Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ==========o0o========== PHÙNG MẠNH CƯỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ: 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ÍCH TÂN HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin ca

doc150 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2964 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phùng Mạnh Cường LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được nội dung này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ rất tận tình của TS. Nguyễn Ích Tân, sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường, Viện đào tạo Sau đại học. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Ích Tân và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ UBND huyện, phòng NN & PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, chính quyền các xã cùng nhân dân huyện Lập Thạch đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp động viên, giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày ..... tháng 9 năm 2009 Tác giả luận văn Phùng Mạnh Cường MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BMP Quy trình quản lý tốt BVTV Bảo vệ thực vật CNH - HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CCNNN Cây công nghiệp ngắn ngày CPTG Chi phí trung gian FAO Tổ chức nông lương thế giới GAP Quy trình nông nghiệp tốt hay hoàn hảo GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTGT Giá tri gia tăng GTSX Giá trị sản xuất HQĐV Hiệu quả đồng vốn đầu tư IPM Quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp LĐ Lao động LUT  Loại hình sử dụng đất LX - LM Lúa xuân - Lúa mùa NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NNBV Nông nghiệp bền vững NTTS Nuôi trồng thuỷ sản PTBV Phát triển bền vững SARD Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững UNEP Chương trình môi trường liên hợp quốc VSV Vi sinh vật DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1. Cơ cấu kinh tế của huyện trong thời gian qua (%) 43 4.2. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp qua các năm 44 4.3. Lao động phân theo ngành kinh tế huyện Lập Thạch năm 2008 47 4.4. Hiện trạng sử dụng đất lập Thạch năm 2008 50 4.5. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 53 4.6. Hiện trạng hệ thống cây trồng phân theo các vùng 56 4.7. Hiên trạng sử dụng đất canh tác với các kiểu sử dụng đất năm 2008 59 4.8. Hiệu quả kinh tế các cây trồng vùng 1 tính trên 1 ha 61 4.9. Hiệu quả kinh tế các cây trồng vùng 2 tính trên 1 ha 63 4.10. Hiệu quả kinh tế các cây trồng vùng 3 tính trên 1 ha 64 4.11a. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 1 tính trên 1 ha 65 4.11b. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 2 tính trên 1 ha 68 4.11c. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 3 tính trên 1ha 71 4.11d. Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các vùng tính trên 1 ha 73 4.12a. Mức đầu tư lao động và thu nhâp bình quân trên ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất vùng 1 tính trên 1 ha 75 4.12b. Mức đầu tư lao động và thu nhâp bình quân trên ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất vùng 2 tính trên 1 ha 76 4.12c. Mức đầu tư lao động và thu nhâp bình quân trên ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất vùng 3 tính trên 1 ha 77 4.13. So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý 82 4.14a Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lập Thạch Vùng 1 đến năm 2020 91 4.14b. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lập Thạch Vùng 2 đến năm 2020 92 4.14c. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lập Thạch Vùng 3 đến năm 2020 93 4.14d. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lập Thạch đến năm 2020 94 4.15. So sánh một số chỉ tiêu cơ bản trước và sau định hướng 95 DANH MỤC CÁC ẢNH STT Tên ảnh Trang 1 LUT hoa cây cảnh xã Đức Bác 131 2 Ruộng trồng cây xi LUT hoa cây cảnh xã Đức Bác 131 3 Ruộng trồng ngô trên LUT chuyên màu -CCNNN xã Đức Bác 132 4 Ruộng trồng rau trên LUT Rau màu xã Đức Bác 132 5 Ruộng trồng lúa trên LUT 1 Lúa 1 cá xã Đức Bác 133 6 Cảnh thu hoạch cá tại xã Đồng Thịnh 133 7 Quang cảnh cánh đồng vùng gò đồi 134 8 Vỏ thuốc BVTV vứt bừa bãi ngoài đồng 134 9 Quang cảnh cánh đồng nhìn từ trên cao tại xã Tân Lập 135 10 Ruộng trồng lúa trên LUT 2 lúa màu xã Yên Thạch 135 11 Hệ thống kênh mương không đồng bộ 136 12 Ruộng lúa mới cấy bị nứt nẻ do thiếu nuớc 136 13 Cây sắn trồng trên đất lẫn sỏi đá xã Đồng thịnh 137 14 Quang cảnh ruộng sắn xã Đồng thịnh thời điểm tháng điểm 2/2008 137 15 Lạc trồng trên đất cát pha tại xã Xuân Lôi 138 16 Ruộng trồng lạc trên LUT Chuyên màu -CCNNN xã Đồng Thịnh 138 17 Cảnh người dân đang bón phân cho lúa 139 18 Các thửa ruộng rất manh mún, nhỏ lẻ 139 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn lực quan trọng của bất cứ một nền sản xuất nào. Với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp. Vì vậy sử dụng đất là một hợp phần quan trọng của chiến lược nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững [16]. Việt Nam là nước có diện tích đất bình quân thấp cho nên sự phát triển của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của việc sử dụng đất. Với hơn 70 % dân số đang sống ở khu vực nông thôn và nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính thì hiệu quả của việc sử dụng đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng là vô cùng quan trọng. Việc sử dụng thích hợp đất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước. Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được không ít những thành tựu sau hơn 20 năm đổi mới. Thắng lợi rõ rệt nhất của nông nghiệp là tạo ra và duy trì quá trình tăng trưởng sản xuất với tốc độ nhanh trong thời gian dài. Từ năm 1986 - 2005, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5,5%/năm. Thắng lợi lớn thứ hai là đã cơ bản đảm bảo an ninh lương thực. Năm 1989 ở miền Bắc, khoảng 39,7% số hộ nông nghiệp của 21 tỉnh thành bị đói. Chính sách đổi mới đã tạo nên sự thần kỳ: sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng liên tục, giải quyết được vấn đề an ninh lương thực. Nông nghiệp đã tạo nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo (tỷ lệ hộ đói nghèo giảm 2%/năm). Trước đổi mới, số người sống dưới mức đói nghèo là 60%, năm 2003 giảm xuống còn 29% và năm 2006 còn 19%. Mức giảm đói nghèo ấn tượng này chủ yếu là nhờ thành tựu to lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn. Trong khi công nghiệp và dịch vụ còn đang lấy đà thì nông nghiệp và kinh tế nông thôn vẫn là nơi tạo việc làm chính cho dân cư nông thôn.[34]. Cùng với việc tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển nông nghiệp Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn của sự phát triển kinh tế như: qui mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, năng suất, độ đồng đều, chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng hợp tác liên kết của nông dân Việt Nam nói chung còn rất yếu [31]. Lập Thạch là một huyện thuần nông, nông nghiệp là một nguồn thu nhập chính của nhân dân trên địa bàn huyện. Hiện nay đời sống nông dân trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây đất nông nghiệp giảm xuống nhanh chóng do chuyển mục đích sử dụng đất, càng làm cho vấn đề “tam nông” ở Lập Thạch được quan tâm nhiều hơn. Tính từ năm 2000 đến năm 2007 diện tích đất nông nghiệp đã giảm 551,3 ha, con số này chưa thực sự lớn so với các địa phương có tốc độ đô thị hóa cao khác, tuy nhiên còn tiếp tục tăng trong những năm tới. Để có các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lập Thạch thì tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp hiện nay là cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”. 1.2 Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp nhằm lựa chọn phương thức sử dụng phù hợp trong điều kiện cụ thể của huyện. - Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất và phát triển bền vững 2.1.1 Đất nông nghiệp Đất được hình thành trong hàng triệu năm và là một trong những yếu tố không thể thiếu cấu thành môi trường sống. Đất là nơi chứa đựng không gian sống của con người và các loài sinh vật, là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Với đặc thù vô cùng quý giá là có độ phì nhiêu, đất làm nhiệm vụ của một bà mẹ nuôi sống muôn loài trên trái đất. Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất đai sẽ ngày càng tăng lên [4]. Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Các Mác đã từng nói “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra của cải vật chất”. Theo Luật đất đai năm 2003, đất nông nghiệp được chia ra làm các nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác . 2.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững. 2.1.2.1 Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên Các yếu tố tự nhiên là tiền đề cơ bản nhất, là nền móng để phát triển và phân bố nông nghiệp. Mỗi một loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định nào đó, ngoài điều kiện đó cây trồng và vật nuôi sẽ không thể tồn tại hoặc kém phát triển. Các điều kiện tự nhiên quan trọng nhất là đất, nước và khí hậu. Chúng quyết định khả năng nuôi trồng các loại cây, con cụ thể trên từng điều kiện đất, nước và khí hậu khác nhau, cũng như việc áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp trong các điều kiện tự nhiên khác nhau, đồng thời có ảnh hưởng lớn đền năng suất cây trồng, vật nuôi. Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết....) là các yếu tố đầu vào có ý nghĩa quyết định, tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, khả năng đầu tư trong quá trình sản xuất nông nghiệp cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Một trong những yếu tố hạn chế năng suất cây trồng chính là điều kiện về độ phì của đất, điều kiện nước tưới, điều kiện khí hậu. 2.1.2.2 Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất. Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [17]. 2.1.2.3 Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức + Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất Phát triển sản xuất hàng hoá phải gắn với công tác quy hoạch và phân vùng sinh thái nông nghiệp. Cơ sở để tiến hành quy hoạch dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc trưng cho từng vùng. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp phải đánh giá, phân tích thị trường tiêu thụ và gắn với quy hoạch công nghiệp chế biến. Đó sẽ là cơ sở để phát triển sản xuất, khai thác các tiềm năng của đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá. + Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hoá. Tổ chức có tác động lớn đến hàng hoá của hộ nông dân là: Tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra. + Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm [17]. 2.1.2.4 Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội Các nhân tố  kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới phát triển và phân bố nông nghiệp: + Thị trường tiêu thụ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp và giá cả nông sản. Cung, cầu trên thị trường có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển đối với các hàng hoá nông nghiệp. Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [20], ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra. Trong cơ chế thị trường, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầu thị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Muốn mở rộng thị trường phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn.... Đồng thời, quy hoạch các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì? bán ở đâu? mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì? Sản phẩm hàng hoá của Việt Nam đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng, giá rẻ và đang được lưu thông trên thị trường là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả [5]. + Hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển nông nghiệp, đất đai, ... có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Hệ thống chính sách pháp luật tác động rất lớn tới sự phát triển của nông nghiệp và cách thức tổ chức, sắp xếp, cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Mỗi một sự thay đổi của chính sách, pháp luật thường tạo ra sự thay đổi lớn, sự thay đổi đó có thể thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển hoặc giới hạn, hạn chế một khuynh hướng phát triển nhằm mục đích can thiệp và phát triển theo định hướng của nhà nước. Phát triển nông nghiệp nước ta thực sự khởi sắc sau sự kiện đổi mới của pháp luật và một loạt chính sách về đất đai bắt đầu là Nghị quyết 10 của Bộ chính trị vào tháng 4 năm 1988, người nông dân được giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định, lâu dài, được thừa nhận như một đơn vị kinh tế và được tự chủ trong sản xuất nông nghiệp. Sự ra đời của Luật đất đai 1993, sau đó là luật sửa đổi bổ sung luật đất đai năm 1998 và năm 2001; Luật đất đai năm 2003; Nghị định 64/CP năm 1993 về giao đất nông nghiệp và Nghị định 02/CP năm 1994 về giao đất rừng và một loạt các văn bản liên quan khác đã đem lại luồng gió mới cho sản xuất nông nghiệp. Nước ta từ chỗ phải nhập khẩu lương thực nay đã có thể tự túc lương thực và trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. + Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách của Nhà nước: ổn định chính trị là yếu tố then chốt để tạo nên sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước khác trong khu vực. Đầu tư vào một nước có nền chính trị ổn định tạo tâm lý yên tâm về khả năng tìm kiếm lợi nhuận và thu hồi vốn, giúp các nhà đầu tư có thể tính toán chiến lược đầu tư lớn và dài hạn. Vai trò của ổn định chính sách cũng tương tự như vậy, môi trường cởi mở và rõ ràng thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại quốc. 2.1.3 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững 2.1.3.1 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi nhu cầu của con người về các sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng. Mặt khác, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta là nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Do đó, đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng vùng [17]. 2.1.3.2 Quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không huỷ diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Hội nghị thượng đỉnh về PTBV năm 2002 tại Johannesburg đã khẳng định phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Bền vững (SARD) là quá trình đa chiều bao gồm: (i) tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêu thụ, liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường); (ii) tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian và thời gian; (iii) khả năng tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn để đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng. [2] Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống quản lý thành công các nguồn lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, để thỏa mãn những nhu cầu của con người, trong khi duy trì và nâng cao chất lượng môi trường và bảo vệ các nguồn lợi thiên nhiên. Hệ thống đó phải bao gồm sự quản lý, bảo vệ các nguồn lợi thiên nhiên một cách hợp lý nhất và phải có phương hướng thay đổi công nghệ và thể chế để đảm bảo duy trì và thỏa mãn liên tục những nhu cầu của con người ở hiện tại và trong tương lai. Sự phát triển như vậy phải gắn liền với việc bảo vệ đất, nước, các nguồn gen cây trồng vật nuôi và bảo đảm lợi ích kinh tế và sự chấp nhận xã hội. [19] Một nhà khoa học đã từng nói "sự bền vững là để lại cho các thế hệ tương lai ít nhất là những cơ hội mà chúng ta đang có”. Đây là quan điểm rất thực tiễn, đảm bảo rằng tổng tài sản ở bốn dạng (tài sản thiên nhiên, tài sản do con người làm ra, bản thân con người và xã hội) luôn được bảo toàn trong suốt quá trình phát triển. Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa đảm bảo được nhu cầu của các thế hệ tương lai [5]. Một quan điểm khác lại cho rằng: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả hiện tại và mai sau [23]. 2.1.4 Những xu hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững Thời gian gần đây, nhiều phương thức sản xuất nông nghiệp gắn với những khái niệm như: nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, nông nghiệp đầu vào thấp và trong mỗi phương thức đều có vai trò gắn với sự phát triển bền vững. 2.1.4.1 Nông nghiệp hữu cơ Định nghĩa bởi nhóm nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). ‘Canh tác hữu cơ là một hệ thống sản xuất hoặc là không sử dụng hoặc loại trừ số lớn phân hoá học tổng hợp, thuốc trừ sâu, chất điều hoà sinh trưởng và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Để mở phạm vi có thể thực hiện được lớn nhất, hệ thống canh tác hữu cơ phải dựa trên việc luân canh cây trồng, sử dụng tàn dư thực vật, trồng cây họ đậu, sử dụng cây phân xanh, các chất thải hữu cơ, phòng trừ sinh học để duy trì sức sản xuất của đất và lớp đất canh tác nhằm cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ cây khỏi côn trùng, dịch bệnh, cỏ dại’. Tháng 4/1995, Ban tiêu chuẩn hữu cơ quốc gia (NOSB) của USDA khẳng định ‘Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất sinh thái nhằm thúc đẩy và nâng cao đa dạng sinh học, các chu kỳ sinh học và hoạt động sinh học của đất. Nó dựa trên cơ sở sử dụng tối thiểu đầu vào vô cơ và các phương thức nhằm phục hồi, duy trì và tăng cường sự hài hoà sinh học’. Các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ nhằm tăng cường sự cân bằng sinh thái của các hệ thống tự nhiên và gắn hệ thống canh tác vào hệ sinh thái chung. Tuy nhiên, các biện pháp thâm canh hữu cơ cũng không thể đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm hoàn toàn không còn có dư lượng, song những phương pháp đã sử dụng sẽ giảm thiểu sự ô nhiễm không khí, đất và nước. Mục tiêu cơ bản của nông nghiệp hữu cơ là tối ưu hoá sức khoẻ, sức sản xuất của các cộng đồng sống phụ thuộc lẫn nhau trong đất, cây trồng, động vật và con người. Hiện nay, theo quan điểm của nhiều nhà khoa học, nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống gắn liền với sự phát triển nông nghiệp bền vững. Phương thức sản xuất mà nông dân nông nghiệp hữu cơ lựa chọn phụ thuộc không chỉ vào các điều kiện môi trường nông nghiệp mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế xã hội như: lao động, khả năng đầu tư và thị trường mục tiêu. Nông dân nông nghiệp hữu cơ cố gắng tìm kiếm sự phát triển phù hợp, thích ứng với điều kiện trang trại, khảo sát và xâm nhập thị trường, nhằm tạo nên một hệ thống bền vững trong chuỗi cung cấp nông sản. Mục đích tổng thể là cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao nhất, mà vẫn bảo vệ tốt không khí, đất và nguồn nước [2; 24]. 2.1.4.2 Nền nông nghiệp đầu vào thấp [2] Hệ thống canh tác đầu vào thấp là ‘tìm kiếm sự tối ưu hoá việc sử dụng đầu vào từ bên trong (nghĩa là tài nguyên của đồng ruộng) và giảm tối thiểu sử dụng đầu vào (các nguồn không phải từ trang trại) như phân hoá học, thuốc trừ sâu vào bất cứ thời điểm nào ở đâu có thể thực hiện được nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm và giảm rủi ro chung cho nông dân, tăng lợi nhuận trong trại cả ngắn và dài hạn. 2.1.4.3 Canh tác sinh học/canh tác sinh thái [2] Canh tác sinh học và sinh thái là khái niệm phổ biến được sử dụng ở châu Âu và các nước phát triển. Canh tác sinh học là hệ thống trồng trọt mà người sản xuất cố gắng giảm tối thiểu việc sử dụng hoá chất trừ sâu để bảo vệ cây trồng. Khái niệm canh tác sinh học và sinh thái được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao hàm các kỹ thuật và quy trình canh tác đặc biệt hơn đối với tính bền vững của hệ canh tác, chẳng hạn như canh tác hữu cơ, chức năng sinh học, chính thống và tự nhiên… 2.1.4.4 Canh tác tự nhiên Canh tác tự nhiên phản ánh những kinh nghiệm và triết lý của nông dân Nhật bản, ông Masanobu Fukuoka. Trong cuốn sách của ông ‘Sự quay vòng của một cọng rơm: giới thiệu về hệ thống canh tác tự nhiên và Phương thức tự nhiên của canh tác: lý thuyết và thực tế’ . Phương pháp canh tác của ông đề xuất là không cày bừa, không sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, không làm cỏ, đốn tỉa cành và điều quan trọng là sử dụng ít lao động. Hoàn thành tất cả khâu trên bằng điều chỉnh kỹ lưỡng thời gian gieo hợp và phối hợp hệ thống cây trồng (đa canh). Nói tóm lại, ông sử dụng nghệ thuật làm việc cùng tự nhiên để đạt được mức độ cao của sự tinh tế [25; 26; 27; 28]. Theo khái niệm canh tác tự nhiên Kyusei của tác giả Teruo Higa, Nhật Bản vào những năm 1980, "Canh tác tự nhiên Kyusei là cứu cánh nhân loại thông qua phương pháp canh tác hữu cơ hay tự nhiên. Điểm bổ sung trong khái niệm này là phương thức Kyusei thường khai thác kỹ thuật liên quan đến các vi sinh vật có lợi như việc nhiễm vi sinh vật để tăng sự đa dạng sinh học của hệ vi sinh vật đất trồng trọt và như vậy sẽ tạo nhân tố tăng sự sinh trưởng của cây trồng, tăng năng suất và sản lượng [29]. 2.1.4.5 Nông nghiệp/phương thức canh tác chính xác Nông nghiệp chính xác là ‘chiến lược quản lý sử dụng thông tin chi tiết, ở địa điểm đặc trưng để quản lý chính xác đầu vào. Khái niệm này nhiều khi gọi là nông nghiệp chính xác, canh tác chính xác hay quản lý chính xác theo vị trí đặc trưng. ý tưởng phải biết được đặc trưng của đất và cây đến từng mảnh ruộng để tối ưu hoá đầu vào phù hợp từng vị trí. Đầu vào là phân bón, hạt giống, hoá chất trừ sâu bệnh chỉ nên sử dụng vào đúng thời điểm, đúng nhu cầu để có hiệu quả kinh tế cao nhất. Kỹ thuật này yêu cầu sử dụng một số thiết bị như máy tính cá nhân, thiết bị viễn thông, viễn thám, hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống thông tin địa lý (GIS), người giám sát/kiểm tra, theo dõi. Phương thức canh tác chính xác hứa hẹn một nền sản xuất nông nghiệp giảm sử dụng hoá chất đầu vào tối ưu nhất, đảm bảo năng suất tính theo hiệu quả kinh tế, tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi về tính bền vững vì phải đầu tư kinh phí lớn và yêu cầu sử dụng kỹ thuật tiến bộ. Xu hướng này hiện đang rất phổ biến trong phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản. [2] 2.1.5 Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững 2.1.5.1 Sự cần thiết sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu, bởi 5 lý do: Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ nước nào, đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. UNEP khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Toàn lục địa trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu héc-ta) chỉ có 13.340 triệu héc-ta. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu héc-ta. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu héc-ta đất canh tác. Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuât. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác. Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu héc-ta đất đã và đang bị thoái hóa, trong đó 1.260 triệu héc-ta tập trung ở châu á, Thái Bình Dương. ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu héc-ta bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu héc-ta đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu héc-ta đất thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu héc-ta đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất... Năm là, lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm.[1] 2.1.5.2 Cách thức tiến tới một hệ thống nông nghiệp bền vững * Từ các hệ thống canh tác đến quy trình nông nghiệp hoàn hảo (GAPs) Khái niệm ‘quy trình nông nghiệp tốt hay hoàn hảo-GAP’ sẽ đạt được mục tiêu giảm sự thoái hoá của đất đang là điều kiện tiên quyết đối với việc tăng cường tính bền vững của những hệ thống sản xuất tổng hợp. Nền nông nghiệp bảo tồn, nông nghiệp hữu cơ và quản lý sinh học đất tổng hợp là 3 mô hình đang được Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc thúc đẩy. Vấn đề cơ bản là tìm ra phương thức tối ưu hoá các hệ thống cây trồng-chăn nuôi-các thành phần khác để tạo thu nhập và cải thiện độ phì đất, sử dụng nông nghiệp bảo tồn và phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), gắn những kinh nghiệm của nông dân với kiến thức mới như nguyên lý cơ bản của tính bền vững.[2] * Những nguyên lý của canh tác bền vững: Canh tác bền vững có nghĩa là việc trồng cấy và chăn nuôi phải đồng thời đáp ứng 3 mục tiêu: Bền vững về sinh thái (quản lý tài nguyên đất, nước, bảo vệ đa dạng sinh học, và các phương thức canh tác bền vững). Lợi ích về kinh tế . Lợi ích xã hội đối với nông dân và cộng đồng + Quản lý đất bền vững: Quản lý đất bền vững tuỳ thuộc vào từng loại đất cụ thể. ở những nơi đất ổn định, phì nhiêu thì việc trồng cấy và quản lý canh tác sẽ theo phương thức bền vững, bù đủ lượng dinh dưỡng trong các sản phẩm thu hoạch và cây trồng mang theo. Còn những vùng đất xấu cần xác định những phương thức quản lý và sản xuất thích hợp. Biện pháp quản lý đất bền vững nhằm tránh sự thoái hoá đất, duy trì độ phì chính dựa vào Quy trình quản lý tốt nhất (Best Management Practice - BMP). Quy trình này bao hàm cả quy trình quản lý đất và các kỹ thuật canh tác khác nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sử dụng, tránh thoái hoá đất bao gồm: Bảo vệ cấu trúc và hàm lượng chất hữu cơ trong đất; Quản lý dinh dưỡng; Dùng cây phủ đất ; Duy trì độ phì nhiêu của đất; Sử dụng những phương thức canh tác tiến bộ; Sử dụng các phương pháp trồng trọt thích hợp; Ngăn chặn hoang mạc hoá và hạn hán; Quản lý đất dốc và phát triển bền vững miền núi.[2] + Quản lý sâu bệnh bền vững: Quản lý sâu bệnh bền vững và nông nghiệp bền vững cùng chung mục tiêu là phát triển hệ thống nông nghiệp hoàn thiện về sinh thái và kinh tế. Quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) có thể coi như cấu thành chủ đạo trong hệ thống phát triển nông nghiệp bền vững. Nguyên lý chung là bảo đảm tài nguyên đất tốt và tính đa dạng được kiểm soát. Quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) là phương pháp dựa trên cơ sở sinh thái về mối quan hệ cây trồng/dịch hại để kiểm soát côn trùng, cỏ dại; xây dựng ngưỡng chấp nhận kinh tế về quần thể gây hại và hệ thống quan trắc ổn định để phát hiện dự báo dịch hại. C._.hương trình này gồm nhiều kỹ thuật như: sử dụng các giống kháng/chống chịu; luân canh; các kỹ thuật trồng trọt; tối ưu việc sử dụng phòng trừ sinh học; sử dụng hạt giống công nhận; xử lý hạt giống; sử dụng hạt giống/vật liệu nhân giống sạch bệnh; điều chỉnh thời vụ gieo trồng; hợp lý về thời gian sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; làm vệ sinh đồng ruộng khi bị nhiễm sâu bệnh... Bước đầu tiên trong việc phòng trừ dịch hại bền vững cần phải xem xét hệ sinh thái nông nghiệp, những điều kiện để áp dụng phương thức quản lý phù hợp để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả nhất, bảo vệ thiên địch, những động vật ký sinh. Phương thức Biointensive IPM (tạm gọi là IPM tăng cường sinh học - IPM-B) là xu hướng kết hợp cả các yếu tố sinh thái và kinh tế vào hệ nông nghiệp, chú trọng vào những quan tâm chung về chất lượng môi trường và an toàn thực phẩm. Lợi ích của việc sử dụng IPM-B có thể giảm chi phí cho các chất hoá học đầu vào, giảm tác động đến môi trường, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả và bền vững hơn. IPM dựa trên cơ sở sinh thái có tiềm năng giảm đầu vào của nhiên liệu máy sử dụng và hoá chất tổng hợp, tất cả làm tăng chi phí và tác động môi trường và đó cũng là hiệu quả đối với người trồng trọt và xã hội. IPM-B tập trung vào phạm vi các phương pháp ngăn ngừa, sử dụng biện pháp sinh học để khống chế quần thể côn trùng ở ngưỡng có thể chấp nhận được.[2] Nếu tất cả đều sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu tổng hợp để bảo vệ cây trồng thì sẽ gây hậu quả không tốt với môi trường, khả năng hồi phục của công trùng, tính kháng thuốc, tác động có tính gây chết và nửa chết đối với sinh vật, kể cả tác động đến con người. Những tác động này đang là mối quan tâm của công chúng, mặt khác với nhu cầu ngày càng tăng của môi sinh sạch (không khí sạch, nước sạch, các tập tính sống của động vật hoang dã) và thiên nhiên đẹp. Rõ ràng xu hướng giảm sự phụ thuộc vào hoá chất trong sản xuất nông nghiệp đang được xem là chiến lược đối với nông dân. Một số biện pháp khác: - Trồng nhiều vụ (sản xuất kế tiếp nhau); trồng xen, trồng gối là những phương phức bù và bổ sung tối ưu giữa các cây trồng và cũng là điều kiện bất thuận cho sự phát triển liên tục của sâu bệnh. (Intercropping: Principles and Production Practices). - Gieo trồng hạt giống hoặc cây giống sạch bệnh để ngăn chặn các nguồn bệnh lây lan - Sử dụng giống kháng bệnh - Hệ thống xử lý vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ và cách ly nguồn bệnh - Thay đổi ngày gieo/vụ gieo trồng để tránh những đợt dịch nặng theo quy luật. - Tối thích các điều kiện gieo trồng luôn là yếu tố quan trọng nhằm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt nhất, khoẻ mạnh nhất và sức chống đỡ với côn trùng bệnh hại cũng tốt hơn. - Sử dụng phương pháp che phủ tránh cỏ dại, côn trùng và một số bệnh hại. Phương pháp này còn giúp giảm thiểu sự lan truyền nguồn bệnh nhất là các bệnh từ đất - Sử dụng cây trồng tạo từ phương pháp công nghệ sinh học, những kết quả thu được từ một số công ty với giống cây kháng côn trùng, bệnh và thuốc trừ cỏ. . - Phòng trừ sinh học: Đây là phương pháp sử dụng sinh vật sống (các loại sinh vật ký sinh, các loại ăn thịt hoặc các nguồn bệnh để duy trì quần thể côn trùng dưới mức thiệt hại về kinh tế. Phòng trừ sinh học tự nhiên: duy trì hệ thiên địch tự nhiên để khống chế quần thể sâu hại dưới ngưỡng thiệt hại kinh tế. - Phòng trừ bằng phương pháp cơ học và vật lý: xử lý nhiệt (nóng hoặc lạnh), điều chỉnh ẩm độ, sử dụng một số biện pháp cơ học.  Mấu chốt của bất kỳ biện pháp IPM nào cũng là việc xác định rõ tác nhân gây hại với những khía cạnh (i) loại cây chủ và không ký chủ của loại côn trùng này; (ii)thời điểm côn trùng xuất hiện; (iii) chu kỳ sinh học của chúng và liệu điều khiển cây trồng thế nào để làm cho sự sống của chúng hết sức bất lợi và như vậy sẽ dễ dàng áp dụng các biện pháp tự nhiên. - Sử dụng thuốc trừ sâu thường là giải pháp cuối cùng trong các chương trình IPM vì những tác hại tiềm năng đến môi trường, đây cũng là biện pháp hỗ trợ khi các phương pháp như phòng trừ sinh học, sử dụng hệ thống cây trồng…không khống chế nổi quần thể sâu hại dưới ngưỡng thiệt hại về kinh tế. - Sử dụng các thuốc trừ sâu thảo dược, ít gây hại môi trường và nhiễm độc sản phẩm.[2] + Hệ thống phòng trừ cỏ tổng hợp: Phòng trừ cỏ dại là một trong cấu thành quan trọng của hệ canh tác bền vững. Một số nguyên tắc chính bao gồm: - Ngăn chặn sự phát triển, sinh tồn, ngăn chặn sự lan truyền hạt cỏ vào nguồn nước, phân bón… -Luân canh cây trồng cũng là một trong những biện pháp phòng trừ cỏ hữu hiệu. - Sử dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ cỏ. Có thể gieo chậm lại để cỏ nảy mầm và diệt trước sau đó sẽ gieo hạt sau. Tăng cường xu hướng phòng trừ cỏ tổng hợp, đặc biệt đối với cây trồng nông nghiệp. Vấn đề trừ cỏ gắn chặt với bảo tồn và cải thiện tài nguyên đất.[2] + Bảo vệ đa dạng sinh học: Điều được bàn luận nhiều trong phương thức sản xuất nông nghiệp hiện đại đang là nguy cơ giảm đa dạng sinh học. Sự phá huỷ các môi trường sinh sống, sự khai thác quá mức, sự ô nhiễm và việc đưa vào nuôi trồng các loài động và thực vật nhập ngoại một cách không thích hợp là nguyên nhân gây tổn thất về đa dạng sinh học của thế giới. Sự suy giảm về đa dạng sinh học này xẩy ra phần lớn là do cách đối xử của con người với tự nhiên. Những tiến bộ gần đây trong công nghệ sinh học cho thấy rằng, vật chất gien trong các loài động vật, thực vật và vi sinh vật có tiềm năng phục vụ cho nông nghiệp, y tế và phúc lợi của nhân dân và cho việc bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh việc phục hồi các hệ sinh thái đã bị phá huỷ, và phục hồi các loài bị đe doạ nguy hiểm. Phát triển các cách sử dụng lâu bền về công nghệ sinh học, và các cách chuyển giao công nghệ này một cách an toàn hợp lý.[2] + Quản lý công nghệ sinh học: Công nghệ sinh học là quá trình sử dụng các kiến thức truyền thống và công nghệ hiện đại nhằm làm thay đổi vật chất gien trong thực vật, động vật, vi sinh vật và tạo ra các sản phẩm mới. Công nghệ sinh học cần phải được phát triển nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lương thực thực phẩm. Nâng cao sức chống chịu trong các điều kiện bất thuận, áp dụng các kết quả của công nghệ sinh học để giảm thiểu nhu cầu sử dụng hoá chất trong nông nghiệp. Đóng góp làm màu mỡ cho đất và làm tăng thêm hiệu suất cho những loài thực vật sử dụng các chất dinh dưỡng của đất, để làm sao cho nền sản xuất nông nghiệp không tháo đi mất các chất dinh dưỡng khỏi địa bàn hoạt động. Khai thác tài nguyên khoáng sản theo cách ít gây ra sự phá huỷ về môi trường. [2] + Phát triển nông thôn bền vững: Thực tế là số dân nghèo trên thế giới hiện sống tập trung hầu hết ở vùng nông thôn và phương kế sinh nhai của họ thường gắn với nông nghiệp. Thúc đẩy sự phát triển nông thôn thông qua nông nghiêp được thể hiện qua chính sách phát triển của nhiều quốc gia. Nhìn chung, những chính sách đều thể hiện yêu cầu phải đảm bảo an ninh lương thực cho nông dân, tạo cơ hội cho họ vượt qua đói nghèo và cân bằng giữa các mục tiêu môi trường, xã hội và kinh tế. Như vậy phát triển nông thôn là lĩnh vực đa ngành, đặt trong mối quan hệ phức tạp giữa xã hội - tài nguyên thiên nhiên - môi trường bền vững. Không giải quyết được tận gốc vấn đề an ninh lương thực thì không thể bảo tồn được tài nguyên đất, bảo vệ được rừng, không thể có những hệ canh tác bền vững vì đó là những kế sinh nhai của người dân gắn với rừng, với đồng ruộng. Vì thế, phương thức thực hiện trong phát triển nông thôn của Tổ chức Phát triển Canada (CIDA) đặt ra theo 2 hướng: bền vững về phương kế sinh sống và sự lành mạnh của hệ sinh thái.[2] 2.2 Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.2.1 Khái quát về hiệu quả sử dụng đất Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Trước đây, người ta thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này, người ta nhận thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của công việc mang lại [21]. Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi hướng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian [30]. Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh giá chất lượng hoạt động tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả [16]. Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền. Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút lao động trong quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu …) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nước [30]. Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế [30]. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp [22]. Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. 2.2.1.1 Hiệu quả kinh tế Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà kinh tế Samuel - Nordhuas thì “Hiệu quả là không lãng phí”. Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội (trích dẫn theo [16]). Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề: - Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”; - Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống; - Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội" [16]. 2.2.1.2 Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất. Theo Nguyễn Duy Tính [20], hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu nhập của nhân dân... Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn. 2.2.1.3 Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [8]. Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường [17]. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường. Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào. 2.2.2 Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.2.2.1 Đặc điểm Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết, có thể xem xét ở các mặt [16]: + Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào kinh tế. Vì thế, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước tiên phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể (thường là 1 ha), tính trên 1 đồng chi phí, trên 1 công lao động. + Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả từng loại cây trồng, từng công thức luân canh. + Thâm canh là biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài. Vì thế, cần phải nghiên cứu hậu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất. + Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết làm cho môi trường cùng phát triển. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường xung quanh. + Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội khác như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí nông thôn … 2.2.2.2 Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể: + Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc [10], [18]. + Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bản biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn [9]. + Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu. + Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. 2.2.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối quan hệ này là mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số, nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là: H = K - C H = K/C H = (K - C)/C H = (K1 - K0)/(C1 - C0) Trong đó: + H: Hiệu quả + K: Kết quả + C: Chi phí + 1, 0 là chỉ số thời gian (năm) * Hiệu quả kinh tế + Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp - Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm). - Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất. - Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. GTGT = GTSX - CPTG + Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ. + Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau [10]: + Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân; + Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng; + Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; + Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. * Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường Theo Đỗ Nguyên Hải [6], chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là: + Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn; + Đánh giá các tài nguyên nước bền vững; + Đánh giá quản lý đất đai; + Đánh giá hệ thống cây trồng; + Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệ cây trồng; + Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên; + Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất. Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua kết quả điều tra về việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhận xét của nông dân đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại. 2.3 Cơ sở thực tiễn về sử dụng đất nông nghiệp 2.3.1 Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Những hạn chế của cuộc cách mạng xanh và công nghiệp hóa nông nghiệp đã dẫn đến việc nhiều nước quay trở lại với nền nông nghiệp hữu cơ, làm cho nông nghiệp hữu cơ càng được nâng cao vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trên thị trường thế giới. Ðặc điểm quan trọng nhất của nông nghiệp hữu cơ là không sử dụng các chất hóa học tổng hợp như phân bón, thuốc trừ sâu và sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên như đất, nước... và tăng cường sử dụng các vật liệu hữu cơ. Mặc dù, nông nghiệp hữu cơ có khuynh hướng sử dụng các biện pháp kỹ thuật rất kinh tế như làm đất tối thiểu... Sử dụng có hiệu quả đầu tư hữu cơ và làm giảm giá thành sản phẩm, tăng chất lượng nông sản.[33] Xu hướng  nông nghiệp hữu cơ đã lan rộng khắp thế giới và hiện nay bao gồm nhiều nhóm  phụ [thí dụ như: nông nghiệp sinh học (biological agriculture), nông nghiệp sinh môi (ecological agriculture), hệ thống nông nghiệp thiên nhiên (nature farming), thuyết động lực sinh học (biodynamics )] Theo các xu hướng này , việc sản xuất phải tuân thủ những hướng dẫn của nền sản xuất hữu cơ (EISA 2001, EU 2000, EUREPGAP 2001,  IFOAM 1996..). Nền nông nghiệp hữu cơ cung cấp một lọat giải pháp để làm giảm nhẹ ảnh hưởng tai hại  trực tiếp cũng như tích lũy tồn lưu lâu dài  do sử dụng không đúng hoặc quá liều các hóa chất nông nghiệp làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản và môi trường. [32] Giá các sản phẩm lương thực thực phẩm hữu cơ thường cao hơn từ 10% đến 40% so với sản phẩm cùng loại được sản xuất theo phương pháp thông thường. Năng suất của các trang trại hữu cơ bình quân thấp hơn từ 10-15% so với năng suất của các trang trại thông thường. Tuy nhiên, năng suất giảm được bù lại bởi giảm chi phí vật tư đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu) và tăng lợi nhuận. Các công trình nghiên cứu và quan sát lặp lại đã nhận thấy rằng các trang trại hữu cơ chịu đựng được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt tốt hơn các trang trại thông thường, và thường sinh lợi cao hơn 70-90% so với các trang trại thông thường trong thời kỳ hạn hán [3]. Các phương pháp sản xuất hữu cơ thường đòi hỏi nhiều lao động hơn, tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn. Ngoài việc loại bỏ sử dụng hoá chất nông nghiệp tổng hợp, những phương pháp này bao gồm bảo vệ đất (khỏi bị xói mòn, suy kiệt chất dinh dưỡng và huỷ hoại cấu trúc đất), đẩy mạnh đa dạng sinh học (ví dụ: trồng nhiều loại cây khác nhau thay vì một loại cây hoặc trồng hàng rào bờ giậu quanh các thửa ruộng), và làm bãi cỏ cho chăn nuôi gia súc và gia cầm. Trong khuôn khổ đó, nông dân phát triển các hệ thống sản xuất hữu cơ của riêng mình, được xác định bởi các yếu tố như khí hậu, điều kiện tiêu thụ và các điều luật nông nghiệp ở nước sở tại [3]. Một số khảo sát và công trình nghiên cứu đã cố gắng xem xét thẩm tra và so sánh các hệ thống canh tác thông thường và theo phương pháp hữu cơ. Kết quả của những khảo sát này đều thống nhất rằng canh tác theo phương pháp hữu cơ ít gây thiệt hại hơn tới môi trường bởi những lý do sau: - Các trang trại hữu cơ không sử dụng hoặc không thải vào môi trường các loại thuốc trừ sâu tổng hợp mà một số trong các loại thuốc này có thể gây hại đối với đất, nước và các sinh vật hoang dã trên cạn và dưới nước. - Các trang trại hữu cơ hơn hẳn các trang trại thông thường về mặt giúp giữ vững được các hệ sinh thái khác nhau, nghĩa là các tập đoàn thực vật và côn trùng và cả động vật. - Khi tính toán hoặc theo một đơn vị diện tích hoặc theo một đơn vị năng suất thì các   trang trại hữu cơ sử dụng ít năng lượng hơn và sản ra ít chất thải hơn, thí dụ các chất thải của vật liệu bao bì đóng gói hoá chất nông nghiệp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng  của phơi nhiễm thuốc trừ sâu tới sức khoẻ của nông dân. Ngay cả khi thuốc trừ sâu được sử dụng đúng cách thì thuốc trừ sâu vẫn có trong không khí và dính vào thân thể nông dân. Theo các công trình nghiên cứu, các loại thuốc trừ sâu cơ-photpho gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khoẻ như đau bụng, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, và gây ra các vấn đề ở da và mắt. Ngoài ra, phơi nhiễm thuốc trừ sâu còn gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn đối với sức khoẻ như các vấn đề về hô hấp, rối loạn trí nhớ, các bệnh ngoài da, ung thư, suy nhược, thiểu năng trí tuệ, sẩy thai, và khuyết tật ở trẻ so sinh. Như vậy, phương pháp canh tác hữu cơ góp phần bảo vệ sức khoẻ của nông dân và cư dân nông thôn. Nông nghiệp hữu cơ đang phát triển nhanh chóng, và hiện tại theo số liệu thống kê đã có ở 138 nước trên thế giới. Tỉ trọng của diện tích đất và trang trại canh tác theo phương pháp hữu cơ trong tổng diện tích đất và trang trại nông nghiệp tiếp tục gia tăng ở nhiều nước. Theo khảo sát mới nhất về canh tác theo phương pháp hữu cơ trên phạm vi toàn cầu, hiện có 30,4 triệu ha được canh tác theo phương pháp hữu cơ ở trên 700 ngàn trang trại (năm 2006), chiếm 0,65% tổng diện tích đất nông nghiệp của các nước được khảo sát.[3] 2.3.2 Những nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Diện tích bị tác động xói mòn tiềm năng đáng kể ở Việt Nam (mất đất trên 50 tấn/ha/năm) chiếm hơn 60% lãnh thổ. Tuy nhiên, những quan trắc có hệ thống về xói mòn đất tiến hành từ 1960 đến nay cho thấy, trên thực tế có khoảng 10 - 20% lãnh thổ Việt Nam bị ảnh hưởng xói mòn từ trung bình đến mạnh. Các vùng đất đồi núi miền Bắc và miền Trung có nguy cơ xói mòn mạnh hơn cả do chịu tác động của mưa bão tập trung, địa hình dốc và chia cắt mạnh, có nhiều diện tích đất tầng mỏng, lớp thực bì bị tàn phá mạnh và có lịch sử khai thác lâu đời hơn các vùng khác. Trong những vấn đề tiêu cực về môi trường đất ở Việt Nam, xói mòn đất là loại hình gây thiệt hại nghiêm trọng hơn cả, làm cho đất trở nên nghèo, chua, khô cằn, rắn và suy giảm sức sản xuất. Trên thực tế, đất bị xói mạnh đã chiếm 17% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó có 1,5% diện tích gần như đã mất khả năng sản xuất [12]. Từ những năm 60, với nhiều giống cây trồng mới được áp dụng trong sản xuất, hệ thống tưới tiêu được cải tạo, diện tích tưới tiêu đã được tăng lên và phân khoáng, thuốc trừ sâu được dùng với số lượng lớn. Do vậy, những kết quả về năng suất lúa và các cây trồng khác không ngừng tăng lên qua các năm. Chỉ trong hai thập kỷ qua, sản xuất lương thực của Việt Nam đã tăng hơn hai lần, từ 14,4 triệu tấn (năm 1980) lên 4.059 triệu tấn (năm 2004) [33]. Tuy nhiên, việc áp dụng các giống cây trồng mới vào sản xuất cũng là nguyên nhân làm mất dần đi một số giống cây trồng truyền thống, làm giảm sự đa dạng sinh học và làm tăng thiệt hại bởi dịch bệnh gây hại cây trồng. Trong những năm cuối của thế kỷ 20, số lượng giống lúa mới được gieo trồng chiếm 75% các giống lúa cũ chiếm 12%, và trong 70% diện tích lúa mới thì chỉ có 3-5% là diện tích lúa cũ. Ở Việt Nam, rất nhiều giống lúa địa phương bao gồm hàng trăm giống lúa đang bị thay thế bởi các giống được cải tạo và các giống lúa lai. Nhìn lại các quá trình sử dụng phân khoáng, sản xuất nông nghiệp nước ta bắt đầu sử dụng phân hóa học ở đầu thế kỷ 20. Sau khi đất nước thống nhất (1975), phân hóa học, phân bón được sử dụng rộng rãi và với khối lượng lớn. Nhưng, việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng phân bón còn chưa được chú ý đúng mức. Người nông dân sử dụng phân bón còn tùy tiện, chưa cân đối dẫn tới hệ số sử dụng phân bón không cao, cây dễ bị sâu bệnh phá hại, chất lượng nông sản thấp, gây ô nhiễm môi trường [33]. Ðể hạn chế ảnh hưởng của phân khoáng và phân chuồng đến môi sinh và môi trường, việc sử dụng các chế phẩm sinh học đã được nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam từ hơn 20 năm qua. Các chế phẩm phân vi sinh thuộc các nhóm vi sinh vật đã được sản xuất: vi sinh vật cố định ni-tơ phân tử cộng sinh, vi sinh vật tự do cố định ni-tơ phân tử tự do và hội sinh, vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ dùng cho cây lúa và cây trồng cạn, vi sinh vật phân giải lân khó hòa tan, chế phẩm hỗn hợp giữa vi sinh vật cố định ni-tơ và phân giải quặng phốt-phát. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trong sản xuất nông nghiệp, nếu như trước năm 1985, khối lượng thuốc dùng là 6.500 - 9000 tấn, lượng sử dụng bình quân là 0,3kg a.i/ha, đến nay lượng thuốc bảo vệ thực vật khoảng 33 nghìn tấn/năm và 1.04kg a.i/ha. Cơ cấu thuốc bảo vệ thực vật cũng có thay đổi. Tỷ lệ thuốc trừ sâu giảm từ 83,3% năm 1981 xuống còn 50,46% năm 1997, trong khi đó thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ ngày càng tăng về số lượng lẫn chủng loại. Nguyên nhân của sự thay đổi là do từ năm 1992 nông nghiệp Việt Nam đã áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)... [33] Ðể hạn chế những ảnh hưởng này của các thuốc hóa học bảo vệ thực vật (BVTV), thời gian vừa qua, Viện BVTV cùng các cơ quan nghiên cứu đã nghiên cứu các chế phẩm sinh học như BT, NPV, Metarhizium ansopliae, Trichderma cùng các thuốc có nguồn gốc thực vật như Rotenone từ cây xương cá, các chế phẩm này đã được thí nghiệm và mang lại kết quả tốt. Hướng nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm sinh học và thuốc thảo mộc dùng trong công tác BVTV là hướng nghiên cứu mới được triển khai trong vòng 20 năm vừa qua. Hướng nghiên cứu này đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp hữu cơ và bảo đảm sự phát triển bền vững.[33] 2.3.3 Những nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Lập Thạch Vĩnh phúc có 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du, miền núi, đất đai rất đa dạng, phong phú. Vùng đồng bằng nhóm đất chủ yếu là phù sa có điều kiện địa hình, thuỷ lợi khá thuận lợi, chất lượng dinh dưỡng đất khá tốt có khả năng thâm canh cao. Vùng trung du chủ yếu là nhóm đất bạc màu, có thành phần cơ giới nhẹ, phù hợp với nhiều cây rau màu. Vùng đồi núi chủ yếu là đất dốc tụ, khó khăn về giao thông, thuỷ lợi, canh tác khó khăn, song ưu thế của vùng này là diện tích đất đồi núi lớn với những tiềm năng phát triển kinh tế trang trại, phát triển cây lâm nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc: hiện tỉnh có trên 61.518 ha đất có nguy cơ hoang mạc hóa cao, trong đó 28.300 ha đất tại khu vực đồng bằng, 24.100 ha đất vùng đồi núi, 7.780 ha đất tại vùng cao. Đây là những diện tích đất đã bị khô cằn nứt nẻ sâu, phong hóa bạc mầu trắng xám rời rạc, khả năng hấp thụ của đất bị suy giảm, lộ dần thành những vùng hoang mạc đá. Nguyên nhân chủ yếu là do lũ quét, lũ ống, hạn hán xảy ra thường xuyên, cùng với việc sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật, khai thác quá mức tài nguyên đất, rừng, nước của con người đã làm suy thoái đất, dẫn đến hoang mạc hóa. Hàng năm, tại các._.ông thôn, cải thiện và mở rộng hệ thống kênh mương tăng cường khả năng cung cấp nước tưới cho đất đai, mở rộng vùng tưới lên các chân đất cao, Kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản Phát triển giao thông nông thôn là điều kiện thúc đẩy giao lưu kinh tế, phát triển công nghiệp hóa hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 1. Lập Thạch là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc có tổng diện tích tự nhiên 32.341,99 ha, trong đó đất nông nghiệp 23.073,47 ha chiếm 71,34 %. Dân số 218.665 người, trong đó lao động nông nghiệp là 109.858 người, chiếm 74,87 %. Do đất đai manh mún, phân tán và ở nhiều nơi cách xa nhau đã làm cho nông hộ khó áp dụng phương pháp cơ giới hoá, tốn công lao động. Hệ thống thuỷ lợi còn thiếu đồng bộ, xuống cấp nên chưa đáp ứng chủ động tưới tiêu cho cây trồng. Sản xuất không tập trung, sản phẩm không mang tính hàng hoá và sức cạnh tranh trên thị trường yếu. 2. Lập Thạch có 7 loại hình sử dụng đất, với 34 kiểu sử dụng đất, chủ yếu là trồng lúa. Loại hình sử dụng đất lớn nhất là 2 lúa - màu, diện tích 3.109,78 ha, chiếm 30,66 %, loại hình sử dụng đất nhỏ nhất là chuyên hoa cây cảnh diện tích 12,5 ha, chiếm 0,12 %. Các LUT cho GTGT cao đó là: LUT chuyên hoa 269,14 triệu đồng/ha/năm, nuôi cá từ 86,38 - 104,4 triệu đồng/ha/năm, chuyên trồng lạc từ 61,19 - 77,91 triệu đồng/ha/năm, tiếp đến là chuyên đậu tương từ 41,7 - 46 triệu đồng/ha/năm và 2 lúa màu cho thu nhâp từ 31,24 - 40,45 triệu đồng/ha/năm. Thu hút nhiều lao động nhất đó là LUT chuyên hoa cây cảnh 1091 ngày công/ha, sử dụng ít lao đông hơn là nhóm gieo trồng 1 vụ lúa là 251 - 266 ngày công/ha. Nhìn chung nhóm CCNNN cho hiệu quả kinh tế cao, sử dụng nhiều lao động và góp phần cải tạo đất. 3. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân thì vấn đề định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới đối với huyện Lập Thạch là: xây dựng vùng chuyên canh tập trung như: lúa chất lượng cao ở các xã ven sông, chuyên CCNNN ở vùng gò đồi …. Mở rộng diện tích đất trồng cỏ, cây họ đậu (có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi) cải tạo đất đồi núi chưa sử dụng và phát triển nguồn thức ăn chăn nuôi (đại gia súc). Trên đất trũng, lầy thụt cấy 1 vụ lúa bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp chuyển đổi sang mô hình lúa cá 970 ha lên 1535,77 ha tăng 565,77 ha hoặc chuyên nuôi trồng thuỷ sản từ 364,39 ha lên 874,67 ha tăng 510,28 ha, trong tương lai không còn diện tích đất 1lúa. Chuyển đất 1 lúa màu trên đất vàn cao có thành phần cơ giới nhẹ, cát pha sang CCNNN, cụ thể là cây lạc và cây đậu tương, diện tích CCNNN tăng 600,88 ha thay thế toàn bộ đất lúa màu. Đất trồng hoa tăng 176,67 ha do được chuyển đổi từ đất 2 lúa màu. Giảm dần đất trồng sắn từ 1400,90 ha sang trồng cây họ đậu (lạc, đậu tương ...) xuống còn 677,03 ha. 5.2 Kiến nghị Huyện cần tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật cho người dân. Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng thủy lợi. Để nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, học từ thực tiễn cần đầu tư xây dựng đa dạng các mô hình trình diễn tại ruộng giúp nông dân tiếp cận thông tin sản xuất theo hướng mới đa dạng hoá sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Lê Thái Bạt (2007), “Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững”, Tạp chí cộng sản, 14 (134). Bộ Nông nghiệp và PTNT (2005), “Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giải pháp xoá đói nghèo và bảo vệ môi trường”, Thông tin khoa học - công nghệ - kinh tế nông nghiệp phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), số 1/2005. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008), ”Thực phẩm hữu cơ hiện trạng và xu hướng phát triển”, Bản tin lãnh đạo(Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Số 2/2008. Lê Trọng Cúc và Trần Đức Viên (1995), Phát triển hệ thống canh tác, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Phạm Vân Đình; Đỗ Kim Chung và cộng sự (1998), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đỗ Nguyên Hải (1999), Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp, Tạp chí Khoa học đất, số11, tr 20. Đỗ Nguyên Hải (2001), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Bùi Huy Hiền và Nguyễn Văn Bộ (2001), Quy trình công nghệ và bảo vệ đất dốc nông lâm nghiệp, tuyển tập hội nghị đào tạo nghiện cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Vũ Khắc Hòa (1996), Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Thuận Thành - tỉnh Hà Bắc, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội. Lê Văn Khoa; Nguyễn Đức Lương và Nguyễn Thế Truyền (1999), Nông nghiệp và Môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội. Lê Văn Khoa (2003), “Môi trường nông nghiệp”, Thông tin khoa học - công nghệ - kinh tế nông nghiệp phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), số 1/2003. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lập Thạch (2008), Số liệu thống kế đất đai năm 2008 Phòng Thống kê huyện Lập Thạch (2008), Niên giám thống kê 2008. Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc.Trạm Nông hoá (2008), “ Tình hình sử dụng đất phân bón trên địa bàn Tỉnh và mô hình sử dụng phân bón hợp lý cho một số cây trên 3 vùng đất ở Vĩnh Phúc”, Bản Tin Khoa học & Công nghệ (sở khoa học công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc), số 1/2008. Đỗ Thị Tám (2001), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Vũ Thị Thanh Tâm (2007), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá của huyện Kiến Thuỵ - thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Bùi Văn Ten (2000), “Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước”, Tạp chí NN & PTNT số 4/2000. Trần Danh Thìn và Nguyễn Huy Trí (2006), Hệ thống trong phát triển nông nghiệp bền vững, NXB Nông ngiệp, Hà Nội. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông hồng và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Trung tâm từ điển viện ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng việt, Hà Nội, tr 422. Nguyễn Thị Vòng và cộng sự (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục, Hà Nội Tiếng Anh FAO (1990), World Food Dry, Rome. FAO (2007), International Conference on Organic Agriculture and Food Security, Rome. Masanobu Fukuoka(1985), Natural Way of Farming, Japan Pubns. Masanobu Fukuoka (1985), Natural Way Of Farming The Theory & Practice Of Green Philosophy, Japan Pubns. Masanobu Fukuoka (1992), The one-straw revolution, India Edition Robert and Diane Gilman (1986), “Greening the Desert: An Interview with Masanobu Fukuoka”, Sundar (2006), Environment & Sustainable Development, S.B. Nangia, New Delhi. Internet Bách khoa toàn thư Việt Nam, gov.vn/default.Aspx?param=15FeaWQ9MjENOTUmZ3JvdxBpZDOma2luZD1zdGFydCZrZxl3b3JkpXM=&page=2. Nguyễn Quốc Chinh (2007), “Nông nghiệp Việt nam có bền vững trong hội nhập”, truy cập ngày 10/10/2008, từ trang web Dương Văn Chín (2008), “Nền nông nghiệp hữu cơ vùng Châu Á - Thái Bình Dương ”, truy cập ngày 10/8/2008, từ trang web Lê Văn Hưng (2008), “Phát triển nông nghiệp hữu cơ”, truy cập ngày 12/12/2008, từ trang web Diệp Kỉnh Tần (2007), “Nông nghiệp Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới”, Báo Kinh tế nông thôn, truy cập ngày 10/10/2008, từ trang web PHỤ LỤC Danh sách phụ lục STT Tên phụ lục Trang Mẫu phiếu điều tra 107 Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm 122 Số giờ nắng các tháng trong năm 123 Lượng mưa các tháng trong năm 124 Độ ẩm không khí trung bình trong năm 125 Kết quả điều tra nông hóa thổ nhưỡng 126 Năng suất một số cây trồng chính huyện Lập Thạch 127 Một số chỉ tiêu bình quân đầu người 128 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội huyện Lập Thạch 129 Giá cả một số loại sản phẩm nông nghiệp tại huyện Lập Thạch năm 2008 130 Phụ lục 1 Huyện: Lập Thạch Xã (Thị trấn): .................. Thôn …………… Mã Phiếu .......................... Phiếu điều tra nông hộ 1. Họ tên chủ hộ:.......................................................Tuổi:............. Dân tộc: ................Trình độ:…............ 2. Giới tính: Nam = 1, Nữ = 2 3. Loại hộ: Giàu = 1; Trung bình = 2; Nghèo = 3 Phần I: thông tin chung về hộ (tính số người thường trú) 1.1. Số nhân khẩu:………………; 1.2. Số người trong độ tuổi lao động:………………… 1.3. Số người trực tiếp tham gia lao động nông nghiệp (Lao động chính): .......................... Phần II: nguồn thu của hộ 2.1. Nguồn thu lớn nhất của hộ trong năm - Nông nghiệp = 1; - Nguồn thu khác = 2 2.2. Nguồn thu lớn nhất của hộ từ nông nghiệp trong năm qua - Trồng trọt = 1; - Chăn nuôi = 2; - NTTS = 3; - Thu khác = 4 2.3. Nguồn thu lớn nhất của hộ từ trồng trọt - Lúa = 1; - Màu = 2; - Hoa cây cảnh = 3; - Cây ăn quả = 4; - Cây trồng khác = 5 2.4. Ngành sản xuất chính của hộ - Ngành nông nghiệp = 1; - Ngành khác = 2 2.5. Sản xuất chính của hộ trong nông nghiệp - Trồng trọt = 1; - Chăn nuôi = 2; - Nuôi trồng thuỷ sản = 3; - Khác = 4 2.6. Sản xuất chính của hộ trong trồng trọt - Trồng lúa = 1; - Trồng màu = 2; - Trồng hoa cây cảnh = 3; - Trồng cây ăn quả = 4; - Trồng cây trồng khác = 5 Phần III: Tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ 3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ 1. Tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ .................. m2, bao gồm mấy mảnh ............ 2. Đặc điểm từng mảnh: STT Diện tích (m2) Địa hình (a) Chế độ nước (b) Thành phần cơ giới đất (c) Tình trạng mảnh đất (d) Hình thức canh tác (e) Dự kiến thay đổi sử dụng (f) Mảnh 1 Mảnh 2 Mảnh 3 Mảnh 4 Mảnh 5 Mảnh 6 Mảnh 7 Mảnh 8 Mảnh 9 Mảnh 10 (a): 1 = Cao 2= Vàn cao 3 = Vàn 4= Vàn thấp 5 = Trũng (b): 1= Tưới tiêu chủ động 2 = Tưới tiêu bán chủ động 3 = Dựa vào nước trời, ngập úng, khô hạn (c): 1 = Đất thịt nhẹ 2 = Đất thịt trung bình 3 = Đất thịt nặng 4 = Đất cát 5 = Đất cát pha 6 = Đất lẫn sỏi đá (d): 1 = Đất được giao 2 = Đất thuê, mượn, đấu thầu 3 = Đất mua 4 = Khác (ghi rõ) (e): 1 = Lúa xuân - lúa mùa 2 = 1 vụ lúa 3 = Lúa cá 4 = Chuyên rau màu 5 = 2 lúa - 1 màu 6 = 1 lúa - 2,3 màu 7 = Cây ăn quả 8 = Hoa cây cảnh 9 = NTTS 10 = Khác (ghi rõ) (f): 1 = Chuyển sang trồng rau 2 = Chuyển sang trồng cây ăn quả 3 = Chuyển sang NTTS 4 = Chuyển sang trồng hoa cây cảnh 5 = Khác (ghi rõ) 3.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất 3.2.1. Cây trồng hàng năm + cả vụ mùa 1. Kết quả sản xuất Hạng mục ĐVT Cây trồng - Tên giống - Thời gian trồng - Thời gian thu hoạch - Diện tích - Năng suất - Sản phẩm khác 2. Chi phí a. Chi phí vật chất - tính bình quân trên 1 sào Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Giống cây trồng - Mua ngoài - Tự sản xuất 2. Phân bón - Phân hữu cơ - Phân vô cơ + Đạm + Lân + Kali + NPK + Phân tổng hợp khác + Vôi 3. Thuốc BVTV - Thuốc trừ sâu + Tên thuốc + Liều lượng + Giá tiền - Thuốc diệt cỏ + Tên thuốc + Liều lượng + Giá tiền - Thuốc kích thích sinh trưởng + Tên thuốc + Liều lượng + Giá tiền b. Chi phí lao động - tính bình quân trên 1 sào Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Chi phí lao động thuê ngoài 1000đ - Cày, bừa, làm đất - Gieo cấy - Chăm sóc - Bón phân - Phun thuốc - Thu hoạch - Vận chuyển - Tuốt - Phơi sấy - Chi phí thuê ngoài khác 2. Chi phí lao động tự làm Công - Cày, bừa, làm đất - Gieo cấy - Chăm sóc - Bón phân - Phun thuốc - Thu hoạch - Vận chuyển - Tuốt - Phơi sấy - Công việc hỗ trợ khác c. Chi phí khác - tính bình quân trên 1 sào Hạng mục ĐVT Cây trồng Dịch vụ BVTV 3. Tiêu thụ Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Gia đình sử dụng 2. Lượng bán - Số lượng - Giá bán - Nơi bán - Bán cho đối tượng - Nơi bán: (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4; Nơi khác = 5) - Bán cho đối tượng: (Các tổ chức = 1; Tư thương = 2; Đối tượngkhác = 3) 3.2.2. Câylâu năm 1. Kết quả sản xuất Hạng mục ĐVT Cây trồng - Tên giống - Năm bắt đầu trồng - Thời gian thu hoạch - Diện tích - Năng suất - Sản phẩm khác 2. Chi phí a. Chi phí vật chất - tính bình quân trên 1 sào Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Giống cây trồng - Mua ngoài - Tự sản xuất 2. Phân bón - Phân hữu cơ - Phân vô cơ + Đạm + Lân + Kali + NPK + Phân tổng hợp khác + Vôi 3. Thuốc BVTV - Thuốc trừ sâu + Tên thuốc + Liều lượng + Giá tiền - Thuốc diệt cỏ + Tên thuốc + Liều lượng + Giá tiền - Thuốc kích thích sinh trưởng + Tên thuốc + Liều lượng + Giá tiền b. Chi phí lao động - tính bình quân trên 1 sào Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Chi phí lao động thuê ngoài 1000đ - Cày, bừa, làm đất - Gieo cấy - Chăm sóc - Bón phân - Phun thuốc - Thu hoạch - Vận chuyển - Tuốt - Phơi sấy - Chi phí thuê ngoài khác 2. Chi phí lao động tự làm Công - Cày, bừa, làm đất - Gieo cấy - Chăm sóc - Bón phân - Phun thuốc - Thu hoạch - Vận chuyển - Tuốt - Phơi sấy - Công việc hỗ trợ khác c. Chi phí khác - tính bình quân trên 1 sào Hạng mục ĐVT Cây trồng Dịch vụ BVTV 3. Tiêu thụ Hạng mục ĐVT Cây trồng 1. Gia đình sử dụng 2. Lượng bán - Số lượng - Giá bán - Nơi bán - Bán cho đối tượng - Nơi bán: (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4; Nơi khác = 5) - Bán cho đối tượng: (Các tổ chức = 1; Tư thương = 2; Đối tượngkhác = 3) 3.2.3. Nuôi trồng thuỷ sản (chăn nuôi) 1. Kết quả sản xuất Hạng mục ĐVT - Tên giống - Thời gian thả - Thời gian thu hoạch - Diện tích - Năng suất - Sản phẩm khác 2. Chi phí a. Chi phí vật chất - tính bình quân trên 1 sào Hạng mục ĐVT 1. Giống - Mua ngoài - Tự sản xuất 2. Thức ăn - Phân hữu cơ - Thức ăn tinh - Thức ăn thô 3. Thuốc phòng trừ dịch bệnh b. Chi phí lao động - tính bình quân trên 1 sào Hạng mục ĐVT 1. Chi phí lao động thuê ngoài 1000đ - Đào ao - Thả - Chăm sóc - Thu hoạch - Vận chuyển - Chi phí thuê ngoài khác 2. Chi phí lao động tự làm Công - Đào ao - Thả - Chăm sóc - Thu hoạch - Vận chuyển - Công việc hỗ trợ khác c. Chi phí khác - tính bình quân trên 1 sào Hạng mục ĐVT - Tu bổ, nạo vét, vệ sinh ao - 3. Tiêu thụ Hạng mục ĐVT 1. Gia đình sử dụng 2. Lượng bán - Số lượng - Giá bán - Nơi bán - Bán cho đối tượng - Nơi bán: (Tại nhà, tại ruộng = 1; Cơ sở người mua = 2; Chợ xã = 3; Chợ ngoài xã = 4; Nơi khác = 5) - Bán cho đối tượng: (Các tổ chức = 1; Tư thương = 2; Đối tượngkhác = 3) 3.3. Nguồn cung cấp thông tin, thị trường phục vụ sản xuất nông nghiệp 1. Nguồn cung cấp thông tin cho hộ Trong năm qua hộ ông/bà có nhận được những thông tin nào dưới đây? x Nguồn cung cấp thông tin Hộ ông/bà đã áp dụng thông tin vào sản xuất chưa - Đã áp dụng = 1 - Chưa áp dụng = 2 Cán bộ khuyến nông Phương tiện thông tin đại chúng Nguồn khác 1. Giống cây trồng mới 2. Phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng 3. Sử dụng phân bón 4. Thời tiết 5. Thông tin thị trường 6. Phương pháp kỹ thuật 2. Thị trường mua, trao đổi giống, vật tư phục vụ sản xuất của hộ Năm 2008, hộ ông/bà có mua vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp x Mua của đối tượng nào? - Tổ chức = 1 - Tư thương = 2 - Đối tượng khác = 3 Nơi mua chủ yếu: - Trong xã = 1 - Trong huyện = 2 - Trong tỉnh = 3 - Ngoài tỉnh = 4 1. Giống cây trồng mới 2. Thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng 3. Phân bón 4. Giống vật nuôi 5. Thuốc thú y 4. Hiện nay việc tiêu thụ nông sản của gia đình như thế nào? - Thuận lợi = 1; - Thất thường = 2; - Khó khăn = 3 5. Xin hỏi gia đình có biết nhiều thông tin về nông sản và giá cả nông sản trên thị trường không? - Có = 1; - Không = 2 6. Sau khi thu hoạch, gia đình cho biết phương thức bảo quản nông sản? .................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................. 7. Trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá của gia đình, xin ông/bà cho biết vai trò của các tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ các công việc sau: Vai trò của các tổ chức, cá nhân Tên tổ chức, cá nhân hỗ trợ Mức độ thực hiện vai trò của các tổ chức, cá nhân Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt ( ) Cung cấp tài chính (trợ cấp vốn, tư liệu sản xuất) ( ) Tiếp thị sản phẩm nông nghiệp ( ) Chuyển giao khoa học kỹ thuật ( ) Tổ chức các buổi tập huấn cho nông dân ( ) Giúp cho nông dân giải quyết các vấn đề về sản xuất nông nghiệp ( ) Hỗ trợ tín dụng cho nông dân (cho vay vốn hỗ trợ sản xuất) ( ) Tạo quan hệ với các cơ quan và tổ chức hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật ( ) Giúp cho nông dân phát triển kỹ năng quản lý sản xuất nông nghiệp. ( ) Vai trò khác (xin ông/bà cho biết cụ thể) 8. Ông bà thường nhận các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp từ đâu? ( ) Từ gia đình, họ hàng ( ) Từ các nông dân điển hình ( ) Từ hợp tác xã nông nghiệp ( ) Từ các tổ chức cá nhân trong xã ( ) Từ các tổ chức cá nhân ngoài xã ( ) Các nơi khác ………………........................................................................................................... 9. Xin ông bà cho biết những khó khăn đối với sản xuất nông sản hàng hoá của gia đình và mức độ của nó. Rau màu, cây ăn quả, sản phẩm khác TT Loại khó khăn Mức độ khó khăn (a) Ông bà có những biện pháp gì hoặc đề nghị hỗ trợ gì để khắc phục khó khăn 1 Thiếu đất sản xuất 2 Nguồn nước tưới 3 Thiếu vốn sản xuất 4 Thiếu lao động 5 Khó thuê LĐ, giá thuê cao 6 Thiếu kỹ thuật 7 Tiêu thụ khó 8 Giá vật tư cao 9 Giá sản phẩm đầu ra không ổn định 10 Thiếu thông tin … 11 Sản xuất nhỏ lẻ 12 Thiếu liên kết, hợp tác 13 Sâu bệnh hại 14 Khác (ghi rõ) (a) Mức độ: 1 = Khó khăn rất cao; 2 = Khó khăn cao; 3 = Khó khăn trung bình; 4 = Khó khăn thấp; 5 = Khó khăn rất thấp. 10. Ông bà có biết chính quyền địa phương có chính sách gì đối với việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiêp: Có biết ( ); Không biết ( ) Nếu có, xin ông bà cho biết cụ thể đó là những chính sách gì: - Chuyển đất lúa sang lúa cá ( ) - Chuyển đất lúa sang trồng cây ăn quả ( ) - Chuyển đất lúa sang NTTS ( ) - Chuyển đất lúa sang trồng cây rau màu hàng hoá ( ) - Khác (ghi cụ thể) …………………… 11. Thời gian tới gia đình ông bà sẽ thực hiện chính sách chuyển đổi sản xuất như thế nào. (cụ thể) .................................................................................................................................................. 12. Theo ông bà để thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hiệu quả cần phải làm gì? .................................................................................................................................................. 13.a. Xin ông bà cho biết các chính sách hỗ trợ mà gia đình nhận được từ chính quyền Nhà nước và địa phương (chính sách có liên quan đến quyền sử dụng đất, vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ về kỹ thuật, thị trường…) Các chính sách hỗ trợ Thuộc nhà nước Thuộc địa phương b. Xin ông bà cho biết lợi ích của các chính sách và hỗ trợ đối với gia đình trong qua trình sản xuất nông nghiệp: ( ) Rất tốt; ( ) Tốt; ( ) Trung bình; ( ) Chưa tốt 14. Gia đình có vay vốn ngân hàng không? ( ) Có; ( ) Không 15. Nếu có - Số tiền vay: ……………... … (đ) - Lãi suất: ........................... ... (%) - Thời hạn trả: ............................... - Hình thức trả: ................................ 16. Nếu không ( ) Không có nhu cầu; ( ) Có nhu cầu nhưng ngân hàng không giải quyết Dịch vụ khuyến nông 17. a. Xin ông bà cho biết các loại dịch vụ khuyến nông được cung cấp bởi các tổ chức của chính phủ, phi chính phủ và quan điểm của ông bà về sự cần thiết cũng như chất lượng của các dịch vụ khuyến nông này. Xin điền vào bảng sau: Các dịch vụ Sự cần thiết Chất lượng Rất cần thiết Cần thiết Không có ý kiến Không cần thiết Rất tổt Tốt Không có ý kiến Chưa tổt 1. Giống cây trồng 2. 3. 4. b. Gia đình có gặp khó khăn gì khi tiếp thu nhận các dịch vụ này không? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Phần v: vấn đề môi trường 5.1. Theo ông bà việc sử dụng đất hiện tại có phù hợp với đất không? - Phù hợp = 1; - ít phù hợp = 2; - Không phù hợp = 3 5.2. Việc bón phân như hiện nay có ảnh hưởng đến đất không? - Rất tốt cho đất = 1 ; - Tốt cho đất = 2 ; - Không ảnh hưởng = 3; - ảnh hưởng ít = 4; - ảnh hưởng nhiều = 5 5.3. Việc sử dụng thuốc BVTV như hiện nay có ảnh hưởng tới đất không? - Rất tốt cho đất = 1 ; - Tốt cho đất = 2 ; - Không ảnh hưởng = 3; - ảnh hưởng ít = 4; - ảnh hưởng nhiều = 5 5.4. Hộ ông bà có ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng không? - Không Vì sao ……………………………………………………………………………………. - Có Chuyển cây trồng nào? …………………………………………………………………………………....................... Vì sao?………………………………………………………………………………………. Ngày ..... tháng .... năm 2009 Điều tra viên Chủ hộ (Ký, ghi rõ họ tên) Phụ lục 2. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm oC Trạm Việt Trì Viet Tri station Trạm Vĩnh Yên Vinh Yen station Trạm Tam Đảo Tam Dao station Bình quân năm - Average Tháng 1 - Jan. 16,4 16,7 10,9 Tháng 2 - Feb. 22,0 22,0 16,2 Tháng 3 - Mar. 21,2 21,4 16,4 Tháng 4 - Apr. 23,1 23,3 18,0 Tháng 5 - May 26,7 27,0 21,2 Tháng 6 - Jun. 29,7 29,9 23,9 Tháng 7 - Jul. 29,9 30,2 23,8 Tháng 8 - Aug. 28,8 29,0 23,4 Tháng 9 - Sep. 26,9 27,4 21,4 Tháng 10 - Oct. 25,2 25,8 19,4 Tháng 11 - Nov. 20,7 21,0 15,6 Tháng 12 - Dec. 19,8 20,1 14,5 Năm - Year 1997 23,9 24,1 18,5 1998 24,7 24,9 19,5 1999 23,8 24,1 18,4 2000 23,7 24,1 18,3 2001 23,8 24,1 18,4 2002 24,0 24,2 18,6 2003 24,5 24,9 19,1 2004 23,8 24,2 18,3 2005 23,6 24,1 18,5 2006 24,3 24,6 18,8 2007 24,2 24,5 18,7 Nguồn Cục thống kê Vĩnh Phúc Phụ lục 3.  Số giờ nắng các tháng trong năm Giờ - Hour Trạm Việt Trì Viet Tri station Trạm Vĩnh Yên Vinh Yen station Trạm Tam Đảo Tam Dao station Bình quân năm - Average Tháng 1 - Jan. 59,0 65,7 63,9 Tháng 2 - Feb. 76,4 90,6 72,0 Tháng 3 - Mar. 36,7 32,7 32,7 Tháng 4 - Apr. 82,7 82,7 86,5 Tháng 5 - May 155,2 167,3 139,6 Tháng 6 - Jun. 191,0 214,8 162,8 Tháng 7 - Jul. 196,8 216,2 163,1 Tháng 8 - Aug. 174,0 171,2 128,0 Tháng 9 - Sep. 136,9 140,0 110,6 Tháng 10 - Oct. 122,9 123,4 93,9 Tháng 11 - Nov. 186,2 189,9 200,9 Tháng 12 - Dec. 54,6 50,8 42,5 Năm - Year 1997 1.244,2 1.324,7 730,9 1998 1.552,6 1.625,7 1.364,2 1999 1.506,4 1.534,4 1.175,3 2000 1.465,5 1.478,7 1.203,5 2001 1.394,5 1.452,2 1.102,3 2002 1.348,0 1.295,7 1.018,3 2003 1.624,6 1.744,0 1.406,2 2004 1.404,5 1.506,0 1.191,3 2005 1.373,5 1.407,4 1.150,2 2006 1.376,0 1.401,0 1.199,7 2007 1.472,4 1.545,3 1.296,5 Nguồn Cục thống kê Vĩnh Phúc Phụ lục 4. Lượng mưa các tháng trong năm mm Trạm Việt Trì Viet Tri station Trạm Vĩnh Yên Vinh Yen station Trạm Tam Đảo Tam Dao station Bình quân năm - Average Tháng 1 - Jan. 17,5 89,0 10,7 Tháng 2 - Feb. 47,3 35,4 79,5 Tháng 3 - Mar. 41,0 56,2 78,9 Tháng 4 - Apr. 88,0 101,1 112,6 Tháng 5 - May 167,6 76,8 107,8 Tháng 6 - Jun. 161,4 153,8 227,4 Tháng 7 - Jul. 139,7 198,4 167,2 Tháng 8 - Aug. 219,1 236,0 185,5 Tháng 9 - Sep. 236,4 220,0 310,3 Tháng 10 - Oct. 88,7 61,5 177,9 Tháng 11 - Nov. 10,4 9,0 26,6 Tháng 12 - Dec. 20,8 9,5 38,5 Năm - Year 1997 1.567,8 1.843,4 2.638,0 1998 1.054,1 817,8 1.565,9 1999 1.570,3 1.430,0 2.246,8 2000 1.308,2 1.288,8 2.057,4 2001 1.821,1 1.626,7 2.568,9 2002 1.474,8 1.398,8 1.864,5 2003 1.281,2 1.394,8 2.343,3 2004 1.356,3 1.129,2 1.741,3 2005 1.413,1 1.484,2 2.538,4 2006 1.233,8 1.370,1 2.002,8 2007 1.237,9 1.166,6 1.522,9 Nguồn Cục thống kê Vĩnh Phúc Phụ lục 5. Độ ẩm không khí trung bình trong năm % Trạm Việt Trì Viet Tri station Trạm Vĩnh Yên Vinh Yen station Trạm Tam Đảo Tam Dao station Bình quân năm - Average Tháng 1 - Jan. 79,0 75,0 84,0 Tháng 2 - Feb. 82,0 72,0 92,0 Tháng 3 - Mar. 89,0 87,0 98,0 Tháng 4 - Apr. 83,0 79,0 87,0 Tháng 5 - May 79,0 73,0 84,0 Tháng 6 - Jun. 80,0 76,0 89,0 Tháng 7 - Jul. 80,0 77,0 90,0 Tháng 8 - Aug. 83,0 80,0 89,0 Tháng 9 - Sep. 83,0 78,0 85,0 Tháng 10 - Oct. 81,0 76,0 86,0 Tháng 11 - Nov. 74,0 76,0 66,0 Tháng 12 - Dec. 84,0 82,0 94,0 Năm - Year 1997 86,0 84,0 90,0 1998 82,0 82,0 87,0 1999 83,0 84,0 88,0 2000 83,0 82,0 88,0 2001 85,0 83,0 88,0 2002 85,0 83,0 89,0 2003 83,0 80,0 87,0 2004 83,0 81,0 88,0 2005 86,0 82,0 89,0 2006 80,0 80,0 89,0 2007 81,0 78,0 87,0 Nguồn Cục thống kê Vĩnh Phúc Phụ lục 6. Kết quả điều tra nông hóa thổ nhưỡng (Theo Quyết định 176/QĐ-UB ngày 5/5/1997 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc) Chỉ tiêu phân loại Diện tích (ha) Chỉ tiêu phân loại Diện tích (ha) 1. Theo nguồn gốc phát sinh 10.193,53 4. Theo thành phần cơ giới 10.193,53 - Đất phù sa các sông 4.814,10 - Cát pha 2296,60 + Phù sa mùn 1.922,53 - Thịt nhẹ 2.777,74 + Phù sa bồi hàng năm 1.414,12 - Thịt trung bình 3.084,56 + Phù sa có tầng đốm gỉ 1.188,71 - Thịt nặng 2.034,63 + Phù sa chua được bồi hàng năm 288,74 5. Độ chua (PH kcl) - Đất bạc màu 2.055,35 - Dưới 4,5 2.315,95 + Xám bạc màu trên phù sa cổ 344,09 - Từ 4,5 - 5,5 1.574,82 + Dốc tụ 1.711,26 - Trên 5,5 1.303,76 - Nhóm đất vùng núi đặc trưng 3.323,58 6. Mùn (%) + Phù sa ngòi suối 57,35 - Dưới 1% 3.032,57 + Dốc tụ 2.455,97 - Từ 1% đến 2% 6.725,69 + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 505,55 - Trên 2% 435,27 + Đất lầy thụt 315,00 7. Lân dễ tiêu (mg/100g đất) 2. Theo cấp địa hình - Dưới 10 8.326,26 - Cao 3.195,57 - Từ 10 đến 15 1.514,75 - Vàn cao 1.928,66 - Trên 15 352,52 - Vàn 2.131,68 - Vàn thấp 1.015,09 - Thụt 1.922,53 3. Theo độ dầy tầng đất - Dưới 15 cm 2.009,14 Nguồn Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lập Thạch Phụ lục 7. Năng suất một số cây trồng chính huyện Lập Thạch Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năng xuất một số cây trồng Tạ/ Ha - Lúa cả năm " 44,03 44,00 42,09 45,11 + Lúa đông xuân " 46,53 47,07 39,30 47,54 + Lúa mùa " 41,34 40,50 45,25 42,18 - Ngô cả năm " 32,47 33,56 34,80 34,04 Trong đó: Ngô đông " 32,55 33,66 34,90 34,07 - Khoai lang " 61,37 79,52 82,75 82,27 - Sắn " 101,61 105,00 109,99 115,30 - Rau các loại " 78,65 81,13 88,69 85,18 - Lạc " 12,86 13,08 15,30 16,72 - Đậu tương " 11,72 12,24 13,44 14,25 Nguồn Phòng Thống kê huyện Lập Thạch Phụ lục 8. Một số chỉ tiêu bình quân đầu người Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 A B 1 2 3 4 1. Diện tích đất tự nhiên Ha 0,153 0,152 0,152 0,148 - Đất nông nghiệp " 0,071 0,07 0,069 0,071 Trong đó: Đất canh tác " 0,049 0,048 0,049 0,051 - Đất lâm nghiệp " 0,039 0,039 0,038 0,034 2. Sản lượng lương thực quy thóc Kg 322 312 300 302 - Thóc " 262 259 242 240 - Màu quy thóc " 60 53 57 62 3. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng Kg 52,42 63,12 57,08 62,18 Trong đó: + Bò " 2,2 3,01 5,97 6,08 + Lợn " 39 44,74 39,2 48,8 + Gia cầm " 11,22 15,37 11,9 7,3 4. Giá trị sản xuất Nông-Lâm -Thuỷ sản - Giá thực tế 1000 đồng 2281 2809 2835 6311 - Giá cố định 1994 " 1673 1825 1780 2163 Nguồn Phòng Thống kê huyện Lập Thạch Phụ lục 9. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội huyện Lập Thạch Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 A B 1 2 3 4 1. Dân số trung bình Người 211838 214288,5 216704 218655 Trong tổng số - Nam Người 101126 102467 105554 106515,5 - Nữ " 110712 111821,5 111150 112139 - Thành thị " 6507 7248 7818 7892 - Nông thôn " 205331 207041 208886 210763 2. Biến động dân số - Tỷ lệ sinh % 1,44 1,52 1,63 1,62 - Tỷ lệ chết " 0,45 0,463 0,47 0,49 - Tỷ lệ tăng tự nhiên " 0,99 1,053 1,16 1,13 3. Sản lượng lương thực quy thóc Tấn 66097,70 66923,00 64967,83 64795,31 Chia ra: - Thóc " 54855,70 55438,60 52528,43 51279,91 - Màu quy thóc " 11242,00 11484,40 12439,4 13515,4 Nguồn Phòng Thống kê huyện Lập Thạch Phụ lục 10. Giá cả một số lạo sản phẩm nông nghiệp tại huyện Lập Thạch năm 2008 STT Tên sản phẩm Đơn giá (đồng/kg) Lúa 4.500 Ngô 4.000 Khoai lang 2.000 Sắn 3.500 Đậu các loại 20.000 Lạc 15.000 Đậu tương 13.000 Vừng 23.000 Bắp cải, Xu hào 700 Cá Chép 35.000 Cá Trôi 32.000 Trắm cỏ 18.000 Cá Mè 15.000 Rô phi 15.000 Nguồn số: tổng hợp từ số liệu điều tra MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIÊP HUYỆN LẬP THẠCH Ảnh 1 LUT hoa cây cảnh xã Đức Bác Ảnh 2 Ruộng trồng cây xi LUT hoa cây cảnh xã Đức Bác Ảnh 3 Ruộng trồng ngô trên LUT chuyên màu -CCNNN xã Đức Bác Ảnh 4 Ruộng trồng rau trên LUT Rau màu xã Đức Bác Ảnh 5 Ruộng trồng lúa trên LUT 1 Lúa 1 cá xã Đức Bác Ảnh 6 Cảnh thu hoạch cá tại xã Đồng Thịnh Ảnh 7 Quang cảnh cánh đồng vùng gò đồi Ảnh 8 Vỏ thuốc BVTV vứt bừa bãi ngoài đồng Ảnh 9 Quang cảnh cánh đồng nhìn từ trên cao tại xã Tân Lập Ảnh 10 Ruộng trồng lúa trên LUT 2 lúa màu xã Yên Thạch Ảnh 11 Hệ thống kênh mương không đồng bộ Ảnh 12 Ruộng lúa mới cấy bị nứt nẻ do thiếu nước Ảnh 13 Cây sắn trồng trên đất lẫn sỏi đá xã Đồng Thịnh Ảnh 14 Quang cảnh ruộng sắn xã Đồng thịnh thời điểm tháng 2/2008 Ảnh 15 Lạc trồng trên đất cát pha tại xã Xuân Lôi Ảnh 16 Ruộng trồng lạc trên LUT Chuyên màu -CCNNN xã Đồng Thịnh Ảnh 17 Cảnh người dân đang bón phân cho lúa Ảnh 18 Các thửa ruộng rất manh mún, nhỏ lẻ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL09004.doc
Tài liệu liên quan