Đánh giá hiệu qủa kinh tế - Xã hội - môi trường của dự án xây dựng mô hình xã hội hoá công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị Trấn Quế tại huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế - Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đề tài: Đánh giá hiệu qủa kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng mô hình xã hội hóa công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị Trấn Quế tại huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam” Sinh viên: ĐỐ PHƯƠNG THẢO Lớp: Kinh tế và quản lý môi trường Khóa: 48 Hệ: CQ GVHD: PGS.TS. NGUYỄN THẾ

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu qủa kinh tế - Xã hội - môi trường của dự án xây dựng mô hình xã hội hoá công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị Trấn Quế tại huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHINH Hà nội, tháng 5 năm 2010 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 CBA Phương pháp phân tích chi phí lợi ích 3 CN- TTCN Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp 4 CNH - HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa 5 ĐCSVN Đảng cộng sản Việt Nam 6 GTGT Gía trị gia tăng 7 NNVN Nhà nước Việt Nam 8 XHH Xã hội hóa 9 PCDA Hợp phần kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 VSMT Vệ sinh môi trường 12 VSPT Vệ sinh phong trào DANH MỤC SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ Tên Trang Biểu đồ 2.1: Biểu đồ dự báo tổng lượng rác phát sinh trong khu vực dự án đến năm 2020 35 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện thành phần chất thải 36 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quản lý chất thải rắn 17 Sơ đồ 2.1: Mô hình thu gom rác thải 38 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ công tác thu gom vận chuyển rác 40 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Nhiệt độ trung bình các tháng và năm 27 Bảng 2: Lượng mưa trong các tháng và năm 28 Bảng 3: Sử dụng đất trong khu vực dự án 29 Bảng 4: Dân số năm 2009 trong vùng dự án 31 Bảng 5: Tổng lượng rác thải phát sinh năm 2009 34 Bảng 6: Dự báo tổng lượng rác thải phát sinh trong đến năm 2020 trong khu vự dự án 34 Bảng 7: Thành phần rác thải tại khu vự dự án 36S Bảng 8 Khối lượng rác thu gom được trong các đợt VSPT tại 4 xã năm 2009 42 Bảng 9: Kinh phí tổ chức hội nghị tổng kết, tuyên truyền 43 Bảng 10 : Kinh phí đầu tư cho công tác thu gom tại địa bàn dự án 44 Bảng 11: Kinh phí đầu tư cho xây dựng trạm xử lý rác 47 Bảng 12: Chi phí nhiên vật liệu hàng năm: 49 Bảng 13: Chi phí quản lý và lương hàng năm 50 Bảng 14: chi phí cho lái xe của nhà máy 51 Bảng 15:Tổng kết chi phí của dự án 52 Bảng 16: Doanh thu của trạm xử lý rác 20 tấn/ ngày 53 Bảng 17: Tiền lương của công nhân thu gom rác của 4 xã 54 Bảng 18: Dụng cụ thu gom rác của mỗi xã 55 Bảng 19: Chi phí dụng cụ bình quân 1 công nhân năm 2009 55 Bảng 20: Chi phí thuốc men khi mắc bệnh do ô nhiễm môi trường 56 Bảng 21: Chi phí thiệt hại do nghỉ ốm 57 Bảng 22: Tổng kết lợi ích của dự án 57 Bảng 23: Thời gian hoàn vốn 60 Bảng 24 : Phân tích độ nhạy khi r thay đổi 61 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn thực tập là PGS.TS Nguyễn Thế Chinh đã hướng dẫn em rất nhiều ngay từ khi mới hình thành lên đề tài của chuyên đề tốt nghiệp này và em luôn nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của thầy trong suốt quá trình làm việc. Tiếp theo, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể cán bộ nhân viên ban Dự báo và Chiến lược - Viện chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường đã giúp em hoàn thành bài viết này Cuối cùng em cũng xin được cảm ơn cán bộ của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim bảng đã cung cấp cho em nhưng số liệu qúy gía giúp cho em hoàn thành bài viết này. Lời cam đoan "Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường”. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2010 Ký tên Đỗ Phương Thảo LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần nghiên cứu của đề tài Trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường là ba nội dung cơ bản hướng tới phát triển bền vững. Một trong những nhiệm vụ bảo vệ môi trường là quản lý hiệu quả chất thải, trong đó có chất thải rắn để ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, tái sinh, tái sử dụng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên… Đây là những vấn đề bức xúc, khó khăn ở nước ta trong nhiều năm qua. Vì vậy, cần phải tìm nhiều giải pháp kỹ thuật, công nghệ, đồng thời nâng cao vai trò cộng đồng, thực hiện xã hội hoá nhằm phát huy mọi nguồn lực tham gia quản lý chất thải rắn ngày càng tốt hơn. Việc đẩy mạnh XHH hoạt động bảo vệ môi trường được coi là một trong những giải pháp chính và có tầm chiến lược lâu dài. Và giải pháp này đã được khẳng định tại Nghị quyết 41-NQ/TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước và Chiến lược Quốc gia về bảovệ môi trường đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Chất thải rắn hiện nay đang trở thành một vấn đề nan giải và bức xúc của toàn xã hội, lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng gia tăng không chỉ ở khu vực thành thị mà cả ở khu vực nông thôn. Nông nghiệp, nông thôn đang trong quá trình phát triển, tất yếu phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến môi trường, trong đó có ô nhiễm môi trường, nhưng do nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường chưa cao vì vậy nhiều địa phương cũng đã từng bước áp dụng mô hình XHHBVMT và đặc biệt là mô hình XHH thu gom, phân loại và xử lý chất thải. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế môi trường nhận thấy tình trạng ô nhiễm môi trường của địa phương mình ngày càng nghiêm trọng, bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, chính vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hiệu qủa kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng mô hình xã hội hóa công tác phân loại, thu gom và xử lý rác thải cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị Trấn Quế tại huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam” từ kết quả phân tích trong đề tài này thấy được hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường mà mô hình mang lại từ đó nhân rộng trên địa của huyện, các huyện khác trong tỉnh và cả nước. 2. Mục đích của đề tài Đánh giá hiệu quả của dự án xây dựng mô hình XHH công tác thu gom, phân loại, xử lý rác thải, từ đó thấy được lợi ích của mô hình, đề xuất các giải pháp về khả năng nhân rộng trên địa bàn của huyện, tỉnh và cả nước. 3. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề Phạm vi nội dung: Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường. Phạm vi thời gian: Nguồn cơ sỏ dữ liệu từ năm năm 2009 đến nay. Phạm vị không gian: 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế thuộc huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. 4. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra, khảo sát: phương pháp này có thể giúp tác giả gặp gỡ trực tiếp người dân, điều tra, khảo sát tại các ủy ban nhân dân xã, huyện trên địa bàn nghiên cứu để thu thập các số liệu cần thiết. Phương pháp tính toán dựa trên phần mềm excel: để tính toán các chỉ tiêu trong CBA. - Phương pháp thu thập thông tin: dùng đề thu thập tài liệu nghiên cứu, nguồn thông tin được thu thập rất phong phú từ nguồn khác nhau như trên mạng Internet, báo, sách vở…. Thông tin ở đây là những tài liệu hay số liệu cần thiết phục vụ cho việc viết chuyên đề này. - Phương pháp chi phí lợi ích: Sử dụng để phân tích hiệu qủa kinh tế của dự án 5. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo phần nội dung chính gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của mô hình XHH công tác thu gom, phân loại và xử lý rác thải. Chương II: Thực trạng hoạt động của mô hình XHH công tác thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế- huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của việc áp dụng mô hình. Đề xuất, kiến nghị CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ- XÃ HỘI- MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC THU GOM, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ RÁC THẢI 1.1. Khái niệm công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường nói chung, công tác thu gom, phân loại, xử lý chất thải nói riêng 1.1.1. Xã hội hóa bảo vệ môi trường ĐCSVN và NNVN ta đã đặt vị trí quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội, xác định xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực để huy động sự đóng góp của cộng động trong công tác bảo vệ môi trường, điều này đã được thể hiện rõ trong chỉ thị số 36/CT- TW ngày 25/6/1998. Xã hội hoá bảo vệ môi trường còn là quan điểm trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân” (Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Quyết định số 256/2003/QĐ -TTg, ngày 2/12/2003). Quan điểm này được thể hiện rõ nhất bằng chương trình xã hội hoá bảo vệ môi trường. Đây là 1/36 chương trình, kế hoạch, đề án, dự án ưu tiên cấp quốc gia về bảo vệ môi trường (Ban hành kèm theo quyết định số 256/2003/QĐ -TTg, ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020). Quan điểm xã hội hoá bảo vệ môi trường cần được hiểu theo quan điểm phát triển cộng đồng, phát triển bền vững, tức là phải giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường sống bằng chính nội lực với ngoại lực để đem lại lợi ích thiết thực, thiết yếu, thiết thân với mỗi người dân, mỗi cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và toàn xã hội, không chỉ hiện tại mà cả tương lai nữa. Bảo vệ môi trường là bảo vệ tương lai. Phá hoại môi trường sống là có tội với tương lai. Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là sự kết hợp hài hoà vai trò của cộng đồng với sự quản lý của nhà nước vào các lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường, tạo điều kiện để các cá nhân tổ chức, các thành phần kinh tế tham gia góp sức vào bảo vệ môi trường, chia sẻ gánh nặng với nhà nước trong lĩnh vực này để nhà nước tập trung và phát triển vào các lĩnh vực khác đòi hỏi đầu tư lớn và kỹ thuật cao hơn. Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau liên quan đến xã hội hóa bảo vệ môi trường. Trong đề tài nghiên cứu này tôi xin được nêu một số các quan niệm sau: Theo Tiến sĩ Trần Thanh Lâm (Tạp chí bảo vệ môi trường số 9/2003): Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là quá trình chuyển hoá tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quản lý mới trong hoạt động bảo vệ môi trường trên cơ sở đồng trách nhiệm, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường đề đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Theo Giáo sư Nguyễn Viết Phổ- tạp chí bảo vệ môi trường số 2/2002: Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là việc huy động sự tham gia của của toàn xã hội vào sự nghiệp bảo vệ môi trường của đất nước. Hay nói cách khác, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là phải biến chủ trương bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tầng lớp trong xã hội, từ những nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý tới mọi người dân trong xã hội. Theo Sở giao thông công chính thành phố Hà Nội năm 2000: Xã hội hoá là việc vận động và tổ chức toàn xã hội và nhân dân tham gia một cách rộng rãi vào công tác bảo vệ môi trường nhằm cải thiện môi trường và từng bước nâng cao mức hưởng thụ vật chất và tinh thần của người dân. Theo TS. Lê Huỳnh Mai và Ths. Nguyễn Minh Phong- Viện Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội: xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường được hiểu là việc cho phép các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, hợp tác xã ngoài khu vực kinh tế nhà nước tự do hóa kinh doanh các hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường, cùng với quá trình thu hẹp các lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước kéo dài suốt nửa thế kỷ qua. Mặt khác, xã hội hóa còn đồng nghĩa với việc người dân và các đối tượng tiếp nhận lợi ích môi trường tăng thêm đóng góp tài chính (thuế, cước phí dịch vụ, thậm chí cả một phần vốn đầu tư ban đầu...) và chủ động tham gia giám sát rộng rãi, dân chủ hơn để được thụ hưởng các dịch vụ và tiện ích môi trường đa dạng hơn, chất lượng cao hơn, thuận tiện và phù hợp nhu cầu của mình hơn... Tóm lại, các khái niệm trên tuy được phát biểu khác nhau nhưng đều có một điểm chung đó là việc huy động mọi nguồn lực từ vật chất, tinh thần và con người của cộng đồng, của toàn xã hội vào công tác bảo vệ môi trường đồng thời biến công tác bảo vệ môi trường trở thành quyền lợi và nghĩa vụ của toàn dân. XHH công tác bảo vệ môi trường là sư kết hợp hài hoà giữa vai trò của nhân dân và sự đầu tư quản lý của nhà nước, kết hợp lợi ích của cộng đồng với các thành phần kinh tế cùng tham gia nhằm chia sẻ bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước và địa phương. Khi cộng đồng tham gia vào công tác quản lý môi trường thì nhà nước sẽ có thêm nguồn lực để giải quyết các vấn đề ưu tiên khác. Như chúng ta thấy hiện nay lượng rác không những ở khu vực thành thị mà ngay cả ở nông thôn ngày càng tăng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường thì xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường lại càng trở thành vấn đề cấp thiết. XHH được xem xét chủ yếu trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải thải có nghĩa là nhà nước sẽ khuyến khích các cá nhân và tổ chức tham gia vào khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải một cách tích cực nhằm nâng cao chất lượng của công tác VSMT đồng thời giảm sự bao cấp của nhà nước. 1.1.2 Sự cần thiết của vấn đề xã hội hoá trong quản lý chất thải rắn XHH công tác bảo vệ môi trường là chủ trương, định hướng chiến lược lớn, lâu dài của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Hiểu một cách đơn giản, xã hội hoá trong công tác bảo vệ môi trường là nâng cao nhận thức về môi trường của cộng đồng và huy động các nguồn lực trong xã hội cũng như ban hành các chính sách, cơ chế, các điều kiện thuận lợi nhằm thực hiện các công tác bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng. Hiện nay các hoạt động trong công tác quản lý chất thải rắn chủ yếu do các công ty môi trường đô thị đảm nhiệm; trừ một số ít đô thị có sự tham gia của cộng đồng nhưng chủ yếu là thu gom, vận chuyển. Như vậy công tác quản lý chất thải rắn hiện nay đang sử dụng nguồn vốn rất lớn từ ngân sách nhà nước đặc biệt là công tác xử lý và tiêu huỷ chất thải. Khi hoạt động quản lý chất thải được xã hội hoá sẽ đem lại nhiều lợi ích, đó là các lợi ích sau: Nâng cao chất lượng môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của người dân; Khuyến khích các tổ chức, cá nhân các thành phần kinh tế tham gia giải quyết đến vấn đề vệ sinh môi trường; Từng bước giảm dần sự bao cấp của nhà nước, tăng nguồn đóng góp của người dân, huy động các nguồn vốn hiện có của người dân; Tạo công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho một bộ phận dân cư địa phương; Tạo sức mạnh tổng hợp trong lĩnh vực quản lý rác thải Nguồn lực về con người và vật chất được thu hút, công tác quản lý chất thải sẽ có điều kiện phát triển, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước; tham gia giải quyết những khâu còn bất cập trong quản lý mà Nhà nước chưa có đủ điều kiện và khả năng làm tốt. Khi việc cung ứng dịch vụ hạ tầng cho quản lý chất thải được xã hội hoá sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng, vận hành và khai thác, hạn chế được thất thoát trong đầu tư xây dựng và cải thiện được chất lượng dịch vụ… Tạo được sự năng động của xã hội trong quản lý chất thải, tăng cường tính tự lực và tính chủ động của cộng đồng, cùng nhau giải quyết các vấn đề môi trường xảy ra hàng ngày tại địa phương. Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp mà mọi người dân đều được hưởng lợi, giảm thiểu các nguy cơ về tai biến hoá, lý, sinh, do chất thải gây ra. Thực tế cho thấy, nhiều công việc không thể dựa hoàn toàn vào Nhà nước mà phải huy động thêm lực lượng của cộng đồng tham gia mới đạt hiệu quả cao. Việc XHH nhằm huy động cộng đồng dân cư tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, góp phần hạn chế các tệ nạn tham nhũng, quan liêu. Mặt khác thông qua các hoạt động này giúp người dân thấy được vai trò và trách nhiệm của mình đối với môi trường, qua đó tạo ra những chuyển biến tích cực về thói quen và nếp sống thân thiện với môi trường. 1.1.3. Mô hình xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện những nội dung cơ bản của xã hội hoá hoạt động BVMT như xác định trách nhiệm các bên; tạo cơ sở pháp lý cho cộng đồng; xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước BVMT; phát triển phong trào quần chúng; xây dựng mô hình BVMT lồng ghép các mô hình kinh tế-xã hội; huy động cộng đồng đóng góp nguồn lực... Trên cả nước, nhiều mô hình xã hội hoá BVMT đã được xây dựng và vận hành tương đối hiệu quả. Những mô hình này có thể được chia thành 4 loại: xã hội hoá BVMT trong đời sống sinh hoạt; xã hội hoá BVMT trong nông nghiệp; xã hội hoá BVMT trong công nghiệp; phong trào xã hội hoá BVMT. Có thể kể ra nhiều mô hình đã hoạt động hiệu quả: Thu gom rác dân lập tại thị xã Cửa Lò, Nghệ An; Phát triển kinh tế gắn với BVMT tại xã Thuỷ Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Tây; Xử lý các chất thải sinh hoạt và chăn nuôi góp phần cải thiện môi trường sống và bảo vệ môi trường tại xã Quý Lộc, huyện Yên Định, Thanh Hoá; Xây dựng hương ước bảo vệ môi trường tại làng Chiết Bi, Thuỷ Tân, Hương Thuỷ, Thừa Thiên - Huế; cam kết bảo vệ môi trường tại xã Thanh Sơn, huyện Sơn Động, Bắc Giang... Mô hình xã hội hoá BVMT công nghiệp có tính điển hình là việc áp dụng tiếp cận sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Cho đến nay, đã có trên 100 doanh nghiệp của 31 tỉnh, thành phố áp dụng mô hình này. Trung tâm sản xuất sạch hơn đã đào tạo được trên 100 cán bộ chuyên sâu để triển khai mô hình trong các doanh nghiệp. Với xã hội hoá BVMT, những phong trào điển hình là: Thiếu nhi vì màu xanh quê hương; Xây dựng trang trại trẻ; Phong trào tình nguyện của thanh niên BVMT; Phong trào phụ nữ tự quản xử lý rác thải, cụ thể là việc thành lập các tổ phụ nữ tự quản thu gom rác ở Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội. 1.2 Quản lý rác thải 1.2.1 Chất thải là gì? Chất thải rắn, còn gọi là rác, là các chất bị loại bỏ trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật. Theo điều 2 – luật bảo vệ môi trường năm 2005: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác Theo giáo trình kinh tế chất thải – nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội năm 2005: Chất thải được hiểu là bất kì loại vật liệu nào mà cá nhân không còn dùng nữa, chúng không còn có tác dụng gì nữa với cá nhân đó và được loại thải ra môi trường. 1.2.2 Phân loại chất thải Các lại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách. a) Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ… b) Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da , giẻ vụn, cao su, chất dẻo… c) Theo bản chất nguồn tạo thành - chất thải rắn được phân thành các loại: Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau: - Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ … - Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các động vật khác. - Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. - Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than , củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than. - Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói… Chất thải rắn công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm: - Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro , xỉ trong các nhà máy nhiệt điện; - Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất; - Các phế thải trong quá trình công nghệ; - Bao bì đóng gói sản phẩm. Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình v.v…chất thải xây dựng gồm: - Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng; - Đất đá do việc đào móng trong xây dựng ; - Các vật liệu như kim loại, chất dẻo… Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt , bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố. Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ… Hiện tại việc quản lý và xả các loại chất thải nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các công ty môi trường đô thị của các địa phương. d) theo mức độ nguy hại - chất thải rắn được phân thành các loại: Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng , độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan.. có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người , động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp. Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại với môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Theo quy chế quản lý chất thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện bao gồm: - Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị , phẫu thuật; - Các loại kim tiêm, ống tiêm; - Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ; - Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân; - Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân, Cadimi, Arsen, Xianua … - Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện. Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc tính cao, tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó. Các chất thải nguy hại từ các hoạt động công nghiệp chủ yếu là các loại phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật. Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần 1.2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn Hộ gia đình (nhà ở riêng biệt, khu tập thể chung, cư…): Thực phẩm thừa, vải, da, gỗ, thủy tinh, các chất thải độc hại sử dụng trong gia đình.. Thương mại (kho, quán ăn, chợ, văn phòng, khách sạn,…): giấu carton, gỗ, thức ăn thừa, thuỷ tinh, kim loại, các chất thải độc hại,… Cơ quan ( trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính…) chất thải giống như chất thải thương mại Xây dựng, di dời (các địa điểm xây dựng mới, sửa chữa đường sá, di dời nhà cửa…): gỗ, thép, gạch, bê tông, vữa,… Dịch vụ công cộng (rửa đường, tu sửa cảnh quan, công viên, bãi biển…) các loại rác đường, cành, lá cây, các loại rác công viên, bãi biển… Các nhà máy xử lý ô nhiễm: tro, bùn, cặn… Công nghiệp (xây dựng, chế tạo, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, lọc dầu, …) chất thải từ các quá trình công nghiệp, các chất thải không phải từ quá trình công nghiệp như thức ăn thừa, tro bã. 1.2.4 Quản lý chất thải rắn Quản lý chất thải rắn bao gồm các công đoạn chính thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quản lý chất thải rắn Thu gom Vận chuyển rác Xử lý rác chôn lấp thiêu đốt tái chế Thu gom chất thải: Chất thải từ nguồn phát sinh được tập trung về một địa điểm bằng các phương tiện chuyên chở thô sơ hay cơ giới. Việc thu gom có thể được tiến hành sau khi đã qua công đoạn phân loại sơ bộ hay chưa được phân loại. Sau khi thu gom rác có thể chuyển trực tiếp đến nơ xử lý hay qua các trạm trung chuyển. Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp, trung chuyển hay chôn lấp. Thu gom sơ cấp (thu gom ban đầu) là cách mà theo đó rác thải được thu gom từ nguồn phát sinh ra nó (nhà ở hay những cơ sở thương mại) và chở đến các bãi chứa chung, các địa điểm hoặc bãi chuyển tiếp. Thường thì các hệ thống thu gom sơ cấp ở các nước đang phát triển bao gồm những xe chở rác nhỏ, xe hai bánh kéo bằng tay để thu gom rác và chở đến các bãi chứa chung hay những điểm chuyển tiếp. Do vậy, thu gom ban đầu sẽ được cần đến trong mọi hệ thống quản lý thu gom và vận chuyển, còn thu gom thứ cấp lại phụ thuộc vào các loại xe cộ thu gom được lựa chọn hay có thể có được và vào hệ thống và các phương tiện vận chuyển tại chỗ. Khi thu gom rác thải từ các nhà ở hay công sở thường ít chi phí hơn so với việc quét dọn chúng từ đường phố đồng thời cần phải có những điểm chứa ở khoảng cách thuận tiện cho những người có rác và chúng cần được quy hoạch, thiết kế sao cho rác thải được đưa vào thùng chứa đựng đúng vị trí tạo điều kiện thuận lợi cho thu gom thứ cấp. Tái sử dụng và tái chế chất thải: Công đoạn này có thể được tiến hành ngay tại nơi phát sinh hoặc sau quá trình phân loại, tuyển lựa. Tái sử dụng là sử dụng lại nguyên dạng chất thải, không qua tái chế (chẳng hạn tái sử dụng chai, lọ…); tái chế là sử dụng chất thải làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm khác (chẳng hạn tái chế nhựa, tái chế kim loại…). Xử lý chất thải: Phần chất thải sau khi đã được tuyển lựa để tái sử dụng hoặc tái chế sẽ qua công đoạn xử lý cuối cùng bằng đốt hay chôn lấp. Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng. 1.3 Đánh giá hiệu quả của mô hình 1.3.1 Đánh giá về hiệu qủa kinh tế Để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án này ta sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA). Đứng trên góc độ xã hội ta có thể thấy được những chi phí và lợi ích mà dự án mang lại như sau: 1.3.1.1 Phân tích chi phí Chi phí xây dựng trạm xử lý rác thải Chi phí tuyên truyền và tổ chức tuyên truyền Chi phí đầu tư cho công tác thu gom rác. Chi phí nhiên vật liệu của trạm xử lý rác Chi phí khấu hao máy móc Chi phí vận hành quản lý Chi phí vận chuyển rác 1.3.1.2 Phân tích lợi ích Lợi ích tiết kiệm được từ thu gom chất thải rắn của các mô hình cộng đồng tự quản và các đợt VSPT. Lợi ích từ việc tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương Lợi ích thu được từ việc tái chế chất thải Lợi ích thu được từ việc giảm chi phí liên quan đến các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường. 1.3.2 Hiệu quả về xã hội Tạo công ăn việc làm: Mô hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đã mang lại rất nhiều hiệu qủa về mặt xã hội. Đó là tạo thêm công ăn việc làm cho một số người không có trình độ hiện đang thất nghiệp nhờ vào hoạt động thu gom rác, điều đó cũng có nghĩa là thu nhập của một bộ phận công nhân tham gia vào công tác XHH này tăng lên. Đảm bảo sức khỏe: Như chúng ta đã biết môi trường là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta, liên quan đến không khí chúng ta hít thở hít thở hàng ngày, đến tuổi thọ..Theo tổng kết của Tổ chức Y tế thế giới, 80% bệnh tật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm ở các nước đang phát triển là do môi trường sống mất vệ sinh và nguồn nước bị nhiễm bẩn. Đối tượng dễ mắc bệnh và có tỷ lệ tử vong cao là phụ nữ và trẻ em.. Vì vậy khi công tác XHH công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn được thực hiện thì ý thức bảo vệ môi trường của từng người dân được nâng cao, rác thải sẽ được thu gom và để đúng nơi quy định tránh tình trạng vứt rác bừa bãi, bên cạnh đó rác thải cũng được quan tâm xử lý đúng kĩ thuật được chôn lấp hoặc được tái chế vì vậy cũng giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Văn minh xã hội: vấn đề vệ sinh môi trường là vấn đề cần được sự quan tâm của mọi tầng lớp dân cư. Vì vậy việc phát sinh chất thải liên quan đến mọi cá nhân trong xã hội, khi thực hiện mô hình xã hội hoá công tác thu gom, phân loại và xử lý rác thải với sự tham gia của cộng đồng sẽ thu hút được sự quan tâm của quần chúng nhân dân của các tổ chức đoàn thể do đó nó sẽ mang lại hiệu quả về mặt xã hội là mở rộng phong trào của các tầng lớp nhân dân trong vấn đề bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó ý thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao, họ sẽ ý thức được việc vứt rác đúng nơi quy định làm cho môi trường trong sạch, văn minh hơn. 1.3.3 Hiệu quả về môi trường Khi mô hình này chưa được thực hiện thì ở các khu đô thị lớn việc thu gom rác thải chủ yếu do các xí nghiệp cũng như các công ty môi trường đảm nhiệm, còn đối với khu vực nông thôn thì phần lớn là vứt rác bừa bãi hoặc nếu có thu gom rác thì chỉ ở quy mô nhỏ lẻ. Vì vậy lượng rác thu gom được chưa cao, lượng rác tồn đọng lớn. Khi mô hình này được triển khai lượng rác được thu gom, xử lý cao hơn, góp phần tạo môi trường xanh, sạch, đẹp. Ngoài ra nó còn tiết kiệm được quỹ đất do tình trạng đổ thải rác bừa bãi, không quy hoạch cụ thể. 1.3.4 Hiệu quả về quản lý Việc thực hiện mô hình xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sẽ giúp cho hiệu quả quản lý chất thải rắn tốt hơn, có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhân dân và chính quyền địa phương, với nhà máy xử lý chất thải rắn. 1.4. Sử dụng CBA để đánh giá hiệu quả kinh tế 1.4.1. Khái niệm Việc giải quyết bất cứ một công việc gì, ta luôn cân nhắc giữa hai vấn đề: một là những lợi ích có được, hai là những chi phí mà ta mất đi. Sau khi phân tích, so sánh giữa hai yếu tố này sẽ đi đến quyết định: Thực hiện công việc nếu tổng lợi ích lớn hơn tổng chi phí Không thực hiện nếu tổng lợi ích nhỏ hơn tổng chi phí Tính tới chi phí cơ hội nếu tổng lợi ích nhỏ hơn tổng chi phí Dựa trên cơ sở đó các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về CBA: Phân tích lợi ích chi phí là mội kỹ thuật phân tích để đi đến một quyết định xem có nên tiến hành các dự án đã triển khi hay không hay là hiện tại có nên cho triển khai các dự án được đề xuất hay không. Nó cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn hai hay nhiều các đề xuất dự án loại trừ lẫn nhau. Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi._. đầu vào cũng như đầu ra của dự án. Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra. Nếu lợi ích dự án đem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đánh giá và nên được triển khai. 1.4.2. Các bước cơ bản trong CBA Quá trình thực hiện CBA phải tuân thủ theo những bước nhất định. Tùy theo mức độ đòi hỏi chi tiết và đối tượng cần phải nắm bắt kĩ thuật này mà có thể chia nhỏ các bước ở các mức chi tiết khác nhau. Chính vì vậy trong các tài liệu có thể người ta có nhiều cách phân chia. Nhưng đối với chuyên ngành kinh tế và quản lý môi trường thì chia thành 9 bước, cụ thể như sau: Bước 1: xác định chi phí thuộc ai ? và lợi ích thuộc ai? Bước này cho ta cách nhìn về phân rõ chi phí, lợi ích thuộc sở hữu của đối tượng nào, quyền lợi và nghĩa vụ của ai phải thực hiện nó. Khi bước vào phân tích người làm CBA phải thể hiện rõ quan điểm của mình, trên mỗi quan điểm khác nhau việc xác định các chi phí, lợi ích là khác nhau. Do đó kết quả phân tích hoàn toàn khác nhau. Bước 2: Lựa chọn những danh mục đầu tư thay thế Trong cùng một chương trình hay một dự án thực hiện có nhiều giải pháp khác nhau và có thể thay thế cho nhau, người làm phân tích sẽ phải liệt kê tất cả các giải pháp có thể. Với những giải pháp thay thế có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp theo mong muốn của nhà quản lý. Tùy theo loại dự án có thể thiết lập mối quan hệ giữa quy mô dự án và giải pháp lựa chọn. Giả sử có n quy mô, k giá trị có thể có được → sẽ có kn giải pháp lựa chọn. Trong trường hợp khả nănh không thể loại bỏ thì nên trình bày phương án có giải thích giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở để họ lựa chọn trong số các phương án đưa ra. Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và các chỉ số đo lường Là bước tiếp theo sau khi lựa chọn được các giải pháp thay thế, có ý nghĩa hết sức quan trọng để từ đó cho ta quy đổi các ảnh hưởng tiềm năng này ra giá trị tiền tệ để đưa vào tính toán. Tuy nhiên để nhìn nhận được vấn đề này đòi hỏi người làm CBA phải có hiểu biết khá rộng và tầm nhìn khá đầy đủ từ những kiến thức có tính khoa học đến tính thực tiễn. Bước 4: Tính toán quy đổi về lượng Trong suốt tiến trình của dự án những tác động tiềm năng hay những ảnh hưởng có thể xảy ra, người làm phân tích phải có trách nhiệm chuyển đổi tất cả những ảnh hưởng đó về sản lượng cụ thể để làm cơ sở cho tính toán sau này quy về tiền thông qua những chỉ tiêu mà chúng ta đã xác lập. Trong bước này người làm phân tích dựa trên các chỉ số sẽ xác định lượng khi thực hiện chương trình hay dự án do tác động tiềm năng xảy ra. thông thường là sử dụng phương pháp dự báo có cơ sở khoa học. Tất cả các chỉ số phải được quy đổi về lượng để chuẩn bị quy đổi ra thành tiền. Tuy nhiên trong thực tế như đã đề cập có những trường hợp việc quy đổi về lượng cũng gặp rất nhiều những khó khăn mặc dù chúng ta có thể nhận biết được những ảnh hưởng tiềm năng. Như vậy đòi hỏi người làm phân tích vẫn phải liệt kê ra những tác động đó nhưng phải chú thích là chưa quy đổi được. Vì giúp cho những nhà hoạch định nhận thức được những tác động xảy ra về chi phí và lợi ích khi thực hiện dự án sẽ xảy ra. Bước 5: Lượng hóa bằng tiền Trên cơ sở lượng đã quy đổi của các chỉ số trong từng yếu tố chúng ta phải xác định giá để quy đổi ra tiền, như chúng ta biết việc xác định giá dựa trên hai phương pháp chính: Dựa vào giá thị trường: giá thị trường là giá được thể hiện trên thị trường mà không có sự can thiệp của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào nhưng thông thường người ta sẽ tính theo giá thị trường quốc tế. điều này rất có ý nghĩa đối với người làm phân tích. Dựa vào giá tham khảo: là những giá xác định được bằng lượng nhưng không có giá trên thị trường. thông thường người ta phải dựa vào cơ sở khoa học hay thực tiễn nào đó để tính. Trong thực tế người làm CBA, các nhà hoạch định chính sách đòi hỏi lớn nhất là giá tham khảo. Làm thế nào để thuyết minh được giá trị của các dự án, đặc biệt là các yếu tố đã quy về lượng. Đây cũng là cơ sở cho nhiều trường hợp tính toán khi đấu thầu dự án để đưa ra một phương án tối ưu nhất. Bước 6: Quy đổi về giá trị hiện tại Khi tính toán đòi hỏi các số liệu về giá trị tiền tệ phải cùng một thời điểm. đảm bảo tính đồng nhất về giá trị tiền tệ, chính vì vậy việc tính toán ở bước 5 ở các thời điểm khác nhau đòi hỏi người làm phân tích phải thực hiện nhiệm vụ quy đổi giá trị hiện tại thời điểm tính toán và để thực hiện nhiệm vụ này người ta phải sử dụng tỷ lệ chiết khấu. Chú ý các dự án môi trường thông thường người ta dùng tỷ lệ chiết khấu xã hội. Tỷ lệ này có thể là do quy định của các quốc gia, các tổ chức tài trợ. Bước 7: Tổng kết các dòng tiền chi phí và lợi ích. Để thực hiện bước này thông thường người ta dùng các chỉ tiêu cơ bản trong phân tích chi phí – lợi ích để phân tích như chỉ tiêu: giá trị hiện tại ròng ( NPV), Tỷ lệ chi phí- lợi ích (BCR), Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), Thời gian thu hồi vốn (T)….Bước này mặc dù đơn giản nhưng phản ánh toàn bộ kết quả mà chúng ta đã làm trước đó và nó cho ta một con số cụ thể để nhà hoạch định chính sách ra quyết định và đây chính là tính ưu việt của CBA. Bước 8: Phân tích độ nhạy Trên cơ sở đã tổng hợp để có những phép thử đối với những biễn động của xã hội thông qua sự thay đổi r. Khi r thay đổi thì các chỉ tiêu đã tổng hợp biến đổi như thế nào, đặc biệt là NPV với giá trị nào của r thỉ NPV < 0. Mục đích giúp cho các nhà đầu tư và các nhà hoạch định định lường trước các khả năng xảy ra trong thời gian xác định, với những biến động làm thay đổi r thì dự án có chấp nhận không. Thực hiện bước này nhằm tránh được những rủi ro xảy ra thông qua biến động xã hội. Bước 9: Đề xuất, tiến cử những phương án có lợi ích xã hội cao nhất. Đây là bước cuối cùng của phân tích chi phí – lợi ích. Nhiệm vụ của người làm phân tích là phải đề xuất các phương án lựa chọn cho người ra quyết định để họ có cơ sở lựa chọn phương án nào trong hoàn cảnh nào. Về nguyên tắc phải căn cứ vào các chỉ tiêu đã tính toán trong bước 7 ( đặc biệt là NPV), mặt khác cũng tùy vào người ra quyết định. Nếu người ta căn cứ vào hiệu quả của dự án thì căn cứ vào chỉ tiêu BCR, còn nếu căn cứ vào tính ổn định, tính bền vững thì dựa vào chỉ số biến thiên của lãi suất, thay đổi của NPV, BCR. Tuy nhiên về mặt lý thuyết tất cả các nghiên cứu đều cho rằng phương án được lựa chọn phải là phương án có NPV > 0. Ngoài ra nhiệm vụ của người làm phân tích cũng phải chỉ rõ và giải thích cho người ra quyết định những khả năng rủi ro có thể gặp phải, những tác động của thị trường đối với dự án, đặc biệt là những yếu tố tác động chưa thể lường hết được khách quan ngoài ý muốn để người ra quyết định luôn thường trực những phương án xử lý tốt nhất. 1.4.3 Các chỉ tiêu tính toán 1.4.3.1 Gía trị hiện tại ròng NPV Khái niệm: Gía trị hiện tại ròng NPV là giá trị lợi nhuận ròng khi chiết khấu dòng chi phí và lợi ích về năm đầu tiên theo một tỷ lệ nhất định. Khái niệm giá trị hiện tại thuần được sử dụng trong hoạch định ngân sách đầu tư (capital budgeting), phân tích khả năng sinh lợi của một dự án đầu tư. Công thức: Trong đó: Bt : Lợi ích năm t Ct : Chi phí năm t n: Tuổi thọ của dự án r: Hệ số chiết khấu t: Thời gian tương ứng Đánh giá: NPV là một chỉ tiêu kinh tế trợ giúp cho việc ra quyết định đầu tư hay lựa chọn một phương án tối ưu trong danh mục các phương án thay thế NPV > 0 Dự án có lãi => dự án được chấp nhận NPV = 0 Dự án hòa vốn => dự án có thể được nhận NPV < 0 Dự án bị lỗ => Dự án không được chấp nhận Nếu dự án có nhiều phương án loại bỏ nhau thì phương án có NPV lớn nhất là phương án đáng giá nhất về mặt tài chính. 1.4.3.2 Tỷ lệ chi phí- lợi ích BCR Khái niệm: Tỷ lệ lợi ích/chi phí là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được và giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra. Công thức: Đánh giá: B/C > 1 Đầu tư có lãi B/C = 1 Có thể đầu tư phụ thuộc vào mục đích của dự án B/C < 1 Không nên đầu tư Trong trường hợp có nhiều phương án loại bỏ nhau thì B/C là một tiêu chuẩn để xếp hạng phương án theo nguyên tắc xếp vị trí cao hơn cho phương án có B/C lớn hơn 1.4.3.3 Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR Khái niệm: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất mà khi dùng nó để chiết khấu dòng tiền tệ của dự án về giá trị hiện tại thì giá trị hiện tại của lợi ích bằng giá trị hiện tại của chi phí hay nói cách khác là giá trị hiện tại ròng bằng 0 Công thức: r1 : Tỷ lệ chiết khấu nhỏ hơn r2: Tỷ lệ chiết khấu lớn hơn NPV1: Gía trị hiện tại ròng, là số dương gần 0 nhất, được tính theo r1 NPV2: Gía trị hiện tại ròng, là số âm gần 0 nhất, được tính theo r2 Đánh giá: việc đưa ra quyết định đầu tư được thực hiện trên cơ sở so sánh hệ số hoàn vốn nội tại ( IRR) với hệ số chiết khấu. Dự án chỉ được chấp nhận khi có IRR > r. Trong trường hợp phải lựa chọn thì dự án nào có IRR > r và lớn nhất thì sẽ được lựa chọn vì có khả năng sinh lời lớn hơn. Trong trường hợp có nhiều phương án lựa chọn việc sử dụng IRR để chọn phương án có thể bỏ qua phương án có giá trị hiện tại ròng lớn. 1.4.3.4 Thời gian thu hồi vốn T Khái niệm: là số năm cần thiết để thu hồi vốn được toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Đây là một tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu dự án có nhiều rủi ro và khan hiếm vốn là một vấn đề thường xuyên gặp phải thời gian hoàn vốn càng dài thì rủi ro càng lớn. Công thức: PB = C0: Vốn đầu tư ban đầu CF1: Là tiết kiệm ròng năm đầu tiên và thường đều nhau trong những năm Thời gian hoàn vốn có tính đến yếu tố thời gian của tiền: có thể được tính theo phương pháp cộng dồn hay trừ dần. Đánh giá: với các dự án có cùng mức vốn đầu tư, dự án nào có thời gian hoàn vốn càng ngắn thì càng tốt. Tiểu kết chương I: Trong chương I ta đã thấy được những khái niệm cơ bản nhất về công tác XHH bảo vệ môi trường, sự cần thiết phải XHH thu gom, phân loại và xử lý chất thải bên cạnh đó cũng thấy được những khái niệm cơ bản nhất liên quan đến chất thải rắn. Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu điệu kiện của địa bàn cụ thể ở đây là 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế, và xem xét vấn đề áp dụng mô hình XHH thu gom, phân loại và xử lý chất thải có phù hợp hay không CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC THU GOM, PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC TẠI CỤM DÂN CƯ 4 XÃ THI SƠN, NGỌC SƠN, VĂN XÁ VÀTHỊ TRẤN QUẾ- HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM 2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lí Kim Bảng là huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Nam cách Hà Nội khoảng 60 km, phía bắc giáp các huyện Ứng Hoà, Mỹ Đức tỉnh Hà Nội, phía Tây giáp huyện Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp huyện Duy Tiên và thị xã Phủ Lý phía Nam giáp huyện Thanh Liêm; gần trục quốc lộ 1A, 21A, 21B, 38B. Toàn huyện có 17 xã và 2 thị trấn. Kim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía tây nên có địa hình đa dạng. Phía đông sông Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía tây sông Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá vôi, sét. Hai dòng sông chảy qua huyện Kim Bảng, sông Đáy chảy từ phía tây bắc sang phía Nam chia huyện thành 2 phần tả và hữu, sông Nhuệ chảy dọc theo hướng đông từ Bắc đến Nam. 2.1.2 Điều kiện tự nhiên Ở Kim Bảng khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng: nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 230C nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 160C và cao nhất vào tháng 7 là 290C. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.800-2.200 mm, trong đó thấp nhất là 1.300 mm và cao nhất là 4.000 mm. Bảng 1 : Nhiệt độ trung bình các tháng và năm (Đơn vị 0C) 2005 2006 2007 2008 Bình quân năm 23.6 24.2 24.0 23.2 Tháng 1 15.9 17.9 16.5 14.9 Tháng 2 17.7 18.3 21.3 13.2 Tháng 3 18.9 19.8 20.9 20.6 Tháng 4 23.3 24.7 22.8 24.2 Tháng 5 28.5 27 26.4 26.8 Tháng 6 30 29.6 29.8 28 Tháng 7 29 29.5 29.9 29.2 Tháng 8 28.4 27.6 28.5 28.5 Tháng 9 27.7 27.3 26.6 27.5 Tháng 10 25.5 26.3 24.5 26 Tháng 11 21 24.2 20.7 21.3 Tháng 12 16.8 18 20.1 17.9 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2008 Bảng 2: Lượng mưa trong các tháng và năm ( Đơn vị: mm) TT Các tháng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cả năm 1707.2 1510.3 1,582.1 2138 1 Tháng 1 14.9 3.1 1.6 37 2 Tháng 2 38.7 27 59.6 14 3 Tháng 3 33.8 38.2 47.9 23 4 Tháng 4 24 23.2 51.7 34 5 Tháng 5 58.5 211.8 329.5 260 6 Tháng 6 108.5 152.3 306.9 53.0 7 Tháng 7 259.5 249.2 269.3 231 8 Tháng 8 310.9 409.9 228.9 271 9 Tháng 9 581.4 132.1 231.8 352 10 Tháng 10 26.9 75.4 285.4 323 11 Tháng 11 155.1 31.4 11.6 199 12 Tháng 12 51.2 2.1 11.8 22 ( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Năm năm 2008) Tàí nguyên đất: Tổng diện tích đất của huyện là 18.487,2 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 42,3%; đất lâm nghiệp 32%; đất chuyên dùng 12,5%; đất khu dân cư 3,3% và đất chưa sử dụng 9,8%. Vùng đồng bằng có đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi và đất phù sa gley. Vùng đồi có đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất nâu đỏ trên đá vôi. Đất vùng gò đồi còn nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. Bảng 3: Sử dụng đất trong khu vực dự án (Đơn vị: ha) TT Xã Đất ở Đất chuyên dùng Đất chưa sử dụng và sông, suối, núi đá Tổng diện tích đất của xã 1 Văn Xá 41,16 480,4 89,45 611,04 2 Thu sơn 68,44 113,52 11,18 706,88 3 Ngọc Sơn 34,76 130,53 67,42 613,63 4 TT Quế 24,53 61,24 26,96 229,86 Tổng 4 xã 168,89 785,69 195,01 2161,41 Nguồn: Phòng tài nguyên huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam Tài nguyên rừng: Rừng ở Kim Bảng có cây tự nhiên thưa, không tốt, mọc trên đồi, núi đá. Những năm gần đây, nhân dân đã đầu tư trồng rừng bằng các loại cây ăn quả như nhãn, na. Diện tích rừng trồng đền nay là 1.184,1 ha, diện tích rừng tự nhiên khoanh nuôi là 1.890 ha. Tàí nguyên khoáng sản: Kim Bảng có tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú, cho phép khai thác và chế biến trên quy mô công nghiệp. Trữ lượng đá vôi có khoảng 162 triệu tấn, tập trung ở các mỏ Hồng Sơn và Bút Phong, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Ngoài ra, ở Tân Sơn, Thanh Sơn còn có mỏ đôlômit, trữ lượng gần 100 triệu tấn. Ở Ba Sao có vùng than bùn với diện tích 2 km2 nằm dưới lớp sét dày 0,5 - 1,5m, mỏ sét Trầm Tích trữ lượng hơn 30 triệu m3, nguồn nước khoáng lạnh và vàng cám. Nguồn nước: Nhiều xã ở Kim Bảng đã khai thác được nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt như Nhật Tân, Nhật Tựu, Văn Xá, Đồng Hóa... Ngoài ra, Kim Bảng còn có nguồn nước mặt sông Đáy rất dồi dào, đủ phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đời sống dân sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện trong những năm tới. 2.2 Điều kiện kinh tế xã hội Năm 2009 huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam đạt được những chỉ tiêu về kinh tế như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): 12,39% GDP bình quân đầu người: Tổng sản lượng lương thực có hạt: 39.851 tấn, đạt 59.24% so kế hoạch năm = 97,3% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế: - Nông- lâm- thuỷ sản: 39,21%. Công nghiệp- xây dựng: 33,49%. Dịch vụ: 27,3%. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng: 4,52%  Trong đó:        - Thóc: 33.811 tấn, đạt 56,2% so kế hoạch năm. Ngô: 6.041 tấn, đạt 84,4% so với kế hoạch năm. Giá trị sản xuất CN- TTCN: 227,895 tỷ đồng, đạt 51,5% kế hoạch năm, tăng 36,55% so cùng kỳ (kế hoạch năm 442,7 tỷ đồng). Giá trị hàng xuất khẩu: 15,234 tỷ đồng= 109,8% so với cùng kỳ, đạt 60,94% so với kế hoạch năm (Quy ra đô la 950 nghìn đô) Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ: 338,7 tỷ đồng = 119,5% so với cùng kỳ, đạt 57,6 % kế hoạch năm. Tổng thu ngân sách huyện quản lý: 21.724 triệu đồng, tăng 39,5% so với cùng kỳ, đạt 69,8% so với kế hoạch năm. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn: 327,5 tỷ đồng, tăng 33,3% so với cùng kỳ, đạt 53,9% kế hoạch năm.. Trong đó: Giá trị xây dựng cơ bản hoàn thành 54,8 tỷ đồng, đạt 137% so với kế hoạch năm = 218.5% so với cùng kỳ. Tổng số lao động được giải quyết việc làm: 4.309 lao động, đạt 52.5% kế hoạch năm = 101,7% so cùng kỳ. Trong đó: - Số lao động có việc làm mới: 1.126 lao động, đạt 56.3% so kế hoạch năm = 96,5% so với cùng kỳ. Xuất khẩu lao động: 231 lao động = 112,7% so với cùng kỳ, đạt 51,3% kế hoạch năm. Mức giảm tỷ lệ sinh dân số: 0,21 ‰ (kế hoạch năm 0,4 ‰). Số hộ có khả năng thoát nghèo 315 hộ (kế hoạch năm 740 hộ). Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn: 20,2% (kế hoạch năm 20%). Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 83%, (kế hoạch năm 83%). Tỷ lệ rác thải được thu gom: 80%, (kế hoạch năm 80%). 2.2.1 Dân số và nguồn nhân lực Huyện có 2 thị trấn và 17 xã trong đó có 7 xã được công nhận là miền núi. Năm 2009, dân số toàn huyện là 128.613 người, 33944 hộ, mật độ dân số trung bình là 672 người/ km2 (thống kê hàng năm 2009). Dân cư phân bố không đều giữa 2 vùng tả ngạn và hữu ngạn sông Đáy. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động hịên nay là 70,4 nghìn người, chiếm 53,16% dân số, trong đó lao động nông nghiệp là 52,8 nghìn người, còn lại là lao động phi nông nghiệp. Lực lượng lao động có trình độ khoa học kĩ thuật còn thấp. Tỷ lệ người có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật là 3,05%; trung cấp: 2,52%; cao đẳng: 0,8%; đại học trở lên: 0,41% Bảng 4: Dân số năm 2009 trong vùng dự án tt Xã Dân số Số hộ Qui mô hộ % tăng dân số Hộ<2 người Hộ 3 người Hộ 4 người Hộ>4 người Hộ nghèo 1 Văn Xá 7.418 1.962 378 589 491 495 359 1,67 2 Thi Sơn 8.300 2.184 105 218 1315 546 239 0,5 3 Ngọc Sơn 5.631 1.621 120 170 890 441 291 1,1 4 TT Quế 5183 1379 236 262 463 418 201 1,25 Tổng vùng dự án 26.532 7.146 839 1239 3159 1900 1090 Toàn huyện 128.613 33.944 4.931 6420 13.254 7.648 4.675 Nguồn: Số liệu thống kê huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam 2.2.2 Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp Tốc độ phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp hàng năm ở Kim Bảng đạt từ 14-15%. Sản xuất vật liệu xây dựng là công nghiệp chủ lực, trong đó ngành xi măng có giá trị lớn nhất và cũng có tốc độ tăng nhanh nhất. Trên địa bàn hiện có 6 doanh nghiệp lớn đang khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, Kim Bảng còn có công nghiệp dệt, thêu, ren, gốm, làm gia công mây, tre đan, chế biến gỗ… 2.2.3. Nông nghiệp- thủy sản Tuy đang trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng nông nghiệp- thuỷ sản vẫn có vai trò quan trọng, liên quan đến đời sống kinh tế của hơn 70% dân số toàn huyện. Tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng năm tăng từ 4-5%, trong đó giá trị sản xuất đạt 25-27 triệu đồng/ha, năng suất lúa bình quân đạt 104 tạ/ha. Cây chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp vẫn là cây lúa với sản lượng ngày càng tăng, đảm bảo bình quân lương thực hơn 500 kg/năm. Ngoài ra huyện đã chuyển một phần ruộng năng suất thấp và một số ao hồ đang sản xuất đa canh như nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp cấy lúa và trồng cây ăn quả chăn nuôi gia cầm. 2.2.4 Thương mại- dịch vụ- du lịch. Toàn huyện có 15 chợ và nhiều điểm kinh doanh thương mại với chủng tộc hàng hoá phong phú, giá cả ổn định. Huyện có nhiều điểm hiện đang thu hút khách du lịch, lễ hội, thắng cảnh như Ngũ Động Thi Sơn, chùa Bà Đanh, hát dặm Quyển Sơn, các hang động tự nhiên… Kim Bảng có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thám hiểm hang động, lễ hội … với tài nguyên du lịch tương đối độc đáo đa dạng 2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng 2.3.1 Cấp điện Tất cả các xã, thị trấn ở huyện Kim Bảng đã có lưới điện quốc gia vói tỷ lệ hộ dung điện là 99,6 %. Toàn huyện có 59 trạm biến áp với tổng công suất 10.930 KVA. Trong những năm qua hệ thống lưới điện hạ thế đã được chú trọng đầu tư, cải tạo, nâng cấp, góp phần giảm tổn thất điện năng, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông thôn. 2.3.2 Cấp nước Hiện nay trên địa bàn huyện có nhà máy nước Thanh Sơn cung cấp nước cho thành phố Phủ Lý và xã Thanh Sơn, Thi sơn của huyện kim bảng, ngoài ra có 8 xã trong huyện đã có trạm cung cấp nước sạch tập trung Đồng Hoá, Văn Xá, Hoàng Tây, Nhật Tựu, Nhật Tân, Liên Sơn, Lê Hồ, thị trấn Quế. Tỷ lệ số người sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện đạt trên 83%. 2.3.3 Giao thông Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện gồm mạng lươi đường bộ, đường thủ và đường sắt. Tổng chiều dài đường bộ là 825,52 km, trong đó có 42 km đường quốc lộ chia làm ba tuyến là quốc lộ 21A, 21B và 38B; 43,7 km tỉnh lộ; 23,5 km huyện lộ và 716,322 km đường giao thông nông thôn. Huyện có tuyến đường sắt chuyên dụng dài 1,5 km qua điạ bàn xã Thanh Sơn, chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển vật liệu của Nhà máy xi măng Bút Sơn. Mạng lưới đường thuỷ nội địa dài 27km qua hai tuyến sông Đáy và sông Nhuệ 2.3.4 Thông tin liên lạc Mạng lưới viễn thông được trang bị hiện đại với 4 tổng đài kỹ thuật số dung lượng 4.500 số, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, chất lượng cao. Toàn huyện có 100% thôn, xóm sử dụng máy điện thoại với tỷ lệ 2,3 máy 100 dân. 100% số xã, thị trấn có đài truyền thanh cơ sở; 98% số dân được nghe đài truyền thanh bốn cấp. 2.4. Hiện trạng phát sinh chất thải. Theo xu hướng chung của thế giới nói chung và Viêt Nam nói riêng ta thấy rằng tỉ lệ tăng chất thải rắn đang tỉ lệ thuận với tỉ lệ tăng dân số. Trong khi đó số lượng quốc gia quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường là rất ít và chỉ quan tâm ở một chừng mực nào đó. Vấn đề này đặc biệt được thể hiện rõ rệt ở Việt Nam, hay cụ thể hơn là ở khu vực nông thôn, tỉ lệ phát sinh chất thải rắn ngày càng cao, cùng với ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao. Chính vì vậy công tác XHH thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cần phải có sự tham gia của cộng đồng. Việc vận dụng mô hình này sẽ mang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế, quản lý, xã hội và môi trường. Tỉ lệ phát sinh rác được ước tính dựa vào những vùng tương tự, xấp xỉ 0,3- 0,4 kg/người/ngày, Xã Thi Sơn và thị trấn Quế có tỉ lệ phát sinh rác là 0,4kg/người/ ngày bởi vì Thi Sơn nằm dọc theo đường quốc lộ 21 do đó có nhiều cửa hàng, nhà hàng. Việc dự báo sự phát sinh rác thải dựa trên tốc độ tăng dân số của mỗi xã và thị trấn theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Kim Bảng đến năm 2020. Bảng 5: Tổng lượng rác thải phát sinh năm 2009 TT Xã Số hộ Dân số Tỷ lệ (kg/người/ngày Tổng lượng rác phát sinh kg/ngày Tấn/năm 1 Văn Xá 1.962 7.418 0,3 2.620 956,3 2 Thi Sơn 2.186 8.300 0,4 4.170 1.522 3 Ngọc Sơn 1.458 5.631 0,3 2.010 733,7 4 Thị trấn Quế 1.336 5183 0,4 2.615 956,7 Tổng 6.942 26.532 11.415 4.168,7 Nguồn: Dự án PCAD Bảng 6: Dự báo tổng lượng rác thải phát sinh trong đến năm 2020 trong khu vự dự án Năm Lượng rác thải phát sinh (kg/ngày) Xã Văn Xá Xã Thi Sơn Xã Ngọc Sơn Thị Trấn Quế Tổng 2008 2.559 4.150 1.942 2.591 11.242 2010 2.735 4.234 2.030 2.724 11.722 2015 3.961 5.426 2.858 3.623 15.867 2020 5.379 7.788 3.773 5.359 22.335 Nguồn: Dự án PCDA Biểu đồ 2.1 Nguồn: Tác giả tự xử lý Nhận xét: Theo số liệu các bảng trên ta thấy rằng khối lượng rác phát sinh trong địa bàn 4 xã ngày càng gia tăng. Từ năm 2008 đến năm 2010 mà lượng giác tăng từ 11242 đến 11722 kg/ngày tức là tăng 480 kg/ngày hay 175,200 tấn/năm. Từ năm 2010 đến năm 2020 khối lượng giác phát sinh tăng từ 11722 đến 22335 kg/ngày tức là tăng 10613 kg/ngày. Điều đó chứng tỏ rằng lượng rác thải phát sinh ra môi trường ngày càng gia tăng. Sở dĩ như vậy là do các nguyên nhân sau: Tỉ lệ dân số trên địa bàn 4 xã ngày càng có xu hướng ra tăng kéo theo tỉ lệ phát sinh chất thải ra ngoài môi trường cũng tăng lên. Đời sống nhân dân được ấm no, đầy đủ hơn, các mặt hàng tiêu dùng cũng đa dạng và phong phú hơn, số lượng tiêu dùng cũng tăng lên. Thành phần rác thải trong khu vực dự án bao gồm các chất thải vô cơ và hữu cơ. Trong đó chất thải vô cơ như giấy thải, ni lông, nhựa, cao su... chất thải hữu cơ như lá cây, rau... thành phần rác thải được thể hiện rõ trong bảng sau: Bảng 7: Thành phần rác thải tại khu vự dự án STT Thành phần rác Thành phần trung bình (% trọng lượng) 1 Rác thải hữu cơ (rau, lá cây, thực vật... ) 55,0 2 Giấy thải (có thể thu hồi) 3,6 3 Ni lông, nhựa, cao su (có thể thu hồi) 3,1 4 Thủy tinh 1,8 5 Kim loại 0,8 6 Rẻ rách, vải sợi, gỗ ( phải đốt thông thường 1,80 7 Vỏ và xương (phải chôn lấp hợp vệ sinh) 6,7 8 Gạch đá (chôn lấp ao hồ) 3,8 9 Đất, cát và các tạp chất (chôn lấp hợp vệ sinh) 23,4 10 Tổng 100,00 Nguồn: Dự án PCDA Biểu đồ 2.2 (Tác giả tự xử lý) 2.5. Mô hình xã hội hóa công tác thu gom, phân loại chất thải rắn Dự án mô hình xã hội hóa công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn tại cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế được chia làm 3 giai đoạn Giai đoạn đầu của dự án (trong thời gian khoảng 6 tháng) sẽ phổ biến tuyên truyền huấn luyện nhân dân có thói quen phân loại rác tại gia đình và hàng ngày mang ra để đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi. Dự kiến sẽ thông qua tổ dân phố, hội Phụ nữ, đoàn thanh niên, hội phụ lão để phổ biến đến từng người dân của 4 địa bàn thuộc dự án. Đồng thời duy trì và trang bị thêm các dụng cụ và thiết bị thu gom, quét rác đường phố, vận chuyển rác cho các tổ thu gom rác hiện có trên các địa bàn của dự án Giai đoạn 2 của dự án: Các đoàn thể nêu trên cùng với tổ thu gom rác trên các địa bàn dự án kiểm tra, đôn đốc và nhắc nhở các hộ gia đình hoặc cá nhân vứt rác không đúng nơi quy định. Các cá nhân vi phạm nhiều lấn, cần được nêu danh trên các phương tiện thông tin đại chúng, cá nhân hoặc hộ gia đình thực hiện tốt được biểu dương, khen thưởng. Giai đoạn tiếp theo trong suốt thời gian hoạt động dự án (50 năm): Doanh nghiệp môi trường thường xuyên kết hợp với các đoàn thể quần chúng nhân dân duy trì nề nếp thu gom và đổ rác đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường. Giai đoạn này chính quyền địa phương cần ban hành các chế tài phạt vi phạm môi trường đường phố, làng xóm chi tiết để ban hành và thực hiện theo luật định. Các mô hình tham gia vào quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của cụm dân cư 4 xã Thi Sơn, Ngọc Sơn, Văn Xá và Thị trấn Quế bao gồm: Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh Nghĩa là đơn vị tiếp nhận và trực tiếp quản lý nhà máy xử lý rác thải, chịu trách nhiệm vận chuyển và xử lý chất thải rắn từ cụm dân cư 4 xã trên. Ngoài các phương tiện sẵn có, công ty môi trường sẽ thuê thêm xe ngoài để vận chuyển rác với chi phí thấp hơn khi công ty thực hiện vận chuyển. Tại trạm xử lý rác tập trung này chất thải rắn sẽ được công nhân ở đây phân loại triệt để và đưa vào xử lý rác. UBND huyện Kim Bảng có vai trò tổ chức, phát động những đợt tổng VSPT như là phong trào của đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,... vào các ngày nghỉ cuối tuần và các ngày lễ tết. Ở mỗi xã thuộc khu vực dự án sẽ có một tổ vệ sinh môi trường do dân ở đó đảm nhận. Nhiệm vụ của tổ là thu gom rác từ các hộ gia đình sau đó vận chuyển đến điểm đổ rác tạm thời. Các hộ gia đình không phân loại rác mà cho vào các túi rồi để ở các đầu ngõ gần nhà, từ đây đội vệ sinh môi trường sẽ đến và vận chuyển đi. Như vậy mô hình XHH công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải ở 4 xã này cụ thể là: Quá trình thu gom: sẽ hoàn toàn do các tổ dịch vụ môi trường môi trường của xã đi thu gom vào mỗi ngày, không có sự tham gia của công ty môi trường đô thị. Quá trình phân loại rác sẽ do công ty tiếp nhận nhà máy xử lý rác chịu trách nhiệm. Quá trình vận chuyển: doanh nghiệp đảm nhận trạm xử lý rác sẽ trực tiếp vận chuyển rác về trạm xử lý phân loại để tái chế và chôn lấp, ngoài ra cũng thuê thêm xe ngoài để vận chuyển. Quá trình xử lý: Rác sẽ được xử lý tại nhà máy xử lý rác thải có công suất 20 nghìn tấn/ngày. Ngoài ra vào những ngày thứ 7, chủ nhật hay những dịp nghỉ lễ sẽ có các đợt VSPT do các hội Thanh Niên, hội Phụ Nữ, hội Cựu chiến binh... tổ chức Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hoạt động thu gom rác của mô hìnhCTR phát sinh Thu gom và chuyển đến điểm đổ tạm thời Trạm xử lý tập trung tại Thi Sơn Chất thải rắn chưa được phân loại sơ bộ từ hộ gia đình đựng trong các túi rác chuyển đến các điểm đầu ngõ gần nhà. Từ các điểm đầu ngõ này rác thải sẽ được các nhân viên tổ dịch vụ môi trường vận chuyển đến các điểm đổ rác tạm thời tại các thôn, xóm. Từ đây hàng ngày xe tải sẽ vận chuyển tiếp đến trạm xử lý rác thải tập trung đặt tại cuối xã Thi Sơn giáp với núi đá vôi. Sự phân loại triệt để sẽ được thực hiện tại trạm xử lý tập trung Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển xử lý rác thải. Thiết lập mạng lưới thu gom rác thải từ hộ gia đình Hệ thống thu gom này có thể thiết lập ở cả 4 địa bàn thuộc dự án (xã Thi Sơn, Văn Xá, Ngọc Sơn và Thị Trấn Quế). Từ hộ gia đình để riêng rác hữu cơ và vô cơ (02 túi hoặc thùng rác nhỏ). Các túi rác này hàng ngày từng hộ gia đình mang đến đầu thôn, xóm hoặc gần cụm dân cư. Các túi rác này hàng ngày sẽ được tổ dịch vụ môi trường của các xã vận chuyển đến các điểm đổ rác tạm thời. Mỗi địa điểm đổ rác tạm thời để 02 thùng rác 240 lit màu khác nhau (1 cho rau hữu cơ và một cho rác vô cơ), hoặc các bể chứa rác tạm thời. Từ các điểm đổ rác tạm thời hàng ngày xe ô tô tải của Doanh nghiệp môi trường (đơn vị tiếp nhận và vận hành trạm xử lý rác) thu gom và đưa vào trạm xử lý rác tập trung. Trong khâu thu gom, mỗi xã sẽ có một đội vệ sinh môi trường có vai trò thu gom rác, các thành viên đều là do những người dân trong xã đảm nhiệm, hoàn toàn không có sự tham gia của công ty môi trường đô thị. Vì ý thức của người dân về vấn đề phân loại rác tại nguồn chưa cao vì vậy công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tâm Sinh là đơn vị tiếp nhận trạm xử lý rác thải sẽ đảm nhận vai trò này. Khâu vận chuyển rác: mỗi ngày sẽ có 8 chuyến rác được chở từ địa bàn dự án đến trạm xử lý rác, trong đó có 2 chuyến sẽ do công ty đảm nhận và 6 chuyến còn lại là thuê ngoài. Rác thải sẽ được đưa đến trạm xử lý rác tại xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng để tái chế hoặc dùng các biện pháp đảm bảo để xử lý. Sơ đồ 2.2: SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG PHÂN LOẠI RÁC VÀ XỬ LÝ CỦA MÔ HÌNH XHH. Rác sinh hoạt (từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học, khu công cộng) Chất thải hữu cơ ( rau, củ, quả, t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25673.doc
Tài liệu liên quan