Tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại một số cơ sở ở tỉnh Hà Nam: ... Ebook Đánh giá hiệu quả sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại một số cơ sở ở tỉnh Hà Nam
125 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2161 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại một số cơ sở ở tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------
NGUYỄN VĂN CỦA
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HẠT GIỐNG LÚA LAI F1
TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ Ở TỈNH HÀ NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG VĂN HIỂU
HÀ NỘI - 2008
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này
đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Của
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Khoa Kinh tế
& Phát triển nông thôn, Khoa Sau đại học, đặc biệt là các thầy cô trong bộ
môn Phát triển nông thôn, những người đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức
bổ ích và đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Dương Văn Hiểu đã
dành nhiều thời gian tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm khuyến nông quốc gia - Bộ
NN&PTNT, Sở NN&PTNT Hà Nam, Trung tâm khuyến nông Hà Nam,
Trung tâm bò sữa Hà Nam, Công ty giống cây trồng Hà Nam, các phòng ban
chức năng tỉnh Hà Nam đã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi
trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Của
iii
MỤC LỤC
Lêi cam ®oan ......................................................................................................i
Lêi c¶m ¬n.........................................................................................................ii
Môc lôc ............................................................................................................ iii
B¶ng ch÷ viÕt t¾t ..............................................................................................vii
Danh môc b¶ng...............................................................................................viii
1. Më ®Çu.......................................................................................................1
1.1 TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi...............................................................................1
1.2 Môc tiªu nghiªn cøu ....................................................................................3
1.2.1 Môc tiªu chung.........................................................................................3
1.2.2 Môc tiªu cô thÓ .........................................................................................3
1.3 §èi t−îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu cña ®Ò tµi ...............................................4
1.3.1 §èi t−îng nghiªn cøu cña ®Ò tµi...............................................................4
1.3.2 Ph¹m vi nghiªn cøu cña ®Ò tµi ..................................................................4
2. nghiªn cøu Tæng quan....................................................................5
2.1 C¬ lý lý luËn.................................................................................................5
2.1.1 Mét sè kh¸i niÖm c¬ b¶n ..........................................................................5
2.1.1.1Kh¸i niÖm vÒ hiÖu qu¶ kinh tÕ................................................................5
2.1.1.2 Kh¸i niÖm vÒ lóa lai F1 .........................................................................7
2.1.2 Tiªu chuÈn, néi dung vµ b¶n chÊt cña hiÖu qu¶ kinh tÕ............................9
2.1.2.1 Tiªu chuÈn ®Ó ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ kinh tÕ...............................................9
2.1.2.2 Néi dung vµ b¶n chÊt cña hiÖu qu¶ kinh tÕ..........................................10
2.1.3 §Æc ®iÓm s¶n xuÊt h¹t gièng lóa lai F1 ..................................................12
2.1.3.1 Sù kh¸c nhau c¬ b¶n gi÷a lóa th−êng vµ lóa bÊt dôc ®ùc ....................13
2.1.3.2 Sù biÓu hiÖn −u thÕ lai ë lóa ................................................................13
2.1.3.3 §Æc ®iÓm cña s¶n xuÊt lóa lai F1.........................................................14
2.1.3.4 §Æc ®iÓm sinh häc cña gièng lóa lai F1 ..............................................14
2.1.3.5 §Æc ®iÓm kinh tÕ kü thuËt cña gièng lóa lai F1...................................16
iv
2.1.4 Quy tr×nh s¶n xuÊt gièng lóa lai F1 ........................................................16
2.1.4.1 Chän ruéng ..........................................................................................16
2.1.4.2 Kü thuËt lµm m¹ ..................................................................................16
2.1.4.3 Th©m canh ruéng cÊy ..........................................................................18
2.1.4.4 Dù b¸o vµ ®iÒu chØnh thêi k× në hoa....................................................19
2.1.4.5 Phun GA3 .............................................................................................20
2.1.4.6 Thô phÊn bæ sung ................................................................................21
2.1.4.7 Khö lÉn ................................................................................................21
2.1.5 Nh÷ng yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn hiÖu qu¶ s¶n xuÊt h¹t gièng lóa lai F1 ....21
2.2 C¬ së thùc tiÔn vÒ s¶n xuÊt h¹t gièng lóa lai F1........................................23
2.2.1 T×nh h×nh nghiªn cøu vµ øng dông h¹t gièng lóa lai trªn thÕ giíi.........23
2.2.2 T×nh h×nh nghiªn cøu vµ øng dông h¹t gièng lóa lai ë ViÖt Nam ..........27
2.2.3 DiÖn tÝch, n¨ng suÊt, s¶n l−îng lóa lai tØnh Hµ Nam giai ®o¹n 2002 -2006 .29
2.3. Nh÷ng vÊn ®Ò ®Æt ra c¸c c¬ së s¶n xuÊt h¹t lai F1 ë n−íc ta trong thêi kú
CNH- H§H ngµnh n«ng nghiÖp ......................................................................30
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............32
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..................................................................32
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ...............................................................................32
3.1.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý ...........................................................................32
3.1.1.2 Khí hậu thời tiết ...................................................................................33
3.1.1.3 Tài nguyên đất và tình hình sử dụng ...................................................35
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội .......................................................................37
3.1.2.1 Tình hình kinh tế và lực lượng lao động .............................................37
3.1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất giống lúa lai F1...........41
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................44
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ....................................................44
3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu ..............................................................44
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp.......................................................................44
v
3.2.2.2 Ph−¬ng ph¸p thu thËp tµi liÖu s¬ cÊp ...................................................45
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................46
3.2.4 Phương pháp phân tích ........................................................................46
3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả..............................................................46
3.2.4.2 Phương pháp so sánh...........................................................................46
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .........................................47
3.2.5.1 HÖ thèng chØ tiªu ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ kinh tÕ s¶n xuÊt gièng lóa lai F147
3.2.5.2 Néi dung chñ yÕu cña hÖ thèng chØ tiªu ..............................................49
4. KÕt qu¶ nghiªn cøu vµ th¶o luËn........................................53
4.1 Thùc tr¹ng s¶n xuÊt h¹t gièng lóa lai F1 trªn ®Þa bµn tØnh Hµ Nam ........53
4.1.2 N¨ng suÊt vµ s¶n l−îng h¹t gièng lóa lai F1...........................................57
4.1.3 Chi phÝ s¶n xuÊt h¹t gièng lóa lai F1......................................................59
4.1.4 KÕt qu¶ vµ hiÖu qu¶ s¶n xuÊt h¹t gièng lóa lai F1..................................65
4.1.5 Mét sè thuËn lîi vµ khã kh¨n trong viÖc s¶n xuÊt h¹t gièng lóa lai F1
trªn ®Þa bµn tØnh Hµ Nam.................................................................................86
4.1.5.1 ThuËn lîi..............................................................................................86
4.1.5.2. Khã kh¨n.............................................................................................89
4.1.6 C¸c yÕu tè ¶nh h−ëng ®Õn n¨ng suÊt gièng lóa lai F1 trªn ®Þa bµn tØnh
Hµ Nam............................................................................................................89
4.1.6.1 §iÒu kiÖn thêi tiÕt, khÝ hËu ..................................................................90
4.1.6.2 §iÒu kiÖn kü thuËt vµ c¸c yÕu tè vËt t− ...............................................90
4.2 Mét sè gi¶i ph¸p chñ yÕu nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ kinh tÕ s¶n xuÊt gièng
lóa lai F1 ..........................................................................................................90
4.2.1 Tæ chøc s¶n xuÊt vµ tiªu thô s¶n phÈm...................................................90
4.2.2 C¸c biÖn ph¸p kü thuËt cÇn kh¾c phôc trong s¶n xuÊt nh»m n©ng cao
n¨ng suÊt vµ chÊt l−îng h¹t gièng lóa lai F1 ...................................................91
4.2.2.1 BiÖn ph¸p c¸ch ly.................................................................................92
4.2.2.2 BiÖn ph¸p khö lÉn ................................................................................92
vi
4.2.2.3 BiÖn ph¸p thu ho¹ch vµ lµm s¹ch.........................................................93
4.2.2.4 BiÖn ph¸p b¶o qu¶n h¹t gièng .............................................................93
4.2.2.5 BiÖn ph¸p ®¶m b¶o thêi kú trç b«ng vµ në hoa thÝch hîp ...................93
4.2.2.6 BiÖn ph¸p sö dông GA3 vµ mét sè ho¸ chÊt.........................................94
4.2.2.7 BiÖn ph¸p thô phÊn bæ sung.................................................................94
4.2.2.8 BiÖn ph¸p canh t¸c...............................................................................95
4.2.3 §Èy m¹nh c«ng t¸c nghiªn cøu khoa häc vµ ®µo t¹o lùc l−îng c¸n bé kü
thuËt .................................................................................................................96
4.2.4 ChÝnh s¸ch ®Çu t− vµ tÝn dông kÕt hîp b¶o hiÓm, b¶o hé s¶n xuÊt.........96
4.2.5 B¶o vÖ ®ång ruéng..................................................................................97
5. KÕt luËn vµ kiÕn nghÞ...................................................................98
5.1 KÕt luËn......................................................................................................98
5.2 KiÕn nghÞ .................................................................................................100
vii
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Viết Tắt Nghĩa đầy đủ
CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
DV – TM Dịch vụ – thương mại
GTGT Giá trị gia tăng
HQSX HIệu quả sản xuất
KD Khang dân
KHKT Khoa học kỹ thuật
K.tế Kinh tế
LĐ Lao động
LN Lợi nhuận
NN Nông nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TNHH Thu nhập hỗn hợp
Tr.đ Triệu đồng
UBND Uỷ ban nhân dân
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình khí tượng bình quân nhiều năm .....................................33
Bảng 3.2 Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt ...............................................34
Bảng 3.3 Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Hà Nam.........................36
Bảng 3.4 Tình hình dân số nông nghiệp và phi nông nghiệp.........................39
Bảng 3.5 Cơ cấu GDP tỉnh Hà Nam thời kỳ 2000 - 2005..............................40
Bảng 3.6 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp...............................................40
Bảng 3.7 Diện tích úng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.........................................43
Bảng 4.1 Diện tích và cơ cấu diện tích sản xuất hạt giống lúa lai F1 trên địa
bàn tỉnh Hà Nam từ 2004 – 2006..................................................................56
Bảng 4.2 năng suất và sản lượng giống lúa lai F1 trên địa bàn tỉnh (2004 –
2006) ............................................................................................................58
Bảng 4.3 Chi phí đầu tư cho 1 ha giống lúa lai F1 năm 2006 của hộ trên địa
bàn tỉnh Hà Nam ..........................................................................................61
Bảng 4.4 chi phí đầu tư cho 1 ha giống lúa lai F1 năm 2006 của các công ty
trên địa bàn tỉnh Hà Nam..............................................................................63
B¶ng 4.5 Møc ®Çu t− chi phÝ s¶n xuÊt 1 ha lóa thuÇn vµ gièng lóa lai F1 ë c¸c
C«ng ty trªn ®Þa bµn tØnh Hµ Nam n¨m 2006 ................................................67
B¶ng 4.6 Møc ®Çu t− chi phÝ s¶n xuÊt 1 ha lóa thÞt vµ gièng lóa lai F1 cña hé
n«ng d©n trªn ®Þa bµn tØnh Hµ Nam n¨m 2006 ..............................................68
B¶ng 4.7 Møc ®Çu t− chi phÝ s¶n xuÊt 1 ha lóa thÞt vµ gièng lóa lai B¾c −u 64
trªn ®Þa bµn tØnh Hµ Nam n¨m 2006 .............................................................72
B¶ng 4.8 Møc ®Çu t− chi phÝ s¶n xuÊt 1 ha lóa thÞt vµ gièng lóa lai B¾c −u 903
trªn ®Þa bµn tØnh Hµ Nam n¨m 2006 .............................................................73
B¶ng 4.9 Møc ®Çu t− chi phÝ s¶n xuÊt 1 ha lóa thÞt vµ gièng lóa lai ViÖt lai 20
trªn ®Þa bµn tØnh Hµ Nam n¨m 2006 .............................................................74
ix
B¶ng 4.10 KÕt qu¶ s¶n xuÊt gièng lóa lai F1 trªn 1 ha t¹i c¸c c«ng ty trªn ®Þa
bµn tØnh Hµ Nam n¨m 2006 ..........................................................................75
B¶ng 4.11 KÕt qu¶ s¶n xuÊt gièng lóa lai F1 trªn 1 ha cña c¸c hé n«ng d©n trªn
®Þa bµn tØnh Hµ Nam n¨m 2006 ....................................................................76
B¶ng 4.14 So s¸nh hiÖu qu¶ s¶n xuÊt 1 ha gièng lóa lai F1 víi mét sè gièng
lóa thÞt cña hé n«ng d©n trªn ®Þa bµn tØnh Hµ Nam n¨m 2006 .......................81
B¶ng 4.15 HiÖu qu¶ s¶n xuÊt 1ha gièng lóa lai B¾c −u 64 so víi gièng lóa thÞt
trªn ®Þa bµn tØnh Hµ Nam n¨m 2006 .............................................................83
B¶ng 4.16 HiÖu qu¶ s¶n xuÊt 1ha gièng lóa lai B¾c −u 903 so víi gièng lóa thÞt
trªn ®Þa bµn tØnh Hµ Nam n¨m 2006 .............................................................84
B¶ng 4.17 HiÖu qu¶ s¶n xuÊt 1ha gièng lóa lai ViÖt lai 20 so víi gièng lóa thÞt
trªn ®Þa bµn tØnh Hµ Nam n¨m 2006 .............................................................85
B¶ng 4.18 Nhu cÇu h¹t gièng lóa lai F1 trªn ®Þa bµn tØnh ®Õn n¨m 2009 ......86
B¶ng 4.19 Nguån c¸n bé kü thuËt chØ ®¹o s¶n xuÊt lóa lai F1 tØnh Hµ Nam .........88
1
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một ngành giữ vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân của mọi quốc gia trên thế giới cho dù quốc gia đó là nước có nền
kinh tế phát triển đang phát triển, bởi vì nông nghiệp là ngành sản xuất và
cung cấp cho con người những sản phẩm cần thiết của cuộc sống. Đó là lương
thực và thực phẩm.
Những sản phẩm duy nhất của ngành nông nghiệp không thể một
ngành sản xuất nào có thể tạo ra được như lương thực, thực phẩm là yếu tố
đầu tiên của sự tồn tại, ổn định phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
Nước ta là một nước nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, đất đai,
thời tiết, khí hậu rất thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp. Vì vậy nông
nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu và cây lúa là cây lương thực chủ lực. Đảng
và Nhà nước ta rất chú trọng quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp và
đã xác định rõ là “Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” Điều đó được thể hiện
rõ trong các văn kiện của Đảng và chính sách của nhà nước.
Đất nước cùng phát triển, đời sống của nhân dân còn được nâng cao thì
nhu cầu về lúa gạo ngô, cũng tăng lên cả về số lượng, chất lượng, chủng loại.
Để sản xuất nông nghiệp phát triển, đáp ứng nhu cầu xã hội thì vấn đề lai tạo
ra các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, chống chịu được một số sâu
bệnh là một trong những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới CNH - HĐH.
Thực tế sản xuất đã chứng minh rất rõ giống lúa là khâu đầu tiên, là
tiền đề quan trọng đối với sản xuất lúa; nó quyết định đến năng suất, phẩm
chất chủng loại của sản phẩm, do đó nó là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế của người nông dân.
2
Hiện nay diện tích lúa không tăng mà còn có xu hướng giảm vì nhiều lý
do: nhu cầu xây dựng, phát triển giao thông, phát triển các khu công nghiệp.
Do đó, chiều hướng thâm canh tăng năng suất đó là rất cần thiết và phù hợp.
Trong đó yếu tố giống mới là biện pháp thâm canh tăng năng suất. Trong
những năm vừa qua những giống lúa lai mới có năng suất chất lượng cao đã
xuất hiện và chiếm ưu thế về cơ bản, nó đã dần thay thế và loại bỏ các giống
cũ có năng suất thấp, chất lượng thấp kém.
Trong những năm vừa qua, với việc ứng dụng ưu thế lai của lúa đã
thành công lớn ở Trung Quốc và đang được ứng dụng ở một số nước trong đó
có Việt Nam đã và đang mở ra một hướng đi mới mẻ để tăng nhanh sản lượng
lúa, giải quyết vấn đề an ninh lương thực thế giới. Thông qua việc sản xuất
thử nghiệm bằng giống lúa lai một số địa bàn trong nước cho thấy: giống lúa
này cho năng suất cao và có khả năng chống chịu được một số bệnh. Do đó,
nước ta đã đẩy nhanh diện tích gieo cấy lúa lai nhằm mục đích tăng sản lượng
lương thực trên toàn quốc. Cơ cấu lai trong sản xuất đại trà ngày càng được
nâng cao. Tuy nhiên quá trình đẩy mạnh diện tích gieo cấy lúa lai còn gặp
phải một số khó khăn như sau:
- Lượng hạt giống lúa lai yêu cầu cho sản xuất đại trà rất lớn tới hơn
20.000 tấn trong khi đó sản xuất giống để tự túc thì rất ít. Tức là không chủ
động được giống lúa lai, kèm theo nó là việc thực hiện kế hoạch không đạt
được như mong muốn.
- Lượng giống lúa lai phụ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài (Trung Quốc),
không đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, giá giống lúa lai cao, làm tăng chi
phí sản xuất của hộ, giảm hiệu quả sản xuất, ảnh hưởng đến việc áp dụng các
KHKT tiến bộ vào hộ nông dân.
- Lượng giống lúa lai nhập từ bên ngoài vào khó kiểm soát được chất
lượng, có khi mua phải giống kém chất lượng, giống giả gây thiệt hại cho
3
nông dân.
Trong những năm qua nhờ những thành tựu khoa học di truyền và chọn
giống để nghiên cứu lai tạo sản xuất thành công nhiều giống lúa lai mới ở
trong nước các trung tâm, tại các trạm tiến hành sản xuất đại trà các giống lúa
lai mới để phục vụ cho sản xuất trong nước.
Như vậy từ sản xuất được thóc giống lúa lai F1 nhằm đáp ứng nhu cầu
trong nước, giải quyết được công ăn việc làm cho các hộ lao động. Giảm chi
phí sản xuất cho người trồng lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân,
không phụ thuộc vào giống nhập nội, ổn định phát triển nông nghiệp.
Trong những năm vừa qua tỉnh Hà Nam (trực tiếp là trung tâm Khuyến
Nông - Sở NN và PTNT tỉnh Hà Nam) chỉ đạo trực tiếp các đơn vị tham gia
sản xuất hạt giống lúa lai F1 (hạt lai F1 ) cung cấp đáp ứng phục vụ trong
tỉnh và còn cung cấp cho các tỉnh bạn. Để phản ánh thực trạng sản xuất hạt
giống trên địa bàn, tình hình áp dụng tiến bộ KHKT của hộ nông dân, phân
tích hiệu quả sản xuất hạt lai F1 chúng tôi tiến hành lựa chọn và nghiên cứu
đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại một số cơ sở ở
Tỉnh Hà Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Khảo sát thực trạng sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại một số cơ sở trên
địa bàn tỉnh Hà Nam. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất hạt lai F1 , từ đó có cơ sở đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm ổn định
và phát triển sản xuất hạt giống lúa lai F1 cho địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả, hiệu quả sản xuất
hạt giống lúa lai F1 .
- Đánh giá thực trạng sản xuất hạt giống lúa lai F1 trên địa bàn tỉnh Hà
4
Nam trong những năm qua.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hạt giống lúa
lai F1 ở một số cơ sở tại Hà Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển sản xuất hạt
giống lúa lai F1 ở địa phương trong những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài chọn các cơ sở, các hộ nông dân sản xuất hạt giống lai F1 tại các
huyện Bình Lục, Duy Tiên, Thanh Liêm trên địa bàn tỉnh là đối tượng nghiên
cứu. Đề tài tập trung đánh giá hiệu quả sản xuất hạt giống lúa lai F1 .
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn rõ không gian: đề tài khảo sát các cơ sở, các hộ nông dân sản
xuất hạt giống lúa lai F1 ở Bình Lục, Duy Tiên, Thanh Liêm tỉnh Hà Nam.
- Giới hạn rõ thời gian: Đề tài tiến hành thu thập thông tin chủ yếu về
sản xuất hạt lai F1 trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây.
- Giới hạn nội dung
+ Chỉ nghiên cứu dưới góc độ kinh tế sản xuất, không nghiên cứu về
mặt kỹ thuật
+ Nghiên cứu về hiệu quả sản xuất không nghiên cứu về thị trường tiêu
thụ
5
2. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
2.1 Cơ lý lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu đề cập
đến lợi ích kinh tế sẽ thu được trong hoạt động đó. Hiệu quả kinh tế là một
phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao chất
lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực
sẵn có trong hoạt động kinh tế. Đây là một đòi hỏi khách quan của mọi nền
sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất cuộc sống của con người ngày một tăng.
Nói một cách biện chứng do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết
phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế đã làm xuất
hiện các phạm trù hiệu quả kinh tế [8].
Từ năm 1878, Sapodonicop và nhiều nhà kinh tế, nhà khoa học đã tổ
chức tranh luận về vấn đề hiệu quả kinh tế. Nhưng phải hơn 30 năm sau
(1910) mới có văn bản pháp quy đánh giá hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư cơ
bản. Từ đó đến nay khái niệm này đang được quan tâm nghiên cứu và là một
bộ phận quan trọng của kinh tế chính trị học trong nền kinh tế thị trường. Khi
nói về hiệu quả kinh tế cácnhà kinh tế ở nhiều nước, nhiều lĩnh vực có quan
điểm khác nhau, có thể tóm tắt thành ba hệ thống quan điểm như sau [18]:
Hệ thống quan điểm thứ nhất: Cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ
số giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra ( như các nguồn nhân, tài, vật,
6
lực, tiền vốn...) để đạt được kết quả đó.
Đại diện cho hệ thống quan điểm này, Colicốp cho rằng: “Hiệu quả sản
xuất là tính hoạt động của một nền sản xuất nhất định. Chúng ta sẽ so sánh kết
quả với chi phí cần thiết để đạt được kết quả đó. Khi lấy tổng sản phẩm chia
cho vốn sản xuất chúng ta sẽ được hiệu xuất vốn. Tổng sản phẩm chia cho số
vật tư sẽ được hiệu suất vật tư. Tổng sản phẩm chi cho số lao động được hiệu
suất lao động.
Kết quả đạt được
Hiệu suất vốn =
Tổng số vốn đầu tư
Kết quả đạt được
Hiệu suất vật tư =
Chi phí vật tư
Kết quả đạt được
Hiệu suất lao động =
Tổng lao động bỏ ra
Hệ thống quan điểm thứ hai cho rằng: Hiệu quả kinh tế được đo bằng
hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả đạt được – Chi phí
Hệ thống quan điểm thứ ba: Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến
động giữa chi phí và kết quả sản xuất .
Theo quan điểm này, hiệu quả kinh tế biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa
phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ
giữa kết quả bổ xung và chi phí bổ xung.
Một số ý kiến chú ý đến quan hệ tỷ lệ giữa mức độ tăng trưởng kết quả
sản xuất với mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội.
Hiệu quả kinh tế =
C
K
∆
∆
7
K∆ : Phần tăng thêm của kết quả sản xuất
C∆ : Phần tăng thêm của chi phí sản xuất
Ngoài ra còn có những ý kiến, quan điểm nhìn nhận hiệu quả kinh tế
trong tổng thể kinh tế xã hội. Chẳng hạn theo L.N. canirốp: “Hiệu quả của
sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc
chung đối với nền kinh tế quốc dân bằng cách so sánh kết quả của sản xuất
với chi phí hoặc nguồn dự trữ đã sử dụng” Theo Anghlop thì: “Hiệu quả kinh
tế xã hội là sự tương ứng giữa kết quả xã hội được khái quát trong khái niệm
rộng hơn, sự tăng lên phần thịnh vượng cho những người lao động với mức
tăng hao phí để nhận kết quả này”
Như vậy hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (một quá trình) kinh tế là
một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn
lực tự nhiên và phương thức quản lý. Nó được thể hiện bằng hệ thống các chỉ
tiêu nhằm phản ánh các mục tiêu cụ thể của các cơ sở sản xuất phù hợp với
yêu cầu xã hội.
2.1.1.2 Khái niệm về lúa lai F1
Công thức:
A x B
A x R
F1
Như chúng ta đã biết muốn sản xuất được lúa lai F1 phải dùng các dòng
bất dục đực nhưng chính các dòng bất dục đực lại không có khả năng tự thụ,
nếu muốn cho chúng tồn tại để sử dụng thì phải có cách làm cho chúng thụ
được phấn, nhưng chỉ tạo nên những hạt giống mà sau khi gieo trồng vẫn
thành cây bất dục đực, các nhà khoa học đã tạo được những dòng đặc biệt để
8
thụ phấn cho dòng bất dục đực mà vẫn giữ nguyên được tính bất dục đực. Khi
nào cần lai tạo nên những tổ hợp lai thì ta trồng xen dòng bất dục đực với các
giống lúa ta chọn làm bố để nhận thấy và tạo nên những tổ hợp lúa lai ta
muốn. Do vậy khi sản xuất hạt giống lúa lai F1 ta phải cùng lúc bảo đảm sự
tồn tại của cả 3 dòng: là dòng bất dục đực (ký hiệu là A); dòng duy trì tính bất
dục đực (ký hiệu là B) và dòng phục hồi khả năng tự thụ (ký hiệu là R). tuy
trong ruộng sản xuất lúa lai F1 (3dòng) chỉ có 2 dòng là bất dục đực (A) và
phục hồi nhưng để thường xuyên có dùng bất dục đực để lai thì song song với
việc sản xuất hạt lai F1 ta thấy phải cùng lúc sản xuất hạt giống các dòng bất
dục và duy trì. Vì vậy lúa lai sản xuất theo hệ thống này được gọi là lúa lai 3
dòng hay lúa lai F1 [12] .
Ưu thế lai: hiện tượng sinh học mà con lai F1 được sinh ra khi hai cá
thể bố mẹ khác nhau về di truyền và được biểu hiện là sự tăng sức sống ít nhất
vượt giá trị trung bình của bố, mẹ được gọi là ưu thế lai.
Nhà vật lý học người Đức Koelreuter đã tiến hành những nghiên cứu có hệ
thống về ưu thế lai ở cây trồng đã nhận thấy sự vượt trội ở một số con lai mà
ông nghiên cứu và đây là công bố đầu tiên về sức sống của con lai F1. ở cây
lúa ưu thế lai lần đầu tiên được công bố bởi Jone, trong suốt 35 năm sau, một
số nhà khoa học trên thế giới như Capinpin và Singh…cũng đã khẳng định
điều này ở cây lúa lai. Tuy nhiên ngoại trừ các nhà khoa học Trung Quốc thì
không ai trong số họ đã ứng dụng được những nghiên cứu của mình trong
thực tiễn chọn giống mà trở ngại lớn nhất là rất khó khăn để sản xuất được
một lượng lớn hạt giống. Tài liệu về ưu thế lai ở lúa đã được tổng kết bởi
Chang và cộng sự. Tất cả những công bố này đã kết luận sự tồn tại về ưu thế
lai mà có thể khai thác thương mại bằng việc phát triển lúa lai F1. Những
giống lúa lai đã được mở rộng ở Trung Quốc từ năm 1975. Vào năm 1990,
Trung Quốc đã trồng 15 triệu ha lúa lai (chiếm 46% tổng diện tích lúa), năng
9
suất vượt 20% với lúa thuần tốt nhất. Sau những thành tựu của Trung Quốc,
một số nước đã tập trung phát triển mạnh lúa lai như Việt Nam, Ấn Độ, Bắc
Triều Tiên…song mạnh nhất vẫn là ở Việt Nam và Ấn Độ. Dùng giống lúa lai
F1 trong sản xuất đã trở thành nhu cầu lớn của nông dân miền Bắc Việt Nam
hiện nay [14].
2.1.2 Tiêu chuẩn, nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
2.1.2.1 Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế
Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế là một vấn đề phức tạp và còn
nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Tuy nhiên, đa số các nhà kinh tế đều cho rằng
tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ đáp ứng
nhu cầu của xã hội và tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu
quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng
cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thờikỳ, còn
tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo
tiêu chuẩn đã chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội
khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. Tuỳ theo
nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân,
hiệu quả kinh tế xí nghiệp. Mặt khác cũng gồm nhiều loại: nhu cầu tối thiểu,
nhu cầu có khả năng thanh toán và nhu cầu theo ước muốn chung. Có thể coi
thu nhập tối đa trên một đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh
tế hiện nay.
Mục tiêu của các biện pháp tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao
động xã hội để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về mọi mặt của con người trên
cơ sở tiết kiệm lớn nhất các loại chi phí. Có thể tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả
kinh tế của các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp nói chung
(trong đó có ứng dụng công nghệ sản xuất giống lúa lai F1) là mức tăng thêm
10
các kết quả sản xuất và mức tiết kiệm về chi phí lao động xã hội.
2.1.2.2 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Sự phát triển của một nền kinh tế gắn liền với quá trình phát triển của
khoa học kỹ thuật và việc áp dụng chúng vào sản xuất. Bản thân những tiến
bộ đã chứa đựng tính ưu việt, nhưng nó chỉ phát huy được hiệu quả cao khi áp
dụng chúng trong những điều kiện sản xuất thích hợp. Việc vận dụng một
cách thông minh các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất và
phấn đấu để đạt hiệu quả kinh tế cao._. trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là một
tất yếu. Điều đó lại càng có ý nghĩa quan trọng và bức thiết đối với nền sản
xuất nước ta. Với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định, muốn tạo ra được
khối lượng sản phẩm lớn nhất là mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý.
Nói một cách khác là ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để
có chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất. Điều đó cho thấy quá trình sản
xuất là sự liên kết mật thiết giữa các yếu tố đầu vào (Input) và đầu ra
(Output), là sự biểu hiện kết quả của các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả
sản xuất. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng
kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều
nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh quan hệ so sánh tương đối (phép chia) mà
chủ yếu quan tâm đến quan hệ tuyệt đối (phép trừ) mà chưa xem xét đầy đủ
mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối.
Hiệu quả kinh tế ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, tổng thu
nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Cần phân biệt rõ hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội. Nếu như hiệu quả
kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả kinh tế đã đạt được và
lượng chi phí thì hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã
hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Giữa hiệu quả kinh tế và
hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau
11
và là phạm trù thống nhất. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục
đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao nhu
cầu về vật chất và tinh thần của một thành viên trong xã hội.
Làm rõ hiệu quả, cần phân định sự khác nhau và mối quan hệ giữa “kết quả”
và “hiệu quả” [13].
Kết quả mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích
của con người, được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tuỳ thuộc
vào những trường hợp cụ thể xác định. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu
hạn về tài nguyên với nhu cầu tăng lên của con người làm người ta xem xét
kết quả đó được tạo ra như thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có đưa lại
kết quả hữu ích hay không. Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh không chỉ dừng ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá
chất lượng công tác hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm đó.
Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và nội dung đánh
giá của hiệu quả. Trên phạm vi xã hội của hiệu quả chính là hiệu quả của
lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng
kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội, còn mục
tiêu của hiệu quả là tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều
kiện nguồn tài nguyên hữu hiệu [14].
Công trình nghiên cứu của Farrell (1957) đã thể hiện bản chất này của
phạm trù hiệu quả kinh tế. Khi nghiên cứu hoạt động kinh tế của các nhà sản
xuất ngang tài, ngang sức và tiêu biểu nhưng lại đạt được kết quả khác nhau
do cách kinh doanh khác nhau và như vậy chỉ có thể ước tính đầy đủ hiệu quả
kinh tế theo nghĩa tương đối. Để giải thích cho lập luận này, ông phân biệt
hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
Hiệu quả kỹ thuật: Là khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với
những yếu tố đầu vào cố định .
12
Hiệu quả phân phối: Là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ
lệ nhằm đạt lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào.
Hiệu quả kinh tế = hiệu quả kỹ thuật x hiệu quả phân phối
Các nội dung này được thể hiện qua đồ thị sau [15]
X1
X1D D
P C
X1A R A
0 X2D’ X2A P’ X2
X1A, X2A là các yếu tố đầu tư sản xuất tại A
X1D, X2D là các yếu tố đầu tư sản xuất tại D
Đường thẳng PP’ là đường đồng phí
Đường cong CAB là đường đồng sản lượng
Điểm A là tiếp điểm giữa PP’ là CAB là điểm đạt kết quả sản xuất với mức
chi phí tối thiểu ( tối ưu nhất) tương ứng X1D, X2A .
Xem xét hiệu quả kinh tế của đơn vị D với sự phối hợp hai yếu tố đầu vào
X1D, X2D ta có.
Hiệu quả kỹ thuật =
OD
OC
Hiệu quả phân phối =
OD
OR
Hiệu quả kinh tế =
OD
OR
x
OD
OC
2.1.3 Đặc điểm sản xuất hạt giống lúa lai F1
13
2.1.3.1 Sự khác nhau cơ bản giữa lúa thường và lúa bất dục đực
Lúa thường là loại thực vật tự thụ, nghĩa là mỗi đoá hoa của lúa thường
có cả nhị đực nhị cái nên chúng tự thụ phấn được. Tuy trong tự nhiên vẫn có
khả năng một tỷ lệ rất ít số hoa nhận phấn của cây lúa khác mà dẫn đến hiện
tượng lai tạp tự nhiên và sản sinh ra các cây ưu thế lai sau này. Nhưng nói
chung, lúa thường tự thụ lấy phấn nên độ thuần rất cao. Nếu ta muốn lai các
giống lúa với nhau để tạo ra các tổ hợp lai có ưu thế lai mạnh để tăng năng
suất, chất lượng tốt thì phải tìm cách khử hạt phấn của nhị đực trong hoa lúa
để tránh hiện tượng tự thụ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công để tạo
ra những dòng bất dục đực, nghĩa là trong hoa lúa chỉ tồn tại nhị cái bình
thường còn nhị đực bị thoái hoá ( hạt phấn mất khả năng thụ phấn). Lúa bất
dục đực muốn thụ phấn phải đón nhận hạt phấn từ cây lúa khác để tạo nên thế
hệ những con lai cho sản xuất [16].
2.1.3.2 Sự biểu hiện ưu thế lai ở lúa
Ưu thế lai về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: từ năm 1972
đến năm 1975, tại học viện Khoa học Nông nghiệp Hồ Nam Trung Quốc đã
đánh giá 87 con lai trên đồng ruộng kết quả cho thấy hầu hết những tổ hợp lai
triển vọng cho năng suất vượt 20 – 30% so với giống lúa thuần hiện có. Ngoài
Trung Quốc, một số nghiên cứu tiến hành từ năm 1977 đã chỉ ra sự tồn tại ưu
thế lai về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ở lúa, những nghiên cứu
này được tiến hành ở Bănglađet, Triều Tiên và nhiều nước trên thế giới.
Theo Namboodiri, thì năng suất lúa lai tăng là do sự thể hiện ưu thế lai về số
bông và số hạt/bông. Những nghiên cứu khác cho thấy số bông là thành phần
chủ yếu để tăng năng suất hạt và năng suất hạt tăng là do ưu thế lai ở một hay
nhiều yếu tố cấu thành năng suất. Kim, tìm ra mối tương quan thuận giữa
năng suất và số hạt/bông, giữa năng suất và khối lượng, giữa năng suất và số
bông/khóm. Do đó ông đề xuất chọn bố mẹ lúa lai mà có sự đóng góp cho ưu
14
thế lai về số hạt/bông và khối lượng 1000 hạt.
Ưu thế về bộ rễ: Lin và Yuan, công bố rằng hệ thống rễ của lúa lai hoạt
động mạnh hơn và khoẻ hơn. Sự tồn tại ưu thế lai về số rễ, độ mập của rễ, trọng
lượng khô, độ dài của rễ, số mạch rây, hoạt động của rễ…được quan sát ở nhiều
nghiên cứu … Chính nhờ ưu điểm của hệ rễ trên mà lúa lai có khả năng thích
ứng rộng với các điều kiện bất thuận như ngập úng, hạn hán, phèn mặn...[14]
2.1.3.3 Đặc điểm của sản xuất lúa lai F1
Các giống lúa lai F1 ở nước ta hiện nay thường là các giống ngắn ngày
cho thu hoạch sớm. Quy hoạch sản xuất lúa lai F1 khác biệt hẳn so với trồng
lúa đại trà tức là phải đồng thời đảm bảo sự tồn tại của 3 dòng A, B, R mới
tạo ra lúa hai F1 nhờ các tổ hợp lai khác nhau, các công đoạn trong quá trình
sản xuất đòi hỏi rất nghiêm ngặt. Sản xuất hạt giống lúa lai F1 yêu cầu sự đầu
tư thâm canh cao hơn nhưng năng suất vẫn thấp hơn lúa thường và hạt giống
lúa lai F1 sản xuất ở vụ này thì tốt nhất là đưa vào sản xuất đại trà ở ngay vụ
tiếp theo mới cho năng suất cao. Nếu để cách vụ thì tỷ lệ nảy mầm của hạt
giống lúa lai F1 có thể giảm từ 20 – 30%. Sản xuất hạt lúa lai F1 phải kết
thúc sớm hơn lúa đại trà từ 30 – 35 ngày để đưa hạt giống F1 vào sản xuất
kịp thời vụ.
2.1.3.4 Đặc điểm sinh học của giống lúa lai F1
Đặc tính dòng bố, mẹ liên quan tới thụ phấn chéo: độ trỗ thoát cổ bông
sẽ làm tăng số hoa có khả năng nhận phấn của dòng mẹ và cũng làm tăng
lượng phấn tung vào không khí của dòng bố, đó là hai yếu tố nhằm đạt tỷ lệ
đậu hạt cao. Các nhà khoa học Trung Quốc đề xuất rằng lá đòng nhỏ nằm
ngang có lợi hơn cho việc tăng khả năng giao phấn chéo so với lá đòng dài và
thẳng đứng. Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì hai yếu tố số bông/m2 và
số hoa/bông quyết định năng suất hạt F1, do đó trong sản xuất người ta điều
chỉnh để đạt được trên 3 triệu bông mẹ/ha hay trên 300 triệu hoa mẹ/ha và trên 1
15
triệu bông bố/ha hay trên 100 triệu hoa bố/ha. Đảm bảo sự trỗ bông và nở hoa
trùng khớp giữa dòng bố và dòng mẹ là yếu tố tiên quyết cho quá trình giao
phấn, chiều cao cây của dòng bố phải cao hơn dòng mẹ ít nhất là 20 – 25 cm.
Tập tính nở hoa và sự giao phấn: bông lúa trỗ và thoát khỏi lá đòng từ 24
– 36 ngày tính từ khi bắt đầu phân hoá đòng ít phụ thuộc vào thời gian sinh
trưởng của giống. Thông thường, những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì
nở hoa tập trung hơn những giống dài ngày. Các giống lúa chỉ nở hoa duy nhất
một lần trong ngày bất kể điều kiện thời tiết, có hai cao điểm nở hoa trong ngày:
cao điểm thứ nhất vào khoảng 10h – 10h30, cao điểm hai vào 17h30 – 18h. Thời
gian nở hoa phụ thuộc vào tiến trình tạo phấn, các dòng bất dục có thời gian nở
hoa kéo dài hơn những dòng hữu dục [17].
Đặc tính của hoa ảnh hưởng đến sự giao phấn ở lúa: đặc tính quan trọng
nhất liên quan tới sự giao phấn là bất dục đực, các đặc tính khác của hoa như
kích thước vòi nhuỵ, góc và thời gian nở của hoa cũng có ảnh hưởng đáng kể tới
sự giao phấn. Đối với dòng bố thì các đặc tính hoa như kích thích cỡ bao phấn,
số hạt phấn/bao phấn, chiều dài chỉ nhị, thời gian nở hoa cũng ảnh hưởng tới sự
giao phấn. Trong các loài phụ thì lúa dại có kích cỡ nhuỵ lớn hơn lúa trồng nên
trong chọn giống người ta thường lai với lúa dại để cải thiện đặc tính của vòi
nhuỵ có lợi cho việc giao phấn [17].
Cơ chế giao phấn tự nhiên ở lúa: sự thành công về sản xuất hạt giống lúa
lai phụ thuộc vào số lượng hạt phấn rơi được vào núm nhuỵ của dòng mẹ. Số hạt
phấn rơi trên vòi nhụy chịu ảnh hưởng của sự phân bố hạt phấn trong không khí.
Các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến sự giao phấn. Nghiên cứu tiến hành
tại IRRI cho thấy khi dòng bố và dòng mẹ nở hoa độ ẩm tương đối phù hợp là 50
– 60% và tốc độ gió là 2,5m/s. Theo Xu và Li thì điều kiện sản xuất F1 tốt nhất
khi nhiệt độ 24 – 280C, độ ẩm tương đối 70 – 80%, chênh lệch nhiệt độ trong
ngày 8 – 10
0
C, có nắng và gió nhẹ [12].
16
2.1.3.5 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của giống lúa lai F1
Lúa lai chịu mức độ thâm canh cao trên đất bằng phẳng có nhiều dinh
dưỡng, mức độ bón phân cho lúa cần khoảng 220 kg N; 550 kg P1O5; 220 kg
K2O cho 1 ha canh tác. Sản xuất hạt giống lúa lai đòi hỏi quy trình kỹ thuật
nghiêm ngặt, giá mua hạt giống bố mẹ đắt và năng suất thấp cho nên giá bán
hạt giống F1 thường đắt hơn thóc thịt từ 9 -10 lần. Sau khi đưa hạt giống lúa
lai F1 vào sản xuất và thu được thóc thương phẩm thì không dùng để làm
giống được nữa [12].
2.1.4 Quy trình sản xuất giống lúa lai F1
2.1.4.1 Chọn ruộng
Ruộng sản xuất hạt giống lúa lai F1 phải đảm bảo yêu cầu:
- Thực hiện cách ly nghiêm ngặt, có thể áp dụng 1 trong 2 kiểu
cách ly sau:
Cách ly không gian: Ruộng sản xuất lúa lai F1 phải cách ruộng cấy
giống lúa khác xung quanh ít nhất 100m.
Cách ly thời gian: Ruộng sản xuất hạt giống F1 phải trỗ trước hoặc sau
ruộng lúa khác xung quanh ít nhất là 20 ngày.
- Chọn ruộng có độ phì khá, tưới tiêu chủ động, không bị ngập úng. Làm
đất kỹ và trang mặt ruộng bằng phẳng.
2.1.4.2 Kỹ thuật làm mạ
- Ngâm ủ: Khi ngâm ủ mạ của các dòng A và R đảm bảo các nguyên tắc:
+ Dùng nước sạch để ngâm giống.
+ Khối lượng thóc so với khối lượng nước theo tỷ lệ 1:5.
+ Đảm bảo thời gian ngâm giống
+ Trong thời gian ngâm thóc giống cứ 5 giờ thay nước một lần để
tránh bị chua.
+ Sau khi ngâm, vớt thóc để ráo nước tưới đủ ẩm và đảo đều để thúc đẩy
17
hạt nảy mầm.
+ Khi mầm dài bằng 1/3 – 1/2 hạt thóc thì đem gieo.
- Chuẩn bị dược mạ.
+ Ruộng gieo mạ có độ phì khá, bằng phẳng, tưới tiêu chủ động và khuất gió.
+ Cày bừa kỹ, làm cỏ dại và gốc rạ.Lên luống rộng 1,2m, rãnh rộng
30cm và sâu 20 cm.
+ Gieo mạ luống, gieo thưa và đều để tạo điều kiện thuận lợi cho cây mạ
đẻ nhánh ngay tại ruộng mạ.
- Phân bón cho 1 sào (360m
2
) dược mạ
+ Lượng phân bón:
Chỉ tiêu Cho 1 sào Cho 1 ha
Phân chuồng 300-350 kg 8,5-10,0 tấn
Urê 6,5-7,0 kg 180-190 kg
Kali 4,5-5,0 kg 120-140 kg
Lân 14-16 kg 390-440 kg
Cách bón:
Bón lót toàn bộ phân chuồng + Lân + 2 kg urê + 1,5-1,7 kg kali.
Bón thúc chỉ tiến hành khi nhiệt độ bình quân trong ngày hoặc trên
luống mạ có che phủ nilon vượt trên 15oC. Cụ thể như sau:
Thời kỳ Urê (kg) Kali (kg)
Khi mạ có 2,5 - 3 lá 2 1,5 - 1,7
Khi mạ có 4,5 - 5 lá 2 1,5 - 1,7
Trước khi nhổ cấy (4 - 5 ngày) 0,5 – 1 1,2 – 1,4
- Phun MET cho mạ: khi mạ có 1,5 - 2,0 lá dùng 350 gam MET 20%
hoà vào 230 lít nước quấy đều, sau đó dùng 8 – 8,5 lít thuốc MET 20% đã pha
phun đều cho 1 sào mạ (360 m2). Chú ý khi phun MET chỉ được để luống mạ
ẩm, sau khi phun 24 giờ giữ 1 lớp nước khoảng 1 – 2 cm.
18
- Chống rét cho mạ: Dược mạ lúa lai phải được che phủ nilon toàn bộ để
chống rét. Mỗi sào mạ cần khoảng 180 – 200 khung tre dài 1,8 m, rộng 3cm
và 16 – 17 kg nilon. Khi mở nilon cần phải mở 2 đầu thông gió 1 – 2 ngày sau
đó mở hoàn toàn.
Trước khi cấy 8 – 10 ngày cần mở – che xen kẽ để rèn luyện mạ thích
ứng với điều kiện tự nhiên.
- Tưới nước: Sau khi gieo mạ giữ ẩm không để nước đọng thành vũng ở
trên mặt luống. Khi mạ có 1,5 lá tưới ẩm và giữ một lớp nước mỏng. Tuyệt
đối không để ruộng mạ khô và nứt nẻ.
- Phòng trừ sâu bệnh: Kiểm tra thường xuyên, phòng trừ sâu bệnh kịp
thời. Cần tiến hành định kỳ phòng trừ sâu bệnh, trước khi nhổ mạ cấy 3 ngày
cần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh đạo ôn, dòi đục nõn…
2.1.4.3 Thâm canh ruộng cấy
- Tỷ lệ và khoảng cách của hàng bố và hàng mẹ
Băng lúa rộng 2,5m.
Tỷ lệ hàng bố/mẹ là 2/16.
Mạ đợt 2 của dòng bố (R2) được cấy riêng 1 hàng sát hàng mẹ, dòng bố
1 (R1) được cấy giáp với đường công tác (30cm).
Khoảng cách giữa hàng bố và hàng mẹ là 20cm.
Khoảng cách giữa hàng bố là 18 – 20 cm.
Khoảng cách giữa hàng và khóm của mẹ là 12 x 13 cm.
- Số dảnh cấy và kỹ thuật cấy.
Đối với dòng bố: 4 – 6 cây mạ/khóm.
Đối với dòng mẹ: 2 – 3 cây mạ/khóm.
Khi nhổ mạ không được đập hoặc rũ đất ở rễ để tránh mạ bị tổn thương.
Mạ nhổ đến đâu cấy đến đó, không được nhổ mạ để qua đêm, cấy nông
tay.
19
- Phân bón cho ruộng cấy
Lượng phân bón Kg/sào (360m2) Kg/ha
Phân chuồng 400 11.000
Ure 8 220
Supelân 20 560
Kali 7 195
- Cách bón: bón lót bón chung cho cả dòng bố và dòng mẹ toàn bộ phân
chuồng và phân lân, bón mặt trước khi cấy.
Đối với dòng bố: bón thúc lần 1 khi lúa đã hồi xanh 0,5 kg ure + 0,5 kg
kali, bón thúc lần 2 sau khi bón lần 1 từ 5 – 7 ngày, 0,5 kg ure + 0,5 kg kali.
Đối với dòng mẹ: bón thúc lần 1 khi dòng mẹ đã hồi xanh 3,5 kg ure + 2
kg kali, bón thúc lần 2 sau khi bón lần 1 từ 4 – 5 ngày 2,5kg ure + 3kg kali,
bón thúc lần 3 trước khi dòng mẹ trỗ 15 ngày là 1kg ure + 1 kg kali.
- Tưới nước: sau khi cấy giữ mực nước 2cm, khi dòng mẹ đạt số dảnh
450 – 500 dảnh/m2 rút cạn nước phơi ruộng từ 10 – 12 ngày (ruộng bắt đầu nẻ
chân chim). Sau đó thực hiện tưới tiêu xen kẽ cho đến lúc thu hoạch 5 ngày
tháo khô nước ruộng.
- Phòng trừ sâu bệnh: tăng cường kiểm tra và phát hiện kịp thời sâu
bệnh, phòng trừ sớm và triệt để.
Chú ý: Các đối tượng chính như bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bọ trĩ, dòi
đục nõn, sâu năn, sâu cuốn lá.
2.1.4.4 Dự báo và điều chỉnh thời kì nở hoa
Khi thấy có lá xuất hiện thắt eo, thường là lúc báo hiệu dòng bố và mẹ
bước vào thời kì phân hoá đòng. Trong thời gian này phải theo dõi chặt chẽ
các bước phát triển của đòng của dòng bố và mẹ để có biện pháp điều chỉnh
sự hỗ trợ bông trùng khớp. Cách 2 ngày bóc đòng một lần để kiểm tra. Trong
3 bước đầu nếu dòng bố phát triển sớm hơn dòng mẹ 1 bước là có khả năng
20
trùng khớp cần điều chỉnh sớm từ bước 1, bước 2 bằng các biện pháp sau:
- Dùng nước để điều chỉnh: khi phát hiện dòng bố phát triển nhanh hơn
dòng mẹ tiến hành rút nước cạn trên ruộng, khi dòng bố phát triển chậm
hơn dòng mẹ tưới nước ngập sâu 10 – 15 cm.
- Dùng KH2PO4 phun lên lá cho đòng phát triển chậm với lượng
1,5kg/ha pha với 600 lít nước phun 1 lần cho 1 ha (khoảng 20 lít thuốc đã pha
cho 1 sào, cần phun 2 – 3 lần hoặc dùng phân kali bón cho đòng phát triển
chậm với lượng 2 – 2,5 kg/sào cho dòng mẹ và 0,5 – 0,7 kg/sào cho dòng bố.
- Dùng MET phun cho dòng phát triển sớm ở bước 2 – 3 với lượng 2,5 –
3 kg/ha, pha 600 lít nước phun cho 1 ha (khoảng 20 lít thuốc đã pha cho 1
sào).
- Ngoài ra có thể xén đứt rễ hoặc nhấc khóm… đối với dòng phát
triển sớm.
2.1.4.5 Phun GA3
Khi lúa trỗ 15% số bông bắt đầu phun GA3
- Lượng GA3 loại 80% hoạt chất: 220gam/ha (7,9 – 8 gam/sào) được hoà
với cồn trước 18 – 24 giờ cho tan rồi mới pha với nước (1gam GA3 pha với 20
– 25 ml cồn 900) phun trong 3 ngày.
Lần 1: Khi lúa trỗ 15% dùng 66 gam (30%) pha với 800 lít nước phun
cho 1 ha (28 lít thuốc đã pha cho 1 sào).
Lần 2: Sau lần thứ nhất 1 ngày: 132 gam (60%) pha với 800 lít nước
phun cho 1 ha (28 lít thuốc đã pha cho 1 sào).
Lần 3: Sau khi phun lần hai 1 ngày 22 gam (10%) pha với 800 lít nước
cho 1 ha ( 28 llít thuốc đã pha cho 1 sào).
- Thời gian phun: Bắt đầu từ 7 – 9 giờ sáng, kết thúc phun thuốc trước
khi hoa nở 15 – 20 phút.
- Cách phun: cần gạt sương trước khi phun, đi giật lùi để phun thật đều 1
21
lần cho cả dòng bố và dòng mẹ. Sau đó phun thêm 1 lần riêng cho dòng mẹ,
phun xong, nếu trong 6 giờ gặp mưa thì phải phun lại, khi phun GA3 ruộng
nhất thiết phải đủ nước.
2.1.4.6 Thụ phấn bổ sung
Trong ngày vào lúc dòng mẹ bắt đầu nở hoa thì tiến hành gạt phấn. Mỗi
ngày tiến hành gạt phấn 2 – 3 lần từ 9 – 12 giờ và gạt liên tục trong 6 – 7
ngày. Xác định thời điểm tung phấn cao điểm để gạt đồng loạt. Có thể dùng
dây kéo để thụ phấn bổ khuyết thay cho gạt phấn bằng sào.
2.1.4.7 Khử lẫn
Khử lẫn là khâu quan trọng để đảm bảo độ thuần trong sản xuất hạt lai.
Cần khử lẫn sớm và liên tục nhất từ khâu mạ đến trước trỗ, loại bỏ các cá thể
khác dạng về hình thái như màu sắc lá, chiều cao cây, màu sắc thân. Trước
khi phun GA3 cần khử triệt để các cá thể đã trỗ sớm. Khi dòng mẹ đã trỗ bông
cần khử những cây có bao phấn vàng hoặc cây đầu hạt có râu…[12].
2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hạt giống lúa lai F1
Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh qua các chỉ
tiêu đặc trưng kỹ thuật và được xác định bằng các tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và
đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực
vào việc tạo ra lợi ích nhằm đạt các mục tiêu kinh tế xã hội. Tuy nhiên để
lượng hoá được vấn đề này trong một phạm vi hẹp ( ngành sản xuất, địa
phương, đơn vị sản xuất) và mang tính chính xác cao thì ngoài chỉ tiêu trên
cần tính đến các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế của ngành và lĩnh vực
sản xuất đó.
Trong sản xuất nông nghiệp sản xuất lúa lai F1 chịu nhiều ảnh hưởng
của các yếu tố ngoại cảnh tác động vào sản xuất cụ thể là các yếu tố sau:
* Yếu tố tự nhiên môi trường:
Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả thì hoạt động đó không
22
ảnh hưởng, tác động xấu đến vấn đề môi trường là đất, không khí... đối với
hoạt động sản xuất nông nghiệp sản xuất lúa lai F1 các yếu tố này có ảnh
hưởng trực tiếp đến quy trình sản xuất như các điều kiện đất đai tốt, thời tiết
khí hậu ổn định và phù hợp sẽ là điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng
và phát triển, mang lại năng suất cao và tácđộng đến hiệu quả sản xuất ngành
trồng trọt theo chiều hướng có lợi tức là đã tácđộng tích cực đến hiệu quả
kinh tế của ngành sản xuất này.
* Sự trỗ bông và nở hoa trùng khớp giữa dòng bố và dòng mẹ:
Bố trí gieo cấy để dòng bố và dòng mẹ trỗ bông trùng khớp là yêu cầu
đầu tiên có tính chất quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tác
sản xuất hạt giống lúa lai. Khái niệm trỗ bông trùng khớp được hiểu là dòng
bố và dòng mẹ bắt đầu trỗ cùng một ngày hay chênh lệch nhau 1 – 2 ngày, để
cho dòng bố và dòng mẹ trỗ bông trùng khớp cần tiến hành hai biện pháp: xác
định độ lệch thời gian gieo cấy dòng bố mẹ và hiệu chính thời gian trỗ của
dòng bố và dòng mẹ.
* Ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt giống, chất lượng mạ và tuổi
mạ đến thời gian sinh trưởng của dòng bố, mẹ:
Nói chung thời gian sinh trưởng của dòng bố mẹ được gieo bằng hạt
giống cùng năm thường dài hơn 4 – 5 ngày so với nguồn giống đã để qua một
năm. Khi cấy mạ cằn cõi thì thời gian sinh trưởng cũng dài hơn khoảng 4
ngày so với cấy mạ khoẻ chất lượng tốt. Guo đã nghiên cứu những đặc tính
sinh trưởng phát triển của 14 dòng A, B và 6 dòng R được gieo bằng các
nguồn hạt giống cũ, mới khác nhau tại Quảng Đông (Trung Quốc) cho thấy:
trong vụ sớm (gieo vào tháng 3 cấy vào tháng 4) tất cả các dòng bố mẹ được
gieo bằng hạt giống mới (từ vụ thu năm trước) và gieo bằng hạt giống cũ (từ
vụ hè năm trước) có thời gian sinh trưởng lệch nhau không nhiều. Trong vụ
muộn (gieo tháng 7 và cấy vào tháng 8), các dòng A, B được gieo bằng giống
23
mới (từ vụ hè cùng năm) có thời gian sinh trưởng dài hơn so với các dòng A,
B gieo bằng giống cũ (từ vụ thu hoặc vụ hè năm trước). Số lá thân chính cũng
thay đổi theo thời gian sinh trưởng. Dùng hạt giống mới thời gian sinh trưởng
dài ra thêm 4 ngày thì có thể tăng thêm một lá
* Yếu tố kinh tế xã hội
Các yếu tố kinh tế xã hội cũng tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh tế
của ngành sản xuất. Chẳng hạn như việc mất mùa sau khi thu hoạch làm giảm
hiệu quả kinh tế.
Vấn đề thị trường cũng là một yếu tố quan trọng trong yếu tố kinh tế xã
hội. Chúng ta đều biết mọi hoạt động sản xuất theo giác độ kinh tế đều phải
quan tâm đến việc sản xuất cái gì ? sản xuất như thếnào ? sản xuất cho ai?.
Như vậy yếu tố thị trường là nguyên nhân chính tác động đến hiệu quả kinh
tế. Trong sản xuất nông nghiệp, khi nông sản thực phẩm đã trở thành hàng
hoá lưu thông trên thị trường và giá cả sẽ chi phối hiệu quả kinh tế.
Tóm lại: Một hoạt động kinh tế của quá trình sản xuất phải gắn liền với
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp
sản xuất lúa lai F1 theo mỗi yếu tố trong mối quan hệ mật thiết của hệ thống
các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội có tácđộng trực tiếp đến hiệu quả chúng có
tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất
2.2 Cơ sở thực tiễn về sản xuất hạt giống lúa lai F1
2.2.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng hạt giống lúa lai trên thế giới
Việc nghiên cứu và sử dụng ưu thế lai được bắt đầu từ cuối thế kỷ 19.
Nhiều nhà khoa học Mỹ, ấn độ, Pakistan, Malaixia, Nhật, Trung Quốc... đã
nghiên cứu về vấn đề này, khâu đột phá trong sự nghiên cứu ưu thế lai ở lúa là
tạo ra dòng bất dục. ở nhật 1958, Mỹ 1969, viện nghiên cứu quốc tế IRR1972
đã lần lượt tạo ra các dòng bất dục.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu và sử dụng ưu thế lai chỉ phát triển mạnh
24
mẽ và có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp khi được các nhà khoa học
Trung Quốc thành công trong việc tạo ra các tổ hợp lai.
Đầu 1964, Trung Quốc đã bắt đầu phát triển ra cây lúa bất dục trên
đồng ruộng, đến năm 1975 đã thực nghiệm thành công việc sử dụng ưu thế lai
trong sản xuất lúa, năm 1976 Trung Quốc đã sản xuất hạt lai F1 cung cấp cho
gieo cấy trên diện tích 140.000ha, diện tích cộng dồn từ năm 1976- 1991
là132 triệu ha [20].
Nhật bản thông qua nghiên cứu hiện tượng đột biến gien đã cho ra đời
một số giống mới như H89 – 1, Norin P112 có năng suất và chấtlượng cao
phục vụ cho nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và đội ngũ
cán bộ khoa học đông đảo, các giống lúa lai mới đang được tạo ra ngày càng
nhiều; một số nước không những sản xuất đủ cung cấp cho đất nước mà còn
sử dụng thương mại hoá, mang lại lợi nhuận đáng kể cho nền kinh tế quốc
dân. Hiện nay, các giống mới được tạo ra bằng phương pháp biến đổi gien tỏ
ra có ưu thế, nó cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, hạn hán và lũ lụt tốt;
các gien tốt được giữ lại hoặc đem đi cấy ghép, các gien xấu sẽ được thay thế
và loại bỏ. Tuỳ theo tình hình thực tế của nền nông nghiệp mỗi quốc gia mà
tiến độ phát triển sản xuất lúa lai ở các mức độ khác nhau.
Ưu thế lai (heterosis) là một thuật ngữ trong đó quần thể F1 thu được
bằng cách lai hai bố mẹ không giống nhau về mặt di truyền, ưu thế lai tỏ ra
hơn hẳn cả bố và mẹ về sức sinh trưởng, sức sống, khả năng sinh sản, khả
năng thích nghi, năng suất hạt…Việc ứng dụng tính trội đó của con lai đời F1
trong sản xuất nhằm đạt kết quả cao hơn được gọi là sử dụng ưu thế lai. Vịêc
sử dụng rộng rãi giống lai F1 vào sản xuất đã góp phần làm tăng năng xuất
nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các cây lương thực, cây thực phẩm làm tăng
thu nhập cho người nông dân, tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, một
25
ngành vốn có hiệu quả kinh tế thấp [11].
Đã có nhiều công trình nghiên cứu ưu thế lai về năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất, về sự tích luỹ chất khô.
Năm 1926, J. W. Jones lần đầu tiên báo cáo về sự xuất hiện ưu thế lai trên
những tính trạng số lượng và năng suất lúa. Tiếp sau đó, có nhiều công trình
nghiên cứu xác nhận sự xuất hiện ưu thế lai về năng suất, các yếu tố cấu thành
năng suất; về sự tích luỹ chất khô. Tuy nhiên, lúa là cây tự thụ phấn điển hình,
khả năng nhận phấn ngoài rất khó rất thấp, do đó khai thác ưu thế lai ở lúa đặc
biệt khó khăn ở khâu sản xuất hạt lai F1 .
Những năm đầu của thập kỉ 60, Yuan Long Ping đã cùng đồng nghiệp
phát hiện được cây lúa dại bất dục trong loài lúa dại: oyaza fatua spontanea tại
đảo Hải Nam. Sau khi thu về, nghiên cứu, lai tạo, họ đã chuyển đựơc tính bất
dục đực hoang dại này vào lúa trồng và tạo ra những vật liệu di truyền mới
giúp cho việc khai thác ưu thế lai thực phẩm. Các vật liệu di truyền này bao
gồm dòng bất dục đực di truyền tế bào chất, dòng duy trì tính bất dục đực,
dòng phục hồi tính hữu dục. Sau 9 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Trung
Quốc đã hoàn thiện công nghệ nhân dòng bất dục đực, công nghệ sản xuất hạt
lai và đưa ra nhiều tổ hợp lai có năng suất cao đầu tiên như Nam ưu số 2, Sán
ưu số 2, Uỷ ưu số 6. Năm 1973, đã công bố nhiều dòng CMS, dòng B tương
ứng và các dòng R như IR 24, IR26, IR 661… đánh dấu sự ra đời của hệ
thống lúa lai 3 dòng và đã mở ra bước ngoặt trong lịch sử sản xuất và thâm
canh cây lúa với giống lúa lai và công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai.
Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng lúa lai trong sản xuất
đại trà từ năm 1976. Năm 1976, diện tích gieo cấy lúa lai ở Trung Quốc mới
là 1333,3 ngàn ha, cho đến nay lúa lai đã phổ biến rộng rãi trong cả nước.
Tổng diện tích trồng lúa ở Trung Quốc hiện nay là 31 triệu ha, năng suất bình
quân 6,3 tấn/ha, trong đó diện tích lúa lai chiếm 50% so với tổng diện tích lúa,
26
năng suất bình quân riêng lúa lai là 6,9 tấn/ha/vụ, so với lúa thường năng suất
bình quân là 5,4 tấn/ha/vụ, tăng hơn 1,5 tấn/ha/vụ trên diện rộng. Diện tích
sản xuất hạt lai F1 là 0,14 triệu ha, năng suất trung bình là 2,5 tấn/ha.
Đến năm 1995 diện tích gieo cấy lúa lai của Trung Quốc đã đạt trên 17
triệu ha và năng suất bình quân đã đạt 66 tạ/ha (Yuan Long Ping và Xi Quin
Fu, 1995). Đồng thời với việc phát triển hệ lúa lai 3 dòng với các tổ hợp có
năng suất cao. Năm 1980, Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu lúa lai 2 dòng
trên cơ sở phát hiện ra các gen điều khiển tính bất dục đực chức năng di
truyền nhân mẫn cảm với điều kiện môi trường. Tổ hợp lúa lai 2 dòng đưa ra
sản xuất đầu tiên của Trung Quốc trên cơ sở dòng mẹ Pei ải 64S và dòng bố
Teqing đã cho năng suất rất cao (170 tạ/ha) vào năm 1997 và được gieo cấy
trên diện tích 0,13 triệu ha, một số tổ hợp lúa lai 2 dòng cũng đạt được năng
suất từ 90 - 100 tạ/ha với diện tích gieo trồng lớn [20].
Ở ấn Độ, từ những năm 1970 - 1980, nghiên cứu về lúa lai đã được tiến
hành ở các trường Đại học và Viện nghiên cứu, nhưng mãi đến năm 1989
chương trình nghiên cứu lúa lai mới được phát triển.. Kỹ thuật sản xuất hạt
giống lúa lai F1 ở ấn Độ cũng đã được hoàn thiện, trong những năm gần đây,
năng suất hạt F1 đã đạt từ 1,5 đến 2,0 tấn/ha trên diện tích lớn.
Ở Inđônêxia, theo Suprihatno và CS nghiên cứu và phát triển lúa lai
được bắt đầu từ năm 1983 và đã đánh giá sử dụng nhiều dòng CMS vào
chương trình chọn tạo lúa lai. Cũng theo Suprihatno và CS vụ xuân năm
1994, ba tổ hợp lai 3 dòng là IR 5988025A/BR827, IR58025A/IR53942,
IR58025A/IR54852 đã được thử nghiệm ở Kunnigon và cho năng suất trên 7
tấn/ha, cao hơn IR64 từ 20 - 40%.
Trung Quốc là nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình
nghiên cứu và phát triển lúa lai . Cùng với Trung Quốc, đã có nhiều nước đi
sâu và phát triển lĩnh vực này như ấn Độ, Băngladesh, Indonesia, Malaysia,
27
Myanma, Srilanka, Philippin. Tổng diện tích lúa lai của Thế giới chiếm khoảng
10% tổng diện tích trồng lúa và chiếm khoảng 20% tổng sản lượng lúa toàn
Thế giới. Lúa lai đã mở ra hướng phát triển mới để nâng cao năng suất và sản
lượng, góp phần giữ vững an ninh lương thực trên phạm vi toàn thế giới.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng hạt giống lúa lai ở Việt Nam
Năm 1983 viện lúa Đồng bằng Sông Cửu long đã bắt đầu nghiên cứu
lúa lai. Trong quan hệ hợp tác với IRRI. Viện đã đánh giá và chọn vật liệu tạo
ưu thế lai thích hợp với khí hậu Việt Nam. Năm 1986 tại Viện Khoa học kỹ
thuật nông nghiệp, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long và viện Di Truyền
nông nghiệp. Nguồn vật liệu chủ yếu được nhập từ Viện nghiên cứu lúa Quốc
tế song những nghiên cứu này mới ở giai đoạn tìm hiểu.
Năm 1990, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn đã cho phép nhập
một số tổ hợp lai gieo trồng thử vào vụ Xuân ở đồng bằng Bắc Bộ, kết quả
cho thấy, đa số các tổ hợp lai cho năng suất cao hơn hẳn lúa thường (cao hơn
CR 203 từ 200-1500 kg/ha/vụ).
Sau đó chương trình nghiên cứu lúa lai được sự quan tâm và tham gia
của các cơ quan nghiên cứu khác như: V._.o bông dòng
A cao nhất từ đó cho kết quả đậu hạt cao nhất (68,46%) cao hơn so với gạt
phấn bằng sào tre nứa (53,13%) và kéo dây (44,12%). Gạt phấn được tiến
hành 3 – 4 lần trong ngày, kéo dài 7 – 10 ngày liên tục, để tránh lãng phí phấn
cần tập trung gạt phấn 2 – 3 lần liên tục vào thời kỳ tung phấn cao điểm đó là
thời điểm cây bố tung phấn nhiều nhất, thường kéo dài 30 phút và lúc này
dòng mẹ cũng được nở hoa nhiều giúp cho quá trình giao phấn đạt hiệu quả
cao. Biện pháp này có tác dụng rất lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được
chính thức đưa vào kỹ thuật. Vì vậy người nông dân cần nhận thức đúng tầm
quan trọng của biện pháp này, đồng thời cần có sự giám sát chặt chẽ của cán
bộ kỹ thuật.
4.2.2.8 Biện pháp canh tác
Kỹ thuật canh tác có tác dụng cải thiện được một số đặc tính dòng bố
mẹ liên quan đến giao phấn chéo tăng năng suất hạt giống lúa lai F1. Các biện
pháp đó là :
- Phân bón: lượng phân bón khác nhau, thời điểm bón khác nhau thì độ
dài lá đòng cũng khác nhau. Bón phân và tưới nước ít hơn ở giai đoạn sau của
quá trình sinh trưởng sẽ làm cho lá đòng ngắn và nhỏ hơn giúp cho sự phân
bố hạt phấn trong quần thể dòng mẹ thuận lợi hơn.
- Phương pháp cấy: ngoài biện pháp hiệu chỉnh bằng phân bón nhằm
cải thiện điều kiện giao phấn thì các phương thức cấy khác nhau cũng góp
phần tích cực để nâng cao năng suất hạt lai.
Để thực hiện được điều này cần có sự chỉ đạo của Sở NN&PTNT Hà
Nam cũng như sự giám sát, hướng dẫn chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật trong việc
bố trí cơ cấu giống lúa thích hợp cho từng vụ, từng năm, từng vùng quy hoạch
96
điểm sản xuất hạt giống lúa lai F1.
4.2.3 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo lực lượng cán bộ
kỹ thuật
Vấn đề sản xuất hạt giống lúa lai F1 đang còn tương đối mới mẻ trên
địa bàn tỉnh. Hiện nay ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói
riêng có rất ít chuyên gia và kỹ thuật viên chuyên sâu lúa lai để hướng dẫn
cho người nông dân sản xuất hạt giống lúa lai. Do vậy việc đào tạo đội ngũ kỹ
thuật viên là một vấn đề hết sức cần thiết, trong thực tế năng suất, chất lượng
giống lúa lai F1 phụ thuộc rất nhiều vào trình độ áp dụng quy trình kỹ thuật
của hộ nông dân.
4.2.4 Chính sách đầu tư và tín dụng kết hợp bảo hiểm, bảo hộ sản xuất
Sản xuất giống lúa lai F1 đòi hỏi cơ sở vật chất kỹ thuật và mức đầu tư
cao hơn so với các giống lúa khác. Do vậy để đảm bảo sản xuất có hiệu hiệu
quả cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất. Để phát huy được hiệu quả của tiến bộ kỹ thuật mới về giống,
giống lúa lai F1 cần phải đầu tư một số trọng điểm sau:
- Ưu tiên đầu tư trước hết cho công trình thuỷ lợi đặc biệt là việc hoàn
chỉnh hệ thống tưới tiêu, đảm bảo chủ động tưới tiêu cho sản xuất giống lúa
lai F1 cũng như các giống lúa khác. Việc điều tiết nước hợp lý có ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng phát triển và trỗ đồng loạt của cả dòng bố và dòng mẹ.
- Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở nghiên cứu về giống, hệ thống dự
báo sâu bệnh hại, hệ thống cung ứng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp chịu sự rủi ro lớn trong đầu tư, mặt khác
cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất còn thiếu, lạc hậu. Chính vì vậy tỉnh cần có
những chính sách khuyến khích người nông dân mua bảo hiểm trong sản xuất
nông nghiệp cũng như bảo hộ cho người nông dân sản xuất lúa đặc biệt là sản
xuất giống lúa lai F1.
97
4.2.5 Bảo vệ đồng ruộng
Trước khi gieo cấy giống lúa lai F1 cần cày bừa và làm sạch ruộng để
tránh sâu bệnh như: rắc vôi, diệt cỏ, ngâm nước...
Mở các chiến dịch diệt chuột và diệt trừ sâu hại (đặc biệt là ở thời kỳ
mới gieo trồng và khi lúa trỗ bông) một cách sâu rộng trong nhân dân và tránh
ô nhiễm môi trường.
Chỉ đạo, hướng dẫn người sản xuất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc kích thích tăng trưởng trong sản xuất lúa nói chung và sản xuất lúa lai
nói riêng một cách hợp lý và hiệu quả, đồng thời không ảnh hưởng đến sức
khoẻ người dân và không gây ô nhiễm môi trường.
98
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Lúa nước là một cây lương thực chủ yếu của loài người, hiện nay có tới
65% dân số thế giới sử dụng lúa gạo làm lương thực chính, phổ biến nhất là
các nước Châu á, với mức tiêu thụ hằng năm 180-200 kg/đầu người. Vì vậy ở
các nước này, việc phát triển cây lúa được coi là một chiến lược quan trọng
trong nền sản xuất nông nghiệp. Với thành tựu của cuộc cách mạng xanh, các
giống mới mang gen lùn thấp cây, chịu được nền phân khoáng cao, đã cải
thiện cơ bản một phần thiếu hụt lương thực cho nhân loại. Tuy nhiên, các
giống lúa thuần đã thể hiện “thế kịch trần” khó có thể nâng cao năng suất hơn
nữa, mặc dù mức đầu tư thâm canh có thể đạt được. Trước nhu cầu cấp bách
về lương thực, việc khai thác và sử dụng ưu thế lai ở cây lúa được coi là một
thành tựu khoa học nông nghiệp lớn nhất thế kỷ 20. Năng suất lúa lai cao hơn
lúa thuần từ 20-30% một cách chắc chắn qua các mùa vụ và được thể hiện ở
nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc là nước nghiên
cứu lúa lai muộn hơn Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản nhưng lại là nước sử dụng ưu thế
lai vào sản xuất sớm nhất. Thành công này đã góp phần quan trọng trong
chiến lược đảm bảo an ninh lương thực cho nhân loại.
Ở Việt Nam sản xuất lúa nước vẫn là một ngành quan trọng, truyền
thống trong nền nông nghiệp. Từ một nước thiếu đói quanh năm, chúng ta đã
phấn đấu đủ lương thực và vươn lên trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng
hàng thứ hai thế giới. Có được thành tựu này, là nhờ việc áp dụng biện pháp
kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đưa các giống ngắn ngày có kiểu hình
thâm canh và có khả năng cho năng suất cao vào đồng ruộng. Để đạt được
mục tiêu 50 triệu tấn lương thực vào năm 2010, trong đó sản lượng lúa chiếm
85%, khả năng mở rộng diện tích rất hạn chế, thì việc sử dụng các giống có
năng suất cao vẫn là một biện pháp quan trọng, đặc biệt là việc sử dụng các
99
giống lúa lai. ở nước ta nghiên cứu và sử dụng lúa lai hơi muộn (năm 1986),
nhưng với phương châm “đi tắt đón đầu” những tiến bộ kỹ thuật đến nay
chúng ta đã có 25 tỉnh thành đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau gieo
cấy lúa lai với một tỷ lệ hợp lý, trong 5 năm đầu năng suất đã tăng thêm 42%.
Sản xuất lúa lai F1 đã và đang khẳng định vị trí trong nền nông nghiệp nói
chung và sản xuất lương thực nói riêng. Người nông dân và các cơ sở sản
xuất hạt giống lúa lai F1 trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã tiếp nhận sản xuất hạt
giống lúa lai F1 và coi đây là cây trồng chủ lực trong việc nâng cao hiệu quả
sản xuất nông nghiệp của mình, đặc biệt họ đã từng bước nắm bắt được các
quy trình sản xuất và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất để nâng cao
hiệu quả kinh tế sản xuất hạt giống lúa lúa lai F1 từ đó góp phần nâng cao thu
nhập cho hộ gia đình. Qua một thời gian nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả
sản xuất sản xuất hạt giống lúa lai F1 trên địa bàn tỉnh Hà Nam, đề tài đã đạt
được những kết quả sau:
- Đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế, nội dung
và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế.
- Đánh giá được thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế mà hạt giống
lúa lai đem lại: mặc dù chi phí sản xuất hạt giống lúa lai F1 cao hơn so với
sản xuất các giống lúa thịt trên địa bàn tỉnh: mức đầu tư chi phí vật chất cho 1
ha giống lúa lai F1 cao gấp 2,05 – 2,06 lần so với 1ha giống lúa thịt, mức đầu
tư chi phí lao động cho 1 ha giống lúa lai F1 cao hơn so với 1 ha giống lúa thịt
từ 1,7 – 1,73 lần. Tuy nhiên hiệu quả sản xuất hạt giống lúa lai F1 đem lại là
tương đối cao so với giống lúa thịt: với một đồng chi phí vật chất bỏ ra đầu tư
lúa lai F1 thu được 5,31 đồng thu nhập hỗn hợp, cao hơn các giống lúa thịt là
từ 1 – 1,2 lần; lợi nhuận/chi phí vật chất của lúa lai F1 đạt 3,82 đồng trong khi
đó của các giống lúa thịt là từ 2,6 – 3,3 đồng; một công lao động bỏ ra thu
được 111.900 đồng thu nhập hỗn hợp, cao gấp 1,9 – 2,2 lần so với các giống
100
lúa X 21, Xi23 và KD 18; lợi nhuận/lao động ở giống lúa lai F1 cao gấp 2,18
– 2,61 lần so với các giống lúa thịt X 21, Xi23 và KD 18.
- Qua việc đánh giá thực trạng sản xuất và phân tích hiệu quả kinh tế
sản xuất hạt giống lúa lai F1, đề tài cũng đã chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế sản xuất hạt giống lúa lai F1 như điều kiện thời tiết khí
hậu, điều kiện kỹ thuật và các yếu tố vật tư, đồng thời cũng đã chỉ ra được
những thuận lợi và khó khăn của việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 trên địa
bàn tỉnh Hà Nam.
- Để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất hạt giống lúa lai F1 trên địa bàn
tỉnh Hà Nam cần sử dụng đồng bộ và hợp lý các giải pháp về tổ chức sản
xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đầu tư vốn cho người nông dân,
nâng cao kỹ năng nắm bắt các quy trình sản xuất hạt giống lúa lai F1 cho
người sản xuất...
5.2 Kiến nghị
- UBND tỉnh Hà Nam cần tăng cường đầu tư vốn, cơ sở vật chất cho
các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao lúa lai trên địa bàn tỉnh.
- UBND tỉnh, các cơ sở sản xuất hạt giống lúa lai cần có chính sách đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật về sản xuất lúa lai.
- Các công ty, người nông dân sản xuất hạt giống lúa lai trên địa
bàn tỉnh cần mở rộng diện tích gieo trồng hạt giống lúa lai F1 trong những
năm tới.
- Người sản xuất giống lúa lai cần làm tốt công tác chọn giống, công
tác chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh và làm đúng quy trình kỹ thuật sản xuất
lúa lai theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả thực hiện dự án hỗ trợ cho sản xuất lúa lai năm
2004, 2005, 2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Báo cáo tổng kết
công tác khuyến nông, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.
3. Bùi Bằng Đoàn (1995), Đánh giá hiệu quả kinh tế của tiến bộ kỹ thuật
về giống lúa ứng dụng vào sản xuất ở một số vùng trọng điểm lúa đồng bằng
Sông Hồng, Luận án PTS ,1995.
4. Bùi Phúc Khánh (1995), Kết quả bước đầu thử nghiệm hạt giống lúa
lai F1 trong vụ mùa 1993 ở Vĩnh Phúc, Tạp chí Khoa học công nghệ và quản
lý kinh tế số 3/1995.
5. Cục khuyến nông và khuyến lâm – Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (1996), Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống lúa lai F1 vụ xuân
1996, Hà Nội.
6. Dương Tụ Bảo (1996), Một số quy trình sản xuất hạt giống lúa lai,
bài giảng tại lớp tập huấn lúa lai chương trình TCP/VIE/6614, Hà Nội.
7. Hoàng Bồi Kính (1993), Kỹ thuật mới sản xuất hạt giống lúa lai F1
năng suất siêu cao, NXB Kỹ thuật Bắc Kinh (Nguyễn Thế Nữu dịch từ tiếng
Trung Quốc).
8. Phạm Thị Mỹ Dung (1996), Phân tích kinh tế, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội, 1996.
9. Phạm Vân Đình - Đỗ Kim Chung (1997), Kinh tế nông nghiệp, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội, 1997.
10. Nguyễn Sinh Cúc (1995), Nông nghiệp Việt Nam 1945 – 1995, NXB
102
Thống kê, Hà Nội, 1995.
11. Nguyễn Tiến Định (2000), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất giống
lúa lai F1 ở vụ xuân 2000 của trại thí nghiệm thực tập trường đại học Nông
nghiệp I, Luận văn đại học, 2000.
12. Nguyễn Văn Hoan (1996), Lúa lai và kỹ thuật thâm canh, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội, 1997.
13. Nguyễn Tiến Mạnh (1995), Hiệu quả kinh tế của một số giống lúa
tiến bộ kỹ thuật, Tạp chí Khoa học công nghệ và quản lý kinh tế số 7/1995.
14. Nguyễn Công Tạn (1994), Từng bước áp dụng rộng rãi thành tựu
khoa học kỹ thuật về sử dụng ưu thế lai trong sản xuất lúa lai tại Việt Nam,
Thông tin chuyên đề lúa lai số 8/1994.
15. Nguyễn Xuân Tiến (1996), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ưu
thế lai ở một số cơ sở sản xuất thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, Luận văn
thạc sĩ ,1996.
16. Nguyễn Thị Trâm (1995), Chọn giống lúa lai, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội, 1995.
17. Nguyễn Thị Trâm - Nguyễn Hữu Hoan – Cù Thị Ngọc Trâm (1994),
Kết quả nghiên cứu một số cặp dòng bố mẹ lúa lai thuộc hệ 3 dòng nhập nội,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1994.
18. Thái Bá Cẩn (1989), Một số suy nghĩ về quan điểm và phương pháp
đánh giá hiệu quả kinh tế trong điều kiện hiện nay ở nước ta, Tạp chí Tài
chính số 11/1989.
19. Trần Văn Đức (1993), Những biện pháp kinh tế tổ chức chủ yếu
trong sản xuất lúa của các hộ nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng, Luấn án
PTS, 1993
20. Quánh Ngọc Ân (1997), Mấy kinh nghiệm về phát triển lúa lai ở Việt
Nam, báo cáo tại hội nghị tiến bộ trong phát triển và sử dụng công nghệ lúa
103
lai Trung Quốc, Hà Nội, 1997.
104
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Mẫu phiếu phỏng vấn hộ gia đình
(về việc sản xuất hạt giống lúa lai F1)
I. Tổng quan sử dụng đất nông nghiệp và thu nhập hộ gia đình
Họ và tên người được phỏng vấn:..................................................................
Tuổi................... nam/nữ.............................Dân tộc.......................................
Địa chỉ..........................................................................................................
Số nhân khẩu.....................Số lao động chính..................Số lao động phụ.........
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Tổng diện tích đất nông nghiệp Ha
Diện tích đất lúa Ha
Diện tích đất trồng lúa F1 Ha
Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa F1/đất
lúa
%
Tổng thu nhập/năm 1000 đ
Thu nhập từ nông nghiệp 1000đ
- Trồng trọt 1000đ
- Chăn nuôi 1000đ
Thu nhập từ hạt giống lúa lai F1 1000đ
105
II. Kết quả sản xuất lúa lai và lúa thuần của hộ
1. Kết quả sản xuất hạt giống lúa lai F1/sào
Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2005
Hạt giống Kg
Phân bón 1000đ
Thuỷ lợi phí 1000đ
Thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất 1000đ
Công chỉ đạo kỹ thuật 1000đ
Bảo vệ đồng ruộng 1000đ
Khấu hao tài sản 1000đ
Công lao động NC
Thuế 1000đ
Năng suất Kg
Giá bán 1000đ
2. Kết quả sản xuất lúa thuần/sào
Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2005
Hạt giống Kg
Phân bón 1000đ
Thuỷ lợi phí 1000đ
Thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất 1000đ
Công chỉ đạo kỹ thuật 1000đ
Bảo vệ đồng ruộng 1000đ
Khấu hao tài sản 1000đ
Công lao động NC
Thuế 1000đ
Năng suất Kg
106
Giá bán 1000đ
III. ý kiến đánh giá của người được phỏng vấn về tình hình sản xuất lúa
lai F1
1. Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất lúa lai F1 so với các cây trồng và
vật nuôi khác
Chỉ tiêu
Rất
thuận lợi
Thuận
lợi
Bình
thường
khó khăn
Rất khó
khăn
Trồng hạt giống lúa
lai F1
Trồng lúa thuần
Trồng ngô, rau, màu
Chăn nuôi lợn, gà
Chăn nuôi trâu, bò
Nuôi cá
2. Theo kinh nghiệm của ông (bà) để sản xuất hạt giống lúa lai F1 có kết quả
và hiệu quả cao cần quan tâm giải quyết những vấn đề gì?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
107
.............................................................................................................................
3. Những lợi thế, khó khăn phát triển sản xuất lúa lai F1 của địa phương
Những lợi thế
Rất
thuận
lợi
Thuận
lợi
Bình
thường
Khó
khăn
Rất khó
khăn
Đất đai
Khí hậu
Lao động
Tập quán sản xuất
Quy trình sản xuất
Thị trường tiêu thụ
Giá bán
chính sách hỗ trợ của
nhà nước
Những khó khăn:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
108
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Kiến nghị những giải pháp khắc phục khó khăn để phát triển sản xuất hạt
giống lúa lai F1:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông (bà)!
109
Phụ lục 2 Chi phí đầu tư cho 1ha lúa giống Bắc ưu 64 vụ xuân năm 2006
Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương Đồng Văn
Chỉ tiêu ĐVT Số
lượng Đơn giá (1000đ)
Thành tiền
(1000 đ)
Cơ cấu (%) Số lượng Đơn giá
(1000 đ)
Thành tiền
(1000 đ)
Cơ cấu (%)
I. Chi phí vật tư 7809.1 32.78 7885 32.83
1. Giống 1106 14.16 1078 13.67
Giống bố Kg 6 11 66 6 13 78
Giống mẹ Kg 26 40 1040 25 40 1000
2. Phân bón 4249.1 54.41 4345 55.10
Đạm Kg 165 4.5 742.5 170 4.5 765
Lân Kg 250 1.5 375 245 1.5 367.5
Kali Kg 208 4.2 873.6 205 4.2 861
NPK Kg 540 2.7 1458 545 2.7 1471.5
Vi sinh hữu cơ Kg 8000 0.1 800 8000 0.11 880
3. Thuốc BVTV, hoá chất 1954 25.02 1952 24.76
Thuốc sâu 620 618
Thuốc kích thích (GA3) Kg 0.23 5800 1334 0.23 5800 1334
4. Các chi phí khác 500 6.40 510 6.47
II. Công lao động 13210 55.44 13170 54.84
Khâu làm đất 1 ha 700 700 720 720
Khâu gieo cấy NC 68 30 2040 68 30 2040
Khâu chăm sóc NC 215 30 6450 214 30 6420
Khâu thu hoạch NC 134 30 4020 133 30 3990
III. Công chỉ đạo kỹ thuật 1700 7.14 1800 7.55
IV. Thuỷ lợi phí 135 0.57 135 0.57
V. Phí bảo vệ đồng ruộng 67 0.28 72 0.30
VI. Thuế nông nghiệp 265 1.11 265 1.11
VII. Khấu hao TSCĐ 640 2.69 690 2.90
Tổng chi phí 23826.1 100.00 24017 100.00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
110
Phụ lục 3 Chi phí đầu tư cho 1ha lúa giống Bắc ưu 903 vụ xuân năm 2006
Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương Đồng Văn
Chỉ tiêu ĐVT Số
lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000 đ)
Cơ cấu (%) Số lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000 đ)
Cơ cấu
(%)
1000đ 1000đ 1000đ 1000đ
I. Chi phí vật tư 7753.1 32.62 7758.5 32.48
1. Giống 1050 13.54 951.5 12.26
Giống bố Kg 6 10 60 6.5 11 71.5
Giống mẹ Kg 22 45 990 22 40 880
2. Phân bón 4249.1 54.81 4345 56.00
Đạm Kg 165 4.5 742.5 170 4.5 765
Lân Kg 250 1.5 375 245 1.5 367.5
Kali Kg 208 4.2 873.6 205 4.2 861
NPK Kg 540 2.7 1458 545 2.7 1471.5
Vi sinh hữu cơ Kg 8000 0.1 800 8000 0.11 880
3. Thuốc BVTV, hoá chất 1954 25.20 1952 25.16
Thuốc sâu 620 618
Thuốc kích thích (GA3) Kg 0.23 5800 1334 0.23 5800 1334
4. Các chi phí khác 500 6.45 510 6.57
II. Công lao động 13210 55.57 13170 55.13
Khâu làm đất 1 ha 700 700 720 720
Khâu gieo cấy NC 68 30 2040 68 30 2040
Khâu chăm sóc NC 215 30 6450 214 30 6420
Khâu thu hoạch NC 134 30 4020 133 30 3990
III. Công chỉ đạo kỹ thuật 1700 265.63 1800 281.25
IV. Thuỷ lợi phí 135 21.09 135 21.09
V. Phí bảo vệ đồng ruộng 67 10.47 72 11.25
VI. Thuế nông nghiệp 265 41.41 265 41.41
VII. Khấu hao TSCĐ 640 100.00 690 107.81
Tổng chi phí 23770.1 100.00 23890.5 100.00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
111
Phụ lục 4 Chi phí đầu tư cho 1ha lúa giống Bắc ưu 253 vụ xuân năm 2006
Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương Đồng Văn
Chỉ tiêu ĐVT Số
lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000 đ)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000 đ)
Cơ cấu (%)
I. Chi phí vật tư 1000đ 1000đ 1000đ 1000đ
1. Giống 8273.3 34.06 8460.5 34.40
Giống bố 1570.2 18.98 1653.5 19.54
Giống mẹ Kg 7.8 9 70.2 8.5 11 93.5
2. Phân bón Kg 30 50 1500 30 52 1560
Đạm 4249.1 51.36 4345 51.36
Lân Kg 165 4.5 742.5 170 4.5 765
Kali Kg 250 1.5 375 245 1.5 367.5
NPK Kg 208 4.2 873.6 205 4.2 861
Vi sinh hữu cơ Kg 540 2.7 1458 545 2.7 1471.5
3. Thuốc BVTV, hoá chất Kg 8000 0.1 800 8000 0.11 880
Thuốc sâu 1954 23.62 1952 23.07
Thuốc kích thích (GA3) 620 618
4. Các chi phí khác Kg 0.23 5800 1334 0.23 5800 1334
II. Công lao động 500 6.04 510 6.03
Khâu làm đất 13210 54.38 13170 53.55
Khâu gieo cấy 1 ha 700 700 720 720
Khâu chăm sóc NC 68 30 2040 68 30 2040
Khâu thu hoạch NC 215 30 6450 214 30 6420
III. Công chỉ đạo kỹ thuật NC 134 30 4020 133 30 3990
IV. Thuỷ lợi phí 1700 265.63 1800 281.25
V. Phí bảo vệ đồng ruộng 135 21.09 135 21.09
VI. Thuế nông nghiệp 67 10.47 72 11.25
VII. Khấu hao TSCĐ 265 41.41 265 41.41
Tổng chi phí 640 100.00 690 107.81
24290.3 100.00 24592.5 100.00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
112
Phụ lục 5 Chi phí đầu tư cho 1ha lúa giống Việt lai 20 vụ mùa năm 2006
Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương Đồng Văn
Chỉ tiêu ĐVT Số
lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000 đ)
Cơ cấu
(%) Số lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000 đ) Cơ cấu (%)
I. Chi phí vật tư 8138.5 34.68 7081.6 31.27
1. Giống 1630 20.03 1630 23.02
Giống bố Kg 8 10 80 8 10 80
Giống mẹ Kg 31 50 1550 31 50 1550
2. Phân bón 4054.5 49.82 2989.6 42.22
Đạm Kg 165 4.5 742.5 144 4.5 648
Lân Kg 260 1.5 390 616 1.5 924
Kali Kg 210 4.2 882 172 4.2 722.4
NPK Kg 620 2 1240 330 2 660
Vi sinh hữu cơ Kg 8000 0.1 800 320 0.11 35.2
3. Thuốc BVTV, hoá chất 1954 24.01 1952 27.56
Thuốc sâu 620 618
Thuốc kích thích (GA3) Kg 0.23 5800 1334 0.23 5800 1334
4. Các chi phí khác 500 6.14 510 7.20
II. Công lao động 12520 53.35 12600 55.64
Khâu làm đất 1 ha 700 700 720 720
Khâu gieo cấy NC 66 30 1980 66 30 1980
Khâu chăm sóc NC 198 30 5940 199 30 5970
Khâu thu hoạch NC 130 30 3900 131 30 3930
III. Công chỉ đạo kỹ thuật 1700 7.24 1800 7.67
IV. Thuỷ lợi phí 135 0.58 135 0.58
V. Phí bảo vệ đồng ruộng 67 0.29 72 0.31
VI. Thuế nông nghiệp 265 1.13 265 1.13
VII. Khấu hao TSCĐ 640 2.73 690 2.94
Tổng chi phí 23465.5 100.00 22643.6 100.00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
113
Phụ lục 6 Chi phí đầu tư cho 1ha lúa guống Việt lai 24 vụ mùa năm 2006
Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương Đồng Văn
Chỉ tiêu ĐVT Số
lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000 đ)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
Đơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000 đ)
Cơ cấu (%)
I. Chi phí vật tư 7480.5 32.80 6445.6 29.29
1. Giống 972 12.99 994 15.42
Giống bố kg 6 8 48 6 8 48
Giống mẹ kg 22 42 924 22 43 946
2. Phân bón 4054.5 54.20 2989.6 46.38
Đạm kg 165 4.5 742.5 144 4.5 648
Lân kg 260 1.5 390 616 1.5 924
Kali kg 210 4.2 882 172 4.2 722.4
NPK kg 620 2 1240 330 2 660
Vi sinh hữu cơ kg 8000 0.1 800 320 0.11 35.2
3. Thuốc BVTV, hoá chất 1954 26.12 1952 30.28
Thuốc sâu 620 618
Thuốc kích thích (GA3) kg 0.23 5800 1334 0.23 5800 1334
4. Các chi phí khác 500 6.68 510 7.91
II. Công lao động 12520 54.89 12600 57.25
Khâu làm đất 1 ha 700 700 720 720
Khâu gieo cấy NC 66 30 1980 66 30 1980
Khâu chăm sóc NC 198 30 5940 199 30 5970
Khâu thu hoạch NC 130 30 3900 131 30 3930
III. Công chỉ đạo kỹ thuật 1700 7.45 1800 7.89
IV. Thuỷ lợi phí 135 0.59 135 0.59
V. Phí bảo vệ đồng ruộng 67 0.29 72 0.32
VI. Thuế nông nghiệp 265 1.16 265 1.16
VII. Khấu hao TSCĐ 640 2.81 690 3.03
Tổng chi phí 22807.5 100.00 22007.6 100.00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
114
Phụ lục 7 Năng suất và sản lượng giống lúa lai F1 trên địa bàn tỉnh
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tốc độ tăng sản lượng
Diễn giải Vụ chiêm Vụ mùa Vụ chiêm Vụ mùa Vụ chiêm Vụ mùa 2004/2005 2005/2006
NSBQ
(tấn/ha) SL (tấn)
NSBQ
(tấn/ha)
SL
(tấn)
NSBQ
(tấn/ha)
SL
(tấn)
NSBQ
(tấn/ha)
SL
(tấn)
NSBQ
(tấn/ha)
SL
(tấn)
NSBQ
(tấn/ha)
SL
(tấn) Chiêm Mùa Chiêm Mùa
I. Trung tâm
khuyến nông tỉnh 85.32 23.09 73.64 42.11 104.8 107.3 86.31 182.3 142.4 254.8
1. Bắc u 64 2.09 18.81 2.10 12.60 2.2 22.00 66.99 174.6
2. Bắc u 903 2.75 49.23 2.79 54.41 3.02 66.44 110.5 122.1
3. Bắc u 253 2.16 17.28 2.21 6.63 2.34 16.38 38.37 247.1
4.Việt Lai 20 2.53 15.94 2.61 31.32 2.89 80.92 196.5 258.4
5.Việt Lai 24 2.86 7.15 2.84 10.79 2.93 26.37 150.9 244.4
2. Công ty giống cây
trồng Trung ơng 53.72 4.85 30.59 6.27 34.80 30.72 56.95 129.2 113.8 490.3
1. Bắc u 64 2.12 12.72 2.14 8.56 2.16 8.64 67.30 100.9
2. Bắc u 903 2.78 27.80 2.89 14.45 3.12 18.72 51.98 129.5
3. Bắc u 253 2.2 13.20 2.23 7.58 2.48 7.44 57.44 98.13
4.Việt Lai 20 2.52 2.52 2.54 3.56 2.46 12.30 141.1 345.9
5.Việt Lai 24 2.91 2.33 3.01 2.71 3.07 18.42 116.3 679.9
3. Công ty CP giống
cây trồng Hà Nam 51.34 10.86 45.38 15.85 33.42 14.31 88.39 145.9 73.64 90.31
1. Bắc u 64 2.11 16.88 2.13 19.17 2.15 10.75 113.6 56.08
2. Bắc u 903 2.68 17.42 2.75 19.25 2.83 14.15 110.5 73.51
3. Bắc u 253 2.13 17.04 2.32 6.96 2.13 8.52 40.85 122.4
4.Việt Lai 20 2.54 5.08 2.51 3.77 2.64 5.28 74.11 140.2
5.Việt Lai 24 2.89 5.78 3.02 12.08 3.01 9.03 209.0 74.75
Tổng cộng 190.38 38.80 149.6 64.22 173.0 152.3 78.59 165.5 115.7 237.2
Nguồn: TT khuyến nông tỉnh, Công ty CP giống cây trồng Hà Nam, Công ty CP giống cây trồng Trung Ương
115
Phụ lục 8 Diện tích và cơ cấu diện tích sản xuất giống lúa lai F1 trên địa bàn tỉnh
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tốc độ tăng
Vụ chiêm Vụ mùa Vụ chiêm Vụ mùa Vụ chiêm Vụ mùa 2004/2005 2005/2006
Diễn giải
DT
(ha)
Cơ
cấu
(%)
DT
(ha)
Cơ cấu
(%)
DT
(ha)
Cơ cấu
(%)
DT
(ha)
Cơ
cấu
(%)
DT
(ha)
Cơ
cấu
(%)
DT
(ha
)
Cơ
cấu
(%)
Chiêm Mùa Chiêm Mùa
I. Trung tâm khuyến
nông tỉnh
34.9 43.95 8.8 60.27 28.5 47.58 15.8 66.95 39 59.09 37 69.81 81.66 179.55 136.84 234.18
1. Bắc ưu 64 9 6 21.05 10 25.64 66.67 166.67
2. Bắcưu 903 17.9 19.5 68.42 22 56.41 108.94 112.82
3. Bắcưu 253 8 3 10.53 7 17.95 37.50 233.33
4.Việt Lai 20 6.3 71.59 12 75.95 28 75.68 190.48 233.33
5.Việt Lai 24 2.5 28.41 3.8 24.05 9 24.32 152.00 236.84
2. Công ty giống cây
trồng Trung ơng
22 27.71 1.8 12.33 12.4 20.70 2.3 9.75 13 19.70 11 20.75 56.36 127.78 104.84 478.26
1. Bắc ưu 64 6 4 32.26 4 30.77 66.67 100.00
2. Bắcưu 903 10 5 40.32 6 46.15 50.00 120.00
3. Bắcưu 253 6 3.4 27.42 3 23.08 56.67 88.24
4.Việt Lai 20 1 55.56 1.4 60.87 5 45.45 140.00 357.14
5.Việt Lai 24 0.8 44.44 0.9 39.13 6 54.55 112.50 666.67
3. Công ty CP giống
cây trồng Hà Nam
22.5 28.34 4 27.40 19 31.72 5.5 23.31 14 21.21 5 9.43 84.44 137.50 73.68 90.91
1. Bắc ưu 64 8 35.56 9 47.37 5 35.71 112.50 55.56
2. Bắc ưu 903 6.5 28.89 7 36.84 5 35.71 107.69 71.43
3. Bắc ưu 253 8 35.56 3 15.79 4 28.57 37.50 133.33
4.Việt Lai 20 2 50.00 1.5 27.27 2 40.00 75.00 133.33
5.Việt Lai 24 2 50.00 4 72.73 3 60.00 200.00 75.00
Tổng cộng 79.4 100 14.6 100 59.9 100 23.6 100 66 100 53 100 75.44 161.64 110.18 224.58
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH3038.pdf