Tài liệu Đánh giá đất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững cho huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh: ... Ebook Đánh giá đất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững cho huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh
139 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1625 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá đất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững cho huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------eêf----------
NGÔ NGUYÊN NHAN
ĐÁNH GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CHO HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI HUY HIỀN
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Ngô Nguyên Nhan
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của ban, tôi đã được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của cơ quan, tổ chức, nhân dân và địa phương.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học TS Bùi Huy Hiền đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh, phòng NN, phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thuận Thành đã giúp đỡ nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2009
Tác giả
Ngô Nguyên Nhan
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTĐT
DTĐT
DTTN
Diện tích tự nhiên
ĐGĐĐ
Đánh giá đất đai
ĐVĐĐ
Đơn vị đất đai
FAO
Food and Agriculture Organization
(Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc)
GDP
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
GIS
Geographic Information System (Hệ thống Thông tin Địa lý)
ISRIC
International Soil and Reference Information Centre
(Trung tâm Thông tin và Tư liệu đất Quốc tế)
KCN
Khu công nghiệp
HQKT
Hiệu quả kinh tế
HTSDĐ
Hiện trạng sử dụng đất
LHSDĐ
Loại hình sử dụng đất
LUT
Loại hình sử dụng đất (Land utilization type)
LMU
Đơn vị bản đồ đất đai (Land mapping unit)
NN
Nông nghiệp
PLĐ
Phân loại đất
PTNT
Phát triển Nông thôn
QH&TKNN
Quy hoạch và Thiết kế NN
SDĐ
Sử dụng đất
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
TCN
Tiêu chuẩn Ngành
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TNNH
Thổ nhưỡng Nông hóa
TPCG
Thành phần cơ giới
UBND
Ủy ban Nhân dân
UNESCO
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)
USDA
United States Department of Agriculture (Bộ NN Mỹ)
VN
Việt Nam
WRB
World Reference Base for Soil Resources
(Cơ sở Tham chiếu Tài nguyên đất Thế giới)
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
3.1 Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất 31
4.1 Biến động về dân số, lao động qua các năm 37
4.2 Các tổ hợp đất dùng để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 46
4.3 Phân cấp địa hình tương đối 47
4.4 Phân cấp mức độ tiêu thoát nước 47
4.5 Phân cấp thành phần cơ giới 48
4.6 Phân cấp độ sâu xuất hiện tầng glây 49
4.7 Cơ cấu 3 loại hình sử dụng đất chính 55
4.8 Diện tích và cơ cấu đất NN 56
4.9 Chu chuyển đất NN từ 2000 - 2007 57
4.10 Thống kê diện tích đất NN theo đơn vị hành chính 58
4.11 Các loại cây trồng chính dùng cho đánh giá đất đai 63
4.12 Diện tích thích hợp theo xã của cây lúa nước (ha) 66
4.13 Diện tích thích hợp theo xã của cây ngô (ha) 67
4.14 Diện tích thích hợp theo xã của cây cải bắp (ha) 70
4.15 Diện tích thích hợp theo xã của cây dưa chuột (ha) 71
4.16 Diện tích thích hợp theo xã của cây cà chua (ha) 73
4.17 Diện tích thích hợp theo xã của cây hoa hồng (ha) 75
4.18 Diện tích thích hợp theo xã của cây khoai tây (ha) 76
4.19 Diện tích thích hợp theo xã của cây khoai lang (ha) 78
4.20 Diện tích thích hợp theo xã của cây lạc (ha) 79
4.21 Diện tích thích hợp theo xã của cây đậu tương (ha) 81
4.22 Diện tích thích hợp theo xã của các cây đậu đỗ khác (ha) 82
4.23 Diện tích thích hợp theo xã của cây dâu tằm (ha) 84
4.24 Diện tích thích hợp theo xã của cây nhãn (ha) 85
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập kỷ gần đây dân số tăng nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển, đã thúc đẩy nhanh nhu cầu lương thực, thực phẩm, gây sức ép đối với đất đai, đặc biệt là những diện tích đất có khả năng sản xuất NN. Việc sử dụng đất không hợp lý của con người đã dẫn đến hậu quả phá huỷ đất đai tự nhiên, làm ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái môi trường, đặc biệt là điều kiện khí hậu trên toàn thế giới như: Nhiệt độ trái đất tăng, nắng nóng kéo dài làm cho nhiều diện tích rừng bị cháy, đất đai khô cằn…
Nhằm ngăn chặn suy thoái tài nguyên đất đai, đồng thời cung cấp căn cứ khoa học cho việc sử dụng đất, quản lý hợp lý, bền vững cần thiết phải có hướng nghiên cứu đánh giá sử dụng đất thích hợp đối với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực cũng như từng vùng cụ thể.
Trong quá trình sản xuất NN, con người đã xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo thay thế cho các hệ sinh thái tự nhiên, do đó đã làm giảm dần tính bền vững của chúng. Mặt khác NN là một ngành sản xuất đặc biệt, con người khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ đất để đảm bảo các nhu cầu về lương thực và vật dụng của xã hội. Vì vậy sản xuất NN là một hệ thống có vai trò quan trọng trong mối quan hệ của tự nhiên với kinh tế - xã hội. Quan điểm phát triển NN bền vững đã định hướng những đề tài nghiên cứu cùng những ứng dụng quan trọng và cấp bách trong sản xuất NN của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đánh giá đất đai là một nội dung nghiên cứu không thể thiếu được trong quá trình phát triển một nền nông - lâm nghiệp bền vững [16].
Hiện nay nước ta đã áp dụng những phương pháp đánh giá đất của FAO, coi đây là phương tiện để đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất hợp lý. Trên toàn quốc đã đánh giá đất trên 9 vùng sinh thái khác nhau, xây dựng được 373 đơn vị đất đai, trong đó miền Bắc có 144 đơn vị đất đai; các kết quả nghiên cứu này góp phần to lớn vào việc xây dựng chiến lược về quy hoạch sử dụng đất toàn quốc và các vùng sinh thái. Việc nghiên cứu tiềm năng đất đai, xem xét mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất thích hợp là vấn đề có tính chất chiến lược và cấp thiết của quốc gia và của từng địa phương.
Thuận Thành là một huyện trọng điểm lúa của tỉnh Bắc Ninh. Dân số sống chủ yếu bằng nghề nông, trong những năm qua sản xuất NN của huyện đã được chú trọng đầu tư phát triển. Năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Song trong sản xuất NN còn tồn tại nhiều điểm yếu: Trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, tư liệu sản xuất giản đơn; kỹ thuật canh tác truyền thống, đặc biệt là việc độc canh cây lúa, ở một số nơi đã không phát huy được tiềm năng đất đai mà còn có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất bị thoái hoá.
Nhằm phát huy tối đa nguồn tài nguyên đất NN sẵn có, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Thuận Thành, đề tài: “Đánh giá đất NN theo hướng sản xuất NN bền vững cho huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh” đã được đặt ra.
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên đất sản xuất NN của huyện theo phương pháp đánh giá đất của FAO.
- Trên cơ sở kết quả đánh giá đất NN của huyện Thuận Thành đưa ra định hướng quy hoạch sử dụng đất NN trong tương lai cho vùng nghiên cứu.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá những lợi thế và hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất NN.
- Xác định rõ tiềm năng của đất đai và lựa chọn được các loại hình sử dụng đất (LHSDĐ) thích hợp cho vùng nghiên cứu qua đánh giá đất của FAO.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ các loại đất (thổ nhưỡng), các yếu tố sinh thái NN, các điều kiện kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất và phát triển NN của huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.
- Các loại hình sử dụng đất NN của huyện Thuận Thành.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về phân loại đất và xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/10.000 huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện năm 2008.
- Nghiên cứu đánh giá đất NN của huyện Thuận Thành.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1 Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới
2.1.1 Khái quát chung về đất đai và tình hình sử dụng đất NN
2.1.1.1 Khái niệm đất đai
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape ecology), đất đai được định nghĩa là: "Một vùng đất xác định về mặt địa lý, một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như: không khí, đất (thổ nhưỡng), điều kiện địa chất, thuỷ văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người trong hiện tại và tương lai".
Theo FAO (1976) đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất đai bao gồm:
- Khí hậu;
- Dáng đất/địa mạo, địa hình;
- Đất (thổ nhưỡng);
- Thuỷ văn;
- Thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng;
- Cỏ dại trên đồng ruộng;
- Động vật tự nhiên;
- Những biến đổi của đất do các hoạt động của con người.
Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu một cách đơn giản: Đất đai là một vùng lãnh thổ có ranh giới, vị trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp về các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội như: Thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, con người và các hoạt động sử dụng đất của con người đối với đất đai.
2.1.1.2 Tình hình sử dụng đất NN trên thế giới và Việt Nam
Sản xuất NN là nguồn thu nhập chính của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước chậm phát triển và đang phát triển. Sản xuất NN tạo ra nguồn lương thực và thực phẩm để nuôi sống con người.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,3 tỷ ha đất NN, con người đã khai thác và sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha, diện tích này đang có xu hướng ngày càng mở rộng ra. Quy mô về diện tích đất NN trên thế giới phân bố như sau: Châu Mỹ chiếm 35 %, châu Âu 13 %, châu Á 26%, châu Đại Dương 6%, châu Phi 20 %.
Bình quân diện tích đất NN trên đầu người toàn thế giới là 0,12 ha, nhưng ở các nước khác nhau thì bình quân diện tích đất NN cũng khác nhau. Ở Mỹ 0,2 ha/người, ở Bungari 0,7 ha/người, ở Pháp 0,64 ha/người, ở Nhật 0,065 ha/người [6].
Ở khu vực Đông Nam Á bình quân đất canh tác trên đầu người như sau: Inđônêxia 0,12 ha, Malaysia 0,27 ha, Philippin 0,13 ha, Thái Lan 0,42 ha. Nước ta có diện tích không lớn lắm, đứng hàng thứ 4 trong khu vực nhưng dân số lại đứng hàng thứ 2 sau Inđônêxia. Bình quân diện tích đất NN trên đầu người so với các nước trên thế giới ở vào mức thấp 0,1 ha/người.
Trong những thập kỷ vừa qua tốc độ tăng dân số và nhịp độ phát triển kinh tế cao, nên bình quân diện tích đất NN trên đầu người có xu thế giảm mạnh, năm 1980 là 0,13 ha/người đến năm 1997 còn là 0,1 ha/người và ngày càng có xu hướng giảm. Vì vậy cần phải có một quan điểm đúng đắn dựa trên các cơ sở khoa học trong vấn đề quản lý, sử dụng và bảo vệ quỹ đất dành cho mục đích sản xuất NN thì mới đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu của xã hội.
2.1.2 Một số phương pháp đánh giá đất trên thế giới
Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia đã đề ra nội dung và phương pháp đánh giá đất của mình. Có nhiều phương pháp khác nhau nhưng nhìn chung có hai khuynh hướng: Đánh giá đất theo điều kiện tự nhiên có xem xét tới điều kiện kinh tế - xã hội và đánh giá kinh tế đất có xem xét tới những điều kiện tự nhiên. Dù là phương pháp nào thì cũng phải lấy đất đai làm nền và loại hình sử dụng đất cụ thể để đánh giá; kết quả được thể hiện bằng các bản đồ, báo cáo và các số liệu thống kê [41].
2.1.2.1 Đánh giá đất ở Liên Xô (cũ)
Ở Liên Xô (cũ), đánh giá đất đai đã bắt đầu từ thế kỷ XIX, tuy nhiên đến những năm 60 của thế kỷ XX, việc phân hạng và đánh giá đất đai mới được nhà nước quan tâm và tiến hành trên cả nước. Công tác nghiên cứu, đánh giá về đất và phân loại đất đã trở thành đối tượng khoa học và hình thành bộ môn khoa học từ những công trình nghiên cứu toàn diện của nhà bác học Nga V. V. Docutraev.
Quan điểm đánh giá đất đai của Docutraev áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố đánh giá trên cơ sở thang điểm đã được xây dựng thống nhất. Dựa trên quan điểm khoa học của ông các thế hệ học trò đã bổ sung, hoàn thiện dần dần, do đó phương pháp đánh giá đất đai của Docutraev đã được thừa nhận và phổ biến ra nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước thuộc hệ thống Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) cũ.
Đánh giá đất đai theo Liên Xô (cũ) gồm 3 bước:
- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên).
- Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (yếu tố được xem xét kết hợp với khí hậu, độ ẩm, địa hình).
- Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất đai).
Ở Liên Xô (cũ) việc đánh giá đất được chia theo hai hướng là riêng và chung (theo hiệu suất cây trồng là ngũ cốc và cây họ đậu). Đơn vị đánh giá đất là các chủng đất, quy định đánh giá đất cho cây có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn thả. Chỉ tiêu đánh giá đất là năng suất, giá thành sản phẩm (rúp/ha), mức hoàn vốn và địa tô cấp sai (phần có lãi thuần tuý) [16].
2.1.2.2 Đánh giá đất ở Mỹ
Năm 1951 Cục Cải tạo đất đai - Bộ NN Mỹ (USDA) đã xây dựng phương pháp phân loại khả năng thích hợp đất có tưới (Irrigation land suitability classification). Việc phân loại bao gồm 6 lớp, từ lớp có thể trồng trọt được (Arable) đến lớp có thể trồng trọt được một cách giới hạn (Limited arable) và lớp không thể trồng trọt được (Non - arable). Trong hệ thống phân loại này ngoài đặc điểm đất đai một số chỉ tiêu về kinh tế định lượng cũng được xem xét có giới hạn ở phạm vi thuỷ lợi.
Bên cạnh đó, khái niệm về "khả năng đất đai" cũng được mở rộng trong công tác đánh giá đất đai ở Mỹ do Klingebiel và Montgomery (Vụ Bảo tồn Đất đai - Bộ NN Mỹ) đề nghị năm 1964. Trong đó các đơn vị đất đai được nhóm lại dựa vào khả năng sản xuất của một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chính là các hạn chế của lớp thổ nhưỡng đối với mục tiêu canh tác được đề nghị. Đây là một dạng đánh giá đất đai sơ lược, gắn với hiện trạng sử dụng đất hay còn gọi là loại hình sử dụng đất [19].
Phương pháp này được sử dụng thành công ở Mỹ và sau đó được vận dụng ở nhiều nước. Cơ sở chủ yếu nêu lên trong hệ thống phân loại tiềm năng đất đai là những khái niệm về các yếu tố hạn chế, đó là những đặc tính, tính chất đất đai gây trở ngại cho việc sử dụng đất.
Ở Mỹ việc đánh giá đất được áp dụng rộng rãi theo 2 phương pháp:
- Phương pháp đánh giá đất tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý đi sâu vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng. Phương pháp này chia lãnh thổ thành các tổ hợp đất (đơn vị đất đai) và tiến hành đánh giá đất đai theo năng suất bình quân của cây trồng trong nhiều năm (thường là lớn hơn 10 năm) và chú ý đánh giá cho từng loại cây trồng (thường chọn lúa mì là đối tượng chính). Qua đó các nhà nông học xác định các mối tương quan giữa đất và các giống lúa mì để đề ra các biện pháp tăng năng suất.
- Phương pháp đánh giá đất theo từng yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để làm mốc so sánh lợi nhuận ở các loại đất khác nhau [24], [42].
Ngoài ra, nhiều nước châu Âu khác đều thực hiện theo cả hai hướng: Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng của đất (phân hạng định tính) và nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xã hội nhằm xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định lượng). Thông thường là áp dụng phương pháp so sánh tính bằng điểm hoặc % [16].
2.1.2.3 Đánh giá đất ở Canada
Canada đánh giá đất theo các tính chất tự nhiên của đất và năng suất ngũ cốc nhiều năm. Trong nhóm cây ngũ cốc lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn và khi có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi ra lúa mì. Trong đánh giá đất đai các chỉ tiêu thường được lưu ý là thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ muối độc trong đất, xói mòn và đá lẫn; phẩm chất đất đai được đánh giá bằng thang điểm 100 theo tiêu chuẩn trồng lúa mì [26].
2.1.2.4 Ở Ấn Độ và các nước vùng nhiệt đới ẩm châu Phi
Thường áp dụng phương pháp tham biến, có tính đến sự phụ thuộc của một số tính chất đất đai với sức sản xuất, các tác giả đi sâu phân tích về đặc trưng thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến sức sản xuất như sự phân tầng, cấu trúc của đất, màu sắc đất, độ chua, độ no bazơ, hàm lượng mùn…Các đặc tính, các mối quan hệ của các yếu tố được thể hiện dưới dạng phương trình toán học. Kết quả phân hạng đánh giá đất được thể hiện dưới dạng % hoặc cho điểm.
2.1.2.5 Phương pháp đánh giá đất đai theo chỉ dẫn của FAO
Từ những năm 70 nhiều nước châu Âu đã cố gắng phát triển các hệ thống đánh giá đất đai của riêng mình, cuối cùng các nhà nghiên cứu thấy rằng cần phải có sự thống nhất và tiêu chuẩn hoá việc đánh giá đất đai ở các quốc gia khác nhau. Do đó hai uỷ ban nghiên cứu đã được thành lập tại Hà Lan và Rome (Italia) và một dự thảo đầu tiên được ra đời (FAO, 1972), sau đó dự thảo này được Brinkman và Smyth soạn thảo lại và in ấn vào năm 1973.
Thấy rõ vai trò quan trọng của đánh giá đất làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất, Tổ chức Nông - Lương của Liên Hợp Quốc (FAO) cùng với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước xây dựng nên bản đề cương đánh giá đất đai (FAO, 1976). Tài liệu này đã được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp.
Tiếp đó, đề cương này được bổ sung, chỉnh sửa cùng với hàng loạt các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất đai chi tiết cho từng vùng sản xuất khác nhau như: đánh giá đất cho NN nhờ nước trời (Land evaluation for rainfed agriculture, 1983), đánh giá đất cho nền NN có tưới (Land evaluation irrigated agriculture, 1985), đánh giá đất đai cho trồng trọt đồng cỏ quảng canh (Land evaluation for extensive grazing, 1989), đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (Land evaluation for development, 1990), đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất (Land evaluation and farming system analysis for land use planning, 1992).
Đề cương đánh giá đất đai của FAO mang tính khái quát toàn bộ những nguyên tắc và nội dung cũng như các bước tiến hành quy trình đánh giá đất đai cùng với những gợi ý và ví dụ minh hoạ giúp cho các nhà khoa học đất ở các nước khác nhau tham khảo. Tuỳ theo điều kiện sinh thái đất đai và sản xuất của từng nước để vận dụng những tài liệu của FAO cho phù hợp và có kết quả tại nước mình [16].
Phương pháp đánh giá đất của FAO đã "dung hoà" các phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới, lựa chọn và phát huy ưu điểm của các phương pháp đánh giá đất đai khác nhau. FAO đã đề ra phương pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân loại đất thích hợp "Land suitability classification". Cơ sở của phương pháp này là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế - xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử dụng tối ưu.
Phương pháp đánh giá đất đai theo quan điểm thích hợp của FAO là cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và công nhận. Đánh giá đất đai là một bước quan trọng trong công tác quy hoạch sử dụng đất cho một vùng lãnh thổ.
Đề cương đánh giá đất của FAO đã nêu ra các quy tắc như sau:
- Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá phân hạng cho các loại hình sử dụng đất cụ thể.
- Việc đánh giá khả năng thích hợp đất đai yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được (bao gồm cả năng suất, lợi ích) với đầu tư (chi phí cần thiết) trên các loại đất khác nhau.
- Đánh giá đất đai đòi hỏi một phương pháp tổng hợp đa ngành, yêu cầu có một quan điểm tổng hợp, có sự tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế, xã hội học…
- Việc đánh giá đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các loại hình sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển, bối cảnh và đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu.
- Khả năng thích hợp đưa vào sử dụng cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền vững.
- Đánh giá đất cần phải so sánh các loại hình sử dụng đất được lựa chọn (so sánh hai hay nhiều loại hình sử dụng đất).
Mục đích của đánh giá đất theo FAO là nhằm tăng cường nhận thức, hiểu biết về phương pháp đánh giá đất đai trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm tăng cường lương thực cho một số nước trên thế giới và giữ gìn nguồn tài nguyên đất đai không bị thoái hoá, sử dụng đất được lâu bền.
* Những yêu cầu chính trong đánh giá đất theo FAO
Yêu cầu chính trong đánh giá đất theo FAO là gắn liền đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất, coi đánh giá đất là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất. Vì vậy những yêu cầu cần phải đạt được là:
- Thu thập được những thông tin phù hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được khả năng thích hợp của vùng đất đó với các mục tiêu sử dụng khác nhau và theo nhu cầu của con người.
- Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi quy hoạch toàn quốc, tỉnh, huyện hoặc cơ sở sản xuất.
- Mức độ thực hiện đánh giá đất đai phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ.
* Nội dung chính của đánh giá đất đai theo FAO
- Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Xác định loại hình sử dụng đất.
- Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai.
- Phân hạng thích hợp đất đai.
Đề cương cũng đã giới thiệu ba mức độ đánh giá: sơ lược, bán chi tiết và chi tiết [4], [13], [39], [41].
* Phương pháp đánh giá đất theo FAO
Trong đánh giá đất cả hai khâu điều tra tự nhiên và kinh tế - xã hội đều quan trọng. Hai phương pháp thực hiện quy trình đánh giá đất khác nhau được phân biệt bởi mối liên quan đến sự nối tiếp thời gian khi thực hiện nghiên cứu về tự nhiên hay về kinh tế - xã hội.
Trong thực tế thì sự khác nhau giữa hai phương pháp không thật rõ nét. Với phương pháp hai bước, thuộc tính quan trọng là kinh tế - xã hội, cần suốt cho cả bước thứ nhất khi lựa chọn các loại hình sử dụng đất trong quá trình đánh giá đất [16].
* Trình tự hoạt động đánh giá đất theo FAO
- Bước 1: Xác định mục tiêu
Đây là bước khởi đầu, xác định quy mô và mức độ của công việc cụ thể.
- Bước 2: Thu thập tài liệu
Dựa vào mục tiêu và quy mô của từng dự án đánh giá đất để thu thập các tài liệu thông tin sẵn có về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng dự án.
- Bước 3: Xác định đơn vị đất đai
Mô tả các đơn vị bản đồ đất đai (Land mapping unit - LMU) dựa trên kết quả điều tra tài nguyên đất (khí hậu, loại đất, thực vật bề mặt đất, nước ngầm). Mỗi một LMU có số lượng các đặc tính như độ dốc, lượng mưa, phẫu diện đất, thoát nước, thảm thực vật… khác với LMU kề bên.
- Bước 4: Xác định loại hình sử dụng đất
Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất với các thuộc tính chính liên quan đến: các chính sách và mục tiêu phát triển, những hạn chế đặc biệt trong quá trình sử dụng đất, những nhu cầu và ưu tiên của chủ sử dụng, các điều kiện tổng quát về kinh tế - xã hội và sinh thái NN trong vùng đánh giá đất.
Bước 5: Đánh giá mức độ thích hợp
Đánh giá dựa trên kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đã được dùng để phân hạng thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất cụ thể.
- Bước 6: Xác định giải pháp về kinh tế - xã hội, môi trường
Dựa trên kết quả đánh giá, phân hạng thích hợp đề xuất các loại hình sử dụng đất cho từng vùng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đảm bảo sự ổn định về môi trường.
- Bước 7: Xác định các loại hình sử dụng đất thích hợp nhất
Đây là bước chuyển tiếp giữa công tác đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất dựa trên các loại hình thích hợp hiện tại.
- Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất
Từ kết quả xác định các loại hình sử dụng đất thích hợp nhất để đưa ra định hướng sử dụng đất có hiệu quả.
- Bước 9: Áp dụng việc đánh giá đất
Áp dụng công tác đánh giá đất của FAO vào thực tiễn phục vụ cho phát triển nền NN bền vững.
Các công đoạn của quá trình đánh giá đất phải được nghiên cứu kỹ và cần thiết phải trở đi trở lại nhiều lần tiến trình trong sơ đồ cho tới khi nào các nhà quy hoạch thoả mãn rằng tất cả các loại hình sử dụng đất được lựa chọn đã được xem xét đánh giá.
* Đánh giá khả năng thích hợp đất đai
Theo FAO khả năng thích hợp đất đai là sự phù hợp của một đơn vị đất đai đối với một loại hình sử dụng đất (Land utilization type - LUT) được xác định. Đất đai có thể được xem xét ở điều kiện hiện tại hoặc trong tương lai sau khi cải tạo [3], [22], [26], [41], [42].
Hệ thống phân loại khả năng thích hợp đất đai của FAO được chia thành 4 cấp : loại, hạng, hạng phụ và đơn vị (Sơ đồ 2.1).
Sơ đồ 2.1: Cấu trúc của phân loại khả năng thích hợp đất đai
CẤP PHÂN VỊ (Category)
Bộ (Order)
Lớp (Class)
Lớp phụ (Subclass)
Đơn vị (Unit)
S- Thích hợp
(Suitable)
S1
S2
S3
S2m
S2d
S2e
...
S2d-1
S2d-2
S2d-3
N- Không thích hợp
(Not suitable)
N1
N2
N1 sl
N1 e
Trong đó: m: Độ ẩm; e: Độ cao; d: Độ dày tầng đất; d-1:
Dày > 100 cm; d-2: Dày 50 - 100 cm; d-3: Dày < 50 cm
- Bộ (order): Phản ánh khả năng thích hợp, nó chỉ ra loại đất nào là thích hợp hay không thích hợp đối với loại hình sử dụng đất được xem xét. Bộ được chia thành 2 cấp, gồm: Bộ thích hợp (Suitability), ký hiệu là S và Bộ không thích hợp (Non - Suitability), ký hiệu là N.
- Lớp (Class): Phản ánh mức độ thích hợp trong một bộ, thường được ký hiệu bằng chữ số Ả Rập, chỉ số này càng lớn thì mức độ thích hợp càng giảm.
Bộ thích hợp được chia làm 3 lớp:
+ S1- Thích hợp cao (Highly Suitable): Đặc tính đất đai không thể hiện những yếu tố hạn chế hoặc chỉ thể hiện ở mức độ nhẹ, rất dễ khắc phục và không ảnh hưởng đến năng suất của các loại sử dụng đất. Sản xuất trên các hạng đất này dễ dàng, thuận lợi và cho năng suất cao.
+ S2- Thích hợp trung bình (Moderately): Đặc tính đất đai có thể hiện một số yếu tố hạn chế ở mức độ trung bình có thể khắc phục được bằng các biện pháp KHKT hoặc tăng mức đầu tư. Sản xuất trên các hạng đất này khó khăn hơn hoặc đầu tư tốn kém hơn S1 nhưng vẫn có thể cho năng suất khá.
+ S3- Kém thích hợp (Marginally): Đặc tính đất đai đã thể hiện nhiều yếu tố hạn chế hoặc một yếu tố hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục. Sản xuất trên các hạng đất này khó khăn hơn hoặc đầu tư tốn kém hơn S2 nhưng vẫn có thể cho năng suất và có lãi.
Bộ không thích hợp được phân làm 2 lớp:
+ N1- Không thích hợp hiện tại (Currently not suitable): Đặc tính đất đai không thích hợp với các loại sử dụng đất hiện tại vì có yếu tố hạn chế nghiêm trọng. Tuy nhiên yếu tố hạn chế đó có thể khắc phục được bằng các biện pháp cải tạo đất đồng bộ, đầu tư lớn trong tương lai để nâng lên hạng thích hợp.
+ N2- Không thích hợp vĩnh viễn (Permanently not suitable): Đặc tính đất đai thể hiện nhiều yếu tố hạn chế nghiêm trọng, hiện tại không thể khắc phục được và cũng không nên đưa vào sử dụng trong tương lai vì không có hiệu quả.
- Lớp phụ (Subclass): Phản ánh loại hạn chế hay loại biện pháp cải tạo chính được yêu cầu trong cùng một lớp. Các yếu tố hạn chế ở lớp phụ chủ yếu là điều kiện tự nhiên. Ký hiệu của các yếu tố hạn chế là chữ cái La tinh viết thường.
- Đơn vị (Unit): Trong đánh giá đất đai ở cấp chi tiết (huyện, xã), đơn vị được phân cấp thành đơn vị đất. Tất cả các đơn vị thích hợp đều có cùng mức độ thích hợp và loại hạn chế giống nhau nhưng khác nhau ở mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hạn chế. Các yếu tố hạn chế ở đơn vị ngoài yếu tố tự nhiên của các đơn vị đất còn có các yếu tố hạn chế về quản lý và đầu tư sản xuất. Các yếu tố hạn chế về quản lý, kinh tế phụ thuộc vào các nông hộ hoặc các nông trang.
Như vậy, tùy thuộc vào mức độ chi tiết của mức độ đánh giá đất của mỗi quốc gia, mỗi vùng cụ thể, tùy thuộc vào phân cấp tỷ lệ bản đồ mà định ra các cấp và mức độ phân hạng để xác định khả năng thích hợp đất đai.
Đánh giá đất theo FAO chú trọng những vấn đề sau:
- Xác định đối tượng đánh giá đất là toàn bộ tài nguyên đất đai của lãnh thổ.
- Quan niệm đất đai là một thể tự nhiên bao gồm thổ nhưỡng và các yếu tố khác như địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí hậu, thực vật…
- Đánh giá đất đai gắn với mục đích sử dụng đất NN theo nghĩa rộng (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi).
- Khi đánh giá đất chú trọng tất cả các thành phần của đất có ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng cây trồng, khả năng sử dụng chúng trong sản xuất và biện pháp bảo vệ, cải tạo môi trường.
- Hệ thống phân vị khép kín cho phép đánh giá đất đai từ khái quát đến chi tiết trên quy mô vùng lãnh thổ với các cơ sở sản xuất.
Trong tình hình hiện nay các tác động của con người đối với khai thác sử dụng đất hoàn toàn bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế - xã hội, vì vậy đánh giá đất theo FAO được xem xét trên phạm vi rộng (không gian và thời gian, tự nhiên, kinh tế - xã hội) nhằm tạo ra một sức sản xuất ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng được nhu cầu giao lưu quốc tế. Đánh giá đất đai theo chỉ dẫn của FAO rất đầy đủ, chặt chẽ và dễ dàng vận dụng, được quốc tế hoá và có tính khả thi cao.
Những công trình nghiên cứu về phương pháp, nội dung đánh giá đất đai ngày càng được hoàn thiện; gần đây FAO (1994) trình bày như một khâu công tác trọng yếu trong quy hoạch sử dụng đất. Nhận thức rõ ràng của giới nghiên cứu khoa học tự nhiên, đặc biệt là các nhà khoa học đất, là việc nghiên cứu tài nguyên đất hiện nay không chỉ dừng lại ở bước thống kê tài nguyên đất đai mà còn phải thực hiện việc đánh giá khả năng và giới hạn của tài nguyên đất đai trong quá trình sử dụng đất. Do vậy, tổ chức FAO gần đây đã tập trung mọi nỗ lực vào việc hoàn thiện công tác đánh giá khả năng của đất đai bằng nhiều tài liệu, hội thảo trên quy mô toàn cầu [25].
2.2 Sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
2.2.1 Vấn đề suy thoái đất NN
Hiện tượng suy thoái đất, suy kiệt dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ đến chất lượng đất và môi trường. Để đáp ứng được lương thực, thực phẩm cho con._. người trong hiện tại và tương lai, con đường duy nhất là thâm canh tăng năng suất cây trồng trong điều kiện hầu hết đất canh tác trong khu vực đều bị nghèo dưỡng chất, đòi hỏi phải bổ sung một lượng chất dinh dưỡng cần thiết qua con đường sử dụng phân bón.
Dự án điều tra, đánh giá tốc độ thoái hoá đất ở một số nước vùng nhiệt đới châu Á cho phát triển NN bền vững trong chương trình môi trường của Trung tâm Đông Tây và khối các trường đại học Đông Nam Á đã tập trung nghiên cứu những thay đổi dinh dưỡng trong hệ sinh thái NN. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố dinh dưỡng NPK của hầu hết các hệ sinh thái đều bị giảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra những nguyên nhân của sự thất thoát dinh dưỡng trong đất do thâm canh thiếu phân bón và đưa các sản phẩm của cây trồng, vật nuôi ra khỏi hệ thống.
Đối với Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất đai ở vùng trung du, miền núi đều nghèo các chất dinh dưỡng P, K, Ca và Mg. Đất phù sa sông Hồng có hàm lượng dinh dưỡng khá, song quá trình thâm canh với hệ số sử dụng đất cao từ 2 đến 3 vụ trong năm nên lượng dinh dưỡng mà cây lấy đi lớn hơn nhiều so với lượng dinh dưỡng bón vào đất. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng đất không bị suy thoái thì N, P là hai yếu tố cần phải được bổ sung thường xuyên [33]. Trong quá trình sử dụng đất do chưa tìm được các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc chưa có công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hoá đất, ngoài ra còn liên quan đến hiện tượng kinh tế - xã hội của vùng. Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, người dân đã tập trung chủ yếu vào trồng cây lương thực, như vậy gây ra hiện tượng xói mòn, suy thoái đất. Điều kiện kinh tế và sự hiểu biết của con người còn thấp dẫn đến việc sử dụng phân bón hạn chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều gây ảnh hưởng tới môi trường.
Tadon H. L. S., 1993 [50] chỉ ra rằng "Sự suy kiệt đất và các chất dự trữ trong đất cũng là biểu hiện thoái hoá về môi trường, do vậy việc cải tạo độ phì nhiêu của đất không những là đóng góp cho cải thiện cơ sở tài nguyên thiên nhiên và còn hơn nữa cho chính môi trường".
2.2.2 Sử dụng đất theo quan điểm sinh thái
Hệ sinh thái bao gồm hai thành phần chủ yếu:
- Các quần thể sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) với các mối quan hệ dinh dưỡng và vị trí của chúng.
- Các nhân tố ngoại cảnh: khí hậu, đất , nước.
Theo chức năng, hoạt động của hệ sinh thái được phân theo dòng năng lượng, chuỗi thức ăn, sự phân bố không gian và thời gian tuần hoàn vật chất, phát triển, tiến hoá và điều khiển.
* Hệ sinh thái NN
Hệ sinh thái NN là một hệ thống với các hệ thống phụ như đồng ruộng trồng cây hàng năm, vườn cây lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi, ao hồ thả cá, các khu dân cư, trong đó hệ sinh thái đồng ruộng là thành phần trung tâm quan trọng trong hệ thống sinh thái NN. Hệ sinh thái NN là các vùng sản xuất NN, cũng có thể là một cơ sở sản xuất NN như nông trường, hợp tác xã NN [33].
* Hệ sinh thái nhân văn
Hệ sinh thái nhân văn nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và môi trường sống. Hệ sinh thái nhân văn cung cấp cơ sở khoa học cho việc phân tích hệ thống tài nguyên nông thôn. Khái niệm này dựa trên quan điểm cho rằng tồn tại một mối quan hệ có tính chất hệ thống giữa xã hội loài người (hệ thống xã hội) và môi trường tự nhiên (hệ sinh thái). Những mối quan hệ này ảnh hưởng đến những nguồn tài nguyên và đến những tác động về môi trường do con người gây ra. Hệ thống xã hội hình thành trên cơ sở các yếu tố dân số, kỹ thuật, tín ngưỡng, đạo đức, nhận thức, thể chế, cơ cấu xã hội. Hệ sinh thái tồn tại trên cơ sở các yếu tố sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật), các yếu tố vật lý (đất, nước, không khí…). Mối quan hệ tương tác giữa hai hệ thống này được biểu hiện dưới dạng năng lượng vật chất và thông tin. Những dòng vật chất này ảnh hưởng tới cơ cấu và chức năng của từng hệ thống [9].
2.2.3 Quan điểm sử dụng đất bền vững
Với sự phát triển đột phá của khoa học kỹ thuật trong những thập kỷ gần đây, nền văn minh hiện đại của nhân loại đã làm biến đổi sâu sắc cảnh quan môi trường. Sự cạn kiệt của nguồn năng lượng, sự bùng nổ của dân số càng làm sâu sắc thêm sự mất cân đối giữa nhu cầu ngày càng cao của xã hội và khả năng có hạn của các nguồn tài nguyên. Từ những năm 1980, Hiệp hội quốc tế các tổ chức bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên môi trường (IUCN), Tổ chức FAO và Chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP) đã khởi xướng nhu cầu toàn cầu về bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu duy trì các nguồn gen, bảo vệ sử dụng hợp lý và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được. Thế giới đang trải qua "thập kỷ nhận thức về môi trường" (1971 - 1981) và "thập kỷ hành động" (1981 - 1991). Bảo vệ môi trường trở thành chiến lược toàn cầu và chiến lược của mỗi quốc gia [26].
Mục tiêu của con người trong quá trình sử dụng đất là sử dụng khoa học và hợp lý. Trong thực tế của quá trình sử dụng lâu dài, nhận thức về sử dụng đất còn hạn chế dẫn tới nhiều vùng đất đai đang bị thoái hoá, ảnh hưởng tới môi trường sống của con người. Những diện tích đất đai thích hợp cho sản xuất NN ngày càng bị thu hẹp, do đó con người phải mở mang thêm diện tích đất canh tác trên các vùng không thích hợp. Hậu quả đã gây ra quá trình thoái hoá, rửa trôi và phá hoại đất một cách nghiêm trọng.
Trước những năm 1970, trong NN người ta nói nhiều về giống mới, năng suất cao, kỹ thuật cao. Nhưng sau năm 1970 một khái niệm mới đã xuất hiện và ngày càng có tính thuyết phục, đó là khái niệm tính bền vững và tiếp theo là NN bền vững.
NN bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm truyền thống mà phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoa học, từ nông dân hoặc cả hai. Điều trở nên thông thường đối với những người nông dân, bền vững là việc sử dụng những công nghệ và thiết bị mới vừa được phát kiến, những mô hình canh tác tổng hợp để giảm giá thành đầu vào. Đó là những công nghệ về chăn nuôi động vật, những kiến thức về sinh thái để quản lý sâu hại và thiên dịch [20].
Theo Lê Văn Khoa, 1993 [19], để phát triển NN bền vững cũng loại bỏ ý nghĩ đơn giản rằng, NN, công nghiệp hoá sẽ đầu tư từ bên ngoài vào. Phạm Chí Thành, 1996 [28] cho rằng có 3 điều kiện để tạo NN bền vững đó là công nghệ bảo tồn tài nguyên, những tổ chức từ bên ngoài và những tổ chức về các nhóm địa phương. Tác giả cho rằng xu thế phát triển NN bền vững được các nước phát triển khởi xướng và hiện nay đã trở thành đối tượng mà nhiều nước nghiên cứu theo hướng kế thừa, chắt lọc các tinh tuý của nền NN chứ không chạy theo cái hiện đại để bác bỏ những cái thuộc về truyền thống.
Không có ai hiểu biết hệ sinh thái NN ở một vùng bằng chính những người sinh ra và lớn lên ở đó, vì vậy xây dựng NN bền vững cần thiết phải có sự tham gia của người dân trong vùng nghiên cứu. Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên tự nhiên, định hướng những thay đổi công nghệ, thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự thoả mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người của những thế hệ hôm nay và mai sau [44], [45].
Sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực NN chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội [50].
FAO đã đưa ra những chỉ tiêu cụ thể cho NN bền vững là:
- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng và chất lượng các sản phẩm NN khác nhau.
- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi người trực tiếp làm NN.
- Duy trì và chỗ nào có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu kỳ sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hoá xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường.
- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong NN, củng cố lòng tin trong nhân dân.
Cũng trong năm 1992 thế giới kỷ niệm 20 năm thành lập Chương trình Bảo vệ Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), lần đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển đã họp tại Rio De Janerio, Brazin (gọi tắt là Rio 92) định hướng cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế chiến lược về môi trường và phát triển bền vững để bước vào thế kỷ 21 [31]. Trong bối cảnh đó quan điểm sử dụng đất bền vững đã được triển khai trên toàn thế giới.
* Các nguyên tắc sử dụng đất bền vững
Theo Smyth và Dumanski [50] sử dụng đất bền vững được xác định theo 5 nguyên tắc:
- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất).
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn).
- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hoá chất lượng đất và nước (bảo vệ).
- Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi).
- Được xã hội chấp nhận (sự chấp nhận).
Năm nguyên tắc trên được coi là trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được. Nếu thực tế diễn ra đồng bộ so với các mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được. Còn chỉ một hay một vài mục tiêu mà không phải là tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.
Mollison B. và Holmgren D., tác giả của hai cuốn sách Permaculture One (1978) và Permaculture Two (1979), đã đề xuất học thuyết về phát triển NN bền vững, đồng thời cho triển khai ở Australia và một số nước trên thế giới. Theo Mollison B. NN bền vững là một hệ thống thiết kế để chọn môi trường bền vững cho con người, liên quan đến cây trồng, vật nuôi, các công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng (nước, năng lượng, đường xá,…). Tuy vậy NN bền vững không hẳn là những yếu tố đó, mà chính là mối quan hệ giữa các yếu tố do con người tạo ra, sắp đặt và phân phối chúng trên bề mặt trái đất [2].
NN bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi kết hợp đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc diện tích đất sử dụng một cách thống nhất. NN bền vững là một hệ thống mà nhờ đó con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn lương thực và tài nguyên phong phú của thiên nhiên mà không liên tục huỷ diệt sự sống trên trái đất. NN bền vững là một hệ thống NN thường trực, tự xây dựng bền vững thích hợp cho mọi tình trạng ở đô thị và nông thôn với mục tiêu đạt được sản lượng cao, giá thành hạ, kết hợp tối ưu giữa sản xuất cây trồng, cây rừng, vật nuôi, các cấu trúc hoạt động của con người.
Gần đây xuất hiện khuynh hướng "nông học hữu cơ", chủ trương dùng máy cơ khí nhỏ và sức kéo gia súc, sử dụng rộng rãi phân hữu cơ, phân xanh, phát triển cây họ đậu trong hệ thống luân canh cây trồng, hạn chế sử dụng các loại hoá chất để phòng trừ sâu bệnh [5], [10], [11], [27].
Anbert K. và Voisin A. đã hình thành trường phái "NN sinh học", bác bỏ việc sản xuất và sử dụng nhiều loại phân hoá học vì như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và sức khoẻ người tiêu dùng. Phần Lan đã đưa ra thị trường những sản phẩm NN được sản xuất theo con đường xanh "Green way", hoàn toàn không dùng phân hoá học [1].
Ở Việt Nam đã hình thành nền văn minh lúa nước từ hàng ngàn năm nay, có thể coi đó là một mô hình NN bền vững ở vùng đồng bằng, thích hợp trong điều kiện thiên nhiên nước ta. VAC (vườn, ao, chuồng), mô hình nông - lâm kết hợp trên đất đồi thực chất là những kinh nghiệm truyền thống được đúc rút ra từ quá trình đấu tranh lâu dài, bền vững với thiên nhiên khắc nghiệt của con người để tồn tại và phát triển.
Thực chất của NN bền vững là phải thực hiện được khâu cơ bản là giữ độ phì nhiêu đất được lâu bền, vì độ phì nhiêu đất là tổng hoà các yếu tố vật lý, hoá học và sinh học để tạo môi trường sống thuận lợi nhất cho cây trồng tồn tại và phát triển [34].
2.2.4 Nghiên cứu đánh giá sử dụng đất NN bền vững ở Việt Nam
Thời gian qua mặc dù đã nỗ lực khai hoang mở rộng diện tích đất NN nhưng do dân số tăng nhanh nên đất NN bình quân đầu người đang giảm dần và đất NN trong quá trình công nghiệp hoá bị chuyển dần sang sử dụng vào mục đích khác lại thường là đất tốt cho sản xuất NN.
Thực tiễn của nhiều nước trên thế giới cho thấy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nếu không sớm có quy hoạch toàn diện về đất đai, nếu không biết khai thác sử dụng hợp lý thì diện tích đất NN sẽ bị giảm ở các vùng đồng bằng và làm mất an ninh lương thực.
Ở nước ta, qua thống kê nhiều năm, từ năm 1980 đến 1995, bình quân đất trồng cây lương thực tính theo đầu người giảm dần với tốc độ 1,9 %/năm. Chỉ trong vòng 10 năm gần đây, quỹ đất sản xuất NN nước ta cũng giảm đi nhanh chóng: Vùng núi và trung du Bắc bộ giảm 88.300 ha, vùng Bắc Trung bộ, trung du và miền núi Bắc bộ giảm 33.000 ha mà không còn quỹ đất để bù đắp. Trong khi đó nước ta mới đang ở trong giai đoạn bắt đầu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá khi mà tốc độ xây dựng và phát triển diễn ra còn chậm. Tình hình sẽ ra sao trong những năm tới khi các công trình công nghiệp và xây dựng diễn ra mạnh mẽ?
Xét về lâu dài quỹ đất NN nước ta rất hạn chế, chỉ có khoảng 10 triệu ha, trong đó có khoảng 4 triệu ha đất trồng lúa, do vậy cần có sự ưu tiên hợp lý để khai thác thêm đất NN và bảo vệ quỹ đất NN hiện có, nhằm giảm bớt mâu thuẫn giữa đất đai và lao động. Bảo vệ quỹ đất NN cũng chính là đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội [42].
Sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền là cơ sở vật chất tất yếu của sản xuất NN bền vững cho mọi quốc gia. Ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới, sản xuất NN đang phải đối đầu với tình trạng thiếu đất canh tác do sức ép về tăng dân số, việc khai thác và sử dụng quá mức đối với tài nguyên đất đai, đặc biệt là vùng đồi núi, đã làm cho sản xuất NN ngày càng bị thoái hoá. Do đó cần thiết phải nhìn nhận một cách đúng mức những hậu quả của việc sử dụng đất và vấn đề môi trường sẽ xảy ra để có những biện pháp hạn chế nhằm giảm nhẹ hậu quả của chúng đối với tài nguyên đất đai. Sử dụng đất đai bền vững đang trở thành vấn đề mấu chốt để quản lý các nguồn tài nguyên đất đai cho sản xuất nông, lâm nghiệp, nhằm thay đổi nhanh chóng đời sống của xã hội đồng thời cũng duy trì hay cải thiện được môi trường và bảo tồn tài nguyên tự nhiên.
2.3 Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất đai ở Việt Nam
Sử dụng đất ở Việt Nam là cả một quá trình hàng ngàn năm lịch sử. Việc phát triển ấp, trại trong chế độ phong kiến đã được tiếp bước bằng công tác điều tra, nghiên cứu sâu hơn trong thời kỳ Pháp thuộc.
Sau khi chiếm được Việt Nam, thực dân Pháp đã bắt đầu các nghiên cứu về đất nhằm phục vụ công cuộc khai thác tài nguyên tại nước thuộc địa. Trên toàn lãnh thổ Đông Dương, Viện Nghiên cứu Nông - Lâm nghiệp Đông Dương (Intitute of Research on Agriculture and Foresty in Indochina) đã thực hiện một số nghiên cứu tổng quát về đất Đông Dương, trong đó tập trung vào các vùng đất mới nhằm thiết lập được các đồn điền trồng cây ngắn ngày và dài ngày. Ngoài ra ở một số cơ quan khác thực dân Pháp cũng thực hiện một số cuộc khảo sát hoặc nghiên cứu về đất đai như: Nha Canh nông và Thương mại Đông Dương (1898), Nha Canh nông Nam Kỳ (1899), Phòng phân tích Hoá học NN và Kỹ nghệ Sài Gòn (1898)… Từ những năm đầu thế kỷ 20, nhiều công trình nghiên cứu khác do các nhà khoa học Pháp tiến hành cũng đóng góp nền tảng đầu tiên về nghiên cứu đất ở Việt Nam (J. Lan, F. Roule, R. Dumont, M. Guillaume, P. Gourou, Y. Henry,…). Một số công trình nghiên cứu quan trọng trong giai đoạn này như công trình nghiên cứu "Đất Đông Dương" (Le Sol) do E. M. Castagmol thực hiện, ấn hành năm 1942 ở Hà Nội; "Vấn đề đất và sử dụng đất ở Đông Dương" ấn hành năm 1950 ở Sài Gòn; công trình nghiên cứu "Đất đỏ miền Nam Việt Nam” do B. Tkatchenko thực hiện nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam [25].
Năm 1954 hoà bình lập lại, ở miền Bắc Vụ Quản lý ruộng đất và Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, sau đó là Viện Quy hoạch và Thiết kế NN đã nghiên cứu phân hạng đất vùng sản xuất NN (áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của Dokutraiev). Dựa vào các chỉ tiêu chính về điều kiện sinh thái và tính chất của từng vùng sản xuất NN, đất được chia thành 5 - 7 hạng theo phương pháp tính điểm. Trong giai đoạn này Bùi Quang Toản, 1986 [29] đã đề ra quy trình kỹ thuật phân hạng đất áp dụng cho các hợp tác xã và các vùng chuyên canh. Nội dung quy trình gồm 4 bước:
1. Thu thập tài liệu;
2. Vạch khoảnh đất (với hợp tác xã) hoặc khoanh đất (với vùng chuyên canh);
3. Đánh giá phân hạng chất lượng đất đai;
4. Xây dựng các bản đồ phân hạng đất.
Các yếu tố tham gia trong đánh giá phân hạng vùng đồng bằng gồm có: loại đất, mức độ chặt, xốp, hạn, úng, mặn, chua… các yếu tố này được chia thành bốn mức độ thích hợp: Rất tốt, tốt, trung bình, kém. Quy trình này đã được áp dụng trong một thời gian dài, tuy nhiên các vấn đề về kinh tế - xã hội tác động tới môi trường chưa được nghiên cứu sâu trong quy trình này.
Để thực hiện Chỉ thị 299/TTg, Tổng cục Quản lý ruộng đất, 1992 [32] đã ban hành "Dự thảo phương pháp phân hạng đất lúa nước cấp huyện" với 5 nguyên tắc cơ bản như sau:
- Phân hạng đất chỉ dựa vào vùng địa lý thổ nhưỡng.
- Phân hạng đất tuỳ thuộc vào loại, nhóm cây trồng.
- Phân hạng đất phải mang tính đặc thù của địa phương.
- Phân hạng đất tuỳ thuộc vào trình độ thâm canh.
- Phân hạng đất và năng suất cây trồng có tương quan chặt chẽ.
Tài liệu hướng dẫn phân hạng đất thành 8 hạng, dựa vào năng suất cây trồng là chính, sử dụng kèm theo các chỉ tiêu như thành phần cơ giới, địa hình, độ dày tầng đất, độ nhiễm mặn. Đây là tài liệu hướng dẫn vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn, có thể áp dụng trên diện rộng nhưng không tránh khỏi tính chủ quan.
Vũ Cao Thái và một số tác giả, 1989 [27] đã nghiên cứu xác định mức độ thích hợp của đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè, dâu tằm trên cơ sở vận dụng phân hạng đất thích hợp của FAO để đánh giá định tính và đánh giá khái quát tiềm năng của đất. Đề tài đã đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá, phân hạng đất cho từng loại cây trồng.
Phương pháp đánh giá của FAO đã được các nhà khoa học đất Việt Nam vận dụng và đã đạt được những kết quả đáng kể như các công trình nghiên cứu của Bùi Quang Toản (1985), Vũ Cao Thái (1989), Trần An Phong (1995),…
Từ những năm 1990 đến nay, Viện Quy hoạch và Thiết kế NN đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư (Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1994) với "Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam", Nguyên Công Pho (1995) với "Đánh giá đất vùng đồng bằng sông Hồng", Nguyễn Văn Nhân (1995) với " Đánh giá khả năng sử dụng đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long"). Tháng 1 năm 1995, Viện Quy hoạch và Thiết kế NN đã tổ chức hội thảo về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Hội nghị đã tổng kết, đánh giá việc ứng dụng quy trình đánh giá đất của FAO vào thực tiễn ở Việt Nam, nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để đưa kết quả đánh giá vào công tác quy hoạch sử dụng đất NN có hiệu quả. Thông qua việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để thấy tiềm năng đa dạng hoá của NN, khả năng tăng vụ, lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn [17].
Quy trình đánh giá đất của FAO được vận dụng trong đánh giá đất đai ở Việt Nam từ các địa phương đến các vùng, miền của toàn quốc. Những công trình nghiên cứu để triển khai sâu rộng ở một số vùng sinh thái lớn có đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu:
- Vùng đồi núi Tây Bắc và trung du phía Bắc có Lê Duy Thước (1992), Lê Văn Khoa (1993), Lê Thái Bạt (1995). Các kết quả nghiên cứu cho thấy vùng này gồm có 6 nhóm đất và 24 loại đất với các đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng. Toàn vùng có 4 loại hình sử dụng đất chính là đất lúa, đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đất trồng cây lâu năm, đất rừng [12], [13], [15], [18], [24], [29], [35], [40].
- Vùng đồng bằng sông Hồng với những công trình nghiên cứu có kết quả đã công bố của các tác giả Nguyễn Công Pho (1995), Cao Liêm, Vũ Thị Bình, Quyền Đình Hà (1992, 1993), Phạm Văn Lăng (1992). Trong công trình nghiên cứu đã vận dụng phương pháp đánh giá đất của FAO, thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/250.000 cho phép đánh giá ở mức độ tổng hợp phục vụ cho quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vùng đồng bằng sông Hồng có 33 đơn vị đất đai (22 đơn vị đất đai thuộc đất đồng bằng và 11 đơn vị đất đai thuộc đất đồi núi). Loại hình sử dụng đất của vùng rất phong phú và đa dạng với 3 vụ chính là vụ xuân, vụ mùa và vụ đông [5], [12], [13], [15], [21], [23].
- Vùng Tây Nguyên có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng, Đỗ Đình Đài, Nguyễn Văn Tuyển (1995). Các kết quả nghiên cứu cho thấy, Tây Nguyên có 5 hệ thống sử dụng đất chính, 29 loại hình sử dụng đất hiện tại với 195 đơn vị đất đai [12], [13], [15], [36].
- Vùng Đông Nam bộ có các công trình nghiên cứu của Trần An Phong, Phạm Quang Khánh, Vũ Cao Thái (1990); nghiên cứu môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm các đơn vị đất đai, hiện trạng sản xuất, loại hình sử dụng đất, phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, đánh giá đất thích hợp và lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững trong NN của vùng. Trên bản đồ đơn vị đất đai và hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/250.000 đã thể hiện 54 đơn vị đất với 602 khoanh có 7 loại hình sử dụng đất chính, 49 loại hình sử dụng đất chi tiết với 94 hệ thống sử dụng đất trong NN, trong đó có 50 hệ thống sử dụng đất được chọn [12], [13], [15], [18].
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long có các công trình nghiên cứu của Trần An Phong, Nguyễn Văn Nhân, Tôn Thất Chiểu, Nguyễn Công Pho, Phạm Quang Khánh (1991, 1995). Kết quả là toàn vùng có 123 đơn vị đất đai với 63 đơn vị đất đai ở vùng đất phèn, 20 đơn vị đất đai ở vùng đất mặn, 22 đơn vị đất đai ở vùng đất phù sa không có hạn chế và 18 đơn vị đất đai ở những vùng đất khác [8], [12], [13], [15].
Trong công trình nghiên cứu "Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam" các tác giả đã xác định được toàn Việt Nam có 340 đơn vị đất đai, trong đó miền Bắc có 144 đơn vị đất đai và miền Nam có 196 đơn vị đất đai. Toàn quốc có 90 loại hình sử dụng đất chính, trong đó 28 loại hình sử dụng đất được lựa chọn [17].
Những nghiên cứu đánh giá đất ở tầm vĩ mô của nhiều tác giả đã có những đóng góp to lớn trong việc hoàn thiện dần quy trình đánh giá đất đai ở Việt Nam, làm cơ sở cho những định hướng chiến lược về quy hoạch sử dụng đất toàn quốc và các vùng sinh thái lớn.
Những năm gần đây công tác quản lý đất đai trên toàn quốc đã và đang được đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển NN bền vững. Chương trình xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ đòi hỏi ngành quản lý đất đai phải có những thông tin và dữ liệu về tài nguyên đất và khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, lâu bền đất nông - lâm nghiệp. Vì vậy các nhà khoa học đất đã cùng các nhà quy hoạch và quản lý đất đai trong toàn quốc tiếp thu nhanh chóng tài liệu đánh giá đất của FAO, những kinh nghiệm của các chuyên gia đánh giá đất quốc tế để ứng dụng từng bước cho công tác đánh giá đất ở Việt Nam. Hơn 10 năm qua hàng loạt các dự án, đề tài nghiên cứu, các chương trình thử nghiệm, ứng dụng công tác đánh giá đất theo FAO được tiến hành ở cấp vùng sinh thái, tỉnh, huyện và tổng hợp thành cấp quốc gia; đã được triển khai từ Bắc vào Nam và đã thu được kết quả khả quan.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã góp phần đặt nền móng cho việc nghiên cứu và sử dụng đất theo quan điểm sinh thái lâu bền, bước đầu hoàn thiện quy trình về đánh giá đất theo FAO và đưa ra những kết quả mang tính khái quát. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu phần lớn mới chỉ dừng ở mức vĩ mô, những nghiên cứu chi tiết hơn còn chưa được thực hiện nhiều. Việc đánh giá đất theo quan điểm sinh thái phục vụ mục tiêu phát triển NN theo hướng đa dạng hoá sản phẩm cho cấp huyện mới chỉ có một số công trình nghiên cứu của: Vũ Thị Bình (1995), Đoàn Công Quỳ (2001), Đỗ Nguyên Hải (2001), Đào Châu Thu, Nguyễn Ích Tân (2004).
Việc đánh giá nguồn tài nguyên đất ở cấp độ nhỏ hơn (huyện, xã) là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra hiện nay nhằm cụ thể hoá kết quả của công tác đánh giá đất, làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng sử dụng đất hiện tại cũng như trong tương lai.
Vì lý do đó đề tài “Đánh giá đất NN theo hướng sản xuất NN bền vững cho huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh” đã được thực hiện để đạt được mục tiêu trên.
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các loại đất (thổ nhưỡng), các yếu tố sinh thái NN, các điều kiện kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất và phát triển NN của huyện Thuận Thành.
- Các loại hình sử dụng đất NN của huyện Thuận Thành.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá 7.287,97 ha đất NN của huyện Thuận Thành.
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Về xây dựng bản đồ đất đai
- Thu thập, phân loại các loại hình sử dụng đất và các loại đất của huyện theo FAO. Xác định đặc tính và tính chất của các loại đất và yêu cầu của các loại hình sử dụng theo các đặc tính đất đai sản xuất NN trong vùng.
- Xác định và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (Địa hình, thổ nhưỡng, chế độ tưới - tiêu, độ dày tầng canh tác...).
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
3.2.2 Về hiện trạng và hiệu quả kinh tế sử dụng đất
- Điều tra hiện trạng sử dụng đất huyện Thuận Thành.
- Điều tra, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện có liên quan đến sử dụng đất đai nói chung và sử dụng đất NN nói riêng.
3.2.3 Về đánh giá đất đai và đề xuất sử dụng đất NN
- Lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp nhất để đánh giá.
- Phân hạng mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn.
- Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất bền vững và xác định các giải pháp cho sử dụng đất NN.
- Định hướng sử dụng đất sản xuất NN trên cơ sở đánh giá đất ở huyện Thuận Thành.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Thu thập số liệu, tài liệu về địa chất, địa hình, đất đai, phân loại đất và các loại hình sử dụng đất của huyện.
- Thu thập các số liệu về tình hình sử dụng đất.
- Điều tra, phỏng vấn hộ nông dân về tình hình sản xuất, mức độ đầu tư thâm canh, kết quả sản xuất trên các loại hình sử dụng đất khác nhau theo mẫu biểu điều tra (Điều tra theo các tiểu vùng sản xuất).
3.3.2 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến từ những chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan tới sử dụng đất, cây trồng và kinh tế trong đánh giá đất đai của huyện.
3.3.3 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Phương pháp thống kê toán học được ứng dụng để xử lý các số liệu điều tra, thu thập được trong quá trình nghiên cứu bằng phần mềm Excel.
3.3.4 Phương pháp phân tích mẫu đất
Mẫu đất được phân tích các chỉ tiêu theo phương pháp của FAO-ISRIC (1987, 1995) và của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998) Phụ lục .
3.3.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất NN
Các chỉ tiêu lựa chọn để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất gồm:
- Năng suất bình quân: Là mức năng suất thu được trong quá trình điều tra đối với từng loại cây trồng cụ thể.
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ sản phẩm thu được quy ra tiền theo giá thị trường trên 1 ha đất canh tác.
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ quy ra theo giá thị trường.
- Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một công thức luân canh.
VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất, bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một công thức luân canh.
MI = VA - (A + T)
Trong đó: - A: Là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và các chi phí phân bổ.
- T: Là thuế NN.
- Giá trị ngày công (GTNC): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất trong một ngày lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một công thức luân canh.
- Hiệu suất đồng vốn (HSĐV): Là tỷ suất giữa thu nhập hỗn hợp và chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích cho một công thức luân canh.
Các chỉ tiêu kinh tế của các LHSDĐ chính là cơ sở để giải quyết sự tranh chấp của các loại cây trồng trên cùng một vùng đất. Để thuận lợi cho việc đánh giá và lựa chọn chính xác các loại hình sử dụng đất, các chỉ tiêu kinh tế được phân thành 3 cấp: Cao, trung bình và thấp.
Bảng 3.1. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất
STT
Mức
Ký hiệu
GO
(10 6 đ)
IC
(10 6 đ)
VA
(106 đ)
MI
(10 6 đ)
GTNC
(1.000 đ)
HSĐV
(lần)
1
Cao
C
> 90
> 30
> 60
> 60
> 70
> 2,5
2
Trung bình
TB
50 - 90
20 - 30
30 - 60
30 - 60
50 - 70
1,5 - 2,5
3
Thấp
T
< 50
< 20
< 30
< 30
< 50
< 1,5
Ghi chú: GO: Tổng giá trị sản xuất (hay tổng thu nhập); IC: Chi phí trung gian; VA: Giá trị gia tăng; MI: Thu nhập hỗn hợp; GTNC: Giá trị ngày công; HSĐV: Hiệu suất đồng vốn (Giá cả vật tư, sản phẩm được tính theo giá thị trường vào thời điểm điều tra năm 2007).
3.3.5 Phương pháp đánh giá mức độ thích hợp đất đai theo FAO
- Chồng ghép các bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Nghiên cứu lựa chọn các loại hình sử dụng đất dựa trên cơ sở đặc tính của các loại hình sử dụng đất và theo yêu cầu sử dụng đất.
- Phân hạng thích hợp đất đai theo cấu trúc phân hạng của FAO.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Thuận Thành là huyện thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 20O 54’ 00” đến 21O 07’ 10” vĩ độ Bắc và từ 105O 32’ 10” đến 105O 55’ 10” kinh độ Đông. Ranh giới địa lý của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Tiên Du và Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh;
- Phía Nam giáp huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên và huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương;
- Phía Đông giáp huyện Gia Bình và Lương Tài tỉnh Bắc Ninh;
- Phía Tây giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Thuận Thành là 11.971,01 ha. Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 15 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 2._.C: Dung tích hấp thu
Tiếp phụ lục 15. Thích hợp đất đai và các yếu tố hạn chế của các ĐVĐĐ huyện Thuận Thành
Đơn vị đất đai
Mức độ thích hợp và các yếu tố hạn chế
Khoai Lang
Lạc
Đậu tương
Đậu đỗ
Dâu tằm
Nhãn
Mã số
DT (ha)
TN
HC
TN
HC
TN
TN
TN
HC
TN
HC
TN
HC
1
10,97
S2
S
S3
S; pH
S2
pH
S2
pH
S2
BS; pH
S3
S; G
2
240,54
S3
S; T
S3
S; T; pH
S2
T; pH
S2
T; pH
S3
T; BS; pH
N
S; T; G
3
62,97
N
S; T; D
N
S; T; D; pH
N
T; D; pH
N
T; D; pH
N
T; D; BS; pH
N
S; T; D; G
4
356,12
N
S; T; D
N
S; T; D; pH
N
T; D; pH
N
T; D; pH
N
T; D; BS; pH
N
S; T; D; G
5
52,65
S1
S2
pH
S2
pH
S2
pH
S2
pH
S1
6
350,4
S2
T
S3
T; pH
S2
T; pH
S2
T; pH
S3
T; pH
S3
T
7
617,74
S1
S2
pH
S1
pH
S1
pH
S2
BS; pH
S1
8
78,09
S2
T
S3
T; pH
S1
T; pH
S1
T; pH
S3
T; BS; pH
S3
T
9
567,36
S1
S1
pH
S1
S1
S1
BS; pH
S1
10
38,22
S1
S1
pH
S1
S1
S1
BS; pH
S2
11
6,25
S1
S2
pH
S2
pH
S2
pH
S2
BS; pH
S3
S; G
12
1992,86
S1
S2
pH
S2
pH
S2
pH
S2
BS; pH
S3
S; G
13
124,78
S2
S2
pH
S2
pH
S2
pH
S2
BS; pH
S3
S; G
14
660,14
S3
T
S3
T; pH
S2
T; pH
S2
T; pH
N
T; BS; pH
N
S; T; G
15
7,51
N
T; D
N
T; D; pH
N
T; D; pH
N
T; D; pH
N
T; D; BS; pH
N
S; T; D; G
16
21,24
S1
S2
pH
S1
pH
S1
pH
S2
BS; pH
S1
17
157,48
S1
S2
pH
S1
pH
S1
pH
S2
BS; pH
S2
18
450,82
S2
T
S3
T; pH
S1
T; pH
S1
T; pH
S3
T; BS; pH
S3
T
19
87,5
S1
S1
S1
S1
S1
S1
Te
20
365,82
S1
S1
S1
S1
S1
S1
21
48,95
S1
S1
S1
S1
S1
S1
22
353,44
S1
S1
S1
S1
S1
S2
23
175,48
S2
T
S2
T
S1
T
S1
T
S2
T
S3
T
24
36,08
S2
CEC; BC; OC
S1
BC; pH
S2
CEC; BC
S2
CEC; BC
S3
CEC; BS; BC; pH
S3
Te; CEC; BC; OC
25
21,79
S1
S2
pH
S1
pH
S1
pH
S2
BS; pH
S1
26
223,92
S1
S2
pH
S1
pH
S1
pH
S2
BS; pH
S1
27
34,95
S1
S2
pH
S2
pH
S2
pH
S2
BS; pH
S2
Te
28
143,9
S1
S2
pH
S1
pH
S1
pH
S2
BS; pH
S1
Ký hiệu: TN: Thích hợp; HC: Hạn chế; BS : Độ bão hòa Bazơ; Te: Thành phần cơ giới đất; S: đất: BC: Tổng Cation trao đổi; T: địa hình; D: Chế độ tiêu; G: Mức độ Glây
OC: Các bon hữu cơ; CEC: Dung tích hấp thu
Phụ lục 16: Quy trình đánh giá đất đai của FAO
8
Quy ho¹ch sö dông ®Êt
4
X¸c ®Þnh §¬n vÞ ®Êt ®ai
1
X¸c ®Þnh môc tiªu
2
Thu thËp tµi liÖu
3
X¸c ®Þnh lo¹i h×nh sö dông ®Êt
5
§¸nh gi¸ kh¶ n¨ng thÝch hîp
6
X¸c ®Þnh hiÖn tr¹ng KT-XH vµ m«i trêng
7
X¸c ®Þnh lo¹i h×nh sö dông ®Êt thÝch hîp nhÊt
9
¸p dông cña viÖc ®¸nh gi¸ ®Êt
7
X¸c ®Þnh lo¹i h×nh sö dông ®Êt thÝch hîp nhÊt
Phụ lục 17: Đánh giá đất đai phục vụ đề xuất bố trí cơ cấu cây trồng
§¸nh gi¸ ®Êt ®ai
phôc vô ®Ò xuÊt bè trÝ c¬ cÊu c©y trång
X¸c ®Þnh yªu cÇu vµ giíi h¹n cña c¸c lo¹i h×nh sö dông ®Êt
X¸c ®Þnh chÊt lîng ®Êt vµ x©y dùng b¶n ®å ®¬n vÞ ®Êt ®ai
Ph©n lo¹i kh¶ n¨ng thÝch nghi ®Êt ®ai
®¸nh gi¸ hiÖn tr¹ng sö dông ®Êt
®¸nh gi¸ tµi nguyªn ®Êt ®ai
1
2
so s¸nh sö dông ®Êt víi ®iÒu kiÖn ®Êt ®ai
(a) §èi chiÕu
(b) T¸c ®éng m«i trêng
(c) Ph©n tÝch kinh tÕ - x· héi
(d) KiÓm tra thùc ®Þa
3
§Ò xuÊt bè trÝ c¬ cÊu c©y trång
4
Phụ lục 18. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất NN chính (1ha) huyện Thuận Thành
Loại đất
Loại hình sử dụng đất
GO
IC
VA
MI
GTNC
HSĐV
1,000 đ
Mức
1,000 đ
Mức
1,000 đ
Mức
1,000 đ
Mức
1,000 đ
Mức
Lần
Mức
Đất phù sa glây
Lúa xuân - Lúa mùa
43.835,9
T
13.674,0
T
30.161,9
TB
29.899,8
T
49,7
T
2,21
TB
Đất phù sa có tầng biến đổi
Lúa xuân - Lúa mùa
44.603,6
T
14.308,1
T
30.295,5
TB
30.008,9
TB
49,5
T
2,12
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông
61.831,3
TB
20.323,4
TB
41.507,9
TB
41.059,4
TB
45,5
T
2,04
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông
59.847,4
TB
19.814,9
T
40.032,5
TB
39.610,9
TB
44,2
T
2,02
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột đông
99.034,1
C
29.936,3
TB
69.097,8
C
68.361,2
C
65,1
TB
2,30
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Rau xanh đông
101.731,1
C
35.352,8
C
66.378,3
C
65.941,7
C
70,9
C
1,87
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua đông
112.745,6
C
31.594,7
C
81.150,9
C
80.310,3
C
84,4
C
2,57
C
Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông
64.230,2
TB
21.534,3
TB
42.695,9
TB
42.279,3
TB
50,0
T
1,98
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông
91.800,7
C
30.192,5
C
61.608,2
C
61.171,6
C
67,5
TB
2,03
TB
Lạc xuân - Rau xanh mùa - Khoai tây đông
135.994,2
C
43.109,9
C
92.884,3
C
92.434,0
C
102,3
C
2,15
TB
Lạc xuân - Đậu tương mùa - Ngô đông
66.766,5
TB
18.325,5
T
48.441,0
TB
47.993,7
TB
55,1
TB
2,64
C
Khoai sọ xuân - Lúa mùa - Rau xanh đông
115.222,4
C
34.537,6
C
80.684,8
C
80.241,5
C
87,3
C
2,34
TB
Rau xanh xuân - Rau xanh mùa - Rau xanh đông
170.572,5
C
62.107,6
C
108.464,9
C
108.015,0
C
112,3
C
1,75
TB
Rau xanh xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông
95.032,1
C
33.259,8
C
61.772,3
C
61.344,0
C
67,1
TB
1,86
TB
Dưa chuột xuân - Lúa mùa - Rau xanh đông
132.933,3
C
42.707,2
C
90.226,1
C
89.482,8
C
85,6
C
2,11
TB
Ngô xuân - Ngô mùa
35.080,7
T
12.010,7
T
23.070,9
T
22.758,2
T
39,2
T
1,92
TB
Lạc xuân - Ngô mùa
49.954,6
T
12.804,5
T
37.150,1
TB
36.843,9
TB
63,9
TB
2,90
C
Đất phù sa chua
Lúa xuân - Lúa mùa
47.008,3
T
15.045,8
T
31.962,5
TB
31.690,5
TB
52,3
TB
2,12
TB
Ngô xuân - Ngô mùa
38.492,2
T
12.344,4
T
26.147,8
T
25.856,6
T
45,7
T
2,12
TB
Lạc xuân - Ngô mùa
55.233,9
TB
13.036,2
T
42.197,7
TB
41.903,1
TB
73,2
C
3,24
C
Rau xanh xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông
99.953,7
C
32.876,4
C
67.077,3
C
66.656,3
C
73,8
C
2,04
TB
Phụ lục 18 tiếp. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất NN chính (1ha) huyện Thuận Thành
Loại đất
Loại hình sử dụng đất
GO
IC
VA
MI
GTNC
HSĐV
1,000 đ
Mức
1,000 đ
Mức
1,000 đ
Mức
1,000 đ
Mức
1,000 đ
Mức
Lần
Mức
Đất phù sa chua
Dưa chuột xuân - Lúa mùa - Rau xanh đông
140.449,1
C
42.355,4
C
98.093,7
C
97.357,7
C
93,8
C
2,32
TB
Thuốc lào xuân - Lúa mùa - Rau xanh đông
121.479,1
C
36.651,8
C
84.827,3
C
84.041,3
C
84,5
C
2,31
TB
Khoai sọ xuân - Lúa mùa - Rau xanh đông
119.329,1
C
33.886,4
C
85.442,7
C
85.006,7
C
94,6
C
2,52
C
Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông
65.806,8
TB
21.326,6
TB
44.480,2
TB
44.041,3
TB
49,1
T
2,09
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Rau xanh đông
106.294,3
C
35.411,8
C
70.882,5
C
70.460,4
C
76,9
C
1,00
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông
63.812,8
TB
20.479,7
TB
43.333,1
TB
42.926,0
TB
47,7
T
2,12
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông
67.673,6
TB
22.047,6
TB
45.626,0
TB
45.224,0
TB
53,7
TB
2,07
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông
96.629,2
C
30.683,8
C
65.945,4
C
65.523,3
C
72,7
C
2,15
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua đông
119.720,8
C
32.310,7
C
87.410,1
C
86.584,0
C
91,0
C
2,71
C
Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột đông
108.917,8
C
30.049,3
C
78.868,5
C
78.146,5
C
76,0
C
2,62
C
Lạc xuân - Rau xanh mùa - Khoai tây đông
144.375,0
C
42.249,7
C
102.125,3
C
101.676,3
C
114,4
C
2,42
TB
Lạc xuân - Đậu tương mùa - Ngô đông
71.183,8
TB
18.365,0
T
52.818,7
TB
52.367,9
TB
60,5
TB
2,88
C
Rau xanh xuân - Rau xanh mùa - Rau xanh đông
177.048,0
C
60.071,6
C
116.976,4
C
116.526,4
C
126,6
C
1,95
TB
Đất phù sa ít chua
Lúa xuân - Lúa mùa
46.304,5
T
14.479,0
T
31.825,5
TB
31.538,8
TB
52,1
TB
2,20
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông
67.177,6
TB
21.390,9
TB
45.786,8
TB
45.370,1
TB
54,0
TB
2,14
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông
96.410,2
C
30.075,8
C
66.334,4
C
65.897,7
C
73,2
C
2,21
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua đông
117.931,8
C
31.631,1
C
86.300,7
C
85.460,0
C
89,9
C
2,73
C
Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột đông
108.629,5
C
29.180,7
TB
79.448,8
C
78.712,2
C
76,1
C
2,72
C
Lạc xuân - Rau xanh mùa - Khoai tây đông
143.865,0
C
41.632,0
C
102.233,0
C
101.779,7
C
114,2
C
2,46
TB
Lạc xuân - Đậu tương mùa - Ngô đông
70.462,5
TB
18.415,2
T
52.047,3
TB
51.597,4
TB
59,5
TB
2,83
C
Ngô xuân - Ngô mùa
36.793,3
T
11.301,0
T
25.492,3
T
25.212,9
T
45,1
T
2,26
TB
Phụ lục 18 tiếp. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất NN chính (1ha) huyện Thuận Thành
Loại đất
Loại hình sử dụng đất
GO
IC
VA
MI
GTNC
HSĐV
1,000 đ
Mức
1,000 đ
Mức
1,000 đ
Mức
1,000 đ
Mức
1,000 đ
Mức
Lần
Mức
Đất phù sa ít chua
Lạc xuân - Ngô mùa
54.220,7
TB
12.242,8
T
41.977,9
TB
41.684,9
TB
72,9
C
3,43
C
Rau xanh xuân - Rau xanh mùa - Rau xanh đông
174.555,0
C
59.157,5
C
115.397,5
C
114.947,5
C
124,9
C
1,95
TB
Đất cát chua
Ngô xuân - Ngô mùa
34.778,7
T
12.040,2
T
22.738,5
T
22.444,4
T
39,5
T
1,89
TB
Lạc xuân - Ngô mùa
50.558,4
TB
13.174,1
T
37.384,3
TB
37.081,3
TB
65,1
TB
2,84
C
Đất loang lổ chua
Lúa xuân - Lúa mùa
40.257,5
T
15.018,3
T
25.239,2
T
24.956,5
T
41,1
T
1,68
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông
55.833,4
TB
21.281,7
TB
34.551,7
TB
34.113,9
TB
38,2
T
1,62
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông
52.809,4
TB
20.785,3
TB
32.024,1
TB
31.606,5
TB
35,0
T
1,54
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột đông
93.649,2
C
30.556,3
C
63.092,9
C
62.360,3
C
60,7
TB
2,06
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua đông
104.660,0
C
33.256,6
C
71.403,4
C
70.566,8
C
74,0
C
2,15
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Rau xanh đông
90.749,0
C
36.840,4
C
53.908,6
TB
53.476,0
TB
57,0
TB
1,46
T
Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông
58.637,6
TB
22.590,8
TB
36.046,8
TB
35.634,1
TB
41,8
T
1,60
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông
84.546,1
TB
31.512,5
C
53.033,6
TB
52.601,0
TB
57,6
TB
1,68
TB
Rau xanh xuân - Rau xanh mùa - Rau xanh đông
150.664,5
C
64.439,6
C
86.224,9
C
85.774,9
C
87,3
C
1,36
T
Đất xám có tầng loang lổ
Lúa xuân - Lúa mùa
40.974,4
T
14.913,7
T
26.060,7
T
25.787,8
T
42,3
T
1,75
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông
56.954,6
TB
21.213,6
TB
35.741,0
TB
35.301,2
TB
39,1
T
1,68
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Rau xanh đông
92.896,9
C
36.558,4
C
56.338,5
TB
55.915,6
TB
59,5
TB
1,54
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông
54.833,9
TB
20.690,1
TB
34.143,8
TB
33.735,9
TB
37,5
T
1,65
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông
59.770,0
TB
22.344,9
TB
37.425,1
TB
37.022,2
TB
43,3
T
1,67
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông
86.232,6
TB
31.270,8
C
54.961,8
TB
54.538,8
TB
59,6
TB
1,76
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua đông
107.454,4
C
32.822,8
C
74.631,6
C
73.804,7
C
77,1
C
2,27
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột đông
94.989,4
C
30.686,9
C
64.302,5
C
63.579,6
C
61,4
TB
2,10
TB
Phụ lục 18 tiếp. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất NN chính (1ha) huyện Thuận Thành
Loại đất
Loại hình sử dụng đất
GO
IC
VA
MI
GTNC
HSĐV
1,000 đ
Mức
1,000 đ
Mức
1,000 đ
Mức
1,000 đ
Mức
1,000 đ
Mức
Lần
Mức
Đất xám có tầng loang lổ
Rau xanh xuân - Rau xanh mùa - Rau xanh đông
154.957,5
C
63.907,6
C
91.059,9
C
90.600,0
C
92,6
C
1,42
T
Rau xanh xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông
86.628,2
TB
34.432,3
C
52.195,9
TB
51.774,4
TB
56,2
TB
1,52
TB
Dưa chuột xuân - Lúa mùa - Rau xanh đông
122.589,7
C
44.881,4
C
77.708,3
C
76.971,9
C
72,3
C
1,73
TB
Ngô xuân - Ngô mùa
30.305,3
T
12.558,3
T
17.747,0
T
17.426,0
T
29,4
T
1,41
T
Đất xám rất chua
Lúa xuân - Lúa mùa
41.739,0
T
14.647,8
T
27.091,2
T
26.788,8
T
42,5
T
1,85
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông
57.999,7
TB
20.799,7
TB
37.200,0
TB
36.740,6
TB
40,0
T
1,79
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Rau xanh đông
94.792,5
C
36.099,0
C
58.693,5
TB
58.241,0
TB
60,9
TB
1,63
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông
56.553,1
TB
20.111,5
TB
36.441,6
TB
36.004,2
TB
39,4
T
1,81
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông
60.950,1
TB
21.898,9
TB
39.051,2
TB
38.618,7
TB
44,3
T
1,78
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai tây đông
87.966,6
TB
30.724,4
C
57.242,2
TB
56.789,8
TB
61,0
TB
1,86
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua đông
109.050,0
C
32.255,2
C
76.794,8
C
75.938,4
C
77,8
C
2,38
TB
Lúa xuân - Lúa mùa - Dưa chuột đông
96.585,0
C
29.627,0
TB
66.958,0
C
66.205,6
C
63,9
TB
2,26
TB
Rau xanh xuân - Rau xanh mùa - Rau xanh đông
158.350,5
C
63.327,2
C
95.023,3
C
94.573,3
C
97,7
C
1,50
T
Rau xanh xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông
89.096,1
TB
33.797,7
C
55.298,4
TB
54.862,3
TB
59,5
TB
1,64
TB
Dưa chuột xuân - Lúa mùa - Rau xanh đông
125.349,5
C
44.485,9
C
80.863,6
C
80.112,4
C
75,0
C
1,82
TB
Ngô xuân - Ngô mùa
32.294,6
T
12.007,2
T
20.287,4
T
19.966,4
T
34,0
T
1,69
TB
Phụ lục 19. Thống kê diện tích đất theo cấp địa hình tương đối phân theo các xã
TT
Tên xã
Diện tích và tỷ lệ
Địa hình tương đối
Diện tích
điều tra
Cao
Vàn cao
Vàn
Vàn thấp
Trũng
1
TT. Hồ
Ha
5,06
101,38
80,84
47,92
-
235,20
Tỷ lệ (%)
2,15
43,10
34,37
20,38
-
100,00
2
Đồng Thành
Ha
115,59
-
187,11
178,59
54,17
535,46
Tỷ lệ (%)
21,59
-
34,94
33,35
10,12
100,00
3
Đình Tổ
Ha
143,83
-
192,63
190,40
-
526,86
Tỷ lệ (%)
27,30
-
36,56
36,14
-
100,00
4
Gia Đông
Ha
-
249,11
201,65
30,59
141,26
622,61
Tỷ lệ (%)
-
40,01
32,39
4,91
22,69
100,00
5
Hà Mãn
Ha
-
16,78
103,35
92,33
-
212,46
Tỷ lệ (%)
-
7,90
48,64
43,46
-
100,00
6
Hoài Thượng
Ha
150,64
48,95
-
47,69
-
247,28
Tỷ lệ (%)
60,92
19,80
-
19,28
-
100,00
7
Mão Điền
Ha
17,56
38,95
45,37
183,40
67,22
352,50
Tỷ lệ (%)
4,98
11,05
12,87
52,03
19,07
100,00
8
Nguyệt Đức
Ha
-
103,96
160,82
243,07
-
507,85
Tỷ lệ (%)
-
20,47
31,67
47,86
-
100,00
9
Nghĩa Đạo
Ha
-
176,64
214,89
145,83
-
537,36
Tỷ lệ (%)
-
32,87
39,99
27,14
-
100,00
10
Ngũ Thái
Ha
-
-
160,97
250,16
-
411,13
Tỷ lệ (%)
-
-
39,15
60,85
-
100,00
11
Ninh Xá
Ha
-
263,54
95,26
147,54
36,46
542,80
Tỷ lệ (%)
-
48,55
17,55
27,18
6,72
100,00
12
Trạm Lộ
Ha
21,79
320,48
128,01
144,56
-
614,84
Tỷ lệ (%)
3,55
52,12
20,82
23,51
-
100,00
13
An Bình
Ha
-
205,24
231,48
-
55,99
492,71
Tỷ lệ (%)
-
41,66
46,98
-
11,36
100,00
14
Xuân Lâm
Ha
-
-
275,99
24,25
-
300,24
Tỷ lệ (%)
-
-
91,92
8,08
-
100,00
15
Song Hồ
Ha
56,72
-
156,20
36,37
8,53
257,82
Tỷ lệ (%)
22,00
-
60,58
14,11
3,31
100,00
16
Song Liễu
Ha
-
-
96,05
119,17
-
215,22
Tỷ lệ (%)
-
-
44,63
55,37
-
100,00
17
Trí Quả
Ha
-
-
239,35
122,33
-
361,68
Tỷ lệ (%)
-
-
66,18
33,82
-
100,00
18
Thanh Khương
Ha
-
191,93
107,78
14,24
-
313,95
Tỷ lệ (%)
-
61,13
34,33
4,54
-
100,00
Toàn huyện
Ha
511,19
1.716,96
2.677,75
2.018,44
363,63
7.287,97
Tỷ lệ (%)
7,01
23,56
36,74
27,70
4,99
100,00
Phụ lục 20. Thống kê diện tích đất theo chế độ tiêu phân theo các xã
TT
Tên xã
Diện tích
và tỷ lệ
Chế độ tiêu
Diện tích
điều tra
Tiêu tốt
Tiêu trung bình
Tiêu chậm
1
TT. Hồ
Ha
187,28
47,92
-
235,20
Tỷ lệ (%)
79,63
20,37
-
100,00
2
Đồng Thành
Ha
295,43
185,86
54,17
535,46
Tỷ lệ (%)
55,17
34,71
10,12
100,00
3
Đình Tổ
Ha
332,76
194,10
-
526,86
Tỷ lệ (%)
63,16
36,84
-
100,00
4
Gia Đông
Ha
450,76
30,59
141,26
622,61
Tỷ lệ (%)
72,40
4,91
22,69
100,00
5
Hà Mãn
Ha
120,13
92,33
-
212,46
Tỷ lệ (%)
56,54
43,46
-
100,00
6
Hoài Thượng
Ha
199,59
47,69
-
247,28
Tỷ lệ (%)
80,71
19,29
-
100,00
7
Mão Điền
Ha
56,51
165,80
130,19
352,50
Tỷ lệ (%)
16,03
47,04
36,93
100,00
8
Nguyệt Đức
Ha
264,78
243,07
-
507,85
Tỷ lệ (%)
52,14
47,86
-
100,00
9
Nghĩa Đạo
Ha
391,53
145,83
-
537,36
Tỷ lệ (%)
72,86
27,14
-
100,00
10
Ngũ Thái
Ha
160,97
250,16
-
411,13
Tỷ lệ (%)
39,15
60,85
-
100,00
11
Ninh Xá
Ha
358,80
147,54
36,46
542,80
Tỷ lệ (%)
66,10
27,18
6,72
100,00
12
Trạm Lộ
Ha
470,28
144,56
-
614,84
Tỷ lệ (%)
76,49
23,51
-
100,00
13
An Bình
Ha
392,36
44,36
55,99
492,71
Tỷ lệ (%)
79,63
9,00
11,36
100,00
14
Xuân Lâm
Ha
275,99
24,25
-
300,24
Tỷ lệ (%)
91,92
8,08
-
100,00
15
Song Hồ
Ha
212,92
36,37
8,53
257,82
Tỷ lệ (%)
82,58
14,11
3,31
100,00
16
Song Liễu
Ha
96,05
119,17
-
215,22
Tỷ lệ (%)
44,63
55,37
-
100,00
17
Trí Quả
Ha
204,30
157,38
-
361,68
Tỷ lệ (%)
56,49
43,51
-
100,00
18
Thanh Khương
Ha
299,71
14,24
-
313,95
Tỷ lệ (%)
95,46
4,54
-
100,00
Toàn huyện
Ha
4770,15
2.091,22
426,60
7.287,97
Tỷ lệ (%)
65,45
28,69
5,86
100,00
Phụ lục 21. Thống kê diện tích đất theo thành phần cơ giới phân theo các xã
TT
Tên xã
Diện tích
và tỷ lệ
Thành phần cơ giới
Diện tích
điều tra
Thịt pha cát
Thịt pha sét và cát
Thịt pha sét
1
TT. Hồ
Ha
-
106,44
128,76
235,20
Tỷ lệ (%)
-
45,26
54,74
100,00
2
Đồng Thành
Ha
-
254,10
281,36
535,46
Tỷ lệ (%)
-
47,45
52,55
100,00
3
Đình Tổ
Ha
23,88
357,88
145,10
526,86
Tỷ lệ (%)
4,53
67,93
27,54
100,00
4
Gia Đông
Ha
-
369,12
253,49
622,61
Tỷ lệ (%)
-
59,29
40,71
100,00
5
Hà Mãn
Ha
-
97,83
114,63
212,46
Tỷ lệ (%)
-
46,05
53,95
100,00
6
Hoài Thượng
Ha
96,73
106,47
44,08
247,28
Tỷ lệ (%)
39,12
43,06
17,82
100,00
7
Mão Điền
Ha
2,97
166,97
182,56
352,50
Tỷ lệ (%)
0,84
47,37
51,79
100,00
8
Nguyệt Đức
Ha
-
103,96
403,89
507,85
Tỷ lệ (%)
-
20,47
79,53
100,00
9
Nghĩa Đạo
Ha
-
198,74
338,62
537,36
Tỷ lệ (%)
-
36,98
63,02
100,00
10
Ngũ Thái
Ha
-
38,68
372,45
411,13
Tỷ lệ (%)
-
9,41
90,59
100,00
11
Ninh Xá
Ha
-
286,26
256,54
542,80
Tỷ lệ (%)
-
52,74
47,26
100,00
12
Trạm Lộ
Ha
-
354,20
260,64
614,84
Tỷ lệ (%)
-
57,61
42,39
100,00
13
An Bình
Ha
34,95
226,28
231,48
492,71
Tỷ lệ (%)
7,09
45,93
46,98
100,00
14
Xuân Lâm
Ha
-
148,93
151,31
300,24
Tỷ lệ (%)
-
49,60
50,40
100,00
15
Song Hồ
Ha
-
101,62
156,20
257,82
Tỷ lệ (%)
-
39,42
60,58
100,00
16
Song Liễu
Ha
-
96,05
119,17
215,22
Tỷ lệ (%)
-
44,63
55,37
100,00
17
Trí Quả
Ha
-
85,61
276,07
361,68
Tỷ lệ (%)
-
23,67
76,33
100,00
18
Thanh Khương
Ha
-
206,17
107,78
313,95
Tỷ lệ (%)
-
65,67
34,33
100,00
Tổng cộng:
Ha
158,53
3.305,31
3.824,13
7.287,97
Tỷ lệ (%)
2,18
45,35
52,47
100,00
Phụ lục 22. Thống kê diện tích đất theo độ sâu xuất hiện tầng glây phân theo các xã
TT
Tên xã
Diện tích và tỷ lệ
Độ sâu xuất hiện tầng glây
Diện tích
điều tra
0 - 30 cm
30 - 70 cm
> 70 cm
Không glây
1
TT. Hồ
Ha
-
128,76
-
106,44
235,20
Tỷ lệ (%)
-
54,74
-
45,26
100,00
2
Đồng Thành
Ha
-
285,36
101,52
148,58
535,46
Tỷ lệ (%)
-
53,29
18,96
27,75
100,00
3
Đình Tổ
Ha
-
270,31
33,48
223,07
526,86
Tỷ lệ (%)
-
51,31
6,35
42,34
100,00
4
Gia Đông
Ha
-
361,41
34,88
226,32
622,61
Tỷ lệ (%)
-
58,05
5,60
36,35
100,00
5
Hà Mãn
Ha
-
68,86
45,77
97,83
212,46
Tỷ lệ (%)
-
32,41
21,54
46,05
100,00
6
Hoài Thượng
Ha
-
44,08
-
203,20
247,28
Tỷ lệ (%)
-
17,83
-
82,17
100,00
7
Mão Điền
Ha
-
291,51
21,24
39,75
352,50
Tỷ lệ (%)
-
82,70
6,03
11,28
100,00
8
Nguyệt Đức
Ha
-
332,74
71,15
103,96
507,85
Tỷ lệ (%)
-
65,52
14,01
20,47
100,00
9
Nghĩa Đạo
Ha
-
209,18
129,44
198,74
537,36
Tỷ lệ (%)
-
38,93
24,09
36,98
100,00
10
Ngũ Thái
Ha
-
230,14
142,31
38,68
411,13
Tỷ lệ (%)
-
55,98
34,61
9,41
100,00
11
Ninh Xá
Ha
-
198,54
94,46
249,80
542,80
Tỷ lệ (%)
-
36,58
17,40
46,02
100,00
12
Trạm Lộ
Ha
-
236,07
42,75
336,02
614,84
Tỷ lệ (%)
-
38,40
6,95
54,65
100,00
13
An Bình
Ha
-
287,47
-
205,24
492,71
Tỷ lệ (%)
-
58,34
-
41,66
100,00
14
Xuân Lâm
Ha
-
-
151,31
148,93
300,24
Tỷ lệ (%)
-
-
50,40
49,60
100,00
15
Song Hồ
Ha
-
164,73
-
93,09
257,82
Tỷ lệ (%)
-
63,89
-
36,11
100,00
16
Song Liễu
Ha
-
0,03
119,14
96,05
215,22
Tỷ lệ (%)
-
0,01
55,36
44,63
100,00
17
Trí Quả
Ha
-
230,93
45,14
85,61
361,68
Tỷ lệ (%)
-
63,85
12,48
23,67
100,00
18
Thanh Khương
Ha
-
122,02
-
191,93
313,95
Tỷ lệ (%)
-
38,87
-
61,13
100,00
Toàn huyện
Ha
-
3,462.14
1,032,59
2,793,24
7,287,97
Tỷ lệ (%)
-
47,50
14,17
38,33
100,00
Phụ lục 23. Mô tả các đơn vị đất đai huyện Thuận Thành
Tổ hợp đất
ĐVĐĐ
Đặc tính các đơn vị đất đai
Các tính chất đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Địa hình tương đối
Chế độ tiêu
Thành phần cơ giới
Mức độ glây
Độ phì nhiêu
CEC (meq/100g)
BS
(%)
TBC (meq/100g)
pHH2O
OC (%)
Đất phù sa glây, chua
1
Vàn
Tiêu TB
Thịt pha sét-cát
Glây TB
Cao
24,30
30,41
3,94
5,0
2,0
10,97
0,09
2
Vàn thấp
Tiêu TB
Thịt pha sét-cát
Glây TB
Cao
24,30
30,41
3,94
5,0
2,0
240,54
2,04
3
Vàn thấp
Tiêu chậm
Thịt pha sét-cát
Glây TB
Cao
24,30
30,41
3,94
5,0
2,0
62,97
0,53
4
Trũng
Tiêu chậm
Thịt pha sét-cát
Glây TB
Cao
24,30
30,41
3,94
5,0
2,0
356,12
3,02
Đất phù sa có tầng biến đổi, glây sâu
5
Vàn cao
Tiêu thoát tốt
Thịt pha sét
Glây sâu
Cao
24,78
48,42
7,36
5,0
2,2
52,65
0,45
6
Vàn thấp
Tiêu TB
Thịt pha sét
Glây sâu
Cao
24,78
48,42
7,36
5,0
2,2
350,40
2,97
Đất phù sa có tầng biến đổi, chua
7
Vàn cao
Tiêu thoát tốt
Thịt pha sét-cát
Không glây
Cao
24,32
34,08
4,35
5,2
1,6
617,74
5,24
8
Vàn thấp
Tiêu TB
Thịt pha sét-cát
Không glây
Cao
24,32
34,08
4,35
5,2
1,6
78,09
0,66
Đất phù sa chua, có tầng loang lổ sâu
9
Vàn cao
Tiêu thoát tốt
Thịt pha sét-cát
Không glây
TB
22,44
30,78
3,67
5,5
1,5
567,36
4,81
10
Vàn
Tiêu thoát tốt
Thịt pha sét-cát
Không glây
TB
22,44
30,78
3,67
5,5
1,5
38,22
0,32
Đất phù sa chua, glây
11
Vàn cao
Tiêu thoát tốt
Thịt pha sét
Glây TB
Cao
24,69
31,15
4,04
5,1
1,7
6,25
0,05
12
Vàn
Tiêu thoát tốt
Thịt pha sét
Glây TB
Cao
24,69
31,15
4,04
5,1
1,7
1.992,86
16,91
13
Vàn
Tiêu TB
Thịt pha sét
Glây TB
Cao
24,69
31,15
4,04
5,1
1,7
124,78
1,06
14
Vàn thấp
Tiêu TB
Thịt pha sét
Glây TB
Cao
24,69
31,15
4,04
5,1
1,7
660,14
5,60
15
Trũng
Tiêu chậm
Thịt pha sét
Glây TB
Cao
24,69
31,15
4,04
5,1
1,7
7,51
0,06
Đất phù sa chua, cơ giới trung bình
16
Vàn cao
Tiêu thoát tốt
Thịt pha sét
Glây sâu
Cao
23,56
30,41
3,74
5,2
1,6
21,24
0,18
17
Vàn
Tiêu thoát tốt
Thịt pha sét
Glây sâu
Cao
23,56
30,41
3,74
5,2
1,6
157,48
1,34
18
Vàn thấp
Tiêu TB
Thịt pha sét
Glây sâu
Cao
23,56
30,41
3,74
5,2
1,6
450,82
3,82
Tiếp phụ lục 23. Mô tả các đơn vị đất đai huyện Thuận Thành
Tổ hợp đất
ĐVĐĐ
Đặc tính các đơn vị đất đai
Các tính chất đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Địa hình tương đối
Chế độ tiêu
Thành phần cơ giới
Mức độ Glây
Độ phì nhiêu
CEC (meq/100g)
BS (%)
TBC (meq/100g)
pHH2O
OC (%)
Đất phù sa ít chua, cơ giới nhẹ
19
Cao
Tiêu thoát tốt
Thịt pha cát
Không glây
Cao
31,91
62,60
10,46
5,9
1,6
87,50
0,74
Đất phù sa ít chua, cơ giới trung bình
20
Cao
Tiêu thoát tốt
Thịt pha sét-cát
Không glây
Cao
32,00
53,01
9,38
6,3
1,4
365,82
3,10
21
Vàn cao
Tiêu thoát tốt
Thịt pha sét-cát
Không glây
Cao
32,00
53,01
9,38
6,3
1,4
48,95
0,42
22
Vàn
Tiêu thoát tốt
Thịt pha sét-cát
Không glây
Cao
32,00
53,01
9,38
6,3
1,4
353,44
3,00
23
Vàn thấp
Tiêu TB
Thịt pha sét-cát
Không glây
Cao
32,00
53,01
9,38
6,3
1,4
175,48
1,49
Đất cát chua, có đặc tính phù sa
24
Cao
Tiêu thoát tốt
Thịt pha cát
Không glây
Thấp
10,69
23,32
0,97
5,4
0,8
36,08
0,31
Đất loang lổ chua, nghèo bazơ
25
Cao
Tiêu thoát tốt
Thịt pha sét-cát
Không glây
TB
19,6
24,9
2,75
5,2
1,5
21,79
0,18
26
Vàn cao
Tiêu thoát tốt
Thịt pha sét-cát
Không glây
TB
19,6
24,9
2,75
5,2
1,5
223,92
1,90
Đất xám có tầng loang lổ, rất chua
27
Vàn cao
Tiêu thoát tốt
Thịt pha cát
Không glây
Thấp
18,3
32,9
2,96
5
1,5
34,95
0,30
Đất xám rất chua, nghèo bazơ
28
Vàn cao
Tiêu thoát tốt
Thịt pha sét-cát
Không glây
TB
17,1
31
2,92
5,2
1,3
143,90
1,22
DTĐT
7.287,97
61,81
Diện tích không điều tra
4.503,04
38,19
Tổng Diện tích tự nhiên
11.791,01
100,00
CEC (meq/100g): Khả năng trao đổi cation; BS (%): Bazơ bão hòa
TBC (meq/100g): Tổng cation kiềm trao đổi; OC (%): Các bon hữu cơ
Phụ lục 24: Diện tích các đơn vị đất đai phân theo đơn vị hành chính cấp xã
Đơn vị
đất đai
Diện tích phân theo đơn vị hành chính, (ha)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
TT. Hồ
Đồng Thành
Đình Tổ
Gia Đông
Hà Mãn
Hoài Thượng
Mão Điền
Nguyệt Đức
Nghĩa Đạo
Ngũ Thái
Ninh Xá
Trạm Lộ
An Bình
Xuân Lâm
Song Hồ
Song Liễu
Trí Quả
Thanh Khương
1
-
7,27
3,70
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
10,97
0,09
2
-
44,08
154,99
9,05
-
-
-
-
-
-
-
18,18
-
-
-
-
-
14,24
240,54
2,04
3
-
-
-
-
-
-
62,97
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
62,97
0,53
4
-
54,17
-
133,75
-
-
67,22
-
-
-
36,46
-
55,99
-
8,53
-
-
-
356,12
3,02
5
-
-
-
22,79
-
-
-
-
-
-
29,86
-
-
-
-
-
-
-
52,65
0,45
6
-
101,52
-
12,09
-
-
-
-
129,44
-
64,60
42,75
-
-
-
-
-
-
350,40
2,97
7
18,60
-
-
63,49
16,78
-
-
-
-
-
166,70
88,27
111,93
-
-
-
-
151,97
617,74
5,24
8
-
32,99
-
-
8,73
-
-
-
-
-
-
-
-
-
36,37
-
-
-
78,09
0,66
9
-
-
-
-
-
-
-
103,96
176,64
-
66,98
219,78
-
-
-
-
-
-
567,36
4,81
10
-
-
-
-
-
-
-
-
22,10
-
16,12
-
-
-
-
-
-
-
38,22
0,32
11
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
6,25
-
-
-
-
-
-
6,25
0,05
12
80,84
179,84
111,62
201,65
66,83
-
-
160,82
192,79
144,34
79,14
128,01
187,12
-
156,20
-
195,88
107,78
1.992,86
16,91
13
-
-
-
-
-
-
45,37
-
-
-
-
-
44,36
-
-
-
35,05
-
124,78
1,06
14
47,92
-
-
9,45
2,03
44,08
115,95
171,92
16,39
85,80
82,94
83,63
-
-
-
0,03
-
-
660,14
5,60
15
-
-
-
7,51
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
7,51
0,06
16
-
-
-
-
-
-
21,24
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
21,24
0,18
17
-
-
-
-
7,81
-
-
-
-
16,63
-
-
-
128,73
-
-
4,31
-
157,48
1,34
18
-
-
33,48
-
37,96
-
-
71,15
-
125,68
-
-
-
22,58
-
119,14
40,83
-
450,82
3,82
19
-
-
-
-
-
84,53
2,97
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
87,50
0,74
20
5,06
115,59
119,95
-
-
53,91
14,59
-
-
-
-
-
-
-
56,72
-
-
-
365,82
3,10
Tiếp phụ lục 24: Diện tích các đơn vị đất đai phân theo đơn vị hành chính cấp xã
Đơn vị
đất đai
Diện tích phân theo đơn vị hành chính, (ha)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
TT. Hồ
Đồng Thành
Đình Tổ
Gia Đông
Hà Mãn
Hoài Thượng
Mão Điền
Nguyệt Đức
Nghĩa Đạo
Ngũ Thái
Ninh Xá
Trạm Lộ
An Bình
Xuân Lâm
Song Hồ
Song Liễu
Trí Quả
Thanh Khương
21
-
-
-
-
-
48,95
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
48,95
0,42
22
-
-
77,31
-
28,71
-
-
-
-
-
-
-
-
147,26
-
96,05
4,11
-
353,44
3,00
23
-
-
1,93
-
43,61
3,61
4,48
-
-
38,68
-
-
-
1,67
-
-
81,50
-
175,48
1,49
24
-
-
23,88
-
-
12,20
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
36,08
0,31
25
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
21,79
-
-
-
-
-
-
21,79
0,18
26
82,78
-
-
58,89
-
-
17,71
-
-
-
-
6,18
58,36
-
-
-
-
-
223,92
1,90
27
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
34,95
-
-
-
-
-
34,95
0,30
28
-
-
-
103,94
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
39,96
143,90
1,22
DT điều tra
235,20
535,46
526,86
622,61
212,46
247,28
352,50
507,85
537,36
411,13
542,80
614,84
492,71
300,24
257,82
215,22
361,68
313,95
7.287,97
61,81
DT không điều tra
275,51
333,26
435,52
284,99
133,01
304,84
256,10
247,83
322,64
210,06
284,63
352,61
311,92
177,25
112,90
97,30
193,19
169,48
4.503,04
38,19
Tổng DTTN
510,71
868,72
962,38
907,60
345,47
552,12
608,60
755,68
860,00
621,19
827,43
967,45
804,63
477,49
370,72
312,52
554,87
483,43
11.791,01
100,00
Phụ lục 25. Tổng hợp các kiểu thích hợp đất đai huyện Thuận Thành
Kiểu thích hợp
Đơn vị
đất đai
Mức độ thích hợp của các cây trồng
Diện tích, ha
Tỷ lệ, %
Lúa
Ngô
Cải bắp
Dưa chuột
Cà chua
Hoa hồng
Khoai tây
Khoai Lang
Lạc
Đậu tương
Đậu đỗ
Dâu tằm
Nhãn
1
9; 19; 20; 21
S1
S1
S1
S1
S1
S1
S1
S1
S1
S1
S1
S1
S1
1.069,63
9,07
2
10; 22
S1
S1
S1
S1
S1
S1
S1
S1
S1
S1
S1
S1
S2
391,66
3,32
3
23
S1
S1
S1
S1
S1
S1
S2
S2
S2
S1
S1
S2
S3
175,48
1,49
4
7; 16; 28
S1
S1
S2
S2
S1
S1
S1
S1
S2
S1
S1
S2
S1
782,88
6,64
5
17
S1
S1
S2
S2
S1
S1
S1
S1
S2
S1
S1
S2
S2
157,48
1,34
6
8; 18
S1
S1
S2
S2
S1
S1
S2
S2
S3
S1
S1
S3
S3
528,91
4,49
7
5
S1
S2
S2
S2
S1
S1
S1
S1
S2
S2
S2
S2
S1
52,65
0,45
8
11; 12
S1
S2
S2
S2
S1
S1
S1
S1
S2
S2
S2
S2
S3
1.999,11
16,95
9
13
S1
S2
S2
S2
S1
S1
S1
S2
S2
S2
S2
S2
S3
124,78
1,06
10
1
S1
S2
S2
S2
S1
S1
S2
S2
S3
S2
S2
S2
S3
10,97
0,09
11
6
S1
S2
S2
S2
S1
S1
S2
S2
S3
S2
S2
S3
S3
350,40
2,97
12
2
S1
S2
S2
S2
S1
S1
S3
S3
S3
S2
S2
S3
N
240,54
2,04
13
14
S1
S2
S2
S2
S1
S2
S2
S3
S3
S2
S2
N
N
660,14
5,60
14
3
S1
S3
N
N
N
S3
N
N
N
N
N
N
N
62,97
0,53
15
4; 15
S1
S3
N
N
N
N
N
N
N
N
N
N
N
363,63
3,08
16
25; 26
S2
S1
S2
S2
S1
S1
S1
S1
S2
S1
S1
S2
S1
245,71
2,08
17
27
S2
S2
S2
S2
S1
S1
S1
S1
S2
S2
S2
S2
S2
34,95
0,30
18
24
S3
S3
S3
S3
S3
S3
S1
S2
S1
S2
S2
S3
S3
36,08
0,31
DTĐT
7.287,97
61,81
Diện tích không điều tra
4.503,04
38,19
Tổng diện tích tự nhiên
11.791,01
100,00
Các mức độ thích hợp gồm 4 cấp: S1: Rất thích hợp S3: Ít thích hợp S2: Thích hợp trung bình N: Không thích hợp
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHQL09039.doc