Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ sản xuất cam của các hộ gia đình huyện Văn Chấn , tỉnh Yên Bái

Tài liệu Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ sản xuất cam của các hộ gia đình huyện Văn Chấn , tỉnh Yên Bái: ... Ebook Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ sản xuất cam của các hộ gia đình huyện Văn Chấn , tỉnh Yên Bái

pdf153 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5179 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ sản xuất cam của các hộ gia đình huyện Văn Chấn , tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…….. ………………………i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP ---------& --------- VŨ THỊ THANH HUYỀN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ PHÂN BỔ SẢN XUẤT CAM CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp Mã số : 60.31.10 Người hướng dẫn : TS. PHẠM VĂN HÙNG HÀ NỘI - 2008 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Vũ Thị Thanh Huyền LỜI CÁM ƠN Được sự đồng ý của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn cũng như sự đồng ý của thấy giáo hướng dẫn TS. Phạm Văn Hùng, tôi đã tiến hành nghiên ii cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ sản xuất cam của các hộ gia đình huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái”. Sau một thời gian thực tập với sự cố gắng của bản thân và được sự giúp đỡ của mọi người đến nay đề tài nghiên cứu của tôi đã hoàn thành. Vì vậy, qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến tất cả mọi người. - Thầy giáo hướng dẫn TS. Phạm Văn Hùng - người đã định hướng, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. - Các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Bộ môn Phân tích định lượng đã tận tình, chỉ bảo, giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. - Tập thể Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa học và thực hiện luận văn. - Các cô, các chú, các anh chị cán bộ Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Nông nghiệp huyện Văn Chấn, cùng các cô chú cán bộ thị trấn Nông trường Trần Phú và xã Minh An đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. - Gia đình hai bác Nguyễn Văn Quyến ở thị trấn Trần Phú đã tạo điều kiện về nơi ở và sinh hoạt cho tôi trong qúa trình thực tập tại Văn Chấn. - Các hộ gia đình trồng cam ở thị trấn Trần Phú và xã Minh An đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu. - Các anh chị đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong suốt qúa trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tác giả Vũ Thị Thanh Huyền iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cám ơn i Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu v Danh mục bảng vi Danh mục hình, hình ảnh viii 1. Mở đầu 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ 5 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.2 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất cam 21 2.3 Cơ sở thực tiễn 24 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 33 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33 3.2 Phương pháp nghiên cứu 44 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 53 4.1 Tình hình sản xuất cây có múi trên địa bàn huyện 53 4.2 Phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình trồng cam 55 4.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 55 4.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế hộ 64 4.3 Phân tích hiệu quả kỹ thuật 82 4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng năng suất cam của các hộ nông dân 82 iv 4.3.3 Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân 87 4.4 Hiệu quả phân bổ sản xuất cam 92 4.5 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam 99 4.5.1 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm 99 4.5.2 Giải pháp công nghệ bảo quản - chế biến 100 4.5.3 Giải pháp về đất đai 101 4.5.4 Giải pháp khuyến nông 102 4.5.5 Giải pháp phân bón 104 4.5.6 Giải pháp lao động 105 4.5.7 Giải pháp về chính sách 105 4.5.8 Giải pháp về vốn 106 4.5.9 Các giải pháp khác 107 5. Kết luận và kiến nghị 110 5.1 Kết luận 110 5.2 Kiến nghị 112 Tài liệu tham khảo 108 Phụ lục 112 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Thứ tự Chữ viết tắt Giải nghĩa 1 AE Hiệu quả phân bổ 2 BQ Bình quân 3 BVTV Bảo vệ thực vật 4 ĐVT Đơn vị tính 5 EE Hiệu quả kinh tế 6 GO Giá trị sản xuất 7 IC Chi phí trung gian 8 KN Khuyến nông 9 LĐGĐ Lao động gia đình 10 MI Thu nhập hỗn hợp 11 NSBQ Năng suất bình quân 12 TE Hiệu quả kỹ thuật 13 VA Giá trị gia tăng vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g cây có múi 23 2.2. Sản lượng cam năm 2005 của một số nước trên thế giới 25 2.3. Năng suất, sản lượng cây ăn quả có múi cả nước và miền Bắc những năm gần đây 26 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện (2005 - 2007) 36 3.2. Tình hình sử dụng đất đai của huyện (2005 - 2007) 38 3.3. Thành phần các dân tộc của huyện năm 2007 39 3.4. Tình hình dân số và lao động của huyện 40 4.1. Diện tích, sản lượng các loại cây ăn quả lâu năm của huyện (2005 - 2007) 53 4.2. Tình hình sản xuất cam của huyện (2005 - 2007) 54 4.3. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2007 55 4.4. Chi phí đầu tư bình quân tính cho 1 ha cam giai đoạn kiến thiết cơ cơ bản 56 4.5. Chi phí đầu tư tính cho 1 ha cam giai đoạn kiến thiết cơ bản phân theo nhóm hộ 57 4.6. Bảng tổng hợp các yếu tố chi phí sản xuất cam 58 giai đoạn kinh doanh 58 4.7. Kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra 62 4.8. Kết quả kiểm định các chỉ tiêu theo nhóm hộ 63 4.9. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ phân theo hạng đất 66 4.10. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ theo quy mô diện tích 68 4.11. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ phân theo trình độ học vấn chủ hộ 70 4.12. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ phân theo tuổi chủ hộ 71 4.13. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ phân theo mức độ tham gia tập vii huấn KN chủ hộ 72 4.14. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ phân theo biện pháp chăm sóc 73 4.15. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ theo mức độ đầu tư 76 phân hữu cơ (tính cho 1 ha kinh doanh) 76 4.16. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ theo mức độ đầu tư 77 phân lân (tính cho 1 ha kinh doanh) 77 4.17. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ theo mức độ đầu tư 79 phân đạm (tính cho 1 ha kinh doanh) 79 4.18. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ theo mức độ đầu tư 80 phân kali (tính cho 1 ha kinh doanh) 80 4.19. Kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ theo mức độ đầu tư thuốc BVTV 81 4.20. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất cam 83 4.21. Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân 87 4.22. Hiệu quả kỹ thuật phân theo nhóm hộ 88 4.23. Kết quả ước lượng một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật 89 sản xuất cam 89 4.24. Hiệu quả phân bổ của các hộ nông dân 92 4.25. Hiệu quả phân bổ phân theo nhóm hộ 93 4.26. Hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân 94 4.27. Hiệu quả kinh tế phân theo nhóm hộ 94 4.28. Hiệu quả kinh tế của hộ theo nguồn lực đất đai 95 4.29. Hiệu quả kinh tế của hộ theo nguồn lực lao động và con người 96 4.30. Hiệu quả kinh tế của hộ theo nguồn vốn sản xuất 97 viii DANH MỤC HÌNH, HÌNH ẢNH STT Tên hình Trang Hình 2.1 Quan hệ giữa năng suất cam và các yếu tố đầu vào 6 Hình 2.2 Hiệu quả trong không gian đầu vào - đầu vào 19 Hình 2.3 Hiệu quả trong không gian đầu ra - đầu ra 20 Hình 2.4 Hiệu quả trong không gian đầu vào - đầu ra 21 Hình 2.5 Bệnh vàng lá Greening 23 Hình 2.6 Bệnh gẻ sẹo ở cam 23 Hình 2.7 Bệnh loét ở cam 23 Hình 3.1 Hàm năng suất trung bình và hàm năng suất tối đa 50 Hình ảnh 1 Quả cam sành khi còn xanh 119 Hình ảnh 2 Quả cam sành khi chín 119 Hình ảnh 3 Vườn cam sành của hộ gia đình 120 Hình ảnh 4 Quả cam canh khi chín 120 1 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi nước ta trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì một vấn đề đặt ra là làm thế nào để thúc đẩy kinh tế hộ gia đình ngày càng phát triển, mà không bị tác động xấu của hội nhập kinh tế mang lại. Đây là một vấn đề quan trọng mà Đảng và Chính phủ phải quan tâm giải quyết. Trồng cây ăn quả là một nghề đã có từ lâu đời, chiếm một vị trí khá quan trọng trong cơ cấu ngành trồng trọt và đời sống của các hộ gia đình. Nghề này đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực và to lớn cho đời sống của các hộ gia đình chuyên canh cây ăn quả, làm cho bộ mặt nông thôn ngày một thay đổi và không ngừng phát triển. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay khi đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng cao thì nhu cầu về quả tráng miệng trở thành một trong những loại thực phẩm không thể thiếu sau bữa ăn hàng ngày của con người. Trong sản xuất nông nghiệp thì quả là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là loài cây vừa có giá trị kinh tế vừa có độ che phủ, vừa tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vừa tham gia vào quá trình xoá đói giảm nghèo. Nhưng vấn đề đặt ra cho các hộ gia đình chuyên canh cây ăn quả là làm thế nào để việc sản xuất kinh doanh mặt hàng này ngày càng phát triển không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế, không bị mặt hạn chế của hội nhập đem lại. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010, đã đưa ra định hướng: hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động nông thôn; Đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức 2 tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và thu nhập trên một đơn vị diện tích; tăng nhanh năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, tăng đáng kể thị phần của các nông sản phẩm chủ yếu trên thị trường quốc tế [17]. Trong hệ thống cây ăn quả thì cam là loài cây có giá trị kinh tế cao và là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Sản phẩm của cam chứa nhiều các chất dinh dưỡng có tác dụng nâng cao sức khoẻ cho con người. Văn Chấn là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, đất đai ở đây phù hợp cho phát triển loài cây này, phương hướng phát triển kinh tế xã hội dài hạn của huyện đến năm 2010 là duy trì cây ăn quả có múi, tập trung trồng và cải tạo cây ăn quả có múi bằng các giống năng suất cao, chất lượng tốt như cam đường canh, cam sen nhằm tăng diện tích lên 900 ha và trở thành cây ăn quả mũi nhọn của huyện [27]. Cam quýt ở Văn Chấn đã có từ lâu và được trồng rãi rác ở các xã trong huyện, nhưng từ đầu những năm 1990 thì nghề này bắt đầu phát triển mạnh làm cho đời sống của một bộ phận dân cư được nâng lên rõ rệt. Trước tình hình này để thấy rõ hơn được hiệu quả kinh tế mà loài cây này mang lại, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ sản xuất cam của các hộ gia đình huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu qủa kinh tế sản xuất cam của các hộ gia đình trồng cam ở huyện Văn Chấn thông qua đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam nói chung, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nói riêng của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu. 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ. - Đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, phân tích những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình trồng cam ở Văn Chấn - Yên Bái. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam, thông qua phân tích hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ giúp người nông dân lựa chọn phương pháp canh tác, kinh doanh có hiệu quả hơn. Đồng thời, làm căn cứ cho các cấp chính quyền địa phương có chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cam của hộ nông dân. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: nghiên cứu tình hình sản xuất cam của các hộ gia đình từ đó để đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế. - Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Văn Chấn - Yên Bái. - Về thời gian: + Đề tài tiến hành nghiên cứu từ ngày 01/12/07 đến ngày 30/09/08. + Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2005 - 2007. 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế. - Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình trồng cam ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. 4 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cam của các hộ gia đình trên địa bàn huyện. 5 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ, HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ PHÂN BỔ 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm kinh tế cơ bản 2.1.1.1 Hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả kỹ thuật (TE) là khả năng của người sản xuất có thể sản xuất mức đầu ra tối đa với một tập hợp các đầu vào và công nghệ cho trước [11]. Định nghĩa chính thức được Koopman đưa ra vào năm 1951 (Koopman, p.60): “Một nhà sản xuất được xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu một sự gia tăng trong bất kì đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một đầu ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào” [13]. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất nông nghiệp trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng các nguồn lực cụ thể. Hiệu quả kỹ thuật này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm [5]. Đồ thị 2.1 thể hiện mối quan hệ giữa năng suất cam với phân bón và trình độ kỹ thuật thâm canh cao (TPP1) và năng suất cam với phân bón và trình độ thâm canh thấp (TPP2). Mọi điểm trên đường cong TPP1 thể hiện rằng cùng một lượng phân bón đầu tư, năng suất đều cao hơn so với các điểm thuộc đường cong TPP2. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ 6 áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng. Hình 2.1: Quan hệ giữa năng suất cam và các yếu tố đầu vào 2.1.1.2 Hiệu quả phân bổ Hiệu quả phân bổ (AE) là thước đo phản ánh mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp các đầu vào tối ưu, nghĩa là tỷ số giữa sản phẩm biên của hai yếu tố đầu vào nào đó sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng (hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả giá) [11]. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả, hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản xuất thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá (price efficiency). Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hoá lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất [5]. Đồ thị 2.1 nông dân không đạt hiệu quả phân bổ tại điểm B mà chỉ đạt hiệu quả phân bổ tại điểm A vì tại đây thoả mãn các điều kiện giá trị sản phẩm biên bằng giá trị chi phí biên về phân bón. Như thế có thể nói rằng A C TPP1 TPP2 Năng suất Phân bón B D 7 tại A, sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả phân bổ. Tại B chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật, tại C đạt hiệu quả phân bổ nhưng không đạt hiệu quả kỹ thuật và tại D không đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. 2.1.1.3 Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế (EE) là mục tiêu của người sản xuất bao gồm hai bộ phận là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Nó là thước đo phản ánh mức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp đầu vào và đầu ra tối ưu. EE được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (EE = TE*AE) [11]. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt một trong hai yếu tố trên mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu trên thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế [5]. Tuy nhiên, để hiểu rõ thế nào là hiệu quả kinh tế, cần phải tránh những sai lầm như đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế, hoặc quan niệm cũ về hiệu quả kinh tế đã lạc hậu không phù hợp hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường: Thứ nhất, kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Còn kết quả kinh tế chỉ là một yếu tố trong việc xác định hiệu quả mà thôi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ chức cũng như của nền kinh tế quốc dân mang lại kết quả là tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá, giá trị sản lượng hàng hoá, doanh thu bán hàng. Nhưng 8 kết quả này chưa nói lên được nó tạo ra bằng cách nào? bằng phương tiện gì? chi phí bao nhiêu?, như vậy nó không phản ánh được trình độ sản xuất của tổ chức sản xuất hoặc trình độ của nền kinh tế quốc dân. Kết quả của quá trình sản xuất phải đặt trong mối quan hệ so sánh với chi phí và nguồn lực khác. Với nguồn lực có hạn, phải tạo ra kết quả sản xuất cao và nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội. Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân mà theo Mác thì đây là cơ sở để phân biệt trình độ văn minh của nền sản xuất này so với nền sản xuất khác. Thứ hai, cần phân biệt giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế vừa là phạm trù trừu tượng vừa là phạm trù cụ thể. Là phạm trù trừu tượng vì nó phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của tổ chức sản xuất hoặc của nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu thành của nó là kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc trưng gắn liền với quan hệ sản xuất của xã hội. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ luật pháp từng quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc. Với nghĩa này thì hiệu quả kinh tế phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền sản xuất xã hội. Tính trìu tượng của phạm trù hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sản xuất, trình độ quản lý kinh doanh, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất để đạt được kết quả cao ở đầu ra. Là phạm trù cụ thể vì nó có thể đo lường được thông qua mối quan hệ bằng lượng giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Đương nhiên, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được đầy đủ các khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh tế. Thông qua các chỉ tiêu thống kê, kế toán có thể xác định được hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nào đó của hiệu quả kinh tế trên phạm vi mà nó được tính toán. Hệ thống 9 chỉ tiêu này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố riêng lẻ của quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của một quá trình sản xuất kinh doanh, nó bao gồm hai mặt định tính và định lượng. Còn các chỉ tiêu hiệu quả chỉ phản ánh từng mặt các quan hệ định lượng của hiệu quả kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế được hiểu là nâng cao các chỉ tiêu đo lường và mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo hướng tích cực. Tóm lại, khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội về lượng là biểu hiện kết quả thu được và chi phí bỏ ra, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Còn về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao là phản ánh nỗ lực của từng khâu, mỗi cấp trong hệ thống sản xuất phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh. Sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai mặt định tính và định lượng là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế, nó có quan hệ mật thiết với nhau. Thứ ba, phải có quan niệm về hiệu quả kinh tế phù hợp với hoạt động kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trước đây khi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp thì hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh được đánh giá bằng mức độ hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh do nhà nước giao như: giá trị sản lượng hàng hóa, khối lượng sản phẩm chủ yếu, doanh thu bán hàng, nộp ngân sách. Thực chất đây là các chỉ tiêu kết quả không thể hiện được mối quan hệ so sánh với chi phí bỏ ra. Mặt khác, giá cả trong giai đoạn này mang tính bao cấp nặng nề do Nhà nước áp đặt nên việc tính toán hệ thống các chỉ tiêu kinh tế mang tính hình thức không phản ánh được trình độ thực về quản lý sản xuất của tổ chức sản xuất kinh doanh nói riêng và của cả nền sản xuất xã hội nói chung. Khi chuyển sang nền kinh 10 tế thị trường, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý bằng các chính sách vĩ mô thông qua công cụ là hệ thống luật pháp hành chính, luật kinh tế, luật doanh nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn xã hội. Các chủ thể sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ đều là các đơn vị pháp nhân kinh tế bình đẳng trước pháp luật. Mục tiêu của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế không những nhằm thu được lợi nhuận tối đa mà còn phải phù hợp với những yêu cầu của xã hội theo những chuẩn mực mà Đảng và Nhà nước quy định gắn liền với lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội [7]. Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đạt được kết quả cao những mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất. Khi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế đã có rất nhiều các quan điểm khác nhau về vấn đề này chúng ta có thể phân thành hai nhóm quan điểm là: - Quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó được đo bằng các chi phí và lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh [9]. Các quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét đến hiệu quả kinh tế. Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư 11 mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ. Thứ hai, nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh tế là chưa đầy đủ và chính xác. Thứ ba, hiệu quả kinh tế chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt động đầu từ và phát triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả các yế tố khác nữa. Và có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hoá được nhưng nó là những con số không phải là nhỏ thì lại không được phản ánh ở cách tính này [9]. - Quan điểm mới về hiệu quả kinh tế Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm mới về hiệu quả kinh tế, nhằm khắc phục những điểm thiếu của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố. + Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency); hiệu quả phân bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (Economic efficiency). Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu vào (I) đầu tư thêm. Tỷ số DO/DI được gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào. Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên. Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa [9]. 12 + Yếu tố thời gian, các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu quả. Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau. + Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường. Các quan điểm mới về hiệu quả phù hợp với xu thế thời đại và chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia hiện nay [9]. 2.1.2 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất có liên quan trực tiếp đến nền sản xuất, hiệu quả kinh tế hàng hóa và tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế được hiểu là một mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Một phương án hay, một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả cao là một phương án đạt được tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí sẽ đầu tư. - Nội dung hiệu quả kinh tế Theo các quan điểm trên về hiệu quả kinh tế, thì hiệu quả kinh tế luôn liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vậy nội dung xác định hiệu quả kinh doanh bao gồm: Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): trước hết hiệu quả kinh tế là các mục tiêu đạt được của từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao đổi được trên thị trường, các kết quả đạt được là: khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận v.v... Xác định các yếu tố đầu vào: đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đai v.v... 13 - Bản chất của hiệu quả kinh tế Bản chất của hiệu quả kinh tế là sản xuất ra một lượng của cải, vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí lao động xã hội nhỏ nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội [29]. Làm rõ bản chất của hiệu quả cần phân định sự khác nhau và mối liên hệ giữa “kết quả” và “hiệu quả”. Kết quả mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tuỳ thuộc vào những trường hợp cụ thể xác định. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu tăng lên của con người mà người ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá của hiệu quả. Trên phạm vi xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi phí lao động xã hội. Vì vậy, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội, còn tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện nguồn tài nguyên hữu hạn [29]. 2.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế Bất kỳ một quốc gia nào, một ngành kinh tế nào hay một đơn vị sản xuất kinh doanh đều mong muốn rằng với nguồn lực có hạn làm thế nào để 14 tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất và chất lượng cao nhất nhưng có chi phí thấp nhất. Vì thế, tất cả các hoạt động sản xuất đều được tính toán kỹ lưỡng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ hội để tăng lợi nhuận, từ đó các nhà sản xuất tích luỹ vốn và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ tạo ra lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường... đồng thời không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động. Đây chính là cái gốc để giải quyết mọi vấn đề. Đối với sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế các nguồn lực trong đó hiệu quả sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế các hình thức sử dụng đất nông nghiệp thì một trong những vấn đề cốt lõi là phải tiết kiệm nguồn lực. Cụ thể, với nguồn lực đất đai có hạn, yêu cầu đặt ra đối với người sử dụng đất là làm sao tạo ra được số lượng nông sản nhiều và chất lượng cao nhất. Mặt khác, phải không ngừng bồi đắp độ phì của đất. Từ đó sản xuất mới có cơ hội để tích luỹ vốn tập trung vào tái sản xuất mở rộng. Nâng cao hiệu quả kinh tế là tất yếu của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, ở các địa vị khác nhau thì có sự quan tâm khác nhau. Đối với người sản xuất, tăng hiệu quả chính là giúp họ tăng lợi nhuận. Ngược lại, người tiêu dùng muốn tăng hiệu quả chính là họ được sử dụng hàng hoá với giá thành ngày càng hạ và chất lượng hàng hoá ngày càng tốt hơn.._. Khi xã hội càng phát triển, công nghệ ngày càng cao, việc nâng cao hiệu quả sẽ gặp nhiều thuận lợi. Nâng cao hiệu quả sẽ làm cho cả xã hội có lợi hơn, lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả kinh tế phải đặt trong mối quan hệ bền vững giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường trước mắt và lâu dài. 2.1.4 Phân loại hiệu quả kinh tế 15 Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế ta có thể phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định, từ đó làm rõ nội dung của các loại hiệu quả kinh tế. - Căn cứ vào nội dung và bản chất có thể phân biệt thành ba phạm trù: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. - Căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất và hướng tác động vào sản xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành các loại: hiệu quả sử dụng đất đai, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên khác nhau, hiệu quả của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Căn cứ theo yếu tố hợp thành bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả phát triển. - Căn cứ theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu gồm: hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế vùng, hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức sản xuất. 2.1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung phải đáp ứng những yêu cầu sau: - Đảm bảo tính thống nhất về nội dung với hệ thống chỉ tiêu kinh tế của nền kinh tế quốc dân và ngành nông nghiệp. - Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống, tức là có cả chỉ tiêu tổng quát, chỉ tiêu chủ yếu, chỉ tiêu phục vụ… - Đảm bảo tính khoa học đơn giản và tính khả thi. - Phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ kinh tế đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng xuất khẩu. - Kích thích được sản xuất phát triển và tăng cường ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. 16 Theo hệ thống chỉ tiêu SNA chúng ta có các chỉ tiêu chủ yếu * Chỉ tiêu thể hiện kết quả [30]. - Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ của cải vật chất dịch vụ được tạo ra trong thời kỳ thường là một năm. Công thức: GO = ∑ = n i PiQi 1 * Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm i - Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất (tính theo chu kỳ của GO). Trong nông nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí như: giống cây, phân bón, thuốc trừ sâu v.v… Công thức: IC = ∑ = m i Cj 1 Cj là khoản chi phí thứ j trong vụ sản xuất. - Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. Được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Công thức: VA = GO - IC Các chỉ tiêu trên được dùng để nghiên cứu, phân tích kinh tế cho ngành, vùng, địa phương. - Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích (tính theo chu kỳ của GO). Công thức: MI = GO - IC - (A + T + lao động thuê) 17 Trong đó: MI: thu nhập hỗn hợp. GO: tổng giá trị sản xuất. IC: chi phí trung gian. A: khấu hao tài sản cố định. T: các khoản thuế phải nộp. * Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh tế - Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): là tỷ số giá trị sản xuất của sản phẩm thu được tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong 1 chu kỳ sản xuất. Công thức: TGO = IC GO (lần). - Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TVA): tính bằng phần giá trị tăng thêm tính bình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất. Công thức: TVA = IC VA (lần). - Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI). Công thức: TMI = IC MI - Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động gia đình (TGOLĐ). Công thức: TGOLĐ = GO/công lao động gia đình - Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động gia đình (TVALĐ). Công thức: TVALĐ = VA/công lao động gia đình - Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động gia đình (TMILĐ). Công thức: TMILĐ = MI/công lao động gia đình Ngoài ra chúng ta có thể đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu khác. 18 + NPV = ( )∑= + n oi i i r B 1 - ∑ = + n i i r Ci 0 )1( Trong đó: NPV: giá trị hiện tại thuần. Bi: các luồng tiền thu tại năm thứ i. Ci: các luồng tiền chi tại năm thứ i. i: các năm sx từ năm 0 đến năm n r: tỷ suất chiết khấu (tính bằng tỷ lệ lãi suất ngân hàng) Đối với cây ăn quả là cây trồng một lần nhưng thu nhiều lần nên để tính toán được chỉ tiêu NPV thì đòi hỏi phải có sự ghi chép cụ thể qua từng năm trong suốt chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu NPV>0 thì sản xuất cây ăn quả có hiệu quả kinh tế, nếu NPV<0 thì sản xuất cam không có hiệu quả kinh tế, nếu NPV = 0 thì sản xuất cam không có tác dụng gì dù chấp nhận hay bác bỏ NPVr1 + IRR = r1 + (r2 - r1) NPVr1 - NPVr2 Trong đó: r1: tỷ suất chiết khấu làm cho NPV>0 r2: tỷ suất chiết khấu làm cho NPV<0 NPVr1: giá trị hiện tại ròng tính theo r1 NPVr2: giá trị hiện tại ròng tính theo r2 IRR thể hiện khả năng thu lãi trung bình của tiền đầu tư vào sản xuất cây ăn quả (cây cam) trong suốt thời gian của nó. Nếu NPVr nên sản xuất cam, NPV<0 và IRR<r thì không nên sản xuất cam, nếu NPV = 0 và IRR = r thì sản xuất cam không có tác dụng gì dù chấp nhận hay không. 2.1.6 Phương pháp xác định hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế - Xét hiệu quả trong không gian đầu vào - đầu vào Q P S X2/Y A 19 Hình 2.2: Hiệu quả trong không gian đầu vào - đầu vào Nguồn: Phạm Văn Hùng, bài giảng kinh tế lượng, 2005 X1, X2: các đầu vào. Y: sản lượng được sản xuất ra. SS’: đường đồng mức. AA’: đường đồng phí. P: mức đầu vào cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm SS’ của người sản xuất. Q: mức kết hợp đầu vào để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm SS’ đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu. Nếu hãng sản xuất nằm trên đường SS’ thì đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu. Nếu hãng sử dụng tập hợp số lượng các đầu vào ở điểm P để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thì không đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa và hãng cần cắt giảm đầu vào QP để vẫn sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Y và hiệu quả kỹ thuật TE = OQ/OP = 1 - QP/OP. Q’ là điểm hãng sản xuất vừa đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Do vậy hiệu quả phân bổ AE = OR/OQ. Hiệu quả kinh tế EE = TE*AE = OR/OP - Xét hiệu quả trong không gian đầu ra - đầu ra 20 Hình 2.3: Hiệu quả trong không gian đầu ra - đầu ra Nguồn: Phạm Văn Hùng, bài giảng kinh tế lượng, 2005 PPF: đường giới hạn khả năng sản xuất. Giả sử người sản xuất cần phân bổ nguồn lực hạn chế vào hai sản phẩm Y1 và Y2 với giá sản phẩm tương ứng là P1 và P2. Người sản xuất có thể lựa chọn sản xuất tại điểm A với tập hợp đầu ra tương ứng là Y1 0 , Y2 0 . Nếu tổ hợp đầu vào của người sản xuất được sử dụng một cách hiệu quả hơn thì khi đó họ có thể đạt được mức sản lượng tại B trên đường giới hạn khả năng sản xuất chứ không phải tại A. Hiệu quả kỹ thuật TE = OA/OB. Hiệu quả kinh tế EE = OA/OD. Hiệu quả phân bổ AE = EE/TE = OB/OD. - Xét hiệu quả trong không gian đầu vào - đầu ra Y1 PPF P1/P2 D Y2 A O Y2 0 Y1 0 B Px/Py C Y1 A Y3 Ym Ya Y Y2 21 Hình 2.4: Hiệu quả trong không gian đầu vào - đầu ra Nguồn: Phạm Văn Hùng, bài giảng kinh tế lượng, 2005 Đây chính là mối quan hệ trong hàm sản xuất thường được dùng nhiều nhất và được biểu diễn bởi Y = F(X), (trong đó Y là đầu ra, X là vectơ đầu vào). Ym là mức sản lượng tối đa có thể đạt được tương ứng với các mức đầu vào được ước lượng theo phương pháp hợp lý tối đa (MLE). Tất cả những điểm nằm trên đường Ym đều đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu. Ya là sản lượng trung bình thực tế đạt được tương ứng với các mức đầu vào được ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Người sản xuất đầu tư ở mức X1 đạt được sản lượng thực tế Y3 trong khi người sản xuất có trình độ tốt nhất có thể đạt được mức sản lượng Y2 - mức sản lượng cao nhất có thể cùng mức đầu tư. Hiệu quả kỹ thuật đo được TE = Y3/Y2. Người sản xuất đạt mức lợi nhuận cao nhất Hiệu quả phân bổ AE = Y2/Y1. Hiệu quả kinh tế EE = TE*AE = Y3/Y2. 2.2 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật sản xuất cam 2.2.1 Đặc điểm thực vật học Cây cam là cây lâu năm và thường có tuổi thọ cao, đặc biệt ở những nơi khí hậu ôn hoà, đất tốt nhưng có độ dốc thoát nước tốt. Cam thường ra nhiều 22 cành, hoa thường ra đồng thời với cành non và thường ra rộ, một cây cam ước tính khoảng 60.000 hoa. Vì vậy, hoa non thường rụng nhiều. Thụ phấn thường tốt và có những giống thường không thụ phấn. Rễ cam thuộc loại rễ cọc, thời gian đầu cắm sâu xuống đất nhưng bộ rễ cám hút dinh dưỡng chủ yếu, phát triển trên mặt đất từ độ sâu 50cm trở lên. Do đó, phải xới nông, một đặc điểm nữa là bộ rễ chỉ phát triển nếu đất tơi xốp, đủ oxy, nếu tỷ lệ oxy trong đất dưới 1,2 - 1,5% thì sẽ ngừng phát triển [8]. 2.2.2 Đặc điểm kỹ thuật sản xuất cam Cây cam là cây ăn quả lâu năm, có bộ rễ ăn sâu, chỉ mọc tốt ở những nơi đất không có tầng sét, tầng đá gần mặt đất. Thường bộ rễ chỉ phát triển tốt ở những nơi đất thoáng có kết cấu tốt không lẫn quá nhiều sỏi đá, không bị đọng nước dù chỉ thời gian ngắn. Vì vậy, đất bị đá ong hoá ở các vùng đồi, đất đầm lầy không thích hợp. Đất đỏ, đất phù sa ven sông thoát nước là những đất tốt nhất. Đất trồng phải có kết cấu tốt, tơi thoáng, giữ được nhiều nước, nhiều oxy bởi vì vài năm sau khi trồng, khi rễ lan ra khắp nơi thì không còn có thể cày sới được nữa. Cây cam là cây trồng khó tính đòi hỏi trình độ thâm canh cao, trong điều kiện thâm canh tốt cam cho hiệu quả kinh tế cao nhưng nếu chăm sóc không tốt cam dễ bị sâu bệnh tấn công nhất là bệnh Greening (bệnh vàng lá chè) do vi khuẩn Liaerobacteratium gây ra, bệnh loét cam do vi khuẩn Xanthomonas gây ra, sâu đục cành thuộc họ xén tóc Grambixidae, bộ cánh cứng Coleoptera gây ra. 23 Hình 2.5 Bệnh vàng lá Greening Hình 2.6: Bệnh gẻ sẹo ở cam Hình 2.7: Bệnh loét ở cam Do nguồn gốc á nhiệt đới cam không chịu được nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, trên 360C hoặc dưới 50C thì các hoạt động sinh lý hoá đã ngừng hẳn, nhiệt độ thích hợp để phát triển cây cam là từ 130C - 330C, thích hợp nhất là từ 230C - 280C. Cam là cây ưa độ ẩm trung bình, thích hợp với những vùng có lượng mưa từ 1.200 mm - 1.600 mm. Cam là cây mẫn cảm với sự dao động của độ ẩm trong đất khi thì cao, khi thì thấp dễ làm cho cam ra quả trái vụ 24 lãng phí dinh dưỡng, loạn nhịp sinh trưởng, hơn nữa khi quả đã lớn, dù chưa chín nếu độ ẩm đất thay đổi thất thường quả cam dễ bị nứt đôi cho nên đất trồng phải tương đối dày, độ mùn hơn 2% tơi xốp, thoát nước, tầng canh tác dày từ 70 cm trở lên, giữ được ẩm [8]. 2.3 Cơ sở thực tiễn 2.3.1 Vai trò của sản xuất cam quýt Cam là thức ăn quý, được thuần dưỡng lâu đời, trong cam quýt có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho con người: giàu khoáng chất, vitamin nhất là vitamin C giúp chống lại bệnh tật, tăng cường sức đề kháng và sức khoẻ cho con người. Vai trò của cam quýt được thể hiện ở Bảng 2.1. 23 Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g cây có múi (thành phần ăn được) so với một số ngũ cốc và cây ăn quả khác Thµnh phÇn ho¸ häc Muèi kho¸ng (mg%) Vitamin Quả và thực phẩm kh¸c N-íc Protein Lipit Gluxit Xenlu loz¬ Tro Calo cho 100g Canxi Phot pho S¾t Caroten B1 B2 PP C Cam 65,7 0,7 0,1 6,3 1 0,4 33 25,5 17,3 0,3 0,23 0,06 0,02 0,2 30 Chanh 65,8 0,7 3,6 3,5 1 0,4 32 30 16,5 0,5 0,3 0,03 0,01 0,1 30 B-ëi 58,3 0,1 1,1 4,8 0,5 0,2 25 15 11,7 0,3 0,01 0,03 0,01 0,2 62 QuÊt chÝn 85,4 0,9 - 5,3 3,9 0,5 25 119 40,3 - - - - - 41 Quýt 65,5 0,6 0,7 6,4 0,4 0,4 32 25,9 12,6 0,3 0,44 0,06 0,02 0,2 41 Chuối 71,6 1,2 0,3 26,1 - 0,8 100 12 32 0,8 225 0,03 - - 14 Đu đủ chín 79,2 0,9 - 6,8 0,5 0,5 32 35,2 28,2 2,3 1,3 0,02 0,2 - 48 Sấu chín 65,4 1,0 0,8 6,2 2 0,6 23 76 33,4 - - - - - 2 Gạo tẻ 13,8 7,5 1 75 0,4 0,8 348 29,6 102,4 1,3 - 0,1 0,03 1,6 Khoai lang 55,8 0,6 0,2 23,4 1 1 100 27,9 40,2 0,8 0,25 0,04 0,04 0,5 19 Lạc 7,4 27 43,6 15,2 2,4 2,4 579 66,6 411,6 2,2 0,02 0,43 0,12 15,1 - Vừng 7,2 19,1 44,1 16,7 3,3 4,6 557 1140 360,1 9,5 0,03 0,29 0,14 4,3 - Nguồn: Nguyễn Hữu Đồng, Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Huỳnh Minh Quyên, 2003 24 Trên thực tế trong thời gian dài ở Việt Nam do chiến tranh nên người ta chú trọng đến việc ăn no, ăn nhiều chất bột (ngô, khoai, lúa gạo) mà ăn ít trái cây. Do đó, một bộ phận người lớn, trẻ em bị suy dinh dưỡng vì thiếu vitamin. Trong các loại cam quýt ngoài vitamin, chất khoáng còn chứa một lượng chất xơ, các chất này có tác dụng giúp cho việc tiêu hoá một cách dễ dàng, giúp cho cơ thể chậm hấp thu một số chất dinh dưỡng vào máu và cũng làm tăng độ xốp, làm mềm bã tiêu hoá, đáng chú ý là nó làm cho lượng đường trong máu tăng vừa phải và được duy trì ở mức cần thiết, nhờ đó mà cơ thể không thừa đường, không chuyển mỡ thành dự trữ ở các mô gây béo phì [6]. Mặt khác, trong ăn uống người ta đã đưa vào người một lượng axít béo không bão hoà, các loại rượu, các amin và các chất này vào ống tiêu hoá sẽ diễn ra quá trình oxi hoá để thành các chất có thể hấp thu được trong đó có axít béo không bão hoà. Khi axít béo không bão hoà gặp oxi tự do tạo ra gốc tự do, theo các nhà khoa học thì chính các gốc tự do này đã gây ra sự lão hoá ảnh hưởng đến quá trình già. Còn chất chống oxi hoá trong cơ thể là vitamin A, E, C sẽ giảm dần theo tuổi tác nên rất cần được đưa vào cơ thể các chất này, các vitamin này thường có rất nhiều trong cam quýt. Do đó, những người ăn nhiều cam quýt, uống nước chanh đường thường xuyên da dẻ hồng hào, mịn màng hơn những người ít ăn uống cam quýt [6]. 2.3.2 Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới Cam quýt là loại quả quan trọng nhất so với trước đây vài chục năm, đứng trên cả nho, chuối, táo. Tổng diện tích trồng cam quýt trên hai triệu ha, tập trung nhiều nhất ở các nước có khí hậu cận nhiệt đới như Tây Ban Nha, Brazin, Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nước ven Địa Trung Hải, tức là được trồng nhiều ở vĩ tuyến 300 - 350. Hiện nay sản xuất cam quýt từ vùng nhiệt đới đã tăng lên gần bằng các nước cận nhiệt đới, nguyên nhân là điều kiện tự nhiên, kỹ thuật canh tác có tiến bộ, những trở ngại do nhiệt độ ở vùng ôn đới đã hạ 25 thấp hơn ảnh hưởng đến sản lượng cam quýt. Điều quan trọng hơn là dân số các nước nhiệt đới tăng nhanh, điều kiện kinh tế khá hơn nên nhu cầu tiêu thụ cam quýt phát triển kéo theo sản xuất cũng phát triển. Hàng năm cam quýt sản xuất tới 65 triệu tấn hoặc cao hơn, chiếm 27% so với tổng các loại trái cây khác. Cam quýt có nhiều loại trong đó quan trọng nhất là cam, chiếm tới 82% tổng sản lượng cam quýt. Trong tiêu thụ cam quýt dùng ăn tươi một phần còn đa số (hai phần ba sản lượng) qua chế biến. Các nước ôn đới tỷ lệ cam quýt chế biến đến 80% - 90% trong khi đó các nước nhiệt đới chủ yếu ăn tươi, nên tỷ lệ quả qua chế biến rất thấp. Một số quả như cam, bưởi chùm chế biến dễ dàng, đảm bảo chất lượng tốt nên được nhiều người ưa thích [6]. Theo tổ chức lương thực thế giới (FAO) thì trong những năm tới sản lượng cam vẫn có xu hướng tăng lên với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 2%/năm. Nhu cầu cam cũng có sự thay đổi và phát triển chủ yếu ở các nước phát triển và chủ yếu là cam tươi, mặc dù nhu cầu cam chế biến có thể tăng ở một số nước như Trung Quốc, Mexico, Agentina, Brazin. Sản lượng cam năm 2005 của một số nước trên thế giới được thể hiện qua Bảng 2.2. Bảng 2.2: Sản lượng cam năm 2005 của một số nước trên thế giới Quốc gia Sản lượng (tấn) Braxin 18.256.500 Hoa kỳ 11.729.900 Mexico 3.969.816 Ấn ®é 3.100.000 T©y Ban Nha 2.883.400 Italia 2.064.099 Trung Quèc 1.977.000 26 Iran 1.900.000 Ai CËp 1.750.000 Thæ NhÜ Kú 1.280.000 Nguồn: Vũ Văn Luân, 2007 2.3.3 Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định được cam quýt trồng ở Việt Nam từ lúc nào, nhưng chắc chắn cam quýt là những cây ăn trái trồng lâu đời nhất và phổ biến nhất. Có thể do đây là những cây bản địa, được tổ tiên ta thuần dưỡng, và bản thân chúng cũng rất dễ thích nghi với điều kiện trồng trọt, dùng làm thuốc, làm thực phẩm và làm cây cảnh. Màu sắc các quả cam quýt chín đỏ, hoa thơm, lá xanh quanh năm nên được ưa thích, trồng để làm đẹp cho nhà ở. Qua đặc điểm khí hậu đất đai cho thấy, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc trồng và phát triển cam quýt nói riêng, cây có múi nói chung. Điều đáng chú ý, muốn sản xuất lớn, sản lượng cao cần có quy hoạch ở từng vùng, cần điều tra dịch bệnh để kịp thời phòng bệnh lây lan. Song song với việc trồng phải tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển tiêu thụ và chế biến [6]. Theo thống kê của ngành nông nghiệp thì năm 1993 diện tích trồng cam ở nước ta 27.640 ha với sản lượng là 163.778 tấn, năm 1999 cả nước có khoảng trên dưới 30 nghìn ha với sản lượng khoảng 300 nghìn tấn. Đất đai ở nước ta phù hợp để phát triển cây có múi nhưng việc phát triển không đi vào ổn định là do một số nguyên nhân như sâu bệnh hại, hiện tượng thoái hoá cây, kỹ thuật canh tác không được áp dụng đầy đủ và kịp thời, công tác bảo quản chế biến chưa tốt… [4]. Bảng 2.3: Năng suất, sản lượng cây ăn quả có múi cả nước và miền Bắc những năm gần đây Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Chỉ tiêu Năm Cả nước Miền Bắc Cả nước Miền Bắc Cả nước Miền Bắc 2000 68.614 28.129 91,1 80,4 426.744 147.279 2001 73.592 5.198 88,5 76,2 451.184 39.595 27 2002 72.688 5.636 91,6 83,9 435.700 41.200 2003 78.649 6.325 98,1 67,8 497.326 37.831 2004 82.665 28.143 97,4 73,8 540.491 140.851 2005 87.200 29.800 100,9 74 606.400 147.300 Nguồn: Vũ Văn Luân, 2007 2.2.4 Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế 2.2.4.1 Nghiên cứu nước ngoài - Farell (1957), tiến hành đo lường năng suất và hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận này thì hệ số hiệu quả kỹ thuật được thể hiện thông qua tỷ lệ hàm năng suất thực tế và hàm năng suất tiềm năng. Nếu doanh nghiệp có hệ số hiệu quả kỹ thuật gần bằng 1 thể hiện được doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả và có khả năng cạnh tranh. Nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp nào có hiệu quả kỹ thuật cao hơn thì sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn [1]. - Timmer (1971), phát triển phương pháp hàm năng suất tối đa, mô hình của ông đã sử dụng số liệu sản xuất nông nghiệp của Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1976 để phân tích. Timmer kết luận rằng có khoảng 7,6% các mẫu điều tra nằm xa đường sản lượng tối đa, nông dân Hoa Kỳ sử dụng quá nhiều lao động nhưng lại sử dụng ít vốn [34]. - Aigner và các đồng nghiệp (1977) sử dụng phương pháp hàm năng suất tối đa cho ngành nông nghiệp của Hoa Kỳ. Kalirajan và Flinn (1981) và các tác giả khác cũng sử dụng hàm này để phân tích cho các hộ nông dân sản xuất lúa ở Philipin. Các nghiên cứu này đều cho ra mức hiệu quả kỹ thuật bình quân. Nhưng một trong những hạn chế của các nghiên cứu là không tách được phần sai số ra làm hai phần, đâu là phần bất hiệu quả, đâu là phần sai số thống kê [19]. 28 - Kalirajan và Flinn (1986) đã sử dụng phương pháp hàm năng suất tối đa tính hiệu quả kỹ thuật cho nông dân trồng lúa ở Bicol, Philipin. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật của nông dân trồng lúa ở khu vực nghiên cứu giao động rất rộng từ 40% đến 90%. [32], [33]. Một phương pháp nhằm tách thành phần bất hiệu quả do kỹ thuật và phần bất hiệu quả do phân bổ từ hàm lợi nhuận tối đa đã được Kalirajan và Ali đưa ra vào năm 1986 [31]. Năm 1987 Mubarik Ali và John C. Flinn (1987) đã sử dụng phương pháp này tính hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân trồng lúa ở Basmati của Pakistan. Nghiên cứu này đã chỉ rõ, bình quân tỉ lệ kém hiệu quả của nông dân trồng lúa tại khu vực nghiên cứu là 28%. Và từ kết quả của phương pháp này các tác giả đã tính được lợi nhuận mất đi do sản xuất lúa không hiệu quả trên mỗi ha là 1.222 đồng tiền Pakistan. Các nhân tố kinh tế, xã hội như giáo dục, thông tin, thuê mướn ruộng đất ảnh hưởng tới 54% những mất mát này. - Ali và Chaudry (1990) tính hiệu quả kinh tế cho 4 vùng sinh thái tại bang Punjab của Pakistan, kết quả nghiên cứu cho thấy nông dân đạt hiệu quả kỹ thuật từ 80% đến 87% cho khu vực trồng lúa và mía. Hiệu quả phân bổ cao nhất ở khu vực nông dân trồng bông và thấp nhất ở khu vực nông dân trồng lúa. Hiệu quả kinh tế bình quân dao động từ 44% khu vực trồng bông đên 56% khu vực trồng lúa. Kết luận cho thấy có thể tăng thu nhập cho nông dân lên 40% đơn thuần bằng cách tăng hiệu quả trong khâu kỹ thuật chăm bón. - Agnes C. Rola và cộng sự (1993) sử dụng phương pháp hàm sản xuất cận biên xác định hiệu quả kỹ thuật trong điều kiện đất thấp thuỷ lợi chủ động, không chủ động và vùng đất cao tại 5 khu vực của Philipin. Kết quả cho thấy những nông dân sản xuất có hiệu quả nhất ít mua đầu vào hơn các nông dân trung bình. Ở trung tâm Luzon, trung tâm Mindanao và thung lũng 29 Cagayan nông dân đạt hiệu quả kỹ thuật trung bình cao nhất tương ứng ở môi trường chủ động nước tưới, không chủ động nước tưới và vùng đất cao [18]. 2.2.4.2 Nghiên cứu ở trong nước - Phan Sỹ Cường (2000), đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế cây cam ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, nghiên cứu dùng các chỉ tiêu NPV và IRR để tính hiệu quả kinh tế sản xuất cam cho các hộ nông dân, nghiên cứu đưa ra kết quả NPV = 180.940,7 ở tỷ lệ chiết khấu là 9,5% và tỷ suất thu hồi vốn nội bộ là IRR = 0,398, như vậy sản xuất cam là có hiệu quả. Việc tính toán theo chỉ tiêu này chính xác nhưng đòi hỏi sự ghi chép và nhớ cụ thể từng khoản chi phí và thu trong nhiều năm, điều này là rất khó đối với các hộ nông dân cho nên việc tính toán hiệu quả kinh tế theo phương pháp này ít được sử dụng [3]. - Huỳnh Ngọc Vị (2006), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê tại huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai, nghiên cứu tính toán được các chỉ tiêu NPV = 23.483.000 đ, IRR = 22,24% và lợi nhuận nông dân là 5.425 đồng/tấn. Tuy nhiên tác giả chưa đưa ra được đâu là hiệu quả kỹ thuật, đâu là hiệu quả phân bổ để giúp người nông dân nên quan tâm đến lĩnh vực nào để nâng cao năng suất từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ [7]. - Lê Thị Minh Châu (2004), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa tại tỉnh Hà Tây, nghiên cứu dùng hàm giới hạn khả năng sản xuất để xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa. Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các hộ điều tra có hiệu quả kỹ thuật từ 0,80 - 0,95. Nghiên cứu đưa ra kết luận rằng hiệu quả kỹ thuật của sản xuất lúa chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố là năm kinh nghiệm và cơ hội tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật [2]. - Trần Đình Thao (2006), đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ngô hè thu tại Sơn La. Nghiên cứu sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb- 30 Douglas phản ánh năng suất tối đa để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tính toán mức kỹ thuật giao động từ 50% đến 90%, mức bình quân là 82,08%. Nghiên cứu kết luận: trình độ giáo dục của chủ hộ, số lần tham gia tập huấn của chủ hộ về kỹ thuật canh tác ngô, cơ hội tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, các biện pháp chống xói mòn đất và chất lượng ngô giống có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật của hộ nông dân trồng ngô [21]. - Nguyễn Văn Song (2006), nghiên cứu hiệu quả của yếu tố kỹ thuật đến năng suất sữa bò của các hộ nông dân ở Đồng bằng Sông Hồng. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong chăn nuôi bò sữa ảnh hưởng rất lớn của yếu tố thức ăn xanh và thức ăn tinh, tổng hợp cả hai loại thức ăn ảnh hưởng tới năng suất sữa bò khoảng 80%. Nhìn từ kết quả nghiên cứu ta thấy mức hiệu quả kỹ thuật của các hộ chăn nuôi bò sữa còn ở mức giao động từ 21% - 100%, mức bình quân chỉ đạt 77%, riêng khu vực Hà Nội có tới 18% số hộ có hiệu quả kỹ thuật kém [20]. - Nguyễn Văn Song (2006), đã nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật và mối quan hệ với nguồn lực con người trong sản xuất lúa của nông dân ngoại thành Hà Nội. Hàm năng suất tối đa được sử dụng để tìm ra mức đạt hiệu quả kỹ thuật trong trồng lúa của các hộ nông dân, chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới năng suất. Nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực, trình độ hiểu biết (trình độ học vấn, trình độ tiếp cận khuyến nông) của chủ hộ, người ra quyết định là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa. Kết luận lớn với người sản xuất là: nếu các hộ nông dân cải thiện khâu chăm bón, hoàn thiện khâu kỹ thuật (không cần đầu tư thêm) thì vẫn có thể tăng năng suất lên 14% nữa [19]. - Phạm Văn Hùng (2006), Nghiên cứu khả năng sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân ở hai tỉnh Hà Tây và Yên Bái, mô hình được xây dựng để phản ánh khả năng sản xuất nông nghiệp của hộ được xây dựng cơ bản dưới 31 dạng hàm sản xuất kết hợp giữa hàm siêu việt, hàm Translog biến đổi và hàm Cobb-Douglas. Nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng sản xuất nông nghiệp hay trồng trọt của nông hộ là vấn đề quan trọng. Để có thể nâng cao được khả năng sản xuất của hộ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng này. Nếu như chúng ta định lượng được các yếu tố này thì mới có thể tìm ra giải pháp để nâng cao khả năng của hộ [12]. - Bùi Thị Hải Luyến (2007), tiến hành đánh giá hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa cho các hộ nông dân xã Long Thành - Yên Thành - Nghệ An. Nghiên cứu sử dụng hàm cực biên ngẫu nhiêu để xác định hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa vụ mùa và vụ chiêm của các hộ điều tra. Đối với vụ mùa và vụ chiêm thì hiệu quả kỹ thuật đều rất cao trên 90%. Nghiên cứu cho rằng các hộ có khả năng tiếp cận với thông tin khoa học hơn thì sẽ có hiệu quả kỹ thuật sản xuất cao hơn những hộ khác và những hộ có khả năng tài chính cao hơn họ sẽ thuận lợi trong việc đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất [16]. - Nguyễn Thị Thu Huyền (2007), phân tích hiệu quả kinh tế trồng vải của các hộ nông dân huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu cũng dùng hàm giới hạn sản xuất để xác định hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng vải ở Thanh Hà. Nghiên cứu chỉ ra rằng mức hiệu quả kỹ thuật của các hộ điều tra được phân bổ từ 40% đến 100%, mức hiệu quả kỹ thuật bình quân của các hộ điều tra là 78%. Như vậy, các hộ đều chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa, để đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa thì hộ chỉ cần bón thêm kali và tăng thêm công lao động chăm sóc vườn vải [14]. Nghiên cứu sử dụng phương pháp truyền thống để tính hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình - Phạm Ngọc Dũng (2007), Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê nhân của các hộ nông dân - huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông. Nghiên cứu dùng phương pháp hàm sản lượng tối đa để tính hiệu quả kỹ thuật của các hộ 32 điều tra, chỉ ra rằng mức độ đạt hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân khá cao trung bình là 96% [7]. Về phía học viên, với tâm đắc giúp người nông dân sản xuất kinh doanh cam ở huyện Văn Chấn nên quan tâm đến yếu tố đầu tư nào mang lại hiệu quả cao hơn và chỉ ra cho người nông dân thấy được khả năng thực lực về trình độ kỹ thuật sản xuất kinh doanh của mình đạt được ở mức độ nào? hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế là bao nhiêu v.v... đồng thời, đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các hộ gia đình nâng cao hiệu quả sản xuất cam của mình, giúp cho chính quyền địa phương các cấp thấy được trực trạng về tình hình sản xuất cam của các hộ gia đình. 33 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Văn Chấn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái, có vị trí địa lý: - Phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải. - Phía Nam giáp tỉnh Sơn La. - Phía Đông giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên. - Phía Tây giáp huyện Trạm Tấu. Huyện Văn Chấn có 31 đơn vị hành chính (gồm 03 thị trấn và 28 xã, trong đó có 11 xã thuộc đối tượng đặc biệt khó khăn). Văn Chấn cách trung tâm chính trị - kinh tế - học vấn của tỉnh 72 km, cách Hà Nội trên 200 km, có quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái); Phù Yên, Bắc Yên (tỉnh Sơn La) và tỉnh Lai Châu, là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với tỉnh bạn và các huyện lân cận trong tỉnh. 3.1.1.2 Địa hình Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn, địa hình phức tạp, có nhiều núi cao và suối lớn chia cắt. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 400 m. Địa hình của huyện được chia thành ba vùng lớn là vùng trong, vùng ngoài và vùng cao thượng huyện. - Vùng trong (vùng Mường Lò) là vùng tương đối bằng phẳng gồm 12 xã và 01 thị trấn, trải dài từ xã Sơn Lương đến Đồng Khê. Vùng Mường Lò có 34 dân cư đông đúc, đại bộ phận là người Kinh, Thái, Mường có tập quán canh tác tiến bộ hơn các vùng khác. Đây là vùng lúa trọng điểm của huyện và của tỉnh. - Vùng ngoài bao gồm 08 xã và một thị trấn. Vùng ngoài có mật độ dân cư thấp hơn vùng trong, đại bộ phận là người Tày, Kinh có tập quán canh tác lúa nước và vườn đồi, vườn rừng, đời sống dân cư khá hơn toàn vùng. - Vùng cao thượng huyện là vùng có độ cao trung bình 600 m trở lên, bao gồm 10 xã. Vùng này có dân cư khá thưa thớt, đại bộ phận là đồng bào dân tộc ít người, tập quán canh tác lạc hậu, đời sồng còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém… nhưng tiềm năng đất đai, lâm, khoáng sản có khả năng huy động vào phát triển kinh tế trong thời gian._.uá dẫn đến tình trạng cây bị xót và chết. Nên bón thêm phân đạm và kali và phân hữu cơ để quả mọng nước hơn, ngọt hơn từ đó tăng năng suất thu hoạch. - Cần quan tâm đến công tác kỹ thuật canh tác, theo dõi tình hình sâu bệnh của vườn cây để phát hiện và chăm sóc kịp thời, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả để tăng năng suất cam, nâng cao hiệu quả kinh tế. - Cần quan tâm đầu tư thêm nhân công vào khâu kỹ thuật đặc biệt là khâu chăm sóc đầu năm và khâu tỉa cành sau thu hoạch để cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất cây trồng. - Các hộ nông dân cần phải quan tâm học hỏi kiến thức khuyến nông của những hộ nông dân có kinh nghiệm, có kiến thức khuyến nông, nên giành nhiều thời gian hơn để đi thăm quan những vùng chuyên canh trồng cam để học hỏi thêm kinh nghiệm và kỹ thuật trồng từ đó có biện pháp chăm sóc phù hợp cho vườn cây của mình, đảm bảo cây cho năng suất cao nhất. - Các hộ gia đình cần chú ý thâm canh vườn cam và trồng đai rừng chắn gió để đảm bảo cho vườn cam luôn cho năng suất cao. 113 5.2.2 §èi víi chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng - §Çu t− ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng n«ng th«n nh− ®−êng x¸, c¸c c«ng tr×nh thñy lîi, chî bóa, x©y dùng c¸c trung t©m nh»m cung øng, trao ®æi mua b¸n vËt t− n«ng nghiÖp, n«ng s¶n, t¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c hé n«ng d©n ph¸t triÓn s¶n xuÊt, tiªu thô n«ng s¶n dÔ dµng. - CÊp tØnh vµ c¸c c¬ quan chøc n¨ng cña tØnh cÇn ph¶i quan t©m ®Çu t− c¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc ®Ó t×m ra c«ng thøc bãn ph©n v« c¬ cho c©y cam phï hîp nhÊt víi tõng lo¹i ®Êt ®Ó ®¸p øng lßng mong mái cña n«ng d©n, ®ång thêi xãa bá suy nghÜ cña c¸c hé n«ng d©n qu¸ ch¹y theo n¨ng suÊt ®E bãn ph©n hãa häc cao ®Ó thu ®−îc n¨ng suÊt cao (mµ hä kh«ng nghÜ r»ng khi bãn qu¸ nhiÒu ph©n ho¸ häc sÏ lµm cho ®Êt trë lªn tr¬ cøng, b¹c mµu) mµ tõ x−a ®Õn nay hä cho lµ thµnh tÝch mµ hiÖu qu¶ kinh tÕ ®em l¹i kh«ng cao, nhÊt lµ trong lóc gi¸ c¶ liªn tôc t¨ng nh− hiÖn nay. - Quan t©m ®Õn c«ng t¸c ®µo t¹o khuyÕn n«ng, ®ång thêi ®æi míi ph−¬ng ph¸p ®µo t¹o tËp huÊn khuyÕn n«ng, biªn so¹n tµi liÖu, ®Æc biÖt lµ ®æi míi ph−¬ng ph¸p tiÕp cËn trong khi h−íng dÉn kü thuËt cho nh÷ng hé, nªn më líp tËp huÊn vµo tõng ®ît trïng víi tõng thêi kú ch¨m sãc c©y. 5.2.3 §èi víi Nhµ n−íc - CÇn ho¹ch ®Þnh nh÷ng chÝnh s¸ch vÜ m« nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ kinh tÕ s¶n xuÊt cam phï hîp víi thêi kú héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ nhÊt lµ khi n−íc ta lµ thµnh viªn chÝnh thøc cña Tæ chøc Th−¬ng m¹i thÕ giíi (WTO) nh− nh÷ng chÝnh s¸ch vÒ ®Êt ®ai víi môc tiªu qu¶n lý sö dông tµi nguyªn ®Êt cã hiÖu qu¶, bÒn v÷ng. X©y dùng nh÷ng chÝnh s¸ch ph¸t triÓn c¬ së h¹ tÇng n«ng th«n ®¶m b¶o ngµy mét n©ng cao h¬n ®êi sèng cña nh©n d©n ®Æc biÖt lµ nh÷ng vïng xa x«i. 114 - C¸c chÝnh s¸ch vÒ thÞ tr−êng tiªu thô trong khu vùc vµ trªn thÕ giíi phï hîp víi thêi kú héi nhËp, ®Çu t− c«ng nghÖ trong kh©u chÕ biÕn n©ng cao chÊt l−îng s¶n phÈm v.v... - Nhµ n−íc cÇn cã nh÷ng chÝnh s¸ch ph¸t triÓn khoa häc c«ng nghÖ ®Ó ngµy cµng cã nhiÒu nh÷ng c«ng tr×nh nghiªn cøu ý nghÜa thùc tiÔn cao, g¾n liÒn gi÷a c¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc víi n«ng d©n víi môc tiªu ph¸t triÓn n«ng nghiÖp cã hiÖu qu¶, bÒn v÷ng. - Nhµ n−íc cÇn cã c¸c ®oµn ®iÒu tra mang tÝnh quèc gia vÒ tõng vïng trång c©y ¨n qu¶ trong c¶ n−íc, tõ ®ã ®−a ra nh÷ng khuyÕn c¸o cô thÓ cho tõng vïng, ®Ó mçi vïng cã mét quy tr×nh trång hîp lý. 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng việt 1. Nguyễn Thị Cành (2004), Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Lê Thị Minh Châu (2004), "Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả kỹ thuật của sản xuất lúa tại tỉnh Hà Tây", Tạp chí Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, 2(1), tr. 70-75. 3. Phan Sỹ Cường (2000), Đánh giá hiệu quả kinh tế cây cam ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 4. Đường Hồng Dật (2000), Nghề làm vườn cây ăn quả ba miền, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 5. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Nguyễn Hữu Đồng, Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Huỳnh Minh Quyên (2003), Cây ăn quả có múi cam - chanh - quýt - bưởi, NXB Nghệ An, Nghệ An. 7. Phạm Ngọc Dũng (2007), Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê nhân của các hộ nông dân huỵên Đăk Song - tỉnh Đăk Nông, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 8. Vũ Công Hậu (1999), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Hoàng Hùng (2001), hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông thôn, http:www.clst.ac.vn/tapchitrongnuoc/hdkh/2001/so01/16.htm. 10. Phạm Văn Hùng (2005), Bài giảng kinh tế lượng, Trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. 116 11. Phạm Văn Hùng và Nguyễn Quốc Chỉnh (2005), "ứng dụng phần mềm FRONTIER 4.1 và LIMDEP trong phân tích dữ liệu kinh tế nông nghiệp", 'Trong sách tin học ứng dụng trong ngành nông nghiệp', Nguyễn Hải Thanh chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 86- 114. 12. Phạm Văn Hùng (2006), "Phương pháp xác định khả năng sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân", Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, 4+5, tr. 289-296. 13. Nguyễn Quốc Huy (2004), Tính toán hiệu quả kỹ thuật của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn Tp.HCM: cơ sở lý thuyết của nghiên cứu. ap=4&id=2175. 14. Nguyễn Thị Thu Huyền (2007), Phân tích hiệu quả kinh tế trồng vải của các hộ nông dân huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 15. Vũ Văn Luân (2007), Hiện trạng sản xuất cam quýt và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam đường canh tại huyện Khoái Châu - Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. 16. Bùi Thị Hải Luyến (2007), Đánh giá hiệu qủa kỹ thuật sản xuất lúa cho các hộ nông dân xã Long Thành - Yên Thành - Nghệ An, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 17. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 18. Agnes C. Rola và Lê Thành Nghiệp (2005), Phương pháp nghiên cứu kinh tế nông nghiệp (Nguyễn Quốc Chỉnh, Nguyễn Thị Minh Hiền, Nguyễn Văn Song, Nguyễn Tuấn Sơn dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 117 19. Nguyễn Văn Song (2006), "Hiệu quả kỹ thuật và mối quan hệ với nguồn lực con người trong sản xuất lúa của các hộ nông dân ngoại thành Hà Nội", Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, 4+5, tr. 315-319. 20. Nguyễn Văn Song (2006), "Hiệu quả của yếu tố kỹ thuật đến năng suất sữa của các hộ chăn nuôi bò sữa thuộc đồng bằng Sông Hồng", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 20, tr. 90-92. 21. Trần Đình Thao (2006), "Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sản xuất ngô hè thu tại Sơn La", Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp I, 4(1), tr. 76-79. 22. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước - Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bổ nguồn lực (1991), Hiệu quả kinh tế cây công nghiệp, Hà Nội. 23. Uỷ ban nhân dân huyện Văn Chấn (2005), Báo cáo chính thức diện tích - năng suất - sản lượng cây lâu năm năm 2005 huyện Văn Chấn, Văn Chấn. Yên Bái. 24. Uỷ ban nhân dân huyện Văn Chấn (2005), Dự án quy hoạch phát triển vùng cam quýt 5 xã và một thị trấn vùng ngoài, Văn Chấn, Yên Bái. 25. Uỷ ban nhân dân huyện Văn Chấn (2006), Báo cáo chính thức diện tích - năng suất - sản lượng cây lâu năm năm 2006 huyện Văn Chấn, Văn Chấn. Yên Bái. 26. Uỷ ban nhân dân huyện Văn Chấn (2007), Báo cáo chính thức diện tích - năng suất - sản lượng cây lâu năm năm 2007 huyện Văn Chấn, Văn Chấn. Yên Bái. 27. Uỷ ban nhân dân huyện Văn Chấn (2007), Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 1998 - 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007 - 2010, Văn Chấn, Yên Bái. 28. Uỷ ban nhân dân huyện Văn Chấn (2008), Niên giám thống kê huyện Văn Chấn, Văn Chấn, Yên Bái. 118 29. Viện Kinh tế nông nghiệp (1995), Hiệu quả kinh tế ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cây lương thực và thực phẩm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 30. Đỗ Văn Viện (1997), Quản trị kinh doanh nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Tiếng Anh 31 ALI, M. 1986. The determinants of inefficiency in Basmati rice production in Pakistan Punjab: Frontier profit approach. Unpublished Ph.D. dissertation. UPLB. Philippines. 32 KALIRAJAN, K. 1986. Measuring technical efficiencies from interdependent multiple outputs frontiers: J. Quantitative economics: 263- 274. 33 ALIRAJAN, K. and J.C. FLINN. 1981. Allocative efficiency and supply response in irrigated rice production: 304-310. 34 TIMMER.1971. Using a Probabilistic frontier production function to measure technical efficiency: 776-795. PHỤ LỤC 119 Phụ lục 1: một số hình ảnh minh hoạ Hình ảnh 1: Quả cam sành khi còn xanh H×nh ¶nh 2: Qu¶ cam sµnh khi chÝn 120 H×nh ¶nh 3: V−ên cam sµnh cña hé gia ®×nh H×nh ¶nh 4: Qu¶ cam canh khi chÝn 121 Phô lôc 2: KÕt qu¶ −íc l−îng hµm cùc biªn Normal exit from iterations. Exit status=0. +---------------------------------------------+ | Limited Dependent Variable Model - FRONTIER | | Maximum Likelihood Estimates | | Dependent variable NS | | Weighting variable ONE | | Number of observations 80 | | Iterations completed 23 | | Log likelihood function -4.482707 | | Variances: Sigma-squared(v)= .02525 | | Sigma-squared(u)= .11765 | +---------------------------------------------+ +---------+--------------+----------------+--------+---------+----------+ |Variable | Coefficient | Standard Error |b/St.Er.|P[|Z|>z] | Mean of X| +---------+--------------+----------------+--------+---------+----------+ Primary Index Equation for Model Constant 2.586045014 1.6624704 1.556 .1198 LDGD .4025946451 .12683848 3.174 .0015 5.2892478 LDTHU .2233971845E-01 .11079083E-01 2.016 .0438 .66986885 HC .2010212001E-01 .10638600E-01 1.890 .0588 9.0503433 P .2799907634E-01 .50118780E-01 .559 .5764 6.9474495 DAM .1626740940 .51306773E-01 3.171 .0015 6.1820550 K -.2612297275E-01 .18978139E-01 -1.376 .1687 5.7476916 BVTV .2419018555 .10264612 2.357 .0184 15.922981 HDAT .4101779186 .81209363E-01 5.051 .0000 .57500000 KNONG .1244059364 .69500963E-01 1.790 .0735 .32500000 Variance parameters for compound error Lambda 2.158382430 1.2946426 1.667 .0955 Sigma .3780284131 .76348885E-01 4.951 .0000 Predicted Values (* => observation was not in estimating sample.) Observation Observed Y Predicted Y Residual x(i)b y(i)-x(i)b 1 9.9641 9.9572 .2389 10.2309 .0069 2 9.8782 9.8473 .2239 10.1210 .0308 3 10.350 10.055 .1089 10.3285 .2950 4 9.7981 9.7124 .1924 9.9861 .0857 5 9.7093 9.7959 .3036 10.0696 -.0865 6 9.2103 9.3026 .3079 9.5763 -.0923 7 10.058 10.161 .3162 10.4347 -.1033 8 9.6158 9.2956 .1022 9.5693 .3202 9 9.9035 10.388 .6239 10.6613 -.4841 10 10.281 10.218 .2050 10.4916 .0629 11 10.586 10.377 .1366 10.6505 .2093 12 10.309 10.137 .1512 10.4105 .1721 13 10.191 10.164 .2260 10.4373 .0275 14 9.6158 9.4703 .1628 9.7440 .1455 15 9.3645 9.3728 .2488 9.6465 -.0083 16 10.127 10.204 .2972 10.4780 -.0777 17 9.8082 10.125 .4864 10.3987 -.3169 18 10.363 10.266 .1866 10.5399 .0968 19 9.3281 9.2259 .1838 9.4996 .1022 20 9.2591 9.1616 .1862 9.4353 .0975 122 21 9.6158 9.5519 .2044 9.8256 .0639 22 10.058 9.8808 .1493 10.1545 .1768 23 10.414 10.219 .1418 10.4924 .1956 24 9.9035 10.040 .3417 10.3140 -.1368 25 9.9035 9.6596 .1244 9.9333 .2439 26 10.414 10.589 .3716 10.8630 -.1751 27 10.127 9.9509 .1497 10.2246 .1757 28 10.579 10.143 .0780 10.4168 .4355 29 10.463 10.226 .1268 10.5000 .2368 30 10.483 10.343 .1651 10.6164 .1406 31 10.309 10.332 .2584 10.6054 -.0228 32 10.127 10.378 .4328 10.6515 -.2512 33 10.178 9.9553 .1317 10.2290 .2226 34 9.7527 9.5747 .1488 9.8484 .1779 35 10.106 9.7277 .0887 10.0013 .3788 36 10.463 10.168 .1088 10.4416 .2952 37 9.4335 9.6493 .4041 9.9229 -.2158 38 9.6158 9.9448 .4963 10.2184 -.3290 39 10.309 10.001 .1053 10.2743 .3083 40 9.7700 9.5771 .1428 9.8508 .1929 41 9.8217 9.9337 .3227 10.2074 -.1121 42 9.6873 9.6535 .2221 9.9272 .0337 43 9.9035 10.303 .5544 10.5769 -.3997 44 9.7212 9.6787 .2169 9.9523 .0425 45 9.7981 9.7246 .1991 9.9983 .0735 46 9.7700 10.314 .6736 10.5881 -.5445 47 10.820 10.250 .0593 10.5234 .5701 48 9.6158 9.7467 .3371 10.0204 -.1309 49 9.3645 9.2317 .1687 9.5053 .1328 50 9.6803 9.5142 .1537 9.7878 .1662 51 10.363 9.8887 .0717 10.1624 .4743 52 9.2103 9.0231 .1451 9.2968 .1873 53 9.8119 10.035 .4098 10.3084 -.2228 54 10.677 10.513 .1549 10.7870 .1634 55 9.2103 9.1384 .1999 9.4120 .0720 56 9.6623 9.8897 .4134 10.1633 -.2273 57 8.7796 9.3829 .7221 9.6566 -.6034 58 9.9443 10.040 .3106 10.3139 -.0959 59 10.714 10.406 .1053 10.6800 .3081 60 8.8049 9.1811 .5351 9.4548 -.3763 61 9.2103 9.0232 .1451 9.2969 .1872 62 8.7796 9.2219 .5895 9.4955 -.4423 63 9.2103 9.3688 .3585 9.6425 -.1585 64 9.5876 9.6050 .2548 9.8786 -.0173 65 9.9035 10.319 .5673 10.5926 -.4154 66 9.4335 9.3634 .2010 9.6371 .0700 67 9.8389 9.3594 .0709 9.6331 .4795 68 9.6158 10.035 .5703 10.3086 -.4191 69 9.6158 9.3864 .1293 9.6601 .2294 70 9.9035 9.9581 .2805 10.2318 -.0546 71 9.0768 9.5014 .5749 9.7751 -.4246 72 8.5172 8.8758 .5207 9.1495 -.3587 73 9.9641 10.382 .5696 10.6559 -.4181 74 9.9035 9.6822 .1322 9.9559 .2213 75 9.6158 9.4908 .1724 9.7644 .1250 76 8.5172 8.7836 .4451 9.0572 -.2664 77 10.021 10.332 .4810 10.6053 -.3103 123 78 9.9035 9.8893 .2343 10.1630 .0142 79 9.7212 9.7727 .2783 10.0464 -.0515 80 9.7700 9.9992 .4150 10.2729 -.2293 --> SAVE;file="G:\mhinh1.lpj"$ 124 Phụ lục 3: Kết quả ước lượng: ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0,575525 R Square 0,331229 Adjusted R Square 0,276261 Standard Error 0,101119 Observations 80 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 6 0,369691 0,061615 6,025906 3,7E-05 Residual 73 0,746428 0,010225 Total 79 1,116119 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95,0% Upper 95,0% Intercept 0,438554 0,229405 1,911698 0,05984 -0,01865 0,895758 -0,01865 0,895758 BPCsóc 0,076525 0,030083 2,543788 0,013082 0,016569 0,13648 0,016569 0,13648 Thăm quan 0,059131 0,02361 2,504509 0,014495 0,012077 0,106185 0,012077 0,106185 Tạp huấn 0,084839 0,030331 2,797082 0,006588 0,024389 0,145289 0,024389 0,145289 HVấn 0,001852 0,006544 0,282963 0,778006 -0,01119 0,014894 -0,01119 0,014894 Tuổi 0,068512 0,057823 1,184851 0,239919 -0,04673 0,183754 -0,04673 0,183754 HĐất -0,10537 0,028974 -3,63666 0,000512 -0,16312 -0,04762 -0,16312 -0,04762 125 Phụ lục 4: Phiếu điều tra hộ 1 Phần thông tin chung - Ngày điều tra………………………………………………………………... - Chủ hộ:…………………………… - Địa chỉ:……………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………... 1.1. Hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp TT Họ tên Giới tính (nam:1; nữ: 0) Tuổi Học vấn Nghề nghiệp (nghề chính là NN:1; khôn phải NN:0) 1 2 3 4 5 6 7 8 (chú ý với câu hỏi học vấn nếu học hệ 10/10 thì tính là 11 năm.) Những người làm nghề khác thì ghi cụ thể là nghề gì, thu nhập một năm là bao nhiêu:…..............…………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Gia đình có xem đây là nguồn thu chính không? tại sao?........................................................ 1.2 Điều kiện sản xuất của hộ 1.2.1 Tài sản dùng cho sản xuất của hộ TT Loại tài sản ĐVT Số lượng Đơn giá (đ) Năm mua 1 2 3 4 5 6 7 8 1.2.2 Vốn cho sản xuất ĐVT: triệu đồng Diễn giải Số lượng Lãi suất Ghi chú 1. Vốn tự có 2. Vốn đi vay Tổng vốn 126 2. Thông tin về các hoạt động liên quan đến sản xuất cam 2.1 thông tin về khuyến nông và các đào tạo của hộ Các hình thức tập huấn đã tham gia Số điểm 1. Đã đi tham quan hoặc tham gia hội nghị đầu bờ bao nhiêu lần 2. Đã tham gia tập huấn về quản lý kinh tế cũng như kỹ thuật trồng trọt bao nhiêu lần 3. Có thường xuyên nghe đài, đọc báo, xem ti vi 4. Có thường xuyên quan tâm tới dự báo phòng trừ sâu bệnh 5. Có thường xuyên quan tâm học hỏi kinh nghiệm của những người làm ăn giỏi về cây cam 6. Có quan tâm tới việc trồng các giống cam mới, cho năng suất cao, chất lượng tốt 7. Các hoạt động khác Chú ý: Nếu thường xuyên quan tâm là 3 điểm; Nếu thỉnh thoảng quan tâm là 2 điểm Nếu ít khi quan tâm là 1 điểm Nếu không quan tâm là 0 điểm 2.2 Diện tích đất đai của hộ (đất cho sản xuất) Đơn vị: ha Diễn giải Diện tích Diện tích sản xuất Ghi chú Tổng diện tích Diện tích trồng cam Diện tích trồng chè Diện tích trồng cây khác Cần ghi cụ thể từng độ tuổi với diện tích là bao nhiêu (hoặc ghi từng độ tuổi với số cây là bao nhiêu cây; hoặc là bao nhiêu hàng mỗi hàng bao nhiêu cây) ……………………………………………….……………………………………………… ……………………………………………….……………………………………………… Diện tích đất sản xuất của gia đình trồng xen canh hay chuyên canh cây cam, xen canh cây gì? các công thức luân canh mà gia đình thường làm ……………………………………………….……………………………………………… 2.3 Kinh tế và kỹ thuật trồng cam 2.3.1 Đặc điểm vườn cam của gia đình - Cây trồng trước là cây gì? vì sao gia đình lại chuyển sang trồng cam? - Gia đình có mấy giống cam, đây là vườn mới cải tạo hay đã có từ trước? ……………………………………………………………………………………………… - Sản lượng cam trung bình hàng năm của gia đình là bao nhiêu?........................................ 127 - Thu nhập từ cam là bao nhiêu? và chiếm mấy phần trong tổng thu nhập hàng năm của gia đình? ……………………………………………………………….......................... 128 2.3.2 Đặc điểm kỹ thuật trồng - Cây trồng + Cây giống lấy từ đâu? có đảm bảo không? ....................................................................................……………………………… + Phương pháp nhân giống là gì (chiết ghép) hay trồng cây mới…………………………… + Các tiêu chuẩn của một cây giống tốt là gì? …………………………………………………….………………………………………… Kỹ thuật trồng: + Thời vụ trồng, trồng vào thời vụ nào là thích hợp nhất? ………………………………………...…………………………………………………… + Kích thước hố trồng bao nhiêu là thích hợp? Khoảng cách cây trồng? ……………………………………………………………………………………………… + Yêu cầu về điều kiện sinh thái? Nước: ……………………………………………………………………………………... Độ ẩm:……………………………………………………………………………………… - Bảo vệ thực vật Loại sâu, bệnh hại chủ yếu Thời gian xuất hiện Mức độ gây hại, biểu hiện Biện pháp phòng trừ + Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hướng dẫn của cơ quan nào không hay do dựa trên kinh nghiệm sản xuất? ……………………………………………………………………………………………… + Khó khăn trong vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại là gì? ……………………………………………………………………………………………… 2.3.3 Biện pháp chăm sóc - Ông bà tiến hành làm cỏ, tưới nước vào thời gian nào trong năm? khi làm cần lưu ý những vấn đề gì?. ............................................………………………………………………………………… - Ông /bà tiến hành bón phân cho cây vào thời điểm nào trong năm, thường bón những loại phân nào? lượng phân và cách bón như thế nào? ảnh hưởng của các loại phân đến chất lượng quả? Khi bón phân cần lưu ý những vấn đề gì? ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… - Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa và khi hoa nở thì gia đình có biện pháp tác động nào đến cây không? (như bón phân,tưới nước, sử dụng thuốc kích thích tăng đậu quả…) 129 ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… - Cây ra hoa vào khoảng thời gian nào trong năm? kéo dài trong bao lâu? Yêu cầu về các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm ….như thế nào? ……………………………………………………………………………………………… ……..………………………………………………………………………………………… - Ông/bà có sử dụng các loại phân bón qua lá để phun cho cây không? Nếu có thì dùng những loại nào?vào thời gian nào? Tác dụng? - Sau đậu quả, các điều kiện thời tiết như thế nào là thuận lợi với sự sinh trưởng của quả? yếu tố ảnh hưởng đến quả? Các biện pháp khắc phục?...................................................................................... - Sau thu hoạch ông/bà có tiến hành cắt tỉa không? cắt tỉa như thế nào? Tác dụng?................... - Sau thu hoạch ngoài kỹ thuật cắt tỉa còn áp dụng biện pháp kỹ thuật gì không (như khoanh vỏ, đảo rễ,…)? Mục đích áp dụng biện pháp đó? ......................................................... 2.3.4 Thu hoạch bảo quản - Cam thu hoạch vào thời gian nào? đặc điểm quả cam khi thu hoạch? ................................................... - Thu hoạch quả sử dụng loại dụng cụ gì? Thao tác như thế nào .............................................. - Có biện pháp xử lý quả sau thu hoạch không? Làm như thế nào? Tác dụng? ......................... - Kỹ thuật bảo quản (vật liệu bảo quản, địa điểm, thời gian bảo quản)? Trong bảo quản cần lưu ý những gì? ....................................................................................................................... - Kỹ thuật bảo quản ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng quả (mẫu mã, hương vị,…)? bưởi bảo quản trong thời gian bao lâu?..................................................................................... - Khó khăn trong quá trình thu hoạch, bảo quản bưởi quả? Ý kiến đề xuất của ông/ bà? .... ................................................................................................................................................. 2.3.5 Hoạt động bán sản phẩm - Giá bán bưởi dựa trên những yếu tố gì? (thời điểm bán, người mua, chất lượng bưởi đánh giá)................................................................................................................. - Ông/bà có gặp khó khăn trong việc bán bưởi không? thường bán cho ai?vì sao? Cách thức bán như thế nào (cả vườn, hái quả phân loại và bán hay cách khác)?.................. - Ông/bà có biết thông tin gì về Hiệp hội bưởi không? Quan điểm của ông/bà về vấn đề này thế nào? Ông/bà có mong muốn vào hiệp hội không? Vì sao? 130 2.3.6 Chi phí 2.3.6.1 Chi phí lao động Hoạt động Công lao động năm 1 năm 2 năm 3 Thu hoạch Tính cho 1 ha 1 Đào hố Nhà Thuê 2 Đảo hố Nhà Thuê 3 Trồng 4 Chăm sóc Nhà Thuê 5 Làm cỏ Nhà Thuê 6 Phát Nhà Thuê 7 Phun TCỏ Nhà Thuê 8 Phun Tsâu Nhà Thuê 9 Tưới nước Nhà Thuê 10 Tỉa cành Nhà Thuê 11 Thu hoach Nhà Thuê 131 2.3.6.2 Chi phí phân bón TT Loại phân Tổng lượng phân bón Đơn giá Thành tiền Năm 1 Năm 2 Năm 3 Thu hoạch 1 Hữu cơ 2 Phân lân 3 Đạm Urê 4 Đạm sun fat 5 Ka li 6 NPK 7 Vôi 8 khác 2.3.6.3 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật (có thể hỏi là phun mấy lần một năm và một lần bao nhiêu tiền) DVT: Đồng TT Loại thuốc Năm 1 Năm 2 Năm 3 Thu hoạch 1 Thuốc sâu 2 Thuốc cỏ 3 Thuốc kích thích 4 Thuốc khác Tổng 2.3.6.4 Chi phí giống 2.3.6.5 Chi phí khác 2.3.7 Thu nhập của hộ 2.3.7.1 Thu từ hoạt động trồng trọt - Từ cam - Từ chè - Từ cây khác 132 2.3.7.2 Thu từ hoạt động chăn nuôi 2.3.7.3 Thu khác 2.3.7.4 Tổng thu nhập của hộ 3. Các câu hỏi khác có liên quan 1. Gia đình ta trồng cây cam chủ yếu để? - Tăng sản phẩm bán nhằm tăng thu nhập - Giải quyết việc làm - Tận dụng đất trồng - Do chủ trương của nông trường - Mục đích khác 2. Gia đình có muốn mở rộng diện tích cây cam hay không? Có Không 3. Gia đình sử dụng loại vốn nào đầu tư cho cây cam - Vốn đi vay - Vốn tự có - Nhận vốn đầu tư 4. Gia đình có muốn vay thêm vốn để đầu tư cho cây cam không? Có Không 5. Gia đình sử dụng loại giống nào trong việc sản xuất cam? Loại giống đó có phải do nông trường cung cấp hay gia đình tự mua, hay do gia đình mua từ nông trường? .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. 6. Mùa vừa rồi gia đình gặp phải khó khăn gì để phát triển cây cam - Thiếu vốn - Không tiêu thụ được sản phẩm - Khó khăn trong việc mua bán vật tư đầu vào - Sâu bệnh phá hại - Thời tiết không thuận lợi - Thiếu nước tươí 7. Sản phẩm cam gia đình thường bán cho ai? Giá trung bình bao nhiêu tiền một kg? - Các doanh nghiệp chế biến - Nông trường Trần Phú - Công ty xuất nhập khẩu - Có người bao thầu - Người mua gom - Khách qua đường 133 - Bán ở chợ .................................................................................................................................................. Những thông tin về giâ cam có từ nhiều nguồn khác nhau. Xin gia đình cho biết mức độ quan trọng của những nguồn thông tin dưới đây: Nguồn thông tin Rất quan trọng Khá quan trọng Không quan trọng Nhân viên khuyến nông Nông trường Bạn bè hàng xóm Lãnh đạo địa phương Đài, báo, ti vi Nguồn khác 8. Gia đình thường bán tại vườn hay mang đi bán? .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. giá bán mà gia đình bán như vậy là Đắt Trung bình Rẻ Qúa rẻ 9. Trong vụ vừa rồi theo gia đình thì mức giá của các vật tư đầu vào là như thế nào? Loại đầu vào Mức độ Rất cao cao Trung bình Thấp Rất thấp Phân bón Thuốc trừ sâu Giống Lao động 134 135 Phụ lục 5: Kết quả kiểm định chỉ tiêu MI/IC và MI/LĐGĐ Bảng 1: Kết quả kiểm định các chỉ tiêu theo hạng đất Các mức so sánh t thực nghiệm MI/IC t thực nghiệm MI/LĐGĐ Hạng II - Hạng III 2,93*** 3,14*** Hạng II - Hạng IV 3,46*** 4,67*** Hạng II - Hạng V 5,65*** 6,97*** Hạng III - Hạng IV 1,28ns 2,57*** Hạng III - Hạng V 6,75*** 6,79*** Hạng IV - Hạng V 4,39*** 5,03*** Bảng 2: Kết quả kiểm định các chỉ tiêu theo quy mô đất đai Các mức so sánh t thực nghiệm MI/IC t thực nghiệm MI/LĐGĐ Dưới 0,5 ha với >1 ha 1,00 ns 0,72ns Từ 0,5 - 1ha với trên 1 ha 2,13** 1,61ns Từ 0,5 - 1ha với dưới 0,5 ha 0,71ns 1,63* Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán Ghi chú: *** , ** , * , ns có ý nghĩa ở mức 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa thống kê Bảng 3: Kết quả kiểm định các chỉ tiêu theo trình độ học vấn Các mức so sánh t thực nghiệm MI/IC t thực nghiệm MI/LĐGĐ Cấp II - Cấp III 3,41ns 1,94* Cấp III - Cấp I 2,98** 3,08ns Cấp II - Cấp I 3,41*** 2,21ns Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán Ghi chú: *** , ** , * , ns có ý nghĩa ở mức 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa thống kê 136 Bảng 4: Kết quả kiểm định các chỉ tiêu theo tuổi chủ hộ Các mức so sánh t thực nghiệm MI/IC t thực nghiệm MI/LĐGĐ Trên 50 với từ 40 - 50 1,58* 0,36ns Trên 50 với dưới 40 1,37* 1,67* Từ 40 -50 với dưới 40 1,21ns 1,53* Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán Ghi chú: *** , ** , * , ns có ý nghĩa ở mức 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa thống kê Bảng 5: Kết quả kiểm định các chỉ tiêu theo phân hữu cơ Các mức so sánh t thực nghiệm MI/IC t thực nghiệm MI/LĐGĐ Trên 35 tấn với từ 20-35 tấn 1,32ns 2.24** Trên 35 với dưới 20 tấn 0,11ns 2.03** Từ 20-35 tấn với dưới 20 tấn 1.32* 0.28ns Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán Ghi chú: *** , ** , * , ns có ý nghĩa ở mức 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa thống kê Bảng 6: Kết quả kiểm định các chỉ tiêu theo mức độ bón phân lân Các mức so sánh t thực nghiệm MI/IC t thực nghiệm MI/LĐGĐ Dưới 800 kg với từ 800 -1200 kg 0,79ns 1,83** Dưới 800 kg với từ 800 -1200 kg 0,18ns 0,46ns Dưới 800 kg với từ 800 - 1200 kg 0,35ns 0,71ns Từ 1200 - 1800 kg với từ 800 - 1200 kg 0,82 ns 2,52 *** Trên 1800 kg với từ 800 - 1200 kg 0,67ns 2,48*** Từ 1200 - 1800 kg với trên 1800 kg 0,24ns 0,32ns Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán Ghi chú: *** , ** , * , ns có ý nghĩa ở mức 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa thống kê 137 Bảng 7: Kết quả kiểm định các chỉ tiêu theo mức độ bón phân đạm Các mức so sánh t thực nghiệm MI/IC t thực nghiệm MI/LĐGĐ Từ 200 - 400 kg với dưới 200 kg 1,84** 1,51** Từ 400 - 800 kg với dưới 200 kg 1,08ns 1,09ns Trên 800 kg với dưới 200 kg 0,65ns 1,14ns Từ 200 - 400 kg với từ 400 - 800 kg 0,73ns 0,63ns Từ 200 - 400 kg với trên 800 kg 1,37* 0,15ns Từ 400 - 800 kg với trên 800 kg 0,55ns 0,32ns Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán Ghi chú: *** , ** , * , ns có ý nghĩa ở mức 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa thống kê Bảng 8: Kết quả kiểm định các chỉ tiêu theo mức độ bón phân kali Các mức so sánh t thực nghiệm MI/IC t thực nghiệm MI/LĐGĐ Dưới 200 kg với 200 - 400 kg 0,34ns 0,21ns Dưới 200 kg với 400 - 800 kg 0,73ns 1,31* Dưới 200 kg với trên 800 kg 1,52* 0,39ns Từ 200 - 400 kg với từ 400 - 800 kg 0,85ns 1,39* Từ 200 - 400 kg với trên 800 kg 2,69*** 0,91ns Từ 400 - 800 kg với trên 800 kg 1,78** 0,28ns Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán Ghi chú: *** , ** , * , ns có ý nghĩa ở mức 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa thống kê Bảng 9: Kết quả kiểm định các chỉ tiêu theo mức đầu tư thuốc BVTV Các mức so sánh t thực nghiệm MI/IC t thực nghiệm MI/LĐGĐ Trên 12 triệu đồng với 8 -12 triệu đồng 1,09ns 0,56ns Trên 12 triệu đồng với dưới 8 triệu đồng 0,37ns 2,32** Từ 8 -12 triệu đồng với dưới 8 triệu đồng 1,43 * 1,66 * Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán Ghi chú: *** , ** , * , ns có ý nghĩa ở mức 1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa thống kê 138 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2432.pdf
Tài liệu liên quan