Đánh giá hiệu quả của Plasma trong công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con theo mẹ và sau cai sữa (Yorkshire và Landrace)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------& --------- NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PLASMA TRONG CÔNG THỨC THỨC ĂN HỖN HỢP CHO LỢN CON THEO MẸ VÀ SAU CAI SỮA (YORKSHIRE x LANDRACE)” LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã s: 60.62.40 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Vũ Duy Giảng HÀ NỘI - 2008 - i - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả ngh

pdf99 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2651 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả của Plasma trong công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con theo mẹ và sau cai sữa (Yorkshire và Landrace), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên cứu nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2008 Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Anh - ii - LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể trong và ngoài trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Vũ Duy Giảng, người hướng dẫn khoa học, đã luôn quan tâm, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy, cô giáo bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn, khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản, khoa Sau đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Minh Hiếu, Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi DABACO, Trại lợn giống Thuận Thành, gia đình anh Nguyễn Văn Huyên ở Văn Giang - Văn Lâm - Hưng Yên... đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tự đáy lòng mình, tôi xin chân thành cảm ơn đối với mọi sự quan tâm, giúp đỡ, động viên quý báu và kịp thời đó! Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2008 Học viên Nguyễn Thị Quỳnh Anh - iii - MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ......................................................... v DANH MỤC BẢNG........................................................................................................ vi DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................... viii DANH MỤC ĐỒ THỊ.................................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. viii 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................. 3 2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN CON............................................................. 3 2.1.1. Đặc điểm về sinh trưởng .................................................................4 2.1.2. Đặc điểm về tiêu hoá.......................................................................5 2.1.3. Đặc điểm về điều tiết thân nhiệt ......................................................8 2.1.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch.....................................................9 2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA LỢN CON................................................... 10 2.2.1. Nhu cầu về năng lượng..................................................................11 2.2.2. Nhu cầu về protein và các axit amin..............................................13 2.2.3. Nhu cầu về khoáng chất ................................................................19 2.2.4. Nhu cầu về vitamin .......................................................................23 2.2.5. Nhu cầu về nước uống...................................................................27 2.3. BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON ................................................................... 28 2.3.1. Khái niệm......................................................................................28 2.3.2. Nguyên nhân gây bệnh..................................................................29 2.3.3. Một số biện pháp giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy ở lợn con...........30 2.4. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ PLASMA .............................................................. 31 2.4.1. Nguồn gốc.....................................................................................31 2.4.2. Phương pháp chế biến ...................................................................32 2.4.3. Đặc điểm dinh dưỡng ....................................................................33 2.5. NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC................................................... 36 2.5.1. Nghiên cứu trong nước..................................................................36 2.5.2. Nghiên cứu ngoài nước .................................................................36 - iv - 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 39 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................... 39 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 39 3.2.1. Phân tích nguyên liệu và thức ăn hỗn hợp .....................................39 3.2.2. Xây dựng công thức thức ăn..........................................................40 3.2.3. Sản xuất thức ăn hỗn hợp ..............................................................43 3.2.4. Thử nghiệm thức ăn ......................................................................44 3.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KẾT QUẢ ............................................................... 46 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................... 47 4.1. KẾT QUẢ KIỂM TRA NGUYÊN LIỆU.......................................................... 47 4.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO LỢN CON THEO MẸ VÀ LỢN CON SAU CAI SỮA............................................................................... 48 4.2.1. Lựa chọn và chế biến nguyên liệu .................................................49 4.2.2. Nghiền nguyên liệu .......................................................................51 4.2.3. Trộn nguyên liệu ...........................................................................52 4.2.4. Ép viên và làm mát........................................................................53 4.2.5. Ra bao ...........................................................................................55 4.3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TRÊN LỢN CON THEO MẸ ................................. 58 4.3.1. Ảnh hưởng của plasma tới tăng trọng của lợn con theo mẹ ...........58 4.3.2. Ảnh hưởng của plasma tới thu nhận thức ăn của lợn con theo mẹ .62 4.3.3. Ảnh hưởng của plasma tới tình trạng tiêu chảy trên lợn con theo mẹ ..65 4.3.4. Ảnh hưởng của plasma tới tỷ lệ nuôi sống của lợn con theo mẹ ....68 4.4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TRÊN LỢN CON SAU CAI SỮA .......................... 70 4.4.1. Ảnh hưởng của plasma tới tăng trọng của lợn con cai sữa .............70 4.4.2. Ảnh hưởng của plasma tới thu nhận thức ăn của lợn con cai sữa...74 4.4.3. Ảnh hưởng của plasma tới vi khuẩn phân ở lợn con sau cai sữa .......76 4.4.4. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng plasma trong khẩu phần lợn con cai sữa ...........................................................................................78 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 80 5.1. KẾT LUẬN...................................................................................................... 80 5.2. ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 82 - v - DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TT Chữ viết tắt Nghĩa 1. CFU Colony Forming Unit - Đơn vị định hình khuẩn lạc 2. CT Công thức 3. DE Digestible Energy - Năng lượng tiêu hoá 4. ĐC Đối chứng 5. FCR Feed Conversion Ratio - Hệ số sử dụng thức ăn 6. FDI Feed Daily Intake - Thu nhận thức ăn hàng ngày 7. KL Khối lượng 8. KP Khẩu phần 9. L Landrace 10. ME Metabolizable Energy - Năng lượng trao đổi 11. NRC National Research Council - Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ 12. PDR Protein Deposition Rate - Tốc độ tích luỹ protein 13. TĂ Thức ăn 14. TĂCN Thức ăn chăn nuôi 15. TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 16. TN Thí nghiệm 17. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 18. TT Tăng trọng 19. VCK Vật chất khô 20. Y Yorkshire - vi - DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Dung tích một số cơ quan đường tiêu hoá ở lợn theo ngày tuổi ......5 Bảng 2.2. Sự thay đổi pH trong dạ dày lợn con theo ngày tuổi .......................6 Bảng 2.3. Nhu cầu lysine và một số axit amin khác tính theo PDR...............18 Bảng 2.4. Nhu cầu nước uống của lợn qua các giai đoạn ..............................28 Bảng 2.5. Tỷ lệ huyết tương và huyết cầu trong máu một số loài gia súc......31 Bảng 2.6. Chiều dài vi lông nhung trong khẩu phần sử dụng plasma và khẩu phần đối chứng .........................................................................34 Bảng 2.7. Thành phần dinh dưỡng của một số loại plasma ...........................35 Bảng 2.8. Tổng hợp một số kết quả nghiên cứu sử dụng plasma thay thế sữa khử mỡ và khô đậu tương .........................................................37 Bảng 3.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn từ sơ sinh đến 20kg .........................41 Bảng 3.2. Công thức hỗn hợp cho lợn con theo mẹ.......................................41 Bảng 3.3. Giá trị dinh dưỡng ước tính của công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con theo mẹ ..............................................................................42 Bảng 3.4. Công thức hỗn hợp cho lợn con sau cai sữa..................................42 Bảng 3.5. Giá trị dinh dưỡng ước tính của công thức hỗn hợp cho lợn con sau cai sữa.......................................................................................43 Bảng 3.6. Công thức bố trí thí nghiệm cho lợn con theo mẹ .........................44 Bảng 3.7. Công thức bố trí thí nghiệm cho lợn con sau cai sữa.....................44 - vii - Bảng 4.1. Kết quả kiểm tra thành phần hóa học của nguyên liệu sử dụng trong sản xuất thức ăn cho lợn con tập ăn và lợn con sau cai sữa.........47 Bảng 4.2. Kết quả kiểm tra độ cứng và kích thước viên thức ăn hỗn hợp cho lợn con sau cai sữa....................................................................54 Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tăng trọng của lợn con theo mẹ ..........................58 Bảng 4.4. Kết quả theo dõi thức ăn thu nhận của lợn con theo mẹ và sau cai sữa 1 tuần .................................................................................64 Bảng 4.5. Kết quả theo dõi tỷ lệ tiêu chảy trên lợn con theo mẹ và sau cai sữa 1 tuần........................................................................................66 Bảng 4.6. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của lợn con theo mẹ và sau cai sữa 1 tuần........................................................................................69 Bảng 4.7. Kết quả theo dõi tăng trọng của lợn con cai sữa............................71 Bảng 4.8. Kết quả theo dõi thức ăn thu nhận trên lợn con sau cai sữa...........74 Bảng 4.9. Kết quả phân tích vi khuẩn E. coli và Salmonella trong phân của lợn con sau cai sữa....................................................................77 Bảng 4.10. Kết quả tính toán sơ bộ hiệu quả sử dụng plasma trong thức ăn hỗn hợp cho lợn con sau cai sữa (từ 27 - 62 ngày tuổi) .............78 - viii - DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1. Tóm tắt các công đoạn chính trong sản xuất thức ăn hỗn hợp ......57 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1. Hàm lượng protein thô và chất béo thô của một số loại nguyên liệu sử dụng trong công thức ...........................................................48 Đồ thị 4.2. Tăng trọng của lợn con theo mẹ qua các giai đoạn thí nghiệm ....61 Đồ thị 4.3. Số ngày mắc tiêu chảy ở lợn con qua các giai đoạn thí nghiệm...68 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Khối lượng lợn con theo mẹ qua các giai đoạn thí nghiệm .......59 Biểu đồ 4.2. Thu nhận thức ăn ở lợn con theo mẹ qua các giai đoạn thí nghiệm 65 Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ tiêu chảy trên lợn con qua các giai đoạn thí nghiệm ........67 Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ nuôi sống lợn con theo mẹ qua các giai đoạn thí nghiệm.69 Biểu đồ 4.5. Khối lượng lợn con sau cai sữa.................................................72 Biểu đồ 4.6. Tăng trọng lợn con sau cai sữa .................................................72 Biểu đồ 4.7. Thu nhận thức ăn và FCR lợn con sau cai sữa ..........................75 Biểu đồ 4.8. Số lượng vi khuẩn có trong 1g phân lợn 40 ngày tuổi...............77 Biểu đồ 4.9. Số lượng vi khuẩn có trong 1g phân lợn 61 ngày tuổi...............77 - 1 - 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trên thế giới, chăn nuôi lợn là ngành kinh doanh lớn, thịt lợn chiếm 40% tổng lượng các loại thịt. Còn ở Việt Nam, chăn nuôi lợn là nghề truyền thống của hàng triệu hộ nông dân, thịt lợn chiếm tới 70% tổng lượng các loại thịt tiêu thụ hàng ngày trên thị trường. Trong chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng, giai đoạn quan trọng nhất là giai đoạn lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa. Bởi vì, sự sinh trưởng, phát triển của lợn con từ sơ sinh đến 8 - 9 tuần tuổi là rất quan trọng, quyết định đến toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển của lợn các giai đoạn sau [3]. Ở Việt Nam hiện nay, lợn con thường được cai sữa từ 21 - 24 ngày tuổi. Để có thể đảm bảo sự thích nghi của lợn con với điều kiện thay đổi sau cai sữa, từ 5 - 7 ngày tuổi, lợn con đã được làm quen với thức ăn ngoài nguồn sữa mẹ. Thức ăn hỗn hợp cho lợn con tập ăn và sau cai sữa không những đòi hỏi đủ chất dinh dưỡng mà còn phải có khả năng tiêu hóa hấp thu cao, kích thích được tính thèm ăn, tăng sức đề kháng, lợn khỏe mạnh, không ỉa chảy và sinh trưởng tốt. Do đó, lựa chọn nguyên liệu để sản xuất thức ăn hỗn hợp cho lợn con tập ăn và sau cai sữa phải đáp ứng được các yêu cầu trên. Các sản phẩm từ ngành công nghiệp chế biến bơ sữa thường được ưu tiên lựa chọn do có đặc tính gần giống với sữa lợn mẹ. Tuy nhiên, nhóm nguyên liệu này thường có hàm lượng protein thấp, đòi hỏi phải có một nguồn protein khác bổ sung. Nhưng thực tế hiện nay, nguồn bổ sung protein cho sản xuất thức ăn của lợn con là rất ít. Nguồn bổ sung protein chủ yếu cho lợn con trên thị trường là khô đậu tương, bột cá cao đạm, các sản phẩm từ hạt đậu tương lên men... Chính vì vậy, nghiên cứu, tìm ra những loại nguyên liệu bổ - 2 - sung protein chất lượng cao trong sản xuất thức ăn cho lợn con là một việc làm cần thiết. Plasma là một dạng huyết tương tách lọc từ máu động vật (lợn hoặc bò), được xử lý tiệt trùng và sấy khô, có màu trắng ngà đến trắng xám. Hàm lượng protein trong plasma cao, dao động từ 70 - 80%, với tỷ lệ các axit amin rất cân đối. Do đó, có thể coi plasma là nguồn bổ sung protein rất tốt cho lợn con. Ngoài ra, plasma được coi như một loại kháng thể do có tác động lên hệ thống lông nhung ruột, ngăn chặn sự bám dính của các vi khuẩn gây hại trong đường ruột (đặc biệt là E. coli), nhờ đó làm tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Plasma còn có khả năng tiêu hóa, hấp thu cao, làm tăng tính ngon miệng, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PLASMA TRONG CÔNG THỨC THỨC ĂN HỖN HỢP CHO LỢN CON THEO MẸ VÀ SAU CAI SỮA (YORKSHIRE X LANDRACE)" 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá hiệu quả của plasma trong công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa. - Đưa ra quy trình sản xuất công thức thức ăn hỗn hợp chứa plasma cho lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa. - 3 - 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN CON Giai đoạn theo mẹ và sau cai sữa, lợn con gặp phải ba stress lớn: - Lúc mới đẻ (sơ sinh): Lợn con từ chỗ được bảo vệ trong tử cung của lợn mẹ, dinh dưỡng cung cấp qua nhau thai, đến khi ra khỏi cơ thể mẹ, lợn con chịu tác động trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh, phải tự tìm vú mẹ để lấy dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. - Lúc 21 ngày tuổi: Lợn con có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh nhưng sản lượng sữa mẹ giảm dần theo quy luật tiết sữa. Trong khi đó, khả năng tiêu hoá thức ăn ngoài nguồn sữa mẹ là chưa hoàn thiện dẫn tới thiếu dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của cơ thể. - Lúc cai sữa: Lúc này, lợn con phải độc lập trong sống và lấy thức ăn từ bên ngoài để đảm bảo nhu cầu. Với việc chuyển hoàn toàn từ thức ăn dạng lỏng sang thức ăn dạng khô, sự thay đổi về môi trường sống nên lợn con dễ bị các chứng rối loạn do thức ăn hay tiêu hoá thức ăn không tốt. Vì vậy, nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con từ sơ sinh đến cai sữa là khâu quan trọng, quyết định kết quả của chăn nuôi lợn nái sinh sản đồng thời ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của lợn con trong các giai đoạn sau. Chăm sóc lợn con sau sinh phải đảm bảo được ba mục tiêu: Tỷ lệ nuôi sống cao, lợn con sinh trưởng, phát triển bình thường (biểu hiện thông qua chỉ tiêu khối lượng cai sữa cao) và độ đồng đều khi cai sữa cao. Để đạt được ba mục tiêu trên, ngoài việc đầu tư về trang thiết bị, kỹ thuật, chúng ta cần phải có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm sinh lý của lợn con. Dưới đây, chúng ta cùng xem xét một số đặc điểm về sinh trưởng, tiêu hóa, khả năng điều tiết thân nhiệt và khả năng miễn dịch ở lợn con sơ sinh và sau cai sữa. - 4 - 2.1.1. Đặc điểm về sinh trưởng Sinh trưởng của lợn con tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều. Giai đoạn theo mẹ có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất. Sau đó, tốc độ sinh trưởng giảm ở 21 ngày tuổi khi lượng sữa mẹ tiết ra giảm. Và ở tuần đầu tiên sau cai sữa, lợn con thường bị stress cai sữa nên tốc độ tăng trọng kém hoặc không tăng trọng nếu điều kiện chăm sóc, quản lý không tốt. Trong 2 tuần đầu tiên sau cai sữa, lượng thức ăn thu nhận giảm khoảng 23%, tăng trọng giảm 49% [72]. Người ta gọi đó là “khoảng hụt tăng trưởng sau cai sữa”. Theo Black et al [36], tác động của “khoảng hụt tăng trưởng sau cai sữa” ở lợn thương phẩm đã làm giảm 25% lợi nhuận của các cơ sở chăn nuôi. Lợn con sau sinh có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, thể hiện thông qua sự tăng về khối lượng cơ thể. Thông thường, khối lượng lợn con ở 7 - 10 ngày tuổi đã tăng gấp 2 lần, 21 ngày tuổi gấp 4 lần, 30 ngày tuổi gấp 5 lần và đến 60 ngày tuổi gấp 10 - 15 lần so với khối lượng sơ sinh [2]. Theo Phạm Quang Hùng và cộng sự [14], thời kỳ lợn con theo mẹ có tốc độ tích luỹ protein là lớn nhất, trung bình mỗi kg khối lượng cơ thể có thể tích luỹ được 9 - 14g protein/ngày, trong khi đó, giai đoạn sau chỉ đạt 0,3 - 0,4g protein/ngày. Về mặt lý thuyết, lợn mới đẻ có khối lượng 1,5kg; cai sữa ở 28 ngày tuổi đạt 15kg và 60 ngày tuổi đạt 30kg. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất, ở 28 ngày tuổi, lợn chỉ đạt 8kg và 25kg ở 60 ngày tuổi [8]. Như vậy, năng suất của lợn con cai sữa thấp hơn so với tiềm năng di truyền của chúng. Khối lượng lợn cai sữa là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất chăn nuôi. Khối lượng cai sữa càng lớn, nghĩa là lợn có tốc độ tăng trọng tốt trong giai đoạn theo mẹ thì tăng trọng của lợn các giai đoạn sau càng cao, rút ngắn được thời gian nuôi thịt. Theo Vũ Duy Giảng và cộng sự [8], cứ chênh lệch nhau 1kg khối lượng cơ thể lúc cai sữa thì có thể chênh lệch nhau 4,1kg ở 133 ngày tuổi (đạt khối lượng cơ thể khoảng 100kg). Còn theo Varley [73], cứ tăng - 5 - được 0,1kg khối lượng lợn lúc cai sữa hoặc chỉ với mức tăng trưởng 5 - 10g/ngày có thể rút ngắn được thời gian nuôi đến giết thịt là 1 ngày. Do vậy, cần có các biện pháp kỹ thuật tác động nhằm nâng cao khối lượng lợn con cai sữa. 2.1.2. Đặc điểm về tiêu hoá Sau khi sinh, bộ máy tiêu hoá của lợn con tiếp tục phát triển và hoàn thiện về chức năng. Thời kỳ này, kích thước của bộ máy tiêu hoá, đặc biệt là dung tích và khối lượng của dạ dày, ruột tăng lên rất nhanh. Ngoài ra, số lượng và hoạt lực của các enzyme trong đường tiêu hoá của lợn con cũng dần được hoàn thiện theo ngày tuổi. Bảng 2.1. Dung tích một số cơ quan đường tiêu hoá ở lợn theo ngày tuổi Thời gian Cơ quan Sơ sinh 70 ngày tuổi Số lần tăng Dạ dày 2,5ml 1.815ml > 70 lần Ruột non 100ml 6.000ml 60 lần Ruột già 40ml 2.100ml > 50 lần Nguồn: Kvasnitskii (dẫn theo [3]) Tuyến tuỵ ở lợn 30 ngày tuổi tăng lên gấp 4 lần, khối lượng của gan gấp 3 lần so với lúc mới sinh. Lúc đầu, dạ dày chỉ nặng 6 - 8g, chứa được 35 - 50g sữa, nhưng chỉ sau 3 tuần, khối lượng dạ dày đã tăng gấp 4 lần; 60 ngày tuổi đã nặng 150g và có khả năng chứa được 700 - 1000g sữa [35]. Trong 2 tuần đầu sau sinh, HCl tự do có được tiết ra nhưng lại nhanh chóng liên kết với niêm dịch dạ dày nên trong dạ dày của lợn con lúc này chưa có axit HCl dạng tự do. Chính vì vậy, khả năng kháng khuẩn của lợn con hầu như không có. Các vi sinh vật gây hại có điều kiện phát triển gây bệnh dạ dày - ruột, điển hình là bệnh lợn con ỉa phân trắng. Ở điều kiện bình thường, từ ngày thứ 25 trở đi, HCl tự do mới bắt đầu xuất hiện ở dạ dày nhưng với - 6 - hàm lượng rất nhỏ, và phải đến 40 ngày tuổi, HCl mới phát huy tác dụng kháng khuẩn. Để tăng cường sự tiết dịch vị và HCl ở lợn con, ta tập cho lợn con ăn sớm từ 5 - 7 ngày tuổi. Nếu tập ăn bằng thức ăn dạng hạt từ 7 - 10 ngày tuổi thì từ ngày tuổi thứ 14, trong dạ dày lợn đã xuất hiện HCl [2]. Hàm lượng HCl có liên quan mật thiết đến độ pH trong dạ dày của lợn con. Theo Jane Leibholz [52], pH dạ dày lợn con 28 ngày tuổi là 5,3 - 5,5; ở 56 ngày tuổi là 4,0. Còn theo Fed E.M. (dẫn theo [35]), pH trong dạ dày của lợn con thấp hơn và thay đổi theo ngày tuổi. Bảng 2.2. Sự thay đổi pH trong dạ dày lợn con theo ngày tuổi Ngày tuổi Độ pH 7 10 19 45 2,8 2,8 - 3,1 2,4 - 2,7 1,0 - 1,8 Độ pH dạ dày cũng phụ thuộc vào thành phần và tính chất của thức ăn tập ăn, thời gian bắt đầu cho lợn con tập ăn... Độ pH trong dạ dày lợn có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ thuỷ phân propepsin thành pepsin hoạt động. Khi độ pH = 4,0 thì tốc độ thuỷ phân tương đối chậm, pH = 2,0 thì tốc độ tương đối nhanh, đồng thời hoạt tính của pepsin trở nên mạnh nhất khi pH dạ dày từ 2,0 - 3,5 [33]. Enzyme trong dịch vị đã có từ khi lợn con được sinh ra nhưng chưa có tác dụng phân giải thức ăn do thiếu chất hoạt hoá là HCl. Trong 3 tuần tuổi đầu, lợn con chỉ có khả năng tiêu hoá cazein, các đường và chất béo trong sữa mẹ, còn khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng từ thức ăn cung cấp thêm là rất thấp. Hoạt lực của enzyme pepsin tăng lên rõ rệt theo ngày tuổi. Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cộng sự [26], lợn con 9 ngày tuổi tiêu hoá 30mg fibrin trong 19 giờ, 28 ngày tuổi chỉ cần 2 - 3 giờ và đến 50 ngày tuổi chỉ cần 1 giờ. - 7 - Hàm lượng các enzyme tiêu hoá tinh bột cũng tăng cao dần sau 4 - 5 tuần tuổi. Khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con dưới 4 tuần tuổi chỉ đạt 50% lượng tinh bột ăn vào. Ở tuần tuổi thứ 5 - 6, khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con là tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, cần cung cấp cho lợn con thức ăn tinh bột ở dạng đã được làm chín để nâng cao tỷ lệ tiêu hoá đồng thời hạn chế các yếu tố kháng dinh dưỡng. Lượng dịch vị tiết ra ở lợn con phụ thuộc vào từng thời điểm trong ngày. Dịch vị tiêu hoá tiết ra ban ngày là 31%, ban đêm là 69%, do đó lợn con thường bú nhiều về đêm. Đến gần cai sữa mới có sự cân bằng về tiết dịch vị, ban ngày 49% và ban đêm 51% [4]. * Sự biến đổi hình thái và chức năng của hệ thống lông nhung ruột ở lợn con Hệ thống lông nhung ở niêm mạc ruột non là nơi diễn ra quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng. Vùng niêm mạc giữa các lông nhung tồn tại những hốc nhỏ (hốc crypt), nơi dịch ruột và các chất lỏng khác được tiết vào khoang ruột. Ở những lợn con khoẻ mạnh, chiều cao của lông nhung dài gấp 3 - 4 lần chiều sâu của các hốc crypt. Chiều cao của lông nhung có liên quan trực tiếp đến diện tích bề mặt hấp thu của niêm mạc ruột. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ mối tương quan khá chặt chẽ giữa chiều cao lông nhung với tốc độ sinh trưởng của lợn con sau cai sữa. Hệ số tương quan r = 0,63 [57]; r = 0,78 [67]. Lợn con khi cai sữa thường dễ bị stress, làm giảm lượng thức ăn thu nhận, gây ra tình trạng đói dinh dưỡng tạm thời trong đường tiêu hoá, từ đó dẫn đến biến đổi hình thái của niêm mạc ruột trong tuần đầu tiên sau cai sữa. Ngoài ra, trong sữa lợn mẹ có axit amin glutamine, loại axit amin cần thiết quyết định sự phát triển của hầu hết các mô và tế bào [65]. Glutamine là nguồn năng lượng quan trọng đối với sự phát triển các tế bào ruột trong suốt - 8 - thời kỳ bú sữa [69], [77]. Do đó, khi cai sữa sẽ dẫn đến sự thiếu hụt glutamine. Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tế bào niêm mạc ruột của lợn con. Theo Pluske J.R. [68], hình thái lông nhung ruột thay đổi rõ nét ở lợn con cai sữa sớm 14 - 28 ngày. Theo Lindermann và cộng sự [58], chiều cao của lông nhung giảm 30 - 65% ở lợn con cai sữa lúc 21 ngày và 27% ở lợn con cai sữa lúc 35 ngày. Còn theo Hampson D.J. [48] đã báo cáo, so với lợn con trước cai sữa, chiều cao của lông nhung giảm 75% sau 24 giờ cai sữa (lợn được cai sữa ở 21 ngày tuổi). Sau 5 ngày cai sữa, chiều cao lông nhung giảm 50%. Và sau 5 - 8 ngày cai sữa, chiều cao của các lông nhung ruột non mới bắt đầu được phục hồi. 2.1.3. Đặc điểm về điều tiết thân nhiệt Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh nhiệt và toả nhiệt của cơ thể, đặc biệt đối với lợn con. Có thể coi đó là một chỉ tiêu ảnh hưởng đến đặc điểm và chức năng của cơ quan điều tiết thân nhiệt. Trong tuần lễ đầu tiên, thân nhiệt của lợn con phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ môi trường. Lúc mới sinh, thân nhiệt lợn con là 38,5 - 390C, nhiệt độ tiêu chuẩn tới hạn là 33 - 350C. Khả năng điều hoà thân nhiệt của lợn con sơ sinh là rất kém, và tăng chậm từ khi sinh đến 2 tuần tuổi. Sau khi ra khỏi cơ thể mẹ, thân nhiệt lợn con sẽ giảm dần xuống tuỳ thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi. 30 giây sau đẻ, lượng nước trong cơ thể lợn con giảm 1,2 - 2%, thân nhiệt giảm từ 5 - 100C. Khi nhiệt độ ngoại cảnh là 55 - 750F thì thân nhiệt lợn con có thể bị giảm từ 3 - 120F sau 1 giờ và sau 1 giờ nữa, thân nhiệt của chúng mới trở lại bình thường. Nếu nhiệt độ môi trường < 550F thì sau 2 ngày, lợn con mới điều hoà thân nhiệt trở lại bình thường. Nếu xuống dưới 250F thì phải mất 10 ngày sau, thân nhiệt lợn con mới ổn định trở lại [35]. Còn theo Vũ Duy Giảng và cộng sự [8], nhiệt độ trực tràng giảm 20C - 9 - nếu nhiệt độ chuồng nuôi là 180C và giảm 50C nếu nhiệt độ chuồng nuôi là 110C. Thân nhiệt lợn con chỉ trở lại bình thường sau 24 giờ. Nhiệt độ trong chuồng quá lạnh còn cản trở đến quá trình bú sữa đầu của lợn con. Lợn sống trong chuồng có nhiệt độ 18 - 200C, tiêu thụ sữa đầu giảm 27% so với chuồng có nhiệt độ 30 - 320C. Khi thân nhiệt xuống dưới 32 - 330C, lợn con mất khả năng điều hoà thân nhiệt. Hai ngày đầu sau sinh, nhiệt độ môi trường ở mức 5 - 60C, lợn con sẽ bị mất nhiệt nhanh chóng và chết do lạnh. Có thể coi chuồng lạnh là nguyên nhân trực tiếp gây tỷ lệ tử vong cao ở lợn con theo mẹ, nhất là khi mới sinh. Tỷ lệ chết là 12,1% nếu nhiệt độ chuồng nuôi là 20 - 250C so với 7,7% khi nhiệt độ chuồng nuôi lớn hơn 250C. Do đó, giữ ấm trong chuồng nuôi là một biện pháp quan trọng trong chăn nuôi lợn con. Có thể sử dụng đèn sưởi (bóng đèn đỏ công suất từ 100W hoặc bóng đèn hồng ngoại 250W), khoảng cách đèn được điều chỉnh phù hợp, cách 50 - 70cm tính từ nền chuồng. Nhiệt độ phù hợp tại khu vực lồng sưởi của lợn con là 32 - 350C. Ngoài ra, còn phải đảm bảo khu vực chuồng nuôi tránh được gió lùa, mưa tạt. 2.1.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch Ở lợn con, khả năng miễn dịch là thụ động. Cơ thể lợn con mới sinh không có kháng thể, kháng thể này được truyền vào cơ thể khi cho lợn con bú sữa đầu. Hàm lượng kháng thể trong máu lợn con lúc này phụ thuộc vào sự hấp thu sữa đầu nhiều hay ít. Sữa đầu có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất giàu vitamin và kháng thể. Hàm lượng γ-globulin chiếm 34,06%, α-globulin chiếm 12,7%, albumin chiếm 11,48% lượng protein sữa đầu. Các protein này đóng vai trò miễn dịch quan trọng ở lợn con. Nếu được bú sữa đầu, sau 24 giờ, hàm lượng γ-globulin trong máu lợn con có thể đạt tới 20,3mg/100ml máu, đến 3 tuần tuổi đạt 24mg/100ml máu - 10 - [14]. Từ 3 - 4 tuần tuổi, hàm lượng γ-globulin trong máu lợn con giảm xuống do nguồn kháng thể cung cấp từ sữa lợn mẹ không còn, khả năng tự tổng hợp kháng thể của lợn con chưa hoàn thiện. Theo Liu Xing và Feng Jie [33], 97% IgA, IgM và IgG trong kháng thể từ nguồn sữa mẹ lần lượt bị tiêu hủy thông qua trao đổi chất ở 15, 23, 60 ngày tuổi. Đến 5 tuần tuổi, cơ thể lợn con bắt đầu có đáp ứng miễn dịch chủ động, hàm lượng γ-globulin lại tăng lên, đạt mức 65mg/100ml máu. Chính vì vậy, việc tìm ra cách thức để tạo dựng hệ thống miễn dịch cho lợn con là đặc biệt quan trọng [40]. Khi mới sinh, khoảng cách giữa các tế bào vách ruột lợn con là rất lớn, cho phép các phân tử có kích thước to đi qua được dễ dàng. Ngoài ra, trong sữa đầu của lợn mẹ có chất kháng trypsin, làm mất hoạt lực của enzyme trypsin do tuyến tuỵ tiết ra. Nhờ đó, lợn con có thể hấp thu nguyên vẹn phân tử γ-globulin. Lúc này, sự hấp thu γ-globulin theo phương thức ẩm bào. Tuy nhiên, khả năng hấp thu kháng thể của lợn con giảm dần theo thời gian. Khả năng này giảm nhanh trong vòng 24 - 30 giờ sau đẻ. Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cộng sự [26], sau đẻ 4, 6, 12, 20 giờ, khả năng hấp thu kháng thể giảm dần, tương ứng là 25, 20, 17, 12%. Do vậy, sau đẻ từ 1 - 2 giờ, cần cho lợn con bú ngay sữa đầu và duy trì cữ bú cho lợn con. Việc bú sữa đầu lúc này có rất nhiều ích lợi. Cho lợn con bú ngay sữa đầu kích thích lợn mẹ tiếp._. tục đẻ, giúp tăng thân nhiệt đồng thời cung cấp lượng lớn kháng thể và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của lợn con. 2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA LỢN CON Nguyên tắc quan trọng khi xây dựng khẩu phần là phải đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh dưỡng cho từng giai đoạn vật nuôi, khối lượng, tính biệt... Các chất dinh dưỡng đó là năng lượng, protein và axit amin, các chất khoáng và vitamin. - 11 - Mỗi giai đoạn sinh trưởng của lợn đòi hỏi một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến nhu cầu dinh dưỡng của lợn con giai đoạn theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa. 2.2.1. Nhu cầu về năng lượng Năng lượng là một trong ba thành phần chiếm chi phí cao nhất khi xây dựng khẩu phần ăn cho lợn. Nói chung, lợn cần năng lượng cho duy trì, sản xuất và sinh sản. Giá trị năng lượng thức ăn cũng như nhu cầu năng lượng cho lợn thường được biểu thị theo năng lượng tiêu hoá (DE) hay năng lượng trao đổi (ME). Nhiều tác giả đã đưa ra cách ước tính giá trị năng lượng, trong đó, đáng chú ý là công thức của Bo Gohl đưa ra năm 1982 và công thức của Lã Văn Kính năm 2003. Theo Bo Gohl (dẫn theo [8]), giá trị năng lượng DE hoặc ME được ước tính bằng công thức sau: DE (kcal/kg) = 5,78X1 + 9,42X2 + 4,4X3 + 4,07X4 ME (kcal/kg) = 5,01X1 + 8,93X2 + 3,44X3 + 4,08X4 X1, X2, X3 và X4 lần lượt là protein thô tiêu hoá, chất béo tiêu hoá, xơ thô tiêu hoá và chiết chất không nitơ tiêu hoá tính bằng g/kg thức ăn. Lã Văn Kính (dẫn theo [8]) đề nghị sử dụng công thức: DE (kcal/kg) = 52,8 CP + 69,7 EE - 11,5 CF + 34,7 NFE + K ME (kcal/kg) = 46,6 CP + 65,9 EE - 12,4 CF + 34,6 NFE +K CP, EE, CF và NFE lần lượt là protein thô, chất béo, xơ thô và chiết chất không nitơ tính bằng g/kg thức ăn; K là hệ số điều chỉnh (ví dụ K = +150 (hiệu chỉnh cho DE) và K = +161 (hiệu chỉnh cho ME). Các công thức đề nghị của Lã Văn Kính có ưu điểm là không cần xác định thành phần dinh dưỡng ở dạng tiêu hoá, giúp giảm được nhiều công sức và thời gian thí nghiệm. So với công thức của Bo Gohl, các công thức này có sai số, tuy nhiên sai số không lớn. Ví dụ, ngũ cốc và phụ phẩm của ngũ cốc có sai số thấp nhất là 0,7% và cao nhất 3,8% [8]. - 12 - Con vật ăn trước hết là để thoả mãn nhu cầu năng lượng. Khi nồng độ năng lượng khẩu phần thấp, lượng thức ăn thu nhận tăng lên và ngược lại, nồng độ năng lượng khẩu phần cao, lượng thức ăn thu nhận sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu nồng độ năng lượng khẩu phần dưới 9MJ DE/kg hoặc trên 15MJ DE/kg thì lợn không có khả năng điều chỉnh lượng thức ăn thu nhận phù hợp với nhu cầu năng lượng của chúng [10]. Vì vậy, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho vật nuôi là công việc đầu tiên khi tính toán, xây dựng khẩu phần. Nhu cầu năng lượng cho gia súc đang sinh trưởng phụ thuộc vào thành phần và tốc độ tích luỹ các chất trong cơ thể, đặc biệt là tốc độ tích luỹ protein và tốc độ tích luỹ mỡ. Theo Nguyễn Thiện và cộng sự [28], năng lượng cần cho tích luỹ protein trong cơ thể dao động từ 7,1 đến 14,6 Mcal DE/kg, trung bình là 12,6 Mcal DE/kg. Năng lượng cần cho tích luỹ mỡ từ 9,5 đến 16,3 Mcal DE/kg, trung bình là 12,5 Mcal DE/kg. Với lợn con, nhu cầu về năng lượng chủ yếu là cho duy trì và tăng trưởng. Ngày đầu tiên sau khi sinh, 1 lợn con nặng 1kg cần khoảng 900 đến 1.000KJ [3]. Năng lượng này được đáp ứng từ năng lượng dự trữ trong cơ thể và trong sữa đầu. Tuy nhiên, năng lượng dự trữ trong cơ thể lợn con thấp, chỉ khoảng 420KJ/kg khối lượng sơ sinh. Vì vậy, lợn con phải hấp thu được khoảng 160g sữa đầu trên 1kg khối lượng sơ sinh để sống. Khả năng tiêu hoá chất béo của lợn con tăng từ 69% trong tuần đầu sau cai sữa lên tới 88% ở tuần thứ 4. Vì vậy, trong 2 tuần đầu sau khi cai sữa, lượng chất béo bổ sung nên hạn chế ở mức 2 - 3% khẩu phần, sau đó, từ tuần thứ 3 - 4, tỷ lệ chất béo trong khẩu phần có thể tăng lên 4 - 5%. Nhu cầu năng lượng ở lợn con tăng lên theo tuần tuổi. Từ tuần tuổi thứ 3, lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần, trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của lợn con lại tăng nhanh, vì vậy, cần bổ sung năng lượng ngoài nguồn sữa mẹ cho - 13 - lợn con. Khi được 3 tuần tuổi, lượng thức ăn bổ sung chỉ cần khoảng 5%, nhưng ở 5 tuần tuổi, lượng thức ăn bổ sung chiếm tới 1/3 nhu cầu dinh dưỡng của lợn con [5]. Thức ăn cung cấp năng lượng là thành phần chính trong khẩu phần của lợn. Lợn con đòi hỏi nguồn thức ăn giàu năng lượng và dễ tiêu. Thức ăn cung cấp năng lượng cho lợn con từ 2 nguồn chính là các hạt ngũ cốc và dầu, mỡ. Các hạt ngũ cốc chứa nhiều tinh bột, có khả năng tiêu hoá cao và ngon miệng. Điểm hạn chế của chúng là thành phần axit amin không cân đối. Ngô thường được lựa chọn để phối hợp khẩu phần cho lợn con. 1kg ngô hạt có 3.200 - 3.300 Kcal ME. Ngô chứa 65% tinh bột, tỷ lệ xơ thấp, tỷ lệ chất béo tương đối cao, 4 - 6% [6]. Dầu và mỡ có năng lượng trao đổi cao hơn các loại hạt ngũ cốc khoảng 2,25 lần (tính trên cùng đơn vị khối lượng). Nếu bổ sung 1% dầu hoặc mỡ vào khẩu phần sẽ làm giảm 2% tiêu tốn thức ăn [23]. Ngoài ra, bổ sung dầu hoặc mỡ còn giúp làm giảm độ bụi, giảm hao hụt trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, dầu và mỡ thường khó bảo quản, dễ bị ôi, làm giảm tính ngon miệng và khả năng tiêu hoá nên cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề này trong sản xuất thức ăn cho lợn con. 2.2.2. Nhu cầu về protein và các axit amin Protein liên quan đến quá trình phát triển của hệ cơ và tạo nạc. Trong chăn nuôi hiện nay, tỷ lệ nạc là một chỉ tiêu quan trọng để xác định hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, khẩu phần của lợn cần đảm bảo đủ protein, đặc biệt là sự cân đối của các axit amin thiết yếu nhằm giúp cho quá trình tạo nạc tối đa. Theo Võ Trọng Hốt [13], khoảng 15% khối lượng cơ thể là protein, trong đó 6 - 13% protein được chu chuyển hàng ngày để duy trì. Trong quá trình chu chuyển, có 6% protein bị mất đi. Hàm lượng protein chu chuyển hàng ngày tỷ lệ nghịch với sự phát triển và khối lượng cơ thể lợn, nghĩa là lợn càng - 14 - lớn, khối lượng cơ thể càng cao thì hàm lượng protein chu chuyển càng giảm. Có thể căn cứ vào hàm lượng protein chu chuyển để xác định nhu cầu protein cho duy trì thông qua hệ số nhu cầu duy trì. Ví dụ lợn 20kg có 13% lượng protein chu chuyển hàng ngày, hệ số nhu cầu duy trì là 0,0012 (= 0,15 x 0,13 x 0,06). Nhu cầu protein cho duy trì là 24g protein/ngày (= 0,0012 x 20 x 1.000). Thông thường, khẩu phần thức ăn cho lợn con phải đảm bảo được 120 - 130g protein tiêu hoá/đơn vị thức ăn, tương đương protein thô của khẩu phần là 17 - 19% [2]. Protein được tổng hợp từ các axit amin. Thứ tự nối tiếp nhau của các axit amin tạo nên cấu trúc sơ cấp của protein. Do đó, dinh dưỡng protein có nghĩa là dinh dưỡng axit amin. Trong quá trình tiêu hoá, protein từ thức ăn sẽ được phân giải thành các axit amin và được hấp thu vào máu. Các axit amin này sẽ được cơ thể tổng hợp nên protein đặc hiệu của mô và tế bào. Một phần các axit amin được sử dụng để tạo năng lượng. Phần axit amin dư thừa sẽ bị bài xuất ra khỏi cơ thể. Ở lợn sinh trưởng, có 10 axit amin quan trọng mà cơ thể không tự tổng hợp được, đó là: lysine, methionine, tryptophan, threonine, isoleucine, valine, leucine, histidine, arginine và phenylalnine. Các axit amin này được cung cấp từ nguồn thức ăn bên ngoài hoặc từ các axit amin công nghiệp. Những axit amin có mặt trong khẩu phần ăn với số lượng ít nhất nhưng có vai trò quan trọng đối với cơ thể được gọi là axit amin giới hạn thứ nhất. Thức ăn hạt ngũ cốc có axit amin giới hạn thứ nhất là lysine; thức ăn hạt đậu tương là methionine. Do đó, khi xây dựng khẩu phần cho lợn sinh trưởng, cần phải bổ sung thêm các axit amin công nghiệp. Theo Tanksley T.D. và cộng sự [25], bất cứ khẩu phần nào cung cấp đầy đủ số lượng 3 loại axit amin là lysine, tryptophan, threonine thì sẽ cung cấp đầy đủ các loại axit amin cần thiết khác để có tăng trọng tối ưu. - 15 - Các axit amin thiết yếu không thể được tổng hợp bởi động vật mà phải được cung cấp thông qua thức ăn (trong khi đó axit amin không thiết yếu được tổng hợp từ các axit amin thiết yếu). Các protein trong cơ thể được tạo nên từ chuỗi của các axit amin. Như là một hệ quả, các axit amin thiết yếu được yêu cầu với tỷ lệ nhất định để phù hợp với sự cân bằng cho nhu cầu cho việc tổng hợp protein cơ thể. Bằng cách giảm hàm lượng protein có trong thức ăn và duy trì hàm lượng các axit amin thiết yếu tại mức đủ nhu cầu của động vật, ta có thể làm giảm lượng nitơ thải ra qua phân, tránh gây ô nhiễm môi trường. Sự cân bằng của các axit amin trong khẩu phần là rất cần thiết vì nếu thiếu một trong các axit amin nói trên đều dẫn đến sự thiếu hụt protein của cơ thể đồng thời gây lãng phí các axit amin khác. Theo D’Mello (dẫn theo [56]), mất cân bằng axit amin làm giảm lượng thức ăn thu nhận ở gia súc non và có ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu của axit amin giới hạn thứ nhất. Người ta thường dựa vào nhu cầu lysine (axit amin giới hạn thứ nhất) để tính toán nhu cầu các axit amin khác. Theo Baker (dẫn theo [34]), nếu coi tỷ lệ lysine là 100% thì tỷ lệ methionine là 30%; methionine + cystine là 60%; threonine là 58%; tryptophan là 15%... Còn theo NRC (1998) [12], tỷ lệ methionine là 26%; methionine + cystine là 56,5%; threonine là 64,3%; tryptophan là 18,2%... Boomgaardt và Baker (dẫn theo [53]) cho rằng, nhu cầu lysine cho tăng trọng tối đa chiếm khoảng 4,7% mức protein khẩu phần. Theo đó, ở các mức protein là 14, 18 và 23% thì nhu cầu lysine tương ứng là 0,66; 0,88 và 1,05%. Sự lợi dụng protein chịu ảnh hưởng bởi kiểu di truyền, tình trạng sức khoẻ vật nuôi và quan trọng nhất là đặc tính của thức ăn. Do đó, cùng với năng lượng, nhóm thức ăn cung cấp protein cũng chiếm chi phí cao trong - 16 - khẩu phần. Protein trong khẩu phần lợn con phải đảm bảo được tính dễ tiêu, dễ hấp thu hay nói cách khác là phải có giá trị sinh học cao. Nguồn cung cấp protein trong thức ăn của lợn con chủ yếu là bột cá chất lượng cao, các loại bột sữa, khô đậu tương... Các protein có nguồn gốc động vật thường được ưu tiên sử dụng vì protein có nguồn gốc thực vật thường gây phản ứng trong ruột lợn con, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hoá thức ăn. Bột cá có hàm lượng protein cao, tỷ lệ các axit amin cân đối, làm tăng tính ngon miệng. Chất lượng của các loại bột cá trên thị trường hiện nay rất khác nhau. Đáng chú ý là hàm lượng protein và hàm lượng muối (NaCl). Do lợi ích kinh tế, nhiều cơ sở sản xuất đã pha trộn thêm các chất khác như bột lông vũ, bột thịt xương, urê... làm giảm giá trị thực của bột cá. Ngoài ra, ở Việt Nam, cá trước khi chế biến được bảo quản bằng phương pháp ướp muối nên bột cá thường có hàm lượng muối tương đối cao. Vì vậy, cũng cần chú ý đến hàm lượng muối khi phối trộn khẩu phần. Các loại bột sữa có đặc tính gần giống với sữa mẹ nên thường được ưu tiên lựa chọn trong sản xuất thức ăn cho lợn con. Tuỳ theo phương pháp chế biến, hàm lượng protein và đường lactose trong các loại bột sữa rất khác nhau. Hàm lượng protein dao động từ 40%. Hàm lượng lactose dao động từ 70%. Protein của bột sữa có thành phần axit amin rất cân đối nên thích hợp trong các khẩu phần lợn con tập ăn và kể cả lợn sau cai sữa nếu giá cả thích hợp [20]. Ngoài hai nhóm cung cấp protein động vật nói trên, khô đậu tương được coi là nguồn cung cấp đạm thực vật rất có giá trị. Trong hạt đậu tương có một số yếu tố phi dinh dưỡng như saponine, isoflavon, chất kìm hãm trypsine, hemaglutinine sẽ làm giảm sự hấp thu protein thức ăn [28]. Tuy nhiên, những chất này bị phá huỷ dưới tác dụng của nhiệt độ. Vì vậy, đậu tương phải được xử lý đúng kỹ thuật trước khi sử dụng làm thức ăn cho lợn - 17 - nhằm phát huy tối đa hiệu quả dinh dưỡng và không gây độc. Khô đậu tương tách vỏ có hàm lượng xơ thấp, tỷ lệ tiêu hoá cao nên được ưu tiên sử dụng trong sản xuất thức ăn cho lợn con. * Mối quan hệ giữa năng lượng, protein và khả năng sinh trưởng của lợn con Mọi quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể đều cần có năng lượng. Quan hệ giữa protein và năng lượng càng cân đối thì hiệu quả sử dụng thức ăn, năng suất và chất lượng sản phẩm càng cao. Khẩu phần giầu protein nhưng nghèo năng lượng làm giảm tốc độ sinh trưởng và năng suất vật nuôi, hiệu quả sử dụng thức ăn kém. Khi cân đối khẩu phần, chúng ta cần quan tâm đến tỷ lệ năng lượng/protein thô hay nói chính xác hơn là tỷ lệ năng lượng/lysine. Theo NRC [12], lợn từ 5 - 10kg, nhu cầu năng lượng là 3.265kcal ME/kg, nhu cầu protein thô là 23,7%, tỷ lệ năng lượng/protein thô là 137,76; lợn từ 10 - 20kg, nhu cầu năng lượng là 3.265kcal ME/kg, nhu cầu protein là 20,9%, tỷ lệ năng lượng/protein thô là 156,22. Cũng theo NRC [12], số gam lysine tổng số trên 1Mcal ME đối với lợn từ 3 - 5kg là 4,59; lợn từ 5 - 10kg là 4,13 và lợn từ 10 - 20kg là 3,52. Kết quả nghiên cứu của Lã Văn Kính và cộng sự (dẫn theo [8]) trên lợn con sau cai sữa từ 28 - 63 ngày tuổi cho thấy, khẩu phần có mức lysine g/MJ DE từ 1 - 1,1 (tỷ lệ % của methionine, methionine + cystine, threonine và tryptophan so với lysine lần lượt là 40, 57, 63 và 18) cho tăng trọng và FCR tốt nhất, 358g/ngày và 1,48kg thức ăn/kg tăng trọng; các mức lysine g/MJ DE là 0,8 - 0,9 chỉ cho tăng trọng 309 và 305g/ngày, FCR là 1,73 kg thức ăn/kg tăng trọng (hỗn hợp thức ăn có nồng độ năng lượng là 15 - 16 MJ DE/kg (tương đương 3.406 và 3.632 kcal ME/kg). Tỷ lệ lysine/năng lượng có ảnh hưởng đến tốc độ tích luỹ protein (PDR) ở lợn. Tốc độ tích luỹ protein là số đo quan trọng biểu thị tăng trưởng - 18 - của mô nạc thân thịt lợn. Do đó, đây được coi là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt hiện nay. Bảng 2.3. Nhu cầu lysine và một số axit amin khác tính theo PDR Axit amin (g/ngày) PDR Lys Meth Thre Trypt Isoleuc DE (MJ/ngày) Lys/DE (g/MJ) 80 11,6 6,4 7,8 2,0 7,0 32,0 0,34 90 12,8 7,0 8,6 2,2 7,7 32,0 0,40 100 14,0 7,7 9,4 2,4 8,4 32,0 0,44 110 15,2 8,4 10,2 2,6 9,1 32,0 0,48 120 16,5 9,1 11,1 2,8 9,9 32,0 0,52 130 17,7 9,4 11,9 3,0 10,6 32,0 0,55 140 18,9 10,4 12,7 3,2 11,3 32,6 0,58 150 20,1 11,1 13,5 3,4 12,1 34,3 0,59 160 21,3 11,7 14,3 3,6 12,8 35,9 0,59 170 22,5 12,4 15,1 3,8 13,5 37,6 0,60 180 23,8 13,1 15,9 4,0 14,3 39,3 0,61 Nguồn: Con lợn ở Việt Nam [8] Tốc độ tích luỹ protein của lợn 14 - 21 ngày tuổi vào khoảng 20 - 30g/ngày, sau đó tăng nhanh và đạt tối đa khi lợn được 100 ngày tuổi. Con đực thường có tốc độ tích luỹ protein cao hơn so với con cái, giống cải tiến cao hơn so với giống chưa cải tiến. Căn cứ vào quy luật tích luỹ protein nói trên, người ta tính toán thời gian nuôi đến khi giết thịt nhằm đạt hiệu quả chăn nuôi cao nhất. Mức lysine/DE (g/MJ) tối ưu đối với lợn là 0,95 - 1,05. Với tỷ lệ này, tốc độ tích luỹ protein đạt 170 - 175g/ngày (dẫn theo [8]). Khi nồng độ năng lượng trong khẩu phần tăng lên, thu nhận thức ăn giảm, do đó cần tính toán lại nhu cầu các chất dinh dưỡng khác nhằm đảm bảo tỷ lệ giữa năng lượng và các chất dinh dưỡng là tối ưu. Hồ Thị Phương Thảo [27] đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ protein và năng lượng lên năng suất của lợn con giống - 19 - Yorkshire từ 7 - 60 ngày tuổi. Giai đoạn lợn con theo mẹ từ 7 - 24 ngày tuổi: hai mức độ protein (24% và 22%) và năng lượng (14,3MJ/kg và 13,3 MJ/kg). Giai đoạn heo con cai sữa từ 24 - 60 ngày tuổi: hai mức độ protein (22% và 20%) và năng lượng (14,3MJ/kg và 13,3 MJ/kg). Thí nghiệm đã chỉ ra rằng, mức độ protein và năng lượng khác nhau không ảnh hưởng đến tăng trọng và thu nhận thức ăn của lợn từ 7 - 24 ngày tuổi. Còn đối với lợn từ 24 - 60 ngày tuổi, khẩu phần có năng lượng cao hơn cho tăng trọng, thu nhận thức ăn cao hơn (P = 0,05). 2.2.3. Nhu cầu về khoáng chất Chất khoáng đảm nhận chức năng cấu tạo và nhiều chức năng sinh lý khác trong cơ thể động vật. Cơ thể lợn có trên 20 loại chất khoáng, trong đó có 10 loại cần thường xuyên được bổ sung vào khẩu phần. Tuỳ theo số lượng có trong khẩu phần, người ta chia chất khoáng thành hai nhóm. - Nhóm khoáng đa lượng: Canxi, phốt pho, natri, clo - Nhóm khoáng vi lượng: Sắt, kẽm, iốt, selen, đồng, mangan. a, Canxi (Ca) và phốt pho (P) Khoảng 99% canxi và 80% phốt pho trong cơ thể tồn tại ở xương và răng. Ngoài chức năng cấu tạo nên bộ khung của cơ thể, canxi còn tham gia vào quá trình đông máu và co cơ; phốt pho có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi và chuyển hoá năng lượng. Thiếu hay thừa canxi, phốt pho đều ảnh hưởng đến vật nuôi. Thiếu canxi, xương phát triển không bình thường, lợn có hiện tượng còi xương. Thiếu phốt pho làm giảm sinh trưởng, rối loạn trao đổi và chuyển hoá năng lượng, giảm hiệu suất lợi dụng thức ăn. Tuy nhiên, thừa canxi trên 1% so với nhu cầu sẽ làm giảm sự hấp thu kẽm, dẫn đến các bệnh về da, lông. Lợn con có tốc độ sinh trưởng mạnh, đây là giai đoạn tập trung cho phát triển hệ cơ xương nên đòi hỏi nhu cầu về canxi và phốt pho cao. Tỷ lệ - 20 - canxi và phốt pho trong khẩu phần phải cân đối để tăng khả năng hấp thu. Tỷ lệ tối ưu Ca/P trong khẩu phần là 1/1 đến 1,3/1. Với tỷ lệ này, tỷ lệ hấp thu P là 40 - 45%. Nếu tỷ lệ Ca/P lớn hơn 3/1 sẽ làm giảm hấp thu của phốt pho. Tỷ lệ Ca/P là 5/1 thì tỷ lệ hấp thu P giảm còn 36%. Các loại thức ăn tự nhiên thường thiếu một hoặc cả hai nguyên tố trên hoặc có tỷ lệ Ca/P không cân đối. Ví dụ, trong cám gạo, tỷ lệ Ca/P là 1/20, trong gạo là 1/7. Nguồn phốt pho từ thức vật chủ yếu tồn tại dưới dạng phytate, chiếm từ 1/3 đến 2/3 phốt pho tổng số. Phytate là một dạng phức hợp chất hữu cơ của axit phytic và có những liên kết bền vững. Ở dạng này, giá trị sinh học của các nguyên tố khoáng rất thấp (dẫn theo [31]). Do đó, khi cân đối khẩu phần, người ta thường quan tâm đến tỷ lệ canxi và phốt pho tiêu hoá được. b, Natri (Na) và Clo (Cl) Chức năng chính của natri và clo là tham gia vào quá trình duy trì áp suất thẩm thấu của cơ thể. Thiếu natri và clo gây hiện tượng chán ăn làm giảm sinh trưởng, giảm năng suất của vật nuôi. Natri và clo được cung cấp một phần từ thức ăn tự nhiên, còn phần chính là từ muối ăn. Nhu cầu muối trung bình cho các loại lợn là 0,5%. Trong khẩu phần lợn, tỷ lệ muối cao hơn có thể được chấp nhận nếu cung cấp đầy đủ nước uống cho lợn. Tuy nhiên, lượng muối trong khẩu phần không nên vượt quá 1,5%. Nếu thiếu nước, tỷ lệ muối 2% gây nên hiện tượng trúng độc thần kinh, lợn yếu, đi lảo đảo, và có thể chết. c, Sắt (Fe) và đồng (Cu) Sắt và đồng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, là thành phần của nhiều enzyme trong cơ thể. Thiếu sắt và đồng sẽ gây thiếu máu, lợn còi cọc, giảm tăng trọng. Cơ thể lợn con mới sinh có khoảng 50 - 70mg Fe, nhu cầu mỗi ngày là 15mg Fe, trong khi đó, sữa lợn mẹ chỉ cung cấp được 1mg Fe/ngày. Vì vậy, - 21 - lợn con sơ sinh rất dễ bị thiếu sắt nếu không được cung cấp kịp thời. Để khắc phục hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt ở lợn sơ sinh, người ta tiến hành tiêm bổ sung sắt vào ngày tuổi thứ 3. Sắt được bổ sung cho lợn con dưới dạng dextran sắt hoặc gleptoferron, liều 100 - 200mg/lần tiêm. Chỉ cần tiêm sắt một lần duy nhất giúp đảm bảo đủ nhu cầu sắt cho lợn con đến 35 ngày tuổi. Sau cai sữa, nhu cầu sắt được đáp ứng từ khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài chức năng vận chuyển sắt, đồng còn có tác dụng kích thích sinh trưởng ở động vật nuôi. Theo Bolstedt G. (1951) [37], có thể bổ sung đồng dưới dạng đồng sulfate vào trong thức ăn hỗn hợp cho lợn con sau cai sữa với mức 10mg/kg thức ăn. Còn theo Nguyễn Quế Côi [2], chỉ cần bổ sung một lượng đồng rất nhỏ trong khẩu phần lợn con, khoảng 6 - 8ppm, cũng có tác dụng kích thích sinh trưởng. Đối với lợn con theo mẹ, có thể bổ sung vào khẩu phần với lượng từ 125 - 250ppm cho tốc độ sinh trưởng cao hơn. Khi bổ sung đồng trong khẩu phần, cần chú ý trộn thật đều, tránh tập trung một lượng đồng quá lớn dễ gây ngộ độc cho lợn. d, Kẽm (Zn) Kẽm được tìm thấy ở tất cả các mô bào, là thành phần quan trọng của trên 200 loại enzyme trong cơ thể. Các enzyme này tham gia vào quá trình trao đổi chất của protein, carbonhydrate và chất béo; quá trình tổng hợp, dự trữ và tiết ra các hormon liên quan đến hệ miễn dịch cũng như giữ cân bằng điện giải. Thiếu kẽm sẽ gây các bệnh về da, làm giảm tính ngon miệng, tăng tiêu tốn thức ăn, sinh trưởng chậm và làm giảm khả năng sinh sản. Bổ sung kẽm trong thức ăn giúp cải thiện tăng trọng và khả năng thu nhận thức ăn của lợn con. Theo Lei Nin Li và Xiong Dai Jun [19], với 3.000mg/kg oxit kẽm có thể nâng cao 15 - 22% tăng trọng ngày, 9,5 - 14% lượng thức ăn thu nhận. - 22 - Đa số kẽm trong hạt cốc và các loại hạt có dầu đều ở dạng phytate, làm giảm hàm lượng kẽm cung cấp cho cơ thể. Có thể bổ sung thêm kẽm trong khẩu phần dưới dạng oxit, sulfate hay carbonate kẽm. Khi hàm lượng kẽm vượt quá 2g trong 1kg vật chất khô thức ăn sẽ gây độc cho lợn [7]. e, Các nguyên tố vi lượng khác Hàm lượng iốt trong cơ thể gia súc rất thấp, chỉ khoảng 0,6mg/1kg khối lượng cơ thể nhưng lại có vai trò rất quan trọng. Iốt là thành phần không thể thiếu trong hormon thyroxin của tuyến giáp trạng. Đây được coi là hormon sinh trưởng, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng tiêu thụ oxy của mô bào, kích thích các phản ứng sinh hoá trong tất cả các cơ quan. Thiếu iốt gây bệnh cổ to, làm giảm năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Selen là thành phần của enzyme giúp chống oxy hoá thành tế bào. Mức bổ sung cho lợn cai sữa là 0,3ppm. Thiếu hay thừa selen đều có ảnh hưởng không tốt đến cơ, gan, tim... và có thể gây chết. Hàm lượng selen từ 5 - 8ppm sẽ gây trúng độc. Trong dinh dưỡng vật nuôi, cũng cần quan tâm đến hàm lượng mangan. Mangan có trong thành phần của một số enzyme liên quan đến quá trình trao đổi năng lượng, hình thành xương và sinh sản. Thiếu mangan ở lợn con dẫn đến sinh trưởng kém, chân cong hoặc què chân. Nhu cầu mangan đối với lợn đến nay vẫn chưa có số liệu chính xác. Tóm lại, các nguyên tố khoáng có vai trò nhất định trong cơ thể. Giữa chúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, có thể làm tăng hoặc giảm khả năng hấp thu của một hay nhiều nguyên tố khác. Đồng thời, việc thiếu hay thừa khoáng đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể vật nuôi, làm giảm khả năng sinh trưởng, từ đó dẫn đến giảm năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy, khi cân đối khẩu phần, cần tính toán bổ sung hợp lý các nguyên tố khoáng nhằm tạo hiệu quả hấp thu tối ưu nhất. - 23 - 2.2.4. Nhu cầu về vitamin Vitamin được coi như một chất xúc tác sinh học tham gia vào hầu hết quá trình trao đổi chất và mọi hoạt động của cơ thể. Chỉ với một lượng rất nhỏ, vitamin giúp cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển bình thường, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Một số vitamin có thể tự tổng hợp được trong cơ thể lợn, đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày. Một số khác được cung cấp từ thức ăn. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến và bảo quản thức ăn, giá trị của vitamin bị giảm đi rất nhiều. Do đó, cần phải bổ sung thêm vitamin vào khẩu phần nhằm tạo năng suất tối ưu. Có khoảng hơn 15 loại vitamin được coi là thành phần không thể thiếu trong khẩu phẩn ăn cho gia súc, gia cầm. Chúng được chia làm hai nhóm: - Nhóm vitamin hoà tan trong dầu mỡ: Vitamin A, D, E, K - Nhóm vitamin hoà tan trong nước: Vitamin C, vitamin nhóm B. a, Vitamin A Vitamin A có tác dụng bảo vệ lớp tế bào biểu mô và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lớp ngoài của màng nhày nhiều hệ cơ quan như hệ hô hấp, hệ thần kinh và cơ quan sinh sản. Vitamin A cũng có chức năng thị giác, giúp con vật nhận biết ánh sáng và phân biệt tế bào [62]. Tiền chất của vitamin A là β-caroten. β-caroten có nhiều trong thực vật và được chuyển hoá thành vitamin A trong thành ruột lợn. Tuy nhiên, lợn con dưới 10 ngày tuổi không có khả năng này. Ở 20 ngày tuổi, lợn con có thể chuyển hoá được khoảng 25 - 30% β-caroten thành dạng vitamin A hoạt động. Lượng vitamin A nói riêng và các vitamin cần thiết khác được cung cấp cho lợn con sơ sinh từ sữa mẹ. Sữa lợn mẹ hầu như đã đáp ứng được đầy đủ nhu cầu vitamin cho lợn con [2]. Trong sữa đầu, hàm lượng vitamin A cao gấp 6 lần so với sữa thường, do đó, cần cho lợn con bú sữa đầu. Thức ăn thực vật cung cấp nhiều vitamin A dưới dạng β-caroten. Ngô hạt, một loại thức ăn chiếm số lượng lớn trong khẩu phần lợn cũng có nhiều - 24 - β-caroten nhưng không có giá trị nhiều do phần lớn β-caroten thường bị phá huỷ trong quá trình sấy khô và bảo quản. Theo NRC [12], nhu cầu vitamin A cho lợn từ 3 - 10kg là 2.200UI/1 kg khẩu phần. Nếu tính toán nhu cầu theo β-caroten thì hàm lượng β-caroten phải tăng gấp 3 lần so với bổ sung trực tiếp vitamin A. b, Vitamin D Các vitamin nhóm D bao gồm D1, D2 và D3, trong đó D2 (dạng có trong sản phẩm thực vật) và D3 (dạng có trong sản phẩm động vật) có vai trò quan trong đối với lợn trong quá trình trao đổi và chuyển hoá canxi - phốt pho. Vitamin D giúp tăng cường sự hấp thu canxi ở ruột non, tăng tái hấp thu canxi từ xương và tăng bài xuất phốt pho từ thận. Thiếu vitamin D sẽ gây ra thiếu khoáng, dẫn đến còi xương ở lợn con và chứng nhuyễn xương, xương dễ gãy ở lợn trưởng thành. Cơ thể lợn có thể tự tổng hợp vitamin D khi có tác động của ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp hiện nay, lợn được nuôi nhốt nên trong khẩu phần cần bổ sung thêm vitamin D. Có thể bổ sung vitamin D cho lợn bằng cách sử dụng dầu gan cá hoặc vitamin D công nghiệp. Khi cân đối khẩu phần, cần tính toán đủ nhu cầu vì nếu thừa vitamin D sẽ gây độc cho lợn. Nếu cho lợn sau cai sữa uống vitamin D3 với liều 250.000UI trong vòng 4 tuần liên tục sẽ làm giảm lượng thu nhận thức ăn, giảm sinh trưởng, gan sưng to, hoại tử ở tim, phổi và thận. Nhu cầu vitamin D ở lợn con là 220UI/1kg khẩu phần [12]. c, Vitamin E Vitamin E có chức năng sinh học chính là chống oxy hoá màng tế bào. Vitamin E ngăn cản quá trình hình thành peroxit của những axit béo chưa no, bảo vệ màng phospholipid. Ngoài ra, vitamin E còn tham gia chuyển hoá các axit amin có chứa lưu huỳnh, liên quan đến quá trình sinh sản và phát triển của hệ cơ. - 25 - Ở lợn, thiếu vitamin E nghiêm trọng gây loét dạ dày, gan bị hoại tử, mỡ bị nâu vàng, viêm thận, khó thở và viêm da; đồng thời cũng xảy ra hiện tượng hệ cơ yếu và gây chết đột ngột dơ cơ tim quá yếu không đẩy được máu đi nuôi cơ thể [77]. Nhu cầu vitamin E cho lợn con theo NRC [12] là 16UI/1kg khẩu phần. d, Vitamin K Vitamin K có liên quan đến quá trình đông máu, đó là thành phần không thể thiếu để tổng hợp nên prothrombin ở gan. Prothrombin là tiền chất của enzyme thrombin, enzyme xúc tác chuyển hoá fibrinogen trong huyết tương thành fibrin làm cho máu đông. Do đó, thiếu vitamin K sẽ làm chậm quá trình đông máu hoặc gây ra hiện tượng xuất huyết. Vitamin K có thể được tổng hợp trong cơ thể lợn nhờ hệ vi khuẩn đường ruột nhưng trên thực tế, vẫn xảy ra trường hợp thiếu vitamin K, đặc biệt khi thức ăn bị mốc. Tuy nhiên, vitamin K thường được tính toán đầy đủ trong công thức phối trộn premix vitamin nên không cần bổ sung riêng. e, Vitamin nhóm B Vitamin nhóm B bao gồm B1, B2, B6, B12, nicotinamid, axit pantothenic, biotin, folacin và choline. Mỗi vitamin giữ một chức năng nhất định trong cơ thể nhưng nói chung, chức năng cơ bản của vitamin nhóm B là tham gia vào các quá trình trao đổi chất. Nói chung, thiếu vitamin nhóm B thường dẫn đến rối loạn trao đổi chất, lợn có biểu hiện giảm ăn và chán ăn. Tình trạng này sẽ được khắc phụ nhanh chóng ngay sau khi bổ sung đủ hàm lượng vitamin nhóm B vào khẩu phần. Vitamin B1 tham gia vào quá trình trao đổi chất, chống viêm dây thần kinh, khử carboxyl của axit pyruvic. Thiếu vitamin B1, lợn chán ăn, bị tê phù và có biểu hiện thần kinh. Theo NRC [12], nhu cầu vitamin B1 cho lợn từ 5 - 10kg là 1mg/1kg khẩu phần. - 26 - Vitamin B2 tham gia vào hoạt động hô hấp của tế bào, vận chuyển hydro trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin B2 còn tham gia vào quá trình sản sinh hemoglobin tạo hồng cầu. Thiếu vitamin B2 làm giảm tốc độ sinh trưởng, lợn bị rụng lông, ỉa chảy và nôn mửa. Nhu cầu vitamin B2 ở lợn 5 - 10kg là 3,5mg/1kg khẩu phần [12]. Hầu hết các vitamin nhóm B không được dự trữ trong các mô của cơ thể nên chúng phải được cung cấp hàng ngày thông qua thức ăn hoặc nước uống. Thức ăn có nguồn gốc thực vật thường rất giàu vitamin nhóm B, ví dụ như cám gạo, cám mỳ... f, Vitamin C Vitamin C và các dẫn xuất của nó có vai trò quan trọng đối với các phản ứng oxy hoá khử xảy ra trong tế bào. Vitamin C cũng tham gia vào cơ chế vận chuyển ion sắt từ transferin trong nguyên sinh chất của các tế bào đến feritin là nơi dự trữ sắt trong tuỷ xương, gan và tuỵ. Thiếu vitamin C trong khẩu phần sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của xương, răng, mô liên kết và hệ cơ. Nhu cầu vitamin C trong khẩu phần lợn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, khi lợn bị stress thì nhu cầu viatamin C tăng cao, do đó, vitamin C thường được bổ sung thêm trong thức ăn hoặc nước uống khi lợn bị stress hoặc có nguy cơ bị stress nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật. Tóm lại, vai trò của các vitamin đã được khẳng định từ lâu và đáp ứng đủ nhu cầu vitamin cho vật nuôi là một việc làm quan trọng khi phối hợp khẩu phần. Bổ sung vitamin giúp tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Hiện nay, vitamin được bán dưới dạng đơn chất hoặc đã được trộn sẵn thành premix vitamin. Premix vitamin có đầy đủ các loại vitamin cần thiết cho vật nuôi và được tính toán với tỷ lệ phù hợp với nhu cầu sinh trưởng, phát triển của từng loại vật nuôi theo các giai đoạn khác nhau. - 27 - 2.2.5. Nhu cầu về nước uống Nước không phải là nguồn cung cấp năng lượng nhưng lại rất cần thiết cho sự sống. Trong cơ thể động vật, nước chiếm tới 60 - 75% khối lượng cơ thể. Lượng nước trong cơ thể giảm dần từ 75 - 80% khi mới sinh xuống còn ._.iên sau sinh. Do đó, tỷ lệ chết sẽ thấp hơn so với các nghiên cứu đã nói ở trên. Một tuần sau cai sữa, ở lô thí nghiệm 2 có sử dụng 4% plasma, số lượng lợn con không thay đổi, tỷ lệ sống đạt 100%. Ở lô đối chứng và lô thí nghiệm 1, mỗi lô có một con chết. Như vậy, tính đến thời điểm kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ sống của lô thí nghiệm 2 là cao nhất, đạt 97,67%. Tiếp đó là lô thí nghiệm 1, tỷ lệ sống đạt 91,49%. Lô đối chứng có tỷ lệ sống thấp nhất, chỉ đạt 83,33%. Qua kết quả trên, một lần nữa chúng tôi nhận thấy rằng, bổ sung plasma trong khẩu phần cho lợn con tập ăn có hiệu quả rất lớn, không chỉ cải thiện về tốc độ tăng trọng, thu nhận thức ăn mà còn có tác dụng nâng cao được tỷ lệ nuôi sống. 4.4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TRÊN LỢN CON SAU CAI SỮA 4.4.1. Ảnh hưởng của plasma tới tăng trọng của lợn con cai sữa Tốc độ tăng trọng của lợn con sau cai sữa phụ thuộc vào ba yếu tố chính, đó là: - Khối lượng cơ thể khi cai sữa. - Chất lượng của thức ăn. - Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày. Khối lượng cơ thể khi cai sữa càng lớn, chất lượng thức ăn càng tốt và lượng thức ăn thu nhận hàng ngày càng nhiều thì lợn con sau cai sữa có tốc độ tăng trọng càng cao. Kết quả theo dõi tăng trọng của lợn con được chúng tôi trình bày trong bảng 4.7. - 71 - Bảng 4.7. Kết quả theo dõi tăng trọng của lợn con cai sữa Lô đối chứng 0% plasma Lô thí nghiệm 2% plasma Chỉ tiêu theo dõi mx ± Se Cv (%) mx ± Se Cv (%) Khối lượng lợn (kg/con) - 27 ngày tuổi - 40 ngày tuổi - 62 ngày tuổi 6,75a ± 0,20 9,85a ± 0,51 20,20a ± 1,22 2,94 3,44 6,03 6,70a ± 0,47 10,05a ± 0,47 21,81b ± 0,68 3,50 4,72 3,10 Tăng trọng (g/con/ngày) - 27 - 40 ngày tuổi - 41 - 62 ngày tuổi - 27 - 62 ngày tuổi 221,19a ± 7,84 492,86a ± 17,62 384,19a ± 13,03 3,54 3,57 3,39 239,29a ± 7,03 560,32b ± 6,76 431,90a ± 6,71 2,94 1,21 1,55 Ghi chú: Các chữ số a, b thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê Khi bắt đầu vào thí nghiệm, lợn con ở lô đối chứng và lô thí nghiệm có khối lượng cơ thể tương đối đồng đều (P > 0,05), 6,75kg/con ở lô đối chứng và 6,70kg/con ở lô thí nghiệm. Có thể nói, khối lượng cơ thể ở đây không ảnh hưởng nhiều đến kết quả thí nghiệm. Sau 2 tuần, khối lượng cơ thể của lợn con đã có sự khác nhau, tuy nhiên sự khác nhau này là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Ở lô thí nghiệm, lợn con có khối lượng cơ thể là 10,05kg/con, cao hơn 2,03% so với lô thí nghiệm. Tốc độ tăng trọng của lợn con lô thí nghiệm đạt 239,29g/con/ngày, lô đối chứng đạt 221,19g/con/ngày. Như vậy, tốc độ tăng trọng của lợn con lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 8,18%. Sự sai khác này cũng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). - 72 - 6.75 6.70 9.85 10.05 20.2 21.81 0 5 10 15 20 25 T r n g l   n g l  n c o n s a u c a i s a (k g /c o n ) 27 ngày tuổi 40 ngày tuổi 62 ngày tuổi Lô đối chứng Lô thí nghiệm Biểu đồ 4.5. Khối lượng lợn con sau cai sữa 221.19 239.29 492.86 560.32 384.19 431.90 0 100 200 300 400 500 600 T ă n g t r n g l  n c o n ( g /c o n /n g à y ) 27 - 40 ngày tuổi 41 - 62 ngày tuổi 27 - 62 ngày tuổi Lô đối chứng Lô thí nghiệm Biểu đồ 4.6. Tăng trọng lợn con sau cai sữa - 73 - Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm, lợn con ở lô thí nghiệm có khối lượng cơ thể là 21,81kg/con, cao hơn lô đối chứng 1,61kg/con, tương đương 7,97%. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Từ 41 - 62 ngày tuổi, tốc độ tăng trọng của lợn con ở lô đối chứng là 492,86g/con/ngày; lô thí nghiệm là 560,32g/con/ngày. Tốc độ tăng trọng của lợn con lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng là 13,69% (P < 0,05). Nhìn vào kết quả bảng 4.7, ta thấy tốc độ tăng trọng của lợn con từ 41 - 62 ngày tuổi ở lô đối chứng có sự khác biệt khá lớn, Cv = 3,57%, Se = 17,62. Trong khi đó, ở lô thí nghiệm, sự sai khác này thấp hơn, Cv = 1,21%, Se = 6,76. Có thể thấy, ở lô thí nghiệm, tốc độ tăng trọng của lợn con là đồng đều hơn so với lô đối chứng. Xét toàn bộ thời gian thí nghiệm, từ 27 - 62 ngày tuổi, lợn con lô thí nghiệm tăng được 15,11kg/con; lợn con lô đối chứng tăng được 13,45kg/con. Như vậy, lợn con lô thí nghiệm tăng được nhiều hơn lợn con lô đối chứng là 1,66kg/con, tương đương 12,34%. Tốc độ tăng trọng của lợn con lô thí nghiệm là 431,90g/con/ngày, cao hơn so với lô đối chứng là 12,42%. Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Kết quả trên tương đương với kết quả thí nghiệm của Đỗ Lân [18]. Nhìn chung, sự biến động cả về khối lượng cơ thể và tốc độ tăng trọng của lợn con qua các giai đoạn ở hai lô trong thí nghiệm là không lớn, Cv dao động từ 1,21 - 6,03%. Nói cách khác, đàn lợn có độ đồng đều cao. Điều này đã phản ánh được một phần chất lượng của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm. Lô thí nghiệm có Cv dao động từ 1,21 - 4,72%; lô đối chứng có Cv cao hơn, từ 2,94 - 6,03%. Tóm lại, sử dụng 2% plasma trong khẩu phần lợn con sau cai sữa, từ 27 - 62 ngày tuổi, đã có tác dụng nâng cao tốc độ tăng trọng. - 74 - 4.4.2. Ảnh hưởng của plasma tới thu nhận thức ăn của lợn con cai sữa Đối với lợn con cai sữa, tính chất (mùi, vị, ...) của thức ăn có quyết định rất lớn đến lượng thức ăn ăn vào. Lợn con sau cai sữa chưa quen hoàn toàn với nguồn thức ăn bên ngoài nên thức ăn phải có mùi, vị thơm ngon gần với mùi vị của sữa lợn mẹ để kích thích tính thèm ăn của lợn, nâng cao được lượng thức ăn thu nhận. Hiện nay, có rất nhiều loại hương liệu tổng hợp dùng trong sản xuất thức ăn cho lợn con sau cai sữa nhằm tạo ra mùi, vị đặc trưng kích thích giác quan của lợn con. Ví dụ như hương sữa, hương sô cô la, hương trái cây, hương vani, mùi tanh cá, mùi tanh giun... Chức năng của đường tiêu hoá ở lợn con cai sữa chưa được hoàn thiện, do đó, thức ăn ở giai đoạn này không những phải có mùi, vị thơm ngon mà còn phải đảm bảo dễ tiêu hoá, dễ hấp thu. Bảng 4.8. Kết quả theo dõi thức ăn thu nhận trên lợn con sau cai sữa Chỉ tiêu theo dõi Lô đối chứng 0% plasma Lô thí nghiệm 2% plasma Lượng thức ăn sử dụng (kg/con) - 27 - 40 ngày tuổi - 41 - 62 ngày tuổi - 27 - 62 ngày tuổi 4,15a ± 0,12 16,15a ± 0,42 20,30a ± 0,51 4,45a ± 0,16 17,80b ± 0,39 22,25a ± 0,55 Thu nhận thức ăn (g/con/ngày) - 27 - 40 ngày tuổi - 41 - 62 ngày tuổi - 27 - 62 ngày tuổi 296,43a ± 8,78 769,05a ± 19,94 580,00a ± 14,70 317,86a ± 11,50 847,62b ± 18,45 635,71a ± 15,63 FCR (kg TĂ/kg TT) - 27 - 40 ngày tuổi - 41 - 62 ngày tuổi - 27 - 62 ngày tuổi 1,34 1,56 1,51 1,32 1,51 1,47 Ghi chú: Các chữ số a, b thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê - 75 - Theo Ioannis Mavromichalis và Mike Varley [50], trong tuần đầu tiên sau cai sữa, nhu cầu về lượng thức ăn hàng ngày của lợn con khoảng 300g/con/ngày. Nhưng trên thực tế, lượng thức ăn thu nhận lúc này thấp hơn, từ khoảng 64,2 - 102g/con/ngày [63]. Nguyên nhân do lợn chưa quen với thức ăn khô dạng viên, lợn chịu ảnh hưởng của stress cai sữa... Ở các tuần sau đó, lượng thức ăn thu nhận tăng dần lên. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 27 - 40 ngày tuổi 41 - 62 ngày tuổi 27 - 62 ngày tuổi T h u n h n t h c ă n ( g /c o n /n g à y ) 1.2 1.25 1.3 1.35 1.4 1.45 1.5 1.55 1.6 F C R ( k g T Ă / k g T T ) FDI lô đối chứng FDI lô thí nghiệm FCR lô đối chứng FCR lô thí nghiệm Biểu đồ 4.7. Thu nhận thức ăn và FCR lợn con sau cai sữa Lượng thức ăn ăn vào của lợn con từ 27 - 40 ngày tuổi ở lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng 10,91%, từ 41 - 62 ngày tuổi là 10,22%, từ 27 - 62 ngày tuổi là 9,61% (P > 0,05). Lượng thức ăn ăn vào trong thí nghiệm của chúng tôi cao hơn so với kết quả thí nghiệm của Đỗ Lân [18]. Trong chăn nuôi lợn thịt, người ta thường căn cứ vào chỉ tiêu FCR để đánh giá chất lượng của thức ăn. FCR được tính là số kg thức ăn cần thiết để lợn có thể tăng trọng được 1kg. FCR thấp chứng tỏ thức ăn có chất lượng tốt. - 76 - Từ 27 - 40 ngày tuổi, FCR ở lô đối chứng là 1,34; ở lô thí nghiệm là 1,32. Từ 41 - 62 ngày tuổi, FCR ở lô đối chứng là 1,56; còn ở lô thí nghiệm là 1,51. Xét chung toàn bộ thí nghiệm, FCR ở lô thí nghiệm là 1,47; thấp hơn so với lô đối chứng là 2,72%. 4.4.3. Ảnh hưởng của plasma tới vi khuẩn phân ở lợn con sau cai sữa Trong vòng 1 tuần trước và sau cau cai sữa, lợn con được bổ sung vitamin B tổng hợp thông qua nước uống nhằm nâng cao sức đề kháng cho lợn con. Vì vậy, trong suốt thời gian thí nghiệm, lợn con ở cả lô thí nghiệm và lô đối chứng đều không có hiện tượng tiêu chảy. Để đánh giá được ảnh hưởng của plasma đối với sức khoẻ đường ruột của lợn con, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu phân lợn con ở lô thí nghiệm và lô đối chứng. Mẫu phân được lấy tại 2 thời điểm, sau 2 tuần thí nghiệm và trước khi kết thúc thí nghiệm 1 ngày để kiểm tra vi khuẩn E. coli và Salmonella. Vi khuẩn E. coli và Salmonella là hai loại vi khuẩn có mặt thường xuyên trong đường tiêu hóa của lợn. Số lượng của chúng tăng theo ngày tuổi của lợn con. Bình thường, chúng tồn tại trong cơ thể với số lượng thấp, không đủ gây bệnh cho lợn con. Khi lợn bị stress sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, pH dạ dày tăng cao, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, đặc biệt là E. coli và Salmonella, gây ra tiêu chảy. Ở lợn bị tiêu chảy, số lượng hai loại vi khuẩn này tăng lên đáng kể. Do đó, có thể căn cứ vào số lượng vi khuẩn E. coli và Salmonella để đánh giá tình trạng sức khỏe đường ruột của lợn con. Thông thường, người ta xác định số lượng vi khuẩn E. coli và Salmonella trong 1g phân lợn thải ra. Kết quả kiểm tra vi khuẩn phân ở bảng 4.9 cho thấy, xét về cả tổng số vi khuẩn và số lượng vi khuẩn E. coli, Salmonella thì ở lô đối chứng luôn cao hơn so với lô thí nghiệm có sử dụng 2% plasma. - 77 - Bảng 4.9. Kết quả phân tích vi khuẩn E. coli và Salmonella trong phân của lợn con sau cai sữa Chỉ tiêu kiểm tra Lô đối chứng 0% plasma Lô thí nghiệm 2% plasma Lợn 40 ngày tuổi - Tổng số vi khuẩn (x 106 CFU/1g phân) - E. coli (x 106 CFU/1g phân) - Salmonella (x 106 CFU/1g phân) 345,27 72,18 37,82 326,10 54,93 28,71 Lợn 61 ngày tuổi - Tổng số vi khuẩn (x 106 CFU/1g phân) - E. coli (x 106 CFU/1g phân) - Salmonella (x 106 CFU/1g phân) 378,05 89,87 42,94 337,18 61,32 35,21 345.27 326.1 72.18 54.93 37.82 28.71 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Lô đối chứng Lô thí nghiệm S  l   n g v i k h u n (x 1 0 C F U /1 g p h â n ) Vi khuẩn tổng số E. coli Salmonella Biểu đồ 4.8. Số lượng vi khuẩn có trong 1g phân lợn 40 ngày tuổi 337.18 89.87 61.32 42.94 35.21 378.05 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Lô đối chứng Lô thí nghiệm S  l   n g v i k h u n (x 1 0 C F U /1 g p h â n ) Vi khuẩn tổng số E. coli Salmonella Biểu đồ 4.9. Số lượng vi khuẩn có trong 1g phân lợn 61 ngày tuổi Sau 14 ngày thí nghiệm, tổng số vi khuẩn có trong 1g phân ở lô đối chứng cao hơn 5,88% so với lô thí nghiệm, và khi kết thúc thí nghiệm là 12,12%. Số lượng vi khuẩn E. coli và Salmonella sau 14 ngày thí nghiệm ở lô đối chứng cao hơn 31,40 và 31,73% so với lô thí nghiệm. Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm, số lượng vi khuẩn E. coli ở lô đối chứng cao hơn lô thí nghiệm là 46,56%, vi khuẩn Salmonella là 21,95%. Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên [11]. - 78 - 4.4.4. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng plasma trong khẩu phần lợn con cai sữa Hiện nay, người chăn nuôi mua lợn giống để nuôi thịt căn cứ vào khối lượng cơ thể. Khối lượng cơ thể khác nhau, giống khác nhau sẽ có mức giá khác nhau. Lợn giống thường được chia thành ba nhóm có khối lượng cơ thể khác nhau: - Nhóm 1: Lợn < 10kg. - Nhóm 2: Lợn 10 - 15kg. - Nhóm 3: Lợn 15 - 20kg. Khối lượng cơ thể càng nhỏ thì giá bán lợn giống càng cao. Giữa các nhóm lợn, giá bán chênh lệch nhau dao động từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, tuỳ vào thời điểm. Với các cơ sở chăn nuôi có quy mô vừa và nhỏ, trang thiết bị cũng như kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế, lợn giống loại > 10kg được ưa chuộng do sẽ ít gặp phải rủi ro hơn so với lợn có khối lượng cơ thể < 10kg. Bảng 4.10. Kết quả tính toán sơ bộ hiệu quả sử dụng plasma trong thức ăn hỗn hợp cho lợn con sau cai sữa (từ 27 - 62 ngày tuổi) Chỉ tiêu theo dõi Lô ĐC 0% plasma Lô TN 2% plasma Chênh lệch (%) Giá thành 1kg thức ăn (đồng) Chi phí thức ăn trên 1 đầu lợn (đồng) Chi phí TĂ cho 1kg tăng trọng (đồng) 10.970 222.691 16.561 12.180 271.005 17.928 + 11,03 + 21,55 + 8,25 Giá bán 1kg lợn giống (đồng) Tiền bán tính trên 1 đầu lợn (đồng) Tiền thu sau trừ chi phí thức ăn (đồng) 65.000 1.313.000 1.090.309 65.000 1.417.867 1.146.862 - + 7,99 + 5,19 - 79 - Tại thời điểm thí nghiệm, giá thành 1kg plasma là 78.000 đồng. Do đó, khi sử dụng plasma để phối hợp khẩu phần sẽ làm tăng giá 1kg thức ăn hỗn hợp. Thức ăn cho lợn con cai sữa ở lô thí nghiệm có giá cao hơn so với lô đối chứng là 1.210 đồng, tương đương 11,03%. Theo đó, chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng ở lô sử dụng plasma cũng cao hơn 8,25% so với lô đối chứng không sử dụng plasma. Tuy nhiên, khi xét đến hiệu quả kinh tế cuối cùng, lô có sử dụng 2% plasma cho hiệu quả cao hơn. Với giá bán lợn giống tại thời điểm xuất là 65.000 đồng/kg (lợn giống siêu nạc loại 20kg/con), trừ chi phí về thức ăn, tiền thu được trên một đầu lợn tăng 5,19%. Tính trung bình trên 1 đầu lợn, người chăn nuôi thu được tiền chênh lệch là 56.553 đồng. Sử dụng plasma trong khẩu phần làm tăng giá thành của 1kg thức ăn hỗn hợp nhưng hiệu quả plasma mang lại là rất lớn. Plasma giúp nâng cao tốc độ tăng trọng, kích thích tính thèm ăn của lợn con, cải thiện lượng thức ăn thu nhận, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người chăn nuôi. Ngoài ra, với các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, chất lượng thức ăn hỗn hợp cho lợn con tập ăn và sau cai sữa là một yếu tố quyết định đến sự thành công và uy tín của doanh nghiệp. Do đó, giá thành và lợi nhuận với mặt hàng này không phải là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Rất nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam như Cargill, Dabaco, Anco... hiện đang sử dụng plasma trong thức ăn hỗn hợp cho lợn con tập ăn và sau cai sữa nhằm ổn định chất lượng, tạo dựng thương hiệu trên thị trường. - 80 - 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho lợn con theo mẹ và sau cai sữa - Nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất thức ăn cho lợn con được nghiền qua sang có mắt lưới 1,5mm. - Thời gian trộn 240 giây. - Ép viên: + Nhiệt độ: 68 - 700C + Áp suất hơi nước: 2,2 - 2,5kg/cm2 + Tốc độ ép viên: 25% 2. Kết quả thí nghiệm trên lợn con theo mẹ Tại thời điểm cai sữa, khối lượng cơ thể và tốc độ tăng trọng của lợn con ở lô thí nghiệm có sử dụng 4% plasma là cao nhất (P < 0,05). Khối lượng lợn con lô thí nghiệm 2 đạt 5,61kg/con. Trong khi đó, khối lượng lợn con lô thí nghiệm 1 là 5,02kg/con; lô đối chứng là 5,13kg/con. Khối lượng cơ thể lợn con giữa lô đối chứng và lô thí nghiệm 1 là không có sự sai khác (P > 0,05). Sử dụng plasma trong công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con theo mẹ giúp giảm tiêu chảy. Tỷ lệ tiêu chảy ở lô đối chứng là 19,05%; lô thí nghiệm sử dụng 2% plasma là 10,64%; lô thí nghiệm sử dụng 4% plasma là 9,30%. So với lô đối chứng, tỷ lệ tiêu chảy ở hai lô thí nghiệm giảm thấp trong tuần đầu tiên sau cai sữa. Tỷ lệ tiêu chảy ở lô đối chứng là 22,22%; lô thí nghiệm sử dụng 2% plasma là 13,64%; lô thí nghiệm sử dụng 4% plasma là 7,14% . Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa lô thí nghiệm có sử dụng 4% plasma là cao nhất, đạt 97,67%; lô thí nghiệm 1 là 93,62% và thấp nhất là lô đối chứng, chỉ đạt 85,71%. - 81 - 3. Kết quả thí nghiệm trên lợn con sau cai sữa đến 20kg Khối lượng cơ thể lợn con khi kết thúc thí nghiệm giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng có sự khác nhau (P < 0,05). Khối lượng lợn con ở lô thí nghiệm là 21,81kg/con; lô đối chứng là 20,20kg/con. Tuy nhiên, tăng trọng giữa 2 lô là không có sự khác nhau (P > 0,05). Tăng trọng trung bình của lợn con lô thí nghiệm là 431,90g/con/ngày; lô đối chứng là 384,19g/con/ngày. Thu nhận thức ăn giai đoạn 27 - 40 ngày không có sự khác nhau rõ rệt (P > 0,05). Thu nhận thức ăn giai đoạn 41 - 62 ngày ở lô thí nghiệm là 847,62g/con/ngày; lô đối chứng thấp hơn, 769,05g/con/ngày (P < 0,05). Xét cả thời gian thí nghiệm, sự sai khác về thu nhận thức ăn giữa hai lô là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Không có lợn con bị tiêu chảy trong suốt quá trình thí nghiệm. Lô thí nghiệm sử dụng 2% plasma đã làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn E. coli và Salmonella so với lô đối chứng. Số lượng vi khuẩn E. coli ở lô thí nghiệm là 54,93 x 106 CFU/1g phân, thấp hơn lô đối chứng 31,40%; số lượng vi khuẩn Salmonella ở lô thia nghiệm là 28,71 x 106 CFU/1g phân, thấp hơn lô đối chứng là 31,73%. Chi phí thức ăn trên 1kg tăng trọng ở lô thí nghiệm là 17.928 đồng/kg, cao hơn lô đối chứng là 1.367 đồng/kg. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được khi bán lợn giống ở lô thí nghiệm lại cao hơn lô đối chứng là 56.553 đồng/1 đầu lợn, tương đương 5,19%. 5.2. ĐỀ NGHỊ Đưa plasma vào sản xuất, mở rộng kết quả nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau (giống, phương thức và điều kiện chăn nuôi...). Tuỳ theo giá thành, có thể sử dụng plasma trong công thức với tỷ lệ 2 - 4%. - 82 - TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT 1. Phạm Thị Thanh Bình (1998), Nghiên cứu và thử nghiệm thức ăn hỗn hợp cho lợn con theo mẹ (Yorkshire và Landrace), thức ăn đậm đặc cho lợn thịt Yorkshire và lợn F1 (Yorkshire x Móng Cái), Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. 2. Nguyễn Quế Côi (2006), Chuyên đề “Chăn nuôi lợn thịt”, Bài giảng dùng cho chương trình cao học, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. 3. Dividich J. L. (2007), "Quản lý heo con từ sơ sinh đến cai sữa nhằm cải thiện tỷ lệ sống, tăng trưởng và đạt tăng trưởng đồng đều hơn", Hội thảo Chăm sóc và nuôi dưỡng heo con trước cai sữa, Công ty TNHH Diethelm Việt Nam, 21/6/2007, Hà Nội. 4. Phạm Hữu Doanh, Nguyễn Văn Thưởng (2000), “Cẩm nang chăn nuôi lợn”, Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm (tập 1), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Frank Aherne, Maynard Ghogberg, Kornegay E.T., Gerard C. Shurson (2006), “Chăm sóc và dinh dưỡng cho lợn con mới cai sữa”, Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, NXB Bản đồ, Hà Nội. 6. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn (1999), Dinh dưỡng và thức ăn gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Vũ Duy Giảng, Bùi Văn Chính (2000), “Dinh dưỡng gia súc, gia cầm”, Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm (tập 1), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Vũ Duy Giảng (2005), Chuyên đề “Thức ăn và nuôi dưỡng lợn”, Con lợn ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. - 83 - 9. Vũ Duy Giảng (2007), Thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Vũ Duy Giảng (2007), Chuyên đề “Thu nhận thức ăn”, Bài giảng dùng cho chương trình cao học, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. 11. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội. Điều trị thử nghiệm, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. 12. Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ (1998), Nhu cầu dinh dưỡng của lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Võ Trọng Hốt (2006), Chuyên đề “Chăn nuôi lợn’, Bài giảng dùng cho chương trình cao học, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. 14. Phạm Quang Hùng, Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Thắng, Đoàn Liên, Nguyễn Thị Tú (2006), Giáo trình chăn nuôi cơ bản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Wang Juan và Wang Yong Cai (2007), “Chứng tiêu chảy do dinh dưỡng ở heo con cai sữa và biện pháp ngăn chặn”, Tiếng nói Mỹ Nông, Kỳ 2/2007. 16. Trần Duy Khanh (2007), Nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn, Báo Nông nghiệp, số 139, ngày 12/7/2007. 17. Đỗ Kháng (2005), Phòng trị bệnh tiêu chảy ở heo con, Báo Nông nghiệp, số 119, ngày 16/6/2005. 18. Đỗ Lân (2006), Xác định tỷ lệ bột whey trong thức ăn hỗn hợp cho lợn con sau cai sữa có bổ sung enzyme và hiệu quả của việc dùng kháng thể cho lợn con theo mẹ, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. - 84 - 19. Lei Nin Li và Xiong Dai Jun (2005), “Tiến triển của quá trình nghiên cứu về tác động của kẽm đối với heo con”, Tiếng nói Mỹ Nông, Kỳ 4/2005. 20. Dương Thanh Liêm (2000), Các thực liệu cung cấp đạm trong thức ăn gia súc, 21. Lê Văn Liễn (1997), Công nghệ sau thu hoạch đối với các sản phẩm chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Công ty TNHH TM - SX Mỹ Nông (2005), Hội thảo Quản lý và chăn nuôi lợn để đạt hiệu suất cao tại Việt Nam, 28/3 - 8/4/2005, Hà Nội và Hồ Chí Minh. 23. Palmer J. Holden, Gerard C. Shurson, James E. Pettigrew (2006), “Khẩu phần năng lượng cho lợn”, Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, NXB Bản đồ, Hà Nội. 24. Paul Groenewegen, "Tối ưu hoá dinh dưỡng: Từ lúc phối giống đến khi xuất chuồng", Hội thảo Chuyên đề thường niên khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 21 của Alltech, Hồ Chí Minh. 25. Tanksley T.D., Baker M.D.H., Lewis A.J. (2006), “Protein và aminoacid cho lợn”, Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, NXB Bản đồ, Hà Nội. 26. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996), Sinh lý học gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 27. Hồ Thị Phương Thảo (2005), “Ảnh hưởng của các mức độ protein và năng lượng lên năng suất của heo con từ 7 đến 60 ngày tuổi”, Thông tin khoa học Đại học An Giang, số 24, tháng 11/2005. - 85 - 28. Nguyễn Thiện, Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Hoàng Văn Tiến, Võ Trọng Hốt (2008), Chăn nuôi lợn hướng nạc ở gia đình và trang trại, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Nguyễn Văn Thưởng (1993), Nuôi lợn thịt lớn nhanh nhiều nạc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 30. Viện chăn nuôi quốc gia (1995), Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 31. Trần Quốc Việt, Lê Văn Huyên (2006), “Nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng khoáng vi lượng hữu cơ (Amino axit chelate) trong nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn nuôi con và lợn con giai đoạn sau cai sữa”, Báo cáo khoa học Viện chăn nuôi. 32. Tạ Thị Vinh (1990), Sinh lý bệnh gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 33. Liu Xing và Feng Jie (2007), “Mối liên quan giữa protein kháng nguyên trong đậu nành và chứng tiêu chảy ở heo con cai sữa”, Tiếng nói Mỹ Nông, Kỳ 1/2007. 34. Yu Yu (2004), “Sự cần thiết phải cai sữa sớm (21 ngày hoặc sớm hơn)”, Sử dụng bột thịt xương và bột phụ phẩm gia cầm cho lợn tập ăn, Hiệp hội chế biến phụ phẩm chăn nuôi Hoa Kỳ. 35. B. TIẾNG ANH 36. Black et al. (1994), “Future needs in swine research”, Livestock production for the 21st century: Priorities and research needs, University of Saskatchewan, Saskatoon, Canada. 37. Bolstedt G. (1951), “Mineral requirement for animal”, Nutrition of American Feed Manufactures, Vol. 8. - 86 - 38. Brooks et al. (1994), “Water: forgotten nutrient and novel delivery system”, Biotechnology in the feed industry proceedings of Altech’s tenth annual symbosium, Nottingham University Press, Loughborough, U.K., pp. 211-234. 39. Carlson M.S., Veum T.L. and Turk J.R. (2005), “Effects of yeast extract versus animal plasma in weaning pig diets on growth performance and intestinal morphology”, Jounal of Swine Health Production, Vol. 13, pp. 205-209. 40. Carroll J.A. (2005), “Boosting immunity in young pigs: Spray-dried plasma and fish oil help swine”, Agricultural Research Magazine, July 2005, 41. Chung J., De Rodas B.Z., Maxwell C.V., Davis M.E. and Luce W.G. (1997), “Potential for egg protein and porcine spray - dried blood as replacement for plasma protein (AP-920) in early - weaning pig diets”, 42. Close W. and Menke K.H. (1996), Animal Nutrition, Hohenheim, Germany, Vol. 96. 43. Coffey R.D. and Cromwell G.L. (2001), “Spray - dried animal plasma in diets for weanling pigs”, The Farmer’s Pride, KPPA News, Vol. 12, No. 37, March 14, 2001. 44. Duane Acker (1963), Animal Science and Industry, Kansas State University, Vol 46. 45. Fauber (1992), “Haemorrhagic gastroenteritis caused by E. coli in piglets”, Canadian Veterinary Journal, Vol 33, pp. 251-256. - 87 - 46. Gary Partridge (1997), “Considerations in the formulation of pilet creep and starter feeds”, American Soybean Association, Technical bulletin, No. 16. 47. Hancock, Lewis J.D., John A.J. (1990), “Processing method affects the nutrion value of low - inhibitor soybean for nursery pigs”, Swine Day, Kansas State University, pp. 52-55. 48. Hamson D.J. (1986), “Alterations in piglet small intestine structure at weaning”, Veterinary Science, Vol 40, pp. 32-40. 49. Holness and Mindisodza (1985), “Improving piglet survival booklet”, Ministry of Agriculture Fishries and Food, No. 2501, pp. 33. 50. Ioannis Mavromichalis and Mike Varley (2002), “How to make weaners eat”, Pig International, May 2002, pp. 23. 51. Ioannis Mavromichalis (2006), “Reformulating piglet diets with plasma”, Feedtech, 10.2.2006, 52. Jane Leibolz (1984), “Digestion of protein by the young pig”, Animal Production in Australia, Vol 15. 53. John D. Summers (2003), “Feed processing and nutrient enhancement”, Southeast Asian Feed Technology and Nutrition Workshop, July 28- August 1, 2003, Hanoi. 54. Jonh F.T. (1995), Quality Control Feedstuff, July 19, pp. 135-139. 55. Kelly D., Green J., Obrien J.J. and Mc Craken (1984), Garage feeding of early - weaned pigs to study the effect of diet on digestive development and changes in intestinal microflora, Proceedings of the International Pig Veterinary Society, pp. 317. - 88 - 56. Lewis A.J. (2001), “Amino Acids in swine nutrition”, Swine Nutrition (second edition), CRC Press, USA. 57. Li D.F., Thaler R.C. and Nessen J.L. (1990), “Effect of fat sources and combination on starter pig performance, nutrient digestibility and intestinal morphology”, Journal of Animal Science, No. 68, pp. 3694- 3704. 58. Lindermann M.D., Cornelius S.G., Kandelgy S.M., Moser R.L. and Pettigrew J.E. (1986), “Effect of age, weaning and diet on digestive enzyme levels in piglet”, Journal of Animal Science, No. 62, pp. 1298- 1307. 59. Maxwell C.V. (2001), “Feeding the weaned pig“, Swine Nutrition (second edition), CRC Press, USA. 60. Hui Meng (2007), “Improving pellet quality”, Feed Business Asia, March/April 2007. 61. Nofrarias M., Manjanilla E.G., Pujols J., Gibert X., Majó N., Segalés J. and Gasa J. (2007), “Spray - dried porcine plasma affects intestinal morphology and immune cell subsets of weaned pigs”, Livestock Science, Vol. 108, Issues 1-3, 1 May 2007, pp. 299-302. 62. Olson (1994), Vitamin A, retinoids and carotenoids in modern nutrition in health and disease, Philadelphia, America, pp. 287-307. 63. Owusu-Asiedu A., Baidoo S.K., Nyachoti C.M. and Marquardt R.R., “Response of early - weaned pigs to spray - dried porcine or animal plasma - based diets supplemented with egg - yolk antibodies against enterotoxigenic Escherichia coli”, Journal of Animal Science, November 1, 2002, Vol. 80, No. 11, pp. 2895-2903. - 89 - 64. Pierce J.L., Cromwell G.L., Lindermann M.D., Russell L.E. and Weaver E.M. (2005), “Effects of spray - dried animal plasma and immunoglobulins on performance of early - weaned pigs”, Journal of Animal Science, December 1, 2005, Vol. 83, No. 12, pp. 2876-2885. 65. Pierzynowski S.G. (2001), “Glutamine in gut metabolism”, Gut invironment of pigs, Nottingham University Press, England. 66. Piva A., Bach Knudsen K.E., Lindberg J.E. (2001), Gut environment of pigs, Nottingham University Press, England. 67. Pluske J.R., William I.H. and Aherne F.X. (1996), “Maintenance of villous height and crypt depth in piglet by providing continous nutrition after weaning”, British Society of Animal Science, No. 62, pp. 131-149. 68. Pluske J.R. (2001), “Morphological and functional changes in the small intestine of the newly - wearned pig”, Gut invironment of pigs, Nottingham University Press, England. 69. Posho et al. (1994), “The contribution of glucose and glutamine to energy metabolismin new born pig enterocytes”, Journal of Nutrition Biochemist, Vol. 5, pp. 284. 70. Ramon T. and Lomentilo D.V.M. (1994), Prevention and control of post - weaning scours in early weaned pigs under Asian conditions, ASIA Technical bulletin, Vol. SW4. 71. Roodney (1986), “The action of some α-amylase on starch granule”, Journal of Nutrition Biochemical, Vol. 86, pp. 452. 72. Ton Hovers (2005), “Protein in pre-starter diets: an unavoidable evil”, Asian Pork Magazine, June/July 2005, pp. 18-21. - 90 - 73. Varley (2004), “Recent trends in global pig nutrition”, Proceeding of the 5th international congress for the feed indusstry in South Africa, Sun City, South Africa. 74. Wicker D.L. and Poole D.R. (1991), “Hows your mixer performing”, Feed Management, Vol. 42, No. 9, pp. 40-44. 75. William K. and Preston (1996), “Water requirement of pig”, Animal research institue, Yeerongpilly, pp. 1-2. 76. Whitemore C.T. (1993), The science and practice of pig production, Longman House. 77. Wu et al. (1995), “Glutamine and glucose metabolism in enterocytes of the neonatal pig”, Animal Journal of Physiological, No. 268, pp. 334. 78. US Feed Grain Council (1998), Quality control of feed ingredients, Infornews. 79. US Patent 5372811 (1994), Animal feed supplement containing co - spray dried plasma protein and amylase, 80. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2524.pdf
Tài liệu liên quan