Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Nông nghiệp hà nội ---------------  nguyễn tài kiên Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành : Quản lý đất đai Mã số : 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn ích tân Hà nội - 2009 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố

doc121 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Nguyễn Tài Kiên Lời cảm ơn Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của thầy giáo, cô giáo Viện Đào tạo Sau Đại học, khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của TS. Nguyễn ích Tân là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn. Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND huyện Tuyên Hoá, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng Thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuyên Hoá, các phòng ban và nhân dân các xã của huyện, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình và người thân. Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Tác giả luận văn Nguyễn Tài Kiên Mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục biểu đồ viii Danh mục sơ đồ viii Danh mục các chữ viết tắt BVTV Bảo vệ thực vật CNH- HĐH Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá CN- TTCN Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp CPTG Chi phí trung gian DT Diện tích ĐHNN Đại học Nông nghiệp ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất HĐND Hội đồng nhân dân KHKT Khoa học kỹ thuật LĐ Lao động LUT Loại hình sử dụng đất (Land Use Type) NNNT Nông nghiệp Nông thôn NS Năng suất NVL Nguyên vật liệu NXB Nhà xuất bản NXBNN Nhà xuất bản nông nghiệp N0 Số STT Số thứ tự SX Sản xuất TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân danh mục bảng STT Tên bảng Trang 2.1 Diện tích đất tự nhiên và đất có thể trồng trọt được ở các khu vực 5 2.2 Tình hình sử dụng đất trồng trọt ở các khu vực (FAO- 1989) 5 2.3 Sự suy thoái đất nông nghiệp trên thế giới do con người 6 2.4 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam năm 2000 7 4.1 Phân loại đất sản xuất nông nghiệp theo cấp địa hình huyện Tuyên Hoá 33 4.2 Phân loại đất trồng lúa theo cấp địa hình huyện Tuyên Hoá 33 4.3 Một số yếu tố khí hậu huyện Tuyên Hoá năm 2008 34 4.4 Một số yếu tố khí hậu huyện Tuyên Hoá qua các năm 35 4.5 Phân loại đất huyện Tuyên Hoá 38 4.6 Tốc độ tăng trưởng cơ cấu kinh tế - xã hội huyện Tuyên Hoá 41 4.7 Chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội huyện Tuyên Hoá 41 4.8 Hiện trạng sử dụng đất huyện Tuyên Hoá năm 2008 47 4.9 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tuyên Hoá năm 2008 50 4.10 Tình hình biến động đất nông nghiệp huyện Tuyên Hoá qua các năm 53 4.11 Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Tuyên Hoá năm 2008 54 4.12 Một số chỉ tiêu về sản phẩm nông nghiệp huyện Tuyên Hoá qua các năm 55 4.13 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất và hệ thống cây trồng huyện Tuyên Hoá năm 2008 57 4.14 Mô tả các thuộc tính của các LUT trên địa bàn huyện Tuyên Hoá 66 4.15 Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT 70 4.16a Hiệu quả kinh tế sử dụng đất của các LUT năm 2008 71 4.16b Hiệu quả kinh tế sử dụng đất của các LUT năm 2008 72 4.17 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội và môi trường của các LUT trên địa bàn huỵên Tuyên Hoá 74 4.18 Hiệu quả xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất 75 4.19 Dự báo dân số huyện đến năm 2015 82 4.20 Đề xuất hướng sử dụng đất cho các LUT huyện Tuyên Hoá năm 2015 88 4.21 Khả năng về diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng các LUT có triển vọng giai đoạn 2008- 2015 95 4.22 Hiệu quả kinh tế một số cây trồng các LUT giai đoạn 2008- 2015 97 Danh mục biểu đồ STT Tên biểu đồ Trang 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tuyên Hoá năm 2008 49 4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tuyên Hoá năm 2008 51 4.3. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất huyện Tuyên Hoá năm 2008 61 4.4a. So sánh diện tích các LUT giai đoạn 2008- 2015 (Đất nông nghiệp) 89 4.4b. So sánh diện tích các LUT giai đoạn 2008-2015 (Đất sản xuất nông nghiệp) 90 Danh mục sơ đồ STT Tên sơ đồ Trang 2.1 Sự phát triển nông nghiệp bền vững 12 2.2 Mô hình hệ thống nông nghiệp của Shaner, 1982 18 1. Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất trồng không giống như các tài nguyên khác, là tài nguyên đặc biệt quý hiếm trong nông nghiệp đối với hầu hết các nước trên Thế giới. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, phần lớn các nông sản thu được đều phải thông qua đất. Sử dụng hợp lý đất đai trong nông nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng không chỉ đối với hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài trong tương lai, khi dân số ngày càng tăng mà quỹ đất càng giảm do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và kể cả do việc sử dụng đất bất hợp lý dẫn đến bị thoái hoá, mất khả năng trồng trọt. Đối với nước ta, diện tích đất canh tác bình quân đầu người rất thấp, vấn đề này lại càng phải được đặc biệt chú trọng và phải có chiến lược sử dụng đất đúng đắn. Do sự gia tăng dân số nhanh, nhu cầu phát triển ngày càng nhiều, con người đã khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặt biệt là tài nguyên đất dẫn đến nguy cơ giảm về số lượng và chất lượng của nguồn tài nguyên này. Hiện nay, việc sử dụng tài nguyên đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, giữ gìn cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững là một vấn đề mang tính toàn cầu. Nghiên cứu tiềm năng đất đai, đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, xem xét mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất làm cơ sở cho việc đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược. Tuyên Hoá là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nhằm huy động và khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của địa phương, tích cực thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, huy động tốt nguồn lực tại chỗ đẩy mạnh tốc phát triển và tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở cơ cấu nông nghiệp- dịch vụ- công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm, gắn với việc giải quyết tốt các đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo bước chuyển biến cơ bản, toàn diện chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm quốc phòng- an ninh... huyện đã có chủ trương tiến hành nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất như: Giao quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho các hộ nông dân, dồn điền đổi thửa, thay đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống có năng suất cao, chất lượng tốt tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy, khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô chiều rộng và chiều sâu còn hạn chế. Để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất, việc đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội về nông sản phẩm, an ninh lương thực, nó đang trở thành mối quan tâm lớn của người quản lý và người sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình”. 1.2 Mục đích, yêu cầu 1.2.1 Mục đích Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp nhằm khai thác tiềm năng đất đai, nâng cao thu nhập cho người dân ở một huyện miền núi phía Tây Bắc Quảng Bình. 1.2.2 Yêu cầu - Điều tra, đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại và lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp trong tương lai. - Đề xuất định hướng và những giải pháp phù hợp nhằm khai thác, phát huy tiềm năng và sử dụng hợp lý đất nông nghiệp đảm bảo hiệu quả, bền vững. 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 2.1 Đất nông nghiệp và vấn đề sử dụng đất nông nghiệp 2.1.1 Khái niệm về đất và đất nông nghiệp Đất đai là tài sản quý báu của con người, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Trên quan điểm sinh thái đất được định nghĩa: Đất là vật mang của hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp (Vũ Thị Bình, 1995)[5]. Theo quan điểm của đánh giá đất thì đất đai được định nghĩa là một vùng đất mà đặc tính của nó được xem như bao gồm các đặc trưng tự nhiên quyết định đến khả năng khai thác được hay không mà ở mức độ nào của vùng đất đó. Thuộc tính của đất bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, lớp địa chất bên dưới, thuỷ văn, động vật, thực vật và những tác động trong quá khứ cũng như hiện tại của con người (FAO, 1976) [50]. Theo Docutraiep (1879) thì đất được định nghĩa như sau: “Đất là vật thể thiên nhiên, cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm: đá, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Về sau nhiều nhà nghiên cứu về đất cho rằng đối với đất nông nghiệp cần phải bổ sung thêm một số yếu tố khác và đặc biệt quan trọng là vai trò của con người. Chính con người khi tác động vào đất đã làm thay đổi khá nhiều tính chất đất và có thể tạo ra hẳn một loại đất mới chưa hề có trong tự nhiên. Nếu biểu thị định nghĩa về đất dưới dạng công thức toán học thì ta có thể coi đất là một hàm của một số yếu tố hình thành đất theo thời gian. (Phạm Văn Phê, 2001)[26] Đ = f (Đa, Sv, K, Đh, Nc, Ng)t Trong đó: Đ: đất; Đa: đá; Sv: sinh vật; K: khí hậu; Đh: địa hình; Nc: nước của đất và nước ngầm; Ng: tác động của con người; t: thời gian; Đất nông nghiệp là đất được xác định để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc dùng nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Theo Luật Đất đai năm 2003[21], đất nông nghiệp bao gồm: - Đất sản xuất nông nghiệp: Đất trồng cây hàng năm; Đất trồng cây lâu năm. - Đất lâm nghiệp: Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng. - Đất nuôi trồng thuỷ sản. - Đất làm muối. - Đất nông nghiệp khác: Đất dùng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm về nông nghiệp. 2.1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam 2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới Hiện nay trên thế giới, xu thế phát triển chung của tất cả các nước là hướng tới một nền kinh tế mà sản xuất công nghiệp là chủ đạo. Tuy nhiên, ngành sản xuất nông nghiệp vẫn giữ một vài trò rất quan trọng trong sự phát triển của tất cả các nước, do vậy sản xuất nông nghiệp luôn được duy trì và phát triển. Sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người và đồng thời cũng là nguồn thu nhập đáng kể của các nước đang phát triển và các nước lạc hậu. Mức độ sử dụng đất có thể trồng trọt được ở các khu vực trên thế giới cũng rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế- xã hội ở mỗi khu vực, (Phạm Văn Phê, 2001)[26]. Theo FAO (1989) tổng diện tích đất tự nhiên trên thế giới là 13 077 triệu ha, trong đó đất có thể trồng trọt là 3 190 triệu ha và được phân bố ở các khu vực thể hiện ở bảng 2.1. Số liệu ở bảng 2.1 và 2.2 cho thấy: Tiềm năng đất nông nghiệp (đất có thể trồng trọt được) trên thế giới có khoảng 3190 triệu ha, nhưng diện tích đất canh tác chỉ chiếm 6,2% (1 474 triệu ha). Trong đó châu á và châu Âu có diện tích đất canh tác so với diện tích đất có thể trồng trọt được là lớn nhất (71,9% và 80,5%), còn ở Nam Mỹ và châu Phi việc mở rộng diện tích đất canh tác còn gặp nhiều khó khăn. Bảng 2.1: Diện tích đất tự nhiên và đất có thể trồng trọt được ở các khu vực (FAO- 1989) Khu vực Đất tự nhiên Đất có thể trồng trọt được Diện tích (106ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (106ha) Tỷ lệ (%) Châu Phi 2.964,00 22,70 734,00 24,80 Châu á 2.679,00 20,50 627,00 23,40 Châu Đại Dương 843,00 6,40 153,00 18,10 Châu Âu 473,00 3,60 174,00 36,80 Bắc Mỹ 2.138,00 16,30 465,00 21,70 Nam Mỹ 1.753,00 13,40 681,00 38,80 Liên Xô cũ 2.227,00 17,10 356,00 16,00 Tổng 13.077,00 100,00 3.190,00 24,40 Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất trồng trọt ở các khu vực (FAO- 1989) Khu vực Diện tích đất canh tác (106ha) Tỷ lệ so với đất có thể trồng trọt được (%) Châu Phi 185,00 25,20 Châu á 451,00 71,90 Châu Đại Dương 49,00 32,00 Châu Âu 140,00 80,50 Bắc Mỹ 274,00 58,90 Nam Mỹ 142,00 20,90 Liên Xô cũ 233,00 65,40 Tổng 1474,00 46,20 Theo báo cáo của UNDP năm 1995 ở khu vực Đông Nam á bình quân diện tích đất canh tác chỉ chiếm một phần diện tích đất có thể trồng trọt được nhưng trong quá trình khai thác sử dụng diện tích đất canh tác ngày càng bị giảm sút cả về mặt chất lượng và số lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người ta ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên thế giới bị thoái hoá do những hành động của con người gây ra. ít nhất cho tới nay đã có 66 triệu ha đất được tưới tiêu bị nhiễm mặn thứ cấp, chiếm 30% tổng số. Hàng năm có từ 6-7 triệu ha đất nông nghiệp không sản xuất được do bị xói mòn và 1,5 triệu ha bị úng, chua, mặn làm giảm sức sản xuất. Sự thoái hoá đất đang lan rộng ở các vùng khô hạn trên thế giới, làm ảnh hưởng đến 5,5 triệu ha hay gần 70% diện tích đất vùng này, hàng năm gây thiệt hại ước tính khoảng 42 tỷ đô la. Ngoài ra việc đô thị hoá, công nghiệp hoá đã làm mất đi gần một triệu ha đất nông nghiệp mà phần lớn là đất canh tác tốt và rất thuận lợi. Sự suy thoái đất đã được Olderman (1991) thể hiện ở bảng 2.3. Số liệu bảng 2.3 đã chỉ ra sự suy thoái đất nông nghiệp trên thế giới do con người ở các mức độ khác nhau là 1 964,4 triệu ha, trong đó suy thoái rất nặng là 9,3 triệu ha, chiếm 0,5% diện tích đất bị suy thoái. Bảng 2.3: Sự suy thoái đất nông nghiệp trên thế giới do con người (Olderman- 1991) Kiểu Nhẹ (106ha) Vừa (106ha) Nặng (106ha) Rất nặng (106ha) Tổng số (106ha) Tỷ lệ (%) Nước (xói mòn) 343,20 526,70 217,20 6,60 1093,70 55,70 Gió (xói mòn) 268,60 253,60 24,30 1,90 548,30 27,90 Hoá học (rửa trôi, mặn hoá, axít hoá) 93,00 103,30 41,90 0,80 239,10 12,20 Vật lý (úng nước, chặt đất) 44,20 26,80 12,30 83,30 4,20 Tổng số (106ha) 749,00 910,40 295,70 9,30 1964,40 Tỷ lệ (%) 38,10 46,30 15,10 0,50 100,00 Theo các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy hiện nay vấn đề sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới đang là một vấn đề hết sức phức tạp ở tất cả các quốc gia. Tiềm năng đất nông nghiệp chưa được khai thác một cách triệt để, bên cạnh đó vấn đề suy thoái đất nông nghiệp và mất đất nông nghiệp cho những nhu cầu của xã hội vẫn luôn luôn diễn ra, do vậy để đảm bảo được sự an toàn về lương thực, thực phẩm cho những nhu cầu hiện tại và không làm ảnh hưởng tới nhu cầu trong tương lai thì đòi hỏi các quốc gia phải luôn có sách lược sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, đạt hiệu quả cao. 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam. Tổng quỹ đất tự nhiên của Việt Nam là gần 33 triệu ha, (Đặng Văn Minh, 2005)[23], đứng vào hàng thứ 58 so với các nước trên thế giới và đứng thứ 4 ở Đông Nam á, (Phạm Văn Phê, 2001)[26]. Nhưng dân số lại đứng thứ 2 trong khu vực, dẫn tới bình quân diện tích đất trên đầu người đứng thứ 9 trong khu vực. Theo số liệu thống kê ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của Nhà xuất bản Nông nghiệp năm 2002[29], thì năm 2000 diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam là 9 345 346 ha, diện tích đất trồng cây hàng năm là 6 129 518 ha, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người là 803 m2. Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam năm 2000 Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 9 345 346 100,00 Đất trồng cây hàng năm 6 129 518 65,59 Đất vườn tạp 628 464 6,72 Đất trồng cây lâu năm 2 181 943 23,35 Đất đồng cỏ 37 575 0,40 Đất nuôi trồng thuỷ sản 367 846 3,94 (Nguồn: Số liệu thống kê ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn- Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2002) 2.1.3 Sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các ngành công nghiệp cũng có những bước phát triển vượt bậc. Công nghiệp cơ khí tạo ra cho nông nghiệp nhiều máy móc, động cơ. Con người đã sử dụng máy móc đưa năng suất lao động trong nông nghiệp lên cao. Nhờ có máy móc mà nền nông nghiệp đã được cơ khí hoá và cơ giới hoá. Công nghiệp hoá học tạo ra nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng. Sử dụng các loại hoá chất con người đã đưa năng suất cây trồng, vật nuôi lên ở mức cao và rất cao trong những khoảng thời gian ngắn. Công nghiệp năng lượng phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc điện khí hoá nông nghiệp nông thôn. Điện cùng với cơ khí làm tăng năng suất, giảm nhẹ lao động chân tay, làm cho sản xuất nông nghiệp trở thành đa dạng, phong phú hơn. Tuy nhiên với công cụ máy móc ngày càng hiện đại, tác dụng của hoá chất ngày càng mạnh thì tác động của con người vào thiên nhiên ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Hiện tượng huỷ hoại thiên nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Trước những tác động mạnh mẽ, liên tục của con người đến thiên nhiên thì thiên nhiên cũng có những phản ứng chống trả lại không kém phần gay gắt. Những phản ứng này của thiên nhiên trong nông nghiệp thể hiện ở sự huỷ hoại nhiều hệ sinh thái, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, dịch bệnh nhiều. Đứng trước những tác động sâu sắc có tính huỷ hoại đến thiên nhiên và trước những phản ứng ngày càng mạnh mẽ của thiên nhiên, trước nạn ô nhiễm môi trường, phá huỷ tầng ôzôn khí quyển... thì một vấn đề hết sức cấp bách được đặt ra là phải từ bỏ mọi các tác động mạnh mẽ đến thiên nhiên, có nghĩa là sản xuất nông nghiệp trong thời đại hiện nay không thể dựa chủ yếu vào vật tư, công cụ máy móc, phân bón hóa học, chế phẩm hoá học... mà sản xuất nông nghiệp phải dựa vào trí tuệ, dựa vào kiến thức khoa học kỹ thuật và đó cũng chính là sản xuất nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. - Nền nông nghiệp sinh thái học là một nền nông nghiệp không loại trừ phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng... mà sử dụng chúng một cách hợp lý hơn, có hiệu quả hơn, tránh ô nhiễm môi trường. Hay một nền nông nghiệp sinh thái học phải là một nền nông nghiệp có sự kết hợp hài hoà những cái tích cực, đúng đắn, hợp lý của hai nền nông nghiệp- công nghiệp hoá và sinh học nông nghiệp: Phải biết chắt lọc, phát huy thế mạnh, tính ưu việt của từng nền nông nghiệp và kiên quyết loại bỏ những tồn tại của chúng. Nền nông nghiệp sinh thái phải tuân thủ theo các nguyên tắc: Không phá hoại môi trường; Đảm bảo năng suất ổn định; Đảm bảo khả năng thực thi, không phụ thuộc vào bên ngoài; ít phụ thuộc vào hàng nhập ngoại, (Lê Văn Khoa, 1999)[19]. - Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp xây dựng được một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, thoả mãn các nhu cầu cả ở hiện tại và trong tương lai. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về nông nghiệp bền vững tuỳ vào từng điều kiện cụ thể: Theo Baier (1990): Hệ thống nông nghiệp bền vững là một hệ thống có hiệu quả về mặt kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống cho muôn đời sau, (Đỗ Trọng Lý, 2002)[22]. Theo FAO (1990): Nông nghiệp bền vững bao gồm việc sử dụng quản lý có hiệu quả nguồn vốn tài nguyên của nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, môi trường, (Đỗ Trọng Lý, 2002)[22]. Qua các định nghĩa về nông nghiệp bền vững nói trên cho thấy nội dung cơ bản của nông nghiệp bền vững là đảm bảo sự bền vững về các vấn đề sau: + Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái và môi trường. + Bền vững về tổ chức quản lý hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ giữa con người với nguồn tài nguyên đất đai và đảm bảo sự duy trì được cho thế hệ sau. + Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý. Điều quan trọng nhất trong sự phát triển nông nghiệp bền vững là biết sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, giữ vững và cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng cường chất lượng cuộc sống và hạn chế rủi ro. Hay chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: Nông nghiệp bền vững là một hệ thống mà nhờ đó con người có thể tồn tại được. Sử dụng nguồn lương thực, thực phẩm và tài nguyên phong phú của thiên nhiên liên tục mà không huỷ diệt sự sống của trái đất. Một nền nông nghiệp được coi là bền vững đòi hỏi phải đạt được những chỉ tiêu sau: + Thoả mãn các nhu cầu về dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng, chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp. + Cung cấp lâu dài việc làm đủ thu nhập và các điều kiện sống làm việc cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp. + Duy trì và tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và sự cân bằng tự nhiên. Không phá vỡ bản sắc văn hoá xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ra những sự nhiễm độc trong môi trường sống. + Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin trong nhân dân. (Lê Văn Khoa, 1999)[19]. 2.1.4 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó có cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Hay nói cách khác định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Muốn xác định được cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp thì đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu về hệ thống cây trồng, hệ thống canh tác. Phải nghiên cứu về các mối quan hệ giữa cây trồng với cây trồng, cây trồng với các điều kiện tự nhiên (khí hậu, thuỷ văn, tính chất đất đai...), cây trồng với các điều kiện tự kinh tế- xã hội chi phối (lao động, quản lý thị trường, tập quán, kinh nghiệm sản xuất ...) vì với những điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội khác nhau thì sẽ tồn tại những hệ thống khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ của chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện của từng vùng. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cũng chính là xác định loại hình sử dụng đất phù hợp với mỗi đơn vị đất đai cụ thể. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp phải dựa trên các căn cứ sau: + Kết quả của công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp hoặc tiềm năng đất nông nghiệp của vùng. + Khả năng cải tạo hệ thống tưới tiêu nước. + Điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp trong sản xuất. + Khả năng đầu tư lao động và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. + Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp. Hiện nay trên thế giới, việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp đều dựa trên cơ sở của quan điểm sinh thái và phát triển bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đối với những vùng đất mới khai hoang hoặc chuyển từ mục đích sử dụng đất khác sang sản xuất nông nghiệp là sự áp dụng toàn mới của một hệ thống cây trồng, vật nuôi nguyên vẹn. Còn đối với những vùng đất đã và đang tiến hành sản xuất nông nghiệp thì đó là sự định hướng chuyển đổi hệ thống cây trồng hiện tại không phù hợp, hiệu quả thấp sang một hệ thống cây trồng mới phù hợp hơn và đem lại hiệu quả cao hơn. Sự chuyển đổi đó được tuân theo các quan điểm sau: Xoá đói giảm nghèo An ninh lương thực Mục tiêu Điều kiện bền vững Về mặt kinh tế Về mặt xã hội Về mặt môi trường Ngắn hạn Dài hạn Nguyện vọng Chính trị Dài hạn Phát triển và bảo tồn tài nguyên quốc gia Cân bằng giữa các thế hệ Sơ đồ 2.1: Sự phát triển nông nghiệp bền vững + Chuyển đổi hệ thống cây trồng trên quan điểm sản xuất hàng hoá và đạt được hiệu quả cao: Để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phù hợp với cơ chế thị trường thì sản xuất nông nghiệp phải gắn với sự chuyên môn hoá, tập trung hoá. Chuyên môn hóa đòi hỏi người sản xuất phải có một trình độ sản xuất nhất định. Tập trung hoá sản xuất chính là tập trung vào một đến vài sản phẩm chủ yếu mà ở đó sản phẩm làm ra chứa đựng một dạng tri thức khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý cao. Nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm va hạ giá thành sản phẩm. Tăng khả năng cạnh tranh, tiêu thụ được sản phẩm của mình trên thị trường, (Nguyễn Duy Tính, 1995)[38]. + Chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm nhưng được thực hiện trong điều kiện kinh tế nông hộ ở vùng ít đất. Trong nền kinh tế thị trường hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, độc lập, người nông dân tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó không thể áp đặt cho họ một hệ thống cây trồng nào đó. Do vậy chỉ có thể vận động họ thông qua con đường khuyến nông để nông dân chủ động nắm bắt những thành tựu khoa học kỹ thuật, nhanh chóng áp dụng những mô hình tiến bộ vào sản xuất. Các chủ hộ nông dân căn cứ vào khả năng của nông hộ để quyết định lựa chọn hệ thống cây trồng thích hợp, (Nguyễn Duy Tính, 1995)[38]. + Chuyển đổi hệ thống cây trồng đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững và an toàn về lương thực. Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra. Cây trồng và vật nuôi là thành phần sống quan trọng của hệ sinh thái nông nghiệp, nó quan hệ chặt chẽ với các yếu tố của hệ sinh thái nhất là đối với yếu tố đất đai, bởi vì cây trồng sống được phải nhờ đất. Đất là nơi cung cấp chất dinh dưỡng và nước cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Mọi sự thay đổi về đất đai đều ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. Một hệ thống cây trồng chuyển đổi nếu thực sự có hiệu quả thì phải bảo vệ được môi trường đất và phải làm tăng độ phì nhiêu của đất, (Đào Thế Tuấn, 1984)[44]. Vấn đề an toàn lương thực là một vấn đề hết sức quan trọng của mỗi quốc gia. An toàn lương thực có nghĩa là phải đáp ứng đủ nhu cầu về lương thực của tất cả mọi người (cả người sản xuất nông nghiệp và người làm công việc phi nông nghiệp). Nhưng không phải là sản xuất lương thực bằng mọi giá mà cần phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng vùng để bố trí hệ thống cây trồng cho hợp lý và hài hoà. Đối với nước ta đất đai là nguồn tài nguyên hạn chế, đất chật người đông và đang trên đà phát triển về mọi mặt do vậy nhu cầu về sử dụng đất đai của tất cả các ngành kinh tế đều là rất lớn. Vì vậy, đất đai phải được sử dụng đúng mục đích, hợp lý và tiết kiệm theo những quan điểm cơ bản sau đây: + Đất đai phải được sử dụng theo quy hoạch và kế hoạch, điều này vừa đảm bảo được sự thống nhất của Nhà nước trong việc quản lý đất đai vừa phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất. + Hạn chế việc mất đất trong sản xuất nông nghiệp, nhất là đất đang trồng lúa. + Trong việc sử dụng đất nông nghiệp cần phải thực hiện theo quan điểm tích cực: Thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để đạt năng suất và hiệu quả cao, khai hoang mở rộng diện tích. + Sử dụng đất phải gắn với việc bảo vệ cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất đai, duy trì cải thiện môi trường sinh thái để sản xuất phát triển được lâu bền. 2.2 Tổng quan về hệ thống nông nghiệp, hệ thống canh tác 2.2.1 Khái niệm về hệ thống nông nghiệp, hệ thống canh tác 2.2.1.1 Lý thuyết hệ thống Theo Đào Thế Tuấn, hệ thống là tập hợp trật tự bên trong hay bên ngoài của các yếu tố có liên quan với nhau (hay tác động lẫn nhau). Thành phần của hệ thống là các yếu tố, các mối liên hệ và tác động giữa các yếu tố bên trong của hệ thống. Một hệ thống là một nhóm các yếu tố tác động lẫn nhau, hoạt động chung và cho một mục đích chung, (Đào Châu Thu, 2002)[35]. Sự hoạt động của hệ thống phải nhằm đạt được các mục tiêu nhất định. Thường một hệ thống có nhiều mục tiêu, trong đó có những mục tiêu hỗ trợ nhau nhưng cũng có những mục tiêu mâu thuẫn nhau. Theo quy luật sinh thái, hoạt động của hệ thống càng đa dạng thì tính ổn định của hệ thống càng cao. Như vậy, sự đa dạng hoá mục tiêu của hệ thống sẽ làm tăng tính ổn định của hệ thống, vì điều đó sẽ làm phát huy được các mục tiêu hỗ trợ nhau và làm giảm đi những mục tiêu mâu thuẫn nhau của hệ thống. Theo Trần Đức Viên, Đào Châu Thu, Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng (1996)[45]: Hệ thống là một hệ thống có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Một hệ thống có thể xác định như một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng những mối tương tác. Để hệ thống phát triển bền vững cần nghiên cứu bản chất và đặc điểm của các mối tương quan qua lại giữa các yếu tố trong hệ thống đó, điều tiết các mối tương tác cũng chính là điều khiển hệ thống một cách có quy luật. 2.2.1.2 Hệ thống nông nghiệp, hệ thống canh tác. Trên thế giới hiện nay có khá nhiều khái niệm hoặc định nghĩa về hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác. - Theo Vissac, Hentgen (1979): Hệ thống nông nghiệp là tập hợp trong không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn các nhu cầu của mình. Nó biểu hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học- sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại biểu và một hệ thống văn hoá- xã hội, qua những hoạt động xuất phát từ những thành quả khoa học kỹ thuật, (Đào Châu Thu, 2002)[35]. - Theo Touve (1998): Hệ thống nông nghiệp thích ứng với những phương thức khai thác nông nghiệp của một không gian nhất định do một xã hội tiến hành, nó là kết quả của sự phối hợp các nhân tố tự nhiên, kinh tế, văn hoá- xã hội và khoa học kỹ thuật, (Đào Châu Thu, 2002)[35]. - Theo Mozoyer (1986): Hệ thống nông nghiệp trước hết là một phương thức khai thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng với các điều kiện và nhu cầu của thời điểm đó, (Đào Châu Thu, 2002)[35]. - Theo Shaner (1982): Hệ thống nông nghiệp là một hệ thống hoạt động nông nghiệp ổn định, độc lập của những bố trí sản xuất giữa các hoạt động của sản xuất nông hộ do người nông dân quản lý. Trong mối tương tác với c._.ác điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội phù hợp với mục đích, nhu cầu và tiềm năng sản xuất, quản lý của hộ nông dân, (Đào Châu Thu, 2002)[35]. Qua các khái niệm trên về hệ thống nông nghiệp, chúng ta nhận thấy rằng: Hệ thống nông nghiệp là một hệ thống hữu hạn các yếu tố: đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, kinh tế, văn hoá- xã hội và sự tác động của con người. Trong đó yếu tố con người luôn đóng vai trò trung tâm, con người quản lý và điều khiển hệ thống theo những quy luật nhất định, nhằm đem lại hiệu quả cao cho hệ thống nông nghiệp của chính mình. Trong quá trình điều khiển và quản lý hệ thống nông nghiệp để đạt được hiệu quả cao thì phải luôn chú ý đến những đặc điểm sau của hệ thống nông nghiệp: Khi tiếp cận hệ thống thì luôn luôn tiếp cận từ “dưới lên” và xem hệ thống bị mắc ở điểm nào thì tìm cách can thiệp để giải quyết cản trở bằng các giải pháp khoa học kỹ thuật và kinh tế- xã hội. - Phải luôn coi trọng mối quan hệ kinh tế- xã hội như những yếu tố chính của hệ thống nông nghiệp. - Phải luôn coi trọng công tác phân tích động thái của sự phát triển trong hệ thống nông nghiệp. Thuật ngữ hệ thống nông nghiệp “Agricultural System” và hệ thống canh tác “Farming System” thường được sử dụng thay thế cho nhau. Hệ thống nông nghiệp thường ám chỉ và áp dụng cho các hệ thống lớn, trong khi đó hệ thống canh tác được áp dụng cho các hệ thống nhỏ hẹp hơn. Điều cần thiết và thuận lợi, trong một số trường hợp phải rà xét lại các hệ thống nông nghiệp theo tiến trình lịch sử, nhưng một khi bàn luận về sự phát triển và quản lý các hệ thống hiện tại thì người ta thường tập trung vào hệ thống canh tác, (Lê Văn Khoa, 1999)[19]. Theo Sectison (1987): Hệ thống canh tác là sản phẩm của 4 nhóm biến số: môi trường vật lý, kỹ thuật sản xuất, chi phối của nguồn tài nguyên, điều kiện kinh tế- xã hội. Trong hệ thống canh tác vai trò của con người đặt ở vị trí trung tâm của hệ thống và nó có vai trò quan trọng hơn bất kỳ nguồn tài nguyên nào kể cả đất canh tác, (Phạm Chí Thành, 1998)[33]. 2.2.2 Sơ lược lịch sử phát triển của hệ thống nông nghiệp, hệ thống canh tác Lịch sử phát triển của hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác gắn liền với lịch sử phát triển nông nghiệp. Theo Đường Hồng Dật (1980); Cao Liêm, Trần Đức Viên (1990) và một số tác giả khác chia lịch sử phát triển của hệ thống nông nghiệp thành 3 giai đoạn, (Đào Châu Thu, 2002)[35]. - Giai đoạn nông nghiệp thủ công: Con người tác động vào thiên nhiên chủ yếu và phổ biến bằng lao động sống, lao động cơ bắp giản đơn, còn trí tuệ chủ yếu là kinh nghiệm, vật tư kỹ thuật sản xuất và công cụ lao động cũng còn rất đơn giản cho nên sản phẩm nông nghiệp tạo ra ít, năng suất cây trồng còn thấp. - Giai đoạn nông nghiệp cơ giới hoá: Được bắt đầu từ thế kỷ 18 cho đến những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Sản xuất nông nghiệp ở giai đoạn này có những bước tiến nhảy vọt nhờ lao động sống được hỗ trợ bằng vật tư và công cụ sản xuất được cải tiến không ngừng và nhờ đó mà sản xuất nông nghiệp tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm, năng suất tăng rõ rệt. Con người đã thực hiện 5 hoá trong sản xuất nông nghiệp: cơ khí hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá và sinh học hóa. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn mà con người trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng quá nhiều vật tư, năng lượng mà chủ yếu là năng lượng hoá thạch nên đã làm tổn thương đến môi trường sống. Mà những biểu hiện cụ thể là: tài nguyên thiên nhiên bị kiệt quệ, suy thoái, ô nhiễm môi trường, thiên tai... dẫn đến những hiểm hoạ kinh tế- xã hội như chiến tranh, đói nghèo... Môi trường tự nhiên: Đất đai, khí hậu, nguồn nước, sinh học. Điều kiện kinh tế: Đầu tư, dịch vụ, thị trường, tín dụng Điều kiện xã hội: Thượng tầng kiến trúc, luật lệ, tín ngưỡng Đất đai Đầu tư Lao động Quản lý Quyết định của nông dân Cây trồng Vật nuôi Ngành nghề khác Ngành nghề phi nông nghiệp Sản phẩm sản xuất tiêu thụ được do bán sản phẩm Sơ đồ 2.2: Mô hình hệ thống nông nghiệp của Shaner, 1982 - Giai đoạn phát triển nông nghiệp hiện đại trên cơ sở khoa học kỹ thuật tiên tiến: Những phản ứng tự nhiên của thiên nhiên đã buộc con người phải cân nhắc và có những biện pháp tích cực, thận trọng hơn trong sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động sản xuất ở giai đoạn này được định hướng phù hợp với quy luật tự nhiên của hệ sinh thái và dựa trên cơ sở điều khiển sản xuất nông nghiệp bền vững bằng trí tuệ, các tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến. Tuy nhiên thực trạng sản xuất nông nghiệp trên thế giới cho thấy mới chỉ có một số nước phát triển bước vào giai đoạn thứ 3 này, còn ở các nước khác giai đoạn này chưa phát triển rõ rệt, chỉ mới thể hiện ở lý thuyết cấu trúc hệ thống và lý thuyết về hệ sinh thái. Nông nghiệp của nước ta hiện nay đang ở vào giai đoạn thứ 2. Tuy nhiên do điều kiện khách quan, công nghiệp nước ta chưa phát triển, chưa đủ sức để trang bị máy móc, vật tư, hoá chất cho nông nghiệp như ở các nước phát triển. Vì vậy, hầu hết các sản phẩm công nghiệp cần thiết cho nông nghiệp chúng ta phải nhập từ nước ngoài. Những năm gần đây, do giao lưu với các nước ngày càng được mở rộng, chúng ta đã học tập và thu nhận được nhiều thông tin, kinh nghiệm của nhiều nước và cũng thấy được những vấn đề đang nảy sinh trong sản xuất nông nghiệp ở các nước trong giai đoạn thứ 2 của quá trình phát triển nông nghiệp. Trên đồng ruộng Việt Nam, việc sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu bệnh trong thời gian dài đã gây ảnh hưởng rất mạnh đến cân bằng sinh thái nông nghiệp, do vậy trong thời gian tới chúng ta phải dần đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển theo giai đoạn thứ 3. Nghĩa là xác định rõ ràng con đường đi lên của nông nghiệp Việt Nam phải dựa vào trí tuệ, dựa vào kiến thức khoa học. Điều này thể hiện trước hết ở việc nắm bắt và vận dụng các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội vào trong sản xuất nông nghiệp. 2.3 Một số kết quả nghiên cứu về đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam - Công tác nghiên cứu đánh giá đất đai thực sự được coi là một môn khoa học ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu từ năm 1970 trở lại đây. Thời kỳ đầu các công trình nghiên cứu chỉ tập trung vào phân hạng đất lúa trong phạm vi hợp tác xã nông nghiệp, do viện Nông hoá Thổ nhưỡng, viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Tổng cục Quản lý Ruộng đất, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tiến hành nghiên cứu. Kết quả đạt được là đã xây dựng được quy trình phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng cường công tác quản lý độ màu mỡ đất và xếp hạng thuế nông nghiệp, (Nguyễn Khang, Nguyễn Công Pho và các cộng sự, 1999)[20]. Dựa vào các chỉ tiêu chính là các điều kiện sinh thái và tính chất đất của từng vùng sản xuất nông nghiệp mà đất đai được phân thành 5 đến 7 hạng theo phương pháp xếp điểm. - Từ năm 1980 các phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới đã được các nhà khoa học đất của Việt Nam nghiên cứu và áp dụng, đặc biệt là phương pháp đánh giá đất đai của FAO. Các công trình nghiên cứu đã tiến hành và được ứng dụng đó là các công trình sau: + Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nhóm nghiên cứu) thực hiện năm 1984 ở tỷ lệ bản đồ 1/500.000. Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã dựa vào nguyên tắc phân loại đất của Mỹ mà chỉ tiêu áp dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình, (Đỗ Trọng Lý, 2002)[22]. + Công trình nghiên cứu đánh giá và quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam, (Bùi Quang Toản, 1980)[39]. Trong công trình nghiên cứu này thì phương pháp phân hạng thích hợp đất đai của FAO đã được áp dụng song chỉ dừng lại ở chỗ chỉ đánh giá các điều kiện tự nhiên như là: Thổ nhưỡng, thuỷ văn, tưới tiêu, khí hậu... và trong nghiên cứu này hệ thống phân vị chỉ dừng lại ở lớp (Class) thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất. + Năm 1983, Tổng cục Quản lý Ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên- Môi trường) đã ban hành “Dự thảo phương pháp phân hạng đất lúa nước cấp huyện”. Theo tài liệu này đất lúa nước được phân thành 8 hạng và chỉ tiêu chủ yếu là dựa nào năng suất của cây lúa, độ dày tầng canh tác, địa hình, thành phần cơ giới, mức độ mặn, phèn, chua, (Tổng cục Quản lý Ruộng đất, 1992)[42]. - Bắt đầu từ năm 1990 viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện nhiều chương trình đánh giá đất đai trên phạm vi toàn quốc, với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư. Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1994) với công trình nghiên cứu “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai ở Việt Nam”; Nguyễn Công Pho (1995) với công trình nghiên cứu “Đánh giá đất vùng đồng bằng sông Hồng”; Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tân với công trình nghiên cứu “Đánh giá đất vùng dự án đa mục tiêu IASOUP”; Nguyễn Chiến Thắng, Cấn Triển với công trình nghiên cứu “Đánh giá đất tỉnh Bình Định” (1995); Nguyễn Văn Nhân (1995) với công trình nghiên cứu “Đánh giá khả năng sử dụng đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Trong thời gian này, ngoài các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đất thuộc viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thì còn nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học khác ở các vùng trên toàn quốc cũng đã được công bố rộng rãi, đó là: + Vùng đồi núi Tây Bắc và trung du phía Bắc có các công trình nghiên cứu của: Lê Duy Thước (1992); Lê Văn Khoa (1993); Lê Thái Bạt (1995). Các tác giả đã có những nhận định tổng quát về quỹ đất của vùng. Nét nổi bật là sự hình thành đất đã chia ra 6 nhóm và 24 loại đất với đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng. Các nhóm đất chính được nghiên cứu là đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi đều bị suy giảm về độ phì, (Lê Hồng Sơn, 1996)[30]. + Vùng đồng bằng sông Hồng với các công trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Công Pho, Lê Hồng Sơn (1995); Cao Liêm, Quyền Đình Hà, Vũ Thị Bình (1992, 1993); Phạm Văn Năng (1992); Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Bộ “Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng VIE/89/034”. Các tác giả đã đưa ra kết luận là vùng đồng bằng sông Hồng có 33 đơn vị đất đai. Loại hình sử dụng đất rất đa dạng với 3 vụ chính: Vụ xuân, vụ mùa và vụ đông. Cây trồng chủ yếu bao gồm: Lúa nước, cây trồng cạn ngắn ngày, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, (Phạm Khắc Nam, 2000)[24]. Các kết quả nghiên cứu đánh giá đất đai, mức độ thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất ở các cấp từ toàn quốc đến vùng, tỉnh, huyện của tất cả các tác giả đều cho thấy sự nhất quán, thống nhất theo phương pháp đánh giá đất đai của FAO. Đây chính là bước lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu phân hạng thích hợp đất đai trong điều kiện của Việt Nam. Phần lớn tác giả của các chương trình đánh giá đất đai đều lấy yếu tố đơn vị đất đai hoặc tính chất đất đai làm cơ sở để xếp hạng và phân cấp chỉ tiêu cho đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất. - Tháng 1 năm 1995, Hội thảo quốc gia về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái bền vững do viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà khoa học. Hội thảo đã tổng kết, đánh giá sự vận dụng vào thực tế phương pháp đánh giá đất của FAO ở Việt Nam, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để tiến tới hoàn thiện nội dung và xây dựng quy trình đánh giá đất đai trên các vùng lãnh thổ Việt Nam. Thông qua việc đánh giá khả năng thích hợp đất đai để nắm bắt được tiềm năng đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả cao. - Từ năm 1996 đến nay, các chương trình đánh giá đất đai cho các vùng sinh thái khác nhau, các tỉnh, các huyện trọng điểm đã được thực hiện và là những thông tin, tư liệu có giá trị cho các dự án quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở cấp cơ sở. Xuất phát từ những yêu cầu sử dụng và quản lý tài nguyên đất, vấn đề nghiên cứu đất đai trên cơ sở đánh giá khả năng sử dụng thích hợp đất đai ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Các kết quả bước đầu của các công trình nghiên cứu đánh giá đất đai thời gian qua với sự hỗ trợ và giúp đỡ tích cực của các cơ quan Nhà nước và Quốc hội đã và đang góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng sinh thái và bền vững. 2.4 Tổng quan các vấn đề về đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.4.1 Khái niệm về hiệu quả Trong thực tế, có rất nhiều quan điểm về hiệu quả, trước kia do nhận thức của con người còn hạn chế nên người ta thường có quan niệm kết quả là hiệu quả. Sau này, khi nhận thức của con người phát triển cao hơn thì người ta đã thấy rõ sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả. Tuy nhiên, việc xác định bản chất và khái niệm về hiệu quả cần phải xuất phát từ những luận điểm triết học Mác và những luận điểm của lý thuyết hệ thống: - Bản chất của hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là một quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại. - Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. - Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch và quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được so với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ hơn, (Quyền Đình Hà, 2002)[14]. Từ những quy luật và lý thuyết hệ thống nói trên, chúng ta thấy rằng bản chất của hiệu quả được xem là: + Việc đáp ứng của nhu cầu của con người trong đời sống xã hội. + Việc bảo tồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển lâu bền. 2.4.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Khi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thì chúng ta không chỉ đánh giá về một mặt kinh tế mà phải xem xét, đánh giá cả về mặt hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trường. - Hiệu quả về mặt kinh tế: Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả. Nó có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu quả có khả năng lượng hoá, được tính toán tương đối chính xác và biểu hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu. - Hiệu quả xã hội có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Việc lượng hoá các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội là rất khó khăn, do vậy chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định tính như tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định chỗ ở, xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, lành mạnh xã hội... - Hiệu quả về môi trường: Đây là loại hiệu quả được các nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi mà hoạt động sản xuất đó không có những ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học. Tóm lại: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ hiệu quả chung của toàn nền kinh tế. Hiệu quả đó bao gồm: Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả xã hội; Hiệu quả môi trường. Ba hiệu quả này có mối quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất và không thể tách rời nhau. 2.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.4.3.1 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế + Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân trong vùng có cùng điều kiện đất đai. + Năng suất sinh học được tính bao gồm các sản phẩm chính và sản phẩm phụ đối với cả trồng trọt và chăn nuôi. + Xu thế năng suất phải tăng dần mới thể hiện được tính bền vững về hiệu quả kinh tế. + Về chất lượng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn thị trường. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ tiếp cận thị trường, việc giải quyết ách tắc về thị trường phải được bắt đầu ngay từ khâu sản xuất: Chọn giống thích hợp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, bố trí thời vụ hợp lý nhất để bán sản phẩm được giá. + Giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) trên một đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Các loại sản phẩm chính và sản phẩm phụ có đóng góp vào thu nhập đều phải được tính đến. + Các chỉ tiêu khác về hiệu quả kinh tế được xem xét trong từng điều kiện cụ thể về không gian và thời gian để góp phần đề ra các quyết định cho hệ thống sử dụng đất. Tuy nhiên, chỉ tiêu lãi ròng trong sản xuất ít nhất phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng. + Giảm rủi ro: Hệ thống sử dụng đất cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh. Về thị trường tiêu thụ trước hết phải quan tâm đến thị trường nội địa. Sản phẩm dễ bảo quản, ít hư hao, thối hỏng, tránh cho người sản xuất không bị người mua độc quyền, ép giá. 2.4.3.2 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả xã hội + Xác định hệ thống sử dụng đất trước hết cần quan tâm đến nhu cầu tối thiểu của người nông dân về ăn, ở và sinh hoạt rồi mới vươn lên để sản xuất hàng hoá. Sau nữa là quan tâm đến việc cho thu nhập thường xuyên, đều kỳ, phù hợp với số vốn của người nông dân. + Hệ thống phải phát huy được nội lực của nông hộ và nguồn lực của địa phương, được tổ chức trên đất mà người nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã được giao với lợi ích các bên rạch ròi. + Nguồn vốn vay được ổn định với lãi suất và thời hạn phù hợp. + Người dân được tham gia triệt để vào việc ra quyết định về kế hoạch và phương án sản xuất, có quyền bình đẳng trong hưởng lợi đối với mọi hợp đồng có liên quan. + Về lao động xã hội: Bố trí sử dụng hợp lý nguồn lao động, quan tâm tới việc bình đẳng giới và quyền trẻ em: Không làm cho phụ nữ phải lao động nặng nhọc hơn, không lạm dụng sức lao động của trẻ em và tước đi quyền được học tập của chúng. + Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với luật pháp và hương ước cộng đồng: Chẳng hạn không bố trí cây trồng đối kháng nhau trong một vùng đất, cây có sức chống xói mòn yếu không bố trí trồng ở đầu nguồn, cây trồng không phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương sẽ không được cộng đồng ủng hộ. 2.4.3.3 Nhóm chỉ tiêu về môi trường sinh thái. + Giữ đất không bị rửa trôi xói mòn: Giảm thiểu bằng sự giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới ngưỡng cho phép. Ngưỡng này phải được xác định cho từng loại đất, từng thảm phủ thực vật ở mỗi địa phương. + Độ phì nhiêu đất tăng dần trong đó tuần hoàn hữu cơ được cải thiện. + Đảm bảo nguồn sinh thuỷ không bị khai thác cạn kiệt, hạ mức nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước. + Đảm bảo độ che phủ đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) che phủ liên tục trong năm. + Đảm bảo đa dạng sinh học thể hiện qua thành phần loài sinh vật (đa canh bền vững hơn độc canh, cây dài ngày có khả năng bảo vệ tốt hơn cây ngắn ngày...). + Bảo tồn quỹ gen: Tận dụng nhiều loại cây trồng bản địa vốn đã được chọn lọc từ lâu đời thích nghi với điều kiện địa phương; Bổ sung một số loài với đảm bảo cân bằng sinh thái. Các tiêu chí thuộc 3 lĩnh vực trên được dùng để xem xét đánh giá một hệ thống sử dụng đất. Tuỳ theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau, cấp độ quan trọng khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá xem xét trong từng trường hợp cụ thể mà đặt cho chúng những trọng số khác nhau. 3. Đối tượng, phạm vi, nội dung phương pháp nghiên cứu 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đất sản xuất nông nghiệp và các yếu tố sinh thái, các hệ thống sử dụng đất và các yếu tố kinh tế- xã hội tác động đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiện trạng, tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất và định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 trên địa bàn huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. 3.2 Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất nông nghiệp. - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. - Định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp. 3.3 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA), điều tra có sự tham gia của người dân (PRA): Điều tra phỏng vấn về tình hình sản xuất và kinh doanh của các nông hộ thông qua bộ câu hỏi chuẩn bị trước. - Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập những số liệu thống kê về đất đai, về các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội. Thông qua các phòng chuyên môn: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thống kê. - Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu: Các số liệu thu thập được về điều kiện tự nhiên, đất đai, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất được đưa vào xử lý trên các phần mềm máy tính (Word, Excel, Gis...). * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả được lựa chọn sử dụng trong đề tài: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế: Để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Tuyên Hoá, đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau: +/ Hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất canh tác: - Giá trị sản xuất (GO- Gross Output): Là toàn bộ giá trị sản phẩm tạo ra trong một thời kỳ nhất định trên một đơn vị diện tích đất canh tác. GO = Sản lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm - Chi phí trung gian (IE- Intermediate Expenditure): Là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất. - Giá trị gia tăng (VA- Value Added): Là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất. VA = GO - IE - Thu nhập hỗn hợp (NVA- Net Value Added): Là phần trả cho người lao động và tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống người lao động và tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng. NVA = VA - Dp - T Trong đó: Dp: Khấu hao tài sản cố định. T: Thuế sử dụng đất +/ Hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất: - Giá trị sản xuất trên chi phí vật chất: HCGO= GO/Dc - Giá trị gia tăng trên chi phí vật chất: HCVA= VA/Dc - Thu nhập hỗn hợp trên chi phí vật chất: HCNVA= NVA/Dc Trong đó: Dc: Chi phí trực tiếp. Các chỉ tiêu này chỉ ra hiệu quả sử dụng 1000đ chi phí trung gian hoặc chi phí trực tiếp. Khi sản xuất cạnh tranh trên thị trường thì các chỉ tiêu này sẽ quyết định sự thành bại của một loại sản phẩm. +/ Hiệu quả trên một đơn vị lao động (1LĐ hoặc quy một ngày công chuẩn): - Giá trị sản xuất trên lao động: HLGO= GO/LĐ - Giá trị gia tăng trên lao động: HLVA= VA/LĐ - Thu nhập hỗn hợp trên lao động: HLNVA= NVA/LĐ Các chỉ tiêu này dùng đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại hình sử dụng đất. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội: Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Tuyên Hoá về mặt xã hội, đề tài sử dụng các chỉ tiêu sau: + Phù hợp với quy mô đất được giao của mỗi hộ nông dân. + Phù hợp với lao động trong hộ gia đình hoặc thuê ở địa phương. + Phát huy được tri thức bản địa. + Phù hợp với tập quán địa phương, pháp luật của Nhà nước, đường lối chính sách của Đảng. + Thu hút lao động tại địa phương, tạo thêm công việc cho lao động nông nghiệp trong lúc thời vụ nông nhàn. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường: Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Tuyên Hoá về mặt môi trường, đề tài sử dụng các chỉ tiêu sau: + Không gây ra sự ô nhiễm về: Không khí, đất, nước, môi trường sống... + Độ phì nhiêu đất được duy trì hoặc cải thiện. + Khai thác tối đa các loại cây trồng, vật nuôi bản địa, bảo tồn và làm phong phú quỹ gen. - Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ: Các kết quả nghiên cứu được minh hoạ bằng bản đồ gồm các bản đồ: Bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ định hướng sử dụng đất nông nghiệp và được thể hiện ở cùng một tỷ lệ. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Tuyên Hóa là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích tự nhiên 114.941 ha, chiếm 14,27% diện tích tự nhiên của tỉnh, bao gồm 19 xã và 1 thị trấn. Vị trí của huyện được xác định như sau: - Phía Bắc giáp huyện Hương Khê và Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh. - Phía Nam giáp huyện Bố Trạch. - Phía Đông giáp huyện Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình. - Phía Tây giáp huyện Minh Hoá và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Huyện Tuyên Hoá là cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình, có quốc lộ 12A, quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh, đường đi cảng Vũng áng và đường sắt Bắc Nam chạy qua với 9 ga trung chuyển hàng hoá, ngoài ra huyện còn có sông Gianh, sông Rào Trổ là tuyến đường thuỷ quan trọng tạo thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và tỉnh bạn. Đặc biệt khi hệ thống giao thông xuyên á hoàn thành, Tuyên Hoá sẽ có điều kiện thông thương với địa bàn kinh tế vùng Duyên hải miền Trung, cơ hội sẽ có điều kiện thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của huyện nói riêng và của cả tỉnh Quảng Bình nói chung. 4.1.1.2 Địa hình Tuyên Hoá ở phía Tây dãy Hoành Sơn có địa hình hẹp, độ dốc giảm dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, núi đá. Phân loại đất sản xuất nông nghiệp theo cấp địa hình được thể hiện bảng 4.1 và bảng 4.2, cho thấy: Nhìn chung, đất sản xuất nông nghiệp và đất trồng lúa trên địa bàn huyện Tuyên Hoá có thể phân chia địa hình thành 3 dạng chính: - Vùng ven sông đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 2.076,68 ha, chiếm 38,03%; đất trồng lúa là 855,53 ha, chiếm 64,17% tổng diện tích đất trồng lúa của toàn huyện, được phân bố ở các xã Tiến Hoá, Châu Hoá, Văn Hoá, Thạch Hoá, Đức Hoá, Phong Hoá, Mai Hoá. - Vùng đồng bằng đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 2.474,53 ha, chiếm 45,31%; đất trồng lúa là 346,27 ha, chiếm 25,97% tổng diện tích đất trồng lúa của toàn huyện, tập trung ở các xã Kim Hoá, Thuận Hoá, Lê Hoá, Sơn Hoá, Đồng Hoá, Nam Hoá và thị trấn Đồng Lê. - Vùng gò đồi lượn sóng đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 909,59 ha, chiếm 16,66%; đất trồng lúa là 131,37 ha, chiếm 9,86% tổng diện tích đất trồng lúa của toàn huyện, phân bố ở các xã Hương Hoá, Cao Quảng, Thanh Hoá, Thanh Thạch, Lâm Hoá, Ngư Hoá. Khu vực có địa hình thấp hay bị ngập úng vào mùa mưa lũ, chua phèn về mùa hè, khu vực cao hay bị hạn, mùa mưa hay bị lũ quét. Nhìn chung vùng gò đồi thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, các vùng thấp được sử dụng cho mục đích phát triển nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa và các cây hàng năm khác. Bảng 4.1: Phân loại đất sản xuất nông nghiệp theo cấp địa hình huyện Tuyên Hoá STT Phân loại đất theo địa hình Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Vùng ven sông 2.076,68 38,03 2 Vùng đồng bằng 2.474,53 45,31 3 Vùng gò đồi 909,59 16,66 Tổng 5.460,80 100,00 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuyên Hoá) Bảng 4.2: Phân loại đất trồng lúa theo cấp địa hình huyện Tuyên Hoá STT Cấp địa hình Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Vùng ven sông 855,53 64,17 2 Vùng đồng bằng 346,27 25,97 3 Vùng gò đồi 131,37 9,86 Tổng 1.333,17 100,00 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuyên Hoá) 4.1.1.3 Khí hậu Khí hậu huyện Tuyên Hoá năm 2008 và qua các năm thể hiện ở bảng 4.3 và bảng 4.4, cho thấy Tuyên Hoá mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, khô hanh, mưa ít; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều kết hợp gió Tây Nam thổi mạnh từ tháng 4 đến tháng 8 làm cho độ ẩm không khí thấp. - Tổng số giờ nắng trung bình của huyện năm 2008 là 1.303,4 giờ tập trung nhiều từ tháng 4 đến tháng 8; trong khi đó trung bình các năm trước là 1.369,2 giờ, như vậy giảm 65,8 giờ so với trung bình của mười năm trước đó. Bảng 4.3: Một số yếu tố khí hậu huyện Tuyên Hoá năm 2008 Các chỉ tiêu quan trắc ĐVT Các tháng trong năm Cả năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Số giờ nắng trung bình tháng và năm Giờ 112,3 3,4 92,7 130,2 157,6 155,1 182,2 184,7 78,3 74,1 87,0 45,8 1.303,4 Nhiệt độ trung bình tháng và năm 0C 17,8 13,8 21,5 25,6 26,9 28,9 29,4 28,5 27,0 24,1 21,9 18,8 23,6 Lượng mưa trung bình tháng và năm mm 36,2 32,4 86,8 89,2 161,2 84,0 68,0 93,5 552,6 490,0 197,5 110,4 2.001,8 Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm mm 34,1 26,1 62,0 66,0 83,7 114,0 142,6 108,5 57,0 37,2 42,0 34,1 807,3 Độ ẩm trung bình % 90,0 90,8 86,5 86,4 83,8 79,4 77,3 83,1 89,8 90,8 89,7 90,5 86,5 Tổng tích ôn 0C 612 403 707 784 800 883 916 860 782 764 636 624 8.771 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuyên Hoá) Bảng 4.4: Một số yếu tố khí hậu huyện Tuyên Hoá qua các năm Các chỉ tiêu quan trắc ĐVT Năm So sánh 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Trung bình 2008 Số giờ nắng trung bình giờ 1.353,6 1.268,8 1.453,3 1.338,9 1.413,6 1.327,8 1.384,6 1.297,8 1.484,3 1.368,9 1.369,2 1.303,4 -65,8 Nhiệt độ trung bình 0C 23,6 23,2 23,9 23,8 23,5 24,1 23,7 24,2 24,5 24,4 23,9 23,6 -0,3 Lượng mưa trung bình mm 2.071,4 2.389,6 2.165,8 2.908,6 2.877,6 2.132,4 2.102,4 2.418,6 2.196,8 2.938,6 2.420,2 2.001,8 -418,4 Lượng bốc hơi trung bình mm 690,3 924,7 777,8 786,0 890,1 924,6 687,2 927,6 780,9 789,0 797,8 807,3 9,5 Độ ẩm trung bình % 84,4 86,4 86,2 84,5 84,5 86,9 85,7 84,3 86,5 86,4 85,6 86,5 0,9 Tổng tích ôn 0C 9.082,3 9.266,7 9.287,6 8.993,2 9.020,3 9.207,7 9.051,3 9.237,7 9.318,6 9.023,2 9.148,9 8.771 -377,9 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuyên H - Nhiệt độ: bình quân năm 2008 là 23,60C, như vậy giảm 0,30C so với trung bình của mười năm trước là 23,90C; mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau với nhiệt độ trung bình trong ngày dưới 220C. Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28,50C. - Lượng mưa: Tổng lượng mưa khá lớn, trung bình năm 2008 là 2.001,8 mm, nhưng vẫn bị giảm 418,._.ện trạng năm 2008. Qua bảng 4.21 và 4.22, cho thấy khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo định hướng sử dụng đất nông nghiệp thích hợp trong tương lai cho huyện Tuyên Hoá có chiều hướng chuyển biến tích cực. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng đã tăng đáng kể theo hướng sản xuất đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, cùng với đó là hiệu quả kinh tế mà cây trồng mang lại bằng việc sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, sử dụng giống có giá trị kinh Bảng 4.21: Khả năng về diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng các LUT có triển vọng giai đoạn 2008- 2015 STT Cây trồng Hiện trạng năm 2008 Dự kiến năm 2015 Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 1 Lúa đông xuân 1.333,17 5,00 6.665,85 1.340,98 5,60 7.509,49 2 Lúa hè thu 1.085,32 4,20 4.558,34 1.096,99 4,80 5.265,55 3 Ngô 168,16 4,50 756,72 182,56 4,70 858,03 4 Khoai lang 69,82 6,00 418,92 61,43 6,50 399,30 5 Cây sắn 68,86 4,50 309,87 66,43 5,00 332,15 6 Lạc 678,56 2,80 1.899,97 703,16 3,20 2.250,11 7 Dâu tằm 233,62 38,00 8.877,56 249,68 42,00 10.486,56 8 Đậu xanh 72,69 1,22 88,68 78,56 1,40 109,98 9 Bí ngô 68,35 6,82 466,15 75,32 7,00 527,24 10 Dưa chuột 86,78 7,63 662,13 66,38 8,00 531,04 11 Mướp đắng 82,40 3,60 296,64 65,23 3,80 247,87 12 Cải ngọt 89,26 7,10 633,75 72,36 7,20 520,99 13 Cải cúc 83,29 6,80 566,37 70,25 7,20 505,80 14 Cao su 1.296,78 5,60 7.261,97 1.593,50 6,20 9.879,70 15 Hồ tiêu 744,58 4,20 3.127,24 826,18 5,00 4.130,90 16 Bưởi Phúc Trạch 90,68 26,00 2.357,68 98,62 32,00 3.155,84 17 Cam 78,25 9,60 751,20 85,69 10,20 874,04 18 Quýt 74,32 9,00 668,88 78,25 9,60 751,20 19 Xoài 66,25 8,20 543,25 66,62 8,60 572,93 20 Nhãn 64,68 14,80 957,26 60,23 15,20 915,50 21 Vải thiều 62,38 10,50 654,99 58,75 12,00 705,00 22 Cá 25,97 - - 25,97 - - 23 Rừng 88.772,72 - - 96.118,50 - - tế cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, vận dụng những kinh nghiệm, kiến thức của người dân sẵn có áp dụng trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho năng suất cây trồng ngày một tăng. Điều này đã đem lại hiệu quả rõ rệt đối với một huyện miền núi điển hình như ở huyện Tuyên Hoá. Tạo sự đa dạng hoá cây trồng trên địa bàn, phù hợp với điều kiện và tập quán sản xuất của người dân, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm, đặc biệt là tăng mật độ che phủ bề mặt giảm thiểu tình trạng đất hoang hoá dẫn đến tình trạng xói mòn và rửa trôi. Thực hiện phát triển theo chiều sâu trong trồng trọt trên cơ sở duy trì ổn định diện tích chuyên trồng lúa, nhằm đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Đồng thời cũng chú trọng phát triển các loại cây công nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao: Dâu tằm, cao su, hồ tiêu... cây ăn quả đặc trưng: bưởi Phúc Trạch, cam Voi- Quảng Bình, quýt Hương Cần, xoài Khe Sanh,... Bên cạnh đó cũng cần duy trì và ổn định diện tích cây thực phẩm, rau các loại và tập trung chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và sử dụng các loại giống rau có giá trị cao vào sản xuất. Đây cũng là biện pháp nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất trên năm, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời giải quyết việc làm cho một khối lượng lao động lớn trên địa bàn. Là huyện miền núi với điều kiện địa hình khá hiểm trở, hiện tượng lũ quét, sạt lở thường xuyên xảy ra ở vùng thượng nguồn các sông suối nhỏ bé, núi dốc, thung lũng hẹp, núi đá, lớp phủ thực vật thưa thớt, tầng đất mỏng, dòng chảy mặt tích luỹ nhanh nhất là những tháng cao điểm mùa mưa trong năm. Trong thời gian tới huyện đã chú trọng tăng diện tích lớp phủ thực vật đối với vùng đất hoang hoá, chưa sử dụng, đất bị khai hoang,... nhằm giảm thiểu tình trạng gây xói mòn, rửa trôi và đất dần bị thoái hoá, ngăn cản tốc độ dòng chảy bề mặt. Đặc biệt là huy động đồng bào các dân tộc miền núi tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng. Bảng 4.22: Hiệu quả kinh tế một số cây trồng các LUT giai đoạn 2008- 2015 STT LUT Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất LĐ T Hiện trạng năm 2008 Dự kiến năm 2015 So sánh 2008-2015 Công Triệu đồng NVA HLNVA NVA HLNVA NVA tăng(+) giảm(-) tr.đồng HLNVA tăng(+) giảm(-) tr.đồng Tr.đồng Mức Tr.đồng Tr.đồng Mức Tr.đồng 1 LUT1 2 Lúa 1. Lúa đông xuân-Lúa hè thu 803 Miễn 16,860 L 0,021 25,500 M 0,032 8,640 0,011 2 LUT2 1 Lúa- 1 màu 2. Lúa xuân- Ngô đông 815 Miễn 13,580 L 0,017 19,060 L 0,023 5,480 0,006 3. Lúa xuân- Khoai lang 666 Miễn 24,102 M 0,036 30,922 H 0,046 6,820 0,010 3 LUT3 1 Lúa 4. Lúa nương 365 Miễn 5,022 VL 0,014 - - - - - 4 LUT4 Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày 5. Dưa chuột- mướp đắng 739 Miễn 23,015 M 0,031 26,295 M 0,036 3,280 0,005 6. Cải ngọt- cải cúc 708 Miễn 23,310 M 0,033 25,560 M 0,036 2,250 0,003 7. Bí ngô- đậu xanh 618 Miễn 21,198 M 0,034 25,698 M 0,042 4,500 0,008 8. Dâu tằm 605 Miễn 34,505 H 0,057 42,505 VH 0,070 8,000 0,013 9. Cây sắn 266 Miễn 4,380 VL 0,016 6,380 VL 0,024 2,000 0,008 10. Lạc 344 Miễn 11,662 L 0,034 16,462 L 0,048 4,800 0,014 5 LUT5 Cây công nghiệp dài ngày 11. Cao su 514 Miễn 31,830 H 0,062 40,230 VH 0,078 8,400 0,016 12. Hồ tiêu 596 Miễn 36,185 H 0,061 53,785 VH 0,090 17,600 0,029 6 LUT6 Cây ăn quả 13. Bưởi Phúc Trạch 526 Miễn 32,510 H 0,062 50,510 VH 0,096 18,000 0,034 14. Cam 448 Miễn 20,510 M 0,046 24,110 M 0,054 3,600 0,008 15. Quýt 388 Miễn 20,235 M 0,052 23,835 M 0,061 3,600 0,009 16. Xoài 316 Miễn 10,420 L 0,033 12,220 L 0,039 1,800 0,006 17. Nhãn 440 Miễn 21,930 M 0,050 23,530 M 0,053 1,600 0,003 18. Vải thiều 412 Miễn 10,155 L 0,025 16,455 L 0,040 6,300 0,015 7 LUT7 Vườn tạp 19. Các loại cây tạp 370 Miễn 8,690 VL 0,023 14,990 L 0,041 6,300 0,018 8 LUT8 Nuôi trồng thuỷ sản 20. Cá, tôm 520 Miễn 31,900 H 0,061 46,000 VH 0,088 14,100 0,027 9 LUT9 Rừng 21. Rừng sản xuất - - - - - - - - - - 22. Rừng phòng hộ - - - - - - - - - - 4.3.4 Giải pháp thực hiện định hướng sử dụng đất nông nghiệp 4.3.4.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, các chương trình dự án, các doanh nghiệp; khuyến khích phát huy nội lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Ngoài ra, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm của địa phương, giành tỷ lệ thích hợp vốn ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó cần ưu tiên những công trình trọng điểm ở những địa bàn khó khăn. * Thuỷ lợi: Tranh thủ vốn đầu tư của dự án giảm nghèo miền Trung, vốn các dự án Chương trình 135, vốn ICCO để nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới các công trình thuỷ lợi trên địa bàn, chủ yếu đầu tư các công trình tự chảy. Xúc tiến đầu tư xây dựng cụm 4 công trình thủy lợi thuộc nguồn vốn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhằm tiếp tục đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống cơ thuỷ lợi thực hiện kiên cố hoá kênh mương. * Giao thông: Tranh thủ nguồn vốn đầu tư các chương trình dự án của Trung ương, vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư các công trình có quy mô lớn như: cầu Châu Hoá; đường Mai Hoá- Ngư Hoá; hoàn thiện tuyến đường Đồng Lê- Tân ấp; hoàn thành tuyến quốc lộ 12A; đường Quảng Sơn- Cao Quảng; xây dựng các tuyến đường nội thị Đồng Lê, khu vực Tiến Hoá, nhà máy xi măng sông Gianh, thị tứ Tân ấp và các trung tâm cụm xã; tranh thủ nguồn vốn ICCO và các dự án khác để xây dựng cầu treo qua Đồng Phú, xã Đồng Hoá; cầu treo Nam Phong, xã Phong Hoá; cầu treo Vĩnh Xuân, xã Cao Quảng; cầu treo Đồng Lào, xã Thuận Hoá, cầu treo Bản Kè, xã Lâm Hoá. Tranh thủ dự án giảm nghèo miền Trung để đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn, cầu cống có vốn đầu tư vừa và nhỏ trên các tuyến đường liên thôn, đường nội đồng, cầu cống nội đồng.v.v... Tranh thủ đầu tư của các dự án và giao thông nông thôn để nâng cấp các tuyến đường Châu Hoá- Cao Quảng; Đức Hoá- Thạch Hoá- Đồng Hoá- Thuận Hoá- thị trấn Đồng Lê; quốc lộ 12A- Thượng Phong; Phối hợp với ngành đường sắt để đầu tư xây dựng một số tuyến đường ngang dân sinh hợp pháp. Phối hợp với ngành đường sắt, đường bộ để xây dựng các tuyến đường gồm dọc đường sắt Bắc Nam và dọc đường Hồ Chí Minh. Tiếp tục thực hiện chương trình cứng hoá giao thông nông thôn theo kế hoạch tỉnh giao, thực hiện tốt dự án giao thông nông thôn II, Dự án ADB và các chương trình, dự án khác để hoàn thiện hơn mạng lưới giao thông ở nông thôn. 4.3.4.2 Đáp ứng vốn sản xuất nông nghiệp Kết quả điều tra xác định toàn huyện chủ yếu các hộ nghèo do thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, thiếu lao động, đặc biệt hơn nữa là sinh đẻ không có kế hoạch dẫn tới tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu công cụ lao động, thiếu việc làm, quan trọng hơn cả là thiếu vốn để sản xuất lên tới 35,5% trong toàn huyện. Giải pháp trong thời gian tới là có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích các hộ bỏ vốn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng rừng, phát triển các ngành nghề truyền thống, các ngành nghề có khả năng thu hút lao động và sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông sản,... để nâng cao thu nhập, góp phần giải quyết việc làm. Ngoài ra, kết hợp cùng ban quản lý dự án kinh tế miền núi thực hiện tốt công tác định canh, định cư cho đồng bào các dân tộc thiểu số; Triển khai thực hiện tốt Chương trình 135, Chương trình 134 trên địa bàn huyện. Với điều kiện và khả năng của từng vùng, từng địa bàn như dự án phát triển chăn nuôi, dự án trồng cây nguyên liệu, cây ăn quả, cây dâu để khơi tăng nguồn vốn. Mức vốn vay của các hộ trên địa bàn huyện là từ 10 triệu đến 15 triệu đồng/hộ, nhằm đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư để chuyển giao khoa học kỹ thuật và sản xuất, giúp nông dân làm ăn có hiệu quả. Vốn ngân sách của nhà nước cần tập trung đầu tư để xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng trong nông thôn, tạo môi trường giao lưu hàng hoá, phát triển dịch vụ, làm cơ sở cho vùng nông thôn, khai thác và phát huy các nguồn lực tại chỗ để phát triển kinh tế, đây là tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng hoá ở các vùng nông thôn. Trong điều kiện ngân sách có hạn cần tập trung cho những chương trình ưu tiên, sản phẩm ưu tiên. Hàng năm, UBND huyện xây dựng cơ chế chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp. Triển khai phát huy tốt việc cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu tiên để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất; cho vay theo chương trình mục tiêu, tăng cường biện pháp tín dụng. Mở rộng thế chấp bằng quyền sử dụng đất do người nông dân không có điều kiện thế chấp bằng tài sản, mở rộng tín chấp trên cơ sở lấy uy tín của cộng đồng bảo lãnh, thực hiện tốt việc cải tiến các thủ tục cho vay, cấp sổ tín dụng thay cho nhiều lần làm thủ tục khế ước vay. áp dụng tốt chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, cây, con trong thời gian đầu thay đổi cơ cấu cây trồng; tuỳ từng loại cây, con mà quy định thời gian cho phù hợp. Đối với cây ngắn ngày thì miễn giảm từ lúc trồng đến khi thu hoạch vài vụ, đối với những loại cây, con dài ngày thì giảm miễn thuế thời kỳ kiến thiết cơ bản,... miễn giảm thuế chế biến, lưu thông, xuất khẩu các loại sản phẩm chăn nuôi, cây công nghiệp, cây thực phẩm (ít nhất là trong thời kỳ đầu để thực hiện chương trình mục tiêu). Ngoài ra, còn thực hiện tốt các chính sách như bảo hộ sản xuất, giúp cho nông dân khâu đào tạo, hướng dẫn, cấp một số giống mới và vật tư ban đầu, giúp nông dân xây dựng đề án và thực hiện việc chuyển giao công nghệ, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. 4.3.4.3 Tăng cường công tác khuyến nông và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Tập trung vào việc tuyên truyền phổ biến nhân rộng các loại giống mới, các quy trình kỹ thuật nuôi trồng thâm canh tăng năng suất cây trồng, xây dựng tổ chức các điểm, các mô hình khảo nghiệm và trình diễn. Trên cơ sở các mô hình chương trình khảo nghiệm và trình diễn có hiệu quả, các ban, ngành, đoàn thể tăng cường phối kết hợp triển khai đồng bộ, tuyên truyền vận động nhân dân bằng nhiều biện pháp và kênh chuyển giao khác nhau để nhân rộng đại trà. Chú ý tăng cường việc tổ chức cho nông dân đi tham quan thực tế nhằm kịp thời phổ biến kiến thức cho từng hộ dân, để người nông dân tin và làm theo tiến bộ khoa học kỹ thuật được nhanh hơn. Phấn đấu mỗi cơ quan đoàn thể phối hợp chỉ đạo thành công các mô hình, căn cứ vào lợi thế hiện có để có kế hoạch và triển khai thực hiện các mô hình thực sự có hiệu quả. Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, đưa nhanh các giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao thay thế các giống cũ ở địa phương. Phấn đấu đến năm 2015, áp dụng các giống mới tiến bộ kỹ thuật có năng suất chất lượng cao 80- 90% diện tích gieo trồng (trong đó áp dụng giống mới Ngô lai 100%; lúa, lạc và đậu xanh tiến bộ kỹ thuật từ 80- 90%). Về khoa học công nghệ: Chú trọng kỹ thuật canh tác mới như thâm canh lúa cao sản và các loại cây ngắn ngày khác, xây dựng các mô hình trình diễn và tăng cường công tác tổ chức nhân rộng. Phát huy tối đa các giống cây trồng của địa phương có chất lượng cao (cao su, hồ tiêu, cây dâu), phát triển thành những loại cây trồng mang tính chất đặc sản của vùng (bưởi Phúc Trạch, cam Voi-Quảng Bình, cam Bù, cam Đường, quýt Hương Cần, xoài Khe Sanh,...). Về mặt tổ chức quản lý: Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ, nhằm ứng dụng các loại giống cây trồng có năng suất chất lượng cao, tạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước cơ giới hoá trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Chỉ đạo thực hiện nhân rộng có hiệu quả các mô hình dự án đã thử nghiệm thành công trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện tốt cho kinh tế hộ phát triển tự chủ, bình đẳng; hướng dẫn, khuyến khích kinh tế hộ mở rộng đa dạng hoá hình thức hợp tác quan hệ với các thành phần kinh tế khác và giữa các hộ với nhau để giải quyết các công việc kinh doanh mà từng hộ riêng lẻ không làm được hoặc làm không có hiệu quả. Mở rộng quy mô hộ, củng cố và phát triển các trang trại gia đình, các hợp tác dịch vụ, khuyến khích nông dân hình thành các hiệp hội theo nghề, theo các loại sản phẩm,... giúp đỡ, tạo ra hành lang và môi trường đầu tư kinh tế thuận lợi để người nông dân cũng như các thành phần phi nông nghiệp đầu tư mạnh vào nông nghiệp, nông thôn. Về dịch vụ: Phát triển mạng lưới thương mại, đa dạng hoá nhiều thành phần kinh tế, lấy chợ trung tâm cụm xã làm đầu mối quan trọng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và dịch vụ về nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp), mở rộng giao lưu hàng hoá với các huyện bạn, tỉnh bạn. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển dịch vụ thương mại đến tận làng bản, đưa các mặt hàng thiết yếu đến với đồng bào dân tộc vùng cao, vùng dân tộc ít người. 4.3.4.4 Thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn Thực hiện tốt luật đất đai, khẩn trương thực hiện xong việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân theo luật định, đặc biệt là hoàn thành việc quy hoạch dồn diền, đổi thửa để thuận tiện trong việc sản xuất thâm canh tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Xác lập và hình thành thị trường đất đai, tạo điều kiện cho quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất- tiền đề quan trọng trong nông nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, tạo thế phân công lao động mới trong nông thôn đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tăng cường các chính sách khuyến khích đầu tư khai hoang phục hoá (vùng đất gò đồi) để đưa vào sản xuất, không giới hạn quy mô cho các vùng, không phân biệt các thành phần kinh tế, được phép mở rộng trang trại và thuê mướn nhân công, đây là phương pháp phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Thực hiện các chính sách tài chính, tín dụng theo hướng ưu tiên, hỗ trợ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện; Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất cho người dân trong sản xuất; Chính sách bảo hộ sản xuất,... 5. Kết luận và đề nghị 5.1 Kết luận 5.1.1 Về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội Tuyên Hoá là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích đất nông nghiệp là 94.281,29 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 5.460,80 ha, chiếm 5,79% diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện. Với các loại đất chính là: Đất phù sa trung tính, phù sa chua gley; Đất xám cơ giới và đất xám lẫn đá nhiều; Đất xám Feralit đá nông, sâu và lẫn nhiều đá ở nông, sâu; Đất xám kết von; Đất tầng mỏng chua điển hình,... Nhìn chung, đất của huyện Tuyên Hoá có độ phì thuộc loại trung bình khá, trung bình và xấu so với các huyện khác trong tỉnh. Đất của huyện có chất lượng xấu: nghèo dinh dưỡng, có tầng đất mỏng, lẫn nhiều sỏi đá, chua, thường xuyên xảy ra lũ lụt trên diện rộng,... có thể nói là mang tính chất điển hình và thuộc loại “đất có vấn đề”. Do vậy, để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và phát triển nông nghiệp thì huyện cần phải đầu tư cải tạo bồi dưỡng đất thì sử dụng mới có hiệu quả. Là huyện miền núi với thu nhập chính từ nông lâm nghiệp, xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, thiên tai lũ lụt, nắng hạn thường xảy ra, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, với thu nhập bình quân 2,38 triệu đồng/người/năm. Năm 2008, dân số toàn huyện có 81.414 người, độ tuổi lao động là 43.808 người, trong đó lao động nông nghiệp là 30.235 người, chiếm 69,02% tổng lao động trong huyện. Thực trạng đặt ra đối với lao động trên địa bàn là kiến thức còn hạn chế, trình độ dân trí chưa đồng đều, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, tập quán sản xuất còn mang tính tự cung, tự cấp, chất lượng sản phẩm chưa đem lại hiệu quả cao, sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu kém. Kinh nghiệm trong thâm canh sản xuất nông nghiệp còn yếu kém, dẫn đến hạn chế trong việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Thực tế, huyện cũng đã và đang có những chính sách phù hợp để khuyến khích người dân sản xuất như: đẩy mạnh các hoạt động về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên địa bàn với các mô hình chương trình khảo nghiệm và trình diễn có hiệu quả để người dân làm theo. Đồng thời thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm của huyện (chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn), chương trình xoá đói giảm nghèo; giải quyết việc làm; xóa mái nhà tranh; kiên cố hoá trường học; dồn điền, đổi thửa; chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu,... dần đẩy mạnh nền nông nghiệp huyện Tuyên Hoá phát triển theo hướng hàng hoá trong thời gian tới. 5.1.2 Về hiện trạng sử dụng đất và hệ thống cây trồng Tuyên Hóa có 9 loại hình sử dụng đất, trong đó 5 loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm: 2lúa, 1lúa- 1màu, 1lúa, chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày. Trong đó, diện tích độc canh cây lúa là 1.095,19 ha, chiếm 1,16% diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay, loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế có lãi thuần ở mức cao là: LUT5 (loại hình sử dụng đất cây công nghiệp dài ngày) từ 31,830- 36,185 triệu đồng/ha; LUT4 (loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, kiểu sử dụng đất cây dâu tằm) là 34,505 triệu đồng/ha; LUT6 (loại hình sử dụng đất cây ăn quả, kiểu sử dụng đất bưởi Phúc Trạch) là 32,510 triệu đồng/ha. Loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế ở mức thấp là LUT3 (loại hình sử dụng đất 1lúa) đạt 5,022 triệu đồng/ha. Vậy 6 loại hình sử dụng đất có triển vọng để phát triển trong tương lai là: Loại hình sử dụng đất 2lúa (LUT1); Loại hình sử dụng đất 1lúa- 1màu (LUT2); Loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày (LUT4); Loại hình sử dụng đất cây công nghiệp dài ngày (LUT5); Loại hình sử dụng đất cây ăn quả (LUT6); Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản (LUT8). 5.1.3 Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp Cơ cấu cây trồng thay đổi theo hướng đưa các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, thực hiện thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích trong năm. Dự kiến đến năm 2015, diện tích của các LUT được đề xuất như sau: LUT1: 1.096,99 ha, tăng 11,67 ha so với năm 2008; LUT2: 243,99 ha, tăng 6,01 ha so với năm 2008; LUT4: 1.236,57 ha, tăng 6,8 ha so với năm 2008; LUT5: 2.419,68 ha, tăng 378,32 ha so với năm 2008; LUT6: 448,16 ha, tăng 11,60 ha so với năm 2008; LUT8: vẫn được duy trì và giữ nguyên so với năm 2008 là 25,97 ha. Về hiệu quả kinh tế (lãi thuần) một số cây trồng các LUT giai đoạn 2008- 2015, như sau: LUT5 (hồ tiêu) và LUT6 (bưởi Phúc Trạch) đạt mức tăng từ 17,60- 18,00 triệu đồng so với năm 2008; LUT4 (dâu tằm) và LUT5 (cao su) đạt mức tăng từ 8,0- 8,4 triệu đồng so với năm 2008; LUT4 (cải ngọt- cải cúc) và LUT6 (nhãn) tăng lãi thuần thấp nhất đạt 1,60- 2,25 triệu đồng và hiệu quả ngày công lao động tăng thấp nhất đạt 3 nghìn đồng/ngày so với năm 2008. 5.2 Đề nghị 1. Phát triển ổn định cây lương thực, cây thực phẩm, rau an toàn trên cơ sở đầu tư hoàn thiện mạng lưới thuỷ lợi tưới tiêu trên toàn huyện, đảm bảo ổn định việc tưới tiêu cho các loại cây trồng nhất là cây lúa và cây màu. Giảm dần các loại giống cây trồng truyền thống có năng suất thấp (lúa IR50404, khoai lang,...) để chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây dâu tằm, lạc. Tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích trồng trọt kết hợp vùng gò đồi để trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày. 2. Triển khai thực hiện các mô hình điểm về các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao (cao su, hồ tiêu, dâu tằm, lạc, bưởi Phúc Trạch,...) phù hợp với điều kiện tự nhiên để nhân rộng sản xuất đại trà trên địa bàn huyện. Khai thác hợp lý và có hiệu quả tiềm năng về đất đai, nhất là đất đai vùng đất gò đồi, tiềm năng tận nguồn nước tự nhiên. 3. Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản (cá lồng bè,...), mô hình điểm vật nuôi gắn với cây trồng (nuôi ong, gà thả vườn,...) cung cấp đa dạng sản phẩm cho thị trường./. Tài liệu tham khảo Lê Thái Bạt (2002), Tài liệu tập huấn về môi trường, Cục Bảo vệ Môi trường. Hà Thị Thanh Bình (2000), Bài giảng hệ thống canh tác nhiệt đới, Trường ĐHNN I, Hà Nội. Hà Thị Thanh Bình, Phùng Gia Hưng (2004), "Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang", Tạp chí Khoa học đất N020- 2004, Trang 93-96. Hà Thị Thanh Bình, Trần Mạnh Dũng (2006), "Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Văn Yên- Yên Bái", Tạp chí Khoa học đất N025- 2006, Trang 83-85. Vũ Thị Bình (1995), Đánh giá đất đai phục vụ định hướng quy hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Gia Lâm vùng dồng bằng sông Hồng, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, Trang 1-24. Nguyễn Đình Bồng (1995), Đánh giá tiềm năng đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, Trang 6. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010 (2004), Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá XI, kỳ họp thứ V. Báo cáo thuyết minh tổng hợp (2005), Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 2001- 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006- 2010 tỉnh Quảng Bình, UBND tỉnh Quảng Bình. Báo cáo thuyết minh tổng hợp (2007), Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình, UBND huyện Tuyên Hoá. Nguyễn Duy Chinh (2003), Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010 huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB thống kê, Hà Nội. Đào Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Hồ Quang Đức, Trần Minh Tiến, Bùi Tân Yên, Nguyễn Văn Ga (2005), "Đánh giá đặc điểm đất đai phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng huyện Văn Trấn, tỉnh Yên Bái", Tạp chí Khoa học đất N021- 2005, Trang 78-83. Quyền Đình Hà (2002), Bài giảng môn học kinh tế sử dụng đất- dùng cho học viên cao học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Đỗ Nguyên Hải, Phan Thị Thanh Huyền, Nguyễn Tiến Sỹ (2005), "Đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất các loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học đất N023- 2005, Trang 92-96. Trần Sỹ Hải, Nguyễn Hữu Thành (2007), "Kiến thức bản địa trong canh tác trên đất dốc của người dân xã Thượng Hà- Bảo Yên- Lào Cai", Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Tập V, số 2/2007, Trang 57-61. Nguyễn Quang Học (2006), "Đánh giá và điều chỉnh phương án quy hoạch sử dụng đất Quảng Bình đến năm 2010", Tạp chí Khoa học đất N025- 2006, Trang 108-113. Phùng Gia Hưng (2002), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất thích hợp trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, Trang 3. Lê Văn Khoa (1999), Nông nghiệp và môi trường, Nhà xuất bản giáo dục. Nguyễn Khang, Nguyễn Công Pho và các cộng sự (1999), Nghiên cứu quy trình đánh giá đất cho các vùng lãnh thổ, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp. Luật đất đai năm 2003, Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2003. Đỗ Trọng Lý (2002), Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Đặng Văn Minh (2005), "Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của một số chương trình canh tác đất dốc", Tạp chí Khoa học đất N023- 2005, Trang 88-91. Phạm Khắc Nam (2000), Xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, Trang 18. Phòng Thống kê huyện Tuyên Hoá (2008), Niên giám thống kê huyện Tuyên Hoá 2004-2007. Phạm Văn Phê (2001), Giáo trình sinh thái học nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Trang 132-142. Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Trang 11. Nguyễn Thị Hoài Phương, Trần Thị Phước Hà (2003), Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình, Trường Đại học Huế. Số liệu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 1996-2000 (2002), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Lê Hồng Sơn (1996), "ứng dụng kết quả đánh giá đất và đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng", Hội thảo quốc gia Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn ích Tân, Nguyễn Duy Chinh (2006), "Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình", Tạp chí Khoa học đất N025- 2006, Trang 104-107. Nguyễn ích Tân, Hà Anh Tuấn (2006), "Hiện trạng và định hướng sử dụng đất huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học đất N024- 2006, Trang 136-139. Phạm Chí Thành (1998), "Phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ở miền bắc Việt Nam", Tạp chí hoạt động khoa học số 3/1998, Trang 18-21. Trần Danh Thìn (2007), "Canh tác nương rẫy và vấn đề an ninh lương thực của các dân tộc miền núi: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An", Tạp chí KHKT Nông nghiệp tập V số 2/2007, Trang 62-70. Đào Châu Thu (2002), Bài giảng hệ thống nông nghiệp- dùng cho học viên cao học, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Bài giảng đánh giá đất- dùng cho học viên cao học các ngành Khoa học đất-Quản lý đất đai-Nông học-Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Đào Châu Thu, Nguyễn ích Tân (2004), "Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên", Tạp chí Khoa học đất N020- 2004, Trang 82-86. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống canh tác vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Bùi Quang Toản (1980), Quy hoạch và sử dụng đất trong quá trình tổ chức sản xuất, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Văn Toàn (2004), "Đặc điểm đất cát vùng duyên hải Bắc trung bộ và thực trạng sử dụng", Tạp chí Khoa học đất N020- 2004, Trang 25-29. Nguyễn Văn Toàn (2005), "Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây lúa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị", Tạp chí Khoa học đất N021- 2005, Trang 74-77. Tổng Cục Quản lý ruộng đất (1992), Phân hạng đất- Cơ sở sử dụng đất đai hợp lý, Hà Nội. Lê Quang Trí, Văn Phạm Đăng Trí (2005), "Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác kết hợp với các kỹ thuật đánh giá đa mục tiêu làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đai ở xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long", Tạp chí Khoa học đất N021- 2005, Trang 84-90. Đào Thế Tuấn (1984), Hệ sinh thái nông nghiệp, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. Trần Đức Viên, Đào Châu Thu, Phạm Chí Thành, Phạm Tiến Dũng (1996), Hệ thống nông nghiệp- giáo trình cao học nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hoàng Việt (2001), "Một số kiến nghị về định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn thập niên đầu thế kỷ XXI", Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (4), Trang 12-13. Võ Văn Việt, Phan Văn Tự và cộng tác viên (2003), "Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng quy hoạch sử dụng đất đai huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đến năm 2010", Tạp chí Khoa học đất N018- 2003, Trang 77-83. Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội. Nguyễn Thị Vòng, Nguyễn Văn Bài (2006), "Các loại hình sử dụng đất và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang", Tạp chí Khoa học đất N025- 2006, Trang 58-61. FAO Frameworth for Land Evaluation Rome- 1976. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan