ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN ANH TÙNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH,
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Khoa: Môi trường
Khóa học: 2014 – 2018
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN ANH TÙNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH,
TỈNH THÁI
53 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phú bình, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành/ngành: Khoa học môi trường
Khoa: Môi trường
Khóa học: 2014 – 2018
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải
THÁI NGUYÊN - 2018
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng4.1 : Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ
các hộ dân cư trên địa bàn huyện Phú Bình năm 2016
Bảng 4.2 : Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ chợ,
các cơ quan công sở và các nguồn khác
Bảng 4.3 : Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn phát sinh
Bảng 4.4 Khảo sát thành phần rác sinh hoạt huyện Phú Bình
Bảng 4.5 : Cơ sở vật chất trong thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt
Bảng 4.6 Ý kiến của người dân về việc tham gia phân loại rác thải tại nguồn
Bảng 4.7 : Tỷ lệ số hộ gia đình, cơ quan tham gia vệ sinh môi trường
MỤC LỤC
PHẦN 1 .......................................................................................................................................... 8
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................... 8
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................... 9
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................................... 9
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................................... 9
1.3 Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................................... 9
1.3.1 Ý nghĩa khoa học .................................................................................................................. 9
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................................. 9
PHẦN 2 ........................................................................................................................................ 11
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................................................... 11
2.1.1 Khái niệm chung về chất thải rắn sinh hoạt .................................................................... 11
2.1.2 Nguồn gốc, sự hình thành .................................................................................................. 11
2.1.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................. 12
2.1.4 Phân loại.............................................................................................................................. 13
2.3 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................................... 17
2.3.1. Hiện trạng quản lý mạng lưới thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các
nước trên thế giới ........................................................................................................................ 17
2.3.1.2 Hiện trạng quản lý mạng lưới thu gom và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam ................................... 22
2.3.1.3 Những kinh nghiệm có thể áp dụng. ............................................................................. 26
PHẦN 3 ........................................................................................................................................ 27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 27
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................ 27
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 27
3.2.1 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................................... 27
3.2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình...................... 27
3.3 Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên.......................................................................................................................................... 27
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 28
3.3.2 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ............................................................................ 28
3.3.2.1 Phương pháp bản đồ ...................................................................................................... 28
3.3.2.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ............................................................................. 28
Phần 4 ........................................................................................................................................... 29
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình........................... 29
4.1.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................................................. 29
4.1.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................................... 29
4.1.1.2 Địa hình ............................................................................................................................ 31
4.1.1.3 Khí hậu ............................................................................................................................. 31
4.1.1.4 Thủy văn .......................................................................................................................... 32
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................................... 32
4.1.2.1. Nông nghiệp .................................................................................................................... 32
4.1.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ............................................................................... 32
4.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm ......................................................................................... 33
4.1.2.4. Công tác Văn hóa - thông tin ........................................................................................ 33
4.2. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của huyện Phú Bình .................... 33
4.2.1. Nguồn gốc, khối lượng CTRSH phát sinh ...................................................................... 33
4.2.1.1. Phát sinh CTRSH từ các khu dân cư, hộ gia đình ...................................................... 34
4.2.1.2. Phát sinh CTRSH từ chợ, các cơ quan công sở, trường học và các nguồn khác ..... 36
4.2.2. Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt ....................................................................... 39
Bảng 4.5 : Cơ sở vật chất trong thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt .......................... 40
4.2.3. Công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt ............................................................................ 42
4.2.4. Nguồn kinh phí cho các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt ....................................................................................................................................... 44
4.2.5. Đánh giá nhận thức của cộng đồng địa phương về công tác quản chất thải rắn
thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Phú Bình ............................................................................. 45
4.2.5.1. Ý kiến của cộng đồng về công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Phú Bình ............................................................................................. 45
4.2.5.2. Ý kiến của cộng đồng về công tác phân loại rác tại nguồn......................................... 46
4.2.5.3. Tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường của địa phương .................................... 46
4.2.6. Đánh giá về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt .................................................... 47
4.2.6.1. Thuận lợi ......................................................................................................................... 47
4.2.6.2. Khó khăn ......................................................................................................................... 48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................... 49
1. Kết luận .................................................................................................................................... 49
2. Kiến nghị .................................................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 51
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
BVMT Bảo vệ môi trường
EM Chế phẩm vi sinh hữu hiệu
SH Sinh hoạt
BTGPMB Bồi thường giải phóng mặt bằng
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường
DV CN&MT Dịch vụ cấp nước và Môi trường
WHO Tổ chức y tế thế giới
Sản xuất kinh doanh
SXKD
PHẦN 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên là một huyện thuần nông nằm ở phía nam
của tỉnh Thái Nguyên giáp ranh với thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình trong
những năm gần đây có nhiều nhà máy mới trong khu công nghiệp Yên Bình được
thành lập.
Huyện Phú Bình có vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
xã hội cả tỉnh và trong vùng. Huyện Phú Bình phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ, phía
Tây giáp thành phố Thái Nguyên và Phổ Yên, phía Đông và Nam giáp huyện Tân
Yên và Hiệp Hòa của tỉnh Bắc Giang. Với tiềm năng sẵn có như vậy, đòi hỏi phải
có định hướng phát triển và xây dựng huyện, song song đó là vấn đề bảo vệ môi
trường cũng như cảnh quan khu vực.
Trong đó, chất thải rắn và đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt đang là vấn đề bức
xúc, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng
đồng. Theo thống kê, bình quân mỗi ngày toàn huyện và vùng phụ cận có hơn 20 tấn
chất thải rắn. Tuy nhiên lại chưa thực sự được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Hiện tại,
chất thải rắn đang được tập trung và xử lý tạm thời tại bãi rác chung, chưa đúng quy
định về quy trình kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khu vực xung quanh,
ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng cũng như cảnh quan đô thị.
Nhận thức được mức độ cấp thiết của vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị nói
chung và huyện Phú Bình nói riêng. Đồng thời nhận thấy những hạn chế,bất cập
trong hệthống quản lý chất thải rắn hiện tại, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh
giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh họa trên địa bàn huyện Phú bình, tỉnh
Thái nguyên”, nhằm khắc phục các vấn đề môi trường hiện nay.
9
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở khảo sát thu thập số liệu, kết hợp với tài liệu sẵn có trong các
nghiên cứu gần đây, nghiên cứu này đưa ra quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn
cho huyện Phú Bình tới năm 2020 nhằm đảm bảo quy hoạch chung của huyện cho
phát triển bền vững.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Phú Bình.
Quy hoạch mạng lưới điểm thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu được hiện trạng quản lý chất thải rắn trong toàn huyện từ đó đưa
ra được quy hoạch chung về mạng lưới thu gom, vận chuyển và các phương pháp
xử lý chất thải rắn.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin
và rút ra những kinh nghiêm thực tế phục vụ công tác chuyên môn tư vấn môi trường
sau này.
Vận dụng và phát huy những kiến thức đã được thầy cô truyền đạt trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện tốt
hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường sau này. Vận dụng nâng cao kiến thức
vào đời sống và thực tiễn.
Kết quả của đề tài là nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá ảnh
hưởng của chất thải rắn cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp trong bảo vệ môi
trường.
10
- Kết quả nghiên cứu giúp cho công đồng người dân địa phương và chính
xây dựng mô hình quản lý với các biện pháp phù hợp nhất với điều kiện của địa
phương, đem lại hiệu quả cao.
Góp phần nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho nhân dân địa phương.
11
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Khái niệm chung về chất thải rắn sinh hoạt
2.1.2 Nguồn gốc, sự hình thành
- Chất thải rắn sinh hoạt: Là các chất thải rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh
hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Ví dụ như: Thực phẩm dư thừa
hoặc quá hạn sử dụng, gạch ngói, đất đá, gỗ, kim loại, cao su, chất dẻo, các loại
cành cây, lá cây, vải, giấy, rơm rạ, vỏ trai, vỏ ốc, xương động vật,
Chất thải rắn sinh hoạt được thải ra ở mọi nơi mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc
khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các điểm buôn bán, nhà
hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, các viện nghiên cứu, trường học,
các cơ quan nhà nước, công sở
Những thành tựu của khoa học công nghệ đã mang lại nhiều lợi ích cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của con người như nâng cao chất lượng cuộc sống, phục vụ
ngày càng tốt hơn các nhu cầu của con người; nhưng đồng thời, theo sau nó cũng
sinh ra một lượng chất thải rắn khá lớn cần phải xử lý. Lượng chất thải phát sinh
thay đổi do tác động của nhiều yếu tố như tăng trưởng và phát triển sản xuất, sự gia
tăng dân số, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và sự phát triển điều kiện sống và
trình độ dân tríChất thải rắn sinh hoạt đã trở thành vấn đề môi trường đang được
quan tâm hàng đầu hiện nay và nhiều nước đã phải đầu tư không nhỏ để giải quyết
vấn đề này bằng các chương trình môi trường đặc biệt.
12
Giao thông KhuKhu dân dân cư,cư, hộ
Công nghiệp
xây dựng gia đình
hộ gia đình
Dịch vụ Bệnh viện, cơ
thương mại CTR SH sở y tế
Cơ quan Nông nghiệp Du lịch, giải trí
trường học
Hình 2.1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
2.1.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc vào từng nguồn phát
sinh, từng địa phương và phụ thuộc vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và
nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả
năng tái chế, tái sinh. Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác
nhau như:
- Từ sinh hoạt của hộ gia đình: Nguồn phát sinh từ hộ gia đình (nhà ở riêng, khu dân
cư); Chất thải phát sinh từ nguồn này bao gồm các loại như thực phẩm thừa, thùng
carton, hộp nhựa, vỏ chai, lọ thủy tinh và các chất độc hại được sử dụng trong gia
đình như: dược phẩm thải bỏ, ắc quy, bóng đèn hỏng, chất tẩy rửa, chất tẩy trắng,
bột giặt, thuốc diệt côn trùng
- Từ cơ quan, trường học, khu hành chính: Thành phần bao gồm: giấy, báo, túi
nilon, vỏ lon, hộp nhựa
- Từ dịch vụ công cộng và du lịch giải trí như: Chất thải rắn là rác cành cây, túi
nilon, vỏ chai nhựa
- Từ hoạt động công nghiệp: Phát sinh từ các hoạt động SH của công nhân thành
13
phần bao gồm: thực phẩm thừa, hộp nhựa, vỏ chai, lọ thủy tinh
2.1.4 Phân loại
Có nhiều cách để phân loại chất thải rắn sinh hoạt:
- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà,
ngoài nhà, trên đường phố, chợ
- Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần
hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da , giẻ vụn, cao
su, chất dẻo
- Theo mức độ nguy hại phân ra thành chất thải nguy hại và chất thải không
nguy hại.
- Theo khả năng phân hủy chất thải rắn sinh hoạt được phân thành: Chất thải
hữu cơ dễ phân hủy và chất thải khó phân hủy.
Hiện nay trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt người ta thường phân loại chất
thải rắn sinh hoạt thành các loại như sau:
+ Chất thải hữu cơ dễ phân hủy: thực phẩm thừa, lá cây,
+ Chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng: nhựa, kim loại, thủy tinh
+ Chất thải nguy hại: bóng đèn, ắc quy, pin
+ Các thành phần khác: đất, đá
- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. [2]
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế
các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên nhằm giữu môi trường trong lành. [2]
- Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác. [2]
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất
14
thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. [2]
- Tiêu chuẩn môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu
cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng
văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. [2]
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường. [2]
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến
con người và sinh vật. [2]
- Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người
hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm
trọng. [2]
- Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất
hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.
[2]
- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc hoạt động khác. [2]
- Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động
của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng
hay khi không muốn dùng nữa.[2]
- Chất thải rắn sinh hoạt: Là các chất thải rắn bị loại ra trong quá trình sống,
sinh hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Ví dụ như: Thực phẩm dư
thừa hoặc quá hạn sử dụng, gạch ngói, đất đá, gỗ, kim loại, cao su, chất dẻo, các
loại cành cây, lá cây, vải, giấy, rơm rạ, vỏ trai, vỏ ốc, xương động vật[2]
- Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ
cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. [2]
15
- Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại,
thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. [2]
- Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản
phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu
cho một quá trình sản xuất khác. [2]
- Sức chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của môi trường đối với
các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi. [2]
- Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi
trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện
trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. [2]
- Thông tin về môi trường là số liệu, dữ liệu về môi trường dưới dạng ký
hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự. [2]
- Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm
thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
[2]
- Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai
dự án đó. [2]
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009.
- Luật Bảo vệ Môi trường ngày 23 tháng 06 năm 2014.
- Luật Xây dựng ngày 01 tháng 01năm 2015.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP quản lý chất thải và phế liệu.
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-KHCNMT-BXD ban hành ngày
18/02/2001-“ Hướng dẫn thực hiện các quy định bảo vệ MT đối với lựa chọn địa
điểm để xây dựng và vận hành các bãi chôn lấp chất thải rắn”.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
16
- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Chương trình đầu tư xử lý CTR giai đoạn 2011-2020 phê duyệt tại Quyết
định 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011.
- Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn
2011 –2020.
- Quyết định số 1216/QĐ-TTG ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020 tầm
nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
- Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11 tháng 04 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử
dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020
- Quyết định số 2612/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Quyết định số: 32/2014/QĐ-UBND, ngày 29/8/2014 của UBND tỉnh Thái
Nguyên quy định điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ
sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Chỉ thị số: 21/CT-UBND, ngày 30/10/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên
về tăng cường quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng:
- TCVN 6696:2000: Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung
về bảo vệ môi trường.
- TCXDVN 261:2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế.
17
- TCXDVN 320:2004: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết
kế.
- QCXDVN:01/2008/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây
dựng.
- QCVN 14:2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng
nông thôn.
- QCVN 25: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của
bãi chôn lấp chất thải rắn.
- QCVN 02/2010/TT-BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị”.
- QCXDVN:03/2012/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phân loại,
phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô
thị.
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
- QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt
- QCVN09:2015/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm;
- Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
- Các tài liệu, số liệu về kinh tế - xã hội của UBND xã, huyện, các sở, ban
ngành tại địa phương.
2.3 Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Hiện trạng quản lý mạng lưới thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của
các nước trên thế giới
Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn
mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc và mức sống, văn hóa dân cư
ở mỗi khu vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung là mức sống
18
càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Mức đô thị hoá cao thì lượng chất
thải phát sinh tăng lên theo đầu người.
Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thì
lượng phát sinh CTR ở một số quốc gia hiện nay như sau: Hoa Kỳ, Ôxtrâylia là khoảng
từ 600-700 kg/người/năm; Nhật Bản, Hàn Quốc là khoảng từ 300-400kg/người/năm;
Trung Quốc là khoảng 400-450kg/người/năm. Với sự gia tăng của các loại chất thải
nên việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm.
Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải như: công nghệ sinh học, công
nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin. Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi
đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu
người. Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước
đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8kg/người/ngày; ở các
nước đang phát triển là 0,5 kg/người/ngày.[Error! Reference source not found.]
Theo Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thì tình hình xử
lý chất thải rắn của một số nước trên thế giới như sau:
- Trung Quốc:
Mức phát sinh trung bình lượng chất thải rắn ở Trung Quốc là 0,4-
1kg/người/ngày, ở các thành phố lớn là từ 1,12-1,2 kg/người/ngày. Ước tính khoảng
20% chất thải rắn đô thị phát sinh ở Trung Quốc được thu gom và xử lý phù hợp. Số
chất thải không thu gom được đổ vào các sông, đốt thành đống, đổ thành đống hoặc
xử lý không theo quy định. Tuy nhiên, trong 10 năm qua Trung Quốc đã có những
cải thiện đáng kể trong lĩnh vực quản lý chất thải. Hầu hết các thành phố lớn đều
chuyển sang chôn lấp hợp vệ sinh và sử dụng nhiều hơn các công nghệ thiêu đốt. Ủ
phân compost là một phương pháp khả thi ở Trung Quốc, vì trên 50% lượng chất
thải có chứa các chất hữu cơ có thể phân huỷ sinh học. Tuy nhiên, những nỗ lực sản
xuất compost bị hạn chế bởi việc tách thuỷ tinh, nhựa và các hoá chất khác không
phù hợp trong nguyên liệu làm compost.
19
Chôn lấp chất thải là phương pháp xử lý phổ biến nhất ở Trung Quốc. Hiện
nay, 660 thành phố có khoảng 1.000 bãi chôn lấp lớn, chiếm hơn 50.000 ha đất và
ước tính trong 30 năm tới Trung Quốc sẽ cần tới 100.000 ha đất để xây dựng các
bãi chôn lấp mới. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng các bãi
chôn lấp hợp vệ sinh và phần lớn chất thải rắn vẫn đang gây ra các vấn đề nan giải
về môi trường. Nhìn chung, chất lượng các bãi chôn lấp của Trung Quốc không cao
theo các tiêu chuẩn của phương Tây. Trên các bãi chôn lấp có cả người , động vật
hoạt động, đặc biệt các bãi chôn lấp không có hệ thống xử lý nước rác, kiểm soát
khí thải, không được phủ đất.
- Singapore:
Là một nước nhỏ, Singapo không có nhiều diện tích đất để chôn lấp chất thải
rắn như những quốc gia khác nên đã kết hợp xử lý rác bằng phương pháp đốt và
chôn lấp. Những thành phần chất thải rắn không cháy được chôn lấp ở bãi rác ngoài
biển. Bãi chôn lấp rác Semakau được xây dựng bằng cách đắp đê ngăn nước biển ở
một đảo nhỏ ngoài khơi Singapo. Rác thải từ các nguồn khác nhau sau khi thu gom
được đưa đến trung tâm phân loại rác. Ở đây rác được phân loại ra những thành
phần cháy được và thành phần không cháy được. Những chất cháy được được
chuyển tới các nhà máy đốt rác còn những chất không cháy được được chở đến
cảng trung chuyển, đổ lên xà lan để chở ra khu chôn lấp rác. Ở đây rác thải lại một
lần nữa chuyển lên xe tải để đưa đi chôn lấp.
Các công đoạn trong hệ thống quản lý rác của Singapo hoạt động hết sức
nhịp nhàng và ăn khớp với nhau từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển đến tận
khâu xử lý bằng đốt hay chôn lấp. Xử lý khí thải từ các lò đốt rác được thực hiện
theo qui trình nghiêm ngặt để tránh sự chuyển dịch ô nhiễm từ dạng rắn sang dạng
khí. Xây dựng bãi chôn lấp rác trên biển sẽ tiết kiệm được đất đai trong đất liền và
mở rộng thêm đất khi đóng bãi. Tuy nhiên việc xây dựng những bãi chôn lấp rác
như vậy đòi hỏi sự đầu tư ban đầu rất lớn. Mặt khác, việc vận hành bãi rác phải tuân
20
theo những qui trình nghiêm ngặt để đảm bảo sự an toàn của công trình và bảo vệ
môi trường.
- Công nghệ xử lý chất thải làm phân bón của Hoa Kỳ
Một trong những công nghệ phổ biến của nhà máy xử lý rác thải ở Hoa Kỳ là
công nghệ xử lý trong thiết bị ủ kín nhưng không thổi khí. Phương pháp ủ kỵ khí
này tuân theo các trình tự sau: Rác được tiếp nhận và tiến hành phân loại, chất thải
hữu cơ được đưa vào các thiết bị ủ kín dưới dạng các lò ủ kín có phối hợp các
chủng loại men vi sinh vật khử mùi, thúc đẩy quá trình lên men, sau đó đưa ra sấy
khô, nghiền và đóng bao.
Công nghệ này có các ưu điểm là xử lý triệt để bảo vệ được môi trường; thu
hồi phân bón; cung cấp được nguyên vật liệu tái chế cho các ngành công nghiệp;
không mất kinh phí xử lý nước rác. Nhược điểm của phương pháp này là: kinh phí
đầu tư lớn, kinh phí duy trì cao, chất lượng phân bón thu hồi không cao, công nghệ
phức tạp.
21
Thu gom Hệ thống Rác từ bãi thải
rác phân loại:
sinh hoạt - Vô cơ Rác hữu cơ
chuyển về
thành phố - Hữu cơ
nhà máy
Cấy men Khử
trong mui, xử
Ủ trong
xưởng lý sơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hien_trang_quan_ly_chat_thai_ran_sinh_hoat_tren_dia.pdf