ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-Y Z-
Họ và Tên: NGUYỄN NGỌC THỦY
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP MỸ XUYÊN
Chuyên Ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên Tháng 06 năm 2009
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-Y Z-
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP MỸ XUYÊN
Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
SVTH: NGUYỄN NGỌC THỦY
Lớp : DH6TC2
MSS
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Mỹ Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V: DTC 052331
GVHD: THS. TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG
Long Xuyên
Tháng 06 năm 2009
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
#--"
Người hướng dẫn : THS. TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1 : ……………………………………….
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : ………………………………………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng 06 năm 2009
Để hoàn thành chuyên đề này không chỉ dựa vào sự cố gắng của bản thân em mà còn được
sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, các anh chị trong đơn vị thực
tập, em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến:
ác thầy cô trong khoa KT-QTKD trường Đại học An Giang đã dạy dỗ tận tình và
truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt bốn năm học vừa qua. Đặc biệt
em xin chân thành cảm ơn đến cô Trần Thị Thanh Phương là người đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Nhờ
những kiến thức quý báu được học ở các thầy cô giúp em tạo được hành trang cho mình để
áp dụng vào trong thực tiễn.
C
ác anh chị trong ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên, đặc biệt là các anh chị trong bộ phận tín
dụng đã giành nhiều thời gian tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho em trong quá trình thực
tập, tạo điều kiện cho em tiếp cận với thực tế và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến quý thầy
cô, các anh chị. Kính chúc quý thầy cô và các anh chị được nhiều sức khoẻ, hạnh phúc
và thành công trong cuộc sống.
C
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Thủy
TÓM TẮT
#--"
gân hàng TMCP Mỹ Xuyên đang đứng trước bối cảnh nền kinh tế đổi mới với nhiều
thử thách. Ta không thể phủ nhận sự cống hiến của ngân hàng trong sự phát triển nền
kinh tế tỉnh nhà. Để cạnh tranh và tồn tại thì nguồn vốn ngân hàng thực sự đóng một vai trò
quan trọng. Nhưng điều đáng quan tâm nhất là việc quản lý nguồn vốn, sử dụng vốn như
thế nào để đạt hiệu quả tối đa. Nó chiếm một vai trò quan trọng thiết thực đến hoạt động
của chính ngân hàng.
N
Trước tiên là tình hình huy động vốn đó là một trong những hoạt động chủ yếu và quan
trọng nhất của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có
thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho
khách hàng, việc tăng lên hay giảm xuống của nguồn vốn đều ảnh hưởng đến hoạt động của
ngân hàng. Với việc chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn lên ngân hàng đô thị thì đối với
ngân hàng Mỹ Xuyên vấn đề huy động vốn càng trở nên cần thiết để gia tăng nguồn vốn
nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động trong sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng hiện nay.
Trong vốn huy động ta sẽ tiến hành phân tích vốn huy động từ tiền gửi, vốn vay, vốn tự có
để thấy được sự phân bổ có hợp lý hay không trong cơ cấu vốn của ngân hàng.
Đồng thời tại mỗi ngân hàng thương mại nói chung thì phần tài sản chính là kết quả của
việc sử dụng vốn của ngân hàng. Cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn của ngân
hàng có hợp lý hay chưa. Việc phân tích cơ cấu tài sản còn giúp nhà quản trị ngân hàng có
cách nhìn tổng quan về các khoản mục mà ngân hàng đã đầu tư, từ đó có thể củng cố hoặc
chuyển dịch cơ cấu đầu tư sao cho hiệu quả nhất. Để biết được điều đó ta sẽ xem xét thông
qua các khoản mục cho vay khách hàng, tiền gửi tại ngân hàng Nhà Nước, tiền gửi các tổ
chức tín dụng, tài sản, tài sản có khác, tiền mặt tại quỹ, đầu tư kinh doanh chứng khoán,
góp vốn đầu tư dài hạn.
Vì hoạt động huy động vốn và cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng cao và là hoạt động
chính của ngân hàng nên sẽ đi sâu phân tích cụ thể về tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ
hạn, về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nơ nợ cho vay và nợ quá hạn theo thời hạn và
lĩnh vực kinh doanh. Từ đó đánh giá khả năng cân đối vốn của ngân hàng (hay nói cách
khác là đánh giá hiệu quả tín dụng) thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng.
Song song đó, ta sử dụng các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn đồng thời đưa ra
những giải pháp cho những vấn đề còn tồn đọng của ngân hàng.
Cuối cùng là phần kết luận và những kiến nghị của bản thân về những tồn đọng đó của
ngân hàng.
MỤC LỤC
- #U" -
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 U
1. Cơ sở hình thành đề tài.................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 1
4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................. 3
1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại ................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................ 3
1.1.2. Chức năng ........................................................................................................... 3
1.1.3. Phân loại NHTM ................................................................................................ 3
1.2. Khái quát về vốn của Ngân hàng ............................................................................. 4
1.2.1. Vốn chủ sở hữu................................................................................................... 4
1.2.2. Vốn huy động...................................................................................................... 6
1.2.3. Vốn đi vay ........................................................................................................... 8
1.2.4. Nguồn vốn khác .................................................................................................. 9
1.3. Quản lý nguồn vốn trong NHTM ............................................................................ 9
1.3.1. Sự cần thiết phải quản lý nguồn vốn của NHTM............................................ 9
1.3.2. Nội dung quản lý nguồn vốn của NHTM ....................................................... 10
1.3.3. Các quy định về vốn ......................................................................................... 10
1.4. Sử dụng và khai thác các nguồn vốn ..................................................................... 11
1.4.1. Thành phần TS Có của ngân hàng:................................................................ 11
1.4.2. Các vấn đế liên quan đến cho vay................................................................... 13
1.4.3. Ý nghiã của việc sử dụng vốn ngân hàng ....................................................... 14
1.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.............................................................................. 15
1.5.1. Quy trình huy động vốn và sử dụng vốn của NHTM ................................... 15
1.5.2. Chỉ tiêu phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn ............................................... 16
Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ................................................................... 19
2.1. Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................... 19
2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của ngân hàng........................................................ 20
2.2.1. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................. 20
2.2.2. Chức năng của từng bộ phận .......................................................................... 21
2.3. Phạm vi hoạt động................................................................................................... 23
2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh ........................................................................... 24
2.4.1. Khát quát tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây của ngân
hàng Mỹ Xuyên (2006- 2008) ................................................................................... 24
2.4.2. Thuận lợi và khó khăn..................................................................................... 25
Chương 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ................ 26
3.1. Phân tích cơ cấu vốn của ngân hàng TMCP Mỹ xuyên ...................................... 26
3.1.1. Vốn huy động từ tiền gửi ................................................................................. 27
3.1.2. Vốn vay.............................................................................................................. 28
3.1.3. Vốn tự có ........................................................................................................... 28
3.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn ............................................................................ 29
3.3. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay....................................................... 32
3.3.1. Tình hình huy động vốn................................................................................... 32
3.3.2. Tình hình cho vay............................................................................................. 36
3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.............................................................................. 49
3.4.1. Khả năng cân đối vốn của ngân hàng ............................................................ 49
3.4.2. Khả năng sinh lời của ngân hàng ................................................................... 53
3.5. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn......................................... 55
3.5.1. Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên............................ 55
3.5.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .................................... 55
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 58
Kết luận ............................................................................................................................... 58
Kiến nghị ............................................................................................................................. 60
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
..…..………………………………………………………………………………………
..…..………………………………………………………………………………………
..…..………………………………………………………………………………………
..…..………………………………………………………………………………………
..…..………………………………………………………………………………………
..…..………………………………………………………………………………………
..…..………………………………………………………………………………………
..…..………………………………………………………………………………………
..…..………………………………………………………………………………………
..…..………………………………………………………………………………………
..…..………………………………………………………………………………………
..…..………………………………………………………………………………………
..…..………………………………………………………………………………………
..…..………………………………………………………………………………………
..…..………………………………………………………………………………………
..…..………………………………………………………………………………………………………………………………..
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
- F Û G -
Trang
Bảng 1.1: Các quy địng về vốn ................................................................................... 11
Bảng 2.1: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây của ngân hàng Mỹ
Xuyên ........................................................................................................................... 24
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên qua 3 năm ............... 26
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Mỹ Xuyên..................................... 29
Bảng 3.3: Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên........................ 32
Bảng 3.4: Tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên qua 3 năm ............... 37
Bảng 3.5: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn.................................................. 38
Bảng 3.6: Tình hình doanh số cho vay theo lĩnh vực kinh doanh ............................... 39
Bảng 3.7: Tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn .................................................... 41
Bảng 3.8: Tình hình doanh số thu nợ theo lĩnh vực kinh doanh ................................. 42
Bảng 3.9: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn ....................................................... 43
Bảng 3.10: Tình hình dư nợ cho vay theo lĩnh vực kinh doanh .................................. 44
Bảng 3.11: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn .......................................................... 46
Bảng 3.12: Tình hình nợ quá hạn theo lĩnh vực hoạt động ......................................... 47
Bảng 3.13: Số liệu tổng hợp để đánh giá khả năng cân đối vốn qua 3 năm................ 49
Bảng 3.14: Chỉ số đánh giá khả năng cân đối vốn của ngân hàng .............................. 50
Bảng 3.15: Hiệu quả sinh lợi của tổng tài sản............................................................. 53
Bảng 3.16: Hiệu quả sinh lợi của vốn chủ sở hữu....................................................... 54
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU BẢNG
- #U" -
Trang
Sơ đồ 1.1: Tổng quát về nguồn vốn HĐKD của NHTM trong nền kinh tế................. 15
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức MXBank............................................................................ 20
Biểu đồ 3.1: Cấu nguồn vốn của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên qua 3 năm ................ 27
Biểu đồ 3.2: Tình hình huy động vốn tiền gửi không kỳ hạn...................................... 33
Biểu đồ 3.3: Tình hình huy động vốn tiền gửi có kỳ hạn............................................ 35
Biểu đồ 3.4: Tình hình cho vay của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên qua 3 năm ........... 37
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- #U" -
CB-CNV: Cán bộ công nhân viên
CP: Chi phí
CV: Cho vay
CVDN: Cho vay doanh nghiệp
DN: Dư nợ
DN BQ: Dư nợ bình quân
DSCV: Doanh số cho vay
DSTN: Doanh số thu nợ
DTT: Doanh thu thuần
ĐT: Đầu tư
ĐTDH: Đầu tư dài hạn
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
KD: Kinh doanh
KH: Khách hàng
LN: Lợi nhận
LNR: Lợi nhuận ròng
NĐ-CP: Nghị định-chính phủ
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHTƯ: Ngân hàng Trung Ương
NQH: Nợ quá hạn
NV: Nguồn vốn
SX: Sản xuất
SXNN: Sản xuất nông nghiệp
SXKD-DV: Sản xuất kinh doanh dịch vụ
TCKT- TCTD: Tổ chức kinh tế - Tổ chức tín dụng
TG: Tiền gửi
TG CKH: Tiền gửi có kỳ hạn
TG KKH: Tiền gửi không kỳ hạn
TG TT: Tiền gửi thanh toán
TM: Tiền mặt
TMCP: Thương mại cổ phần
TMDV: Thương mại dịch vụ
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TNST: Thu nhập sau thuế
TSC: Tài sản Có
TTC BQ: Tài sản Có bình quân
TTS: Tổng tài sản
VCSH: Vốn chủ sở hữu
VCSH BQ: Vốn chủ sở hữu bình quân
VHĐ: Vốn huy động
VTC: Vốn tự có
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Cơ sở hình thành đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động của ngân hàng là hoạt động rất nhạy cảm đối với xã
hội, là đầu mối của nhiều mối quan hệ có liên quan đến nền kinh tế. Với nguồn ngân sách
có hạn của Nhà nước như hiện nay thì hầu như toàn bộ nhu cầu về vốn để sản xuất kinh
doanh kể cả đầu tư xây dựng, vốn cố định và vốn lưu động đều phải đi vay. Như vậy đòi
hỏi về vốn cho nền kinh tế và cho từng doanh nghiệp là rất lớn không chỉ trong ngắn hạn
mà còn cả vốn trung và dài hạn. Nếu không có vốn thì không thể thay đổi được cơ cấu kinh
tế, không thể xây dựng được các cơ sở công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn. Chính vì
vậy trong công cuộc cải cách mậu dịch, tự do hóa trong thương mại thì đòi hỏi nhu cầu về
vốn cho nền kinh tế, cho từng doanh nghiệp và đặc biệt là cho các tổ chức tín dụng nói
chung và ngân hàng thương mại nói riêng đang là vấn đề lớn.
Mặt khác, xét về khía cạnh kinh tế và xã hội, ngân hàng thương mại hay hệ thống ngân
hàng cũng đã góp phần làm nên sự phát triển của quốc gia thông qua việc sử dụng nguồn
vốn tiết kiệm và tích luỹ trong xã hội. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng trong và ngoài
nước ngày càng tăng lên, nên việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển là rất cần thiết để có
được chỗ đứng trên thương trường. Để góp phần đáng kể này thì bản thân ngân hàng phải
hoạt động có hiệu quả. Có vốn là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Vấn đề đặt ra có ý nghĩa hơn là làm thế nào huy động nguồn ngân quỹ với chi phí thấp,
điều kiện và phương tiện thanh toán nhanh nhất và đồng thời sử dụng đồng vốn một cách
có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính kế toán và chấp hành luật
pháp của nhà nước.
Thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, vì vậy trong
thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên em quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Để thấy được tình hình và hiệu quả sử dụng vốn, đề tài đặt ra mục tiêu cần nghiên cứu sau:
- Phân tích về cơ cấu vốn của ngân hàng để thấy rõ về cấu tạo của nguồn vốn, cũng
như nội lực và ngoại lực tác động tới hoạt động của ngân hàng.
- Phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng đảm bảo nguồn vốn, đây là mảng chủ
yếu của hoạt động ngân hàng, tập trung vào doanh số cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ và
nợ quá hạn.
- Sử dụng một số tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm (2006 -
2008) từ việc sử dụng vốn và cung ứng dịch vụ.
- Đề ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu:
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 2
Khi thực tập tại ngân hàng, để có được những thông tin sơ cấp, thường tiếp
xúc với nhân viên, quan sát cách làm việc của họ tại ngân hàng.
Liên hệ với các phòng ban để có được các báo cáo tài chính, tìm thêm thông
tin trên mạng, các tạp chí tài chính, báo đài….
- Xử lý số liệu:
Phương pháp nghiên cứu là so sánh về số tương đối và số tuyệt đối của năm sau so với năm
trước, kết hợp với phân tích và dùng các chỉ tiêu về tài chính như: chỉ tiêu về cơ cấu vốn,
chỉ tiêu hoạt động sử dụng vốn, chỉ tiêu về hiệu quả tín dụng, chỉ tiêu đánh giá khả năng
huy động vốn, và các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Ngân hàng hoạt động rất phong phú và đa dạng, tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, nên chuyên đề này tập trung vào phân tích hiệu
quả hoạt động của ngân hàng Mỹ Xuyên qua 3 năm gần nhất (2006 - 2008) số liệu lấy từ
bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, các biểu mẩu báo cáo tín dụng…và
từ các báo cáo tổng kết hoạt động cùng với những kế hoạch đề ra cho năm sau của ngân
hàng.
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 3
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm
Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền
tệ, tín dụng - Một tổ chức cung cấp vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền kinh tế. Việc tạo lập,
tổ chức và quản lý vốn của NHTM là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu
không chỉ vì lợi ích riêng của bản thân các NHTM mà còn vì sự phát triển chung của nền
kinh tế.
Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động được
để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ của ngân hàng. Nguồn vốn của NHTM bao gồm:
vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và một số vốn khác.
1.1.2. Chức năng
a. Chức năng trung gian tín dụng
Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM vì có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trung gian tài chính là hoạt động “cầu nối” giữa
cung và cầu vốn trong xã hội.
b. Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh
toán.
Chức năng trung gian thanh toán gắn bó chặt chẽ và hữu cơ với chức năng trung gian tín
dụng: ngân hàng dùng số tiền gửi của người này để cho người khác vay. Xuất phát từ chức
năng là người thủ quỹ của các doanh nghiệp, ngân hàng có đủ điều kiện để thực hiện các
dịch vụ thanh toán theo sự uỷ nhiệm của khách hàng, việc thanh toán trở nên tiện lợi, tiết
kiệm được nhiều chi phí, đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều chi phí lưu thông, đẩy mạnh tốc
độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá.
c. Chức năng tạo ra tiền ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai cấp.
NHTM có thể tạo ra tiền thông qua các dịch vụ cấp phát tín dụng và cung cấp cơ chế thanh
toán cho khách hàng. Chính nhờ phương thức tạo tiền này mà ngân hàng đã trở thành trung
tâm của đời sống kinh doanh hiện đại.
Ngoài ra NHTM còn có thêm một số chức năng như:
- Chức năng làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác .
- Chức năng tài trợ ngoại thương, mở rộng nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
1.1.3. Phân loại NHTM
¾ Ngân hàng thương mại Nhà nước (ngân hàng thương mại quốc doanh)
là ngân hàng thương mại do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh
doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 4
¾ Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập
dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng,
tổ chức khác, và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
¾ Ngân hàng liên doanh (thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh): Là
Ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là ngân hàng thương mại Việt
Nam và bên khác là ngân hàng thương mại nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt Nam, hoạt
động theo pháp luật ở Việt Nam.
¾ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo pháp
luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt
Nam.
1.2. Khái quát về vốn của Ngân hàng
1.2.1. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM, đó là nguồn tiền được đóng góp
chủ yếu bởi những người chủ ngân hàng. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng bao gồm nhiều
loại khác nhau và được phân thành vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Trong đó: Vốn cấp 1 (vốn cơ
bản) được xem là sức mạnh và tiềm lực thật sự của ngân hàng; Vốn cấp 2 (vốn bổ sung)
được giới hạn tối đa bằng 100% vốn cấp 1.
Vốn của NHTM được xác định cụ thể như sau:
a. Vốn cấp 1
Vốn cấp 1 bao gồm: vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và lợi nhuận không chia. Trong đó:
- Vốn điều lệ là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM. Tuỳ theo hình
thái sở hữu mà vốn điều lệ của NHTM được hình thành từ các nguồn khác nhau: Đối với
NHTM nhà nước, vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp khi thành lập và được bổ sung
thêm trong quá trình hoạt động; NHTM cổ phần, vốn này do các cổ đông đóng góp; Ngân
hàng liên doanh do các bên tham gia liên doanh góp; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam, vốn điều lệ do ngân hàng mẹ ở nước ngoài cấp.
Vốn điều lệ nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng tài chính của các chủ sở hữu và ý đồ thành
lập ngân hàng với quy mô hoạt động khác nhau. Vốn điều lệ của mỗi ngân hàng luôn phải
lớn hơn hoặc tối thiểu bằng vốn pháp định, là số vốn do Chính phủ quy định trong từng thời
kỳ cho từng loại hình ngân hàng. Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng có thể tăng
thêm vốn điều lệ nhưng phải có sự đồng ý của ngân hàng trung ương (NHTƯ) và phải công
bố công khai vốn điều lệ mới.
- Các quỹ dự trữ gồm: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ
đầu tư phát triển nghiệp vụ. Các quỹ này được hình thành trong quá trình hoạt động và
được tích lũy theo thời gian để sử dụng cho các mục đích cụ thể của ngân hàng. Việc trích
lập và sử dụng các quỹ dự trữ của ngân hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật
trong từng thời kỳ.
- Lợi nhuận không chia là phần thu nhập của ngân hàng được giữ lại trong quá trình
kinh doanh thay vì dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông.
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 5
Vốn cấp 1 được dùng làm căn cứ để xác định giới hạn mua cổ phiếu, đầu tư vào tài sản cố
định của tổ chức tín dụng.
b. Vốn cấp 2
Vốn cấp 2 bao gồm:
- Giá trị tăng thêm của tài sản cố định và giá trị tăng thêm của các loại chứng khoán
đầu tư được định giá lại theo quy định của pháp luật. Do giá trị thị trường của tài sản có thể
thay đổi theo thời gian, nên vốn do đánh giá lại tài sản không ổn định, vì vậy các ngân hàng
chỉ được tính vào vốn cấp 2 một phần giá trị tăng thêm của tài sản. Theo quy định hiện
hành thì vốn cấp 2 gồm: 50% giá trị tăng thêm của tài sản cố định và 40% giá trị tăng thêm
của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo quy định của pháp luật.
- Dự phòng chung. Đây là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các
trường hợp khó khăn về tài chính của ngân hàng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
Việc trích lập và sử dụng dự phòng chung được thực hiện theo quy địmh của phát luật.
Theo quy định hiện hành thì mức dự phòng chung được tính vào vốn cấp 2 tối đa bằng
1,25% tổng tài sản Có rủi ro.
- Các trái phiếu chuyển đổi và một số các công cụ nợ khác thỏa mãn các điều kiện do
ngân hàng nhà nước quy định. Đây là khoản nợ vốn dài hạn do các nhà đầu tư bên ngoài
đóng góp. Vì vậy các nhà quản lý ngân hàng chỉ được tính vào vốn cấp 2 khi các công cụ
này thoả mãn các điều kiện do ngân hàng trung ương quy định về thời hạn, về đảm bảo của
ngân hàng khi phát hành, về điều chỉnh tăng lãi suất, về thanh toán nợ gốc và lãi…
Do tính chất đặc thù trong kinh doanh ngân hàng, nên vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ
trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của NHTM. Song vốn chủ sở hữu của ngân hàng
lại đóng vai trò quan trọng và thực hiện một số chức năng không thể thay thế trong hoạt
động ngân hàng như: cung cấp nguồn lực ban đầu để giúp ngân hàng mới thành lập hoạt
động, cung cấp nền tảng cho sự tăng trưởng và mở rộng, giúp ngân hàng chống lại rủi ro và
duy trì niềm tin cho công chúng vào khả năng quản lý và phát triển của ngân hàng. Để đảm
bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an toàn tối thiểu là
8% giữa vốn chủ sở hữu với tổng tài sản có rủi ro.
Tuy nhiên khi xác định tổng số vốn chủ sở hữu để tính tỷ lệ an toàn tối thiểu, các ngân hàng
phải khấu trừ khỏi vốn cấp 1 và vốn cấp 2 một số khoản mục như; Lợi thế thương mại,
Toàn bộ phần giá trị giảm đi của tài sản cố định và các loại chứng khoán đầu tư do định giá
lại theo quy định của pháp luật; Tổng số vốn của tổ chức tín dụng đầu tư của tổ chức tín
dụng khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần; Phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần
của quỹ đầu tư, doanh nghiệp khác vượt mức dư nợ cho vay tối đa của ngân hàng đối với
một khách hàng (tổng mức dư nợ cho vay tối đa của ngân hàng theo quy định hiện hành là
15% vốn chủ ._.sở hữu của ngân hàng); Các khoản lỗ kinh doanh, bao gồm cả lỗ lũy kế.
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 6
1.2.2. Vốn huy động
Vốn huy động của NHTM dưới hình thức bằng tiền (nội tệ và ngoại tệ) và bằng vàng được
hình thành từ hai bộ phận: Vốn huy động từ tiền gửi và vốn huy động thông qua phát hành
các giấy tờ có giá.
a. Vốn huy động từ tiền gửi
Để huy động vốn, các ngân hàng đã cung cấp rất nhiều loại tiền gửi khác nhau cho khách
hàng lựa chọn. Mỗi công cụ huy động tiền gửi mà các ngân hàng đưa ra điều có những đặc
điểm riêng nhằm làm cho chúng phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng trong việc tiết
kiệm và thực hiện thanh toán. Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn tiền gửi của các ngân
hàng thương mại bao gồm tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và tiền gửi khác.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế thường có một bộ phận vốn nhàn
rỗi tạm thời như: Khấu hao trích nhưng chưa đến lúc sử dụng; Tiền thu bán hàng chưa phải
mua nguyên liệu, trả lương; Các quỹ đầu tư phát triển, phúc lợi, khen thưởng đã trích
nhưng chưa sử dụng đến…Để đảm bảo an toàn tài sản và đồng vốn vẫn sinh lời, các tổ
chức kinh tế có thể gửi số vốn đó vào ngân hàng. Hoặc để thuận tiện cho quá trình sử dụng
vốn, đơn vị có thể thanh toán qua ngân hàng cũng như sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác.
Khi đó, họ cần phải gửi vốn vào ngân hàng. Tổ chức kinh tế có thể gửi vốn vào ngân hàng
dưới hình thức: Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn với các kỳ hạn khác nhau.
Đồng thời ngân hàng sẽ mở cho đơn vị các tài khoản tương ứng để thuận tiện trong việc sử
dụng.
- Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút tiền ra bất kỳ lúc nào và
ngân hàng luôn có nghĩa vụ phải thỏa mãn các nhu cầu đó. Loại tiền gửi này có mục đích
chính là để thanh toán.
Đối với tiền gửi không kỳ hạn, mặc dù việc gửi và rút tiền có thể thực hiện bất cứ lúc nào,
ngân hàng khó xác định trước, nhưng trên thực tế luôn có sự chênh lệch về thời gian và số
lượng giữa việc gửi và rút tiền, cho nên tại mỗi ngân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi
không kỳ hạn và ngân hàng có thể sử dụng để cho vay. Lãi suất của loại tiền gửi này rất
thấp, thậm chí có những khoản tiền gửi ngân hàng không phải trả lãi. Cho nên nguồn vốn
này giúp nho ngân hàng hạ thấp giá mua vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh trong cho vay
và đầu tư.
- Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có sự thoả thuận về thời gian rút tiền. Về nguyên tắc,
người gửi chỉ có thể rút tiền theo thời gian đã thỏa thuận, nhưng trên thực tế để thu hút loại
tiền gửi này với kỳ hạn dài, các ngân hàng thường cho phép rút tiền trước thời hạn nhưng
khách hàng chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn hoặc hưởng mức lãi suất tương ứng theo
loại kỳ hạn nhất định do ngân hàng quy định.
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 7
Nguồn vốn này có độ ổn định cao, ngân hàng chủ động trong quá trình sử dụng. Vì vậy, để
có thể thu hút nhiều hơn loại tiền gửi này, các ngân hàng thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn
khác nhau phù hợp với thời gian vốn nhàn rỗi ở các đơn vị, mỗi kỳ hạn có một mức lãi suất
tương ứng theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao.
Tiền gửi của dân cư
Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của các tầng lớp dân cư trong xã hội
gửi vào ngân hàng nhằm mục đích tiết kiệm, kiếm lời và để thanh toán. Tiền gửi của dân cư
bao gồm hai loai: Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán.
- Tiền gửi tiết kiệm
Đây là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng. Với loại tiền gửi này, người
gửi được ngân hàng giao cho một sổ tiết kiệm, trong thời gian gửi tiền, sổ tiết kiệm có thể
dùng làm vật cầm cố hoặc được chiết khấu để vay vốn ngân hàng.
Tiền gửi tiết kiệm bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
với các kỳ hạn khác nhau.
- Tiền gửi thanh toán
Các cá nhân trong xã hội cũng có nhu cầu và được pháp luật cho phép thực hiện thanh toán
qua ngân hàng. Khi đó họ phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và gửi tiền
vào đó để đáp ứng các nhu cầu thanh toán cũng như để sử dụng các tiện ích khác có liên
quan của ngân hàng.
Giống như tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm (kể cả không kỳ hạn và có kỳ
hạn) và tiền gửi thanh toán của dân cư tạo nên nguần vốn hoạt động của ngân hàng thương
mại.
Trên thực tế tiền gửi của dân cư luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động
của ngân hàng. Để khai thác nguồn vốn này, các ngân hàng luôn chú trọng đến việc đa dạng
hoá các hình thức huy động như: huy động bằng vàng, huy động tiền gửi có đảm bảo bằng
vàng, tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm gửi một nơi nhưng lĩnh nhiều nơi…với lãi suất
hợp lý.
Tiền gửi khác
Ngoài hai loại tiền gửi trên tại các NHTM còn có thêm các khoản tiền gửi khác như:
- Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác.
- Tiền gửi của Kho bạc nhà nước.
- Tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội…
b. Vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá
Đây là nguồn vốn mà NHTM có được thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá như kỳ
phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi…
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 8
Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi là các tổ chức, cá nhân.
Ngoài việc dùng số vốn nhàn rỗi hay phần thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến để mua, trên
thực tế đây còn là một kênh đầu tư của người có vốn trong xã hội khi họ không có khả năng
và cơ hội đầu tư trực tiếp. Các kỳ phiếu, trái phiếu này có khả năng chuyển đổi dễ dàng ra
tiền khi cần thiết bằng cách bán, chuyển nhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tại
ngân hàng.
Với việc phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn, ngân hàng có khả năng tập trung
một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong sử dụng. Hình
thức này thường được thực hiện khi ngân hàng đã tiếp nhận được những dự án vay vốn lớn
với thời hạn giải ngân nhanh của khách hàng, hay sau khi đã cân đối giữa nguồn vốn và sử
dụng vốn trong toàn hệ thống mà vẫn còn thiếu và được sự đồng ý của Thống đốc ngân
hàng trung ương.
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) trong toàn bộ vốn kinh
doanh của ngân hàng thương mại. Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và
khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn này có xu hướng ngày càng gia
tăng, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, trong điều kiện tái cơ cấu và nâng cao
chất lượng dịch vụ của ngân hàng.
1.2.3. Vốn đi vay
Trong quá trình kinh doanh của NHTM luôn có tình trạng tạm thời thừa và thiếu vốn, đó là
khi huy động vốn nhưng chưa cho vay hết, hay khi khách hàng có nhu cầu vay lớn nhưng
nguồn vốn lại không đủ, hoặc người gửi rút tiền trước thời hạn trong khi đó vốn cho vay
chưa đến lúc thu hồi. Khi đó các NHTM có thể gửi vào các tổ chức tín dụng ( TCTD) khác
để hưởng lãi, hay đi vay vốn để tận dụng cơ hội kinh doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh
toán . NHTM có thể vay vốn ở các TCTD khác hoặc vay vốn ở NHTƯ.
Vốn vay của TCTD khác
Hầu hết các NHTM được tổ chức thành hệ thống gồm nhiều chi nhánh và hạch toán kinh
doanh toàn ngành, thực hiện điều chuyển vốn giữa các chi nhánh qua hội sở chính, khi thừa
vốn các chi nhánh điều chuyển về hội sở chính, thiếu vốn các chi nhánh được nhận vốn
điều chuyển từ hội sở chính. Vì vậy việc vay vốn của TCTD khác trong và ngoài nước
thường chỉ thực hiện ở ngân hàng trung ương của từng hệ thống.
Vốn vay của NHTƯ
NHTƯ là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng cho vay cuối cùng trong nền kinh
tế. Vì vậy, các NHTM có thể được NHTƯ cho vay vốn khi cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay
NHNN cho các NHTM vay vốn ngắn hạn dưới hình thức sau:
- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu va các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
- Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và giá ngắn hạn khác.
Ngoài ra, NHTƯ còn cho NHTM vay bổ sung vốn thiếu hụt trong thanh toán bù trừ. Trong
trường hợp đặc biệt, khi được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận, NHNN còn cho vay đối với
các NHTM tạm thời mất khả năng chi trả có nguy cơ gây mất an toàn cho toàn hệ thống.
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 9
Vốn vay của TCTD khác và vay của NHTƯ thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh
doanh của ngân hàng thương mại, cho nên ngoài tác dụng góp phần gia tăng nguồn vốn, mở
rộng kinh doanh của ngân hàng, nó còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo khả năng thanh toán
thường xuyên và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của NHTM.
1.2.4. Nguồn vốn khác
Bên cạnh các nguồn vốn nêu trên, trong quá trình hoạt động các NHTM còn có thể tạo lập
vốn cho mình từ nhiều nguồn khác.
- Vốn trong thanh toán: Vốn trong thanh toán là số vốn có được do ngân hàng làm
trung gian thanh toán trong nền kinh tế. Cụ thể:
Số vốn trong thời gian đã trích khỏi tài khoản của người trả nhưng chưa chuyển vào tài
khoản của người hưởng do phải luân chuyển, xử lý chứng từ thanh toán.
Số vốn trong thời gian khách hàng lưu ký tại ngân hàng nhưng chưa thanh toán trong một
số hình thức thanh toán như séc bảo chi, thư tín dụng, thẻ thanh toán ký quỹ…
Khi công nghệ thanh toán của ngân hàng ngày càng hiện đại, quy trình, thủ tục thanh toán
được cải tiến thì thời gian của mỗi khoản thanh toán được giảm đi đáng kể, do đó vốn mà
ngân hàng có được trong mỗi khoản thanh toán cũng giảm. Nhưng do ngày càng nhiều
khách hàng mở tài khoản và khoản thanh toán được thực hiện qua ngân hàng ngày càng
tăng, làm cho số vốn này có điều kiện gia tăng.
- Vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ của chính phủ hoặc của các tổ chức trong và ngoài nước
cho các chương trình dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Đây là nguồn vốn mà ngân
hàng có được do làm đại lý nhận uỷ thác của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện
đầu tư cho những chương trình, dự án. Trong thời gian vốn đã được ngân hàng tiếp nhận
nhưng chưa giải ngân hết theo kế hoạch, hoặc vốn cho vay đã thu hồi về nhưng chưa đến
hạn hoàn chuyển lại cho chủ đầu tư, ngân hàng có được một số vốn để kinh doanh. Mặc
khác, khi thực hiện nghiệp vụ này ngân hàng sẽ được hưởng hoa hồng phí.
Ngoài ra, ngân hàng còn làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp, cũng
như thu hộ lợi tức; từ đầu tư chứng khoán cho khách hàng…những nghiệp vụ này cũng tạo
thêm nguồn vốn cho ngân hàng.
Các nguồn vốn khác của ngân hàng có thể không nhiều, thời gian sử dụng đôi khi rất ngắn,
nhưng điều đáng quan tâm là nguồn vốn này ngân hàng không phải tốn kém chi phí huy
động, nhưng lại có điều kiện phát triển các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng khác, phục vụ
tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
1.3. Quản lý nguồn vốn trong NHTM
1.3.1. Sự cần thiết phải quản lý nguồn vốn của NHTM
Quản lý nguồn vốn tức là quản lý tài sản Nợ, nó cần thiết đối với bất kỳ đơn vị kinh doanh
nào. Quản lý nguồn vốn của NHTM nhằm mục đích:
- Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ tổ chức kinh tế và mọi tầng lớp
dân cư.
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 10
- Đảm bảo sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững, làm tiền đề cho việc nâng
cao thị phần, thoả mãn tốt nhất nhu cầu vốn cho các khách hàng cả về số lượng, thời hạn và
lãi suất.
- Đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
1.3.2. Nội dung quản lý nguồn vốn của NHTM
Công tác quản lý nguồn vốn của NHTM bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Xây dựng kế hoạch nguồn vốn của NHTM bao gồm: số lượng, cơ cấu, tốc độ tăng
trưởng nguồn vốn so với năm trước, đề xuất các phương án huy động vốn, chính sách lãi
suất, công cụ sử dụng..
- Việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn phải đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn với sử
dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán. Do vậy, khi lập kế hoạch nguồn vốn phải xuất
phát từ cơ cấu và quy mô tài sản Có để quyết định cơ cấu, quy mô tài sản Nợ, phù hợp với
khả năng quản lý và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kế hoạch nguồn vốn của
toàn hệ thống được xây dựng trên cơ sở tổng hợp kế hoạch nguồn vốn của các chi nhánh và
hội sở chính. Sau khi được duyệt sẽ giao chỉ tiêu đến từng chi nhánh.
- Thực hiện công tác điều hành vốn trong toàn hệ thống: giao kế hoạch nguồn vốn
cho từng chi nhánh, xác định hạn mức điều chuyển vốn, lãi suất điều chuyển vốn…
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn trong từng thời kỳ của
từng chi nhánh và toàn hệ thống.
- Theo dõi việc thực hiện lãi suất, chênh lệch lãi suất bình quân cho vay và huy động
của từng chi nhánh cũng như toàn hệ thống.
1.3.3. Các quy định về vốn
Theo Nghị định của Chính phủ 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành danh mục
mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Trong đó, Ngân hàng thương mại khi được
cấp giấp phép hoạt động phải đảm bảo đủ mức vốn pháp định do chính phủ quy định như
sau:
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 11
Bảng 1.1: Các quy định về vốn
Mức vốn pháp định áp dụng
cho đến năm STT Loại hình tổ chức tín dụng
2008 2010
1. Ngân hàng thương mại Nhà nước 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
2. Ngân hàng thương mại cổ phần 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
3. Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
4. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
5. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD
1.4. Sử dụng và khai thác các nguồn vốn
Sử dụng và khai thác các nguồn vốn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân
hàng thương mại và được thể hiện thông qua nhiều nghiệp vụ. Nghiệp vụ cho vay và đầu tư
là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của
ngân hàng thương mại. Ðây là các nghiệp vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của
tài sản Có của ngân hàng.
1.4.1. Thành phần TS Có của ngân hàng:
a. Dự trữ:
Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời, song cần phải bảo đảm
an toàn để giữ vững được lòng tin của khách hàng. Muốm có được sự tin cậy về phía khách
hàng, trước hết phải bảo đảm khả năng thanh toán: đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách
hàng. Muốn vậy các ngân hàng phải để dành một phần nguồn vốn không sử dụng nó để sẵn
sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán. Phần vốn để dành này gọi là dự trữ. Ngân hàng TƯ được
phép ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo từng thời kỳ nhất định, việc trả lãi cho tiền gởi
dự trữ bắt buộc do chính phủ qui định. Dự trữ bao gồm:
+ Dự trữ sơ cấp (Primary Reserves): bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng TƯ,
tại các ngân hàng khác
+ Dự trữ thứ cấp (Secondary Reserves): (cấp hai) là dự trữ không tồn tại bằng tiền
mà bằng chứng khoán, nghĩa là các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền
một cách thuận lợi.
b. Cấp tín dụng (Credits):
Số nguồn vốn còn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các ngân hàng thương mại
có thể dùng để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân bao gồm:
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 12
Cho vay (Loans):
Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của ngân hàng thương mại. Để đảm bảo
cho NHTM có thể duy trì và phát triển vững chắc, đòi hỏi hoạt động cho vay của NHTM
phải toàn diện và có hiệu quả. Muốn vậy, các khâu của hoạt động cho vay phải được thực
hiện một cách trôi chảy theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo cho NHTM thu hồi
được cả vốn và lãi khi hết thời hạn cho vay.
Chiết khấu (Discount)
Ðây là nghiệp vụ cho vay (gián tiếp) mà ngân hàng sẽ cung ứng vốn tín dụng cho một chủ
thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng. Các đối tượng trong nghiệp
vụ này gồm hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy nợ có giá khác.
Cho thuê tài chính (Financial leasing):
Là loại hình tín dụng trung, dài hạn. Trong đó các công ty cho thuê tài chính dùng vốn của
mình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê
và tiến hành cho thuê trong một thời gian nhất định. Người đi thuê phải trả tiền thuê cho
công ty cho thuê tài chính theo định kỳ. Khi kết thúc hợp đồng thuê người đi thuê được
quyền mua hoặc kéo dài thêm thời hạn thuê hoặc trả lại thiết bị cho bên cho thuê.
Bảo lãnh ngân hàng: (Bank Guarantee)
Trong loại hình nghiệp vụ này khách hàng được ngân hàng cấp bảo lãnh cho khách hàng
nhờ đó khách hàng sẽ được vay vốn ở ngân hàng khác hoặc thực hiện hợp đồng kinh tế đã
ký kết.
c. Ðầu tư ( Investment)
Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó mang lại
khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng
sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới các hình thức như:
– Hùn vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các Công ty; hùn vốn mua cổ phần chỉ được
phép thực hiện bằng vốn của ngân hàng
– Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty…
Tất cả hoạt động đầu tư chứng khoán đều nhằm mục đích mang lại thu nhập, mặt khác nhờ
hoạt động đầu tư mà các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sẽ được phân tán, tăng cường
khả năng thanh khoản cho dự trữ của ngân hàng. Mặt khác đầu tư vào trái phiếu chính phủ
thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp.
d. Tài sản Có khác:
Những khoản mục còn lại của tài sản Có trong đó chủ yếu là tài sản lưu động nhằm: Xây
dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng, trang thiết bị, máy móc, phương tiện
vận chuyển, xây dựng hệ thống kho quỹ…ngoài ra còn các khoản phải thu, các khoản
khác…
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 13
1.4.2. Các vấn đế liên quan đến cho vay
a. Khái niệm cho vay:
Là nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại. Trong đó ngân hàng thương mại sẽ cho
người đi vay vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi đến hạn
người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi. Ngân hàng kiểm soát được người đi vay, kiểm
soát được quá trình sử dụng vốn. Người đi vay có ý thức trả nợ cho nên bắt buộc họ phải
quan tâm đến việc sử dụng làm sao có hiệu quả để hoàn trả nợ vay. Trong cho vay thì mức
độ rủi ro rất lớn, không thu hồi được vốn vay hoặc trả không hết hoặc không đúng hạn…do
chủ quan hoặc khách quan. Do đó khi cho vay các ngân hàng cần sử dụng các biện pháp
bảo đảm vốn vay: thế chấp, cầm cố …
b. Nguyên tắc cho vay
Nguyên tắc cho vay có hiệu quả là điều kiện và biện pháp hàng đầu đảm bảo cho ngân hàng
duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định. Muốn vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng phải
lành mạnh và có hiệu quả. Cụ thể, các TCTD phải thực hiện tốt việc kiểm tra khả năng
hoàn trả của người xin vay trước khi cho vay, đảm bảo tính độc lập trong quá trình kiểm
tra, kiểm soát, tuân thủ quy trình cho vay, cho vay chỉ tiến hành trên cơ sở bảo đảm theo
đúng quy trình.
Ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng đảm bảo được các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng. Đây là
nguyên tắc cơ bản, vì có sử dụng vốn đúng mục đích thì khách hàng mới có thể thực hiện
được dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo lợi ích dự kiến, do vậy mới có thu hồi
được vốn để hoàn trả nợ cho ngân hàng. Nguyên tắc này nhằm hạn chế rủi ro đạo đức và
hạn chế khả năng khách hàng dùng vốn vay để thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm.
- Phải hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn. Nguyên tắc này đảm bảo phương châm hoạt
động của ngân hàng “đi vay để cho vay” và thực hiện nguyên tắc trong hoạch toán kinh
doanh lấy thu bù chi và có lãi.
c. Các khái niệm liên quan đến cho vay:
- Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt
hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định.
- Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng thu hồi từ các khoản giải ngân trong
một thời gian nhất định.
- Dư nợ
Dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Ta có thể
hiểu dư nợ được tính như sau:
Dư nợ = Dư nợ đầu kỳ + doanh số cho vay trong kỳ – doanh số thu nợ trong kỳ
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 14
- Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là những khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được thanh toán và
ngân hàng đã làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn.
1.4.3. Ý nghiã của việc sử dụng vốn ngân hàng
Sử dụng vốn là một tiêu chí tổng hợp để đánh giá hoạt động, kết quả kinh doanh của ngân
hàng thương mại. Hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng có thể hữu hình như tiền, tài sản… và
vô hình như uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, phần trăm thị phần chiếm được.
Trong kinh doanh tiền tệ, các nhà quản trị ngân hàng luôn phải đương đầu với những khó
khăn lớn về mặt tài chính. Một mặt họ phải thỏa mãn nhu cầu về lợi nhuận, mặt khác họ
phải đối phó với những qui định, chính sách của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ ngân
hàng… Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất
nhưng mức độ rủi ro có thể chấp nhận được mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng các qui định
của ngân hàng nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Vì thế,
nguồn vốn trong ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng và hiệu quả sử dụng vốn là
thước đo chuẩn xác để các nhà quản trị ngân hàng có thể xem xét các kế hoạch mở rộng và
tăng trưởng, xem xét các khoản tiền gửi và tiền vay để cân đối hợp lý. Đồng thời cũng giúp
các nhà quản trị có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng hơn về kết quả đạt được, về
cơ cấu tăng trưởng và về các nhân tố tác động đến hoạt động của ngân hàng.
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 15
1.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
1.5.1. Quy trình huy động vốn và sử dụng vốn của NHTM
Sơ đồ 1.1: tổng quát về nguồn vốn HĐKD của NHTM trong nền kinh tế
Nhà nước với nền kinh tế thị trường
Các NHTM kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ TD
Các DN HĐKD trong lĩnh
vực SX, lưu thông, DV.
Cơ quan định chế tài
chính khác
(+)
(-)
(-)
(-)
I. Nghiệp vụ nợ
(huy động vốn)
1. DV trung gian
2. DV kinh doanh
vàng, bạc, ngoại tệ
3. DV nhận ủy thác
1. NV phát sinh
2. NV quản lý và
huy động
3. NV đi vay
1. Cho vay
2. Chiết khấu
3. Đầu tư, liên doanh
Trả tiền gửi, tiền vay,
CP HĐKD
Thu lãi tiền vay, tiền
đầu tư liên doanh
Thu hoa hồng từ các
dịch vụ trung gian
Tổng chi phí Tổng thu nhập
LN gộp của NHTM Thuế lợi tức
Lợi nhuận ròng
Các quỹ NHTM
Các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh
II. Nghiệp vụ có
(sử dụng vốn)
Nghiệp vụ trung gian
(các dịch vụ ngân hàng)
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 16
1.5.2. Chỉ tiêu phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn
• Tỷ trọng % từng khoản nguồn vốn
Số dư từng khoản mục nguồn vốn
Tỷ trọng % từng khoản nguồn vốn =
Tổng nguồn vốn
x 100%
Chỉ tiêu này sẽ giúp nhà phân tích biết được cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Mỗi
một khoản nguồn vốn để có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời
hạn hoàn trả khác nhau...Do đó, ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng
loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động tốt nhất trong từng thời kỳ
nhất định.
• Hệ số thu nợ: (%)
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
Doanh số cho vay
x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kì kinh doanh nào đó từ một đồng doanh số cho vay
ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số thu nợ càng lớn được đánh giá càng
tốt.
• Vòng quay tín dụng
Doanh số thu nợ
Vòng quay tín dụng =
Dư nợ bình quân
x 100%
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ luân chuyển vốn tín dụng và thời gian thu hồi nợ nhanh hay
chậm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Chứng tỏ đồng vốn đã hoạt động với tốc độ cao để
sinh ra lợi nhuận.
• Nợ quá hạn/ tổng dư nợ
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn trên dư nợ (%) =
Tổng dư nợ
x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này đối với
ngân hàng thương mại càng nhỏ thì càng tốt. Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả.
• Dư nợ/ vốn huy động
Dư nợ
Dư nợ trên tổng vốn huy động (%) =
Tổng vốn huy động
x 100%
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 17
Chỉ tiêu này dùng để phản ánh tình hình sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Chỉ tiêu này
còn cho biết vốn huy động có đủ đảm bảo cho hoạt động cho vay của ngân hàng không.
Tỷ số này <1: Lượng vốn huy động dồi dào đảm bảo cho hoạt động cho vay, ngoài ra có thể
sử dụng cho hoạt động đầu tư khác.
Tỷ số này > 1: Vốn huy động ít không đủ cho vay, ngân hàng phải bổ sung bằng nguồn vốn
khác.
Tỷ số này = 1: Vốn huy động được đủ cho hoạt động cho vay.
• Dư nợ/ tổng tài sản:
Dư nợ
Dư nợ trên tổng tài sản (%) =
Tổng tài sản
x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tập trung của ngân hàng đối với từng khoản cho vay. Đây
cũng là tỷ số dùng để đánh giá hiệu quả của một đồng tài sản. Tỷ số này càng lớn càng tốt
đối với ngân hàng thương mại.
Hai cách đo lường về hệ số lợi nhuận của một ngân hàng được sử dụng rộng rãi nhất là
hệ số ROA và ROE.
¾ Thu nhập ròng sau thuế: là những gì còn lại để chi trả cho cổ tức của mỗi cổ đông
của NHTM hoặc để giữ lại trong NHTM sau tất cả mọi chi phí tính xong.
¾ Tổng tài sản có: là thước đo tổng các nguồn có được của NHTM.
¾ Tổng vốn của chủ sở hữu thường bao gồm giá trị của bất kỳ cổ phiếu nào đã được
phát hành (tính cả thặng dư), lợi nhuận tích lũy (tức là lợi tức không chia) và các quỹ dự
phòng cho bất trắc trong tương lai.
Chỉ tiêu ROA (thu nhập ròng trên tài sản) phản ánh thu nhập trên tổng tài
sản của ngân hàng, được dùng để đo lường lợi nhuận ròng thu được trên một đơn vị tài sản
có. Có ý nghĩa là một đồng Tài sản Có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Thu nhập ròng sau thuế
1. ROA =
Tổng tài sản có
x 100%
Theo đó ta cần biết thêm:
Doanh thu thuần
Vòng quay tổng tài sản =
Tổng tài sản Có
x 100%
Chỉ tiêu ROA thể hiện khả năng sử dụng linh hoạt các khoản mục của tổng tài sản, tỷ lệ này
càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng cao. Hệ số ROA càng cao chứng tỏ:
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 18
+ Kết quả của các hoạt động hữu hiệu
+ Tỷ trọng thấp giữa tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn so với tổng ký thác.
+ Kết quả của các lợi tức cao kiếm được từ tổng tài sản.
Tuy nhiên, tỷ lệ này càng cao cũng thể hiện mức độ rủi ro càng cao mang lại từ tổng tài sản.
Chỉ tiêu ROE phản ánh lợi nhuận kiếm được từ đơn vị vốn đầu tư. C ó ý
nghĩa là một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả năng sinh lời trên một đồng vốn chủ sở
hữu.
Thu nhập ròng sau thuế
2. ROE =
Tổng vốn chủ sở hữu
x 100%
Để hiểu rõ hơn về ROE, tài chính xem xét thêm các thành phần cấu thành ROE:
Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng DS cho vay Tổng tài sản
ROE =
Tổng VCSH
=
DS cho vay
x
Tổng tài sản
x
Tổng VCSH
Vốn của NHTM cổ phần hình thành từ vốn cổ phần hoàn toàn hoặc gồm một phần từ vốn
cổ phần và một phần từ các tín phiếu và giấy nợ. Hệ số ROE qui định giá trị chứng khoán,
nó cho chúng ta biết khả năng sử dụng vốn cổ phần của ngân hàng, nên có ý nghĩa quan
trọng nhất đối với các cổ đông của ngân hàng.
ROE >ROA chứng tỏ vốn huy động quá lớn so với vốn tự có của ngân hàng.
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 19
Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG
TMCP MỸ XUYÊN
2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên là quỹ tín dụng Mỹ
Xuyên được thành lập vào năm 1989, hoạt động theo quyết định thành lập và cấp phép của
Ủy Ban Nhân Dân Thị Xã Long Xuyên. Vượt qua thời kỳ biến động của nền kinh tế trong
giai đoạn 1989-1990, Quỹ tín dụng vẫn đứng vững và phát triển. Vào ngày 12-10-1992, Ủy
Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang cấp giấy phép số 219/QĐ.UB thành lập “ Ngân Hàng
TMCP nông thôn Mỹ Xuyên”, với vốn điều lệ là 303 triệu đồng.
Năm 2008, ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên chính thức chuyển đổi
thành NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MỸ XUYÊN
Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MỸ XUYÊN
Tên viết tắt: NGÂN HÀNG MỸ XUYÊN
Tên tiếng Anh: MY XUYEN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt: MXBank
Trụ sở chính MXBank
Địa chỉ: 248 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang
Điện thoại: +84-76-3841706 +84-76-3843709
Fax: +84-76-841006
Email: mxbankag@hcm.vnn.vn mxb@mxbank.com.vn
Hiện nay Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên bao gồm: 2 chi nhánh, 11 phòng giao dịch, 8
quỹ tiết kiệm.
Danh hiệu đạt được: Doanh nhân tiêu biểu 2006, 2007.
- Tháng 5/2007, vốn điều lệ của ngân hàng Mỹ Xuyên là 500 tỉ đồng. Mạng lưới hoạt
động của ngân hàng phủ kín toàn tỉnh An Giang.
- Trên 15 năm hoạt động chuyên đầu tư phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn.
MXBank đã từng bước mở rộng mạng lưới hoạt động khắp tỉnh An Giang. Tính đến
ngày 2/2/2009, ngân hàng đã có 1 Hội sở , 02 Chi nhánh và 11 Phòng Giao Dịch, 08
Quỹ Tiết Kiệm phủ khắp Tỉnh An Giang. Trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển mạng
lưới khắp cả nước, đặc biệt phát triển khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Số lượng cán bộ nhân viên: 248 người.
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của ngân hàng
2.2.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA MXBank
Trang 20
Đại hội đồng cổ đông
Ban Kiểm Soát
P._.nhất, tránh tình trạng phải phụ thuộc nhiều
vào tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn.
Tóm lại:
Tình hình hoạt động của ngân hàng khá ổn định. Qua việc tổng hợp, phân tích tình hình cho
vay, thu nợ cũng như thông qua các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ta nhận thấy trong
những năm qua hoạt động của ngân hàng luôn phát triển tốt, ngân hàng đã không ngừng
phát triển để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng,
đảm bảo tính an toàn và hạ thấp tỷ lệ rủi ro. Nhưng nhìn chung vẫn còn những hạn chế nhất
định.
Hoạt động tín dụng đạt hiệu quả chưa cao, nợ quá hạn trên tổng dư nợ có chiều hướng gia
tăng, chịu sức ép từ phía môi trường kinh doanh, dễ bị tổn thương bởi những biến động lớn
trong kinh doanh. Ban giám đốc và toàn thể cán bộ trong ngân hàng phải có chủ trương kế
hoạch cụ thể trong việc xử lý nợ quá hạn, có biện pháp để hạn chế và giảm thiểu tỷ lệ nợ
quá hạn một cách hiệu quả.
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 53
3.4.2. Khả năng sinh lời của ngân hàng
Để đảm bảo tính chính xác của các chỉ số thì Tổng VCSH BQ, Tổng TSC BQ được lấy theo
bình quân của tháng. Số liệu được cung cấp từ phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp.
a. Hiệu quả sinh lợi của tổng tài sản
Như chúng ta đã biết, đây là chỉ tiêu đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận ròng của tổng tài
sản. Một đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khi tính chỉ tiêu này nếu cho kết
quả càng lớn chứng tỏ tài sản được sử dụng có hiệu quả càng cao và ngược lại.
Bảng 3.15: Hiệu quả sinh lợi của tổng tài sản
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
2006-2007
Chênh lệch
2007-2008 Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Tỷ lệ Tỷ lệ
- LNR 10,343 50,654 66,484 390% 31%
- Tổng TSC BQ 314,355 1,149,868 1,684,183 266% 46%
ROA 3.3% 4.4% 3.9% 34% -10%
( Nguồn phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp )
Qua phân tích 3 năm ta thấy chỉ số ROA ngày một tăng.
Năm 2007 chỉ tiêu ROA tăng mạnh đạt 4.4% tăng 34% so với năm 2006 nhưng đến năm
2008 thì chỉ số ROA giảm chỉ còn 3.9% giảm gần 10% so với năm 2007, Năm 2007 1 đồng
tài sản tạo ra 0.044 đồng lợi nhuận sang năm 2008 1 đồng vốn chỉ tạo ra 0.039 đồng lợi
nhuận.
Ta thấy năm 2007 tốc độ gia tăng của lợi nhuận ròng của ngân hàng cao hơn tốc độ gia tăng
của tổng tài sản. Nhưng đến năm 2008 lợi nhuận ròng tăng chậm lại đạt 66,484 triệu đồng
tăng 31% so với cùng kỳ 2007, tổng tài sản đạt được là 1,684,183 triệu đồng tăng 46% so
với cùng kỳ 2007 do ngân hàng đầu tư mở rộng quy mô hoạt động làm tổng tài sản tăng và
đồng thời không tránh khỏi sự gia tăng chi phí hằng năm làm lợi nhuận ròng tăng chậm lại.
Nhưng xét về bản chất ngân hàng hoạt động rất có hiệu quả, ta thấy rằng tổng tài sản luôn
tăng kèm theo đó là sự tăng cao của lợi nhuận ròng, cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận
trong tương lai ngày càng cao.
Tổng tài sản tăng quy mô hoạt động của ngân hàng đang mở rộng. Bất kỳ một doanh
nghiệp nào hoạt động hiệu quả mới dám bành trướng quy mô hoạt động của mình, ngân
hàng cũng vậy. Việc gia tăng mạnh mẽ tổng tài sản cùng vào đó là sự gia tăng cùng chiều
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 54
của lợi nhuận ròng cho thấy ngân hàng đang hoạt động theo chiều hướng khá thuận lợi và
hiệu quả.
b. Hiệu quả sinh lợi của vốn chủ sở hữu
ROE là tỷ lệ hoàn vốn chủ sở hữu, sự khác nhau giữa ROE và ROA là do ngân hàng sử
dụng vốn huy động từ các tầng lớp dân cư. Nếu không có nguồn vốn huy động thì 2 tỷ số
này sẽ bằng nhau. Cũng như ROA, ROE đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận ròng của vốn
chủ sở hữu.
Bảng 3.17: Hiệu quả sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
2006-2007
Chênh lệch
2007-2008 Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Tỷ lệ Tỷ lệ
- LNR 10,343 50,654 66,484 390% 31%
- Tổng VCSH BQ 34,593 398,021 514,679 1,051% 29%
ROE 30% 12.7% 12.9% -57% 2%
( Nguồn phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp )
Chỉ số ROE qua 3 năm biến động liên tục.
ROE ở năm 2007 đã giảm so với năm 2006 chỉ còn 12.7% giảm là 57% là do vốn chủ sở
hữu tăng lên vượt trội tăng 1,051% so vớ năm 2006 trong khi đó lợi nhận ròng chỉ tăng
khoảng 390% so với năm 2006 dẫn đến chỉ số này giảm mạnh. Nguyên nhân là do:
Trong năm 2007 có nhiều biến động trong lĩnh vực nông nghiệp như dịch cúm gia cầm, vụ
lúa đông xuân vừa qua người dân thu hoạch không cao…mà đây là thị trường trọng tâm của
ngân hàng Mỹ Xuyên và vì doanh số cho vay nông nghiệp là nguồn thu chính của ngân
hàng, trong khi đó doanh số cho vay chỉ tăng 203% so với cùng kỳ mà tổng tài sản tăng
266% so với cùng kỳ. Mặt khác do một phần áp lực phải tăng vốn điều lệ theo chủ trương
của Thủ tướng Chính phủ. Một nguyên nhân nữa là do yếu tố chi phí tác động trong năm
ngân hàng phải mở rộng quy mô hoạt động, do đó sự gia tăng chi phí hằng năm là không
thể tránh khỏi. Tất cả những điều đó làm cho hệ số doanh số cho vay trên tổng tài sản và hệ
số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu đều giảm dẫn đến ROE giảm.
Nhưng đến năm 2008 thì chỉ số này tăng trở lại đạt 12.9% tăng 2% so với năm 2007, Năm
2007 1 đồng vốn tạo ra 0.127 đồng lợi nhuận sang năm 2008 1 đồng vốn tạo ra 0.129 đồng
lợi nhuận tăng 0.002 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do tốc độ gia tăng của vốn chủ sở hữu
thấp hơn nhiều so với lợi nhuận ròng. Tuy chỉ số có tăng nhưng không nhiều và còn rất
thấp so với năm 2006.
Tóm lại:
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 55
Tốc độ gia tăng của vốn chủ sở hữu thấp hơn tốc độ gia tăng của tổng tài sản làm cho ROE
có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy rằng ngân hàng đã sử dụng vốn huy động có hiệu
quả nên tạo ra được tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần lên cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản. Nhưng cần lưu ý một điều rằng, chỉ số ROE cao hơn chỉ số ROA rất nhiều
điều này cho thấy vốn tự có của ngân hàng nhỏ hơn nhiều so với tổng tài sản Có, đồng thời
vốn huy động cao hơn rất nhiều so với vốn tự có. Vì thế ngân hàng cần điều chỉnh lại vốn
tự có theo một tỷ lệ hợp lý với vốn huy động sẽ rất cần thiết để đảm bảo tính vận hành
nghiêm túc của ngân hàng.
Khả năng sử dụng vốn huy động càng nhiều thì khả năng tạo ra lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu ngày càng cao. Tuy nhiên vấn đề này còn có giới hạn ở khả năng thanh toán của ngân
hàng. Vì vậy ngân hàng nên cân nhất việc huy động vốn sao cho phù hợp với nguồn vốn
chủ sở hữu.
3.5. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn
3.5.1. Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
- Phát triển mạng lưới tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc
Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tăng vốn Điều lệ lên 1.000 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu đầu tư tín dụng
cho nông dân và doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Tiếp tục phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, tăng thêm nhiều
tiện ích để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
- Tiếp tục tăng cường vai trò quản trị, kiểm soát, giữ vững chất lượng
tín dụng, đáp ứng yêu cầu thanh khoản; thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ và Ngân
hàng Nhà nước về lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.
- Thành lập một số công ty con như: Công ty cho thuê tài chính, công
ty kinh doanh đầu tư địa ốc, công ty chứng khoán…để tăng thêm lợi nhuận.
- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao về khả năng huy động vốn, đầu tư
tín dụng và tối thiểu hoá rủi ro nhằm đạt hiệu quả ngày càng cao trong hoạt động tín dụng.
3.5.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các thành phần kinh tế tự do cạnh
tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Trong kinh doanh mục tiêu cao nhất của nhà doanh
nghiệp là lợi nhuận, muốn tạo ra được lợi nhuận ngày càng cao thì phải cạnh tranh với nhau
để chiếm thị phần, chiếm lĩnh khách hàng.
Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên là một trong những ngân hàng thương mại đã tồn tại, phát
triển và trưởng thành theo quy luật cạnh tranh. Trong đó thì việc thực hiện tốt việc bảo toàn
vốn là yêu cầu có tính sống còn, để thực hiện tốt công tác quản lý vốn và sử dụng vốn có
hiệu quả nó phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý vốn.
Sau thời gian thực tập tại ngân hàng, tôi nhận thấy: Trong hoạt động, với chức năng của
mình thì ngân hàng Mỹ Xuyên đã có những hình thức huy động vốn có hiệu quả, doanh số
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 56
và số dư huy động đảm bảo cho sự vận động dây chuyền vốn để cho vay. Với kiến thức và
sự hiểu biết còn hạn chế của mình tôi xin đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn:
Huy động vốn không những để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng mà còn tạo nên
nguồn vốn để ngân hàng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Do đó, ngân hàng Mỹ
Xuyên phải luôn chủ động trong công tác huy động vốn. Hoạt động huy động vốn của ngân
hàng phải gắn liền với chiến lược sử dụng vốn trong từng thời kỳ nhất định.
Như vậy giải pháp tốt nhất của việc huy động vốn phải xuất phát từ tình hình thực tế về nhu
cầu sử dụng vốn trong từng thời kỳ. Tính hiệu quả trong việc huy động vốn không thể xét
một cách đơn thuần là huy động được nhiều vốn là tốt nhất mà phải kết hợp với giải pháp
tối thiểu chi phí phải trả cho đầu vào từ nguồn vốn huy động sao cho tối thiểu hoá chi phí,
tối đa hoá lợi nhuận. Ngân hàng cần xem xét:
a. Về mặt huy động vốn:
- Tăng cường công tác tuyên truyền tiếp cận khách hàng, triển khai kịp thời những
chương trình thu hút khách hàng cụ thể và liên tục, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới,
mở rộng quảng cáo tiếp thị cả chiều rộng lẫn chiều sâu để khách hàng biết nhiều và nhằm
cung cấp đầy đủ thông tin để khách hàng quyết định giao dịch với ngân hàng, đồng thời nên
gặp trực tiếp với khách hàng có tiền gửi thường xuyên, có số dư lớn nhằm thu hút tiền gửi
từ các tổ chức kinh tế và tiền gửi trong dân cư, tăng nguồn tiền gửi có lãi suất thấp để tăng
thêm nguồn vốn cho Ngân hàng.
- Triển khai Trung tâm thanh toán phát triển các hệ thống thanh toán POS vừa thu hút
nguồn vốn nhàn rỗi và vừa nâng cao nguồn thu dịch vụ từ thanh toán thẻ.
- Phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn có tính ổn định, vững chắc, nguồn vốn đảm bảo
cho Ngân hàng chủ động được trong công tác cho vay. Cụ thể là chú trọng huy động vốn có
kỳ hạn 12 tháng trở lên với lãi suất hấp dẫn tạo nguồn vốn để cho vay trung và dài hạn.
b. Về mặt cho vay:
- Thực hiện đầy đủ các bước cho vay để hạn chế rủi ro cho ngân hàng vì một món
vay nào đó nếu không xem xét thận trọng thì nó có thể mang đến rủi ro.
- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi việc thực hiện theo mục đích vay vốn,
tránh tình trạng không quản lý được tình hình sử dụng vốn theo phương pháp xin vay.
c. Về chất lượng tín dụng:
- Thường xuyên phân tích nguyên nhân nợ quá hạn để có biện pháp xử lý kịp thời
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro đồng thời cần phải có những biện pháp nghiêm
khắc với những món nợ quá hạn như:
• Tham khảo ý kiến của các chuyên viên phối hợp với hội đồng tín dụng,
nghiên cứu biện pháp thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đói và tìm biện pháp xử lý.
• Hằng năm ngân hàng phải thường xuyên tiến hành phân tích rủi ro, thường
xuyên dự báo các rủi ro tiềm ẩn.
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 57
• Phân loại nguyên nhân nợ quá hạn, tùy từng trường hợp cụ thể mà đưa ra
các biện pháp xử lý.
• Việc giảm nợ quá hạn của ngân hàng chủ yếu dựa vào việc xử lý nợ quá hạn.
Ngân hàng cần có nhiều biện pháp tích cực hơn để tăng thu hồi nợ quá hạn cho đơn vị. Vì
vậy ngân hàng cần kiểm tra thường xuyên các khoản vay chưa trả. Phân loại tín dụng theo
mức độ rủi ro, thường xuyên theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp để có thể phát hiện
kịp thời các khó khăn của đơn vị, qua đó có giải pháp giúp cho đơn vị tháo gỡ những khó
khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh và để việc hoàn trả nợ cho ngân hàng không gặp
trở ngại.
d. Về nhân sự
- Có chính sách đào tạo và quản lý cán bộ hợp lý, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân
viên tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ như tập huấn nghiệp
vụ do trung tâm đào tạo triệu tập, xây dựng các quy chế làm việc rõ ràng. Cụ thể là nâng
cao trách nhiệm cá nhân, quản lý và giáo dục cán bộ, công nhân viên có tác phong làm việc
năng động, hiện đại, tận tâm với công việc, hết lòng phục vụ khách hàng.
- Tăng cường chế độ ưu đãi, khen thưởng khuyến khích đối với cán bộ, công nhân
viên đặc biệt là đội ngũ cán bộ giỏi. Gắn quyền lợi của nhân viên với quyền lợi của ngân
hàng, có như vậy mới giúp nhân viên tận tụy với công việc, làm việc hết mình.
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 58
KẾT LUẬN
Kết luận
Trong 3 năm qua do tác động trực tiếp của nhiều yếu tố khách quan đặc biệt là những biến
động mạnh mẽ vào năm 2008 đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế nước ta, làm cho
không ít các công ty, xí nghiệp,…rơi vào tình trạng điêu đứng trong đó ngân hàng Mỹ
Xuyên cũng gặp không ít khó khăn nhất định. Nhưng ngân hàng Mỹ Xuyên vẫn duy trì tốc
độ tăng trưởng nhanh đó là nhờ vào sự cố gắng của toàn thể cán bộ, nhân viên trong ngân
hàng cũng như sự tận tụy, nổ lực không biết mệt mỏi của Hội Đồng Quản Trị để đưa Ngân
hàng Mỹ Xuyên ngày một phát triển.
Qua phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng Mỹ Xuyên trong những năm
qua ta thấy Ngân hàng đã và đang trên đà phát triển tốt, ngày càng xác lập vững chắc thị
trường hoạt động của mình trong lĩnh vực nông nghiệp đã tạo được khởi sắc ban đầu, tạo cơ
sở cho sự ra đời thêm nhiều ngành nghề mới đồng thời phát triển và khôi phục ngành nghề
truyền thống, tạo công ăn việc làm, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp sang phát triển sản xuất hàng hóa, chăn nuôi, dịch vụ…Như vậy, có thể nói rằng
ngân hàng Mỹ Xuyên là người bạn đồng hành và thân thiết đối với các hộ sản xuất và bà
con nông dân.
Huy động vốn:
Trong những năm qua ngân hàng đã có nhiều nổ lực để phát huy những thế mạnh của mình,
sử dụng nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn huy động, kết quả là nguồn vốn huy động
qua 3 năm tăng lên liên tục, vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong
tổng nguồn vốn. Nguồn vốn đi vay giảm, chủ yếu là nhận vốn từ các tổ chức tín dụng khác
dưới dạng tiền gửi, ngoài ra ngân hàng còn sử dụng vốn từ quỹ RFII, đây là nguồn vốn rẻ
nhưng ngân hàng vẫn chưa khai thác tốt nguồn vốn này. Kèm theo đó là nguồn vốn chủ sở
hữu tăng lên qua các năm. Ngân hàng đã duy trì được cơ cấu vốn hợp lý với tỷ trọng của
vốn huy động từ tiền gửi chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn, ngân hàng giảm thiểu tối đa vốn
vay.
Tình hình sử dụng vốn:
Nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng chủ yếu trong cho vay. Trong năm 2008 tình hình
cho vay tăng chậm, ngân hàng giảm các khoản đầu tư chứng khoán làm tiền mặt tại quỹ
tăng, chưa đạt được hiệu quả cao trong phân bổ khoản mục sử dụng vốn.
Phần tài sản dành cho đầu tư còn thấp chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn ở các tổ chức tín dụng
khác, phần tài sản dưới dạng thanh khoản còn khá cao cụ thể: ngân hàng duy trì dự trữ một
lượng tiền mặt khá nhiều và lại có xu hướng tăng qua các năm. Mặc khác, các kênh đầu tư
lại giảm làm cho khả năng sinh lợi giảm đi. Tạo nên hệ số an toàn vốn khá cao 37,81% rất
cao so với mức quy định tối thiểu 8%. Đây là mặt mà ngân hàng cần quan tâm để đưa ra
chính sách kịp thời.
Doanh số cho vay của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm nhưng kèm theo đó là
tình trạng nợ quá hạn cũng gia tăng cao, năm 2008 doanh số cho vay tăng chậm, doanh số
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 59
thu nợ tăng cao dẫn đến dư nợ giảm nhưng nợ quá hạn lại tăng lên. Vì vậy ngân hàng cần
có chính sách thu hồi tích cực để đảm bảo tính xoay vòng của các khoản cho vay.
Hiệu quả tín dụng:
Có thể nói công tác tín dụng của Ngân hàng Mỹ Xuyên đã được mở rộng nhưng chưa thật
sự hiệu quả. Chưa đa dạng đối tượng khách hàng, tín dụng ngắn hạn tăng nhanh và chiếm
tỷ lệ lớn trong tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn. Khi xét hệ số
thu nợ, vòng quay tín dụng của ngân hàng đều tăng và có chiều hướng tốt cho thấy khả
năng thu hồi vốn hồi vốn và khả năng quay vòng vốn là cao. Tuy nhiên do nợ quá hạn có
xu hướng tăng đều do tồn đọng qua các năm đã tạo nên những rủi ro trong tín dụng làm ảnh
hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng, cho thấy công tác tín dụng vẫn chưa đạt được
hiệu quả cao.
Về hiệu quả sử dụng vốn:
Nhìn chung có nhiều chuyển biến tích cực trong 3 năm qua.
Cùng với việc huy động vốn ngày một tăng thì lợi nhuận của ngân hàng cũng ngày một
tăng lên. Chỉ tiêu ROA có xu hướng tăng, giảm không đều nhưng luôn duy trì ở trên mức
3% trong 3 năm 2006, 2007, 2008. Bên cạnh đó do hoạt động chính của các TCTD là huy
động vốn để cho vay, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn, nhưng
ta thấy vốn chủ sở hữu vẫn tăng qua các năm và chỉ số ROE cũng có chiều hướng gia tăng
nhẹ trở lại. Việc gia tăng tỷ số ROE đó là cơ sở để ngân hàng Mỹ Xuyên thực hiện việc chi
trả lợi tức ngày càng cao cho cổ đông.
Mặc khác, vì hầu hết vốn của ngân hàng sử dụng cho công tác tín dụng nên hiệu quả sử
dụng vốn của ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả tín dụng, thực
tế cho thấy tại ngân hàng hiệu quả sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả cao.
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 60
Kiến nghị
Đối với ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên
Kế hoạch kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng đang được
lãnh đạo cấp Trung ương và địa phương chỉ đạo xây dựng trên tinh thần phấn đấu tăng
trưởng cao (cả nước 8,5% - 9% và của Tỉnh từ 14% - 14,5%), nguồn vốn cần cho nhu cầu
phát triển là rất lớn, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh tiền tệ tiếp tục phát triển. Tuy
nhiên, số lượng các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang cũng như các tỉnh khác
trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng đang phát triển với tốc độ cao, điều đó chắc
chắn sẽ tạo ra sự cạnh tranh khá gay gắt, quyết liệt. Do đó, đòi hỏi mỗi thành viên trong đại
gia đình Ngân hàng Mỹ Xuyên phải rèn luyện cho mình ý thức cạnh tranh, sáng tạo và chủ
động triển khai các giải pháp đồng bộ trước các đối thủ cạnh tranh. Có như thế Ngân hàng
Mỹ Xuyên sẽ vượt qua được chướng ngại trên đường phát triển và sẽ đạt được kết quả cao
hơn trong thời gian sắp tới.
Qua một thời gian thực tập ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên, với lượng kiến thức còn hạn chế.
Tôi xin đưa ra một số kiến nghị:
Hoàn thiện quy chế, quy trình đầu tư và tăng cường đầu tư tài chính.
Hầu hết người dân đều mang tâm lý cầu may rất cao, vì thế khi ngân hàng mời
chào tiền gửi tiết kiệm, có khuyến mãi, có thưởng, với số dư tiền gửi ngày càng cao thì
phần thưởng ngày càng cao. Qua đó ngân hàng đã thu hút được một lượng lớn khách hàng
quan hệ với ngân hàng từ đó tạo một thói quen giao tiếp ngân hàng trong dân chúng.
Bên cạnh đó, áp dụng các hình thức khuyến khích như:
- Tặng quà ngay khi khách hàng gửi tiền nhàn rỗi có kỳ hạn tại ngân hàng bằng những món
quà lưu niệm, nhỏ nhưng mang ý nghĩa kích thích tâm lý của quần chúng.
- Tặng quà khách hàng vào những dịp lễ lớn, tết cổ truyền.
- Phát thiệp chúc mừng bất ngờ vào những ngày lễ, Tết hay chính ngày sinh nhật của khách
hàng.
- Định kỳ tổ chức những buổi văn nghệ miễn phí cho con em khách hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, thành công của khách hàng cũng là thành công
của ngân hàng cho nên cán bộ ngân hàng phải thường xuyên tiếp cận với các doanh nghiệp
để tìm hiểu nhu cầu vốn, tìm hiểu lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tổ chức công tác tư vấn, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về kinh tế để
giúp các doanh nghiệp cũng như các nhân viên ngân hàng mở mang thêm kiến thức về kinh
doanh để từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Định
kỳ tổ chức Hội nghị khách hàng để qua đó tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng. Trên cơ sở
này, ngân hàng sẽ khắc phục được những nhược điểm đang tồn tại và phát huy những ưu điểm
hiện có để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Khi nghiên cứu các yêu cầu xin vay của khách hàng, ngân hàng phải tiếp cận
tốt các yếu tố con người, môi trường, kinh tế, xã hội và tiền tệ. Bên cạnh đó còn tiến hành
Nguyễn Ngọc Thủy - DH6TC2 GVHD:THS.Trần Thị Thanh Phương
Khoa KT QTKD - Trường ĐHAG
Trang 61
nghiên cứu thị trường, vấn đề sản xuất hoặc các sản phẩm được sản xuất chế biến, tiếp cận
nghiên cứu công cụ và phương tiện lao động, chất lượng công cụ…của khách hàng để hạn
chế nợ quá hạn và sự xuất hiện nợ xấu.
Cán bộ tín dụng không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, nhất là trong
điều kiện hiện nay mức độ cạnh tranh ngày càng tăng cao của các tổ chức tín dụng. Ngân
hàng nên phổ biến đầy đủ kịp thời chủ trương chính sách tín dụng của Đảng, của chính phủ,
của ngân hàng nhà nước và của chính ngân hàng mình. Nên thường xuyên có kế hoạch tập
huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm cải thiện chất lượng tín
dụng ngày một tốt hơn. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định cho
vay, tuyển chọn cán bộ có trình độ, có trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp, có khả năng tư
vấn, giúp đỡ khách hàng trong việc thực hiện các dự án phương án sản xuất kinh doanh.
Tăng cường nâng cao hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ nhằm
phát hiện kịp thời những tồn tại thiếu sót trong các mặt nghiệp vụ để có những biện pháp
xử lý, chấn chỉnh kịp thời để hạn chế những vi phạm và rủi ro trong hoạt động.
Ngân hàng cần đưa ra những chính sách phòng chống rủi ro để bảo đảm an
toàn và tăng trưởng tín dụng, cũng như là bảo đảm đồng vốn được sử dụng có hiệu quả, vốn
cho vay được thu hồi về cả gốc và lãi. Do đó phòng chống rủi ro tín dụng là điều quan
trọng trong hoạt động của ngân hàng.
Đối với cơ quan pháp luật
Tạo môi trường pháp lý thông thoáng, an toàn phù hợp với cơ chế thị
trường, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng hoạt động.
Đẩy nhanh tiến trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện
thuận lợi cho khách hàng đến vay và thế chấp tại ngân hàng.
Các loại tài sản đã thế chấp, cầm cố và bảo lãnh phải được theo dõi liên tục
tại các cơ quan công chứng, đồng thời việc công chứng và xác nhận phải thật cụ thể, rõ
ràng để tránh rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng cố ý lừa đảo, sang bán trái phép tài sản
hoặc không chịu trả nợ cho ngân hàng.
Các cơ quan thuế, thống kê, tài chính cần kiểm soát chặc chẽ các tuân thủ về
kế toán và thống kê của các doanh nghiệp.
Các cơ quan bảo vệ và thi hành pháp luật cần đẩy nhanh tiến độ xét xử các
vụ án liên quan đến tài sản thế chấp, tránh kéo dài thời gian.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Y# "Z -
1. PGS.TS Lê Văn Tề. 2000. Tiền tệ ngân hàng. NXB thống kê
2. GS.TS Lê Văn Tư. 2005. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB tài chính Hà Nội
3. TS Nguyễn Ninh Kiều. 2006. Nghiệp vụ ngân hàng. NXB thống kê
4. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi. 2007. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB tài chính
5. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi. 2005. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB tài chính
6. PTS. Nguyễn Thị Mùi. 1999. Quản lý và kinh doanh tiền tệ. NXB tài chính
7. Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008.
8. Báo cáo tình hình cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn.
9. Các trang web:
• www.myxuyenbank.com.vn
• www.sbv.gov.vn
10. Chuyên đề của các năm trước
Lê Văn Thiện. 2007. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên.
Chuyên đề tốt nghiệp. Cử nhân Tài Chính. Khoa KT-QTKD. Trường Đại Học An Giang.
Trần Hoàng Việt. 2008. Phân tích tình hình huy động vốn từ tiền gửi ký thác tại ngân hàng
TMCP nông thôn Mỹ Xuyên. Chuyên đề tốt nghiệp. Cử nhân tài chính. Khoa KT-QTKD.
Trường Đại Học An Giang.
PHỤ LỤC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
ĐVT: Đồng
STT CHỈ TIÊU 2006 2007 2008
A TÀI SẢN
I Tiền mặt, vàng bạc đá quý 3,934,211,417 7,823,853,606 26,259,391,028
II Tiền gửi tại NHNN 6,982,143,832 6,076,873,052 31,924,429,274
III Tiền, vàng gửi tại các TCTD và cho vay các TCTD khác 15,014,439,278 211,206,387,078 512,769,397,707
1 Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác 15,014,439,278 210,906,387,078 509,301,797,707
2 Cho vay các TCTD khác 300,000,000 3,467,600,000
3 Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác
IV Chứng khoán kinh doanh 15,560,000,000 6,533,005,952
1 Chứng khoán kinh doanh 15,560,000,000 17,826,240,000
2 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh -11,293,234,048
V Các công cụ tài chính khác và các TS tài chính phái sinh khác
VI Cho vay khách hàng 392,941,687,781 1,258,545,251,592 1,329,247,508,148
1 Cho vay khách hàng 394,429,069,136 1,264,612,636,982 1,339,145,895,765
2 Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng -1,487,381,355 -6,067,385,390 -9,898,387,617
VII Chứng khoán đầu tư 5,205,086,500 5,221,529,000 2,197,056,500
1 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 5,205,086,500 5,221,529,000 2,197,056,500
2 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
3 Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư
VIII Góp vốn, đầu tư dài hạn 340,000,000 340,000,000 340,000,000
1 Đầu tư vào công ty con
2 Vốn góp liên doanh
3 Đầu tư vào công ty liên kết
4 Đầu tư dài hạn khác 340,000,000 340,000,000 340,000,000
5 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
IX Tài sản cố định 9,105,083,086 20,330,872,609 27,904,590,703
1 Tài sản cố định hữu hình 4,145,531,832 7,554,793,272 12,833,152,659
a Nguyên giá tài sản cố định 5,979,398,043 10,137,371,469 16,858,795,869
b Hao mòn tài sản cố định -1,833,866,211 -2,582,578,197 -4,025,643,210
2 Tài sản cố định cho thuê tài chính
a Nguyên giá tài sản cố định
b Hao mòn tài sản cố định
3 Tài sản cố định vô hình 4,959,551,254 12,776,079,337 15,071,438,044
a Nguyên giá tài sản cố định 4,982,893,624 12,949,374,612 15,408,868,374
b Hao mòn tài sản cố định -23,342,370 -173,295,275 -337,430,330
X Bất động sản đầu tư
a Nguyên giá BĐSĐT
b Hao mòn BĐSĐT
XI Tài sản Có khác 14,025,829,018 50,051,129,748 104,712,716,736
1 Các khoản phải thu 12,649,791,349 27,826,481,147 63,350,167,036
2 Các khoản lãi, phí phải thu 1,286,686,984 20,555,916,776 38,512,534,713
3 Tài sản thuế TNDN hoãn lại
4 Tài sản Có khác 89,350,685 1,668,731,825 2,850,014,987
-Trong đó: lợi thế thương mại
5 Các khoản dự phòng rủi ro cho các tài sản có Nội bảng khác
TỔNG TÀI SẢN CÓ 447,548,480,912 1,575,155,896,685 2,041,888,096,048
B NỢ PHẢI TRĂ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
I Các khoản nợ chính phủ và NHNN
II Tiền gửi và vay các TCTD khác 166,475,962,486 624,760,317,932 113,270,558,961
1 Tiền gửi các TCTD khác 64,884,196,386 624,760,317,932 113,270,558,961
2 Vay các TCTD khác 101,591,766,100
III Tiền gửi của khách hàng 169,443,535,682 328,714,689,414 1,297,603,143,856
IV các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ khác
V Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay các TCTD chịu 20,400,000,000 44,720,907,000 28,778,293,000
VI Phát hành giấy tờ có giá
VII các khoản nợ khác 8,958,332,353 22,795,384,835 24,620,155,758
1 Các khoản lãi, phí phải trả 2,630,949,942 8,132,718,292 16,226,840,899
2 Thuế TNDN hoãn lại phải trả
3 Các khoản phải trả và công cụ khác 6,327,382,411 14,662,666,543 8,393,314,859
4 Dự phòng rủi ro khác(DP cho công nợ tiềm ẩn và cam kết ngoại bảng)
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 365,277,830,521 1,020,991,299,181 1,464,272,151,575
VIII Vốn và các quỹ 82,270,650,391 554,164,669,504 577,615,944,473
1 Vốn của TCTD 70,001,319,450 500,001,391,450 500,001,319,450
a Vốn điều lệ 70,000,000,000 500,000,000,000 500,000,000,000
b Vốn đầu tư XDCB 1,319,450 1,391,450 1,319,450
c Thặng dư vốn cổ phần
d Cổ phiếu quỹ
e Cổ phiếu ưu đãi
g Vốn khác
2 Quỹ của TCTD 1,925,729,404 3,506,905,221 11,130,241,260
3 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 202,687 189,796
4 Chênh lệch đánh giá lại tài sản
5 Lợi nhuận chưa phân phối / Lỗ lũy kế 10,343,398,850 50,656,183,037 66,484,383,763
XI Lợi ích của cổ đông thiểu số
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 447,548,480,912 1,575,155,968,685 2,041,888,096,048
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: Đồng
STT CHỈ TIÊU 2006 2007 2008
1 Thu nhập và các khoản thu nhập tương tự 48,327,997,863 148,034,697,085 266,620,107,346
2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 23,581,652,028 57,639,584,953 136,151,603,084
I Thu nhập lãi thuần 24,746,345,835 90,395,112,132 130,468,504,262
3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 97,003,685 398,575,451 1,441,530,354
4 Chi phí hoạt động dịch vụ 61,246,688 73,921,946 212,289,282
III Lãi / lỗ từ hoạt động dịch vụ 35,756,997 324,653,505 1,229,241,072
III Lãi / lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 654,975
IV Lãi / lỗ từ mua bán chứng khoán kinh doanh 420,120,000 -11,293,234,048
VIII Lãi / lỗ từ mua bán chứng khoán đầu tư
5 Thu nhập từ hoạt động khác 215,333,300 225,916,572 272,404,874
6 Chi phí hoạt động khác 484,274,772 686,319,358 1,356,010,154
VIII Lãi / lỗ thuần từ hoạt động khác -268,941,472 -460,402,786 -1,083,605,280
VIII Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 48,000,000 52,800,000 2,695,360,000
VIII Chi phí hoạt động 9,268,338,834 15,936,473,700 29,452,165,853
IX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 15,292,822,526 74,795,809,151 92,564,755,128
X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1,016,870,275 4,716,783,440 3,954,594,396
XI Tổng lợi nhuận trước thuế 14,275,952,251 70,079,025,711 88,610,160,732
7 Chi phí thuế TNDN hiện hành 3,933,426,630 19,424,779,242 22,126,364,987
8 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
XIII Chi phí thuế TNDN 3,933,426,630 19,424,779,242 22,126,364,987
XIII Lợi nhuận sau thuế 10,342,525,621 50,654,246,469 66,483,795,745
XIV Lợi ích của cổ đông thiểu số
XV Lãi cơ bản trên cổ phiếu 339,790 132,536 132,968
(Nguồn: phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1036.pdf