Mục lục
Danh mục hình
Hình 1: Sơ quy trình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp 25
Hình 2: Sơ đồ quy trình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp năng lượng 29
Hình 3: Sơ đồ dòng chi tiết công đoạn sản xuất lốp 32
Hình 4: Sơ đồ hệ thống thu hồi nước làm mát 36
Hình 5: Sơ đồ hệ thống tái sử dụng nước trước đây: 57
Danh mục bảng
Bảng 1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển thể hiện qua một số tiêu chí sau: 23
Bảng 2: Bảng tiêu thụ nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp cao su số
60 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả Kinh tế - Xã hội & Môi trường của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 27
Bảng 3: Bảng tiêu thụ nguyên nhiên liệu của Xí nghiệp năng lượng 30
Bảng 4: Chi phí đầu tư cho thực hiện giải pháp 40
Bảng 5: Tiết kiệm nhiệt lượng 42
Bảng 6: Tiết kiệ chi phí sử dụng dầu FO 43
Bảng 7:Tiết kiệm chi phí sử dụng than 44
Bảng 8: Tiết kiệm chi phí xử lý nước thải 44
Bảng 9: Tỷ lệ % tiết kiệm thời gian vận hành lò dầu 45
Bảng 10: Tỷ lệ % tiết kiệm thời gian vận hành lò than 46
Bảng 11: Tiết kiệm chí phí sử dụng điện vận hành các lò hơi hàng năm 47
Bảng 12: Tổng hợp chi phí - lợi ích của giải pháp 49
Bảng 13: Thời gian thu hồi vốn có tính chiết khấu 52
Bảng 14: Kết quả tính chỉ tiêu NPV 53
Bảng 15: Bảng tổng kết các kết quả 55
Lời nói đầu
Lý do chọn đề tài:
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng trong đời sống Kinh tế - Xã hội. Nước cung cấp sự sống cho con người và cả trái đất. Trên thực tế hiện nay vấn đề ô nhiễm nước đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại các lưu vực sông và các sông nhỏ, kênh rạch trong nội thành, nội thị. Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ tạo nên nhu cầu sử dụng nước ngày càng lớn, trong khi nguồn tài nguyên nước không thay đổi, dẫn đến suy giảm nghiêm trọng cả về chất và lượng đối với tài nguyên nước. Bên cạnh đó, việc xử lý nước thải đô thị, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện và nước thải nông nghiệp chưa hiệu quả gây ô nhiễm môi trường nước ngày càng nghiêm trọng hơn. Tình trạng ô nhiễm nước ngày càng nghiêm trọng đồng nghĩa với việc khan hiếm nước sạch. Nước sạch không đủ cung cấp cho nhu cầu đời sống và sinh hoạt của con người. Theo báo cáo hiện trạng mội trường quốc gia năm 2005, hiện nay có khoảng 60% đô thị được cấp nước sạch. Các đô thị nhỏ và trung bình được cấp ở mức 75 – 80 lít/người/ngày, các đô thị lớn được cấp ở mức 100 – 150 lít/người/ngày, trong khi đó dịch vụ cấp nước sạch này còn nhiều hạn chế và hoạt động chưa thật hiệu quả. Còn ở vùng nông thôn tỷ lệ dân được cấp nước sạch, an toàn còn rất thấp và gặp nhiều khó khăn. Việc khan hiếm nước sạch đã gây rất nhiều khó khăn cho đời sống và hoạt động của con người.
Trong năm vừa qua do tình trạng khan hiếm nước nên hoạt động thủy điện gặp nhiều khó khăn, việc cung cấp điện năng không đủ, tình trạng cắt điện liên tục trong thời gian dài gây tổn thất lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống con người. Một số con sông lớn như Sông Hồng rơi vào tình trạng cạn kiệt, nước không đủ cung cấp cho hoạt động nông nghiệp, nước vừa cạn vừa ô nhiễm nặng nề, nhiều khúc bị cạn trơ đáy. Thực tế đó tạo nên sức ép lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp phải sử dụng nguồn tài nguyên nước sao cho hợp lý và hiệu quả. Không những thế nước ta giờ đã là thành viên trong tổ chức thương mại thế giới (WTO), trước sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp của các nước và người tiêu dùng, các doanh nghiệp nước ta muốn tồn tại và phát triển thì phải quan tâm đến môi trường, đầu tư cho môi trường.
Với thực trạng trên, bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất là làm sao để giảm tối đa lượng nước thải, sử dụng và tiết kiệm tối ưu nguồn nước sạch, góp phần cải thiện môi trường tốt hơn mang lại lợi ích cho xã hội mà không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, không làm giảm đi lợi nhuận của mình.
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu về Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả Kinh tế - Xã hội và Môi trường của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội” để áp dụng những kiến thức đã được đào tạo tại chuyên ngành Kinh tế - Quản lý môi trường, trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhằm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên.
Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp thu hồi nước làm mát sau quá trình lưu hoá để cấp cho lò hơi tại Phân xưởng số 3 và Xí nghiệp năng lượng, Công ty cổ phần Cao su Sao vàng – Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu sâu về quá trình sản xuất, hoạt động và các vấn đề liên quan đến việc tái sử dụng nước thải trong phạm vi Phân xưởng số 3 và Xí nghiệp năng lượng, Công ty cổ phần Cao su Sao vàng – Hà Nội
Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nhằm chỉ ra những lợi ích Kinh tế - Xã hội và môi trường có được khi thực hiện giải pháp thu hồi, tái sử dụng nước thải tại Phân xưởng số 3 và Xí nghiệp năng lượng, Công ty cổ phần Cao su Sao vàng.
- Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải này sẽ làm sáng tỏ những dự đoán, biện pháp nhằm bảo vệ môi trường không những mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp và xã hội.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện chuyên đề này tôi đã áp dụng phương pháp phân tích hiệu quả và phương pháp phân tích kinh tế. Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, thu thập số liệu, tài liệu và sử dụng một số kết quả của các nghiên cứu liên quan.
Kết cấu chuyên đề
Chuyên đề gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư môi trường.
Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất và các tác động đến môi trường - Sự cần thiết của việc thực hiện tái sử dụng nước thải tại Phân xưởng số 3 và Xí nghiệp năng lượng, Công ty cổ phần Cao su Sao vàng – Hà Nội.
Chương 3: Hiệu quả thu được từ giải pháp tái sử dụng nước thải tại Phân xưởng số 3 và Xí nghiệp năng lượng, Công ty cổ phần Cao su Sao vàng – Hà Nội.
Cơ sở lý luận của việc đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư môi trường.
Dự án đầu tư môi trường
Các khái niệm liên quan
Đầu tư bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nên Kinh tê – Xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn những nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Trong phạm vi quốc gia hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ hoặc duy trì sự hoạt động các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc phạm trù đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bộ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nên Kinh tế - Xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiêu của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh phát triển Kinh tế - Xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Nó là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. Trong dự án đầu tư phải thể hiện được những lợi ích Kinh tế - Xã hội do thực hiện dự án đem lại đây là mục tiêu lâu dài của dự án còn mục tiêu trước mắt là các mục địch cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. Dự án đầu tư được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Nếu xét theo tiêu thức cơ cấu tái sản xuật thì dự án đầu tư được phân thành dự án đầu tư theo chiều rộng và dự án đầu tư theo chiêu sâu, còn theo lĩnh vực hoạt động trong Xã hội của dự án đầu tư thì lại được phân thành dự án đầu tư phát triến sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phát triến khoa học kỹ thuật, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng…dự án đầu tư cho bảo vệ môi trường.
Khi ngày nay môi trường càng được quan tâm và có cách hiểu rộng rãi hơn thì các dự án đầu tư cho môi trường được hiểu là tất cả các dự án liên quan đến xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm… Nhằm mục tiêu cài thiện môi trường giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động phát triển đối với môi trường, khôi phục lại trang thái ban đầu cho môi trường sau khi đã bị biến đổi hoặc đầu tư các công nghệ, kỹ thuật cho quá trình sản xuất nhằm sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng chất thải phát sinh, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu trong quá trính sản xuất góp phần làm môi trường trong sạch hơn.
Trước đây vấn đề môi trường chưa được quan tâm, mọi người hiểu biết ít về tầm quan trọng của môi trường. Họ cho rằng việc đầu tư cho môi trường vừa ít khả thi về tài chính, vừa mất nhiều thời gian và kinh phí thực hiện, khó thu hồi được vốn ban đầu, kết quả dự án khó lượng hóa được thành tiền… Vì những suy nghĩ đó các doanh nghiệp luôn tìm cách né tránh việc thực hiện các dự án đầu tư cho môi trường, mà nếu có cũng chỉ mang tính chất hình thức, làm có lệ không thực sự quan tâm đến chất lượng của dự án môi trường. Trong khi đó việc quản lý môi trương của các cấp chính quyền còn lỏng lẻo chưa có những chính sách, biện pháp nhằm nâng cao vai trò của môi trường. Nhưng thực tế cho thấy môi trường ngày càng suy giảm, tác động trực tiếp đến con người như hạn hán, lũ lụt, lũ quét, biến đổi khi hậu, nóng lên toàn cầu, suy giảm đa dạng sinh học, …Sự suy giảm về chất lượng môi trường gây ra các tác động tiêu cực cho đới sống con người, đe dọa sự sinh tồn của con người và nó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp, toàn xã hội. Vì vậy môi trường ngày được quan tâm hơn, con người nhận thức về môi trường đầy đủ hơn. Thêm vào đó sức ép từ người tiêu dùng, sức ép từ pháp luật, việc quản lý môi trường ngày càng được thắt chặt hơn, các loại hàng hóa và dịch vụ làm ảnh hưởng tới môi trường sống của cộng đồng không được xã hội chấp nhận. Vì lợi nhuận, danh tiếng, uy tín và sự tồn tại các doanh nghiệp và các nhà sản xuất phải xem xét lại và có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề môi trường. Việc thực hiện các dự án đầu tư môi trường, lồng ghép các yếu tố môi trường vào trong sản xuất giờ đây tạo ra thế cạnh tranh cho những sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra trên thị trường.
Đặc điểm và vai trò của các dự án đầu tư môi trường.
Theo quan niệm truyền thống, dự án đầu tư môi trường là những dự án đầu tư cho việc xử lý, khắc phục hiện trạng ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường nên có đặc điểm: thời giàn hoàn vốn lâu, ít có lãi và thường là lỗ. Những dự án này thường do nhà nước cấp vốn từ ngân sách thực hiện hoặc là do các tổ chức quốc tế phi chính phủ, các nước phát triển đầu tư, tài trợ thực hiện.
Theo cách hiểu về môi trường hiện nay, dự án đầu tư môi trường được hiểu rộng hơn, nó không nhất thiết phải là dự án lớn ở tầm cỡ quốc gia, mà có thể là những dự án nhỏ thực hiện trong các doanh nghiệp, thậm chí chỉ là một cái tiến nhỏ trong dây truyền sản xuất, hay là dự án đầu tư sản xuất sạch hơn thì thời gian thu hồi vốn rất nhanh và là hoạt động đầu tư có lợi.
Mặc dù theo các cách tiếp cận khác nhau, dự án đầu tư môi trường cũng như các dự án đầu tư khác đều nhằm mục đích thu lợi nhưng lợi ích mà các dự án đầu tư môi trường đạt được có sự khác nhau với các dự án đầu tư khác. Đối với các dự án đầu tư khác như đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng… thì lợi ích hướng tới là lợi ích kinh tế. Vậy nên chủ đầu tư thực hiện chỉ quan tâm đến lợi nhuận, các lợi ích trước mặt có thể đạt được ngay từ dự án và thường bỏ qua các vấn đề môi trường khi việc thực hiện dự án nêu ra. Còn các dự án đầu tư môi trường, lợi ích đạt được hướng tới là lợi ích xã hội bao gồm cả lợi ích về kinh tế và lợi ích về môi trường; cả lợi ích trước mắt và lâu dài. Do đó khi xem xét hiệu quả dự án trong thời gian ngắn thì các dự án đầu tư môi trường không mang hiệu quả kinh tế nhưng khi xem xét về lâu dài thì nó mang lại lợi ích rất cao nhất là khi những lợi ích về môi trường được lượng hóa thành tiền.
Ngày nay khi vấn đề môi trường trở thành vấn đề toàn cầu, mối quan tâm của tất cả mọi người thì các dự án đầu tư môi trường có vai trò rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường của quốc gia cũng như chiến lược bảo vệ môi trường toàn cầu. Việc thực hiện các dự án đầu tư cho bảo vệ môi trường hay đầu tư làm giảm chi phí môi trường đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và xã hội như: tăng hiệu suất sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, giảm được ô nhiễm môi trường, giảm được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào, hạn chế cạn kiệt tài nguyên,…Đầu tư cho bảo vệ môi trường chính là đầu tư cho phát triển bền vững vì vậy việc thực hiện các dự án đầu tư môi trường là thực sự cần thiết.
Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư môi trường.
Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư môi trường.
Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư môi trường là đánh giá những đóng góp của dự án vào mục tiêu phát triển bền vững, được thể hiện trong sự gia tăng của thu nhập quốc dân hay sự tăng trường của nền kinh tế, ổn định của xã hội cũng như những cải thiện về mặt môi trường. Cũng như các dự án khác, dự án đầu tư môi trường cũng được xem xét để quyết định dựa trên hai khía cạnh: thứ nhất, dự án có lợi về kinh tế hay không; thứ hai, dự án có tác động như thế nào đến môi trường. Để biết được thì phải đánh giá hiệu quả của dự án.
Trên thực tế bất kỳ một dự án nào khi thực hiện đều gây ra các tác động cho môi trường. Để quản lý việc hoạt động củ các dự án này nhà nước đã đưa ra các quy định pháp lý đòi hỏi phải xác định rõ, mô tả và lượng hóa các tác động đến môi trường mà việc thực hiện dự án gây ra. Cụ thể, luật bảo về môi trường năm 2005 và nghị định 80/NĐ-CP của chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp phải mô tả chi tiết tác động môi trường củ dự án và so sánh các tác động này với tình huống khi dự án không được thực hiện. Trong luật quy định phải đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận, mức độ nhậy cảm và sức chịu tải của môi trường. Các văn bản pháp luật này yêu cầu phải mô tả chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố Kinh tế - Xã hội chịu tác động của dự án, dự bảo rủi ro về sự cố môi trường do việc thực hiện dự án gây ra. Các văn bản pháp luật này cũng yêu cầu phải cân nhắc các biện pháo giảm thiểu ô nhiễm nhằm hạn chế các tác động xấu đối với môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do việc thực hiên dự án đầu tư gây ra.
Cho đến nay mặc dù việc quản lý môi trường bằng pháp luật đã được thắt chặt hơn nhưng các yêu cầu của nó thường được hiểu đơn giản là mô tả các tác động môi trường mang tính chất định tính và chỉ chủ trọng các tác động xảy ra tại địa điểm thực hiện dự án. Thực tế đã chứng minh rằng việc mô tả tác động môi trường vật chất một cách định tính có thể cung cấp các thông tin cần thiết nhưng chưa đủ để làm cơ sở tin cậy cho các nhà đầu tư ra quyết định. Bởi vì tác động môi trường không chỉ đơn như việc chất lượng nước, chất lượng không khí sẽ bị suy giảm ra sao, rác thải phát thải ra nhiều hay ít, có gây ảnh hường nhiều quá không,… mà những tác động xấu đến môi trường là các khoản chi phí xã hội phải gánh chịu vì những mất mát hay tổn thất đối với các nguồn tài nguyên khan hiếm như nước do các tác động này gây ra. Còn tác động môi trường tích cực của dự án là lợi ích kinh tế đối với quốc gia. Do đó chi phí bảo vệ môi trường, đầu tư cho môi trường không phải là chi phí bị mất đi mà là nguồn vốn đầu tư cho môi trường, và sẽ có lợi nhuận được sinh ra từ nguồn vốn đầu tư này. Vì vậy đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư môi trường là rất quan trọng và cần thiết. Việc đánh giá hiệu quả sẽ chỉ ra cho các chủ đầu tư thấy được những lợi ích thực tế có giá trị bằng tiền của dự án đầu tư môi trường để dựa vào đó những chủ đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanh có những quyết định đúng đắn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Phân tích tài chính, phân tích kinh tế - cơ sở của việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư môi trường
Phân tích tài chính là phân tích, đánh giá hiệu quả của dự án dưới góc độ của nhà đầu tư. Mối quan tâm chủ yếu của các nhà đầu tư là việc đầu tư vào dự án có mạng lại lợi nhuận thích đáng hay không? Do đó nhứng chi phí và lợi ích trong phân tích tài chính thường là nhứng chi phí – lợi ích trức tiếp, không bao gồm những chi phí và lợi ích môi trường, không phản ánh được những tổn thất của môi trường và những giá trị môi trường nhận được.
Phân tích tài chính nhằm cung cấp những thông tin cần thiết về thời gian phải đầu tư và thời gian thu hồi vốn để các chủ đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn.
Mục tiêu của phân tích tài chính là xác định chi phí và lợi ích của dự án, tính toán các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá tính hấp dẫn của dự án.
Giá cả được sử dụng trong phân tích tài chính là giá cả thị trường thực tế. Đây là giá được áp dụng để quy đổi các chi phí và lợi ích của dự án thành tiền.
Phân tích kinh tế là một sự mở rộng của phân tích tài chính nhưng chủ thể là toàn xã hội chứ không phải là một hay nhiều cá thể riêng biệt trong xã hội đó.
Phân tích kinh tế dùng để mô tả “tính sinh lợi” xét theo quan điểm xã hội. Vì vậy ngoài những hiệu quả trong phân tích tài chính người ta phải công thêm hiệu quả gián tiếp, tức là hiệu quả không được mua bán và trao đổi trên thị trường.
Chi phí được thể hiện bằng các giá trị sử dụng mà xã hội mất đi khi đưa các tài nguyền vào dự án. Chi phí trong phân tích kinh tế là chi phí cơ hội hay chi phí sử dụng. Lợi ích Kinh tế - Xã hội chính là kết quả so sánh giữa lợi do dự án tạo ra và cái giá mà xã hội phải trả trong việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Phương pháp phân tích kinh tế thường được dùng để đánh giá hiệu quả và lựa chọn thực hiện các dự án do Nhà nước tài trợ, cấp kinh phí, đặc biệt là các dự án nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường.
Mục tiêu của phân tích kinh tế là đánh giá những đóng góp thực sự của dự án cho nền kinh tế. Vì vậy, giá cả sử dụng trong phân tích kinh tế phải phản ánh được giá trị thực sự của hàng hóa, dịch vụ. Tức là phải phản ánh được những chi phí hay lợi ích của chúng đối với nền kinh tế. Giá cả đó phải là giá thị trường đã được hiệu chỉnh, cụ thể hơn là giá mà tại đó lợi ích biên của người tiêu dùng bằng chi phí biên của người sản xuất ra hàng hóa.
Giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế về mặt hình thức không có sự khác nhau. Cả hai loại phân tích đều bằng mọi cách chỉ ra các khoản chi phí, lợi ích và thông qua việc so sánh để đánh giá hiệu quả của dự án.
Tuy vậy phân tích kinh tế và phân tích tài chính khác nhau ở nhiều phương diện: như khác nhau về quan điểm đánh giá, từ đó cách tiếp cận, xác định và đánh giá chi phí - lợi ích khác nhau. Cụ thẻ:
Mục tiêu của phân tích tài chính là đánh giá kết quả tài chính thực của dự án, trong khi đó phân tích kinh tế chỉ ra sự đóng góp thực sự của dự án vào các mục tiêu phân tích (kinh tế và không kinh tế) của đất nước, vào các lợi ích chung của toàn xã hội. Phân tích tài chính xem xét trên tầm vi mô còn phân tích kinh tế xem xét trên tầm vĩ mô.
- Phân tích tài chính chỉ xem xét lợi ích và chi phí trên góc độ đầu tư còn phân tích kinh tế xem xét lợi ích và chi phí trên góc độ toàn xã hội. Lợi ích và chi phí trong phân tích hiệu quả tài chính là lợi ích và chi phí cục bộ, còn lợi ích và chi phí trong phân tích hiệu quả kinh tế là lợi ích và chi phí toàn bộ, tổng thể. Vì vậy, chỉ tiêu chủ yếu trong phân tích tài chính là lợi nhuận con phân tích kinh tế là giá trị gia tăng.
- Việc phân tích tài chính chỉ tính toán những hiệu quả trực tiếp bằng tiền của dự án, phân tích kinh tế còn xem cả hiệu quả gián tiếp, bao gồm hiệu qủ có thể đo được và không thể đo được. Việc phân tích tài chính giúp cho các nhà đầu tư tìm đến những dự án đầu tư cho phép tối đa lợi nhuận, còn phân tích kinh tế giúp cho các nhà quản lý vĩ mô lựa chọn những dự án đầu tư có thể tối đa hóa được phúc lợi xã hội.
- Vì mục tiêu và nhiệm vụ phân tích khác nhau nên phương diện để phân tích cũng khác nhau nhất đinh: phân tích tài chính dựa vào giá thị trường còn phân tích kinh tế dựa vào giá điều chính và được coi là tiệm cận với xã hội. Với hiệu quả tài chính, ảnh hưởng của yếu tố thời gian được giải quyết bằng việc áp dụng lãi suất hiện hành trên thị trường vốn, còn trong phân tích kinh tế lại dùng tỷ suất triết khấu xã hội.
- Hiệu quả tài chính được xem xét dưới góc độ sử dụng đồng tiền (vốn) nên gọi là hiệu quả vốn đầu tư, còn hiệu quả Kinh tế - Xã hội được xem xét dước góc độ sử dụng các nguồn tài nguyên của đất nước.
Các chỉ tiêu được dùng trong quá trình đánh giá hiệu quả các dự án.
Trong quá trình đánh giá các dự án đầu tư nói chung và các dự án đầu tư môi trường nói riêng chúng ta phải dựa vào các chỉ tiêu NPV, IRR, PB, BCR. Để vận dụng được các chỉ tiêu này chúng ta phải xác định được chi phí cũng như lợi ích của dự án đầu tư môi trường mang lại khi thực hiện. Trên thực tế để quyết định làm một việc gì đó bao giờ chúng ta cũng xem xét liệu việc đó có mang lại lợi ích cho mình hay không? Ở các doanh nghiệp cũng vậy họ luôn tính toán nghiên cứu, phân tích từng bước để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: việc thực hiện dự án đầu tư môi trường này có tôt không? Có thu được lợi ích gì không? Phải có phương án như thế nào thì sẽ đạt hiệu quả tốt nhất… Mà có xác định được chi phí và lợi ích của việc thực hiện dự án thì chủ doanh nghiệp, các nhà sản xuất mới đầu tư cho dự án môi trường đó được.
Việc xác định các chi phí và lợi ích được xác định theo nguyên tắc: tất cả những gì làm tăng mục tiêu là lợi ích, giảm mục tiêu là chi phí.
Để xác định được chi phí, lợi ích chúng ta phải xác định được một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất chi phí đầu tư ban đầu, chi phí mua trang thiết bị, lắp đặt trang thiết bị, đào tạo. Đối với các doanh nghiệp để xác định chi phí đầu tư ban đầu tốt hơn hết là xác định chi phí vận hành hàng năm. Bởi vì việc xác định chi phí đầu tư ban đầu nhiều khi không phải là vấn đề dễ dàng và dễ định lượng.
Thứ hai chi phí vận hành, tiết kiệm và thu nhập hàng năm gồm: chi phí cho nguyên nhiên liệu, năng lượng, lao động. Chi phí vận hành hàng năm phải được xem xét trên cơ sở hoạt động hiện tại trước khi có dự án và sau khi tiến hành dự án. Bởi hai con số này là cơ sở để chúng ta xem xét sự khác biệt giữa trước và sau khi có dự án, xác định được khoản tiền chi phí cho doanh nghiệp. Điều quan trọng là trong khi xem xét chi phí vận hành hàng năm cần phải đưa vào tất cả các yếu tố chịu tác động của dự án. Nếu làm được việc thì quá trình phân tích đầu tư để tính khả năng sinh lời của dự án sẽ đàm bảo càng chính xác.
Thứ ba cần xác định, đánh giá tất cả các khoàn mục thích hợp và quan trọng mà dự án tác động đến. Đối với dự án đầu tư môi trường đây là vấn đề cần được xem xét hết sức cẩn thận bởi lẽ các khoản chi phí như chi phí nguyên liệu, chi phí quản lý chất thải hay chi phí ít hữu hình hơn thường rất khõ xác định và dễ bị phân bổ sai hoặc ẩn trong sổ sách kế toán. Trong nhiều trường hợp khác, có những loại chi phí có thể thiếu trong sổ sách kế toán mà khi xác định chi phí chúng ta không thể có số liệu, thường những chi phí này là chi phí ít hữu hình hơn như lợi nhuận mất đi do sản lượng giảm, chi phí thuần túy quy chế trong tương lai, những trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý tiềm tàng, hình ảnh có tính tiêu cực của doanh nghiệp.
Kết quả của việc xác định chi phí - lợi ích nên được thể hiện qua bảng theo thơi gian
Năm
Tổng lợi ích
Tổng chi phí
Lợi ích ròng hàng năm
1
B1
C1
B1 – C1
2
.
.
B2
C2
B2 – C2
T
BT
CT
BT - CT
Lập bảng chi phí lợi ích là một bước đơn giản thậm chí máy móc. Nhưng trong quá trình liệt kê các kết quả theo năm phát sinh và tính toán lợi ích ròng hàng năm giúp cho người phân tích hiểu được dòng lợi ích và chi phí theo thời gian. Từ đó chúng ta có thể đánh giá chi phí lợi ích của dự án dễ dàng hơn
Đánh giá chi phí - lợi ích của dự án đầu tư phải thể hiện được kết quả của hoạt động đầu tư, là một căn cứ tin cậy cho việc thẩm định dự án đầu tư. Chính vì vậy việc đánh giá chi phí - lợi ích một cách đầy đủ lài điều hết sức cần thiết. Chỉ cần một sự sai lệch trong việc xác định chi phí - lợi ích cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
Việc quy đổi lượng hóa quy đổi tất cả các chi phí - lợi ích thành tiền sẽ là cơ sở để tính toán xác định hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên trong thực tế có những chi phí - lợi ích mang tính ít hữu hình như hình ảnh của công ty, chi phí do phải đóng cửa doanh nghiệp… là những chi phí - lợi ích rất khó lượng hóa thành tiền. Do đó, việc đánh giá thường không toàn diện và làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích hiệu quả đầu tư.
Ngoài việc xác định lợi ích - chi phí của dự án để đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư qua các chỉ tiêu chúng ta phải lựa chọn những thông số để tính toán.
Chọn thời gian thích hợp: về mặt lý thuyết phân tích kinh tế các dự án phải được kéo dài trong khoảng thời gian vừa đủ để có thể bao hàm hết mọi lợi ích và chi phí của dự án. Trong việc lựa chọn biến thời gian cần lưa ý hai nhân tố quan trọng sau:
Thời gian hoạt động hữu ích của dự án để tạo ra các sản phẩm đầu ra và các lợi ích kinh tế cơ sở mà dựa vào đó dự án được thiết kế. Khi lợi ích đầu ra trở nên rất nhỏ thì thời gian sống của dự án được xem như đã kết thúc.
Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong phân tích kinh tế của dự án. Việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu là hết sức quan trọng vì tỷ lệ chiết khấu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với việc lựa chọn biến thời gian thích hợp. Tỷ lệ chiết khấu cảng lớn thì thời gian sống tích cực của dự án càng nhỏ, bởi vì nó làm giảm đi giá trị hiện tại lợi ích của dự án theo thời gian tương lai
Tỷ lệ chiết khấu. Để chọn tỷ lệ chiết khấu thích hợp cần chú ý các điều kiện sau:
Tỷ lệ chiết khấu không phản ánh lạm phat, mọi giả cả sử dụng trong phân tích là thực hoặc không đổi
Để xác định và điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu cần căn cứ vào chi phí cơ hội của đồng tiền, chi phí của việc vay mượn và hệ thông xã hội về ưu tiên thời gian.
Đánh giá chỉ tiêu:
Thời gian hoàn vốn. Thời gian hoàn vốn là số thời gian cân thiết để dòng tiền lại ròng (CF) công dồn lại chính bằng khoản đầu tư ban đầu. Đây là chỉ tiêu quan trọng cho chúng ta có được cái nhìn đầu tiên về chi phí và lợi nhuận của dự án đầu tư. Giúp chúng ta cân nhắc được mức độ rủi ro trong đầu tư. Cụ thể là nếu thời gian hoàn vốn càng dài mức độ rủi ro càng lớn.
Thời gian hoàn vốn đơn. Thời gian hoàn vốn đơn là thời gian hoàn vốn chưa tính đến chiết khấu, được tính theo công thức:
=
Trong đó: C0 là vồn đầu tư ban đâu
CF1 là tiết kiệm ròng năm đầu tiên
Thời gian hoàn vốn có tính chiết khấu. Đây là những dòng tiền đã được chiết khấu trong tương lai hay các dòng tiền phát sinh tại các thời điểm khác nhau trong kỳ phân tích đã được tính chuyển về một mặt bằng thời gian. Nếu CF1 # CF2 #… # CFn (CFi đã tính chiết khấu) thì khi tính thời gian hoàn vốn được sử dụng phưong pháp công dồn, đến khi tổng các dòng tiền băng số tiền đầu tư ban đầu. Hoặc sử dụng phưng pháp trừ dần cho đến khi vốn đầu tư phải thu hồi nhỏ hơn hoặc băng 0
Cung một múc vốn đầu tư, dự án nào có thời gian hoàn vốn càng ngắn càng tốt vì thời gian hoàn vốn ngắn sẽ thu hồi vốn đầu tư nhanh và rủi ro thấp
Giá trị hiện tại ròng (NPV). Giá trị hiện tại ròng là mức lãi cả đời dự án quy về thời điểm hiện tại hoặc là hiệu số hiện của các khoản tiền thu và các khoản tiền chi đầu vào từ khi được chiết khấu với lãi suất thích hợp.
Công thức tính:
NPV =
Trong đó:
r: tỷ lệ chiết khấu
n: tuổi thọ dự án
t: thời gian tương ứng (t = 0, 1, 2, …, n)
Bt: lợi ích năm t
Ct: chi phí năm t
Giá trị hiện tại ròng là chỉ tiêu rất quan trọng trong phân tích tài chính dự án đầu tư, nó phản ánh chính xác khái niệm giá trị thời gian của đồng tiền. Chỉ tiêu NPV chỉ ra cho nhà đầu tư thấy sự khác nhau giữa giá trị hiện tại đầu vào (tiết kiệm) và giá trị hiện tại đầu ra (đầu tư cơ bản)
Giá trị NPV phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu. Sử dụng tỷ lệ chiết khấu để tính NPV cho chúng ta dự báo tương lai trong quá trình đầu tư. Nếu giá trị NPV dương thì dự án có khả năng được chập nhận và ngước lại nếnu giá trị NPV âm thì dự án có thể không được chập nhận
Tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR)
Tỷ suất lợi ích - chi phí là tổng giá trị hiện tại của các lợi ích so với tổng giá trị hiện tại của chi phí
BCR =
Nếu BCR > 1: dự án có lại và làm tăng giá trị của doanh nghiệp
BCR = 1: dự án hòa vốn
BCR < 1 dự án không khả thi về mặt tài chính
Tỷ suất vốn nội bộ (IRR)
Tỷ suất vốn nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà tại đó giá trị NPV = 0, hệ số IRR có thể tính được trên cơ sở cân bằng giá trị hiện tại của dòng thu nhập và dòng chi phí của dự án.
=
(NPV = 0)
IRR là tỷ lệ lãi suất tiền vay cao nhất nhà đầu tư có thể chấp nhận được để vay vốn thự hiện dự án mà không sợ thua lỗ. Lại suất tiền vay càng nhở hơn IRR thì khả năng sinh lời của dự án cang cao.
Tóm lại, tất cả các chỉ tiêu trên là những tiêu chuẩn làm căn cứ để chúng ta có thể thấy được hiệu quả của dự án về mặt tài chính
.
Thực trạng hoạt động sản xuất và sự cần thiết của việc thực hiện giải pháp tái sử dụng nước thải tại Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng, Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội
Thực trạng lao động sản xuất tại Xí nghiệp cao su số 3 và Xí nghiệp năng lượng
Khái quát chung về Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng – Hà Nội
Phạm vi, quy mô và hiện trạng hoạt động kịnh doanh của Công ty
Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng có tiền thân là nhà máy Cao Su Sao Vàng Hà Nội. Nhà máy Cao Su Sao Vàng được thành lập vào ngày 23/05/1960, đến ngày 27/08/1992 theo quyết định số 645/CNNG của Bộ Công nghiệp nặng nhà máy đổi tên thành Công ty Cao Su Sao Vàng. Đến ngày 07/03/2006 căn cứ vào công văn số 1069/BCN-TCCB ngày 01/03/2006 và công văn số 180/HCVN-HDQT ngày 01/03/2006 của Hội Đồng Quản trị tổng Công ty Hóa chất Việt Nam, Công ty được đổi tên thành Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng.
Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng có địa chỉ 231 NGuyễn Trãi, Quận Thanh Xuân – Hà Nội nằm cạnh Công ty Xà phòng và Công ty cổ phần thuốc lá. Ngoài cơ sở ở 231 Nguyễn Trãi Công ty còn có ba nhà máy thành viên: Xí Nghiệp luyện cao su Xuân Hòa, Vĩnh Phúc; Chi nhánh Cao su Thái Bình, Thái Bình; Nhà máy Cao su Nghệ An, Nghệ An. Tại địa chỉ 231 Nguyễn Trãi, Công ty có 5 Xí nghệp tham gia hoạt động sản xuất với tổng diện tích cơ sở là 7.3ha. Các xí nghiệp đó là:
Xí nghiệp cao su số 1: Chuyên sản xuất săm lốp xe máy, xe đạp, băng tải gioăng cao su, dây curoa, cao su chống ăn mòn, ống cao su
Xí nghiệp cao su số 2: Chuyên sản xuất săm lốp xe đạp các loại, ngoài ra có phân xưởng sản xuất tanh xe._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0075.doc