Đánh giá hiệu quả của việc phân loại rác thải tại nguồn phường An Biên - Lê Chân, TP Hải Phòng

Mở đầu Hơn ba mươi năm trôi qua kể từ Hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường tại Stockhom(Thuỵ Điển)-1972 và hơn mười năm sau Hội nghị Thượng đỉnh trái đất về Môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro( Brazil)-1992, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg được tổ chức để tìm sự đồng thuận của các quốc gia trên quy mô toàn cầu về sự khẩn thiết các biện pháp hữu hiệu trong công tác bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam đang có những nỗ lực

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả của việc phân loại rác thải tại nguồn phường An Biên - Lê Chân, TP Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến kịp sự phát triển trên thế giới trong định hướng phát triển mang tính bền vững là xu thế mang tính phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Chủ trương của chúng ta là: " Phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra với tốc dộ nhanh chóng, đặc biệt là ở ba vùng kinh tế trọng điểm. Hải Phòng là thành phố cảng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong những năm gần đây, thành phố Hải Phòng đang từng ngày phát triển, nỗ lực phát huy các tiềm lực của mình, bước phát triển trở thành đô thị loại một đã chứng tỏ điều đó nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức của một thành phố lớn. Trong bối cảnh chung của một nước Việt Nam đang phát triển , Hải Phòng còn rất nhiều nhiệm vụ kinh tế xã hội cần giải quyết. Quản lí tốt rác thải rắn đô thị cũng là một trong các nhiệm vụ kinh tế xã hội của thành phố, đây cũng là chương trình hành động trọng điểm trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010. Hiện nay quản lí chất thải rắn đô thị ở Hải Phòng còn chưa đạt mức hiệu qủa như mong muốn, chỉ đạt 70-75% lượng chất thải phát sinh hàng ngày, đáng chú ý là lượng chất thải này chưa được tái chế , tái sử dụng cũng như chế biến hiệu quả. Đặt trong xu thế hiện nay, kinh tế chất thải đang trở thành ngành kinh tế đáng chú trọng trong việc góp phần vào sự phát triển bền vững, thì công tác quản lí chất thải rắn đô thị ở Hải Phòng phải được chú trọng là điều tất yếu. Khai thác tốt hình thức kinh tế này không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường, cảnh quan đô thị mà còn có khả năng đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ từ các nguồn thu từ chế biến rác. Nhận thức được vấn đề đó, Chính quyền và các cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đã thực hiện đầu tư có trọng điểm thông qua các dự án về quản lí chất thải rắn đô thị. Phân loại chất thải tại nguồn cũng là một trong các chương trình thu hút được nhiều dự án. Để đánh giá đúng hiệu quả từ đó nhân rộng mô hình, thành phố đã tiến hành dự án thí điểm tại phường An Biên quận Lê Chân về phân loại rác thải tại nguồn. Qua quá trình học tập và thực tập tại Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng, tôi đã thực hiện chuyên đề:"Đánh giá hiệu quả của việc phân loại rác thải tại nguồn phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng". Chuyên đề gồm 3 phần chính: Chương I: Tổng quan chất thải, chất thải rắn rác thải sinh hoạt. Chương II: Hiện trạng quản lý chất thải rắn của thành phố Hải Phòng. Chương III: Đánh giá hiệu quả của chương trình phân loại rác thải tại nguồn thành phố Hải Phòng. Chương I Tổng quan chất thải, chất thải rắn, rác thải sinh hoạt. 1. Chất thải. 1.1. Khái niệm Chất thải là một bộ phận vật liệu phát sinh trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, không có hoặc không còn giá trị sử dụng nữa. Rác thải tồn taị ở mọi dạng vật chất như: rắn, lỏng, khí có thể xác định khối lượng rõ ràng. Một số chất thải tồn tại dưới dạng khó xác định như: nhiệt, bức xạ, phóng xạ...Dù tồn tại dưới dạng nào thì tác động gây ô nhiễm của chất thải là do các thuộc tính của chúng về lí, hoá, sinh của chúng trong đó thuộc tính hoá học là quan trọng nhất. Chất thải mang tính tích luỹ dần, nên từ một lượng nhỏ vô haị qua thời gian chúng tích luỹ thành lượng lớn gây tác hại nguy hiểm. Các hoá chất có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc kết hợp với nhau thành các chất nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn. Một số chát thải rắn, lỏng, khí còn có đặc thù sinh học nên thông qua các quá trình biến đổi sinh học trong cơ thể sống hoặc qua các chất thải khác mà biến đổi thành các sản phẩm tạo ra các ổ dịch bệnh nhất là các vùng có khí hậu ẩm nhiệt đới thích hợp. 1.2. Nguồn gốc chất thải. 1.2.1.Do sản xuất và tiêu thụ năng lượng. Đây là ngành chiếm vị trí hàng đầu trong việc gây ô nhiễm môi trường . các sản phẩm chính của đốt nhiên liệu là khí cacbonic. Tuy xảy ra khủng hoảng vào những năm 70 nhưng tiêu thụ năng lượng trên phạm vi toàn cầu vẫn không ngừng tăng lên. Sự giảm tiêu thụ dầu mỏ được bù lại bằng sự tăng cường sử dụng than đá, khí thiên nhiên và năng lượng hạt nhân. Vì các nguồn năng lượng mới và năng lượng hạt nhân chỉ mới chiếm một phần rất bé trong tổng số này nên nguồn năng lượng chủ yếu vẫn lấy từ đốt nhiên liệu hoá thạch. Như đã biết, một trong các sản phẩm chính của sự đốt nhiên liệu là khí cacbonic.Theo các chuyên gia , lượng khí cacbonic được giải phóng ra khi đốt khối lượng nhiên liệu này tương ứng với việc đốt 660 tỉ tấn cacbon. Con số khổng lồ này cho thấy vai trò chính của ngành sản xuất năng lượng trong việc làm ô nhiễm sinh quyển. 1.2.2.Sản xuất công nghiệp. Công nghiệp hoá học, công nghiệp luyện kim và cả công nghiệp điện tử hiện đại đã đưa vào sinh quyển vô số hợp chất hưũ cơ và vô cơ, thường là những chất có độc tính cao, khó phân huỷ, đôi khi không thể bị phân huỷ như thuỷ ngân, camidi, antimoan, … Ngành công nghiệp tổng hợp hữu cơ đã và đang sản xuất ra một số lượng lớn các hợp chất mới, hoàn toàn là sự sáng tạo của con người . Hậu quả là một số lượng lớn các chất được thải vào môi trường tự nhiên và góp phần làm ô nhiễm các hệ sinh thái khác. 1.2.3.Ngành sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp hiện đại cũng là một nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng.Việc sử dụng phân hoá học với khối lượng lớn và việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ cỏ đã cho tăng đáng kể năng suất nông nghiệp. Tuy nhiên, rất tiếc là điều này lại kéo theo sự ô nhiễm nghiêm trọng đất canh tác và các nguồn nước, cũng như các sản phẩm thực vật và động vật bởi rất nhiều độc tố vô cơ và hữu cơ khác nhau. 1.2.4.Giao thông vận tải. Một trong những nét đặc trưng của xã hội công nghiệp là sự cơ giới hoá các phương tiện giao thông vận tải. Trong các phương tiện giao thông đường bộ thì ô tô chiếm một vị trí đặc biệt. Hiện nay trên thế giới có gần 500 triệu ô tô đang hoạt động và hầu như là đang dùng động cơ đốt trong với nhiên liệu là xăng hay dầu Diezen. Trong các khí thải của động cơ đốt trong có khí cacbonic, cacbonmono oxit, nitơ oxit…,hiđrocacbua chưa cháy, các hợp chất của chì. Tất cả các chất này đều là chất gây ô nhiễm đối với khí quyển, thuỷ quyển và thạch quyển. 1.2.Các thuộc tính của chất thải Chất thải tồn tại ở mọi dạng vật chất như rắn, lỏng, khí có thể xác định khối lượng rõ ràng. Một số chất thải tồn tại ở dưới dạng khó xác định như nhiệt, bức phóng xạ … Dù tồn tại dưới dạng nào thì tác động gây ô nhiễm của chất thải là do các thuộc tính về lý học, hoá học, sinh học của chúng trong đó thuộc tính hóa học là quan trọng nhất. Ta chú ý đến các thuộc tính cơ bản của chất thải về mặt hoá học. Thuộc tính tích luỹ dần do các hoá chất bền vững và sự bảo tồn vật chất nên từ một lượng nhỏ vô hại qua thời gian chúng tích luỹ thành lượng đủ lớn gây tác hại nguy hiểm, đó là các kim loại nặng As,Hg,Zn. Các hoá chất có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc kết hợp với nhau thành chất nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn. 2. Chất thải rắn đô thị. 2.1. Khái niệm. Chất thải rắn đô thị(MSW- Municipal Solid Waste) là một loại chất thải rắn tổng hợp ở khu vực đô thị, bao gồm cả chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình thải ra, chất thải rắn của hoạt động thương mại và dịch vụ, chất thải rắn của hoạt động công nghiệp, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng, chất thải bệnh viện... Chúng có một đặc thù riêng và đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của mỗi quốc gia trong việc thu gom, vận chuyển, tái chế tái sử dụng và chôn lấp. Cùng với quá trình đô thị hoá, MSW gia tăng không ngừng. ở Việt Nam chỉ tính riêng lượng chất thải sinh hoạt ở đô thị, theo số liệu thống kê từ năm 1996 đến năm 1999, lượng chất thải sinh hoạt bình quân khoảng 0,6 đến 0.8 kg/người/ngày. Một số đô thị nhỏ, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh dao động khoảng 0,3 đến 0,5kg/người/ngày. Việc thu gom và quản lí chất thải rắn đô thị còn rất hạn chế, theo số liệu năm 1999 thu gom MSW ở các đô thị trong cả nước mới chỉ đạt khoảng 40-70%(Hà Nội 65%, Hải Phòng 64%, Hạ Long 50%, Vinh 60%, Việt Trì 30%, Huế 60%, Đà Nẵng 66%, Biên Hoà 30%, Vũng Tàu 70%, Thành phố Hồ Chí Minh 70-75%. Nhiều thị xã, tỉ lệ thu gom chất thải rắn trung bình chỉ đạt từ 20-40%, thậm chí có nhiều thị trấn và thị xã còn chưa có tổ chức thu gom chất thải rắn , chưa có bãi tổ chức thu gom chất thải rắn và chưa có bãi đổ rác chung của cả đô thị. ở các thành phố lớn, chất thải từ các đường phố chủ yếu được công ty môi trường đô thị, dịch vụ công cộng hoặc công ty vệ sinh thu gom tới các bãi rác hoặc các xí nghiệp chế biến rác . Trong công tác xử lí chất thải rắn đô thị người ta quan tâm tới các đặc tính của rác thải rắn đô thị, đặc biệt là nhấn mạnh tới thuộc tính có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác của nó. 2.2.ảnh hưởng của rác thải. Cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá, chất lượng cuộc sống ngày càng tăng, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, thì con người ngày càng thải vào môi trường tự nhiên hàng triệu tấn rác thải. Rác thải nếu không được xử lí an toàn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước. Rác thải rắn trong quá trình phân huỷ sẽ tạo ra các khí độc như: mê tan, các dẫn xuất của nitơ, hidrocacbua, các dẫn xuất của lưu huỳnh...làm vẩn đục môi trường không khí...Quá trình chôn lấp rác thải nếu không được xử lí chặt chẽ và triệt để thì rác phân huỷ sẽ thấm vào môi trường nước làm ô nhiễm cả nguồn nước mặt lẫn mạch nước ngầm.Rác thải lẫn với đất làm cho chất lượng đất xấu đi, đất bị bạc màu, thoái hoá, biến chất, xấu hơn nữa có thể dẫn tới hiện tượng hoang mạc hoá. Môi trường không khí, môi trường nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh về đường hô hấp, tuần hoàn, đường ruột, lao, ung thư...đặc biệt con số những người mắc bệnh ung thư đang ngày một tăng lên trở thành vấn nạn cho loài người. 2.3.Các biện pháp xử lí rác thải rắn đô thị. Rác thải rắn đô thị đang trở thành vấn đề quan tâm của thế giới nói chung, của mỗi quốc gia nói riêng. Nếu chúng ta không có hành vi can thiệp kịp thời thì chỉ trong nay mai thôi rác sẽ ngập đầy trái đất, làm mất mĩ quan, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng, thậm chí còn đe doạ tính mạng con người. Vì thế, cùng với quá trình phát triển của mình, chúng ta cần có thái độ đối xử công bằng với môi trường. Tuỳ theo khả năng phát triển kinh tế, ý thức và trình độ nhận thức về môi trường, thành phần chính của rác thải mà mỗi quốc gia, mỗi vùng có biện pháp xử lí rác thải rắn khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới đang tồn tạiphổ biến các biện pháp chính sau: -Chôn lấp. -Thiêu đốt. -Chế biến phân hữu cơ. -Hoá rắn. 2.3.1.Chôn lấp. Chôn lấp rác trong các bãi thải đã được chuẩn bị trước(có thể được lót thành xung quanh và đày bằng các vật liệu chống thấm như đất sét, chất dẻo) là phương pháp truyền thống xưa nay. Rác được đổ thành từng lớp có chiều dày khoảng 0,5 đến 1 mét, sau đố đầm nén chặt và phủ lên trên lớp đất hay cát. Độ cao đổ rác trong bãi chôn lấp tuỳ thuộc vào thiết kế, thông thường ở nước ta chiều cao đổ rác từ 5 đến 10 m. Chọn phương pháp chôn lấp rác thải trước hết phải dựa vào đặc tính của chất thải . Thành phần, cấu tạo chất thải phát sinh ở các nước đang phát triển cho thấy cần phải có cáh tiếp cận thích hợp. Dành sẵn các khu đất là điều kiện tiên quyết đối với tất cả các hình thức chôn lấp chất thải rắn. Do vẫn còn chất cặn thừa trong mọi loại hình xử lí, cho nên đối với đất đai cần giảm đảng kể các chất cặn thừa bằng các phương pháp xử lí dùng năng lượng và các phương pháp xử lí có chi phí lớn. Hầu hết các phương pháp xử lí và chôn lấp chất thải ở các nước đang phát triển là chôn lấp hợp vệ sinh, làm phân ủ, thiêu đôt(nhiệt phân) và huỷ kị khí. 2.3.2.Thiêu đốt. Đốt rác trong các loại lò đốt thường sử dụng nhiên liệu là dầuvà kết hợp với việc thu nhiệt khi đốt rác để sản xuất ra nhiệt năng hay điện năng...Tro và các thành phần không cháy đựơc sau khi đốt đem đi chôn lấp. Tuy nhiên thiêu đốt không phải là một giải pháp quan trọng về kinh tế và phù hợp về kỹ thuật đối với các thành phố ở các nước đang phát triển, xét về khía cạnh giá trih calo thấp và nồng độ hơi nước cao trong chất thải, Trong nhiều trường hợp , công đoạn cuối cùng của quá trình thiêu đốt cần phải có thêm nhiên liệu bổ xung. Hơn nữa, thiêu đốt là quá trình cần phải có vốn cũng như chi phí vận hành dễ vượt quá khả năng của hầu hết các thành phố ở các nướ đang phát triển. 2.3.3.Chế biến phân hữu cơ. Rác được ủ thành đống hay luống, nhờ các vi sinh vật có trong rác hay được bổ xung từ bên ngoài vào để phân huỷ các chất gluxit, lipit và prôtêin trong rác thành mùn hữu cơ. Tuỳ thuộc vào việc phân huỷ vi sinh vật hiếu khí hay kị khí mà có bố trí việc cung cấp không khí cho các bãi hay luống rác hay không . Điều kiện thích hợp để ủ phân như là một phương pháp chôn lấp chất thải phụ thuộc vào ba yếu tố chính là: *Đặc tính của chất thải. *Điều kiện có thể áp dụng hệ thống ủ. *Tiềm năng của thị trường địa phương đối với phân Compot. Những vùng có tiềm năng ủ phân bao gồm các vùng trồng cây cảnh, trồng nho, làm vườn, nông nghiệp, rừng, trồng trọt ở vùng đất hoang. Tiềm năng thị trường ở các nước đang phát triển là đáng kể. Giới cầm quyền địa phương đã chuẩn bị các bước để tuyên truyền vấn đề này, thông qua thông tin đại chúng, hội thảo, hợp tác giữa các chủ trang trại. Chất thải ở các nước đang phát triển, chứa tới 70 đến 80 % chất thực vật dễ thối rữa, lại có tiềm năng thị trường đáng kể đối với Compot nhờ có các phương pháp canh tác nông nghiệp phong phú và giá cả phân hữu cơ cao, có sức lao động rẻ, thuận tiện và tiết kiệm trong việc ủ phân 2.3.4.Một số công nghệ đúc ép hoá rắn. Công nghệ đúc ép hoá rắn nhưhyđromex, pasta là công nghệ sử dụng việc nén ép các chất polime và rác thải thành các tấm hay khối...có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về vật liệu xây dựng càng lớn. Nguồn nguyên liệu để sản xuất ra các sản phảm này là đá vôi, đất sét, cao lanh.. trước đây cứ tưởng là vô tận thì nay cũng cạn kiệt dần, đó là chưa kể việc khai thá đất sét làm thu hẹp diện tích trồng trọt và do đó sảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế một cách tiêu cực. Trong nhiều trường hợp chất thải của các xí nghiệp công nghiệp có thành phần hoá học và thành phần khoáng gần như các nguyên liệu tự nhiên, trong một số trường hợp thậm chí còn tốt hơn nữa, do đó nhiều nhà khoa học khảng định có thể dùng chất thải công nghiệp này để thay thế một phần cho cá nguyên liệu nói trên, và trong thực tế điều này đã được thực hiện ở một số xí nghiệp vật liệu xây dựng với kết quả tốt đẹp. 3.Chất thải sinh hoạt. 3.1.Khái niệm. Thuật ngữ chất thải sinh hoạt dùng để chỉ tất cả các loại chất thải còn lại xuất phát từ moị khía cạnh của hoạt động của con người trong cuộc sống hàng ngày, từ phân, nước tiểu của các hoạt động sinh lí tự nhiên đến thức ăn thừa, rác quét nhà... cho đến xác ô tô hỏng, đồ gỗ bị thay thế... 3.2.ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt. Do trong chất thải sinh hoạt có chứa những chất hữu cơ có thể lên men, là môi trường phát triển của các vi sinh vật gây bệnh nên đây được coi là loại chất thải nguy hiểm nhất. Các chất thải còn lại chỉ ảnh hưởng đến môi trường ở khía cạnh mỹ quan và lấn chiếm đất canh tác. Trong nhiều trường hợp chất thải sinh hoạt còn gọi là rác thải. Sự ô nhiễm môi trường bởi các chất thải sinh hoạt liên quan chủ yếu đến các thành phố và khu công nghiệp đông dân cư, ở đó dân số đông, mật độ dân số cao, do đó lượng chất thải lớn và tập trung.Vấn đề ô nhiễm môi trường bởi các chất thải sinh hoạt đã có từ thời tiền sử. Nó là nguyên nhân chính của các vụ dịch bệnh từ trước đến nay trên thế giới. II. Kinh tế chất thải. 1.Khái niệm. Kinh tế chất thải bao gồm tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh tế liên quan đến phát sinh, thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng,vận chuyển, chôn lấp hoặc thiêu đốt chất thải. 2.Mô hình thị trường cho dịch vụ quản lí chất thải. Trong thị trường cho dịch vụ MSW, các hàng hoá có liên quan thực sự là kết hợp của một vài hoạt động đặc trưng riêng biệt -bao gồm thu gom, vận chuyển và phân huỷ rác thải đô thị. Dựa trên cơ sở đầu ra này, mô hình thị trường các dịch vụ MSW đã được xác định, trong đó sử dụng đường cầu giả thuyết(D) hoặc đường lợi ích cá nhân cận biên(MPB) và đường cung (S) hoặc đường cung chi phí cá nhân cận biên(MPC). Hai đường này xác định giá cân bằng cạnh tranh hoặc chi phí cho dịch vụ MSW, Pc và lượng cân bằng Qc. P S'=MPC' S=MPC Pc' Pc D=MPB Qc' Qc Lượng của dịch vụ MSW)Qc) Hình2.1: Mô hình thị trường cho các dịch vụ rác thải đô thị. 2.1.Đường cung thị trường. Đường cung thị trường của dịch vụ MSW là đường đại diện các quyết định về sản xuất của công ty theo hợp đồng đã kí với các thành phố hoặc thị trấn hoặc chính quyền các khu đô thị nơi cung cấp các dịch này trực tiếp cho cộng đồng. Trong thị trường này, các chi phí cho sản xuất phản ánh bao gồm chi phí thu gom rác, vận hành đội xe chở rác, quản lí bãi rác hoặc thiêu huỷ rác và tất cả các chi phí về nhân công. Theo giả định thông thường về sản xuất và hoàn trả giảm dần, đường MPC có dạng dốc lên. Trong các yếu tố chi phí giá cả có ảnh hưởng tới đường cung trong thị trường này có cả diện tích đất và các quy định của Chính Phủ. Ví dụ, do diện tích đất chôn lấp rác bị hạn chế, các khu đô thị, thành phố lớn phải cắt giảm các bãi chôn lấp hoặc chuyển đi xa, do vậy giá cả cho việc chôn lấp buộc phải tăng lên, hình 2.1 cho thấy kết quả thể hiện trên mô hình và việc dịch chuyển của đường MPC đã làm tăng mức giá lên điểm Pc' và giảm lượng cân bằng xuống Qc'. 2.2.Đường cầu các dịch vụ MSW. Đường cầu của thị trường các dịch vụ MSW đại diện các quyết định trả giá của các cơ sỏ tạo rác thải MSW. Trong bối cảnh này, lượng cầu phản ánh các thay đổi về giá cả sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng cho thấy rác thải đưọc quản lí như thế nào. Để hiểu được điều này, chúng ta xem xét lại việc giảm lượng cầu từ Qc đến Qc', do vậy việc tăng giá gây ra bởi quy định của chính quyền thành phố như đã nêu ở trên. Vậy làm thế nào để các cơ sở tạo rác thải có khả năng thay đổi hành vi của họ để đạt được việc giảm lượng rác thải về mức này? Một khả năng có thể tạo ra là họ vẫn tạo ra một lượng rác thải như vậy nhưng cần ít dịch vụ hơn bởi vì họ sẽ tái chế rác thải.Cuối cùng, họ cũng có thể duy trì được mức sản sinh rác như cũ như cùng một mức độ tái chế, nhưng lại có thể tiến hành tiêu huỷ rác thải không đúng theo quy định của pháp luật nhằm trành phải chi trả giá cao cho dịch vụ MSW, hiện tượng này đã tững sảy ra ở một số doanh nghiệp ở Việt Nam là việc đốt rác trong bức tường rào của doanh nghiệp sản xuất. Vậy giải pháp nào được chọn phụ thuộc vào tính sãn có của nó đối với cơ sở sản sinh ra rác thải và các mức giá của giải pháp đó tương đương hay ngang bằng với mức giá các dịch vụ MSW. Nhận ra được phản ứng thị trường tự nhiên của các cơ sở có nhu cầu đối với các dịch vụ MSW giá cao hơn, chính quyền địa phương có thể khuyến khích tái chế bàng cáh đưa ra một chương trình chi phí hiệu quả cho dân cư ở khu vức đó. Nếu thiếu một chương trình như vậy, một số cơ sở sản xuất sinh ra rác thải có thể có đọng cơ tiêu huỷ rác thải của họ một cách bất hợp pháp. Đường cầu D hay MPB của các dịch vụ rác thải đô thị cũng có phản ứng đối với sự thay đổi giá cả nhất định. Ví dụ, những cá nhân giàu có ở dô thị có xu hướng sản sinh ra một lượng rác thải lớn hơn, vì họ mua nhều hàng hóa hơn và thay đổi thường xuyên hơn. Như vậy, cầu về dịch vụ MSW có thể sẽ dịch chuyển sang bên phải khi thu nhập của cộng đồng tăng lên, với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên. Một nhân tố phi giá cả khác của nhu cầu là sở thích và thị hiếu. Khi các cơ sửo sản sinh rác thải có trách nhiệm hơn với môi trường, chúng ta có thể hi vọng nhu cầu của họ về dịch vụ này sẽ giảm, vì họ điều chỉnh mua bán những sản phẩm ít cần bao gói hơn. Nói tóm lại, các cơ sở sản sinh rác thải ở mỗi cộng đồng có thể sẽ có một đường cầu với hình dáng riêng của mình theo các thay đổi về các yếu tố giá cả cũng như phi giá cả. Nếu các thị trường MSW thực sự hành động theo mô hình này và không có ngoại ứng, chúng ta có thể kết luận rằng thị trường MSW đạt hiệu quả tại điểm mà MPC=MPB. Chương II Hiện trạng quản lí chất thải rắn của thành phố Hải Phòng I.Tổng quan về công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng. 1.Chức năng nhiệm vụ Công ty môi trường đô thị Hải Phòng là một doanh nghiệp trực thuộc uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng, hoạt động dưới dạng doanh nghiệp làm dịch vụ lợi ích công cộng, đảm nhiệm các công tác: thoát nước, chiếu sáng,công viên, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng cụ thể là : +Vệ sinh, thu gom, vận chuyển, xử lí rác thải ở các phường trên địa bàn thành phố, khu vực giáp danh, khu tập thể cao tầng, các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện. +Nạo vét, khơi thông cống rãnh, mương thoát nước. Công ty còn quản lí, duy trì các hồ điều hoà, mương đất, mương xây, các cống ngầm và nhiều tuyến cống ngang. Mỗi năm nạo vét hàng nghìn mét khối bún đất đảm bảo tiêu thoát nước cho các phường, các trục đường giao thông và các xã ven đô. +Trồng tỉa cây xanh( mỗi năm công ty trồng thêm hàng nghìn cây xanh. Đến nay, các trục đường đường phố đã được phủ xanh tạo cảnh quan môi trường đô thị. 2.Tư cách pháp nhân và khả năng tài chính. 2.1.Tư cách pháp nhân. Công ty môi trường đô thị Hải Phòng được thành lập theo quyết định số:393/QĐ-UB ngày 28/5/1994 của UBND thành phố Hải Phòng và quyết định số 1175/QĐ ngày 29/6/2000 của UBND thành phố Hải Phòng về việc chuyển đổi Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. 2.2.Khả năng tài chính. Với vai trò là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động phục vụ lợi ích công nên toàn bộ ngân sách hoạt động của công ty do nhà nước cấp để chi phí cho việc chi trả lương cho 1090 công nhân thực hiện việc quản lí rác thải trên địa bàn 3 quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền và các loại rác thải trên sông trên biển thuộc địa bàn Hải Phòng, các hoạt động thu gom, vận chuỷên, vận hành bãi rác Tràng Cát cũng như đầu tư và duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị và các chi phí phát sinh khác của công ty. 3. Các họat động chủ yếu của công ty 3.1. Quản lí rác thải *Thu gom, vận chuyển, xử lí rác thải trên địa bàn các quận nội thành và trên sông trên biển Trong một vài năm gần đây, phạm vi hoạt động của công ty liên tục được mở rộng, phương thức thu gom vận chuyển rác cũng được cải tiến không ngừng để đáp ứng những yêu cầu cao hơn của xã hội.Từ năm 2001 đến nay, công ty chương trình phân loại rác thải tại nguồn như một hình thức xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường làm cho việc thu gom rác trên địa bàn triệt để hơn. Song song với công tác duy trì VSMT theo quy trình của Sở giao thông công chính, công ty Môi trường đô thị Hải Phòng thực hiện chương trình”Phân loại rác tại nguồn “ . Về chất lượng, công tác phân loại rác được đánh giá có hiệu quả, tỉ lệ phân loại đạt được phổ biến chung cho 3 quận là 85-90%. 3.2.Quản lí bãi chôn lấp Tràng Cát. Năm 2002 , bãi chôn lấp Tràng Cát đã chôn lấp và xử lí hàng nghìn tấn rác đảm bảo yêu cầu của quy trình công nghệ quản lí vận hành bãi chôn lấp của Sở Giao thông công chính. 3.3.Các chương trình trọng điểm của công ty. 3.3.1.Chương trình phân loại rác tại nguồn Trong những năm gần đây , do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh nên lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn tăng nhanh và thành phần rác cũng phức tạp hơn. Rác thải sinh hoạt bao gồm nhiều hợp phần khác nhau và nhiều loại trong số đó có thể có thể tái chế để hạn chế việc chôn lấp. Kim loại, nilon là những vật liệu dễ tái sử dụng hiện đã có đội quân thu nhặt phế liệu, còn lại đa phần là rác hữu cơ trong rác thải sinh hoạt . Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc làm phân bón hữu cơ nhất là trong giai đoạn hiện nay do lạm dụng phân bón hóa học quá nhiều làm ô mhiễm nước, cứng hóa đất trồng . Tuy nhiên , để xử lí rác thải phân bón thì phải phân loại rác; các loại nilon ,cao su, gạch đá , kim loại , hữu cơ ...lẫn lộn làm tăng kinh phí đầu tư cho nơi chế biến rác thành phân bón mà hơn nữa việc phân loại tại nơi chế biến cũng khó khăn và không triệt để . Vì vậy, để góp phần giải quyết những khó khăn cũng như nâng cao ý thức của cộng đồng đối với việc xử lí rác của gia đình mình.UBND và Hội phụ nữ thành phố Hải Phòng đã phát động chương trình “Phân loại rác tại gia đình “, hướng dẫn các gia đình phân rác thành hai lọại :rác vô cơ và rác hữu cơ . Để đạt được hiệu quả các ban ngành cùng đoàn thể cùng tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân trước khi thực hiện, tiếp tục tuyên truyền để phân loại rác trở thành thói quen. Lượng rác hữu cơ đến bãi tăng dần với số dân tham gia chương trình. Toàn bộ rác hữu cơ được xử lí riêng tại bãi chôn lấp Tràng Cát . Trong khi chưa có xưởng xử lí rác theo quy mô công nghiệp , công ty đã ủ rác tại mặt bằng ô chôn lấp rác sẵn có và đưa thêm EM và Bokashi để khử mùi rác,mùi nước rác . Hiện nay, tại bãi chôn lấp rác Tràng Cát cũng có một bộ phận công nhân chuyên trách làm công tác sàng tuyển rác phân hủy lấy mùn.Do sàng tuyển bằng thủ công nên công suất chưa cao. Tuy nhiên , từ năm 2001 đến nay dã góp phần đáng kể vào việc quay vòng ô chôn lấp tại bãi . Lượng rác hữu cơ như vậy chưa lớn nhưng ý nghĩa về mặt xã hội lại không nhỏ vì nó khẳng định việc phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn thành phố Hải Phòng là có khả năng thực hiện được. Phân loại rác tại gia đình không chỉ là việc phân chia rác thành 2 loại làm cho việc xử lí rác được dễ dàng mà còn giảm hẳn lượng rác vứt không đúng nơi quy định tại các điểm công cộng nhất là đối với các khu dân cư tập trung thành xóm, khu tập thể . Phân loại rác cũng tạo điều kiện cho việc thu phí vệ sinh thuận lợi hơn . 3.3.2.Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường Công ty cùng hội phụ nữ mở đợt tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng của việc bảo vệ mô trường sinh thái cũng như tác hại của việc rác thải đổ xuống ao hồ, nơi công cộng .Đồng thời mở lớp tập huấn với cán bộ cơ sở về việc xử lí rác thải tại cơ sở.Tứng bước triển khai công tác xã hội hóa VSMT tới từng gia đình: Túi nilon thì đốt, rác hữu cơ một phần làm thức ăn cho gia súc, phần còn lại ủ làm phân bón, phần rác cứng(kim loại, nhựa, thủy tinh) gom lại làm phế liệu cho các đơn vị tái chế, đặc biệt các phường thành lập các đội, tổ vệ sinh làm công tác quét, thu gom rác ở đường phố. Từ công tác xã hội hóa vệ sinh môi trường đã nâng cao được nhận thức của người dân về vấn đề môi trường với sức khỏe đời sống II. Hiện trạng quản lí chất thải đô thị thành phố Hải Phòng. 1.Bối cảnh. Hải Phòng, thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, rộng 1.507,6 km2, có dân số là 1.646.000 người(1995) nằm ở vùng Đông Bắc Đồng bằng Bắc Bộ , bên bờ Thái Bình Dương, cách Hà Nội 103 km theo hướng đưòng bộ cách thành phố Hồ Chí Minh 1.200 km theo đường hàng không, Hải Phòng nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm23-24 độ , lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800-6000 mm. Hải Phòng là thành phố cảng, trung tâm kinh tế công nghiệp thương mại , dịch vụ và du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và cả nước, là một trong các cực tăng trưởng quan trọng của các vùng kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quản Ninh. Hải Phòng gồm ba quận nội thành; Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân và một quận mới Kiến An và sáu huyện ngoại thành là : An Hải, Thuỷ Nguyên, KIến Thuỵ, An Lão, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo. Ngoài ra Hải Phòng còn có Thị xã Đồ Sơn, một khu du lịch tắm biển nghỉ mát nổi tiếng của Vệt Nam và hai huyện đảo Cát Bà và Bạch Long Vĩ. Hiện nay ba quận nội thành đang trong quá trình đô thị hoá cao với diện tích 20 km2, dân số trên 550.000 người, ngoài ra còn có hàng trăm ngàn khách vãng lai. Hải Phòng hiện có khoảng 500 nhà máy xí nghiệp sản xuất kinh doanh, 17 bệnh viện, 16 trung tâm y tế, hàng trăm trạm y tế phường xã, tổng số giường bệnh trên 5000, riêng ba quận nội thành có 19 chợ, quận Kiến An và xã ven đô khoảng trên 20 chợ lớn nhỏ, 12 công ty xí nghiệp giày dép các loại ngoài ra còn có hàng trăm nhà hàng khách sạn và các cơ sở thương mại dịch vụ. Hiện nay, Hải Phòng đang hình thành những cụm công nghiệp lớn như khu công nghiệp Tây Bắc với nhà máy sản xuất thép, khu công nghiệp Nomura. Khu công nghiệp non trẻ đầy triển vọng Bắc Thuỷ Nguyên với các nhà máy xi măng ChinFong, nhà máy xi măng mới Hải Phòng, nhà máy sửa chữa tàu biển, phá dỡ tàu cũ...Khu công nghiệp Đình Vũ-Hạ Đoạn, khu công nghiệp đường 14 Đồ Sơn, khu vực bến trong và ngoài cảng...Đó là những khu vực công thương nghiệp thương mại lớn nhất của Hải Phòng, những khu vực này sẽ tạo ra các chất thải rắn là rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp . Mỗi ngày trên địa bàn nội thành Hải Phòng thải ra khoảng 870 m3 đến 940 m3. Trong đó hơn 75 m3 phế thải công nghiệp và bệnh viện. Khả năng cho phép của công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng mới thu gom vận chuyển được khoảng 75%. Biểu đồ 2.1: Mức độ tăng lượng thải trung bình mỗi ngày qua các năm( các quận nội thành) Đơn vị: m3. ( Nguồn : Công ty môi trường Đô thị Hải Phòng ) 2.Tổ chức quản lí. Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng trực thuộc Sở GTCC Hải Phòng, là doanh nghiệp công ích có nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lí toàn bộ chất thải trong nội thành. Nhưng thực tế hiện nay, khác với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng còn có công ty công cộng Thị xã Đồ Sơn và quận Kiến An quản lí thu gom. Vận chuyển chất thải. Thậm chí công ty thoát nước Hải Phòng là đơn vị tách ra từ Công ty Môi trường cũ ra để chuyên quản lí hệ thống thoát nứơc, cũng tham gia quản lí chất thải rắn trong thời gian qua. Các huyện ngoại thành do các cơ sở môi trường trực thuộc UBND huyện quản lí một phần nhiệm vụ này. 3.Hiện trạng quản lí. 3.1.Công tác thu gom. 3.1.1.Rác sinh hoạt và đường phố. Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng thu gom và vận chuyển và bãi rác trung bình được khoảng 650m3/ngày đạt 75%. Phần còn lại được thu gom bởi những người thu đồng nát nhằm tái chế, nhân dân tự đổ ra sông, mương, ao hồ và thu gôm qua các kỳ tổng vệ sinh. Rác sinh hoạt và đường phố bao gồm số lượng rác trung bình sau đây đã đựơc thu thập trong năm._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0078.doc
Tài liệu liên quan