Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN MỘNG GIAO ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2008 - 2015 LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý Đất đai Mã số: 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ích Tân HÀ NỘI - 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ

doc121 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 13074 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./ Tác giả luận văn Nguyễn Mộng Giao LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn ích Tân đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Sau Đại học, khoa Đất và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, phòng Kinh tế huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Cán bộ và Nhân dân địa phương nơi tôi tiến hành điều tra nghiên cứu đề tài, đã giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành công việc. Trân trọng cảm ơn bàn bè đồng nghiệp đã khích lệ tôi thực hiện đề tài. Trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình, đặc biệt là người vợ trẻ và các con đã luôn tạo điều kiện về mọi mặt động viên tôi trong cuộc sống, học tập, thực hiện và làm hoàn chỉnh luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Mộng Giao DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1L 1 lúa 2L 2 lúa 1M 1 màu 2M 2 màu BQ Bình quân CN- TTCN Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá ctv Cộng tác viên ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới GO Giá trị sản xuất HĐND Hội đồng nhân dân Hs Giá trị gia tăng trên ngày công lao động IC Chi phí trung gian LĐ Lao động LĐNN Lao động nông nghiệp LM Lúa mùa LX Lúa xuân NVA Thu nhập hỗn hợp QL Quốc lộ T.T Thị trấn Tr.đ Triệu đồng VA Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất GTSX N-L-N Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư ngiệp GTSX CN+XD Giá trị sản xuất công ngiệp + Xây dựng GTSX dịch vụ Giá trị sản xuất dịch vụ TT Thị trường GDP Thu nhập quốc dân MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1:Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Bình Xuyên qua các năm 46 Bảng 4.2: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện qua 3 năm (2005- 2007). 47 Bảng 4.3. Diện tích – Năng suất - Sản lượng một số cây trồng chính của huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc 49 Bảng 4.4: Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt qua 3 năm ( 2005- 2007) 50 Bảng 4.5: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản của huyện qua 3 năm (2005- 2007) 54 Bảng 4.6: Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi và thuỷ sản qua 3 năm 55 (2005 - 2007) 55 Bảng 4.7: Tổng dân số và lao động của huyện qua 3 năm (2005-2007) 57 Biểu đồ 4.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Xuyên năm 2007Bảng 4.8: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Xuyên năm 2007 59 Bảng 4.8: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Xuyên năm 2007 60 Bảng 4.9. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên 61 Bảng 4.10. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất về hệ thống cây trồng huyện Bình Xuyên năm 2007 64 Bảng 4.11. Hiệu quả sử dụng đất của các loại cây trồng chính 68 Bảng 4.13. Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công lao động của các LUT hiện trạng 74 Bảng 4.14. Hiện trang và đinh hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên 87 Bảng 4.15. Dự kiến chu chuyển các loại hình sử dụng đất trong tương lai 88 Bảng 4.16: Dự kiến năng suất, sản lượng của các cây trồng chính 90 Bảng 4.17 . So sánh giá trị sản lượng một số cây trồng chính huyện Bình Xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2007-2015 91 Bảng 4.18 : So sánh diện tích và giá tri sản xuất hiện trạng và định hướng 92 Phụ lục1: Một số yếu tố khí hậu nông nghiệp huyện Bình Xuyên 102 Phụ lục 2. Hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính 103 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Diễn biến một số yếu tố khí hậu của huyện Bình Xuyên 32 Biểu đồ 4.4 Giá trị ngày công của các loại cây trồng chính 69 Biểu đồ 4.5 Thu nhập hỗn hợp của các loại hình sử dụng đất 71 Biểu đồ 4.6 Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công lao động của các LUT hiện trạng 75 Biểu đồ 4.7 So sánh diện tích đất nông nghiệp trước và sau khi định hướng 89 Biểu đồ 4.8 So sánh thu nhập và thu nhập hỗn hợp trên công lao động trước và sau định hướng 93 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống, là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người để phát triển nông nghiệp. Đất là tư liệu sản xuất là đối tượng lao động rất đặc thù bởi tính chất độc đáo mà không thể vật thể tự nhiên nào có được “Đó là độ phì nhiêu”. Chính nhờ tính chất tự nhiên này mà các hệ sinh thái đã, đang tồn tại phát triển và xét cho cùng, cuộc sống của loài người cũng đang phụ thuộc vào tính chất độc đáo này của đất. Đất và con người đã đồng hành qua các nền văn minh nông nghiệp từ nông nghiệp thô sơ vào buổi bình minh của con người đến nền nông nghiệp đầy ắp các tiến bộ khoa học kỹ thuật như ngày nay. Đất đai quý giá là vậy nhưng không ít người thờ ơ đối với thiên nhiên, với đất. Do đó trên phạm vi toàn cầu và ở nước ta diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do bị thoái hoá ô nhiễm, chuyển mục đích sử dụng. Bởi vậy vấn đề quan trọng là phải xem xét lại mối quan hệ giữa con người với tài nguyên đất, trên cơ sở những giải pháp điều chỉnh tác động tới đất trên quan điểm phát triển bền vững có cân nhắc tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Đặc biệt trong thời gian qua do nhận thức và hiểu biết về đất đai của nhiều người dân còn hạn chế, đã lợi dụng và khai thác không hợp lý dẫn đến nhiều diện tích đất đai bị thoái hoá, hoang mạc làm mất đi từng phần hoặc toàn bộ tính năng sản xuất, làm cho nhiều loại đất vốn màu mỡ lúc ban đầu, nhưng sau một thời gian canh tác đã trở thành những loại đất “có vấn đề”, có nhiều hạn chế vì vậy để sử dụng chúng có hiệu quả cần thiết phải đầu tư cải tạo và bảo vệ, rất tốn kém và trong nhiều trường hợp chưa chắc đã thành công. Đứng trước vấn đề trên việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao trên quan điểm bền vững là vấn đề quan trọng mà các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển cũng như Việt Nam đang quan tâm. Nước ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý về đất đai theo chủ chương của Đảng và Nhà nước (Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998). Quá trình khai thác sử dụng đất đai phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, hình thức sử dụng đất. Tình trạng đất đai ở một số nơi bị khai thác một cách cạn kiệt, mà không chú ý đến việc cải tạo và bồi dưỡng nên đất bị giảm chất lượng và dần bị thoái hoá. Bên cạnh đó một số nơi đã biết khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, người dân đã biết kết hợp giữa khai thác và bồi dưỡng cải tạo đất làm cho độ phì nhiêu của đất ngày càng nâng cao. Những năm gần đây, nông nghiệp ở nước ta có sự tăng trưởng khá, sức sản xuất của nông dân dần được giải phóng, tiềm năng đất nông nghiệp dần được phát huy. Bên cạnh đó nước ta đất chật người đông, dân cư sống chủ yếu phụ thuộc vào kết quả sản xuất nông nghiệp. Đòi hỏi khai thác đất đai hợp lý nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển nông nghiệp bền vững. Bình Xuyên là một huyện bán sơn địa nằm ở phía nam tỉnh Vĩnh Phúc đang trong quá trình đô thị hoá đã làm cho diện tích đất dùng trong sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm. Để đảm bảo cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, trong khi vẫn tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực cho huyện, trong giai đoạn sắp tới, cần phải đầu tư thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, tiếp tục mở rộng và khai thác nguồn đất đai chưa sử dụng để bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. Để sử dụng hợp lý đất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá với hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững, vì vậy việc tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2015”. 1.2. Mục đích yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Đánh giá thực trạng đất đai của huyện Bình Xuyên để có kế hoạch khai thác và sử dụng vào các mục đích nông nghiệp. - Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp để làm cơ sở hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho các năm tiếp theo. 1.2.2. Yêu cầu. - Xác định những lợi thế và những khó khăn về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển nông nghiệp của huyện. - Lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp trên địa bàn huyện Bình Xuyên theo hướng đa dạng hoá với hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững. - Nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên, nhân dân nhất là nông dân huyện Bình Xuyên về tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp của huyện trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Đất và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp 2.1.1. Khái niệm về đất và đất sản xuất nông nghiệp Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm, định nghĩa về đất. Khái niệm đầu tiên của học giả người Nga Docutraiep năm 1886 cho rằng: “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất đó là: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian” [6]. Tuy vậy, khái niệm này chưa đề cập đến khả năng sử dụng và sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh. Do đó sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu trên. Ngoài ra, còn có một số học giả khác cũng có những khái niệm về đất như sau: - Học giả người Anh V.RWiliam đã đưa ra khái niệm “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng”[17]. - Học giả E.Mitscherlich (1923) cho rằng “Đất chỉ là cái giá đỡ, cái kho cung cấp chất dinh dưỡng” và “Đất là cái khối hỗn hợp gồm các phân tử nhỏ, cứng rắn, nước, không khí cần thiết cho thực vật”. Các Mác cho rằng: “Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ người kế tiếp nhau” [3]. Theo quan điểm của các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” và đất được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sông suối…), các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại để lại” [26]. Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn gồm: khí hậu, lớp đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người. Theo Luật đất đai 2003 “Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác), đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng), đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ" [15]. 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Các Mác đã nhấn mạnh “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra của cải vật chất” [3]. Luật đất đai năm 1993 cũng đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở y tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng” [2]. Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng cơ bản và đặc biệt với những đặc điểm riêng như sau: Dẫn theo Cao Liêm, Trần Đức Viên (1993)[11] Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. Đất đai là đối tượng lao động bởi lẽ nó là nơi để con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Bên cạnh đó, đất đai còn là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hoá học, sinh vật học và các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm. Theo Nguyễn Viết Phổ, Trần An Phong, Dương Văn Xanh (1996) [16]. Đất đai có vị trí cố định và có chất lượng không đồng đều giữa các vùng, miền. Mỗi vùng đất đai luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu, nước, thảm thực vật), điều kiện kinh tế – xã hội như (dân số, lao động, giao thông, thị trường). Do vậy, muốn sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả cần xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ. Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất đai sẽ ngày càng tăng lên. Đất đai, ngoài là tư liệu sản xuất quan trọng cơ bản trong sản xuất nông nghiệp nó còn được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt so với các tư liệu sản xuất khác bởi vì đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đất đai có trước lao động và là điều kiện tự nhiên của lao động nó chỉ là tư liệu sản xuất khi tham gia vào sản xuất khi có sự tác động của lao động [27]. Đất đai vận động theo quy luật tự nhiên của nó - nghĩa là độ màu mỡ của đất đai phụ thuộc vào người sử dụng đất, do vậy trong quá trình sử dụng đất phải đứng trên quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ , làm giàu cho đất thông qua những hoạt động có ý nghĩa của con người. Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt lục địa [16]. Đặc biệt là đất đai nông nghiệp, sự giới hạn về diện tích đất còn thể hiện ở khả năng có hạn về khai hoang tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Do vậy trong quá trình sử dụng đất cần hết sức quý trọng và tiết kiệm thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng của xã hội. Đất đai là yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp, sử dụng nó có ảnh hưởng đến kết quả đầu ra và khả năng sinh lợi. Đặc biệt trong hệ thống sản xuất hàng hoá đất được coi như chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, chất lượng đất và các lợi thế của đất sẽ quyết định khối lượng sản phẩm sản xuất ra và khả năng sinh lợi của đất. Đất đai được coi là một loại tài sản, chủ tài sản đất có quyền nhất định do luật pháp của mỗi nước quy định. Đây là điều kiện để chủ tài sản có thể chuyển nhượng và phát huy được hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy rằng diện tích đất tự nhiên nói chung và đất nông nghiệp nói riêng là có hạn và chúng không thể tự sinh sôi. Trong khi đó, áp lực từ sự gia tăng dân số, sự phát triển của xã hội đã và đang làm đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp như xây dựng cơ sử hạ tầng, các khu đô thị, khu công nghiệp… đã làm cho đất đai ngày càng khan hiếm về số lượng, giảm về mặt chất lượng và hạn chế khả năng sản xuất. Sử dụng đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững là một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế của mọi quốc gia. 2.2. Sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững 2.2.1. Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp Hiện tượng suy thoái đất, suy kiệt dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ đến chất lượng đất và môi trường. Để đáp ứng được lương thực, thực phẩm cho con người trong hiện tại và tương lai, con đường duy nhất là thâm canh tăng năng suất cây trồng trong điều kiện hầu hết đất canh tác trong khu vực đều bị nghèo về độ phì, đòi hỏi phải bổ sung cho đất một lượng chất dinh dưỡng cần thiết qua con đường sử dụng phân bón. Báo cáo của Viện tài nguyên thế giới cho thấy gần 20% diện tích đất đai châu Á bị suy thoái do những hoạt động của con người. Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một nguyên nhân không nhỏ làm suy thoái đất thông qua quá trình thâm canh tăng vụ đã phá hủy cấu trúc đất, xói mòn và suy kiệt dinh dưỡng (ESCAP/FAO/UNIDO, 1993)[31]. Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng do quá trình hoang mạc hoá, ước tính từ 6 đến 12 triệu cây số vuông (gần tương đương với diện tích của các nước Brazil, Canada, Trung Quốc cộng lại là từ 8 đến 10 triệu cây số vuông). Đất khô hạn chiếm tới 43% diện tích đất canh tác của thế giới. Suy thoái đất gây tổn thất cho sản xuất nông nghiệp ước tính 42 tỷ USD một năm. Gần 1/3 diện tích đất trồng trọt của thế giói bị bỏ hoang trong 40 năm qua, do xói mòn không thể sản xuất được, đe doạ an ninh lương thực, gây đói nghèo của hơn 1 tỷ dân của hơn 110 nước trên thế giới, bên cạnh đó là những căng thẳng về chính trị và tạo xung đột khiến người dân càng nghèo khó hơn và đất đai thêm suy thoái. Hàng năm có thêm 20 triệu ha đất nông nghiệp bị suy thoái quá mức không thể sản xuất được hoặc bị lấy mất để mở mang đô thị ... ở mức độ nào đó, hoang mạc hoá đang diễn ra trên 30% diện tích đất có tưới, 47% diện tích đất nông nghiệp nhờ nước trời và 73% diện tích đất chăn thả gia súc. Hàng năm ước tính có 1,5 đến 2,5 triệu ha đất có tưới, 3,5 đến 4 triệu ha đất nông nghiệp nhờ nước trời và khoảng 35 triệu ha đất chăn thả gia súc mất toàn bộ hay mất phần năng suất do suy thoái đất. Dự án điều tra, đánh giá tốc độ thoái hóa đất ở một số nước vùng nhiệt đới châu Á cho phát triển nông nghiệp bền vững trong chương trình môi trường của trung tâm Đông Tây và khối các trường đại học Đông Nam châu Á đã tập trung nghiên cứu những thay đổi dinh dưỡng trong hệ sinh thái nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố dinh dưỡng NPK của hầu hết các hệ sinh thái đều bị giảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra những nguyên nhân của sự thất thoát dinh dưỡng trong đất do thâm canh thiếu phân bón và đưa các sản phẩm của cây trồng, vật nuôi ra khỏi hệ thống.Đối với Việt Nam các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất đai ở vùng trung du, miền núi đều nghèo các chất dinh dưỡng P, K, Ca và Mg. Đất phù sa sông Hồng có hàm lượng dinh dưỡng khá, song quá trình thâm canh với hệ số sử dụng đất cao từ 2 đến 3 vụ trong năm nên lượng dinh dưỡng mà cây lấy đi lớn hơn nhiều so với lượng dinh dưỡng bón vào đất. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, đất không bị suy thoái thì N, P là hai yếu tố cần phải được bổ sung thường xuyên ((ESCAP/FAO/UNIDO, 1993)[31]. Trong quá trình sử dụng đất do chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc chưa có công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hóa đất như vùng đất dốc mà trồng cây lương thực, đất có dinh dưỡng kém lại không luân canh với cây họ đậu. Bên cạnh đó sự suy thoái đất còn liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội của vùng. Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, người dân đã tập trung chủ yếu vào trồng cây lương thực như vậy gây ra hiện tượng xói mòn, suy thoái đất. Điều kiện kinh tế và sự hiểu biết của con người còn thấp dẫn đến việc sử dụng phân bón hạn chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều gây ảnh hưởng tới môi trường. Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 33 triệu ha, trong đó diện tích phần đất liền khoảng 31,2 triệu ha, xếp hàng thứ 58 trong tổng số 200 nước trên thế giới. Trong nhiều năm qua do nhận thức và hiểu biết về đất đai của nhiều người còn hạn chế, đã lạm dụng và khai thác không hợp lý tiềm năng của chúng dẫn đến nhiều diện tích bị thoái hoá, làm mất đi từng phần hoặc toàn bộ tính năng sản xuất, làm cho nhiều loại đất vốn rất màu mỡ lúc ban đầu, nhưng sau một thời gian canh tác đã trở thành những loại đất " có vấn đề" và muốn sử dụng có hiệu quả cần phải đầu tư để cải tạo, bảo vệ tốn kém và trong trường hợp xấu phải bỏ hoá Tadon H.L.S, 1993 [33] chỉ ra rằng “sự suy kiệt đất và các chất dự trữ trong đất cũng là biểu hiện thoái hóa về môi trường, do vậy việc cải tạo độ phì của đất là đóng góp cho cải thiện cơ sở tài nguyên thiên nhiên và còn hơn nữa cho chính môi trường”. 2.2.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ giữa người với đất đai. Mục tiêu của con người trong quá trình sử dụng đất là: Sử dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý. Sử dụng đất đai là vấn đề phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, về thực chất đây là vấn đề kinh tế liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu đặt ra trong quá trình sử dụng đất là: Sử dụng tối đa và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất của Quốc gia, nhằm phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội, việc sử dụng đất dựa trên nguyên tắc là ưu tiên đất đai cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài những tác động của những điều kiện tự nhiên như: Khí hậu, thuỷ văn, thảm thực vật và quy luật sinh thái tự nhiên đất đai còn chịu ảnh hưởng của con người, các quy luật kinh tế xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là quyết định chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai, còn phương hướng sử dụng đất đai được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Với sự phát triển đột phá của khoa học kỹ thuật trong những thập kỷ gần đây, nền văn minh hiện đại của nhân loại đã làm biến đổi sâu sắc cảnh quan môi trường. Sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng, sự bùng nổ của dân số càng làm sâu sắc thêm sự mất cân đối giữa nhu cầu ngày càng cao của xã hội và khả năng có hạn của các nguồn tài nguyên. Từ những năm 1980, Hiệp hội quốc tế các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên môi trường (IUCN), tổ chức FAO và chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã khởi xướng chương trình toàn cầu về bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu duy trì các nguồn gen, bảo vệ sử dụng hợp lý và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được. Thế giới đang trải qua “thập kỷ nhận thức về môi trường” (1971 - 1981) và “thập kỷ hành động” (1981 - 1991). Bảo vệ môi trường trở thành chiến lược toàn cầu và chiến lược của mỗi quốc gia (Đoàn Công Quỳ, 2001)[20]. Mục tiêu của con người trong quá trình sử dụng đất là sử dụng khoa học và hợp lý (Nguyễn Viết Phổ, Trần An Phong, Dương Văn Xanh, 1996)[16]. Trong thực tế do quá trình sử dụng lâu dài, nhận thức về sử dụng đất còn hạn chế dẫn tới nhiều vùng đất đai đang bị thoái hóa, ảnh hưởng tới môi trường sống của con người. Những diện tích đất đai thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do đó con người phải mở mang thêm diện tích đất canh tác trên các vùng không thích hợp. Hậu quả đã gây ra quá trình thoái hóa rửa trôi và phá hoại đất một cách nghiêm trọng. Trước những năm 1970, trong nông nghiệp người ta nói đến nhiều giống mới, năng suất cao, kỹ thuật cao. Nhưng sau năm 1970 một khái niệm mới đã xuất hiện và ngày càng có tính thuyết phục, đó là khái niệm tính bền vững và tiếp theo là nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm truyền thống mà là phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoa học, từ nông dân hoặc cả hai. Điều trở nên thông thường đối với những người nông dân, bền vững là việc sử dụng những công nghệ và thiết bị mới vừa được phát kiến, những mô hình canh tác tổng hợp để giảm giá thành đầu vào. Đó là những công nghệ về chăn nuôi động vật, những kiến thức về sinh thái để quản lý sâu hại và thiên địch (Cao Liêm và CTV, 1996)[12]. Theo Lê Văn Khoa, 1993 [10], để phát triển nông nghiệp bền vững cũng phải loại bỏ ý nghĩ đơn giản rằng, nông nghiệp, công nghiệp hóa sẽ đầu tư từ bên ngoài vào. Phạm Chí Thành, 1996 [22] cho rằng có 3 điều kiện để tạo nông nghiệp bền vững đó là công nghệ bảo tồn tài nguyên, những tổ chức từ bên ngoài và những tổ chức về các nhóm địa phương. Tác giả cho rằng xu thế phát triển nông nghiệp bền vững được các nước phát triển khởi xướng và hiện nay đã trở thành đối tượng mà nhiều nước nghiên cứu theo hướng kế thừa, chắt lọc các tinh túy của nền nông nghiệp chứ không chạy theo cái hiện đại để bác bỏ những cái thuộc về truyền thống. Trong nông nghiệp bền vững việc chọn cây gì, con gì trong một hệ sinh thái tương ứng không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải điều tra, nghiên cứu để hiểu biết thiên nhiên. Không có ai hiểu biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chính những người sinh ra và lớn lên ở đó. Vì vậy, xây dựng nông nghiệp bền vững cần thiết phải có sự tham gia của người dân trong vùng nghiên cứu. Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng những thay đổi công nghệ thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự thoả mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của những thế hệ hôm nay và mai sau (FAO, 1976)[32]. Sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội (Smyth A.J and Dumanski J., 1993)[32]. FAO đã đưa ra những chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là: - Thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp khác. - Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp. - Duy trì và chỗ nào có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu kỳ sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường. - "Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin trong nhân dân" (Phạm Chí Thành,1998)[22]. Mollison B và Holmgren D. tác giả của hai cuốn sách Permaculture One (1978) và Permaculture Two (1979) đã đề xuất học thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững, đồng thời cho triển khai ở Australia và một số nước trên thế giới. Theo Mollison B, nông nghiệp bền vững là một hệ thống thiết kế để chọn môi trường bền vững cho con người, liên quan đến cây trồng, vật nuôi, các công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng (nước, năng lượng, đường xá…). Tuy vậy nông nghiệp bền vững không hẳn là những yếu tố đó mà chính là mối quan hệ giữa các yếu tố do con người tạo ra, sắp đặt và phân phối chúng trên bề mặt trái đất (Bill Mollison, Reny Mia Slay, 1994)[6]. Mục tiêu của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất, không gây ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi kết hợp với đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc diện tích đất sử dụng một cách thống nhất. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống mà nhờ đó con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn lương thực và tài nguyên phong phú của thiên nhiên mà không liên tục hủy diệt sự sống trên trái đất. Đạo đức của nông nghiệp bền vững bao gồm ba phạm trù: chăm sóc trái đất, chăm sóc con người và dành thời gian, tài lực, vật lực vào các mục tiêu đó. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống nông nghiệp thường trực, tự xây dựng bền vững, thích hợp cho mọi tình trạng ở đô thị và nông thôn với mục tiêu đạt được sản lượng cao, giá thành hạ, kết hợp tối ưu giữa sản xuất cây trồng, cây rừng, vật nuôi, các cấu trúc hoạt động của con người. Anbert K. và Voisin A. đã hình thành trường phái “nông nghiệp sinh học”, bác bỏ việc sản xuất và sử dụng nhiều loại phân hóa học vì như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và sức khỏe người tiêu dùng. Phần Lan đã đưa ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo con đường “Green way”, hoàn toàn không dùng phân hóa học. Năm 1991 ở Nairobi đã tổ chức về " Khung đánh giá việc quản lý đất đai " đã đưa ra định nghĩa " Quản lý bền vững về đất đai bao gồm các công nghệ chính sách về hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan tâm môi trường để đồng thời. - Duy trì nâng cao sản lượng . - Giảm tối thiểu rủi ro trong sản xuất . - Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hoá chất lượng đất đai. - Có thể tồn tại về mặt kinh tế. - Có thể chấp nhận được về mặt xã hội. - Năm nguyên tắc nêu trên được coi là những trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được. Nếu thực tế diễn ra đồng bộ so với các mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được. Nếu chỉ đạt được hay một vài mục tiêu mà không phải là tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận [8] Từ những nguyên tắc chung trên ở Việt Nam một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu sau: - Bền vững về mặt kinh tế cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao được thị trường chấp nhận . Hệ thống sử dụng đất có mức sinh học cao trên mức bình quân vùng có điều kiện đất đai. Năng suất cây trồng bao gồm các sản phẩm chính và sản phẩm phụ (đối với cây trồng là gỗ hạt củ, quả và tàn dư để lại). Một hệ bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường Về chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và xuất khẩu tuỳ mục tiêu của từng vùng . Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong một thời đoạn hay cả một chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ người sử dụng sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng. - Bền vững về mặt xã hội thu hút được lao động đảm bảo được đời sống xã hội phát triển. Đáp ứng được nhu cầu của nông hộ là điều quân tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ môi trường, bảo vệ đất). Sản phẩm thu được cần được thoã mãn cái ăn cái mặc và nhu cầu sống hàng ngày của nông dân Sử dụng đất bền vững phải phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương thì được cộng đồng ủng hộ, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ. - Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất phải được bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hoá và bảo vệ môi trường sinh thái. Giữ đất được thể hiện bằng sự giảm thiểu chất lượng đất mất hàng năm dưới mứ._.c cho phép. Độ phì nhiêu đất tăng dần là nhu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (> 35%) Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện nay. Thông qua việc xem xét và đánh giá theo yêu cầu trên để giúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái [8] Sử dụng đất hợp lý là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Các quan điểm cụ thể sử dụng đất nông nghiệp dựa trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững là : - Chuyển đổi hệ thống cây trồng trên quan điểm sản xuất hàng hoá và đạt hiệu quả cao. - "Sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với chuyên môn hoá, tập trung hoá. Chuyên môn hoá đòi hỏi người sản xuất phải đạt tới trình độ cao, tập trung vào một đến vài sản phẩm chủ yếu, mà ở đó sản phẩm làm ra chứa đựng một dạng tri thức khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý cao, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh để bán sản phẩm của mình, tiêu thụ được trên thị trường hàng hoá" (Nguyễn Duy Tính, 1995) [26] - Chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm trong điều kiện kinh tế hộ nông dân trong điều kiện ít đất . - Chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá trong các hộ là khuyến khích các hộ ra sức khai thác đất đai trong gia đình họ phát triển mô hình canh tác mới ứng dụng nhanh những tiến bộ KHKT và quản lý để không ngừng nâng cao hiệu quả và tỷ xuất hàng hoá trên một đơn vị diện tích. - Chuyển đổi hệ thống cây trồng đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững và an toàn lương thực. Ở Việt Nam đã hình thành nền văn minh lúa nước từ hàng ngàn năm nay, có thể coi đó là một mô hình nông nghiệp bền vững ở vùng đồng bằng, thích hợp trong điều kiện thiên nhiên nước ta. Hệ thống mô hình VAC (Vườn, Ao, Chuồng), mô hình nông - lâm kết hợp trên đất đồi thực chất là những kinh nghiệm truyền thống được đúc rút ra từ quá trình đấu tranh lâu dài, bền vững với thiên nhiên khắc nghiệt của con người để tồn tại và phát triển. Tóm lại : Khái niệm sử dụng đất đai bền vững do con người đưa ra được thể hiện trong nhiều hoạt động sử dụng và quản lý đất đai theo nhiều mục đích mà con người đã lựa chọn cho từng vùng đất xác định. Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo khả năng sản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không suy giảm theo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người, của các sinh vật 2.2.3. Sử dụng đất theo quan điểm sinh thái Hệ sinh thái bao gồm hai thành phần chủ yếu: - Các quần thể sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) với các mối quan hệ dinh dưỡng và vị trí của chúng. - Các nhân tố ngoại cảnh: khí hậu, đất, nước Theo chức năng, hoạt động của hệ sinh thái được phân theo dòng năng lượng, chuỗi thức ăn, sự phân bố theo không gian và thời gian tuần hoàn vật chất, phát triển, tiến hóa và điều khiển. Trong sinh quyển có 3 hệ sinh thái chủ yếu: - Hệ sinh thái tự nhiên: rừng, đồng cỏ, sông. - Hệ sinh thái nông nghiệp - Hệ sinh thái đô thị * Hệ sinh thái nông nghiệp Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ thống với các hệ thống phụ như đồng ruộng trồng cây hàng năm, vườn cây lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi, ao hồ thả cá, các khu dân cư, trong đó hệ sinh thái đồng ruộng là thành phần trung tâm quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp. Hệ sinh thái nông nghiệp là các vùng sản xuất nông nghiệp, cũng có thể là một cơ sở sản xuất nông nghiệp như nông trường, hợp tác xã nông nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1984)[29]. Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân tạo do lao động của con người tạo ra. Lao động của con người không phải tạo ra hoàn toàn hệ sinh thái nông nghiệp mà chỉ tạo điều kiện cho hệ sinh thái này phát triển tốt hơn theo quy định tự nhiên của chúng . Cây trồng vật nuôi và các thành phần sống khác của hệ sinh thái nông nghiệp quan hệ chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh. * Hệ sinh thái nhân văn Hệ sinh thái nhân văn nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và môi trường sống. Hệ sinh thái nhân văn cung cấp cơ sở khoa học cho việc phân tích hệ thống tài nguyên nông thôn. Khái niệm này dựa trên quan điểm cho rằng tồn tại một mối quan hệ có tính chất hệ thống giữa xã hội loài người (hệ thống xã hội) và môi trường tự nhiên (hệ sinh thái). Những mối quan hệ này ảnh hưởng đến những nguồn tài nguyên và và đến những tác động về môi trường do con người gây ra. Hệ thống xã hội hình thành trên cơ sở các yếu tố dân số, kỹ thuật, tín ngưỡng, đạo đức, nhận thức, thể chế, cơ cấu xã hội. Hệ sinh thái tồn tại trên cơ sở các yếu tố sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật), các yếu tố vật lý (đất, nước, không khí…). Mối quan hệ tương tác giữa hai hệ thống này được biểu hiện dưới dạng năng lượng vật chất và thông tin. Những dòng vật chất này ảnh hưởng tới cơ cấu và chức năng của từng hệ thống (Lê Trọng Cúc và ctv, 1990)[4]. Tóm lại sử dụng đất theo quan điểm sinh thái phát triển lâu bền là cơ sở vật chất tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững cho mọi quốc gia. Ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới sản xuất nông nghiệp đang phải đối đầu với tình trạng thiếu đất canh tác do sức ép về gia tăng dân số. Việc khai thác và sử dụng quá mức đối với tài nguyên đất đai đặc biệt là vùng đồi núi đã làm cho sản xuất đất nông nghiệp ngày càng bị thoái hoá. Vì vậy sử dụng đất nông nghiệp bền vững đang trở thành vấn đề mấu chốt để quản lý các nguồn tài nguyên đất đai cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm thay đổi nhanh chóng đời sống của xã hội đồng thời duy trì cải thiện được môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. 2.2.4. Sơ lược về vấn đề sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam Nông nghiệp là một ngành sản xuất chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia. Trên thế giới tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km2. Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt chỉ khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên. đất đai thế giới phân bố không đống đều giữa các châu lục và các nước (Châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châu Đại Dương chiếm 6%). Diện tích đất nông nghiệp giảm liên tục về số lượng và chất lượng. ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hoá do những hành động của con người gây ra. Dân số thế giới tăng nhanh nhưng tiềm năng đất nông nghiệp thế giới lại có hạn. Vì vậy để có đủ lương thực và thực phẩm cho nhu cầu của con người phải bảo vệ và có định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá là đất đai cho sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Văn Thông, 2002)[24]. Dẫn theo Phạm Văn Tân (2001)[20], Châu Á, mặc dù chiếm 1/2 dân số thế giới nhưng chỉ có khoảng 20% đất nông nghiệp toàn cầu. Từ năm 1995 đến năm 2010 dân số Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng thêm 133 triệu người và khu vực này có thể dành thêm 12 đến 15 triệu ha của 93 triệu ha tiềm năng đất nhờ nước trời còn lại để sản xuất . Diện tích đất canh tác giảm dần do áp lực từ nhiều phía của quá trình đô thị hoá, khai thác khoáng sản. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, tổng sản lượng lương thực sản xuất ra chỉ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 6 tỉ người trên thế giới, tuy nhiên có sự phân bô không đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp sẽ phải gánh chịu sức ép của nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng của con người. Dẫn theo Nguyễn Đình Bồng [6], hiện nay trên thế giới có khoảng 3,3 tỉ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác được 1,5 tỉ ha; còn lại phần đa là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Qui mô đất nông nghiệp được phân bố như sau: châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châu Đại Dương chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người trên toàn thế giới là 12000m2. Trong đó ở Mỹ 20.000m2, ở Bungari 7000m2, ở Nhật Bản 650m2. Theo báo cáo của UNDP năm 1995 ở khu vực Đông Nam Á bình quân đất canh tác trên đầu người của các nước như sau: Indonesia 0,12 ha; Malaysia 0,27 ha; Philipin 0,13 ha; Thái Lan 0,42 ha; Việt Nam 0,1 ha. Ở Việt Nam do đặc điểm "đất chật người đông", bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp, với 80% dân số là nông dân, hiện nay, nước ta đang thuộc nhóm 40 nước có nền kinh tế kém phát triển. Đặc điểm hạn chế về đất đai càng thể hiện rõ và đòi hỏi việc sử dụng đất đai phải dựa trên những cơ sở khoa học, cần đón trước những tiến bộ khoa học kỹ thuật để đất đai được sử dụng một cách tiết kiệm, nhất là đất trồng lúa nước nhằm bảo vệ và khai thác thật tốt quỹ đất nông nghiệp bảo đảm an toàn lương thực quốc gia. Chủ trương Nhà nước giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và cho phép người sử dụng đất có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, đã được quy định trong Luật đất đai năm 1993 và cụ thể hoá trong Nghị định 64/CP ngày 7 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp với phương châm công bằng xã hội, bằng cách chia đều ruộng đất tính trên một khẩu cho các gia đình, cùng với các chính sách khuyến nông vào sự đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp trong thời gian qua đã có sự tiến bộ đáng kể, phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường. Các nhóm cây trồng một vụ có hiệu quả kinh tế thấp đã dần được thay thế bằng các cơ cấu cây trồng luân canh 2 đến 3 vụ/ năm và các cây lâu năm có tốc độ che phủ rộng, hiệu quả kinh tế cao. hệ số sử dụng đất tăng hơn so với các thời kỳ trước. 2.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng và Tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất -Truyền thống kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của người Việt Nam - Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích,năng suất, sản lượng) - Chiến lược phát triển của các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông. Nguyễn Đình Long, Ngô Văn Hải (2001)[13]. "+ Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của từng vùng và của từng địa phương (tỉnh,huyện ). + Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất về phân bố, số lượng và chất lượng, khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai +Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. +Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ". 2.3.2. Quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói chung và địa phương nói riêng. - Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất - Khai thác sử dụng đất phải đạt được hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường và tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài - Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá . - Sử dụng đất phải đảm bảo lợi thế so sánh, tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp với chuyên môn hoá với đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá . Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn liền với sự thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cũng là quá trình đa dạng hoá sản phẩm nhằm sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác có hiệu quả hơn. Việc khai thác sử dụng đất cần phát huy tối đa điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, lao động kỹ thuật, thị trường của từng vùng để phát triển cây trồng có số lượng, chất lượng có giá trị kinh tế cao. - Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục đích an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương. Đảm bảo an toàn lương thực là quốc sách của mọi quốc gia, nhất là đối với nước nông nghiệp như nước ta. - Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế hộ, nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực địa phương. - Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng. 2.3.3. Định hướng sử dụng đất Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn liền với sự thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cũng là quá trình đa dạng hoá sản phẩm nhằm sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác có hiệu quả hơn. Việc khai thác và sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác có hiệu quả hơn. Việc khai thác sử dụng đất cần phát huy tối đa điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, lao động kỹ thuật, thị trường của từng vùng để phát triển cây trồng có số lượng, chất lượng và giá trị kinh tế cao Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục đích an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương. Đảm bảo an toàn lương thực là quốc sách của mọi quốc gia, nhất là các nước có số dân sống bằng nghề nông nghiệp đông như nước ta Khai thác và sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế hộ nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực địa phương Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế,điều kiện vật chất xã hội, thị trường đặc biệt là chủ chương chính sách của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội,tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Để xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cần phải có nghiên cứu về hệ thống cây trồng, các mối quan hệ về hệ thống cây trồng với nhau, giữa cây trồng với môi trường bên ngoài là điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như: lao động, quản lý, thị trường, tập quán và kinh nghiệm sản xuất. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng. 2.3.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng 2.3.4.1. Quan điểm sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng Đất nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm qua do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đang có xu hướng phát triển mạnh nhường chỗ cho phát triển công nghiệp, vì vậy diện tích đất nông nghiệp đã giảm dần. Hàng năm để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển hạ tầng phải chuyển hàng trăm ngàn ha đất nông nghiệp sang các mục đích khác, song kinh tế nông nghiệp vẫn có vai trò chủ đạo, rất quan trọng vì chiếm 60% diện tích đất tự nhiên, sử dụng trên 25% lao động, góp phần cung cấp lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cân bằng môi trường sinh thái. Do vậy việc duy trì và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp cần được quan tâm hàng đầu trong quá trình khai thác sử dụng. Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp cho các nhu cầu phát triển đô thị hạ tầng cơ sở, khu dân cư, cụm công trình công cộng là một thực tế phải chấp nhận. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi phải có các phương án ổn định phát triển sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở xem xét điều kiện đất đai, hiệu quả kinh tế xã hội môi trường và lợi ích lâu dài, trong một số trường hợp với những công trình mang tính chất bắt buộc phải cần thiết phải cân nhắc một phần diện tích đất nông nghiệp sang diện tích phi nông nghiệp, trước hết phải chọn những vùng đất có năng suất thấp hiệu quả kinh tế không cao. Bên cạnh đó cần có biện pháp cải tạo, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng đầu tư thâm canh chiều sâu tăng vụ, tăng năng suất ở những địa bàn trọng điểm sản xuất đất nông nghiệp, từng bước nâng cao hệ số sử dụng đất để bù vào phần diện tích đất nông nghiệp đã bị mất đi. Đối với khu vực đất nông nghiệp tuy đã được phê duyệt chuẩn mục đích nhưng chưa có dự án đầu tư chính thức cần tiếp tục sử dụng tránh tình trạng bỏ hoang hoá lãng phí đất đai. Phải coi trọng việc phủ xanh diện tích bằng cây rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi tái sinh, tích cực vận động nhân dân, doanh nghiệp trồng cây phân tán trong các khu dân cư, khu công nghiệp nhằm khôi phục và cải thiện môi trường sống theo quan điểm cân bằng sinh thái bền vững. Tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá vào thiên nhiên sẽ làm giảm khả năng tự bảo vệ và phục hồi của môi trường đặc biệt là môi trường đất. Điều đó đòi hỏi phải có hướng đi đúng trong khai thác và bảo vệ tài nguyên. môi trường sinh thái đảm bảo tính bền vững trong phát triển. Coi bảo vệ môi trường là mục tiêu đảm bảo cho sự phát triển nhanh và ổn định kinh tế xã hội của vùng. Quá trình khai thác sử dụng đất phải được kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng đất và cải tạo nhằm không ngừng nâng cao độ phì của đất, chống thoái hoá xói mòn đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp Việc bảo vệ môi trường cần đặt trong bối cảnh biến đổi thường xuyên của các tỷ lệ trong cấu trúc môi trường, tương đương với giá trị môi trường tăng hoặc giảm do các hoạt động kinh tế - xã hội mang lại. 2.3.4.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá hàng chất lượng, năng suất và hiệu quả cao gắn với phát triển các ngành nghề, đảm bảo an ninh lương thực cho cả vùng, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt. Chuyển mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển nền nông nghiệp sinh thái sạch với công nghệ cao và công nghệ sinh học. Hình thành các vùng sản xuất lúa, rau, chăn nuôi lợn,bò sữa, gia cầm, hoa, cây cảnh theo hướng phát triển có quy mô thích hợp và chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và cung cấp sản phẩm sạch cho nhân dân (nhất là cho đô thị và khu công nghiệp) trên cơ sở đa dạng hoá loại hình sản xuất. Các cây trồng,vật nuôi chủ lực của đồng bằng sông Hồng tiêu biểu là lúa chất lượng cao, rau thực phẩm cao cấp, hoa cây cảnh, cây ăn quả, giống cây con, lợn siêu nạc,vịt siêu trứng và vịt thịt chất lượng cao. Dành một phần quỹ đất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị hoá, trên cơ sở ưu tiên cho mục đích xây dựng đô thị, tạo quỹ đất xây dựng các khu dân cư. Tích cực tư vấn và dịch vụ khoa học kỹ thuật, phát triển mạnh cây giống,con giống. Nâng cao trình độ và năng suất lao động nông nghiệp, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. 2.3.5. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc Theo Nghị quyết 03 của Hội đồng nhân dân tỉnh – HĐND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 11/5/2007 đã đưa ra những định hướng sử dụng đất nông nghiệp như sau: - Duy trì mức tăng trưởng ngành nông nghiệp cao hơn với mức trung bình 3,5 - 4% của vùng KTTĐBB trong suốt thời kỳ dự báo. - Phát triển toàn diện ngành nông nghiệp theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao, giảm các lĩnh vực nông nghiệp truyền thống kém hiệu quả ; phát triển các dịch vụ nông nghiệp ,nông thôn và chế biến nông sản; ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và công nghệ sinh học trong sản xuất vật nuôi cây trồng để tăng năng suất và chất lượng nông sản - Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung để ưu tiên đầu tư nhằm tăng năng suất vật nuôi cây trồng. - Thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. - Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xoá đói giảm nghèo và giảm chênh lệch mức sống dân cư giữa các khu vực kinh tế và khu vực lãnh thổ. - Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp và phát triển các dịch vụ nông nghiệp, từng bước đưa cơ khí hoá vào nông nghiệp để tăng giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Điều kiện tự nhiên, đất đai, các loại hình sử dụng đất của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. - Các điều kiện kinh tế – xã hội, môi trường có liên quan đến việc sử dụng đất nông nghiệp của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài được triển khai trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. - Trong thời gian có hạn đề tài chỉ đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp (đất sản xuất nông nghiêp, đất nuôi trồng thuỷ sản) huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 - 2015 mà không đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Bình Xuyên. 3.3. Nội dung nghiên cứu: 3.3.1. Điều tra đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới sử dụng đất nông nghiệp của huyện Bình Xuyên. 3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện: - Hiện trạng các loại hình sử dụng đất và hệ thống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. - Hiệu quả sản xuất nông nghiệp. + Hiệu quả về mặt kinh tế: đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của các kiểu sử dụng đất nông nghiệp:năng suất,sản lượng, giá trị sản xuất,chi phí trung gian, giá trị trung gian,giá trị gia tăng,giá trị ngày công và hiệu quả đồng vốn..... + Hiệu quả về mặt môi trường: đánh giá hiệu quả về mặt môi trường thông qua các tiêu chí: bảo vệ nguồn nước, nâng cao đa dạng sinh học của các hệ sinh thái tự nhiên. + Hiệu quả về mặt xã hội: đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội thông qua các tiêu chí: mức thu hút lao động, sử dụng lao động tạo việc làm, tăng thu nhập, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, trình độ dân chí, hiểu biết xã hội, phù hợp với năng lực nông hộ,được cộng đồng chấp nhận. 3.3.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. - Tiềm năng sản xuất nông nghiệp. - Dự kiến chu chuyển các loại hình sản xuất nông nghiệp trong tương lai. - Giải pháp thực hiện, định hướng sử dụng đất nông nghiệp. 3.4. Phương pháp nghiên cứu: 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: - Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. - Thu thập số liệu về đặc điểm đất đai, địa hình, phân loại đất, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện. - Thu thập các số liệu về tình hình sử dụng đất. 3.4.2. Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn(RRA) và phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân (PRA). Điều tra phỏng vấn các nông hộ theo các phiếu điều tra về tình hình sản xuất và kinh doanh trên các đơn vị đất đai, loại hình sử dụng đất. Các điểm nghiên cứu điều tra phải đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho các vùng kinh tế nông nghiệp của huyện. Trên cơ sở bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện Bình Xuyên, để đảm bảo khách quan đề tài đã chọn 3 xã đại diện: Đạo Đức (tiểu vùng đồng bằng), Trung Mỹ (tiểu vùng miền núi), Quất Lưu (tiểu vùng trung du). Các hộ được chọn đại diện cho các tiểu vùng theo phương pháp điều tra chọn mẫu có hệ thống thứ tự lấy mẫu ngẫu nhiên.Tổng số hộ điều tra là: 90 hộ 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu: Các số liệu thu thập được về điều kiện tự nhiên, đất đai, phân tích kinh tế của các loại hình sử dụng đất được đưa vào xử lý trên các phần mềm máy tính (Word, Excell…) 3.4.4. Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ: Các kết quả nghiên cứu được minh họa bằng bản đồ gồm các bản đồ giao thông, thủy lợi, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thể hiện ở cùng một tỷ lệ 3.4.5. Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến tham khảo của những nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan . 3.4.6. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất: - Hiệu quả kinh tế Giá trị sản xuất (GTSX): Là giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích GTSX = Sản lượng sản phẩm × giá bán sản phẩm Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất. Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất chi phí trung gian GTGT = GTSX- CPTG - Thu nhập hỗn hợp (TNHH) THHH = GTGT - Khấu hao tài sản - thuê lao động - Hiệu quả đồng chi phí(H) H = TNHH/ CPTG - Hiệu quả xã hội - Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân. - Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng. - Thu hút nhiều lao động giải quyết công ăn việc làm cho nông dân. - Góp phần chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Tăng cường sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng xuất khẩu. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Bình Xuyên là một huyện có cả đồng bằng, trung du và miền núi, nằm gần trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, trung tâm huyện cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo QL2, có diện tích tự nhiên là 14566,71 ha, được giới hạn bởi toạ độ địa lý từ 21012'57'' đến 21012'31'' vĩ Bắc và 105036' 06'' đến 105043' 26'' độ kinh Đông. - Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên. - Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh. - Phía Nam giáp huyện Yên Lạc. - Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và TP Vĩnh Yên. Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hoá và phát triển dịch vụ. Bình Xuyên nằm giữa hai khu công nghiệp tập trung của tỉnh là Kim Hoa và Vĩnh Yên, cách không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long – Nội Bài, khu công nghiệp Sài Đồng, cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai trung tâm kinh tế - chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội-Lào Cai , QL2 song song chạy qua là những điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng (nông – lâm nghiệp, dịch vụ, công nghiệp) và hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá của huyện.Tuy nhiên, ở vị trí này Bình Xuyên cũng gặp không ít khó khăn hạn chế. Việc giao lưu đường bộ giữa vùng lân cận với khu vực phía Bắc huyện gặp khó khăn do bị dãy núi Tam Đảo chia cắt, làm hạn chế đến phát triển công nghiệp và dịch vụ. khu vực đồng bằng của huyện có địa hình thấp trong huyện, độ chênh lệch giữa các cốt ruộng lớn lại chịu ảnh hưởng của nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo chảy qua nên khi mưa lớn xẩy ra thường gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo. Bình Xuyên có ba vùng địa hình khá rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền núi; nhìn chung địa hình thấp dần từ bắc xuống nam: - Vùng núi: nằm ở phía bắc của huyện có dãy núi Tam Đảo chạy ngang từ tây sang đông phân chia ranh giới huyện với tỉnh Thái Nguyên. Địa hình bị chia cắt mạnh. Đất đai có độ dốc cấp 3(từ 15-25 độ), cấp 4(trên 25 độ) chiếm trên 90% diện tích, có nguồn gốc hình thành khá phức tạp, tạo nên tính đa dạng phong phú của hệ sinh thái vùng đồi núi. Nhìn chung, môi trường sinh thái đang ở trạng thái cân bằng, nhiều khu vực có địa hình cùng với các yếu tố khí hậu, danh lam thắng cảnh đã tạo nên tiềm năng du lịch như Thác Thậm Thình, Thanh Lanh, Mỏ Quạ ...Bên cạnh đó với tính đa dạng của hệ thực vật đã tạo nên nguồn gien quý hiếm cho nghiên cứu khoa học- Vùng trung du: tiếp giáp với vùng núi, chạy dài từ Tây bắc xuống Đông nam, gồm các xã: Gia Khánh, Hương Sơn, Thiện Kế, Bá Hiến, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu và thị trấn Hương Canh. Đây phần lớn là vùng đồi gò có độ dốc cấp 2 (8-15 độ), nằm xen kẽ giữa các dải ruộng bậc thang có độ dốc (dưới 8 độ); tuy nhiên, còn xuất hiện dải núi cao có độ dốc trên 15 độ chạy dài từ Hương Sơn đến Quất Lưu với các đỉnh cao như: Núi Đinh (204,5 m), núi Nia(82,2m), núi Trống (156,5 m). Do quá trình khai thác không khoa học trong những năm qua đã tạo ra diện tích khá lớn đất trống đồi núi trọc hoặc cây cối thưa thớt, phần lớn là cây bạch đàn không có khả năng cải tạo đất. Vùng này đất đai được hình thành từ nhiều loại đá vụn khác nhau, với độ dốc vừa phải, do đó ngoài mục đích lâm nghiệp đây còn là vùng có tiềm năng cho việc trồng cây ăn quả, trang trại vườn rừng, cây công nghiệp ngắn ngày. - Vùng Đồng bằng: Gồm các xã: Đạo Đức, Phú Xuân, Tân Phong, Thanh Lãng, đất đai tương đối bằng phẳng , có độ dốc < 50; tuy nhiên độ chênh lệch giữa các cốt ruộng rất lớn (điểm cao nhất: khu Kiền Sơn - Đạo Đức là 11,6 m, điểm thấp nhất: khu Bới Dứa – Thanh Lãng: 6,3 m). Xen kẽ giữa gò đất thấp là những chân ruộng trũng lòng chảo, đây là những khu vực thường ngập úng vào mùa mưa.Trừ khu vực dãy núi Tam Đảo là diện tích đồi núi phân bố tập trung, còn phần lớn các đồi gò đều nằm xen kẽ các khu ruộng khá bằng phẳng nên yếu tố địa hình có thể phân thành 2 dạng chính sau: - Đất đồi núi có tổng diện tích: 124,54 ha; - Đất bằng có tổng diện tích: 10395,33 ha. Địa hình của huyện cho phép phát triển kinh tế - xã hội đa dạng: kinh tế đồi rừng, du lịch nghỉ dưỡng ở miền núi, vùng đồng bằng, vùng trung du thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và hình thành khu công nghiệp. 4.1.1.3. Khí hậu Bình Xuyên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, khí hậu được chia làm bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; thực tế mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp. Chiếm phần lớn thời gian trong năm là mùa Hạ và mùa Đông. Theo số liệu điều tra khí hậu thuỷ văn (phụ lục 1) các yếu tố khí hậu của huyện được thể hiện trên biểu đồ 4.1 Mùa hạ: nóng ẩm và mưa nhiều, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 được phân chia làm hai thời kỳ: -Thời kỳ thứ nhất: diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7 trời nóng bức, nhiệt độ ngoài trời lên cao, nắng mưa thất thường kèm theo giông bão, đôi khi có những trận gió Lào làm cây cối, lúa màu khô héo, thời kỳ này mưa tập trung có thể gây ngập úng. -Thời kỳ thứ hai: từ tháng 7 đến tháng 9 nhiệt độ có giảm đôi chút nhưng thường có mưa kéo dài gây úng cục bộ. Mùa đông: (lạnh và khô hanh) kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau được chia làm hai thời kỳ: -Thời kỳ thứ nhất: được tính từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, thời kỳ này không khí khô hanh, độ ẩm thấp, biên độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau nhiều, hầu như không có mưa, sương mù vào buổi sáng (đôi khi có sương muối), trời giá lạnh có những đợt rét kéo dài từ 7 đến 10 ngày. -Thời kỳ thứ hai: kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 giai đoạn nay thời tiết ấm dần, đôi khi có mưa nhỏ (mưa phùn) có những đợt rét._. 356,00 208,00 32,40 209,10 1. LX - LM - Đậu tương đông 2. LX - LM - Rau đông 3. LX - LM - Lạc đông 4. LX - LM - Cà chua 396,00 236,20 94,50 170,00 1140,00 0,00 0,00 0,00 39,10 0,00 40,00 28,00 62,10 0,00 LUT2 6. Dưa hấu - LM - Dưa hấu 7. Lạc xuân - LM - Ngô đông 8. Cà pháo - LM - Ngô đông 50,00 153,00 97,00 5. Dưa hấu - LM - Dưa hấu 6. Lạc xuân - LM - Ngô đông 7. Cà pháo - LM - Ngô đông 8. Lạc xuân - LM - Rau đông 95,50 141,10 85,70 77,70 0,00 11,9 11,3 45,50 0,00 0,0 77,70 LUT3 9.Lạc xuân - Đậu tương hè - Ngô đông 10. Lạc xuân - Đậu tương hè - Bí đỏ 11. Rau xuân - Rau hè - Rau đông 12. Cây khác 100,20 121,50 128,30 108,30 9.Lạc xuân - Đậu tương hè - Ngô đông 10. Lạc xuân - ĐT hè - Bí đỏ 11. Rau xuân - Rau hè - Rau đông 122,54 94,52 132,94 0,00 26,98 0,00 108,30 22,34 0,00 4,64 0,00 LUT4 13. LX - LM 925,45 12. LX - LM 514,91 410,54 0,00 LUT5 14. 1 Lúa - 1Cá 15. Chuyên cá 859,40 145,53 13. Lúa - Cá 14. Chuyên cá 690,68 134,25 168,72 11,28 0,00 0,00 LUT6 16. 1 Lúa 471,82 15. 1 Lúa 171,82 300,00 0,00 LUT7 17. Cam đường canh 254,32 16. Cam đường canh 295,55 0,00 41,23 18. Cây ăn quả 384,13 17. Cây ăn quả 184,90 199,23 0,00 Bảng 4.15. Dự kiến chu chuyển các loại hình sử dụng đất trong tương lai Đơn vị tính: ha LUT Diện tích Chu chuyển đất đai theo các loại hình sử dụng đất 2L- M 2M- L 2L 1 L Chuyên màu Nuôi trồng thuỷ sản Cây lâu năm Phi nông nghiệp 2L- M 1 945,50 896,70 100,00 250,00 698,80 2M- L 300,00 300,00 0,00 2L 925,45 514,91 410,54 1 L 471,82 171,82 300,00 Chuyên màu 458,30 350,00 108,30 Nuôi trồng thuỷ sản 1 004,93 574,93 430,00 Cây lâu năm 638,45 480,45 158,00 Tổng 5 744,45 896,70 400,00 514,91 171,82 350,00 824,93 480,45 2 105,64 Biểu đồ 4.7 So sánh diện tích đất nông nghiệp trước và sau khi định hướng Từ bảng 4.17. cho thấy: Giá trị sản lượng cây lương thực năm 2015 so với năm 2007 tính theo mức giá hiện tại, giảm đi 37305,815 triệu đồng. trong đó, lúa giảm 22905,465 triệu đồng, ngô giảm 10734,35 triệu đồng, sắn giảm 3666 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do trong phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện đã lấy đi diện tích đất nông nghiệp chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Cây công nghiệp hàng năm tăng 33665,8 triệu đồng, trong đó cây lạc tăng 2126,8 triệu đồng, cây đậu tương tăng 12419 triệu đồng, riêng cây mía giảm 180 triệu đồng, do năng suất cũng như nhu cầu thị trường không lớn. Nguyên nhân của thực trang trên là do quy hoạch diện tích sản xuất cây công nghiệp tăng, đồng thời nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Cây ăn quả tăng 7638,52 triệu đồng do đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thịu nhiều tiềm năng, thu hút được nhiều lao động nông nhàn. Cây thực phẩm tăng mạnh 54026,677 triệu đồng, trong đó cây rau xanh tăng 21067,023 triệu đồng, cà pháo tăng 2915,853 triệu đồng, cây dưa hấu tăng 31117,515 triệu đồng, riêng bí đỏ giảm 1073,696 triệu đồng. Tóm lại, giá trị sản lượng của các cây trồng chính năm 2015 so 2007 trong huyện tăng là do đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời nắm bắt được nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Bảng 4.16: Dự kiến năng suất, sản lượng của các cây trồng chính huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Năm Chỉ tiêu Năm hiện trạng 2007 Năm quy hoạch 2015 DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) Tổng DTGT 10724,55 7 312,87 1. Cây lương thực 8 814,70 4 435,06 - Cây lúa 7 622,00 40,83 31 120,63 4185,72 64.4 26 956,00 - Cây ngô 1 084,30 31,61 3 427,47 419,34 37.6 1 576,72 - Cây sắn 108,40 112,72 1 222,00 0,00 0,00  0,00  2. Cây CN hàng năm 761,80 1143.42 - Lạc 323,70 16,84 545,10 530,36 22,16 1 175,3 - Đậu tương 437,10 15,30 669,00 613,06 20,12 1 233,50 - Mía 1,00 300,00 30,00 0,00 0,00 - Vừng 0,00 0.,00 0,00 3. Cây ăn quả 412,25 65,40 2 696,00 480,45  74,60  3 584,20 4. Cây thực phẩm 735,80 1 083,94  - Rau xanh 417,30 123,76 5 164,50 712,72 152,35 10 858,29 - Cà pháo 97,00 265,55 2 575,80 85,70 387,80 3 323,45 - Bí đỏ 121,50 415,50 5 048,30 94,52 498,60 4 712,77 - Dưa hấu 100,00 360,10 3 601,00 191,00 484,75 9 258,73 Bảng 4.17 . So sánh giá trị sản lượng một số cây trồng chính huyện Bình Xuyên tỉnh vĩnh phúc năm 2007-2015 Hiện trạng 2007. Định hướng2015 So sánh năn 2015 với 2007 STT Nông sản Sản lượng (tấn) Đơn giá (Trđ/tấn) Thành tiền (Tr.đ/tấn) Nông sản Sản lượng (tấn) Đơn giá (Tr.đ/tấn) Thành tiền (Tr.đ/tấn) Tăng (Tr.đ) Giảm (Tr.đ) 1 Lúa 31120.63 5.5 171163.465 Lúa 26956 5.5 148258 -22905.465 2 Ngô 3427.47 5.8 19879.326 Ngô 1576.72 5.8 9144.976 -10734.35 3 Sắn 1222 3 3666 Sắn 0 3 0 -3666 4 Lạc 545.1 34 18533.4 Lạc 1175.3 34 39960.2 21426.8 5 Đậu tương 669 22 14718 Đậu tương 1233.5 22 27137 12419 6 Mía 30 6 180 Mía 0 6 0 -180 7 Vừng 0 0 Vừng 0 0 8 Cây ăn quả 2696 8.6 23185.6 Cây ăn quả 3584.2 8.6 30824.12 7638.52 9 Rau xanh 5164.5 3.7 19108.65 Rau xanh 10858.29 3.7 40175.673 21067.023 10 Cà pháo 2575.8 3.9 10045.62 Cà pháo 3323.45 3.9 12961.455 2915.835 11 Bí đỏ 5048.3 3.2 16154.56 Bí đỏ 4712.77 3.2 15080.864 -1073.696 12 Dưa hấu 3601 5.5 19805.5 Dưa hấu 9258.73 5.5 50923.015 31117.515 Bảng 4.18 : So sánh diện tích và giá tri sản xuất hiện trạng và định hướng TT LUT Hiện trạng Định hướng So sánh Diện tích (ha) VA (tr.đ) Hs (đ/công) Diện tích (ha) VA (tr.đ) Hs (đ/công) Diện tích (ha) VA (tr.đ) Hs (đ/công) 1 LUT 1 1945,50 71,80 67156 896,70 88,38 89100 -1048,80 16,58 21944 2 LUT 2 300 92,50 88413 400 109,83 120984 +100 17,33 32571 3 LUT 3 458,30 74,22 87483 350 89,65 109474 -108,3 15,43 21991 4 LUT 4 925,45 27,10 47378 514,91 32,.52 56853 -410,54 5,42 9475 5 LUT 5 1004,93 42,33 78402 824.93 50.80 90714 -180,00 8,47 12312 6 LUT 6 471,82 14,65 45356 171,82 17,58 54427 -300,00 2,93 9071 7 LUT 7 638,45 40,90 58863 480.45 65,44 68524 -158,00 24,54 9661 Biểu đồ 4.8 So sánh thu nhập và thu nhập hỗn hợp trên công lao động trước và sau định hướng Kết quả ở bảng 4.18. cho thấy sau khi định hướng thu nhập của các LUT tăng lên đáng kể trong đó LUT 7 tăng 24,54 triệu đồng, LUT có sự gia tăng về VA thấp nhất là LUT 6 với 2,93 triệu đồng , VA tăng dẫn đến giá trị thu được của ngày công trong sản xuất nông nghiệp cũng tăng theo vì Hs tỷ lệ thuận với VA. Sở dĩ có sự gia tăng lớn về VA, Hs là do đã lựa chọn các kiểu hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế nhất để đưa vào sản xuất trong tương lai. 4.3.4. Những giải pháp thực hiện. 4.3.4.1. Giải pháp về thị trường Qua tìm hiểu thực tế tại địa phương cho thấy: thị trường Vĩnh Phúc nói chung và Bình Xuyên nói riêng là tương đối rộng. Do đó có thể khẳng định ở Bình Xuyên có thể đẩy mạnh sản xuất các loại hàng hoá.Xét về điều kiện tự nhiên Bình Xuyên có rất nhiều lợi thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Vĩnh Phúc, Phúc Yên, Hà Nội. Để mở mang được thị trường cần: nhanh chóng hình thành các tổ chức hợp tác tiêu thụ trong nông thôn theo nguyên tắc tự nguyện, phát triển các hộ nông dân tiêu thụ hàng hoá, hình thành các trung tâm thương mại ở các trung tâm thị trấn, để từ đó tạo môi trường cho giao lưu hàng hoá. Điều quan trọng là dành một phần quỹ của chương trình khuyến nông để giúp nông dân có những kênh tiêu thụ các loại nông sản, 4.3.4.2. Giải pháp kinh tế kỹ thuật - Tăng cường các hoạt động của công tác khuyến nông và tín dụng nông thôn.Nâng cao hiểu biết kỹ thuật cho nông dân, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản cho người sản xuất thông qua các hoạt động của công tác khuyến nông, truyền thanh. Tạo điều kiện cho người nông dân có thể vay vốn, mở rộng sản xuất.- Nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, trước hết cần nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, ngoài ra cần xây dựng các cơ sở chế biến nông sản, thức ăn gia súc, tăng cường mạng lưới dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi về thị trường để kích thích sản xuất phát triển. Huyện cần có kế hoạch khai thác tốt nguồn lực " Chất xám", tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong việc chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, cung cấp các giống mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. 4.3.3.3. Giải pháp vốn đầu tư Qua điều tra phỏng vấn nông hộ cho thấy có khoảng 10 -20% hộ nông dân thiếu vốn sản xuất và có khoảng 80% số hộ có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất nông nghiệp. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Xuyên. Vấn đề đặt ra là cần phải tạo điều kiện cho các hộ được vay vốn để sản xuất, đặc biệt là các hộ nghèo. Để làm được điều này cần phải có sự giúp dỡ của các tổ chức, đoàn thể và đặc biệt là các cấp chính quyền. Tăng quỹ cho vay giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. Cải tiến phương thức cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tạo điều kiện để nhiều hộ nông dân được vay vốn với lượng lãi xuất ưu đãi. 4.3.3.4. Tăng cường công tác khuyến nông và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp - Tăng cường công tác khuyến nông nhằm nâng cao hiểu biết, chuyển giao các công nghệ sản xuất nông nghiệp mới đến cho nông dân thông qua các hoạt động tập huấn kỹ thuật, trình diễn các mô hình thí nghiệm tại địa phương. -Mở rộng mạng lưới dịch vụ (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ....) đến từng cơ sở sản xuất dưới sự bảo trợ của các cơ quan chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân trong quá trình sản xuất. - Phát huy tối đa các giống cây trồng của địa phương có chất lượng cao, phát triển thành các loại cây trồng mang tính chất đặc sản của vùng. 4.3.3.5.Trong sản xuất nông nghiệp nước là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đề nghi huyện nâng cấp hệ thống kênh mương, đầu tư thêm các thiết bị máy móc để chủ động tưới tiểutong sản xuất nông nghiệp của huyện. 4.3.3.6. Trong tình hình hiện nay, quá trình đô thi hoá ngày càng gia tăng. Để đảm bảo an ninh lương thực cho huyện đến năm 2015 và những năm tiếp theo, huyện cần có quy hoạch cụ thể cho từng vùng sản xuất nông nghiệp của huyện và thực hiện đúng quy hoạch. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 1. Bình Xuyên là một huyện có cả đồng bằng, trung du và miền núi, nằm gần trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, có diện tích tự nhiên là 14.566,71 ha, trong đó đất nông nghiệp năm 2007 là: 9533,05 ha, chiếm 65,44% tổng diện tích tự nhiên, bình quân diện tích đất nông nghiệp/người là: 878,43 m2/ người. Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho giao thông liên lạc, giao lưu hàng hoá và phát triển dịch vụ. Mặt khác huyện Bình Xuyên đang trong quá trình đô thị hoá, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do phải nhường một phần không nhỏ diện tích cho các khu công nghiệp và các công trình công cộng khác. Tuy nhiên do địa hình rất thuận tiện cho giao thông, liên lạc. Đặc biệt khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh và người dân rất nhạy bén với sự tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên đời sống của nhân dân trong các năm qua đã được cải thiện đáng kể. 2. Kết quả nghiên cứu về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007. Bình Xuyên có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 5.744,45 ha, chiếm 39,44% tổng diện tích đất tự nhiên. Với 7 loại hình sử dụng đất chính trong đó loại hình sử dụng đất 2 L - 1 M chiếm diện tích lớn nhất 1140,00 ha, chiếm 18,80% diện tích đất nông nghiệp, loại hình có diện tích ít nhất là 2 L - Lạc đông có diện tích 32,40 ha chiếm 0,56% tổng diện tích đất nông nghiệp. Bao gồm 18 kiểu sử dụng đất với hệ thống cây trồng đa dạng và phong phú, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị như cây ăn quả, dưa hấu, gạo có chất lượng cao cung cấp cho thị trường . Hiệu quả kinh tế thay đổi theo từng loại hình và kiểu sử dụng đất trong đó (LUT 2: Dưa hấu - LM - Dưa hấu, Lạc xuân - LM - Ngô đông, Cà pháo - LM - Ngô đông) cho hiệu quả kinh tế cao nhất với thu nhập bình quân là 92,50 triệu đồng/ha, tiếp đến là LUT 3 với thu nhập bình quân là 74,22 triệu đồng/ha .... Thấp nhất là LUT 6 với kiểu hình sử dụng 1 lúa với mức thu nhập bình quân là đất 14,65 htriệu đồng/ha. Các LUT chuyên nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn quả, chuyên màu thu hút nhiều lao động sống trong vùng. 3.Từ kết quả nghiên cứu trên, định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 như sau: Trong tương lai diện tích đất nông nghiệp của huyện Bình Xuyên giảm 2105,64 ha còn lại 3638,81 ha do thực hiện phương án quy hoạch giai đoạn 2008 - 2015. Trong tình trạng người nông dân mất đất sản xuất nông nghiệp ngoài việc làm dịch vụ thì việc sử dụng đất có hiệu quả kinh tế, xã hội là có ý nghĩa . Một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất là: + Tại LUT 1 có 5 kiểu sử dụng đất với tổng diện tích là 1945,5 ha giảm đi 698,8 ha phục vụ cho mục đích phi nông nghiệp. Sau khi định hướng LUT 1 sẽ còn diện tích là 896,7 ha + LUT 2 hiện trạng là 3 kiểu sử dụng đất với tổng diện tích là 300 ha. Sau khi định hướng diện tích của LUT 2 sẽ là 400 ha + Tại LUT 3, LUT4, LUT5, LUT6, LUT7. Sau khi định hướng diện tích của các LUT lần lượt là 350 ha ; 514,91 ha ; 824,930ha ; 171,82 ha ; 480,45 ha Nguyên nhân trong dự án quy hoạch của huyện đã lấy đi diện tích đất nông nghiệp chuyển sang mục đích phi nông nghiệp và một phần hiệu quả kinh tế của các LUT đó không cao. Khi thực hiện định hướng thì hiệu quả kinh tế của các LUT này tăng lên cụ thể: LUT1 thu nhập hỗn hợp tăng 17,85 triệu đồng/ha, LUT2 thu nhập hỗn hợp tăng 17,33 triệu đồng/ha, LUT3 thu nhập hỗn hợp tăng 15,43 triệu đồng/ha, LUT4 thu nhập hỗn hợp tăng 5,42 triệu đồng/ha, LUT5 thu nhập hỗn hợp tăng 8,47 triệu đồng/ha, LUT6 thu nhập hỗn hợp tăng 2,93 triệu đồng/ha, LUT7 thu nhập hỗn hợp tăng 24,54 triệu đồng/ha. Như vậy căn cứ vào số liệu cụ thể và dự án quy hoạch của huyện, cần tập trung đầu tư sản xuất theo các kiểu hình sử dụng đất tại LUT2 và LUT3, LUT5, LUT7. Hệ số sử dụng đất khi định hướng tăng từ 2,21 lần lên 2,24 lần do thực hiện tốt các công thức luân canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Giá trị sản lượng cây lương thực năm 2015 so với năm 2007 tính theo mức giá hiện tại, giảm đi 37305,815 triệu đồng. Song giá trị sản lượng của một số cây trồng khác lại tăng cụ thể : cây công nghiệp hàng năm tăng 33.665,80 triệu đồng, cây ăn quả tăng 7638,52 triệu đồng, cây thực phẩm tăng mạnh 54026,683 triệu đồng. 5.2. Đề nghị -Huyện cần triển khai đồng bộ các giải pháp giúp nông dân phát triển sản xuất trên cơ sở tiềm năng đất đai và kinh tế của vùng - Đề tài cần tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn để bổ xung thêm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường và xã hội để hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. TÀI LỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt 1. Lê Văn Bá (2001), "Tổ chức lại việc sử dụng ruộng đất nhằm thúc đẩy việc sản xuất hàng hoá", Tạp chí kinh tế và dự báo, số 6, trang 8 - 10. 2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (1999), Báo cáo tóm tắt chương trình phát triển nông lâm nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn vùng núi Bắc Bộ tới năm 2000 và năm 2010. 3. Các Mác (1949), Tư bản luận, tập III, NXB sự thật Hà Nội. 4. Lê Trọng Cúc, Kathllen Gollogy, A.Terry Rambo (1990), Hệ sinh thái nông nghiệp trung du miền bắc Việt Nam, Viện Môi trường chính sách, Trung tâm Đông Tây, Tr. 1-30. 5. Vũ Năng Dũng (2001), "Quy hoạch nông nghiệp nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21", Nông dân nông nghiệp nông thôn Việt Nam, tr. 301 - 302. 6. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình đất, NXB Nông nghiệp - Hà Nội. 7. Vũ Kắc Hoà 1996 (1996), Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Hà Bắc. Luận án thạc sỹ nông nghiệp, Trường ĐHNN I Hà Nội. 8. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội, tr. 271 - 291. 9. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội. 10. Lê Văn Khoa (1993), "Vấn đề sử dụng đất và môi trường ở vùng trung du phía bắc Việt Nam". Tạp chí khoa học đất, (3/1993), tr. 45 - 49. 11. Cao Liêm, Trần Đức Viên, (1993), Sinh thái nông nghiệp và bảo vệ môi trường, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 12. Cao Liêm và ctv (1996) "Những kết quả nghiên cứu đất và phân bón tỉnh Hải Hưng", Tạp chí khoa học đất, (2/1992), tr. 67 - 70. 13. Nguyễn Đình Long, Ngô Văn Hải (2001), "Kinh tế nông dân với hiệu quả sử dụng đất dốc", Khoa học và công nghệ bảo vệ và sử dụng bễn vững đất dốc, NXB Nông nghiệp - Hà Nội. 14. Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1995), Phát triển hệ thống canh tác, NXB nông nghiệp, Hà Nội (Tài liệu dịch FAO, Farming systems developmen, Rome, 1989) 15. Luật đất đai 2003 (2003), NXB chính trị Quốc gia Hà Nội 16. Nguyễn Viết Phổ, Trần An Phong, Dương Văn Xanh (1996) "Các vùng sinh thái Việt Nam", Kết quả nghiên cứu thời kỳ 1986 -1996, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Prabhul Pingali (1991), Tăng trưởng nông nghiệp và môi trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.9. 18. Đoàn Công Quỳ (2001), Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại Học nông gnhiệp I Hà Nộ, tr. 5- 97. 19. Nguyễn Ích Tân (2000), Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao một số vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng. Luận án tiến sỹ nông nghiệp Trường Đại học nông nghiệp I, Hà Nội. 20. Phạm Văn Tân (2001), "Một số biện pháp xây dựng hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững trên đất dốc ở tỉnh Thái Nguyên", Khoa học và công nghệ bảo vệ và sử dụng bền vững đất dốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 21. Bùi Văn Ten (2000), "Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước". Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 4, trang 199 - 200. 22. Phạm Chí Thành (1996), Hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà nội. 23. Phạm Chí Thành (1998), "Phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ở Miền bắc Việt Nam", Tạp chí hoạt dộng khoa học số 3/1998 - trang 18 - 21. 24. Nguyễn Văn Thông (2002), Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. Luận án thạc sỹ nông nghiệp. 25. Vũ Thị Phương Thuỵ (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường ĐHNN I Hà Nội. 26. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 27. Trường Đại học kinh tế quốc dân (1995), Giáo trình kinh tế học vi mô, NXB Đại học trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 28. Nguyễn Thị Thu, 2006, Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. 29. Đào Thế Tuấn (1984), Hệ sinh thái nông nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội. 30. Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng. B.Tiếng Anh 31. ESCAP/FAO/UNIDO (1993). Balanced Fertilizer Use It practical Importance and Guidelines for Agriculture in Asia Pacific Region, United nation NewYork, P.11 - 43. 32. FAO (1976), Aframwork for Land evaluation, FAO - Rome. 33. Tadon H.L.S.(1993), "Soilfertility and fertilizer Use - an Overview of reseach for Increasing and Sustaining Crop Productivity" CASAFA - ISSS - TWA, Workshop on the Intergration ò Natural and Man Made Chemi cal in Sustainable Agriculture in Asia, Newdelhy, India. Phụ Lục Phụ lục1: Một số yếu tố khí hậu nông nghiệp huyện Bình Xuyên (Số liệu trung bình từ năm 2004 – 2007) Tháng Nhiệt độ không khí TB (oC) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm) Độ ẩm tương đối TB (%) Tháng 1 17,20 46,80 21 80 Tháng 2 18,20 43,60 25 86 Tháng 3 20,10 35,00 37 85 Tháng 4 24,60 98,50 86 85 Tháng 5 27,60 169,00 130 81 Tháng 6 29,70 168,40 198 78 Tháng 7 29,20 165,40 273 81 Tháng 8 28,50 153,10 294 85 Tháng 9 28,20 178,60 159 79 Tháng 10 26,40 151,30 23 76 Tháng 11 23,30 137,80 77 79 Tháng 12 18,00 114,00 22 77 Cả năm 291,00 1461,40 1345 Trung bình 24,30 121,80 112 81 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc Phụ lục 2. Hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính Đơn vị tính: ha Đơn vị hành chính Tổng số Trong đó Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đất chưa sử dụng 1.Hương Canh 1.007,25 550,81 - 251,58 66,25 17,20 2.Gia Khánh 939,24 412,35 79,65 229,62 42,71 37,92 3. Thanh lãng 948,24 745,62 - 116,30 45,62 3,62 4. Trung mỹ 4.480,59 367,53 3.081,96 479,69 44,39 5. Bá Hiến 1.182,34 557,61 22,68 470,13 57,86 28,81 6. Thiện Kế 1.179,3 477,94 160,41 383,31 47,18 33,29 7. Hương Sơn 787,66 326,50 235,00 120,87 38,50 18,04 8. Tam Hợp 587,59 342,09 2,18 136,09 39,52 15,96 9. Quất Lưu 489,49 203,71 19,72 144,99 34,00 55,05 10. Sơn Lôi 945,39 375,32 41,47 399,35 44,59 12,25 11. Đạo Đức 950,05 634,87 - 186,69 45,40 12.Tân Phong 537,74 374,68 - 71,10 23,95 7,97 13. Phú Xuân 531,82 375,42 - 78,22 27,58 Tổng số 14.566,71 5.744,45 3.643,07 3.067,94 557,55 230,20 (Nguồn : số liệu kiểm kê phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Xuyên) PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ Thôn: Quất Lưu.................Xã..Quất Lưu...................... Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc Người phỏng vấn.: Nguyễn Mộng Giao............................... Ngày phỏng vấn: ..25/7/2007..................................... I. Thông tin chung về nông hộ 1. Họ và tên chủ hộ: ............................................................................ 2. Giới tính Nam Nữ 3. Tuổi.......................... 4. Trình độ văn hoá..................... 5. Đã qua đào tạo các lớp huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ Ngắn hạn Sơ cấp Trung cấp Đại học 6. Số nhân khẩu:................. người 8. Loại hộ Thuần nông Nông - thuỷ sản Nông - thương nghiệp Nông - nghề phụ 9. Tình trạng dịch vụ sản xuất nông nghiệp Khuyến nông Vật tư Tiêu thụ sản phẩm Thị trường II. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp. 1. Diện tích đang sử dụng: - Được giao:......................... - Đi thuê:.............................. - Đấu thầu:.............................. - Đổi đất:................................. 2. Thực trang về diện tích đất đang sử dụng Thửa diện tích Địa hình Chế độ nước Hệ thống cây trồng III. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng qua các năm Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1. Lúa xuân - Diện tích - Năng suất - Sản lượng 2. Lúa mùa - Diện tích - Năng suất - Sản lượng Cho biết giống cây nào có triển vọng..................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ tại sao ?........................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ Giống cây trồng nào đã bỏ trong vụ gần đây ?................................. .............................................................................................................. ................................................................................................................ Tại sao ?................................................................................................ ................................................................................................................ IV. Tình hình sâu bệnh, cỏ dại 1. Loại thuốc sử dụng cho từng vụ ?...................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... 2. Kết quả phòng trừ ?............................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ 3. Nguyên nhân sâu bệnh, cỏ dại ?......................................................... ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ 4. Đề nghị của chủ hộ ?........................................................................... ................................................................................................................ V. Chi phí và kết quả sản xuất năm 2007 (Tính cho từng loại cây, khép kín theo năm 2007) Loại cây trồng............................ Diện tích.............................. STT Chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Chi phí nguyên vật liệu - Giống Kg/sào - Phân chuồng Tạ - Phân đạm U rê Kg/sào - Phân suppe lân Kg/sào - Phân kali Sunfat Kg/sào - Phân tổng hợp Kg/sào - Thuốc trừ sâu bệnh 1000đ/sào - Thuốc trừ cỏ 1000đ/sào -Chi phí khác 1000đ/sào 2 Chí phí lao động - Tổng công lao động Công/sào - Lao động gia đình Công/sào - Lao động thuê Công/sào 3 Chi phí khác - Thuế sử dụng đất 1000đ/sào - Bảo vệ 1000đ/sào - Thuê khác (máy móc, vận chuyên 1000đ/sào 4 Thu nhập - Sản phẩm chính - Sản phẩm phụ 5 Lãi gộp: (5=4-1-2-3) 6 Hiệu quả đồng vốn Lần 7 Giá trị ngày công Đồng/công LĐ VI. Câu hỏi khác có liên quan Đề nghị của nông hộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Đề nghị của nông hộ về thay đổi công thức luân canh ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... BẢNG GIÁ NÔNG THUỶ SẢN NĂM 2007 STT Loại sản phẩm Giá( đồng/Kg) Thành tiền (đồng) PHIẾU: ĐIỀU TRA CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NĂM 2007 Hè thu Hè đông - Cỏ,rau Sản lượng Giá Thành tiền Sản lượng Giá Thành tiền - .... Cá giống Lượng thả Kg/sào Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) - Chép - Mè - Rô phi đơn tính - Trắm cỏ - Trôi Công chăm sóc Công thu hoạch Ảnh 1: Ao cá chuẩn bị cho thu hoạch Ảnh 2: Ao cá đang thu hoạch Ảnh 3: Cánh đồng rau Ảnh 4: Cánh đồng lúa chuẩn bị thu hoạch ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL004.doc
Tài liệu liên quan