Mở đầu
Trong mấy năm gần đây, kinh tế Việt Nam luôn có sự tăng trưởng cao và đi kèm với nó là nền kinh tế nước ta luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Chính vì thế việc đảm bảo nguồn năng lượng cho nền kinh tế đang là một vấn đề nan giải đối với nước ta. Để đảm bảo nguồn năng lượng cho nền kinh tế đang là một vấn đề nan giải đối với nước ta. Để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho nền kinh tế, việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện mới đã được đặt ra, song để duy trì sự tồn tại và
53 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển đó thì yêu cầu ngành than cần có sự đầu tư và mở rộng sản xuất. Mỏ Núi Béo là một mỏ lớn thuộc tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam, hàng năm mỏ khai thác một sản lượng than lớn lên tới gần 1,5 triệu tấn và sản lượng này đã gần đạt công suất thiết kế của mỏ là 1,5 triệu. Mặt khác tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đang thúc tiến dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện có công suất 600MW. Do đó để đáp ứng nhu cầu trong nước việc mở rộng sản xuất là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết cần được thực thi.
Tuy nhiên việc mở rộng mỏ này cần có sự tính toán cẩn thận vì khai thác than là một hoạt động có tác động lớn đến môi trường, cũng như đến đời sống kinh tế - xã hội. Do đó để đảm bảo sự hoạt động và tránh các tác động xấu đến môi trường khi mở rộng khai thác thúc đẩy em thực hiện đề tài "Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo".
Quá trình nghiên cứu một số câu hỏi được đặt ra:
- Việc mở rộng này có đạt hiệu quả kinh tế xã hội?
- Việc mở rộng khai thác này có tác động đến môi trường như thế nào:
+ Nước
+ Không khí
+ Tiếng ồn
+ Đất
- Các phương pháp khắc phục.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng:
1. Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa
- Tổng hợp dữ liệu khí tượng, thuỷ văn, địa chất, địa chất thuỷ văn, động thực vật… trong khu vực khai thác mỏ và khu vực cần đánh giá.
- Công tác khảo sát thực địa bao gồm xác định những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu và thứ yếu do khai thác mở gây tác động đến môi trường.
- Thu thập các tài liệu quan trắc môi trường đã thực hiện tại khu vực.
- Quan trắc đo đạc bổ sung một số chỉ tiêu đặc trưng đối với chất lượng môi trường đất, môi trường nước mặt, nước ngầm và môi trường không khí…
- Điều tra xã hội học để phân tích những tác động tích cực và tiêu cực đến cộng đồng dân cư khu vực xung quanh.
2. Phân tích, tổng hợp và dự báo thông tin
Dựa trên các tài liệu tổng hợp về hiện trạng môi trường khu vực hiện tại và những ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường xung quanh, từ đó phân tích tổng hợp và đưa ra những dự báo thông qua một số tài liệu có sẵn của Tập đoàn Than cũng như của riêng mỏ than Núi Béo.
3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá mức độ tác động, mức độ ảnh hưởng của dự án dựa theo TCVN 1995 và một số tiêu chuẩn ISO 14000.
4. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng
Dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất khi tính tới các lợi ích và chi phí về môi trường.
Chương I
Tổng quan về ngành than và những tác động của việc khai thác than đến môi trường
I. Tổng quan về khai thác than ở Quảng Ninh
Quảng Ninh có trữ lượng than lớn nhất nước ta, nếu tính ở độ sâu trữ lượng ước tính khoảng 3,5 tỷ tấn, cho phép khai thác khoảng 30-40 triệu tấn/năm và khai thác trên 100 năm nữa. Từ năm 1961 đến nay đã khai thác trên 260 triệu tấn. Năm 2003, tiêu thụ 16 triệu tấn, năm 2004 sản xuất 25,9 triệu tấn, năm 2005 sản xuất 30 triệu tấn. Trong đó chủ yếu là khai thác lộ thiên chiếm tới hơn 70%. Vỉa than QN được phân bố ở sườn dãy núi phía Bắc đường 18A. Có chiều dài trên 150km, chiều rộng khoảng 15km, trên địa bàn các huyện từ Đông Triều - Uông Bí, Hòn Gai, Cẩm Phả- Cái Bầu, sườn núi khá dốc. Địa hình phân cắt sâu khá mạnh, tạo lên hệ thống sông suối ngắn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động khai thác than, đặc biệt vào mùa mưa.
Có thể nói hoạt động khai thác thai tác động môi trường trên nhiều phương diện, gồm cả các tác động trực tiếp lẫn gián tiếp. Việc khai thác than có tác động chủ yếu đến môi trường từ các hoạt động như san gạt, nổ mìn, khai thác, vận chuyển than, sàng tuyển than. Phương pháp sử dụng chủ yếu.
Phương pháp chủ yếu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo là phương pháp CBA.
II. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực thành phố Hạ Long có liên quan tới khu vực Núi Béo
Mỏ than Núi Béo thuộc địa bàn thành phố Hạ Long, nằm trong khu vực khai thác mỏ của thành phố thuộc địa bàn phường Hà Lầm, Hà Tu, Hà Trung và đường vận chuyển ra cảng, cảng tiêu thụ thuộc địa phần phường Hồng Hà.
1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hạ Long
Vị trí địa lý:
Thành phố Hạ Long có toạ độ địa lý: từ 20005' vĩ độ Bắc, từ 106050 đến 107030 kinh độ Đông.
Phía Bắc - Tây Bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía Nam thông gia biển giáp vịnh Hạ Long và thành phố Hải Phòng; phía Đông - Đông Bắc giáp thị xã Cẩm Phả, phía Tây - Tây Nam giáp huyện Yên Hưng.
Theo báo cáo thống kê đất đai năm 2003 của UBND thành phố Hạ Long, diện tích đất là 22.250,0. Có quốc lộ 18A chạy qua, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Vị trí địa lý của thành phố Hạ Long có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Với lợi thế về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và cảng biển, đặc biệt cảng Nam Cầu Trắng và cảng nước sâu Cái Lân cho phép thành phố giao lưu quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới và các huyện, tỉnh, thành phố trong toàn quốc.
Địa hình, địa mạo:
Hạ Long là thành phố ven biển vịnh Bắc Bộ, có địa hình đa dạng và phức tạp, là một khu vực hình thành cổ nhất trên lãnh thổ Bắc Việt Nam gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt như sau:
Vùng đồi núi:
Đây là cánh cung bao bọc toàn bộ phía Bắc và Đông Bắc (phía Bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất thành phố, gồm các dải đồi cao trung bình từ 150-250m, ngọn núi cao nhất 504m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20% xen giữa đồi núi là những thung lũng nhỏ, hẹp. Vùng khai thác than của Công ty than Núi Béo nằm trong khu vực này.
2. Hiện trạng môi trường thành phố Hạ Long
Trên địa bàn thành phố các hệ thống xử lý nước thải, chất thải trong khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch tuy được quan tâm nhưng vẫn chưa hoàn thiện và đồng bộ, các khu vực khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất vẫn chưa có giải pháp bảo vệ môi trường hợp lý, thường gây ô nhiễm không khí, đất đai, nguồn nước, môi trường biển…
Cụ thể qua kết quả nghiên cứu về ô nhiễm bụi ở thành phố cho thấy:
Bụi lắng tại phường Hồng Hà là 0,01mg/m3. Bụi lắng tại nội thị thành phố Hạ Long (phường Bạch Đằng 0,18mg/m3. Tại các khu vực có hoạt động san lấp mặt bằng và vận chuyển than nồng độ bụi lắng tới 0,04 - 0,08mg/m3. Tiêu chuẩn cho phép có nồng độ giới hạn là 0,03mg/m3.
Chất lượng môi trường vùng vịnh Hạ Long:
Ô nhiễm về hữu cơ: còn trong giới hạn cho phép
Ô nhiễm Hyđrô các bua dầu: khi có tầu chở dầu 1 vạn tấn, các xà lan đến lấy dầu, vịnh Hạ Long bị ô nhiễm nặng, gấp 3 lần đối với môi trường du lịch. (Giới hạn cho phép về dầu mỏ trong nước biển qui định: môi trường thuỷ sản là 0,05 mg/lít, môi trường du lịch là 0,3mg/lít).
Ô nhiễm kim loại nặng trong nước biển tại cảng dầu Cửa Lục ở mức báo động.
Ô nhiễm kẽm trong nước biển tại cảng dầu phà Bãi Cháy, cảng Hòn Gai đều cao hơn giới hạn cho phép từ 2,8 - 3,7 lần.
3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế: Kinh tế có bước phát triển khá toàn diện và vững chắc, tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 12,6%/năm, lĩnh vực du lịch tăng bình quân 12,9%/năm, ngành nông nghiệp tăng bình quân 4,2%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2003 đạt 1.068,3USD gấp 2,1 lần so với bình quân chung của cả nước.
4. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án
Dự án được thực hiện có liên quan tới địa phận của 3 phường: phường Hồng Hà, Hà Tu, Hà Trung.
Điều kiện kinh tế - xã hội phường Hồng Hà
Đường vận chuyển than, khu vực cảng và nhà máy cơ khí nằm trong địa phận phường Hồng Hà. Việc vận chuyển than ra cảng. Đây là một trong những phương chính của thành phố Hạ Long và có số dân khá đông. Trong năm 97 tổng số hộ dân của phường chỉ là 2.773 hộ gia đình nhưng hiệnnay chỉ riêng tổ 2A (khu dân cư gần bãi thải) đã lên đến 315 hộ gia đình. Toàn phường hiện nay có 11 khu và lượng dân mới chuyển đến khá đông, tổng số có 3400 hộ (trong đó có 22 hộ nghèo). Cơ cấu ngành nghề lao động của dân cư gồm: công nhân viên chức, công nhân mỏ, kinh doanh buôn bán nhỏ.
Diện tích đất của phường 331,5ha trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp (44,4ha) và đất phi nông nghiệp.
Tuyến đường giao thông chính của tỉnh Quảng Ninh chạy qua địa phận phường là đường 18A, các tuyến đường trong khu vực phường chủ yếu là đường rải xỉ (20%), bê tông (70%), đất (5%). Ngoài đường bộ trong địa phận phường còn có đường thuỷ nhưng chủ yếu là sử dụng để vận chuyển than.
Điều kiện cơ sở hạ tầng phường Hồng Hà: Hệ thống nước sinh hoạt trong phường là nước máy. Hệ thống thoát nước thải và nước mặt của khu Hồng Hà có nhưng đã xuống cấp. Quanh khu vực nhà máy tuyển và bãi thải đều có mương thoát nước thải nhưng đều bị bùn làm giảm dòng chảy, khả năng tiêu thoát nước chậm. Rác thải sinh hoạt trong phường do Công ty vệ sinh môi trường Quảng Ninh thực hiện.
Điều kiện kinh tế - xã hội phường Hà Tu
Một phần khu vực khai thác Hồ Tu, vỉa 11 nằm trong địa phận phường Hà Tu. Đây là một trong những phương chính của thành phố Hạ Long và có diện tích đất 1536,3 ha, trong đó đất nông nghiệp là 1,18ha, đất công nghiệp là 82,68 ha. Là một phường có số dân khá đông. Trong năm 2003 tổng số hộ dân của phường là 2.949 hộ gia đình với số khẩu là 11.057 người. Cơ cấu ngành nghề lao động của dân cư gồm: công nhân viên chức, công nhân mỏ, kinh doanh buôn bán nhỏ. Số người làm việc trong các xí nghiệp tại địa phương khoảng 4000 người. Thu nhập bình quân của người dân là 400.000đồng/tháng (cao nhất là 4.000.000 đồng/tháng, thấp nhất là 100.000đồng/tháng), số hộ giầu và khá 500 hộ, số hộ nghèo có 05 hộ.
Tuyến đường giao thông chính của tỉnh Quảng Ninh chạy qua địa phạn phường là đường 18A, các tuyến đường trong khu vực phường chủ yếu là đường bê tông chiếm 85%, đường cấp phối 5% và đường đất chiếm 10%. Ngoài đường bộ trong địa phương phường còn có đường sắt nhưng chủ yếu là sử dụng để vận chuyển than của mỏ than Hà Tu và Tân Lập.
Điều kiện cơ sở hạ tầng phường Hà Tu: Trong khu vực phường có 02 trường học và 02 cơ quan, 01 chợ, 02 nghĩa trang, 01 đình chùa. Hệ thống nước sinh hoạt trong phường là nước máy. Hệ thống thoát nước thải và nước mặt của khu Hà Tu có nhưng đã xuống cấp. Trong khu vực có suối Hà Tu đã được xay kè hai bên bờ suối và nạo vét đá khơi thông dòng chảy, khả năng tiêu thoát nước nhanh. Rác thải sinh hoạt trong phường do Công ty vệ sinh mô trường thực hiện.
Điều kiện kinh tế - xã hội phường Hà Trung
Một phần khu vực khai thác nằm trong địa phận phường Hà Trung. Một bộ phận dân cư nằm cách bãi thải và khu vực khai thác 500m. Đây là một phường của thành phố Hạ Long và có diện tích đất 7,50ha, trong đó đất nông nghiệp là 1,18ha, đất công nghiệp là 3,5ha. Là một phường có số dân khá đông. Trong năm 2003 tổng số hộ dân của phường là 1.669 hộ gia đình với số khẩu là 7.280 người. Cơ cấu ngành nghề lao động của dân cư gồm: công nhân viên chức, công nhân mỏ, kinh doanh buôn bán nhỏ. Số người làm việc trong các xí nghiệp tại địa phương khoảng 1.500 người. Thu nhập bình quan của người dân là 400.000 đồng/tháng (cao nhất 3.500.000 đồng/tháng, thấp nhất là 100.000 đồng/tháng), số hộ giàu và khá 300 hộ, số hộ nghèo có 42 hộ.
Tuyến đường giao thông của tỉnh Quảng Ninh chạy qua địa phận phường là đường 18B, các tuyến đường trong khu vực phường chủ yếu là đường bê tông chiếm 75% và đường đất chiếm 25%.
Điều kiện cơ sở hạ tầng phường Hà Trung: Trong khu vực phường có 02 trường học và 03 cơ quan, 01 chợ. Hệ thống nước sinh hoạt trong phường là nước giếng, dân sử dụng nước máy chỉ chiếm 25%. Hệ thống thoát nước thải và nước mặt của khu Hà Trung có nhưng đã xuống cấp. Trong khu vực có suối nước Hà Trung - Hà Lầm đã được xây kè hai bên bờ suối và nạo vét đá khơi thông dòng chảy, khả năng tiêu thoát nước nhanh. Rác thải sinh hoạt do Công ty vệ sinh môi trường Hạ Long thực hiện.
5. Tình hình sản xuất kinh doanh cũng như cơ sở vật chất hạ tầng mỏ than Núi Béo
Là một mỏ than lộ thiên lớn của Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam, nằm ở phía Đông - Đông Bắc thành phố Hạ Long. Mỏ cách trung tâm thành phố Hạ Long trên 10 km về phía Đông. Theo báo cáo sản xuất kinh doanh của mỏ than Núi Béo năm 2005:
Sản lượng khai thác đạt trên 1,5 triệu tấn than, khối lượng tiêu thụ đạt 1,117 triệu tấn, doanh thu đạt 254,871 tỷ đồng. Công ty có 2333 công nhân, cùng hệ thống mặt bằng văn phòng nhà xưởng rộng lớn.
6. Định hướng khai thác mở rộng
Mỏ than Núi Béo với quá trình khai thác và sản xuất lâu dài, công suất hiện nay đã gần đạt đến mức thiết kế. Ngoài ra đáp ứng các nhu cầu sản xuất và tiêu thụ than trong nước ngày càng cao. Việc mở rộng sản xuất là một quá trình tất yếu.
Công suất của phần mở rộng được xác định phù hợp với "tổng sơ đồ phát triển ngành than giai đoạn 2001-2010 có xét triển vọng đến 2020" của Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam. Công suất tối đa của mỏ than Núi Béo là 2 triệu tấn than/năm tương ứng khối lượng đất đá bóc tối đa là 12 á 14 triệu m3/năm. Việc mở rộng khai thác tại công trường vỉa 14 và vỉa 11. Dự kiến khai thác lộ thiên. Tổng khối lượng sản lượng khai thác của 2 vỉa này khoảng 600.000 tấn/năm tương ứng với khối lượng đất đá bóc tách khoảng 7,2-8,4 triệu tấn đất dá. Việc thực hiện khai thác kéo dài trong 10 năm tạo công ăn việc làm cho 1000 lao động.
Để thực hiện dự án, mỏ than Núi Béo cần đầu tư các nguồn vốn tài sản hiện có của công ty và một phần khác vay của ngân hàng đầu tư phát triển với mức lãi suất là 5,4%/năm.
Chương II
Hiện trạng mỏ than Núi Béo và khu vực
mở rộng khai thác than
I. Điều kiện địa lý tự nhiên khu mỏ
1. Vị trí địa lý
Khai trường mở rộng mỏ than Núi Béo được nghiên cứu thiết kế nằm trong khu vực có giới hạn toạ dộ: X = 18 600 - 20 400; Y = 408.800 - 411.400
Khai trường mỏ than Núi Béo nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long 7km về phía Đông. Phía Tây giáp khu Bình Minh. Phía Đông tiếp với khu mỏ Tân Lập. Phía Bắc giáp khu mỏ Hà Tu. Phía Nam giáp quốc lộ 18A.
2. Địa hình:
Tại công trường vỉa 14, địa hình thấp nhất hiện tại mức -36 tại lộ vỉa phía Đông. Tại công trường vỉa 11 địa hình thấp nhất hiện tại mức -36 tại lộ vỉa phía Tây. Đỉnh cao nhất tại địa hình khu vực có độ cao +150m ở phía Bắc.
Phần lớn địa hình khu mỏ không còn nguyên thuỷ mà đã bị khai thác ở các khu vực, địa hình bị cắt bởi các tầng khai thác của các công trường khai thác lộ thiên vỉa 11 và 14.
Phần khai thác mở rộng sang phía hồ Hà Tu, hồ này nằm ở sát phía Đông khai trường vỉa 11.
3. Sông suối
Trong khu vực có hai con suối, về mùa cạn lưu lượng nước nhỏ. Suối Hà Lầm chảy về phía Tây và suối Hà Tu chảy về phía Đông, lòng suối phẳng, rộng từ 1-4m.
Đến nay do việc khai thác than nên lưu lượng suối hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình thoát và thải nước nhỏ.
Địa hình khu mỏ bị chia cắt bởi các dải bồi liên tiếp tạo nên nhiều khe cạn quanh năm, các khe cạn chỉ có nước vào mùa mưa. Trong khu vực mỏ than Núi Béo cũng như khu vực mở rộng sản xuất của công ty không có sông suối chảy qua.
4. Khí hậu khu mỏ
ã Các yếu tố khí tượng:
Mỏ than Núi Béo nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng ảnh hưởng tác động trực tiếp đến khai thác mỏ. Trong năm khí hậu phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa.
Các yếu tố về khí tượng của khu vực dự án đo được tại các trạm quan trắc khí tượng ở Hòn Gai, Cẩm Phả và Cửa Ông được thể hiện như sau:
- Mưa mưa:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. Vào mùa mưa khí hậu thường nắng nóng, mưa rào đột ngột và chịu ảnh hưởng của các cơn bão từ biển Đông kéo vào. Lượng mưa thay đổi từ 1.250-2.850mm, tập trung vào tháng 6 đến tháng 9.
Thời kỳ này có đợt mưa kéo dài từ 3-4 ngày với lượng tổng cộng 400-500mm.
- Lượng mưa nhỏ nhất trong tháng tại các trạm Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông.
- Lượng mưa trung bình trong tháng tại trạm Hòn Gai: 536,4mm
- Lượng mưa lớn nhất trong tháng tại trạm Hòn Gai: 1.257mm
- Lượng mưa nhỏ nhất trong năm tại trạm Hòn Gai: 1.027mm
Hướng gió Nam và Đông Nam, không khí ẩm ướt, độ ẩm cao, độ ẩm trung bình từ 60-80%. Nhiệt độ trung bình thay đổi từ 250C - 300C, có những ngày nhiệt độ lên tới 350C - 370C.
- Mùa khô
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Hướng gió Bắc và Tây Bắc, không khí khô ráo, độ ẩm nhỏ, độ ẩm trung bình từ 30% - 40%. Nhiệt độ trung bình thay đổi từ 150C - 180C. Những ngày giá rét nhiệt độ có thể xuống tới 30C. Thời gian này thường có gió mùa Đông Bắc cùng với mưa phùn, giá rét và sương mù. Lượng mưa tối đa trong suốt mùa khô không quá 89mm.
5. Đặc điểm bãi thải mỏ hiện nay và hoạt động khai thác hiện nay liên quan đến khu vực mở rộng
Các bãi thải mỏ đã hình thành theo thiết kế giai đoạn I, đổ thải tại bãi thải Bắc vỉa 11. Sau dó, các khu vực đổ thải cho toàn vùng đã được tính toán xác định lại khả năng đổ thải và phương án đổ thải đã được xác định trong qui hoạch khai thác - vận tải - thoát nước cụm mỏ lộ thiên vùng Hòn Gai lập tháng 12 năm 1999. Công tác đổ thải của dự án khai thác cải tạo mở rộng sản xuất được thiết kế đổ thải trên cơ sở qui hoạch này, việc sử dụng đổ thải vào khu vực công ty than Hà Lầm đã khai thác xong là điều kiện thuận lợi cho công tác mở rộng sản xuất của Công ty. Hoạt động khai thác hiện nay đã và đang mở rộng sản xuất của Công ty. Hoạt động khai thác hiện nay đã và đang mở rộng khai trường vỉa 11 về phía hồ Hà Tu và khai trường vỉa 14 về phía vỉa 14 Tay phay K thuộc Công ty than Hà Lầm.
II. Tài nguyên đất rừng, sinh vật trong ranh giới khu mỏ
1. Tài nguyên đất
Toàn bộ mỏ than Núi Béo được nghiên cứu thiết kế mở rộng nằm trong khu vực có diện tích khai trường rộng 650 ha.
2. Tài nguyên rừng, sinh vật
Hiên nay, nguồn tài nguyên rừng và hệ sinh thái ở khu vực mỏ rất nghèo nàn, cây cối thưa thớt, ít có giá trị, không có thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm I và nhóm II theo nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng do việc khai thác tại đây đã được thực hiện từ thời Pháp thuộc.
Khu vực khai trường của Mỏ than Núi Béo là vùng núi cao trung bình, có độ dốc địa hình lớn. Trong phạm vi diện tích mỏ được cấp, phần đất phủ trong ranh giới mỏ rất nghèo, phần lớn đất trong ranh giới mỏ chủ yếu là đồi trọc. Các loại cây cối ở đây thường là bụi cây nhỏ, dây leo thưa thớt, ít có giá trị sử dụng. Trong diện tích đất do mỏ quản lý chỉ có một số loài cây: Mua lông, me rừng, chổi xể, cỏ tranh, lách, sậy khô, sim… Nhìn chung đất chỉ thích hợpvới các cây trồng chủ yếu là bạch đàn, keo tai tượng (hiện trong khu vực đã trồng 8,5ha bạch đàn, keo tai tượng…)
Tóm lại đất đai ở khu vực các khai trường có độ dinh dưỡng thấp, không thích hợp để canh tác và trồng rừng, cây ăn quả.
Khai thác tài nguyên khoáng sản mang lại lợi ích về thu nhập quốc dân và mang lại việc làm cho người lao động, nhưng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ con người.
Có nhiều cách phân loại tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên. Hợp lý hơn cả là xếp loại theo từng yếu tố của môi trường sinh thái, các yếu tố đó bao gồm: Nước (gồm nước ngầm, nước mặt); Không khí; Đất đai thổ nhưỡng, lớp đất phủ, diện tích đất nông nghiệp và đất, chất lượng đất. Thực vật và động vật.
Bước đầu tiên trong việc đánh giá những tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường là cần xác định rõ và phân loại thành tác động tích cực và tác động tiêu cực.
Việc xác định nguyên nhân gây tác hại đến môi trường và đề xuất giải pháp khắc phục là vấn đề của khoa học công nghệ, các giải pháp lựa chọn phải khả thi và kinh tế. Nhưng việc đánh giá tác động của chúng đến môi trường không chỉ là vấn đề khoa học công nghệ mà còn là vấn đề kinh tế xã hội.
Công tác mở rộng khai thác của khai trường diễn ra có tính liên tục theo công suất khai thác từng năm do đó việc đánh giá tác động tới môi trường của dự án sẽ được xem xét trong suốt cả đời mỏ.
Dưới đây là những phân tích và đánh giá của các hoạt động khai thác lộ vỉa đến môi trường trên cơ sở khảo sát thực tế hiện trường, các thông tin thu thập và số liệu đo đạc liên quan đến môi trường.
3. Nguồn gây ô nhiễm không khí:
Nguồn gây ô nhiễm môi trường, không khí khu vực khai thác mỏ là từ các khâu khoan, nổ mìn, xúc bốc, vận tải, đổ thải, bãi thải và sàng tuyển. Các chất ô nhiễm bao gồm: bụi (bụi đất đá, bụi than) và khí độc hại (SO2, NO2, CO…)
Trong quá trình khai thác đá tại mỏ than, các nguồn gây ô nhiễm bụi và khí thải, tiếng ồn phát sinh từ các nguồn chính sau:
ã Khoan nổ mìn
ã Xúc và vận chuyển đất đá thải đến bãithải
ã Xúc và vận chuyển than nguyên khai đến bãi sàng tuyển than
ã Sàng và chế biến phân loại than
ã Xúc và vận chuyển than sạch ra cảng tiêu thụ
ã Giao thông trong mỏ
ã Bãi thải
* Công tác khoan nổ mìn
Việc khoan các lỗ mìn bằng thiết bị khoan đã tạo ra lượng bụi ảnh hưởng tới người công nhân khoan.
Nổ mìn để làm tơi đất dá là hoạt động không thể thiếu trong khai thác than. Tại mỏ than, hàng ngày đều thực hiện nổ mìn với khối lượng từ 500-5000kg trong khoảng thời gian quy định từ 14h00 - 15h00.
Nổ mìn lần 1: Để bắn tơi đất đá ở tầng khai thác tạo điều kiện cho máy xúc thực hiện xúc tải lên ô tô.
Nổ mìn lần 2: Phá đá quá cỡ để tạo kích thước phù hợp với thiêt bị bốc xúc. Thông thường nổ mìn phá đá quá cỡ với chỉ tiêu thuốc nổ 0,13 - 0,15kg/m3.
Khi nổ mìn ở trên gương tầng gây tiếng ồn và tạo ra đám mây bụi lớn có khả năng lan xa. Nhưng do việc khai thác than trong khai trường tại mỏ như trong một thung lũng do đó bụi nổ mìn sẽ lắng đọng lại trong thời gian ngắn tại khai trường mỏ.
* Xúc và vận chuyển đất đá thải đến bãi thải.
Sau khi nổ mìn đất đá được làm tơi, sau đó máy xúc sẽ xúc chuyển lên ô tô đến bãi đổ thải. Phần đá quá cỡ sẽ thực hiện khoan lỗ nhỏ, nổ mìn tạo kích thước có thể xúc lên ô tô được.
Hoạt động này gây bụi không đáng kể, chủ yếu phát sinh khi vận chuyển đến bãi thải. Do hoạt động này ở xa khu dân cư nên không ảnh hưởng tới dân cư, chỉ ảnh hưởng tới người công nhân vận hành trên bãi thải và lái xe.
* Xúc và vận chuyển than nguyên khai đến bãi sàng tuyển than
Than được máy xúc sẽ chuyển lênô tô đến khu vực sàng tuyển. Do than nằm dưới sâu nên có độ ẩm nhất định do đó hoạt động này gây bụi không đáng kể, chủ yếu phát sinh khi vận chuyển đến bãi sàng than. Do bãi sàng tuyển than được bố trí xa khu dân cư nên không ảnh hưởng tới dân cư, chỉ ảnh hưởng tới người công nhân vận hành sàng tuyển chế bién than và lái xe.
* Xúc và vận chuyển than sạch ra cảng tiêu thụ
Khâu này phát sinh bụi chủ yếu khi bốc xúc than bằng máy xúc lên ô tô làm ảnh hưởng tới các công nhân sản xuất. Việc vận chuyển ra cảng tiêu thụ sẽ dài khoảng 2km trên đường vận chuyển chuyên dùng vận chuyển than của mỏ song song với đường 18B và cắt ngang, nằm dưới đường 18A sẽ làm ảnh hưởng dân cư hai bên đường vận chuyển. Mức độ ô nhiễm bụi hiện nay vượt tiêu chuẩn cho phép xấp xỉ 1,5 lần sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các khu dân cư 1C, 2B và 5A phường Hồng Hà và gián tiếp tới các khu dân cư lân cận các khu nêu trên.
* Sàng và chế biến phân loại than
Đây là công đoạn gây bụi nhiều nhất, trong quá trình sàng phân loại bằng máy tạo ra các hạt nhỏ, mịn, khô có khả năng phát tán xa theo gió.
Những ngày trời hanh khô có thể quan sát rõ đám mây bụi xung quanh khu vực này. Mức độ ô nhiễm bụi hiện nay vượt tiêu chuẩn cho phép xấp xỉ 1,5 lần.
Bụi than với những hạt bụi nhỏ khi thâm nhập cơ thể qua đường hô hấp có thể thâm nhập sâu vào phổi gây ra chứng bệnh bụi phổi. Đây là loại bệnh thường gặp trong công nhân khai thác than.
Nguyên nhân chính gây bụi ở khu vực này là do:
- Nguyên liệu than khô
- Phễu rót sản phẩm không kín
- Đầu băng tải rót sản phẩm không có thiết bị che gió, vì vậy luồng gió thổi trực tiếp vào than đã sàng và cuốn theo những hạt bụi nhỏ đi xa.
Quan sát trực quan cho thấy, trong phạm vi công trường sàng tuyển, công nhân là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của loại bụi này.
* Giao thông trong mỏ:
Không kể đến các thiết bị phục vụ khai thác thường xuyên có mặt trên công trường, hàm lượng bụi chủ yếu được phát sinh từ đường cho các xe vận chuyển. Do phương tiện đi lại với vận tốc nhất định đã cuốn theo đất, bụi ở trên đường tạo thành các đám bụi cao từ 5 đến 10 mét và bị đưa đi xe nếu có gió mạnh.
Qua phân tích trên cho thấy tất cả các khâu công nghệ trong quá trình khai thác đều tạo bụi.
Tổng hợp tác động của các hoạt động trên tạo ra hình ảnh về một khu vực khai thác có mức độ ô nhiễm môi trường bụi khác cao. Việc phân tích các tác động ảnh hưởng đến môi trường khu dân cư xung quanh từ các nguồn riêng biệt rất khó thực hiện. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải phối hợp đề ra các biện pháp khắc phục ảnh hưởng ô nhiễm môi trường khu vực này.
4. ảnh hưởng của bụi:
Bụi là một tập hợp nhiều hạt vật chất vô cơ và hữu cơ, có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí dưới dạng bụi lơ lửng, bụi lắng và các hệ khí gồm hơi, khói, mù...
Những ảnh hưởng do bụi gây ra đối với môi trường vùng mỏ than bao gồm:
- ảnh hưởng đối với thực vật: Sự tích tụ bụi trên lá cây làm giảm khả năng quang hợp, bụi chứa các độc tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
- ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người: Gây bệnh bụi phổi và đường hô hấp. Theo số liệu thống kê, ở Núi Béo đã có 15 công nhân mắc bệnh bụi phổi và còn có xu hướng tăng thêm.
- ảnh hưởng đến các công trình và vật liệu, máy móc: Do bụi có chứa các chất hoá học, khi bám vào bề mặt của vật liệu sẽ gây các phản ứng hoá học, làm xuống cấp chất lượng của các công trình, máy móc.
- Bụi ở trong không khí là những hạt nhỏ hơn 5mm có thể vào tận phế nang của phổi. Bụi gây ra một số bệnh như:
Bệnh bụi phổi: Bệnh này gây ra do người hít thở bụi khói, bụi than và bụi kim loại. Nếu tiếp xúc với bụi trong một thời gian sẽ bị xơ phổi, suy giảm các chức năng hô hấp.
Bệnh về đường hô hấp: Tuỳ theo nguồn gốc của các loại bụi mà gây ra bệnh viêm mũi, họng, phế quản. Bụi vô cơ rắn, có cạnh góc sắc nhọn, lúc đầu thường gây ra viêm mũi làm cho niêm mạc dày lên, tiết nhiều niêm dịch hít thở khó. Sau nhiều năm chuyển thành bệnh viêm mũi teo, giảm chức năng lọc giữ bụi của mũi, gây ra bệnh bụi phổi.
Bệnh ngoài da: Bụi kim loại, đặc biệt là bụi đồng gây ra bệnh nhiễm trùng da rất khó chữa. Bụi này tác động lên các tuyến nhờn làm cho da bị khô, gây ra các bệnh ở da như trứng cá, viêm da...
Bệnh ở đường tiêu hoá: Bụi kim loại, bụi khoáng có kích thước lớn, có cạnh sắc đi vào dạ dày viêm niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hoá. Bụi chỉ gây ra bệnh thiếu máu, giảm hồng cầu và gây rối loạn thận.
Đối với việc khai thác than, tuỳ từng khu vực và thành phần bụi khác nhau.
Tại khu vực bãi thải: Thành phần bụi chủ yếu là bụi đất đá.
Tại khu vực khai thác: Bụi than và bụi đất đá.
Tại khu sàng chế biến than: thành phần chủ yếu là bụi than
Qua phân tích hàm lượng bụi cho thấy:
* Khu sàng tuyển than kho 3 có nồng độ bụi cao nhất trong toàn khu vực.
* Hoạt động vận tải than, đất đá làm phát tán bụi vào môi trường lớn nhất.
* Tất cả các khâu trong hoạt động khai thác ở mỏ Núi Béo đều phát sinh bụi gây ô nhiễm môi trường không khí.
Chất lượng không khí ở từng khu vực mỏ như sau:
Trong khai trường:
* Tại nơi máy khoan hoạt động nồng độ bụi cao (vượt tiêu chuẩn cho phép 1,3 lần), mặc dù đã áp dụng công nghệ khoan có phun nước.
* Tại nơi có máy xúc làm việc: Máy xúc làm việc trong điều kiện than ướt nhưng nồng độ bụi vẫn cao (vượt tiêu chuẩn cho phép 1,76lần).
* Vận tải than, đất đá đã gây phát tán bụi với nồng độ cao (vượt tiêu chuẩn cho phép 1,3 lần), mặc dù đã được tới nước.
Do khai trường khai thác sâu dưới mực nước biển rất lớn, khu vực khai thác là một hố sâu do đó toàn bộ bụi đã được lắng đọng tại khu khai trường khai thác, không ảnh hưởng tới dân cư mà ảnh hưởng đến người lao động trực tiếp tham gia sản xuất trong các khâu này.
Tại bãi thải: Khi ô tô đổ đất nồng độ bụi đo được là lớn nhất, vượt tiêu chuẩn cho phép. Nhưng do thành phần bụi chủ yếu là bụi lắng và mật độ xe đổ thải không cao nên sau một thời gian ngắn nồng độ bụi giảm đi nhiều. Khu vực đổ thải cũng xa khu dân cư do vậy không ảnh hưởng tới khu dân cư mà ảnh hưởng đến người lao động trực tiếp tham gia sản xuất trong các khâu này.
Trên đường vận tải: Trong điều kiện đường khô không được phun nước, nồng độ bụi trong không khí là rất cao; Khi đường giao thông được phun nước, mặt đường rất ít bụi, chỉ còn bụi từ khói ô tô là chủ yếu. Đường vận tải qua khu dân cư sẽ ảnh hưởng tới dân cư hai bên đường giao thông.
Khu vực chế biến than: Trong suốt ca làm việc nồng độ bụi rất cao. Khu vực này xa khu dân cư, do vậy không ảnh hưởng tới khu dân cư mà ảnh hưởng đến người lao động trực tiếp tham gia sản xuất trong các khâu này.
Như vậy, chất lượng không khí khu vực khai thác bị ô nhiễm bởi bụi với nồng độ cao. Khi mỏ mở rộng khai thác thì khả năng suy giảm chất lượng không khí sẽ tăng. Tác động của quá trình khai thác mỏ đến không khí là rất đa dạng và phức tạp. Những ảnh hưởng của bụi, khí độc cần được quan tâm thích đáng.
Hoạt động khai thác mỏ chỉ diễn ra trong khai trường mỏ. Do khai trường mỏ như một thung lũng nên việc phát tán bụi, khí độc chỉ ảnh hưởng đến khu vực khai thác. Khu vực dân cư nằm cách khai trường mỏ 500m do đó không bị ảnh hưởng của hoạt động này. Khu vực đường vận chuyển than ra cảng và khu vực cảng là ảnh hưởng tới dân cư xung quanh nên cần có biện pháp tích cực giảm thiểu bụi.
5. ảnh hưởng của khí độc:
Một trong những chất gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực mỏ Núi Béo là khí độc hại (SO2, NO2, CO...). Nguồn phát sinh khí độc là thiết bị cơ giới hoạt động trong mỏ. Những khí này thường gây ra bệnh về đường hô hấp và thần kinh.
Các kết quả phân tích khí độc khu vực mỏ Núi Béo cho thấy tại các điêm có xe cơ giới, khí CO đều nằm trong giới hạn cho phép, do việc khai thác than lộ thiên trên một vùng rộng nên khí thải dễ phát tán ra xung quanh. Như vậy, chất lượng không khí bị ô nhiễm khí CO ở mức thấp. Việc ảnh hưởng của khí độc ở mức cho phép, không đáng kể, chưa cần có các biện pháp để xử lý.
Tại các khu vực đường ra cảng các số liệu đo đạc cho thấy chất độc hại do thiết bị vận chuyển xảy ra vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
1. Nguồn gây ra tiếng ồn: Tất cả các thiết bị tham gia hoạt động trong quá trình sản xuất như: máy xúc, máy khoan, máy nghiền sàng, ô tô và các công t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5525.doc