LờI nói đầu
Nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động tạo ra môi trường kinh doanh vô cùng mạnh mẽ, ngày càng gay gắt và khốc liệt. Để hạn chế những tiêu cực do sự cạnh tranh, do nền kinh tế thị trường gây ra thì nhà nước luôn đổi mới luật pháp và các biện pháp kinh tế sao cho phù hợp và hạn chế tốt nhất các tiêu cực tạo điều kiện tốt nhất cho doanh ngh
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá công tác quản lý của Công ty sản xuất kinh doanh(BCTH CĐ Kinh tế kỹ thuật CN I), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp tồn tại và phát triển.
Song song với sự phát triển này, các doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phải đáp ứng được nhu cầu thị trường. Chất lượng cao và giá thành hạ để đạt được mục tiêu đó thì doanh nghiệp phải đạt tới đỉnh cao của sự tiết kiệm chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Tiết kiệm không có nghĩa là phải giảm chi phí đơn thuần mà còn phải biết tiết kiệm sao cho sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao giá thành đơn vị cá biệt nhỏ nhất. Khi đảm bảo được hai yêu cầu này thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới thực sự đem lại hiệu quả kinh tế, tức là mang lại lợi nhuận và có tích lũy.
Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội là một công ty nhà nước độc lập, công tác quản trị của công ty thực hiện tương đối tốt. Với tư cách là một sinh viên thực tập được sự giúp đỡ chỉ bảo của thầy giáo: Vũ Dương Hòa, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong công ty em đã nắm được một số tình hình về công tác quản trị của công ty. Điều này được phản ánh trong bản báo cáo tổng hợp của em. Bản báo cáo tổng hợp này được chia thành ba phần có nội dung như sau:
Phần I: Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Phần II: Đánh giá công tác quản lý của doanh nghiệp
Phần III: Kết luận chung về công tác quản lý của doanh nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật công nghiệp I đã đào tạo và truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập.
Em chân trọng cảm ơn thầy giáo : Vũ Dương Hòa và các cô chú trong công ty luôn tận tình chỉ bảo giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình thực tập, giúp em vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế một cách tốt nhất. Vì vậy em đã hoàn thành bài báo cáo tổng hợp theo đúng thời hạn và yêu cầu đặt ra.
Trong quá trình thực tập mặc dù đã có sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy giáo và các cô các chú trong công ty xong do trình độ lý luận hạn chế, khả năng thực tiễn chưa cao nên bản báo cáo sẽ có nhiều thiếu xót. Do vậy rất mong đươc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa kinh tế của trường và các cô các chú trong công ty để báo cáo của em đươc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Phần I: Giới thiệu chung về doanh nghiệp
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội (trước đây là Xí nghiệp của người tàn tật Hà Nội) được thành lập theo quyết định số 4605/TC-UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 29 tháng 10 năm 1987 trên cơ sở tách bộ phận sản xuất gia công của Xí nghiệp 27/7 Hà Nội để thành lập Xí nghiệp của người tàn tật Hà Nội trực thuộc sở lao động thương binh xã hội Hà Nội.
Xí nghiệp được giao nhiệm vụ: sản xuất các sản phẩm bằng nhựa, gia công dịch vụ bao bì, các sản phẩm bằng gỗ, dụng cụ gia đình, đồ chơi trẻ em, khai thác thu mua nguyên vật liệu, phế liệu bằng nhựa để tái sản xuất theo nhu cầu xã hội.
Xí nghiệp của người tàn tật Hà Nội là Xí nghiệp đầu tiên ở Hà Nội được thành lập thu hút những thương binh, người tàn tật và các diện chính sách vào làm việc với tổng mức vốn đầu tư ban đầu là: 47.695.342 (đồng)
Trong đó: + vốn cố định là: 10.142.373 (đồng)
+ vốn lưu động là: 37.552.969(đồng)
Số lao động ban đầu gồm 30 người chủ yếu là thương binh, người tàn tật và các đối tượng chính sách xã hội đã từng làm việc trong thời kỳ bao cấp.
Từ khi mới thành lập Xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, được nhà nước cấp 2280 m2 đất ao hồ phải san lấp, nhà làm việc không có. Mặt khác Xí nghiệp ra đời đúng vào thời kỳ đất nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, kinh tế gặp nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ ít ỏi đứng trước cơ chế mới không khỏi bỡ ngỡ.
Trước tình hình đó ban lãnh đạo Xí nghiệp tự xác định mục tiêu phấn đấu cho xí nghiệp là : “An cư mới lập nghiệp” do vậy nhiệm vụ hàng đầu của công ty lúc này là xây dựng cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên ổn định và phát triển lâu dài.
Vừa nhanh chóng ổn định tổ chức và sản xuất trên cơ sở thiết bị cũ được Xí nghiệp 27/7 bàn giao ban đầu , với phương châm lấy ngắn nuôi dài, Xí nghiệp đã thử các loại hình sản xuất để phù hợp với thị trường đồng thời khai thác cácloại hình dịch vụ phù hợp với đặc thù của Xí nghiệp. Bên cạnh đó còn kết hợp đào tạo hướng nghiệp tạo việc làm ổn định cho người tàn tật có khả năng lao động và có thu nhập. Hoàn thiện dần, từ năm 1987 đến năm 1993 Xí nghiệp đã đạt được những bước tiến đáng kể cụ thể:
- Về tổ chức: sắp xếp lại các phòng ban cho hợp lý giảm biên chế hành chính, nhanh chóng kiện toàn đội ngũ cán bộ và tổ chức các phòng ban nghiệp vụ với tổng số 35 người.
- Về công tác xây dựng cơ sở vật chất: đã xây dựng xong cơ sở là khu nhà ba tầng ở 25 Thái Thịnh với tổng diện tích gần 1036 m2.
- Tổng số vốn hoạt động của Xí nghiệp tăng đáng kể:
+ Năm 1987: 47.695.342 (đồng)
+ Năm 1993 : 1.048.740.193 (đồng) trong đó vốn cố định: 1.001.011.079(đồng); vốn lưu động: 47.729.114(đồng).
- Về doanh thu:
+ Năm 1987: đạt 232.940.000(đồng)
+ Năm 1993: đạt 716.000.000(đồng)
- Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong công ty tăng từ: 100.690(đồng/tháng) lên đến 129.500(đồng/tháng)
Qua năm năm hình thành và phát triển mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Xí nghiệp vẫn phát triển theo hướng tăng dần, do vậy đến tháng 03/1994 UBND thành phố Hà Nội và sở lao động thương binh xã hội Hà Nội đã xét qui mô và nhiệm vụ của Xí nghiệp đã quyết định đổi tên Xí nghiệp thành: “Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội”, Công ty được thành lập theo quyết định 520/QĐ-UB ngày 26/03/1994 của UBND thành phố Hà Nội với các nhiệm vụ sau:
- Sản xuất sản phẩm may mặc.
- Sản xuất đồ dùng bát đĩa nhựa Melamin.
- Sản xuất túi Nilông đựng giác thải các loại.
Từ năm 1993 cho đến nay với sự năng động, sáng tạo, nắm vững thị trường Công ty đã thực tế đổi mới về mọi mặt từ chỗ cố một địa điểm làm việc thì nay Công ty đã có ba địa điểm là:
- 25 Thái Thịnh với diện tích làm việc 1036 m2 và kho 720 m2
- Km 9 Thanh Xuân với diện tích 2000 m2
- Khu sản xuất Mỗ Lao với diện tích 9470 m2 tập trung ba phân xưởng sản xuất.
Lấy chữ tín làm đầu số hàng hóa và sản phẩm của Công ty sản xuất ra đến đâu tiêu thụ đến đó. Nhờ vậy mà các chỉ tiêu chủ yếu của Công ty đã tăng cụ thể như sau :
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1.Lợi nhuận thực hiện
409.597.221
302.508.649
453.849.500
2.Doanh thu
17.491.339.024
23.120.779.916
31.528.505.818
3.Tổng số lao động
105
150
250
4.Lương binh quân
630.000(đ/t)
750.000(đ/t)
1.150.000(đ/t)
5.Vốn kinh doanh
+Vốn cố định
+Vốn lưu động
16.153.235.406
19.246.203.772
25.258.902.460
14.289.984.985
16.826.159.476
17.610.453.514
1.863.250.421
2.242.044.296
7.648.448.946
II. Công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội:
1. Giới thiệu sản phẩm:
1.1. Loại sản phẩm:
Công ty có các loại sản phẩm sau:
- Sản xuất sản phẩm may mặc
- Sản xuất đồ dùng bát đĩa nhựa Melamin
- Sản xuất túi Nilông đựng rác thải các loại.
1.2. Đặc điểm sản phẩm:
-Về sản phẩm may mặc có nhiều chủng loại mẫu mã chủ yếu là đồng phục do các công ty, bệnh viện, trường học đặt may.
- Về sản phẩm bát đĩa nhựa Melamin: là loại sản phẩm bát đĩa nhựa bền, đẹp và nhẹ.
-Về sản phẩm túi Nilông đựng rác thải có nhiều kích cỡ, chủng loại, màu sắc và chất lượng khác nhau phục vụ từng nhu cầu của người tiêu dùng.
1.3. Cơ cấu sản phẩm:
- Sản phẩm may mặc: chiếm 20%
- Sản phẩm bát đĩa nhựa Melamin: chiếm 30%
- Sản phẩm túi Nilông đựng rác thải: chiếm 50%
2. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Sản phẩm của công ty được sản xuất với công nghệ sau:
- Phân xưởng may:
Tổ cắt
Các tổ may
Kho vật tư
Nhập kho
KCS
Tổ thùa dính, gấp, gói
Nguyên liệu chuyển từ kho vật tư đến tổ cắt tại đây nguyên vật liệu được gia công (cắt), sau đó chuyển sang hai tổ may. Đối với những sản phẩm cần thiết sẽ chuyển sang tổ thùa, dính, là, gấp, gói để hoàn thiện sản phẩm. Những thành phẩm này sẽ chuyển qua bộ phận kiểm tra chất lượng(KCS) để kiểm tra chất lượng nếu đạt sẽ nhập kho thành phẩm.
- Phân xưởng nhựa :
Kho vật tư
Tổ hoa
Hấp bột
Các tổ máy
KCS
Cắt hoa, làm hồ
Mài bavia
ép phôi thô làm sáng sản phẩm
Kho thành phẩm
Nguyên vật liệu như: bột nhựa, giấy hoa,…được chuyển từ kho vật tư đến tổ hoa và các tổ đứng máy. Tại tổ hoa nguyên vật liệu được làm hoa và làm hồ sau đó sẽ chuyển sang các tổ máy gia công tiếp. Sau đó bán thành phẩm được chuyển sang tổ hấp bột hình thành nên sản phẩm, ép phôi thô và làm sáng sản phẩm. Tiếp đến những bán thành phẩm này được chuyển đến tổ mài. Sau khi sản phẩm hoàn thành được chuyển đến bộ phận kiểm tra chất lượng (KCS) để kiểm tra chất lượng nếu đạt sẽ nhập kho thành phẩm.
- Phân xưởng màng:
Máy cắt, dán
Máy thổi cuộn
Máy trộn màu
Kho vật tư
KCS
Kho thành phẩm
Nguyên vật liệu được chuyển từ kho vật tư đến tổ trộn màu để tiến hành trộn màu cho từng loại sản phẩm khác nhau, sau đó qua tổ thổi cuộn tại đây nguyên vật liệu được thổi thành các màng Nilông mỏng. Bán thành phẩm này sẽ được chuyển qua tổ cắt dán tạo nên sản phẩm. Những sản phẩm này được chuyển qua bộ phận KCS để kiểm tra chất lượng nếu đạt cho nhập kho thành phẩm.
3. Đánh giá trình độ công nghệ của công ty:
Trình độ sản xuất công nghệ sản phẩm của công ty hiện nay khá hiện đại tất cả các khâu trong dây chuyền đều được đầu tư thiêt bị máy móc hiện đại và khá hoàn thiện. Hiện nay công ty vẫn luôn nghiên cứu và đầu tư thêm máy móc thiết bị điều này làm cho dây chuyền sản xuất của công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
III. Cơ cấu sản xuất của công ty Sản xuất và kinh doanh của người tàn tật Hà Nội
1.Nguyên tắc hình thành các bộ phận sản xuất :
- Phù hợp với qui trình công nghệ:
Qui trình công nghệ gia công sản phẩm thế nào thì sẽ lập ra các bộ phận sản xuất tương ứng và phù hợp để đảm bảo tuân thủ qui trình công nghệ đó sao cho dây chuyền công nghệ hoạt động tốt và có hiệu quả cao.
- Hợp lý cần thiết:
Các bộ phận của công ty được lập ra đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu của hoạt động sản xuất để cho dây chuyên hoạt động tốt chính xác. Nhưng các bộ phận lập ra không có những bộ phận không cần thiết không mang lại hiệu qua cho hoạt động sản xuất.
2.Các bộ phận sản xuất và các cấp sản xuất, mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất
2.1.Các bộ phận sản xuất:
Các bộ phận sản xuất của công ty gồm ba bộ phận sau:
* Phân xưởng may:
- Các tổ cắt
- Các tổ may
- Tổ thùa, dính, là, gấp,gói
* Phân xưởng nhựa:
- Tổ hoa: + tổ cắt hoa
+ tổ làm hồ
Các tổ máy
Tổ hấp bột
Tổ ép phôi thô, làm sáng sản phẩm
Tổ mài bavia
* Phân xưởng màng:
- Tổ trộn màu
- Tổ thổi cuộn
- Tổ cắt dán
2.2.Các cấp sản xuất:
Hoạt động sản xuất của công ty đươc chia làm ba cấp:
- Cấp sản xuất chính: gồm các phân xưởng sản xuất chính
- Cấp sản xuất phụ: gồm các tổ sản xuất trong một phân xưởng chính
- Cấp sản xuất phụ trợ: gồm các tổ phụ trợ có nhiệm vụ giúp cho các tổ sản xuất trong một phân xưởng chính.
2.3.Mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất:
Các phân xưởng sản xuất chính như: phân xưởng may, phân xưởng nhựa và phân xưởng màng là các dây chuyền công nghệ hoạt động độc lập. Trong các dây chuyền của các phân xưởng chính có các tổ sản xuất có liên hệ với nhau theo một qui trình công nghệ: sản phẩm của tổ sản xuất này sẽ chuyển đến tổ sản xuất sau để gia công và hoàn thiện tiếp. Còn các tổ sản xuất phụ trợ có trách nhiệm giúp cho các tổ sản xuất hoạt động trôi chảy, hiệu quả.
3.Ưu, nhược điểm của cơ cấu sản xuất hiện tại của doanh nghiệp
3.1.Ưu điểm:
Các bộ phận sản xuất của công ty được thành lập một cách hợp lý, có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Sản phẩm của tổ sản xuất này sẽ được chuyển đến tổ sản xuất sau để gia công và hoàn thiện tiếp tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục. Do sự sắp xếp hợp lý và chặt chẽ đó thì hoạt động sản xuất của công ty được diễn ra liên tục tiết kiệm tối đa thời gian chết của vật liệu đang gia công hoàn thiện đạt hiệu quả sản xuất cao.
Việc phân chia các cấp, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng phân xưởng và các tổ sản xuất rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ thực hiện nhiệm vụ được giao được nhanh chóng hơn, cùng với việc qui trách nhiệm khi có sai xót trong sản xuất dễ dàng, diễn ra liên tục đạt hiệu quả cao
Công ty phân định rõ ràng các chức danh, vị trí sản xuất của các tổ, ca sản xuất giúp mọi người hiểu rõ và thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn, có trách nhiệm.
3.2. Nhược điểm :
Việc phân chia làm nhiều cấp sản xuất sẽ gặp khó khăn trong công tác quản lý truyền và nhận thông tin … Do đó sẽ gặp một số khó khăn trong hoạt động sản xuất.
IV. Bộ máy quản lý của công ty :
Sơ đồ bộ máy quản lý
Tổng giám đốc
P.Giám đốc sản xuất kinh doanh
P.Giám đốc tổ chức hành chính
P.Giám đốc xây dựng cơ bản
P. Tài vụ
P.
Kinh
doanh
P.
Vật
tư
Các phân xưởng sản xuất
P.Tổ chức hành chính
Ban bảo vệ
P.Xây dựng cơ bản
Phân xưởng may
Phân xưởng nhựa
Phân xưởng màng
1. Các cấp quản lý và các bộ phận quản lý của công ty :
1.1. Các cấp quản lý :
Bộ máy quản lý của công ty chia làm 3 phần :
- Tổng giám đốc.
- Các giám đốc :
+ Giám đốc sản xuất kinh doanh.
+ Giám đốc tổ chức hành chính.
+ Giám đốc xây dựng cơ bản.
- Các phòng ban chức năng.
1.2 Các bộ phận quản lý :
- Phòng kinh doanh.
- Phòng vật tư.
- Phòng hành chính.
- Phòng xây dựng cơ bản.
- Phòng tài vụ.
- Ban bảo vệ.
2. Chức năng và nhiệm vụ các bộ quản lý :
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tính giá bán, tổ chức chào và bán hàng, tiến hành nhập các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cần dùng cho sản xuất, soạn thảo các hợp đồng kinh tế.
-Phòng vật tư : lập kế hoạch vật tư, cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất, quản lý kho nguyên liệu.
- Phòng tổ chức hành chính : phụ trách công tác về tổ chức nhân sự cho công ty, quản lý đội ngũ cán bộ của công ty.
Phòng xây dựng cơ bản : lập kế hoạch về xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho toàn bộ công ty, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các công việc chỉ tiêu kế hoạch cơ bản đã đặt ra.
- Phòng tài vụ :
+ Nhiệm vụ kí duyệt các chứng tù thu chi, làm công tác kế toàn tổng hợp, phản ánh các nghiệp vụ phát sinhvà các tài khoản liên quan, theo dòi tình hình biến động về tài sản tiền vốn tại công ty.
+ Giám sát đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra.
+ Tính toán tập hợp chí phí, tính giá thành sản phẩm, doanh thu, xác định kết quản kinh doanh.
+ Cung cấp các số liệu báo cáo có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước như : cơ quan thuế, thanh tra.
+ Có chức năng tham mưu giúp tổng giám đốc công ty trong công tác sản xuất kinh doanh nhằm sử dụng đồng vốn đúng mức, có hiệu quả.
- Ban bảo vệ : Có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn cho toàn bộ công ty.
3. Phân tích, đánh giá về bộ máy của công ty :
Bộ máy quản lý của công ty được bố chí theo kiểu trực tuyến chức năng, bộ máy này được tổ chức khá gọn nhẹ, các phòng ban chức năng được phân định rõ ràng cùng với chỉ đạo, điều hành của tổng giám đốc cùng các giám đốc với sự tham mưu góp ý kiến của phòng tài vụ giúp cho các hoạt động của công ty được thông suốt.
- Tổng giám đốc là người chỉ huy cao nhất được nhà nước giao trách nhiệm quản lý công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty. Tổng giám đốc công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng, điều hành mọi hoạt động của công ty theo kế hoạch, pháp lý các chính sách và nghị quyết của đại hội công nhân viên chức và chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của công ty. Nên những quyết định của tổng giám đốc là hết sức quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoạt động có hiệu quản hay không của công ty. Tổng giám đốc luôn có sự giúp đỡ hỗ trợ của các giám đốc và phòng tài vụ giúp cho tổng giám đốc có những quyết định chính xác, đúng đắn và kịp thời về các hoạt động của công ty, để công ty luôn hoạt động có hiệu quả.
- Các giám đốc là người trợ giúp cho tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các công việc được giao và thay tổng giám đốc thực hiện các công việc khi giám đốc đi vắng. Do vậy trách nhiệm và ảnh hưởng của các giám đốc là rất lớn tới hoạt động của công ty nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh, kế hoạch vật tư, tính giá thành sản phẩm,... Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.
- Các phòng chức năng được tổ chức sắp xếp theo yêu cầu quản lý của công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, trợ giúp cho ban giám đốc lãnh đạo các công tác sản xuất và kinh doanh được thông suốt :
+ Phòng tổ chức hành chính : gồm 5 người 1 trưởng phòng, 2lái xe, 1 tạp vụ, 1 văn thư.
Nhiệm vụ của phong này là phụ trách công tác về tổ chức sắp xếp nhân sự cho công ty, quản lý đội ngũ cán bộ của công ty. Trưởng phòng với nhiệm vụ chính là : công tác tổ chức, nhân sự và công việc chung cho cả phòng do vậy các kế hoạch và quyết định của trưởng phòng là yếu tố cho sự hoạt động có hiệu quả hay không.
Văn thư : chuyên phụ trách về dấu, công văn, giấy tờ và tiếp khách do vậy trình độ chuyên môn, sự nhiệt tình, trinh độ giao tiếp… cũng là yếu tố góp phần quyết định đến sự hoạt động có hiệu quả hay không của phòng
Từ đó góp phần vào hoạt đông chung của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
+ Phòng kế hoạch vật tư : gồm 8 người
Có 1 trưởng phòng còn lại 7 nhân viên trong đó có 4 nhân viên chuyên mua vật tư các loại và trả hàng, còn lại 3 nhân viên khác chuyên đi ký kết hợp đồng với khách hàng và giao dịch với khách dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng. Phòng kế hoạch vật tư có 2 kho : 1 kho thành phẩm và 1 kho dự trữ vật tư.
Có thể nói việc hoạt động của phòng vật tư có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của công ty. Nếu phòng vật tư hoạt động tốt luôn cung cấp kịp thời nguyên vật liệu và các yếu tố cho sản xuất đê hoạt động sản xuất không bị ngưng trệ thì hoạt động sản xuất của công ty luôn đạt năng suất cao còn nếu ngược lại thì năng suất và hiệu quả không cao.
+ Phòng kinh doanh : có 8 người
Có 1 trưởng phòng và 7 nhân viên với nhiệm vụ làm công tác chào và bán hàng, tính giá bán, …Trưởng phòng phụ trách các nhân viên của phòng về công tác tiếp thị sản phẩm, chào hàng, bán hàng còn lại 7 nhân viên làm công tác chào hàng và bán hàng.
Hoạt động của phòng kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp và có tầm quan trọng sống còn với doanh nghiệp vì việc tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp đó có hiệu quả hay không. Sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được thì dẫn tới ứ đọng vốn, tốn thêm chi phí bảo quản tồn kho…dẫn tới hoạt động thua lỗ là tất yếu. Do vậy phòng kinh doanh là một yếu tố then chốt quyết định tới hiệu quả hoạt động của công ty.
+ Phòng tài vụ : gồm 5 người
Có 1 kế toán trưởng, 1 kế toán vật tư,1 kế toán thanh toán, 1 thủ quỹ, 1 kế toán tiền lương bảo hiểm xã hội và tài sản cố định.Với nhiệm vụ tính giá thành sản phẩm,làm công tác kế toán, cố vấn cho ban giám đốc…có ảnh hưởng tới các hoạt động tài chính của công ty, tới các hoạt động sản xuất và kinh doanh, tới công tác phát lương.
Nhìn chung bộ máy quản lý của công ty hiện nay hoạt động khá nhịp nhàng, giải quyết các công việc nhanh gọn, có những quyết định chính xác, đúng đắn và kịp thời. Giúp cho công ty hoạt động hiệu quả và ổn định các sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó với giá cả và chất lượng làm hài lòng người tiêu dùng.
Phần II : Đánh giá công tác quản lý doanh nghiệp
I. Công tác hoạch định chiến lược của công ty :
1. Thực trạng môi trường kinh doanh và môi trường nội bộ của công ty.
1.1. Môi trường quốc tế :
1.1.1. Nền chính trị thế giới :
Trong những năm gần đây nền chính trị thế giới đã có những sự thay đổi khá lớn. Bắt đầu từ việc Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991 đến việc khủng khoảng nền kinh tế của các nước Châu á năm 1997 hay vụ khủng bố nước Mỹ ngày 11/09/2001 sau đó đã kéo theo bao sự kiện chính trị to lớn xảy ra. Với việc mượn danh nghĩa chống khủng bố để phát động chiến tranh vào Asganistan và lật đổ chế độ Taliban của tổ chức khủng bố Alquaeda lập nên chính phủ thân Mỹ ở đây. Chưa hết vào tháng 3 năm 2003 mượn cớ Irac có vũ khí hủy diệt hàng loạt Mỹ đã phát động chiến tranh trên đất nước Irac keo theo nhiều quốc gia tham chiến đã gây ra rất nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội cho Irac nói riêng và cho thế giới nói chung. Măc dù lập đổ vị tổng thống Irac là Saddam Hussen nhưng Mỹ và các nước đồng minh gặp rất nhiều khó khăn trong việc ổn định tình hình ở Irac. Tuy Mỹ đã tổ chức xong việc bầu cử nhưng tình hình chính trị tại đất nước nhiều dầu mỏ này vần bất ổn với những vụ đánh bom bắt cóc con tin của những tổ chức vũ trang dấu mặt cùng những vụ tai tiếng của bính lính Mỹ và liên quân. Tiếp sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 lại có thêm một vụ khủng bố tại Tây Ba Nha vào ngày 11 tháng 3 năm 2003 đó là đánh bom nhà ga tầu điện ngầm tại Thủ Đô Madrid làm cho hơn 200 người thiệt mạng. Tình hình chính trị tại khu vực trung đông đã chứng tỏ rằng đây là một khu vực đầy bất ổn. Sau khi xung đột giữa Ixraen và Plestin tạm lắng xuống thì trong thời gian gần đây lại xảy ra vụ thủ tướng Libang bị ám sát. Điều này đã tạo nên một làn sóng phẫn nộ tại Libang đòi Syria phải rút quân và chính phủ cầm quyền tại Libang phải từ chức. Điều đó tạo nên một khoảng trống quyền lực và an ninh tại Libang dẫn tới việc đất nước nhỏ bé này rơi vào tình trạng bất ổn. Đó là các quan hệ xung đột còn nếu xét về các vấn đề khác thì trong những năm gần đây có những sự kiện như : Liên minh Châu âu mở rộng các nước thành viên và phát hành đồng tiền chung châu âu, và sự kiện ASEAN kết nạp đầy đủ các thành viên đến nay là mười một thành viên, rồi vấn đề toàn cầu hóa… Tất cả đã tạo nên bức tranh toàn cảnh của nền chính trị thế giới.
1.1.2. Luật pháp và thông lệ quốc tế :
Nền kinh tế Việt Nam là một bộ phận trong nền kinh tế thế giới, không tách rời chính vì vậy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam phu thuộc vào môi trường hoạt động kinh doanh quốc tế tức là phụ thuộc vào quy định luật pháp của từng quốc gia, luật pháp và thông lệ quốc tế. Hiện nay Việt Nam là một thành viên của ASEAN tham gia vào thỏa thuận thương mại tự do khu vực CEPT/AFTA. Điều này đã tạo ra những cơ hội cũng như rất nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi đến thời kỳ hội nhập các nước thành viên ASEAN sẽ phải mở cửa thị trường xóa bỏ hàng rào thuế quan vậy ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể đứng vững trên sân nhà rồi mới nghĩ đến việc thâm nhập vào thị trường các nước trong khu vực. Sắp tới Việt Nam sẽ tham gia vào tổ chức thương mại một sân chơi lớn hơn AFTA rất nhiều, bên canh những cơ hội và thách thức Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định quốc tế như luật bản quyền và sở hữu công nghiệp. Điều này thì các doanh nghiệp Việt Nam còn chua chú trọng đến nhiều. Khi tham gia vào các tổ chức AFTA và WTO không còn phải gặp hàng rào thuế quan nhưng lại có những rào cản khác đó là hệ thống các chứng chỉ quốc tế được đảm bảo sự tin cậy lẫn nhau trong mua bán như : ISO 9000, ISO 14000,GMP, HAKP, ISM. Những chứng chỉ tiêu chuẩn này sẽ có tác động đến doanh nghiệp Việt Nam trong công tác quản trị định hướng chất lượng để có thể tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó khi tham gia vào hội nhập quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tuân thủ các quy định luật pháp của từng quốc gia. Các vụ kiện bán phá giá cá Tra, cá Basa và tôm vừa qua của các doanh nghiệp Việt Nam một phần do các doanh nghiệp Việt nam chưa tìm hiểu kĩ về luật pháp, quy định của nước Mỹ. Bởi thế ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình mà còn phải rang bị một hành trang kiến thức về các quy định pháp luật, thông lệ quốc tế, phảI tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận để từ đó có thể tham gia hội nhập kinh tế thế giới một cách vững vàng và tự tin.
1.1.3. Các yếu tố kinh tế quốc tế :
Trong những năm qua nền kinh tế thế giới đã có sự tăng trưởng khá nhanh mà nổi bật nhất là Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng 9 % thu nhập bình quân đầu người cao. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh. Sắp tới doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia vào AFTA, WTO khi đó hàng rào thuế quan sẽ được rỡ bỏ, điều đó sẽ đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều những cơ hội và thách thức. Nó sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải
tự nâng cao năng lực cạnh trang và tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể đứng vững và phát triển trong một sân chới lớn.
1.2 Môi trường kinh tế quốc dân :
1.2.1. Các nhân tố kinh tế :
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua tiếp tục tăng trưởng ở mức cao (7,2 %), GDP đầu người đạt 450 USD/năm. Thu nhập của người dân đã tăng lên, nhất là khu vực thành thị, điều này dẫn đến nhu cầu về hàng hóa dịch vụ tăng lên thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường sản xuất kinh doanh.
Tỷ giá hối đoáI giữa VNĐ và đồng đô la Mỹ ở mức : 1USD = 15.980 VNĐ. Tỷ giá này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp việt Nam.
Về chính sách tín dụng của các ngân hàng : hiện nay các ngân hàng muốn huy động vốn trong dân cư lên đã đưa ra tỷ lệ lãI suất cao, điều này sẽ khiến cho nhu cầu gửi tiền để lấy lãi tăng lên, mặt khác điều đó khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc huy động vốn và sử dụng vốn bởi lãI suất cũng sẽ tăng lên.
1.2.2. Luật pháp và các biện pháp kinh tế của nước ta :
Hiện nay việc quản lý kinh tế của nhà nước là khá hiệu quả như: xử lý tốt các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ tỷgiá, đưa ra chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế và đảm bảo tính công bằng. Bên cạnh đó là các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế cho từng vùng, từng ngành, từng ngành kinh tế. Điều này tạo ra môI trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
1.2.3. Nhân tố kỹ thuật công nghệ :
Hiện nay việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới đang rất phổ biến, các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp sản xuất) đang cố gắng nhập khẩu chuyển giao những máy móc thiết bị hiện đại để làm tăng hiệu quả của dây truyền sản xuất. Còn trong các công tác quản trị doanh nghiệp hiện nay công nghệ đang được áp dụng nhiều nhất là công nghệ thông tin, nó giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có thể thu thập thông tin một cách nhanh chóng, cập nhật tạo điều kiện cho việc đề ra các quyết định quản trị nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
1.3. Môi trường cạnh tranh nội bộ ngành :
1.3.1. Khách hàng :
- Với sản phẩm may mặc khách hàng chủ yếu của công ty là đơn đặt hàng từ các trường học, bệnh viện và công ty … Họ đặt may các sản phẩm quần áo, đồng phục học sinh, quần áo y tá , bác sĩ, công nhân viên công nhân …
- Với sản phẩm bát đĩa nhựa Melamin : là sản phẩm bằng nhựa nên nó có những đặc tính cơ, lí, hóa mà các sản phẩm bằng sứ, thủy tinh không có như : tính đàn hồi, dẻo, nhẹ …
- Với sản phẩm túi li lông đựng giác thải : đây là loại sản phẩm có nhiều kích cỡ, mầu sắc và chủng loại khác nhau đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
1.3.2. Các đối thủ canh tranh :
Với từng loại sản phẩm công ty có các đối thủ cạnh tranh khác nhau.
- Với sản phẩm là hàng may mặc : vì đây là loại quần áo đồng phục học sinh, bác sĩ , y tá … Nên yêu cầu về sản phẩm của đối tượng này không quá khắt khe do vậy công ty dễ dàng đáp ứng được yêu cầu của nhóm đối tượng này. Mặt khác loại sản phẩm này là một phần rất nhỏ trong thị trường may mặc quần áo nói chung, đa phần các doanh nghiệp khác đều không tham gia hoặc có tham gia thì cũng không chú trọng nhiều về loại sản phẩm này do vậy việc canh tranh với các đối thủ khác không quá mạnh mẽ, khốc liệt.
- Với sản phẩm là bát đĩa nhựa : mặt hàng này công ty gặp phải không ít các đối tượng cạnh tranh như : Công ty gốm sứ Bát Tràng, hàng gốm sứ Trung Quốc… Sản phẩm của họ rất đa dạng, phong phú cả về chủng loại lẫn mầu sắc và cũng như chất lượng giá cả cho người tiêu dùng lựa chọn. Do vậy việc cạnh tranh trở nên khó khăn cần có những kế hoạch và chiến lược cụ thể để cạnh tranh. Với đặc tính cơ, lí, hóa rất riêng của sản phẩm này như : độ đàn hồi cao, dẻo, nhẹ …Mà các sản phẩm gốm xứ không có được do vậy cần tập trung vào điểm này để tạo một chỗ đứng riêng.
- Với sản phẩm túi Nilông đựng rác thải : công ty gặp phải rất nhiều đối thủ cạnh tranh là các công ty, xí nghiệp sản xuất bao bì trong thành phố Hà Nội nhu cầu về túi Nilông của các siêu thị, kiốt, người dân là rất lớn. Vì công ty được thành lập từ thời kỳ tập trung quan liêu cho đến nay đã tạo dựng được những bạn hàng thân thiết và luôn tập trung phục vụ tốt, có những chính sách ưu đãi với họ nên luôn giữ chân được nhóm khách hàng này. Bên canh đó công ty luôn thu hút và mở rộng sang các thị trường lân cận để việc tiêu thụ sản phẩm ngày một tốt hơn.
1.4. Môi trường nội bộ công ty :
1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty :
Sơ đồ bộ máy quản lý
Tổng giám đốc
P.Giám đốc xây dựng cơ bản
P. Tài vụ
P.Giám đốc sản xuất kinh doanh
P.Giám đốc tổ chức hành chính
P.Xây dựng cơ bản
Các phân xưởng sản xuất
Ban bảo vệ
P.Tổ chức hành chính
P.
Vật
tư
P.
Kinh
doanh
Phân xưởng may
Phân xưởng màng
Phân xưởng nhựa
Qua sơ đồ trên ta thấy cơ cấu tổ chức của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng. Tất cả mọi vấn đề về kĩ thuật, sản xuất, môi trường… các phòng ban đều thông qua giám đốc chuyên trách sau đó sẽ trình lên tổng giám đốc để phê duyệt. Còn các công việc hành chính, kinh doanh, nhân sự, kế toán thì các phòng ban chuyên trách sẽ tham mưu trực tiếp cho giám đốc. Có thể nói bộ máy của công ty được bố trí theo kiểu này là hợp lý và gọn nhẹ giúp cho việc ra quyết định kịp thời, chính xác.
1.4.2. Nguồn nhân lực của công ty :
Công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội có lực lựợng lao động gồm 250 người trong đó số lực lượng lao động trực tiếp chiếm khoảng 74 % còn đội ngũ lao động gián tiếp chiếm khoảng 26 %. Trong cơ cấu lao động của công ty thì lao động nữ chiếm khoảng 60 % còn lao động nam chiếm khoảng 40 %. Tuy nhiên điều cần nói ở đây là chất lượng lao động của công ty với đội ngũ lao động trực tiếp của công ty có rất nhiều công nhân có bề dày kinh nghiệm đã qua ._.nhiều lần đào tạo nâng cao chất lượng lao động, có tinh thần lao động hăng say nhiệt tình và trách nhiệm cao với công việc được giao. Còn đối với đội ngũ lao động gián tiếp thì các cán bộ quản lý như : trưởng phòng, phó phòng … đều có trình độ đại học, kĩ sư, nhân viên quản lý thì tinh thông, thành thạo nghiệp vụ. Mặt khác công ty cũng luôn chú trọng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực như : cử công nhân đi học các lớp về vận hành các thiết bị mới, mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý … Chính vì thế mà chất lượng lao động của công ty ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó công ty cũng có những chủ trương, chính sách để tạo động lực về vật chất tinh thần cho người lao động chính điều này làm cho người lao động phấn khởi và gắn bó với nghề. Có thể nói hiện nay công ty đang có một nguồn nhân lực đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Họ có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh của công ty.
1.4.3. Tình hình tài chính của công ty :
Tình hình tài chính của công ty được đánh giá qua các chỉ tiêu sau :
* Cơ cấu vốn :
- Vốn lưu động (ở thời điểm ngày 31/12/2005) : 7.648.448.946 (đồng).
- Vốn cố định (ở thời điểm ngày 31/12/2005) : 17.610.453.514 (đồng).
* Hiệu quả sử dụng vốn :
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định :
H = Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định bình quân
= 453.849.500
16.826.159.476 + 17.610.453.514
2
= 0,026
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
H = Lợi nhuận sau thuế
Vốn lưu động bình quân
= 453.849.500
2.420.044.296 + 7.648.448.946
2
= 0,09
- Hiệu quả sử dụng tổng tài sản :
Hệ số doanh lợi = Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định bình quân
H = 453.849.500
19.246.203.772 + 25.258.902.460
2
= 0,02
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản :
N = DTT
Tổng tài sản
= 31.528.505.887
22.252.553.116
= 1,41
- Khả năng sinh lãi :
+ Doanh lợi TTSP = T
Tổng tài sản
= 453.849.500
31.528.505.878
= 0,014
+ Doanh lợi VCSH = LN sau thuế
VCSH
= 453.849.500
11.346.237.500
= 0,04
+ Doanh lợi TS = LN sau thuế
Tổng tài sản
= 453.849.500
22.252.553.116
= 0,02
Qua việc phân tích một số chỉ tiêu ở trên ta thấy tình hình tài chính của công ty là tương đối tốt, phản ánh qua các chỉ số sử dụng vốn cố định 0.026, vốn lưu động 0.09, hiệu quả sử dụng tổng tài sản 0,2, hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,41 khả năng sinh lãi có các chỉ số tương đối tốt.
1.4.4. Hoạt động maketting của công ty :
Sản phẩm của công ty từ lâu đã có mặt trên thị trường được người tiêu dùng biết do vậy công ty luôn tập trung giữ vừng thị trường mà mình luôn có và dùng các biện pháp và chinh sách ưu đãi để giữ được đối tượng khách hàng thân thiết này. Công ty luôn quan tâm xây các kênh phân phối các hoạt động xúc tiến yểm trợ bán hàng. Công ty cung luôn trú trọng đến viêc quảng cáo xây dựng thương hiệu của mình trên thị trường.
Qua việc phân tích môi trường nội bộ của công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội. Ta có đánh giá sau :
- Điểm mạnh :
+ Công ty có nguồn nhân lực có nguồn nhân lực khá đông đảo và có chất lượng cao đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh.
+ Bộ máy quản lý của công ty được bố trí và sắp xếp khá gọn nhẹ và hợp lý giup cho việc điều hành các hoạt động đảm bảo được sự thông suốt và đạt hiệu quả cao.
+ Công ty có dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị hoạt động rất hiệu quả.
+ Tình hình tài chính của công ty là tương đối tốt.
+ Sản phẩm của công ty đã và đang khẳng định được chất lượng trên thị trường, chiếm được cảm tình của đông đảo khách hàng.
- Điểm yếu :
+ Trụ sở của công ty nằm ở một vị trí địa lý chưa thuận lợi sẽ gây một số khó khăn trong hoạt động của công ty.
+ Việc công ty sử dụng những lao động là thương binh, các đối tượng chính sách xã hội . Do vậy sẽ gặp phải một số khó khăn trong hoạt động sản xuất.
2. Chiến lược phát triển của công ty :
Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài và nội bộ công ty từ đó tìm ra điểm mạnh điểm yếu, nhận ra những cơ hội cũng như thách thức mà công ty gặp phải. Công ty sản xuất và kinh doanh của người tàn tật Hà Nội đã định ra chiến lược phát triển là : Giữ vững thị trường hiện có và tìm kiếm, mở rộng thị trường mới. Công ty dùng các biện pháp ưu đãi hợp lý để luôn giữ chân được khách hàng thân thiết, đồng thời sẽ tìm kiếm và thâm nhập vào các thị trường ở các vùng lân cận.
3. Phương án kinh doanh của công ty :
Đối với thị trường hiện tại công ty có phương án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua các đầu mối đại lý, thông qua đơn đặt hàng. Tiếp đó dần tạo lập các kênh phân phối ở các thị trường mới thâm nhập.
II. Kế hoạch hỗ trợ của công ty :
1. Kế hoạch vật tư kỹ thuật :
1.1 Kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị :
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch
- Số lượng máy móc thiết bị có ở đầu năm KH
Máy
234
- Số lượng máy móc thiết bị tăng thêm BQNKH
Máy
8
- Số lượng máy móc thiết bị giảm BQNKH
Máy
4
- Số lượng máy móc thiết bị có BQNKH
Máy
238
- Số lượng máy móc thiết bị HĐ BQNKH
Máy
238
- Số ca máy theo chế độ
Ca
19.233
- Số giờ máy theo chế độ
Giờ
56.096
- Số giờ máy làm việc trong năm KH
Giờ
56.576
- Số giờ máy dừng sửa chữa theo KH
Giờ
3.120
- Số giờ máy theo KH
Giờ
56.740
1.2. Kế hoạch về nhu cầu vật tư :
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch
- Nhu cầu nguyên vật liệu
Tấn
1.320,5
+ Nhu cầu nguyên vật liệu chính
Tấn
1.121,6
+ Nhu cầu nguyên vật liệu phụ
Tấn
160,8
- Nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên
Tấn
198.5
- Nguyên vật liệu dự trữ bảo hiểm
Tấn
91,5
2.Kế hoạch lao động tiền lương :
2.1. Kế hoạch về số lượng lao động :
Bảng kế hoạch số lượng lao động
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch
- Tổng số công nhân viên
Người
250
+ Số công nhân sản xuất
Người
195
+ Số nhân viên
Người
55
2.2.Kế hoạch sử dụng thời gian lao động :
Bảng kế hoạch sử dụng thời gian lao động
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch
- Tổng số ngày làm việc theo chế độ
Ngày
45.440
- Tổng số ngày có mặt trong năm của CNV
Ngày
43.410
- Tổng số ngày làm việc thực tế của CNV
Ngày
41.870
- Tổng số giờ làm việc theo chế độ
Giờ
443.200
- Tổng số giờ làm việc thực tế
Giờ
402.270
2.3 Kế hoạch quỹ tiền lương :
bảng kế hoạch quỹ tiền lương
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch
- Tổng quỹ tiền lương
Đồng
77.160.350
- Tiền lương cho bộ phận sản xuất TT
Đồng
24.700.120
- Tiền lương cho bộ phận bán hàng
Đồng
5.649.888
- Tiền lương cho bộ phận quản lý DN
Đồng
18.693.763
- Tiền lương cho bô phận phục vụ khác
Đồng
7.564.789
3. Kế hoạch giá thành :
bảng kế hoạch giá thành
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch
- Chi phí nhân công trực tiếp
Đồng
58.778.850
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đồng
99.455.342
- Chi phí sản xuất chung
Đồng
64.887.856
- Giá thành phân xưởng
Đồng
117.436.875
- Chi phí bán hàng
Đồng
84.302.846
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Đồng
132.465.897
- Giá thành công xưởng
Đồng
121.231.675
- Giá thành toàn bộ
Đồng
134.378.945
4. Kế hoạch vốn :
bảng kế hoạch Vốn
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch
- Vốn lưu động
Đồng
7.648.448.946
- Vốn bằng tiền
Đồng
325.543.589
- Vốn trong thanh toán
Đồng
4.458.874.987
- Vốn dự trữ sản xuất kinh doanh
Đồng
2.468.531.567
- Vốn cố định
Đồng
17.610.453.514
- Mức khấu hao
Đồng
989.675.352
5. Kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận:
bảng kế hoạch lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch
- Lợi nhuận trước thuế
Đồng
879.456.783
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
Đồng
226.307.135
- Lợi nhuận sau thuế
Đồng
653.149.648
- Trích lập quỹ đầu tư phát triển
Đồng
478.346.542
- Trích lập quỹ dự phòng tài chính
Đồng
56.783.874
- Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp thất nghiệp
Đồng
128.345.640
- Trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi
Đồng
134.783.974
III. Công tác quản trị nhân lực của công ty :
Quản trị nhân lực là một chức năng quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, nếu như quản trị nhân lực không đạt hiệu quả thì các hoạt động quản trị khác của doanh nghiệp cũng không đạt được hiệu quả bởi suy cho cùng con người là yếu tố trung tâm, yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của các hoạt động trong công ty. Bởi vậy các doanh nghiệp luôn luôn chú trọng làm tốt công tác này. Tuy nhiên không phảI doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác này bởi quản trị nhân lực là khoa học, là nghệ thuật. Hơn nữa đối tượng của quản trị nhân lực là con người, mà con người là tổng thể phức tạp bao gồm nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội đan xen với nhau bởi vậy muốn quản trị nhân lực tốt các doanh nghiệp phảI hiểu rõ những người lao động trong doanh nghiệp mình để từ đó xây dựng những chính sách, biện pháp để phát huy được những điểm mạnh của họ, đồng thời cũng hạn chế tối đa những điểm yếu của họ. Nhà quản trị phải tạo được các động lực về tinh thần và vật chất cho người lao động để họ có tinh thần lao động hăng say nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc được giao. Việc tổ chức sắp xếp hợp lý nguồn nhân lực giúp công việc sản xuất và kinh doanh dễ dàng thuận lợi.
Như vậy nếu làm tốt công tác trên thì việc quản trị nhân lực của doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả cao tạo điều kiện cho sự thành công của các công tác quản trị khác trong doanh nghiệp.
1.Phân tích và mô tả công việc của công ty :
Phân tích và mô tả công việc trong công ty được thực hiện qua các bước sau : người chịu trách nhiệm phân tích và mô tả công việc sẽ viết một bản câu hỏi và phân phát nó cho người lao động để người lao đông có những câu trả lời về quá trình sản xuất của mình. Sau khi người lao động hoàn thành bản câu hỏi sẽ đưa cho người phân tích.
Ví dụ về bản câu hỏi
Bản câu hỏi
Họ tên người được hỏi: …………………………………………………..
Đơn vi:…………………………………………………………………….
Côngviệc: …………………………………………………………………
Câu hỏi :
1. Thời gian hoàn thành một thao tác:…………………………………….
2. Số lượng tiểu tác : ………………………………………………………
3. Trang quá trình sản xuất gặp những thuận lợi và khó khăn gì ? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4. Những ý kiến đóng góp : ………………………………………………...
………………………………………………………………………………
Phỏng vấn người phân tích công việc sẽ phỏng vấn người lao động để có những đáng giá chính xác về công việc.
Quan sát người lao động khi làm việc : người phân tích công việc sẽ xuống phân xưởng để quan sát người lao động trực tiếp làm việc và sẽ ghi chép tỷ mỉ những số liệu.
Người phân tích công việc sẽ viết ra những phác thảo về mô tả công việc, những tiêu cực về chuyên môn những tiêu chuẩn về thực hiện công việc.
Duyệt bản phác thảo có cấp độ cao nhất.
Sau khi bản dự thảo được phê duyệt lần cuối sẽ được nộp lại cho các đơn vị có liên quan.
2. Hệ thống định mức lao động của công ty :
Định mức lao động là căn cứ để các doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương, xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, vì thế các doanh nghiệp luôn chú trọng xây dựng các định mức lao động thật chính xác.
Hiện nay công ty sản xuất kinh doanh của người tàn tật Hà Nội đã xây dựng các định mức như sau :
- Định mức lao động 200 người/ năm.
- Định mức thời gian hao phí cho một sản phẩm.
- Định mức năng suất lao động của một công nhân : tùy vào từng loại sản phẩm mà mỗi công nhân có một định mức năng suất lao động cụ thể như : công nhân phân xưởng may là 8 sản phẩm/ ngày, phân xưởng nhựa 20 sản phẩm/ ngày, phân xưởng mài 90 sản phẩm/ ngày.
3. Tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty :
Quá trìnhlao động của doanh nghiệp diễn ra theo thời gian vì vậy thước đo của quá trình lao động chính là thời gian, việc sử dụng tốt thời gian lao động sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm và tăng tích lũy cho doanh nghiệp vì thế việc nghiên cứu tình hình thời gian lao động là rất cần thiết.
Tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty trong năm 2005 được đánh giá qua các chỉ tiêu sau :
- Tổng SNC làm việc thực tế trong chế độ : 98.320
- SNC ngừng việc : 25.013
- SNC có mặt để làm việc = SNC LVTT trong CĐ + SNC ngừng việc
= 98.320 +25.13
123.334
- SNC vắng mặt : 19.350
- Tổng SNC LV cao nhất = Tổng SNC CMĐLV + tổng SNC vắng mặt
= 123.334 + 19.350
142.684
- Tổng số ngày công nghỉ phép : 8.820
- TSNC có thể sd CN = Tổng SNC có thể lv CN + Tổng SNC NL và CN
= 142.684 + 8.820 = 151.504
4. Tình hình cơ cấu lao động của công ty :
Lao động là một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh vì thế các doanh nghiệp đều cố gắng xây dựng một đội ngũ đông đảo cả về số lượng và tốt về chất lượng, mặt khác cơ cấu lao động cũng phảI hợp lí. Đối với công ty là một công ty được thành lập từ rất lâu đời đã có uy tín trong ngành công nghiệp Hà Nội với mức tăng trưởng đều : năm sau cao hơn năm trước. Với sự phát triển như vậy nên nhu cầu về lao động của công ty ngày một tăng lên điều này được thể hiện qua bản sau :
Bản cơ cấu lao động của công ty những năm gần đây
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Tổng số lao động
105
100
150
100
250
100
Nam
48
45,5
67
45
100
40
Nữ
57
54,5
83
55
150
60
Lao động trực tiếp
70
66,7
105
70
185
74
Lao động gián tiếp
35
33,3
45
30
65
26
Qua bảng cơ cấu trên ta thấy trong những năm gần đây công ty không ngừng tăng cường đội ngũ lao động trực tiếp và tăng nhẹ đội ngữ lao động gián tiếp. Điều này làm cho bộ máy của công ty trở lên gọn nhẹ, giảm bớt được các chi phí gián tiếp.
5. Phương pháp đánh giá thi đua trong công ty.
Tại công ty thường xuyên có những đợt phát động phong trào thi đua sản xuất, thi đua lập thành tích lớn để chào mừng những ngày lễ lớn của đảng và nhà nước. Những cá nhân và tổ chức đạt thành tích cao sẽ được phong tặng các danh hiệu “ Chiến sỹ thi đua’’, “ Tổ đội lao động suất sắc’’ . Những danh hiệu đối với các cá nhân, tổ chức là rất đáng tự hào vì vậy việc đánh giá, bình xét thi đua là để phong tặng các danh hiệu được công ty làm rất chặt chẽ đảm bảo sự công bằng. Công ty đã tổ chức xem xét đánh giá qua quá trình lao động thực sự của các cá nhân và tổ chức, đồng thời cũng lấy ý kiến bình bầu công khai dân chủ. Chính điều này khiến cho việc đánh giá thi đua đạt được chính xác cao, không gây ra sự tỵ lạnh nhau. Đồng thời cũng tạo ra bầu không khí tập thể hòa đồng giữa những người lao động với nhau và làm cho họ ngày càng đoàn kết.
6. Hệ thống lương, phúc lợi và các khoản phụ cấp của công ty :
6.1. Hệ thống lương, thưởng :
- Đội ngũ lao động của công ty được chia làm 2 loại lao động trực tiếp và lao động gián tiếp vì thế công ty đã xây dựng 2 chế độ tra lương dành cho 2 đối tượng lao động này.
+ Đối với bộ phận lao động gián tiếp :
Hình thức trả lương theo thời gian lao động giản đơn, hàng tháng kế toán sẽ tập hợp thời gian lao động của nhân viên theo bảng chấm công, căn cứ vào đó kế toán sẽ tính ra mức lương cho nhân viên theo công thức sau :
Lương tháng = 290.000 x bậc lương x Số ngày làm việc thực tế
23 ngày
* Trong đó : Bậc lương được xác định trên hệ thống thang lương do nhà nước quy định.
Đối với người lao động làm thêm giờ thì tiền lương được tính như sau :
+ Lao động làm thêm giờ vào ngày bình thường :
LLTG = 290.000 x bậc lương x Số giờ làm việc thực tế x 150 %
23
+ Lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ :
LLTG = 290.000 x bậc lương x Số giờ làm việc thực tế x 200 %
23
Đối với bộ phận lao động trực tiếp hiện nay công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể cho cả phân xưởng, với hình thức này công ty đã giao khoán công việc và đơn giá cho từng phân xưởng đến cuối tháng căn cứ vào phiếu xác nhận tiền lương sản phẩm thì phòng lao động sẽ thính ra số tiến phải trả cho cả phân xưởng theo công thức :
Lương sản phẩm = Số lượng x đơn giá.
Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm, công nhân sản xuất ở ba phân xưởng được hưởng mức lương theo đơn giá trên từng loại sản phẩm mà công ty qui định, từng công việc trên từng dây chuyền công nghệ.
Sau đó nhân viên thống kê phân xưởng sẽ căn cứ vào biểu ghi năng xuất để tính lương cho từng người.
+ Tiền thưởng :
Bên cạnh tiền lương đề động viên và khuyến khích người lao động hiện này công ty đang áp dụng các hình thức thưởng sau :
- Thưởng hoàn thành kế hoạch.
- Thưởng lễ, tết.
- Thưởng trách nhiệm quản lý.
- Thưởng ngoại giao.
- Thưởng công cao.
6.2. Hệ thống phúc lợi :
Bên cạnh việc động viên và khuyến khích người lao động về mặt vật chất công ty còn tạo động lực về tinh thần cho người lao động thông qua các chế độ phúc lợi. Các chế độ dịch vụ như : BHXH, BHYT… đều được công ty tuân thủ và cho cán bộ công nhân viên tham gia đầy đủ. Việc thanh toán các khoản đó được công ty thực hiện theo đúng pháp luật. Do đặc thù của công ty có nhiều lao động nữ nên công ty đã xây dựng nhà trẻ để trông nom con cái cho người lao động làm cho bố mẹ chúng yên tâm công tác. Công ty cũng có trạm y tế phục vụ khám chữa bệnh, có căng tin, nhà ăn để phục vụ các bũa ăn cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó những dịch vụ giải trí và nghỉ mát cũng được công ty quan tâm và chú ý. Hàng năm công ty đều tổ chức những cuộc thi đấu thể thao, các hội biểu diền văn nghệ giữa các phòng ban phân xưởng một cách thường xuyên. Điều này tạo ra một bầu không khí thoải mái vui vẻ trong công ty qua đó gắn kết những người lao động trong công ty lại gần nhau hơn.
Ngoài những chế độ phúc lợi nêu trên công ty còn xây dựng quỹ hỗ trợ công để giải quyết vấn đề của những người lao động quá khó khăn.
6.3. Các khoản phụ cấp của công ty :
Bên cạnh các chế độ lương thưởng và chế độ phúc lợi công ty cung động viên người lao động thông qua các khoản phụ cấp. Hiện nay công ty đang áp dụng các khoản phụ cấp sau :
- Phụ cấp trách nhiệm.
- Phụ cấp khu vực.
- Phụ cấp độc hại.
Bảng phụ cấp trách nhiệm, chức vụ của một số
cán bộ quản lý trong công ty
Chức vụ
Hệ số của nhà nước
Phụ cấp của công ty
Hệ số
Thành tiền
Trưởng phòng và quản đốc phân xưởng
0,3
87.000
320.000
Phó phòng và phó quản đốc phân xưởng
0,2
58.000
220.000
Trưởng ca bảo vệ
0,2
58.000
250.000
Trạm trưởng trạm y tế
0,2
58.000
280.000
Bảng phụ cấp độc hại
Chức danh
Mức áp dụng
Kỹ sư và nhân viên KCS
50.000
Quản đốc và phó quản đốc phân xưởng
20.000
Thư kí phân xưởng
20.000
Thư kí kho thủ kho
20.000
Công nhân cắt
20.000
Công nhân mài
50.000
Công nhân gò
30.000
Công nhân cán
35.000
7. Tình hình năng suất lao động của công ty :
Năng suất cao hạ giá thành là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào để từ đó có thể thu được lợi nhuận cao. Đối với công ty luông tìm mọi biện pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động và đã đạt được những kết quả khả quan. Điều đó được thể hiện qua bảng năng suất lao động của công ty dưới đây :
Bảng kê tình hình năng suất lao động của công
ty trong những năm gần đây :
Chỉ tiêu
Số công nhân
Tổng số công, nhân viên
Giá trị tổng sản lượng
NSLĐ BQ một công nhân viên
NSLĐ BQ một công nhân
Đơn vị
Người
Người
Tr đ
Tr đ/ng
Tr đ/ng
Năm 2003
70
105
7.467
135.8,0
165,9
Năm 2004
105
150
20.505
136,7
195,3
Năm 2005
185
250
24.568
98,2
132,8
Bảng phân tích tỷ lệ tăng năng suất lao động
của công ty
Đơn vị : %
Năm
Tỷ lệ tăng của năm sau so với năm trước
Số công nhân viên
Số công nhân
Tổng sản lượng
NSLĐ BQ một công nhân viên
NSLĐ BQ một công nhân
2003
2004
13,04
12,8
26,9
12,2
12,5
2005
13,7
17,3
27,6
27,6
8,6
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy rằng năng suất lao động đều có sự tăng trưởng qua mỗi năm tuy nhiên lại có sự tăng trưởng khác nhau đối với một lao động là công nhân viên thì nếu như Năm 2004 tỷ lệ tăng là 12,2 % thì đến năm 2005 tỷ lệ tăng so với năm 2003 là 0.3 %( 12.5%). Điều này là do tốc độ tăng trưởng của tổng giá trị sản phẩm chỉ lớn hơn tốc độ tăng trưởng về số lượng công nhân một ít. Còn đối với năng suất lao động bình quân thì nếu như năm 2004 tỷ lệ là 12.5 % thì đến năm 2005 tỷ lệ chỉ còn là 8.6 %. Điều này là do tốc độ tăng trưởng số lượng công nhân trong năm 2005 vượt hơn so với năm 2004, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng đã có sự ra tăng khá nhiều. Từ đó cho thấy năm 2005 công ty đã có sự tăng vừa phải về số lượng công nhân nhưng giá trị sản lượng làm ra là tương đối cao. Do vậy cộng ty cần phát huy tốt việc quản lý sản xuất và tạo động lực hơn nữa cho người lao động để năng suất ngày càng tăng lên.
8. Tình tình phát triển và đào tạo nguồn nhân lực của công ty :
Trong tất cả các lĩnh vực con người luông là nhân tố chủ chốt quyết định mọi thắng lợi, trong sản xuất và kinh doanh thì điều này lại càng đúng hơn. Đối với công ty sản xuất và kinh doanh của người tàn tật Hà Nội để có thể đạt được mục tiêu tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời để đạt doanh thu và lợi nhuận cao thì cần phải có một đội ngũ lao động có trình độ, làm việc sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao. Bởi vậy công ty luôn chú trọng đào tạo và phát triển đội ngũ lao động. Đối với đội ngũ công nhân lao động – là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm thì công ty luôn triển khai công tác đào tạo rất chặt chẽ, kĩ càng : như huấn luyện và giảng dạy các kỹ năng làm việc cho những công nhân mới, những công nhân có kinh nghiệm lâu năm, có tay nghề cao thì kèm cặp các công nhân mới nhờ đó làm cho họ mau chóng tiến bộ. Ngoài ra trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, việc áp dụng các máy móc thiết bị mới vào trong sản xuất sẽ không đạt hiệu quả cao nếu những người lao động không biết sử dụng và vận hành để làm chủ được thiết bị máy móc đó. Chính như vậy mà khi công ty đưa vào quy trình sản xuất những máy móc thiết bị mới có chất lượng cao thì luôn cử trước một đội ngũ cán bộ đi học về cách vận hành máy. Bên cạnh đội ngũ công nhân lao động công ty cũng chú trong đến việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, bởi trong cơ chế thị trưởng hiện nay để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường thì đội ngũ cán bộ quản lý của công ty phải thật năng động, sáng tạo và tiếp thu thêm những kiến thức mới. Do vậy công ty đã thường xuyên mở các lớp học nghiệp vụ về quản lý kinh doanh, quản lý lao động, khoa học quản lý kinh tế thị trường, maketting, ngoại ngữ, vi tính. Công ty qua quá vừa bồi dưỡng và phát triển những đội ngũ cán bộ kế cận và thường xuyên kết nạp những công nhân, cán bộ ưu tú vào hàng ngũ Đảng. Từ năm 1997 đến nay đã có 50 người đã được đứng trong trong hàng ngũ Đảng đó là những cán bộ chủ chốt, những kỹ sư và công nhân lao động xuất sắc. Điều này làm cho những Đảng viên của công ty thấy tự hào và càng ra sức nhiều hơn cho công ty.
IV. công tác quản trị tài chính :
Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào thì tài chính là yếu tố rất quan trọng nó biểu hiện mối quan hệ của doanh nghiệp với các yêu tố khác như : Nhà nước, các cơ quan môi trường kinh doanh … Tình hình tài chính của doanh nghiệp có tác động đến các mối quan hệ tài chính, nếu như tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tốt và như vậy sẽ tạo ra sự yên tâm cho các nhà đầu tư khi họ tham gia góp vốn vào doanh nghiệp, doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng tham gia vào thị trường tài chính để vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Mặt khác người lao động trong công ty cung cảm thấy yên tâm phấn khởi về nơi mình làm việc. Ngược lại nếu như tình hình tài chính của doanh nghiệp không tôt sẽ khiến cho các nhà đầu tư ngần ngại khi tham gia bỏ vốn vào doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc vay vốn bởi khi đó các ngân hàng, các nhà đầu tư sẽ không tin tưởng vào khả năng trang trải của doanh nghiệp. Như vậy các doanh nghiệp phải có một công tác quản trị tài chính một cách chặt chẽ và khoa học để kiểm soát được tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hiện được những điểm yếu để kịp thời ngăn ngừa để đưa ra những quyết định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính và phát hiện được những điểm mạnh để phát huy tốt hơn. Sau đây ta sẽ xem xét công tác quản trị tài chính tại công ty sản xuất kinh của người tài tật Hà Nội.
Bảng cân đối kế toán
(Ngày 31/12/2005)
Đơn vị : đồng
Tài sản
Số đầu năm
Số cuối kỳ
A. TSLĐ + ĐT ngắn hạn
7.648.448.946
7.245.554.682
I. Tiền
745.425.678
947.587.768
1. Tiền mặt
545.425.678
654.545.768
2. Tiền gửi ngân hàng
200.000.000
293.042.000
II. Các khoản phải thu
1.342.687.987
2.367.787.623
1. Phải thu của khách hàng
453.627.890
656.234.554
2. Trả trước cho người bán
256.347.128
344.575.632
3. Thuế GTGT được khấu trừ
523.423.654
143.355.568
4. Phải thu khác
657.834.438
634.534.543
III. Hàng tồn kho
3.661.865.223
4.062.351.994
1. NVL tồn kho
445.566.567
345.463.536
2. Công cụ, dụng cụ tồn kho
435.477.566
534.656.546
3. CP sản xuất kinh doanh dd
1.435.456.545
1.458.776.547
4. Thành phẩm tồn kho
1.345.364.545
1.923.455.365
IV. TSLĐ khác
1.112.010.891
1.289.180.308
1. Tạm ứng
533.243.236
623.423.543
2. Chi phí chờ kết chuyển
1.679.091.424
547.544.576
B. TSCĐ - Đầu tư dài hạn
17.610.453.514
17.894.473.743
I. TSCĐ
17.610.453.514
17.894.473.743
1. TSCĐ hữu hình
17.610.453.514
17.894.473.743
- Nguyên giá
35.892.907.028
36.783.436.456
- Hao mòn lũy kế
(18.281.453.514)
(18.988.962.713)
II. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
456.634.290
Tổng tài sản
25.258.902.460
26.384.368.935
Nguồn vốn
Số đầu năm
Số cuối kỳ
A. Nợ phải trả
9.538.246.328
10.435.435.435
I. Nợ ngắn hạn
6.912.947.726
7.829.947.726
1. Vay ngắn hạn
576.437.676
453.765.734
2. Phải trả người bán
1.547.765.456
2.344.354.678
3. Người mua trả trước
3.546.655.465
1.676.355.453
4. Thuế và các khoản phải nộp
682.154.456
768.766.878
5. Phải trả công nhân viên
546.321.534
845.465.446
6. Phải trả phải nộp khác
1.432.156.785
1.436.545.776
II. Nợ dài hạn
2.645.564.852
2.464.566.756
1. Vay dài hạn
2.645.564.825
2.464.566.756
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
15.438.568.754
15.946.765.767
I. Nguồn vốn quỹ
12.945.686.455
13.306.456.568
1. Nguồn vốn kinh doanh
9.654.568.754
6.754.654.654
2. Quỹ đầu tư phát triển
845.345.435
568.754.256
3. Quỹ dự phòng tài chính
1.465.668.454
2.080.546.665
4. LN chưa phân phối
545.686.945
843.654.976
II. Nguồn kinh phí khác
2.132.185.687
2.546.567.567
1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
1.120.062.887
131.826.470
2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
713.317.568
207.671.890
Tổng nguồn vốn
25.258.902.460
26.384.368.935
Báo cáo kết quả kinh doanh
(Ngày 31/12/2005)
Đơn vị : đồng
Chỉ tiêu
Kỳ này
Kỳ trước
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
31.528.505.818
23.120.779.916
Doanh thu tuần về BH và CCDV
31.528.505.818
23.120.779.916
Giá vốn bán hàng
30.987.687.546
22.345.867.843
Lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
687.643.545
287.435.466
Doanh thu hoạt động tài chính
19.936.347
15.536.180
Chi phí tài chính
23.435.456
18.564.565
Chi phí bán hàng
8.647.567
6.436.456
Chi phí quản lý doanh nghiệp
845.466.546
735.364.767
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
465.423.358
208.508.649
Thu nhập khác
243.565.564
42.435.578
Chi phí khác
434.765.574
354.567.754
Lợi nhuận khác
243.543.568
198.234.458
Tổng lợi nhuận trước thuế
596.889.967
411.943.998
Thuế thu nhập phải nộp
143.546.467
109.435.354
Lợi nhuận sau thuế
453.343.500
302.508.644
1.Phân tích tình hình tài chính của công ty:
1.1. Phân tích các chỉ số tài chính :
1.1.1. Tỷ số về khả năng thanh toán :
a. Khả năng thanh toán hiện hành :
KNTT HH = Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán ta có :
- Năm 2004 : T = 7.648.448.946
6.912.947.726
T = 1,05
- Năm 2005 : T = 7.245.554.682
7.829.947.726
T = 0,99
Tỷ số khả năng than toán hiện hành của công ty của năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 (0.99 so với 1.05) . Điều này cho thấy mức tồn kho của công ty năm 2005 cao hơn năm 2004 (3.661.865.223 so với 4.062.351.994). Đó là do công cụ, dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm tồn kho năm 2005 đều cao hơn năm 2004, mặt khác do tài sản lưu động năm 2005 giảm so với năm 2004 (giảm 5 %), trong khi đó nợ ngắn hạn năm 2005 lại tăng so với năm 2004 ( tăng 0.3 %). Cho nên nếu năm 2004 công ty phải dùng tới 95 % giá trị tài sản lưu động mới đủ trang trải các khoản vay ngắn hạn thì đến năm 2005 toàn bộ giá trị tài sản như vậy của công ty cũng chỉ thanh toán được 99 % các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy tính chung cho cả 2 năm thì khả năng thanh toán hiện hành của công ty là không tốt đây là vấn đề công ty phải khắc phục trong thời gian tới.
b. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh :
Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - Dự trữ
Nợ ngắn hạn
Thay số vào ta được :
- Năm 2004 : T = 7.648.448.946 - 5.023.353.546
6.912.947.726
T = 0,4
- Năm 2005 : T = 7.245.554.682 - 5.364.634.856
7.829.947.726
T = 0,32
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2005 thấp hơn năm 2004 (8%), điều này là do tài sản lưu động giảm dự trữ tăng và các khoản nợ ngắn hạn tăng. Xét chung cho cả 2 năm ta thấy rằng khả năng thanh toán nhanh của công ty là thấp. Điều này cũng do mối liên hệ với khả năng thanh toán hiện hành của công ty không được tôt (Công ty phải bỏ gần như hoàn toàn giá trị tài sản lưu động để chi trả mà thậm chí chi toàn bộ còn chưa đủ), hơn nữa trong tổng giá trị tài sản lưu động hàng tồn kho lại chiếm một tỷ lệ rất lớn. Công ty cần giảm tỷ lệ hàng tồn kho và tăng các tài sản lưu động để chuyển thành tiền mặt để từ đó làm cân đối lại cơ cấu tài sản lưu động.
c. Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng :
Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho
Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Thay số vào ta được :
- Năm 2004 : T = 3.661.865.223 7.648.448.946 - 6.912.947.726
T = 5
- Năm 2005 T = 4.062.351.994 7.245.554.682 - 7.829.947.726
T = - 6,95
Ta thấy rằng năm 2004 lượng dự trữ cao gấp hơn 5 lần so với vốn lưu động ròng trong khi đó đến năm 2005 thì lượng dự trữ còn dự trữ còn cao hơn nhiều trong khi vốn lưu động ròng không còn điều này chứng tỏ cơ cấu nợ của doanh nghiệp quá nghiêng về các khoản vay ngắn hạn còn trong cơ cấu tài sản lưu động của công ty hàng tồn kho lại chiếm tỷ lệ lớn. Đây là vấn đề mà công ty phải xem xét trong thời gian tới.
* Nhận xét :
Các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty trong hai năm 2004 - 2005 đều không tốt, vượt qua mức cho phép. Điều này là do cơ cấu vốn, cơ cấu ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5396.doc