Bộ giáo dục và đào tạo
Tr−ờng đại học nông nghiệp I Hà Nội
zzz
Nguyễn Tuấn Tú
Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất
một số loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao
trên đất xám bạc màu hiệp hòa – bắc giang
Chuyên ngành: Khoa học Đất
Mã số: 60.62.15
Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
Ng−ời h−ớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Xuân Thành
Hà Nội - 2005
Lời cam đoan
- Tôi xin cam đoan: những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực, khách quan mà bản thâ
107 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất một số loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao trên đất xám bạc màu Hiệp Hoà- Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tôi trực tiếp thực hiện
và ch−a đ−ợc ai sử dụng công bố, bảo vệ trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.
- Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin trích dẫn trong luận văn
đều đã đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 10 năm 2005
Tác giả luận văn
Nguyễn Tuấn Tú
i
Lời cảm ơn
Kính th−a các thầy, cô giáo! Em xin đ−ợc bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới các thầy, cô giáo khoa Sau đại học, khoa Đất và Môi tr−ờng và
đặc biệt là PGS. TS Nguyễn Xuân Thành đã h−ớng dẫn tận tình trong
quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cám ơn đến các đồng chí lãnh đạo cơ quan của
tôi - Viện quy hoạch bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn cao học.
Tôi xin cám ơn phòng Tài nguyên và Môi tr−ờng, phòng Nông
nghiệp - Kinh tế, cùng các đồng chí lãnh đạo huyện Hiệp Hòa.
Xin cám ơn UBND nhân dân hai xã Hoàng Vân, Đoan Bái huyện
Hiệp Hoà - Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi để hoàn thành đề tài
nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc tới bố mẹ và anh trai của tôi
đã tạo điều kiện hỗ trợ cho tôi trong suốt những năm tháng học tập
vừa qua.
Hà Nội, tháng 10 năm 2005
Tên tác giả
Nguyễn Tuấn Tú
ii
Mục Lục
Danh mục các chữ viết tắt............................................................vi
Danh mục các bảng ............................................................................vii
Phần 1 Mở đầu.......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích............................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu................................................................................................. 2
Phần 2 Tổng Quan Tài Liệu............................................................... 3
2.1 Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
và ở việt nam .................................................................................................... 3
2.1.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới ................................. 3
2.1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam .................................. 5
2.1.3 Khái quát về hiệu quả sử dụng đất ..................................................... 7
2.1.4 Quan điểm về sử dụng đất nông - lâm nghiệp ở Việt Nam................ 9
2.1.5 Những yếu tố ảnh h−ởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp....... 10
2.2 Tình hình nghiên cứu về đất bạc màu trên thế giới và ở việt nam .... 11
2.2.1 Khái niệm về đất bạc màu .................................................................. 11
2.2.2 Phân bố đất bạc màu ......................................................................... 12
2.2.3 Tình hình nghiên cứu và cải tạo đất xám bạc màu trên thế giới ....... 14
2.2.4 Tình hình nghiên cứu cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu ở Việt Nam
..................................................................................................................... 15
Phần 3 nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu.................... 22
3.1 Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 22
3.2 Nội dung nghiên cứu: .............................................................................. 22
3.3 Ph−ơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 23
3.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................... 23
iii
3.4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên của huyện Hiệp Hòa ............................. 23
3.4.2 Đánh giá về hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp:
..................................................................................................................... 24
3.4.3 Cơ sở chọn địa bàn nghiên cứu ......................................................... 24
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................... 26
4.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện hiệp hòa tỉnh
bắc giang......................................................................................................... 26
4.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................... 26
4.1.2 Khí hậu thủy văn ................................................................................ 26
4.1.3 Địa hình địa mạo ................................................................................ 28
4.1.4 Đặc Điểm đất đai huyện Hiệp Hòa ................................................... 29
4.2 Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Hiệp Hòa ..................................... 32
4.2.1 Tình hình sản xuất của ngành nông nghiệp huyện Hiệp Hòa ............ 33
4.3 Thực trạng các loại hình sử dụng đất................................................... 41
4.3.1 Thuộc tính của các loại hình sử dụng đất huyện Hiệp Hòa ............... 41
4.3.2 Các loại hình sử dụng đất trên đất bạc màu huyện Hiệp Hòa ............ 46
4.4 Hiệu quả kinh tế trên các loại hình sử dụng đất .................................. 57
4.4.1 Hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa (LUT 1)............ 61
4.4.2 Hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất 2 (LUT 2)....................... 62
4.4.3 Hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa - 1vụ màu (LUT
3).................................................................................................................. 64
4.4.5 Hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất chuyên canh màu/rau/
CNNN (LUT 4) ........................................................................................... 66
4.4.6 Hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất chuyên canh cây CNNN
(LUT 5)........................................................................................................ 68
4.4.7 Loại hình sử dụng đất hoa cây cảnh (LUT 6)..................................... 68
4.4.8 Hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất cây ăn quả (LUT 7) ....... 69
4.4.9 Loại hình sử dụng đất lâm nghiệp (LUT 8)........................................ 69
iv
4.4.10 Hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất NTTS (LUT 9) ............. 69
4.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất (LUT)........ 71
4.5.1 Hiệu quả kinh tế của các LUT........................................................... 71
4.5.2 Đánh giá chung .................................................................................. 74
4.6 Đề xuất LUT cho hiệu quả kinh tế cao.................................................. 82
4.6.1 Các tiêu chuẩn để lựa chọn các LUT có hiệu quả kinh tế cao ........... 82
4.6.2 Đề xuất loại hình sử dụng đất trên đất bạc màu huyện Hiệp Hòa...... 82
Phần 5 Kết luận và đề nghị........................................................... 85
5.1 Kết luận .................................................................................................... 85
5.2 Đề nghị...................................................................................................... 86
Tài liệu tham khảo ............................................................................ 87
Phần phụ lục........................................................................................... 90
v
Danh mục các chữ viết tắt
LUT Loại hình sử dụng đất
TB Trung bình
RT Rất thấp
TH Thấp
C Cao
RC Rất cao
UN Tổ chức Liên hiệp quốc
WB Ngân hàng Thế giới
NXB Nhà xuất bản
NNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
HTX Hợp tác xã
ĐHNNI Đại học Nông nghiệp I
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
DT Diện tích
vi
Danh mục các bảng
Bảng 1: Dự báo diện tích canh tác và dân số thế giới ...................................... 4
Bảng 2: Diện tích đất canh tác bình quân ở một số n−ớc Đông Nam á ........... 5
Bảng 3: Biến động diện tích đất nông nghiệp và đất trồng cây hàng năm ở
Việt Nam ................................................................................................... 6
Bàng 4: Đặc điểm đất đai của huyện Hiệp Hòa .............................................. 29
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hiệp Hòa năm 2004..... 33
Bảng 6: Diện tích năng suất sản l−ợng của một số loại cây trồng hàng năm của
huyện Hiệp Hòa....................................................................................... 36
Bảng 7: Diện tích năng suất sản l−ợng của một số loại cây ăn quả chủ yếu của
huyện Hiệp Hòa....................................................................................... 38
Bảng 8 Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi và thủy sản ........................ 41
Bảng: 9 Loại hình sử dụng đất và một số thuộc tính đất trên địa bàn huyện
Hiệp Hoà - Bắc Giang ............................................................................. 42
Bảng 10: Diện tích các loại hình sử dụng đất ở đất bạc màu của vùng trung
và th−ợng huyện Hiệp Hòa...................................................................... 49
Bảng 11: Các loại hình sử dụng đất và diện tích tổng hợp từ phiếu điều tra
trên địa bàn xã Đoan Bái và Hoàng Vân ................................................. 52
Bảng 12: Các loại hình sử dụng đất chính tại địa điểm nghiên cứu ................ 56
Bảng 13: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng xã Đoan Bái, huyện Hiệp
Hoà, tỉnh Bắc Giang (năm 2004 -2005) .................................................. 59
Bảng14: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng xã Hoàng Vân, huyện Hiệp
Hoà, tỉnh Bắc Giang (năm 2004 -2005) .................................................. 60
Bảng 15: Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa (LUT 1) trên đất bạc
màu .......................................................................................................... 61
Bảng 16: Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa (LUT 2) trên đất bạc
màu .......................................................................................................... 62
Bảng 17: Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa - Rau/màu/ CNNN
(LUT 3) trên đất bạc màu........................................................................ 63
Bảng 18: Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất 3vụ: (lúa - Rau/màu/CNNN
(LUT 3) trên đất bạc màu........................................................................ 65
Bảng 19: Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất chuyên canh rau/màu/CNNN
(LUT 4) trên đất bạc màu........................................................................ 67
Bảng 20: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất LUT 5, LUT 6, LUT 7,
LUT 8, LUT 9 trên địa bàn nghiên cứu................................................... 70
Bảng 21: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất LUT 1, LUT 2,…,
LUT 9 trên đất bạc màu........................................................................... 75
Bảng 22: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế..................................... 76
Bảng 23: Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất ....................... 77
vii
viii
Phần 1
Mở đầu
1.1 Đặt vấn đề
Đất đai là t− liệu sản xuất đặc biệt, là tài nguyên thiên nhiên có khả
năng tái tạo. Vị trí và diện tích đất không thay đổi, chất l−ợng và hiệu quả sử
dụng đất phụ thuộc nhiều vào quá trình sử dụng của con ng−ời. Vì vậy, việc sử
dụng đất hợp lý cho hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích là rất cần thiết.
Trong quá trình sử dụng đất con ng−ời đã làm thay đổi các thuộc tính
của đất có thể làm đất tốt thêm cũng có thể làm đất nghèo kiệt đi. Do canh tác
không bảo vệ đất nên đất đã bị xói mòn, rửa trôi dẫn đến đất trở thành nghèo
kiệt, thoái hoá.
ở Việt Nam, đất bạc màu là một trong những loại đất đ−ợc nhiều nhà
khoa học quan tâm. Các kết quả nghiên cứu của viện Khoa học Nông nghiệp
[2], tr−ờng Đại học Nông nghiệp I [21], viện Quy hoạch và Thiết kế Bộ Nông
nghiệp [20]… đã xác định diện tích đất bạc màu của cả n−ớc khoảng
1.791.021 ha, riêng vùng đồng bằng sông Hồng có khoảng 80.643 ha (Hội
khoa học Đất, 1996) [10]. Tính chất đất bạc màu đã đ−ợc kết luận là loại đất
chua, nghèo dinh d−ỡng toàn diện, thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ sét thấp. Hệ vi
sinh vật trong đất bạc màu thấp hơn rất nhiều so với các loại đất phù sa. Đất
bạc màu đ−ợc hình thành từ mẫu chất phù sa cổ, phù sa cũ, hoặc do các loại
đá mẹ chua: granit, liparit, hay sa thạch… khi phong hoá thành đất có thành
phần cơ giới nhẹ, chua. Đất nằm trong vùng có l−ợng m−a lớn, c−ờng độ
mạnh nên hiện t−ợng rửa trôi theo bề mặt và thâm sâu diễn ra rất mạnh ( Lê
Thái Bạt, Tôn Thất Chiểu, Cao Liêm [12], Lê Duy Mì [14], [15], [9], [10],
[5]...).
Huyện Hiệp Hoà tỉnh Bắc Giang thuộc vùng Trung du Bắc Bộ có tổng
1
diện tích tự nhiên là 20.120,19 ha, dân số 207.981 ng−ời, bao gồm 26 đơn vị
hành chính cấp xã, với 4 dân tộc anh em chung sống. Đất đai của huyện bao
gồm 7 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất bạc màu chiếm gần 40% tổng diện
tích tự nhiên, đ−ợc phân bố chủ yếu trên địa bàn của huyện.
Đ−ợc sự phân công của khoa Sau Đại học và khoa Đất và Môi tr−ờng –
tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, chúng tôi đã thực hiện đề tài:“Đánh giá hiệu
quả kinh tế và đề xuất một số loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao trên đất
xám bạc màu Hiệp Hòa- Bắc Giang”
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông
nghiệp chính trên đất bạc màu huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
- Đề xuất một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp cho hiệu quả cao
trên đất bạc màu huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện huyện Hiệp
Hòa tỉnh Bắc Giang
- Tìm hiểu loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên đất bạc màu huyện
Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
- Điều tra phỏng vấn nông hộ về khả năng sản xuất nông nghiệp ở 2
vùng sinh thái đặc tr−ng trên đất bạc màu huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang,
nhằm tìm đ−ợc loại hình sử dụng đất nông nghiệp cho hiệu quả cao nhất
2
Phần 2
Tổng Quan Tài Liệu
2.1 Tình hình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên thế giới và ở việt nam
2.1.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
- Đất nông nghiệp là loại đất đ−ợc xác định chủ yếu để sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp nh−: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên
cứu thí nghiệm về nông nghiệp (Luật đất đai, 2003)
Sản phẩm của sản xuất nông nghiệp không chỉ nuôi sống nhân loại, mà
còn là nguồn thu quan trọng của hầu hết các n−ớc đang phát triển. Theo dự báo
của tổ chức Liên hiệp quốc (UN) và ngân hàng Thế giới (WB) [37], thì dân số
thế giới đến năm 2024 sẽ đạt 10 tỷ. Hiện tại nhu cầu về l−ơng thực cơ bản là
tạm ổn, nếu nh− không bị thiên tai phá hoại, song trong t−ơng lai vấn đề l−ơng
thực sẽ đặt cho ngành sản xuất nông nghiệp và khai thác nguồn tài nguyên đất
đai vào tình trạng làm việc quá mức, đặc biệt đối với những n−ớc đang phát
triển. Theo cảnh báo của FAO [29], [28], thì 117 n−ớc đang phát triển, sẽ có
không d−ới 64 n−ớc sẽ không có khả năng cung cấp đủ l−ơng thực trong t−ơng
lai vào những năm đầu của thế kỷ XXI, nếu nh− các quốc gia này không áp
dụng những biện pháp canh tác, sử dụng và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên đất
đai. Nguồn dự trữ diện tích đất canh tác ở các n−ớc đang phát triển còn khá lớn,
nh−ng chỉ tập trung vào các n−ớc ở châu Phi và châu Mỹ. Nguồn đất canh tác ở
châu á gần nh− đã cạn kiệt, mà dân số châu á chiếm gần 1/2 thế giới. Vì vậy
đất đai của châu á đ−ợc xem nh− chịu áp lực rất lớn của sự bùng nổ dân số
trong t−ơng lai.
3
Bảng 1: Dự báo diện tích canh tác và dân số thế giới
Năm
Dân số
( triệu ng−ời)
Diện tích đất canh tá c
( triệu ha)
Binh quân DT đất
canh tá c / ng−ời ( ha)
1980 4.450 1.500 0,34
1990 5.100 1.510 0,30
2000 6.200 1.540 0,25
2010 7.200 1.580 0,22
2025 8.300 1.650 0,20
Biểu đồ: Dự báo diện tích canh tác và dân
số thế giới
0,34
0,30
0,25
0,22 0,20
0,00
0,10
0,20
0,30
0,40
Năm
ha
1980
1990
2000
2010
2025
Nguồn: FAO (1989), FAO (1993) [ 29], [28]
Kết quả dự báo ở bảng 1 cho thấy: Dân số thế giới tăng theo cấp số
nhân, song diện tích đất đ−ợc cải tạo để đ−a vào quỹ đất canh tác tăng không
đáng kể dẫn đến bình quân diện tích đất canh tác/ng−ời hàng năm giảm mạnh.
−ớc tính năm 2000 bình quân đầu ng−ời/1ha đất canh tác ở vùng châu
á Thái Bình D−ơng là 9,7 ng−ời/ha. Năm 2010 sẽ là 12 ng−ời/ha và đến năm
2025 sẽ là 17,7 ng−ời/ha.
4
Bảng 2: Diện tích đất canh tác bình quân ở một số n−ớc Đông Nam á
Tên n−ớc Diện tích đất canh tác bình quân/ ng−ời
Inđônêsia 0,12
Malaysia 0,27
Philippin 0,13
Thái Lan 0,42
Việt Nam 0,10
Nguồn:FAO (1993) [28]
So sánh bình quân chung về diện tích đất canh tác ở châu á so với trên
thế giới thì thấp hơn rất nnhiều. Điều đáng nói là chỉ tiêu này ở Việt Nam lại
càng thấp.
Điều này cũng cho thấy khả năng mở rộng diện tích đất canh tác ở Việt
Nam nói riêng và khu vực châu á nói chung là rất khó khăn, không thể mở
rộng đ−ợc nữa, trong t−ơng lai không thể trông chờ theo h−ớng mở rộng đ−ợc
diện tích đất canh tác, mà phải tập chung vào thâm canh, tức là phải áp dụng
các công nghệ sinh học tiến tiến vào sản xuất nông nghiệp có vậy mới có thể
đáp ứng đ−ợc an ninh l−ơng thực.
Trên thực tế, hầu hết các n−ớc đều nhận thức đ−ợc tầm quan trọng của
quỹ đất Quốc gia. Nhiều nhà khoa học đã có các công trình nghiên cứu về
quản lý sử dụng đất, nhất là quỹ đất sản xuất nông nghiệp, nhằm đạt hiệu quả
kinh tế cao đồng thời bảo vệ môi tr−ờng đất để sản xuất bền vững.
2.1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những n−ớc có diện tích đất bình quân đầu ng−ời
thấp nhất thế giới. Theo báo cáo của bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng, nếu đem so
sánh với 10 n−ớc trong khu vực Đông Nam á, thì tổng diện tích đất tự nhiên
5
của Việt Nam xếp hàng thứ bốn, nh−ng về dân số xếp hàng thứ hai, do vậy bình
quân diện tích trên đầu ng−ời thì xếp hàng thứ 9, chỉ cao hơn Singapor [34].
Bảng 3: Biến động diện tích đất nông nghiệp và đất trồng cây hàng năm ở
Việt Nam
Năm
Diện tích đất
nông nghiệp
(1.000 ha)
Diện tích đất
trồng cây hàng
năm (1.000 ha)
Dân số
(1.000 ng−ời)
Bình quân diện
tích đất canh tác/
ng−ời ( m2)
1990 9.040 8.101 66.223 1.223
1995 10.947 9.224 73.962 1.247
2000 12.088 9.815 77.685 1.285
Biểu đồ: So sánh bình quân diện tích đất canh tác trên đầu
ng−ời qua các năm
1.285
Nguồn t− liệu kinh tế xã hội 61 tỉnh thành, NXB 1990, dân số và phát triển xã
hội, NXB thống kê 2001
Số liệu ở bảng 3 cho thấy: Mặc dù có sự đầu t− rất lớn của Nhà n−ớc để
cải tạo diện tích đất ch−a sử dụng, nh−ng diện tích đất nông nghiệp sau 10
năm mới tăng đ−ợc 305.000 ha, trong khi đó dân số sau 10 năm tăng
1.146.000 ng−ời. Bình quân diện tích đất canh tác trong 10 năm của thập kỷ
1.223
1.247
1.190
1.200
1.210
1.220
1.230
1.240
1.250
1.260
1.270
1.280
1.290
1990
m2 1995
2000
Năm
6
90 không v−ợt quá 1.300 m2/ ng−ời.
Theo báo cáo tổng kết của Bộ khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng
(1999), thì tổng diện tích đất ch−a sử dụng ở Việt Nam có khoảng 8,0 triệu ha,
trong đó chỉ có gần 3 triệu ha có thể cải tạo đ−a vào mục đích sản xuất nông
nghiệp. Trong t−ơng lai nếu khai thác hết quỹ đất ch−a sử dụng này, thì quỹ đất
nông nghiệp mới chỉ có khoảng 15 triệu ha, với tốc độ gia tăng dân số trên 1%,
thì bình quân diện tích đất canh tác không v−ợt quá đ−ợc 1500 m2/ng−ời, đây
quả là một thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
Nhiệm vụ đặt ra cho ngành nông nghiệp n−ớc ta là phải sử dụng tối đa
quỹ đất có thể cải tạo để đ−a vào sản xuất nông nghiệp và phải sử dụng quỹ
đất nông nghiệp hiện có sao cho hợp lý cho hiệu quả cao, đảm bảo phát triển
sản xuất nông nghiệp một cách bền vững.
2.1.3 Khái quát về hiệu quả sử dụng đất
2.1.3.1 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả, nh−: Kết quả là hiệu
quả; Hiệu quả là sự tăng tr−ởng GDP; Hiệu quả là nâng cao mức sống của
ng−ời dân, mục tiêu là nền sản xuất xã hội phát triển; Hiệu quả là mức độ tiết
kiệm chi phí trong một đơn vị sản xuất và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Luận điểm triết học của Mác, thì hiệu quả là tiết kiệm thời gian, tiết
kiệm chi phí, tiết kiệm nguồn lực. Hiệu quả là ph−ơng tiện thực hiện các mục
tiêu kinh tế xã hội.
Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả, nó có
vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu
quả có khả năng l−ợng hóa, đ−ợc tính toán t−ơng đối chính xác và biểu hiện
bằng các hệ thống các chỉ tiêu cụ thể.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đi nghiên cứu về hiệu quả kinh
7
tế của các LUT sử dụng đất, hay các loại hình sử dụng đất nông nghiệp để đề
xuất loại hình sử dụng đất nông nghiệp cho hiệu quả cao và bền vững.
2.1.3.2 Hiệu quả về mặt x∙ hội
- Đ−ợc thể hiện ở mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm
với mức thu nhập ng−ời lao động chấp nhận, bền vững trong địa bàn và các
vùng lân cận.
- Trình độ dân trí của ng−ời dân đ−ợc thể hiện ở nhận thức và mức độ
tiếp thu khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề
khác đẻ năng cao năng suất và chất l−ợng sản phẩm. Mức độ phát triển cơ sở
hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đáp ứng nhu cầu của ng−ời dân.
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống.
Đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị và an ninh l−ơng thực
2.1.3.3 Hiệu quả về môi tr−ờng sử dụng đất
Môi tr−ờng là tập hợp tất cả các điều kiện, hiện t−ợng bên ngoài tác động
đến lên cơ thể. Môi tr−ờng bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố vật chất
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ng−ời có ảnh h−ởng đến
đời sống, sản xuất và phát triển của con ng−ời, thiên nhiên (Điều 1 - Luật Môi
tr−ờng Việt Nam).
Trong nông nghiệp, thì các loại hình sử dụng đất nông nghiệp cũng tác
động trực tiếp đến môi tr−ờng theo hai chiều tốt và xấu, nh−: gây ô nhiễm
nguồn n−ớc, không khí, ô nhiễm đất, thoái hóa đất...
Sử dụng đất không hợp lý, các biện pháp canh tác không đúng, lạc hậu
làm cho đất đai bị thoái hóa, xói mòn, rửa trôi dẫn đến bạc màu hóa, hay làm
cho sản phẩm nông nghiệp không sạch dẫn đến tác hại không nhỏ đến con
ng−ời và môi tr−ờng sinh thái.
8
2.1.4 Quan điểm về sử dụng đất nông - lâm nghiệp ở Việt Nam
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi nhu cầu của con ng−ời lấy
đi từ đất mgày một tăng, mặt khác đất sản xuất nông nghiệp ngày một thu hẹp
do bị chuyển sang quỹ phi nông nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp của
n−ớc ta với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an
ninh l−ơng thực, thực phẩm, bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững,
góp phần xóa đói giảm nghèo thực hiện thành công chủ tr−ơng của Đảng và
Nhà n−ớc, đó là Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Nông nghiệp Nông thôn.
(chiến l−ợc phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam đến năm 2010 [3], Bộ
NNPTNT.2000 [4]). Muốn thực hiện đ−ợc mục tiêu trên, cần có các quan
điểm và giải pháp cụ thể nh− sau:
- áp dụng ph−ơng thức sản xuất nông - lâm kết hợp, đa dạng hóa sản
phẩm, chống xói mòn rửa trôi, thâm canh bền vững.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông - lâm nghiệp trên cơ sở thực hiện
đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp
với sinh thái và bảo vệ môi tr−ờng.
- Phát triển nông lâm - nghiệp một cách toàn diện và có hệ thống trên
cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu
đa dạng hóa của nền kinh tế quốc dân.
- Phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện gắn với việc xóa đói giảm
nghèo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát huy nền văn hóa
truyền thống của các dân tộc, không ngừng nâng cao nguồn lực của con ng−ời.
- Phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp trên cơ sở áp dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông - lâm nghiệp của cơ sở phải gắn
với định h−ớng phát triển kinh tế xã hội của khu vực, vùng và của cả n−ớc.
9
2.1.5 Những yếu tố ảnh h−ởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bị chi phối bởi các điều kiện và quy
luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh
tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, có thể khái quát những điều kiện,
nhân tố ảnh h−ởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gồm ba nội dung
chính sau:
2.1.5.1 Yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên: khí hậu, thời tiết, đất đai, n−ớc... là các yếu tố cơ
bản để xác định cho sử dụng đất nông nghiệp sao cho đạt hiệu quả cao nhất,
nó ảnh h−ởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Vị trí địa lý của vùng với sự
khác biệt về điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ quyết định khả năng, công cụ và
hiệu quả sử dụng đất đai. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần phải tuân thủ
quy luật tự nhiên, tận dụng những lợi thế, hạn chế những tác động xấu của tự
nhiên nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi tr−ờng.
Theo Mác, thì điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch.
Còn theo N. Borr Lang yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế đến năng suất cây
trồng ở các n−ớc đang phát triển, đặc biệt đối với ng−ời nông dân là thiếu vốn
và độ phì [22].
2.1.5.2 Yếu tố về điều kiện kinh tế - x∙ hội
Bao gồm các yếu tố nh− chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin
và quản lý, chính sách đất đai và môi tr−ờng, sức sản xuất và trình độ phát
triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện
về nông nghiệp, th−ơng mại, giao thông, sự phát triển khoa học kỹ thuật,
trình độ quản lý và tổ chức sản xuất, sử dụng lao động, áp dụng khoa học
công nghệ vào sản xuất.
Điều kiện kinh tế xã hội th−ờng có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối việc
10
sử dụng đất đai, đầu t− cho phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và các
ngành khác nói chung.
2.1.5.3 Yếu tố về kỹ thuật canh tác
Biện pháp canh tác là các tác động của con ng−ời vào sử dụng đất đai,
cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của các quá trình
sản xuất để đạt đ−ợc hiệu quả kinh tế cao. Trên cơ sở nghiên cứu các quy
luật tự nhiên để lựa chọn quy trình kỹ thuật, giống cây con, áp dụng khoa
học kỹ thuật hợp lý nhất nhằm đạt đ−ợc mục tiêu kinh tế cao nhất và phát
triển bền vững.
Theo Frank Ellis và Douglass C. North, thì ở các n−ớc phát triển, khi
có tác động tích cực từ khoa học kỹ thuật, nh−: giống mới, thủy lợi, phân
bón...dẫn đến yêu cầu mới cũng sẽ đặt ra cho công tác tổ chức sản xuất để có
kinh tế nông nghiệp tăng tr−ởng nhanh hơn. Nh− vậy, biện pháp kỹ thuật canh
tác có một ý nghĩa không kém phần quan trọng trong quá trình khai thác theo
chiều sâu và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp.
2.2 Tình hình nghiên cứu về đất bạc màu trên thế giới
và ở việt nam
2.2.1 Khái niệm về đất bạc màu
Đất bạc màu là nhằm chỉ loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo kiệt
về tất cả các chất dinh d−ỡng.
Trên thế giới nhóm đất Acrisols có diện tích t−ơng đối lớn. Hiện nay
ch−a thống kê đ−ợc diện tích riêng rẽ trên quy mô toàn cầu, mà mới thống kê
đ−ợc tổng diện tích chung của 2 nhóm đất là Acrisols và Alisols khoảng trên
800 triệu ha trong đó đất Acrsols chiếm hơn 400 triệu ha. Phần lớn diện tích
này phân bố ở vùng nhiệt đới, nh− ở Đông Nam á, Tây Phi, miền trung Nam
11
Mỹ (theo UNEP.1992) [34].
Trong hệ thống phân loại của Mỹ (Soil Taxonomy), thì đất Ultisols
mang nhiều đặc điểm và tính chất t−ơng tự nh− đất Acrisols (theo cách phân
loại của FAO – UNESCO) và loại đất này t−ơng tự nh− đất bạc màu ở Việt
Nam, là đất có sự biểu hiện suy kiệt về mặt độ phì (UNEP- 1992 [36],
USDA- 1995 [36]).
Khi ứng dụng phân loại đất theo FAO - UNESCO các nhà khoa học đất
Lê Thái Bạt và các đồng nghiệp (1980) [1], hội khoa học đất Việt Nam (1996)
[10], Hoàng Văn Mùa, Nguyễn Nhật Tân (1995) [18], Nguyên Công Pho, Lê
Thái Bạt (1985) [19], viện Thổ nh−ỡng Nông hóa 1995 [27]..., đã xếp nhóm
đất bạc màu vùng bắc Việt Nam t−ơng ứng với nhóm Acrisol của hệ thống
phân loại đất theo FAO.
Theo ph−ơng pháp định l−ợng của FAO - UNESCO đất bạc màu nằm
trong nhóm Acrisols (Hội khoa học dất Việt Nam (1996) [11], Viện Nông hóa
Thổ nh−ỡng (1995) [27]). Đất bạc màu miền bắc Việt Nam có thể chia ra các
loại nh− sau:
- Đất xám bạc màu điển hình: Hapnlic Acrisols. (Ach)
- Đất xám có tầng loang lổ: Plinthic Acrisols. (ACp)
- Đất xám glây: Gleyic Acrisols. (ACg)
Đất bạc màu là loại đất có khả năng phù hợp với nhiều loại cây trồng
tuy nhiên cần phải đ−ợc cải tạo đất và canh tác một cách phù hợp mới đem lại
năng suất cho cây trồng cao và ổn định.
2.2.2 Phân bố đất bạc màu
ở đông nam á đã có nhiều n−ớc phân loại đất theo ph−ơng pháp Soil
Taxonomy và có thể thấy nhóm đất Ulitisols chiếm tới hơn 12 triệu ha,
chúng nằm trải rộng trên các vùng cao có địa hình bằng, l−ợn sóng và chân
12
núi. Nhìn chung loại đất này có phản ứng chua (pHKCl: 4,2-5,2), hàm l−ợng
mùn: 1,6-2,5 % [33].
ở Thái Lan, theo Sathien & cộng tác viên (1998) [34], nhóm đất
Ultisols có diện tích tự nhiên chiếm gần 50% tổng diện tích tự nhiên, diện tích
này th−ờng bị hạn nên chỉ canh tác đ−ợc một vụ vào mùa m−a.
ở Indonexia vùng đất cao có khả năng sản xuất nông nghiệp, có diện
tích khoảng 47,1 triệu ha trong đó có khoảng 20,7 triệu ha thuộc đất Ultisols
và Oxisols, là đất bạc màu nghèo kiệt về dinh d−ỡng, khó cải tạo (theo
J.Sri.Adining.Sih & ctv (1998) [31].
ở Trung Quốc có loại đất th−ờng đ−ợc gọi là "bạch thổ" hay "bạch tam
thổ" có đặc điểm và tính chất nh− đất bạc màu, phân bố ở l−u vực sông
Tr−ờng Giang và Hắc Long [21].
ở Nhật Bản cũng có loại đất t−ơng tự nh− đ._.ất bạc màu ở Việt Nam cả
về hình thái phẫu diện cũng nh− tính chất đất.
Còn ở Việt Nam đất bạc màu đ−ợc phân thành vùng và dải lớn:
- Phía Bắc Vĩnh Yên kéo dài sang Thái Nguyên qua Bắc Giang đến phía
bắc Hà Nội là dải lớn nhất.
- Hải D−ơng đến Quảng Ninh thì bị chia cắt thành dải vùng nhỏ
- Phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ kéo dài từ Phú Thọ qua Hà Tây đến
Nam Định
- Dải rìa phía Tây Thanh Hóa, Tây Nghệ An, Hà Tĩnh đến Thừa Thiên
Huế [2], [25].
Theo các kết quả của viện Khoa học Nông nghiệp (1998) [2], Hội Khoa
học đất Việt Nam (1996) [11], Lê Duy Mì (1991) [14], Vũ Ngọc Tuyên
(1963) [24]...đã xác định đất bạc màu của cả n−ớc vào khoảng 175.000 ha và
riêng vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 80.643 ha (Bộ Khoa
13
học Công nghệ và Môi tr−ờng nay là Bộ Khoa học và Công nghệ [5]).
Nh− vậy diện tích đất bị thoái hóa do quá trình sử dụng, rửa trôi, thâm
sâu... trên thế giới là khá lớn. Tùy từng nơi mà có tên gọi khác nhau, nh−ng
chúng đều mang những đặc điểm chung: bị thoái hóa và nghèo kiệt chất dinh
d−ỡng. Đất bạc màu theo phân loại FAO-UNESCO thuộc nhóm đất Acrsols.
Nó phân bố ở khu vực có khí hậu nhiệt đới có l−ợng lớn và nằm ở địa hình dốc
thoải và trên nền đất đã hình thành từ lâu đời. Quá trình hình thành loại đất
này gắn liền với quá trình rửa trôi, thoái hóa đất [36]. Vấn đề suy kiệt chất
dinh d−ỡng của đất đã đ−ợc nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng nh− ở Việt
Nam nghiên cứu nhằm tìm nguyên nhân, tác động, hậu quả và các biện pháp
hạn chế quá trình bạc màu hóa.
2.2.3 Tình hình nghiên cứu và cải tạo đất xám bạc màu trên thế giới
- ở Trung Quốc các nhà khoa học đã kết luận rằng muốn cải tạo đất bạc
màu cần áp dụng các biện pháp sau:
+ Tăng c−ờng chất hữu cơ, lân và cải tạo thành phần cơ giới bằng cách
bón phân chuồng, phân xanh, bón sét bùn ao.
+ Thực hiện t−ới n−ớc hợp lý và chế độ bón phân sâu theo lớp.
+ áp dụng chế độ làm đất thích hợp, hạn chế làm đất bằng cơ giới.
- ở Nhật Bản do loại đất này có đặc điểm thiếu sắt nên ng−ời ta th−ờng
dùng đất đỏ giàu sắt để bón và thu đ−ợc hiệu quả rất tốt.
- Ford (1986) [28] đã rút ra kết luận: Alfisols ở Kenya là đất có tốc độ
thoái hoá khá nhanh, nh−ng do đ−ợc t−ới n−ớc và canh tác hợp lý nên quá
trình này đ−ợc ngăn chặn và độ phì nhiêu đất dần dần đ−ợc phục hồi.
- Kết quả nghiên cứu của Lal (1988) [32] cho thấy canh tác không hợp
lý sẽ làm đất bị thoái hoá nhanh, nh− ở Tây Nigeria, sau 7 năm độc canh cây
ngô trên đất Alfisols trong điều kiện canh tác có làm đất và không làm đất thì
14
hàm l−ợng các chất dinh d−ỡng trong đất bị suy giảm đáng kể, cụ thể là chất
hữu cơ giảm 3-5 g/kg; N tổng số: 0,5%; pHKCL 0,9-1,1 đơn vị…Dùng rác, mổi
(mulching) phủ bề mặt đất canh tác cũng có tác dụng chống thoái hoá đất và
cải tạo tính chất đất đáng kể.
- Kết quả nghiên cứu ở Nigeria dùng mổi phủ làm tăng hàm l−ợng của
C và N trong đất. ở Zaira dùng mổi phủ khi trồng bông trong 10 năm, trồng
cà phê ở Kenya, trồng ngô ở Nigeria, trồng chè ở ấn Độ... các kết quả nghiên
cứu đều cho thấy các tính chất đất đều biến đổi theo chiều h−ớng có lợi, đặc
biệt là hàm l−ợng C và N tăng cao, đồng thời làm tăng năng suất cây trồng
[32].
Tuỳ từng đặc điểm địa hình đất đai, điều kiện khí hậu, tập quán canh
tác mà th−ờng dùng các biện pháp cải tạo khác nhau, nh−ng đều nhằm mục
đích là tăng độ phì cho đất, bảo vệ môi tr−ờng, hạn chế các quá trình thoái
hoá.
Rozanov (1994) cho rằng nh− sau: đất khô hạn là 28% tổng diện tích;
đất canh tác chờ m−a là 54%, tỷ lệ này ở đất canh tác có t−ới là 70%. Kết quả
tổng kết này đã chỉ ra rằng khả năng cải tạo đất phụ thuộc rất nhiều vào n−ớc
t−ới. Đất có t−ới sẽ có khả năng phục hồi cao hơn đất không đ−ợc t−ới.
Nh− vậy sử dụng và quản lý đất đai một cách thích hợp trên cơ sở đầu
t− khoa học sẽ làm tăng quá trình phục hồi đất. Các yếu tố nh−: khí hậu, địa
hình, vị trí địa lý... có thể ảnh h−ởng tích cực tới quá trình phục hồi đất khi đất
đ−ợc sử dụng hợp lý và có cơ sở khoa học.
2.2.4 Tình hình nghiên cứu cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu ở Việt Nam
Từ xa x−a trong quá trình sản xuất ng−ời nông dân đã nhận biết đ−ợc
rằng có một loại đất xấu và đặt tên cho nó theo đặc điểm của đất là đất bạc
màu. Sản xuất trồng trọt trên đất bạc màu không thu đ−ợc năng suất cao. Vì
15
đất nhẹ, bí, nhanh bị lắng chặt nên khi gieo cấy ng−ời nông dân phải thực hiện
cầy bừa thật kỹ sau đó cấy ngay. Nh−ng phải đến năm 1958 mới bắt đầu
những nghiên cứu toàn diện về đất bạc màu. Bộ Nông nghiệp chủ tr−ơng điều
tra phân vùng đất bạc màu ở miền Bắc. Công việc nghiên cứu cải tạo đất ngay
sau đó đ−ợc Học viện Nông lâm tiến hành tại hợp tác xã Bộ Lĩnh huyện Kim
Anh tỉnh Vĩnh Phúc. Sau đó công tác này đ−ợc mở rộng ở nhiều trạm, trại,
HTX thuộc các tỉnh Hà Bắc (cũ), Vĩnh Phú (cũ) và Thanh Hoá.
Đã có nhiều biện pháp cải tạo đất bạc màu đ−ợc nghiên cứu và áp
dụng vào thực tế sản xuất:
2.2.4.1 Cày sâu dần dần
Đặc điểm của đất bạc màu là tầng canh tác mỏng, có thành phần cơ giới
nhẹ, hàm l−ợng sét rất thấp, khả năng giữ phân, giữ n−ớc kém. Nh−ng xuống
sâu đất có tỷ lệ sét t−ơng đối khá, hàm l−ợng keo sét cao hơn tầng trên. Vì
vậy, cày sâu có tác dụng làm tăng độ dày của tầng đất canh tác, đ−a đất tầng
d−ới lên trộn lẫn với tầng mặt, làm tăng keo sét cả về số l−ợng lẫn chất l−ợng.
Các thí nghiệm đ−ợc viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
(1968) [2] thực hiện trên đất xám bạc màu có tầng canh tác dày 15 cm, tầng
đế cày dày 15 – 19 cm, cày sâu ở 4 mức: 10, 14, 18 và 22 cm và thu đ−ợc kết
quả nh− sau:
Với điều kiện bón phân nh− nhau, thì cày ở mức 18 cm năng suất lúa
đạt cao nhất. Khi cày sâu hơn 18 cm, phải tăng l−ợng phân bón thì năng suất
lúa mới tăng lên. Cày sâu không những có tác dụng làm tăng năng suất cây
trồng, mà còn có tác dụng làm thay đổi lý, hoá tính của đất, đặc biệt là làm
tăng hàm l−ợng sét của đất. Cày sâu 18 cm làm tăng tỷ lệ sét tầng mặt 2%, tỷ
lệ limon tăng lên 6%, giảm tỷ lệ cát 8%. Cày sâu xuống 22 cm thì tỷ lệ sét và
limon còn tăng cao hơn nữa, cụ thể là sét tăng 5,6%; limon tăng 11,6% [2]).
ở đất bạc màu trên phù sa cổ, cày sâu lật đất và bón phân hữu cơ là một
16
biện pháp tốt nhất để cải tạo đất và làm tăng năng suất cây trồng. Song biện
pháp cày sâu chỉ có hiệu quả khi có đủ l−ợng phân hữu cơ t−ơng ứng với độ
cầy sâu thêm [2]
2.2.4.2 Bón phù sa và đất đỏ
Ph−ơng pháp bón phù sa và đất đỏ, hay bón đất bùn ao cho đất bạc màu
đã đ−ợc bộ môn cải tạo đất viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
thực hiện (năm 1968) [2], thí nghiệm ở trong chậu sứ. Kết quả khi bón thêm
10 % đất phù sa sông Hồng cho thấy năng suất lúa tăng lên 134 % so với
không bón. Cũng với thí nghiệm nh− vậy nh−ng bón đất đỏ, thì năng suất tăng
đ−ợc 138 % so với đối chứng.
Nguyễn M−ời cùng các cộng tác viên đã tiến hành thí nghiệm ngoài
đồng ở Tam Thiên Mẫu (Hà Bắc), năm 1967 - 1968 [21] và đã kết luận là nếu
bón 150 tấn bùn cho 1 ha thì cải thiện đ−ợc một phần thành phần cơ giới,
dung tích hấp thụ tăng từ 6 – 10 lđl/100 gam đất, năng suất lúa tăng ngay từ
vụ đầu tiên.
2.2.4.3 Bón vôi
Theo Lê Văn Căn 1977 [6], thì phản ứng pH đất thích hợp của một số
cây trồng nh− lúa, ngô, khoai tây, khoai lang... trong khoảng 5,0 – 7,0. Nh−
vậy, đất bạc màu có tính chất hơi chua đối với nhiều loại cây trồng, do vậy cần
thiết phải cải tạo độ chua cho đất. Bón vôi cho đất là biện pháp cải tạo độ chua
cho đất bạc màu có hiệu quả cao.
Kết quả nghiên cứu của viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp (1968)
[2], Lê Duy Mì (1976) [16], cho thấy: đất bạc màu chỉ nên bón hàm l−ợng vôi
trong khoảng 0,15 – 0,25 độ chua thuỷ phân, tức khoảng 500 – 1000 kg/ ha,
thì mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, năng suất tăng từ 8 – 24 %, t−ơng ứng
với 1 tạ vôi làm tăng từ 50 – 60 kg thóc.
Lê Văn Căn (1977) [6] đã tổng kết 38 thí nghiệm bón vôi ở miền Bắc
17
trong 15 năm và có kết luận là, bón 100 kg vôi cho đất bạc màu thu đ−ợc
trung bình 30 kg thóc. Vì đất bạc màu nghèo chất dinh d−ỡng nên khi bón vôi
cần chú ý kết hợp với bón các loại phân khác, đặc biệt là bón phân hữu cơ.
Bón vôi không chỉ làm tăng năng suất cây trồng, mà còn ảnh h−ởng tới
tính chất nông hoá của đất bạc màu [9].
2.2.4.4 Bón phân hữu cơ
Theo Lê Duy Mì (1991) [14], (1979) [16] phân hữu cơ có vai trò hết sức
quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ mùn cho đất bạc màu và cải thiện tính
chất lý học nh− tăng độ xốp, giảm dung trọng, tăng dung tích hấp thu, tăng
khả năng giữ NH4
+ từ phân hoá học.
- Phân chuồng: Thí nghiệm của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Việt Nam (1968) [2] của tr−ờng Đại học Nông nghiệp I (1976) [21] cho thấy
phân chuồng có thể làm tăng năng suất lúa 25 – 76 kg thóc/ 1 tấn phân
chuồng (tăng 15 – 61% so với đối chứng không bón phân chuồng). Bình quân
1 tấn phân chuồng làm tăng 52 kg thóc. Trong thực tế việc giải quyết nguồn
phân chuồng đáp ứng cho nhu cầu thâm canh, cải tạo đất gặp rất nhiều khó
khăn do ngành chăn nuôi ch−a phát triển t−ơng xứng với ngành trồng trọt.
Theo −ớc tính của lê Duy Mì (1979) [16] khối l−ợng phân chuồng bình quân
bón cho 1 ha ở đồng bằng sông Hồng chỉ đạt 5 – 7 tấn, trong khi nhu cầu cần
có 8 - 15 tấn.
- Phân xanh: các loại cây phân xanh th−ờng mang lại hiệu quả cao nh− :
cây điền thanh, cây lục lạc lá tròn, cây cốt khí... Ngoài ra các sản phẩm phụ nh−
lá, thân, rễ của những cây họ đậu: đậu t−ơng, lạc, đỗ các loại cũng thành nguồn
phân xanh có giá trị. Trên bộ rễ của các cây họ đậu có vi khuẩn nốt sần cộng
sinh, vi khuẩn này có khả năng tổng hợp N tự do trong khí quyển thành dạng
đạm mà cây trồng có thể sử dụng đ−ợc và tăng độ phì của đất. Theo kết quả thí
nghiệm của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam [2], tr−ờng Đại
18
học Nông nghiệp I [21] bón phân xanh mang lại hiệu quả khá cao, một tấn
phân xanh làm tăng trung bình 65 kg thóc. Việc trồng xen, trồng gối cây phân
xanh để tạo nguồn phân hữu cơ, đồng thời có tác dụng cải tạo đất là rất tốt.
- Rơm, rạ và các sản phẩm phụ nh−: thân lá lạc, khoai lang, ...tàn d−
thực vật trên đồng ruộng cũng là các nguồn phân hữu cơ quan trọng. Trong
rơm rạ có chứa 15 – 17% SiO2, trong hạt thóc chứa 3 – 5 % SiO2. Giả thiết
rằng hệ số kinh tế là 50 %, thì với năng suất 10 tấn/1 ha đất sẽ bị lấy đi 1500 –
1700 kg SiO2 vào trong rơm rạ và vào trong hạt thóc là 300 – 500 kg SiO2
[16]. Do vậy cày vặn rạ (t−ơng ứng với 2 – 9 tấn rạ khô trên 1 ha) trả lại Si cho
đất là việc làm cần thiết. Các thí nghiệm cho thấy, cày vặn rạ có thể làm tăng
năng suất lúa vụ sau lên 14%. Trong thực tế các biện pháp này khó thực hiện
đ−ợc vì ng−ời nông dân cần rơm rạ làm chất đốt, làm thức ăn cho trâu, bò, làm
chất độn chuồng..., dùng thân lá lạc, khoai lang cho lợn ăn...
Bón phân hữu cơ hoặc tàn d− chất hữu cơ cho đất bạc màu là rất cần
thiết và mang lại hiệu quả kinh tế và môi tr−ờng cao. Kết quả nghiên cứu của
Lê Duy Mì (1979) [17] hiệu suất của một số loại phân hữu cơ với năng suất
lúa nh− sau: 1 tấn phân chuồng ủ cho 25 – 76 kg thóc, 1 tấn điền thanh ủ cho
32 – 78 kg thóc, 1 tấn bèo hoa dâu ủ cho 17 – 37 kg thóc.
2.2.4.5 Bón phân hoá học
Đất bạc màu nghèo kiệt về các chất dinh d−ỡng nên các loại phân hoá
học rất có hiệu lực so với các loại đất khác. Kết quả nghiên cứu của viện Khoa
học Kỹ thuật Nông nghiệp Vịêt Nam (1968) [2], Lê Duy Mì (1991) [15] và
những kết quả thí nghiệm mới đây của tr−ờng Đại học Nông nghiệp I cho thấy
hiệu quả của các loại phân khoáng trên đất bạc màu rất cao.
Trên đất bạc màu huyện Đông Anh, kết quả nghiên cứu của ch−ơng
trình hợp tác Hydro - ĐHNNI từ 1996 – 1998 đã kết luận:
Hiệu suất của phân đạm biến động trong phạm vi: 5,9 – 10,3 kg thóc/1
19
kg N (với các mức bón từ 40 – 160 kg N).
Hiệu suất của phân lân biến động trong phạm vi: 5,8 – 6,3 kg thóc / 1
kg P2O5 (ở các mức bón 60 và 90 kg P2O5).
Hiệu suất phân kali dao động trong phạm vi: 3,8 – 9,6 kg thóc/kg K2O
(với mức bón từ 40 – 120 kg K2O).
Nh− vậy mỗi cây trồng trên vùng đất khác nhau và với liều l−ợng phân
bón khác nhau thì hiệu lực của mỗi loại phân bón là khác nhau. Nh−ng nhìn
chung các loại phân khoáng đều có hiệu lực cao với nhiều loại cây trồng.
2.2.4.6 Biện pháp cây trồng
Đất bạc màu tuy có nh−ợc điểm là nghèo dinh d−ỡng, chua... nh−ng có
−u thế trong sản xuất nh−: dễ thoát n−ớc, dễ làm đất,... thích hợp cho việc
trồng cấy đối với nhiều loại cây trồng, hình thức luân canh rất đa dạng và
phong phú, nghĩa là có thể xây dựng nhiều loại hình sử dụng đất. Theo Lê
Duy Mì (1991) [15] trồng thêm một vụ đông trên đất bạc màu không những
có ý nghĩa về kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao hệ số sử dụng đất mà còn làm
tăng năng suất của vụ sau.
Loại cây trồng của vụ tr−ớc có ảnh h−ởng rõ đến năng suất của cây
trồng vụ sau: lúa xuân có năng suất cao trên đất vụ đông trồng khoai tây,
khoai lang, lúa mùa có năng suất cao trên đất trồng lạc xuân.
Theo viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (1993) [26], Lê
Duy Mì (1991) [15]... hệ thống cây trồng trên đất Bắc Việt Nam khá đa dạng
và phong phú. Do nhiều giống cây trồng ngắn ngày ra đời với việc tăng c−ờng
thuỷ lợi, phân bón, lao động... mà đất bạc màu có thể quay vòng 3 đến 4 lần
/năm. Các loại hình sử dụng đất phổ biến trên đất bạc màu Bắc Việt Nam là:
- Lúa xuân - lúa mùa là khá phổ biến trên đất bạc màu chủ động về
n−ớc t−ới, có địa hình thấp, hoặc có địa hình vàn nh−ng ch−a có điều kiện để
trồng cây vụ đông.
20
- Một vụ lúa - một vụ màu. Trong thực tế th−ờng gặp các công thức
nh−: bí xanh - lúa mùa, ngô - lúa mùa, hay lạc - lúa mùa...
Kiểu sử dụng đất này th−ờng đ−ợc thực hiện ở chân ruộng vàn cao, cao
không chủ động n−ớc t−ới, phải phụ thuộc vào n−ớc trời.
- Lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông. Cây vụ đông là các cây nh−: bí
xanh, khoai tây, khoai lang, cà chua, lạc, ngô, rau su hào, các loại rau khác.
- 2 màu - 1 lúa: Lạc xuân - lúa mùa - khoai lang, hay Đậu t−ơng - lúa
mùa - ngô thu đông...
Có thể luân canh tới 4 vụ, 5 vụ/năm, những kiểu sử dụng đất này th−ờng
đ−ợc thực hiện ở những nơi chủ động n−ớc t−ới tiêu, có khả năng thâm canh
cao, có đủ lao động, tiền vốn.
Các loại hình sử dụng đất 4 đến 5 vụ th−ờng gặp:
+ Lúa xuân - lúa mùa - rau thu đông - rau đông
+ Bí xanh - bí xanh - cải canh - bắp cải
+ Lúa xuân - đậu t−ơng hè - lúa mùa muộn - khoai lang đông
+ Lạc xuân - đậu t−ơng hè - cải canh - khoai tây
+ Đậu t−ơng - đậu xanh - ngô thu đông - rau đông.
+ Hoa cây cảnh
Tuỳ điều kiện cụ thể, mà ng−ời nông dân lựa chọn công thức luân canh
cho phù hợp nhất. Nh− vậy đất bạc màu tuy nghèo về chất dinh d−ỡng, nh−ng
nếu biết đầu t−, sử dụng một cách khoa học thì không những cho thu nhập cao
không thua kém, thậm trí còn cho hiệu quả kinh tế cao hơn các loại đất khác.
Ngoài ra còn có tác dụng cải tạo và nâng cao độ phì của đất.
21
Phần 3
nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên đất bạc màu huyện Hiệp Hòa
tỉnh Bắc Giang
- Vùng th−ợng huyện (gồm 11 xã), chọn 1 xã (Hoàng Vân) đại diện cho
nhóm đất bạc màu để điều tra nông hộ.
- Trung tâm huyện (gồm 8 xã và thị trấn Thắng), chọn 1 xã (Đoan Bái)
đại diện cho nhóm đất bạc màu để điều tra nông hộ.
3.2 Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hiệp Hoà
- Hiện trạng sử dụng quỹ đất nông nghiệp của huyện Hiệp Hoà, bao
gồm: diện tích, cơ cấu.
- Điều tra các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, bao gồm: cây l−ơng
thực (lúa, ngô, khoai, sắn,..), cây rau màu và cây công nghiệp hàng năm (rau,
đậu, lạc,…)
- Cây lâu năm - cây ăn quả (nhãn, vải, hồng, na...)
- Điều tra về mức đầu t− cho từng loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo
phiếu điều tra nông hộ.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên đất bạc
màu huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang.
- Lựa chọn và đề xuất một số loại hình sử dụng đất cho hiệu quả cao trên
đất bạc màu huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang.
22
3.3 Ph−ơng pháp nghiên cứu
- Ph−ơng pháp điều tra số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu, tài liệu
theo thống kê hàng năm của phòng Nông nghiệp - Địa chính huyện Hiệp Hòa
(sổ mục kê, thống kê; báo cáo tổng kết hàng năm về sản xuất nông nghiệp;
báo cáo thuyết minh về bản đồ đất của huyện Hiệp Hòa; các biểu kiểm kê đất
nông nghiệp hàng năm; báo cáo thuyết minh về quy hoạch sử dụng đất huyện
Hiệp Hòa đến năm 2010, định h−ớng phát triển kinh tế xã hội huyện Hiệp Hòa
đến năm 2010).
- Điều tra phỏng vấn nông hộ theo ph−ơng pháp điều tra nhanh nông
thôn bằng phiếu điều tra nông hộ: Thu thập các số liệu về tình hình sản xuất
nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp,
mức độ đầu t− cho từng loại hình sử dụng đất, hiệu quả kinh tế của từng loại
hình sử dụng đất, theo phiếu điều tra nông hộ bằng ph−ơng pháp phỏng vấn
trực tiếp ng−ời dân có sự tham gia của cán bộ cơ sở (điều tra 90 hộ đại diện
cho 2 vùng th−ợng và trung huyện, thâm canh trên đất bạc màu).
- Phân tích và xử lý số liệu thống kê, phỏng vấn nông hộ theo phần
mềm EXCEL
3.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu
3.4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên của huyện Hiệp Hòa
- Đặc điểm khí hậu - thủy văn
- Địa hình (phân theo nền đất t−ơng đối trong thâm canh cây trồng):
Chân ruộng: trũng, vàn thấp, vàn, vàn cao, cao
- Đặc điểm đất đai (loại đất)
- Điều kiện t−ới tiêu: T−ới tiêu chủ động (tự chảy), bơm tát chủ động,
bán chủ động, hạn (chủ yếu dựa vào n−ớc trời), úng cục bộ
23
- Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
3.4.2 Đánh giá về hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp:
- Giá trị sản xuất GO: Là giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích
- Chi phí trung gian IE: Là toàn bộ chi phí vật chất đ−ợc sử dụng trong
quá trình sản xuất..
- Giá trị gia tăng VA: Là hiệu số giá trị sản xuất và chi phí trung gian.
VA = GO - IE
- Thu nhập thuần (thu nhập thực tế): Là phần trả cho ng−ời lao động số
tiền lãi thu đ−ợc của việc sử dụng đất tính cả công lao động.
TNT = VA - T (thuế) - Đ (khấu hao tài sản nếu có)
- Thu nhập thuần/ngày công lao động: Là kết quả đầu t− lao động cho
từng loại hình sử dụng đất, hay từng loại cây trồng.
3.4.3 Cơ sở chọn địa bàn nghiên cứu
Theo tài liệu phân vùng kinh tế - xã hội và điều tra lập bản đồ thổ
nh−ỡng của viện Quy hoạch và Thiết kế bộ Nông nghiệp (năm 1963) và điều
tra bổ sung thổ nh−ỡng - nông hóa (năm 1986), thì huyện Hiệp Hòa đ−ợc phân
thành 3 vùng, đó là:
Vùng Hạ huyện, gồm những xã ở phía tây nam huyện, các xã này có
thổ nh−ỡng chủ yếu thuộc nhóm đất phù sa cổ và đất phù sa ngoài đê sông
Cầu, thuộc vùng thấp của huyện. Loại cây trồng chủ yếu là cây l−ơng thực và
cây công nghiệp hàng năm
Vùng Trung huyện là các xã giáp danh với thị trấn Thắng, các xã này
có các loại đất chủ yếu thuộc nhóm đất bạc màu trên nền phù sa cổ và một
phần là đất phù sa cổ, chân vàn và vàn cao. Loại cây trồng chủ yếu là cây
l−ơng thực và cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả và rau màu.
24
Vùng Th−ợng huyện, gồm các xã ở phía Bắc, Tây Bắc của huyện, đây là
vùng có kinh tế khó khăn nhất của huyện. Đất đai ở vùng này chủ yếu là đất
bạc màu trên nền phù sa cổ, đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng trên đá
sét. Loại cây trồng chủ yếu là cây l−ơng thực và cây công nghiệp hàng năm,
cây ăn quả, cây trồng rừng, cây rau màu
- Đất bạc màu của huyện Hiệp Hòa đ−ợc phân bố chủ yếu ở 2 vùng, đó
là Trung huyện và Th−ợng huyện, vì vậy chúng tôi chọn 1 xã đặc tr−ng. đại
diện cho mỗi vùng. Mỗi xã điều tra 45 hộ gia đình, đ−ợc phân ra 3 mức
nông hộ theo phân loại đơn giản của huyện Hiệp Hòa: hộ khá, hộ trung bình,
hộ thu nhập thấp.
- Các loại hình sử dụng đất trên nhóm đất bạc màu và khả năng đầu t−
của nông hộ, hiệu quả đồng vốn đầu t− theo từng loại hình sử dụng đất.
25
Phần 4
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của
huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang
4.1.1 Vị trí địa lý
Hiệp Hoà là một huyện trung du nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Giang,
có diện tích tự nhiên 20.107,916 ha, chiếm 5,25 % diện tích toàn tỉnh.
Có toạ độ địa lý: từ 105052’40” đến 10602’20 kinh độ đông, từ
21013’20” đến 21026’10” vĩ độ bắc.
Phía Bắc giáp huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên
Phía Đông giáp huyện Tân Yên và Việt Yên tỉnh Bắc Giang
Phía Nam giáp huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh
Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội và Phổ Yên tỉnh Thái
Nguyên.
4.1.2 Khí hậu thủy văn
4.1.2.1 Khí hậu
Hiệp Hoà nằm trong vùng chuyển tiếp khí hậu giữa đồng bằng và miền
núi Bắc bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa: mùa Hạ có khí hậu nóng
ẩm, m−a nhiều, h−ớng gió thịnh hành là gió đông nam; mùa Đông có khí hậu
lạnh và khô, h−ớng gió thịnh hành là gió đông bắc; mùa Xuân và mùa Thu
khí hậu có tính chuyển tiếp giữa hai mùa. Theo số liệu khí t−ợng thuỷ văn
trạm Hiệp Hoà.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình nhiều năm 23,40C, nhiệt độ trung bình
tháng nóng nhất (tháng 7) là 32,60C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng
26
1) là 13,40C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 4,30C, cao nhất tuyệt đối 380C.
Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình 6,20C (cao nhất 7,30C, thấp nhất 4,10C).
Tổng tích ôn trong vùng thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng:
cây l−ơng thực, cây trồng màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả...
- Bức xạ nhiệt: Hiệp Hòa thuộc vùng có l−ợng bức xạ nhiệt trung bình
so với vùng khí hậu nhiệt đới. Số giờ nắng trung bình cả năm là 1.669,5 giờ,
bình quân số giờ nắng trong ngày đạt 4,6 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất là
vào tháng 9 (197,7 giờ).
- L−ợng m−a: Xét theo chế độ m−a, huyện Hiệp Hòa chia thành mùa
m−a và mùa khô. Mùa m−a từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau. Tổng l−ợng m−a trung bình nhiều năm đạt 1.568,3 mm.
Tháng có l−ợng m−a trung bình cao nhất là tháng 8 (294,1 mm), tháng có l−ợng
m−a trung bình thấp nhất là tháng 12. M−a tập trung từ tháng 6 - tháng 9, chiếm
khoảng 65 - 70% l−ợng m−a cả năm. Trung bình mỗi năm có 113 ngày m−a.
- Bốc hơi: L−ợng bốc hơi trung bình nhiều năm khoảng 1081,2 mm,
chiếm 68,94% l−ợng m−a cả năm. L−ợng bốc hơi cao nhất xảy ra vào các
tháng có nhiệt độ cao (từ tháng 5 - 7).
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm t−ơng đối cao,
khoảng 82%, độ ẩm thấp nhất 65%.
- Gió bão: Về mùa Đông vùng chịu ảnh h−ợng của gió mùa đông bắc,
mùa hạ h−ớng gió thịnh hành là đông nam. Vùng ít chịu ảnh h−ởng của gió
bão.
4.1.2.2 Thủy văn:
Hiệp Hoà nằm trong l−u vực của hệ thống sông Cầu. Đây là mạng l−ới
sông suối quan trọng cung cấp n−ớc và tiêu n−ớc phục vụ cho sản xuất và đời
sống của nhân dân trong huyện. Ngoài ra trong vùng có nhiều hồ ao (chiếm
27
3,45% diện tích tự nhiên) có khả năng điều tiết một phần n−ớc m−a và trữ
n−ớc t−ới cho mùa khô.
Về mùa m−a n−ớc sông Cầu th−ờng dâng cao gây lũ lụt các vùng đất
ngoài đê, cản trở việc tiêu n−ớc nội đồng, gây úng ngập cục bộ. M−a lũ và tình
trạng khai thác vật liệu xây dựng ven sông không hợp lý đã và đang gây ra
tình trạng xói lở bờ sông và đất canh tác.
Mùa khô, mực n−ớc sông Cầu đang có xu h−ớng ngày càng cạn kiệt do
giảm diện tích rừng ở th−ợng nguồn và nhu cầu khai thác ngày càng cao của
các vùng đất ven sông, do vậy việc thiếu n−ớc phục vụ sản xuất nông nghiệp
nhất là các vùng cuối các kênh t−ới ngày một gia tăng.
4.1.3 Địa hình địa mạo
Theo kết quả điều tra lập bản đồ thổ nh−ỡng của viện Quy hoạch thiết
kế Bộ Nông nghiệp (1963), thì địa hình của huyện thuộc vùng đồi núi thấp
xen kẽ các đồng bằng, bị chia cắt ở mức trung bình và thấp dần từ đông bắc
xuống tây nam (thấp dần từ vùng Th−ợng huyện đến vùng Trung huyện
xuống vùng Hạ huyện)
Địa hình huyện Hiệp Hòa đ−ợc phân thành hai dạng chính:
4.1.3.1 Địa hình đồi thấp:
Phân bố giải rác ở tất cả các xã trong huyện, trong đó tập trung ở 11 xã
miền núi. Địa hình này có độ chia cắt trung bình, dạng l−ợn sóng, độ dốc bình
quân khoảng 80 - 150, h−ớng dốc không ổn định. Độ cao trung bình so với mực
n−ớc biển khoảng 120 - 150 m. Đất đai có địa hình này phần lớn đã đ−ợc khai
thác trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả và khu dân c−. Tuy nhiên nhiều nơi do
khai thác sử dụng không hợp lý đất đai bị xói mòn rửa trôi dẫn đến bị bạc màu.
Loại địa hình này có diện tích khoảng 5.264 ha, chiếm 26,18% diện tích tự
nhiên.
28
4.1.3.2 Địa hình bằng:
Dạng địa hình này khá bằng phẳng, l−ợn sóng nhẹ, độ dốc bình quân
khoảng 00 - 80, độ cao trung bình từ 10 - 20 m so với mực n−ớc biển. Phần lớn
đất đai đ−ợc khai thác vào sản xuất nông nghiệp, khu dân c−.. Loại địa hình
này có diện tích khoảng 14.843 ha chiếm 73,82% diện tích tự nhiên.
Nhìn chung địa hình toàn huyện khá thuận lợi cho việc phát triển một
nền nông nghiệp với cơ cấu thâm canh cây trồng đa dạng.
4.1.4 Đặc Điểm đất huyện Hiệp Hòa
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Hiệp Hòa: 20.107,916 ha. Kết quả
điều tra thổ nh−ỡng toàn tỉnh năm 1963 và điều tra bổ sung năm 1986 của
Viện quy hoạch Thiết kế Bộ Nông nghiệp cho ta thấy, toàn huyện có 7 loại
hình thổ nh−ỡng, trong đó diện tích đất bạc màu trên phù sa cổ chiếm diện
tích lớn nhất, chiếm gần 40% tổng diện tích đất điều tra.
Bàng 4: Diện tích các loại đất huyện Hiệp Hòa
TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất phù sa đ−ợc bồi (Pb) 720,53 3,93
2 Đất phù sa không đ−ợc bồi (P) 3.265,00 17,76
3 Đất phù sa gley (Pg) 445,00 2,48
4 Đất phù sa úng n−ớc (Pj) 1.868,00 9,84
5 Đất bạc màu trên phù sa cổ (B) 6.909,00 37,42
6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 5.190,00 28,22
7 Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) 62,00 0,35
29
Biểu đồ : Cơ cấu diện tích các loại đất huyện Hiệp Hoà -Bắc Giang
6.909,00 ha;
37,42%
1.868,00 ha;
9,84%
445,00 ha;
2,48%
3.265,00 ha;
17,76%
720,53 ha;
3,93%62,00 ha;
0,35%
5.190,00 ha;
28,22%
Đất phù sa đ−ợc bồi (Pb) Đất phù sa không đ−ợc bồi (P)
Đất phù sa gley (Pg) Đất phù sa úng n−ớc (Pj)
Đất bạc màu trên phù sa cổ (B) Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)
Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs)
4.1.4.1 Đất phù sa đ−ợc bồi hàng năm (Pb):
Diện tích 720,53 ha chiếm 3,93% diện tích điều tra. DTĐT loại đất này
hình thành do sản phẩm phù sa bồi tụ hàng năm, phân bố ở các vùng bãi dọc
theo sông Cầu (vùng Hạ và Trung huyện), đất có phản ứng chua ít (pHKCL =
5,2 - 6,1), thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Hàm l−ợng mùn,
đạm, lân, kali tổng số ở mức trung bình đến khá, lân dễ tiêu nghèo (6 - 8
mg/100 g đất), kali trao đổi trung bình (12 - 16 mg/100 g đất).
Trên loại đất này đang thâm canh các loại hoa màu, dâu tằm...Đây là
loại đất thích hợp với nhiều loại cây trồng, nh− cây công nghiệp hàng năm,
rau xanh, ngô và khoai tây...
30
4.1.4.2 Đất phù sa không đ−ợc bồi (P):
Có diện tích 3.265 ha, chiếm 17,76%. DTĐT loại đất này phân bố chủ
yếu ở các cánh đồng phía trong đê (vùng Hạ huyện). Đất có phản ứng từ chua
đến chua ít (pHKCL = 4,6 - 5,4), thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình.
Hàm l−ợng mùn, lân, kali tổng số từ trung bình đến khá, kali trao đổi trung
bình (15 - 18 mg/100g đất), lân dễ tiêu rất nghèo (3 - 5 mg/100g đất). Nhìn
chung đây là loại đất có hàm l−ợng dinh d−ỡng khá, thích hợp cho nhiều loại
cây trồng (lúa, ngô, khoai, cây đậu đỗ...).
4.1.4.3 Đất phù sa gley (Pg):
Diện tích là 445 ha, chiếm 2,48%, DTĐT phân bố trên các chân vàn
thấp, trũng trong đê (vùng Hạ huyện). Đất này đ−ợc hình thành do sự bồi tụ
của hệ thống sông Cầu, do bị ngập n−ớc với quá trình khử là chính tạo nên
hiện t−ợng gley. Đất có phản ứng chua (pHKCL = 4,4 - 5,3), thành phần cơ giới
thịt trung bình đến thịt nặng, Hàm l−ợng mùn, đạm tổng số ở mức khá, kali và
lân tổng số ở mức trung bình, lân đễ tiêu nghèo (5 - 8 mg/100 g đất) và kali
trao đổi trung bình (13 - 17 mg/100 g đất)
4.1.4.4 Đất phù sa úng n−ớc (Pj):
Diện tích 1.808 ha, chiếm 9,84%, DTĐT phân bố ở các chân vàn trũng
và trũng ở các xã phía nam huyện (vùng Hạ huyện). Đất hình thành do sự bồi
tụ phù sa nh−ng do bị ngập n−ớc th−ờng xuyên nên đất bị gley mạnh. Đất có
phản ứng rất chua đến chua (pHKCL= 4,1 - 5,3), hàm l−ợng mùn, đạm, lân, kali
tổng số ở mức khá, lân dễ tiêu ở mức rất nghèo đến nghèo (3 – 9 mg/ 100g
đất). Trên loại đất này loại hình sử dụng đất chính là canh tác 2 vụ lúa, ở các
chân trũng úng chỉ trồng đ−ợc một vụ lúa, năng suất bấp bênh do ngập úng.
4.1.4.5 Đất bạc màu trên phù sa cổ (B):
Diện tích 6.902 ha, chiếm 37,42%. DTĐT loại đất này phân bố trên
31
diện rộng tập trung ở phía bắc và trung huyện (vùng Trung và Th−ợng huyện).
Đất đ−ợc hình thành trên nền phù sa cổ ở địa hình vàn, vàn cao, đất bị rửa trôi
sét, bị mất chất dinh d−ỡng. Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ,
có phản ứng chua đến ít chua (4,6 - 5,8). Hàm l−ợng mùn nghèo (0,45 - 2,10
%), lân tổng số nghèo đến trung bình (0,05 - 0,09%), kali tổng số trung bình
khá (0,08 - 0,12%), lân dễ tiêu rất nghèo đến trung bình (2 - 14 mg/100 g đất),
kali trao đổi trung bình khá (10 - 17 mg/100 g đất). Loại đất này phù hợp cho
thâm canh nhiều loại cây trồng, nh− lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau
màu và các loại cây ăn quả...
4.1.4.6 Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp):
Diện tích 5.190 ha, chiếm 28,22%. DTĐT đất hình thành trên phù sa cổ
đ−ợc phân bố chủ yếu ở phía Bắc huyện, xen kẽ với đất bạc màu (vùng
Th−ợng huyện). Đất có phản ứng chua (pHKCL= 4,8 - 5,7), thành phần cơ giới
từ cát pha đến thịt nhẹ. Hàm l−ợng mùn, đạm, lân tổng số ở mức nghèo, kali
tổng số ở mức trung bình, P2O5 dễ tiêu = 3 - 7 mg/100gam đất, K2O trao đổi =
9 - 15 mg/100 gam đất.
4.1.4.7 Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs):
Diện tích 62 ha, chiếm 0,35%. Đất hình thành trên đá phiến thạch, phân
bố ở một số đồi (vùng th−ợng huyện). Đất chua (pH = 4,5 - 5,6), nghèo dinh
d−ỡng kể cả các chất tổng số và dễ tiêu, thích hợp cho lâm nghiệp, cây ăn quả.
4.2 Điều kiện kinh tế x∙ hội của huyện Hiệp Hòa
Huyện Hiệp Hoà thuộc vùng Trung du Bắc Bộ, gồm 26 đơn vị hành
chính cấp xã,._.đánh giá hiệu quả kinh tế và xác định các loại hình sử dụng đất cho
hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn, nhằm lựa chọn các hệ thống sử dụng đất cho
t−ơng lai. LUT có hiệu quả kinh tế cao trên đất bạc màu có thể là LUT đang
phổ biến trên địa bàn, song cũng có thể là LUT đ−ợc xem xét nghiên cứu để
định h−ớng sử dụng đất phát triển sản xuất trong t−ơng lai.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT có hiệu quả kinh tế cao phải dựa
trên sự tổng hợp từ tất cả các yếu tố có liên quan, dựa vào các yếu tố hạn chế,
các kết quả phân tích kinh tế tài chính...
4.5.1 Hiệu quả kinh tế của các LUT
* Loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa (LUT 1)
Hiệu quả kinh tế đạt đ−ợc trên loại hình sử dụng đất này thấp, th−ờng
phân bố ở những chân ruộng có địa hình thấp trũng không chủ động đ−ợc tiêu
n−ớc vào mùa m−a bão. Tổng giá trị sản xuất từ 10,61 đến 13,60 triệu đồng, thu
nhập thuần từ 4,77 triệu đồng đến 6,25 triệu đồng và hiệu quả đồng vốn đạt
đ−ợc từ 1,8 lần. Trên địa bàn xã Đoan Bái cho hiệu quả kinh tế cao hơn xã
Hoàng Vân.
* Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa (LUT 2)
Phân bố trên những chân ruộng có địa hình vàn đến vàn thấp, có chế độ
71
t−ới tiêu chủ động. Hiệu quả kinh tế đạt đ−ợc trên loại hình sử dụng đất này ở
mức trung bình. Tổng giá trị sản xuất từ 23,76 đến 25,01 triệu đồng, thu nhập
thuần từ 10,82 đến 11,39 triệu đồng và hiệu quả đồng vốn đạt 3,7 lần. Trên địa
bàn xã Đoan Bái cho hiệu quả kinh tế cao hơn xã Hoàng Vân.
* Loại hình sử dụng đất 2 vụ: 1lúa - 1rau/màu/CNNN (LUT 2)
Phân bố trên những vùng có địa hình vàn đến vàn cao, có chế độ t−ới tiêu
bị động. Hiệu quả kinh tế đạt đ−ợc trên loại hình sử dụng đất này ở mức trung
bình. Tổng giá trị sản xuất từ 23,65 đến 25,98 triệu đồng, thu nhập thuần từ
14,76 đến 16,34 triệu đồng và hiệu quả đồng vốn đạt từ 2,6 đến 2,7 lần. Trên
địa bàn xã Đoan Bái cho hiệu quả kinh tế cao hơn xã Hoàng Vân.
* Loại hình sử dụng đất 3 vụ: 2 lúa - 1 màu hoặc 1 lúa - 2 màu(LUT 3)
Phân bố trên những vùng có địa hình vàn đến vàn cao, có chế độ t−ới tiêu
chủ động. Hiệu quả kinh tế đạt đ−ợc trên loại hình sử dụng đất này ở mức cao.
Tổng giá trị sản xuất từ 36,70 đến 40,04 triệu đồng, thu nhập thuần từ 15,87
đến 25,31 triệu đồng và hiệu quả đồng vốn đạt từ 2,7 lần. Trên địa bàn xã Đoan
Bái cho hiệu quả kinh tế cao hơn xã Hoàng Vân.
*Loại hình sử dụng đất chuyên canh rau/màu/CNNN (LUT 4)
Phân bố trên những vùng có địa hình vàn đến vàn cao, cao có chế độ t−ới
bán chủ động. Hiệu quả kinh tế đạt đ−ợc trên loại hình sử dụng đất này ở mức
cao. Tổng giá trị sản xuất từ 36,81 đến 40,44 triệu đồng, thu nhập thuần từ
27,98 đến 30,51 triệu đồng và hiệu quả đồng vốn đạt từ 4,1 đến 4,2 lần. Trên
địa bàn xã Đoan Bái cho hiệu quả kinh tế trung bình cao hơn xã Hoàng Vân.
* Loại hình sử dụng đất chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày (LUT 5)
Phân bố trên những vùng có địa hình vàn đến vàn cao, có chế độ t−ới
72
tiêu không chủ động và bán chủ động. Hiệu quả kinh tế đạt đ−ợc trên loại
hình sử dụng đất này ở mức thấp. Tổng giá trị sản xuất khoảng 9,25 triệu
đồng, thu nhập thuần khoảng 8,55 triệu đồng và hiệu quả đồng vốn đạt 3,2
lần. Loại hình sử dụng đất này chỉ tồn tại trên địa bàn xã Hoàng Vân.
* Loại hình sử dụng đất hoa, cây cảnh (LUT 6)
Phân bố trên những vùng có địa hình vàn đến vàn cao, có chế độ t−ới tiêu
chủ động. Hiệu quả kinh tế đạt đ−ợc trên loại hình sử dụng đất này ở mức khá
cao. Tổng giá trị sản xuất khoảng 26,97 triệu đồng, thu nhập thuần khoảng
24,93 triệu đồng và hiệu quả đồng vốn đạt 13,2 lần. Loại hình sử dụng đất này
mới đ−ợc phát triển một số năm gần đây.
* Loại hình sử dụng đất cây ăn quả (LUT 7)
Phân bố trên những vùng có địa hình cao, có chế độ t−ới tiêu hạn chế và
không chủ động và trong v−ờn thổ c−. Hiệu quả kinh tế đạt đ−ợc trên loại hình
sử dụng đất này ở mức khá. Tổng giá trị sản xuất từ 11,53 đến 16,91 triệu
đồng, thu nhập thuần từ 7,37 đến 11,63 triệu đồng và hiệu quả đồng vốn đạt
2,5 lần. Trên địa bàn xã Đoan Bái cho hiệu quả kinh tế trung bình cao hơn xã
Hoàng Vân.
* Loại hình sử dụng đất trồng rừng (LUT 8)
Phân bố trên những vùng có địa hình cao, có chế độ t−ới tiêu dựa vào
n−ớc trời. Hiệu quả kinh tế đạt đ−ợc trên loại hình sử dụng đất này ở mức thấp.
Tổng giá trị sản xuất khoảng 6,35 triệu đồng, thu nhập thuần khoảng 5,93 triệu
đồng và hiệu quả đồng vốn đạt 15,1 lần. Loại hình sử dụng đất này chỉ tồn tại
trên địa bàn xã Hoàng Vân.
* Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản (LUT 9)
Phân bố trên những vùng có địa hình trũng; ao, hồ, đầm. Hiệu quả kinh
73
tế đạt đ−ợc trên loại hình sử dụng đất này ở mức cao. Tổng giá trị sản xuất đạt
44,58 triệu đồng (xã Hoàng Vân) đến 50,16 triệu đồng (xã Đoan Bái), thu nhập
thuần đạt 16,72 - 22,29 triệu đồng và hiệu quả đồng vốn 1,6 - 1,8 lần.
4.5.2 Đánh giá chung
* Về giá trị sản xuất của các LUT trên địa bàn của hai vùng: vùng
trung huyện (xã Đoan Bái) đạt từ 12,51 đến 40,44 triệu đồng/ha, vùng
th−ợng huyện (xã Hoàng Vân) đạt từ 6,35 đến 36,81 triệu đồng/ha. LUT có
tổng giá trị sản xuất bình quân cao nhất của cả hai vùng đều là LUT 4. LUT
9. LUT có tổng giá trị sản xuất thấp nhất trên địa bàn xã Đoan Bái là LUT 1,
xã Hoàng Vân là LUT 8, kết quả chi tiết của các loại hình sử dụng đất đ−ợc
thể hiện trong bảng 22, 23, 24.
* Về thu nhập thực tế của các LUT trên địa bàn của hai vùng: vùng
trung huyện (xã Đoan Bái) đạt từ 5,69 đến 30,51 triệu đồng/ha, vùng th−ợng
huyện (xã Hoàng Vân) đạt từ 5,41 đến 27,98 triệu đồng/ha, LUT có thu nhập
thực tế bình quân cao nhất của cả hai vùng đều là LUT 4, LUT 9. LUT có
tổng thu nhập thực tế thấp nhất trên địa bàn xã Đoan Bái và Hoàng Vân đều
là LUT 1, kết quả chi tiết của các loại hình sử dụng đất đ−ợc thể hiện trong
bảng 21, 22, 23.
* Về hiệu quả đồng vốn: Đồng vốn đ−ợc sử dụng có hiệu quả nhất là ở
xã Đoan Bái là LUT 6, đạt đ−ợc 13,2 lần, ở xã Hoàng Vân là LUT 8, đạt
đ−ợc 15,1 lần. Hiệu quả đồng vốn đạt ở mức thấp nhất của cả hai địa bàn là
LUT 1 kết quả chi tiết của các loại hình sử dụng đất đ−ợc thể hiện trong
bảng 22, 23, 24.
+ Về giá trị ngày công lao động: Các LUT có giá trị ngày công lao động
đạt ở mức cao trên địa bàn xã Đoan Bái là LUT 6 đạt 99,7 nghìn đồng/công,
LUT 9, đạt 71,9 nghìn đồng/công, xã Hoàng Vân là LUT 8, đạt 102,2 nghìn
74
đồng/công, LUT 953,9 nghìn đồng/công. Các LUT có giá trị ngày công lao
động đạt ở mức thấp nhất trên địa bàn xã Đoan Bái và xã Hoàng Vân là LUT 1:
14,9 nghìn đồng/công, kết quả chi tiết của các loại hình sử dụng đất đ−ợc thể
hiện trong bảng 21, 22, 23.
Bảng 21: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất LUT 1, LUT 2,…,
LUT 9 trên đất bạc màu
Địa
điểm
(Xã)
LUT
Tổng chi
phí
(1.000đ/
ha)
Đầu t−
công lao
động (số
công/ ha)
Tổng giá trị
sản xuất
(1.000đ/
ha)
Thu nhập
thực tế
(1.000đ/
ha)
Thu thực
tế/1 công
lao động
(1.000/
công)
Hiệu
quả
đồng
vốn
(lần)
LUT 1 6.810,3 382 12.506,0 5.695,7 14,9 1,8
LUT 2 13.620,6 763 25.012,0 11.391,4 29,8 3,7
LUT 3 14.726,0 1.425 40.040,5 25.314,5 17,8 2,7
LUT 4 9.923,7 1.548 40.436,7 30.513,0 19,7 4,1
LUT 5 Không tính
LUT 6 2.044,6 250 26.974,0 24.929,4 99,7 13,2
LUT 7 5.931,9 236 16915,9 11631,9 48,43 2,54
LUT 8 Không có
Đoan
B iá
LUT 9 27.864,0 310 50155,2 22291,2 48,43 1,8
LUT 1 6.469,3 363 11.882,0 5.412,7 14,9 1,8
LUT 2 12.938,6 725 23.764,0 10.825,4 29,8 3,7
LUT 3 8.887,1 896 23.650,6 14.763,6 16,0 2,6
LUT 4 13.713,6 1.370 36.703,9 22.990,3 16,8 2,7
LUT 5 701,2 250 9.250,0 8.548,8 34,2 13,2
LUT 6 Không tính
LUT 7 4.154,0 236 11.528,2 7.374,2 30,5 2,48
LUT 8 421,0 58 6.348,0 5.927,0 102,2 15,1
Hoàng
Vân
LUT 9 27.864,0 310 4458,2 16718,4 53,9 1,60
75
LUT1
LUT6
LUT1
LUT2
LUT4
LUT7
LUT9
LUT2
LUT4
LUT7
LUT8
LUT9
LUT3
LUT3
LUT5
0,0
5.000,0
10.000,0
15.000,0
20.000,0
25.000,0
30.000,0
35.000,0
1.
00
0
đồ
ng
1
Xã Đoan Bái Xã Hoàng Vân
Biểu đồ so sánh thu nhập thực tế của các loại
hình sử dụng đất
Bảng 22: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế
Chỉ tiêu Ký hiệu
Tổng chi phí
(1.000 đ)
Tổng gi átrị sản
xuất (1.000 đ)
Thu nhập thực tế
(1.000 đ)
Thu nhập
thực
tế/công lđ
(1.000 đ)
Hiệu
quả
đồng
vốn
(lần)
Rất cao RC > 20.000 > 40.000 > 35.000 >30 > 5
Cao C (15.000 ; 20.000] (30.000 ; 40.000] (25.000 ; 35.000] (25 ; 30] 4 - 5
Trung bình TB (10.000 ;15.000] (20.000 ; 30.000] (15.000 ; 25.000] (20 ; 25] (3 ; 4]
Thấp TH [5.000 ; 10.000] [10.000 ; 20.000] [5.000 ; 15.000] [15 ; 20] [2 ; 3]
Rất thấp RT < 5.000 < 10.000 < 5.000 < 15 < 2
76
Bảng 23: Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất
Địa điểm
(Xã) LUT
Tổng chi
phí
(1.000đ/
ha)
Tổng giá
trị sản
xuất
(1.000đ/
ha)
Thu
nhập
thực tế
(1.000đ/
ha)
Thu thực
tế/1 công
lao động
(1.000/
công)
Hiệu
quả
đồng
vốn
(lần)
LUT 1 TH TH TH TH RT
LUT 2 TB TB TB C TB
LUT 3 TH TB TB TH TH
LUT 4 C C C TH TH
LUT 5
LUT 6 TH RC C TB C
LUT 7 RT TB C RC RC
LUT 8
LUT 9 RC RC TB RC RT
Đoan Bái
LUT 1 TH TH TH TH RT
LUT 2 TB TB TH C TB
LUT 3 TH TB TH TH TH
LUT 4 TB C TB TH TH
LUT 5 TH C C TH C
LUT 6
LUT 7 RT TB C RC RC
LUT 8 RT TH TH C TH
LUT 9 RC RC TB RC RT
Hoàng
Vân
77
Hình 1: Cây sắn trên địa bàn xã Đoan Bái (LUT4)
Hình 2: Cây khoai lang trên địa bàn xã Đoan Bái (LUT3)
78
Hình 3: Cây khoai lang trên địa bàn xã Hoàng Vân (LUT2)
Hình 4: Cây mía, lạc trên địa bàn xã Hoàng Vân (LUT 5)
79
Hình 5: Cây khoai lang trên địa bàn xã Hoàng Vân (LUT 4)
Hình 6: Cây lúa trên địa bàn xã Đoan Bái (LUT 2)
80
Hình 7: Cây ngô trên địa bàn xã Hoàng Vân (LUT 4)
Hình 8: Cây cà chua trên địa bàn xã Đoan Bái (LUT 3)
81
4.6 Đề xuất LUT cho hiệu quả kinh tế cao
4.6.1 Các tiêu chuẩn để lựa chọn các LUT có hiệu quả kinh tế cao
Việc đề xuất các loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao trên
đất bạc màu huyện Hiệp Hoà - Bắc Giang cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo đời sống của ng−ời dân (an toàn l−ơng thực, mức sống, gia
tăng lợi ích của ng−ời dân...)
+ Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm.
+ Tăng sản phẩm hàng hóa có giá trị th−ơng phẩm cao.
+ Đáp ứng nhu cầu của thị tr−ờng.
4.6.2 Đề xuất loại hình sử dụng đất trên đất bạc màu huyện Hiệp Hòa
Dựa trên những cơ sở về nguyên tắc lựa chọn, căn cứ vào kết quả
nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT, chúng tôi đề
xuất h−ớng sử dụng các LUT nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên đất bạc
màu của huyện Hiệp Hoà, nh− sau:
+ LUT1 (Loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa). Trên thực tế loại hình sử dụng
đất này sản xuất không hiệu quả, cần cải tạo hệ thống tiêu úng vào mùa m−a
bão. Loại hình sử dụng đất này nên chuyển sang loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa
(LUT 2) hoặc kết hợp mô hình lúa - cá nh− một số địa ph−ơng đã áp dụng rất
thành công.
+ LUT 2 (Loại hình sử dụng đất 2 lúa), Hiện trạng LUT 2 đạt tổng thu
nhập và giá trị ngày công lao động ở mức trung bình, nh−ng lại phù hợp với
điều kiện đất đai, kinh tế -xã hội của địa ph−ơng. Đồng thời đây cũng là LUT
truyền thống của địa ph−ơng, sản xuất với LUT 2 sẽ phát huy kinh nghiệm
truyền thống thâm canh 2 vụ của nhân dân địa ph−ơng và đảm bảo yêu cầu an
ninh l−ơng thực. Tuy nhiên đối với loại hình sử dụng đất này có thể chuyển
82
sang đ−ợc loại hình sử dụng đất LUT 3 nếu hệ thống thuỷ lợi, điều tiết tốt
đ−ợc khả năng t−ới tiêu khi đó tăng đ−ợc hiệu quả kinh tế cũng nh− giải quyết
vấn đề lao động, đặc biệt cần áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới để
tăng hiệu quả kinh tế lên 50 - 70 triệu đồng/ ha.
+ LUT 3: đây là loại hình sử dụng đất mà trong đó có các hệ thống cây
trồng phong phú. Kết quả phân tích đánh giá đã chứng tỏ rằng đây là một LUT
có hiệu quả kinh tế cao. LUT 3 đáp ứng đ−ợc nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm
của thị tr−ờng, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành dịch vụ và chăn nuôi phát
triển, tăng thu nhập và giải quyết vấn đề lao động cho ng−ời dân. Ngoài ra LUT
3 còn có một vai trò rất quan trọng trong vịêc cải tạo đất bạc màu bằng các kiểu
sử dụng đất luân canh với các cây họ đậu, cần áp dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất, sẽ cho hiệu quả kinh tế rất cao có thể đạt 50 - 90 triệu đồng/ ha.
+ LUT 4: (Loại hình sử dụng đất chuyên rau màu và cây công nghiệp
ngắn ngày): đây là loại hình sử dụng đất mà trong đó có các hệ thống cây
trồng phong phú: các loại rau, các loại cây màu, cây công nghiệp ngằn ngày...
Kết quả phân tích đánh giá đã chứng tỏ rằng đây là một LUT có hiệu quả kinh
tế cao, đặc biệt là kiểu sử dụng đất tỏi - cà chua - khoai tây, tạo điều kiện thúc
đẩy chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên trên loại đất bạc màu để cải tạo đất thì
kiểu sử dụng đất nên luân canh với cây họ đậu hoặc tăng c−ờng bón phân hữu
cơ nhằm tăng độ màu mỡ cũng nh− kết cấu của đất. Đây là LUT cho hệ số
quay vòng đất rất cao, giải quyết lao động nhiều, nếu đáp ứng theo nhu cầu thị
tr−ờng sẽ cho hiệu quả kinh tế rất cao, có thể đạt 70 - 100 triệu đồng/ ha.
+ LUT 5: loại hình sử dụng đất chuyên mía là loại hình sử dụng đất cây
công nghiệp ngắn ngày, loại hình sử dụng đất này do ch−a đ−ợc đầu t−, quan
tâm thích đáng của ng−ời dân nên cho hiệu quả kinh tế thấp.
+ LUT 6 (hoa cây cảnh): Đây là LUT có tiềm năng phát triển trên địa
bàn, nh−ng hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức phục vụ thị hiếu đơn giản của
83
ng−ời dân trong vùng, ch−a phát triển thành những vùng chuyên canh lớn.
Những năm gần đây đời sống của ng−ời dân ngày càng nâng cao, thị tr−ờng
hoa cây cảnh phát triển mạnh, do vậy diện tích trồng hoa cây cảnh ngày một
tăng mạnh. Hiện nay LUT 6 ch−a đ−ợc ng−ời dân quan tâm nhiều, kết quả
phân tích và đánh giá đã chứng tỏ đây là một LUT có hiệu quả kinh tế cao.
LUT 6 không những đáp ứng đ−ợc những chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, xã hội
mà nó còn góp phần tạo cảnh quan, môi tr−ờng, nâng cao đời sống kinh tế văn
hóa của ng−ời dân.
+ LUT 7 (Loại hình sử dụng đất cây ăn quả lâu năm). Đây là LUT đã
tồn tại rất lâu trên địa bàn, hiện tại LUT 7 cho hiệu quả không cao do một số
năm trở lại đây giá cả của loại nông sản này thấp. Tuy nhiên loại hình sử dụng
đất này vẫn đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và môi tr−ờng. Đây là một
LUT có tiềm năng trong t−ơng lai nếu đ−ợc đầu t− đúng h−ớng thì có thể phát
triển mạnh, nên đầu t− kết hợp theo mô hình trang trại. Cần áp dụng công
nghệ chế biến tại chỗ mới cho hiệu quả cao.
+ LUT 8: loại hình sử dụng đất lâm nghiệp cho hiệu quả kinh tế ở mức
rất thấp, tuy nhiên loại hình sử dụng đất này phân bố trên diện tích cằn cỗi có
địa hình cao, khô hạn. ở đất bạc màu huyện Hiệp Hòa loại hình sử dụng đất
này có diện tích rất nhỏ, hiệu quả kinh tế cho không cao. Trong t−ơng lai nên
chuyển quỹ đất ít ỏi này sang trồng cây ăn quả.
+ LUT 9 (loại hình sử dung đất mặt n−ớc nuôi trồng thủy sản): Loại
hình sử dụng đất này đảm bảo đ−ợc các chỉ tiêu cần thiết nh−: năng suất, hiệu
quả, tác động môi tr−ờng, khai thác tiềm năng lao động nhàn rỗi, và các yêu
cầu về sử dụng đất. Song yếu tố hạn chế lớn nhất là địa hình, khả năng tiêu
thoát n−ớc và vốn đầu t−. Hiện tại LUT 9 cho hiệu quả khá cao.
Cần có kế hoạch phát triển loại hình sử dụng đất này trong t−ơng lai
theo mô hình VAC.
84
Phần 5
Kết luận và đề nghị
5.1 Kết luận
1/ Trên địa bàn huyện Hiệp Hoà - Bắc Giang tồn tại 9 loại hình sử dụng
đất, thì ở đất bạc màu có đầy đủ cả 9 loại hình sử dụng đất, đó là:
LUT1 (1vụ), LUT2 (2vụ), LUT3 (2L-1M hoặc 2M-1L), LUT4 (chuyên
rau màu), LUT5 (cây công nghiệp ngắn ngày), LUT6 (hoa cây cảnh), LUT7
(cây ăn quả), LUT8 (cây trồng rừng), LUT9 (nuôi trồng thủy sản).
2/ Trong 2 vùng nghiên cứu: xã Đoan Bái (Trung huyện), xã Hoàng
Vân (Th−ợng huyện), thì ở xã Đoan Bái chỉ có 8 loại hình sử dụng đất, riêng
LUT 8 - cây trồng rừng không có và LUT5 (cây công nghiệp ngắn ngày) ở xã
Đoan Bái không trồng mía, các cây công nghiệp ngắn ngày khác đều có cả.
Xã Hoàng Vân có đầy đủ 9 loại hình sử dụng đất đã nêu.
3/ Đánh giá về hiệu quả kinh tế và bền vững của các loại hình sử dụng
đất trên nhóm đất bạc màu huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang, thì các LUT đ−ợc
xếp theo thứ tự giảm dần nh− sau:
- Xã Đoan Bái (vùng Trung huyện): LUT4, LUT3, LUT6, LUT9, LUT7,
LUT2, LU1, LUT5 (cây mía không hạch toán kinh tế).
- Xã Hoàng Vân (vùng Th−ợng huyện): LUT4, LUT9, LUT3, LUT2,
LUT5, LUT7, LUT8, LUT1 (riêng LUT6 không hạch toán kinh tế).
4/ Trên nhóm đất bạc màu huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang chọn đ−ợc
7 loại hình sử dụng đất trong t−ơng lai, đó là: LUT2, LUT3, LUT4, LUT9,
LUT5, LUT7, LUT6. Những loại hình sử dụng đất này không chỉ cho hiệu
quả kinh tế cao, mà còn giải quyết lao động d− thừa trên địa bàn hiện nay,
đảm bảo phát triển ngành nông nghiệp bền vững.
85
5.2 Đề nghị
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, chúng tôi mới chỉ nghiên cứu đ−ợc ở
2 xã, nên việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên địa
bàn còn có phần hạn chế. Vì vậy đề nghị đ−ợc tiếp tục nghiên cứu tiếp đề tài
này ở các xã còn lại để có kết luận chính xác hơn.
86
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Thái Bạt, Tôn Thất Chiểu & ctv (1980). Một số kết quả điều tra
đất. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ môn cải tạo đất (1968). (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam).
Đất bạc màu miền Bắc Việt Nam và hiệu quả các biện pháp cải tạo.
"Trong nghiên cứu đất phân Tập 1", NXB Khoa học, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Chiến l−ợc phát triển
nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Chiến l−ợc phát triển
Lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2010, Hà Nội.
5. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng. Báo cáo phần đất. Trong “Dự
án VIE/89/034”.
6. Lê Văn Căn (1977). Bón vôi - lý luận và thực tiễn. NXB Khoa học kĩ
thuật, Hà Nội - 1977.
7. Nguyễn Văn Chiêm (1985). Dùng phù sa t−ới ruộng. Trong "Một số
kết quả nghiên cứu về thuỷ nông". Viện nghiên cứu khoa học thuỷ lợi.
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Cục thống kê tỉnh Bắc Giang. Niên giám thống kê 2004. Tháng 5 -
2005.
9. Nguyễn Thị Dần & ctv (1996). Chế độ phân bón thích hợp cho cây
đậu đỗ trên đất bạc màu Hà Bắc. Trong “Kết quả nghiên cứu khoa học
- Quyển 2” NXB Nông nghiệp.
10. Nguyễn Thị Dần & ctv. Vai trò cây họ đậu trong việc ổn định và nâng
cao độ phì nhiêu của đất xám bạc màu Hà Bắc. Tạp chí Khoa học đất,
NXB Nông nghiệp, tháng 6/1996.
4. Hội khoa học đất Việt Nam (1996). Đất Việt Nam.(Bản chú giải bản
đồ đất Việt Nam, tỷ lệ: 1/1.000.000) NXB Nông Nghiệp.
12. Phùng Gia H−ng (2002), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
và đề xuất h−ớng sử dụng thích hợp trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang, Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Tr−ờng đại học
Nông Nghiệp I, Hà Nội Tr. 3
87
13. Cao Liêm (1976). Đất Việt Nam. Bản thuyết minh dùng cho bản đồ đất
Việt Nam, tỷ lệ: 1/1.000.000, Hà Nội.
14. Lê Duy Mì (1991). Đất bạc màu vùng Bắc Việt Nam. Hội thảo "Đất có
vấn đề" tại Viện Thổ nh−ỡng Nông hoá.
15. Lê Duy Mì. Sử dụng đất bạc màu đạt hiệu quả cao bằng những cơ cấu
cây trồng hợp lí. Tạp chí khoa học kỹ thuật và quản lí kinh tế. Tháng
6/1991.
16. Lê Duy Mì & ctv (1979). Kết quả nghiên cứu cải tạo đất bạc màu
miền Bắc Việt Nam. Trong “Kết quả nghiên cứu những chuyên đề
chính về thổ nhỡng nông hoá (1969 - 1979)”. NXB Nông nghiệp.
17. Lê Duy Mì & ctv (1979). Kết quả nghiên cứu cải tạo đất bạc màu
miền Bắc Việt Nam. Trong “Kết quả nghiên cứu những chuyên đề
chính về thổ nh−ỡng nông hoá (1969 - 1979)”. NXB Nông nghiệp.
18. Hoàng Văn Mùa, Nguyễn Nhật Tân. Nghiên cứu một số loại đất phía
bắc Việt Nam theo hệ thống phân loại đất của FAO - UNESCO. Trong
"Thông tin Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp". Tr−ờng đại học Nông
nghiệp I, Hà Nội. Số 2 năm 1995.
19. Sở Nông nghiệp Bắc Giang. Bản đồ đất huyện Hiệp Hoà. Bắc Giang
1990.
20. Nguyễn Công Pho, Lê Thái Bạt (1995). Về tài nguyên đất Việt Nam.
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp. Hà Nội.
21. Tr−ờng đại học Nông nghiệp I - Hà Nội (1975). Thổ nh−ỡng học.NXB
Nông nghiệp.
22. Đỗ Thị Tám (2001), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo
h−ớng sản xuất hàng hoá huyện Văn Giang - tỉnh H−ng Yên, Luận văn
thạc sĩ nông nghiệp, Tr−ờng đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
23. Báo cáo quy hoạch (1997), Kế hoạch sử dụng đất đai cả n−ớc đến năm
2010, Tổng cục Địa chính.
24. Vũ Ngọc Tuyên, Trần Khải, Phạm Gia Tu. Những loại đất chính miền
Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học kĩ thuật nông nghiệp, số 4, 1963.
25. Nguyễn Vi, Đỗ Đình Thuận (1977). Các loại đất chính ở n−ớc ta.
NXB Khoa học và kĩ thuật.
26. Viện Khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam (1993). Một số kết quả
nghiên cứu về t−ới cho lúa và đay. Hà Nội.
88
27. Viện Thổ nh−ỡng Nông hoá (1995). Nghiên cứu chuyển đổi danh pháp
các đơn vị phân loại đất Việt Nam theo hệ phân loại FAO - UNESCO.
Giai đoạn 1992 - 1995. Hà Nội.
Tài liệu tiếng anh
28. FAO (1993), An international framework for Evaluating sustainable
land management.
29. FAO (1989), Farming System development, FAO, Rome.
30. Ford, R. (1986), “Land, people and resources in Kenya”. World
Resources Insititute, R - 15. Washington, DC:. 1986.
31. J. Sri Adiningsih and A (1998). Kasno. Increasing the productivity of
marginal upland for agriculture development in Indonesia.
32. Lal.R (1998). “Soil quality changes under continuonus cropping for
seventeen seasons of an Alfisol in Western Nigeria”. Land Degrad.
Develop. 9.1998.
33. Perfecto P. Evangelista. Increasing productivity of Ultisols for
sustainable agriculture in the Philippines.
34. Sathien Phimam, Monkol Panichkul and Tawachai Nagara. Soil and
fertitizer crop productivity on Ultisols in Thailand. 1998.
35. UNEP, World atlas of desertification. London: Edward Arnold 1992.
36. USDA. Soil taxonomy. 1995
37. World Bank (a) Responding to RiO - World Bank (1995), support to
Agriculture and evironment. ESD, World Bank Washington.
89
Phần phụ lục
90
Bảng: 01 khí hậu (trạm hiệp hoà - bắc giang)
Yếu tố
Tháng
Ký hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm
I. Nhiệt độ
không khí
TA
15,7 17,0 19,0 23,5 27,2 28,8 29,0 28,1 27,0 24,6 20,9 17,4 23,3
- Cao nhất trung
bình
Tmax
18,8 19,2 22,6 26,5 31,1 32,5 32,6 31,6 30,9 28,6 25,0 21,6 26,7
- Thấp nhất trung
bình
Tmin
13,4 15,1 18,0 21,3 24,3 25,8 25,9 25,4 24,4 21,6 17,8 14,3 20,6
- Thấp nhất tuyệt
đối
TMA
4,5 6,2 9,8 13,1 16,2 21,0 20,7 21,6 19,2 12,3 8,3 4,3 4,3
- Biên độ ngày VTD 5,4 4,1 4,6 5,2 6,8 6,7 6,7 6,2 6,5 7,0 7,2 7,3 6,2
II. Nhiệt độ mặt
đất (0C) - TB
TSA
17,4 18,9 21,5 25,5 30,6 32,4 32,3 31,4 30,9 27,4 23,3 19,0 25,9
III. Số giờ nắng
(giờ) - TB
LA
68,0 42,1 52,3 83,9 189,6 183,3 206,3 179,1 179,7 180,8 153,9 132,5 1669,5
IV. Lợng ma
(mm) - TB
RF
21,5 23,4 31,2 124,3 180,6 204,1 259,1 294,1 210,7 153,1 46,1 20,1 1568,3
- Ngày lớn nhất RDmax 24,5 40,3 26,5 127,8 157,2 137,6 168,4 143,5 157,5 129,6 140,5 33,5 168,4
V. Số ngày ma
(ngày) - TB
RD
6,0 6,4 10,2 11,3 11,0 13,1 13,3 15,1 11,1 7,8 3,7 4,3 113,3
VI. Lợng bốc
hơi (mm) - TB
Er
75,8 67,2 66,7 70,9 109,1 111,8 112,1 82,7 89,0 100,8 99,6 95,5 1081,2
VII. Độ ẩm
không khí (%) -
TB
HU
81,0 84,0 86,0 87,0 83,0 82,0 83,0 86,0 83,0 81,0 77,0 76,0 82,0
- Thấp nhất TB HUmin 65,0 70,0 74,0 74,0 65,0 64,0 64,0 68,0 65,0 60,0 56,0 56,0 65,0
- Cao nhất tuyệt
đối
HUmax
5,0 29,0 32,0 44,0 41,0 39,0 44,0 45,0 39,0 36,0 27,0 25,0 5,0
VIII. Gió - tốc độ
(m/s) - TB
WSA
1,8 2,0 2,0 2,2 2,3 2,3 2,3 1,8 1,7 1,7 1,6 1,7 2,0
- Hớng và tốc độ
mạnh nhất
Wmax
NE12 NH10 NH12 NH14 E>20 H18 W31 H>20 NH14 NH12 NH12 NE14 NW31
IX. Số ngày s-
ơng mù (ngày)
TB
FOD
0,5 0,3 0,1 0,1 0,0 0,0 0,1 0,3 0,3 0,5 0,4 0,6 3,2
X. Số ngày s-
ơng muối
(ngày) TB
RID
0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
XI. Số ngày ma
phùn (ngày) TB
DKD
5,7 9,7 11,8 4,7 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,3 0,7 32,9
XII. Số ngày ma
đ á(ngày) TB
HAD
0,0 0,1 0,0 0,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,2
91
Bảng: 02 Hiện trạng sử dụng đất năm 2004 Hiệp hoà -
Bắc Giang
Đơn vị hành chính
MỤC éÍCH SỬ DỤNGđất Mã Tổng (ha)
Cơ
cấu
(%)
Hoàng
Vân (ha)
Cơ cấu
(%)
Đoan
B iá (ha)
Cơ cấu
(%)
I. Tổng diện tích đất nông
nghiệp
nnp
12.963,407 100,00 461,719 100,00 825,680 100,00
1. Đất sản xuất nông nghiệp sxn 12.494,754 96,38 444,783 96,33 807,810 97,84
a/ Đất trồng cây hàng năm chn 11.219,290 89,79 352,553 79,26 705,640 87,35
- Đất trồng lúa lua 10.323,016 92,01 281,964 79,98 654,950 92,82
+ Đất chuyên trồng lúa n−ớc luc 10.323,016 100,00 281,964 654,950
- Đất trồng cây hàng năm khác hnk 896,274 7,99 70,589 20,02 50,690 7,18
+ Đất bằng trồng cây hàng năm
khác bhk 896,274 100,00 70,589 100,00 50,690 100,00
b/ Đất trồng cây lâu năm cln 1.275,464 10,21 92,230 20,74 102,170 12,65
- Đất trồng cây công nghiệp lâu
năm lnc 3,340 0,26
+ Đất trồng cây ă n quả lâu năm lnq 94,437 7,40 0,821
+ Đất trồng cây lâu năm khác lnk 1.177,687 92,34 91,409 100,00 102,170 100,00
2. Đất lâm nghiệp lnp 190,341 1,47 5,384 1,17
a/ Đất rừng sản xuất rsx 190,341 100,00 5,384 100,00 #DIV/0!
- Đất có rừng trồng sản xuất rst 190,341 100,00 5,384 100,00 #DIV/0!
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản nts 278,312 2,15 11,552 2,50 17,870 2,16
a/ Đất nuôi trồng thuỷ sản nớc
ngọt tsn 278,312 100,00 11,552 100,00 17,870 100,00
92
Mẫu phiếu điều tra nông hộ
Bộ giáo dục & đào tạo
Tr−ờng Đại học NNI
Cộng hoà x∙ hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phiếu điều tra nông hộ
(Thực trạng sản xuất của ngành Nông nghiệp)
1. Địa điểm điều tra
Huyện Hiệp Hoà - Bắc Giang
Xã …………………………………………………………………………..
Thôn ………………………………………………………………………..
2. Đối t−ợng điều tra phỏng vấn: (Hộ nông nghiệp, cá nhân)
3. Nội dung điều tra:
3.1 Thông tin chung về nông hộ
3.1.1 Tên chủ hộ …………………………………………………………
3.1.2 Trình độ văn hoá ……………… Dân tộc …………………………
3.1.3 Số ng−ời trong hộ …… (Trong đó: Nam ….., Nữ ………)
3.1.4 Số lao động ……………….. ng−ời
3.1.5 Tổng thu nhập của hộ gia đình ………………. đồng/năm
- Từ ngành trồng trọt …………… đồng/năm
- Từ ngành chăn nuôi …………… đồng/năm
- Từ cây ăn quả …………………. đồng/năm
- Từ ngành nghề khác …………… đồng/năm
- Thuộc nhóm hộ (nghèo, khá hay giàu) theo địa ph−ơng ………
93
3.2 Tổng diện tích đất đ−ợc quyền sử dụng (ha) …….. trong đó:
3.2.1 Đất ở ……. m2
3.2.2 Đất sản xuất kinh doanh, dịch vụ …….. m2
3.2.3 Đất v−ờn trong khu thổ c− …………… m2
3.2.4 Đất trồng cây hằng năm ………………. m2
3.2.5 Đất lâm nghiệp ………………………… m2
3.3 Tình hình sử dụng quỹ đất cây hằng năm của nông hộ
Mức đầu t− TT
Loại hình sử
dụng đất
Diện
tích
(m2)
Năng
suất
Công lao
động
(công/sào)
Chi phí
tổng hợp
(đồng/sào)
Chi phí
trung
gian
(đồng/sào
1 1 vụ lúa
2 2 vụ lúa
3 2 vụ lúa –
rau/màu/CNNN
4 3 vụ lúa –
rau/màu/CNNN
….
Ghi chú: …………………………………………………………
1.0 Thông tin về tình hình sản xuất thâm canh các loại cây trồng vụ Đông
xuân.
Nhóm cây l−ơng
thực
Nhóm cây công
nghiệp
Nhóm cây rau Nhóm cây
hằng năm khác
Chỉ tiêu ĐV
Lúa Ngô …. Lạc Đậu
t−ơng
…. Cải Cà
chua
… Hoa .. …
94
Giống
Liều l−ợng
phân bón/sào
Phân chuồng
Phân đạm
Phân lân
Phân Kali
Các loại phân
khác
Thuốc trừ sâu
bệnh
Điều kiện t−ới
tiêu
Diện tích m2
Năng suất Kg/sào
Sản l−ợng Tấn
Ghi chú ………………………………………………..
3.5 Thông tin về tình hình sản xuất thâm canh các loại cây trồng vụ Hè thu.
Nhóm cây l−ơng
thực
Nhóm cây công
nghiệp
Nhóm cây rau Nhóm cây
hằng năm khác
Chỉ tiêu ĐV
Lúa Ngô …. Lạc Đậu
t−ơng
…. Cải Cà
chua
… Hoa .. …
Giống
Liều l−ợng
phân bón/sào
Phân chuồng
Phân đạm
95
Phân lân
Phân Kali
Các loại phân
khác
Thuốc trừ sâu
bệnh
Điều kiện t−ới
tiêu
Diện tích m2
Năng suất Kg/sào
Sản l−ợng Tấn
Ghi chú ……………………………………………………………………..
3.6 Thông tin về tình hình sản xuất thâm canh các loại cây trồng vụ Mùa.
Nhóm cây l−ơng
thực
Nhóm cây công
nghiệp
Nhóm cây rau Nhóm cây
hằng năm khác
Chỉ tiêu ĐV
Lúa Ngô …. Lạc Đậu
t−ơng
…. Cải Cà
chua
… Hoa .. …
Giống
Liều l−ợng
phân bón/sào
Phân chuồng
Phân đạm
Phân lân
Phân Kali
Các loại phân
khác
Thuốc trừ sâu
96
bệnh
Điều kiện t−ới
tiêu
Diện tích m2
Năng suất Kg/sào
Sản l−ợng Tấn
Ghi chú ………………………………………………………………………
3.7 Thông tin về tình hình sản xuất thâm canh các loại cây trồng vụ Đông.
Nhóm cây l−ơng
thực
Nhóm cây công
nghiệp
Nhóm cây rau Nhóm cây
hằng năm khác
Chỉ tiêu ĐV
Lúa Ngô …. Lạc Đậu
t−ơng
…. Cải Cà
chua
… Hoa .. …
Giống
Liều l−ợng
phân bón/sào
Phân chuồng
Phân đạm
Phân lân
Phân Kali
Các loại phân
khác
Thuốc trừ sâu
bệnh
Điều kiện t−ới
tiêu
Diện tích m2
Năng suất Kg/sào
97
Sản l−ợng Tấn
Ghi chú ………………………………………………………………………………….
1. Các thông tin khác
3.4 Gia đình ông (bà) có th−ờng xuyên áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới vào thâm canh hay không? ………………………..
3.5 Gia đình ông (bà) đã đ−a các giống mới cây trồng, vật nuôi vào thâm
canh đ−ợc bao nhiêu %? ………………………………………
3.6 Gia đình ông (bà) đánh giá về các loại giống cây trồng, vật nuôi hiện
đang thâm canh có −u, nh−ợc điểm gì? ……………………….
3.7 Theo ông (bà) để thúc đẩy sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao, thì công
thức luân canh nào là tốt nhất, cần nhân rộng diện tích của loại hình sử
dụng đất nào (mô hình nào)? ………………………………………….
3.8 Theo ông (bà) cần đầu t− những gì:
- Vốn …………………………………
- Kỹ thuật …………………………….
- Tiêu thụ sản phẩm ………………….
- Các điều kiện khác …………………………………………………….
1.0 Theo ông (bà), thì các giải pháp hoặc có sáng kiến gì khác để thâm
canh các giống cây trồng vật nuôi, trên 1 đơn vị diện tích cho hiệu quả
kinh tế cao nhất? ……………………………………………………
Đại diện chủ hộ Ngày …. tháng …. năm 2005
Ng−ời điều tra
98
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2639.pdf