Tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương: ... Ebook Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
184 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
************************
VŨ THỊ XUÂN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học: TS.ĐỖ THỊ TÁM
HÀ NỘI - 2008
i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Xuân
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được nội dung này, tôi đã nhận được sự chỉ
bảo, giúp đỡ rất tận tình của TS. Đỗ Thị Tám, sự giúp đỡ, động viên
của các thầy cô giáo trong bộ môn Quy hoạch đất đai, các thầy cô
giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, Khoa Sau đại học. Nhân dịp
này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
TS. Đỗ Thị Tám và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô
giáo trong Khoa Tài nguyên và Môi trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ UBND huyện, phòng NN &
PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, chính
quyền các xã cùng nhân dân huyện Gia Lộc đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp
động viên, giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2008
Tác giả luận văn
Vũ Thị Xuân
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu v
Danh mục các bảng biểu vi
Danh mục các phụ lục vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ, các hình ảnh viii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4
1.3 YÊU CẦU 4
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT 5
2.2 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
9
2.3 SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT
HÀNG HOÁ 17
2.4 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP HÀNG HOÁ 36
2.4.1 CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 36
2.4.2 CÁC NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 367
iv
3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 43
3.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 43
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 43
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN GIA LỘC 48
4.1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 48
4.1.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 51
4.1.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 53
4.1.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG 59
4.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN GIA LỘC 60
4.2.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 60
4.2.2 HIỆN TRẠNG CÂY TRỒNG VÀ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP 63
4.2.3 NÔNG SẢN HÀNG HÓA VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NÔNG
SẢN 63
4.2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG 67
4.3 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN GIA LỘC 68
4.3.1 HIỆU QUẢ KINH TẾ 68
4.3.2 HIỆU QUẢ XÃ HỘI 82
4.3.2 HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG 824
4.4 ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN GIA LỘC
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
96
4.4.1 NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP 96
v
4.4.2 ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
98
4.4.3 DỰ KIẾN MỘT SỐ KẾT QUẢ SAU ĐỊNH HƯỚNG 104
4.4.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN GIA LỘC
105
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 110
5.1 KẾT LUẬN 110
5.2 ĐỀ NGHỊ 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 120
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 BVTV Bảo vệ thực vật
2 CAQ Cây ăn quả
3 CNH - HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
4 CPTG Chi phí trung gian
5 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
6 GTGT Giá trị gia tăng
7 GTSX Giá trị sản xuất
8 HQĐV Hiệu quả đồng vốn đầu tư
vi
9 LĐ Lao động
10 LX - LM Lúa xuân – lúa mùa
11 LUT Loại hình sử dụng đất
12 NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
13 NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
14 RM Rau màu
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT Tên các bảng biểu Trang
4.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Gia Lộc năm 2007 48
4.2 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 57
4.3 Hiện trạng hệ thống cây trồng phân theo các vùng 60
4.4 Hiện trạng các LUT huyện Gia Lộc năm 2007 62
4.5 Các cây trồng hàng hoá chính của huyện 64
4.6a Hiệu quả kinh tế các LUT vùng 1 71
4.6b Hiệu quả kinh tế các LUT vùng 2 73
4.6c Hiệu quả kinh tế các LUT vùng 3 76
4.7a Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các vùng 78
vii
4.7b Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các LUT trên các vùng 79
4.8 Hiệu quả xã hội của các LUT 83
4.9 Tổng hợp mức độ bón phân của các cây trồng 85
4.10 Mức độ sử dụng thuốc BVTV của một số cây trồng 88
4.11a Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng 1 99
4.11b Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng 2 100
4.11c Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng 3 100
4.12 So sánh một số chỉ tiêu trước và sau định hướng 101
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
TT Tên phụ lục Trang
1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Gia Lộc 118
2. Biến động diện tích cây trồng qua các năm 119
3.1. Hiệu quả kinh tế cây trồng vùng 1 120
3.2. Hiệu quả kinh tế cây trồng vùng 2 121
3.3. Hiệu quả kinh tế cây trồng vùng 3 122
3.4. So sánh hiệu quả kinh tế cây trồng giữa các vùng 123
4.1. Hiệu quả kinh tế các LUT vùng 1 124
4.2. Hiệu quả kinh tế các LUT vùng 2 126
4.3. Hiệu quả kinh tế các LUT vùng 3 128
viii
5.1. Mức đầu tư phân bón cho các cây trồng vùng 1 130
5.2. Mức đầu tư phân bón cho các cây trồng vùng 2 130
5.3. Mức đầu tư phân bón cho các cây trồng vùng 3 131
6.1. Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của lúa 132
6.2. Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của bắp cải 132
6.3. Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của dưa hấu 133
6.4. Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của dưa chuột 133
6.5. Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của su hào 134
6.6. Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của ngô giống 134
7. Thời vụ gieo trồng một số cây trồng 135
8. Đánh giá của người dân một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất 136
9.1. Định hướng bố trí cây trồng vùng 1 137
9.2. Định hướng bố trí cây trồng vùng 2 139
9.3. Định hướng bố trí cây trồng vùng 3 141
10. Phiếu điều tra nông hộ 143
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, CÁC HÌNH ẢNH
TT Tên bản đồ, biểu đồ, các hình Trang
ix
Sơ đồ. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2007 huyện
Gia Lộc – tỉnh Hải Dương
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh 4. 1 Hệ thống kênh mương thuỷ lợi
Ảnh 4. 2 Hoạt động mua bán tại các điểm thu mua nông sản
Ảnh 4. 3 Ruộng trồng bắp cải trên LUT chuyên RM xã Gia Xuyên
Ảnh 4. 4 LUT hoa cây cảnh xã Gia Xuyên
Ảnh 4. 5 Ruộng trồng đậu tương trên LUT LX – màu xã Liên Hồng
Ảnh 4. 6 LUT chuyên lúa xã Phạm Trấn
Ảnh 4. 7 Ruộng trồng dưa hấu trên LUT chuyên RM xã Hoàng Diệu
Ảnh 4. 8 Ruộng trồng ngô trên LUT LM – màu xã Lê Lợi
Ảnh 4. 9 Ruộng trồng ớt trên LUT LX – LM – cây vụ đông xã Gia xuyên
Ảnh 4. 10 Ruộng trồng đậu đũa trên LUT LX – màu xã Đoàn Thượng
Ảnh 4. 11 Ruộng trồng dưa chuột trên LUT LM – màu xã Lê Lợi
Ảnh 4. 12 Các cây trồng xen canh trên 1 khu vực cánh đồng
Ảnh 4. 13 Mô hình chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thuỷ sản
49
51
65
158
158
158
159
159
159
160
160
160
160
160
1
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia vì nó là nền tảng,
là môi trường sống của con người. Với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư
liệu sản xuất không thể thay thế được, không có đất thì không có sản xuất
nông nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng đất là một phần hợp thành của chiến
lược nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững [37].
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài
người [6]. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh
tế xuất phát từ phát triển nông nghiệp, dựa vào khai thác các tiềm năng của
đất, lấy đó làm cơ sở phát triển các ngành khác. Vì vậy, việc tổ chức sử
dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái
và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu. Điều mà các nhà
khoa học trên thế giới quan tâm là làm thế nào để sản xuất ra nhiều lương
thực, thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu trong khuôn khổ xã hội và kinh tế có
thể thực hiện được? Nói cách khác, mục tiêu hiện nay của loài người là
phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế - xã hội, môi
trường một cách bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên cần bắt đầu từ việc
nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp toàn diện, như Bùi Huy
Đáp đã viết "phải bảo vệ một cách khôn ngoan tài nguyên đất còn lại cho
một nền sản xuất nông nghiệp bền vững" [37].
Hơn 20 năm qua, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nền nông nghiệp cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển
tương đối toàn diện, tăng tưởng khá (bình quân năm 5,5%/năm). Sản
2
lượng lương thực tăng 5%/năm, gấp hơn 2 lần tỷ lệ tăng dân số. Nông
nghiệp đóng góp 25,43% tổng GDP và đóng góp tới 70% GDP ở khu vực
nông thôn[53]. Sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương
thực quốc gia mà còn mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng
hàng hóa nông sản xuất khẩu. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu nông sản
hàng hoá đạt 9,01 tỷ USD chiếm 22,62% kim ngạch xuất khẩu cả nước
[42].
Cùng với tăng trưởng sản lượng và sản lượng hàng hoá là quá trình
đa dạng hoá các mặt hàng nông sản trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh
từng vùng. Đã hình thành những vùng sản xuất tập trung với khối lượng
nông sản hàng hóa lớn mang tính kinh doanh rõ rệt (lúa gạo và rau quả
thực phẩm vùng ĐBSH, lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long, cà phê,
cao su ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên…). Xuất hiện nhiều trang trại và
hộ kinh doanh tiểu điền, mà ở đó lượng nông sản hàng hóa chiếm tỉ trọng
lớn và tính chất sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa ngày càng thể
hiện rõ. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, nền nông nghiệp nước ta vẫn phải
đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún, công
nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên
kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơ cấu chậm [36], [51].
Trong điều kiện các nguồn tài nguyên để sản xuất có hạn, diện tích
đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết, tạo ra giá trị lớn về kinh tế
đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp bền vững. Chính vì vậy, nông
nghiệp hàng hóa là một nội dung trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng:
"Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, đa dạng và bền vững dựa
trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, áp dụng khoa học công nghệ, làm
3
ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và
tăng khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường Quốc tế; nâng cao hiệu
quả sử dụng đất, lao động, vốn; tăng thu nhập và đời sống nhân dân"
[54]. Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu diễn ra gần đây đã gây sức
ép rất lớn đến vấn đề sản xuất lương thực hiện nay. Nhiều nước trong đó
có Việt Nam đang phải nhìn lại vấn đề sử dụng đất để đáp ứng mục tiêu
phát triển cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp. Ngày 18/04/2008,
chính phủ đã ban hành Quyết định 391/QĐ-TTg về rà soát, kiểm tra thực
trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm từ 2005 – 2010
trên địa bàn cả nước, trong đó tập trung vào đất nông nghiệp nói chung và
đất chuyên trồng lúa nước nói riêng [8]. Tại khoản 1 điều 3, Quyết định
nêu rõ: “ Hạn chế tối đa việc chuyển đất trồng lúa nước sử dụng vào mục
đích phi nông nghiệp. Không xét quy hoạch chuyển đất trồng lúa nước
sang sử dụng vào mục đích sản xuất dịch vụ phi nông nghiệp ở những địa
phương có điều kiện sử dụng các loại đất này” [8]. Điều đó 1 lần nữa
khẳng định xu hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá bền vững là hướng
đi tất yếu đảm bảo phát triển đất nước lâu dài, ổn định.
Gia Lộc là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Hải Dương với diện tích tự
nhiên là 122,15 km2. Sản xuất nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt với
sự phát triển của huyện. Hiện nay, chuyển dịch cơ cấu cây trồng diễn ra ở
hầu hết các xã, xu hướng độc canh cây lúa không còn, nhiều mô hình
chuyển đổi được áp dụng. Hiệu quả sử dụng đất tăng lên rõ rệt, nhiều xã có
GTSX/ha đất canh tác đạt trên 50 triệu đồng, điển hình như xã Tân Hưng
87 triệu đồng, Lê Lợi 67,5 triệu đồng, Toàn Thắng 65 triệu đồng... Đã hình
thành một số vùng sản xuất tập trung rau, cây cảnh tạo ra nhiều sản phẩm
hàng hóa, góp phần hình thành nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa [60]. Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa chỉ mới dừng lại là sản xuất nhỏ
4
mang tính tự phát. Vì vậy, định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mục tiêu của
đề tài: “Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm góp phần giúp
người dân lựa chọn phương thức sử dụng đất phù hợp trong điều kiện cụ thể
của huyện.
+ Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá.
1.3 Yêu cầu
+ Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội đầy đủ và chính
xác các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thống nhất .
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp với những chỉ tiêu
phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện Gia Lộc.
+ Các giải pháp đề xuất phải phù hợp về mặt khoa học và phải có tính
thực thi.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu là huyện Gia Lộc - tỉnh
Hải Dương, với 6 xã đại diện: xã Liên Hồng, xã Gia Xuyên, xã Hoàng Diệu,
xã Đoàn Thượng, xã Lê Lợi và xã Phạm Trấn.
+ Giới hạn về thời gian: Các số liệu thống kê được lấy từ năm 2005 –
2007 về diện tích cây trồng, kinh tế - xã hội của huyện. Số liệu giá cả vật tư
và nông sản phẩm hàng hoá điều tra năm 2007.
5
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất
2.1.1 Đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Theo Luật đất đai năm 2003, đất nông nghiệp được chia ra làm các
nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi
trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [23]. Sự phân chia
cụ thể này sẽ giúp cho việc khai thác tiềm năng và nâng cao hiệu quả sử
dụng của từng loại đất.
Cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa học
và kỹ thuật, công năng của đất được mở rộng và có vai trò quan trọng đối với
cuộc sống của con người. Nhân loại đã có những bước tiến kỳ diệu làm thay bộ
mặt trái đất và mức sống hằng ngày. Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa cục
bộ không có một chiến lược phát triển chung nên đã gây ra những hậu quả tiêu
cực như: ô nhiễm môi trường, thoái hoá đất… Hàng năm gần 12 triệu ha rừng
nhiệt đới bị tán phá ở Châu Mỹ La Tinh và Châu Á. Cân bằng sinh thái bị phá
vỡ, hàng triệu ha đất đai bị hoang mạc hoá [33]. Sự thoái hoá đất đai tập trung
chủ yếu ở các nước đang phát triển.Theo kết quả điều tra của UNDP và trung
tâm thông tin nghiên cứu đất quốc tế (ISRIC), thế giới có khoảng 13,4 tỷ ha đất
thì đã có khoảng 2 tỷ ha đất bị hoang hoá ở các mức độ khác nhau trong đó
Châu Á và Châu Phi là 1,2 tỷ ha chiếm 62% tổng diện tích bị thoái hoá [16].
6
Lịch sử của thế giới đã chứng minh bất kỳ nước nào dù là nước phát
triển hay đang phát triển thì sản xuất nông nghiệp đều có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra sự ổn định xã hội và mức an toàn lương
thực quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, sản phẩm nông nghiệp và
còn là nguồn tạo ra thu nhập ngoại tệ. Tuỳ theo lợi thế của mình mà mỗi nước
có thể lựa chọn những nông sản phù hợp để xuất khẩu thu ngoại tệ hay trao
đổi lấy sản phẩm công nghiệp để đầu tư lại cho nông nghiệp và các ngành
khác trong nền kinh tế quốc dân.
Theo Worlk Bank, hàng năm mức sản xuất so với yêu cầu sử dụng
lương thực vẫn thiếu hụt từ 150 - 200 triệu tấn, trong khi đó vẫn có 6 - 7 triệu
ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất, bị xói mòn. Trong 1200 triệu ha đất
bị thoái hoá có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất do sử
dụng không hợp lý [65].
Năm 2006, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.121,2 nghìn ha, ,
dân số là 85.154,9 nghìn người, mật độ dân số 257 người/km2, bình quân
diện tích đất tự nhiên là 3.889 m2/người, đứng vị trí thứ 9 trong khu vực
[43]. Trong đó đất nông nghiệp chỉ có 24.833,8 nghìn ha, bình quân diện
tích đất nông nghiệp là 2.916 m2/người. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội về nông sản đang trở thành một trong
các mối quan tâm lớn nhất của người quản lý và sử dụng đất.
2.1.2 Nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới
Nông nghiệp nhiệt đới được tiến hành ở các vùng trong vành đai nhiệt
đới. Diện tích vùng nhiệt đới chiếm khoảng 1/3 diện tích lục địa với diện
tích đất nông nghiệp có ích khoảng 1,4 tỷ ha. Điều kiện khí hậu - đất đai đặc
biệt với hoàn cảnh kinh tế xã hội tạo cho nông nghiệp nhiệt đới có những nét
riêng biểu hiện trên các hệ thống cây trồng, vật nuôi. Khí hậu là yếu tố hạn
7
chế quyết định đến sự phát triển của hệ thống cây trồng. Vùng nhiệt đới ẩm,
mưa nhiều, tập trung gây dòng chảy và xói mòn nghiêm trọng. Đất đai phần
lớn là màu mỡ nhưng so với vùng ôn đới thì không tốt bằng vì ít chất mùn,
các xác vi sinh vật mau bị khoáng hoá. Khí hậu và đất nhiệt đới phần lớn
thích hợp cho việc trồng cây lâu năm, cà phê, chè, ca cao và các loại cây ăn
quả nhiệt đới. Đối với những vùng đất trũng, đất phù sa, đất giàu chất hữu
cơ… rất thích hợp cho việc gieo trồng các giống cây ngắn ngày, cây lương
thực. Hiện nay, ở các vùng nhịêt đới, việc canh tác sử dụng đất nông nghiệp
theo hướng thâm canh cao, tăng năng suất, tăng vụ, áp dụng mạnh mẽ các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây là những nguyên nhân gây tình
trạng thoái hoá đất, đất bị mất khả năng sản xuất. Điều đó đặt ra vấn đề là
phát triển sản xuất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ cải tạo đất, xây dựng nền
nông nghiệp hiệu quả và bền vững [2].
2.1.3 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
* Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi nhu cầu của con người
về các sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng. Mặt khác, đất nông nghiệp ngày
càng thu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, mục tiêu sử
dụng đất nông nghiệp ở nước ta là nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ
sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho
công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp trong sản
xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối
đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến
môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai
thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Do đó, đất nông nghiệp cần được
8
sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”, phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh cụ thể của từng vùng [37].
* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp bền vững được phát triển vào những năm 70 của thế kỷ
này nhằm khắc phục nạn ô nhiễm đất, nước không khí bởi hệ thống nông
nghiệp và công nghiệp cùng với sự mất mát của các loài động thực vật, suy
giảm các tài nguyên thiên nhiên không tái sinh. Vấn đề nông nghiệp bền
vững là vấn đề thời sự được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực quan
tâm [4]. Đi cùng với vấn đề phát triển nông nghiệp là sử dụng đất bền
vững. Thuật ngữ sử dụng đất bền vững được dựa trên quan điểm sau: (i)
duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất; (ii) giảm thiểu mức rủi ro trong
sản xuất; (iii) bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự thoái hoá đất và
nước; (iv) có hiệu quả lâu bền; (v) được xã hội chấp nhận [31].
Năm nguyên tắc trên là cốt lõi của việc sử dụng đất đai bền vững. Nếu
sử dụng đất đai đảm bảo các nguyên tắc trên thì đất được bảo vệ cho phát
triển nông nghiệp bền vững.
Nông nghiệp bền vững là tiền đề và điều kiện cho định cư lâu dài. Một
trong những cơ sở quan trọng nhất của nông nghiệp bền vững là thiết lập
được các hệ thống sử dụng đất hợp lý. Altieri và Susanna B.H.1990 cho rằng
nền tảng của nông nghiệp bền vững là chế độ đa canh cây trồng với các lợi
thế cơ bản là: tăng sản lượng, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm tác hại
của sâu bệnh và cỏ dại, giảm nguy cơ rủi ro… Quan điểm đa canh và đa dạng
hoá nhằm nâng cao sản lượng và tính ổn định này được Ngân hàng thế giới
đặc biệt khuyến khích đối với các nước nghèo [64].
9
Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại,
vừa đảm bảo được nhu cầu của các thế hệ tương lai [13]. Một quan điểm khác
lại cho rằng: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay
đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng
của con người cả hiện tại và mai sau [63]. Để phát triển nông nghiệp bền
vững ở nước ta, cần nắm vững mục tiêu và tác dụng lâu dài của từng mô hình,
để duy trì và phát triển đa dạng sinh học. Căn cứ vào nhu cầu thị trường, thực
hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu
thế ở từng địa phương. Từ đó, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm
cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao - đó là điều kiện tiên quyết phát triển
được nền nông nghiệp bền vững .
2.2 Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp
2.2.1 Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Trước đây, người ta
thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này, người ta nhận thấy rõ
sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả
chính là kết quả như yêu cầu của công việc mang lại [52].
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi hướng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có
nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi
nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá
bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng
số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian [2].
Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục
đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do
10
tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của
con người mà ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ
ra bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết
quả mà phải đánh giá chất lượng hoạt động tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất
lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả [37].
Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử
dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong
hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng
tiền. Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút lao động trong
quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất. Riêng đối với ngành
nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng
lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là
sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý
nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm bảo sự ổn định
về kinh tế - xã hội đất nước [2].
Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện
pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi
thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những
hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền
kinh tế quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế [2].
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ
cấu cây trồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu
hết các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà
khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp
11
mà còn là mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia sản
xuất nông nghiệp [57].
Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả sử
dụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó
mà phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội và hiệu quả môi trường.
2.2.1.1 Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể
là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động
theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà kinh tế Samuel – Nordhuas thì
“Hiệu quả là không lãng phí”. Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau,
Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm
chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt
động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho
xã hội [37].
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền
sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau.
Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo
quy luật “tiết kiệm thời gian”;
- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý
thuyết hệ thống;
- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ
các lợi ích của con người.
12
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả
đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là
phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về
phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt
chẽ giữa hai đại lượng đó.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh
tế sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối
lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao
động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội" [37].
2.2.1.2 Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt
xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối
quan hệ mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất. Theo Nguyễn
Duy Tính [41], hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ
yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất
nông nghiệp.
Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu
nhập của nhân dân... Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển,
phát huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân.
Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc
sử dụng đất bền vững hơn.
2.2.1.3 Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải
bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo
13
vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh
thái
(>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [18].
Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và
theo chiều hướng khác nhau. Cây trồng phát triển tốt khi phù hợp với đặc
tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của
các hoạt động sản xuất, phương thức quản lý của con người, hệ thống cây
trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm:
hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường [16].
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh
giá thông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc
sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo
cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô
nhiễm môi trường.
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại
giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu
việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt
nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử
dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
2.2.2 Đặc điểm, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.2.2.1 Đặc điểm
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết, có thể xem
xét ở các mặt [37]:
14
+ Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố
đầu vào kinh tế. Vì thế, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước
tiên phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể
(thường là 1 ha), tính trên 1 đồng chi phí, trên 1 công lao động.
+ Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân
canh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả từng loại cây trồng, từng công thức
luân canh.
+ Thâm canh là biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác
động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài. Vì thế, cần
phải nghiên cứu hậu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên
cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất.
+ Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết
làm cho môi trường cùng phát triển. Do đó, khi đánh giá hiệ._.u quả sử dụng đất
nông nghiệp cần quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp
đến môi trường xung quanh.
+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc. Vì vậy,
khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tác
động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội khác như: giải quyết
việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí nông thôn…
2.2.2.2 Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp
Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
cần phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể:
+ Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và tính hệ
thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính
so sánh có thang bậc [21], [40].
15
+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ
bản biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan
điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản
làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn [19].
+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông
nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối
ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu.
+ Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học và
phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.
2.2.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối quan
hệ này là mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số, nên dạng tổng quát
của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là:
H = K - C
H = K/C
H = (K - C)/C
H = (K1 - K0)/(C1 - C0)
Trong đó:
+ H: Hiệu quả
+ K: Kết quả
+ C: Chi phí
+ 1, 0 là chỉ số thời gian (năm)
* Hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp
- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).
16
- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất
thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu
vào
và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí
trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
GTGT = GTSX - CPTG
+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG,
GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử
dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có
(GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống
cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí
cơ hội của người lao động.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau [21]:
+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân;
+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng;
+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân;
+ Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường
Theo Đỗ Nguyên Hải [16], chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường
trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là:
+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;
+ Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;
+ Đánh giá quản lý đất đai;
17
+ Đánh giá hệ thống cây trồng;
+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất
và bảo vệ cây trồng;
+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;
+ Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất
nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó đòi hỏi phải được nghiên
cứu, phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ
dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua kết quả điều tra về
việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhận xét của nông dân đối với
các loại hình sử dụng đất hiện tại.
2.3 Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
2.3.1 Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới
Theo Đường Hồng Dật [6], trên con đường phát triển nông nghiệp mỗi
nước đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau, nhưng phải giải quyết
vấn đề chung sau:
+ Không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, năng suất lao động
trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư;
+ Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học và quá
trình phát triển nông nghiệp. Chiều hướng chung nhất là phấn đấu giảm lao
động chân tay, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động
quản lý và tổ chức;
+ Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và môi trường.
Từ những vấn đề chung trên, mỗi nước lại có chiến lược phát triển
nông nghiệp khác nhau và có thể chia làm hai xu hướng:
18
* Nông nghiệp công nghiệp hoá: Sử dụng nhiều thành tựu và kết quả
của công nghiệp, sử dụng nhiều vật tư kỹ thuật, dùng trang thiết bị máy móc
sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gần như công nghiệp, đạt năng suất
cây trồng vật nuôi và năng suất lao động cao. Khoảng 10% lao động xã hội
trực tiếp làm nông nghiệp nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất
khẩu. Tuy nhiên, nông nghiệp công nghiệp hoá gây nên nhiều hậu quả sinh
thái nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường làm giảm tính đa dạng sinh học,
làm hao hụt nguồn gen thiên nhiên [2].
Theo cách hiểu gần đây nhất được đưa ra: Nông nghiệp công nghiệp
hoá là một nền nông nghiệp được công nghiệp hoá khi áp dụng đầy đủ các
thành tựu của một xã hội công nghiệp vào nông nghiệp. Các thành tựu đó thể
hiện trên nhiều mặt: thông tin, điện tử, sinh học, hoá học, cơ khí… Thực tế
cho thấy ở nhiều nước công nghiệp phát triển, nền nông nghiệp công nghiệp
hoá thể hiện theo cách này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên,
nhược điểm của nền nông nghiệp này là không chú ý đầy đủ đến các tác động
của hoạt động sản xuất nông nghiệp lên môi trường tự nhiên [6].
* Nông nghiệp sinh thái: Khái niệm nông nghiệp sinh thái được đưa ra
nhằm khắc phục những nhược điểm của nông nghiệp công nghiệp hoá. Nông
nghiệp sinh thái nhấn mạnh việc đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc về sinh
học trong nông nghiệp. Mục tiêu của nông nghiệp sinh thái là:
- Tránh những tác hại do sử dụng hoá chất và phương pháp công nghiệp
gây ra;
- Cải thiện chất lượng dinh dưỡng thức ăn;
- Nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng phân bón hữu cơ, tăng hàm lượng
mùn trong đất…
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí [2].
19
Gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững,
đó là một dạng của nông nghiệp sinh thái với mục tiêu sản xuất nông nghiệp
đi đôi với giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo cho nông nghiệp phát
triển bền vững, lâu dài.
Trong thực tế phát triển theo những dạng tổng hợp, đan xen các xu
hướng vào nhau ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể như :
- “Cách mạng xanh’’ đã được thực hiện ở các nước đang phát triển của
Châu Á, Mỹ La Tinh và đem lại những bước phát triển lớn vào thập niên 60.
Thực chất cuộc cách mạng này dựa chủ yếu vào việc áp dụng các giống cây
lương thực có năng suất lúa cao (lúa nước, lúa mì, ngô...), xây dựng hệ thống
thuỷ lợi, sử dụng nhiều loại phân hoá học. “Cách mạng xanh” dựa vào một số
yếu tố sinh học, một số yếu tố hoá học và thành tựu của công nghiệp [6].
- “Cách mạng trắng’’ được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia
súc có tiềm năng cho sữa cao, vào những tiến bộ khoa học đạt được trong việc
tăng năng suất và chất lượng các loại gia súc, trong các phương thức chăn
nuôi mang ít nhiều tính chất công nghiệp. Cuộc cách mạng này đã tạo được
những bước phát triển lớn trong chăn nuôi ở một số nước và được thực hiện
trong mối
quan hệ chặt chẽ với “cách mạng xanh” [6].
- “Cách mạng nâu’’ diễn ra trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa
nông dân với ruộng đất. Trên cơ sở khơi dậy lòng yêu quý của nông dân đối
với đất đai, khuyến khích tính cần cù của họ để tăng năng suất và sản lượng
trong nông nghiệp [6].
Cả ba cuộc cách mạng này mới chỉ dừng lại ở việc tháo gỡ những khó
khăn trước mắt mà chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển nông
nghiệp lâu dài và bền vững.
20
Từ những bài học của lịch sử phát triển nông nghiệp, những thành tựu
đạt được của khoa học công nghệ, ở giai đoạn hiện nay muốn đưa nông
nghiệp đi lên phải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ. Bởi vì,
tính phong phú đa dạng và đầy biến động của nông nghiệp đòi hỏi những hiểu
biết và những xử lý đầy trí tuệ và rất biện chứng. Nông nghiệp trí tuệ thể hiện
ở việc phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội trong
mọi mặt hoạt động của hệ thống nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp
dụng các giải pháp phù hợp, khoa học. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển
ở mức cao, là sự kết hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp,
kinh tế, quản lý được vận dụng phù hợp với điều kiện của mỗi nước, mỗi
vùng [6].
2.3.2 Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới
Những năm gần đây, nền nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn phương
thức truyền thống với phương thức công nghiệp hoá và đang từng bước giảm bớt
tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và hướng tới xuất khẩu.
Trên cơ sở thành tựu kỹ thuật nông nghiệp của hơn 20 năm đổi mới,
dựa trên những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể,
phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm tới sẽ
là:
+ Tập trung sản xuất nông sản hàng hoá theo nhóm ngành hàng, nhóm
sản phẩm [12], dựa trên cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong
nước, thế giới và khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng [56].
+ Xác định cơ cấu sản phẩm trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế,
xã hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định
cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nông sản
hàng hoá [12].
21
+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành
chăn nuôi, nhóm cây công nghiệp, rau quả so với cây lương thực. Giảm tỷ
trọng lao động nông nghiệp xuống còn 50% [12], tăng quỹ đất nông nghiệp
bình quân trên một lao động nông nghiệp [56]. Đồng thời đẩy mạnh công
nghiệp hoá, phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ ngoài nông nghiệp.
Mặt khác, cần phải phát triển mạnh các ngành nghề, dịch vụ trong nông
nghiệp để giải quyết lao động nông nhàn.
+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu cao hơn
của công nghiệp hoá [12]. Để khuyến khích sản xuất nông sản hàng hoá, tăng
sản phẩm xuất khẩu, cần tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị
trường và từng bước hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đặc biệt là thị trường ruộng đất, tạo ra sự lưu chuyển đất nông
nghiệp nhằm tạo ra các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hàng hoá với
quy
mô thích hợp [1].
+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Cần ứng
dụng đồng bộ các yếu tố khoa học công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hoá,
nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, lưu thông tiếp
thị nông sản hàng hoá.
Sản phẩm làm ra chứa đựng một lượng tri thức khoa học - kỹ thuật và
tổ chức quản lý cao để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm [41] và tiếp cận tích cực nhất với kinh tế tri thức đang diễn ra
trên toàn cầu.
Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra mục tiêu chiến lược về CNH - HĐH
đất nước là: Đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản thành nước công
nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ xã
22
hội tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất… Trong cơ
cấu kinh tế, tuy nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, song công nghiệp và
dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GNP và trong lao động xã hội. Đặc
biệt, coi trọng CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện
nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến… Hình thành các vùng
tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm
hàng hoá nhiều về số lượng và tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn lương thực
cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và thị trường trong
nước, thị trường thế giới. Qua đúc kết kinh nghiệm trong nửa sau của thế kỷ
20 và tham khảo kinh nghiệm một số nước trong khu vực và thế giới, chúng ta
có thể khẳng định con đường phát triển nông nghiệp Việt Nam từ thế kỷ 20
bước vào thế kỷ 21 là nông nghiệp sản xuất hàng hoá trên cơ sở CNH - HĐH
với mức độ phù hợp yêu cầu của nông nghiệp bền vững [27].
2.3.3 Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá
2.3.3.1 Sự cần thiết xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá
Nông nghiệp là một hoạt động sản xuất mang tính chất cơ bản của mỗi
quốc gia [21]. Nhiều nước trên thế giới có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng của
sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc dân chiếm phần lớn,
nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ. Nhưng những khó khăn, trở ngại trong
nông nghiệp đã gây ra không ít những xáo động đến đời sống xã hội và ảnh
hưởng sâu sắc đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung
[10]. Để nông nghiệp có thể thực hiện vai trò quan trọng của mình đối với nền
kinh tế quốc dân đòi hỏi nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc.
Hai mươi năm qua, hàng nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu đi nhiều
nước, nhiều mặt hàng nằm trong tốp đứng đầu thế giới. Theo thống kê năm
2006, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu với khối lượng lớn như: hạt tiêu
23
đạt 83 nghìn tấn, chè đạt 114 nghìn tấn, cao su là 715 nghìn tấn, gạo đạt 4.568
nghìn tấn, cà phê đạt 1.229 nghìn tấn, hạt điều là 153 nghìn tấn... Gia nhập
WTO, Việt Nam có một thị trường khổng lồ cho nông nghiệp hàng hoá phát
triển. Do đó phải tuân thủ ‘‘luật chơi’’. Vào WTO, trong vòng 5 - 7 năm, thuế
nhập khẩu bình quân giảm từ 17,4% xuống còn 13,4% ; riêng hàng nông sản
trong 5 năm tới thuế nhập khẩu giảm từ 23,5% hiện xuống còn 20,9% [42].
Hiện nay, chúng ta trồng cây gì, nuôi con gì cũng nhỏ lẻ thiếu tập trung. Vậy
cần phải nhanh chóng đổi mới nền nông nghiệp để đáp ứng được nhu cầu của
thị trường, đảm bảo chất lượng. Con đường tất yếu phát triển nông nghiệp
nước ta là phải chuyển từ sản xuất nhỏ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản năm 1995 của Việt Nam là 1,3 tỉ
USD, năm 2005 đã đạt 5,7 tỉ USD. So với Thái Lan, Malaixia, Philipin các
nước có tiềm năng tương tự Việt Nam, họ đã đạt và vượt mức này từ lâu.
Mailaixia đạt kim ngạch xuất khẩu 14 tỉ USD từ năm 1986, Thái Lan đạt 10
tỉ USD năm 1987, Philipin năm 1992. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Thái
Lan, Malaixia, Philipin đều lớn hơn Việt Nam [38].
Năm 2004, đánh dấu sự tăng trưởng nổi trội trong hoạt động xuất khẩu
nông, lâm sản với kim ngạch xuất khẩu tăng 32% đạt mức cao nhất từ trước
đến nay với 4,284 tỷ USD. Các mặt hàng chủ lực của nước ta tiếp tục giữ vị
thế cao trên thị trường quốc tế như: kim ngạch xuất khẩu gạo tăng 6,3% về số
lượng và 31% về giá trị, cao su tăng 14% về số lượng và 53% về kim ngạch...
[25]. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích trồng rau trên đất nông
nghiệp cả năm 2007 của Việt Nam là 644,0 nghìn ha, tăng 29,5% so với năm
2000. Năng suất cao nhất từ trước tới nay (149,9 tạ/ha). Tổng sản lượng rau
cả nước đạt 9,65 triệu tấn, đạt 144 nghìn tỷ đồng, chiếm 9% GDP của ngành
nông nghiệp, trong khi diện tích chỉ chiếm 6% [43].
24
Tuy có những đóng góp tương đối lớn trong kim ngạch xuất khẩu
nhưng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá Việt
Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều đó làm
cho nông sản hàng hoá khó tiêu thụ, ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập của
người sản xuất. Lượng nông sản đã xuất khẩu được năm 2006 cao hơn năm
2004, nhưng hầu như đều bị giảm giá. Mặc dù đạt kết quả khả quan song
bước tăng trưởng chưa bền vững. Sâu bệnh hại lúa và mạ như rầy nâu, bệnh
vàng lùn, lùn xoắn lá lúa, bệnh đạo ôn vẫn có xu hướng tăng nhanh. Dịch cúm
gia cầm vẫn có nguy cơ tái phát trở lại, việc nâng cao chất lượng nông sản
phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đặc biệt chú trọng. Diện tích đất
canh tác vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, đặc biệt công tác dồn điền đổi thửa gặp
phải nhiều khó khăn đã hạn chế phát triển nông nghiệp hàng hoá. Việc ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gieo trồng chưa được phổ biến rộng rãi.
Đặc biệt, khả năng đầu tư số vốn lớn để phát triển các mô hình có quy mô lớn
còn hạn chế... Một trong những nguyên nhân của việc xuất khẩu hàng hoá sụt
giảm là “vì chúng ta chưa có tập quán sản xuất nông nghiệp chất lượng cao để
cạnh tranh với thị trường thế giới’’. Mặt khác, số đông nông dân còn thiếu
những hiểu biết về thị trường, thiếu năng lực, bản lĩnh và trình độ tổ chức sản
xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hoá. Do đó, sản xuất hàng hoá phần nhiều
mang tính tự phát, thiếu ổn định và thiếu định hướng thị trường [38].
Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với phát triển nông nghiệp hiện nay là
phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có định hướng và thị
trường ổn định. Muốn vậy chúng ta cần phải có hệ thống sản xuất đồng
bộ, đạt tiêu chuẩn.
Sản xuất hàng hoá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kinh tế xã hội, tự
25
nhiên, môi trường, do đó khả năng rủi ro trong sản xuất là không thể tránh
khỏi. Mặt khác, chúng ta chưa hình thành một nền nông nghiệp hàng hoá
theo đúng nghĩa cũng như chưa có công nghệ để giải quyết vấn đề này.
Chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là sự phát triển hợp quy
luật, đó là quá trình chuyển nông nghiệp truyền thống, manh mún, lạc hậu
thành nền nông nghiệp hiện đại. Sản xuất hàng hoá là quy luật khách quan
của mọi hình thái kinh tế xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển sản xuất của
xã hội đó [52]. Theo V.I Lênin thì nguồn gốc của sản xuất hàng hoá là sự
phân công lao động xã hội. Vì thế phân công lao động xã hội càng sâu sắc
thì sản xuất hàng hoá càng phát triển [46].
Nền sản xuất hàng hoá có đặc trưng là dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật
hiện đại, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ văn hoá của người lao động cao.
Đó là nền sản xuất nông nghiệp có cơ cấu sản xuất hợp lý, được hình thành
trên cơ sở khai thác tối đa thế mạnh sản xuất nông nghiệp từng vùng. Vì thế
nó là nền nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, khối lượng hàng hoá nhiều với
nhiều chủng loại phong phú và có chất lượng cao.
Phát triển nông nghiệp hàng hoá là quá trình lâu dài và đầy khó khăn
phức tạp, cần phải gắn liền với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung
chuyên canh và thâm canh ngày càng cao và phải gắn nông nghiệp với lâm
nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và được thực hiện thông qua việc
phân công lại lao động, xã hội hoá sản xuất, ứng dụng các công nghệ tiến bộ
mới vào sản xuất.
Vậy sản xuất hàng hoá là gì?
+ Đối với hộ nông dân, những sản phẩm được đưa bán ra ngoài thì gọi
là sản phẩm hàng hoá [38].
26
+ Đối với hệ thống trồng trọt, nếu mức hàng hoá sản xuất được bán ra thị
trường dưới 50% gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hoá một phần, nếu trên
50% gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hoá (sản xuất theo hướng hàng hoá) [4].
+ Hàng hoá là sản phẩm của lao động dùng để trao đổi. Sản xuất hàng
hoá là sản xuất ra sản phẩm đem bán để thu về giá trị của nó trong đó có phần
giá trị thặng dư để tái sản xuất và mở rộng quy mô [47].
Hàng hoá là sản phẩm do lao động tạo ra, dùng để trao đổi, sản xuất
hàng hoá ra đời và phát triển dựa trên cơ sở phát triển các phương thức sản
xuất và sự phân công lao động xã hội. Sự phân công ấy ngày càng cao, càng
sâu sắc, trình độ chuyên môn hoá cao thì sản xuất hàng hoá càng phát triển,
đời sống người dân ngày một tăng lên. Điều đó làm cho quá trình trao đổi
diễn ra mạnh hơn, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển đa dạng hơn [37].
Nền kinh tế thị trường ra đời làm nảy sinh mối quan hệ cung cầu trên
thị trường. Đối với sản xuất nông nghiệp thì khả năng “cung” cho thị trường
là các loại nông sản phẩm…, “cầu” cho nông nghiệp là các yếu tố đầu vào
như phân bón, thuốc trừ sâu... Hiện nay, nếu chủ hộ không chuyên môn hoá
cao trong việc sản xuất kinh doanh, không thay đổi cơ cấu giống và thâm
canh tăng vụ thì kết quả sản xuất cũng chỉ để thoả mãn nhu cầu của mình mà
không có sản phẩm đem ra bán ở thị trường hoặc sản phẩm không đáp ứng
được nhu cầu của thị trường và sẽ không có tích luỹ để đề phòng rủi ro. Trong
sản xuất hàng hoá rủi ro về thị trường luôn là mối lo ngại nhất của người sản
xuất.
Hiện nay, thị trường và hoạt động tiêu thụ nông sản phẩm ở nước ta nổi
lên một số vấn đề sau [37]:
+ Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp thường bị tồn đọng, nhất là vào
thời vụ thu hoạch.
27
+ Trong tất cả các kênh phân phối liên quan đến sản xuất nông nghiệp
đều có sự tham gia rất phổ biến của tư thương. Phân phối qua nhiều khâu
trung gian đã làm chậm quá trình lưu thông sản phẩm, thậm chí gây ách tắc
dẫn đến tồn đọng giả tạo.
+ Hệ thống kinh doanh thương mại Nhà nước đang lâm vào thế lúng
túng. Thị trường đầu ra không ổn định gây khó khăn thường xuyên cho
nông
nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm và bao cung vật tư sản xuất.
- Đối với nông dân, trong sản xuất nông nghiệp vẫn phổ biến là “bán
cái mình có chứ không phải bán cái thị trường cần”, hoạt động sản xuất kinh
doanh chủ yếu sử dụng cái sẵn có chứ không chủ động khai thác các yếu tố
của nền kinh tế thị trường.
Từ những vấn đề trên cho thấy: xây dựng nền nông nghiệp sản xuất
hàng hoá là hướng đi đúng, là sự vận động phát triển phù hợp quy luật. Vì
vậy, tìm kiếm thị trường và những giải pháp sản xuất và đầu tư hợp lý để sản
xuất
nông nghiệp theo hướng hàng hoá có hiệu quả cao, ổn định là rất cần thiết.
2.3.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và
phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá
* Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết....) có ảnh hưởng trực
tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Bởi vì, các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài
nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối. Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự
nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng, vật nuôi chủ lực phù hợp và định
hướng đầu tư thâm canh đúng.
Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I.
Theo N.Borlang - người được giải Noben về giải quyết lương thực cho các
28
nước phát triển cho rằng: Yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây
trồng ở tầm cỡ thế giới của các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông
dân thiếu vốn là độ phì của đất. Và sản xuất nông nghiệp được coi là ngành
kinh doanh năng lượng ánh sáng mặt trời dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội khác [38].
Điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết có ý nghĩa quan trọng đối với sản
xuất nông nghiệp. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nông dân có thể
lợi dụng những yếu tố đầu vào không kinh tế thuận lợi để tạo ra nông sản
hàng hoá với giá rẻ.
* Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây
trồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất
để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể
hiện sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và
thể hiện những dự báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động
kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy
luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát
triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở
các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi,
phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất.
Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho
kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất.
Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể
góp phần đến 30% của năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ
thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu
và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [38].
29
* Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
+ Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất
Phát triển sản xuất hàng hoá phải gắn với công tác quy hoạch và phân
vùng sinh thái nông nghiệp. Cơ sở để tiến hành quy hoạch dựa vào điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc trưng cho từng vùng. Việc phát triển sản xuất
nông nghiệp phải đánh giá, phân tích thị trường tiêu thụ và gắn với quy hoạch
công nghiệp chế biến. Đó sẽ là cơ sở để phát triển sản xuất, khai thác các tiềm
năng của đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản
xuất hàng hoá.
+ Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất ảnh
hưởng trực tiếp đến việc khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp. Vì vậy, cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong
nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và
giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng
hoá. Tổ chức có tác động lớn đến hàng hoá của hộ nông dân là: Tổ chức dịch
vụ đầu vào và đầu ra.
+ Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách
rời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ
vào sản xuất. Vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải không
ngừng nâng cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm [38].
* Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cũng giống như
ngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung
cầu, chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực
như: đất, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kiến thức và kinh nghiệm trong
sản xuất và tiêu thụ nông sản [10].
30
+ Thị trường là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trường
nông dân lựa chọn hàng hoá để sản xuất. Theo Nguyễn Duy Tính (1995)
[41], ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là
năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung ứng đầu vào và
tiêu thụ đầu ra. Trong cơ chế thị trường, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa
chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng hợp tác,
liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầu thị
trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
Muốn mở rộng thị trường phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống
thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn.... Đồng thời, quy hoạch các
vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái
gì? bán ở đâu? mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì? Sản
phẩm hàng hoá của Việt Nam đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng,
giá rẻ và đang được lưu thông trên thị trường là điều kiện thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả [13].
+ Hệ thống chính sách về đất đai, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hỗ trợ... có
ảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hoá của nông dân. Đó là công cụ để nhà
nước can thiệp vào sản xuất nhằm khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất các
loại nông sản hàng hoá.
Trong hơn mười năm qua, Việt Nam đã thực hiện chính sách đổi mới
trong nông nghiệp, tập trung vào trọng tâm: làm rõ và giao cho nông dân
nhiều quyền đối với ruộng đất; tự do hóa thương mại trong nước và xuất
nhập khẩu; giao quyền quyết định sản xuất cho nông dân; đổi mới các hợp
tác xã, doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích kinh tế tư nhân. Đồng thời nhà
nước tăng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp tín dụng, chuyển giao
khoa học công nghệ. Những chính sách mới đã khuyến khích mạnh mẽ nhân
31
dân đầu tư vào phát triển sản xuất. Nông nghiệp Việt Nam đã phát triển
nhanh, liên tục trong thời kỳ thực hiện chính sách đổi mới. Từ chỗ phải nhập
khẩu lương thực triền miên trong vài thập kỷ, nay đã xuất khẩu được trên 4
triệu tấn gạo hàng hoá đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Nền nông
nghiệp từng bước chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp
hàng hóa đa dạng, hướng ra xuất khẩu [25].
Chính sách đất đai của nước ta đã được thể hiện trong Hiến pháp, Luật
Đất đai năm 1993, 1998 sửa đổi, 2003 và hệ thống các văn bản dưới luật có
liên quan đến khai thác và sử dụng đất đai được quy định một cách thích hợp
cho những đối tượng, những vùng khác nhau; các Nghị định 80/CP, 87/CP
của Chính phủ về phương pháp tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và khung
giá của các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao
đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp là một bộ phận của chính sách đất đai đã thúc
đẩy việc sử dụng một cách hợp lý hơn.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng
tới việc phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Do vậy,
nhiều chính sách thúc đẩy nền kinh tế quốc dân như: chương trình 327 “phủ
xanh đất trống đồi núi trọc”, chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách 773
về “khai thác mặt nước hoang, bãi chiều ven sông biển”, chính sách dồn điền
đổi thửa... Ngày 25/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
251/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản
đến năm 2005 với mục tiêu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ngành thuỷ sản đưa kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng nhanh và đạt 2 tỷ
USD vào năm 2005. Ngày 08/12/19._.
Bắp cải
sớm
191,67 178,77 55,56 5,56 175-210 100-137 100-150 20-25
Bắp cải
muộn
191,67 160,43 55,56 5,56 175-210 100-137 100-150 20-25
Dưa hấu
xuân
233,33 138,33 193,89 6,94 130-150 92-115 120-140 8,0-14
Dưa hấu
hè
233,33 138,33 193,89 6,94 130-150 92-115 120-140 8,0-14
Dưa hấu
hè thu
223,89 137,78 206,67 6,94 130-150 92-115 120-140 8,0-14
Su hào
sớm
166,11 160,43 55,56 5,56 152-194 100-137 55-85 5,5-8,3
Su hào
muộn
153,33 151,27 27,78 5,56 152-194 100-137 55-85 5,5-8,3
Dưa chuột
xuân
115,00 91,68 97,22 4,17 92-115 57-66 100-125 25-30
Dưa chuột
đông
115,00 91,68 97,22 4,17 92-115 57-66 100-125 25-30
Ngô giống 191,67 137,51 83,34 - 150-180 70-90 80-100 8,0-10
Cà 127,78 91,68 0,00 - - - - -
Súp lơ 153,33 137,51 41,67 - - - - -
(*) Nguyễn Văn Bộ, năm 2000 [5] và Viện cây lương thực và thực phẩm, năm
2007 [49].
136
Phụ lục 6.1:Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của lúa
ĐVT: Tính trên 1 ha
Mức sử dụng
Tên thuốc
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3
Tiêu chuẩn cho phép*
Acenidax 17WP (kg) 0,4 0,4 0,6 -
TP-zep 18EC (L) 0,6 - 0,6 -
Peran 50EC (L) 0,3 - - -
Sattrungdan 5H (kg) 2,5 1,9 1,7 -
MarshaL 3G (kg) 1,1 - - 2-3 / CL 7 ngày
HexaviL 5SC (L) 1,1 - - -
Conphai10WP (kg) 1,1 - - -
Netoxin 90WP (kg) 0,6 - - -
Vithadan 95WP (kg) 0,8 - - 0,6-0,8 / CL 7 ngày
vaLitaxin 5L (L) 1,3 1,1 1,1 0,7-1,0 / CL 7 ngày
Ricide72WP (kg) 0,8 - - -
Fukmin 20SL (L) 1,7 - - -
padan 95SP (kg) 0,6 1,4 1,1 -
RigaL 3G (kg) - 0,1 0,1 -
Beto 14WP (kg) - 0,3 0,3 -
Hynosan 40EC (L) - 1,1 1,1 -
Kasai 16.2SC (kg) - 1,1 1,1 2 -3 / CL 7 ngày
* Quyết định số 19/2005/ QĐ-BNN ngày 24/ 03/ 2005 của Bộ NN & PTNT
Phụ lục 6.2:Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của bắp cải
ĐVT: Tính trên 1 ha
Mức sử dụng
Tên thuốc
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3
Tiêu chuẩn cho phép*
Ricide72WP (kg) 2,8 2,2 0,0 -
Mapy 48EC (L) 5,6 5,0 2,8 -
ALfamiL 25WP (kg) 2,5 2,2 2,8 1,8-2,0 /CL 7 ngày
Sokupi 0.36AS (L) 3,3 2,8 3,3 0,3-0,6 /CL 3 ngày
CyperkiLL 5EC (L) 3,3 4,0 4,0 -
MarigoLd0.36AS (L) 0,6 0,5 0,5 -
Tp-zep 18EC (L) 1,1 1,1 1,1 0,8-1,0 /CL 3 ngày
Damycin 3SL (L) 1,4 1,4 1,4 0,9- 1,0 /CL 7 ngày
Secsaigòn 10ME (L) 0,6 0,4 0,4 0,5-1,0 /CL 7 ngày
Regent 800WG (kg) 0,3 - - -
Sattrungdan5H (kg) - 5,6 - -
Padan95SP (kg) - 1,4 - -
Bemsuper200WP (kg) - 0,5 - -
Mopride200WP (kg) - - 6,9 -
RigaL3G (kg) - - 0,1 -
137
* Quyết định số 19/2005/ QĐ-BNN ngày 24/ 03/ 2005 của Bộ NN & PTNT
Phụ lục 6.3:Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của dưa hấu
ĐVT: Tính trên 1 ha
Mức sử dụng
Tên thuốc
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3
Tiêu chuẩn cho phép*
Xanizeb 72WP (kg) 2,2 2,8 8,3 -
MarigoLd0.36AS (L) 0,5 1,0 - -
CyperkiLL 5EC (L) 4,0 5,0 4,0 -
RigaL3G (kg) 0,1 0,1 0,3 -
Sokupi 0.36AS (L) 4,4 - - 0,3-0,6 /CL 3 ngày
VaLidaxin 5L (L) 5,6 - - 0,7-1,0 /CL 7 ngày
MarshaL 3G (kg) 1,1 1,1 - 2-3 /CL 7 ngày
Arrivo5EC (L) 0,8 0,6 - -
Ricide72WP (kg) 4,2 4,2 - -
Ditacin 8L (L) - 2,0 - 0,8-1,0 /CL 7 ngày
Secsaigòn 10ME (L) - 0,3 - 0,5-1,0 /CL 7 ngày
Vithadan 95WP (kg) - 0,8 - 0,6-0,8 /CL 7 ngày
Regent 800WG (kg) - 1,7 - -
Mopride200WP (kg) - - 8,3 -
Tp-zep 18EC (kg) - - 3,3 0,8-1,0 /CL 3 ngày
Padan95SP (kg) - - 13,9 -
BaLaxanh (L) - - 0,6 -
Antonik 1.8DD (L) - - 0,6 0,15-0,2 /CL 3 ngày
RidominL MZ 72WP (kg) - - 13,9 2,5-3 /CL 7 ngày
Zineb buL 80WP (kg) - - 11,1 1,2 /CL 7 ngày
BinhconiL 75WP (kg) - - 8,3 0,4-0,6 /CL 7 ngày
* Quyết định số 19/2005/ QĐ-BNN ngày 24/ 03/ 2005 của Bộ NN & PTNT
Phụ lục 6.4:Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của dưa chuột
ĐVT: Tính trên1 ha
Mức sử dụng
Tên thuốc
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3
Tiêu chuẩn cho phép*
Xirim (kg) - - 3,9 -
BaLaxanh (L) - - 0,6 -
Mopride200WP (kg) - - 4,9 -
ELcarin0.5SL (L) - 3,3 - -
Xanizeb 72WP (kg) - 2,2 - -
Ditacin 8L (L) - 2,4 - 0,8-1,0 /CL 7 ngày
Ricide72WP (kg) - 4,2 - -
138
MarigoLd0.36AS (L) - 0,5 - -
* Quyết định số 19/2005/ QĐ-BNN ngày 24/ 03/ 2005 của Bộ NN & PTNT
Phụ lục 6.5:Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của su hào
ĐVT:Tính trên 1 ha
Mức sử dụng Tên thuốc
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3
Tiêu chuẩn cho phép*
Ricide72WP (kg) 1,0 1,1 1,1 -
Mapy 48EC (L) 3,3 5,6 2,8 -
ALfamiL 25WP (kg) 2,2 1,4 1,7 1,8-2,0 /CL 7 ngày
Sokupi 0.36AS (L) 3,3 1,4 3,3 0,3-0,6 /CL 3 ngày
CyperkiLL 5EC (L) - 4,0 4,0 -
MarigoLd0.36AS (L) 0,5 1,4 - -
Tp-zep 18EC (L) - 0,3 - 0,8-1,0 /CL 3 ngày
Damycin 3SL (L) 0,7 1,4 1,4 0,9- 1,0 /CL 7 ngày
Secsaigòn 10ME (L) 0,4 0,6 0,6 0,5-1,0 /CL 7 ngày
Regent 800WG (kg) 0,3 0,3 0,3 -
Sattrungdan5H (kg) 8,3 8,3 6,9 -
Padan95SP (kg) - 2,2 2,8 -
Bemsuper200WP (kg) - 0,5 - -
LerviL 50EC (L) - 0,6 - -
BaLaxanh (L) - - 0,6 -
RigaL3G (kg) - 0,2 0,1 -
Mopride200WP (kg) - - 8,3 -
* Quyết định số 19/2005/ QĐ-BNN ngày 24/ 03/ 2005 của Bộ NN & PTNT
Phụ lục 6.6:Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của ngô giống
ĐVT: Tính trên 1 ha
Mức sử dụng
Tên thuốc
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3
Tiêu chuẩn cho phép*
Padan95SP (kg) - 1,9 1,8 0,8-1,0 / CL 7 ngày
Acenidax 17WP (kg) - 0,4 0,4 -
VaLidacin3L (L) - 1,0 0,8 0,7-1,0 /CL 7 ngày
Tp-zep 18EC (L) - 0,8 0,8 0,8-1,0 /CL 3 ngày
KH (L) - 0,6 0,6 0,15-0,2 /CL 3 ngày
HQ-301DD (L) - 1,1 - 0,15-0,2 /CL 3 ngày
Latso 48EC (L) - 0,7 0,7 2-2,5 /CL KXĐ
Beto14WP (kg) - 0,3 0,3 -
BaLaxanh (L) - 0,4 0,3 -
Kasai 16.2SC (kg) - 1,1 1,1 2-3 /CL 7 ngày
RigaL3G (kg) - 0,1 0,1 -
139
Tp.pentin15EC (L) - 1,1 1,1 -
Padan95SP (kg) - 1,9 1,8 0,8-1,0 / CL 7 ngày
* Quyết định số 19/2005/ QĐ-BNN ngày 24/ 03/ 2005 của Bộ NN & PTNT
Phụ lục 7: Thời vụ gieo trồng một số cây trồng
Thời vụ
TT Cây trồng
Lịch gieo Lịch thu hoạch
1 Lúa xuân Tháng 12 Tháng 5 năm sau
2 Lúa mùa Tháng 6 Tháng 10
3 Bắp cải sớm Đầu tháng 8 Tháng 10, tháng 11
4 Bắp cải chính vụ Tháng 10 Tháng 12, tháng 1
5 Bắp cải muộn Tháng 11, tháng 12 Tháng 2, tháng 3 năm sau
6 Dưa hấu xuân Tháng 2 Đầu tháng 5
7 Dưa hấu hè Cuối tháng 5 Tháng 8
8 Dưa hấu hè thu Đầu tháng 9 Tháng 12
9 Su hào sớm Tháng 8 Tháng 10, 11
10 Su hào chính vụ Tháng 10 Tháng 12, tháng 1
11 Su hào muộn Tháng 11, tháng 12 Tháng 2, tháng 3 năm sau
12 Dưa chuột xuân Tháng 2, tháng 3 Tháng 5, tháng 6
13 Dưa chuột đông Tháng 9, tháng 10 Tháng 12, tháng 1
14 Đậu tương xuân Tháng 2 Tháng 5
15 Đậu tương hè Tháng 6 Tháng 9
16 Đậu tương thu đông Tháng 10 Tháng 1 năm sau
17 Ngô xuân Tháng 1, tháng 2 Tháng 6
18 Ngô thu Tháng 7 Tháng 11
19 Ngô đông Cuối tháng 9 Tháng 1 năm sau
20 Khoai tây xuân Tháng 12 Tháng 3 năm sau
21 Khoai tây đông Tháng 10 Tháng 1, tháng 2 năm sau
140
22 Cà chua xuân Tháng 1, tháng 2 Tháng 5, tháng 6
23 Cà chua đông Tháng 9, tháng 10 Tháng 12, tháng 1
24 Cà chua hè thu Tháng 7, tháng 8 Tháng 11
Phụ lục 8: Đánh giá của người dân một số yếu tố
ảnh hưởng đến sản xuất
Hạng mục
Tỷ lệ
(%)
1. Mức độ phù hợp của cây trồng với đất 100
- Phù hợp 90,23
- Ít phï hîp 8,62
- Không phù hợp 1,15
2. Mức ảnh hưởng của phân bón 100
- Rất tốt cho đất -
- Tốt cho đất -
- Không ảnh hưởng 43,68
- Ảnh h−ëng Ýt 56,32
- Ảnh h−ëng nhiÒu -
3. Mức ảnh hưởng của thuốc BVTV 100
- Rất tốt cho đất -
- Tốt cho đất 0
- Không ảnh hưởng 41,95
- Ảnh h−ëng Ýt 58,05
- Ảnh h−ëng nhiÒu -
4. Những khó khăn với sản xuất
- Thiếu đất sản xuất -
- Thiếu nguồn nớc tới -
- Thiếu vốn sản xuất 4,02
- Khó thuê lao động, giá thuê cao 8,62
- Thiếu kỹ thuật 88,51
- Tiêu thụ khó 1,15
- Giá vật tư cao 98,85
- Giá sản phẩm đầu ra không ổn định 91,38
- Thiếu thông tin về thị trường -
141
- Sản xuất nhỏ lẻ -
- Thiếu liên kết, hợp tác -
- Sâu bệnh hại 82,19
142
Phụ lục 9.1: Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng 1
Hiện trạng Định hướng
Kiểu sử dụng đất
DT
(ha)
Kiểu sử dụng đất
DT
(ha)
I. Đất trũng I. Đất trũng
1. 1 vụ lúa 20,00 1.Nuôi cá 521,59
2. Nuôi cá 501,59
II. Đất vàn II. Đất vàn
1. LX - LM 785,90 1. LX - LM 607,90
2. LX - LM - tỏi 18,00 2. LX - LM - tỏi, hành 56,00
3. LX - LM - su hào 160,00
4. LX - LM - súp lơ 80,00
3. LX - LM - su hào, cải bắp, súp lơ 412,10
5. LX - LM - ngô giống 47,00 4. LX - LM - khoai tây 123,60
6. LX - LM - khoai tây 45,00 5. LX - LM - cà chua 67,50
7. LX - LM - khoai lang 49,00
8. LX - LM - hành ta 52,00
6. LM - Rau khác (đậu hà lan, ớt, cải các loại, bí xanh…) 89,00
9. LX - LM - cải các loại 26,30
10. LX - LM - cà chua 38,50
7. Hành, tỏi - LM - su hào, cải bắp, súp lơ 26,00
11. LX - LM - bí xanh 2,00
12. LX - LM - bắp cải 145,80
13. LX - LM - đỗ xào 2,00
14. LX - LM - rau khác 25,50
15. Rau khác - LM - cải các loại 30,50
16. Đỗ - LM - cải các loại 4,50
17. Hành - LM - cải các loại 10,00
18. Tỏi - LM - cải các loại 2,00
III. Đất vàn cao III. §Êt vµn cao
1. LX - dưa lê - bắp cải - bắp cải 7,80
2. LX - dưa lê - bắp cải - cải các loại 69,70
1. LX - dưa các loại - rau đông (bắp cải, súp lơ, su hào) 131,80
143
3. LX - dưa hấu - rau khác 13,50 2. LX - dưa các loại- đậu tương 39,00
4. LX - dưa hấu - dưa hấu - bắp cải 69,00
5. LX - dưa hấu - cải các loại - bắp cải 22,50
3. Đậu tương - dưa các loại - rau thực phẩm (bắp cải, su hào, súp
lơ)
31,50
6. LX - dưa hấu - bắp cải - bắp cải 10,00
7. LX - bí xanh 2,00
4. Dưa các loại - lúa mùa - rau đông (bắp cải, su hào, súp lơ) 46,50
8. LX - đậu tương- đậu tương 3,50
9. LX - đậu tương - dưa hấu 15,00
5. Dưa các loại – rau thực phẩm (bắp cải, su hào, súp lơ) 117,20
10. LX - đậu tương - cải các loại 48,50 6. Đào 8,00
11. Cà chua - LM - cà chua 9,00
12. Su hào - LM - cải các loại 16,50
13. Súp lơ - LM - cải các loại 22,00
14. Khoai lang - LM - Khoai lang 3,50
15. Ngô giống - LM - ngô giống 3,00
16. Chuyên dưa chuột 6,50
17. Chuyên bí xanh 19,00
18. Dưa chuột - dưa lê - bắp cải 6,50
20. Bắp cải - dưa lê - dưa lê - bắp cải 3,00
21. Dưa hấu - dưa hấu - dưa hấu - bắp cải 20,00
22. Bắp cải - dưa hấu - dưa hấu - bắp cải 5,00
23. Dưa hấu - dưa hấu - cải các loại - bắp cải 22,00
24. Chuyên ớt 5,50
25. Đào 8,00
144
Phụ lục 9.2: Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng 2
Hiện trạng Định hướng
Kiểu sử dụng đất
DT
(ha)
Kiểu sử dụng đất
DT
(ha)
I. Đất trũng I. §Êt tròng
1. 1 vụ lúa 90,00 1. Nuôi cá 435,87
2. Nuôi cá 345,87
II. Đất vàn II. §Êt vµn
1. LX - LM 887,00 1. LX - LM 767,65
2. LX - LM - tỏi 17,00
3. LX - LM - su hào 109,00
2. LX - LM - su hào, súp lơ, bắp cải 528,50
4. LX - LM - súp lơ 73,00 3. LX - LM - khoai tây 139,50
5. LX - LM - ngô giống 148,00 4. LX - LM - cà chua 60,00
6. LX - LM - khoai tây 58,00
7. LX - LM - khoai lang 43,00
5. Dưa các loại - LM - rau thực phẩm (su hào, súp lơ, bắp cải) 48,50
8. LX - LM - hành ta 55,00
9. LX - LM - cà chua 33,50
6. LM - Rau khác (đậu hà lan, ớt, cải các loại, bí xanh… 34,50
10. LX - LM - bắp cải 178,50 7. LX - LM - ngô giống 148,00
11. LX - LM - đỗ xào 2,00
12. LX - LM - cải các loại 151,00
13. LX - LM - ớt 2,50
14. Hành - LM - hành 3,00
15. Đỗ - LM - cải các loại 3,00
16. Cải các loại - LM - cải các loại 7,00
17. Rau khác - LM - cải các loại 7,00
18. Dưa chuột - LM - bắp cải 6,50
19. Dưa chuột - LM - dưa chuột 23,00
20. Bắp cải - rau khác - LM - cải các loại 12,00
III. Đất vàn cao III. §Êt vµn cao
145
1. LX - cải các loại - cải các loại - cải các loại 22,50
2. LX - rau khác - rau khác 24,50
1. LX - dưa các loại - rau đông (su hào, bắp cải, súp lơ) 92,00
3. LX - dưa hấu - cải các loại - cải các loại 6,50
4. LX - dưa hấu - dưa hấu - bắp cải 20,50
2. Đậu tương, ngô giống - LM - ngô giống 31,50
5. LX - dưa hấu - cải các loại - bắp cải 5,00
6. LX - dưa hấu - dưa chuột - bắp cải 10,00
3. Dưa các loại - rau thực phẩm (bắp cải, su hào, súp lơ, bí
xanh)
92,00
7. LX - dưa lê - cải các loại - cải các loại 3,00
8. LX - đậu tương- đậu tương 2,50
4 . Ngô giống - đậu tương - ngô giống 22,00
9. LX - đậu tương - bắp cải 43,00 5. LX - dưa các loại - đậu tương 76,00
10. LX - đậu tương - dưa hấu 14,50 6. Đào 3,00
11. LX - đậu tương - su hào 16,00
12. Bắp cải - cải các loại - LM - bắp cải 2,00
13. Bắp cải - su hào - LM - bắp cải 11,50
14. Cà chua - LM - cà chua 10,00
15. Ngô giống - LM - ngô giống 30,00
16. Khoai lang - LM - Khoai lang 1,50
17. Ớt - LM - ít 3,50
18. Chuyên dưa chuột 8,00
19. Chuyên bí xanh 19,50
20. Chuyên trồng khoai 7,50
21. Dưa hấu - dưa hấu - dưa hấu - bắp cải 20,00
22. Dưa hấu - dưa hấu - cải các loại - bắp cải 22,00
23. Bí xanh - bí xanh - su hào 15,00
24. Chuyên ngô 22,00
25. Đào 3,00
146
147
Phụ lục 9.3: Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng 3
Hiện trạng Định hướng
Kiểu sử dụng đất
DT
(ha)
Kiểu sử dụng đất
DT
(ha)
I. Đất trũng I. Đất trũng
1. 1vụ lúa 20,00 1. Nuôi cá 521,21
2. Nuôi cá 501,21
II. Đất vàn II. §Êt vµn
1. LX - LM 614,00 1. LX - LM 614,00
2. LX - LM - tỏi 16,00
3. LX - LM - su hào 178,00
2. LX - LM - su hào, súp lơ, bắp cải 562,05
4. LX - LM - súp lơ 99,00
5. LX - LM - ngô giống 49,00
3. LX - LM - khoai tây, cà chua, bí xanh 221,50
6. LX - LM - khoai tây 69,00 4. Cà chua - LM - cà chua 50,50
7. LX - LM - khoai lang 21,50
8. LX - LM - hành ta 56,00
5. LM - Rau khác (đậu hà lan, ớt, cải các loại, bí xanh…) 184,45
9. LX - LM - cà chua 50,50 6. Dưa chuột - LM - dưa chuột 56,70
10. LX - LM - bắp cải 218,00 7. LX - LM - ngô giống 84,00
11. LX - LM - đỗ xào 2,00
12. LX - LM - bí xanh 81,50
13. LX - LM - rau khác 35,00
14. LX - LM - cải các loại 322,50
15. Cải các loại - LM - cải các loại 45,00
16. Dưa chuột - LM - dưa chuột 28,50
17. Cà chua - LM - cà chua 5,50
III. Đất vàn cao III. §Êt vµn cao
1. LX - dưa hấu - bắp cải - bắp cải 17,00
2. LX - dưa hấu - su hào - su hào 51,00
1. LX - dưa các loại - rau thực phẩm (bắp cải, su hào, súp
lơ)
268,10
3. LX - dưa hấu - cải các loại - bắp cải 13,00
4. LX - dưa hấu - dưa hấu - su hào 107,50
2. Ngô giống - đậu tương - ngô giống 96,10
148
5. LX - dưa lê - cải các loại - su hào 15,00
6. LX - đậu tương- đậu tương 2,00
3. Dưa các loại - rau thực phẩm (su hào, súp lơ, cải bắp) 300,30
7. LX - đậu tương - bắp cải 55,00 4. Khoai tây - LM - khoai tây 111,30
8. LX - đậu tương - bí xanh 10,00
9. Ớt - LM - ít 2,50
10. Bí xanh - LM - bí xanh 10,00
11. Ngô giống - LM - ngô giống 70,50
12. Khoai lang - LM - Khoai lang 24,00
13. Bắp cải - dưa hấu - dưa hấu - dưa hấu 81,00
14. Su hào - dưa hấu - dưa hấu - dưa hấu 62,50
15. Dưa hấu - dưa hấu - rau khác - bắp cải 21,00
16. Dưa hấu - dưa hấu - cải các loại - bắp cải 3,00
17. Hành - dưa hấu - dưa hấu - bắp cải 2,00
18. Đỗ xào - dưa hấu - dưa hấu - bắp cải 4,00
19. Súp lơ - dưa hấu - dưa hấu - bắp cải 4,50
20. Rau khác - dưa hấu - dưa hấu - su hào 25,50
21. Su hào - dưa hấu - dưa hấu - dưa hấu 30,50
22. Súp lơ - dưa hấu - dưa hấu - Bí xanh 10,00
23. Bí xanh - dưa hấu - dưa hấu - Bí xanh 22,50
24. Dưa chuột - dưa hấu - dưa chuột 3,00
25. Dưa chuột - dưa hấu - dưa hấu - cải các loại 5,50
26. Chuyên ngô 5,50
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………149
PHIẾU ĐIÊU TRA NÔNG HỘ
1. Họ tên chủ hộ:..................................................Tuổi:......................................
D©n téc:……………Giíi tÝnh:……………Tr×nh ®é:……………................
2. Lo¹i hé: Giµu = 1; Trung b×nh = 2; NghÌo = 3
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ (tính số người thường trú)
1.1. Số nhân khẩu:…………………………………………
1.2. Số người trong độ tuổi lao động:……………………..
1.3. Những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (trừ học sinh, sinh viên) và
những người trên tuổi lao động thực tế lao động.
Hoạt động chiếm thời gian lao động nhiều
nhất trong năm qua
STT
Quan hệ
với chủ hộ
Tuổi
Giới tính
Nam = 1
Nữ = 2
Theo ngành:
Nông nghiệp = 1
Ngành khác = 2
Hình thức:
Tự làm cho gia đình = 1
Đi làm nhận tiền công,
lương = 2
1
2
1.4. Gia đình ông bà có thuê đất sản xuất không? Có Không
Nếu có: - Diện tích ..........................m2
- Trồng cây (con) gì:............................
PHẦN II: NGUỒN THU CỦA HỘ
2.1. Nguồn thu lớn nhất của hộ trong năm: - Nông nghiệp = 1
- Nguồn thu khác = 2
2.2. Nguồn thu lớn nhất của hộ từ nông nghiệp trong năm qua:
- Trồng trọt = 1
- Chăn nuôi = 2
- NTTS = 3
- Thu khác = 4
2.3. Nguồn thu lớn nhất của hộ từ trồng trọt - Lúa = 1
- Màu = 2
Huyện......................
Xã:..........................
Thôn: .......................
Mã phiếu.....
150
- Hoa cây cảnh = 3
- Cây ăn quả = 4
- Cây trồng khác = 5
2.4. Ngành sản xuất chính của hộ - Ngành nông nghiệp = 1
- Ngành khác = 2
2.5. Sản xuất chính của hộ trong nông nghiệp - Trồng trọt = 1
- Ch¨n nu«i = 2
- Nu«i trång thuû s¶n = 3
- Kh¸c = 4
2.6. S¶n xuÊt chÝnh cña hé trong trång trät - Trång lóa = 1
- Trång mµu = 2
- Trång hoa c©y c¶nh = 3
- Trång c©y ¨n qu¶ = 4
- Trång c©y trång kh¸c = 5
PHẦN III: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ
3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ
1. Tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ ............m2, bao gồm mấy mảnh.......
2. Đặc điểm từng mảnh:
TT
Diện tích
(m2)
Tình trạng
mảnh đất
(a)
Địa hình
tương đối
(b)
Hình thức
canh tác
(c)
Lich thời
vụ
Dự kiẹn
thay đổi sử
dụng (d)
Mảnh 1
Mảnh 2
Mảnh 3
(a): 1 = Đất được giao
2 = Đất thuê, mượn, đấu thầu
3 = Đất mua
4 = Khác (ghi rõ)
(b): 1 = Cao, vàn cao
2 = Vàn
3 = Thấp, trũng
151
4 = Khác (ghi rõ)
(c): 1 = Lúa xuân – lúa mùa
2 = 1 vụ lúa
3 = Lúa cá
4 = Chuyên rau màu
5 = 2 lúa – 1 màu
6 = 1 lúa – 2,3 màu
7 = Cây ăn quả
8 = Hoa cây cảnh
9 = NTTS
10 = Khác (ghi rõ)
(d): 1 = Chuyển sang trồng rau
2 = Chuyển sang trồng cây ăn quả
3 = Chuyển sang NTTS
4 = Chuyển sang trồng hoa cây cảnh
5 = Khác (ghi rõ)
3.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất
3.2.1. Cây trồng hàng năm + cá vụ mùa
1. Kết quả sản xuất
Cây trồng
Hạng mục ĐVT
- Tên giống
- Thời gian trồng
- Thời gian thu hoạch
- Diện tích
- Năng suất
- Sản phẩm khác
2. Chi phí
a. Chi phí vật chất – tính bình quân trên 1 sào
Cây trồng
Hạng mục ĐVT
1. Giống cây trồng
- Mua ngoài
152
- Tự sản xuất
2. Phân bón
- Phân hữu cơ
- Phân vô cơ
+ Đạm
+ Lân
+ Kali
+ NPK
+ Phân tổng hợp khác
+ Vôi
3. Thuốc BVTV
- Thuốc trừ sâu
+ Tên thuốc
+ Liều lượng
+ Giá tiền
- Thuốc diệt cỏ
+ Tên thuốc
+ Liều lượng
+ Giá tiền
- Thuốc kích thích
sinh trưởng
+ Tên thuốc
+ Liều lượng
+ Giá tiền
b. Chi phí lao động – tính bình quân trên 1 sào
Cây trồng
Hạng mục ĐVT
1. Chi phí lao động thuê ngoài 1000đ
- Cày, bừa, làm đất
- Gieo cáy
- Chăm sóc
- Bón phân
- Phun thuốc
- Thu hoạch
- Vận chuyển
- Tuốt
- Phơi sấy
- Chi phí thuê ngoài khác
153
2. Chi phí lao động tự làm Công
- Cày, bừa, làm đất
- Gieo cáy
- Chăm sóc
- Bón phân
- Phun thuốc
- Thu hoạch
- Vận chuyển
- Tuốt
- Phơi sấy
- Công việc hỗ trợ khác
c. Chi phí khác – tính bình quân trên 1 sào
Cây trồng
Hạng mục ĐVT
- Thuế nông nghiệp
- Thuỷ lợi phí
- Dịch vụ BVTV
3. Tiêu thụ
Cây trồng
Hạng mục ĐVT
1. Gia đình sử dụng
2. Lượng bán
- Số lượng
- Giá bán
- Nơi bán
- Bán cho đối tượng
- Nơi bán: (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4;
Nơi khác = 5)
- Bán cho đối tượng: (Các tổ chức = 1; Tư thương = 2; Đối tượngkhác = 3)
3.2.2. Câylâu năm
1. Kết quả sản xuất
Cây trồng
Hạng mục ĐVT
- Tên giống
- Năm bắt đầu trồng
154
- Thời gian thu hoạch
- Diện tích
- Năng suất
- Sản phẩm khác
2. Chi phí
a. Chi phí vật chất – tính bình quân trên 1 sào
Cây trồng
Hạng mục ĐVT
1. Giống cây trồng
- Mua ngoài
- Tự sản xuất
2. Phân bón
- Phân hữu cơ
- Phân vô cơ
+ Đạm
+ Lân
+ Kali
+ NPK
+ Phân tổng hợp khác
+ Vôi
3. Thuốc BVTV
- Thuốc trừ sâu
+ Tên thuốc
+ Liều lượng
+ Giá tiền
- Thuốc diệt cỏ
+ Tên thuốc
+ Liều lượng
+ Giá tiền
- Thuốc kích thích
sinh trưởng
+ Tên thuốc
+ Liều lượng
+ Giá tiền
b. Chi phí lao động – tính bình quân trên 1 sào
Cây trồng
Hạng mục ĐVT
1. Chi phí lao động thuê ngoài 1000đ
155
- Cày, bừa, làm đất
- Gieo cáy
- Chăm sóc
- Bón phân
- Phun thuốc
- Thu hoạch
- Vận chuyển
- Tuốt
- Phơi sấy
- Chi phí thuê ngoài khác
2. Chi phí lao động tự làm Công
- Cày, bừa, làm đất
- Gieo cáy
- Chăm sóc
- Bón phân
- Phun thuốc
- Thu hoạch
- Vận chuyển
- Tuốt
- Phơi sấy
- Công việc hỗ trợ khác
c. Chi phí khác – tính bình quân trên 1 sào
Cây trồng
Hạng mục ĐVT
- Thuế nông nghiệp
- Thuỷ lợi phí
- Dịch vụ BVTV
3. Tiêu thụ
Cây trồng
Hạng mục ĐVT
1. Gia đình sử dụng
2. Lượng bán
- Số lượng
- Giá bán
- Nơi bán
- Bán cho đối tượng
156
- Nơi bán: (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4;
Nơi khác = 5)
- Bán cho đối tượng: (Các tổ chức = 1; Tư thương = 2; Đối tượngkhác = 3)
3.2.3. Nuôi trồng thuỷ sản (chăn nuôi)
1. Kết quả sản xuất
Hạng mục ĐVT
- Tên giống
- Thời gian thả
- Thời gian thu hoạch
- Diện tích
- Năng suất
- Sản phẩm khác
2. Chi phí
a. Chi phí vật chất – tính bình quân trên 1 sào
Hạng mục ĐVT
1. Giống cây trồng
- Mua ngoài
- Tự sản xuất
2. Thức ăn
- Phân hữu cơ
- Thức ăn tinh
- Thức ăn thô
3. Thuốc phòng trừ
dịch bệnh
b. Chi phí lao động – tính bình quân trên 1 sào
Hạng mục ĐVT
1. Chi phí lao động thuê ngoài 1000đ
- Làm đất
- Thả
- Chăm sóc
- Thu hoạch
- Vận chuyển
- Chi phí thuê ngoài khác
157
2. Chi phí lao động tự làm Công
- Làm đất
- Thả
- Chăm sóc
- Thu hoạch
- Vận chuyển
- Công việc hỗ trợ khác
c. Chi phí khác – tính bình quân trên 1 sào
Hạng mục ĐVT
- Thuế nông nghiệp
- Thuỷ lợi phí
- Dịch vụ BVTV
- Tu bổ, nạo vét, vệ
sinh ao
3. Tiêu thụ
Cây trồng
Hạng mục ĐVT
1. Gia đình sử dụng
2. Lượng bán
- Số lượng
- Giá bán
- Nơi bán
- Bán cho đối tượng
- Nơi bán: (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4;
Nơi khác = 5)
- Bán cho đối tượng: (Các tổ chức = 1; Tư thương = 2; Đối tượngkhác = 3)
3.3. Nguồn cung cấp thông tin, thị trường phục vụ sản xuất nông nghiệp
1. Nguồn cung cấp thông tin cho hộ
Nguồn cung cấp thông tin
Trong năm qua hộ ông/bà có nhận
được những thông tin nào dưới đây?
x Cán bộ
khuyến
nông
Phương
tiện thông
tin đại
chúng
Nguồn
khác
Hộ ông/bà đã áp dụng
thông tin vào sản xuất
chưa
Đã áp dụng = 1
Chưa áp dụng = 2
1. Giống cây trồng mới
2. Phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng
3. Sử dụng phân bón
158
4. Thời tiết
5. Thông tin thị trường
6. Phương pháp kỹ thuật
2. Thị trường mua, trao đổi giống, vật tư phục vụ sản xuất của hộ
Năm 2007, hộ ông/bà có mua vật
tư phục vụ sản xuất nông nghiệp
x
Mua của đối tượng nào?
- Tổ chức = 1
- Tư thương = 2
- Đối tượng khác = 3
Nơi mua chủ yếu:
- Trong xã = 1
- Trong huyện = 2
- Trong tỉnh = 3
- Ngoài tỉnh = 4
1. Giống cây trồng mới
2. Thuốc phòng trừ sâu bệnh cho
cây trồng
3. Phân bón
4. Giống vật nuôi
5. Thuốc thú y
4. Hiện nay việc thu mua nông sản của gia đình như thế nào?
ThuËn lîi = 1
ThÊt th−êng = 2
Khã kh¨n = 3
5. Xin hỏi gia đình có biết nhiều thông tin về giá cả nông sản trên thị trường không?
Có = 1
Không = 2
6. Gia đình có biết trên địa bàn huyện có cơ quan cá nhân nào làm công tác thu mua nông
sản? Có = 1
Không = 2
7. Nếu có, xin gia đình cho biết rõ tên cơ quan cá nhân đó:
8. Sau khi thu hoạch, gia đình có tiến hành bảo quản nông sản không?
Cã = 1
Kh«ng = 2
9. NÕu cã, gia ®×nh cã thÓ cho biÕt ®X dïng c¸ch b¶o qu¶n nµo?
10. Trong s¶n xuÊt n«ng nghiÖp hµng ho¸ cña gia ®×nh, xin «ng/bµ chobiÕt vai trß cña c¸c
tæ chøc, c¸ nh©n trong viÖc hç trî c¸c c«ng viÖc sau:
Møc ®é thùc hiÖn vai trß
cña c¸c tæ chøc c¸ nh©n
Vai trß cña c¸c tæ chøc c¸ nh©n
Tªn tæ
chøc c¸
nh©n hç trî
Rất
tốt
Tốt
Trung
bình
Chưa
tốt
( ) Cung cấp tài chính (trợ cấp vốn, tư liệu sản
159
xuất)
( ) Tiếp thị sản phẩm nông nghiệp
( ) Chuyển giao khoa học kỹ thuật
( ) Tổ chức các buôi tập huấn cho nông dân
( )Giúp cho nông dân giải quyết các vấn đề về sản
xuất nông nghiệp
( ) Hỗ trợ tín dụng cho nông dân (cho vay vốn hỗ
trợ sản xuất)
( ) Tạo quan hệ với cac cơ quan và tổ chức hỗ trợ
về tài chính, kỹ thuật
( ) Giúp cho nông dân phát triển kỹ năng quản lý
sản xuất nông nghiệp.
( ) Vai trò khác(xin ông/bà cho biết cụ thể)
11. Ông bà thường nhận các kiến thức khoa học, kỹ năng, phương pháp kỹ thuật sản xuất
nông nghiệp từ đâu?
( ) Từ gia đình, họ hàng
( ) Từ các trường học trong xã
( ) Từ các nông dân điển hình
( ) Từ hợp tác xã nông nghiệp
( ) Từ các tổ chức cá nhân trong xã
( ) Từ các tổ chức cá nhân ngoài xã
( ) Các nơi khác
………………..
12. Xin ông bà cho biết những khó khăn đối với sản xuất nông sản hàng hoá của gia đình
và mứa độ của nó.
Rau màu, cây ăn quả, sản phẩm khác
TT Loại khó khăn
Mức độ khó
khăn (a)
Ông bà co những biện pháp gì hoặc đề
nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn
1 Thiếu đất sản xuất
2 Nguồn nước tưới
3 Thiếu vốn sản xuất
4 Thiếu lao động
5 Khó thuê LĐ, giá thuê cao
6 Thiếu kỹ thuật
7 Tiêu thụ khó
8 Giá vật tư cao
9 Giá sản phẩm đầu ra không ổn định
10 Thiếu thông tin về …
11 Sản xuất nhỏ lẻ
12 Thiếu liên kết, hợp tác
160
13 Sâu bệnh hai
14 Khác (ghi rõ)
(a) Mức độ: 1 = Khó khăn rất cao; 2 = Khó khăn cao; 3 = Khó khăn trung bình; 4 = Khó
khăn thấp; 5 = Khó khăn rất thấp.
13. Ông bà có biết chính quyền địa phương có chính sách gì đối với việc chuyển đổi cơ cấu
sử dụng đất nông nghiêp: Có biết ( ); Không biết ( )
Nếu có, xin ông bà cho biết cụ thể đó là những chính sách gì:
- Chuyển đất lúa sang lúa cá ( )
- Chuyển đất lúa sang trồng cây ăn quả ( )
- Chuyển đất lúa sang NTTS ( )
- Chuyển đất lúa sang trồng cây rau màu hàng hoá ( )
- Khác (ghi cụ thể)
……………………
14. Thời gian tới gai đình ông bà sẽ thực hiện chính sách chuyển đổi sản xuất như thế nào.
(cụ thể)
15. Theo ông bà để thực hiện chuyển đổi cơ cáu sử dụng đất hiệu quả cần phải làm gì.
Đánh số thứ tự ưu tiên các công việc dưới đây:
( ) – Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng ruộng thế nào
( ) – Quy hoạch đường, kênh mương nội đồng
( ) – Đào ao, lập vườn
( ) – Cần có sự liên kết giữa các hộ để thực hiện
( ) – Việc chuyển đổi có thuận lợi, khả thi không? vì sao?
( ) – Cần ưu tiên giải quyết vấn đề gì?
( ) – Bước đi cụ thể?
…………………………………………………..
15.a. Xin ông bà cho biết các chính sách hỗ trợ mà gia đình nhận được từ chính quyền Nhà
nước và địa phương (chính sách có liên quan đến quyền sử dụng đất, vay vốn phát triển sản
xuất, hỗ trợ về kỹ thuật, thị trường…)
Các chính sách hỗ trợ Thuộc nhà nước Thuộc địa phương
161
b. Xin ông bà cho biết lợi ích của các chính sách và hỗ trợ đối với gia đình trong qua trình
sản xuất nông nghiệp:
( ) Rất tốt
( ) Tốt
( ) Trung bình
( ) Chưa tốt
16. Gia đình có vây vốn ngân hàng không?
( ) Có
( ) Không
17. Nếu có
- Số tiền vay : (đ)
- Lãi suất : (%)
- Thời hạn trả
- Hình thức trả
18. Nếu không
( ) Không có nhu cầu
( ) Có nhu cầu nhưng ngân hàng không giải quyết
Dịch vụ khuyến nông
19. a. Xin ông bà cho biết các loại dịch vụ khuyến nông được cung cấp bởi các tổ chức của
chính phủ, phi chính phủ và quan điểm của ông bà về sự cần thiết cũng như chất lượng của
các dịch vụ khuyến nông này. Xin điền vào bảng sau :
Sự cần thiết Chất lượng
Các dịch vụ Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Không
có ý kiến
Không
cần thiết
Rất
tổt
Tốt
Không
có ý kiến
Chưa
tổt
1. Giống cây trồng
2.
3.
4.
b. Gia đình có gặp khó khăn gì khi tiếp thu nhận các dịch vụ này không?
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
PHẦN V: VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
162
5.1. Theo ông bà việc sử dụng đất hiện tại có phù hợp với đất không?
- Phù hợp = 1
- ít phù hợp = 2
- Không phù hợp = 3
5.2. Việc bón phân như hiện nay có ảnh hưởng đến đất không?
- Rất tốt cho đất = 1
- Tốt cho đất = 2
- Không ảnh hưởng = 3
- ảnh hưởng ít = 4
- ảnh hưởng nhiều = 5
5.3. Việc sử dụng thuốc BVTV như hiện nay có ảnh hưởng tới đất không?
- Rất tốt cho đất = 1
- Tốt cho đất = 2
- Không ảnh hưởng = 3
- ảnh hưởng ít = 4
- ảnh hưởng nhiều = 5
5.4. Hộ ông bà có ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng không?
- Không
Vì sao?
………………………………………..
- Có
Chuyển cây trồng nào?
…………………………..
Vì sao?
……………………………
5.5. Ông bà có sử dụng sản phẩm nông nghiệp mà ông bà sản xuất ra không?
- Cã = 1
- Kh«ng = 2
- Sö dông c¸c lo¹i s¶n phÈm g×?
.........................................................................................
- Kh«ng sö dông nh÷ng lo¹i s¶n phÈm g×?
163
.........................................................................................
- V× sao kh«ng sö dông?
.........................................................................................
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA GIA LỘC
Ảnh 4.1 Hệ thống kênh mương thủy lợi
164
Ảnh 4.2 Hoạt động mua bán tại các điểm thu mua nông sản
Ảnh 4.3 Ruộng bắp cải trên LUT chuyên RM xã Gia Xuyên
165
Ảnh 4.4 LUT hoa cây cảnh xã Gia Xuyên
Ảnh 4.5 Ruộng trồng đậu tương trên LUT LX – màu xã Liên Hồng
Ảnh 4.6 LUT chuyên lúa xã Phạm Trấn
166
Ảnh 4.7 Ruộng trồng dưa hấu trên LUT chuyên màu xã Hoàng Diệu
Ảnh 4.8 Ruộng trồng ngô trên LUT LM – màu xã Lê lợi
Ảnh 4.9 Ruộng trồng ớt trên LUT LX – LM – Cây vụ đông xã Gia Xuyên
167
[
Ảnh 4.10 Ruộng trồng đậu đũa trên Ảnh 4.11 Ruộng trồng dưa chuột trên
LUT LX – Màu xã Đoàn thượng LUT LM – màu xã Lê Lợi
Ảnh 4.12 Các cây trồng xen canh trên Ảnh 4.13 Mô hình chuyển đổi đất
1 khu vực cánh đồng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2996.pdf