Lời mở đầu
Bước vào cơ chế mới, các doanh nghiệp nhà nước quen được bao cấp gặp rất nhiều khó khăn. Càng khó khăn hơn đối với các công ty vừa chập chững bước vào cơ chế thị trường, lại chuyển sang cổ phần hoá.
Công ty cổ phần Thương Mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội là một trong các công ty gặp nhiều khó khăn đó. Đứng trước những thử thách và vận hội mới, ban giám đốc công ty nhận định chỉ có cách duy nhất thoát khỏi làm ăn thua lỗ là phải đổi mới, đổi mới từ quản lý đến sản xuất, từ con người
53 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá công tác đầu tư đổi mới phương tiện vận tải ở Công ty cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội và một số ý kiến đề xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật.
Là một công ty hoạt động một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, ngành vận tải. Thêm vào đó, công ty lại chủ yếu vận chuyển xăng dầu và sản phẩm hoá dầu nên phương tiện vận tải là loại ô tô chuyên dụng: xe sitéc, xe bồn và xe tải. Nhưng từ khi cổ phần hoá, công ty gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh với bên ngoài và nội bộ ngành mà đoàn xe của công ty phần lớn là lạc hậu do lịch sử để lại, nên công ty phải đi vào đầu tư đổi mới chiều sâu theo hướng đồng bộ, hiện đại trang thiết bị, phương tiện vận tải.
Được thực tập trong công ty của ngành vận tải xăng dầu, hơn nữa công ty đang đi vào đầu tư đổi mới phương tiện, nên tôi chọn đề tài:
Đánh giá công tác đầu tư đổi mới phương tiện vận tải ở công ty cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội và một số ý kiến đề xuất.
Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và kiến thức nên bài luận văn của tôi không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các cô chú trong công ty, các thầy cô giáo và các bạn.
Luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về vận tải và đầu tư đổi mới phương tiện vận tải
Chương II: Thực trạng Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội.
Chương III: Đánh giá những biện pháp đầu tư đổi mới phương tiện và một số kiến nghị.
Chương I
lý luận chung về vận tải, đầu tư - đổi mới
phương tiện vận tải
I. Một số khái niệm
1. Khái niệm vận tải và phân loại
Khái niệm:
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu cầu dịch chuyển của đối tượng vận chuyển. Đối tượng vận chuyển gồm con người và vật phẩm (hàng hoá). Tuy sự di chuyển của con người và hàng hoá trong không gian rất đa dạng và phong phú nhưng không phải mọi dịch chuyển đều là vận tải. Vận tải chỉ bao gồm những dịch chuyển do con người tạo ra nhằm mục đích kinh tế (lơị nhuận).
1.2. Phân loại: có nhiều cách phân loại vận tải, phụ thuộc vào tiêu chuẩn lựa chọn.
a. Nếu căn cứ vào tính chất của vận tải có thể chia ra thành vận tải nội bộ doanh nghiệp và vận tải công cộng:
- Vận tải nội bộ doanh nghiệp là việc vận chuyển trong nội bộ doanh nghiệp nhằm di chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, con người phục vụ quá trình sản xuất của doanh nghiệp bằng chính phương tiện của doanh nghiệp đó mà không thu cước hay tính chi phí vận tải.
- Vận tải công cộng là việc vận chuyển hành khách, hàng hoá nhằm thu tiền cước.
b.Căn cứ vào môi trường sản xuất có thể chia thành:
- Vận tải đường biển
- Vận tải thuỷ nội địa
- Vận tải đuờng sắt
- Vận tải hàng không
Vận tải ô tô
Vận tải đường ống.
Căn cứ vào đối tượng vận chuyển:
Vận tải hành khách
Vận tải hàng hoá.
Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải: vận tải đơn phương thức, vận tải đa phương thức, vận tải đứt đoạn:
Vận tải đơn phương thức: là việc vận chuyển hành khách hoặc hàng hoá bằng một phương thức vận tải.
Vận tải đa phương thức: là vận chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng ít nhất hai phương thức sử dụng một chứng từ và một người chịu trách nhiệm về hàng hoá.
Vận tải đứt đoạn: là việc vận chuyển sử dụng từ hai phương thức vận tải trở lên, dùng hai hay nhiều chứng từ và có từ hai người chịu trách nhiệm về hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
2. Đặc điểm của vận tải:
Vận tải là một ngành sản xuất vật chất vì trong quá trình sản xuất có sự kết hợp của 3 yếu tố : công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Sản phẩm của vận tải là sự di chuyển của con người và vật phẩm (hàng hoá) trong không gian.
Giá trị của sản phẩm vận tải là lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong đó. Giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải là khả năng đáp ứng nhu cầu di chuyển.
So với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành vận tải có một số đặc điểm khác biệt về qúa trình sản xuất, sản phẩm và tiêu thụ:
Môi truờng sản xuất của vận tải là không gian, luôn di động không cố định như các ngành khác.
Sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt không gian vào đối tượng lao động chứ không phải về mặt kỹ thuật, do đó không làm thay đổi hình dáng, kích thước của đối tượng lao động.
Sản phẩm vận tải không tồn tại dưới hình thái vật chất và khi sản xuất ra được tiêu dùng ngay. Do đó, không có khả năng dự trữ sản phẩm vận tải mà chỉ có khả năng dự trữ năng lực vận tải mà thôi.
3. Vai trò, tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân:
3.1. Vận tải giữ vai trò rất quan trọng và có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Hệ thống vận tải được ví như mạch máu của con người, nó phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia. Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, quốc phòng. Trong sản xuất, ngành vận tải vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, lao động phục vụ cho quá trình sản xuất. “Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông. sản phẩm chỉ sẵn sàng để tiêu dùng khi nó kết thúc quá trình di chuyển” (C.Mác). Ngành vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hoá đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa.
3.2. Tác dụng của ngành vận tải đối với nền kinh tế quốc dân.
Ngành vận tải sáng tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
Vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng của hành khách và hàng hoá trong xã hội.
Khắc phục sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hoá trong nước và quốc tế. Mở rộng quan hệ quốc tế.
Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi.
Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nước.
4. Vận chuyển:
Vận chuyển trong vận tải là việc đưa nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và lao động từ nơi này tới nơi khác để sản xuất hoặc cung tiêu.
5. Đầu tư đổi mới
Đầu tư đổi mới phương tiện trong công ty bằng mua sắm phương tiện vận tải mới (xe chuyên dùng) : hiệu quả kinh tế cao, dung tích sitéc lớn động cơ diesel; thanh lý các xe cũ, lạc hậu kỹ thuật, hiệu quả kinh tế thấp và nâng cấp các đầu xe hiện có.
6. Một số đơn vị tính đặc thù ngành:
6.1. M3:
Đơn vị tính thể tích xăng dầu chứa trong sitéc
1M3 = 1000lít
6.2. M3km:
Đơn vị tính sản lượng vận tải xăng dầu thực tế, bằng tổng M3 hàng hoá nhân với số Km vận chuyển có hàng.
6.3. M3km L1:
Sản lượng xăng dầu thực tế quy về đường loại 1 bằng tổng M3 xăng dầu vận chuyển nhân với Km quy đổi về đường loại 1 có hàng.
7. Phương tiện vận tải (ô tô)
7.1 Khái niệm.
Do địa hình và địa bàn hoạt động của công ty chủ yếu ở các tỉnh phía bắc nhiều đồi núi, không thể sử dụng phương thức vận tải nào khác ngoài ôtô. Ôtô của công ty là các loại xe chuyên dùng: xe sitéc, xe bồn và xe tải dùng để chuyên chở xăng dầu và dầu mỡ nhờn.
7.2. Ưu nhược điểm vận tải ô tô:
Tính cơ động cao, vận chuyển nhanh.
Trong phạm vi hẹp thì giá thành vận tải thấp hơn so với các hình thức vận chuyển khác.
Vận chuyển trực tiếp từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
Vốn đầu tư cao, năng suất thấp, chi phí nhiên liệu cho 1 đơn vị vận tải cao, giá thành vận tải trên 1 đơn vị sản phẩm cao.
7.3. Phân loại chất lượng xe:
Xe loại A: (Chất lượng xe tốt, mới): các tổng thành chưa thay thế, chưa sửa chữa, không hỏng hóc, hoạt động trên mọi tuyến đường, đặc biệt đường đèo dốc, Xe hoạt động dưới 4 năm, tổng KmL1 xe lăn bánh dưới 15 vạn, chất lượng xe còn trên 70%.
Xe loại B: (Chất lượng xe trung bình): Các tổng thành đã qua sửa chữa hoặc thay thế, tình trạng kỹ thuật xe đảm bảo, xe đủ điều kiện an toàn để hoạt động bình thường. Xe hoạt động từ 4-8 năm, tổng KmL1 xe lăn bánh từ 15 - 25 vạn Km L1 chất lượng xe còn từ 40 – 70%.
Xe loại C: (Xe cũ, nát) sử dụng lâu (trên 8 năm), tổng thành hoạt đã thay thế, sửa chữa nhiều lần, xe vẫn hoạt động bình thường, đảm bảo an toàn nhưg không có khả năng hoạt động ở đường đèo dốc cao. Xe lăn bánh trên 25 vạn KmL1, chất lượng còn từ 20 – 40%.
Xe xin thanh lý: Xe cũ nát, tổng thành hư hỏng nhưng không phục hồi, sửa chữa được. Xe đã hoạt động trên 10 năm hoặc lăn bánh trên 30 vạn Km L1. Các tổng thành: cầu, máy, sát si, ca bin hư hỏng không phục hồi được. Xe bị tai nạn, đâm đổ.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn phân loại trên và căn cứ vào chất lượng xe mà các xe đứng đầu hoặc đứng cuối nhóm chất lượng A, B được xếp vào các loại A1, A2 và B1, B2.
II. Lý do và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư đổi mới phương tiện vận tải
1. Lý do:
Vào cơ chế thị trường, không còn được nhà nước bao cấp, câu hỏi thường trực đối với các công ty là: Tồn tại hay không tồn tại? và làm thế nào để tồn tại?. Đó cũng là 2 câu hỏi lớn mà Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội đã và đang tìm câu trả lời. Ban lãnh đạo công ty cho rằng để có chỗ đứng trong thương trường không có gì hơn là phải đổi mới, hiện tại phần lớn số đầu xe đang hoạt động của công ty là cũ, công nghệ lạc hậu mà lợi nhuận của công ty chủ yếu được mang lại từ vận tải nên đầu tư - đổi mới phương tiện là điều cần thiết và bức xúc nhất. Nhờ đổi mới, năng lực vận chuyển của đoàn xe sẽ tăng lên, khối lượng hàng hoá một lần luân chuyển sẽ nhiều hơn, phương tiện hoạt động tốt hơn và xe an toàn hơn. Từ đó, sẽ giảm được chi phí vận tải, hạ giá thành vận tải nâng cao vị thế của công ty trên thương trường và trong ngành.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư đổi mới phương tiện vận tải.
2.1 Nhân tố con người:
2.1.1Lái xe:
Để đầu tư đổi mới tốt hơn, cần có sự hợp tác chặt chẽ của những người trực tiếp vận hành phương tiện, nhờ đó công tác đầu tư - đổi mới sẽ có hiệu quả hơn. Trước hết, phải bổ túc thêm về kỹ thuật vận hành và bảo quản phương tiện vì có một số mác xe mới được trang bị hiện đại. Sau đó, phải nâng cao ý thức giữ gìn và sử dụng xe.
2.1.2.Công nhân sửa chữa cơ khí:
Chất lượng xe sau sửa chữa, bảo dưỡng phần lớn phụ thuộc vào tay nghề, kinh nghiệm và ý thức của người thợ sửa chữa. Tuy nhiên có một số xe mới, phụ tùng và thiết bị thiếu nên sửa chữa không kịp thời.
2.1.3.Cán bộ quản lý:
Nhất là các đội trưởng đội xe, việc quan tâm đến sửa chữa, bảo dưỡng, giữ gìn phương tiện là điều cần thiết.
2.2. Nhân tố bên ngoài: Cần đặc biệt quan tâm đến việc để thời điểm, giá cả, chất lượng hàng hoá (Thiết bị kỹ thuật, vật tư, phụ tùng và phương tiện), từ đó chọn thời điểm giá cả thích hợp quyết định, đầu tư và đổi mới, vừa hạ giá thành, hạ chi phí vừa đạt chất lượng như mong muốn.
III. Các chỉ tiêu đánh giá:
1. Ngày xe vận doanh: Là ngày xe hoạt động kinh doanh vận tải trong tháng
Dvd = Dl - Dsc - Dk
Dvd: Ngày xe vận doanh
Dl : Ngày xe theo lịch
Dsc : Ngày xe sửa chữa
Dk : Ngày xe khác ( ngày lễ tết, chủ nhật ...)
Đơn vị tính: ngày xe/tháng
2. Hành trình xe chạy ngày đêm: Là tổng quãng đường xe chạy có hàng trong ngày đêm.
Lnđ = Lch/Dvd
Lnđ: Quãng đường xe chạy có hàng ngày đêm
Lch: Chiều dài quãng đường xe chạy có hàng trong tháng
Dvd: Ngày xe vận doanh
Đơn vị tính: Km/ngày đêm
3. Năng suất phương tiện: Là khả năng chuyên chở của phương tiện được xác định bằng sản lượng vận tải tính bằng M3Km hoặc TKm mà xe đó vận chuyển trong một đơn vị thời gian.
W = Dvd * q * Lnđ *Y * w
W: Năng suất phương tiện
Q: Dung tích xe
Lnđ: Hành trình ngày đêm
Y: Hệ số lợi dụng quãng đường
w: Hệ số lợi dụng trọng tải
Đơn vị tính: M3Km hoặc TKm
Chương II
Thực trạng công ty cổ phần thương mại vận tải
I / Khái quát chung:
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội được thành lập trên cơ sở chuyển, tách một số bộ phận của doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Tiền thân của công ty là Xí nghiệp Vận tải xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu khu vực I thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Công ty được thành lập theo quyết định số 0722/1999/QĐ - BTM ngày 8/6/1999 của Bộ Thương Mại.
Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội được thành lập với số vốn điều lệ 9 tỷ đồng Việt Nam, trong đó nhà nước chiếm 15% và cán bộ công nhân viên công ty chiếm 85%.
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt:
Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế:
Petrolimex Hanoi Transportation and Trading Joint Stock Company
Tên gọi tắt
PETAJICO
Số đăng ký kinh doanh: SĐKKD- 055126- CTCP
Trụ sở giao dịch:
Số 49- phố Đức Giang- Gia Lâm- Hà Nội
Điện thoại: 84- 4- 8272720
Fax : 84- 4- 8770322
Tổng số cán bộ công nhân viên: 301 người
Lực lượng vận tải xăng dầu ra đời cùng với Công ty Xăng dầu khu vực I năm 1956. Để chuyên môn hoá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năm 1981, Xí nghiệp Vận tải Xăng dầu được thành lập (theo quyết định số 117/XD – QĐ ngày 30/3/1981). Từ một đội xe có 21 đầu xe, dung tích nhỏ, sản lượng thấp đến nay công ty đã có 171 đầu xe đảm bảo cho việc vận chuyển xăng dầu từ Tổng kho xăng dầu Đức Giang tới các địa bàn cung ứng trên 16 tỉnh miền Bắc và một số tỉnh thuộc nước bạn Lào với hơn 1069 điểm trả hàng.
2. Ngành nghề kinh doanh:
Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội là một pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo điều lệ công ty và luật doanh nghiệp.
Ngành nghề kinh doanh:
Kinh doanh vận tải xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu và các sản phẩm khác trong và ngoài nước.
Tổng đại lý xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu.
Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại xe Si téc, xe bồn chuyên dùng, phụ tùng, săm lốp ôtô.
Dịch vụ cơ khí sửa chữa ôtô và dịch vụ hàng hoá tiêu dùng.
Với lực lượng cán bộ quản lý của công ty có trình độ chuyên môn, đội ngũ lái xe có kinh nghiệm, thợ sửa chữa cơ khí động lực có trình độ tay nghề cao, công ty là đơn vị vận tải xăng dầu lớn nhất của Petrolimex và là một mắt xích không thể thiếu trong kinh doanh cung ứng xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu của công ty Xăng dầu khu vực I và Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Từ những đóng góp trong thời chiến cũng như trong thời bình, công ty đã được Nhà nước, Bộ thương mại và Ngành Xăng dầu tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý.
3. Mô hình tổ chức.
Bộ máy tổ chức của công ty gồm:
Bộ phận quản lý:
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Phó giám đốc kỹ thuật - nội chính
Bộ phận nghiệp vụ: có 4 phòng chức năng
Phòng Tổ chức - Hành chính
Phòng Quản lý kỹ thuật
Phong Kinh doanh
Phòng Tài chính - Kế toán
Các đơn vị sản xuất:
Các đội xe: 3 đội vận tải nội địa, 1 đội vận tải quá cảnh.
Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Trạm sửa chữa và vật tư.
Sơ đồ tổ chức
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Phó giám đốc kỹ thuật nội chính
Phòng tổ chức hành chính
Phòng quản lý kỹ thuật
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính – kế toán
Đội xe 1
Đội xe 2
Đội xe 3
Đội xe 4
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Trạm sửa chữa và vật tư
Chức năng - nhiệm vụ của các phòng ban:
Phòng ban
Chức năng - nhiệm vụ
1. Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan mục đích, quyền lợi của công ty.
2. Giám đốc điều hành
Là người đại diện công ty, điều hành công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao
3. Phó giám đốc Kỹ thuật – Nội chính.
Là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác vật tư, kỹ thuật, công tác tổ chức nhân sự, chính sách, tiền lương, đời sống người lao động và tổ chức thanh tra...
4. Phòng Tổ chức - Hành chính
Quản lý về mặt nhân sự, xây dựng và tổ chức thực hiện phân phồi nguồn tiền lương và chính sách đối với người lao động. Tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, an toàn giao thông, an ninh trật tự
5. Phòng Kinh doanh
Lập kế hoạch và tổ chức điều độ toàn bộ số đầu xe trên toàn mạng vận tải của công ty, tổ chức khai thác nguồn hàng.
6. Phòng Quản lý Kỹ thuật
Quản lý, theo dõi tài sản cố định, công cụ lao động, đảm bảo an toàn, đúng kỹ thuật, xây dựng kế hoạch
sửa chữa và sử dụng vật tư, xây dựng các định mức tiêu hao nhiên liệu, kiểm tra giám sát vật tư trước khi nhập kho. Giải quyết tai nạn có liên quan kỹ thuật và theo dõi công tác xây dựng cơ bản.
7. Phòng Tài chính – Kế toán
Tổ chức hạch toán kế toán nhằm thu thập, xử lý các thông tin tài chính, quản lý và thu hút vốn, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn.
8. Trạm sửa chữa vật tư
Tổ chức sửa chữa phương tiện vận tải và cơ khí theo yêu cầu của công ty và dịch vụ cơ khí ngoài công ty
9. Đội xe
Vận chuyển xăng dầu, hàng hoá theo kế hoạch công ty giao. Lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện
10. Cửa hàng bán lẻ
Bán các loại xăng dầu sáng và sản phẩm hoá dầu.
II. Thực trạng công ty
1. Tình hình phương tiện vận tải trước đầu tư và hiện nay
1.1. Thực trạng.
Được thành lập cùng công ty xăng dầu khu vực I năm 1956 với 21 đầu xe, đến đầu năm 1997 công ty có 154 xe với dung tích bình quân 7150 lít, trong đó có tới 117 xe hết khấu hao, phần lớn là mác xe Zin 130 (127 xe: 65 xe xăng, 52 xe diesel), còn lại 5 xe Maz 53371, 19 xe Maz 500 và 3 xe IFA.
Đến tháng 5/1997, công ty mua 7 xe Trung Quốc: 2 xe DongFeng 8200 lít và 5 xe ChengLong 7500 lít. Nâng xe chất lượng nhóm A từ 28 lên 35 xe đạt 21,8%, xe chất lượng nhóm B chiếm 46,58%, xe chất lượng nhóm C là 38 xe chiếm 23,6% và thanh lý 13 xe đạt 8%. Sau khi nhập 7 xe Trung Quốc, từ chỗ chỉ có 52 xe dùng nhiện liệu xăng, công ty đã có 95 xe dùng nhiên liệu diesel chiếm 59%, còn lại 66 xe xăng
Bảng1: Tổng hợp phân loại chất luợng xe năm 1997
TT
Loại xe
Tổng số
(xe)
Dung tích
BQ(lít)
Phân loại chất lượng
Ghi chú
A1
A2
B1
B2
C
DK TL
I
Xe sitec
160
7150
18
16
36
39
38
13
116 xe hết khấu hao
Maz 53371
5
11600
5
Maz 500
19
9405
6
8
2
2
1
2 ----------
Zin 130 IFA
52
6700
2
23
24
3
52---------
Zin 130 xăng
65
6650
11
13
29
12
56----------
IFA
12
6590
6
5
1
6-----------
DongFeng
2
8200
2
1-----------
ChengLong
5
7500
5
II
Xe tải
1
Zin 130
1
5 tấn
1
Tổng
161
18
17
36
39
38
13
Chú giải: DKTL – Dự kiến thanh lý
Nguồn: P.QLKT
Năm 1998, tổng số đầu xe công ty có là 241 xe, do đầu tư mới và thanh lý một số xe nên chất lượng xe được nâng lên, xe loại A và B là 183 xe ( xe loại A chiếm 26,2%, xe loại B chiếm 49,8%), xe loại C là 40 xe (16,6%) ,còn lại 17 xe dự kiến thanh lý (7,05%). Dung tích bình quân 7210 lít. Hai xe Zin 130 hết khấu hao
Bảng 2: Tổng hợp phân loại chất lượng xe năm 1998
STT
Loại xe
Tổng số
(xe)
Dung tích
BQ(lít)
Phân loại chất lượng
A1
A2
B1
B2
C
DK TL
I
Xe sitec
239
7210
38
25
79
40
40
17
Kamaz53212
10
12000
10
Maz 53371
76
8351
4
4
66
2
Maz 500
24
7808
7
3
7
2
4
1
Zin 130 IFA
64
6669
2
23
28
11
Zin 130 xăng
35
6754
11
3
13
03
5
IFA
13
6689
7
1
5
DongFeng
12
8016
12
ChengLong
5
7560
5
II
Xe tải
2
Zin 130
2
5 tấn
1
1
Tổng
241
38
25
79
41
41
17
Chú giải: DKTL: Dự kiến thanh lý
Nguồn số liệu: Phòng quản lý kỹ thuật.
Năm 1999, sau khi thanh lý số xe dự kiến thanh lý thu hồi vốn cho tái đầu tư, công ty đã nhập thêm một số xe si téc mới, tổng số xe của công ty là 229 xe với dung tích 7313 lít. Xe loại A là 73 xe (31,87%), xe loại B là 121 xe (52,83%), còn lại 35 xe loại C (15,3%) và 15 xe xin thanh lý (6,55%). Đã thanh lý trong tháng 4/99 được 8 xe và 7 xe vào tháng 7/99
Bảng 3: Tổng hợp phân loại chất lượng xe năm 1999
TT
Loại xe
Tổng số
(xe)
Dung tích
BQ (lít)
Phân loại chất lượng
Ghi chú
A1
A2
B1
B2
C
DK TL
I
Xe sitec
227
7313
30
42
73
47
34
15
Kamaz53212
10
12000
10
Maz 53371
(3 cầu)
4
10700
3
1
Maz 53371
81
7885
20
23
36
2
1
Thanh lý 4/99
Zin 130 IFA
51
6693
39
12
6
Thanh lý 3 xe 4/99
Zin 130 xăng
43
6738
24
3
16
7
Thanh lý 7 xe 7/99
IFA
21
6670
13
2
6
1
Thanh lý 4/99
DongFeng
12
8015
12
1
ChengLong
5
7659
5
II
Xe tải
2
Zin 130
2
5 tấn
1
1
Tổng số
229
30
43
73
48
35
15
Đã thanh lý
Năm 2000, sau khi chuyển sang thành công ty cổ phần công ty đầu tư mới 7 xe Maz 53371 10,5 M3, 3 xe Faw dung tích từ 16,5 M3 – 18,5 M3, 1 xe tải Sanxinh chở dầu phi và 1 xe Toyota 14 chỗ kinh doanh cho thuê và phục vụ nhu cầu của công ty. Bên cạnh việc mua mới, công ty còn đổi mới bằng cách nâng cấp xe, chuyển đổi phụ tùng và thanh lý xe cũ nát để lấy nguồn thu tái đầu tư. Trong năm 2000, công ty thanh lý 30 xe (2 xe Zin 130 tải, 1 xe Zin IFA, 27 xe Zin 130). Tổng đầu xe của công ty là 173 xe mới dung tích 8521 lít, có 34 xe loại C (19,65%) , 89 xe loại A (51,44%) và 50 xe loại B (19,65%).
Bảng 4: Tổng hợp phân loại chất lượng xe năm 2000
STT
Loại xe
Tổng số
(xe)
Dung tích
BQ (lít)
Phân loại chất lượng
A1
A2
B1
B2
C
I
Xe sitec
170
8521
48
40
37
13
32
Kamaz 53212
10
11944
10
Maz 53371
56
9909
42
19
14
Maz 500
22
9105
3
IFA W50L
6
6885
1
5
DongFeng
7
8042
7
Cheng Long
3
7601
3
Zin 130 IFA
23
6726
23
Zin 130 Xăng
19
6708
3
12
4
Hyundai
21
17462
21
10
Faw (Ca 5160 GTY)
3
18558
3
II
Xe tải
Zin 130
2
5 tấn
2
San xinh
1
2 tấn
1
Tổng số
173
49
40
37
13
34
Năm 2001, theo kiểm kê tài sản cố định vào thời điểm 0h ngày 01/01/2001. Tổng số xe của công ty là 180 xe, nhìn chung chất lượng tương đương so với đánh giá cuối năm 2000, số lượng xe FAW tăng 5 xe do nhập và giảm 1xe Zin 130 tải do thanh lý. Đồng thời đưa 3 xe con vào kinh doanh (Yaz 469, Toyota 4 chỗ và Toyota 16 chỗ). Như vậy, số đầu xe téc hiện có là 176 xe với dung tích 8753 lít. Theo báo cáo tổng hợp chất lượng xe đến ngày 01 tháng 07 năm 2001 công ty có 171 xe (170 xe sitéc và 1 xe tải sanxinh). Sau khi thanh lý một số xe hư hỏng, cũ nát hoặc hết khấu hao đã lâu. hiện nay, chất lượng xe của công ty được nâng lên đáng kể, số lượng xe chất lượng nhóm A là 94 xe (55,55%), nhóm B là 50 xe (29,24%) và nhóm C là 26 xe (15,2%).
Bảng 5: Tổng hợp phân loại chất lượng xe (01/07/2001)
STT
Loai xe
Tổng số
(xe)
Dung tích
BQ (lít)
Phân loại chất lượng
A1
A2
B1
B2
C
I
Xe sitéc
170
9463
54
40
33
17
26
Kamaz 53212
10
11944
10
Maz 53229
4
17000
4
Maz 53371
51
9909
31
10
9
Maz 500
22
9165
3
19
Zin 130 IFA
18
6726
3
15
Zin 130 xăng
12
6720
7
5
IFA W50L
7
6885
1
6
DongFeng
7
8042
7
ChengLong
3
7601
3
Hyundai
21
17462
10
11
Faw
15
16760
15
II
Xe tải
Sanxinh
1
2 tấn
1
Tổng số
171
55
40
33
17
26
1.2-Đánh giá:
Công ty đầu tư phương tiện vận tải của công ty triển khai thực hiện đã chủ động, đúng hướng và đúng thời điểm giá xe thấp, nhờ đó làm giảm kinh phí đầu tư, từng bước đổi mới phương tiện đủ mạnh, chi phí thấp, hoạt động an toàn và thích hợp với các quãng đường và địa hình được giao.
Kết quả:
Biểu đồ 1: Kết quả sau đổi mới
Qua biểu đồ trên ta thấy, so với trước khi cổ phần hoá, dung tích sitéc bình quân của công ty tăng 1200 lít/xe. Các năm trước mỗi năm chỉ tăng xấp xỉ 100 lít/xe, từ chỗ dung tích bình quân chỉ đạt 7150 lít/xe, đến nay công ty đã đạt 8753 lít/xe và công ty tiếp tục đầu tư nâng cấp xe để dung tích xe lớn phù hợp năng lực vận tải của thiết bị nhằm giảm giá thành vận tải. Nhờ đầu tư đổi mới phương tiện năng suất phương tiện cũng tăng 20%, tỷ lệ phương tiện chuyển từ tiêu hao nhiên liệu xăng sang tiêu thụ nhiên liệu diesel tăng 65%.từ đó, năng lực phương tiện tăng lên, giảm chi phí nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, giảm được chi phí bình điện, hạ được giá thành vận tải, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ tháng 7/1999 đến 9/2000, tổng giá trị đầu tư cho phương tiện vận tải đạt khoảng 6.750.000.000 đồng. Dự kiến năm 2001 đầu tư khoảng 6.475.000.000 đồng, riêng giành cho đầu tư mới phương tiện khoảng 4.875.000.000 đồng. Công ty rất coi trọng vấn đề đầu tư đổi mới phương tiện vận tải. Ngoài việc đầu tư mới xe, công ty còn tận dụng chuyển đổi, dồn lắp phụ tùng vật tư của các xe thanh lý nhưng còn sử dụng tốt cho các xe khác để thay thế tiếp tục hoạt động (giá trị trên 50.000.000 đồng). Bên cạnh việc nâng cấp, thay thế để đổi mới, công ty còn tổ chức thanh lý xe bằng đấu giá, mang lại nguồn thu tái đầu tư, công ty đã bán 29 xe mang lại 485.000.000 đồng trong năm 2000.
Ngoài đầu tư mới, nâng cấp, thay thế, công ty chuyển đổi xe xăng thành xe dầu diesel nhằm hạ chi phí nhiên liệu. Trong quá trình hoạt động, công ty còn thường xuyên đôn đốc kiểm tra để sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng xe chạy, hạn chế những hư hỏng kỹ thuật và sự cố có thể xảy ra.
Bảng 6: Thực hiện sửa chữa bảo dưỡng năm 2000
Nội dung
Kế hoạch
Thực hiện
Kết quả
1- Bảo dưỡng cấp 1
1429
1388
97,1%
2- Bảo dưỡng cấp 2
612
607
99.48%
3- Sửa chữa thường xuyên
13738
8750
63,7%
4- Sửa chữa lớn động cơ
85
72
84,7%
5- Tình trạng thân vỏ xe
33
30
90,9%
6- Thay séc măng
11
39
35,45%
7- Cải tạo xe Maz 3 cầu thành 2 cầu
3
3
100%
(Nguồn: Đánh giá công tác quản lý kỹ thuật năm 2000)
Bảng 7: Đánh giá chất lượng xe qua các năm
Nhóm chất lượng
1997
1998
1999
2000
2001
A
35 (21,8%)
63 (26,1% )
73 (31,87%)
89 (51,44%)
95 (55,55%)
B
75 (46,58%)
120 (49,8%)
121 (52,83%)
50 (28,9%)
50 (29,24%)
C
38 (23,6%)
41 (16,6%)
35 (15,3%)
34 (19,65%)
26 (15,2%)
DKTL
13 (8,0%)
17 (7,05%)
15 * (6,55%)
Tổng
161
241
229
173
171
Chú thích:
- DKTL: Dự kiến thanh lý
- 15 * : Xe dự kiến thanh lý nhưng đã thanh lý ngay trong năm
Có thể thấy chất lượng sau đầu tư tăng lên đáng kể, nhóm xe tốt ngày càng tăng và nhóm xe chưa tốt có xu hướng giảm qua các năm.
1.4- Những tồn tại:
Công tác quản lý thủ tục xe thay sát si, thay máy chưa có kinh nghiệm, không lưu lại số gốc cũ từ những năm trước khi cổ phần hoá dẫn đến việc sang tên, chuyển chủ vướng mắc nhiêu xe, triển khai sang tên, chuyển chủ còn kéo dài và phải chi phí tốt kém.
Công tác kiểm tra kỹ thuật xe của các đội xe chưa đồng đều và không thường xuyên, việc giữ gìn phương tiện của các lái xe còn chưa cao, chỉ quan tâm đến việc khai thác, vận hành mà thiếu quan tâm đến sửa chữa, bảo dưỡng và đầu tư.
Một số vật tư, phụ tùng nhỏ phục vụ công tác sửa chữa vẫn chưa được phục vụ kịp thời cho xe thay thế hoạt động.
Thực hiện kế hoạch thanh lý, đầu tư mới phương tiện còn chậm, không đúng kế hoạch xây dựng.
Một số xe sửa chữa lớn chưa đảm bảo chất lượng yêu cầu do vật tư phụ tùng thay thế và tay nghề thợ cơ khí.
Công việc bảo dưỡng xe cấp 1, cấp 2 còn có một số xe mà thợ sửa chữa chưa thực hiện hết các nội dung công việc quy định.
Sự kết hợp giữa các đơn vị trong công ty thiếu chặt chẽ thiếu đồng bộ.
Đội ngũ các bộ kỹ thuật, thợ sửa chữa thiếu kinh nghiệm thiếu hiểu biết về một số loại xe mới.
2. Vấn đề nhân sự trong đổi mới.
2.1- Nhân sự phòng quản lý kỹ thuật
Trưởng phòng
Phó phòng
Nhân viên phụ trách vật tư, phụ tùng
Nhân viên phụ trách quản lý tài sản cố định
Nhân viên phụ trách về vấn đề an toàn
Mô hình tổ chức:
Trưởng phòng: phụ trách chung toàn bộ công tác quản lý kỹ thuật của công ty, trực tiếp phụ trách công tác quản lý xe, tài sản cố định, theo dõi sử dụng vật tư, phụ tùng và tổng hợp báo cáo.
Phó phòng: phụ trách công tác sửa chữa, bảo dưỡng, công tác an toàn phòng chống cháy nổ, kiểm tra kỹ thuật phương tiện vận tải.
Nhân viên kỹ thuật: làm kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa xe các cố tháng, năm, làm công tác KCS, công tác sửa chữa lớn tại trạm, kiểm tra kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, tai nạn.
Nhân viên kỹ thuật: làm công tác quản lý xe, giấy tờ xe, theo dõi máy móc thiết bị, công cụ lao động, kiểm tra kỹ thuật phương tiện, trực tiếp thực hiện công việc sửa chữa gò hàn, tân trang xe, tính toán cấp vật tư phụ tùng theo quy định.
Nhân viên vật tư - phụ tùng: cấp vật tư phụ tùng từ kho xuống trạm sửa chữa. quản lý vật tư, xuất – nhập vật tư phụ tùng trong công ty.
Đánh giá:
Có thể nói, việc phân chia trách nhiệm và quyền hạn trong phòng quản lý kỹ thuật của công ty như vậy là hợp lý và rõ ràng. Phòng có 5 người trong đó 3 người trình độ đại học, 2 người trung cấp chuyên môn. tuy nhiên để công tác KCS có chất lượng cần có thêm kỹ sư cơ khí động lực có năng lực quản lý và trình độ chuyên môn cao.
2.2- Công nhân lái xe và thợ sửa chữa cơ khí.
Từ những tồn tại của công ty có thể nhận thấy rõ vấn đề công nhân lái xe và thợ sửa chữa còn nhiều bất cập. Thứ nhất, công nhân lái xe hầu như chỉ chú trọng đến khai thác, vận hành mà ít quan tâm đến phương tiện và kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa. Thứ hai, thợ sửa chữa cơ khí chưa theo kịp với công nghệ tiên tiến, nhất là trong những xe mác mới, hiện đại như Hyundai, Faw.
3. Tình hình tài chính giành cho đổi mới.
3.1- Đầu tư
Doanh thu của công ty phần lớn phụ thuộc vào việc vận tải xăng dầu cho bạn hàng các tỉnh phía Bắc và nước bạn Lào. Do vậy nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao năng lực phương tiện là vấn đề ban giám đốc công ty hết sức quan tâm. Phần lớn số xe sau cổ phần hoá là xe cũ, lạc hậu, đã hết khấu hao, cho nên muốn đầu tư đổi mới phương tiện nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, công ty phải dành rất nhiều tiền vào công việc này, bởi ngành vận tải ôtô đòi hỏi đầu tư rất lớn.
Bảng 8: Kế hoạch đầu tư năm 2001
Đầu tư
Số lượng (chiếc)
Đơn giá dự kiến
Thành tiền
Ghi chú
1/ xe Kamaz 14 m3
5
400.000.000
2.000.000.000
T 9/2001
2/ xe Faw 14 m3
7
335.000.000
2.345.000.000
T 5/2001
3/ xe Toyota 4 chỗ
1
530.000.000
530.000.000
T 3/2001
Dự kiến ngoài nguồn thu từ bán thanh lý 35 xe thu hơn 700.000.000 còn thiếu công ty sẽ vay vốn ngân hàng hoặc huy động vốn bằng hình thức góp chung từ 30 – 50%.
3.2- Vật tư
Bảng 9: Thực hiện mua sắm vật tư năm 2000
TT
Tên vật tư
Tồn đầu kỳ
Nhập
Xuất
Tồn cuối kỳ
1
Phụ tùng
517.378.909
2.909.252.886
2.661.419.176
765.212.619
2
Vật liệu
25.302.979
95.993.554
97.028.488
24.268.045
3
Phế liệu
17.523.000
83.675.000
71.415.000
29.783.000
4
Công cụ
12.395.916
175.964.739
176.892.893
11.467.762
Tổng
582.600.804
3.264.886.179
3.006.755.557
830.731.426
Bảng 10: Kế hoạch chi phí vật tư kỹ thuật năm 2001
Số TT
Tên vật tư phụ tùng
Số tiền
Ghi chú
I
Nhiên liệu
7.151.391.822
1
Xăng Mogas 83
2.018.352.000
2
Xăng Mogas 92
7.600.000
3
Dầu Diesel
4.174.509.630
4
Dầu nhờn
950.930.192
II
Săm lốp
1.907.600.000
III
Bình điện
109.650.000
IV
Chi phí sửa chữa
1.658.600.000
V
Chi phí thay tổng thành
603.500.000
VI
Chi phí khác
436.200.000
Tổng
11.866.941.822
Việc._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5316.doc