình diễn 102 4.19 Đánh giá của hộ về hoạt động tập huấn kỹ thuật năm 2007 104 4.20 Kiến nghị của người nông dân về hoạt động khuyến nông 106 Danh môc biÓu ®å STT Tªn s¬ ®å Trang 2.1 Sơ đồ tổ chức khuyến nông Việt Nam 18 3.1 Hình thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới của hệ thống khuyến nông huyện Quảng Xương 48 4.1 Cơ cấu tổ chức của trạm khuyến nông Quảng Xương 62 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể nói khuyến nông Việt Nam có từ thời vua Hùng với nông nghiệp nước Văn Lang và nền văn minh lúa nước. Trải qua các giai đoạn lịch sử, hoạt động khuyến nông với nhiều nội dung, hình thức khác nhau, đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên hoạt động khuyến nông chưa phát huy hết tác dụng do nhiều nguyên nhân mà ở mỗi địa phương cần có những giải pháp cụ thể thích hợp. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, sản xuất tự cấp tự túc không còn đảm bảo được điều kiện sống cho người dân. Khắp mọi nơi chúng ta có thể thấy một xu thế cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và chỉ có những người dân hoạt động hiệu quả cao mới đứng vững được. Trong cơ chế mới, người nông dân luôn đứng trước thực trạng thiếu hụt thông tin về thị trường, giá cả để định hướng cho sản xuất. Mặt khác trình độ sản xuất của phần lớn người dân còn yếu, thông tin KHKT đối với người dân còn ít. Do đó vấn đề nâng cao kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp, kinh nghiệm quản lý, thông tin thị trường, chuyển giao TBKH,… cho người dân để họ có đủ khả năng phát triển sản xuất kinh doanh là một yêu cầu bức thiết trong vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay. Trước yêu cầu đó, công tác khuyến nông đã được củng cố và từng bước cải thiện cho phù hợp với tình hình mới. Ngày 02/03/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP về công tác khuyến nông, thông tư liên bộ số 02/LB/TT ngày 02/08/1993 hướng dẫn thi hành nghị định 13/CP. Từ khi ra đời Nghị định này đã đem lại nhiều kết quả khả quan cho nông nghiệp nông thôn, hệ thống khuyến nông nước ta không ngừng lớn mạnh kể cả về số lượng và chất lượng, với mạng lưới ngày càng hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Có thể nói công tác khuyến nông đã có những đóng góp quan trọng vào việc khuyến khích nông dân áp dụng TBKH, phát triển sản xuất hiệu quả, tạo ra nhiều hàng hoá nông sản có chất lượng, tăng thu nhập và mức sống cho người dân. Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn phải thừa nhận một thực tế đó là hiệu quả mà hoạt động khuyến nông đem lại còn chưa cao, một phần là do trình độ nhận thức của người dân còn thấp, một phần do năng lực của cán bộ khuyến nông viên cơ sở còn hạn chế, công tác khuyến nông chưa được đầu tư đúng mức… Khắc phục những hạn chế trên đòi hỏi Nhà nước và các cán bộ khuyến nông cần có các biện pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông hiện nay. Quảng Xương là một huyện vùng ven biển của tỉnh Thanh hoá, diện tích rộng đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Ngành nông nghiệp của huyện bao gồm là trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, do vậy hoạt động khuyến nông là rất quan trọng. Công tác khuyến nông ở Quảng Xương đã có nhiều cố gắng để nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng, vật nuôi, thuỷ hải sản, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Tuy nhiên, hoạt động khuyến nông của huyện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của bà con nông dân để phát triển ngành nông nghiệp hơn nữa, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có của huyện. Vấn đề đặt ra là: hoạt động khuyến nông ở huyện Quảng Xương có đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và đời sống trước xu thế hội nhập của nền kinh tế hay không? Yếu tố nào có ảnh hưởng quan trọng và quyết định đến hoạt động khuyến nông nơi đây? Cần phải thực hiện những biện pháp gì để các hoạt động khuyến nông ở Quảng Xương phát huy tối đa những tác dụng? Giải quyết những vấn đề trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hoạt động khuyến nông ở huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng hoạt động khuyến nông của huyện Quảng Xương trong những năm gần đây, đề xuất một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác khuyến nông của huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá khuyến nông. - Đánh giá đúng thực trạng hoạt động khuyến nông huyện Quảng Xương trong những năm gần đây, tìm các yếu tố ảnh hưởng đến công tác khuyến nông của huyện Quảng Xương. - Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động khuyến nông của huyện trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đánh giá thực hiện công tác khuyến nông của huyện Quảng Xương 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hoá. 3 điểm đại diện cho việc nghiên cứu là: thị trấn Lưu Vệ, xã Quảng Thành, xã Quảng Thọ. - Phạm vi thời gian Đề tài thu thập các số liệu công bố trong vòng 3 năm từ năm 2005 đến 2007, khảo sát năm 2007, thời gian thực hiện đề tài từ năm 2006 dến 2008. - Nội dung nghiên cứu: Thực trạng hoạt động khuyến nông tại Quảng Xương, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông huyện, những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông huyện Quảng Xương. 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về khuyến nông Khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác bởi vì khuyến nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục đích rộng rãi, do đó có nhiều quan niệm và định nghĩa về khuyến nông, mỗi cán bộ khuyến nông đều có những ý niệm riêng dựa trên kinh nghiệm và tính chất công việc của mình. Nói cách khác không thể đưa ra một định nghĩa khuyến nông duy nhất. Dưới đây là một số định nghĩa có tính chính xác hơn cả. Trên thế giới, từ “Extension” được thực hiện tại nước Anh năm 1866 hiểu theo nghĩa là “mở rộng triển khai”, nếu ghép với từ “Agriculture” thành Agriculture extension thì được dịch là khuyến nông. Theo nghĩa Hán – Văn, “khuyến” có nghĩa là khuyên người ta gắng sức trong công việc, còn khuyến nông có nghĩa là mở mang phát triển trong nông nghiệp. Theo nghĩa hẹp, khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông – lâm – ngư nghiệp, các trung tâm khoa học nông – lâm nghiệp để phổ biến, mở rộng các kết quả nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ có thể áp dụng nhằm thu lại nhiều nông sản hơn. Theo nghĩa rộng, khuyến nông ngoài việc hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân còn phải giúp họ liên kết với nhau để chống lại thiên tai, dịch bệnh, giúp họ tiêu thụ sảp phẩm, hiểu biết các chính sách, luật lệ của Nhà nước, giúp cho nông dân phát huy khả năng tự quản lý, tổ chức các hoạt động tự sản xuất như thế nào cho có hiệu quả cao nhất. Khuyến nông được định nghĩa như là một công tác tổ chức, thiết kế để cải thiện điều kiện sinh sống của người dân, các bà nội trợ và các người khác trong nông thôn, bằng cách dạy cho họ thực hiện tốt hơn, cải thiện điều kiện sinh sống của người dân, các bà nội trợ và những người khác trong nông thôn, bằng cách dạy cho họ thực hiện tốt hơn, cải thiện phương pháp và cách làm đồng áng, công việc nội trợ và có cuộc sống cộng đồng tốt hơn. Khuyến nông được tiến hành bất cứ ở đâu mà con người hiện diện và bất cứ cái gì họ cần. Tất cả những kết quả đạt được của khuyến nông là giúp cho gia đình nông dân đạt được một đời sống tốt hơn, trở nên năng động hơn và là những thành viên tích cực trong cộng đồng. Khuyến nông sẽ rộng và thay đổi tuỳ theo lợi ích mà nó phục vụ cho con người, đó là một chương trình giáo giục cho dân chúng dựa trên nhu cầu của họ và giải quyết các vấn đề trên cơ sở tự lực ở đâu có sự giúp đỡ của cơ quan khác để giải quyết các vấn đề của nông thôn, thì khuyến nông sẽ cung cấp các thông tin hướng dẫn sử dụng sự giúp đỡ đó - Triết lý của khuyến nông: Khuyến nông dựa trên một triết lý là người nông dân thông minh ở nông thôn có năng lực mong muốn nhận được thông tin và sử dụng nó để đem lại phúc lợi cho cá nhân và cộng đồng của họ. Thiết nghĩ việc tiếp cận trực tiếp với nông dân là điều cần thiết. Chỉ có tiếp cận người dân, khuyến nông viên mới hiểu được nhu cầu, mong muốn và những khó khăn của họ. Người nông dân mong muốn mình có cuộc sống ấm no, đầy đủ, họ khát khao làm giàu chính đáng song thông tin về thị trường, giá cả của họ còn thiếu. Trách nhiệm của khuyến nông viên phải trang bị cho họ những kiến thức này để họ tự tổ chức có hiệu quả. Khuyến nông bắt đầu bất cứ ở đâu mà dân chúng có mặt và với bất cứ cái gì họ cần. Việc cải thiện bắt đầu từ đó. Lớp học mở ra ở bất cứ nơi nào mà dân chúng có mặt (ở nhà, trang trại, ruộng vườn, ao chuồng…). Do đặc điểm nước ta nông dân còn chiếm tỷ lệ cao (trên dưới 80%) nhu cầu đòi hỏi rất đa dạng, mỗi vùng sinh thái khác nhau nhu cầu khác nhau. Điều đó đặt ra vấn đề hoạt động khuyến nông cần phải đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, không cứng nhắc về địa điểm chỉ có như vậy mới thoả mãn được nhu cầu của người dân và các nhóm cộng đồng. Chương trình khuyến nông dựa trên nhu cầu của dân chúng và do dân chúng đề ra. Hoạt động khuyến nông nếu tách rời nhu cầu của người dân, mang tính áp đặt một chiều, nhất định sẽ thất bại và không mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Khuyến nông phải dựa trên sự điều tra, đánh giá nhu cầu của người dân, của các nhóm cộng đồng để xây dựng kế hoạch tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền. Chỉ có như vậy hoạt động khuyến nông mới có sức thuyết phục và bền vững, giải quyết nhu cầu chính đáng của người dân. Dân chúng học bằng cách thực hành, khuyến nông viên cùng làm với nông dân và thông qua dân chúng để truyền bá kiến thức theo yêu cầu của họ. Những khuyến nông viên huấn luyện cho những chỉ đạo viên ở địa phương để những người này truyền đạt thông tin đến những người khác. Việc huấn luyện thực hiện với nhóm hay với cá nhân. Tinh thần tự lực là cốt lõi của hoạt động dân chủ trong khuyến nông. Khuyến nông viên không làm thay người dân, mà chỉ hướng dẫn, chỉ bảo các khâu, những công việc mà người dân không thể tự mình hoàn thành. Điều đó hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc dân chủ trong khuyến nông, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phải do người dân quyết định, khuyến nông viên chỉ cung cấp thông tin về kỹ thuật, thị trường, giá cả. Cán bộ khuyến nông làm việc với dân chúng ngay tại địa bàn làm việc của họ, xây dựng chương trình huấn luyện trên cơ sở những cái gì mà họ có và thêm vào những gì mà họ cần biết. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên sinh thái của mỗi vùng, do vậy khuyến nông viên muốn làm tốt chức năng tư vấn, chuyển giao TBKT đòi hỏi phải xuống với người dân, nắm bắt được nhu cầu của họ từ đó xây dựng nên các kế hoạch tập huấn, tham quan và trình diễn mô hình. Chỉ có như vậy mới bổ sung được cho người dân những kiến thức mà họ thiếu, giải quyết kịp thời những nhu cầu mà họ cần, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của người nông dân. - Vai trò của khuyến nông: + Khuyến nông là cầu nối giữa nông dân với: (1) Nhà nước, (2) nghiên cứu khoa học, (3) Môi trường sinh thái, (4) Thị trường, (5) Nông dân giỏi, (6) Các doanh nghiệp, (7) Các đoàn thể, (8) Các ngành có liên quan, (9) Quốc tế. + Khuyến nông giúp cho hộ nông dân xoá đói giảm nghèo, tiến lên khá và giàu. Khuyến nông căn cứ vào nguyện vọng của người dân, những khó khăn mà họ gặp phải, tư vấn giúp họ vượt qua khó khăn, bầy cho họ cách làm ăn để họ thu được nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn trên cơ sở đó tăng thu nhập cho gia đình, từng bước vươn tới cuộc sống no đủ hơn. Đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, nhiều nông dân có vốn, có kinh nghiệm sản xuất muốn vươn lên làm giàu song do chưa nắm được những kiến thức cơ bản về sản xuất hàng hoá, về thị trường tiêu thụ sản phẩm, khuyến nông cần trang bị cho họ những kiến thức này, để họ tự tin bước ra thị trường rộng lớn. + Khuyến nông góp phần liên kết nông dân, thúc đẩy sự hợp tác của nông dân lại với nhau. Sản xuất nông nghiệp của nước ta nói chung còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chất lượng hàng hoá không đáp ứng yêu cầu của thị trường, giá trị hàng hoá rất thấp. Muốn tăng giá trị hàng nông sản cần phải tổ chức sản xuất hàng hoá tập trung gắn với yêu cầu của thị trường, trong điều kiện ruộng đất manh mún như hiện nay, để thuyết phục người dân liên kết, hợp tác với nhau không gì hơn là thông qua việc xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Chỉ khi người dân nhận thức được cái lợi của việc hợp tác thì họ mới tự nguyện liên kết bên nhau để thúc đẩy sản xuất phát triển. - Các nguyên tắc khuyến nông + Không áp đặt mệnh lệnh: Mỗi hộ nông dân là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, đời sống của họ do họ quyết định. Vì vậy nhiệm vụ của khuyến nông là tìm hiểu cặn kẽ những yêu cầu, nguyện vọng của họ trong sản xuất nông nghiệp, đưa ra những tiến bộ kỹ thuật mới sao cho phù hợp để họ lựa chọn. Lúc này chưa áp dụng vì họ chưa thấy có điều kiện, chưa thật tin tưởng, nhưng lúc khác thông qua một số hộ đã áp dụng mô hình do khuyến nông tạo ra, lúc đó họ sẽ tự áp dụng. + Không làm thay: Cán bộ khuyến nông giúp đỡ nông dân thông qua trình diễn kết quả (tạo mô hình), trình diễn phương pháp (hướng dẫn kỹ thuật thao tác) để người nông dân “mắt thấy tai nghe”. Họ sẽ tự làm và giúp đỡ người khác cùng làm. + Không bao cấp: Khuyến nông chỉ hỗ trợ những khâu khó khăn ban đầu về kỹ thuật và một phần giống, vốn mà từng hộ nông dân không thể tự đầu tư áp dụng được những tiến bộ kỹ thuật mới do khuyến nông phổ biến hướng dẫn. Mọi chi phí khác cho hoạt động sản xuất của hộ đều do hộ tự chi trả. Khuyến nông là nhịp cầu thông tin hai chiều giữa nông dân với các mối quan hệ khác, phản ánh trung thực những ý kiến tiếp thu phản hồi và những vấn đề chưa phù hợp cần sửa đổi khắc phục. + Xã hội hoá khuyến nông: khuyến nông không hoạt động độc lập mà phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phát triển nông thôn khác; ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các Viện, Trường, trung tâm khoa học nông nghiệp, phải phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể quần chúng, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp… để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông ở Việt Nam. - Mục tiêu của khuyến nông . + Nâng cao nhận thức về chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước và kiến thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất. + Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trinh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn. + Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia khuyến nông. - Chức năng của khuyến nông Chức năng cơ bản của khuyến nông không những truyền bá thông tin, huấn luyện nông dân mà còn biến những thông tin, kiến thức được truyền bá, những kỹ năng đã đào tạo thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời sống. + Bồi dưỡng, tập huấn: Tổ chức các khoá tập huấn, xây dựng mô hình tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân. + Thúc đẩy: Tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất những ý tưởng, sáng kiến và thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến của họ. Phát triển các hình thức liên kết, hợp tác của nông dân nhằm mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn. + Trao đổi và truyền bá thông tin: Bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông tin cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân, giúp họ cùng nhau chia sẻ và học tập. + Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương: Tạo điều kiện giúp họ có thể phát hiện, nhận biết và phân tích các vấn đề khó khăn trong sản xuất, đời sống và bàn bạc cùng nông dân tìm biện pháp giải quyết. Phát triển các chương trình khuyến nông, khuyến lâm với các phương pháp và cách tiếp cận thích hợp. Trên cơ sở cùng người dân, cộng đồng phân tích thực trạng địa phương, xây dựng kế hoạch, thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến lâm phù hợp đáp ứng được nhu cầu lợi ích của nhiều đối tượng người dân trong cộng đồng. + Giám sát và đánh giá các hoạt động khuyến nông: Đây là một trong những nội dung rất quan trọng, nếu làm tốt công tác giám sát đánh giá có nghĩa là đã cụ thể hoá được những kế hoạch, chương trình khuyến nông tới người dân, nắm bắt những mặt được, chưa được trong quá trình triển khai hoàn thiện. + Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới, hoặc kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện trường, từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng. + Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển sản xuất quy mô trang trại. + Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm - Các phương pháp khuyến nông Hiện nay dựa vào phương thức tác động tự cán bộ khyến nông đến hộ nông dân, phương pháp khuyến nông được chia làm 3 nhóm là phương pháp cá nhân, phương pháp nhóm, phương pháp thông tin đại chúng . + Phương pháp nhóm Phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong công tác khuyến nông, ưu thế hơn hẳn các phương pháp khác, bởi vì khi tập huấn kỹ thuật thì một cán bộ khuyến nông có thể gặp được nhiều nông dân hơn. Phương pháp này dựa trên nền tảng của công việc khuyến nông. Phương pháp nhóm có hiệu quả đặc biệt để thuyết phục người nông dân vì nêu được ý kiến, quyết định của nhóm có giá trị hơn hẳn quyết định của từng cá nhân riêng rẽ. Phương pháp này dựa trên nền tảng của công việc khuyến nông. Phương pháp tiếp xúc nhóm được phổ biến rộng rãi nhất trong công tác khuyến nông và nó được thể hiện dưới những hình thức sau: a) Họp nhóm; b) Đào tạo, tập huấn; c) Hội thảo đầu bờ; d) Xây dựng mô hình trình diễn; e) Tham quan; f) Cuộc thi nhà nông đua tài, tôn vinh người làm ăn giỏi. Ưu điểm của phương pháp tiếp xúc nhóm là mang lại hiệu quả cao do cùng một lúc tiếp xúc với nhiều hộ nông dân. Tạo ra môi trường học tập sinh động có tác dụng tác động tương hỗ đến từng hộ nông dân và cũng cố lòng tin cho hộ nông dân về tiến bộ kỹ thuật mới, mang tính cộng đồng cao, mọi người trong nhóm cùng làm một việc mà từng cá nhân không làm nổi. Hạn chế của phương pháp tiếp xúc nhóm là chi phí cao do phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện như loa đài, hội trường, chi phí đi lại vvv; chỉ giải quyết những vấn đề chung của nhóm, chưa đi sâu vào từng vấn đề của cá nhân, đôi khi đi đến nhất trí của nhóm gặp khó khăn do có nhiều quan điểm khác nhau; tốn nhiều thời gian hơn tiếp xúc cá nhân. + Phương pháp cá nhân Truyền đạt thông tin tới từng cá nhân phương pháp này giúp cán bộ khuyến nông tiếp xúc với từng cá nhân, hộ nông dân nhằm tìm hiểu và giải đáp, tư vấn cho hộ nông dân, giải quyết những vấn đề nảy sinh, cung cấp cho họ những thông tin về khoa học kỹ thuật một cách nhanh nhất. Phương pháp tiếp xúc người nông dân theo hai cách trực tiếp và gián tiếp. Phương pháp này sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao nhất trong hoạt động khuyến nông dựa trên các hình thức sau: a) Cán bộ khuyến nông đến thăm hộ nông dân; b) nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông; c) Gửi thư riêng; d) Gọi điện thoại. Trong điều kiện nước ta việc gọi điện thoại gửi thư riêng còn chưa phổ biến, chủ yếu là khuyến nông viên đến thăm hộ nông dân và ngược lại cơ quan khuyến nông mời nông dân đến trao đổi. Ưu điểm của phương pháp này là: a) Những cuộc gặp gỡ của cán bộ khuyến nông và hộ nông dân thường rất thoải mái. Nó biểu lộ sự quan tâm của khuyến nông đối với từng hộ nông dân, trên cơ sở đó cũng cố niềm tin và tình cảm của người dân với khuyến nông cơ sở và b) Do được tiếp xúc với từng hộ nên cán bộ khuyến nông có thể nắm bắt nhu cầu của người dân, từ đó đưa ra các lời khuyên cần thiết, sát với thực tế. Nhược điểm của phương pháp tiếp xúc cá nhân là: a) Tốn nhiều thời gian và đòi hỏi cán bộ khuyến nông phải có chuyên môn vững vàng, cập nhật thông tin thường xuyên mới có thể đưa ra lời khuyên thoả đáng cho nhu cầu thông tin phong phú của người dân; b) Cần nhiều cán bộ khuyến nông mới có thể thăm hỏi hết cộng đồng trong thôn, bản; c) Quá trình phổ biến thông tin chậm. + Phương pháp thông tin đại chúng: Phương pháp sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, ti vi, báo chí, tờ rơi, tờ gấp, lịch, tài liệu tập huấn kỹ thuật, bản tin khuyến nông …để khuyến cáo, tuyên truyền cho các hộ nông dân. So với tiếp xúc nhóm và tiếp xúc nhóm và tiếp xúc cá nhân, phương pháp này phổ biến nhanh, kịp thời hơn những TBKT mới. Nó cũng thu hút được đông đảo nông dân hơn do được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc phổ biến và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng có ưu, nhược điểm sau: a) Các chủ trương, biện pháp kỹ thuật được thông tin hai chiều và phổ biến nhanh; b) Phạm vi phổ biến rộng đến nhiều người; c) Mức độ thông tin tương đối thấp; d) Thiếu sự giám sát hỗ trợ giữa những người đưa tin và những người nhận tin; e) Người nhận tin ít có khả năng kiểm soát trực tiếp tin mình nhận được. Hạn chế của phương pháp này là: a) Không thể thay thế công việc của khuyên nông viên; b) Không dạy được kỹ năng thực hành và không trả lời được câu hỏi mà nông dân yêu cầu trả lời ngay. Người ta sử dụng phương pháp thông tin đại chúng trong những trường hợp: a) Cung cấp cho nông dân những kiến thức mới và tạo ra sự chú ý của họ về một KTTB nào đó. Thông tin kịp thời về một bệnh dịch và cung cấp những biện pháp phòng ngừa. c) Chia sẻ những kinh nghiệm cho những người nông dân giỏi với những nông dân khác trong cộng đồng. 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến nông: - Về điều kiện tự nhiên: khuyến nông hoạt động trong môi trường nông thôn. Các điều kiện đất đai, khí hậu thuỷ văn quyết định cơ cấu cây trồng của một địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả công việc. Cán bộ khuyến nông cần nắm rõ chất đất của từng xứ, từng chân ruộng, thông qua đó mà khuyến cáo người dân trồng cây gì, bón loại phân nào, bao nhiêu là phù hợp, nuôi con gì, loại giống nào đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. - Điều kiện kinh tế xã hội * Dân cư: Hiện nay dân số nông nghiệp của nước ta chiếm 74%, trong đó lao động trẻ em chiếm một tỷ trọng lớn. Điều này rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên điều đó cũng đặt ra yêu cầu rất lớn đối với hoạt động khuyến nông đặc biệt là cán bộ khuyến nông khi mà số lượng cán bộ khuyến nông còn quá ít. * Trình độ văn hoá: Phân loại trình độ văn hoá trong cộng đồng dân cư, đặc biệt trình độ văn hoá của lao động nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu khoa học công nghệ. Những vùng nông dân có trình độ văn hoá cao, giáp các thành phố thị trấn thường là nhãng nơi tiếp thu mạnh khoa học kỹ thuật, đòi hỏi hoạt động khuyến nông cần phải luôn đổi mới hấp dẫn người dân, đội ngũ khuyến nông cần có trình độ cao luôn trau dồi kiến thức hơn những vùng xa xôi. * Cơ sở vật chất kỹ thuật: Hệ thống thuỷ nông, điện, đường, trường, trạm, nhà kho, công cụ máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Người dân có điều kiện làm quen với máy móc thiết bị nên suy nghĩ cách làm đòi hỏi cao hơn yêu cầu những tiến bộ kỹ thuật mới hơn, hiệu quả hơn. * Chính sách cán bộ: Con người là chủ thể của mọi hoạt động, là nhân tố quyết định trong quá trình phát triển xã hội, nhưng con người chỉ phát huy được những sáng tạo và nhiệt tình khi có một chính sách cán bộ đúng đắn, chế độ thù lao phù hợp. * Chính sách đào tạo và đào tạo lại cán bộ: đây là vấn đề cấp bách trong điều kiện chúng ta là thành viên chính thức của WTO, khi mà toàn cầu hoá đã và đang đem lại những cơ hội rất lớn trong đó có những thành tựu về khoa học công nghệ, đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn về vấn đề trình độ độ ngũ cán bộ nói chung và cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp nói riêng. Thách thức đó đòi hỏi phải có chính sách, kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để vươn lên theo kịp yêu cầu mới. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam Khuyến nông được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của khuyến nông trên thế giới, khuyến nông Việt Nam hình thành và phát triển tương đối sớm. Khuyến nông có từ thời các vua Hùng, khi nhà nước Văn Lang phát triển gắn liền với nền văn minh lúa nước Sông Hồng, các vua Hùng đã dạy dân cấy lúa, trồng một số loại cây ngũ cốc (ngô, khoai, sắn…) và hướng dẫn nông dân chăn nuôi một số con gia súc (trâu, bò, lợn, gà..). Đây được coi là công tác khuyến nông của các Vua Hùng giúp dân phát triển sản xuất. Từ đó hoạt động khuyến nông tiếp tục được quan tâm phát triển ở triều đại phong kiến sau này. Vào thời kỳ Tiền Lê, các ông vua đầu tiên đã tổ chức lễ cày ruộng tịch điền, hàng năm Lê Hoàn thường tự mình cày những luống cày đầu tiên của mỗi vụ để động viên nông dân hăng hái tham gia sản xuất. Thời kỳ nhà trần (1226), lập ra các chức Quảng Vinh đê sứ, Đồn điền sứ và “Khuyến nông sứ” là quan chuyên chăm lo, khuyến khích phát triển nông nghiệp. Thời nhà Hậu Lê (thế kỷ XV) tiêu biểu là vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã 17 lần ra chiếu dụ khuyến nông, chiếu lập đồn điền động viên nông dân tham gia sản xuất, là ông vua đầu tiên sử dụng từ “khuyến nông” trong bộ luật Hồng Đức . Thời vua Quang Trung đã ban bố chiếu khuyến nông vào năm 1789, sau khi đại phá quân Thanh nhằm phục hồi lại ruộng đất bỏ hoang. Chiếu khuyến nông mang lại nhiều hiệu quả cụ thể, chỉ sau 3 năm ruộng hoang đã được thanh toán, sản xuất phát triển, chiếu khuyến nông còn bổ xung chế độ cấp công điền bảo đảm người cày có ruộng. Đến thời kỳ nhà Nguyễn (1807-1884) định ra chế độ đinh điền sử. Điển hình là Nguyễn Công Trứ khi về già ông đảm nhận chức vụ này và đã có công trong việc động viên nhân dân ta đã kế thừa, nâng cao và phát triển nền văn minh nông nghiệp sông Hồng. Dân tộc ta không những đã ghi lại những dấu ấn lịch sử to lớn trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc mà còn đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế xã hội trong đó có nông nghiệp. Thời kỳ Pháp thuộc, ruộng đất do bọn thực dân phong kiến chiếm đoạt, sản xuất nông nghiệp chú trọng để xuất khẩu, đem lại nguồn lợi cho những tầng lớp áp bức bóc lột, vì vậy công tác khuyến nông cũng bị chi phối theo hướng đó, bước đầu đã có sự giao lưu đào tạo cán bộ phục vụ đồn điền, nhập một số giống cây trồng mới như cao su, cà phê, khoai tây và một số giống gia súc, gia cầm . Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời dã có những ch._.ủ trương chính sách phát triển nông nghiệp: cải cách ruộng đất, chia ruộng đất cho nông dân thực hiện “người cày có ruộng”, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp và các nông trường quốc doanh. Những kết quả về sản xuất nông nghiệp do phong trào hợp tác hoá mang lại trong thời kỳ kháng chiến cứu nước là không thể phủ nhận. Tuy nhiên chuyển sang thời bình mô hình HTX nông nghiệp kiểu cũ không còn phù hợp, đời sống nhân dân không những không được cải thiện mà còn rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, thiếu lương thực thực phẩm và đồ dùng thiết yếu, người dân mất lòng tin. Để thay đổi cơ chế quản lý nông nghiệp, ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến tay người lao động và hộ gia đình. Sau đó ngày 5/4/1988 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 về “đổi mới quản lý trong nông nghiệp”, hộ nông dân trở thành đơn vị tự chủ kinh tế toàn quyền quyết định về quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Những chủ trương về chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đã tạo ra những điều kiện thuận lợi đề phát triển sản xuất nông nghiệp và đặt ra những yêu cầu mới cho công tác khuyến nông. Như PGS. TS Chanock Jacobben đã khẳng định: “trong một thế giới đang chuyển đổi mà sự khởi đầu của cá thể và tư nhân chiếm vị trí cao trong sự phát triển nông nghiệp, khuyến nông đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết” (Nguyên lý và phương pháp khuyến nông, 1996). Trước tình hình đó, Việt Nam phải có những chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể, mội số địa phương đã hình thành tổ chức khuyến nông như ở An Giang, Bắc Cạn… Ngày 2/3/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/CP quy định về công tác khuyến nông, tiếp đó là thông tư liên bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT, bộ Thuỷ sản số 02/TTLB ngày 2/8/1993 hướng dẫn thực hiện Nghị định 13/CP. Hơn 10 năm qua khuyến nông Việt Nam đã không ngừng được củng cố và phát triển, đã hình thành mạng lưới rộng khắp từ trung ương đến địa phương tới các làng bản xa xôi. Để đáp ứng được những yêu cầu phong phú và đa dạng của người dân và các nhóm cộng đồng, đặc biệt nền nông nghiệp nước ta bước vào hội nhập với thế giới, ngày 26/4/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2005/NĐ-CP về công tác khuyến nông, khuyến ngư nhằm thay thế Nghị định 13/CP không còn phù hợp. * Hệ thống khuyến nông Việt Nam - Tổ chức khuyến nông nhà nước Đây là lực lượng khuyến nông nằm trong biên chế hưởng lương sự nghiệp. Hệ thống tổ chức khuyến nông của nước ta thể hiện qua sơ đồ 2.1. Qua sơ đồ 2.1 ta thấy: Tổ chức khuyến nông Nhà nước gồm 4 cấp: Cấp Trung ương, cấp tỉnh cấp thành phố, huyện, thị, cấp xã và thôn bản. Các chương trình khuyến nông được thực hiện dưới sự giám sát của các cơ quan khuyến nông, ở các cấp cơ sở khuyến nông có thể trực tiếp làm công tác sản xuất, hướng dẫn nông dân làm theo. Kinh phí của công tác khuyến nông được Nhà nước cung cấp để hoạt động. - Tổ chức khuyến nông tự nguyện Ngoài khuyến nông nhà nước còn có các tổ chức khuyến nông tự nguyện, tổ chức quốc tế phi Chính phủ cũng góp phần rất lớn trong hoạt động khuyến nông nước ta. Họ hoạt động từ các nguồn kinh phí tự tạo, từ các hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông hoặc từ các nguồn tài trợ của các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước. Các tổ chức này được tham gia vào các chương trình dự án khuyến nông của Nhà nước, hoặc tham gia vào các chương trình đào tạo chuyên môn thông qua các hợp đồng đối với các tổ chức khuyến nông Nhà nước. - Nhiệm vụ của các cơ quan khuyến nông Hệ thống khuyến nông Nhà nước: ngày 26/4/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định số 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông từng cấp: + Ở Trung ương: Có trung tâm khuyến nông quốc gia là đơn vị đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ nông nghiệp và PTNT. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của trung tâm khuyến nông quốc gia do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT quy định. Sở NN& PTNT tỉnh, thành phố Phòng kinh tế Xã Khuyến nông cơ sở Trạm khuyến nông huyện Trung tâm khuyến nông tỉnh, thành phố CLB khuyến nông Các hộ Đoàn thể Hộ nông dân Trung tâm khuyến nông Quốc gia Bộ NN& PTNT HTX nông nghiệp Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức khuyến nông Việt Nam HTX nông nghiệp Bộ nông nghiệp và PTNT thống nhất thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến nông và phân công công tác. Cục chuyên ngành trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực khuyến nông cụ thể như sau: Cục Nông nghiệp quản lý nhà nước về khuyến nông trồng trọt và chăn nuôi. Cục Lâm nghiệp quản lý nhà nước về khuyến lâm. Cục chế biến nông lâm sản và nghề muối quản lý nhà nước về khuyến nông trong lĩnh vực chế biến và bảo quản. Cục Thuỷ lợi quản lý Nhà nước về khuyến nông trong lĩnh vực thuỷ lợi. Cục HTX và PTNT quản lý nhà nước về khuyến nông xây dựng mô hình nông thôn mới. Nội dung quản lý nhà nước về khuyến nông của các cục chuyên ngành bao gồm: Xây dựng các chương trình đề án, dự án khuyến nông ngắn hạn, dài hạn trình bộ trưởng. Thẩm định và trình duyệt kế hoạch khuyến nông hàng năm. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách khuyến nông Phối hợp cùng thanh tra Bộ thực hiện việc thanh tra, kiểm tra khuyến nông. Hợp tác quốc tế về khuyến nông. Xác định các tiến bộ khoa học và công nghệ để chuyển giao. Trung tâm khuyến nông quốc gia tổng hợp, đề xuất các chương trình đề án, dự án, kế hoạch khuyến nông thông qua các cục chuyên ngành và hội đồng tư vấn khuyến nông quốc gia thẩm định. Tổ chức thực hiện các kế hoạch khuyến nông quốc gia được Bộ trưởng phê duyệt. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân hoạt động khuyến nông trong và ngoài nước để tăng cường các nguồn lực đầu tư và triển khai các chương trình, đề án, dự án khuyến nông. Quản lý sử dụng nguồn kinh phí Trung ương đúng đối tượng và quy định của pháp luật. + Khuyến nông cấp tỉnh, cấp thành phố Cấp tỉnh có trung tâm khuyến nông tỉnh trực thuộc sở Nông nghiệp và PTNT là đơn vị hành chính sự nghiệp có tư cách pháp nhân được Nhà nước thừa nhận. Trung tâm khuyến nông tỉnh có các nhiệm vụ sau: Xây dựng chỉ đạo thực hiện các chương trình dự án khuyến nông của tỉnh, đồng thời đôn đốc hướng dẫn tổ chức các trạm khuyến nông huyện. Bồi dưỡng kiến thức về khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và cung cấp những thông tin về thị trường, giá cả nông sản cho bà con nông dân. Phổ biến và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về nông lâm, ngư, nghiệp và những kinh nghiệm điển hình tiên tiến, điển hình sản xuất giỏi cho nông dân. Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút vốn hoặc tham gia trực tiếp vào các hoạt động khuyến nông ở địa phương để xây dựng các mô hình trình diễn, nhân ra diện rộng… Tổng kết và đánh giá việc thực hiện các dự án khuyến nông, trung tâm khuyến nông tỉnh được tổ chức các trạm khuyến nông theo huyện, liên tỉnh, thị xã. + Cấp huyện, thị xã Cấp này thành lập các trạm khuyến nông có nhiệm vụ sau: Đưa ra các tiến bộ kỹ thuật theo các chương trình dự án khuyến nông vào sản xuất đại trà trên địa bàn phụ trách. Hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân Xây dựng mô hình trình diễn Tổ chức tham gia học tập các điển hình tiên tiến. Bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật, kinh tế thị trường cho cán bộ khuyến nông cơ sở. Xây dựng các câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi hoặc nhóm nông dân cùng sở thích. + Cấp xã Mỗi xã, phường có ít nhất một nhân viên khuyến nông. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, các xã đa ngành nghề, có thể bố trí 2 nhân viên khuyến nông trở lên. Nhân viên khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông trực tiếp thực hiện các hoạt động khuyến nông do UBND xã và các tổ chức, các nhận viên khác triển khai. Khuyến nông viên cơ sở có nhiệm vụ: Tổ chức xác định nhu cầu của nhân dân, xác định vấn đề để cung cấp thông tin. Tổ chức lập kế hoạch, kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch đồng thời giúp nông dân tổ chức các hoạt động của các câu lạc bộ khuyến nông , nhóm nông dân cùng sở thích. Lập kế hoạch vay vốn và thu hồi vốn. Tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình, tổ chức tham quan học tập mô hình, hội thảo đầu bờ. 2.2.2. Những kết quả đạt được của khuyến nông Việt Nam Với hệ thống tổ chức và nguồn nhân lực khá tốt nên trong những năm qua công tác khuyến nông của nước ta đã đạt được những kết quả khả quan trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm, ngư nghiệp đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước nói chung và kinh tế nói riêng. Tính đến nay, khuyến nông đã hoạt động được 13 năm kể từ khi có nghị quyết 13/CP. Từ những lúc chập chững những bước đi đầu tiên đầy khó khăn và vất vả, đến nay khuyến nông đã ngày càng trưởng thành hơn. Các đóng góp của khuyến nông vào kết quả sản xuất không ngừng tăng lên. Điều đó cho thấy khuyến nông là một yếu tố vô cùng quan trọng. Trong thời gian qua, chúng ta đã xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới khuyến nông từ Trung ương đến cơ sở. Cán bộ khuyến nông ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Mạng lưới khuyến nông đã trải rộng khắp 61 tỉnh thành trong cả nước, như vậy có nghĩa trên mỗi tỉnh đều có trung tâm khuyến nông, 468 trạm khuyến nông chiếm 76% số huyện với tổng 2.413 cán bộ, nhân viên. Khuyến nông cơ sở là 5.907 trạm chiếm 58% số xã với số lượng gần 6.000 khuyến nông viên. Khoảng 3.000 câu lạc bộ khuyến nông hoạt động cùng HTX nông nghiệp làm dịch vụ khuyến nông. Đây là lực lượng nòng cốt trong mọi hoạt động của khuyến nông. Công tác khuyến nông đã được xã hội hoá: Ngoài lực lượng khuyến nông nhà nước còn có các tổ chức khuyến nông tự nguyện, viện, trường, các đoàn thể, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ cũng tích cực tham gia để phát triển nông nghiệp. Các viện trung tâm nghiên cứu là lực lượng hết sức quan trọng tham gia trực tiếp hay gián tiếp làm công tác khuyến nông thông qua các kết quả nghiên cứu, xây dựng mô hình, tập huấn. Hàng nghìn các kết quả nghiên cứu được chuyển đến nông dân và đem lại thu nhập cao cho người dân. Khuyến nông đã xây dựng được 18 nghìn mô hình theo chương trình mục tiêu trọng điểm của 17 chương trình khuyến nông được chính phủ phê duyệt như: - Chương trình khuyến nông phát triển lúa lai: trước đây các hộ chủ yếu là trồng các giống lúa nội, giống lúa được sử dụng trong nhiều năm không thay đổi, nó đã bị thoái hoá dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, sâu bệnh nhiều và nông dân làm không có lãi. Khi có chương trình lúa lai đã làm cho năng suất lúa tăng lên không ngừng, từ 0,4tấn/ha năm 1994 lên 2,5tấn /ha năm 2001 và 2,9 tấn/ha năm2006. Nông dân đã áp dụng các quy trình kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Chương tình khuyến nông cải tạo đàn bò vàng – phát triển chăn nuôi bò sữa. Chúng ta đã nhập nhiều giống bò sữa và đã thuần chủng, cải tạo gống phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường của nước ta. Đến nay đã có nhiều tỉnh thành chăn nuôi bò sữa như: Hà nội, Sơn La, Hà tây… bước đầu đã có lãi. Nâng trọng lượng bò cái tư 170kg/con lên 220-250kg/con, năng suất sữa từ 400-500kg/con lên 1.200kg/con /chu kỳ vắt sữa. Chương trình phát triển ngô lai: ngành chăn nuôi càng phát triển yêu cầu về thức ăn chăn nuôi càng lớn. Nhận thức được vấn đề đó chúng ta đã từ chỗ nhập khẩu giống sang tự sản xuất giống ngô lai tiết kiệm được chi phí mà năng suất tốt. Giống ngô lai đã được sử dụng trên 75% tổng diện tích ngô. - Chương trình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ: Đến nay có trên 5.000ha chuyển đổi cơ cấu mùa vụ theo chế độ canh tác mới, có ruộng đã thâm canh được 3-4 vụ/ năm. Chúng ta đã có chương trình 50 triệu thu hút nhiều nông dân tham gia, các trang trại nhỏ và vừa được thành lập. - Chương trình phát triển đàn gà thả vườn: Thay đổi cơ cấu đàn gà Việt Nam, đưa tổng đàn gà thả vườn lên 16 triệu con. Chương trình này có vốn đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn ngắn, lãi cao có tác dụng trong việc xoá đói giảm nghèo. Đã có 160 mô hình với 11 triệu hộ tham gia, đàn gà Tam hoàng đạt 65 nghìn con. - Chương trình phát triển cây mía: một số giống mía mới có chất lượng tốt và sản lượng cao như: ROC, ROC-10 đã được đưa vào sản xuất đại trà với diện tích khoảng 9.500ha chiếm 38% diện tích mía cả nước, góp phần tăng sản lượng mía lên 1,3 nghìn tấn, là giống mía thích hợp cho việc trồng vùng mía nguyên liệu. - Chương trình khuyến lâm: Chính phủ đã ra quyết đinh 14/TTG phê duyệt 8 chương trình khuyến nông, đó là các chương trình khoanh nuôi làm giàu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn, rừng nguyên liệu…Các chương trình này được 31,5 nghìn hộ tham gia, trong đó xây dựng mô hình cấp Trung ương gần 12 nghìn hộ tham gia, mô hình cấp tỉnh là 20 nghìn hộ tham gia. Chương trình khuyến lâm đã làm thay đổi nhận thức và cách làm của người dân. Từ chỗ biết lợi dụng, khai thác rừng đến chỗ biết tổ chức, sản xuất kinh doanh tái tạo rừng, đảm bảo lợi ích của người làm rừng vào lợi ích chung của xã hội. - Với 13 năm hoạt động khuyến nông đã tổ chức được hơn 102 nghìn lớp tập huấn kỹ thuật ngắn và dài hạn cho 7 triệu lượt người tham dự, ở Trung ương các chương trình khuyến nông đã sử dụng 1,9 tỷ đồng để in ấn 30 nghìn tờ tranh về kỹ thuật , 2,8 nghìn tranh cổ động và 150 ngìn sách kỹ thuật, 300 nghìn tạp chí các loại, 500 loại băng hình…để hướng dẫn nông dân, xây dựng 1,7 nghìn chương trình khuyến nông trên đài phát thanh và truyền hình đặc biệt là chương trình: “Bạn của nhà nông” của đài truyền hình Việt nam, cung cấp cho nông dân về kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp mới như giống vật nuôi cây trồng, hướng dẫn cách làm. Chính phủ cũng đã quan tâm và tạo mọi điều kiện để thúc đẩy khuyến nông và nông nghiệp phát triển cụ thể là: Năm 2005 trung tâm khuyến nông quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đầu tư 97 tỷ đồng tăng gần 21 tỷ so với năm 2004 cho khuyến nông khuyến lâm… Phát triển ngành nghề nông thôn và phát triển HTX kiểu mới. Nét mới trong phân bổ kinh phí khuyến nông trong năm nay là tỷ lệ đầu tư khuyến nông cho người nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, công tác khuyến nông năm 2006 tăng cường đầu tư cho lĩnh vực tuyên truyền và tập huấn, tăng đầu tư cho khuyến nông chăn nuôi nhằm thúc đẩy chăn nuôi thành ngành chính theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đồng thời chú trọng phát triển các mô hình chế biến nông lâm sản sau thu hoạch vì đây hiện là khâu yếu của ngành nông nghiệp [4.6]. Trong xây dựng mô hình khuyến nông hạn chế xây dựng mô hình kỹ thuật đơn lẻ mà tăng cường cho khuyến nông tổng hợp. Trung tâm khuyến nông quốc gia đã hỗ trợ một số địa phương phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp của những đô thị lớn theo xu hướng hiện đại hoá. 2.2.2.1. Trong trồng trọt - Chương trình sản xuất giống lúa lai bắt đầu từ năm 1991 bằng mô hình khuyến nông trên diện tích 53,5 ha ở HTX Phú lộc (huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây), sau đó mỗi năm mở rộng thêm 100 mô hình, bình quân năng suất đạt từ 80-90 tạ/ha. Đến năm 2000 diện tích giống lúa lại đạt khoảng 33.000 ha. - Chương trình khuyến nông phát triển ngô lai: được đánh giá là một trong những mô hình thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ chỗ nông dân chưa nắm được kỹ thuật sản xuất ngô lai thì cho đến nắm họ đã làm chủ được quy trình kỹ thuật. Từ chỗ hàng năm chúng ta phải nhập nội hạt giống ngô lai, đến nay Việt Nam đã tự túc hoàn toàn góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất ngô trong nước. - Chương trình phát triển diện tích các vùng cây ăn quả: Tập trung nghiên cứu và phổ cập các giống cây ăn quả mới có chất lượng cao, giống đặc sản và kỹ thuật thâm canh mới góp phần cải tạo vườn tạp, xây dựng vùng cây ăn quả tập trung. [4,6]. 2.2.2.2. Về chăn nuôi - Chương trình nạc hoá đàn lợn: Những mô hình khuyến nông về cải tạo đàn lợn đã thu hút 11.357 hộ tham gia. Số lợn nuôi tại các mô hình là 16.586 con lợn nái. Từ những mô hình hày được mở rộng đại trà với đàn lợn nái từ 8.000 con năm 1993 tăng lên 50.000 con năm 1999 va đàn lợn hướng nạc từ 15.000 con lên 1 triệu con, tăng tỷ lệ nạc hoá từ 35-36% tăng lên 45 - 47% , số lứa đẻ từ 1,7 lần lên 2 lần. - Chương trình khuyến nông phát triển đàn gà thả vườn: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo nhập giống gà Tam Hoàng để xây dựng mô hình khuyến nông gà thả vườn nhằm thay đổi cơ cấu đàn gà. loại gà này được nuôi theo hình thức bán công nghiệp, lượng thịt thành phẩm tương đối cao. Đến nay đã có 2.341 mô hình, với trên 9.000 hộ tham gia, đàn gà Tam Hoàng đạt trên 65.000 con. - Chương trình cải tạo đàn bò: chương trình này đã được thực hiện ở 64 tỉnh với các giống bò như: Lai Sind, bò Braham lai với bò Việt Nam để nâng cao trọng lượng bò cái từ 170 kg/con lên 220 – 250 kg/con có tỷ lệ thịt từ 42% lên 47%, năng suất sữa tà 400 – 500 kg/con/ chu kỳ vắt sữa lên 1.200kg/con/chu kỳ vắt sữa. Ngoài chương trình cải tạo đàn bò còn xây dựng mô hình bò sữa thâm canh ở 16 tỉnh, 785 hộ tham gia với 1.420 con. Năng suất sữa ngày càng được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. 2.2.2.3. Các kết quả khác. Bên cạnh việc xây dựng mô hình khuyến nông về trồng trọt và chăn nuôi thì hàng năm cục khuyến nông - khuyến lâm quốc gia đã giành một phần kinh phí để tổ chức hội thảo, tham quan cho nông dân và khuyến nông cơ sở với trên 250 buổi cho trên 250 nghìn lượt người tham dự. Ngoài ra còn cung cấp thông tin, in ấn tài liệu kỹ thuật cấp phát cho nông dân. Ở cấp khuyến nông Trung ương đã xuất bản trên 20 nghìn tờ tranh kỹ thuật, 100 nghìn cuốn sách kỹ thuật, 250 nghìn tạp chí khuyến nông … tổ chức hội thi “tôn vinh nông dân sản xuất giỏi”. Kết hợp với các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức đoàn thể, công ty triển khai công tác khuyến nông. Công tác khuyến nông bước đầu tạo được mối liên kết rộng rãi, hình thành bước đầu những phương pháp khuyến nông phù hợp phong phú và có hiệu quả. 2.2.3. Những tồn tại và bài học kinh nghiệm trong công tác khuyến nông ở Việt Nam 2.2.3.1. Những tồn tại Mặc dù được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư nhưng tình hình hoạt động khuyến nông ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: - Hệ thống khuyến nông còn yếu cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, tại các xã đặc biệt khó khăn tỷ lệ nghèo đói cao. Nhận thức về công tác khuyến nông tại một số địa phương chưa đầy đủ nên một số tỉnh chưa thành lập trạm khuyến nông tại các huyện, tại các thôn bản chưa có đủ khuyến nông viên để chuyển giao TBKT và công nghệ mới đến hộ nông dân. - Mục tiêu nội dung công tác khuyến nông còn hạn hẹp, phân tán, chủ yếu mới tập trung vào việc chuyển giao TBKT đơn lẻ trong sản xuất nông nghiệp, chưa vươn tới mô hình tổng hợp, gắn trồng trọt với chăn nuôi và chế biến tiêu thụ sản phẩm. Phương pháp khuyến nông chưa thực sự phù hợp với trình độ dân trí và tâm lý của nông dân ở các vùng sinh thái khác nhau, chậm được đổi mới. - Khuyến nông còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khác nhau như với các nhà khoa học và cac cơ quan nghiên cứu. - Kinh phí cho hoạt động khuyến nông còn hạn chế so với nhu cầu của nông dân và nhiệm vụ được giao. - Cơ chế chính sách khuyến khích cán bộ khuyến nông, các nhà khoa học tham gia hoạt động khuyến nông chưa đủ sức hấp dẫn để các nhà khoa học gắn bó với hoạt động khuyến nông. 2.2.3.2. Những hạn chế Khuyến nông đã gặt hái được nhiều thành công lớn giúp cho nền nông nghiệp nước nhà ngày càng phát triển bền vững và ổn định. Bên cạnh đó khuyến nông không tránh khỏi những hạn chế do thời gian hoạt động của khuyến nông không phải là dài. Cụ thể những hạn chế đó là: + Hệ thống tổ chức còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế. Sự phối hợp với các cấp chưa nhuần nhuyễn, chưa có sự thống nhất, quản lý còn lỏng lẻo. + Lực lượng cán bộ khuyến nông của các trạm khuyến nông và hệ thống khuyến nông viên cơ sở còn thiếu về số lượng và trình độ nhận thức còn hạn chế, không qua đào tạo chính quy. + Nhận thức về vai trò và trách nhiệm của công tác khuyến nông của các cấp các ngành chưa đầy đủ, nội dung còn nghèo nàn lạc hậu chưa có tính thuyết phục. Một số tỉnh chưa có trạm khuyến nông hoặc có thì hoạt động mờ nhạt. Theo thống kê 2005 hiện nay còn 38% số huyện chưa có trạm khuyến nông và 40% xã chưa có khuyến nông viên cơ sở. + Kinh phí cho hoạt động khuyến nông còn hạn chế so với trách nhiệm và nhiệm vụ được giao. Kinh phí chủ yếu là của Nhà nước cấp không hoàn lại, không có doanh thu. + Nội dung chuyển giao: Chủ yếu là chuyển giao kỹ thuật chậm đổi mới và chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của người dân. + Sự liên kết của 4 nhà và tổ chức khác còn yếu không đem lại hiệu quả thực sự, chưa đi đúng hướng những vấn đề khó khăn mà người sản xuất đang gặp phải. + Chính sách đãi ngộ của Nhà nước chưa phù hợp, chế độ biên chế và tiền lương còn thấp chưa thu hút được cán bộ có trình độ tham gia và người cán bộ khuyến nông cũng không thể hiện hết được trách nhiệm và lòng nhiệt tình của mình làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của hoạt động khuyến nông. 2.2.3.3. Bài học kinh nghiệm - Hoạt động khuyến nông theo các dự án có định hướng và mục tiêu hoạt động có hiệu quả. Kiểu hoạt động này sẽ tập trung được nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển chiến lược của ngành, của tỉnh và của quốc gia. - Hiệu quả của công tác khuyến nông được duy trì bền vững và được mở rộng khi có nông dân tham gia. Nội dung phải gắn với nhu cầu thực tế sản xuất và điều kiện của địa phương. Nếu hoạt động khuyến nông chỉ phụ thuộc vào Nhà nước thì nguồn lực sẽ rất hạn chế và mô hình thành công cũng khó mở rộng vì thiếu vai trò của người dân tham gia. - Tổ chức khuyến nông các cấp cần tập hợp các lực lượng làm công tác khuyến nông theo hướng xã hội hoá. Việc thực hiện xã hội hoá hoạt động khuyến nông là sự phối hợp có kế hoạch của các lực lượng xã hội theo một định hướng chiến lước phát triển nông thôn 2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan Trong những năm qua công tác khuyến nông nói chung và các cán bộ khuyến nông nói riêng đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển nông nghiệp nông thôn của đất nước. Chủ đề về khuyến nông đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Nổi bật là đề tài nghiên cứu khoa học – công nghệ cấp nhà nước: “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội” do tác giả Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm. Đây là công trình nghiên cứu khá sâu sắc về yếu tố con người trong quá trình đổi mới và đưa ra cái nhìn tổng thể mang tầm chiến lược trong vấn đề sử dụng con người nhất là sử dụng cán bộ KHKT trong quá trình CNH – HĐH đất nước. Liên quan đến đề tài còn có cuốn “Phát triển năng lực tập huấn trong nông nghiệp nông thôn” của tác giả Ngô Thị Thuận (2005) đã trang bị những phương pháp tập huấn mới nhằm nâng cao năng lực tập huấn cho cán bộ làm công tác phát triển nông nghiệp nông thôn. Trần Văn Hà và Nguyễn Khánh Quắc có cuốn “khuyến nông học”. Ngoài ra thời gian gần đây còn có bài viết của Tống Khiêm “Định hướng hoạt động đào tạo huấn luyện khuyến nông giai đoạn giai đoạn 2006-2010” đã nêu lên những yêu cầu và định hướng đào tạo trong giai đoạn tới cho đội ngũ khuyến nông nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Nhìn chung, những công trình trên chỉ mới đề cập đến hoạt động khuyến nông trên toàn xã hội, đã có một số đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện nhưng với điều kiện tự nhiên khác nhau những kết quả nghiên cứu đạt được cũng khác nhau. Do vậy, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng và đưa ra những giải pháp phù hợp cho hoạt động khuyến nông huyện Quảng Xương nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Quảng Xương Quảng Xương là một huyện cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 8km, phía bắc giáp thành phố Thanh Hoá, phía nam giáp huyện Tĩnh Gia, phía tây giáp huyện Nông Cống và phía đông giáp thị xã Sầm Sơn và giáp biển. Quảng Xương nằm giữa khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá, đây là vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá, với các vùng trong và ngoài tỉnh. Năm 2006 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.101,15ha trong đó đất nông nghiệp là 9.315,12 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản là 14.623 ha. Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp liên tục bị thu hẹp do một phần đất nông nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng vào các mục đích khác như xây dựng hệ thống giao thông thuỷ lợi, các cụm công nghiệp, các tuyến đường giao thông… Điều này khẳng định công tác khuyến nông ngày càng đóng vai trò quan trọng trên địa bàn huyện góp phần nâng cao năng suất, chất lượng giao thông. Quảng Xương bao gồm 40 xã và 1 thị trấn được chia làm 2 vùng: Vùng đồng và vùng bãi. Vùng đồng bao gồm đất cát pha và đất thịt thích hợp trồng các loại cây hàng năm và cây ăn quả, vùng bãi bao gồm toàn bộ diện tích nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ngập mặn. Đây là điều kiện cho Quảng Xương phát triển và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Quảng Xương 4 năm (2004-2007) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%) DT CC (%) DT CC (%) DT CC (%) DT CC (%) 05/04 06/05 07/06 BQ A. Tổng DT đất tự nhiên Ha 30101,53 100,00 30101,53 100,00 30125,15 100,00 30125,15 100,00 100,00 100,10 100,00 100,00 I. Đất nông nghiệp Ha 9798,67 32,55 9815,50 32,61 9341,01 31,00 9315,12 30,92 100,20 95,20 99,70 98,40 1. Đất trồng cây hằng năm Ha 5297,77 17,60 5271,24 17,51 5257,32 17,45 5223,95 17,34 99,50 99,70 99,40 99,50 2. Đất cây lâu năm Ha 3162,90 10,51 3235,13 10,75 3858,99 12,81 3857,56 12,81 102,30 119,30 100,00 107,20 3. Đất vườn tạp Ha 1137,77 3,78 1100,59 3,66 9,29 0,3 9,27 0,3 96,70 0,80 99,80 65,80 4. Đất mặt nước trong NN Ha 200,23 0,67 208,54 0,69 215,43 0,72 224,34 0,74 104,20 103,30 104,10 103,90 II. Đất mặt nước trong thuỷ sản: Ha 14600,56 48,50 14644,03 48,65 14624,71 48,55 14623,42 48,54 100,30 99,90 100,00 100,10 III. Đất chuyên dụng Ha 2526,64 8,39 2655,78 8,82 3633,50 12,06 3650,02 12,12 105,10 136,80 100,50 114,10 1. Đất xây dựng cơ bản Ha 176,84 0,59 180,75 0,60 578,95 1,92 580,18 1,93 102,20 320,30 100,20 174,20 2. Đất giao thông Ha 926,66 3,08 927,46 3,08 956,50 3,18 967,74 3,21 100,10 103,10 101,20 101,50 3. Đất chuyên dùng Ha 80,92 0,27 87,32 0,29 155,60 0,52 159,12 0,53 107,90 178,20 102,30 129,50 V. Đất chưa sử dụng Ha 2371,71 7,81 2141,36 7,11 1104,89 3,67 1103,69 3,66 90,30 51,60 99,90 80,60 B. Một số chỉ tiêu BQ 1. Đất NN/ khẩu NN m2 1139,30 1133,01 1070,25 1067,00 99,45 94,46 99,70 97,87 2. Đất NN/ lao động NN m2 2437,12 2387,68 2232,02 2194,37 97,97 93,48 98,31 96,59 3. Đất canh tác/ khẩu NN m2 615,98 608,46 602,36 598,38 98,78 99,00 99,34 99,04 4. Đất canh tác/ hộ NN m2 2705,43 2592,58 2576,61 2488,07 95,83 99,38 96,56 97,26 5. Đất canh tác/ LĐ NN m2 1317,66 1282,26 1256,23 1230,61 97,31 97,97 97,96 97,75 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Quảng Xương) Về khí hậu thuỷ văn: Bảng 3.2. Thời tiết khí hậu huyện Quảng Xương Chỉ tiêu Tháng trong năm Cả năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (0C) 17,1 17,1 20,3 24,0 27,4 34 34.5 34.3 25,7 25,7 23,0 18,6 28,9 Lượng mưa (mm) 36,8 5,0 125,0 309,2 108,3 188,0 318,3 279,0 231,3 149,0 17,8 28,6 1876,3 Độ ẩm (%) 82,0 81,0 88,0 88,0 83,0 80,0 86,0 85,0 85,0 83,0 83,0 80,0 83,4 Ánh sáng (giờ nắng) 29,0 17,0 28,0 73,0 212,0 117,0 215,0 156,0 182,0 141,0 110,0 60,0 1340,0 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Quảng Xương) Quảng Xương mang khí hậu miền trung, phân làm 2 mùa rõ rệt, mùa đông và mùa hè. Nhiệt độ trung bình vào khoảng 28 – 29độ C. Lượng mưa trung bình vào khoảng 1000 – 1200mm, xong lượng mưa phân bố không đều theo mùa tập trung vào mùa nắng. Nhìn chung điều kiện tự nhiên của vùng phù hợp với việc phát triển một số loại cây ăn quả như xoài, nhãn,… Cây lương thực chính là lúa cạn, ngô, đậu. Vật nuôi chủ yếu là lợn và một số loại gia cầm chính là gà, vịt, gia súc là bò, dê…Trong vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi ong và sản xuất hạt giống rau. Thuỷ sản cũng là một trong những lợi thế của vùng. Diện tích mặt nước phần lớn là để phát triển thuỷ sản, những giống thuỷ sản dùng để sản xuất chính là ngao, cá nước lợ, cá nước mặn, tôm, ghẹ, cua… 3.1.2. Đặc điểm dân số của huyện Quảng Xương là huyện có truyền thống về sản xuất nông nghiệp từ bao đời nay, do đó dân số và lao động là nhân tố có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tình hình dân số và lao động của huyện được thể hiện qua bảng 3.3. Bảng 3.3. Tình hình dân số cua huyện Quảng Xương 3 năm (2005 - 2007) Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 So sánh SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2006/2005 2007/2006 BQ I. Tổng dân số Người 285133 100.00 285964 100.00 285637 100.00 100.29 99.89 100.09 1. Số khẩu nông nghiệp Người 246183 86.34 248331 86.84 248760 87.09 100.87 100.17 100.52 2. Số khẩu phi nông nghiệp Người 38950 13.66 37633 13.16 36877 12.91 96.62 97.99 97.30 1. Theo giới Người Nam Người 133971 46.99 134026 46.87 133992 46.91 100.04 99.97 100.01 Nữ Người 151162 53.01 151938 53.13 151645 53.09 100.51 99.81 100.16 2. Theo địa bàn sinh sống Người Số người ở nông thôn Người 278381 97.63 278691 97.46 276803 96.91 100.11 99.32 99.72 Số người ở thành thị Người 6752 2.37 7273 2.54 8834 3.09 107.72 121.46 114.38 II. Số người trong độ tuổi lao động Người 131161 46.00 135318 47.32 146703 51.36 103.17 108.41 105.76 Trong đó số người chưa có việc làm Người 30822.9 10.81 28994 10.14 27736 9.71 94.07 95.66 94.86 III. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0.29 -0.11 IV. Mật độ dân số Người/km 1.236 1.234 1.235 99.84 100.08 99.96 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Quảng Xương) Qua bảng 3.3 ta thấy: Tổng dân số của huyện tăng lên qua 3 năm nhưng không đáng kể chứng tỏ công tác dân số đã phần nào đáp ứng được xu hướng phát triển của xã hội. năm 2005 tổng dân số của huyện là 285.113 người trong đó nam chiếm 46,99% nữ chiếm 53,01% đến năm 2007 dân số của huyện là 285.637 người với nam chiếm 46,91% n._.iểm sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. + Xây dựng mô hình khuyến nông để góp phần vào mục tiêu phát triển nông nghiệp năm 2008 của huyện đề ra và đáp ứng nhu cầu của người dân. 4.3.2. Một số giải pháp chủ yếu Qua quá trình tìm hiểu về công tác tổ chức hoạt động khuyến nông đối với người dân Quảng Xương, trong những năm qua từ những kết quả đã làm được và những tồn tại hạn chế cuả khuyến nông. Để tổ chức hoạt động khuyến nông có hiệu quả trong thời gian tới khuyến nông huyện cần có giải pháp hữu hiệu. Chúng tôi đã đưa ra những giải pháp thực hiện sau: 4.3.2.1. Quy hoạch cán bộ khuyến nông từ huyện tới cơ sở Hiện nay lực lượng cán bộ khuyến nông còn mỏng, lĩnh vực hoạt động lại đa dạng, do vậy cần tăng cường thêm lực lượng cán bộ khuyến nông. Trạm huyện nên có thêm 7 người ở 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản để nắm được kỹ thuật tốt, chú trọng cán bộ làm công tác kỹ thuật, đồng thời phải chú ý đến làm ăn kinh tế. Phải tính toán xem xét trên yếu tố kỹ thuật đó thì mô hình có hiệu quả hơn. Đối với cán bộ khuyến nông viên cơ sở, đây là cầu nối trong quá trình chuyển giao TBKT vào sản xuất, là nơi chuyển tải thành tựu khoa học mới tới các hộ nông dân, đồng thời tiếp nhận những kiến nghị, yêu cầu búc xúc từ thực tế sản xuất, phản ảnh báo cáo đến nhà khoa học, nhà quản lý để có biện pháp chỉ đạo có hiệu quả hơn. Phải có sự liên kết chặt chẽ từ cấp trung ương đến cấp cơ sở, có sự liên lạc qua lại, quản lý lẫn nhau, giám sát nhau thì mới làm ăn hiệu quả được tránh trường hợp thông tin một chiều là chỉ có chuyển giao mà không có ý kiến phản hồi từ nông dân, khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế còn rất dài, chỉ có khuyến nông cơ sở mới giải quyết được vấn đề này. Phòng nông nghiệp hiện nay vẫn giữ vai trò chủ đạo đối với sản xuất nông nghiệp. Trên thực tế tại huyện chưa có sự phân công rõ ràng về công tác, nhiệm vụ của trạm và của phòng, đôi khi là chồng chéo lẫn nhau hoặc có những việc không có ai giải quyết. Trạm khuyến nông do Trung tâm khuyến nông tỉnh chỉ đạo về mặt chuyên môn, còn phòng nông nghiệp huyện do UBND huyện quản lý và chỉ đạo. Chính vì vấn đề này mà có nhiều dự án, chương trình đưa về nhưng lại rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”, vì vậy phòng nông nghiệp huyện và trạm khuyến nông cần có sự phân cấp rõ ràng, đồng thời phải đoàn kết hợp tác xây dựng và phát triển các dự án khuyến nông. Tuỳ từng công việc làm mỗi đơn vị có sự tham gia vào các công đoạn khác nhau sao cho đảm bảo sự thống nhất về hành động để các dự án, chương trình đạt kết quả và hiệu quả cao đồng thời giảm thiểu các rủi ro. Nếu chỉ có một mình đội ngũ khuyến nông hoạt động đơn lẻ thì không làm được việc gì. Để tổ chức thực hiện được công tác chuyển giao TBKT sản xuất mới tình hình dịch bệnh, thông tin thị trường đến các hộ nông dân trên địa bàn rộng lớn, các hoạt động đó liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, cơ quan như: hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên sẽ là biện pháp hữu hiệu để thực hiện các nhiệm vụ của khuyến nông với nông dân. Chúng ta phải biết kết hợp, phát huy toàn diện sức mạnh để tuyên truyền chuyển giao TBKT vào sản xuất. Vì hiện nay khuyến nông huyện đang thiếu người, chúng ta kết hợp được nguồn lực bên ngoài sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của chương trình, thông tin sẽ được nhiều người áp dụng và biết đến. Cần tăng cường phối hợp với các cấp các ngành phòng ban từ huyện đến cơ sở để điều tra khảo sát nông thôn, tìm hiểu khó khăn, trở ngại cũng như nguyện vọng của nông dân để có thể đề xuất hoặc đưa ra các dự án mới phù hợp với điều kiện địa phương. Chúng ta phải làm những cái họ cần chứ không làm những cái ta có. Đại đa số khuyến nông viên cơ sở là qua đào tạo sơ cấp và trung cấp, trình độ nhận thức còn hạn hẹp và lĩnh vực cũng chưa rộng chỉ là một lĩnh vực nào đó của ngành nông nghiệp. Do đó cần phải nâng cao trình độ của khuyến nông viên cơ sở. Họ đóng vai trò như là then chốt trong công tác chuyển giao TBKT mới, thông tin tuyên truyền các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đến hộ nông dân, là cây cầu bắc nhịp giữa TBKT với hộ nông dân nếu cây cầu yếu và không tốt thì nông dân sẽ không được tiếp xúc với cái mới, cái văn minh, cũng như mọi nhu cầu của nông dân sẽ không được giải quyết và dẫn đến hậu quả là xã hội ngày càng lạc hậu, chậm tiến. Phải thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ cho khuyến nông cơ sở. Tạo điều kiện cả về vật chất và thời gian để khuyến nông viên yên tâm đi bồi dưỡng nâng cao kiến thức. Biết bố trí cán bộ khuyến nông phù hợp với năng lực chuyên môn cũng như khả năng làm việc của họ. 4.3.2.2. Chế độ đãi ngộ cho khuyến nông từ huyện đến cơ sở Chế độ đẫi ngộ của nhà nước với khuyến nông viên còn quá bất cập, không khuyến khích được sự hăng say trong công tác, nhiệt tình với công việc. Họ không toàn tâm lo cho công tác khuyến nông, mỗi khuyến nông hàng tháng chỉ nhận được 400.000đ chưa đủ tiền xăng xe đi lại, như vậy là quá ít so với thu nhập và giá cả hàng hoá tiêu dùng hiện nay. Bên cạnh việc đào tạo cán bộ khuyến nông cơ sở, cũng cần chú ý đến đội ngũ nông dân sản xuất giỏi, nông dân tiên tiến, coi đây là hạt nhân trong việc áp dụng TBKT mới làm thí điểm để cho các hộ nông dân khác làm theo. Cán bộ khuyến nông cùng với nông dân giỏi, nông dân tiên tiến hướng dẫn kỹ thuật, bàn bạc và giải quyết các vấn đề thực tế nảy sinh trong mô hình đó, để họ nắm chắc kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất từ những hộ này sẽ hướng dẫn nông dân khác để sản xuất đại trà trên diện rộng. 4.3.2.3. Đổi mới hình thức khuyến nông cho người dân Quảng Xương Hiện nay ý thức về nâng cao kinh tế của người dân Quảng Xương vẫn chưa cao, vẫn chấp nhận số phận, không chịu thay đổi phương thức canh tác. Người dân sợ bỏ vốn đầu tư sẽ mất vốn do gặp rủi ro, điều kiện kinh tế không cho phép họ có thể làm điều không chắc chắn. Mặt khác, trình độ dân trí còn chưa cao đại đa số là chưa học qua phổ thông trung học, do vậy cần tăng cường công tác tuyền truyền vận động và giáo dục người dân cùng họ bàn cách làm giàu. Thường xuyên đào tạo thông qua các lớp tập huấn, thông qua tham quan, hội thảo các mô hình nông dân sản xuất giỏi, mô hình làm giàu từ các hộ tiên tiến. Bản thân nông dân phải ý thức được là phải làm ăn sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá chứ không phải theo hướng tự túc như hiện nay. Phải biết chọn lĩnh vực để đầu tư và sử dụng vốn hiệu quả, phải biết xoay vòng đồng tiền để đồng tiền sinh lãi. Khuyến nông nên kết hợp với các ban ngành khác để tổ chức cho bà con ngoài sản xuất nông nghiệp thì nên tham gia vào làm nghề phụ để có vốn và tránh rủi ro. * Đổi mới tổ chức và thực hiện tập huấn kỹ thuật Đối với các lớp tập huấn kỹ thuật thì nên tập huấn theo từng chuyên đề cụ thể, bố trí thời gian, địa điểm thích hợp… Trạm khuyến nông huyện cũng cần tranh thủ nguồn kinh phí huyện cho hoạt động khuyến nông có hiệu quả như mở các lớp tập huấn kỹ thuật ở các xã với thời gian và không gian thích hợp, số lượng người tham gia chỉ khoảng 30-35 người một lớp là đủ. Nên mời đại biểu nông dân tiên tiến có kinh nghiệm sản xuất thành công về các chuyên đề nên trao đổi, quá trình trao đổi nên diễn ra nhiều chiều giữa cán bộ khuyến nông với nông dân, giữa nông dân với nông dân đồng thời các trợ huấn cũng được sử dụng và tập huấn, nội dung tập huấn và thời gian tập huấn phải được thông báo cho đông đảo quần chúng được biết. * Giải pháp xây dựng mô hình trình diễn Khi xây dựng mô hình trình diễn thì khuyến nông phải lựa chọn điểm xây dựng một cách kỹ lưỡng, mô hình trình diễn tại địa điểm nào thuận tiện cho người qua lại, thuận tiện chăm sóc và thu hoạch, đồng thời phải mang tính đại diện cho toàn huyện. Sau khi nghiên cứu các địa điểm và kinh phí hoạt động chúng tôi thấy: nên bố trí các mô hình trình diễn tại thị trấn Lưu Vệ, xã Quảng Tâm (là những xã trung tâm của huyện và có điều kiện gần đường giao thông). Sau đó nghiên cứu xem các yêu cầu của mô hình, các kết quả đạt được có phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như mong muốn của bà con nông dân hay không, song song với xây dựng còn phải mở các lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan hội thảo và công tác thông tin tuyên truyền để người dân trực tiếp mắt thấy tai nghe kết quả của mô hình và trả lời các thắc mắc của bà con. Đồng thời phải chọn những nông dân sản xuất giỏi, nông dân tiên tiến có trình độ nhận thức để thuận tiện trong việc hướng dẫn kỹ thuật. Khuyến nông viên, cán bộ khuyến nông phải cùng nông dân điển hình tiên tiến kiểm tra giám sát mô hình sau đó tổ chức nhân rộng, đồng thời phải có chế độ trợ cấp nguồn vốn để xây dựng mô hình trình diễn. Hàng năm Trung tâm khuyến nông tỉnh, trạm khuyến nông huyện cần phải xây dựng nhiều mô hình trình diễn hơn nữa đồng thời phải đa dạng lĩnh vực hơn nữa để nông dân có thể tiện theo dõi và đáp ứng được đại đa số các nhu cầu của người dân. * Giải pháp thành lập các câu lạc bộ khuyến nông ở các xã Cần tích cực vận động bà con tham gia thành lập các câu lạc bộ khuyến nông hơn nữa. Trạm cần chỉ đạo sát sao đội ngũ cấn bộ khuyến nông cơ sở trong việc vận động và phối hợp chặt chẽ với các hộ nông dân đặc biệt là nông dân sản xuất giỏi. Thành lập câu lạc bộ những người cùng sở thích để người nông dân có thể tham gia học hỏi kinh nghiệm sản xuất, những thông tin về tiến bộ kỹ thuật mới cũng như các thông tin về giá cả thị trường. Đây là một diễn đàn để người dân nói lên tâm tư nguyện vọng của mình để trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, cách thức làm ăn… 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Chỉ trong vòng ba năm (sau Quyết định số 24/QĐ-UB ngày 31/3/2003 của UBND tỉnh Thanh Hóa), khuyến nông huyện Quảng Xương đã kiện toàn hệ thống từ trạm đến cơ sở. Mặc dù mạng lưới khuyến nông cơ sở chưa hoàn thiện số lượng cán bộ của trạm còn quá ít, đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở mới nhận công tác chưa có kinh nghiệm, song khuyến nông huyệng đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ cấp trên giao cho, triển khai các công tác khuyến nông rộng khắp trên địa bàn huyện đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong những năm qua, KN Quảng Xương đã thực sự đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Nắm vững cơ bản tình hình sản xuất nông nghiệp, từ đó cố gắng thực hiện tốt việc chuyển giao tiến bộ KHKT, công nghệ mới về nông, lâm, ngư nghiệp đến nông dân, trên cơ sở thực hiện các hoạt động chính là: Tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền, tham quan hội thảo. Tính từ năm 2005- 2007 trạm đã tổ chức được 759 lớp tập huấn kỹ thuật cho 23.245 lượt người tham gia trên tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó số cuộc tham quan, hội thảo đầu bờ là 89 cuộc với 1.675 lượt người tham gia. Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình khuyến nông huyện đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan tổ chức trong và ngoài ngành như : trung tâm KN tỉnh, Phòng Nông nghiệp, trạm BVTV, trạm Thú y,... ; các cơ quan thông tin đại chúng các hội đoàn thể, chính quyền địa phương ... Về công tác tập huấn kỹ thuật: Trước hết là bám sát và giải quyết những khó khăn cho nông dân về kỹ thuật sản xuất. Thường xuyên tìm và tập huấn cho nông dân về những cây, con giống mới những công nghệ quy trình sản xuất mới để họ áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả cao hơn. Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn được triển khai đồng đều trên cả 4 lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Các mô hình trình diễn tuy còn dàn trải, chất lượng chưa cao nhưng đã đưa được một số giống cây, con và KTTB mới vào sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người dân. Hoạt động thông tin tuyên truyền cũng được triển khai khá rộng, đặc biệt là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các cuộc tham quan, hội thảo số lượng còn ít, song bước đầu đã đem lại một số nhận thức mới cho một số nông dân. Việc phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành trong công tác khuyến nông, đặc biệt là thu hút sự tham gia của nông dân, Trạm bước đầu thực hiện được xã hội hoá công tác khuyến nông. Trong những năm tới, khuyến nông huyện Quảng Xương tiếp tục tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật, chuyển giao KTTB tập trung vào những mô hình trọng điểm: Rau an toàn, rau chế biến, phát triển chăn nuôi bò thịt và nuôi trồng thủy sản theo phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp. Để làm được điều này, KN Quảng Xương cần tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông, xây dựng và hoàn thiện mạng lưới khuyến nông cơ sở, đặc biệt là sử dụng nguồn kinh phí phải tính đến hiệu quả kinh tế mang lại; đồng thời tăng cường hơn nữa sự tham gia của nông dân vào hoạt động khuyến nông. 5.2. Kiến nghị - Đối với trung tâm KN - KL Quảng Xương: Sớm triển khai kế hoạch khuyến nông để Trạm có kế hoạch phân bổ xuống các xã. Tăng cường phối hợp, theo dõi giám sát các mô hình, tăng kinh phí trong hoạt động tham quan hội thảo. - Đối với UBND huyện Quảng Xương: Huyện cần sớm duyệt và cấp kinh phí kịp thời để Trạm triển khai các chương trình đúng kế hoạch. UBND tỉnh và huyện cần sớm kiện toàn mạng lưới khuyến nông cơ sở để công tác khuyến nông hoạt động thường xuyên và hiệu quả hơn. - Đối với nông dân: Nông dân nên tham gia tích cực hơn vào các hoạt động khuyến nông, chủ động đề xuất, cùng theo dõi và giám sát các hoạt động khuyến nông trên địa bàn. Tự nguyện tham gia và cùng chia sẻ rủi ro khi triển khai các mô hình trình diễn, đóng góp ý kiến cho Trạm hoàn thiện công tác của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. W. Vanden Ban và H.S.Hawkin, Nguyễn Văn Linh, 1999, Khuyến nông, Tr.11, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đỗ Kim Chung, 2005, Chính sách và phương pháp chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Thanh Hương, 2005, Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông thời kỳ mới. Khuyến nông Việt Nam số 5 - 2005. Nguyễn Thanh Lâm, khuyenong/khuyen nong Viet Nam Vương Văn Nam, Nghiên cứu và đề xuất một số công thức luân canh cây trồng hợp lý tại Huyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang, Luận án thạc sỹ năm 2004 Lê Thị Nhâm, 2004, Nghiên cứu cải thiện phương pháp và tổ chức hệ thống khuyến nông tại hai tỉnh Hải Dương và Hà Nam, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiêp Việt Nam, Tuyển tập các công trình khoa học kỹ thuật nông nghiệp năm 2004, Tr. 293; 294; 295, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Những lời khuyên của nông dân với cán bộ khuyến nông Srilanca, Thông tin khuyến nông Bắc Giang. Vũ Trọng Sơn, 2001, Đại cương về khuyến nông. Tài liệu tấp huấn khuyến nông, Tr.6; 7; 8; 9; 10; 24, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đào Thanh Tuấn, Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh khuyến nông ở xã Đa tốn - huyện Gia Lâm, Luận án tốt nghiệp, năm 2005 Đỗ Chí Yên, Khảo sát tình hình thực hiện công tác khuyến nông ở trạm khuyến nông huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên, Luận án tốt nghiệp - năm 2004 PHỤ LỤC Phô lôc 1. Néi dung cña ph­¬ng ph¸p nhãm a. Ph­¬ng ph¸p tr×nh diÔn ph­¬ng ph¸p Lµ ph­¬ng ph¸p ®µo t¹o, tËp huÊn, huÊn luyÖn kü n¨ng, kü x¶o, tËp huÊn kü thuËt míi vµ thùc hµnh kü thuËt cho ng­êi n«ng d©n hoÆc cã thÓ thay thÕ cho mét cuéc thÝ nghiÖm TBKT ®­îc ¸p dông trªn ®ång ruéng cña n«ng d©n ®iÓn h×nh. Tõ ®ã n«ng d©n cã kiÕn thøc, kinh nghiÖm vµ chuyªn m«n ®Ó sö dông TBKT vµo trong s¶n xuÊt. Môc ®Ých cña ph­¬ng ph¸p tr×nh diÔn lµ ®Ó chøng minh tÝnh h¬n h¼n cña kü thuËt míi víi c¸c kü thuËt cò, qua ®ã mµ thuyÕt phôc ng­êi n«ng d©n lµm theo. Kü thuËt míi cã thÓ xuÊt ph¸t tõ nghiªn cøu, ph¸t hiÖn thö nghiÖm cña c¸c c¬ quan nghiªn cøu triÓn khai, cña n«ng d©n hoÆc ng­êi lµm c«ng t¸c khuyÕn n«ng. KÕt qu¶ cña ph­¬ng ph¸p tr×nh diÔn gióp cho ng­êi n«ng d©n cã thÓ quan s¸t ®­îc trùc tiÕp vµ ®«i khi ng­êi n«ng d©n ®­îc thùc hµnh ngay trªn ®ång ruéng cña chÝnh m×nh. Ph­¬ng ph¸p cã hiÖu qu¶ ®Ó thuyÕt phôc mäi ng­êi ¸p dông KHKT míi vµo trong s¶n xuÊt ®¹i trµ. KÕt qu¶ tr×nh diÔn phô thuéc phÇn lín vµo kÕ ho¹ch vµ qu¸ tr×nh chuÈn bÞ cña c¸n bé khuyÕn n«ng. S¶n phÈm cuèi cïng cña m« h×nh tr×nh diÔn lµ ®­îc quÇn chóng nh©n d©n chÊp nhËn c¸i míi mµ néi dung tr×nh diÔn chøa ®ùng. b. Ph­¬ng ph¸p tr×nh diÔn kÕt qu¶ Ph­¬ng ph¸p tr×nh diÔn kÕt qu¶ cã thÓ thùc hiÖn trªn c¸c thöa ruéng cña hé n«ng d©n hay c¸c n«ng tr­êng, n«ng tr¹i, c¸c kü thuËt míi trªn ®ång ruéng tr×nh diÔn cã thÓ ®­îc sö dông ®Ó so s¸nh víi kÕt qu¶ cña kü thuËt canh t¸c cò. Tr×nh diÔn kÕt qu¶ míi rÊt quan träng gióp cho ng­êi n«ng d©n tham quan m« h×nh, thÊy ®­îc kÕt qu¶ cña kü thuËt míi.Tõ ®ã kh¶ng ®Þnh kü thuËt míi cã tÝnh ­u viÖt h¬n h¼n kü thuËt cò, truyÒn thèng, còng nh­ “Tr¨m nghe kh«ng b»ng mét thÊy”. Môc ®Ých cña ph­¬ng ph¸p nµy ®Ó ng­êi d©n thùc sù tai nghe m¾t thÊy kÕt qu¶ cña mét cuéc ®æi míi, biÖn ph¸p míi, c¸ch tæ chøc míi. Trªn c¬ së ®ã thuyÕt phôc n«ng d©n tin t­ëng vµo kü thuËt míi vµ vËn ®éng hä lµm theo. ¦u ®iÓm cña ph­¬ng ph¸p tr×nh diÔn kÕt qu¶: - Lµ b»ng chøng sinh ®éng cho n«ng d©n ë ®Þa ph­¬ng ®Ó thuyÕt phôc nh÷ng ng­êi ®ang nghi vÊn vµ ®Ó h­íng dÉn cho nh÷ng ng­êi ch­a n¾m ®­îc vÊn ®Ò. - Lµ nguån th«ng tin vµ ®Þa bµn tèt cho c¸c cuéc héi th¶o ®Çu bê, cho c¸c ch­¬ng tr×nh truyÒn h×nh. - Lµ h×nh thøc tèt cho c¸c líp tËp huÊn, huÊn luyÖn kü n¨ng, tay nghÒ cho bµ con n«ng d©n vµ c¸c céng t¸c viªn. Nh­îc ®iÓm cña ph­¬ng ph¸p tr×nh diÔn kÕt qu¶: - Ng­êi tæ chøc ph¶i ®¶m b¶o cho ng­êi n«ng d©n tham gia tr×nh diÔn trong tr­êng hîp rñi ro. - NÕu tr×nh diÔn kh«ng cã kÕt qu¶ th× t¸c dông sÏ ng­îc l¹i. - DÔ bÞ rñi ro do s©u bÖnh thêi tiÕt xÊu t¸c ®éng. c. Ph­¬ng ph¸p th¶o luËn nhãm Lµ cuéc häp hay trao ®æi hai hoÆc nhiÒu ng­êi th¶o luËn mét hoÆc nhiÒu chñ ®Ò cïng quan t©m. Nh÷ng thµnh viªn cña nhãm th­êng trao ®æi kiÕn thøc chung vÒ t×nh h×nh KHKT míi. Môc ®Ých cña ph­¬ng ph¸p nµy lµ ®Ó c¸n bé khuyÕn n«ng viªn truyÒn ®¹t nh÷ng chñ tr­¬ng ®­êng lèi cña §¶ng vµ Nhµ n­íc vÒ ph¸t triÓn n«ng nghiÖp. Cung cÊp cho c¸c thµnh viªn trong nhãm cã c¬ héi ®Ó thu thËp kiÕn thøc vµ thùc hµnh vÒ KTTB b»ng viÖc t¹o ra c¸c c©u hái vÒ t×nh huèng, t­ vÊn kü thuËt míi vÒ chñ ®Ò ®­îc th¶o luËn. d. Ph­¬ng ph¸p tham quan ®ång ruéng §©y lµ ph­¬ng ph¸p kh¸ phæ biÕn hiÖn nay, ®Ó thuyÕt phôc n«ng d©n lµm theo mét viÖc nµo ®ã, mét KTTB nµo ®ã th× c¸ch tèt nhÊt lµ cho hä ®i tham quan ®ång ruéng hoÆc mét trang tr¹i thÝ nghiÖm x©y dùng m« h×nh ®· thùc hiÖn thµnh c«ng ë mét gia ®×nh hoÆc mét tæ chøc céng ®ång nh­ HTX. Môc ®Ých cña ph­¬ng ph¸p nµy lµ gi¸o dôc, t¹o ®iÒu kiÖn cho hé n«ng d©n so s¸nh c¸ch lµm ¨n cña m×nh víi ng­êi kh¸c vµ trao ®æi kinh nghiÖm víi nhau. C¸n bé khuyÕn n«ng giíi thiÖu néi dung thÝ nghiÖm KTTB míi cã tÝnh ­u viÖt ®Ó thuyÕt phôc n«ng d©n, qua ®ã thuyÕt phôc hä lµm theo c¸i míi mµ ®Þa ph­¬ng ch­a cã. §©y lµ ph­¬ng ph¸p cã hiÖu qu¶ nhÊt bao gåm c¶ th¶o luËn, nghiªn cøu, tr×nh diÔn kinh nghiÖm trùc tiÕp ®Ó thuyÕt phôc ng­êi n«ng d©n tin vµo kü thuËt. e. Ph­¬ng ph¸p tËp huÊn cã sù tham gia cña ng­êi n«ng d©n §©y lµ ph­¬ng ph¸p kh¸ phæ biÕn hiÖn nay, ®Ó thuyÕt phôc n«ng d©n lµm theo mét viÖc nµo ®ã, mét KTTB nµo ®ã th× c¸ch tèt nhÊt lµ cho hä ®i tham quan m« h×nh tr×nh diÔn ®· thùc hiÖn thµnh c«ng. Sau ®ã tæ chøc tËp huÊn cho n«ng d©n lµm theo m« h×nh. Ph­¬ng ph¸p nµy lµm cho ng­êi n«ng d©n cã thÓ ®ãng gãp c¸c kinh nghiÖm cña m×nh nÕu n«ng d©n c¶m thÊy ®óng. B»ng viÖc sö dông c¸c m« h×nh s¶n xuÊt, c¸n bé khuyÕn n«ng tæng hîp ý kiÕn cña ng­êi n«ng d©n sau ®ã tæ chøc h­íng dÉn cho nh÷ng ng­êi n«ng d©n kh¸c thùc hµnh theo m« h×nh. ¦u ®iÓm cña ph­¬ng ph¸p nµy - Do ®­îc ®µo t¹o th­êng xuyªn, c¸n bé khuyÕn n«ng cã thÓ n¾m v÷ng th«ng tin kÞp thêi mµ n«ng d©n cÇn. - C¸n bé khuyÕn n«ng c¬ së gi¸m s¸t chÆt chÏ h¬n vÒ mÆt kü thuËt. - C¸c ®iÒu kiÖn ®Ó phôc vô cho x©y dùng m« h×nh tham quan vµ cho viÖc huÊn luyÖn ®­îc ¸p dông t­¬ng ®èi ®Çy ®ñ cho c¸n bé khuyÕn n«ng. Nh­îc ®iÓm cña ph­¬ng ph¸p nµy lµ: Chi phÝ qu¸ lín vµ ®«i khi ch­a ®ñ linh ho¹t ®Ó ®iÒu chØnh c¸c ch­¬ng tr×nh khi nhu cÇu vµ quyÒn lîi cña n«ng d©n thay ®æi theo thêi gian vµ ®Þa ®iÓm. f. Ph­¬ng ph¸p t«n vinh nh÷ng ng­êi d©n giái Lµ ph­¬ng ph¸p t«n vinh mét ng­êi n«ng d©n cã thµnh tÝch cao trong s¶n xuÊt n«ng nghiÖp. Ng­êi n«ng d©n lµm ¨n giái lµ ng­êi thùc hµnh n«ng nghiÖp tèt b»ng viÖc sö dông c¸c ph­¬ng ph¸p s¶n xuÊt tiªn tiÕn, ¸p dông c¸c kü thuËt míi, s¸ng t¹o trong s¶n xuÊt. Tõ ®ã lµm c¬ së ®Ó thuyÕt phôc c¸c n«ng d©n kh¸c häc hái vµ lµm theo. ¦u ®iÓm cña ph­¬ng ph¸p nµy lµ thuyÕt phôc ®­îc mäi ng­êi n«ng d©n cïng häc hái kinh nghiÖm s¶n xuÊt cña ng­êi lµm ¨n giái, tiÕt kiÖm ®­îc thêi gian cña c¸n bé khuyÕn n«ng. Nh­îc ®iÓm cña ph­¬ng ph¸p nµy lµ khã kh¨n trong qu¶n lý vµ gi¸m s¸t vÒ kü thuËt ®èi víi tõng hé n«ng d©n. Phô lôc 2. Néi dung ph­¬ng ph¸p c¸ nh©n a. Ph­¬ng ph¸p tham quan gia ®×nh vµ trang tr¹i C¸n bé khuyÕn n«ng ®Õn th¨m c¬ së s¶n xuÊt, ph­¬ng ph¸p nµy gióp cho khuyÕn n«ng viªn tiÕp xóc trùc tiÕp víi ng­êi n«ng d©n qua c¸c c¬ héi: Héi nghÞ héi th¶o, tham quan ®Çu bê, tham quan ®ång ruéng, trang tr¹i vµ gia ®×nh n«ng d©n. Ph­¬ng ph¸p nµy lµ ph­¬ng ph¸p thu thËp vµ trao ®æi c¸c th«ng tin gi÷a c¸n bé khuyÕn n«ng vµ n«ng d©n. Qua c¸c cuéc tiÕp xóc cã thÓ h­íng dÉn cho hé n«ng d©n nh÷ng th«ng tin cÇn thiÕt vµ t¹o mèi quan hÖ tèt gi÷a n«ng d©n vµ c¸n bé khuyÕn n«ng. B¶n th©n ng­êi n«ng d©n còng tranh thñ c¬ héi ®Ó ®­îc tiÕp xóc víi c¸n bé khuyÕn n«ng, c¸c nhµ nghiªn cøu khoa häc, c¸c n«ng d©n lµm ¨n giái kh¸c ®Ó trao ®æi nh÷ng vÊn ®Ò ch­a râ hoÆc ®­îc tiÕp thu lêi khuyªn, nh÷ng th«ng tin trong s¶n xuÊt vµ l­u th«ng. b. Ph­¬ng ph¸p ng­êi n«ng d©n th¨m c¬ quan khuyÕn n«ng Ng­êi n«ng d©n ®Õn c¸c c¬ quan khuyÕn n«ng nh­ trung t©m KN, HTX, c¸c c¬ quan nghiªn cøu ®Ó hái c¸c vÊn ®Ò KHKT, xin lêi t­ vÊn ®Ó gi¶i quyÕt c¸c b¨n kho¨n, th¾c m¾c. C¸n bé khuyÕn n«ng h­íng dÉn n«ng d©n vÒ kü thuËt qua trao ®æi trùc tiÕp hoÆc qua s¸ch, t¹p chÝ kinh nghiÖm … C¸c c¬ quan khuyÕn n«ng ph¶i cã tr¸ch nhiÖm tiÕp d©n, t×m hiÓu nguyÖn väng cña hä ®Ó ®i ®Õn gîi më n«ng d©n suy nghÜ råi míi ®i ®Õn t­ vÊn. Ph­¬ng ph¸p nµy lµm t¨ng mèi quan hÖ gÇn gòi vµ th©n thiÕt gi÷a c¸c c¬ quan khuyÕn n«ng vµ bµ con n«ng d©n. c. Ph­¬ng ph¸p trao ®æi qua ®iÖn tho¹i M¹ng ®iÖn tho¹i ngµy nay ®· phæ biÕn tíi c¸c x· n«ng d©n cã thÓ dïng ph­¬ng tiÖn nµy ®Ó tiÕp xóc víi c¸n bé khuyÕn n«ng. ¦u ®iÓm cña ph­¬ng ph¸p nµy lµ; - Thùc hiÖn th«ng tin 2 chiÒu qua m¹ng, ph¹m vi réng - RÊt nhanh mang tÝnh cËp nhËt vÒ th«ng tin Nh­îc ®iÓm cña ph­¬ng ph¸p: - Víi n«ng d©n th× ®©y ch­a ph¶i lµ mét thãi quen. - §iÖn tho¹i c­íc phÝ cao kh«ng phï hîp víi tói tiÒn cña n«ng d©n - PhÇn ®«ng c¸c gia ®×nh n«ng d©n ch­a cã ®iÖn tho¹i. d. Ph­¬ng ph¸p göi th­ ViÖc trao ®æi th­ gi÷a n«ng d©n vµ c¸n bé khuyÕn n«ng th­êng cã néi dung: th«ng b¸o vÒ kÕt qu¶ ®¹t ®­îc, ®Ò nghÞ cÇn cã mét lêi khuyªn, mét sù trî gióp vµ tranh thñ sù hîp t¸c. Ph­¬ng ph¸p nµy cã ­u ®iÓm lµ c­íc phÝ rÎ, th«ng tin thùc hiÖn ®­îc 2 chiÒu, tuy nhiªn chËm kh«ng mang tÝnh cËp nhËt, h¬n n÷a ®©y còng kh«ng ph¶i lµ thãi quen cña ng­êi n«ng d©n. Phô lôc 3. Néi dung ph­¬ng ph¸p th«ng tin ®¹i chóng a. TruyÒn thanh So víi c¸c ph­¬ng tiÖn th«ng tin kh¸c, truyÒn thanh cã kh¶ n¨ng lan réng th«ng tin ®Õn mét sè lín ng­êi trong thêi gian ng¾n nhÊt. Ngµy nay, truyÒn thanh lµ mét ph­¬ng tiÖn th«ng tin ®¹i chóng gÇn gòi víi n«ng d©n nhÊt. Ch­¬ng tr×nh truyÒn thanh khuyÕn n«ng víi n«ng d©n cã thÓ ®Ò cËp ®Õn c¸c chñ ®Ò chÝnh: - C¸c sù kiÖn x¶y ra trªn ®ång ruéng, chuång tr¹i. - Ho¹t ®éng trong tuÇn. - Kinh nghiÖm cña n«ng d©n. - Th«ng tin thêi tiÕt Ngoµi viÖc sö dông hÖ thèng ph¸t thanh cña TW, tØnh, huyÖn vµo môc ®Ých tuyªn truyÒn khuyÕn n«ng cÇn ph¸t huy t¸c dông cña hÖ thèng truyÒn thanh th«n, x·. §©y lµ c«ng cô h÷u hiÖu gióp cho viÖc qu¶n lý hµnh chÝnh cña chÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng vµ qu¶n lý kinh tÕ cña HTX. ViÖc chuÈn bÞ tin cho ch­¬ng tr×nh ph¸t thanh, truyÒn thanh ph¶i n¾m v÷ng ®èi t­îng: cho ai, lµm g× vµ ë ®©u, lóc nµo? ®Ó viÕt ®¬n gi¶n, dÔ hiÓu, chÝnh x¸c. b. TruyÒn h×nh Tuyªn truyÒn trªn ch­¬ng tr×nh truyÒn h×nh cã mÆt giíi h¹n lµ kh«ng phæ th«ng vµ tèn kÐm nh­ng l¹i cã søc hÊp dÉn vµ thuyÕt phôc cao. KhuyÕn n«ng trªn truyÒn h×nh th­êng ®­îc tËp trung vµo 3 chñ ®Ò: - Phæ biÕn kü thuËt. - Tin ho¹t ®éng khuyÕn n«ng. - Phãng sù nh÷ng ®iÓn h×nh s¶n xuÊt giái cña n«ng d©n. HiÖn nay c¬ quan khuyÕn n«ng tØnh vµ mét sè huyÖn ®· cã thÓ tù quay camera ®Ó lµm nh÷ng tin hoÆc phãng sù. Ngoµi ra th× còng cÇn phèi hîp víi ®µi truyÒn h×nh ë TW hoÆc tØnh ®Ó qua nghiÖp vô chuyªn m«n cã thÓ khai th¸c tèt hiÖu qu¶ cña lo¹i ph­¬ng tiÖn nµy. Nh÷ng b¨ng h×nh vÒ bµi gi¶ng kü thuËt, vÒ c«ng nghÖ míi ®èi víi c©y trång, vËt nu«i cÇn ®­îc s¶n xuÊt ®ñ ®¸p øng nhu cÇu cña tØnh vµ c¸c huyÖn. c.B¸o chÝ B¸o t­êng th­êng rÊt th«ng dông ®­îc thÓ hiÖn d­íi d¹ng c¸c tranh vÏ, ¶nh hoÆc nh÷ng bµi viÕt ch÷ to. §Þa ®iÓm thÝch hîp nhÊt ®Ó treo b¸o t­êng lµ nh÷ng n¬i c«ng céng nh­: Héi tr­êng, phßng häc, nhµ v¨n ho¸, trô së lµm viÖc… Ngoµi b¸o t­êng ra th× c¸c b¸o viÕt nh­: B¸o n«ng nghiÖp , N«ng th«n ngµy nay, c¸c t¹p chÝ th«ng tin khuyÕn n«ng cña c¸c tØnh ®Òu lµ nh÷ng tµi liÖu tèt víi n«ng d©n. Nã ®­îc coi nh­ ng­êi b¹n, ng­êi thÇy, kho l­u tr÷ kiÕn thøc ®Ó sö dông khi cÇn thiÕt. d. Tê r¬i Tê r¬i, tê gÊp lµ nh÷ng tªn gäi kh¸c nhau cña cïng mét Ên phÈm nã ®­îc tãm t¾t tõ tµi liÖu, néi dung ng¾n gän 1- 2 trang hoÆc ®­îc thÓ hiÖn d­íi d¹ng trang vÏ liªn hoµn. Tê r¬i cã thÓ in víi khèi l­îng lín ®Ó ph©n ph¸t tíi tay ng­êi n«ng d©n. Tê r¬i mang l¹i th«ng tin râ rµng vµ ®¬n gi¶n, nã hÊp dÉn ®èi víi ng­êi n«ng d©n. ¦u ®iÓm cña tê r¬i lµ ®iÓm l¹i hiÖu qu¶ mét c¸ch nhanh chãng, ng¾n gän c¸c th«ng tin chi tiÕt cÇn thiÕt vÒ KTTB, Ýt tèn nhiÒu kinh phÝ. Nh­îc ®iÓm cña tê r¬i lµ kh«ng th«ng b¸o mét c¸ch trän vÑn vµ chi tiÕt vÒ th«ng tin kü thuËt. e. Ph­¬ng tiÖn nghe nh×n B¶n tin: Cã t¸c dông ®èi víi c¸n bé khuyÕn n«ng c¬ së vµ c¸n bé c¸c cÊp ë ®Þa ph­¬ng, ®ã lµ biÖn ph¸p ®¬n gi¶n ®Ó truyÒn ®¹t th«ng tin c« ®äng nhÊt, b¶n tin cã søc hÊp dÉn nÕu ®­îc trang trÝ ®Ñp. Phim ®Ìn chiÕu: lµ nh÷ng h×nh ¶nh chôp b»ng phim ghi l¹i c¸c ho¹t ®éng khuyÕn n«ng hoÆc c¸c c«ng ®o¹n chÝnh cña quy tr×nh kü thuËt ®Ó tr×nh bµy hoÆc tuyªn truyÒn cho n«ng d©n. Phim ®Ìn chiÕu ®­îc dïng nhiÒu ë c¸c líp tËp huÊn c¬ së. Tranh vµ ¸p phÝch: Lµ nh÷ng ý t­ëng thÓ hiÖn hÕt søc c« ®äng qua nÐt vÏ. B»ng nh÷ng bè côc ng¾n gän vµ mÇu s¾c ®éc ®¸o sÏ g©y nªn Ên t­îng tõ xa. Chóng th­êng ®­îc ®Æt ë nh÷ng n¬i dÔ thÊy vµ th­êng xuyªn cã nhiÒu ng­êi qua l¹i. Ngoµi ra th× kÞch, th¬ ca, hß vÌ… còng lµ nh÷ng biÖn ph¸p vµ h×nh thøc tèt ®Ó tuyªn truyÒn, phæ biÕn nh÷ng chñ ®Ò mµ khuyÕn n«ng cÇn chuyÓn giao cho ng­êi n«ng d©n. PHiÕu ®iÒu tra hé Hä tªn ng­êi ®iÒu tra: Ngµy ®iÒu tra: Tªn xãm: X·: 1.T×nh h×nh chung cña hé: - Hä tªn cña chñ hé: ............................................, Tuæi:........ Nam (n÷). - Tr×nh ®é v¨n ho¸ cña chñ hé: + CÊp I + CÊp II + CÊp III - Lo¹i hé theo thu nhËp: + Giµu + Trung b×nh + Kh¸ + NghÌo - Lo¹i hé theo ngµnh nghÒ: + Hé thuÇn n«ng + Hé kiªm - Sè nh©n khÈu cña hé:......., trong ®ã: .........nam, .........n÷. - Sè lao ®éng cña hé: ........ Tr×nh ®é lao ®éng cña hé Trång trät Ch¨n nu«i Ngµnh nghÒ S¬ cÊp Trung cÊp §¹i häc - Thu nhËp b×nh qu©n hé/th¸ng: 2.T×nh h×nh ®Êt ®ai cña hé n¨m 2005-2006: Lo¹i ®Êt §VT 2004 2005 So s¸nh05/04 1.Lo¹i ®Êt -§Êt ë - V­ên - Ao 2.§Êt n«ng nghiÖp - §Êt canh t¸c + 1 vô + 2 vô + 3 vô - §Êt ao, hå ®Çm 3. §Êt kh¸c 3. T×nh h×nh s¶n xuÊt n«ng nghiÖp cña hé: DiÔn gi¶i DiÖn tÝch (sµo) N¨ng suÊt (t¹/sµo) Mïa vô 2004 2005 2004 2005 Chiªm Mïa §«ng C©y trång chÝnh Lóa xu©n Lóa mïa ....... VËt nu«i chÝnh Tr©u, bß Lîn Gia cÇm .... Thuû s¶n 4.NhËn biÕt cña hé vÒ khuyÕn n«ng: - BiÕt vÒ khuyÕn n«ng: Cã Kh«ng - BiÕt c¸n bé khuyÕn n«ng: Cã Kh«ng 5. C¸c ho¹t ®éng khuyÕn n«ng theo sù hiÓu biÕt cña hé: 6. Nguån th«ng tin KHKT hé nhËn ®­îc: Nguån - Tõ khuyÕn n«ng - S¸ch b¸o - Tivi - §µi - C¸c th«ng tin ®¹i chóng kh¸c - Hä hµng - Nguån kh¸c ..................... 7. Sù tham gia cña hé vµo c¸c ho¹t ®éng khuyÕn n«ng cña tr¹m: a.Tham gia c¸c líp tËp huÊn: - Hé cã biÕt vÒ c¸c líp tËp huÊn kh«ng: Cã Kh«ng - Tham gia c¸c líp tËp huÊn 2 n¨m gÇn ®©y: Cã Kh«ng - Sè líp tham gia: ......... - Lo¹i líp: +Trång trät + Ch¨n nu«i +Thuû s¶n - Ai lµ ng­êi ®i häc: + Chñ hé + Thµnh viªn kh¸c - Néi dung tËp huÊn cã bæ Ých vµ cÇn thiÕt kh«ng + RÊt cÇn thiÕt + B×nh th­êng + CÇn thiÕt + Kh«ng cÇn thiÕt - Cã dÔ ¸p dông c¸c kü thuËt ®­îc tr×nh bµy trong líp häc +Khã + DÔ + H¬i khã + RÊt dÔ + B×nh th­êng - Víi ®iÒu kiÖn cña hé th×: + Cã ¸p dông c¸c kiÕn thøc tËp huÊn Mang l¹i hiÖu qu¶ Ch­a mang l¹i hiÖu qu¶ + Ch­a ¸p dông c¸c kiÕn thøc ®­îc tËp huÊn vµo thùc tiÔn s¶n xuÊt (V× sao ) - Gi¶ng viªn tr×nh bµy cã dÔ hiÓu kh«ng: Cã Kh«ng b.Tham gia m« h×nh tr×nh diÔn - C¸c m« h×nh mµ hé biÕt: - C¸c m« h×nh tr×nh diÔn mµ hé tham gia: - Lý do tham gia m« h×nh cña hé: + N©ng cao thu nhËp + T¹o c«ng ¨n viÖc lµm + M« h×nh mang l¹i nhiÒu lîi Ých + NhËn ®­îc sù gióp ®ì khi tham gia m« h×nh + Lý do kh¸c - Lý do kh«ng tham gia m« h×nh + ThiÕu vèn + M« h×nh khã ¸p dông + ThiÕu lao ®éng + Rñi ro cao + Kh«ng cã thÞ tr­êng + ¶nh h­ëng bëi m« h×nh kh¸c + Lý do kh¸c c. Tµi liÖu khuyÕn n«ng - Hé cã tham kh¶o tµi liÖu khuyÕn n«ng: Cã Kh«ng - Th­êng xuyªn ®äc tµi liÖu - Kh«ng ®äc (V× sao kh«ng ®äc ................................) -ý kiÕn cña hé vÒ tµi liÖu khuyÕn n«ng + §¸p øng ®­îc yªu cÇu vÒ: Sè l­îng ChÊt l­îng + Hé cã thùc hiÖn theo h­íng dÉn cña tµi liÖu V× sao: + Hé kh«ng thùc hiÖn theo h­íng dÉn V× sao: d. Ho¹t ®éng th«ng tin tuyªn truyÒn - Th­êng xuyªn theo dâi th«ng tin khuyÕn n«ng - Ýt theo dâi - Kh«ng theo dâi - Thêi gian ph¸t thanh cña ®µi ph¸t thanh x· + Cã phï hîp + Kh«ng phï hîp 8. KiÕn nghÞ cña hé víi ho¹t ®éng khuyÕn n«ng x· + T¨ng ho¹t ®éng tËp huÊn + T¨ng thêi gian ph¸t sãng vÒ khuyÕn n«ng + T¨ng ho¹t ®éng tham quan + In nhiÒu s¸ch h­íng dÉn tµi liÖu tham kh¶o + ý kiÕn kh¸c 9. ý kiÕn ®ãng gãp kh¸c ®Ó n©ng cã hiÖu qu¶ c«ng t¸c khuyÕn n«ng cña ng­êi ®­îc pháng vÊn: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTRINH DUY LONG.doc
Tài liệu liên quan