Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn Phường Khương Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

Tài liệu Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn Phường Khương Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội: ... Ebook Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn Phường Khương Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

doc61 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn Phường Khương Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập của mình, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm của thầy cô, gia đình, các cô chú trong cơ quan thực tập và các bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành tốt quá trình thực tập. Trước hết em xin chân thành cảm ơn cô giáo, thạc sỹ Ngô Thanh Mai_ giáo viên bộ môn Kinh tế quản lý Đô thị trường ĐH Kinh tế quốc dân đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề. Em xin gửi lời cảm ơn tới chú Nguyễn Văn Mạnh_ cán bộ Địa chính phường Khương Thượng và các cô chú cán bộ Uỷ ban nhân dân phường Khương Thượng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề. Qua đây em cũng xin tỏ long biết ơn tới gia đình và bạn bè đã giúp đỡ động viên em trong suốt thời gian thực tập. Hà nội ngày 25 tháng 4 năm 2006 Sinh viên Nguyễn Sỹ Tiến MỞ ĐẦU Đô thị hoá đang là một xu thế tất yếu diễn ra một cách mạnh mẽ trên toàn thế giới. Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Trong thời gian qua, với tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, nước ta đã xuất hiện ngày càng nhiều thành phố, thị xã cũng như nhiều khu đô thị mới ngày càng văn minh, hiện đại. Đô thị hoá đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, góp phần nâng cao thu nhập quốc dân, tăng chất lượng cuộc sống nhân dân, đẩy nhanh sự phát triển. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực, đô thị hóa cũng làm nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp: các vấn đề về nhà ở, tắc nghẽn giao thông, cung cấp các dịch vụ xã hội ngày càng trở nên bức thiết, đòi hỏi phải có sự quản lý đồng bộ, có hiệu quả. Một trong những vấn đề cần quan tâm giải quyết trong quá trình đô thị hoá là quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch. Quản lý đô thị và xây dựng đô thị theo quy hoạch là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý đô thị ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này thì việc xét duyệt và cấp phép xây dựng đóng vai trò hàng đầu, là bước cần thiết đầu tiên để quản lý xây dựng đô thị theo đúng quy hoạch, đảm bảo phát triển đô thị theo định hướng, mục tiêu kinh tế xã hội của chính quyền đô thị đặt ra. Mặt khác, công tác cấp phép xây dựng còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ cảnh quan đô thị, phát triển đồng bộ các mặt kinh tế với các vấn đề môi trường, giao thông và các vấn đề xã hội khác. Trong thời gian qua công tác cấp phép xây dựng ở Phưòng Khương Thượng ( Quận Đống Đa – Hà Nội ) đã thu được một số kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên do đặc điểm vị trí của Phường, nằm ở trung tâm Quận Đống Đa, địa bàn phường lại rộng, việc xây dựng trên địa bàn rất phức tạp, gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý ( tính đến cuối năm 2005 số dân sinh sống trên địa bàn là khoảng 13000 người, phân bố trên diện tích 339120 m2, mật độ dân cư cao, lại ở trong khu vực giải phóng mặt bằng Ngã Tư Sở nên nhu cầu xây dựng là rất lớn- Nguồn: Tổng hợp báo cáo dân số và báo cáo địa chính cuối năm 2005 phường Khương Thưọng ). Bên cạnh đó, một số quy dịnh bất cập trong thủ tục hành chính về công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng của Nhà nước, hạn chế chức năng, quyền hạn của cán bộ quản lý xây dựng cấp Phường, cũng góp phần làm cho việc quản lý xây dựng trên địa bàn Phường chưa đạt kết quả như ý muốn. . Thông qua chuyên đề “Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn Phường Khương Thượng - Quận Đống Đa – Hà Nội “ em mong muốn xem xét kỹ hơn tầm quan trọng, các quy trình thực hiện cũng như những khó khăn, bất cập khi tiến hành cấp phép xây dựng. Từ cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nói trên tại địa bàn phường Khương Thượng. 2. Nội dung nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung xem xét cơ sở lý luận về quy hoạch xây dựng đô thị và công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích thực trạng công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn phường Khương Thượng trong một số năm qua ( những kết quả đạt được, một số hạn chế và nguyên nhân). Từ cơ sở lý luận và thực trạng, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu: - Công tác xét duyệt, cấp phép xây dựng gồm những giai đoạn nào? - Việc thực hiện công tác xét duyệt, cấp phép xây dựng có những bất cập gì + Về phía cán bộ cấp phép + Về phía chủ đầu tư xin cấp phép xây dựng Cần có những giải pháp gì để thúc đẩy công tác này ? 4. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Trên địa bàn phường Khương Thượng - Đống Đa – Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Trong khoảng thời gian 2000 đến nay, chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2003-2005. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp nhiều phương pháp như - Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Phương pháp so sánh 6. Kết cấu chuyên đề: Ngoài phần Mở đầu và kết luận chuyên đè gồm 3 chương : Chương 1: Tổng quan lý thuyết về quy hoạch xây dựng và cấp phép xây dựng đô thị. Chương 2: Thực trạng công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn phường Khương Thượng Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn phường Khương Thượng CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ CẤP PHÉP XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 1.1. QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ 1.1.1. Quy hoạch xây dựng đô thị: 1.1.1.1 Khái niệm về quy hoạch xây dựng đô thị Quy hoạch xây dựng đô thị là những định hướng con người tác động vào kinh tế và xã hội, môi trường tự nhiên và nhân tạo, chính sách cộng đồng xã hội theo những mục đĩch của con người, tạo ra môi trường sống văn hóa tiện lợi, thõa mãn các nhu cầu của con người. Là một bộ phận của quy hoạch không gian, trọng tâm nghiên cứu các vấn đề phát triển và xây dựng đô thị. Là môn khoa học tổng hợp có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành khác nhằm giải quyết tổng hợp những vấn đề về tổ chức sản xuất, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần và nghỉ ngơi giải trí của nhân dân, tổ chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật và tạo lập môi trường sống đô thị - Nguồn: Quy hoạch xây dựng đô thị -GS.TS Nguyễn Thế Bá). 1.1.1.2. Phân loại quy hoạch xây dựng đô thị Căn cứ vào chức năng, quy hoạch đô thị có thể chia ra làm 2 loại: Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. Quy hoạch tổng thể đô thị: xây dựng phương hướng, nhiệm vụ cải tạo và xây dựng đô thị về phát triển không gian, cơ sở hạ tầng, tạo lập môi trường sống thích hợp đặc biệt chú ý đến việc quy hoạch phát triển đô thị với sản xuất nông, lâm nghiệp một cách hài hòa, cân đối và bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế, bảo tồn các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và có tính đến hậu quả có thể xảy ra do thiên tai hoặc sự cố con người. Đồ án quy hoạch tổng thể đô thị được lập cho một đô thị hoặc một hệ thống đô thị có liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt lãnh thổ, kinh tế, xã hội, dịch vụ… Quy hoạch chi tiết: cụ thể hóa những định hướng của quy hoạch tổng thể đô thị đối với khu đất, xác định các giải pháp cụ thể về sủ dụng đất, phân khu chức năng, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với mỗi công trình xây dựng trong khu vực, phương thức đầu tư và khai thác đất, phương thức và quy chuẩn quản lý xây dựng theo quy hoạch. Quy hoạch chi tiết là cơ sở kỹ thuật và pháp lý để xây dựng các dự án đầu tư và các công trình kiến trúc, hạ tầng. 1.1.1.3. Ý nghĩa của công tác quy hoạch xây dựng đô thị: Công tác quy hoạch xây dựng đô thị đóng vai trò quan trọng, tiên quyết trong định hướng phát triển đô thị, thể hiện ở các điểm sau: Một là, công tác quy hoạch xây dựng đô thị nhằm xác định sự phát triển hợp lý của đô thị trong từng giai đoạn và việc định hướng phát triẻn lâu dài cho đô thị đó về các mặt tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị. Hai là, quy hoạch đô thị có nhiệm vụ tạo điều kiện tổ chức tốt đời sống và mọi hoạt động hàng ngày của người dân đô thị, phân bố dân cư và sử dụng đất đai đô thị hợp lý. Xây dựng các khu dân cư, cơ sở hạ tầng đô thị cùng các công trình công cộng khác đảm bảo cho việc ăn ở, đi lại cũng như vui chơi giải trí cho dân cư. Ngoài ra, quy hoạch đô thị còn góp phần cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Ba là, quy hoạch đô thị đảm bảo phân bố hợp lý các khu vực sản xuất trong đô thị, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất với bên ngoài và các hoạt động khác của các khu chức năng đô thị, đảm bảo sự hoạt động bình thường và nhu cầu phát triển không ngừng của các cơ sở sản xuất với việc làm của người dân đô thị. Bốn là, quy hoạch xây dựng đô thị tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và môt trường đô thị cụ thể hoá công tác xây dựng đô thị, tạo cho đô thị một đặc trưng và hình thái kiến trúc đẹp, hài hoà với thiên nhiên, môi trường và cảnh quan. Quy hoạch xây dựng đô thị cân đối việc sử dụng đất đai với điều kiện tự nhiên, đảm bảo đô thị phát triển lâu dài, không vi phạm môi trường cảnh quan, xây dựng và phát triển đô thị mang tính bền vững. 1.1.2. Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: 1.1.2.1. Khái niệm về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị Để nắm được chức năng và tầm quan trọng của quản lý quy hoạch đô thị thì trước hết ta nghiên cứu khái niệm quản lý đô thị. Quản lý đô thị là quá trình tác động bằng câc cơ chế, chính sách của các chủ thể quản lý đô thị ( các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban ngành chức năng ) vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì các hoạt động đó- Nguồn: Giáo trình Quản lý đô thị Trên góc độ nhà nước, quản lý Nhà nước đối với đô thị là sự can thiệp bằng quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua pháp luật ) vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị nhằn phát triển đô thị theo hướnh nhất định. Quản lý đô thị bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu là các lĩnh vực: quy hoạch và phát triển đô thị, sử dụng đất đai, phát triển nhà cà cơ sở hạ tầng đô thị, kinh tế tài chính, môi trường đô thị cũng như các vấn đề về an ninh trật tự xã hội…Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý đô thị. Quản lý quy hoạch đô thị là tập hợp các biện pháp, cách thức mà chính quyền đô thị vận dụng các công cụ quản lý để tác động vào các hoạt động xây dựng và phát triển đô thị, chủ yếu là các định hướng phát triển không gian đô thị theo các mục tiêu đề ra. 1.1.2.2. Nội dung của quản lý Nhà nước về đô thị : Nội dung của công tác quản lý Nhà nước Đô thị được quy định trong Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định 91/CP ngày 17 /8/1994 của Chính phủ gồm: - Ban hành các quy định về quản lý quy hoạch xây dựng đô thị - Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị - Quản lý việc cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị theo quy hoạch được duyệt - Bảo vệ các cảnh quan và môi trường sống đô thị - Quản lý việc sử dụng và khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị - Giải quyết tranh chấp, thanh tra xử lý vi phạm những quy định về quản lý đô thị. - Nội dung quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị dược cụ thể hoá trong các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Lập và xét duyệt quy hoạch đô thị - Soạn thảo và ban hành hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị - Xây dựng hệ thống kiểm soát và phát triển đô thị theo quy hoạch và pháp luật - Thanh tra, kiểm tra và quản lý trật tự xây dựng đô thị - Tổ chức quản lý Nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị Trong các nội dung của quản lý nhà nước về đô thị, cần chú trọng vào một số nội dung chủ yếu sau: Lập và xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, điều kiện cụ thể của từng đô thị mà các nhà quy hoạch có thể đưa ra các phương án quy hoạch cụ thể nhằm phát triển đô thị. Quy hoạch được chọn phải tận dụng và phát triển được những ưu thế của đô thị cũng như định hướng phát triển đô thị trong thời gian tới. Soạn thảo và ban hành hệ thống các văn bản pháp quy về quy hoạch xây dựng đô thị: Tổ chức nghiên cứu, ban hành các văn bản quy định về đất đai, về thiết kế quy hoạch xây dựng, về quy trình thực hiện và các biện pháp kiểm tra, quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch. Giải quyết tranh chấp, thanh tra và và xử lý vi phạm những quy định về quản lý đô thị : trên cơ sở quy hoạch xây dựng đô thị và hệ thống các văn bản quy định, tiến hành kiểm tra việc tổ chức xây dựng trên địa bàn, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm. 1.1.2.3. Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng đô thị Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ quy định: Chính phủ thống nhất quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị trên địa bàn cả nước. - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về xây dựng và phát triển đô thị tại địa bàn do mình phụ trách. - UBND các cấp dưới chịu trách nhiệmquản lý quy hoạch và xây dựng đô thị theo sự phân công của Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Các sở, ban ngành địa phương chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ, quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị theo sự phân công nhiệm vụ của các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sơ dồ 1.1: Trình tự nội dung kiểm soát sự phát triển đô thị theo quy hoạch Điều chỉnh QH Lập QH XD ĐT Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị Xét duyệt Thoả thuận kiến trúc hoặc cấp phép quy hoạch Địa điểm Chứng chỉ QH Quản lý đầu tư và xây dựng Xét duyệt Lập các dự án Xin phép đầu tư Thiết kế XD Giao, thuê đất Cấp giấy phép xây dựng Kiểm tra xây dựng hoàn công Đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất Quản lý khai thác sử dụng Cho phép chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp Nguồn: Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị- Nguyễn Thế Bá 1.2. QUẢN LÝ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG 1.2.1. Mục đích yêu cầu của công tác quản lý cấp giấy phép xây dựng: Quy định cấp phép xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 109/2001/QĐ-UB ngày 08 tháng 11 năm 2001 của UBND thành phố Hà Nội nêu rõ mục đích và yêu cầu của việc cấp phép xây dựng: Một là, cấp giấy phép xây dựng tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (chủ đầu tư) thực hiện xây dựng các công trình một cách nhanh chóng, dựng công trình. thuận tiện. Hai là, cấp giấy phép xây dựng đảm bảo quản lý việc xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và các công trình có giá trị, phát triển kiến trúc mới, hiện đại, đạm đà bản sắc dân tộc và sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình. Ba là, cấp phép xây dựng làm căn cứ để kiểm tra, giám sát thi công, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công và đăng kí sở hữu hoặc sử 1.2.2. Căn cứ để xét cấp phép xây dựng: Các căn cứ để cơ quan thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép cho chủ đầu tư xây dựng (bao gồm 3 căn cứ): Căn cứ 1: Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng do chủ đầu tư lập. Căn cứ 2: Quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Thiết kế xây dựng công trình đã được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định tại điều 36 của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP và tại Chương 2 của quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số17/2000/QĐ-BXD ngày 2/8/2000 của Bộ Xây dựng. Điều 36. Thiết kế xây dựng công trình 3. Tổ chức thiết kế: a) Công tác thiết kế phải do tổ chức, cá nhân có chuyên môn thực hiện. Tùy điều kiện cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể ký kết hợp đồng với các tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu xây dựng thực hiện các bước thiết kế theo quy định tại Điều này; b) Tổ chức thiết kế hoặc cá nhân có chuyên môn khi thiết kế phải có đăng ký hoạt động tư vấn tại cơ quan có thẩm quyền và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, kết quả tính toán, an toàn kết cấu và sự ổn định của công trình (bao gồm cả tính chính xác của tiên lượng, dự toán) d) Tổ chức thiết kế phải thực hiện công tác giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công xây lắp, hoàn thiện và nghiệm thu công trình; Như vậy việc thiết kế xây dựng thiết kế xây dựng có thể do các cá nhân hoặc tổ chức có chuyên môn thiết kế, phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng cũng như đảm bảo quy hoạch đã được duyệt. Điều 5. Khảo sát xây dựng 1- Khảo sát xây dựng phải thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật về khảo sát và yêu cầu của thiết kế. Phương án kỹ thuật khảo sát phải phù hợp với từng giai đoạn thiết kế (thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công), đặc điểm công trình (phản ánh trong yêu cầu kỹ thuật khảo sát xây dựng) và phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng dự kiến xây dựng. Hồ sơ khảo sát phải được xác định đúng với vị trí xây dựng, phản ánh đúng hiện trạng mặt bằng xây dựng, địa hình tự nhiên, địa chất công trình, điều kiện khí tượng thuỷ văn và môi trường, phù hợp với Quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Kết quả khảo sát xây dựng phải được chủ đầu tư đánh giá, nghiệm thu, lập thành biên bản. Tuy nhiên, quy định về khảo sát xây dựng thường không áp dụng đối vơi việc xây dựng nhà ở riêng lẻ của các hộ dân cư, mà áp dụng với các công trình lớn, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng, các toà nhà cao tầng, chung cư… Điều 6. Thiết kế xây dựng công trình 1- Đơn vị thiết kế phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế. Sản phẩm thiết kế phải phù hợp với Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, yêu cầu thiết kế và hợp đồng giao nhận thầu thiết kế. Sản phẩm thiết kế phải phù hợp với nội dung theo trình tự thiết kế; trong trường hợp thi công phức tạp phải có thuyết minh và chỉ dẫn kỹ thuật thi công đối với các kết cấu và bộ phận quan trọng của công trình; ghi rõ quy cách, chủng loại, tính năng cần thiết của vật liệu, thiết bị sử dụng trong công trình; có thuyết minh về sử dụng và bảo trì công trình.. Căn cứ 3: Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm về kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, vệ sinh môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan. 1.2.3. Trình tự cấp phép xây dựng: Theo Quy định cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội ( ban hành kèm theo Quyết định số 109/2001/QĐ-UB ngày 08 tháng 11 năm 2001 của UBND thành phố Hà Nội) thì trình tự cấp phép xây dựng được chia làm các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Tiếp nhận, phân loại hồ sơ Ở giai đoạn này cần lưu ý một số điểm sau: Sau khi tiếp nhận hồ sơ phải ghi mã số hồ sơ có chữ ký bên giao, bên nhận hồ sơ, hẹn ngày giải quyết vào giấy nhận hồ sơ và lập thành 2 bản, một giao cho chủ đầu tư và một bản lưu tại cơ quan cấp phép xây dựng. Trong thời gian tối đa 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, người tiếp nhận phải trực tiếp thông báo bằng văn bản cho đương sự biết yêu cầu cần bổ sung hồ sơ. Chủ đầu tư có quyền đề nghị người tiếp nhận hồ sơ giải thích rõ những yêu cầu cần bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ hợp lệ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian thụ lý hồ sơ. Thời gian giải quyết cấp giấy phép xây dựng công trình không quá 25 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với nhà có nguy cơ sụp đổ, kể từ khi nhận được đơn trình báo của chủ nhà, UBND Phường, xã, thị trấn, phòng Quản lý đô thị quận phải kiểm tra và xác nhận ngay tình trang nguy hiểm của công trình. Cơ quan cấp phép xây dựngcó trách nhiệm cấp phép xây dựng trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời gian giải quyêt cấp phép xây dựng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Giai đoạn 2: Xin ý kiến các tổ chức liên quan Sau 10 ngày kể từ khi nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan cấp giấy phép xây dựng, các tổ chức cá nhân được hỏi ý kiến(kiến trúc, quy hoạch, địa chính, văn hoá, môi trường…) có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Quá thời gian trên nếu không trả lời coi như đồng ý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hâu quả gây ra. Giai đoạn 3: Giải quyết khiếu nại, tố cáo Khi nhận được khiếu nại, tố cáo về việc cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải cử cán bộ có thẩm quyền nhận đơn và trả lời cho chủ đầu tư.Trường hợp chủ đầu tư vẫn không đồng ý ý kiến trả lời của cán bộ được cử đến thì thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải trực tiếp gặp và giải quyết khiếu nại tố cáo đó của chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư vấn không đồng ý thì có thể khiếu nại, tố cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Giai đoạn 4: Thẩm tra hồ sơ, quyết dịnh cấp phép xây dựng và thu lệ phí Căn cứ vào các bước thực hiện trên, cơ quan cấp giấy phép xây dựng thẩm tra hồ sơ, kiểm tra lại thực địa để giải quyết cấp hoặc từ chối cấp giấy phép xây dựng. Giấy phép xây dựng lập thành 2 bản chính, một bản cấp cho chủ đầu tư, một bản lưu tại cơ quan cấp phép xây dựng. Trước khi giao giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư, cơ quan cấp giấy phép xây dựng thu lệ phí và phụ thu xây dựng theo các quy định của Bộ Tài chính và UBND thành phố. Giai đoạn 5: Gia hạn giấy phép xây dựng Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi nhận dược giấy phép xây dựng mà công thình vẫn chua khởi công được thì chủ đàu tư phải xin gia hạn. Thời gian gia hạn không quá 12 tháng, quá thời hạn trên mà công trình vẫn chưa khởi công thì giấy phép xây dựng không còn giá trị pháp lý. Thời gian xét cấp gia hạn giấy phép xây dựng là 10 ngày, kể từ ngày chủ đầu tư nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Giai đoạn 6: Cấp lại giấy phép xây dựng Hồ sơ xin cấp lại phép xây dựng: Đơn xin cấp lại giấy phép xây dựng của chủ đầu tư được chính quyền địa phương ( hoặc cơ quan công an ) xác nhận lý do xin cấp lại. Thời gian xét cấp lại giấy phép xây dựng là 10 ngày, kể từ ngày chủ đầu tư nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Giai đoạn 7: Kiểm tra, theo dõi việc xây dựng theo giấy phép. Chủ đầu tư phải nghiêm chỉnh chấp hành các nội dung quy định tại giấy phép. Nếu có yêu cầu bổ sung thì chủ đầu tư phải làm đơn xin phép cơ quan cấp phép xây dựng. Các giai đoạn chủ yếu được biểu diễn theo sơ đồ tổng quát sau: Biểu đồ 1.2: Quy trình cấp cấp giấy phép xây dựng Tiếp nhận, phân loại hồ sơ Xin ý kiến các tổ chức liên quan Giải quyết khiếu nại, tố cáo Thẩm tra hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng và thu lệ phí Gia hạn giấy phép xây dựng Kiểm tra, theo dõi việc xây dựng theo giấy phép xây dựng Kiểm tra, theo dõi việc xây dựng theo giấy phép xây dựng Nguồn:Tác giả tự tổng hợp 1.2.4. Thẩm quyền và phân công trách nhiệm trong việc giải quyết cấp giấy phép xây dựng: 1.2.4.1. Đối với các cơ quan cấp phép xây dựng: Thường xuyên phổ biến các quy định cấp giấy phép xây dựng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiến hành niêm yết công khai các hướng dẫn về điều kiện, trình tự và các thủ tục hành chính về cấp giấy phép xây dựng và quản lý thực hiện cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tại nơi tiếp dân . Có lịch tiếp dân và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và công dân về việc cấp giấy phép xây dựng theo quy dịnh quy chế tổ chức tiếp công dân tại Nghị định 89/CP ngày 7/8/1997 do Chính phủ ban hành. Cử cán bộ, công chức có năng lực và thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, phải hướng dẫn cho người xin cấp giấy phép xây dựng biết để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định, không gây khó khăn, bắt ép người dân xin cấp giấy phép xây dựng, đảm bảo thời gian quy định về cấp giấy phép xây dựng. Sau khi cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện xây dựng theo giấy phép, phát hiện và có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật. Thu, quản lý và sử dụng lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng theo quy dịnh của pháp luật. 1.2.4.2. Đối với cán bộ, công chức làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng: Cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ làm các thủ tục phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ và phải qua lớp tập huấn nghiệp vụ về cấp giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. Nắm vững pháp luật về xây dựng và quản lý đô thị, trình tự, thủ tục hành chính và có năng lực tổ chức thực hiện, không được gây khó khăn, phiền hà cho người xin cấp giấy phép xây dựng. Phải chịu trách nhiệm về phần việc của mình được giao theo quy định của pháp luật. 1.2.4.3. Trách nhiệm của chủ đầu tư xin cấp giấy phép quy định: Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật và giấy phép xây dựng được cấp. Nếu phát hiện thấy có những sai phạm hoặc hành vi sách nhiễu của cán bộ cấp giấy phép xây dựng phải báo cáo đúng và kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết để có biện pháp xử lý theo quy định pháp luật. Sau 25 ngày kể từ khi đã nộp đủ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng hợp lệ (có biên nhận hồ sơ hợp lề của cán bộ tiếp nhận hồ sơ) nhưng không được cơ quan cấp giấy phép trả lời lý do không được cấp giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư có thể báo cáo UBND phường, xã, thị trấn sở tại biết bằng văn bản ( cơ quan cấp giấy phép xây dựng chịu trách nhiệm) và được phép tiến hành khởi công xây dựng sau khi báo cáo. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả gây ra do thực hiện không đúng giấy phép xây dựng được cấp và mọi thiệt hại do việc xây dựng công trình của mình gây ra. Trong khi xây dựng, chủ đầu tư phải đảm bảo trật tự, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn cho nhân dân và các công trình xung quanh theo quy định của nhà nước và của UBND thành phố, phải bồi thường nếu gây ra thiệt hại tới quyền lợi, nhà cửa và các công trình khác của tổ chức và nhân dân. Nếu có tranh chấp không hoà giải được thì bên bị thiệt hại và bên chủ đầu tư sẽ giải quyết theo quy định của UBND thành phố và pháp luật hiện hành. 1.2.5. Các văn bản pháp luật về công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng: Hiện nay, có nhiều văn bản quy định về cấp phép xây dựng và các vấn đề liên quan, dưới đây là một số văn bản quy phạm pháp luật chính như sau: Nghị định số 52/1999/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ. Nghị định quy định và hướng dẫn cách thức, trình tự cũng như phân công trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác Quản lý đầu tư xây dựng Sau một thời gian áp dụng Nghị định 52, do một số bất cập trong một số điều của Nghị dịnh cũng như do yêu cầu quản lý xây dựng trong tình hình mới ngày 05 tháng 05 năm 2000 Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2000/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP. Về cơ bản Nghị định 12 giống Nghị định 52 nhưng được sửa đổi một số điều : Điều 6,7,9,10,11,12,13… Trên cơ sở Nghị định số 52 và 12 của Chính phủ và tình hình thực tế trên địa bàn thành phố, ngày 08 tháng 11 năm 2001 UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 109/2001/QĐ-UB về việc ban hành Quy định cấp phép xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố. Quyết định 109 bao gồm tất cả các quy định về thủ tục, quy trình thực hiện cũng như thẩm quyền, trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác xét duyệt, cấp và kiểm tra giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sau khi xem xét đánh giá công tác quy hoạch xây dựng đô thị từ sau khi ban hành Nghị định 52, nhận thấy việc thực hiện còn kém hiệu quả, ngày 11/09/2003 Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị 19/2003-CT-TTg về việc tổ chức lập quy hoạch xây dựng đô thị và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch. Chỉ thị đánh giá chung hiệu quả việc thực hiện công tác xây dựng đô thị theo quy hoạch đồng thời đưa ra một số nhiệm vụ và phương hướng thực hiện các nhiệm vụ trước mắt. Bên cạnh đó, ngày 24/01/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2005-NĐ-CP về Quy hoạch xây dựng. Nghị định quy định trình tự lập, xét duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng, nội dung cũng như nguồn vốn thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị cũng như nông thôn. Đây là một trong những văn bản pháp luật mới nhất quy định việc quy hoạch cũng như quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, 1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ VÀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG Trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu tham khảo một số bài viết có liên quan đến vấn đề cấp giấy phép xây dựng, trong đó có nhiều các bài luận văn, các bài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang ”Nghiên cứu một số giải pháp cấp phép xây dựng nhà ở trên địa bàn quận Cầu Giấy- Hà Nội”, đề tài tập trung làm rõ những lý luận về vấn đề về cấp phép xây dựng.Trên cơ sở đó, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng trên địa bàn quận Cầu Giấy – Hà Nội để thấy được những hạn chế trong công tác cấp phép xây dựng. Từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần làm tốt hơn công tác quản lý và cấp phép xây dựng trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn tới. Tác giả đã tập trung phân tích khá rõ các cơ sở lý luận (đi từ nghiên cứu lý luận về quản lý quy hoạch và kiểm soát phát triển đô thị đến cấp giấy phép xây dựng, xác định được vị trí, vai trò của cấp giấy phép xây dựng trong công tác quản lý xây dựng đô thị) cũng như đánh giá được thực trạng công các quản lý và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quận Cầu Giấy, ngoài ra còn có phần phân tích đánh giá khá tổng quát về tình hình xây dụng cũng như quản lý xây dựng trên địa bàn quận Cầu Giấy, bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra các chủ trương, biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng của quận Cầu Giấy, đây là phần mà nếu nghiên cứu trên địa bàn phường rất khó phân tích. Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn có một số thiếu sót: trong phần thực trạng tập trung quá nhiều vào cơ cấu tổ chức của UBDN quận Cầu Giấy có một số phần không thực sự cần thiết như tổ chức hành chính của UNBD quận Cầu Giấy, phần nguyên nhân của một số hạn chế trong công tác cấp giấy phép xây dựng chỉ nêu ra một số nguyên nhân khách quan (đứng trên quan điểm đánh giá của cán bộ cấp giấy phép), phần giải pháp chưa hoàn chỉnh khi chưa tập trung vào các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao công tác quản lý cấp phép xây dựng. Đề tài nghiên cứu “ Thực trạng và giải pháp quản lý xây dựng trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm” của Hoàng Thị Hoà. Đề tài của các tác giả nghiên cứu vấn đề quản lý xây dựng- đây là vấn đề lớn mang tính tổng quát hơn so với nghiên cứu về công tác quản lý và cấp phép xây dựng.Trong nghiên cứu của mình, tác giả Hoàng Thị Hoà đã tập trung làm rõ lý luận về quản lý xây dựng cũng như phân tích khá rõ tình hình thực hiện công tác quản lý xây dựng trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm, cũng như chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu làm cho việc thực hiện công tác trong thời gian qua còn khó khăn, chưa đạt được hiệu quả cao. Với phạm vi, mục đích nghiên cứu của mình, trong phần thực trạng tác giả đã ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36544.doc
Tài liệu liên quan