Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học kinh tế quốc dân
Bộ môn kinh tế đầu tư
-------o0o-------
Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá công tác lập dự án “ Xây dựng xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ ngày” tại Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn
đ
Sinh viên: Phan Thị Thu Trang
Lớp: Đầu tư 43A
Bộ Môn: Kinh tế Đầu tư
Giáo viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Hồng Minh
Hà Nội, 6/2005
Phần i: Lời nói đầu
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã đưa nền kinh tế nước ta ng
106 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá công tác lập dự án xây dựng xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Sơn La của Tổng Công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày càng phát triển sôi động hơn, nền kinh tế phát triển kéo theo nhiều lĩnh vực trong nó và nhiều ngành liên quan đến nó phát triển theo, đặc biệt là lĩnh vực hoạt động đầu tư. Và ngược lại chính sự phát triển của hoạt động đầu tư lại góp phần không nhỏ tác động tới sự chuyển đổi trong toàn bộ nền kinh tế, góp phần vào sự tăng trưởng của ngành, địa phương được đầu tư và của các ngành và địa phương có liên quan.
Đầu tư trong nền kinh tế ngày càng nhiều song không phải dự án đầu tư nào cũng có hiệu quả, có tác động tích cực đến nền kinh tế đất nước. Sở dĩ như vậy là do chúng ta còn bị ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng trước đây: khi xây dựng dự án chủ đầu tư có khuynh hướng nhờ chuyên viên tư vấn thực hiện sao cho đúng quy định và yêu cầu của tổ chức xét duyệt và tổ chức tín dụng để được chấp thuận đầu tư và cho vay, mà ít quan tâm đến tính khả thi của các tính toán, đặc biệt là độ tin cậy của các phương án mà dự án đưa ra như về tài chính, kỹ thuật...Tất nhiên với xu hướng kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu cho mỗi dự án để được đầu tư cũng cao hơn, đòi hỏi việc lập dự án phải có hiệu quả hơn. Hiện nay trong cơ chế thị trường, việc lập dự án có vai trò quan trọng quyết định đến yếu tố thành bại của việc đầu tư, cũng như đó là điều kiện tiên quyết để tổ chức tín dụng xét cho vay. Vì vậy, một dự án muốn có hiệu quả và có tính khả thi thì cần chú trọng nhiều đến hoạt động lập dự án.
Tuy lập dự án có vai trò quan trọng như vậy, song hoạt động lập dự án hiện nay vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập cả về nội dung và phương pháp tiến hành lập dự án. Tình hình này không chỉ của riêng một đơn vị lập dự án nào, các đơn vị lập dự án đều phải có một sự chuyển biến trong công tác lập dự án đầu tư để có thể đáp ứng được yêu cầu của lập dự án hiện nay và cạnh tranh được với các đơn vị lập dự án khác. Và với Tổng công ty xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tư cách có thể là chủ đầu tư lập dự án, hoặc là đơn vị tư vấn được thuê để lập dự án thì việc nâng cao, đổi mới công tác lập dự án là rất cần thiết.
Đối với dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La” thì việc lập dự án là quan trọng, do dự án có vai trò quan trọng nhằm nâng cao mức sống cho đồng bào các dân tộc ở một tỉnh còn nghèo như Sơn La, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh... Với ý nghĩa nhằm phát triển nông nghiệp của địa phương, tuy là một đơn vị được thuê lập dự án nhưng Tổng công ty cũng cần nâng cao hiệu quả công tác lập dự án để dự án có hiệu quả hơn, chính xác hơn để thuận tiện cho chủ đầu tư đánh giá dự án cũng như thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án và huy động vốn, đồng thời cũng là nhằm nâng cao uy tín của Tổng công ty trong công tác lập dự án. Để nâng cao hiệu quả cho các dự án tương tự sau thì ta có thể đánh giá dự án từ đó tìm ra những thiếu sót trong quá trình lập dự án để có biện pháp hoàn thiện việc lập dự án.
Với ý nghĩa như vậy, sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn em đã chọn đề tài: “ Đánh gia công tác lập dự án Xây dựng xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La của Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn”.
Đề tài nghiên cứu của em gồm ba phần tương ứng với ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về lập dự án đầu tư
Chương 2: Thực trạng hoạt động lập dự án đầu tư “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày” tại Tổng công ty xây dựng nông nghiệp va phát triển nông thôn.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn” nói riêng và công tác lập dự án tại Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung.
Do thời gian tìm hiểu có hạn và còn thiếu kinh nghiệm khi nghiên cứu nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có thể hoàn thiện chuyên đề của mình.
Phần ii: nội dung
Chương 1:
Lý luận chung về lập dự án đầu tư
1.1. Lý luận chung về đầu tư và dự án đầu tư
1.1.1. Đầu tư.
Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ.
Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, các của cải vật chất khác...) và các nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
1.1.2. Dự án đầu tư
1.1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về dự án đầu tư, những định nghĩa này đều đứng trên những mục tiêu khác nhau để nhìn nhận dự án, có một số cách định nghĩa dự án như sau:
Thông thường dự án đầu tư được hiểu là: một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới.
Cũng có định nghĩa cho rằng dự án là tập hợp các hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định, trong quá trình thực hiện muc tiêu đó cần có các nguồn lực đầu vào (inputs) và kết quả thu được là các đầu ra (outputs).
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung dự án được coi là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhất định.
Đối với doanh nghiệp, dự án có thể là:
Sản xuất sản phẩm mới
Mở rộng sản xuất
Trang bị lại thiết bị
Thời gian hoạt động từ 3 năm trở lên.
Theo nghị định 88/CP (ngày 01/09/1999): “Dự án” là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc, mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó.
Tuy có nhiều cách quan niệm khác nhau về dự án nhưng nội dung, đặc trưng cơ bản của dự án là thống nhất trong cách hiểu. Cụ thể nội dung của dự án là:
Mục tiêu: Dự án ra đời sẽ phục vụ những mục tiêu nào? Có 2 mức mục tiêu của dự án: Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội do dự án đem lại; Mục tiêu trước mắt là mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.
Kết quả dự án đem lại: Dự án sẽ tạo ra kết quả gì? Các kết quả đó có thể là hữu hình hay vô hình, kết quả đó được định lượng càng nhiều càng tốt.
Các hoạt động: là những nhiệm vụ hoặc hành động để tạo ra những kết quả mong muốn. Các nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
Nguồn lực: về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần có cho dự án
1.1.2.2. Phân loại dự án đầu tư
Để quản lí tốt dự án và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư, người ta sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau để chia dự án thành các loại khác nhau. Có những cách phân loại dự án như sau:
Theo trình độ hiện đại của sản xuất
Dự án đầu tư được chia thành:
Dự án đầu tư theo chiều rộng: Vốn lớn, khê đọng lâu, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao.
Dự án đầu tư theo chiều sâu: Đòi hỏi lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư không lâu, độ mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng.
Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của dự án đầu tư
Dự án đầu tư được phân thành:
Dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
Dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Theo giai đoạn hoạt động của các dự án đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội
Có thể phân loại các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành:
Dự án đầu tư thương mại là loại dự án đầu tư có thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, tính chất bất định không cao lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt được độ chính xác cao.
Dự án đầu tư sản xuất là loại dự án đầu tư có thời hạn hoạt động dài, vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm, thời gain thực hiện đầu tư lâu, dộ mạo hiểm cao, tính chất kỹ thuật phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tương lai.
Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi vốn đã bỏ ra
Có thể phân chia dự án đầu tư thành dự án đầu tư ngắn hạn (như dự án đầu tư thương mại) và dự án đầu tư dài hạn ( như các dự án đầu tư sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng...).
Theo phân cấp quản lí
Theo cấp quản lí dự án được chia thành các nhóm A, B, C.
Các dự án nhóm A thường do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép đầu tư.
Các dự án nhóm B và C Bộ trưởng có thể quyết định cho phép đầu tư.
Theo nguồn vốn
Dựa vào nguồn vốn dự án đầu tư có thể được phân chia thành:
Dự án đầu tư có vốn huy động trong nước
Dự án đầu tư có vốn huy động nước ngoài
Việc phân loại này cho thấy tình hình huy động vốn từ mỗi nguồn và vai trò của mỗi nguồn đối với dự phát triển kinh tế – xã hội của từng ngành, từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế.
Theo vùng lãnh thổ:
Dự án đầu tư được phân thành: Dự án địa phương, dự án quy hoạch vùng lãnh thổ
1.1.2.3. Chu kỳ dự án đầu tư
Chu kỳ hoạt động đầu tư là các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án hoàn thành và chấm dứt hoạt động.
Ta có thể minh họa chu kỳ dự án theo sơ đồ sau:
ý đồ về
dự án
đầu tư
Chuẩn
bị đầu tư
Thực hiện đầu tư
SX - KD
DV
ý đồ dự án mới
Sơ đồ 1.1: Chu kỳ dự án đầu tư
Dự án được xây dựng và phát triển trong một quá trình gồm nhiều giai đoạn riêng biệt song gắn bó chặt chẽ với nhau và đi theo một tiến trình logic nhất định được gọi là chu kỳ dự án. Bên cạnh việc xây dựng chu kỳ dự án chung như trên người ta còn có nhiều cách khác như: chia chu kỳ dự án thành 3 giai đoạn hoặc 5 giai đoạn.
Cách1:
Chu kì dự án đầu tư được thể hiện thông qua ba giai đoạn: Giai đoạn tiền đầu tư (Chuẩn bị đầu tư), giai đoạn đầu tư (Thực hiện đầu tư), giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư (Sản xuất kinh doanh). Mỗi giai đoạn lại được chia thành nhiều bước cụ thể là:
Tiền đầu tư
Đầu tư
Vận hành các kết quả đầu tư
Nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư
Nghiên cứu tiền khả thi sơ bộ lựa chọn dự án
Nghiên cứu khả thi ( lập dự án -LCKTKT)
Đánh giá và quyết định (thẩm định dự án)
Đàm phán và ký kết các hợp đồng
Thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp
Thi công xây lắp công trình
Chạy thử
và nghiệm thu sử dụng
Sử dụng chưa hết công suất
Sử dụng công suất ở mức cao nhất
Công suất giảm dần và thanh lý
Sơ đồ1.2: Chu kỳ dự án đầu tư phân theo ba giai đoạn
Qua sơ đồ cho thấy quá trình lập và thẩm định dự án đầu tư đều nằm trong giai đoạn tiền đầu tư. Mà giai đoạn tiền đầu tư tạo ra tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở hai giai đoạn sau, do vậy mà chúng ta có thể thấy được vai trò quyết định của lập và thẩm định đối với hiệu quả của dự án trong tương lai. Việc ra quyết định đầu tư đúng hay sai, hiệu quả đầu tư cao hay thấp phụ thuộc vào quá trình lập và thẩm định dự án.
Cách 2: Chia chu kỳ dự án thành 5 giai đoạn: Giai đoạn xây dựng dự án, giai đoạn phân tích lập dự án, giai đoạn phê duyệt dự án, giai đoạn triển khai dự án, giai đoạn nghiệm thu tổng kết và giải thể.
Mỗi giai đoạn lại được chia thành nhiều bước cụ thể là:
Giai đoạn xây dựng dự án bao gồm các bước (công việc): Xác định ý đồ ban đầu, thu thập dữ liệu, phân tích tình hình, đề xuất phương án.
Giai đoạn phân tích và lập dự án gồm các bước (công việc) chủ yếu: thiết kế nội dung, nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi, soạn thảo chi tiết.
Giai đoạn phê duyệt dự án bao gồm các công việc chủ yếu sau: Duyệt lại dự án, đánh giá khả thi dự án, thông qua dự án.
Giai đoạn triển khai thực hiện dự án gồm các công việc: kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án.
Giai đoạn nghiệm thu tổng kết và giải thể gồm các công việc: Đánh giá nghiệm thu, tổng kết rút kinh nghiệm, giải thể.
1.1.2.4. Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư theo dự án
Hoạt động đầu tư là một hoạt động kinh tế nhằm tái sản xuất cho nền kinh tế xã hội, đây là một hoạt động phức tạp và có những đặc điểm nổi bật là:
Nguồn lực huy động cho một công cuộc đầu tư là rất lớn trong một thời gian khá dài, trong quá trình đầu tư nguồn vốn nằm khê đọng và không sinh lời. Đây là cái giá phải trả khá lớn của hoạt động đầu tư.
Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra.
Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi vốn đã bỏ ra hay cho đến khi thanh lí tài sản do vốn tạo ra có thể cần một thời gian dài, thường là vài năm có khi tới vài chục năm.
Các thành quả của hoạt động đầu tư có thể có giá trị sử dụng trong nhiều năm đủ để các lợi ích thu hồi được tương ứng và lớn hơn những chi phí đã bỏ ra trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.
Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó tạo dựng nên. Do đó, các điều kiện về địa lý, địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như đến kết quả và hiệu quả của công cuộc đầu tư.
Mọi hậu quả và thành quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian, điều kiện địa lý, không gian.
Bởi vậy mà hoạt động đầu tư có độ mạo hiểm rất cao. Vì thế để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác chuẩn bị. Sự chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư (lập dự án đầu tư), có nghĩa là phải thực hiện đầu tư theo dự án được soạn thảo với chất lượng tốt.
1.2. Nội dung và phương pháp lập dự án đầu tư
1.2.1. Quan niệm về lập dự án đầu tư
Có thể hiểu lập dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động xem xét, chuẩn bị, tính toán toàn diện các khía cạnh kinh tế – xã hội, điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lý...Trên cơ sở đó xây dựng một kế hoạch hoạt động phù hợp nhằm thực hiện một dự án đầu tư.
Quá trình lập một dự án đầu tư được coi là một quá trình phát triển từ việc hình thành các ý tưởng đầu tư, cho đến việc xây dựng một kế hoạch chi tiết nhằm biến ý tưởng đó thành hiện thực. Có thể thấy được điều này thông qua việc nghiên cứu khái quát khái niệm lập một dự án đầu tư sản xuất kinh doanh: là một quá trình tạo ra một bức tranh hay một mô hình về cái mà một đơn vị sản xuất kinh doanh sẽ trở thành. Mô hình này là một tài liệu được làm bởi các câu chữ và các con số, được thiết kế để đưa cho người đọc một hình ảnh ấn tượng (image) của các doanh nghiệp sẽ đạt đến
Hình ảnh mà các dự án đầu tư mô tả bao gồm: Ai? Cái gì? Khi nào? ở đâu? Tại sao? Như thế nào? Bao nhiêu?
Những mô tả này sẽ là cơ sở cho các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư (có đầu tư hay không và đầu tư theo phương án nào), là cơ sở cho các nhà quản lý dự án trong tương lai lập các kế hoạch quản lý, điều hành dự án...
Việc lập dự án đầu tư thường được thực hiện bởi hai nguyên tắc:
Coi dự án đầu tư là một công cụ và là một sản phẩm có thể bán được (sản phẩm hàng hoá).
Dự án đầu tư được lập trên cơ sở độc giả mục tiêu.
Nguyên tắc coi dự án là một công cụ, một sản phẩm có thể bán được cho rằng dự án sẽ cung cấp những thông tin, những ý tưởng có giá trị nhất định đối với các nhà đầu tư, nhờ có các ý tưởng đó mà các nhà đầu tư có thể sử dụng có hiệu quả hơn đồng vốn đầu tư của mình. Đồng thời nguyên tắc này cũng coi lập dự án là một ngành nghề, những người lập dự án có thể sẽ có thu nhập từ việc “bán” các dự án của mình. Thực chất nguyên tắc này đã coi dự án là một hàng hoá. Sở dĩ dự án được coi là một hàng hoá bởi nó cũng có các thuộc tính cơ bản của hàng hoá đó là giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của dự án được biểu hiện ở sự kết tinh của giá trị lao động quá khứ và lao động sống. Còn giá trị sử dụng chính là những giá trị lợi ích mà dự án đem lại cho người sử dụng nó. Do đó, dự án phải được xây dựng trên cơ sở chất lượng và chi phí, những kết quả mà dự án đem lại cho “người mua dự án” phải lớn hơn chi phí mà “người mua” bỏ ra để trả cho “người bán”.
Tuy là hàng hoá song dự án là một loại hàng hoá đặc biệt nên nó cũng có những đặc trưng riêng của một sản phẩm dịch vụ tư vấn, đó là:
Sản phẩm dự án là một sản phẩm đơn chiếc: mỗi dự án được lập chỉ phù hợp với một đối tượng cụ thể.
Chi phí lập dự án là một chi phí chìm tức là nếu như dự án không được chập nhận thì toàn bộ chi phí đó sẽ bị mất đi. Như vậy, việc lập dự án là một công việc mạo hiểm. Chi phí lập dự án có thể lớn nhưng kết quả thu được lại không cao, vì vậy trước khi lập dự án cần phải tính toán rất kỹ trước khi đưa ra quyết định có làm hay không?
Nếu coi dự án là một sản phẩm hàng hoá thì quá trình lập dự án là một quá trình sản xuất hàng hoá. Nguyên tắc coi dự án là một sản phẩm hàng hoá khắc phục được những cách nhìn nhận không đầy đủ, trong đó coi việc lập dự án chỉ là một khâu mang tính thủ tục. Cách nhìn nhận này sẽ dẫn đến việc lập các dự án không đảm bảo chất lượng, không có sự đồng bộ giữa việc lập dự án hôm nay và thực tế dự án diễn ra trong tương lai. Nguyên tắc này cũng được coi là một cơ sở quan trọng cho việc xây dựng nội dung quy trình và phương pháp lập dự án đầu tư.
Nguyên tắc độc giả mục tiêu xác định các đối tượng “Khách hàng – Người đọc” của dự án. Mỗi đối tượng khác nhau lại tìm kiếm ở dự án những khía cạnh thông tin khác nhau, những vấn đề, những góc độ khác nhau của dự án. Do vậy, việc lập dự án cần quan tâm để đáp ứng được những nhu cầu thông tin khác nhau của độc giả. Đồng thời các đối tượng độc giả của dự án cũng có những trình độ khác nhau, do vậy mà việc cung cấp thông tin cũng phải đảm bảo thông tin dễ tiếp cận với mọi đối tượng độc giả. Thông thường các độc giả mục tiêu của dự án là:
Chủ đầu tư (nhà đầu tư)
Các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng thẩm định dự án
Các đơn vị cho dự án vay vốn (ngân hàng, các tổ chức tín dụng...)
Các nhà quản lý dự án
Đối tác tham gia dự án (đơn vị đấu thầu thực hiện dự án, các đơn vị cung ứng cho dự án ...)
....
Vai trò của dự án được lập với các độc giả mục tiêu:
Với nhà đầu tư: dự án được lập là căn cứ chủ yếu để những người đầu tư (chủ vốn) hoặc đại diện của họ xem xét và quyết định về việc đầu tư hay không đầu tư, đầu tư theo phương án nào. Dự án đầu tư được thành lập là cơ sở cho nhà đầu tư xin giấy phép đầu tư – kinh doanh từ cơ quan có thẩm quyền thông qua việc xem xét lợi ích của việc thực hiện dự án đối với nền kinh tế. Dự án được lập cũng đồng thời là cơ sở cho nhà đầu tư vay vốn và gọi vốn từ bên ngoài để tiến hành thực hiện dự án. Dự án cũng là cơ sở để nhà đầu tư xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện và kiểm tra kết quả thực hiện và có những hiệu chỉnh cần thiết trong quá trình vận hành và khai thác công trình...
Đối với nhà nước: Dự án là cơ sở thẩm định, ra quyết định đầu tư, tài trợ cho dự án, cấp hoặc cho vay vốn, quản lý vốn, sản phẩm...để có kế hoạch điều tiết và cân đối quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân. Nhà nước đứng trên lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xem xét dự án, đánh giá những hiệu quả kinh tế – xã hội mà dự án đem lại. Trường hợp Nhà nước là chủ đầu tư thì phải xem xét cả hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Dự án là căn cứ để ngân hàng và các tổ chức tín dụng thẩm định, xem xét hiệu quả tài chính của dự án, khả năng trả nợ của dự án ...
Như vậy, mỗi độc giả mục tiêu đều đứng trên quan điểm lợi ích của mình để đánh giá dự án, xem xét dự án, vì thế dự án phải thoả mãn được những yêu cầu của độc giả mục tiêu.
Để thoả mãn những yêu cầu đặt ra đối với dự án, công tác lập dự án cần phải đảm bảo:
Chất lượng lập dự án phải cao.
Việc lập dự án phải đảm bảo tính kinh tế và hiệu quả. Tức là dự án lập ra phải đảm bảo chất lượng và có chi phí cho việc lập là thấp.
Tạo cơ hội để các chuyên gia có năng lực được cạnh tranh để tham gia lập các dự án. Có như vậy thì mới có nhiều cơ hội để có một dự án tốt.
Không ngừng phát triển đội ngũ chuyên gia lập các dự án đầu tư.
Một dự án có chất lượng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thẩm định và quản lí dự án, triển khai dự án sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả dự án. Do vậy việc lập dự án là rất quan trọng đối với mỗi dự án, cần chú trọng để nâng cao chất lượng công tác lập dự án để có những dự án tối ưu nhất (đảm bảo chất lượng với chi phí hợp lí).
1.2.2. Nội dung lập dự án đầu tư.
Vì một dự án cũng là một sản phẩm nên quy trình lập dự án cũng được coi là quy trình sản xuất sản phẩm. Mỗi sản phẩm được sản xuất theo một quy trình khác nhau, có những đòi hỏi khác nhau và mỗi dự án thì cũng có những yêu cầu khác nhau về nội dung, quy trình và phương pháp.
Tùy theo quy mô vốn đầu tư, tính chất phức tạp và yêu cầu của từng dự án mà một dự án có thể tiến hành lập ở những cấp độ khác nhau: là báo cáo đầu tư đối với dự án nhóm C có vốn đầu tư nhỏ hơn một tỷ, là báo cáo khả thi đối với dự án nhóm B và C, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án nhóm A.
Nhưng nếu coi quá trình lập dự án là một quá trình từ khi hình thành ý tưởng đầu tư đến việc xây dựng một kế hoạch chi tiết nhằm biến ý tưởng đó thành hiện thực thì việc lập dự án đầu tư sẽ được tiến hành theo các cấp độ:
Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư.
Nghiên cứu tiền khả thi.
Nghiên cứu khả thi.
Mỗi dự án được lập ra phải đảm bảo được những yêu cầu nhất định về nội dung cung cấp cho các độc giả mục tiêu và đảm bảo tăng hiệu quả của dự án được lập. Mỗi cấp độ lập dự án sẽ thể hiện cho nội dung của dự án có phù hợp không. Tuỳ thuộc vào mục tiêu của dự án, và thực trạng nguồn lực mà dự án huy động được mà mỗi dự án lại có những nội dung khác nhau. Song về mặt logic nội dung của dự án có những điểm cơ bản như nhau:
1.2.2.1. Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư.
Nghiên cứu cơ hội đầu tư là việc nghiên cứu các khả năng và điều kiện để chủ đầu tư có thể đưa ra một quyết định sơ bộ về đầu tư. Mục đích của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là việc xác định một cách nhanh chóng và ít tốn kém nhưng lại dễ thấy về các khả năng đầu tư trên cơ sở các thông tin cơ bản đưa ra đủ để làm cho người có khả năng đầu tư phải cân nhắc, xem xét và đi đến quyết định có triển khai tiếp sang giai đoạn tiếp sau hay không. Một phương án đầu tư được coi là thuận lợi hay không thường được xem xét trên 3 yếu tố cơ bản:
Đầu vào cho phương án đó thuận lợi (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động, công nghệ...).
Đầu ra của phương án đó có thuận lợi (sản phẩm, dịch vụ).
Phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của đơn vị thực hiện đầu tư
Nội dung của việc nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư là việc xem xét các nhu cầu và khả năng cho việc tiến hành các hoạt động đầu tư, các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư. Để phát hiện các cơ hội đầu tư cần xuất phát từ những căn cứ sau:
Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của vùng, của đất nước, hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ của ngành, của cơ sở. Đây là định hướng lâu dài cho sự phát triển.
Nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới về các mặt hàng hoặc hoạt động dịch vụ cụ thể nào đó.
Hiện trạng của sản xuất và cung cấp các mặt hàng và hoạt động dịch vụ đó trong nước và trên thế giới còn chỗ trống trong một thời gian tương đối dài, ít nhất cũng vượt thời gian thu hồi vốn đầu tư.
Tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, lao động, tài chính, quan hệ quốc tế... có khả năng khai thác để có thể chiếm lĩnh được chỗ trống trong sản xuất và tiến hành các hoạt động dịch vụ trong nước và thế giới. Những lợi thế so sánh so với thị trường thế giới, so với các địa phương, các đơn vị khác trong nước.
Những kết quả về tài chính, kinh tế – xã hội sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư.
Việc nghiên cứu cơ hội đầu tư có hai cấp độ: nghiên cứu cơ hội đầu tư chung và nghiên cứu cơ hội đầu tư cụ thể. Cơ hội đầu tư chung là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ ngành, vùgn hoặc cả nước. Nghiên cứu cơ hội đầu tư chung nhằm phát hiện những lĩnh vực, những bộ phận hoạt động kinh tế – xã hội cần và có thể được đầu tư trong từng thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội của ngành, vùng, đất nước hoặc của từng loại tài nguyên của đất nước, từ đó hình thành các dự án sơ bộ. Những phát hiện này sẽ là cơ sở cho các nhà đầu tư xây dựng chiến lược đầu tư nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra.
Sau khi có những nghiên cứu cơ hội đầu tư chung sẽ tiến hành nghiên cứu cơ hội đầu tư cụ thể cho từng dự án, xem xét ở cấp độ từng đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm phát hiện ra những khâu, những giải pháp kinh tế kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đơn vị cần và có thể đầu tư trong từng kỳ kế hoạch, để phục vụ cho mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị đồng thời đáp ứng mcụ tiêu phát triển của ngành, cùng và cả nước.
Về bản chất, việc nghiên cứu cơ hội đầu tư khá sơ sài. Người ta thường chỉ dựa vào các ước tính tổng hợp hơn là phân tích chi tiết. Song việc nghiên cứu cơ hội đầu tư cũng cần làm rõ những vấn đề liên quan đến dự án như: Sản phẩm nào? Số lượng, chất lượng sản phẩm? Giá bán sản phẩm? Tổng lãi ước tính? Tổng vốn đầu tư ước tính? Vấn đề xử lý môi trường của dự án.
Sau khi lựa chọn được cơ hội đầu tư phù hợp và nhà đầu tư đưa ra quyết định sơ bộ đối với cơ hội đầu tư đó, chúng ta cần nghiên cứư tiếp tục để có được quyết định cuối cùng: “ Có nên đầu tư vào phương án đầu tư này hay không?”. Để trả lời câu hỏi đó cần đi vào nghiên cứu bước tiếp theo:
1.2.2.2. . Nghiên cứu tiền khả thi
Đây là bước tiếp theo của bước nghiên cứu các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn có quy mô đầu tư lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật, thời gian thu hồi vốn lâu, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất định. Bước này sẽ nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh mà khi xem xét cơ hội đầu tư còn thấy phân vân, chưa chắc chắn nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc các cơ hội đầu tư hoặc để khẳng định lại cơ hội đầu tư đã được lựa chọn có đảm bảo tính khả thi hay không. Sở dĩ phải tiến hành nghiên cứu tiền khả thi trước khi tiến hành nghiên cứu khả thi vì nghiên cứu khả thi là một công việc khá tốn kém về thời gian, công sức, trí tuệ, tiền bạc. Mặt khác, nghiên cứu khả thi mang tính rủi ro cao. Để tránh những thiệt hại, rủi ro cho nghiên cứu khả thi chúng ta nên tiến hành một bước đệm, đó là nghiên cứu tiền khả thi trước khi nghiên cứu khả thi. Chỉ khi nghiên cứu tiền khả thi đạt được những kết quả tích cực thì mới tiến hành nghiên cứu khả thi.
Đối với các cơ hội đầu tư quy mô nhỏ, không phức tạp về mặt kỹ thuật và triển vọng đem lại hiệu quả là rõ ràng thì có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
Nội dung của bước nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau:
Các bối cảnh chung về kinh tế, xã hội, pháp luật có ảnh hưởng đến dự án;
Nghiên cứu thị trường: về sản phẩm, dịch vụ... liên quan đến dự án;
Nghiên cứu về tổ chức quản lý và nhân sự: bộ máy quản lý, số lao động cần cho dự án ...;
Nghiên cứu về tài chính: dự tính nguồn vốn cho dự án, nguồn để huy động vốn, một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án: thời gian thu hồi vốn của dự án, tỷ lệ hoàn vốn nội tại...;
Nghiên cứu các lợi ích kinh tế – xã hội: dự kiến nộp ngân sách của dự án, giải quyết việc làm...;
Những nội dung này cũng được xem xét ở giai đoạn nghiên cứu khả thi sau này.
Đặc điểm của nghiên cứu các vấn đề ở giai đoạn này là chưa chi tiết, xem xét ở trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu vào, đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật, tài chính, kinh tế của cơ hội đầu tư của toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư. Do đó, độ chính xác của các kết quả nghiên cứu tiền khả thi này chưa cao.
Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu tiền khả thi là luận chứng tiền khả thi. Nội dung của luận chứng tiền khả thi bao gồm các vấn đề sau đây:
Giới thiệu chung về cơ hội đầu tư theo các nội dung nghiên cứu tiền khả thi ở trên.
Chứng minh cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đến mức có thể quyết định cho đầu tư. Các thông tin đưa ra để chứng minh phải đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư.
Những khía cạnh gây khó khăn cho thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư sau này đòi hỏi phải tổ chức các nghiên cứu chức năng hoặc nghiên cứu hỗ trợ.
Nội dung của nghiên cứu hỗ trợ đối với các dự án khác nhau thường khác nhau tuỳ thuộc vào những đặc điểm về mặt kỹ thuật của dự án, về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm do dự án cung cấp, về tình hình phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật trong nước và trên thế giới.
Các nghiên cứu hỗ trợ có thể tiến hành song song với nghiên cứu khả thi, và cũng có thể tiến hành sau nghiên cứu khả thi tuỳ thuộc vào thời điểm phát hiện các khía cạnh cần phải tổ chức nghiên cứu sâu hơn. Chi phí cho nghiên cứu hỗ trợ được tính vào trong chi phí nghiên cứu khả thi.
Sau bước nghiên cứu tiền khả thi nếu thấy dự án có hiệu quả và có khả năng thực hiện thì tiếp tục tiến hành nghiên cứu khả thi.
Nghiên cứu khả thi.
Đây là bước sàng lọc cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu. ở giai đoạn này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi hay không? Có vững chắc, có hiệu quả hay không?
ở bước nghiên cứu này, nội dung nghiên cứu cũng tương tự như giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn. Mọi khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động, tức là có tính đến các yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu, xem xét sự vững chắc hay không của dự án trong điều kiện có sự tác động của các yếu tố bất định, hoặc cần có các biện pháp tác động gì để đảm bảo cho dự án đạt hiệu quả. Đối với các dự án đầu tư nhỏ, quá trình nghiên cứu có thể gom lại làm một bước.
Nội dung của nghiên cứu khả thi là:
Xem xét tình hình kinh tế tổng quát có liên quan đến dự án đầu tư. Tình hình kinh tế tổng quát được đề cập trong dự án bao gồm các vấn đề sau:
Điều kiện về địa lí tự nhiên
Điều kiện về dân số và lao động.
Tình hình chính trị các chính sách và luật lệ có ảnh hưởng đến sự án tâm của nhà đầu tư.
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương, tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, cơ sở.
Tình hình ngoại hối (cán cân thành toán ngoại hối dự trữ ngoại tệ...) đặc biệt đối với các dự án phải nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị.
Tình hìn._.h ngoại thương.
Đánh giá thị trường của dự án. Thị trường của dự án là đầu ra của dự án. Thông thường nó được xác định trên cơ sở xác định thị trường mục tiêu của dự án. Thị trường mục tiêu của dự án được xác định bằng 3 bước:
Phân đoạn thị trường
Xác định thị trường mục tiêu của dự án
Định vị sản phẩm cho dự án
Xem xét tính khả thi về mặt kỹ thuật của dự án, gồm:
Dự án có huy động đủ các nguồn lực kỹ thuật hay không.
Các nguồn lực đó có đảm bảo tối ưu hay không.
Thông thường việc lựa chọn kỹ thuật cho dự án gồm: Xác định sản phẩm của dự án, xác định công suất sản xuất để thoả mãn nhu cầu, xác định thời gian biểu cho dự án, xác định địa điểm của dự án, xác định các đầu vào nguyên nhiên vật liệu, lao động cho dự án và xác định máy móc thiết bị cần thiết cho dự án.
Xem xét mặt tài chính của dự án như xem xét nguồn vốn cho dự án, hiệu quả của dự án... Một dự án đầu tư được coi là khả thi về mặt tài chính khi đảm bảo các điều kiện sau:
Số tài liệu về mặt tài chính phải đảm bảo đầy đủ và chính xác
Huy động đầy đủ các nguồn lực tài chính cho dự án hoạt động
Đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả về mặt tài chính
Mức độ rủi ro về mặt tài chính có thể chấp nhận được
Nghiên cứu lợi ích kinh tế – xã hội của dự án
Quản lý, bố trí lao động cho dự án.
Bằng các số liệu đã được tính toán cẩn thận, chi tiết, các đề án kinh tế kỹ thuật, các lịch biểu và tiến độ thực hiện dự án trong dự án để có được những kết luận xác đáng về mọi vấn đề cơ bản của dự án trước khi quyết định đầu tư. Việc nghiên cứu khả thi đã tạo ra một bức tranh tổng thể về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của một dự án trong tương lai. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể mà mỗi dự án sẽ có các nội dung lập phù hợp.Thông thường ở Việt Nam các dự án được lập trên cơ sở các nội dung sau:
Căn cứ lập báo cáo khả thi (Luận chứng kinh tế – kỹ thuật).
Sản phẩm.
Thị trường.
Khả năng đảm bảo và phương thức cung cấp các yếu tố “đầu vào” cho sản xuất.
Quy mô và chương trình sản xuất.
Công nghệ và trang thiết bị.
Tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng và các yếu tố đầu vào khác.
Địa điểm và đất đai.
Quy mô xây dựng và các hạng mục công trình.
Tổ chức sản xuất kinh doanh.
Nhân lực.
Phương án tổ chức và tiến độ thực hiện đầu tư, tiến độ sử dụng vốn.
Tổng kết nhu cầu về vốn đầu tư và các nguồn vốn.
Phân tích tài chính.
Phân tích kinh tế.
Phân tích các ảnh hưởng xã hội.
Kết luận và kiến nghị.
1.2.3. Quy trình lập dự án.
Quy trình lập dự án là xác định các bước, các công việc cần tiến hành để lập một dự án đầu tư. Quy trình lập dự án phải được xác định trên cơ sở bản chất của quá trình lập dự án, các hoạt động cơ bản cần thiết cho quá trình lập dự án và các bước chuẩn bị cho công tác lập dự án.
Mỗi dự án đầu tư được lập phải tuân thủ theo một quy trình nhất định để đảm bảo chất lượng (tính chính xác, độ tin cậy, yêu cầu tối ưu...) cũng như hiệu quả của quá trình lập dự án. Xây dựng một quy trình lập dự án sẽ góp phần chuyên môn hoá, hiệp tác hoá trong quá trình lập dự án, từ đó nâng cao chất lượng lập dự án cũng như giảm chi phí lập dự án và nâng cao hiệu quả lập dự án. Để xây dựng được một quy trình lập dự án người ta cần xây dựng logic của quá trình lập dự án, xây dựng các bước chuẩn bị cho quá trình lập dự án và cuối cùng là xây dựng một quy trình lập dự án hoàn chỉnh.
1.2.3.1. Logic của quá trình lập dự án.
Lập dự án là một quá trình. Trình tự logic của quá trình lập dự án:
Một dự án được bắt đầu bởi việc vận dụng hoặc làm rõ một vấn đề phát triển được định hướng cho dự án.
Phân tích và trả lời câu hỏi: Cần giải quyết vấn đề trên làm sao cho có hiệu quả (luận chứng).
Mô tả các yêu cầu, các kết quả mà dự án cần đạt được, xác định các mục tiêu của dự án.
Có thể đi vào chi tiết hơn: là xác định các đặc điểm chi tiết của đầu ra của dự án, nên lựa chọn cách tiếp cận hiệu quả để giải quyết vấn đề.
Xác định các hoạt động cần thực hiện để tạo ra đầu ra.
Xác định các đầu vào và trình tự thực hiện dự án ở đây cần trả lời câu hỏi: công việc của dự án cần được thực hiện như thế nào? Thực hiện theo nguồn lực nào? Trên cơ sở trình tự đó sẽ xác định các đầu vào cần huy động theo số lượng và theo thời gian nhằm tạo ra các đầu ra. Từ đó thực hiện được các mục tiêu và giải quyết được các vấn đề ban đầu đã đặt ra trong dự án.
Xác định phạm vi mà các mục tiêu cần đạt được trên cơ sở đánh giá dự án. Việc đánh giá dự án có thể tìm được các vấn đề khác và từ đó hình thành nên một dự án mới.
Như vậy có thể thấy về mặt logic quá trình lập dự án và quá trình thực hiện dự án là hai quá trình ngược nhau. Lập dự án phải đi từ xác định mục tiêu đến xác định các hoạt động và nguồn lực để thực hiện mục tiêu. Còn thực hiện dự án lại đi từ xác định các nguồn lực và hoạt động để thực hiện mục tiêu. Có thể mô hình hoá quá trình lập dự án và đánh giá dự án theo sơ đồ logic sau:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ logic quá trình lập dự án
Vấn đề
Luận chứng
Các mục tiêu
Các đầu ra
Các hoạt động
Các đầu vào
Lập dự án
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ logic quá trình thực hiện dự án
Các đầu vào
Các hoạt động
Các đầu ra
Các mục tiêu
Đánh giá DA
Thực hiện dự án
1.2.3.2. Các hoạt động trong lập dự án.
Quá trình lập dự án gồm ba hoạt động cơ bản:
Hoạt động kế hoạch hoá.
Hoạt động thu thập và xử lý thông tin.
Hoạt động phát triển nguồn lực.
Các hoạt động kế hoạch hoá: bao gồm nghiên cứu đánh giá tình hình kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến dự án, nghiên cứu đánh giá các tác động môi trường đến các kế hoạch phát triển ...Các dự án cần được xây dựng trên cơ sở nội dung cốt lõi của hoạch định phát triển ngành, vùng hoặc doanh nghiệp. Có thể mô hình hoá việc lập kế hoạch lập dự án trong doanh nghiệp như sau:
Hoạt động thu thập dữ liệu và xử lí thông tin: Các dự án cần có các thông tin chung và thông tin đặc thù, để lập được dự án thông tin cần đầy đủ và chính xác, các hoạt động trong thu thập dữ liệu và xử lí thông tin bao gồm: Thu thập thông tin và xử lí dữ liệu, lập bản đồ, biểu đồ, sơ đồ..., phát triển hệ thống thông tin, hình thành các phần mềm trợ giúp và quản trị cơ sở dữ liệu của dự án. Mcụ đích của việc thu thập và xử lí thông tin là nhằm giúp cho việc hoạch định và lập các dự án.
Phát triển các nguồn lực: Vấn đề tiếp theo là trên cơ sở các số liệu đầu vào đã được xử lí phù hợp với yêu cầu thực tiễn của dự án, cần phát triển các nguồn lực để thực hiện mục tiêu cuối cùng của dự án. Các nguồn lực này cần được cụ thể hoá theo lịch trình thời gian cũng như số liệu kèm theo.
1.2.3.3. Quy trình lập dự án (Các bước chuẩn bị để lập dự án)
Để lập dự án công tác chuẩn bị chiếm một vị trí rất quan trọng. Các bước để chuẩn bị lập dự án là khác nhau tuỳ theo yêu cầu từng dự án cụ thể cũng như khả năng huy động vốn. Thông thường việc lập dự án cần có các bước chuẩn bị sau:
Bước 1: Sắp xếp dữ liệu và thông tin sẵn có.
Bước 2 : Xác định các thông tin cần bổ xung (Cho việc luận chứng).
Bước 3: Xây dựng chương trình hành động để lập dự án đầu tư.
Nội dung tiến hành của các bước trên cụ thể là:
Bước 1: bước này bao gồm việc nâng cấp và xử lý những dữ liệu và thông tin được thu thập ở bản luận chứng nghiên cứu cơ hội đầu tư. Những tư liệu này cần thiết cho: phần điều chỉnh của bản nghiên cứu khả thi, trong việc xác định tính kỹ thuật của dự án trong quá khứ, hiện tại và tương lai ở vùng lãnh thổ liên quan, liệu dự án có được các nhà đầu tư, các chính phủ hay các tổ chức bên ngoài có liên quan (các đối tác) quan tâm hay không và những tư liệu này cần cho việc xây dựng kế hoạch dự án.
Bước 2: Trong bước này cần xác định: Những dữ liệu nào không có trong bản luận chứng nghiên cứu cơ hội đầu tư nhưng cần thiết cho bản luận chứng khả thi; Những thông tin bổ xung cần lấy từ nguồn nào? ở đâu? bằng cách nào? bằng nguồn nào?; Việc thu thập dữ liệu lập dự án có cần thiết hay không? có cần đến sự tư vấn của các nhà chuyên môn hay không?; Các quan chức Chính phủ hoặc khách hàng hoặc tư vấn từ bên ngoài để lập một dự án đặc thù hay không?
Bước 3: Trong khuôn khổ thời gian lập dự án kể từ khi bắt tay vào công việc chuyên viên lập dự án cần quyết định:
Các dữ liệu bổ xung cần thu thập ở đâu và bằng nguồn nào?
Chuẩn bị các buổi thảo luận với các chuyên gia thích hợp
Chuẩn bị kế hoạch TOR (terms of reference - Điều khoản tham chiếu) cho quá trình lập dự án nếu cần thiết.
Xác định những chi phí nảy sinh sẽ được trang trải như thế nào?
Đưa ra kế hoạch và tiến hành công việc đúng tiến độ.
1.2.3.4. Xây dựng quy trình lập dự án.
Mỗi đơn vị lập dự án cần căn cứ vào năng lực của mình cũng như yêu cầu của các dự án để xây dựng một quy trình lập dự án phù hợp. Sản phẩm cuối cùng là dự án đã được lập, nó có thể là bản luận chứng nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi. Việc xây dựng một quy trình sẽ là cơ sở cho việc điều phối quá trình lập dự án. Quy trình sẽ xác định toàn bộ các nội dung công việc cơ bản cần phải tiến hành thực hiện tốt quy trình có nghĩa là sẽ góp phần nâng cao chất lượng dự án được lập, giảm được chi phí cũng như thời gian lập dự án.
Nhận nhiệm vụ dự án, kế hoạch dự án
Nghiên cứu kế hoạch và các tài liệu có liên quan, thu thập tài liệu cần thiết.
Lập đề cương
Phê duyệt đề cương
Thực hiện lập dự án
Kiểm tra việc lập dự án
In, đóng quyển, ký, đóng dấu
Thẩm định dự án (thẩm định nội bộ)
Bàn giao tài liệu
Lưu hồ sơ
Sơ đồ 1.5: Quy trình lập dự án tại các công ty tư vấn Việt Nam
Đây là một quy trình lập dự án đầu tư thường được sử dụng ở các công ty tư vấn ở Việt Nam. Quy trình này được xây dựng trên cơ sở xác định các nội dung cần phải lập dự án, chia nhỏ các bước công việc để giao cho các bộ phận có liên quan thực hiện, nó sẽ là cơ sở để nâng cao chất lượng, hiệu quả dự án đầu tư bằng việc chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá, công nghiệp hoá. Quy trình này đã xác định toàn bộ các nội dung công việc cơ bản cần phải tiến hành. Khâu đầu tiên là nhận nhiệm vụ dự án, nhiệm vụ này được xác định trên cơ sở hợp đồng tư vấn (đối với các công ty tư vấn) hoặc nhiệm vụ phát triển doanh nghiệp. Nhiệm vụ này thường được giám đốc công ty tư vấn hoặc giám đốc doanh nghiệp giao cho các bộ phận chức năng chịu trách nhiệm thực hiện. Khi đã nhận nhiệm vụ các bộ phận này sẽ thu thập, nghiên cứu tài liệu liên quan đến dự án. Việc nghiên cứu tài liệu này giúp cho việc xây dựng đề cương (sơ bộ và chi tiết) cho việc lập dự án. Đề cương này sẽ được trưởng các bộ phận và giám đốc thông qua, nó là cơ sở cho việc chuẩn bị các nguồn lực cho lập dự án. Việc lập dự án sẽ được tiến hành sau khi đề cương được thông qua và kinh phí cho lập dự án được phân bổ. Sau khi dự án được lập có bước kiểm tra và thẩm định dự án được lập. Đây thực chất là quá trình thẩm định nội bộ, một khâu của lập dự án. Thực hiện tốt quy trình có nghĩa là sẽ góp phần nâng cao chất lượng dự án được lập, giảm được chi phí cũng như thời gian lập dự án. Đối với những công ty tư vấn đầu tư lớn, quy trình sẽ là cơ sở cho việc thực hiện chuyên môn hóa các bộ phận trong "dây chuyền" lập dự án và từ đó càng có cơ hội nâng cao chất lượng dự án được lập và giảm chi phí cũng như thời gian lập dự án.
1.2.4. Các phương pháp lập dự án.
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình lập dự án nhằm thực hiện các công việc (trong quy trình) hoặc các nội dung đề ra trong dự án. Mỗi dự án đều có đặc thù riêng, có yêu cầu khác nhau vì vậy việc lập một dự án sẽ sử dụng một hệ thống những phương pháp khác nhau từ các khâu thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, ra quyết định đầu tư. Những phương pháp cơ bản để lập dự án đầu tư bao gồm các phương pháp: thu thập xử lý thông tin, dự báo dự đoán, đánh giá nguồn lực, phân tích các dữ liệu và ra các quyết định đầu tư.
Các phương pháp đều nhằm mục đích tạo ra mức độ chính xác đối với nguồn thông tin cho dự án, nâng cao được chất lượng của phân tích và ra quyết định từ đó sẽ tăng hiệu quả của việc lập dự án.
Các phương pháp được lựa chọn để lập dự án sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của công tác nghiên cứu, phân tích và đánh giá. Lựa chọn đúng phương pháp cho việc lập dự án cũng được coi là đã làm tăng tính hiệu quả của dự án được lập. Hệ thống các phương pháp cho lập dự án có thể là:
1.2.4.1. Các phương pháp dự báo, dự đoán.
Một dự án đầu tư cần dự đoán được các yếu tố nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra cần đạt tới trong tương lai. Dự báo, dự đoán chính xác sẽ giúp cho việc huy động các nguồn lực một cách hợp lý, đưa ra được các quyết định đầu tư hữu hiệu. Các phương pháp dự báo, dự đoán sử dụng trong lập dự án thông thường để xác định giá cả, số lượng (cung, cầu) của dự án hoặc liên quan đến dự án trong tương lai. Một số phương pháp sau đây thường được sử dụng:
a. Phương pháp dự báo bình quân di động: Theo phương pháp này, giá trị dự báo kỳ t (tức là ) được xác định theo công thức:
(yt-1 + yt-2 +…+ yt-n+1)
(1.1)
Trong đó:
yt - giá trị kỳ t
n - số điểm dữ liệu quá khứ
b. Phương pháp dự báo san bằng số mũ giản đơn: Theo phương pháp này, giá trị dự báo kỳ t (tức là ) được xác định theo công thức:
= ayt-1 + a(1-a)yt-2 + a(1-a)2yt-3 +…
(1.2)
Trong đó: giá trị trọng số a được gọi là tham số điều chỉnh, nó thường được chọn trong khoảng 0,1 Ê a Ê 0,3
c. Phương pháp Brown: Theo phương pháp này, giá trị dự báo kỳ t + m (tức là ) được xác định theo công thức:
= at + mbt
(1.3)
Trong đó:
at - mẫu dự báo
bt - độ dốc của đường giá trị dự báo
m - thời điểm tính từ thời điểm t
d. Phương pháp Holt: Theo phương pháp này, giá trị dự báo kỳ t + m - được xác định theo công thức:
= St + mbt
(1.4)
Trong đó:
St = ayt + (1- a)(St-1 + bt-1); với 0Ê aÊ1
bt = g(St - St-1) + (1 - g)bt-1; với 0Ê gÊ1
m - thời điểm tính từ thời điểm t
e. Phương pháp hệ số co giãn:
Hệ số co giãn của cầu sản phẩm X khi nhận nhân tố Z nào đó thay đổi được xác định theo công thức:
ez = (% thay đổi của Qx)/(% thay đổi của Z)
ez =
(1.5)
hay:
ez =
(1.6)
Qx - Cầu sản phẩm X
Qxi - Cầu sản phẩm X tại thời điểm i
DQx = Qx2 - Qx1 là sự thay đổi của Qx
Z - nhân tố ảnh hưởng Z
f. Phương pháp hàm hồi quy:
Phương pháp này nhằm xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, ví dụ nhu cầu một hàng hóa (biến phụ thuộc) sẽ phụ thuộc vào giá cả, thu nhập, quảng cáo,…(các biến độc lập) bằng một phương trình nào đó:
= f(Pt, It, At,…)
Trong đó:
Pt là giá cả tại thời điểm t
It là thu nhập tại thời điểm t
At là quảng cáo tại thời điểm t
Đây có thể là mô hình hồi quy phi tuyến tính hoặc hồi quy tuyến tính, hồi quy đơn hoặc hồi quy bội.
Những phương pháp trên thông thường được đồng thời sử dụng cho công tác dự báo, sau đó phương pháp nào có kết quả chính xác nhất sẽ được lựa chọn. Phương pháp có giá trị sai số nhỏ nhất sẽ được coi là phương pháp chính xác nhất. Các giá trị sai số là cơ sở cho việc lựa chọn có thể là:
Độ lệch tuyệt đối bình quân - MAD =
(1.7)
Độ lệch bình phương bình quân - MSE =
(1.8)
Tỷ lệ phần trăm sai số tuyệt đối bình quân
MAPE =
(1.9)
Trong đó Et = yt -
Phương pháp nào có giá trị MAD, MSE hoặc MAPE nhỏ nhất sẽ được coi là đáng tin cậy nhất và số liệu phân tích từ phương pháp này sẽ được sử dụng cho công tác lập dự án đầu tư.
g. Phương pháp chuyên gia:
Dùng để dự báo những dữ kiện đầu vào của dự án trên cơ sở sử dụng các kiến thức của chuyên gia. Phương pháp này thường được áp dụng trong điều kiện nguồn thông tin thiếu về số lượng và không đảm bảo về chất lượng, việc thu thập thông tin gặp nhiều khó khăn do không có điều kiện, không đủ thời gian hoặc kinh phí điều tra. Phương pháp này còn đặc biệt quan trọng đối với các dự án sản xuất sản phẩm mới mà các số liệu quá khứ hầu như không có hoặc có rất ít.
1.2.4.2. Các phương pháp thu thập dữ liệu.
Có hai phương pháp cơ bản để nghiên cứu thị trường là nghiên cứu hiện trường và nghiên cứu sau. Nghiên cứu hiện trường là tiến hành phỏng vấn người tiêu dùng trên thị trường tiềm năng để biết được loại hàng hóa, dịch vụ nào được khách hàng ưa chuộng, khi người hỏi có tính đại diện cao thì tỷ lệ phần trăm số người được hỏi ưa thích sản phẩm sẽ là cơ sở để xác định tỷ lệ phần trăm khách hàng trên thị trường ưa thích sản phẩm. Phương pháp nghiên cứu sau là việc nghiên cứu, phân tích những thông tin đã thu thập từ trước (báo chí, tài liệu của các viện nghiên cứu, của doanh nghiệp khác). Phương pháp thứ nhất có ưu điểm là có được thông tin trung thực, không ai có. Nhưng hạn chế của nó là chỉ có thể phỏng vấn được một số nhất định người mua vì hỏi nhiều sẽ rất tốn kém; phương pháp thứ hai có ưu điểm là rẻ, tương đối thuận tiện nhưng nhược điểm của nó là mức độ chính xác và mức độ phù hợp không cao.
Việc lựa chọn phương pháp nào thường tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu của dự án. Nếu dự án có quy mô đầu tư lớn, có ảnh hưởng mạnh đến tương lai của doanh nghiệp cũng như ngành thì việc nghiên cứu hiện trường là rất cần thiết. Những dự án quy mô nhỏ, mức độ phức tạp không lớn có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu sau.
1.2.4.3.Các phương pháp phân tích, đánh giá.
Đối với từng tình huống có thể sử dụng các phương pháp khác nhau, ví dụ có thể sử dụng phương pháp phân tích theo chỉ số, phương pháp phân tích lợi ích - chi phí, phương pháp giá trị hiện tại, phương pháp giá trị tương lai, phương pháp phân tích theo độ nhạy cảm, phương pháp phân tích theo kịch bản và phương pháp phân tích rủi ro, phương pháp mang tính chất tĩnh, phương pháp phân tích mang tính chất động.
a. Phương pháp phân tích theo chỉ tiêu:
Theo phương pháp này chúng ta sử dụng các chỉ tiêu để phân tích, đánh giá dự án. Các chỉ tiêu được sử dụng sẽ tùy theo mục đích phân tích. Nếu đứng trên quan điểm lợi ích của nhà đầu tư (hiệu quả tài chính) thì chúng ta có thể sử dụng hệ thống các chỉ tiêu liên quan.
b. Lập dự án đầu tư trên cơ sở phân tích độ nhạy cảm, phân tích theo tình huống và phân tích rủi ro của dự án:
Mô hình chung để lập các dự án đầu tư trên cơ sở phân tích độ nhạy cảm được tiến hành như sau:
Trước hết chúng ta cần xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.
Xây dựng bài toán trong đó xác định mối quan hệ giữa các nhân tố trên đến tính khả thi của dự án (phương án cơ sở)
Tiến hành việc đưa ra các giả định khác nhau bằng cách cho mỗi nhân tố được xác định ở trên được thay đổi ở mức từ 5 - 10%, từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố này đến phương án cơ sở.
Mục đích của phân tích độ nhạy là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính khả thi của dự án, từ đó xác định được những nhân tố nào là quan trọng nhất và tập trung phân tích những nhân tố đó.
Việc phân tích theo tình huống sẽ được tiến hành theo các bước như phân tích độ nhạy, tuy nhiên, do các nhân tố lại có ảnh hưởng đến nhau (ví dụ sản lượng và giá cả) nên cần xây dựng mối quan hệ giữa các nhân tố (bằng các phương trình cụ thể).
Sau đó xác định tính khả thi của dự án theo từng kịch bản có thể xảy ra.
Phân tích hiệu quả tài chính
Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư
Phân
tích
tài
chính
Phương pháp giản đơn
Phương pháp chiết khấu dòng tiền
Phân tích khả năng thanh toán
Phân tích cơ cấu vốn
(ROI, Thời hạn thu hồi vốn...)
(NPV, IRR...)
Sơ đồ 1.6 Phương pháp xác định hiệu quả tài chính của dự án
Việc phân tích rủi ro được tiến hành tương tự như phân tích độ nhạy và phân tích theo kịch bản, tuy nhiên, tính ngẫu nhiên được đề cập nhiều hơn để nâng cao sự khách quan của dự án được lập. Có thể thấy được một số bước cơ bản sau:
Xác định các nhân tố có tác động mạnh nhất đến tính khả thi của dự án và tiến hành nghiên cứu các nhân tố này về hai tiêu thức chính: phân bố và giá trị tương ứng với phân bố. Đối với các nhân tố liên quan đến dự án thông thường người ta xác định bốn dạng phân bố cơ bản: rời rạc, đều, tam giác và phân bố chuẩn, trong đó phân bố rời rạc và phân bố chuẩn được coi là phổ biến hơn cả.
Tiến hành việc chọn ngẫu nhiên cho từng nhân tố, mỗi nhân tố chọn theo hai tiêu thức: xác suất và giá trị kèm theo. Sau đó xác định tính khả thi của dự án theo bài toán được lập theo các dữ liệu đã chọn. Số lần lựa chọn tùy thuộc vào mong muốn của người lập dự án. Lượng lựa chọn càng nhiều thì độ tin cậy của các kết quả phân tích sẽ càng cao.
Tiến hành xác định các tiêu thức của phân tích độ nhạy cảm như: giá trị kỳ vọng, độ lệch tiêu chuẩn, giá trị lớn nhất có thể đạt được (xác suất kèm theo), giá trị thấp nhất có thể gặp phải (xác suất kèm theo).
Bảng kết quả phân tích độ nhạy hoặc phân tích rủi ro chính là cơ sở quan trọng cho việc đưa ra quyết định đầu tư. Thông thường đối với nhiều dự án, người ta thường xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả cuối cùng của dự án một cách đơn giản bằng cách xác định giá trị cơ sở, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của từng nhân tố và từ đó xác định các tiêu thức hiệu quả (hoặc các tiêu thức xác định mức độ khả thi của dự án khác) kèm theo. Bảng 1.1 sau đây là một ví dụ xác định mối quan hệ giữa giá cả đầu ra của dự án với NPV và IRR của dự án.
Phân tích độ nhạy
(Mối quan hệ giữa giá sản phẩm với NPV và IRR của dự án)
NPV
IRR
?
?
Thông số
Nhỏ nhất
Cơ sở
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Giá sản phẩm
?
?
?
?
?
?
?
Một trong những tiêu thức quan trọng khi lập dự án đầu tư trên cơ sở phân tích độ nhạy cảm hoặc phân tích rủi ro là chỉ tiêu xác định mức độ an toàn của dự án. Chỉ tiêu này được gọi là biên an toàn. Biên an toàn của dự án càng lớn thì dự án càng chắc chắn. Biên an toàn được xác định bằng phần trăm an toàn tính từ điểm an toàn. Điểm an toàn là điểm mà tại đó dự án bắt đầu an toàn, ví dụ khi NPV của dự án bằng 0, điểm hòa vốn của dự án bằng với công suất nhà máy …
c. Các phương pháp phân tích khác:
Ngoài các phương pháp phân tích trên chúng ta còn có thể sử dụng các phương pháp khác để lập dự án, ví dụ:
Phương pháp phân tích mang tính chất tĩnh: được sử dụng trong trường hợp coi mọi yếu tố liên quan đến dự án là không đổi. Trên cơ sở những yếu tố không đổi đó xác định tính khả thi của dự án.
Phương pháp phân tích mang tính chất động: Xác định tính khả thi của dự án trên cơ sở coi các yếu tố liên quan đến dự án đều thay đổi cả về thời gian và không gian, trên cơ sở đó đánh giá dự án một cách toàn diện và khách quan.
Phương pháp phân tích mang tính chất tĩnh thường đơn giản, ít tốn kém, tuy nhiên mức độ chính xác không cao, thường phù hợp với nghiên cứu tiền khả thi. Phương pháp phân tích động đòi hỏi chi phí cao hơn nhưng kèm theo đó là mức độ chính xác tăng lên, nó phù hợp với nghiên cứu khả thi.
Phương pháp phân tích trước - sau: Xác định mức độ ảnh hưởng của dự án trên cơ sở so sánh thực trạng trước khi và sau khi (dự đoán) có dự án. Trên cơ sở đó xác định hiệu quả của dự án bằng cách so sánh giữa kết quả sau khi có dự án và chi phí cho dự án.
Phương pháp phân tích có - không: Xác định tính khả thi trên cơ sở có hoặc không có dự án. Đây cũng được coi là phương pháp phân tích theo kịch bản: kịch bản có dự án và kịch bản không có dự án. Trường hợp nào có lợi hơn thì chúng ta chọn.
Chương 2:
Thực trạng hoạt động lập dự án đầu tư “xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày” tại Tổng công ty xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Cơ sở thành lập Tổng công ty: Thành lập Tổng công ty xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại: Liên hiệp các xí nghiệp Xây dựng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Liên hiệp các xí nghiệp Xây lắp Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, các doanh nghiệp xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm(cũ). Tổng công ty được thành lập ngày 01/11/1996 theo quyết định số 1853NN-TCCB/QĐ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2.1.2. Tên, trụ sở.
Tổng công ty xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tên giao dịch là: Tổng công ty Xây dựng Phương Đông (tên cũ theo quyết định số 1853NN – TCCB/QĐ).
Tên tiếng Anh: EAST CONSTRUCTION COPORATION
Viết tắt: VINACCO.
Trụ sở chính: 68 Đường Trường Chinh - Đống Đa – Hà Nội.
Có các chi nhánh tại: + Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
+ Thành phố Hải Phòng.
Tổng công ty gồm 37 đơn vị thành viên đang hoạt động trên khắp mọi miền trong và ngoài nước trong các lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, các cơ sở hạ tầng phát triển nông thôn và phát triển đô thị.
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty
Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
a. Tham gia xây dựng quy hoạch và kế hoạch xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
b. Ngành nghề kinh doanh:
Thi công các công trình xây dựng nông nghiệp, nông thôn, các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, đường dây hạ thế và trạm biến thế từ 35Kv trở xuống.
Hoàn thiện các công trình xây dựng và trang trí nội ngoại thất.
Sản xuất, khai thác và cung ứng vật liệu xây dựng.
San ủi, khai hoang, cải tạo và xây dựng đồng ruộng.
Kinh doanh vật tư, vật liệu, thiết bị xây dựng, phương tiện vận tải, bất động sản và phát triển nhà.
Kinh doanh khách sạn và du lịch.
Tư vấn xây dựng.
May mặc xuất khẩu, sản xuất kinh doanh đồ gia dụng.
Xuất nhập khẩu trực tiếp:
+ Xuất khẩu: Lao động, thiết bị xây dựng, vật liệu xây dựng, hàng may mặc,nông lâm sản đã qua chế biến.
+ Nhập khẩu: Vật tư, vật liệu, hoá chất và thiết bị phục vụ xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải và một số hàng tiêu dùng theo giấy phép của Bộ Thương Mại.
c. Thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng.
d. Tham gia đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật.
e. Liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước trong khuôn khổ cho phép của pháp luật nhằm phát triển sản xuất và kinh doanh của Tổng công ty.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty
Bộ máy điều hành và tổ chức hoạt động của Tổng công ty như sau:
2.1.4.1. Hội đồng quản trị.
HĐQT Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý và kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổng công ty, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tổng giám đốc (TGĐ) tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại điều 15 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty ban hành kèm theo quyết định số 365 NN - TCCB/QĐ (15/3/1997) của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
HĐQT Tổng công ty có 5 thành viên, do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trong đó có: 01 Chủ tịch HĐQT, 01 Tổng giám đốc, 01Trưởng ban Kiểm soát là thành viên chuyên trách và hai thành viên kiêm nhiệm là các chuyên gia về kinh tế – kỹ thuật, tài chính, quản trị kinh doanh, pháp luật.
Trong đó vai trò của các thành viên hội đồng quản trị là:
Chủ tịch HĐQT: Là người chịu trách nhiệm chung với mọi công việc của HĐQT, tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viên để thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của HĐQT; Thay mặt HĐQT cùng TGĐ ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Tổng công ty; Ký các nghị quyết, quyết định và các văn bản hoặc thông qua các văn bản thuộc thẩm quyền của HĐQT; Triệu tập, chủ trì và phân công thành viên HĐQT chuẩn bị các nội dung các cuộc họp của HĐQT…
- Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động và các quy chế của Tổng công ty. Nhiệm vụ và quyền hạn của TGĐ được quy định tại điều 23 Điều lệ Tổng công ty (theo QĐ 365 NN - TCCB/QĐ).
- Trưởng ban kiểm soát: Có trách nhiệm xây dựng Quy chế về tổ chức hoạt động của Ban kiểm soát trình HĐQT ban hành; Tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban để thực hiện những công việc do HĐQT giao; kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, chính sách, quy chế, chế độ và các quy định khác trong Tổng công ty; Theo dõi tình hình tài chính, kế toán của Tổng công ty…
- Các thành viên khác do Chủ tịch HĐQT phân công nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm Tổng công ty. Các thành viên kiêm nhiệm ngoài việc tham gia các cuộc họp HĐQT, có thể được phân công một số việc có tính chất chuyên đề, không đòi hỏi nhiều thời gian.
2.1.4.2. Ban kiểm soát.
BKS thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các việc sau đây: Việc thực hiện chính sách, pháp luật, các điều lệ, quy chế, nghị quyết, quyết định của HĐQT trong nội bộ Tổng công ty; Việc sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn trong Tổng công ty, kịp thời báo cáo HĐQT những hiện tượng sử dụng vốn, tài sản không đúng mục đích, không có hiệu quả; Việc thực hiện các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn của Tổng công ty và các đơn vị thành viên đã được cấp trên phê duyệt; Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, việc vay trả và thanh toán công nợ với khách hàng; Việc mua, bán, chuyển nhượng, thanh lý, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cố định trong nội bộ Tổng công ty và giữa Tổng công ty với các cá nhân kinh tế khác; Việc ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế của Tổng công ty; Việc thực hiện, chấp hành chế độ tài chính, kế toán của Tổng công ty….
Về cơ cấu tổ chức của BKS có 5 thành viên: 01 uỷ viên HĐQT làm trưởng ban theo sự phân công của HĐQT và 4 thành viên khác do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Cụ thể là:
* 01 thành viên là chuyên viên kế toán của Tổng công ty do HĐQT lựa chọn.
* 01 thành viên do đại hộ cnvc Tổng công ty bầu ra.
* 01 thành viên do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn giới thiệu.
* 01 thành viên do Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu.
BKS có hai thành viên chuyên trách trong đó có Trưởng ban. Trong trường hợp cơ quan quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật, Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp không cử được người vào BKS thì HĐQT có quyền chọn người để bổ nhiệm vào BKS của Tổng công ty.
2.1.4.3. Hiện nay Tổng công ty có bộ máy tổ chức như sau:
Một Tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ. Tổng Giám đốc Tổng công ty xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay là Ông Bạch Quan._. năm
44.649.360
60.394.320
75.564.720
75.852.000
75.852.000
75.852.000
75.852.000
75.771.360
1.2
Giá trị tài sản thu hồi
3.924.990
2
Chi phí hàng năm (Ci= It + Cot)
896.949
69.163.210
29.214.258
40.821.404
50.958.010
52.555.908
53.023.860
52.654.974
52.704.506
52.666.439
2.1
Vốn đầu tư (It)
896.949
69.163.210
2.2
Chi phí hoạt động hàng năm
(Cot=Ct-(Dt+Lt)+Tn)
29.214.258
40.821.404
50.958.010
52.555.908
53.023.860
52.654.974
52.704.506
52.666.439
-
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh (Ct)
39.744.756
50.258.022
59.322.219
59.019.324
53.879.996
58.028.665
57.533.335
56.953.664
434.739.981
-
Lãi vay vốn cố định (Lt)
3.962.637
3.467.307
2.971.977
2.476.648
1.981.318
1.485.989
990.659
495.330
17.831.865
-
KHTSCD (Dt)
8.266.896
8.266.896
8.266.896
8.266.896
3.668.878
8.266.896
8.266.896
8.266.896
61.537.151
-
Thuế (Tn=V+T)
1.699.034
2.297.585
2.874.665
4.280.128
4.794.060
4.379.194
4.428.726
4.475.001
3
HSCK (r=10%)
1,00
0,90909
0,82645
0,75131
0,68301
0,62092
0,56447
0,51316
0,46651
0,42410
4
PVCFi
-
Lợi ích hàng năm (Bi)
36.900.298
45.375.147
51.611.721
47.098.124
42.816.477
38.924.070
35.385.518
33.799.032
331.910.385
-
Chi phí hàng năm (Ci)
896.949
62.875.645
24.144.015
30.669.725
34.805.006
32.633.084
29.930.587
27.020.327
24.587.041
22.335.711
289.898.091
5
NPV
42.012.294
6
HSCK (r1= 24%)
1,00
0,80645
0,65036
0,52449
0,42297
0,34111
0,27509
0,22184
0,17891
0,14428
7
PVCFi (r1=24%)
-
Lợi ích hàng năm (Bi)
29.038.345
31.676.051
31.961.881
25.873.704
20.865.891
16.827.331
13.570.428
11.498.555
181.312.188
-
Chi phí hàng năm (Ci)
896.949
55.776.782
18.999.908
21.410.306
21.553.893
17.927.227
14.586.169
11.681.204
9.429.187
7.598.691
179.860.316
-
NPV1
1.451.872
8
HSCK (r2=25%)
1,00
0,80000
0,64000
0,51200
0,40960
0,32768
0,26214
0,20972
0,16777
0,13422
9
PVCFi (r2=25%)
-
Lợi ích hàng năm (Bi)
28.575.590
30.921.892
30.951.309
24.855.183
19.884.147
15.907.317
12.725.854
10.696.663
174.517.956
-
Chi phí hàng năm (Ci)
896.949
55.330.568
18.697.125
20.900.559
20.872.401
17.221.520
13.899.887
11.042.548
8.842.349
7.068.770
174.772.675
-
NPV2
-254.719
10
IRR
24,9%
Thuế suất thuế thu nhập áp dụng ưu đãi 20%: Miễn 3 năm, giảm 50% số thuế phải nộp cho 5 năm tiếp theo
Thuế suất thuế VAT: 5%
Lãi suất vốn vay tín dụng ưu đãi: 5,4%/năm
Lãi suất vốn vay tín dụng thương mại: 7,8%/năm
Lãi vay trong thời gian xây dựng năm thứ nhất tính lãi trong hai tháng, năm thứ hai tính lãi cả năm.
Bảng 3.2: Trường hợp cơ sở
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả dự án
Đối với dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn” hiện nay dự án đã hoàn thành và bước đầu mới đi vào hoạt động, tuy nhiên công suất của dự án hiện nay đang hoạt động chỉ là 50 tấn/ngày. Sở dĩ tình hình như vậy là do các nguyên nhân sau:
Do dự án sử dụng hoàn toàn là vốn đi vay, không có nguồn vốn tự có, vì vậy mà tính rủi ro về vốn đối với dự án là lớn. Trong khi lập dự án lại không tính toán đến khả năng mà dự án có thể huy động được vốn để hoạt động là bao nhiêu, cũng không có cơ sở chắc chắn cho nguồn vốn hoạt động của dự án. Nên khi dự án được phê duyệt thực hiện thì số vốn mà dự án có thể huy động được số vốn là
Nguồn nguyên liệu đầu vào cho dự án cũng có gặp khó khăn do khi dự án được lập thì đã không có chi phí để đầu tư cho phát triển nguồn nguyên liệu, tuy nguồn nguyên liệu sắn trong tỉnh là khá lớn nhưng sắn là loại cây trồng mà năng suất sẽ giảm rất nhanh do cây sắn làm đất bạc màu nhanh vì vậy để đáp ứng về sản lượng và chất lượng cho dự án hoạt động lâu dài thì cần có đầu tư cho phát triển nguồn nguyên liệu.
Việc xác định một số yếu tố của dự án còn chưa thật chính xác, dự án chưa lường trước được hết những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện dự án.
...
Do vậy, cần có một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của dự án hay nói đúng hơn là nâng cao chất lượng lập dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn ở tỉnh Sơn La” như sau:
3.3.2.1. Giải pháp nghiên cứu thị trường sản phẩm dự án.
Một dự án cần phải thu thập nhiều loại dữ liệu khác nhau, trong đó số liệu về thị trường bao giờ cũng được coi là quan trọng nhất.
ở phần nghiên cứu thị trường của dự án này còn sơ sài, vì vậy để cho dự án hiệu quả hơn khi tiêu thụ sản phẩm dự án cần có những giải pháp nghiên cứu thị trường như:
- Tiến hành nghiên cứu thị trường theo phương pháp nghiên cứu sau, do với dự án này việc nghiên cứu hiện trường là không khả thi lắm. Thông qua báo chí, tài liệu của các viện nghiên cứu, của dự án khác, doanh nghiệp khác... sau đó phân tích những thông tin đã được thu thập.
- Có thể sử dụng các phương pháp dự báo, dự đoán như phương pháp chuyên gia, phương pháp dự báo bình quân di động... để dự đoán nhu cầu của thị trường của dự án.
Khi lập dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn” nên sử dụng những phương pháp nghiên cứu thị trường này nhằm làm cho dự án có chất lượng tốt hơn, hiệu quả hơn. Sử dụng những phương pháp này là nhằm giúp cho dự án có đầy đủ các thông tin về thị trường như:
Chiến lược, quy hoạch của nhà nước, của ngành, của địa phương đối với việc phát triển cây sắn.
Với thị trường trong nước dự án cần nắm được: Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến tinh bột sắn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp đó, chất lượng, giá cả sản phẩm tinh bột sắn của họ như thế nào, và các đối thủ cạnh tranh nhỏ khác. Tình hình cung cấp sản phẩm tinh bột sắn ở thị trường trong nước có thiếu nhiều không, sản phẩm của dự án có thể cung cấp cho những ngành, lĩnh vực nào, hiện tại thị trường đã cung cấp được bao nhiêu phần trăm nhu cầu tinh bột...
Với thị trường nước ngoài thì nhu cầu ra sao, đã có những nhà cung cấp nào, chủng loại, chất lượng, giá cả sản phẩm tinh bột sắn của những nhà cung cấp đó như thế nào, quốc gia nào, lĩnh vực hoạt động nào cần có nhu cầu tinh bột sắn lớn, đòi hỏi chất lượng như thế nào...
Việc áp dụng các giải pháp nghiên cứu thị trường dự án sẽ giúp cho dự án có được các số liệu về thị trường của dự án chính xác hơn, cụ thể hơn, chi tiết hơn. Từ đó có thể giúp cho việc tính toán giá thành sản phẩm của dự án, số lượng sản phẩm sản xuất, chủng loại sản phẩm, chiến lược kinh doanh... cho các sản phẩm của dự án của các nhà lập dự án được chính xác hơn. Do đó, sẽ làm cho chất lượng của công tác lập dự án cao hơn,và nó sẽ kéo theo tính khả thi của dự án là cao hơn, hiệu quả của dự án mà nhà đầu tư sẽ làm cũng sẽ cao hơn. Đồng thời giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn về thị trường của dự án, từ đó có những chiến lược cho sản xuất, kinh doanh hợp lý, lường trước được những rủi ro về thị trường của dự án từ đó đề ra các giải pháp xử lý dự phòng cho dự án.
3.3.2.2. Giải pháp nâng cao tính chính xác cho dự án được lập.
a. Cải tiến phương pháp xây dựng dòng tiền sau thuế.
Dòng tiền sau thuế là dòng tiền của dự án sau khi đã trừ đi hết các khoản thuế mà dự án phải chịu. Dòng tiền sau thuế chính là dòng tiền mà các nhà đầu tư quan tâm, các dự án đều cần xây dựng dòng tiền này. Mục đích chính của phương pháp này là nhằm đơn giản hoá hệ thống các bảng biểu, tăng độ tin cậy cho các dự án, giúp cho việc xét duyệt và thẩm định dự án được thuận tiện hơn. Dòng tiền sau thuế có thể được xây dựng theo bảng sau:
Bảng 3.3: Dòng tiền sau thuế của dự án
TT
Tiêu thức
Năm
0
1
2
...
...
n
Đầu tư
Doanh thu
Chi phí hoạt động (Chưa tính khấu hao)
Chi phí khấu hao
Các chi phí khác
Nhu cầu vốn hoạt động
Thu nhập chịu thuế
Thuế phải nộp
Lợi nhuận thuần sau thuế
Tăng vốn hoạt động
Dòng tiền sau thuế
Dòng doanh thu của dự án bao gồm toàn bộ doanh thu do bán hàng hóa hoặc thực hiện các dịch vụ đem lại. Dòng này có thể bao gồm các khoản thu khác ngoài doanh thu mà dự án có được. Dòng chi phí hoạt động (Chưa tính khấu hao) bao gồm toàn bộ các chi phí vận hành trong năm hoạt động của dự án bao gồm các chi phí nguyên vật liệu, chi phí lương..., cùng với chi phí máy móc thiết bị (khấu hao), đây là những chi phí chủ yếu của quá trình sản xuất.
Chi phí khấu hao: là chi phí do hao mòn máy móc thiết bị được xác định cho từng năm hoạt động của dự án. Dòng chi phí khấu hao được xác định trên cơ sở mô hình khấu hao áp dụng cho dự án. Các mô hình khấu hao có thể dùng là khấu hao đều, thường thì các dự án hay sử dụng cách tính khấu hao này cho tài sản cố định, khấu hao giảm dần, hoặc tăng giảm theo một hệ số nhất định theo một quy định chung mà dự án có thể áp dụng để tính khấu hao...
Dòng chi phí khác: bao gồm toàn bộ chi phí dự án phải chi trả ngoài hai dòng chi phí trên. Trên cơ sở dòng doanh thu, chi phí hoạt động, chi phí khấu hao và chi phí khác sẽ xác định được dòng thu nhập chịu thuế. Cụ thể theo bảng dòng tiền sau thuế thì [(7) = (2) – (3+5) – (4)].
Nhu cầu vốn hoạt động: trên thực tế, dự án có thể cần một lượng vốn lưu động để đảm bảo việc vận hành trong từng năm, nhu cầu này lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của dự án. Nhu cầu này có thể xác định bằng lượng vốn lưu động dự trữ cộng với các khoản phải thu và trừ đi các khoản phải trả trong năm hoạt động.
Dòng tiền phải nộp sẽ bằng dòng thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất [(8) = (7)* T], còn dòng lợi nhuận thuần sau thuế sẽ bằng dòng thu nhập chịu thuế trừ đi dòng thuế phải nộp [(9) = (7) – (8)].
Phần tăng vốn hoạt động là chênh lệch nhu cầu vốn hoạt động năm nay so với nhu cầu vốn hoạt động năm trước.
Dòng tiền sau thuế sẽ bằng dòng lợi nhuận thuần sau thuế cộng với dòng khấu hao, trừ đi dòng đầu tư và trừ đi dòng tăng vốn hoạt động. Cụ thể là [(11)= (9) + (4) – (1) – (10)].
Dòng tiền sau thuế sẽ là cơ sở để xác định các tiêu thức hiệu quả của dự án, mặt khác nó lại là cơ sở để xây dựng kế hoạch huy động vốn. Trong quá trình thẩm định, bảng sẽ giúp xác định tính khả thi về mặt tài chính bằng việc so sánh giữa nhu cầu về vốn đầu tư bổ xung cho dự án với kế hoạch huy động vốn cũng như các chứng cớ xác thực về các nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu về vốn.
Với mô hình xác định dòng tiền sau thuế này sẽ đảm bảo cho việc tính toán của dự án chính xác hơn khi lập dự án.
áp dụng theo phương pháp cải tiến dòng tiền sau thuế vào dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn” ta có được:
Với HSCK r được tính bằng công thức:
Trong đó: Ivk – Số vốn vay từ nguồn k
rk – Lãi suất vay từ nguồn k
m – Số nguồn vay
Do trong dự án mặc dù dự án bị ảnh hưởng bởi lãi suất vay vốn nhưng khi xác định NPV, IRR của dự án thì lại lấy một tỷ lệ chiết khấu bất kỳ là 10% làm cho độ chính xác của dự án không cao, trong trường hợp dự án này sẽ có tỷ lệ chiết khấu là 6%.
Cũng bởi phương pháp tính dòng tiền sau thuế này mà NPV và IRR của dự án cũng có những thay đổi so với phương án cơ sở, lúc này NPV của dự án là 58017990,68 > NPV cơ cở = 42012294, song IRR của dự án tính theo phương pháp dòng tiền sau thuế chỉ còn là IRR= 23,843% lại nhỏ hơn IRR của phương án cơ sở (= 24,9%), tức là tỷ lệ sinh lời của dự án thấp hơn. Tuy nhiên dự án vẫn có thể khẳng định là khả thi.
Việc tính toán dòng tiền của dự án theo phương pháp dòng tiền sau thuế giúp cho việc tính toán được đơn giản hơn mà lại có độ chính xác hơn so với bảng dòng tiền cơ sở. ở bảng dòng tiền cơ sở của dự án đã xác định lợi ích hàng năm, chi phí hàng năm của dự án mà không xác định dòng tiền sau thuế chung cho dự án làm việc tính toán trở nên dài dòng hơn... Trong khi theo bảng phân tích dòng tiền sau thuế thì các yếu tố liên quan đến việc tính toán dòng tiền được phản ánh đầy đủ, đơn giản hơn hệ thống bảng biểu, và cho kết quả chính xác hơn, tin cậy hơn.
Bảng 3.4: Bảng phân tích dòng tiền sau thuế của dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La”.
STT
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
1
Doanh thu
44649360
60394320
75564720
75852000
75852000
75852000
75852000
75771360
2
Chi phí hoạt động
29214258
40821404
50958010
52555908
53023860
52645974
52704506
52666439
3
Nhu cầu vốn hoạt động
9227887
12697604
15859166
15919239
15919239
15919239
15919239
15018150
4
đầu t
896949
69163210
-3924990
5
Chi phí khấu hao
8266896
8266896
8266896
8266896
8266896
8266896
8266896
8266896
6
thu nhập chịu thuế
0
0
7168206
11306020
16339814
15029196
14561244
14939130
14880598
14838025
7
thuế thu nhập
1502919.6
1456124.4
1493913
1488059.8
1483802.5
8
thu nhập sau thuế
0
0
7168206
11306020
16339814
13526276
13105120
13445217
13392538
13354223
9
tăng vốn hoạt động
10
dòng tiền sau thuế
-896949
-69163210
15435102
19572916
24606710
21793172
21372016
21712113
21659434
25546109
11
HSCK (r=0.06)
1
0.94339623
0.8899964
0.8396193
0.7920937
0.7472582
0.7049605
0.6650571
0.6274124
0.5918985
12
PVCFi
-896949
-65248311
13737186
16433798
19490819
16285126
15066428
14439795
13589397
15120702
13
NPV sau thuế
58017991
14
PVCFi (r= 24%)
-271072.3
15
PVCFi (r= 23%)
1453069
16
IRR sau thuế
0.23843
b. Giải pháp nhằm cải tiến nội dung, phương pháp lập dự án.
Đối với dự án này để cải tiến nội dung và phương pháp lập dự án ta có thể sử dụng nội dung và phương pháp phân tích độ nhạy cho quá trình lập dự án.
Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi của những chỉ tiêu hiệu quả cơ bản của một dự án như NPV (tổng lãi quy về thời điểm hiện tại), IRR (tỷ lệ lãi do dự án đem lại), T (thời hạn thu hồi vốn), B/C (tỷ lệ lợi ích trên chi phí)...khi các yếu tố liên quan thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án (hay các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án) đối với sự biến động của các yếu tố liên quan.Phân tích độ nhạy của dự án giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của các chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác phân tích độ nhạy còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn hơn cho những kết quả dự tính. Dự án có độ an toàn cao là dự án vẫn đạt được hiệu quả khi những yếu tố tác động đến nó thay đổi theo chiều hướng không có lợi.
áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy vào dự án: “Xưởng chế biến tinh bột sắn”, ta có thể thấy:
Khi phân tích dự án trên các nhà lập dự án chỉ dùng một sự thay đổi duy nhất và mức thay đổi duy nhất là doanh thu giảm 5%. Khi đó, kết quả phân tích sẽ không đảm bảo độ tin cậy, chưa thể khách quan và do đó mà nhà đầu tư chưa thể hình dung được bức tranh thực tế có thể xảy ra trong tương lai và gây khó khăn cho việc đưa ra quyết định đầu tư. Sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy cho dự án như sau:
Căn cứ vào số liệu của dự án ta tiến hành phân tích độ nhạy của dự án. Sử dụng bốn chỉ tiêu có bản nhất của dự án là NPV, IRR, T (thời gian thu hồi vốn), tỷ lệ lợi ích trên chi phí B/C. Dự án sau khi phân tích chúng ta thấy bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hai nhân tố tác động là đầu vào nguyên vật liệu và thị trường đầu ra, cả hai nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, tỷ lệ thay đổi của hai nhân tố này ứng với tỷ lệ thay đổi doanh thu. Do đó, hai chỉ tiêu đó sẽ thay đổi khi doanh thu thay đổi. Ta xác định mức độ an toàn cho dự án trên khi doanh thu thay đổi 20% thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.5: Bảng phân tích độ nhạy dự án:
“ Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Sơn La”
% tăng doanh thu
NPV( nghìn VND)
IRR
T
B/C
% tăng NPV
-20%
-24036867.45
-0.8785
không thu hồi
0.917085
-157%
-10%
8987713.145
13.5
8 năm
1.031003
-79%
0%
42012293.74
24.8
6 năm
1.144921
0%
10%
75036874.34
34.75
5 năm
1.258839
79%
20%
108061454.9
43.79
4 năm
1.372757
157%
Như vậy, khi doanh thu thay đổi kết quả của dự án cũng thay đổi theo. Tình hình dự án sẽ là khả quan nhất khi doanh thu của dự án tăng lên ở mức +20% và bi quan nhất khi doanh thu của dự án giảm xuống ở mức -20%. Qua phân tích độ nhạy hiệu quả dự án phụ thuộc vào đầu vào nguyên vật liệu và đầu ra cho thấy độ tin cậy hơn đối với dự án. Cho người đầu tư thấy được mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này tới hiệu quả của dự án từ đó chú trọng hơn đến hai yếu tố này để đảm bảo hiệu quả dự án, giúp cho nhà đầu tư hoạch định chiến lược kinh doanh sắp tới. Qua việc áp dụng phương pháp độ nhạy còn cho ta thấy được sự thay đổi của tỷ lệ lợi ích trên chi phí B/C theo sự thay đổi của doanh thu, giúp cho việc phân tích hiệu quả tài chính của dự án có độ tin cậy cao hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn...
Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy khi lập dự án đầu tư, cần phải đảm bảo một số điều kiện sau:
Cần tập huấn cho các cán bộ tư vấn lập về phương pháp phân tích độ nhạy một cách cụ thể hơn về các nhân tố tác động cũng như các nhân tố bị tác động. Nhiều dự án hiện nay chủ đầu tư mong muốn có được bảng phân tích độ nhạy cụ thể hơn để họ có thể nắm bắt được các nhân tố tác động đến hiệu quả dự án từ đó có thể có biện pháp quản lý các nhân tố đó trong qua trình thực hiện dự án.
Cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu Cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đảm bảo cho quá trình phân tích. Muốn có được các dự án khách quan và khả thi thì cần phải có hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và chính xác. Những dữ liệu cơ bản liên quan đến dự án là tình hình cung, cầu, các nguồn lực, thực trạng doanh nghiệp thực hiện dự án, tình hình các dự án cùng loại đang hoạt động… Đây chính là những yếu tố quan trọng tạo nên các kết quả cuối cùng của dự án.
Cần trang bị các phương tiện để phục vụ việc phân tích. Ngày càng có nhiều chương trình phần mềm phục vụ cho công tác phân tích dự án, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là cần những người làm được và là cho người đọc hiểu được nội dung của việc phân tích.
3.4. Nếu áp dụng các giải pháp trên vào thực tiễn lập dự án tại Tổng công ty thì hiệu quả lập dự án sẽ tăng lên thể hiện ở hiệu quả mà nó đem lại cho:
3.4.1. Cho phía Tổng công ty với cương vị là đơn vị lập dự án.
Như ở mục 3.2 đã phân tích ta có thể thấy rằng hiện nay Tổng công ty nên tập trung vào một số phương pháp sau để nâng cao hiệu quả công tác lập dự án hiện nay ở Tổng công ty, cụ thể các giải pháp đó là:
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm công tác lập dự án tại Tổng công ty, giải pháp này có thể kí hiệu là A
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác lập dự án, giải pháp này có thể kí hiệu là B
Hình thành hệ thống cộng tác viên, kí hiệu giải pháp này là C
áp dụng phương pháp hiện đại trong lập dự án, kí hiệu giải pháp này là D
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, kí hiệu giải pháp này là E
Ta có thể sử dụng mô hình đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp đối với dự án, để từ đó đánh giá tác động của các giải pháp đến Tổng công ty với tư cách là đơn vị lập dự án.
Giả định cho điểm các phương án như sau:
Nếu i << j thì cho 0 điểm
Nếu i < j tương ứng với 1 điểm
Nếu i = j thì tương ứng với 2 điểm
Nếu i > j thì tương ứng với 3 điểm
Nếu i >> j tương ứng với 4 điểm
Từ giả định ta có thể có mô hình đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp như sau: C = B < D = E < A
Ta có bảng đánh giá sau:
Bảng 3.6: Đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp với đơn vị lập dự án
A
B
C
D
E
ồ
% Tầm quan trọng
A
2
4
4
3
3
16
32%
B
0
2
2
1
1
6
12%
C
0
2
2
1
1
6
12%
D
1
3
3
2
2
11
22%
E
1
3
3
2
2
11
22%
ồ
4
14
14
9
9
50
100%
Từ bảng phân tích trên ta thấy được nếu áp dụng giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực có thể giúp cho Tổng công ty thu được khoản doanh thu tăng thêm là 32% trong tổng số tiền mà Tổng công ty thu được từ hoạt động tư vấn lập dự án của mình.Tương tự nếu áp dụng giải pháp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thì doanh thu của Tổng công ty thu được từ hoạt động tư vấn lập dự án sẽ là 12%, của giải pháp hình thành đội ngũ cộng tác viên sẽ là 12%, của giải pháp áp dụng phương pháp hiện đại trong lập dự án là 22% và cuối cùng của giải pháp đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường là 22%. Do đó ta có thể khẳng định là việc áp dụng các giải pháp này đem lại hiệu quả cao cho đơn vị lập dự án.
3.4.2. Đối với các nhà đầu tư
Nếu xét trên quan điểm của nhà đầu tư thì việc áp dụng các giải pháp này đem lại cho họ lợi ích chủ yếu đó là từ việc nâng cao chất lượng dự án, rút ngắn bớt được thời gian từ khi phát hiện được cơ hội đầu tư thuận lợi đến khi tiến hành đầu tư, từ đó giúp nhà đầu tư giảm bớt được hai thiệt hại cơ bản đó là:
Tăng chi phí đầu tư như: chi phí thuê chuyên gia lập dự án, chi phí trả lãi, chi phí cơ hội của đồng vốn đầu tư ...
Giảm lợi nhuận của dự án: vì dự án được đưa vào muộn hơn, nên thiệt hại về lợi nhuận do dự án đem lại được xác định bằng phần lợi nhuận của dự án nếu dự án được đưa vào hoạt động trong khoảng thời gian lập dự án.
Cũng với giả định như ở phần 3.4.1 ở trên, song ở phần này mô hình đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp được áp dụng đối với nhà đầu tư lại được đánh giá trên quan điểm nâng cao chất lượng và giảm bớt thời gian lập dự án và nếu có thể thì giảm cả chi phí lập dự án. Do vậy mô hình sẽ là:
C < B < E = A = D
Theo đó ta cũng có bảng đánh giá tầm quan trọng sau:
Bảng 3.7: Đánh giá tầm quan trọng của các giải pháp đối với nhà đầu tư
A
B
C
D
E
ồ
% Tầm quan trọng
A
2
3
4
2
2
13
26%
B
1
2
3
1
1
8
16%
C
0
1
2
0
0
3
6%
D
2
3
4
2
2
13
26%
E
2
3
4
2
2
13
26%
ồ
50
100%
Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy rằng nếu sử dụng các giải pháp trên sẽ rút ngắn được thời gian lập dự án, nâng cao chất lượng của dự án vì thế sẽ giúp cho nhà đầu tư giảm bớt được các chi phí cơ hội. Cụ thể với việc áp dụng giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực thì chi phí cơ hội của nhà đầu tư sẽ giảm đi 26%, tức là với việc rút ngắn được thời gian với chất lượng đảm bảo thì nhà đầu tư sẽ thu thêm được một khoản lợi nhuận bằng 26% phần lợi nhuận của dự án nếu dự án được đưa vào hoạt động sớm. Tương tự với giải pháp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thì lợi nhuận nhà đầu tư thu được sẽ tăng thêm 16% phần lợi nhuận nếu dự án được đưa vào hoạt động sớm, nếu áp dụng giải pháp hình thành đội ngũ cộng tác viên thì con số này sẽ là 6%, nếu áp dụng giải pháp áp dụng phương pháp hiện đại và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường thì sẽ là 26%. Việc áp dụng các giải pháp này không chỉ đem lại ích lợi cho đơn vị lập dự án mà còn cho cả nhà đầu tư.
3.4.3. Đối với nền kinh tế.
Việc áp dụng các giải pháp trên vào thực tiễn lập dự án tại Tổng công ty sẽ đem lại hiệu quả cho nền kinh tế đó là:
áp dụng các giải pháp này giúp cho đơn vị lập dự án có được doanh thu cao hơn từ hoạt động lập dự án, giúp cho chủ đầu tư kiếm được lợi nhuận cao hơn từ mỗi dự án được lập. Nhờ đó mà các khoản thu cho ngân sách cũng vì thế mà tăng lên.
Việc áp dụng các giải pháp này sẽ tạo ra được các dự án có chất lượng tốt, có tính khả thi cao từ đó sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo thu nhập cho họ. Đồng thời chất lượng dự án được nâng lên cũng góp phần tạo ra các dự án tốt phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước...
Phần III: Kết luận
Hoạt động đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày nay đang được toàn Đảng, toàn dân ta quan tâm, nhằm xoá dần khoảng cách giữa nông thôn, miền núi và thành thị. Nhưng việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả trong lĩnh vực này vẫn đang là một tồn tại lớn đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, với địa phương có dự án và đối với các chủ đầu tư. Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả dự án thì vấn đề quan trọng hiện nay là phải tiến hành những đổi mới trong công tác lập dự án, để cho chủ đầu tư, các cấp ban ngành có chức năng thuận tiện trong việc xem xét, đánh giá, quản lý... dự án.
Như chúng ta đã biết việc lập dự án đầu tư là một trong hai khâu quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của dự án đầu tư, để có được những thay đổi trong công tác lập dự án của các đơn vị thì việc thay đổi nhận thức của mọi đơn vị liên quan đến dự án về công việc lập dự án là rất quan trọng. Việc lập dự án hiện nay không chỉ là thủ tục để các nhà đầu tư vay vốn và xin giấy phép đầu tư nữa mà còn góp phần tích cực vào sự thành công của dự án.
Cũng như tình trạng của hầu hết các đơn vị lập dự án hiện nay, công tác lập dự án tại Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng còn chưa đáp ứng được yêu cầu của dự án cả về nội dung lẫn phương pháp, bộc lộ nhiều thiếu sót, hạn chế. Việc hoàn thiện công tác lập dự án đang là một mối quan tâm lớn của toàn Tổng công ty nhằm nâng cao uy tín (khi là đơn vụ được thuê lập dự án) với khách hàng, nâng cao hiệu quả đầu tư của đơn vị (khi Tổng công ty là chủ đầu tư).
Thông qua việc đánh giá dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La” của Tổng công ty ta có thể thấy một số những thiếu sót, hạn chế của công tác lập dự án. Hy vọng với những phân tích, nghiên cứu trong đề tài sẽ góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện công tác lập dự án tại Tổng công ty đặc biệt là các dự án cùng loại với dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn”. Trong thời gian thực tập bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt của Tổng công ty, qua đây tôi xin chân thành cảm ơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hồng Minh và các thầy cô giáo trong khoa đã nhiệt tình giúp đỡ em để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế đầu tư - PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (Chủ biên) - NXB TK - 2003.
2. Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư – PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (Chủ biên) – NXB TK – 2000.
3. Dự án đầu tư lập – thẩm định hiệu quả tài chính – ThS. Đinh Thế Hiển – NXB Kế toán.
4. Luận văn tốt nghiệp các khoá 41,42.
5. Bài giảng của các thầy cô trong Bộ môn Kinh tế Đầu tư – Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
6.Trang web www. vneconomy.com.vn
7. Niên giám thống kê năm 2004.
8. Dự án khả thi “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La”.
9. Tình huống trong đầu tư - TS. Nguyễn Hồng Minh
Mục lục
Phần i: lời nói đầu 1
Phần ii: nội dung 3
Chương 1: lý luận chung về dự án đầu tư 3
1.1 Lý luận chung về đầu tư và dự án đầu tư 3
1.1.1 Đầu tư 3
1.1.2 Dự án đầu tư 3
1.1.2.1 Khái niệm dự án đầu tư 3
1.1.2.2 Phân loại dự án đầu tư 4
1.1.2.3 Chu kỳ dự án đầu tư 6
1.1.2.4 Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư theo dự án 7
1.2. Nội dung và phương pháp lập dự án đầu tư 8
1.2.1 Quan niệm về lập dự án đầu tư 8
1.2.2 Nội dung lập dự án đầu tư 11
1.2.2.1.Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư 12
1.2.2.2.Nghiên cứu tiền khả thi 14
1.2.2.3.Nghiên cứu khả thi 15
1.2.3 Quy trình lập dự án đầu tư 17
1.2.3.1 Logic của quá trình lập dự án 18
1.2.3.2 Các hoạt động trong lập dự án 19
1.2.3.3 Quy trình lập dự án 20
1.2.3.4 Xây dựng quy trình lập dự án 21
1.2.4 Các phương pháp lập dự án 22
1.2.4.1 Các phương pháp dự báo, dự đoán 22
1.2.4.2 Các phương pháp thu thập dữ liệu 25
1.2.4.3 Các phương pháp phân tích đánh giá 26
Chương 2: Thực trạng hoạt động lập dự án đầu tư “xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày” tại Tổng công ty xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 30
2.1 Tình hình họat động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty 30
2.1.2 Tên, trụ sở 30
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty 30
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 31
2.1.4.1 Hội đồng quản trị 31
2.1.4.2Ban kiểm soát 33
2.1.4.3 Hiện nay Tổng công ty có bộ máy tổ chức như sau 33
2.1.5 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 34
2.1.5.1 Văn phòng Tổng công ty 34
2.1.5.2 Phòng kế họach đầu tư và thị trường 35
2.1.5.3 Phòng tổ chức cán bộ – thanh tra 37
2.1.5.4 Phòng kỹ thuật công nghệ 39
2.1.5.5 Phòng tài chính – kế toán 40
2.1.6 Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong những năm qua 42
2.1.6.1 Thành tựu 42
2.1.6.2 Những vấn đề còn tồn tại 44
2.1.7 Công tác lập dự án tại Tổng công ty 44
2.1.7.1 Quy trình lập dự án tại Tổng công ty 45
2.1.7.2 Nội dung của dự án được lập tại Tổng công ty 46
2.1.7.3 Phương pháp lập dự án được sử dụng tại Tổng công ty 46
2.2 Lập dự án “Đầu tư xây dựng xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày” 47
2.2.1 ngành chế biến tinh bột sắn 47
2.2.2 Dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày 48
2.2.2.1 Bối cảnh của dự án. 48
2.2.2.2 Tóm tắt dự án 53
2.2.2.3 Đánh giá thực trạng lập dự án “Xây dựng xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90tấn/ngày” 58
Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn” nói riêng và công tác lập dự án tại Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung. 71
3.1. Định hướng các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập dự án tại Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung và dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn nói chung”. 71
3.1.1 Các giải pháp giảm thời gian lập dự án 74
3.1.2 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lập dự án 75
3.1.3 Các giải pháp giảm chi phí lập dự án đầu tư 76
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập dự án tại Tổng công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn. 76
3.2.1 Đầu tư cho nguồn nhân lực làm công tác lập dự án 78
3.2.2 Đầu tư trang thiết bị và phần mềm ứng dụng cho công tác lập dự án 79
3.2.3 Xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác lập dự án 80
3.2.4 Hình thành hệ thống cộng tác viên 81
3.2.5 áp dụng các phương pháp hiện đại trong lập dự án 81
3.2.6 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 81
3.2.7 áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho công tác lập dự án 82
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập dự án “ Xưởng chế biến tinh bột sắn”. 86
3.3.1. Phương án cơ sở của dự án “Xưởng chế biến tinh bột sắn công suất 90 tấn/ngày tại Tỉnh Sơn La”. 87
3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả dự án 89
3.3.2.1 Giải pháp nghiên cứu thị trường sản phẩm dự án 89
3.3.2.2 Giải pháp nâng cao tính chính xác cho dự án được lập 91
3.4. Nếu áp dụng các giải pháp trên vào thực tiễn lập dự án tại Tổng công ty thì hiệu quả lập dự án sẽ tăng lên: .97
3.4.1. Cho phía Tổng công ty với cương vị là đơn vị lập dự án .97
3.4.2. Đối với các nhà đầu tư 98
3.4.3. Đối với nền kinh tế 99
Phần iii: kết luận 100
Tài liệu tham khảo 101
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28645.doc