Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh

Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội ----------eờf---------- nguyễn thị liên đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện tiên du tỉnh bắc ninh Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành : Quản lý đất đai Mã số : 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: PGS.ts. TRầN VĂN CHíNH Hà Nội - 2009 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tô

doc131 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Liên Lời cảm ơn ! Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều đơn vị và cá nhân. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Chính, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô trong Khoa Đất và Môi trường, các thầy cô trong Khoa Sau đại học. Tôi xin chân thành cảm ơn sở TNMT tỉnh Bắc Ninh, các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Tiên Du, các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng NN – PTNT, Phòng địa chính, Phòng Thống kê và UBND các xã đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu giúp tôi thực hiện đề tài này. Cám ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, các anh, chị đồng nghiệp, bạn bè trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Hà nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Liên Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu Cnh – hđh : công nghiệp hoá - hiện đại hoá FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới HTX : Hợp tác xã LĐ : Lao động NXB : Nhà xuất bản P/C : Phân chuồng TĐTT : Tốc độ tăng trưởng TBKT : Tiến bộ kỹ thuật TT : Thứ tự CN – TTCN : Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp HTX : Hợp tác xã HTX CN : Hợp tác xã công nghiệp NN : Nông nghiệp TN : Tự nhiên TTCN : Tiểu thủ công nghiệp GTSX : Giá trị sản xuất CPTG : Chi phí trung gian TN thuần : Phần lãi thu được TNHH : Thu nhập hỗn hợp GDP : Tổng sản phẩm quốc nội UBND : Uỷ ban nhân dân IRRI : Viện nghiên cứu lúa quốc tế Danh mục bảng STT Tên bảng Trang 2.1 Biến động diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng năm của cả nước giai đoạn 1995-2005 23 4.1 Các loại đất huyện Tiên Du 36 4.2 Tình hình dân số huyện Tiên Du giai đoạn 2005 - 2008 45 4.3 Hiện trạng phân bố dân cư huyện Tiên Du đến 2008 46 4.4 Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 51 4.5 Các cây trồng hàng hoá chính của huyện 58 4.6 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và hệ thống cây trồng năm 2008 60 4.7 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 1 62 4.8 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 2 65 4.9 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 3 66 4.10 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất huyện Tiên Du 69 4.11 Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động(1000đ) 72 4.12 Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động (1000đ) 73 4.13 Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động (1000đ) 74 4.14 So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý 76 4.15 Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật 78 4.16 Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường các vùng 83 4.17 Hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp 88 Danh mục hình STT Tên hình Trang 4.1 Cơ cấu sử dụng đất năm 2008 52 4.2 Cảnh quan núi chè ở Tiên Du 54 4.3 Cảnh quan ruộng trồng cây cà chua ở Tiên Du 55 4.4 Cảnh quan ruộng trồng cây bắp cải ở Tiên Du 55 4.5 Cảnh quan cánh đồng chuyên lúa ở Tiên Du 56 4.6 Cảnh quan ruộng trồng cây su hào ở Tiên Du 56 4.7 Cảnh quan ruộng trồng cây khoai tây ở Tiên Du 57 4.8 Cảnh quan ruộng trồng ngô ở Tiên Du 57 4.9 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2008 61 4.10 Một số chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất 71 1. mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh. Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người và các sinh vật trên trái đất, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Nền sản xuất nông nghiệp nước ta với những đặc trưng như: sản xuất còn manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng còn chưa cao, khả năng liên kết cạnh tranh trên thị trường và sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn yếu. Diện tích đất nông nghiệp đang ngày bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa là hướng đi hết sức cần thiết. Các Mác đã nhấn mạnh “ Đất là mẹ, lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất” [3]. Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Trước đây khi trình độ sản xuất chưa phát triển thì sản xuất nông nghiệp với những phương thức sản xuất lạc hậu chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho nhân dân. Đến nay, Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số đã gây áp lực mạnh mẽ đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp một cách đúng đắn và có hiệu quả là yêu cầu có tính cấp thiết hiện nay. Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25 km về phía Bắc. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 200 05’ 30” đến 210 11’ 00” độ vĩ Bắc và từ 1050 58’ 15” đến 1060 06’ 30” độ kinh Đông. Nông nghiệp của huyện vẫn mang nặng tính truyền thống, các loại nông sản mới, có tính hàng hoá mới chỉ mang tính tự phát, chưa có quy hoạch và phương án giải quyết đầu ra nên không phát huy hết các tiềm năng sẵn có. Vì vậy, việc nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đưa ra những loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, có tính hàng hoá và bền vững trên địa bàn huyện là vấn đề rất cần thiết. Để góp phần giải quyết vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm góp phần giúp người nông dân lựa chọn phương thức sử dụng đất phù hợp trong điều kiện cụ thể trên địa bàn huyện. - Đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá. 1.3 Yêu cầu - Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đầy đủ và chính xác, các chỉ tiêu đảm bảo thống nhất. - Các giải pháp phải hợp lý về mặt khoa học. Đánh giá với các chỉ tiêu phù hợp với các điều kiện của huyện. 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.1.1 Đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp a) Đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp như trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Lịch sử của thế giới đã chứng minh bất kỳ nước nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì sản xuất nông nghiệp đều có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra sự ổn định xã hội và mức an toàn lương thực quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, sản phẩm nông nghiệp còn là nguồn tạo ra thu nhập ngoại tệ. Theo Trần An Phong (1996) [21] thì hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá ở châu Mỹ la tinh và Châu á. Cân bằng sinh thái bị phá vỡ, hàng triệu ha đất đai bị hoang mạc hoá. Kết quả điều tra của UNDP và trung tâm thông tin nghiên cứu đất quốc tế (ISRIC) cho thấy cả thế giới có khoảng 13,4 tỷ ha đất thì đã có 2 tỷ ha bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau, trong đó Châu á và Châu Phi là 1,2 tỷ ha chiếm 62% tổng diện tích đất bị thoái hoá [13]. Số liệu trên cho ta thấy đất đai bị thoái hoá tập trung ở các nước đang phát triển. Theo điều 13 Luật đất đai Việt Nam năm 2003 thì tổng diện tích đất tự nhiên được chia thành 3 nhóm lớn là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng [20]. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm), đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác. Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trình sản xuất nông lâm nghiệp. Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông lâm nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. b) Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hết sức cần thiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá phù hợp với từng loại vùng đất để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các nhân tố ảnh hưởng có thể chia thành 3 nhóm: * Yếu tố tự nhiên Theo Vũ Ngọc Hùng (2007) thì yếu tố tự nhiên bao gồm điều kiện khí hậu, đất trồng, cây trồng, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, nguồn nước. Chúng có ảnh hưởng một cách rõ nét, thậm chí quyết định đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất [17]. - Yếu tố khí hậu Hoàng Văn Thông (2002), Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, vì sự khác biệt về vĩ độ địa lý và địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau theo từng vùng. Miền bắc có nhiệt độ trung bình 22,2 - 23,50C, lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.400 mm, tổng số giờ nắng từ 1.650 - 1.750 giờ/năm. Trong khi đó, ở miền nam, khí hậu mang tính chất xích đạo, nhiệt độ trung bình 22,6 - 27,50C, lượng mưa trung bình 1.400 - 2.400 mm, nắng trên 2.000 giờ/năm [38]. Theo Nguyễn Văn Nam (2005), khí hậu là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bố các loại cây trồng, cũng như thời vụ cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Nếu như ở trung du và miền núi phía Bắc có thể trồng mận, hồng, đào, chuối, đậu côve, súp lơ xanh...ở đồng bằng sông Hồng có thể trồng các loại rau vụ đông có nguồn gốc ôn đới...thì ở đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng sầu riêng, măng cụt...hay miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên có thể trồng chôm chôm, trái bơ, thanh long...là những cây nhiệt đới điển hình [18]. Yếu tố khí hậu nhiều khi ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp với các mức độ khác nhau. ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ, nhiệt độ thấp vụ đông và thời kỳ đầu vụ xuân kèm theo ẩm ướt, mưa phùn, thiếu ánh sáng làm hạn chế sinh trưởng và phát triển của cây trồng ưa nắng, ưa nhiệt nhưng lại phù hợp cho cây trồng ưa lạnh có nguồn gốc ôn đới. Trời âm u thiếu ánh sáng cũng là điều kiện cho sâu bệnh phát triển phá hại mùa màng, Nguyễn Duy Tính (1995) [35]. - Yếu tố đất trồng Yếu tố đất trồng cùng với khí hậu, đất tạo nên môi trường sống của cây trồng. Đất trồng với các đặc tính như loại đất, thành phần cơ giới, chế độ nước, độ phì...có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Khi sản xuất nông nghiệp phải quan tâm đến việc sử dụng đất bền vững đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững. Trong Bài giảng hệ thống canh tác nhiệt đới của Hà Thị Thanh Bình (2000) thì nông nghiệp bền vững được phát triển vào những năm 70 của thế kỷ này nhằm khắc phục nạn ô nhiễm đất, nước không khí bởi hệ thống nông nghiệp và công nghiệp cùng với sự mất mát của các loài động thực vật, suy giảm các tài nguyên thiên nhiên không tái sinh. Vấn đề nông nghiệp bền vững là vấn đề thời sự được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm [1]. Đi cùng với vấn đề phát triển nông nghiệp là sử dụng đất bền vững. Thuật ngữ sử dụng đất bền vững được dựa trên quan điểm sau: (i) duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất; (ii) giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất; (iii) bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự thoái hoá đất và nước; (iv) có hiệu quả lâu bền; (v) được xã hội chấp nhận của Thái Phiên và cộng sự (1998) [24]. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của đất là độ phì của đất. Vị trí từng mảnh đất có ảnh hưởng đến quá trình hình thành độ phì của đất. Độ phì nhiêu của đất liên quan trực tiếp đến năng suất cây trồng. Do vậy, tuỳ theo vị trí địa hình, chất đất mà lựa chọn, bố trí cây trồng thích hợp trên từng loại đất mới cho năng suất, hiệu quả sử dụng đất cao. - Yếu tố cây trồng Trong sử dụng đất nông nghiệp, cây trồng là yếu tố trung tâm. Con người hưởng lợi trực tiếp từ những sản phẩm của cây trồng. Những sản phẩm này cung cấp lương thực, thực phẩm cho các nhu cầu thiết yếu cho con người và cho xuất khẩu. Báo cáo của Viện tài nguyên thế giới cho thấy gần 20% diện tích đất đai Châu á bị suy thoái do những hoạt động của con người. Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một nguyên nhân không nhỏ làm suy thoái đất thông qua quá trình thâm canh tăng vụ đã phá huỷ cấu trúc đất, xói mòn và suy kiệt dinh dưỡng dịch từ USAP/FAO/UNIDO (1993) [46] Như vậy việc bố trí cây trồng và kiểu sử dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất và có tác dụng bảo vệ môi trường Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các giống cây trồng mới với chất lượng và năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn xuất hiện ngày càng nhiều. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển gắn với việc tăng hệ số sử dụng đất. Vì vậy, những tiến bộ trong công tác giống cây trồng đã tạo cơ hội cho việc phát triển nông nghiệp hàng hoá. * Yếu tố kinh tế, xã hội - Yếu tố con người Con người là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến đất, là một nhân tố tác động trực tiếp tới đất và hưởng lợi từ đất. Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trên trang web của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn viết rõ khi dân số còn thấp, trình độ và nhu cầu thấp, việc khai thác quỹ đất nông nghiệp còn ở mức hạn chế, hiệu quả không cao nhưng sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp được đảm bảo. Ngược lại, ngày nay, khi dân số tăng nhanh kéo theo sự gia tăng các nhu cầu thì tài nguyên đất nông nghiệp bị khai thác nhiều, triệt để hơn nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao hơn. Vì vậy, quy luật sinh thái và tự nhiên bị xâm phạm, tính bền vững tài nguyên đất kém hơn [9]. Việc đảm bảo cân bằng giữa sử dụng và bảo vệ đất trở thành vấn đề cấp thiết. Yếu tố con người cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng. Con người vừa là cung về nguồn lao động cho sản xuất và cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm. Đối với sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa thì yếu tố con người đặc biệt quan trọng. - Yếu tố kinh tế Nền kinh tế của mỗi quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nông nghiệp. Trong cuốn nguyên lý kinh tế nông nghiệp (1999) khảng định phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cũng giống như ngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung cầu, chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực như: đất, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản [8]. Mức độ phát triển của nền kinh tế quốc dân có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng và ngược lại. - Cơ chế chính sách Trong hơn mười năm qua, Việt Nam đã thực hiện chính sách đổi mới trong nông nghiệp, tập trung vào trọng tâm: làm rõ và giao cho nông dân nhiều quyền đối với ruộng đất; tự do hóa thương mại trong nước và xuất nhập khẩu; giao quyền quyết định sản xuất cho nông dân; đổi mới các hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích kinh tế tư nhân. Đồng thời nhà nước tăng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp tín dụng, chuyển giao khoa học công nghệ. Những chính sách mới đã khuyến khích mạnh mẽ nhân dân đầu tư vào phát triển sản xuất. Nông nghiệp Việt Nam đã phát triển nhanh, liên tục trong thời kỳ thực hiện chính sách đổi mới. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực triền miên trong vài thập kỷ, nay đã xuất khẩu được trên 4 triệu tấn gạo hàng hoá đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Nền nông nghiệp từng bước chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, hướng ra xuất khẩu trong cuốn Nông nghiệp nông thôn chuyển mình trước vận hội mới, Lê Văn Minh (2005) [19]. Theo Đặng Kiên Sơn và các cộng sự (2002), trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hàng hoá, người nông dân thường chịu thiệt thòi do hạn chế về kiến thức thị trường, thông tin thị trường, sức mua...Hơn nữa, các hiệu ứng tràn ra ngoài trong sản xuất nông nghiệp cũng làm cho sản xuất không hiệu quả: việc sử dụng bừa bãi phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ...có tác động tiêu cực đến môi trường, nguồn nước, không khí và đất. Do vậy, việc Nhà nước can thiệp bằng các chính sách và pháp luật thích hợp đã tạo điều kiện, khuyến khích, hướng dẫn sản xuất nông nghiệp và đảm bảo tính bền vững của các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [27]. Chính sách đất đai của nước ta đã được thể hiện trong Hiến pháp, Luật Đất đai năm 1993, 1998 sửa đổi, 2003 và hệ thống các văn bản dưới luật có liên quan đến khai thác và sử dụng đất đai được quy định một cách thích hợp cho những đối tượng, những vùng khác nhau; các Nghị định 80/CP, 87/CP của Chính phủ về phương pháp tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và khung giá của các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi. Thuế sử dụng đất nông nghiệp là một bộ phận của chính sách đất đai đã thúc đẩy việc sử dụng một cách hợp lý hơn. Cũng bằng các chính sách thích hợp, sử dụng đất nông nghiệp được đảm bảo ổn định và lâu dài. Trong những năm qua, Chính phủ đã không ngừng ban hành sửa đổi và bổ sung những chủ trương, chính sách về đất đai nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn. Luật đất đai sửa đổi (chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2003) đã thể chế hoá và nới rộng quyền của người sử dụng đất. Đây là một chính sách khuyến khích người nông dân đầu tư vào sản xuất dài hạn, thay đổi cơ cấu cây trồng nhằm phát triển sản xuất hàng hoá một cách có hiệu quả, Nguyễn Văn Nam (2005) [18]. - Khoa học kỹ thuật Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Cần ứng dụng đồng bộ các yếu tố khoa học công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hoá, nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, lưu thông tiếp thị nông sản hàng hoá. Theo báo cáo của Vũ Thị Thanh Tâm (2007) viết sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm [30]. Trong cuốn Phân tích thống kê nông nghiệp của Phạm Thị Mỹ Dung thì khoa học kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Cải tiến kỹ thuật trước hết làm tăng cung về hàng hoá nông sản, cũng tức là làm phát triển kinh tế [7]. Đường Hồng Dật và cộng sự (1994) viết nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Cho đến giữa thế kỷ 20, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế [6]. Lựa chọn các tác động khoa học kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Thông qua việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như giống cây trồng vật nuôi mới, các quy trình kỹ thuật trong canh tác, trong chế biến bảo quản làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực như đất đai, lao động, vốn của Đào Thế Tuấn (2007)[42]. c) Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp Theo Smyth và Dumanski [47] sử dụng đất bền vững được xác định theo 5 nguyên tắc: - Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất ( năng suất). - Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn). - Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hoá chất lượng đất và nước (bảo vệ). - Khả thi về mặt kinh tế ( tính khả thi). - Được xã hội chấp nhận (sự chấp nhận). Năm nguyên tắc nêu trên được coi là những trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được. Nếu thực tế diễn ra đồng bộ so với các mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được. Nếu chỉ một hay một vài mục tiêu mà không phải là tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận. Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá theo hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện đa dạng hoá hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. d) Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá Nhiều nước trên thế giới có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng của sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc dân chiếm phần lớn nhưng những khó khăn, trở ngại trong nông nghiệp đã gây ra không ít xáo động trong đời sống xã hội và ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung. - Đối với hộ nông dân, những sản phẩm được đưa bán ra ngoài thì gọi là sản phẩm hàng hoá của Vũ Ngọc Trấn (1996) [41] - Hàng hoá là sản phẩm của lao động dùng để trao đổi [44]. Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm đem bán để thu về giá trị của nó trong đó có phần giá trị thặng dư để tái sản xuất và mở rộng quy mô [41]. Hàng hoá là sản phẩm do lao động tạo ra, dùng để trao đổi, sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển dựa trên cơ sở phát triển các phương thức sản xuất và sự phân công lao động xã hội. Sự phân công ấy ngày càng cao, càng sâu sắc, trình độ chuyên môn hoá cao thì sản xuất hàng hoá càng phát triển, đời sống người dân ngày một tăng lên. Điều đó lại làm cho quá trình trao đổi diễn ra mạnh hơn, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển đa dạng hơn. Nền kinh tế thị trường ra đời làm nảy sinh mối quan hệ cung cầu trên thị trường. Đối với sản xuất nông nghiệp thì khả năng “cung” cho thị trường là các loại nông sản phẩm....còn “cầu” cho nông nghiệp là các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu....Hiện nay, nếu chủ hộ không chuyên môn hoá cao trong việc sản xuất kinh doanh, không thay đổi cơ cấu giống và thâm canh tăng vụ thì kết quả sản xuất cũng chỉ để thoả mãn nhu cầu của mình mà không có sản phẩm đem ra bán ở thị trường, hoặc sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường và sẽ không có tích luỹ để đề phòng rủi ro. Trong sản xuất hàng hoá rủi ro về thị trường luôn là mối lo ngại nhất của người sản xuất. Theo Nguyễn Duy Bột (2001), thị trường và hoạt động tiêu thụ nông sản phẩm ở nước ta nổi lên một số vấn đề sau: - Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp thường bị tồn đọng, nhất là vào thời vụ thu hoạch. - Trong tất cả các kênh phân phối liên quan đến sản xuất nông nghiệp đều có sự tham gia rất phổ biến của tư thương. Phân phối qua nhiều khâu trung gian đã làm chậm quá trình lưu thông sản phẩm, thậm chí gây ách tắc dẫn đến tồn đọng giả tạo. - Hệ thống kinh doanh thương mại Nhà nước đang lâm vào thế lúng túng. Thị trường đầu ra không ổn định gây khó khăn thường xuyên cho nông nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm và bao cung vật tư sản xuất. - Đối với nông dân, trong sản xuất nông nghiệp vẫn phổ biến là “bán cái mình có chứ không phải bán cái thị trường cần”, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu sử dụng cái sẵn có chứ chưa chủ động khai thác các yếu tố của nền kinh tế thị trường. Từ những vấn đề trên cho thấy: xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là hướng đi đúng, là sự vận động phát triển phù hợp quy luật. Vì vậy, tìm kiếm thị trường và những giải pháp sản xuất và đầu tư hợp lý để sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có hiệu quả cao, ổn định là rất cần thiết. Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn thì nông nghiệp lại càng đóng vai trò thiết yếu. Để nông nghiệp có thể thực hiện được vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế quốc dân đòi hỏi sản xuất nông nghiệp phải phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc. Con đường tất yếu để phát triển nông nghiệp nước ta là phải chuyển từ sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa. Theo Nguyễn Đình Hợi (1993) thì nông nghiệp là một hoạt động mang tính cơ bản của mỗi quốc gia[15]. Nhiều nước trên thế giới có nền kinh tế phát triển, tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc dân chiếm phần lớn còn nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ. Tuy nhiên những khó khăn trong nông nghiệp đã gây ra không ít những xáo động và ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Để ngành nông nghiệp có thể thực hiện được vai trò của mình đối với nền kinh tế quốc dân đòi hỏi nông nghiệp phải được phát triển toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc để đảm bảo an ninh lương thực và tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Nền sản xuất hàng hoá có đặc trưng là cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ văn hoá của người lao động cao. Đó là nền nông nghiệp có cơ cấu hợp lý, được hình thành trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế, thế mạnh sản xuất nông nghiệp của từng vùng. Đây là nền nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, khối lượng hàng hoá nhiều với chủng loại phong phú, đa dạng [15]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Định hướng phát triển ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái trên từng vùng”. Định hướng phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng là: “ Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, cùng với lương thực đưa vụ đông thành một thế mạnh, hình thành các vùng chuyên canh rau, cây ăn quả, chăn nuôi lấy thịt” . Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng nêu rõ: “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao”. 2.1.2 Một số vấn đề lý luận về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Trong thực tế, các thuật ngữ “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không có hiệu quả” hay là “sản xuất kém hiệu quả” thường được sử dụng phổ biến trong sản xuất. Vậy hiệu quả là gì? Đến nay, các nhà nghiên cứu xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, đã đưa ra nhiều quan điểm về hiệu quả, có thể khái quát như sau: - Hiệu quả theo quan điểm của C.Mác đó là việc “Tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý”, các nhà khoa học Xô Viết cho rằng đó là sự tăng trưởng kinh tế thông qua tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội và được viết trong cuốn Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại của Nguyễn Văn Bích (2007) [2]; - Có quan điểm cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng một loại hàng hoá mà không cắt giảm một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên một đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”, hoặc “Khi sản xuất có hiệu quả, chúng ta nói rằng nền kinh tế đang sản xuất trên giới hạn khả năng sản xuất” [2]. - Quan điểm của Trần Thị Minh Châu (2000) khẳng định “Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó” [4]. Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản xuất đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Ta có thể thấy bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao về nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Cho nên mỗi cá nhân và tổ chức đều phải có bổn phận nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Hiện nay, khi nói đến hiệu quả sử dụng đất nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng, chúng ta thường đề cập đến 3 khía cạnh là kinh tế, xã hội và môi trường. Sử dụng đất có hiệu quả là đảm bảo được cả 3 yếu tố đó. a) Phân loại hiệu quả - Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là hiệu quả do tổ chức và bố trí sản xuất hợp lý để đạt được lợi nhuận cao với chi phí thấp hơn, là tiêu chí được quan tâm hàng đầu, khâu trung tâm để đạt các loại hiệu quả khác. Có khả năng lượng hoá bằng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính được viết trong cuốn Nguyên lý kinh tế nông nghiệp (1999)[8] Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu qủa phân bổ mới có điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó mới đạt hiệu quả kinh tế. - Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay là phải thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy; đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về ăn, mặc, và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đó bền vững hơn, ngược lại sẽ không được người dân ủng hộ. Hội khoa học đất, Đất Việt nam (2000)._. khảng định hiệu quả xã hội là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, có tác động tới mục tiêu kinh tế. Hiệu quả xã hội khó lượng hoá khi phản ánh, được thể hiện bằng các chỉ tiêu định tính hoặc định lượng như: tạo thêm việc làm, xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, tăng thu nhập bình quân đầu người [16] Còn Nguyễn Ngọc Sẫm (2002) thì hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp [26]. - Hiệu quả môi trường: Hiệu quả môi trường là loại hiệu quả được các nhà môi trường rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả thì hoạt động đó không có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học. Hiệu quả đảm bảo tính bền vững cho môi trường trong sản xuất và xã hội. Hiệu quả môi trường là vấn đề đang được nhân loại quan tâm, được phản ánh bằng các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật. Hiệu quả môi trường được sản sinh do tác động của hoá học, sinh học, vật lý...,chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên bao gồm: hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh vật môi trường. Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh thái do sự phát triển biến hoá của các loại yếu tố môi trường dẫn đến. Hiệu quả hoá học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hoá học giữa các vật chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến. Hiệu quả vật lý môi trường là hiệu quả môi trường do tác động vật lý dẫn đến. b) Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá là mức đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường do xã hội đặt ra. Cụ thể như tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm hướng tới thỏa mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và tăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trường sinh thái nông nghiệp, đến những người sống bằng nông nghiệp. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào 3 tiêu chuẩn chung như sau: bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội, bền vững về mặt môi trường. c) Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Theo quan điểm của Hội đồng nghiên cứu sản xuất của Liên Xô (SOPS) thì chỉ nên có một chỉ tiêu duy nhất, xuất phát từ lý luận giá trị lao động của Các Mác và Ăng Ghen là tăng năng suất lao động hay tiết kiệm chi phí lao động xã hội, có nghĩa là tiết kiệm tài nguyên lao động, chi phí sản xuất. Trong sử dụng đất, tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả, Vũ Phương Thụy (2001) [39]. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. * Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế bao gồm: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, thu nhập hỗn hợp, lãi. + Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định. + Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón.... + Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất gồm cả công lao động của một gia đình và lợi nhuận có thể nhận được trong năm. * Hiệu quả xã hội + Kết quả của quá trình sử dụng đất phải đưa lại những lợi ích như nâng cao trình độ dân trí và những hiểu biết xã hội. Kiến thức, kinh nghiệm của người nông dân có thể được trau dồi thông qua các hoạt động như đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất hay sự nhạy bén đối với thị trường khi sản xuất hàng hoá phát triển. + Sử dụng đất đạt hiệu quả trước hết phải đảm bảo được những nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho người dân. Đối với sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển, đảm bảo lương thực được đặt lên hàng đầu. + Mỗi vùng có những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau, có vai trò khác nhau trong sự nghiệp phát triển chung. Nền kinh tế muốn phát triển thì các ngành, các vùng cần có những bước đi đúng đắn và phù hợp. Sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng nên tuân thủ theo những định hướng mang tính chiến lược. + Hệ thống nông nghiệp thu hút nhiều lao động, mang lại lợi ích cho người lao động sẽ giải quyết được vấn đề việc làm, giảm nạn thất nghiệp, giảm các tiêu cực trong xã hội góp phần ổn định và phát triển đất nước. + Thực tế cho thấy, hình thức du canh, du cư không những làm cho cuộc sống thiếu ổn định mà còn gây nên tình trạng suy thoái môi trường đất, nước...Vì vậy cần sản xuất nông nghiệp một cách bền vững. * Hiệu quả môi trường Việc người dân khai thác từ đất nhiều hơn, cung cấp cho đất lượng phân hữu cơ ít và tăng các dạng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật... đều là những nguyên nhân làm tổn hại môi trường. Sử dụng đất thực sự đạt hiệu quả khi nó không có mâu thuẫn trên. Vì vậy, một số tiêu chí được đưa ra khi đánh giá đến hiệu quả môi trường trong sử dụng đất là:Tăng độ che phủ rừng, giảm thiểu thiên tai, tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo, bảo tồn thiên nhiên, sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất. e) ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng đất nông nghiệp - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất tạo điều kiện sử dụng đất đai ngày càng tốt hơn, lâu dài hơn, phục vụ cho các mục tiêu phát triển nền kinh tế - xã hội - Tạo ra thu nhập, tạo ra nhiều lợi ích cho người sử dụng đất - Bảo đảm nguồn lực và động lực cho đầu tư bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất - Thực hiện phân bổ sử dụng đất hợp lý cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2.2 Cơ sở thực tiễn về sử dụng đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá 2.2.1 Trên thế giới a) Vấn đề sử dụng đất Trên thế giới, mặc dù sự phát triển của sản xuất nông nghiệp của các nước không giống nhau nhưng tầm quan trọng của nó đối với xã hội thì quốc gia nào cũng thừa nhận. Hầu hết các nước đều coi nông nghiệp là cơ sở nền tảng của sự phát triển. Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn. Trong khi đó đất đai lại có hạn, đặc biệt quỹ đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai thác, khai hoang đất đai phục vụ cho mục đích nông nghiệp, RoSemary (1994) [25]. Chính vì thế, mâu thuẫn giữa các lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường cũng nảy sinh và sử dụng đất trở thành vấn đề nan giải đối với hầu hết các nước trên thế giới. Trong cuốn Luận văn thạc sỹ nông nghiệp của Hoàng Văn Thông (2002) viết hiện nay, trên thế giới, tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km2. Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai thế giới phân bố không đều giữa các châu lục và các nước (châu Mỹ chiếm 35%, châu á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, Châu Đại Dương chiếm 6%) [37]. Đối với hầu hết các cư dân ở các vùng đất khô cằn, cuộc sống của họ rất khó khăn và tương lai thường bất ổn, với mức sống cùng cực về các mặt kinh tế - xã hội và sinh thái. Trên toàn thế giới, đói nghèo, quản lý đất đai không bền vững và biến đổi khí hậu đang biến các vùng đất khô cằn thành sa mạc và ngược lại, hoang mạc hoá đang làm trầm trọng thêm và dẫn đến đói nghèo. Theo ước tính, có khoảng 10 - 20% diện tích đất khô cằn đã bị thoái hoá, trang wed của Cục bảo vệ môi trường – Bộ tài nguyên và Môi trường [33]. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp trên đất. Chương trình môi trường Liên hợp quốc ước tính, hàng năm có thêm khoảng 20 triệu ha đất nông nghiệp bị suy thoái quá mức không sản xuất được hoặc bị lấy để mở mang đô thị gây tổn thất cho sản xuất nông nghiệp ước tính tới 42 tỷ USD [34]. Vào những năm 60 của thế kỷ 20, ở các nước phát triển ở châu á, Mỹ la tinh đã được thực hiện cuộc : “cách mạng xanh’’. Thực chất cuộc cách mạng này dựa chủ yếu vào việc áp dụng các giống cây lương thực có năng suất cao (lúa nước, lúa mì, ngô...) xây dựng hệ thống thuỷ lợi, sử dụng nhiều loại phân hoá học. “Cách mạng trắng’’ được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia súc có tiềm năng cho sữa cao, vào những tiến bộ khoa học đạt được trong việc tăng năng suất và chất lượng các loại gia súc, trong các phương thức chăn nuôi mang ít nhiều tổ chức công nghiệp. -  “Cách mạng nâu’’ diễn ra trên cơ sở giải quyết mối quan hệ của nông dân với ruộng đất. Trên cơ sở khơi dậy lòng yêu quý của nông dân đối với đất đai, khuyến khích tính cần cù của họ để tăng năng suất và sản lượng trong nông nghiệp. Cả ba cuộc cách mạng này mới chỉ dừng lại ở việc, tháo gỡ những khó khăn trước mắt, chứ chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển nông nghiệp lâu dài và bền vững. b) Các nghiên cứu liên quan đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hoá Các viện nghiên cứu nông nghiệp (2006), ở các nước trên thế giới hàng năm cũng đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới, các kỹ thuật canh tác mới. Đặc biệt, viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI cũng đã đóng góp nhiều thành tựu về giống lúa và hệ thống canh tác trên đất trồng lúa. Xu hướng chung trên thế giới là tập trung mọi nỗ lực nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên những vùng đất bằng cách đưa thêm một số loại cây trồng vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích trong một năm [45]. Theo báo cáo của Tổ chức FAO, nhờ các phương pháp tạo giống hiện đại như đột biến thực nghiệm, công nghệ sinh học bao gồm nuôi cấy bao phấn cứu phôi, dung hợp tế bào trần, kỹ thuật gen… các nước trồng lúa trên thế giới đã tạo ra nhiều giống đột biến, trong đó có các nước như Trung Quốc, Nhật, ấn Độ, Mỹ là những quốc gia đi đầu. Sử dụng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn Trung Quốc đã tạo ra nhiều giống lúa thuần khác nhau, bằng kỹ thuật gen cũng đã chuyển được một số gen kháng bệnh virus, kháng đạo ôn bạc lá, sâu đục thân. Gần đây, vấn đề khai thác đất gò đồi đã đạt được những thành tựu đáng kể ở một số nước trên thế giới. Hướng khai thác chủ yếu trên đất gò đồi là đa dạng hóa cây trồng, kết hợp trồng cây hàng năm với cây lâu năm, trồng rừng với cây nông nghiệp trên cùng một vạt đất dốc, Nguyễn Duy Tính (1995) [32]. Trong cuốn Hệ thống canh tác của Đai học Cần thơ viết về việc sử dụng đất đai, các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai cho người dân, nhất là ở nông thôn [14]. Nhiều chương trình và dự án khai thác sử dụng đất đã được triển khai thực hiện ở nhiều nước trên thế giới như: chương trình khai thác và sử dụng đất, chương trình giải quyết sức kéo nông nghiệp và thức ăn gia súc, chương trình phát triển thuỷ lợi, sản xuất hàng hóa đặc sản xuất khẩu, chương trình bảo vệ đất ở những nơi có hệ sinh thái bị phá vỡ và chương trình việc làm, sử dụng lao động nông thôn, Vũ Ngọc Hùng (2002) [17]. Như vậy vấn đề về sản xuất nông nghiệp hàng hoá luôn được các quốc gia có nền nông nghiệp mạnh đầu tư phát triển. Vì thế đã thu hút được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Các nhà khoa học các nước đã rất chú trọng đến việc nghiên cứu các cây con giống mới, nghiên cứu những công nghệ sản xuất và chế biến, nghiên cứu về chính sách, định hướng nhằm phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao và bền vững. 2.2.2 ở Việt Nam a) Vấn đề sử dụng đất ở vùng đồng bằng (như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long), cơ cấu diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Nhưng ngược lại, ở vùng đồi núi (như trung du miền núi phía Bắc hay duyên hải miền Trung) thì đất nông nghiệp thường chiếm tỷ lệ thấp. Hiện nay, nhìn chung, việc sử dụng đất nông nghiệp của cả nước đang phát triển mạnh. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao được đưa vào sản xuất mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. Bảng 2.1. Biến động diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng năm của cả nước giai đoạn 1995-2005 Năm TDT đất nông nghiệp (1000ha) TDT đất trồng cây hàng năm (1000ha) Dân số (1.000 người) Bình quân DT đất trồng cây hàng năm/người (m2) 1995 10.496,90 9.224,20 71.995,50 1.281,22 1996 10.928,90 9.486,10 73.156,70 1.296,68 1997 11.316,40 9.680,90 74.306,90 1.302,83 1998 11.740,40 10.011,30 74.456,30 1.344,59 1999 12.320,30 10.468,90 76.596,70 1.366,76 2000 12.644,30 10.540,30 77.635,40 1.357,67 2001 12.507,00 10.352,20 78.658,80 1.316,09 2002 12.831,40 10.595,90 79.727,40 1.329,02 2003 12.983,30 10.680,10 80.902,40 1.320,12 2004 13.184,50 10.817,80 82.301,70 1.314,41 2005 13.234,70 10.805,90 83.119,90 1.300,04 Nguồn: Tư liệu kinh tế - xã hội 61 tỉnh và thành phố - Nhà xuất bản Thống kê (2004) và số liệu phát triển về xã hội Việt Nam thập kỷ 90 - Nhà xuất bản Thống kê (2005). Sản xuất nông nghiệp hàng hoá của Việt Nam đã, đang và sẽ gặp nhiều khó khăn cần phải khắc phục. Trong giai đoạn hiện nay đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3- 4 vụ trong một năm đạt hiệu quả cao. Đặc biệt ở các vùng ven đô, vùng có điều kiện tưới tiêu chủ động, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong phương thức luân canh như hoa cây cảnh, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp. Trong quá trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hoá đất như vùng đất dốc mà trồng cây lương thực, đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp lại không luân canh với cây họ đậu. Nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và quá trình đô thị hoá gây sức ép rất ép rất lớn lên đất, chúng ta cần phải tránh để mất đất nông nghiệp. Tuy nhiên sự mất đất đang diễn ra rất mạnh, những cánh đồng mầu mỡ đang bị mất dần. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong giai đoạn từ năm 2000 - 2004 đã có một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp được chuyển mục đích sử dụng, trong đó xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất gần 22 nghìn ha, xây dựng cụm công nghiệp gần 35 nghìn ha, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị gần 100 nghìn ha. Các khu vực kinh tế trọng điểm là nơi có diện tích chuyển đổi lớn nhất. Điều đáng lưu ý là hầu hết diện tích đất bị chuyển đổi đều thuộc các vị trí thuận tiện canh tác, thu hoạch, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ [28]. Bên cạnh đó những vùng ven đô, một số người nông dân đã chuyển ra đi làm thuê làm mướn nên nhiều diện tích đất đã bị bỏ hoang, gây lãng phí không khai thác hết tiểm năng đất đai. Đất đai vùng ven sông lớn, ven biển, tại nhiều nơi ở miền núi có những trường hợp đã không kịp thời có chính sách giải quyết sớm, gây nên tình trạng “vô chủ” và “lắm chủ” hoặc tranh chấp có hại cho sản xuất, ảnh hưởng đến đoàn kết nông thôn. Việc sử dụng quỹ đất công ở nhiều nơi chưa có sự quản lý tốt, vừa tạm bợ, vừa máy móc, kết quả sinh lợi kém, không thống nhất quy mô đất cũng đang gây ra nhiều tiêu cực trong quản lý và sử dụng. b) Các nghiên cứu liên quan đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở Việt Nam Nhiều công trình nghiên cứu được hội đồng khoa học đánh giá cao, được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận là những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đã đưa vào áp dụng trong sản xuất, đưa năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng trong những năm qua, đem lại hiệu quả kinh tế cao, được người sản xuất đánh giá cao. Các nhà khoa học cũng tiến hành nghiên cứu nhiều công trình khoa học như: Vũ Thị Ngọc Trân (1997) [40] - phát triển nông hộ sản xuất hàng hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng; Đỗ Kim Chung (1999) - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các vùng kinh tế lãnh thổ Việt Nam [5]; Tô Đức Hạnh, Phạm Văn Linh (2000) - Phát triển kinh tế hàng hoá trong nông thôn các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, thực trạng và giải pháp [10]. Nguyễn ích Tân (2000) - Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao một số vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng [29]. Lương Xuân Quỳ (1996) - Những biện pháp tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới kinh tế nông nghiệp nông thôn Bắc Bộ [23]. Các nghiên cứu cho thấy phát triển nông nghiệp hàng hoá là hướng đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu trong phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua và trong thời gian tới. Theo Nguyễn Duy Tính (1995), ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3 - 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao như: hoa, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp...[35] c) Định hướng phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp đến năm 2010 Bộ NN-PTNT đã định hướng chiến lược phát triển các ngành hàng chính đến năm 2010 như sau: Về sản xuất lương thực: lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh. Giữ ổn định khoảng 4 triệu ha đất có điều kiện tưới tiêu chủ động để sản xuất lúa. Cây màu lương thực chủ yếu là ngô, cần phát triển đạt mức 5 - 6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu để làm thức ăn chăn nuôi. Về cây công nghiệp ngắn ngày: phát triển mạnh các loại cây có dầu như lạc, đậu tương, vừng, các loại cây có sợi như bông, dâu tằm... Những cây công nghiệp lâu năm: cà phê, điều, hồ tiêu, cao su, chè... Về rau, hoa quả và cây cảnh: ngoài các loại rau truyền thống, phát triển các loại rau cao cấp mới như: các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn, nấm dược liệu là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trường tiêu thụ, tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả có khả năng xuất khẩu: vải, nhãn, dứa, thanh long... Về nuôi trồng thủy sản: Cùng với việc đánh bắt xa bờ, tập trung đầu tư phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản. Tôm là ngành chủ lực trong ngành nuôi trồng thủy sản gồm tôm nước lợ (tôm sú, tôm he) và tôm nước ngọt (tôm càng xanh). Đồng thời phát triển mạnh nuôi trồng các loại cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn và các loại đặc sản khác. d) Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ [36], là vùng có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Có hệ thống giao thông, điều kiện sinh thái và kinh tế - xã hội rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững. Năm 1994 Nguyễn Trung Quế và những người khác đã nghiên cứu đề án " Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thuận Thành - tỉnh Hà Bắc"[22]. Năm 2000, Đỗ Nguyên Hải trường ĐHNNI đã nghiên cứu đồ án "Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh" Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp Trường ĐHNNI - Hà Nội [12]. Năm 2004 Trần Văn Tý đã nghiên cứu đồ án "Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất nông sản hàng hoá ở tỉnh Bắc Ninh", luận án tiến sĩ nông nghiệp Trường ĐHNNI - Hà Nội [43]. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp hàng hoá nói riêng, nghiên cứu cũng đã đưa ra những định hướng, mục tiêu, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm khai thác, sử dụng hợp lý các điều kiện của tỉnh đề đẩy mạnh phát triển nông sản hàng hoá ở tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay tỉnh Bắc Ninh cũng đã hình thành một số vùng sản xuất nông sản hàng hoá như: - Vùng sản xuất lúa gạo: Vùng lúa tám xoan ở xã Chi Lăng huyện Quế Võ, Vùng lúa thơm có năng suất cao (giống DT 122) ở xã Phú Hoà và Trung Chính huyện Lương Tài; vùng lúa nếp hoa vàng và giống nếp 9603 tập trung ở các xã Đình Bảng và Tương Giang huyện Từ Sơn, huyện Yên Phong, Tiên Du.... Các vùng lúa hàng hoá này đều cho thu nhập cao hơn từ 1,2-1,4 lần thóc tẻ thường trên cùng một diện tích. - Vùng sản xuất rau và hoa: hiện nay ở một số huyện trong tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất rau tập trung như: rau sạch ở Đại Phúc thành phố Bắc Ninh và xã Phù Chẩn huyện Từ Sơn; rau xuất khẩu ở các xã Trung Nghĩa và Khúc Xuyên Yên Phong, Phật Tích và Khắc Niệm huyện Tiên Du.... Đối với trồng hoa cây cảnh đây là nghề mới phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng hiện toàn tỉnh chưa có những vùng tập trung lớn, hiện tại đã có những vùng nhỏ trồng cây cảnh như ở Đình Bảng huyện Từ Sơn, xã Phú Lâm huyện Tiên Du cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập bình quân từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm - Vùng chăn nuôi lợn có quy mô lớn ở Văn Môn (Yên Phong), Nhân Hoà huyện Quế Võ, Đình Bảng huyện Từ Sơn, Tân Lãng huyện Lương Tài.... Chăn nuôi bò sữa ở xã Cảnh Hưng huyện Tiên Du. - Vùng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh có các vùng: xã Mão Điền huyện Thuận Thành sản xuất cá giống; các xã Nhân Thắng, Xuân Lai huyện Gia Bình, xã Trung Chính, Phú hoà huyện Lương Tài, các xã Đức Long và Đào viên huyện Quế Võ là vùng sản xuất cá thương phẩm. Để thoát khỏi đói nghèo những năm qua Tiên Du đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng. Sự chuyển dịch cơ cấu Đồng thời thực hiện đưa giống lúa mới vào như C7, C71, lúa lai 2 dòng...Cây màu phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và xuất khẩu nên có nhiều loại giống mới cho năng suất như Biosed 9681, DK 888; Khoai tây thì đưa vào giống khoai tây Hà Lan. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn được triển khai đồng bộ với chương trình nuôi cà thâm canh. Nhiều vùng trũng đã chuyển sang nuôi cá đem lại thu nhập và năng suất cao. Bên cạnh những mô hình nuôi cá ở vùng trũng thì Tiên Du còn tiềm năng phát triển kinh tế vườn đồi. Để phát huy những thành tựu đạt được từ nay đến năm 2010 , Đảng bộ và nhân dân huyện Tiên Du đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Từng bước phân vùng phân vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất hàng hoá, hình thành vùng sản xuất giá trị kinh tế cao như Phú Lâm, Hiên Vân, thị trấn Lim và Liên Bão. Mở rộng diện tích trồng rau, hình thành các tụ điểm sản xuất rau xuất khẩu như rau, cà chua ở Tân Chi, Cảnh Hưng... Theo tin tức nông nghiệp khuyến nông thì xã Hiên Vân triển khai mô hình rau an toàn. Những loại rau được trồng chủ là su hào, cải bắp, súp lơ...phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương, nâng cao thu nhập cho nông dân trong sản xuất vụ đông. Hiện thôn Ngang Nội có 13 gia đình với 0,4 ha tiến hành trồng rau an toàn áp dụng mô hình nhà lưới, áp dụng công nghệ sản xuất sạch phù hợp quy định về an toàn thực phẩm. Bước đầu cho giá trị thu nhập gấp 3-4 lần rau thông thường. Sản phẩm được tiêu thụ trên các thành phố, trang web của tỉnh Bắc Ninh [31]. 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả loại hình sử dụng đất huyện Tiên Du 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu a) Về không gian Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Du, trong đó chọn 3 xã đại diện cho các vùng sản xuất để điều tra, khảo sát là: - Các xã vùng 1, là xã có núi thấp, có địa hình cao, vàn, trũng - Các xã đại diện cho vùng 2, là những xã nằm dọc theo sông Đuống. Có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất khá dày, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng thấp. Tuy nhiên, do được bồi đắp phù sa hàng năm nên đất vẫn có độ phì khá. Loại đất này khá thích hợp với việc trồng các loại hoa màu lương thực như: Lúa, ngô, khoai, mía, rau đậu các loại. Là xã có đất phù sa bồi của hệ thống sông hồng. - Các xã đại diện cho vùng 3, là xã có địa hình trũng b) Về thời gian Số liệu được thu thập trong giai đoạn 2000 - 2008. Số liệu dự kiến đến năm 2010. 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến đất đai và sản xuất nông nghiệp hàng hoá Đánh giá về các điều kiện tự nhiên + Vị trí địa lý: Xác định các vùng nghiên cứu + Điều kiện khía hậu: ảnh hưởng của khí hậu đến cơ cấu mùa vụ và năng xuất cây trồng. - Đánh giá về điều kiện kinh tế, xã hội: tình hình kinh tế nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, trình độ canh tác và loại hình sử dụng đất. - Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 3.2.2 Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp Nghiên cứu các kiểu sử dụng đất và sự phân bố các kiểu diện tích trên địa bàn huyện. 3.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá - Đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất trên các vùng đất khác nhau - Đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất - Đánh giá hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất 3.2.4 Định hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện theo hướng sản xuất hàng hoá đến năm 2010 - Những quan điểm chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa - Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa - Một số nhận xét và định hướng cho tương lai - Đề xuất các giải pháp để thực hiện định hướng đã đề ra. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Thu thập số liệu a) Tài liệu thứ cấp: thu thập tại các cơ quan lưu trữ b) Tài liệu sơ cấp: Điều tra trực tiếp bằng điều tra nông hộ theo phiếu (xem phụ lục) 3.3.2 Phương pháp đánh giá Đánh giá theo nguyên lý của FAO 3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu Tiến hành phân tích, sử lý số liệu bằng Excel 3.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá - Chỉ tiêu kinh tế: Giá trị sản xuất, chi phí trung gian, thu thập hỗn hợp, thu nhập thuần. + Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định. + Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón.... + Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa GTSX và CPTG + Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất gồm cả công lao động của một gia đình và lợi nhuận có thể nhận được trong năm. TNHH = CTSX - CPTG - Công thuê (nếu có) - Chỉ tiêu xã hội: Thu hút lao động và giải quyết việc làm cho người dân trong huyện, giá trị ngày công. - Chỉ tiêu môi trường: Đánh giá mức độ đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng tới môi trường sống. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất nông nghiệp huyện Tiên Du 4.1.1 Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25 km về phía Bắc. Toạ độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 200 05’ 30” đến 210 11’ 00” độ vĩ Bắc và từ 1050 58’ 15” đến 1060 06’ 30” độ kinh Đông. Sau khi có điều chỉnh theo địa giới hành chính mới theo Nghị định 60/2007/NĐ-CP tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tiên Du là: 9.568,65 ha, với 14 đơn vị hành chính (2 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh chuyển về thành phố Bắc Ninh), gồm 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (Liên Bão, Đại Đồng, Phật Tích, Hiên Vân, Lạc Vệ, Nội Duệ, Tri Phương, Hoàn Sơn, Tân Chi, Minh Đạo, Cảnh Hưng, Việt Đoàn, Phú Lâm). Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phương sau: - Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong. - Phía Nam giáp huyện Thuận Thành. - Phía Đông giáp huyện Quế Võ. - Phía Tây giáp huyện Từ Sơn. - Trên địa bàn huyện có 3 tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 và đường sắt chạy qua, nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm. Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hoá lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hoá: như chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích ... Tiên Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như: nghề xây dựng ở Nội Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm. Với vị trí địa lý như vậy Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. b) Địa hình Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong huyện đều có độ dốc <30 (trừ một số đồi núi thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi Bát Vạn, núi Đông Sơn có độ cao từ 20 - 120 m, chiếm diện tích nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0 m so với mặt nước biển. Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. c) Khí hậu và thủy văn Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa biến động thất thường qua các năm, lượng mưa/tháng từ 125,2 mm (tháng 10) đến 283,3 mm (tháng 8) và thường phân bố không đều trong năm, vào._.ương đối phong phú. Vùng 1 kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất là dưa xuân- lúa mùa- cà chua với mức thu nhập hỗn hợp 67.288,00 nghìn đồng/ha, vùng 2 kiểu sử dụng đất lúa xuân- lúa mùa- khoai tây cho hiệu quả cao nhất với mức TNHH là 64.106,00 nghìn đồng/ha. Vùng 3 kiểu sử dụng đất trồng hoa cho hiệu quả cao nhất và cao hơn cả vùng 1, vùng 2 với mức TNHH là 170.231,00 nghìn đồng/ha. Hiệu quả xã hội kiểu sử dụng đất thu hút nhiều lao động nhất là hoa với 1.923 ngày công/ha, tiếp đó là cây cảnh với 1.794 ngày công/ha. Tất cả các kiểu sử dụng đất do việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đều ảnh hưởng xấu đến môi trường. Mức sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở Tiên Du còn chưa cân đối và hợp lý. 2. Thị trường hàng hoá của huyện Tiên Du cần được phát triển mạnh hơn sang các vùng lân cận và trao đổi các loại hàng hoá nông sản tập trung hơn. 3. Trong tương lai, cùng với việc diện tích đất nông nghiệp giảm do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp khác, việc mở rộng diện tích các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao, thu hút nhiều lao động, giảm dần những diện tích các kiểu sử dụng đất có hiệu quả thấp hơn là rất cần thiết. 5.2 Kiến nghị Đối với tỉnh cũng như huyện cần có chính sách tăng cường đầu tư vật chất, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp hàng hoá. Huyện cần triển khai đồng bộ các giải pháp giúp người nông dân phát triển sản xuất hàng hoá trên cơ sở tận dụng tiềm năng đất đai và kinh tế - xã hội của huyện. Cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho phát triển nông nghiệp như: miễn giảm các khoản đóng góp cho nông nghiệp, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cần tăng cường đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất hàng hoá đem lại hiệu quả cao từ đó nhân rộng các mô hình khác. Nếu được nghiờn cứu tiếp, cú thể phõn tớch xử lý chi tiết, cụ thể hơn tỏc động của vấn đề sử dụng phõn bún, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kớch thớch sinh trưởng đến mụi trường đất nước, khụng khớ và chất lượng nụng sản. Từ đú sẽ cú những kết luận chuẩn xỏc hơn về hiệu quả sử dụng đất nụng nghiệp. Tài liệu tham khảo A- Tài liệu trong nước 1. Hà Thị Thanh Bình (2000), Bài giảng hệ thống canh tác nhiệt đới, trường ĐHNN1, Hà Nội 2. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội. 3. Các Mác(1949), Tư bản luận- Tâp III, NXB sự thật, Hà Nội 4. Trần Thị Minh Châu (2007) về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội. 5. Đỗ Kim Chung (1999), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các vùng kinh tế lãnh thổ Việt Nam. 6. Đường Hồng Dật và cộng sự (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam. 7. Phạm Thị Mỹ Dung, Phân tích thống kê Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 8. Lê Ngọc Dương, Trần Công tá (1999), Nguyên lý kinh tế nông nghiệp (tài liệu dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam (Trang web của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn). 10. Tô Đắc Hạnh, Phạm Văn Linh (2000), Phát triển kinh tế hàng hóa trong nông thôn các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Quyền Đình Hà (2006), Bài giảng Kinh tế đất, Tường đại học nông nghiệp Hà nội. 12. Đỗ Nguyên Hải (2000), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất Nông nghiệp của huyện Tiên Sơn – Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường đại học nông nghiệp Hà Nội. 13. Đỗ Nguyên Hảo (1999). “Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp”, Khoa học đất, số 11, trang 120. 14. Hệ thống canh tác – Trường đại học Cần thơ xuất bản. 15. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, NXB thống kê, Hà Nội. 16. Hội khoa học đất, Đất Việt nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội – 2000. 17. Vũ Ngọc Hùng (2002), Khảo sát diễn biến các loại hình sử dụng đất trong nghiên cứu sử dụng đất hợp lý tài nguyên đất đai vùng ven biển, khu vực huyện Hòa Bình và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Nguyễn Văn Nam (2005), Thị trường sản xuất nhập khẩu rau quả, NXB thống kê, trang 107. 19. Lê Văn Minh (2005), Nông nghiệp nông thôn - chuyển mình trước vận hội mới. 20. Luật đất đai Việt Nam (1993), NXB chính trị quốc gia 21. Trần An Phong và cộng sự, (1996), Các vùng sinh thái nông nghiệp Việt -Nam, kết quả nghiên cứu thời kỳ 1986 – 1996, NXBNN, Hà Nội. 22. Nguyễn Trung Quế, Lê Hồng Sơn, Lê Văn Bầm, Phạm Văn Khiên, Đỗ Văn Vinh (2004), Chuyển đổi kinh tế huyện Thuận Thành- Hà Bắc. 23. Lương Xuân Quỳ (1996), Những biện pháp tổ chức và quản lý phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa và đổi mới nông nghiệp nông thôn Bắc Bộ, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 24.Thái Phiên, Nguyễn Từ Siêm (1998), Canh tác bền vững trên đất dốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 25. RoSemary (1994). Hướng dẫn sử dụng đất nông nghiệp bền vững, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 26. Nguyễn Ngọc Sẫm- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề suất theo hướng sản xuất hàng hóa Tứ Kỳ - Hải Dương, Luận văn thác sỹ Nông nghiệp 2002. 27. Đặng Kiên Sơn và cộng sự (2002), Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp nông thôn, NXB thống kê, Hà Nội. 28. Sử dụng đất, (Trang web của Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) 29. Nguyễn ích Tân (2000), Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế một số vùng úng trũng Đồng Bằng sông Hồng, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. 30. Vũ Thị Thanh Tâm (2007), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hoá của huyện Kiến Thuỵ - T.P Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Hà Nội. 31. Tin tức nông nghiệp khuyến nông ( Trang web của tỉnh Bắc Ninh). 32. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc trung bộ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 33. Thế giới chung tay khắc phục tình trạng khô cằn, (Trang web của Cục bảo vệ môi trường- Bộ tài nguyên và Môi trường). 34. Thế giới với vấn đề sa mạc và hoang mạc hóa, (Trang web của Cục bảo vệ môi trường- Bộ tài nguyên và Môi trường). 35. Nguyễn Duy tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 36. Tạ Đình Thi (2007), Bàn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 2. 37. Hoàng Văn Thông (2002), Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, Luận văn thác sỹ nông nghiệp, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. 38. Hoàng Văn Thông (2002), Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp, Trường ĐHNN I, Hà Nội. 39. Vũ Phương Thụy (2001), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà nội, Luận án tiến sỹ kinh tế trường đại học nông nghiệp Hà Nội. 40. Vũ Thị Ngọc Trâm (1997), Phát triển nông hộ sản xuất hàng hóa ở vùng Đồng Bằng sông Hồng, Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. 41. Vũ Ngọc Trấn (1996), Phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hoá ở vùng ĐBSH. Kết quả nghiên cứu khoa học thời kỳ 1986 -1996, NXBNN, Hà Nội. 42. Đào Thế Tuấn (2007), Vấn Đề phát triển nông nghiệp nước ta trong thời kỳ mới, tạp chí cộng sản - số 122/2007. 43. Trần Văn Tý (2004), Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông sản hàng hóa tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ, Trường đại học nông nghiệp Hà Nội. 44. Phạm Dương ứng và Nguyễn Khang (1993), Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam, hội thảo khoa học về quản lý và sử dụng đất bền vững, Hà Nội. 45. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2006), Đánh giá tác động của các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được công nhận trong 10 năm qua đối với ngành nông nghiệp. B- Tài liệu nước ngoài 46. ESCAp/FAO/UNIDO (1993), Balanced Fertiliter Use It Peactical Imprtance and Guidelines For Ageiculture in Asia Pacific Region. United nation New York, P.11-43. 47. Smyth A.J and Dumanski J. (1993), FELM An International Frame works For Evaluatiny Sustainable land Management, World soil Repon 73, FAO – Rome. Phụ lục Phụ lục 1. Các loại đất huyện Tiên Du 1- Đất phù sa hệ thống sông Hồng được bồi hàng năm (Phb) Có diện tích 330,46 ha chiếm 3,45% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố dọc theo sông Đuống, tập trung tại các xã Cảnh Hưng, Minh Đạo, Tân Chi. Đất được hình thành bởi phù sa của sông Đuống. Tính chất của đất phù sa là được bồi thường xuyên vào những mùa mưa lũ (tháng 7, tháng 8), thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất khá dày, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng thấp. Tuy nhiên, do được bồi đắp phù sa hàng năm nên đất vẫn có độ phì khá. Loại đất này khá thích hợp với việc trồng các loại hoa màu lương thực như: Lúa, ngô, khoai , mía, rau đậu các loại. 2- Đất phù sa hệ thống sông Hồng không được bồi (Ph) Có diện tích 609,63 ha chiếm 6,37% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các xã: Đại Đồng, Tri Phương, Minh Đạo, Tân Chi. Đất được hình thành ở địa hình cao hơn so với đất phù sa được bồi hàng năm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, ít chua, nghèo lân tổng số và lân dễ tiêu, kali tổng số và kali dễ tiêu khá cao, các chất dinh dưỡng khác trung bình. Đây là loại đất có khả năng thâm canh, tăng vụ mở rộng diện tích cây vụ đông. 3- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng của hệ thống sông Hồng (Phg) Diện tích 3.331,94 ha chiếm 34,82% tổng diện tích đất tự nhiên. Loại đất này chiếm diện tích lớn nhất, phân bố hầu hết các xã trong huyện, tập trung thành những cánh đồng lớn. Đất được hình thành ở địa hình vàn, vàn thấp, trong điều kiện ngập nước, gley yếu đến trung bình. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, đất chua, hàm lượng mùn và đạm khá, lân dễ tiêu nghèo. Đây là loại đất đang trồng 2 vụ lúa có năng suất cao, ổn định, cần có biện pháp cải tạo mở rộng diện tích cây vụ đông. 4- Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (Phf) Diện tích 686,54 ha chiếm 7,17% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các xã: Hoàn Sơn, Liên Bão, Phú Lâm, Việt Đoàn, Lạc Vệ. Đất thường hình thành ở địa hình cao hơn các loại phù sa khác. Do các chất kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi, sắt nhôm tích tụ tạo nên các tầng loang lổ đỏ vàng. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, phản ứng đất chua vừa. Có thể thâm canh tăng vụ trên loại đất này nếu được tưới tiêu chủ động. 5- Đất phù sa gley của hệ thống sông Thái Bình (Ptg) Diện tích 762,07 ha chiếm 7,96% tổng diện tích đất tự nhiên, được phân bố tập trung chủ yếu ở xã Phú Lâm. Giống như đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng, loại đất này thường ở địa hình thấp. Hiện tại trên loại đất này đang trồng lúa nước 2 vụ ổn định, muốn tăng năng suất cần phải tăng cường bón vôi, lân để cải tạo đất. 6- Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thông sông Thái Bình (Ptf) Diện tích 321,61 ha chiếm 3,36% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung chủ yếu ở xã Phú Lâm. Giống như đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng của hệ thống sông Hồng (Phf), loại đất này thường ở địa hình cao, nhưng quá trình tích tụ sắt nhôm mạnh hơn nên đất có phản ứng chua hơn. Nếu được tưới tiêu chủ động có thể thâm canh tăng vụ trên loại đất này. 7- Đất phù sa úng nước (Pj) Diện tích 354,02 ha chiếm 3,70% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các xã: Phú Lâm, Phật Tích, Nội Duệ. Loại đất này ở địa hình thấp nhất (trũng) thường bị úng nước sau khi mưa. Vì vậy cần phải củng cố hệ thống tiêu nước để trồng ổn định 2 vụ lúa. Những nơi khó tiêu nước nên chuyển sang 1 vụ lúa + 1 vụ cá. 8- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B) Diện tích 572,40 ha chiếm 5,98% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Hoàn Sơn. Đặc điểm chính của loại đất này (đặc biệt ở lớp mặt) là thành phần cơ giới thô, nghèo sét, màu sắc lớp đất mặt thường có màu xám - trắng. Quá trình rửa trôi theo chiều sâu là nguyên nhân chính tạo nên tầng tích tụ sét. Loại đất này có một số ưu điểm như: khả năng thoát nước nhanh, dễ làm đất, thích hợp với nhiều cây có củ và cây ưa cơ giới nhẹ, có độ phì nhiêu thấp, cần có biện pháp cải tạo nâng cao độ phì nhiêu cho đất, đặc biệt là bón phân chuồng để cải tạo kết cấu đất. 9- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fx) Diện tích 287,09 ha chiếm 3 % tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các xã: Hoàn Sơn, Phật Tích, Hiên Vân và thị trấn Lim. Đây là loại đất được hình thành tại chỗ trên những đồi núi độc lập giữa đồng bằng, đất thường có thành phần cơ giới nhẹ, tầng mỏng, lẫn nhiều đá, phản ứng chua. Nên trồng rừng phủ xanh những nơi còn trống trọc để cải thiện môi trường đất. 10- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) Diện tích 126,18 ha chiếm 1,32% tổng diện tích đất tự nhiên. Khác với loại đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất dốc thường được bồi tụ các sản phẩm từ trên xuống, lớp đất mặt thường có màu xám thẫm, thành phần cơ giới nặng. Tuy nhiên, do quá trình canh tác lúa nước lâu đời, tình trạng ngập nước thường xuyên dẫn tới môi trường bị yếm khí, hình thành tầng đất có màu xám xanh (gley). Để đạt năng suất cao cần cải tạo đất bằng cách cày ải để cải tạo môi trường đất. Phụ lục 2 Kết quả điều tra diện tích, năng suất, sản lượng theo giống lúa STT Tên giống Diện tích(ha) Năng suất bình quân (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Toàn huyện 5.903,37 63,12 3.6861,99 I Lúa thuần 4.872,42 61,39 2.2489,72 1 Xi23 209,40 61,10 1.279,43 2 C70 716,40 59,20 4.241,09 3 Q5 936,24 63,90 5.982,57 4 KD 1.618,10 61,50 9.951,32 5 Khác 169,03 61,25 1.035,31 Nhóm giống lúa hàng hoá 1.223,25 57,63 7.050,94 6 N9603 304,40 47,20 1.436,77 7 N46 60,60 61,10 370,27 8 Bắc thơm, HT 343,63 61,10 2.099,58 9 N87, N97 514,62 61,10 3.144,33 II Lúa lai 1.030,95 70,33 7.321,33 1 CNR36 230,20 72,20 1.662,04 2 BTST 67,60 70,40 475,90 3 6511,00 96,67 69,40 670,89 4 527,00 380,34 70,25 2.671,89 5 838,00 34,90 70,60 246,39 6 28,00 4,30 68,60 29,50 7 Syn6 211,96 72,20 1.530,35 8 BTE1 4,98 69,00 34,36 Phụ lục 3 Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng năm 2008 TT Các loại cây trồng ĐVT Tổng số 1 Lúa xuân Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/ha Tấn 5.810,17 63,11 36.668 2 Lúa mùa Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/ha Tấn 5.796,57 63,71 36.929,9 3 Ngô đông Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/ha Tấn 197,50 38,78 765,90 4 Ngô xuân Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/ha Tấn 142,7 39,39 562,09 5 Đỗ tương Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/ha Tấn 126,7 11,63 146,77 6 Khoai tây Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/ha Tấn 88,5 110,80 980,58 7 Bắp cải Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/ha Tấn 78,3 65,10 509,73 8 Su hào Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/ha Tấn 95,3 29,09 277,22 9 Cà chua Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/ha Tấn 70,7 146,81 1.037,94 10 Dưa xuân Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/ha Tấn 86,6 94,18 815,59 11 Chè Diện tích Năng suất Sản lượng Ha Tạ/ha Tấn 2,7 24,93 6,48 Nguồn [Phòng Thống Kê] Phụ lục 4 Giá cả một số loại sản phẩm nông nghiệp huyện Tiên Du năm 2008 Thứ tự Cây trồng Đơn giá (đồng/kg) 1 Lúa xuân 3.900 2 Lúa mùa 3.700 3 khoai tây 2.100 4 Bắp cải 3.000 5 Đậu tương 8.000 6 Ngô 4.000 7 Cà chua 5.000 8 Cá 20.000 9 Dưa chuột 3.300 10 Su hào 6.000 11 Chè tươi 7.000 Phụ lục 5 Hiệu quả kinh tế từng loại cây trồng - Hiệu quả kinh tế từng loại cây trồng vùng 1 Cây trồng Tính trên 1 ha(1000đ) LĐ Giá trị của một công lao động GTSX CPTG GTGT TNHH GTSX/LĐ GTGT/LĐ Lúa Xuân 29.788 5.236 24.552 24.152 293 101,67 83,79 Lúa Mùa 22.917 5.247 17.670 17.350 279 82,14 63,33 Khoai Tây 35.962 9.093 26.869 26.469 265 135,71 101,39 Cà chua 65.707 27.292 38.415 38.015 464 141,61 82,79 Bắp cải 39.740 9.985 29.755 29.435 309 128,61 96,29 Chè 17.623 4.183 13.440 13.440 311 56,59 43,16 Đậu tương 28.064 3.833 24.231 23.991 274 102,42 88,43 Ngô đông 19.349 3.337 16.012 15.852 275 70,36 58,22 Su hào 28.128 9.757 18.371 18.131 334 84,22 55,00 Ngô xuân 18.790 3.067 15.723 15.643 245 76,69 64,18 Dưa chuột 41.670 10.062 31.608 31.448 361 115,43 87,56 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra - Hiệu quả kinh tế từng loại cây trồng vùng 2 Cây trồng Tính trên 1 ha (1000đ) LĐ Tính trên công lao động (1000đ) GTSX CPTG GTGT TNHH GTSX/LĐ GTGT/LĐ Lúa Xuân 29.967 5.233 24.734 24.334 289 103,69 85,58 Lúa Mùa 23.124 5.170 17.954 17.634 274 84,39 65,53 Khoai Tây 35.051 8.931 26.120 25.720 316 110,92 82,66 Cà chua 58.944 26.992 31.952 31.632 392 150,37 81,51 Bắp cải 37.097 9.651 27.446 27.206 319 116,29 86,04 Đậu tương 27.173 2.820 24.353 24.033 283 96,02 86,05 Ngô đông 21.067 3.306 17.761 17.361 281 74,97 63,21 Su hào 27.802 7.069 20.733 20.413 336 82,74 61,71 Ngô xuân 18.469 3.067 15.402 15.002 256 72,14 60,16 Dưa chuột 45.475 10.458 35.017 34.617 364 124,93 96,20 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra - Hiệu quả kinh tế từng loại cây trồng vùng 3 Cây trồng Tính trên 1ha (1000đ) LĐ Tính trên ngày công (1000đ) GTSX CPTG GTGT TNHH GTSX/LĐ GTGT/LĐ Lúa Xuân 28.325 5.000 23.325 22.925 301 94,10 77,49 Lúa Mùa 21.976 4.990 16.986 16.586 276 79,62 61,54 Cà chua 56.136 22.558 33.578 32.778 441 127,29 76,14 Cây cảnh 236.835 83.377 153.458 152.658 1.804 131,28 85,07 Hoa 207.072 36.305 170.768 169.968 1.933 107,12 88,34 Cá 45.896 12.659 33.237 32.837 285 161,04 116,62 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Phụ lục 6 So sánh hiệu quả các loại cây trồng trên địa bàn huyện TNHH/ha của các loại cây trồng huyện Tiên Du Qua những số liệu điều tra được, có thể thấy rõ các loại cây trồng cho hiệu quả cao trên địa bàn huyện là hoa cây cảnh, cà chua, khoai tây, lúa xuân, lúa mùa, cá. Hoa cây cảnh và nuôi cá cho giá trị kinh tế rất cao . Hoa cây cảnh và cá được trồng và nuôi ở vùng 3. Với lợi ích đạt được khá cao, trong tương lai, huyện cần mở rộng diện tích các loại cây trồng mới này nhằm đem lại GTSX trồng trọt cao hơn. Cây cà chua là cây đem lại hiệu quả kinh tế khá cao của huyện. Sản phẩm thu được từ cây cà chua bán rất nhiều trên thị trường. Những cây trồng trên đòi hỏi nhiều chi phí trung gian và đòi hỏi nhiều lao động. Bên cạnh đó thì lúa xuân, lúa mùa cũng cho hiệu quả kinh cao mà CPTG ở mức trung bình. Huyện đã đưa nhiều giống lúa lai đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mấy năm gần đây, huyện đã chú trọng việc gieo trồng các giống lúa có chất lượng cao, các giống ngắn ngày, cung cấp phần lớn thóc gạo cho các vùng lân cận. Các giống lúa lai mới đưa vào là D ưu 527, SYN6 và CNR36....Cá được nuôi vào vụ mùa ở những chân đất trũng với các loại cá trôi, trắm, mè, chép...Hiện nay, huyện đã có quy hoạch cụ thể để mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản nhằm đạt giá trị cao hơn. Phụ lục 7 Thời vụ gieo trồng một số cây trồng chính TT Cây trồng Thời vụ Lịch gieo Lịch thu hoạch 1 Lúa xuân Tháng 12 Tháng 5 năm sau 2 Lúa mùa Tháng 6 Tháng 10 3 Bắp cải sớm Đầu tháng 8 Tháng 10, tháng 11 4 Bắp cải chính vụ Tháng 10 Tháng 12, tháng 1 5 Bắp cải muộn Tháng 11, tháng 12 Tháng 2, tháng 3 năm sau 9 Su hào sớm Tháng 8 Tháng 10, 11 10 Su hào chính vụ Tháng 10 Tháng 12, tháng 1 11 Su hào muộn Tháng 11, tháng 12 Tháng 2, tháng 3 năm sau 12 Dưa chuột xuân Tháng 2, tháng 3 Tháng 5, tháng 6 15 Đậu tương hè Tháng 6 Tháng 9 16 Đậu tương thu đông Tháng 10 Tháng 1 năm sau 17 Ngô xuân Tháng 1, tháng 2 Tháng 6 19 Ngô đông Cuối tháng 9 Tháng 1 năm sau 20 Khoai tây xuân Tháng 12 Tháng 3 năm sau 21 Khoai tây đông Tháng 10 Tháng 1, tháng 2 năm sau 22 Cà chua xuân Tháng 1, tháng 2 Tháng 5, tháng 6 23 Cà chua đông Tháng 9, tháng 10 Tháng 12, tháng 1 24 Cà chua hè thu Tháng 7, tháng 8 Tháng 11 Phụ lục 8 Giá một số loại vật tư, lao động nông nghiệp ở Tiên Du năm 2008 Giá công LĐ, vật tư nông nghiệp ĐVT Giá bán Giá các hàng hoá nông sản ĐVT Giá bán 1.Đạm Urê 2.Kaliclorua 3.Lân sufe 4.Thuốc sâu 5.Thuốc trừ cỏ 6.Lilon 0,007ml 7.Vôi bột 8.Thóc tẻ giống thường 9.Giống lúa lai TQ 10.Lạc giống 11.Đỗ tương giống 12.Ngô giống 13.Giống dưa XK 14.Khoai tây giống 15.Giống bắp cải 16.Làm đất thủ công 17.Làm đất cơ giới 18.Công LĐ vào mùa vụ 19.Công LĐ nông nhàn 20.Công cấy 21.Tuốt lúa bằng máy đ/kg đ/kg đ/kg đ/lọ đ/lọ đ/kg đ/kg đ/kg đ/kg đ/kg đ/kg đ/kg đ/kg tr/kg đ/kg đ/ha đ/ha đ/ngày đ/công đ/công đ/ha 5.000 4.500 1.900 6.200 6.000 18.000 400 6.000 25.000 15.000 10.000 5.000 2.900 8.000 2.700 600.000 400.000 80.000 40.000 80.000 540.000 1.Thóc tẻ thường 2.Thóc nếp 3.Ngô hạt 4.Ngô bắp tươi 5.Lạc vỏ 6.Đậu tương 7.Đậu xanh hạt 8.Khoai lang 9.Khoai tây 10.Dưa chuột 11.Cà chua 12.Bắp cải 14.Su hào đ/kg đ/kg đ/kg đ/bắp đ/kg đ/kg đ/kg đ/kg đ/kg đ/kg đ/kg đ/kg đ/kg 3.900 4.500 4.000 800 9.000 8.000 17.000 1.500 2.000 3.500 4.000 3.000 6.000 Phụ lục 9 Giá thuê lao động của các kiểu sử dụng đất vùng 1 Kiểu sử dụng đất LĐ thuê mùa vụ Giá thuê Thành tiền LĐ nông nhàn Giá thuê Thành tiền Chân đất cao Ngô xuân - Ngô đông 220 80 17.600 300 40 12.000 Ngô xuân - Đậu tương - Cà chua 340 80 27.200 643 40 25.720 Chè 170 80 13.600 141 40 5.657 Chân đất vàn Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 370 80 29.600 477 40 19.080 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 360 80 28.800 477 40 19.080 Lúa xuân - Lúa mùa - Su hào 380 80 30.400 526 40 21.040 Dưa xuân - Lúa mùa - Bắp Cải 320 80 25.600 629 40 25.160 Dưa xuân - Lúa mùa - Cà chua 480 80 38.400 624 40 24.960 Ngô xuân - Đậu tương- Ngô đông 330 80 26.400 464 40 18.560 Chân đất trũng Lúa xuân - Lúa mùa 210 80 16.800 362 40 14.480 Phụ lục 10 Giá thuê lao động của các kiểu sử dụng đất vùng 2 Kiểu sử dụng đất LĐ thuê mùa vụ Giá thuê Thành tiền LĐ nông nhàn Giá thuê Thành tiền Tổng tiền Chân đất vàn Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 350 80 28.000 494 40 19.760 47.760 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây 420 80 33.600 459 40 18.360 51.960 Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải 370 80 29.600 512 40 20.480 50.080 Da xuân - Lúa mùa - Ngô đông 380 80 30.400 539 40 21.560 51.960 Ngô xuân - Lúa mùa - Su hào 375 80 30.000 491 40 19.640 49.640 Cà chua - Đậu tương - Su hào 420 80 33.600 591 40 23.640 57.240 Ngô xuân - Đậu tương - Ngô đông 320 80 25.600 500 40 20.000 45.600 Chân đất trũng Lúa Xuân - Lúa mùa 270 80 21.600 293 40 11.720 33.320 Phụ lục 11 Giá thuê lao động của các kiểu sử dụng đất vùng 3 Kiểu sử dụng đất LĐ thuê mùa vụ Giá thuê Thành tiền LĐ nông nhàn Giá thuê Thành tiền Tổng tiền Chân đất vàn Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua 450 80 36.000 568 40 22.720 58.720 Lúa xuân - Lúa mùa 260 80 20.800 317 40 12.680 33.480 Hoa 450 80 36.000 1.483 40 59.320 95.320 Cây cảnh 370 80 29.600 1.434 40 57.360 86.960 Chân đất trũng Lúa xuân - Lúa mùa 280 80 22.400 297 40 11.880 34.280 Lúa - Cá 270 80 21.600 316 40 12.640 34.240 Cá 90 80 7.200 195 40 7.800 15.000 Lúa xuân 110 80 8.800 191 40 7.640 16.440 Phụ lục 12. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các vùng 1 Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG TNHH TN thuần Tổng Chân đất cao Ngô xuân - Ngô đông * *** * ** ******* Ngô xuân - Đậu tương - Cà chua ***** * *** **** ************ Chè * *** * * ****** Chân đất vàn Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông *** ** ** ** ********* Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây **** ** *** **** ************* Lúa xuân - Lúa mùa - Su hào **** * ** * ******** Dưa xuân - Lúa mùa - Bắp Cải ***** * *** **** ************* Dưa xuân - Lúa mùa - Cà chua ***** * *** *** ************ Ngô xuân - Đậu tương- Ngô đông ** ** ** *** ********* Chân đất trũng Lúa xuân - Lúa mùa ** ** ** ** ******** Đánh giá hiệu quả kinh tế của các vùng 2 Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG TNHH TN thuần Tổng Chân đất vàn Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông *** ** ** *** ********** Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây **** ** *** *** ************ Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải **** * *** **** ************ Dưa xuân - Lúa mùa - Ngô đông **** ** *** *** ************ Ngô xuân - Lúa mùa - Su hào *** ** ** ** ********* Cà chua - Đậu tương - Su hào ***** * *** *** ************ Ngô xuân - Đậu tương - Ngô đông *** *** ** *** *********** Chân đất trũng Lúa Xuân - Lúa mùa ** ** ** ** ********* Đánh giá hiệu quả kinh tế của các vùng 3 Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG TNHH TN thuần tổng Chân đất vàn Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua ***** * *** *** ************* Lúa xuân - Lúa mùa ** *** ** ** ********* Hoa ***** * *** **** ************* Cây cảnh ***** * *** **** ************* Chân đất trũng Lúa xuân - Lúa mùa ** *** * ** ******** Lúa - Cá *** ** ** **** *********** Cá ** ** * *** ******** Lúa xuân * * * ** ***** Phụ lục 13. Đánh giá hiệu quả xã hội của các vùng 1 Kiểu sử dụng đất LĐ GTSX/LĐ GTGT/LĐ Tổng Chân đất cao Ngô xuân - Ngô đông * * ** **** Ngô xuân - Đậu tương - Cà chua *** *** *** ********* Chè * * * *** Chân đất vàn Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông ** ** ** ****** Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây ** *** *** ******** Lúa xuân - Lúa mùa - Su hào *** ** ** ******* Dưa xuân - Lúa mùa - Bắp Cải *** *** *** ********* Dưa xuân - Lúa mùa - Cà chua *** *** *** ********* Ngô xuân - Đậu tương- Ngô đông * ** ** ***** Chân đất trũng Lúa xuân - Lúa mùa * ** ** ***** Đánh giá hiệu quả xã hội của các vùng 2 Kiểu sử dụng đất LĐ GTSX/LĐ GTGT/LĐ Tổng Chân đất vàn Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông ** ** ** ****** Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây ** *** ** ******* Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải ** *** *** ******** Dưa xuân - Lúa mùa - Ngô đông *** ** ** ******* Ngô xuân - Lúa mùa - Su hào ** ** ** ****** Cà chua - Đậu tương - Su hào *** *** ** ******** Ngô xuân - Đậu tương - Ngô đông ** ** ** ****** Chân đất trũng Lúa Xuân - Lúa mùa * ** ** ***** Đánh giá hiệu quả xã hội của các vùng 3 Kiểu sử dụng đất LĐ GTSX/LĐ GTGT/LĐ Tổng Chân đất vàn Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua *** *** ** ******** Lúa xuân - Lúa mùa * ** ** ***** Hoa *** *** *** ********* Cây cảnh *** *** *** ********* Chân đất trũng Lúa xuân - Lúa mùa * ** ** ***** Lúa - Cá * *** *** ******* Cá * *** *** ******* Lúa xuân * ** ** ***** Phụ lục 14. Đánh giá hiệu quả môi trường của các vùng 1 Kiểu sử dụng đất Phân bón Thuốc bảo vệ thực vật tổng Chân đất cao Ngô xuân - Ngô đông ** ** **** Ngô xuân - Đậu tương - Cà chua ** * *** Chè ** * *** Chân đất vàn Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông * ** *** Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây ** ** **** Lúa xuân - Lúa mùa - Su hào * ** *** Dưa xuân - Lúa mùa - Bắp Cải * ** *** Dưa xuân - Lúa mùa - Cà chua * * ** Ngô xuân - Đậu tương- Ngô đông ** * *** Chân đất trũng Lúa xuân - Lúa mùa ** ** **** Đánh giá hiệu quả môi trường của các vùng 2 Kiểu sử dụng đất Phân bón Thuốc bảo vệ thực vật Tổng Chân đất vàn Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông * ** *** Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây ** ** **** Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải * ** *** Dưa xuân - Lúa mùa - Ngô đông ** ** **** Ngô xuân - Lúa mùa - Su hào * ** *** Cà chua - Đậu tương - Su hào * * ** Ngô xuân - Đậu tương - Ngô đông ** ** **** Chân đất trũng Lúa Xuân - Lúa mùa ** ** **** Đánh giá hiệu quả môi trường của các vùng 3 Kiểu sử dụng đất Phân bón Thuốc bảo vệ thực vật tổng Chân đất vàn Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua ** * *** Lúa xuân - Lúa mùa ** ** **** Hoa * * ** Cây cảnh * * ** Chân đất trũng Lúa xuân - Lúa mùa ** * *** Lúa - Cá ** ** **** Cá * ** *** Lúa xuân ** ** **** Phụ lục 15 Chi phí vật chất trung bình của cây trồng và nuôi cá (tính trên 1ha) Đạm Lân Kali Phân chuồng Cám cá Giống Cây trồng L.bón Tiền L.bón Tiền L.bón Tiền L.bón Tiền L.bón Tiền Tiền Thuốc trừ sâu Chi phí khác Tổng (kg) (đồng) (kg) (đồng) (kg) (đồng) (Tấn) (đồng) (kg) (đồng) (đồng) (đồng) (đồng) (đồng) Lúa xuân 140,9 704500 83,33 158327 81,1 499950 6,8 680000 0,00 0,00 450000 520000 2050000 5062777 Lúa mùa 115,00 575000 97,20 184680 54,6 245700 6,9 690000 0,00 0,00 450000 420000 2630000 5195380 Khoai tây 194,40 972000 321,1 610090 138,9 625050 11,3 1130000 0,00 0,00 1280000 1500000 2810000 8927140 Ngô đông 150,00 750000 194,4 369360 73,3 329850 4,1 410000 0,00 0,00 40000 120000 1490000 3509210 Đậu tơng 29,20 146000 61,1 116090 63,9 287550 2,3 230000 0,00 0,00 210000 1950000 910000 3849640 Cà chua 250,00 1250000 172,2 327180 186,1 837450 12,2 1220000 0,00 0,00 260000 2500000 2300000 8694630 Bắp cải 220,00 1100000 194,4 369360 166,7 750150 6,3 630000 0,00 0,00 80000 5200000 1080000 9209510 Dưa chuột 150 750000 76,7 145730 140 630000 7,1 710000 0,00 0,00 2000000 2000000 4000000 10235730 Ngô xuân 180,6 903000 208,3 395770 101,1 454950 4,5 450000 0,00 0,00 40000 110000 890000 3243720 Su hào 315,00 1575000 317,2 602680 95,9 1097550 7,1 710000 0,00 0,00 840000 1050000 1980000 7855230 Chè 150,00 750000 191,00 362900 48,00 666000 25,1 2510000 0,00 0,00 0,00 180000 170000 4638900 Cây cảnh 280 1400000 324 615600 81 364500 148 14800000 0,00 0,00 36990000 7850000 21.234.000 83254100 Hoa 290 1450000 328 623200 79 355500 195 19500000 0,00 0,00 4290000 5940000 3.950.000 36108700 Cá 0,00 0 0,00 0 0,00 0 2 2000000 2000 3500000 4000000 0,00 3100000 12600000 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL09031.doc
Tài liệu liên quan