mục lục
Chương I : Một số lý luận chung về quỹ tín dụng nhân dân
1.1. Quá trình hình thành và phát triển QTDND 3
1.2. Hoạt động chủ yếu của QTDND 4
1.2.1. Đối với QTDND cơ sở 4
1.2.2. Đối với QTDND TW 5
1.3. Sản phẩm và dịch vụ của QTDND 6
1.3.1. Tiền gửi 6
1.3.2. Cho vay 6
1.3.3. Các dịch vụ chuyển tiền 7
1.4. Vai trò của QTDND 7
1.4.1. Huy động và cung cấp vốn 7
1.4.2. Xoá đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng đen 9
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động QTDND 10
1.5.1. Các
35 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2467 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân tố chủ quan 10
1.5.2. Các nhân tố khách quan 12
1.6. Kinh nghiệm các nước 17
1.6.1. Kinh nghiệm lý luận 17
1.6.2. Kinh nghiệm triển khai 18
Chương II : Thực trạng hoạt động của hệ thống QTDND ở Việt Nam
2.1. Khái quát quá trình hoạt động 22
2.2. Thực trạng hoạt động 25
2.3. Đánh giá hoạt động 28
2.3.1. Những mặt tích cực 28
2.3.2. Những mặt hạn chế 30
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 30
Mở Đầu
Đảng và Nhà nước ta đã xác định công nghiệp hoá hiện đại hoá (CNH-HĐH) nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH-HĐH đất nước. Những đường lối định hướng cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn đã được đề ra trong các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX và được cụ thể hoá tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khoá IX.
Xuất phát từ thực tại trong xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thì việc hình thành nên một nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ có vai trò hết sức quan trọng và là nòng cốt đối với công cuộc phát triển kinh tế góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 của đất nước.
Kể từ khi triển khai đề án 390/TTg của Thủ tướng Chính phủ thành lập thí điểm QTDND đến nay hệ thống QTDND đã chuẩn bị bước sang tuổi thứ 10. Bên cạnh những mặt tồn tại yếu kém hệ thống QTDND cũng đã bước đầu khẳng định được vai trò to lớn của mình. Xuất phát từ những thực tiễn đó chúng em đã chọn đề tài: Đánh giá hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu gồm 2 chương :
Chương I : Một số lí luận chung về quỹ tín dụng nhân dân.
Chương II: Thực trạng hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam.
Chương I
một số lý luận chung về quỹ tín dụng nhân dân
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân
Quá trình hình thành và phát triển mô hình QTDND luôn gắn liền với lịch sử phong trào Hợp tác xã nói chung và Hợp tác xã tín dụng nói riêng. Sự hình thành các HTX ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đến nay, các tổ chức tín dụng hợp tác với nhiều loại hình và tên gọi khác nhau như: HTXTD, Quỹ tín dụng và tiết kiệm, Quỹ TDND , Ngân hàng, HTX... hầu như đã hiện diện ở tất cả các nước trên thế giới và tập hợp vào những Hiệp hội quốc tế với số hội viên của trên 100 nước tham gia.
Mặc dù hiện nay, phong trào HTXTD và Quỹ tín dụng đã phát triển rộng khắp trên thế giới, nhưng lịch sử phát triển loại hình TCTD này cho thấy Ngân hàng HTX ở Cộng hoà Liên bang Đức và QTD Desjardins ở Canada là những mô hình phát triển thành công nhất, và đây cũng là những mô hình được chúng ta nghiên cứu áp dụng thí điểm vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.
Lịch sử phát triển QTDND đã minh chứng rằng để phát triển thành công mô hình này thì hệ thống QTDND phải có cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh bao gồm 2 bộ phận, đó là bộ phận trực tiếp hoạt động kinh doanh phục vụ thành viên và bộ phận tổ chức liên kết phát triển hệ thống; nếu thiếu bất cứ một bộ phận nào thì hệ thống QTDND cũng không thể tồn tại và phát triển bền vững được.
Về mô hình hoạt động của QTDND đã được các chuyên gia về kinh tế ở Trung Ương (của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã đi nghiên cứu khảo sát ở 1 số nước như : Pháp, Đức, Nga, Canada, Malaysia, Indonexia, Thái Lan...nhưng các QTD hoạt động thành công và hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nước ta là hệ thống QTD của Canada. Chính phủ Việt Nam đã lấy mô hình QTD của Canada để áp dụng vào nước ta. Việt Nam đã mời các chuyên gia kinh tế của Canada sang Việt Nam để hướng dẫn, tập huấn, đào tạo cán bộ của Việt Nam về việc thành lập, về việc triển khai hoạt động, về việc quản lý các QTDND trong quá trình hoạt động.
Theo chỉ thị số 57/CT-TW ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị: ”Quĩ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng do các thành viên (chủ yếu là các cá nhân và hộ gia đình ở nông thôn ) góp vốn lập nên, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện tự chủ tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên và giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống”.
1.2. Hoạt động chủ yếu của QTDND.
1.2.1. Đối với QTDND cơ sở :
i) Huy động vốn
ăQTDND cơ sở được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác theo quy định của NHNN.
ăQTDND cơ sở được vay vốn của QTDND TW, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của NHNN.
ii) Hoạt động tín dụng
ăQTDND cơ sở cho vay đối với thành viên và các hộ nghèo không phải là thành viên trong địa bàn hoạt động của QTDND cơ sở. Việc cho vay hộ ngheò thực hiện theo Điều lệ của QTDND, nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay đối với hộ nghèo so với tổng dư nợ không được vượt qua tỷ lệ do Thống đốc NHNN quy định. QTDND cơ sở được cho vay những khách hàng cũ gửi tiền tại QTDND dưới hỡnh thức cầm cố sổ tiền gửi do chớnh QTDND cơ sở đú phỏt hành.
ăViệc lập hồ sơ và thủ tục cho vay, xột duyệt cho vay, ỏp dụng bảo đảm tiền vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh lói suất và lưu giữ hồ sơ cho vay của QTDND cơ sở thực hiện theo quy định của NHNN.
ăQTDND cơ sở thực hiện cỏc hoạt động tớn dụng khỏc theo quy định của NHNN.
iii) Dịch vụ thanh toỏn và ngõn quỹ
ăQTDND cơ sở được mở tài khoản tiền gửi tại NHNN, QTDND TW và cỏc tổ chức tớn dụng khỏc theo quy định của NHNN.
ăQTDND cơ sở được thực hiện cỏc dịch vụ thanh toỏn và ngõn quỹ chủ yếu phục vụ cỏc thành viờn.
iiii) Cỏc hoạt động khỏc
ăQTDND cơ sở được dựng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để gúp vốn theo quy định của NHNN.
ăQTDND cơ sở được nhận ủy thỏc, làm đại lý và thực hiện cỏc nghiệp vụ khỏc trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ khi được NHNN cho phộp.
1.2.2. Đối với QTDND TW
i) Huy động vốn
ăQTDND TW được nhận tiền gửi của tổ chức, cỏ nhõn và TCTD khỏc.
ăQTDND TW được phỏt hành chứng chỉ tiền gửi, trỏi phiếu và giấy tờ cú giỏ khỏc để huy động vốn theo quy định của NHNN.
ăQTDND TW được vay vốn trờn thị trường tiền tệ trong nước, vay vốn của cỏc tổ chức tớn dụng nước ngoài và NHNN theo quy định hiện hành. ăQTDND TW được thực hiện cỏc hỡnh thức huy động vốn khỏc khi được Thống đốc NHNN cho phộp.
ii) Hoạt động tớn dụng
ăQTDND TW cho vay vốn nhằm hỗ trợ, nõng cao hiệu quả hoạt động của cỏc QTDND cơ sở thành viờn; việc cho vay cỏc đối tượng khỏc thực hiện theo quy định của Điều lệ QTDND TW và khụng được vượt quỏ tỷ lệ tối đa do Thống đốc NHNN quy định.
ăQTDND TW được thực hiện cỏc nghiệp vụ chiết khấu, tỏi chiết khấu thương phiếu và cỏc giấy tờ cú giỏ khỏc; bảo lónh ngõn hàng và cỏc hỡnh thức tớn dụng khỏc theo quy định của NHNN.
ăViệc lập hồ sơ và thủ tục cho vay, xột duyệt cho vay, ỏp dụng bảo đảm tiền vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh lói suất và lưu giữ hồ sơ cho vay của QTDND TW thực hiện theo quy định của NHNN.
iii) Cỏc hoạt động khỏc
ăQTDND TW được dựng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để gúp vốn theo quy định của NHNN.
ăQTDND TW được tham gia thị trường tiền tệ do NHNN tổ chức, bao gồm thị trường đấu giỏ tớn phiếu kho bạc, thị trường nội tệ và ngoại tệ liờn ngõn hàng, thị trường giấy tờ cú giỏ khỏc; được kinh doanh ngoại hối khi được NHNN cho phộp; được quyền uỷ thỏc, nhận ủy thỏc, làm đại lý trong cỏc lĩnh vực liờn quan đến hoạt động ngõn hàng.
ăQTDND TW được thực hiện dịch vụ tư vấn và cỏc dịch vụ khỏc liờn quan đến hoạt động ngõn hàng theo quy định của NHNN”.
1.3. Sản phẩm và dịch vụ :
1.3.1. Tiền gửi
- Tiết kiệm khụng kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm cú kỳ hạn
- Tiền gửi thanh toỏn cỏ nhõn và tổ chức
- Tiền gửi bậc thang và tiết kiệm bậc thang
1.3.2. Cho vay
- Cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
- Cho vay tín dụng
- Cho vay đi làm việc nước ngoài
- Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm
- Cho vay nông nghiệp
+ Thơì hạn vay đa dạng, phù hợp với mục đích của khách hàng
- Vay ngắn hạn: 1 - 12 tháng;
- Vay trung hạn: 12 - 60 tháng;
- Vay dài hạn: > 60 tháng.
+ Phương thức vay linh hoạt;
+ Tài sản thế chấp đa dạng: động sản, bất động sản, giấy tờ có giá…
1.3.3. Các dịch vụ chuyển tiền
Đại lý chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam (trong tương lai)
1.4. Vai trũ của QTDND :
1.4.1. Huy động vốn và cung cấp vốn cho nhân dân
Tổng kết giai đoạn thí điểm cũng như nhìn nhận trong suốt giai đoạn chấn chỉnh củng cố, mô hình QTDND đã được đánh giá là đã và đang hỗ trợ rất đắc lực, hiệu quả cho đông đảo nhân dân. Đặc biệt là người dân khu vực nông ngiệp và nông thôn không chỉ được vay vốn để sản suất kinh doanh mà họ có điều kiện, cơ hội có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính ngân hàng mà trước hết có nơi an toàn và thuận tiện để đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi, tiết kiệm của mình. Chính các nguồn vốn huy động tại chỗ này mới là nền tảng cơ sở căn bản và lâu dài để các QTDND từ đó có thể cho các thành viên của mình vay vốn, hay nói cách khác ý tưởng và nhu cầu thành lập một QTDND được xuất phát đồng thời từ cả hai nhu cầu của các thành viên : nhu cầu vay vốn khi cần và nhu cầu đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi, khoản tiền tiết kiệm được. Và đây là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa một QTDND và các tổ chức trung gian chính thức và không chính thức khác như các tổ đại diện cho vay, tổ vay vốn của NHNo&PTNT, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh hay thậm chí là UBND xã... tất cả các tổ chức này thực ra hoạt động chủ yếu là làm đại lý cho vay vốn, giải ngân cho NHNo&PTNT, hoặc dùng uy tín của mình đứng làm đại diện để vay vốn từ các chương trình tín dụng ưu đãi trong và ngoài nước cho người dân trên địa bàn với mục đích, phương thức hoạt động chủ yếu như vậy nên các tổ chức này nói chung, một mặt, hoạt động không chuyên nghiệp, không có hoặc hầu như không có cán bộ chuyên môn và về cơ bản, họ chỉ thực hiện cho vay hay giải ngân tín dụng chứ không thực hiện huy động vốn. Nếu có thì rất hạn chế, không thương xuyên, không chính thức vì về nguyên tắc thì cũng không được phép thực hiện. Việc huy động vốn tại chỗ ở khu vực nông nghiêp và nông thôn như vậy chủ yếu vẫn do các QTDND và các chi nhánh chính thức của NHNo&PTNT thực hiện trên thực tế, chỉ có một phần chi nhánh cấp 3 ( địa bàn huyện ) và các chi nhánh cấp 4 ( địa bàn liên xã ) của NHNo&PTNT mới thực sự gần người dân nông thôn và có thể huy động được vốn nhàn rỗi được nhiều từ khu vực này. Tuy nhiên, mật độ phân bổ chi nhánh cấp 3, cấp 4 của NHNo&PTNT vẫn không thể bao phủ tất cả mọi nơi mọi vùng. Cho đến nay, các NHTM và tổ chức TD lớn vẫn chưa có những chính sách kinh doanh thật sự chú trọng nhiều đến các nguồn vốn tại chỗ, đặc biệt các nguồn vốn tiết kiệm nhỏ, tạm thời nhàn rỗi của người dân nông thôn, một phần là do vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng đại bộ phận người dân nông thôn nghèo, thu nhập thấp, không có khả năng tiết kiệm, không có tiền nhàn rỗi để cho các tổ chức tín dụng huy động. Một phần khác, cũng có thể là do các NH, tổ chức TD ngại rủi ro chi phí lớn, không hiệu quả nên không đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh của mình ở các khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Nhưng cũng chính trong bối cảnh đó mà hệ thống QTDND có một tiềm năng thị trường rất lớn, không chỉ đối với cho vay vốn mà là cả huy động vốn nhàn rỗi ở khu vực nông nghiệp và nông thôn và để thực hiện mục tiêu hỗ trợ thành viên của mình trước mắt cũng như cạnh tranh với hệ thống ngân hàng khác để tồn tại hỗ trợ thành viên lâu dài, hệ thống QTDND phải hoạt động trên nền tảng cơ sở huy động vốn tại chỗ là các nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời và nguồn vốn tiết kiệm đầu tư của người dân. Thực hiện huy động vốn tại chỗ, QTDND đã không chỉ đã hỗ trợ, tương trợ thành viên của mình trong việc tiết kiệm, sử dụng, đầu tư hiệu quả tối ưu vốn nhàn rỗi mà còn nâng cao dần uy tín của mình, không để phụ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài và từ đó có khả năng tồn tại, phát triển lâu dài để phục vụ thành viên như mục đích, mong muốn của họ. Với một chiến lược huy động vốn thông qua khai thác tối đa các tiềm năng vốn nhàn rỗi trên địa bàn, các QTDND sẽ còn góp phần hỗ trợ vốn cho các QTDND khác trong khu vực và trong cả nước thông qua điều hòa vốn của hệ thống. Khả năng hoạt động, sức mạnh tài chính và uy tín chung của cả hệ thống QTDND vì thế sẽ được củng cố và nâng cao đáng kể nhờ sự hợp tác chặt chẽ mang tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau giữa các QTDND là những tổ chức kinh tế hợp tác xã có cùng một phương thức, mô hình kinh doanh, cùng những lợi thế và khó khăn kinh doanh như nhau nhưng lại hoạt động trên những địa bàn nhỏ, tương đối độc lập.
1.4.2. Xoá đói giảm nghèo, hạn chế tệ nạn tín dụng đen vùng nông nghiệp nông thôn
Sự ra đời và hoạt động của QTDND đã góp phần tích cực trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, hạn chế được tệ nạn cho vay nặng lãi và các hình thức biến tướng của nó ở nông thôn. Nhiều địa phương trước đây khi chưa có QTDND, nạn cho vay nặng lãi phát triển mạnh với lãi suất từ 10-15%/ tháng; hiện tượng bán lúa non, cây non của bà con nông dân gần như phổ biến. Đến nay tình trạng này hầu như đã giảm hẳn. Thông qua việc cho vay QTDND đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân thoát khỏi được đói nghèo, đời sống được cải thiện; nhiều hộ vươn lên giàu có, nhiều thành viên của QTDND đã trở thành những điển hình sản xuất kinh doanh giỏi. Hiện nay, cơ cấu tín dụng của các QTDND cũng đang từng bước được chuyển dịch, tăng dần cho vay trung hạn, dài hạn tạo điều kiện cho thành viên đầu tư cơ sở vật chất, cải tiến kĩ thuật, mở rộng sản xuất, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc phù hợp với chương trình kinh tế của địa phương. Thực tế đã chứng minh rằng, khi đời sống của nông dân và cư dân ở nông thôn được cải thiện thì niềm tin của người dân đối với Đảng, với Nhà nước cũng được tăng thêm. Bên cạnh đó, đồng vốn của QTDND đến với bà con nông dân một cách đầy đủ, kịp thời đã giúp cho Nhà nước có điều kiện tập trung vốn chuyển sang đầu tư cho các vùng trọng điểm khác của đất nước.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của QTDND
1.5.1. Các nhân tố chủ quan
Yếu tố hình thức huy động và cho vay
Việc đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của khách hàng trong huy động vốn và cho vay cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thị phần của QTD. Mục đích của các QTD là phải huy động được càng nhiều khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế làm nguồn vốn cho vay, đồng thời tìm kiếm được khách hàng có nhu cầu vay vốn. Vì vậy nếu QTD đáp ứng được hầu hết nhu cầu của khách hàng như : linh hoạt trong huy động với nhiều kỳ hạn gửi tiền dưới nhiều hình thức huy động ( đảm bảo giá trị theo vàng, tiết kiệm tích luỹ hay tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm có thời hạn phù hợp với nhu cầu đa dạng của người gửi) thì sẽ thu hút được ngày càng nhiều vốn.
Đối với các hình thức cho vay cũng vậy nếu QTDND có nhiều hình thức cho vay, nhiều loại cho vay với thời gian vay phong phú, đối tượng cho vay phục vụ được nhu cầu đa dạng của dân cả về sản xuất kinh doanh lẫn tiêu dùng (như mua nhà xây dựng sửa chữa nhà ở, phục vụ nhu cầu sinh hoạt khác) thì sẽ giải quyết được vấn đề đầu ra
Chất lượng nhân sự
QTDND phải có đủ cán bộ có năng lực, hiểu biết nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, nhất là những cán bộ có trách nhiệm quản lý và điều hành. Kinh doanh tiền tệ tín dụng là một loại hình kinh doanh phức tạp, đòi hỏi cán bộ làm công tác này phải thật năng động, nhạy bén với tình hình, tinh thông nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức tốt. ở những địa phương, xét thấy chưa đủ nguồn cán bộ theo tiêu chuẩn và chưa được đào tạo huấn luyện thì chưa thể xây dựng QTD. Kinh nghiệm đã cho thấy: cán bộ là nhân tố rất quan trọng, nếu không nói là quyết định. Không chú ý điều kiện này xây dựng một cách gò ép, hình thức, hay theo phong trào sẽ dẫn đến thất bại.
Kinh doanh tiền tệ thường xuyên phải bảo đảm cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, vốn càng luân chuyển nhanh càng có lãi. Nó không những đảm bảo không bị đọng vốn mà còn phải đảm bảo khả năng thanh toán. Người điều hành QTD phải thật nhạy bén với cơ chế thị trường. Hàng hoá tiền tệ nó khác biệt với bất kỳ loại hàng hoá nào khác. QTD là nguồn đi vay để cho vay nên không thể không để tồn kho nhưng lúc nào cũng phải đủ khả năng thanh toán khi người cho QTD vay có yêu cầu rút tiền, cán bộ điều hành QTD không nắm được yêu cầu đó thì không thể nào đáp ứng yêu cầu.
l Yếu tố trụ sở, phương tiện bảo quản tiền bạc, sổ sách chứng từ
Là đơn vị kinh doanh tiền tệ, là người thủ quĩ của nhân dân nên QTD phải có trụ sở và phương tiện bảo quản tiền bạc, sổ sách, chứng từ. Đây là cơ sở để đảm bảo niềm tin trong nhân dân, dân có tin tưởng mới gửi tiền vào QTD. Trụ sở phải được đặt ở những nơi trung tâm, thuận tiện cho giao dịch, phù hợp với tâm lý đại đa số thành viên. Không chạy theo hình thức nhưng phải bảo đảm khang trang, chắc chắn, an toàn về tài sản. Trong thời gian đầu, bốn điều lệ của QTD còn thấp, các loại quỹ chưa hình thành thì có thể tận dụng trong hoàn cảnh cho phép, nhưng về lâu dài QTD phải xây dưng trụ sở có kho bảo quản tiền bạc, chứng từ, sổ sách.
Địa bàn xây dựng QTD
QTD chỉ nên xây dựng ở những địa phương kinh tế hàng hoá phát triển nghĩa là có khả năng huy đông vốn và có nhu cầu vay vốn. Một khi sản xuất hàng hóa đã phát triển, cơ cấu kinh tế đã thay đổi, các ngành nghề đều phát triển sẽ nảy sinh nhu cầu vay vốn thường xuyên và ngày càng nhiều. Và trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ nảy sinh có những người tạm thời thừa vốn và những người tạm thời thiếu vốn. QTD ra đời sẽ làm nhiệm vụ trung gian, huy động vốn của người thừa vốn cho người tạm thời thiếu vốn vay. Đó chính là điều kiện, tiền đề hình thành và sau khi ra đời, quỹ tín dụng mới có đủ điều kiện và phát triển.
ở những địa phương sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, nhu cầu vay vốn rất ít khả năng vốn tạm thời nhàn rỗi cũng rất hạn chế. ở những địa phương này có hình thành QTD cũng không thể tồn tại và phát triển. Vì mức độ và phạm vi hoạt động bị hạn hẹp không bảo đảm cho QTD kinh doanh có lãi, thu nhập không đủ bù đắp chi phí thì không thể thực hiện được nguyên tắc hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính như cơ chế đã quy định.
1.5.2. Các nhân tố khách quan
Thái độ và chính sách của Nhà nước
Các tổ chức QTDND cũng là những tổ chức kinh tế, là một bộ phận của nền kinh tế nên chịu sự tác động của quan điểm và chính sách từ phía Nhà nước. Nếu Nhà nước nhận thấy lợi ích to lớn mà các QTD đem lại thì sẽ có thái độ ủng hộ, tạo môi trường hoạt động và có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các QTD. Ngược lại nếu các QTD được xem là một nguy cơ gây mất ổn định trong xã hội thì Nhà nước sẽ có thái độ khác và tìm cách kiểm soát chặt chẽ hạn chế và thậm chí cấm các QTDND hoạt động. Do vậy việc xem xét đánh giá đúng và khách quan về các QTD sẽ quyết định tới thái độ và chính sách của Nhà nước tới việc phát triển hay cấm các QTDND hoạt động. Đó là các chính sách về việc đưa ra các khung khổ pháp lý thuận lợi, tạo đất và các sân chơi cho các tổ chức TDHT phát triển, chính sách quản lý giám sát hỗ trợ nguồn vốn, điều kiện cơ sở vật chất và con người, các chính sách miễn giảm hay ưu đãi về thuế, công tác vận động, bảo hiểm, cạnh tranh...Thông qua các chính sách khuyến khích này mà các tổ chức TDHT có thể nhanh chóng phát triển cả về số lượng, chất lượng và qui mô. Như vậy để phát triển các tổ chức TDHT nhà nước có thể đóng vai trò là người khởi xướng việc xây dựng phát triển một hệ thống TDHT thông qua thái độ và chính sách vận động tuyên truyền hỗ trợ của nó.
Quản lý vĩ mô của Nhà nước
- Tạo dựng môi trường và khung khổ pháp lý
Môi trường và khung khổ pháp lý tạo ra sân chơi và đất cho các tổ chức TDHT hoạt động và phát triển. Môi trường pháp lý có lành mạnh, minh bạch và việc thực thi pháp luật có được bảo đảm thì các chủ thể kinh tế mới có thể yên tâm làm ăn. Một sân chơi có bình đẳng, luật chơi có rõ ràng, trọng tài có khách quan mới thu hút được đông người tham gia. Đây thường là công việc của cơ quan lập pháp của các nước. Những lĩnh vực pháp lý chính tạo ra môi trường pháp lý cho các tổ chức TDHT là các qui định luật pháp như Luật hợp tác xã, Luật các tổ chức tín dụng, Luật thương mại. Hai luật quan trọng nhất trực tiếp qui định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức TDHT là Luật hợp tác xã và Luật các tổ chức tín dụng. Nó tạo ra khung khổ pháp lý chính cho các tổ chức TDHT.
- Cấp và thu hồi giấy phép, thanh tra và giám sát.
Khi cho phép mô hình TDHT hoạt động, ngoài việc tạo lập một khung khổ pháp lý và môi trường cho nó hoạt động, Nhà nước còn phải thức hiện việc cấp và thu hồi giấy phép hoạt động, tiến hành thanh tra và giám sát hoạt động của các tổ chức TDHT. Việc cấp và thu hồi giấy phép của Nhà nước thể hiện việc chính thức hoá hay xoá sổ hoạt động của các tổ chức TDHT và qui định luật áp dụng điều chỉnh tương ứng đối với các tổ chức này. Khi đi vào hoạt động, Nhà nước phải thường xuyên thanh tra giám sát hoạt động của các tổ chức TDHT nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động của các tổ chức TDHT. Các biện pháp giám sát từ phía Nhà nước mang tính phòng ngừa và bảo vệ này phải phù hợp với các nguyên tắc của thị trường và nguyên tắc hoạt động của tổ chức TDHT. Đây thường là công việc của cơ quan thanh tra các tổ chức tín dụng hay ngân hàng trung ương của các nước. Việc cấp và thu hồi giấy phép hay thanh tra giám sát của các cơ quan hữu trách nếu có phương pháp phù hợp, thực hiện tốt, hiệu quả không gây phiền nhiễu khó khăn cho các tổ chức TDHT sẽ tác động tích cực tới sự phát triển an toàn của từng tổ chức cũng như cả hệ thống các tổ chức TDHT.
Vai trò của quốc tế
Chúng ta ngày nay sống trong một thời kì mà quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Mở cửa và hội nhập quốc tế là xu hướng phát triển chung, do vậy các tổ chức TDHT và sự phát triển của nó cũng chịu ảnh hưởng và tác động quốc tế không nhỏ. Đó là sự giao lưu, trao đổi thông tin, bài học kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và phát triển các tổ chức TDHT hay việc mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế cũng như chịu sự cạnh tranh từ nước ngoài. Đó là sự kết nối, ra nhập các tổ chức quốc tế liên quan tới tổ chức TDHT như tổ chức liên minh hợp tác xã quốc tế ICA, Hội ngân hàng nhân dân quốc tế CICP, Liên minh Raiffeisen quốc tế IRU. Đó là sự hỗ trợ về kĩ thuật, vốn từ các tổ chức quốc tế, quốc gia khác trong việc xây dựng và phát triển các tổ chức TDHT. Những kinh nghiệm và sự hỗ trợ quốc tế có tác động rất tích cực tới việc xây dựng và phát triển tổ chức TDHT, đặc biệt là việc tránh được những thất bại, sự trả giá và rút ngắn được thời gian xây dựng.
Tính rủi ro và ảnh hưởng dây truyền của hoạt động của QTDND.
QTDND là loại hình TCTD hợp tác hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay đối với các thành viên của khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi mặt bằng kinh tế còn thấp sản suất, kinh doanh còn chứa đựng nhiều rủi ro (do phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan như thời vụ, thiên tai, giá cả ...) Trong khi đó qui mô hoạt động và năng lực tài chính của các QTD thường nhỏ bé, trình độ các bộ và nhân viên còn hạn chế. Vì vậy QTDND là loại hình TCTD thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro và cũng dễ xảy ra đổ vỡ nhất so với các loại hình TCTD khác.
Không những thế do hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, TD và NH là lĩnh vực rất nhạy cảm, chịu tác động rất lớn bởi yếu tố tâm lý, thông tin và nhiều yếu tố ảnh hưởng khách quan, chủ quan khác nên khi đối mặt với những nguy cơ đổ vỡ, việc khắc phục đưa QTDND trở lại hoạt động bình thường gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa tuy các QTDND và các pháp nhân độc lập đồng thời thông qua các bộ phận tổ chức liên kết, phát triển hệ thống có chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi định hướng phát triển, cung cấp các dịch vụ tư vấn thông tin thực hiện kiểm toán, quản lý quĩ an toan và đào tạo nguồn nhân lực cho toàn hệ thống QTDND .
Trong cơ chế liên kết kinh tế QTDNDTW và các doanh nghiệp cần cung cấp dịch vụ tài chính hỗ trợ hoạt động theo nguyên tắc không cạnh tranh mà hỗ trợ cho các QTDND nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nhằm phục vụ thành viên của các QTDND cơ sở ngày một tốt hơn qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của từng QTDND cơ sở cũng như toàn hệ thống các QTDND cơ sở là chủ sở hữu và cũng là khách hàng của tổ chức nói trên; đồng thời QTDND cơ sở chính là nơi tạo ra nguồn thu nhập căn bản cho hệ thống QTDND, chính vì vậy mà chỉ khi các QTDND hoạt động tốt thì hệ thống QTDND mới phát triển tốt, trong khi đó bộ phận tổ chức liên kết phát triển hệ thống tuy không trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh tế nhưng có chức năng hỗ trợ và đảm bảo cho các thành viên nhất là đối với QTDND cơ sở cũng như toàn bộ hệ thống phát triển an toàn và bền vững.
Điều kiện về địa bàn thông tin liên lạc và giao thông vận tải
QTD hoạt động kinh doanh trong một cơ chế thị trường, lại có nhiều tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này nên đòi hỏi phải nhạy bén, nắm bắt được thông tin liên lạc để có biện pháp xử lý phù hợp. Như việc xử lý về lãi suất, đối tượng cho vay, vấn đề thời vụ, lúc nào cần tung vốn ra, lúc nào cần thu hẹp vốn đầu tư ... nếu không có mạng lưới thông tin liên lạc làm sao những người quản trị điều hành nắm bắt được tình hình để xử lý, đề ra những chủ trương biện pháp hữu hiệu, đảm bảo cho việc kinh doanh được tiến hành thuận lợi hiệu qủa.
Phương tiện thông tin liên lạc chủ yếu là điện thoại, vi tính, đường giao thông, phương tiện vận chuyển.
Sự liên kết hệ thống QTDND
Lịch sử phát triển mô hình QTDND đã cho thấy trong hệ thống QTDND, thì QTDND cơ sở là loại hình ra đời sớm nhất và cũng là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động tiền tệ TDNH để hỗ trợ các thành viên (là chủ thể hoạt động kinh tế riêng biệt) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của riêng họ đây chính là mục tiêu cơ bản và lâu dài mà các thành viên mong muốn khi cùng nhau góp vốn thành lập QTDND.
Để có thể duy trì sự tồn tại và phát triển nhằm hỗ trợ lâu dài và bền vững cho các thành viên trong điều kiện kinh tế thị trường, các QTDND cơ sở (là những TCTD hoạt động độc lập có quy mô nhỏ với những yếu điểm vốn có như đã phân tích ở trên ) không còn con đường nào khác là phải cùng nhau thiết lập một cơ chế liên kết chặt chẽ nhằm vừa phát huy các ưu điểm, lợi thế vốn có của mình lại vừa khắc phục được các yếu điểm cố hữu mà mỗi QTDND không tự mình giải quyết được. Hệ thống liên kết này còn được vận hành một cách đông bộ và toàn diện thông qua cơ chế liên kết kinh tế giữa các đơn vị cấu thành của bộ phận trực tiếp hoạt động trung gian phục vụ thành viên là QTDND cơ sở, QTDND khu vực, QTDND TW và các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính hỗ trợ.
Tóm lại hoạt động của QTD chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, các yếu tố có thể tác động theo hướng tích cực và tiêu cực. Chúng ta cần phải tìm hiểu phân tích, đánh giá, các tác động của những nhân tố này để nâng cao hoạt động của hệ thống QTD.
1.6. Kinh nghiệm của các nước trong việc phát triển hệ thống QTDND
1.6.1 Kinh nghiệm về mặt lý luận
Một là: Nhận thức đúng về loại hình tổ chức TDHT
Những nhận thức lệch lạc thường hay gặp ở các nước là coi tổ chức TDHT như là một công cụ để thực thi các chính sách xã hội của Nhà nước hay coi là một tổ chức xã hội từ thiện dẫn đến mục tiêu của tổ chức TDHT sẽ bị đẩy ra phía sau làm cho lợi ích của các thành viên về lâu dài không được đảm bảo. Theo kinh nghiệm của các nước, họ luật hoá luôn mục tiêu và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của tổ chức TDHT và đảm bảo cho tính thực thi của luật này.
Hai là : Có một khung khổ pháp lý ổn định
Kinh nghiệm của các nước là chỉ qui định những đIều khoản chung nhất, mang tính bắt buộc không thể thiếu được, bất di bất dịch trong luật, còn để lại độ tự do, tự chủ cho các tổ chức TDHT tự quyết định thông qua tổ chức đại diện quyền lợi hay chính họ.
Ba là : Có chế độ kiểm toán TDHT bắt buộc toàn diện và theo chỉ định.
Xuất phát từ những yếu điểm mang tính đặc thù nội tại của loại hình TDHT như cơ chế giám sát dân chủ lơ là thì bắt buộc phải áp dụng một chế độ kiểm toán độc lập đối với các tổ chức TDHT. Theo kinh nghiệm các nước, chế độ kiểm toán bắt buộc này sẽ do Nhà nước qui định, thường dưới một qui chế kiểm toán. Nhà nước sẽ giao cho một tổ chức nào đó có đủ điều kiện và khả năng để thực hiện kiểm toán tại các tổ chức TDHT, theo đó Nhà nước thường trao quyền kiểm toán cho các tổ chức kiểm toán của hệ thống liên kết TDHT như cho hiệp hội Đức hay một công ty kiểm toán chuyên nghiệp thuộc Tổng liên đoàn (Canada).
Bốn là: Có một hệ thống đào tạo hiệu quả
Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, chương trình đào tạo phải gắn và mang tính thực tiễn cao, dễ áp dụng triển khai. Một mặt các cán bộ, nhân viên phải tự có trách nhiệm tự học hỏi nâng cao trình độ, mặt khác phải mời những giảng viên có trình độ kinh nghiệm về giảng dạy.
1.6.2. Kinh nghiệm triển khai
Một là: Hoạt động theo đúng các nguyên tắc TDHT cơ bản.
- Nhà nước là người khởi xướng, vận động xây dựng các tổ chức TDHT nhưng không được phép ép buộc người dân gia nhập tổ chức TDHT .
- Các tổ chức TDHT được xây dựng từ nhu cầu của thành viên dưới sự dẫn dắt của các thành viên sáng lập hay các tổ chức đại diện quyền lợi chứ không phải từ một ý chí chủ quan nào cả.
- Nhà nước không dùng các biện pháp can thiệp hành chính, phi thị trường .
- Nhà nước không can thiệp vào công việc nội bộ của tổ chức TDHT
- Nhà nước khuyến khích sự phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tính tự trợ giúp trong tổ chức TDHT
Hai là : Xây dựng một hệ thống liên kết TDHT hoàn chỉnh .
a. Khối tổ chức TDHT cơ sở
- Xây dựng và phát triển ở cả đô thị và nông thôn.
- Hoạt động như những NH đa năng, cung cấp mọi dịch vụ NH.
- Hoạt động trên địa bàn khu vực đủ rộng lớn để có quy mô hoạt động đảm bảo tính kinh tế tối thiểu nhưng không quá lớn để đảm bảo sự kiểm soát, hạn chế rủi ro cho các tổ chức TDHT.
- Thành viên của tổ chức TDHT bao gồm cả thể nhân và pháp nhân.
- Có xu hướng sáp nhập lại với nhau để tạo thành các tổ chức TDHT mạnh hơn, có quy mô và địa bàn hoạt động lớn hơn.
- Có sự phân công nhiệm vụ, chức năng rõ ràng với mức thẩm quyền và trách nhiệm tương ứng giữa các cơ quan của tổ chứ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0853.doc