Đánh giá hiệu quả của một số mô hình sản xuất mới ở quy mô hộ gia đình tại huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá

Tài liệu Đánh giá hiệu quả của một số mô hình sản xuất mới ở quy mô hộ gia đình tại huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá: ... Ebook Đánh giá hiệu quả của một số mô hình sản xuất mới ở quy mô hộ gia đình tại huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá

doc140 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2726 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiệu quả của một số mô hình sản xuất mới ở quy mô hộ gia đình tại huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời cam đoan cxvii Lời cảm ơn cxvii Mục lục cxvii Danh mục các chữ viết tắt cxvii Danhmục bảng cxvii Danh mục biểu đồ cxvii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH Công nghiệp hoá HĐH Hiện đại hoá UBND Uỷ ban nhân dân HTCT Hệ thống canh tác Bộ NN &PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn NLKH Nông lâm kết hợp VAC Vườn – Ao - Chuồng RVAC Rừng - Vườn- Ao- Chuồng R-Rg Rừng - Ruộng R-V-C Rừng-Vườn- Chuồng R-Chè-Rg Rừng-Chè-Ruộng HTTT Hệ thống trồng trọt Kg Kilogam Ha hécta ♀ Cái ♂ Đực RAVC Lãi Thuần RAVC(n) Lãi thuần của hệ thống mới RAVC(0) Lãi thuần của hệ thống cũ TVC Tổng Chi Phí TVC0 là tổng chi phí của hệ thống cũ. TVCn là tổng chi phí của hệ thống mới. GR Tổng thu nhập GR0 là tổng thu nhập của hệ thống cũ. GRn là tổng thu nhập của hệ thống mới. P là giá trị 1 đơn vị sản phẩm ở thời điểm thu hoạch. Y là tổng sản phẩm thu hoạch trên 1 đơn vị diện tích. MBCR tỷ trọng chênh lệch thu nhập trên chênh lệch chi phí ĐVT Đơn vị tính GTSX Giá trị sản xuất TG Thời gian Đ/c Đối chứng NSLT Năng suất l ý thuyết NSTT Năng suất thực thu NS Năng suất DANHMỤC BẢNG STT Tªn b¶ng Trang 4.1. Một số chỉ tiêu khí hậu huyện Quan Hoá 53 4.2. Một số hiện tượng thiên tai thường gặp ở Quan Hoá 55 4.3. Hiện trạng đất đai huyện Quan Hoá năm 2008 57 4.4. Phân bố dân cư và lao động theo cụm tuyến trong huyện năm 2008 58 4.5. Tỷ lệ đói nghèo của huyện Quan Hoá năm 2004 -2008 59 4.6. Thực trạng phát triển nghành nông - lâm - nghiệp 62 4.8. Diện tích năng suất cây trồng chính của huyện Quan Hoá qua 4 năm (2005 –2008) 66 4.10. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi 67 4.11. Tình hình đất đai của các nhóm hộ 69 4.13. Tổng thu bình quân của nông hộ vùng nghiên cứu. 70 4.14. Tổng chi phí sản xuất bình quân của nông hộ vùng nghiên cứu 72 4.15. Tổng chi tiêu thiết yếu của người dân 74 4.16. Tích luỹ hàng năm của nông hộ vùng nghiên cứu 75 4.17. Khó khăn và thuận lợi của người dân về sản xuất nông nghiệp 77 4.18. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình trồng ngô đông trên đất 2 vụ lúa và mô hình trồng rau đông trên đất 2 vụ lúa 81 4.19. Đặc điểm của giống lúa nhị ưu 838 ở các công thức thí nghiệm 83 4.20. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 84 4.21. So sánh hiệu quả kinh tế của các công thức bón trên giống nhị ưu 838 85 4.22. Diện tích và năng suất luồng ở Quan Hoá qua 4 năm 86 4.23. Phân loại cỡ cây sau các vụ khai thác 86 4.24. Số lượng cây luồng đạt từ cỡ trung bình trở lên 87 4.25. Phân tích chi phí tăng do bón thâm canh luồng 88 4.26. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi dê dưới tán rừng luồng 89 4.27. Nuôi dê dưới tán rừng luồng và sinh trưởng của luồng 90 4.28. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi dê dưới tán rừng luồng 90 4.29. Một số đặc điểm sinh trưởng của giống lạc L14 khi trồng xen 92 4.30. Đặc điểm của giống sắn KM94 khi trồng xen 94 4.31. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc L14 ở các công thức 95 4.32. Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác sắn mới so với sản xuất cũ 96 4.33. Tỷ lệ mặt đất được che phủ khi trồng sắn xen lạc và trồng sắn thuần 96 4.34. Khối lượng chất hữu cơ trả lại cho đất của các hệ thống canh tác 97 4.35. So sánh hiệu quả kinh tế của sản xuất nấm sau 3 tháng tại xã Nam Xuân và Nam Tiến 98 4.36. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi nhím 100 4.37. So sánh hiệu quả kinh tế đạt được của quy trình sản xuất bò cái sinh sản có trồng cỏ và không trồng cỏ 101 4.38. So sánh hiêụ quả kinh tế của quy trình sản xuất lợn lai và lợn cỏ tại Quan Hóa 103 4.39. So sánh hiêụ quả kinh tế của quy trình sản xuất lợn lai và lợn nái sinh sản tại Quan Hóa 105 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tªn biÓu ®å Trang 4.1 . Thực trạng phát triển nông - lâm nghiệp 62 4.2. Biểu đồ diện tích một số cây trồng chính ở huyện Quan Hoá 67 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống nông nghiệp quy mô hộ gia đình là một hình thức phổ biến, đang có vai trò, vị trí rất to lớn và là một bộ phận hữu cơ trong nền nông nghiệp, là chủ thể quan trọng trong phát triển nông nghiệp và đổi mới nông thôn ở nước ta. Nông nghiệp - nông thôn luôn là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia nhất là đối với một nước nông nghiệp như nước ta. Nông nghiệp là khu vực sản xuất chủ yếu, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, là nơi cung cấp nguồn nhân lực, nguồn tích luỹ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ở nước ta với 78% dân số sống bằng nghề nông và nông nghiệp là ngành duy nhất sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, là nghành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, đảm bảo cho các ngành kinh tế khác phát triển. Quan Hoá là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 135km theo hướng quốc lộ 47 và quốc lộ 15A. Có 5 dân tộc chung sống là: Thái, Mường, Kinh, H’Mông, Hoa. Hoạt động chính của người dân nơi đây là sản xuất nông - lâm nghiệp (chiếm 92,3% số khẩu toàn huyện). Sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp, cây lương thực chính là lúa nước, lúa nương và ngô, với hình thức canh tác truyền thống đặc trưng của đồng bào miền núi. Diện tích ruộng bình quân thấp chỉ có 184 m2/người, với địa hình ruộng bậc thang. Nếu chỉ tính thu nhập lương thực từ lúa ruộng thì không đủ lương thực cho người và thức ăn cho chăn nuôi. Trong những năm qua, Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi giống, cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây trồng từng bước đưa vụ đông vào sản xuất. Cùng với trồng trọt, chăn nuôi phát triển tương đối nhanh, sản phẩm phần lớn đã trở thành hàng hoá. Các giống vật nuôi mới như: bò lai sind, lợn móng cái sinh sản, lợn lai hướng thịt, hưu sao, dê bách thảo, ong lấy mật, nhím được du nhập vào địa phương ngày càng nhiều, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Trong lĩnh vực lâm nghiệp được xác định là thế mạnh của Quan Hoá. Để khai thác tối đa tiềm năng lâm nghiệp, huyện đã thực hiện xong việc giao đất, giao rừng tới người nông dân và làm tốt công tác quy hoạch đất đai, nên việc trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng tái sinh phát triển nhanh. Tình hình sản xuất hiện nay cho thấy bên cạnh những hộ nông dân vươn lên mạnh mẽ còn tồn tại một bộ phận khá lớn hộ nông dân thiếu tính tự chủ và tâm lý ỷ lại trong sản xuất kinh doanh, nhiều hộ điều kiện sản xuất còn rất khó khăn như: thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, trình độ sản xuất và năng suất lao động thấp, cơ bản còn sản xuất tự cung tự cấp, phương thức quảng canh thủ công... dẫn đến nhũng khó khăn trong sản xuất và đói nghèo trong cuộc sống. Tóm lại, hệ thống nông nghiệp hiện tại ở huyện Quan Hoá được hình thành tự phát, cần được xem xét dưới góc độ của nhóm nghiên cứu liên ngành như sinh học - kinh tế - xã hội góp phần phát triển bền vững kinh tế hộ. Đế đáp ứng nhu cầu lương thực, giải quyết những khó khăn và đói nghèo trong cuộc sống thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất quy mô hộ gia đình là hết sức bức thiết. Ngoài việc phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và cho thu nhập lâu dài đang là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cán bộ và nông dân trong huyện. Đứng trước nhu cầu thực tiển đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá hiệu quả của một số mô hình sản xuất mới ở quy mô hộ gia đình tại huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá.” 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích Phân tích thực trạng các hệ thống nông nghiệp quy mô hộ gia đình trên địa bàn trong những năm ngần đây, đồng thời phát hiện những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển kinh tế nông hộ của huyện Quan Hóa. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu xây dựng hệ thống sản xuất quy mô hộ gia đình cho những năm tới. Nâng cao đời sống nông dân, giải quyết những khó khăn, khắc phục tồn tại, quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững và thúc đẩy các hệ thống nông nghiệp quy mô hộ gia đình ở vùng sâu vùng xa phát triển. 1.2.2 Yêu cầu của đề tài - Phân tích thực trạng và đánh giá những điều kiện tự nhiên- kinh tế -xã hội chi phối với các hệ thống sản xuất trên quy mô hộ gia đình. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ. Đầu vào đầu ra của từng hệ thống. - Điều tra, phân tích hiệu quả kinh tế cũng như tính ổn định của các hệ thống sản xuất quy mô hộ gia đình hiện có. Phân tích những mặt tích cực, hạn chế của các hệ thống sản xuất. Đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển hệ thống sản xuất quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện trong những năm tới. - Khuyến nghị các hệ thống sản xuất quy mô hộ gia đình hợp lý với điều kiện sinh thái- kinh tế- xã hội của từng vùng, từng hộ. 1.2.3 Ý nghĩa của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu phát triển hệ thống sản xuất quy mô hộ gia đình miền núi Quan Hóa. - Góp phần nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất của người dân - Định hướng xây dựng hệ thống sản xuất quy mô hộ gia đình phù hợp với điều kiện của địa phương, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy mạnh sản xuất đảm bảo an ninh lương thực và tăng thu nhập cho các hộ dân tại huyện Quan Hóa, cũng như ở các vùng miền núi có điều kiện tương tự. 2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm về hộ và kinh tế hộ Theo Đặng Kim Sơn (2006) [37], ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, các chính sách mới một lần nữa xác lập vị trí số một của kinh tế nông hộ nông thôn. Trong nông thôn có 3 nhóm hộ chính là: (i) Nhóm hộ sản xuất hàng hoá (chiếm khoảng 30%); (ii) Nhóm hộ bước đầu đi vào sản xuất hàng hoá, nhưng còn ít quy mô nhỏ (chiếm ngần 55%); (iii) Nhóm hộ nghèo (chiếm dưới 15% ). Theo Đào Thế Tuấn (1997) [49], thì nông hộ là kinh tế tự chủ và đã góp phần to lớn vào sự phát triển sản xuất nông nghiệp của chúng ta trong những năm qua. Nguyễn Đức Truyến (2003) [52] nghiên cứu về kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới cho rằng nông dân ở đồng bằng sông Hồng luôn luôn được hình thành trên một diện tích đất nông nghiệp nhất định. Tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện thông qua nông hộ. Do vậy, quá trình chuyển đổi HTCT thực chất là sự cải tiến sản xuất nông nghiệp ở các hộ nông dân. Vì vậy, nông hộ là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kinh tế nông hộ là kinh tế của hộ sống ở nông thôn, bao gồm cả thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hộ nông dân là các nông hộ có phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng tham gia hoạt động trong thị trường với một trình độ ít hoàn chỉnh. Tác giả Fanks Ellis cho rằng nông dân là các hộ nông nghiệp chỉ hợp nhất từng phần vào thị trường không hoàn hảo và không đầy đủ (Phạm Thị Mỹ Dung, Vũ Văn Cảnh, 1995) [7]. Theo đó cho thấy hộ nông dân có những đặc điểm sau: (i) Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đợn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng; (ii) Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn. Trình độ này quyết định đến quan hệ giữa nông dân với thị trường; (iii) Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với mức độ khác nhau, nên khó giới hạn như thế nào là một hộ nông dân. Vì vậy, hộ nông dân tái sản xuất giản đơn nhờ vào ruộng đất thông qua quá trình cải tiến HTCT, nhờ đó mà tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp, phục vụ lợi ích chung của xã hội nên cần thiết phải có chính sách xã hội đầu tư thích hợp cho lĩnh vực này. Hộ nông dân không phải là một hình thái sản xuất đồng nhất mà tập hợp các kiểu nông hộ khác nhau, có mực tiêu và cơ chế hoạt động khác nhau. Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động của nông hộ để phân biệt được các kiểu hộ nông dân: (1) Kiểu hộ hoàn toàn tự cấp: Trong điều kiện này người nông dân ít có phản ứng với thị trường, nhất là thị trường lao động và vật tư; (2) Kiểu nông hộ chủ yếu tự cấp, có bán một phần nông sản đổi lấy hàng tiêu dùng, có phản ứng ít nhiều với giá cả (chủ yếu là vật tư); (3) Kiểu hộ bán phần lớn sản phẩm nông nghiệp, có phản ứng nhiều với thị trường; (4) Kiểu hộ hoàn toàn sản xuất hàng hoá, có mục tiêu kiếm lợi nhuận như là một xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. Mục tiêu sản xuất của các hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh, cơ cấu cây trồng, quyết định mức đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và sản phẩm của thị trường. Quá trình phát triển của các hộ nông dân trãi qua các giai đoạn từ thu nhập thấp đến thu nhập cao. Giai đoạn nông nghiệp tự cấp: Nông dân trồng một cây hay một vài cây lương thực chính, năng suất thấp, kỹ thuật thô sơ, rủi ro lớn. Do rủi ro nên việc tiếp thu kỹ thuật mới bị hạn chế và thị trường nông thôn là thị trường chưa hoàn chỉnh. Giai đoạn kinh doanh tổng hợp và đa dạng: Lúc mới chuyển sang sản xuất hàng hoá, nông dân bắt đầu trồng thêm các cây hàng hoá, đa canh để giảm bớt rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ có thêm thu nhập nên có thể đầu tư để cải tiến kỹ thuật và thâm canh, nếu lao động thừa nhiều có thể phát triển ngành nghề phi nông nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1997) [49]. Từ đó, nông hộ chuyển sang hình thức canh tác kiểu trang trại đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Những nước công nghiệp phát triển như Anh thì hình thức sản xuất có lợi nhất của các nông hộ không phải là hình thành các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà các nông hộ canh tác kiểu trang trại gia đình dùng lao động làm thuê (Nguyễn Điền và cộng sự, 1993) [9]. Theo Nguyễn Phượng Vỹ (1999) [57], trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông- lâm - ngư nghiệp phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nông dân nhưng mang tính sản xuất hàng hoá. Cho dù nông hộ chuyển đổi hình thức như thế nào thì lực lượng lao động nông hộ là yếu tố quan trọng, đặc biệt nông hộ sản xuất theo hình thức trang trại bất kỳ ở quốc gia phát triển hay đang phát triển thì đây là lực lượng sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội để thu về lợi nhuận cao cho chính họ trong thế kỹ XXI (Trần Đức, 1995, 1998) [10], [11], (Phạm Minh Đức và cộng sự, 1997) [12]. Như vậy, hộ nông dân đang tiến hoá từ tình trạng tự cấp sang sản xuất hàng hoá ở các mức độ khác nhau và quá trình cải tiến cơ cấu cây trồng gắn với thị trường được thực hiện ngày càng hoàn thiện hơn. Trong thực tế cho thấy, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, quá trình này cũng diễn ra nhưng rất chậm và trong quá trình phát triển sẽ nãy sinh các vấn đề cản trở tiến trình cải tiến cơ cấu cây trồng, cải tiến hệ thống canh tác. Ở nước ta, sau hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII thì các nông hộ tự chủ, với tư cách là các chủ thể kinh tế chủ yếu trong nông thôn phải là lực lượng chủ yếu tham gia và góp phần quan trọng vào công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Sự tham gia của nông hộ vào CNH, HĐH chủ yếu thông qua các hoạt động kinh tế của nông hộ theo sự định hướng của Nhà nước và được hỗ trợ của các thành phần kinh tế quốc doanh. Theo Hoàng Việt (1998) [56], kinh tế hộ nông thôn ở nước ta trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng còn những tồn tại không nhỏ đó là:(i) Tỷ lệ hộ nông nghiệp còn cao; (ii) Bình quân ruộng đất nông nghiệp mỗi hộ rất thấp; (iii) Mức trang bị kỹ thuật còn ở mức thấp; (iv) Thu nhập của nông hộ chưa ở mức cao; (v) Trình độ dân trí còn ở mức thấp, nhiều nơi còn rất lạc hậu, số người mù chữ ở vùng cao còn mức cao (50%). Những tồn tại trên đây của nông hộ là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến luân canh cây trồng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ.... Khắc phục những tồn tại trên đây cần phải căn cứ vào những nội dung bao hàm của phương pháp tiếp cận hệ thống sẽ được trình bầy sau đây 2.1.2 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu hệ thống cây trồng 2.1.2.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống Hệ thống là một vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu hệ thống được đề cập đến từ rất sớm, một số phương pháp nghiên cứu phổ biến như phương pháp mô hình hoá, phương pháp chuyên khảo, phương pháp phân tích kinh tế.... Sau đây là một số quan điểm, phương pháp của các nhà khoa học khi nghiên cứu về hệ thống: Rhoades và Booth (1982), đã đề xuất hướng nghiên cứu bắt đầu từ nông dân theo mô hình “nông dân trở lại nông dân” (Phạm Thị Mỹ Dung và Vũ Văn Cảnh, 1995) [7]; Hướng “nghiên cứu bắt đầu từ nông dân” được dựa trên sự tập hợp các ý tưởng chứa đựng trong tác giả Chamber và cộng sự (1989) [62]. Nội dung chủ yếu của các nguyên tắc theo hướng nghiên cứu này là: (i) Nghiên cứu có định hướng tới nông dân nghèo nguồn lực; (ii) Coi trọng kiến kỹ thuật có sẵn của nông dân nghèo nguồn lực; (iii) Coi trọng thực nghiệm và cải tiến của những người nông dân nghèo; (iv) Có nhiều điểm vào ra. Điểm xuất phát vấn đề bắt đầu từ sự lựa chọn của nông dân, nông dân trực tiếp tham gia thực hiện công tác nghiên cứu cùng với nhà khoa học và phổ biến, chuyển giao kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho nông dân khác trong vùng. Một số cách trong hướng nghiên cứu này là nghiên cứu có định hướng tới nông dân nghèo; coi trọng kiến thức của nông dân nghèo; đặt người nông dân vào việc kiểm tra và có vai trò đảo ngược tình thế. Spedding, C.R.W. (1975) [73] đã đưa ra 2 phương pháp cơ bản trong nghiên cứu hệ thống canh tác: (i) Nghiên cứu hoàn thiện hoặc cải tiến hệ thống đã có sẵn, tức là dùng phương pháp phân tích hệ thống để tìm ra “điểm hẹp” hay chỗ “ thắt lại ” của hệ thống, đó là chỗ có ảnh hưởng không tốt, hạn chế đến hoạt động của hệ thống, cần tác động cải tiến, sửa chữa khai thông để cho hệ thống hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn; (ii) Nghiên cứu xây dựng hệ thống mới: phương pháp này đòi hỏi phải có đầu tư, tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng, cách nghiên cứu này cần có trình độ cao hơn để tổ chức, sắp đặt các bộ phận trong hệ thống dự kiến đúng vị trí, trong các mối quan hệ giữa các phần tử để đạt được mục tiêu của hệ thống tốt nhất. Mai Văn Quyền (1996) [33] đã có đúc kết các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu hệ thống canh tác bao gồm: (i) Tiếp cận từ dưới lên trên (botton -up) là dùng phương pháp quan sát phân tích tìm điểm ách tắc của hệ thống để xác định phương pháp can thiệp thích hợp và có hiệu quả. Trước đây, thường dùng phương pháp tiếp cận từ trên xuống, phương pháp này tỏ ra không hiệu quả vì nhà nghiên cứu không thấy được hết các điều kiện của nông dân, do đó giải pháp đề xuất thường không phù hợp và được thay thế bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA); (ii) Tiếp cận hệ thống (System approach): Đây là phương pháp nghiên cứu dùng để xét các vấn đề trên quan điểm hệ thống, nó giúp cho sự hiểu biết và giải thích các mối quan hệ tương tác giữa các sự vật và hiện tượng; (iii) Tiếp cận theo quá trình phát triển lịch sử từ thấp lên cao: phương pháp này coi trọng phân tích động thái của sự phát triển cơ cấu cây trồng trong lịch sử. Vì qua đó, sẽ xác định được sự phát triển của hệ thống trong tương lai, đồng thời giúp cho việc giải quyết các trở ngại phù hợp với hướng phát triển đó. Phương pháp nghiên cứu hệ thống canh tác về sau được Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và các chương trình nghiên cứu về cơ cấu cây trồng quốc gia trong mạng lưới hệ thống cây trồng Châu á (Asian Cropping system Network- ACSN) sử dụng và phát triển (Hien Bui Huy và cộng sự, 2001) [68]. Quá trình nghiên cứu liên quan đến một loạt các hoạt động trong nông trại. Tổ chức thực hiện theo các bước sau: (i) Chọn điểm: địa điểm nghiên cứu là một hoặc vài loại đất. Tiêu chí để chọn điểm nghiên cứu là có tiềm năng năng suất, đại diện cho vùng rộng lớn, nông dân sẵn sàng hợp tác. Sẽ rất thuận lợi nếu chọn điểm nghiên cứu được Chính phủ ưu tiên vì chương trình sản xuất sau này sẽ thực hiện dễ dàng hơn. (ii) Mô tả điểm: điểm nghiên cứu sau khi chọn sẽ được mô tả về đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội, hiện trạng cơ cấu cây trồng cần phải được đánh giá. (iii) Thiết kế hệ thống canh tác: các mô hình cây trồng được thiết kế trên những đặc điểm của điểm nghiên cứu, nhằm đạt được sản lượng, lợi nhuận cao, ổn định và bảo vệ môi trường sinh thái. (iv) Thử nghiệm cây trồng mới: cây trồng được thử nghiệm trên ruộng nông dân, nhằm xác định khả năng thích nghi và ổn định của chúng. Chỉ tiêu theo dõi gồm năng suất nông học, hiệu quả sử dụng đất, yêu cầu về tài nguyên (lao động, vật tư và hiệu quả kinh tế). (v) Đánh giá sản xuất thử: Những mô hình canh tác có năng suất và hiệu quả được xác định dựa trên kết quả thử nghiệm, sau đó đưa vào sản xuất thử nhằm đánh giá khả năng thích nghi trên diện rộng của mô hình triển vọng trước khi xây dựng những chương trình sản xuất ở quy mô lớn hơn. (vi) Chương trình sản xuất: Sau khi xác định những hệ thống canh tác thích hợp nhất và những biện pháp kỹ thuật liên hoàn kèm theo, các tổ chức khuyến nông với sự giúp đỡ của tổ chức chính quyền, xây dựng chương trình quảng bá, thực hiện chương trình sản xuất. Mạng lưới hệ thống cây trồng Châu Á khi đưa ra hướng dẫn quá trình thiết kế và thử nghiệm hệ thống cây trồng cũng chỉ rằng. Nghiên cứu hệ thống cây trồng cải tiến cho một vùng bao gồm cả thâm canh, thay thế cây trồng năng suất thấp và đưa vào những kỹ thuật thâm canh cải tiến. Ở những nơi kỹ thuật thâm canh còn hạn chế hoặc chưa có sẵn, các nhà nghiên cứu hệ thống cây trồng sẽ thực hiện các thử nghiệm đơn giản trên ruộng nông dân (Bernstern R. và Rachim A, 1984 ) [60]. 2.1.2.2 Phát triển nông nghiệp trên quan điểm hệ thống Khi nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp phải coi nông nghiệp là một hệ thống để có thể tác động một cách đồng bộ. Xác định và phân tích hệ thống canh tác là một nội dung chính của nghiên cứu hệ thống canh tác (Phạm Chí Thành, 1993) [42] cho rằng: Hiện nay đang tồn tại hai quan điểm về phát triển nông nghiệp: (i) Phát triển nông nghiệp theo quan điểm sinh thái, có nghĩa là đặt cây trồng, vật nuôi vào đúng vị trí của nó trong môi trường đã xác định sao cho có năng suất cao, ổn định và bảo vệ môi trường; (ii) Phát triển nông nghiệp theo quan điểm kinh tế thị trường, nghĩa là tự do kinh doanh, lấy lợi ích kinh tế làm mục tiêu chính, họ chỉ sản xuất những gì mà khách hàng cần, họ cạnh tranh trong sản xuất và tiền tệ hoá quá trình sản xuất. Cả hai xu hướng phát triển trên đều có ưu và khuyết điểm riêng. Hợp lý hơn cả là phát triển nông nghiệp theo kinh tế thị trường kết hợp hài hoà với nông nghiệp sinh thái. Mỗi quốc gia cũng như mỗi vùng sinh thái có các đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội khác nhau nên có thể định hướng phát triển nông nghiệp khác nhau. Các nước đang phát triển muốn đưa nông nghiệp phát triển với tốc độ tăng trưởng từ 1% đến 4% năm đã áp dụng một trong những mô hình, thuyết sau đây để giải thích quá trình phát triển (Đào Thế Tuấn, 1986) [48]: (1) Thuyết mô hình bảo vệ: Thuyết này cho rằng sở dĩ nông nghiệp bị thoái hoá là do độ màu mỡ bị giảm dần và kiệt quệ. Muốn tăng năng suất phải phục hồi và bảo vệ độ màu mỡ của đất bằng luân canh và bón phân; (2) Thuyết mô hình thúc đẩy của thành thị công nghiệp: Thuyết này chủ trương rằng nông nghiệp chỉ phát triển mạnh ở những vùng quanh và gần thành thị, nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là do thành thị cung cấp vật tư cho nông nghiệp nhưng lại là thị trường tiêu thụ các sản phẩm do nông nghiệp làm ra; (3) Mô hình khuyếch tán: Thuyết này cho rằng kỹ thuật tiên tiến và phương pháp quản lý trong nông nghiệp phổ biến dần từ nông dân này sang nông dân khác, từ vùng này sang vùng khác như giống cây trồng chẳng hạn nếu tốt sẽ được lan truyền từ trung tâm trước, sau đó sẽ làn sang các vùng xung quanh hoặc từ người làm đầu tiên sang các nông dân khác xung quanh; (4) Thuyết mô hình đầu tư hiệu quả cao: Thuyết này cho rằng nông dân cổ truyền sở dĩ không tiếp thu được kỹ thuật mới vì thiếu đầu tư có hiệu quả. Tình trạng này được thay đổi lúc xuất hiện giống lúa mỳ, ngô có năng suất cao do các trung tâm nghiên cứu Quốc tế tạo ra. Các giống này phản ứng mạnh với phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo đất nên mang lại hiệu quả cao cho nông dân, đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh và tạo nên “ cuộc cách mạng xanh”; (5) Thuyết mô hình phát triển bị kích thích; theo thuyết này sự thay đổi giá cả trên thị trường kích thích cải tiến kỹ thuật và tạo nên sự phát triển. Để có thể phát triển nông nghiệp Việt Nam một cách bền vững không nên áp dụng đơn lẻ một trong các thuyết nêu trên mà phải kết hợp đủ các mặt của các thuyết trên một cách hài hoà. Thực tiễn nông nghiệp Việt Nam đã cho thấy thị trường đầu ra là rất quan trọng, nó sẽ quyết định sự phát triển. Trên quan điểm hệ thống, nghiên cứu cải tiến hệ thống canh tác phải bắt đầu từ phân tích một cách có hệ thống hiện trạng canh tác của nông dân trong vùng để tìm được điểm hạn chế cần được cải thiện, có như vậy mới tạo tính trồi cao, hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn. Robert Chambers (1991) [71] đề xuất hướng nghiên cứu bắt đầu từ nông dân, bắt đầu từ mô hình “nông dân- trở lại – nông dân”. Điểm xuất phát vấn đề được bắt đầu từ sự lựa chọn của nông dân, nông dân trực tiếp tham gia thực hiện công tác nghiên cứu cùng với nhà khoa học và phổ biến, chuyển giao kiến thức kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất lại cho nông dân trong vùng. 2.1.3 Phân loại hộ nông dân Căn cứ vào thu nhập của nông hộ + Hộ giàu + Hộ trung bình + Hộ đói + Hộ khá + Hộ nghèo Căn cứ này thường dựa vào quy định chung của cả nước hoặc quy định của từng địa phương Căn cứ vào tính chất ổn định của tình trạng ăn ở và canh tác: + Hộ du canh du cư + Hộ định canh, du cư + Hộ định cư, du canh + Hộ định canh, định cư Qua thực tiễn, nhận thấy sự phân loại này còn tồn tại ở một số nơi tại các huyện vùng cao phía Bắc và Tây Nguyên... Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm có: + Theo Đỗ Văn Viện (1998) " Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không có phản ứng với thị trường. Loại này có mục tiêu là tối đa hoá lợi ích, là sản xuất các sản phẩm cần thiết để tiêu dùng trong gia đình. Đỗ Văn Viện, 1998 [54]. Để có đủ sản phẩm, lao động trong nông hộ phải làm việc cật lực và đó cũng được coi như một lợi ích, để có thể tự cấp, tự túc, sự hoạt động của họ phụ thuộc vào: - Khả năng mở rộng diện tích đất đai. - Có thị trường lao động để họ bán sức lao động để có thu nhập. - Có thị trường vật tư để họ mua nhằm lấy lãi. - Có thị trường sản phẩm để họ trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. + Hộ nông dân bắt đầu phản ứng với thị trường: loại hộ này còn gọi là bán tự cung tự cấp nó không giống như các loại doanh nghiệp khác là phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường, vì các yếu tố tự cấp còn lại nhiều và vẫn quyết định các thức sản xuất của hộ. Loại này có phản ứng với giá cả, với thị trường nhưng ở mức độ thấp. + Hộ nông dân sản xuất hàng hoá chủ yếu: Loại này có mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với các thị trường vốn, ruộng đất, lao động... Theo tính chất của nghành sản xuất: + Nông hộ buôn bán: ở nơi đông dân cư, họ có quầy hàng riêng hoặc buôn bán ở chợ + Hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp. + Nông hộ chuyên: là loại hộ chuyên làm các nghành nghề như cơ khí, mộc, nề, rèn, sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ, may, dệt, làm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp... + Nông hộ kiêm: Là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công nghiệp, nhưng thu từ nông nghiệp là chính. Tuy nhiên, các loại hộ trên không ổn định mà có thể thay đổi khi điều kiện cho phép. Vì vậy xây dựng công nghiệp hoá nông thôn, phát triển cơ cấu hạ tầng sản xuất xã hội nông thôn, mở rộng mạng lưới thương mại và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn để chuyển hộ độc canh thuần nông sang đa dạng nghành hoặc chuyên môn hoá. Từ đó làm cho lao đông nông nghiệp giảm, thu hút lao động dư thừa ở nông thôn hoặc làm cho lao động phi nông nghiệp tăng lên (Đỗ Văn Viên, 1998) [54]. 2.1.4 Lý do cần phải quan tâm đến nông dân Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Sự tồn tại và hưng thịnh của loài người gắn liền với hoạt động nông nghiệp. Vì hoạt động kinh tế đầu tiên của con người là những hoạt động nhằm thoả mãn những nhu cầu căn bản nhất là ăn, uống trước khi nghĩ đến các hoạt động kinh tế khác (Trần Ngọc Ngoạn ,1999) [28] Nông dân là lực lượng đông đảo, năng động và nhạy cảm. Có đến 90% số hộ nghèo đói tập trung ở nông thôn. Tập thể các nhà khoa học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (2000) [40]. Là nguồn cung cấp nhân lực, lương thực thực phẩm, nguyên liệu, đồng thời giúp tiêu thụ sản phẩm cho công nghiệp và các nghành khác. Nông dân có mức thu nhập thấp. Hiện nay mức thu nhập của nông dân chỉ bằng mức thu nhập bình quân/người của cả nước, do sản phẩm chính là nông sản, do biến động của giá cả thị trường nên giá trị sản phẩm thấp làm cho thu nhập của hộ dân cũng thấp theo. Và hộ nông dân là một đơn vị hệ thống nông nghiệp cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng. Vì vậy đối với một nước nông nghiệp có tới 80% dân số nông thôn, khởi đầu công nghiệp hoá bằng nền kinh tế là nông nghiệp thì không thể không quan tâm tới nông dân. 2.1.5 Đặc trưng của các hệ thống sản xuất quy mô hộ gia đình ở các tỉnh miền núi nói chung và Quan Hoá nói riêng. Do điều kiện đặc thù về kinh tế, sinh thái miền núi nên hệ thống sản xuất hộ gia đình có những đặc trưng sau đây: - Nhìn chung các hộ miền núi có quy mô dân số tương đối cao so với mức trung bình của cả nước. Số nhân khẩu bình quân của các hộ miền núi trong điều tra là 5,9 người, kể cả trẻ em dưới 10 tuổi và 0,4 người lớn trên 60 tuổi (so với mức thu nhập trung bình khu vực nông thôn của cả nước là 4,47 người/hộ. Tuy nhiên, có sự khác nhau khá lớn về quy mô của hộ và trình độ văn hoá của chủ hộ đối với những nhóm có thu nhập khác nhau. Nhóm có thu nhập thấp thì số nhân khẩu bình quân cao nhất và nhìn chung thì chủ hộ có trình độ kỹ thuật thấp nhất. Ngược lại, những hộ thuộc diện có thu nhập cao hơn đều có ít con hơn và được giáo dục nhiều hơn. Tương quan này phần nào chứng minh cho chúng ta thấy, trình độ thấp và đông con là những nguyên nhân chính gây ra đói nghèo và tụt hậu của các hộ gia đình nói chung (Hoàng Thái Sơn,2006) [38] - Hệ thống nông nghiệp quy mô hộ gia đình thường phát triển tổng hợp, nhiều nghành nghề, mức độ chuyên môn hoá chưa cao. Ở miền núi thường gắn liền sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp tạo thành hệ sinh thái bền vững. - Miền núi thường nằm ở thượng nguồn các con sông cho nên cần chú ý đến yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái khi lựa chọn các biện pháp sản xuất nông nghiệp. - Chủ yếu sử dụng nguồn lao động gia đình hoặc anh em họ hàng, nhưng vẫn có thể phải thuê mướn lao động ngoài, khi sản xuất thời vụ ha._.y đột xuất. - Vì ít vốn và lao động nên khả năng áp dụng tiến bộ khoa học mới ở giai đoạn đầu, kỹ thuật đơn gian, dễ làm quy mô nhỏ, ít tốn kém và dễ áp dụng, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và dân trí của đồng bào dân tộc. - Các huyện miền núi nói chung và Quan Hoá nói riêng đều có các luật tục xã hội được hình thành do: chung nơi cư trú, chung tôn giáo, tín ngưỡng, chung văn hoá, chung huyết thống (trước năm 1945 hầu hết là các thôn bản có 2 - 3 họ, bản nhiều có khoảng chục họ). Từ những yếu tố chung đó khiến cộng đồng có nhu cầu hợp tác và chia sẽ cùng nhau, đặc biệt ở địa bàn miền núi địa hình chia cắt, thiếu các dịch vụ xã hội thì nhu cầu hợp tác và tương trợ nhau trong lao động trong sản xuất, trong đời sống là yếu tố tất yếu (Vương Xuân Tình, 2000) [47]. Hiện nay đã có nhiều thôn bản xây dựng hương ước thành những văn bản có xác nhận của UBND xã, huyện. Về bảo vệ sản xuất đã có những quy ước liên kết ở mức độ cao như: vào mùa vụ các hộ gần nhau phải cùng nhau hợp sức rào chắn bảo vệ gia súc, nếu ai không rào, để trâu bò phá hoại phải chịu bồi thường hoặc trồng lại, khi đến thời vụ gieo trồng các loại gia súc phải có người chăn rắt, không được thả rông, với lợn, dê phải được nhốt trong chuồng trại. Vương Xuân Tình (2000) [47]. 2.1.6 Những nhân tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển các hệ thống sản xuất quy mô hộ gia đình 2.1.6.1 Các yếu tố tự nhiên Nhiệt độ Từng loại cây, giống cây, các bộ phận của cây, các quá trình sinh lý của cây,...sẽ phát triển thích hợp và chỉ an toàn ở một nhiệt độ nhất định. Cây ưa nóng là những cây sinh trưởng và ra hoa kết quả tốt nhất ở nhiệt độ trên 200C, cây ưa lạnh là nhưng cây sinh trưởng và ra hoa kết quả tốt ở nhiệt độ dưới 200C, cây trung gian là cây yêu cầu nhiệt độ xung quanh 200C để sinh trưởng, phát triển bình thường. Với cây ngô là cây ưa khí hậu ấm, nhiệt độ yêu cầu từ khi trồng đến lúc ra hoa, suốt thời kỳ nẩy mầm thích hợp với nhiệt độ khoảng 18,30C; nhiệt độ dưới 12,80C dẫn đến năng suất giảm. Nhiệt độ tối thiểu cho cây ngô sinh trưởng phát triển nằm giữa 9-100C (Bùi Thế Hùng và Nguyễn Thế Hùng, 1997) [15] Lượng mưa: Cây trồng đòi hỏi một lượng nước lớn gấp nhiều lần trọng lượng chất khô của chúng. Lượng nước mà cây tiêu thụ để hình thành một đơn vị chất khô của một số cây trồng (gọi là hệ số tiêu thụ nước) như ngô 250 - 400, lúa 500 - 800, bông 300 - 600, rau 300 - 500, cây gỗ 400 - 600,... (Trần Đức Hạnh và cộng sự, 1997 ) [14]. Nước mưa ảnh hưởng đến quá trình canh tác như làm đất, thu hoạch. Mưa ít hoặc mưa nhiều quá so với yêu cầu đều ảnh hưởng tới vụ gieo trồng và thu hoạch. Tùy theo lượng mưa hàng năm, khả năng cung cấp và khai thác nước đối với một vùng cụ thể để xem xét lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp. Đặc biệt, ở vùng đất đồi núi vùng Tây Bắc nước ta thì những trận mưa rào ảnh hưởng đến xói mòn, rửa trôi lớp đất bề mặt do độ che phủ của cây trồng chưa khép kín. Tiến trình xói mòn và thoái hoá đất xẩy ra khi có những trận mưa rào và lượng nước không thể xâm nhập sâu được vào trong đất và khi đó bắt đầu xuất hiện dòng chảy bề mặt (Benties josé R., 2007 [59] Đất đai Đất là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất trên thế giới, bảo vệ, duy trì và cải tiến nguồn tài nguyên này là tiêu chuẩn để tiếp tục duy trì chất lượng cuộc sống ở trên trái đất (Henry D.Foth and Boyd G. Ellis, 1996) [67]. Hiểu được mối quan hệ giữa cây trồng với đất thì sẽ dễ dàng xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý ở một vùng nào đó. Tuỳ thuộc vào địa hình, chế độ nước, thành phần lý tính và hóa tính của đất để bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp. Thành phần cơ giới của đất quy định tính chất của đất như chế độ nước, chế độ không khí, nhiệt độ và dinh dưỡng. Các cây trồng cạn như ngô, lạc, đậu tương...thường sinh trưởng tốt và cho năng suất cao trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ (Phạm Bình Quyền, 1992) [33]. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất quyết định đến năng suất cây trồng hơn là quyết định đến tính thích ứng. Tuy vậy, trong các loại cây trồng cũng có những cây ưa trồng trên những loại đất có hàm lượng dinh dưỡng cao và có những cây chịu được làm lượng dinh dưỡng thấp, đất chua, mặn, có độ độc. Theo nghiên cứu của Yadav R.L (2001) [76]. Ở Modipuram, Ấn Độ khi so sánh quản lý dinh dưỡng đất theo 3 hình thức: theo kiểu nông dân, sử dụng tổng hợp phân hữu cơ và vô cơ, sử dụng NPK. Kết quả cho thấy hàm lượng mùn và lân dễ tiêu trong đất gia tăng còn kali dễ tiêu thì bị giảm so với 11 năm trước khi triển khai thử nghiệm. Nhìn chung, vùng đất dốc (đất đồi núi) của Việt Nam được cấu tạo bởi nhiều loại đá mẹ khác nhau và vì vậy, hình thành các loại đất khác nhau với dạng địa hình xói mòn điển hình, chia cắt mạnh là chủ yếu (Lê Đăng Khoa và Trần Thị Lành, 1997) [19]. Giải thích cho nguyên nhân sự thoái hoá đất dốc theo Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, 1999) [36] có thể quy về 5 nhóm yếu tố là: (1) Hoạt động nông nghiệp; (2) Phá rừng và lấy đi tàn dư hữu cơ; (3) Khai thác sinh khối quá mức: Lấy gỗ, củi đun, đốt nương...; (4) Chăn thả gia súc quá mức và không kiểm soát: Làm đất chặt cứng, giảm thảm cỏ, dẫn đến xói mòn... và (5) Hoạt động phi nông nghiệp: đô thị hoá, đào mỏ, mở đường, xây dựng, làm gạch... làm mất sức sản xuất và hư hại đến vỏ thổ bì. Bên cạnh đó thực trạng sử dụng đất hiện nay cho thấy, sản xuất nông lâm nghiệp ở vùng đất dốc vẫn mang đậm tính tự cung, tự cấp. Nước ta có khoảng 25 triệu ha đất vùng đồi núi, chiếm 2/3 tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam, có độ dốc nhất định. Gieo trồng cây ngắn ngày thường làm giảm hàm lượng hữu cơ và dự trữ mùn, đạm. Hệ số mùn hoá thấp chỉ 4- 5% trên năm, phần lớn chất hữu cơ ở dạng tự do và liên kết kém bền vững với Sesquioxyd có chỉ số Polime cực thấp, dễ bị hoá khoáng và rửa trôi. Mặt chất hữu cơ kéo theo hàng loạt suy thoái về vật lý đất đai, chế độ nước dự trữ và dạng dinh dưỡng dễ tiêu. Để phục hồi đất đồi núi cần bổ sung vùi vào đất lượng chất hữu cơ mới (phân chuồng, phân xanh, cỏ rác, tàn dư cây trồng...) khoảng 10-15 tấn/ha/năm. Chuyển từ cơ cấu độc canh cây ngắn ngày sang đa canh sẽ tăng mạnh mức hữu cơ trong đất. Đây là một đảm bảo cho sử dụng đất lâu bền ( Nguyễn Văn Bộ, 2002) [2]. 2.1.6.2 Các yếu tố kinh tế xã hội Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Theo Nguyễn Thị Tân Lộc (1999) [26], do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của các hoạt động kinh tế và do đó đã làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế. Vận dụng vào việc phát triển bền vững hệ thống cây trồng cho thấy cần phải tận dụng triệt để điều kiện tự nhiên để bố trí cơ cấu cây trồng, chủng loại cây trồng sao cho hợp lý trên một đơn vị diện tích. Đồng thời có thể tăng vụ, thay đổi giống cây trồng hoặc tăng đầu tư thâm canh... nhằm khai thác tối đa điều kiện tự nhiên. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phải sản xuất đa dạng, ngoài cây trồng chủ yếu cần bố trí những cây trồng bổ sung để tận dụng các nguồn lợi thiên nhiên của vùng và cơ sở sản xuất. Tóm lại về mặt kinh tế cơ cấu cây trồng cần thỏa mãn các điều kiện: (i) đảm bảo các yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao; (ii) đảm bảo việc hỗ trợ cho nghành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi, tận dụng các nguồn lợi tự nhiên; (iii) đảm bảo thu hút lao động và vật tư kỹ thuật có hiệu quả kinh tế; (iv) đảm bảo chất lượng và giá trị hàng hoá cao hơn cơ cấu cây trồng cũ; (v) khi đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng có thể dựa vào một số chỉ tiêu như: năng suất, tổng sản lượng, giá thành, thu nhập và mức lãi của các sản phẩm hàng hoá. Việc đánh giá này rất phức tạp do giá cả sản phẩm luôn biến động theo thị trường. Thị trường Theo Marshall (1917), thị trường không phải chỉ do cạnh tranh điều khiển mà còn do sự hợp tác và tương trợ lẫn nhau. Theo Nguyễn Cúc, Đặng Ngọc Lợi (2007) [5] điều kiện để hình thành thị trường cần có các yếu tố sau: (i) Đối tượng trao đổi hàng hoá, dịch vụ; (ii) Đối tượng tham gia trao đổi là người mua, người bán; (iii) Điều kiện để thực hiện trao đổi là khả năng thanh toán, địa điểm trao đổi; (iv) Có thể chế hoặc tập tục để đảm bảo hoạt động mua bán được an toàn, nhanh chóng. Kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế vận động, phát triển dựa trên cơ sở các quy luật của thị trường trong đó quan hệ hàng hoá - tiền tệ trở thành phổ biến và bao quát toàn bộ các lĩnh vực hoạt động kinh tế. (Nguyễn Cúc, Đặng Ngọc Lợi, 2007) [5]. Thị trường là động lực thúc đẩy cải tiến HTCT hợp lý. Theo cơ chế thị trường thì cơ cấu cây trồng phải làm rõ được các vấn đề: Trồng cây gì, trồng như thế nào và sản phẩm của chúng cung cấp ở đâu, cho ai. Thông qua sự vận động của giá cả, thị trường có tác dụng định hướng cho người sản xuất nên trồng cây gì, với số lượng chi phí như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của xã hội và thu được kết quả cao. Thông qua thị trường, người sản xuất điều chỉnh quy mô sản xuất, cải tiến cơ cấu cây trồng, thay đổi giống cây trồng, mùa vụ cho phù hợp với thị trường. Thị trường có tác dụng điều chỉnh hệ HTCT, chuyển dịch theo hướng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Cải tiến HTCT chính là điều kiện và yêu cầu để mở rộng thị trường. Thị trường là động lực thúc đẩy cải tiến cơ cấu cây trồng, song nó có mặt hạn chế là nếu để cho phát triển một cách tự phát sẽ dẫn đến mất cân đối ở một giai đoạn, một thời điểm nào đó. Vì vậy, cần có những chính sách của Nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của thị trường. Hiện nay thị trường nông thôn đang phát triển với sự tham gia đắc lực của tư thương, kể cả mặt hàng xuất khẩu. Các hộ nông dân ngày càng phụ thuộc vào thị trường tự do, thiếu hoạt động của hợp tác xã chế biến và tiêu thụ nông sản. Nếu các hợp tác xã nắm được 30% khối lượng hàng hoá thì tư thương sẽ mất độc quyền trong buôn bán (Đào Thế Tuấn, 1997) [49]. Chính sách Muốn quá trình chuyển đổi HTCT có hiệu quả phải thúc đẩy một cách đồng bộ sự phát triển của tất cả các kiểu hộ nông dân chứ không thể chỉ thúc đẩy các hộ sản xuất giỏi. Hơn nữa, nếu không thúc đẩy được các vùng hay tất cả các hộ sản xuất phát triển nhanh thì sẽ gây nên những khó khăn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Quá trình phát triển kinh tế sẽ phân hoá giàu nghèo, có sự chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, cần thiết phải rút lao động ra khỏi nông nghiệp bằng cách phát triển công nghiệp nông thôn và thâm canh tăng vụ để sản xuất hàng hoá. Đa dạng cây trồng nhằm đa dạng hoá sản phẩm là quá trình chủ yếu cải tiến cơ cấu cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường nông nghiệp ngày càng đa dạng. (Đào Thế Tuấn, 1997 )[47] cho rằng: quá trình đa dạng hoá cây trồng là do sự phát triển của kinh tế hộ quyết định và còn tuỳ thuộc vào từng vùng, những yếu tố khó khăn về vốn mang tính quyết định nhất. Các hộ nghèo kinh doanh rất đa dạng, chỉ khi họ giàu lên thì mới tập trung vào một số nghành nhất định. Những yếu tố về khoa học kỹ thuật và công nghệ - Kỹ thuật canh tác Các yêu tố như: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng có khác nhau, với yêu cầu giống cây, con khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau. Trong nông nghiệp, tập quán canh tác, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển các hệ thống nông hộ . - Các tiến bộ khoa học - công nghệ Nhờ có công nghệ mà các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai, sinh vật, máy móc và thời tiết khí hậu kinh tế kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Trong thực tế sản xuất những hộ tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị trường, dám đầu tư và chấp nhận rủi ro trong sản xuất nông nghiệp họ giàu lên nhanh chóng. Như vậy, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp có tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, thậm chí những tiến bộ kỹ thuật làm thay đổi hẳn sản xuất hàng hoá. Với vùng miền núi như huyện Quan Hoá - tỉnh Thanh Hoá hiện nay, khi mà ruộng ít và khả năng thâm canh của nhiều hộ nông dân còn hạn chế: Khả năng chủ động thuỷ lợi thấp, hộ nông dân thiếu vốn đầu tư, trình độ sản xuất chưa cao, thị trường địa phương chưa hoàn chỉnh.... thì việc chuyển đổi các hệ thống sản xuất quy mô hộ gia đình là việc cần thiết cần được quan tâm tới. Tuy nhiên việc chuyển đổi các hệ thống sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình hiện nay mới chỉ là bắt đầu của quá trình chuyển đổi sản xuất. Cần được xem xét dưới góc độ của nhóm nghiên cứu liên nghành như sinh học - kinh tế - xã hội góp phần phát triển bền vững kinh tế hộ. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình và kết quả phát triển hệ thống nông nghiệp quy mô hộ gia đình trên thế giới Tình hình và kết quả phát triển hệ thống sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình ở các nước châu Á - Trung Quốc: Kể từ khi các công xã bị phá vỡ ba thập niên trước, các hộ nông dân được hưởng quyền dùng đất trong thời gian 30 năm. Thời hạn đó đã kết thúc. Đời sống nhân dân Trung Quốc có nhiều bước nhảy vọt, nhưng nhu cầu hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp đòi hỏi cách tiếp cận mới. Với những mảnh ruộng manh mún, khoảng 0,67 ha, nhiều hộ nông dân đã tìm cách gộp lại để phát triển sản xuất. Hàng triệu người nông dân ra thành phố kiếm việc. Ruộng đồng hoang hoá. Nông dân khó có thể làm ăn lớn khi không có quyền sở hữu hay sử dụng chính thức về mặt pháp luật. Đất nông nghiệp vẫn thuộc sở hữu của nhà nước. Nhưng cuối cùng thì những người nông dân Trung Quốc cũng thở phào nhẹ nhỏm với quyết định của Hội nghị Trung ương 3, khoá 17, Đảng cộng sản Trung Quốc vừa qua. Từ đây họ có thể mua bán cho thuê và thế chấp quyền sử dụng đất, có nghĩa là có quyền tự chủ trên chính mảnh đất của mình [4] Trung Quốc với chính sách “Tam nông” đang bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử, sản xuất lương thực tăng hàng năm, thu nhập của nông dân tăng, nông thôn phát triển toàn diện. Ngân sách Trung ương dành cho hỗ trợ các dự án “Tam nông” không ngừng tăng. Năm nay đạt 3917 tỷ nhân dân tệ (tương đương với 861,7 tỷ đồng) cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn không ngừng cải thiện, các hạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được những bước đột phá quan trọng. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc chuyển đổi thành công các hệ thống sản xuất quy mô hộ gia đình. Sau sáu tháng đầu năm 2007, thu nhập bình quân của nông dân đạt 2111 nhân dân tệ (tương đương 4,640.000 Việt Nam đồng) tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2008, tăng nhanh nhất trong những năm từ 1995 đến nay. Ba năm liên tiếp mức tăng trưởng thu nhập của nông dân đạt 6% so với cùng kỳ, kết cấu sản xuất nông nghiệp không ngừng tối ưu hoá các cây có hiệu quả kinh tế cao như bông, đường, dầu, hoa quả... phát triển ổn định, tốc độ phát triển nghành chăn nuôi, ngư nghiệp tăng rõ rệt. Dẫn theo (Dương Thuỳ Linh, 2007) [25]. Đồng thời, sản nghiệp hoá nông nghiệp đạt được những bước tiến mới, bùng nổ phát triển tổ chức hợp tác nông dân chuyên sâu, thúc đẩy phát triển theo cách “Nhất thôn nhất phẩm” (mỗi thôn một sản phẩm). Năm 2006, toàn quốc có khoảng 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông sản, kéo theo sự phát triển của 90.980.000 hộ sản xuất. Các tổ chức sản nghiệp hoá kéo theo sự phát triển của 1300.000.000 mẫu diện tích trồng cây các loại, 95.700.000 mẫu chăn nuôi thuỷ hải sản và chăn nuôi 14.600.000.000 vật nuôi. Cả nước có 150.000 tổ chức hợp tác kinh tế nông nghiệp. Dương Thuỳ Linh (2007) [25]. Đây là kết quả nổ lực cố gắng của Trung Quốc trong việc chuyển đổi các hệ thống sản xuất nói chung và hệ thống sản xuất quy mô hộ gia đình nói riêng. Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu càng tác động không nhỏ đến vấn đề nông nghiệp nông thôn và nông dân ở Trung Quốc. Ông Lý Thanh Vân - Giáo sư trường Đại học Nông nghiệp Vân Nam Trung Quốc phân tích: “Đương nhiên khủng hoảng tài chính toàn cầu có những ảnh hưởng nhất định đến Trung Quốc, nhưng chủ yếu là ảnh hưởng trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Trước đây chúng tôi xuất khẩu sang Châu Âu, và các nước Mỹ, Nhật...Nhưng hiện kim ngạch xuấtt khẩu nông sản đang chững lại. Tuy nhiên tôi cho rằng khó khăn này sẽ nhanh chóng được khắc phục. Bởi các khu vực này không thể thiếu nông sản trong cuộc sống, dù khủng hoảng kinh tế nhưng nhu cầu vẫn rất lớn. Chính phủ Trung Quốc quan tâm hỗ trợ cho nông dân, bản thân người dân cũng chú trọng điều chỉnh cơ cấu trồng trọt [21]. Đây cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng không nhỏ tới chuyển đổi các hệ thống sản xuất quy mô hộ gia đình ở Trung Quốc theo hướng tích cực. - Thái Lan Thái Lan là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Nông nghiệp Thái Lan trong hàng thập kỷ qua có vai trò quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân. Dẫn theo (Hồng Vân, 2008) [53] Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường bảo hiểm xã hội cho cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân. Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với hình thức như: Tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị... Ngoài ra, Nhà nước Thái Lan còn tính toán phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một các khoa học và hợp lý, từ đó ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bải và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; Giải quyết tốt những mâu thuẫn về tư tưởng trong nông dân có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên nông lâm, thuỷ hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bổ hợp lý các công trình thuỷ lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hoá nông thôn với việc xây dựng các trạm thuỷ điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước [53]. Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, Chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại nghành nghề phục vụ, phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh lực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.[53] Chính sách phát triển nông nghiệp. Một trong nhưng nội dung quan trọng nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000-2005 là kế hoạch cơ cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao sản lượng và chất lượng của 12 mặt hàng nông sản, trong đó có mặt hàng: gạo, dưa, tôm sú, gà và cà phê. Đồng thời thực hiện chính sách mỗi làng một sản phẩm. Dẫn theo (Hồng Vân, 2008) [53] Đây được coi là điều kiện để cho việc chuyển đổi các hệ thống sản xuất nói chung và chuyển đổi các hệ thống sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình ở Thái Lan đạt được những thành quả mong đợi. Hiện nay, Khủng hoảng kinh tế ở Thái Lan được dự báo có thể tồi hơn năm 1997 đây là yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế Thái Lan nói chung và nông nghiệp Thái Lan nói riêng, trong đó có vấn đề chuyển đổi các hệ thống sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi các hệ thống sản suất nông nghiệp quy mô hộ gia đình. Nhận thấy rằng, nền kinh tế Thái Lan dựa vào xuất khẩu đang có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng có thể tồi tệ hơn thời điểm bị cơn bão tài chính châu Á tàn phá năm 1997. Trong năm 2009, một triệu người lao động Thái Lan có thể mất việc làm do xuất khẩu sẽ giảm mạnh Thực tế cho thấy Thái Lan là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, nhưng do giá thực phẩm trên thị trường thế giới xuống quá thấp nên chính phủ Thái Lan đã cho dự trữ 4 triêu tấn gạo, chờ giá lên. Điều đó cũng có nghĩa là 20 triệu người Thái Lan sống trực tiếp hoặc gián tiếp từ nghề trồng lúa, có nguy cơ giảm sút thu nhập. Tất cả đều báo động đỏ, cùng lúc với việc giá trị của đồng baht Thái đang ở mức thấp kể từ gần hai năm qua. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng chính trị trong nước dường như vẫn chưa tìm ra lối thoát khi lực lượng Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD) chống chính phủ tiếp tục từ chối đàm phán hoà bình. Đây chắc chắn đã và tiếp tục là trở lực không nhỏ đối với tốc độ phát triển kinh tế và đặc biệt là nông nghiệp của nước này. Dẫn theo (Trà Giang , 2008) [13] - Đài Loan Ý thức được xuất phát điểm của mình là một nước nông nghiệp ở trình độ thấp, nên ngay từ đầu Đài Loan đã coi trọng nông nghiệp. Trong những năm 1950 đến 1960 mở sách lược “Lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp”. Từ năm 1949 đã có một chương trình cải cách ruộng đất theo 3 bước: giảm tô, giải phóng đất công (1951), bán đất cho tá điền, thực hiện người cày có ruộng (1953 -1954 ). Theo đạo luật cải cách ruộng đất của Đài Loan, địa chủ chỉ được giữ lại 3 ha nếu là ruộng thấp và 6 ha nếu là ruộng cao, số còn lại nhà nước trưng mua và bán cho tá điền với giá thấp và được trả dần. Chính sách phát triển nông nghiệp trong thời kỳ này đã làm cho nông dân khấn khởi, người sản xuất nông nghiệp gắn bó với ruộng đất, yên tâm đầu tư, chủ động áp dụng khoa học - công nghệ nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp... Lực lượng sản xuất trong nông thôn được giải phóng, sản xuất đã tăng với tốc độ nhanh. Năm 1974 họ thành lập nông trường, nông hội, trồng những sản phẩm quý hiếm như “Cao sơn trà” bán các mặt hàng sản phẩm của rừng như cao các loại, thịt hưu, nai khô..., cùng các sản vật nông dân sản xuất được trong vùng. Về chính sách thuế và ruộng đất của chính quyền có sự phân biệt giữa 2 đối tượng “nông mại nông” thì miễn thuế (nông dân bán đất cho nông dân khác), “Nông mại bất nông” thì phải đóng thuế gấp 3 lần tiền mua (bán đất cho đối tượng phi nông nghiệp). Nguồn lao động trẻ ở nông thôn rất dồi dào nhưng không di chuyển ra thành thị, mà dịch tại chổ theo kiểu “Ly nông bất ly lương”. Các cơ quan khoa học ở Đài Loan rất mạnh rạn nghiên cứu cải tạo giống mới cho nông dân và họ không phải trả tiền. Theo Nguyễn Ngọc Thắng (2003) [44] Khi nông nghiệp phát triển, ruộng đất hạn hẹp đã cản trở nông dân kinh doanh lớn, Chính phủ Đài Loan đã đưa ra chủ trương khuyến khích nông dân “chung nhau kinh doanh”; “uỷ thác kinh doanh”; “thay mặt kinh doanh”...để tập chung ruộng đất tới quy mô cần thiết của nông nghiệp hàng hoá, khai thác có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên đất đai hạn hẹp, thúc đẩy tăng cường nông nghiệp với tốc độ khoảng 4% /năm trong suất thời gian từ năm 1952 - 1981[39] Trên đây đã chứng minh được rằng việc chuyển đổi các hệ thống sản xuất nông nghiệp ở Đài Loan đã có nhiều biến chuyển tích cực nhờ vào chính sách hợp lý của mình. - Philippin Có các điển hình về mô hình sử dụng đất dốc bền vững. Từ năm 1970 đến 1982, trung tâm đời sống nông thôn Baptist Mindanao Philippin đã tổng kết thực tế xây dựng và hoàn thiện 4 loại hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc bền vững gọi tắt là SALT. Những mô hình này đã và đang được nhân rộng ở các nước Đông Nam Á, Đăck lăk là một tỉnh miền núi ở Việt Nam đang từng bước áp dụng mô hình nói trên. Nội dung của mô hình gồm: SALT1 Cây ngắn ngày Hàng rào xanh Cây ngắn ngày SALT2 Vườn Ao Chuồng SALT2 Rừng, rẫy Bãi chăn thả - SALT3 Rừng 60% 40% cây lương thực - SALT4 Cây ăn quả ngắn ngày Cây ăn quả dài ngày - SALT1- Mô hình canh tác nông nghiệp trên đất dốc SALT2 - Mô hình kỹ thuật nông, lâm súc kết hợp SALT 3 - Mô hình kỹ thuật canh tác nông lâm bền vững SALT4 – Mô hình sản xuất nông lâm kết hợp vây ăn quả với quy mô nhỏ. Và hiện này, trước tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Philippin ở trung tâm của “cơn bão toàn diện”, nước nhập khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Hàng năm, đảo quốc này nhập khẩu khoảng 10 -15% số gạo tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, do các nguồn cung cấp gạo toàn cầu rất hạn hẹp, buộc Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam phải hạn chế xuất gạo nên Philippin đang đối mặt với thời kỳ khó khăn trong hoàn thành định mức nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo. Philippines đang phải chi trả những cái giá cắt cổ cho bất kỳ loại gạo nào mà nước này có thể mua được, đẩy giá lương thực trên toàn cầu tăng gấp đôi so với năm 2008. Người ta ước tính sẽ có thâm hụt 10% trong năm 2008. Điều này làm dấy lên những lo ngại rằng các bất ổn vì lương thực có thể bùng phát ở Philippin. Tổng thống Arroyo Philippin đã công bố khoản đầu tư 1 tỉ USD để nâng cao năng xuất lúa gạo. Số tiền sẽ được chi vào việc sản xuất giống, đào tạo và chọn cho nông dân vay cũng như cải thiện hệ thống tưới tiêu và vận tải. “Chúng ta phải hoạt động tích cực hơn nữa để trồng trọt và gây giống những thứ mà chúng ta cần” Bà Arroyo phát biểu tại một hội nghị lương thực quốc gia mới. Trong khi đó, cách đây 4 năm, chính quyền địa phương đã giới thiệu một dự án “trồng trọt trước chi trả sau”, cho phép người dân mua các loại hạt giống từ một ngân hàng giống thay vì tự trồng các cây giống của họ, sản xuất đã tiến triển trong vài năm trở lại đây. Đây có thể nói là bước tiến mới trong quá trình chuyển đổi các hệ thống sản xuất nói chung và hệ thống sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình nói riêng. - Indonexia Ngay từ kế hoạch 5 năm 1964 - 1974, việc di dân đã thành công với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, ở đó mỗi hộ di cư đều được trợ cấp bởi Chính phủ như tiền cước vận chuyển đi quê mới, mỗi căn nhà 2 buồng, 0,5 ha đất thổ cư và 2 ha đất canh tác (1 ha cây lâu năm và 1 ha cây hàng năm), một năm lương thực khi đến khu định cư mới. Được chăm sóc y tế, giáo dục, được vay vốn với lãi xuất ưu đãi, vay đầu tư cho cây nông nghiệp, khi đến kỳ thu hoạch mới trả nợ. Hiện nay ở Indonexia có 80.000 - 100.000 hộ đến các vùng kinh tế mới, chi phí bình quân hộ 5.000 - 7.000USD. Mặc dù, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu không thể không ảnh hưởng tới Indonexia. Nhưng xuất khẩu nông sản vẫn tăng. Theo nguồn tin báo chí trong nước, xuất khẩu nông sản của Indonesia dự đoán tăng 16% trong năm nay. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Herdrajat, Bộ nông nghiệp cho biết chúng tôi tin tưởng rằng có thể tăng kim ngạch xuất khẩu tới 21,68 tỷ USD so với tổng mức kim ngạch năm trước là 18,85 tỷ USD. Đạt được điều đó là nhờ vào những thị trường mới và chúng tôi tin rằng giá các loại mặt hàng nông sản sẽ tăng cao. Những thị trường như Trung Quốc, Trung Đông và Ấn Độ là những thị trường mới đầy tiềm năng đối với hàng nông sản Indonesia. Mức kim ngạch xuất khẩu năm ngoái đã vượt xa mục tiêu đề ra là 11,55 tỷ đôla chính là lý do mà chúng tôi tin tưởng vào mức tăng trưởng trên về xuất khẩu. Nền nông nghiệp một số nước Châu Âu - Nước Anh Từ cuối thế kỷ XVII cuộc Cách mạng Tư sản đã phá bỏ triệt để chế độ bãi chăn thả công và các cơ chế có lợi cho nông dân nghèo, nên đã thúc đẩy quá trình tập trung hoá ruộng đất và tập trung hoá các nông trại nhỏ. Tuy vậy sau giữa thế kỷ XIX chế độ bãi chăn thả công và nông trại nhỏ chiếm một tỷ lệ cao sau chiến tranh thế giới thứ hai, diện tích nông trại bình quân lên đến 36 ha vẫn còn hơn 1/3 là nông trại nhỏ dưới 5ha. - Pháp Chính sách ruộng đất của Cách mạng Tư sản thuận lợi cho việc phát triển nông trại nhỏ, quá trình rút lao động ra thành thị không nhanh như ở Anh, vì vậy trong thế kỷ XIX xu hướng tăng dần nông trại nhỏ là phổ biến. Năm 1982 nông dân chiếm 27 % dân số nông thôn. Các nông trại nhỏ đều có thu nhập phi nông nghiệp cao hơn thu nhập nông nghiệp, năm 1980 có 29% số nông trại có hoạt động phi nông nghiệp, 2/3 số nông trại có nguồn thu nhập ngoài nông nghiệp. - Hà Lan Quy mô đất canh tác bình quân một nông trại là 10ha, họ sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, nếu thuê lao động là lúc mùa vụ căng thẳng, khoảng 1-2 lao động trong vòng một tháng, nông trại có đủ công cụ máy móc cần thiết, có 17 % số trang trại nuôi từ 50 - 200 con lợn và chiếm 43,7% đàn lợn của cả nước, một lao động nông nghiệp nuôi được 112 người. Đây có thể nói, mức thu nhập bình quân trên đầu người cao. Đã nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp 2.2.2 Tình hình và kết quả phát triển hệ thống nông nghiệp quy mô hộ gia đình ở nước ta 2.2.2.1 Trước năm 1960 ( trước khi có hợp tác xã) - Tình hình sản xuất hộ trước khi cải cách ruộng đất Đặc trưng của thời kỳ này là sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở hộ gia đình là chính, ruộng đất căn bản thuộc quyền sở hữu tư nhân, trước cải cách ruộng đất trên 95% diện tích đất canh tác thuộc sở hữu tư nhân, nhưng trong đó có 83% thuộc sở hữu của phú nông, địa chủ, nông dân nghèo chiếm 95% dân số nhưng chỉ sở hữu 17% ruộng đất. Hộ nông dân phân thành hai nhóm: Phú nông địa chủ và nhóm dân nghèo, các gia đình phú nông, địa chủ thuê mướn lao động và tiến hành kinh doanh ruộng đất nhưng mặt khác dành một phần đất đai cho cấy rẽ, các hộ nông dân nghèo có ruộng tự tổ chức sản xuất, còn đa số đi làm thuê. Ở thời kỳ này sản xuất nông nghiệp kém phát triển (Trần Văn Dư, 2002) [8] - Sau khi cải cách ruộng đất Lúc này hàng triệu hộ nông dân được cấp ruộng đất, đa số hộ nông dân đã có ruộng đất và tổ chức sản xuất trên đất đai của mình. Thời kỳ này nền nông nghiệp cơ bản được tổ chức sản xuất theo các hộ gia đình nông dân cá thể, với những hình thức hợp tác đơn giản, trên nguyên tắc tự nguyện, tự do sản xuất lưu thông hàng hoá. Và năm 1995 sản lượng lương thực quy ra thóc ở miền Bắc là 5,6 triệu tấn. 2.2.2.2 Trong những năm 1960 đến năm 1980 Tính đến năm 1960 có hơn 84% tổng số nông dân đã tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp. Từ đây môi trường sản xuất của các hộ gia đình thay đổi căn bản. Lúc này ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, các quan hệ mua bán trao đổi ruộng đất bị cấm đoán. Ruộng đất được giao chủ yếu cho nông, lâm trường và hợp tác xã. Vì vậy sản xuất nông nghiệp chủ yếu giao cho nông lâm trường và hợp tác xã với cơ chế kế hoạch tập trung, trực tiếp và toàn diện, hộ nông dân được sản xuất trên 5% diện tích canh tác. Hộ nông dân._.ời dân còn thấp kém nên đã tác động đến nguồn vốn đầu tư cho sản xuất còn nhiều hạn chế. Trình độ người dân còn thấp nên việc áp dụng khoa học và hoạch toán phát triển kinh tế hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn. 2. Đánh giá kết quả của một số mô hình sản xuất Để giải quyết những khó khăn trên, chúng tôi đề xuất xây dựng một số mô hình thông qua hệ thống khuyến nông và kết quả được thể hiện như sau: Nếu phát triển diện tích ngô đông trên đất 2 lúa thì lãi thuần thu được là 1.008.000 đồng/vụ/năm cao gấp 2 lần so với trồng rau đông. Đồng thời tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi trong nông hộ, ngoài ra tăng vụ đông trên đất 2 vụ lúa đã làm tăng thời gian che phủ đất nên hạn chế được xói mòn rửa trôi. Cũng nhờ việc trồng luân canh này mà hạn chế được nguồn dịch bệnh cho cây trồng. Sử dụng phân vi sinh Emuniv cho lúa nhị ưu 838 đòi hỏi đầu tư không cao, nhưng làm tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích (tăng hiệu quả kinh tế từ 3.999.000 đồng/ha/vụ lên 10.210.000 đồng/ha/vụ, hạn chế ô nhiễm môi trường, đồng thời cải tạo đất, chống xói mòn...) Qua theo dõi, phân tích của mô hình thâm canh luồng nhận thấy rằng việc áp dụng thâm canh cây luồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 lần so với không đầu tư thâm canh (lãi thuần đã tăng từ 20.000.000 đồng lên 40.800.000 đồng/ha). Ngoài ra còn hạn chế được suy thoái của rừng luồng, kéo dài thời gian khai thác của rừng luồng. Kết quả thử nghiệm mô hình nuôi dê dưới tán rừng luồng cho thấy, đã giảm được lượng phân bón và công làm cỏ từ dê cho cây luồng, tận dụng được không gian chăn thả, tăng thêm thu nhập từ việc nuôi dê dưới tán rừng luồng (thu nhập tăng thêm từ nuôi dê là 4.260.000 đồng/năm). Từ việc thử nghiệm mô hình trồng sắn xen lạc cho thấy, việc trồng xen đã làm năng suất sắn tăng từ 25,5 tấn/ha lên 33,5 tấn/ha, bên cạnh đó làm tăng năng suất lạc từ 20,23 tạ/ha lên 22,73 tạ/ha, đồng thời tăng độ che phủ cho đất, hạn chế xói mòn. Ngoài ra, cây lạc đã trả lại một khối lượng sinh khối hữu cơ lớn cho đất. Trồng nấm trong nông hộ đã tận dụng được nguồn lao động tại địa phương, tăng thu nhập cho hộ gia đình, vốn đầu tư ban đầu ít, quay vốn nhanh, hiệu quả kinh tế cao như mộc nhĩ đã đạt 3.418.000 đồng /500 bịch /3 tháng. Chăn nuôi nhím rất phù hợp với điều kiện tại địa phương tuy đòi hỏi vốn đầu tư cao, nhưng hiệu quả kinh tế lớn (1 đôi nhím giống hết 12.000.000 đồng và sau 1 năm đã sinh được 2 con nhím con thu được 20.000.000đồng). Vậy nếu các hộ có điều kiện kinh tế nên áp dụng với quy mô lớn, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, do đầu tư thức ăn ít, nhím ít nhiễm bệnh... Mô hình chăn nuôi lợn lai, lợn nái sinh sản và lợn cỏ trong hộ gia đình. Cả ba hình thức này, nếu đầu tư quy mô lớn theo hướng hàng hoá sẽ cho thu nhập cao và ổn định. Ngoài ra, còn phát triển được khí đốt cho hộ gia đình. Do Quan hoá có điều kiện đất tự nhiên lớn nên việc trồng cỏ và phát triển đàn bò là điều cần thiết và thuận lợi cho các hộ nông dân. Với những hộ giầu và trung bình có thể đầu tư vỗ béo đàn bò, đây cũng là một cách làm giàu từ nuôi bò thịt. 5.2 Đề nghị những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 1. Nhân rộng các mô hình sau - Cải tiến giống cây trồng vật nuôi theo tiến bộ kỹ thuật được lựa chọn phù hợp vùng (cả 3 nhóm hộ). - Mở rộng mô hình trồng cỏ để làm thức ăn cho bò, cá, lợn, dê (cả 3 nhóm hộ). - Mở rộng thâm canh luồng theo kết quả nghiên cứu (nhóm hộ giàu và trung bình). - Mở rộng trồng ngô vụ đông trên đất 2 vụ lúa (cả 3 nhóm hộ). - Phát triển đàn lợn lai, lợn nái sinh sản (nhóm hộ giàu và trung bình). 2. Tiếp tục nhắc lại các thí nghiệm - Bón phân vi sinh Emuniv cho lúa (cả 3 nhóm hộ). - Trồng nấm (nhóm hộ nghèo). - Trồng sắn xen lạc trên đất đồi (cả 3 nhóm hộ). - Nuôi nhím (nhóm hộ giàu). TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặng Vũ Bình, Nguyễn Xuân Trạch (2002), “ Canh tác hợp nhằm phát triển nông thôn bền vững”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Trung tâm nghiên cứu liên nghành phát triển nông thôn, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, NXB Nông nghiệp Hà Nội (2002). Nguyễn Văn Bộ (2001), “ Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam thách thức và cơ hội”, Tiếp cận môi trường trong thương mại ở Việt Nam, Liên hiệp Quốc ấn hành (2001). Bộ NN & PTNT (1995), Kết quả nghiên cứu đất miền núi và vùng cao Việt Nam (1995). Chính sách nông thôn mới ở Trung Quốc khuyến nông, 27/02/2009, www.vietnamchina.gov.vn Nguyễn Cúc, Đặng Ngọc Lợi,(2007), Giáo trình quản lý kinh tế, NXB Lý luận Chính trị. Lê Trọng Cúc (1990), “ Hệ sinh thái nông nghiệp Trung du miền núi Việt Nam”, Viện Môi trường và Chính sách, Trung Tâm Đông Tây, số đặc biệt, 12/1990. Thái Lan (1990) Phạm Thị Mỹ Dung, Vũ Văn Cảnh (1995), Chính sách nông nghiệp trong các nước, 1995, tài liệu dịch từ Agricultural Policies in Developing countries, Cambridge University Press. Trần Văn Dư (2002), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở vùng đồi núi tỉnh Hoà Bình theo hướng sản xuất hàng hoá, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng (1993), Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và Châu á, NXB Thống kê, Hà Nội Trần Đức (1995), Trang trại gia đình Việt Nam và trên thế giới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Đức (1998), Kinh tế trang trại vùng đồi núi, NXB Thống kê, Hà Nội. Phạm Minh Đức và cộng sự (1997), Báo cáo khoa học về xu thế phát triển kinh tế hộ nông dân và mô hình kinh tế trang trại ở miền Bắc Việt Nam (1997), Viện Kinh tế nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. Trà Giang (2008), Khủng hoảng kinh tế ở Thái Lan có thể tồi tệ hơn năm 1997, Trần Đức Hạnh, Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Văn Viết (1997), Lý thuyết về khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Bùi Thế Hùng, Nguyễn Thế Hùng (1997), Giáo trình cây lượng thực, tập II, NXB Nông nghiệp Hà Nội (1997). Lê Trọng Hùng (2008), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trạng trại huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, Tạp chí nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Trần Khải (1994), Chiến lược sử dụng đất 1994-2000, Hội thảo quốc giá về sử dụng đất bền vững ở Việt Nam (lần 2), 9/1994, Bắc Thái. Hồng Khánh (2008), Khủng hoảng lương thực là cơ hội để nông nghiệp Việt Nam phát triển, www.vnexpress.net. Lê Đăng Khoa và Trần Thị Lành (1997), Môi trường và phát triển bền vững ở miền núi, NXB Giáo dục Hà Nội (1997). Nguyễn Viết Khoa, Trần Ngọc, Nguyễn Hữu Hồng và Vũ Văn Mễ (2006), Sản xuất nông lâm kết hợp ở Việt Nam, Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2006). Kinh nghiệm giải quyết thất nghiệp ở Trung Quốc: Đầu tư kỹ thuật, đào tạo nông dân, (01/2009), Khuyến nông (2008), Mô hình nông lâm kết hợp, giải pháp tăng hiệu quả kinh tế trên đất đồi rừng, dẫn theo htt:/ www.khuyennongvn.gov.vn/c-hdknkn/c-chuyengiaotbkh-vinh-phuc-mo-hinh-nong-lam-ket-hop-giai-phap-lam-tang-hieu-qua-kinh-te-tren-11at-111oi-rung/view. Đinh Ngọc Lan, NguyễnThế Đăng (2000), Kết quả nghiên cứu các phương thức canh tác sắn lâu bền trên đất dốc ở vùng núi và trung du phia Bắc Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo " Kết quả nghiên cứu và khuyến nông săn Việt Nam" Viện khoa học kỹ thuật miền Nam. Vũ Biệt Linh, Nguyễn Ngọc Bình (1995), Các hệ thống Nông lâm kết hợp ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Dương Thuỳ Linh (2007), Trung Quốc chính sách "tam nông" bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử, Nguyễn Thị Tân Lộc (1999), Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất vải ở huyện Thanh Hà- Hải Dương, Luận án thạc sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Duy Lượng (1995), Nghiên cứu một số hệ thống trồng trọt hiện có trên đất dốc ở tỉnh KomTum, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học nông nghiệp Hà Nội. Trần Ngọc Ngoạn (1999), Giáo trình hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Lý Nhạc, Phùng Văn Chinh, Dương Hữu Tuyền (1987), Canh tác học, NXB Nông nghiệp Hà Nội Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1994), Cơ sở khoa học kỹ thuật về canh tác đất dốc, Tài liệu Hội thảo khoa học Kỹ thuật nông nghiệp số 1/1972. Thanh Phong (2009), Kích cầu nông thôn, nông dân một việc làm hiệu quả, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, www.cpv.org.vn Nguyễn Xuân Quát (1994), Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc với một vài vấn đề kỹ thuật liên quan tới phương thức làm đất và lợi ích kinh tế người trồng rừng, Tài liệu Hội thảo khoa học kỹ thuật “ Sử dụng đất trống đồi núi trọc”, Hà Nội (1994) Phạm Bình Quyền, Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên (1992), Về phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam, Tạp chí hoạt động khoa học (3) Mai Văn Quyền (1996), Nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác, hệ thống nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam (1996), Tp. Hồ Chí Minh. Rau quả Việt Nam (2007), Mô hình Nông -lâm kết hợp trên đất bạc mầu, dẫn từ htt:/ www.rauhoaquavietnam.vn/default. aspx?ID= 19&LangID=1&tabID=5&NewsID=553 Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999), Đất đồi núi Việt Nam- Thoái hoá và phục hồi, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển. NXB Chính trị quốc gia, tr.75-76 Hoàng Thái Sơn( 2006), Thông tin khoa học công nghệ kinh tế nông nghiệp, chuyên đề nông nghiệp, Trường trung học Lâm nghiệp I trung ương. Tạp chí kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (2004), Những chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá năng suất cao của một số nước Châu á, Tập thể các nhà khoa học trường đại học Nông lâm Thái Nguyên (2000), Một số phương pháp tiếp cận và phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Hữu Tề, Nguyễn Thiện Huyên, Hà Công Vượng, Trần Đình Giao (1997), Giáo trình cây lượng thực, tập I, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Phạm Chí Thành, Trần Văn Diễn, Phạm Tiến Dũng, Trần Đức Viên (1993), Hệ thống nông nghiệp, Giáo trình cao học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phan Đình Thắm (2004), Một số mô hình chăn nuôi dê và hiệu quả kinh tế của nó ở các tỉnh Đông Bắc nước ta, Tập chí Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn. Nguyễn Ngọc Thắng (2003), Thực trạng và giải pháp triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Lăk, luận văn thạc sỹ nông nghiệp, trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Hà Quyết Thắng (2005), Thử nghiệm trồng ngô vụ Xuân trên đất 1 vụ lúa mùa với sự tham gia của người dân tại huyện Quan Hoá-tỉnh Thanh Hoá, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Lê Duy Thước (1995), Nông lâm nghiệp kết hợp, NXB Nông nghiệp .Vương Xuân Tình (2000), luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc Gia Hà Nội Đào Thế Tuấn (1986), Chiến lược phát triển nông nghiệp, NXB nông nghiệp Hà Nội Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế nông hộ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đào Thế Tuấn (2003), “Nông nghiệp sinh thái hay nông nghiệp bền vững”, Bản tin tham khảo về phát triển nông thôn và tổ chức nông dân, VASI Đào Thế Tuấn (2003), Phát triển địa phương-nhân tố quyết định chuyển đổi cơ cấu kinh tế, Bản tin tham khảo về Phát triển Nông thôn và các tổ chức nông dân, Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Nguyễn Đức Truyến (2003), Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, NXB Khoa học Xã hội (2003). Hồng Văn (2008), Thái Lan với chính sách phát triển công nghiệp nông thôn, Đỗ Văn Viện (1998), Kinh tế hộ nông dân, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Đàm Văn Vinh (2007), Nghiên cứu tác động về môi trường của một số hệ thống cây trồng nông nghiệp trong các mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, Thái Nguyên, Tạp chí nông nghiệp & Phát triển Nông thôn . Hoàng Việt (1998), Kinh tế nông hộ với công nghiệp, hiện đại hoá, Tạp chí kinh tế nông nghiệp. Nguyễn Phượng Vỹ (1999), Tổng quan về các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, Tài liệu hội thảo, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Võ Tòng Xuân (2005), “Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững”, Hội Thảo: Đối thoại giữa những nhà chính sách và khoa học về phát triển nông thôn do tổ chức SIDA tổ chức tại Đà Nẵng 11-13/8/2005. Tài liệu nước ngoài Benites José R. (2007), Effect of No – Till on Conservation of the soil and soil Fertility, No- Till farming Systems, World Association of the soil ang Water conservation, Special Publication No.3, (2007). Bernster R. and Rachim A. (1984), Cropping Systems in Asia, on farm research and management, International Rice Research Institute, Manila, Phlipine, 1984. Bruce C. Wight (2007), The Role of Agroforestry in the United States, USDA NRCS National Agroforestry center (2007) dẫn từ Ames Forester 2007. Champer, Robert, Paccy, Amold (1989), Farm inovation and Agricultural Research Intermediate Technology, Publications London, London. De Baets N.S. Gariépy and A. Veina (2007), Portrain of Agroforestry in Quebec, Prairie Farm Rehabilitation Andministration (PFRA), Region Quebec Region, Agriculture and Agri- Food Canada (2007) dẫn từ. www. agr.gc.ca Dianne Rochelau (1999), Complexity, Dealing with Difference: social Context, Content, and Practice in Agroforestry, Agroforestry in Sustainable Agricultural System, Lewis Pubishers FAO (1992) Enviromental issues in Land and Water Development, Report of the Rigional Epert Consultation on Enviromental issues in Land and Water Development, 10-13 September, 1991, Bangkok, 1992. Garrate H.E, L.E. Buck, M.H Gold, LH. Hardessty, W.B.Kurtz, J.P. Lassoise, H.A. Pearson, and J.P.Slusher (1994), Agroforestry: An Interrated land- Use Management System for Production and Farmland Conservation, Resource Conservation Act (RCA) Appraisal. Henry D.Foth and Boyd G.Ellis (1996), Soil Fertility, Lewis Publishers and Printed in the United States of America. Hien Bui Huy, Nguyen Trong Thi (2001), “ Rice based cropping system in Red Rive Delta and Mekong River Delta”, 2001 ASIA Regional Conference for Asia and Pacific, Hanoi, Vietnam, 10-13 December 2000 Ismail Serageldin (1993), Agriculture and Enviromentally Challenges, The International Bank for reconstruction and Development/ The World Bank 1818 H street, N.W. Washington D.C.20433, U.S.A. Lundgren B. (1987), "ICRAF's First Ten years ", Agroforestry Systems. Robert Chambers (1991), Phát triển nông thôn, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. Somarrba E. (1992), Revesiting the past: an essayon agroforestry definitation, Agroforstry Systems, Kluwer Academic Publishers (1992). Spedding C.R. W. (1975), The biology of agricultural systems, Academic Press London. Suryatra Efendi, Inu G. Ismail and J.L. McIntosh. Cropping systems Research in Indonexia, Cropping systems Reseach in Asia, IRRI, Lobanos, Laguna, Philipine. .Zandstra H.G (1982), Institutional requirement for Cropping systems, Cropping systems Research in Asia, IRRI, Lobanos, languna Philipine, 1982, p.16. Yadav R.L (2001), On farm experiments on integrated nutrient management in rice-wheat cropping systems, Cambridge University Press (2001) Journal Vol.37, issue 01-Jan-2001. PHỤ LỤC KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ 1. Xử lý thốngkê số lượng cây luồng/ha ở mô hình thâm canh luồng Xử lý thống kê : số lượng cây luồng/ha ở mô hình thâm canh luồng t-Test: Two-Sample Assuming Unequal Variances Lô thâm canh Lô đối chứng Mean 5066 3077.3 Variance 67916.44444 39336.41 Observations 10 11 Hypothesized Mean Difference 0 Df 17 t Stat 19.53117834 P(T<=t) one-tail 2.20414E-13 t Critical one-tail 1.739606716 P(T<=t) two-tail 4.40827E-13 t Critical two-tail 2.109815559 Nhận xét: Nhìn vào kết quả ta thấy - t Stat và t Critical khác nhau có ý nghĩa ở độ tin cậy α = 0,01 do đó Lô thâm canh và lô không thâm canh có năng suất khác nhau, năng suất của lô thâm canh cao hơn lô không thâm canh. 2. Phân tích phương sai cho NSTT của lúa BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE HUYENG1 13/ 9/** 15:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V002 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 213.333 106.667 628.35 0.000 3 2 NL 11 .990097 .900088E-01 0.53 0.862 3 * RESIDUAL 22 3.73464 .169756 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 35 218.058 6.23023 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HUYENG1 13/ 9/** 15:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NSTT CT1 12 35.5975 CT2 12 37.4751 CT3 12 41.4376 SE(N= 12) 0.118938 5%LSD 22DF 0.348828 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSTT 1 3 38.2957 2 3 38.1840 3 3 38.2740 4 3 38.1433 5 3 38.4133 6 3 38.1747 7 3 38.1403 8 3 38.1537 9 3 37.7103 10 3 38.0547 11 3 38.2997 12 3 38.1970 SE(N= 3) 0.237877 5%LSD 22DF 0.697657 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HUYENG1 13/ 9/** 15:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 36) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSTT 36 38.170 2.4960 0.41202 1.1 0.0000 0.8623 Nhận xét: Do P < 0.01 vì vậy các giống khác nhau cho kết quả là khác nhau có ý nghĩa. Hiệu của từng đôi giống có giá trị > giá trị của LSD0,05 do đó năng suất của các các công thức khác nhay là khác nhau có ý nghĩa. Thí nghiệm có CV% = 1,1 nhỏ, do đó số liệu trong thí nghiệm là chính xác. 3. Phân tích phương sai cho Sắn tươi BALANCED ANOVA FOR VARIATE NS FILE HUYENS 13/ 9/** 12:24 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 phan tich phuong sai cho nang suat san tuoi VARIATE V002 NS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NL 9 9.25000 1.02778 22.56 0.000 3 2 CT$ 1 320.000 320.000 ****** 0.000 3 * RESIDUAL 9 .410059 .455621E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 19 329.660 17.3505 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HUYENS 13/ 9/** 12:24 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 phan tich phuong sai cho nang suat san tuoi MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NS 1 2 29.6500 2 2 30.5000 3 2 29.2500 4 2 29.6000 5 2 30.2000 6 2 28.8000 7 2 30.3500 8 2 29.5500 9 2 28.6500 10 2 28.4500 SE(N= 2) 0.150934 5%LSD 9DF 0.482846 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NS 1 10 25.5000 2 10 33.5000 SE(N= 10) 0.674997E-01 5%LSD 9DF 0.215936 ------------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HUYENS 13/ 9/** 12:24 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 phan tich phuong sai cho nang suat san tuoi F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NL |CT$ | (N= 20) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NS 20 29.500 4.1654 0.21345 0.7 0.0001 0.0000 Nhận xét: Do P < 0.01 vì vậy các giống khác nhau cho kết quả là khác nhau có ý nghĩa. Hiệu của từng đôi giống có giá trị > giá trị của LSD0,05 do đó năng suất của các các công thức khác nhau là khác nhau có ý nghĩa. Thí nghiệm có CV% = 0,7 rất nhỏ, do đó số liệu trong thí nghiệm là chính xác. 4. Phân tích phương sai cho Năng suất thực thu của lạc BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE GIANGLAC 13/ 9/** 13:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 phan tich phuong sai nang suat thuc thu cua lac VARIATE V002 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 1 31.3000 31.3000 ****** 0.000 3 2 NL 9 .144520 .160578E-01 1.10 0.444 3 * RESIDUAL 9 .131276 .145862E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 19 31.5758 1.66189 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE GIANGLAC 13/ 9/** 13:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 phan tich phuong sai nang suat thuc thu cua lac MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NSTT CT1 10 20.2260 CT2 10 22.7280 SE(N= 10) 0.381919E-01 5%LSD 9DF 0.122178 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSTT 1 2 21.2900 2 2 21.5300 3 2 21.4950 4 2 21.5050 5 2 21.5150 6 2 21.4100 7 2 21.5250 8 2 21.5550 9 2 21.3750 10 2 21.5700 SE(N= 2) 0.853996E-01 5%LSD 9DF 0.273198 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE GIANGLAC 13/ 9/** 13:47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 phan tich phuong sai nang suat thuc thu cua lac F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 20) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSTT 20 21.477 1.2891 0.12077 0.6 0.0000 0.4441 Nhận xét: Do P < 0.01 vì vậy các giống khác nhau cho kết quả là khác nhau có ý nghĩa. Hiệu của từng đôi giống có giá trị > giá trị của LSD0,05 do đó năng suất của các các công thức khác nhay là khác nhau có ý nghĩa. Thí nghiệm có CV% = 0,6 rất nhỏ, do đó số liệu trong thí nghiệm là chính xác. PHỤ LỤC CÁC BẢNG BẢNG1: HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHÍM Đơn vị: 1000 đồng Sản xuất nhím giống Sản xuất nhím thịt Hạng mục Đơn giá Số lợng Thành tiền Hạng mục Đơn giá Số lượng Thành tiền 1.Giống nhím 6con nhím 42,000 5 ♀ + 1♂ con 42,000 1.Giống: 6con nhím 24,000 5 ♀ + 1♂ con 24,0000 2.Xây chuồng 0 4,820 2.Xây chuồng 0 4,8200 Gạch (viên) 1,2 800 viên 960 Gạch (viên) 1,2 800 viên 9600 Xi măng (kg) 10, 50 kg 500 Xi măng (kg) 10 50 kg 5000 Cát 120, 3 m3 360 Cát 120 3 m3 360 Tấm lợp lá cọ 1, 2,000 lá 2,000 Tấm lợp lá cọ 1 2,000 lá 2,000 Luồng 10, 100 cây 1,000 Luồng 10 100 cây 1,000 3.Thức ăn: lá cây 100, 12 tháng 1,200 3.Thức ăn: lá cây 100 12 tháng 1,200 5.Công chăm sóc 100, 12 tháng 1,200 5.Công chăm sóc 100 12 tháng 1,200 6.Điện thắp sáng 15, 12 tháng 180 6.Điện thắp sáng 15 12 tháng 180 7.Tổng chi phí ( tính 1/6 số tiền xây chuồng) 45,383 6.Tổng chi phí ( tính 1/6 số tiền xây huồng) 27,383 7.Tổng thu sau 1năm 6 con đẻ 20 con, bán 8 đôi(1 ♀ + 1♂) 10,000 8 đôi 80,000 8. Tổng thu từ một đôi nhím thịt, 200,000d/kg 2 10 kg 2,000 10. Tổng thu 124,000 7. Tổng thu từ 26 con nhím thịt giá 200,000d/kg 20 8 kg 32,000 11. Lãi 78,616 8.Lãi 4,616 MBCR 5  (Nguồn: điều tra hộ năm 2008) BẢNG 2: SO SÁNH HIỆU QỦA KINH TẾ ĐẠT ĐƯỢC CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÒ CÁI SINH SẢN đơn vị: 1000đồng Sản xuất bò có trồng cỏ Sản xuất bò không trồng cỏ Hạng mục Đơn giá Số lượng Thành tiền Hạng mục Đơn giá Số lượng Thành tiền 1.Giống bò vàng Thanh Hoá 10con 5,000 10 con 50,000 1.Giống bò vàng Thanh hoá 10 con 5,000 10 con 50,000 2.Xây chuồng 33,900 2. Xây chuồng 33,900 Gạch (viên) 1,2 4,000 viên 4,800 Gạch (viên) 1,2 4,000 viên 4,800 Xi măng (kg) 10 1,800 kg 18,000 Xi măng (kg) 10, 1,800 kg 18,000 Cát 120 30 m3 3,600 Cát 120 30 m3 3,600 Tấm lợp lá cọ 1 2,500 lá 2,500 Tấm lợp lá cọ 1 2,500 lá 2,500 Luồng 10 500 cây 5,000 Luồng 10 500 cây 5,000 3.Thức ăn cỏ 3,000 6 tấn 18,000 3. Thức ăn 0 0 tấn 0 5.Công chăm sóc 50 50 công 2,500 50 70 công 3,500 6.Tổng chi phí( tính 1/6 số tiền xây chuồng) 76,150 5. Tổng chi phí( tính 1/6số tiền xây chuồng) 59,150 7.Tổng thu 10 con bò con 8,000 10 con 80,000 6. Tổng thu từ 10 con bò con 5,000,000 10 đồng 50,000 9. Lãi từ bò mẹ và bò con 53,850 40,850 MBCR 2 TVCn - TVC0 17,000 (Nguồn: điều tra hộ năm 2008) BẢNG 3: SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẠT ĐƯỢC CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT LỢN LAI VÀ LỢN CỎ Sản xuất lợn lai Sản xuất lợn cỏ Hạng mục Đơn giá Số lượng Thành tiền Hạng mục Đơn giá Số lượng Đơn vị Thành tiền 1.Giống lợn lai 35 340 kg 11,900 1.Giống lợn cỏ 20con 100 60 kg 6,000 2.Xây chuồng 0 18,335 2. Xây chuồng 0 0 đồng 0 Gạch (viên) 1,2 2,000 viên 2,400 Xi măng (kg) 10 900 kg 9,000 Cát 120 10 m3 1,200 Tấm lợp lá cọ 1 1,935 lá 1,935 Luồng 10 380 cây 3,800 3.Thức ăn 0 22,000 3. Thức ăn 0 0 đồng 0 Cám gạo 3,5 1,000 kg 3,500 Bột sắn 3,5 1,000 kg 3,500 Bột ngô 4 1,000 kg 4,000 Rau xanh 1 8,000 kg 8,000 Bột tăng trởng 6 500 kg 3,000 4.xây bình biogas 3,000, 1 Hố 3,000 4. Xây dựng Biogas 0 0 Hố 0 5.Công chăm sóc 50, 20 công 1,000 5. Công chăm sóc 6.Tổng chi phí( tính 1/6 số tiền xây chuồng) 40,955 6. Tổng chi phí 6,000 7.Tổng thu 80kg/con/4tháng*20con 35 1,600 kg 56,000 7.. Tổng thu từ Biogas 0 0 đồng 0 8.Tổng thu từ biogas 100 12 tháng 1,200 8. Tổng thu từ lợn sau 4 tháng, giá bán lợn hơi 10000nghìn/kg 140 kg 14,000 Tổng thu 57,200 Tổng thu 14,000 9. Lãi 16,244,167 8,000 MBCR 1.235845 TVCn - TVC0 > 0 34,955 (Nguồn: điều tra hộ năm 2008) Bảng 4: so sánh hiêụ quả kinh tế của quy trình sản xuất lợn lai và lợn nái sinh sản tại quan hóa Sản xuất lợn lai Sản xuất lợn cái sinh sản Hạng mục Đơn giá Số lợng Thành tiền Hạng mục Đơn giá Số lợng Thành tiền 1.Giống lợn lai 10 con 35 170 kg 5,950,000 1.Giống lợn móng cái 10con lợn hậu bị 35, 200 kg 7,000 2.Xây chuồng 0 8,335 2.Xây chuồng 8,335 Gạch (viên) 1,2 1,000 viên 1,200 Gạch (viên) 1,2 1,000 Viên 1,200 Xi măng (kg) 10 300 kg 3,000 Xi măng (kg) 10 300 kg 3,000 Cát 120 10 m3 1,200 Cát 120 10 M3 1,200, Tấm lợp lá cọ 1 1,935 lá 1,935 Tấm lợp lá cọ 1 1,935 lá 1,935 Luồng 10 100 cây 1,000 Luồng 10 100 Cây 1,000 3.Thức ăn 0 17,000 3. Thức ăn 20,200 Cám gạo 3 1,000 kg 3,500 Cám gạo 3,5 1,000 kg 3,500 Bột sắn 3 1,000 kg 3,500 Bột sắn 3,5 1,000 kg 3,500 Bột ngô 4 1,000 kg 4,000 Bột ngô 4 1,000 kg 4,000 Rau xanh 3,000 kg 3,000 Rau xanh 1 8,000 kg 8,000 Bột tăng trởng 6 500 kg 3,000 Bột tăng trởng 6 200 kg 1,200 4.xây bình biogas 2,000 1 Hố 2,000 4.xây bình biogas 2,000 1 Hố 2,000 5.Công chăm sóc 40 15 công 600 5.Công chăm sóc 50 15 Công 750 6. Thuốc thú y 200 năm 200 6. Thuốc thú y +tinh lợn 350 Năm 350 6.Tổng chi phí( tính 1/6 số tiền xây chuồng) 27,139 6.Tổng chi phí tính 1/6 số tiền xây chuồng) 31,689 7.Tổng thu 100kg/con/4tháng*10con 37,000 1,000 kg 37,000,000 7.. Tổng thu từ Biogas 1,500,000 0 Năm 1,500,000 8.Tổng thu từ biogas 100,000 năm 1,200,000 8. Tổng thu từ lợn con 35,000 1,000 kg 100,000,000 9. Tổng thu 38,200,000 9. Tổng thu 101,500,000 9. Lãi 11,060,833 71,810,833 MBCR 14 (Nguồn: điều tra hộ năm 2008) Phục lục : Phiếu điều tra nông hộ Họ tên chủ hộ:........................năm sinh..........nghề nghiệp Thuộc nhóm hộ:........................................................ Thôn (bản)..............................xã.....................H. Quan Hoá-Thanh Hoá Số nhân khẩu: .......(người). Số người lao động: ....................(người) 1.Tổng thu nhập bình quân hàng năm:..........triệu đồng Nhóm hộ Lúa 2 vụ Vườn đồi Chăn nuôi Dịch vụ Làm thuê Vụ Xuân Vụ Mùa Giàu Trung bình Nghèo 2.Tổng chi phí cho sản xuất hàng năm:.......triệu đồng Nhóm hộ Lúa 2 vụ Vườn đồi Chăn nuôi Dịch vụ Làm thuê Vụ Xuân Vụ Mùa Giàu Trung bình Nghèo 3.Chi tiêu thiết yếu của người dân hàng năm:.......triệu đồng Nhóm hộ Ăn uống Giáo dục Y tế Giao dịch đi lại Chi khác Giàu Trung bình Nghèo 4.Tích luỹ hàng năm của hộ: ..............triệu đồng Nhóm hộ Phần dư hộ/năm Phần dư nhân khẩu Giàu Trung bình Nghèo 5. So sánh hiệu quả trong chăn nuôi Hạng mục Đơn giá Số lượng Thành tiền Hạng mục Đơn giá Số lượng Thành tiền 1.Giống ..... con 1.Giống bò con 2.Xây chuồng 2. Xây chuồng Gạch (viên) viên Gạch (viên) viên Xi măng (kg) kg Xi măng (kg) kg Cát m3 Cát m3 Tấm lợp lá cọ lá Tấm lợp lá cọ lá Luồng cây Luồng cây 3.Thức ăn cỏ tấn 3. Thức ăn tấn 5.Công chăm sóc công công 6.Tổng chi phí 5. Tổng chi phí 7.Tổng thu con 6. Tổng thu 9. Lãi So sánh hiệu quả các mô hình trồng trọt b¶ng so s¸nh kÕt qu¶ n¨ng suÊt cña th©mcanh vµ kh«ng th©m canh Th©m canh Kh«ng th©m H¹ng môc §¬n gi¸ Sè lưîng Thµnh tiÒn H¹ng môc §¬n gi¸ Sè lưîng Thµnh tiÒn Ph©n NPK 1kg/gèc kg Ph©n NPK 1kg/gèc kg Ph©n Vi sinh kg Ph©n Vi sinh kg Ph©n §¹m Ph©n §¹m Ph©n Kali Ph©n Kali Ph©n NPK Ph©n NPK Ph©nchuång kg Ph©nchuång kg C«ng lµm cá ngµy C«ng lµm cá ngµy Tæng chi Tæng chi phÝ Tæng thu Tæng thu L·i Ghi chú: ………………………………………………………………………………………………… Ngày tháng năm 2007 Người điều tra Chủ hộ điều tra ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan