Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội

Tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội: ... Ebook Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội

doc102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O TR¦êNG §¹I HäC N¤NG NGHIÖP Hµ NéI ---------------------------- l©m thÞ ®µo nguyªn ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC – THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUËN V¡N TH¹C SÜ N¤NG NGHIÖP Chuyªn ngµnh : QU¶N Lý §ÊT §AI M· sè : 60.62.16 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc : pgs.ts. nguyÔn v¨n dung Hµ NéI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Lâm Thị Đào Nguyên LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Dung, là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn. Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND huyện Mỹ Đức các phòng ban và nhân dân các xã trong huyện, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình và người thân. Với tấm lòng chân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Tác giả luận văn Lâm Thị Đào Nguyên MỤC LỤC STT Nội dung Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Chú giải CPTG Chi phí trung gian GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất LĐ Lao động LUT Loại hình sử dụng đất (Land Use Type) KT – XH Kinh tế - xã hội CNH – HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá HTX Hợp tác xã XDCB Xây dựng cơ bản BVTV Bảo vệ thực vật ATTP An toàn thực phẩm DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1. Các loại đất huyện Mỹ Đức 35 4.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất 2005 – 2007 41 4.3. Hiện trạng sử dụng đất đai phân theo mục đích năm 2008 47 4.4. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất ngành trồng trọt 48 4.5. Kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện (2006 - 2008) 50 4.6. Phân vùng nông nghiệp huyện Mỹ Đức 53 4.7. Các công thức luân canh trên đất canh tác 55 4.8. Hiệu quả kinh tế các cây trồng vùng I 57 4.9. Hiệu quả kinh tế các cây trồng vùng II 59 4.10. Hiệu quả kinh tế các cây trồng vùng III 59 4.11. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng I 60 4.12. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng II 62 4.13. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng III 62 4.14. Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các kiểu sử dụng đất tính trung bình cho 1 ha trên 3 vùng 63 4.15. Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công 64 4.16. So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân theo quy trình cân đối và hợp lý 69 4.17. So sánh lượng thuốc BVTV phun thực tế cho cây rau với lượng thuốc khuyến cáo phun 70 4.18. Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên một số công thức luân canh lúa - màu 71 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, sử dụng đất (đặc biệt là đất canh tác) bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ: Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá: Bất kỳ nước nào, đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi: Toàn lục chỉ còn 13.340 triệu ha. Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu ha. Hiện chúng ta mới khai thác được 1.500 triệu ha đất canh tác. Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuât: Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác. Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. (Nguồn: Theo tapchicongsan.org.vn) Chỉ tính đến ngày 1/1/2008, Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.115 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp chỉ có 24.997,2 nghìn ha, chiếm 75,49 %. Bình quân đất tự nhiên trên đầu người là 0,38 ha/người bằng 1/7 mức bình quân thế giới. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 0,29 ha bằng 1/3 mức bình quân thế giới. Theo kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng công nghiệp hóa, tăng diện tích đất phi nông nghiệp, giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Theo kế hoạch, tổng diện tích đất còn lại của thành phố là 92.180 ha sẽ giảm khoảng hơn 3.300 ha đất nông nghiệp, (từ 44.168 ha năm 2008 xuống còn 40.805 ha năm 2010). Trong nội bộ đất nông nghiệp cũng có sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng. Trước hết sẽ chuyển 798 ha đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản (Theo báo điện tử - VnEconomy ngày 10/12/2008). Mỹ Đức là một huyện nằm phía Tây Nam tỉnh Hà Tây cũ cách thủ đô Hà Nội 54 km về phía Tây Nam. Cũng giống như những huyện khác Mỹ Đức đang ngày một chuyển mình thay đổi, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh. Do vậy diện tích đất canh tác sẽ bị giảm đi nhiều do chuyển sang những mục đích khác. Nhưng Đảng bộ và nhân dân huyện Mỹ Đức vẫn xác định nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của huyện. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải đánh giá được hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn tính tới thời điểm hiện tại và định hướng cho tương lại. Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài (ở đây chũng tôi chỉ xin đánh giá ở lĩnh vực đất canh tác) “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất canh tác và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện. - Đề xuất giải pháp nhằm xử dụng đất canh tác hợp lý, đáp ứng yêu cầu tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nông nghiệp bền vững. 1.3 Yêu cầu của đề tài - Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin, số liệu, tài liệu điều tra phải trung thực, chính xác, đảm bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu - Việc phân tích, xử lý số liệu phải trên cơ sở khoa học, có định tính và định lượng bằng các phương pháp nghiên cứu phù hợp. - Đánh giá đúng thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chính sách của Nhà nước. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Vấn đề hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các nuớc trên thế giới. Trước hết hãy làm rõ hiệu quả là gì? Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá của hiệu quả. Trên phạm vi toàn xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi phí lao động xã hội. Vì thế, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên hữu hạn [36]. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp [31]. Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển được nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững, đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất [20]. * Các nội dung và nhiệm vụ sử dụng đất hiệu quả được thể hiện: - Sử dụng hợp lý về không gian để hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng đất một cách kinh tế, tập trung thâm canh. Việc sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều các yếu tố liên quan. Vì vậy, xác định bản chất và khái niệm hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lí luận của lí thuyết hệ thống: - Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài. - Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích chung của cả cộng đồng. - Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác. - Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành. Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên ba khía cạnh: hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi trường [23]. * Hiệu quả kinh tế Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau trên cơ sở thực hiện vấn đề “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động (vật hoá và lao động sống) giữa các ngành”. Theo quan điểm của C. Mác, đó là qui luật “tiết kiệm”, là “tăng năng suất lao động xã hội”, hay đó là “tăng hiệu quả”. Ông cho rằng: “Nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở của hết thảy mọi xã hội”. Như vậy, theo quan điểm của Mác, tăng hiệu quả phải được hiểu rộng và nó bao hàm cả việc tăng hiệu quả kinh tế và xã hội. Người sản xuất muốn thu được kết quả phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là nhân lực, vật lực, vốn,…So sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó sẽ có hiệu quả kinh tế. Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả với một lượng chi phí định trước hoặc tối thiểu hoá chi phí để đạt được một kết quả nhất định. Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp và tới tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề: Một là, mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”, nó là động lực phát triển của lực lượng sản xuất, là điều kiện quyết định phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại. Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống. Quan điểm của lý thuyết hệ thống cho rằng nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Việc tận dụng khai thác các điều kiện sẵn có, hay giải quyết các mối quan hệ phù hợp giữa các bộ phận của một hệ thống với yếu tố môi trường bên ngoài để đạt được khối lượng sản phẩm tối đa là mục tiêu của từng hệ thống. Đó chính là mục tiêu đặt ra đối với mỗi vùng kinh tế, mỗi chủ thể sản xuất trong mọi xã hội. Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người. Do những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng, vì thế nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Một phương án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực đầu tư. Vì vậy, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. * Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hoá các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân. Trong sử dụng đất canh tác, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất canh tác. Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất canh tác là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm. * Hiệu quả môi trường Môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, hiệu quả môi trường được các nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không gây tổn hại hay có những tác động xấu đến môi trường như đất, nước, không khí và hệ sinh học, là hiệu quả đạt được khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi trường xấu đi mà ngược lại, quá trình sản xuất đó làm cho môi trường tốt hơn, mang lại một môi trường xanh, sạch, đẹp hơn trước. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái. Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba hiệu quả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế thì không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, ngược lại, không có hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững. 2.2 Khái niệm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác 2.2.1 Đất canh tác và quan điểm sử dụng đất canh tác 2.2.1.1 Khái niệm và bản chất hiệu quả sử dụng đất canh tác Hiệu quả sử dụng đất canh tác là một bộ phận kinh tế sản xuất nói chung. Vì thế hiểu quả sử dụng đất canh tác cao góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của toàn xã hội. Đây là một chỉ tiêu khác so với các ngành sản xuất khác ở chỗ nó được tính trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Việc sử dụng đất canh tác có hiệu quả cao hay không là nhờ vào sự phát triển cân dối của các ngành trồng trọt, chăn nuôi và ngành công nghiệp chế biến nông sản trong đó ngành trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất vật chất và tác động trực tiếp vì ngành chế biến là ngành tiếp tục sau khi quá trình sản xuất của hai ngành đã hoàn thành. Vì vậy trong quá trình sản xuất nông nghiệp cần phải đầu tư đúng múc giữa các ngành này tạo điều kiện cho ngành kia phát triển từ đó phát huy hiệu quả sử dụng đất canh tác. Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất canh tác có nghĩa là đất cần sử dụng hết và mọi diện tích cần được bố trí sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng vùng để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, vừa giữ gìn và bảo vệ độ phì của đất nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất. Muốn thu được hiệu quả về sử dụng đất đai nói chung và đất canh tác nói riêng cần phái tính năng suất đất đai, áp dụng đồng bộ hệ thống các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất. Vấn đề đặt ra trong điều kiện có thị trường đất đai diện tích nông trại cần được mở rộng đến mức nào cho phù hợp phương hướng sản xuất từng vùng vào yêu cầu sản phẩm ở thị trường Nhận thức đúng đắn các vấn đề trên sẽ giúp người sử dụng đất có các định hướng sử dụng tốt hơn đối với đất đất canh tác, khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên của đất đồng thời không ngừng bảo vệ đất và môi trường sinh thái. Xét cho cùng, đất chỉ có giá trị thông qua quá trình sử dụng của con người, giá trị đó tuỳ thuộc vào sự đầu tư trí tuệ và các yếu tố đầu vào khác trong sản xuất. Hiệu quả của việc đầu tư này sẽ phụ thuộc rất lớn vào những lợi thế của quỹ đất đai hiện có và các điều kiện KT-XH cụ thể. 2.2.1.2 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất canh tác * Nguyên tắc sử dụng đất canh tác Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi đó nhu cầu của con người lấy từ đất ngày càng tăng, mặt khác đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, sử dụng đất canh tác ở nước ta với mục tiêu nâng cao hiệu quả KT-XH trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển KT-XH, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hướng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất. Do đó, đất canh tác cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”, phải có các quan điểm đúng đắn theo xu hướng tiến bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện việc sử dụng đất canh tác có hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện sử dụng đất canh tác đầy đủ và hợp lý là cần thiết vì: - Nó sẽ làm tăng nhanh khối lượng nông sản trên 1 đơn vị diện tích, xây dựng cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chế độ bón phân hợp lý, góp phần bảo vệ độ phì đất. - Là tiền đề để sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên khác, từ đó nâng cao đời sống của nông dân. - Trong cơ chế kinh tế thị trường cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắn với các chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác và phát triển nền nông nghiệp bền vững. * Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác: - Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa học - kỹ thuật, đất đai, lao động qua liên kết trao đổi để phát triển cây trồng có tỉ suất hàng hoá cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu. 2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất canh tác * Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên Sản xuất nông nghiệp có đặc điểm khác với các ngành khác là đối tượng sản xuất nông nghiệp là các sinh vật sống, chúng có quả trình sinh trưởng và phát triển theo quy luật nhất định trong điều kiện ngoại cảnh khác nhau nên điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng,...) có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, các yếu tố này là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối. Vì vậy, khi nuôi trồng một loại cây con nào trước hết cần xem xét điều kiện tự nhiên của một vùng một cách tỷ mỉ để xác định đúng mô hình sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nói đến sản xuất nông nghiệp trước hết phải nói đến đất đai, đặc biệt là đặc điểm sử dụng đất trong nông nghiệp. Đất đai là nguồn lực có hạn cho nên cần phải sử dụng đầy đủ, hợp lý vừa khai tác độ phì của đất vừa có phương pháp bảo vệ và cải tạo đất để bổ xung chất mùn cho đất có như vậy mới mang lại hiệu quả cao mà vẫn giữ được độ phì của đất. Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I. Theo N.Borlang, người được giải Nobel về giải quyết lương thực tại các nước phát triển cho rằng yếu tố duy nhất, quan trọng nhất, hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ thế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ phì đất. * Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, vào cây trồng nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt các mục tiêu sử dụng đất đề ra. Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghiệp sản xuất tiến bộ là một biện pháp đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh. Cho đến giữa thế kỷ 21, quy trình kỹ thuật có thể góp đến 30 % năng suất kinh tế trong nền nông nghiệp nước ta. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất đai theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. * Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức Nhóm yếu tố này bao gồm: - Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên (khí hậu, độ cao tuyệt đối của địa hình, tính chất đất, khả năng thích hợp của cây trồng đối với đất, nguồn nước và thực vật) làm cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng hợp lý, nhằm khai thác đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hóa, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. - Hình thức tổ chức sản xuất Cần phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất, thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó. * Nhóm các yếu tố xã hội Nhóm yếu tố này bao gồm: - Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất canh tác, thị trường nông sản phẩm. Ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Thị trường là khâu quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh do đó phải nghiên cứu cung cầu của một số sản phẩm hàng hoá trong không gian và thời gian nhất định. Sản xuất nông nghiệp thì mỗi nơi lại có lợi thế so sánh về một số loại nông sản khác nhau nên các cấp chính quyền có những định hướng về thị trường cho các đơn vị sản xuất để các đơn vị sản xuất bán được giá cao hơn góp phần nông cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác - Hệ thống chính sách: Đây là nhân tố lớn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất đai. Có thể nói chính sách đất đai của Việt Nam đã có những thành công nổi bật. Những năm gần đây Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển nông nghiệp trong đó có chính sách giao đất cho các cơ quan kinh tế, lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội … hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài đã góp phần nâng cao trách nhiệm cho chủ sở hữu và quá trình sử dụng bảo dưỡng cho đất được nâng lên. - Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của Nhà nước. - Những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư. 2.2.3 Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác * Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác Diện tích đất đai có hạn, dân số ngày càng tăng, nhu cầu về lương thực thực phẩm cũng tăng. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác là rất cần thiết, cần xem xét ở các khía cạnh sau: - Quá trình sản xuất trên đất canh tác phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào kinh tế và không kinh tế (ánh sáng, nhiệt độ, không khí,...). Chính vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác, trước tiên phải xác định bằng kết quả thu được trên 1 đơn vị diện tích cụ thể, thường là 1 ha, tính trên 1 đồng chi phí, 1 công lao động đầu tư. - Trên đất canh tác có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả của từng cây trồng, từng hệ thống luân canh trên mỗi vùng đất. - Thâm canh là một biện pháp sử dụng đất canh tác theo chiều sâu, tác động đến hiệu quả sử dụng đất canh tác trước mắt và lâu dài. Vì thế, cần phải nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất (môi trường đất, nước). - Đối với sản xuất nông nghiệp, môi trường vừa là tài nguyên vừa là đối tượng lao động, vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của toàn bộ nền nông nghiệp. Mặt khác, nông nghiệp thường tác động mạnh mẽ đến môi trường. Trong quá trình phát triển, ở nhiều giai đoạn phản ứng của môi trường thường tạo ra những trở ngại lớn, có khi không thể vượt qua được. Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết cách làm cho môi trường không bị phá huỷ, gây tác hại đến đời sống xã hội. Đồng thời, cần tạo ra môi trường thiên nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp ở giai đoạn hiện tại và mở ra những điều kiện phát triển trong tương lai. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác, cần quan tâm đến ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp với môi trường xung quanh. Cụ thể là khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất canh tác có phù hợp với đất đai hay không? Việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp có để lại tồn dư hay không? * Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác Việc nâng cao hiệu quả là mục tiêu chung, chủ yếu, xuyên suốt mọi quá trình sản xuất của xã hội. Tuỳ theo nội dung của hiệu quả mà có những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả khác nhau ở mỗi thời kỳ phát triển KT-XH khác nhau. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là một vấn đề phức tạp và có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác có thể xem xét ở các mặt sau: + Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đối với toàn xã hội là khả năng thoả mãn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng cho xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra. Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là mức đạt được các mục tiêu KT-XH, môi trường do xã hội đặt ra như tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng và tổng sản phẩm, hướng tới thoả mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và tăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. + Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác có đặc thù riêng, trên 1 đơn vị đất canh tác nhất định có thể sản xuất đạt được những kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất, ảnh hưởng môi trường ít nhất. Đó là phản ánh kết quả quá trình đầu tư, sử dụng các nguồn lực thông qua đất, cây trồng, thực hiện quá trình sinh học để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường xã hội với hiệu quả cao. + Các tiêu chuẩn đó được xem xét với sự ứng dụng lý thuyết sản xuất cơ bản theo nguyên tắc tối ưu hoá có ràng buộc. Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hoá chi phí các yếu tố đầu vào, theo nguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một lượng nông sản nhất định, hoặc thực hiện cực đại hoá lượng nông sản khi có một lượng nhất định đất canh tác và các yếu tố đầu vào khác. + Hiệu quả sử dụng đất canh tác có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trường sinh thái nông nghiệp, đến những người sống bằng nông nghiệp. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào 3 tiêu chuẩn chung như sau: Bền vững về mặt kinh tế Loại cây trồng nào cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển ổn định thì được thị trường chấp nhận. Do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp là thực hiện tập trung, chuyên canh kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm. Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là hạt, củ, quả,...và tàn dư để lại). Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường. Mặt khác, chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và hướng tới xuất khẩu tuỳ theo mục tiêu của từng vùng. Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức của vùng thì nguy cơ người sử dụng đất sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng. Bảo vệ môi trường Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ phì đất, ngăn ngừa sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Độ phì nhiêu của đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với việc quản lý và sử dụng đất canh tác bền vững. Độ che phủ phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh,...). Bền vững về mặt xã hội Thu hút được nguồn lao động trong nông nghiệp, tăng thu nhập, tăng năng suất lao động, đảm bảo đời sống xã hội. Đáp ứng được các nhu cầu của nông hộ là điều cần quan tâm trước tiên nếu muốn h._.ọ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường,..). Sản phẩm thu được phải thoã mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu hàng ngày của người nông dân. + Tiêu chuẩn đảm bảo hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong cung cấp tư liệu sản xuất, xử lí chất thải có hiệu quả. 2.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác Phương pháp xác định với chỉ tiêu đánh giá đúng sẽ định hướng phát triển sản xuất và đưa ra các quyết định phù hợp để tăng nhanh hiệu quả. - Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác: + Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác. + Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụng đất canh tác. + Các khả năng về điều kiện tự nhiên, KT-XH và các tiến bộ kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất đó. - Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác: + Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc. + Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu chính, biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn. + Hệ thống chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn nhất theo tiêu chuẩn và quan điểm đã vạch ra ở trên để soi sáng sự lựa chọn các giải pháp tối ưu và phải gắn với cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với đặc điểm và trình độ hiện tại của nền kinh tế. + Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng xuất khẩu. + Phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. * Hệ thống chỉ tiêu trong tính toán hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phức tạp được thể hiện rất đa dạng, phong phú. Hiệu quả kinh tế việc sử dụng đất canh tác là một bộ phận của nền sản xuất sã hội. Vì vậy, ngoài đặc điểm chung, việc sử dụng đất canh tác và đánh giá có những đặc thù + Giá trị sản xuất (GO): là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sử dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể tính cho cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất). + Chi phí trung gian (IE): là toàn bộ chi phí vật chất qui ra tiền sử dụng trực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng cụ, nhiên liệu, nguyên liệu,…) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả: + Giá trị gia tăng (VA): là giá trị mới tạo ra trong qúa trình sản xuất được xác định bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian VA = GO – IE Thường tính toán ở 3 góc độ hiệu quả: VA/ 1ha đất ; VA/ 1 đơn vị chi phí (1VNĐ, 1USD…) ; VA/ 1 công lao động. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội chính là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin phép chỉ đề cập đến các nội dung sau: - Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất. - Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất. - Vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đồng thời phát triển sản xuất hàng hoá. - Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ, việc nâng cao trình độ và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. * Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường: - Mức đầu tư phân bón và ảnh hưởng của nó đến môi trường. - Ý kiến chung của nông dân về mức độ ảnh hưởng của các cây trồng hiện tại đối với đất. - Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất. Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất canh tác là rất phức tạp, khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài. Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua việc đánh giá thích hợp của các cây trồng đối với điều kiện đất đai hiện tại, thông qua kết quả điều tra về đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kết quả phỏng vấn hộ nông dân về nhận xét của họ đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa ba hệ thống chỉ tiêu kinh tế- xã hội và môi trường trong một thể thống nhất. Tuy nhiên, tuỳ từng điều kiện cụ thể có thể nhấn mạnh từng hệ thống chỉ tiêu ở mức độ khác nhau. 2.2.5 Sự cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác Nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác là một việc làm hết sức quan trọng của mỗi quốc gia vì diện tích đất có hạn, nhưng nhu cầu lương thực của xã hội ngày một tăng. Khối lượng đầu vào của quá trình sản xuất nông nghiệp không tương xứng với khối lượng đầu ra nên nâng cao hiểu quả sản xuất phụ thuộc vào cây giống, con giống. Vì thế chúng ta phải tìm cách để có được những cây giống tốt phù hợp với điều kiện từng vùng để hiệu quả đật được cao. Nước ta là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở nông thôn do đó đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến thu nhập, mức sống của người dân. Vì vậy các cấp, các ngành có liên quan phải tìm ra phương án tác động tốt nhất đến quá trình sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi và đó chính là nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. 2.3 Nhũng nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trên thế giới và Việt Nam 2.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp mà nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất như lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người và làm nền tảng cho các quá trình sản xuất khác phát triển. Vì thế trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu đề ra các phương pháp đánh giá để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các nhà khoa học đều tập trung hướng nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả kinh tế đối với từng loại cây trồng vật nuôi để từ đó có thể sắp xếp bố trí lại một số công thức luân canh mới phù hợp với điều kiện của từng vùng, nhằm khai thác một cách tối ưu tiềm năng đất nông nghiệp. Hàng năm Viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra những giống cây trồng, vật nuôi mới giúp cho việc tạo ra một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu cao. Đặc biệt viện lúa quốc tế IRRI đã có những đóng góp lớn về giống lúa hệ thống luân canh trên diện tích đất canh tác. Xu hướng chung của các nhà khoa học nông nghiệp trên thế giới đang nỗ lực nghiên cứu việc bố trí luân phiên các cây trồng hợp lý bằng cách đưa một số giống cây trồng mới vào hệ thống luân canh nhằm làm tăng năng suất lương thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích. Các phương pháp đã được nghiên cứu, áp dụng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác được tiến hành ở các nước Đông Nam Á như phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia,...Bằng những phương pháp đó, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp, nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật. Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng quá trình phát triển của hệ thống nông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sự phát triển đồng ruộng đi từ đất cao đến đất thấp. Điều đó có nghĩa là hệ thống cây trồng đã phát triển trên đất cao trước, sau đó mới đến đất thấp. Đó là quá trình hình thành của sinh thái đồng ruộng. Nhà khoa học Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, KT-XH. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và . Cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “ly nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển KT-XH nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới, ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn. Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Các nước châu á đã rất chú trọng trong việc đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luân canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. Một mặt, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh, môi trường. Những kết quả đạt được trong việc nghiên cứu và áp dụng những hình thức sử dụng đất suy cho cùng là nhằm thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, đó là sự thay đổi theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp một cách tương đối nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp để chuyển một bộ phận lớn loa động sang làm việc ngành nghề khác thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức sử dụng đất theo hướng hiện đại và chuyển sang hướng công nghiệp hoá nông nghiệp đặc biệt là các nước châu Á trong việc sử dụng đất canh tác. Chính vì vậy mà việc đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học tiến bộ về giống phân bón các công thức luân canh tiến bộ đẻ ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Những hiệu quả đạt được hay không một phần là nhờ vào môi trường sinh thái nhằm để sản xuất nông nghiệp đạt cả hiệu quả xã hội và xây dựng nền nông nghiệp bền vững. 2.3.2 Những nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác tại Việt Nam Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm châu Á, có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên/ người là 0,43 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới. Mặt khác, dân số tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm. Theo dự kiến, nếu tốc độ tăng dân số là 1- 1,2%/ năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới. Từ cuối những năm 80 đến cuối những năm 90, nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển rõ rệt về nhiều mặt, từ tổ chức lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ đến các chỉ số phát triển nông nghiệp. Trong những năm gần đây ở nước ta đã có nhiều tác giả nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Các nhà khoa học đều chú trọng đến phương pháp lai tạo giống cây trồng vật nuôi, phương thức chăm sóc mới có năng suất chất lượng cao để đưa vào sản xuất. Nhờ đó hàng năm nước ta có nhiều giống và cây con mới được đưa vào sản xuất làm phong phú thêm hệ thống cây trồng, vật nuôi góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất đất đai. Do tổ chức sản xuất nông nghiệp được đổi mới và khoa học công nghệ được tăng cường, trong 10 năm (1989-1998), sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,3%/năm, sản lượng lương thực bình quân đạt 23,08 triệu tấn/năm (mỗi năm tăng bình quân trên 1 triệu tấn, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng dân số). Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục trong 10 năm qua, từ năm 1997, Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Rau quả, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu đều tăng về sản lượng, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 10 năm gần đây bình quân tăng mỗi năm 20% đã đạt và vượt 11 tỷ USD Trong những năm qua, Việt Nam đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay do tác động của cơ chế thị trường đã xuất hiện nhiều mô hình canh tác mới, những công thức luân canh đạt hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được một lượng lớn lao động dư thừa trong nông nghiệp. Ngay từ những năm 1960, GS. Bùi Huy Đáp đã nghiên cứu đưa cây lúa xuân giống ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông vào sản xuất, do đó đã tạo ra sự chuyến biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Vấn đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tăng vụ, gối vụ, trồng xen để sử dụng tốt hơn nguồn lực đất đai, khí hậu được nhiều tác giả đề cập đến như Bùi Huy Đáp (1979), Ngô Thế Dân (1982), Vũ Tuyên Hoàng (1987). Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng do GS. Đào Thế Tuấn chủ trì và hệ thống cây trồng đồng bằng sông Cửu Long do GS. Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một số kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên những vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chương trình đồng trũng 1985- 1987 do Uỷ ban kế hoạch Nhà nước chủ trì, Chương trình bản đồ canh tác 1988- 1990 do Uỷ ban khoa học Nhà nước chủ trì cũng đã đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bón có hiệu quả trên các chân ruộng vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng, góp phần làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng các vùng sinh thái khác nhau. Những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng (VIE/89/032) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp đồng bằng sông Hồng . Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN-01 (1991- 1995) do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long,... nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trên từng vùng đất đó. Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng - 1997 cho thấy, ở vùng này đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 - 4 vụ/ năm đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở các vùng ven đô, vùng tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong các phương thức luân canh: cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp, đạt giá trị sản lượng bình quân từ 30- 35 triệu đồng/năm. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp Việt Nam còn tồn tại và phát sinh một số vấn đề, ảnh hưởng đến nông nghiệp nước ta trong thế kỷ XXI: - Quỹ rừng, quỹ đất, quỹ nước, quỹ gien của nông nghiệp Việt Nam đang bị thu hẹp đến thời hạn thấp, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp. - Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở một số địa phương do chất thải công nghiệp, do sử dụng bừa bãi phân hoá học, hoá chất trừ sâu, diệt cỏ, gây ô nhiễm đất canh tác, nguồn nước mặt, nước ngầm và để dư lượng chất độc hại trong nông sản thực phẩm. - Đói nghèo đang còn tồn tại ở nhiều vùng miền núi cũng như vùng nông thôn đồng bằng. Khi người dân chưa có đủ việc làm, không có thu nhập thấp. Nhìn chung qua các công trình nghiên cứu cũng như thực tiễn khai thác tiềm năng đất đai. Hiện nay mới chỉ giúp giải quyết một phần không nhỏ trong lĩnh vực sinh học và kỹ thuật canh tác, các công trình khai thác sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này. Vì thế nhiều mô hình canh tác mới có năng suất cao bảo vệ được môi trường sinh thái nhưng hiệu quả kinh tế lại thấp. Trái lại có nhứng nơi đạt hiệu quả kinh tế rất cao song chưa có gì đảm bảo cho việc khai thác lâu dài, ổn định. Đặc biệt có những nơi với mục tiêu kinh tế đã làm cho đất đai bị khai thác không đúng mức dẫn đến hậu quả không tốt như rửa trôi, xói mòn vì chúng ta chưa có hệ thống đánh giá hiệu quả sử dụng đất cho mỗi vùng gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung. Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam đầu thế kỷ 21. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra mục tiêu chiến lược về CNH-HĐH đất nước là: từ nay (1996) đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất… Trong cơ cấu kinh tế, tuy nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, song công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GNP và trong lao động xã hội. Trong đó đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản… Hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực cho xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá… Việt Nam là một nước đang phát triển, nông nghiệp mới bắt đầu có sự chuyển dịch từ sản xuất tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hóa. Là nước đi sau, nhưng Việt Nam có thuận lợi là có điều kiện tham khảo kinh nghiệm của những nước đi trước trong khu vực và trên thế giới về con đường phát triển nông nghiệp trong thời đại hiện nay, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm tốt, tránh được những sai lầm của các nước đi trước trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp. Bước vào thế kỷ 21, nông nghiệp Việt Nam phải phát triển theo con đường là thu hút được hiệu quả kinh tế- xã hội tối ưu, với tốc độ nhanh trong điều kiện điểm xuất phát thấp và cơ sở vật chất kỹ thuật hạn chế, trình độ sản xuất nông sản hàng hoá chưa cao? Qua đúc kết kinh nghiệm trong nửa sau của thế kỷ 20 và tham khảo kinh nghiệm một số nước trong khu vực và thế giới, chúng ta có thể khẳng định con đường phát triển nông nghiệp Việt Nam từ thế kỷ 20 bước vào thế kỷ 21 là: nông nghiệp sản xuất hàng hoá trên cơ sở CNH-HĐH với mức độ phù hợp yêu cầu của nông nghiệp bền vững. 2.3.3 Vấn đề nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất huyện Mỹ Đức – Hà Nội Sản xuất và phát triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mặt vật chất, tinh thần của toàn xã hội. Khi nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất. Ngày nay, sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên trong sản xuất để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững cũng là xu thế tất yếu đối với các quốc gia, các vùng,…Vì vậy, đất đai hay bất cứ nguồn lực nào cũng cần được sử dụng một cách có hiệu quả, đầy đủ và hợp lý. Trên thực tế, Đảng và nhà nước cũng ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn. Nông nghiệp huyện Mỹ Đức có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Nền nông nghiệp của huyện trong những năm qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn năm qua (tính theo giá hiện hành) đạt 514.758 triệu đồng trong tổng giá trị sản xuất là 922.210 triệu đồng (chiếm hơn 50 %), trong đó trồng trọt đạt 349.256 triệu đồng. Ngành nông nghiệp đã giải quyết được căn bản lương thực cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện và một phần cung cấp cho thị trường, lương thực bình quân đầu người năm 2008 đạt kg/người/ năm. Nền kinh tế của Mỹ Đức là nền kinh tế thuần nông, huyện có tiềm năng đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên khá dồi dào. Tuy nhiên, từ trước đến nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào có quy mô lớn và có ý nghĩa thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất.Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác của huyện là hết sức cần thiết nhằm phát triển nhanh hơn và bền vững hơn nền kinh tế nông nghiệp của huyện. Mỹ Đức cần phải nghiên cứu và triển khai có hiệu quả các giải pháp đất đai phù hợp, thiết thực với điều kiện cụ thể của huyện, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cả trước mắt và lâu dài. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội. * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là quỹ đất canh tác, các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện. 3.2 Nội dung nghiên cứu * Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội có liên quan đến sử dụng đất canh tác - Đánh giá điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, điều kiện thời tiết khí hậu, thủy văn, địa hình, địa mạo, tài nguyên đất. - Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, công trình phúc lợi công cộng…) - Rút ra thuận lợi và hạn chế trong việc sử dụng đất canh tác * Thực trạng sử dụng đất canh tác và sản xuất ngành trồng trọt - Hiện trạng sử dụng đất chung theo 3 nhóm đất chính - Hiện trạng sử dụng đất canh tác - Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp trên đất canh tác - Đánh giá khả năng đáp ứng của quỹ đất nói chung và quỹ đất canh tác nói riêng với sự phát triển KT-XH và nhu cầu lương thực của người dân trên địa bàn huyện. * Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất trên đất canh tác - Phân vùng đất canh tác trên địa bàn huyện: cao, vàn, trũng - Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất vùng nghiên cứu - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác + Hiệu quả kinh tế: tính toán tổng vốn đầu tư, tổng thu nhập, thu nhập thực của người dân từ các loại hình sử dụng đất. + Hiệu qủa xã hội: đó là mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân, giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đồng thời phát triển sản xuất hàng hoá, việc nâng cao trình độ và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. + Hiệu quả môi trường: mức độ đầu tư phân bón và ảnh hưởng của nó đến môi trường, ý kiến chung của nông dân về mức độ ảnh hưởng của các cây trồng * Đề xuất giải pháp sử dụng đất canh tác hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nông nghiệp bền vững. So sánh hiệu quả của các loại hình sử dụng đất, từ đó tìm ra loại hình sử dụng đất hiệu quả nhất. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp điều tra khảo sát. - Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, thực trạng sử dụng đất canh tác, các loại hình sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện. - Khảo sát thực địa, đối chiếu với kết quả điều tra, thu thập, phát hiện và xử lý những sai lệch để nâng cao độ chính xác của dữ liệu. 3.3.2 Phương pháp thống kê. Phân tích, xử lý số liệu theo chuỗi thời gian để nhận biết quy luật của các yếu tố liên quan trong quá trình sử dụng đất và hiệu quả kinh tế sử dụng đất, làm cơ sở đưa ra những giải pháp sử dụng đất hiệu quả hơn. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel. 3.3.3 Phương pháp điều tra nhanh nông hộ có sự tham gia của người dân Phương pháp này được sử dụng cho các bên được hưởng lợi từ tài nguyên đất. Phương pháp thực hiện thông qua việc phỏng vấn các thành viên đại diện cho các bên có liên quan (hộ gia đình, các cá nhân tập thể,...) 3.3.4 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Các điểm nghiên cứu phải đại diện được cho các vùng sinh thái và các vùng kinh tế của huyện. 3.3.5 Các phương pháp khác - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp sử dụng phần mềm tin học như: Excel, Microstation để xử lý số liệu, xây dựng các bảng biểu và xây dựng bản đồ,… - Phương pháp dự báo, các đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài và những dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật canh tác. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Mỹ Đức là huyện nằm phía tây nam tỉnh Hà Tây cũ, trung tâm huyện lỵ cách thủ đô Hà Nội 54 km về phía Tây Nam. Toạ độ địa lý từ: 20o35’40” đến 20o 43’40” vĩ độ bắc và 105o38’44” đến 105o49’33” kinh độ Đông. - Phía bắc giáp huyện Chương Mỹ; - Phía đông có sông Đáy là gianh giới tự nhiên với huyện ứng Hoà; - Phía tây giáp huyện Lương Sơn, huyện Kim Bôi (Hoà Bình); - Phía nam giáp huyện Kim Bảng (Hà Nam). Thị trấn Tế Tiêu, trung tâm kinh tế - hành chính huyện - cách quận Hà Đông 38 km và cách thị xã Hà Nam 37 km, điều kiện giao lưu với các địa phương tương đối thuận lợi. Do giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi lại có dãy núi đá vôi chạy dọc ở phía tây nên có vị trí rất quan trọng về an ninh – quốc phòng và coi đây như tuyến phòng thủ phía tây nam đối với thủ đô Hà Nội. Về mặt kinh tế, Mỹ Đức có vị trí tương đối thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường lớn như trung tâm thủ đô Hà Nội, khu công nghệ cao Hoà Lạc và chuỗi đô thị mới Xuân Mai – Miếu Môn – Hoà Lạc – Sơn Tây. Mỹ Đức trong tương lai sẽ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp rau, thực phẩm chất lượng cao và hoa cây cảnh cho các thị trường lớn này. Vị trí địa lý cũng tạo tiềm năng cho Mỹ Đức phát triển công nghiệp du lịch, dịch vụ với các định hướng: du lịch tâm linh, du lịch sinh thái kết hợp nghỉ cuối tuần …thu hút khách du lịch từ các khu đô thị lân cận. Đây là đặc điểm cần hết sức chú ý trong quy hoạch sử dụng đất đai. 4.1.1.2 Địa hình, địa mạo Mỹ Đức nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ, nhưng cũng là khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng với miền núi. Huyện có hai dạng địa hình chính: + Địa hình núi đá xen kẽ với các khu vực úng trũng bao gồm 10 xã phía Tây huyện. Độ cao trung bình so với mặt biển của dãy núi đá phía tây huyện từ 150 m đến hơn 300 m. Do phần lớn đá Kast bị nước xâm thực qua quá trình kiến tạo lâu dài nên khu vực này hình thành nhiều hang động thiên nhiên đẹp, giá trị du lịch và lịch sử lớn. Điển hình là các động Hương Tích, Đại Binh, Người Xưa, Hang Luồn,…. + Địa hình đồng bằng gồm 13 xã, thị trấn ven sông Đáy. Địa hình khá bằng phẳng và hơi dốc theo hướng từ Đông sang Tây, rất thuận lợi cho việc xây dựng công trình thuỷ lợi tự chảy dùng nguồn nước sông Đáy tưới cho các cánh đồng lúa thâm canh. Độ cao địa hình trung bình dao động trong khoảng từ 3,8 đến 7 m so với mặt biển. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ, tiêu biểu là Đầm Lai, Thài Lài… Phần tiếp giáp giữa các dãy núi phía Tây và đồng bằng phía Đông là vùng úng trũng: vùng này có nhiều khu vực độ cao địa hình thấp tạo thành các hồ chứa nước như hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai , hồ Cầu Giậm, Bán Nguyệt, Ngái Lạng, Đồng Suối với diện tích hàng ngàn ha .... Khu vực này có nhiều lợi thế phát triển du lịch, nuôi thả thuỷ sản kết hợp trồng một số loại cây ăn quả,… 4.1.1.3 Khí hậu, thời tiết Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau: - Nhiệt độ không khí: Bình quân năm là 23,10C, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 13,60C (vào tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là tháng 7 trên 33,20C, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. - Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.630,6 giờ, năm cao nhất 1.700 giờ, năm thấp nhất 1.460 giờ. - Lượng mưa và bốc hơi: + Lượng mưa bình quân năm là 1.520,7 mm, phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,2 % tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336,1mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 chỉ có 17,5 – 23,2mm. + Lượng bốc hơi: Bình quân năm là 859 mm, bằng 56,5% so với lượng mưa trung bình năm . Lượng bốc hơi trong các tháng mưa ít cao, do đó mùa khô đã thiếu nước lại càng thiếu hơn, tuy nhiên do hệ thống thuỷ lợi tương đối tốt nên ảnh hưởng không lớn đến cây trồng vụ đông xuân. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 – 89%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, tháng 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn. - Gió: Hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió Đông Nam. - Sương muối hầu như không có; mưa đá rất ít khi xảy ra. Thông thường cứ 10 năm mới quan sát thấy mưa đá 1 lần. 4.1.1.4Thuỷ văn Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thuỷ văn của các sông chính trong khu vực. + Hệ thống sông Đáy: là một phần lưu của sông Hồng, phần sông chảy qua địa phận huyện Mỹ Đức dài 40 km. Độ uốn khúc của sông lớn, sông bị bồi lấp mạnh. Về mùa khô, nhiều đoạn sông chỉ như một lạch nhỏ. Tuy nhiên, lưu lượng đủ cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. + Sông Thanh Hà: là một nhánh của sông Đáy, bắt nguồn từ vùng núi đá huyện Kim Bôi (Hoà Bình) và chảy vào sông Đáy tại cửa Đục Khê. Sông có chiều dài 28 km và diện tích lưu vực 390 km2. Do không có đê nên sông thường gây ngập úng cho các khu vực 2 bên bờ trong mùa mưa.._.huốc Sử dụng thực tế Khuyến cáo dùng Lượng (kg/ha/lần) Thời gian cách ly (ngày) Lượng (kg/ha/lần) Thời gian cách ly (ngày) 1 Thuốc trừ sâu Sherpa 20EC 0,5 7 0,2-0,4 7 Peran 50EC 0,32 5 0,08-0,17 7 Rigell 80WG 0,04 10 0,0277 14 Sotoxo 3SC 0,3 15 0,55-0,8 - Bassa 50SD 2 10 1-1,5 14 Sattrungdan95 BTN 2,2 8 0,55-0,8 15 ViBT 16000WP 1,7 7 1-2 5 2 Thuốc trừ bệnh Dacomil 75WP 0,6-0,8 10 Anvil 5SC 0,55 5 0,5-1 14 Zineb-bul 80WP 1 15 0,55-0,8 21-28 Ridomil 68WP 3,8 5 2-3 7 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng 4.17 cho thấy, vẫn còn nhiều loại thuốc nông dân phun thực tế vượt ngưỡng cho phép cả về lượng phun và thời gian cách ly (từ lần phun cuối cùng đén khi thu hoạch). Điển hình như thuốc trừ bệnh Anvil 5SC cần xem lại thời gian cách ly của người dân vì theo khuyến cáo thuốc này phải được cách lý 14 ngày nhưng trên thực tế nó chỉ được cách ly có 4 ngày; thuốc trừ sâu Sattrungdan95 BTN lượng phung khuyến cáo chỉ từ 0,55 – 0,8 kg/ha/lần nhưng người dân đã phun tới 2,2 kg/ha/lần. Bảng 4.18. Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên một số công thức luân canh lúa - màu TTS Cây trồng Padan 95SP Validacin Sherpa 20EC Tập kỳ Rigell 80WG Lúa xuân Nồng độ (10-3) 2,5 2,6 Lần phun 2 2 Lúa mùa Nồng độ (10-3) 2,5 2,5 Lần phun 2 2 Lúa xuân – lúa mùa Nồng độ (10-3) 2,5 2,55 Lần phun 4 4 Ngô Nồng độ (10-3) 3 4,7 1,5 Lần phun 1 1 1 Lúa xuân – lúa mùa - ngô Nồng độ (10-3) 2,5 2,35 3 4,7 1,5 Lần phun 4 4 1 1 1 Đậu tương Nồng độ (10-3) 2,5 Lần phun 2 Lúa xuân – lúa mùa - đậu tương Nồng độ (10-3) 2,5 2,35 2,5 Lần phun 4 4 2 Lạc Nồng độ (10-3) 2,8 Lần phun 1 Lúa xuân – lúa mùa - lạc Nồng độ (10-3) 2,5 2,35 2,8 Lần phun 4 4 1 Nồng độ cho phép 1,5.10-3 2,5-3,13.10-3 1,25-2,5.10-3 1,25.10-3 Hầu hết các loại thuốc BVTV trên đều pha với nồng độ vượt ngưỡng cho phép, ví dụ Padan phun với nồng độ 2,5.10-3 nhưng theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì chỉ nên phun thuốc này với nồng độ 1,5.10-3 vì thuốc có tính độc hại cao. Nồng độ phun thuốc Sherpa trên cây lạc và cây ngô cũng vượt ngưỡng cho phép từ 0,2 – 0,5.10-3. Thuốc BVTV pha với nồng độ vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép và phun lên cây trồng sẽ làm thuốc không tan được hết, khó phân huỷ, lượng thuốc tồn dư đó sẽ ngấm dần vào cây trồng, điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến an toàn thực phẩm. Hoặc khi gặp trời mưa lượng thuốc dư thừa này sẽ ngấm xuống đất và nước gây ô nhiễm môi trường. Khi được hỏi về số lần phun cho 1ha/vụ thì hầu hết đều trả lời thấy có sâu hoặc có hiện tượng có bệnh thì phun thuốc. Đây là một thực trạng rất đáng lo về tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất của nông dân nói chung. Khi mà người dân phun thuốc không có quy trình thì nếu phun thuốc quá ít sẽ không đảm bảo hiệu quả kinh tế còn nếu phun quá nhiều lần với liệu lượng vượt mức cho phép chắc chắn là lượng thuốc đó sẽ tồn dư trong sản phẩm nông nghiệp, trong đất, nước, không khí hay chính điều đó đã làm tiêu diệt những loài thiên địch ...và đặc biệt là gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của nông dân phun thuốc và người dân dùng sản phẩm nông nghiệp. Lượng thuốc dư thừa này tồn tại trong môi trường không có khả năng tự phân hủy trong một thời gian ngắn mà nó tồn lưu trong rau, trong đất.... Điều này còn phụ thuộc vào tính độc và khả năng phân hủy của từng loại thuốc BVTV khác nhau trong từng chân đất khác nhau hay trong từng cây trồng khác nhau cũng khác nhau. Thời gian cách ly thực tế mà nông dân đã phun so với thời gian cách ly quy định thường ngắn hơn điều này gây nguy cơ ngộ độc cho người tiêu dùng là rất cao và tích lũy thuốc BVTV trong rau, trong cơ thể người là không thể tránh khỏi. 4.5 Định hướng sử dụng đất canh tác huyện Mỹ Đức trong thời gian tới Theo đánh giá của tôi, nhóm các cây rau màu sẽ có xu hướng phát triển trong những năm tới. Mặc dù cây lúa có hiệu quả kinh tế thấp nhưng để đảm bảo an toàn lương thực, giải quyết mối quan hệ về lao động, năng lực đầu tư trong sản xuất, cây lúa vẫn chiếm phần lớn diện tích đất canh tác của huyện. Huyện Mỹ Đức là một huyện thuần nông nằm ở vùng Đồng bằng Sông Hồng, trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, có khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Huyện Mỹ Đức nằm ở khu vực tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhiều và đa dạng bậc nhất trong nước (thành phố Hà Nội) nên việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp rất thuận lợi. Việc thâm canh, tăng vụ, tăng hiệu quả sử dụng đất có ý nghĩa quyết định nhằm phát huy thế mạnh của vùng để khai thác tốt nhất tiềm năng các nguồn lực của huyện. Cần phải tăng cường phát triển diện tích các cây rau màu đặc biệt đối với cây đậu tương phải luôn quan tâm đến thị trường tiêu thụ vì diện tích cây này chiếm phần lớn diện tích đất canh tác (chỉ sau cây lúa), những diện tích đất trồng lúa một vụ hoặc 2 vụ không có giá trị kinh tế cao của vùng trũng nên đẩy mạnh việc chuyển sang mô hình lúa – cá. Đồng thời sử dụng đất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường; Môi trường là yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất phải bảo vệ đất, bố trí thời vụ phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn nhằm khai thác tối ưu điều kiện đó mà không ảnh hưởng đến môi trường. 4.6 Một số đề xuất và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác. 4.6.1 Một số đề xuất sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Mỹ Đức Từ những quan điểm và căn cứ định hướng nêu trên, tôi đề xuất một số loại hình sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện Mỹ Đức như sau: * Căn cứ vào kết quả đánh giá hiệu quả của các cây trồng trên địa bàn huyện nhận thấy các cây như đậu tương, khoai tây, dâu, rau cải bắp, su hào... sẽ vẫn là cây trồng chủ đạo của huyện. Cây lúa cũng sẽ vẫn chiếm vai trò mũi nhọn vì cây lúa vừa có chức năng bảo vệ đất, vừa cung cấp nguồn lương thực và một phần được bán trên thị trường. Trong tương lai huyện cần đưa các giống lúa lai có năng suất cao, lúa đặc sản vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng (hiện tại trên địa bàn huyền hầu hết là trồng giống khang dân). Vùng I là vùng thích hợp trồng cây rau các loại (đây là cây trồng cho GTSX/ha cao nhất), tuy nhiên trong những năm tới cần nghiễn cứu những cây trồng thích hợp cho vùng I nhiều hơn nữa để cây trồng của vùng thêm đa dạng. Vùng II là vùng có diện tích chiếm phần lớn diện tích đất canh tác cả huyện với công thức luân canh phổ biến là lúa – màu, xét về nhiều khía cạnh thì đây là công thức luân canh rất hiệu quả cần được phát triển hơn nữa và phải có thị trường tiêu thụ ổn định cho những sản phẩm của vùng này. Ở vùng III diện tích đất chuyên lúa có thể chuyển sang công thức luân canh lúa – cá. Cần duy trì diện tích các cây họ đậu đỗ vì những cây trộng này có ý nghĩa lớn trong việc cải tao, bồi bổ cho đất. * Các kiểu sử dụng đất: Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện có 5 loai hình sử dụng đất là; chuyên lúa, chuyên lúa – màu, chuyên rau, chuyên màu và chuyên cây lâu năm phân bố trên các chân đất cao, vàn và trũng. Trong tương lai các kiểu sử dụng đất được chọn phải đảm bảo vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa đạt hiệu quả xã hội nhưng không ảnh hưởng đến môi trường như kiểu (lúa xuân – lúa mùa – khoai tây , lúa xuân – lúa mùa – đậu tương...). Các kiểu sử dụng đất chuyên rau như chuyên rau 6 vụ tuy có hiệu quả kinh tế cao nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến môi trường (do 1 năm luân canh nhiều cây trồng khác nhau nên cũng xuất hiện nhiều loại sâu bệnh khác nhau. Chính vị vậy theo thói quen có sâu bệnh là phun thuốc người dân sử dụng rất nhiều loại thuốc BVTV trong công thức luân canh này. Thời gian giữa các vụ là không dài làm cho loại thuốc này chưa phân huỷ hết đã bón loại thuốc khác) , vì vậy cần phải áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn để đảm bảo đất không bị thoái hóa. Các loại hình sử dụng đất hiện tại đã được bố trí khá phù hợp cho từng vùng, tuy nhiên đối với vùng I và vùng III cây trồng cần phải đa dạng hơn nữa, cần tuyên truyền vận đồng người dân mạnh dạn đổi mới cây trồng cải thiện tập quán canh tác cũ. 4.6.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác 4.6.2.1 Giải pháp về vốn Để có đủ vốn đầu tư đồng bộ vào các khâu của quá trình sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện Mỹ Đức trong những năm tới cần phải có chính sách tài chính phù hợp nhằm thu hút được các nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời tạo điều kiện cho nông dân vay vốn với ưu đãi lãi xuất thấp để khuyến khích người nông dân mở rộng quy mô sản xuất các mặt hàng nông sản. 4.6.2.2 Giải pháp về thị trường Thị trường tiêu thụ là vấn đề quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Hướng dẫn sản xuất theo thị trường và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định là những đòi hỏi hiện nay nhằm bảo vệ được hiệu quả của việc sử dụng đất, đồng thời thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý. Huyện Mỹ Đức là một huyện có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý. Các sản phẩm hàng hóa của huyện có thể dễ dàng cung ưng cho thị trường Hà Nội và 1 số vùng khác vì vậy huyện cần định hướng để sản xuất các mặt hàng phù hợp với thị trường. Để có được thị trường tiêu thụ nông sản ổn định cho các mặt hàng nông sản của huyện cần hình thành các chợ đầu mối nông thôn đặt ở các trung tâm huyện, thị trấn, các nút giao thông thuận tiện cho việc đi lại và giao lưu trong và ngoài khu vực. 4.6.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật Cần có biện pháp phân bố dân cư và lao động để tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu lao động cục bộ trong những thời vụ nhất định. Cần có lao động có trình độ tiếp thu nhanh các khoa học kỹ thuật canh tác tiên tiến trong quá trình sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp. Tăng cường các hoạt động của công tác khuyến nông, nâng cao hiểu biết kỹ thuật cho nông dân các tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt. Hoàn thiện hệ thống dịch vụ thủy nông và tưới tiêu khoa học. Để phục vụ tưới tiêu khoa học cần thường xuyên tổ chức nạo vét kênh mương bảo đảm cho dòng chảy được lưu thông và kiên cố hóa kênh mương để tránh thất thoát khi sử dụng nước. Bên cạnh đầu tư vốn cho công tác xây dựng các công trình thủy nông có sự kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm, cần sử dụng phương pháp tưới tiêu khoa học đáp ứng yêu cầu nước theo thời kỳ sinh trưởng của cây trồng. Cần thực hiện tốt công nghệ chế biến, bảo quản ngoài theo phương pháp cổ truyền của nhân dân, đồng thời ứng dụng công nghệ bảo quản hiện đại để đảm bảo có sản phẩm đạt tiêu chuẩn sử dụng lâu dài thường xuyên cho đời sống hàng ngày của nông dân. 4.6.2.4 Các giải pháp khác Huyện Mỹ Đức cần xây dựng hệ thống kênh mương tưới riêng, tiêu riêng. Chú trọng sử dụng phân chuồng và NPK để nâng cao độ phì của đất. Căn cứ vào chân đất 2 vụ lúa, lúa – màu hay chuyên màu mà xây dựng một cơ cấu cây trồng thích hợp. Đa dạng hóa cây trồng để tăng độ phì nhiêu của đất, đối với chân ruộng lúa – màu chú ý đến luân canh các cây họ đậu. Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ một số chính sách để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa trong một tương lai không xa; chính sách về đất đai, chính sách ruộng đất, chính sách về giá cả trong sản xuất kinh doanh, chính sách chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán trong sản xuất...Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như; hoàn thiện hệ thống giao thông đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển nông sản và vật tư nông nghiệp. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận 1. Mỹ Đức là huyện ngoại thành thành phố Hà Nội thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa. Huyện có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa với các địa phương khác và thành phố Hà Nội và là vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc. Nông dân trong huyện có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, cần cù sáng tạo là nguồn lực quan trọng cho phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa. 2. Với tổng diện tích tự nhiên 23.004,27 ha trong đó đất nông nghiệp 1.3441,3 ha chiếm 58,3%, toàn huyện có 5 loại hình sử dụng đất ứng với 15 kiểu sử dụng đất chính, phân bố ở 3 vùng khác nhau. Vùng I có địa hình cao thích hợp cho trồng các loại cây rau, vùng II có địa hình vàn thích hợp với trồng các loại cây màu, cây lúa, vùng III có địa hình trũng thích hợp trồng lúa và nuôi cá. Cả 3 vùng này đều có những thế mạnh riêng nhờ chuyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời. 3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của huyện cho thấy: Có nhiều kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao như LUT chuyên rau, LUT chuyên màu. - Vùng 1: Có 6 loại hình sử dụng đất chính: lúa xuân – lúa mùa, lúa xuân – lúa mùa – khoai tây, bắp cải - đậu quả - cải xanh, su hào – cà chua - bắp cải, cải xanh – su hào - bắp cải và chuyên rau gia vị. Với thế mạnh là LUT chuyên rau cho GTSX/ha trung bình 164.160,38 nghìn đồng và GTGT/ha trung bình 86.013,46 nghìn đồng. - Vùng 2: Có 9 loại hình sử dụng đất: lúa xuân – lúa mùa, lúa xuân – lúa mùa – khoai tây, lúa xuân – lúa mùa - đậu tương, lúa xuân – lúa mùa - lạc, lúa xuân – lúa mùa – khoai lang, lúa xuân – lúa mùa – ngô, ngô - lạc - đậu tương, khoai lang – ngô - đậu tương và chuyên sắn. Với lợi thế là các LUT lúa – màu cho GTSX/ha trung bình 86.390,67 nghìn đồng và GTGT/ha trung bình là 36.957,71 nghìn đồng. LUT chuyên màu cho GTSX/ha trung bình 72.680 nghìn đồng và GTGT/ha trung bình là 42.962,93 nghìn đồng. - Vùng 3 với công thức luân canh chủ yếu là chuyên lúa (2 vụ và 1 vụ) cho GTSX/ha trung bình 32.777,78 nghìn đồng và GTGT/ha trung bình là 8.805,88 nghìn đồng. 4. Đánh giá hiệu quả xã hội sử dụng đất canh tác của huyện cho thấy: LUT chuyên rau thu hút được nhiều công lao động nhất, công lao động trung bình của LUT này là 785,25 công/ ha, tiếp đến là LUT lúa – màu là 433 công/ha, LUT chuyên màu là 318,33 công/ ha. Tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt là 349.256 triệu đồng chiếm 67,85% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và 37,87% tổng giá trị sản xuất. 5. Đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đất canh tác của huyện cho thấy: Nhìn chung lượng phân bón và thuốc trừ sâu được sử dụng trong trồng trọt của huyện đầu ở mức cao và người dân chưa sử dụng đúng liệu lượng và tiêu chuẩn cho phép. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường dần dần theo thời gian. 5.2 Đề nghị Huyện cần có chủ trương cho nông dân chuyển đổi sử dụng đất, tăng cường công tác khuyến nông, tạo diều kiện cho nông dân vay vốn với lãi xuất ưu đãi, hỗ trợ việc áp dụng giống cây trồng mới, các tiến bộ kỹ thuật mới. Đồng thời huyện cần quan tâm đến việc nâng cấp đường giao thông ra khu vực sản xuất, kéo hệ thống lưới điện ra khu vực chuyên canh, đầu tư kinh phí để nâng cao điều kiện sản xuất của người nông dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng việt Vũ Thị Bình (1993), “Hiệu quả sử dụng đất canh tác trên đất phù xa sông Hồng huyện Mỹ Văn – Hải Hưng”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, (10), tr. 391 – 392. Hà Thị Thanh Bình (2000), Bài giảng hệ thống canh tác nhiệt đới, Trường ĐHNNI, Hà Nội. Nguyễn Văn Bộ (2000), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Chu Văn Cấp (2001), “Một vài vấn đề cơ bản trong phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta hôm nay”, tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (1), tr. 8 – 9. Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Vũ Năng Dũng (2001), “Quy hoạch nông nghiệp nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21”, Nông dân nông thôn Việt Nam, tr. 301 – 302. Vũ năng Dũng, Lê Hồng Sơn, Lê Hùng Tuấn và cộng sự (1996), Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSH, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề tài cấp bộ. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cộng sự (1998), kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Điền (2001), “Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế. Quyền Đình Hà (1993), Đánh giá đất lúa vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, ĐHNNI, Hà Nội. Đỗ Nguyên Hải (1999), “Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp”, Khoa học đất. Đỗ Nguyên Hải (2000), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, ĐHNNI, Hà Nội. Nguyễn Văn Hoan (1996), Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế vụ đông ở hyện Nam Thanh – tỉnh Hải Hưng, Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp, ĐHNNI, Hà Nội. Phạm Bích Tuấn (2008), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, ĐHNNI, Hà Nội. Hội khoa học đất (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn thị Vòng và các cộng sự (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu cấp Tổng cục, Hà Nội. Lân Hùng (1998), Khoa học để nông dân tiếp cận nhanh với khoa học kỹ thuật, Báo nhân dân. Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990), Phân vùng sinh thái nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng, Đề tài 52D.0202, Hà Nội. Nguyễn Thị Hồng Phấn (2001), “Cơ cấu nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội. Trần An phong và cộng sự (1996), “Các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu thời kỳ 1986 – 1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Thái Phiên (2000), Sử dụng, quản lý đất bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đặng Hữu (2000), Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tạp chí Công sản Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức (2008), Số liệu quy hoạch sử dụng đất năm 2008, Số liệu thống kê đất đai năm 2008 Phòng thống kê huyện Gia Lâm (2008), Số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội các năm 2005 – 2008. Phùng Văn Phúc (1996), “Quy hoạch sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng”, Kết quả nghiên cứu thời kỳ 1986 – 1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Như Hà (2000), Phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, ĐHNNI, Hà Nội. Đặng Kim Sơn, Trần Công Thắng (2001), “Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở một số nước Đông Nam Á”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế. Nguyễn Ích Tân (2000), Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao một số vùng úng trũng Đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, ĐHNNI, Hà Nội. Bùi Văn Ten (2000), “Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đào Châu Thu (1999), Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp Hà Nội Nguyễn Xuân Thành (2001), “Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến môi trường và sản xuất nông nghiệp”, Tạp chí nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vũ Thị Phương Thụy và Đỗ Văn Viện (1996), Nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng ở ngoại thành Hà Nội, Kết quả nghiên cứu khoa học Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 1995 – 1996. Vũ Thị Phương Thụy (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐHNNI, Hà Nội. Nguyễn Văn Tiêm (1996), Chính sách giá cả nông sản phẩm và tác động của nó tới sự phát triển nông thôn Việt Nam, Kết quả nghiên cứu và trao đổi khoa học 1992 – 1994, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Hoàng Việt (2001), “Một số kiến nghị về định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (4), tr. 12 – 13. Tô Dũng Tiến và cộng sự (1986), Một số nhận xét về tình hình phân bổ và sử dụng lao động nông nghiệp thành phố Hà Nội, Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng ĐBSH và Bắc trung bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đào Thế Tuấn và Pascal Bergeret (1998), Hệ thống nông nghiệp lưu vực sông Hồng, Hợp tác Pháp – Việt chương trình lưu vực sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, Hà Nội. Phạm Dương Ưng và Nguyễn Khang (1993), Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam, Hội thảo khoa học về quản lý và sử dụng đất bền vững, Hà Nội. B. Tiếng Anh Thomas Petermann- Environmental Appraisals for Agricultural and Irrigated land Development, Zschortau 1996. FAO (1990), Land evaluation and farming system anylysis for land use planning, Working document, Rome. W.B. World Development Report (1995), Development and the environment, World Bank, Washington. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Giá cả một số mặt hàng chính tại địa phương năm 2007 TT Tên hàng hoá Đơn vị tính Giá bán bình quân 1 Lúa đ/kg 4.000 2 Ngô đ/kg 5.000 3 Đậu tương đ/kg 30.000 4 Lạc đ/kg 12.000 5 Khoai tây đ/kg 4.000 6 Khoai lang đ/kg 1.500 7 Sắn đ/kg 2.000 8 Bắp cải đ/kg 1.500 9 Su hào đ/kg 1.800 10 Cà chua đ/kg 3.500 11 Đậu quả đ/kg 4.000 12 Rau cải đ/kg 1.000 13 Đạm ure đ/kg 7.000 14 Phân lân supe đ/kg 4.500 15 Kali đ/kg 17.000 16 Công đ/công 50.000 PHỤ LỤC 2 Tình hình tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm: Được nghe phổ biến cách quản lý và sử dụng đất x Cơ quan địa phương thăm tình hình sử dụng x Được dự lớp tập huấn sản xuất x Tham dự chương trình hay Câu lạc bộ sản xuất o Có nguyện vọng tìm hiểu thêm những kỹ thuật mới trong sản xuất x tình hình tiêu thụ các nông sản phẩm trong thời gian qua 1. Cây lương thực 2. Cây rau 3. Cây màu 2 2 1 Nơi tiêu thụ hàng hoá Tại nhà và chợ Cây trồng người dân muốn chuyển đổi sang nhất 1. Vùng 1 2. Vùng 2 3. Vùng 3 Cải bắp, rau gia vị Ngô, khoai tây Công thức luân canh người dân muốn áp dụng nhất 1. Vùng 1 2. Vùng 2 3. Vùng 3 Su hào – cà chua - bắp cải Ngô - lạc - đậu tương Ghi chú: - x: có - o: không - 1: Tiêu thụ dễ - 2: Tiêu thụ trung bình PHỤ LỤC 3 Các loại thuốc chính được sử dụng nhiều nhất theo số lần phun/ vụ rau Cây trồng Loại thuốc sử dụng Thuốc trừ sâu Thuốc trừ bệnh 1. Bắp cải Sherpa 20EC, Rigell 80WG, Pegasus 500 SC Antracol 70WP, Anvil 5SC 2. Su hào Sherpa 20EC, Dipterex Zineb-bul 80WP 3. Cà chua Sherpa 20EC, Dipterex, Bassa 50SD Anvil 5SC 4. Đậu quả Sotoxo 3SL, Sattrungdan 95BTN Ridomil 68WP 5. Cà chua Sherpa 20EC, ViBT 16000WP Ridomil 68WP Zineb-bul 80WP 6. Đậu quả Sherpa 20EC, Sotoxo 3SL Ridomil 68WP 7. Rau cải Bassa 50SD, Sotoxo 3SL Score 25EC PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ Hộ số...... Họ và tên chủ hộ:.......................................................Nam (Nữ), tuổi................... Địa chỉ: Thôn (Xóm).......................................xã................................................... Huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội Thời gian điều tra: Ngày............tháng............năm 2009 I. TÌNH HÌNH CHUNG: 1-Gia đình ông bà có bao nhiêu nhân khẩu (người) Số lượng 1.1-Phân theo giới tính: Nam Nữ 1.2-Phân theo nghề nghiệp: Nông nghiệp Phi nông nghiệp Khác 1.3-Phân theo độ tuổi: Dưới 15 tuổi: Từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ Từ 15 đến 60 tuổi đối với nam Trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam 3-Nguồn thu chính của hộ gia đình (1000 đồng) 3.1- Thu từ trồng trọt 3.2- Thu từ chăn nuôi 3.3- Thu từ nghề phụ hay dịch vụ 3.4- Thu khác 4-Tình hình sử dụng đất của hộ (m2) 4.1. Đất nông nghiệp: - Đất chuyên lúa - Đất lúa màu - Đất chuyên màu - Đất trồng cây lâu năm 4.2. Đất thổ cư -Đất ở -Đất vườn tạp 5-Tổng thu nhập/năm của gia đình (1000đ): II. ĐẤT ĐAI VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1. Ông (bà) cho biết đặc điểm chính của các khoanh đất đang sử dụng? TT Loại hình sử dụng đất Diện tích (m2) Địa hình ruộng Tưới chủ động Bơm tát Hạn hay úng 1 2 3 -Loại hình sử dụng đất : ghi 2 lúa+1 màu, chuyên màu, 2 lúa... -Địa hình ruộng: ghi Vàn, Cao, Thấp... III. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ Cây trồng Diện tích (m2) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn) Giá trị sản lượng (1000đ) 1. Cây lương thực - Lúa - Ngô - Khoai Lang - Sắn 2. Cây công nghiệp và T.phẩm - Lạc - Đậu tương - Khoai tây - Su hào - Bắp cải - Cải xanh - Đậu - Rau khác IV. ĐẦU TƯ-CHI PHÍ SẢN XUẤT 1. Chi phí vật chất Đơn vị:1000đ/ha Cây trồng Giống Vật tư Thuỷ lợi phí Thuế Chi khác Đạm Lân Kali Phân khác Thuốc BVTV 1-Cây L.Thực -Lúa -Ngô -Khoai lang -Sắn 2-Cây CN,TP - Lạc - Đậu tương - Khoai tây - Su hào - Bắp cải - Cải xanh - Đậu - Rau khác 2-Đầu tư lao động Đơn vị tính: Ngày công/ha Cây trồng ngắn ngày Cây trồng Làm đất Gieo cấy Chăm sóc Thu hoạch Công khác Tổng cộng 1-Cây L.thực - Lúa - Ngô - Khoai lang - Sắn 2-Cây C.Nghiệp, TP - Lạc - Đậu tương - Khoai tây - Su hào - Bắp cải - Cải xanh - Đậu - Rau khác Cây trồng lâu năm Loại cây Tưới nước Tỉa cành Bảo vệ Thu hoạch Công khác Tổng cộng: Trong đó LĐ thuê Công lao động tại địa phương là:..............................đ/ngày công V. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA NÔNG HỘ: Cây trồng Đơn giá (đ/kg sản phẩm) Tổng thu (1000đ) Chi phí vật chất+thuê LĐ (1000đ) Thu nhập (1000đ) 1-Cây L.thực - Lúa - Ngô - Khoai lang - Sắn: 2-Cây C.Nghiệp, TP - Lạc - Đậu tương - Khoai tây - Su hào - Bắp cải - Cải xanh - Đậu - Rau khác VI. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG Cây trồng Tên thuốc Lượng (kg/ha/lần) Nồng độ phun g/l/lần Số lần phun Thời gian cách ly (ngày) VII. TÌNH HÌNH TIẾP THU TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM: 1-Gia đình có được nghe phổ biến cách quản lý và sử dụng đất không? 1.1-Có [ ] 1.2-Không [ ] Nếu có: -Từ ai:........................................................................................... -Bằng phương tiện gì: Đài [ ] Tivi [ ] Họp [ ] 2-Cơ quan địa phương như Địa chính, Khuyến nông...có thăm tình hình sử dụng đất của gia đình không? 2.1-Có [ ] 2.2-Không [ ] 3-Gia đình có được dự lớp tập huấn sản xuất không? 3.1-Có [ ] 3.2-Không [ ] Nếu có: -Tập huấn nội dung gì:................................................................. -Ai trong gia đình đi học:............................................................. -Có áp dụng được vào sản xuất không:........................................ 4-Gia đình có tham dự chương trình hay Câu lạc bộ sản xuất nào không? 4.1-Có Loại lớp (Câu lạc bộ):.................................................................. Thời gian tham gia:...................................................................... Có bổ ích không:.......................................................................... 4.2-Không 5-Gia đình có nguyện vọng tìm hiểu thêm những kỹ thuật mới trong sản xuất không? Có [ ] Không [ ] 6-Ông (bà) cho biết tình hình tiêu thụ các nông sản phẩm trong thời gian qua? 6.1.Lương thực: a-Tiêu thụ dễ (>70%) b-Tiêu thụ trung bình (50-69%) c-Tiêu thụ khó (<50%) 6.2.Rau màu a-Tiêu thụ dễ (>70%) b-Tiêu thụ trung bình (50-69%) c-Tiêu thụ khó (<50%) 6.3.Cây giống: a-Tiêu thụ dễ (>70%) b-Tiêu thụ trung bình (50-69%) c-Tiêu thụ khó (<50%) 6.4.Các sản phẩm trồng trọt khác a-Tiêu thụ dễ (>70%) b-Tiêu thụ trung bình (50-69%) c-Tiêu thụ khó (<50%) 7-Nơi tiêu thụ hàng hoá và hình thức tiêu thụ hàng hoá 7.1.Ông (bà) thường bán sản phẩm ở đâu:………………………… 7.2.Hình thức bán sản phẩm:………………………………………… 8-Dự định về sản xuất trong thời gian tới? 8.1-Ý định chuyển đổi cây trồng: a-Lúa chuyển sang …………………………………………………… Tại sao…………………………………………………………………. b-Lúa màu chuyển sang……………………………………………… Tại sao……………………………......................................................... c-Chuyên màu chuyển sang…………………………………………… Tại sao…………………………………………………………………. d-Cây cảnh, hoa chuyển sang …………………………………………. Tại sao…………………………………………………………………. e-Khác…………………………………………………………………. 8.2-Đất trồng cây hàng năm(Cây trồng gì?): ............................................................................................................................8.3-Đất trồng cây lâu năm(Cây trồng gì): ............................................................................................................................8.4-9-Theo ông (bà) loại hình sử dụng đất nào sẽ được ông bà tăng cường áp dụng trong tương lai? 9.1- Tại sao?.............................................................................. 9.2- Tại sao?.............................................................................. 9.3- Tại sao?.............................................................................. 9.4- Tại sao?.............................................................................. 9.5- Tại sao?............................................................................. 9.6- Tại sao?............................................................................. VII. NHẬN XÉT CHUNG: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Xác nhận của chủ hộ Người phỏng vấn Lâm Thị Đào Nguyên ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL09036.doc
Tài liệu liên quan