Tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá: ... Ebook Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá
136 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc N«ng nghiÖp hµ néi
---------------
nguyÔN xu¢n tïng
§¸nh gi¸ hiÖu qu¶ vµ ®Ò xuÊt sö dông ®Êt n«ng nghiÖp theo híng ph¸t triÓn bÒn v÷ng t¹i huyÖn yªn ®Þnh, tØnh thanh hãa
luËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp
Chuyªn ngµnh : Qu¶n lý ®Êt ®ai
M· sè : 60.62.16
Ngêi híng dÉn khoa häc: PGS.TS. NguyÔn thÞ vßng
hµ néi - 2009
LỜI CAM ĐOAN
T«i xin cam ®oan ®©y lµ kÕt qu¶ nghiªn cøu cña t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn v¨n nµy lµ trung thùc vµ cha tõng ®îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo.
T«i xin cam ®oan r»ng, mäi sù gióp ®ì trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn luËn v¨n ®· ®îc c¸m ¬n, c¸c th«ng tin trÝch dÉn ®· chØ râ nguån gèc.
Hµ Néi, ngµy 10 th¸ng 10 n¨m 2009
T¸c gi¶ luËn v¨n
NguyÔn Xu©n Tïng
Lêi c¸m ¬n
§Ó hoµn thµnh luËn v¨n, t«i ®· nhËn ®îc sù gióp ®ì tËn t×nh, sù ®ãng gãp quý b¸u cña nhiÒu c¸ nh©n vµ tËp thÓ.
Tríc hÕt, t«i xin tr©n träng c¸m ¬n PGS.TS. NguyÔn ThÞ Vßng - Gi¶ng viªn Khoa Tµi nguyªn vµ M«i trêng - Trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi ®· tËn t×nh híng dÉn, chØ b¶o t«i trong suèt thêi gian thùc hiÖn ®Ò tµi.
T«i xin tr©n träng c¸m ¬n sù gãp ý ch©n thµnh cña c¸c ThÇy, C« gi¸o Khoa Tµi nguyªn vµ M«i trêng, ViÖn ®µo t¹o Sau ®¹i häc - Trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi ®· t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho t«i thùc hiÖn vµ hoµn thµnh ®Ò tµi.
T«i xin tr©n träng c¸m ¬n Uû ban nh©n d©n huyÖn Yªn §Þnh, tËp thÓ phßng Tµi nguyªn vµ M«i trêng huyÖn, phßng Thèng kª, phßng N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n, cÊp uû, chÝnh quyÒn vµ bµ con nh©n d©n c¸c x·, thÞ trÊn trong huyÖn Yªn §Þnh ®· gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi trªn ®Þa bµn.
T«i xin c¸m ¬n ®Õn gia ®×nh, ngêi th©n, c¸c c¸n bé ®ång nghiÖp vµ b¹n bÌ ®· ®éng viªn, gióp ®ì, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi nµy.
Mét lÇn n÷a t«i xin tr©n träng c¸m ¬n !
Hµ Néi, ngµy 10 th¸ng 10 n¨m 2009
T¸c gi¶ luËn v¨n
NguyÔn Xu©n Tïng
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
TT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
CNH - HĐH
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
2
CN-TTCN
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
3
CN-XDCB
Công nghiệp, xây dựng cơ bản
4
CPTG
Chi phí trung gian
5
GTGT
Giá trị gia tăng
6
GTSX
Giá trị sản xuất
7
HQĐV
Hiệu quả đồng vốn đầu tư
8
HTX
Hợp tác xã
9
LĐ
Lao động
10
LUT
Loại hình sử dụng đất
11
TM-DV
Thương mại, dịch vụ
12
UBND
Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
4.1. Tổng hợp các loại đất ở Yên Định 31
4.2. Giá trị tổng sản phẩm xã hội theo một số nhóm ngành, một số năm 37
4.3. Diễn biến cơ cấu dân số huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa 40
4.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 44
4.5. Biến động đất đai năm 2008 và 2005 45
4.6. Tổng hợp các loại hình sử dụng đất của huyện Yên Định năm 2008 50
4.7. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng Sông Mã 53
4.8. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng Sông Cầu Chày 57
4.9. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng Bán sơn địa 60
4.10. Tổng hợp chỉ tiêu hiệu quả kinh tế bình quân/ha các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại 3 tiểu vùng 63
4.11. Tổng hợp một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế bình quân/ha các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Định 65
4.12. Tổng hợp chỉ tiêu tính theo công LĐ/ha và GTSX,GTGT/công của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng Sông Mã 67
4.13. Tổng hợp chỉ tiêu tính theo công LĐ/ha và GTSX,GTGT/công của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng Sông Cầu Chày 69
4.14. Tổng hợp chỉ tiêu tính theo công LĐ/ha và GTSX,GTGT/công của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng Bán Sơn địa 70
4.15. Tổng hợp chỉ tiêu tính theo công LĐ/ha và GTSX,GTGT/công của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Định 71
4.16. Đánh giá ý kiến của người dân về một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất 75
4.17. Tổng hợp đánh giá hiệu quả theo LUT huyện Yên Định, Thanh Hóa 76
4.18. Dự kiến diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng Sông Mã đến năm 2015 79
4.19. Dự kiến diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng Sông Cầu Chày đến năm 2015 81
4.20. Dự kiến diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng Bán Sơn địa đến năm 2015 83
4.21. Dự kiến diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Định đến năm 2015 85
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2006 37
4.2. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2008 37
4.3. Cơ cấu diện tích tự nhiên của 3 tiểu vùng 48
4.4. Cơ cấu cây trồng của huyện Yên Định năm 2008 48
4.5. Một số chỉ tiêu kinh tế bình quân/ha của các LUT tại tiểu vùng Sông Mã 54
4.6. Một số chỉ tiêu kinh tế bình quân/ha của các LUT tại tiểu vùng Sông Cầu Chày 58
4.7. Một số chỉ tiêu kinh tế bình quân/ha của các LUT tại tiểu vùng Bán sơn địa 61
4.8. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế bình quân/ha của các LUT tại 3 tiểu vùng 64
4.9. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế bình quân/ha các LUT của huyện Yên Định 66
4.10. Cơ cấu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng Sông Mã đến năm 2015 80
4.11. Cơ cấu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng Sông Cầu Chày đến năm 2015 82
4.12. Cơ cấu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng Sông Bán Sơn địa đến năm 2015 84
4.13. Cơ cấu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Định đến năm 2015 87
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Chúng ta biết rằng không có đất thì không thể sản xuất, cũng không có sự tồn tại của con người và đất có vai trò đặc biệt quan trọng với sản xuất nông nghiệp.
Trong nông nghiệp đất đai đóng một vị trí đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất này. Đất đai không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất và thông qua đất đai “Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được. Ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động”[4]. “Ruộng đất trong nông nghiệp đóng một vai trò là sức sản xuất quan trọng nhất, thiếu nó thì không thể có quá trình sản xuất nông nghiệp” [16]. Vì vậy, sử dụng đất là một phần hợp thành của chiến lược nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững [27]. Nông nghiệp là hoạt động cổ nhất và cơ bản nhất của loài người [9]. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển các ngành khác. Là một sản phẩm tự nhiên nhưng đất đai không giống như nhiều tài nguyên khác bởi diện tích hạn chế và vị trí cố định. Trong quá trình sử dụng đất, con người đã tác động làm thay đổi đất đai theo cả hai chiều hướng xấu và tốt [25]. Đây là kết quả của một thời gian dài do con người sản xuất, canh tác phiến diện không quan tâm đến sự bồi bổ đất đai, hay nói cách khác, con người đã không coi đất đai như một cơ thể sống cần được chăm sóc để nó khoẻ mạnh và phục vụ con người tốt hơn. Việt Nam là một nước nông nghiệp đất chật người đông, đất đai được sử dụng vào mục đích nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ thấp (chỉ chiếm 28,38% tổng diện tích đất tự nhiên) nên chỉ số về đất nông nghiệp bình quân đầu người là khoảng 0,12 ha/người [18]. Chính vì vậy, việc sử dụng tốt đất đai nhằm đem lại hiệu quả cho xã hội là vấn đề hết sức quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Gần 20 năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường theo hướng phát triển mạnh; vững chắc; có hiệu quả [7]. Đại hội đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta 10 năm (2001 - 2010), trong đó nông nghiệp được quan tâm đặc biệt “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn, phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động nông thôn" [7].
Trong những năm gần đây, hòa cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển. Cùng với sự vận động và phát triển này, con người ngày càng “vắt kiệt” nguồn tài nguyên quý giá này để phục vụ cho lợi ít của mình. Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý, có hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Mục đích của việc sử dụng đất là làm thế nào để khai thác nguồn tài nguyên có hạn này mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài. Nói cách khác, mục tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế, xã hội, môi trường một cách bền vững.
Yên Định là một trong 13 huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hoá, có tổng diện tích tự nhiên là 21.947 ha; 38.441 hộ với dân số 176.588 người [6]. Bình quân nhân khẩu trên một hộ khá cao 4,6 người.
Huyện Yên Định nằm trên trục đường Quốc lộ 45. Phía Đông - Bắc là khu công nghiệp mía đường và vật liệu xây dựng Thạch Thành - Bỉm Sơn. Phía Tây - Nam là khu công nghiệp mía đường, chế biến lâm sản, dịch vụ, du lịch Lam Sơn - Mục Sơn. Phía Đông - Nam là khu công nghiệp dịch vụ tổng hợp, trung tâm văn hoá tỉnh (thành phố Thanh Hoá). Từ Yên Định đến các trung tâm công nghiệp trên khoảng 25km, nên rất có điều kiện thúc đẩy kinh tế, giao lưu hàng hoá với các huyện bạn, nhất là hàng hoá nông sản.
Là một huyện thuần nông, diện tích đất nông nghiệp lớn, hơn 90% là lao động nông nghiệp nên đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Tuy năng suất và sản lượng cây trồng của huyện đã đạt được khá cao so với các huyện khác trong tỉnh. Nhưng giá trị trên một đơn vị diện tích còn thấp, thu nhập của người dân làm nông nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên chưa tận dụng được lợi thế đất đai, khí hậu của huyện.
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún thường cho hiệu quả thấp, chỉ thích hợp cho nền sản xuất tự cung tự cấp. Ngày nay trong xu hướng sản xuất hàng hóa và hội nhập toàn cầu, việc tổ chức sản xuất này không còn thích hợp. Xu thế tất yếu là phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên những quy mô lớn hơn. Vì vậy việc sử dụng đất có hiệu quả nhằm đem lại ngày càng nhiều hơn những sản phẩm cho xã hội là vấn đề quan tâm trong kinh tế nông nghiệp, cũng như đảm bảo được độ an toàn cho đất đai mà không tổn hại đến môi trường sống là vấn đề hết sức quan trọng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và sử dụng hợp lý hơn đất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, đối với sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Định trong những năm trước mắt và lâu dài. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá ”
1.2 Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần hoàn thiện lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trong tương lai.
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức thu nhập của người dân.
1.3 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp nhằm góp phần giúp người dân lựa chọn phương thức sử dụng đất phù hợp trong điều kiện cụ thể của huyện.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp
2.1.1 Đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho nhân loại, con người sinh ra trên đất, sống và lớn lên nhờ vào sản phẩm của đất. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Tại sao lại phải giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên này. Học giả người Nga, Docutraiep cho rằng “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của các yếu tố hình thành bao gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình, thời gian” (dẫn theo [5]). Tuy vậy, khái niệm này chưa đề cập tới sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh, do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố như nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm nêu trên. Học giả người Anh, Wiliam đã đưa thêm khái niệm về đất như “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây” [34]. Bàn về vấn đề này, C.Mác đã viết: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp”, “Điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và sinh sống của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” (dẫn theo [5]) Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất [32].
Theo quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” (dẫn theo[5]) và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại ” (dẫn theo [5]).
Với ý nghĩa đó, đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Khi nói đất nông nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp, bởi vì thực tế có trường hợp đất đai được sử dụng vào mục đích khác nhau của các ngành. Trong trường hợp đó, đất đai được sử dụng chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp, nếu không sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính).
Tuy nhiên, để sử dụng đầy đủ hợp lý đất, trên thực tế người ta coi đất đai có thể tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà không cần có đầu tư lớn nào cả. Vì vậy, Luật đất đai năm 2003 nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác”.
2.1.2 Vai trò đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất nhưng vai trò của đất đối với mỗi ngành sản xuất có tầm quan trọng khác nhau. C.Mác đã nhấn mạnh “Lao động chỉ là cha của cải vật chất, còn đất là mẹ” [5]. Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật” [20], Luật đất đai 2003 khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”[23]. Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế, với những đặc điểm:
- Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông lâm nghiệp, bởi vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. Đất đai là đối tượng bởi lẽ nó là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm.
- Đất đai là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế: bởi vì đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nếu biết sử dụng hợp lý, sức sản xuất của đất đai ngày càng tăng lên. Điều này đòi hỏi trong quá trình sử dụng đất phải đứng trên quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ, làm giàu thông qua những hoạt động có ý nghĩa của con người.
- Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu [26]. Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông - lâm nghiệp và sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu nông sản ngày càng tăng trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc khai khẩn đất hoang hóa đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quĩ đất nông nghiệp tăng lên. Đây là xu hướng vận động cần khuyến khích.
Tuy nhiên, đất đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là đất hoang hóa, nằm trong quỹ đất chưa sử dụng. Vì vậy, cần phải đầu tư lớn sức người và sức của. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần phải tính toán kỹ để đầu tư cho công tác này thực sự có hiệu quả.
- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng, các miền [34]. Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, nước,…) điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao động, giao thông, thị trường,…) và có chất lượng đất khác nhau. Do vậy, việc sử dụng đất đai phải gắn liền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ.
- Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền nhất định do pháp luật của mỗi nước qui định: tạo thuận lợi cho việc tập trung, tích tụ và chuyển hướng sử dụng đất từ đó phát huy được hiệu quả nếu biết sử dụng đầy đủ và hợp lý.
Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trình sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông lâm nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
2.1.3 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý. Điều này có nghĩa là toàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đồng thời gìn giữ bảo vệ và nâng cao độ phì của đất.
- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao. Đây là kết quả của việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thông qua tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau: năng suất cây trồng, chi phí đầu tư, hệ số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất… Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chính sách kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn về lượng thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâm sản cho xuất khẩu [12].
- Đất nông nghiệp cần phải được quản lý và sử dụng một cách bền vững. Sự bền vững ở đây là sự bền vững cả về số lượng và chất lượng, có nghĩa là đất đai phải được bảo tồn không chỉ đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà còn cho thế hệ tương lai. Sự bền vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái, môi trường. Vì vậy, các phương thức sử dụng đất nông lâm nghiệp phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường đất, đáp ứng được lợi ích trước mắt và lâu dài.
Như vậy, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng với mỗi quốc gia.
2.1.4 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Để duy trì được sự bền vững của đất đai, Smyth A.J và Julian Dumanski (1993) [31] đã xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sự sử dụng đất bền vững là:
- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất.
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất.
- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hoá chất lượng đất và nước.
- Khả thi về mặt kinh tế.
- Được xã hội chấp nhận.
Như vậy, theo các tác giả, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững, nếu trong thực tiễn đạt được cả 5 nguyên tắc trên thì sự bền vững sẽ thành công, ngược lại sẽ chỉ đạt được ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện. Tại Việt Nam, theo ý kiến của Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998) [30], việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị trường chấp nhận
- Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức đa dạng trên nhiều vùng đất khác nhau và cũng vì thế khái niệm sử dụng đất bền vững thể hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từng vùng đất xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người. Đất đai trong sản xuất nông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định, không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và sinh vật.
2.1.5 Tiêu chí đánh giá tính bền vững
Vào năm 1991, ở Nairobi đã tổ chức Hội thảo về “Khung đánh giá quản lý đất bền vững” đã đưa ra định nghĩa: “Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan tâm môi trường để đồng thời:
- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất);
- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn)
- Bảo vệ tiếm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (bảo vệ)
- Có hiệu quả lâu dài (lâu bền)
- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận) [17].
Năm nguyên tắc trên được coi là trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được, nếu thực tế diễn ra đồng bộ, so với các mục tiêu cần phải đạt được. Nếu chỉ đạt một hay một vài mục tiêu mà không phải tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.
Để đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất cần dựa vào 3 tiêu chí sau đây:
* Bền vững về kinh tế
Ở đây cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận.
Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả...và tàn dư để lại). Một hệ bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường.
Về chất lượng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng.
Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ người sử dụng đất sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng [17].
* Bền vững về xã hội
Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội.
Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường..). Sản phẩm thu được cần thoả mãn cái ăn, cái mặc, và nhu cầu sống hàng ngày của người nông dân.
Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy. Về đất đai, hệ thống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể.
Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ [17].
* Bền vững về môi trường
Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Giữ đất được thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép.
Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững.
Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%).
Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm ...).
Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên để giúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái [17].
Tóm lại: Khái niệm sử dụng đất đai bền vững do con người đưa ra được thể hiện trong nhiều hoạt động sử dụng và quản lý đất đai theo các mục đích mà con người đã lựa chọn cho từng vùng đất xác định. Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo khả năng sản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không suy giảm theo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người, của các sinh vật.
2.2 Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.2.1 Quan điểm về hiệu quả
Trong thực tế, các thuật ngữ “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không có hiệu quả” hay là “sản xuất kém hiệu quả” thường được sử dụng phổ biến trong sản xuất. Vậy hiệu quả là gì? Đến nay, các nhà nghiên cứu xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, đã đưa ra nhiều quan điểm về hiệu quả, có thể khái quát như sau:
- Hiệu quả theo quan điểm của C.Mác đó là việc “Tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý”, các nhà khoa học Xô Viết cho rằng đó là sự tăng trưởng kinh tế thông qua tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội (dẫn theo[1]).
- Có quan điểm cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng một loại hàng hoá mà không cắt giảm một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên một đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”, hoặc “Khi sản xuất có hiệu quả, chúng ta nói rằng nền kinh tế đang sản xuất trên giới hạn khả năng sản xuất” [1].
- Quan điểm khác lại khẳng định “Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó” [5]. Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản xuất đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào.
Trong thực tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả. Tuy nhiên, việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận điểm triết học của Mác và những luận điểm lý thuyết hệ thống:
- Bản chất của hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại.
- Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong đó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất, năng lượng giữa sản xuất xã hội và môi trường.
- Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch và quản lý kinh tế nói chung, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ hơn. Như vậy, từ những quan điểm trên ta thấy rằng: hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế và đặc trưng của mọi hình thái kinh tế - xã hội. Quan điểm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu mục đích của đơn vị sản xuất từ đó đánh giá theo những giác độ khác nhau cho phù hợp. Tuy vậy, mọi quan niệm về hiệu quả kinh tế đều toát lên nét chung nhất đó là vấn đề tiết kiệm các nguồn lực để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa.
2.2.2 Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Phân loại hiệu quả cần xuất phát từ luận điểm triết học Mác - Lê nin và những luận điểm lý thuyết hệ thống:
- Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả, nó có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu quả có khả năng lượng hoá, được tính toán tương đối chính xác và biểu hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu.
- Hiệu quả xã hội có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Việc lượng hoá các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn, mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định tính: tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định chỗ ở, xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, lành mạnh xã hội…
- Hiệu quả môi trường, đây là loại hiệu quả được các nhà môi trường rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả thì hoạt động đó không có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học.
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hết sức cần t._.hiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá phù hợp với từng loại vùng đất để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các nhân tố ảnh hưởng có thể chia thành 3 nhóm:
- Điều kiện tự nhiên: bao gồm điều kiện khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, nguồn nước…Chúng có ảnh hưởng một cách rõ nét, thậm chí quyết định đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất [19].
+ Đặc điểm lý, hoá tính của đất: trong sản xuất nông lâm nghịêp, thành phần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất, … quyết định đến chất lượng đất và sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất.
+ Nguồn nước và chế độ nước là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.
+ Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: điều kiện địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng vật nuôi.
+ Vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp,… sẽ quyết định đến khả năng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất nông lâm nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Điều kiện kinh tế, xã hội: bao gồm rất nhiều nhân tố (chế độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách,…) các yếu tố này có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất [5].
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: trong các yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó góp phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tố đầu vào cho sản xuất. Các yếu tố khác như thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ, nông nghiệp đều có sự ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng. Trong đó, thuỷ lợi và điện là yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay. Các yếu tố còn lại cũng có hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản là cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng, ở đó người sản xuất thực hiện việc trao đổi hàng hoá, điều này giúp cho họ thực hiện được tốt quá trình tái sản xuất tiếp theo.
+ Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đất thể hiện khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng về vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất.
+ Hệ thống chính sách: chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sách định canh định cư, chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách xoá đói giảm nghèo…các chính sách này đã có những tác động rất lớn đến vấn đề sử dụng đất, phát triển và hình thành các loại hình sử dụng đất mới đặc biệt, cho đối tượng là đồng bào dân tộc tại địa phương.
- Yếu tố tổ chức, kỹ thuật: đây là yếu tố chủ yếu hết sức quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất, một bộ phận không thể thiếu được của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch sử dụng đất phải dựa vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng mà xác định cơ cấu sản xuất, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp. Đây chính là cơ sở cho việc phát triển hệ thống cây trồng, gia súc với cơ cấu hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao.
2.3 Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Cho tới nay, trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề ra nhiều phương pháp đánh giá để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hoá. Nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện, trình độ và phương thức sử dụng đất ở mỗi nước mà có sự đánh giá khác nhau.
Hàng năm các viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới đều nghiên cứu và đưa ra được một số giống cây trồng mới, giúp cho việc tạo ra được một số loại hình sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả hơn. Viện lúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí " Farming Japan" của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất, điển hình là của Nhật. Nhà Khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế- xã hội. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống hoá tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm.
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì việc khai thác và sử dụng đất là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất đã thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển toàn diện về mọi mặt và nâng cao được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [28].
Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp với đất nhằm quản lý và bảo vệ đất tốt hơn [33].
Một trong những chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là chính sách đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD (chiếm 28,3% trong tổng thu nhập nông nghiệp) , Canada tương ứng là 5,7 tỉ USD (chiếm 39,1%), Oxtraylia 1,7 tỉ USD (chiếm 14,5%), Nhật Bản là 42,3 tỉ USD (chiếm 68,9%), Cộng đồng Châu Âu 67,2 tỉ USD (chiếm 40,1%), Áo là 1,6 tỉ USD (chiếm 35,3%) [28].
Các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối với các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn mang lại hiệu quả cao hơn. Nghiên cứu bố trí luân canh các cây trồng hợp lý hơn bằng cách đưa các giống cây trồng mới vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm/1đơn vị diện tích đất canh tác trong một năm. Ở Châu Á có nhiều nước cũng tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác luân phiên cây lúa với cây trồng cạn đã thu được hiệu quả cao hơn.
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp. Các nước Châu Á trong quá trình sử dụng đất canh tác đã rất chú trọng đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luân canh tiến bộ để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Nhưng để đạt được hiệu quả thì một phần phải nhờ vào công nghiệp chế biến, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh- môi trường.
Xuất phát từ những vấn đề này, nhiều nước trong khu vực đã có sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng kết hợp hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
2.3.2 Những nghiên cứu trong nước
Trong những năm qua, ở Việt Nam nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu về sử dụng đất, vì đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Các nhà khoa học đã chú trọng đến công tác lai tạo và chọn lọc giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt hơn để đưa vào sản xuất. Làm phong phú hơn hệ thống cây trồng, góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995) [21]; đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lậu bền [50]; phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng [22]; Lê Hồng Sơn (1995) [26] với nghiên cứu "ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hoá cây trồng đồng bằng Sông Hồng" hay hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa Sông Hồng huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Dương của tác giả Vũ Thị Bình (1993) [2]; Đánh giá kinh tế đất lúa vùng đồng băng Sông Hồng, Quyền Đình Hà, (1993) [14].
Ở nước ta, khi trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, phần lớn diện tích đất nông nghiệp đều tập trung vào sản xuất lương thực, thực phẩm. Song song với việc nâng cao mức sống, đòi hỏi phát triển các cây thức ăn cao cấp hơn như cây họ đậu (đậu, đỗ...), cây có dầu (lạc, vừng...), rau củ và các loại cây ăn quả có giá trị phát triển sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, có tác dụng bảo vệ, cải tạo môi trường đất.
Bên cạnh việc nghiên cứu đưa ra các giống cây trồng mới vào sản xuất thì các nhà khoa học còn tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp dựa vào việc nghiên cứu đưa ra các công thức luân canh mới bằng các phương pháp đánh giá hiệu quả của từng giống cây trồng, từng công thức luân canh. Từ đó các công thức luân canh mới tiến bộ hơn được cải tiến để khai thác ngày một tốt hơn tiềm năng đất đai.
Từ đầu thập kỷ 90, chương trình quy hoạch tổng thể được tiến hành nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp, nội dung quan trọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Những công trình nghiên cứu mô phỏng chiến lược phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng của GS.VS. Đào Thế Tuấn (1992) cũng đề cập việc phát triển hệ thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam. Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng do GS.VS. Đào Thế Tuấn (1998) chủ trì và hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long do GS.VS. Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Các đề tài nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng miền nui, vùng trung du và vùng đồng bằng nhằm đánh giá hiệu quả cây trồng trên từng vùng đất đó. Từ đó định hướng cho việc khai thác tiềm năng đất đai của từng vùng sao cho phù hợp với quy hoạch chung của nền nông nghiệp cả nước, phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng.
Vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn lợi đất đai, khí hậu để bố trí hệ thống cây trồng thích hợp cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập như Bùi Huy Đáp , Ngô Thế Dân [8].
Trong những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng Đồng bằng Sông Hồng (1994) [11]; quy hoạch sử dụng đất vùng Đồng bằng Sông Hồng (Phùng Văn Phúc,1996) [24]; phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa Sông Hồng (Nguyễn Như Hà, 2000) [15]; đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng (1997) [10] cho thấy đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3- 4 vụ trong một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, vùng có điều kiện tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong các phương thức luân canh như cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp.
Tại Thanh Hoá, những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm sử dụng đất bền vững hay theo hướng sản xuất hàng hoá còn chưa nhiều. Năm 2000 tác giả Trịnh Văn Chiến [6] đã tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác thích hợp trên cơ sở đánh giá tài nguyên đất đai ở huyện Yên Định, kết quả đã xây dựng được những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao. Năm 2002 tác giả Lê Xuân Cao [3] đã có đề tài nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số biện pháp sử dụng đất thích hợp ở Nông trường quốc doanh Sao Vàng làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng được mở rộng, năng suất các cây trồng đều được tăng lên, các loại hình sử dụng đất được áp dụng tại nông trường hiện nay phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Môi trường sinh thái ngày càng được cải thiện tốt hơn. Tác giả cũng đã tìm được cây trồng trọng điểm của nông trường chính là cây mía và các loại cây ăn quả.
Tuy nhiên, các đánh giá về phát triển nông nghiệp bền vững ở các địa phương còn chưa nhiều. Vì vậy, nghiên cứu phát triển nông nghiệp của huyện Yên Định trong những năm tới theo hướng phát triển bền vững là rất cần thiết, có ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội của huyện và có thể thực hiện được. Đây chính là lý do thúc đẩy chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài "Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá" góp phần vào việc phát triển nông nghiệp bền vững của huyện nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung.
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
- Các yếu tố tác động đến hiệu quả (hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường) của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
- Hạn chế đối tượng nghiên cứu là hiệu quả môi trường thì chỉ sử dụng yếu tố định tính.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, trong đó mỗi tiểu vùng chọn 2 xã đại diện, tiểu vùng Sông Mã: xã Định Tân, Yên Thọ, vùng Sông Cầu Chày: Xã Định Hòa và xã Yên Thịnh, tiểu vùng Bán Sơn địa: xã Yên Phú và xã Yên Lâm.
3.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài
3.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất, nước và rừng);
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất của các ngành, dân số, lao động, việc làm và cơ sở hạ tầng.
3.2.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất nông nghiệp và thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất: diện tích, cơ cấu các loại đất;
- Tình hình biến động đất nông nghiệp: diện tích tăng, giảm năm 2008 so với năm 2005, nguyên nhân biến động;
- Thực trạng cây trồng và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp: Đặc điểm chính theo ba tiểu vùng, thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Định(diện tích, cơ cấu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp).
3.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:
Hiệu quả kinh tế :
- Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất từng tiểu vùng.
- So sánh hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất 3 tiểu vùng.
- Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất toàn huyện.
Hiệu quả xã hội :
- Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất từng tiểu vùng.
- Đánh giá chung về hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất toàn huyện.
Hiệu quả môi trường :
- Đánh giá về hiệu quả môi trường theo định tính của các loại hình sử dụng đất.
3.2.4 Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản phát triển bền vững
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin có sẵn từ các cơ quan, phòng ban chức năng từ trung ương đến huyện, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thanh Hoá, phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện , UBND các xã điểm đại diện cho các tiểu vùng của huyện.
- Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến công tác quản lý đất đai, mô hình sử dụng đất nông nghiệp đã có, tài liệu về thổ nhưỡng...
3.3.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn bằng phiếu điều tra nông hộ: lựa chọn ngẫu nhiên 240 hộ của 6 xã để điều tra nông hộ.
3.3.3 Phương pháp tổng hợp thống kê và xử lý số liệu
Xử lý số liệu chủ yếu bằng phần mềm Excel
3.3.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất
- Đánh giá hiệu quả kinh tế :
Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên 1 ha đất của các loại hình sử dụng đất (LUT), sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:
- Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định.
- Chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (GTGT) là hiệu số giữa GTSX và CPTG, là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
GTGT = GTSX - CPTG
- Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng CPTG, bao gồm: GTSX/CPTG, đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả. Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
- Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ), quy đổi bao gồm: GTSX/công LĐ; GTGT/công LĐ; thực chất là đánh giá kết quả lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng loại cây trồng, nhằm so sánh chi phí cơ hội của từng người lao động.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian, giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Đánh giá hiệu quả xã hội thông qua các chỉ tiêu sau:
+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha)
+ Giá trị sản xuất trên công lao động (GTSX/công LĐ) và giá trị gia tăng trên công lao động (GTGT/công LĐ)
+ Đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm, gia tăng lợi ích cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Đánh giá hiệu quả môi trường: Xác định cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp.
3.3.5 Phương pháp bản đồ
- Xử lý và xây dựng bản đồ chủ yếu bằng phần mềm Microstation (Các loại bản đồ: Hiện trạng sử dụng đất, định hướng sử dụng đất tỷ lệ 1/25000)
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Yên Định là huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 25km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 45. Có toạ độ địa lý: từ 19056 đến 20005 vĩ độ Bắc. Từ 1050 29 đến 1050 46 kinh độ Đông
Vị trí tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp các huyện: Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc.
- Phía Nam giáp các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hoá.
- Phía Tây giáp huyện Ngọc Lạc
- Phía Đông giáp các huyện : Hoằng Hoá, Hà Trung, Hậu Lộc.
Yên Định có tổng diện tích tự nhiên 21614,97ha , chiếm 18,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Toàn huyện có 27 xã và 2 thị trấn: thị trấn Quán Lào và thị trấn Nông trường thống nhất
Vị trí địa lý kinh tế: Yên Định nằm trên trục quốc lộ 45 (từ thành phố Thanh Hoá qua Yên Định đi Ninh Bình) có hệ thống giao thông thuỷ, bộ nối với các khu đô thị công nghiệp trọng điểm của tỉnh: Lam Sơn- Sao Vàng, Bỉm Sơn-Thạch Thành, đô thị trung tâm thành phố Thanh Hoá- Sầm Sơn với các vùng miền trong tỉnh và cả nước là điều kiện tác động thúc đẩy kinh tế của Yên Định phát triển.
4.1.1.2 Địa hình
Là huyện đồng bằng nên phần lớn diện tích lãnh thổ có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình toàn huyện là 10m (so với mặt nước biển) Đặc biệt có một số vùng trũng (các xã Định Long, Định Hoà...) thấp hơn độ cao trung bình toàn huyện 3-5m. Địa hình có xu thế dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Trên địa bàn huyện có các đồi núi thấp phân bố rải rác ở các xã Yên Giang, Yên Lâm, Yên Tâm..., ngoài ra còn có một số hồ tự nhiên là dấu tích đổi dòng của Sông Mã, Sông Cầu Chày. Phía Tây và phía Tây Bắc là dải đất bán sơn địa, là phần chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, miền núi nên địa hỉnh ở đây không được bằng phẳng.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu Yên Định thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Bắc Trung Bộ Việt Nam. Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa Đông lạnh có sương giá, sương muối và ít mưa, mùa Hè nóng có gió Tây khô nóng và mưa nhiều. Một số tính chất cơ bản của khí hậu được trình bày ở phụ lục 1.
* Nhiệt độ
Chế độ nhiệt của Yên Định có đặc trưng cơ bản là nền nhiệt độ cao, tổng lượng nhiệt cả năm là 8.300 - 8.4000C. Trong một năm có 5 tháng (tháng 5, 6, 7, 8, 9) nhiệt độ trung bình cao hơn 250C, nhiệt độ này thích hợp với cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới. Trong khi đó có 3 tháng (tháng 12, 1, 2) nhiệt độ trung bình dưới 200C phù hợp với cây trồng chịu lạnh và là điều kiện thuận lợi để phát triển vụ Đông.
* Nắng và bức xạ
Tổng lượng bức xạ hàng năm theo lý thuyết đạt tới 225-230 Kcal/cm2/năm, nhưng trên thực tế tổng lượng bức xạ đo được tại Yên Định chỉ bằng khoảng 50% tổng số bức xạ lý tưởng.
Tổng số giờ nắng cả năm ở Yên Định là 1.658,4 giờ, đủ điều kiện cho cây quang hợp tốt.
*Ẩm độ - lượng bốc hơi và chỉ số ẩm ướt
Tổng lượng mưa trung bình ở Yên Định đạt 1519,4 mm/năm. Tuy nhiên lượng mưa không đồng đều ở các mùa, các tháng trong năm. Trong mùa mưa chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa hàng năm.
Độ ẩm không khí tương đối ở Yên Định thường dao động trong phạm vi 85 - 87%. Trong thời kỳ đầu mùa Đông độ ẩm tương đối thường thấp, có thể giảm xuống 50% khi gió mùa Đông Bắc tràn về. Độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào tháng 12 hoặc đầu tháng 1. Trong thời kỳ này thường có các đợt khô hanh, trời nắng, quang mây hoặc ít mây, do chênh lệch biên độ nhiệt độ ngày - đêm khá lớn nên biên độ độ ẩm tương đối cũng khá lớn.
Ở Yên Định lượng bốc hơi khoảng 850mm/năm. Bốc hơi mạnh làm hao hụt lượng nước dự trữ trong đất và các nguồn chứa nước. Tuy nhiên do có lượng mưa lớn nên Yên Định vẫn là vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.
Chỉ số ẩm ướt (k) là tỷ số giữa lượng mưa và lượng bốc hơi, ở Yên Định giá trị này vào khoảng 2,7 - 2,8 nghĩa là lượng mưa gấp hơn 2 lần lượng bốc hơi. Trong một năm các tháng 1, 2, 3, 11 và 12 có k < 1, nghĩa là lượng mưa không bằng lượng bốc hơi. Đây cũng là thời gian khô hạn, cây trồng cần được tưới nhiều hơn.
* Mưa
Trong mùa lạnh, lượng mưa của các tháng thường thấp hơn lượng bốc hơi, đặc biệt là các tháng 12, 1, 2, 3. Lượng mưa trong tháng nhỏ nhất là tháng 1 (chỉ đạt 16mm). Do vậy bố trí các cây trồng cạn ở vụ Đông là phù hợp nhưng phải tăng cường công tác thuỷ lợi và giữ ẩm tại chỗ cho cây trồng.
* Những hiện tượng thời tiết đặc biệt
- Bão: Thường trực tiếp đổ bộ vào Thanh Hoá từ tháng 6 đến hết tháng 9, tần suất bão lớn nhất là tháng 8 và nửa đầu tháng 9.
- Gió mùa Đông - Bắc: Ở Yên Định ảnh hưởng của gió mùa Đông - Bắc tuy có thấp hơn các tỉnh phía Bắc nhưng cường độ gió vẫn khá mạnh, tốc độ gió có đợt đạt tới cấp 8.
- Gió Tây khô nóng cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở Yên Định. Trong các tháng 3 và 4, thời gian lúa đang làm đòng, trổ bông gặp gió Tây khô nóng, năng suất lúa giảm nghiêm trọng, có khi khô lép hoàn toàn. Ngoài ra gió Tây khô nóng đến muộn làm lúa mùa mới cấy khó bén rễ, có khi tàn lụi, các cây trồng khác kém phát triển.
Để hạn chế tác hại của gió Tây khô nóng, cần bố trí thời vụ hợp lý, chăm sóc cây trồng chu đáo. Với lúa nên bố trí trổ từ 25/4 - 10/5, vừa tránh được gió Tây khô nóng vừa tránh được những đợt mưa giông, úng lụt vào tiết Tiểu Mãn. Trồng cây gây rừng cũng là biện pháp có hiệu quả để hạn chế tác hại của gió Tây khô nóng.
Những đặc điểm khí hậu thời tiết được phân tích trên, cho thấy Yên Định có thể gieo trồng nhiều loại cây trồng khác nhau (cây nhiệt đới, cây á nhiệt đới) với nhiều mùa vụ trong năm. Tuy nhiên, Yên Định cũng gặp không ít những khó khăn về thời tiết khí hậu gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, như gió mùa Đông - Bắc, gió Lào, bão, úng,…
Những giải pháp thường áp dụng trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp là:
- Bố trí thời vụ cây trồng né tránh thời tiết bất thuận, như lúa Xuân bố trí trổ từ 1 - 10/5 để tránh gió mùa Đông - Bắc đến muộn và gió Lào đến sớm, lúa mùa chính vụ bố trí trổ 20 - 30/9 để tránh bão.
- Lựa chọn các giống cây trồng có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết.
- Chủ động làm giảm tác hại của các hiện tượng thời tiết bất lợi cho sản xuất thông qua các giải pháp trồng trọt.
4.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Kết quả điều tra phân loại đất ở Yên Định trên bản đồ tỷ lệ 1:25.000 được chia thành 4 nhóm, 10 loại đất chính được thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1. Tổng hợp các loại đất ở Yên Định
TT
Loại đất
Ký hiệu
FAO- UNESCO
Ký hiệu
Diện tích
ha
%
I
Đất phù sa
P
Fluvisols
FL
11.630
83,23
1
Đất phù sa ngoài đê
Pb
Eutric Fluvisols
Fle
680
4,86
2
Đất phù sa chưa phân hóa phẫu diện
P
Dystric Fluvisols
FLd
6.558
46,93
3
Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng
Pf
Cambic Fluvisols
Fle
1.643
11,76
4
Đất phù sa glây
Pg
Gleyic Fluvisols
FLg
2.024
14,48
5
Đất phù sa úng nước
Pj
Dystric Gleysols
GLd
725
5,20
II
Đất xám
X
Acrisols
AC
1.175
8,41
6
Đất xám trên phù sa cổ
X
Haplic Acrisols
ACh
1.024
7,32
7
Đất xám bạc màu
B
Plinthic Acrisols
ACp
76
0,55
8
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét
Fs
Xanthic Acrisols
ACx
75
0,54
III
Đất đỏ
F
Ferralsols
FR
206
1,48
9
Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ
Fd
Rhodic ferralsols
FRr
206
1,48
IV
Đất tầng mỏng
E
Leptosols
LP
962
6,88
10
Đất xói mòn trơ sỏi đá
E
Lithic leptosols
LPq
962
6,88
Tổng diện tích
13.973
100,00
(Nguồn : Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Yên Định)
Đất phù sa ngoài đê (Pb)
Diện tích 680ha, chiếm 4,86% diện tích điều tra. Đất phân bổ thành dải hẹp ngoài đê sông Mã. Vũng bãi có diện tích rộng nhất thuộc xã Quý Lộc và các xã Yên Thái, Định Liên, Định Tiến. Đất hình thành do sản phẩm bồi tụ của sông Mã. Đất có dạng địa hình bằng thoải thấp dần về phía bờ sông nên khả năng thấm và thoát nước nhanh. Một số vùng bãi thấp hàng năm đất được phù sa bồi tụ.
Đất phù sa chưa phân hóa phẫu diện (P)
Có diện tích 6558ha, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại đất ở huyện (46,93%). Nguồn gốc hình thành là sản phẩm bồi tụ của phù sa sông Mã và sông Cầu Chày.
Đất đã hình thành tầng đế cày, phẫu diện chưa phân hóa rõ ràng. Đối với vùng đất chịu ảnh hưởng của phù sa sông Cầu Chày, thuộc các xã Yên Lạc, Yên Giang, có địa hình cao hơn, thấy xuất hiện vệt đốm rỉ trong phẫu diện ở độ sâu 60cm.
Về hóa tính:
+ Đất ít hoặc không chua.
+ Hàm lượng mùn ở lớp đất canh tác khá (2,2%).
+ Hàm lượng các chất P2O5, K2O dễ tiêu ở mức nghèo.
+ Hàm lượng cation trao đổi ở tầng mặt (0-20cm) thấp (Ca2+ và Mg2+ <10 me/100 g đất). Kali và lân dễ tiêu ở mức nghèo đến rất nghèo. Do vậy tăng cường bón phân hữu cơ vào đất sẽ mang lại hiệu quả cao.
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf)
- Diện tích 1643ha, chiếm 11,76% diện tích điều tra.
- Đất có nguồn gốc từ phù sa, nhưng do ở địa hình vàn cao, thường bị hạn nên quá trình feralit xảy ra mạnh, đất tích sắt ở điều kiện oxy hóa (Fe3+). Ở một số vùng xuất hiện kết von Fe mức độ thấp.
- Tầng canh tác mỏng, tầng đế cày rõ. Phẫu diện chuyển tiếp lớp rất rõ, có tầng tích sét.
- Đất rất chua, nghèo dinh dưỡng, thiếu lân dễ tiêu nghiêm trọng, cation trao đổi thấp.
* Đất phù sa glây (Pg)
Có diện tích 2024ha, chiếm 14,48% diện tích điều tra. Phân bố ở các xã Yên Phong, Yên Ninh, Định Tăng, Định Thành, Định Công….
Loại đất này có độ phì tự nhiên khá, trong quá trình sử dụng cần khai thác độ phì tự nhiên này thì hiệu quả cao hơn.
- Hạn chế của loại đất này là khả năng giữ lân trong đất rất chặt do hàm lượng sắt nhôm di động trong đất cao. Vì vậy, biện pháp cải tạo là phải khắc phục 2 yếu tố chua và thiếu lân. Muốn vậy cần phơi ải, bón đủ lượng phân chuồng, bón vôi và Tecmophotphat.
Đất phù sa úng nước (Pj)
Diện tích 725ha, chiếm 5,20% diện tích điều tra. Do phân bố ở địa hình thấp, trũng khó tiêu nước nên vào mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm) đất bị ngập úng (mức độ ngập 50 - 80cm), sản xuất vụ mùa gặp khó khăn.
Đặc điểm của loại đất này là chưa hình thành tầng đế cày, thành phần cơ giới thịt nặng, đất sét, bị glây mạnh toàn phẫu diện. Đất rất chua, hàm lượng mùn và đạm cao (mùn >3%, N > 0,15%), lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo.
Đất xám trên phù sa cổ (X)
Có diện tích 1024ha, chiếm 7,32% diện tích điều tra.
Tập trung ở các xã: Yên Phú, Yên Tâm và một phần của xã Yên Trung thuộc vùng sông Cầu Chày. Đất được hình thành trên mẫu đất phù sa cổ. Đất có địa hình dạng lượn sóng hoặc bát úp cao hơn vùng đồng bằng.
Hiện đất này đang trồng 2 vụ lúa 1 vụ màu.
Đất xám bạc màu (B)
Loại này diện tích 76ha, chiếm 0,55% diện tích điều tra, phân bố tập trung ở các xã Yên Thịnh, Yên Phú, Yên Lạc.
Do ở địa hình cao (dạng bậc thềm) thiếu nước tưới thường xuyên, chưa được chú trọng trong quá trình sử dụng và cải tạo nên đất có chiều hướng thoái hóa mạnh.
Hiện này trên lọai đất này đang trồng hoa màu như ngô, đậu tương. Ở một số nơi có địa hình thấp, trồng 1 vụ lúa mùa, 1 vụ màu xuân.
Đất rất cần được bón nhiều phân hữu cơ. Vụ màu xuân nên bố trí trồng lạc, ở một số nơi như xã Yên Tâm nên chuyển diện tích trồng màu năng suất thấp sang trồng cây ăn quả.
Đất đỏ trên đá phiến sét (Fs)
Diện tích 75ha, chiếm 0,54% diện tích điều tra.
Đất hình thành do sản phẩm phong hóa đá ph._., khoai tây, rau ... có hiệu quả sử dụng đất cao.
6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở huyện Yên Định cụ thể: cơ chế chính sách,áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thị trường, vốn đầu tư, nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, và tăng cường cơ sở hạ tầng.
5.2 Đề nghị
1. Đề nghị UBND tỉnh, huyện cần tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng. Đồng thời có các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp như chính sách về khuyến nông, đất đai, vốn tín dụng, tiêu thụ nông sản.
2. Đề nghị huyện tiếp tục chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhất là đưa các giống cây trồng mới, phù hợp nhằm tăng hiệu quả của các công thức luân canh. Cần tiếp tục nghiên cứu và đề xuất những công thức luân canh mới đạt hiệu quả kinh tế cao và hợp lý hơn trong những năm tiếp theo./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Vũ Thị Bình (1993), "Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng", Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 3/1993.
Lê Xuân Cao (2002), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số biện pháp sử dụng đất thích hợp ở Nông trường quốc doanh sao Vàng Thanh Hoá. Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, ĐHNN I, Hà Nội.
Ngô Đức Cát (2000), Kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Trịnh Văn Chiến (2000), Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác thích hợp trên cơ sở đánh giá tài nguyên đất đai ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.
Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới. NXB thống kê, Hà Nội.
Ngô Thế Dân (2001), "Một số vấn đề khoa học công nghệ. Nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 1/2001.
Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử Nông nghiệp Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Vũ Năng Dũng (1997), Đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội.
Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng (1994), Báo cáo nền số 9, Hà Nội.
Nguyễn Hoàng Đan, Đỗ Đình Đài (2003), "Khả năng mở rộng đất nông nghiệp vùng Tây nguyên", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại Hội đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Quyền Đình Hà (1993), Đánh giá kinh tế đất lúa vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, ĐHNN I, Hà Nội.
Nguyễn Như Hà (2000), Phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp ĐHNN I, Hà Nội.
Vũ Khắc Hoà (1996), Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Thuận Thành - tỉnh Hà Bắc, Luận án thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Vũ Thị Xuân Hương (2005), Đánh giá các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao và đề xuất khả năng mở rộng ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, ĐHNN I Hà Nội.
Vũ Ngọc Hùng (2007), Khảo sát diễn biến các loại hình sử dụng đất trong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai vùng ven biển, khu vực huyện Hoà Bình và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia (1992), Hà Nội.
Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995), "Kết quả bước dầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam", Hội thảo quốc gia Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1991), Phân vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Luất đất đai (2003), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Phùng Văn Phúc (1996), "Quy hoạch sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010", Kết quả nghiên cứu khoa học thời kỳ 1986-1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Sẫm (2003), Đámh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đề xuất sử dụng theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Tữ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, ĐHNN I Hà Nội.
Lê Hồng Sơn (1996), "Ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng", Hội thảo quốc gia Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Đỗ Thị Tám (2001), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
Vũ Thị Phương Thuỵ (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995), Đánh giá hiện trạng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995), Đánh giá hiện trạng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
A.JSmyth, J.Dumaski (1993), FESLM An International framme - work for Evaluating sustainable and management, World soil report No.
FAO (1976), A Framework for Land Evaluation, Rome.
FAO (1990), Land Evaluation and farming syatem analysis for land use panning. Working document.
Smyth A. Jand Dumaski (1993), FESLM An International Framework for Evaluation Sustainable Land Management, World soil Report, FAO, Rome.
Phô lôc
Hình 4.1 Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2008 huyện Yên Định
Hình 2: Ảnh hệ thống kênh mương
Hình 3: Cảnh quan cánh đồng chuyên lúa, tiểu vùng bán sơn địa
Hình 4: Ruộng dưa chuột trồng trên LUT chuyên màu, tiểu vùng Sông Mã
Hình 5: Cảnh quan cánh đồng Ngô trên LUT 2 lúa-màu, tiểu vùng Sông Mã
Hình 6: Ruộng rau đông trên LUT chuyên màu, tiểu vùng Sông Mã
Hình 7: Mô hình nuôi trồng lúa - cá kết hợp tiểu vùng bán sơn địa
Phụ lục 1. Tổng hợp các yếu tố khí hậu ở Yên Định năm 2008
Chỉ tiêu
Tháng
Nhiệt độ trung bình (0C)
Số giờ nắng (giờ)
Tổng bức xạ thực tế (Kcal/ cm2)
Lượng mưa trung bình (mm)
Số ngày mưa (ngày)
Độ ẩm tương đối (%)
Lượng bốc hơi, đo bằng ống Piche (mm)
Tốc độ gió trung bình (m/s)
1
16,7
86,2
6,4
16,0
7,0
85
63,9
1,8
2
17,6
49,2
5,3
18,2
9,7
87
50,6
1,8
3
20,2
56,5
7,2
29,9
11,8
89
49,7
1,5
4
23,6
106,3
12,0
61,8
11,0
98
55,2
10,8
5
27,2
230,6
14,7
125,7
13,7
85
86,5
2,0
6
28,5
177,9
12,4
209,4
13,8
84
88,3
2,1
7
28,9
217,9
15,5
172,7
12,0
83
101,6
2,0
8
28,0
167,9
12,4
260,2
16,0
87
68,1
1,8
9
26,8
168,8
12,0
320,4
14,5
88
63,0
2,1
10
24,4
171,0
11,1
215,2
11,3
86
74,4
2,0
11
21,2
134,6
8,5
72,6
7,8
83
78,3
2,2
12
18,1
119,3
6,3
17,3
4,2
83
76,7
2,0
Cả năm
23,4
1658,4
123,8
1519,4
132,8
86
856,3
1,9
(Số liệu: Trạm khí tượng Nông nghiệp - Yên Định - Thanh Hoá)
Phụ lục 2. Diện tích, cơ cấu đất đai của ba tiểu vùng
STT
Đơn vị hành chính
Diện tích (ha)
Diện tích đất NN (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên
21647,94
13423.20
100,00
I
Tiểu vùng bán sơn địa
4768,21
2574.8
22,03
1
Xã Yên Lâm
1736.09
840.58
2
Xã Yên Tâm
994.34
523.96
3
Xã Yên Giang
1429.13
817.39
4
Xã Yên Phú
608.65
392.87
II
Tiểu vùng Sông Mã
9786,15
6213.71
45.21
1
Xã Quý Lộc
1370.25
798.89
2
Xã Yên Thọ
718.78
460.17
3
Xã Yên Trung
729.47
448.49
4
Xã Yên Bái
518.35
326.08
5
Xã Yên Trường
364.82
243.94
6
Xã Yên Phong
578.40
346.29
7
Xã Yên Thái
506.00
380.08
8
Xã Định Liên
677.39
461.41
9
Xã Định Long
438.16
301.94
10
Thị trấn Quán Lào
149.04
70.8
11
Xã Định Hưng
705.52
483.66
12
Xã Định Hải
603.05
374.32
13
Xã Định Tân
776.37
493.07
14
Xã Định Tiến
998.92
672.85
15
Xã Định Công
651.63
389.39
III
Tiểu vùng Sông Cầu Chày
7093,29
4634.69
32,76
1
Xã Yên Thịnh
585.18
387.56
2
Xã Yên Hùng
623.52
623.52
3
Xã Yên Ninh
598.97
363.11
4
Xã Yên Lạc
606.26
372.18
5
Xã Định Tăng
1001.41
691.09
6
Xã Định Tường
674.19
454.02
7
Xã Định Bình
762.87
511.62
8
Xã Định Hoà
1100.98
749.18
9
Xã Định Thành
1140.20
725.85
(Nguồn: PhòngTài nguyên&môi trường huyện Yên Định)
Phụ lục 4. Cơ cấu cây trồng của huyện Yên Định năm 2008
TT
Cây trồng
Thời vụ
Diện tích (ha)
Cơ cấu DT (%)
NS (tạ/ha)
1
Lúa
Xuân
9669
33,24
71,90
Mùa
9758
33,55
65,72
Tổng
19427
66,79
-
2
Ngô
Xuân
607
2,09
61,60
Thu
280
0,96
59,60
Đông
3263
11,22
63,60
Tổng
4150
14,27
-
3
Lạc
Xuân
122
0,42
27,04
Thu
23.7
0,08
26,08
Tổng
145.7
0,5
-
4
Đậu tương
Xuân
9
0,03
21,25
Thu
311
1,07
22,96
Đông
522
1,79
24,16
Tổng
842
2,89
-
5
Rau, đậu các loại
Xuân
978
3,36
-
Thu
804
2,76
-
Đông
988.7
3,40
-
Tổng
2770.7
9,53
-
6
Các cây trồng khác
1752.8
6,03
-
Tổng diện tích gieo trồng cả năm
29088.2
100
(Nguồn số liệu điều tra)
Phụ lục 5. Tổng hợp diện tích các loại hình sử dụng đất
của tiểu vùng Sông Cầu Chày
Loại hình sử dụng đất
Kiểu sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ % trên từng LUT của tiểu vùng
1. Đất 2 lúa - màu
Tổng cộng
1189,37
100
1. Lúa xuân- Lúa mùa- Ngô đông
1015,92
85,41
2. Lúa xuân- Lúa mùa- Cà chua đông
5,21
0,44
3. Lúa xuân- Lúa mùa- Đậu tương đông
164,29
13,81
4. Lúa xuân-Lúa mùa-Khoai tây đông
3,95
0,34
2. Đất 1 lúa-Màu
Tổng cộng
87,05
100
1. Lạc Xuân - Lúa Mùa chính vụ
49.92
57,34
2. Lạc Xuân-lúa Mùa sớm-Cà chua Đông
2,49
2,86
4. Cà chua Xuân-lúa Mùa sớm-Ngô Đông
12,6
14,47
5. Lạc Xuân-Lúa Mùa sớm-Ngô Đông
21.24
24,39
6. Đậu tương Xuân-lúa Mùa sớm-Bắp cải
0.8
0,94
3. Đất chuyên lúa
Tổng cộng
2280,38
100
1. Lúa xuân- Lúa mùa
2169,77
95,15
2. Lúa Xuân (chính vụ)
110,61
14,85
4. Đất 1 lúa- cá
1. Lúa xuân - Cá
25,39
100
5. Đất chuyên màu
Tổng cộng
17,45
100
1.Lạc Xuân- Đậu tương Thu -Dưa chuột Đông
0,98
5,62
2. Lạc Xuân- Đậu tương Thu -Ngô Đông
3,12
17,88
3. Ớt Xuân-Đậu tương thu-Rau Đông
7,38
42,29
4. Ngô Xuân-Đậu tương Thu -ngô Đông
3,52
20,17
5. Dưa chuộtXuân-Đậu tương Thu-Ớt Đông
1,21
14,04
6.Đất Mía
Mía Công nghiệp
60,9
5.30
7. Đất trồng cây ăn quả
Vải
20,7
0.58
(Nguồn số liệu điều tra)
Phụ lục 6. Tổng hợp diện tích các loại hình sử dụng đất
của tiểu vùng Sông Mã
Loại hình sử dụng đất
Kiểu sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ % trên từng LUT của tiểu vùng
1. Đất 2 lúa - màu
Tổng
2120,35
100
1. Lúa xuân- Lúa mùa- Ngô đông
1744,69
82,28
2. Lúa xuân- Lúa mùa- Cà chua đông
19.94
0,93
3. Lúa xuân- Lúa mùa- Đậu tương đông
339.72
16,02
4. Lúa xuân-lúa mùa-Khoai tây đông
3.95
0,18
5.Lúa xuân-lúa mùa-Dưa chuột đông
12.05
0,59
2. Đất 1 lúa-Màu
Tổng
57,52
100
1. Lạc Xuân - Lúa Mùa chính vụ
4,21
7,32
2. Lạc Xuân-Lúa Mùa sớm-Cà chua Đông
4,91
8,53
3. Cà chua Xuân-Lúa Mùa sớm-Ngô Đông
30,85
53,63
4. Lạc Xuân-Lúa Mùa sớm-Ngô Đông
12,85
22,34
5. Đậu tương Xuân-lúa Mùa sớm-Bắp cải
4,7
8,18
3. Đất chuyên lúa
Tổng
2889,93
100
5. Lúa xuân- Lúa mùa
2557,46
88,49
2. Lúa Xuân (chính vụ)
322,47
11,51
4. Đất 1 lúa- cá
6. Lúa xuân - Cá
97.12
100
5. Đất chuyên màu
Tổng
310,42
100
1.Lạc Xuân- Đậu tương Thu - Dưa chuột Đông
7.15
2,3
2. Lạc Xuân- Đậu tương Thu -ngô Đông
16,2
5,22
3. Ớt Xuân-Đậu tương thu-Rau Đông
74,05
23,85
4. Ngô Xuân-Đậu tương Thu -Ngô Đông
190.12
61,24
5. Dưa chuộtXuân-Đậu tương Thu-Ớt Đông
22,9
7,39
6.Đất Mía
Mía công nghiệp
329,6
100
7. Đất trông cây ăn quả
Vải
35,8
100
(Nguồn số liệu điều tra)
Phụ lục 7.Tổng hợp diện tích các loại hình sử dụng đất
của tiểu vùng Bán sơn địa
Loại hình sử dụng đất
Kiểu sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ % trên từng LUT của tiểu vùng
1. Đất 2 lúa - màu
Tổng cộng
308,54
100
1. Lúa xuân- Lúa mùa- Ngô đông
289,76
93,91
2. Lúa xuân- Lúa mùa- Cà chua đông
324
1,05
3. Lúa xuân- Lúa mùa- Đậu tương đông
12,34
4,00
4. Lúa xuân-lúa mùa-Khoai tây đông
3,2
1,04
2. Đất 1 lúa-Màu
Tổng cộng
27,66
100
1. Lạc Xuân - Lúa Mùa chính vụ
6,7
24,22
2. Lạc Xuân-Lúa Mùa sớm-Cà chua Đông
2,26
8,17
3. Cà chua Xuân-Lúa Mùa sớm-ngô Đông
9,5
34,34
4. Lạc Xuân-Lúa Mùa sớm-Ngô Đông
6,7
24,22
5. Đậu tương Xuân-Lúa Mùa sớm-Bắp cải
2,5
9,05
3. Đất chuyên lúa
Tổng
516,78
100
1. Lúa xuân- Lúa mùa
491.73
95,15
2. Lúa Xuân (chính vụ)
75,05
4,85
4. Đất 1 lúa- cá
6. Lúa xuân - Cá
69,42
100
5.Đất Mía
Mía công nghiệp
285,6
100
6. Đất trông cây ăn quả
Vải
168,4
100
(Nguồn số liệu điều tra)
Mã phiếu
..........................
Huyện: Yên Định
Xã: .............................
Thôn:............................
PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ
1. Họ tên chủ hộ: ................................................................................
Tuổi: ........................................ Dân tộc: ....................................
Giới tính: Nam = 1 Trình độ: .................................
Nữ = 2
2. Loại hộ: Giàu = 1; Trung bình = 2; Nghèo = 3
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ (tính số người thường trú)
1.1. Số nhân khẩu: ..........................................................................................................................
1.2. Số người trong độ tuổi lao động: ............................................................................................
1.3. Những người trong tuổi lao động có khả năng lao động (trừ học sinh, sinh viên) và những người trên tuổi lao động thực tế đang lao động.
STT
Quan hệ với chủ hộ
Tuổi
Giới tính
Nam = 1
Nữ = 2
Hoạt động chiếm thời gian lao động nhiều nhất trong năm qua
Theo ngành:
Nông nghiệp = 1
Ngành khác = 2
Hình thức:
Tự làm cho gia đình =1
Đi làm nhận tiền công, lương = 2
1
2
3
4
5
PHẦN II: NGUỒN THU CỦA HỘ
2.1. Nguồn thu lớn nhất của hộ trong năm qua: - Nông nghiệp = 1
- Nguồn thu khác = 2
2.2. Nguồn thu lớn nhất của hộ từ nông nghiệp trong năm qua: - Trồng trọt = 1
- Chăn nuôi = 2
- NTTS = 3
- Thu khác = 4
2.3. Nguồn thu lớn nhất của hộ từ trồng trọt: - Lúa = 1
- Màu = 2
- Hoa cây cảnh = 3
- Cây ăn quả = 4
- Cây trồng khác = 5
2.4. Ngành sản xuất chính của hộ: - Ngành nông nghiệp = 1
- Ngành khác = 2
2.5. Sản xuất chính của hộ trong nông nghiệp: - Trồng trọt = 1
- Chăn nuôi = 2
- Nuôi trồng thủy sản = 3
- Khác = 4
2.6. Sản xuất chính của hộ trong trồng trọt: - Trồng lúa = 1
- Trồng màu = 2
- Trồng hoa cây cảnh = 3
- Trồng cây ăn quả = 4
- Trồng cây trồng khác = 5
PHẦN III: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ
3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ
1. Tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ: ........................ m2, bao gồm mấy mảnh: ....................
2. Đặc điểm từng mảnh:
TT mảnh
Diện tích
(m2)
Tình trạng mảnh đất
(a)
Địa hình tương đối
(b)
Hình thức canh tác
(c)
Lịch thời vụ
Dự kiến thay đổi sử dụng
(d)
Mảnh 1
Mảnh 2
Mảnh 3
(a): 1 = Đất được giao;
2 = Đất thuê, mượn, đấu thầu;
3 = Đất mua;
4 = Khác (ghi rõ)
(b):1 = Cao, vàn cao;
2 = Vàn;
3 = Thấp, trũng;
4 = Khác (ghi rõ)
(c): 1 = Lúa xuân - Lúa mùa;
2 = 1 vụ lúa;
3 = Lúa - cá;
4 = Chuyên canh rau, màu;(ghi rõ từng loại cây trồng)
5 = 2 lúa - 1 màu;
6 = 1 lúa - 2,3 màu
7 = Cây ăn quả;
8 = Hoa cây cảnh;
9 = NTTS;
10 = Khác (ghi rõ)
(d): 1 = Chuyển sang trồng rau;
2 = Chuyển sang trồng cây ăn quả;
3 = Chuyển sang NTTS;
4 = Chuyển sang trồng hoa cây cảnh;
5 = Khác (ghi rõ).
3.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất
3.2.1. Cây trồng hàng năm + cá vụ mùa
1. Kết quả sản xuất
Hạng mục
ĐVT
Cây trồng
- Tên giống
- Thời gian trồng
- Diện tích
- Năng suất
- Sản phẩm khác
(ghi rõ tên sản phẩm, số lượng)
2. Chi phí
a. Chi phí vật chất - tính bình quân trên 1 sào
Hạng mục
ĐVT
Cây trồng
1. Giống cây trồng
- Mua ngoài
- Tự sản xuất
2. Phân bón
- Phân hữu cơ
- Phân vô cơ
+ Đạm
+ Lân
+ Kali
+ NPK
+ Phân tổng hợp khác
+ Vôi
3. Thuốc BVTV
- Thuốc trừ sâu
+ Tên thuốc
+ Liều lượng
+ Giá tiền
- Thuốc diệt cỏ
+ Tên thuốc
+ Liều lượng
+ Giá tiền
- Thuốc kích thích tăng trưởng:
+ Tên thuốc
+ Liều lượng
+ Giá tiền
- Các loại khác (nếu có)
b. Chi phí lao động - tính bình quân trên 1 sào
Hạng mục
ĐVT
Cây trồng
1. Chi phí lao động thuê ngoài
1000đ
- Cày, bừa, làm đất
- Gieo cấy
- Chăm sóc
- Bón phân
- Phun thuốc
- Thu hoạch
- Vận chuyển
- Tuốt
- Phơi sấy
- Chi phí thuê ngoài khác
2. Chi phí lao động tự làm
Công
- Cày, bừa, làm đất
- Gieo cấy
- Chăm sóc
- Bón phân
- Phun thuốc
- Tuốt
- Phơi, sấy
- Công việc hộ tự làm khác
c. Chi phí khác - tính bình quân trên 1 sào
Hạng mục
ĐVT
Cây trồng
- Thuế nông nghiệp
- Thuỷ lợi phí
- Dịch vụ BVTV
3. Tiêu thụ
Hạng mục
ĐVT
Cây trồng
1. Gia định sử dụng
2. Lượng bán
- Số lượng
- Giá bán
- Nơi bán
- Bán cho đối tượng
- Nơi bán: (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4; Nơi khác = 5)
- Bán cho đối tượng: (Các tố chức = 1; Tư thương = 2; Đối tượng khác = 3)
3.2.2. Cây lâu năm
1. Kết quả sản xuất
Hạng mục
ĐVT
Cây trồng
- Tên giống
- Diện tích
- Năm bắt đầu trồng
- Năm cho thu hoạch
- Năng suất
- Sản lượng
- Sản phẩm khác
2. Chi phí
a. Chi phí vật chất - tính bình quân trên 1 sào
Hạng mục
ĐVT
Cây trồng
1. Giống cây trồng
- Mua ngoài
- Tự sản xuất
2. Phân bón
- Phân hữu cơ
- Phân vô cơ
+ Đạm
+ Lân
+ Kali
+ NPK
+ Phân tổng hợp khác
+ Vôi
+ Loại khác
3. Thuốc BVTV
- Thuốc trừ sâu
+ Tên thuốc
+ Liều lượng
+ Giá tiền
- Thuốc kích thích tăng trưởng:
+ Tên thuốc
+ Liều lượng
+ Giá tiền
b. Chi phí lao động - tính bình quân trên 1 sào
Hạng mục
ĐVT
Cây trồng
1. Chi phí lao động thuê ngoài
1000đ
- Làm đất (kiến thiết cơ bản)
- Gieo trồng
- Chăm sóc
- Bón phân
- Phun thuốc
- Thu hoạch
- Vận chuyển
- Phơi sấy
- Chi phí thuê ngoài khác
2. Chi phí lao động tự làm
- Làm đất
- Gieo trồng
- Chăm sóc
- Bón phân
- Phun thuốc
- Phơi, sấy
- Công việc hộ tự làm khác
c. Chi phí khác - tính bình quân trên 1 sào
Hạng mục
ĐVT
Cây trồng
- Thuế nông nghiệp
- Thuỷ lợi phí
- Dịch vụ BVTV
3. Tiêu thụ
Hạng mục
ĐVT
Cây trồng
1. Gia định sử dụng
2. Lượng bán
- Số lượng
- Giá bán
- Nơi bán
- Bán cho đối tượng
- Nơi bán: (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4; Nơi khác = 5)
- Bán cho đối tượng: (Các tố chức = 1; Tư thương = 2; Đối tượng khác = 3)
3.2.3. Nuôi trồng thuỷ sản
1. Kết quả sản xuất
Hạng mục
ĐVT
Loại thuỷ sản
- ên giống
- Diện tích
- Thời gian thả
- Thời gian thu hoạch
- Năng suất
- Sản lượng
- Sản phẩm khác
2. Chi phí
a. Chi phí vật chất - tính bình quân trên 1 sào
Hạng mục
ĐVT
Loại thuỷ sản
1. Giống
- Mua ngoài
- Tự sản xuất
2. Phân bón
- Phân hữu cơ
- Phân vô cơ
+ Đạm
+ Lân
+ Kali
+ Phân tổng hợp khác
+ Vôi
3. Thuốc phòng trừ dịch bệnh
b. Chi phí lao động - tính bình quân trên 1 sào
Hạng mục
ĐVT
Loại thuỷ sản
1. Chi phí lao động thuê ngoài
- Làm đất (kiến thiết cơ bản)
- Thả
- Chăm sóc
- Thu hoạch
- Vận chuyển
- Chi phí thuê ngoài khác
2. Chi phí lao động tự làm
- Làm đất
- Thả
- Chăm sóc
- Thu hoạch
- Vận chuyển
- Công việc hộ tự làm khác
c. Chi phí khác - tính bình quân trên 1 sào
Hạng mục
ĐVT
Loại thuỷ sản
- Thuế nông nghiệp
- Thuỷ lợi phí
- Dịch vụ
- Tu bổ, nạo vét, vệ sinh ao
3. Tiêu thụ
Hạng mục
ĐVT
Cây trồng
1. Gia định sử dụng
2. Lượng bán
- Số lượng
- Giá bán
- Nơi bán
- Bán cho đối tượng
- Nơi bán: (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4; Nơi khác = 5)
- Bán cho đối tượng: (Các tố chức = 1; Tư thương = 2; Đối tượng khác = 3
3.3. Nguồn cung cấp thông tin, thị trường phục vụ sản xuất nông nghiệp
1. Nguồn cung cấp thông tin cho hộ
Trong năm qua hộ ông/ bà có nhận được thông tin nào dưới đây?
X
Nguồn cung cấp thông tin
Hộ ông/ bà đã áp dụng thông tin nhận được vào sản xuất chưa?
Đã áp dụng = 1
Chưa áp dụng = 2
Từ cán bộ khuyến nông
Phương tiện thông tin đại chúng
Từ nguồn khác
1. Giống cây trồng mới
2. Phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng
3. Sử dụng phân bón
4. Thời tiết
5. Thông tin thị trường
6.Phương pháp kỹ thuật sản xuất
3. Thị trường mua, trao đổi giống, vật tư phục vụ sản xuất của hộ
Năm 2006 hộ ông/ bà có mua vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp
X
Mua của đối tượng nào?
- Các tổ chức = 1
- Tư thương = 2
- Đối tượng khác = 3
Nơi mua chủ yếu
- Trong xã = 1
- Xã khác trong huyện = 2
- Huyện khác trong tỉnh = 3
- Tỉnh khác = 4
1. Giống cây trồng
2. Thuốc phòng trừ bệnh cho cây trồng
3. Phân bón hoá học các loại
4. Giống vật nuôi
5. Thuốc thú y
4. Hiện nay, việc tiêu thụ nông sản của gia đình như thế nào? Thuận lợi = 1
Thất thường = 2
Khó khăn = 3
5. Xin hỏi gia đình có biết nhiều thông tin về giá cả nông sản trên thị trường không? Có = 1
Không = 2
6. Gia đình có biết trên địa bàn huyện có cơ quan cá nhân nào làm công tác thu mua nông sản?
Có = 1
Không = 2
7. Nếu có, xin gia đình cho biết rõ tên cơ quan cá nhân đó:
8. Sau khi thu hoạch, gia đình có tiến hành bảo quản nông sản không?
Có = 1
Không = 2
9. Nếu có, gia đình có thể cho biết đã dùng cách bảo quản nào?
10. Trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa của gia đình, xin ông/bà cho biết vai trò của các tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ các công việc sau:
Vai trò của các tổ chức, cá nhân
Tên tổ chức, cá nhân hỗ trợ
Mức độ thực hiện vai trò của các tổ chức, cá nhân
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Chưa tốt
( ) Cung cấp tài chính (trợ cấp vốn, tư liệu sản xuất)
( ) Tiếp thị sản phẩm nông nghiệp
( ) Chuyển giao khoa học kỹ thuật
( ) Tổ chức các buổi tập huấn cho nông dân
() Giúp nông dân giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất nông nghiệp
( ) Hỗ trợ tín dụng cho nông dân (cho vay vốn hỗ trợ sản xuất)
( ) Tạo quan hệ với các cơ quan và tổ chức hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật
( ) Giúp nông dân phát triển kỹ năng quản lý sản xuất nông nghiệp
() Các vai trò khác (xin ông/bà cho biết cụ thể)
11. Ông bà thường nhận các kiến thức, kỹ năng, phương pháp kỹ thuật sản xuất nông nghiệp từ đâu?
( ) Từ gia đình, họ hàng
( ) Từ các trường học trong xã
( ) Từ các nông dân điển hình
( ) Từ HTX nông nghiệp
( ) Từ các tổ chức, cá nhân trong xã
( ) Từ các tổ chức, cá nhân ngoài xã
( ) Các nơi khác (xin ông bà cho biết cụ thể) ………………………………………
6. Xin ông bà cho biết những khó khăn đối với sản xuất nông sản hàng hoá của gia đình và mức độ của nó
a. Rau màu
TT
Loại khó khăn
Đánh dấu theo mức độ khó khăn (a)
Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn
1
Thiếu đất sản xuất
2
Nguồn nước tưới
3
Thiếu vốn sản xuất
4
Thiếu lao động
5
Khó thuê LĐ, giá thuê cao
6
Thiếu kỹ thuật
7
Tiêu thụ khó
8
Giá vật tư cao
9
Giá SP đầu ra không ổn định
10
Thiếu thông tin về...
11
Sản xuất nhỏ lẻ
12
Thiếu liên kết, hợp tác
13
Sâu bệnh hại...
14
Khác (ghi rõ)
Mức độ: 1. Khó khăn rất cao; 2. Khó khăn cao; 3. Khó khăn trung bình; 4. Khó khăn thấp; 5. Khó khăn rất thấp.
b. Cây ăn quả
TT
Loại khó khăn
Đánh dấu theo mức độ khó khăn (a)
Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn
1
Thiếu đất sản xuất
2
Nguồn nước tưới
3
Thiếu vốn sản xuất
4
Thiếu lao động
5
Khó thuê LĐ, giá thuê cao
6
Thiếu kỹ thuật
7
Tiêu thụ khó
8
Giá vật tư cao
9
Giá SP đầu ra không ổn định
10
Thiếu thông tin về...
11
Sản xuất nhỏ lẻ
12
Thiếu liên kết, hợp tác
13
Sâu bệnh hại...
14
Khác (ghi rõ)
Mức độ: 1. Khó khăn rất cao; 2. Khó khăn cao; 3. Khó khăn trung bình; 4. Khó khăn thấp; 5. Khó khăn rất thấp.
c. Thủy sản
TT
Loại khó khăn
Đánh dấu theo mức độ khó khăn
Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn
1
Thiếu đất sản xuất
2
Nguồn nước tưới
3
Thiếu vốn sản xuất
4
Thiếu lao động
5
Khó thuê LĐ, giá thuê cao
6
Thiếu kỹ thuật
7
Tiêu thụ khó
8
Giá vật tư cao
9
Giá SP đầu ra không ổn định
10
Thiếu thông tin về...
11
Sản xuất nhỏ lẻ
12
Thiếu liên kết, hợp tác
13
Sâu bệnh hại...
14
Khác (ghi rõ)
Mức độ: 1. Khó khăn rất cao; 2. Khó khăn cao; 3. Khó khăn trung bình; 4. Khó khăn thấp; 5. Khó khăn rất thấp.
d. Sản phẩm khác (ghi rõ)
TT
Loại khó khăn
Mức độ khó khăn
Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn
1
Thiếu đất sản xuất
2
Nguồn nước tưới
3
Thiếu vốn sản xuất
4
Thiếu lao động
5
Khó thuê LĐ, giá thuê cao
6
Thiếu kỹ thuật
7
Tiêu thụ khó
8
Giá vật tư cao
9
Giá SP đầu ra không ổn định
10
Thiếu thông tin về...
11
Sản xuất nhỏ lẻ
12
Thiếu liên kết, hợp tác
13
Sâu bệnh hại...
14
Khác (ghi rõ)
Mức độ: 1. Khó khăn rất cao; 2. Khó khăn cao; 3. Khó khăn trung bình; 4. Khó khăn thấp; 5. Khó khăn rất thấp.
7. Ông bà có biết chính quyền địa phương có chính sách gì đối với việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp: có biết ( ) ; không biết ( )
Nếu có, xin ông bà cho biết cụ thể đó là chính sách gì :
- Chuyển đất lúa sang lúa - cá ( )
- Chuyển đất lúa sang trồng cây ăn quả ( )
- Chuyển đất lúa sang NTTS ( )
- Chuyển đất lúa sang trồng rau màu hàng hoá ( )
- Khác (ghi cụ thể)
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................8. Thời gian tới gia đình ông bà sẽ thực hiện chính sách chuyển đổi sản xuất như thế nào. (cụ thể)
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................9. Theo ông bà để thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đạt hiệu quả cần phải làm gì. Đánh số thứ tự ưu tiên các công việc dưới đây :
- Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng ruộng thế nào:
- Quy hoạch kênh mương, giao thông nội đồng,
- Đào ao lập vườn....
- Có cần sự liên kết của các hộ để thực hiện...?
- Việc chuyển đổi có thuận lợi , khả thi không? Vì sao?
- Cần ưu tiên giải quyết vấn đề gì?
- Bước đi cụ thể ?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………
10. a. Xin ông/bà cho biết các chính sách hỗ trợ mà gia đình ông/bà nhận được từ chính quyền Nhà nước và địa phương. (Chính sách liên quan đến quyền sử dụng đất, vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ về kỹ thuật, thị trường….)
Các chính sách, hỗ trợ
Thuộc Nhà nước
Thuộc địa phương
b. Xin ông bà cho biết lợi ích của các chính sách và hỗ trợ đó đối với gia đình ông/bà trong quá trình sản xuất nông nghiệp:
( ) Rất tốt
( ) Tốt
( ) Trung bình
( ) Chưa tốt
11. Gia đình có vay vốn ngân hàng không?
- Có
- Không
12. Nếu có
- Số tiền vay: (đ)
- Lãi suất: (%)
- Thời hạn trả:
- Hình thức trả:
13. Nếu không
- Không có nhu cầu
- Có nhu càu nhưng ngân hàng không giải quyết
Dịch vụ khuyến nông
14. a. Xin ông/bà cho biết các loại dịch vụ khuyến nông được cung cấp bởi các tổ chức của Chính phủ và Phi chính phủ và quan điểm của ông bà về sự cần thiết cũng như chất lượng của các dịch vụ khuyến nông này. Xin điền vào bảng sau
Các dịch vụ
Sự cần thiết
Chất lượng
Rất cần thiết
Cần thiết
Không có ý kiến
Không cần thiết
Rất tốt
Tốt
Không có ý kiến
Chưa tốt
1. Giống cây trồng
2.
3.
4.
b. Gia đình ông/bà có gặp khó khăn gì khi tiếp nhận các dịch vụ này không?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………
PHẦN V: VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
5.1. Theo ông/ bà việc sử dụng cây trồng hiện tại có phù hợp với đất không?
- Phù hợp = 2
- Ít phù hợp = 3
- Không phù hợp = 5
5.2. Việc bón phân như hiện nay có ảnh hưởng tới đất không?
- Không ảnh hưởng = 1
- Ảnh hưởng ít = 2
- Ảnh hưởng nhiều = 1
5.3. Nếu ảnh hưởng thì theo chiều hướng nào?
Tốt lên = 1
Xấu đi = 2
5.4. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay có ảnh hưởng tới đất không?
- Không ảnh hưởng = 1
- Ảnh hưởng ít = 2
- Ảnh hưởng nhiều = 3
5.5. Nếu có ảnh hưởng thì ảnh hưởng theo chiều hướng nào?
Tốt lên = 1
Xấu đi = 2
5.3. Hộ ông/ bà có ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng không?
- Không
Vì sao?
…………………………………………
………………………………………..
- Có
Chuyển sang cây nào?
…………………………..
Vì sao?
…………………………………
5.4. Ông/bà có sử dụng sản phẩm nông nghiệp mà ông/bà sản xuất ra không?
- Có = 1
- Không = 2
- Sử dụng những loại sản phẩm gì ? ……………………………………………………….
- Không sử dụng những sản phẩm gì ? ……………………………………………………
- Vì sao không sử dụng ? …………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
Ngày ........ tháng ........ năm 2009
Điều tra viên
(ký, ghi rõ họ tên)
Chủ hộ
(Ký, ghi rõ họ tên)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA2870.doc