BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NƠNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN VIỆT NAM
ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ðẤT NƠNG NGHIỆP
VÀ ðỀ XUẤT CHUYỂN ðỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG
HỢP LÝ TRÊN ðẤT SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
HUYỆN GIA LÂM, T.P HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ NƠNG NGHIỆP
Chuyên ngành: QUẢN LÝ ðẤT ðAI
Mã số: 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ðÀO CHÂU THU
HÀ NỘI – 2010
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… i
LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây l
103 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3155 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất sản xuất nông nghiệp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được
sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Tác giả luận văn
Nguyễn Việt Nam
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… ii
LỜI CẢM ƠN
Học viên Nguyễn Việt Nam xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám
hiệu Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội, ban Chủ nhiệm khoa Tài nguyên
và Mơi trường cùng tồn thể quý thầy cơ giáo đã hướng dẫn, giảng dạy em
trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
ðể hồn thiện Luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân,
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới sự nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ của
PGS.TS ðào Châu Thu.
Qua đây tơi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Phịng Tài nguyên
và Mơi trường, Phịng Kinh tế, Phịng Thống kê huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội cùng tồn thể các cơ, chú; các anh, chị đã giúp đỡ tơi trong thời gian
thực tập.
Kính chúc các thầy cơ giáo luơn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
PHẦN I ðẶT VẤN ðỀ.................................................................................i
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
1.2. Mục đích của đề tài. 2
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................3
2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về đánh giá đất đai. 3
2.1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá đất đai....................................................3
2.1.2. Nguyên lý về đánh giá đất đai. ..................................................... 12
2.2. ðặc điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp. 13
2.2.1. ðặc điểm...................................................................................... 13
2.2.2. Những nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nơng nghiệp. .......................................................................................... 13
2.3. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới và trong nước. 14
2.3.1. Những xu hướng phát triển nơng nghiệp trên thế giới. ................. 15
2.3.2. Xu hướng phát triển nơng nghiệp Việt Nam trong những năm tới...........17
2.4. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng. 19
2.4.1. Một số khái niệm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. .................. 19
2.4.2. Các yếu tố cần quan tâm khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. ......22
PHẦN III ðỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................ 24
3.1. ðối tượng nghiên cứu. 24
3.2. Phạm vi nghiên cứu. 24
3.3. Nội dung nghiên cứu. 24
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… iv
3.3.1. ðiều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng thể các điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội cĩ liên quan đến vấn đề sử dụng đất của huyện Gia Lâm......... 24
3.3.2. ðiều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp của huyện Gia
Lâm....................................................................................................................24
3.3.3. Xác định các kiểu sử dụng đất (LUT), cơ cấu cấy trồng. .............. 24
3.3.4. ðề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý trên các loại đất sản
xuất nơng nghiệp huyện Gia Lâm – T.p Hà Nội..................................... 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu. 24
3.4.1. Phương pháp thu thập thơng tin, tư liệu bản đồ. ........................... 24
3.4.2. Phương pháp đánh giá, xác định các kiểu sử dụng đất (LUT) và cơ
cấu cây trồng trên đất theo phương pháp định giá đất của FAO. ............ 25
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................ 26
3.4.4. Phương pháp minh họa bằng bản đồ, hình ảnh cảnh quan, đồ thị…........26
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 27
4.1. ðánh giá về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. 27
4.1.1. ðiều kiện tự nhiên........................................................................ 27
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. .......................................... 31
4.1.3. ðánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội. ................ 40
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm. 41
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất. ................................................................ 41
4.2.2. Tình hình biến động đất đai năm 2010 so với năm 2005 và năm
2000....................................................................................................... 43
4.2.3. Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp và xu hướng biến động nhĩm
đất nơng nghiệp. .................................................................................... 45
4.3. ðánh giá hiện trạng các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp (LUT), cơ chế chính
sách phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuơi. 49
4.3.1. Các kiểu sử dụng đất. ................................................................... 49
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… v
4.4.2. Một số chính sách đang áp dụng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, đa dạng hĩa cây trồng, vật nuơi theo mơ hình trang trại đang được
áp dụng tại huyện................................................................................... 52
4.3.3. Những nhân tố tích cực và hạn chế tác động đến việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng tại huyện Gia Lâm............................................................ 53
4.3.4. ðánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất. ............................... 55
4.4. Kết quả đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất sản xuất nơng
nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn. 67
4.4.1. Những quan điểm chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng
nghiệp, đề xuất chuyển đổi cơ câu cây trồng tại huyện. ......................... 67
4.4.2. Căn cứ để lựa chọn...................................................................... 68
4.4.3. Phương hướng, mục tiêu phát triển nơng nghiệp, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng. ............................................................................................... 69
4.4.4. Kết quả đề xuất cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Gia Lâm. .... 69
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ......................................................... 78
5.1. Kết luận. 78
5.2. ðề nghị. 79
Phụ lục
Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm vụ xuân năm 2010. 32
Bảng 4.2 Hiện trạng cơ cấu dân số, lao động, nghề nghiệp. .......................... 39
Bảng 4.3 Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2010 so với
năm 2005 và năm 2000.................................................................. 44
Bảng 4.4 Một số kiểu sử dụng đất chính năm 2005. .................................... 49
Bảng 4.5 Một số kiểu sử dụng đất chính năm 2009 ..................................... 50
Bảng 4.6 Tổng hợp các phương án chuyển đổi trên địa bàn huyện Gia Lâm
tính đến tháng 10/2009. ................................................................. 52
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất chính năm 2009 trên tồn huyện... 56
Bảng 4.8 Mức đầu tư lao động, thu nhập của một số cây trồng chính năm 2009..... 61
Bảng 4.9 Mức thu nhập thực tế trên các kiểu sử dụng đất năm 2009 ............ 62
Bảng 4.10 Lượng phân bĩn và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên các
kiểu sử dụng đất tại địa bàn huyện năm 2009 ................................ 65
Bảng 4.11 Dự kiến cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp đến 2015...................... 71
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa bình quân của Hà Nội. …………..30
Hình 4.2 ðồ thị cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm năm 2009 ............................ 31
Hình 4.3 Cơ cấu diện tích các loại đất huyện Gia Lâm ................................. 43
Hình 4.4 Cơ cấu diện tích các loại đất qua các kỳ tổng kiểm kê ................... 45
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 1
PHẦN I
ðẶT VẤN ðỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
ðánh giá đất đai là chuyên nghành nghiên cứu sử dụng đất quan trọng
phục vụ cho mục đích sử dụng, quy hoạch và quản lý. ðặc biệt, trong điều
kiện hiện nay ở nhiều quốc gia dân số đang gia tăng một cách nhanh chĩng,
địi hỏi nhu cầu lương thực, thực phẩm,... cũng gia tăng một cách tương ứng.
Sự gia tăng về nhu cầu lương thực làm nảy sinh yêu cầu tăng diện tích trồng
trọt bằng con đường thâm canh hoặc mở rộng diện tích vào những vùng đất
kém thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp, cĩ điều kiện sinh thái mẫn cảm dễ bị
huỷ hoại và khơng cĩ khả năng hồi phục.
Sử dụng đất đai hợp lý và lâu bền là một vấn đề đang được nhiều quốc
gia trên thế giới quan tâm giải quyết, nhất là ở các nước đang phát triển tỉ lệ
tăng dân số cao, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội kéo theo quá trình đơ thị
hĩa, cơng nghiệp hĩa ở mức độ cao. Bên cạnh đĩ, đất đai là tài nguyên hạn
chế, hiện tại cũng như trong tương lai, diện tích đất sử dụng cho nơng lâm
ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong đĩ nơng nghiệp vẫn là nghành sử
dụng đất lớn nhất trong các ngành kinh tế để sản xuất ra lương thực, thực
phẩm phục vụ cho con người. Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng nguồn tài
nguyên đất phục vụ sử dụng đất bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao là
một vấn đề cần thiết ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Gia Lâm là huyện ngoại thành thành phố Hà Nội, cĩ tổng diện tích tự
nhiên 11.472,99 ha (nhĩm đất nơng nghiệp: 6.223,23 ha). Dân số là 234485
người, mật độ dân số 2.044 người/km2.
Tính từ năm 2005 tỷ lệ đất nơng nghiệp của huyện giảm đáng kể từ
56,11 % đất tự nhiên của huyện, đến năm 2010 chỉ cịn 54,24 % đất phục cho
sản xuất lương thực. Nguyên nhân do thực hiện quá trình đơ thị hố, xây dựng
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 2
các khu cơng nghiệp... chủ yếu lấy đất nơng nghiệp, khiến đất nơng nghiệp
ngày bị thu hẹp. Dân số ngày càng tăng; việc đảm bảo an tồn lương thực
thực phẩm cần phải xét lại. Các loại hình sản xuất nơng nghiệp, cây trồng, vật
nuơi gì? ðất nơng nghiệp cịn lại sử dụng vào mục đích gì? Cĩ đảm bảo an
tồn lương thực, phát triển kinh tế xã hội cân đối? Vấn đề đã đặt ra những câu
hỏi đối với các nhà khoa học và các nhà quản lý. Vì vậy, chúng tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“ðánh giá hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp và đề xuất chuyển đổi
cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất sản xuất nơng nghiệp huyện Gia Lâm,
Thành phố Hà Nội”
1.2. Mục đích của đề tài.
- ðánh giá các loại đất sản xuất nơng nghiệp của huyện nhằm xác định
khả năng sử dụng đất thích hợp và hiệu quả.
- ðề xuất diện tích đất nơng nghiệp cần chuyển đổi nhằm đạt hiệu quả
sử dụng cao và tiến tới phát triển một nền nơng nghiệp bền vững.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 3
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về đánh giá đất đai.
2.1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá đất đai.
2.1.1.1. ðánh giá đất đai.
ðánh giá đất đai đã hình thành từ lâu đời và là một yêu cầu cần thiết
đối với sản xuất xã hội, đặc biệt là với sản xuất nơng nghiệp. ðặc biệt là cơng
tác đánh giá đất luơn được các nhà hoa học của nhiều nước trên thế giới tập
trung nghiên cứu phục vụ cho cơng tác quy hoạch sử dụng đất.
ðánh giá đất đai là quá trình đốn định tiềm năng của đất đai cho một
hoặc một số loại sử dụng đất đai được đưa ra để lựa chọn. FAO đã định nghĩa
về đánh giá đất đai : ðánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những
tính chất vốn cĩ của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại
yêu cầu sử dụng đất cần phải cĩ [17].
Các nhà thổ nhưỡng học đã đi sâu nghiên cứu các đặc tính, cấu tạo, các
quy luật và quá trình hình thành đất, điều tra lập bản đồ đất. Sử dụng những
thành tựu đĩ, kết hợp với thực tế lao động trực tiếp trên đất, các nhà kinh tế
học, xã hội học và sinh thái học đã nghiên cứu, xem xét tới nhiều khía cạnh cĩ
liên quan đến quá trình sản xuất trên từng khoanh đất hay nĩi cách khác là
đánh giá đất.
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape Ecology), đất đai
được coi là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Eco-System). Trong đánh giá
phân hạng, đất đai được định nghĩa như sau: “Một vạt đất xác định về mặt địa
lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính ổn định hoặc thay
đổi cĩ tính chất chu kỳ cĩ thể dự đốn được của sinh quyển bên trên, bên
trong và bên dưới nĩ như là: khơng khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 4
vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người,
ở chừng mực mà những thuộc tính này cĩ ảnh hưởng, cĩ ý nghĩa tới việc sử
dụng vạt đất đĩ của con người hiện tại và trong tương lai [35].
Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao
gồm cả khơng gian, thời gian, điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội. ðặc điểm
của đất đai được sử dụng trong đánh giá là những tính chất của đất đai mà ta
cĩ thể đo lường hoặc ước lượng được. Cĩ rất nhiều đặc điểm nhưng đơi khi
chỉ lựa chọn những đặc điểm chính, cĩ ảnh hưởng trực tiếp và cĩ ý nghĩa tới
đất đai của vùng nghiên cứu
Tiếp theo thành tựu nghiên cứu của ngành khoa học đất, cơng tác đánh
giá đất hiện đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Các phương pháp
đánh giá đất mới đã dần được phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên
nghành mang tính hệ thống nhằm kết hợp các kiến thức nghiên cứu khoa học
về tài nguyên đất và sử dụng đất.
Tới nay cơng tác đánh giá đất đai trên thế giới đã đạt được nhiểu thành tựu to
lớn trong nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng ngồi thực tế sản xuất.
2.1.1.2. Các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới.
ðánh giá đất đai cần các nguồn thơng tin: ðất (cùng với khí hậu, nước,
thảm thực vật tự nhiên…), tình hình sử dụng đất và các thơng tin về điều kiện
kinh tế – xã hội. Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi nước đã đề ra nội
dung phương pháp đánh giá đất đai cho từng mức độ chi tiết trên từng tỷ lệ
bản đồ của mình. ðã cĩ rất nhiều các phương pháp đánh giá đất đai khác
nhau, nhưng nhìn chung cĩ hai khuynh hướng: đánh giá đất đai về mặt tự
nhiên và đánh giá đất đai về mặt kinh tế.
- ðánh giá đất đai về măt tự nhiên nhằm xác định tiềm năng và mức độ
thích hợp của đất đai với các mục đích sử dụng đất cụ thể.
- ðánh giá đất đai về mặt kinh tế là đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 5
trên một loại hình sử dụng đất đai nhất định, trên cơ sở tính tốn các chỉ tiêu
kinh tế nhằm so sánh về mặt giá trị trong các kiểu sử dụng đất ở cùng một loại
để tìm ra kiểu sử dụng đất cĩ hiệu quả nhất.
ðánh giá đất đưa ra nhiều phương pháp khác nhau để giải thích hoặc dự
đốn việc sử dụng tiềm năng đất đai, từ phương pháp thơng thường đến mơ tả
bằng máy tính. Cĩ thể tĩm tắt đánh giá đất bằng 3 phương pháp cơ bản sau:
- ðánh giá về mặt tự nhiên theo định tính,chủ yếu dựa trên sự xét đốn
chuyên mơn.
- ðánh giá về mặt tự nhiên dựa trên phương pháp thơng số.
- ðánh giá đất về măt tự nhiên theo định lượng dựa trên các mơ hình
mơ phỏng quá trình định lượng.
* ðánh giá đất đai ở Liên Xơ (cũ)
ðánh giá đất đai ở đây đã xuất hiện từ trước thế kỷ thứ 19. Tuy nhiên,
đến những năm 60 của thế kỷ 20, việc phân hạng và đánh giá đất đai mới
được quan tâm và tiến hành trên cả nước Liên Xơ cũ theo quan điểm đánh giá
đất cuả Docutraep (1846 – 1903) bao gồm 3 bước:
- ðánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính
chất tự nhiên.
- ðánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố được xem xét kết hợp với
yếu tố khí hậu, độ ẩm, địa hình).
- ðánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại
của đất).
Phương pháp này quan tâm nhiều đến khía cạnh tự nhiên của đất đai,
chưa xem xét kỹ các khía cạnh kinh tế – xã hội của việc sử dụng đất.
Quan điểm đánh giá đất của Docutraep áp dụng phương pháp cho điểm
các yếu tố, đánh giá trên cơ sở thang điểm đã được xây dựng thống nhất. Dựa
trên quan điểm khoa học của ơng, các thế hệ học trị của ơng đã bổ sung, hồn
thiện dần, do đĩ phương pháp đánh giá đất của Docutraep đã được thừa nhận
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 6
và phổ biến ra nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước thuộc hệ thống
XHCN trước đây. Ngồi những ưu điểm trên, phương pháp đánh giá của
Docutraep cũng cịn một số hạn chế như quá đề cao khả năng tự nhiên của
đất, hay đánh giá khơng dung hịa quy luật tối thiểu với phương pháp tổng
hợp các yếu tố riêng biệt. Mặt khác, phương pháp đánh giá đất đai cho điểm
cụ thể chỉ đánh giá được đất hiện tại khơng đánh giá được đất đai trong tương
lai, tính linh động kém vì chỉ tiêu đánh giá đất đai ở các vùng cây trồng khác
nhau là khác nhau do đĩ khơng thể chuyển đổi việc đánh giá đất đai giữa các
vùng khác nhau [15].
Về sau, đến đầu những năm 80, cơng tác đánh giá đất đai được thực
hiện trên tồn Liên bang với mục tiêu chỉ đạo nhằm nhiều mục đích:
- ðể xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
- ðánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các Xí nghiệp.
- Dự kiến số lượng và giá thành sản phẩm, là cơ sở để đảm bảo cơng
bằng trong thu mua và giao nộp sản phẩm.
- Hồn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đề án quy hoạch.
ðánh giá đất đai được thực hiện theo hai hướng: ðánh giá chung và
đánh giá riêng (theo hiệu suất từng loại cây trồng). Trong đĩ các chỉ tiêu đánh
giá chính là:
- Năng suất và giá thành sản phẩm.
- Mức hồn vốn.
- Lãi thuần.
Cây trồng cơ bản để đánh giá đất đai là cây ngũ cốc và cây họ đậu.
Ngồi ra cịn quy định đánh giá cụ thể cho: ðất cĩ tưới, đất được tiêu
úng, đất đồng cỏ,...
* ðánh giá đất đai ở Mỹ
ðánh giá phân hạng đất đai được ứng dụng rộng rãi theo hai phương
pháp:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 7
- Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm
tiêu chuẩn và chú ý đi vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng.
- Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh
tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để làm mốc so sánh
với các đất khác.
Ở mức tổng quan, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp quy
nhĩm đất phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp. Tồn bộ đất đai của
nước Mỹ được phân thành 8 nhĩm trong đĩ cĩ 4 nhĩm cĩ khả năng sản xuất
lâm nghiệp, cịn lại 2 nhĩm hiện tại khơng cĩ khả năng sử dụng.
* ðánh giá đất đai ở một số nước châu Âu khác
ðánh giá đất đai chủ yếu thực hiện theo cả hai hướng :
- Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, xác định tiềm năng sản xuất của đất
đai (Phân hạng định tính).
- Nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xác định mức sản xuất thực tế của đất
đai (Phân hạng định lượng).
Thơng thường áp dụng phương pháp so sánh bằng tính điểm hoặc tính
phần trăm.
Ở Bungari, việc phân hạng dựa trên cơ sở các yếu tố đất đai được chọn
để đánh giá là các yếu tố cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến độ phì nhiêu và sự sinh
trưởng và phát triển của từng loại cây trồng, như: thành phần cơ giới; mức độ
mùn; độ dầy tầng đất; các tính chất lý, hĩa học của đất,… Qua đĩ hệ thống lại
thành các nhĩm và chia thành các hạng đất, được phân chia rất chi tiết với 10
hạng (với mức chênh lệch 10 điểm) thuộc 5 nhĩm: rất tốt; tốt; trung bình; xấu
và khơng sử dụng được.
Ở Anh cĩ hai phương pháp đánh giá đất là dựa vào sức sản xuất tiềm
năng của đất hoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của đất.
- Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của
đất: Cơ sở của phương pháp này là dựa vào năng suất bình quân nhiều năm so
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 8
với năng suất thực tế trên đất lấy làm chuẩn.
- Phương pháp đánh giá đất đai dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm
tàng của đất: Phương pháp này chia làm các hạng, mơ tả mỗi hạng trong quan
hệ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố hạn chế của đất đối với việc sử dụng trong
sản xuất nơng nghiệp.
* ðánh giá đất đai ở ấn ðộ và các vùng nhiệt đới ẩm ở Châu Phi:
Thường áp dụng phương pháp tham biến, cĩ tính đến sự phụ thuộc của
một số tính chất đất đối với sản xuất, các nhà khoa học đất đi sâu nghiên cứu,
phân tích về các đặc trưng thổ nhưỡng cĩ ảnh hưởng đến sản xuất như: sự
phát triển của phẫu diện đất (sự phân tầng, cấu trúc đất, CEC,…), mầu sắc
đất, độ chua, độ no bazơ (V%), hàm lượng mùn [17] .
Kết quả phân hạng cũng được thể hiện dưới dạng phần trăm hoặc điểm.
Như vậy các nước trên thế giới đều đã nghiên cứu về đánh giá và phân
hạng đất đai ở mức khái quát chung cho cả nước và ở mức chi tiết cho các vùng
cụ thể. Hạng đất phân ra đều thể hiện tính thực tế theo điều kiện từng nước.
Qua quá trình nghiên cứu,các chuyên gia đất đã nhận thấy cần cĩ
những cuộc thảo luận quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hĩa
các phương pháp. Nhận thức rõ vai trị quan trọng của đánh giá đất đai, phân
hạng đất đai làm cơ sở cho cơng tác quy hoạch sử dụng đất đai, Tổ chức Nơng
Lương của Liên hiệp quốc (FAO) đã tổ chức tổng hợp kinh nghiệm của nhiều
nước và đề ra phương pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân loại đất đai
thích hợp (Land suitability classification). Cơ sở của phương pháp này là so
sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất với chất lượng đất, gắn với
phân tích các khía cạnh về kinh tế – xã hội, mơi trường để lựa chọn phương
án sử dụng đất tối ưu. ðĩ chính là đề cương đánh giá đất đai được cơng bố
năm 1976, làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất đai trên quan điểm sinh
thái và phát triển bền vững.
Tài liệu này được cả Thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và đã
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 9
được chấp nhận và cơng nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng
đất đai. Tiếp theo đĩ, FAO đã xuất bản hàng loạt các tài liệu hướng dẫn về
đánh giá đất đai trên từng đối tượng cụ thể:
- ðánh giá đất cho nơng nghiệp nhờ nước trời (1983)
- ðánh giá đất cho vùng đất rừng (1984)
- ðánh giá đất cho vùng nơng nghiệp được tưới (1985)
- ðánh giá đất cho đồng cỏ (1989)
Theo hướng dẫn của FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái và
các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định,
bền vững và hợp lý.
2.1.1.3. ðánh giá đất ở Việt Nam.
Ở nước ta, người nơng dân đã đánh giá đất với cách thức hết sức đơn
giản như: đất tốt, đất xấu. Dưới thời phong kiến, đất được đánh giá theo kinh
nghiệm quản lý, đánh thuế, mua bán. ðến thời thực dân phong kiến, đã cĩ
một số cơng trình nghiên cứu về đất do một số nhà khoa học người Pháp chủ
trì với ý đồ lập đồn điền, trang trại [15].
Năm 1954, hịa bình lập lại, ở miền Bắc, Vụ Quản lý Ruộng đất, Viện
Thổ nhưỡng Nơng hĩa, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nơng nghiệp đã tiến
hành nghiên cứu phân hạng đất các vùng sản xuất nơng nghiệp (áp dụng
phương pháp đánh giá đất đai của Docutraep). Các chỉ tiêu chính để phân
hạng là tính chất và điều kiện sinh thái của vùng sản xuất nơng nghiệp. Kết
quả đã phân chia đất thành 4 đến 7 hạng đất (theo yêu cầu của cơ sở sử dụng
đất) bằng cách phân hạng đánh giá đất theo giá trị tương đối của đất.
Từ sau năm 1975, đất nước được giải phĩng, Nam Bắc thống nhất thì
việc đánh giá tài nguyên đất đai của cả nước để phục vụ việc xây dựng và
phát triển kinh tế nĩi chung và sản suất nơng lâm nghiệp nĩi riêng là yêu cầu
bức bách đối với các nhà khoa học đất và quản lý đất đai. Bản đồ đất tồn
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 10
quốc tỷ lệ 1/1.000.000 đã được xây dựng cùng với một hệ thống phân loại đất
cĩ thuyết minh chi tiết kèm theo. Bên cạnh đĩ, nhiều cơng trình khoa học về
nghiên cứu đánh giá đất đai cũng đã được cơng bố.
Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học
khác của Viện Thổ nhưỡng Nơng hĩa đã nghiên cứu và thực hiện cơng tác
phân loại đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng
chuyên canh. Qua đĩ đã đề ra quy trình kỹ thuật gồm 4 bước:
(1) Thu thập tài liệu.
(2) Vạch khoanh đất (với hợp tác xã) hoặc khoanh đất (với vùng chuyên
canh).
(3) ðánh giá và phân hạng chất lượng đất.
(4) Xây dựng bản đồ phân hạng đất.
Các yếu tố tham gia trong đánh giá, phân hạng đất được chia thành 4
mức độ thích hợp và được phân chia thành 4 hạng.
ðể thực hiện chỉ thị 299/TTg, Tổng cục Quản lý Ruộng đất (sau này là
Tổng cục ðịa chính) đã ban hành dự thảo phương pháp phân hạng đất với 5
nguyên tắc cơ bản sau:
(1) Phân hạng đất phải dựa vào vùng địa lý thổ nhưỡng.
(2) Phân hạng đất tùy thuộc vào loại, nhĩm cây trồng.
(3) Phân hạng đất phải mang đặc thù của địa phương.
(4) Phân hạng đất tùy thuộc vào trình độ thâm canh.
(5) Phân hạng đất và năng suất cây trồng cĩ tương quan chặt chẽ.
* Một số ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO
Từ đầu những năm 90 thế kỷ trước trở lại đây, các nhà khoa học đất
Việt Nam đã nghiên cứu và ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO
vào điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội cụ thể ở Việt Nam. Các kết quả thu
được từ những nghiên cứu này cho thấy tính khả thi cao của phương pháp
đánh giá đất đai của FAO và khẳng định việc vận dụng phương pháp này là
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 11
một tiến bộ kỹ thuật cần được áp dụng vào Việt Nam. Cho đến nay đã cĩ
nhiều cơng trình nghiên cứu, áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO để
đánh giá tài nguyên đất đai trên các phạm vi khác nhau.
Trong chương trình 48C, cố GS Vũ Cao Thái (Viện Thổ nhưỡng Nơng
hĩa) đã chủ trì nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất Tây Nguyên với cây cao
su, chè, cà phê, dâu tằm. ðề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá phân hạng
đất đai của FAO theo kiểu định tính và hiện tại để đánh giá khái quát tiềm
năng đất đai của vùng. ðất đai được phân chia theo 4 hạng thích nghi và 1
hạng khơng thích nghi.
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về phân hạng đất tính thuế năm 1993
với sự tham gia của các cơ quan chức năngvà nhiều nhà khoa học đã đề ra chỉ
tiêu và tiêu chuẩn phân hạng đất trồng lúa, nuơi trồng thủy sản, trồng cây
cơng nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Căn cứ để phân hạng đất gồm 5 yếu tố:
- Chất lượng đất đai.
- Vị trí.
- ðịa hình.
- ðiều kiện khí hậu thời tiết.
- ðiều kiện tưới tiêu.
Các yếu tố trên được cho điểm theo mức độ thích hợp hoặc hạn chế và
hạng đất được tính theo tổng số điểm của cả 5 yếu tố theo bậc thang quy định
sẵn. Ngồi ra cĩ tham khảo năng suất đạt được trong điều kiện canh tác bình
thường của 5 năm (1986-1990).
Năm 1983, Viện Qui hoạch và Thiết kế Nơng nghiệp đã chỉ đạo thực
hiện cơng tác đánh giá đất trên cả 9 vùng sinh thái của cả nước, với bản đồ tỷ
lệ 1/250.000. Kết quả bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các
vùng và khẳng định việc vận dụng nội dung phương pháp đánh giá đất của
FAO theo tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hồn
cảnh hiện nay. ðánh giá đất nhằm mục đích sử dụng hợp lý và cĩ hiệu quả
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 12
nguồn tài nguyên đất kết hợp với việc bảo vệ mơi trường sinh thái, phát triển
theo hướng bền vững.
Ngồi ra, các nhà khoa học đất cịn ứng dụng phương pháp đánh giá đất
đai của FAO cho cấp tỉnh, huyện, vùng... như: các cơng trình ở Tây Bắc của
Lê Thái Bạt (1995); Tây Nguyên của Nguyễn Khang và nhĩm tác giả (1995);
ðồng Bằng sơng Cửu Long của Nguyễn Văn Nhân (1995,1996); ðơng Nam
Bộ của Phạm Quang Khánh (1995). Các cơng trình đánh giá đất đai cấp tỉnh,
huyện như ở ðồng Nai, Bình ðịnh, Tuyên Quang, huyện Ơ Mơn (Cần Thơ),
huyện Gia Lâm (Hà Nội), huyện ðoan Hùng (Phú Thọ), thị xã Bắc Ninh,
huyện Yên Phong (Bắc Ninh)... và dần dần hồn thiện phương pháp đánh giá
theo FAO trong điều kiện Việt Nam, phục vụ các mục đích khác nhau theo
yêu cầu của các địa phương như : phục vụ quy hoạch sử dụng đất; phục vụ
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phục vụ phát triển một số cây đặc sản, cây cĩ giá
trị hàng hĩa cao...
2.1.2. Nguyên lý về đánh giá đất đai.
Nguyên lý 1: Khả năng thích nghi đất đai phải được đánh giá và phân
hạng cho một loại sử dụng chuyên biệt.
Nguyên lý 2: Ðánh giá địi hỏi phải cĩ so sánh về lợi nhuận cĩ được và
mức đầu tư cần thiết cho từng kiểu sử dụng đất đai khác nhau.
Nguyên lý 3: Ðánh giá đất đai địi hỏi phải đa ngành.
Nguyên lý 4: Ðánh giá cần phải chú ý và đứng trên quan điểm sự ảnh
hưởng và liên quan các yếu tố về mơi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội
đến vùng đang nghiên cứu.
Nguyên lý 5: Ðánh giá phải xây dựng trên nền tảng tính bền vững, các
nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được dùng để quyết định.
Nguyên lý 6: Ðánh giá thích nghi thường phải so sánh nhiều kiểu
sử dụng với nhau.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 13
2.2. ðặc điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp.
2.2.1. ðặc điểm.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp là rất cần thiết, cĩ thể xem
xét ở các mặt:
- Quá trình sản xuất trên đất nơng nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố._. đầu
vào kinh tế. Vì thế, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp trước tiên
phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể
(thường là 1 ha ), tính trên 1 đồng chi phí, trên 1 cơng lao động.
- Trên đất nơng nghiệp cĩ thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân
canh, do đĩ cần phải đánh giá hiệu quả của từng loại cây trồng, từng cơng
thức luân canh.
- Thâm canh là biện pháp sử dụng đất nơng nghiệp theo chiều sâu, tác
động đến hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp trước mắt và lâu dài. Vì thế, cần
phải nghiên cứu hậu quả của việc sử dụng phân bĩn vá thuốc trừ sâu, nghiên
cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất.
- Phát triển nơng nghiệp chỉ cĩ thể thích hợp được khi con người biết
làm cho mơi trường cùng phát triển. Do đĩ, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nơng nghiệp cần quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất nơng nghiệp
đến mơi trường xung quanh.
- Hoạt động sản xuất nơng nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc. Vì vậy,
khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp cần quan tâm đến những tác
động của sản xuất nơng nghiệp đến các vấn đề xã hội khác như: giải quyết
việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí nơng thơn…
2.2.2. Những nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nơng nghiệp.
Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp
cần phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 14
- Hệ thống các chỉ tiêu phải cĩ tính thống nhất, tồn diện và tính hệ
thống. Các chỉ tiêu phải cĩ mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính
so sánh cĩ thang bậc.
- ðể đánh giá chính xác, tồn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bản
biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan
điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản
làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn.
- Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nơng
nghiệp ở nước ta, đồng thời cĩ khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối
ngoại, nhất là những sản phẩm cĩ khả năng hướng tới xuất khẩu.
- Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học và
phải cĩ tác dụng kích thích sản xuất phát triển.
2.3. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới và trong nước.
Nơng nghiệp là một ngành sản xuất chính chiếm tỷ trọng khơng nhỏ
trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Tại các nước đang phát
triển, nơng nghiệp khơng những đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm
trong nước mà cịn tạo ra sản phẩm xuất khẩu thu ngoại tệ cho Quốc gia.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, hiện tại dân số thế giới trên 6 tỷ
người thì lượng lương thực cĩ thể đáp ứng được, tuy nhiên cĩ sự khơng đồng
đều giữa các vùng. Nơng nghiệp sẽ phải gánh chịu sức ép của nhu cầu lương
thực, thực phẩm ngày càng tăng của con người.
Dẫn theo Nguyễn ðình Bồng [3], hiện nay trên thế giới cĩ khoảng 3.3 tỷ
ha đất nơng nghiệp, trong đĩ đã khai thác được 1,5 tỷ ha, cịn lại đa phần là
đất xấu, sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều khĩ khăn. Quy mơ đất nơng nghiệp
được phân bố như sau: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu phi
chiếm 20%, Châu Âu chiếm 13%, Châu ðại Dương chiếm 6%. Bình quân đất
nơng nghiệp trên đầu người tồn thế giới là 12000m2, Mỹ 2000m2, Bungari
7000m2, Nhật 650m2.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 15
Việt Nam là nước cĩ diện tích khơng lớn đứng thứ 4 ở ðơng Nam Á,
nhưng dân số đứng thứ 2, dẫn tới bình quân diện tích đất trên đầu người đứng
thứ 9 trong khu vực.
2.3.1. Những xu hướng phát triển nơng nghiệp trên thế giới.
Trên con đường phát triển nơng nghiệp, mỗi nước đều chịu ảnh hưởng
của các điều kiện khác nhau, nhưng phải giải quyết các vấn đề chung sau:
- Khơng ngừng nâng cao chất lượng nơng sản, năng suất lao động trong
nơng nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Mức độ và phương thức đần tư vốn, lao động, khoa học và quá trình
phát triển nơng nghiệp. Chiều hướng chung nhất là phấn đấu giảm lao động
chân tay, đầu tư nhiều lao động trí ĩc, tăng cường hiệu quả của lao động quản
lý và tổ chức.
- Mối quan hệ giữa phát triển nơng nghiệp và mơi trường.
Từ những vấn đề chung trên, mối nước lại cĩ chiến lược phát triển
nơng nghiệp khác nhau và cĩ thể chia làm hai xu hướng:
* Nơng nghiệp cơng nghiệp hĩa: Sử dụng nhiều thành tựu và kết quả
của cơng nghiệp, sử dụng nhiều vật tư kỹ thuật, dùng nhiều trang thiết bị máy
mĩc sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gần như cơng nghiệp, đạt năng
suất cây trồng vật nuơi và năng suất lao động cao. Khoảng 10% lao động xã
hội trực tiếp làm nơng nghiệp nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và
xuất khẩu. Tuy nhiên, nơng nghiệp cơng nghiệp hĩa gây nên nhiều hậu quả
sinh thái nghiêm trọng, gây ơ nhiễm mơi trường làm giảm tính đa dạng sinh
học, làm hao hụt nguồn gen thiên nhiên.
* Nơng nghiệp sinh thái: ðưa ra nhằm khắc phục những nhược điểm
của nơng nghiệp cơng nghiệp hĩa, nơng nghiệp sinh thái nhấn mạnh việc đảm
bảo tuân thủ những nguyên tắc về sinh học nơng nghiệp trong nơng nghiệp.
Mục tiêu của nơng nghiệp sinh thái:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 16
- Tránh những tác hại do sủ dụng hĩa chất nơng nghiệp và phương
pháp cơng nghiệp gây ra, làm cho mơi trường bị ơ nhiễm. giảm chất lượng
nơng sản.
- Cải thiện chất lượng dinh dương thức ăn.
- Nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng phân bĩn hữu cơ, tăng chất mùn
trong đất…
- Hạn chế mọi dạng ơ nhiễm mơi trường với đất, nước, khơng khí.
Gần đây, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nơng nghiệp bền vững,
đĩ là một dạng của nơng nghiệp sinh thái với mục tiêu sản xuât nơng nghiệp
đi đơi với giữ gìn bảo vệ mơi trường sinh thái đảm bảo cho nơng nghiệp phát
triển bền vững, lâu dài.
Trong thực tế phát triển theo những dạng tổng hợp, đan xen các xu
hướng vào nhau ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể như:
- “ Cách mạng xanh” đã được thực hiện ở các nước đang phát triển của
Châu Á, Mỹ La Tinh và đem lại những bước phát triển lớn vào thập niên 60.
Thực chất cuộc cách mạng này dựa chủ yếu vào việc áp dụng các giống cây
lương thực cĩ năng suất cao (lúa nước, lúa mì, ngơ…), xây dựng hệ thống
thủy lợi, sử dụng nhiều loại phân hĩa học. “ Cách mạng xanh” dựa vào một số
yếu tố sinh học, một số yếu tố hĩa học và thành tựu của cơng nghiệp.
- “ Cách mạng trắng” được thực hiện dựa vào việ tạo ra các giống gia
súc cĩ tiềm năng cho sữa cao, vào những tiến bộ khoa học đạt được trong việc
tăng năng suất và chất lượng các loại gia súc, trong các phương thức chăn
nuơi mang ít nhiều tính chất cơng nghiệp. Cuộc cách mạng này đã tạo ra được
những bước phát triển lớn trong chăn nuơi ở một số nước và được thực hiện
trong mối quan hệ chặt chẽ với “ cách mạng xanh”.
- “Cách mạng nâu” diễn ra trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa nơng
dân với ruộng đất. Trên cơ sở khơi dậy long yêu quý của nơng dân đối với đất
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 17
đai, khuyến khích tính cần cù của họ để tăng năng suất và sản lượng trong
nơng nghiệp.
Cả ba cuộc cách mạng này mới chỉ dừng lại ở việc tháo gỡ những khĩ
khăn trước mắt mà chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển nơng
nghiệp lâu dài và bền vững.
Theo trung tâm Thơng tin chuyên đề nơng nghiệp và phát triển nơng
thơn: Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về sản xuất nơng nghiệp
và tăng trưởng về mức sống, nhiều nước đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây
trồng và đa dạng hĩa sản xuất. Như: Philipin năm 1987-1992 chính phủ đã cĩ
chiến lược chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hĩa cây trồng nhằm thúc đẩy nơng
nghiệp phát triển; Thái Lan những năm 1982-1996 đã cĩ những chính sách
đầu tư phát triển nơng nghiệp; Ấn ðộ kể từ thập kỷ 80, khi sản xuất lương
thực đã đủ đảm bảo an ninh lương thực thì các chính sách phát triển nơng
nghiệp của chính phủ chuyển sang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa
dạng hĩa sản xuất, phát triển nhiều cây trồng ngồi lương thực…
2.3.2. Xu hướng phát triển nơng nghiệp Việt Nam trong những năm tới.
Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nước ta bước đầu đã
gắn phương thức truyền thống với phương thức cơng nghiệp hĩa và đang từng
bước giảm bớt tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hĩa và
hướng mạnh ra xuất khẩu.
Trên cơ sở thành tựu kỹ thuật nơng nghiệp của gần 20 năm đổi mới,
dựa trên những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể xu
hướng chủ yếu phát triển nơng nghiệp Việt Nam trong 10 năm tới sẽ là:
- Tập trung sản xuất nơng sản hàng hĩa theo nhĩm ngành hàng, nhĩm
sản phẩm, dựa trên cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nơng sản trong nước,
thế giới và khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng.
- Xác định cơ cấu sản phẩm trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế,
xã hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 18
cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nơng sản
hàng hĩa.
- Chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn
nuơi, nhĩm cây cơng nghiệp, rau quả so với cây lương thực. Giảm tỷ trọng lao
động nơng nghiệp xuống cịn 50%, tăng quỹ đất nơng nghiệp bình quân trên
một lao động nơng nghiệp. ðồng thời đẩy mạnh cơng nghiệp hĩa, phát triển
ngành nghề cơng nghiệp, dịch vụ ngồi nơng nghiệp. Mặt khác, cấn phải phát
triển mạnh các ngành nghề, dịch vụ trong nơng nghiệp để giải quyết lao động
nơng nhàn.
- Tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu cao hơn
của cơng nghiệp hĩa. ðể khuyến khích sản xuất nơng sản hàng hĩa, tăng sản
phẩm xuất khẩu, cần tiếp tục lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường và
từng bước hồn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. ðặc biệt là thị trường ruộng đất, tạo ra sự lưu chuyển đất nơng nghiệp
nhằm tạo ra các doanh nghiệp sản xuất nơng nghiệp hàng hĩa với quy mơ
thích hợp.
- ðẩy mạnh ứng dụng khoa học cơng nghệ trong nơng nghiệp. Cần ứng
dụng đồng bộ các yếu tố khoa học cơng nghệ vào sản xuất nơng sản hàng hĩa,
nâng cao trình độ khoa học cơng nghệ trong sản xuất, chế biến, lưu thơng tiếp
thị nơng sản hàng hĩa. Sản phẩm làm ra chứa đựng một lượng tri thức khoa
học – kỹ thuật và tổ chức quản lý cao để khơng ngừng nâng cao năng suất,
chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và tiếp cận tích cực nhất với kinh tế tri
thức đang diễn ra trên tồn cầu.
* Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp huyện Gia Lâm, xu hướng
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuơi gắn với sản xuất nơng nghiệp cấp huyện
trong cơ chế thị trường.:
Huyện Gia Lâm cĩ tổng diện tích 11472,99ha, bao gồm cả một phần
diện tích sơng Hồng, sơng ðuống và vùng đất bãi ven sơng. ðất trong huyện
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 19
chủ yếu thuộc đất phù sa và một phần là đất bồi tụ ven sơng Hồng. Chỉ tiêu
bình quân khoảng 526m2 đất/người.
ðất nơng nghiệp 6.223,23 ha, chiếm 54,24 % diện tích tự nhiên. Trong
đĩ phần đất bãi ven sơng cĩ diện tích khoảng 1300ha. Quỹ đất nơng nghiệp
của huyện cịn cĩ thể khai thác cho các nhu cầu phát triển kinh tế khác trong
tương lai.
Chỉ tiêu đất nơng nghiệp cho mỗi lao động nơng nghiệp 0,15 ha.
Trong cơ cấu đất sản xuất nơng nghiệp, đất cây hàng năm chiếm tỷ
trọng cao nhất, vào khoảng 96,7%, trong đĩ chủ yếu là đất trồng lúa (chiếm
khoảng 64,8%), cịn lại là cây lâu năm. ðất lâm nghiệp và nuơi trồng thủy sản
cả 2 chỉ chiếm khoảng 3,8% so với tổng diện tích đất nơng nghiệp. Hiện nay
diện tích trồng lúa cĩ xu hướng giảm và tăng đáng kể diện tích các cây hàng
năm khác.
Hàng năm khoảng 80ha đất nơng nghiệp được chuyển sang đất chuyên
dùng và đất ở trong quá trình đơ thị hố.
Năm 2009, giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp đạt 232,40 tỷ đồng. Tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2009 đạt 8,5%. Cơ cấu kinh tế nơng-
lâm-thuỷ sản cũng cĩ sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn
nuơi và dịch vụ nơng nghiệp.
2.4. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
2.4.1. Một số khái niệm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
* Khái niệm về cơ cấu cây trồng
Cơ cấu cây trồng được xuất phát từ thuật ngữ “Cơ cấu theo thuyết cấu
trúc (Structuraism) và học thuyết tổ chức hữu cơ (Organism)”, cơ cấu cĩ thể
hiểu như là một cơ thể được hình thành trong một mơi trường nhất định.
Trong đĩ các bộ phận hay yếu tố của nĩ được cấu tạo cĩ tính quy luật và hệ
thống theo một trật tự và tỷ lệ thích ứng [19]. Nội dung của nĩ là biểu hiện vị
trí, vai trị của từng bộ phận hợp thành và cĩ mối quan hệ tương tác lẫn nhau
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 20
trong tổng thể [14]. Một cơ cấu cĩ thể thay đổi để phù hợp với điều kiện
khách quan nhất định [13]. Từ đĩ cơ cấu cây trồng được hiểu là thành phần
các giống và các lồi cây được bố trí theo khơng gian và thời gian trong một
hệ sinh thái nơng nghiệp, nhằm sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực về tự
nhiên và kinh tế – xã hội sẵn cĩ của một vùng [20].
Cơ cấu cây trồng là bộ phận chủ yếu của sản xuất nơng nghiệp. Cơ cấu
cây trồng được xác lập bởi cơ cấu các nhĩm cây trồng, trong loại cây với tổng
thể ngành trồng trọt. Cơ cấu cây trồng được thể hiện qua tỷ lệ phần trăm về
diện tích gieo trồng, giá trị sản lượng và một số chỉ tiêu khác trong một cơ sở
sản xuất hay một vùng sản xuất nơng nghiệp. Cơ cấu cây trồng cịn là sự định
hình về mặt tổ chức cây trồng trên đồng ruộng bao gồm: Cây trồng; vị trí cây
trồng; tỷ lệ từng loại cây trồng với nhau, mối quan hệ này cĩ tính xác định
lẫn nhau trong một cơ cấu tạo thành hệ thống cây trồng.
* Khái niệm về cơ cấu cây trồng hợp lý
Theo ðào Thế Tuấn [22] cơ cấu cây trồng hợp lý với đặc điểm điều
kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng. Cơ cấu cây trồng hợp lý cịn là
sự thể hiện tính hiệu quả của mối quan hệ của các loại cây trồng được bố trí
trên đồng ruộng, làm cơ sở cho ngành trồng trọt trong nơng nghiệp phát triển
tồn diện, mạnh mẽ, vững chắc theo hướng sản xuất thâm canh gắn với đa
canh, sản xuất hàng hĩa và cĩ hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu cây trồng là một
thực tế khách quan, được hình thành từ điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội cụ
thể và vận động theo thời gian.
* Khái niệm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Là sự thay đổi tỷ lệ phần trăm của diện tích gieo trồng, giá trị sản lượng
của nhĩm cây trồng trong nhĩm hoặc trong tổng thể và nĩ chịu sự tác động,
thay đổi của yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây
trồng là quá trình thực hiện bước chuyển từ hiện trạng cơ cấu cây trồng cũ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 21
sang một cơ cấu cây trồng mới [19].
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính là việc thay đổi tỷ lệ các loại cây trồng
trên một đơn vị diện tích đất canh tác, là việc đưa vào sản xuất những loại cây
trồng cĩ năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, thay cho những loại cây
trồng cũ năng suất thấp, chất lượng kém để thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp phát
triển theo hướng hàng hĩa, phù hợp với yêu cầu của thị trường.
* Quan điểm và tác dụng chuyển đổi hệ thống cây trồng
- Chuyển đổi hệ thống cây trồng trên quan điểm sản xuất đạt hiệu quả
kinh tế cao, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hĩa cĩ giá trị kinh tế cao.
- Sản xuất luơn luơn phải gắn liền với thị trường, do đĩ trong cơ chế của
kinh tế thị trường, yếu tố sản xuất hàng hĩa địi hỏi phải cĩ một hệ thống cây
trồng phù hợp. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng sẽ quyết định
việc chuyển đổi hệ thống cây trồng. Quá trình sản xuất nơng nghiệp phải nơng
nghiệp phải gắn liền với chuyên mơn hĩa và tập trung vào một vài sản phẩm
chủ yếu. Những sản phẩm đĩ chứa đựng một dạng tri thức khoa học kỹ thuật
và tổ chức quản lý, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả
năng cạnh tranh và tiêu thụ được sản phẩm (dẫn theo Nguyễn Duy Tính) [18].
- Chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng đa dạng hĩa sản phẩm
trong điều kiện kinh tế hộ nơng dân ở vùng ít dân. Trong nền kinh tế thị
trường, hộ gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ độc lập, người dân tự
chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh. Những điều đĩ đã kích
thích các hộ gia đình khai thác hết mọi tiềm năng về đất đai, vốn và con người
của mình để tạo ra được hiệu quả cao, nâng cao được tỷ suất hàng hĩa thơng
qua việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đa dạng hĩa cây trồng. Hộ nơng dân là
đơn vị kinh tế tự chủ do đĩ vấn đề áp đặt một hệ thống cây trồng là khơng
hợp lý, mà chỉ khuyến khích vận động để họ chủ động nắm bắt và nhanh
chĩng áp dụng những mơ hình canh tác tiến bộ. Các chủ hộ nơng dân căn cứ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 22
vào khả năng của gia đình để quyết định lựa chọn hệ thống cây trồng thích
hợp (theo Nguyễn Duy Tính) [18].
- Chuyển đổi hệ thống cây trồng đi đơi với việc bảo vệ mơi trường sinh
thái, lợi dụng triệt để được những đặc tính sinh học của mỗi loại cây trồng,
phù hợp với các điều kiện ngoại cảnh, nhằm giảm tối đa sự phá hoại của dịch
bệnh và các điều kiện thiên tai khắc nghiệt gây ra
2.4.2. Các yếu tố cần quan tâm khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Từ các khái niệm trên cĩ thể tĩm tắt như sau: Hệ thống cây trồng là
một thể thống nhất trong mối quan hệ tương tác giữa các loại, giống cây trồng
được bố trí hợp lý trong khơng gian và thời gian, tức là mối quan hệ giữa các
loại, giống cây trồng trong từng vụ và giữa các vụ trên một mảnh đất trong
mọi hệ sinh thái.
Nghiên cứu hệ thống cây trồng trong hệ thống nơng nghiệp nhằm bố trí
lại hoặc chuyển đổi chúng để tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất, cũng như sử dụng tối đa các nguồn lực về vốn, cơ sở vật chất, kỹ
thuật, lao động,…để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, lợi nhuận trên một
đơn vị diện tích.
*Các nhân tố ảnh hưởng đến cây trồng và hệ thống cây trồng
+ Các nhân tố tự nhiên:
- ðất đai: Loại đất, các tính chất đất đai như: ðộ ẩm, độ chặt, thành
phần cơ giới, độ chua, CEC, các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng
trong đất,...
- ðịa hình: ðồi núi, bằng phẳng, hoặc chia ra cao, vàn, thấp, trũng.
- Khí hậu thời tiết, địa chất thủy văn.
- Nguồn nước: Bao gồm cả nước mặt và nước ngầm.
- Thảm thực bì: Phân tích ảnh hưởng đến khả năng giữ nước, chống
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 23
xĩi mịn,...
+ Các nhân tố kinh tế – xã hội:
- Các cơ sở hạ tầng.
- Các nguồn vốn.
- Tình hình thị trường trong và ngồi nước.
- Nguồn lao động: Cả chân tay và trí ĩc.
- Tập quán và kinh nghiệm sản xuất.
- Dự báo các tiến bộ kỹ thuật và khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật.
- Hệ thống các chính sách.
+ Các nhân tố về tổ chức sản xuất và kỹ thuật.
- Các đơn vị thực hiện hệ thống.
- Phân tích điểm mạnh, yếu của đơn vị hộ nơng dân làm cơ sở để thực
hiện hệ thống.
- Các mơ hình quản lý: Hợp tác xã, trang trại, các cơ sở Nhà nước,...
Trong các yếu tố trên, các yếu tố về điều kiện kinh tế – xã hội và các
nhân tố về tổ chức và kỹ thuật là các yếu tố cĩ thể thay đổi theo chiều
hướng tốt, cịn các yếu tố về điều kiện tự nhiên là rất khĩ thay đổi, mà
chúng lại là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng
trong hệ thống. Chính vì vậy, để chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả
cao nhất, cần phải nắm rõ được các yếu tố về tự nhiên để đề ra các
phương hướng phát triển sản xuất hợp lý nhất, đạt hiệu quả cao nhất và
đảm bảo phát triển bền vững nhất. Do đĩ đánh giá chất lượng đất đai là
việc làm khơng thể thiếu được trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong phát
triển nơng nghiệp.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 24
PHẦN III
ðỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. ðối tượng nghiên cứu.
ðối tượng nghiên cứu của đề tài là điều kiện đất đai và các loại hình sử
dụng đất nơng nghiệp thuộc huyện Gia Lâm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Giới hạn bởi diện tích đất nơng nghiệp của huyện.
3.3. Nội dung nghiên cứu.
3.3.1. ðiều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng thể các điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội cĩ liên quan đến vấn đề sử dụng đất của huyện Gia Lâm.
3.3.2. ðiều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp của huyện Gia Lâm.
3.3.3. Xác định các kiểu sử dụng đất (LUT), cơ cấu cấy trồng.
3.3.4. ðề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý trên các loại đất sản xuất
nơng nghiệp huyện Gia Lâm – T.p Hà Nội.
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1. Phương pháp thu thập thơng tin, tư liệu bản đồ.
- Phương pháp điều tra thu thập các số liệu thứ cấp: thu thập và xử lý các
nguồn số liệu và tài liệu cĩ sẵn tại các phịng ban chức năng của huyện gồm:
+ Số liệu khí tượng trung bình về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng
bốc hơi, chế độ giĩ bão...
+ Các nguồn số liệu cĩ liên quan đến tài nguyên nước, khả năng tưới,
tiêu và mức độ ngập úng...thu thập tại phịng kinh tế và phát triển, ban quản
lý thuỷ lợi.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 25
+ Các nguồn số liệu về hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp (Bản đồ, kết
quả tổng kiểm kê đất đai, kết quả điều tra dân số,..) tại phịng Tài nguyên Mơi
trường, phịng kinh tế, phịng thống kê, UBND các xã thị trấn.
+ Các báo cáo về phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất của Huyện và 1 số xã đặc trưng như: ðơng Dư (xã ven sơng Hồng
cĩ thế mạnh về cơ cấu cây trồng, rau mầu cĩ giá trị cao); xã Phù ðổng (xã
ven sơng ðuống cĩ thế mạnh về chăn nuơi bị sữa, nuơi dâu tằm nhưng hạn
chế về sản xuất rau cĩ giá trị); xã Kim Sơn (phát triển cây hoa mầu, nơng
nghiệp thuần nơng); xã trung tâm Trâu Quỳ, ða Tốn (đã phát triển thành cơng
nhiều mơ hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng)
- Phương pháp điều tra, các số liệu sơ cấp:
+ ðiều tra thu thập các thơng tin đánh giá và hiệu quả sử dụng đất bằng
phương pháp: PRA và điều tra phỏng vấn nơng hộ (theo mẫu phiếu điều tra
của Viện Quy hoạch và thiết kế nơng nghiệp).
+ Dự kiến điều tra tình hình sử dụng đất nơng nghiệp khoảng 30 đến 50
hộ theo các tiểu vùng đặc trưng. Những thơng tin thu thập liên quan đến:
quyền sử dụng đất đai, các loại hình sử dụng đất, các chỉ tiêu kinh tế sản xuất
(tổng thu nhập, chi phí vật tư, lao động,...), những yếu tố ảnh hưởng đến sản
xuất nơng nghiệp và những tác động tới khả năng suy thối đất và mơi trường
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
3.4.2. Phương pháp đánh giá, xác định các kiểu sử dụng đất (LUT) và cơ
cấu cây trồng trên đất theo phương pháp định giá đất của FAO.
- ðánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp.
Các chỉ tiêu sử dụng cho đánh giá:
+ Tổng giá trị sản xuất (GR): tính bằng tổng giá trị tiền (đồng) của sản
phẩm mà LUT thu được/ha/năm.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 26
+ Tổng chi phí biến đổi (TVS): tính bằng tổng giá trị tiền (đồng) chi phí
gồm chi phí sản xuất + thuế + tiền lao động thuê ngồi cho LUT/ha/năm (khơng
tính lao động gia đình).
+ Thu nhập hỗn hợp (Incomme = GR- TVS): thu nhập của LUT được tính
theo hiệu số giữa tổng thu và tổng chi biến đổi (đồng/ha/năm) của mỗi LUT.
+ Giá trị sản xuất/1đồng chi phí
+ Hiệu quả 1 đồng chi phí
- ðánh giá hiệu quả về xã hội.
+ Khả năng giải quyết việc làm, thu hút lao động.
+ Trình độ sản xuất, khả năng hiểu biết và áp dụng tiến bộ khoa học
vào sản xuất.
+ Sản phẩm cung ứng cho xã hội
- ðánh giá hiệu quả về mơi trường
+ Mức độ ảnh hưởng đến độ phì của đất
+ Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến mơi trường.
+ Biện pháp hạn chế, khắc phục những tác động xấu đến mơi trường.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.
Các số liệu tổng hợp được xử lý theo thống kê trên phần mềm Excel.
3.4.4. Phương pháp minh họa bằng bản đồ, hình ảnh cảnh quan, đồ thị…
Trên kết quả thu thập tài liệu (Vd: tổng kiểm kê 2010…), Sử dụng
phần mềm Microstation và 1 số phần mềm đồ họa khác để minh họa …
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 27
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. ðánh giá về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.
4.1.1. ðiều kiện tự nhiên.
4.1.1.1. Vị trí địa lý.
Gia Lâm là huyện ngoại thành bao gồm 02 thị trấn và 20 xã, nằm về
phía ðơng Bắc thành phố Hà Nội cách trung tâm thành phố khoảng 12 km cĩ
vị trí địa lý như sau:
- Phía ðơng, ðơng Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.
- Phía Nam, ðơng Nam giáp tỉnh Hưng Yên.
- Phía Tây giáp quận Long Biên, quận Hồng Mai.
- Phía Bắc, Tây Bắc giáp huyện ðơng Anh, Hà Nội
Gia Lâm là cửa ngõ phía ðơng Bắc thành phố Hà Nội, cĩ nhiều tuyến
giao thơng nối liền với các tỉnh phía Bắc (Quốc lộ số 3, Quốc lộ 1A, 1B) và
thành phố Hải Phịng (Quốc lộ 5) cùng các tuyến đường giao thơng đang được
tiến hành xây dựng mới (Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, đường ơ tơ
cao tốc Hà Nội - Hải Phịng, đường ơ tơ liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên), cĩ
nhiều cơ quan, xí nghiệp, khu cơng nghiệp của Thành phố, Trung ương đĩng
trên địa bàn.
Gia Lâm nằm giữa hai dịng sơng lớn là sơng Hồng và sơng ðuống nên
hàng năm thường xảy ra hiện tượng bồi, lở ven sơng
Huyện Gia Lâm cĩ tổng diện tích tự nhiên 114,7299 km2, dân số
234485 người, mật độ dân số trung bình 2.044 người/km2, vị trí địa lý thuận
lợi để giao lưu kinh tế, văn hố xã hội với các tỉnh khác trong cả nước.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 28
4.1.1.2. ðịa hình, địa chất, thủy văn.
ðặc điểm đặc trưng của điều kiện địa hình huyện Gia Lâm là địa hình
đồng bằng, được bồi tích phù sa dày, tương đối bằng phẳng. Cấu tạo địa chất
từ trên xuống phổ biến là sét dày 3-10m. Dọc theo ven sơng Hồng đơi chỗ á
sét và cát dày 4-6m. ðộ sâu nước ngầm 2-5m, tại các vùng trũng mực nước
nằm sát mặt đất từ 0,5-1m.
Huyện Gia Lâm nằm tại Tả Ngạn sơng Hồng. Tuyến sơng ðuống từ
phía Tây Bắc chạy qua trung tâm sang phía ðơng Nam huyện và sơng Bắc
Hưng Hải ở phía Nam huyện. ðây là hai con sơng đang làm nhiệm vụ tưới
tiêu cho huyện.
Sơng ðuống chia huyện thành hai vùng: Bắc ðuống và Nam ðuống.
Vùng Nam ðuống được bao bọc bởi hệ thống đê ngăn lũ của sơng Hồng và
sơng ðuống.
Khu vực Bắc sơng ðuống :
- Phần đất phía Tây Bắc đường 1A: Cao độ giảm dần từ ven sơng vào
phía trong đồng, từ Tây Nam sang ðơng Bắc và thay đổi cao độ trung bình từ
7,20m đến 5,5m.
- Phần đất phía ðơng Nam đường 1A: Cao độ cũng giảm dần từ ven
sơng vào phía trong đồng, từ Tây Bắc xống ðơng Nam và thay đổi cao độ
trung bình từ 6,2m đến 4,2m.
Khu vực Nam sơng ðuống :
Cao độ giảm dần từ ven sơng vào trong đồng, từ Tây Bắc xuống ðơng
Nam và thay đổi trung bình từ 7,2m đến 3,2m. Tại các điểm dân cư cao độ
nền thường cao hơn từ 0,4 đến 0,7m so với cao độ ruộng lân cận. ðê sơng
Hồng cĩ cao độ thay đổi trong khoảng 13,5-14,0m. ðê sơng ðuống cĩ cao độ
12,5-13,0m.
Huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văn của các sơng:
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 29
- Sơng Hồng: lưu lượng trung bình nhiều năm 2710m3/s mực nước lũ
thường cao 9-12m. Mực lũ cao nhất là 12,38m vào năm 1904; 12,60m (1915);
13,9m (1945); 12,23m (1968); 13,22m (1969); 14,13m (1971); 13,2m (1983)
13,30m (1985) 12,25m (1986) và 12,36m (1996).
- Sơng ðuống: mực nước lớn nhất tại Thượng Cát trên sơng ðuống là 13,68m
(1971). Tỷ lệ phần nước sơng Hồng vào sơng ðuống khoảng 25%.
- Sơng Cầu Bây: Mực nước ở cao độ 3m với tần suất 10%.
4.1.1.3. ðiều kiện khí hậu.
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, huyện Gia Lâm mang sắc thái đặc
trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm, giĩ mùa ẩm, với đặc điểm khí hậu của Thành
phố Hà Nội mùa hè nĩng, mưa nhiều và mùa đơng lạnh, ít mưa.
Lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và cĩ nhiệt độ cao. Lượng bức xạ
tổng cộng trung bình hàng năm là 122,8 kcal/cm3 và nhiệt độ khơng khí trung
bình hàng năm là 23,50 C.
Lượng ẩm và lượng mưa khá lớn, quanh năm khơng cĩ tháng nào độ
ẩm tương đối của khơng khí xuống dưới 80%, độ ẩm tương đối trung bình
hàng năm là 81%. Lượng mưa trung bình hàng năm của Hà Nội là 1676 mm
và mỗi năm cĩ khoảng 114 ngày mưa.
Một đặc điểm rõ nét của khí hậu là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa
nĩng, lạnh. Mùa nĩng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều,
nhiệt độ trung bình 29,2 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của
mùa đơng với nhiệt độ trung bình 15,2 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp
vào tháng 4 và tháng 10, nên cĩ đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đơng.
Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào tháng 5
năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C. Tháng 1
năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 30
19 19
22
27
31 32 32 32 31
28
24
22
14
16
18
22
25
27 27 27 26
23
19
16
0
5
10
15
20
25
30
35
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trung bình cao °C Trung bình thấp °C
20.130.5
40.6
80
5.6
240
320
340.4
254
100.3
40.6
20.3
0
50
100
150
200
250
300
350
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng mưa bình quân (mm)
Lượng mưa mm
Hình 4.1 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa bình quân của Hà Nội.
(Nguồn: The Weather Channel[9] và Asia for Visitors[10] 27 tháng 12 năm 2008.)
* Tình trạng ngập lụt: Do điều kiện phía Nam sơng ðuống thốt nước
bằng tự chảy, phụ thuộc hồn tồn vào cao độ mực nước khống chế vào mùa
mưa tại các điểm xả nên việc tiêu nước hồn tồn bị động và vào thời điểm
mưa lớn trên diện rộng, cao độ mực nước phải giữ tại cống Xuân Thủy và Tân
Quang ở mức 3,5m nên thường xảy ra úng lụt tại các khu vực cĩ cao độ nền
thấp hơn 3._.thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 73
- ðối với đất sản xuất cây rau màu hoa: Do các hộ gia đình tự thỏa
thuận chuyển nhượng đất đai cho nhau trong phạm vi quy hoạch, UBND xã
chỉ hỗ trợ về mặt thủ tục pháp lý cho quá trình chuyển đổi.
Thực hiện tốt cơ chế cơng khai dự án đầu tư chuyển đổi, từ lúc giao dự
án đến quá trình triển khai thực hiện dự án để cộng đồng cĩ cơ hội đầu tư phát
triển và cùng kiểm tra giám sát.
b. Giải pháp đầu tư vốn:
ðối với một nền nơng nghiệp hiện đại thì vấn đề đầu tư vốn cho sản
xuất là rất quan trọng, quyết định tới sự phát triển và thành cơng của phương
án sản xuất. ðầu tư vốn cần được chú trọng ở các khâu:
- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: giao thơng
nơng nghiệp, thủy lợi, điện…đặc biệt chú trọng trong việc phát triển khu vực
chuyên rau mầu. ðối với nhu cầu này thường được Nhà nước đầu tư huy động
trong chương trình phát triển nơng thơn mới, xây dựng phương án sản xuất
theo quy mơ rộng hoặc được huy động vốn từ địa phương thơng qua việc đấu
giá đất nhỏ lẻ xen kẹt, vận động theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng
làm…
- Vốn đầu tư về giống cây trồng, phân bĩn…là những chi phí sản xuất
được thể hiện tại Bảng 4.7 về hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất chính năm
2009 trên tồn huyện. Nhu cầu vốn này thường là khơng cao đối với việc cùng
sản xuất tập chung mỗi nhà chỉ cĩ 1 đến 2 sào Bắc bộ nên các hộ dân cĩ thể tự
huy động vốn; ðối với hình thức sản suất mơ hình lớn do dồn điền đổi thửa hoặc
thuê thầu lại thì lượng vốn đầu tư sản xuất là khơng nhỏ và chỉ cĩ thể huy động
vốn theo nhu cầu về mơ hình trang trại.
- Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu để xây dựng mơ hình trang trại…cĩ thể huy
động ở các nguồn vốn như:
+ Vay, mượn của người thân quen: là nguồn huy động vốn vay đơn giản,
nhanh nhất. Nhưng lượng vốn huy động ít, thời hạn huy động ngắn.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 74
+ Vay của các tổ chức, các dự án: Các tổ chức xã hội như hội nơng dân,
hội phụ nữ, đồn thanh niên, hội cựu chiến binh hoặc các dự án quốc tế thường
cĩ các nguồn vốn cho vay theo các chương trình mục tiêu hoạt động của các tổ
chức này. Người vay vốn khơng chỉ nhận được vốn vay mà cịn thường nhận
được những hỗ trợ kèm theo như khuyến nơng, các hỗ trợ kỹ thuật và các thơng
tin khác. Tuy nhiên người vay vốn phải bắt buộc tuân thủ một số ràng buộc nhất
định của chương trình cấp vốn. Các chủ trang trại cũng khơng được phép tuỳ
tiện sử dụng vốn theo nhu cầu riêng của trang trại như các nguồn vốn vay khác.
+ Vốn vay của các tổ chức tín dụng ngân hàng: là những khoản tiền vay
mang tính kinh doanh triệt để. Các trang trại vay vốn với mục tiêu đầu tư để
mang lại lợi nhuận tăng thêm ngồi vốn đầu tư, các khoản vốn vay tín dụng
thường là lượng vốn cĩ thể huy động tương đối lớn và ổn định trong một khoảng
thời gian định trước. Vì vậy vốn vay tín dụng cĩ thể là nguồn vốn bổ sung quan
trọng cho trang trại trong việc đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, mua sắm tài sản
cố định và mở rộng sản xuất.
Vì vậy, cần phải đảm bảo duy trì và phát chính sách hỗ trợ vốn đầu tư
cho bà con nơng dân:
- ða dạng hố các hình thức cho vay, ưu tiên người vay vốn để phát
triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố.
- Cải tiến các thủ tục cho vay và giảm lãi suất cho vay đối với các hộ
nơng dân, sử dụng nhiều hình thức bảo đảm tiền vay đối với tín dụng dạng
nhỏ, mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng khơng địi thế chấp.
c. Giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất:
Tăng cường liên kết Trường đại học nơng nghiệp Hà Nội và Viện
nghiên cứu rau quả trung ương đĩng trên địa ban nên Gia Lâm là điều kiện
thuận lợi trong việc tiếp nhận tiến bộ mới về ngành sản xuất nơng nghiệp, cĩ
thể nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về cơng nghệ và kỹ thuật mới trực tiếp
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 75
vào địa phương: triển khai một số mơ hình sản xuất lúa chất lượng cao trong
vụ xuân năm 2009, như giống N91, diện tích 25ha tại xã Trung Màu, giống
TN 13-5 cĩ tác dụng hạn chế chuột hại, diện tích 10ha tại xã Phú Thị; giống
lúa thương phẩm TH3-5 13ha tại xã Kiêu Kị, ða Tốn. ðiểm nhấn trong
chương trình hợp tác là việc triển khai mơ hình sản xuất RAT và hoa, cây
cảnh tại xã Lệ Chi, Phù ðổng; mơ hình sản xuất cà chua cĩ sự liên kết 4 nhà tại xã
ðặng Xá.
Trường đại học nơng nghiệp Hà Nội đang cĩ 1 số giống cây trồng mới:
giống lúa lai VL20, TH3-3, VL24, TH3-4 cĩ ưu điểm ngắn ngày, năng suất từ
6,5-7,5 tấn/hécta, chất lượng tốt hơn các giống lai Trung Quốc; giống đậu
tương: DN42, D140, D912; giống cà chua lai: HT-7 và HT-21, cĩ thể trồng
trái vụ, bảo quản 3 tháng sau thu hoạch; Giống khế QS9. Viện Nghiên cứu rau
quả đã và đang đưa vào thực tế các quy trình kỹ thuật, các giống rau, hoa và
cây ăn quả mới đang được mở rộng diện tích trồng là: các giống nhãn chín
muộn PHM.99.1.1, HTM-1, giống vải chín sớm Bình Khê, giống xồi ăn
xanh VRQ-XX1từ giống cây Thái Lan, xồi GL6, GL2, giống chuối tiêu vừa
Phú Thọ, giống dứa MD2; các giống cà chua FM20, HPT10, dưa chuột CV5,
ớt cay HB9; các giống hoa lily Sorbone, hoa layơn đỏ 09, hoa loa kèn Tứ quý
… đồng thời đề xuất áp dụng các đề tài khoa học: “Nghiên cứu xây dựng mơ
hình sản xuất rau an tồn dạng cơng nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm
tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất Rau của Việt Nam -
CARD 004/04 VIE”, “Ứng dụng thực hành nơng nghiệp tốt (GAP) để nâng
cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt
Nam - CARD 025/06 VIE”, “Nghiên cứu giải pháp cơng nghệ sản xuất đậu
tương rau phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước”… của viện vào địa bàn
huyện Gia Lâm
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 76
Thường xuyên tổ chức các chứ bồi dưỡng kiến thức nơng nghiệp cho
cán bộ nơng nghiệp, các tổ chức sản xuất nơng nghiệp (hội cây cảnh, hội làm
vườn …) và nơng dân trong việc đưa giống mới và kỹ thuật vào sản xuất.
- ðối với đất trồng luân canh lúa màu: cần chọn cây rau màu luân canh
cho phù hợp hạn chế sâu bệnh, tăng cường bĩn các loại phân hữu cơ cĩ tác
dụng nâng cao độ phì, tăng độ tơi xốp cho đất.
- ðất nuơi trồng thuỷ sản đi đơi với việc cải tạo ao nuơi, cần phải giữ
nguồn nước luơn sạch khơng làm ơ nhiễm mơi trường
- ðối với quy mơ trang trại thường xuyên bổ xung kiến thức nơng trại
kết hợp ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến đảm bảo tỷ lệ thành cơng cho
phương án chuyển đổi.
-Áp dụng khoa học vào khâu sản xuất và chế biến đảm bảo chất lượng
sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường: xây dựng hệ thống nhà
lưới, hệ thống tự động tưới, máy sấy rau củ quả …
d. Giải pháp thị trường.
Do gần thủ đơ Hà Nội, các khu cơng nghiệp tập trung và các trung tâm
dân cư lớn lại tương đối tiện giao thơng nên huyện phải cĩ chủ trương xác
định thị trường tiêu thụ và mở rộng xuất khẩu. ðịnh hình và thu hút đầu tư
các trung tâm, siêu thị mua sắm tiêu thụ sản phẩm, các khu vực chợ đầu mối
nơng sản phát triển thị trường liên huyện, liên vùng...tại phía Bắc, phía ðơng
khơng ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực nội thành lại đảm bảo thuận lợi về
giao thơng đường bộ và đường thủy như ở Phù ðổng …
Phát huy mối tương quan giữa nơng nghiệp với dịch vụ huy động vốn,
khả năng kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời kết hợp chặt chẽ với khoa
học kỹ thuật và chính sách chế tài quản lý thuận lợi.
Cần tăng cường các hoạt động tổ chức thị trường như thường xuyên tổ
chức hội chợ giới thiệu sản phẩm, kết hợp với doanh nghiệp (cơng ty
Hapro...) trong việc bình ổn giá... ðồng thời hình thành các hợp tác xã, doanh
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 77
nghiệp cung ứng vật tư; thúc đẩy việc tổ chức tiêu thụ nơng sản theo hợp
đồng, tập trung trước hết vào những sản phẩm cĩ quy mơ lớn, sản xuất tập
trung và chất lượng tốt; xây dựng và đăng ký thương hiệu hàng nơng sản như
RAT Văn ðức, ðơng Dư, ðặng Xá; khuyến khích và tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp mở rộng và tăng cường mạng lưới kênh tiêu thụ đối với nơng
sản và các hàng hố khác của kinh tế nơng thơn.
Từ nay đến 2015 và 2020 thị trường này sẽ tăng trưởng nhanh về quy
mơ và chất lượng, phù hợp với phương thức sản xuất và trình độ thâm canh
của người dân.
Trong tương lai gần khi cơng nghệ sản xuất cây rau mầu hoa được
nâng lên, sản phẩm cây rau mầu hoa sẽ cĩ chất lượng ngày càng cao, chủng
loại phong phú, giá thành rẻ, thương hiệu sản phẩm uy tín là điều kiện vươn
ra các thị trường rộng lớn hơn và cĩ khả nằng xuất khẩu sang một số nước
trong khu vực.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 78
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
5.1. Kết luận.
1.Trong quá trình điều tra nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của huyện Gia Lâm. Tơi khẳng định rằng, đây là huyện cĩ vị trí thuận lợi cho
việc giao lưu, phát triển kinh tế, văn hĩa với nội thành Hà Nội và các tỉnh,
huyện xung quanh. ðịa hình huyện tương đối bằng phẳng, cơ sở hạ tầng thuận
lợi cho phát triển nơng nghiệp hàng hĩa với 22 kiểu sử dụng đất chính và cơ
hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp.
2. Các loại cây lương thực cĩ giá trị khơng cao dần được thay thế bằng các
loại cây cĩ giá trị cao như: các loại rau mầu, cây giống, cây ăn quả…, phát triển
kinh tế hộ nơng nghiệp theo mơ hình trang trại kết hợp dịch vụ ...
3.Loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất là loại hình
chuyên màu với các cây rau là cây chủ đạo. Các kiểu sử dụng đất mang lại
hiệu quả kinh tế cao cũng là những kiểu sử dụng đất thu hút nhiều lao động
sống và cho thu nhập ổn định trên cơng lao động cao. Trong tương lai, huyện
cần mở rộng diện tích các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao, nhằm thu hút
nhiều lao động, tăng thu nhập ổn định cho người sống bằng nghề nơng gĩp
phần ổn định cân bằng xã hội giữa các ngành nghề như: tăng diện tích loại
hình sử dụng đất lúa - màu trên đất 2 lúa, tăng diện tích loại hình sử dụng đất
chuyên màu. Khuyến khích chuyển đổi mơ hình trang trại tại khu vực đất
trồng lúa kém hiệu quả, ơ nhiễm mặt nước chuyên dùng, ... trang trại - dịch vụ
tại các vị trí thuận lợi nhằm tạo cảnh quan mơi trường và những lợi ích của
cây xanh với khu vực dân cư.
4. Các giải pháp về chuyển đổi đất, đầu tư vốn, áp dụng khoa học kỹ
thuật và giải pháp thị trường là những giải pháp quan trọng của sản xuất nơng
nghiệp huyện Gia Lâm. Việc chuyển đổi đất (Dồn điền đổi thửa đất nơng
nghiệp) làm tăng quy mơ diện tích của các mảnh ruộng, diện tích đất giao
thơng, thuỷ lợi nội đồng... tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 79
cây trồng, đa dạng hố sản xuất nơng nghiệp phát triển với trình độ sản xuất
hàng hố cao, thuận tiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất...
Giải pháp vốn làm tăng khả năng xác định nguồn vốn, quyết định đầu tư và
khả năng thành cơng của phương án sản xuất. Giải pháp khoa học kỹ thuật
nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm tạo khả năng cạnh
tranh...Giải pháp thị trường cĩ thể coi là giải pháp quan trọng nhất thể hiện ở
khâu tiêu thụ sản phẩm kích thích luân chuyển đầu tư lại và đầu tư mới vào
sản xuất, thu hút nhiều loại hình lao động liên quan đến nơng nghiệp, nơng
nghiệp - dịch vụ - khoa học kỹ thuật, sản phẩm địi hỏi cĩ tính cạnh tranh cao
tác động lại khoa học kỹ thuật và chính sách phát triển...
5.2. ðề nghị.
Bên cạnh việc thực hiện đơ thị hĩa đang cho thu nhập cao hơn nhiều so
với phát triển nơng nghiệp, nhưng phát triển nơng nghiệp mang tính ổn định
đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người, đảm bảo tính bền vững và ổn định lâu
dài cho xã hội. Do vậy, để thực hiện phương án sử dụng đất nơng nghiệp sản
xuất hàng hĩa nĩi trên, tơi xin đề nghị:
- UBND huyện Gia Lâm cần đẩy mạnh hơn nữa cơng tác quản lý đất
đai tránh việc sử dụng lãng phí, khơng phù hợp với quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất. ðồng thời bảo vệ đất nơng nghiệp trước sức ép của đơ thị hĩa.
- Tích cực đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với cơ
cấu sử dụng đất mới thơng qua cơng tác nghiên cứu của Trường ðại học nơng
nghiệp I Hà Nội, Viện nghiên cứu rau quả đang đĩng trên địa bàn về những
giống cây trồng vật nuơi phù hợp, năng suất cao, phẩm chất tốt.
Việc xây dựng đề xuất hướng sử dụng đất nơng nghiệp, chuyển đổi cơ
cấy cây trồng trên địa bàn huyện là một vấn đề cần tổng hợp nhiều yếu tố
khác nhau với mục tiêu sử dụng đất nơng nghiệp một cách bền vững, đem lại
hiệu quả kinh tế cao. Trong một thời gian cĩ hạn nên khơng tránh khỏi những
khuyếm khuyết hoặc chưa tối ưu đề nghị các cấp, các ngành liên quan cho ý
kiến đĩng gĩp kịp thời chỉnh lý bổ sung.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thái Bạt (1995), ðánh giá đất và đề xuất sử dụng đất trên quan điểm
sinh thái và phát triển bền vững Tây Bắc, Hội thảo quốc gia về đánh giá
quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. NXB
Nơng nghiệp.
2. Nguyễn Tiến Bằng (2006), ðánh giá thực trạng và hướng sử dụng đất
nơng nghiệp quận Long Biên đến năm 2015. Luận văn tốt nghiệp. Trường
ðHNNI
3. Nguyễn ðình Bồng (1995), ðánh giá tiềm năng đất trống đồi núi trọc tỉnh
Tuyên Quang, Luận án PTS khoa học nơng nghiệp, viện KHTK nơng
nghiệp Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Bộ và cộng sự (2003), Bĩn phân cân đối cho cây trồng ở Việt
Nam từ lý luận đến thực tiễn, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
5. Hồng Văn Cường (2002), Quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế,
NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
6. Ngơ Văn ðức (2009), ðánh giá hiện trạng và đề xuất sử dụng đất nơng
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hĩa trên địa bàn thành phố Bắc Ninh –
Tỉnh Bắc Ninh. Khĩa luận tốt nghiệp. Trường ðHNNI
7. Cao Liêm, ðào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1996), Phân vùng sinh thái
Nơng nghiệp đồng bằng châu thổ sơng Hồng, đề tài cấp nhà nước mã số
52D.0202, chương trình bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và mơi trường
8. Nguyễn Mười – Giáo trình thổ nhưỡng, NXB Nơng nghiệp năm 2005.Hội
khoa học đất (2000), ðất Việt Nam, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Nam (2005), Thị trường xuất nhập khẩu rau quả, NXB
Thống kê
10. Trần An Phong (1996), ðánh giá hiện trạng và đề xuất sử dụng đất hợp lý
trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền ở Việt Nam. Kết quả nghiên
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 81
cứu thời kỳ 1986 – 1996, viện QH – TKNN, NXB Nơng nghiệp Hà Nội.
11. Tạ Minh Sơn (1996), ðiều tra, đánh giá hệ thống cây trồng trên các nhĩm
đất khác nhau ở đồng bằng sơng Hồng, Tạp chí nơng nghiệp và CNTP
2/1996.
12. ðặng Kim Sơn và cộng sự (2002), Một số vấn đề về phát triển nơng
nghiệp nơng thơn, NXB Thống kê, Hà Nội.
13. Phạm Chí Thành, Trần ðức Viên (1992), Một số biến đổi trong sinh thái
nhân văn vùng đồng bằng sơng Hồng, Tạp chí Hoạt động khoa học.
14. Phạm Chí Thành (1994), Chuyển đổi hệ thống canh tác vùng trũng, NXB
Nơng nghiệp, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Thân (1995), Giáo trình đánh giá đất đai, NXB Nơng nghiệp,
Hà Nội.
16. ðào Châu Thu, (2009), Nơng nghiệp hữu cơ với sử dụng đất hiệu quả và
bền vững, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
17. ðào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998)– Giáo trình đánh giá đất. NXB
Nơng nghiệp Hà Nội.
18. Nguyễn Duy Tính và cộng sự (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng
đồng bằng sơng Hồng và Bắc Trung Bộ, NXB Nơng nghiệp Hà Nội.
19. ðào Thế Tuấn (1978), Cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng, NXB
Nơng thơn, Hà Nội
20. ðào Thế Tuấn (1982), Hệ sinh thái nơng nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật,
Hà Nội.
21. ðào Thế Tuấn (1987), Hệ thống nơng nghiệp vùng đồng bằng sơng Hồng,
Tạp chí khoa học kỹ thuật nơng nghiệp, 2/1987.
22. ðào Thế Tuấn (1989), Hệ thống nơng nghiêp, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
23. Vũ Hữu Yêm (1995), Giáo trình phân bĩn và cách bĩn phân, NXB Nơng
nghiệp, Hà Nội.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 82
Một số tài liệu trên địa bàn huyện Gia Lâm
24. Một số tài liệu liên quan đến tài nguyên nước, khả năng tưới, tiêu và mức
độ ngập úng...phịng kinh tế và phát triển, ban quản lý thuỷ lợi. UBND
huyện Gia Lâm.
25. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm đến năm
2020, được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại quyết định số
2184/Qð-UBND, ngày 04/6/2008;
26. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai của các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm
giai đoạn 1999-2020 phục vụ cơng tác giao đất nơng nghiệp theo Nghị
định 64/CP ngày 17/9/1993 của Chính phủ;
27. Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai theo đơn vị hành chính huyện Gia Lâm
Hà Nội - UBND huyện Gia Lâm, 6/2005;
28. Báo cáo dân số và nguồn lao động huyện Gia Lâm, Hà Nội - Phịng Thống
kê huyện Gia Lâm –theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009;
29. Báo cáo diện tích – năng suất – sản lượng cây hàng năm vụ xuân năm
2010 – Phịng thống kê huyện Gia Lâm.
30. Bản đồ, báo cáo thuyết minh đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Gia
Lâm, tỷ lệ 1/5000, giai đoạn 2010 đến 2020.
31. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện, các xã thị trấn năm 2010; báo
cáo thuyết minh và bảng biểu theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2010.
32. Một số cáo về phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
trước Hội đồng nhân dân Huyện và 1 số xã đặc trưng năm 2009-2010.
33. ðịnh hướng phát triển
nơng nghiệp Việt Nam từ năm 2010-2020
34. Trang The Weather Channel[9] và Asia for Visitors[10] 27 tháng 12 năm
2008
35. Brinkman R and Smyth A.J Land (1973), Evaluation for Rural purpose,
Wageningen.
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 83
PHỤ LỤC
PHIẾU ðIỀU TRA NƠNG HỘ
Thơn : ...........................xã ...........................huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội
Ngày phỏng vấn: ...................................................................................................
1. Những thơng tin chung về chủ hộ
1.1. Tên chủ hộ: .................................Trình độ văn hĩa: ...............................................
1.2. ðã được đào tạo gì về sản xuất nơng nghiệp:
Khơng Tập huấn ngắn hạn Sơ cấp Trung cấp ðại học ðào tạo
khác ............. ............................ ..................................................................
1.3. Nhân khẩu:..........................................Lao động:...................................................
Số lao động cĩ kỹ thuật:................................................................................................
1.4. Vị trí canh tác: Trong đê...................................Ven sơng ......................................
Mơ tả sơ bộ điều kiện thổ nhưỡng: ................................................................................
1.5 Mơ tả tình trạng cơ sở hạ tầng cơ bản (đường, cầu cống, thơng tin, thủy lợi)...........
1.6. Tình hình dịch vụ phục vụ sản xuất sẵn cĩ (khuyến nơng, vật tư, thủy lợi, tiêu
thụ sản phẩm)................................................................................................................
2. ðất đai và tình hình sử dụng đất đai của hộ
Tổng diện tích ơng (bà) hiện cĩ..................................Số mảnh.....................................
Những thơng tin khác về mảnh đất
stt Hiện trạng sử dụng
(Kiểu hình sử dụng đất)
Diện tích
(m2/sào/ha )
Nguồn
gốc đất
Vị trí so
với nhà ở
(m)
Nguồn
nước
cung cấp
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nguồn gốc: 1- được giao, 2- đi mượn, 3- đi thuê, 4- đấu thầu, 5- đổi đất, 6- khác
Nguồn nước cung cấp:1- thủy lợi ( rất đầy đủ, đầy đủ, khơng đầy đủ), 2- khơng thủy lợi
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 84
3. Tài sản chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt
3.1. Tài sản chủ yếu dùng cho sản xuất
Hạng mục ðơn vị Số lượng
Giá mua
(đồng)
Năm
mua
Ghi chú
Máy kéo Cái
Máy bơm nước Cái
Máy xay xát Cái
Trâu bị cày kéo Con
Xe cải tiến Cái
Máy cơng cụ Cái
Bình phun thuốc sâu Cái
Máy tuốt lúa Cái
Thuyền Cái
Các loại khác
4. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng qua một số năm
2005 2007 2009 Loại cây
trồng Diện
tích (m2)
Năng suất
( kg/sào)
Diện
tích (m2)
Năng suất
( kg/sào)
Diện
tích (m2)
Năng suất
( kg/sào)
5. Cơng thức luân canh (kiểu sử dụng đất) và tình hình sử dụng giống cây
trồng mới trong những năm qua
5.1. Cơng thức luân canh
2005 2007 2009 Cơng thức
luân canh Diện
tích (m2)
Năng suất
( kg/sào)
Diện
tích (m2)
Năng suất
( kg/sào)
Diện
tích (m2)
Năng suất
( kg/sào)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 85
5.2. Thay đổi các giống cây trồng mới
- Trong những năm qua đã trồng những giống cây trồng mới nào:..........................
- Diện tích của các loại cây trồng này (sào): ...........................................................
- Năng suất của chúng ( kg/sào ):............................................................................
- Cĩ loại giống cây trồng nào khơng phù hợp phải bỏ khơng? ................................
Vì sao lại bỏ....................................................................................................................
6. Tình hình sâu bệnh hại trong những năm 2009
- Số lần phun thuốc hàng năm :...............................................................................
- Mức độ thiệt hại do sâu bệnh gây ra: ....................................................................
- Nguyên nhân của sâu bệnh: ..................................................................................
7. Chi phí và kết quả sản xuất năm 2009
7.1. Trồng trọt
Cây
trồng
Diện
tích Khoản mục ðVT
Số
lượng
ðơn giá
(1000đ)
Thành
tiền(1000đ)
1. Chi phí vật liệu
- Giống
- Phân chuồng
- Phân đạm, Urê
- Phân kali
- Phân lân, supelân
- Phân tổng hợp, NPK
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc trừ cỏ
- Chi phí vật chất khác
2. Chi phí lao động
- Lao đơng gia đình
- Lao động thuê ngồi
3. Chi phí khác
- Thuê đất
- Bảo vệ đồng
- Thuê máy mĩc
4. Thu nhập
- Sản phẩm chính
- Sản phẩm phụ
5. Lãi gộp
6. Lãi thực
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 86
7.2. Chăn nuơi
Khoản mục ðVT Số lượng
ðơn giá
(1000đ)
Thành tiền
(1000đ)
1. Chi phí vật liệu
- giống
- Thức ăn
- Thuốc thú y
-
-
-
-
-
-
2. Chi phí lao động
- Tổng cơng lao động
- Lao động thuê ngồi
- Lao động gia đình
3. Chi phí khác
- Phí thú y
- Cơng bảo vệ
- Thuê máy mĩc
-
-
-
4. Thu nhập
- Sản phẩm chính
- Sản phẩm phụ
-
5. Lãi gộp
6. Lãi thực
Chi phí xây dựng chuồng trại ban đầu: .........................................................................
Năm xây dựng: .............................................................................................................
Nguồn kinh phí xây dựng:.............................................................................................
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 87
8. Mức tiêu dùng năm 2009
Loại hàng hĩa ðVT Số lượng ðơn
giá
Tiền ( 1000đ)
1. Lương thực, thực phẩm
2. May mặc
3. Xây dựng tu sửa nhà
4. Văn hĩa, giáo dục
5. Hiếu, hỉ
6. Chi khác
Kg/tháng
1000đ/tháng
1000đ/tháng
1000đ/tháng
1000đ/tháng
1000đ/tháng
Tổng chi hàng năm Triệu đồng
9. Tiếp cận với các dịch vụ
Những nguồn thơng tin được đưa tới người dân
Loại thơng tin
Nguồn thơng tin
Giá vật tư và nơng
sản
Kỹ thuật sản xuất
Nhân viên khuyến nơng
Bạn bè, hàng xĩm
Lãnh đạo địa phương
Sách, tạp chí, báo
ðài, tivi
Khu tập trung đơng người
Nguồn khác
10. Nguyên nhân của sự thay đổi sản xuất nơng nghiệp và cuộc sống của nơng hộ
Khoản mục ðánh giá Mơ tả
Do chính sách của chính phủ
Do tác động của khuyến nơng
Do các nguyên nhân khác
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 88
11. Những loại sản phẩm được bán ở thị trường năm 2009
Loại sản phẩm ðVT Số lượng ðơn giá Tiền(1000đ)
Nơi bán
(chợ, tại
chỗ)
Tổng lượng bán
hàng năm
Triệu
đồng
12. Kết quả áp dụng cơng thức luân canh hiện nay của gia đình
12.1. Kết quả sản xuất, kinh doanh (Tăng, giảm hay khơng thay đổi)
- Tăng vụ, xen canh………………………..…………………..
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuơi……………………….
- Năng suất …………………………………………………..
- Sản lượng…………………………………………………….
12.2. Hiện nay kinh tế gia đình Ơng (bà) như thế nào?.
1. Thuộc diện khá giả
2. Trung bình
3. Nghèo
12.3. Tình hình lao động và việc làm của gia đình
- Tình hình sử dụng lao động trong năm của gia đình
Thừa lao động ðủ việc làm quanh năm
Thiếu lao động ðủ việc làm 9 tháng
ðủ lao động ðủ việc làm 6 tháng
ðủ việc làm 3 tháng
- Trường hợp thừa lao động gia đình giải quyết như thế nào?
ði làm thuê Chạy chợ
Sản xuất ngành nghề Khơng làm gì
- Trường hợp thiếu lao động gia đình giải quyết như thế nào?
ðổi cơng Thuê lao động Thuê thời vụ
Xin chân thành cảm ơn Ơng (bà)!
Người điều tra Chủ hộ được điều tra
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 89
Năng suất một số loại cây trồng chính của huyện
TT Loại cây trồng NS (tạ/ha) TT Loại cây trồng NS(tạ/ha)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lúa xuân
Lúa mùa
Ngơ
Lạc
ðậu tương
Khoai sọ
Bắp cải
Xu hào
Khoai tây
Cà chua
56,1
46,5
49,7
24,5
22,0
218,0
324,5
270,8
236,0
420,3
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Sup lơ
Dưa chuột
Cải ngọt
Cà rốt
Cà pháo
Ớt
ðậu cơ ve leo
Hành
Bí xanh
Tỏi
Mướp đắng
248,0
484,5
278,0
267,0
193,0
150,5
225,6
145,5
518,5
95,7
387,00
Nguồn: phịng kinh tế huyện Gia Lâm
Giá trị sản xuất các loại cây trồng chính
TT Loại cây trồng GTSX
(Tr.đ/ha/vụ)
TT Loại cây trồng GTSX
(Tr.đ/ha/vụ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lúa xuân
Lúa mùa
Ngơ
Lạc
ðậu tương
Khoai sọ
Bắp cải
Xu hào
Khoai tây
Cà chua
22,44
27,90
19,52
28,18
27,50
106, 00
64,90
67,70
136,88
147,11
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Sup lơ
Dưa chuột
Cải ngọt
Cà rốt
Cà pháo
Ớt
ðậu cơ ve leo
Hành
Bí xanh
Tỏi
Mướp đắng
124,00
121,13
69,50
93,45
67,55
102,34
72,19
65,48
155,55
143,55
154,80
Nguồn: số liệu tổng hợp điều tra
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 90
ðơn giá các nơng sản chính
TT Loại nơng sản ðơn giá
(1000đ/kg)
TT Loại nơng sản ðơn giá
(1000đ/kg)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Thĩc vụ xuân
Thĩc vụ mùa
Ngơ hạt
Lạc quả
ðậu tương
Khoai sọ
Bắp cải
Xu hào
Khoai tây
Cà chua
4,00
6,00
4,00
11,5
12,5
5,0
2,0
2,5
5,8
3,5
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Sup lơ
Dưa chuột
Cải ngọt
Cà rốt
Cà pháo
Ớt
ðậu cơ ve leo
Hành
Bí xanh
Tỏi
Mướp đắng
5,0
2,5
2,5
3,5
3,5
6,8
3,2
4,5
3,0
15,0
4,0
Nguồn: Phịng thống kê huyện Gia Lâm
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 91
DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ðẤT NĂM 2000
(Bao gồm cả quận Long Biên, phân các loại đất theo quyết định
507/1999/Qð-TCðC ngày 12/10/1999 của Tổng cục địa chính)
Loại đất Diện tích (ha)
TỔNG DIỆN TÍCH 17432,1225
1. ðất nơng nghiệp 9144,9326
a. ðất trồng cây hàng năm 8429,8222
- ðất ruộng lúa; màu 6023,7816
- ðất trồng cây hàng năm khác 2406,0406
b. ðất vườn tạp 307,0356
c. ðất trồng cây lâu năm 73,2636
d. ðất cỏ dùng vào chăn nuơi 78,5502
e. ðất cĩ mặt nước nuơi trồng thủy sản 256,2610
2. ðất lâm nghiệp 58,5795
3. ðất chuyên dùng 4172,0821
- ðất xây dựng 918,6799
- ðất giao thơng 1195,3653
- ðất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng 1397,4350
- ðất di tích lịch sử văn hĩa 46,7441
- ðất an ninh quốc phịng 392,1008
- ðất làm nguyên vật liệu xây dựng 50,3800
- ðất nghĩa trang, nghĩa địa 124,2631
- ðất chuyên dùng khác 47,1139
4. ðất ở nơng thơn 1570,1705
5. ðất ở đơ thị 212,9817
6. ðất chưa sử dụng 2273,3761
- ðất bằng chưa sử dụng 263,3590
- ðất cĩ mặt nước chưa sử dụng 178,3988
- ðất sơng suối 1758,0522
- ðất chưa sử dụng khác 73,5661
Nguồn: Phịng Tài nguyên và Mơi trường huyện Gia Lâm
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 92
Phụ Lục 3 Một số hình ảnh về các loại hình sản xuất chính và mơ hình
trang trại, trang trại –dịch vụ trên đại bàn huyện Gia Lâm
Phỏng vấn loại hình chuyên mầu tại xã Phù ðổng
Loại hình chuyên rau mầu tại xã ðặng Xá
Rau an tồn tại xã Văn ðức
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 93
Chuyên rau thơm, rau thơm kết hợp cây ăn quả tại xã ðơng Dư
Bảo vệ cây rau mầu trước ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 94
Mơ hình trang trại cây cảnh, cây giống …giới thiệu sản phẩm, kết hợp khoa
học kỹ thuật với trường ðại học nơng nghiệp Hà Nội, tại TT Trâu Quỳ
Mơ hình trang trại kết hợp sản xuất, dịch vụ, kỹ thuật, đào tạo tại TT Trâu Quỳ
Mơ hình phát triển cây giống, cây cơng trình… theo hướng tập trung phối hợp
giữa 2 đơn vị hành chính thị trấn Trâu Quỳ và xã ða Tốn
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nơng nghiệp ……… 95
Mơ hình trang trại cây giống, cây ăn quả, cây cảnh kết hợp chăn nuơi, dịch vụ
Sản phẩm từ cây ăn quả theo hướng cây cảnh phục vụ tết cổ truyền tại xã ða Tốn
Mơ hình hoa, cây cảnh tại xã Phù ðổng
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2782.pdf