Đánh giá hiện trạng sử dụng đất quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất quận Long Biên, thành phố Hà Nội: ... Ebook Đánh giá hiện trạng sử dụng đất quận Long Biên, thành phố Hà Nội

doc102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4698 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất quận Long Biên, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ==========o0o========== PHAN ĐÌNH SƠN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN LONG BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Mã số : 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM QUANG HÀ HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn Phan Đình Sơn LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong Viện nghiên cứu sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS. TS. Phạm Quang Hà là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn. Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND quận Long Biên, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên và Môi Trường quận Long Biên, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình và người thân. Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Tác giả luận văn Phan Đình Sơn MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Chú giải 1 CCN Cụm công nghiệp 2 CNH Công nghiệp hoá 3 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 4 ĐTH Đô thị hoá 5 HĐH Hiện đại hoá 6 KCN Khu công nghiệp 7 UBND Ủy ban nhân dân DANH CÁC MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang số 2.1 Khu công nghiệp đã được phê duyệt 19 4.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 của quận Long Biên 42 4.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2008 43 4.3 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp của quận Long Biên 45 4.4 Biến động đất đai giai đoạn 2000 - 2005 53 4.5 Thống kê diện tích đất đai qua các năm 2005 - 2008 55 4.6 Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2008 65 4.7 Dự kiến giải phóng mặt bằng 2009 quận Long Biên 72 4.8 Kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng 73 4.9 Tổng hợp sử dụng đất - Khu vực phát triển đô thị quận Long Biên 81 4.10 Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất phần phát triển đô thị 82 4.11 Tổng hợp sử dụng đất khu ở 83 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ STT Tên biểu đồ, sơ đồ Trang số 4.1 Cơ cấu sử dụng đất năm 2008 của quận Long Biên 42 4.2 Cơ cấu đất nông nghiệp năm 2008 43 4.3 Cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2008 46 4.4 So sánh đất đai qua các năm 2005 - 2008 56 4.5 So sánh biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2005-2008 65 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá tạo những bước chuyển biến bộ mặt nước ta. Sự phát triển này đã nâng cao đời sống nhân về mọi mặt và nắm bắt kịp thời sự chuyển mình của nhân loại. Tuy nhiên, chính sự gia tăng dân số, sự phát triển đô thị và quá trình công nghiệp hoá gây sức ép lớn trong việc sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm kéo theo đó là sự tăng lên của đất phi nông nghiệp như nhu cầu về nhà ở, đất xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp tăng. Đây là bài toán nan giải “bức xúc” hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình để sử dụng đất đai được hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là đối với nước ta - một đất nước mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Sự nghiệp này tất nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến đất đai. Đảng ta đã chỉ rõ, phải đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trước hết là tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp. Tiến trình này đang tác động mạnh mẽ tới quỹ đất của cả nước tới việc quản lý, sử dụng đất đai. Chính vì vậy quá trình CNH, HĐH phải đi đôi với việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả quỹ đất. Long Biên là quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội được thành lập theo Nghị định 132/2004/NĐ-CP ngày 01/01/2004 của Chính phủ. Với diện tích là 5.993,03 ha và dân số có 170.706 nhân khẩu, Long Biên có lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đang đưa Long Biên đứng trước bài toán sử dụng đất như thế nào để đảm bảo hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ của Quận. Để có các cơ sở sử dụng đất đai hợp lý thì công tác đánh giá hiện trạng và tiềm năng đất đai có vai trò quan trọng giúp lựa chọn định hướng phát triển tốt nhất. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất quận Long Biên, thành phố Hà Nội”. 1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 1.2.1. Mục đích - Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2008 (tính đến ngày 31/12/2008) quận Long Biên, thành phố Hà Nội. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá - đô thị hoá đến sử dụng đất của quận Long Biên, thành phố Hà Nội. 1.2.2. Yêu cầu - Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực khách quan hiện trạng sử dụng đất của quận. - Việc đánh giá sự ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá - đô thị hoá đảm bảo tính khách quan, tính thực tiễn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Góp phần nâng cao hoạt động của công tác quản lý đất đai của huyện; - Góp phần đánh giá tiềm năng đất đai từ đó đưa ra những định hướng sử dụng đất đảm bảo nguyên tắc "hợp lý, khoa học, tiết kiệm và hiệu quả". PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất 2.1.1. Cơ sở lý luận chung Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và những biến đổi của đất do các hoạt động của con người [20]. Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng. Nhưng đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian. Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được sử dụng. Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là: “những hoạt động của con người có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác động lên chúng” [9]. Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy có thể khái quát một số điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất. Điều kiện tự nhiên: khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian như diện tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng..., cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như: yếu tố khí hậu, yếu tố địa hình, yếu tố thổ nhưỡng. Yếu tố không gian: đây là một tính chất “đặc biệt” khi sử dụng đất do đất đai là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người. Đất đai hạn chế về số lượng, có vị trí cố định và là tư liệu sản xuất không thể thay thế được khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội [1]. Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuê hoặc thu thuế) và giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa đất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ, cập nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và các nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản. Quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm các hoạt động đo đạc, đăng ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý. 2.1.2. Những chức năng chủ yếu của đất đai Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. Trong vòng 30 năm trở lại đây, trên nhiều diễn đàn người ta thừa nhận, đối với đất đai có những chức năng chủ yếu sau đây: * Chức năng môi trường sống Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gien di truyền để bảo tồn cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất [17]. * Chức năng cân bằng sinh thái Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh, hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất, sự phản xạ, hấp phụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí quyển địa cầu [17]. * Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước Đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn [17]. * Chức năng dự trữ Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng của con người [17]. * Chức năng không gian sự sống Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của chất thải độc hại [17]. * Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo tồn các chứng cứ lịch sử, văn hoá của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết trong quá khứ và cả về việc sử dụng đất đai trong quá khứ [17]. * Chức năng vật mang sự sống Đất đai là không gian cho sự vận chuyển của con người, cho đầu tư, sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật, thực vật giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên [17]. 2.1.3. Đất đai và sự phát triển kinh tế - Xã hội Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Điều đó đã được khẳng định trong luật đất đai [17]. Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng, khoáng sản trong lòng đất, rừng và mặt nước chiếm vị trí đặc biệt. Đất đai là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Chúng ta biết rằng, không có đất thì không thể sản xuất, cũng như không có sự tồn tại của con người. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất tồn tại như một vật thể lịch sử tự nhiên. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế - xã hội, khi mức sống của con người còn thấp, công năng chủ yếu của đất là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Khi xã hội phát triển ở một mức độ cao hơn, công năng của đất từng bước được mở rộng, sử dụng đất cũng phức tạp hơn. Đất đai không chỉ cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển mà còn cung cấp các điều kiện cần thiết để hưởng thụ đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại. Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng trở lên căng thẳng. Những sai lầm của con người trong quá trình sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và đang làm huỷ hoại môi trường đất, một số công năng của đất bị suy yếu đi. Vấn đề tổ chức sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững càng trở nên quan trọng, bức xúc và mang tính toàn cầu. Cùng với sự phát triển không ngừng của sức sản xuất, công năng của đất cần được nâng cao theo hướng đa dạng, nhiều tầng nấc để truyền lại lâu dài co thế hệ mai sau. 2.1.4. Những yếu tố liên quan đến việc sử dụng đất Việc sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở một hệ thống các yếu tố tự nhiên và kinh tế - Xã hội. * Về yếu tố tự nhiên: - Điều kiện khí hậu: đất được hình thành và phát triển trong từng điều kiện khí hậu cụ thể, do đó sử dụng đất theo vùng, theo mùa. - Điều kiện địa hình: đất cũng được hình thành và phát triển trong điều kiện địa hình cụ thể, theo độ cao, do đó sử dụng đất theo điều kiện địa hình, theo độ cao. - Điều kiện thổ nhưỡng: đất có những tính chất hoá học, lý học, sinh học nhất định, đối tượng sử dụng đất có những nhu cầu sử dụng đất riêng biệt, do đó sử dụng đất dựa theo kết quả đánh giá, phân hạng đất thích hợp. - Điều kiện thủy văn: mỗi vùng đều có hệ thống và chế độ thuỷ văn, thuỷ địa chất cụ thể, quyết định nguồn nước cung cấp cho các yêu cầu sử dụng đất, do đó sử dụng đất theo các đặc điểm của nguồn nước và chịu sự chuyển đổi của nguồn nước. - Điều kiện không gian: sử dụng đất căn cứ vào đặc điểm địa hình, quy mô diện tích, hình thể mảnh đất. - Vị trí địa lý: vị trí địa lý của vùng sẽ tạo ra những lợi thế so sánh, tạo ra tiền đề sử dụng đất. * Về yếu tố kinh tế xã hội - Dân số và lao động: là nguồn lực, điều kiện để sử dụng đất, song trình độ lao động phản ánh trình độ thâm canh sử dụng đất, cải tạo đất. - Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất xã hội: vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật quyết định quy mô, tốc độ và trình độ thâm canh sử dụng đất. - Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất: hình thức quản lý và tổ chức sản xuất dựa trên cơ sở trình độ phát triển của công nghiệp. Do đó cũng quyết định hình thức và mức độ khai thác sử dụng đất. - Sự phát triển của khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: tiềm năng đất đai phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật - Chế độ kinh tế, xã hội: chế độ kinh tế, xã hội phản ánh trình độ phát triển do đó quy định cả phương thức khai thác và hiệu quả sử dụng đất. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công tác quản lý đất đai được nhà nước quan tâm, đầu tư. Với sự ra đời của Luật đất đai năm 2003 vấn đề sử dụng đất được kiểm soát với 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể: 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; 3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; 6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 7. Thống kê, kiểm kê đất đai; 8. Quản lý tài chính về đất đai; 9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; 10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; 11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; 12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; 13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai [8]. Cùng với Luật đất đai năm 2003, Nhà nước đã ban hành các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị… đã tạo ra một hành lang pháp lý cho công tác quản lý đất đai. Hệ thống văn bản pháp Luật đất đai được đánh giá là tương đối hoàn chỉnh với những nội dung quy định cụ thể: về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; về thu tiền sử dụng đất; về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 2.1.5. Quan điểm sử dụng đất Quan điểm chính trong sử dụng đất đó là sử dụng đất phải gắn với các mục đích kinh tế, xã hội và môi trường và đó là vấn đề hiện đang được nhiều nước và người sử dụng đất quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, mối quan hệ giữa người và đất cũng chịu sự chi phối của các mục đích sử dụng đất nêu trên. * Sử dụng đất với mục tiêu kinh tế Sử dụng đất trước hết bao giờ cũng gắn với mục tiêu kinh tế, những mục tiêu kinh tế trong sử dụng đất giữa chủ sử dụng thực tế và cộng đồng lớn hơn có lúc trùng nhau và có lúc không trùng nhau. Các hộ nông dân trong việc sử dụng đất của mình luôn đặt ra mục tiêu làm ra sản phẩm để bán hoặc tự tiêu dùng, nếu thấy việc đó không có lợi họ có thể thay đổi cây trồng để sản xuất có hiệu quả hơn hoặc họ có thể bán phần đất của họ cho người khác hoặc thay đổi mục đích sử dụng. Trong khi đó cộng đồng (xã, huyện, tỉnh, cả nước) luôn có những mối quan tâm kinh tế lâu dài và cần thiết cho cả cộng đồng, đó là vấn đề an toàn lương thực; có đất để mở mang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu cụm công nghiệp, bảo vệ môi trường và các khu vui chơi giải trí... Sử dụng đất được xem là hợp lý không có nghĩa là thoả mãn được nguyện vọng của từng chủ sử dụng đất mà là quá trình xem xét cân nhắc để sử dụng đất hài hoà về mặt lợi ích của toàn thể cộng đồng và các chủ sử dụng đất cụ thể. Trong vấn đề này bao giờ cũng đặt ưu tiên cho việc sử dụng đất lâu dài và mối quan tâm chung của toàn thể cộng đồng. * Sử dụng đất với mục tiêu xã hội Việc tạo ra công ăn việc làm trong quá trình phát triển bền vững là một phương pháp hữu hiệu nhằm cùng một lúc đạt được 3 mục tiêu (xã hội, kinh tế và môi trường). Công bằng xã hội là rất cần thiết cho mọi người. Trong sử dụng đất Chính phủ thường có những dự án ưu đãi cho nhóm người nghèo trong xã hội. Việc làm giảm tình trạng căng thẳng giữa các nhóm dân số cũng là một mục tiêu xã hội của Chính phủ (mâu thuẫn giữa dân bản địa, dân di cư...). Một mục tiêu xã hội nữa cần phải kể đến là mâu thuẫn giữa các thế hệ về việc sử dụng đất. Đó là việc sử dụng đất của các thế hệ hiện tại không nghĩ đến lợi ích của các thế hệ con cháu. Do đó đã có khuyến cáo: “Đất không thể là đối tượng của từng cá thể! Đất mà chúng ta đang sử dụng, tự coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta! Đất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của loài người. Vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau”. * Sử dụng đất với mục tiêu môi trường Đối với bất kỳ vùng đất nào trong sử dụng đất đai gắn với mục tiêu môi trường thì điều quan trọng là phải phân biệt được mục tiêu chung và mục tiêu riêng. Chính phủ các nước đều đưa ra các tiêu chuẩn và mục tiêu về môi trường. Việc nhìn nhận “môi trường” không chỉ có nghĩa là một hệ thống các tiêu chuẩn về hoá học. Đất nước, phong cảnh thiên nhiên... là các tài sản có giá trị. Vì thế, những vấn đề về môi trường chỉ có thể giải quyết một cách có hiệu quả nếu nó được thực hiện kết hợp với các mục tiêu kinh tế - xã hội. 2.1.6. Xu thế phát triển trong tiến trình sử dụng đất Trong thời đại hiện nay, tiến trình sử dụng đất phát triển theo các xu thế sau: - Khai thác tiềm năng đất đai theo cả hai chiều rộng và sâu: mở rộng quy mô và diện tích đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế, sử dụng đất ổn định và bền vững. - Xây dựng cơ cấu sử dụng đất theo hướng đa dạng hoá trong mục đích sử dụng đất. - Sử dụng đất theo hướng xã hội hóa và tăng cường sự kiểm soát của nhà nước - Sử dụng đất theo xu thế phát triển kinh tế hợp tác hoá, khu vực hoá và toàn cầu hoá. - Sử dụng đất trong hệ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. 2.1.7. Tình hình quản lý sử dụng đất đai ở một số nước trên thế giới 2.1.7.1. Nước Australia Trong suốt quá trình lịch sử từ lúc là thuộc địa đến khi trở thành quốc gia độc lập, pháp luật và chính sách đất đai của Australia mang tính kế thừa và phát triển một cách liên tục, không có sự thay đổi và gián đoạn do sự thay đổi về chính trị. Đây là điều kiện thuận lợi làm cho pháp luật và chính sách đất đai phát triển nhất quán và ngày càng hoàn thiện, được xếp vào loại hàng đầu của thế giới, vì pháp Luật đất đai của Australia đã tập hợp và vận dụng được hàng chục luật khác nhau của đất nước. Luật đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia là đất thuộc sở hữu Nhà nước và đất thuộc sở hữu tư nhân. Australia công nhận Nhà nước và tư nhân có quyền sở hữu đất đai và bất động sản trên mặt đất. Phạm vi sở hữu đất đai theo luật định là tính từ tâm trái đất trở lên, nhưng thông thường Nhà nước có quyền bảo tồn đất ở từng độ sâu nhất định, nơi có những mỏ khoáng sản quý như vàng, bạc, thiếc, than, dầu mỏ... Luật đất đai Australia bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai. Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế theo di chúc mà không có sự cản trở nào, kể cả việc tích luỹ đất đai. Tuy nhiên, luật cũng quy định Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân để sử dụng vào mục đích công cộng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và việc trưng thu đó gắn liền với việc Nhà nước phải thực hiện bồi thường thoả đáng [10]. 2.1.7.2. Nước Pháp Các chính sách quản lý đất đai ở Cộng hoà Pháp được xây dựng trên một số nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo quản lý sử dụng đất đai và hình thành các công cụ quản lý đất đai. Nguyên tắc đầu tiên là phân biệt rõ ràng không gian công cộng và không gian tư nhân. Không gian công cộng gồm đất đai, tài sản trên đất thuộc sở hữu Nhà nước và tập thể địa phương. Tài sản công cộng được đảm bảo lợi ích công cộng có đặc điểm là không thể chuyển nhượng, tức là không mua, bán được. Không gian công cộng gồm các công sở, trường học, bệnh viện, nhà văn hoá, bảo tàng... Không gian tư nhân song song tồn tại với không gian công cộng và đảm bảo lợi ích song hành. Quyền sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình. Chỉ có lợi ích công cộng mới có thể yêu cầu lợi ích tư nhân nhường chỗ và trong trường hợp đó, lợi ích công cộng phải thực hiện bồi thường một cách công bằng và tiên quyết với lợi ích tư nhân. Ở Pháp, chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ để đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất. Sử dụng đất nông nghiệp, luật pháp quy định một số điểm cơ bản sau: - Việc chuyển đất canh tác sang mục đích khác, kể cả việc làm nhà ở cũng phải xin phép chính quyền cấp xã quyết định. Nghiêm cấm việc xây dựng nhà trên đất canh tác để bán cho người khác. - Thực hiện chính sách miễn giảm thuế, được hưởng quy chế ưu tiên đối với một số đất đai chuyên dùng để gieo hạt, đất đã trồng hoặc trồng lại rừng, đất mới dành cho ươm cây trồng. - Khuyến khích việc tích tụ đất nông nghiệp bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đất có nhiều mảnh đất ở các vùng khác nhau có thể đàm phán với nhau nhằm tiến hành chuyển đổi ruộng đất, tạo điều kiện tập trung các thửa đất nhỏ thành các thửa đất lớn. - Việc mua bán đất đai không thể tự thực hiện giữa người bán và người mua, muốn bán đất phải xin phép cơ quan giám sát việc mua bán. Việc bán đất nông nghiệp phải nộp thuế đất và thuế trước bạ. Đất này được ưu tiên bán cho những người láng giềng để tạo ra các thửa đất có diện tích lớn hơn. Ở Pháp có cơ quan giám sát việc mua bán đất để kiểm soát hoạt động mua bán, chuyển nhượng đất đai. Cơ quan giám sát đồng thời làm nhiệm vụ môi giới và trực tiếp tham gia quá trình mua bán đất. Văn tự chuyển đổi chủ sở hữu đất đai có Toà án Hành chính xác nhận trước và sau khi chuyển đổi. Đối với đất đô thị mới, khi chia cho người dân thì phải nộp 30% chi phí cho các công trình xây dựng hạ tầng, phần còn lại là 70% do kinh phí địa phương chi trả. Ngày nay, đất đai ở Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quy định của các cơ quan hữu quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đô thị, quy hoạch vùng lãnh thổ và đầu tư phát triển [10]. 2.1.7.3. Nước Trung Quốc Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đang thi hành chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về đất đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể của quần chúng lao động. Mọi đơn vị, cá nhân không được xâm chiếm, mua bán hoặc chuyển nhượng phi pháp đất đai. Vì lợi ích công cộng, Nhà nước có thể tiến hành trưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữu tập thể và thực hiện chế độ quản chế mục đích sử dụng đất. Tiết kiệm đất, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ thiết thực đất canh tác là quốc sách cơ bản của Trung Quốc. Đất đai ở Trung Quốc được phân thành 3 loại - Đất dùng cho nông nghiệp là đất trực tiếp sử dụng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm đất canh tác, đất rừng, đồng cỏ, đất dùng cho các công trình thuỷ lợi và đất mặt nước nuôi trồng. - Đất xây dựng gồm đất xây dựng nhà ở đô thị và nông thôn, đất dùng cho mục đích công cộng, đất dùng cho khu công nghiệp, công nghệ, khoáng sản và đất dùng cho công trình quốc phòng. - Đất chưa sử dụng là đất không thuộc hai loại đất trên Nhà nước thực hiện chế độ bồi thường đối với đất bị trưng dụng theo mục đích sử dụng đất trưng dụng. Tiền bồi thường đối với đất canh tác bằng 6 đến 10 lần sản lượng bình quân hàng năm của 3 năm liên tiếp trước đó khi bị trưng dụng. Tiêu chuẩn hỗ trợ định cư cho mỗi nhân khẩu nông nghiệp bằng từ 4 đến 6 lần giá trị sản lượng bình quân của đất canh tác/đầu người thuộc đất bị trưng dụng, cao nhất không vượt quá 15 lần sản lượng bình quân của đất bị trưng dụng 3 năm trước đó. Đồng thời nghiêm cấm tuyệt đối việc xâm phạm, lạm dụng tiền đề bù đất trưng dụng và các loại tiền khác liên quan đến đất bị trưng dụng để sử dụng vào mục đích khác [10]. 2.2. Khái niệm về công nghiệp hoá, đô thị hoá 2.2.1. Khái niệm về công nghiệp hoá Theo Đại hội Đảng lần thứ 6 thì: công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, quản lý xã hội từ dựa vào lao động thủ công là chính sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao, giải phóng sức lao động của con người [3]. Để giải quyết lao động dư thừa thì cần phát triển các ngành nghề phụ, nâng cao trình độ của người lao động. Khi đó con người tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội mức sống được nâng lên việc chú ý các nhu cầu khác phát triển, con người chú ý đến nhu cầu vui chơi giải trí, chú ý đến sự nghiệp giáo dục và như vậy trình độ được tăng lên, năng suất lao động tăng lên tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội... Vậy thực chất CNH - ĐTH là quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất để chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu thu nhập. Tại Đại hội Đảng lần thứ 6 đã đưa ra quan điểm: - Coi CNH là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân của mọi thành phần kinh tế, lấy Nhà nước làm chủ đạo. - Lấy khoa học công nghệ làm động lực thúc đẩy quá trình CNH [3]. 2.2.2. Khái niệm về đô thị hoá Trong văn kiện Đại hội Đảng IX quan niệm đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa [4]. Các nước phát triển mức độ đô thị hóa cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (khoảng ~30%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển [2]. Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm). Đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian [7]. Các quá trình đô thị hóa có thể bao gồm: - Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn. - Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc như là sự nhập cư đến đô thị. - Sự kết hợp của các yếu tố trên [7]. * Tác động của đô thị hóa Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là "sự bành trướng đô thị", thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người chống đối xu thế đô thị hóa cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị. 2.3. Khái quát quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá trên thế giới 2.3.1. Quá trình công nghiệp hoá trên thế giới Theo lịch sử công nghiệp hóa: Anh là nước tiến hành công nghiệp hóa đầu tiên. Đây cũng là quê hương của Cách mạng công nghiệp và thành phố công nghiệp đầu tiên trên thế giới là Manchester. Nhiều nước thuộc Thế giới thứ ba bắt đầu các chương trình công nghiệp hóa dưới sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ hoặc Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh nửa cuối thế kỷ 20. Theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế, Hoa Kỳ là quốc gia có sản lượng công nghiệp đứng đầu thế giới năm 2005, tiếp sau nó là Nhật Bản và Trung Quốc. Cơ chế phát triển chủ đạo hiện nay theo các tổ chức tổ chức phát triển quốc tế (Ngân hàng thế giới, OECD, các tổ chức của Liên hợp quốc và các tổ chức tương tự quốc tế khác) là giảm nghèo. Cơ chế này vẫn nhấn mạnh vào sự tăng trưởng kinh tế, nhưng tin rằng các chính sách công nghiệp hóa truyền thống không mang lại hiệu quả dài hạn. Việc tạo ra và hỗ trợ những ngành công nghiệp nội địa kém hiệu quả là vô ích trong một thế giới tự do thương mại hiện nay. 2.3.2. Quá trình đô thị hoá trên thế giới Các đô thị đang mọc lên như nấm. Tron._.g vòng 30 năm qua, dân số thành thị trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi từ 1,6 tỷ lên 3,3 tỷ người. Dự báo 30 năm nữa, chỉ riêng các quốc gia đang phát triển sẽ có thêm 2 tỷ cư dân thành thị. Chính phủ nhiều nước khá lo ngại trước quá trình đô thị hóa diễn ra “quá nóng”, bởi điều này sẽ kéo theo nhiều biến động khó kiểm soát về mặt xã hội. Dân số tại Mexico City, Mumbai, Sao Paulo và Thượng Hải đều đã lên tới 15 triệu, gấp đôi so với dân số tại Pari và Luân Đôn. Dân số trung bình tại 100 thành phố lớn nhất thế giới hiện nay là 6 triệu, trong khi vào năm 1900, con số này mới là 700.000 người. Hiện nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa, chắc chắn đô thị hóa sẽ còn diễn ra mạnh mẽ hơn. Giải thích cho câu hỏi tại sao các quốc gia đang phát triển lại có nhiều thành phố lớn như vậy, WB cho rằng do vai trò về kinh tế của các thành phố này đang ngày càng trở nên quan trọng. Thành phố ra đời là kết quả của thương mại. Trong 50 năm qua, thương mại thế giới đã thực sự phát triển và lan rộng nhanh chóng, đặc biệt trong khu vực dịch vụ, và tất nhiên kéo theo đó, các đô thị, thành phố cũng mọc lên và phát triển nhanh tương ứng. Các thành phố thuộc phía Nam Trung Quốc là minh chứng điển hình cho điều này. Chẳng hạn như Đông Quan, sau khi chiếm lĩnh được thị phần và cung cấp 30% linh kiện ổ cứng, 16% bàn phím máy tính cho thị trường thế giới, đã có tới 7 triệu dân trong khi 20 năm về trước, dân số tại đây mới là dừng ở hàng chục nghìn. Hai yếu tố chủ chốt thúc đẩy thương mại phát triển, theo WB, là sự chuyên môn hóa sản xuất và chi phí vận tải thấp hơn trước. Mặt khác, cũng do chuyên môn hóa sản xuất, tức là mỗi công ty, nhà xưởng có thể đảm nhận từng bộ phận hay từng khâu riêng biệt cho đến khi sản phẩm được hoàn thiện, nên các công ty, nhà xưởng thường co cụm lại. Khi đó, họ thường chọn nơi tập trung lao động lành nghề, cơ sở vật chất đảm bảo và không đâu đáp ứng được các yêu cầu này hơn chính các thành phố. Tiếp theo đó, đây lại là nguyên nhân thu hút người lao động về thành phố, nơi có cầu lao động cao, và người tiêu dùng vì hàng hóa ở thành phố sẵn có và phong phú hơn. Các dịch vụ liên quan cũng được hình thành như ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn,… Kết quả là hình thành nên một thành phố lớn. Ngược lại với vấn đề đô thị hóa quá nóng là trường hợp một số quốc gia thiếu các thành phố lớn, có thể do bị cấm vận, thiếu mối liên hệ với thị trường thế giới hay có quá nhiều người nghèo sống tại nông thôn. Điều này chắc chắn cũng nguy hại không kém và các quốc gia cần có những chính sách giải quyết hợp lý. Chẳng hạn, nếu nguyên nhân của vấn đề trên là do trình độ dân trí ở khu vực nông thôn còn thấp thì chính phủ cần tạo điều kiện mở rộng thị trường, đầu tư vào cơ sở vật chất như đường phố, trường học,… để từng bước xây dựng các đô thị. Ngoài ra, chính phủ cũng cần tập trung phát triển hệ thống giao thông và những yếu tố hạ tầng cần thiết để thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực có tốc độ phát triển nhanh, chậm khác nhau. Theo WB, việc phát triển không đồng đều giữa các khu vực khác nhau trong một quốc gia là một hiện tượng khó tránh khỏi. Đối với những nước thuộc thế giới thứ ba, chìa khóa phát triển chính là thu hẹp khoảng cách này, và tiến hành đô thị hóa một cách hài hòa. Phát triển đô thị, thành phố tất nhiên bao hàm cả hai mặt lợi và hại, nhưng đánh giá và giải quyết thế nào cho cân đối là phụ thuộc vào chính sách của mỗi quốc gia. 2.4. Khái quát về quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở Việt Nam 2.4.1. Quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam * Thực trạng tình hình sử dụng đất trong các khu công nghiệp Theo báo cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, đến cuối năm 2004 cả nước có 192 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư. Hầu hết các KCN thuộc danh mục quy hoạch đến năm 2000 và năm 2010 được chính phủ phê duyệt đều đã được triển khai xây dựng. Quá trình triển khai thực hiện mực tiêu CNH, các KCN đã trở thành nhân tố quan trọng đóng vai trò chủ đạo trong phát triển công nghiệp nước ta. Đa số các địa phương có quy hoạch hợp lý để phát triển các khu công nghiệp, tuy nhiên còn một số địa phương chưa coi trọng công tác quy hoạch tổng thể nên đã nảy sinh một số bất hợp lý trong quy hoạch và sử dụng đất đai. Cụ thể là: Còn sử dụng nhiều đất chuyên trồng lúa, đất có ưu thế trong sản xuất nông nghiệp, đất đang có khu dân cư tại những vị trí có hạ tầng kỹ thuật tốt để xây dựng các KCN trong khi vẫn còn khả năng sử dụng các loại đất khác, đầu tư thêm hạ tầng kỹ thuật để quy hoạch các khu KCN. Việc quy hoạch các KCN thường chưa được xem xét đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dẫn tới mất tính bền vững trong phát triển. Bảng 2.1 Khu công nghiệp đã được phê duyệt Tên tỉnh, thành phố Số KCN, CCN Tổng diện tích QH ( ha) DT mặt bằng đã cho thuê (ha) Đã cho thuê Diện tích (ha) Tỷ lệ so với DT mặt bằng (%) Bình Dương 17 6.363,70 1.962,52 1.161,92 59,21 Đồng Nai 33 5.198,13 4.393,91 2.238,98 50,96 TP. Hồ Chí Minh 23 4.049,53 2.123,58 1.215,44 57,24 Long An 8 2.048,04 873,81 152,30 17,43 Vũng Tàu 6 2.832,00 1.956,39 501,20 25,62 Đà Nẵng 7 1.299,41 663,50 537,57 81,02 Hà Nội 12 578,55 429,69 299,84 69,78 Hải Dương 7 410,63 485,59 124,82 25,70 Hải Phòng 8 1.386,43 287,00 82,29 28,67 Hưng Yên 15 1.918,42 1.210,20 598,45 49,45 Vĩnh Phúc 7 1.381,43 1.232,31 0 0 Các tỉnh khác 37 5.688,88 633,17 1.208,30 33,65 Cộng 180 34.616,74 19.841,87 9.056,50 45,64 (Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường năm 2008) * Quan điểm về công nghiệp hoá: Theo văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10, công nghiệp hoá phải dựa trên các quan điểm sau [5]: - Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với hợp tác, mở rộng, hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở cửa hội nhập hướng mạnh về sản xuất cho xuất khẩu, đồng thời thay thế sản phẩm nhập khẩu cho có hiệu quả. - CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân, được mọi thành phần kinh tế tham gia, trong đó nền kinh tế nhà nước là chủ đạo. - Lấy việc phát huy yếu tố con người làm chủ đạo, tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống người dân, tăng cường dân chủ, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. - Khoa học công nghệ là động lực của CNH-HĐH, kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những khâu có tính chất quyết định. - Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội tổng thể là tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư phát triển và công nghệ, đầu tư có chiều sâu để khai thác tối đa nguồn lực hiện có, trong phát triển mới ưu tiên phát triển quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo việc làm, thu hồi vốn nhanh, đồng thời xây dựng một số công trình qui mô lớn cần thiết và có hiệu quả. - Kết hợp chặt chẽ toàn diện, phát triển kinh tế quốc phòng [5]. * Mục tiêu tổng quát Là mục tiêu lâu dài, xây dựng nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản suất, đời sống vật chất tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ra sức phấn đấu để đến năm 2020 nước Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các ngành khác [5]. * Mục tiêu cụ thể Đến năm 2010, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp với tỉ trọng trong GDP của nông nghiệp chiếm 16-17%, công nghiệp khoảng 40-41%, dịch vụ chiếm 42-43%, tỷ trọng lao động trong tổng lao động xã hội, lao động công nghiệp và dịch vụ là 50%, nông nghiệp là 50% [5]. * Chiến lược công nghiệp hoá của việt nam đến năm 2020 Để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá đến năm 2020, Việt Nam phải đương đầu với hàng loạt rào cản như: hệ thống thể chế thị trường không đồng bộ, thị trường bất động sản kém phát triển, khả năng tiếp cận các nguồn vốn thấp… Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh với mức trung bình 7,5%/năm. Việt Nam đã thực sự chuyển đổi từ một nước nông nghiệp nghèo và lạc hậu, đóng cửa với thế giới, sản xuất công nghiệp chủ yếu là của các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã sang một nước tham gia vào hội nhập toàn cầu và đón nhận những nguồn đầu tư FDI và đầu tư tư nhân. Từ thực tế này, chiến lược phát triển của Việt Nam không thể giống với bất kỳ nước ASEAN nào, thậm chí ngay cả khi các bài học quốc tế là hữu ích. Việt Nam cần phải tìm ra một hướng đi phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Trước tiên, sự hội nhập của Việt Nam cần được thực hiện nhanh hơn và cần phải tiến hành ở ngay giai đoạn phát triển đầu tiên. Sự năng động trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam hiện nay chủ yếu là do đầu tư tư nhân và tiêu dùng tư nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài đang bị thu hút bởi các lợi thế mà Việt Nam có được như vị trí tốt, lao động tốt. Ngoài ra, các chính sách và thể chế của Việt Nam còn yếu kém không chỉ theo tiêu chí của các nước phát triển Đông Á mà thậm chí cả tiêu chuẩn chung của nước đang phát triển. Những đặc điểm này cần được phản ánh đầy đủ trong quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam nhằm phá vỡ được trần thuỷ tinh, đuổi kịp một cách ổn định các nước có mức thu nhập cao, đối mặt với thách thức từ Trung Quốc, và đạt được mục tiêu quốc gia về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trước năm 2020 [5]. * Mối quan hệ công nghiệp hoá và sử dụng đất nông nghiệp Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nền nông nghiệp nước ta có nhiều thời cơ thuận lợi để phát triển nhưng cũng gặp không ít thách thức, khó khăn phải vượt qua để trở thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn. Quy mô đất đai thường gắn liền với quy mô trang trại và ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hàng hoá của trang trại. Vì thế, việc sử dụng đất đai có hiệu quả, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một trang trại. Hiệu quả sử dụng đất đai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà trước hết là tình trạng của đất đai và mô hình canh tác trên đất có phù hợp với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng đất hay không. Hiện nay, do yêu cầu công nghiệp hóa, Nhà nước cần lấy đi một phần đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế chung của đất nước. Đó là một yêu cầu khách quan và còn có xu hướng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, việc lấy đất nông nghiệp để phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị mới đã làm xuất hiện việc nhiều hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản xuất. Kết quả của một nghiên cứu cho thấy, trong thời gian 5 năm (1995 - 2000) đã có 400.000 ha đất nông nghiệp được chuyển sang mục đích sử dụng khác, trong đó chuyển sang đất chuyên dùng là 96.780 ha, chiếm 24,19% tổng diện tích đất nông nghiệp thực giảm [7]. Theo Hội Nông dân Việt Nam, trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng, mỗi năm cả nước có gần 200.000 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng, tương ứng mỗi hộ có khoảng 1,5 lao động mất việc làm. Năm 2001, thành phố Hà Nội thu hồi 733 ha cho 159 dự án; năm 2002 lấy 1.003 ha cho 194 dự án; năm 2003 lấy 1.424 ha cho 260 dự án và năm vừa qua ước thu hồi 1.980 ha cho 280 dự án. Cùng với số đất bị thu hồi, tình trạng nông dân không có việc làm trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Bình quân mỗi năm có khoảng 13 - 15 nghìn lao động không có việc, phần lớn lại chưa qua đào tạo nghề [7]. Như vậy, nếu tính bình quân một hộ nông dân có khoảng 0,6 ha đất nông nghiệp (trong tổng số 7 triệu hécta đất nông nghiệp của 11 triệu hộ nông dân trên cả nước), thì sẽ làm giảm 96.000 ha đất nông nghiệp khi chuyển sang mục đích xây dựng và đồng thời có khoảng 161.300 hộ nông dân không có đất nông nghiệp để sản xuất. Cho dù Nhà nước đã có chính sách đền bù cho các hộ bị lấy đất, song trong thực tế, khung giá đất nông nghiệp quy định rất thấp, giá các loại đất chuyên dùng lại rất cao, việc thực hiện chính sách giải tỏa, đền bù chưa được giải quyết một cách thỏa đáng nên người dân chưa thực sự sẵn sàng trả lại đất, thậm chí còn phản đối, khiếu kiện hết sức phức tạp. Thu hồi đất và bồi thường đất là nguyên nhân của trên 70% số đơn kiện hiện nay. Điều này đã được nhiều người nhắc tới mà nguyên nhân cốt lõi chính là ở cách tính giá trị đất thu hồi. 2.4.2. Khái quát về quá trình đô thị hoá ở Việt Nam Ở Việt Nam, trước 1975 đất nước liên tục bị chiến tranh nên ở miền Bắc đô thị hoá diễn ra hết sức chậm chạp. Ở miền Nam dưới thời Mỹ - Ngụy đô thị hoá diễn ra ồ ạt ở Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh) nhưng mang tính cưỡng bức nên đã để lại hậu quả khá nặng nề sau chiến tranh. Sau năm 1975, cả nước ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ trọng tâm của các tỉnh miền Nam là khắc phục mọi khó khăn khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đời sống nhân dân. Do vậy những năm đầu sau giải phóng, đô thị hoá ở Sài Gòn về cơ bản không có gì đáng kể. Từ năm 1986, khi Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, Sài Gòn với ưu thế là một thành phố trẻ có tiềm năng về khoa học kỹ thuật, về quan hệ buôn bàn với nước ngoài và tiềm ẩn nền kinh tế đa thành phần đã nhanh chóng trở thành trung tâm công nghiệp -thương mại - du lịch - dịch vụ và quan hệ quốc tế. * Các kiểu đô thị hoá Đô thị hoá thay thế: là khái niệm để chỉ quá trình đô thị hoá diễn ra ngay chính trong đô thị. Ở đây cũng có sự di dân, nhưng là từ trung tâm ra ngoại thành hoặc vùng ven đô. Quá trình này cũng có thể là quá trình chỉnh trang, nâng cấp đô thị, đáp ứng yêu cầu mới. Hiện tại ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đang xảy ra cả hai quá trình trên. Nhiều hộ gia đình từ trung tâm di cư đến vùng ven và ngoại thành, nhiều công trình nhà cửa, giao thông, kênh rạch, vườn hoa, nhà văn hoá đang được xây dựng lại với quy mô lớn hơn [19]. Đô thị hoá cưỡng bức: là khái niệm dùng để chỉ sự di chuyển dân cư từ nông thôn về thành thị. Đặc điểm đô thị hoá cưỡng bức là không gian kiến trúc không được mở rộng theo quy hoạch mà mang tính tự phát cao. Các nhu cầu của dân nhập cư không được đáp ứng. Đô thị trở nên quá tải, nhiều tiêu cực phát sinh [19]. Đô thị hoá ngược: là khái niệm dùng để chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang đô thị nhỏ, hoặc từ đô thị trở về nông thôn. Theo các học giả Mỹ, hiện tượng này còn gọi là “sự phục hưng nông thôn”. Phát triển đến một lúc nào đó, bằng các chính sách của mình, các chính phủ sẽ điều chỉnh hướng vào sự phát triển nông thôn. Quá trình này sẽ góp phần san bằng khoảng cách và chất lượng sống giữa thành thị và nông thôn. Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng nhất là trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt ở các thành phố lớn. như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17 - 18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn. Bước đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia: Các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế. Các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Hoà Bình… Các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch - dịch vụ, đầu mối giao thông; và các đô thị trung tâm huyện; đô thị trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn, các đô thị mới. Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta dưới 40%, theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 con số này sẽ 56 - 60%, đến năm 2020 là 80%. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40%, tương đương với số dân cư sinh sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân. Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100 m2/người. Nếu đạt tỷ lệ 100 m2/người, Việt Nam cần có khoảng 450.000 ha đất đô thị, nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ có 105.000 ha, bằng 1/4 so với yêu cầu. Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hoá. Đó là: Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, làm cho mật độ dân số ở thành thị tăng cao; vấn đề giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp; vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước … [19] * Đô thị hoá hướng tới mục tiêu bền vững Đô thị hóa là một quá trình tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đô thị hóa tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, chiến lược đô thị hóa của Việt Nam phải hướng tới mục tiêu bền vững giữa tự nhiên, Con người và xã hội. Muốn vậy cần: Tăng cường công tác giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Song song với việc nâng cao dân trí là tiến hành quy hoạch phân bố đồng đều các khu công nghiệp, khu đô thị tại các thành phố trên cả nước. Tăng cường giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới đối với cư dân đô thị. Hạn chế và quản lý tốt hơn đối với dân nhập cư, góp phần lập lại trật tự xã hội đảm bảo cho việc xây dựng xã hội đô thị ổn định, bền vững. Có chiến lược, lộ trình quy hoạch đô thị đồng bộ. Hoàn thiện và và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông đường bộ thuận tiện, không ách tắc và hạn chế gây ô nhiễm Môi trường. Tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của môi trường đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Tích cực thực hiện các biện pháp tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng sử dụng các nhiên liệu sạch trong sinh hoạt thay cho các loại nhiên liệu gây ô nhiễm không khí và nguồn nước sinh hoạt. Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng hiện đại không gây ô nhiễm. Cần xem việc phát triển phương tiện vận chuyển công cộng là giải pháp trọng tâm để giảm nguy cơ tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường đô thị. Có thể nói, đô thị hoá tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm nảy sinh và để lại nhiều hậu quả tiêu cực và lâu dài, cản trở sự phát triển của đất nước [18]. *Triển vọng đô thị hoá Việt nam đến năm 2020 Với sự tài trợ và hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Chính sách và phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản (JPHRD), nhóm chuyên gia nước ngoài và trong nước đã đưa ra những dự báo phát triển đô thị Việt Nam đến 2020. Chuyển đổi vai trò của khu vực Đông Nam Á đặt Việt Nam vào một vị trí chiến lược có giao thương mở và có chính sách chủ động trong hội nhập quốc tế. Việc này đã dẫn đến việc thiết lập các ngành công nghiệp không chỉ tại hai đô thị đặc biệt (Hà Nội và Tp.HCM) mà còn tại rất nhiều đô thị khác trên lãnh thổ. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại ảnh hưởng phát triển to lớn. Tốc độ tăng dân số trong phần lớn các đô thị được nhìn thấy trước, sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Triển vọng của một công cuộc đô thị hoá hết sức năng động cũng được dự báo, vì sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế sang công nghiệp hoá và hiện đại hoá với tỷ lệ tăng trưởng dân số đô thị cao, do luồng dân di cư ồ ạt từ nông thôn đổ về các thành phố. Hà Nội và Tp.HCM cuốn hút nhiều dân nhập cư từ các vùng nông thôn. Vậy, việc đầu tư lớn cho hạ tầng mới và mở rộng lãnh thổ các thành phố trên là cần thiết, để đáp ứng phục vụ cho tăng trưởng dân số là mở rộng diện tích khu vực xây dựng của đô thị. Quy hoạch đô thị trung tâm lớn (metropolitian planning) đã bắt đầu tại Hà Nội (sáp nhập Hà Tây và một số đơn vị hành chính khác), Tp.HCM, Đà Nẵng mới chỉ hạn hẹp trong phạm vi quy hoạch không gian. Hai thành phố Hải Phòng và Cần Thơ đã chuẩn bị các chiến lược phát triển thành phố tương ứng, còn các đô thị khác vẫn còn đang trong giai đoạn quy hoạch chung, theo cách thức vừa làm vừa chờ xem thế nào. Sự chuyển đổi sử dụng đất, và nguy cơ dân số tăng nhanh tại Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ đến mức “không chịu nổi” là khá hiển nhiên, trừ phi có một lưu tâm nghiêm túc cho sự phát triển phân tán tới các trung tâm đô thị khác. Các cách tiếp cận dựa theo cân nhắc chi phí - Hiệu quả là rất cần thiết nhằm giảm bớt áp lực vào các thành phố chủ chốt (Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ) thông qua việc cần đẩy nhanh sự phát triển của các thành phố, cụ thể là: Biên Hoà, Nha Trang, Huế, Đà Lạt, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Long Xuyên, Vinh, Tân Hiệp, Quy Nhơn, Hải Dương, Rạch Giá và Thuận Hiệp. PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung phân hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên qua các giai đoạn phát triển của công nghiệp hoá, đô thị hoá. Từ đó phân tích các ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH đến kinh tế, xã hội và môi trường đất. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu đánh giá trên toàn bộ diện tích đất đai trong phạm vi đơn vị hành chính Quận Long Biên - Thành Phố Hà Nội. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Long Biên. + Điều kiện tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lý, điều kiện địa hình, khí hậu, nguồn tài nguyên của Quận. + Điều kiện kinh tế, xã hội: Tình hình phát triển kinh tế, dân số, lao động, tình hình phát triển hạ tầng. - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất quận Long Biên. + Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. + Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp. + Đánh giá hiện trạng đất chưa sử dụng. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH đến việc sử dụng đất quận Long Biên qua giai đoạn 2000 - 2008. - Đề xuất các giải pháp hợp lý, phù hợp với việc sử dụng đất hiệu quả, ổn định, không gây ô nhiễm môi trường đến việc sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên. - Định hướng sử dụng đất trong thời kỳ công nghiệp hoá, đô thị hoá. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu - Nguồn số liệu thứ cấp: thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Thống kê. Bao gồm các số liệu về không gian (số liệu về bản đồ), các số liệu thống kê, kiểm kê về đất đai, tình hình phát kinh tế - xã hội. - Nguồn số liệu sơ cấp: nguồn số liệu bổ sung, đối chiếu, so sánh trong quá trình đi điều tra thực địa. 3.3.2. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu - Trên cơ sở các số liệu điều tra được, chúng tôi tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng đất và những ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đến việc sử dụng đất. - Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL, bản đồ được quét và số hóa trên phần mềm Microstion. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và biểu đồ. 3.3.3. Phương pháp khác * Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tham khảo thêm ý kiến của người có chuyên môn, cán bộ lãnh đạo nhằm đưa ra những đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất cũng như những ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đến việc sử dụng đất. PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội quận Long Biên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội và có vị trí như sau: - Phía Bắc giáp huyện Đông Anh; - Phía Đông giáp huyện Gia Lâm; - Phía Nam giáp huyện Thanh Trì; - Phía Tây giáp Quận Hoàn Kiếm; Quận Long Biên nằm ở vị trí thuận lợi, là điểm tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Đông Bắc. Những yếu tố trên là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp cảng sông hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các cụm công nghiệp kỹ thuật cao trên địa bàn cũng như quá trình phát triển đô thị hoá, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế. 4.1.1.2. Địa hình Quận Long Biên nằm trong phạm vi hai tuyến đê sông Hồng và đê sông Đuống với địa hình lòng máng cao ven theo đê hai sông. Địa hình Quận tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng của dòng chảy của sông Hồng. 4.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn - Khí hậu Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, quận Long Biên mang sắc thái đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nền nhiệt độ trong khu vực đồng đều và cũng khá cao, tương đương với nhiệt độ chung của toàn thành phố. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23 - 240C. Biên độ nhiệt độ trong năm khoảng 12 - 130C, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khoảng 6 - 70C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%, ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ dao động trong khoảng 78 - 87%. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 - 1800 mm. - Thuỷ văn Quận Long Biên chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Hồng và sông Đuống. Lưu lượng trung bình nhiều năm là 2.710 m3/s, mực nước mùa lũ thường cao từ 9 - 12 m (độ cao trung bình mặt đê là 14 - 14,5 m). 4.1.1.4. Tài nguyên, khoáng sản Quận Long Biên không có nhiều khoáng sản, quặng. Tuy nhiên, với hệ thống sông Hồng và sông Đuống có thể làm cơ sở cho phát triển công nghiệp khai thác cát, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn quận đặc biệt trong giai đoạn xây dựng đang phát triển mạnh. Vì vậy, cần phải có quy hoạch và quản lý khai thác để tránh ảnh hưởng đến dòng chảy và sụt lở ở bờ sông. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân số và nguồn lao động - Dân số Quận có mật độ dân số bình quân 2.903 người/km2, thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của toàn thành phố Hà Nội. Chính vì thế sức ép về nhà ở, việc làm và một số vấn đề xã hội khác trên địa bàn quận không thực sự là vấn đề búc xúc như một số quận khác của Thủ đô. Tuy là quận nội đô nhưng do xuất phát điểm từ một huyện ngoại thành, nên dân cư làm nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng dân cư của quận. Số hộ nông nghiệp còn 17,45%. Một số phường vẫn còn những nét của huyện ngoại thành cũ, sống tập trung thành từng xóm, mang sắc thái của dân cư nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người trên 800.000 đồng/người/tháng. Toàn quận không có hộ đói, tỷ hệ hộ nghèo còn rất thấp. - Nguồn lao động Theo số liệu thống kê của phòng Lao động Thương binh và Xã hội, đến hết tháng 6 năm 2007 quận Long Biên có sô lao động trên 93.000 lao động. Trong đó, một bộ phận lớn là lao động phổ thông, chiếm tỷ lệ 74%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2007 là 26%, trong đó số lao động qua đào tạo, cơ cấu về trình độ lao động theo tỷ lệ: 1 đại học - 0,78 trung học - 1,67 công nhân kỹ thuật. Đây là lao động trực tiếp, là động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận. Số lượng người chưa có việc làm năm 2007 là gần 19.000 người. Phần lớn số lao động này ở tình trạng thất nghiệp tạm thời. 4.1.2.2. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng Quận có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, đáp ứng được những yêu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt cho sự phát triển của các khu công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp nhỏ Phúc Lợi, Sài Đồng, quận sẽ tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện một số chợ, trung tâm thương mại, giải trí, tuyến phố văn minh đô thị và mở rộng các dự án rau an toàn. - Quận là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều đường giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Đông Bắc. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự liên kết kinh tế giữa quận với các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường. Trên địa bàn quận có 3 tuyến đường giao thông quan trọng đi qua: Đường quốc lộ số 1A, 1B và quốc lộ 5. Đây là ba tuyến đường huyết mạch đi qua các tỉnh phía Bắc và nối liền tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Lạng Sơn. Hệ thống giao thông của quận có chiều dài hơn 323 km trong đó đường nhựa và đường bê tông có tổng chiều dài 243 km. - Toàn quận có 97 trạm biến áp với 66 km đường dây cao thế, 324 km đường dây hạ thế, 100% hộ đã sử dụng điện lưới quốc gia. - Hệ thống cấp thoát nước với trên 100 km đường ống cấp nước, 88 km đường ống dẫn truyền tải với trên 50% số hộ dùng nước sạch, bình quân 106 lít/ngày đêm. - Về giáo dục: Quận có 6 trường trung học phổ thông, bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên; 15 trường phổ thông cơ sở; 16 trường tiểu học; 32 trường mẫu giáo. Trong những năm qua, quận đã duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học. Mạng lưới giáo dục từ mẫu giáo đến phổ thông trung học về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và quy mô học sinh trên địa bàn quận. - Về y tế: Quận có một trung tâm y tế, 1 bệnh viện, 14 trạm y tế. Cơ sở vật chất ở bệnh viện, trung tâm y tế nhìn chung là đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, còn có nhiều trang thiết bị y tế đã quá cũ. Các phường đã có trạm y tế. - Thể dục thể thao: Trên địa bàn quận đã có sân vận động, 20 sân tennis, 8 bãi bóng và sân tập thể thao. Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn quận được phát triển rộng rãi, thu hút mọi đối tượng tham gia. - Về lĩnh vực văn hoá thông tin, vui chơi giải trí: Quận có 72 di tích lịch sử văn hoá, hiện tại đã có di tích trở thành trở thành một điểm trong tua du lịch lịch sông Hồng. Với 50 nhà văn hoá cơ sở, 1 công viên vườn hoa đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí trên địa bàn quận. - Quốc phòng an ninh chiếm một tỷ lệ tương đối trong cơ cấu sử dụng đất của quận gồm khu sân bay Gia Lâm, khu trại pháo quân đội..v..v.. 4.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế Hiện nay, Quận Long Biên có trên 200 cơ quan đơn vị của Trung ương, ._.ảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế; tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ nên nông nghiệp Long Biên buộc phải phát triển theo hướng chất lượng và hiệu quả. Để phát triển bền vững cần có quy hoạch và lựa chọn sản xuất phù hợp, được tính toán, giảm ở mức bao nhiêu sẽ phải theo lộ trình, giai đoạn và mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn, vẫn cần có diện tích đất nông nghiệp nhất định ở các vùng lân cận nội đô, tập trung sản xuất các loại cây, con chất lượng, năng suất cao và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, qua đó tăng hiệu quả sử dụng đất, trên cơ sở giữ nguyên các vùng chuyên canh rau an toàn (RAT), kinh tế trang trại. Chính diện tích này là vành đai thực phẩm phục vụ tại chỗ cho nội thành cũng như giải quyết việc làm cho nông dân trong giai đoạn chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Sản phẩm chăn nuôi: Song song với việc tăng số lượng đầu con gia súc, gia cầm, chất lượng giống vật nuôi do nhập nuôi thuần giống ngoại và lai cải tạo giống nội cũng không ngừng được nâng cao, được người chăn nuôi ở mọi vùng đất nước chấp nhận. Đã nhập nhiều giống lợn ngoại: Yorkshire, Landrace, Duroc, Hamshire, Pietrain, lai với các giống lợn nội tạo nhiều cặp lai bố mẹ có ưu thế lai cao, đưa khối lượng xuất chuồng bình quân của lợn nuôi thịt trong cả nước năm 2005 đạt đạt 86 - 87 kg/con. Bình quân thịt hơi/đầu người đã đạt 35,2 kg/năm tăng gần gấp 2 lần so với năm 1995. b. Phân bổ lực lượng sản xuất trong nông nghiệp Tại Thành Phố Hà Nội việc chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp tăng liên tục, tỷ lệ với số dự án được phê duyệt. Năm 2001 thành phố thu hồi 733 ha cho 159 dự án; năm 2002 lấy 1.003 ha cho 194 dự án; năm 2003 lấy 1.424 ha cho 260 dự án và năm vừa qua ước thu hồi 1.980 ha cho 280 dự án. Cùng với số đất bị thu hồi, tình trạng nông dân không có việc làm trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Bình quân mỗi năm có khoảng 13 - 15 nghìn lao động không có việc, phần lớn lại chưa qua đào tạo nghề. (Nguồn: Báo cáo của hội nông dân) 4.3.4. Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đến sử dụng đất phi nông nghiệp quận Long Biên Quá trình CNH - ĐTH là quá trình phát triển cơ sở hạ tầng cho xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là nhu cầu sử dụng đất sẽ tăng theo. Quá trình CNH – ĐTH cần đất để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, mở rộng đường xá, xây dựng nhà ở, các công trình sự nghiệp, dịch vụ... Chỉ trong năm 2009, quận Long Biên đã có 112 dự án đầu tư, tổng diện tích đất dự kiến phải thu hồi là 191,1 ha. Cụ thể: Bảng 4.7 Dự kiến giải phóng mặt bằng 2009 quận Long Biên - Tæng sè dù ¸n: 112 dù ¸n/35 chñ ®Çu t­ + Trong ®ã sè dù ¸n kh«ng cã Q§ thu håi ®Êt Thµnh phè (quËn lµm chñ ®Çu t­): 23 dù ¸n - Tæng diÖn tÝch thu håi: 191,1 ha + §Êt ë: 31,6 ha + §Êt n«ng nghiÖp: 83,3 ha + §Êt kh¸c (c¬ quan, c«ng): 76,2 ha - Tæng sè hé thuéc diÖn GPMB: 7.147 hé - Tæng sè c¬ quan ®¬n vÞ thuéc diÖn GPMB: 81 c¬ quan - Tæng sè mé m¶ ph¶i di chuyÓn: 1.960 ng«i Nguồn B¸o c¸o kÕt qu¶ thùc hiÖn c«ng t¸c Gi¶i phãng mÆt b»ng 9 th¸ng ®Çu n¨m 2009 Bảng 4.8 Kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tháng 9 đầu năm 2009 - Tæng sè dù ¸n ®· vµ ®ang thùc hiÖn: 117 dù ¸n + ChuyÓn tiÕp: 22 dù ¸n + Míi: 42 dù ¸n + Gi¶i quyÕt tån t¹i: 10 dù ¸n + Hoµn thiÖn hå s¬ ph¸p lý ®Ó chuÈn bÞ GPMB: 43 dù ¸n - Tæng sè hé ®· phª duyÖt PA: 1.825 PA/30 dù ¸n + Trong ®ã ®· nhËn tiÒn vµ BGMB: 1.217 PA - Tæng sè tiÒn ®· phª duyÖt: 599 tû ®ång + Trong ®ã ®· chi tr¶ c¸c hé ®· nhËn: 419 tû ®ång - Tæng diÖn tÝch ®· phª duyÖt: 28,0 ha + Trong ®ã ®· bµn giao mÆt b»ng: 15,9 ha - Tæng sè mé m¶ ®· di chuyÓn 212 ng«i - Giao ®Êt T§C: 241 hé (15.173m2) Nguồn B¸o c¸o kÕt qu¶ thùc hiÖn c«ng t¸c Gi¶i phãng mÆt b»ng 9 th¸ng ®Çu n¨m 2009 Như vậy quá trình CNH – ĐTH làm tăng diện tích đất phi nông nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu (chiều rộng là sự tăng lên về diện tích; chiều sâu là sự tăng lên về hiệu quả sử dụng). Nhưng trên thực tế, việc sử dụng đất phi nông nghiệp chưa đạt hiệu quả cao nhất, gây lãng phí đất. 4.3.5. Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá đến đất chưa sử dụng Quá trình CNH - ĐTH kéo theo nó là nhu cầu sử dụng đất của các ngành kinh tế, nguồn đất này được chuyển từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Hiện nay diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn quận Long Biên là 138,94 ha, chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng, là đất hoang hoá, kém mầu mỡ nên không hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp. Mặc khác những diện tích đất chưa sử dụng này lại nằm manh mún ở những nơi cơ sở hạ tầng, giao thông kém phát triển nên thường ít được chọn làm các KCN, KĐT. Vì thế trong thời gian qua, đất chưa sử dụng ít chịu ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH. 4.3.6. Những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đến việc sử dụng đất nông nghiệp a. Những tác động tích cực công nghiệp hoá, đô thị hoá đến nông nghiệp Long Biên Công nghiệp hoá - Đô thị hoá có tác động tích cực đến ngành nông nghiệp quận Long Biên với những ưu điểm nổi bật sau: - Một là, giảm chi phí đóng gói, lưu trữ và vận chuyển nông sản phẩm để cung ứng cho khu vực đô thị. Nông nghiệp đô thị đáp ứng một bộ phận quan trọng nhu cầu về lương thực, rau quả và các loại nông sản phẩm khác một cách trực tiếp, tại chỗ cho cư dân đô thị thay vì phải vận chuyển từ nơi khác đến. Các chi phí đóng gói, lưu trữ và vận chuyển nông sản phẩm nhờ đó giảm đáng kể, tạo điều kiện tiết kiệm trong tiêu dùng ở khu vực đô thị. - Hai là, nông nghiệp đô thị có khả năng cung ứng thực phẩm tươi sống. Nếu tổ chức tốt việc sản xuất theo công nghệ sạch, nông nghiệp đô thị có thể tạo ra nguồn thực phẩm tươi sống và an toàn, góp phần to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân đô thị. Điều này càng trở nên có ý nghĩa thiết thực trong điều kiện hiện nay, khi yêu cầu về thực phẩm ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, nhất là đối với các tầng lớp dân cư có thu nhập khá. - Ba là, nông nghiệp đô thị tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư ở đô thị, đặc biệt là phụ nữ và người già. Khi tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng nhanh, áp lực về việc tạo ra công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư mất đất sản xuất càng trở nên gay gắt. Bên cạnh đó, làn sóng di chuyển dân cư từ nông thôn về thành thị để tìm kiếm việc làm cũng gia tăng nhanh chóng. Nông nghiệp đô thị có khả năng tận dụng quỹ đất đô thị và sức lao động dôi dư để góp phần quan trọng vào việc giải quyết bài toán việc làm và thu nhập trong tiến trình công nghiệp hoá. - Bốn là, nông nghiệp đô thị dễ tiếp cận các dịch vụ đô thị, nhờ đó có khả năng phát triển thuận lợi hơn so với nông nghiệp nông thôn. Trong điều kiện quỹ đất đô thị và vùng ven bị hạn chế, việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để tăng sản lượng cây trồng, vật nuôi là vấn đề mang tính tất yếu và cấp bách. Trong khi một bộ phận khá lớn nông dân ở khu vực nông thôn chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ khoa học và công nghệ, còn tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lối quảng canh, truyền thống thì nông nghiệp đô thị có rất nhiều thuận lợi trong việc vận dụng những dịch vụ khoa học, công nghệ vào sản xuất. Bên cạnh đó, nông nghiệp đô thị còn có khả năng phát triển theo các mô hình chuyên biệt để cung ứng nhiều dịch vụ cho đô thị như cung cấp cây xanh, hoa tươi và thực phẩm cho khách sạn, cung ứng dịch vụ du lịch, dịch vụ an dưỡng,... - Năm là, nông nghiệp đô thị có thể tái sử dụng chất thải đô thị để làm phân bón, nước tưới,...cho sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng việc làm giảm ô nhiễm môi trường. Chất thải đô thị đang thực sự tạo thành áp lực ngày càng tăng cùng với sự gia tăng dân số ở đô thị. Bằng công nghệ xử lý thích hợp, có thể tận dụng một phần nguồn chất thải đô thị phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất sạch, an toàn và hiệu quả. Điều này thật sự có ý nghĩa trong việc cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. b. Những tác động tiêu cực công nghiệp hoá, đô thị hoá đến nông nghiệp Long Biên Bên cạnh những tác động tích cực thì việc thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng mục đích khác làm diện tích đất nông nghiệp bị suy giảm cũng có những tác động không tốt đến đời sống của người nông dân như: Dư thừa lao động: kết quả là 53% số hộ dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước đây. Chỉ có khoảng 13% số hộ có thu nhập tăng hơn trước. Trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm và mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc làm, phải chuyển đổi nghề nghiệp. Hậu quả tất yếu là dư thừa lao động và thiều việc làm tại trung bình mỗi ha đất thu hồi có tới gần 20 lao động bị mất việc làm. Tuy nhiên, cơ chế chính sách chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ chưa được quan tâm đúng mức. Đánh đổi cho sự phát triển theo hướng hiện đại và công nghiệp hoá này làm hàng nghìn người trong độ tuổi lao động đã mất dần khả năng tự tạo việc làm trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Khó chuyển đổi nghề: tuy nhiên, đáng lo là chất lượng lao động nông nghiệp của Quận còn thấp, cả về trình độ văn hóa lẫn chuyên môn kỹ thuật. Có đến trên 30% lao động nông nghiệp chưa từng qua trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật nào. Vì vậy khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm tốt hơn đối với nhóm lao động này là không đơn giản. Bên cạnh đó, các kênh thông tin việc làm và giao dịch chưa phát triển, người lao động tìm việc chủ yếu thông qua người trong gia đình, họ hàng hay bạn bè thân quen, các kênh giao dịch trên thị trường cũng như vai trò của các tổ chức giới thiệu việc làm dường như mờ nhạt, không tạo được sự quan tâm của số đông người lao động. Giải pháp cần thực hiện: lao động nông nghiệp rất cần được đào tạo, dạy nghề, đào tạo trình độ chuyên môn và cập nhật kiến thức để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Đồng thời cần có cơ chế giám sát việc doanh nghiệp ưu tiên nông dân và con em nông dân sau thu hồi đất; hỗ trợ nông dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại chuyển sang phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao, áp dụng các tiến bộ khoa học mới tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích; thay vì cách sử dụng nguồn tiền bồi thường thông thường, có thể hướng dẫn người dân sử dụng bằng những cách hiệu quả hơn như: trích một khoản tiền được bồi thường góp vốn vào dự án khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp trong khu công nghiệp, trở thành các cổ đông... 4.4. Giải pháp cho việc sử dụng đất trong thời đại công nghiệp hoá, đô thị hoá 4.4.1. Giải pháp đối với công nghiệp hoá - Trong thời gian tới có thể và cần giảm diện tích đất trồng lúa, giữ ổn định với một số diện tích ở những vùng có lợi thế hơn với hướng phát triển là thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở khu vực nông thôn. - Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. - Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách đất đai... nhất là hệ thống luật pháp kinh tế nhằm phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. - Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển vùng trong phạm vi cả nước, quan hệ kinh tế giữa các vùng trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng. 4.4.2. Để hạn chế những yếu tố tiêu cực trong quá trình đô thị hoá quận Long Biên, trước mắt cần xem xét một số mặt sau đây: - Tăng cường đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức của người dân. Đó là biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề lao động, việc làm để đảm bảo cho người dân trong Quận được làm việc có thu nhập ổn định, làm chủ cuộc sống của mình. - Hạn chế và quản lý tốt hơn đối với dân nhập cư, góp phần lập lại trật tự xã hội đảm bảo cho việc xây dựng xã hội đô thị ổn định và bền vững. - Tăng cường giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới đối với cư dân đô thị, ngăn chặn những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến lối sống văn minh lịch sự của cư dân đô thị. - Đổi mới trong lĩnh vực quản lý đất ở đô thị. Tăng cường các biện pháp quản lý đất đô thị một cách hữu hiệu nhằm giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và đảm bảo cho việc quy hoạch, phát triển đô thị lâu dài. 4.5. Định hướng việc sử dụng đất trong thời kỳ công nghiệp hoá, đô thị hoá 4.5.1. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế trên địa bàn quận đến năm 2015 Quận Long Biên là quận có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế. Nhằm đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, 5 năm tới quận chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Trong đó tập trung chính là đầu tư hoàn chỉnh các tuyến giao thông huyết mạch (đường vành đai 3, đường cầu Vĩnh Tuy, đường 5 kéo dài, đường Ngọc Thuỵ - Đường vành đai 3; đường Ngô Gia Tự…); đầu tư các hệ thống thoát nước, hệ thống điện để phục vụ cho phát triển kinh tế; đầu tư xây dựng các khu đô thị mới; xây dựng một số trung tâm thương mại; đầu tư, cải tạo và nâng cấp các chợ để phục vụ cho phát triển kinh tế. Vì vậy, từ nay đến năm 2015 là thời kỳ xây dựng cơ bản hạ tầng kỹ thuật để tập trung phát triển kinh tế trong những giai đoạn tiếp theo. Dự báo đến năm 2015 dân số trên địa bàn Quận khoảng 240.000 người, việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận trong từng ngành, lĩnh vực tập trung phát triển theo định hướng sau: - Ngành công nghiệp Công nghiệp vẫn là ngành có tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Quận. Những năm tới, công nghiệp sẽ phát triển theo hướng ưu tiên cho công nghiệp sạch, công nghiệp có hàm lượng chất xám cao. Theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, tổng diện tích phát triển công nghiệp trên địa bàn quận khoảng 300 ha; trong đó tập trung chủ yếu ở 5 khu vực: cụm công nghiệp nhà máy Xe Lửa Gia Lâm; khu công nghiệp Đức Giang; khu công nghiệp Diêm Gỗ; khu công nghiệp Sài Đồng B, khu công nghiệp Đài Tư. Để tiếp tục phát triển công nghiệp giai đoạn tới, cần tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể sau: - Tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp. Tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ thay thế những máy móc, trang thiếp bị lạc hậu, có những giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trên địa bàn quận. Tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp mới như công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm. - Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hiện không thuộc quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn chuyển đổi ngành nghề kinh doanh phù hợp. - Quan tâm phát triển các ngành nghề thủ công như gia công sản phẩm may mặc tại Sài Đồng, Phúc Lợi, Đức Giang… góp phần giải quyết việc làm và có hàng hoá phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân, phục vụ các hoạt động du lịch, lễ hội... - Xây dựng đề án khai thác, quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Quận - Tập trung giải quyết dứt điểm bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý. - Ngành dịch vụ Dịch vụ là ngành được ưu tiên phát triển; nhiều ngành dịch vụ mới sẽ hình thành và phát triển với tốc độ cao như du lịch, vui chơi giải trí, dịch vụ kho bãi, dịch vụ cho các dịch vụ tài chính, ngân hàng… Trước mắt cần tập trung quy hoạch, đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại tạo cơ sở cho các ngành dịch vụ phát triển. Theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000, diện tích dành cho phát triển dịch vụ rất lớn. Những trung tâm thương mại lớn tập trung chủ yếu ở tuyến đường giao thông chính, đường 5 kéo dài và đường Nguyễn Văn Linh. Ngoài ra còn nhiều trung tâm nằm rải rác ở các tuyến đường giao thông khác như tuyến đường Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, đường nối Ngọc Thuỵ với đường vành đai 3. Để đẩy nhanh phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn Quận giai đoạn tới, cần tập trung tổ chức thực hiện tốt những nhiệm vụ cụ thể sau: + Phát triển thương mại Tập trung đầu tư nhanh chóng hình thành khu trung tâm thương mại tại chợ Đầu mối - Gia Thuỵ với quy mô 17 ha; khu Mả Tre 3 - 5 ha. Có kế hoạch thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước để tiếp tục đầu tư vào các trung tâm thương mại lớn ở Ngọc Thuỵ, Thạch Bàn; các trung tâm vừa và nhỏ ở các khu Ăng Ten - Bồ Đề, khu trung tâm thương mại dọc đường Ngô Gia Tự, đường Ngọc Thuỵ - Vành đai 3. Tổng số chợ hiện có trên địa bàn quận là 47 chợ, trong đó nằm trong quy hoạch được phát triển trên 31chợ, còn 16 chợ đang tồn tại nhưng không có trong quy hoạch. Trong số 31 chợ phù hợp quy hoạch có 5 chợ đã lập xong dự án đầu tư xây dựng, hiện đang tổ chức đầu tư và cải tạo. Các chợ còn lại tập trung xây dựng quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư để tiếp tục đầu tư theo hình thức BOT. Một số chợ có vị trí thuận lợi có thể tập trung đầu tư hình thành các trung tâm thương mại. Tổng diện tích quy hoạch phát triển chợ trong các cụm dân cư là 18,0 ha; trong đó diện tích trên nền chợ hiện có là 2,0 ha; diện tích xây dưng mới là 16,0 ha. + Phát triển dịch vụ du lịch Lập và triển khai có hiệu quả đề án quy hoạch vùng du lịch Ngọc Thuỵ nhằm phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hoá – di tích lịch sử, chú trọng phát triển du lịch đường sông. Phối hợp với các ngành của Thành Phố và các Quận, Huyện bạn hình thành các tuyến du lịch. Tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng vùng Bãi Sông Hồng để hình thành các vùng du lịch sinh thái. Kiến nghị với Thành Phố, Trung Ương sớm lập quy hoạch chi tiết vùng bãi thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư để hình thành các vùng du lịch sinh thái ven Sông Hồng. Đẩy nhanh việc thực hiện xã hội hoá để xây dựng các điểm vui chơi, văn hoá - thể dục thể thao trên địa bàn. Triển khai dự án công viên cây xanh kết hợp vui chơi giải trí tại Thạch Bàn - Cự Khối khoảng 150 ha, phường Giang Biên 30 ha và mỗi phường có một trung tâm văn hoá - thể dục thể thao với quy mô khoảng 1,0 ha. - Ngành nông nghiệp: Nông nghiệp sẽ chuyển mạnh theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp như lúa, ngô dần thay thế bằng nuôi trồng thuỷ sản, trồng hoa cây cảnh, sản xuất rau hàng hoá. Giai đoạn tới Quận cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Diện tích đất nông nghiệp trong đồng sẽ bị giảm nhanh để phát triển đô thị, chăn nuôi trong các hộ gia đình sẽ ngày một giảm. 4.5.2. Quy hoạch sử dụng đất quận Long Biên a. Phân bố đất đai Quy hoạch chi tiết sử dụng đất trong tổng diện tích toàn quận khoảng 6038,2 ha. Khu vực phát triển đô thị có tổng diện tích khoảng 3.788,02 ha. Được phân thành 3 khu lớn như sau: - Đất đê, hành lang bảo vệ đê kết hợp các đường trên đê và ven đê có diện tích khoảng 150,84 ha; - Đất đường thành phố, liên khu vực, khu vực, phân khu vực, có diện tích khoảng 379,89 ha - Đất để lập các khu quy hoạch có diện tích khoảng 3.257,29 ha, được chia thành 4 khu. Bảng 4.9 Tổng hợp sử dụng đất - Khu vực phát triển đô thị quận Long Biên TT Chức năng sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % 1 Đất dân dụng 2668,80 70,45 2 Đất dân dụng khác 92,86 2,45 3 Đất ngoài dân dụng 1026,36 27,10 Tổng diện tích đất phát triển đô thị 3788,02 100 b. Quy hoạch sử dụng đất đai Khu vực phát triển đô thị gồm: Đất dân dụng, đất dân dụng khác và đất ngoài dân dụng có cơ cấu sử dụng đất như sau: Bảng 4.10 Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất phần phát triển đô thị TT Chức năng sử dụng đất Diện tích ha Tỷ lệ % % I Đất dân dụng 2668,80 70,45 100 1 Đất giao thông thành phố, liên khu vực và nút giao thông 212,62 7,97 2 Đất công trình công cộng, thương mại dịch vụ thành phố 155,87 5,84 3 Đất cây xanh công viên, hồ 293,00 10,95 4 Đất khu ở 2007,31 75,21 II Đất dân dụng khác 92,86 2,45 1 Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo 74,88 80,64 2 Đất di tích, danh thắng và hành lang bảo vệ đê 17,98 19,36 III Đất ngoài dân dụng 1026,36 27,10 1 Đất công nghiệp, kho tàng 341,53 33,28 2 Đất an ninh quốc phòng 265,67 25,88 3 Đất giao thông đối ngoại 45,39 4,42 4 Đất các công trình đầu mối HTKT và hành lang bảo vệ đê 222,93 21,72 5 Đê, hành lang bảo vệ đê và đường dọc đê 150,84 14,70 Tổng diện tích đất phát triển đô thị 3788,02 100 Bảng 4.11 Tổng hợp sử dụng đất khu ở TT Chức năng sử dụng đất Diện tích Tỷ lệ (ha) (%) 1 Đất đường giao thông khu vực, phân khu vực 215,22 10,72 2 Đất công trình công cộng, thương mại, dịch vụ khu ở 69,30 3,45 3 Đất trường trung học phổ thông 23,28 1,16 4 Đất cây xanh, sân TDTT cơ bản 210,33 10,48 5 Đất đơn vị ở 1489,18 74,19 Tổng công khu đất ở 2007,31 100,00 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 1. Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội là điểm tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với các tuyến giao thông lớn. Đây là những điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển đô thị hoá, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế. Tổng diện tích tự nhiên của toàn quận là 5.993,03 ha, trong đó: đất nông nghiệp có diện tích là 1.819,94 ha chiếm 31,57% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp có diện tích là 3.962,15 ha, chiếm 66,11%; đất chưa sử dụng có diện tích là 138,94 ha, chiếm 2,32%. Trong đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm là chủ yếu với diện tích 1.728,86 ha chiếm 91,38%. Trong đất phi nông nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng có diện tích lớn nhất lần lượt là 1.078,82 ha và 1.631,18 ha. 2. Quá trình CNH – ĐTH phát triển trên diện rộng đã gây ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của quận Long Biên, cụ thể: - Mức độ công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ từ khi quận Long Biên tách từ huyện Gia Lâm với nhiều dự án công nghiệp, phát triển nhà ở đô thị, khu thương mại dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng. - Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đã làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, cụ thể: Trong giai đoạn 2000 - 2005, đất nông nghiệp giảm 278,30 ha, đất phi nông nghiệp tăng 401,04 ha, đất chưa sử dụng giảm 93,99 ha. Trong giai đoạn 2005 - 2008, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 145,42 ha nhưng đất nông nghiệp giảm 112,08 ha và đất chưa sử dụng giảm 30,7 ha. Nguyên nhân có sự chuyển dịch cơ cấu đất đai là sự phát triển các dự án nhà ở, công nghiệp, thương mại dịch vụ. Bên cạnh sự thay đổi về mặt diện tích thì chất lượng đất nông nghiệp cũng bị giảm sút và quan hệ trong sản xuất nông nghiệp cũng thay đổi theo. Đối với đất phi nông nghiệp, thì diện tích tăng nhanh với các dự án phi nông nghiệp của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá. 3. Từ thực trạng sử dụng đất và ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như giải quyết tốt vấn đề dân sinh trong thời kỳ công nghiệp hoá, đô thị hoá. Đến năm 2015, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá vẫn tiếp tục diễn ra với các dự án lớn về phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, cơ sở hạ tầng và nhu cầu dân sinh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận Long Biên. 5.2. Kiến nghị Trên cơ sở ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH đến sử dụng đất, tôi đưa ra một số kiến nghị để việc sử dụng đất có hiệu quả cao nhất như sau: - Quận cần đánh lại hiệu quả sử dụng đất của các dự án để có hướng phát triển trong tương lai. - Quận cần đánh giá, tổng hợp những tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đến vấn đề dân sinh và các vấn đề xã hội khác để có hướng khắc phục và đưa ra những giải pháp thích hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt 1 Ban biên tập Bách khoa tri thức phổ thông (2000), Bách khoa tri thức phổ thông, NXB Văn hoá thông tin. 2 Trần Văn Bính (1998), Văn hoá trong quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia. 3 Đảng cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, NXB Chính trị Quốc gia. 4 Đảng cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX”, NXB Chính trị Quốc gia. 5 Đảng cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X”, NXB Chính trị Quốc gia. 6 Trịnh Quang Huy, Đánh giá chất lượng đất, nước và không khí, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 7 Trịnh Duy Luân (1996), Chương trình phát triển và quản lý đô thị 5 năm (1996 – 2000). 8 Luật đất đai 2003, NXB Bản đồ 9 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nhà Xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội. 10 Nguyễn Kim Sơn (2000), Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Báo cáo khoa học chuyên đề 1, Tổng cục địa chính. 11 Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên (2005), Kiểm kê đất đai năm 2005. 12 Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên, Báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước trên địa bàn quận Long Biên năm 2008. 13 Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên (2008), Thống kê đất đai năm 2008. 14 Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên, Đề án bảo vệ môi trường Công ty TNHH sơn Việt – Mỹ, phố Sài Đồng, Quận Long Biên. 15 Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên, Đề án xả nước thải vào nguồn nước cơ sở giặt là Công ty cổ phần ARKSUN Việt Nam, phường Phúc Lợi, quận Long Biên. 16 UBND quận Long Biên, Báo cáo kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Long Biên quý I, II năm 2008. 17 Nguyễn Thị Vòng, Nguyễn Nhật Tân, Nguyễn Đức Minh (2001), Bài giảng về quy hoạch sử dụng đất (dùng cho học viên cao học), Hà Nội. 18 Bộ Xây dựng (1999), Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020, NXB Xây dựng, Hà Nội. 19 Bộ Xây dựng (1995), Đô thị Việt Nam tập 1, NXB Xây dựng, Hà Nội. II. Tiếng Anh 20 FAO (1994), Land evaluation and farming system analysis for land use planning, Working decument. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Một số hình ảnh các khu công nghiệp, khu đô thị trên địa bàn quận Long Biên Hình 1: Khu công nghiệp Sài Đồng - quận Long Biên Hình 2: Khu công nghiệp Deawoo-Hanel - quận Long Biên Hình 3: Khu đô thị Việt Hưng - quận Long Biên Hình 4: Khu đô thị Sài Đồng - quận Long Biên Phụ lục 2: Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp STT Tên công trình, dự án Diện tích ha Địa điểm Năm triển khai Loại đất thu hồi LUC DTS SMN BCS  1 Trụ sở tổ dân phố số 6 0,07 Phường Thượng Thanh 2007 0,07  2 Trụ sở tổ dân phố số 23 0,02 2007 0,02  3 Trụ sở cơ quan 1,27 2008 1,27  4 Trụ sở tổ dân phố số 5 0,07 2008 0,07  5 Trụ sở tổ dân phố số 19 0,07 2008 0,07  6 Trụ sở tổ dân phố số 24 0,07 2008 0,07  7 Trụ sở tổ dân phố số 27 0,07 2008 0,07  8 Trụ sở tổ dân phố số 18 0,07 2008 0,07  9 Trụ sở tổ dân phố số 20 0,07 2008 0,07  10 Trụ sở tổ dân phố số 21 0,07 2008 0,07  11 Trụ sở tổ dân phố số 1 0,07 2008 0,07  12 Trụ sở tổ dân phố số 3 0,07 2009 0,07  13 Trụ sở tổ dân phố số 28 0,07 2009 0,07  14 Trụ sở tổ dân phố số 10, 11 0,07 2009 0,07 Tổng 2,13 2,13  15 Trụ sở tổ dân phố số 14 0,05 Phường Ngọc Thuỵ 2007 0,05  16 Trụ sở tổ dân phố số 18 0,22 2007 0,22  17 Trụ sở tổ dân phố số 16 0,05 2008 0,05  18 Trụ sở tổ dân phố số 20 0,05 2008 0,05  19 Trụ sở tổ dân phố số 17 0,05 2008 0,05  20 Trụ sở tổ dân phố số 5 0,03 2008 0,03  21 Trụ sở tổ dân phố số 34 0,02 2008 0,022 Tổng 0,47 0,10 0,10 0,27  22 Trụ sở tổ dân phố số 26,27 0,25 Phường Đức Giang 2005 0,25  23 Trụ sở tổ dân phố số 10A, 10B 0,24 2006 0,24  24 Trụ sở tổ dân phố số 12, 13 0,13 2007 0,13  25 Trụ sở tổ dân phố số 2 0,34 2008 0,34  26 Trụ sở tổ dân phố số 3B 0,14 2006 0,14  27 Trụ sở tổ dân phố số 7 0,03 2007 0,03  28 Trụ sở tổ dân phố số 19 0,03 2008 0,07 0,03  29 Trụ sở tổ dân phố số 16 0,07 2007 0,02  30 Trụ sở tổ dân phố số 8 0,02 2008 0,34 0,50 0,41 Tổng 1,24  31 Trụ sở tổ dân phố số 3 0,04 Phường Việt Hưng 2007 0,04 0,43  32 Trụ sở UBND Phường 0,43 2008  33 Trụ sở tổ dân phố số 6 0,13 2007 0,13  34 Trụ sở cơ quan 2,00 2008 2,00 Tổng 2,59 2,16 0,43 Phụ lục 3: Đất an ninh, quốc phòng TT Tên công trình, dự án Diện tích Địa điểm Năm triển khai Loại đất thu hồi BHK TSN LUC SMN 1 Trụ sở công an phường 0,12 Phường Việt Hưng 2008 0,12 2 Trụ sở công an Quận LB 0,90 2009 0,12 0,78 3 Kho vật chứng công an Quận 0,15 2008 0,15 4 Ban chỉ huy quân sự quận 0,54 2009 0,54 Tổng 1,71 0,12 0,12 1,47 1 Trụ sở công an phường 0,30 Phường Ngọc Thuỵ 2007 0,30 2 Xây dựng căn cứ hậu cần 0,50 2008 0,50 3 Trụ sở công an phường 0,06 2009 0,06 Tổng 0,86 0,86 1 Trụ sở công an phường 0,15 P. Bồ Đề 2007 0,15 2 Trụ sở công an phường 0,20 P. Thượng Thanh 2008 0,20 3 Trụ sở công an phường 0,50 P. Giang Biên 2009 0,50 4 Trụ sở công an phường 0,13 P. Phúc Lợi 2007 0,13 5 Trụ sở công an phường 0,20 P. Thạch Bàn 2008 0,20 6 Trụ sở công an phường 0,20 P. Cự Khối 2009 0,20 Tổng tăng 3,95 0,12 0,12 3,58 0,13 Phụ lục 4: Sử dụng đất công nghiệp trên địa bàn quận Long Biên TT Tên công trình, dự án Diện tích ha Địa điểm Năm triển khai Loại đất thu hồi BHK LUC 1 Quy hoạch mở rộng khu công nghiệp 18 P. Phúc Lợi 2008 18 2 Quy hoạch cụm công nghiệp 20 P. Phúc Lợi 2009 20 3 Khu công nghiệp HaNel 25 P. Long Biên 2008 15 10 Tổng tăng 63 15 48 Phụ lục 5: Sử dụng đất sản xuất kinh doanh của quận Long Biên TT Tên công trình, dự án Diện tích (ha) Địa điểm Năm triển khai Loại đất thu hồi LUC BHK SMN 1 Xây dựng siêu thị, văn phòng 0,05 Phường Thượng Thanh 2007 0,05 2 TTTM và dịch vụ 0,92 2008 0,92 3 TTTM và dịch vụ 1,53 2008 1,07 0,46 4 Xây dựng trung tâm thương mại kết hợp khách sản văn phòng 1,53 2008 1,53 5 Xây dựng cơ sở dịch vụ, thương mại, văn phòng công trình CC 0,35 2008 0,35 6 Xây dựng cơ sở công nghiệp 0,9 2008 0,9 7 TTTM và dịch vụ 2,52 2008 2,52 8 TTTM và dịch vụ 1,22 2008 1,22 9 Xây dựng khách sạn 2,5 2008 2,5 10 Trạm bảo dưỡng và bãi đỗ xe 0,26 2008 0,3 11 Công trình công cộng, dịch vụ 0,26 2008 0,3 12 Chợ, dịch vụ thương mại, siêu thị trong đô thị thượng thanh 10,94 2007 9,6 1,32 13 Xây dựng khu dịch vụ, khách sạn, văn hoá 0,92 2009 0,9 14 Đất dành để chuyển đổi lao động việc làm cho địa phương 2,04 2007 2 Tổng 25,94 24,11 0,51 1,32 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL09043.doc
Tài liệu liên quan