CHƯƠNG I
CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Tuy vậy, chất lượng môi trường của chúng ta hiện nay đang có nguy cơ ngày một suy giảm do các hoạt động của con người. Một trong những tác nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng là chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt của con người, từ các hoạt động sản xuất công – nông –
116 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2949 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập trên địa bàn quận Bình Tân và đề xuất biện pháp quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lâm – ngư nghiệp, từ các cơ sở, từ các hoạt động giao dịch thương mại,... Chất thải rắn ngày càng tăng cả về khối lượng, thành phần lẫn độc tính.
Hiện nay, mỗi ngày Tp.HCM thải ra khoảng 7.000 tấn rác. Lượng rác khổng lồ này hầu hết được đem đến các công trường và chôn xuống lòng đất với số ngân sách để chi ra vận chuyển, xử lý được tính là tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, phương pháp chôn lấp rác tập trung chưa phải là giải pháp tối ưu, công nghệ xử lý cũng không có gì đặc biệt, nhưng trong điều kiện còn khó khăn, đây được xem là một giải pháp tình thế. Thử hình dung, mỗi ngày có hàng ngàn tấn rác đổ về bãi chôn lấp, nếu không được xử lý, tình trạng môi trường sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân khu vực xung quanh. Tất cả mọi thứ được thu gom lại về bãi chôn lấp, bãi chôn lấp rác trở thành nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi một lượng nước rỉ rác khổng lồ, môi trường không khí bị ô nhiễm và vùng đất này trở thành vùng đất chết.
Quản lý chất thải rắn ở địa bàn Quận có thể nói là một vấn đề hết sức nan giải và bất cập trong bối cảnh hiện nay. Chỉ có một phần nhỏ chất thải rắn được thu hồi tái chế và sử dụng ngay trong các cơ sở hoặc tái chế bên ngoài do các cơ sở tư nhân đảm nhiệm. Phần lớn chất thải rắn, kể cả chất thải nguy hại được vứt bỏ lẫn lộn với chất thải sinh hoạt và được đưa đi chôn lấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường và thậm chí còn đổ bừa bãi xuống các kinh rạch, các khu đất trống gây tình trạng ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh nghiêm trọng, đang đe doạ khủng khiếp đến nguy cơ suy thoái tài nguyên nước mặt và nước ngầm ở các khu vực này cũng như toàn Quận. Mặt dù qui chế quản lý chất thải nguy hại đã có hiệu lực thi hành. Nhưng hiện nay việc tách riêng chất thải rắn sinh hoạt ra khỏi chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại vẫn chưa được thực hiện tốt ở các cơ sở công nghiệp và có rất ít cơ sở đăng ký quản lý chất thải rắn nguy hại. Đã có không ít trường hợp khiếu nại hoặc phản ánh của dân cư liên quan đến vấn đề chất thải rắn công nghiệp.
Cũng cần nói thêm rằng, các bãi rác hiện nay tại Tp.HCM đang lâm vào tình trạng quá tải, dẫn tới việc bãi chôn lấp đóng cửa trước thời hạn. Trong khi đó, nhiều khu dân cư tập trung, khu đô thị mới hình thành vẫn chưa có chỗ thích hợp để giải quyết vấn đề rác thải.
Ngoài hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải trên địa bàn đã thiếu, đã yếu lại thô sơ lạc hậu, không thể đảm bảo nhu cầu thu gom rác trên địa bàn và gây cản trở giao thông như hiện nay. Thì việc quá tải và chiếm diện tích mặt bằng khá lớn ở bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường, lãng phí đất đai và nguyên vật liệu,…
Trước tình hình đó, em chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp ngành quản lý môi trường là “Đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập trên địa bàn quận Bình Tân và đề xuất biện pháp quản lý” nhằm giảm bớt hiện trạng ô nhiễm môi trường cho tương lai và sức ép đối với các bãi chôn lấp hiện nay do rác gây ra.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập trên địa bàn quận Bình Tân
Đề xuất các biện pháp quản lý lực lượng thu gom rác dân lập tai địa bàn quận phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực.
Phân tích tính ưu điểm – nhược điểm và tính kinh tế của đội thu gom rác dân lập trên địa bàn quận.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện các nội dung sau :
Thu thập số liệu, điều tra và khảo sát thực tế trên địa bàn Quận. Điều tra thu thập số liệu về:
Hình thức thu gom CTRSH hộ dân
Tổng số tuyến và lộ trình của các tuyến
Khối lượng rác cho một tuyến thu gom
Số lượng tuyến thu gom
Các loại phế liệu được phân loại
Thiết bị, dụng cụ và nhân lực
Khối lượng chất thải rắn từ hộ gia đình
Phí người đổ rác phải nộp
Thu gom chất thải rắn trên đường phố:
Số lượng các tuyến quét, thu gom và chiều dài, diện tích các tuyến quét rác trên đường phố
Khối lượng của từng điểm (số lượng xe, khối lượng 1xe)
Thời gian quét, thu gom
Hình thức quét, cách thức chuyển rác qua xe trung chuyển
Trung chuyển
Số lượng, vị trí, diện tích và cấu trúc bô rác (trạm trung chuyển)
Hoạt động tại bô rác (số lượng, tải trọng xe, thời gian lấy rác từ các điểm hẹn, ...)
Thiết bị, dụng cụ, nhân lực
Khối lượng chất thải rắn qua từng bô rác (đơn vị đổ vào, nguồn gốc rác)
Chất lượng môi trường tại các bô rác
Vận chuyển
Tuyến và thời gian, chiều dài tuyến vận chuyển
Phương tiện vận chuyển
Khối kượng chất thải rắn đô thị
Thành phần CTR
Chất lượng môi trường trên đường vận chuyển
Từ đó đánh giá hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Quận và đề xuất giải pháp quản lý CTRSH phù hợp.
Đánh giá hiện trạng và dự báo tải lượng chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn giai đoạn 2006 – 2020. Trên cơ sở đó lựa chọn phượng án, công nghệ phù hợp cho việc quản lý cũng như xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng dân cư.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn chỉ tập trung vào đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập trên địa bàn quận Bình Tân và đề xuất các biện pháp quản lý.
Trong quá trình thực hiện luận văn, thời gian và điều kiện có giới hạn và còn nhiều hạn chế nên đối tượng tập trung nghiên cứu là rác sinh hoạt bao gồm rác hộ gia đình, rác chợ, cơ quan, xí nghiệp, trường học, đường phố,..
Luận văn không đặt ra mục tiêu nghiên cứu đối với chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại, và chất thải rắn công nghiệp.
1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Rác sinh hoạt (bao gồm cả phần rác trong các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, các cơ sở dịch vụ kinh doanh, các cơ sở y tế với yêu cầu phân loại tại nguồn).
Rác đường phố
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác và khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết, nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả.
Với sự gia tăng về dân số cũng như mức sống của con người ngày càng được năng cao thì sự gia tăng về khối lượng cũng như thành phần rác thải ngày càng nhiều. Trong khi đó hệ thống quản lý chất thải rắn cũng như công nghệ xử lý chưa được phù hợp gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của con người. Vì vậy, việc khảo sát và đề xuất biện pháp quản lý cũng như chọn lựa công nghệ xử lý chất thải rắn một cách phù hợp cho tương lai là vấn đề cần thiết và cấp bách trong khoảng thời gian này.
Hiện nay, lượng rác sinh hoạt đang chiếm khối lượng lớn trong tổng số chất thải rắn, với nhiều tính chất và thành phần khác nhau nên rất khó thu gom và xử lý. Các bãi chôn lấp trong giai đoạn vận hành thường gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và sức khỏe của con người.
Thành phố Hồ Chí Minh là Thành phố lớn nhất nước với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh vì thế nó thúc đẩy quá trình ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt ngày càng một nghiêm trọng. Trong khi đó, Quận Bình Tân là đô thị mới được thành lập bao gồm 10 phường theo nghị định 130/NĐ-CP với mật độ dân số khá dày đặc, chủ yếu là dân nhập cư vì nơi đây có các khu công nghiệp thu hút một lượng lớn người lao động. Nhưng vấn đề rác chưa được chính quyền địa phương quản lý đúng mức. Có sự đan xen giữa lực lượng thu gom rác dân lập và lực lượng thu gom rác công lập, chính vì thế mà rác chưa được quản lý tốt, chỉ có khoảng 80 – 85% tổng số lượng rác được thu gom và con số còn lại là đốt, chôn lấp hoặc thải xuống kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
1.6.2 PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ
Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập và kế thừa chọn lọc các cơ sở dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu (sách vở, giáo trình, internet, v.v..). Chủ yếu tập trung vào các dữ liệu sau:
Thành phần và tính chất của chất thải rắn.
Các phương pháp xử lý chất thải rắn ở việt nam và trên thế giới.
Điều tra, khảo sát thực địa nhằm thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường của trên địa bàn quận Bình Tân.
Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Bình Tân
Chọn lọc tài liệu, số liệu chính xác, tiêu biểu, khoa học.
Phương pháp khảo sát thực địa: điều tra, phỏng vấn, khảo sát tại hiện trường, quan sát và chụp lại các hình ảnh sẽ cung cấp cho đồ án những hình ảnh sống động và cần thiết.
Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi:
Sử dụng các phiếu khảo sát có chuẩn bị từ trước để hỏi các thông tin cần thiết đối với đôi tượng khảo sát như: tên, tuổi, số lượng người theo xe, thời gian bắt đầu tuyến thu gom, chi phí người thải rác phải trả, mỗi ngày thu gom mấy lần, lương, sức khoẻ, thời gian hoàn thành dây rác,… Trò chuyện, trao đổi ý kiến với công nhân tại trạm nhằm hỏi: một ngày có bao nhiêu xe vào đổ, có bao nhiêu xe lấy rác, khối lượng mỗi xe,… Trao đổi với các công nhân lái xe nhằm hỏi: chiều dài mỗi tuyến xe, thời gian chờ bao lâu,… Trong quá trình hỏi phải tỏ thái độ thân thiện, tránh sợ sệt từ phía người được hỏi. Phương pháp này cần kết hợp với phương pháp trò chuyện nhưng tránh để mất thời gian. Ghi các số liệu cần thiết vào phiếu điều tra.
Phương pháp quan sát:
Theo dõi đối tượng tại các tiền trạm trong suốt quá trình đối tượng làm việc mà không để đối tượng biết nhằm thu nhập các số liệu liên quan như: công tác vệ sinh bô rác sau khi thu gom như thế nào, quá trình hoạt động có ảnh hưởng tới người dân xung quanh như thế nào,… Phương pháp này đòi hỏi rất mất nhiều thời gian nhưng cho kết quả khá chính xác (kết hợp phương pháp quay phim, chụp hình).
Tính toán dự báo dân số:
Dân số được tính toán dựa trên dân số hiện tại (năm 2006) và tốc độ tăng dân số trong tương lai (r).
Theo Euler, có thể tính sự tăng trưởng dân số theo phương trình:
Trong đó
dân số của năm trước năm cần tính (người)
dân số năm cần tính (người)
r tốc độ gia tăng dân số hàng năm (%)
khoảng thời gian (năm), = 1
Tính toán dự báo khối lượng rác:
Khối lượng rác được tính dựa vào dân số và hệ số phát thải rác sinh hoạt trên đầu người (t).
Khối lượng rác năm thứ n (mn) sẽ bằng:
mn = Ni * tn ( kg/ngày.đêm)(tấn/năm)
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI – HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG QUẬN BÌNH TÂN
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Quận Bình Tân nằm trong tọa độ địa lí từ 10o27’38” đến 10o45’30” và từ 106o27’51” vĩ độ Bắc đến 106o42’00” kinh độ Đông.
Phía Đông: giáp quận Tân Bình, quận 6, quận 8.
Phía Tây: giáp xã Vĩnh Lộc A, xã Vĩnh Lộc B, xã Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh.
Phía Nam: giáp Quận 8, xã Tân Kiên, xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh).
Phía Bắc: giáp Quận 12, huyện Hóc Môn.
2.1.2 ĐỊA HÌNH
Địa hình:
Địa hình Quận Bình Tân thấp dần theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, được chia làm 2 vùng:
Vùng 1: vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3-4m, độ dốc 0-4m tập trung ở phường Bình Trị Đông, phường Bình Hưng Hòa.
Vùng 2: vùng thấp dạng địa hình tích tụ có phường Tân Tạo, phường An Lạc.
Thổ nhưỡng: có 3 loại chính
Đất xám nằm ở phía Bắc thuộc các phường Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông thành phần cơ học là đất pha thịt nhẹ kết cấu rời rạc.
Đất phù sa thuộc phường Tân Tạo và một phần của phường Tân Tạo A.
Đất phèn phân bố ở An Lạc và một phần phường Tân Tạo.
Nhìn chung vị trí địa lý thuận lợi cho hình thành phát triển đô thị mới.
2.1.3 KHÍ HẬU
Quận Bình Tân nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ dao động trong khoảng từ 26oC đến 33oC
Nhiệt độ thường cao nhất vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 11
Nhiệt độ trung bình năm: 27,9oC
Độ ẩm không khí
Độ ẩm cao nhất: khoảng 82% (tháng 8)
Độ ẩm thấp nhất: khoảng 70% (tháng 2)
Độ ẩm trung bình năm: 76%
Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm là 1,983 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9,10 chiếm trên 90% lượng mưa cả năm. Thông thường trong tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất và tháng 2 có số ngày mưa ít nhất.
Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi trong năm khá lớn, tổng lượng là 1,399mm/năm, chiếm 51,3% lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi trong các tháng nắng là 5-6mm/ngày, trong các tháng mưa là 2-3mm/ngày. Do lượng bốc hơi trong mùa khô khá cao nên lượng nước bị giảm làm tăng lượng phèn và độ mặn ở các vùng trũng.
Chế độ thủy văn
Quận Bình Tân có hệ thống sông rạch từ chi lưu của các sông Sài Gòn, Nhà Bè-Xoài Rạp, Vàm Cỏ Đông tạo nên, có chế độ bán nhật triều không dễ gây ngập vào mùa mưa và mặn xâm nhập sâu nội đồng vào mùa khô.
Các yếu tố khác
Nắng: thông thường thì tháng 5 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 6-7giờ/ngày), tháng 11 có số giờ nắng ít nhất (4-5giờ/ngày)
Gió: thường thì gió trong mùa khô thổi theo hướng gió Đông Nam và gió trong mùa mưa thổi theo hướng gió Tây Nam. Tốc độ gió trung bình khoảng 2-3m/s, mạnh nhất 25-30m/s.
2.1.4 DÂN CƯ
Dân số quận Bình Tân trung bình năm 2006 là 265.411 người, trong đó nữ chiếm 52,55%, nam chiếm 47,45%. Do tác động của quá trình đô thị hóa, dân số quận Bình Tân tăng rất nhanh trong thời gian qua, tốc độ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 2003 – 2006 là 4,76%.
Mật độ dân cư bình quân năm 2006 là 5.115 người/Km2, nơi có mật độ dân cư đông nhất là phường An Lạc A 16.680 người/Km2, thấp nhất là phường Tân Tạo 1.592 người/Km2. Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào các phường có tốc độ đô thị hóa nhanh: An Lạc A, Bình Hưng Hòa A, Bình Trị Đông.
Trên địa bàn Quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc Hoa chiếm 8,45%, còn lại là các dân tộc Khơme, Chăm, Tầy, Thái, Mường, Nùng, người nước ngoài,... Tôn giáo có Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tinh Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi Giáo,...trong đó Phật Giáo chiếm 27,26% trong tổng số dân có theo đạo.
2.2 TÌNH HÌNH VỀ KINH TẾ XÃ HỘI
2.2.1 TÌNH HÌNH VỀ kinh tẾ
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn Quận năm 2004 đạt 6.034,6 tỷ đồng. Tính chung giai đoạn 2001-2004 GTSX trên địa bàn Quận Bình Tân tăng với tốc độ bình quân là 49,4%năm. Đây là tốc độ tăng trưởng rất cao so với các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố.
Quy mô tăng trưởng theo nhóm ngành
Khu vực nông nghiệp, thủy sản có quy mô rất nhỏ trên địa bàn Quận năm 2003. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản là do tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh trên địa bàn quận những năm gần đây khiến quỹ đất giành cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm.
Khu vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng là động lực tăng trưởng chính của kinh tế trên địa bàn quận. Tốc độ tăng trưởng GTSX CN-TTCN-xây dựng những năm qua thuộc loại cao nhất so với các Quận, huyện khác trên địa bàn thành phố. Các ngành công nghiệp có GTSX tăng trên 50%: sản phẩm khoáng phi kim, sản xuất kim loại, dụng cụ y tế, quang học, ngành xuất bản – in, sản xuất radio, tivi và thiết bị truyền thông, sản xuất giấy...
Khu vực thương mại – dịch vụ (TM-DV) gồm các ngành thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, tài chính tín dụng, vận tải kho bãi, bưu chính viễn thông, kinh doanh bất động sản, khoa học công nghệ, công tác đảng, đoàn thể, quản lý nhà nước...có qui mô khá nhỏ do chưa thống kê đầy đủ về doanh số của các thành phần kinh tế trên địa bàn Quận nhưng 2 năm qua đạt được mức tăng trưởng cao so với mức tăng chung của thành phố.
Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Quận Bình Tân theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng của khu vực CN-TTCN-XD và giảm dần tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, thủy sản. Khu vực thương mại dịch vụ có tỷ trọng tương đối ổn định. Sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp – thương mại, dịch vụ - nông nghiệp này là đúng hướng và phù hợp với xu thế công nghiệp hóa – hiện đại hóa và quá trình hiện đại hóa nhanh của một quận đô thị mới.
Khu và cụm công nghiệp
Khu công nghiệp do thành phố quản lý
Trên địa bàn Quận Bình Tân hiện có 3 khu công nghiệp do ban quản lý các khu công nghiệp Thành Phố quản lý là khu công nghiệp Tân Tạo và khu công nghiệp Vĩnh Lộc (Văn phòng BQL đặt tại phường Bình Hưng Hòa). Riêng KCN giày da POUYEN là khu công nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất giày da, diện tích 58 ha với 28.518 lao động.
Khu công nghiệp Tân Tạo
Được thành lập theo quyết định số 906/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/11/1996 với diện tích theo giấy phép là 181 ha (giai đoạn 1). Sau đó được mở rộng thêm với diện tích 262 ha (giai đoạn 2). Hiện có 157 doanh nghiệp đang hoạt động.
Cấp nước: Là KCN đầu tiên trong thành phố được cung cấp từ hệ thống nước máy của Thành Phố. Hai nhà máy cung cấp nước chính là: Nhà máy nước ngầm Hóc Môn.
Công trình thoát nước: gồm có 2 hệ thống riêng biệt được thiết kế hiện đại và xây dựng hoàn thiện
Hệ thống thoát nước mưa.
Hệ thống thoát nước thải.
Nhà máy xử lý nước thải và hệ thống ống dẫn nước phải phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng trên thế giới.
Ngành nghề chủ yếu: KCN Tân Tạo là KCN đa ngành, tiếp nhận các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Cụ thể các ngành nghề sau:
Công nghiệp cơ khí, điện máy, điện công nghiệp, điện gia dụng, điện tử.
Công nghiệp thép xây dựng, thép ống.
Công nghiệp phục vụ khai thác dầu khí.
Công nghiệp sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất, vật liệu xây dựng.
Công nghiệp gốm sứ, thủy tinh.
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm.
Công nghiệp dệt, nhuộm, may, giầy, nhựa và cao su.
Khu công nghiệp Vĩnh Lộc
Được thành lập theo quyết định số 81/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 05/02/1997 với diện tích theo giấy phép là 207 ha. Hiện có 95 doanh nghiệp đang hoạt động.
Cấp nước:
Nguồn nước ngầm sẽ được sử dụng thông qua 4 giếng với công suất khoảng 4.000m3/ngày và một trạm xử lý nước được xây dựng để cung cấp nước sạch cho hoạt động của con người và nước hoạt động sản xuất thông qua hệ thống ống riêng biệt.
Nguồn nước cung cấp cho khu công nghiệp Vĩnh Lộc sẽ được tăng cường từ nguồn nước của nhà máy xử lý nước sông Sài Gòn thông qua hệ thống ống dẫn của thành phố.
Hệ thống thoát nước:
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế hoàn thiện để đảm bảo sự thoát nước nhanh, không gây ngập úng trong khu công nghiệp.
Hệ thống ống và trạm xử lý nước thải sẽ được xây dựng với công nghệ mới, hiện đại để xử lý các nước thải sinh hoạt và công nghiệp theo đúng các tiêu chuẩn, quy định của Việt Nam.
Ngành nghề chủ yếu:
Công nghiệp cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải,..
Công nghiệp sản xuất đồ điện gia dụng.
Công nghiệp lắp ráp điện tử, điện toán, điện lạnh,...
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, hải sản,..
Công nghiệp dệt, may mặc, các sản phẩm bằng da và giả da,...
Công nghiệp nhựa, cao su, bao bì nhựa, bao bì giấy,...
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.
Công nghiệp gốm, sứ, thủy tinh,...
Khu công nghiệp Pouyuen (100% vốn nước ngoài)
Nhà máy sản xuất giầy Pouyuen thuộc về tập đoàn Pouyuen của Đài Loan, là nhà máy vốn nước ngoài đầu tư có nhân viên và công nhân đông nhất tại Việt Nam. Pouyuen hiện nay là công ty có số lao động đông nhất Việt Nam (60000 người). Đây là công ty sản xuất giày da với quy mô lớn. Mức lương bình quân của người lao động từ 700.000 đến 800.000 đồng/người/tháng.Trong khu công nghiệp hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ với những con đường trải nhựa và cây xanh được trồng nhiều.Hệ thống thoát nước cũng đạt tiêu chuẩn.
Cụm công nghiệp do Quận quản lý
Hiện Bình Tân có 4 cụm công nghiệp do Quận quản lý, tổng diện tích 31,4 ha.Tất cả 4 cụm công nghiệp trên địa bàn đều hình thành tự phát do các doanh nghiệp (chủ đầu tư) tự đứng ra đầu tư cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước, hệ thống nước thải...rồi cho các doanh nghiệp khác thuê lại để sản xuất kinh doanh theo phương thức khai thác đến đâu, mở rộng đến đó.
Cụm công nghiệp DNTN Thiên Tuế
Phường Tân Tạo, diện tích 2.7 ha.Trong cụm này có 13 doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện, bù lon, tắc kê. chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm nhựa...có hệ thống thoát nước ra kênh Tham Lương. Phần lớn doanh nghiệp quy mô nhỏ (doanh nghiệp tư nhân, cơ sở sản xuất), mang tính tiểu thủ công nghiệp.
Cụm công nghiệp cty TNHH Hợp Thành Hưng
Phân bố tại 158A An Dương Vương, thị trấn An Lạc, diện tích 1.7 ha. Có 16 doanh nghiệp gồm thực phẩm xuất khẩu, đế giày, dệt thun, két sắt, giấy, mỹ phẩm, gạch trang trí ...thoát nước chậm do nền đất xung quanh cao hơn (không có hệ thống thoát nước riêng trong cụm).Đa số xí nghiệp có qui mô nhỏ (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH) mang tính tiểu thủ công nghiệp.
Cụm công nghiệp cty TNHH Việt Tài
152A Hồ Học Lãm, thị trấn An Lạc, diện tích 10 ha. Có 16 doanh nghiệp : ngành sản xuất gồm chế biến thực phẩm, đế giày, may túi xách, giấy, mỹ phẩm, nhựa gia dụng, thiết bị điện...phần lớn xí nghiệp có quy mô lớn (cty TNHH, doanh nghiệp tư nhân).
Cụm công nghiệp cty TNHH Hai Thành
E4/48 ấp 5, phường Bình Trị Đông, diện tích 17ha. Có 15 doanh nghiệp: dệt len, may quần áo, giày da, sản xuất thùng carton, nhựa gia dụng, quạt điện, vật liệu xây dựng...đa số xí nghiệp có quy mô lớn (cty TNHH, doanh nghiệp tư nhân).
Nông nghiệp
Chăn nuôi
Thời điểm trước con nuôi chủ lực trên địa bàn Quận là heo, kế đến là gia cầm. Mấy năm gần đây, một số phường có điều kiện thuận lợi đã chuyển sang nuôi bò sữa. Việc phát triển bò sữa tương đối thuận lợi vì công ty sữa Vinamilk bao tiêu sản phẩm trên thị trường đầu ra ổn định, giá thu mua sữa tươi cao nên những hộ chăn nuôi bò sữa có thu nhập cao và ổn định.
Hiện nay ngành chăn nuôi đang gặp phải vấn đề khó khăn là giá cả đầu vào các loại thức ăn và dịch vụ thú y tăng. Giá thành phẩm thấp, chưa kể nếu rủi ro gặp dịch bệnh (như cúm gia cầm) thì thiệt hại càng nặng nề.
Trồng trọt
Diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh do tác động của đô thị hóa và phát triển các công trình hạ tầng. Trước đây cây trồng chính là lúa và rau nhưng cho năng suất thấp. Dạo gần đây diện tích đất hạn hẹp, người dân chuyển sang trồng cây kiểng và đạt hiệu quả cao. Trong tương lai thì cây kiểng sẽ là đối tượng được quan tâm đầu tư phát triển.
Nuôi trồng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản phần lớn là trên những loại đất trũng, ngoài ra tận dụng kết hợp nuôi trên ao hồ, sông rạch, kênh mương thủy lợi. Ngoài việc nuôi cá thịt, một số hộ còn nuôi cá giống và cá kiểng.
Thương mại – Dịch vụ
Các cơ sở thương mại – dịch vụ
Số cơ sở kinh doanh ngành TM-DV trên địa bàn vào năm 2006 là 4050 cơ sở trong đó kinh doanh thương mại chiếm 68,43%. Các cơ sở trên chủ yếu thuộc khu vực ngoài quốc doanh, chỉ có 2 doanh nghiệp thuộc nhà nước, không có khu vực đầu tư nước ngoài. Loại hình công ty TNHH tăng với tốc độ cao.
Dịch vụ khách sạn, nhà trọ
Trong xu thế phát triển đô thị, hoạt động ngành khách sạn – nhà hàng cũng sôi đông hơn. Việc phát triển khách sạn – nhà hàng thời gian qua tập trung chủ yếu dọc theo tuyến đường Kinh Dương Vương và các khu quy hoạch dân cư được duyệt chủ yếu do khu vực tư nhân đầu tư.
Nhà trọ là một loại dịch vụ phát triển rất nhanh. Trên địa bàn Quận có rất nhiều khu nhà trọ, chủ yếu tập trung ở các vùng lân cận khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu ăn ở cho một lượng lớn công nhân. Hầu hết các nhà trọ được sự quả lý của phường. Hiện nay do tình hình phức tạp khó quản lý nên buộc các hộ phải đăng ký kinh doanh và những nhà trọ đạt tiêu chuẩn mới được cấp giấy phép. Theo quy định mới, phòng trọ tối thiểu 9m2/3 người, nếu trên 12m2 phải có nhà vệ sinh riêng.
Chợ - Siêu thị và Trung tâm thương mại chợ
Hiện nay trên địa bàn Quận có 6 chợ ổn định. Trong đó có 2 chợ Bình Trị Đông và chợ Cây Da Sà đã quá tải, các hộ kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường gây ách tắc giao thông. Do đó Quận sẽ giải tỏa và di dời 2 chợ trên.
Ở Quận có một chợ đầu mối, đó là chợ An Lạc, diện tích lồng chợ là 4,7 ha. Diện tích ngoài lồng chợ là 300m2. Cơ sở hạ tầng của chợ hoàn chỉnh, có nhà vệ sinh, hệ thống thoát nước tốt. Chợ chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thịt heo, tạp hóa, thực phẩm tươi sống. Nguồn hàng chủ yếu từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra còn một số chợ tự phát (để đáp ứng cho số lượng lớn công nhân của các khu công nghiệp) quá tải, không đảm bảo vệ sinh, gây lấn chiếm lòng lề đường, mất trật tự. Vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm không được kiểm tra gây tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Siêu thị và Trung tâm thương mại
Trung tâm thương mại Kiến Đức xây dựng tại phường Bình Trị Đông với diện tích 3000m2 (800m2 là kinh doanh thực phẩm). Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân khu vực. Tuy nhiên giá cả các loại thực phẩm ở đây khá cao so với các chợ khác, thậm chí cao hơn cả ở siêu thị.
Ở Quận còn có siêu thị Cora rất lớn phục vụ khách vãng lai, khu dân cư mới và công nhân khu công nghiệp.
2.2.2 HỆ THỐNG GIAO THÔNG
Hệ thống giao thông khá thuận lợi, có các trục chính sau:
Quốc lộ 1A theo hướng Bắc – Nam
Tỉnh lộ 10 theo hướng Đông – Tây
Theo số liệu năm 2003 thì tổng số tuyến đường trên địa bàn Quận Bình Tân là 228 tuyến có tổng chiều dài 177,121 Km và tổng số hẻm là 186 hẻm với tổng chiều dài các hẻm là 40,950 Km.
19 tuyến đường (chủ yếu làm bằng bêttong nhựa) do Thành Phố quản lý có chiều rộng trung bình từ 810 m.
32 tuyến đường (kết cấu là bêttong nhựa, đá dăm sỏi) do Quận quản lý có chiều rộng trung bình là 410 m.
Các tuyến đường còn lại (kết cấu là đá dăm, sỏi) và các hẻm (làm bằng đất) do phường quản lý có chiều rộng trung bình từ 28 m.
Cầu có tổng cộng 31 cầu trông đó có 29 cầu bêttong cốt thép và 2 cây cầu gỗ ở phường Bình Hưng Hòa. Chiều rộng các cầu còn hạn chế. Phần lớn số cầu có chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng đường.
Mạng lưới đường thủy trên toàn Quận khoảng gần 15 Km.
2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN
Hiện nay hệ thống thu gom rác đã được triển khai tới hầu hết các khu dân cư nhưng khối lượng rác sinh hoạt thu gom không triệt để, chỉ khoảng 80 – 85%. Người dân chưa quen với lối sống mới nên tuy có người thu gom rác nhưng vẫn còn hiện tượng chôn, đổ rác thành đống trong vườn rồi đốt. Một số thì đổ ra kênh rạch, ao hồ gần nhà khiến nguồn nước và môi trường chung quanh bị ô nhiễm. Như con Kênh 19 – 5 chạy dài từ quận Tân Phú sang quận Bình Tân, hai bênh bờ kênh chợ búa, hàng quán và các cơ sở sản xuất nhỏ cũng thi nhau mọc lên và hoạt động tấp nập. Nhiều người dân vô tư thải rác xuống dòng kênh, hậu quả là nước của dòng kênh đen như hắc ín và rác ngập mặt kênh, luôn bốc mùi không thể ngửi được.
Việc kiểm soát và thống kê rác sinh hoạt trên địa bàn Quận gặp nhiều khó khăn do dân cư trên địa bàn phần lớn là dân nhập cư và có xu hướng ngày càng tăng. Bên cạnh đó diện tích đất trống trên địa bàn quận lớn, việc ý thức về môi trường còn chưa cao nên người dân vứt rác bừa bãi vào các phần đất bỏ hoang.
Ngoài ra, hàng ngày trên địa bàn quận còn thải ra khối lượng rác rất lớn từ các xí nghiệp sản xuất, các công trình xây dựng, bến xe, chợ, trường học, bệnh viện,...
Căn cứ Công Văn số 6878/TNMT – CTR ngày 23 tháng 8 năm 2007 Sở Tài Nguyên và Môi Trường về việc các điểm chất thải rắn phát sinh trên địa bàn quận.
STT
Địa điểm phát sinh
Mô tả địa điểm phát sinh
Khối lượng phát sinh ước tính
Thời điểm phát sinh ước tính
Đối tượng xả thải
Nguyên nhân xả thải
Thường xuyên
Phát sinh mới
01
Ngã 3 đường số 1 và đường An Dương Vương, phường An Lạc A.
Vỉa hè
50 – 70 Kg
X
Do người đi đường nơi khác mang đến và các xe bán hàng rong.
Không có thùng rác công cộng.
02
Khu dân cư An Lạc, Bình Trị Đông.
Đất trống
50 – 70 Kg
X
Những người sống gần khu vực
Thiếu ý thức
03
Khu dân cư Bắc Lương Bèo thuộc khu phố 3, Phường Tân Tạo A.
Chợ tự phát
20 – 50 Kg
X
Số người khu phố mua bán tại khu vực.
04
Trục tuyến đường Trần Đại Nghĩa, khu phố 4, phường Tân Tạo A.
Vỉa hè
10 – 30 Kg
X
Những hộ thuộc xã Tân Kiên và người đi đường
Không có thùng rác công cộng.
05
379 Tân Hòa Đông, phường Bình Trị Đông.
Đất trống
100 Kg
X
Khách vãng lai
Thiếu ý thức
06
Cạnh 356 Tân Hòa Đông, Bình Trị Đông.
Đất trống
100 – 150 Kg
X
Khách vãng lai
07
Gần 210 Đất Mới, Bình Trị Đông.
Đất trống
50 – 70 Kg
X
Khách vãng lai
08
Ngã 4 Chiến Lược, Bình Trị Đông.
Đất trống
70 – 100 Kg
X
Khách vãng lai
09
Gần 305 Lê Văn Quới, phường Bình Trị Đông.
Đất trống
100 – 150 Kg
X
Khách vãng lai
10
Đường Tây Lân KP7, Bình Trị Đông A.
Vỉa hè
100 Kg
X
Người dân
11
Hẻm 730 KP5, Bình Trị Đông A.
Vỉa hè
100 Kg
X
Người dân
12
Dọc kênh Liên Xã KP1, Bình Trị Đông A.
Do người dân vớt rác ở kênh Liên Xã
100 Kg
X
Người dân
13
Tổ 89 KP4, phường Bình Trị Đông B.
Đất trống có cây nhưng không rào chắn
750 Kg
X
Buôn bán hàng rong ở địa phương khác.
14
Kênh 19/5 thuộc địa bàn phường Bình Hưng Hòa.
Lòng kênh
500 Kg
X
Hộ gia đình
15
Kênh Tham Lương
Lòng kênh
300 Kg
X
Hộ may gia công.
16
Kênh nước đen thuộc khu phố 4,5,6 thuộc địa bàn phường Bình Hưng Hòa A.
Dọc bờ kênh nước đen
50 – 70 Kg
X
Đơn vị thi công kênh nước đen và khách vãng lai.
Công trình thi công dở dang; người dân thiếu ý thức.
17
Hẻm 80, đường Bùi Dương Lịch, KP1, Bình Hưng Hòa B.
Vỉa hè
100 – 150 Kg
X
Những người bán hàng rong.
Thiếu ý thức
18
Tổ 44, đường Nguyễn Thị Tú, KP2, phường Bình Hưng Hòa B.
Vỉa hè
20 – 50 Kg
X
Khách vãng lai.
19
Tổ 27, 29 đường Bình Thành, KP2, phường Bình Hưng Hòa B.
Đất trống
500 Kg
X
Công nhân, những người buôn bán hàng rong.
20
Giáp ranh tổ 90, 96, KP5, đường số 6 phường Bình Hưng Hòa B.
Đất trống
500 Kg
X
Người dân địa phương
21
Cầu Cây Cám, tổ 121, KP6, phường Bình Hưng Hòa B.
Đất trống
20 – 50 Kg
X
Người dân địa phương, khách vãng lai.
22
Đường cầu Bình Thuận, tổ 111, KP6, Bình Hưng Hòa B.
Chợ tự phát
500 Kg
X
Bán hàng rong.
23
Hẻm 18/18/15/26 tổ 118, KP6, Bình Hưng Hòa B.
Đất trống
20 – 50 Kg
X
Người dân địa phương, khách vãng lai.
Bảng II.3 Các điểm phát sinh rác trên địa bàn Quận Bình Tân
2.3.1 CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN
Năm 2003 tổng số cơ sở sản xuất CN – TTCN trên địa bàn quận Bình Tân là 4.087 cơ sở, tăng 1.075 cơ sở so với năm 2002 và tăng 1.831 cơ sở so với 2001. Số cơ sở hộ cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất 90,65%.
Những ngành chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GTSX CN – TTCN của quận bao gồm: da giàu 52,5%, hóa chất 14._.,1%, sản xuất và chế biến gỗ 9,1%, ngành sản xuất giường tủ bàn ghế 3,4%, ngành may mặc 3%, ngành chế biến thực phẩm và đồ uống 2,8%,...sản xuất sản phẩm cao su, plastic, sản xuất phương tiện vận tải khác,...
Ngành sản xuất sản phẩm Da
Ngành sản xuất sản phẩm da chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất ngành trên toàn địa bàn Quận. Ngành sản xuất sản phẩm da có một doanh nghiệp nhà nước là giày An Lạc và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó 3 công ty nổi trội có 100% vốn nước ngoài là POUYUEN, liên doanh ANJIN, liên doanh Lạc Tỷ. Các doanh nghiệp này có quy mô sản xuất lớn.
Mục tiêu phát triển giai đoạn 2007 – 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành là 19,5%/năm, tăng sản lượng hàng xuất khẩu.
Ngành sản xuất các sản phẩm từ Cao Su, Plastic
Sản phẩm chủ yếu của ngành này là ống nước bằng nhựa, đồ dùng nhựa gia dụng. Mục tiêu phát triển giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành là 20,6%/năm, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Điện tử, Tin học, Vật liệu mới, Công nghệ sinh học
Điện tử, tin học là ngành đặc biệt quan trọng của xã hội công nghiệp hiện đại, là ngành mũi nhọn cần tập trung phát triển.Trên địa bàn quận ngành này sẽ được phát triển trong các khu, cụm công nghiệp tập trung. Mục tiêu phát triển giai đoạn 2006 – 2010 tốc ộ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành là 30,5%/năm.
Trong tương lai cần chú trọng phát triển các ngành sản xuất vật liệu mới và công nghệ sinh học nhằm tăng hàm lượng công nghệ, kỹ thuật hiện dại phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Ngành sản xuất Hóa Chất và các sản phẩm từ Hóa Chất
Tỷ trọng lớn thứ nhì sau ngành sản xuất sản phẩm da là ngành sản xuất hóa chất. Trên địa bàn quận có các nhà máy sản xuất hóa chất tiêu dùng như bột giặt, kem đánh răng, sơn, phân bón,...nhu cầu cung cấp các sản phẩm này là khá lớn.
Mục tiêu phát triển giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành là 19,8%/năm, chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Ngành chế biến Gỗ và sản xuất sản phẩm từ Gỗ
Tỷ trọng lớn thứ 3 là sản xuất sản phẩm gỗ. Còn những ngành khác chiếm tỉ trọng nhỏ không đáng kể. Sản phẩm chủ yếu của ngành này là đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ cho xuất khẩu. Mục tiêu phát triển giai đoạn 2007 – 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành là 19,5%/năm, tăng giá trị hàng xuất khẩu.
Ngành May Mặc
Sản phẩm ngành may phần lớn hướng vào thị trường nước ngoài vì xu hướng tiêu dùng sản phẩm may sẵn của người dân trong nước không nhiều, trừ đồng phục học sinh và quần áo bảo hộ lao động.
Mục tiêu phát triển giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành là 21,5%/năm, tăng sản lượng hàng xuất khẩu.
Phân theo ngành công nghiệp thì những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số cơ sở sản xuất toàn ngành trên địa bàn Quận trong giai đoạn 2001 – 2003 là may mặc, chế biến thực phẩm và đồ uống, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.
2.3.2 CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN
Công nghiệp
Hiện nay Quận Bình Tân có 132 cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần di dời, trong đó 114 cơ sở gây ô nhiễm cần khắc phục tại chỗ. Các ngành ô nhiễm không được tập trung trong khu dân cư:
Ngành hóa chất: sản xuất hóa chất cơ bản, sản xuất pin ắc quy, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất lành mạnh, phèn, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, sơn, dược liệu.
Ngành tái chế phế thải: giấy, nhựa, kim loại.
Ngành tẩy nhuộm vải sợi.
Ngành luyện cán cao su.
Ngành thuộc da.
Ngành xi mạ điện, luyện kim đúc.
Ngành sản xuất bột giấy.
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gốm sứ, thủy tinh.
Ngành chế biến gỗ.
Ngành chế biến thực phẩm tươi sống, nước chấm, dầu ăn, cồn, rượu bia, nước giải khác.
Ngành sản xuất thuốc lá.
Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy trình công nghiệp.
Ngành giết mổ gia súc.
Ngành chế biến than.
Vấn đề những doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp thải nước bẩn, thải khói bụi mặc dù đã cố gắng xử lý ô nhiễm nhưng vẫn chưa hạn chế đến mức thấp nhất thải ra các khu dân cư xung quanh, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, là một khó khăn trong sản xuất CN – TTCN của các hộ cá thể.
Nhiều cơ sở công nghiệp thải ra các chất độc hại không thể kiểm soát được, chiếm 70% lượng chất thải. Sự phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường không đồng bộ đã gây áp lực mạnh lên môi trường và gia tăng mức độ khai thác các nguồn tài nguyên nước ngầm.
Những cơ sở sản xuất CN – TTCN xen cài trong KDC gây ô nhiễm do không xử lý ô nhiễm tiếng ồn, không khí, nguồn nước.Ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ lân cận, gây khó khăn trong công tác kiểm tra môi trường.
Số lượng doanh nghiệp tăng cao trong thời gian qua nhưng số lượng các đơn vị xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm chưa cao hoặc vận hành không thường xuyên. Nước thải từ các hoạt động kinh doanh sản xuất công nghiệp, không qua hệ thống xử lý thải trực tiếp ra kênh gây ô nhiễm về chất lượng nước.
Nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh do tác động của đô thị hóa, phát triển các công trình hạ tầng nên giảm đáng kể lượng thuốc bảo vệ thực vật được phun xịt mỗi năm. Quy mô chăn nuôi gia súc giảm nên việc phát sinh ô nhiễm từ nông nghiệp là không đáng kể. Dự kiến đến năm 2010 Quận không còn đất nông nghiệp.
Theo cơ cấu nông nghiệp, trồng trọt giảm, ngành thủy sản và chăn nuôi tăng đặc biệt là bò sữa. Trồng lúa và rau giảm để chuyển sang trồng hoa lan, cây kiểng. Đất nông nghiệp được xem là đất dự trữ cho phát triển đô thị tuy vẫn tiếp tục sản xuất nhưng chỉ canh tác cây hàng năm.
Phát triển nông nghiệp theo hướng vụ đô thị xanh sạch, bền vững, bảo vệ và cải thiện MT sinh thái, tạo cảnh quan đẹp, đáp ứng nhu cầu một quận đô thị mới. Vì vậy các hoạt động nông nghiệp ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường.
Đô thị
Sự gia tăng dân số cơ học cùng với lượng lao động nhập cư từ các nơi chuyển về sinh sống trên địa bàn quận làm gia tăng các nhu cầu về nhà ở, nước sinh hoạt và phát sinh thêm rác, nước thải,...
Kết quả điều tra dân số giữa kỳ năm 2004, người nhập cư tập trung nhiều ở các Quận ven, Bình Tân có 52,8% dân số là dân KT3 và KT4, có phường trên 70% như Tân Tạo A. Kết quả nghiên cứu ban đầu của đề tài dân số và môi trường: những vùng này kinh tế có phát triển nhưng môi trường bị ô nhiễm, tác nhân gây ô nhiễm là con người do nhiều chưa thể chuyển đổi ngành nghề.
Do quá trình phát triển đô thị nhanh, nhiều KCN mọc lên kéo theo tình trạng xử lý nước thải bừa bãi, chưa đúng quy trình kỹ thuật (thường là đổ thẳng ra sông hoặc kênh, rạch quanh khu vực). Mật độ dân số tăng nhanh nên việc xử lý rác (quăng, ném xuống kênh, rạch) góp phần làm các dòng kênh, rạch thêm ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường không chỉ tập trung trong lĩnh vực nước thải công nghiệp, giao thông đô thị mà kể cả những nguy cơ cháy nổ ở các KDC đông đúc.
Một số hoạt động sản xuất tái chế phế liệu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Người dân phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân từ nhiều năm nay sống bằng nghề tái chế bao nilong rác thải. Phần lớn những xưởng sản xuất nằm tại nhà riêng trong khu dân cư nên sự ô nhiễm trong việc tái chế ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân. Đi vào khu vực này đâu đâu cũng ngập bao nilong rác thải từ đường đến sân nhà. Những đống bao nilong chất cao ngất ngưỡng và tỏa ra mùi hôi suốt ngày đêm. Người ta làm, ăn, ngủ, chơi cùng rác thải, khiến nơi đây được mệnh danh là “vương quốc” rác thải.
Hoạt động tái chế vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa không an toàn phòng cháy chữa cháy. Khi có gió xoáy là bụi, rác nilong bay khắp. Mùa nắng thì bụi bay mịt trời, mùa mưa bọc dơ phơi không khô, ủ lại mấy ngày tanh như cá ươn.
Nhìn chung lĩnh vực tái chế chủ yếu do dân nhập cư, người lao động trình độ thấp thực hiện nên quy mô sản xuất nhỏ và mức độ đầu tư công nghệ không cao. Đa số máy móc thiết bị cũ kỹ do phần lớn được chế tạo trong nước (bằng phương pháp thủ công) nên hoạt động không hiệu quả, thường xuyên hư hỏng. Do đó, mức độ tiêu hao phế liệu rất lớn (từ 10% đến 20%) và tiêu thụ điện năng nhiều.
Rác thải không còn khả năng tái chế được các điểm bán thải ra tràn lấp một đoạn kênh Nước Đen (phường Bình Hưng Hòa A) khiến dòng nước tanh tưởi đặc sánh, cỏ mọc um tùm. Nhiều đoạn của dòng kênh rác thải đọng lại nghẹt cứng. Ngay khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa cũng có đến 6 vựa phế liệu, vụn nhựa, giấy,... chất cao tựa pháo đài.
2.3.3 KHỐI LƯỢNG RÁC Ở KHU VỰC
Bảng 1. Kết quả thống kê tốc độ phát sinh rác trên địa bàn Quận
Tốc độ phát sinh rác (Kg/người.ngđ)
Số lần xuất hiện
Tần suất xuất hiện
0.10 - 0.20
2
0.54
0.21 - 0.30
9
2.42
0.31 - 0.40
5
1.34
0.41 - 0.50
22
5.91
0.51 - 0.60
18
4.84
0.61 - 0.70
90
24.19
0.71 - 0.80
75
20.16
0.81 - 0.90
51
13.71
0.91 - 1.00
48
12.90
1.01 - 1.10
10
2.69
1.11 - 1.20
9
2.42
1.21 - 1.30
7
1.88
1.31 - 1.40
7
1.88
1.41 - 1.50
6
1.61
1.51 - 1.60
3
0.81
1.61 - 1.70
3
0.81
1.71 - 1.80
2
0.54
1.81 - 1.90
0
0
1.91 - 2.00
2
0.54
2.01 - 2.10
1
0.26
2.11 - 2.20
1
0.26
2.21 - 2.30
0
0
2.31 - 2.40
1
0.26
Điều tra lượng rác thải phát sinh từ các hộ gia đình: sử dụng 400 bảng phiếu điều tra để xác định lượng rác phát sinh theo đơn vị Kg/người.ngđ. Kết quả chỉ có 372 phiếu hợp lệ sử dụng để xử lý kết quả. Kết quả thống kê được trình bài ở bảng trên.
Với dân số năm 2006 là 265.411 người. Nếu tính lượng rác trung bình mỗi người trong một ngày đêm là 0,64 kg (số liệu của Công Ty Môi Trường Đô Thị TP.HCM) chỉ tiêu bình quân tai các Thành Phố trên thế giới là 0,65 – 0,7 Kg/người.ngđ, và kết quả thống kê tốc độ phát sinh rác trên địa bàn Quận Bình Tân có tần suất xuất hiện nhiều nhất là khoảng (0,61 – 0,70) Kg/người.ngđ, cho thấy tốc độ phát sinh rác thải bình quân đầu người 0,64 Kg là rất phù hợp. Từ lượng rác trung bình tính được tổng lượng rác sinh hoạt của khu đô thị quận Bình Tân là 169.863 tấn/ngđ (62.000.009 tấn/năm). Ngoài ra, trên địa bàn Quận còn có một số lượng lớn rác xà bần sinh ra trong quá trình xây cất và một số dịch vụ khác, từ đó cho thấy tổng lượng chất thải rắn sinh ra trên địa bàn Quận là rất lớn.
Tổng khối lượng rác thu gom được của toàn Quận năm 2006 là 50.840.007 tấn/năm đạt 82% khối lượng rác thải ra (62.000.009 tấn/năm). Vậy khối lượng rác còn lại 62.000.009 – 50.840.007 = 11.160.002 tấn/năm, chiếm 18% tổng khối lượng rác sẽ được thải thẳng vào kênh rạch, ao hồ,...
CHƯƠNG III
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1 KHÁI NIỆM CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng, ...). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.
Theo quan niệm này, chất thải rắn đô thị có đặc trưng sau:
Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị.
Thành phố có trách nhiệm thu dọn.
3.2 NGUỒN GỐC CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
Các nguồn phát sinh CTR bao gồm: khu dân cư, khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ,...), cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện,...), khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng, khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí, đường phố,...), nhà máy xử lý chất thải, công nghiệp và nông nghiệp. Chất thải đô thị có thể xem như chất thải công cộng ngoài trừ các CTR từ quá trình sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
CTR có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau. Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh như là rác thải sinh hoạt, văn phòng, thương mại, công nghiệp, đường phố, chất thải trong quá trình xây dựng hay đập phá nhà xưởng. Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như là các chất hữu cơ, vô cơ, chất có thể cháy hoặc không có khả năng cháy. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân loại CTR thành 3 nhóm lớn: Chất thải đô thị, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại.
Đáng chú ý nhất trong thành phần rác thải là chất thải nguy hại, thường phát sinh tại các khu công nghiệp, do đó những thông tin về nguồn gốc phát sinh và đặc tính các chất thải nguy hại của các loại hình công nghiệp khác nhau là rất cần thiết. Các hiện tượng như chảy tràn, rò rỉ các loại hóa chất cần phải đặc biệt chú ý, bởi vì chi phí thu gom và xử lý các chất thải nguy hại bị chảy tràn rất tốn kém.
Ví dụ, chất thải nguy hại bị hấp phụ bởi các vật liệu dễ ngậm nước như rơm rạ và dung dịch hóa chất bị thấm vào trong đất thì phải đào bới đất để xử lý. Lúc này, các chất thải nguy hại bao gồm các thành phần chất lỏng chảy tràn, chất hấp phụ (rơm, rạ) và cả đất bị ô nhiễm.
Đối với rác thải đô thị do đặc điểm nguồn thải là nguồn phân tán nên rất khó quản lý, đặc biệt là các nơi có đất trống.
Bảng 2. Loại CTR theo các nguồn phát sinh chất thải khác nhau
Nguồn phát sinh
Loại chất thải
Hộ gia đình
Rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nylon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa,...
Khu thương mại
Giấy, carton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như vật dụng hư hỏng (kệ sách, đèn, tủ,...), đồ điện tử hư hỏng (máy radio, tivi,...), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn thừa,...
Công sở
Giấy, carton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn thừa,...
Xây dựng
Gỗ, thép, bêtông, đất, cát,...
Khu công cộng
Giấy, túi nylon, lá cây,...
Trạm xử lý
Bùn
3.3 PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
Phân loại chất thải rắn sẽ giúp xác định các loại chất khác nhau của chất thải được sinh ra, thực hiện việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp gia tăng khả năng tái chế và tái sử dụng lại các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Phân loại chất thải rắn có thể dựa vào nguồn gốc phát sinh, đặc tính chất thải, mục đích quản lý,... Hiện nay, ở nước ta và nhiều nước trên thế giới chất thải rắn được phân loại theo: công nghệ xử lý và bản chất nguồn tạo thành.
3.3.1 PHÂN LOẠI THEO CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ – XỬ LÝ
Nguồn gốc chất thải rắn có thể khác nhau ở nơi này và nơi khác, khác nhau về số lượng, về kích thước, phân bố về không gian. Trong nhiều trường hợp thống kê, người ta thường phân chất thải rắn thành 2 loại chính: Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, tỷ lệ chất thải sinh hoạt thường cao hơn chất thải nông nghiệp. Theo công nghệ quản lý và xử lý chất thải rắn được phân loại qua bảng 3
Bảng 3. Phân loại chất thải rắn theo công nghệ xử lý
Thành phần
Định nghĩa
Ví dụ
Các chất cháy được:
Giấy
Hàng dệt
Rác thải
Cỏ, rơm, gỗ củi
Chất dẻo
Da và cao su
Các chất không cháy được:
Kim loại sắt
Kim loại không phải sắt
Thủy tinh
Đá và sành sứ
3. Các chất hỗn hợp
Các vật liệu làm từ giấy.
Có nguồn gốc từ sợi.
Các chất thải ra từ đồ ăn, thực phẩm.
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre,...
Các vật liệu và sản phẩm từ chất dẻo.
Các vật liệu và sản phẩm từ thuộc da và cao su.
Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt.
Các vật liệu không bị nam châm hút.
Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thủy tinh.
Các vật liệu không cháy khác.
Tất cả các loại vật liệu không phân loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này.
Các túi giấy, mảnh bìa.
Vải, len,...
Các rau, quả, thực phẩm.
Đồ dùng hư, bàn ghế, vỏ dừa.
Phim cuộn, túi chất dẻo, lọ chất dẻo, bịch nilong,..
Túi xách da, vỏ ruột xe,...
Hàng rào, dao, nắp lọ,...
Vỏ hộp nhôm, đồ đựng bằng kim loại.
Chai lọ, đồ dùng bằng thủy tinh, bóng đèn,...
Vỏ trai, ốc, gạch đá, gốm sứ,...
Đá, đất, các,...
(Nguồn: Lê Văn Nãi, Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, 1999)
3.3.2 PHÂN LOẠI THEO BẢN CHẤT NGUỒN TẠO THÀNH
Rác thực phẩm: là những chất thải từ nguồn thực phẩm, nông phẩm hoa quả trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản bị hư hại thải loại ra. Tính chất đặc trưng của rác thực phẩm là quá trình lên men cao, nhất là trong điều kiện độ ẩm không khí 85 – 90%, nhiệt độ 30 – 350C, quá trình này gây mùi thối nồng nặc và phát tán vào không khí nhiều bào tử nắm bệnh.
Rác tạp: bao gồm các chất cháy được và không cháy được sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại,... Rác tạp có loại phân giải nhanh, có loại phân giải chậm hoặc khó phân giải (bao nilong), có loại cháy được, có loại không cháy. Lọi rác đốt được bao gồm các chất giấy, bìa, plastic, vải, cao su, da gỗ, lá cây. Loại không cháy gồm thủy tinh, đồ nhôm, kim loại.
Xà bần bùn cống: chất thải của quá trình xây dựng và chỉnh trang đô thị bao gồm bụi đá, mảnh vỡ, bêttong, gỗ, gạch, ngói, đường cống những vật liệu thừa của trang bị nội thất.
Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, rạ, lá,... ở các hộ gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp.
Chất thải từ nhà máy nước: chất thải từ nhà máy nước bao gồm bùn cát lắng trong quá trình ngưng tụ chiếm 25 – 29%. Thành phần cấp hạt có thay đổi đôi chút do nguồn nước lấy vào quá trình công nghệ.
Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: chất thải này có rác từ các hệ thống xử lý nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghệ.
Chất thải là sản phẩm thừa nông nghiệp: là loại chất thải xuất hiện ở vùng nông thôn thành phần chủ yếu là rơm rạ, dây khoai, cành lá cây trồng, rau bỏ, khối lượng phụ thuộc vào mùa vụ và đặc tính cũng như phong tục nông nghiệp ở mỗi vùng, có vùng nó là chất thải nhưng có vùng nó lại là nguyên liệu cho sản xuất.
Chất thải xây dựng: đây là chất thải rắn từ quá trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đập phá các công trình xây dựng tạo ra các xà bần, bêttong,...
Chất thải đặc biệt: bao gồm rác thu gom từ việc quét đường, rác từ các thùng rác công cộng, xác động vật, xe ô tô phế thải,...
Chất thải độc hại: là loại chất thải chứa các chất độc hại nguy hiểm như các chất thải phóng xạ, các loại thuốc nổ, chất thải sinh học, chất thải trong sản xuất nhựa hoặc chất thải trong sản xuất vi trùng, nghĩa là toàn bộ những chất thải rắn gây hại trực tiếp và rất độc dù ở mức rất thấp đối với người, động thực vật.
3.4 SỐ LƯỢNG – THÀNH PHẦN – TÍNH CHẤT RÁC ĐÔ THỊ
Lượng rác đô thị thải ra liên tục và tích lũy trong môi trường ngày càng nhiều và gây tác hại đáng kể cho con người và môi trường. Số lượng và chất lượng rác đô thị tính trên đầu người tại từng quốc gia, khu vực rất khác biệt phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật, phong tục tập quán,...
3.4.1 SỐ LƯỢNG RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích 2.093 Km2, gồm 17 quận và 5 huyện. Dân số khoảng 5 triệu người, với tốc độ tăng dân số 2,5%. Dự báo đến năm 2010 dân số sẽ tăng đến 7,5 triệu người. Ngoài ra Tp.HCM còn là trung tâm công nghiệp của cả nước có các hoạt động kinh tế phát triển nhanh. Hiện nay có khoảng 800 nhà máy, xí nghiệp và khoảng 30.000 đơn vị sản xuất với quy mô nhỏ nằm xen kẻ trong khu dân cư.
Các hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân trên địa bàn thành phố đang thải ra một lượng chất thải rắn rất lớn, khoảng 5.000 tấn/ngày. Theo dự báo lượng chất thải rắn của thành phố đến năm 2010 sẽ tăng đến khoảng 7.000 tấn/ngày.
Bảng 4. Khối lượng rác theo năm
Năm
Lượng rác năm
Phần trăm tăng khối lượng (%)
Tấn / năm
Tấn / ngày
Lượng rác thống kê từ công ty dịch vụ công cộng thành phố Hồ Chí Minh
1983
181.802
498
100,00
1984
180.484
494
99,27
1985
202.905
556
111,61
1986
202.483
555
111,37
1987
198.012
542
108,91
1988
236.982
649
103,35
1989
310.214
850
170,63
1990
390.610
1.070
170,30
1991
491.182
1.346
270,17
1992
616.406
1.812
339,05
1993
838.834
2.298
451,39
1994
1.005.417
2.755
553,02
1995
1.307.618
3.583
719,25
1996
1.405.331
3.850
773,00
1997
1.173.933
3.216
642,72
1998
1.186.628
3.251
652,70
Dự báo lượng rác của thành phố HCM
2000
1.533.000
4.200
843
2005
1.825.000
5.000
1,003
2010
2.263.000
6.200
1,244
2015
2.738.000
7.500
1.506
2020
3.285.000
9.000
1.807
Khối lượng rác thống kê ngày càng tăng, do lượng rác thu gom được ngày càng triệt để hơn và việc sử dụng hàng hóa trong dân ngày càng tăng. Theo số liệu khảo sát năm 1998, lượng rác công ty không thu gom được mà thải thẳng xuống kênh rạch là 180.000 tấn/năm.
Bảng 5. Thành phần rác thải sinh hoạt tại Tp.HCM
STT
Thành phần
Phần trăm khối lượng
Hộ gia đình
Trường học
Nhà hàng, khách sạn
Rác chợ
01
Thực phẩm
61,0 – 96,9
23,5 – 75,8
79,5 – 100
20,2 – 100
02
Vỏ sò, ốc, cua
0
0
0
0 – 10,1
03
Tre, rơm rạ
0
0
0
0 – 7,6
04
Giấy
1,0 – 19,7
1,5 – 27,5
0 – 2,8
0 – 11,4
05
Carton
0 – 4,6
0
0 – 0,5
0 – 4,9
06
Nilong
0 – 36,6
8,5 – 34,4
0 – 5,3
0 – 6,5
07
Nhựa
0 – 10,8
3,5 – 18,9
0 – 6,0
0 – 4,3
08
Vải
0 – 14,2
1,0 – 3,8
0
0 – 58,1
09
Da
0
0 – 4,2
0
0 – 1,6
10
Gỗ
0 – 7,2
0 – 20,2
0
0 – 5,3
11
Cao su mềm
0
0
0
0 – 5,6
12
Cao su cứng
0 – 2,8
0
0
0 – 4,2
13
Thủy tinh
0 – 25,0
1,3 – 2,5
0 – 1,0
0 – 4,9
14
Lon, đồ hộp
0 – 10,2
0 – 4,0
0 – 1,5
0 – 2,1
15
Kim loại màu
0 – 3,3
0
0
0 – 5,9
16
Sành, sứ
0 – 10,5
0
0 – 1,3
0 – 1,5
17
Xà bần
0 – 9,3
0
0
0 – 4,0
18
Tro
0
0
0
0 – 2,3
19
Styrofoam
0 – 1,3
1,0 – 2,0
0 – 2,1
0 – 6,3
20
Linh kiện điện tử
(Nguồn CENTEMA, 2002)
3.4.2 THÀNH PHẦN RÁC ĐÔ THỊ
Rác thực phẩm: gồm thức ăn dư thừa như thịt cá, rau quả,... thực phẩm hỏng do lưu trữ, chế biến, tiêu thụ.
Giấy: gồm giấy sau khi dùng làm bao bì hay giấy thải sau khi sử dụng ở văn phòng.
Carton: các loại bao bì thải.
Vải: quần áo hay túi thải, giẻ lau, bao bì, đồ chơi dạng thú nhồi,...
Cao su: giày dép, vỏ xe phế thải, bao bì,...
Da: túi, giày dép thải, dây lưng,..
Rác vườn: gồm lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay hư hỏng,... chất thải đặc biệt như thuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu cùng với bao bì của chúng,...
Gỗ: bao bì, dụng cụ phế thải,...
Thủy tinh: bao bì có dính các chất chứa trong nó.
Đồ hộp: là các bao bì có các chất chứa trong sản phẩm đồ hộp bám trên vỏ bị thải ra như vỏ lon bia, hộp thịt, hộp cá,...
Xà bần: gồm bụi, đất đá, bùn, hồ vữa chết, dây điện, vật liệu xốp, gạch men, gạch vỡ,...
3.4.2.1 THÀNH PHẦN VẬT LÝ
Việc thu gom, vận chuyển và đặc biệt là xử lý chất thải rắn,... phụ thuộc vào rất nhiều thành phần vật lý của rác thải như: tỷ trọng, độ ẩm, thành phần. Thành phần vật lý của rác thải thay đổi theo điều kiện kinh tế, tập quán sinh hoạt, vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm,...
Bảng 6. Thành phần cơ lý của rác sinh hoạt ở các nước và Tp.HCM
STT
Thành phần
Các nước thu nhập thấp
Các nước thu nhập trung bình
Các nước thu nhập cao
Tp.HCM
%
%
%
%
A. HỮU CƠ
1
Thực phẩm
40 – 80
20 – 65
6 – 30
65 – 95
2
Giấy
1 – 10
8 – 30
20 – 45
0,05 – 25
3
Carton
5 – 15
0,0 – 0,01
4
Bao nilon
1,5 – 1,7
5
Plastic
1 – 5
2 – 6
2 – 8
0,0 – 0,01
6
Vải
1 – 5
2 – 10
2 – 6
0 – 5
7
Cao su
1 – 5
1 – 4
0 – 2
0,0 – 1,6
8
Da
0 – 2
0,0 – 0,05
9
Rác vườn
1 – 5
1 – 10
10 – 20
10
Gỗ
1 – 4
0,0 – 3,5
11
Vi sinh vật
-
-
-
B. VÔ CƠ
1
Thủy tinh
1 – 10
1 – 10
4 – 12
0,0 – 1,3
2
Sành sứ
0,0 – 1,4
3
Đồ hộp
2 – 8
0,0 – 1,6
4
Sắt
0,0 – 1,01
5
Nhôm
0 – 1
6
Kim loại khác
1 – 4
0,0 – 0,03
7
Bụi, tro
1 – 40
1 – 30
0 – 10
0,0 – 6,1
(Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGraw-Hill, 1993. Và công ty môi trường đô thị)
Theo bảng trên, thành phần rác sinh hoạt của Tp.HCM chủ yếu là rác thực phẩm, các thành phần khác đã được thu gom, phân loại trước khi đến bãi của công ty. Với thành phần như vậy, rác sinh hoạt của Tp.HCM thuộc vào nhóm các nước có thu nhập thấp.
Bảng 7. Kết quả lấy mẫu và phân loại thành phần rác đô thị năm 2006
Ngày
Ký hiệu mẫu
Tổng (kg)
Hữu cơ (%)
Plastic (%)
Kim loại (%)
Thành phần khác (%)
25/03/2006
25/GCR
863,5
64,27
16,68
0,29
18,76
28/03/2006
28/GCR
922
52,69
16,38
0,19
30,73
31/03/2006
31/GCR
1.192
54,14
15,14
0,45
30,27
01/04/2006
01/GCR
1.230
35,85
24,72
0,48
38,94
02/04/2006
02/GCR
920
50,65
19,35
0,43
29,75
TRUNG BÌNH
1025,5
51,52
18,45
0,37
29,65
(Công ty môi trường đô thị Tp.HCM năm 2006)
Tỷ trọng
Tỷ trọng rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để xác định tỷ trọng của mẫu thể tích của nó, có đơn vị là kg/m3 (hoặc lb/yd3). Tỷ trọng được dùng để đánh giá khối lượng tổng cộng và thể tích chất thải rắn. Tỷ trọng rác phụ thuộc vào các mùa trong năm, thành phần riêng biệt, độ ẩm không khí,... và được tính theo công thức:
Tỷ trọng = m/v (Kg/m3)
Trong đó:
m: khối lượng cân rác
v: thể tích chứa khối lượng rác cân bằng
Bảng 8. Tỷ trọng thành phần rác sinh hoạt
STT
Thành phần
Tỷ trọng (lb/yd3)
Khoảng giao động
Giá trị trung bình
01
Bụi tro, gạch
20 – 60
30
02
Thủy tinh
10 – 30
12.1
03
Kim loại đên
8 – 70
20
04
Thực phẩm
8 – 30
18
05
Gỗ
8 – 20
15
06
Da
6 – 16
10
07
Cao su
6 – 12
8
08
Kim loại màu
4 – 15
10
09
Rác làm vườn
4 – 14
6.5
10
Đồ hộp
3 – 10
5.5
11
Giấy
2 – 8
5.1
12
Plastic
2 – 8
4
13
Vải
2 – 6
4
14
Carton
2 – 5
3.1
Chú thích: lb/yd3.0,5933 = Kg/m3
(Nguồn: George Tchobanogious, Hilary, Thysen, Rolf eliassen, Soil wastes, Engineering principles and management Issues, Tokyo 1997)
Độ ẩm
Việc xác định độ ẩm của rác thải dựa vào tỷ lệ giữa trọng lượng hoặc khô của rác thải. Độ ẩm khô được biểu thị bằng phần trăm trọng lượng khô của mẫu.
Độ tươi, khô được biểu thị bằng phần trăm trọng lượng ướt của mẫu và được xác định theo công thức:
Độ ẩm = {(a – b)/a} * 100%
Trong đó:
a: trọng lượng ban đầu của mẫu (Kg)
b: trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô (Kg)
Theo VCEP thì chất thải rắn đô thị ở Việt Nam có độ ẩm từ 50 – 70%
Bảng 9. Độ ẩm của rác sinh hoạt
STT
Thành phần
Độ ẩm (%)
Khoảng dao động
Giá trị trung bình
01
Thực phẩm
50 – 80
70
02
Rác làm vườn
30 – 80
60
03
Gỗ
15 – 40
20
04
Rác sinh hoạt
8 – 12
20
05
Da
6 – 15
10
06
Vải
6 – 12
10
07
Bụi tro, gạch
4 – 10
8
08
Giấy
4 – 8
6
09
Carton
2 – 6
5
10
Kim loại đen
2 – 4
3
11
Đồ hộp
2 – 4
3
12
Kim loại màu
1 – 4
2
13
Plastic
1 – 4
2
14
Cao su
1 – 4
2
15
Thủy tinh
1 – 4
2
(Nguồn: George Tchobanogious, Hilary, Thysen, Rolf eliassen, Soil wastes, Engineering principles and management Issues, Tokyo 1997)
Nhiệt lượng
Nhiệt lượng của rác được xác định theo công thức:
Nhiệt lượng (Btu/lb) = 145,4C + 620 (H – 1/180) + 41S
Trong đó:
C = carbon (%)
H = hydro (%)
O = oxy (%)
S = lưu huỳnh (%)
Bảng 10. Nhiệt lượng của rác sinh hoạt
STT
Thành phần
Nhiệt lượng (Btu/lb)
Khoảng dao động
Giá trị trung bình
01
Plastic
12.000 – 16.000
14.000
02
Cao su
9.000 – 12.000
10.000
03
Gỗ
7.500 – 8.500
8.000
04
Da
6.500 – 8.500
7.500
05
Vải
6.500 – 8.500
7.500
06
Carton
6.000 – 7.500
7.000
07
Giấy
5.000 – 8.000
7.200
08
Rác sinh hoạt
4.000 – 5.500
4.500
09
Thực phẩm
1.500 – 3.000
2.500
10
Rác làm vườn
1.000 – 5.000
3.000
11
Bụi, tro, gạch
1.000 – 5.000
3.000
12
Đồ hộp
100 – 500
300
13
Sắt
100 - 500
300
(Nguồn: George Tchobanogious, Hilary, Thysen, Rolf eliassen, Soil wastes, Engineering principles and management Issues, Tokyo 1997)
3.4.2.2 THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Chất hữu cơ
Chất hữu cơ xác định bằng cách lấy mẫu rác đã phân tích xác định độ ẩm đem đốt ở 9500C trong 1 giờ để nguội trong bình hút ẩm 1 giờ rồi đem cân xác định lượng tro còn lại sau khi đốt. Chất hữu cơ được tính theo công thức sau:
Chất hữu cơ (%) = {(c – d)/c} * 100
Trong đó:
c là trọng lượng ban đầu
d là trong lượng mẫu chất rắn sau khi đốt ở 9500C
Chất vô cơ
Là thành phần còn lại sau khi đốt ở nhiệt độ 9500C và được tính:
Chất vô cơ (%) = 100 – chất hữu cơ (%)
Điểm nóng chảy của tro: Ở tại nhệt độ này thể tích của rác giảm còn 95%
Các thành phần C (cacbon), H (hydrogen), O (oxygen), N (nitrogen), S (sulfun) được dùng để xác định nhiệt lượng của rác.
Bảng 11. Thành phần hóa học của rác sinh hoạt
Thành phần
Trọng lượng (% trọng lượng khô)
Carbon
Hydro
Oxy
Nitơ
Lưu huỳnh
Tro
Thực phẩm
48.0
6.4
37.6
2.6
0.4
5.0
Giấy
43.5
6.0
44.0
0.3
0.3
6.0
Carbon
44.0
5.9
44.6
0.3
0.3
5.0
Plastic
60.0
7.2
22.8
-
-
10.0
Vải
55.0
6.6
31.2
4.6
0.15
-
Cao su
78.0
10.0
-
2.0
-
10.0
Rác làm vườn
60.0
8.0
11.6
10.0
0.4
10.0
Gỗ
47.8
6.0
38.0
3.4
0.3
4.5
Bụi, tro, gạch
49.5
6.0
42.7
0.2
0.1
1.5
(Nguồn: George Tchobanogious, Hilary, Thysen, Rolf eliassen, Soil wastes, Engineering principles and management Issues, Tokyo 1997)
3.5 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI TP.HCM
3.5.1 THU GOM
Rác sinh hoạt từ các hộ gia đình được chứa trong những thùng rác do người dân tự sắm. Rác nhà được thu gom bằng thủ công đổ vào các phương tiện thu gom do lực lượng dân lập đảm nhiệm. Rác quét đường, rác chung cư,... do lực lượng công lập đảm nhiệm. Trên các đường phố, rác được chứa trong các thùng rác 200 – 600 lít và thu gom vào các xe ép rác. Sau đó được tập trung về các điểm hẹn.
Thu gom rác thực hiện trong khoảng thời gian từ 13h giờ đến 24 giờ theo chỉ thị 36/CP ngày 29/05/1995 của Thủ tướng Chính Phủ. Rác quét đường được thu gom trong thời gian từ 18 giờ đến 4 giờ sáng ngày hôm sau.
Tập trung rác về điểm hẹn gây mất mỹ quan Thành Phố, gây ô nhiễm môi trường và cản trở giao thông. Công đoạn này thực hiện bằng thủ công là chính nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người công dân do thời gian tiếp xúc với chất thải kéo dài.
3.5.2 TRUNG CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN
Từ các điểm hẹn, rác chuyển đến các trạm trung chuyển rác trong nội thành. Các trạm trung chuyển tại Tp.HCM gồm bô rác Lạc Long Quân (quận 11), Tân Hóa (quận 11), Cầu Đổ (quận Gò Vấp), Tôn THất Thuyết (quận 4), Nguyễn Kiệm (quận Ph._.ện cho người thu gom.
Lộ trình và thời gian thu gom:
Nhiều tuyến thu gom trên địa bàn quận Bình Tân có sự đức quãng do các hộ đăng ký thu gom một dây rác không liên tục nhau mà cứ cách một khoảng lại có vài nhà đăng ký thu gom, một khoảng lại có nhà không đăng ký thu gom. Việc thu gom thường diễn ra không liên tục làm mất nhiều công sức và thời gian vận chuyển.
Các thành phần phế liệu thu lượm trong quá trình thu gom: nhựa, nylong, thủy tinh, kim loại, giấy,...
Loại phương tiện
Một số đi thu gom với các phương tiện được tài trợ là xe thùng 660 lít (màu vàng) và một số khác làm việc với phương tiện tự trang bị như xe ba gác (1000 – 2000 lít), xe ba bánh, xe thùng tự chế bằng sắt có thể tích khoảng 660 lít. Một số người thu gom còn chế thêm “gộng” sắt cho xe thùng và dùng xe gắn máy kéo. Bên cạnh đó họ còn trang bị một số các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho công việc thu gom của họ như: cuốc, xẻng, cần xé hốt rác,... tùy thuộc vào tính chất công việc và tuyến thu gom của họ. Có nhiều trường hợp trong khi vận chuyển các loại phương tiện tự chế gây cản trở, gây tai nạn giao thông và làm rơi vải số lượng rác trên đường.
Dụng cụ bảo hộ lao động:
Lực lượng dân lập có trang bị cho mình một số đồ bảo hộ lao động như: đồng phục, ủng, găng tay, khẩu trang, nón,... Tuy nhiên, khi đến điểm khảo sát, chúng ta có thể dễ dàng thấy được một số hình ảnh tiếp xúc trực tiếp với rác, một số công nhân thu gom không cần biết đến các dụng cụ bảo hộ lao động, hay chỉ dùng những dụng cụ không đảm bảo yêu cầu. Sau khi thu gom như vây họ lại ăn uống ngay tại điểm hẹn, bãi tập kết rác nên dễ lây nhiễm bệnh.
Hiện nay chỉ có 04 Phường đã thực hiện trang bị đồng phục cho lực lượng thu gom rác dân lập gồm: Tân Tạo, Bình Trị Đông B, Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A. Các Phường còn lại chưa trang bị.
Chất lượng vệ sinh
Tại các điểm hẹn, các vị trí lấy rác. Rác thường đổ ra làm mất vệ sinh, một số nơi không được quét dọn. Trong quá trình di chuyển, một số trường hợp có sự rơi vải rác trên đường, thậm chí thậm chí còn có nhiều nước rò rỉ gây mùi hôi và làm mất mỹ quan đường phố.
Thời gian bắt đầu thu gom
Tùy vào từng tuyến đường thu gom của mình mà người thu gom bắt đầu thực hiện công việc thu gom sớm hay muộn. Theo quy định thì việc thu gom diễn ra bắt đầu từ 6 giờ sáng đến 18 giờ là kết thúc. Qua kết quả khỏa sát có ghi nhận được một số trường hợp: trong cùng một tuyến thu gom nhưng hôm nay người này thu gom, mai đến lược người khác, hoặc chỉ trên một đoạn đường ngắn có tới hai chủ xe thu gom khác nhau – điều này gây ra nhiều vấn đề bất lợi cho việc quản lý. Nhiều trường hợp công nhân đi thu gom không đúng giờ quy định, có khi công nhân tới thu gom nhưng không có người dân ở nhà, hoặc đúng giờ người dân bỏ rác ra ngoài nhưng không có người thu gom tới lấy làm mất mỹ quan đường phố.
4.2.2.3 HỆ THỐNG CÁC ĐIỂM HẸN
Những nội dung điều tra lần lượt như sau:
Số lượng các điểm hẹn trên địa bàn Quận Bình Tân.
Địa điểm của các điểm hẹn.
Quy trình làm việc tại từng điểm hẹn.
Thời gian hoạt động của các điểm hẹn.
Khả năng tiếp nhận rác tại các điểm hẹn.
Phạm vi phục vụ của điểm hẹn.
Khối lượng rác thu gom được tại các điểm hẹn.
Chất lượng vệ sinh môi trường tại các điểm hẹn.
Trang bị bảo hộ lao động của công nhân.
Mức độ ảnh hưởng của điểm hẹn đến người dân và môi trường xung quanh.
Số lượng công nhân làm việc tại các điểm hẹn.
Thành phần phế liệu được thu gom tại các điểm hẹn.
Phương pháp điều tra khảo sát:
Tại vị trí các điểm hẹn, rác tiếp tục được thu gom bằng các xe có công suất lớn hơn nhằm giảm chi phí vận chuyển rác. Do đó vai trò của các điểm hẹn là hết sức cần thiết trong hệ thống thu gom vận chuyển rác. Nhằm khảo sát quá trình thu gom rác tại các điểm hẹn, chúng tôi tiến hành làm các công tác sau:
Điều tra tất cả các vị trí điểm hẹn (điểm tập kết rác trên địa bàn Quận).
Bố trí thời gian khảo sát liên tục trong quá trình diễn ra các hoạt động tại điểm hẹn.
Trò chuyện, trao đổi ý kiến với người dân về tính phù hợp của điểm hẹn (vị trí, giao thông, mỹ quan, môi trường,...)
Ghi các số liệu cần thiết vào phiếu điều tra.
chụp các ảnh cần thiết có liên quan.
Kết quả điều tra:
Hiện nay trên địa bàn quận Bình Tân có 2 điểm hẹn chính là Bình Long và Tên Lửa. Một số phường vẫn chưa có điểm hẹn. Diện tích tương đối, khoảng 1000m2, số lượng công nhân 25 – 30 người.
Thời gian tiếp nhận rác của bãi theo quy định là bắt đầu từ 18 giờ trở đi nhưng trên thực tế khảo sát thì thời gian không xác định. Do các tổ đi thu gom chỉ đi theo giờ đã thương lượng với các hộ dân nên thời gian giao rác tại các điểm hẹn không có giờ thống nhất. Do nhân lực thu gom rác ở từng phường còn chưa đủ đáp ứng nên có nhiều tuyến công nhân thu gom phải thu gom 2 – 3 lần/ngày.
Một số công nhân vẫn chưa được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc và cũng không vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn uống tại đây.
4.3 NHẬN XÉT
Thuận lợi:
Công tác thực hiện thu gom của đa số các tổ đi vào hoạt động tượng đối ổn định, thực hiện thu gom rác đúng lộ trình và tập kết đúng giờ giấc quy định, đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân.
Hàng tháng và hàng quý, UBND các phường thực hiện hợp giao ban định kỳ với các tổ thu gom rác đã được ban hành Quyết Định thành lập, nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời khi gặp khó khăn trong công tác thu gom.
UBND phường đã ban hành Quyết Định thành lập các tổ thu gom rác cụ thể ở từng phường, quản lý các tuyến thu gom, xử lý nhanh những thắc mắc cử nhân dân liên quan đến tình trạng thu gom rác. Hiện UBND các phường đang từng bước hướng các tổ thu gom rác đi vào hoạt động theo đúng quy chế đã ban hành. Đồng thời triển khai đến các trưởng ban điều hành khu phố vận động người dân thực hiện đăng ký đổ rác, đảm bảo vệ sinh môi trường chung quanh.
Khó khăn:
Để thực hiện Quyết Định số 2475/2004/QĐ – UB ngày 10/12/2004 về “phân cấp quản lý dịch vụ thu gom rác dân lập” và Quyết Định số 2494/2004/QĐ – UB ngày 10/12/2004 về việc “ban hành bản quy chế tạm thời về tổ chức hoạt động của lực lượng làm nhiệm vụ thu gom rác dân lập trên địa bàn Quận Bình Tân” UBND 10 phường tiếp nhận đội ngũ thu gom rác từ Công Ty Dịch Vụ Công Ích huyện Bình Chánh. Do đó công tác quản lý và thu gom rác dân lập còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể như sau:
Lực lượng thu gom rác dân lập đều là người từ các tình thành khác vào nhập cư, không rõ lai lịch địa chỉ nên việc quản lý của phường còn gặp khó khăn.
Vẫn còn diễn ra tình trạng “đầu nậu rác” với hình thức một người đứng ra kinh doanh mua lại đường rác, sau đó tự thuê mướn lao động trực tiếp thu gom. Do đó việc quản lý gặp nhiều khó khăn cụ thể như: phường Bình Trị Đông đang gặp khó khăn về hiện tượng “đầu nậu rác” dưới dạng 1 người tự đứng ra mua đường dây đổ rác và thuê người thu gom với mức lương tự khoán không theo đúng quy định.
Hiện tượng phường chưa nắm bắt được nhân sự thu gom rác trên các tuyến đường cụ thể phường An Lạc A vẫn còn tình trạng một số tuyến đường thu gom rác dân lập không dưới sự quản lý của phường nhưng vẫn tồn tại và hoạt động công khai. Điều này rất dễ xảy ra việc tranh chấp giữa các tổ thu gom gây khó khăn trở ngại cho tổ thu gom cũng như đối với việc quản lý của phường.
Ngoài những yếu tố khó khăn khách quan của UBND các phường do trong tình hình mới của quá trình quản lý thu gom rác dân lập thì một số phường chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý thu gom rác dân lập theo đúng Quyết Định số 2494/2004/QĐ – UB ngày 10/12/2004 cụ thể là Bình Trị Đông, An Lạc A tình hình thu gom rác của các “Tổ thu gom rác dân lập” chưa đi vào hoạt đọng ổn định.
Các tổ thu gom rác không thực hiện hợp đồng với các hộ dân, thu gom không có biên lai rõ ràng.
Thu gom cả phần rác công nghiệp của các cơ sở sản xuất chung với rác sinh hoạt.
Thu gom không đúng lộ trình và giờ giấc quy định, phương tiện thu gom rác do các tổ tự trang bị nên không phù hợp vệ sinh gây mất vẻ mỹ quan đô thị.
UBND phường chưa thực hiện giải quyết các khiếu nại của người dân về việc kực lượng thu gom rác dân lập không theo quy định và xử lý các hộ không thực hiện hợp đồng thu gom.
4.4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ
4.4.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
Quận chưa áp dụng phân loại rác tại nguồn. Rác được thu gom ở một số các cơ sở nhỏ chưa được phân loại, hầu hết rác sinh hoạt và rác thải nguy hại được gom chung lại. Cũng như một số cơ sở in ấn, cơ sở sữa chữa ô tô, môtô... Các chất thải như lọ chứa mực in, dầu nhớt cũ, thùng chứa dầu nhớt được thải ra ngoài chung với rác thải sinh hoạt.
Trình độ văn hóa của nhân viên thu gom đa phần là 5/12 – 9/12. Hầu hết là người nhập cư không phải dân địa phương. Nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn.
UBND phường là cơ quan trực tiếp tổ chức quản lý, chỉ đạo điều hành mọi mặt hoạt động của “Tổ thu gom rác dân lập” nhưng vẫn chưa thể hiện rõ được vai trò của mình.
Lực lượng thu gom của một số phường vẫn chưa xác định rõ như phường Bình Hưng Hòa, phường Bình Trị Đông. Việc phân công cho từng tổ gặp khó khăn, khối lượng rác trong khu vực sẽ không được thu gom một cách triệt để.
Hình thức tuyên truyền vận động người dân trong trương trình “Vì đường phố không rác chưa đạt được hiệu quả cao. Được thể hiện ở việc còn nhiều hộ dân chưa ký hợp đồng thu gom rác. Hầu hết những hộ này bỏ rác ở những khu đất trống và kênh rạch.
Trang thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu quá nhiều, công nhân thu gom phải làm việc thường xuyên trong môi trường ô nhiễm, họ trực tiếp tiếp xúc với các loại vi trùng, trứng giun,... Nhưng thiết bị bảo hộ thì không đủ đáp ứng có trường hợp người thu gom bị thương như: bị thủy tinh cắt chảy máu, bị vật nhọn đâm trúng,... phải đi bệnh viện gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân.
Sự thiếu ý thức của người dân về vấn đề vệ sinh môi trường như vứt rác bừa bãi nơi công cộng và một số nơi khác như cống rãnh, sông rạch, ao hồ,... vô tình tạo nên những bãi rác tự phát nhỏ làm ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan môi trường đô thị. Đồng thời làm ô nhiễm môi trường không khí do phát sinh mùi hôi từ những bãi rác không hợp vệ sinh này. Gây ngập úng sau những cơn mưa kéo dài do lượng rác thải chắn các đường thoát nước mưa làm ách tắt dòng chảy ở các hệ thống cống, kênh rạch gây ô nhiễm nguồn nước.
Trên địa bàn Quận hiện tượng “đầu nậu rác” vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để gây khó khăn cho các phường trong việc phân chia khu vực thu gom rác của các tổ như phường Bình Trị Đông, phường Bình Trị Đông B.
Một số chủ đầu xe rác dân lập thu phí không đúng qui định. Một số hộ gia đình phải chi trả cho chi phí thu gom là 30.000 – 40.000đ/tháng. Với chi phí như vậy một số hộ đã không chi trả và không ký hợp đồng thu gom họ tự bỏ rác ở nhưng nơi đất trống không tốn chi phí mà vẫn bỏ rác được.
Việc xử lý những vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị vẫn chưa thấy áp dụng ở địa bàn Quận dẫn đến hiện tượng bỏ rác bừa bãi chưa hạn chế được.
4.4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KỸ THUẬT
Không có sự quản lý và bố trí thu gom theo thời gian và các lộ trình hợp lý gây cản trở giao thông.
Có một số phương tiện thu gom được công nhân tự chế để tăng thêm diện tích thùng, gây nguy hiểm cho công nhân và người đi đường khi vận chuyển, có khi công nhân cố tình ép rác vào xe dẫn đến hiện tượng vải rác trên đường phố khi gặp mặt đường gồ ghề.
Hiệu quả làm việc chưa cao do người thu gom bị động, do phải phụ thuộc vào thời gian lấy rác của xe ép. Ở đây trong quá trình khảo sát có ghi nhận được những trường hợp xe hư không đến lấy rác buộc người thu gom phải ngồi chờ nhiều giờ liên tục để đổ rác. Đặc biệt khi trời mưa nước rác từ các xe ba gác chảy ra đường rất mất vệ sinh.
Một số trường hợp bố trí lấy rác thu gom không kịp thời, không hợp lý và không thuận tiện cho việc thu gom dẫn đến việc ngồi chờ đợi đổ rác một cách vô ích và việc phải đi một quãng đường khá xa để đổ rác vừa tốn thời gian và công sức một cách vô ích.
Một số con hẻm nhỏ sâu không có người thu gom, người dân phải tự bỏ rác dẫn tới việc trên địa bàn phát sinh một số bãi rác, làm mất vệ sinh môi trường đô thị.
Có nhiều tuyến đường công nhân thu gom rác ngày 2 lần, nhưng cũng có một số trường hợp 2 – 3 ngày công nhân không đến thu gom, hoặc thu gom chậm trễ làm cho rác bốc mùi và phát sinh nước cũng như côn trùng gây bệnh.
Trong quá trình khảo sát đã chứng kiến trường hợp lực lượng thu gom khi vận chuyển rác về điểm hẹn, vì xe rác quá đầy trong lúc vận chuyển làm rời vải rác ra đường với một số lượng lớn nhưng không dừng lại thu gom gây mất vệ sinh và ảnh hưởng tới hệ thống giao thông trên đường phố.
Rác được thu gom và cách trí thời gian thu gom chưa hợp lý, triệt để, tập trung rác tại bãi trung chuyển khá lâu. Một phần lượng rác thải bị thải xuống kênh rạch, sông ngòi trong và ngoài địa bàn Quận còn quá nhiều chưa có biện pháp thu gom và xử lý đúng cách, làm ách tắc dòng chảy, gây ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh lan tràn theo nguồn nước từ nơi này đến nơi khác.
Tại các phường, tình hình quản lý thu gom rác qua khảo sát điều tra thực tế cho thấy: Tại đây chủ yếu chỉ có đội dân lập thu gom song tình trạng rác nhìn chung ở các phường chưa được thu gom một cách tích cực. Cần triển khai thêm các đội dân lập để công việc thu gom hoàn chỉnh hơn, nhất là ở các vùng giáp ranh với các quận lân cận.
Hiện tại do quá trình chỉnh trang đô thị nên các tuyến đường còn đang thi công dỡ dang, gây rất nhiều khó khăn cho công tác thu gom vận chuyển rác ở một số phường của địa bàn Quận.
CHƯƠNG V
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
5.1 CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ
5.1.1 CÔNG CỤ PHÁP LÝ
Xử phạt hành chính:
Áp dụng xử phạt hành chính (mức phạt đề gnhị) với các hành vi sau:
Biện pháp này áp dụng cho toàn bộ địa bàn Quận Bình Tân:
Vứt rác bừa bãi nơi công cộng: phạt 50.000 đồng/lần, nhặt rác trở lại vào thùng.
Vứt rác xuống dòng nước: phạt 60.000 đồng/lần, nhặt lại bỏ vào thùng.
Các cơ quan trường học nào không thực hiện tốt việc thu gom rác, gây mùi hôithối cho môi trường xung quanh, phạt 200.000 đồng/lần vi phạm, sau đó phải quét dọn cho thạt sạch và bỏ rác vào đúng nơi qui định, nếu tái phạm sẽ tăng mức phạt lên cao hơn nữa.
Để có sự chấp thuận của cộng đồng, cần tiến hành lắp đặt nhiều thùng rác công cộng hơn nữa, thực hiện vệ sinh đường phố và các nơi công cộng sạch và thường xuyên hơn.
Các tổ thu gom rác cũng cần có nhận thức: quét cho sạch, thu gom hết rác để người dân thấy đó mà noi theo.
Muốn tiến hành biện pháp trên thì mỗi phường phải thành lập 1 tổ, tổ này được gọi là công an môi trường. Phải am hiểu về môi trường và có chứng nhận đẫ qua khóa đào tạo. Mỗi nhóm có thể có 2 – 3 người.
Một số văn bản pháp luật liên quan đến quản lý rác thải như sau:
Quy chế quản lý chất thải rắn (rác thải đô thị) của UBND thành phố có nêu rõ:
Điều 1:
Đối với rác sinh hoạt: được thải ra từ các sinh hoạt hằng ngày như: ăn, ở, làm việc, buôn bán.
Đối với rác xây dựng: được thải trong quá trình xây dựng, phá dỡ, cải tạo các công trình như xà bần, đất cặn, bùn cống, nhánh cây.
Đối với rác y tế: được thải trong quá trình chữa bệnh như bông, băng, kim tiêm, bộ phận người bệnh bị cắt bỏ.
Điều 2: Phí vệ sinh là khoản đống góp bắt buộc, mọi các nhân và các tổ chức trên địa bàn Tp.HCM đều có nghĩa vụ nộp tiền lấy rác theo phường thức căn cứ vào hộp đồng thực hiện dịch vụ lấy rác do ngành vệ sinh (kể cả rác dân lập) ký trực tiếp với mỗi hộ dân, đại diện tập thể đơn vị,...
Điều 3: Mọi cá nhân, tổ chức (kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài) đang sinh sống, hoạt động trên địa bàn Tp.HCM đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các qui định trong quy chế này.
(Nguồn trích quy chế quản lý chất thải rắn)
Tại điều 7 điểm C trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Nghị định 49/CP ban hành ngày 15 thánh 8 năm 1996 của chính phủ:
“Cấm vứt rác, xác động vật, chất thải hoặc bất cứ vật gì gây ô nhiễm ra nơi công cộng hay vào chỗ có vòi nước giếng, nước ăn, ao đầm, hồ mà thường ngày người dân sử dụng trong sinh hoạt đều được xử lý theo pháp luật”.
Điều 27 nghị định 175/CP ngày 8 tháng 10 năm 1994 của CP về hướng dẫn thi hành luật BVMT quy định:
“1. Mọi cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng có các chất thải ở dạng rắn, lỏng, khí cần xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường khi thải ra ngoài cơ sở mình, công nghệ xử lý các loại chất trên phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Chất thải sinh hoạt tại các Tp đô thị, khu công nghiệp cần được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy chế quản lý chất thải.
3. Chất thải có chứa vi sinh vật, vi trùng gây bệnh cần phải được xử lý nghiêm ngặt trước khi thải vào các khu chứa chất thải công cộng theo quy định hiện hành.
4. Chất thải các loại hóa chất độc hại, khó phân hủy phải được xử lý theo công nghệ riêng, không được thải vào các khu chứa chất thải sinh hoạt.”
Quy định 126/2004/CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà:
Điều 33: Xử phạt tổ chức, cá nhân vi phạm về thu gom, vận chuyển và đổ rác thải:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đến 100.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân đổ rác không đúng nơi quy định.
2. Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thu gom vận chuyển không đúng nơi quy định.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp sau:
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.
Buộc thực hiện đúng qui định về an toàn, bảo vệ môi trường,...”
QĐ 5424 của UBND Thành phố về việc đưa hoạt động “làm rác dân lập” vào thực hiện theo quy chế thống nhất chung toàn Thành Phố...
Như vậy nhờ công cụ pháp lý, ta có thể quản lý rác từ nguồn phát sinh.
5.1.2 CÔNG CỤ KINH TẾ
Hệ thống ký quỹ hoàn trả
Ký quỹ hoàn trả là một công cụ kinh tế khá hiệu quả trong việc thu hồi lại các sản phẩm sau khi đã sử dụng để tái chế hoặc tái sử dụng, đồng thời cũng tạo ra một nguồn kinh phí đáng kể để chi trả cho việc xử lý các chất thải loại bỏ sau khi sử dụng.
Ký quỹ hoàn trả nghĩa là người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền khi mua sản phẩm (đó coi như là tiền thế chân cho bao bì sản phẩm). Khi những người tiêu dùng hay những người sử dụng các sản phẩm ấy, trả bao bì và các phế thải của chúng cho người bán hay một trung tâm nào đó được phép để tái chế hoặc để thải bỏ, thì khoản tiền ký quỹ của họ sẽ được hoàn trả lại.
Hiện tại, ta có thể áp dụng hệ thống ký quỹ hoàn trả cho các sản phẩm hoặc là bền lâu hoặc là có thể sử dụng lại hoặc là không bị tiêu hao, tiêu tán trong quá trình tiêu dùng như bao bì của đò uống, các bình ắc qui, xi măng, bao bì đựng thức ăn gia súc,...
Phí sản phẩm
Phí sản phẩm là phí được công thêm vào giá các sản phẩm khi sử dụng những sản phẩm gây ra ô nhiễm hoặc là ở giai đoạn sản xuất, hoặc ở giai đoạn tiêu dùng (sảm phẩm sẽ sinh ra chất thải không trả lại được).
Phí sản phẩm sẽ được đánh vào phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên vật liệu, lốp xe, dầu nhờn, xăng, bao bì,... Hiện nay chúng ta cũng đã sử dụng hình thức này đó là bán xăng, dầu được thực hiện bằng cách định giá bán xăng, dầu trong đó cộng thêm khoản lệ phí gia thông.
Hiệu quả của phí đánh vào sản phẩm hoặc đầu vào của sản phẩm phụ thuộc vào sự có được các vật phẩm thay thế nghĩa là áp dụng công cụ này khuyến khích chủ sản xuất không dùng những nguyên vật liệu mà tạo ra bao bì gây ô nhiễm để tăng phần doanh thu do thu hút được nhiều người tiêu dùng bên cạnh đó người tiêu dùng cũng sẽ mua được sản phẩm tuy mắc hơn nhưng lại có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Nhìn chung, phí sản phẩm ít có tác dụng kích thích giảm thiểu chất thải, trừ khi mức phí được năng cao đáng kể.
Lệ phí thu gom
Nên áp dụng thu lệ phí thu gom theo đầu người trong mỗi hộ gia đình:
Mức phí là 10.000 đồng/hộ/tháng đối với các hộ dân thường.
Mức phí là 20.000 đồng/hộ/tháng đối với các biệt thự.
Nhà nước cũng phải bao cấp một phần chi phí thu gom quét dọn rác, đặc biệt đối với các khu vực công cộng.
5.2 SỰ HỖ TRỢ CỦA CỘNG ĐỒNG
5.2.1 VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG
Con người là tế bào xã hội, trách nhiệm của nhà nước là bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống tốt đẹp cho con người. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của trách nhiệm này là thu gom và thải bỏ rác ở các nơi công cộng trong Thành Phố cũng như trong địa bàn Quận nhằm giữ đường phố luôn sạch đẹp và đảm bảo cho sức khỏe của người dân được tốt hơn.
Hiện nay, một số quốc gia cũng đã sử dụng các hệ thống tinh vi cho công tác thu gom, phân loại rác nhưng cũng không giải quyết được tình trạng rác thải này. Do đó, cần thiết phải cần có sự hợp tác, sự chung sức của công đồng dân cư và các cơ quan trong một nhiệm vụ cùng làm cho thế giới chúng ta sạch đẹp, đó cũng là ước mơ của toàn nhân loại trong một thế giới với sự bùng nổ dân số và các ngành công nghiệp hiện đại. Không có sự góp sức của cộng đồng thì sẽ vẫn còn thấy rác rơi vãi trên lề đường, trong hẻm, góc chợ, thậm chí cả sau nhà của chính họ đang sống.
Sự hỗ trợ của công đồng nên tập trung vào các vấn đề sau:
Đổ rác đúng giờ tại nơi mà xe thu gom rác sẽ đến thu rác.
Không vứt rác ra đường và tại những nơi công cộng hay chung quanh các thùng rác ở Thành Phố.
Thu gom rác trong nhà của các hộ dân nên đặt trong 2 thùng rác riêng biệt: Một thùng màu nâu đựng ve chai, kim loại, sành sứ, giấy carton,... Một thùng màu xanh đựng thức ăn thừa, vỏ trái cây, hoa quả hư thối,... và lưu ý trong mỗi thùng cần phải có đặt vào bao bì đúng cách.
Tuy nhiên, để tăng phần góp sức của cộng đồng trong vấn đề vệ sinh cá nhân. Ta nên thêm vào những cách sau:
Phần thưởng, có thể thực hiện các cách sau:
Đưa ra các giải thưởng bằng tiền hoặc quà cho việc vệ sinh cá nhân của các hộ. Tuy nhiên, phương pháp này hơi tốn kém và cũng không nên làm vì khi không có phần thưởng thì họ không có cố gắng thi đua thực hiện.
Cung cấp miễn phí túi nylong, thùng rác nhỏ hoặc lớn để khuyến khích họ phân loại rác cho tốt. Cách này cũng không tốn kém vì ta có thể thu thêm một ít vào lệ phí thu gom rác.
Xử phạt khi xả rác ở nơi công cộng, phần này đã nêu ở phần trên. Phương pháp này có thể làm cho dân thực hiện tốt hơn vì họ sợ mất tiền trong khi chỉ cần bỏ vào đúng chỗ là xong. Một ví dụ điển hình của loại hình này là ở Singapore: vứt một mẫu thuốc lá ra đường sẽ bị phạt đến 100 đôla Singapore.
Bằng cơ sở hợp tác, tự nguyện. Phương pháp này đòi hỏi phải giáo dục cộng đồng để họ thay đổi nhận thức của họ trong vấn đề vệ sinh cá nhân như là một lối sống tự nhiên.
5.2.2 NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG
Phân loại chất thải rắn tại nguồn là một chương trình mới liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau trong công đồng xã hội. Trong đó sự tham gia của công đồng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, việc triển khai phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn Quận Bình Tân cần được triển khai từng bước để có thể kịp thời điều chỉnh và thu được nhiều thành công.
Lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền và thực hiện chương trình bao gồm:
Đơn vị thu gom dân lập.
Đoàn viên thanh niên.
Tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố.
Phương tiện tuyên truyền:
Tuyên truyền bằng truyền hình, đài phát thanh, báo trí, internet.
Tuyên truyền bằng xe truyền thông cổ động.
Tuyên truyền bằng băng rôn, áp phích, tờ rơi,...
5.3 DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN QUẬN BÌNH TÂN – TP.HCM ĐẾN NĂM 2020
Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội của người dân ngày càng được nâng cao và kéo theo tốc độ thải rác của mỗi người cũng tăng. Nói chung, tốc độ thải rác tính theo đầu người phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: mức sống, mức đô thị hóa, nhu cầu và tập quán sinh hoạt của người dân. Hiện nay, quận chưa có hệ thống thu gom rác hoàn chỉnh nên việc dự đoán khối lượng dựa vào số liệu thống kê rất dễ dẫn đến sai số rất lớn. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn tính khối lượng chất thải rắn sinh hoạt sẽ dựa trên ước tính theo dân số.
Để phục vụ ch việc tính toán khối lượng rác cần phải dự đoán dân số của quận từ nay cho đến năm 2020 (từ 2006 – 2020)
5.3.1 DỰ BÁO DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2020
Bảng 17. Dân số trên các phường – Quận Bình Tân năm 2006
Phường
Diện tích (km2)
Dân số (người)
AN LẠC
4590,939
20.774
AN LẠC A
1406,534
23.461
BÌNH TRỊ ĐÔNG
3462,119
41.677
BÌNH TRỊ ĐÔNG A
3950,293
22.173
BÌNH TRỊ ĐÔNG B
4624,088
18.390
BÌNH HƯNG HÒA
4701,943
24.436
BÌNH HƯNG HÒA A
4244,991
49.157
BÌNH HƯNG HÒA B
7523,646
19.727
TÂN TẠO
5661,625
26.955
TÂN TẠO A
11721,733
18.661
Tổng
51.887,733
265.411
Theo Euler, có thể tính sự tăng trưởng dân số theo phương trình:
Trong đó
dân số của năm trước năm cần tính (người)
dân số năm cần tính (người)
r tốc độ gia tăng dân số hàng năm (%), r = 4,76%
khoảng thời gian (năm), = 1
Bảng 18. Dân số đô thị Quận Bình Tân từ năm 2006 – 2020
Năm
Tốc độ gia tăng dân số (%)
Dân số (người)
2006
4,76
2007
4,76
278.345
2008
4,76
291.909
209
4,76
306.135
2010
4,67
321.054
2011
4,76
336.669
2012
4,76
353.076
2013
4,76
370.282
2014
4,76
388.326
2015
4,76
407.250
2016
4,76
427.097
2017
4,76
447.911
2018
4,76
469.739
2019
4,76
492.631
2020
4.76
516.638
5.3.2 DỰ BÁO DIỄN BIẾN KHỐI LƯỢNG RÁC THẢI ĐẾN NĂM 2020
Theo bảng kết quả thống kê tốc độ phát sinh rác trên địa bàn Quận Bình Tân có tần suất xuất hiện nhiều nhất là khoảng (0,61 – 0,70) Kg/người.ngđ, cho thấy tốc độ phát sinh rác thải bình quân đầu người 0,64 Kg là rất phù hợp. Hệ số này tương đối phù hợp với hệ số phát thải bình quân đầu người của các khu đô thị của Tp.HCM. Dựa vào kết quả thống kê được ta chọn tốc độ phát thải là 0,64 người/ngđ trong giai đoạn từ 2006 – 2012, và tốc độ phát thải là 0.7 người/ngđ trong giai đoạn từ 2013 – 2020.
Hình 3. Biểu đồ dân số
Bảng 19. Dự báo diễn biến khối lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Quận Bình Tân từ năm 2007 – 2020
Năm
Dân số (người)
Tốc độ thải (người/ngđ)
Lượng rác thải (tấn/ngày)
Mức độ thu gom dự kiến (%)
Lượng rác được thu gom
Tấn/ngày
Tấn/năm
2006
265.411
0,64
169,863
82
139,288
50.840,007
2007
278.345
0,64
178,141
82
146,075
53.317,541
2008
291.909
0,64
186,822
82
153,194
55.915,753
2009
306.135
0,64
195,926
82
160,660
58.640,772
2010
321.054
0,64
205,475
82
168,489
61.498,536
2011
336.669
0,64
215,468
82
176,684
64.489,620
2012
353.076
0,64
225,969
82
185,294
67.632,414
2013
370.282
0.7
259,197
90
212,542
77.577,782
2014
388.326
0.7
271,828
90
222,899
81.358,180
2015
407.250
0.7
285,075
90
233,762
85.322,948
2016
427.097
0.7
298,968
90
245,154
89.481,092
2017
447.911
0.7
313,538
90
257,101
93.841,834
2018
469.739
0.7
328,817
90
269,630
98.415,018
2019
492.631
0.7
344,842
90
282,770
103.211,121
2020
516.638
0.7
361,647
90
269,550
108.240,827
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Với mục tiêu là đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt Quận Bình Tân nhằm đưa ra các giải pháp khống chế ô nhiễm. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu rút ra được những kết luận:
Chất thải rắn đô thị chưa thể áp dụng việc phân loại rác tại nguồn. Thông thường mọi loại chất thải đều được đổ thải lẫn lộn, gây hậu quả nghiêm trọng, lâu dài tới môi trường và con người đặc biệt là những người trực tiếp thu gom và xử lý.
Việc thu gom rác còn tồn tại nhiều mặt hạn chế:
Ý thức của người dân chưa cao, vứt rác bừa bãi gây mất mỹ quan và vệ sinh môi trường.
Phương tiện thu gom, vận chuyển vừa thiếu vừa lạc hậu, bảo dưỡng kém, nhiều xe thu gom đã bị xuống cấp và hư hỏng nặng, không đảm bảo an toàn khi di chuyển gây mất mỹ quan Quận, dễ gây tai nạn giao thông và để rác rơi vãi ra đường phố.
Việc bố trí các điểm hẹn không hợp lý. Một số phường hiện nay vẫn chưa có điểm hẹn phải mất một khoảng thời gian để tới điểm hẹn của phường lân cận.
Từng phường không quản lý được các tổ rác dân lập do có đầu nậu đứng sau nên nhân sự thường xuyên thay đổi, do đó việc phân chia lại khu vực thu gom rác gặp nhiều khó khăn.
Các tổ rác dân lập thu tiền trực tiếp của các hộ dân nên việc áp dụng biện pháp chế tài gặp nhiều khó khăn.
Nhiều hộ gia đình vẫn chưa được thu gom, hầu như rác của các hộ này đều được bỏ tập trung tại các khu đất trống lân cận.
Hiện tại do quá trình chỉnh trang đô thị nên các tuyến đường còn đang dỡ dang, gây khó khăn cho công tác thu gom vận chuyển rác trên địa bàn.
Thực tế cho thấy trong thời gian vừa qua, chất thải rắn sinh hoạt đã góp phần không nhỏ vào việc làm tăng thêm mức độ ô nhiễm môi trường. Nếu không được quản lý chặt chẻ tại từng khâu thu gom – vận chuyển – xử lý. Hậu quả là có nhiều sự cố trong những năm gần đây.
Dựa vào dự báo tải lượng chất thải rắn sinh hoạt thì theo đà tăng trưởng chung về kinh tế, tác giả dự đoán tải lượng chất thải rắn sinh hoạt của quận năm 2020 là 108.204,827 tấn/năm (năm 2006 là 50.840,007 tấn/năm) tăng gấp 2 lần. Nhưng hiện tại quận chỉ thu được khoảng 80 – 85 %, số lượng rác còn lại sẽ được thải thẳng xuống kênh rạch ao hồ.
KIẾN NGHỊ
Nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý rác dân lập tại Quận Bình Tân, em đưa ra một số đề xuất dựa trên các kết quả điều tra thực tế sau:
Thay đổi quy chế tạm thời về quản lý lực lượng thu gom rác dân lập do chủ trương của phường là giải tán các tổ rác dân lập hiện tại và ký hợp đồng với chủ đường rác và phường sẽ tập trung quản lý đối tượng này để tránh hiện tượng đầu nậu rác gây khó khăn trong việc thu gom.
Cần quan tâm đầu tư nhiều hơn vào việc thu gom, vận chuyển. Đầu tư đổi mới trang thiết bị.
Có các biện pháp quản lý thích hợp hơn đối với vấn đề VSMT hiện tại ở các nơi như khu công cộng, các kênh rạch và các bãi rác không đúng nơi quy định trên địa bàn quận.
UBND Thành phố nói chung và UBND Quận Bình Tân nói riêng phải có chính sách cụ thể cho chương trình nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn sắp tới, Quận Bình Tân cần phải quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên môn và quản lý của Quận, cũng như tăng cường trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn.
Thực hiện công tác thu gom và hạn chế đến mức tối đa các bãi rác tự phát nhắm hạn chế hiện trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra cũng như làm đẹp cảnh quan đô thị trong khu vực.
._.