Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - Áp dụng tại vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định

Tài liệu Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - Áp dụng tại vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định: ... Ebook Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - Áp dụng tại vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định

pdf195 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - Áp dụng tại vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận án là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận án. Tác giả Đinh Đức Trường ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh và PGS.TS. Lê Thu Hoa - những người Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Viện Đào tạo sau Đại học, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Nam Định, UBND Huyện Giao Thủy, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Giao Thủy đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong Khoa Môi trường và Đô thị và bạn bè vì sự ủng hộ và những ý kiến đóng góp quí báu giúp tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng tôi xin cảm ơn các thành viên trong đại gia đình đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành bản luận án của mình. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ PHỤC VỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC............ 11 1.1 Tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước……................... 11 1.2 Các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước ........... 21 1.3 Qui trình đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước.......................... 37 1.4 Quản lý đất ngập nước trên cơ sở đánh giá giá trị kinh tế………….. 40 1.5 Tiểu kết chương 1…………………………………………………… 52 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI CỬA SÔNG BA LẠT, TỈNH NAM ĐỊNH… 53 2.1 Tổng quan về vùng đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định…………………………………................................................. 53 2.2 Nhận diện các giá trị kinh tế của đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định………………………............................................... 61 2.3 Đánh giá các giá trị sử dụng trực tiếp của đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định…………............................................... 66 2.4 Đánh giá các giá trị sử dụng gián tiếp của đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định.............................................………….. 89 2.5 Đánh giá các giá trị phi sử dụng của đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định..................................................………………... 100 2.6 Giá trị kinh tế toàn phần của đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định………………………………………….................... 121 2.7 Tiểu kết chương 2…………………………………………………… 122 CHƯƠNG 3 : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI iv CỬA SÔNG BA LẠT, TỈNH NAM ĐỊNH TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC………………………… 123 3.1 Đề xuất kế hoạch sử dụng đất ngập nước trên cơ sở phân tích chi phí - lợi ích của các phương án sử dụng đất ngập nước …………… 123 3.3 Áp dụng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo tồn đất ngập nước............................................................................................……. 140 3.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý đất ngập nước…………..... 144 3.5 Lồng ghép thông tin về giá trị kinh tế của đất ngập nước trong các chương trình giáo dục và truyền thông .......................……………... 147 3.6 Tiểu kết chương 3…………………………………………………… 149 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………… 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Các chức năng của ĐNN và các hàng hóa, dịch vụ sinh thái 14 Bảng 1.2: Tổng giá trị kinh tế của ĐNN 17 Bảng 1.3: Các đại lượng đo sự thay đổi phúc lợi khi chất lượng ĐNN thay đổi 21 Bảng 1.4: Các chỉ số và khả năng sinh lời của việc sử dụng ĐNN 32 Bảng 1.5: Lựa chọn phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN 33 Bảng 1.6: Điều kiện áp dụng các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế ĐNN 36 Bảng 1.7 Các loại cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường 49 Bảng 2.1: Thống kê diện tích các loại đất tại VQG Xuân Thủy 56 Bảng 2.2: Dân số các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy 60 Bảng 2.3: Cơ cấu dân số và lao động các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy 60 Bảng 2.4: Các giá trị kinh tế quan trọng của ĐNN tại VQG Xuân Thủy 61 Bảng 2.5: Các đầm nuôi tôm tại khu vực nghiên cứu 69 Bảng 2.6: Thống kê mô tả về hoạt động nuôi tôm trong mẫu điều tra 70 Bảng 2.7: Lợi nhuận nuôi tôm tại Xuân Thủy 72 Bảng 2.8: Thống kê mô tả về hoạt động nuôi ngao trong mẫu điều tra 73 Bảng 2.9: Lượng du khách tới VQG Xuân Thủy giai đoạn 2004-2007 76 Bảng 2.10: Đặc điểm của du khách nội địa đến VQG Xuân Thủy 79 Bảng 2.11: Đặc điểm của du khách quốc tế đến VQG Xuân Thủy 80 Bảng 2.12: Các hoạt động của du khách tại VQG Xuân Thủy 75 Bảng 2.13 : Một số đặc điểm của các vùng xuất phát của du khách nội địa 81 Bảng 2.14: Tỷ lệ du lịch của du khách nội địa 82 Bảng 2.15:Vùng xuất phát của khách quốc tế 82 Bảng 2.16: Chi phí đi lại trung bình của khách nội địa tới VQG Xuân Thủy 84 Bảng 2.17: Chi phí đi lại của khách quốc tế tới VQG Xuân Thủy 84 Bảng 2.18: Cách tiếp cận tính chi phí cơ hội của thời gian 85 Bảng 2.19: Chi phí thời gian của khách nội địa 85 Bảng 2.20: Chi phí thời gian của khách quốc tế 86 Bảng 2.21: Các chi phí khác trong chuyến du lịch 86 Bảng 2.22: Tổng hợp các chi phí và tỷ lệ du lịch của khách nội địa 87 vi Bảng 2.23: Giá trị du lịch nội địa 88 Bảng 2.24: Quan hệ giữa chi phí và tỷ lệ du lịch của khách quốc tế 88 Bảng 2.25: Tổng giá trị du lịch của VQG Xuân Thủy 85 Bảng 2.26: Giải nghĩa các biến số trong mô hình hàm sản xuất 92 Bảng 2.27: Thống kê mô tả các biến số hộ nuôi tôm trong mẫu điều tra 93 Bảng 2.28: Thống kê mô tả các biến số hộ nuôi tôm trong mẫu điều tra 93 Bảng 2.29: Hàm sản xuất nuôi tôm hộ gia đình 94 Bảng 2.30: Chi phí tu bổ 20,7 km đê biển không có rừng bảo vệ huyện Giao Thủy giai đoạn 1996 -2007 98 Bảng 2.31: Sinh khối và khả năng hấp thụ cacbon của một số cây ngập mặn tại Xuân Thủy 100 Bảng 2.32: Các mức chi trả và tần xuất xuất hiện trong điều tra thử 104 Bảng 2.33: Một nhóm thông tin về giá trị đa dạng sinh học của khu Ramsar Xuân Thủy được trình bày cho người dân khi điều tra 107 Bảng 2.34: Phân bố số người tham gia phỏng vấn theo xã 110 Bảng 2.35: Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu điều tra 111 Bảng 2.36: Quan điểm về việc bảo tồn đất ngập nước tại Xuân Thuỷ 113 Bảng 2.37: Đánh giá của người dân về mức độ quan trọng của các chức năng của ĐNN tại Xuân Thuỷ 114 Bảng 2.38: Mô tả các mô hình ước lượng WTP 116 Bảng 2.39: Mô tả các biến trong mô hình CVM nhị phân 116 Bảng 2.40: Kết quả hồi qui mô hình hồi qui tham số 117 Bảng 2.41: Ước lượng các mức WTP từ mô hình hồi qui tham số 119 Bảng 2.42: Xác xuất chấp nhận chi trả với các mức Bid cho trước 119 Bảng 2.43: Ước lượng các mức WTP từ mô hình phi tham số 120 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất Cồn Lu - Cồn Ngạn 124 Bảng 3.2: Diện tích các đầm nuôi trồng thuỷ hải sản 125 Bảng 3.3: Tóm tắt các phương án sử dụng ĐNN để nuôi trồng thủy sản 128 Bảng 3.4: Tổng hợp các chi phí và lợi ích trực tiếp từ nuôi trồng thủy sản 131 Bảng 3.5: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN khi giá thuê mặt nước thay đổi 137 Bảng 3.6: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN 138 Bảng 3.7: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN (r=12%) 138 Bảng 3.8: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN (r=15%) 138 Bảng 3.9: Qui định về xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN của Bộ TNMT 145 vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1: Mối liên hệ giữa hệ sinh thái ĐNN và hệ thống kinh tế 13 Hình 1.2: Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN 15 Hình 1.3: Thay đổi thặng dư tiêu dùng và sản xuất khi giá thay đổi 19 Hình 1.4: Mô tả EV và CV khi chất lượng ĐNN thay đổi 20 Hình 1.5: Phân loại các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN 22 Hình 1.6: Qui trình phân tích chi phí – lợi ích của các phương án sử dụng ĐNN 30 Hình 1.7: Lựa chọn phương pháp phù hợp để đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN 35 Hình 1.8: Qui trình đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN 37 Hình 1.9: Ngoại ứng tích cực và sự thất bại thị trường 42 Hình 2.1: Vị trí của khu vực nghiên cứu – VQG Xuân Thủy 54 Hình 2.2: Đường cầu du lịch nội địa tại VQG Xuân Thủy 87 Hình 2.4: Một số hình ảnh được trình bày với người dân khi phỏng vấn 105 Hình 2.5: Phân bổ xác xuất chấp nhận chi trả với các mức Bid cho trước 120 Hình 3.1: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN 137 viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AC Chi phí thiệt hại tránh được BVMT Bảo vệ môi trường BTTN Bảo tồn thiên nhiên CBA Phân tích chi phí - lợi ích CM Mô hình lựa chọn CS Thặng dư tiêu dùng CSDL Cơ sở dữ liệu CV Biến thiên bù đắp CVM Đánh giá ngẫu nhiên ĐDSH Đa dạng sinh học ĐNN Đất ngập nước EEPSEA Chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á EV Biến thiên tương đương HPM Giá trị hưởng thụ IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế MP Giá trị trường NNPTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PS Thặng dư sản xuất RC Chi phí thay thế RNM Rừng ngập mặn TCM Chi phí du lịch TNMT Tài nguyên môi trường UBND Uỷ ban nhân dân UNEP Chương trình môi trường Liên hiệp quốc VQG Vườn quốc gia WRI Viện Tài nguyên thế giới WTP Sẵn sàng chi trả WTA Sẵn sàng chấp nhận UNEP Tổ chức môi trường Liên hiệp quốc - 1 - MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN 1.1. Nhu cầu sử dụng thông tin về giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước tại Việt Nam Việt Nam có một hệ thống tài nguyên đất ngập nước (ĐNN) rất phong phú với diện tích hơn 10 triệu hecta phân bố rộng khắp cả nước, gồm nhiều loại hình đa dạng như đầm phá, đầm lầy, bãi bồi cửa sông, rừng ngập mặn ven biển, ao hồ tự nhiên và nhân tạo. ĐNN là một tài nguyên quan trọng cung cấp rất nhiều giá trị trực tiếp và gián tiếp cho cộng đồng xã hội như thủy sản, dược liệu, phòng chống thiên tai, bảo vệ bờ biển, hấp thụ CO2, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học cũng như các giá trị văn hoá, lịch sử và xã hội khác [15] [20] [33]. Mặc dù có vai trò quan trọng với hệ thống kinh tế, xã hội và môi trường nhưng các hệ sinh thái ĐNN tại Việt Nam đang bị suy giảm nghiêm trọng. Về số lượng, trong thập kỷ qua, ước tính có khoảng 180 ngàn ha rừng ngập mặn ven biển đã bị mất, thay vào đó là các đầm nuôi trồng thủy sản, các công trình phục vụ du lịch, giao thông, thương mại. Ngoài ra, ĐNN cũng chịu sự thay đổi mạnh mẽ về chất lượng do một số nguyên nhân. Trước hết là ô nhiễm công nghiệp: các chất thải từ sản xuất công nghiệp, tàu thuyền gây ảnh hưởng mạnh và nghiêm trọng tới chất lượng các sông hồ, kênh rạch chứa nước. Ô nhiễm do sử dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp cũng là một mối đe dọa lớn đối với chất lượng môi trường ĐNN. Vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng có mức độ sử dụng chất bảo vệ thực vật rất lớn với nồng độ trong mùa mưa đều quá giới hạn cho phép khoảng 20-30 lần. Trong giai đoạn 1995-2005 cũng có 50 tai nạn dầu tràn làm tràn khoảng 90 ngàn tấn dầu ra biển, gây thiệt hại lớn cho các hệ sinh thái ĐNN ven biển [9] [45] [92]. Theo Cục BVMT (2006), nguyên nhân của sự suy giảm tài nguyên ĐNN ở Việt Nam bên cạnh những yếu tố khách quan như biến đổi khí hậu, sự cố tràn dầu, áp lực tăng trưởng kinh tế, đô thị hoá, còn có sự yếu kém trong hệ thống quản lý tài - 2 - nguyên. Cụ thể là hệ thống pháp lý thiếu đồng bộ, chồng chéo trong phân định chức năng của các cơ quan quản lý, hệ thống quyền tài sản chưa được phân định rõ ràng, nguồn tài chính cho bảo tồn kém bền vững, thiếu cơ sở dữ liệu, tư liệu khoa học phục vụ quản lý [13] [72]. Kinh nghiệm thế giới cho thấy thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN là một yếu tố đầu vào quan trọng cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên này. Một mặt, các thông tin về giá trị kinh tế giúp các nhà quản lý lựa chọn được các phương án sử dụng ĐNN có hiệu quả, góp phần xây dựng các qui hoạch, kế hoạch phát triển. Mặt khác, thông tin về giá trị kinh tế cũng là một đầu vào quan trọng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp lý và các cơ chế quản lý ĐNN, lý giải cho sự phân bổ nguồn lực cho bảo tồn ĐNN, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, là cơ sở để giải quyết tranh chấp khiếu nại cũng như là một thành tố cơ bản trong các chương trình giáo dục, truyền thông ĐNN [55] [75]. Mặc dù có vai trò và ý nghĩa quan trọng nhưng tại Việt Nam các thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN còn rất thiếu, rời rạc và kém đồng bộ. Mặc dù đã tham gia Công ước Ramsar từ năm 1989 và hiện đã có 68 vùng ĐNN trên cả nước được công nhận là có giá trị sinh thái cao nhưng những quyết định quản lý, sử dụng ĐNN tại Việt Nam vẫn chủ yếu mang tính hành chính, kỹ thuật trong khi các khía cạnh kinh tế chưa được nhìn nhận và xem xét đúng mức [72]. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là chúng ta chưa có các dữ liệu về giá trị kinh tế của ĐNN. Các quyết định sử dụng ĐNN thường đứng trên quan điểm cá nhân và chỉ tính đến những lợi ích trực tiếp mà ĐNN mang lại cho cá nhân trong khi các lợi ích tổng thể mà ĐNN cung cấp cho xã hội thường bị bỏ qua hoặc đánh giá thấp. Từ đó các quyết định phân bổ ĐNN thường không hiệu quả, không mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng và xã hội [13] [92]. Nhận thức được tầm quan trọng của ĐNN, trong những năm qua, Nhà nước đã tiến hành rất nhiều các chương trình tổng thể và các hoạt động cụ thể với mục đích quản lý hiệu quả, bền vững tài nguyên này. Năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định - 3 - số 109/2003/NĐ-CP về “Bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN”. “Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN giai đoạn 2004- 2010” của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) năm 2004 tiếp tục cụ thể hoá những đường hướng chỉ đạo về quản lý ĐNN của Nghị định 109. Các văn bản trên đều nhấn mạnh một trong những hoạt động trọng tâm trong công tác quản lý tài nguyên ĐNN là tăng cường nghiên cứu khoa học về ĐNN và gắn kết các kết quả nghiên cứu với các đề xuất quản lý thực tiễn, trong đó nghiên cứu về giá trị kinh tế của ĐNN là một hướng quan trọng [2] [3] [9]. 1.2. Nhu cầu ứng dụng các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước tại Việt Nam Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên nói chung và giá trị của ĐNN nói riêng là một chủ đề mang tính chất khoa học - ứng dụng ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây trên thế giới bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển do nhu cầu khách quan và sự cần thiết của thông tin phục vụ quản lý. Cùng với nhu cầu khách quan đó, cơ sở lý thuyết và các phương pháp và mô hình lượng giá ngày càng đa dạng và hoàn thiện mặc dù cũng trở nên phức tạp hơn nhằm đưa lại các kết quả chính xác, tin cậy cho các hoạt động quản lý, sử dụng tài nguyên. Nhìn chung trên thế giới hiện nay, xu hướng chung là có ba cách tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN:  Đánh giá phân tích tác động (Impact Analysis Valuation): được sử dụng để đánh giá thiệt hại của ĐNN khi có chịu các tác động hay sốc (shock) bên ngoài như sự cố tràn dầu, ô nhiễm công nghiệp, thiên tai.  Đánh giá từng phần (Partial Valuation): được sử dụng để đánh giá giá trị kinh tế của hai hay nhiều phương án sử dụng ĐN khác nhau (ví dụ: nuôi tôm, phát triển du lịch hoặc bảo tồn).  Đánh giá tổng thể (Total Economic Valuation): được sử dụng để đánh giá phần đóng góp tổng thể của tài nguyên ĐNN cho hệ thống phúc lợi xã hội. - 4 - Trong ba hướng tiếp cận đánh giá trên, đánh giá tổng thể có vai trò quan trọng vì nó cung cấp thông tin nền cho các hoạt động quản lý đồng thời là dữ liệu đầu vào cho đánh giá phân tích tác động và đánh giá từng phần [55]. Tại Việt Nam, việc đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên và tác động môi trường bắt đầu vào giữa những năm 1990 cùng với sự ra đời của Luật Bảo vệ Môi trường 1993 trong đó đòi hỏi việc xác định thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường gây ra [8]. Gần đây, việc đánh giá thiệt hại về tài nguyên và môi trường càng trở nên cấp bách cùng với áp lực phát triển kinh tế. Vì thế, đã có nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực này xuất hiện ở Việt Nam. Các trường hợp và các phương pháp đánh giá cũng ngày càng đa dạng.. Nghiên cứu của Nguyễn Thế Chinh và Đinh Đức Trường trong trường hợp “Đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm tại khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên” (2002) là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam có sử dụng phương pháp đánh giá thị trường (market price) trong phân tích tác động. Trong đó các tác giả đã sử dụng kỹ thuật giá thị trường để đánh giá sự tổn hại về năng suất nông nghiệp và sức khoẻ do ô nhiễm của Nhà máy gang thép Thái Nguyên gây ra cho người dân ở một số xã xung quanh thông qua việc so sánh năng suất và lượng người mắc bệnh ở các vùng ô nhiễm và vùng đối chứng để xác định chênh lệch bản chất giữa mức độ năng suất/ sức khoẻ thông thường và năng suất/sức khoẻ khi ô nhiễm [5]. Tác giả Mai Trọng Nhuận và các cộng sự cũng sử dụng phương pháp giá thị trường để đánh giá giá trị kinh tế của một số điểm trình diễn ĐNN tại Việt Nam năm 2000, trong đó ước tính sơ bộ các giá trị sử dụng trực tiếp của một số khu vực ĐNN tiêu biểu tại Việt Nam [28]. Cũng sử dụng phương pháp này, tác giả Đỗ Nam Thắng (2005) đã tính toán giá trị sử dụng trực tiếp của tài nguyên ĐNN vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời tiếp tục hoàn thiện việc áp dụng phương pháp giá thị trường tại Việt Nam thông qua điều chỉnh một số nhân tố sai lệch để đưa ra kết quả khá tin cậy về những khối giá trị trực tiếp của ĐNN tại địa bàn nghiên cứu [39]. Tác giả Lê Thu Hoa và các cộng sự (2006) cũng sử dụng kỹ thuật giá thị trường để tính toán giá trị nuôi tôm tại khu ĐNN của VQG Xuân Thủy, Nam Định [18]. Có thể nói, phương - 5 - pháp giá thị trường là phương pháp đánh giá giá trị môi trường được sử dụng phổ biến và hoàn thiện nhất ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, trong những năm trở lại đây, để đánh giá những phần giá trị khác trong tổng giá trị kinh tế của tài nguyên (tài sản môi trường), các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đã bước đầu nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm các phương pháp phức tạp hơn, phổ biến là phương pháp Chi phí du lịch (Travel Cost Method - TCM) và Đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method - CVM). Các phương pháp này dựa trên các thị trường sẵn có hoặc xây dựng các thị trường giả định để đánh giá phúc lợi (welfare) của người sử dụng tài nguyên khi tham gia thị trường, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách. Mở đầu bằng nghiên cứu của Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1999) về giá trị du lịch của Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương thông qua việc sử dụng phương pháp TCM [35], phương pháp này tiếp tục được nhân rộng để định giá giá trị giải trí của các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) khác trong cả nước như KBTTN Hòn Mun [27], VQG Ba Bể [21], VQG Bạch Mã [7]. Ngoài phương pháp TCM, phương pháp CVM cũng được áp dụng phổ biến để xác định giá trị phi sử dụng của tài nguyên cũng như lợi ích của việc tiến hành các chương trình bảo tồn, cải thiện chất lượng môi trường. Phương pháp này cũng được sử dụng trong các nghiên cứu của tác giả Bùi Dũng Thể (2005) để xác định mức chi trả của người dân để bảo tồn rừng đầu nguồn tại Huế và tác giả Đinh Đức Trường (2008) để xác định sự suy giảm giá trị của hệ sinh thái san hô do sự cố dầu tràn tại Quảng Nam [38][43]. Gần đây, một phương pháp đánh giá mới dựa trên thị trường giả định và lựa chọn hành vi (Choice modelling) cũng đã được thực hiện trong nghiên cứu của Đỗ Nam Thắng (2008) để xác định giá trị của bảo tồn ĐNN ở VQG Tràm Chim [89]. Phương pháp này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà sinh thái học để xây dựng các kịch bản bảo tồn phù hợp, từ đó tính ra lợi ích của từng kịch bản. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho đến nay về giá trị kinh tế của ĐNN tại Việt Nam có một số các hạn chế sau: - 6 -  Thứ nhất, các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một nhóm giá trị cụ thể của ĐNN, phổ biến là giá trị sử dụng trực tiếp trong khi các nhóm giá trị sử dụng gián tiếp và phi sử dụng chưa được nghiên cứu kỹ càng. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam sử dụng cách tiếp cận đánh giá tổng thể giá trị của ĐNN.  Thứ hai, các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ tính toán sơ bộ, chưa có sự thảo luận và liên hệ chặt chẽ với các biện pháp quản lý ĐNN cụ thể. Nói cách khác, việc đề xuất các ứng dụng quản lý trên cơ sở kết quả nghiên cứu về giá trị kinh tế của ĐNN còn rất hạn chế.  Thứ ba, cho đến nay các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào những nhóm truyền thống như giá thị trường, chi phí du lịch. Các phương pháp tiên tiến được sử dụng trên thế giới như hàm sản xuất, đánh giá ngẫu nhiên, mô hình lựa chọn chưa được sử dụng nhiều trong nước. Lý do là những phương pháp này thường đi kèm với những đòi hỏi chặt chẽ về tiếp cận mô hình lý thuyết kinh tế, qui trình thu thập thông tin chi tiết, kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu phức tạp. Tuy nhiên, về ưu điểm, việc áp dụng các phương pháp hiện đại trên lại cho phép xác định các nhóm giá trị khó lượng hóa của ĐNN như giá trị sử dụng gián tiếp và phi sử dụng. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá giá trị kinh tế toàn phần và từng phần của tài nguyên ĐNN phục vụ cho việc quản lý ĐNN; áp dụng thử nghiệm cho vùng ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định. 2.2. Mục tiêu cụ thể 1. Tổng quan và hệ thống hóa các vấn đề lý luận, cơ sở khoa học, phương pháp luận, các phương pháp và qui trình đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý ĐNN. - 7 - 2. Áp dụng thử nghiệm một số phương pháp và qui trình đánh giá tiến tiến của thế giới để đánh giá giá trị kinh tế tổng thể và từng phần gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng của tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định 3. Đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định dựa trên các kết quả đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi không gian Nghiên cứu được thực hiện tại vùng ĐNN cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, cụ thể là toàn bộ khu vực VQG Xuân Thủy (gồm cả vùng lõi và vùng đệm) nằm ở phía Tây Nam cửa Ba Lạt thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Vùng ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định được lựa chọn là không gian nghiên cứu vì những lý do sau: Thứ nhất, đây là vùng ĐNN tiêu biểu, chứa đựng những giá trị sinh thái và đa dạng sinh học quan trọng bậc nhất tại Việt Nam, đồng thời có tầm quan trọng quốc tế. Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên tại Việt Nam và được đánh giá là “trái tim” của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới ĐNN châu thổ Sông Hồng do Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) chính thức công nhận ngày 02/12/2004 [44]. Thứ hai, ĐNN tại khu vực nghiên cứu hàm chứa rất nhiều giá trị kinh tế thuộc cả ba nhóm là giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng. Do vậy, đây là địa bàn hội tụ những điều kiện cần thiết để có thể ứng dụng cơ sở khoa học và các phương pháp đánh giá nhằm xác định được giá trị kinh tế tổng thể của tài nguyên ĐNN. Từ đó, có thể đưa ra các kiến nghị về khả năng ứng dụng các phương pháp và qui trình đánh giá giá trị kinh tế cho các khu ĐNN khác. Thứ ba, với các giá trị kinh tế cao cũng như các giá trị về sinh thái quan trọng được cung cấp bởi tài nguyên ĐNN, VQG Xuân Thủy là nơi mà sự xung đột giữa các - 8 - hoạt động phát triển và bảo tồn thể hiện rõ ràng nhất, vì vậy rất cần một sự tiếp cận quản lý sử dụng tài nguyên mang tính đồng bộ, hệ thống, trong đó có các thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN. Thứ tư, là một khu vực có giá trị sinh thái cao nên Xuân Thủy thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các tổ chức quốc tế và các nhà quản lý ở trung ương và địa phương. Vì vậy, tại Xuân Thủy, đã có một số thông tin nền, dữ liệu thứ cấp nằm trong các nghiên cứu, tư liệu, báo cáo đã có. Bên cạnh những thông tin sơ cấp được thu thập tại hiện trường, các thông tin thứ cấp cũng rất quan trọng và là yếu tố đầu vào phục vụ cho công tác đánh giá giá trị kinh tế tại khu vực. 3.2. Phạm vi thời gian Mặc dù nghiên cứu hiện trường tại vùng cửa sông Ba Lạt được thực hiện chủ yếu trong năm 2007 và 2008 nhưng luận án có sử dụng hệ thống tư liệu nghiên cứu, tham khảo được ấn bản trong rất nhiều năm, trong đó các báo cáo thứ cấp tại hiện trường nghiên cứu có thời gian từ năm 2002 đến năm 2008. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án đã sử dụng những phương pháp cơ bản sau trong quá trình thực hiện. Ngoài ra quá trình và các phương pháp nghiên cứu cụ thể (methodologies) sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 2 khi đánh giá từng loại giá trị cụ thể của ĐNN. Phương pháp kế thừa: luận án sử dụng kế thừa các tài liệu, tư liệu, kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế để khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận của đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý ĐNN; cung cấp thông tin nền phục vụ triển khai nghiên cứu thực nghiệm; ứng dụng các kết quả nghiên cứu để đề xuất các giải pháp quản lý ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định. Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để đánh giá ưu nhược điểm của một số phương pháp, qui trình đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN đã áp dụng tại Việt Nam; nhận diện, mô tả và và lý giải lựa chọn các giá trị kinh tế quan trọng của ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định; xây dựng và hoàn thiện các bảng hỏi thu - 9 - thập thông tin; phân tích thực trạng và đề xuất các cơ chế, giải pháp quản lý ĐNN tại hiện trường nghiên cứu và tại Việt Nam. Các chuyên gia bao gồm các nhà khoa học nghiên cứu về ĐNN, rừng ngập mặn, kinh tế môi trường, chính sách môi trường cũng như các nhà quản lý ở cấp trung ương và địa phương. Phương pháp mô hình toán kinh tế: các mô hình toán kinh tế được sử dụng trong luận án để đánh giá các khối giá trị kinh tế của ĐNN bao gồm hàm sản xuất hộ gia đình, hàm chi phí du lịch, hàm cực đại xác xuất lựa chọn chi trả, mô hình lợi ích ngẫu nhiên có tham số và phi tham số. Các mô hình này được kế thừa và phát triển trên cơ sở lý các lý thuyết kinh tế, được tham vấn ý kiến chuyên gia để lựa chọn các biến số phù hợp, được chạy và thử nghiệm để điều chỉnh các trục trặc và lỗi kỹ thuật phát sinh. Phương pháp điều tra xã hội học: được thực hiện chủ yếu tại hiện trường nghiên cứu với các đối tượng gồm các cơ sở nuôi trồng thủy sản, người dân, du khách tham quan, các nhà quản lý nhằm thu thập các dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc đánh giá giá trị kinh tế và đề xuất các biện pháp quản lý ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định. Phương pháp xử lý thống kê: các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS và Excel; thông tin trong các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng được xử lý riêng biệt phục vụ cho phần báo cáo kết quả, thảo luận và đề xuất biện pháp quản lý. Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong quá trình hoàn thiện luận án. Kết quả từ các mô hình xử lý dữ liệu sẽ được diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết. Các biện pháp và qui trình quản lý cũng sẽ được đề xuất dựa trên những kết quả phân tích và tổng hợp. Phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên và môi trường: Luận án nghiên cứu, hệ thống hóa và sử dụng một hệ thống các phương pháp tiên tiến trên thế giới hiện nay để đánh giá giá trị tài nguyên của ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định. - 10 - Chi tiết về khái niệm, phân loại và qui trình áp dụng các phương pháp được nêu cụ thể trong Chương I và II của luận án nhưng về cơ bản gồm có 4 nhóm chính là: các phương pháp dựa vào thị trường thực, các phương pháp dựa vào thị trường thay thế, các phương pháp dựa vào thị trường giả định và phương pháp phân tích chi phí – lợi ích mở rộng. 5. Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Về ý nghĩa lý luận, luận án hệ thống hóa cơ sở khoa học của việc đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên ĐNN gồm quan điểm tiếp cận, lý thuyết đánh giá, các phương pháp đánh giá và việc sử dụng thông tin giá trị kinh tế trong quản lý ĐNN. Ngoài ra, trên cơ sở ứng dụng thử nghiệm một hệ thống các phương pháp đánh giá tiên tiến của thế giới để xác định giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, luận án cũng đưa ra các khuyến nghị về khả năng áp dụng một số phương pháp đánh giá cũng như qui trình đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN tại Việt Nam Về ý nghĩa thực tiễn, dựa trên các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về giá trị kinh tế tổng thể và từng phần của ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định, luận án đưa ra các đề xuất ứng dụng thông tin về giá trị kinh tế phục vụ cho việc quản lý hiệu quả, bền vững tài nguyên ĐNN tại khu vực nghiên cứu. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành ba chương chính gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận của đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước Chương 2: Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định Chương 3: Quản lý tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định sử dụng thông tin về giá trị kinh tế của đất ngập nước - 11 - CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ PHỤC VỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC 1.1. TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC 1.1.2. Khái niệm đất ngập nước Thuật ngữ “Đất ngập nước” có nội hàm khá rộng và được hiểu theo nhiều cách khác nhau trong từng hoàn cảnh, mục đích sử dụng. Theo công ước Ramsar (1971), ĐNN được định nghĩa như sau: “ ĐNN được coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m ”. Theo Chương trình quốc gia về điều tra ĐNN của Hoa Kỳ (2004): “Về vị t._.rí phân bố, ĐNN là những vùng đất chuyển tiếp giữa những hệ sinh thái (HST) trên cạn và HST thủy vực. Những nơi này mực nước ngầm thường nằm sát mặt đất hoặc thường xuyên được bao phủ bởi lớp nước nóng”. Theo tác giả Lê Văn Khoa (2007): “ĐNN là đất bão hòa nước trong thời gian dài đủ để hỗ trợ cho các quá trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu thoát nước, có thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích hợp với môi trường ẩm ướt”[26]. Những định nghĩa trên nhìn chung đều xem ĐNN như đới chuyển tiếp sinh thái, những diện tích chuyển tiếp giữa môi trường trên cạn và ngập nước, những nơi mà sự ngập nước của đất tạo ra sự phát triển của một hệ thực vật đặc trưng. Ngoài ra, các định nghĩa về ĐNN thường gồm có ba thành tố chính là: (i) ĐNN được phân biệt bởi sự hiện diện của nước. (ii) ĐNN thường có những loại đất đồng nhất khác - 12 - hẳn với những vùng đất cao ở xung quanh.(iii) ĐNN thích hợp cho sự hiện diện của những thảm thực vật thích nghi với những điều kiện ẩm ướt. Hiện nay, định nghĩa ĐNN của Công ước Ramsar được nhiều quốc gia, tổ chức sử dụng phổ biến nhiều hơn cả và là cơ sở cho các hoạt động quản lý và nghiên cứu về ĐNN. Luận án sẽ sử dụng định nghĩa này một mặt vì vùng ĐNN nghiên cứu là khu vực bãi bồi cửa sông ngập nước theo chế độ nhật triều; ngoài ra định nghĩa của Ramsar cũng được sử dụng là định nghĩa ĐNN chính thức tại Việt Nam theo Nghị định 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về “Bảo tồn và PTBV các vùng ĐNN”. 1.1.2. Mối quan hệ giữa hệ sinh thái đất ngập nước và hệ thống kinh tế Xem xét mối quan hệ hữu cơ giữa hệ sinh thái ĐNN và hệ thống kinh tế là xuất phát điểm của việc tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN. Về cơ bản, do các hoạt động kinh tế của con người phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái nên khi đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN phải xem xét kỹ mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế của con người và hệ thống sinh thái ĐNN [54] [90]. Trước hết, trong hệ sinh thái ĐNN, tại mọi thời điểm luôn có sự tác động qua lại giữa cấu trúc, quy trình và chức năng của hệ thống. Cấu trúc của hệ sinh thái bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ. Các quá trình bao gồm sự chuyển hóa vật chất và năng lượng. Tác động qua lại giữa cấu trúc và các quá trình hình thành nên chức năng sinh thái của ĐNN. Đến lượt mình, các chức năng này lại cung cấp các hàng hóa, dịch vụ môi trường và mang lại lợi ích cho con người [34] [91]. Nếu con người có sự ưa thích (preference) đối với các lợi ích nói trên và sẵn lòng chi trả để nhận thêm một lượng lợi ích nhất định từ hệ sinh thái ĐNN thì các lợi ích này sẽ có giá trị kinh tế. Theo Bateman và Willis (1999), giá trị kinh tế là một khái niệm mang tính cụ thể và không phải là bản chất của bất cứ thứ gì. Giá trị kinh tế chỉ xuất hiện khi có sự tương tác giữa các chủ thể và khách thể kinh tế. Cụ thể hơn, các thuộc tính môi trường của ĐNN chỉ có giá trị kinh tế khi nó xuất hiện trong hàm lợi ích của một cá nhân (individual utility function) hoặc hàm chi phí của một doanh nghiệp (firm production function). Như vậy, các chức năng của hệ sinh thái tự nó - 13 - không mang lại giá trị kinh tế; thay vì đó, các chức năng cung cấp các hàng hóa và dịch vụ và việc sử dụng các hàng hóa và dịch vụ đó mới mang lại các giá trị kinh tế cho con người [57]. Hình 1.1: Mối liên hệ giữa hệ sinh thái ĐNN và hệ thống kinh tế HỆ SINH THÁI ĐNN QUAN HỆ GIỮA HỆ SINH THÁI ĐNN VÀ HỆ THỐNG KINH TẾ Các hàng hóa, dịch vụ sinh thái ĐNN cung cấp cho con người Ví dụ: tôm, cá, gỗ, củi, cảnh quan, du lịch, phòng chống lũ lụt, lọc và điều tiết nước ngầm, bảo tồn đa dạng sinh học, lưu trữ nguồn gen, hấp thụ CO2 Ví dụ: Giá trị tồn tại của đa dạng sinh học Giá trị sử dụng Tổng giá trị kinh tế Quá trình Cấu trúc Chức năng hệ sinh thái ĐNN Các thuộc tính của hệ sinh thái ĐNN Giá trị phi sử dụng HỆ KINH TẾ Nguồn: [90] - 14 - Như trong hình 1.1, các chức năng sinh thái ĐNN cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho hệ thống kinh tế. Về cơ bản, chức năng sinh thái của hệ sinh thái ĐNN là kết quả của sự tương tác liên tục giữa các cấu trúc và quá trình sinh thái. Barbier (1994) đưa ra hệ thống phân loại các chức năng của ĐNN gồm 4 nhóm chính là chức năng điều tiết (regulation function), chức năng cư trú (habitat function), chức năng sản xuất (production function) và chức năng thông tin (information function) [54]. Bảng 1.1: Các chức năng của ĐNN và các hàng hóa, dịch vụ sinh thái Chức năng điều tiết 1. Điều tiết không khí 2. Điều hòa khí hậu 3. Phòng ngừa các tác động 4. Điều tiết nước 5. Ổn định đất 6. Chu trình dinh dưỡng 7. Xử lý ô nhiễm 8. Kiểm soát sinh thái 9. Hấp thụ CO2 Chức năng cư trú 1. Cung cấp nơi cư trú 2. Cung cấp nơi sinh sản Chức năng sản xuất 1. Thực phẩm 2. Nguyên liệu thô 3. Nguồn gen 4. Nguồn dược liệu 5. Đồ trang sức Chức năng thông tin 1. Thông tin thẩm mỹ 2. Giải trí, du lịch 3. Giá trị tinh thầnvà văn hóa 4. Giá trị văn hóa, lịch sử 5. Giá trị giáo dục, khoa học Nguồn: [54] Chức năng điều tiết: có liên quan đến năng lực của hệ sinh thái trong việc điều tiết các quá trình căn bản của hệ và hệ thống hỗ trợ đời sống (life support systems) thông qua chu trình sinh địa hóa và các quá trình sinh học. Bên cạnh việc duy trì hệ sinh thái, chức năng điều tiết cũng cung ứng nhiều dịch vụ mang lại lợi ích trực tiếp và gián tiếp cho con người (ví dụ: không khí, nước, dịch vụ kiểm soát sinh thái). - 15 - Chức năng cư trú của hệ sinh thái liên quan đến việc cung cấp địa bàn cư trú và sinh sản cho các sinh vật, từ đó giúp bảo tồn và duy trì nguồn gen, đa dạng sinh học và quá trình tiến hóa. Chức năng sản xuất: quá trình quang hợp của hệ sinh thái chuyển hóa năng lượng, khí CO2, nước và các chất dinh dưỡng thành nhiều dạng cấu trúc cacbon. Các cấu trúc này sau đó được sử dụng bởi các sinh vật để tổng hợp thành sinh khối của hệ. Sự đa dạng trong cấu trúc cacbon cung cấp rất nhiều hàng hóa sinh thái cho con người như thực phẩm, nguyên liệu thô hay các nguồn năng lượng. Chức năng thông tin: hệ sinh thái cung cấp nhiều thông tin cơ bản cho đời sống tinh thần của con người như giải trí, thẩm mỹ, văn hóa, tôn giáo, khoa học, giáo dục. 1.1.3. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước Hình 1.2 minh họa cụ thể các thành phần của tổng giá trị kinh tế của một hệ sinh thái ĐNN. Cho đến nay, có rất nhiều các quan điểm về các nhóm giá trị khác nhau trong tổng giá trị kinh tế của ĐNN. Tuy nhiên, điểm chung giữa các quan điểm này là việc chia tổng giá trị kinh tế thành hai nhóm chính là các giá trị sử dụng (use value) và các giá trị phi sử dụng (non use value) [91]. Hình 1.2: Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN Nguồn: [91] Giá trị sử dụng gián tiếp Giá trị lựa chọn Giá trị tồn tại Giá trị lưu truyền TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG GIÁ TRỊ SỬ DỤNG Giá trị sử dụng trực tiếp - 16 - Theo Turner (2003), giá trị sử dụng là những hàng hóa và dịch vụ sinh thái mà ĐNN cung cấp cho con người và các hệ thống kinh tế và được chia thành 3 nhóm là giá trị sử dụng trực tiếp (direct use value), giá trị sử dụng gián tiếp (indirect use value) và giá trị lựa chọn (option value).  Giá trị sử dụng trực tiếp: bao gồm những hàng hoá dịch vụ do môi trường ĐNN cung cấp và có thể tiêu dùng trực tiếp như gỗ, củi, thủy sản, mật ong hay giá trị du lịch, giải trí  Giá trị sử dụng gián tiếp: là những giá trị, lợi ích từ những dịch vụ do hệ sinh thái ĐNN cung cấp và các chức năng sinh thái như tuần hoàn dinh dưỡng, hấp thụ CO2, điều hoà khí hậu, phòng chống bão lũ.  Giá trị lựa chọn về bản chất là những giá trị sử dụng trực tiếp hoặc giá trị sử dụng gián tiếp của ĐNN mặc dù có thể sử dụng ở hiện tại nhưng chưa được sử dụng vì một lý do nào đó mà để lại để sử dụng ở tương lai. Ví dụ giá trị du lịch, cảnh quan, dược phẩm. Giá trị phi sử dụng là những giá trị bản chất, nội tại của ĐNN và được chia thành giá trị tồn tại (existence value) và giá trị lưu truyền (bequest value).  Giá trị tồn tại của ĐNN là giá trị nằm trong nhận thức, cảm nhận và sự thỏa mãn của một cá nhân khi biết được các thuộc tính của ĐNN đang tồn tại ở một trạng thái nào đó và thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để có được trạng thái đó.  Giá trị lưu truyền là sự thỏa mãn nằm trong cảm nhận của cá nhân khi biết rằng tài nguyên được lưu truyền và hưởng thụ bởi các thế hệ tương lai. Giá trị này cũng thường được đo bằng sự sẵn sàng chi trả của cá nhân để bảo tồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau. - 17 - Mặc dù có những cách phân loại chi tiết hơn nhưng luận án sẽ kế thừa và lựa chọn cách phân loại tổng giá trị kinh tế của ĐNN của Tunner như trên. Lý do là vì cách tiếp cận này được sử dụng phổ biến trong nhiều sách giáo khoa kinh tế môi trường, tài liệu hướng dẫn về đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên, đồng thời cũng được áp dụng thịnh hành trong các nghiên cứu trong giới học thuật và các tổ chức môi trường quốc tế trong thời gian gần đây. Bảng 1.2 : Tổng giá trị kinh tế của đất ngập nước Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị sử dụng gián tiếp Giá trị lựa chọn Giá trị phi sử dụng  Cung cấp năng lượng: gỗ, củi, than củi  Khai thác và nuôi trồng thủy sản  Cung cấp các sản phẩm như thức ăn, dược liệu, vật liệu xây dựng, mật ong  Giao thông  Du lịch, giải trí  Ổn định ven bờ  Nạp và điều tiết nước ngầm  Phòng chống bão lũ  Chứa đựng và xử lý các chất gây ô nhiễm  Cung cấp nơi cư trú cho động thực vật  Ngăn chặn sự xâm nhập của nước mặn  Hấp thụ CO2  Nguồn dược liệu tiềm năng  Cảnh quan tiềm năng phục vụ du lịch  Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học  Giá trị văn hoá, lịch sử  Giá trị tôn giáo và chính trị  Giá trị lưu truyền Nguồn:[55] 1.1.4. Cơ sở lý thuyết của đánh giá giá trị kinh tế đất ngập nước Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên nói chung và ĐNN nói riêng có nền tảng lý thuyết từ kinh tế học phúc lợi. Theo đó, mục tiêu của các hoạt động kinh tế là làm gia tăng phúc lợi tổng thể của xã hội (social welfare). Về cơ bản, sự thay đổi phúc lợi xã hội được giả định bằng tổng thay đổi trong phúc lợi của từng cá nhân thành viên. Những cá nhân này không chỉ tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ thông thường mà còn cả những hàng hóa và dịch vụ môi trường. Để tối đa hóa phúc lợi khi có - 18 - một sự thay đổi trong điều kiện nguồn lực có hạn, xã hội phải so sánh tổng lợi ích thu về và tổng chi phí phát sinh từ sự thay đổi đó [87]. Theo lý thuyết kinh tế phúc lợi, có hai nguyên tắc được sử dụng cho quá trình ra quyết định liên quan đến thay đổi phúc lợi xã hội. Nguyên tắc thứ nhất về hiệu quả Pareto phát biểu rằng những sự thay đổi được coi là có hiệu quả nếu làm cho ít nhất một cá nhân được tốt hơn (better - off) trong khi không có ai bị tồi đi (worse - off). Thực tế cho thấy, nguyên tắc thứ này thường không khả thi trong thực tế vì đa phần khi áp dụng một chính sách thì luôn có một số cá nhân trong xã hội bị giảm phúc lợi. Nguyên tắc thứ hai về đền bù Kaldor-Hick cho rằng một sự thay đổi nếu làm cho tổng phần phúc lợi có thêm (gain) nhiều hơn phần tổng phúc lợi mất đi (loss) thì nên tiến hành thay đổi đó. Do chấp nhận sự đánh đổi giữa phần được và phần mất trong xã hội miễn là có sự gia tăng trong tổng phúc lợi, nguyên tắc này là cơ sở kinh tế cho việc thực thi các chính sách quản lý, đồng thời là tiền đề cho các phân tích chi phí – lợi ích mang tính thực nghiệm [81]. Trong trường hợp ĐNN, những thay đổi trong chất lượng và thuộc tính của ĐNN bắt nguồn từ các hoạt động quản lý sẽ dẫn tới sự thay đổi trong phúc lợi của xã hội do xã hội tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ mà ĐNN cung cấp. Như đã biện luận, đánh giá thay đổi phúc lợi cá nhân là cơ sở để đánh giá thay đổi phúc lợi xã hội. Như vậy, mấu chốt của đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN chính là xác định sự thay đổi trong giá trị bằng tiền của phúc lợi cá nhân khi chất lượng ĐNN thay đổi. Về cơ bản, phúc lợi cá nhân có thể đo lường thông qua việc quan sát hành vi lựa chọn hàng hóa và dịch vụ của cá nhân trên thị trường [80]. Cho đến nay, kinh tế phúc lợi sử dụng hai cách tiếp cận để đo sự thay đổi trong phúc lợi cá nhân. Cách tiếp cận thứ nhất sử dụng hàm cầu Marshall, trong đó sự thay đổi phúc lợi của cá nhân được xác định bằng thay đổi trong thặng dư tiêu dùng (consumer surplus - CS) và thặng dư sản xuất (producer surplus - PS). Hàm cầu Marshall thể hiện mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu hàng hóa với giả định nguồn ngân sách có hạn. Trong đó, thặng dư tiêu dùng được định nghĩa là phần chênh lệch giữa mức giá mà cá nhân sẵn sàng chi trả với mức giá thực tế phải trả của để có được các hàng hóa. CS là đại lượng thể hiện lợi ích của người tiêu dùng - 19 - khi tham gia thị trường. PS là phần chênh lệch giữa mức giá thực tế và chi phí cung cấp hàng hóa và thể hiện lợi ích của người cung cấp hàng hóa khi tham gia thị trường (Hình 1.3). CS và PS thích hợp với việc ước tính phúc lợi khi thông tin về giá cả của hàng hóa trên thị trường là rõ ràng và dễ thu thập. Cụ thể đối với ĐNN thì cách tiếp cận theo CS và PS thường được sử dụng để ước tính các giá trị sử dụng trực tiếp, các hàng hóa và sản phẩm có giá thị trường như tôm, cá, củi, dược liệu vv. Đường cầu Đường cung Hình 1.3: Thay đổi thặng dư tiêu dùng và sản xuất khi giá thay đổi Nguồn: [87] Trong cách tiếp cận thứ hai, sự thay đổi phúc lợi cá nhân được xác định thông qua hàm cầu Hick. Trái với hàm cầu Marshall, hàm cầu này cho phép xác định lượng hàng hóa tiêu dùng tối ưu với giả định độ thỏa dụng không đổi (thu nhập có thể thay đổi). Hai đại lượng được sử dụng để đo lường thay đổi phúc lợi cá nhân khi giá thay đổi theo cách tiếp cận này là biến thiên bù đắp (compensation variation – CV) và biến thiên tương đương (equivalent variation – EV). CV là phần thu nhập có thêm hoặc mất đi để cá nhân giữ nguyên độ thỏa dụng khi có sự thay đổi về giá tính theo mức thỏa dụng ban đầu. EV là phần thu nhập có thêm hoặc mất đi để cá nhân giữ nguyên độ thỏa dụng khi có sự thay đổi về giá tính theo mức thỏa dụng mới [87]. CV và EV đều là phần diện tích nằm dưới đường cầu Hicks hoặc là chênh lệch giữa các hàm chi tiêu với các độ thoả dụng tương ứng. CV và EV thích hợp để ước tính giá trị của hàng hóa và dịch vụ môi trường có giá thị trường hoặc không có giá thị trường thông qua các mức sẵn sàng chi trả hoặc sẵn sàng chấp nhận của cá nhân để có được hoặc phải từ bỏ các hàng hóa dịch vụ đó. Do rất nhiều các hàng hóa, dịch Lượng Giá P2 P1 Thay đổi thặng dư sản xuất Lượng Giá P2 P1 Thay đổi thặng dư tiêu dùng - 20 - vụ môi trường không có thị trường và không có giá cả nên cách tiếp cận theo CV và EV thích hợp và được sử dụng phổ biến hơn để đánh giá những nhóm giá trị khó lượng hóa này - ví dụ giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị phi sử dụng. Hình 1.4 minh hoạ giá trị của CV và EV khi sử dụng hàm thoả dụng gián tiếp. Gọi V1 , M1, Q1 tương ứng là mức thoả dụng, thu nhập và chất lượng ĐNN ở trạng thái ban đầu. Giả sử cần đánh giá mức thay đổi phúc lợi khi chất lượng ĐNN tăng lên mức Q2. Đường đẳng dụng V2 cho biết mức thoả dụng ở thu nhập M1 và chất lượng ĐNN ở trạng thái Q2. Để độ thoả dụng của cá nhân quay về mức ban đầu (V1), cần lấy đi một khoản thu nhập bằng CV, trên hình là lượng thu nhập cần thiết để chuyển từ độ thoả dụng V2 xuống V1 nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng ĐNN ở mức Q2[80] Hình 1.4: Mô tả EV và CV khi chất lượng ĐNN thay đổi Nguồn: [80] Về thực nghiệm, CV và EV được đo bằng mức sẵn sàng chi trả (willingness to pay - WTP) hoặc sẵn sàng chấp nhận (willingness to accept - WTA) của cá nhân để cải thiện hoặc để đền bù một sự suy giảm trong chất lượng của ĐNN. WTP và WTA về bản chất là những đại lượng thực nghiệm đo sự thay đổi trong phúc lợi cá nhân nhưng khác nhau ở bản chất sở hữu tài sản môi trường. Nếu cá nhân không có quyền sở hữu với những giá trị của ĐNN thì phải chi trả tiền để cải thiện hoặc chống lại sự suy giảm trong giá trị ĐNN mà mình tiêu dùng. Ngược lại, nếu cá nhân M M1+EV M1 M1-CV Q1 Q2 Q V2 V1 - 21 - có quyền sở hữu với ĐNN thì sẽ có quyền chấp nhận những mức chi trả nhất định để đền bù cho sự suy giảm chất lượng ĐNN. Một điểm khác biệt nữa giữa WTP và WTA là WTP phụ thuộc vào thu nhập của cá nhân và không thể dao động quá nhiều xung quanh mức này, còn WTA thì thường không có giới hạn do chẳng cá nhân nào từ chối nhận thêm nhiều lợi ích cho mình [79]. Bảng 1.3: Các đại lượng đo sự thay đổi phúc lợi khi chất lượng ĐNN thay đổi Kịch bản thay đổi CV EV Chất lượng ĐNN được cải thiện WTP để cải thiện chất lượng ĐNN WTA để đền bù cho việc cải thiện chất lượng Chất lượng ĐNN suy giảm WTA để đền bù cho sự suy giảm chất lượng WTP để tránh suy giảm chất lượng Nguồn: [79] 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế, các nhà kinh tế đã phát triển các phương pháp thực nghiệm để đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên. Cho đến nay, chưa có một hệ thống phương pháp nào được xây dựng và áp dụng riêng biệt để đánh giá giá trị của ĐNN, thay vào đó người ta xây dựng các phương pháp chung rồi áp dụng cho ĐNN như một dạng tài nguyên cụ thể. Về cơ bản, tương ứng với từng nhóm giá trị kinh tế khác nhau sẽ có những phương pháp đánh giá thích hợp. Theo Dixon và các cộng sự (1993), các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN được chia thành ba nhóm chính là nhóm phương pháp dựa trên thị trường thực (market price method), nhóm phương pháp đánh giá dựa trên sự bộc lộ sở thích (revealed preference method) và nhóm phương pháp đánh giá dựa trên tuyên bố sở thích (stated preference method)[63]. Barbier (1997) thì phân chia các phương pháp thành ba loại là các phương pháp dựa vào thị trường thực (real market), các phương pháp dựa vào thị trường thay thế (surrogate market) và các phương pháp dựa vào - 22 - thị trường giả định (hypothetical market) [55]. Về bản chất, hai cách phân loại trên là gần giống nhau nhưng cách phân loại của Dixon mang tính chất học thuật, còn cách phân loại của Barbier mang tính thực nghiệm hơn. Luận án sẽ sử dụng cách tiếp cận của Barbier vì tính đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với điều kiện Việt Nam; cách phân loại này cũng phù hợp với tính chất nghiên cứu ứng dụng của luận án. Hình 1.5: Phân loại các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN Nguồn: [55] 1.2.1. Các phương pháp dựa vào thị trường thực Phương pháp giá thị trường (Market Price - MP) Phương pháp giá thị trường ước tính giá trị kinh tế của các hàng hóa và dịch vụ của ĐNN được trao đổi, mua bán trên thị trường. Giả thiết cơ bản của phương pháp này CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ ĐNN Thị trường thực Thị trường thay thế Thị trường giả định Giá thị trường (MP) Chi phí thay thế (RC) Chi phí thiệt hại tránh được (AC) Chi phí du lịch (TCM) Giá trị hưởng thụ (HPM) Đánh giá ngẫu nhiên (CVM) Mô hình lựa chọn (CM) - 23 - là khi giá thị trường không bị bóp méo bởi sự thất bại thị trường hoặc chính sách của Chính phủ thì nó sẽ phản ánh chân thực giá trị của hàng hóa hay chi phí cơ hội của việc sử dụng ĐNN. Từ đó cho biết giá trị đóng góp của các hàng hóa và dịch vụ này trong nền kinh tế. Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện vì các thông tin liên quan đến giá cả thị trường của một số các hàng hóa và dịch vụ mà ĐNN cung cấp là quan sát được và dễ thu thập. Vì vậy, phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá các giá trị sử dụng trực tiếp của ĐNN. Bên cạnh ưu điểm trên, việc áp dụng phương pháp này cũng gặp phải một số vấn đề nhất định. Thứ nhất, như đã đề cập, mức giá thị trường trong một số trường hợp có thể bị bóp méo bởi sự thất bại của thị trường (độc quyền, ngoại ứng) hoặc bởi các chính sách của Chính phủ (thuế, trợ cấp, qui định tỷ giá), từ đó có thể phản ánh sai lệch giá trị kinh tế của hàng hóa. Thứ hai, trong một số trường hợp khi tài nguyên được ĐNN sử dụng đa mục tiêu (multiple purpose) thì việc đánh giá phải thận trọng để loại trừ được sự tính trùng hoặc đánh đổi giữa các giá trị [55][67]. Phương pháp chi phí thay thế (Replacement Cost - RC) Phương pháp chi phí thay thế ước lượng giá trị của các dịch vụ sinh thái ĐNN xấp xỉ bằng với chi phí để cung ứng hàng hoá và dịch vụ tương đương do con người tạo ra. Ví dụ, giá trị của một vùng ĐNN hoạt động như một vùng hồ tự nhiên có thể được ước lượng bằng chi phí xây dựng và hoạt động của một hồ nhân tạo có chức năng tương tự. Phương pháp này thường được sử dụng để xác định giá trị gián tiếp của ĐNN thông qua việc tìm hiểu giá thị trường của các dịch vụ tương đương do con người tạo ra [67]. Theo Dixon (1993), phương pháp này đặc biệt hữu ích cho việc lượng giá các dịch vụ của ĐNN, khá đơn giản trong ứng dụng do không phải thực hiện các cuộc điều tra chi tiết. Tuy nhiên, nhược điểm chính của phương pháp này là đôi khi rất khó tìm được các hàng hóa nhân tạo thay thế tương đương cho các hàng hoá và dịch vụ - 24 - sinh thái. Từ đó, phương pháp chi phí thay thế có thể không đưa ra những đo lường giá trị kinh tế một cách chính xác mà thường là đánh giá quá cao hoặc quá thấp giá trị của ĐNN [63] [67]. Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được (Avoided Cost - AC) Trong rất nhiều trường hợp, hệ sinh thái ĐNN có khả năng phòng hộ, bảo vệ được các tài sản có giá trị kinh tế cho con người. Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được sử dụng thông tin về những thiệt hại có thể tránh được hoặc giá trị của những tài sản được ĐNN bảo vệ khi có những biến cố môi trường xảy ra như là lợi ích của hệ sinh thái. Ví dụ, nếu một khu rừng ngập mặn có khả năng phòng hộ bão cho cộng đồng thì giá trị của khu rừng ngập mặn đó có thể được tính bằng những thiệt hại về tài sản mà cộng đồng tránh được nếu cơn bão xảy ra trong trường hợp không có rừng bảo vệ. Phương pháp này đặc biệt hữu dụng trong việc đánh giá giá trị của các vùng ĐNN có chức năng bảo vệ tự nhiên. Từ đó cung cấp cho các nhà quản lý luận điểm, bằng chứng để đầu tư cho công tác bảo tồn ĐNN. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp cũng có một số vấn đề. Thứ nhất, việc thu thập các thông tin tổng thể về thiệt hại để so sánh giữa vùng được bảo vệ bởi dịch vụ sinh thái và vùng đối chứng khi có sự cố xảy ra là rất tốn kém về thời gian và kinh phí vì những tác động có thể là trực tiếp, gián tiếp và lâu dài. Ngoài ra, việc xây dựng các mô hình để ước tính qui mô tác động của sự cố khi không có hệ sinh thái ĐNN bảo vệ cũng đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp hoặc các thông tin chi tiết [55]. 1.2.2. Các phương pháp dựa vào thị trường thay thế Thực tế cho thấy, có một số hàng hóa và dịch vụ của ĐNN mặc dù có được mua bán, giao dịch trên thị trường nhưng giá thị trường không phản ánh đầy đủ giá trị của các hàng hóa và dịch vụ này. Khi đó, người ta phải xác định giá trị của hàng hóa, dịch vụ mà ĐNN cung cấp dựa vào việc phân tích thông tin trên thị trường thay - 25 - thế. Có hai phương pháp truyền thống thuộc nhóm này là chi phí du lịch và giá trị hưởng thụ. Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method – TCM) Chi phí du lịch là phương pháp được thiết kế và áp dụng để đánh giá giá trị giải trí của môi trường và các hệ sinh thái. Giả thiết cơ bản của TCM rất đơn giản, đó là chi phí bỏ ra để tham quan một điểm du lịch giải trí phần nào phản ánh được giá trị giải trí của nơi đó. Mặc dù không quan sát trực tiếp được sự mua bán chất lượng hàng hoá môi trường của du khách nhưng chúng ta có thể thu nhận được thông tin về hành vi và sự lựa chọn của du khách để hưởng thụ tài nguyên môi trường. Thông qua việc ước lượng đường cầu du lịch cá nhân hoặc đường cầu thị trường, các nhà kinh tế sẽ tính được phần phúc lợi của cá nhân hay xã hội thu được khi tham gia thị trường du lịch tại điểm xem xét [63]. Hiện nay có hai cách tiếp cận chi phí du lịch phổ biến là chi phí du lịch theo cá nhân và chi phí du lịch theo vùng. Trong cả hai trường hợp, đường cầu du lịch đều được ước lượng thông qua chuỗi số liệu về mối quan hệ giữa số lần tham quan của một cá nhân/hoặc tỷ lệ tham quan của một vùng (được coi là xấp xỉ của lượng giải trí) với chi phí du lịch của cá nhân/hoặc chi phí du lịch trung bình của vùng (được coi là xấp xỉ cho giá giải trí). Tổng lợi ích kinh tế của địa điểm đối với khách du lịch được tính bằng thặng dư tiêu dùng hay chính là phần diện tích dưới đường cầu [62]. Desvousges (1998) có chỉ ra một số ưu nhược điểm khi áp dụng TCM. Về ưu điểm, đây là phương pháp dễ được chấp nhận về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn do dựa trên mô hình đường cầu truyền thống và mối quan hệ giữa chất lượng hàng hoá môi trường với chấp nhận chi trả thực tế để hưởng thụ giá trị hàng hoá của du khách. Tuy nhiên, cũng có một số trở ngại khi áp dụng TCM. Thứ nhất là vấn đề đa mục đích (multiple purpose trip) có thể phát sinh khi du khách đi tham quan nhiều điểm trong cùng một chuyến đi và vì vậy chi phí du lịch toàn bộ không phản ánh giá trị du lịch tại một điểm cụ thể. Ngoài ra, khi điểm du lịch có sự hiện diện của khách - 26 - quốc tế thì việc phân vùng và tính toán chi phí của từng vùng là khá phức tạp do cả vấn đề du lịch đa mục đích và ước tính tỷ lệ du lịch [63]. Phương pháp giá trị hưởng thụ (Hedonic Pricing Method – HPM) Phương pháp giá trị hưởng thụ được sử dụng để ước tính giá trị của môi trường ẩn trong giá thị trường của một số loại hàng hóa và dịch vụ thông thường. Ví dụ, giá trị cảnh quan môi trường được ẩn trong giá bán hoặc thuê bất động sản. Phương pháp này được phát triển từ cơ sở lý thuyết về thuộc tính giá trị của Lancaster (1966) trong đó lợi ích của mỗi cá nhân khi tiêu dùng một loại hàng hóa phụ thuộc vào các thuộc tính của hàng hóa (attributes). Nếu chất lượng môi trường là một thuộc tính của hàng hóa thì thông qua mô hình hóa mối quan hệ giữa mức sẵn sàng chi trả cho hàng hóa của các cá nhân với các thuộc tính của hàng hóa, ta có thể tách được phần tác động và giá trị của các thuộc tính môi trường trong lợi ích cá nhân [67]. Mặc dù được áp dụng khá phổ biến nhưng phương pháp HPM có một số các nhược điểm nhất định. Thứ nhất, để đảm bảo độ tin cậy thì HPM đòi hỏi một số lượng dữ liệu rất lớn để chạy mô hình. Ví dụ, nghiên cứu về thị trường bất động sản cần có các mảng dữ liệu về giá bất động sản ở nhiều khu vực, các thuộc tính của bất động sản, các giao dịch thị trường thực tế trong một khoảng thời gian đủ lớn. Thông thường các thuộc tính môi trường của bất động sản rất ít khi được ghi chép khi tiến hành giao dịch, vì vậy phải kết hợp dữ liệu thuộc tính thông thường với dữ liệu thông tin địa lý (GIS) để hoàn thiện bộ số liệu. Thường thì HPM chỉ được áp dụng tại các quốc gia phát triển với hệ thông cơ sở dữ liệu đầy đủ. Thứ hai, một vấn đề mang tính thống kê có thể phát sinh khi xử lý số liệu là đa cộng tuyến (multicollinearity) khi hai hay nhiều biến độc lập trong mô hình có quan hệ tương quan lớn hoặc tương quan với thuộc tính môi trường. Điều này làm cho việc diễn giải tác động đơn lẻ của từng thuộc tính đến giá hàng hóa là rất khó khăn [64]. 1.2.3. Các phương pháp dựa vào thị trường giả định Với những hàng hóa và dịch vụ của ĐNN không có thị trường và không có giá cả, các nhà nghiên cứu phải xây dựng các thị trường giả định và quan sát hành vi của cá - 27 - nhân trên các thị trường này để tính phúc lợi khi tham gia thị trường, từ đó ước tính giá trị của các hàng hóa và dịch vụ môi trường. Nhóm phương pháp này thường được sử dụng để xác định các giá trị phi sử dụng của ĐNN. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method - CVM) Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên được phát triển bởi Davis (1963) trong lĩnh vực phân tích marketing, sau đó được chuyển sang áp dụng trong đánh giá môi trường Thông qua việc xây dựng các kịch bản về giả định về chất lượng môi trường và thu thập thông tin về hành vi và sự lựa chọn tiêu dùng của cá nhân đối với kịch bản giả định này, chúng ta có thể ước lượng được sự thay đổi trong phúc lợi của cá nhân khi chất lượng môi trường thay đổi. Từ đó tính được thặng dư tiêu dùng của cá nhân khi tham gia thị trường giả định; lợi ích này đo lường giá trị của môi trường đối với chính cá nhân đó. Phương pháp này thường được sử dụng để lượng giá các giá trị phi sử dụng của môi trường vì các giá trị này thường không có thị trường giao dịch. Mặc dù CVM có rất nhiều biến thể khác nhau và ngày càng được hoàn thiện thì vẫn có một qui trình chung gồm một số bước cơ bản là (i) Xác định nhóm đối tượng và phạm vi đánh giá. (ii) Xây dựng dự thảo bảng hỏi và điều tra thử để điều chỉnh bảng hỏi và cách tiếp cận lấy số liệu. (iii) Xây dựng bảng hỏi chi tiết bao gồm các thông tin về thị trường giả định, tình huống giả định, phương tiện chi trả và câu hỏi về sự sẵn sàng chi trả. (iv) Thu thập số liệu hiện trường và xử lý dữ liệu. (v) Tính toán phúc lợi dựa trên mô hình thực nghiệm và suy rộng kết quả tính toán [67] [69]. Về ưu điểm, CVM cho phép xác định các giá trị khó lượng hóa của tài nguyên và môi trường. Cách tiếp cận đánh giá được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về độ thỏa dụng và hàm cầu cá nhân, vì vậy mang tính hợp lệ về lý luận. Ngoài ra, thông tin ước lượng nếu được tiến hành với qui trình chuẩn mực, có độ tin cậy cao có thể sử dụng trong hoạch định các chính sách, công cụ quản lý tài nguyên [58]. Tuy nhiên, như đã nêu, phương pháp này cho đến nay vẫn gặp sự phê phán rất nhiều do tính chất giả định của nó. Vì vậy nhược điểm lớn nhất của phương pháp là người - 28 - trả lời không tham gia một tình huống thực tế mà chỉ là giả định. Vì vậy, động cơ chi trả và mức chi trả có thể rất sai lệch so với khi họ phải đối mặt với một tình huống thự._.iệt Nam, Báo cáo chuyên đề, Dự án Ngăn chặn xu thế suy thoái môi trường biển Đông và vịnh Thái Lan, UNEP, Hà Nội. 30. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường.. 31. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật Đa dạng sinh học.. 32. Nguyễn Văn Song (2007), “Cơ sở kinh tế của mức thải tối ưu và quản lý ô nhiễm môi trường bằng quyền sở hữu và thuế ô nhiễm trong điều kiện của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế môi trường, (4), tr.14-17. 33. Vũ Trung Tạng (2005), Qui hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái ĐNN ven biển Bắc Bộ cho sự phát triển bền vững, Báo cáo tổng kết chương trình bảo vệ môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội. 34. Vũ Trung Tạng (2007), Sinh thái học hệ sinh thái. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 35. Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1997), Ước lượng giá trị giải trí của Vườn quốc gia Cúc Phương sử dụng phương pháp chi phí du lịch, Tập san các nghiên cứu kinh tế môi trường, Chương trình Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA). 36. Nguyễn Chí Thành (2003), Hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam, Lưu phân viện Điều tra qui hoạch rừng II, tr.60-62. 37. Nguyễn Công Thành (2007), “Chi trả cho dịch vụ môi trường và nghèo đói: Những kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí Kinh tế môi trường, (4), tr.10-13. 38. Bùi Dũng Thể (2005), Chi trả cho dịch vụ môi trường và trồng rừng tại Việt Nam, Chương trình Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA). v 39. Đỗ Nam Thắng (2005), Đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp của đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Thạc sỹ quản lý môi trường, Đại học tổng hợp quốc gia Australia, Canberra. 40. Nguyễn Hoàng Trí (2004), Cấu trúc, chức năng các hệ thống tự nhiên và vai trò của của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn lợi rừng ngập mặn trong khu bảo tồn ĐNN Ramsar Xuân Thủy, Nam Định. 41. Trung tập bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (2007), “Vườn quốc gia Xuân Thủy – Quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học”, Vấn đề tiêu điểm, (4), tr.1-3. 42. Đinh Đức Trường (2008), “Sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Kinh tế phát triển, Số Đặc san tháng 3, tr. 4-7. 43. Đinh Đức Trường (2008), Đánh giá thiệt hại kinh tế đối với hệ sinh thái san hô do sự cố dầu tràn – Nghiên cứu điểm tại Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam, Báo cáo Dự án “Điều tra, khảo sát, đánh giá thiệt hại về kinh tế, môi trường và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển, đề xuất biện pháp trước mắt và lâu dài để phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm dầu”, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội. 44. Nguyễn Đức Tú (2006), Bảo tồn các vùng đất ngập nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Bản tin Thông tấn xã Việt Nam (27/06/2006), Hà Nội. 45. Võ Sĩ Tuấn (2002), “Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản trên cơ sở bảo tồn các hệ sinh thái ven biển”, Tạp chí thủy sản, (4), tr. 10-12 46. UBND Huyện Giao Thủy (2002), Quy hoạch sử dụng đất đai vùng bãi bồi Cồn Lu - Cồn Ngạn thời kỳ 2002, Giao Thuỷ, Nam Định. 47. UBND Huyện Giao Thủy (2003), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Huyện Giao Thuỷ đến năm 2010, Giao Thủy, Nam Định. 48. UBND Huyện Giao Thủy (2004), Quy hoạch phát triển thuỷ sản đến năm 2010, Giao Thủy, Nam Định. 49. UBND Huyện Giao Thủy (2005), Dự án đầu tư vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, Giao Thủy, Nam Định. 50. Viện Sinh thái và Môi trường (2008), Đánh giá nhu cầu nâng cao nhận thức quản lý và sử dụng bền vững đất ngập nước tại Việt Nam, Báo cáo tư vấn, Dự án Hỗ trợ Đất ngập nước quốc gia, Hà Nội. vi Tiếng Anh 51. Adger, W.N. and Luttrell, C. (2000). “Property rights and the utilization of wetlands”, Ecological Economics, 35(1), pp. 75-89. 52. Aguukai, T. (1998), “Carbon fixation and storage in mangroves”, Mangrove and salt mash, (2), pp. 189-247. 53. Baker, R. (1998), “Research: managing wetlands in Vietnam”, 1/5/2004). 54. Barbier, E.B. (1994), “Valuing environmental functions: tropical wetlands”, Land Economics, 70(2), pp.155-73. 55. Barbier, E.B., Acreman, M. and Knowler, D. (1997). “Economic valuation of wetlands: a guide for policy makers and planners”, (5/4/2004). 56. Barbier, E.B. (2000), “Valuing the environment as input: review of applications to mangrove-fishery linkages”, Ecological Economics, 35(1): pp. 47-61. 57. Bateman, I.J. and K.G. Willis. (1999), Valuing Environmental Preferences, Oxford University Press, UK. 58. Bishop, R, C. and Heberlein, T.A. (1987), “The contingent valuation method”, In Kerr, G.H. and Sharp, B.M.H. (eds) Valuing the environment: Economic theory and applications, Studies in Resource Management No.2 Centre for Resource Management, University of Canterbury and Lincoln College. 59. Bishop, J. and Vorhies, F. (1998), “Market-based instruments for global environmental benefit and local sustainable development: lessons from recent developing country experience”, (5/10/04). 60. Carson, R.T., and Mitchell, R.C. (1993), “Contingent Valuation and the Legal Arena”. In R.J.Kopp and V.K.Smith (eds.), Valuing Natural Assets: The Economics of Natural Resource Damage Assessment., Washington D.C.: Resources for the Future, pp. 231-242. 61. DeShazo, J.R. (1997), Using The Single-site Travel Cost Model to Value Recreation: An Application to Khao Yai National Park. EEPSEA Research Report, EEPSEA, Singapore. vii 62. Desvousges, W.H and Spencer, H.S. (1998), Environmental Analysis with Limited Information, Edward Elgar Publishing, UK. 63. Dixon, J.A. and Sherman, P.B. (1993), Economic Analysis of Environmental Impacts, Earthscan Publications Ltd, London, UK. 64. Dodgeston, J.S and Topham, J. (1990), “Valuing Residential Properties with the Hedonic Method: A Comparison with Results of Professional Valuations”, Housing Studies, 5, pp. 209-213. 65. Du, Y. (1998), The Value of Improved Water Quality for Recreation in East Lake, Wuhan, China: Application of Contingent Valuation and Travel Cost Methods, EEPSEA Research Report, Singapore. 66. Ellis, G. M., and A. C. Fisher. (1987) "Valuing the Environment as Input." Journal of Environmental Economics and Management, 25, pp. 149-56. 67. Environmental Economics Program of Southeast Asia, (1998), “The economic valuation of mangroves: a manual for reseachers”, Environmental Economics Program of Southeast Asia EEPSEA, (15/5/2004). 68. Fisher, A.C. (2000), “Investments Under Uncertainty and Option Value in Environmental Economics”, Resource and Energy Economics, 22 (3), pp. 197-204. 69. Freeman, A.M. (1993), “Nonuse Values in Natural Resource Damage Assessment”. In R.J.Kopp and V.K.Smith (eds.), Valuing Natural Assets: The Economics of Natural Resource Damage Assessment., Washington D.C: Resources for the Future, pp. 264-306. 70. Glover, D. (2003), “How to design a research project in environmental economics”, Environmental Economics Program of Southeast Asia EEPSEA, (15/5/2004). 71. Haab, T,C. and McConnell, K,E. (2002), Valuing environmental and natural resource-the econometrics of non-market valuatio”, Edward Elgar, USA. 72. IUCN (The World Union of Nature Conservation) (1998), Environmental Management Issues and Concerns in Vietnam: an appraisal, IUCN office in Vietnam, Hanoi. viii 73. IUCN (2003), “Valuing wetlands in decision-making: where are we now?”, Wetland Valuation Issues Paper #1:May 2003, (10/4/2004). 74. Jakobsson, K,M. and Dragun, A,K. (1996), Contingent valuation and endangered species: methodological issues and applications, Edward Elgar, USA. 75. Lambert, A. (2003), “Economic valuation of wetlands: an important component of wetland management strategies at the river basin scale”, (20/4/2004). 76. Leeworthy, V.R. and Wiley, P.C. (1991), Recreational Use Value for Island Beach State Park. National Oceanic and Atmospheric Administration, USA. 77. Morrison, M.D., Bennett, J.W., Blamey, R.K. and Louviere, J.J. (1996), “Choice modelling and tests of benefit transfer”, Choice Modelling Research Reports, (12/4/2004). 78. Mitchell, R.C. and Carson, R.T. (1989), Using survey to value public goods: The contingent valuation method, Resource for the Future, Washington DC. 79. Nancy, O. and Barry, F. (2005), Environmental Economics, Simon Fraser University, USA. 80. Quentin, G. (2007), The economics of the environmental and natural resources, Blackwell Publishing. 81. Perkins, F. (1994), Practical Cost Benefit Analysis: basic concepts and applications, South Melbourne, Macmillan Education Australia. 82. Randall, A. (1986), “ Preservation of species as a resource allocation problem”, In Norton, B.G.(ed). The Preservation of Species: The Value of Biological Diversity, Princeton, New Jersey: Princeton University Press, pp.79-109. 83. Ronnback, P. (1999). “The ecological basis for economic value of seafood production supported by mangrove ecosystems”, Ecological Economics, 29(2), pp. 235-52. 84. Sathirathai, S. (1997), Economic valuation of mangroves and the roles of local communities in the conservation of natural resources: case study of Surat Thani, South of Thailand, Environmental Economics Program of Southeast ix Asia, (5/6/2004). 85. Spash, C.L. (2000), “Ecosystems, contingent valuation and ethics: the case of wetland recreation”, Ecological Economics, (34), pp. 195-215. 86. Tateda, Y. (2005), “Estimation of CO2 sequenstration rate by mangrove ecosystems”, CRIEFP News, 361, pp.1-3. 87. Taylor, J.B. and Frost, L. (2000), Microeconomics, John Wiley and Sons Australia, Queensland. 88. Tietenberg, T. (2003), Environmental and Natural Resource Economics, HarperCollins, New York. 89. Thang, N. D. (2008), Impacts of Alternative Dyke Management Strategies on Wetland Values in Vienam”s Mekong River Delta, Doctoral Thesis, Australian National University, Canberra. 90. Turner, R.K., Van den Bergh, J.C.J.M., Soderqvist, T., Barendregt, A., van der Straaten, J., Maltby, E. and van Ierland, E.C. (2000), “Ecological-economic analysis of wetlands: scientific integration for management and policy”, Ecological Economics, 35(1), pp. 7-23. 91. Turner, R.K., Brouwer, R., Crowards, T.C. and Georgiou, S. (2003), “The economics of wetland management”, in R.K. Turner, J.C.J.M. van den Bergh and R. Brouwer (eds), Managing Wetlands: an ecological economics approach, Edward Elgar, Chltenhan, U.K, pp.73-107. 92. UNEP/GEF (2003), “Vietnam wetland component: wetland socio-economic assessment in Vietnam”, E.1-12%20Viet%20nam%20wetland.pdf (15/4/2004). 93. World Resources Institute (2002), World Resources 2002-2004: Decisions for the earth: balance, voice and power, World Resources Institute, Washington DC. 94. Yin, R.K. (1984), Case Study Research: design and methods, Sage Publications, London. x PHỤ LỤC 1 CÁC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA xi PHIẾU ĐIỀU TRA NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BẢO TỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY Chúng tôi đến từ trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội và đang thực hiện một nghiên cứu về nhận thức và đánh giá của người dân về bảo tồn và quản lý tài nguyên đất ngập nước tại Vườn quốc gia Xuân Thủy. Mong ông/bà giúp đỡ thông qua việc bỏ một chút thời gian để trả lời một số các câu hỏi ở phần sau. Thông tin do ông/bà cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ được phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn ! Họ tên người trả lời : Địa chỉ: Người phỏng vấn : Ngày thực hiện: Thời gian thực hiện phỏng vấn : Mã phiếu : xii PHẦN 1: NHẬN THỨC VỀ BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy là vùng đất ngập nước có giá trị sinh thái ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Tài nguyên đất ngập nước ở đây vừa hỗ trợ sinh kế cho người dân địa phương (thủy sản, dược liệu, mật ong…), đồng thời cung cấp các dịch vụ sinh thái như phòng chống bão, bảo vệ đê biển, ươm mầm các giống loài, bảo tồn đa dạng sinh học. 1. Xin ông bà cho biết quan điểm của mình về việc bảo vệ đất ngập nước tại VQG Xuân Thủy  Hoàn toàn đồng ý phải bảo vệ ĐNN  Khá đồng ý là đất ngập nước phải được bảo vệ  Không đồng ý và cũng không phản đối  Khá phản đối việc bảo vệ đất ngập nước  Rất phản đối việc bảo vệ đất ngập nước TRUNG TÂM VIỄN THÁM QUỐC GIA xiii 2. Sau đây là một số lý do của việc bảo vệ đất ngập nước tại VQG Xuân thủy. (Xin ông/bà khoanh tròn vào các con số tương ứng để chỉ ra mức độ quan trọng, theo đánh giá của mình về các khía cạnh đất ngập nước tại sao cần được bảo vệ) Rất không quan trọng Không quan trọng lắm Bình thường Khá quan trọng Đặc biệt quan trọng Đất ngập nước giúp duy trì sinh kế của dân 1 2 3 4 5 Đất ngập nước cung cấp các giá trị giải trí, cảnh quan đẹp 1 2 3 4 5 Đất ngập nước cung cấp dịch vụ phòng chống bão và bảo vệ đê biển 1 2 3 4 5 Đất ngập nước bảo tồn nguồn gen đa dạng sinh học 1 2 3 4 5 Bảo tồn đất ngập nước sẽ mạng lại cơ hội và lợi ích cho thế hệ tương lai 1 2 3 4 5 3. Trong vòng 1 năm qua, ông/bà có nghe được từ các phương tiện thông tin đại chúng về giá trị, tầm quan trọng của đất ngập nước tại VQG Xuân Thủy không?  Không  Có Nếu có, ông/bà nghe từ các nguồn nào:  Báo chí, internet  Chương trình phát thanh, truyền hình tại địa phương xiv  Từ các chương trình truyền thông đất ngập nước tại địa phương  Nguồn khác:____________________ 4. Ông/bà hoặc gia đình ông/bà đã từng tham gia vào một hoạt động bảo tồn nào đó về đất ngập nước tại VQG Xuân Thủy chưa?  Đã tham gia  Chưa tham gia PHẦN 2: BẢO TỒN GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY Giá trị đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Xuân Thủy VQG Xuân Thủy thuộc huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định. Nơi đây bảo tồn một hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông ven biển điển hình với 14 loại hệ sinh thái khác nhau, trong đó điển hình và tiêu biểu nhất là rừng ngập mặn. Giá trị đa dạng sinh học của khu vực Xuân Thủy là rất lớn bao gồm nhiều loài động vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm; 120 loài thực vật; 500 loài dộng vật nổi và động vật đáy. Khu hệ chim gồm 219 loài đặc biệt có 9 loài chim quý hiếm ghi trong Sách Đỏ quốc tế như: cò thìa, mông bể cổ ngắn, cò Ấn Độ, choắt chân màng lớn, choắt mỏ thìa, bồ nông, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc. Nguồn lợi thủy sinh: cua bể, tôm và các loài nhuyễn thể ngao, cá, don, móng tay. Khu Ramsar Xuân Thủy được mệnh danh là sân ga của các loài chim với khoảng 20.000 cá thể được quan sát hàng năm. Với 7.100 ha diện tích tự nhiên, khu Ramsar Xuân Thủy không những đem lại nguồn tài nguyên phong phú như cá tôm, cua, các loài nhuyễn thể cho người dân mà nó còn có những khu rừng ngập mặn (sú, vẹt) đảm bảo an sinh trong mùa mưa bão, tạo môi trường sinh thái tốt, đồng thời bảo tồn nguồn gen đa dạng sinh học quí giá trên. (Người trả lời được xem một số hình ảnh về đang dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy) Các mối đe dọa đất ngập nước tại Vườn quốc gia Xuân Thủy Mặc dù là khu vực có tính đa dạng sinh học cao và là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam nhưng đất ngập nước taị Xuân Thủy đang bị đe dọa. Trước hết, việc chuyển đổi một diện tích đáng kể rừng ngập mặn để nuôi tôm, ngao cũng có thể làm giảm nơi cư trú cho các loài động thực vật. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường do các hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cũng ảnh hưởng tiêu cực tới sự bền vững của ĐNN. Theo các nhà khoa học, nếu không được bảo tồn một cách có hệ thống, giá trị đa dạng sinh học tại xv khu vực Xuân Thủy sẽ bị giảm khoảng 5% một năm so với hiện tại. Việc suy giảm giá trị DDSH có thể dẫn tới giảm nguồn cung các sản phẩm trực tiếp của khu vực như năng suất tôm ngao, giá trị du lịch, giải trí, các dịch vụ gián tiếp của môi trường như phòng chống bão lũ, lọc và điều tiết nguồn nước ngầm, hấp thụ CO2 … 4. Giả sử có một quĩ môi trường được địa phương thành lập để khuyến khích sự tham gia đóng góp của người dân địa phương nhằm huy động tài chính cho bảo tồn đất ngập nước tại khu vực. Khoản tiền đóng góp từ dân sẽ được sử dụng hoàn toàn cho mục đích bảo tồn đa dạng sinh học để luôn duy trì giá trị đa dạng sinh học của khu vực như ở hiện tại. Sau khi cân nhắc những giá trị trực tiếp gián tiếp từ mà hộ gia đình ông/bà thu về từ sự đa dạng sinh học của đất ngập nước tại khu vực, theo ông/bà, xin vui lòng cho biết: Gia đình ông/bà có sẵn sàng đóng góp------- đồng mỗi năm vào quĩ nhằm bảo tồn đa dạng sinh học của vùng không? (Số tiền ở phần trống tương ứng ngẫu nhiên với một mức chi trả xác định là 10, 20, 30, 40 ,50, 60 ngàn đồng/1 năm).  Có sẵn sàng đóng góp  Không sẵn sàng đóng góp Nếu không sẵn sàng, xin ông bà cho biết lý do (chọn một trong các lý do sau):  Gia đình tôi không có tiền để đóng góp  Sự đa dạng sinh học tại vùng này không có ý nghĩa gì với gia đình tôi cả  Tôi sợ rằng khoản tiền đóng góp của gia đình tôi không được sử dụng đúng mục đích  Tôi không thích đóng tiền qua quĩ môi trường mà muốn đóng qua hình thức khác  Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm riêng của chính quyền địa phương  Ai hưởng giá trị thì người đó đóng THÔNG TIN CHUNG 5. Giới tính của ông/bà: Nam Nữ 6. Trình độ học vấn của ông/bà:  Tiểu học (cấp 1) Phổ thông cơ sở (cấp 2) xvi  Phổ thông trung học (cấp 3) Đại học/cao đẳng  Trên đại học 7. Số người sinh sống trong gia đình ông/bà:_______________________ 8. Thu nhập ước tính hàng năm của gia đình ông/bà thuộc khoảng nào sau đây:  Dưới 5 triệu đồng  Từ 5 triệu tới 10 triệu đồng  Từ 10 triệu tới 20 triệu đồng  Từ 20 triệu tới 30 triệu đồng  Từ 30 triệu tới 50 triệu đồng  Từ 50 triệu tới 100 triệu đồng  Từ 100 triệu tới 200 triệu đồng  Từ 200 tới 300 triệu đồng  Từ 300 tới 500 triệu đồng  Lớn hơn 500 triệu đồng CHÂN THÀNH CẢM ƠN ÔNG/BÀ! xvii PHIẾU ĐIỀU TRA DU KHÁCH THAM QUAN TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ Chúng tôi đến từ trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội và đang thực hiện một nghiên cứu về giá trị du lịch/ giải trí của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Mong ông/ bà giúp đỡ thông qua việc bỏ một chút thời gian để trả lời một số câu hỏi ở phần sau. Thông tin do ông/bà cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ được phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn! Ngày phỏng vấn: xviii 1. Ông bà đến từ tỉnh/thành phố nào? (xin cho biết điểm xuất phát đầu tiên của ông/bà khi bắt đầu chuyến đi) Tỉnh/thành phố: 2. Ông bà đã đến du lịch tại Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thuỷ bao nhiêu lần, bao gồm cả lần này? 3. Có bao nhiêu người trong nhóm của ông(bà) đến VQG Xuân Thuỷ lần này? 4. Ông/bà ở lại VQG Xuân Thuỷ bao nhiêu ngày?  Nếu ở lại qua đêm, xin ông/bà cho biết là đã/sẽ ở đâu?  Nhà khách tại VQG  Nhà khách huyện  Khách sạn/nhà trọ gần VQG  Nhà bạn bè, người thân ở gần VQG  Khách sạn, nhà nghỉ tại Khuất Lâm  Nơi khác: 5. Xin ông/bà cho biết mục đích chính khi đến VQG Xuân Thuỷ là gì?  Đi nghỉ ngơi, thư giãn, du lịch  Đi xem chim  Đi làm việc  Học tập, nghiên cứu  Lý do khác 6. Từ nơi ông/bà sinh sống làm việc, ông/bà đã sử dụng phương tiện gì để tới VQG Xuân Thuỷ  Thuê xe ô tô đi từ tỉnh/thành phố của tôi đến VQG Xuân Thuỷ  Đi từ tỉnh/thành phố của tôi tới Hà nội bằng máy bay thuê xe đến VQG Xuân Thuỷ  Đi từ tỉnh/thành phố của tôi tới Nam Định bằng tàu hoả thuê xe đến VQG Xuân Thuỷ  Đi từ tỉnh/thành phố của tôi tới Hà Nội bằng ô tô sau đó đi tàu hoả tới Nam Định  Thuê xe tới VQG Xuân Thuỷ  Đi ô tô theo tour du lịch đến VQG Xuân Thuỷ  Tự lái ô tô/xe máy từ nơi sinh sống/làm việc tới tham quan VQG Xuân Thuỷ  Cách khác 7. Tại Nam Định, trước khi hoặc sau khi đi tham quan VQG Xuân Thuỷ, ông/bà có đi tham quan/du lịch tại những địa điểm nào khác trên địa bàn tỉnh nữa không?  (xin vui lòng cho biết nếu có)  xix 8. Những hoạt động nào được ông bà tham gia khi khi du lịch tại VQG Xuân Thuỷ (xin vui lòng lựa chọn một hoặc nhiều hoạt động sau)?  Xem chim  Nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh  Đi thăm VQG bằng canô  Đi thăm các làng xung quanh VQG Xuân Thuỷ  Hoạt động khác: 9. Xin ông/bà vui lòng cho biết chi phí (ước tính) khi đi tham quan cả đợt tại VQG Xuân Thuỷ?  Chi phí đi lại cả đợt  Phí vào thăm quan (vào cửa) tại VQG  Chi phí cho khách sạn/nhà trọ/nơi ở  Chi phí ăn uống tại thời gian ở VQG  Chi phí thuê canô đi tham quan tại VQG  Chi phí mua sắm đồ lưu niệm/quà cáp:  Chi phí khác: THÔNG TIN CÁ NHÂN 10. Giới tính của ông/bà:  Nam  Nữ 11. Xin ông/bà vui lòng cho biết tuổi của mình? 12. Trình độ học vấn của ông/bà:  Tiểu học (cấp 1)  Phổ thông cơ sở (cấp 2)  Phổ thông trung học (cấp 3)  Đại học/Cao đẳng  Trên đại học 13. Tình trạng hôn nhân của ông/bà  Có gia đình  Chưa có gia đình 14. Xin ông bà vui lòng cho biết thu nhập ước tính hàng Tháng của mình nằm trong khoảng nào sau đây?  Dưới 1 triệu đồng  Từ 1 triệu tới 2 triệu đồng  Từ 2 triệu tới 3 triệu đồng  Từ 3 triệu tới 5 triệu đồng  Từ 5 triệu tới 10 triệu đồng  Từ 10 triệu đến 15 triệu đồng  Từ 15 đến 20 triệu đồng  Từ 20 đến 30 triệu đồng  Từ 30 đến 40 triệu đồng  Lớn hơn 40 triệu đồng XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN ÔNG/ BÀ! xx Questionnaire for international tourists Date:______________________________________ 1a. What country are you from? Country ________________ 1b. Which city/province in Vietnam did you depart before coming to Xuan Thuy National Park? City/ Province ________________ 2. How many times have you visited Xuan Thuy National Park, including this trip? _______ times 3. How many people are in the group you are traveling with in Xuan Thuy? _______ 4. How many nights is your visit to Xuan Thuy? _______ nights 5. Why are you visiting Xuan Thuy? (Please tick) Bird watching Vacation or holiday Work Study and research Other reason ____________________________________________ 6. How did you get to Xuan Thuy from original city in Vietnam (e.g. Hanoi, Hochiminh city, Da Nang city …)? (Please tick one or more) Airplane to Hanoi and then take a tour car/bus to Xuan Thuy Train Tour bus Hired car 7. In Vietnam, which places did you visit or are you going to visit, apart from Xuan Thuy? (Please specify the name of the places) _____________________________ 8. Please indicate your expenditure (estimate thereof) in this place Return trip ticket ____________ USD/person Visting cost at this place ____________ USD/person Accommodation cost ____________ USD/person Food & drinks ____________ USD/person Souvenirs ____________ USD/person Canoe rented ____________ USD/person Others ____________ USD/person xxi 9. Supposed that an entrance fee will be collected by the Park board of management for maintaning and conserving this area. What is the highest amount you will be willing to pay for this fee/ each time of visiting? 0.5 USD 1.0 USD 2.0 USD 3.0 USD 4.0 USD 5.0 USD More than 5.0 USD Questions About You 10. Are you male or female? Male Female 11. How old are you? _________ years 12. What is the highest grade you completed in school? Primary school Secondary school High school College/University Masters or other graduate degree 13. Are you married? Yes No 14. What is your approximate net MONTHLY income? 0 - 1,000 USD 1,001 - 2,000 USD 2,001 - 3,000 USD 3,001 - 4,000 USD 4,001 - 5,000 USD 5,001 - 6,000 USD 6,001 - 7,000 USD 7,001 - 8,000 USD 8,001 - 9,000 USD 9,001 - 10,000 USD More than 10,000 USD THANK YOU! xxii PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NUÔI TÔM 1. Tên chủ hộ nuôi:______________________________________ 2. Địa chỉ: _____________________________________________ 3. Trình độ học vấn của chủ hộ đầu tư nuôi tôm: Tiểu học (cấp 1) Phổ thông cơ sở (cấp 2) Phổ thông trung học (cấp 3) Đại học/cao đẳng Trên đại học 4. Hình thức nuôi tôm của hộ gia đình: Quảng canh Quảng canh cải tiến Sinh thái 5. Chủ hộ/chủ đầu tư nuôi tôm đã tham dự những khóa học nào về kỹ thuật/phương pháp nuôi tôm chưa? Đã tham gia Chưa tham gia 6. Các chi phí và năng suất nuôi tôm: Nội dung Thông tin của hộ nuôi Tổng diện tích ao nuôi tôm của hộ gia đình (hecta) Năm bắt đầu đầu tư vào các ao nuôi tôm Năm bắt đầu nuôi tôm Năm hết hạn sử dụng đất Tỷ lệ phần trăm giữa diện tích cây ngập mặn trong ao so với tổng diện tích ao nuôi tôm là (%): Năng suất nuôi tôm năm 2007 là bao nhiêu kg/1ha Chi phí đầu tư ban đầu cho 1 hecta ao nuôi tôm là bao nhiêu? Lượng con tôm giống thả trên đầm nuôi năm 2007 là bao nhiêu con hoặc kg? Chi phí tôm giống cho 1 hecta ao nuôi năm 2007 là bao nhiêu? Lượng thức ăn công nghiệp sử dụng trên 1 hecta ao nuôi năm 2007 là bao nhiêu? Chi phí thức ăn công nghiệp cho 1 hecta ao nuôi xxiii tôm năm 2007 là bao nhiêu? Lượng thức ăn tự chế sử dụng trên 1 hecta ao nuôi năm 2007 là bao nhiêu? Chi phí thức ăn tự chế cho 1 hecta ao nuôi tôm năm 2007 là bao nhiêu? Chi phí cho cải tạo 1 hecta ao nuôi tôm/1 vụ nuôi là bao nhiêu - Chi phí tôn tạc cải tạo ao nuôi: - Chi phí xử lý đáy: - Chi phí xử lý nước: Hộ gia đình sử dụng bao nhiêu lao động cho một vụ nuôi tôm năm 2007 - Cải tạo ao: - Bảo vệ ao: - Chăm sóc, thu hoạch: (số lượng lao động) Một lao động trung bình làm bao nhiêu ngày công trong một vụ/ 1 năm - Cải tạo ao: - Bảo vệ ao: - Chăm sóc, thu hoạch: Chi phí trung bình 1 ngày công cho lao động là bao nhiêu tiền - Cải tạo ao: - Bảo vệ ao: - Chăm sóc, thu hoạch: XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! xxiv PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NUÔI NGAO 1. Tên chủ hộ nuôi:______________________________________ 2. Địa chỉ: _____________________________________________ 3. Trình độ học vấn của chủ hộ đầu tư nuôi ngao: Tiểu học (cấp 1) Phổ thông cơ sở (cấp 2) Phổ thông trung học (cấp 3) Đại học/cao đẳng Trên đại học 4. Chủ hộ/chủ đầu tư nuôi ngao đã tham dự những khóa học nào về kỹ thuật/phương pháp nuôi chưa? Đã tham gia Chưa tham gia 5. Các chi phí và năng suất nuôi ngao: Nội dung Thông tin của hộ nuôi Tổng diện tích nuôi ngao của hộ gia đình (hecta) Năm bắt đầu đầu tư nuôi ngao Năm bắt đầu nuôi Năm hết hạn sử dụng đất Thời gian bắt đầu nuôi ngao đến khi thu hoạch trung bình là bao nhiêu lâu? Năng suất nuôi ngao năm 2007 là bao nhiêu? Chi phí san lấp mặt bằng là bao nhiêu khi bắt đầu đầu tư Chi phí cho vật tư bảo vệ ao là bao nhiêu khi bắt đầu đầu tư Chi phí cho nhà bảo vệ ao là bao nhiêu khi bắt đầu đầu tư Chi phí con giống cho 1 hecta ao nuôi năm 2007 là bao nhiêu? Lượng thức ăn sử dụng trên 1 hecta ao nuôi năm 2007 là bao nhiêu? Chi phí thức ăn cho 1 hecta ao nuôi ngao năm 2007 là bao nhiêu xxv Chi phí trung bình cho việc cải tạo 1 hecta ao nuôi ngao/1 vụ nuôi là bao nhiêu Hộ gia đình sử dụng bao nhiêu lao động cho một vụ nuôi năm 2007 - Cải tạo ao - Bảo vệ ao - Cho ăn, thu hoạch (số lượng lao động) Một lao động trung bình làm bao nhiêu ngày công trong một vụ/ 1 năm - Cải tạo ao - Bảo vệ ao - Cho ăn, thu hoạch Chi phí trung bình 1 ngày công cho lao động là bao nhiêu tiền (tiền lương 1 tháng/1 ngày tương ứng với từng loại lao động) - Cải tạo ao - Bảo vệ ao - Cho ăn, thu hoạch XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! xxvi PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ XỬ LÝ MÔ HÌNH KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐẤT NGẬP NƯỚC xxvii KẾT QUẢ HỒI QUI CÁC MÔ HÌNH THAM SỐ NGẪU NHIÊN ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI VQG XUÂN THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH Mô hình A (mô hình tổng thể) Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation sex 500 0 1 .46 .30 educ 500 2.5 12 8.65 2.7 income 500 2500 150000 23170 7318.101 member 500 1 7 3.94 2.149 Valid N (listwise) 500 Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) bid -.040 .006 44.721 1 .000 .961 age .005 .008 .379 1 .538 1.005 educ -.013 .059 .051 1 .822 .987 income .000 .000 6.372 1 .012 1.000 member .060 .045 1.803 1 .179 1.062 sex .186 .191 .949 1 .330 1.205 Step 1(a) Constant 1.124 .653 1.852 1 .174 1.852 a Variable(s) entered on step 1: bid, age, educ, income, member, sex. Mô hình B (có cung cấp hình ảnh minh họa) Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation age 250 19 73 34.59 14.029 educ 250 2.5 12 7.59 3.5 income 250 2500 150000 25040.9 7241.591 member 250 2 12 4.1 1.27 sex 250 0 1 .53 .22 Valid N (listwise) 250 Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) bid -.036 .008 18.721 1 .000 .964 income .000 .000 2.117 1 .146 1.000 age -.009 .010 .901 1 .342 .991 educ -.016 .080 .040 1 .841 .984 member .067 .077 .749 1 .087 1.069 sex .202 .271 .558 1 .455 1.224 Step 1(a) Constant 1.030 .670 2.360 1 .124 2.801 a Variable(s) entered on step 1: bid, income, age, educ, member, sex. xxviii Mô hình C (không cung cấp hình ảnh minh họa) Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation age 250 18 66 35.09 11.072 educ 250 2.5 12 7.36 3.61 income 250 2500 150000 28540 6381.323 member 250 1 10 3.52 1.786 sex 250 0 1 .48 .28 Valid N (listwise) 250 Variables in the Equation B S.E. Wald df Sig. Exp(B) bid -.041 .009 23.010 1 .000 .960 income .000 .000 .005 1 .946 1.000 age -.023 .015 2.323 1 .127 .978 educ .282 .097 8.541 1 .003 1.326 member -.017 .079 .045 1 .832 .983 sex .469 .344 1.852 1 .174 1.598 Step 1(a) Constant 1.210 .781 2.401 1 .121 3.355 a Variable(s) entered on step 1: bid, income, age, educ, member, gender. xxix PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC GIÁ TRỊ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI XUÂN THỦY ĐƯỢC SỬ DỤNG KHI PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN xxx xxxi xxxii ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA2240.pdf
Tài liệu liên quan