Tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện CưM’gar-Tỉnh ĐắkLắk: ... Ebook Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện CưM’gar-Tỉnh ĐắkLắk
122 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2358 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện CưM’gar-Tỉnh ĐắkLắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
VŨ ĐỨC THỊNH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
TẠI HUYỆN CƯM’GAR - TỈNH ĐẮKLẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60.62.16
Người hướng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN HỮU THÀNH
HÀ NỘI - 2009
Lêi cam ®oan
- T«i xin cam ®oan r»ng, sè liÖu vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n nµy lµ trung thùc vµ cha hÒ ®îc sö dông ®Ó b¶o vÖ mét häc vÞ nµo.
- T«i xin cam ®oan r»ng, mäi sù gióp ®â cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n nµy ®· ®îc c¸m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®Òu ®· ®îc chØ râ nguån gèc.
T¸c gi¶ luËn v¨n
Vò §øc ThÞnh
Lêi c¶m ¬n
§Ó hoµn thµnh ®îc néi dung nµy, t«i ®· nhËn ®îc sù chØ b¶o, gióp ®ì rÊt tËn t×nh cña PGS - TS. NguyÔn H÷u Thµnh, sù gióp ®ì, ®éng viªn cña c¸c thÇy c« gi¸o trong Khoa Tµi vµ M«i trêng, Khoa Sau ®¹i häc. Nh©n dÞp nµy cho phÐp t«i ®îc bµy tá lßng biÕt ¬n ch©n thµnh vµ s©u s¾c tíi PGS - TS. NguyÔn H÷u Thµnh vµ nh÷ng ý kiÕn ®ãng gãp quý b¸u c¶u c¸c thÇy c« gi¸o trong Khoa Tµi nguyªn vµ M«i trêng.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸n bé UBND huyÖn, phßng N«ng nghiÖp & PTNT, phßng Tµi nguyªn vµ M«i trêng, phßng Thèng kª huyÖn CM’Gar cïng chÝnh quyÒn c¸c x·, ®· t¹o ®iÒu kiÖn gióp ®ì t«i trong suèt qu¸ tr×nh thùc hiÖn luËn v¨n.
Hµ Néi, ngµy 20 th¸ng 09 n¨m 2009
T¸c gi¶ luËn v¨n
Vò §øc ThÞnh
MôC LôC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp bền vững. 3
2.3. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. 15
2.4. Những xu hướng sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam 22
2.5. Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. 27
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 35
3.2. Nội dung nghiên cứu 35
3.3. Phương pháp nghiên cứu 36
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 39
4.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 39
4.1.1. Điều kiện tự nhiên : 39
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 47
4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện CưM’gar : 55
4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. 57
4.2.2 Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005- 2008 59
4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 60
4.3.1. Hiện trạng các loại hình sản xuất nông nghiệp 60
4.3.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính 65
4.3.3. Hiệu quả về mặt xã hội 75
4.3.4. Hiệu quả về mặt môi trường 77
4.4. Đề xuất hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp: 80
4.4.1. Quan điểm xây dựng định hướng 80
4.4.2 Căn cứ đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. 81
4.4.3 Đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện CưM’gar. 82
4.5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo tính bền vững. 87
4.5.1. Đầu tư chiều sâu vào các nguồn tài nguyên nhằm phát triển bền vững. 87
4.5.2. Tổ chức tốt công tác sản xuất, sơ chế và bảo quản nông sản: 89
4.5.3. Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm: 90
4.5.3 Giải pháp về vốn đầu tư. 90
4.5.4. Những yếu tố xã hội cần phải giải quyết đảm bảo cho sự thành công của chiến lược sử dụng đất và bố trí cây trồng hợp lý. 90
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 92
5.1 Kết luận 92
5.2 Đề nghị : 93
DANH MôC C¸C Tõ VIÕT T¾T
Stt
Ký hiệu
Các chữ viết tắt
1
CPTG
Chi phí trung gian
2
CN
Công nghiệp
3
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
4
GTGT
Giá trị gia tăng
5
GTSX
Giá trị sản xuất
6
LĐ
Lao động
7
NN
Nông nghiệp
8
FAO
Tổ chức nông lương liên hợp quốc
9
SX
Sản xuất
10
TNT
Thu nhập thuần
11
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
12
MNCD
Mặt nước chuyên dùng
DANH MôC B¶NG BIÓU
STT
Tên bảng
Trang
2.1: Quy hoạch sử dụng nhóm đất nông nghiệp toàn quốc đến năm 2010 5
2.2. Cường độ xói mòn đất do nước được quan sát ở một số quốc gia trong vùng nhiệt đới ẩm. 14
4.1. Các nhóm đất trên địa bàn huyện 42
4.2. Một số chỉ tiêu về kinh tế 47
4.3. Một số chỉ tiêu về dân số - lao động của huyện CưM’gar năm 2008 51
4.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 55
4.5. Biến động đất đai năm 2005-2008 59
4.6. Diện tích các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính 61
của huyện CưM’gar 61
4.7. Hiệu quả kinh tế của nhóm cây lâu năm 66
4.8. Hiệu quả kinh tế của cây hàng năm: 68
4.9. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính của huyện 71
4.10. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất 74
4.11 . Ảnh hưởng của các loại hình canh tác đến tính chất lý học của đất bazan. 77
4.12. Một số chỉ tiêu hóa tính của một số loại hình cây trồng tại huyện CưM’gar 78
4.13. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện CưM’gar 83
DANH MôC BIÓU §å
STT
Tên biểu đồ
Trang
4.1. Cơ cấu kinh tế huyện CưM’gar năm 2008 48
4.2. Cơ cấu các loại đất năm 2008 57
4.3 . Cơ cấu các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện CưM’gar 62
4.4. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất huyện CưM’gar 73
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng của môi trường sống và có vai trò đặc biệt quan trọng với sản xuất nông nghiệp. Bất kỳ quốc gia nào đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân.
Trong những năm gần đây, hòa cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển. Cùng với sự vận động và phát triển này, con người ngày càng “vắt kiệt” nguồn tài nguyên đất để phục vụ cho lợi ích của mình, dẫn đến sự thoái hoá đất, giảm tính bền vững trong phát triển kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nói riêng.
ĐắkLắk là một trong năm tỉnh của Tây Nguyên, cùng với xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới của cả nước, trong những năm qua nền kinh tế của ĐắkLắk có những bước phát triển đáng kể. CưM’gar là huyện nằm trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk, có diện tích đất tương đối lớn và nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, trong đó nông nghiệp có tầm quan trọng lớn đối sự phát triển của huyện, 80% dân số của huyện sống bằng nghề nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người còn thấp. Vì vậy việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả nhằm đem lại nhiều hơn những sản phẩm cho xã hội có ý nghĩa rất lớn đối với tỉnh ĐắkLắk nói chung, huyện CưM’gar nói riêng. Do phải chịu sức ép về gia tăng dân số nên một số năm gần đây trong sản xuất nông nghiệp ở huyện CưM’gar chưa chú trọng đúng mức việc sử dụng đất đai mà chỉ quan tâm đến năng suất sản lượng cây trồng. Chính vì vậy hệ sinh thái nông nghiệp đã bị thay đổi đáng kể và tính bền vững trong hệ thống nông nghiệp không được duy trì. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ làm thoái hoá đất đai đặc biệt là ở các vùng sản xuất chuyên canh.
Xuất phát từ thực tiễn đó, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và sử dụng hợp lý hơn đất nông nghiệp hiện có, góp phần bảo vệ môi trường. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại huyện CưM’gar-tỉnh ĐắkLắk”
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện CưM’gar là cơ sở định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trong tương lai theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao mức thu nhập của người dân.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp bền vững.
2.1.1 Khái quát về đất nông nghiệp
Đất nông nghịêp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Theo Luật đất đai 2003 trong phân loại đất thì đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây "đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác"[17].
Theo báo cáo của World Bank, [32] cho đến cuối thế kỷ XX vẫn còn 1/10 dân số thế giới thiếu ăn và bị nạn đói đe dọa, hàng năm mức sản xuất so với yêu cầu sử dụng lương thực vẫn thiếu hụt từ 150 - 200 triệu tấn, trong khi đó vẫn có từ 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn.
Theo tài liệu của FAO, năm 1980 diện tích trồng trọt trên toàn thế giới còn khoảng gần 15 tỷ ha, chiếm khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên trái đất, trong đó có khoảng 973 triệu ha là đất vùng núi [30]. Trong 1.200 triệu ha đất bị thoái hóa có tới 544 triệu ha đất canh tác mất khả năng sản xuất do sử dụng đất không hợp lý.
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.069.348,12 ha trong đó đất nông nghiệp chỉ có 9.415.568,0 ha, đất lâm nghiệp có 14.677.409,10 ha [32]. Dân số là 83.121,0 triệu người, bình quân diện tích đất nông nghiệp là 1.132,75 m2/người, bình quân đất lâm nghiệp là 1.765,78 m2/người. So sánh với 10 nước khu vực Đông Nam Á, tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam xếp hàng thứ 4, nhưng dân số lại xếp hàng thứ 2 nên bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người của Việt Nam đứng vị trí thứ 9 trong khu vực [7].
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, diện tích đất nông nghiệp tăng từ 8.793.783 ha (năm 2000) lên 9.363.063 ha (năm 2010). Tuy nhiên, dân số nước ta cũng tăng từ 77.635.400 người (năm 2000) lên 86.408.856 người (năm 2010). Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người của cả nước lại có xu thế giảm từ 0,113 ha (năm 2000) xuống 0,108 ha (năm 2010). Như vậy, trong 10 năm (2000-2010), bình quân diện tích đất nông nghiệp giảm 50 m2/người, hằng năm giảm 5 m2/người. Đây là con số còn rất khiêm tốn [2].
Đáng báo động hơn là tình trạng suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do rửa trôi, xói mòn, khô hạn và sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, chua hóa, thoái hoá lý hóa học đất, ô nhiễm... Suy thoái chất lượng đất dẫn tới việc giảm khả năng sản xuất, giảm đa dạng sinh học và nhiều hậu quả khác. Những tác động tiêu cực trên đây ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 50% diện tích đã và đang sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta. Mặt khác, việc sử dụng đất còn lãng phí, chỉ tính riêng ở 68 nông trường quốc doanh và 33 vùng kinh tế mới và chuyên canh trước đây đã có trên 30.000 ha sau khi khai hoang lại bị bỏ hóa trở lại, không đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Để sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững cần quan tâm quản lý tốt cả về số lượng và chất lượng đất đai [2].
Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất, sử dụng đất có hiệu quả nhằm thỏa mãn nhu cầu cho xã hội về nông sản phẩm đang trở thành một trong những mối quan tâm lớn nhất của người quản lý và sử dụng đất.
Bảng 2.1: Quy hoạch sử dụng nhóm đất nông nghiệp toàn quốc đến năm 2010
Loại đất
Hiện trạng năm 2000
Quy hoạch năm 2010
Tăng (+), giảm (-)
thời kỳ 2000-2010
Diện tích
Cơ cấu
Diện tích
Cơ cấu
Diện tích
Cơ cấu
(ha)
(%)
(ha)
(%)
(ha)
(%)
Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp
20.388.116
100,00
25.627.416
100,00
+5.239.300
I. Đất sản xuất nông nghiệp
8.793.783
43,13
9.363.063
36,54
+569.280
-6,59
1. Đất trồng cây hàng năm
6.167.093
6.147.486
-19.607
1.1.Đất trồng lúa
4.467.770
3.996.054
-471.716
1.2. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
37.575
289.271
+251.696
1.3. Đất trồng cây hàng năm khác
1.661.748
1.862.161
+200.413
2. Đất trồng cây lâu năm
2.258.844
2.656.893
+398.049
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản
367.846
558.684
+190.838
4.Đất nông nghiệp khác
II. Đất lâm nghiệp
11.575.429
56.78
16.243.669
63.38
+4.668.240
+6,60
1. Đất rừng sản xuất
4.733.684
7.701.897
+2.968.213
2. Đất rừng phòng hộ
5.398.181
6.562.777
+1.164.596
3.Đất rừng đặc dụng
1.443.162
1.977.847
+534.685
4. Đất ươm cây giống
402
402
+746
III. Đất làm muối
18.904
0.09
20.684
0.08
+1.780
-0,01
( Nguồn: Tạp chí cộng sản điện tử số 6 năm 2009 [2])
2.1.2. Sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững.
Đất đai ngày càng thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của nó không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai. Khi dân số trên trái đất còn ít thì đất đai có thể đáp ứng một cách dễ dàng nhu cầu của con người về số lượng cũng như chất lượng, trong điều kiện ấy con người cũng ít có tác động lớn đến tài nguyên quí báu này. Một vài thập kỷ gần đây, dân số thế giới tăng nhanh kéo theo những nhu cầu về lương thực, thực phẩm, chỗ ở….tăng lên tạo nên một sức ép vô cùng lớn đến vấn đề sử dụng đất, những diện tích đất đai màu mỡ ngày càng bị thu hẹp trước những nhu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá…dẫn đến con người phải tìm cách khai thác những vùng đất ít thích hợp cho sản xuất. Hậu quả của quá trình này là đất đai bị thoái hoá, rửa trôi, xói mòn nghiêm trọng làm một diện tích lớn đất đai trên thế giới bị suy kiệt, ngoài ra còn ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và nhiều loài động thực vật khác.
Đất đai có những tác dụng to lớn đối với hệ sinh thái nói chung và với cuộc sống của con người nói riêng. Theo E.R De Kimpe và B.P Warkentin (1998) [29] thì đất có 5 chức năng chính: Một là duy trì vòng tuần hoàn sinh hoá học và địa hóa học, hai là phân phối nước, ba là dự trữ và phân phối vật chất, bốn là tính đệm và năm là phân phối năng lượng. Những chức năng này đảm bảo cho khả năng điều chỉnh sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên trước những thay đổi. Tuy nhiên, các tác động của con người đã làm cho hệ sinh thái biến đổi nhiều khi vượt quá khả năng điều chỉnh của đất. Là một hệ sinh thái một phần do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ con người nên hệ sinh thái nông nghiệp chịu tác động của con người mạnh mẽ nhất. Con người đã không chỉ tác động vào đất đai mà còn tác động vào cả khí quyển, nguồn nước để tạo ra ngày càng nhiều hơn lương thực, thực phẩm và hậu quả là đất đai cũng như các nhân tố tự nhiên khác bị thay đổi theo chiều hướng ngày một xấu đi. Ngày nay những vùng đất đai màu mỡ đã giảm sức sản xuất một cách rõ rệt và có nguy cơ thoái hoá nghiêm trọng, không những thế sự suy thoái đất đai còn kéo theo sự suy giảm nguồn nước, những hiện tượng thiên tai bất thường…
Trước những biểu hiện nói trên, nhằm đảm bảo cho cuộc sống của con người hiện tại cũng như thế hệ tương lai nên cần phải có những chiến lược sử dụng đất đảm bảo duy trì khả năng sản xuất của đất ở hiện tại cũng như tương lai. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” ra đời dựa trên những mong muốn trên. Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn của con người trong suốt cả thời gian. Việc sử dụng đất bền vững là sử dụng đất với tất cả những đặc trưng vật lý, hoá học, sinh học có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất. Thuật ngữ đất đai được đề cập đến ở đây gồm thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thực vật và động vật, kể cả vấn đề cải thiện các biện pháp quản lý đất đai. Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) sử dụng thuật ngữ “chất lượng đất đai” trong sử dụng đất bền vững bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến sự bền vững của tài nguyên đất khi sử dụng cho các mục đích nhất định, chất lượng đất đai có thể khác nhau trên nhiều phương diện như khả năng cung cấp nước tưới, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, khả năng chống chịu xói mòn, sức sản xuất tự nhiên và phân bố địa hình ảnh hưởng đến khả năng cơ giới hoá…[30]. Để duy trì được sự bền vững của đất đai, Smyth AJ và Julian Dumánki (1993) [28] đã xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sự sử dụng đất bền vững là:
Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất.
Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất.
Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hoá chất lượng đất và nước.
Khả thi về mặt kinh tế.
Được xã hội chấp nhận
Như vậy, theo các tác giả, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về mặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm nguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững, nếu trong thực tiễn đạt được cả năm nguyên tắc trên thì sự bền vững sẽ thành công , ngược lại sẽ chỉ đạt được ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện. Tại Việt Nam, theo ý kiến của Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998) [25], việc sử dụng đất bền vững dựa trên những nguyên tắc và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:
Bền vững về mặt kinh tế.
Bền vững về mặt môi trường.
Bền vững về mặt xã hội.
Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.
Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều điện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại và phát triển của bất cứ ngành kinh doanh, sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.
2.1.3. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững.
* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp :
Tận dụng triệt để các nguồn lực, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹ thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỷ suất hàng hoá cao, tăng sức canh tranh và hướng tới xuất khẩu.
Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá theo hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện đa dạng hoá hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi trường.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Chú ý đầu tư có trọng điểm để tạo ra các vùng kinh tế làm động lực lôi cuốn nhưng không lãng quên đầu tư diện rộng nhằm giảm bớt sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư.
2.2. Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới.
Vùng khí hậu nhiệt đới ẩm là một vùng chiếm một diện tích rộng lớn của thế giới và chứa các phần lãnh thổ của khoảng 60 quốc gia (hoàn toàn hay một phần trong vùng sinh khí hậu này). Việc sử dụng sáng suốt tài nguyên đất và nước trong vùng nhiệt đới ẩm là những vấn đề chủ yếu của toàn thế giới hiện tại, vì những sự tương tác giữa dân số con người, các yếu tố xã hội - kinh tế và chính sách, với tài nguyên thiên nhiên của các vùng sinh thái mong manh này. Quản lý sai lầm tài nguyên đất và các hệ thống nông nghiệp dựa trên tài nguyên không hiệu quả đang gây ra sự xuống cấp nghiêm trọng các vùng sinh thái này cùng với tình trạng thiếu lương thực, suy dinh dưỡng và nghèo nàn đang đeo bám dai dẳng các cộng đồng dân cư. Hiện nay nhiều diện tích rộng lớn của rừng mưa nhiệt đới đang bị biến mất hằng năm do lửa rừng, búa rìu, cưa xích, máy ủi, và thuốc khai quang, để sản xuất lương thực nuôi sống một dân số không ngừng tăng lên, nguyên liệu cho công nghiệp, và nông sản hàng hóa để xuất khẩu cũng như để phát triển cơ sở hạ tầng cho những người nhập cư mới đến khu vực và cho nhu cầu công nghiệp hóa. Các phương pháp không tương thích về mặt sinh thái của sự chuyển hóa rừng, các hệ thống sử dụng đất không phù hợp, và sự quản lý đất và hoa màu không khoa học dựa trên các kỹ thuật bóc lột độ phì của đất, đã thúc đẩy xói mòn đất, góp phần ô nhiễm các mặt nước tự nhiên, phá vỡ cân bằng nước và năng lượng ở các hệ sinh thái với các cấp độ từ vi mô cho đến trung và vĩ mô, và phá vỡ các chu trình của các nguyên tố (ví dụ, C, N, và S) cùng với các hệ quả sinh thái toàn cầu. Một hệ quả toàn cầu chính của sự mất, đốt, và chuyển hóa rừng thành các hệ thống sử dụng đất không bền vững là sự phóng thích của những lượng lớn CO2 và các chất hoạt động phóng xạ hay các khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển. Nếu các phương pháp chuyển hóa rừng, sử dụng đất và các hệ thống nông nghiệp được cải thiện dựa trên các hiểu biết khoa học không được chấp nhận rộng rãi trong tương lai gần, sự nhiễu loạn lớn trong các hệ sinh thái mong manh của rừng mưa nhiệt đới có thể dẫn tới sự xuống cấp không hồi phục được của đất và môi trường [5].
2.2.1 Các hệ thống canh tác chính trong vùng nhiệt đới ẩm :
Vì các hệ thống canh tác trong vùng nhiệt đới dựa ít hay không dựa vào các nhập lượng từ bên ngoài và được tiến hành trên đất không màu mỡ, chúng thường có hiệu quả và năng suất thấp. Các hệ thống này có các đặc trưng sau [5]:
- Rất đa dạng và phức tạp, nông dân gieo trồng đồng thời đến 12 loài hoa màu trên cùng mảnh đất, vì đa canh là phương thức phổ biến.
- Dựa vào tài nguyên và thâm canh lao động, với sự phụ thuộc tối thiểu vào các nhập lượng mua từ bên ngoài. Sự phục hồi độ phì của đất dựa trên thời gian bỏ hóa dài. Thời gian canh tác so với thời gian bỏ hóa phụ thuộc vào khí hậu, thảm thực vật, loại đất, và áp lực dân số.
- Quy mô nông trại nhỏ (1-2 ha) phù hợp để quản lý bởi hộ gia đình và sản xuất thủ công.
* Các hệ thống canh tác bán thương mại: Các hệ thống này đã được sử dụng rộng rãi ở Đông Nam Châu Á, Trung và Nam Châu Mỹ, và nhiều phần của Châu Phi. Các hệ thống dựa trên sự thâm canh cây lúa nước đã được sử dụng thành công qua nhiều thế kỷ ở Đông Nam Châu Á. Các hệ thống nông lâm kết hợp dựa trên canh tác hoa màu lương thực thực phẩm kết hợp với các “tiểu điền” hoa màu đa niên là các ví dụ khác của các hệ thống bán thương mại. Các loài cây gỗ đa niên được trồng phổ biến trong mục đích sản xuất hàng hóa là cao su, cà phê, cọ dầu và chè. Các hệ thống dựa trên cây cà phê - và chè chiếm ưu thế ở các vùng sinh thái đồi núi, và các hệ thống dựa trên cây cao su và cà phê được áp dụng trong các vùng sinh thái rừng mưa ở cao độ thấp [5].
Trái với các hệ thống truyền thống của canh tác nương rẫy, một số nhập lượng được mua và sử dụng trong các hệ thống canh tác bán thương mại. Phân bón hóa học được sử dụng phổ biến trên hoa màu cây gỗ. Phần lớn các nhập lượng quản lý được hướng đến nông sản hàng hóa thay vì hoa màu lương thực thực phẩm. Ngoài phân bón hóa học, độ phì của đất cũng được duy trì thông qua áp dụng phân hữu cơ, bao gồm phân chuồng và phân rác và che tủ bằng phế liệu hoa màu.
* Nông nghiệp thương mại: Tổng quát, cho đến nay nông nghiệp thương mại trong vùng nhiệt đới ẩm đã dựa trên hoa màu cây gỗ và sản xuất gia súc gia cầm. Hoa màu cây gỗ được trồng thành công từ thế kỷ 19 mà không gặp các vấn đề nghiêm trọng của sự xuống cấp đất đai và môi trường. Trong phần lớn các hệ thống thương mại, hoa màu cây gỗ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với tính bền vững. Lâm nghiệp rừng trồng là một thành phần quan trọng của các hệ thống sản xuất này và các đồn điền sản xuất nông sản hàng hóa cung cấp một phạm vi rộng các loại sản phẩm cho thị trường thế giới, bao gồm [5]:
- Trái cây (ví dụ, chuối, cam, chanh);
- Thức uống (ví dụ, cà phê, chè, ca cao);
- Nguyên liệu cho công nghiệp (ví dụ, cao su, dầu, gôm, tinh bột, dược liệu); và
- Gỗ (ví dụ, tếch, muồng… ).
Sự thành công của các hệ thống đồn điền trồng hoa màu hàng hóa phụ thuộc vào sự quản lý chúng. Các cơ hội của duy trì sản xuất trong các hệ thống dựa vào cây gỗ thường cao với các nhập lượng dựa trên khoa học. Tuy nhiên, sự quản lý sai lầm hoa màu cây gỗ cũng có thể gây ra sự xuống cấp đất và môi trường. Hoa màu lương thực thực phẩm thường được trồng kết hợp với cây gỗ để tối thiểu hóa các rủi ro của sự xuống cấp của đất trong giai đoạn đầu của sự phát triển và để tăng thu nhập.
Sản xuất gia súc quy mô lớn là một hệ thống nông nghiệp thương mại quan trọng trong các vùng nhiệt đới ẩm của Trung và Nam Châu Mỹ. Các hệ thống này được quản lý thành công khi sức tải gia súc được giữ ở mức thấp và đồng cỏ được cải thiện với các loài cỏ có năng suất cao được trồng các nhập lượng khuyến cáo. Vì phần lớn đất nhiệt đới có độ phì nội tại thấp, sự chăn thả quá mức và không được kiểm soát có thể dẫn tới sự nén chặt đất và xói mòn, và sự xuống cấp của đồng cỏ do sự xuất hiện của các loài cỏ dại và các loài mà gia súc không ăn được.
Nổ lực du nhập các hệ thống sản xuất hoa màu quy mô lớn và thương mại trong vùng nhiệt đới ẩm chỉ đạt vài thành công hạn chế. Có vài yếu tố khí hậu giới hạn sản xuất hoa màu lấy hạt (ví dụ, độ ẩm tương đối cao, mức bức xạ thấp trong mùa sinh trưởng, thường xuất hiện dịch bệnh hại, mất mát trong dự trữ bảo quản lớn. Cơ giới hóa thu hoạch thường kém hiệu quả và gây ra sự nén chặt đất nghiêm trọng [5].
2.2.2. Sự xuống cấp của đất trong vùng nhiệt đới ẩm
Tổng diện tích bị xuống cấp do các tiến trình suy thoái của đất khác nhau trên thế giới được ước lượng vào khoảng 2 tỷ ha. Diện tích đất bị xuống cấp lớn nhất là ở Châu Á (38%) và Châu Phi (27%). Phần lớn sự xuống cấp này gây ra bởi sự xói mòn gia tốc, là một vấn đề nghiêm trọng trong vùng nhiệt đới ẩm. Tải lượng vật liệu bồi lắng cao đã được báo cáo từ các vùng ẩm của Costa Rica, Malaysia, Panama, Papua New Guinea, Australia, Philippines, và Thái Lan. Mức độ xuống cấp của đất cao được quan sát trong các vùng nhiệt đới ẩm của Trung Mỹ, Châu Phi, và Châu Á. Sự xói mòn do nước xảy ra nghiêm trọng và phổ biến trong các vùng ẩm của Đông Nam Châu Á, bao gồm Mianma, Thái Lan, Malaysia, và Indonesia; nhiều đảo trong Thái Bình Dương và Châu Đại Dương; dọc theo các dãy núi của vùng bờ biển Thái Bình Dương ở Trung Mỹ, bao gồm vùng Đông Nam Mexico, Honduras, Nicaragua, và Costa Rica; và trong các vùng bị nhiễu loạn mạnh của lưu vực Amazon [5].
Sử dụng đất không phân biệt và thâm canh để sản xuất hoa màu theo mùa hay lập vùng chăn thả gia súc có mật độ cao, các hệ thống sản xuất dựa vào tài nguyên không hay chỉ sử dụng rất ít nhập lượng mua từ bên ngoài vào để trả lại dưỡng liệu bị lấy đi trong khi thu hoạch hoa màu và động vật, bản thân đất rất nghèo dưỡng liệu, và môi trường khắc nghiệt là một số yếu tố chịu trách nhiệm dẫn tới nhịp độ xuống cấp nhanh chóng của đất được quan sát trong vùng nhiệt đới ẩm. Tính chất nghiêm trọng của sự xuống cấp của đất là là do tác dụng tương hỗ giữa các nguyên nhân, yếu tố, và tiến trình của sự xuống cấp của đất. Các nguyên nhân hay các tác nhân của sự xuống cấp của đất là các động lực xã hội-kinh tế và văn hóa, được thúc đẩy bởi các biến số dân số học (ví dụ mật độ dân số và sự di dân); các lý do chiến lược của sự mất rừng để tạo ra khả năng tiếp cận các tài nguyên có tiềm năng, bao gồm chính sách quốc gia và các yếu tố định chế như sự hỗ trợ hậu cần và kỹ thuật; tập quán về quyền sử dụng đất; và vài đặc trưng văn hóa và dân tộc học xác định nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Các yếu tố của sự xuống cấp của đất có liên quan đến các tài nguyên tự nhiên, bao gồm khí hậu vi mô và trung quy mô, thủy văn, địa hình và cảnh quan, thảm thực vật, sử dụng đất, và các hệ thống quản lý đất và hoa màu. Các yếu tố thể hiện các tài nguyên tự nhiên, hoạt động sử dụng đất, và mức nhập lượng dựa trên khoa học để khai thác các tài nguyên. Tác dụng tương tác của các nguyên nhân và các yếu tố này kích hoạt vài cơ chế và tiến trình dẫn tới sự suy giảm khả năng chống chịu và chất lượng đất, chất lượng môi trường, và sức sản xuất của cơ sở tài nguyên. Ba tiến trình quan trọng của sự xuống cấp của đất trong vùng nhiệt đới ẩm được mô tả vắn tắt như sau [5]:
* Sự xuống cấp vật lý: Sự xuống cấp vật lý của đất liên quan đến sự suy giảm cấu trúc của đất dẫn đến sự kết cứng, nén chặt, tăng quá mức dòng chảy mặt, và xói mòn gia tốc. Tùy vào tính chất của đất và các đặc trưng địa hình, xói mòn phiến và rãnh nhỏ cũng có thể biến thành xói mòn rãnh sâu và các hình thức di chuyển khối như đất trượt. Các cường độ cao của sự xói mòn đất do nước được báo cáo từ vài quốc gia trong vùng nhiệt đới ẩm (Bảng 2.2). Nhiệt độ đất cao, có thể hơn 40°C ở độ sâu 5 cm trong 4 - 6 giờ trong ngày, là một yếu tố khác làm gia tăng sự xuống cấp vật lý của đất thông qua biến đổi cấu trúc của đất và cường độ của vài tiến trình trong đất. Sự xuống cấp vật lý cũng sâu sắc thêm do những sự thay đổi mạnh mẽ trong cân bằng năng lượng và chu trình thủy văn bởi sự mất rừng và các hoạt động thâm canh nông nghiệp bất hợp lý.
Bảng 2.2. Cường độ xói mòn đất do nước được quan sát ở một số quốc gia trong vùng nhiệt đới ẩm.
Quốc gia
Xói mòn đất
(mg/ha/năm)
Quốc gia
Xói mòn đất
(mg/ha/năm)
Brazil
18 - 20
Jamaica
90
Ecuador
200 - 600
Madagascar
25 - 250
Guatemala
5 - 35
Nigeria
15 - 300
Guinea
18 - 25
Papua New Guinea
6 - 300
Côte d’Ivoire
60 - 600
Peru
15
* Sự xuống cấp hóa học: Sự phá vỡ các chu trình của C, N. P. S. và các chất khoáng khác dẫn tới sự xuống cấp hóa học của đất. Hình thái quan trọng nhất của sự xuống cấp hóa học là sự acid hóa do sự cạn kiệt của các baz (Ca, Mg, K) và sự tích lũy của H và Al trên phức hệ trao đổi. Sự cạn kiệt dưỡng liệu của thực vật (N. P, K, Zn, S) trong dự trữ đất là một nguyên nhân khác của sự xuống cấp hóa học. Tác dụng của sự xuống cấp hóa học rất nghiêm trọng trong các loại đất Oxisols và Ultisols, là các loại đất vốn nghèo về độ phì nội tại của đất .
* Sự xuống cấp sinh học: Giảm trong số lượng và chất lượng của chất hữu cơ của đất, và hoạt động sinh học và đa dạng loài của hệ sinh vật đất là các hình thái quan trọng của sự xuống cấp sinh học được quan sát trong vùng nhiệt đới ẩm. Hệ sinh vật đất giữ một vai trò quan trọng trong sự chu chuyển dưỡng liệu và duy trì cấu trúc của đất. Các hệ thống sử dụng đất và quản lý đất và hoa màu với các tác dụng bất lợi lên hệ sinh vật đất sẽ thúc đẩy sự xuống cấp sinh học thêm nghiêm trọng. Sự xuống cấp sinh học cũng nói đến thay đổi trong thảm thực vật cao đỉnh. Các vùng rộng lớn của vùng nhiệt đới ẩm trước đây được bao phủ với rừng mưa nhiệt đới hiện tại bị các loài cỏ tranh xâm chiếm .
2.3. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển b._.ền vững.
2.3.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất.
a. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất :
Hiệu quả là một thuật ngữ mà con người thường dùng để chỉ mục tiêu cho mọi hành động có chủ đích. Và sau này trong ngôn ngữ học phát triển, cụm từ “hiệu quả” được hiểu như một phạm trù triết học. Quan niệm khá “nguyên thuỷ” của một nhà kinh tế học người Mỹ, Piter F, Drucker, giáo sư về quản lý tại New York University, cho rằng : Xét cho cùng mang lại hiệu quả “effect” là cái mà mỗi người khi làm bổn phận của mình, dù trong môi trường nào đều mong đợi công việc được hoàn tất đúng. Thật vậy trước kia khi nhận thức còn hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả và hiệu quả là một. Về sau xã hội càng văn minh, nhận thức con người phát triển lên thì dần đi đến sự phân biệt kết quả và hiệu quả. Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả, được đề cập đến mọi đối tượng, dù là quản lý lao động chân tay hay mọi lĩnh vực kinh tế xã hội.
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới, nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian [1].
Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả đất là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền, đồng thời về mặt xã hội là thể hiện hiệu quả của lực lượng lao động được sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũng như hàng năm để khai thác đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nước [1].
Hiện nay, khi nói đến hiệu quả sử dụng đất nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng, chúng ta thường đề cập đến 3 khía cạnh là kinh tế, xã hội và môi trường. Sử dụng đất bền vững là đảm bảo được cả 3 yếu tố đó.
* Hiệu quả kinh tế :
Là hiệu quả do tổ chức bố trí sản xuất hợp lý để đạt được lợi nuận cao với chi phí thấp hơn. Như vậy hiệu quả kinh tế của một hiện tượng hay một quá trình kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý. Nó biểu hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu nhằm phản ánh các mục tiêu cụ thể của các cơ sở sản xuất phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xác định bằng cách so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất kinh doanh nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu.
Hiệu quả kinh tế là tiêu chí được quan tâm hàng đầu, là khâu trung tâm để đạt được các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế có khả năng lượng hoá bằng các chỉ tiêu kinh tế tài chính.
* Hiệu quả xã hội :
Là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, có tác động tới mục tiêu kinh tế. Hiệu quả xã hội được thể hiện bằng các chỉ tiêu định tính hoặc định lượng.
Theo Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001) [27] thì hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra
Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp [21].
* Hiệu quả môi trường :
Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hoá học, sinh học, vật lý...chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên gồm: Hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh vật môi trường. Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh thái do sự phát sinh biến hoá của các loại yếu tố môi trường dẫn đến. Hiệu quả hoá học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hoá học giữa các vật chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến. Hiệu quả vật lý môi trường là hiệu quả môi trường do tác động vật lý dẫn đến [21].
Hiệu quả môi trường là hiệu quả đảm bảo tính bền vững cho môi trường trong sản xuất và xã hội. Hiệu quả môi trường là vấn đề đang được nhân loại quan tâm, được thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật.
b) Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Theo tác giả Vũ Thị Phương Thụy (2000) [22] thì tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Đối với đất nông nghiệp thì tiêu chuẩn để đánh giá là mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội môi trường do xã hội đặt ra và cụ thể là : Tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm hướng tới thoả mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và tăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.
Theo quan điểm của tổ chức FAO (1990) đưa ra có ba tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất bền vững là bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt môi trường và bền vững về mặt xã hội, nghĩa là định hướng sự thay đổi về kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thoả mãn liên tục các nhu cầu của con người thuộc các thế hệ hôm nay và mai sau .
- Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá là mức đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường do xã hội đặt ra. Cụ thể là tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm hướng tới thoả mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và tăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.
- Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hoá chi phí các yếu tố đầu vào và theo nguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một lượng nông sản nhất định.
- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trường sinh thái nông nghiệp, đến những người sống bằng nông nghiệp. Vì vậy đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững.
2.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp :
Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đảm bảo tính so sánh có thang bậc.
Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định chỉ tiêu chính, chỉ tiêu cơ bản, biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn.
Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu.
Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học, phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Xuất phát từ bản chất của hiệu quả là nói lên mối quan hệ giữa kết quả và chi phí, mối quan hệ này có thể là quan hệ hiệu số hoặc quan hệ thương số nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả là :
H = K - C H = K/C
H= (K - C)/C H= (K1 - K0)/(C1 - C0)
Trong đó : H : Hiệu quả
K : Kết quả
C : Chi phí
0 và 1 là chỉ số về thời gian
Tuỳ vào các hệ thống tính toán khác nhau mà các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sẽ khác nhau. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế đất nông nghiệp có những sự khác nhau tuỳ vào từng hệ thống kinh tế.
- Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp :
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất nông nghiệp gồm :
+ Giá trị sản xuất (GTSX)
Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. GTSX chính là giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
+ Chi phí trung gian (CPTG)
Bao gồm toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào ( trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (GTGT)
Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến GTGT, đặc biệt trong các quyết định ngắn hạn. Nó là kết quả đầu tư các chi phí vật chất và lao động sống của từng hộ và khả năng quản lý của người chủ hộ.
Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động :
Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất hoặc từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng lao động, bao gồm : GTSX/công và GTGT/ công LĐ.
Các chỉ tiêu được phân tích đánh giá định lượng bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu GTSX và GTGT đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
* Hiệu quả xã hội :
+ Nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội, khoa học, kỹ thuật : Kết quả của quá trình sử dụng đất phải đưa lại những lợi ích như nâng cao trình độ dân trí và những hiểu biết xã hội. Kiến thức, kinh nghiệm của người nông dân có thể được trau dồi thông qua các hoạt động như đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất hay sự nhạy bén đối với thị trường khi sản xuất hàng hoá phát triển....Ngoài ra, khi đạt được hiệu quả kinh tế, người dân có điều kiện học tập hay đầu tư kiến thức cho bản thân hay con em mình.
+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân: Sử dụng đất đạt hiệu quả trước hết phải đảm bảo được những yêu cầu về lương thực, thực phẩm cho người dân. Đối với sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển, đảm bảo lương thực được đặt lên hàng đầu. Điều này có ý nghĩa quan trọng cả về mặt thoả mãn các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống cho sự tồn tại và cả về mặt ổn định chính trị, xã hội.
+ Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng : Mỗi vùng có những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau, có vai trò khác nhau trong sự nghiệp phát triển chung. Nền kinh tế muốn phát triển thì các ngành, các vùng cần có những bước đi đúng đắn và phù hợp. Sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng nên tuân thủ theo những định hướng mang tính chiến lược.
+ Thu hút được nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân : Hệ thống nông nghiệp thu hút nhiều lao động, mang lại lợi ích cho người lao động sẽ giải quyết được vấn đề việc làm, giảm nạn thất nghiệp, giảm các tiêu cực trong xã hội góp phần ổn định và phát triển đất nước.
+ Góp phần định canh, định cư: Thực tế cho thấy, hình thức du canh, du cư không những làm cho cuộc sống thiếu ổn định mà còn gây nên tình trạng suy thoái môi trường đất, nước... Sử dụng đất có hiệu quả là phải góp phần giúp người dân định canh, định cư, yên tâm đầu tư sản xuất.
* Hiệu quả môi trường :
Trong sử dụng đất luôn có sự mâu thuẫn giữa những lợi ích vật chất, cá nhân trước mắt với những lợi ích xã hội, lâu dài. Việc người dân khai thác từ đất nhiều hơn, trong khi cung cấp cho đất lượng phân hữu cơ ít và tăng các dạng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật... đều là những nguyên nhân làm tổn hại môi trường. Sử dụng đất thực sự đạt hiệu quả khi nó không có mâu thuẫn trên. Vì vậy, một số tiêu chí đưa ra khi đánh giá đến hiệu quả môi trường trong sử dụng đất là :
+ Tăng độ che phủ rừng, giảm thiểu thiên tai.
+ Độ phì nhiêu của đất.
+ Cải tạo, bảo tồn thiên nhiên.
+ Sự thích hợp môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất
2.3.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng đất nông nghiệp :
- Tạo điều kiện sử dụng đất đai ngày càng tốt hơn, lâu dài hơn, phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- Nâng cao thu nhập, tạo nhiều lợi ích cho người sử dụng đất.
- Bảo đảm nguồn lực và động lực cho đầu tư bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất.
- Thực hiện phân bổ sử dụng đất hợp lý cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
2.4. Những xu hướng sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1 Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới :
Theo Đường Hồng Dật (1994) [8] trong quá trình phát triển nông nghiệp, mỗi nước đều chịu những ảnh hưởng khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng nhưng đều có điểm chung là cùng giải quyết các vấn đề sau :
- Nâng cao năng suất, chất lượng nông sản phẩm và tăng hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp.
- Chiều hướng chung là đầu tư nhiều lao động trí óc, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, giảm lao động chân tay, tăng cường hiệu quả của lao động quản lý và tổ chức.
Từ những mục đích trên tuỳ thuộc vào sự đầu tư và chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nên sự phát triển của nông nghiệp của mỗi nước có sự phát triển nhưng nhìn chung là theo hai hướng chính sau :
- Nông nghiệp công nghiệp hoá : Hướng này đặt trọng tâm chủ yếu vào các yếu tố vật tư, kỹ thuật, hoá chất và các sản phẩm khác của công nghiệp nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Theo hướng này đã có những công trình nghiên cứu “Mô hình hoá sản xuất”, “Chương trình hoá năng suất cây trồng”.
- Nông nghiệp sinh thái : Ngược lại với nông nghiệp công nghiệp hoá, hướng này chủ yếu tập trung vào các yếu tố sinh thái, các yếu tố tự nhiên, làm nổi bật lên đối tượng sản xuất trong nông nghiệp là các loại sinh vật, đồng thời có chú ý hơn đến các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì nông nghiệp sinh thái không đảm bảo được yếu tố hiệu quả cao và ổn định. Gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững, với mục tiêu là sản xuất nông nghiệp đi đôi với giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển bền vững [1].
Trong thực tế, nông nghiệp phát triển theo dạng tổng hợp, các xu hướng đan xen nhau. Cụ thể :
- Vào những năm 60 của thế kỷ trước, các nước đang phát triển ở Châu Á, Mỹ La Tinh đã thực hiện cuộc “cách mạng xanh”. Cuộc cách mạng này chủ yếu dựa vào việc áp dụng các giống cây lương thực có năng suất cao (lúa nước, lúa mì, ngô, đậu….), xây dựng hệ thống thuỷ lợi, sử dụng nhiều phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật và các thành tựu trong công nghiệp.
- Cuộc “cách mạng trắng ” được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia súc có tiềm năng cho sữa cao, những tiến bộ của khoa học trong việc tăng năng suất cây trồng, chất lượng các loại thức ăn gia súc và các phương thức chăn nuôi mang tính chất công nghiệp.
Vì tính chất thiếu toàn diện nên 2 cuộc cách mạng trên gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là trở ngại trong quan hệ sản xuất và trong hiệu quả kinh tế.
- Cuộc “cách mạng nâu ” diễn ra trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ giữa nông dân với ruộng đất, khuyến khích tính cần cù của người nông dân để tăng năng suất và sản lượng trong nông nghiệp [8].
Nhìn chung cả 3 cuộc cách mạng này chỉ mới giải quyết phiến diện, tháo gỡ những khó khăn nhất định chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển nông nghiệp lâu dài và bền vững.
Từ những bài học của lịch sử phát triển nông nghiệp, những thành tựu đạt được của khoa học công nghệ, ở giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi lên phải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ bởi vì tính phong phú đa dạng và đầy biến động của nông nghiệp đòi hỏi những hiểu biết và những xử lý đầy trí tuệ và rất biện chứng. Nông nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội biểu hiện trong mọi hoạt động của hệ thống nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp dụng các giải pháp phù hợp, hợp lý. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển mới ở mức cao, là sử dụng đất kết hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý được vận dụng phù hợp và hợp lý vào điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi vùng. Đó là nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.
2.4.2. Xu hướng phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
Theo văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) [12], định hướng phát triển ngành nông lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 sẽ là :
- Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước. Quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất, nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường.
- Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cao chất lượng. Đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung, có chính sách bảo đảm đảm lợi ích của người sản xuất lương thực.
- Bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao độ che phủ của rừng lên 43%. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hoá lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm cho người làm lâm nghiệp sống được bằng nghề rừng. Kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp, đẩy nhanh trồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm rừng.
- Chú trọng tạo và sử dụng giống cây có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất xây dựng một số khu công nghệ cao.
- Trên cơ sở chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư nông thôn.
- Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) tăng bình quân hàng năm 4,0 - 5,0%. Đến năm 2010 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 40 triệu tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16 - 17%. Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên, hoàn thành chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.
2.4.3. Sự cần thiết phải sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững :
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ:
Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ nước nào, đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân, con ngưòi phải sinh sống và làm việc ở trên đất [2].
Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Toàn lục địa trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu ha) chỉ có 13.340 triệu ha. Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu ha. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu ha đất canh tác [2].
Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuât. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác [2].
Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu ha đất đã và đang bị thoái hóa, trong đó 1.260 triệu ha tập trung ở châu Á, Thái Bình Dương. Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu ha bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu ha đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu ha đất thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu ha đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất...[2].
Năm là, lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần cân nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt [2].
2.5. Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
2.5.1 Một số nghiên cứu trên thế giới.
Nhiều chương trình và dự án khai thác sử dụng đất đã được triển khai thực hiện ở nhiều nước trên thế giới như : Chương trình khai thác và sử dụng đất, chương trình giải quyết sức kéo nông nghiệp và thức ăn gia súc, chương trình phát triển thuỷ lợi, sản xuất hàng hóa đặc sản xuất khẩu, chương trình bảo vệ đất ở những nơi có hệ sinh thái bị phá vỡ và chương trình việc làm, sử dụng lao động nông thôn [13]. Mỗi chương trình có mục tiêu chủ yếu khác nhau, nhưng tựu chung lại các chương trình đều nhằm mục đích khai thác sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả hơn.
Ở Inđônêxia, Luật đất đai ghi rõ người dân có quyền sử dụng trong 10 năm, quyền sở hữu không được vĩnh viễn khi Nhà nước có nhu cầu xây dựng công trình công cộng. Các chương trình bảo vệ đất cũng đã được thực hiện nhằm bảo vệ các vùng đất bậc thang và trồng cây theo đường đồng mức. Ngoài ra, Chính phủ ưu tiên hàng đầu cho chương trình phát triển lương thực nhằm tìm ra các giống cây trồng lương thực, cây đậu đỗ phù hợp với đặc điểm điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái. Kết quả là đã tạo được một số giống ngô có năng suất cao chất lượng tốt, ví dụ: Giống ngô trắng Bague có thời gian sinh trưởng 90 ngày, năng suất đạt 4 - 5 tấn/ha so với giống ngô cũ chỉ đạt 1 - 2 tấn/ha; hoặc cây lúa Miến là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, làm thức ăn cho người và gia súc có năng suất đạt 3,50 tấn/ha có thể trồng tái giá, sức chống chịu sâu bệnh tốt với đầu tư chi phí thấp [23].
Ngay tại quốc gia đông dân nhất hành tinh là Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính tự chủ sáng tạo của nông dân trong sản xuất trên phạm vi cả nước. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nông thôn “ly nông bất ly hương” [23] đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Trung Quốc toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp. Theo Triệu Quốc Kỳ, ở Trung Quốc trên đất lúa 2 vụ ở vùng phía Nam thường được canh tác 2 hoặc 3 vụ với hệ thống cây trồng: Lúa + lúa mì + khoai tây hoặc lạc + đậu tương + lúa mì, đây là các công thức mang lại hiệu quả cao được nhiều nơi áp dụng.
Từ năm 1975, Thái Lan đã thực thi chính sách đất đai, quy định mức hạn điền 8 ha với trồng trọt và 16 ha đối với đất chăn nuôi. Đến năm 1998, Luật đất đai bổ sung quy định đất đai ổn định và không ổn định, tạo điều kiện cho dân yên tâm sản xuất, góp phần đưa Thái Lan đã trở thành nước đứng đầu trong xuất khẩu gạo, sản xuất cao su và đánh bắt cá ngừ [23].
Hiện nay, xu hướng chung các nhà khoa học trên thế giới đang nỗ lực nghiên cứu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế kết hợp với hiệu quả xã hội, môi trường ở hiện tại và trong tương lai. Thành tựu trong lĩnh vực này phải kể đến các công trình nghiên cứu sử dụng đất dốc, đất gò đồi để sản xuất lương thực thực phẩm và sản phẩm khác dựa trên cơ sở xác định hệ thống cây trồng (cây hàng năm cây lâu năm) với mô hình canh tác phù hợp. Đặc biệt, ở Philippin từ năm 1974 - 1975 các nhà khoa học của Trung tâm phát triển đời sống nông thôn tại Mindanao, đã tiến hành các thí nghiệm về việc sử dụng bằng hàng rào xanh chống xói mòn trên đất dốc, đó là kỹ thuật canh tác trên đất dốc (viết tắt là SALT). Mô hình SALT bao gồm nhiều dạng SALT1, SALT2, SALT3, SALT4. Kỹ thuật này đã tăng độ che phủ, hạn chế xói mòn, làm giàu đất và nâng cao năng suất cây trồng từ 2 - 3 lần so với canh tác truyền thống [23]. Thực hiện phương thức canh tác trên đất dốc theo hướng chuyển đổi hệ thống cây trồng, đa dạng hoá cây trồng, kết hợp trồng cây hàng năm và cây lâu năm, trồng rừng đã góp phần bảo vệ được môi trường sinh thái, chống xói mòn và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất so với các phương thức canh tác trước đây.
2.5.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam.
2.5.2.1 Hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp.
Tại Việt Nam, đất đai càng có vai trò quan trọng do bình quân đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng trên đầu người thấp. Chính vì thế, từ khi giành được độc lập được đến nay, chính sách đất nông nghiệp và nông dân luôn giữ vị trí quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Hơn nữa, trong một nước còn hơn 70% dân cư sống ở nông thôn thì chính sách đất nông nghiệp còn có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc.
Tuy được coi trọng và thực tế chính sách đất nông nghiệp đã được triển khai trong nhiều năm, nhưng việc hoạch định và thực thi chính sách đất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xem xét thấu đáo hơn. Nhất là từ khi đổi mới quản lý kinh tế đến nay, việc nhà nước can thiệp như thế vào phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn đang gặp nhiều lúng túng. Trên thực tế đã nảy sinh không ít hiện tượng phức tạp, bức xúc như nông dân mất đất dẫn đến đói nghèo hơn, nông dân trì hoãn, thậm chí phản đối chính sách giải phóng mặt bằng của nhà nước, thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hoạt động không hiệu quả với các vụ đầu cơ gây sốt đất, quản lý nhà nước về đất đai còn lỏng lẻo, tranh chấp, khiếu kiện đất đai không giảm,... Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hướng coi hộ nông dân là đơn vi tự chủ, nông dân được quyền sử dụng và quản lý ruộng đất được nhà nước giao. Ngày 08/01/1988, Quốc hội thông qua Luật đất đai với nội dung cơ bản khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý [17].
Trước yêu cầu đổi mới chuyển đổi từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước và khắc phục sự bất cập của Luật đất đai 1988, năm 1993, 1998 và 2001, Quốc hội đã thông qua Luật đất đai sửa đổi và mới đây nhất Luật đất đai 2003. Việc hoàn thiện hệ thống văn bản Luật đất đai và cụ thể hóa bằng các văn bản dưới luật đã hướng đến hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai theo hướng hội nhập với khu vực và quốc tế. Mặt khác, còn khơi dậy động lực kinh tế trong việc bảo vệ và sử dụng đất, gắn bó giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là đất đai. Đồng thời tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc giám sát, điều tiết vĩ mô đối với đất đai.
Khi nghiên cứu về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta, tác giả Trần Thị Minh Châu kết luận: Việt Nam đã triển khai chính sách đất nông nghiệp qua nhiều năm, với các giải đoạn lịch sử, chính sách đất nông nghiệp có lúc đúng, có lúc sai lầm, nhưng Đảng và Nhà nước ta đã biết phát huy những thắng lợi đạt được, nghiêm túc sửa chữa sai lầm, luôn luôn nhằm mục tiêu là kích thích nông nghiệp phát triển và đem lại cuộc sống ấm no cho người nông dân. Có được sự nhất quán trong chính sách cũng như đạt được những thành quả như ngày hôm nay là do Đảng và Nhà Nước ta đã trung thành với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như vận dụng linh hoạt sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tuy nhiên, do bản chất và nội dung vấn đề phức tạp, đặc biệt đưa vấn đề nông nghiệp và nông dân lên xã hội chủ nghĩa hết sức mới. Những chỉ dẫn của các nhà kinh điển chưa đủ mức cụ thể, thực tế cải tạo quan hệ ruộng đất ở các nước xã hội chủ nghĩa có thể nói là chưa thành công. Thực tiễn đời sống nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất nhanh chóng và phức tạp,... chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước ta luôn được đổi mới một cách sáng tạo [6].
Tiếp cận ở một khía cạnh cụ thể hơn đối với vấn đề sở hữu của nông dân trong cơ chế thị trường đặc biệt là về đất đai, tác giả Nguyễn Văn Bích cho rằng cần thiết phải làm rõ quyền hạn của người nhận được quyền sử dụng đất (tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất, quyền chuyển đổi cho người khác khi chuyển sang làm việc khác, quyền thừa kế quyền sử dụng cho người được thừa kế theo pháp luật, quyền cho mượn tạm thời (theo vụ). Quyền của nông dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), quyền này nên quy định rõ cho từng loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng,...), xác định rõ các đối tượng được giao quyền sử dụng đất, sau khi giao quyền sử dụng đất xong cần tiến hành ngay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng [5].
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, đất đai có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tác giả Trần Đình Đằng, Hồ Văn Vĩnh và Trần Việt Dũng đã đề xuất những giải pháp chính sách về đất đai nhằm phát triển các loại hình doanh nghiệp này: Nhà nước cần sớm xem xét, ban hành các điều luật và quy định cụ thể, hoàn chỉnh nhằm tạo lập môi trường pháp lý cho việc hình thành và phát triển thị trường chính thống về quyền sử dụng đất đai. Mặt khác, Nhà nước cũng cần thiết phải thể chế hoá sự bình đẳng các quyền sử dụng đất giữa hai loại ”Doanh nghiệp nhà nước” và ”Doanh nghiệp không nhà nước” và bổ sung, sửa đổi các chính sách hiện hành theo hướng thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khai hoang, phục hoá, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nuôi trồng thủy sản. Đồng thời phải quản lý việc khai thác, sử dụng đất đai nhằm bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên ._.rộng diện tích cây cao su và hồ tiêu, hạn chế việc mở rộng mới diện tích cà phê, tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật vào vườn cà phê để tăng năng suất và chất lượng vườn cây. Đối với cây hàng năm chú trọng chuyển đổi, mở rộng diện tích của đậu tương, lạc, ngô bằng các loại hình canh tác như chuyên canh, xen canh và luân canh. Bên cạnh đó nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương cần đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi để mở rộng diện tích trồng lúa nước ở những vùng có điều kiện phù hợp.
4.5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo tính bền vững.
Để tạo lập một nền nông nghiệp phát triển bền vững theo xu thế chung của thời đại, chiến lược bảo vệ môi trường nhằm duy trì một hệ thống sinh thái tối ưu và các giải pháp cụ thể cho từng đối tượng. Trong đó môi trường đất, nước và đa dạng sinh học làm cơ sở cho một nền nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững. Chính vì vậy, giải pháp quan trọng nhất là phải có sự quan tâm đặc biệt tới việc bảo vệ, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý và nâng cao độ phì nhiêu thực tế của đất, đầu tư chiều sâu vào tài nguyên đất.
4.5.1. Đầu tư chiều sâu vào các nguồn tài nguyên nhằm phát triển bền vững.
* Đầu tư chiều sâu tài nguyên đất:
Đầu tư theo chiều sâu là con đường duy nhất đúng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, gần như tất cả các nông sản thu được kể cả trong chăn nuôi đều phải thông qua đất. Nâng cao và ổn định lâu dài độ phì nhiêu thực tế của đất bằng các biện pháp như chú ý bón phân hữu cơ và phân kali. Do đất đã bị chua hóa mạnh cần kết hợp bón phân hữu cơ với vôi để vừa làm giảm độ chua vừa có tác dụng cải thiện các tinh chất vật lý và hóa học khác của đất. Tận dụng mối quan hệ tương hỗ giữa đất với nước và các yếu tố vũ trụ và các yếu tố sinh học để phát huy cao độ ưu thế của độ phì nhiêu thực tế, ngay cả đối với những đất có độ phì nhiêu tự nhiên còn thấp.
* Đầu tư chiều sâu vào tài nguyên nước:
Đầu tư chiều sâu vào tài nguyên nước là nâng cấp các công trình thuỷ lợi và kiên cố hoá kênh mương đồng thời xây dựng các công trình vừa và nhỏ. Ngay bây giờ đầu tư vốn cho công tác tu sửa các công trình đầu mối và hoàn thiện các hệ thống kênh mương là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm nước của các công trình thuỷ lợi đã có, tiếp tục đầu tư xây dựng các hồ chứa nước lớn và vừa để trữ nước mùa mưa và điều tiết nước nước vào mùa khô.
Tăng độ che phủ trên các lưu vực bằng cách bố trí hệ thống canh tác hợp lý, trồng rừng đầu nguồn và trông cây chắn gió, cây họ đậu trong các nương rẫy trồng cà phê. Bố trí trồng cà phê theo đường đồng mức trên các vùng có độ dốc lớn nhằm chống xói mòn, bảo vệ lưu vực.
Áp dụng mọi biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm, tạo nguồn nước bổ sung cho nguồn nước dưới đất bằng các giải pháp như: ngăn chặn nạn phá rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, ưu tiên trồng các loại cây lâu năm có độ che phủ cao. Xây dựng các công trình thuỷ lợi ổn định với việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý.
* Đầu tư chiều sâu về tài nguyên rừng
Lợi ích của rừng đối với sản xuất nông nghiệp đã qua rõ ràng, bởi vậy để tạo một nền nông nghiệp phát triển bền vững phải đầu tư chiều sâu vào tài nguyên rừng.
Vấn đề đặt ra là phải ưu tiên tập trung vào công tác phục hồi rừng tái sinh và trồng rừng mới, áp dụng các giải pháp nông lâm kết hợp ngay từ đầu với phương thức vườn rừng gia đình, bằng cách giao quyền sử dụng đất lâu dài và ổn định cho hộ gia đình và các tổ chức quản lý và bảo vệ rừng.
* Thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường:
Từ lâu, những người làm nông nghiệp đã nhận biết rằng cuộc sống của loài người phụ thuộc vào sự giữ gìn và quản lý về đất, nước và rừng. Ngày nay mối quan hệ đó ngày càng rõ ràng hơn đối với cả cộng đồng nhân loại.
Quản lý tốt đất, nước và rừng sẽ làm tăng sản lượng cây trồng, lương thực và cải thiện môi trường. Song điều đáng tiếc là lợi ích lâu dài đó chưa được rõ ràng đối với nông dân và các nhà kinh doanh. Nên những kết quả nghiên cứu sáng tạo về khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và đồng thời bảo vệ được đất, nước và rừng chưa được người nông dân áp dụng trên đồng đất của họ. Còn quá ít những nghiên cứu để xác định cần phải làm gì để kích thích người nông dân sử dụng hệ thống kỹ thuật tiến bộ một cách có hiệu quả hơn.
4.5.2. Tổ chức tốt công tác sản xuất, sơ chế và bảo quản nông sản:
- Xác định đúng cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. Những thay đổi trong cơ cấu cây trồng chuyển từ những cây trồng có nhiều yếu tố hạn chế năng suất thấp, hiệu quả thấp sang những cây trồng năng suất và hiệu quả cao hơn. Sử dụng các giống mới cho năng suất cao, khả năng chống hạn và sâu bệnh tốt.
- Quy hoạch vùng thâm canh các loại cây trồng có thế mạnh và cây đặc sản để tạo ra đủ lượng hàng hoá cung cấp cho thị trường, đáp ứng nguyên liệu để phát triển ngành chế biến.
- Phát triển các loại hình bảo quản, sơ chế nông sản: Khuyến khích người dân chuẩn hoá hệ thống sân phơi đúng kỹ thuật, nhằm hạn chế tỷ lệ hạt đen, hạt bị nấm mốc, tạp chất (cà phê, tiêu, lúa, ngô…). Phát triển hệ thống xay xát, hệ thống sấy với quy mô vừa và nhỏ cho hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình. Bên cạnh đó để nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, địa phương cần phải phát triển công nghiệp bảo quản và chế biến
4.5.3. Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm:
Nghiên cứu thị trường nông sản, làm tốt công tác tìm kiếm thị trường, cung cấp thông tin giá cả và thị trường tiêu thụ kịp thời đến với người sản xuất. Hiện nay mới có thông tin giá cà phê trên sàn giao dịch Buôn Ma Thuột thông qua chương trình hình ĐắkLắk, trong thời gian tới tỉnh cần đưa thêm các thông tin về các mặt hàng nông sản khác.
Huyện cần có các chính sách hỗ trợ nông dân trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản. Tăng cường các hoạt động quảng cáo tiếp thị bằng việc phát triển mở rộng hệ thống thông tin thị trường.
4.5.3 Giải pháp về vốn đầu tư.
- Đa dạng hoá các loại hình cho vay: vay trực tiếp với các tổ chức tín dụng, vay vốn thông qua các tổ chức chính trị - xã hội (Hội phụ nữ, Hội Nông dân…).
- Cải tiến thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn tín dụng ưu đãi cho các hộ gia đình, cá nhân nhất là các hộ nghèo được vay vốn thuận lợi bằng tín chấp để họ có vốn đầu tư vào sản xuất.
4.5.4. Những yếu tố xã hội cần phải giải quyết đảm bảo cho sự thành công của chiến lược sử dụng đất và bố trí cây trồng hợp lý.
* Đảm bảo công bằng xã hội: Thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó việc xoá đói giảm nghèo cho nông dân, đặc biệt nông dân là đồng bào các dân tộc phải được khẩn trương thực hiện bằng các chính sách hỗ trợ cấp vốn, cho vay không lãi hoặc lãi suất rất thấp, hướng dẫn cụ thể cho họ một đối tượng lao động, một vài biện pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng để họ có thể từ bỏ những hoạt động phá hoại đất, phá hoại môi trường.
* Đầu tư nâng cao dân trí:
Một trong những giải pháp nhằm giải quyết phân hoá giàu nghèo và thực hiện công bằng xã hội là phải nâng cao dân trí. Đẩy mạnh công tác khuyến nông với nội dung quan trọng hàng đầu là chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phải được thực hiện có hiệu lực bằng nhiều phương pháp thích hợp, nhất là đối với vùng sâu , vùng xa, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc ít người. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp kịp thời tới từng hộ nông dân.
Tổ chức tham quan thực tế các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao phù hợp với điều kiện địa phương, tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để hộ nông dân có thêm kinh nghiệm, hiểu biết trong sản xuất, cung cấp thông tin về quy trình sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản nông sản.
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
1. CưM’gar là huyện nằm trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk, có khí hậu mang đặc trưng của vùng Tây Nguyên với hai mùa mưa nắng, đất đai màu mỡ chủ yếu là đất nâu đỏ và đất nâu vàng trên đá bazan, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nông dân có kinh nghiệm sản xuất. Đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 82.443 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 60.115 ha chiếm 72,9% diện tích tự nhiên. chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su, tiêu....Trên địa bàn huyện có 5 loại hình sử dụng đất chính với 13 kiểu sử dụng đất khác nhau.
2. Trong 5 loại hình sử dụng đất phổ biến ở CưM’gar, loại hình sử dụng đất chuyên cây lâu năm, cây lâu năm xen cây ăn quả, chuyên cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao nhất, loại hình sử dụng đất chuyên màu có hiệu quả kinh tế trung bình, loại hình sử dụng chuyên lúa có hiệu quả kinh tế thấp. Kiểu sử dụng đất trồng điều không mang lại hiệu quả kinh tế.
Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện đã giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, loại hình sử dụng đất chuyên cây lâu năm có giá trị ngày công lao động ở mức cao, giá trị ngày công của loại hình chuyên màu ở mức trung bình, loại hình chuyên lúa tuy tạo được công ăn việc làm cho nông dân nhưng giá trị ngày công lao động của loại hình này tương đối thấp. Đặc biệt kiểu sử dụng đất chuyên điều có giá trị thấp nhất.
Hầu hết các loại hình sử dụng đất đều ảnh hưởng tới môi trường ở các mức độ khác nhau. Chất lượng môi trường các loại hình cây lâu năm có dấu hiệu sụt giảm nhẹ, cây hàng năm có mức độ suy giảm mạnh hơn.
3. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả của các LUT, trên địa bàn huyện chúng tôi lựa chọn 6 kiểu sử dụng đất theo quan điểm phát triển bền vững nhiều triển vọng nhất là :
- Kiểu sử dụng đất chuyên lúa (2 vụ- 3 vụ).
- Kiểu sử dụng trồng cà phê.
- Kiểu sử dụng đất chuyên cây cao su.
- Kiểu sử dụng đất chuyên tiêu
- Kiểu sử dụng đất cà phê xen sầu riêng.
- Kiểu sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày (ngô, đậu tương, lạc)
5.2 Đề nghị :
1. Trên cơ sở những đề xuất về định hướng sử dụng đất nêu trên, huyện cần có biện pháp đưa các loại hình sử dụng đất có triển vọng vào sản xuất.
2. Đối với tỉnh và huyện cần sớm có quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất tập trung cây lâu năm, cây hàng năm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1.
Bách khoa toàn thư Việt Nam. http/dictionary.Bachkhoatoanthu.gov.vn.
2.
Lê Thái Bạt, Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, Tạp chí cộng sản điện tử số 6 năm 2009.
3.
Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2006), Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 của cả nước, Hà Nội.
4.
Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5.
Hoàng Hữu Cải, “Các đặc điểm của vùng nhiệt đới ẩm về mặt quản lý”,
6.
Trần Thị minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
7.
Chính Phủ (2006), Báo cáo kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 của cả nước, Hà Nội, tháng 4/2006
8.
Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
9.
Bùi Thị Ngọc Dung (2006), Hiện trạng sử dụng đất lúa và khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10.
Nguyễn Hoàng Đan, Đỗ Đình Đài (2003), Khả năng mở rộng đất nông nghiệp vùng Tây Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 10, Hà Nội.
11.
Trần Đình Đằng, Trần Việt Dũng và Hồ Văn Vĩnh (2000), Giải pháp về chính sách đất đai đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
12.
Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện địa hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2006
13.
Vũ Ngọc Hùng (2007), Khảo sát diễn biến các loại hình sử dụng đất trong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai vùng ven biển, khu vực huyện Hòa Bình và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội.
14.
Phạm Xuân Hưng, Nguyễn Văn Lạng (2005), Kết quả nghiên cứu thời gian trồng gối cây bông vụ thu đông và cây ngô và cây đậu nành vụ hè thu tại Tây Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 16, Hà Nội.
15.
Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995), "Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam", Hội thảo quốc gia Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp Hà Nội
16.
Trịnh Văn Liêm (2007), Xây dựng mô hình canh tác bền vững trên đất dốc tại xã nậm Dịch, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17.
Luật đất đai 2003, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004
18.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp huyện CưM’gar, tỉnh ĐắkLắk.
19.
Phòng Tài Nguyên Và Môi Trường huyện CưM’gar, tỉnh ĐắLắk (2008), Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện CưM’gar đến năm 2010.
20.
Phòng Thống kê huyện CưM’gar, tỉnh ĐắkLắk, Niên giám thống kê huyện CưM’gar, tỉnh ĐắkLắk.
21.
Đỗ Thị Tám (2001), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
22.
Vũ Thị Phương Thụy (2000) Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Luận án Tiến sĩ kinh tế Nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp I, Hà Nội
23.
Nguyễn Thị Ngọc Trân (2007), Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của một số nước châu Á, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24.
Phạm Văn Vang (2007), Nông nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí những vấn đề kinh tế và thế giới, số 3 tháng 3/2007.
25.
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1995), Đánh giá hiện trạng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
26.
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1978, 2000), Kết quả đánh giá, phân loại đất tỉnh ĐắkLắk
27.
Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội.
2. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
28.
A.J Smyth, J. Dumaski (1993), ”FESLM An International Frame - Work for Evaluating Sútâinble land Management”, World soil Report No.73, FAO, Rome, pp 74
29.
De Kimpe E.R, B.P Warkentin (1998), ”Soil Functi ons and Future of Natural Resources”, Towards Sustainable Land Use, USRIC, Volume 1, pp 10 - 11
30.
FAO (1976), A Framework for Land Evalution, Rome
31.
Young A (1973), “ Soil survey procedures in the land development planning”,Georg.J,139, London.
32.
W.B (1992), World Develement Report Develement and the Enviroment, 1992
PHỤ LỤC
Hình ảnh minh hoạ
Hình 1. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa
Hình 2. Loại hình sử dụng đất chuyên màu
Hình 3. Loại hình sử dụng đất chuyên cây lâu năm
Mẫu phiếu điều tra.
Huyện: CưM’gar, Đắk Lắk
Xã (thị trấn)............................
Thôn (Buôn): .........................
PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ
Mã phiếu
..........................
PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ (TÍNH SỐ NGƯỜI THƯỜNG TRÚ)
1.1 Họ tên chủ hộ: ..........................................................................................................................
Tuổi: ........................................................... Dân tộc: ......................................
Giới tính: Nam = 1 Trình độ: ……………………………..........
Nữ = 2
1.2 Loại hộ: Giàu = 1; Trung bình = 2; Nghèo = 3
1.2.1 Số nhân khẩu: .........................................................................................
1.2.2 Số người trong độ tuổi lao động: ............................................................
1.2.3 Những người trong tuổi lao động có khả năng lao động (trừ học sinh, sinh viên) và những người trên tuổi lao động thực tế đang lao động.
Stt
Quan hệ với chủ hộ
Tuổi
Giới tính
Nam = 1
Nữ = 2
Hoạt động chiếm thời gian lao động nhiều nhất trong năm qua
Theo ngành:
Nông nghiệp = 1
Ngành khác = 2
Hình thức:
Tự làm cho gia đình =1
Đi làm nhận tiền công, lương = 2
1
2
3
4
5
1.3 Nguồn thu lớn nhất của hộ trong năm qua: - Nông nghiệp = 1
- Nguồn thu khác = 2
1.4 Sản xuất chính của hộ trong nông nghiệp: - Trồng trọt = 1
- Chăn nuôi = 2
- Khác = 3
PHẦN 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ
2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ
2.1.1 Tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ: ....................... m2, bao gồm mấy mảnh: .................
2.1.2 Đặc điểm từng mảnh
Stt
Diện tích
(m2)
Tình trạng mảnh đất
(a)
Địa hình tương đối
(b)
Hình thức canh tác
(c)
Lịch thời vụ
Dự kiến thay đổi sử dụng
(d)
Mảnh 1
Mảnh 2
Mảnh 3
(a): 1 = Đất được giao;
2 = Đất thuê, mượn, đấu thầu;
3 = Đất mua;
4 = Khác (ghi rõ)
(b):1 = Dốc
2 = Dốc vừa
3 = Bằng phẳng
4 = Thấp, trũng;
5 = Khác (ghi rõ)
(c): 1 = Lúa đông xuân - lúa hè thu - lúa thu đông;
2 = Lúa đông xuân - lúa hè thu;
3 = Cây hàng năm - cây hàng năm (cùng loại)
4 = Cây hàng năm - cây hàng năm (khác loại)
5 = Cây ăn quả (loại cây);
6 = Cây lâu năm xen cây ăn quả;
7 = Cây công nghiệp lâu năm(ghi rõ từng loại cây trồng);
8 = Khác (ghi rõ)
(d): 1 = Chuyển sang trồng lúa;
2 = Chuyển sang trồng cây ăn quả;
3 = Chuyển sang trồng cây công nghiệp lâu năm
4 = Chuyển sang trồng cây hàng năm
5 = Khác (ghi rõ).
3.2. Hiệu quả sử dụng đất
3.2.1. Kiểu sử dụng đất:......................................................
1. Kết quả sản xuất
Hạng mục
Đvt
Cây trồng
- Tên giống
- Thời gian trồng
- Diện tích
- Năng suất
Sản phẩm khác
(ghi rõ tên sản phẩm, số lượng)
2. Chi phí
a. Chi phí vật chất - tính bình quân trên 1 sào (1.000m2)
Hạng mục
Đvt
1.000đ
Cây trồng
1. Giống cây trồng
2. Phân bón
- Phân hữu cơ
- Phân vô cơ
+ Đạm
+ Lân
+ Kali
+ NPK
+ Phân tổng hợp khác
+ Vôi
3. Thuốc BVTV
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc diệt cỏ
- Thuốc kích thích tăng trưởng:
- Các loại khác (nếu có)
b. Chi phí lao động - tính bình quân trên 1 sào (1.000m2)
Hạng mục
Đvt
Cây trồng
1. Lao động thuê ngoài
Công
2. Lao động tự làm
Công
3. Giá công lao động thuê ngoài
1000 đ
c. Chi phí khác - tính bình quân trên 1 sào
Hạng mục
Đvt
Cây trồng
- Thuỷ lợi phí
- Dịch vụ BVTV
3. Tiêu thụ
Hạng mục
Đvt
Cây trồng
1. Gia đình sử dụng
2. Lượng bán
- Số lượng
- Giá bán
a.Hiện nay, việc tiêu thụ nông sản của gia đình như thế nào?
Thuận lợi = 1
Thất thường = 2
Khó khăn = 3
b. Xin hỏi gia đình có biết nhiều thông tin về giá cả nông sản trên thị trường không? Có = 1
Không = 2
c. Gia đình có biết trên địa bàn huyện có cơ quan, cá nhân nào thu mua nông sản?
Có = 1
Không = 2
d Sau khi thu hoạch, gia đình có tiến hành bảo quản nông sản không?
Có = 1
Không = 2
3.3.8 Xin ông bà cho biết những khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp của gia đình và mức độ của nó
Stt
Loại khó khăn
Đánh dấu
theo mức độ khó khăn
Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn
1
Thiếu đất sản xuất
2
Nguồn nước tưới
3
Thiếu vốn sản xuất
4
Thiếu lao động
5
Khó thuê LĐ, giá thuê cao
6
Thiếu kỹ thuật
7
Tiêu thụ khó
8
Giá vật tư cao
9
Giá SP đầu ra không ổn định
10
Thiếu thông tin về...
11
Sản xuất nhỏ lẻ
12
Thiếu liên kết, hợp tác
13
Khác (ghi rõ)
Mức độ: 1. rất cao; 2. cao; 3. trung bình; 4. thấp; 5. rất thấp.
PHẦN 4: CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
4.1 Ông bà có biết chính quyền địa phương có chính sách gì đối với việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp: có biết ( ) ; không biết ( )
Nếu có, xin ông bà cho biết cụ thể đó là chính sách gì :
- Chuyển đất cây lâu năm sang đất cây hàng năm ( )
- Chuyển đất lúa sang trồng cây ăn quả ( )
- Chuyển đất lúa nương sang trồng cây hàng năm ( )
- Chuyển đất cây hàng năm sang đất cây lâu năm ( )
- Chuyển đất lúa sang NTTS ( )
- Chuyển đất lúa sang trồng rau màu hàng hoá ( )
- Khác (ghi cụ thể)
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4.2 Thời gian tới gia đình ông bà sẽ thực hiện chính sách chuyển đổi sản xuất như thế nào. (cụ thể)
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4.3 Gia đình có vay vốn ngân hàng không?
- Có
- Không
4.4 Nếu có
- Số tiền vay:…………………………(đ)
- Lãi suất:……………………………..(%)
- Thời hạn trả:…………………………
- Hình thức trả:………………………..
4.5 Nếu không
- Không có nhu cầu
- Có nhu cầu nhưng ngân hàng không giải quyết
4.6 a. Xin ông/bà cho biết các loại dịch vụ khuyến nông được cung cấp bởi các tổ chức của Chính phủ và Phi chính phủ và quan điểm của ông bà về sự cần thiết cũng như chất lượng của các dịch vụ khuyến nông này. Xin điền vào bảng sau
Các dịch vụ
Sự cần thiết
Chất lượng
Rất cần thiết
Cần thiết
Không có ý kiến
Không cần thiết
Rất tốt
Tốt
Không có ý kiến
Chưa tốt
1. Giống cây trồng
2.
3.
4.
b. Gia đình ông/bà có gặp khó khăn gì khi tiếp nhận các dịch vụ này không?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…….
PHẦN 5: VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
5.1. Theo ông/ bà việc sử dụng cây trồng hiện tại có phù hợp với đất không?
- Phù hợp = 1
- Ít phù hợp = 2
- Không phù hợp = 3
Giải thích:...........................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5.2. Việc bón phân như hiện nay có ảnh hưởng tới đất không?
- Không ảnh hưởng = 1
- ảnh hưởng ít = 2
- ảnh hưởng nhiều = 3
Giải thích:............................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................
5.3. Nếu ảnh hưởng thì theo chiều hướng nào?
Tốt lên = 1
Xấu đi = 2
Giải thích:............................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................
5.4. Hộ ông/ bà có ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng không?
- Không
Vì sao?
……………………………………………………..…………………
………………………………………………………………………..
- Có
Chuyển sang cây trồng nào?
…………………………….…………………………………………..
Vì sao?
…………………………………………………………………………
5.5. Ông/bà có sử dụng sản phẩm nông nghiệp mà ông/bà sản xuất ra không?
- Có = 1
- Không = 2
- Sử dụng những loại sản phẩm gì ? ………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….
- Không sử dụng những sản phẩm gì ? ………………………………………………………………………….………
………………………………………………………………………….………
- Vì sao không sử dụng ? …………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Xác nhận của chủ hộ
Ngày ........ tháng ........ năm 2009
Người điều tra
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Bảng tổng hợp kết quả điều tra của các loại hình canh tác
Cây Cà phê
Xã
Năng suất (tấn/ha)
Giá bán(1000đ)
GTSX (1000đ)
CPTG (1000đ)
GTGT (1000đ)
TNT(1000đ)
Tỷ suất lợi nhuận (%)
CưDliêMnông
3.97
33
131010
28724
102286
81789
62.43
Quảng Hiệp
3.79
33
125070
26520
98550
80295
64.20
EaDrơng
3.7
33
122100
26152
95948
80519
65.95
Trung bình
3.82
33
126060
27132
98928
80868
64.15
Cây Điều
Xã
Năng suất(tấn/ha)
GTSX (1000đ)
CPTG (1000đ)
GTGT (1000đ)
TNT(1000đ)
Tỷ suất lợi nhuận (%)
CưDliêMnông
1.7
16150
9550
6600
160
0.99
Quảng Hiệp
1.671
15874.5
9070
6804.5
154.5
0.97
EaDrơng
1.54
14630
8900
5730
-500
-3.42
Trung bình
1.64
15551.50
8900.00
6651.50
211.5
1.36
Cây Tiêu
Xã
Năng suất(tấn/ha)
GTSX (1000đ)
CPTG (1000đ)
GTGT (1000đ)
TNT(1000đ)
Tỷ suất lợi nhuận (%)
CưDliêMnông
2.50
63750.00
22600.00
41150.00
29390.00
46.10
Quảng Hiệp
2.65
67575.00
22600.00
44975.00
33775.00
49.98
EaDrơng
2.70
68850.00
22600.00
46250.00
34210.00
49.69
Trung bình
2.62
66725.00
22600.00
44125.00
32458.33
48.64
Cà phê xen cây ăn quả
Xã
GTSX (1000đ)
CPTG (1000đ)
GTGT (1000đ)
TNT(1000đ)
Tỷ suất lợi nhuận (%)
CưDliêMnông
141362.76
32573.50
108789.26
89189.26
63.09
Quảng Hiệp
137844.02
29067.60
108776.42
89876.42
65.20
EaDrơng
134973.06
31243.50
103729.56
84479.56
62.59
Trung bình
138059.95
30961.53
107098.41
87218.41
63.17
Cây ăn quả
Xã
GTSX (1000đ)
CPTG (1000đ)
GTGT (1000đ)
TNT(1000đ)
Tỷ suất lợi nhuận (%)
CưDliêMnông
76890.82
23650.05
53240.77
44420.77
57.77
Quảng Hiệp
73026.78
27390.19
45636.59
36816.59
50.42
EaDrơng
77563.32
23362.33
54200.99
45380.99
58.51
Trung bình
75826.97
24800.86
51026.12
42206.12
55.56
Chuyên lạc
Xã
Năng suất(tấn/ha)
GTSX (1000đ)
CPTG (1000đ)
GTGT (1000đ)
TNT(1000đ)
Tỷ suất lợi nhuận (%)
CưDliêMnông
3.08
75460.00
27020.04
48439.96
34999.96
46.38
Quảng Hiệp
2.90
71050.00
26430.46
44619.54
30759.54
43.29
EaDrơng
2.94
72030.00
26696.42
45333.58
32103.58
44.57
Trung bình
2.97
72846.67
26715.64
46131.03
32621.03
44.78
Chuyên ngô 2 vụ
Vụ sản xuất
Năng suất(tấn/ha)
GTSX (1000đ)
CPTG (1000đ)
GTGT (1000đ)
TNT(1000đ)
Tỷ suất lợi nhuận (%)
Vụ 1
5.52
28172.40
10194.45
17977.95
12517.95
44.43
Vụ 2
4.90
24995.10
9094.45
15900.65
10860.65
43.45
Cả năm
10.43
53167.50
19288.90
33878.60
23378.60
43.97
Chuyên đậu tương
Xã
Năng suất(tấn/ha)
GTSX (1000đ)
CPTG (1000đ)
GTGT (1000đ)
TNT(1000đ)
Tỷ suất lợi nhuận (%)
CưDliêMnông
3.52
51040.00
19182.90
31857.10
18907.10
37.04
Quảng Hiệp
3.60
52200.00
20582.40
31617.60
19297.60
36.97
EaDrơng
3.45
50025.00
19458.30
30566.70
18036.70
36.06
Trung bình
3.52
51088.33
19741.20
31347.13
18747.13
36.70
Chuyên lúa 2 vụ
Khoản mục
Năng suất( tấn)
GTSX (1000đ)
CPTG (1000đ)
GTGT(1000đ)
TNT(1000đ)
Tỷ suất lợi nhuận(%)
CưDliêMnông
7.62
34267.50
14340.54
19926.96
9076.96
26.49
Quảng Hiệp
7.46
33579.00
13840.98
19738.02
9238.02
27.51
EaDrơng
7.24
32593.50
13460.86
19132.64
8072.64
24.77
Trung Bình
7.44
33480.00
13880.79
19599.21
8795.87
26.26
Chuyên lúa 3 vụ
Khoản mục
Năng suất(tấn/ha)
GTSX(1000đ)
CPTG(1000đ)
GTGT(1000đ)
TNT(1000đ)
Tỷ suất lợi nhuận(%)
CưDliêMnông
12.80
57600.00
23707.81
33892.19
17652.19
30.65
Quảng Hiệp
12.60
56700.00
24205.71
32494.29
16044.29
28.30
EaDrơng
12.30
55350.00
22644.63
32705.37
16115.37
29.12
Trung Bình
12.57
56550.00
23519.38
33030.62
16603.95
29.35
4. Biểu tổng hợp kết quả phân tích mẫu đất của các loại hình sử dụng đất.
Một số chỉ tiêu lý tính của các loại hình canh tác đến tính chất lý học của đất bazan.
Chỉ tiêu
Loại hình sử
dụng đất
Dung trọng (g/cm3)
Tỷ trọng
Độ xốp (%)
Thành phần cơ giới
(0 - 30cm)
0 - 15
Cm
15 - 30
cm
0 - 15
cm
15 - 30
cm
0 - 15
cm
15 - 30
cm
Limon
(%)
Sét
(%)
Cát
(%)
Rừng tự nhiên
0,81
0,82
2,30
2,28
65,5
63,3
20,4
52,2
27,4
Cà phê
0,82
0,84
2,32
2,35
64,7
63,4
17,8
48,0
34,2
Cao su
0,85
0,86
2,34
2,32
63,3
62,8
18,3
50,7
31,0
Cây ngắn ngày
0,83
0,90
2,37
2,39
64,8
62,0
16,4
43,2
40,4
Một số chỉ tiêu hóa tính của loại hình cây ngắn ngày tại huyện CưM’gar
Chỉ tiêu
Loại hình
pHKCl
Hữu cơ (%)
Tổng số (%)
Dễ tiêu
Cation trao đổi
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
Đậu
4.19
3.65
0.12
0.093
0.04
4.6
3.3
3.56
1.4
Ngô
4.18
3.12
0.12
0.09
0.06
4.6
3.2
3.54
1.48
Lúa rẫy
4.25
3.16
0.1
0.157
0.03
4.9
4.01
1.9
0.95
Trung Bình
4.21
3.31
0.11
0.11
0.04
4.70
3.50
3.00
1.28
Một số chỉ tiêu hóa tính của một số loại hình cây trồng tại huyện CưM’gar
Chỉ tiêu
Loại hình
pHKCl
Hữu cơ (%)
Tổng số (%)
Dễ tiêu
(mg/100g đất)
Cation trao đổi
(lđl/100g đất)
N
P2O5
K2O
P2O5
K2O
Ca++
Mg++
Rừng tự nhiên
4,37
6,50
0,20
0,16
0,17
4,4
3,8
5,81
6,71
Cà phê
4,30
3,51
0,18
0,15
0,09
4,5
3,4
3,20
2,21
Cao su
4,30
3,66
0,16
0,14
0,09
4.5
3,3
3,35
1,97
Cây ngắn ngày
4,21
3,31
0,11
0,11
0,04
4.7
3,5
3,00
1,28
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHQL09058.doc