Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang

Tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang: ... Ebook Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang

doc124 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2293 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠNG GIANG - TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số : 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ THỊ THANH BÌNH HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Hạnh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân tình từ rất nhiều đơn vị và cá nhân cả trong và ngoài ngành nông nghiệp. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo - PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô trong khoa Tài nguyên và Môi trường, các thầy cô trong Viện đào tạo Sau đại học. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kế hoạch Tài chính, phòng Thống kê và Uỷ ban nhân dân các xã đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu cho đề tài này. Cảm ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, các anh, các chị đồng nghiệp, bè bạn trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Hạnh MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục Hình vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BCH TW Ban cháp hành Trung Ương 2 CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá 3 CPTG Chi phí trung gian 4 ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long 5 ĐBSH Đồng Bằng Sông Hồng 6 FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới 7 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 8 GTGT Giá trị gia tăng 9 GTSX Giá trị sản xuất 10 LĐ Lao động 11 LUT Loại hình sử dụng đất 12 MĐTT Mức độ têu thụ 13 NN-PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 14 PBHH Phân bón hoá học 15 TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật 16 THPT Trung học phổ thông 17 TP Thành phố 18 PĐTNH Phiếu điều tra nông hộ 19 TSHH Tỷ suất hàng hoá 20 TY Thuốc thú y 21 USD §¬n vÞ tiÒn tÖ cña Mü 22 VAC Mô hình vườn - ao -chuồng 23 VACR Mô hình vườn - ao -chuồng - rừng 24 VN Việt Nam 25 WB Ngân hàng thế giới 26 WTO Tổ chức thương mại thế giới 27 XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2008 45 4.2 Tình hình dân số giai đoạn 2004-2008 52 4.3 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp qua các năm 50 4.4 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp với các kiểu sử dụng đất năm 2008 55 4.5 Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính vùng 1 58 4.6 Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính vùng 2 61 4.7 Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính vùng 3 63 4.8 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 1 67 4.9 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 2 68 4.10 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 3 69 4.11 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất 70 4.12 Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động 74 4.13 Các kiểu sử dụng đất và mức độ phù hợp 81 4.14 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lạng Giang đến năm 2015 86 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1 Vị trí địa lý huyện Lạng Giang 38 4.2 Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất 43 4.3 Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2008 44 4.4 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2008 56 4.5 Cảnh quan ruộng trồng cây bí xanh ở Lạng Giang 59 4.6 Cảnh quan vườn trồng bưởi ở Lạng Giang 60 4.7 Cảnh quan ruộng trồng cây dưa chuột ở Lạng Giang 62 4.8 Cảnh quan ruộng trồng hành ở Lạng Giang 62 4.9 Cảnh quan ruộng trồng hoa ở Lạng Giang 64 4.10 Cảnh quan ao cá ở Lạng Giang 64 4.11 GTGT/ha (nghìn đồng/ha) của các LUT 71 4.12 GTGT/công lđ (nghìn đồng/công) của các LUT 76 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất (địa quyển) cùng với khí quyển và thủy quyển là 3 quyển chính của sinh quyển chúng ta đang sống. Các chu trình vật chất đều diễn thế trên 3 quyển này. Sự sống của muôn loài do đó cũng phát triển trong và trên sự tương quan vĩ mô ấy [31]. Đất đai được sủ dụng hầu hết trong tất cả các ngành sản xuất, các lĩnh vực của đời sống. Theo từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực của đời sống, đất đai được phân thành các loại khác nhau và gọi tên theo ngành và lĩnh vực sử dụng chúng. C.Mác viết rằng: Đất là tài sản mãi mãi của loài người, là điều kiện để sản xuất sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp. [10] Trong tiến trình của lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành của cải vô tận của loài người, con người dựa vào đó để tạo ra sản phẩm nuoi sống mình. Đất đai luôn là thành phần hang đầu của môi trường sống. Không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không có một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không có sự tồn tại của loài người. [29] Đối với ngành nông nghiệp thì đất có vai trò đặc biệt quan trọng đây là nơi sản xuất ra hầu hêt các sản phẩn nuôi sống loài người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển các ngành khác. Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững. Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thì ngành nông nghiệp nước ta mấy năm trở lại đây cơ bản đã chuyển sang xản suất hàng hóa, phát triển tương đối toàn diện. Tỷ trọng nông nghiệp hàng hóa chiếm hơn 70% sản lượng nông nghiệp, nhiều nông sản có giá trị hàng hóa lớn như lương thực, sản phẩm của các loại cây công nghiệp... Tuy nhiên một thực tế hiện nay đó là diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển sang các loại hình sử dụng đất khác như đất ở, đất sản xuất khinh doanh phi nông nghiệp... Mặt khác dân số không ngừng tăng, nhu cầu của con người về các sản phẩm từ nông nghịêp ngày càng đòi hỏi cao về cả số lượng và chất lượng. Đây thực sự là một áp lực lớn đối với ngành nông nghiệp. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên để sản xuất có hạn, mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trong cả nước nói chung và huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang nói riêng là hết sức cần thiết, tạo ra giá trị lớn về kinh tế đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp bền vững. Xuất phát từ thực tế trên, được sự cho phép của bộ môn (Thủy Nông Canh Tác), khoa Tài Nguyên và Môi Trường, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang” 1.2 Mục đích của đề tài Lựa chọn những cây trồng hàng hoá có giá trị kinh tế cao nhằm định hướng phát triển các loại hình và các kiểu sử dụng đất thích hợp, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam, nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững. 2.1.1 Khái quát tình hình sử dung đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 2.1.1.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Hiện nay, trên thế giới, tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km2. Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai thế giới phân bố không đều giữa các châu lục và các nước (châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, Châu Đại Dương chiếm 6%) [17]. Bước vào thế kỷ XXI với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái thì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cơ bản đối với loài người [4]. Nhu cầu của con người ngày càng tăng đã gây sức ép nặng nề lên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị suy thoái, biến chất và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản. Ngày nay, thoái hoá đất và hoang mạc hoá là một trong những vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt và giải quyết nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực. Đất khô cằn có ở mọi khu vực, chiếm hơn 40% bề mặt Trái đất. Theo ước tính, có khoảng 10 - 20% diện tích đất khô cằn đã bị thoái hoá [31]. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp trên đất. Thật sự khi đất nông nghiệp bị thoái hoá đã đe doạ cuộc sống của con người. Theo tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) cho biết, tình trạng thoái hoá đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe doạ tới tình hình an ninh lương thực đối với khoảng ¼ dân số trên thế giới. Năng suất cây trồng giảm, giá lương thực tăng cao, nguồn dự trữ thấp.Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng tăng và thiên tai đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu đói cho hàng triệu người ở các nước đang phát triển. Theo ước tính của FAO, khoảng 1,5 tỷ người tương đương ¼ dân số thế giới sống phụ thuộc trực tiếp vào đất, vốn đang bị thoái hoá mạnh. Trong thời gian dài, thoái hóa đất đang mở rộng trên phạm vi toàn thế giới và tác động tới hơn 20% diện tích đất nông nghiệp, 30% đất lâm nghiệp và 10% đất đồng cỏ. Sự xói mòn đất dẫn tới việc giảm năng suất đất đây cũng là nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại các nguồn tài nguyên và sinh thái làm mất đa dạng sinh học và các nguy cơ khác[26]. Việc con người khai thác và sử dụng bừa bãi không có khoa học làm cho đất nông nghiệp giảm về cả số lượng. Nhiều vùng đất trên thế giới đã trở thành sa mạc không thể canh tác được, các hệ sinh thái đất khô cằn rất nhậy cảm với việc khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý. Nghèo đói, mất ổn định chính trị, phá rừng chăn thả quá múc và các hoạt động tưới tiêu nghèo nàn đều đóng góp vào sa mạc hóa. Tại Châu Phi, phía nam Sahara, với 66% đất đai là sa mạc khô cằn đây là vùng đất đang gặp rất nhiều nguy cơ. Khoảng 1,2 tỷ người của hơn 110 nước đang bị đe dọa bởi vấn đề này[33]. Hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá, nhiều nhất ở vùng Châu Mỹ Latinh và Châu Á. Braxin hang năm mất 1,7 triệu ha rừng, Ấn Độ 1,5 triệu ha rừng, Inđônêxia 900.000 ha và Thái Lan gần 400.000 ha. Đối với các nước có dân số đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh... sự suy thoái hóa đất ở, đất rừng đã tác động đáng kể tới nông nghiệp. Đối với các nước như Campuchia, Lào... nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu gỗ, chế biến các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng vốn phong phú [30]. Việc tàn phá rừng kéo theo sự hủy diệt của nhiều loài động vật, thực vật và làm mất tính đa dạng sinh học tự nhiên. Cân bằng sinh thái bị phá vỡ làm hàng triệu ha đất bị hoang mạc hóa[11]. Việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp không bền vững sẽ làm trầm trọng vòng luẩn quẩn: suy thoái dất - mất đa dạng sinh học - biến đổi khí hậu. Suy thoái hóa đất làm nghèo dinh dưỡng, phá hủy cân bằng chu trình nước và góp phần làm mất an ninh lương thực, tỷ lệ nghèo đói gia tăng, cùng với mức tăng dân số và hàng loạt các nhu cầu của con người về các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng thì cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững rõ ràng là đã thất bại. 2.1.1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam Diện tích đất tự nhiên nước ta có 33121,2 nghìn ha (theo số liệu kiểm kê năm 2005), trong đó có 24696 nghìn ha là đất nông nghiệp, 3309,1 nghìn ha là đất phi nông nghiệp, 5116 nghìn ha là đất chưa sử dụng. Diện tích đất của nước ta đứng hàng thứ 58 trên thế giới nhưng do dân số đông nên bình quân đất nông nghiệp là vào loại thấp, là một trong 40 nước có diện tích đất đai theo đầu người thấp nhất trên thế giới hiện nay (1/1/2007) [44]. Đặc biệt là trong tổng số đất đó có tới hơn hai phần ba diện tích là đất đồi núi dốc, còn lại gần một phần ba là đồng bằng [14]. Theo điều 13 Luật đất đai Việt Nam năm 2003 thì tổng diện tích đất tự nhiên được chia thành 3 nhóm lớn là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng [40]. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm), đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp nước ta là 9436,2 nghìn ha chiếm 38,21% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp là 14514,2 nghìn ha chiếm 58,77% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 715,1 nghìn ha chiếm 2,9% tổng diện tích đất nông nghiệp, còn lại 30,6 nghìn ha là đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại Tây Nguyên là lớn nhất với 4060,4 nghìn ha, vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhỏ nhất là Tây Bắc là 501,6 nghìn ha. Trong cả nước tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là Gia Lai với 49,5 nghìn ha. Trong đất sản xuất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu và các mục đích như trồng cây hàng năm và cây lâu năm. Tính tới ngày 1/1/2007 thì đất trồng cây hàng năm có diện tích là 13495,2 nghìn ha, trong đó: đất trồng cây lương thực có hạt là 10862,7 nghìn ha với sản lượng 39976,6 nghì tấn, cây công nghiệp hàng năm là 8270,2 nghìn ha. Diện tích đất trồng cây lâu năm là 2632,5 nghìn ha, trong đó diện tích cây ăn quả là 1796,6 nghìn ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người ở nước ta thuộc loại thấp khoảng 0,11ha/người. Tại ĐBSH bình quân đạt 0,04ha/người, tại ĐBSCL là khoảng 0,15ha/người [44]. Trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, nông nghiệp Việt Nam đi qua chặng đường dài phát triển đã có những thành tựu nổi bật [3], nhưng cũng đã có những sự thay đổi về số lượng cũng như chất lượng đất nông nghiệp. Thực tế mấy năm trở lại đây, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại. Dẽ nhận thấy một điều là diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp do tốc độ “cắt xén” đất nông nghiệp để chuyển sang xây dựng đô thị và các khu công nghiệp[37]. Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta, đặc biệt là ở vùng miền núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu là: Xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hoá mặn hoá, phèn hoá bạc mầu, khô hạn và sa mạc hoá, đất ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở, ô nhiễm đất. Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tích đất (13 triêuh ha) ở vùng miền núi có những vấn đề liên quan tới quá trình suy thoái hóa đất, ở miền núi, nguyên nhân suy thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng các chất hữu cơ trong sản xuất, việc triển khai các công trình giao thông, nhà ở,…Sự suy thoái môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động [6]. Việt Nam hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hoá, chiếm 28% tổng diện tích đất trên toàn quốc. Trong đó trên 5 triệu ha đất chưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hoá nặng và 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Nước ta đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hoá cục bộ tại các giải đất hẹp dọc bờ biển miền Trung [29]. Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa thiếu thận trọng vào bất cư việc gì cũng đều gây lãng phí và con cháu chúng ta sẽ gánh chịu những hậu quả khó lường [37]. 2.1.2 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững * Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người về các sản phẩm được lấy từ đất ngày càng tăng. Mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta cần hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp dựa trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Do đó đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”. * Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững: Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” được dựa trên các quan điểm sau: - Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất. - Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất. - Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất và nước. - Có hiệu quả lâu bền. - Được xã hội chấp nhận [13]. Năm nguyên tắc trên là cốt lõi của việc sử dụng đất đai bền vững, nếu sử dụng đất đai đảm bảo các nguyên tắc trên thì đất đai được bảo vệ cho phát triển nông nghiệp bền vững. “Nông nghiệp bền vững” đã được nhiều tác giả thừa nhận là: một cách triết lý và tiếp cận về việc sử dụng đất tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữ tiểu khí hậu, cây hàng năm, cây lâu năm, súc vật, đất, nước và những nhu cầu của con người, xây dựng một cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả. Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn nhu cầu của con người mà không làm hủy diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường [11]. Quan điểm đa canh và đa dạng hoá nhằm nâng cao sản lượng và tính ổn định này được ngân hàng thế giới đặc biệt khuyến khích ở các nước nghèo (WB, 1992 [45]). Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa đảm bảo nhu cầu của các thế hệ tương lai (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1998 [5]). Một quan niệm khác cho rằng: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau. Để phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta cần nắm vững mục tiêu về tác dụng lâu bền của từng mô hình, để duy trì và phát triển đa dạng sinh học. 2.1.3 Vai trò của ngành nông nghiệp 2.1.3.1 Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế Nông nghiệp là ngành sản xuất giữ vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mọi quốc gia - cho dù quốc gia đó là nước có nền kinh tế phát triển hay đang phát triển. Sở dĩ như vậy vì nông nghiệp là ngành sản xuất và cung cấp cho con người những sản phẩm tối cần thiết của cuộc sống, đó là lương thực và thực phẩm - những sản phẩm mà với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, chưa một ngành sản xuất nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên của sự tồn tạivà phát triển kinh tế - xã hội của mỗi đất nước. Xã hội càng phát triển, đời sống của con người càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực và thực phẩm cũng ngày càng tăng về cả số lượng, chất lượng và chủng loại. Sự gia tăng này do hai yếu tố: - Do sự tăng lên không ngừng của dân số. - Do sự tăng lên của nhu cầu bản thân từng con người. Chỉ có một nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao mới có hy vọng đáp ứng được những nhu cầu tăng lên thường xuyên đó. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố dầu vào cho ngành công nghiệp. Đây cũng là xu hướng có tính quy luật của mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhưng ngược lại nông nghiệp và nông thôn lại là thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp và nông thôn sẽ có tác động trực tiếp tới sản xuất ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp cũng như tại các khu dân cư nông thôn là điều kiện hết sức quan trọng làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm công nghiệp - tạo điều kiện nhanh cho ngành công nghiệp phát triển giúp cho đất nước phát triển toàn diện [39]. Sản xuất nông nghiệp là một hoạt động kinh tế không thể thiếu của mỗi quốc gia trên thế giới, dù ít hay nhiều là nước phát triển hay đang phát triển thì nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. 2.1.3.2 Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường * Nền kinh tế nông nghiệp theo định hướng XHCN Từ Đại hội lần thứ VI (12/1986), Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước ta phải chuyển hẳn từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Sự chuyển đổi này có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn. Đảng ta đòi hỏi hệ thống kinh tế nông nghiệp phải phát triển theo định hướng mới, phù hợp với quy luật kinh tế và xu thế chung của thời đại. Nét đặc trưng cơ bản của nền kinh tế theo định hướng XHCN là hệ thống kinh tế mang tính hỗn hợp, đa dạng và đan xen của nhiều hình thức sở hữu, nhiều khu vực sản xuất và dịch vụ, nhiều thành phần kinh tế cùng bình đẳng tồn tại và phát triển trong mối quan hệ hợp tác và liên kết, cạnh tranh phù hợp với pháp luật Nhà nước và được pháp luật bảo vệ, trong đó sở hữu Nhà nước, thành phần kinh tế Nhà nước là lực lượng định hướng XHCN chủ yếu của hệ thống. Dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, nền kinh tế nông nghiệp nhiều thành phần phát triển trong sự chi phối ngày càng hoàn hảo của cơ chế thị trường. Thị trường và cơ chế thị trường ngày càng đóng vai trò quyết định trong việc phân phối các tài nguyên quốc gia vào sản xuất nhằm thúc đẩy sự hài hòa giữ sản xuất và nhu cầu của các hàng hóa. Nền kinh tế thị trường ra đời đối với ngành nông nghiệp đã làm nảy sinh mối quan hệ cung cầu trên thị trường. Đối với sản xuất nông nghiệp thì khả năng “cung” cho thị trường là các loại nông sản phẩm còn “cầu” cho nông nghiệp là các yếu tố đầu vào như giống, lao động phân bón, thuốc trừ sâu....Hiện nay, nếu chủ hộ không chuyên môn hoá cao trong việc sản xuất kinh doanh, không thay đổi cơ cấu giống và thâm canh tăng vụ thì kết quả sản xuất cũng chỉ để thoả mãn nhu cầu của mình mà không có sản phẩm đem ra bán ở thị trường, hoặc sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường và sẽ không có tích luỹ để đề phòng rủi ro. Trong sản xuất hàng hoá rủi ro về thị trường luôn là mối lo ngại nhất của người sản xuất. * Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế thi trường theo định hướng XHCN Ngoài những ý nghĩa to lớn của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế thì đối với nền kinh tế như nước ta (nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN) ngành nông nghiệp còn có những vài trò quan trọng như: Việc phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng quan hệ hàng hóa - tiền tệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa to lớn về kinh tế xã hội: Thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn góp phần chuyển nền nông nghiệp từ độc canh lương thực sang phát triển toàn diện trên cơ sở chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp, tạo ra những vùng chuyên môn hóa tập trung, góp phần chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lý. Thúc đẩy việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của từng vùng, từng điạ phương, từng chủ thể kinh doanh để tạo ra nhiều nông sản trao đổi trên thị trường, thu lợi nhuận cao. Kích thích các đơn vị sản xuất kinh doanh áp dụng tiến khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đầu tư vốn và lao động hợp lý, tiết kiệm để đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong việc sản xuất các loại nông sản hàng hóa. Thông qua quan hệ canh tranh và hợp tác, quan hệ trao đổi bình đẳng giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh, giữa các ngành, các vùng trong nước và nước ngoài làm cho trình độ xã hội hóa ngày càng được mở rộng. Việc phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn tạo ra nhiều tiền đề vật chất khách quan và cơ sở kinh tế cho nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của xã hội [39]. Đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong nông nghiệp (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân) thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng cạnh tranh giúp cho số lượng cũng như chất lượng sản phẩm nông nghiệp không ngừng được tăng lên. Điều này rất có lợi khi nông sản nước ta có thể cạnh tranh với nông sản các nước trên thương trường quốc tế. Tương ứng với các hình thức sở hữu trên sẽ hình thành và phát triển nhiều hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng và năng động. Trong các hình thức tổ chức sản xuất phát triển đa dạng đó thì các nông hộ và các trạng trại nông, lâm, thủy sản được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ, đơn vị cơ sở của kinh tế nông nghiệp nhiều thành phần. Thông qua những đơn vị kinh tế cơ sở này Nhà nước sẽ triển khai những chương trình phát triển ngành nông nghiệp, giúp cho kinh tế vùng nông thôn được cải thiện. Làm giảm sự chênh lệch về kinh tế giữa khu vực thành thị và nông thôn. Các chủ thể kinh tế trong ngành nông nghiệp đều có thể tự do kinh doanh theo pháp luật. Các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vùa liên kết hợp tác giúp cho trình độ xã hội hóa được nâng cao, dần giúp cho người dân ở nông thôn tiếp cận được với khoa học công nghệ làm tăng năng suất, chất lượng nông sản. Phát triển kinh tế nông nghiệp có sự điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo vận hành nền nông nghiệp theo nguyên tắc thị trường kết hợp với các kế hoạch định hướng và các chính sách vĩ mô của Nhà nước sẽ giảm thiểu được những rủi ro đáng tiếc trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp [39]. Như vậy với sự điều tiết của nhà nước sẽ thúc đẩy toàn bộ nền nông nghiệp nước ta phát triển với tốc độ nhanh và có hiệu quả cao giúp cho vị thế của ngành nông nghiệp nước ta được vững chắc trên thương trường quốc tế với các mặt hàng nông sản đã được biết tới như gạo, tôm, cá, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, các loại hoa quả v.v… *Một số thành tựu trong linh vực sản xuất hàng hoá nông nghiệp của nước ta một số năm qua Trong vòng hơn 15 năm qua, quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế toàn cầu đã giúp Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu nông sản, đóng góp vào tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp. Giai đoạn 1995-2003, xuất khẩu gạo tăng hơn 2,7 lần lên mức 4,2 triệu tấn, cà phê tăng 2,6 lần lên mức 650 ngàn tấn, cao su tăng hơn 3 lần lên mức 450 ngàn tấn [36]. Theo TS. Nguyễn Quốc Vọng [33], kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản năm 1995 của Việt Nam là 1,3 tỉ USD, năm 2005 đã đạt 5,7 tỉ USD. So với Thái Lan, Malaixia, Philipin họ đã đạt và vượt mức này từ lâu. Mailaixia đạt kim ngạch xuất khẩu 14 tỉ USD từ năm 1986, Thái Lan đạt 10 tỉ USD năm 1987. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan, Malaixia, Philipin đều lớn hơn Việt Nam. Nông nghiệp tiếp tục phát triển khá; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,4%/năm, giá trị tăng thêm tăng khoảng 3,8%/năm. Năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tăng đáng kể; an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm; một số sản phẩm xuất khẩu chiếm được vị trí cao trên thị trường thế giới. Trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng đã có bước tiến; độ che phủ rừng từ 33,7% năm 2000 tăng lên 37,4% năm 2005 [35]. Một số mặt hàng tăng trưởng cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu như cà phê 7% về lượng và 56% về kim ngạch xuất khẩu, cao su tăng lần lượt là 45% và 121%...[36]. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích trồng rau trên đất nông nghiệp cả năm 2006 của Việt Nam là 644,0 nghìn ha, tăng 29,5% so với năm 2000. Năng suất 149,9 tạ/ha. Tổng sản lượng rau cả nước đạt 9,65 triệu tấn, đạt 144 tỷ đồng, chiếm 9% GDP của ngành nông nghiệp, trong khi diện tích chỉ chiếm 6% [44]. Hiện tại rất nhiều sản phẩm do nông dân sản xuất ra đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Xuất khẩu với số lượng lớn, đứng thứ hạng cao trong khu vực và thế giới như gạo, cà phê, tiêu, tôm, cua, cá; bưởi Năm Roi, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, nhãn, vải thiều; nước dứa cô đặc, nước ổi, nước cam, mơ, thanh long, sầu riêng...; măng chua, nấm rơm; thịt gà ta,... tỷ trọng xuất khẩu chiếm tương đối cao trong kim ngạch xuất khẩu chung. Theo thống kê sơ bộ năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu xấp xỉ 5 triệu tấn gạo đạt giá trị gần 3 tỷ USD và lượng cà phê xuất khẩu hơn 1 triệu tấn với giá trị hơn 2 tỷ USD [44]. Tuy có những đóng góp tương đối lớn trong kim ngạch xuất khẩu nhưng nhìn chung, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều đó làm cho nông sản hàng hoá khó tiêu thụ, ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập của người sản xuất. Mặc dù đạt kết quả khả quan, song bước tăng trưởng chưa bền vững, sâu bệnh hại lúa và mạ như rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa, bệnh đạo ôn vẫn có xu hướng tăng nhanh. Dịch bệnh cúm gia cầm vẫn có nguy cơ tái phát trở lại, việc nâng cao chất lượng nông sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đặc biệt chú trọng. Diện tích đất canh tác hiện vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, đặc biệt công tác dồn ô, đổi thửa gặp phải nhiều khó khăn đã hạn chế, phát triển nông nghiệp hàng hoá. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gieo trồng chưa được phổ biến rộng rãi. Đặc biệt, khả năng đầu tư số vốn lớn để phát triển các mô hình có quy mô lớn còn hạn chế... 2.2 Đánh giá hiệu quả sử dung đất nông nghiệp 2.2.1 Khái quát hiệu quả sử dụng đất Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Khi nhận thức của con người còn hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả và hiệu quả là một. Sau này khi nhận thức của con người phát triển cao hơn, người ta thấy rõ sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả. Theo trung tâm từ điển ngôn ngữ hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại. Kết quả hữu ích của một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của c._.on người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng tăng của con người mà người ta phải xem xét kết quả được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá hiệu quả. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốn của cả nhà nông - những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Căn cứ vào nhu cầu thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, là một trong những điều tiên quyết để phát triển nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững. Ngày nay các nhà nghiên cứu cho rằng: việc xác định đúng khái niệm, bản chất của hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những lý luận của lý thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường [17]. 2.2.1.1 Hệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù. Nó được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu nhằm phản ánh các mục tiêu cụ thể của các cơ sở sản xuất phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xác định bằng cách so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tuy nhiên trong khái niệm hiệu quả kinh tế chỉ hoàn thiện khi mà trong đó sản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Hiệu quả kỹ thuật: phản ánh một giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị chi phí đầu vào. Hiệu quả phân phối: phản ánh bằng giả trị sản phẩm tăng thêm trên một chi phí tăng thêm. Có nghĩa cả hai yếu tố: giá trị sản phẩm/1 đơn vị chi phí cao và giá trị sản phẩm tăng thêm /1 đơn vị chi phí tăng thêm cao. Hiệu quả kinh tế được quan tâm hàng đầu là khâu trung tâm để đạt được các loại hiệu quả khác.Thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính. [7] 2.2.1.2 Hiệu quả xã hội Phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, có tác động tới hiệu quả kinh tế [7].Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay là phải thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy; đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về ăn, mặc, và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đó bền vững hơn, ngược lại sẽ không được người dân ủng hộ. Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [20], hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp. 2.2.1.3 Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường đảm bảo tính bền vững cho hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Đang được nhân loại rất quan tâm, phản ánh bằng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật. Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ mầu mỡ của đất đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [26]. 2.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: + Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. + Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụng đất nông nghiệp. - Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: + Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc. [9], [16]. + Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bản biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn. [8], [19], [20]. + Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu [19]. + Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học [31].và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối quan hệ này có thể là quan hệ hiệu số hoặc quan hệ thương số nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả: H = K – C H = K/C H= (K-C)/C H = (K1-K0)/(C1-C0) Trong đó: H: hiệu quả; K: Kết quả; C: Chi phí; 1 và 0 là chỉ số về thời gian. * Hiệu quả kinh tế: - Hiệu quả tính trên 1 ha đất nông nghiệp + Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một năm). + Chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất. + Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa GTSX và chi phí trung gian (CPTG), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. GTGT= GTSX - CPTG - Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng CPTG, bao gồm GTSX/CPTG và GTGT/CPTG đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả. Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ. - Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi ra GTGT/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động. Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành, định tính (giá trị tương đối) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt được mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn [24]. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội Theo hội khoa học đất Việt Nam (2000) [25], hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau: - Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân. - Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng. - Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân. - Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật... - Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu. * Các chỉ tiêu hiệu quả môi trường Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá: - Mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng đối với đất ( tỷ lệ các loại cây trồng có khả năng cải tạo đất và bảo vệ đất ) -Mức đầu tư phân bón ( đánh giá mức đầu tư phân bón vô cơ và hữu cơ) - Mức đầu tư TBVTV ( đánh giá mức đầu tư TBVTV có nguồn gốc hoá học và TBVTV có nguồn gốc sinh học) 2.3 Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 2.3.1 Cơ sở lý luận của sản xuất nông nghiệp hàng hoá Nông nghiệp là một hoạt động sản xuất mang tính chất cơ bản của mỗi quốc gia [9]. Nhiều nước trên thế giới có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng của sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc dân chiếm phần lớn, nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng những khó khăn, trở ngại trong nông nghiệp đã gây ra không ít những xáo động trong đời sống xã hội và ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung [42]. Để nông nghiệp có thể thực hiện vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế quốc dân đòi hỏi nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc. Sản xuất hàng hóa là một tất yếu khách quan, là thuộc tính cơ bản và mang tính phổ biến của nền nông nghiệp phát triển. Nghiên cứu sự tiến triển của nền nghiệp, nhiều nhà kinh tế đã chia quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ra ba giai đoạn: nông nghiệp tự cung tự cấp, nông nghiệp đa dạng hóa, nông nghiệp chuyên môn hòa cao. Giai đoạn nông nghiệp tự cung tự cấp: sản xuất nông nghiệp chỉ phục phụ cho nhu cầu của chính mình, sản xuất hoàn toàn dựa vào tự nhiên, quy mô nhỏ độ rủi ro cao, chưa có sản phẩm hàng hóa. Giai đoạn đa dạng hóa sản xuất: chủng loại cây trồng vật nuôi đã phong phú hơn, hạn chế được tình trạng bấp bênh, sản phẩm nông nghiệp một phần tiêu dùng cho gia đình, một phần để trao đổi, từ giai đoạn này đã có hàng hóa nông sản. Giai đoạn ba: nông nghiệp được chuyển sang sản xuất chuyên môn hóa, sử dụng máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khối lượng sản phẩm lớn năng suất lao động cao, sản phẩm sản xuất hoàn toàn cho thị trường [11]. Theo ông Mazoyer giáo sư trường đại học Pháp - người chuyên nghiên cứu sâu về hệ thống nông nghiệp trên thế giới thì chỉ có tiến lên hệ thống canh tác thâm canh cơ giới hóa vốn đầu tư lớn, khả năng đảm nhận diện tích lớn thì mới có năng suất lao động và thu nhập cao, sản phẩm hàng hóa tạo ra nhiều. Điều đó chứng tỏ rằng chỉ khi nào thực hiện công nghiệp hóa, sản xuất trên một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tư liệu sản xuất bằng máy móc mới đưa lại năng suất lao động cao, có lượng hàng hóa lớn để bán, khi đó mới thúc đẩy nền sản xuất phát triển [11]. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm được sản xuất ra không phải để thỏa mãn nhu cầu cá nhân cuả người sản xuất mà là để trao đổi trên thị trường thì được gọi là sản phẩm hàng hóa. Sản xuất hàng hóa là một tất yếu khách quan, một thuộc tính bên trong lâu dài của chính sự phát triển nông nghiệp nước ta theo định hướng XHCN. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa có những ưu thế đặc biệt. Nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội. Trong kinh tế hàng hóa có sự tác động của quy luật giá trị, sự nghiệt ngã của cạnh tranh, sự khắt khe của thị trường và quy luật cung cầu buộc người nông dân phải năng động và biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Khi có sản xuất hàng hóa, quá trình xã hội hóa sản xuất nhanh chóng được thúc đẩy làm cho sự phân công chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu sắc, hợp tác hóa chặt chẽ, hình thành các mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, hình thành thị trường trong nước và thế giới, thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá mang lại rất nhiều lợi ích. Chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là sự tiến hóa hợp quy luật. Đó là quá trình chuyển nền nông nghiệp truyền thống, manh mún, lạc hậu thành nền nông nghiệp hiện đại. 2.3.2 Khái niệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa Hàng hóa là sản phẩm do lao động của con người tạo nên để trao đổi. Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra các sản phẩm để bán trao đổi với người tiêu dung. Sét về phương diện lao động đó là hoạt động trao đổi cho nhau. Cơ sở của sự trao đổi là sự phân công và hợp tác lao động. Phân công và trao đổi phát triển dựa trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất trước hết là công cụ lao động, phản ánh trình độ xã hội hóa sản xuất trên cả ba mặt: kinh tế - xã hội, kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - tổ chức [11]. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm được sản xuất ra không phải để thỏa mãn nhu cầu cá nhân cuả người sản xuất mà là để trao đổi trên thị trường thì được gọi là sản phẩm hàng hóa [37]. Theo học thuyết của Các Mác, hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra không phải để cho người sản xuất tiêu dùng mà nó được sản xuất ra để bán. Hàng hoá được bán ở thị trường [10]. Như vậy, sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để bán. Đó là hình thức tổ chức nền sản xuất xã hội trong đó mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất biểu hiện qua thị trường qua việc mua bán sản phẩm lao động của nhau [39]. Đối với hệ thống trồng trọt, nếu mức hàng hoá sản xuất được bán ra thị trường dưới 50% thì gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hoá một phần, nếu trên 50% thi gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hoá (sản xuất theo hướng hàng hoá) [1]. 2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và hát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa 2.3.3.1 Nhóm yếu tố điều kện tự nhiên Đối tượng của sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu là các cây trồng vật nuôi có quá trình sinh trưởng và phát triển theo quy luật tự nhiên. Cho nên chúng gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc vào điề kiện tự nhiên. Các yếu tố tự nhiên như: đất, nước, thời tiết khí hậu, địa hình, vị trí địa lý, các hệ sinh thái rừng, biển,… có tác động rất lớn. Nó có thể thúc đẩy hay ức chế sự phát triển sinh trưởng của cây trồng vật nuôi [11]. Sản xuất hàng hóa thực sự chỉ có hiệu quả khi nó thích ứng với điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên là cơ sở tự nhiên phân công lao động xã hội trong nông nghiệp. Điều này đòi hỏi phải lựa chọn một tập đoàn vật nuôi, cây trồng thích ứng với điều kiện tự nhiên của từng vùng và phải khai thác lợi thế so sánh của từng nơi để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Phải nâng cao trình độ chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, gắn với sản xuất chế biến [37]. Nhìn chung khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm nhứng có tính chất phân hóa mạnh mẽ, đặc biệt là miền núi do hình thể các khối núi chia cắt dịa hình và các dòng lưu khí hậu. Trải dài trên 15 vĩ độ, Việt Nam có 7 tiểu vùng khí hậu khác nhau nên chúng ta có thể đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi. Sự chênh lệch về vĩ độ, độ cao đã tạo nên những nét đặc trưng của từng tiểu vùng sinh thái khác nhau, miền Bắc có mùa đông lạnh là ưu thế để phát triển các loại cây rau vụ đông như các loại đỗ, bắp cải, xúp lơ…, các cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới có thể trồng được ở đây như táo, đào,… Đối với miền Nam thì lại trồng được các loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới như xoài, mãng cầu,…Ở các vùng núi cao có khí hậu mát thích hợp cho các loại cây nhiệt đới còn có các loại cây ôn đới, á nhiệt đới hay phù hợp với những loại cây trồng khó tính hơn như các loại hoa. Chính vì thế Khí hậu là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bố các loại cây trồng, cũng như thời vụ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài khí hậu thì đất cũng có vai trò phân bố các loại cây trồng mỗi loại đất phù hợp với những loại cây trồng nhất định. Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được [2]. Cũng có thể hiểu đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được. Đất luôn biến đổi do tác động của mặt trời, sức nóng, nước gió cũng như ảnh hưởng của thực vật, động vật và con người. Đặc tính cơ bản nhất của đất là độ phì của đất (độ màu mỡ của đất) là khả năng đáp ứng được thức ăn, nước và các điều kiện thích hợp khác cho yêu cầu của cây trồng trong suốt thời gia sinh trưởng và phát triển để đạt được năng suất và sản lượng cao [14]. Nước ta tại các vùng đất khác nhau thì phù hợp với những loại cây khác nhau. Vùng ĐBSH được hình thành và bồi tụ thường xuyên bởi phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, còn ĐBSCL là hệ thống sông Cửu Long nên địa hình tương đối bằng phẳng chất lượng đất tốt, rất phù hợp cho việc trồng lúa. Vùng Duyên hải miền Trung đất được hình thành bởi sự bồi tụ của các con sông lớn, đa số đất nông nghiệp là đất rẫy có độ dốc lớn dễ bị rửa trôi khi gặp mưa kéo dài theo mùa vì vậy phù hợp với các cây lâu năm, và các cây lâm nghiệp bảo vệ môi trường. Vùng Tây Nguyên rất thích hợp với các loại cây trồng công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su,… Vì có lớp đất đỏ bazan mầu mỡ. Ngoài khí hậu và đất trồng thì yếu tố cây trồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất, sản lượng cây trông, các giống cây trồng mới với chất lượng và năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn xuất hiện ngày càng nhiều. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển gắn với việc tăng hệ số sử dụng đất. Vì vậy, những tiến bộ trong công tác giống cây trồng đã tạo cơ hội cho việc phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đánh giá đúng đắn các dặc điểm tự nhiên, xác định được đúng cây trồng vật nuôi có lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối để lựa chọn phát triển thích hợp với từng tiểu vùng là vấn đề có ý nghĩa kinh tế sinh thái to lớn. 2.3.3.2 Nhóm yếu tố kỹ thuật và công nghệ Đây là nhóm yếu tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản xuất. Kỹ thuật công nghệ quyết định phương pháp sản xuất bằng thủ công hay bằng máy móc cơ khí, máy móc tự động hóa… Ngày nay cách mạng khoa học kỹ thuật – công nghệ của thế giới bước vào giai đoạn ba - giai đoạn phát triển cao. Trong nông nghiệp đã có nhiều công nghệ cao thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển nhanh tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Trong quả trình phát triển ngành nông nghiệp hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, nông nghiệp nước ta đã tiếp thu được nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao hơn. Các giống lúa lai đã được đưa vào trồng và đã có bước nhảy vọt về năng suất và thay đỏi cơ cấu mùa vụ, luân canh cây trồng. Từ chỗ phải nhập hoàn toàn các giống lúa lai thì giờ đấy các nhà khoa học trong nước đã tạo ra được các giống lúa lai mới đã chủ động rất nhiều trong việc cung cấp giống cho người nông dân. Các loại chất kích thích sinh trưởng, phân vi sinh có tác dụng điều hòa dinh dưỡng cho cây cũng được áp dụng nhiều nơi mang lại kết quả thiết thực. Nhiều công nghệ mới đang từng bước vận dụng trong sản xuất nông nghiệpở nước ta, những tiết bộ và công nghệ mới đó thực sự mang lại hiệu quả nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện trong việc thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế nhiều vùng ở nước ta [11]. Kỹ thuật trồng trọt cũng không kém phần quan trọng giúp cho năng suất cây trồng tăng lên , tăng hệ số sử dụng đất. 2.3.3.3 Nhóm yếu tố kinh tế xã hội Các yếu tố kinh tế - xã hội chi phối lớn tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa là thị trường và các yếu tố khác như: lao động, tư liện sản xuất, vốn. *Thị trường hàng hóa Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất sản phẩm gì, sản xuất như thế nào để đạt hiệu quả cao đều do nền thị trường quyết định. Cầu thị trường là căn cứ thúc đẩy người sản xuất lựa chọn cho mình khả năng tham gia cụ thể vào thị trường sao có lợi nhất về từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể ở mỗi vùng, mỗi địa phương. Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [20], 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là: năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra. Trong cơ chế thị trường, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầu thị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Muốn mở rộng thị trường trước hết phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn..., quy hoạch các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì, bán ở đâu, mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì. Sản phẩm hàng hoá của Việt Nam cũng sẽ rất đa dạng, phong phú về chủng loại chất lượng cao và giá rẻ và đang được lưu thông trên thị trường, thương mại đang trong quá trình hội nhập là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả. Thị trường ngày càng phát triển làm cho sản phẩm hàng hóa nông sản cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Nó đòi hỏi nhiều về số lượng, cao về chất lượng nông sản hàng hóa. Thị trường chỉ có thể thừa nhận nông sản hàng hóa khi mà sản phẩm hàng hóa đó thỏa mãn được yêu cầu của thị trường. Vì vậy nhân tố thị trường tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và khối lượng, cơ cấu và chất lượng của nông sản hàng hóa nói riêng [40]. Là một đất nước nông nghiệp Việt Nam có rất nhiều ngành hàng hoá nông sản, từ gạo, cà phê, cho tới thuỷ hải sản…Các ngành hàng này đóng vai trò như xương sống của ngành nông nghiệp trong nước. Tuy đã đạt được những thành tựu không nhỏ, nhưng về bản chất, các ngành nông sản vẫn còn mang nhiều đặc trưng của một nền sản xuất nông nghiệp tự cấp tự túc. Khi bước vào nền sản xuất hàng hoá, hầu hết các ngành nông sản trong nước luôn gặp rất nhiều khó khăn. Thẳng thắn nhìn nhận, vấn đề của các ngành nông sản luôn hiện diện ở mọi khâu: Từ khâu nguyên liệu, khâu chế biến bặc biệt là vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm, biểu hiện thường vẫn là những căn bệnh kinh niên như: được mùa mất giá- được giá mất mùa, trồng nhiều rồi chặt- hết chặt lại trồng, hàng cùng loại nhưng bán giá thấp [21]. Hiện nay, tại nhiều địa phương, nông dân ta vẫn coi thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm dư thừa, mà chưa thấy thị trường là điểm xuất phát để lên kế hoạch sản xuất. Một số nơi đã chuyển sang sản xuất hàng hoá nhưng vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong chế biến, bao tiêu và tiêu thụ, thiếu vốn [37]. Ngày 1/7/2007 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Vào WTO, trong vòng 5-7 năm, thuế nhập khẩu bình quân giảm từ 17,4% xuống còn 13,4% ; riêng hàng nông sản trong 5 năm tới thuế nhập khẩu giảm từ 23,5% hiện xuống còn 20,9%. Đây thực sự trở thành thách thức các mặt hàng nông sản của nước ta, không những nông sản Viêt Nam cạnh tranh trên thương trường quốc tế mà ngay trên chính sân nhà thì các mặt hàng này cũng có nguy cơ bị cạnh tranh gay gắt. Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, “để tồn tại, không còn cách nào khác là phải nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh”. Chính vì thế sản xuất phải gắn bó chặt chẽ hơn nữa với thị trường vì thị trường có ý nghiã quyết đinh. Khi vào WTO thì thuộc tính hàng hoá của nông sản là phải mang một chất mới phải có những điều kiện cần và đủ để cạng tranh, không những trên trị trường quốc tế mà còn ngay cả trên sân nhà. Tìm hiểu kỹ xem thị trường cần gì để sản xuất chứ không phải bán cái gì mình có [36]. Ngoài yếu tố thị trường trong nước trong phát triển nông nghiệp hàng hóa thì việc mở rộng thị trường quốc tế theo hướng kinh tế mở là rất cần thiết. Việc tham gia thị trường khu vực và quốc tế đã ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, và qua đó ảnh mạnh đến kinh tế của toàn xã hội. Các ngành hàng gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su…không phát triển mạnh như ngày hôm nay nếu không tiếp cận được với thị trường quốc tế [37]. Trong thời đại ngày nay, quá trình quốc tế hóa nền kinh tế đã và đang tạo ra khả năng cho mỗi quốc gia đều có thể tham gia và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so sánh của mình nhằm tăng hiệu quả cho nền kinh tế đất nước. * Lao động Với tư cách là người tạo ra của cải vật chất bao gồm cả số lượng và chất lượng lao động, trình độ phân công và hợp tác lao động. Trong nền kinh tế hàng hóa còn đòi hỏi con người lao động có khả năng tiếp thị, có phương pháp, nghệ thuật ứng sử một cách khôn ngoan với thị trường để bán được nhiều hàng và thu được lợi nhuận lớn. Khi lực lượng lao động có đầy đủ năng lực sẽ tác động tích cực thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển. *Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng. Muốn mở rộng thị trường trước hết phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn..., quy hoạch các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì, bán ở đâu, mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì. Đây là nền tảng cho hoạt động sản xuất lưu thông, nó phản ánh trình độ phát triẻn của lực lượng sản xuất, thể hiện trình độ kỹ thuật và khả năng cải tạo nền sản xuất. 2.3.3.4 Nhóm yếu tố kinh tế tổ chức - Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường sẽ tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá. - Hình thức tổ chức sản xuất Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất - dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hoá. Tổ chức có tác động lớn đến hàng hoá của hộ nông dân là: Tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra. - Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm. 2.3.3.5 Nhóm yếu tố quản lý vĩ mô của Nhà nước Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế của mình thông qua việc sử dụng các giải pháp kinh tế [11]. Đây là nhân tố ảnh hưởng hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Sản xuất hàng hóa luôn gắn với thị trường. Thị trường với bản chất của nó mang tính tự phát. Vì thế không có sự can thiệp của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường thì quá trình sản xuất hàng hóa tự phát khó tránh những rủi ro dẫn tới lãng phí cho nền kinh tế, gây thiệt hại đối với người sản xuất cũng như người tiêu dung [39]. Ngày nay, hầu hết các nước đều thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chế hỗn hợp. Đó là cơ chế kinh tế kết hợp giữa bàn tay vô hình điều tiết kinh tế thị trường và bàn tay hữu hình của nhà nước điều tiết bằng các chính sách vĩ mô. Hệ thống chính sách về đất đai, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hỗ trợ...có ảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hoá của nông dân. Đó là công cụ để nhà nước can thiệp vào sản xuất nhằm khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất các loại nông sản hàng hoá. Nghị quyết 10 của Đảng (ngày 5/4/1988) đến nay, việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các nông hộ. Chính sách đất đai của nước ta đã được thể hiện trong Hiến pháp, Luật Đất đai năm 1993 sửa đổi, 1998, 2003 và hệ thống các văn bản dưới luật có liên quan đến khai thác và sử dụng đất đai được quy định một cách thích hợp cho những đối tượng, những vùng khác nhau; các Nghị định 80/CP, 87/CP của Chính phủ về phương pháp tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và khung giá của các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi. Thuế sử dụng đất nông nghiệp là một bộ phận của chính sách đất đai đã thúc đẩy việc sử dụng một cách hợp lý hơn. Các chương trình bảo vệ, chống thoái hóa nâng cao độ phì nhiêu của đất: Chương trình trồng rừng 327, chương trình sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường số 52D, chương trình nông lâm kết hợp, chương trình trồng cây lâu năm trên đất dốc, v.v… Các giải pháp quan trọng được Nhà nước chủ trương thực hiện như: Cải tạo đất ngập nước, đất ngập mặn và phèn, phục hồi độ phì nhiêu trên đất trống đồi núi trọc, các giải pháp phát triển quản lý rừng,v.v…[3]. Ngày 4/1/2003 trong khuôn khổ tổng kết hội nghị tổng kết của ngành nông nghiệp, đại diện “bốn nhà”: Bộ NN-PTNT, Ngân hàng Nhà nướcVN, Hội nông dân VN, Tổng liên đoàn lao động VN, Liên hiệp các hội khoa học VN đã chính thức ký chương trình liên kết hợp tác nhằm tập trung mọi nguồn lực, gắn kết chặt chẽ sản xuất – chế biến và tiêu thụ nông sản, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá hướng mạnh xuất khẩu [28]. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 25/2008/CT-TTg ngày 25/08/2008 việc việc tăng cường tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Khi thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản, đã bước đầu gắn trách nhiệm của các doạnh nghiệp với người sản suất; nông dân có điều kiện tiếp nhận hỗ trợ về đầu tư, các biện pháp kỹ thuật, giá cả hợp lý, phấn khởi yên tâm sản xuất, thu nhập tưng bước được nâng cao. [23]. Trong quá trình phát triển chất lượng nông sản ngày càng được thị trường quan tâm. Ngày 25/08/2006 Bộ trưởng Bộ NN- PTNN ra chỉ thị số 66/2006/CT-BNN về việc tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm sản, vật tư nông nghiệp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra quy mô và chất lượng các cơ sở chăn nuôi và sở giết mổ gia súc gia cầm cung cấp cho thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu cũng đã được quan tâm thích đáng để những sản phẩm đưa ra thị trường là các sản phẩm sạch đảm bảo súc khoẻ cho người tiêu dung [22]. Ngày 13/3/2006 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 394/QĐ- TTg về việc khuyến khích đầu tư xây mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp [42]. Nhà nước cũng thông qua hệ thống tài chính, tín dụng, ngân hàng và các nguồn tài chính khác để hỗ trợ đầu tư trong sản xuất nông nghiệp. Vì vốn và việc sử dụng vốn có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất hàng hoá, nâng cao trình độ sản xuất hàng hoá [41]. Vì vậy, Nhà nước cần can thiệp vào thị trường thông qua những chính sách có tính chất trợ giúp và phân phối lại thu nhập nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội. Các chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, chính sách tín dụng nông thôn, chính sách về giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo, khuyến nông... thực sự đã giúp ích rất nhiều._.hững năm gần đây, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc vay vốn còn có những yêu cầu về thế chấp tài sản, mặt khác sản xuất hàng hoá còn gặp khó khăn về thị trường đã hạn chế đến việc vay vốn để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Để giúp người nông dân có vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần: Đa dạng hoá các hình thức cho vay, ưu tiên người vay vốn để phát triển sản xuất, chế biến hàng hoá nông nghiệp. Cải tiến các thủ tục cho vay và giảm lãi suất cho vay đối với các hộ nông dân, sử dụng nhiều hình thức bảo đảm tiền vay đối với tín dụng dạng nhỏ, mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng không đòi thế chấp. Các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp có thể ứng trước vốn, kỹ thuật cho nông dân thông qua việc cung ứng vật tư, giống, tạo điều kiện cho nông dân gieo trồng và chăm sóc đúng thời vụ. c) Giải pháp về nguồn nhân lực Sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải không ngừng nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất cũng như thông tin về kinh tế, xã hội. Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng và kỹ thuật sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý là vấn đề rất cần thiết. Vì vậy, nâng cao trình độ hiểu biết khoa học, kỹ thuật và sự nhạy bén về thị trường cho người dân trong những năm tới là hướng đi đúng cần được giải quyết ngay. Cán bộ lãnh đạo và cán bộ khuyến nông cần tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn cũng như các buổi tổng kết hay tham quan vùng sản xuất điển hình nhằm giúp người dân nâng cao trình độ sản xuất hoặc có những biện pháp khuyến khích, hỗ trợ nông dân tham gia các lớp học tập ngắn hạn về kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ kỹ thuật mới, đặc biệt là các giống và loại cây trồng mới... Bên cạnh đó cần có các chế độ đãi ngộ đối với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích cán bộ có trình độ về địa phương công tác. d) Giải pháp về khoa học kỹ thuật Với loại hình sử dụng đất ở Lạng Giang, khả năng thu hút lực lượng lao động là rất lớn, cần có biện pháp phân bố dân cư và lao động đồng đều sẽ không tạo lao động dư thừa và thiếu lao động khi vào vụ gieo trồng hay thu hoạch, cần có lao động có trình độ tiếp thu nhanh các khoa học kỹ thuật canh tác tiên tiến trong quá trình sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp. Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, nâng cao hiểu biết kỹ thuật cho nông dân các tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, ngoài ra tiếp tục đưa giống cây trồng mới, năng xuất cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và thị trường....Đa dạng hoá cây trồng để tăng độ phì nhiêu của đất, đối với chân ruộng lúa màu chú ý đến luân canh các cây họ đậu. Hoàn thiện hệ thống dịch vụ thuỷ nông và tưới tiêu khoa học. Để phục vụ tưới tiêu khoa học cần thường xuyên tổ chức nạo vét kênh mương bảo đảm cho dòng chảy được lưu thông và kiên cố hoá kênh mương để tránh thất thoát khi sử dụng nước. Bên cạnh đầu tư vốn cho công tác xây dựng các công trình thuỷ nông có sự kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm, cần sử dụng phương pháp tưới tiêu khoa học đáp ứng yêu cầu nước theo thời ký sinh trưởng của cây trồng. Chú trọng sử dụng phân chuồng và NPK để nâng cao độ phì đất. Cần thực hiện tốt công nghệ chế biến, bảo quản ngoài theo phương pháp cổ truyền của nhân dân, đồng thời ứng dụng công nghệ bảo quản hiện đại để bảo đảm có sản phẩm tươi sống dùng lâu dài thường xuyên cho đời sống hàng ngày của nông dân. e) Các giải pháp khác Ngoài các giải pháp trên, huyện cũng cần nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống giao thông và thuỷ lợi đáp ứng nhu cầu vận chuyển nông sản hàng hóa, vật tư nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu về tưới tiêu cho sản xuất. Cần có các biện pháp kiểm soát việc cung cấp, sử dụng thuốc BVTV, TY, PBHH trong sản xuất nông nghiệp của người dân, nhằm giảm thiểu các dư lượng các chất hoá hoc có hại trong các sản phẩm nông nghiệp, trong đất, trong nước. Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ một số chính sách để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá: chính sách về đất đai, chính sách giá cả trong sản xuất kinh doanh. Xây dựng mối quan hệ 4 nhà (nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) nhằm tập trung mọi nguồn lực, gắn kết chặt chẽ sản xuất – chế biến và tiêu thụ nông sản, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá. . 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 1. Năm 2008, toàn huyện có 10641,11 ha đất trồng cây hàng năm với 37 kiểu sử dụng đất chính. LUT rau - màu có diện tích 4.490,02 ha với 18 kiểu sử dụng đất chính cho hiệu quả kinh tế cao nhất với GTSX bình quân đạt 119.462,24 nghìn đồng/ha, điển hình là các kiểu sử dụng đất bí xanh - hoa - cà chua, Dưa chuột - dưa cải - hành(tỏi) đông, cà chua - bí xanh - khoai tây, dưa chuột -đỗ tương hè - cà chua - cải các loại vừa thu hút nhiều lao động vừa cho GTGT/LĐ cao. LUT lúa mầu chiếm phần lớn diện tích là 5826,74 ha với 19 kiểu sử dụng đất chính, cây lúa kết hợp với các cây rau mầu có giá trị đã tận dụng được sức lao động trong nhân dân mang lai thu nhập cao GTSX trung bình là 108.879,03 nghìn đồng/ha, điển hình như các công thức dưa chuột bao tử - lúa mùa - dưa chuột bao tử, bí xanh - lúa mùa - bí xanh, lúa xuân - đỗ tương hè - lúa mùa - khoai tây. LUT lúa - cá còn chưa phổ biến và chiếm một phần nhỏ, diện tích là 324,35 ha đất nông nghiệp, cho GTSX trung bình là 62.482,00 nghìn đồng/ha/năm. LUT cây ăn quả có dịên tích là 2874,32 ha tuy giá trị kinh tế không bằng các loại hình sử dụng đất khác nhưng dễ dàng kết hợp với các mô hình VAC, trang tại... 2. Trong tương lai, huyện cần mở rộng diện tích các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao, tập trung vào các cây trồng cho giá trị kinh tế cao, khả năng tiêu thụ dễ như dưa chuột, cà chua, dưa chuột bao tử, bí xanh..., đặc biệt là ở vùng 3 loại hình chuyên cá cần được mở rộng trên diện tích đất trũng hiện nay đang trồng rau rút,muống cho hiệu quả kém, Bố trí hợp lý các kiểu sử dụng đất sẽ mang lại cho huyện Lạng Giang một nền nông nghiệp hàng hoá đạt hiệu quả cao và bền vững. 5.2 Kiến nghị Huyện cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm mở rộng thị trường và hỗ trợ nguồn vốn giúp người nông dân phát triển sản xuất hàng hoá trên cơ sở tận dụng tiềm năng đất đai và các điều kiện kinh tế - xã hội của huyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước Hà Thị Thanh Bình (2000), Bài giảng hệ thống canh tác nhiệt đới. Trường ĐH Nông Nghiệp I, Hà Nội. Ngô Đức Cát (2000), Kinh tế tài nguyên đất, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, NXB Nông nghiệp Đường Hồng Dật (2004), Tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam, NXB lao động xã hội Vũ Năng Dũng (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 5. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự, (1998), Kinh tế nông nghiệp, NXBNN, Hà Nội. Lê Hải Đường (2007) , “ chống thoái hoá đất sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nhằm phát triển bền vững”, Tạp chí lý luận của của uỷ ban dân tộc Quyền Đình Hà (2005), Bài giảng kinh tế đất, Trường ĐH Nông Nghiệp I Hà Nội Vũ Khắc Hoà (1996), Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Thuận Thành - tỉnh Hà Bắc, Luận án thạc sĩ, ĐHNNI. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinhtế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội Các Mác (1949), Tư bản luận - tập III, NXB Sự thật, Hà Nội Nguyễn Văn Man, Trịnh Văn Thịnh (2002), Nông nghiệp và bền vững cơ sở và ứng dụng, NXB Thanh Hoá Phan Sỹ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001), Định hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hoá”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (273), trang 21 - 29. Thái Phiên (2000), “Sử dụng, quản lý đất bền vững”, NXB Nông nghiệp. Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, NXB Nông nghiệp Đặng Kim Sơn và cộng sự (2002), Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp nông thôn, NXB Thống kê, Hà Nội. Bùi Văn Ten (2000), “Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghệp nông nghiệp Nhà nước”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 4, trang 199-200. Nguyễn Xuân Thành (2001), “ Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến môi trường và sản xuất nông nghiệp”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (4), trang 199-200 Hoàng Văn Thông (2002), “Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định”, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, trường ĐH Nông nghiệp I, Hà Nội. Vũ Thị Phương Thuỵ và Đỗ Văn Viện (1996), Nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng ở ngoại thành Hà Nội, Kết quả nghiên cứu khoa học Kinh tế nông nghiệp, 1995 – 1996, NXBNN, Hà Nội. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng ĐBSH và Bắc Trung Bộ, NXBNN, Hà Nội Đoàn Văn Trung, “Được gía mất mùa, được mùa mất giá”, Theo tuanvietnam.net Chỉ thị số 66/2006/CT-BNN về việc tăng cương công tác quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm sản, vật tư nông nghiệp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 25/2008/CT-TTg ngày 25/08/2008 vêg việc tăng cường tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Đại từ điển kinh tế thị trường, Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, Hà Nội, 1998, trang 262, 963 Hội khoa học đất, Đất Việt Nam, NXBNN, Hà Nội 2000. Hệ thống canh tác- Trường đại học Cần Thơ xuất bản. http:// www.ASSET.vn: lucky_angel (11/07/2008)“ Thoái hoá đất đe doạ an ninh lương thực”, dangquanggn (17/4/2008)“ An ninh lương thực: Ý kiến của các nhà khoa học”, “Khủng hoảng lương thực là lỗ lo lớn” http:// wwwdddn.com.vn Diễn đàn doanh nghiệp, Hà Yên (4/1/2003) ”Bốn nhà từ bắt tay tới ký cam kết”. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Văn Nguyễn (28/6/2007)“Tình trạng sa mạc hoá đất nông nghiệp ”. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, (20/9/2007)“Sử dụng đất”. Bộ Xây dựng, Anh Thư (25/5/2006)“Đừng từ bỏ các vùng đất khô cằn”. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nguễn Hương (2/6/2006)“Thế giới chung tay khắc phục tình trạng đất khô cằn”, “ c âu tr ả lời hay nhất về đất”, http:///vneconomy.vn Nguyễn Quốc Vọng (13/6/2006). http:// WWW.Tài chính vn.net (18/06/2008)“Chống suy thoái hóa đất vì một nền nông nghiệp bền vững”.http:// WWW.tapchicongsan.org.vn, (18/4/2006) “ Báo cáo ban chấp hành TW đảng khoá IX”, (4/2/2007) “Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam”, ( 18/8/2008)“ Nghị quyết hội nghị BCH TW khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. thị trường giá cả. com. vn. (truy cập ngày 28/12/2008) GS.TSKH Nguyễn Vy - Nguyễn Đăng Nghĩa (5/1/2007) “ Nông nghiệp Việt Nam trước thềm WTO”, (11/11/2006)“ Nông nghiệp Việt Nam Hội nhập WTO”. VOVNEWS.vn Đài tiếng nói Việt Nam, (10/11/2007) “Thận trọng khi sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp”. Kinh tế chính trị Mác - Lênin, NXB Giáo dục, trang 45 Kinh tế nông nghiệp(1996), Bộ môn kinh tế nông nghiệp, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, NXB Nông nghiệp. Luật đất đai Việt Nam (2003), NXB Chính trị quốc gia Nguyên lý kinh tế nông nghiệp thị trường và giá cả trong các nước đang phát triển, (Tài liệu dịch), NXBNN, Hà Nội. Quyết định số 394/QĐ- TTg về việc khuyến khích đầu tư xây mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp Diễn đàn doanh nghiệp, Công Phiên (20/6/2009) ”Mối liên kết 4 nhà”. Trung tâm tư liệu tổng cục thống kê Việt Nam (truy cập ngay 28/12/2008) II. Tài liệu nước ngoài 45. World Bank. (1992) World Development Report, Washington D.C PHỤ LỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Mẫu: PhiÕu ®iÒu tra n«ng hé Th«n:.......................X·:......................HuyÖn Lạng Giang-Tỉnh Bắc Giang Ngµy pháng vÊn:..................................Ng­êi pháng vÊn:................................... A. Nh÷ng th«ng tin chung vÒ chñ hé 1. Tªn chñ hé:................................Nam (N÷), Tuæi:..........Tr×nh ®é v¨n ho¸:..... 2. §· ®­îc ®µo t¹o vÒ chuyªn m«n nghiÖp vô: Kh«ng:..........Ng¾n h¹n:.............S¬ cÊp:...........Trung cÊp:...........§¹i häc.......... Nªu chi tiÕt c¸c kho¸ tËp huÊn ng¾n h¹n ®· ®­îc tham gia: 3. Nh©n khÈu:............................................Lao ®éng:.......................................... Sè lao ®éng cã kü thuËt:...................................................................................... Lo¹i hé:................................................................................................................ A. Kh¸ B. Giµu C. TB D. NghÌo 4. C©y trång chÝnh hiÖn nay: Trång tõ khi nµo:............................................................................................. C©y trång tr­íc ®ã: B. §Êt ®ai vµ t×nh h×nh sö dông ®Êt ®ai cña hé Tæng diÖn tÝch «ng (bµ) hiÖn cã:...........................Sè m¶nh:................................ Nh÷ng th«ng tin chi tiÕt vÒ m¶nh ®Êt STT HiÖn tr¹ng sö dông (lo¹i h×nh sö dông ®Êt) DiÖn tÝch (m2/sµo/ha) Nguån gèc Nguån n­íc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nguån gèc: 1- ®­îc giao, 2 - ®i m­în, 3- ®i thuª, 4- ®Êu thÇu, 5- ®æi ®Êt, 6- kh¸c Nguån n­íc cung cÊp: 1- Thuû lîi (rÊt ®Çy ®ñ, ®Çy ®ñ, kh«ng ®Çy ®ñ) 2- Kh«ng thuû lîi C. Chi phÝ vµ kÕt qu¶ s¶n xuÊt (n¨m 2008) 1. Trång trät Kho¶n môc §VT C©y trång: DiÖn tÝch: C©y trång: DiÖn tÝch: Sè l­îng N¨ng suÊt (kg/sµo) Sè l­îng N¨ng suÊt (kg/sµo) 1. Chi phÝ NVL - Gièng - Ph©n chuång TÊn - Ph©n ®¹m (Urª) Kg - Ph©n kali (KCL) Kg - Ph©n l©n (Supe) Kg - Ph©n tæng hîp (NPK) Kg - Thuèc trõ s©u 1000® - Thuèc trõ cá 1000® - Chi phÝ vËt liÖu kh¸c 1000® 2. Chi phÝ lao ®éng - Tæng c«ng lao ®éng - Lao ®éng gia ®×nh - lao ®éng thuª ngoµi 3. Chi phÝ kh¸c - Thuû lîi phÝ - ThuÕ sö dông ®Êt - B¶o vÖ ®ång - Thuª m¸y mãc (lµm ®Êt) 4. Thu nhËp - S¶n phÈm sö dông G§ Kg - S¶n phÈm b¸n Kg - Ph­¬ng thøc b¸n - KÕt qu¶ s¶n xuÊt n¨m 2008 so víi 5 n¨m gÇn ®©y thuéc møc nµo 1. Kh¸ 2. Trung b×nh 3. KÐm - S¶n phÈm trªn gia ®×nh th­êng b¸n cho ai? C¸c doanh nghiÖp chÕ biÕn: Hé chÕ biÕn: C«ng ty xuÊt nhËp khÈu: Ng­êi mua gom: Cã ng­êi bao thÇu B¸n ë chî: - Gia ®×nh s¶n xuÊt c¸c c©y rau chñ yÕu: Dïng cho ng­êi: LÊy thøc ¨n cho ch¨n nu«i: §Ó t¨ng s¶n phÈm b¸n b»ng thu nhËp: Gi¶i quyÕt viÖc lµm: Lý do kh¸c: - Gia ®×nh cã muèn më réng c©y rau: Cã Kh«ng - Khi trång rau ®· cã lóc nµo gia ®×nh ch­a tiªu thô ®­îc: B¸n hÕt: Kh«ng tiªu thô ®­îc: Tiªu thô ®­îc Ýt: Kho¶n môc §VT Con: DiÖn tÝch: Con: DiÖn tÝch: Sè l­îng N¨ng suÊt (kg/sµo) Sè l­îng N¨ng suÊt (kg/sµo) 1. Chi phÝ NVL - Gièng - Ph©n chuång TÊn - Ph©n ®¹m (Urª) Kg - Ph©n kali (KCL) Kg - Ph©n l©n (Supe) Kg - Ph©n tæng hîp (NPK) Kg - Thuèc trõ s©u 1000® - Thuèc trõ cá 1000® - Chi phÝ vËt liÖu kh¸c 1000® 2. Chi phÝ lao ®éng - Tæng c«ng lao ®éng - Lao ®éng gia ®×nh - lao ®éng thuª ngoµi 3. Chi phÝ kh¸c - Thuû lîi phÝ - ThuÕ sö dông ®Êt - B¶o vÖ ®ång - Thuª m¸y mãc (lµm ®Êt) 4. Thu nhËp - S¶n phÈm sö dông G§ Kg - S¶n phÈm b¸n Kg - Ph­¬ng thøc b¸n - KÕt qu¶ s¶n xuÊt n¨m 2008 so víi 5 n¨m gÇn ®©y thuéc møc nµo 1. Kh¸ 2. Trung b×nh 3. KÐm - S¶n phÈm trªn gia ®×nh th­êng b¸n cho ai? C¸c doanh nghiÖp chÕ biÕn: Hé chÕ biÕn: C«ng ty xuÊt nhËp khÈu: Ng­êi mua gom: Cã ng­êi bao thÇu: B¸n ë chî: - Gia ®×nh nu«i trång thuû s¶n chñ yÕu: Dïng cho ng­êi: §Ó t¨ng s¶n phÈm b¸n b»ng thu nhËp: Gi¶i quyÕt viÖc lµm: Lý do kh¸c: - Gia ®×nh cã muèn më réng diÖn tÝch nu«i trång thuû s¶n? Cã: Kh«ng: - S¶n phÈm thuû s¶n ®· cã lóc nµo gia ®×nh ch­a tiªu thô ®­îc: B¸n hÕt: Kh«ng tiªu thô ®­îc: Tiªu thô ®­îc Ýt: Phô lôc 2: Chi phÝ vËt chÊt cña c©y trång vµ nu«i c¸ tại vùng I (tÝnh trªn 1ha) §VT: 1000®ång Stt Tên cây trồng Giống Phân bón các loại Tbvtv, (t.y, t.a) Nước Làm đất Làm gian (tuốt) Bv Chi phí khác Tổng chi phi vôi đạm lân kali phân chuồng kg/ha Tiền kg/ha Tiền kg/ha Tiền kg/ha Tiền kg/ha Tiền kg/ha Tiền 1 Lúa xuân 41,5 830 0 142 996 86,9 260,7 92 1196 7300 1460 1374 300 554 750 50 95,82 7967,00 2 Lúa mùa 34 680 0 99,1 694 83,7 251,1 68 884 7100 1420 1050 200 554 750 50 99,20 6632,00 3 Cà chua 2,6 260 110,8 1200 200 1400 305 915 150 1950 10000 2000 2300 300 554 1000 50 59,80 12088,80 4 Đỗ ăn quả 12 126 50 60 103 718 95,5 286,5 66,3 861,9 8500 1700 2216 300 554 1500 50 28,10 8500,00 5 Đỗ tương 83 1701 30 36 30 210 61 183 34,2 444,6 3000 600 200 200 554 50 20,90 4199,50 6 Củ đậu 10 220 0 111 776 250 750 152 1981 7,5 1,5 523 300 554 2000 50 58,85 7263,50 7 Bía xanh 6700 1340 105,3 600 154 1078 275 825 180 2340 1250 250 500 200 554 800 50 78,21 8615,21 8 Cải bắp 12500 2500 100 120 230 1610 120 360 95 1235 4000 800 1939 650 554 50 50,00 9968,00 9 Su hào 13000 2600 99 119 230 1610 120 360 90 1170 4000 800 1810 650 554 50 47,20 9870,00 10 Rau cải 15 450 100 120 185 1295 120 360 97 1261 5500 1100 2000 800 554 50 20,50 8110,50 11 Thuốc lá 2200 3740 0 139 970 111 332,4 119 1547 9000 1800 1300 300 554 50 27,10 10720,00 12 Ngô 20,2 606 0 123 861 150 450 60 780 6500 1300 620 200 554 50 29,00 5720,00 13 Lạc 27 945 0 155 1085 200 600 100 1300 5500 1100 260 200 554 50 92,60 6186,60 14 Khoai tây 15500 3100 116,3 240 139 970 85,8 257,4 82 1066 11000 2200 295,3 200 554 50 31,10 9023,30 15 Khoai lang 125 438 0 190 1330 250 750 74,9 973,3 5000 1000 497,1 200 554 50 88,08 5880,00 16 Cá 15000 8250 120 144 0 0 0 0 15150 1000 50 166,00 24760,00 17 Vải, nhãn 9115,40 18 Na 7091,34 19 Cam, quýt 8784,87 20 Cây ăn qkquả 14333,44 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Phô lôc 3: Chi phÝ vËt chÊt cña c©y trång vµ nu«i c¸ tại vùng II (tÝnh trªn 1ha) §VT: 1000®ång Stt Tên cây trồng Giống Phân bón các loại Tbvtv (t.y, t.a) Nước Làm đất Làm gian (tuốt) Bảo vệ Chi phí khác Tổng chi phi vôi đạm lân kali phân chuồng kg/ha Tiền kg/ha Tiền kg/ha Tiền kg/ha Tiền kg/ha Tiền kg/ha Tiền 1 Lúa xuân 41,5 830 0 152,4 1066,5 124,91 374,73 110 1430 8200 1640 1374 300 554 750 50 90,82 8570,00 2 Lúa mùa 34 680 0 150,3 1052,1 120,44 361,32 95 1235 8100 1620 1150 200 554 750 50 97,58 7770,00 3 Cà chua 2,6 260 113,6 1200 196 1372 300 900 148 1924 10000 2000 2300 300 554 1000 50 96,00 12020,00 4 Dưa chuột 10050 2311 203,6 1200 328 2296 500 1500 150 1950 1000 200 2500 300 554 100 50 99,00 13180,50 5 Đỗ ăn quả 12 126 70 84 110,8 775,6 69,25 207,75 96,95 1260,4 10500 2100 2200 300 554 1500 50 32,30 9340,00 6 Đỗ tương 83 1701 50 60 27,7 193,9 27,7 83,1 27,7 360,1 4500 900 200 200 554 50 47,40 4350,00 7 Cà chua bi 2,9 348 203.6 1200 191,1 1337,9 105,26 315,78 168,97 2196,6 12000 2400 2800 300 554 1000 50 99,70 12702,00 8 Bía xanh 6700 1340 500 600 249,3 1745,1 332,4 997,2 263,15 3421 1250 250 500 200 554 800 50 42,75 10500,00 9 Cải bắp 12500 2500 100 120 260 1820 120 360 95 1235 4000 800 1939 650 554 50 52,30 10210,30 10 Su hào 13000 2600 99 118,8 230 1610 120 360 90 1170 4000 800 1810 650 554 50 47,20 9870,00 11 Rau cải 15 450 100 120 277 1939 277 831 110 1430 5500 1100 2000 800 554 50 66,20 9340,20 12 Dchuột bt 10050 2010 205.5 1200 220 1540 320 960 170 2210 11000 2200 2800 300 554 50 106,00 14030,00 13 Hành(tỏi) 20,2 606 110 600 180,1 1260,4 138,5 415,5 102,49 1332,4 12500 2500 2500 300 554 692,5 50 39,28 10950,00 14 Lạc 27 945 0 105,3 736,82 166,2 498,6 138,5 1800,5 5500 1100 500 200 554 50 25,08 6540,00 15 Rau ăn lá 15 600 100 120 270 1890 279 837 270 3510 5500 1100 1000 300 554 50 19,00 9980,00 16 Khoai tây 15500 3100 200 240 199,4 1396,1 332,4 997,2 110 1430 11000 2200 295,3 200 554 50 88,22 10610,80 17 Hành hoa 1 150 230 1200 235,5 1648,2 277 831 180 2340 12500 2500 2700 300 554 692,5 50 84,35 13100,00 18 Kh lang 125 437,5 0 150 1050 250 750 74,87 973,31 5000 1000 497,11 200 554 50 25,08 5600,00 19 Cá 14000 7700 100 120 0 0 0 0 14150 580 554 50 146,00 23300,00 20 Vải, nhãn 9115,40 21 Na 7091,34 22 Cam, quýt 8784,87 23 C ăn quả k 14333,44 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Phô lôc 4: Chi phÝ vËt chÊt cña c©y trång vµ nu«i c¸ tại vùng III (tÝnh trªn 1ha) §VT: 1000®ång Stt Tên cây trồng Giống Phân bón các loại Tbvtv, (t.y, t.a) Nước Làm đất Làm gian (tuốt) Bv Chi phí khác Tổng chi phi vôi đạm lân kali phân chuồng kg/ha Tiền kg/ha Tiền kg/ha Tiền kg/ha Tiền kg/ha Tiền kg/ha Tiền 1 Lúa xuân 41,5 830 0 124,65 872,55 124,91 374,73 110 1430 8200 1640 1374 300 554 750 50 98,82 8354,10 2 Lúa mùa 34 680 0 138,5 969,5 120,44 361,32 110 1430 8100 1620 1150 200 554 750 50 98,56 7963,38 3 Cà chua 2,6 260 900 1080 124,65 872,55 166,2 498,6 110 1430 8000 1600 2354,5 300 554 1000 50 103,35 10103,00 4 Dưa chuột 10050 2311,5 305.5 1200 277 1939 221,6 664,8 138,5 1800,5 10000 2000 2700 300 554 100 50 95,80 13815,60 5 Đỗ tương 83 1701,5 50 60 27,7 193,9 27,7 83,1 27,7 360,1 4500 900 200 200 554 50 37,40 4350,00 6 Bía xanh 6700 1340 110 600 144,04 1008,3 277 831 229,91 2988,8 9000 1800 500 200 554 800 50 87,89 10760,00 7 Rau ăn lá 12500 2500 100 120 166,2 1163,4 124,65 373,95 83,1 1080,3 4000 800 1939 500 554 50 69,35 9280,00 8 Hoa 13000 6500 215 1200 230 1610 120 360 90 1170 4000 800 1810 650 554 50 86,00 14790,00 9 Dưa cải 2,3 161 99 240 180,05 1260,4 138,5 415,5 110 1430 5500 1100 2000 800 554 50 75,15 8086,00 10 Hành(tỏi) 10050 2010 110 1200 124,65 872,55 138,5 415,5 110 1430 10000 2000 2700 300 554 50 47,95 11680,00 11 Lạc 27 945 0 171,74 1202,2 180,05 540,15 155,12 2016,6 6500 1300 500 200 554 50 36,56 7454,45 12 K lang 125 437,5 0 138,5 969,5 152,35 457,05 83,1 1080,3 5000 1000 497,11 200 554 50 28,46 5333,92 13 Rau Rút 70 0 83,1 581,7 30 90 0 4000 800 200 554 50 25,30 2500,00 14 Cá 15000 9750 100 120 0 0 0 0 21350 580 554 50 146,00 32650,00 15 Vải, nhãn 9115,40 16 Na 7091,34 17 Cam, quýt 8784,87 18 C.ăn quả kc 14333,44 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Phô lôc 5. So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý Cây trồng Theo điều tra nông hộ Theo tiêu chuẩn (*) Đạm Lân Kali P/C Đạm Lân Kali P/C (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (tấn/ha) (kg/ha) (kg/ha) (kg/ha) (tấn) Lúa xuân 139,78 112,24 104,00 7,87 120-130 80-90 30-60  8-10 Lúa mùa 129,30 108,19 91,00 8,40 80-100 50-60 0-30  6-8 Cà chua 197,33 301,67 148,67 7,00  180-200 90-180  150-240  20-40 Đỗ tương 28,47 38,80 29,87 6,50  20 40-60  40-60  5-6  Bía xanh 217,53 313,27 235,43 2,17 Lạc 129,27 203,37 147,73 4,42 Khoai lang 163,33 250,00 74,87 3,33 Các loại đỗ ăn quả 106,65 82,38 81,63 6,50 20 40-60 40-60 5-6 Cải bắp 245,00 120,00 95,00 4,00  180-200 80-90  110-120  25-30  Su hào 230,00 120,00 90,00 4,75 Rau cải các loại 231,00 198,50 103,50 8,25 Hành(tỏi) đông 200,03 229,25 136,25 8,25 50-60 70-80 80-90 50-60 Rau ăn lá các loại 265,00 199,50 182,50 7,50 Dưa chuột 328,00 500,00 150,00 5,75 Khoai tây 168,97 209,10 96,00 11,75 120-150 50-60 120-150 20-25 Thuốc lá 138,50 110,80 119,00 9,00 Ngô 123,00 150,00 60,00 6,50  150-180 70-90  80-100  8-10  Củ đậu 110,80 250,00 152,35 0,01 5 vụ Hành hoa 235,45 277,00 180,00 5,00 Hoa 230,00 120,00 90,00 4,00 Dưa cải 277,00 277,00 110,00 5,50 Rau Rút 199,44 332,40 110,00 1,10 Vải, nhãn 13,85 13,85 13,85 15,00 Na 5,54 5,54 13,85 15,00 Cam, quýt 13,85 5,54 13,85 15,00 Các cây ăn quả khác 8,31 5,54 13,85 15,00 Trung bình 159,05 174,38 101,66 7,59 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (*) Theo tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý – Nguyễn Văn Bộ (2000)) Phô lôc 6 Kết quả điều tra nông hộ về mục đích sản xuất các cây trồng chính §VT:% tæng sè hé tr¶ lêi Stt Loại cây trồng Mục đích sản xuất Ghi chú Tiêu dùng là chính Lượng bán <50% Bán là >50% 1 Lúa 92,4 7,6 2 Cà chua 8,5 91,5 3 Đỗ tương 40,7 59,3 4 Bía xanh 4,9 95,1 5 Lạc 15,6 30,1 54,3 6 Khoai lang 78,5 21,5 7 Các loại đỗ ăn quả 38,8 61,2 8 Cải bắp 20 80 9 Su hào 20 80 10 Rau cải các loại 14,5 85,5 11 Hành(tỏi) đông 10 90 12 Rau ăn lá các loại 20,3 29,2 50,5 13 Dưa chuột 100 14 Khoai tây 12 61,3 27,6 15 Thuốc lá 100 16 Ngô 18,4 60,7 20,9 17 Củ đậu 40,2 59,8 18 Hoa 100 19 Cá 100 20 Các cây ăn quả 9,6 32 58,4 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Phô lôc 7 Kết quả điều tra nông hộ về khả năng tiêu thụ của một số cây trồng chính §VT:% tæng sè hé tr¶ lêi Stt Loại cây trồng Mức độ tiêu thụ Tiêu thụ dễ Tiêu thụ bình thường Tiêu thụ khó 1 Lúa 44,6 55,4 44,6 2 Cà chua 70,2 20,7 9,1 3 Đỗ tương 39,9 60,1 0 4 Bía xanh 25,8 68,3 5,9 5 Lạc 25,9 63,4 10,7 6 Khoai lang 20,1 40,7 39,2 7 Các loại đỗ ăn quả 32,2 67,8 0 8 Cải bắp 20,3 69,5 10,2 9 Su hào 19,8 68,7 11,5 10 Rau cải các loại 82,6 10,3 7,1 11 Hành(tỏi) đông 87,5 10,5 2 12 Rau ăn lá các loại 75,9 11,5 12,6 13 Dưa chuột 86,2 13,8 0 14 Khoai tây 30,5 63,8 5,7 15 Thuốc lá 76,7 17,8 5,5 16 Ngô 30 70 0 17 Củ đậu 32,8 67,2 0 18 Hoa 34,2 65,8 0 19 Cá 88,4 11,6 0 20 Các cây ăn quả 31,6 68,4 0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Phô lôc 8 Năng suất trung bình các loại cây trồng Stt Tên cây trồng Năng suất Tạ/ha 1 Lúa xuân 53,25 2 Lúa mùa 45,48 3 Cà chua 162,39 4 Đỗ tương 14,20 5 Bí xanh 207,76 6 Lạc 16,62 7 Khoai lang 103,40 8 Các loại đỗ ăn quả 21,72 9 Cải bắp 247,18 10 Su hào 212,00 11 Rau cải các loại 139,57 12 Hành(tỏi) 72,90 13 Rau ăn lá các loại 261,04 14 Dưa chuột 256,29 15 Khoai tây 141,88 16 Thuốc lá 15,34 17 Ngô 33,51 18 Củ đậu 101,27 19 5 vụ Hành hoa 102,20 20 Hoa 21 Dưa cải 139,57 22 Rau Rút 133,60 23 Vải, nhãn 73,23 24 Na 12,34 25 Cam, quýt 32,68 26 Các cây ăn quả khác 103,75 27 Cá 26,71 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Phô lôc 9 Gi¸ c¶ mét sè lo¹i s¶n phÈm n«ng nghiÖp huyÖn Lạng Giang n¨m 2008 Stt Tên cây trồng Đơn giá (đ/tạ) 1 Lúa xuân 360.000 2 Lúa mùa 360.000 3 Cà chua 320.500 4 Đỗ tương 735.100 5 Bí xanh 217.000 6 Lạc 811.500 7 Khoai lang 91.100 8 Các loại đỗ ăn quả 968.700 9 Cải bắp 90.500 10 Su hào 101.600 11 Rau cải các loại 139.200 12 Hành(tỏi) 1.000.000 13 Rau ăn lá các loại 325.000 14 Dưa chuột 250.000 15 Khoai tây 332.200 16 Thuốc lá 1.900.000 17 Ngô 400.800 18 Củ đậu 190.000 19 5 vụ Hành hoa 1.500.000 20 Hoa 21 Dưa cải 142.670 22 Rau Rút 300.000 23 Vải, nhãn 333.300 24 Na 1.133.300 25 Cam, quýt 666.700 26 Các cây ăn quả khác 400.000 27 16. Cá 2.843.100 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Phô lôc 10 Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 phân theo xã Stt Tên xã Dt (ha) Cơ cấu (%) DT tự nhiên 24615,81 100,00 1 Kép 62,26 0,25 2 Vôi 344,51 1,40 3 Nghĩa Hoà 696,64 2,83 4 Nghĩa Hưng 629,92 2,56 5 Quang Thịnh 1.134,17 4,61 6 Hương Sơn 3697,5 15,02 7 Đào Mỹ 832,62 3,38 8 Tiên Lục 1.415,49 5,75 9 An Hà 801,52 3,26 10 Tân Thịnh 886,26 3,60 11 Mỹ Hà 571,91 2,32 12 Hương Lạc 1.165,92 4,74 13 Dương Đức 930,52 3,78 14 Tân Thanh 1.645,67 6,69 15 Yên Mỹ 700,1 2,84 16 Tân Hưng 1.289,4 5,24 17 Mỹ Thái 816,83 3,32 18 Phi Mô 878,34 3,57 19 Xương Lâm 1.102,67 4,48 20 Xuân Hương 1.175,02 4,77 21 Tân Dĩnh 1.018,93 4,14 22 Đai Lâm 1.150,07 4,67 23 Thái Đào 1.038,53 4,22 24 Dĩnh Trì 631,01 2,56 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Lạng Giang) Phô lôc 11 Hiện trạng sử đất năm 2008 Thứ tự Loại đất Mã Diện tích Tỷ lệ (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 24615,81 100 1 Đất nông nghiệp NNP 15716,53 63,85 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13571,88 55,13 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10641,11 43,23 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6151,09 24,99 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 0 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4490,02 18,24 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2930,77 11,91 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1580,42 6,42 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1055,36 4,29 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 525,06 2,13 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 532,56 2,16 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 31,67 0,13 2 Đất phi nông nghiệp PNN 8487,85 34,48 2.1 Đất ở OTC 3893,64 15,82 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 3796,97 15,42 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 96,67 0,39 2.2 Đất chuyên dùng CDG 3339,51 13,57 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 34,98 0,14 2.2,2 Đất quốc phòng CQP 639,54 2,60 2.2.3 Đất an ninh CAN 4,23 0,02 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 44,12 0,18 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 2616,64 10,63 2.3 Đất tôn giáo, tín ngỡng TTN 32,12 0,13 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 206,32 0,84 2.5 Đất sông suối và mặt nớc chuyên dùng SMN 989,18 4,02 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 27,08 0,11 3 Đất cha sử dụng CSD 411,43 1,67 3,1 Đất bằng cha sử dụng BCS 243,12 0,99 3.2 Đất đồi núi cha sử dụng DCS 168,31 0,68 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS (Nguồn: Phòng thống kê huyện Lạng Giang) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL09014.doc
Tài liệu liên quan