Đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm của tỉnh Bình Phước từ năm 2005 đến 2009 và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày BVMT : Bảo vệ Môi trường COD : Nhu cầu oxy hóa học DTTN : Diện tích tự nhiên ĐTM : Đánh giá tác động môi trường KCN : Khu công nghiệp QLMT : Quản lý môi trường QL : Quốc lộ QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TN&MT : Tài nguyên và Môi trường UBND : Ủy ban nhân dân XLNT : Xử lý nước thải WB : Ngân hàng thế giới WWF : Qũy Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biến thiên giá trị pH trong nước mặt qua các

doc94 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm của tỉnh Bình Phước từ năm 2005 đến 2009 và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đợt 18 Biểu đồ 2.2: Biến thiên giá trị DO trong nước mặt qua các đợt 19 Biểu đồ 2.3: Biến thiên giá trị SS trong nước mặt qua các đợt 20 Biểu đồ 2.4: Biến thiên giá trị BOD trong nước mặt qua các đợt 21 Biểu đồ 2.5: Biến thiên giá trị COD trong nước mặt qua các đợt 22 Biểu đồ 2.6: Biến thiên giá trị NH4+ trong nước mặt qua các đợt 23 Biểu đồ 2.7: Biến thiên giá trị NO3- trong nước mặt qua các đợt 24 Biểu đồ 2.8: Biến thiên giá trị photphat trong nước mặt qua các đợt 25 Biểu đồ 2.9: Biến thiên giá trị Fe trong nước mặt qua các đợt 26 Biểu đồ 2.10: Biến thiên giá trị Clorua trong nước mặt qua các đợt 27 Biểu đồ 2.11: Biến thiên giá trị Cu trong nước mặt qua các đợt 28 Biểu đồ 2.12: Biến thiên giá trị Pb trong nước mặt qua các đợt 29 Biểu đồ 2.13: Biến thiên giá trị As trong nước mặt qua các đợt 30 Biểu đồ 2.14: Biến thiên giá trị Zn trong nước mặt qua các đợt 31 Biểu đồ 2.15: Biến thiên giá trị Xyanua trong nước mặt qua các đợt 32 Biểu đồ 2.16: Biến thiên giá trị Coliform trong nước mặt qua các đợt 33 Biểu đồ 2.17: Biến thiên giá trị dầu mỡ trong nước mặt qua các đợt 34 Biểu đồ 2.18a: Biến thiên giá trị pH trong nước giếng khoan qua các năm 37 Biểu đồ 2.18b: Biến thiên giá trị pH trong nước giếng đào qua các năm 37 Biểu đồ 2.19a: Biến thiên hàm lượng TDS của giếng khoan qua các năm 38 Biểu đồ 2.19b: Biến thiên hàm lượng TDS của giếng đào qua các năm 38 Biểu đồ 2.20a: Biến thiên hàm lượng Clo của giếng khoan qua các năm 39 Biểu đồ 2.20b: Biến thiên hàm lượng Clo của giếng đào qua các năm 39 Biểu đồ 2.21a: Biến thiên hàm lượng Sulfat của giếng khoan qua các năm 40 Biểu đồ 2.21b: Biến thiên hàm lượng Sunfat của giếng đào qua các năm 40 Biểu đồ 2.22a: Biến thiên hàm lượng Nitrat của giếng khoan qua các năm 41 Biểu đồ 2.22b: Biến thiên hàm lượng Nitrat của giếng đào qua các năm 41 Biểu đồ 2.23a: Biến thiên hàm lượng Nitrit của giếng khoan qua các năm 42 Biểu đồ 2.23b: Biến thiên hàm lượng Nitrit của giếng đào qua các năm 42 Biểu đồ 2.24a: Biến thiên hàm lượng Coliform của giếng khoan qua các năm 43 Biểu đồ 2.24b: Biến thiên hàm lượng Coliform của giếng đào qua các năm 43 Biểu đồ 2.25a: Biến thiên hàm lượng Cu của giếng khoan qua các năm 44 Biểu đồ 2.25b: Biến thiên hàm lượng Cu của giếng đào qua các năm 44 Biểu đồ 2.26a: Biến thiên hàm lượng Mn của giếng khoan qua các năm 45 Biểu đồ 2.26b: Biến thiên hàm lượng Mn của giếng đào qua các năm 45 Biểu đồ 2.27a: Biến thiên hàm lượng Fe của giếng khoan qua các năm 46 Biểu đồ 2.27b: Biến thiên hàm lượng Fe của giếng đào qua các năm 46 Biểu đồ 2.28a: Biến thiên hàm lượng Zn của giếng khoan qua các năm 47 Biểu đồ 2.28b: Biến thiên hàm lượng Zn của giếng đào qua các năm 47 Biểu đồ 2.29a: Biến thiên hàm lượng Asen của giếng khoan qua các năm 48 Biểu đồ 2.29b: Biến thiên hàm lượng Asen của giếng đào qua các năm 48 Biểu đồ 2.30a: Biến thiên hàm lượng NH4+ của giếng khoan qua các năm 49 Biểu đồ 2.30b: Biến thiên hàm lượng NH4+ của giếng đào qua các năm 49 Biểu đồ 2.31: Biến thiên hàm lượng bụi trong không khí trên địa bàn tỉnh 54 Biểu đồ 2.32: Biến thiên hàm lượng khí NO2 trong không khí trên địa bàn Tỉnh Biểu đồ 2.33: Biến thiên hàm lượng SO2 trong không khí trên địa bàn Tỉnh 55 Biểu đồ 2.34 : Biến thiên hàm lượng CO trong không khí trên địa bàn tỉnh 55 Biểu đồ 2.35: Biến thiên hàm lượng NH3 trong không khí trên địa bàn Tỉnh 56 Biểu đồ 2.36: Biến thiên hàm lượng hơi Pb trong không khí trên địa bàn Tỉnh 56 Biểu đồ 2.37: Biến thiên nhiệt độ trong không khí trên địa bàn Tỉnh 57 Biểu đồ 2.38: Biến thiên độ ẩm trong không khí trên địa bàn Tỉnh 57 Biểu đồ 2.39: Biến thiên độ ồn trong không khí trên địa bàn Tỉnh 58 Biểu đồ 2.40: Bảng biến thiên hàm lượng As trong đất 64 Biểu đồ 2.41: Bảng biến thiên hàm lượng Cd trong đất 64 Biểu đồ 2.42: Bảng biến thiên hàm lượng Cu trong đất 65 Biểu đồ 2.43: Bảng biến thiên hàm lượng Zn trong đất 65 Biểu đồ 2.44: Bảng biến thiên hàm lượng Zn trong đất 66 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước giai đoạn 2005 – 2009 Bảng 2.1: Vị trí quan trắc mẫu nước mặt Bảng 2.2: Các vị trí quan trắc nước ngầm Bảng 2.3: Vị trí quan trắc mẫu không khí Bảng 2.4: Vị trí quan trắc mẫu đất Bảng 3.1: Các bệnh thường gặp do ô nhiễm môi trường tỉnh Bình Phước LỜI MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Tỉnh Bình Phước là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp với Campuchia, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Bình Phước là tỉnh nối tiếp giữa Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ có diện tích tự nhiên là 6.874,62 km2 và tọa độ địa lý: Từ 11017’ đến 12019’ vĩ độ Bắc và từ 106024’ đến 107025’ kinh độ Đông. Trong quá trình phát triển kinh tế, các hoạt động kinh tế xã hội, làm chất lượng môi trường của tỉnh ngày càng có xu hướng suy giảm và diễn biến phức tạp hơn. Tỉnh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường cần giải quyết như: Nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh bị ô nhiễm cục bộ do nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất không qua xử lý mà thải trực tiếp xuống hệ thống sông suối. Ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động sản xuất công nghiệp (chế biến hạt điều, cao su, bột mì, bột giấy và khai thác đá xây dựng …), hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn không được thu gom triệt để, hình thức xử lý chủ yếu là chôn lấp. Tài nguyên đất bị thoái hóa, bạc màu, xói mòn do phương thức canh tác lạc hậu. Suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học do khai thác, đốt phá rừng, nhu cầu đất đai cho trồng trọt … Mục đích và nội dung đề tài 2.1 Mục đích đề tài Đồ án nêu lên sự tương tác qua lại giữa các lĩnh vực kinh tế xã hội với các thành phần môi trường; nêu lên hiện trạng các thành phần môi trường tỉnh Bình Phước. Từ đó, đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp để bảo vệ môi trường. Nội dung của đề tài Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh bình phước Thu thập số liệu về hiện trạng môi trường tỉnh Bình Phước Hiện trạng môi trường nước Hiện trạng môi trường không khí Hiện trạng môi trường đất Đánh giá tác động ô nhiễm đến môi trường Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường Giới hạn đề tài Dự án đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm từ 2005-2009 là một dự án lớn của tỉnh. Nên đòi hỏi phải có thời gian dài và nguồn nhân lực. Hơn thế nửa, dự án gặp khó khăn trong quá trình thu thập số liệu. Do trong khuôn khổ của luận văn của một sinh viên với thời gian có hạn nên đề tài không thể đánh giá hết mọi vấn đề môi trường của tỉnh nên trong báo cáo chỉ đánh giá giá được hiện trạng môi trường nước, không khí, đất của tỉnh Bình Phước. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin: Tổng hợp và phân tích nghiên cứu có liên quan để thu thập các thông tin cần thiết. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu từ các cơ quan, Internet và các dự án, đề tài có liên quan. Phương pháp xử lý số liệu: Nhập các thông tin đã thu thập được vào phần mềm Excel, xử lý và đưa ra bảng số liệu, dựa vào các bảng số liệu và biểu đồ để phân tích và đánh giá. Phương pháp so sánh: Sử dụng các số liệu thu thập được để so sánh và rút ra nhận xét. Phương pháp đánh giá: dựa trên các số liệu đã thu thập và phân tích được để đánh giá và nhận xét vấn đề. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Tỉnh Bình Phước là một tỉnh miền núi nằm về phía Tây của vùng Đông Nam Bộ. Có diện tích tự nhiên là 6.874,62 km2 (chiếm khoảng 2,07% diện tích cả nước và bằng khoảng 30% diện tích vùng Đông Nam Bộ), được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 11017’ đến 12019’ vĩ độ Bắc và 106024’ đến 107025’ kinh độ Đông. Hiện tại tỉnh Bình Phước có 7 huyện (Bù Gia Mập, Đồng Phú, Hớn Quản, Bù Đăng, Lộc Ninh, Bù Đốp, Chơn Thành) và 3 thị xã (Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long) với 5 thị trấn, 13 phường và 103 xã. Tính đến hết năm 2008, dân số toàn tỉnh là 861.931 người, mật độ trung bình 124 người/km2. Ranh giới hành chính được xác định bởi: Hình 1.1: Bản đồ hành chánh tỉnh Bình Phước - Phía Bắc giáp với Campuchia. - Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Campuchia. - Phía Đông giáp tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai. - Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Bình Phước được coi là bản lề chiến lược, tiếp giáp giữa trung du và đồng bằng, là tỉnh có đường biên giới với Campuchia dài 240 km nên có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với an ninh quốc gia. 1.1.2 Địa hình Tỉnh Bình Phước có địa hình rất đa dạng và phức tạp, trong tỉnh vừa có địa hình đồi núi thấp lại vừa có địa hình trung du xen lẫn với đồng bằng nhỏ hẹp và bàu trũng. Địa hình có xu hướng thoải dần từ Đông, Đông Bắc về phía Tây, Tây Nam, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi hệ thống sông, rạch, suối khá dày dạng cành cây; dựa vào hình thái có thể phân chia thành các dạng địa hình chính sau: - Địa hình núi thấp: Cao độ tuyệt đối từ 300 - 600 m, tạo thành chủ yếu từ những núi lửa cũ hoặc núi sót rải rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn từ Tây Nguyên đổ xuống. Tập trung kiểu địa hình này có ở Phước Long, Bù Đăng, Bắc Đồng Phú và một số ít ở Bình Long, Lộc Ninh. - Địa hình đồi và đồi núi thấp: Cao độ tuyệt đối từ 100 – 300 m, có bề mặt lượn sóng nhẹ, kết nối với các dãy Bazan đá phiến thuộc huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bắc Đồng Xoài. Các đồi có đỉnh bằng, sườn dốc và thoải (3 - 5o). Đây là kiểu địa hình bóc mòn - tích tụ. - Địa hình bằng trũng: Địa hình này thuộc các vùng đất tích tụ là các bồi trũng, các bằng phẳng giữa đồi núi cao 100 – 200 m, và nơi đây vật liệu hình thành đất thô, chứa nhiều xác thực vật kém phân hủy, do quá trình canh tác đất ngày một thuần thục hơn. 1.1.3 Đặc trưng khí hậu Tỉnh Bình Phước thuộc khí hậu Đông Nam Bộ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới xích đạo gió mùa, chia ra 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các đặc điểm khí hậu thể hiện qua các yếu tố khí tượng như sau: - Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2.045 - 2.325 mm. Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 và chiếm 90% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trong năm khoảng 142 ngày, mưa nhiều nhất vào các tháng 7, 8, và tháng 9, các tháng 1, 2, 3 thường ít có mưa. Mưa gây lũ thường xảy ra vào các tháng 8, 9, 10. - Nhiệt độ không khí: Do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích đạo nên Bình Phước có nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 26,20C. Nhiệt độ bình quân thấp nhất là 21,5 - 220C. Nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7 - 32,20C. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, khoảng 0,7 - 3,00C. - Nắng: Nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng tích ôn bình quân trong năm từ 9.288 – 9.3600C. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ 2.400 - 2.500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2 – 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng 1,2,3,4, thời gian ít nắng nhất vào các tháng 6,7,8,9. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm tại các trạm đo từ 80,8 - 81,4%. Bình quân năm thấp nhất là 45,6 - 53,2%. Tháng có độ ẩm cao nhất là 88,2%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 16%. - Bốc hơi: Lượng bốc hơi hàng năm khá cao từ 1.113 - 1.447 mm. Thời gian kéo dài quá trình bốc hơi lớn nhất vào các tháng 2, 3, 4. - Gió: Bình Phước chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió: chính Đông, Đông Bắc và Tây Nam theo 2 mùa. Mùa khô gió chính Đông chuyển dần sang Đông - Bắc, tốc độ bình quân 3,5 m/s. Mùa mưa gió Đông chuyển dần sang Tây - Nam, tốc độ bình quân 3,2 m/s. Tóm lại, chế độ khí hậu về cơ bản cho phép đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cũng cần phải bố trí cây trồng và mùa vụ cho phù hợp, một mặt khắc phục được tình trạng thiếu nước về mùa khô và phát huy được hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa được quá trình xói mòn rửa trôi và thoái hóa đất đai nhất là về mùa mưa. 1.2 Tăng trưởng kinh tế 1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế và cơ cấu phân bổ các ngành Trong những năm gần đây, nền kinh tế tỉnh Bình Phước đã đạt được những thành tựu quan trọng, giữ được tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy vậy, quy mô GDP còn nhỏ so với cả nước và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Trong GDP, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu. Trong 5 năm qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn đạt được những thành tựu quan trọng, liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, nhất là 3 năm gần đây. Tổng sản phẩm GDP trong tỉnh năm 2009 đạt 5.383,50 tỉ đồng, bằng 107,7% vượt kế hoạch đề ra đến năm 2010 (5.000 tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt 13,2%; trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng 9,08%, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 19,96% và khu dịch vụ đạt 16,12%. Bảng 1.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước giai đoạn 2005 - 2009 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 GDP (tỉ đồng) Tỷ trọng % GDP (tỉ đồng) Tỷ trọng % GDP (tỉ đồng) Tỷ trọng % GDP (tỉ đồng) Tỷ trọng % GDP (tỉ đồng) Tỷ trọng % Tổng GDP 3.273,59 100 3.744,1 100 4.293,8 100 4.895,15 100 5.383,50 100 Nông, lâm và thủy sản 1.854,81 56,7 2.041,5 54,51 2.276,9 53,03 2.512,04 51,32 2.691,75 50,00 Công nghiệp – xây dựng 590,64 18,0 743,47 19,86 916,13 21,34 1.096,72 22,40 1.216,67 22,60 Dịch vụ 828,14 25,3 959,59 25,63 1.100,7 25,64 1.286,39 26,28 1.475,08 27,40 ( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước 2008) Nhìn chung, trong quá trình phát triển, tỉnh Bình Phước đã đạt được một số thành tựu nhất định về kinh tế và xã hội, đảm bảo được môi trường khá tốt. Kinh tế ngày càng ổn định và phát triển, đời sống của các tầng lớp dân cư được cải thiện, năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng được tăng cường, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường còn ở mức thấp. Nền kinh tế chưa thực sự phát triển bền vững, thu không đủ chi. GDP bình quân đầu người thấp, sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé, dịch vụ phát triển chậm. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. 1.1.2 Tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP của toàn tỉnh đối với các ngành 1.1.2.1 Ngành nông, lâm, ngư nghiệp Mặc dù chịu sự tác động chung của cuộc khủng hoảng kinh tế, điều kiện thời tiết diễn biến thất thường, giá cả nông sản bấp bênh, dịch bệnh hoành hành,… trong những năm qua, song tổng sản phẩm GDP của ngành nông – lâm – thủy sản đóng góp cho GDP của tỉnh hàng năm là khá cao, năm 2009 đạt 2.691,75 tỷ đồng, tăng 45,12% so với năm 2005, đóng góp hơn 50% tổng GDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh hàng năm cao, đạt 9,08%/năm giai đoạn 2005-2010. 1.2.1.2 Ngành công nghiệp – xây dựng Ngành công nghiệp - xây dựng tỉnh Bình Phước có điểm xuất phát thấp. Những năm qua, ngành công nghiệp –xây dựng của tỉnh tuy gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu, thiếu vốn, thị trường tiêu thụ chưa ổn định nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng liên tục đạt nhịp độ tăng trưởng cao, tuy nhiên khối lượng sản phẩm và giá trị sản xuất của ngành đạt được vẫn còn quá nhỏ so với cả nước, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh về phát triển công nghiệp. Tổng GDP của ngành đóng góp cho GDP của tỉnh năm 2009 đạt khoảng 1.216,67 tỷ đồng, chiếm 22,6% tổng GDP của tỉnh, tăng 4,6% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành đạt thời kì 2005 – 2010 chỉ đạt 13,7%/năm. Trong đó: - Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 (giá 1994) chỉ đạt 1.659,445 tỷ đồng (trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước là 471,076 tỷ đồng, ngoài Nhà nước là 984,926 tỷ đồng) và lên 2.928,166 tỷ đồng năm 2008 (trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước là 850,653 tỷ đồng, ngoài Nhà nước là 1464,151 tỷ đồng). Đến năm 2009 đạt 3.394,68 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2005, Trong đó, khu vực nhà nước tăng 12,55%, khu vực ngoài nhà nước tăng 5,5% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 36,1%. Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2005 đạt 856.830 triệu đồng, đến năm 2008 lên 1.615.050 triệu đồng, tăng 758.220 triệu đồng, gần gấp đôi giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2005. 1.2.1.3 Ngành thương mại, dịch vụ Thương mại, dịch vụ của tỉnh trong thời gian qua đã có những bước phát triển khá, hàng hóa phong phú, đa dạng hơn, với hơn 21 ngàn cơ sở dịch vụ đáp ứng các yêu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ngày một tốt hơn, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động. Mạng lưới thương mại được mở rộng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ngày một tăng cao, năm 2006 đạt 4.507,4 tỷ đồng, năm 2008 đạt 7.534,6 tỷ đồng, và đến năm 2009 đạt khoảng 9.807 tỷ đồng. Trong tổng doanh thu, kinh tế ngoài Nhà nước chiếm 99,16% và kinh tế Nhà nước chiếm 0,84%. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp GDP của tỉnh vẫn còn thấp, năm 2009 giá trị sản xuất của ngành thương mại,dịch vụ đạt khoảng 2.523 tỷ đồng, chiếm 27,4%, tăng 2,1% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành đạt 11,4%/năm. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, lĩnh vực thương mại dịch vụ phát triển khá tập trung tại thị xã Đồng Xoài, thị trấn Chơn Thành và các trung tâm huyện lỵ khác. Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ, hàng hóa dịch vụ chưa phong phú đa dạng, chất lượng phục vụ chưa cao. Nhìn chung, xuất nhập khẩu của tỉnh còn khó khăn, thị trường chưa được mở rộng, mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú đa dạng, chủ yếu là hàng nông sản, nhưng phần lớn là ở dạng sơ chế nguyên liệu, giá trị thấp và chưa xây dựng được thương hiệu nên khi thị trường biến động thì lập tức bị ảnh hưởng. 1.2.2 Vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi trường 1.2.2.1 Tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi trường Sự tăng trưởng kinh tế nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn. Tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng", gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên vì sự chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng ở nông thôn và đô thị. Vì vậy, đòi hỏi các cấp lãnh đạo của tỉnh trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững. Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Đối với kinh tế Bình Phước, tốc độ tăng trưởng tuy thấp so với cả nước, nhưng vẫn là cao so với thực trạng nền kinh tế của tỉnh. Chính điều này là nguy cơ tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động xấu đến đời sống và môi trường sống của người dân. Thực tế cũng đã chứng minh, tình trạng lạm phát trong những năm qua đang có chiều hướng gia tăng mạnh, giá cả tăng cao, nhất là trong khoảng thời gian 2 năm trở lại đây; đời sống người dân tuy được cải thiện nhiều nhưng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội cũng ngày một rõ nét, nhất là tại các khu vực vùng sâu vùng xa, có đông đồng bào dân tộc sinh sống đời sống còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người hàng năm còn khá thấp; tỉ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em trên địa bàn tỉnh còn cao (năm 2008 là 4,35%) … Tăng trưởng kinh tế nhanh cũng khiến cho môi trường bị tác động mạnh. Trong thời gian qua, để đạt bằng được các mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh, các mối liên quan về môi trường sinh thái đã bị bỏ qua, thiếu sự tôn trọng khi ứng dụng khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách quá mức, dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng. Tuy môi trường trên địa bàn tỉnh chưa chịu ảnh hưởng nhiều từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhưng trong khoảng hai ba năm trở lại đây chất lượng môi trường của tỉnh đã có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt là môi trường nước có hiện tượng bị ô nhiễm cục bộ từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt tại các khu tập trung đông dân cư, khu công nghiệp. Ngoài ra, để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, hàng ngàn hecta rừng cũng đã bị chặt phá để lấy đất sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng ……; song song đó việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên khoáng sản không có biện pháp cải thiện, phục hồi môi trường, lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất cây trồng… khiến đất đai bị xói mòn, thoái hóa, không còn khả năng sản xuất và bị bỏ hoang, độ che phủ rừng giảm mạnh, đẩy nhiều loài động, thực vật quý hiếm tới nguy cơ bị tuyệt chủng, tình hình thiên tai, hạn hán xảy ra ngày càng nhiều, …Đây chính là hậu quả lớn nhất khi tăng trưởng kinh tế nhanh mà không quan tâm bảo vệ môi trường để lại. Do đó, các cấp lãnh đạo của tỉnh cần phải có những chính sách và chiến lược để đảm bảo sự cân bằng giữa nhu cầu tăng trưởng kinh tế với đòi hỏi bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo môi trường 1.2.2.2 Vai trò của tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia, mọi địa phương trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. Nó thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó. Do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2005 - 2010 không cao so với tốc độ tăng trưởng của cả nước (chỉ đạt 13,2%) nhưng nó đã phần nào cải thiện chất lượng đời sống của người dân trong tỉnh. Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của người dân tăng, năm 2009 đạt khoảng 16,52 triệu đồng/năm, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, an ninh quốc phòng được củng cố, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội. 1.3 Văn hóa – Xã hội Khoa học và Công nghệ: Tổ chức kiểm tra các đề tài khoa học theo kế hoạch năm 2008 và quản lý các đề tài, dự án từ các năm trước chuyển sang. Qua kiểm tra, nhìn chung các đề tài đang thực hiện đúng tiến độ và đạt yêu cầu đề ra; công tác triển khai thực hiện đề tài mới nhanh hơn so với năm 2007; việc chuyển giao khoa học kỹ thuật sát với thực tế, đáp ứng nhu cầu của người dân. Tổ chức tuyển chọn các tổ chức, cá nhân chủ trì 08 đề tài; xét duyệt danh mục 02 đề tài, dự án trong kế hoạch năm 2009; nghiệm thu 10 đề tài được hội đồng thẩm định đánh giá cao. Giáo dục và Đào tạo: năm học 2007 - 2008 là năm thứ hai ngành Giáo dục thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, chất lượng dạy và học, cơ sở vật chất không ngừng được nâng cao. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cả hai đợt đạt 81,6% và thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa đạt 54,6%; tỷ lệ đậu tốt nghiệp, cao đẳng là 39,98%, cao hơn năm học trước do chất lượng giảng dạy và học tập chuyển biến tốt hơn. Năm học 2008 - 2009, toàn tỉnh có 387 trường (trong đó THPT 28 trường, THCS 87 trường, Tiểu học 159 trường, còn lại là mầm non mẫu giáo). Để chuẩn bị cho khai giảng năm học 2008 - 2009 nhằm bổ sung lực lượng giáo viên cho năm học mới do thiếu hoặc chuyển công tác, ngành Giáo dục và Đào tạo đã xét tuyển 525 giáo viên hệ mầm non, 159 giáo viên bậc tiểu học, 149 giáo việc bậc trung học cơ sở và 190 giáo viên bậc trung học phổ thông. Nâng tổng số giáo viên cho năm học mới lên 10.590 giáo viên. Theo số liệu sơ bộ, có 207.143 học sinh các cấp tham gia đến trường, trong đó tiểu học 89.632 học sinh, trung học cơ sở 58.733 học sinh, trung học phổ thông 27.648 học sinh còn lại là mầm non và nhà trẻ. Về Quy hoạch phát triển ngành, hiện đã cơ bản hoàn thành, đang chuẩn bị trình Hội đồng thẩm định và phê duyệt theo quy định. Y tế: Về cơ sở vật chất, toàn ngành hiện có 117 cơ sở y tế với 1.561 giường bệnh, đạt 18,3 giường/vạn dân; 453 bác sỹ, bình quân 5,23 bác sỹ/vạn dân; 64% trạm y tế có bác sỹ , 53 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Thực hiện Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ Y tế về việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới bước đầu đạt kết quả, cán bộ Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ Bệnh viện đa khoa tỉnh sử dụng trang thiết bị y tế, phẫu thuật nội soi tiêu hóa, mổ mắt kỹ thuật mới Phaco và tiếp tục hỗ trợ thực hiện các chuyên khoa khác như gây mê hồi sức, cận lâm sàng, chấn thương chỉnh hình, cấp cứu tích cực… Tình hình khám chữa bệnh: ước khám chữa bệnh cho 1,4 triệu lượt người, đạt 106% kế hoạch, trong đó điều trị nội trú 57.775 lượt bệnh nhân, đạt 83% kế hoạch. Công suất sử dụng giường bệnh của Bệnh viện đa khoa tỉnh đạt trên 95%. Tình hình dịch bệnh trong năm chủ yếu là dịch sốt xuất huyết, 10 tháng phát sinh 4.372 ca, tập trung chủ yếu tại 03 huyện Phước Long, Chơn Thành và thị xã Đồng Xoài, trong đó có 6 ca tử vong. Nhờ làm tốt công tác phòng, ngừa dập tắt dịch nên đến nay dịch sốt xuất huyết đã được hạn chế. Ngành Y tế đã thường xuyên phối hợp các ngành liên quan tiến hành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm chính, do đó 10 tháng trên địa bàn tỉnh chỉ xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm với 86 người, không có tử vong do ngộ độc. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH PHƯỚC 2.1 Hiện trạng môi trường nước 2.1.1 Môi trường nước mặt 2.1.1.1 Tài nguyên nước lục địa Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có các hệ thống sông, suối với 4 sông lớn: Sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Măng và hệ thống các sông suối khác bao gồm: Sông Bé: Chảy dài dọc theo trung tâm tỉnh theo hướng Bắc Nam, chảy qua các huyện Phước Long, Bù Đốp, Lộc Ninh, Bình Long, Chơn Thành, Đồng Phú và chảy về tỉnh Bình Dương. Trên dòng sông Bé đã quy hoạch 4 công trình thủy lợi lớn theo 4 bậc thang: thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phú Miêng và Phước Hòa. Hiện nay công trình thủy điện Thác Mơ (1,47 tỷ m3) đã đưa vào sử dụng từ năm 1995. Các công trình đã thi công xây dựng: Srock Phú Miêng, Cần Đơn; công trình Phước Hòa đang trong giai đoạn xây dựng. Sông Sài Gòn (rạch Chàm): Là ranh giới giữa tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bình Dương. Trên sông này đã hình thành hồ Dầu Tiếng, một hồ tưới lớn nhất vùng Đông Nam Bộ với diện tích mặt hồ khoảng 20.000 ha và dung tích khoảng 1,5 tỷ m3 nước. Sông Đồng Nai: Là ranh giới giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Lâm Đồng. Trên dòng sông này hình thành thủy điện Trị An. Sông Măng (Dak Jer Man): Chạy dọc biên giới Campuchia và Bình Phước. Các suối nhánh: Ngoài các sông suối chính đã nêu trên, các sông suối nhánh nằm ở 2 bên dòng chảy chính sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn có hình dạng giống như cành cây lan tỏa khá đều trong toàn tỉnh. Các vùng nước mặt tập trung tự nhiên: Trên địa bàn tỉnh tồn tại một số hồ nước tự nhiên dưới dạng các bàu chứa nước, chúng phân bố không đồng đều mà thường tập trung ở một số nơi, phụ thuộc vào đặc điểm địa hình, diện tích nhỏ từ vài trăm đến vài nghìn mét vuông, độ sâu thường không lớn lắm. Mùa mưa nước bàu đầy, mùa khô thường cạn kiệt. Hiện tại nước trong bàu chứa đã và đang được sử dụng để phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu của dân cư sống gần hồ. Các nguồn nước mặt tập trung nhân tạo: Do đặc điểm địa hình, đặc điểm các sông suối và do nhu cầu sử dụng nước nên trong vùng đã xây dựng một số đập chắn tạo thành các hồ lớn như hồ Dầu Tiếng (ở phía Tây, giáp với tỉnh Tây Ninh) trên sông Sài Gòn, hồ Thác Mơ trên sông Bé, hồ Suối Giai, hồ Suối Lam và một số hồ nhỏ ở đầu nguồn các suối như Ông Thanh. Hiện tại các hồ này là nguồn nước chính để phục vụ cho tưới tiêu và sinh hoạt của dân cư sống gần hồ, đặc biệt là hồ Dầu Tiếng phục vụ thủy lợi cho nhiều tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, hồ Thác Mơ phục vụ thủy điện, hồ Suối Cam phục vụ ăn uống, sinh hoạt, sản xuất của thị xã Đồng Xoài và hồ Suối Lam được dùng để phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và du lịch của công ty cao su Đồng Phú. Nhìn chung hệ thống sông suối tỉnh Bình Phước tương đối nhiều với mật độ khoảng 0,7 – 0,8 km/km2. Tuy nhiên, sông suối trong vùng có lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô. Vì vậy, khả năng khai thác nguồn nước này cấp cho sản xuất nông nghiệp cần lượng vốn đầu tư rất cao. 2.1.1.2 Các nguồn gây ô nhiễm nước nước mặt Môi trường nước mặt thường bị ô nhiễm do các chất dinh dưỡng, do vi sinh, do kim loại nặng và dầu mỡ. Các chất này thường có trong nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước chảy tràn qua các đồng tác cuốn theo lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật còn còn tồn đọng trên mặt đất... Nhìn chung chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây vẫn còn tương đối tốt, nhưng khoảng một hai năm trở lại đây chất lượng nước có chiều hướng suy giảm. Tại các suối nhỏ chảy qua địa bàn các khu dân cư, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp đã có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ, chất lượng nước suy giảm nghiêm trọng. Và nguồn gây ô nhiễm nước trên địa bàn tỉnh chủ yếu là do lượng lớn nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất không qua xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ sau đó cho ngấm trực tiếp xuống đất hoặc chảy vào các sông suối quanh khu vực góp phần gây ô nhiễm nguồn nước mặt một cách cục bộ. Trong tất cả những nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt của tỉnh thì nước thải công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất đối với nguồn nước mặt của tỉnh. Với hơn 2.699 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 05 KCN đã đi vào hoạt động. Ngành công nghiệp của tỉnh chủ yếu là chế biến nông lâm sản như hạt điều, cao su, tinh bột khoai mì,... Hầu hết các cơ sở sản xuất, nhà máy này đều có hệ thống xử lý nướ._.c thải chưa đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc không xây dựng. Trong khi đó, nước thải thải ra môi trường từ quá trình hoạt động sản xuất, chế biến điều, mủ cao su, tinh bột mì thường có lưu lượng lớn (khoảng 20-25 m3 /tấn sản phẩm) với tải lượng rất lớn các chất ô nhiễm hữu cơ, tổng N, tổng P,…. Lượng nước thải này chỉ được xử lý sơ bộ hoặc xử lý chưa đạt trước khi thải ra môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt của tỉnh trong 5 năm qua. Cụ thể như: Công nghiệp chế biến mủ cao su: Đây là nguồn trọng yếu đã và đang gây ô nhiễm lớn nhất đến môi trường và nguồn nước mặt các lưu vực sông. Trung bình lượng nước thải thải vào môi trường khoảng 15.000 –20.000m3/ngày.đêm với tải lượng rất lớn các chất gây ô nhiễm môi trường: BOD (500-2.500mg/l), COD(1.000-4.500mg/l), SS(50-1.000mg/l), NH3(10-500mg/l), tổng N (60-700mg/l), tổng P (10-100mg/l),... Lượng các chất gây ô nhiễm này được thải trực tiếp vào nguồn nước mặt. Các kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt tại các sông, suối chảy qua các nhà máy chế biến cao su phần lớn đều bị ô nhiễm. Công nghiệp chế biến tinh bột mì: Nguyên liệu chính để sản xuất tinh bột mì là từ củ mì với lượng nước thải tương đối lớn thải vào môi trường (khoảng 7.200 m3/ngày) đã gây ô nhiễm nặng cho nguồn nước và ảnh hưởng đến dân cư lân cận do tải lượng rất lớn các chất gây ô nhiễm chính COD, BOD, SS, CN, to#ng N,...Tuy nhiên do nguồn nguyên liệu dùng cho sản xuất ở địa phương đang khan hiếm dần nên các nhà máy này chỉ sản xuất theo mùa vụ. Công nghiệp chế biến hạt điều: Đây là ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất của tỉnh hiện nay. Trước đây, các nhà máy chế biến hạt điều thường sử dụng công nghệ chao dầu nên lượng nước thải thải ra môi trường lớn và thường có các chỉ số ô nhiễm cao, đặc biệt nước thải ra còn bị nhiễm dầu. Khoảng 2 năm trở lại đây các nhà máy chế biến hạt điều đã chuyển đổi công nghệ chế biến sang công nghệ hấp và quay vòng nước thải đầu ra. Do đó ít ảnh hưởng tới môi trường nước mặt, lượng nước thải ra ít, chỉ số ô nhiễm không cao. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác cũng gây ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh như: Nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện không được thu gom và xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương); một lượng rác thải rắn lớn tại các đô thị, trung tâm thị xã, thị trấn, huyện, xã không thu gom được hết … tạo thành nước rỉ rác thấm xuống đất hoặc theo nước mưa chảy ra nguồn nước mặt gây ô nhiễm… 2.1.1.3 Diễn biến ô nhiễm nước nước mặt lục địa Dưới đây là 27 vị trí quan trắc đặc trưng và có tính liên tục từ 2005 – 2009. Hiện nay mạng lưới quan trắc đã mở rộng đến 80 điểm Bảng 2.1: Vị trí quan trắc mẫu nước mặt STT Ký hiệu mẫu Huyện, thị Vị trí lấy mẫu NM01 TX.Đồng Xoài Suối Đồng Tiền. P. Tân Xuân NM02 Suối Đồng Tiền. P. Tân Đồng NM03 Hồ Suối Cam. P. Tân Phú NM04 Cầu Sắt. P. Tân Xuân NM05 H. Bù Đăng Cầu Bù Na. xã Nghĩa Trung NM06 Cầu Bù Na 2. xã Nghĩa Trung NM07 Cầu Đắklấp. xã Minh Hưng NM08 Cầu Đặc Trầm. xã Phước Sơn NM09 Cầu Bù Đăng. Thị trấn Đức Phong NM10 Cầu Tân Hòa. xã Đoàn Kết NM11 H. Bù Gia Mập Suối ấp Quản Lợi. xã Tân Lợi NM12 Cầu Sài Gòn. xã Minh Đức NM13 Sông Sài Gòn. xã Tân Hiệp NM14 Hồ thủy điện Sork Phu Miêng. xã Thanh An NM15 H. Phước Long Cầu Suối Dung. thị trấn Thác Mơ NM16 Cầu Thác Mẹ. thị trấn Thác Mơ NM17 Suối Rạt. xã Phú Riềng NM18 Hồ Thác Mơ. xã Sơn Giang NM19 H. Chơn Thành Cầu Tham Rớt. xã Thành Tâm NM20 Cầu Bến Đình. thị trấn Chơn Thành NM21 Cầu Nha Bích. xã Minh Lập NM22 H. lộc Ninh Cầu Suối Chợ. thị trấn Lộc Ninh NM23 Cầu Cần Lê. xã Lộc Hưng NM24 H. Bù Đốp Đập tràn hồ Cần Đơn. xã Thanh Hòa NM25 H. Đồng Phú Hồ Suối Giai. xã Tân Lập NM26 Cầu II. xã Đồng Tiến NM27 Hồ Suối Lam. xã Thuận Phú Giá trị pH của nước mặt. Biểu đồ 2.1: Biến thiên giá trị pH trong nước mặt qua các đợt Giá trị pH trong nước mặt tại các điểm và Huyện trong đợt 1và đợt 2 tại Bình Phước chênh lệch nhau không nhiều và hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2009/BTNMT (5,5 – 9), chỉ ngoại trừ một số huyện có giá trị pH thấp hơn so với quy chuẩn (đợt 1 có H.Bù Gia Mập và H.Chơn Thành; đợt 2 có TX.Đồng Xoài, H.Phước Long và H.Chơn Thành). Nhìn chung giá trị pH không ổn định qua các năm. Hàm lượng DO Biểu đồ 2.2: Biến thiên giá trị DO trong nước mặt qua các đợt Dựa vào biểu đồ cho thấy hàm lượng oxy hòa tan trong cả 2 đợt trên địa bàn tỉnh Bình Phước chênh lệnh nhau khá rõ và hầu hết đều cao hơn so với giới hạn cho phép của QCVN 08:2009/BTNMT (4 mg/L), trong đó huyện Bù Gia Mập có hàm lượng DO tăng cao vào năm 2007, 2008; đặc biệt có xu hướng giảm dần trong năm 2009 (thấp hơn so với quy chuẩn cho phép). Ở đợt 1 thì đa so các mẫu đều thấp hơn so với quy chuẩn cho phép ( B1 QCVN:2008). Có ở năm 2007 là đa số các mẫu đạt so với quy chuan cho phép, chỉ có Suối ấp Quản Lợi. xã Tân Lợi của huyện Bù Gia mập là thấp hơn so với quy chuẩn cho phép. Ở đợt 2 các năm đều có hàm luợng oxy hòa tan cao hon so với quy chuẩn cho phép và đạt so với qui chuẩn cho phép phép ( B1 QCVN:2008). Các mẫu qua các năm và các đợt có sự thay đổi nhiều. Hàm luợng SS: Biểu đồ 2.3: Biến thiên giá trị SS trong nước mặt qua các đợt Dựa vào biểu đồ cho thấy giá trị của SS trên địa bàn tỉnh Bình Phước tại 2 đợt chênh lệch nhau khá rõ, có nhiều huyện trên địa bàn giá trị SS nằm ngoài giới hạn cho phép của QCVN 08: 2009/BTNMT (50 mg/L). Giá trị SS không ổn định và có xu hướng giảm dần qua các năm. Và thay đổi nhiều giữa các đợt và các năm của các huyện, thị xã. . Giá trị giữa 2 đợt thì thấy Hàm luợng SS đợt 2 tăng mạnh vào năm 2007, 2008 ở huyện Bù Gia Mập; năm 2009 SS đợt 2 thấp hơn so với đợt 1 nhiều và hầu như thấp hơn so với quy chuẩn cho phép (B1 QCVN:2008). Hàm lượng BOD: Biểu đồ 2.4: Biến thiên giá trị BOD trong nước mặt qua các đợt Theo kết quả thể hiện trên bản đồ ta thấy kết quả phân tích đợt 2 có giá trị cao hơn đợt 1 và khoảng dao động cũng nhiều hơn nhưng nhìn chung thì kết quả của cả 2 đợt hầu như đều vượt quá giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08:2009/BTNMT (15 mg/L). Ờ đợt 1 có sự thay đổi đáng kể ở TX.Đồng xoài vào năm 2005 và 2006 hàm luợng cao nhất trong đợt. Chỉ riêng 2009 đợt 1 hầu như không vượt quy chuẩn, đợt 2 chỉ có một số huyện vượt quy chuẩn nhưng không đáng kể. Hàm lượng BOD không ổn định qua các năm tăng mạnh vào năm 2008 (212mg/L) ở huyện Bù Gia Mập và chỉ ô nhiễm cục bộ ở một số Huyện. Như vậy dưa vào hàm lượng BOD năm 2009 cho thấy chất lượng nước tại Bình Phước đang dần được cải thiện, dấu hiệu bị ô nhiễm chất hữu cơ đang dần giảm xuống. Hàm lượng COD Biểu đồ 2.5: Biến thiên giá trị COD trong nước mặt qua các đợt Qua kết quả phân tích hàm lượng COD cho thấy tất cả các vị trí lấy mẫu nước mặt trong 2 đợt khảo sát trên địa bàn tỉnh Bình Phước chênh lệch nhau khá rõ, đợt 2 cao hơn đợt 1 nhưng nhìn chung đều vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 08:2009/BTNMT (30 mg/L), chỉ có năm 2007 là hầu như không vượt quy chuẩn. Hàm lượng COD không ổn định qua các năm tăng mạnh vào năm 2008 (254mg/L) ở huyện Bù Gia Mập và chỉ ô nhiễm cục bộ ở một số Huyện, TXã. Đặc biệt vào năm 2009,2007đợt 1, tất cả các vị trí lấy mẫu đều không vượt quy chuẩn; đợt 2 chỉ số COD tăng mạnh hầu như tất cả các Huyện, TXã đều vượt quy chuẩn (chỉ có H.Lộc Ninh và H.Bù Gia Mập là không vượt quy chuẩn). Như vậy dưa vào hàm lượng COD năm 2009 cho thấy chất lượng nước tại Bình Phước đang có xu hướng xấu đi, có dấu hiệu bị ô nhiễm chất hữu cơ khó có khả năng phân hủy sinh học. Hàm lượng Amonia (NH4+) Biểu đồ 2.6: Biến thiên giá trị NH4+ trong nước mặt qua các đợt Kết quả phân tích hàm lượng NH4+ trong cả 2 đợt khảo sát nhận thấy các mẫu quan trắc có giá trị chênh lệch nhau khá rõ, đợt 2 cao hơn so với đợt 1. Đợt 1 hầu như các giá trị đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2009/BTNMT (0,5 mg/L) chỉ có huyện Bù Gia Mập vào năm 2007, 2008 là vuợt tiêu chuẩn cho phép; đợt 2 hầu hết đều vượt quy chuẩn cho phép. Hàm lượng NH4+tăng mạnh vào năm 2007 và 2008, đến năm 2009 có xu hướng giảm xuống và hầu hết đều thấp hơn so với quy chuẩn. Giữa các Huyện, TXã trong địa bàn thì bị ô nhiễm cục bộ (chỉ vượt quy chuẩn ở H.Lộc Ninh và H.Bù Gia Mập) trong đợt 1, đợt 2 hầu như tất cả các Huyện, Thị đều vượt quy chuẩn (chỉ có H.Bù Đốp và H.Đồng Phú không vượt quy chuẩn). Như vậy chất lượng nước mặt đang có chuyển biến tốt về hàm lượng NH4+. Hàm lượng Nitrat (NO3-) Biểu đồ 2.7: Biến thiên giá trị NO3- trong nước mặt qua các đợt Theo kết quả thể hiện trên bản đồ ta thấy kết quả phân tích cả 2 đợt chênh lệch nhau không nhiều, nhìn chung thì kết quả của cả 2 đợt hầu như đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08:2009/BTNMT (10 mg/L). Hàm lượng NO3-không ổn định qua các năm, trong đó năm 2007 biến động mạnh nhất. Như vậy chất lượng nước tại Bình Phước đang còn khá tốt và chưa bị ô nhiễm về hàm lượng NO3-. Hàm lượng photphat Biểu đồ 2.8: Biến thiên giá trị photphat trong nước mặt qua các đợt Kết quả phân tích hàm lượng photphat trong cả 2 đợt khảo sát, nhận thấy các mẫu quan trắc của 2 đợt chênh lệch nhau không nhiều và hầu như các giá trị đều nằm vượt giới hạn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2009/BTNMT (0,3mg/L). Hàm lượng photpho tăng mạnh vào năm 2007 và 2008, đến năm 2009 có xu hướng giảm xuống và hầu hết đều thấp hơn so với quy chuẩn, chỉ ô nhiễm cục bộ ở một số Huyện,Thị. Như vậy chất lượng nước mặt đang có chuyển biến tốt về hàm lượng photpho. Hàm lượng sắt (Fe) Biểu đồ 2.9: Biến thiên giá trị Fe trong nước mặt qua các đợt Hàm lượng Fe trong nước mặt tại các điểm của các huyện, và T.xã trong đợt 1và đợt 2 tại Bình Phước chênh lệch nhau khá rõ, đợt 1 cao hơn đợt 2 và chỉ ô nhiễm cục bộ ở một số nơi. Nhưng nhìn chung hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2009/BTNMT (1.5 mg/L). Chỉ có một số huện là có mẫu vượt so với tiêu chuẩn. Ở đợt 1 thì có huyện Lộc Ninh có hàm lượng Fe vượt trội hơn các huyện khác.Diễn biến hàm lượng Fe không ổn định qua các năm, 2008 và 2009 có xu hướng giảm dần. Như vậy hàm lượng Fe đang ngày càng tốt hơn và không ảnh hưởng gì đến chất lượng nước mặt tại địa bàn tỉnh. Hàm lượng Clorua Biểu đồ 2.10: Biến thiên giá trị Clorua trong nước mặt qua các đợt Qua kết quả phân tích hàm lượng Clorua cho thấy tất cả các vị trí lấy mẫu nước mặt trong 2 đợt khảo sát trên địa bàn tỉnh Bình Phước chênh lệch nhau khá rõ, đợt 1 cao hơn đợt 2 nhưng nhìn chung đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2009/BTNMT (600 mg/L). Giá trị Clorua không ổn định, tăng mạnh vào năm 2007 và có xu hướng giảm dần qua các năm. Như vậy hàm lượng Clorua đang ngày càng tốt hơn và chưa ảnh hưởng gì đến chất lượng nước mặt tại địa bàn tỉnh. Hàm lượng đồng (Cu) Biểu đồ 2.11: Biến thiên giá trị Cu trong nước mặt qua các đợt Kết quả phân tích hàm lượng Cu trong cả 2 đợt khảo sát nhận thấy các mẫu quan trắc có giá trị chênh lệch nhau khá rõ, đợt 1 cao hơn so với đợt 2. Nhưng nhìn chung các giá trị cả 2 đợt đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2009/BTNMT (0,5 mg/L); Chỉ riêng đợt 1 năm 2009 hàm lượng Cu tăng mạnh vượt quy chuẩn ở H.Bù Đăng và H.Bù Gia Mập. Giá trị Cu không ổn định qua các năm. Như vậy hàm lượng Cu đang ngày càng tốt hơn và không ảnh hưởng gì đến chất lượng nước mặt tại địa bàn tỉnh. Hàm lượng chì (Pb) Biểu đồ 2.12: Biến thiên giá trị Pb trong nước mặt qua các đợt Hàm lượng Pb trong nước mặt tại các điểm và Huyện, Thị trong đợt 1và đợt 2 tại Bình Phước chênh lệch nhau khá rõ, đợt 1 cao hơn đợt 2 và chỉ ô nhiễm cục bộ ở một số nơi. Nhưng nhìn chung hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2009/BTNMT (0.05 mg/L). Diễn biến hàm lượng Pb không ổn định, tăng mạnh vào năm 2007 và có xu hướng giảm dần qua các năm. Như vậy hàm lượng Pb đang ngày càng tốt hơn và không ảnh hưởng gì đến chất lượng nước mặt tại địa bàn tỉnh. Hàm lượng Asen (As) Biểu đồ 2.13: Biến thiên giá trị As trong nước mặt qua các đợt Qua kết quả phân tích hàm lượng As cho thấy tất cả các vị trí lấy mẫu nước mặt trong 2 đợt khảo sát trên địa bàn tỉnh Bình Phước chênh lệch nhau khá rõ, đợt 1 cao hơn đợt 2 nhưng nhìn chung đều thấp và nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2009/BTNMT (0.05 mg/L). Giá trị As không ổn định, tăng vào năm 2007 và đến năm 2009 hầu như không xuất hiện. Như vậy nhìn chung chất lượng nước mặt tại địa bàn tỉnh hầu như chưa bị ảnh hưởng bởi hàm lượng chất này. Hàm lượng kẽm (Zn) Biểu đồ 2.14: Biến thiên giá trị Zn trong nước mặt qua các đợt Kết quả phân tích hàm lượng Zn trong cả 2 đợt khảo sát nhận thấy các mẫu quan trắc có giá trị chênh lệch nhau khá rõ, đợt 2 cao hơn so với đợt 1. Nhưng nhìn chung các giá trị cả 2 đợt đều rất thấp và nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2009/BTNMT (1,5 mg/L). Giá trị Zn không ổn định và có xu hướng giảm dần qua các năm. Như vậy hàm lượng Zn không ảnh hưởng gì đến chất lượng nước mặt tại địa bàn tỉnh. Hàm lượng Xyanua Biểu đồ 2.15: Biến thiên giá trị Xyanua trong nước mặt qua các đợt Hàm lượng Xyanua trong nước mặt tại các điểm và Huyện, Thị trong đợt 1và đợt 2 tại Bình Phước chênh lệch nhau khá rõ, đợt 2 cao hơn đợt 1 và chỉ ô nhiễm cục bộ ở một số nơi. Nhưng nhìn chung hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2009/BTNMT (0.02 mg/L). Diễn biến hàm lượng Xyanua không ổn định qua các năm, tăng mạnh vào năm 2007 (vượt quy chuẩn cho phép), năm 2009 không còn xuất hiện. Như vậy hàm lượng Xyanua đang ngày càng tốt hơn và không ảnh hưởng gì đến chất lượng nước mặt tại địa bàn tỉnh. Hàm lượng Coliform Biểu đồ 2.16: Biến thiên giá trị Coliform trong nước mặt qua các đợt Dựa vào biểu đồ cho thấy hàm lượng Coliform trong cả 2 đợt trên địa bàn tỉnh Bình Phước chênh lệnh nhau không nhiều và hầu hết đều rất thấp so với giới hạn cho phép của QCVN 08:2009/BTNMT (7500 mg/L). Hàm lượng Coliform dao động không ổn định qua các năm. Như vậy chất lượng nước mặt nơi đây chưa bị ảnh hưởng bởi hàm lượng này. Hàm lượng dầu mỡ Biểu đồ 2.17: Biến thiên giá trị dầu mỡ trong nước mặt qua các đợt Qua kết quả phân tích hàm lượng dầu mỡ cho thấy trong 2 đợt khảo sát trên địa bàn tỉnh Bình Phước thì có sự chênh lệch nhau , đợt 2 cao hơn đợt 1 nhưng nhìn chung đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2009/BTNMT (0.1 mg/L). Giá trị dầu mỡ không ổn định trong các năm và giữa các Huyện,Thị; tăng mạnh vượt quy chuẩn cho phép vào năm 2009 (tại TX.ĐồngXoài) vào đợt 2. Trong đơt 1 có huyện Bù Gia Mập là vuợt tiêu chuẩn. Như vậy hàm lượng dầu mỡ hầu như chưa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước mặt tại địa bàn tỉnh chỉ ô nhiễm cục bộ tại H.Bù Gia Mập và TX.ĐồngXoài. 2.1.2 Môi trường nước ngầm 2.1.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm Nhìn chung, nguồn nước ngầm của tỉnh vẫn chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Nhưng, hiện nay trên địa bàn cũng đã xuất hiện một số khu vực nước ngầm bị axit hóa, một vài giếng khoan bị ô nhiễm vi sinh, sắt, mangan … Hiện tượng này hầu như chỉ xuất hiện tại các khu vực đô thị, đông dân cư, khu công nghiệp. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước ngầm của tỉnh hiện nay như: Sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Nhưng nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm chất lượng nước ngầm của tỉnh là do nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, nước thải công nghiệp không được xử lý hoặc xử lý sơ bộ rồi thải trực tiếp ra môi trường theo dòng nước ngấm xuống đất, hoặc thải trực tiếp vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm. Theo thống kê, tổng lượng nước thải sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 50.000m3/ngày.đêm và nước thải sản xuất khoảng 20.000-25.000 m3/ngày.đêm với tải lượng rất lớn các chất gây ô nhiễm như COD, BOD, tổng N, tổng P,... hầu như chưa được xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ sau đó cho ngấm trực tiếp xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Một nguyên nhân khác cũng góp phần không nhỏ là nguồn nước mặt bị ô nhiễm, mang theo các chất ô nhiễm hữu cơ, vi sinh, kim loại nặng… theo dòng chảy ngấm vào lòng đất, vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm. Mặt khác, sự gia tăng dân số, sự phát triển đô thị, quá trình công nghiệp hóa của tỉnh phát sinh ra một lượng rác thải lớn. Nước rỉ rác từ lượng rác thải này ngấm xuống đất mang theo các độc tố kim loại nặng, các chất hữu cơ độc thấm vào mạch nước ngầm làm nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. 2.1.2.2 Diễn biến ô nhiễm nước ngầm Qua số liệu quan trắc được ở tỉnh Bình Phước nhìn chung các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT. Bên cạnh đó ở một số huyện đã vượt chỉ tiêu gây ô nhiễm cục bộ. Bảng 2.2: Các vị trí quan trắc nước ngầm STT Vị trí quan trắc nước giếng đào Huyện thị Giếng đào Ấp Thuận Hòa 1, Xã Thuận Lợi Đồng Phú Giếng đào Khu phố Tân An, Thị trấn Tân Phú Giếng đào Ấp 3, Xã Đồng Tiến Giếng đào Ấp 3, Xã Tân Thành Thị xã Đồng Xoài Giếng đào Phường Tân Xuân Giếng đào Ấp 6, Xã Minh Lập Chơn Thành Giếng đào Ấp 3A, Xã Minh Hưng Giếng đào Khu phố Phú Trung, Chợ Bình Long, TT An Lộc Bình Long Giếng đào Ấp 2, Xã Tân Khai Giếng đào Ấp 5A, Xã Lộc Tấn Lộc Ninh Giếng đào Ấp 1A, TT. Lộc Ninh Giếng đào Ấp 7, chợ Lộc Thái, Xã Lộc Thái Giếng đào Ấp Tân An, Xã Tân Tiến Bù Đốp Giếng đào Ấp 2, Xã Thiện Hưng Giếng đào Ấp 2, TT. Thanh Bình Giếng đào Thị trấn Thác Mơ Phước Long Giếng đào Khu phố 1, Thị trấn Phước Bình Giếng đào Thôn Phước Hòa, Xã Bình Tân Giếng đào Thị trấn Đức Phong Bù Đăng Giếng đào Ấp 3, Xã Minh Hưng Giếng đào Ấp 1, Xã Nghĩa Trung STT Vị trí quan trắc nước giếng khoan Huyện thị Giếng khoan Khu phố Tân An, Thị trấn Tân Phú Đồng Phú Giếng khoan Ấp 3, Xã Đồng Tiến Giếng khoan Ấp 3, Xã Tân Thành Thị xã Đồng Xoài Giếng khoan Phường Tân Xuân Giếng khoan xã Tiến Hưng Giếng khoan thị trấn Chơn Thành Chơn Thành Giếng khoan Ấp 2, Xã Minh Hưng Giếng khoan Ấp Quản Lợi B, Xã Tân Lợi Bình Long Giếng khoan Khu phố Phú Thịnh, Thị trấn An Lộc Giếng khoan Ấp 5A, Xã Lộc Tấn Lộc Ninh Giếng khoan Chợ Lộc Ninh, Thị trấn Lộc Ninh Giếng khoan Ấp 7, chợ Lộc Thái, Xã Lộc Thái Giếng khoan Ấp 6, Xã Thiện Hưng Bù Đốp Giếng khoan Ấp 2, TT. Thanh Bình Giếng khoan Khu phố 6, Thị trấn Thác Mơ Phước Long Giếng khoan Khu phố 1, Thị trấn Phước Bình Giếng khoan Thôn Phước Hòa, Xã Bình Tân Giếng khoan Thị trấn Đức Phong Bù Đăng Giếng khoan Ấp 2, Xã Minh Hưng Giếng khoan Ấp 1, Xã Nghĩa Trung Giá trị pH của nước giếng: Giá trị pH của giếng khoan: Biểu đồ 2.18a: Biến thiên giá trị pH trong nước giếng khoan qua các năm Giá trị pH của giếng đào: Biểu đồ 2.18b: Biến thiên giá trị pH trong nước giếng đào qua các năm Giá trị pH trong nước giếng tại các huyện trong 2 đợt khảo sát này nhìn chung phần lớn đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT. Sự chênh lệch giữa các huyện và các năm không cao lắm, mức độ ô nhiễm chưa nghiêm trọng. Qua biểu đồ ta nhận thấy những năm gần đây chất lượng nước được cải thiện tốt hơn so với các năm trước, hầu hết các vị trí quan trắc trong năm 2009 có giá trị pH nằm trong khoảng giá trị cho phép. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ nước giếng khu vực này đang được cải thiện ngày càng tốt hơn. Hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TDS): Giá trị hàm lượng tổng chất rắn hòa tan của nước giếng khoan: Biểu đồ 2.19a: Biến thiên hàm lượng TDS của giếng khoan qua các năm Giá trị hàm lượng tổng chất rắn hòa tan của nước giếng đào: Biểu đồ 2.19b: Biến thiên hàm lượng TDS của giếng đào qua các năm Dựa vào biểu đồ cho thấy hàm lượng tổng chất rắn hòa tan tại tất cả các vị trí lấy mẫu trên địa bàn tỉnh đều thấp hơn rất nhiều so với giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT(1500mg/l). Khoảng dao động hàm lượng tổng chất rắn hòa tan không chênh lệnh nhau đáng kể giữa các vị trí quan trắc và qua các năm. Theo kết quả quan trắc thể hiện ở trên ta nhận thấy nước giếng khu vực này chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi hàm lượng tổng chất rắn hòa tan. Hàm lượng Clorua(Cl-): Giá trị hàm lượng Clo của nước giếng khoan: Biểu đồ 2.20a: Biến thiên hàm lượng Clo của giếng khoan qua các năm Giá trị hàm lượng Clo của nước giếng đào: Biểu đồ 2.20b: Biến thiên hàm lượng Clo của giếng đào qua các năm Dựa vào biểu đồ cho thấy hàm lượng Clo tại tất cả các vị trí lấy mẫu trên địa bàn tỉnh qua 2 đợt khảo sát đều thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT. Tỷ lệ mẫu nước giếng đạt quy chuẩn cho phép về hàm lượng Clorua là 100%. Nhìn chung sự chênh lệnh giữa các năm không cao lắm vẫn đạt mức dưới chuẩn, càng về sau thì mức ô nhiễm càng cao đặc biệt là ở các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng. Giữa các huyện trong tỉnh hầu như không cao, một số huyện đạt mức cao hơn là Lộc Ninh, Chơn Thành, Bù đốp… Hàm lượng sulfat: Giá trị hàm lượng sulphat của nước giếng khoan: Biểu đồ 2.21a: Biến thiên hàm lượng Sulfat của giếng khoan qua các năm Giá trị hàm lượng sulphat của nước giếng đào: Biểu đồ 2.21b: Biến thiên hàm lượng Sunfat của giếng đào qua các năm Dựa vào kết quả phân tích cho thấy hàm lượng sulfat tai các vị trí khảo sát điều rất thấp so với QCVN 09:2008/BTNMT. Hàm lượng sulfat tại các năm trước rất thấp về sau đã tăng lên rất nhanh nhất là vào năm 2008 ở giếng đào, và năm 2005 có hàm lượng sulfat cao ở giếng khoan. Vị trí quan trắc giữa các huyện cũng khác nhau chỉ đạt mức thấp, một số huyện nổi bật như: Bù Đốp, Phước Long, Bù Đăng chỉ tiêu cao hơn các huyện khác trong tỉnh. Hàm lượng Nitrat (NO3-): Giá trị hàm lượng Nitrat của nước giếng khoan: Biểu đồ 2.22a: Biến thiên hàm lượng Nitrat của giếng khoan qua các năm Giá trị hàm lượng Nitrat của nước giếng đào: Biểu đồ 2.22b: Biến thiên hàm lượng Nitrat của giếng đào qua các năm Dựa vào biểu đồ cho thấy hàm lượng Nitrat tại các vị trí quan trắc tại địa bàn tỉnh đã vượt mức chuẩn gây ô nhiễm môi trường cục bộ có năm đã vượt với quy chuẩn cho phép QCVN:09/2008. Diễn biến hàm lượng Nitrat theo xu hướng tăng dần vào các năm 2008, 2007, và năm 2009 có xu hướng giảm. Ở một số vị trí cho thấy hiên tượng bắt đầu nhiễm bẩn, cần có biện pháp khắc phục. Hàm lượng Nitrat biến đổi không đồng điều giữa các huyện trong tỉnh, gây ra sự mất cân bằng, Huyện Phước Long, Bù Đăng, Chơn Thành mức ô nhiễm tăng cao vượt bậc, thị xã Đồng Xoài tăng nhanh vào năm 2008, ngoài ra hầu như ở các huyện điều bị ô nhiễm với hàm lượng chưa vượt mức chuẩn vào năm 2007 nhưng cao hơn so với các năm trước. Năm 2008, hàm lượng Nitrat giếng khoan đã vượt mức cho phép tại vị trí quan trắc thị xã Đồng Xoài ban đầu vượt chuẩn, sau giảm dần. Riêng các huyện Bù Đăng, Bù Đốp, Phước Long tăng nhanh và đã vượt chuẩn cho phép. Nhìn chung thi hàm lượng Nitrat diễn biến theo xu thế tăng nhanh và tồn tại nhiều trong môi trường gây nguy hiểm cho sức khỏe người dân. Hàm lượng Nitrit: Giá trị hàm lượng Nitrit của nước giếng khoan: Biểu đồ 2.23a: Biến thiên hàm lượng Nitrit của giếng khoan qua các năm Giá trị hàm lượng Nitrit của nước giếng đào: Biểu đồ 2.23b: Biến thiên hàm lượng Nitrit của giếng đào qua các năm Dựa vào biểu đồ cho thấy hàm lượng Nitrit hầu như chưa vượt chuẩn cho phép QCVN 09:2008/BTNMT. Đối với mỗi đợt quan trắc ở các vị trí hàm lượng không cao, diễn biến hàm lượng qua các năm cũng không thay đổi chênh lệnh nhau nhiều. Nhìn chung hàm lượng Nitrit còn thấp chưa ảnh hưởng nhiều đến môi trường trong tỉnh. Hàm lượng coliform: Giá trị hàm lượng Coliform của nước giếng khoan: Biểu đồ 2.24a: Biến thiên hàm lượng Coliform của giếng khoan qua các năm Giá trị hàm lượng Coliform của nước giếng đào: Biểu đồ 2.24b: Biến thiên hàm lượng Coliform của giếng đào qua các năm Theo kết quả phân tích giá trị tổng Colifom trong các mẫu phân tích đều vượt chuẩn cho phép. Vì vậy có thể kết luận các vị trí quan trắc bị nhiễm bẩn bởi chi tiêu vi sinh. Giá trị Colifom cao nhất là ở vị trí huyện Bù Đốp, huyện Bù Đăng, Phước Long. Giá trị Colifom ở giếng đào cao hơn ở giếng khoan. Diễn biến giữa các năm theo xu hướng tăng dần, từ năm 2005 đến 2009 tăng rất nhanh cho thấy địa bàn tỉnh đã bị ô nhiễm cục bộ, cần phải có biện pháp khăc phục. Hàm lượng Đồng (Cu): Giá trị hàm lượng Đồng của nước giếng khoan: Biểu đồ 2.25a: Biến thiên hàm lượng Cu của giếng khoan qua các năm Giá trị hàm lượng Đồng của nước giếng đào: Biểu đồ 2.25b: Biến thiên hàm lượng Cu của giếng đào qua các năm Từ kết quả quan ttrắc được cho thấy hàm lượng Cu thấp, và các mẫu phân tích được điều đạt chuẩn theo QCVN 09:2008/BTNMT nhưng các mẫu phân tích được đều có khoảng dao động lớn. Quá trình quan trắc đợt 2 dao động cao hơn đợt 1. Năm 2008 cao hơn nhiều so với các năm khác, Tại vị trí huyện Lộc Ninh cao hơn các vị trí khác trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2009 bắt đầu xuất hiện các vị trí mới ở rải rác các huyện, riêng thị xã Đông Xoài cao hơn nhiều với các vị trí khác. Qua kết đó có thể kết luận các huyện trên địa bàn tỉnh chưa bị nhiễm bẩn. Hàm lượng Mangan (Mn): Giá trị hàm lượng Mangan của nước giếng khoan: Biểu đồ 2.26a: Biến thiên hàm lượng Mn của giếng khoan qua các năm Giá trị hàm lượng Mangan của nước giếng đào Biểu đồ 2.26b: Biến thiên hàm lượng Mn của giếng đào qua các năm Từ biểu đồ cho thấy kết quả hàm lượng Mn hầu như chưa vượt chuẩn cho phép, riêng huyện Đồng xoài đã vượt chuẩn vào năm 2007, 2008 với hàm lượng cao hơn nhiều so với chuẩn. Đến năm 2008, hàm lượng Mn có rải rác ở hầu hết các huyện, mức dao động giữa các năm tương đương nhau không chênh lệnh nhau Riêng thị xã Đồng Xoài hàm lượng Mn vẫn còn rất thấp cho thấy bắt đầu xuất hiện hàm lượng Mn. Ở một số vị trí thì vào năm 2007, 2008 cao nhưng đến năm 2009 có xu hướng giảm, cho thấy đã có biện pháp khăc phục hiệu quả. Hàm lượng Sắt (Fe): Giá trị hàm lượng Sắt của nước giếng khoan: Biểu đồ 2.27a: Biến thiên hàm lượng Fe của giếng khoan qua các năm Giá trị hàm lượng Sắt của nước giếng Đào: Biểu đồ 2.27b: Biến thiên hàm lượng Fe của giếng đào qua các năm Hàm lượng Sắt tại địa bàn tỉnh tương đối thấp hầu như chưa vượt giới hạn chuẩn cho phép QCVN 09:2008/BTNMT. Diễn biễn giữa các năm tương đối cao, điển hình như ở huyện Bù Đăng năm 2005 cao hơn các điểm quan trắc tại các huyện khác trên địa bàn tỉnh. Huyện Phước Long thì năm 2009 tăng nhanh so với các năm trước. Nhìn chung hàm lượng Sắt trên địa bàn còn tương đối thấp nhưng với một số vị trí cần đặc biệt quan tâm vì hàm lượng tăng tương đối nhanh, cần phải có biện pháp giảm hàm lượng tại vị trí đó. Hàm lượng Kẽm (Zn): Giá trị hàm lượng Kẽm của nước giếng Khoan: Biểu đồ 2.28a: Biến thiên hàm lượng Zn của giếng khoan qua các năm Giá trị hàm lượng Kẽm của nước giếng Đào: Biểu đồ 2.28b: Biến thiên hàm lượng Zn của giếng đào qua các năm Dựa vào biểu đồ cho thấy hàm lượng Kẽm có giá trị khá thấp so với QCVN 09:2008/BTNMT. Trong đó hàm lượng Zn giữa các năm không chênh lệnh nhau nhiều, giữa các vùng cũng có hàm lượng Zn nhưng thấp, Ở huyện Phước Long thì khá cao hơn các vùng khác. Nhìn chung hàm Lượng Zn thấp chưa gây nhiễm bẩn cho các vùng trên địa bàn tỉnh và nguy hiểm sức khỏe cho nguời tiêu dùng. Hàm lượng Asen(As): Giá trị hàm lượng As của nước giếng Khoan: Biểu đồ 2.29a: Biến thiên hàm lượng Asen của giếng khoan qua các năm Giá trị hàm lượng As của nước giếng đào: Biểu đồ 2.29b: Biến thiên hàm lượng Asen của giếng đào qua các năm Hàm lượng Asen trong nước giếng vẫn chưa vượt chuẩn giới hạn cho phép so với chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT. Hàm lượng As trong giếng nước đào cao hơn trong giếng nước khoan khá nhiều. Các năm gần đây hàm lượng As tăng rất nhanh, đặc biệt là năm 2009 vượt bậc so với các năm trước. Nhìn chung trong các năm qua hàm lượng As trên địa bàn tỉnh còn ổn định chưa vuợt so với chuẩn giới hạn cho phép. Và chưa gây nguy hại cho sức khòe của nguời dân. Hàm Lượng NH4+: Giá trị hàm lượng NH4+ của nước giếng khoan: Biểu đồ 2.30a: Biến thiên hàm lượng NH4+ của giếng khoan qua các năm Giá trị hàm lượng NH4+ của nước giếng đào: Biểu đồ 2.30b: Biến thiên hàm lượng NH4+ của giếng đào qua các năm Từ kết quả quan trắc được hàm lượng NH4+ trên địa bàn tỉnh đều bị nhiễm bẩn NH3 với mức chuẩn vượt rất cao so với chuẩn 09:2008/BTNMT, kết quả cho thấy hàm lượng tăng bắt đầu từ năm 2007 đến nay vẫn còn tăng và chưa ổn định. Trong 2 đợt quan trắc thì đợt 1 thấp hơn so với đợt 2. Ngoài ra tốc độ nhiễm bẩn của giếng đào cao hơn giếng khoan nhiều lần. Qua đó cho thấy hàm lượng NH4+ trên địa bàn tỉnh nằm rải rác ở hầu hét các huyện, gây nhiễm bẩn rất năng, ảnh hưởng đến môi trường. 2.2 Hiện trạng môi trường không khí 2.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm không khí Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn mang lại những mặt tích cực về sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, các quá trình này còn mang lại những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến chất lượng môi trường, trong đó vấn đề ô nhiễm không khí cũng là một trong những hậu quả đó. Tăng dân số, tăng các phương tiện giao thông và các cơ sở sản xuất công nghiệp cùng với quá trình đô thị hóa trong điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém và quá tải đã làm cho môi trường không khí đang có nguy cơ bị ô nhiễm đặc biệt tại các đô thị. Nguồn gây ô nhiễm không khí từ các hoạt động công nghiệp: hiện tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phần lớn là sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, nằm rãi rác trong khu dân cư, công nghệ sản xuất còn củ kỹ, lạc hậu, hầu như chưa trang bị hệ thống xử lý khí thải độc hại. Do đó, đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh quan trọng nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu hiện nay tại các khu đô thị chủ yếu phát sinh từ ngành chế biến hạt điều, cao su. Các ngành tiểu thủ công nghiệp như: đồ mọc gia dụng, nấu nhựa, chế biến thực phẩm v.v....Các cơ sở chế biến hạt điều lớn nhỏ nằm xen lẫn trong các khu dân cư tập trung chủ yếu tại huyện Phước Long và Đồng Phú. Ngoài ra, tại các trung tâm thị trấn còn có các nhà máy chế biến mủ cao su như nhà máy chế biến mủ cao su Phước Bình (nằm trong trung tâm thị trấn Phước Bình), nhà máy chế biến mủ cao su Lộc Ninh (thị trấn Lộc Ninh), nhà máy sản xuất bao cao su (thị trấn Chơn Thành) và các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nằm rải rác khắp các đô thị trong tỉnh. Đây cũng chính là các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí cho các thị trấn, thị xã của tỉnh Bình Ph._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • pdfQCVN 05-2009.PDF
  • pdfQCVN 08.pdf
  • pdfQCVN 09.pdf
  • pdfQCVN KLN trong dat[1]. 03.pdf
  • docBIA.doc
  • docloicamon.doc
  • docnvdatam.doc
  • docTLTKAO.doc
Tài liệu liên quan