Đánh giá hiệu quả mô hình thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thành phần rác thải sinh hoạt theo phân loại của URENCO - Hà Nội 10 Hình 1.2. Biểu đồ thành phần chất thải sinh hoạt của Hà Nội 11 Bảng 1.3. Khối lượng và tỷ lệ chất thải tại Hà Nội 12 Hình 1.4: Sơ đồ dòng chảy rác thải sinh hoạt tại Hà Nội 13 Bảng 2.1: Tỷ lệ các thành phần chất thải rắn tại Phường Phan Chu Trinh 20 Bảng 2.2. Khối lượng và tỷ lệ nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của phường Phan Chu Trinh 21 Bảng 2.3. Hệ thống thu gom rác thải ở Phư

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3106 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng Phan Chu Trinh 22 Bảng 2.5: Ví dụ về các hạng mục đánh giá trên quan điểm trước khi bắt đầu dự án thí điểm 27 Hình 3.1 : biểu đồ thể hiện nguồn thông tin về phân loại rác tại nguồn mà các hộ dân cư nhận được 37 Hình 3.2: biểu đồ thể hiện đối tượng hướng dẫn cách phân loại rác tại nguồn tới các hộ dân cư 37 Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện thái độ của người dân trong việc tham gia phân loại rác 39 Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về tình trạng môi trường sau khi phân loại 40 Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện thái độ của người dân đối với việc tiếp tục phân loại rác tại nguồn 41 Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện thái độ của công nhân thu gom đối với việc tiếp tục phân loại rác tại nguồn 43 Bảng 3.7: Lượng rác thu gom, phân loại tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh (tổng kết 7/2006) 44 Bảng 3.8: Kết quả điều tra mức sẵn lòng chi trả (WTP) cho việc thực hiện mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn của phường Phan Chu Trinh 54 Bảng 3.9: Các chi phí và lợi ích tăng hàng năm xét trên quan điểm tài chính của phường Phan Chu Trinh khi thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn 57 Bảng 3.10: Các chi phí và lợi ích tăng hàng năm xét trên quan điểm kinh tế của phường Phan Chu Trinh khi thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn :59 LỜI NÓI ĐẦU Phát triển bền vững là một yêu cầu và đòi hỏi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở mọi quốc gia. Phát triển bền vững trước hết là sự phát triển với sự cân đối trên cả ba phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường. Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nhịp độ cao, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa, nhằm đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Sự phát triển với quy mô lớn, nhịp độ cao cũng có nghĩa là một khối lượng lớn tài nguyên ngày càng được khai thác từ tự nhiên để chế biến, đồng thời một khối lượng chất thải ngày càng lớn cũng thải ra môi trường từ sản xuất và tiêu dùng, gây ô nhiễm và sức ép đối với môi trường sinh thái. Để đảm bảo sự phát triển bền vững các quốc gia đều phải tích cực tìm các giải pháp hạn chế số lượng chất thải ấy. 1. Lý do chọn đề tài Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường, tiết kiệm được tài nguyên thông qua việc giảm thiểu chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: "Đánh giá hiệu quả mô hình thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội" Vì các lý do sau: Đây là một mô hình đã được thực hiện thành công ở nhiều nước trên thế giới, đánh giá hiệu quả mô hình để so sánh và phân tích kết quả của mô hình nhằm đưa ra các giải pháp cho việc thực hiện mô hình tại Việt Nam. Phường Phan Chu Trinh có điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội thuận lợi để tiến hành thí điểm thực hiện mô hình. 2. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả mô hình thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành thực hiện mô hình, những ưu điểm và nhược điểm của mô hình. Đề tài đánh giá hiệu quả trên quan điểm tài chính và trên quan điểm kinh tế (có tính đến yếu tố môi trường) để rút ra kết luận và đề xuất các giải pháp khắc phục và kiến nghị việc nâng cao hiệu quả của mô hình đánh giá, khả năng nhân rộng mô hình sang các địa bàn khác. 3. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh - quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội. 4. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: địa bàn phường Phan Chu Trinh - quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình phân loại rác tại nguồn từ 11/2003 đến 12/2006 đặc biệt là từ 1/7/2006 -> 12/2006. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình. Chuyên đề đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là việc đọc, nghiên cứu và sử dụng các thông tin, số liệu trong tài liệu liên quan đến dự án, để hỗ trợ cho việc tính toán chi phí, lợi ích khi thực hiện mô hình. Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu: Để sử dụng được các số liệu vào chuyên đề thì cần thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó tổng hợp lại. Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn: Để có được đánh giá cụ thể và chính xác, những ý kiến của người dân, công nhân thu gom và phân loại rác luôn cần thiết và có tính thực tiễn cao bởi chính họ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc vận hành mô hình phân loại rác tại nguồn này. Để đánh giá được hiệu quả và tính khả thi của dự án, chuyên đề đã sử dụng hình thức đến tận nhà từng hộ dân, gặp từng công nhân thu gom để khảo sát tình hình và lập bảng hỏi phỏng vấn họ. Đây là một phương pháp truyền thống nhưng mang lại những tác dụng rất hữu hiệu trong việc phân tích và đánh giá. Phương pháp so sánh: Từ các số liệu điều tra và kết quả điều tra, sử dụng phương pháp so sánh để so sánh hiệu quả của việc trước khi và sau khi thực hiện mô hình từ đó rút ra được những ưu điểm và hạn chế của mô hình. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích: phân tích các số liệu để tính toán được hiệu quả trên quan điểm tài chính và hiệu quả trên quan điểm kinh tế (có tính đến yếu tố môi trường) từ đó đưa ra được các giải pháp và đề xuất. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM): là phương pháp phỏng vấn ngẫu nhiên thông qua bảng hỏi một số lượng cá nhân có liên quan đến việc thực hiện dự án để hỏi về mức sẵn lòng chi trả (WTP) thêm cho dịch vụ môi trường mà mỗi cá nhân sử dụng tức là mức sẵn lòng chi trả (WTP) thêm cho phí môi trường khi thực hiện dự án của mỗi cá nhân. Mức sẵn lòng chi trả này thể hiện sự hài lòng của chất lượng môi trường được cải thiện khi thực hiện dự án. Phương pháp nội suy: là phương pháp dựa trên kinh nghiệm thực tế để suy ra độ chính xác và tính phù hợp của số liệu điều tra. Chuyên đề đã sử dụng phương pháp nội suy trong việc phân tích, đánh giá số liệu mức sẵn lòng chi trả của cá nhân đối với việc thực hiện mô hình phân loại rác thải sinh hoạt ở phường Phan Chu Trinh để đưa về kết quả giá trị thực tế người dân sẽ trả thêm cho phí môi trường. 6. Giới thiệu kết cấu Cấu trúc chuyên đề gồm các phần được sắp xếp như sau: Lời nói đầu Chương I: Quan điểm tiếp cận đánh giá hiệu quả của một số mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Chương II: Hiện trạng phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Chương III. Đánh giá hiệu quả mô hình thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Chương IV: Khả năng triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết luận Tài liệu tham khảo LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập, với sự nỗ lực hết mình của bản thân và sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: "Đánh giá hiệu quả mô hình: Thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh - Quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội". Đề tài này chắc chắn sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu đi sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh - trưởng khoa Kinh tế & Quản lý tài nguyên Môi trường, Đô thị, toàn thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp MTĐT số 1, xí nghiệp MTĐT số 2, công ty kỹ nghệ môi trường HN, Công ty TNHH NN một thành viên MTĐT - URENCO Hà Nội, cán bộ và nhân dân phường Phan Chu Trinh - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài chuyên đề tốt nghiệp này do bản thân tôi thực hiện không sao chép các tài liệu, chuyên đề hoặc luận văn của người khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2008 Ký tên Phạm Thị Diễm Hằng CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN I. TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI: 1. Chất thải 1.1. Khái niệm chất thải: Có nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải. Theo giáo trình kinh tế chất thải, trang 63, GS.TS. Nguyễn Đình Hương (chủ biên), NXB Giáo Dục: "Chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra môi trường". Trong quá trình tiêu hóa con người thải ra các chất cặn, bã. Thiên nhiên và cả cây cỏ, động vật cũng thải ra môi trường từ lá rụng đến xác các động vật. Con người tác động vào môi trường để thực hiện quá trình sản xuất đã thải ra môi trường vô số các loại chất thải. Hàng ngày, trên đường phố, trên công trường, đô thị con người đang bị ngột ngạt đủ các loại chất thải: đất, bùn, xi măng, vôi vữa từ các công trường; bụi khói từ các ống khói, nhà máy, lò nung, xe tải, xe hơi, rác thải từ các gia đình, công sở, bệnh viện,… Theo Giáo trình Quản lý Môi trường, trang 73, GS.TSKH. Đặng Như Toàn (chủ biên), Trường ĐHKTQD, Khoa kinh tế & Quản lý Môi trường, Đô thị: "Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, một bộ phận vật liệu không có hoặc không còn giá trị sử dụng nữa gọi chung là chất thải". Khái niệm trên có nhắc đến "Vật liệu không có hoặc không còn giá trị sử dụng nữa", nó có ý nghĩa đối với một chu trình sản xuất hay 1 phương thức sinh hoạt nhất định vì nó có thể là chất thải của quá trình này nhưng lại là nguyên liệu đầu vào của một quá trình khác. VD: Các loại giấy vụn, vỏ lon bia, vỏ chai,… là chất thải của các hộ gia đình nhưng lại là nguyên liệu đầu vào của các nhà máy sản xuất giấy, các công ty bia, rượu,… Chất thải có loại là chất hữu cơ, có loại là chất vô cơ. Một số chất thải gây ô nhiễm môi trường. * Định nghĩa chất thải ô nhiễm (theo Giáo trình Kinh tế chất thải , trang 74, GS.TS. Nguyễn Đình Hương (chủ biên), NXB Giáo Dục): chất thải ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi tương tác với môi trường làm cho môi trường bị suy giảm * Phân loại chất thải Theo nguồn gốc phát sinh Chất thải của hộ gia đình, thường gọi là rác thải, là những chất tạp từ các hộ gia đình được loại thải ra môi trường. Chất thải của hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại bao gồm: chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải của các ngành dịch vụ. Theo thuộc tính vật lý: chất thải rắn, lỏng, khí Theo tính chất hóa học: chất thải kim loại, chất dẻo, thuỷ tinh, giấy bìa, vải vụn. Theo tính chất và mức độ độc hại: chất thải đặc biệt. 1.2. Các thuộc tính của chất thải. Chất thải tồn tại ở mọi dạng vật chất như rắn, lỏng, khí có thể xác định khối lượng rõ ràng. Một số chất thải tồn tại dưới dạng khó xác định như nhiệt, bức xạ, phóng xạ,… Dù tồn tại dưới dạng nào thì tác động gây ô nhiễm của chất thải là do các thuộc tính về lý học, hóa học, sinh học của chúng trong đó thuộc tính hóa học là quan trọng nhất. Ta chú ý đến các thuộc tính cơ bản của chất thải về mặt hóa học. Thuộc tính tích luỹ dần do các hóa chất bền vững và sự bảo tồn vật chất nên từ một lượng nhỏ vô hại qua thời gian tích lũy thành lượng đủ lớn gây tác hại nguy hiểm, đó là các kim loại nặng As, Hg, Zn. Các chất có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc kết hợp với nhau thành các chất nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn, chẳng hạn nước thải chứa Cl hóa hợp với các chất hữu cơ tạo ra hợp chất hữu cơ chứa Cl độc gấp 100 lần Cl ban đầu. Vì vậy, người ta gọi đây là đặc điểm cộng hưởng của các chất thải nguy hiểm. Một số chất thải rắn, lỏng và khí còn có đặc thù sinh học nên thông qua các quá trình biến đổi sinh học trong các cơ thể sống hoặc trên các chất thải khác mà biến đổi thành các sản phẩm tạo ra các ổ dịch bệnh nhất là ở các vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm thích hợp. 2. Rác thải sinh hoạt. 2.1. Khái niệm Định nghĩa chất thải rắn và rác thải sinh hoạt (Theo tài liệu báo cáo điều tra, khảo sát số liệu thực hiện và nhân rộng mô hình 3R-HN, URENCO - Hà Nội, tháng 11/2007): Chất thải rắn là tất cả các nguyên liệu mọi người thải ra trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, hoạt động sinh hoạt của cộng đồng,…). Trong đó quan trọng nhất là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt là chất thải liên quan đến các hoạt động của con người với nguồn xả chính từ các khu dân cư, cơ quan, văn phòng, cơ sở kinh doanh hay các trung tâm dịch vụ. Thành phần của chất thải sinh hoạt bao gồm: kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch vỡ, đất, đá, cao su, nhựa, thức ăn thừa hay quá hạn, xương động vật, tre, gỗ, lông gà hay lông vịt, vải vóc, giấy, rơm, xác động vật chết, vỏ hoa quả, rau,… 2.2. Thành phần rác thải sinh hoạt 2.2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt Bảng 1.1. Thành phần rác thải sinh hoạt theo phân loại của URENCO - Hà Nội Rác thải sinh hoạt Thành phần chính Chất vô cơ Gạch đá vụn, tro xỉ than, tổ ong, Nilong, vải, quần áo, da, gỗ, cành cây, pin, ắc quy, bóng đèn,… Chất hữu cơ Thực phẩm sống, chín thừa; lá cây,… Chất thải tái chế Giấy, nhựa, kim loại, thuỷ tinh, đồ điện,… Chất thải khác Dẫu mỡ,… 2.2.2. Thành phần rác thải sinh hoạt ở Hà Nội Thành phần chất thải sinh hoạt ở Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn nhất là chất thải hữu cơ, là các rau củ quả, thức ăn thừa từ các hộ gia đình các chợý thải ra. Tiếp đó là các loại chất vô cơ khác như than tổ ong, nilong,… và chất thải tái chế. Hình 1.2. Biểu đồ thành phần chất thải sinh hoạt của Hà Nội Tỷ lệ % thành phần chất thải sinh hoạt của Hà Nội (Nguồn: Báo cáo hiện trạng quản lý chất thải Đô thị Hà Nội, URENCO - Hà Nội, tháng 1/2006) Bảng 1.3. Khối lượng và tỷ lệ chất thải tại Hà Nội STT Thành phần chất thải Khối lượng (Đơn vị: tấn/ngày) Tỷ lệ 1 Rác hữu cơ 1320 44% 2 Giấy photo, báo, tạp chí 150 5% 3 Nhựa 120 4% 4 Nilong 60 2% 5 Cao su/da 30 1% 6 Vải 90 3% 7 Gỗ 120 4% 8 Thuỷ tinh 150 5% 9 Kim loại 150 5% 10 Giấy ăn, tã, bỉm 60 2% 11 Than tổ ong 210 7% 12 Gốm, sứ 180 6% 13 Cành lá cây 270 9% 14 Gạch, đất đá vụn 30 1% 15 Các loại khác 60 2% Tổng cộng 3000 100% (Nguồn: Báo cáo điều tra và khảo sát số liệu thực hiện và nhân rộng mô hình 3R - HN, URENCO - Hà Nội, tháng 11/2007) Hình 1.4: Sơ đồ dòng chảy rác thải sinh hoạt tại Hà Nội Tài nguyên Nguyên liệu sản xuất Sản xuất hàng hóa, lương thực, thực phẩm Tiêu dùng: chợ, siêu thị, trường học, công sở, hộ gia đình,…. Chất thải SX Compost nhà máy CBPT Cầu Diễn Tái chế Bãi chộn lấp hợp vệ sinh Nam Sơn Các loại xử lý khác Không được xử lý thải ra ngoài môi trường Chất thải hữu cơ Chất thải tái chế Chất thải vô cơ Phân loại rác tại nguồn Vòng tuần hoàn vật chất : : (Nguồn: Báo cáo hiện trạng quản lý chất thải Đô thị Hà Nội, URENCO - Hà Nội, tháng 1/2006) II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI RÁC THẢI TẠI NGUỒN CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1. Kinh nghiệm của Nhật Bản Nhật Bản là một trong các quốc gia đi đầu trong việc phân loại rác thải tại nguồn trên thế giới hiện nay. Và việc thực hiện phân loại rác tại nguồn đã được tiến hành ở nhiều thành phố của Nhật Bản tiêu biểu như thành phố Bunkyo, thành phố Usudachou ở quận Ngano, thành phố Toyoake ở quận Aichi,… và đã đạt được những thành công nhất định. Hệ thống phân loại rác thải tại nguồn chủ yếu được chia thành 3 mô hình sau đây: Mô hình thu gom theo nhóm Mô hình thu gom theo điểm Mô hình thu gom tại vỉa hè. Mô hình thu gom theo nhóm là việc thực hiện mô hình theo nhóm dân cư, khu vực dân cư. Hình thức này các hộ dân sẽ phân loại rác tại các hộ gia dình vào các vật chứa (túi nilon, túi giấy, rỏ nhựa, thùng rác,…). Mỗi thành phố, mỗi khu vực sẽ lựa chọn vật chứa khác nhau dựa vào ưu, khuyết điểm của các vật khó chứa đó. Hàng ngày, người dân sẽ mang loại rác đã phân loại theo quy định ra các điểm tập kết của mỗi nhóm dân cư. Mô hình thu gom theo điểm: được áp dụng cho các cửa hàng bán lẻ hoặc các cơ quan. Các thùng chứa được đặt trên lối vào cửa hàng hay các cơ quan để người dân có ý thức không vứt rác bừa bãi và phân loại tại nguồn. Mô hình thu gom tại vỉa hè: các thùng rác được đặt tại vỉa hè để dân cư sinh sống quanh khu vực đó, người qua đường có thể bỏ rác vào và họ luôn biết rác nào thì cho vào thùng nào (họ được giáo dục rất kỹ về việc phân loại rác). Ở Nhật Bản, các loại rác khác nhau sẽ được thu gom vào những ngày khác nhau để xử lý và tần suất thu gom đối với mỗi loại rác cũng khác nhau, ví dụ: Đồ có thể tái chế: 1 lần/tuần Rác hữu cơ: 2-3 lần/tuần Rác thải không cháy: 1 lần/tuần Thực tế, hệ thống giúp cho người dân có thể nhận ra sự khác nhau giữa đồ có thể tái chế với rác thải. Nhật Bản đã thực hiện một số phương pháp nhằm khuyến khích người dân tham gia vào việc phân loại rác thải như: * Về vị trí thu gom Nhìn chung, rác thải được đổ tại các điểm thu gom định sẵn cho khoảng 10-20 hộ gia đình. Các loại rác thải khác nhau sẽ được thu gom vào những ngày khác nhau. Thông thường người dân không thể đổ một loại rác vào ngày đã được quy định dành cho việc thu gom loại rác khác. Chính quyền thành phố có thông báo tới người dân và yêu cầu người dân phải tuân thủ quy tắc đó. * Không thu gom các loại rác thải không tuân thủ đúng quy định. Rất nhiều thành phố sẽ không thu gom rác thải mà việc thải bỏ chúng không tuân thủ đúng các quy định. Trong trường hợp này, rác thải đó sẽ không được thu gom và sẽ bị bỏ lại cùng với một tờ cảnh báo được dánh trên thùng chứa. * Hướng dẫn để người dân có thể thực hiện việc phân loại một cách đúng đắn. Khi một người dân thực hiện không đúng với các quy định này, nhân viên của chính quyền thành phố bằng một chiếc xe chuyên dùng sẽ tới tận nhà của người này để cảnh cáo về hành động đó. Chính bằng phương pháp này, Nhật Bản là nước đã thực hiện thành công dự án 3R đã đạt hiệu quả kinh tế, tài chính, xã hội và môi trường. 2. Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan cũng thực hiện phân loại rác tại nguồn. Rác thải được chia 3 loại và bỏ vào 3 thùng riêng biệt. Những chất có thể tái sinh, thực phẩm và các chất độc hại. Các hộ gia đình được phát 2 túi nilon khác màu cho 1 ngày để đựng rác có thể tái sinh và rác là thực phẩm. Riêng đối với chất độc hại, là rác thải không phổ biến nên khi nào có rác thải độc hại thì họ cho vào một túi nilon riêng . Rác tái sinh sau khi được phân loại ở nguồn được chuyển đến nhà máy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong tái sản xuất. Chất thải thực phẩm (rác hữu cơ) được chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh. Những chất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Chất thải độc hại được xử lý bằng phương pháp đốt. Rác trên sông, rạch được vớt bằng các thuyền nhỏ của cơ quan quản lý môi trường. Việc thu gom rác ở Thái Lan được tổ chức rất chặt chẽ. Ở Thái Lan xử lý rất nghiêm khắc đối với hành vi những người thu mua phế liệu bới rác trong thùng đã phân loại để lấy đi loại rác có thể bán được, vứt vương vãi các loại rác khác ra đường. Điều đó đã cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường rất tốt. Rác thải được thu gom và vận chuyển đến các trung tâm xử lý rác hàng ngày từ 18h00 tối hôm trước tới 3 h00 sáng hôm sau. Các địa điểm xử lý rác của Thái Lan đều cách xa trung tâm thành phố ít nhất 30km. III. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Từ thực tiễn của các nước đi trước, Việt nam cần phải nghiên cứu để rút ra bài học và áp dụng cho phù hợp với điều kiện địa lý, dân cư, kinh tế và xã hội của đất nước, tránh được những hạn chế mà các nước bạn gặp phải. Việt Nam cần có cách giáo dục sâu, rộng về nhận thức, ý thức của người dân đối với rác thải, phân loại rác tại nguồn. Như Nhật Bản đã giáo dục người dân về rác thải và cách phân loại rác thải như thế nào, vai trò, tác dụng của rác thải là gì từ bậc mẫu giáo và liên tục được giáo dục cho tới khi trưởng thành. Ở Nhật Bản do đặc thù đời sống vật chất của người dân là tương đối cao nên thành phần và khối lượng rác thải của nước họ cũng tương đối khác nên tần suất thu gom các loại rác thải nhiều nhất cũng chỉ là 3 lần/tuần. Đặc thù đời sống vật chất của người Việt thấp hơn nhiều so với Nhật Bản, nên giống với Thái Lan, tần suất thu gom rác thải cao, có khi 2-3 lần/ngày thì mới thu gom được hết lượng rác phát sinh và không gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta cũng cần chú ý đến những người thu mua phế liệu vì họ thường bới rác bừa bãi gây ô nhiễm và mất cảnh quan môi trường đô thị. Ở Việt Nam, tình trạng này là rất phổ biến, chúng ta cần học theo Thái Lan xử lý nghiêm khắc những trường hợp bới rác bừa bãi để tình trạng này sẽ không xảy ra nữa. Ở Việt Nam đặc biệt là Hà Nội có những khu vực dân cư sinh sống trong góc phố, con hẻm rất nhỏ mà xe gom rác thông thường không thể vào được mà những nơi đó có rất nhiều hộ gia đình sinh sống. Bởi vậy, chúng ta cần có những phương tiện thu gom phù hợp, đủ nhỏ để đến được các ngõ ngách nhỏ của Hà Nội và thu gom rác vì rất nhiều hộ gia đình ngại ra ngoài đổ rác. Nhật Bản cũng như Thái Lan đã sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành pháp luật môi trường để điều chỉnh hành vi của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường và phân loại rác tại nguồn. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng theo. IV. CÁC CHỈ TIÊU CHO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN 1. Các chỉ tiêu tài chính Chi phí hàng năm thay đổi của công việc thu gom rác thông thường và sau khi thực hiện phân loại rác tại nguồn. Gọi C là chi phí hàng năm thay đổi thì C là chi phí phát sinh, chi phí tăng thêm hàng năm khi thực hiện phân loại rác tại nguồn. Lợi ích thay đổi hàng năm của việc sau khi thực hiện phân loại rác tại nguồn. Gọi lợi ích thay đổi hàng năm của việc thực hiện mô hình là B thì B là lợi ích hàng năm tăng thêm do giảm chi phí và lợi ích phát sinh khi thực hiện phân loại rác tại nguồn. Gọi B1: lợi ích hàng năm tăng thêm xét trên quan điểm tài chính (không tính đến các tác động của yếu tố môi trường). B2: lợi ích hàng năm tăng thêm xét trên quan điểm kinh tế (có tính đến các tác động của yếu tố môi trường). Khi (B1 - C) > 0: mô hình đạt hiệu quả về mặt tài chính (B1 - C) < 0: mô hình không đạt hiệu quả về mặt tài chính (B2 - C) > 0: mô hình đạt hiệu quả về mặt kinh tế (B2 - C) < 0: mô hình không đạt hiệu quả về mặt kinh tế 2. Các chỉ tiêu môi trường Một mô hình hiệu quả phải là mô hình đảm bảo được chất lượng môi trường trong sạch hơn, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải tồn đọng. Tình trạng sức khoẻ của người dân tộc được cải thiện. Để đánh giá hiệu quả về mặt môi trường thay đổi như thế nào thì chỉ có người dân mới đánh giá một cách khách quan và công bằng nhất vì nó trực tiếp thay đổi cuộc sống của họ. Chất lượng môi trường được thay đổi như thế nào tương ứng với giá mà người dân sẽ sẵn lòng trả giá cho dịch vụ môi trường mà họ đang sử dụng. Như vậy, chỉ tiêu môi trường được xác định là giá sẵn lòng chi trả (WTP) của các cá nhân đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường đó. 3. Chỉ tiêu xã hội. Chỉ tiêu xã hội để đo lường hiệu quả về mặt xã hội của mô hình, nó được thể hiện ở sự đồng tình hưởng ứng và ủng hộ của người dân trên địa bàn thực hiện phân loại rác tại nguồn. Để đánh giá hiệu quả xã hội, phải tiến hành điều tra thông qua bảng hỏi để lấy ý kiến của người dân qua việc tham gia thực hiện phân loại rác tại nguồn. CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở PHƯỜNG PHAN CHU TRINH I. SƠ LƯỢC VỀ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ PHƯỜNG PHAN CHU TRINH. 1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phường Chu Trinh - quận Hoàn Kiếm - HN. Phường Phan Chu Trinh có đặc điểm là một trong những phường nội thành có đời sống kinh tế và dân trí cao nhất của Hà Nội, bởi vậy lượng chất thải rắn sinh hoạt cũng có những tỷ lệ khác tương đối so với các phường khác ở Hà Nội. Bảng 2.1: Tỷ lệ các thành phần chất thải rắn tại Phường Phan Chu Trinh Thành phần chất thải Tỷ lệ (%) Rác thải sinh hoạt Rác hữu cơ 60% Rác thải vô cơ 32% Rác tái chế 8% Tổng số 100% (Nguồn báo cáo thí điểm 3R - HN tại phường Phan Chu Trinh, URENCO-Hà Nội, tháng 1/2007) 2. Phát sinh và thu gom rác thải tại phường Phan Chu Trinh - quận Hoàn Kiếm - HN. Hiện nay, khối lượng chất thải sinh hoạt phường Phan Chu Trinh phát sinh trung bình 12 tấn/ngày so với 190 tấn/ngày là tổng khối lượng rác phát sinh trên địa bàn Quận trong đó lượng chất thải phát sinh từ các nguồn khác nhau trên địa bàn phường theo số liệu ở bảng sau: Bảng 2.2. Khối lượng và tỷ lệ nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của phường Phan Chu Trinh Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt Khối lượng (tấn/ngày) Tỷ lệ (%) Chất thải từ nhà ở của dân 6 50% Chất thải từ các cơ quan trường học 1 8,3% Chất thải từ các khu chợ 2 16,7% Chất thải từ đường phố, công viên 1,5 12,5% Chất thải từ các cơ sở y tế (khám và điều trị bệnh) 1,5 12,5% (Nguồn báo cáo thí điểm 3R - HN tại phường Phan Chu Trinh, URENCO- Hà Nội, tháng 1/2007). Lượng rác thải trên địa bàn phường Phan Chu Trinh do xí nghiệp MTĐT số 2 thu gom, vận chuyển trung bình là 12 tấn/ngày, bằng 95% lượng chất thải phát sinh/ngày của phường, lượng rác thải còn lại được thu gom trong các buổi tổng vệ sinh hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Tất cả chất thải sinh hoạt được thu gom vận chuyển và xử lý ngay trong ngày. Tại địa bàn phường Phan Chu Trinh có 32 công nhân của xí nghiệp MTĐT số 2 đảm nhiệm công việc thu gom rác. Phương pháp thu gom chủ yếu là thủ công kết hợp cơ giới, công việc quét dọn và thu gom chất thải thực hiện gồm có quét đường phố, ngõ xóm, vỉa hè, tua vỉa, nhặt rác. Các hoạt động của công nhân thu gom trong suốt ca làm việc thu gom rác bằng xe đẩy tay: công nhân thu gom dùng phần lớn thời gian vào việc nhặt rác trên đường phố và đợi xe rác tại các điểm cẩu. Công việc thu gom rác thường được tiến hành vào tối và ban đêm. Những công nhân thu rác gõ kẻng báo cho người dân biết đã đến giờ đổ rác. Công nhân sử dụng những chiếc xe và người dân thường đổ rác luôn vào đó. Hệ thống này đang trở nên thông dụng nhưng gây ra nhiều vấn đề do thói quen của người dân đó là đổ rác bừa bãi ra đường khi không có xe thu gom rác. Sử dụng hệ thống này, người đổ rác chỉ có một khoảng thời gian ngắn để đổ rác. Thời gian đổ rác được giới hạn trong khoảng thời gian xe rác đến. Những người nào không đổ rác được vào lúc xe đến thì họ lại phải để rác đến ngày hôm sau. Đây chính là một điểm tồn tại của hệ thống này, nó làm tăng thói quen xả rác ra đường của người dân. Rác thải từ hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh được thu gom theo 2 bước, cụ thể là bằng xe đẩy tay thu gom rác của các hộ gia đình và bằng xe cơ giới vận tải rác thu gom rác từ các xe đẩy tay. Rác thải từ các xe thu gom đẩy tay được đưa lên xe tải chở rác bằng cần móc được gắn vào xe tải chở rác. 3. Một số tồn tại trong công tác thu gom chất thải ở phường Phan Chu Trinh. Công nhân thu gom của URENCO quét đường quá nhanh và ngày quét 2 lần làm cho đường phố trở nên bụi và ô nhiễm. Trong nhiều trường hợp, công nhân thu gom không đánh kẻng làm cho người dân không nhận biết được thời gian thu gom, công nghệ xử lý chất thải lại thủ công không đáp ứng được vấn đề vệ sinh môi trường. Thời gian thu gom quá sớm, nhiều hộ dân cư còn chưa đi làm về do đó họ không có thời gian đổ rác. Xe đẩy tay không vào trong các ngõ nhỏ cho nên nhiều người đã vứt bỏ rác thải ra ngoài đường phố, vỉa hè gây ô nhiễm những nơi công cộng; các xe đẩy tay thường quá đầy và không có vải che phủ gây ô nhiễm môi trường. 4. Phương thức vận chuyển. Chất thải sinh hoạt tại các hộ gia đình, các chợ, trường học, công sở, được thu gom tập trung vào các xe gom, thùng rác các loại (12lít - 240lít - 260lít), túi nilon, container sau đó tập kết vào các xe vận chuyển thùng kín (có hoặc không có hệ thống nén ép) và vận chuyển lên khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. II. MÔ HÌNH PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN Ở PHƯỜNG PHAN CHU TRINH - QUẬN HOÀN KIẾM 1. Lý do chọn phường Phan Chu Trinh làm dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn: Trong khuôn khô của dự án, có 4 vùng thí điểm tại 4 Quận nội thành được lựa chọn để tiến hành thực hiện dự án thí điểm. Phan Chu Trinh là một trong 4 Phường được lựa chọn và là khu vực được thực hiện đầu tiên. Trong suốt thời gian lựa chọn khu vực dự án thí điểm, ban quản lý dự án của URENCO Hà Nội và đoàn chuyên gia JiCA đã xem xét một số Phường của Quận Hoàn Kiếm nhưng Phan Chu Trinh là Phường được lựa chọn vì những lý do sau: - Người dân Phường Phan Chu Trinh đã từng thực hiện phân loại rác tại nguồn hơn 3 năm. Đây là một trong những lợi thế để tiến hành dự án thí điểm trong phường bởi người dân trong phường này đã có những hiểu biết và những kiến thức cơ bản về phân loại rác tại nguồn do đó sẽ thuận lợi hơn trong việc khuyến khích và tuyên truyền người dân tham gia vào dự án này. - Nhận thức của người dân trong phường nói chung và nhận thức về các vấn đề môi trường tại địa bàn là khá tốt. - Hệ thống đường phố trong phường đơn giản, hầu hết là đường phố chính mà xe ôtô tải có thể lưu thông được. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng bởi vì xe tải thu gom rác sẽ là phương tiện chính được sử dụng trong việc thu gom trực tiếp rác từ các điểm đổ rác của người dân trong hệ thống thu gom mới này. 2. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội Phường Phan Chu Trinh nằm trên địa bàn, quận Hoàn Kiếm với diện tích 0,406km2, với 1836 hộ dân và dân số là 7 986 người, phân bố trên 30 tổ dân phố. Các tuyến phố chính: trên địa bàn phường, có 12 tuyến phố chính tương ứng với khoảng 7km chiều dài, lòng đường rộng dao động từ 6m đến 16m, rộng vỉa hè từ 2m đến 8m. Phường có 6 trường học, có 2 chợ, 1 bến xe, 4 bệnh viện, 12 khu tập thể cao tầng, 1 công viên. 3. Mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn phường Phan Chu Trinh - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. 3.1. Tổng quan và mục tiêu của dự án 3R - HN 3.1.1. Tổng quan về dự án 3R -HN Dự án 3R-HN là dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm xây dựng một hệ thống 3R - HN cân đối thông qua việc phân loại rác thải tai nguồn trên toàn thành phố Hà Nội. 3R là gì? Reduce - giảm thiểu: giảm thiểu lượng rác thải qua việc thay đổi lối sống thói quen sử dụng, cải tiến quy trình sản xuất mua bán sạch. Reuse - Tái sử dụng: Dùng lại các vật dụng hoặc một bộ phận nào đó mà vẫn có thể sử dụng tiếp cho cùng mục đích hay mục đích khác. Recycle - Tái chế: Dùng rác thải làm nguyên liệu sản xuất các vật chất c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28497.doc
Tài liệu liên quan