MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BV
GIÁ TRỊ LƯU TRUYỀN
BỘ NN&PTNT
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CVM
PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ NGẪU NHIÊN
DLST
DU LỊCH SINH THÁI
ĐDSH
ĐA DẠNG SINH HỌC
EV
GIÁ TRỊ TỒN TẠI
NUV
GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG
OLS
PHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG NHỎ NHẤT
TCM
PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH
TCTK
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
TEV
TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA MÔI TRƯỜNG
TNBQ
THU NHẬP BÌNH QUÂN
UV
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
VQG
VƯỜN QUỐC GIA
WTA
BẰNG LÒNG CHẤP NHẬN
WTP
BẰNG LÒNG CHI TRẢ
109 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2231 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG
TRANG
Bảng 1.1: Giá trị tồn tại và giá trị để lại của một số VQG
29
Bảng 2.1: Thu nhập của dân cư vùng hồ Ba Bể
37
Bảng 2.2: So sánh tài nguyên thú rừng một số VQG
45
Bảng 2.3: Số lượng khách du lịch đến Ba Bể từ 2003 đến 2005
49
Bảng 3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách trong nước
59
Bảng 3.2: Đặc điểm kinh tế xã hội của du khách nước ngoài
61
Bảng 3.3 : Số du khách trong mỗi nhóm
62
Bảng 3.4: Đánh giá chất lượng môi trường của du khách
64
Bảng 3.5: Tỷ lệ du khách theo vùng xuất phát
68
Bảng 3.6: Phương tiện du khách sử dụng đến VQG
70
Bảng 3.7: Chi phí đi lại của du khách
71
Bảng 3.8: Chi phí thời gian của du khách
73
Bảng 3.9: Chi phí ăn ở của du khách tại Ba Bể
75
Bảng 3.10: Tổng hợp chi phí của du khách theo các vùng
76
Bảng 3.11: Lợi ích giải trí của du khách từ các vùng đến Ba Bể
79
Bảng 3.12: Tỷ lệ du khách sẵn sàng chi trả cho bảo tồn
82
Bảng 3.13: Mục đích chi trả của du khách
82
Bảng 3.14: Mức chi trả trung bình cho bảo tồn
83
Bảng 3.15: Mô tả các biến trong mô hình
84
Bảng 3.16: Kết quả ước lượng
85
Bảng 3.17: Kiểm định mô hình
86
Bảng 3.18: Tổng mức sẵn lòng chi trả
90
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÊN HÌNH
TRANG
Hình 1.1: Tổng giá trị kinh tế của môi trường
11
Hình 1.2: Đường cầu du lịch
17
Hình 1.3: Đường cầu du lịch trong trường hợp chất lượng môi trường thay đổi
19
Hình 3.1: Các hoạt động chính của du khách tại VQG
63
Hình 3.2: Một số điểm du khách chưa hài lòng
63
Hình 3.3: Bản đồ phân vùng điểm xuất phát của du khách
67
Hình 3.4: Đường cầu giải trí
78
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Rừng nhiệt đới là một nguồn tài nguyên quan trọng và có giá trị to lớn ở nước ta song thời gian qua chúng đã được khai thác quá mức làm suy giảm cả diện tích và chất lượng. Nếu năm 1945 độ che phủ rừng của cả nước là 45% thì nay độ che phủ chỉ còn khoảng 30%.
Nhận thức giá trị của rừng đối với cuộc sống là vô cùng quan trọng nên ngay từ những năm 1960, Nhà nước đã cho thành lập các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên để bảo tồn các giá trị của rừng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các Vườn Quốc gia, các Khu bảo tồn vẫn bị xâm hại vì những lợi ích trước mắt. Lý do được nhìn nhận trên quan điểm kinh tế là chúng ta chưa hiểu hết giá trị của rừng.
Cuộc sống của con người tại các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào rừng. Rừng không chỉ cung cấp cho con người những giá trị sử dụng trực tiếp như gỗ củi, các loài động thực vật mà còn mang lại nhiều giá trị gián tiếp như hấp thụ cácbon, hạn chế lũ lụt, tạo ra những cảnh quan và là nguồn cảm hứng sáng tạo của loài người. Hơn thế, việc bảo tồn các giá trị của hệ sinh thái rừng không chỉ mang lại lợi ích cho thế hệ hiện tại mà còn mang lại lợi ích cho thế hệ tương lai.
Vườn Quốc gia Ba Bể là một trong số 28 VQG ở Việt Nam có giá trị cảnh quan độc đáo và tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài đặc hữu. Đây là một VQG với đầy đủ các nét đặc trưng của một rừng nguyên sinh miền Bắc đồng thời là một hệ sinh thái đất ngập nước với một hồ nước ngọt lớn bậc nhất cả nước. Vườn được thành lập từ năm 1992 với nhiệm vụ bảo tồn các hệ động thực vật, nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái. Thời gian gần đây việc phát triển du lịch và phát triển kinh tế của dân cư quanh Vườn đã tạo sức ép đối với công tác bảo tồn. Do đó, việc nhận thức đầy đủ các giá trị của Vườn sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn.
Đề tài “Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn” được thực hiện nhằm xác định giá trị giải trí của VQG Ba Bể bằng phương pháp chi phí du lịch và xác định giá trị phi sử dụng bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên. Đây là những giá trị phi thị trường mà việc bảo tồn VQG có thể mang lại cho thế hệ hiện tại và tương lai. Từ trước tới nay người ta đều nhận thức được các giá trị vô hình này song việc lượng giá chúng không dễ dàng, mặc dù theo một số nghiên cứu ngoài nước thì chỉ riêng giá trị phi sử dụng đã chiếm khoảng 35 -70% giá trị của tài sản môi trường.
Mặt khác, với giá trị cảnh quan, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá ở trong và ngoài nước nhưng với giá trị chưa sử dụng có thể đây là một nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam. Do đó, đề tài mong muốn xây dựng một phương pháp xác định giá trị chưa sử dụng có thể tham khảo khi thực hiện xác định giá rừng ở nước ta.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá giá trị cảnh quan và giá trị chưa sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể thông qua làm rõ các vấn đề sau:
Sử dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng ước tính chi phí của du khách đến Ba Bể, từ đó xây dựng hàm cầu và xác định giá trị cảnh quan của khu du lịch Ba Bể.
Đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch, sự hài lòng của du khách và đề xuất mức phí vào cổng của VQG Ba Bể.
Sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên để xác định sự bằng lòng chi trả (WTP) của du khách cho hoạt động bảo tồn của VQG. Sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố tác động đến WTP.
Đề xuất một số giải pháp nhằm kết hợp hài hoà giữa hoạt động du lịch và hoạt động bảo tồn.
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Về khoa học, đề tài thực hiện đánh giá giá trị giải trí và giá trị chưa sử dụng của VQG dựa trên lý thuyết của kinh tế học môi trường.
Về địa điểm nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại khu vực VQG Ba Bể.
Về thời gian, đề tài tiến hành điều tra thu thập số liệu bằng bảng hỏi đối với du khách và thu thập thông tin thứ cấp từ tháng 7 năm 2005 đến tháng 12 năm 2005 tại VQG Ba Bể.
Phương pháp nghiên cứu
Để có số liệu phân tích đánh giá, đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp du khách, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân đang sinh sống trong vùng lõi VQG. Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan liên quan, sử dụng phương pháp điều tra thực tế và phương pháp thống kê kinh tế lượng.
Kết cấu của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý thuyết về đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của một VQG.
Chương 2: Tổng quan về Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn.
Chương 3: Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của VQG Ba Bể.
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ VÀ GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG CỦA MỘT VƯỜN QUỐC GIA
1.1. Vườn Quốc gia và Tổng giá trị kinh tế của Vườn Quốc gia
1.1.1.Vườn Quốc gia và sự cần thiết đánh giá giá trị của VQG
1.1.1.1 Vườn Quốc gia
Vườn Quốc gia là một vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo tồn hệ sinh thái chuẩn của một đất nước. Đó là một khu rừng đặc dụng được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái, bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:
1- Là vùng đất tự nhiên bao gồm mẫu chuẩn của các hệ sinh thái cơ bản (còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người); các nét đặc trưng về sinh cảnh của các loài động, thực vật; các khu rừng có giá trị cao về mặt khoa học, giáo dục và du lịch.
2- Là vùng đất tự nhiên đủ rộng để chứa đựng được một hay nhiều hệ sinh thái và không bị thay đổi bởi những tác động xấu của con người; tỷ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên cần bảo tồn phải đạt từ 70% trở lên.
3- Là khu vực có điều kiện về giao thông tương đối thuận lợi.
Hiện nay, Việt Nam đã thành lập 28 VQG phân bố ở cả ba miền, được quản lý bảo vệ theo quy chế quản lý rừng đặc dụng. Việc quản lý VQG được phân cấp giao cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong trường hợp VQG nằm trên địa bàn của nhiều Tỉnh, còn lại giao cho Ủy ban nhân dân Tỉnh quản lý nếu VQG nằm trên địa bàn một địa phương.
Mỗi VQG đều được thành lập một ban quản lý. Ban quản lý là chủ rừng, được giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và xây dựng khu rừng được giao.
Do tầm quan trọng của bảo tồn mà Vườn Quốc gia được chia thành các phân khu chức năng như sau:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên; nghiêm cấm mọi hành vi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng. Đây là những khu vực có rừng nguyên sinh, có tính đa dạng sinh học cao được bảo vệ nghiêm ngặt.
- Phân khu phục hồi sinh thái : Là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng phục hồi, tái sinh tự nhiên; nghiêm cấm việc du nhập những loài động vật, thực vật không có nguồn gốc tại khu rừng. Thông thường đây là khu vực đang được khoanh nuôi để rừng tái sinh tự nhiên.
- Phân khu dịch vụ - hành chính : Là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của Ban quản lý, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí.
Đồng thời, để ngăn chặn những tác động xấu, Vườn Quốc gia phải thiết lập vùng đệm. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với các Vườn Quốc gia; có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; cấm săn bắn, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ. Diện tích của vùng đệm không tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng.
Vùng đệm của VQG thường có dân cư sinh sống. Dân cư sống trong VQG chủ yếu được ổn định tại chỗ phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, phải tuân theo các quy định của Ban quản lý khu rừng đặc dụng. Không được di dân từ nơi khác tới VQG và vùng đệm.
Trong Vườn Quốc gia, có thể xây dựng nhiều điểm, tuyến du lịch dịch vụ theo nguyên tắc vừa khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch để du khách hiểu thêm giá trị của VQG, vừa không được làm ảnh hưởng xấu đến mục tiêu bảo tồn.
1.1.1.2 Sự cần thiết định giá giá trị của VQG
Định giá giá trị của một VQG hay khu bảo tồn là công việc khó khăn song có ý nghĩa quan trọng và đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là việc sử dụng các công cụ kỹ thuật nhằm lượng giá giá trị bằng tiền của các tài sản môi trường là các VQG làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách về khai thác, sử dụng và quản lý VQG.
Ở Việt Nam, việc định giá giá trị của tài sản môi trường là một VQG hay khu bảo tồn thiên nhiên còn mới mẻ song nếu thực hiện được sẽ có ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, Nhà nước đang thực hiện đầu tư rất lớn bằng ngân sách cho hoạt động bảo tồn các hệ sinh thái cảnh quan VQG song lợi ích thu được mới chỉ được nhìn nhận định tính. Lượng giá giá trị của VQG hay khu bảo tồn thiên nhiên sẽ giúp nhìn nhận lợi ích từ công tác bảo tồn đầy đủ hơn, cụ thể hơn.
Thứ hai, định giá giá trị VQG giúp tránh gây thiệt hại tới vốn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, chẳng hạn tính đa dạng sinh học, sự tồn tại của các loài quý hiếm… và cảnh báo những dự án có tác động tới VQG.
Thứ ba, trong một số trường hợp việc lượng giá giá trị bằng tiền của tài sản môi trường là cơ sở để Nhà nước cân nhắc khi đưa ra một quyết định ảnh hưởng đến vốn tự nhiên; là cơ sở để Nhà nước xác định mức đền bù hoặc bồi thường khi cá nhân, tổ chức gây tổn hại đến tài sản tự nhiên.
Thứ tư, khi tài sản môi trường được định giá tức giá trị của chúng được thừa nhận gồm cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng từ đó nâng cao nhận thức về môi trường của cộng đồng và đưa ra những chỉ dẫn trong quá trình ra quyết định kinh tế của VQG.
1.1.2. Tổng giá trị kinh tế của một Vườn Quốc gia
Vườn Quốc gia là một tài sản môi trường nên tổng giá trị kinh tế của một VQG về nguyên tắc có thể xem xét thông qua các thành phần giá trị của một tài sản môi trường.
Các nhà kinh tế học đã rất thành công khi phân loại giá trị kinh tế của một tài sản môi trường. Mặc dù thuật ngữ có thể chưa được thống nhất hoàn toàn, nhưng phương pháp luận này đặt cơ sở cho việc giải thích về sự hình thành của giá trị trên cơ sở sự tương tác giữa chủ thể con người - người định ra giá trị và khách thể - vật được đánh giá. Về tổng quan, để đo lường tổng giá trị kinh tế của một tài sản môi trường nói chung và một VQG nói riêng, các nhà kinh tế học bắt đầu bằng việc phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng.
Giá trị sử dụng là những lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn tài nguyên trên thực tế. Đôi khi cũng có thể hiểu giá trị sử dụng là giá trị các cá nhân gắn với việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do nguồn tài nguyên cung cấp. Ví dụ, đối với một VQG hay một khu rừng, con người có thể thu được lợi ích từ gỗ làm nhà, củi đốt; dùng cây cỏ làm thuốc; đi dạo trong rừng, ngắm nhìn các loài động thực vật hoặc chiêm ngưỡng cảnh đẹp.
Giá trị sử dụng hình thành từ việc thực sự sử dụng tài sản môi trường, trên thực tế nó bao gồm:
Giá trị sử dụng trực tiếp là các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trực tiếp cung cấp mà chúng ta có thể tính được giá cả và khối lượng trên thị trường.
Một quan điểm khác cho rằng giá trị sử dụng trực tiếp là các lợi ích nhận được từ việc sử dụng trực tiếp tài sản và có thể được chia thành hai loại là sử dụng tiêu hao và không tiêu hao. Chẳng hạn, giá trị sử dụng trực tiếp của rừng gồm giá trị sử dụng tiêu hao như sản xuất gỗ, thực phẩm và các lâm sản ngoài gỗ khác; giá trị sử dụng không tiêu hao bao gồm các hoạt động giải trí và các hình thái du lịch thậm chí chỉ là xem hình ảnh phóng sự trên tivi.
Giá trị sử dụng gián tiếp là những giá trị chủ yếu dựa trên chức năng của hệ sinh thái, có ý nghĩa về mặt sinh thái và môi trường. Nói cách khác đây là các chức năng cơ bản của môi trường gián tiếp hỗ trợ cho hoạt động kinh tế của con người. Chẳng hạn, khả năng chống gió bão, khả năng hấp thụ cacbon là giá trị sử dụng gián tiếp của rừng.
Giá trị tuỳ chọn là lượng mà mỗi cá nhân sẵn sàng chi trả để bảo tồn nguồn lực hoặc một phần nguồn lực để sử dụng cho tương lai. Đây là giá trị do nhận thức, lựa chọn của con người đặt ra trong hệ sinh thái. Giá trị tuỳ chọn không có tính thống nhất chung và cũng phải được tính về mặt tiền tệ theo tính chất lựa chọn của nó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ranh giới giữa giá trị tuỳ chọn và giá trị không sử dụng là không rõ ràng.
Giá trị phi sử dụng còn gọi là giá trị không sử dụng hoặc giá trị chưa sử dụng và thường trừu tượng hơn giá trị sử dụng.
Giá trị phi sử dụng là thành phần giá trị của một tài sản môi trường thu được không phải do việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các các hàng hóa dịch vụ do tài sản môi trường cung cấp. Nó thể hiện các giá trị phi thị trường nằm trong bản chất của sự vật, không liên quan đến việc sử dụng trên thực tế, hoặc thậm chí việc chọn lựa sử dụng tài sản này. Thay vào đó các giá trị này được coi như những yếu tố phản ánh sự lựa chọn của con người, sự lựa chọn có kể đến cả sự quan tâm đồng cảm và trân trọng đối với quyền lợi hoặc sự tồn tại của các sinh vật không phải là con người. Các giá trị này bao hàm cả nhận thức về giá trị tồn tại của các giống loài khác hoặc của cả quần thể hệ sinh thái. Ví dụ, một cá nhân có thể cảm thấy hài lòng khi biết Vườn Quốc Gia Ba Bể tồn tại, các loài đặc hữu vẫn được bảo vệ mặc dù họ chưa tới đó bao giờ, và chắc chắn cũng không tới đó trong tương lai.
Giá trị phi sử dụng bao gồm các thành phần:
Giá trị để lại (Bequest value) là thành phần giá trị thu được từ sự mong muốn bảo tồn và duy trì nguồn tài nguyên cho lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai. Chẳng hạn, người dân sống tại vùng cát Quảng Bình hiểu rằng cuộc sống của họ và con cháu họ trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào rừng phòng hộ chắn cát bay. Họ sẵn sàng đóng góp tiền bạc và công sức để duy trì rừng vì lợi ích của họ và con cháu họ. Trong trường hợp này, mức sẵn sàng đóng góp của họ được xem là giá trị để lại, giá trị lưu truyền cho thế hệ sau.
Giá trị tồn tại (Existence value) là giá trị của tài sản môi trường có được từ nhận thức rằng tài sản đó còn tồn tại. Xét về tổng thể, xã hội cũng nhận được các lợi ích từ hàng hoá môi trường ngoài sự hữu dụng liên quan tới việc sử dụng trực tiếp hay gián tiếp. Sự tiêu dùng không có một hàng hoá cụ thể nhưng rõ ràng các cá nhân cảm thấy hài lòng khi biết một nguồn tài nguyên nào đó vẫn còn tồn tại. Rất khó giải thích tại sao xã hội lại đánh giá các lợi ích này. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng xã hội nói chung sẵn lòng chi trả để bảo tồn các tài sản này. Trong các trường hợp như vậy lợi ích cho xã hội đơn giản từ việc biết rằng các tài sản này đang tồn tại và đang được bảo vệ. Thành phần này của tổng giá trị được biết đến như giá trị tồn tại.
Như vậy, giá trị tồn tại xuất phát từ nhận thức của con người về tài nguyên và môi trường mà người ta cho rằng sự tồn tại của một cá thể hay một giống loài nào đó có ý nghĩa về mặt kinh tế không chỉ trước mắt mà còn cả lâu dài buộc người ta phải duy trì giống loài đó bằng mọi giá. Trong việc tính toán giá trị này thì việc xác lập tiền tệ là khó khăn nhưng sự xác lập nhận thức về mặt giá trị rất dễ dàng.
Về nguyên tắc các giá trị tồn tại là một động cơ quan trọng của nhiều nỗ lực bảo tồn và cũng là cơ sở ban hành chính sách môi trường. Một ví dụ thực tế là Đạo luật về bảo vệ và bảo tồn các loài loài chim và các giống loài cây đang bị đe dọa tuyệt chủng được áp dụng tại nhiều nước. Đạo luật của Mỹ năm 1973 về các loài đang bị nguy hiểm là một điển hình về sự thừa nhận của Mỹ về giá trị tồn tại. Đạo luật đã chính thức lên tiếng bảo vệ tính đa dạng sinh học của trái đất. Kết quả quan trọng của nó là hình thành một danh sách chính thức về các sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, bất kể chúng có giá trị sử dụng trực tiếp hay gián tiếp đối với con người. Ngoài ra, một bằng chứng xác thực khác là sự sẵn lòng chi trả của xã hội cho hoạt động của các tổ chức bảo vệ môi trường mà chương trình hành động của họ tập trung vào việc bảo tồn các loài động thực vật.
Một nghiên cứu khá sớm khác về giá trị tồn tại của Krutulla (1967) cho rằng “Khi đề cập đến một kỳ quan lộng lẫy hoặc một hệ sinh thái yếu ớt và duy nhất thì việc bảo tồn và duy trì sự sẵn có là một phần quan trọng trong thu nhập thực của nhiều cá nhân”. Điều này có nghĩa việc bảo tồn các giá trị của môi trường là mong muốn của nhiều người không vì mục đích tiêu dùng của họ mà có thể là vì mục đích tiêu dùng của người khác hoặc giữ gìn cho thế hệ tương lai.
Tiêu dùng của người khác nói đến ý niệm rằng các cá nhân đang đánh giá một hàng hoá công cộng vì lợi ích nó mang lại cho người khác cho dù bản thân những người đó có biết hay không. Điều này cho thấy những lợi ích nhận được có tính phụ thuộc lẫn nhau. Một cá nhân có thể nhận được lợi ích từ sự nhận thức rằng những người khác đang được hưởng lợi từ hàng hoá đó. Còn giữ gìn cho thế hệ tương lai phát sinh từ ý thức phải bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai, từ sự công nhận giá trị tồn tại của tài nguyên môi trường.
Một cách tổng quát, tổng giá trị kinh tế được hình thành từ giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp được minh hoạ bằng công thức và sơ đồ sau:
TEV = UV + NUV hay TEV = (DUV + IUV + OV) + ( BV + EV)
trong đó:
DUV: Giá trị sử dụng trực tiếp
IUV: Giá trị sử dụng gián tiếp
OV: Giá trị lựa chọn
BV: Giá trị để lại (giá trị lưu truyền)
EV: Giá trị tồn tại
Giá trị SD trực tiếp
Giá trị SD gián tiếp
Giá trị lựa chọn
Giá trị để lại
Giá trị tồn tại
Tổng giá trị kinh tế
Lợi ích có thể SD trực tiếp
Lợi ích từ chức năng của MT
Lợi ích trực tiếp và gián tiếp của thế hệ tương lai
Lợi ích từ mong muốn bảo tồn cho thế hệ sau
Lợi ích từ việc biết rằng các giá trị vẫn tồn tại
Tính hữu hình giảm dần
- Thực phẩm
- Sinh khối
- Giải trí
- Sức khoẻ
- Chức năng sinh thái
- Chống gió bão
- Đa dạng sinh học
- Bảo tồn MT sống
- MT sống
- Bảo tồn giá trị không thể đảo ngược
- MT sống
-Sự sống của các loài
Hình 1.1: Tổng giá trị kinh tế của môi trường
Nguồn: Giá trị của tài sản môi trường, Monasinghe, 1992
1.1.3. Phương pháp định giá giá trị của một VQG
Tổng giá trị kinh tế của một VQG nói riêng và tổng giá trị của một tài sản môi trường nói chung thường được đánh giá thông qua giá trị sử dụng và giá trị chưa sử dụng. Giá trị sử dụng là những giá trị nhận được từ việc sử dụng trực tiếp VQG bao gồm giá trị thu được từ gỗ củi, thực phẩm, dược liệu và các sản phẩm phi lâm sản. Nó còn bao gồm giá trị từ chức năng sinh thái của VQG như khả năng hấp thụ cácbon, khả năng chống gió bão cũng như giá trị cảnh quan du lịch, giá trị nghiên cứu khoa học…Còn giá trị chưa sử dụng là giá trị của tài sản môi trường được đánh giá thông qua nhận thức của những người đang sử dụng hoặc không sử dụng VQG. Nó được đánh giá bằng sự sẵn lòng chi trả để bảo tồn tài sản môi trường hoặc bằng lòng chấp nhận một mức đền bù nếu tài sản môi trường bị xâm hại.
Đối với bộ phận giá trị sử dụng trực tiếp của VQG như giá trị thu được từ gỗ củi, các sản phẩm phi lâm sản có thể xác định thông qua giá thị trường. Bộ phận này là giá trị hiện hữu và được xác định dễ dàng thông qua mức giá từng sản phẩm. Tuy nhiên, với các VQG ở Việt Nam, giá trị này thường không thể hiện vì toàn bộ các sản phẩm lâm sản hoặc phi lâm sản bị cấm khai thác cho mục đích thương mại.
Bộ phận giá trị sử dụng gián tiếp hoặc giá trị chưa sử dụng thường không có giá trên thị trường, không tồn tại thị trường nên việc định giá phải sử dụng phương pháp tạo dựng thị trường giả định hoặc đánh giá thông qua một hàng hóa thay thế. Bốn phương pháp có thể áp dụng để lượng giá các giá trị này là: Phương pháp định giá ngẫu nhiên, Phương pháp chi phí du lịch, phương pháp chi phí cơ hội và phương pháp phân tích sự thay đổi sản lượng.
Trong nghiên cứu này, hai phương pháp được sử dụng là phương pháp chi phí du lịch và phương pháp định giá ngẫu nhiên. Cả hai phương pháp này đều tiếp cận dựa trên quan sát hành vi của các cá nhân trong thị trường thực tế hoặc những câu trả lời từ khảo sát thị trường giả định để đánh giá giá trị hàng hoá môi trường.
1.2. Phương pháp chi phí du lịch định giá giá trị giải trí của VQG
1.2.1. Phương pháp chi phí du lịch (TCM - Travel Cost Method)
Phương pháp chi phí du lịch là phương pháp được dùng để đánh giá giá trị kinh tế của các hệ sinh thái cảnh quan, các VQG sử dụng cho mục đích giải trí. Đây là một phương pháp về sự lựa chọn ngầm, có thể dùng để ước lượng đường cầu đối với các địa điểm giải trí và từ đó đánh giá giá trị các cảnh quan này. Giả thiết cơ bản của phương pháp TCM rất đơn giản đó là chi phí bỏ ra để đến một địa điểm tham quan phản ánh giá trị của địa điểm giải trí đó. Vì vậy, chúng ta sẽ phỏng vấn khách tham quan xem họ từ đâu đến, họ phải bỏ bao nhiêu chi phí cho chuyến đi… Từ những câu trả lời của du khách, chúng ta có thể tính toán chi phí du hành của họ và liên hệ với số lần tham quan trong một năm.
Thông qua phương pháp này, các nhà phân tích có thể tìm được mối quan hệ hàm số giữa giá một lần tham quan (chi phí du hành) và số lần tham quan được thực hiện.
TCM là một trong các kỹ thuật lượng giá những giá trị phi thị trường đã được sử dụng từ năm 1974 do Hotelling đề xuất nhằm đánh giá giá trị của các Vườn quốc gia của Mỹ. Sau đó, phương pháp này được áp dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu lượng giá giá trị của các loại hình giải trí ngoài trời như câu cá, săn bắn, du thuyền và ngắm cảnh….hoặc đánh giá những thiệt hại ô nhiễm bằng việc quan sát sự thay đổi số lượng du khách đến một địa điểm giải trí nào đó. Hiện nay, phương pháp chi phí du lịch có thể sử dụng để đánh giá giá trị của các nguồn lực tự nhiên (VQG, bãi biển, công viên) được sử dụng cho mục đích giải trí, hoặc đánh giá thiệt hại ô nhiễm môi trường thông qua việc quan sát sự thay đổi lượng khách du lịch đến với địa điểm giải trí.
Cơ sở lý thuyết phương pháp TCM dựa trên giả định chi phí về thời gian và chi phí cho chuyến đi của du khách sẽ đại diện cho giá trị của địa điểm giải trí. Do đó, từ sự bằng lòng chi trả của du khách cho chuyến đi và số lượt tham quan của du khách có thể xây dựng đường cầu thể hiện mối quan hệ giữa số lượt tham quan và chi phí tham quan. Sau đó, giá trị cảnh quan của địa điểm nghiên cứu được đánh giá như là tổng lợi ích của du khách và được đo bằng phần diện tích dưới đường cầu.
Như vậy, TCM đánh giá giá trị các hàng hoá môi trường không có giá thị trường thông qua hành vi tiêu dùng có liên quan tới thị trường. Đặc biệt, các chi phí phải bỏ ra để được tiêu dùng các dịch vụ môi trường sẽ được xem như là sự thay thế cho giá của các dịch vụ đó. Các chi phí này bao gồm chi phí đi lại, chi phí vào cửa, các chi phí khác tại địa điểm giải trí và các chi phí cơ hội về thời gian mà du khách đã bỏ ra để có được chuyến đi đến địa điểm giải trí.
1.2.2. Mô hình lý thuyết hàm chi phí du lịch
Một cách tổng quát, chi phí du lịch của du khách i tới địa điểm giải trí j (TCij) phụ thuộc vào một số biến:
TCij = TC(DCij , Tij , Fi) (1)
i = 1…n, j = 1…..m
Trong đó:
DCij là chi phí về khoảng cách. Chi phí này phụ thuộc vào độ dài quãng đường tới điểm du lịch và phụ thuộc vào chi phí cho mỗi km đi lại.
Tij là chi phí thời gian. Chi phí này phụ thuộc vào thời gian để tới được điểm du lịch và giá trị về thời gian của mỗi cá nhân.
Fi là phí vào cửa của địa điểm j.
Giả sử Vi là số lượt tham quan của du khách i tới địa điểm j, khi đó Vi là biến phụ thuộc vào chi phí của chuyến đi (TCij) và một số biến thể hiện đặc điểm xã hội của du khách. Hàm biểu thị số lượt tham quan của du khách như sau:
Vi = a + b.TCij + c. INCi + d. EDUi + e. AGEi + f. SEXi.
Trong đó:
Vi là số lượt viếng thăm địa điểm j của du khách i
TCij: Chi phí của một lần viếng thăm địa điểm j
INCi: Thu nhập của du khách i
EDUi: Trình độ học vấn của cá nhân i
AGEi: Độ tuổi của du khách i
SEXi: Giới tính của du khách i
Hệ số a, b, c, d, e, f lần lượt là các hệ số cần được ước lượng.
Sau khi ước lượng được các hệ số tiếp tục xây dựng đường cầu mô tả mối quan hệ giữa số lượt tham quan và chi phí tham quan. Phần diện tích nằm dưới đường cầu sẽ thể hiện giá trị cảnh quan của địa điểm giải trí.
Một phương pháp tiếp cận khác có thể dựa trên mô hình tối đa hoá độ thoả dụng. Xuất phát từ bài toán tối đa hóa độ thỏa dụng của người tiêu dùng:
U(x,r,q) max
trong đó: x - là lượng hàng hóa tiêu dùng,
r - là số chuyến đi đến địa điểm giải trí,
q- là chất lượng của địa điểm.
Với hai giới hạn: giới hạn ngân quỹ, giới hạn thời gian có thể xác định 2 ràng buộc:
m + tww = x + cr
trong đó: m- là thu nhập ngoại sinh, w- là mức lương, tw- là thời lượng dùng để làm việc, c- là chi phí bằng tiền của mỗi chuyến đi, - là thời gian tổng cộng, t1- là thời gian di chuyển cho một chuyến đi khứ hồi, t2- là thời gian ở tại địa điểm.
Kết hợp hai ràng buộc nói trên, ta có:
m + w = x + [c + (t1+t2)w]r
Þ c + (t1+t2)w = pr là tổng chi phí cho mỗi chuyến đi. Bao gồm chi phí bằng tiền cũng như chi phí cơ hội về thời gian dùng cho chuyến đi. Giải bài toán của người tiêu dùng sẽ có được các hàm cầu cho x và r. Số chuyến đi tối ưu là một hàm của pr, m và q hay r(pr,m,q).
1.2.3. Một số phương pháp tiếp cận chi phí du lịch
Có ba phương pháp tiếp cận chi phí du lịch để đánh giá giá trị giải trí gồm:
- Phương pháp tiếp cận chi phí du lịch theo vùng (ZTCM): sử dụng chủ yếu dữ liệu thứ cấp và một số thông tin từ khách du lịch.
- Phương pháp tiếp cận chi phí du lịch của cá nhân (ITCM): sử dụng chủ yếu các thông tin phỏng vấn được từ du khách.
- Phương pháp tiếp cận dựa trên độ thoả dụng ngẫu nhiên (RUA): sử dụng thông tin từ điều tra và các nguồn dữ liệu khác kết hợp với một số kỹ thuật thống kê.
1.2.3.1 Phương pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM)
Tiếp cận chi phí du lịch theo vùng (Zone Travel Cost Approarch) là cách tiếp cận đơn giản và ít tốn kém. Để lượng giá giá trị cảnh quan thông qua chi phí du lịch bằng phương pháp này cần thực hiện 7 bước:
Bước 1: Phân chia khu vực xung quanh địa điểm du lịch được nghiên cứu thành các vùng du lịch cơ bản. Các vùng này có thể được phân chia theo các đường tròn đồng tâm kể từ điểm du lịch nhưng cũng có thể phân chia theo khu vực hành chính có cùng đặc điểm nào đó. Thông thường, số liệu về dân số thu thập theo địa giới hành chính dễ dàng hơn thu thập theo các đường tròn đồng tâm. Số lượng các vùng có thể tương đối lớn tùy theo đặc thù của địa điểm nghiên cứu.
Bước 2: Thu thập thông tin về số lượng du khách tới từ các vùng khác nhau và tổng số chuyến tham quan tới điểm du lịch ở thời điểm trước năm nghiên cứu. Thông tin về lượng khách có thể thu thập từ số liệu thứ cấp tại địa điểm nghiên cứu hoặc thu thập từ các công ty lữ hành.
Bước 3: Tính tỷ lệ du khách (VR- Visitation Rate) đến thăm điểm du lịch trên 1000 dân mỗi vùng. Tỷ lệ du khách đến thăm điểm du lịch được xác định bằng cách lấy tổng số du khách đến điểm giải trí trong năm của mỗi vùng chia cho tổng dân số của vùng đó tính theo đơn vị nghìn người.
Bước 4: Ước lượng khoảng cách trung bình và thời gian di chuyển từ các vùng tới điểm du lịch. Giả định ở vùng 0 (vùng kề cận điểm du lịch) khoảng cách và thời gian đi lại trung bình bằng 0. Khoảng cách trung bình và thời gian đi lại sẽ tăng dần theo khoảng cách địa lý.
Sau khi ước lượng được khoảng cách trung bình và thời gian đi lại, người nghiên cứu xác định toàn bộ chi phí đi lại. Chi phí đi lại có thể xác định dựa trên thông tin về loại phương tiện sử dụng và mức chi phí trên mỗi km hoặc trên mỗi giờ.
Với chi phí cơ hội về thời gian dành cho chuyến đi thường có nhiều phức tạp hơn. Cách đơn giản nhất để ước tính chi phí thời gian là xác định chi phí thời gian dựa trên mức lương theo ngày.
Bước 5: Sử dụng phân tích hồi quy để tìm ra mối liên hệ giữa tỷ lệ du khách với chi phí du lịch và một số biến xã hội quan trọng khác. Hàm mô tả mối quan hệ này sẽ có dạng:
Vzj = V(TCzj, Sz) (*)
Trong đó: Vzj là tỷ lệ du khách từ vùng Z tới địa điểm j,
TCzj là chi phí du lịch của du khách vùng Z tới địa điểm j,
Sz là các biến kinh tế - xã hội của du khách vùng Z.
Bước 6: Xây dựng đường cầu du lịch cho địa điểm nghiên cứu trên cơ sở kết quả của phân tích hồi quy. Mức chi phí du lịch sẽ tăng lên cho đến khi số lần viếng thăm của khách giảm xuống bằng 0, nói cách khác có ít hơn một khách sẵn sàng bỏ ra mức phí đó để được vào thăm khu du lịch. Điểm đầu của đường cầu là số lượng du khách đến với điểm giải trí trong trường hợp chi phí du lịch bằng 0. Các điểm khác trên đường cầu được xác định bằng số lượng du khách ứng với từng mức chi phí khác nhau. Điều này được thể hiện bởi mô hình sau đây:
V1
V2
V0
Lượng khách
P1
P2
._.
Chi phí
P0
Hình 1.2 : Đường cầu du lịch
Trong mô hình trên, lượng khách đến từ vùng 0 (vùng kề cận điểm du lịch) là V0. Từ hàm quan hệ giữa chi phí du lịch và lượng khách có thể xác định các điểm còn lại trên đường cầu. Chẳng hạn, tại mức phí du lịch P1, lượng khách sẽ giảm từ V0 xuống V1, nếu mức phí tăng lên mức P2 thì số lượng khách sẽ giảm xuống mức V2. Những tổ hợp chi phí - lượng khách là các dự đoán dựa trên quan hệ giữa chi phí du lịch với lượng khách du lịch. Giả thuyết quan trọng nhất ở đây là khi chi phí du lịch được xác định trong biểu thức (*) tăng lên thì số lượng khách tới thăm khu du lịch giảm đi.
Bước 7: Ước lượng giá trị cảnh quan của điểm nghiên cứu thông qua tính thặng dư tiêu dùng đối với du khách hoặc xác định phần diện tích nằm phía dưới đường cầu.
1.2.3.2 Phương pháp tiếp cận chi phí du lịch cá nhân (Individual Travel Cost Method – ITCM)
Với phương pháp tiếp cận dựa trên chi phí du lịch của từng cá nhân, hàm chi phí du lịch được xác định như sau:
Vi = f(TCi, Si)
Trong đó: Vi là số lượt tham quan của cá nhân i trong năm,
TCi là chi phí du lịch của cá nhân i,
Si là các biến số xã hội của cá nhân i như độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân.
Phương pháp tiếp cận chi phí du lịch cá nhân cũng không quá phức tạp song đòi hỏi dữ liệu thu thập từ cuộc điều tra nhiều hơn so với sử dụng phương pháp tiếp cận theo vùng. Chẳng hạn, nếu địa điểm du lịch là một công viên hay VQG mà du khách thường lui tới trong năm thì các thông tin sau cần phải thu thập:
Khoảng cách từ nơi ở của du khách đến địa điểm giải trí
Số lần du khách tới địa điểm giải trí đó trong năm qua hoặc trong mùa vừa qua
Thời gian lưu lại tại địa điểm giải trí
Các khoản chi tiêu cho chuyến đi
Thu nhập cá nhân của du khách
Các thông tin về đặc điểm xã hội của đối tượng phỏng vấn
Các địa điểm khác mà du khách muốn ghé thăm trong chuyến đi
Sự hài lòng về cảnh quan và chất lượng môi trường
Các địa điểm thay thế cho địa điểm này.
Sử dụng những dữ liệu từ cuộc điều tra có thể xác định mối quan hệ giữa số lượt tham quan của du khách với chi phí mà họ phải bỏ ra. Tương quan này sẽ cho chúng ta hàm cầu về tỷ lệ du khách đến tham quan địa điểm giải trí và phần diện tích nằm dưới đường cầu cho biết thặng dư tiêu dùng trung bình. Trên cơ sở số liệu về dân số của vùng mà du khách sinh sống có thể ngoại suy tổng thặng dư tiêu dùng của địa điểm giải trí.
Do có thêm các thông tin về đặc điểm xã hội của du khách, địa điểm thay thế, chất lượng môi trường tại địa điểm giải trí nên có thể đưa thêm các biến số này vào mô hình. Việc có thêm thông tin về chất lượng của địa điểm giải trí có thể giúp đánh giá sự thay đổi giá trị khi chất lượng của địa điểm giải trí thay đổi. Cụ thể, có thể xây dựng hai đường cầu ứng với từng mức độ chất lượng môi trường, khi đó khoảng cách giữa hai đường cầu sẽ đo lường sự thay đổi trong thặng dư tiêu dùng khi chất lượng môi trường thay đổi.
A
D
B
C
Chi phí
Số lượt tham quan
V1
V2
Hình 1.3: Đường cầu du lịch trong trường hợp chất lượng môi trường thay đổi
Theo mô hình trên, đường cầu du lịch trước khi có sự thay đổi chất lượng môi trường là V1, sau khi chất lượng môi trường thay đổi là V2. Phần tổn thất lợi ích do thay đổi chất lượng môi trường được đo lường bằng diện tích ABCD cũng là phần giảm thặng dư tiêu dùng.
1.2.3.3 Phương pháp TCM tiếp cận dựa trên độ thoả dụng ngẫu nhiên (Random Utility Approach).
Cách tiếp cận dựa trên độ thoả dụng là phức tạp nhất, tốn kém chi phí nhất trong các phương pháp chi phí du lịch. Đây là cách tiếp cận tiên tiến vì nó tạo ra sự linh hoạt trong tính toán lợi ích. Cách tiếp cận này cũng cho phép đánh giá lợi ích khi có sự thay đổi chất lượng của địa điểm giải trí hoặc so sánh các điểm giải trí trong trường hợp có nhiều địa điểm cần so sánh.
Cách tiếp cận dựa trên độ thoả dụng ngẫu nhiên giả định các cá nhân sẽ lựa chọn địa điểm giải trí mà họ ưa thích. Các cá nhân sẽ đưa ra quyết định địa điểm giải trí dựa trên chất lượng và giá cả của từng điểm. Người nghiên cứu sẽ đưa ra thông tin về địa điểm giải trí mà các cá nhân có thể lựa chọn, chất lượng của từng địa điểm và chi phí của từng địa điểm.
Chẳng hạn, nếu đánh giá giá trị của một địa điểm câu cá giải trí thì người nghiên cứu có thể gọi điện thoại phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên một số người dân địa phương xem họ có đi câu cá giải trí hay không. Nếu trả lời “có”, tiếp tục phỏng vấn họ về số lần đi trong năm vừa qua, địa điểm họ tới, khoảng cách từ nơi ở đến các địa điểm và các thông tin liên quan đến chi phí họ đã bỏ ra cho chuyến đi. Có thể phỏng vấn họ về số lượng cá đánh bắt được mỗi lần, các loài cá đặc biệt ở mỗi lần đánh bắt...
Sử dụng những thông tin này, chúng ta có thể xây dựng mô hình xác định mối quan hệ giữa sự lựa chọn câu cá hay không với những nhân tố ảnh hưởng (biến ngoại sinh) được lựa chọn trong mô hình. Nếu có biến độc lập là chất lượng địa điểm thì mô hình có thể dễ dàng xác định giá trị của việc thay đổi chất lượng địa điểm giải trí. Ví dụ, nếu một cá nhân nào đó sẵn sàng di chuyển xa hơn để tới một nơi có số lượng cá nhiều hơn hoặc chất lượng tốt hơn thì giá trị của chất lượng bổ sung được đo lường bởi chi phí di chuyển bổ sung.
1.2.4. Tổng quan các nghiên cứu sử dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan
Phương pháp chi phí du lịch được áp dụng đầu tiên vào năm 1974 khi Tổ chức các Vườn Quốc gia Mỹ có ý xác định giá trị của các VQG để bảo tồn. Harold Hotelling là người đầu tiên đưa ra phương pháp này.
Ý tưởng của Hotelling là các cá nhân đến tham quan một VQG đều phải bỏ ra một khoản chi phí, đặc biệt là chi phí du lịch. Vì mỗi người đến từ một địa điểm khác nhau nên chi phí du lịch của họ cũng khác nhau. Điều này có thể kết hợp với số lượt tham quan để xây dựng đường cầu giải trí cho địa điểm đó.
Hotelling cũng gợi ý tập hợp các chuyến đi của du khách từ địa điểm khác nhau theo vùng lấy tâm là VQG. Từ đó, chi phí du lịch của các cá nhân đến từ bất kỳ địa điểm nào trong một vùng có thể coi bằng nhau. Với mỗi vùng cần xác định số lượt tham quan của du khách, chi phí bỏ ra cho chuyến đi và dân số của mỗi vùng để xây dựng đường cầu du lịch trong đó “giá” là chi phí cho chuyến đi và “lượng” là số lượt tham quan.
Do khả năng ứng dụng rộng rãi của phương pháp chi phí du lịch mà sau này đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước áp dụng phương pháp này.
So sánh các phương án xây dựng đường ở vùng rừng Grampian là ứng dụng đầu tiên của phương pháp TCM ở Australia. Sau đó Ulph và Reynolds (1978) suy ra giá trị 100$ thặng dư tiêu dùng trung bình trong một ngày ở công viên quốc gia Warrumbungle - New South Wales. Nghiên cứu cũng sử dụng chi phí du hành này để so sánh các lợi ích giải trí và các chi phí của công viên.
Bennett và Thomas (1982) khảo sát việc đưa chi phí thời gian như một thành phần của chi phí du lịch cho việc giải trí ở vùng sông Muray ở Tây Australia. Hunloe (1990) ước lượng thặng dư của người tiêu dùng cho du khách đến thăm vùng dãy san hô lớn của Australia (Great Barrier Reef) bằng 118 triệu đô la hàng năm. Giá trị này sau đó đã được so sánh với các phương án sử dụng khác.
Phương pháp chi phí du lịch cũng cho phép tính toán những giá trị có ích để so sánh các địa điểm khác nhau. Chẳng hạn nghiên cứu của Sinden (1990) đã đánh giá và so sánh lợi ích của việc giải trí tại 25 địa điểm dọc sông Ovens và King ở Đông bắc Victoria. Uỷ ban đánh giá tài nguyên (1992) cũng sử dụng phương pháp này để đánh giá giá trị tham quan giải trí ở vùng rừng Đông Nam (Úc), từ đó so sánh lợi ích của việc bảo tồn với lợi ích thu được từ việc đốn gỗ.
Một nghiên cứu sự thay đổi của chất lượng nước dẫn đến sự thay đổi hàm cầu du lịch được thực hiện bởi Choe và cộng sự năm 1996 tại Vịnh Davao (Philippin). Bằng việc xây dựng hàm cầu giải trí trước và sau khi có sự thay đổi chất lượng nước, Choe đã chỉ ra rằng tổn thất phúc lợi là 10.800.000 pesos (tương đương 432.000USD) và tổn thất trung bình của mỗi hộ gia đình hàng tháng do ô nhiễm nước là 10 peso (tương đương 0,4USD).
Một nghiên cứu được thực hiện sớm tại Việt Nam là nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành tại VQG Cúc Phương năm 1996. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chi phí du lịch theo vùng để xây dựng hàm cầu du lịch và tính được tổng lợi ích du lịch là 1.502.186 ngàn đồng, tổng thặng dư tiêu dùng của du khách đến tham quan là 105.415 ngàn đồng. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tính toán cho khách du lịch trong nước mà không tính cho khách du lịch nước ngoài.
Nghiên cứu của Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn tại Đảo Hòn Mun thuộc Vịnh biển Nha Trang là một nghiên cứu xác định chi phí du lịch cho cả khách trong nước và khách quốc tế. Bằng cả phương pháp chi phí du lịch theo vùng (ZTCM) và chi phí du lịch cá nhân (ITCM), nghiên cứu đã xây dựng đường cầu du lịch cho cả khách trong nước và nước ngoài. Giá trị cảnh quan được tính là 17,9 triệu đô la/năm bằng phương pháp chi phí du lịch theo vùng và 8,7triệu đô/năm theo phương pháp chi phí du lịch cá nhân. Nghiên cứu cũng chỉ rằng việc mở rộng cảng biển có thể làm giảm 20% giá trị cảnh quan tại khu vực này.
1.2.5. Một số ưu điểm hạn chế của phương pháp chi phí du lịch
Phương pháp chi phí du lịch được sử dụng để lượng giá giá trị cảnh quan du lịch của các địa điểm giải trí nói chung và các vườn quốc gia nói riêng dựa trên một giả định giá trị cảnh quan của một địa điểm giải trí được phản ánh thông qua sự sẵn lòng chi trả của du khách để đến địa điểm đó. Việc lượng giá giá trị cảnh quan của một địa điểm nào đó thường được các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp TCM bởi một số ưu điểm sau:
1. Xuất phát từ chi phí thực sự của du khách cho chuyến đi và sử dụng kỹ thuật phân tích để đánh giá mà không phải thiết lập một thị trường giả định nên phương pháp chi phí du lịch không gây ra sự tranh cãi về kỹ thuật đánh giá.
2. Kết quả ước tính giá trị cảnh quan thường có độ tin cậy cao vì du khách dễ dàng bộc lộ các thông tin về chuyến đi cũng như các thông tin về đặc điểm xã hội của mình.
3. Có thể mở rộng mẫu điều tra cho một địa điểm giải trí nhất là đối với một địa điểm được nhiều người quan tâm. Ngay cả trong trường hợp một VQG có du khách chỉ tập trung một mùa trong năm thì phương pháp này vẫn cho phép lựa chọn mẫu tại các thời điểm khác nhau để phân tích.
4. Phương pháp chi phí du lịch thường có chi phí rẻ hơn các phương pháp tiếp cận khác. Kết quả tính toán dễ giải thích, phân tích.
Tuy nhiên, sử dụng phương pháp chi phí du lịch cũng bộc lộ một số nhược điểm sau:
1. Phương pháp chi phí du lịch giả định du khách biết được chi phí cho chuyến đi của mình song trên thực tế nhiều du khách thấy khó ước tính vì tại thời điểm phỏng vấn du khách có thể chưa kết thúc chuyến đi hoặc họ được tài trợ cho chuyến đi.
2. Mô hình đơn giản nhất của TCM dựa trên giả định chuyến đi của du khách chỉ đến một địa điểm giải trí song trên thực tế có nhiều du khách đến nhiều điểm trong cùng một chuyến đi nên phải có kỹ thuật tốt mới phân tách được các khoản chi phí gộp.
3. Việc tính toán chi phí cơ hội về thời gian của du khách cho chuyến đi thường dựa trên thu nhập hàng tháng của du khách song du khách không dễ bộc lộ thu nhập của mình.
4. Để ước lượng đường cầu giải trí cần có đủ quan sát về sự thay đổi khoảng cách đến địa điểm giải trí ảnh hưởng tới chi phí du lịch và chi phí du lịch tác động tới số lượt tham quan. Song với những địa điểm giải trí chỉ có du khách địa phương thường xuyên viếng thăm thì không có sự khác biệt về khoảng cách và do đó khó xây dựng được đường cầu.
1.3. Phương pháp định giá ngẫu nhiên trong định giá giá trị phi sử dụng
1.3.1. Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM)
Khi dữ liệu thị trường không sẵn có hoặc không đáng tin cậy, các nhà kinh tế có thể sử dụng một phương pháp ước lượng thay thế dựa trên các điều kiện thị trường giả định. Phương pháp này sử dụng các số liệu điều tra để thăm dò mức sẵn sàng chi trả (WTP) của các cá nhân một hàng hóa dịch vụ môi trường nào đó. Cách tiếp cận dựa vào số liệu khảo sát để ước lượng lợi ích được gọi là phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) bởi vì các kết quả có tính phụ thuộc hoặc có tính ngẫu nhiên theo các điều kiện thị trường đưa ra.
“Phương pháp định giá ngẫu nhiên là phương pháp xác định giá trị kinh tế của các hàng hóa và dịch vụ không mua bán trên thị trường. Phương pháp này sử dụng bảng hỏi phỏng vấn để xác định giá trị của hàng hóa dịch vụ không trao đổi và do đó không có giá trên thị trường”(Theo Katherine Bolt – Estimating the Cost of Environmental Degradation).
Như vậy, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là một cách tiếp cận dựa trên thị trường giả định để đánh giá giá trị của một hàng hoá không tồn tại thị trường. Mọi người sẽ được hỏi rằng họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho sự cải thiện môi trường đến một mức nào đó hoặc họ sẽ chấp nhận mức bao nhiêu cho đền bù những thiệt hại môi trường. Tổng mức sẵn lòng chi trả (WTP) hoặc bằng lòng chấp nhận (WTA) chính là giá trị của tài sản môi trường.
Thực hiện cách tiếp cận dựa vào khảo sát này bao gồm ba công việc sau đây:
Xây dựng một mô hình chi tiết về thị trường giả định, bao gồm các đặc điểm của hàng hoá và bất kỳ điều kiện nào ảnh hưởng đến thị trường.
Thiết kế một công cụ khảo sát để đạt được một ước lượng không chệch về mức bằng lòng chi trả (WTP) của các cá nhân.
Đánh giá tính trung thực của thông tin thu thập được từ cuộc khảo sát.
Các nghiên cứu gần đây thường ưa thích phương pháp CVM vì nó có thể áp dụng được cho nhiều loại hàng hoá môi trường khác nhau và vì nó có thể đánh giá giá trị tồn tại cũng như giá trị sử dụng. Tuy nhiên, do phương pháp này đưa ra các kết luận về các thị trường thực từ một mô hình giả định nên kết quả ước lượng chệch được xem như một khiếm khuyết đặc trưng. Chẳng hạn, sự không sẵn lòng bộc lộ WTP của một cá nhân do vấn đề sử dụng miễn phí hoặc sự trả giá mang tính chống đối khi đối tượng phỏng vấn biết mình không phải chi trả.
Để đối phó lại với khả năng ước lượng chệch tiềm ẩn, các nhà kinh tế không ngừng cải tiến phương pháp CVM. Ví dụ, một số nghiên cứu đưa thêm một chi tiết vào các mô hình giả định của họ, số khác cải tiến khâu thiết kế công cụ khảo sát. Một số khảo sát có dùng các bản đồ để minh hoạ vị trí của hàng hoá hoặc các bức ảnh về hàng hoá và khu vực bị ảnh hưởng để đối tượng được hỏi có thêm thông tin. Nhưng dù là dưới hình thức nào thì mục tiêu đều giống nhau: làm cho tình huống thị trường giả định càng thật và càng gần với các điều kiện thực tế càng tốt.
1.3.2. Mô hình lý thuyết về định giá ngẫu nhiên
Các nghiên cứu đánh giá giá trị phi sử dụng của một VQG từ trước đến nay đều xuất phát từ khái niệm phúc lợi trong kinh tế học. Giả định rằng các cá nhân hay hộ gia đình đều tìm cách tối đa hóa độ thỏa dụng khi thu nhập không thay đổi bằng cách lựa chọn hàng hóa cá nhân và hàng hóa công cộng. Nếu coi bảo tồn VQG là một hàng hóa công cộng thì sự bằng lòng chi trả của các cá nhân là một hàm của chi phí bảo tồn, giá của các hàng hóa thay thế, thu nhập và sở thích. Trong đó sở thích tiêu dùng lại phụ thuộc vào các biến số xã hội như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nhận thức môi trường của các cá nhân.
Một cuộc thăm dò được tiến hành có thể thấy rằng cá nhân i sẵn sàng trả X $ cho hoạt động bảo tồn VQG nếu như độ thỏa dụng của họ trong trường hợp bảo tồn cao hơn độ thỏa dụng trong trường hợp không bảo tồn. Tức là:
U(0, Y; S) ≤ U(1, Y - X; S) trong đó:
0: Trường hợp không bảo tồn VQG,
1: Trường hợp có bảo tồn VQG,
Y: Thu nhập của cá nhân,
X: Mức sẵn lòng chi trả,
S: Biến số xã hội có ảnh hưởng đến sự bằng lòng chi trả.
Một cách tiếp cận khác dựa trên lý thuyết về độ thỏa dụng ngẫu nhiên (Random Utility Theory - RUT). Lý thuyết này cho rằng việc một cá nhân lựa chọn một hàng hoá trong một nhóm các hàng hoá phụ thuộc vào độ thoả dụng U của hàng hoá đó so với độ thoả dụng của các hàng hoá khác (Morrison và cộng sự 1996). Nói cách khác, cá nhân q sẽ chọn phương án i thay vì phương án j khi và chỉ khi Uiq > Ujq (i≠j A), trong đó A là tập hợp các lựa chọn.
Cũng theo RUT, độ thoả dụng của một hàng hoá được cho là phụ thuộc vào các biến số quan sát được như vectơ của các thuộc tính của hàng hoá (x) và các đặc điểm cá nhân (s), cũng như các biến số không quan sát được (e). Các biến (e) được gọi là nhiễu và được xử lý như các đại lượng ngẫu nhiên tuân theo qui luật phân bố nào đó. Độ thoả dụng của một hàng hoá có thể được thể hiện như sau:
Uiq = V(sq , xiq ) + eiq
Trong đó:
Uiq Độ thoả dụng của hàng hoá i của cá nhân q,
V Hàm thỏa dụng gián tiếp,
sq Véctơ đặc điểm của cá nhân q,
xiq Véctơ thuộc tính của hàng hoá trong phương án I,
eiq Các yếu tố không quan sát được (nhiễu của mô hình).
Xác suất của việc lựa chọn phương án i có thể được thể hiện như sau:
P(i/i,jA) = P[(Viq + eiq) > (Vjq + ejq)] (*)
Trong đó:
P(i/i,jA) xác suất lựa chọn phương án i thay vì phương án j trong tập A
Theo cách thể hiện này, xác suất mà một cá nhân chọn i thay vì j tương đương với xác suất của độ thoả dụng đã định (V) cộng với độ thoả dụng ngẫu nhiên (e) đối với i lớn hơn đối với j.
Bằng cách biến đổi biểu thức (*), xác suất một cá nhân ngẫu nhiên từ mẫu nghiên cứu sẽ chọn phương án i tương đương với xác suất mà hiệu số giữa độ thoả dụng ngẫu nhiên của i và j nhỏ hơn hiệu số giữa độ thoả dụng đã định của i và j:
P(i/i,jA) = P[(Viq - Vjq) > (eiq - ejq)]
Mặt khác, sự lựa chọn tiêu dùng một hàng hóa là thể hiện sự bằng lòng chi trả (WTP) của cá nhân cho hàng hóa đó. Đến lượt nó, WTP của một cá nhân lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều các yếu tố khác. Các yếu tố này bao gồm các đặc điểm về kinh tế xã hội của người được phỏng vấn như thu nhập (w), độ tuổi (a), trình độ học vấn (e), và các biến đo lường “số lượng” của tài nguyên được định giá.
Nói cách khác, WTP có thể được biểu diễn bằng hàm số thể hiện quan hệ của các biến như sau:
WTP = f(wi, ai, ei, q)
Trong đó:
i: Chỉ số của quan sát hay người được điều tra,
WTP: Mức độ sẵn lòng chi trả,
wi: Thu nhập của cá nhân I,
ai: Tuổi của cá nhân i,
ei: Trình độ học vấn của cá nhân i,
q: Số lượng của tài nguyên được định giá.
Hồi qui WTP theo các biến nêu trên sẽ xem xét được ảnh hưởng của các yếu tố tới WTP.
1.3.3. Các bước tiến hành định giá ngẫu nhiên
Một nghiên cứu sử dụng CVM có sáu bước:
Bước 1: Thiết lập thị trường giả định
Đây là bước quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu thập được sau này. Nội dung của thiết lập thị trường giả định gồm:
Mô tả các dịch vụ được định giá.
Các tình huống giả định mà trong đó dịch vụ được cung cấp cho người trả lời phỏng vấn.
Làm rõ công cụ trả giá: Thông thường có thể có các cách thức trả giá như thuế, phí, đóng góp từ thiện…
Bước 2: Thu nhận các giá được trả
Sau khi đã tiến hành xây dựng thị trường giả định, người nghiên cứu có thể thực hiện cuộc khảo sát bằng cách phỏng vấn gặp trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại hay gửi thư.
Mục đích của cuộc khảo sát là xác định mức sẵn lòng chi trả lớn nhất của đối tượng cho những cải thiện chất lượng môi trường. Để thu thập thông tin về WTP có thể sử dụng một số cách sau:
Trò chơi đấu giá: Đưa ra hàng hóa dịch vụ cần định giá sau đó hỏi mức giá mà họ có thể trả bằng bao nhiêu. Mức giá thu được bằng cách phỏng vấn này thường cao nhất vì đối tượng phỏng vấn có thể đánh giá quá cao giá trị của tài sản.
Trưng cầu ý kiến hay bỏ phiếu với câu hỏi đóng “Nếu cung cấp dịch vụ với giá xx USD, bạn có quan tâm và chấp nhận không?”
Câu hỏi mở: Bạn sẵn lòng trả bao nhiêu cho hàng hóa này hoặc mức giá của hàng hóa này nên là bao nhiêu?
Bước 3: Tính WTP/WTA trung bình
Tính số trung bình và số trung vị của giá được trả và loại bỏ các trả giá mang tính chống đối.
Bước 4: Ước tính các Đường Trả giá (Đường biểu diễn WTP/WTA)
Mục đích bước này là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới WTP/WTA. Vì vậy, WTP/WTA được coi là biến phụ thuộc và chúng ta cần xác định hàm hồi quy đối với một loạt các biến độc lập như thu nhập, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn...
Bước 5: Tổng gộp dữ liệu
Tổng gộp dữ liệu nhằm xác định tổng mức sẵn lòng chi trả hoặc sẵn lòng chấp nhận của toàn bộ các cá nhân tại địa điểm nghiên cứu cho hàng hóa dịch vụ môi trường. Vậy làm thế nào để tính từ giá trị trung bình của mẫu giá trị cho toàn bộ dân số? Để tổng gộp dữ liệu có thể thực hiện theo một trong hai cách:
1. Nếu mẫu mang tính đại diện, có thể nhân WTP/WTA trung bình của mẫu cho tổng số dân là một ước lượng điểm tốt cho tổng giá trị.
2. Nếu mẫu phản ánh thiên lệch tổng thể là dân số liên quan, cần thực hiện các điều chỉnh bằng các kỹ thuật của kinh tế lượng.
Bước 6: Đánh giá cuộc khảo sát CVM đã tiến hành
Để đánh giá cuộc khảo sát CVM đã tiến hành cần trả lời các câu hỏi: Cuộc khảo sát có nhiều trả giá mang tính chống đối không? Có bằng chứng cho thấy những người trả lời phỏng vấn đã hiểu về thị trường giả định không? So với các kết quả nghiên cứu khác, các mức giá được trả giá có phù hợp không? Trong trường hợp này có thể làm các kiểm định để xác định độ tin cậy của các câu trả lời.
1.3.4. Tổng quan các nghiên cứu sử dụng CVM đo lường giá trị phi sử dụng của môi trường
Một lĩnh vực nghiên cứu phổ biến của CVM là đo lường WTP của xã hội đối với việc cải thiện chất lượng nước. Hai ví dụ điển hình là nghiên cứu của Smith, Desvoiusges (1986) tại một khu vực nước đặc thù - sông Monogahela ở bang Pennylvania và một phân tích của Carson và Mitchell (1988) ước tính một mức sẵn lòng chi trả cho tất cả các con sông ở Mỹ. Nghiên cứu của Smith và Desvousges (1986) cho thấy hộ gia đình trung bình ở miền Tây bang Pennsylvania sẵn lòng trả 25 đôla/năm (theo giá năm 1981) để cải thiện sông Monongahela từ mức chất lượng nước có thể vận tải được đến mức chất lượng nước có thể nuôi cá được. Nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc của Carson và Mitchell (1988) cho thấy một người trả lời trung bình sẵn sàng trả 80 đôla/năm (theo giá 1983) cho những cải thiện chất lượng nước. Do mức sẵn lòng chi trả theo nghiên cứu trên phạm vi quốc gia cao hơn kết quả đánh giá trên phạm vi địa phương của Smith và Desvousges (1986), nên sự khác biệt này có thể được tính cho giá trị tồn tại. Tại sao lại như vậy? Vì những người trả lời phỏng vấn trong khảo sát trên phạm vi cả nước sẵn lòng trả cho những cải thiện chất lượng nước trên khắp nước Mỹ, mặc dù họ không mong đợi sẽ sử dụng các nguồn nước này cho chính bản thân họ.
Các lợi ích tăng thêm từ cải thiện chất lượng không khí cũng được ước lượng theo phương pháp CVM. Song trên thực tế nhiều người lập luận rằng phương pháp CVM đặc biệt hữu ích cho việc đánh giá những cải thiện có thể nhận thấy được tại các công viên quốc gia, nơi mà giá trị tồn tại có thể là quan trọng. Nghiên cứu rất sớm của Schulze và Brookshire (1983) dường như ủng hộ giả thuyết này. Nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị sử dụng của việc cải thiện tầm nhìn xa ở công viên quốc gia Grand Canyon từ 70 đến 100 dặm là dưới 2 đôla/du khách/năm. Ngược lại, nghiên cứu lại thấy rằng các hộ gia đình chấp nhận một mức đền bù là 95 đôla hộ/năm nếu tầm nhìn bị giảm ở công viên quốc gia Grand Canyon.
Vì phương pháp CVM có thể đo lường giá trị tồn tại, nên nó cũng được sử dụng để đánh giá các lợi ích bảo tồn hệ sinh thái như việc bảo tồn một loài đang bị đe dọa. Ví dụ, một nghiên cứu ước tính rằng các cá nhân có thể sẵn lòng trả 22$/năm (theo giá năm 1983) để cứu loài sếu châu Mỹ. Một nghiên cứu khác nhận ra người ta có thể trả 11$/năm để bảo tồn đại bàng trọc ở Mỹ.
Áp dụng CVM, Gutierrez và Pearce (1992) trong nghiên cứu của mình về giá trị tồn tại của rừng Amazon ở Brazin cho thấy mức độ sẵn lòng chi trả của người dân là 30$/ha. Kết quả này được tính toán dựa trên mức WTP tổng hợp ở nhóm người trong độ tuổi thanh niên.
Một trong những nghiên cứu sử dụng CVM gần đây đã được Dioxon và Sherman (1995) tiến hành nhằm xác định mức chi trả cao nhất để bảo tồn loài voi tại rừng quốc gia Khao Yai, Thái Lan. Mức WTP trung bình thu được là 7$/người. Tuy nhiên điểm hạn chế của nghiên cứu này khoản tiền trên được xem như giá trị không sử dụng của việc bảo tồn. Trên thực tế các tác giả vẫn chưa phân tách được giá trị tồn tại và giá trị phụ thuộc của việc bảo tồn đàn voi.
White và Lovett (1999) đã ước lượng WTP cho việc bảo tồn tự nhiên ở Vườn quốc gia North York Moors tại Anh thông qua việc sử dụng CVM. Kết quả cho thấy CVM trung bình của một người để bảo tồn tài nguyên ở đây là 3,1 bảng Anh. Nghiên cứu này chỉ ra có sự ủng hộ đáng kể từ xã hội cho công tác bảo tồn, nâng cấp cảnh quan của Vườn Quốc gia không phụ thuộc vào vấn đề sử dụng.
Ngoài ra, Michell và Carson trong nghiên cứu của mình cũng đưa ra danh sách 100 nghiên cứu của Mỹ có sử dụng CVM. Ở Anh có 26 nghiên cứu áp dụng CVM cũng được Green và các cộng sự đề cập đến trước đó. Có thể xem CVM như một phương pháp ưu việt trong việc đánh giá giá trị phi sử dụng của tài nguyên.
Bảng sau trình bày tóm tắt một vài nghiên cứu có liên quan tới giá trị tồn tại và giá trị để lại trong giá trị phi sử dụng tại một số khu rừng và VQG:
Bảng 1.1 Giá trị tồn tại và giá trị để lại của một số khu rừng/VQG
Giá trị
Nghiên cứu
Kết quả
Bảo tồn thêm 5% diện tích rừng nhiệt đới trên thế giới
Kramer và Mercer, 1997.
CVM
Các hộ gia đình ở Mỹ sẵn lòng chi trả 21-31$/hộ gia đình. WTP ước tính là 4$/năm
Giá trị của vùng hoang dã ở Colorado. Giá trị tồn tại
Walsh và cộng sự, 1984
$12-45/ha
Giá trị của rừng ở Colorado
Walsh và cộng sự, 1984
Giá trị tồn tại và giá trị để lại: 38$/hộ gia đình
Giá trị của rừng ở S Appalachians
Haefele và cộng sự, 1992
Giá trị tồn tại và giá trị để lại: 82$/hộ gia đình
Giá trị các khoản nợ để bảo tồn rừng ở Mexico
Adger và cộng sự, 1995
12$/ha
Mức tài trợ để bảo tồn môi trường thông qua quĩ GEF
Pearce, 1996
2$/ha
Nguồn: CBD Technical Series # 4
Ở Việt Nam, việc lượng giá các giá trị tồn tại và giá trị để lại còn tương đối mới mẻ. Việc đánh giá giá trị tài nguyên tự nhiên, các khu rừng quốc gia hay các khu vui chơi giải trí đã được tiến hành trong khoảng 10 năm trở lại đây, song phần lớn chỉ dừng lại ở việc xác định giá trị sử dụng và đánh giá WTP của các đối tượng trực tiếp hưởng lợi cho việc nâng cấp cảnh quan.
Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành trong nghiên cứu về giá trị giải trí của VQG Cúc Phương (1996) đã xác định mức WTP cho việc cải thiện đường xá và khu bảo vệ dành cho động vật hoang dã là 119.167 đồng đối với khách quốc tế và 13.270 đồng đối với khách nội địa tại vườn quốc gia Cúc Phương.
Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn khi nghiên cứu việc thành lập vùng biển được bảo vệ ở Nha Trang quanh đảo Hòn Mun đã xác định được mức sẵn lòng chi trả của các du khách cho mục đích trên là 17.956 đồng đối với khách nội địa và 26.786 đồng đối với khách quốc tế.
Những giá trị WTP thu được từ các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các khu vực tương tự trên thế giới và mới chỉ phản ánh một phần giá trị phi sử dụng của tài nguyên song đã góp phần tích cực trong việc khẳng định các giá trị phi sử dụng của môi trường vốn ít được nhận biết và cân nhắc trong việc hoạch định chính sách tại Việt Nam.
1.3.5. Một số ưu điểm và hạn chế của phương pháp định giá ngẫu nhiên
Ưu điểm lớn của phương pháp CVM là trên lý thuyết, nó có thể được sử dụng để đánh giá các nguồn tài nguyên mà sự tồn tại tiếp tục của nó được người ta đánh giá cao, nhưng bản thân họ không bao giờ đến tham quan cả. Một ví dụ về tài sản môi trường như thế là Nam Cực, nơi mà người ta sẵn sàng trả cho việc bảo vệ, nhưng nói chung là không mấy khi có người muốn đến thăm. Một ví dụ khác gần hơn về giá trị phi sử dụng là việc một công ty lâm nghiệp của Anh đã thông báo dự định của họ về việc thoát nước và trồng cây ở vùng Flow Country, nơi sinh sống của các sinh vật hoang dã quan trọng và là khu đất ngập nước ở miền Bắc Scotland. Mặc dù thực tế rất ít người đến thăm khu vực này. Cuộc nghiên cứu CVM (tiến hành khảo sát các hộ gia đình qua đường bưu điện) cho thấy rằng các cá nhân sẵn lòng trả một số tiền để gìn giữ khu vực này cao hơn nhiều so với nguồn lợi do trồng gỗ mang lại.
Một ưu điểm khác của CVM là không đòi hỏi một số lượng lớn thông tin như các phương pháp khác. Số liệu dùng cho CVM có thể thu thập dưới nhiều góc độ khác nhau với mức độ phức tạp khác nhau tuỳ thuộc vào thời gian và nguồn tài chính.
Có thể nói so với các phương pháp đã được nêu ở trên đây, phương pháp CVM tương đối rõ ràng và phù hợp với việc nghiên cứu môi trường. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề liên quan tới tính chính xác và độ tin cậy trong kết quả tính toán:
Bởi CVM không phân tích những hành động thực tế, mà chỉ thăm dò ý kiến của những dự định có thể xảy ra trong tương lai, vì thế kết quả nhận được hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức, hành vi, thái độ, quan điểm về tài nguyên được định giá và mức sống của người được phỏng vấn. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao WTP ở các nước đã phát triển thường cao hơn ở các nước đang phát triển, của người sống tại các khu vực đô thị thường cao hơn người sống tại khu vực nông thôn. Ngoài ra WTP thường bị hạ thấp do người được hỏi thường có tâm lý “sử dụng không mất tiền” các nguồn lực tự nhiên hoặc không cảm thấy cần thiết đến sự tồn tại của các loại tài nguyên này. Bên cạnh đó một số khiếm khuyết của CVM liên quan tới những thiên lệch trong các kỹ thuật, chủ yếu là thiên lệch chiến lược, thiên lệch do điểm xuất phát, thiên lệch do cơ chế thanh toán, thiên lệch do thông tin và thiên lệch có tính chất giả thiết. Tuy nhiên các thiên lệch này có thể khắc phục được trong quá trình điều tra đánh giá.
Mặc dù cơ sở lý thuyết cho rằng tổng giá trị kinh tế bao gồm giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng, tuy nhiên trên thực tế một vấn đề tương đối phức tạp là giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền thường rất ít khi được lồng ghép trong quá trình ra quyết định mặc dù giá trị của nó thường được đánh giá rất cao (chiếm từ 35-70% tổng giá trị của tài nguyên). Một trong những nguyên nhân đó là do CVM là phương pháp duy nhất có thể đánh giá được giá trị này.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ - BẮC KẠN
2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển VQG Ba Bể
Lịch sử hình thành VQG Ba Bể được tính từ năm 1977 theo Quyết Định số 41-TTg ngày 24/1/1977 của Thủ tướng Chính phủ chính thức công._.
0.112711
0.234731
0.8148
GEN*(LOG(INCO))
0.021769
0.111974
0.194415
0.8461
GEN*(LOG(COST))
-0.111975
0.074221
-1.508669
0.1338
EDU
0.445248
0.713017
0.624456
0.5334
EDU^2
-0.002340
0.037611
-0.062219
0.9505
EDU*KNOW
-0.091283
0.122063
-0.747838
0.4559
EDU*(LOG(INCO))
0.043984
0.117839
0.373254
0.7096
EDU*(LOG(COST))
-0.101953
0.078924
-1.291790
0.1987
KNOW
0.703470
0.744202
0.945268
0.3462
KNOW*(LOG(INCO))
-0.077284
0.129353
-0.597466
0.5512
KNOW*(LOG(COST))
0.034807
0.107977
0.322353
0.7477
LOG(INCO)
-0.262556
1.148921
-0.228524
0.8196
(LOG(INCO))^2
-0.006174
0.110887
-0.055681
0.9557
(LOG(INCO))*(LOG(COST))
0.021508
0.128483
0.167399
0.8673
LOG(COST)
-0.280661
0.693661
-0.404608
0.6864
(LOG(COST))^2
0.037807
0.064208
0.588816
0.5570
R-squared
0.149203
Mean dependent var
0.150581
Adjusted R-squared
-0.011932
S.D. dependent var
0.219995
S.E. of regression
0.221304
Akaike info criterion
-0.029237
Sum squared resid
6.464767
Schwarz criterion
0.474734
Log likelihood
28.30973
F-statistic
0.925948
Durbin-Watson stat
1.782326
Prob(F-statistic)
0.569808
Nguồn: Tác giả kiểm định bằng Eview 3.1.
Trong kiểm định White trên, biến phụ thuộc là phần dư (Residual) hay sai số của mô hình, biến độc lập là các biến giải thích đã được sử dụng trong mô hình hồi quy. Do có 6 biến độc lập nên mô hình kiểm định sử dụng số hạng chéo bằng cách nhân hai biến độc lập với nhau để xem xét phần dư có phụ thuộc vào tất cả các biến đó không.
Với mức ý nghĩa 5%, từng biến độc lập không có quan hệ chặt với sai số của mô hình. Kết quả kiểm định White có P – value là 0,569, hệ số tương quan R2 = 0,149 chứng tỏ các biến giải thích không có quan hệ chặt với nhiễu của mô hình. Giả thiết H0 được chấp nhận tức phương sai của sai số không thay đổi, mô hình hồi quy được chấp nhận.
3.3.4.2 Phân tích các yếu tố tác động đến WTP.
Trong 6 biến số được khảo sát có 5 biến có quan hệ tỷ lệ thuận với mức bằng lòng chi trả của du khách cho bảo tồn giá trị của VQG. Với mức ý nghĩa bằng 0,05, các biến sau có quan hệ chặt chẽ với sự bằng lòng chi trả:
1. Thu nhập của đối tượng phỏng vấn có quan hệ tỷ lệ thuận với mức sẵn sàng chi trả của du khách. Khách có thu nhập cao thường sẵn lòng chi trả ở mức cao hơn. Kết quả khảo sát cho thấy trong tổng số những du khách có thu nhập từ 2 triệu đồng/tháng trở lên (29%), có hơn 90% du khách sẵn lòng chi trả mức hơn 50 ngàn đồng. Giá trị P- value là 0,00 chứng tỏ quan hệ giữa thu nhập và sự bằng lòng chi trả là chặt.
2. Độ tuổi của du khách có quan hệ thuận với mức sẵn lòng chi trả. Du khách có độ tuổi trung niên trở lên thường có mức sẵn lòng chi trả cao hơn. Điều này có thể được giải thích là với độ tuổi đó họ đã có một mức thu nhập cao, ổn định và đã có trải nghiệm cuộc sống nên họ quan tâm đến việc bảo tồn hơn.
Giới tính của du khách cũng có ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả, nam giới thường sẵn lòng chi trả nhiều hơn nữ giới. Với mức ý nghĩa 5% biến giới tính không có quan hệ chặt với sự sẵn lòng chi trả (P – value là 0,12); với mức ý nghĩa 10% quan hệ này có thể được chấp nhận.
3) Trình độ học vấn của du khách ảnh hưởng nhiều đến mức chi trả của du khách (P- value là 0,02). Trình độ học vấn của du khách càng cao thì du khách càng quan tâm đến bảo tồn thể hiện qua mức sẵn lòng chi trả cao hơn.
Một điểm đáng quan tâm là nhiều du khách đến Ba Bể có trình độ học vấn cao. Có 68% du khách được hỏi trả lời học có trình độ đại học, trên đại học chứng tỏ du lịch sinh thái được những người có học vấn cao quan tâm hơn.
4) Sự hiểu biết vốn có của du khách về giá trị của VQG Ba Bể có quan hệ chặt với bằng lòng chi trả, du khách càng có nhiều thông tin về VQG trước và trong chuyến đi thì càng thấy được lợi ích của bảo tồn thể hiện mức sẵn sàng chi trả cao. Đây là kết luận quan trọng và nó gợi ý rằng muốn làm tốt công tác bảo tồn thì việc giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng là điều rất cần thiết.
Trên thực tế, nhiều VQG ở nước ngoài đã buộc du khách phải vào Trung tâm thông tin của Vườn trước khi tham quan để nghe nhân viên VQG giới thiệu về VQG. Đây là cách tiếp nhận thông tin cưỡng bức song lại có tác dụng lớn vì từ đó du khách có thể hiểu được giá trị của Vườn và có ý thức bảo vệ. Điều này cũng được VQG Bạch Mã chia sẻ và mong muốn áp dụng. VQG Ba Bể cũng nên học kinh nghiệm này bằng cách tạo mọi điều kiện để du khách tiếp cận với những thông tin về giá trị của Vườn cả trước trong và sau chuyến đi.
Mặt khác, qua tiếp xúc với du khách thấy rằng sự hài lòng của du khách đối với cảnh quan môi trường Ba Bể cũng có ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả. Du khách cảm thấy hài lòng về chuyến đi của mình thường có mức sẵn lòng chi trả cao hơn du khách cảm thấy không hài lòng.
Trong 6 biến giải thích của mô hình hồi quy, biến chi tiêu của du khách không có quan hệ chặt với mức sẵn lòng chi trả. Du khách chi tiêu nhiều hay ít cho chuyến đi cũng không ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả, hay mức chi trả không phụ thuộc vào chi tiêu của du khách. Kết quả này cũng chứng tỏ chi trả cho bảo tồn là việc du khách cảm thấy cần làm.
3.3.5. Lượng giá giá trị phi sử dụng VQG Ba Bể
Giá trị phi sử dụng của VQG Ba Bể được xác định là tổng mức sẵn lòng chi trả để bảo tồn VQG của du khách. Để xác định giá trị phi sử dụng, tác giả đưa ra một số giả định sau:
Mức chi trả được tính chung cho khách du lịch trong nước và khách du lịch nước ngoài vì trên thực tế số lượng khách nước ngoài so với tổng lượng khách chỉ chiếm 15%.
Mục đích chi trả của du khách trong nước và nước ngoài có thể khác biệt nhưng trong đề tài này giả định sự khác biệt đó là không đáng kể khi số lượng du khách nước ngoài chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng số du khách đến Ba Bể.
Theo phân tích trên, mức sẵn sàng chi trả trung bình cho bảo tồn giá trị của VQG Ba Bể là 38,6 ngàn đồng/du khách. Căn cứ vào số lượng du khách đến VQG Ba Bể trong năm 2004 và 2005 có thể xác định tổng mức sẵn lòng chi trả cho hoạt động bảo tồn của khách du lịch như sau:
Bảng 3.18: Tổng mức sẵn lòng chi trả của du khách
Năm
2004
2005
Số lượng du khách
9434
9843
Tỷ lệ sẵn sàng chi trả
Trong đó:
- Chi trả cho thế hệ tương lai
- Chi trả vì sự tồn tại của VQG
85,6%
81,0%
19%
85,6%
81,0%
19%
Mức chi trả trung bình (ngàn đồng)
38,6
38,6
Chi trả cho thế hệ tương lai (ngàn đồng)
252.488,7
263.435
Chi trả cho sự tồn tại (ngàn đồng)
59.255,7
88.793,4
Tổng mức sẵn lòng chi trả (ngàn đồng)
311.714,4
352.228,4
Nguồn:Tác giả ước tính.
Như vậy, tổng mức sẵn sàng chi trả năm 2005 của du khách nhằm bảo tồn giá trị của VQG Ba Bể với mục tiêu là để lại những giá trị đó cho thế hệ tương lai (giá trị lưu truyền - BV) là 263.435.000 đồng, mức sẵn sàng chi trả để đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài (giá trị tồn tại) của VQG Ba Bể là 88.739.400 đồng.
Mức sẵn sàng chi trả trung bình của du khách là 38,6 ngàn đồng/khách cao hơn so với một số nghiên cứu ở Việt Nam trước đây khi hỏi về mức vé vào cổng du khách có thể chi trả. Kết quả này cho thấy du khách đánh giá cao giá trị của Ba Bể và nó cũng chỉ ra rằng nếu làm rõ được mục đích chi trả thì du khách trong nước hoàn toàn có khả năng đánh giá đúng giá trị của tài sản môi trường.
3.4. Kết luận rút ra từ nghiên cứu và một số đề xuất
3.4.1. Kết luận
Quá trình điều tra thu thập số liệu và phân tích kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, Vườn Quốc gia Ba Bể là một địa điểm giải trí nổi tiếng ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Hàng năm có hàng vạn người tới đây tham quan nghỉ dưỡng, ngắm nhìn thiên nhiên và tìm hiểu giá trị cảnh quan, văn hóa. Do đó, theo thời gian giá trị giải trí do cảnh quan và sự nổi tiếng ở nơi đây mang lại ngày càng lớn, cần được xem xét khi có bất kỳ một quyết định nào ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực này.
Thứ hai, giá trị giải trí có thể được đánh giá thông qua phương pháp chi phí du lịch theo vùng như nghiên cứu đã thực hiện. Giá trị đó được xác định khoảng 2,3 tỷ đồng năm 2004, chưa tính lợi ích của du khách nước ngoài. Giá trị giải trí không phải là doanh thu từ hoạt động du lịch của VQG ở hiện tại và tương lai vì giá trị giải trí được xác định dựa trên sự sẵn sàng chi trả của du khách để đến Ba Bể. Các khoản chi phí này đã được chi cho rất nhiều dịch vụ để tới được Ba Bể như thuê xe, thuê nhà nghỉ, ăn uống…Phần chi tiêu của du khách tại Ba Bể cho ăn uống, thuê nhà nghỉ, tham quan là một phần nhỏ trong giá trị giải trí của VQG.
Hạn chế của đề tài trong xác định giá trị giải trí là chưa xác định được giá trị giải trí mang lại cho du khách nước ngoài. Phần lớn du khách nước ngoài đến Ba Bể đều là những người đang sinh sống công tác tại Việt Nam nên dù họ có cung cấp thông tin về quốc tịch thì cũng rất khó xác định được hàm cầu giải trí của họ.
Thứ ba, giá trị lưu truyền, giá trị tồn tại là bộ phận của giá trị phi sử dụng và đều là giá trị vô hình không thể hiện trên thị trường song việc lượng giá chúng là hoàn toàn có thể thực hiện được tại VQG Ba Bể khi thiết lập được thị trường giả định.
Thứ tư, việc lượng giá giá trị lưu truyền và giá trị tồn tại cho VQG Ba Bể lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam. Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong điều tra thu thập thông tin, số liệu song kết quả thu được cho thấy giá trị này là rất lớn, không thể bỏ qua khi định giá giá trị tài sản môi trường.
Thứ năm, kết quả của quá trình điều tra cho thấy phần lớn những người đến VQG Ba Bể đều có những hiểu biết nhất định về giá trị của Vườn, không chỉ là giá trị cảnh quan mà còn giá trị về đa dạng sinh học. Họ cũng là những người sẵn sàng chi trả để lưu giữ các giá trị đó cho thế hệ mai sau. Đây là một thuận lợi cho công tác bảo tồn và đòi hỏi công tác tuyên truyền cần làm tốt hơn để du khách ngày càng hiểu thêm giá trị của tài sản môi trường.
Do giới hạn về thời gian nên giá trị phi sử dụng mới chỉ dừng lại tính toán sự bằng lòng chi trả của khách du lịch đến Ba Bể cho hoạt động bảo tồn. Nếu tính thêm mức sẵn lòng chi trả của chính những người dân địa phương đang hưởng lợi trực tiếp thì giá trị phi sử dụng còn có thể lớn hơn nhiều.
3.4.2. Một số đề xuất
Từ quá trình điều tra thu thập thông tin tại VQG và kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp sau đối với VQG và các cơ quan quản lý:
Về phía VQG Ba Bể:
1. VQG nên coi giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng là những giá trị quan trọng của VQG. Giá trị giải trí là giá trị hiện hữu đã và đang khai thác, giá trị phi sử dụng là giá trị vô hình dành cho thế hệ tương lai.
2. Trong điều kiện hiện nay, VQG Ba Bể nên vừa thực hiện công tác bảo tồn vừa phát triển du lịch sinh thái. VQG nên coi phát triển du lịch là nguồn thu cho hoạt động bảo tồn đồng thời thông qua du lịch để du khách và người dân địa phương hiểu hơn giá trị của VQG. Phát triển du lịch không phải là tìm cách tăng số lượng khách mà là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tạo nhiều cơ hội cho du khách tham gia các hình thức du lịch mới như du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa; kéo dài thời gian lưu trú của khách. Tất cả các hoạt động du lịch phải đảm bảo nguyên tắc không gây ra những ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi trường.
3. Để du khách hiểu hơn giá trị của Vườn cần tuyên truyền cho du khách về tính đa dạng sinh học đặc biệt nên tạo cơ hội giúp du khách có thể tiếp cận đến các giá trị đó (phát tờ rơi, tạo điều kiện cho du khách tiếp cận đến một số loài động thực vật tại Vườn).
4. Đầu tư thêm cho cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng các tour tuyến hợp lý. Đặc biệt cần thay thế ngay xuồng máy chạy dầu sang xuồng chạy xăng bớt gây tiếng ồn vừa mang lại sự dễ chịu cho du khách vừa tránh ảnh hưởng đến đời sống của động vật hoang dã.
5. Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa VQG và chính quyền địa phương nhằm giảm bớt áp lực của phát triển kinh tế xã hội địa phương đến bảo tồn. Nâng cao nhận thức của cộng đồng, giúp người dân địa phương hiểu được giá trị của VQG thông qua những lợi ích mà VQG mang lại cho họ và con cháu họ. Cần có nhiều hình thức cụ thể giúp người dân tham gia vào các hoạt động du lịch và hoạt động bảo tồn vừa nâng cao đời sống vừa nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên môi trường.
6. Cần nghiên cứu lại mức phí tham quan vì hiện mức phí này quá thấp (11.000đồng/khách). Mức phí vào cổng có thể tăng thêm trong khả năng chấp nhận của du khách để tạo thêm nguồn thu cho công tác bảo tồn. Căn cứ trên mức sẵn lòng chi trả trung bình của du khách tác giả đề xuất mức phí có thể áp dụng là 30.000đồng/du khách (áp dụng chung cho khách trong nước và khách nước ngoài). Trong tương lai cần nghiên cứu cơ chế để hình thành Quỹ bảo tồn dựa trên hình thức quyên góp tự nguyện với khách tham quan để bảo tồn các loài đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng như nhiều nước đang áp dụng hiện nay.
Về phía Nhà nước:
1. Đối với các tài sản môi trường như các VQG và khu bảo tồn, giá trị sử dụng (gỗ, động vật hoang dã…) là rất lớn nhưng không thể thương mại hoá được. Vì vậy, Nhà nước cần phải xác định giá trị giải trí do cảnh quan mang lại; giá trị tồn tại, giá trị lưu truyền cho con cháu mai sau, coi đó là một phần trong tổng giá trị của tài sản môi trường khi cân nhắc đưa ra quyết định.
2. Việc bảo tồn các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên là rất quan trọng nhằm lưu giữ nhiều giá trị cho thế hệ tương lai. Trong điều kiện hiện nay nguồn lực cho công tác bảo tồn còn hạn chế, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các VQG và khu bảo tồn huy động nguồn lực của xã hội đặc biệt là những người được hưởng lợi từ bảo tồn.
3. Hiện nay Việt Nam đang xây dựng nghị định về định giá rừng và trong thời gian tới sẽ xây dựng Luật đa dạng sinh học, Nhà nước cần xem xét và đưa ra điều luật bắt buộc định giá đối với các giá trị phi thị trường của rừng, coi nó là một phần quan trọng trong tổng giá trị tài sản môi trường. Đánh giá đầy đủ giá trị của rừng góp phần khai thác sử dụng hiệu qủa và bền vững nguồn tài nguyên quý giá này.
KẾT LUẬN
Đề tài “Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của VQG Ba Bể - Bắc Kạn” là một nghiên cứu độc lập lần đầu tiên được thực hiện tại VQG Ba Bể. Đề tài đã đánh giá được giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng VQG Ba Bể thông qua chi phí du lịch và sự bằng lòng chi trả của du khách cho bảo tồn. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng đề tài đã nhìn nhận một phần giá trị của VQG. Kết quả của đề tài có ý nghĩa trong việc hoạch định chính sách bảo tồn kết hợp với phát triển du lịch tại VQG Ba Bể. Kết quả của đề tài cũng khẳng định phương pháp chi phí du hành (TCM) và phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) là phương pháp tốt để định giá giá trị vô hình của tài sản môi trường có thể áp dụng cho các VQG Việt Nam.
Đề tài đã mở ra một hướng tiếp cận để đánh giá các giá trị phi thị trường của tài sản môi trường có thể áp dụng cho các VQG hay khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Đề tài cũng chứng minh việc định giá các giá trị phi thị trường của các tài sản môi trường hoàn toàn có thể thực hiện tại Việt Nam, không như quan niệm trước đây cho rằng người Việt Nam chưa có nhận thức cao về môi trường nên không thể đánh giá các giá trị phi thị trường của tài sản môi trường.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên tác giả mới dừng lại đánh giá giá trị giải trí mang lại cho du khách trong nước mà chưa đánh giá được với khách nước ngoài; giá trị phi sử dụng mới chỉ tính được thông qua đánh giá của khách du lịch mà chưa xác định được thông qua đánh giá của người dân địa phương. Đây là hạn chế của đề tài cũng là gợi mở cho tác giả trong các nghiên cứu tiếp theo./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Chương trình Kinh tế Môi trường Đông Nam Á, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Kinh tế tài nguyên và môi trường – Tài liệu đọc thêm 2005.
2. Dự án bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (PARC), Báo cáo hội thảo khoa học quốc gia VQG Ba Bể và Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang – Nhà xuất bản lao động 2003.
3. Frances Cairncross, Lượng giá trái đất, NXB Havard, 2000.
4. GS.TS.Trần Văn Đính, TS.Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Lao động – Xã hội, 2004.
5. PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh chủ biên, Giáo trình Kinh tế và Quản lý Môi trường, NXB Thống kê, 2003.
6. TS.Nguyễn Quang Dong, Bài tập Kinh tế lượng với sự trợ giúp của phần mềm Eviews, NXB Khoa học kỹ thuật, 2002.
7. TS.Nguyễn Văn Mạnh, TS.Phạm Hồng Chương, Giáo trình Quản trị Kinh doanh Lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006.
8. Trần Võ Hùng Sơn, Nhập môn phân tích lợi ích chi phí, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
II. Tiếng Anh
Billy Manoka, Exitence Value: A Re – Appraisal and Cross – Cultural Comparison, Research Reports.
Camille Bann, The Economic Valuation of Tropical Forest Land Use Option: A Manual for Researchers, EEPSEA 1998.
Cyril Bogahawate, Forestry Policy, Non Timber Forest Products and Rural Economy in The Wet Zone in Sri Lanka.
Herminia Francisco and David Glover, Economy and Environment – Case Study in Viet Nam, EEPSEA 1999.
Katherine Bolt, Estimating the Cost of Environmental Degradation, 2005.
John A Dixon, Economic Analysis of Environmental Impacts, 1995.
Organisation for Economic Co-operation and Development, The Economic Appraisal of Environmental Projects and Policies.
PARC Ba Be – Na Hang, Ecotourism Development for Ba Be and Na Hang, Second Mission Report and Appendices.
Pearce, D. and R. Turner, Economics of Natural Resources and the Environment, Harvester Wheatsheaf, NewYork, 1990.
Pham Khanh Nam and Tran Vo Hung Son, Analysis of the Recreational Value of the Coral-surrounded Hon Mun Islands in VietNam, Research Reports,
11. Tran Dinh Thao, On-Site Costs and Benefits of Soil Conservation in The Mountainous Regions of Northern VietNam, Research Reports.
12. Trice, A. and S. Wood, Measurement of Recreation Benefit. Land Economics, 1958.
13. Udomsak Seenprachawong, An Economic Valuation of Coastal Ecosystems in Phang Nga Bay, Thailand, 2002.
14. Randall A.Kramer, Narendra Sharma and Mohan Munasinghe, Valuing Tropical Forests: Methodology and Case Study of Madagascar, World Bank Environment Paper Number 13, 1995.
15. Whittington. D, Improving the Performance of Contingent Valuation Studies in Developing Countries, Environmental and Resource Economics, 2002.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT GIÁ TRỊ
CỦA VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ - BẮC KẠN.
-------------------------------------&-------------------------------------
Xin bạn vui lòng cung cấp cho chúng tôi một số thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Chúng tôi xin đảm bảo các thông tin mà bạn cung cấp được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn bạn!
PHẦN 1:THÔNG TIN VỀ CHUYẾN ĐI CỦA DU KHÁCH
1. Bạn đến Vườn quốc gia Ba Bể (VQG) từ (Thành phố, thị xã)............................………… (Tỉnh)……………………............... bằng phương tiện gì ?
Xe buýt Xe máy
Xe hơi riêng Khác (xin ghi rõ)...........................................
Tôi sống ở tại địa phương
2. Bạn đã đến Hồ Ba Bể bao nhiêu lần tính cả lần này ? -------------- lần
3. Bạn đi với ai:
Một mình Theo tour du lịch
Với bạn bè Khác (xin ghi rõ)...........................................
Với gia đình
4. Số người đi trong nhóm của bạn:…..…........người
5. Nếu bạn không tham gia chuyến du lịch này, bạn thích làm gì nhất:
Làm việc Đi mua sắm hay xem phim
Ở nhà Khác (xin ghi rõ) ..........................................
6. Bạn đến VQG Ba Bể với mục đích gì:
Vui chơi giải trí Kinh doanh
Công việc Nghiên cứu khoa học
Hội nghị, hội thảo Khác (xin ghi rõ) ..........................................
7. Ngoài Hồ Ba Bể, bạn dự định đi thăm những điểm nào trong chuyến đi này ?
..................................................................................................................................................
8. Trong chuyến đi này bạn thích các hoạt động nào trong số các hoạt động dưới đây:
Bơi lội Ngắm cảnh
Thăm các hang động Đến các thôn bản tìm hiểu văn hoá bản địa
Ngắm các loài động thực vật Đi câu cá
Hoạt động khác(xin ghi rõ).........................................................................................
9. Những nơi bạn đã viếng thăm hoặc có kế hoạch viếng thăm trong chuyến đi này
Hồ Ba bể Thác Đầu Đẳng
Động Puông Bản Pác Ngòi
Động Nàng Tiên Nơi khác (xin ghi rõ)...................................
10. Chuyến đi của bạn dự định trong bao lâu?
1 ngày 3 ngày
2 ngày Hơn 3 ngày(xin ghi rõ)……...........ngày
11. Bạn dự định sẽ nghỉ qua đêm tại
Nhà nghỉ của VQG Ở tại nhà dân trong bản
Ở nhà sàn Nơi khác (xin nghi rõ)
12. Vui lòng ước tính những chi phí của bạn trong chuyến đi này :
-Vé tàu xe khứ hồi ……………………………………..đồng
- Phí vào cửa và phí tham quan .........………………….đồng
-Tiền trọ ……………………………………………….đồng
-Chi phí ăn uống………………………………………..đồng
-Giải trí………………………………………………...đồng
-Mua sắm đồ lưu niệm…………………………………đồng
-Chi phí khác …………………………………………..đồng
Ước tính tổng chi phí cho chuyến đi là: ……………….......... đồng
13. Với cùng mức chi phí và thời gian bạn có muốn đến một địa điểm nào khác thay cho khu du lịch sinh thái này không?
Hoàn toàn muốn Có muốn
Lưỡng lự Hoàn toàn không muốn
14. Bạn có hài lòng với cảnh quan thiên nhiên nơi này không?
Hài lòng Không hài lòng
Nếu không hài lòng thì điểm gì dưới đây làm bạn chưa hài lòng
Cảnh quan thiên nhiên Dịch vụ du lịch
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Chất lượng môi trường du lịch
Ý kiến khác (xin ghi rõ) .............................................................................................
15. Bạn sẽ đến Ba Bể trong tương lai chứ?
Sẽ đến Không Chưa chắc chắn
PHẦN 2: MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA DU KHÁCH:
1. Bạn đã từng nghe nói về VQG Ba Bể trước đây chưa?
Có Không
Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập năm 1992 với diện tích 7610ha. Đây là một hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi bao bọc xung quanh hồ nước trong xanh. VQG Ba Bể có nhiệm vụ bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm trên cạn, dưới nước và cảnh quan thiên nhiên; phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch và giáo dục bảo tồn. Ở đây có tới 417 loài thực vật và 299 loài động vật có xương sống. Có nhiều loại động vật quý hiếm như phượng hoàng đất, gà lôi, voọc mũi hếch, cá cóc Tam Đảo...
2. Theo bạn đâu là lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực VQG? (trực tiếp ghi 1; gián tiếp ghi 2; không biết, không rõ ghi 0).
Thu nhập từ gỗ củi Lợi ích từ việc ngăn ngừa xói mòn
Thu nhập từ hoạt động du lịch Lợi ích từ việc hấp thụ khí thải
Thu nhập từ cây dược liệu Giá trị cảnh quan
Nguồn lợi thuỷ sản Giá trị giáo dục và NC khoa học
Để lại các nguồn gen quý cho thế hệ mai sau.
3. Bạn có từng nghe khái niệm Đa dạng sinh học trước đây chưa ?
1.Có 2.Chưa
Đa dạng sinh học được định nghĩa như là tổng số gen, số loài và hệ sinh thái của một vùng. Đa dạng di truyền chỉ sự đa dạng của gen trong các loài. Đa dạng loài chỉ nhiều loài khác nhau trong một vùng. Đa dạng hệ sinh thái chỉ sự đa dạng các hệ thống sống và môi trường của chúng trong một vùng..
4. Theo bạn có cần thiết phải duy trì đa dạng sinh học tại VQG Ba bể không?
Rất cần Cần nhưng không quan trọng Không cần thiết
5. Giả sử có một Quỹ bảo tồn được thành lập nhằm bảo tồn các giá trị của VQG Ba Bể đang cần đến sự đóng góp của bạn. Vậy bạn có sẵn sàng đóng góp một khoản tiền cho mục đích đó hay không?
Có chuyển tới câu 7 Không
6. Nếu không sẵn lòng, Lý do nào khiến bạn không muốn trả/từ chối ?
1.Tôi không quan tâm tới vấn đề này
2 .Tôi đã mất quá nhiều tiền cho chuyến đi
3.Tôi cảm thấy việc cải thiện môi trường của VQG là không quan trọng
4. Tôi không tin việc chi trả sẽ giải quyết được vấn đề
5. Tôi tin rằng các đối tượng khác cần chi trả như Chính phủ và tổ chức khác
6. Không rõ, không trả lời
7. Nếu đồng ý bạn sẽ bằng lòng trả thêm mức cao nhất là bao nhiêu trong số các mức dưới đây ngoài mức phí tham quan và chi phí du lịch của ban :
0.5 USD / 7,000 đồng 1.0 USD / 14,000 đồng
1.5 USD / 21,000 đồng 2.0 USD / 28,000 đồng
2.5 USD / 35,000 đồng 3.0 USD / 42,000 đồng
3.5 USD / 49,000 đồng 4.0 USD / 56,000 đồng
4.5 USD / 63,000 đồng 5.0 USD / 70,000 đồng
6.0 USD / 84,000 đồng 7.0 USD / 98,000 đồng
Lý do gì khiến bạn sẵn lòng chi trả khoản tiền đó
1. Cho sự tồn tại của VQG 2. Cho con cháu tôi
3. Cho xã hội 4. Khác(xin ghi rõ)……..........................
8. Hiện nay Nhà nước giao khoán khoanh nuôi và bảo vệ rừng cho các hộ dân với mức 50.000đ/ha/năm. Theo bạn mức này là:
Thỏa đáng Chưa thỏa đáng chuyển tới câu 11
9. Theo bạn mức giao khoán cho các hộ gia đình khoanh nuôi và bảo vệ rừng nên là:
100.000 đồng/ha/năm 600.000 đồng/ha/năm
200.000 đồng/ha/năm 800.000đồng/ha/năm
300.000 đồng/ha/năm 1.000.000 đồng/ha/năm
400.000 đồng/ha/năm Khác (xin ghi cụ thể).................đồng
PHẦN 3:THÔNG TIN CHUNG VỀ DU KHÁCH:
1.Địa chỉ hiện nay của bạn: Thành phố ……........... Tỉnh…................. Quốc gia:……..........
2.Giới tính của bạn:
Nam Nữ
3.Tình trạng hôn nhân:
Độc thân Có gia đình Khác
4.Tuổi của bạn:…….…tuổi
5.Nghề nghiệp của bạn:
1.Công chức 2.Chủ doanh nghiệp tư nhân
3.Kinh doanh 4.Lao động phổ thông
5.Sinh viên 6.Nghỉ hưu
7.Không có việc làm 8.Khác (xin ghi rõ........................................)
6. Trình độ học vấn của bạn:
1.Tiểu học 2.Trung học cơ sở
3.Trung học phổ thông 4.Cử nhân
5.Thạc sĩ, tiến sỹ 6.Khác(xin ghi rõ)……..................................
7. Thu nhập hàng tháng của bạn:
-Nếu bạn không đi làm, xin ghi thu nhập của vợ/chồng bạn hàng tháng: …..................đồng.
-Nếu bạn là sinh viên, xin ghi thu nhập của cha mẹ bạn hàng tháng: …........................đồng.
8. Bạn là hội viên /làm việc cho tổ chức Môi trường nào không ?
Có (xin ghi tên Tổ chức)………………………………… Không
Xin chân thành cảm ơn bạn đã cung cấp thông tin cho chúng tôi.
Questionnaire
This survey is about your use of the Ba Be National Park. Please tick the appropriate boxes to indicate your choice. Your answers to these questions will be used to help plan and manage the Ba Be National Park. Keep in mind there are no right or wrong answers to these questions. Your best opinions are fine. Thank you for your cooperation.
Date ______________________________________
Your name ______________________________________
1. What country and city are you from?
Country ________________
City ___________________
2. How many times have you visited Ba Be National Park, including this trip? _______ times
3. How many people are in the group you are traveling with in Ba Be? _______
4. How many nights is your visit to Ba Be? _______ nights
5. Why are you visiting Ba Be? (Please tick)
Vacation or holiday
Work
Study and research
Other reason (Please spesify) ______________________________________
6. How did you get to Ba Be from your home? (Please tick one or more)
Airplane
Train
Tour bus
Hired car
7. In Vietnam, which places did you visit or are you going to visit, apart from Ba Be?
(Please specify the name of the places) _____________________________
8. What activities have you participated in Ba Be? (Please tick all that apply)
Biking Work together with local people
Swimming Just visiting/Relaxing/Looking at scenery
Canoening Climbing
9. Please indicate your expenditure (estimate thereof) in the islands
Return trip ticket ____________ USD/person
Boat ____________ USD/person
Food & drinks ____________ USD/person
Souvenirs ____________ USD/person
Hotel ____________ USD/person
Others ____________ USD/person
10. What do you like most about Ba Be National Park
Willingness to Pay for preserving the Ba Be National Park
Experts and people in Ba Be believe that creating master plan is the best approach to preserving the Ba Be, but they are not sure if the program will be successful. New source of funds will be needed to pay programs and for jobs for people who no longer will be able to earn their living from exploring National Park.
The next questions concern your willingness to pay new fees to visit the Ba Be.
11. Would you be willing to pay more fee each time you visit and use the Ba Be National Park to help fund new programs to manage the Protected Area?
Yes à go to question 12
No à go to question 14
12. If you answered Yes to question 11, what is the highest user fee that you would be willing to pay more (not including paying the return trip ticket to travel agency) for new programs to manage the Ba be National Park?
0.5 USD / 7,000 VND 3.5 USD / 49,000 VND
1.0 USD / 14,000 VND 4.0 USD / 56,000 VND
1.5 USD / 21,000 VND 4.5 USD / 63,000 VND
2.0 USD / 28,000 VND 5.0 USD / 70,000 VND
2.5 USD / 35,000 VND 6.0 USD / 84,000 VND
3.0 USD / 42,000 VND 7.0 USD / 98,000 VND
13. Would you be willing to pay for?
New generation Exitting of species in National Park
14. If you answered No to question 11, what is the main reason that you said no:
I do not care about the National Park
The National Park is not needed
It costs too much already to visit the Ba Be
The money would be wasted
Other people and Government should pay
Not enough information
Questions About You
15. Are you male or female?
Male
Female
16. How old are you? _________ years
17. What is the highest grade you completed in school?
Primary school
Secondary school
High school
College/University
Masters or other graduate degree
18. Are you married?
Yes No
19. What is your approximate net MONTHLY income?
0 - 1,000 USD
1,001 - 2,000 USD
2,001 - 3,000 USD
3,001 - 4,000 USD
4,001 - 5,000 USD
5,001 - 6,000 USD
6,001 - 7,000 USD
7,000 – 8,000 USD
8,001 – 9,000 USD
More than 10,000 USD
Thank you for your cooperation!
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29380.doc