ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ THỊ KIỀU OANH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÁ KHÔ CỦA CÔNG TY
THÁI SƠN GIAI ĐOẠN 2006-2008
Chuyên ngành : Kinh Tế Đối Ngoại
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 05 – năm 2009.
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT
KHẨU MẶT HÀNG CÁ KHÔ CHO CÔNG TY
THÁI SƠN GIAI ĐOẠN 2006-2008
Chuyên ngàn
50 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn 2006-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h : Kinh Tế Đối Ngoại
Sinh viên thực hiện : HÀ THỊ KIỀU OANH
Lớp : DH6KD2 , Mã số Sv: DKD052047
Người hướng dẫn : Ths NGUYỄN THANH XUÂN
Long Xuyên, tháng 05- năm 2009
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn : Ths NGUYỄN THANH XUÂN
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày tháng năm 2009
TÓM TẮT
ZY
Ngày nay hiệu quả hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của
doanh nghiệp. Có hiệu quả kinh doanh mới có thể đứng vững trên thị trường và có đủ sức để
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Muốn nắm bắt những cơ hội và hạn chế những nguy
cơ, thách thức thì các doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu của mình, để đề ra các giải pháp mang tính thực tế, khoa học để việc kinh doanh
đạt hiệu quả cao hơn. Riêng đối với công ty Thái Sơn thì thực hiện cả 2 nghiệp vụ, nhưng
trong đó xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao hơn. Trong lĩnh vực xuất khẩu thì cá khô là mặt hàng
đem lại doanh số cao nhất, nên tôi chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
xuất khẩu mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008”.
Đề tài này được tiến hành nghiên cứu theo 2 bước: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
thức. Sau khi đã thu thập được dữ liệu sẽ tiến hành phân tích và vẽ biểu đồ.
Theo kết quả phỏng vấn chuyên gia thì có 6 nhân tố tác động đến doanh số, lợi nhuận xuất
khẩu cá khô của công ty Thái Sơn. Qua phân tích 6 nhân tố trên ta thấy được yếu tố số lượng
hàng bán tác động mạnh nhất đến kim ngạch của công ty. Tiếp theo đó là nhân tố thị trường,
trong đó Nga là thị trường then chốt chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch. Nhân tố giá bán
thì được tính dựa vào giá vốn hàng bán. Hình thức hoạt động nhà nước cũng tạo cho công ty
một số ưu thế sau: Sự ưu đãi về đất và công tác xúc tiến thương mại.
Nếu công ty muốn tăng hiệu quả kinh doanh thì công ty nên tìm cách để giảm các khoản chi
phí khác lại.
Dựa vào kết quả thu thập được và phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố. Tôi đưa ra 3 giải
pháp để công ty khảo:
- Chiến lược phát triển thị trường mới.
- Chiến lược thâm nhập thị trường then chốt.
- Chiến lược phát triển sản phẩm.
MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH .........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................................iii
CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................iv
DANH MỤC KÝ MÃ HIỆU……………………………………………………………iv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN GIỚI THIỆU ......................................................................1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài .........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................1
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .........................................................................1
1.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
1.5 Ý nghĩa đề tài ........................................................................................................2
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU CÔNG TY ..........................................................................3
2.1 Cơ sở pháp lý .........................................................................................................3
2.2 Quá trình thành lập và phát triển công ty..............................................................3
2.3 Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của công ty .......................................................3
2.3.1 Chức năng .......................................................................................................3
2.3.2 Nhiệm vụ ........................................................................................................4
2.3.3 Quyền hạn ......................................................................................................4
2.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban ...........................................4
2.5 Cơ cấu tổ chức.......................................................................................................6
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................7
3.1 Giới thiệu ..............................................................................................................7
3.2 Các khái niệm........................................................................................................7
3.2.1 Hiệu quả kinh doanh ......................................................................................7
3.2.2 Tổng doanh thu ..............................................................................................7
3.2.3 Tổng chi phí ...................................................................................................8
3.2.4 Lợi nhuận .......................................................................................................8
3.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh thương mại.................8
3.3 Các chỉ số tài chính ................................................................................................9
3.4 Mô hình phân tích SWOT.....................................................................................9
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP LUẬN .........................................................................11
4.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................11
4.2 Thiết kế nghiên cứu..............................................................................................12
4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ..............................................................................13
4.4 Thông tin mẫu .....................................................................................................13
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................15
5.1 Khái quát KQHĐXK cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008 ...........15
5.2 Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá khô của
công ty Thái Sơn .........................................................................................................17
5.2.1 Tỷ giá hối đoái ...............................................................................................17
5.2.2 Giá bán ..........................................................................................................20
5.2.3 Chi phí giá vốn hàng bán…………………………………………………...26
5.2.4 Thị trường .....................................................................................................27
5.2.5 Chi phí bán hàng ...........................................................................................30
5.2.6 Hình thức hoạt động của công ty .................................................................31
Trang i
Trang ii
5.3 Các tỷ suất sinh lợi ...............................................................................................31
5.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu....................................................................32
5.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán .......................................................33
5.3.3 Hiệu suất sử dụng chi phí..............................................................................33
5.4 Phân tích SWOT ..................................................................................................34
5.4.1 Điểm mạnh ....................................................................................................34
5.4.2 Điểm yếu .......................................................................................................34
5.5.3 Cơ hội………………………………………………………………………35
5.4.4 Thách thức.....................................................................................................35
5.5 Giải pháp………………………………………………………………………...37
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ..............................................................................................39
6.1 Kết luận ................................................................................................................39
6.2 Hạn chế ...............................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................40
BẢNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA (LẦN 1) ............................................................41
BẢNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA (LẦN 2) ............................................................42
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty .................................................................................6
Hình 4.1:Mô hình đánh giá hiệu quả HĐXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn....11
Hình 5.1: Mô hình SWOT của công ty Thái Sơn............................................................36
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1:Tiến độ thực hiện các bước nghiên cứu...........................................................12
Bảng 4.2: Phương pháp thu thập dữ liệu.........................................................................13
Bảng 5.1 : Kết quả hoạt động KD của công ty Thái Sơn năm 2008..............................15
Bảng 5.2: Kết quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá khô giai đoạn 2006-2008.............15
Bảng 5.3: Tốc độ thay đổi tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2006-2008......16
Bảng 5.4: Tỷ giá hối đoái................................................................................................18
Bảng 5.5: KN hiện hành, thực và chênh lệch kim ngạch giai đoạn 2006-2008..............19
Bảng 5.6: Chênh lệch KN (VND) khi tính bằng TGBQGQ so với TG của NH NN......20
Bảng 5.7: Bảng số lượng và giá bán mặt hàng cá khô năm 2006-2008..........................20
Bảng 5.8: Bảng % thay đổi số lượng và giá bán giai đoạn 2006 -2008.........................21
Bảng 5.9 : Sự biến động về số lượng hàng tiêu thụ tác động đến kim ngạch .................22
Bảng 5.10 : Sự biến động về giá bán tác động đến kim ngạch .......................................22
Bảng 5.11: Tỷ trọng kim ngạch theo mặt hàng…………………………………….......23
Bảng 5.12: Sự biến động về lượng cá chỉ vàng tác động đến kim ngạch .......................24
Bảng 5.13: Sự biến động về giá bán cá chỉ vàng tác động đến kim ngạch………..........24
Bảng 5.14: Giá vốn hàng bán năm 2006-2008................................................................26
Bảng 5.15 : Kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu theo thị trường ...........................................27
Bảng 5.16: Sự biến động KN XK của thị trường Nga giai đoạn 2006-2008 ..................28
Bảng 5.17: Lượng đơn đặt hàng và tổng kim ngạch năm 2006-2008………………….29
Bảng 5.18: Chi phí bán hàng năm 2006-2008………………………………………….30
Bảng 5.19: Tỷ suất lợi nhuận…………………………………………………………...32
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 5.1: Tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2006-2008...........................16
Biểu đồ 5.2: Sự biến động của tỷ giá hối đoái giai đoạn 2006-2008 ..............................17
Biểu đồ 5.3: Tỷ trọng kim ngạch theo mặt hàng.............................................................23
Biểu đồ 5.4: Biến động về lượng của cả nhóm hàng và cá chỉ vàng tác động đến KN ..24
Biểu đồ 5.5: Biến động về giá của cả nhóm hàng và cá chỉ vàng tác động đến KN.......25
Biểu đồ 5.6: Tỷ trọng kim ngạch theo từng thị trường ...................................................28
Biểu đồ 5.7: Tỷ suất lợi nhuận………………………………………………………….32
Trang iii
Trang iv
CÁC TỪ VIẾT TẮT
DT: Doanh thu
EU: Liên minh châu Âu
GDP: tổng thu nhập quốc dân
GVHB: Giá vốn hàng bán
GVHBĐV: Giá vốn hàng bán đơn vị
KN: Kim ngạch
KQHĐKDXK: Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu
LN: Lợi nhuận
NH: Ngân hàng
TT: Thị trường
TG: Tỷ giá
TGBQGQ: Tỷ giá bình gia quyền
USD: Đồng đô la Mỹ
XK: Xuất khẩu
VND: Việt Nam đồng
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC KÝ MÃ HIỆU
T: Tỷ giá hối đoái
T’: Tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố
KNΔ X : Chênh lệch kim ngạch năm X
ΣKNX: Tổng kim ngạch năm X
Q0: Lượng năm gốc
QX: Lượng năm X
P0: Sản lượng năm gốc
PX: Sản lượng năm X
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 1
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN GIỚI THIỆU
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Hiện nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu
hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước.
Do đó nước nào nhạy bén, linh hoạt, có khả năng học hỏi nhanh thì sẽ thu được lợi, còn
các nước hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và nằm trong số các nước nghèo
nhất trên thế giới, cũng như câu nói: “ Thật là vô ích khi bảo dòng sông ngừng chảy, tốt
nhất là hãy học cách bơi theo chiều dòng chảy”. Nắm được quy luật này nên Việt Nam
đã gia nhập tổ chức WTO vào cuối năm 2006.
Sau khi gia nhập tổ chức WTO, hoạt động kinh doanh quốc tế của Việt Nam ngày càng
tăng và đóng góp nhiều vào GDP của quốc gia, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu
đối với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Đó là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ trước
đến nay. Có hiệu quả kinh doanh mới có thể đứng vững trên thị trường và có đủ sức để
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải thường
xuyên kiểm tra, đánh giá chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường
xung quanh và tìm mọi biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
Là một công ty nhà nước lại trực thuộc bộ quốc phòng, công ty Thái Sơn hoạt động
trên rất nhiều lĩnh vực như: Bất động sản, chuyển giao công nghệ, kinh doanh xuất nhập
khẩu,….Nhưng trong kinh doanh xuất khẩu thì cá khô là một nhóm hàng chủ lực. Vì
vậy tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá khô của
công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008” để nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài này này nhằm các mục tiêu sau:
(1) Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn và
chỉ ra sự ảnh hưởng của các nhân tố vi mô và vĩ mô đến lợi nhuận của công ty.
(2) Đưa ra giải pháp làm cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả hơn và vượt
qua thời kỳ khó khăn này.
Các nhân tố mà tôi nghiên cứu ở đây là các nhân tố góp phần làm giảm chi phí, làm tăng
doanh thu cho hoạt động xuất khẩu của công ty.
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Thực hiện đề tài này tôi chỉ phân tích mặt hàng cá khô xuất khẩu của công ty.Vì đây là
mặt hàng xuất khẩu chính của công ty.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thì có rất nhiều phương pháp. Tuy nhiên
trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu những nhân tố mà tác động của nó làm tăng lợi
nhuận và làm giảm chi phí của công ty. Cụ thể đó là các nhân tố: Tỷ giá hối đoái, giá
bán, thị trường, chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, hình thức hoạt động của
công ty.
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 2
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Với những mục tiêu được đề ra ở trên, để thực hiện và triển khai đề tài thì cần phải dựa
vào các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả.
- Phương pháp thu dữ liệu:
+ Nghiên cứu định tính: Bằng cách phỏng vấn trực tiếp với bản câu hỏi.
+ Nghiên cứu định lượng: Bằng cách tổng hợp những thông tin có được.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo nhóm.
- Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng công cụ Excel.
1.5 Ý nghĩa đề tài
Đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo cho công ty. Nó sẽ giúp công ty có công tác quản lý
tốt hơn với các nhân tố làm tăng lợi nhuận cũng như là làm giảm chi phí. Để từ đó đưa
ra các chiến lược giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 3
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU CÔNG TY
2.1 Cơ sở pháp lý
Tên công ty: Công ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng
Tên quốc tế: THAI SON CORP
Trụ sở: Số 3 đường 3/2, P.11, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại:(08)3 833.4565 – 833.2548 – 832.6353
Fax:(08).835.6051
E-mail: thaisoncorp@hcm.nn.vn
Website:
Vốn điều lệ: 126.927.314.313 VNĐ
Loại hình: Công ty nhà nước
Quy mô: Công ty mẹ - Công ty con
Lĩnh vực hoạt động: Công ty hoạt động đa ngành trên các lĩnh vực chủ yếu: Đầu tư
kinh doanh bất động sản, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, chế biến thủy hải sản,
thương mại, xây dựng dân dụng và công nghiệp, đào tạo nghề.
2.2 Quá trình thành lập và phát triển công ty
Công ty Thái Sơn với tên giao dịch quốc tế là THAI SON CORP, trước đây là công ty
thương mại Đại Nam( DATEXIM) được thành lập vào ngày3/8/1993 với chức năng
kinh doanh xuất-nhập khẩu tổng hợp và cung ứng dịch vụ du lịch. Đây là doanh nghiệp
nhà nước thuộc bộ quốc phòng.
Chấp hành nghị quyết 06/DWQSTQ của Đảng ủy trung ương và chỉ thị 50/TTG của thủ
tướng chính phủ về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trong quân đội, Công ty
Thái Sơn trực thuộc trung tâm nhiệt đới Việt – Nga được thành lập theo quyết định
502/QD-QP ngày 18/04/1996 Bộ quốc phòng trên cơ sở sáp nhập hai công ty: Công ty
ứng dụng khoa học nhiệt đới( TROPICO) với công ty thương mại dịch vụ và du lịch Đại
Nam( DATEXIM). Căn cứ vào quyết định trên, trung tâm nhiệt đới Việt – Nga chỉ thị
các công ty tổ chức bàn giao cho công ty Thái Sơn. Công ty Thái Sơn chính thức hoạt
động theo tư cách pháp nhân bắt đầu từ 08/1996, trụ sở chính đặt tại đường 3/2 quận 10,
Tp Hồ Chí Minh.
2.3 Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của công ty
2.3.1 Chức năng
Xuất nhập khẩu nông sản, thủy sản, thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng.
Nhập khẩu thiết bị máy móc, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, vật liệu xây dựng,
phương tiện vận tải và hàng tiêu dùng.
Nhận ủy thác xuất nhập khẩu.
Bán hàng đại lý cho các công ty.
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu bảo quản, bảo vệ môi trường, hóa chất,
thuốc trừ sâu, sản xuất chế thực phẩm sinh học.
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 4
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
Ngoài ra, công ty còn có trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ từ các kết quả
nghiên cứu của trung tâm nhiệt đới Việt – Nga thuộc bộ quốc phòng, trung tâm này có
chức năng xử lý chất thải công nghiệp, cấp nước công nghiệp và nghiên cứu chuyển
giao công nghệ sinh học và sinh nhiệt đới.
2.3.2 Nhiệm vụ
Nghiên cứu định hướng xây dựng, lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, hài hạn, củng cố
và phát triển quy mô hoạt động phù hợp với chức năng của công ty, tăng thu nhập quốc
dân.
Đổi mới công nghệ.
Thực hiện các quy định bảo vệ môi trường.
Công bố công khai báo cáo tài chính, thể hiện sự khách quan kết quả hoạt động của
công ty.
Quản lý và thực hiện tốt tiền lương, phụ cấp.
Sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả.
2.3.3 Quyền hạn
Ký kết các hợp đồng kinh tế, liên doanh, liên kết đúng với chức năng và tuân theo quy
định của pháp luật.
Sử dụng lao động theo quy định của luật lao động.
Có quyền tổ chức lại bộ máy của công ty.
2.4 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban
Tổng giám đốc công ty
Là người đại diện cho công ty, có đủ thẩm quyền quyết định việc điều hành công ty hoạt
động theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã đăng kí với nhà nước, đồng thời chịu trách
nhiệm trước công ty về kết quả kinh doanh mà tổng giám đốc chỉ đạo.
Phó tổng giám đốc công ty
Là người trợ tá đắc lực cho tổng giám đốc, tham mưu cho tổng giám đốc các vấn đề cần
thiết, đề ra các phương án kinh doanh, các chương trình kế hoạch, trực tiếp điều hành
mọi hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công tác
tổ chức hành chính và lao động tiền lương. Ngoài ra phó tổng giám đốc còn được ủy
quyền ký các văn bản nghiệp vụ thay tổng giám đốc.
Phòng kế hoạch
Chịu trách nhiệm lập và theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn bộ công ty và
quản lý hoạt động của các đơn vị trực thuộc.
Phòng kinh doanh
Tham mưu cho giám đốc nắm vững về tình hình nhu cầu thị trường trong và ngoài nước
để xây dựng kế hoạch kinh doanh sản xuất và định hướng phát triển của công ty, báo
cáo thống kê tình hình thực hiện cho yêu cầu của đơn vị và các ngành có liên quan.
Chịu trách nhiệm khai thác tích cực các nguồn hàng để phục vụ cho hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu.
Tiến hành các thủ tục xin hạn ngạch để thực hiện các hợp đồng kinh tế.
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 5
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
Trực tiếp triển khai hợp đồng kinh tế xuất – nhập khẩu theo đúng quy định của nhà
nước về luật thương mại và thông lệ quốc tế, không để sơ hở, sai sót trong hợp đồng
ngoại thương, kể cả ủy thác cho các đơn vị bạn, nếu có yêu cầu.
Xây dựng các biện pháp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tham mưu cho giám đốc xây dựng các đề án hợp tác liên kết mở rộng khách hàng
Chủ yếu liên doanh liên kết tìm nguồn hàng để cung ứng cho các đơn vị trực thuộc và
tự tổ chức sản xuất kinh doanh.
Phòng kinh doanh 1
Sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu và kinh doanh thép nhập khẩu.
Văn phòng công ty
Cung cấp và bảo vệ vật chất, đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Phòng nhân sự
Thực hiện tuyển dụng, huấn luyện, thực hiện các chế độ về tiền lương
Phòng đầu tư
Thực hiện các dự án đầu tư của công ty.
Đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị của công ty, hoạt động dưới sự lãnh đạo
trực tiếp của đảng ủy công ty và sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên.
Được thể hiện trên 4 mặt công tác chính trị là: Tuyên huấn, bảo vệ, cán bộ, tổ chức.
Ban ISO
Quản lý hệ thống chất lượng Iso 9001:2000 của công ty.
Phòng kế toán tài chính
Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tài chính. Giúp giám đốc công ty trong
công tác quản lý, sử dụng vốn (Tài nguyên, nguyên vật liệu, tiền vốn, chi phí sản xuất
kinh doanh) và nguồn vốn để đạt được mục tiêu đề ra cho phù hợp với chủ trương và
quy định của bộ quốc phòng, các chính sách quy định của nhà nước.
Tổ chức thu thập xử lý thông tin, báo cáo và phân tích các thông tin kế toán- tài chính.
Quản lý theo dõi và hướng dẫn nghiệp vụ tài chính các đơn vị trực thuộc, theo dõi phần
vốn góp của công ty đối với công tác mà công ty có ký kết hợp đồng liên doanh liên kết
trong và ngoài nước.
Văn phòng đại diện
Đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trong quan hệ giao dịch với các đối tác
và tổ chức liên quan tại một địa phương hay ngoài nước có quan hệ với công ty trong
các lĩnh vực: Chuyển giao công nghệ, xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi hàng hóa, liên
doanh, tiếp thị, quảng cáo, đăng ký sản phẩm,…
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 6
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
2.5 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty
TỔNG GIÁM ĐỐC
P. KD
PTGĐ
Hành chính
PTGĐ
Đầu tư
PTGĐ
Kinh doanh
P. Kế hoạch
P. N Sự VP. CTy P. KD1 P. Đầu tư
Chi nhánh Liên Bang Nga Chi nhánh phía bắc
Ban ISO P. Chính trị P. Kế toán
VP. Đại diện tại Đà Lạt
Trung tâm dạy nghề Thái Sơn
Trung tâm giao dịch địa ốc
Thái Sơn
Trung tâm CNTT & điện tử
Xí nghiệp cơ điện lạnh
Xí nghiệp xây lắp và ứng
dụng công nghệ( THATECH)
Chi nhánh phía nam
Trung tâm ứng dụng &
CGCN( CENTERCAP)
Xí nghiệp xây dựng&
kinh doanh nhà
Trung tâm NIIT
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 7
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1 Giới thiệu
Chương 1 và 2 đã giới thiệu cơ bản về vấn đề nghiên cứu với việc trình bày cơ sở hình
thành đề tài, mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu cũng như ý nghĩa thực tiễn
của đề tài nghiên cứu này và giới thiệu sơ qua về công ty Thái Sơn. Trong chương 3 này
tôi sẽ trình bày những nội dung liên quan đến cơ sở lý thuyết về các nhân tố mà tôi áp
dụng để tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cá khô
của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008.
3.2 Các khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn
hơn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế của doanh nghiệp mình, nó còn là
biện pháp quan trọng để đề phòng ngừa rủi ro.
Nói tóm lại: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở và là tiền đề để đưa ra
những đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.1 Hiệu quả kinh doanh
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là vấn đề được
các doanh nghiệp, cũng như toàn xã hội quan tâm.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
có sẵn của đơn vị để thực hiện các mục tiêu đề ra. Hiệu quả là lợi ích tối đa thu được
trên chi phí tối thiểu. Hiệu quả kinh doanh là kết quả kinh doanh tối đa trên chi phí kinh
doanh tối thiểu. Trong kết quả đầu ra của doanh nghiệp quan trọng nhất là lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Để đánh giá tổng quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh, người ta thường dùng nhiều
tiêu chí, nhưng trong đề tài này tôi sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu
dựa vào các tiêu chí làm thay đổi doanh thu, chi phí. Cụ thể đó là các chỉ số sau: Tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên giá vốn hàng bán, lợi nhuận trên tổng chi phí
của công ty.
Nói tóm lại: Hiệu quả kinh doanh ở đây được đánh giá là phần chênh lệch lợi nhuận do
các nhân tố làm thay đổi doanh thu và chi phí tạo ra.
3.2.2 Tổng doanh thu
Là toàn bộ số tiền đã hoặc sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm hoặc từ các hoạt động khác.
Doanh thu là nguồn vốn duy nhất để doanh nghiệp có thể trang trải các khoản chi phí
trong quá trình kinh doanh.
Trong đề tài nghiên cứu này thì kim ngạch cũng chính là doanh thu của công ty. Vì tôi
chỉ xét và nghiên cứu tình hình xuất khẩu mặt hàng cá khô, nên chỉ có một nguồn thu
duy nhất, và đó cũng chính là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá khô của công ty Thái
Sơn.
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 8
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
3.2.3 Tổng chi phí
Là toàn bộ khoản chi phí dùng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chi phí là nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lợi nói riêng và mọi hoạt động của doanh nghiệp nói
chung.
3.2.4 Lợi nhuận
Là chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả hoạt động của công ty thương mại sau mỗi kỳ kinh
doanh. Lợi nhuận là phần chênh lệch dương giữa tổng doanh thu bán hàng và chi phí
kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong mỗi thời kỳ khác nhau, người ta có những khái niệm khác nhau, từ đó có những
cách tính khác nhau về lợi nhuận. Ngày nay lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là
một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho
hoạt động đó.
Lợi nhuận chính là mục tiêu cuối cùng để quyết định sự tồn tại và khả năng thành đạt
của doanh nghiệp.
3.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh thương mại.
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng đồng thời nó cũng tác
động tới nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế. Trong đó quan trọng nhất vẫn là hoạt
động xuất nhập khẩu.
Tỷ giá hối đoái giữa ngoại tệ và đồng tiền Việt Nam thay đổi cũng ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi nhuận của các nhà kinh doanh thương mại có yếu tố quốc tế. Tỷ giá hối đoái
giữa ngoại tệ và đồng Việt Nam tăng, có nghĩa đồng Việt Nam mất giá thì hoạt động
xuất khẩu thuận lợi, doanh nghiệp có thêm lợi nhuận nhờ chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Trường hợp tỷ giá hối đoái giảm thì ngược lại.
Tỷ giá hối đoái là nhân tố khách quan tác động đến khả năng thu lợi nhuận của doanh
nghiệp. Tuy nhiên việc theo dõi và dự báo sự thay đổi của tỷ giá hối đoái cũng giúp nhà
kinh doanh thương mại điều chỉnh hoạt động kinh doanh để tối ưu hóa lợi nhuận có thể
thu được.
Hình thức hoạt động của doanh nghiệp
Hình thức hoạt động của công ty là loại hình kinh doanh mà công ty đang áp dụng.
Nếu hình thức hoạt động của công ty là hình thức mà chính phủ và nhà nước đang
khuyến khích thì chính phủ và nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp và ngược lại.
G._.iá vốn hàng bán
Chi phí này bao gồm chi phí nguyên, nhiên vật liệu được dùng trong quá trình sản xuất,
chế biến ra hàng hóa, sản phẩm, là phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản
xuất hàng hóa.
Thị trường
Là những khu vực, là nơi mà doanh nghiệp đưa sản phẩm, hàng hóa của mình đến tay
khách hàng. Mỗi thị trường đều có những đặc điểm và sở thích riêng. Để có thể khai
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 9
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
thác được hết tất cả các thị trường thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm hiểu và đưa ra
những sản phẩm phù hợp với từng loại thị trường.
Giá bán
Giá bán hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của đơn vị hoạt động kinh doanh
ngoại thương. Giá bán là mức giá mà công ty tiến hành ký kết hợp đồng mua bán với
khách hàng.
Cho nên trong điều kiện cơ chế thị trường, nhà kinh doanh phải nắm vững thị trường để
đề ra chính sách giá cả hàng hóa thích hợp mà mục đích cuối cùng là đẩy mạnh doanh
số bán, chiếm lĩnh thị trường và tăng mức lợi nhuận tuyệt đối cho doanh nghiệp
Chi phí bán hàng
Như đã đề cập ở phần trên lợi nhuận thương mại thu được sau lãi gộp trừ đi chi phí, nên
chi phí bán hàng cao thì dù lãi gộp thu được lớn, thì lợi nhuận thương mại vẫn giảm.
Cho nên giá cả các loại chi phí lưu thông, bán hàng tăng hay giảm cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chi phí này phản ánh các loại chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng
hóa, lao vụ,... Bao gồm chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm,…
3.3 Các chỉ số tài chính
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT)
Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra hoặc
dịch vụ được cung cấp.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu= Lợi nhuận/ doanh thu thuần.
Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán (LN/ GVHB)
Tỷ số này phản ánh cứ một đồng giá vốn hàng bán bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng
cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên GVHB = Lợi nhuận / GVHB.
Hiệu suất sử dụng chi phí
Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận được tạo ra trên mỗi đơn vị chi phí bỏ ra để sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa sẽ tạo được mức lợi nhuận là bao nhiêu.
Hiệu suất sử dụng chi phí = Lợi nhuận / tổng chi phí
3.4 Mô hình phân tích SWOT
Phân tích SWOT là phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của công ty.
Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung xét duyệt các chiến lược, xác định vị thế cũng
như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ
ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp.
Strengths (Điểm mạnh)
Là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng. Nó là những lợi thế mà công ty có được
mà các công ty khác không có.
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 10
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
Weaknesses (Điểm yếu)
Là những tố chất mà công ty đang gặp khó khăn, nó là những gì mà công ty làm kém
hơn so với đối thủ, hoặc đối thủ có mà công ty không có.
Opportunities (Thời cơ)
Là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng có thể là những đòn bẩy
tiềm năng mang lại cho bạn nhiều cơ hội thành công hơn.
Threats (Nguy cơ)
Là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng của
chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến. Đây là những rủi ro có thể xảy ra
trong tương lai, tuy nhiên nếu có thể biết sớm và tìm cách đối phó thì có thể mang lại cơ
hội để công ty phát triển.
Ma trận SWOT cho phép ta đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công ty và ước lượng
những cơ hội và nguy cơ của môi trường kinh doanh bên ngoài, từ đó có sự phối hợp
hợp lý giữa khả năng của công ty với tình hình môi trường. Sử dụng những điểm mạnh
ở bên trong của công ty để khai thác những cơ hội hấp dẫn ở bên ngoài, cải thiện những
điểm yếu bên trong để khai thác cơ hội bên ngoài, sử dụng những điểm mạnh để tránh
hay giảm bớt những ảnh hưởng của các mối đe dọa bên ngoài, cải thiện điểm yếu bên
trong để tránh hay giảm những mối đe dọa bên ngoài.
Cơ hội và nguy cơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. Khi cơ hội xuất hiện, nếu công ty không
khai thác được mà nó lại rơi vào tay đối thủ cạnh tranh thì sẽ biến thành nguy cơ của
công ty.
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 11
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Trong chương 3 tôi đã trình bày lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động xuất khẩu của công ty. Chương 4 này sẽ trình bày về mô hình và các phương pháp
nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh và đánh giá các nhân tố đã tác động đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Chương này bao gồm: Mô hình
nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin mẫu.
4.1 Mô hình nghiên cứu
Có rất nhiều nhân tố được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên
trong đề tài này tôi đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty Thái
Sơn dựa vào những nhân tố tác động làm giảm chi phí, làm tăng doanh thu của công ty.
Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, chi phí của công ty thì có rất nhiều. Trong thời
gian thực tập tại công ty, tôi đã tìm hiểu được một số nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
và chi phí của công ty. Đó là các nhân tố: Tỷ giá hối đoái, giá bán, nhu cầu, hình thức
hoạt động của công ty, giá vốn hàng bán, lạm phát, lãi suất,... Tuy nhiên, sau khi tiếp
xúc và phỏng vấn 2 chuyên gia về ngành cá khô của công ty về mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố này đến lợi nhuận của công ty thì các chuyên gia có loại đi và bổ sung thêm
vào một số nhân tố.
Sau khi đã phỏng vấn, dựa vào bảng phỏng vấn chuyên gia tiến hành tổng hợp ý kiến
của 2 chuyên gia lại và đưa ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu
mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn. Và mô hình đánh giá hiệu quả hoạt quả hoạt
động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn được thể hiện như
sau:
Hình4.1: Mô hình đánh giá hiệu quả HĐXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn
Hình thức hoạt động của công ty
Giá vốn hàng bán Hiệu quả kinh doanh:
- LN/DT
- LN/GVHB
- LN/ tổng chi phí
Chi phí bán hàng
Giá bán
Thị trường
Tỷ giá hối đoái
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 12
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn được
đánh giá dựa vào hiệu quả của 6 nhấn tố sau: Tỷ giá hối đoái, giá cả, giá vốn hàng bán,
thị trường,chi phí bán hàng và hình thức hoạt động của công ty. Trong đó chỉ tiêu để đo
lường từng nhân tố được cụ thể như sau:
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái được thu thập ở đây là tỷ giá bình quân được tính ngay
tại thời điểm xuất hàng. Hay nói chính xác hơn đó là tỷ giá được ghi nhận trong tờ khai
hải quan. Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu trong giai
đoạn 2006 - 2008.
Giá cả: Giá cả ở đây tôi sẽ thu thập giá bán ngay tại thời điểm bán hàng (giá thời điểm)
giai đoạn 2006 - 2008, phân tích sự biến động của giá cả và số lượng hàng bán sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến doanh thu của công ty.
Giá vốn hàng bán: Đây là chi phí chính góp phần tạo ra giá thành của sản phẩm của
doanh nghiệp và tỷ trọng của nó trong tổng chi phí.
Thị trường: Thu thập dữ liệu về kim ngạch của từng thị trường xuất khẩu của công ty
giai đoạn 2006-2008, từ đó xác định tỷ trọng của từng thị trường trong tổng kim ngạch.
Xem xét số lượng đơn đặt hàng và xem xét sự biến động của nó trong 3 năm.
Chi phí bán hàng: Tiến hành thu thập số liệu về chi phí bán hàng trong 3 năm, sự biến
động của nó trong 3 năm và xác định tỷ trọng chi phí bán hàng trong tổng chi phí.
Hình thức tổ chức doanh nghiệp: Tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia để biết được
những ưu điểm và nhược điểm mà công ty hiện có.
4.2 Thiết kế nghiên cứu
Bài nghiên cứu này được tiến hành thực hiện theo hai bước sau:
Bảng 4.1: Tiến độ thực hiện các bước nghiên cứu
Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật
1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính
Phỏng vấn chuyên gia
N = 2
2 Nghiên cứu chính thức
Định tính
Định lượng
Phỏng vấn chuyên gia
N=1
Xử lý và phân tích từ những
thông tin thu thập được
Nghiên cứu sơ bộ
Bước đầu của nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh
doanh để từ đó đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Thái Sơn, sau
đó tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến của chuyên gia để hiệu chỉnh và bổ sung các nhân tố.
Sau khi đã phỏng vấn chuyên gia, tôi tiến hành tổng hợp hai ý kiến của chuyên gia lại
và đưa ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động xuất khẩu cá khô của công ty
Thái Sơn, từ đó làm cơ sở cho việc tiến hành thu thập những số liệu cấn thiết và thực
hiện nghiên cứu chính thức.
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 13
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
Nghiên cứu chính thức
Mô hình nghiên cứu chính thức được đưa ra dựa vào những nhân tố đã được rút ra từ
nghiên cứu sơ bộ. Các nhân tố được chia thành các cách thu thập dữ liệu khác nhau:
(1)Các nhân tố được tiến hành thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn chuyên gia sẽ được
tiến hành tổng, (2) Những nhân tố được thu thập từ công ty Thái Sơn hay thông tin từ
Internet sẽ được tiến hành tổng hợp và xử lý bằng công cụ Excel.
4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
Sau đây là phương pháp thu thập dữ liệu đối với 6 nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu,
chi phí của công ty Thái Sơn.
Bảng 4.2: Phương pháp thu thập dữ liệu
4.4 Thông tin mẫu
Thông qua phỏng vấn chuyên gia. Chuyên gia được phỏng vấn chuyên sâu là những
người làm trong ngành từ 5 năm trở lên, am hiểu về tình hình xuất khẩu mặt hàng cá
khô xuất khẩu của công ty.
Nghiên cứu sơ bộ
Thông tin chuyên gia của nghiên cứu sơ bộ
Chuyên gia Tuổi
Thời gian làm việc
Trong ngành
Chức vụ Học vị
1 45 10 năm Trưởng phòng KD1 Cử nhân kinh tế
2 40 8 năm Phó phòng KD 1 Kỹ sư thủy sản
STT Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận, chi phí
Phương pháp thu thập dữ liệu
1 Tỷ giá hối đoái Tổng hợp số liệu thứ cấp nội bộ từ phòng
kế toán
2 Giá bán Tổng hợp số liệu thứ cấp nội bộ từ phòng
kinh doanh
3 Giá vốn hàng bán Tổng hợp số liệu thứ cấp nội bộ từ phòng
kế toán
4 Thị trường Tổng hợp số liệu thứ cấp nội bộ từ phòng
kinh doanh
5 Chi phí bán hàng Tổng hợp số liệu thứ cấp nội bộ từ phòng
kế toán
6 Hình thức hoạt động của công ty Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 14
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
Nghiên cứu chính thức
Thông tin chuyên gia của nghiên cứu chính thức
Chuyên gia Tuổi Thời gian làm việc trong ngành Chức vụ Học vị
1 45 10 năm Trưởng phòng KD 1 Cử nhân kinh tế
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 15
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hay
kết quả kinh tế thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh
còn là mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy việc phân tích
tình hình biến động của các nhân tố cấu thành chỉ tiêu lợi nhuận là yêu cầu cấp thiết của
các doanh nghiệp.
Bảng 5.1 : Kết quả hoạt động KD của công ty Thái Sơn năm 2008
ĐVT: USD
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn vào bảng trên, ta thấy xuất khẩu không phải là mặt chủ lực của công ty. Vì xuất
khẩu chỉ chiếm hơn 20% tỷ trọng tổng kim ngạch của công ty.Nhưng trong phần xuất
khẩu thì mặt hàng cá khô chiếm ưu thế hơn, chiếm gần 17% tỷ trọng tổng doanh thu của
công ty. Vì vậy tôi chọn mặt hàng cá khô để phân tích và đánh giá.
5.1 Khái quát KQHĐXK cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
Sau đây xin giới thiệu sơ qua hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá khô của công ty Thái
Sơn trong giai đoạn 2006-2008.
Bảng 5.2: Kết quả hoạt động XK mặt hàng cá khô giai đoạn 2006-2008
ĐVT: 1.000 USD
(Nguồn: Phòng kế toán)
Chỉ tiêu KN, DT Tỷ trọng (%)
Tổng DT của công ty 20.862.110 100
Tổng KN xuất khẩu 4.727.548 22,7
KN XK cá khô 3.432.100 16,5
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Doanh thu bán hàng 316,62 4.556,62 3.432,10
2. Giá vốn hàng bán 259,63 3.736,42 2.814,32
3. Chi phí bán hàng 3,17 91,13 48,05
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 41,16 592,36 446,17
5. Lợi nhuận thuần 12,66 136,70 123,56
6. Tổng chi phí 303,96 4.419,91 3.308,54
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 16
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
Nhìn vào bảng 5.2 thì thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu cá khô của công ty Thái
Sơn trong 3 năm qua đều có lợi nhuận. Nhìn tổng thể thì lợi nhuận năm 2007 tăng hơn
so với năm 2006, tuy nhiên lợi nhuận thuần năm 2008 lại giảm hơn so với năm 2007.
Bảng 5.3: Tốc độ thay đổi tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2006-2008
Tốc độ thay đổi (%)
Chỉ tiêu
2007/2006 2008/2007 2008/2006
Tổng doanh thu 1339 -25 984
Tổng chi phí 1354 -25 1087
Tổng lợi nhuận 979 -10 876
Biểu đồ 5.1: Tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2006-2008
ĐVT: 1.000 USD
Qua biểu đồ tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty. Năm 2006 có mức
doanh thu, chi phí, lợi nhuận thấp nhất trong 3 năm. Tuy nhiên sang năm 2007 mức lợi
nhuận đạt được là cao nhất gần 137 ngàn USD, tốc độ tăng gần 10 lần so với lợi nhuận
năm 2006, cùng với tốc độ tăng của doanh thu thì mức chi phí năm 2007 cũng tăng gần
13 lần so với năm 2006.
Mặc dù doanh thu, chi phí và lợi nhuận năm 2008 có giảm hơn so với năm 2007 nhưng
so với năm 2006 thì mức doanh thu tăng hơn 9,5 lần, chi phí tăng hơn 10 lần và lợi
nhuận tăng gần 9 lần.
Nhìn vào 3 mục tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận thì mục doanh thu và chi phí gần
bằng nhau. Chính vì vậy mà mức lợi nhuận thu được cũng rất thấp.
1,00
10,00
100,00
1.000,00
10.000,00
Tổng doanh thu Tổng chi phí Tổng lợi nhuận
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 17
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
Doanh thu thuần là chỉ tiêu quyết định khá nhiều vào sức sinh lợi của công ty. Vì phần
lớn doanh thu thuần có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận. Qua số liệu phân tích ta
thấy tổng doanh thu năm 2007 tăng hơn 13 lần so với năm 2006. Đây cũng là năm mà
kim ngạch xuất khẩu cá khô của công ty tăng đột biến lên đến hơn 4,5 triệu USD.
Qua bảng số liệu 5.3 tổng doanh thu thuần năm 2008 có sự thay đổi lớn, mức doanh thu
năm 2008 so với năm 2006 cũng tăng gần 10% nhưng so với năm 2007 thì mức chênh
lệch lại giảm đi 25%.
Năm 2008 doanh thu lúc này bị giảm xuống so với năm 2007, chỉ còn gần 3,5 triệu
USD, giảm 1/4 so với năm 2007, cũng vào năm 2008 mức chi phí cũng giảm xuống chỉ
còn khoảng 3,3 triệu USD. Tốc độ giảm của chi phí ngang bằng với tốc độ giảm của
doanh thu so với năm 2007, nhưng lợi nhuận mang lại chỉ giảm 10 lần so với năm 2007.
Trong thời gian qua công ty phải đối đầu với nhiều khó khăn để duy trì kết quả hoạt
động ở mức cao và kết quả mang lại là một minh chứng rất thiết thực.
Qua 3 năm ta thấy được sự biến động lớn về doanh thu, chi phí và lợi nhuận, nhưng để
lý giải được tại sao năm 2007 lại tăng, năm 2008 lại giảm thì phải xem xét và phân tích
chi tiết từng nhân tố tác động lên doanh thu, chi phí và xem xét các nhân tố này đã tác
động như thế nào đến lợi nhuận của công ty.
5.2 Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá
khô của công ty Thái Sơn
5.2.1 Tỷ giá hối đoái
Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là đồng USD, nên trong phần tỷ giá hối đoái tôi
chỉ phân tích tình hình biến động của tỷ giá USD/VND.
Do hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá khô của công ty diễn ra không thường xuyên, chỉ
diễn ra một vài tháng trong năm. Chính vì vậy mà khi nào công ty phát sinh kim ngạch
với tỷ giá mới thì tôi mới đưa vào biểu đồ nghiên cứu. Cho nên, khi nhìn vào biểu đồ ta
thấy tỷ giá hối đoái không phải là những đường dài nối liền mà nó bị đứt khúc.
Biểu đồ 5.2: Sự biến động của tỷ giá hối đoái giai đoạn 2006-2008
(Nguồn: Phòng kế toán)
Tỷ giá hối đoái luôn luôn biến động, không chỉ diễn ra trong cùng một năm mà giữa
năm này với năm khác cũng có sự chênh lệch rất lớn, đặc biệt là năm 2008, tỷ giá tăng
lên hơn 16.500 đồng. Năm 2006, 2007 tỷ giá USD/VND nằm trong khoảng 16.100-
16.200 đồng, nhưng đến năm 2008 thì tỷ giá hối đoái thay đổi, có lúc tăng lên đến mức
16.850 đồng.
15500
16000
16500
17000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tháng
VND
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 18
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
Bảng 5.4: Tỷ giá hối đoái
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2008/2006
Kim ngạch (1000USD) 316,62 4.556,62 3.432,10 -
Tỷ giá bình quân năm (Đồng) 16.129,00 16.108,00 16.649,00 -
Thay đổi tỷ giá hối đoái (%) - - 0,13 3,36 3,22
Tỷ giá năm do ngân hàng nhà
nước công bố 16.058,00 16.018,00 17.400,00 -
Để thuận tiện hơn trong việc phân tích và so sánh giữ các năm với nhau , tôi tiến hành
tính tỷ giá hối đoái cho cả năm. Để có thể loại bỏ được các yếu tố bên ngoài như tính
mùa vụ,… tôi tính tỷ giá hối đoái cả năm theo phương pháp bình quân gia quyền.
Công thức tính:
Tỷ giá năm X theo phương pháp bình quân gia quyền ∑
∑
==
X
X
n
i
iXKi
KN
KNT
1
)*(
Trong đó:
T XKi: Tỷ giá hối đoái xuất khẩu tại thời điểm
KNi: Kim ngạch tại thời điểm tỷ giá hối đoái
∑KN X: Tổng kim ngạch xuất khẩu của năm X.
Tỷ giá hối đoái luôn luôn biến động, và sự biến động của tỷ giá hối đoái là do chịu ảnh
hưởng của rất nhiều nhân tố: Tốc độ tăng trưởng GDP, tình hình thất nghiệp, tình hình
cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, tình hình lạm phát, lãi suất, chính trị,
an ninh, khủng bố,... Các loại thông tin này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng,
tác động đến tỷ giá hối đoái.
Để có thể tính được sự biến động của tỷ giá hối đoái tác động đến doanh thu như thế
nào và nó tác động với tỷ lệ phần trăm là bao nhiêu. Tôi tiến hành chuyển doanh thu từ
USD sang VND, sử dụng tỷ giá bình quân gia quyền của năm.
Công thức tính:
Lấy năm gốc là năm 2006.
Kim ngạch hiện hành năm X theo VND= Kim ngạch X * tỷ giá nămX.
Doanh thu thực năm X theo VND= Kim ngạch X * tỷ giá năm gốc.
Chênh lệch KN doanh thu X = Kim ngạch hiện hành X – kim ngạch thực X.
Thay đổi tỷ giá tác động đến KN = %100*
X
X
KN
KN
Σ
Δ
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 19
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
Trong đó:
KNΔ X: Chênh lệch kim ngạch năm X
ΣKNX: Tổng kim ngạch năm X
Bảng 5.5: KN hiện hành, thực và chênh lệch kim ngạch giai đoạn 2006-2008
ĐVT: 1.000.000 VND
Năm 2007, kim ngạch do chênh lệch tỷ giá giảm hơn 95,5 triệu VND. Do năm 2007 tỷ
giá hối đoái giảm đi 0,13 % so với năm 2006.
Sang năm 2008, kim ngạch do chênh lệch tỷ giá tăng hơn 1,7 tỷ VND. Do năm 2008 tỷ
giá hối đoái tăng lên 3,22 % so với năm 2006.
Năm 2007, sự thay đổi giảm tỷ giá hối đoái đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng
cá của công ty. Cụ thể là năm 2007 tỷ giá hối đoái đã làm giảm 0,13 % kim ngạch. Sang
năm 2008, tỷ giá hối đoái đã góp phần làm tăng kim ngạch cho mặt hàng cá khô của
công ty Thái Sơn lên 3,12 %.
Qua phân tích trên thì tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng cá khô của công ty. Trong quá trình thực tập tại công ty tôi đã tìm hiểu các
loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và bán hàng, thì các các loại chi phí phát
sinh đều được thanh toán bằng tiền Việt Nam, và cũng không thanh toán kiểu khoán
theo kim ngạch. Điều này cho thấy được tỷ giá hối đoái không tác động đến chi phí. Do
đó tỷ lệ phần trăm mà tỷ giá hối đoái tác động đến kim ngạch cũng chính là tỷ lệ mà tỷ
giá hối đoái tác động đến lợi nhuận của công ty.
Tiếp theo tôi sẽ phân tích chênh lệch kim ngạch của công ty khi công ty áp dụng theo tỷ
giá bình quân gia quyền mà không áp dụng theo tỷ giá do ngân hàng nhà nước cung cấp.
Công thức tính:
KNΔ X( VND) = ΣKNX(USD) *(Tx-T’x).
Trong đó:
KNΔ X(VND): Chênh lệch kim ngạch theo việt nam đồng.
ΣKNX(USD): Tổng kim ngạch của năm X tính theo đồng đô la mỹ.
Tx: Tỷ giá hối đoái bình quân gia quyền năm X .
T’x: Tỷ giá hối đoái theo ngân hàng nhà nước công bố năm X.
Năm Hiện hành Thực Chênh lệch
Thay đổi tỷ giá
tác động đến
KN (%)
Năm 2006 5.106,76 5.106,76 - -
Năm 2007 73.398,03 73.493,72 -95,69 -0,13
Năm 2008 57.141,03 55.356,34 1.784,69 3,12
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 20
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
Bảng 5. 6: Chênh lệch KN(VND) khi tính bàng TGBQGQ so với TG của NH
ĐVT: 1.000 VND
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch do dùng tỷ giá bình
quân gia quyền của công ty
22.480,02 410.095,80 -2.577.507,10
Nhìn vào bảng 5.6 ta thấy công ty tính theo giá bình quân gia quyền thì có lợi trong năm
2006 và năm 2007, điều này chứng tỏ công ty thu ngoại tệ ngay tại thời điểm tỷ giá
USD/VND cao. Nhưng sang năm 2008 thì công ty thiệt hại hơn 2,5 tỷ VND, điều này
cho thấy công ty đã thu ngoại tệ vào lúc tỷ giá thị trường thấp. Tuy công ty có lợi trong
2 năm nhưng phần thiệt hại trong năm 2008 thì cao hơn lợi nhuận thu được. Vì vậy khi
công ty tính kim ngạch theo tỷ giá bình quân gia quyền thì thiệt hại hơn 2 tỷ VND so
với việc tính theo tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố.
Tóm lại: Tỷ giá hối đoái là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp,
sự thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ làm giảm hoặc tăng kim ngạch từ đó sẽ tác động đến lợi
nhuận. Cụ thể năm 2007, tỷ giá hối đoái giảm đã làm giảm lợi nhuận xuống 0,13 %,
năm 2008 thì tỷ giá hối đoái tăng lên làm cho lợi nhuận tăng 3,12 %.
Nếu công ty dự đoán được xu hướng thay đổi của tỷ giá hối đoái thì điều này sẽ giúp
cho công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và đề ra các chiến lược để ngăn chặn sự rủi
ro về thay đổi tỷ giá trong kinh doanh xuất khẩu.
5.2.2 Giá bán
Bảng 5.7: Bảng số lượng và giá bán mặt hàng cá khô năm 2006-2008
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Trên đây là bảng tổng hợp giá bán của cả 4 loại cá khô mà công ty đang kinh doanh giai
đoạn 2006-2008.
Nhìn vào bảng 5.7 ta có thể thấy được năm 2006 công ty chủ yếu tiêu thụ mặt hàng cá
khô chỉ vàng. Sở dĩ chỉ có cá chỉ vàng được tiêu thụ là do lúc đó mặt hàng này chỉ được
xuất khẩu sang thị trường Nga, mà thị trường Nga thì chủ yếu mà chủ yếu tiêu thụ cá
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chỉ tiêu Số lượng
(Kg)
Giá cả
(USD/Kg)
Số lượng
(Kg)
Giá cả
(USD/Kg)
Số lượng
(Kg)
Giá cả
(USD/Kg)
Cá cơm - - 189.220,00 2,77 109.557,00 4,38
Cá mối - - 124.272,00 5,29 15.195,00 5,78
Cá nục - - 81.756,00 5,24 80.447,40 6,04
Cá chỉ vàng 51.642,00 6,13 394.962,00 7,46 312.377,90 7,61
Tổng 51.642,00 6,13 790.210,00 5,76 517.577,30 6,63
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 21
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
khô chỉ vàng. Nên giai đoạn đầu công ty chỉ đưa mặt hàng cá chỉ vàng sang tiêu thụ ở
thị trường này mà thôi.
Năm 2007, do đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tìm kiếm thị trường nên số lượng đơn
đặt hàng tăng lên đáng kể và không gói gọn ở mặt hàng cá chỉ vàng mà còn mở rộng ra
thêm mặt hàng cá cơm, cá mối và cá nục nữa. Tuy nhiên cá chỉ vàng vẫn là mặt hàng ưu
thế, chiếm gần 400 ngàn kg, mặc dù đây là loại cá khô có giá đắt nhất, gần 7,5 USD/kg.
Sang năm 2008 lượng cá khô tiêu thụ giảm hơn so với năm 2007. Thị trường chính của
4 mặt hàng cá khô này vẫn là Nga và Ukraina.
Nhìn chung thì 4 loại cá khô có mức giá rất chênh lệch nhau. Chính vì vậy mà số lượng
tiêu thụ mỗi mặt hàng cũng có sự khác nhau khá rõ rệt.
Bảng 5.8: Bảng % thay đổi số lượng và giá bán giai đoạn 2006 -2008
Nhìn vào bảng % thay đổi số lượng và giá cả giai đoạn 2006-2008, ta thấy năm 2008, cá
cơm là mặt hàng có sự thay đổi về giá tăng hơn phân nửa, nhưng nó cũng là mặt hàng
có sự biến đổi về lượng lớn, giảm hơn 40 % so với năm 2007. Còn mặt hàng cá mối tuy
có sự thay đổi về giá rất thấp chỉ tăng hơn 9 %, nhưng sự thay đổi về lượng rất lớn,
giảm gần 90 %.
Cá nục, là mặt hàng mà sự thay đổi về giá ảnh hưởng rất nhẹ đến lượng hàng tiêu thụ.
Giá cá nục năm 2008 tăng gần 1/5 nhưng lượng tiêu thụ thì chỉ giảm 2 %.
Qua bảng 5.8 ta thấy được 3 mặt hàng: Cá cơm, cá mối, cá chỉ vàng là các loại cá khô
có giá rất nhạy cảm và sự thay đổi về giá sẽ dẫn đến sự biến động rất lớn về lượng.
Công thức tính:
Lấy năm gốc là năm 2006.
Kim ngạch hiện hành năm X = Q X * PX
Kim ngạch thực năm X = Q 0 * PX. (Biến động lượng)
Kim ngạch thực năm X = Q X * P0. (Biến động giá)
KNΔ X = Kim ngạch hiện hành năm X – kim ngạch thực năm X.
07/06 08/07 08/06
Chỉ tiêu
Lượng
( Kg)
Giá
(USD/kg)
Lượng
( Kg)
Giá
(USD/kg)
Lượng
( Kg)
Giá
(USD/kg)
Cá cơm - - -42,10 58,12 - -
Cá mối - - -87,77 9,26 - -
Cá nục - - -1,60 15,27 - -
Cá chỉ vàng 664,81 21,70 -20,91 2,01 504,90 24,14
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 22
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
Thay đổi tỷ giá tác động đến KN năm X= %100×Σ
Δ
X
X
KN
KN
Trong đó:
PX,QX : Giá và số lượng tại năm X
P0, Q0 : Giá và số lượng tại năm gốc (2006)
KNΔ X : Chênh lệch kim ngạch năm X
ΣKNX: Tổng kim ngạch năm X
Bảng 5.9 : Sự biến động về số lượng hàng tiêu thụ tác động đến kim ngạch
ĐVT: 1.000USD
Năm Hiện hành Thực Chênh lệch
Thay đổi lựơng
tác động đến
KN (%)
Năm 2006 316,57 316,57 - -
Năm 2007 4.551,61 297,46 4.254,15 93,46
Năm 2008 3.431,54 342,39 3.089,15 90,02
Sự biến động về lượng cá khô tiêu thụ tác động rất mạnh đến tổng kim ngạch xuất khẩu.
Sự tăng lượng cá khô bán ra của năm 2007 so với năm 2006 đã góp phần làm tăng hơn
4 triệu USD, hơn 93 % kim ngạch năm 2007.Và năm 2008 đã làm tăng hơn 3 triệu
USĐ, làm tăng 90% kim ngạch của năm 2008.
Bảng 5.10 : Sự biến động về giá bán tác động đến kim ngạch
ĐVT: 1.000 USD
Năm Hiện hành Thực Chênh lệch
Thay đổi giá
tác động đến
KN (%)
Năm 2006 316,57 316.57 - -
Năm 2007 4.551,61 4.843,99 -292,38 -6,42
Năm 2008 3.431,54 3.172,75 258,79 7,54
Sự biến động về giá cá khô bán ra tác động rất mạnh đến tổng kim ngạch xuất khẩu của
công ty, nhưng vẫn còn yếu hơn so với sự biến động về lượng. Năm 2007, giá bình quân
gia quyền thấp hơn so với năm 2006, nên đã góp phần làm giảm gần 6,5 % kim ngạch,
sở dĩ giá bình quân gia quyền năm 2006 cao hơn năm 2007 là do năm 2006 công ty chỉ
xuất khẩu mặt hàng cá chỉ vàng mà đây lại là mặt hàng có giá cao nhất, nên giá bình
quân gia quyền cao. Nhưng sang năm 2008, giá bình quân gia quyền tăng lên, điều này
đã làm tăng hơn 7,5 % kim ngạch.
Tiếp sau đây tôi sẽ giới thiệu về tỷ trọng của từng mặt hàng cá khô trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2006-2008.
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 23
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
Bảng 5.11: Tỷ trọng kim ngạch theo mặt hàng
Biểu đồ 5.3: Tỷ trọng kim ngạch theo mặt hàng
Nhìn vào biểu đồ tỷ trọng của từng mặt hàng cá khô trong tổng kim ngạch, mặt hàng cá
khô xuất khẩu chủ yếu của công ty là cá chỉ vàng, chiếm 100 % tỷ trọng năm 2006,
chiếm 65 % trong năm 2007 và 69 % năm 2008. Đây là mặt hàng xuất khẩu chính của
công ty, đồng thời đây cũng là mặt hàng có giá cao nhất trong nhóm hàng cá khô. Do đó
nếu cá chỉ vàng có bất cứ sự biến động nào về giá bán hoặc về số lượng thì nó sẽ tác
động rất mạnh đến tổng kim ngạch của công ty. Vì vậy tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu sự
biến động về lượng và giá của mặt hàng cá chỉ vàng .
Cách tính kim ngạch hiện hành, thực và chênh lệch thì giống với cách tính cho cả nhóm
hàng cá khô. Nhưng kim ngạch năm X thì chỉ lấy kim ngạch của mặt hàng cá chỉ vàng
năm X. Riêng sự thay đổi tác động đến kim ngạch, thì ta lấy tổng kim ngạch của năm X.
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Cá cơm - 12% 14%
Cá mối - 14% 3%
Cá nục - 9% 14%
Cá chỉ vàng 100% 65% 69%
Tổng 100% 100% 100%
14
12
3
14
14
9
69
65
100
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Cá cơm Cá mối Cá nục Cá chỉ vàng
Đánh giá hiệu quả hoạt HĐKDXK mặt hàng cá khô của công ty Thái Sơn giai đoạn 2006-2008
GVHD: ThS Nguyễn Thanh Xuân Trang 24
SVTH: Hà Thị Kiều Oanh
Bảng 5.12: Sự biến động về lượng cá chỉ vàng tác động đến kim ngạch
ĐVT: 1.000 USD
Năm Hiện hành Thực Chênh lệch
Thay đổi lượng
tác động đến
KN (%)
Năm 2006 316,57 316,57 - -
Năm 2007 2.946,42 385,25 2.561,17 56,21
Năm 2008 2.377,20 393,00 1.984,20 57,81
Sự biến động về lượng cá chỉ vàng tiêu thụ cũng tác động khá mạnh đến tổng kim
ngạch, chiếm trên 50%. Cụ thể là năm 2007, lượng cá chỉ vàng được tiêu thụ tăng lên
góp phần làm tăng hơn 2,5 triệu USD tác động hơn 56 % kim ngạch năm 2007, và sự
tăng lượng bán năm 2008, đã làm tăng gần 58 % kim ngạch năm 2008.
Bảng 5.13: Sự biến động về giá bán cá chỉ vàng tác động đến kim ngạch
ĐVT: 1.000 USD
Năm Hiện hành Thực Chênh lệch
Thay đổi giá
tác động đến
KN (%)
Năm 2006 316,57 316,57 - -
Năm 2007 2.946,42 2.421,12 525,30 11,53
Năm 2008 2.377,20 1.914,88 462,32 13,47
Sự biến động về giá cá chỉ vàng c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1033.pdf