Tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiệp của cửa hàng Vật Tư Nông Nghiệp Vĩnh Tường huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc: ... Ebook Đánh giá hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiệp của cửa hàng Vật Tư Nông Nghiệp Vĩnh Tường huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc
97 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3130 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiệp của cửa hàng Vật Tư Nông Nghiệp Vĩnh Tường huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
trêng ®¹I häc n«ng nghiÖp hµ néi
¶
LuËn v¨n tèt nghiÖp §¹I HäC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CỦA CỬA HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC
Tên sinh viên : Nguyễn Thị Nguyên
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp : KT B - K50
Niên khoá : 2005 - 2009
Giảng viên hướng dẫn : Lê Thị Long Vỹ
Hµ Néi - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin được trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Phân tích định lượng những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô giáo Lê Thị Long Vỹ đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cửa hàng Vật tư nông nghiệp Vĩnh Tường đã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại Cửa hàng.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Nguyên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VTNN
Vật tư nông nghiệp
BVTV
Bảo vệ thực vật
SXKD
Sản xuất kinh doanh
BQ
Bình quân
LĐ
Lao động
NN
Nông nghiệp
ĐVT
Đơn vị tính
SL
Số lượng
CC
Cơ cấu
Nc
nguyên chủng
Cl
chọn lọc
KTST
Kích thích sinh trưởng
ĐT
Đầu trâu
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm (2006 - 2008) 20
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện (2006 - 2008) 22
Bảng 3.3 Tình hình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của huyện năm 2007 23
Bảng 3.4 Kết quả phát triển kinh tế của huyện qua 3 năm (2006-2008) 25
Bảng 3.5 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của cửa hàng 27
Bảng 3.6 Tình hình nguồn vốn của cửa hàng 28
Bảng 3.7 tình hình lao động của cửa hàng qua 3 năm (2006 – 2007) 29
Bảng 4: Ma trận SWOT 31
Bảng 4.1 Lượng lúa giống nhập từ công ty của cửa hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 35
Bảng 4.2 Lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón nhập từ công ty qua 3 năm (2006 – 2008) 37
Bảng 4.3 Cơ cấu từng loại vật tư nhập từ công ty của Cửa hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 38
Bảng 4.4 Lượng vật tư nhập ngoài của cửa hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 39
Bảng 4.5 Cơ cấu giá trị vật tư tiêu thụ của Cửa hàng theo vùng thị trường qua 3 năm (2006 – 2008) 42
Bảng 4.6 Cơ cấu doanh thu của từng loại vật tư qua 3 năm (2006 – 2008) 44
Bảng 4.7 Thị trường tiêu thụ trong huyện 46
Bảng 4.8 Lượng tiêu thụ lúa giống của cửa hàng theo mùa vụ trên địa bàn huyện Vĩnh Tường qua 3 năm (2006 – 2008) 47
Bảng 4.8 Lượng tiêu thụ các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân NPK đầu trâu theo mùa vụ trên địa bàn huyện Vĩnh Tường 49
Bảng 4.9 Cơ cấu giá trị tiêu thụ vật tư ở các thị trường ngoài huyện Vĩnh Tường 51
Bảng 4.10 Tình hình tiêu thụ lúa giống theo mùa vụ của cửa hàng ngoài địa bàn huyện 52
Bảng 4.11 Tình hình tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng ngoài địa bàn huyện Vĩnh Tường 53
Bảng 4.12 Kết kinh doanh của cửa hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 55
Bảng 4.13 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của cửa hàng qua 3 năm (2006-2008) 57
Bảng phân tích ma trận SWOT 61
Bảng 4.14 Chênh lệch giá lúa giống của cửa hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 63
Bảng 4.15 Chênh lệch giá vật tư phân bón và thuốc BVTV qua 3 năm (2006 – 2008) 64
Bảng 4.16 Kết quả điều tra thông tin đại lý 66
Bảng 4.17 Cơ cấu lượng vật tư tiêu thụ của Cửa hàng theo các phương thức thanh toán. 70
Bảng 4.18 Cơ cấu nhân sự của Cửa hàng năm 2008 71
Bảng 4.19 Cơ cấu vốn của Cửa hàng 72
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở bất kỳ xã hội nào nông nghiệp cũng là ngành sản xuất vô cùng quan trọng. Bởi đây là ngành cung cấp những sản phẩm lương thực - thực phẩm cho người tiêu dùng và nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến. Mà lương thực - thực phẩm được coi là sản phẩm thiết yếu, không thể thiếu được cho đời sống con người.
Sự đóng góp của ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn vào hoạt động kinh tế thông qua các hình thức cơ bản như: cung cấp sản phẩm cho sản xuất và xuất khẩu; là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp; cung cấp lao động cho các khu vực kinh tế; xuất khẩu sản phẩm tạo nguồn ngoại tệ cho công nghiệp hoá và góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội cho đất nước.
Do vậy, nông nghiệp luôn chiếm sự quan tâm đặc biệt trong nền kinh tế của mọi đất nước dù nó không phải là ngành hấp dẫn đầu tư, do lợi nhuận mà ngành nông nghiệp đem lại thường thấp hơn các ngành khác.
Mặt khác, với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay khi mà hơn 70% dân số của chúng ta vẫn còn sống ở khu vực nông thôn, và sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp thì nông nghiệp càng có vai trò to lớn trong sự phồn vinh, ổn định của xã hội. Sự phát triển của nông nghiệp sẽ góp phần to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế. Đời sống của người nông dân có được cải thiện thì mới bảo đảm được cho sự phát triển của cả nước. Đồng thời cải thiện được 70% đời sống nhân dân thì cũng có nghĩa đã đảm bảo được cuộc sống cho số đông.
Chính sự phát triển của ngành nông nghiệp đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của thị trường cung ứng vật tư nông nghiệp, vì để nông nghiệp phát triển thì cần phải có sự đầu tư thoả đáng đảm bảo cho nông nghiệp theo kịp các ngành khác. Thị trường cung ứng vật tư nông nghiệp ra đời đã thoả mãn được nhu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, chính nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nông nghiệp đã tạo đà cho sự phát triển của thị trường cung ứng vật tư nông nghiệp. Khiến cho thị trường này ngày càng hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận hơn.
Huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc là một huyện lớn với ngành sản xuất chủ yếu của huyện là nông nghiệp. Do đó thị trường cung ứng vật tư nông nghiệp của huyện từ lâu đã rất phát triển.
Cửa hàng Vật tư nông nghiệp Vĩnh Tường thuộc công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Vĩnh Phúc hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng vật tư nông nghiệp hiện đang có sự cạnh tranh gay gắt do co rất nhiều đối tượng thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh. Vì hiện nay đây là ngành kinh doanh khá hấp dẫn do sự phát triển của sản xuất nông nghiệp kéo theo nhu cầu về các vật tư cung ứng cho sản xuất nông nghiệp tăng.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiệp của cửa hàng Vật Tư Nông Nghiệp Vĩnh Tường huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Qua việc tìm hiểu, phân tích tình hình hoạt động và hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiệp của Cửa hàng, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vật tư nông nghiệp của cửa hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Đánh giá hiệu quả kinh doanh của cửa hàng và tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm của cửa hàng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của cửa hàng.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính là các hoạt động kinh doanh VTNN của Cửa hàng Vật tư nông nghiệp Vĩnh Tường thuộc Công ty cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Vĩnh Phúc.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung đề tài: Đề tài tập chung vào một số sản phẩm chính của công ty như: Lúa giống, và một số loại thuốc bảo vệ thực vật như Butavi, Buxin, Diệp lục tố…và phân bón.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian thực tập từ 8/1/2009 đến 23/5/2009. Số liệu thu thập trong 3 năm từ 2006 – 2008.
- Phạm vi không gian: Tại cửa hàng Vật Tư Nông Nghiệp Vĩnh Tường thuộc Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp vĩnh Phúc huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc.
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Một số khái niệm
Vật tư: Vật tư nói chung là tất cả những gì liên quan đến sản xuất, các loại nguyên vật liệu, máy móc, phụ tùng…phục vụ cho sản xuất, xây dựng mói chung.
Vật tư nông nghiệp: Vật tư nông nghiệp là tất cả những nguyên nhiên vật liệu, máy móc, phụ tùng… phục vụ cho quá trình sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thị trường: Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường. “Thị trường là nơi mua bán hàng hoá. Cái gì trở thành hàng hoá thì sẽ có thị trường về hàng hoá đó. Sản xuất hàng hoá càng phát triển thì thị trường hàng hoá cũng phát triển theo.”
Thị trường là một cơ chế hoặc một thể chế tạo nên sự gặp gỡ giữa người mua và người bán đối với một hàng hoá cụ thể nào đó. Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán tác động qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá được trao đổi, mua bán. (Nguồn: Cơ sở hình thành giá cả. PGS.TS Ngô Trí Long, PGS.TS Nguyễn Văn Dần. NXB Tài chính. 2007)
Khái niệm về thị trường vật tư nông nghiệp “Thị trường vật tư nông nghiệp là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán. Đối tượng được đem trao đổi, mua bán trên thị trường này là các loại vật tư nông nghiệp.”
Khái niệm hoạt động SXKD của doanh nghiệp:
Hoạt động SXKD là các hoạt động sản xuất và kinh doanh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho thị trường, nhằm thoả mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng không tự làm được, hoặc không đủ điều kiện để làm những sản phẩm vật chất mà họ có nhu cầu. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm cho người tiêu dùng và nhu cầu về tiền công và lợi nhuận. Như vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như kết quả từng khâu, từng giai đoạn, từng quá trình, từng hoạt động kinh doanh.
Khái niệm hiệu quả SXKD
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả SXKD luôn là vấn đề được mọi doanh nghiệp cũng như toàn xã hội quan tâm. Hiệu quả SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đặt ra.
Hiểu một cách giản đơn, hiệu quả là lợi ích đạt được thu được trên chi phí bỏ ra. Hiệu quả SXKD là kết quả đầu ra đạt được trên chi phí đầu vào bỏ ra.
Hiệu quả kinh doanh =
Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thì thu được bao nhiêu kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận…
Chi phí đầu vào bao gồm: lao động, tiền lương, chi phí nguyên vật liệu, chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, vốn kinh doanh (vốn cố định, vốn lưu động)…
2.1.2 Vai trò của vật tư nông nghiệp đối với sản xuất nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp vật tư nông nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi đối tượng trong sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi chúng đều là những cơ thể sống, có sự sinh trưởng phát triển theo những quy luật sinh học nghiêm ngặt về các điều kiện như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất, độ ẩm không khí… để có thể phát triển sinh trưởng một cách tốt nhất. (Nguồn: Kinh tế phát triển nông thôn. TS Vũ Đình Thắng, Hoàng Văn Định. NXB Thống kê. 2002)
Đặc biệt, với cây trồng muốn phát triển tốt thì đất đai cần có độ phì thích hợp về các khoáng chất trong đất. Do đó, vật tư nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tăng năng xuất cây trồng. Vì các loại phân bón sẽ giúp đất đai tăng được độ phì cung cấp cho cây trồng các khoáng chất cần thiết, đồng thời các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng sẽ có tác dụng ngăn ngừa các loại sâu bệnh hại cây trồng và tiêu diệt cỏ dại đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho cây. Từ đó làm cho năng suất và chất lượng của các loại cây trồng tăng lên.
Với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, việc áp dụng kịp thời các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Bắt đầu bằng việc sử dụng hợp lý và khoa học các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vào sản xuất sẽ giúp làm tăng tối đa khả năng sinh trưởng phát triển và kháng bệnh của cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng suất. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
2.1.3 Một số đặc trưng của thị trường vật tư nông nghiệp
2.1.3.1 Đặc điểm của vật tư nông nghiệp
VTNN là mặt hàng kinh doanh rất khó bảo quản và dễ sảy ra hao hụt, hư hỏng. Mặt khác, do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp nên trong kinh doanh VTNN thường phải có một lượng hàng hoá vật tư dự trữ tương đối lớn. Vì vậy, trong quá trình kinh doanh đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn vào cơ sở vật chất, kho tàng, bến bãi…phải có biện pháp bảo quản tốt lượng vật tư hàng hoá để tránh sự hao hụt, giảm chất lượng hay hư hỏng hàng hoá.
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, VTNN ngày càng trở nên phong phú, đa dạng về cả chủng loại và mẫu mã, mỗi loại lại có thể dùng cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau như: Đạm có thể dùng cho cả lúa, ngô, khoai…Đồng thời có thể tăng cường sử dụng vật tư này lên mà giảm vật tư khác xuống vì nhiều loại vật tư nông nghiệp có tính thay thế cao. Nên các doanh nghiệp kinh doanh vật tư cần nắm bắt được nhu cầu sử dụng từng loại vật tư của người dân để có sự cung ứng kip thời.
2.1.3.2 Đặc trưng của thị trường vật tư nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp, đối tượng sản xuất là những cơ thể sống. chúng đều có các quy luật sinh trưởng và phát triển riêng theo tự nhiên, có nhu cầu khác nhau về môi trường, điều kiện ngoại cảnh. Nhưng chính đặc điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho con người có thể tác động lên chúng. Con người có thể nắm bắt được các đặc tính của chúng và dựa vào đó để vận dụng các biện pháp thúc đẩy hay kìm hãm sự sinh trưởng phát triển của vật nuôi cây trồng theo hướng có lợi cho sản xuất mà họ muốn.
Vì vậy, cần có nhận thức đúng đắn và biết cách tác động phù hợp với các quy luật sinh học là điều quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và ngành kinh doanh vật tư nông nghiệp. Vậy nên trong kinh doanh vật tư nông nghiệp còn phụ thuộc vào môi trường và điều kiện ngoại cảnh của từng vùng. Mặt khác, tập quán sản xuất của từng vùng cũng khác nhau, nên nhu cầu về các vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp cũng không giống nhau. Nên thị trường vật tư nông nghiệp ở những vùng có tập quán sản xuất khác nhau cũng sẽ khác nhau.
Tính thời vụ cũng là một đặc điểm nổi bật của sản xuất nông nghiệp. Do tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp nên dẫn đến tính thời vụ về lao động, VTNN và các loại tư liệu sản xuất khác. Vì vậy các nhà kinh doanh VTNN phải có chiến lược và kế hoạch kinh doanh luôn bám sát thời vụ sản xuất nông nghiệp của từng vùng, đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời lượng VTNN mà sản xuất yêu cầu.
Đối với các loại hàng hoá khác quy mô thị trường thường phụ thuộc vào quy mô dân số. Nghĩa là, quy mô dân số càng lớn thì cũng có nghĩa quy mô thị trường càng lớn. Và điều đó đồng nghĩa với việc cầu về hàng hoá sẽ càng lớn. Nhưng đối với thị trường vật tư nông nghiệp, do trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, vì vậy quy mô sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào quy mô đất đai. Do đó, quy mô thị trường vật tư nông nghiệp ít phụ thuộc vào quy mô dân số mà lại phụ thuộc vào quy mô của đất sản xuất nông nghiệp nhiều hơn. Điều đó nghĩa là ở những vùng có quỹ đất sản xuất nông nghiệp lớn hơn thì thị trường vật tư nông nghiệp cũng sẽ lớn hơn do cầu về đầu vào (vật tư) để sản xuất nông nghiệp là nhiều hơn.
Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp thường diễn ra trên phạm vi rộng lớn, mỗi nơi lại có một điều kiện tự nhiên khí hậu khác nhau. Vì vậy hệ thống vật nuôi cây trồng cũng khác nhau. Mặt khác, mỗi vùng lại có điều kiện kinh tế xã hội không giống nhau, dẫn đến tập quán canh tác, trình độ sản xuất giữa các vùng khác nhau lại có sự khác nhau. Do đó nhu cầu cung ứng VTNN ở từng vùng cũng có sự khác nhau, buộc các doanh nghiệp kinh doanh VTNN phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với từng vùng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu về VTNN cho sản xuất nông nghiệp.
Đối với các ngành sản xuất khác thì sản xuất nông nghiệp phải đương đầu với nhiều rủi ro hơn. Cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp nên theo một ảnh hưởng dây chuyền sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp cũng theo đó chịu nhiều rủi ro hơn các ngành khác.
Trong quá trình tiêu thụ VTNN, người sử dụng cuối cùng là người nông dân với trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Vì vậy, người kinh doanh VTNN cần không những giỏi về kinh doanh mà còn cần có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật trồng trọt và trong sử dụng vật tư nông nghiệp, để hướng dẫn người dân biết sử dụng đúng và hợp lý các loại phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật một cách phù hợp nhất.
2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhưng có thể chia ra thành 2 nhóm yếu tố chính là:
2.1.4.1 Yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan là những yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tình hình cung cấp hàng hoá đầu vào, tình hình cung cấp nguyên vật liệu, chất lượng, chủng loại cơ cấu hàng hoá sản xuất ra, phương thức bán hàng, chiến lược thị trường, tiếp thị…
Yếu tố tổ chức của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp có tổ chức tốt, khoa học thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ cao hơn.
Yếu tố sản phẩm: Chất lượng và giá cả sản phẩm sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định của người mua, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý sẽ kích thích được người mua và ngược lại khi sản phẩm có chất lượng thấp hay giá cả đắt sẽ dần làm mất khách hàng. Từ đó làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Yếu tố khả năng của doanh nghiệp gồm: Khả năng tài chính, khả năng về con người, cơ cấu quản lý, uy tín của doanh nghiệp, các phương thức thanh toán, tiêu thụ và dịch vụ đi kèm…Doanh nghiệp phải có tiềm lực về kinh tế mới có thể ứng phó được với những biến động của thị trường cũng như những biến động của nền kinh tế, đồng thời tranh thủ được những cơ hội xuất hiện. Cơ cấu quản lý của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì khi cơ cấu quản lý khoa học sẽ tạo cho quá trình kinh doanh thuận lợi và tiến triển tốt.
Mặt khác, yếu tố con người cũng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh, vì doanh nghiệp có năng lực là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mà năng lực của doanh nghiệp được tạo nên bởi năng lực tổng hợp của cán bộ nhân viên của doanh nghiệp.
2.1.4.2 Yếu tố khách quan
Yếu tố khách quan là nhóm nhân tố thuộc về bên ngoài của doanh nghiệp hay còn gọi là yếu tố môi trường như: Chính sách vĩ mô của chính phủ, tình hình kinh tế xã hội, tính thời vụ của sản xuất, kỹ thuật công nghệ, phong tục tập quán sản xuất của vùng…
Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ luôn có ảnh hưởng đến mọi chủ thể của nền kinh tế cũng như mọi hoạt động của nền kinh tế. Khi chính sách vĩ mô tạo sự thông thoáng cho phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động của nền kinh tế cũng đều thuận lợi hơn. Như vậy, khi chính sách tỏ ra ưu đãi, khuyến khích một ngành nào đó hay một thành phần kinh tế nào đó thì ngành hay thành phần kinh tế đó sẽ có khả năng chiếm ưu thế hơn hay sẽ phát triển một cách thuận lợi hơn.
Doanh nghiệp nào hoạt động ở môi trường xã hội nào thì sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường xã hội đó. Ở môi trường xã hội phát triển có nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của mình thì doanh nghiệp sẽ càng dễ phát triển. Khi doanh nghiệp hiểu sâu sắc về môi trường xã hội cũng như tập quán sinh hoạt và đặc biệt là tập quán sản xuất để có những định hướng và kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp thì hiệu quả kinh doanh đạt được sẽ càng cao.
Ngoài các yếu tố trên còn nhiều yếu tố khách quan khác ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như: yếu tố khách hàng, yếu tố đối thủ cạnh tranh, tính thời vụ của sản phẩm bán ra…Vì thế khi doanh nghiệp có đánh giá đúng đắn về các yếu tố khách quan này sẽ giúp doanh nghiệp đề ra được các chiến lược và kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Thực tiễn hoạt động cung ứng và tiêu thụ VTNN trên thế giới
Do nông nghiệp luôn là ngành quan trọng trong nền kinh tế của mọi quốc gia. Vì nó đóng vai trò là ngành sản xuất vật chất cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho sự sống của con người. Nên với bất kỳ quốc gia nào nông nghiệp cũng luôn được quan tâm đặc biệt, dù đó là nước nông nghiệp hay công nghiệp, là quốc gia phát triển hay đang phát triển.
Và vấn đề an ninh lương thực trên thế giới bao giờ cũng là vấn đề nhạy cảm và quan trọng. Chính vì vậy hoạt động cung ứng tiêu thụ vật tư nông nghiệp cũng luôn được mọi quốc gia quan tâm, đầu tư thoả đáng. Và cũng như những ngành khác ngành kinh doanh VTNN cũng luôn có những diễn biến và thay đổi thường xuyên.
2.2.1.1 Trung Quốc
Là nước tiêu thụ các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật lớn nhất thế giới. Trung Quốc có những ảnh hưởng lớn đối với thị trường VTNN. Vì là nước có diện tích đất tự nhiên cũng như đất nông nghiệp và dân số sống đông nhất thế giới. Nên nhu cầu tiêu thụ VTNN cho sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc cũng lớn nhất thế giới, nên trong các thập niên 1980 và 1990, Trung Quốc đã khuyến khích phát triển ngành phân bón nội địa. Nhờ đó đến nay sản lượng phân bón trên thị trường này dã tăng rõ rệt.
Năm 2006 sản lượng các loại phân bón của Trung Quốc đã tăng đến gần 48 triệu tấn, điều này phản ánh kết quả của sự đầu tư liên tục vào các nhà máy urê và MAP/DAP mới. trong một thời gian dài sản xuất phân lân tại đây chủ yếu tập chung vào các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng thấp, như SSP và canxi-magiê phốtphát. Nhưng đến năm 2005 đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ về hướng sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao như DAP, tạo thêm động lực sản xuất cho phân bón trong nước và giảm mạnh lượng phân bón nhập khẩu.
Trung Quốc cũng tiến hàng sản xuất phân NPK, thị trường NPK tại đây sẽ tăng từ 15 triệu tấn năm 2005 lên 30 triệu tấn năm 2009. Năm 2006 lượng phân NPK đã tiêu thụ chỉ chiếm 32% tổng lượng tiêu thụ phân bón, so với mức 50% ở các nước đã phát triển. Hơn nữa, phân NPK nói riêng và các loại phân bón khác cũng như các loại thuốc bảo vệ thực vật của Trung Quốc sản xuất thường có hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng thấp và tỷ lệ độc tố cao, nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật của Trung Quốc bị cấm sử dụng ở nước ta. Nhưng điều này có thể thay đổi nhất là sau khi công ty Hanfeng Evergreen đã nhận được độc quyền sử dụng trong thời hạn trong 10 năm đối với công nghệ sản xuất phân NPK và một số loại thuốc bảo vệ thực vật hàm lượng cao theo phương pháp tạo hạt trong thác, đây là công nghệ của viện nghiên cứu hoá chất Thượng Hải. Một nhà máy lớn, công suất 150 nghìn tấn/năm theo công nghệ tạo hạt bằng phương pháp bay hơi, đã được xây dựng tại Tianjin, Đông Bắc Trung Quốc, cùng với sự tham gia của các đối tác liên doanh từ Hàn Quốc và Đài Loan đã đi vào hoạt động từ đầu năm 2006. (Nguồn:
2.2.1.2 Ấn Độ
Trong năm tài chính 2006/2007, tiêu thụ vật tư nông nghiệp tại Ấn Độ tăng 5% sau khi suy giảm trong năm tài chính trước đó. Nhờ liên tục xây dựng thêm các nhà máy. Đến nay sản lượng các loại vật tư phân bón như urê và DAP của Ấn Độ đã đạt được 14 triệu tấn/năm. Trong năm 2007 urê chiếm 83% sản lượng phân đạm, còn DAP chiếm 64% sản lượng phân lân, phân supe đơn (SSP) tiếp tục chiếm một phần đáng kể (khoảng 12%) trong sản lượng phân lân. Tương tự như Trung Quốc, việc tăng công suất nội địa đã đẩy nhanh xu hướng giảm nhập khẩu vật tư nông nghiệp ở Ấn Độ. Hiện nay, Ấn Độ chỉ còn nhập khẩu phân urê để sản xuất phân đa thành phần mà không sử dụng trực tiếp cho nông nghiệp.
Tiêu thụ vật tư nông nghiệp ở Ấn Độ bị ảnh hưởng rất mạnh bởi chính sách hỗ trợ của chính phủ. Tháng 1/2006, chính phủ Ấn Độ cũng tuyên bố chính sách đầu tư để mở rộng và xây dựng mới các nhà máy urê đi từ nguyên liệu khí thiên nhiên hoặc khí hoá lỏng. Năm 2006 tổng công suất urê đã đạt 9,7 triệu tấn/năm, năm 2007 tăng lên 10,19 triệu tấn/ năm và dự kiến sẽ tăng lên 12 triệu tấn/năm sau năm 2009.
Nhập khẩu vật tư phân bón của Ấn Độ giảm đã ảnh hưởng mạnh đến các nhà xuất khẩu Mỹ, họ đã lên tiếng chỉ trích chính sách trợ giá nội địa của Ấn Độ. Một trong những mối lo lớn của Ấn Độ là đảm bảo nguồn cung nguyên liệu dài hạn cho sản xuất phân bón. Do giá các nguồn nguyên liệu (khí thiên nhiên, khí hoá lỏng…) thường dao động, nên các nhà cung ứng nước ngoài thường không muốn ký hợp đồng dài hạn với các công ty Ấn Độ. Nguồn:
2.2.1.3 Inđônêxia
Trong các loại vật tư nông nghiệp thì vật tư phân bón là mặt hàng có số lượng sản xuất lớn nhất tại Inđônêxia. Tổng công suất phân bón của Inđônêxia năm 2005 đạt mức 8,8 triệu tấn/năm, sau đó giảm xuống còn 7,97 triệu tấn vào năm 2006. Lượng phân bón dư thừa được xuất khẩu chủ yếu sang các nước láng giềng ASEAN. Do sản xuất suy giảm, lượng xuất khẩu này cũng giảm từ 881200 tấn vào năm 2006 xuống còn 651120 tấn năm 2007.
Trong vài năm qua, mức tiêu thụ các loại vật tư phân bón tại Inđônêxia đã ổn định ở mức khoảng 6,2 triệu tấn/năm. Do sản lượng phân bón cao hơn đáng kể nhu cầu nội địa, nên Inđônêxia là nước xuất khẩu quan trọng phân bón sang các nước khu vực ASEAN. Trước đây, Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều phân bón đặc biệt là urê của Inđônêxia. Năm 2004 xuất khẩu urê của Inđônêxia đáp ứng khoảng 30% nhu cầu urê của Việt Nam nhưng đến năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 18% do Nga và Trung Đông tăng cường xuất khẩu urê sang Việt Nam. (Nguồn:
2.2.2 Tình hình cung ứng vật tư nông nghiệp ở Việt Nam
Trong những năm gần đây thị trường VTNN nước ta có những biến động không ngừng về giá cả và sản lượng. Đặc biệt từ năm 2003 thị trường diễn biến phức tạp và khó dự đoán. Với những loại mà trong nước sản xuất được như NPK, lân các nhà máy đã sản xuất đủ nhu cầu nên ít bị tác động bởi thị trường quốc tế, giá cả tương đối ổn định. Còn các loại phân bón khác như urê, kali, SA, DAP… lượng sản xuất trong nước còn rất hạn chế nên nhập khẩu vần còn là con đường chủ yếu giải quyết nhu cầu cho thị trường trong nước. Do đó, việc bị phụ thuộc vào thị trường thế giới là không thể tránh khỏi.
Hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu VTNN hiện nay có rất nhiều đại lý và họ thường quan hệ với các đại lý bằng hình thức mua đứt bán đoạn. Cùng với việc mạng lưới phân phối các loại VTNN của nước ta do không được kiểm soát một cách chặt chẽ hệ thống các đại lý phân phối và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh VTNN. Chính điều này đã tạo cơ hội cho các đại lý và doanh nghiệp có cơ hội để đầu cơ, nâng giá bán gây ra những “cơn sốt” về giá VTNN trong nước.
Là một nước nông nghiệp, do đó nhu cầu về vật tư nông nghiệp của Việt Nam hiện nay vẫn rất lớn. Mỗi năm nhu cầu phân bón của nước ta từ 8 – 9 triệu tấn/năm để đủ cung cấp cho các vụ sản xuất trong năm. Tuy nhiên, trong 5 loại phân chính thức phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì nước ta mới chỉ sản xuất và đảm bảo đủ cung cấp 100% nhu cầu thị trường về 2 loại phân là NPK và lân, còn 3 loại phân quan trọng khác là urê, DAP và kali vẫn phải nhập khẩu với số lượng lớn.
Như vậy, mỗi năm nước ta phải nhập khẩu 4 – 4,5 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó đứng đầu là phân urê (nhập 85%), phân DAP (nhập 100%), phân MOP(nhập 100%), phân SA (nhập 100%). Với lượng nhập khẩu chiếm đến hơn 50% lượng vật tư tiêu thụ trong nước thị trường vật tư nước ta phụ thuộc rất nhiều vào thị trường thế giới. Do vậy, sự biến động dù lớn hay nhỏ trên thị trường thế giới đều gây nên các cơn “sốt” phân bón ở Việt Nam. Những cơn “sốt” này khiến các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón trong nước không dám nhập hàng về vì sợ lỗ, và nhiều doanh nghiệp “găm” hàng cố ý đầu cơ tích trữ chờ lên giá. Hiện tượng này đã gây nên tình trạng khan hiếm hàng trầm trọng ở trong nước, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, và đặc biệt là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của các hộ nông dân. (Nguồn:
Do đó, để bình ổn thị trường vật tư nông nghiệp biện pháp chủ yếu được thực hiện là phát triển sản xuất trong nước, theo dõi sát sao diễn biến của thị trường thế giới để tiến hành nhập khẩu cung ứng kịp thời và hướng dẫn nông dân sử dụng các biện pháp sử dụng phân bón tiết kiệm.
Về tình hình sản xuất trong nước, số lượng công ty sản xuất vật tư nông nghiệp của nước ta hiện nay còn rất hạn chế.
Sản xuất vật tư phân bón: Về phân lân có các công ty sản xuất phân lân là Công ty phân lân Ninh Bình, Công ty phân lân nung chảy Văn Điển, Công ty và Supe phốtphát và hoá chất Lâm Thao… Về phân NPK có khoảng 15 công ty sản xuất như: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Apatit Việt Nam, Công ty cổ phần hoá chất Vinh, Công ty phân bón Miền Nam, Công ty sản xuất phân bón Hà Anh…Về đạm có 2 nhà máy sản xuất là sản xuất là Phú Mỹ và Hà Bắc. Nhà máy đạm Phú Mỹ công suất 75.000 tấn/năm đã đi vá hoạt động từ đầu năm 2004, nhà máy đạm Hà Bắc ra đời từ những năm 70 đã được cải tạo, mở rộng và nâng công suất lên 150.000 tấn/năm. Theo dự kiến năm 2010 Bộ Công nghiệp sẽ xây dựng thêm 4 nhà máy sản xuất phân bón nhằm cung ứng đủ số lượng cho thị trường nội địa. Đó là các nhà máy sản xuất phân đạm, phốt phát, SA tại các tỉnh Cà Mau, Hải Phòng.
Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật: Tình hình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ở nước ta cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước. Thuốc bảo vệ thực vật sản xuất trong nước có hàm lượng độc tố không cao nhưng hiệu quả bảo vệ còn thấp. Do đó đã tạo cơ hội cho một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng có nguồn gốc Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Các công ty sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước là các công ty vật tư nông nghiệp các tỉnh và các công ty hoá chất như: Công ty Supe phốtphát và hoá chất Lâm Thao, Công ty cổ phần hoá chất Vinh, Công ty VTNN Nghệ An, Công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc…
Về tình hình nhập khẩu, có gần 24 nhà nhập khẩu phân bón với 30 đầu mối nhập khẩu của các doanh nghiệp sẽ đảm bảo cung - cầu trong nước, trách hiện tượng khan hiếm hàng thường xảy ra. Có thể nói nhờ sự nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp, trong những năm qua nước ta đã khắc phục được những diễn biến phức tạp của thị trường giá cả, nguyên vật liệu sản xuất VTNN, góp phần bình ổn những cơn sốt về giá cả các loại VTNN trên thị trường, cung ứn._.g vật tư kịp thời cho mùa vụ sản xuất.
2.2.3 Một số chính sách của nhà nước liên quan đến kinh doanh VTNN
Phát triển nông nghiệp vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước ta hiện nay. Qua nhiều năm đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành nông nghiệp như: Chính sách thuế, chính sách tín dụng…
- Về chính sách thuế:
Quyết định 07/2003/QH 11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội về việc sửa đổi bổ sung một số điều luật thuế GTGT. Trong đó quy định mức thuế suất 5% đối với phân bón và quặng để sản xuất phân bón. Đây là mức thuế GTGT thấp để hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp. (Nguồn:
Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính trong đó quy định không đánh thuế nhập khẩu với những loại phân bón mà trong nước chưa sản xuất được để hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón. (Nguồn:
- Về chính sách tín dụng
Quyết định số 67/1999/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong đó, người dân được vay vốn phục vụ cho việc mua sắm trang thiết bị sản xuất như vật tư, phân bón, cây trồng…Đối với các hộ gia đình ngân hàng cho vay đến 10 triệu đồng thì không cần phải thế chấp tài sản. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp được giao nhiệm vụ nhập khẩu phân bón được dùng tài sản hình thành từ nguồn vốn làm bảo đảm tiền vay. (Nguồn: Bộ nông nghiệp & PTNT, một số chủ trương chính sách về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn. NXB Nông nghiệp. 2001)
- Về môi trường kinh doanh
Quyết định số 74/2001/QĐ-KNKL ngày 10/7/2001 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc bổ sung 9 loại phân bón được sử dụng và lưu thông ở Việt Nam. Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT số 72/2004/QĐ-BNN ngày 08/12/2004 ban hành quy định về quản lý sản xuất kinh doanh và sử dụng phân bón. Trong đó quy định danh mục các loại phân bón được sử dụng trong nước, được nhập khẩu và kinh doanh. (Nguồn:
Ngoài ra, sự ra đời của luật cạnh tranh trong năm 2005 và việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tránh hiện tượng độc quyền xảy ra trước đây. (Nguồn:
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm huyện Vĩnh Tường
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý huyện Vĩnh Tường
Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc.
Phía Bắc giáp thị xã Vĩnh Yên và huyện Lập Thạch.
Phía Nam giáp huyện Ba Vì, huyện Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây của thành phố Hà Nội
Phía Đông giáp huyện Yên Lạc.
Phía Tây giáp thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ và huyện Ba Vì của thành phố Hà Nội.
Vị trí của Vĩnh Tường tiếp giáp với 3 trung tâm là thành phố Việt Trì, thị xã Sơn Tây và thành phố Vĩnh Yên. Đó là những thị trường rất thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
3.1.1.2 Địa hình
Vĩnh Tường có địa hình tương đối bằng phẳng và hướng dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã: Lũng Hòa, Bồ Sao, Yên Lập, Việt Xuân và Kim Xá. Ngược lại phía Tây và Tây Nam lại có nhiều ao, hồ, đầm. Nhìn chung, địa hình của huyện khá thuận lợi cho phát triển thâm canh cây trồng và chăn nuôi đa dạng với việc tạo ra các mô hình trang trại khác nhau. Thực tế hiện nay trong địa bàn huyện các mô hình trang trại cũng đang rất phát triển.
3.1.1.3 Thời tiết khí hậu
Nhiệt độ trung bình trên địa bàn huyện là 23,60C, độ ẩm trung bình trong năm là 80%. Lượng mưa trung bình năm là 1,526 mm, số ngày mưa trung bình năm là 133 ngày.
Điều kiện tự nhiên của huyện tạo nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây lúa và rau màu.
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai
Tình hình sử dụng đất đai của huyện Vĩnh Tường qua 3 năm (2006-2008) được thể hiện qua bảng 3.1.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 15472,71 ha và không thay đổi qua các năm, trong đó đất nông nghiệp chiếm phần lớn (trên 58%). Trong đất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng cây hàng năm, theo số liệu của phòng thống kê huyện Vĩnh Tường năm 2008 thì diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện là 8299,57 ha chiếm 91,78% diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất nuôi trồng thủy sản lớn thứ hai 690,23 ha chiếm 7,64% diện tích đất nông nghiệp. Đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ nhỏ 49,02 ha chiếm 0,55% đây chủ yếu là những vườn cây ăn quả. Ngoài ra trong huyện còn có khoảng 3,99 ha đất dành cho mục đích nông nghiệp khác.
Xu hướng biến động của việc sử dụng đất trong huyện là giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất chuyên dùng và đất thổ cư. Nguyên nhân chủ yếu là do huyện đang trong quá trình phát triển, dân số ngày càng tăng, một phần đất nông nghiệp được cắt bớt để xây dựng các cơ sở công nghiệp, nhà máy, các khu công nghiệp và nhà ở.
Qua bảng số liệu ta cũng thấy diện tích đất chưa sử dụng của huyện là rất nhỏ chỉ chiếm chưa đến 1%. Điều này có thể thấy mức độ khai thác, sử dụng đất của huyện Vĩnh Tường là rất cao, gần như toàn bộ diện tích đất đã được sử dụng hết để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Dựa vào một số chỉ tiêu bình quân về đất đai cho ta thấy: Là một huyện thuần nông nhưng diện tích đất nông nghiệp trên đầu người không cao chỉ 1,27 sào/người và ngày càng giảm dần qua các năm. Với hơn 90% số lao động sống bằng nghề nông nghiệp mà diện tích canh tác nhỏ như vậy rất khó khăn trong quá trình sản xuất.
Bảng 3.1 Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện qua 3 năm (2006 - 2008)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
DT (ha)
CC (%)
DT (ha)
CC (%)
DT (ha)
CC (%)
07/06
08/07
BQ
I. Tổng diện tích đất TN
15472,71
100,00
15472,71
100,00
15472,71
100,00
100,00
100,00
100,00
1.1 Đất nông nghiệp
9213,18
59,54
9043,00
58,44
9042,81
58,44
102,60
98,15
100,38
Đất trồng cây hàng năm
8397,61
91,15
8301,66
91,80
8299,57
91,78
101,97
98,86
100,41
Đất trồng cây lâu năm
62,12
0,67
49,74
0,55
49,02
0,54
217,13
80,07
148,60
Đất nuôi trồng thủy sản
748,43
8,12
687,52
7,60
690,23
7,63
100,00
91,86
95,93
Đất nông nghiệp khác
4,84
0,06
4,08
0,05
3,99
0,05
160,54
84,30
122,42
1.2 Đất chuyên dùng
4820,00
31,15
4905,00
31,70
4905,00
31,70
98,01
101,76
99,89
1.3 Đất thổ cư
1433,93
9,27
1521,81
9,84
1523,00
9,84
89,94
106,13
98,03
1.4 Đất chưa sử dụng
4,77
0,03
2,00
0,01
1,00
0,01
100,00
41,93
70,96
1.6 Đất phi NN khác
1,01
0,01
0,9
0,01
0,9
0,01
100,00
89,11
94,55
II Một số chỉ tiêu bình quân
2.1 Đất TN/ đầu người
0,08
0,079
0,078
2.2 Đất NN / khẩu NN
0,05
0,046
0,047
2.3 Đất NN/ Hộ NN
0,18
0,19
0,19
2.4 Đất NN/ lao động NN
0,09
0,10
0,10
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vĩnh Tường)
3.1.2.2 Về dân số và lao động
Tính đến năm 2008, dân số của huyện Vĩnh Tường là 196882 người, tổng số lao động là 98673 người, trong đó số lao động nông nghiệp là 90889 người chiếm 92,09%.
Qua bảng 3.2 ta thấy số lao động nông nghiệp trong huyện có xu hướng giảm qua các năm nhưng số giảm là không đáng kể. Số lao động nông nghiệp trong 3 năm luôn dao động khoảng hơn 97%. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cung cấp cho quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên hiện nay, các ngành công nghiệp trong huyện đang có xu hướng phát triển mạnh, đất nông nghiệp bị cắt giảm để phục vụ cho mục đích công nghiệp, không có đất sản xuất số lao động nông nghiệp không có việc làm của huyện có xu hướng tăng lên, đây là một trong những thách thức cần giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế của huyện.
Số hộ nông nghiệp trong toàn huyện có xu hướng tăng lên qua các năm. Nguyên nhân là do một số người sau khi xây dựng gia đình họ tách khỏi gia đình lớn hình thành hộ mới. Năm 2006 hộ nông nghiệp là 47370 hộ chiếm 97,90%, năm 2007 là 47826 hộ chiếm 97,60%, năm 2008 là 48014 hộ chiếm 95,97%.
Số hộ phi nông nghiệp trong toàn huyện qua các năm ngày càng tăng. Năm 2006 trong toàn huyện có 1015 hộ phi nông nghiệp, năm 2007 là 1174 hộ, năm 2008 tổng số hộ phi nông nghiệp tăng lên 2014 hộ. Các hộ này đa số là làm nghề buôn bán sống tập trung chủ yếu ở thị trấn Vĩnh Tường và thị trấn Thổ Tang.
Xét một số chỉ tiêu bình quân về lao động của huyện ta thấy số nhân khẩu trong một hộ khoảng 4 nhân khẩu, số lao động là 2 đến 2,01 lao động trong một hộ, một lao động chính trong huyện sẽ phải nuôi thêm 2 lao động khác chưa đủ hoặc không có khả năng lao động.
Tốc độ tăng dân số của huyện qua 3 năm bình quân khoảng 1,15% với tốc độ tăng dân số này thì đến năm 2010 ước tính đến năm 2010 dân số của huyện sẽ đạt mức trên 200000 người.
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện (2006 - 2008)
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So Sánh (%)
SL
CC (%)
SL
CC (%)
SL
CC(%)
07/06
08/07
BQ
I Tổng số nhân khẩu
khẩu
193527
100,00
195592
100,00
196882
100,00
101,07
100,17
100,62
1.1 Nhân khẩu NN
khẩu
189480
97,91
191306
97,81
191693
97,36
100,96
100,1
100,53
1.2 Nhân khẩu phi NN
khẩu
4047
2,09
4286
2,19
5189
2,64
105,91
102,97
104,43
II Tổng số hộ
hộ
48385
100,00
49000
100,00
50028
100,00
101,27
101,18
101,23
2.1 Hộ NN
hộ
47370
97,90
47826
97,60
48014
95,97
100,96
100,41
100,69
2.2 Hộ phi NN
hộ
1015
2,10
1174
2,40
2014
4,03
115,67
132,37
123,74
III Tổng số lao động
LĐ
96770
100,00
98673
100,00
99883
100,00
101,97
101,13
101,55
3.1 Lao động NN
LĐ
92371
95,45
90869
92,09
91801
91,91
98,37
100,71
99,53
3.2 Lao động phi NN
LĐ
4399
4,55
7804
7,91
8082
8,09
177,40
107,41
138,04
IV Một số chỉ tiêu BQ
4.1 Nhân khẩu/ hộ
K/hộ
4,00
3,99
3,94
4.2 Lao động/ hộ
LĐ/hộ
2,00
2,01
2,01
4.3 Nhân khẩu/ LĐ
K/LĐ
2,00
1,98
1,97
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vĩnh Tường)
3.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng
- Toàn huyện có 2014 km đường giao thông trong đó có 16 km đường liên tỉnh nối giữa Vĩnh Phúc và Phú Thọ, 15 km đường liên huyện, 259 km đường liên xã, 1724 km đường liên thôn. Đa số đường liên thôn ở các xã đã được đổ bê tông, lát gạch tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân, trong đó có các đường giao thông quan trọng như tuyến quốc lộ 2A, 303. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ huyện đi các địa phương lân cận.
Bảng 3.3 Tình hình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của huyện năm 2007
Chỉ tiêu
ĐVT
SL
Chỉ tiêu
ĐVT
SL
I Đường giao thông
III Y tế - Giáo dục
1 Đường liên tỉnh
km
16
1 Số cơ sở y tế
cơ sở
32
2 Đường liên huyện
km
15
2 Số trường học
trường
157
3 Đường liên xã
km
259
IV Máy móc, công cụ
4 Đường liên thôn
km
1724
1 Ô tô, máy kéo
chiếc
1574
II Điện và điện thoại
2 Máy xay xát
chiếc
1200
1 Trạm biến thế
trạm
116
V Công trình thủy lợi
2 Số xã có điện
xã
29
1 Số trạm bơm
trạm
29
3 Số máy điện thoại
máy
10709
2 Mương kiên có
km
640
3 Mương đất
km
1436
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Vĩnh Tường)
- Toàn bộ các xã trong huyện đã có điện đến tận hộ gia đình. Tính bình quân mỗi xã có 4 trạm biến áp bảo đảm cung cấp đủ điện tiêu thụ cho hộ nông dân. Trong huyện có hơn 10000 máy điện thoại.
- Trong huyện có một bệnh viện đa khoa, 2 phòng khám. Ở các xã đều có trạm y tế. Tổng số giường bệnh trong toàn huyện là 119 giường, trung bình hơn 1 vạn dân/1 giường bệnh. Với 157 trường học có thể bảo đảm đủ chỗ học cho học sinh trong huyện. Tuy nhiên các trường học vẫn còn thiếu nhiều trang thiết bị phục vụ cho học tập ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- Hoạt động giao thông trong huyện khá phát triển với 1574 chiếc ô tô, máy kéo các loại, ngoài ra trong huyện còn có một số xà lan chủ yếu ở xã Vĩnh Thịnh, Cao Đại hoạt động trên đoạn sông Hồng chảy qua huyện. Trong huyện có 1200 máy xay sát phục vụ nhu cầu của người dân trong huyện.
- Về công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, có 29 trạm bơm, hệ thống kênh mương đang được kiên cố hóa với 640 km kênh mương đã được kiên cố và 1436 km kênh mương chưa kiên cố. Với hệ thống các công trình thủy lợi như vậy có thể bảo đảm cung cấp đầy đủ nước cho sản xuất nông nghiệp.
Qua các số liệu ở trên có thể thấy cơ sở hạ tầng của huyện khá phát triển đây là một trong những điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế một cách toàn diện
3.1.2.4 Kết quả phát triển kinh tế
Tổng giá trị sản xuất của toàn huyện luôn tăng qua các năm. Năm 2008 tổng giá trị toàn huyện thu được là 1533998 triệu đồng, trong đó ngành nông nghiệp chiếm 57%, công nghiệp chiếm 20,06%, còn lại là của ngành thương mại dịch vụ. Xu hướng thay đổi trong cơ cấu tổng giá trị sản phẩm là giảm giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp và tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ. Mặc dù trong cơ cấu giá trị sản xuất tỷ trọng ngành nông nghiệp có sự giảm dần qua các năm, song ngành này vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu tỷ trọng các ngành. Năm 2006 chiếm 61,49%, năm 2007 là 59%, năm 2008 là 57%.
Mấy năm gần đây do huyện có chủ trương đúng đắn về vấn đề phát triển kinh tế, xây dựng mạng lưới giao thông tốt nên sự phát triển công nghiệp ngày càng tăng và tập chung. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp không luôn tăng qua các năm từ 59875 triệu đồng năm 2006, lên 110564 triệu đồng năm 2007 đến năm 2008 đã tăng lên 150265 triệu đồng. Các ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản cũng có mức tăng khá (bảng 3.4).
Bảng 3.4 Kết quả phát triển kinh tế của huyện qua 3 năm (2006-2008)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh (%)
GT (trđ)
CC (%)
GT (trđ)
CC (%)
GT (trđ)
CC (%)
07/06
08/07
BQ
Tổng giá trị sản xuất
1035521
100,00
1269025
100,00
1533998
100,00
122,55
120,88
121,71
I Ngành nông lâm nghiệp
636710
61,49
748725
59,00
874379
57,00
117,59
116,78
117,19
1 trồng trọt
391577
61,50
436507
58,30
498396
57,00
111,47
114,18
112,83
2 Chăn nuôi
245133
38,50
312218
41,70
375983
43,00
127,37
120,42
123,89
II Ngành CN- TTCN- XDCB
148457
14,34
241115
19,00
316004
20,60
162,41
131,06
146,74
1 Công nghiệp
59875
40,33
110564
45,86
150265
47,55
184,66
135,91
160,28
2 Tiểu thủ công nghiệp
48732
32,83
78935
32,74
79326
25,10
161,98
100,50
131,24
3 Xây dựng cơ bản
39850
26,84
51615,8
21,40
86413
27,35
129,53
167,42
148,47
III Ngành thương mại dịch vụ
250354
24,18
279186
22,00
343616
22,40
111,52
123,08
117,30
IV Một số chỉ tiêu BQ
1 GTSX/ nhân khẩu
5,41
6,56
7,84
2 GTSXNN/ nhân khẩu NN
3,40
3,95
4,57
3 GTSX/ lao động
10,82
13,11
15,55
4 GTSXNN/ LĐNN
6,80
8,11
9,62
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vĩnh Tường
Xét một số chỉ tiêu bình quân ta thấy: Năm 2006 bình quân giá trị sản xuất của một nhân khẩu là 5,41 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 6,56 triệu đồng, năm 2008 là 7,84 triệu đồng, bình quân 3 năm tăng là 20,35%. Đối với nhân khẩu nông nghiệp giá trị sản xuất nông nghiệp trên một nhân khẩu năm 2006 là 3,4 triệu đông, năm 2007 là 3,95 triệu đồng, năm 2008 con số này tăng lên 4,57 triệu đồng. Tuy chỉ tiêu này có tăng qua các năm nhưng vẫn còn chưa cao. Giá trị sản xuất trên một lao động qua 3 năm đã có sự tăng lên đáng kể từ 10,82 triệu đồng năm 2006 đã tăng lên 13,11 triệu đồng năm 2007, đến năm 2008 giá trị sản xuất trên một lao động là 15,55 triệu đồng, bình quân qua 3 năm tăng 19,86%.Trong khi đó giá trị sản xuất nông nghiệp trên lao động nông nghiệp có tăng nhưng mức tăng còn chậm từ 6,8 triệu đồng năm 2006 lên 8,11 triệu đồng năm 2007 và 9,62 triệu đồng năm 2008, bình quân 3 năm tăng 18,96%.
Qua các chỉ tiêu trên cho thấy đời sống của người dân trong địa bàn huyện ngày càng được nâng cao.
3.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của cửa hàng
Cửa hàng vật tư nông nghiệp Vĩnh Tường thuộc công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Vĩnh Phúc. Cửa hàng được thành lập từ năm 1986. Khi mới thành lập có tên là Cửa hàng vật tư nông nghiệp Vĩnh Lạc thuộc phòng vật tư của Chi cục bảo vệ thực vật Vĩnh Phú. Sau khi có quyết định tách ra khỏi Chi cục bảo vệ Vĩnh Phú thành 2 cơ quan chính là:
- Chi cục bảo vệ thực vật Vĩnh Phú
- Công ty bảo vệ thực vật Vĩnh Phú
Cửa hàng vật tư nông nghiệp Vĩnh Lạc thuộc Công ty bảo vệ thực vật Vĩnh Phú.
Ngày 01/01/1996 theo quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phú tách huyện Vĩnh Lạc thành 2 huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc Cửa hàng vật tư nông nghiệp Vĩnh Lạc được tách thành cửa hàng vật tư nông nghiệp Vĩnh Tường Và cửa hàng vật tư nông nghiệp Yên Lạc. Cả 2 cửa hàng này đều thuộc công ty dịch vụ bảo vệ thực vật Vĩnh Phú. Ngày 01/07/1997 khi tỉnh Vĩnh Phú tách làm 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thì công ty đổi tên thành Công ty dịch vụ bảo vệ thực vật Vĩnh Phúc, chịu sự quản lý của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh. Cửa hàng nằm trên khu đất có diện tích 1200m2 tại khu 4, thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc.
3.1.3.1 Cơ sở vật chất của Cửa hàng
Cở sở vật chất của cửa hàng được trang bị khá đầy đủ hiện đại, đảm bảo cho hoạt động của cửa hàng gồm: 2 gian nhà kho chứa thuốc bảo vệ thực vật có tổng diện tích là 60m2, 1 gian nhà kho chứa phân bón đầu trâu có diện tích là 70m2, 3 gian nhà kho chứa các loại giống lúa, ngô, đỗ tương, lạc có tổng diện tích là 200m2, và 2 phòng làm việc có tổng diện tích là 45m2. Ngoài ra cửa hàng còn có các trang thiết bị khác như: 1 máy vi tính, 1 máy in, 1 ti vi, 2 điện thoại cố định nhằm tiếp cận nhanh với các thông tin khách hàng và của thị trường.
Bảng 3.5 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của cửa hàng
Tài sản
số lượng
số lượng
số lượng
2006
2007
2008
I. thiết bị máy móc
1. Điện thoại cố định
2
2
2
2. Máy tính
1
1
1
3. Máy in
1
1
1
4. Ti vi
1
1
1
II. Cơ sở hạ tầng
1. nhà kho
5
5
6
2. phòng làm việc
1
2
2
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình tài sản nguồn vốn của Cửa hàng)
3.1.3.2 Nguồn vốn của Cửa hàng
Nguồn vốn của Cửa hàng qua các năm luôn có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt là năm 2008 có mức tăng về nguồn vốn của cửa hàng cao nhất trong cả 3 năm đạt mức 1070 triệu đồng tăng 140,3% so với năm 2007. Tuy nguồn vốn của Cửa hàng qua các năm đều tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Cửa hàng trong điều kiện phát triển hiện nay. Cửa hàng vẫn gặp phải vẫn đề thiếu vốn cho kinh doanh, nhất là khi Cửa hàng muốn mở rộng kinh doanh nhập thêm các mặt hàng bên ngoài công ty để tạo sự phong phú cho nguồn hàng. Bởi bảng 3.6 cho thấy nguồn vốn của Cửa hàng qua các năm đều tăng và tăng nhanh, song chủ yếu là tăng vốn cố định do đầu tư thêm trang thiết bị cơ sở vật chất còn nguồn vốn lưu động cho kinh doanh lại không tăng đáng kể.
Bảng 3.6 Tình hình nguồn vốn của cửa hàng
(ĐVT: triệu đồng)
chỉ tiêu
2006
2007
2008
tốc độ phát triển BQ
SL
CC(%)
SL
CC
(%)
SL
CC
(%)
07/06
08/07
BQ
Tổng số vốn
800
100,0
820
100,0
1070
100,0
103,3
140,3
120,4
I. Phân theo tính chất sử dụng
1. vốn cố định
500
62,5
500
61,0
750
86,2
100,0
150,0
122,5
2. vốn lưu động
300
37,5
320
39,0
320
13,8
120,0
100,0
109,5
II. Phân theo nguồn vốn
1. vốn tự có
550
68,8
556
73,5
782
78,4
101,3
149,6
123,1
2. vốn vay
250
31,2
264
26,5
288
21,6
109,3
114,6
111,9
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình tài sản nguồn vốn của Cửa hàng)
3.1.3.3 Tình hình lao động tại Cửa hàng
Bảng 3.7 tình hình lao động của cửa hàng qua 3 năm (2006 – 2007)
Lao động
2006
2007
2008
1. Tổng số LĐ
5
5
5
2. LĐ trình độ đại học
2
2
2
3. LĐ trình độ cao đẳng
1
1
1
4. LĐ trình độ THCN
1
1
1
5. LĐ phổ thông
1
1
1
Qua bảng 3.7 ta thấy:
Năm 2006 cửa hàng có 5 nhân viên chính thức gồm: 1 cửa hàng trưởng, 1 thủ quỹ, 1 kế toán, 1 quản lý kho và 1 bảo vệ bảo vệ. Ngoài ra, cửa hàng còn thuê thêm lao động thời vụ vào những khi yêu cầu công việc cần thiết như vào các vụ sản xuất của vùng. Nhân viên trong cửa hàng phải kiêm nhiệm nhiều việc như kế toán kiêm bán hàng, thủ quỹ kiêm bán hàng.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Vĩnh Tường là huyện lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, cũng là một huyện có tốc độ phát triển kinh tế rất mạnh trong điều kiện kinh tế hiện nay. Với điều kiện đất đai màu mỡ và điều kiện thời tiết khí hậu rất thuận lợi nên sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Tường thuận lợi và đây cũng là ngành sản xuất vật chất chính của huyện này.
Mặt khác, do yêu cầu phát triển nông nghiệp của huyện đã giúp hình thành nên thị trường cung ứng vật tư nông nghiệp của huyện rất phát triển. Đặc biệt là trong hơn 5 năm trở lại đây thị trường cung ứng vật tư nông nghiệp trong địa bàn huyện Vĩnh Tường có sự phát triển rất sôi động, kéo theo nó là sự canh tranh gay gắt giữa các công ty hoạt động trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp. Cửa hàng Vật Tư nông nghiệp Vĩnh Tường là đơn vị chuyên kinh doanh vật tư nông nghiệp được thành lập sớm nhất tại thị trường cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Tường. Nên khi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh doanh của cửa hàng vật tư nông nghiệp Vĩnh Tường.
3.2.2 Thu thập số liệu
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các sách, báo, giáo trình, các thông tin đăng tải trên các trang web có chất lượng và tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung của đề tài, cũng như một số kết quả nghiên cứu liên quan đã tiến hành. Và được tổng hợp từ các báo cáo bán hàng, báo cáo tài chính và qua điều tra từ hoạt động bán hàng của cửa hàng.
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp:
Được thu thập qua điều tra, phỏng vấn ý kiến khách hàng. Số liệu sau khi đã tổng hợp được xử lý bằng các công cụ máy tính bỏ túi, chương trình tính excel.
3.2.3 Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp thống kê: Dùng để tập chung chỉnh lý, hệ thống hoá các số liệu như: doanh số bán hàng, số lượng sản phẩm, giá bán, giá nhập…tại Cửa hàng.
- Phương pháp phân tổ thống kê: được dùng để xác định nhóm sản phẩm chủ lực tại Cửa hàng và nhóm sản phẩm phụ từ đó xác định tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận mà từng nhóm sản phẩm mang lại.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu và lập bảng thống kê: Được sử dụng để lập các bảng biểu về tình hình tài sản, nguồn vốn của cửa hàng; bảng biểu thể hiện kết quả tiêu thụ sản phẩm, giá bán và lượng tiêu thụ 1 số sản phẩm chính của cửa hàng…
- Phương pháp phân tích thống kê:
Sử dụng để phân tích các tài liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập được để đánh giá hiệu quả kinh doanh của cửa hàng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng.
Phương pháp so sánh: so sánh mức độ tiêu thụ sản phẩm của cửa hàng qua thời gian, so sánh doanh thu, lợi nhuận… của cửa hàng qua các thời kỳ để thấy được hiệu quả hoạt động của cửa hàng qua các giai đoạn.
Phương pháp hạch toán kinh tế: để đánh hiệu quả kinh doanh của cửa hàng.
Phương pháp ma trận SWOT (Strengths – Weaknesses – Oportunities –Thearts)
Ma trận SWOT( thế mạnh - điểm yếu – cơ hội – nguy cơ)
Mục đích của ma trận này là phối hợp mặt mạnh, mặt yếu với cơ hội, thách thức.
Được tiến hành theo 8 bước:
Bước 1: Liệt kê các mặt mạnh (S)
Bước 2: Liệt kê các mặt yếu (W)
Bước 3: Liệt kê các cơ hội (O)
Bước 4: Liệt kê các thách thức (T)
Bước 5: Kết hợp chiến lược S/O
Bước 6: Kết hợp chiến lược S/T
Bước 7: Kết hợp chiến lược W/O
Bước 8: Kết hợp chiến lược W/T
Bảng 4: Ma trận SWOT
Điểm mạnh(S)
Điểm yếu(W)
Cơ hội(O)
SO: Kết hợp giữa điểm mạnh bên trong và cơ hội
WO: Khắc phục điểm yếu bằng các cơ hội
Thách thức(T)
ST: Lợi dụng điểm mạnh để ngăn chặn nguy cơ bên ngoài
WT: Cố gắng tối thiểu hoá điểm yếu, phòng thủ nguy cơ
Kết hợp S/O thu được do phối hợp các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội của doanh nghiệp. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải tận dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội.
Kết hợp S/T thu được do phối hợp các mặt mạnh với các nguy cơ bên ngoài của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tận dụng thế mạnh của mình ngăn chặn nguy cơ.
Kết hợp W/O là phối hợp giữa các mặt yếu của doanh nghiệp và các cơ hội lớn. Doanh nghiệp khắc phục điểm yếu bằng tranh thủ các cơ hội.
Kết hợp W/T là phối hợp giữa mặt yếu và các thách thức bên ngoài của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cố gắng làm sao cố gắng tối thiểu hoá các mặt yếu, tránh được các nguy cơ bằng cách đề ra các chiến lược phòng thủ
3.3 Một số chỉ tiêu nghiên cứu
- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả như:
Lượng bán, giá bán, doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
TR = Qi Pi
TR: doanh thu
Qi: lượng bán vật tư thứ i
Pi: giá bán vật tư thứ i
m: tổng số vật tư
TPr = TR – TC
TPr: lợi nhuận
TR: Tổng doanh thu
TC: Tổng chi phí
Tổng chi phí gồm những chi phí như:
- Chi phí bán hàng
- Chi phí tiền lương
- Chi phí điện, điện thoại
- Thuế môn bài
- Chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, bảo quản, chi phí lưu kho…)
Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn
Lợi nhuận = Lãi gộp – chi phí
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả như:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
lợi nhuận
doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí =
lợi nhuận
Chi phí
Hiệu quả sử dụng lao động =
Lợi nhuận
Lao động
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Lợi nhuận
Vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =
Lợi nhuận
Vốn lưu động
PHẦN VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tình hình tạo nguồn của cửa hàng
Do cửa hàng chỉ kinh doanh VTNN mà không tự sản xuất nên thu mua hàng là bước đầu trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phải tạo được nguồn hàng ổn định, giá cả phù hợp và có chất lượng đảm bảo. Nếu không đảm bảo được các yêu cầu đó thì các hoạt động sau của cửa hàng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.
Vì vậy để đảm bảo hoạt động tạo nguồn có hiệu quả thì yêu cầu trước tiên là phải có chiến lược kinh doanh hợp lý, rõ ràng. Tích cực tìm kiếm các nguồn hàng không chỉ từ công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc mà còn từ các công ty, đơn vị khác trong và ngoài tỉnh. Với chiến lược tạo nguồn có hiệu quả cao sẽ phục vụ được mục đích kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài của cửa hàng.
Hàng hoá của cửa hàng được mua từ rất nhiều nguồn khác nhau nhưng có thể chia thành hai nguồn chính là:
4.1.1 Hàng nhập về từ công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Vĩnh Phúc
Cửa hàng VTNN Vĩnh Tường là cửa hàng của công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc vì vậy cửa hàng phải có nhiệm vụ bán những mặt hàng do công ty cung cấp . Đó là những mặt hàng do công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc sản xuất hoặc nhập về từ công ty khác. Hàng năm công ty luôn có kế hoạch bán hàng cụ thể được hoạch định trước và giao chỉ tiêu thực hiện xuống từng cửa hàng tại các huyện. Các cửa hàng phải có nhiệm vụ bán hàng theo chỉ tiêu nhiệm vụ mà công ty đã giao theo đúng số lượng và thời hạn đã định.
4.1.1.1 Lượng lúa giống
Số lượng vật tư cửa hàng VTNN Vĩnh Tường nhập về từ Công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc trong 3 năm 2006 – 2008 được thể hiện qua bảng 4.1 và bảng 4.2 sau:
Bảng 4.1 Lượng lúa giống nhập từ công ty của cửa hàng qua 3 năm (2006 – 2008)
Mặt hàng
2006
2007
2008
So sánh (%)
SL
(Tấn)
ĐG
(1000đ)
SL
(Tấn)
ĐG
(1000đ)
SL
(Tấn)
ĐG
(1000đ)
60/07
08/07
BQ
I, Lúa nc
43,5
63,4
54,5
1. Q5nc
5
4300
9
4300
7
8400
180
77,8
118,3
2. KDnc
17
4100
30
4300
30
8400
176,5
100
132,8
3. HT1nc
5
6200
5,4
6400
8
10150
108
148
126,5
4. nếp352nc
5
7000
5,5
7100
1,5
10250
110
27,3
54,8
5. nếp 87nc
1,5
7000
2,5
7100
1,5
10250
166,7
60
100
6. Xi23nc
5
5000
7
5000
1
5600
140
14,3
44,7
7. DT10nc
4
4500
3
4800
5
5300
75
166,7
111,8
8. X21nc
1
4800
1
5100
0,5
5600
100
50
70,7
II, Lúa cl
18,5
18,5
33
1. KDcl
8
6000
7,5
6650
18
11400
93,8
240
150
2. BTST
5,5
24000
6
25500
11
31500
109,1
183,3
141,4
3. Q5cl
4
6500
4,5
6650
4
11400
112,5
88,9
100
4. AHT
1
5200
0,5
5200
-
-
50
-
-
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của cửa hàng VTNN Vĩnh Tường)
Qua bảng 4.1 ta thấy lượng lúa giống nhập vào từ công ty của cửa hàng có nhiều biến động lớn, do nhu cầu về các loại lúa giống khác nhau của người dân có nhiều thay đổi. Và lượng giống nguyên chủng nhập về luôn chiếm khối lượng lớn trong tổng lượng giống nhập về năm 2006 là 43,5 tấn, năm 2007 tăng lên 63,4 tấn và năm 2008 là 54,4 tấn.
- Về khối lượng Q5: Nhu cầu về lúa giống Q5nc tăng mạnh từ năm 2006 đến năm 2007 đã tăng gần gấp đôi nên lượng nhập Q5nc năm 2006 là 5 tấn đến năm 2007 lượng nhập vào của giống lúa này đã tăng lên là 9 tấn và đến năm 2008 lại giảm nhẹ xuống còn 7 tấn. Nhu cầu về lúa Q5cl thấp hơn và có mức dao động nhỏ qua các năm, năm 2006 là 4 tấn, 2007 là 4,5 tấn, năm 2008 là 4 tấn
- Về lúa Khang dân: Là giống lúa được trồng phổ biến và ưa chuộng nhất ở địa bàn huyện Vĩnh Tường cũng như các địa phương lân cận. Vì vậy lúa giống KD luôn chiếm lượng tiêu thụ cao nhất qua các năm. Trong đó KDnc là loại được ưa chuộng hơn cả cụ thể năm 2006 lượng nhập vào là 17 tấn đến năm 2007 và 2008 đã tăng lên mức 30 tấn. Giống KDcl có lượng tiêu thụ kém hơn nên năm 2006 cửa hàng đã nhập vào 8 tấn và năm 2007 giảm xuống còn 7,5 tấn nhưng đến năm 2008 cầu về giống này lại tăng mạnh lên lượng nhập về của cửa hàng cũng tăng đến 18 tấn.
- Về lúa Bùi tạp xuân thanh, Nhị ưu 838: Là những giống lúa có chất lượng gạo tốt và năng suất cao, giá bán cũng thuộc loại cao nhất trên thị trường huyện Vĩnh Tường nhưng mấy năm gần đây nhu cầu về loại giống này cũng đã tăng dần qua các năm. Do bà con nông dân đã biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và nhận thấy cần sử dụng nhiều giống mới có năng suất cao và đặc biệt đem lại phẩm chất tốt cho sản phẩm. Vì vậy tuy là loại lúa có giá bán cao hơn hẳn so với các giống khác trên thị trường nhưng lượng tiêu thụ hai loại giống này cũng không hề nhỏ. Với giống BTST lượng nhập vào của cửa hàng qua các năm đều tăng lên. Cụ thể năm 2006 cửa hàng nhập vào 5,5 tấn đến 2006 đã tăng lên 6 tấn và năm 2008 tăng lên 11 tấn. Với giống nhị ưu 838 năm 2006 cửa hàng nhập về 2 tấn đến năm 2007 nhập về 1 tấn, do nhu cầu về loại giống này quá nhỏ nên năm 2008 cửa hàng đã bỏ không nhập loại giống nay nữa.
4.1.1.2 Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
Qua bảng 4.2 cho ta thấy ._.ống của cửa hàng qua 3 năm (2006 – 2008)
Loại vật tư
Đvt
2006
2007
2008
Mua vào
Bán ra
Chênh
lệch
Mua vào
Bán ra
Chênhlệch
Mua vào
Bán ra
Chênhlệch
I. Lúa giống
1. Giống nguyên chủng
Q5nc
Kg
4200
4400
200
4300
4500
200
8400
8500
100
KDnc
Kg
4200
4400
200
4300
4500
200
8400
8500
100
HT1nc
Kg
5800
6000
200
6300
6500
200
10000
10200
200
Nếp 325nc
Kg
6000
6200
200
7000
7200
200
12000
12500
500
Nếp 87nc
Kg
6000
6200
200
7000
7200
200
12000
12500
500
Xi23nc
Kg
4500
4600
100
5000
5100
100
5600
5800
200
VD3nc
Kg
4500
4600
100
4800
5000
200
11400
11500
100
DT10nc
Kg
4500
4600
100
4800
5000
200
5300
5500
200
X21nc
Kg
4400
4600
200
5100
5300
200
5600
5700
100
2. Giống chọn lọc
Q5cl
Kg
5800
6100
300
6500
6600
100
11500
11700
200
KDcl
Kg
5800
6100
300
6500
6600
100
11500
11700
200
BTST
Kg
22000
22500
500
25500
26000
500
37000
37300
300
Nhị ưu838
Kg
12000
12500
500
18000
18500
500
22000
22500
500
AHT
Kg
4600
4800
200
5200
5500
300
ĐB6
Kg
4400
4500
100
(Nguồn: Báo cáo bán hàng của Cửa hàng)
Bảng 4.15 Chênh lệch giá vật tư phân bón và thuốc BVTV qua 3 năm (2006 – 2008)
Loại vật tư
Đvt
2006
2007
2008
Mua
vào
Bán ra
Chênh
lệch
Mua
vào
Bán ra
Chênhlệch
Mua
vào
Bán ra
Chênhlệch
II. Thuốc Bvtv
Butavi
Chai
3800
3850
50
4500
4550
50
6050
6050
0
Sađavi
Gói
750
770
20
880
900
20
1400
1420
20
Acvipas
Chai
5800
5850
50
5800
5850
50
7250
7260
10
Lục diệp tố
Lọ
480
480
0
480
500
20
500
520
20
ĐT 502
Gói
800
820
20
950
970
20
1280
1270
-10
ĐT702
Gói
800
820
20
950
970
20
1280
1270
-10
III. Phân bón
ĐTL1
Kg
4500
4550
4700
4750
50
8650
8700
50
ĐTL2
Kg
4500
4550
4700
4750
50
8650
8700
50
(Nguồn: Báo cáo bán hàng của Cửa hàng)
Trong bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào hiện nay cũng đều diễn ra sự cạnh tranh rất gay gắt. Và sự cạnh tranh qua nhiều hình thức như cạnh tranh bằng chất lượng, mẫu mã sản phẩm, cạnh tranh qua các dịch vụ sau bán hàng. Nhưng phổ biến hơn cả là cạnh tranh qua giá cả của sản phẩm. Bởi tâm lý người tiêu dùng ba giờ cũng thích mua được hàng có chất lượng tốt, giá rẻ, (mặc dù thường sản phẩm chất lượng cao thì giá cũng cao, sản phẩm giá thấp thì chất lượng cũng sẽ thấp).
Bảng 4.14 về biến động giá lúa qua 3 năm cho thấy giá các loại lúa giống năm 2006 và năm 2007 chỉ có sự chênh lệch rất nhỏ nhưng qua năm 2008 hầu hết các loại lúa giống đều tăng giá rất cao. Đặc biệt là các giống lúa chọn lọc như Q5, khang dân, BTST và nhị ưu có giá tăng so với năm 2007 từ 1,5 đến gần 2 lần.
Bảng 4.15 trên cho thấy giá của tất cả các loại thuốc BVTV và phân bón qua các năm đều tăng. Nhưng mức tăng giá ở năm 2008 của các loại vật tư đều rất cao điều này khiến hiệu quả kinh doanh của Cửa hàng trong năm 2008 giảm xuống. Nhiều loại thuốc BVTV Cửa hàng phải chấp nhận bán lỗ trong năm 2008 nên lợi nhuận năm 2008 của cửa hàng giảm so với 2007 còn 77,79%.
4.4.1.2 Yếu tố về mức độ phong phú của sản phẩm:
Do có quá trình cạnh tranh diễn ra mới kích thích được sự phát triển của xã hội. Vì vậy để có thể cạnh tranh được với các đơn vị kinh doanh VTNN khác cửa hàng phải tìm kiếm khai thác được những nguồn hàng phong phú, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý mới có thể giúp sản phẩm của cửa hàng được người tiêu dùng chấp nhận.
Qua kết quả bảng điều tra cho thấy chủng loại hàng hoá của cửa hàng còn rất hạn chế, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của Cửa hàng. Theo kết quả điều tra chỉ có 16,13% số đại lý đánh giá về các mặt hàng của Cửa hàng là đầy đủ, 54,48% số đại lý nhận xét là các mặt hàng còn thiếu và 29,03% nhận xét rất thiếu. Nhưng muốn tìm kiếm thêm nguồn hàng tạo sự phong phú thì cửa hàng lại không đủ nhân lực, đây cũng chính là điểm yếu của Cửa hàng hiện nay.
Bảng 4.16 Kết quả điều tra thông tin đại lý
Diễn giải
Số đại lý
Tỷ lệ (%)
1. Số đại lý
31
100
2. Về phương thức bán hàng ?
a. Nhanh chóng, thuận tiện
11
35,48
b. Bình thường
16
51,62
c. Chậm, phức tạp
4
12,90
3. Về các mặt hàng?
a. Phong phú, đa dạng
0
0
b. Đầy đủ
5
16,13
c. Còn thiếu
17
54,84
d. Rất thiếu
9
29,03
4. % giá trị sản phẩm của Cửa hàng trong Tổng giá trị doanh thu của đại lý?
a. <30%
7
22,58
b. 30% - 50%
10
32,26
c. 50% - 70%
12
38,71
d. ≥ 70%
2
6,45
Với cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay vị thế độc quyền về kinh doanh cung ứng VTNN của cửa hàng trên địa bàn huyện đã không còn nữa. Đòi hỏi cửa hàng phải tìm mọi biện pháp thích ứng với điều kiện mới. Ngoài những sản phẩm do công ty sản xuất Cửa hàng cần tìm kiếm nhiều mặt hàng khác để đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách tốt nhất.
Nhưng trên thực tế hiện nay các mặt hàng của cửa hàng đang rất khan hiếm về chủng loại đã làm mất nhiều mối khách quen của cửa hàng vì nhiều lần không đáp ứng được về các chủng loại hàng khách hàng yêu cầu. Do đó với kinh doanh VTNN và nhiều lĩnh vực khác thì sự phong phú trong loại sản phẩm kinh doanh cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
4.4.2 Yếu tố thời vụ
Kinh doanh VTNN là ngành cung ứng những vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, nên nó cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc về các đặc điểm riêng của ngành sản xuất nông nghiệp không giống như những ngành sản xuất khác. Do sản xuất nông nghiệp mang nặng tính thời vụ dẫn đến sự căng thẳng về lao động cũng như các loại vật tư đầu vào cho sản xuất khác trong một thời gian ngắn. Vì vậy ngành kinh doanh cung ứng VTNN cũng có tính thời vụ rõ rệt.
Tuỳ thuộc vào tính thời vụ mà kinh doanh VTNN có lúc rất căng thẳng bận rộn cả về lao động cũng như nguồn hàng và vốn khi vào thời điểm của vụ sản xuất, nhưng qua vụ hoạt động kinh doanh lại diễn ra rất chậm. Do đó đơn vị kinh doanh VTNN cần nắm bắt rõ tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp của vùng để có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng hợp lý.
Nắm rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc mùa vụ, cũng như những loại cây trồng chủ yếu của từng mùa vụ cụ thể trong vùng hoạt động kinh doanh của mình là điều rất cần thiết trong kinh doanh VTNN. Vì có như thế mới có sự chuẩn bị nguồn hàng một cách hợp lý nhất. Tránh tình trạng thiếu hàng khi vụ sản xuất đang căng thẳng về vật tư và thừa hàng khi vụ sản xuất đã kết thúc.
Cần nắm rõ cơ cấu cây trồng trong vùng, và những thay đổi cơ cấu cây trồng từng vụ để biết được số lượng từng loại vật tư sẽ có khả năng tiêu thụ ở từng vụ. Vì với mỗi loại cây trồng lại có những yêu cầu về chủng loại và số lượng vật tư khác nhau. Từ đó chủ động tìm kiếm nguồn vật tư phù hợp cũng như số lượng từng loại vật tư nên nhập trong từng năm và trong từng vụ cụ thể là bao nhiêu.
Qua số liệu bán hàng của cửa hàng cho thấy trên địa bàn huyện lượng tiêu thụ các loại vật tư ở vụ chiêm xuân thường lớn hơn so với vụ mùa. Tuy nhiên riêng với Acvipas thì ngược lại lượng thụ tiêu thụ trong vụ mùa thường chiếm đa số còn ở vụ chiêm xuân thì lượng tiêu thụ rất ít hoặc không tiêu thụ được.
Do đặc tính thời vụ là một đặc tính rất nổi bật của kinh doanh VTNN nên cửa hàng kinh doanh VTNN cần phải tìm hiểu và nắm chắc tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp của vùng để tránh làm lỡ mất cơ hội trong kinh doanh.
4.4.3 Yếu tố chi phí
Mục tiêu của kinh doanh chính là lợi nhuận, mà lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí. Do đó, một trong những cách để đạt được lợi nhuận tối đa là cần giảm thiểu chi phí một cách tối đa nhất. Chi phí tăng sẽ làm lợi nhuận giảm xuống, năm 2008 tổng chi phí của Cửa hàng tăng 120,47% đã khiến lợi nhuận năm 2008 giảm còn 77,79% so với năm 2007. Đồng thời hiệu quả sử dụng lao động năm 2008 giảm tương đương với mức giảm của lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận năm 2008 giảm còn 64,77% so với năm trước đó.
Tìm hiểu thị trường để tìm kiếm các nguồn hàng phong phú và rẻ là cách để giảm thiểu chi phí hiệu quả. Bởi giá vốn hàng bán là khoản chi phí lớn nhất trong tổng chi phí của cửa hàng. Ngoài ra cần có kế hoạch hạch toán chi tiêu một cách hợp lý nhất để hạn chế tiết kiệm các khoản chi xuống thấp nhất có có thể mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm hay các hoạt động khác của cửa hàng.
Do VTNN là những loại hàng hoá khó bảo quản cất giữ, chất lượng sản phẩm dễ bị giảm sút, mức độ hư hỏng và hao hụt lớn. Vì vậy yêu cầu cửa hàng cần có hệ thống nhà kho kiên cố đảm bảo khô thoáng và nhân viên trong cửa hàng phải có kiến thức về bảo quản cất giữ VTNN để tránh tối đa mức độ hao hụt, hư hỏng cũng như giảm sút chất lượng của sản phẩm.
Cần có những dự đoán về cầu của từng loại vật tư một cách chính xác để nhập các loại vật tư ở số lượng hợp lý, tránh tình trạng thiếu hàng bán, cũng như tình trạng tồn kho lớn sẽ làm tăng chi phí bảo quản và thiếu vốn lưu động cho kinh doanh.
4.4.4 Các yếu tố hỗ trợ và đẩy mạnh tiêu thụ
Trước đây trong lĩnh vực cung ứng VTNN ở huyện Vĩnh Tường cửa hàng VTNN Vĩnh Tường chiếm vị trí độc quyền kinh doanh nên việc kinh doanh rất dễ dàng, thuận lợi. Nhưng trong cơ chế thị trường hiện nay, có rất nhiều thành phần và đơn vị kinh tế khác cũng cùng tham gia vào lĩnh vực này nên vị thế độc quyền của cửa hàng đã không còn nữa. Việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi cửa hàng cần có sự linh động nhạy bén hơn trong việc kéo khách hàng về với mình bằng các chiến lược bán hàng mới, các chiến lược marketing và các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ khác nhau.
Muốn bán được hàng cửa hàng cần giữ được khách hàng, đặc biệt là các đại lý cung ứng VTNN, và các cửa hàng bán lẻ VTNN trong địa bàn huyện Vĩnh Tường cũng như ở các địa phương khác. Bởi hoạt động bán hàng của cửa hàng hầu hết là bán buôn cho các đại lý, các cửa hàng bán lẻ và các hợp tác xã trong và ngoài huyện còn hoạt động bán lẻ của cửa hàng rất ít. .
Vì thế việc có giữ được các đại lý, cửa hàng bán lẻ và các hợp tác xã hay không là yếu tố quyết định đến hoạt động tiêu thụ của cửa hàng. Không có hệ thống các đại lý, các cửa hàng bán lẻ và các hợp tác xã này thì sản phẩm của cửa hàng sẽ không đến được với người tiêu dùng.
Để giữ chân được các đại lý, cửa hàng và các hợp tác xã cửa hàng đã dùng nhiều chiến lược hỗ trợ và đẩy mạnh tiêu thụ như:
Khác với trước đây các đại lý, cửa hàng và các hợp tác xã thường tự tìm đến với cửa hàng thì nay cửa hàng đã chủ động đến từng đại lý, cửa hàng bán lẻ và các hợp tác xã để giới thiệu sản phẩm. Cửa hàng đã thay đổi phương thức bán hàng linh hoạt, đơn giản và nhanh chóng hơn để phù hợp với điều kiện mới. Chấp nhận bán hàng trả chậm với những khách hàng quen hay mua với số lượng lớn. Nhận bán các mặt hàng có trợ giá dù hoạt động bán hàng phải trải qua nhiều công đoạn và phức tạp mất thời gian hơn.
Bảng 4.17 Cơ cấu lượng vật tư tiêu thụ của Cửa hàng theo các phương thức thanh toán.
Hình thức thanh toán
2006
2007
2008
So sánh (%)
SL(Tr.đ)
CC(%)
SL(Tr.đ)
CC(%)
SL(Tr.đ)
CC(%)
07/06
08/07
BQ
Tổng
1668,72
100
1997,64
100
1989,00
100
122,40
99,53
110,37
Trả ngay
1084,67
65
1398,35
70
1233,18
62
128,92
88,19
106,63
Trả chậm
548,05
35
599,29
30
755,82
38
109,35
126,12
117,44
(nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của cửa hàng)
Bảng 4.17 cho thấy hình thức thanh toán chính trong tiêu thụ của Cửa hàng là trả tiền ngay, chiếm 62% lượng hàng tiêu thụ năm 2008. Cơ cấu thanh toán trong tiêu thụ của Cửa hàng mỗi năm lại có sự thay đổi tuỳ theo tình hình kinh doanh hàng năm. Năm hiệu quả kinh doanh của Cửa hàng càng cao thì lượng hàng tiêu thụ theo phương thức trả tiền ngay càng lớn. Năm 2007 hiệu quả kinh doanh của Cửa hàng đạt cao nhất (lợi nhuận đạt 14,36 triệu đồng) thì lượng hàng tiêu thụ theo hình thức trả tiền ngay đạt mức cao nhất là 70%, năm 2008 hiệu quả kinh doanh của cửa hàng giảm xuống (lợi nhuận đạt 11,17 triệu đồng) thì lượng hàng tiêu thụ theo phương thức trả tiền ngay lại chỉ đạt 62%.
4.4.5 Yếu tố thuộc về nội tại của cửa hàng
Các yếu tố thuộc về nội tại của cửa hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cửa hàng như: Khả năng tài chính, khả năng về lao động, mức độ trang thiết bị và khoa học kỹ thuật công nghệ…
4.4.5.1 Khả năng về nhân lực của cửa hàng:
Bảng 4.18 Cơ cấu nhân sự của Cửa hàng năm 2008
Cơ cấu nhân sự
Trình độ
số năm công tác
1 Cửa hàng trưởng
Cao đẳng
14
1 Kế toán
Đại học
8
1 Thủ quỹ
Đại học
5
1 Quản lý kho
Trung học chuyên nghiệp
5
1 Bảo vệ
Phổ thông
4
Lực lượng lao động đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Bởi mọi hoạt động kinh doanh của cửa hàng đều do con người trực tiếp điều hành thực hiện. Lực lượng lao động được thể hiện bởi số lượng lao động, khả năng, trình độ, kinh nghiệm và năng lực trong kinh doanh của từng người lao động, trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Nguồn lao động còn thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh và mức độ đầu tư khoa học công nghệ vào quá trình kinh doanh của cửa hàng.
Qua bảng 4.18 cho thấy về trình độ lao động của Cửa hàng đã đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Cửa hàng nhưng số lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong việc mở rộng thị trường Cửa hàng còn gặp khó khăn về vấn đề thiếu nhân lực. Do đó để đáp ứng yêu cầu phát triển của mình Cửa hàng cần có kế hoạch bổ sung lao động.
Lao động của cửa hàng có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh VTNN sẽ khiến việc kinh doanh của cửa hàng được thuận lợi hơn. Khả năng tìm kiếm thông tin thị trường, nhận biết và đánh giá chính xác những biến đổi diễn ra trên thị trường của nhân viên sẽ giúp cửa hàng ra được những quyết định đúng đắn, hợp lý và xử lý thoả đáng đối với từng tình huống.
Yếu tố con người đóng vai trò quyết định mọi nhân tố khác. Con người lên kế hoạch cho từng hoạt động cụ thể, quyết định chiến lược kinh doanh, và con người cũng sẽ trực tiếp thực hiện các kế hoạch và chiến lược đó. Do vậy sự thành bại trong kinh doanh hay mọi hoạt động khác đều phụ thuộc rất nhiều bởi yếu tố nhân lực.
Cửa hàng VTNN Vĩnh Tường là một trong những cửa hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc cùng là nhờ cửa hàng có một nguồn nhân lực có chất lượng cao. Các nhân viên của cửa hàng đều là những người có trình độ chuyên môn, có năng lực làm việc cao, và có sự gắn bó mật thiết với cửa hàng.
Hiện nay cửa hàng có 5 nhân viên chính thức, trong đó có 2 nhân viên có trình độ đại học, 1 nhân viên có trình độ cao đẳng và 1 nhân viên có trình độ trung học chuyên nghiệp và 1 nhân viên bảo vệ cửa hàng là lao động phổ thông. Với nguồn nhân lực như vậy đã đảm bảo cho mọi hoạt động của cửa hàng được diễn ra thuận lợi. Quản lý sổ sách kế toán của cửa hàng luôn đảm bảo đúng quy định kế toán, việc quản lý chi tiêu rành mạch rõ ràng.
Mặt khác, cán bộ nhân viên của cửa hàng hầu hết đều là cổ đông của công ty, do có đóng góp cổ phần vào công ty nên các nhân viên trong cửa hàng luôn có ý thức gắn chung quyền lợi của mình và công ty để hết mình vì công việc chung của công ty và cửa hàng.
4.4.5.2 Khả năng tài chính của Cửa hàng
Bảng 4.19 Cơ cấu vốn của Cửa hàng
(Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh (%)
07/06
08/07
BQ
Vốn CSH của cửa hàng
550
556
782
101,1
140,6
119,2
Vốn tự có của cửa hàng
530
536
682
101,1
127,2
113,4
Vốn nhân viên đóng góp
20
20
100
100,0
500,0
223,6
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình tài sản nguồn vốn của cửa hàng)
Bảng 4.19 cho thấy vốn chủ sở hữu của cửa hàng năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Ngoài vốn tự có của Cửa hàng thì từ năm 2006 các nhân viên trong Cửa hàng đều có đóng góp vào nguồn vốn hoạt động kinh doanh của cửa hàng cũng như đóng góp xây dựng cơ sở vật chất tại Cửa hàng. Với mức đóng góp năm 2006 là 20 triệu đồng/năm. Riêng cuối năm 2007 đầu năm 2008 các nhân viên của cửa hàng đã tự nguyện cùng đóng góp tiền của, cùng với sự hỗ trợ của công ty xây dựng mới một nhà kho và một nhà làm việc của cửa hàng. Trị giá nhà kho và nhà làm việc sau khi đã hoàn thành là 250 triệu đồng, trong đó hỗ trợ của công ty là 100 triệu đồng và đóng góp của nhân viên cửa hàng là 100 triệu đồng. Do đó mọi nhân viên trong cửa hàng đều rất nhiệt tình với công việc chung, nên cửa hàng luôn hoàn thành chỉ tiêu mà công ty giao hàng năm.
Vốn là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào. Nó thể hiện quy mô tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ đầu tư vào sản xuất kinh doanh của cửa hàng là lớn hay nhỏ. Năm 2007 nguồn vốn của cửa hàng tăng 103,3% đã giúp lợi nhuận tăng 114,4% đạt 14,36 triệu đồng. Tuy nhiên, mức vốn mà cửa hàng có hiện nay vẫn còn rất hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu vốn cho kinh doanh của Cửa hàng.
Ngoài ra, yếu tố vốn còn quyết định đến khả năng cạnh tranh về các chủng loại sản phẩm VTNN của cửa hàng trên thị trường. Bởi cửa hàng muốn có lượng vật tư dồi dào, phong phú hay thực hiện phương thức bán hàng trả chậm để thu hút đại lý và các cửa hàng bán lẻ, cạnh tranh được với các đối thủ khác thì cửa hàng phải có tiềm lực về vốn.
4.4.5.3 Mức độ đầu tư trang thiết bị, khoa học – công nghệ của cửa hàng:
Trình độ kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và cửa hàng VTNN Vĩnh Tường nói riêng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giá cả của sản phẩm. Bởi trang thiết bị khoa học công nghệ ảnh hưởng quan trọng đến khả năng tiếp cận thị trường của cửa hàng. Do đó tạo ra năng lực cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường, quyết định sự tồn tại và phát triển của cửa hàng.
4.4.6 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và chính sách của nhà nước
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên của vùng, nên hoạt động kinh doanh cung ứng VTNN cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên của vùng. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có lợi cho sản xuất nông nghiệp, vì thế nhu cầu về vật tư cho sản xuất cũng tăng nên. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của cửa hàng cũng vì thế sẽ dễ dàng hơn.
Mặt khác, do cửa hàng kinh doanh đa số là lúa giống và các loại thuốc bảo vệ thực vật nên khi diễn biến sâu bệnh, cỏ dại có chiều hướng phát triển và phức tạp hơn lại khiến sản phẩm của cửa hàng tiêu thụ được nhiều hơn.
Bên cạnh đó các chính sách của nhà nước cũng có ảnh hưởng rất lớ đến sự phát triển và suy vong của mọi doanh nghiệp, cửa hàng VTNN Vĩnh Tường cũng không ngoại lệ. Khi chính sách vĩ mô của nhà nước hỗ trợ, khuyến khích cho sự phát triển của ngành sản suất, kinh doanh nào thì ngành đó sẽ có cơ hội phát triển hơn các ngành khác. Ngược lại khi chính sách của nhà nước không ủng hộ, không khuyến khích hoặc hạn chế ngành sản xuất kinh doanh nào thì ngành đó sẽ khó phát triển hơn.
Do hiện nay nước ta vẫn đang là một nước nông nghiệp, tỷ lệ dân số sống dựa vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn rất lớn. Nên nhà nước vẫn có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển của ngành nông nghiệp, nên hoạt động kinh doanh cung ứng vật tư nông nghiệp vẫn luôn được các ngành các cấp quan tâm giúp đỡ.
Vì vậy công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc và các cửa hàng VTNN huyện của công ty luôn được sự quan tâm chỉ đạo, ưu tiên của UBNN tỉnh và UBNN các huyện thị cũng như sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc và các phòng nông nghiệp ở các huyện. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của cửa hàng với các đối thủ khác trên thị trường.
4.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của cửa hàng
Trong suốt những năm qua cửa hàng đã liên tục đưa ra các giải pháp để dần hoàn thiện bộ máy tổ chức cũng như phương pháp kinh doanh để phù hợp với cơ chế, phù hợp với từng giai đoạn cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng. Tuy nhiên, những gì đạt được của cửa hàng còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của cửa hàng.
Do đó với sự hiểu biết của mình thông qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại cửa hàng chúng tôi nêu ra một số giải pháp mang tính khách quan với mong muốn giải quyết phần nào những tồn tại trước mắt nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Cửa hàng.
4.5.1 Tạo nguồn hàng ổn định, giá thấp
Tạo nguồn hàng ổn định giá thấp là thuận lợi rất lớn cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Hiện nay, nguồn hàng của cửa hàng được mua vào từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đa phần là hàng nhập từ công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc, là hàng mà công ty giao cho cửa hàng theo chỉ tiêu hàng năm. Còn số khác là những mặt hàng do cửa hàng tự kinh doanh nhập về từ các nguồn khác nhau do cửa hàng tự tìm kiếm.
Do đó nhiều mặt hàng cửa hàng phải nhập qua nhiều nấc, nhiều trung gian đến khi hàng hoá đến tay người tiêu dùng thì bị đội giá vì các khoản thuế, chi phí vận chuyển, lưu kho, bảo quản…Vì vậy để tránh hiện tượng này cửa hàng cần tích cực tìm kiếm bạn hàng “gốc” kinh doanh theo phương thức “mua tận gốc, bán tận ngọn” nhằm tại được nguồn hàng ổn định và giá cả thấp. Để làm được điều này cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Mở rộng hình thức kinh doanh liên kết với các công ty vật tư nông nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt là các công ty chuyên sản xuất VTNN thông qua việc tìm kiếm bạn hàng ở các hội chợ, triển lãm danh bạ, trung gian môi giới.
- Phải thường xuyên liên lạc với các nhà cung ứng để cung cấp cho nhau những thông tin trên thị trường như: cung - cầu, giá cả…để có biện pháp kịp thời xử lý khi có biến động thị trường xảy ra.
- Lựa chọn phương thức thanh toán nhanh gọn, đơn giản như: thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản để tạo uy tín với nhà cung ứng, đồng thời có thể sử dụng một số hình thức thanh toán như trả chậm để giữ khách hàng khi cần thiết. Nhưng không để xảy ra tình trạng bán hàng trả chậm không hoặc quá lâu thu hồi lại tiền hàng, làm thiếu vốn cho kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng.
4.5.2 Phát triển hệ thống các đại lý bán lẻ
Hiện nay nhu cầu vật tư cho ngành nông nghiệp ngày càng tăng lên và đa dạng hơn về chủng loại để làm tăng năng suất sản lượng cũng như chất lượng cây trồng. Mặt khác, nhu cầu vật tư rộng khắp trong toàn huyện và các địa phương lân cận.
Do đó để có thể tăng lượng hàng bán chiếm lĩnh thị trường và khác hàng ngoài việc phải theo sát biến động thị trường, nắm chắc nhu cầu của khách hàng, đổi mới phong cách bán hàng thì cần thiết phải tìm cách thu hút lôi kéo được các đại lý VTNN và các cửa hàng bán lẻ cũng như các hợp tác xã về với cửa hàng. Tăng cường tìm kiếm các đại lý bán lẻ tư nhân trong và ngoài địa bàn huyện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các mối quan hệ khác để tăng cường lực lượng tiêu thụ hàng hoá cho cửa hàng.
Để qua các đại lý hàng hoá của cửa hàng sẽ đến được với nông dân trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận khác. Vì thực tế cửa hàng bán được hàng là nhờ có hệ thống các đại lý nhỏ, cửa hàng tư nhân bán lẻ và các hợp tác xã, nên nếu không giữ chân được những “khách hàng lớn” này thì hàng hoá của cửa hàng sẽ không thể tiêu thụ được.
Trong hoạt động tiêu thụ và hoạt động quản lý cửa hàng nên cắt giảm, tiết kiếm tối đa các chi phí trong điều kiện cho phép như: Kết hợp khi nhân viên cửa hàng đi giới thiệu sản phẩm để giao hàng có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển khi bán hàng. Với từ đó giảm giá thành tạo giá bán sản phẩm hợp lý, ổn định để người sản xuất có hiệu quả trong điều kiện của mình. Đồng thời tăng sức cạnh tranh của cửa hàng với các đối thủ khác trên thị trường.
Là một đơn vị làm nhiệm vụ kinh doanh VTNN phải thật sự gần nông dân, hiểu nông dân. Do đó cửa hàng cần tăng cường quan hệ phối hợp với UBNN huyện có sự kết hợp hài hoà trong công việc chỉ đạo thâm canh sản xuất. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các ban ngành chức năng để hoạt động kinh doanh của cửa hàng đạt hiệu quả cao nhất.
4.5.3 Mở rộng thị trường thông qua hoạt động Marketing
Hiện nay thị phần của cửa hàng trên địa bàn huyện đang bị mất dần, do thị trường dần bị xé lẻ vì ngày càng có nhiều đơn vị và các thành phần khác tham gia vào lĩnh vực kinh doanh VTNN. Do đó công tác Marketing lúc này là rất quan trọng.
Cửa hàng cần tìm biện pháp quảng cáo, tiếp thị sản phẩm để giới thiệu các mặt hàng của cửa hàng đến với các đại lý tư nhân bán lẻ và các hợp tác xã cũng như với nông dân. Chú trọng hơn đến công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng của các loại vật tư. Cửa hàng cần nghiên cứu kỹ thị trường và cơ chế hoạt động của nó để định giá.
Đối với thị trường cũ (huyện Vĩnh Tường): Trong điều kiện khách hàng quen nên có biện pháp khuyến khích tiêu thụ bằng cách hạ giá bán vật tư vào những thời gian nhất định.
Đối với thị trường mới: Cửa hàng cần có biện pháp thu hút khách hàng thường xuyên như hạ giá bán, bán khuyến mại, cử nhân viên cửa hàng đến giới thiệu sản phẩm.
Phải thường xuyên cử cán bộ của cửa hàng đi khảo sát thị trường ở từng địa phương để dự báo lượng hàng, loại hàng sẽ được tiêu thụ mạnh, tập trung vào những mặt hàng khan hiếm ở địa phương.
4.5.4 Chủ động tạo nguồn vốn kinh doanh
Đối với bất kỳ doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh nào thì nguồn vốn kinh doanh cũng đóng một vai trò quan trọng. Bởi không có vốn thì không thể tiến hành sản xuất kinh doanh được. Do đó cửa hàng phải có những biện pháp huy động vốn kinh doanh một cách hiệu quả như:
- Vay các tổ chức tín dụng.
- Xin hỗ trợ của công ty.
- Kêu gọi nhân viên trong cửa hàng đóng góp (cửa hàng đã sử dụng biện pháp này và thu được hiệu quả cao, không chỉ tạo thêm được nguồn vốn kinh doanh cho cửa hàng mà còn giúp nhân viên trong cửa hàng thêm gắn bó với cửa hàng, tích cực làm việc vì lợi ích chung của cửa hàng).
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng VTNN đã lâu năm trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, thuộc công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc. Cửa hàng VTNN Vĩnh Tường đã và đang thu được những thành tựu đáng kể. Hoạt động kinh doanh của cửa hàng luôn đảm bảo có lãi, với mức lãi năm 2007 cao hơn năm 2006 đạt 14,36 triệu đồng tăng 114,4%. Tuy năm 2008 do ảnh hưởng của tình hình chung lợi nhuận của cửa hàng đã giảm xxuống còn 11,17 triệu đồng, giảm 77,97% so với năm 2007.
Cửa hàng đã thực hiện tốt nhiệm vụ là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng đảm bảo cung ứng vật tư phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện Vĩnh Tường. Là Cửa hàng có hiệu quả kinh doanh cao nhất trong toàn công ty.
Trong tổng doanh thu về các loại vật tư của cửa hàng năm 2008 doanh thu về lúa giống đạt tỷ lệ cao nhất chiếm 44,52%, thuốc BVTV chiếm tỷ lệ 41,86% và thấp nhất là doanh thu từ phân bón chiếm tỷ lệ 13,62%. Trong khi lượng doanh thu về lúa giống và thuốc BVTV luôn tăng dần hàng năm thì lượng doanh thu về phân bón của cửa hàng lại luôn giảm dần từng năm.
Sau 8 năm tiến hành cổ phần hoá, công ty cổ phần VTNN Vĩnh Phúc và các cửa hàng huyện của công ty, trong đó có cửa hàng VTNN Vĩnh Tường đã và đang phải đối mặt với những thách thức lớn của nền kinh tế thị trường. Đó là sự cạnh tranh gay gắt với các đơn vị khác trên cùng lĩnh vực. Sự phát triển, tồn tại hay phá sản của công ty hệ thống các cửa hàng là do năng lực công ty cũng như chính hệ thống các cửa hàng quyết định. Không còn sự hỗ trợ 100% vốn nhà nước như trước kia, nên sự tồn tại và phát triển của công ty và các cửa hàng phụ thuộc rất nhiều vào ý chí, năng lực của toàn thể công nhân viên trong công ty và các cửa hàng.
Cửa hàng VTNN Vĩnh Tường với những tiềm năng sẵn có của mình, và đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm, gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển của công cửa hàng, có địa bàn hoạt động với những bạn hàng quen thuộc trên địa bàn huyện Vĩnh Tường cửa hàng đã tổ chức hoạt động kinh doanh của mình rất linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường hện nay.
Cửa hàng không ngừng mở rộng các hình thức kinh doanh vật tư, chủ động trong công tác tạo nguồn hàng cũng công tác tìm kiếm khai thác thị trường, tổ chức sắp xếp lao động trong cửa hàng hợp lý, “đúng người, đúng việc”. Sự cố gắng của toàn thể nhân viên trong cửa hàng đã được đền đáp xứng đáng, đó là sự tồn tại và phát triển không ngừng của cửa hàng không chỉ trên địa bàn huyện Vĩnh Tường mà phạm vi hoạt động kinh doanh của cửa hàng đã phát triển và vươn ra khỏi tỉnh Vĩnh Phúc.
Cửa hàng đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh cung ứng VTNN không chỉ trên địa bàn huyện Vĩnh Tường và Tỉnh Vĩnh Phúc. Điều đó thể hiện trong thành tích về doanh thu và lợi nhuận hàng năm mà cửa hàng đạt được năm sau luôn tăng hơn năm trước, tuy mức tăng chưa cao song những gì mà cửa hàng và toàn thể nhân viên đã cố gắng có thể thấy những khó khăn, tồn tại của cửa hàng sẽ có thể giải quyết trong thời gian tới.
5.2 Kiến nghị
Cửa hàng nên hoạch định những chiến lược kinh doanh rõ ràng cho những thời gian cụ thể. Phải luôn coi yếu tố thị trường là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh. Bám sát thị trường tìm kiếm và thông tin để khai thác được những nguồn hàng phong phú, có chất lượng và giá cả tốt để thoả mãn nhu cầu của thị trường.
Kết hợp chặt chẽ giữa mục đích kinh doanh của cửa hàng và chính sách kinh tế của nhà nước để kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước đầy đủ. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các cơ quan ban ngành chức năng vào hoạt động kinh doanh của cửa hàng thêm hiệu quả.
Tăng cường tìm kiếm các đại lý bán lẻ tư nhân trên địa bàn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các mối quan hệ khác để tăng cường lực lượng tiêu thụ hàng hoá cho cửa hàng.
Kết hợp chặt chẽ với liên minh hợp tác xã huyện Vĩnh Tường để qua liên minh này giới thiệu sản phẩm của cửa hàng đến từng hợp tác xã và từ đó đến với nông dân. Tiếp tục bố trí, sắp xếp lao động cho phù hợp hơn với lao động để người lao động phát huy hết khả năng của mình, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh để người lao động gắn và có trách nhiệm hơn với công việc của cửa hàng.
Tài liệu tham khảo
1. Cơ sở hình thành giá cả. PGS.TS Ngô Trí Long, PGS.TS Nguyễn Văn Dần. Nhà xuất bản Tài chính. 2007.
2. Kinh tế phát triển nông thôn. TS Vũ Đình Thắng, Hoàng Văn Định. Nhà xuất bản Thống kê. 2002.
3. Bộ Nông nghiệp & PTNT. Một số chủ trương chính sách về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn. Nhà xuất bản nông nghiệp. 2001.
4.
5.
6.
7.
8.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen.doc