Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước tại xã Quốc khánh, huyện Tràng định, tỉnh Lạng Sơn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HƯỚNG VĂN PHÒNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI XÃ QUỐC KHÁNH, HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi Trường Khóa học : 2016-2019 Thái Nguyên, năm 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HƯỚNG VĂN PHÒNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SI

pdf63 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước tại xã Quốc khánh, huyện Tràng định, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
INH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI XÃ QUỐC KHÁNH, HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K48 - LTKHMT Khoa : Môi Trường Khóa học :2016-2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Dương Minh Ngọc Thái Nguyên, năm 2019 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt khóa học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Dương Minh Ngọc đã giúp đỡ và dẫn dắt em trong suốt thời gian thực tập và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ UBND xã Quốc Khánh đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ quan. Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình để hoàn thành tốt các yêu cầu của đợt thực tập nhưng do kinh nghiệm và kiến thức có hạn nên bản luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong được các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến bổ sung để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên ngày.....tháng .... năm 2019 Sinh Viên Hướng Văn Phòng ii MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài ....................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1. 3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 4 2.1.2. Vai trò của nước ...................................................................................... 5 2.1.3. Các loại ô nhiễm nước ............................................................................ 7 2.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ............................................................. 8 2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 10 2.3. Tình hình sử dụng nước ở trên thế giới và ở Việt Nam ........................... 12 2.3.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới .................................................... 12 2.3.2. Tình hình sử dụng nước tại Việt Nam ................................................... 13 2.4. Tình hình sử dụng nước ở tỉnh Lạng Sơn ................................................ 19 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 21 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 21 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21 3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn ........................................................................................ 21 3.3.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, iii tỉnh Lạng Sơn .................................................................................................. 21 3.3.3. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh ...................... 21 3.3.4. Đề xuất một số biện pháp kiểm soát môi trường nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn ............................................ 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21 3.4.1. Phương Pháp thu nhập và kế thừa tài liệu thứ cấp ................................ 21 3.4.2. Phương pháp khảo sát thực tế ............................................................... 22 3.4.3. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................ 22 3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích ....................................................... 22 3.4.5. Phương pháp Thống kê và sử lý số liệu ................................................ 24 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 25 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ....................................................... 25 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 25 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 28 4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội - ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của xã Quốc Khánh, Huyện Tràng Định ,Tỉnh Lạng Sơn ............................................................................ 31 4.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn .................................................................................................. 32 4.2.1. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh............................. 32 4.2.2. Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh 34 4.3. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh. ........................ 35 4.3.1 Đánh giá chất lượng nước khe trên địa bàn xã Quốc Khánh. ................ 35 4.3.2 Đánh giá chất lượng nước giếng khoan trên địa bàn xã Quốc Khánh ... 37 4.3.3. Đánh giá chất lượng nước suối trên địa bàn xã Quốc Khánh ............... 39 4.3.4. Tổng hợp kết quả phân tích nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh ........... 40 4.3.5. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ................................................ 41 4.4. Đề xuất một số biện pháp kiểm soát môi trường nước sạch sinh hoạt tại Xã iv Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn ............................................ 43 4.4.1 Biện pháp tuyên truyền giáo dục ............................................................ 43 4.4.2. Biện pháp luật pháp và chính sách ........................................................ 45 4.4.3. Biện pháp kinh tế .................................................................................. 45 4.4.4. Biện pháp kĩ thuật ................................................................................. 46 4.4.5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường .................................. 48 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 49 5.1. Kết luận .................................................................................................... 49 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 51 v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ANTQ : An ninh tổ quốc BTNMT : Bộ Tài Nguyên và Môi Trường BVMT : Bảo vệ môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật CP : Chính phủ HĐND : Hội đồng nhân dân ĐNA : Đông Nam Á NĐ : Nghị định QCCP : Quy chuẩn cho phép QĐ : Quyết định TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TT : Thông tư UBND : Uỷ ban nhân dân UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc UNEF : Môi trường Liên Hợp Quốc WHO : Tổ chức Y tế thế giới YTDP : Y tế dự phòng TP HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh SIWI : Viện nước quốc tế vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Bảng mô tả vị trí thời gian lấy mẫu nước sinh hoạt xã Quốc Khánh ..................................................................................................... 23 Bảng 4.1: Tình hình sử dụng nguồn nước của người dân xã Quốc Khánh ..... 33 Bảng 4.2: Đánh giá của người dân xã Quốc Khánh về chất lượng nước sinh hoạt .......................................................................................................... 34 Bảng 4.3. Đánh giá màu sắc, mùi vị nước sinh hoạt xã Quốc Khánh ............ 34 Bảng 4.4. Tỉ lệ các hộ gia đình sử dụng hệ thống lọc nước ............................ 35 Bảng 4.5: Kết quả phân tích nước khe ............................................................ 35 Bảng 4.6. Kết quả phân tích nước giếng khoan .............................................. 37 Bảng 4.7. Kết quả phân tích Chất lượng nước suối ........................................ 39 Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả phân tích nước sinh hoạt xã Quốc Khánh ......... 40 Bảng 4.9. Thống kê tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình tại xã Quốc Khánh ........................................................................................... 41 Bảng 4.10. Thống kê tình hình xử lý nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại xã Quốc Khánh ................................................................................................ 42 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Bản đồ xã Quốc Khánh ................................................................... 25 Hình 4.2 biểu đồ Thống kê tình hình sử dụng nguồn nước của người dân xã Quốc Khánh ..................................................................................................... 33 Hình 4.3. Kết quả phân tích chỉ Fe nước khe.................................................. 36 Hình 4.4. Kết quả phân tích chỉ tiêu độ cứng của nước khe ........................... 36 Hình 4.5 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước giếng .................................. 38 Hình 4.6 Kết quả phân tích chỉ tiêu độ cứng trong nước giếng ...................... 38 Hình 4.7 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước suối .................................... 39 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người và sinh vật. Con người đã từng coi tài nguyên nước là vô hạn, chính vì thế đã sử dụng nước một cách lãng phí, thiếu hiệu quả. Không những vậy với hoạt động sống của con người ngày càng cao, các nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm nặng nề dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy để có thể bảo vệ nguồn tài nguyên nước khỏi bị suy thoái, cạn kiệt giúp cho việc quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả, trước hết, các địa phương, các ngành không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua đó, mỗi tổ chức cũng như người dân nâng cao nhận thức tầm quan trọng của nước sạch đối với cuộc sống, đồng thời có ý thức đối với hành động, việc làm của mình để không gây thêm sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước sạch quý giá mà xã hội đang sử dụng mỗi ngày. Quốc khánh là một xã thuộc huyện Tràng Định kinh tế còn chậm phát triển, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy trong thời gian qua cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì vấn đề môi trường của xã đang bộc lộ nhiều bất cập thậm chí đang báo động. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, kéo theo đó là ô nhiễm nước sinh hoạt. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của người dân. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt tại xã Quốc khánh chủ yếu là nước giếng khoan, nước suối và nước khe. Trên địa bàn có suối Hua khao chảy qua, là một thủy vực quan trọng trong việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cũng như các hoạt động khác. Tuy nhiên do tiếp nhận nước thải sinh hoạt của nhiều hộ dân sống gần. Ý thức của người dân thấp nên xả thải vứt rác xuống suối làm ô nhiễm nguồn nước, bên cạnh đó là một xã thuần nông chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, do lạm dụng phân bón, hóa chất BVTV, cùng với chất thải chăn nuôi, rác thải, 2 nước thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý... đã gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã. Xuất phát từ thực trạng đó và để đánh giá chất lượng nước đang sử dụng tại địa phương, tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm, qua đó đưa ra một số giải pháp để khắc phục những nguy cơ ô nhiễm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch tại địa phương. Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Dương Minh Ngọc - Giảng viên khoa Môi trường, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nước tại xã Quốc Khánh, huyện tràng định, tỉnh Lạng Sơn”. 1.2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát - Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nước tại xã quốc khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. - Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn xã thông qua 3 mẫu đại diện là mẫu nước khe, nước giếng khoan và nước suối. - Đề xuất một số biện pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước sinh hoạt và cung cấp nước sạch nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân địa phương. 1. 3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập - Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo và tài liệu cho các nghiên cứu khoa học khác có liên quan đến mảng kiến thức này. Đồng thời bổ sung thêm thông 3 tin, số liệu về hiện trạng nước sinh hoạt và chất lượng nước tại xã Quốc Khánh, huyện tràng định, tỉnh Lạng Sơn - Giúp cho sinh viên củng cố hệ thống kiến thức đã học và áp dụng vào thực tế, và tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận những nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức và tích lũy kinh nghiệm thực tế. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Là tài liệu tốt hữu ích đối với địa phương trong công tác quản lý hiện trạng và chất lượng nước trên địa bàn xã. - Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn nước để cải thiện và góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân. Qua đó thấy được hiệu quả kinh tế do công tác quản lý mang lại, góp phần khẳng định, chứng minh nước là nguồn tài nguyên quý giá. Từ đó nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ lấy môi trường sống của mình. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Các khái niệm liên quan - Khái niệm môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Theo khoản 1 điều 3 của luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 ). - Khái niệm ô nhiễm môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Theo khoản 1 điều 3 của luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 ). - Nước và một số khái niệm có liên quan + Trong tự nhiên nước tồn tại ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí, nước đóng băng ở nhiệt độ 00C nước có khối lượng riêng lớn nhất. + Nguồn nước: là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. + Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. + Nước dưới đất: là nước tồn tại ở trong các tầng chứa nước dưới đất. + Nước sinh hoạt: là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người . + Nước sạch: là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam. 5 + Nguồn nước liên tỉnh: là nguồn nước phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trở lên [3]. + Nguồn nước nội tỉnh: là nguồn nước phân bố trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Nguồn nước liên quốc gia: là nguồn nước chảy từ lãnh thổ Việt Nam sang lãnh thổ nước khác hoặc từ lãnh thổ nước khác vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nguồn nước nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng. + Ô nhiễm nguồn nước: là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật cho phép gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật. + Suy thoái nguồn nước: là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc qua các thời kỳ trước đó [3]. + Cạn kiệt nguồn nước: là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh. + Chức năng của nguồn nước: là những mục đích sử dụng nước nhất định dựa trên các giá trị lợi ích của nguồn nước. + Hành lang bảo vệ nguồn nước: là phần đất giới hạn dọc theo nguồn nước hoặc bao quanh nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định [3]. 2.1.2. Vai trò của nước 2.1.2.1. Vai trò của nước đối với cơ thể con người Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được vài ngày nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70% trong lượng cơ thể, 65 – 75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt Huyết 6 tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3 – 4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó đươc chuyển vào máu dưới dạng dịch nước. Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2 – 3 lít nước để đổi mới lượng nước của cơ thể và duy trì các hoạt động sống bình thường. Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như các chức năng các hệ thống trong cơ thể như suy giảm chức năng thận. Những người thường xuyên uống không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật. Khi cơ thể mất trên 10% lượng nước có khả năng gây trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao. Nguy hiểm hơn có thể tử vong nếu lượng nước mất đi 20%. Bên cạnh oxy, nước đóng vai trò quan trọng thứ hai để duy trì sự sống [8]. 2.1.2.2. Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất - Đối với đời sống sinh hoạt. Nước được sử dụng cho nhu cầu ăn uống, tắm giặt hằng ngày và hoạt động vui chơi giải trí như bơi lội,... - Đối với hoạt động nông nghiệp. Tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước để phát triển. Từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít nước, lúa cần 4.500 lít nước để cho ra 1 kg hạt. Dân dan có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hang đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sang, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí của đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng sản lượng lương thực vượt quá tốc độ tăng dân số thế giới. Đối với Việt Nam, nước đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu thổ sông Hồng 7 – các nôi Văn minh của dân tộc, của đất nước, đã làm nên hệ sinh thái nông nghiệp có năng xuất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới, đã làm nên một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới hiện nay. Nước Việt Nam theo nghĩa đen đúng của nó là nước – H2O. - Đối với công nghiệp. Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dung để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học - Đối với các hoạt động nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, thủy điện. + Đối với nuôi trông thủy sản nước là môi trường sống, nuôi trồng thủy sản luôn luôn gắn liền với chất lượng nguồn nước cung cấp. + Với nghành công nghiệp thủy điện nước có vai trò vô cùng quan trọng nước là năng lượng chính để tạo ra nguồn điện. 2.1.3. Các loại ô nhiễm nước a) Dựa vào nguồn gốc ô nhiễm Ô nhiễm nước dựa vào nguồn gốc tự nhiên - Ô nhiễm do đặc tính địa chất của nguồn nước: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm, sunfat, nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều sắt và mangan, nước vùng núi đã chứa nhiều canxi. - Ô nhiễm do mặn, nước mặn theo thủy triều hoặc từ muối mở trong long đất, khi có điều kiện hòa lẫn trong môi trường nước, làm cho nước nhiễm clo, natri. Nồng độ muối khoảng 8 g/lthì hầu hết các thực vật đều bị chết. - Ô nhiễm do mua, tuyết tan, lũ lụt,nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp,kéo theo các chất xuống song, hồ hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả các xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn được gọi là ô nhiễm diện [1]. Ô nhiễm nước dựa vào tính chất ô nhiễm 8 - Ô nhiễm sinh học của nước: ô nhiễm nước về mặt sinh học là do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ các chất thải sinh hoạt , phân, nước rửa của các nhà máy đường giấy, nhà máy đường, lò sát sinh, - Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ: do thải vào nước các chất nitrat, photphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như: Zn, Mn, Cd, Cu, Hg, Cr, Niken là những chất độc cho thủy sinh vật, sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nguồn nước các chất như nitrat, photphat và các chất dùng trong nông nghiệp, các chất thải từ ngành công nghiệp. - Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: ô nhiễm chủ yếu do hidrocacbon, nông dược, các chất tẩy rửa, - Ô nhiễm vật lý: các chất rắn không tan khi được thải vào nguồn nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức là làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ xuyên thấu của ánh sáng. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ [1]. b) Dựa vào môi trường nước - Ô nhiễm nước ngọt. - Ô nhiễm biển và đại dương. c) Dựa vào tính chất ô nhiễm - Ô nhiễm sinh học. - Ô nhiễm hóa học. - Ô nhiễm vật lý. 2.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước 2.1.4.1. Nguồn gốc tự nhiên Môi trường nước bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau gồm nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, tuyết tan,...nhưng nguyên 9 nhân chủ quan chủ yếu do xả thải từ các vùng dân cư khu công nghiệp, các phương tiện giao thong vận tải đường biển. Tuy nhiên ta có thể liệt kê một số nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm nguồn nước như sau. 2.1.4.2 Nguồn gốc nhân tạo - Ô nhiễm do rác thải, nươc thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nito), chất rắn và vi trùng. Nhìn chung mức sống cao thì lượng thải và tải lượng thải càng cao. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường là chứa nhiều tạp chất khác nhau trong đó khoảng 58% là các chất hữu cơ, 42% là các chất vô cơ và mottj lượng lớn vi sinh vật thong thường. Các chất vô cơ phân bố ở dạng tan nhiều hơn so với chất hữu cơ. Các chất hữu cơ phân bố nhiều ở dạng keo và không tan. Phần lớn các vi khuẩn này trong nước thải thường ở các dạng vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, [1]. - Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp. - Bao gồm các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng,...là những nguồn gây ô nhiễm đáng kể. Tổng số các chất thải nông nghiệp xả thải vào nguồn nước khá lớn, đặc biệt là những vùng nông nghiệp phát triển. - Nước tiêu: khoảng 2/3 lượng nước tưới cho cây trồng bị tiêu hao do bốc hơi trên mặt lá, phần còn lại chảy ra các kênh dẫn hoặc thấm xuống nước ngầm nằm ở phía dưới. Hiện tượng hòa tan các muối có trong phân bón và sự cô đặc do bay hơi, phần nước còn lại thường có độ mặn cao từ 3 đến 10 lần so với độ mặn trước đó trong nước. Những ion chủ yếu trong nước sau khi tưới 2+ 2+ + 3- 2- - - gồm Ca , Mg , Na , HCO , S04 , Cl , N03 . 10 - Chất thải động vật: Phân và nước tiểu của động vật là nguồn gây ô nhiễm khá lớn đối với nguồn nước, đặc tính ô nhiễm của chất thải động vật là chứa hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy mang nhiều vi sinh vật gây bệnh. - Nước chảy tràn trên mặt đấ: Nước chảy tràn trên mặt đất do nước mưa hoặc do thoát nước từ đồng ruộng là nguồn ô nhiễm nước song, hồ, nước rửa trôi qua đồng ruộng có thể cuốn theo thuốc trừ sâu, phân bón [1]. Các nguồn nguyên nhân gây ô nhiễm trên nhìn chung đều xuất phát từ ý thức và trách nhiệm của người dân chưa được cao. - Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp. Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo hàng loạt các khu công nghiệp được thành lập ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để. Nước thải công nghiệp chứa các chất hóa học độc hại (kim loại nặng như Pb, Cd, Hg, Cr,), các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học (phenol, chất hoạt động bề mặt,),chất hữu cơ dễ phân huyrsinh học từ các cơ sở sản xuất công nghiệp thực phẩm. Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất. Nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm (đường, sữa, thịt, tôm, cá, nước ngọt, bia..) chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy. Nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có kim loại nặng, sunfua. Nước thải của các xí nghiệp ắc quy ac quy có nồng độ axit, chì cao. Nước thải nhà máy bột giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng, phenol [1]. 2.2. Cơ sở pháp lý - Luật bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII kì họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2015. - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012. 11 - Nghị định số155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch - Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của chính phủ đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 06 năm 2017 về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường. - Thông Tư 01/2015/TT-BTNMT 09/01/2015 Ban Hành Định Mức Kinh Tế - Kỹ Thuật Quan Trắc Và Dự Báo Tài Nguyên Nước - Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường - Thông tư số: 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất. - Thông tư số 16/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt - Các tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt + QCVN 01-1:2018/BYT Chất lượng nước sạch sinh hoạt + QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt + Tiêu chuẩn nước ăn uống QCVN 01:2018/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 04/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009. 12 2.3. Tình hình sử dụng nước ở trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần phát triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc đầu cư dân còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có gặp thời gian khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm được nơi ở mới tốt đẹp hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô tận và cứ như thế qua một thời gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng. Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và càng ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bởi nền công nghiệp mới ra đời, từng dòng người từ nông thôn đổ xô vào các thành phố và khuynh hướng này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Ðô thị trở thành những nơi tập trung dân cư quá đông đúc, tình trạng này tác động trực tiếp đến vấn đề về nước càng ngày càng trở nên nan giải. Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức s...xúc nhiều trong nhân dân b)Văn hóa - Hoạt động văn hóa thể thao được duy trì với nhiều hình thức đa dạng, lễ hội truyền thống dân tộc được khôi phục và duy trì hàng năm vào 21 tháng giêng. Tính đến nay có 780 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa chiếm 54,03%, có 18/28 thôn được công nhận khu dân cư tiên tiến chiếm 64,28%. - Xã Quốc Khánh với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân tộc tày chiếm 29,87%, dân tộc nùng chiếm 67,1%, dân tộc kinh chiếm 1,74% và các dân tộc khác (mường, Hoa, Dao...) chiếm 1,29%. Mỗi dân tộc đều giữ nét đặc trung riêng trong đời sống văn hóa, hòa nhập làm phong phú đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc với những truyền thống lịch sử, văn hóa nghệ thuật. 4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội - ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của xã Quốc Khánh, Huyện Tràng Định ,Tỉnh Lạng Sơn * Thuận lợi Quốc Khánh là một xã vùng III của huyện cách trung tâm huyện 18 km , có hệ thống giao thông đường bộ, có đường liên huyện chạy ngang qua bàn xã các tuyến đường liên xã đi lại dễ dàng không quá khó khăn thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội. - Điều kiện thời tiết khí hậu mát mẻ, thuận tiện cho việc phát triển các loại cây ôn đới và các loại rau vụ đông như su su, bắp cải, cà chua, - Về yếu tố con người: Nhân dân các dân tộc xã Quốc Khánh có truyền thống đoàn kết, cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động, giám nghĩ, giám làm mạnh dạn đầu tư vào sản xuất phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. 32 - Về yếu tố tự nhiên: Nhìn chung với đặc điểm địa hình, khí hậu và điều kiện khí hậu đất đai, tài nguyên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của xã. -Về điều kiện xã hội: Với kết cấu hạ tầng sẵn có phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương có nhiều thuận lợi phát triển dân sinh ngày một nâng lên, đời sống nhân dân được ổn định. * Khó khăn - Địa bàn dân số đông, trình độ dân trí không đồng đều chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhiều khó khăn. - Cơ sở hạ tầng nông thôn đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay, tư liệu sản xuất (đất đai) còn nhỏ lẻ chủ yếu tập chung ở những thung lũng và ven các con suối, các bãi bằng ko lớn thường xen kẽ các đồi đất dốc ảnh hưởng rất lớn tới quy hoạch các vùng kinh tế.. lực chủ yếu là dân tộc thiểu số do vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế và còn dựa vào phong tục tập quán ở địa phương. Thu nhập của người dân chưa cao do vậy sự đóng góp của người dân gặp nhiều khó khăn. - Tập quán canh tác, nhỏ lẻ, lạc hậu. - Về lao động có số lượng đông nhưng phần đa số chưa qua đào tạo chủ yếu là lao động thủ công, năng suất lao động thấp, việc phát triển các ngành nghề khác còn chậm, nhiều lao động sau mùa vụ thiếu việc làm dẫn đến đời sống gặp nhiều khó khăn. 4.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 4.2.1. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh Xã Quốc Khánh là một xã có tài nguyên nước tương đối phong phú với nhiều khe suối, ao hồ Là một xã làm nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp chưa phát triển, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, xa trung tâm thành phố 33 nên vấn đề nước sinh hoạt chưa được quan tâm nhiều. Nguồn nước cấp cho sinh hoạt của xã được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.1: Tình hình sử dụng nguồn nước của người dân xã Quốc Khánh S Nguồn Nước Số hộ Tỷ lệ (%) TT 1Giếng Khoan và nước suối 14 23,30 2 Giếng Đào 0 0 3 Nước Khe và nước suối 36 76,70 4 Khác 0 0 Tổng 50 100 (Nguồn:kết quả điều tra trên địa bàn xã Quốc Khánh năm 2019) 77% Giếng Khoan và nước suối Nước Khe và nước suối 23% Hình 4.2 biểu đồ Thống kê tình hình sử dụng nguồn nước của người dân xã Quốc Khánh Dựa vào kết quả điều tra cho thấy, trên địa bàn xã Quốc Khánh nguồn nước cấp sinh hoạt chủ yếu là nước khe, nước suối (36/50 hộ dân là dùng nước khe và nước suối chiếm 76,70%). Nước khe được người dân đưa về thông qua các ống dẫn nước từ đầu nguồn nước về bể chứa nước của từng hộ và được người dân sử dụng trực tiếp. Còn lại một số hộ do ở xa và khó khăn trong việc đưa các vòi, ống dẫn nước từ đầu nguồn nước nên họ sử dụng nước giếng khoan 34 và nước suối trong việc sinh hoạt hằng ngày nhưng con số này rất ít chỉ chiếm 23.32%. Giếng đào, nước khác như nước máy hầu trên địa bàn xã là không có. 4.2.2. Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh Sau một thời gian thu thập ý kiến của người dân về hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã thông qua bộ câu hỏi phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trong 5 xóm của xã Quốc Khánh đã thu được kết quả như sau. Bảng 4.2: Đánh giá của người dân xã Quốc Khánh về chất lượng nước sinh hoạt STT Ý Kiến Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Rất tốt 6 10 2 Tốt 35 75 3 Không tốt 9 15 4 Ý kiến khác 0 0 Tổng 50 100 (Nguồn : Kết quả tổng hợp điều tra các hộ dân trên địa bàn xã Quốc Khánh năm 2019) Qua bảng cho thấy 75% ý kiến của người dân cho rằng nguồn nước sinh họat hiện tại là hợp vệ sinh. Tuy nhiên có 15% ý kiến của người dân là nguồn nước đang sử dụng không tốt do nước dẫn trực tiếp từ khe trên đồi về bể chứa tại nhà chưa qua sử lý, thỉnh thoảng bị đục do thời tiết trời mưa, sau khi đun có cặn vôi đọng lại ở đáy phích, siêu. Cụ thể: Bảng 4.3. Đánh giá màu sắc, mùi vị nước sinh hoạt xã Quốc Khánh Vị Màu sắc Mùi Chỉ tiêu Bình Bình Màu Không đánh giá Vị lạ Mùi lạ thường thường lạ mùi Số phiếu 50 0 45 5 50 0 Tỉ lệ (%) 100 0 83 17 100 0 (Nguồn : Kết quả điều tra trên địa bàn xã Quốc Khánh năm 2019) Qua bảng tổng hợp ý kiến của người dân về chất lượng nước sinh hoạt tại xã cho thấy + 100% ý kiến cho rằng nước sinh hoạt không có vị lạ + 83% ý kiến cho nước có màu sắc bình thường 35 + 17% ý kiến nước có màu sắc lạ + 100% ý kiến người dân cho là nước không có mùi lạ Tỉ lệ các hộ dân sử dụng hệ thống lọc nước được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.4. Tỉ lệ các hộ gia đình sử dụng hệ thống lọc nước Hình thức lọc nước Số phiếu Tỷ lệ % Có sử dụng 20 38,33 Không sử dụng 30 61,67 Tổng 50 100 (Nguồn : Kết quả điều tra trên địa bàn xã Quốc Khánh năm 2019) Qua điều tra thực tế cho thấy, một số hộ gia đình có sử dụng hệ thống lọc nước, chủ yếu là các máy lọc loại nhỏ. Còn phần lớn các hộ gia đình đều dùng trực tiếp nước khe. Cho thấy người dân đã quan tâm tới chất lượng nước sinh hoạt. 4.3. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh. 4.3.1 Đánh giá chất lượng nước khe trên địa bàn xã Quốc Khánh. Chất lượng nước khe trên địa bàn xã Quốc Khánh được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.5: Kết quả phân tích nước khe Kết quả phân tích QCVN STT chỉ tiêu Đơn vị Nước khe 01:2018/BYT 1 pH - 6,92 6,0-8,5 2 DO mg/l 3,04 - 3 TSS mg/l 120,00 - 4 Độ Đục NTU 0,00 2 5 Độ Cứng mg/l 340,00 300 6 COD mg/l 32,00 - 7 BOD5 mg/l 25,60 - - 8 NO3 mg/l 0,54 2 9 Fe mg/l 0,43 0,3 10 Cl- mg/l 1,73 250 (Nguồn: Phòng thí nghiệm khoa môi trường –ĐH Nông Lâm) 36 Ghi chú: QCVN 01:2018/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt Nhận xét: qua bảng 4.5 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 01:2018/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên có 2 chỉ tiêu nằm ngoài giới hạn cho phép là độ đục và Fe. Cụ thể: Chỉ tiêu Fe: Fe(mg/l) 0.5 0.43 0.4 0.3 0.3 0.2 Fe 0.1 0 Nước khe QCVN 01:2018/BYT Hình 4.3. Kết quả phân tích chỉ Fe nước khe Kết quả phân tích Fe trong nước khe là 0,43 mg/l vượt qua giới hạn cho phép QCVN 01:2018/BYT là 0,43 lần, không đảm bảo cho sử dụng vào mục đích sinh hoạt. Chỉ tiêu Độ cứng: Độ Cứng 360 340 340 320 300 Độ Cứng 300 280 Nước khe QCVN 01:2018/BYT Hình 4.4. Kết quả phân tích chỉ tiêu độ cứng của nước khe Kết quả phân tích Độ cứng trong nước khe là 340 mg/l vượt qua giới hạn cho phép QCVN 01:2018/BYT. Người dân ở xã cũng phản ánh khi đun 37 nước uống thường thấy có cặn ở đáy siêu, phích. Nguyên nhân có thể do nước khe chảy qua vùng núi đá vôi. 4.3.2 Đánh giá chất lượng nước giếng khoan trên địa bàn xã Quốc Khánh Chất lượng nước giếng khoan trên địa bàn xã Quốc Khánh được tổng hợp cụ thể trong bảng 4.6 Bảng 4.6. Kết quả phân tích nước giếng khoan Kết quả QCVN STT chỉ tiêu Đơn vị phân tích 01:2018/BYT 1 pH - 6,12 6,0-8,5 2 DO mg/l 3,03 - 3 TSS mg/l 130,00 - 4 Độ Đục NTU 0,00 2 5 Độ Cứng CaCO3/l 460,00 300 6 COD mg/l 16,00 - 7 BOD5 mg/l 12,80 - - 8 NO3 mg/l 0,80 2 9 Fe mg/l 0,43 0,3 10 Cl- mg/l 0,90 250 (Nguồn: Phòng thí nghiệm khoa môi trường –ĐH Nông Lâm) Ghi chú: QCVN 01:2018/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt Nhận xét: qua bảng 4.6 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 01:2018/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên vẫn có chỉ tiêu nằm ngoài giới hạn cho phép, ko đảm bảo an toàn cho người dân khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt. Cụ thể 38 9 8.5 8 7 6.12 6 5 Nước giếng 4 QCVN 01:2018/BYT 3 2 2 1 0.8 0.43 0.3 0 pH NO3(mg/l) Fe(mg/l) Hình 4.5 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước giếng Kết quả phân tích Fe trong nước giếng là 0,43 mg/l vượt qua giới hạn cho phép QCVN 01:2018/BYT là 1,43 lần. Nước giếng bị nhiễm sắt có mùi tanh và hơi có màu. Độ Cứng 500 450 400 350 300 250 Độ Cứng 200 150 100 50 0 Nước giếng QCVN 01:2018/BYT Hình 4.6 Kết quả phân tích chỉ tiêu độ cứng trong nước giếng Kết quả phân tích Độ cứng trong nước giếng là 460 mg/l vượt qua giới hạn cho phép QCVN 01:2018/BYT là 1,53 lần. Cần có biện pháp khử sắt, giảm độ cứng trong nước giếng hoặc sử dụng máy lọc nước để đảm bảo cho sức khỏe của người dân. 39 4.3.3. Đánh giá chất lượng nước suối trên địa bàn xã Quốc Khánh Chất lượng nước suối trên địa bàn xã Quốc Khánh được tổng hợp cụ thể trong bảng 4.7 Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng nước suối Kết quả QCVN STT Chỉ tiêu Đơn vị phân tích 08:2015/BTNMT 1 PH - 6,39 5,5-9 2 DO mg/l 4,59 ≥ 4 3 TSS mg/l 90,00 100 4 Độ Đục NTU 0,00 - 5 Độ Cứng CaCO3/l 107,00 - 6 BOD5 mg/l 19,20 15 7 COD mg/l 24,00 30 8 Fe mg/l 0,43 1,5 - 9 NO3 mg/l 1,65 10 10 Cl- mg/l 0,81 350 (Nguồn: Phòng thí nghiệm khoa môi trường –ĐH Nông Lâm) Ghi chú: QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Nhận xét: qua bảng 4.7 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Tuy nhiên vẫn có chỉ tiêu nằm ngoài giới hạn cho phép. 120 100 100 90 80 60 nước suối QCVN 08:2015/BTNMT 40 30 24 19.215 20 10 1.65 0 TSS (mg/l) BOD5 (mg/l) COD (mg/l) NO3- (mg/l) Hình 4.7 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước suối 40 Kết quả phân tích cho thấy chỉ có chỉ tiêu BOD5 là vượt quá giới hạn cho phép. Tuy nhiên trên địa bàn xã, nước suối được dung chủ yếu cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp, tắm rửa, giặt giũ chứ không sử dụng cho mục đích ăn uống. 4.3.4. Tổng hợp kết quả phân tích nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả phân tích nước sinh hoạt xã Quốc Khánh Kết quả phân tích TT Chỉ tiêu Đơn vị M1 M2 M3 1 pH - 6,39 6,92 6,12 2 DO mg/l 4,59 3,04 3,03 3 TSS mg/l 90,00 120,00 130,00 4 Mùi vị - 0 0 5 Màu sắc - 0 0 6 Độ Đục NTU 0,00 0,00 0,00 7 Độ Cứng Mg CaCO3/l 107,00 340,00 460,00 8 COD mg/l 19,20 32,00 16,00 9 BOD5 mg/l 24,00 25,60 12,80 - 10 NO3 mg/l 0,43 0,54 0,80 11 Fe mg/l 1,65 0,43 0,43 12 Cl- mg/l 0,81 1,73 0,90 (Nguồn: Kết quả phân tích mẫu nước tại phòng thí nghiệm khoa môi trường của trường đại học nông lâm thái nguyên 16/04/2019) Nhìn chung đa số các chỉ tiêu trong mẫu nước sinh hoạt (nước khe, nước giếng, nước suối) tại xã Quốc Khánh đều trong giới hạn cho phép của QCVN 01:2018/BYT vào thời điểm lấy mẫu. Tuy nhiên thời tiết mưa bão, vị trí địa lí cũng làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sinh hoạt do sự hòa tan của một số khoáng chất trong đất, từ rác thải của môi trường xung quanh Chính vì vậy cần có 1 số giải pháp xử lý nguồn nước ô nhiễm đặc biệt chú ý tới giảm độ 41 cứng, khử sắt trong nước. Các hộ dân nên sử dụng máy lọc nước trước khi sử dụng cho mục đích ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. 4.3.5. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 4.3.5.1. Ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình Rác thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước tại xã: Bảng 4.9. Thống kê tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình tại xã Quốc Khánh STT Loại hình xử lý Số hộ Tỉ lệ% 1 Đốt 11 18,33 2 Chôn lấp 0 0 3 Đổ xuống ao,kênh mương 39 81,67 4 Ủ làm phân 0 0 5 Đổ ra đường 0 0 6 Thu gom để xử lý 0 0 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả phiếu điều) Qua bảng có thể cho ta thấy các hộ gia đình đa phần là xả thẳng ra môi trường bên ngoài. Đó chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt nói riêng. Chất thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu của xã Quốc Khánh là các loại rơm, rạ, xác động thực vật, chất thải trong chăn nuôi, Các chất thải này có tính chất dễ bị phân hủy, thối rữa nhanh thành các hợp chất vô cơ và hữu cơ khác nhau gây mùi hôi thối, khó chịu, nếu không được xử lí kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân và môi trường trong khu vực. Trong những năm gần đây người dân đang mở rộng quy mô chuồng trại để phát triển kinh tế nhưng phương thức trong chăn nuôi đa phần vẫn làm theo kiểu cũ đó là phân, nước cùng với thức ăn dư thừa của gia súc, gia cầm được thải trực tiếp ra đất hố phân . Khi gặp trời mưa chỗ nào thuận thì trôi đi, chỗ nào không có mương thì chảy tràn trên đường làm mất vệ sinh, cảnh quan, còn nếu trời nắng thì gây bốc mùi hôi thối khó chịu. Đó còn là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các kí sinh trùng gây bệnh phát sinh, phát tán vào không khí và 42 nguồn nước sinh hoạt, nước thải ngấm vào nguồn nước ngầm.Trên địa bàn xã, một số hộ gia đình đã dùng hệ thống hầm Biogas. Sử dụng công nghệ này vừa rẻ tiền, vừa bảo đảm vệ sinh môi trường lại giải quyết vấn đề chất đốt cho vùng nông thôn, đang được lan rộng trong khu vực cũng như các vùng khác. 4.3.5.2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt Bảng 4.10. Thống kê tình hình xử lý nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình tại xã Quốc Khánh STT Loại hình xử lý Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Thải ra ao 9 15 2 Cống thải 0 0 3 Thải ra kênh mương 13 22 4 Thải trực tiếp ra đất 29 63 5 Nơi khác 0 0 Tổng 50 100 (Nguồn: Kết quả phiếu điều) Qua kết quả thống kê và điều tra 50 hộ trên ta thấy, nước thải sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn xã Quốc Khánh đa phần được thải trực tiếp ra môi trường đất chiếm 63% thải ra kênh mương, chiếm 22 %, thải ra ao chiếm 15%. Nguồn nước thải sinh hoạt chủ yếu của địa bàn xã là từ các hộ gia đình, trường học,... Thành phần của nước thải sinh hoạt chủ yếu là các chất dễ phân hủy sinh học, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng chủ yếu là Nitơ và photpho, chứa nhiều tạp chất,... Phần lớn nước thải sinh hoạt chứa các vi khuẩn gây bệnh. Nước thải sinh hoạt của người dân không qua bất cứ quy trình xử lí nào mà thải ra kênh mương, ao hồ, thải trực tiếp ra đất,... sau đó nó sẽ ngấm xuống đất xuống nước ngầm và nước giếng gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. 4.3.5.3. Ô nhiễm nguồn nước do hoạt đông sản suất nông nghiệp 43 Dân cư trong địa bàn xã chủ yếu là canh tác nông nghiệp đất nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp 3.619,74 ha (95,08%) việc sử dụng thuốc bảo vệ thuốc bảo vệ thực vậy trong nông nghiệp là biện pháp phong tránh các loại sâu bệnh giúp tăng năng suất cây trồng. Nhưng bên cạnh đó thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng sấu đến môi trường đất, nước là không hề nhỏ đến chất lượng nguồn nước Việc sử dung các loại phân bón hóa học trong sản suất nông nghiệp cũng gay ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Trong đó môi trường đất và nước là hai môi trường đất và nươc là chịu ảnh hưởng trục tiếp do hoạt động bón phân hoá học. Hiện tại nguồn nước bị ô nhiễm do hoạt động canh tác nông ngiệp tại địa phương là chưa đáng kể nhung với tình trạnh sử dụng tràn lanh thuốc bảo vẹ thực vật và các lại phân bón hóa học như hiện nay việc ô nhiễm môi trương nước trên địa bàn xã nói chung và nước sinh hoạt nói riêng là không thể tránh khỏi. 4.4. Đề xuất một số biện pháp kiểm soát môi trường nước sạch sinh hoạt tại Xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn Qua thời gian tìm hiểu điều tra, khảo sát và dựa vào kết quả phân tích chỉ tiêu về mẫu nước sinh hoạt tại phòng thí nghiệm của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Để nâng cao chất lượng môi trương nước sinh hoạt tại xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn tôi có đề xuất một số gải pháp như sau. 4.4.1 Biện pháp tuyên truyền giáo dục Cần tiến hành nhanh chóng hơn nữa các hoạt động giáo dục và quảng cáo tuyên truyền cho việc nâng cao ý thức của quần chúng trong công tác bảo vệ môi trường nước, nâng cao chất lượng cuộc sống. Để đạt được những mục đích đó cần: 44 + Trong nhà trường cần phát động phong trào bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp bằng các hình thức quét dọn, tổng vệ sinh nhà trường cũng như ngoài đường phố. Đoàn, đội thường xuyên tích cực tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường, các buổi ngoại khoá nâng cao nhận thực và tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường. Khuyến khích trường học tổ chúc các hoạt đọng nhằm yêu thiên nhiên, đất nước, ý thức của các em học sinh tại trường học đặc biệt là tại các lớp mẫu giáo, tiểu học và trung học phổ thông. + Tại các thôn tổ chức các buổi lao động tập thể nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình về chính chính nguồn nước sinh hoạt mình đang sử dụng. Tuyên truyền cho người dân hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa tài nguyên nước nguồn nước sạch sinh hoạt hằng ngày và môi trường với sức khỏe của gia đình mình để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân họ. + Tổ chức các hoạt động cụ thể như: Ngày môi trường thế giới, ngày nước sạch thế giới, tuần lễ xanh, + Tuyên truyền để người dân biết được tầm quan trọng của nguồn nước và tác hại của ô nhiễm nguồn nước đối với đời sống và sức khỏe để từ đó nâng cao ý thức của người dân trong việc BVMT nói chung và bảo vệ môi trường nước nói riêng. + Tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường đến từng người dân góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân theo phương pháp mà luật BVMT đã đề ra “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình”. - Đào tạo chuyên gia và cán bộ cho việc thực thi chương trình chuyển giao công nghệ kỹ thuật hỗ trợ cho việc giám sát thi công các công trình sử lý nước sinh hoạt. 45 4.4.2. Biện pháp luật pháp và chính sách Để bảo vệ tốt nguồn nước thì cơ quan quản lí môi trường cần có những chính sách phù hợp, hỗ trợ, khuyến khích người dân như: Nhà nước cần quan tâm thoả đáng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ cung cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn cho các cấp như: cấp huyện, cấp xã, cấp thôn, mở các lớp tập huấn tại xã nhằm nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ cũng như người dân về nước sạch sinh hoạt. Hỗ trợ kinh phí cho người dân để xây dựng bể Biogas, nhà vệ sinh hợp vệ sinh và hệ thống thoát nước thải. Có thể hỗ trợ 100% cho các đối tượng chính sách thuộc các hộ quá nghèo trong việc xây dựng công trình cung cấp nước sinh hoạt đối với vệ sinh môi trường. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình: Chính quyền các cấp cần kết hợp với các đoàn thể quần chúng tuyên truyền cho người dân những hiểu biết cơ bản về lợi ích của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình để họ tự giác thực hiện. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình thích hợp sẽ làm cho ổn định các khu dân cư, ổn định cuộc sống, ổn định các nhu cầu cung cấp nước sạch trên toàn địa bàn xã góp phần nâng cao tỉ lệ cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân xã. Đưa ra các quy định cụ thể về BVMT nói chung và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt nói riêng để người dân chấp hành như: + Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của suối, ao, hồ, kênh, mương, rạch,.... + Nguồn nước mặt như suối, hồ, ao, kênh, mương, rạch,.. trong xã phải được cải tạo, quy hoạch và bảo vệ. 4.4.3. Biện pháp kinh tế Các biện pháp kinh tế được sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt động quản lý vi mô và vĩ mô đối với nền kinh tế. Trong quản lý và bảo vệ môi trường 46 nói chung và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt nói riêng thì các biện pháp kinh tế cũng phát huy tác dụng của nó. Thực chất của biện pháp kinh tế là dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, cho cộng đồng. Các biện pháp kinh tế được áp dụng trong việc kiểm soát môi trường nước sạch sinh hoạt của xã như: - Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của luật này và các quy định khác của các luật có liên quan. - Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tùy tính chất, mức độ vi phạm thì bị xử lý kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Để nâng cao hiệu quả của công cụ kinh tế trước tiên cần triển khai một số công việc như - tăng cường tuyên truyền phổ biến chính sách tài chính về tàu nguyên nước hiện tại, cần tổ chức việc thu thuế tài nguyên nước trên địa bàn. - Xử lý ô nhiễm nguyên nước trong khai thác và xử dụng tài nguyên nước và xã hội hóa việc cung ứng các dịnh vụ về nước, ba hành các chính sách, lệ phí và các quy định về kinh tế - kỹ thuật trong quản lý tài nguyên nước. 4.4.4. Biện pháp kĩ thuật Xã Quốc Khánh là một xã thuần nông 100% dân cư trong xã là sản xuất nông nghiệp (làm ruộng) làng xã rải rác từng thôn, xóm không tập trung nên việc quy hoạch sử lý nước thải, chất thải sinh hoạt là vô cùng khó khăn. Vậy để 47 bảo vệ nguồn nước sinh hoạt để cho nguồn nước ít bị ảnh hưởng chúng ta cần phải có một số biện pháp. - Quy hoạch hệ thống thoát nước thải: Hiện tại trên địa bàn xã chưa có hệ thống thoát nước thải hợp vệ sinh. Vì vậy cần xây dựng hệ thống thoát nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải trong chăn nuôi,... Hệ thống thoát nước thải cần phải được xây dựng đúng kỹ thuật như có nắp đậy kín, không bị rò rỉ ra ngoài,... - Quy hoạch xử lý nước thải: Phải xử lý nước thải trước khi xả vào sông suối, ao, hồ, kênh mương. Không đổ nước thải chưa qua xử lý vào hố để tự thấm vào đất hoặc để chảy tràn lan trên bề mặt đất. Nước thải sinh hoạt cần được thu gom, xử lý trong khu xử lý tập trung trước khi thải ra môi trường. - Quy hoạch bãi rác tập trung: Đầu tư xây dựng bãi rác thải tập trung Tiến hành thu gom rác thải trên địa bàn xã theo hợp đồng dịch vụ. - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt nhờ các loài thực vật thủy sinh như bèo, rau muống, rau ngổ, hoa súng, hoa sen,... - Không lấn chiếm lòng sông, kênh rạch để xây nhà, chăn nuôi thủy sản hay quây vùng trên các đoạn suối để nuôi ngan nuôi vịt làm ô nhiễm môi trường nước. Việc nuôi trồg thủy sản trên các dòng nước mặt phải theo quy hoạch. - Trong sản xuất nông nghiệp phải có chế độ tưới nước, bón phân phù hợp. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu hóa chất bảo vệ thực vật dư thừa, không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng các phương pháp sinh học để tiêu diệt sâu bọ, côn trùng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Khai thác nguồn nước ngầm đúng kỹ thuật: + Khoan giếng đúng kỹ thuật: cần có hiểu biết về kỹ thuật khoan, hiểu biết sơ cấp về cấu trúc địa chất do đó khi muốn khoan giếng phải thuê đơn vị có chức năng hành nghề khoan. 48 + Phải chôn lấp giếng không còn sử dụng: Các giếng khoan hư hoặc không còn sử dụng phải trám lấp đúng quy trình kỹ thuật để tránh xâm nhập nước bẩn vào tầng chứa nước. + Có đới bảo vệ vệ sinh giếng: Các giếng khai thác nước phải cách xa nhà vệ sinh, xa suối, ao, hồ, kênh mương hệ thống xả thải, hệ thống xử lý nước thải từ 10 m trở nên. Không khoan giếng gần đường giao thông, không bố trí các vật dụng dễ gây ô nhiễm như hóa chất dầu nhớt,... gần khu vực giếng. 4.4.5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường - Tăng cường công tác công tác quản lý nhà nước về môi trường đặc biệt là về quản lý tài nguyên nước, đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra, giám sát về quy hoạch sử dụng đât, nước mặt, nước ngầm. - Xây dựng các kế hoạch, công tác quản lý giám sát các biến động môi trường đến từng hộ gia đình. - Tập huấn kỹ thuật cho người dân về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bón phân hợp lý sao cho hạn chế được thấp nhất và hiệu quả nhất. 49 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Sau quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài “đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nước tại xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” có thể rút ra một số kết luận như sau: - Người dân trên địa bàn xã Quốc Khánh sử dụng nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nguồn nước khe và nước suối dẫn từ trên đồi về sử dụng với tỉ lệ là 76,70%. Ngoài ra còn có một số hộ sử dụng nước giếng khoan để dùng trong sinh hoạt hằng ngày nhưng chiếm tỉ lệ rất ít chỉ có 23,30% so với toàn xã. - Nước giếng khoan: Đa số các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 01:2018/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên có 2 chỉ tiêu nằm ngoài giới hạn là Độ cứng và Fe vượt qua giới hạn cho phép với lần lượt là 1,53 và 1,43 lần. - Nước khe: Kết quả phân tích nước khe cho thấy đa số các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 01:2018/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên có 2 chỉ tiêu là Độ cứng (3340mg/l) và Fe (0,43mg/l) vượt qua giới hạn cho phép. - Nguồn nước suối phục vụ cho sinh hoạt chăn nuôi cũng như tưới tiêu hằng ngày với các chỉ tiêu phân tích từ phòng thí nghiệm trường đại học Nông - Lâm Thái Nguyên pH=6,39, Độ Cứng = 107,00, COD=24,00, Fe=0,43, NO3 - =1,65, Cl =0,81, BOD5=19,20 đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT . 5.2. Kiến nghị Từ kết quả nghiên cứu trên, để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như bảo vệ nguồn nước sinh hoạt ở xã Quốc Khánh em đưa ra một số kiến nghị sau: 50 - Tăng cường thanh tra, kiểm tra phát hiện các sai phạm, vi phạm và có biện pháp tiến hành xử lý kịp thời. - Xây dựng các hố chứa rác, nước thải tập chung xây dựng trạm xử lý nước thải. Đầu tư hỗ trợ người dân để họ có đủ khả năng xây dựng cống thải, nhà vệ sinh, chuồng trại hợp vệ sinh. - Thường xuyên quan trắc đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt để có biện pháp bảo vệ tốt nhất. - Xây dựng thêm hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân trên địa bàn xã Quốc Khánh - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về môi trường nói chung và môi trường nước sạch sinh hoạt cho người dân nói riêng. - Tuyên truyền sâu rộng và phổ biến để vận động người dân tham gia vào xây dựng các hệ thống công trình cung cấp nước tập trung làm cho người dân hiểu được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia vào sử dụng nước sạch và quản lý công trình. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục quản lý tài nguyên nước (2006), “Tuyển chọn các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước”, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 2. Nguyễn Sỹ Dũng (2007), “Nước sạch và vệ sinh môi trường vấn đề của toàn xã hội”, Tạp chí môi trường và cuộc sống, Hội nước sạch - Môi trường Việt Nam. 3. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (2013), “Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng tài nguyên nước trường” 4. Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Thanh Hải (2010), “Bài giảng ô nhiễm môi trường”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 5. Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/ được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. 6. Luật tài nguyên nước năm 2012 được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 2 /6/2012. 7. Nguyễn Ngọc Nông, Đặng Thị Hồng Phương (2006), “Bài giảng luật và chính sách môi trường”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 8. Dư Ngọc Thành (2008),“Bài giảng quản lý tài nguyên nước và khoáng sản ”. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 9. Nguyễn Viết Tôn (2007), “Hiệu quả thiết thực từ chương trình nước sạch”, Tạp chí nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 10. Nguyễn Trung (2012), “Đưa nước sạch về nông thôn”, PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THU THẬP THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI XÃ QUỐC KHÁNH, HUYỆN TRÀNG ĐỊNH, TỈNH LẠNG SƠN Người phỏng vấn: Thời gian phỏng vấn: Ngày .tháng. năm 2019. Phần 1. THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên: Tuổi:. Nam, Nữ. 2. Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hien_trang_nuoc_sinh_hoat_va_de_xuat_giai_phap_nang.pdf
Tài liệu liên quan