Đánh giá độ phì của đất và năng suất lúa tại một số vùng có bao đê khép kín ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & TNTN ------------------------ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐÁNH GIÁ ĐỘ PHÌ CỦA ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TẠI MỘT SỐ TIỂU VÙNG CÓ BAO ĐÊ KHÉP KÍN Ở HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG Chủ nhiệm đề tài: PHẠM DUY TIỄN Long Xuyên, tháng 3 năm 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & TNTN ------------------------ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

pdf54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2732 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá độ phì của đất và năng suất lúa tại một số vùng có bao đê khép kín ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ ĐỘ PHÌ CỦA ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT LÚA TẠI MỘT SỐ TIỂU VÙNG CÓ BAO ĐÊ KHÉP KÍN Ở HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG Chủ nhiệm đề tài: KS. PHẠM DUY TIỄN Cộng tác viên: Ths. DƯƠNG VĂN NHÃ KS. LÝ NGỌC THANH XUÂN KS. HUỲNH VĂN TÂM Long Xuyên, tháng 3 năm 2009 iLỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn! Phòng Nông nghiệp-PTNT, của huyện Chợ Mới đã cung cấp thông tin và hỗ trợ chúng tôi thực hiện đề tài. Cán bộ quản lý nông nghiệp 2 xã Nhơn Mỹ và Kiến An. Các đồng sự trong Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên đã đóng góp nhiều công sức trong những ngày thực hiện đề tài. Các Ks. Lý Ngọc Thanh Xuân, Huỳnh Văn Tâm, Ths. Dương Văn Nhã cùng tham gia, tổng kết số thực hiện và đóp góp cho đề tài này. ii TÓM LƯỢC Đề tài "Đánh giá độ phì của đất và năng suất lúa tại một số tiểu vùng có bao đê khép kín ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang", được thực hiện nhằm nghiên cứu độ phì của đất và năng suất lúa ở một số vùng bao đê khép kín theo thời gian tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, nhằm làm cơ sở cho việc đánh giá tác động của bao đê triệt để đến độ phì của đất và năng suất lúa, đồng thời đề xuất những khuyến nghị phù hợp cho việc xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Đề tài nghiên cứu ở 3 vùng (vùng 4 năm, 6năm và 8 năm), tại mỗi vùng chọn 20 hộ có cùng biểu loại đất và cùng giống lúa, ở mỗi hộ sẽ tiến hành lấy mẫu đất tầng mặt để phân tích các yếu tố hoá lý, khảo sát rễ. Tại các hộ này, đề tài cũng tham vấn về kỹ thuật canh tác và năng suất lúa. Qua theo dõi các chỉ tiêu về: • Chỉ tiêu độ phì của đất: pH, Đạm tổng số, Lân tổng số, Chất hữu cơ trong đất, độ xốp, độ dày của tầng đế cày, tầng canh tác, độ xốp. • Chỉ tiêu sinh học: chiều dài, trọng lượng, màu của rễ lúa, năng suất. • Kỹ thuật canh tác: làm đất, lượng phân bón, số lần phun thuốc trừ sâu bệnh. Đề tài rút ra được những kết quả như sau: Thời gian từ thu hoạch đến xới dao động từ 9 đến 11 ngày, không đủ thời gian cho đất khô mà sử dụng cơ giới sẽ làm cho đất bị nén chặt. Chiều dày tầng canh tác giảm dần theo thời gian bao đê. Trong khi đó chiều dày của tầng đế cày tăng dần theo thời gian bao đê khác nhau. Điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ lúa về chiều dài. Bên cạnh đó, độ xốp đất cũng giảm dần theo thời gian bao đê, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ lúa cả về chiều sâu lẫn chiều rộng sự ảnh hưởng này thấy rõ ở vùng có thời gian bao đê 8 năm. Hàm lượng phân sử dụng bón cho lúa đều tăng cả 3 loại đạm, lân, kali ở thời điểm sau bao đê so với trước bao đê của cả 3 vùng bao đê 4, 6, 8 năm của 2 vụ ĐX, HT. Số lần bón phân trên vụ đều tăng dần sau bao đê so với trước bao đê và cũng có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng theo thời gian bao đê ở các vụ. Số lần phòng trừ sâu, bệnh đều có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng ở thời điểm sau bao đê so với trước bao đê. Cũng có sự chênh lệch tăng dần theo thời gian 4, 6 và 8 năm. iii MỤC LỤC Nội dung Trang Cảm tạ…………………………………………………………………..………. i Tóm lược……………………………………………………………..…………. ii Mục lục………………………………………………………………..………… iii Danh sách bảng………………………………………………………………….. vi Danh sách hình…………………………………………………………………… vii Chương I MỞ ĐẦU……………………………………………………………. 1 A. MỤC TIÊU VA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU…..…………………………. 1 I. MỤC TIÊU…………………………………………………………………. 1 II. NỘI DUNG…..……………………………………………………………. 2 B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU……………………………… 2 I. ĐỐI TƯỢNG………….…………………………………………………….. 2 II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………………..……….…….… 2 C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….…………… 2 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………………………………. 2 1. Độ phì nhiêu của đất ……………………………………………………… 2 1.1. Khái niệm độ phì nhiêu của đất ………………………………………….. 2 1.2 Các yếu tố quyết định độ phì nhiêu……………………………………….. 3 1.3. Ảnh hưởng của độ phì đất đối với cây trồng ……………………………… 3 1.4. Biện pháp nâng cao độ phì đất ………………………………………….. 4 2. Thông tin chung về phù sa và sự ảnh hưởng của nó ……………………. 4 2.1. Ước tính bồi đắp dinh dưỡng từ phù sa …………………………………. 4 2.2. Phù sa sông Cửu Long …………………………………………………. 4 2.3. Phù sa sông Hồng ………………………………………………………. 5 2.4. Đất phù sa ……………………………………………………………… 6 3. Lý do hình thành và tác động của đê bao………………………………. .. 6 3.1 Khái niệm về đê bao ……………………………………………………. 6 3.2. Đê bao ảnh hưởng đến năng suất lúa. ………………………………….. 6 3.3. Đê bao ảnh hưởng đến độ phì đất ………………………………………. 7 4. Tính chất vật lý của đất lúa nước ………………………………………… 9 4.1. Các tầng phát sinh cơ bản của đất lúa nước …………………………….. 10 4.2. Tầng canh tác (Ac) ……………………………………………………. 10 4.3. Tầng đế cày (P) ……………………………………………………….. 11 5. Một số đặc tính của đất lúa nước ……………………………………….. 11 5.1. Thành phần cơ giới …………………………………………………….. 11 5.2. Tính thấm nước …………………………………………………………. 11 5.3. Trạng thái pH và các chất dinh dưỡng ………………………………… 11 6. Đặc điểm sinh học và sinh thái của cây lúa ……………………………. 12 6.1. Điều kiện đất đai cho cây lúa ………………………………………….. 12 6.2. Rễ lúa …………………………………………………………………. 12 6.3. Sự đâm chồi …………………………………………………………… 14 6.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần năng suất ………………………… 14 iv 7. Thang đánh giá độ phì của đất ………………………………………… 15 II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………. 16 1. Điều tra nông dân …………………………………………………………….. 16 1.1. Phương tiện ………………………………………………………………. 16 1.2 Phương pháp………………………………………………………………. 16 1.3. Xử lý số liệu……………………………………………………………….. 16 2. Lấy mẫu đất …………………………………………………………………… 16 2.1. Phương tiện ……………………………………………………………….. 16 2.2. Phương pháp ……………………………………………………………… 18 2.2.1. Cách lấy mẫu …………………………………………………………. 18 2.2.2. Chỉ tiêu theo dõi ………………………………………………………. 19 2.2.3. Phân tích thống kê ……………………………………………………. 19 Chương II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ……….. 20 1. Một số thông tin về kỹ thuật làm đất ……………………………………… 20 2. Thành phần vật lý đất ……………………………………………………… 21 2.1. Độ dày của tầng canh tác và tầng đế cày ……………………………….. 21 2.2. Độ xốp đất …………………………………………………………… 22 3. Thành phần hoá học đất ……………………………………………….. 22 3.1. pH đất ………………………………………………………………. 23 3.2. Độ dẫn điện EC (mS/cm) ……………………………………………… 24 3.3. Chất hữu cơ (%) …………………………………………………….. 24 3.4. Đạm tổng số (%) ………………………………………………….. 24 3.5. Lân tổng số (%) ……………………………………………………. 24 4. Một số chỉ tiêu sinh học của cây lúa …………………………………… 25 4.1. Chiều dài rễ lúa ……………………………………………………. 25 4.2. Trọng lượng rễ lúa ………………………………………………….. 25 4.3. Màu rễ lúa …………………………………………………………. 25 4.4. Số chồi …………………………………………………………….. 25 5. Hiện trạng sử dụng phân bón tại vùng nghiên cứu ………………………… 26 5.1. Hàm lượng đạm ………………………………………………………….. 26 5.2. Hàm lượng P2O5 …………………………………………………….. 27 5.3. Kali (K2O) …………………………………………………………… 27 6. Số lần bón phân/vụ trước và sau bao đê ………………………………. 29 7. Số lần phòng trừ sâu bệnh ……………………………………………… 29 7.1. Vụ Đông Xuân (ĐX) …………………………………………………. 29 7.2. Vụ Hè Thu (HT) ……………………………………………………… 30 8. Năng suất lúa …………………………………………………………….. 30 8.1. Vụ Đông Xuân (ĐX) ……………………………………………………. 30 8.2. Vụ Hè Thu (HT) ……………………………………………………….. 31 9. Tương quan một số chỉ tiêu vật lý đất, chỉ tiêu sinh học và năng suất lúa 32 9.1. Tương quan giữa chiều dày tầng canh tác với tầng đế cày ……………….. 33 9.2. Tương quan giữa chiều dài rễ lúa và trọng lượng rễ lúa ……………………. 34 9.3. Tương quan giữa số chồi lúa với chiều dài rễ và trọng lượng rễ lúa ………. 34 9.4. Tương quan giữa chiều dày tầng canh tác với chiều dài rễ và trọng lượng rễ lúa 34 v 9.5. Tương quan giữa chiều dày tầng đế cày với chiều dài rễ và trọng lượng rễ lúa 34 9.6. Tương quan giữa năng suất lúa với chiều dài rễ, trọng lượng rễ, số chồi lúa. . 34 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……………………………………………..………… 35 A. KẾT LUẬN …………………….……………………………………………… 35 B. ĐỀ NGHỊ ………………………………………………………………………. 36 Tài liệu tham khảo………………………………………………………..………. 37 Phụ Chương………………………………………………………..……………. 39 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 1: Hàm lượng các thành phần hoá học có trong phù sa sông Hồng … 5 Bảng 2: Sự hấp thu nước và dưỡng chất của những rễ già và rễ mới ………. 13 Bảng 3: Thang đánh giá độ phì của đất …………………………………….. 15 Bảng 4. Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích …………………. 19 Bảng 5: Phương tiện làm đất trước và sau bao đê tại vùng nghiên cứu ……. 20 Bảng 6: Một số yếu tố về kỹ thuật làm đất tại vùng nghiên cứu …………… 21 Bảng 7: Thành phần hoá học đất qua các năm bao đê tại các vùng nghiên cứu………………………………………………………………………….. 23 Bảng 8: So sánh một số chỉ tiêu sinh học cây lúa qua các năm tại vùng nghiên cứu …………………………………………………………………. 26 Bảng 9: So sánh hàm lượng phân bón ở 2 giai đoạn trước và sau bao đê triệt để qua các năm ……………………………………………………………… 28 Bảng 10: So sánh số lần bón phân ở 2 giai đoạn trước và sau bao đê qua các năm tại vùng nghiên cứu ……………………………………………………. 29 Bảng 11: So sánh số lần phòng trừ sâu, bệnh qua các năm ở 2 giai đoạn trước và sau bao đê tại địa bàn nghiên cứu ………………………………… 30 Bảng 12: So sánh năng suất lúa qua các năm ở 2 giai đoạn trước và sau bao đê tại vùng nghiên cứu ……………………………………………………… 31 Bảng 13: Ảnh hưởng của bao đến năng suất lúa theo thời gian bao đê …….. 32 Bảng 14: Tương quan các chỉ tiêu vật lý đất, sinh học cây lúa và năng suất. 32 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 1: Phẫu diện minh hoạ một số tầng trong đất ………………………….. 10 Hình 2: Bản đồ tiểu vùng bao đê xã Nhơn Mỹ, tỉ lệ 1:100000……………….. 17 Hình 3: Bản đồ tiểu vùng bao đê xã Kiến An, tỉ lệ 1:100000 ………………. 18 Hình 4. Biểu đồ thể hiện xu hướng tăng và giảm của tầng canh tác, tầng đế cày …………………………………………………………………………… 22 Hình 5. Biểu đồ thể hiện xu hướng giảm dần của độ xốp ở 2 độ sâu khác nhau………………………………………………………………………….. 23 viii Các từ viết tắt  ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long  ĐBSH: Đồng Bằng Sông Hồng  ĐX: Đông Xuân  HT: Hè Thu  EC (mmhos/cm): Độ dẫn điện  % P2O5: Lân tổng số trong đất  % K2O: Kali tổng số trong đất  % N: Đạm tổng số trong đất  % C: Carbon hữu cơ. 1Chương I MỞ ĐẦU Hiện nay, tình hình canh tác lúa 3 vụ.năm-1 không có thời gian cho đất nghỉ ngơi, không những ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng có sẵn trong đất mà còn ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng tự nhiên do lượng phù sa bồi đắp hàng năm, nguồn dinh dưỡng này đem lại cho đất những thành phần thiết yếu mà cây trồng rất cần. Ngoài ra, canh tác 3 vụ.năm-1 còn ảnh hưởng đến tính chất vật lý đất do sự đè nén của cơ giới liên tục nhiều vụ trên năm và số vòng quay của đất cũng nhanh hơn canh tác 2 vụ, điều này ảnh hưởng đến sự khoáng hoá các chất trong đất và gây ra tình trạng gây ô nhiễm môi trường đất do các độc chất trong đất không được rửa trôi trong mùa lũ. Tại khu vực bao đê ở huyện Chợ Mới, tác động của bao đê làm năng suất lúa bị giảm trong khi đó nhu cầu phân bón tăng cả 3 loại N, P, K cho cả 2 vụ ĐX và HT, điều này có thể do trong điều kiện trồng lúa 3 vụ liên tục, không có điều kiện cho đất nghỉ và phục hồi lại các thành phần khoáng. Trong điều kiện bao đê triệt để sau thời gian 2 năm, 4 năm, 6 năm đã có sự chênh lệch về liều lượng phân bón giữa 2 giai đoạn trước và sau khi bao đê ở 2 vụ ĐX và HT và sau khi bao đê cũng có sự chênh lệch ở cả 3 vụ ĐX, HT, TĐ (Dương Văn Nhã, 2004). Vì vậy, với tình hình canh tác lúa trong vùng bao đê như trên nếu không có những biện pháp canh tác hợp lý thì về lâu dài có đảm bảo được tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp không? Do đó đề tài "Đánh giá độ phì của đất và năng suất lúa ở một số tiểu vùng có bao đê khép kín tại huyện Chợ Mới tỉnh, An Giang " là điều rất cần thiết A. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. MỤC TIÊU  Đánh giá hiện trạng độ phì của đất theo thời gian bao đê khép kín.  Đánh giá tác động của đê bao đến một số chỉ tiêu phân bón, sâu bệnh, sinh trưởng và năng suất lúa theo thời gian.  Tìm hiểu kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến độ phì và năng suất lúa. II. NỘI DUNG Trong khuôn khổ nghiên cứu này, đề tài chỉ khảo sát về độ phì của đất, một số chỉ tiêu sinh học, kỹ thuật canh tác lúa của nông dân và năng suất lúa ở 3 vùng có thời gian bao đê 4 năm, 6 năm và 8 năm trong vụ ĐX năm 2005, tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. 2B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU I. ĐỐI TƯỢNG Đề tài nghiên cứu ở 3 vùng (vùng 4 năm: chọn 20 hộ, vùng 6 năm: chọn 20 hộ, vùng 8 năm: chọn 20 hộ), tại mỗi hộ sẽ tiến hành lấy mẫu đất, khảo sát rễ. Tại các hộ này, đề tài cũng tham vấn về kỹ thuật canh tác và năng suất lúa. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Chọn ngẫu nhiên 60 hộ nông dân trồng lúa trong vùng đê bao (4 năm, 6 năm, 8 năm) có cùng một biểu loại đất và cùng giống lúa trên địa bàn các xã Nhơn Mỹ, Kiến An thuộc huyện Chợ Mới - An Giang để tiến hành lấy mẫu và điều tra. C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Độ phì nhiêu của đất 1.1. Khái niệm độ phì nhiêu của đất Ngay từ thời xa xưa, khi con người biết sử dụng đất để trồng trọt, nhằm tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống, họ đã biết đánh giá đất tốt hay xấu đối với một loại cây trồng nào đó và đấy cũng là khái niệm sơ khai đơn giản ban đầu về độ phì của đất. Người nông dân khi chọn đất làm nương rẫy, họ đã biết dựa vào màu sắc của đất để đánh giá đất tốt hay xấu, nghĩa là đất có độ phì cao hay thấp, như: - Đất màu đen, hoặc nâu đen: Đất tốt, các cây trồng trên rẫy cho năng suất cao (đất có độ phì cao). - Đất màu đỏ: Đất có độ phì trung bình, các cây trồng trên rẫy cho năng suất không cao. - Đất màu vàng: Đất xấu, rất ít khi được chọn để phát rừng làm nương rẫy (đất có độ phì thấp). - Đất màu vàng, lại nhiều cát: Đất rất xấu, không sử dụng để canh tác nương rẫy (đất có độ phì rất thấp). Theo V.R.Viliam, 1970 thì độ phì của đất là khả năng của đất có thể cung cấp cho những nhu cầu của thực vật về các chất dinh dưỡng khoáng, nước và không khí để tạo ra một năng suất sinh học nhất định nào đó về gỗ, lá, quả, hạt, và củ, nhằm phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống con người. K.Marx cũng đã phân biệt về độ phì: Độ phì nhiêu tự nhiên: do trữ lượng tổng số các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây quyết định. Độ phì thực tế: do các chất dinh dưỡng dễ tiêu, nghĩa là mức độ các chất dinh dưỡng có thể cung cấp trực tiếp cho cây quyết định. 3Do vậy độ phì tự nhiên có thể giống nhau song độ phì thực tế lại có thể rất khác nhau. Độ phì nhân tạo: là độ phì do con người tạo ra qua quá trình sản xuất thông qua một loạt các biện pháp canh tác, sắp xếp thời vụ, làm biến đổi các tính chất dinh dưỡng cũng như chế độ nước và không khí của đất theo chiều hướng có lợi nhất cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Độ phì kinh tế: thể hiện qua thu nhập kinh tế, hiệu suất lao động khi canh tác. Độ phì kinh tế thay đổi phụ thuộc vào trình độ phát triển của sức sản xuất, thay đổi tuỳ theo các giai đoạn phát triển khác nhau của lực lượng sản xuất. Độ phì nhiêu là một thuộc tính của đất và phải được thể hiện bằng tình hình sinh trưởng, phát triển của cây và thu nhập thực tế của nông dân trên đất ấy. Độ phì nhiêu của đất là tổng hợp các thuộc tính (lý tính, hoá tính và sinh tính) của đất quyết định năng suất của cây trồng được gieo trồng trên đất ấy. 1.2 Các yếu tố quyết định độ phì nhiêu:  Phương thức sử dụng đất không hợp lý như việc phá rừng, đốt rẫy, canh tác theo sườn dốc, trồng sắn và lúa nương, không có biện pháp bảo vệ đất, làm đất xói mòn cả về quy mô diện tích, cả về mức độ thoái hoá  Phương thức canh tác lúa nước: đem hết rơm rạ ra khỏi đồng ruộng, bón ít phân hữu cơ so với việc tăng vụ và gieo trồng các giống mới năng suất cao, kinh nghiệm bồi dưỡng đất bằng các loại phân xanh. Nhờ ngập nước mà các khoáng sét chứa kali bền hơn rất nhiều so với điều kiện đất trồng cạn, bảo vệ khá tốt nguồn cung cấp kali cho lúa nước.  Hàm lượng có trong đất của các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.  pH đất  Hàm lượng hữu cơ hay mùn trong đất  Dung dịch hấp thu 1.3. Ảnh hưởng của độ phì đất đối với cây trồng Cây trồng nói riêng hay thảm thực bì nói chung phản ánh khá trung thực tính chất của đất đai. Có thể nói sự sinh trưởng phát triển và năng suất của cây là tấm gương phản ảnh tình trạng độ phì của đất đai. Nếu đất tốt, tức độ phì nhiêu cao sẽ cho cây mọc khoẻ, chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi, cuối cùng sẽ cho năng suất cao. Ngược lại, đất xấu cây sẽ mọc kém, sinh trưởng chậm, cây dễ sâu bệnh… và cho năng suất thấp. Như vậy khi căn cứ vào cây trồng ta có thể biết được tình trạng của đất. Trên cơ sở đó người ta đã sử dụng chỉ tiêu thống kê năng suất kinh tế của cây để làm căn cứ đánh giá độ phì đất. Về cơ bản khi cây tốt, năng suất cao thì độ phì đất cao và ngược lại. Và cũng cần lưu ý trường hợp khác khi đất tốt (độ phì cao) nhưng không đảm bảo kỹ thuật canh tác thì năng suất cũng không cao được (Nguyễn Thế Đặng và ctv, 1999). 41.4. Biện pháp nâng cao độ phì đất Nâng cao độ phì nhiêu của đất coi như là cơ sở bắt buộc để phát triển nông nghiệp bền vững. Muốn nâng cao độ phì đòi hỏi sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp: - Thuỷ lợi: bao gồm công tác tưới tiêu hợp lý, tháo chua, rửa mặn, tưới nước phù sa cho ruộng… - Bón phân: là biện pháp hiệu quả nhất trong việc nâng cao độ phì đất, trong đó đáng lưu ý là trong điều kiện nhiệt đới ẩm thì phân hữu cơ được coi như là loại phân quyết định nâng cao độ phì của đất. - Làm đất: cần làm đất đúng kỹ thuật để đất có điều kiện điều hoà chế độ nhiệt, khí và nước cho cây trồng và làm cho rễ phát triển tốt. Thực tế nếu làm đất quá kỹ hoặc không đúng kỹ thuật thì lại phá vỡ kết cấu đất, phá vỡ môi trường thích nghi của khu hệ vi sinh vật đất gây bất lợi cho việc tăng độ phì.Vì vậy hiện nay người ta đang rất quan tâm đến biện pháp làm đất tối thiểu, tức là làm đất đủ yêu cầu để trồng cây thôi. - Chế độ canh tác: trong chế độ canh tác có 2 khía cạnh, đó là chế độ luân canh, xen canh và hệ thống cây trồng. Trong sản xuất thì tăng năng suất, nói cách khác là thu nhập trên 1 đơn vị diện tích là 1 mục tiêu được chú trọng hàng đầu. Tuy vậy nếu ta không chú ý khía cạnh duy trì và tăng cường độ phì đất thì sớm muộn mục tiêu chính sẽ bị thất bại. Vì thế cần phải chọn hệ thống cây trồng hợp lý để đạt được cả 2 mục đích trên. Ví vụ ở Đức, Hà Lan hay Canada trong hệ thống cây trồng bao giờ cũng có cây thuộc họ đậu để cải tạo đất (Nguyễn Thế Đặng và ctv, 1999). 2. Thông tin chung về phù sa và sự ảnh hưởng của nó 2.1. Ước tính bồi đắp dinh dưỡng từ phù sa Quan điểm nhiều nhà khoa học cũng như nông dân đều cho rằng, phù sa mang lại dinh dưỡng cho đất, những năm nước lớn thì bón ít phân và thường lúa đạt năng suất cao hơn những năm nước nhỏ (Bắc Vàm Nao II, 2002). Qua kết quả nghiên cứu khảo sát thực địa nhận thấy rằng chất hữu cơ được tích tụ trên đồng ruộng biến động từ 1812,54 đến 2416,72 kg.ha-1, trung bình đạt được 2041,54 kg.ha-1; Na+ đạt từ 5,54 đến 7,47 kg.ha-1, trung bình 6,29 kg.ha-1; Ca2+ biến động trong khoảng 185,68 đến 250,36 kg.ha-1; K2O 3,68 đến 4,96 kg.ha-1; Mg2+ 16,31 đến 21,99 kg.ha-1; Lân dễ tiêu 6,44 đến 8,68 kg.ha-1; N dễ tiêu 0.003 – 0.004 kg.ha-1; N tổng số 134,86 – 179,82 kg.ha-1; Lân tổng số 97,1- 19,47 kg.ha-1. 2.2. Phù sa sông Cửu Long Sông Cửu Long (Mê Kông) chảy qua 5 nước, trước khi sang Việt Nam đã chia làm hai: sông Tiền và sông Hậu và tiếp tục tách 9 nhánh chảy ra biển (Cửu Long). Biển hồ Campuchia, một hồ chứa khổng lồ, điều hoà nước lũ trước khi đổ vào Việt Nam. Những vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, U Minh làm tăng thêm lượng điều hoà của sông ở vùng hạ lưu. Sông không có đê nhưng nước chỉ 5tràn vào đồng vào mùa ngập lụt sau khi thu hoạch xong (trừ những năm bất thường). Hàm lượng phù sa ít hơn Sông Hồng, ngay trong mùa lũ cũng chỉ đạt khoảng 250g/m3, nhưng tổng lượng nước rất lớn (1.400 tỷ m3) nên tổng lượng phù sa cũng khá lớn (1 tỷ - 1,5 tỷ m3). Lượng phù sa này theo hệ thống kênh rạch dài hơn 3000 km trải đều trên mặt đồng bằng . Vì vậy ngoài tác dụng tăng cường dinh dưỡng đều hàng năm, còn tạo dần mặt bằng phẳng hơn so với đồng bằng sông Hồng. 2.3. Phù sa sông Hồng Hàm lượng phù sa trong nước lớn. Về mùa lũ đạt tới 900 – 1300g/m3 nước, mùa cạn khoảng 500g/m3. Bảng 1: Hàm lượng các thành phần hoá học có trong phù sa sông Hồng Thành phần hoá học Hàm lượng pH 7 – 7,5 Cao + MgO 2 – 2,5% Na2O + K2O 2 – 3% P2O5 0,4 – 0,6% N 0,2 – 0,3% Nếu tính tròn tổng lưu lượng nước sông Hồng chừng 100 tỷ m3 nước một năm thì nó tải ra biển một năm khoảng: 2 triệu tấn vôi, 2 triệu tấn Na và K, 50 vạn tấn P2O5 (tương đương với 2 triệu tấn Super lân) 30 vạn tấn đạm nguyên chất (tương đương với 2,5 triệu tấn đạm sunphat). Từ ngay có đập thuỷ điện sông Đà lượng phù sa giảm dần. Để chống lũ lụt, từ lâu nhân dân ta đã đắp một hệ thống đê dọc theo các sông. Hệ thống này đã làm thay đổi sự bồi tụ phù sa của sông và sự hình thành đồng bằng Bắc bộ: + Sau khi đắp đê toàn bộ vùng đồng bằng không được bồi đắp như trước, bề mặt còn lồi lõm nhiều. Những vùng vở đê cũ, nước lụt tràn vào đem theo phù sa hàm lượng lớn làm xáo trộn địa hình và đất đai khu vực bị lụt. Nơi thì bị khoét sâu thành vực, nơi thì động lại toàn cát, nơi phủ lớp phù sa màu mỡ. Gần đây đã có nhiều hệ thống thuỷ nông đưa nước phù sa cho đồng ruộng, tưới tiêu cho đồng ruộng, tưới tiêu chủ động cũng tăng độ màu mỡ của đất. + Đất ngoài đê năm nào cũng được bồi thêm nên luôn luôn trẻ và màu mỡ. 2.4. Đất phù sa Nguyễn Thế Đặng và ctv (1999) cho biết diện tích đất phù sa Việt Nam là 3.400.059 hecta. Do đặc điểm cấu tạo địa chất và địa hình của nước ta, những 6nhóm đất bồi tụ (trong đó có đất phù sa) hình thành về phía biển. Nhóm đất phù sa được phân bố chủ yếu ở 2 đồng bằng: ĐBSCL và ĐBSH cũng như đồng bằng ven biển. Ở hệ thống Sông Hồng từ ngày có đê, toàn bộ vùng đồng bằng không được bồi đắp như trước, bề mặt còn lồi lõm nhiều. Những vùng vỡ đê cũ, nước lụt tràn vào đem theo phù sa với lượng lớn đã làm xáo trộn địa hình và đất đai khu vực bị lụt. Ở hệ thống sông Mê Kông: Do thuỷ chế điều hoà và hệ thống kênh rạch chằng chịt dài hơn 3000km trải đều trên mặt đồng bằng nên đất đồng bằng châu thổ sông Cửu Long được tăng cường dinh dưỡng hàng năm và tạo dần mặt bằng phẳng hơn ĐBSH. Do những tác động kiến tạo, quy luật bồi đắp phù sa, môi trường đầm lầy…đã hình thành lớp phủ thổ nhưỡng ĐBSCL. 3. Lý do hình thành và tác động của đê bao Lũ hàng năm đối với đồng ruộng ở ĐBSCL nói chung được dư luận rộng rãi cho rằng rất cần thiết để duy trì cải thiện dinh dưỡng đất. Tuy nhiên, để giảm thiệt hại về người và của do lũ gây ra, năm 2005, An Giang là tỉnh đầu tiên tiến hành bao đê ngăn lũ. Bao đê nhằm mục đích bảo vệ mùa màng, nâng cao sản lượng nông sản thông qua việc tăng vụ, là điều kiện tốt cho những vườn cây ăn trái đặc sản phát triển và chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiện nay đã đạt được một số thành tựu khá khả quan. Bao đê đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn. Ngay sau khi bao đê triệt để, nông dân có thể tăng vụ (3 vụ.năm-1 thậm chí 2 năm 7 vụ) và tăng thu nhập. 3.1 Khái niệm về đê bao Hiện nay ở ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng đã hình thành 3 vùng cho sản xuất nông nghiệp. Không bao đê: là vùng đất người dân tự làm bờ nhỏ quanh ruộng của họ để giữ nước, bờ này thường ngập sớm khi nước lên đồng. Do đó, lúa dễ bị ngập ở vụ HT trong những năm nước về sớm. Đê bao tháng tám: với bờ cao lớn, có thể đảm bảo vụ HT không bị ngập và có thể ngăn nước xuống giống sớm trong vụ ĐX, sau khi thu hoạch lúa HT vào tháng 8 sẽ tiến hành mở cống để nước lũ tràn ngập đồng ruộng. Đê bao triệt để: loại đê này được đắp cao hơn và lớn hơn bao đê tháng 8, vùng này có thể canh tác quanh năm không bị ngập nước 3.2. Đê bao ảnh hưởng đến năng suất lúa. Theo kết quả điều tra vào năm 1999 của Trương Thị Nga thì lượng phù sa bồi đắp hàng năm theo dòng lũ có làm thay đổi năng suất. Tuy nhiên, sự định lượng theo ghi nhận của nông dân không rõ ràng và họ cũng không điều chỉnh lượng phân bón vào một cách cụ thể. Bên cạnh đó, khi tiến hành thu hoạch năng suất tại ruộng nông dân, kết quả cho thấy các ruộng lúa trong khu vực bao đê, năng suất trung bình khoảng 7,28 tấn.ha-1 và khu vực ngoài đê trung bình khoảng 6,09 tấn.ha-1 . Dù vậy, việc quyết định đến năng suất lúa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. 7Có khuynh hướng tăng sinh khối của lúa mì non trong điều kiện các đất ngập lũ vừa và rễ cũng dầy hơn khi đất được ngập lũ thường xuyên, nhưng sự đáp ứng trong sinh trưởng này không liên quan đến sự giới hạn về dinh dưỡng. Nhưng lũ mang dinh dưỡng cho cây là điều không thể phủ nhận (W. et al., 2002). Theo Dương Văn Nhã (2004), trong các vùng đê bao, năng suất lúa đã giảm dần theo thời gian, trong khi đó, nhu cầu phân bón lại tăng dẫn đến lợi nhuận của người dân trồng lúa ngày càng giảm. 3.3. Đê bao ảnh hưởng đến độ phì đất Theo kết quả nghiên cứu của Trương Thị Nga năm 1999, thành phần hoá học trong phù sa tại một số huyện ở An Giang tương đối dồi dào. Đạm, lân, kali, canxi trong phù sa gần với đạm, lân, kali, canxi trong đất. Do đó, đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng hàng năm. + Tại huyện Thoại Sơn cho thấy hàm lượng đạm tổng khoảng 0,246%. Tương tự lượng lân trung bình khoảng 0,178%. Hàm lượng kali thay đổi 0,105- 0,181%. Canxi có trị số trong khoảng 0,041-0,076%. + Ở huyện Châu Phú, đạm tổng số trong phù sa khoảng 0,382%. Hàm lượng lân tại đây ghi nhận trong khoảng 0,283%. Kali trung bình 0,154%. Canxi 0,002%. + Tại huyện Chợ Mới, lượng đạm tổng số có trong khoảng 0,143%. Lân tổng số trung bình 0,122%. Kali trung bình 0,132%. Ca 0,002%. Qua kết quả nghiên cứu chương trình nghiên cứu mùa lũ liên quan đến độ phì nhiêu của đất và bồi lắng phù sa của Dương Văn Nhã năm 2003 cũng cho thấy sự chuyển biến một số chỉ tiêu hoá học đất theo chiều hướng có lợi nhiều hơn là có hại tại các điểm nghiên cứu ở khu vực trong và ngoài đê. + Thành phần hoá học của phù sa có ưu thế về chất lượng hơn so với thành phần hoá học đất ở tầng 0-50 cm trước lũ, thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu pH, Ca2+, đạm dễ tiêu và lân tổng số. Tuy nhiên, một vài chỉ tiêu như Mg2+, lân dễ tiêu và chất hữu cơ có giá trị thấp. Không có sự hiện diện của độc chất trong phù sa như Al3+, acid tổng. + Sau mùa lũ năm 2002, sự bồi bổ các thành phần hoá học đất thông qua sự bồi tích phù sa, bao gồm khoảng 2,69 tấn chất hữu cơ, 278,46kg Ca2+, 198,73kg đạm tổng và 146,02kg lân tổng, các nguyên tố đa lượng đạm, lân và kali dạng dễ tiêu hàm lượng rất thấp. Kết quả nghiên cứu của Eulenstien et al., 1998, cho thấy giá trị CEC trong đất ngập lũ cao hơn so với vùng không được ngập lũ, sở dĩ giá trị CEC cao trong vùng ngập lũ là do giá trị của các nguyên tố K, Na, Ca và Mg đều cao hơn so với trong vùng không ngập lũ. Lũ lụt hoặc bị ngập úng kéo dài (đất bị bão hoà) có thể tác động đến việc quản lý đạm. Thường đạm mất trong điều kiện này là do sự khử nitrate (NO3-), thấm lậu (xảy ra trên đất sa cấu thô) (Famond, 1993). Hiện tượng này cũng được (Eulenstien et al., 1998) đề cặp khi nghiên cứu tác động của lũ tại Đức. Ngập lũ trong thời gian dài sẽ tạo nên điều kiện yếm khí trong hệ rễ cây trồng, kết quả 8giảm hấp thu đạm làm giảm năng suất lá (Shah, 2006). Tuy nhiên theo (Ogden et al., 2007), lượng đạm trong đất tăng khi mưa và lũ, tăng nhiều nhất trong vùng ngập lũ. kiểm soát lũ (giảm lũ) có thể ảnh hưởng đến sản lượng đồng bằng ngập lũ vì giảm lượng nước và cung cấp dinh dưỡng. Có khoảng 9% lượng đạm trong đất được nâng lên. Ảnh hưởng của lũ đến hàm lượng lân trong đất không rõ nét. Ở ĐBSCL, sản xuất lúa góp phần an ninh lương thực cho cả nước và xuất khẩu, tuy nhiên tính bền vững của cây lúa ít được biết đến, đặc biệt là vấn đề độc canh cây lúa (canh tác 2, 3 vụ lúa trong năm) có thể dẫn đến cỏ dại, sâu bệnh, giảm chất lượng lúa, hiệu quả sử dụng phân đạm thấp, giảm độ phì của đất và cuối cùng giảm sản lượng lúa (Trần Quang Tuyến 1997) Ở vùng thâm canh lúa 3 vụ trong năm, độ phì nhiêu đất thấp, đất bị nén dẽ, vì thế yếu tố vật lý đất có ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của bộ rễ và giảm quá trình sinh học trong đất. (Trần Bá Linh, ctv, 2002) Lê Văn Tiềm (1997), cho rằng cuộc cách mạng xanh và hệ thống thâm canh lúa nước, Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực Đông và Đông Nam Á đã đạt mức tăng trưởng cao về sản lượng lúa. Tuy nhiên, do quá lạm dụng phân N, tăng vụ đã làm kiệt quệ các nguyên tố khác như P, K, Mg, Ca, S. Kết quả bước đầu nghiên cứu về độ phì đất vùng lúa nước thâm canh ở nước ta cho thấy có sự mất cân đối giữa các nguyên tố Ca, Ma, K trong đất Theo Lê Văn Khoa (2003), sự nén dẽ đất chủ yếu hình thành và phát triển ngay bên dưới tầng đất canh tác trên các vùng đất thâm canh lúa với nhiều vụ trong năm, thường được gọi là tầng đế cày ở ĐBSCL. Một số trường hợp, tầng đất này còn xuất hiện ngay trong tầng đất mặt (Châu Thành-Trà Vinh,Vũng Liêm-Vĩnh Long, Tân An-Long An, Tịnh Biên –An Giang). Độ sâu tầng đất bị nén dẽ rất biến động, xuất hiện trong độ sâu tàng 20-40cm từ mặt đất và có độ dày thay đổi 35-50 cm. Tầng đất nén dẽ trong vùng ĐBSCL được hình thành từ các nguyên nhân: (1) tiến trình tích tụ các vật liệu mịn trong tầng đất chính B; (2) độc canh cây lúa với nhiều vụ; (3) chuẩn bị đất trong điều kiện ẩm độ đất không thích hợp; (4) bón phân hoá học không cân đối. Nghiên cứu đặc tính nước của biểu loại đất phù sa thâm canh lúa ở Cai Lậy - Tiền Giang cho thấy đất có hàm lượng sét rất cao. Khả năng giữ nước của đất cao, tuy lượng nước dự trữ trong đất cao nhưng cây trồng khó sử dụng lượng nước này Đối với đất tầng mặt thì lượng nước hữu dụng cho cây trồng đạt giá trị 30,85% cao hơn các tầng đất bên dưới. Đặc biệt tầng đất bị nén dẽ có hàm lượng nước hữu dụng cho cây trồng thấp (18,68%), hơn ½ lượng nước tối đa trong đất ở tầng đất này không hữu dụng cho cây trồng. Theo Võ-Tòng Anh (2005), tầng canh tác ngày càng mỏng ở một số khu vực có đê bao. Vườn chôm chôm có tuổi líp 32 năm thì có nhiều đặc tính bất lợi theo hướng suy thoái đất hư pH đất dưới 4, nghèo chất hữu cơ, nghèo đạm tổng số, phần trăm base bão hoà thấp, nghèo lân hữu dụng cho cây trồng, hoạt động của vi sinh vật rất kém. đất líp vườn sầu riêng 15 năm tuổi ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7662.pdf