MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước đóng chai là thị trường năng động nhất trong ngành công nghiệp lương thực và đồ uống. Trong đó, nước uống đóng chai (NUĐC) là mặt hàng có nhu cầu lớn, vì vậy số cơ sở sản xuất NUĐC cũng tăng nhanh theo nhu cầu người dân. Tuy nhiên bên cạnh sự nở rộ của mặt hàng này đang bộc lộ nhiều nỗi lo, đặc biệt là chất lượng. Trước hết là tình trạng làm “nhái” những nhãn hiệu nổi tiếng ngày càng nhiều. Hãng Lavie phát hiện hơn 100 nhãn hiệu nước uống tinh khiết đang tiêu thụ trê
122 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2972 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá chất lượng và đề xuất các giải pháp quản lý sản xuất nước uống đóng chai tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thị trường “nhái” thương hiệu của công ty. Nhiều cơ sở sản xuất chỉ thêm sau chữ Lavie một vài mẫu tự hay cách viết khác di như Lavis, Leve, Lovea, Leva, Bavie … rồi tung sản phẩm ra thị trường.
Ngoài ra thị trường NUĐC còn đang bị de dọa bởi các sản phẩm giả, sản phẩm vô danh (sản phẩm không có tem nhãn), các sản phẩm này có giá thường rất thấp gây rối loạn thị trường NUĐC. Còn về chất lượng của các loại sản phẩm này thì không thể biết được. Không chỉ các sản phẩm không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng cho người sử dụng mà các sản phẩm của chính hãng cũng gây ảnh hưởng. Điển hình như trong khoảng vài năm gần đây nhiều cơ sở sản xuất bị khiếu kiện vì chất lượng không đảm bảo. Hầu hết các cơ sở bị khiếu kiện đều có dây chuyền sản xuất lạc hậu không đảm bảo vệ sinh và chất lượng của sản phẩm.
Qua đó, chúng ta thấy rằng thị trường nước uống rất phức tạp và lẫn lộn giữa thật và giả. Và chất lượng của các sản phẩm NUĐC cũng không kém phần phức tạp. Chính sự rối loạn về thị trường NUĐC đã đặt cho em nhiều câu hỏi lớn rằng: Liệu nước uống đóng chai mà chúng ta đang sử dụng có đảm bảo chất lượng không ? Có phải do cách thức chúng ta quản lý hay do dây truyền sản xuất của các doanh nghiệp ? Và sự phức tạp của thị trường NUĐC từ đâu mà ra ? Và để giải quyết những thắc mắc trên thì em đã tiến hành thực hiện đồ án tốt nghiệp: “Đánh giá chất lượng và đề xuất các giải pháp quản lý, sản xuất nước uống đóng chai tại thành phố Hồ Chí Minh”.
2. MỤC TIÊU
Đánh giá chất lượng nước uống đóng chai tại thành phố Hồ Chí Minh, chọn đối tượng chính là nước uống đóng chai (loại nước trắng không có hàm lượng khoáng).
Đề xuất các giải pháp quản lý các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai thích hợp.
Đề xuất các giải pháp qui trình sản xuất nước uống đóng chai thích hợp cho các doanh nhiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện các nội dung sau đây:
Tổng hợp biện hội các tài liệu có liên quan.
Điều tra về thị trường nước uống đóng chai tại thành phố Hồ Chí Minh.
Lấy mẫu và phân tích chất lượng nước uống đóng chai.
Tổng hợp các kết quả phân tích và đưa ra đánh giá về chất lượng nước uống đóng chai tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu về qui trình quản lý và sản xuất nước uống đóng chai đang được áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp quản lý các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai thích hợp.
Đề xuất qui trình sản xuất nước uống đóng chai thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp luận
Trong chúng ta ai cũng biết rằng nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Nếu không có nước thì không thể có sự sống trên hành tinh này. Mỗi người trong chúng ta cần đưa vào cơ thể 2 lít/ngày dưới các dạng khác nhau. Trong đó, lượng nước ta uống trực tiếp là khoảng 1,5 lít/ ngày.
Với tốc độ tăng dân số hiện nay thì nhu cầu nước uống cung cấp cho chúng ta cũng tăng nhanh. Thế nhưng, song song với tốc độ phát triển dân số thì tình trạng ô nhiễm cũng tăng nhanh. Do đó, lượng nước thiên nhiên mà chúng ta có thể uống đang giảm đáng kể dẫn đến tình trạng thiếu nước uống cho người dân. Để đáp ứng được nhu cầu này thì ngành công nghiệp sản xuất nước uống đóng chai ra đời. Từ khi ra đời, ngành công nghiệp này phát triển mạnh mẽ với nhiều mặt hàng phong phú như nước ngọt, nước ép trái cây, nước khoáng, nước uống tinh khiết, nước uống đóng chai,… Trong đó sản phẩm nước uống đóng chai chiếm thị phần không nhỏ.
Khi xã hội phát triển mạnh mẽ thì các loại nước như nước trà, cafe, … thường không theo kịp được nhịp độ của xã hội. Các loại nước này cần thời gian chuẩn bị nên chúng không còn được ưa chuộng. Ngược lại, nước NUĐC lại tỏ ra phù hợp vì tính tiện dụng của nó chính vì lý do này, thị trường NUĐC đã phát triển mạnh mẽ tại các thành phố lớn với số cơ sở sản xuất tăng nhanh hàng năm.
Bên cạnh sự phát triển của các cơ sở sản xuất NUĐC thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này cũng rất lớn. Và để có thể tồn tại trong cuộc chiến này thì một số doanh nghiệp đã tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất. Việc giảm chi phi bao gồm cả việc loại bỏ khỏi dây chuyền sản xuất một số thiết bị hay sử dụng các bình chứa không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, do việc kinh doanh NUĐC thu lại nguồn lợi lớn và chưa được quản lý chặt chẽ nên trên thị trường đã và đang xuất hiện nhiều sản phẩm nhái và giả. Các sản phẩm này hầu như không đảm bảo vệ sinh và chất lượng.
Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường NUĐC thì chúng ta cần có biện pháp quản lý tốt hơn thị trường NUĐC. Biện pháp quản lý sẽ giúp tạo sự công bằng trong cạnh tranh và đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Quá trình nghiên cứu được bắt đầu từ việc thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm có xây dựng hướng nghiên cứu thích hợp. Sau đó tiến hành song song việc phóng vấn người dân về thị trường NUĐC và lấy mẫu nước phân tích tại phòng thí nghiệm. Từ kết quả điều tra tổng hợp ý kiến người dân và đưa ra đánh giá chung về mối quan tâm của người tiêu dùng. Và đưa ra nhận xét về chất lượng NUĐC. Dựa trên kết quả phân tích mẫu nước tại phòng thí nghiệm, đề tài đã đánh giá hiện trạng chất lượng nước uống đóng chai và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các tình trạng này. Ngoài ra, đề tài cũng tập trung vào việc đề xuất các giải pháp quản lý, sản xuất NUĐC nhằm tạo ra một thị trường an toàn và chất lượng hơn cho người tiêu dùng.
Sơ đồ nghiên cứu
Điều tra thực tế
Phỏng vấn trực tiếp người dân về thị trường NUĐC
Lấy mẫu NUĐC đang có trên thị trường
Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm
Tổng hợp ý kiến người dân/ người tiêu dùng
Đánh giá chung mối quan tâm của người dân về NUĐC
Đánh giá chung chất lượng NUĐC
Nghiên cứu, tìm nguyên nhân gây ra tình trạng trên
Đề xuất qui trình sản xuất thích hợp
Đề xuất các giải pháp quản lý
Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
4.2. Phương pháp thực tế
Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập từ các nguồn khác nhau như: từ thực tế, sách vở, tài liệu mạng, thư viên, trung tâm y tế dự phòng, …
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng về chất lượng NUĐC từ đó có thể xác định được mối quan tâm của người dân về NUĐC.
Phương pháp lấy mẫu: mẫu được lấy trực tiếp tại các hộ gia đình và một số mẫu được lấy tại các siêu thị, chợ và một số quầy tạp hóa trong địa bàn quận Gò Vấp.
Phương pháp phân tích mẫu: các mẫu sau khi thu thập được bảo quản và phân tích tại phòng thí nghiệm khoa môi trường. Riêng có chỉ tiêu Fluorua (F-) được gửi phân tích tại viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp xử lý số liệu: từ kết quả phỏng vấn người tiêu dung, thống kê ý kiến người dân từ đó đưa ra được các đánh giá về mối quan tâm người dân về NUĐC một cách chính xác hơn. Từ kết quả phân tích, thống kê tổng hợp các kết quả từ đó có được đánh giá chính xác về chất lượng NUĐC tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp phân tích tổng hợp: từ kết quả phân tích, điều tra phỏng vấn và tìm hiểu về thị trường NUĐC, tổng hợp và tìm hiểu nguyên nhân gây ra các thực trạng về thị trường NUĐC hiện nay. Từ đó, đề xuất các giải pháp thích hợp để khắc phục các tình trạng rối loạn trong thị trường NUĐC.
5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Giới hạn về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng và các biện pháp quản lý và sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai, từ đó đánh giá chất lượng, hệ thống quản lý và qui trình sản xuất mặt hàng nước uống đóng chai. Qua đó đề xuất các giải pháp quản lý và qui trình sản xuất nước uống đóng chai tại thành phố Hồ Chí Minh.
Giới hạn về không gian: Đề tài chỉ tiến hành công tác điều tra lấy mẫu tại một số cơ sở và hộ gia đình chủ yếu sử dụng NUĐC làm nguồn nước sinh hoạt (tập trung chủ yếu tại quận Gò Vấp)
Giới hạn về đối tượng: Đề tài chỉ phân tích được một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước và chỉ đề xuất các qui trình sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TẾ
Ý nghĩa khoa học: Đây là đề tài đi tiên phong trong việc đánh giá chất lượng nước uống đóng chai tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đề tài cũng cung cấp một số dữ liệu về chất lượng nước uống đóng chai tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa thực tế: Đánh giá sơ bộ về chất lượng nước uống đóng chai và cung cấp cho các nhà sản xuất một qui trình sản xuất thích hợp cho cơ sở của minh. Ngoài ra, đề tài cũng đề xuất một số biện pháp quản lý các doanh nghiệp sản xuất nước uống chai thích hợp.
Chương I: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
I.1. TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lý hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng). Nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên, là một môi trường và cũng là một môi trường thành phần. Nước đáp ứng được nhu cầu về ăn uống, hoạt động công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải, …
Tài nguyên nước luôn là trung tâm của mọi sự phát triển. Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, dạng băng và hơi nước. Theo tính toán, tổng diện tích trái đất vào khoảng 510 triệu km2. Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nước mặn, còn lại là nước ngọt. Trong 3% lượng nước ngọt có trên quả đất thì có khoảng hơn ¾ lượng nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa... chỉ có 0,3% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người đã và đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được và nếu tính ra trung bình mỗi người được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử dụng (Miller, 1988).
Hình 1.1: Tỉ lệ giữa các loại nước trên thế giới
Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, nó còn là thành phần cấu tạo chính yếu trong cơ thể sinh vật, chiếm từ 50%-97% trọng lượng của cơ thể, chẳng hạn như ở người nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và ở Sứa biển nước chiếm tới 97%.
Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vận động của nước luôn tuân theo một vòng tròn khép kín gọi là vòng tuần hoàn nước. Vòng tuần honà này thể hiện rõ sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của trái đất. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên trái đất đều phụ thuộc vào nó.
Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương. Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương. Dòng chảy mặt, và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt. Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây. Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất dưới sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước ngầm, nơi mà một lượng nước ngọt khổng lồ được trữ lại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước “kết thúc” … và lại bắt đầu.
Hình1.2: Vòng tuần hoàn của nước
Nếu xét theo vòng tuần hoàn của nước thì nước tồn tại ở 15 dạng khác nhau sau:
Nước trong các đại dương
Một lượng nước khổng lồ được trữ trong các đại dương trong một thời gian dài hơn là được luân chuyển qua vòng tuần hoàn nước. Ước tính có khoảng 1.338.000.000 km3 nước được trữ trong đại dương, chiếm khoảng 96,5%, và đại dương cũng cung cấp khoảng 90% lượng nước bốc hơi vào trong vòng tuần hoàn nước.
Bốc hơi: nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí hay hơi
Bốc hơi nước là một quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi hoặc khí. Bốc hơi nước là đoạn đường đầu tiên trong vòng tuần hoàn mà nước chuyển từ thể lỏng thành hơi nước trong khí quyển. Nhiệt là nhân tố cần thiết cho bốc hơi xuất hiện. Năng lượng được sử dụng để bẻ gãy những liên kết giữa các phân tử nước, nó là nguyên nhân tại sao nước có thể dễ dàng bốc hơi tại điểm sôi (2120F, 1000C) nhưng bốc hơi rất chậm tại điểm đóng băng.
Nước khí quyển: Nước được trữ trong khí quyển dưới dạng hơi, như những đám mây và độ ẩm
Mặc dù khí quyển không là kho chứa khổng lồ của nước, nhưng nó là một “siêu xa lộ” để luân chuyển nước khắp toàn cầu. Trong khí quyển luôn luôn có nước: những đám mây là một dạng nhìn thấy được của nước khí quyển, nhưng thậm chí trong không khí trong cũng chứa đựng nước - những phần tử nước này quá nhỏ để có thể nhìn thấy được. Thể tích nước trong khí quyển tại bất kỳ thời điểm nào vào khoảng 12.900 km3. Nếu tất cả lượng nước khí quyển rơi xuống cùng một lúc, nó có thể bao phủ khắp bề mặt trái đất với độ dày 2,5 cm.
Sự ngưng tụ hơi nước: Đó là quá trình nước chuyển từ thể hơi sang thể lỏng
Ngưng tụ hơi nước rất quan trọng đối với chu trình tuần hoàn nước bởi vì nó hình thành nên các đám mây. Những đám mây này có thể tạo ra mưa, nó là cách chính để nước quay trở lại trái đất. Ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược với bốc hơi nước.
Giáng thủy (mưa): Sự rơi của nước ra khỏi các đám mây, dưới thể lỏng hoặc rắn.
Giáng thủy là nước thoát ra khỏi những đám mây dưới các dạng mưa, mưa tuyết, mưa đá, tuyết. Nó là cách chính để nước khí quyển quay trở lại trái đất. Phần lớn lượng giáng thuỷ là mưa.
Lượng nước trữ dưới dạng băng và tuyết: Nước ngọt được trữ trong những sông băng, những cánh đồng băng và những cánh đồng tuyết.
Nước được giữ lâu dài trong băng, tuyết, và các sông băng là một thành phần của vòng tuần hoàn nước toàn cầu. Vùng Nam cực chiếm 90% tổng lượng băng của trái đất, các đỉnh núi băng ở Greenland chiếm 10% tổng lượng băng toàn cầu.
Dòng chảy tuyết tan vào các sông: dòng chảy mặt từ tuyết và băng chảy theo nước mặt.:
Dòng chảy từ tuyết tan biến đổi theo mùa và theo năm. So sánh các đỉnh lũ giữa trận lũ lớn trong năm 2000 và trận lũ nhỏ hơn nhiều trong năm 2001, giống như có một trận hạn hán lớn ảnh hưởng đến California trong năm 2001. Nhưng sự thiếu hụt nước là do nước được trữ trong băng vào mùa đông ảnh hưởng đến tổng lượng nước các tháng còn lại của năm. Sự thiếu hụt nước cũng ảnh hưởng đến lượng nước trong các hồ tại hạ lưu, và sự thiếu hụt nước ở các hồ lại ảnh hưởng đến lượng nước tưới và nước cấp thành phố.
Dòng chảy mặt: dòng chảy mặt từ mưa chảy trên bề mặt đất vào những sông gần nhất.
Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản rằng mưa rơi, chảy tràn trên mặt đất (dòng chảy mặt) và chảy vào sông, sau đó đổ ra các đại dương. Đó là sự đơn giản hoá, bởi vì các sông còn nhận và mất nước do thấm. Tuy nhiên, lượng lớn nước trong sông là do dòng chảy trực tiếp trên mặt đất cung cấp và được định nghĩa là dòng chảy mặt. Thông thường, một phần nước mưa rơi thấm ngay vào đất, nhưng khi đất đạt tới trạng thái bão hoà hay không thấm, thì bắt đầu chảy theo sườn dốc thành dòng chảy. Trong một trận mưa lớn, bạn có thể nhìn thấy các dòng nước nhỏ chảy xuôi sườn dốc. Nước sẽ chảy theo những kênh trên mặt đất trước khi chảy vào trong các sông lớn.
Dòng chảy sông ngòi: Sự di chuyển của nước trong lòng dẫn tự nhiên, như sông
Cục Địa chất Mỹ định nghĩa “dòng chảy” là lượng nước chảy trong sông, suối, hoặc lạch nước. Sông ngòi rất quan trong không chỉ đối với con người mà đối với cuộc sống khắp mọi nơi. Sông ngòi không chỉ là một nơi rộng lớn cho con người và những con vật của họ hoạt động, con người còn sử dụng nước sông cho nhu cầu nước uống và nước tưới, sản xuất ra điện, làm sạch chất thải (xử lý nước thải), giao thông thuỷ, và kiếm thức ăn. Sông ngòi còn là môi trường sống chính cho tất cả các loài động và thực vật nước. Sông ngòi bổ sung cho tầng ngậm nước ngầm dưới mặt đất qua lòng sông, và tất nhiên cả đại dương.
Dung tích nước ngọt: Lượng nước ngọt tồn tại trên mặt đất.
Nước ngọt trên mặt đất, một thành phần của chu trình nước, yếu tố cần thiết cho mọi sự sống trên trái đất. Nước mặt bao gồm nước trong các dòng sông, ao, hồ, hồ nhân tạo, và các đầm lầy nước ngọt.
Sự thấm: Sự di chuyển của nước từ mặt đất vào trong lòng đất hay các khe nứt của đá.
Một phần lượng nước thấm xuống sẽ được giữ lại trong những tầng đất nông, ở đó nó có thể chảy vào sông nhờ thấm qua bờ sông. Một phần nước thấm xuống sâu hơn, bổ sung cho các tầng nước ngầm. Nếu tầng nước ngầm nông hoặc đủ độ rỗng để cho phép nước chảy tự do qua nó, con người có thể khoan các giếng trong tầng nước ngầm này và sử dụng nước cho những mục đích của mình. Nước ngầm có thể di chuyển đượcnhững khoảng cách dài hoặc được trữ lại trong tầng nước ngầm trong một thời gian dài trước khi quay trở lại bề mặt hoặc qua thấm vào các thuỷ vực khác, như thấm vào các sông và đại dương.
Lưu lượng nước ngầm: Sự chuyển động của nước ngầm ra khỏi mặt đất.
Bạn nhìn thấy nước xung quanh bạn mỗi ngày như các hồ, các sông, băng, mưa và tuyết. Nhưng lượng nước mà bạn không thể nhìn thấy được - nước ngầm (nước tồn tại và di chuyển trong lòng đất) - lại chiếm một lượng rất lớn. Nước ngầm đóng góp lớn cho dòng chảy sông ngòi của nhiều con sông. Con người đã sử dụng nước ngầm từ hàng ngàn năm nay và vẫn đang tiếp tục sử dụng nó hàng ngày, phần lớn cho nhu cầu nước uống và nước tưới. Cuộc sống trên trái đất phụ thuộc vào nước ngầm cũng giống như là nước bề mặt.
Các suối: đó là nơi nước ngầm chảy lên bề mặt đất.
Một tầng nước ngầm liên tục được bổ sung nước đến khi nước chảy tràn trên mặt đất, kết quả là hình thành các con suối. Các con suối có thể rất nhỏ, chỉ có nước chảy khi có một trận mưa đáng kể, đến các dòng suối lớn chảy với hàng trăm triệu gallon nước mỗi ngày.
Thoát hơi: là quá trình hơi nước thoát ra từ các cây trồng vào khí quyển.
Thoát hơi là quá trình nước được vận chuyển từ các rễ cây đến các lỗ nhỏ bên dưới bề mặt lá, ở đây nước chuyển sang trạng thái hơi và thoát vào khí quyển. Do đó, thoát hơi thực chất là bốc hơi của nước từ lá cây. Lượng nước bốc thoát hơi từ cây trồng ước tính chiếm khoảng 10% của hàm lượng nước trong khí quyển.
Lượng trữ nước ngầm: Lượng nước tồn tại bên dưới bề mặt đất trong một thời gian rất dài.
Một lượng lớn nước được trữ trong đất. Nước này vẫn tiếp tục chuyển động, có thể rất chậm, và nó vẫn là một phần của vòng tuần hoàn nước. Phần lớn nước ngầm là do mưa và lượng nước thấm từ lớp đất mặt. Tầng đất phía trên là vùng không bão hoà, trong tầng này lượng nước thay đổi theo thời gian, mà không làm bão hoà tầng đất. Bên dưới lớp đất này là vùng bão hoà, tất cả các khe nứt, các ống mao dẫn, và các khoảng trống giữa các phân tử đá được lấp đầy nước.
Bảng1.1: Ước tính phân bố nước toàn cầu
Nguồn nước
Thể tích nước tính bằng km3
Thể tích nước tính bằng dặm khối
Phần trăm của nước ngọt
Phần trăm của tổng lượng nước
Đại dương, biển và vịnh
1.338.000.000
321.000.000
96,5
Đỉnh núi băng, sông băng và tuyết phủ vĩnh cửu
24.064.000
5.773.000
68,7
1,74
Nước ngầm
23.400.000
5.614.000
1,7
Ngọt
10.530.000
2.526.000
30,1
0,76
Mặn
12.870.000
3.088.000
0,94
Độ ẩm đất
16.500
3.959
0,05
0,001
Băng chìm và tồn tại vĩnh cửu
300.000
71.970
0,86
0,022
Các hồ
176.400
42.320
0,013
Ngọt
91.000
21.830
0,26
0,007
Mặn
85.400
20.490
0,006
Khí quyển
12.900
3.095
0,04
0,001
Nước đầm lầy
11.470
2.752
0,03
0,0008
Sông
2.120
509
0,006
0,0002
Nước sinh học
1.120
269
0,003
0,0001
Tổng số
1.386.000.000
332.500.000
100
(Gleick,P.H, 1996)
Theo một số nhà khoa học trên thế giới thì nước trên hành tinh của chúng ta phát sinh từ 3 nguồn: bên trong lòng đất, từ các thiên thạch ngoài quả đất mang vào và tầng trên của khí quyển; trong đó thì nguồn gốc từ bên trong lòng đất là chủ yếu. Nước có nguồn gốc bên trong lòng đất được hình thành ở lớp vỏ giữa của quả đất do quá trình phân hóa các lớp nham thạch ở nhiệt độ cao tạo ra. Sau đó, nước theo các khe nứt của lớp vỏ trái đất thoát dần ra ngoài dưới dạng hơi và cuối cùng ngưng tụ lại thành thể lỏng và rơi xuống mặt đất. Trên mặt đất, nước chảy tràn từ nơi cao đến nơi thấp và tràn ngập các vùng trũng tạo nên các đại dương mênh mông và các sông hồ nguyên thủy.
Theo các nghiên cứu trước đây khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên trái đất khoảng 1,4 tỉ km3, nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của quả đất (khoảng 200 tỉ km3) thì chẳng đáng kể vì nó chỉ chiếm không đến 1%. Tổng lượng nước tự nhiên trên thế giới theo ước tính có khác nhau theo các tác giả và dao động từ 1.385.985.000 km3 (Lvovits, Xokolov - 1974) đến 1.457.802.450 km3 (F. Sargent - 1974).
Bảng 1.2: 10 con sông dài nhất
STT
Tên sông
Độ dài (km)
Vị trí
1
Nile
6693
Đông Bắc Châu Phi
2
Amazon
6436
Nam Mỹ
3
Trường Giang
6378
Trung Quốc
4
Hoàng Hà
5463
Trung Quốc
5
Ob-Irtysh
5410
CHLB Nga
6
Amur
4415
Đông Bắc Á
7
Lena
4399
CHLB Nga
8
Congo
4373
Châu Phi
9
Mackenzie
4241
Canada
10
Mekong
4183
Đông Nam Á
(GeoHive,2004)
Bảng 1.3: 10 dòng sông có lưu lượng nước ngọt lớn nhất trên thế giới
STT
Hệ thống sông
Lưu lượng nước (m3/s)
Chiều dài (km)
Lưu vực sông
1
Amazon
200.000
6.150
6.150.000
2
Congo (Zaire)
40.000
4.670
3.820.000
3
Orinoco
34.880
2.570
990.000
4
Ganges-Brahmaputra
30.790
2.700
1.480.000
5
Trường Giang
28.540
4.990
1.940.000
6
Mississippi-Missouri
18,390
6,260
3,270,000
7
Yenisey
17,760
5,710
2,580,000
8
Lena
16,300
4,600
2,500,000
9
Mekong
14,900
4,180
4,180,000
10
Parana-La Plata
14,900
3,940
2,830,000
(GeoHive, 2004)
I.2. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC
Khoảng năm 1760, Lê Quý Đôn đã đánh giá “Vạn vật không có nước không thể sống được, mọi việc không có nước không thể thành được”. Mãi đến năm 1997, ở Mađen Pla-ta (Mar del Plata), Achentina, diễn ra hội nghị đầu tiên của liên hiệp quốc về nước. Chương trình hành động M. Pla-ta yêu cầu các chính phủ “phát triển các kế hoạch và chương trình làm sạch và cung cấp nước cho các cộng đồng và xác định các giai đoạn tiếp theo trong khuôn khổ của những chương trình và mục tiêu phát triển xã hội - kinh tế, với sự chú ý đặc biệt đến những bộ phận thiếu thốn nhất trong nhân dân”. Tiếp theo đó, LHQ khởi động “Thập kỷ quốc tế về nước uống và làm sạch các nguồn nước, 1981 – 1990”. Nhưng chỉ đến những năm 90 của thế kỷ XX, nước mới được coi là vấn đề ưu tiên trong chương trình nghị sự toàn cầu. Trước thực trạng khan hiếm nước trên thế giới, liên hiệp quốc đã chọn năm 2003 là năm quốc tế nước ngọt với thông điệp kêu gọi mọi người hãy hành động bảo vệ nước - nguồn của sự sống trên trái đất. Vậy nước có thật sự là nguồn của sự sống trến trái đất không ?
I.2.1. Nước cần cho sự sống
I.2.1.1 Nước thành phần không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa chất
Chúng ta đã biết, nước chiếm khoảng 55-75% thành phần cơ thể con người và trong mỗi cơ quan có tỷ lệ nước khác nhau: men răng 3%, xương 20%, tụy 78%, não 86%, huyết tương 92%. Hầu hết các tế bào đều cần đến nước để hoạt động một cách bình thường và tất cả mọi quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng đều cần phải có nước tham gia.Vì nước là dung môi hòa tan của nhiều chất dưới dạng keo, phân tử và ion. Nước tạo ra môi trường thuận lợi cho các chất phản ứng và trực tiếp tham gia phản ứng thủy phân trong cơ thể. Nước còn đảm còn có nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng, các sản phẩm trung gian trong qúa trình trao đổi chất.
I.2.1.2. Cải thiện hoạt động của não bộ
Khoảng 80% thành phần mô não được cấu tạo bởi nước. Các xét nghiệm y khoa cho thấy những trường hợp trí nhớ và khả năng tập trung bị giảm đi có nguyên nhân là do thiếu nước ở não.
Cũng giống như vai trò của dầu nhớt trong hoạt động của động cơ xe hơi, trong hoạt động của não bộ, nước có nhiệm vụ giúp kích động sự chuyển hóa protein và enzymer để đưa chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác của cơ thể. Nếu thiếu nước thì sự chuyển hóa và dẫn chuyền này sẽ gặp khó khăn. Nước còn có tác dụng loại bỏ các tế bào gốc tự do trong não, loại bỏ nguy cơ phá vỡ sự liên kết giữa các tế bào.
I.2.1.3 Giúp ngăn chặn bệnh tật từ xa
Nhiều nghiên cứu chuyên môn đã cho thấy việc uống nhiều nước là một trong những biện pháp ngăn chặn một số căn bệnh nan y như viêm khớp, ung thư, tim mạch...
Lớp sụn và chất hoạt dịch ở mỗi khớp xương có tác dụng tránh sự va chạm trực tiếp giữa 2 đầu xương trong những cử động về mọi phía. Nước là thành phần chủ yếu của lớp sụn và chất hoạt dịch này. Khi các bộ phận này được cung cấp đủ nước, sự va chạm trực tiếp sẽ giảm đi, từ đó giảm nguy cơ viêm khớp.
Mặt khác, việc thường xuyên uống đủ nước làm cho hệ thống bài tiết được hoạt động thường xuyên, cũng chính là việc thường xuyên bài thải những độc tố trong cơ thể, có thể ngăn ngừa sự tồn đọng lâu ngày của những độc tố gây ung thư ruột kết, bàng quang.
Không chỉ thế, hoạt động bài tiết mồ hôi cũng chính là quá trình loại bỏ bớt lượng muối thừa - nguyên nhân của tình trạng áp suất máu cao dẫn đến bệnh tim mạch.
I.2.2. Nước cần cho nông nghiệp
Trước hết nước là một trong hai chất tạo nên chất sống đầu tiên của mọi sinh vật thông qua phản ứng quang hợp nổi tiếng do cây tiến hành dưới ánh sáng mặt trời:
xCO2 + yH2O à Cx(H2O)y + xO2
Trong cây nước tham gia cấu tạo nên tế bào, đơn vị sống nhỏ nhất của cây. Hàm lượng nước trong tế bào lên tới 85%, chưa kể lượng nước bao quanh tế bào. Ngòai ra nước còn làm môi trường lỏng hòa tan và vận chuyển các dưỡng chất từ rễ lên lá để nuôi cây. Trong qúa trình hành tiến như vậy một lượng lớn nước bốc hơi khỏi cây, mang theo sức nóng bay đi. Nhờ vậy cây được làm mát không bị cháy khô và không khí xung quanh củng dịu đi dù nắng hè đang gay gắt. Có nhà khoa học lớn đã coi nước trong cây như máu trong cơ thể hoặc gọi nó là một chất lỏng diệu kì trong cuộc sống con người.
Chính vì vậy mà để sản xuất nông nghiệp thì con người cần dùng khoảng 80% lượng nước để tưới cho cây. Trung bình 1 ha mầu cần 0,12 - 0,29 l/s; 1 ha trồng lúa nước cần 1,5 -7 l/s; mỗi đầu vật nuôi như ngựa, trâu bò tiêu tốn 20 - 80 lít nước một ngày, lợn 15 - 60, gà, vịt, ngan, ngỗng 1 - 1,25 lít. Và theo cách xác định tương đối thì để sản xuất 1 hộp rau cần 40kg nước, để đảm bảo hai vụ lúa cần một lượng nước từ 14.000 -25.000m3/ha/năm, và với cây trồng cạn cần khoảng 5.000m3ha/năm. Qua đó, chúng ta thấy rằng lượng nước sử dụng cho nông nghiệp là rất lớn và nếu không có nước thì ngành nông nghiệp không thể nào phát triển được. Điển hình như sa mạc Sahara từng là một vựa lúa thời cổ La Mã, nhưng khi nguồn nước khô cạn thì vựa lúa đó cũng tan biến theo.
Bảng 1.4: Tổng lượng nước cần dùng để tưới cho cây trồng tại Việt Nam
Năm
Tổng lượng nước cần dùng để tưới
1985
41 km3
1990
46,9 km3
2000
60 km3
I.2.3. Nước cần cho công nghiệp
Trữ lượng khai thác cấp công nghiệp: 1.854.303 m3/ng (miền Bắc Việt Nam: 1357.266; đồng bằng Nam Trung Bộ: 22.757; Tây Nguyên: 39.280; đồng bằng Nam Bộ: 435.000 m3/ng).
Nếu như nước dùng cho nông nghiệp chủ yếu là dùng để tưới thì nước trong công nghiệp dùng để làm mát động cơ, để khai thác, làm dung môi để hòa tan các hóa chất trong phản ứng hóa học, … Khi ngành công nghiệp càng phát triển thì nhu cầu nước này lại càng tăng. Và mỗi ngành nghề khác nhau lại có các nhu cầu sử dụng lượng nước khác nhau và chất lượng nước khác nhau. Lượng nước dùng trong lò hơi có yêu cầu khác đặc biệt như sau không có chất kết tủa, trung tính và không ăn mòn. Còn đối với các ngành công nghiệp chế biến thực thẩm yêu cầu chất lượng nước còn cao. Trong công nghiệp, nước đưa chia ra làm ba loại theo độ cứng của nước là nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh viễn và nước có độ cứng chung.
Bảng 1.5: Yêu cầu chất lượng nước cho các ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp
Độ đục
Màu
Mùi và vị
Ion Fe (ppm)
Mn hoặc Mg
TDS (ppm)
Độ cứng CaCO3 (ppm)
Kiềm CaCO3 (ppm)
Hydrogen Sulphule
pH
Các yêu cầu khác
Làm lạnh
10
10
Thấp
0,5
0,5
1,0
Lạnh không ăn mòn
Nồi hơi với áp suất 00 – 10kG/cm2
20
80
3000 – 500
80
5
8,0
Nồi hơi với áp suất 10 – 17kG/cm2
10
40
2500 – 500
40
Thấp
3
8,4
Chất hòa tan ít
Nồi hơi với áp suất 17 – 27kG/cm2
5
5
1500 – 100
10
0
9,0
Ôxy và silicát
Rượu chưng cất
10
Thấp
0,1
0,1
500 – 1000
75 – 150
0,2
7,0
Đóng hộp
10
Thấp
0,2
0,2
25 – 75
0,1
Nước sạch
Bánh mứt kẹo
Thấp
0,2
0,2
100
0,2
7,0
Bông
Thấp
Thấp
0,2
0,2
Nhựa
2
2
0,02
0,02
200
Giấy
25
15
0,2
0,1
300
100
Len dạ
50
20
1,0
0,5
180
Tơ nhân tạo, sợi
5
20
0,25
0,25
200
Bảng 1.6: Tiêu chuẩn dùng nước của một số nghành công nghiệp
Ngành công nghiệp
Nước cần (m3/tấn sản phẩm)
Mỏ
Dệt
Giấy
Thép
Đưỡng hóa học
5
4
90
45
8 tới 1.100
I.3. TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI VIỆT NAM
I.3.1. Tài nguyên nước mặt
Tài nguyên nước mặt của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia là tổng lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng.
Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km3 chiếm 60% và dòng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%.
Bảng 1.7: Dòng chảy sông ngòi ở Việt Nam
Phân loại dòng chảy
Tổng lượng dòng c._.hảy trung bình /năm
Tỷ lệ
Tổng lượng dòng chảy
847 km3
100%
Tổng lượng ngoài vùng chảy vào
507 km3
60%
Tổng lượng dòng chảy nội địa
340 km3
40%.
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%).
Bảng 1.8: Tổng lượng dòng chảy/năm của các con sông ở Việt Nam
Tên sông
Tổng lượng dòng chảy /năm
Tỷ lệ % trong tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước
Sông Mê Kông
500 km3
59%
Sông Hồng
126,5 km3
14,9%
sông Đồng Nai
36,3 km3
4,3%
Các sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn
Trên dưới 20 km3
2,3 - 2,6%
Các hệ thống sông Kỳ Cùng, sông Thái Bình và sông Ba
9 km3
1%
Các sông còn lại
94,5 km3
11,1%
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%). Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 km3, 9,6%).
Bảng 1.9: Tổng lượng dòng chảy/năm của các hệ thống sông hình thành trong lãnh thổ Việt Nam
STT
Tên sông
Tổng lượng dòng chảy /năm
Tỷ lệ % trong tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước
1
Hệ thống sông Hồng
81,3 km3
23,9%
2
Hệ thống sông Mê Kông
53 km3
15,6
3
Hệ thống sông Đồng Nai
32,8 km3
9,6%
I.3.2. Tài nguyên nước ngầm
Theo kết quả từ 3 trạm quan trắc quốc gia động thái nước dưới đất đặt ở đồng bằng Bắc bộ, Nam bộ và Tây nguyên và trạm quan trắc chuyên ngành tại Hà Nội, có thể chia địa chất thủy văn nước ta như sau :
Các tầng chứa nước lỗ hổng trong thành tạo đệ tứ
Các tầng chứa nước khe nứt trong thành tạo bazan Pliocen – đệ tứ
Các tầng chứa nước khe nứt trong thành tạo lục nguyên
Các tầng chứa nước khe nứt karst trong thành tạo carbonate
Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước
I.4. TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I.4.1. Tài nguyên nước mặt
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn, có hệ mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển.
Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Đà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km2. Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3/s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m3/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s. Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m. Sông Đồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Đông Nam. Nó chảy ra biển Đông bằng hai ngả chính; Ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; Ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn.
Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Đôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Đông và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi.
I.4.2. Tài nguyên nước ngầm
Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ) trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Bảng 1.10: Tổng hợp trữ lượng tiềm năng của nước dưới đất
STT
Tầng chứa nước
Qđ
Qt
Qđh
Cộng
1
Pleisocen
556.322
233.483
6.000
795.805
2
Pliocen muộn
181.166
715.317
55.769
952.252
3
Pliocen sớm
94.027
630.424
28.551
753.002
Cộng
831.515
1.579.224
90.310
2.501.509
(Nguồn : Sở Tài nguyên và Mơi trường,)
Mực nước bình quân (tính bằng độ cao tuyệt đối) các tầng chứa nước Pleistocen hạ (qp1), Pliocen (n2) 6 tháng đầu năm 2006 được tổng hợp tính toán thống kê trong bảng 3 cho thấy có xu hướng suy giảm so với giá trị cùng kỳ năm trước và giá trị trung bình nhiều năm (1995-2006). Riêng tầng chứa nước Pleistocen trung-thượng (qp2-3) giá trị trung bình 6 tháng năm 2006 có xu hướng tăng cao so với giá trị cùng kỳ năm 2005.
Bảng 1.11 : Độ cao tuyệt đối mực nước bình quân tháng 6 tháng đầu năm 2006 các tầng chứa nước vùng đồng bằng Nam Bộ (m)
Tháng
1
2
3
4
5
6
TBình
1. Tầng chứa nước Pleistocen trung - thượng (qp2-3)
Năm 2006
1,50
1,27
1,00
0,81
0,81
0,57
0,99
Chênh lệch so với TB N.năm
-0,79
-0,8 0
-0,85
-0,75
-0,77
-1,18
-0,86
Chênh lệch so với năm 2005
0,17
0,15
0,09
0,46
0,59
0,15
0,27
2. Tầng chứa nước Pleistocen hạ (qp1)
Năm 2006
-3,33
-3,60
-4,04
-4,25
-4,30
-4,21
-3,96
Chênh lệch so với TB N.năm
-2,14
-2,10
-2,19
-2,16
-2,22
-2,40
-2,20
Chênh lệch so với năm 2005
0,03
0,07
-0,12
0,03
0,21
-0,09
0,02
3. Phức hệ chứa nước Pliocen (n2)
Năm 2006
0,87
0,72
0,48
0,31
0,25
0,31
0,49
Chênh lệch so với TB N.năm
-2,03
-2,06
-2,04
-2,11
-2,20
-2,23
-2,11
Chênh lệch so với năm 2005
-0,03
-0,01
-0,01
0,02
0,04
-0,02
0,00
4. Phức hệ chứa nước Pliocen (n1)
Năm 2006
0,94
0,82
0,67
0,58
0,53
0,50
0,67
Chênh lệch so với TB N.năm
-1,35
-1,32
-1,31
-1,28
-1,25
-1,31
-1,30
Chênh lệch so với năm 2005
-0,06
0,02
0,05
0,06
0,35
0,42
0,14
Mực nước sâu nhất cách mặt đất ở Bình Chánh - TP Hồ Chí Minh là 26,34m, thay đổi không đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Hình 1.3: Đồ thị dao động mực nước tầng chứa nước Pleistocen hạ (qp1) Bình Chánh - TP Hồ Chí Minh
ành phần hóa học nước dưới đất: độ tổng khoáng hóa nước dưới đất tổng hợp cho các tầng chứa nước có xu hướng thay đổi so với năm 2006 và so với trung bình nhiều năm (1995-2006).
Bảng 1.12: Độ tổng khoáng hóa tổng hợp cho các tầng chứa nước tại thành phố Hồ Chí Minh (mg/l)
Đặc trưng
Tầng chứa nước
(qp2-3)
Tầng chứa nước
(qp1)
Tầng chứa nước
(n2)
Tầng chứa nước (n1)
Ghi chú
TB Mùa khô năm 2006
2744
4387
5131
5870
(-)Giảm
(+ )Tăng
Chênh lệch so với TB N.năm
-363
224
361
342
Chênh lệch so với năm 2005
-902
554
-137
-708
Hầu hết yếu tố vi lượng nước dưới đất trong các tầng chứa đều năm dưới chỉ tiêu cho phép trừ Mangan, Asen, Chì và Thủy Ngân.
Bảng 1.13: Kết quả phân tích một số yếu tố thành phần hoá học nước dưới đất tại thành phố Hồ Chí Minh (mg/l)
Đặc trưng
TDS
Mn
As
Cr
Cu
Pb
Hg
Ni
NH4+
Tiêu chuẩn
1000
0,5
0,05
0,05
0,07
0,01
0,001
0,02
3,0
1. Tầng chứa nước qp2-3
Số mẫu vượt/T.Số mẫu
22/46
5/13
1/13
0/13
0/13
2/13
0/13
1/13
1/15
Trung bình
2628
0,61
0,009
0,001
0,010
0,002
0,000
0,008
0,86
Max
13840
3,99
0,075
0,004
0,032
0,013
0,001
0,024
7,36
Min
41
0,02
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,00
2. Tầng chứa nước qp1
Số mẫu vượt/T.Số mẫu
11/26
2/10
0/10
0/10
0/10
0/10
0/10
1/10
0/4
Trung bình
4220
0,21
0,001
0,001
0,008
0,001
0,000
0,006
0,23
Max
23780
0,74
0,003
0,004
0,036
0,004
0,001
0,023
0,60
Min
44
0,01
0,000
0,000
0,001
0,000
0,000
0,002
0,03
3. Phức hệ chứa nước n2
Số mẫu vượt/T.Số mẫu
22/52
3/17
0/17
1/17
1/17
1/17
0/17
1/17
0/3
Trung bình
5131
0,28
0,002
0,023
0,019
0,003
0,000
0,012
0,11
Max
27952
1,31
0,019
0,377
0,228
0,036
0,001
0,163
0,18
Min
38
0,02
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,03
Trong đó, tầng qp2-3 có 5/13 mẫu có hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng cao nhất đạt 3,99mg/l; 1/13 mẫu có hàm lượng Asen vượt quá tiêu chuẩn cho phép đạt 0,075mg/l; 2/13 mẫu có hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng cao nhất đạt 0,013mg/l; 1/13 mẫu có hàm lượng Niken vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đạt 0,024mg/l. Kết quả pâhn tích nhiễm bẩn cho thấy 1/15 mẫu có hàm lượng amoni vượt quá tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng cao nhất đạt 7,36mg/l.
Tầng qp1 có 2/10 mẫu có hàm lượng mangan vượt quá tiêu chẩun cho phép, hàm lượng cao nhất đạt 0,74mg/l; 1/10 mẫu có hàm lượng Niken vượt quá tiêu chuẩn cho phép đạt 0,023mg/l.
Tầng n2 có 13/17 mẫu có hàm lượng mangan vượt quá tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng cao nhất đạt 1,13mg/l; 1/17 mẫu có hàm lượng crom vượt qua tiêu chuẩn cho phép; hàm lượng cao nhất đạt 0,337mg/l; 1/17 mẫu co hàm lượng đồng vượt qua tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng cao nhất đạt 0,228mg/l; 1/17 mẫu có hàm lượng chì vượt qua tiêu chuẩn cho phép, đạt 0,036mg/l; 1/17 mẫu có hàm lượng Niken vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đạt 0,163mg/l.
I.5. THỊ TRƯỜNG NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI
I.5.1. Vài nét về thị trường nước uống đóng chai tại Việt Nam
Tại thị trường nước uống của Việt Nam hiện nay, có 2 loại nước trắng đóng chai: nước khoáng thiên nhiên và nước khiết. Nhưng thị trường nước tinh khiết (hay còn gọi là nước uống đóng chai hoặc bình) chiếm ưu thế. Trong đó:
Nước khoáng thiên nhiên (NKTN): Theo TCVN 6213: 2004, NKTN có thể phân biệt rõ với nước uống thông thường do đặc trưng có hàm lượng một số muối khoáng nhất định, các nguyên tố vi lượng hoặc các thành phần khác. NKTN đóng chai được lấy trực tiếp từ nguồn thiên nhiên hoặc giếng khoan từ các mạch nước khoáng ngầm được bảo vệ thích hợp để không bị ô nhiễm hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của NKTN, được đóng chai gần nguồn với các hệ thống đường dẫn khép kín đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh nghiêm ngặt.
Nghiêm cấm vận chuyển NKTN trong các vật chứa rời để đóng chai hoặc để tiến hành bất cứ một quá trình nào khác trước khi đóng chai. Trong quá trình tiêu thụ, NKTN đóng chai phải đảm bảo chất lượng, không gây rủi ro cho sức khỏe người tiêu dùng (không được có các vi sinh vật gây bệnh).
Về bao bì đóng gói, TCVN về NKTN đóng chai cũng quy định: NKTN được đóng trong các chai, bình chuyên dùng cho thực phẩm, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không bị rò rỉ ở bất cứ tư thế nào, không làm thay đổi hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của NKTN trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Trên nhãn của sản phẩm phải được ghi rõ "Nước khoáng thiên nhiên" kết hợp với tên gọi thương mại hoặc địa danh của nguồn nước.
Ngoài ra, tùy theo bản chất của từng loại nước khoáng mà ghi rõ NKTN có CO2 hay không. Trên nhãn sản phẩm phải được ghi rõ hàm lượng tổng chất rắn hòa tan và hàm lượng các thành phần đặc trưng của NKTN như: natri, canxi, kali, magiê, iôt, florua và HCO3. Khi sản phẩm chứa nhiều hơn 2,0 mg/l florua thì phải ghi trên nhãn là "Sản phẩm không thích hợp cho trẻ dưới 7 tuổi".
Nước uống (NUĐC): Theo TCVN 6096: 2004, nước uống đóng chai có thể có chứa khoáng chất và CO2 tự nhiên hoặc bổ sung nhưng không phải là NKTN đóng chai và không được chứa đường, các chất tạo ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Tiêu chuẩn về đóng gói của nước uống đóng chai cũng được quy định giống như NKTN đóng chai, nhưng nhãn mác sản phẩm phải ghi rõ tên gọi là "Nước uống" kết hợp với tên gọi thương mại hoặc địa danh của nguồn nước.
Trên thị trường hiện nay, những tên nước tinh khiết thông dụng nhất, được nhiều người dùng chỉ đếm trên đầu ngón tay: La Vie, Vital, Aquafina, Laska, Thạch Bích, Top, Ami … Sở dĩ được chuộng bởi đây là những nhãn hiệu đã có tiếng từ lâu và chiếm được niềm tin của khách hàng. Ngoài ra, còn có các nhãn hiệu khác như Answa, Lucy, Lucky, Joy, ...
Bảng 1.14: Thông tin về một số nhãn hiệu NUĐC tại thành phố Hồ Chí Minh
STT
Doanh nghiệp
Địa chỉ
Nhãn hiệu
Số CBCL
01
Thiên Ân
38/13 bis An Dương Vương P20 TB
ĐT: 9611734
Pavia
14/2001
02
Ngọc Nhung
33 dường số 2 Hoàng Hoa Thám P13 TB
ĐT: 8103380
Tabina
1197/2001
03
Kim Hồng
48 Lê Lợi P4 GV
ĐT: 9856119
Diamond Rain
Không có
04
Thành Đạt
Dĩ An Bình Dương
0620781168
Suối Lồ Ô
289/2002
05
Tấn Phong
32 Bàu Cá p13 TB
ĐT: 8491412
Wataco
01/2002
06
Tân Quang Minh
2F KCN Vĩnh Lộc Bình Chánh
Bivico
Khôngcó
07
Đại Việt
53/30 đường số 1 cư xá 26 F7 GV
ĐT: 9895488
Davitech
384/2006
08
Thái Thịnh Sơn
1/22 Đường số 2 cư xá Chu Văn An P.26 BT
ĐT: 85110053 _ 7301459
Alibaba
01/2005
09
Huy Thy
94/105E Dương Quảng Hàm P17 GV
ĐT: 84461385
Silver water
1194/2004
10
Kim Duy
48/9Bis Hồ Biểu Chánh P 11.
ĐT: 8440659
Evita
Không có
11
Thảo Quyên
118/55/1A Lê Trọng Tấn P. Tây Thạnh Tân Phú
ĐT: 84355764_8162400
Waqta
07/2006
12
Thủy Tiên
10Bis Hồ Hảo Hớn Q1
ĐT 8376775
Labella
Oky
187/2004
13
SP
480 Nguyễn Thị minh Khai Q3
ĐT: 8305366_8356628
Top
1196/2001
14
Hùng Thanh
ĐT: 9602293_9697175
Aquaone
1639/2004
15
Vĩnh Thái Thành
410/4 Hậu Giang p12 Q6
ĐT: 8570101_8532050
Unitech
657/2001
16
Hải Dương
107/4 Lê Văn Thọ P11 GV
ĐT: 9966774
Havina
1637/2000
17
An Phú Thịch
55/8 Lê Đức Thọ F13 GV
ĐT: 6664629_0908416848
Sagowa
274/2006
Dù được ưa chuộng nhưng cuộc chiến thật sự của những thương hiệu trên thường ở thị trường nước đóng bình (21 lít) hơn là đóng chai. Hiện nay, xu hướng chung của các cơ quan, xí nghiệp và hộ gia đình là dùng nước tinh khiết thay cho việc phải đun nước hàng ngày lấy nước nguội uống. Giá cả giữa các loại nước cũng chênh lệch nhau không nhiều và tương đối dễ chấp nhận, dao động trong khoảng từ 23.000 đồng đến 28.000 đồng/bình 21 lít. Loại nước đóng chai bây giờ chỉ còn tiện cho các buổi hội thảo, hội nghị, tiệc tùng hay khi đi tàu xe.
Theo khảo sát của Thanh Niên, vào đầu tháng 10, trong khi giá NKTN của Công ty Vĩnh Hảo là 2.300 đồng/chai loại 500 ml, Thạch Bích: 2.300 đồng/chai, Lavie: 3.100 đồng/chai loại 500 ml... thì giá các loại NUĐC loại 500 ml bình quân từ 2.500 đồng đến 3.300 đồng. Giá các loại NUĐC có thương hiệu như Aquafina: 3.300 đồng/chai, Joy: 2.700 đồng/chai, Sapuwa: 2.800 đồng/chai, Dapha: 2.800 đồng/chai... Chỉ có Tribeco bán với giá 1.900 đồng/chai.
Riêng giá các loại NUĐC bình 20l - lĩnh vực mà các cơ sở nhỏ, sản xuất kiểu gia đình hầu như chiếm giữ thì vô cùng hỗn loạn: giá cao nhất là Evitan, Hello 12.000 đồng/bình; kế đến là Alive, Aquaguada 10.000 đồng/bình. Những loại giá rất rẻ gồm: I Love 7.500 đồng/bình, Lave 6.000 đồng/bình. Nhãn hiệu lạ hoắc là 079 có giá bán thấp hơn, chỉ 5.500 đồng/bình 20l. Giá tối thiểu các loại nước bình 20l của các công ty có thương hiệu cũng 24.000 đồng/bình, bằng giá với NKTN bình 20l của Vĩnh Hảo.
Ngành kinh doanh NUĐC đang đạt đến sự siêu lợi nhuận. Một chuyên gia trong lĩnh vực này tính toán: với các cơ sở sản xuất NUĐC nhỏ, trong khi giá bán loại nước chai 500 ml cũng tương đương với các loại NUĐC nói trên thì chi phí sản xuất chỉ ở mức: chai PET: 300 đồng, nắp chai: 70 đồng, nhãn: 80 đồng... nếu tính cả tiền nước, nhân công thì giá thành chỉ khoảng 600 đồng/chai. Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh, thành phố hiện có 276 cơ sở NUĐC sản xuất với quy mô gia đình.
Ngoài ra, còn có một số lượng lớn các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai hoạt động trái phép. Số lượng này hiện không có co quan nao xác định được. Tuy nhiên, theo như em tìm hiểu thì số lượng này có thể lên đến hàng trăm cơ sở. Các cơ sở này kinh doanh theo kiểu bán tại nơi sản xuất với giá thấp, hay chở đến các đại lý với giá chỉ 2.000d– 3.000 đ/bình 21 lít với số lượng 100 bình/xe.
I.5.2. Quy trình sản xuất nước uống đóng chai thường được áp dụng tạiViệt Nam
Quy trình công nghệ sản xuất nước uống đóng chai gồm 4 công đoạn chính: sản xuất vỏ chai, sản xuất nút chai, sản xuất nhãn, xử lý nước và vô chai. Thực chất hiện nay chỉ có Công ty liên doanh LaVie thực hiện đủ 4 công đoạn này; Đa số các cơ sở chỉ thực hiện hai công đoạn là xử lý nước, vô chai. Riêng chai và nút doanh nghi mua từ những công ty sản xuất tại Việt Nam. Thậm chí những cơ sở nhỏ thu mua vỏ chai trôi nổi từ các vựa ve chai về lột bao bì, dùng nước xà phòng để rửa chai, sau đó tráng lại bằng nước lấy từ nước mặt hoặc nước ngầm mà chưa được kiểm nghiệm chất lượng nước, sau cùng là dán nhãn tên sản phẩm của mình. Bao bì sử dụng để đóng chai nước uống là chai nhựa PET hoặc chai thuỷ tinh và nút PE hoặc nút HDPE.
Theo số liệu thống kê của Công ty Liên doanh LaVie tháng 6 năm 2005, Việt Nam, hiện nay có khoảng 30 cơ sở sản xuất vỏ chai PET và nút cho các cơ sở sản xuất nước đóng chai trong đó có 3 cơ sở lớn là tập doàn Việt Mỹ 33%; tập đoàn Ngọc Nghĩa 20%, tập đoàn Visy 17%; còn 27 công ty còn lại chiếm 30% thị phần.
Đa số các cơ sở sản xuất lớn đều không có dây chuyền sản xuất khép kín từ công đoạn sản xuất vỏ chai, nút chai đến công đoạn vô chai, họ phải mua chai và nút từ những nhà cung cấp bên ngoài. Đối với sản phẩm có dung tích lớn hơn 2 lít, đa số các cơ sở có công đoạn xúc rửa chai và nút Nhưng với dung tích nhỏ hơn 2 lít, hoàn toàn không có công đoạn xúc rửa chai và nút trước khi vô chai. Qui trình xúc rửa chai hiện nay gồm có hai công đoạn sau: Rửa chai dưới ap lực nước lớn làm sạch bình nước sử dụng ở đây là nước sạch. Xúc thùng bằng dung dịch Oxy_Anios5 0,8x10-3 % (dung dịch P3).
Quy trình phổ thông hiện nay để sản xuất nước tinh khiết là: Nước máy thành phố hay nước ngầm được lấy vào bồn lọc thô, sau đó qua catrion làm mềm nước, chuyển sang bộ lọc bằng than hoạt tính. Sau đó, nước lần lượt được chuyển vào bộ lọc tinh 5 micrông, 1 micrông, diệt khuẩn bằng tia cực tím, bộ lọc tinh 0,2 micrông lần thứ 1, bồn chứa 500 lít, bộ lọc 0,2 micrông lần thứ 2, diệt khuẩn bằng ôzôn. Công đoạn cuối của quá trình này là đóng chai nhựa. Theo các nhà sản xuất thì nước đảm bảo thuần khiết là khi xóc mạnh chai nước xong, để ổn định một lúc, dùng các thiết bị quan sát khuếch đại không nhìn thấy các vi chất lắng đọng ở đáy.
Chỉ có 4/152 cơ sở sản xuất NUĐC được kiểm tra đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Theo kết quả kiểm tra 152 cơ sở sản xuất NUĐC quy mô nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, chỉ có 4 cơ sở (2,5%) đảm bảo điều kiện vệ sinh. Trong số các cơ sở còn lại, 70% cơ sở rửa bình (loại bình tái sử dụng) bằng phương pháp thủ công không đảm bảo vệ sinh, 60% có quy trình sản xuất và thực hiện dán nhãn mác không đúng với công bố trước đó, 40% không khám sức khỏe cho công nhân - những người trực tiếp sản xuất,...
Phần lớn các cơ sở tận dụng nơi ở làm nơi sản xuất, diện tích chật hẹp. Có nơi vô chai, đóng thùng cạnh nhà vệ sinh, không đảm bảo vệ sinh,... Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, cho biết rất nhiều cơ sở sử dụng nguồn nước ngầm để sản xuất nước uống đóng chai nhưng chưa được sự cho phép của Sở Tài nguyên -Môi trường, chưa có các cơ quan chức năng đánh giá nguồn nước đó có đảm bảo hay không. Thậm chí có cơ sở lấy nguồn nước ngầm cạnh nghĩa trang, bãi rác.
Trong khi đó để sản xuất NUĐC, nhà sản xuất phải có thiết bị công nghệ RO để lọc các khoáng chất có hại ra khỏi phân tử nước. Hệ thống này trong nước không sản xuất được nên phải nhập về với giá rất cao, vì vậy hầu hết các cơ sở nhỏ đều không có. Thay vào đó, họ lọc bằng than hay sỏi rồi đưa qua hệ thống máy UV rồi đóng chai đem bán.
Sau đây là hệ thống xử lý nước của một số doanh nghiệp đại diện:
Công ty TNHH Niên Doanh sản xuất nhãn hiệu nươc Nido theo công nghệ sau:
Nước thủy cụ
Hệ thống lọc polimer
Hệ thống lọc tinh
RO
Hệ thống
bồn chứa
Nạp ozon
Nước thành phẩm
Nước từ nguồn nước cấp được đưa vào hệ thống lọc polimer để loại bỏ các cặn lớn. Sau đó, nước được tinh lọc bằng hệ thống các ly lọc tinh nhằm loại bỏ tất cả các cặn có trong nước. Với hệ thống RO có khả năng loại bỏ các chất hòa tan có hóa trị 2 trở lên và đồng thời loại bỏ các vi khuẩn có trong nước. Nước sau khi qua hệ thống RO đã tinh khiết và được lưu trong bồn chứa. Tại bồn chứa, nước được nạp ozon để đảm bảo sự tinh khiết của nước và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Nước ngầm
Hệ thông trao đổi ion i
Hệ thống bồn chứa
Lọc cơ học
Lọc thanhọat tính
Hệ thống trao đổi ion
Hệ thống bồn chứa
UV
Hệ thốnglọc tinh
Nạp ozon
Nước thành phẩm
Doanh nghiệp tư nhân nước uống tinh khiết Sài Gòn sản xuất nhãn hiệu nươc Sapuwa theo công nghệ sau:
Quy trình xử lý nước:
Nguồn nước ngầm được khai thác ở độ sâu 106m thông qua giếng bơm, nguồn nước không bị nhiểm khuẩn, không có kim loại nặng, phenol, chất phóng xạ… và được trải qua 03 giai đoạn xử lý sau:
Giai đoạn 1:
Nước thô được xử lý lọc qua hệ trao đổi ion (Cation–Anion), có tác dụng lọc những ion dương (Cation):
Mg2+, Ca2+, Fe3+, Fe2+, …
Và những ion âm (Anion) như: Cl-, NO3-, NO2-,...
Nước được xử lý qua hệ thống này sẽ được chứa vào hồ có thể tích 72 m3
Giai đoạn 2:
Nước được bơm từ hồ chứa lên xử lý 3 lần như sau:
-Lọc Anthracite : Lọc cơ học để loại bỏ cặn.
-Lọc than hoạt tính: Khử màu, mùi của nước.
-Lọc trao đổi cation (lần 2)
Sau khi nước đã qua các quy trình lọc thô được bơm vào bồn chứa nước mềm.
Giai đoạn 3 :
Nước mềm đưa qua hệ thống tiệt trùng bằng tia UV (Ultra-violet) để diệt khuẩn
Sau đó, đưa qua hệ thống lọc tinh bao gồm 2 giai đoạn lọc:
Lọc 1µm và lọc 0,2µm, để loại bỏ các vi khuẩn, các oxyt kim loại…
Giai đoạn cuối :
Nước được tiếp tục đi qua hệ thống xử lý Ozone:
- Từ máy sản xuất Ozone được đưa vào hệ thống trộn với nước tinh để tiệt trùng, sau đó, Ozone tự chuyển hóa thành oxy.
-Ozone có khả năng diệt khuẩn cao đảm bảo vệ sinh, không lưu lại mùi vị trong nước, làm nước ngọt hơn và tinh khiết hơn.
Sau khi qua tất cả các quy trình trên, nước được bơm vào bồn chứa nước tinh (nước thành phẩm) chuẩn bị đưa vào dây truyền đóng cahi.
Chương II: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI TẠI TP HỒ CHÍ MINH
II.1. QUẢN LÝ BẰNG PHÁP LÝ
II.1.1. Thủ tục đăng ký kinh doanh nước uống đóng chai
Một doanh nghiệp muốn sản xuất, kinh doanh NUĐC cần phải có các giấy phép sau: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm, phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng, giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép khai thác nước ngầm (nếu sử dụng nguồn nước ngầm), giấy đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, phiếu xét nghiệm chất lượng nước. Doanh nghiệp muốn có đầy đủ các phép trên phải thực hiện theo sơ đồ sau
Hình 2.1: Sơ đồ xin giấy phép sản xuất kinh daonh NUĐC
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Phiếu xét nghiệm chất lượng nước
Bản mô tảqui trình sản xuất
Giấy đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm
Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm
Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường
Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy phép khai thác nước ngầm
II.1.1.1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Một cá nhân hay tập thể muốn đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ sau đây để gửi cho sở kế họach và đầu tư.
Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ cơ sở
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu ở phụ lục).
Dự thảo điều lệ công ty do chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật ký từng trang.
Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật:
Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.
Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Nếu người nộp hồ sơ không phải là chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty:
Xuất trình Giấy CMND còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước.
Công ty TNHH một thành viên do một tổ chức làm chủ sở hữu
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu ở phụ lục).
Dự thảo điều lệ công ty do chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật ký từng trang.
Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền theo quy định sau:
Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.
Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty là tổ chức.
Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty TNHH một thành viên được tổ chức quản lý theo Khoản 3 Điều 67 Luật Doanh nghiệp và kèm theo bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân theo khoản 3 nêu trên.
Văn bản ủy quyền chủ sở hữu cho người được ủy quyền.
Nếu người nộp hồ sơ không phải là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc của công ty:
Xuất trình Giấy CMND còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước.
Công ty TNHH có hai thành viên trở lên
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu ở phụ lục)
Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các thành viên sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang.
Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây
Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của tất cả thành viên góp vốn, người đại diện theo pháp luật theo quy định sau:
- Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.
- Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng.
Nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên sáng lập của công ty:
- Xuất trình Giấy CMND còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước.
Công ty hợp danh
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu ở phụ lục)
Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các thành viên hợp danh ký từng trang.
Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
3.1. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của tất cả thành viên, người đại diện theo pháp luật:
Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.
Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
3.2. Nếu thành viên góp vốn là tổ chức:
Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng.
Nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên sáng lập của công ty:
- Xuất trình Giấy CMND còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước.
Doanh nghiệp tư nhân
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu ở phụ lục)
Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ doanh nghiệp theo quy định sau:
Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực của chủ doanh nghiệp tư nhân và giám đốc quản lý doanh nghiệp ( nếu có).
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngòai: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.
Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Nếu người nộp hồ sơ là người khác:
Xuất trình Giấy CMND còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc Công chứng nhà nước.
Công ty cổ phần
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu ở phụ lục)
Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang.
Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
3.1. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:
Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực .
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấ._.ân bón có chứa nitơ không cân đối, sử dụng thường xuyên theo kinh nghiệm, không theo hướng dẫn ở các vùng ngoại thành và nông nghiệp là những nguyên nhân dẫn đến tăng dư lượng nitrat, nitrite trong các loại rau củ, song song với hiện tượng nitrat, nitrite sẽ thẩm thấu vào nước làm gia tăng lượng nitrat, nitrite trong môi trường vượt ngưỡng cho phép mà các phương pháp lọc thông thường không thể loại bỏ được.
Nitrat được hấp thu vào cơ thể con người qua đường ăn uống rất nhanh, gây ngộ độc ở trẻ nhỏ do chuyển thành nitrite trong cơ thể. Những yếu tố chuyển dạng nitrat thành nitrit gồm có. Nitrite hoá nội sinh xảy ra chủ yếu ở phần cuối ruột non ở trẻ nhỏ. Và nitrite hoá ngoại sinh là tình trạng nitrit đã có mặt trong nước, thức ăn nấu trước khi trẻ uống vào do trong quá trình chế biến, bảo quản đã bị nitrit hoá làm tăng hơn nữa lượng nitrit tạo ra.
Trẻ em ăn uống thức ăn nấu từ nước giếng chứa nhiều nitrat, nitrite sẽ gây độc cho cơ thể, sau khi nitrite vào máu sẽ biến Fe2+ thành Fe3+, làm tăng lượng methemoglobin trong máu, cản trở quá trình vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Trẻ bị thiếu oxy nặng biểu hiện toàn thân tím tái nặng, thở nhanh, tim nhanh. Sau đó hôn mê tử vong nhanh nếu không điều trị kịp thời.
Như vậy, với thực trạng NUĐC có hàm lượng nitrite vượt quá tiêu chuẩn thì NUĐC quả thật là mối nguy hiểm cần được giải quyết. Vì NUĐC nhiễm nitrite có thể gây ra tử vong ở trẻ.
Chương V: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
V.1. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
V.1.1. Quản lý chất lượng
Nguyên liệu
Nhà máy SX Bình và nắp
Vỏ bình và nắp
Xúc rửa
Xấy
Đóng chai
Bồn chứa nước tàhnh phẩm
Hệ thống xử lý
Bồn chứa nước nguồn
Bảo quản
Vận chuyển
Đại lý
Người tiêu dùng
Cơ sở thu mua phế liệu
Nguồn nước
Vòng tuần hoàn nước
Vỏ bình
Doanh nghiệp sản xuất NUĐC
Để quản lý tốt cấht lượng NUĐC hiện nay, cần quản lý theo vòng đời của sản phẩm NUĐC. Và vòng đời sản phẩm NUĐC có thể được biểu diễn qua hình sau :
Hình 5.1: Vòng đời sản phẩm NUĐC
Đối với sản phẩm NUĐC vòng đời sản phẩm gồm có 2 phần, thứ nhất là bao bì sản phẩm (bình và nắp); thứ hai là nước.
Bao bì sản phẩm (bình và nắp): Từ nguyên liệu là các hạt nhựa, các nhà máy sản xuất bình sẽ nấu chảy và thổi thành các loại bình, nắp khác nhau. Hiện này, trên thị trường thường sử dụng bình PET có thể tái chế 1 lần. Các bình này sau đó được các doanh nghiệp sản xuất NUĐC sử dụng. Các bình và nắp sau khi mua về được làm vệ sinh sạch trước khi đưa vào xúc bằng dung dịch P3. Tiếp đến bình được sấy khô rồi được chuyển qua giai đoạn triết rót và đóng chai. Lúc này sản phẩm đã có thể tung ra thị trường được. Các sản phẩm được bảo quan trong kho của các doanh nghiệp sau đó được chuyển đến các đại lý bán lẻ và các siêu thị, ... Từ hệ thốnng đại lý NUĐC được phân phối đến tay người tiêu dùng. Sau khi sử dụng hết nước, vỏ bình được chuyển đến các đại lý và về lại doanh nghiệp sản xuất NUĐC nếu bình còn nguyên vẹn (không bị nứt, bể, ...). Đối với vỏ bình bị hư hại, cáchộ gia đình bán cho các cơ sở thu mua phế liệu. Từ các cơ sở này vỏ bình hư được chuyển đến nhà máy sản xuất bình để tái chế lại.
Nước : Từ nguồn nước ngầm hay nước cấp, nước được chuyển đến bồn chứa nước thô sau đó nước từ đây được đưa vào hệ thống xử lý NUĐC. Sau khi qua dây hệ thống xử lý nước thành phẩm được chứa trong các bồn chứa nước thành phẩm, và được hệ thống triết rót và đóng chai. Nước lúc này đã thành phẩm và sẽ theo hệ thống phân phối sản phẩm giống như phần bào bì sản phẩm để đến tay người tiêu dùng. Lúc này có thể nói nước đã quay lại vòng tuần hoàn của nó trong tự nhiên và theo vòng tuần hoàn này nước lại quay lại với dây truyền sản xuất.
V.1.1.1. Nhà máy sản xuất bình và nắp
Các doanh nghiệp sản xuất bình và nắp phải có giấy phép kinh doanh theo pháp lệnh của nhà nước. Dây truyền sản xuất phải tuân qui định, có biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm và các tác động môi trường. Doanh nghiệp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hàng năm.
Nguyên liệu để sản xuất bình và nắp cần được chú trọng. Nếu nguyên liệu là các bình PET cũ cần làm vệ sinh sạch để tránh các chất bẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm phải đảm bảo theo quyết định số 3339/2001 QĐ-BYT về vệ sinh an toàn đối với một số loại bao bì sản phẩm bằng chất dẻo dùng để bao gói, chứa đựng thực phẩm. Sản phẩm trước khi tung gia thị trường đòi hỏi phải được kiểm tra phân tích nhằm đảm bảo theo quyết định trên, các sản phẩm không đảm bảo chất lượng cần được tái chế lại nếu có thể hoặc hủy nếu không thể tái chế.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm như kích thước, bảo quản, hóa chất có thể phát sinh, ... cho các doanh nghiệp mua sản phẩm của mình.
V.1.1.2. Doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai
Thu mua bình và nắp:
Doanh nghiệp chỉ thu mua các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Các sản phẩm bình và nắp đòi hỏi có thông tin về sản phẩm từ nhà sản xuất. Tuy nhiên các sản phẩm cần phải kiểm tra trước khi đưa vào dây truyền sản xuất. Việc kiểm tra này sẽ được tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên, nếu mẫu không đạt tiêu chuẩn bắt buộc phải thu hồi sản phẩm và thông báo cho nhà xuất để cải thiện chất lượng sản phẩm.
Đối với các vỏ bình thu về từ các đại lý cần phải kiểm tra phân loại tùy theo mức độ nhiễm bẩn để có biện pháp làm vệ sinh riêng. Đồng thời cũng tiến hành lấy mẫu bình thử nghiệm ngẫu nhiên để đảm bảo bình dùng cho quá trình sản xuất không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.
Xúc rửa bình và nắp:
Tất cả bình sau khi được phân loại cần được làm vệ sinh riêng để loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn trước khi đưa vào xúc rửa. Qui trình làm vệ sinh đối với từng loại chất bẩn được ghi chép rõ dàng trong sổ tay qui trình. Tất cả công nhân làm trong giai đoạn này cần nắm vững các qui trình trên. Trong quá trình xúc rửa không được sử dụng các hóa chất ngoài danh mục cho phép của bộ y tế.
Xấy:
Bình và nắp cần được xấy khô bằng nhiệt hoặc làm khô tự nhiên trong phòng kín để tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Nhờ vậy bình dùng trong quá trình sản xuất luôn đảm bảo hợp sinh và không nhiễm bẩn cho nước. Khuyến cáo các doanh nghiệp nên xấy khô bình trong khu vực vô trùng để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn vào bình.
Đóng chai:
Bắt buộc doanh nghiệp phải triết rót và đóng chai trong phòng vô trùng. Do đó, phòng vô trùng cần có các thiết bị khử trùng như đèn cực tím (UV). Công nhân trong khi tham gia đóng chai cần có thiết bị bảo hộ lao động cần thiết để tránh làm ảnh hưởng chất lượng nước như bao tay, khẩu trang, nón, giày, ao, .... Nếu có đủ điều kiện doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống triết rót và đóng chai tự động. Với hệ thống này sẽ hạn chế được các tác nhân gây ô nhiễm nước.
Bảo quản:
Sản phẩm NUĐC cần được bảo quản trong kho thoáng mát tránh tác nhân gây ô nhiễm. Kho chứa cần đảm bảo sự thông thoáng và đủ rộng để có thể phân loại theo ngày sản xuất.
Vận chuyển
Việc vận chuyển bắt buộc phải dùng các phương tiên chuyên dùng như các xe vận chuyển đòi hỏi phải có thùng kín. Có cửa hông để thuận tiện trong việc xuống hàng và phân loại sản phẩm và vỏ thùng nhằm tránh việc ô nhiễm chéo xảy ra.
Bồn chứa nước nguồn:
Cần có chế độ làm vệ sinh bồn chứa hàng tháng đồng thời kiểm tra thường xuyên kiểm tra chất lượng nước nguồn để đảm bảo chất lượng nước phù hợp cho sản xuất. Doanh nghiệp cần lập sổ theo dõi chất lượng nước nguồn để có thể đưa ra các giải pháp thay đổi cần thiết nếu cần.
Hệ thống xử lý:
Hệ thống xử lý luôn được theo dõi thường xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt. Ngoài ra hệ thống cũng cần tuân theo qui định và phải cần có các thiết bị xử lý cần thiết như ở phần đề xuất qui trình xử lý.
Bồn chứa nước thành phẩm:
Bồn chưa cần được làm bằng vật liệu inox ko rỉ để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng nuớc. Và bồn chứa cần được nạp ozon để tránh sự phát sinh vi khuẩn làm ảnh hưởng đến cấht lượng NUĐC.
V.1.1.3. Đại lý
Các đại lý kinh doanh thường để bình ngoài mặt đường nên thường bị ảnh hưởng bởi các tác nhân ô nhiễm như bụi, khói xe, ... Vì vậy để quản lý tốt NUĐC thì đòi hỏi các đại lý phân phối NUĐC phải có khu bảo quản hợp vệ sinh tránh xa các nguồn ô nhiễm, có thể lưu giữ trong phòng kính. Ngoài ra khu bảo quản phải đảm bảo việc phân loại các bình theo các ngày sản xuất khác nhau.
Có tránh nhiệm hướng dẫn người tiêu dùng cách sử dụng và bảo quản sản phẩm để sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng. Và đồng thời tiếp nhận các thông tin phản hồi từ người tiêu dùng để thông báo cho các doanh nghiệp sản xuất. Luôn đảm bảo sản phẩm mình kinh daonh có nguồn gốc rõ ràng.
Các đại lý cũng cần chú ý đến việc bán các sản phẩm cũ truớc, các sản phẩm có ngày sản xuất sẽ được bán trước. Các sản phẩm quá ngày sử dụng không được bán ra thị trường mà phải thông báo cho các doanh nghiệp sản xuất để thu hồi sản phẩm.
V.1.1.5. Người tiêu dùng
Cần chú ý việc bảo quản và sử dụng theo sự chỉ dẫn từ các đại lý phân phối. Thông tin về chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất thông qua hệ thống đại lý khi có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng. Như vậy, các sản phẩm không đảm bảo chất lượng sẽ bị thu hồi và chất lượng NUĐC sẽ luôn đảm bảo.
V.1.2. Quản lý về pháp lý
Hiện nay, việc quản lý các doanh nghiệp kinh doanh chưa chặt chẽ còn nhiều thiếu sót. Thiếu sót đầu tiên là trong quá trình cấp phép kinh doanh sản xuất. Củ thể là trong việc lấy mẫu phân tích, và thời hạn của giấy phép. Để giải quyết sai sót này cần thực hiện như sau.
Việc lấy mẫu phân tích sẽ được nhân viên của trung tâm y tế dự phòng thực hiện, việc lấy mẫu sẽ được quay phim hay chụp hình lại để có thể đối chứng. Mẫu được phân tích tại trung tâm và kết quả được dùng trong quá trình cấp phép sản xuất NUĐC. Nếu mẫu nước đạt yêu cầu sẽ tiến hành thêm hai lần nữa mỗi lần cách nhau 2 tuần. Như vậy, một mẫu muốn đạt yêu cần cần tới 3 lần phân tích để xác định. Nếu cả 3 mẫu đều đạt tiêu chuẩn thì sẽ tiếp nhận bản công bố chất lượng của doanh nghiệp. Nếu trong 3 mẫu có 1 mẫu không đạt trở lên sẽ tiến hành lấy tiếp theo 1 mẫu trong vòng 1 tuần. Nếu cả 2 mẫu đều đạt sẽ tiến hành cáp phép. Nếu có mẫu không đạt sẽ khuyến cáo doanh nghiệp và để doanh nghiệp khắc phục trong vòng 3 tháng. Sau 3 tháng sẽ tiến thành lấy mẫu lại nếu không đạt sẽ ngưng việc cấp phép và rút giấy phép đăng ký kinh doanh.
Lấy mẫu 1
Lấy mẫu 3
Lấy mẫu I
Lấy mẫu 2
Lấy mẫu II
Phân tích mẫu
Phân tích mẫu
Phân tích mẫu
Phân tích mẫu
Phân tích mẫu
Tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng
Ngừng việc cấp phép sản xuất và thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh
Hình 5.2: Qui trình lấy mẫu phân tích
Trong quá trình lấy mẫu, nhân viên lấy mẫu cần chú ý thêm đến dây truyền sản xuất cũng như điều kiện vệ sinh của doanh nghiệp. Nếu dây truyền không đảm bảo hay điều kiện vệ sinh không đảm bảo thoe yêu cầu thì đòi hỏi doanh nghiệp có biện pháp khắc phục, và thời gian khắc phục là 3 tháng. Sau thời gian trên nếu doanh nghiệp không khắc phục sẽ ngưng việc cấp phép cũng như thu hồi giấy phép kinh doanh sản phẩm NUĐC.
Các giấy phép đăng ký sản xuất chỉ có thời hạn 3 năm vì sau 3 năm dây truyền sản xuất sẽ không còn đảm bảo chất lượng nữa. Vì vậy, sau thời gian này các doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký lại giấy phép từ giai đoạn lấy mẫu phân tích.
Với các biện pháp trên thì chỉ có các doanh nghiệp có dây truyền sản xuất hiện đại và đủ điều kiện vệ sinh mới có được giấy phép kinh doanh. Và đồng thời tạo ra được thị trường NUĐC tốt nhất trong ngay trong giai đoạn sản xuất.
Đối với các đại lý phân phối sản phẩm cần phải có giấy phép đăng ký kinh doanh mặt hàng NUĐC. Giấy phép kinh doanh mặt hàng này cần qui định rõ điều kiện vệ sinh của nơi kinh doanh. Các đại lý thường xuyên giám sát điều kiện vệ sinh của khu vực kinh doanh và khu bảo quản. Sau khi có giấy phép, cơ quan có chức năng sẽ tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu điều kiện không đảm bảo sẽ tiến hành nhắc nhở khắc phục trong vòng 6 tháng. Sau thời gian 6 tháng mà các cơ sở không khắc phục được sẽ tiến hành thu giấy phép kinh doanh. Ngoài ra đối với các doanh nghiệp đại lý phân phối có hành vi bán các sản phẩm hết hạn sử dụng sẽ bị cảnh cáo và phạt hành chính trong lần đầu. Nếu lần thứ 2 bị phát hiện sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh. Các cơ sở bị thu hồi giấy phép sẽ được thông báo rộng rãi cho quần chúng và các cơ quan có chức năng thông qua báo đài. Đối với các các đại lý có hành vi làm hàng giả lần đầu cần xử lý hành chánh và thu hồi giấy phép kinh doanh trong vòng 3 tháng. Nếu vi phạm lần thứ hai sẽ thu hồi giấy phép.
V.1.4. Kiểm tra và thanh tra
Chế độ kiểm tra định kỳ còn quá ít cần phải tăng cường việc kiểm tra định kỳ như sau:
01 lần/02 năm đối với sản phẩm của cơ sở được cấp chứng chỉ GMP, GHP, HACCP hoặc hệ thống tương đương.
02 lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở có phòng kiểm nghiệm, giám sát chất lượng thực phẩm tại cơ sở.
03 lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở không có phòng xét nghiệm giám sát chất lượng thực phẩm.
04 lần/năm đối với sản phẩm của hộ kinh doanh tại gia đình.
Còn đối với việc thanh tra đột xuất cũng cần thương xuyên, không đợi có đơn khiếu nại hay phạm hiện hành vi sai phạm. Trong một năm ít nhất phải tổ chức được một lần thanh tra đột xuất xuống các cơ sở sản xuất. Việc thanh tra này sẽ giúp phát hiện các hành vi sai phạm để sửa chữa.
Hiện nay, việc thanh tra và kiểm tra không quan tâm đến việc lấy mẫu nước phân tích chất lượng mà chỉ quan tâm đến các giấy phép kinh doanh, giấy đăng ký chất lượng, kiểu dáng sản phẩm, … Chính việc thanh tra và kiểm tra lỏng lẻo này cũng dẫn đến chất lượng NUĐC không ổn định. Do đó, để khắc phục thì đòi hỏi trong quá trình thanh tra và kiểm tra phải bao gồm cả việc lấy mẫu phân tích.
Đối với các cơ sở có hành vi sai phạm cần có biện phạm xử phạt rõ ràng hơn. Việc xử lý vi phạm sẽ có nhiều mức độ khác nhau như từ việc nhắc nhở, khắc phục, xử phạm hành chính đến việc thu hồi giấy phép. Nếu có các hành vi sai phạm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người người dân như dùng các hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất, … sẽ bị truy tố trước pháp luật.
Kết quả kiểm tra và thanh tra cần được cố bố rộng rãi như sau: đối với các doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép cần được thông tin cho quần chúng thông qua báo đài và cơ quan chức năng ở địa phương. Kết quả phấn tích từ việc lấy mẫu được gửi cho doanh ghiệp để doanh nghiệp có thể tham khảo và nếu cần thiết sửa đổi hệ thống lại cho phù hợp hơn.
V.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT
Trong dây truyền sản xuất NUĐC, chúng ta có thể chia ra làm các công đoạn nhỏ sau: hệ thống xử lý nước, hệ thống xúc rửa, và đóng chai. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do nguồn vốn ít do đó không thể có hệ thống tự động được. Vì vậy sau đây là một giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
V.2.1. Hệ thống xử lý nước:
Hệ thống xử lý nước hiện nay sử dụng hai công nghệ chính là trao đổi ion và hệ thống RO. Tuy nhiên hai hệ thốnng này đều có những ưu khuyết điểm khác nhau. Nếu như hệ thống RO sẽ cho chất lượng khá tốt nhưng đòi hỏi nguồn nước phải tốt. Nhưng với chất lượng nước ngầm ngày nay tài nhiều khu vực lại không đảm bảo. Con nếu dùng cho nguồn nước cấp thì nước cấp chất lượng không ổn định thường xuyên có hiện tượng nước bị đục.
Còn đối với hệ thống trao đổi ion thì sẽ cho chất lượng nước khá tốt về mặt các ion trong nước. Thế nhưng đối với hệ thống trao đổi ion thương xảy tình trạng nước có pH thấp. Một số hệ thống trao đổi ion xảy ra tình trạng pH chỉ còn 4.
Do đó để chất lượng NUĐC luôn ổn định thì nên kết hợp các hai hệ thống trên như sau: nước nguồn sẽ được đưa vào các hệ thống trao đổi ion với các hạt nhưa có khả năng trao đổi mạnh. Việc việc dùng các chất trao đổi mạnh để loại bỏ các ion không cần thiết như NO2-, NO3-, SO22-, Fe2+,Mn2+, ... Tùy vào hàng lượng các ion trong nước mà ta chọn các hạt trao đổi khác nhau như đối với nguồn nước có hàm lượng NO2- và NO3- cao có thể dùng hạt MP64. Ngoài ra còn một số loại hạt khác có thể tham khảo ở phần phụ lục. Nước sau khi trao đổi ion được chứa vào bồn trung gian. Vì với hệ thống trao đổi ion chất lượng nước tiến theo hình parabola do đó bồn chứa sẽ giúp chúng ta lấy được lượng nước có chất lượng tốt nhất cho sản xuất NUĐC. Đối với chất lượng kem hơn một chút chúng ta có thể dùng trong công đoạn xúc rửa thùng.
Bảng 5.1: Chất lượng nước trước và sau khi qua hệ thống trao đổi ion (dùng vật liệu là hạt nhựa MP64 và A100)
STT
Chỉ tiêu
Trước xử lý
Sau xử lý
Chỉ tiêu NUĐC
1
pH
4,95
5.6
6,5 – 8,5
2
Độ cứng tổng cộng
(mg/l)
51
51
<500
3
Clorua
(mg/l)
90
14,18
<250
4
Sắt
(mg/l)
0,03
0
<0,5
5
Amoni
(mg/l)
3,2
0,5
<1,5
6
Nitrat
(mg/l)
47,2
0,5
<50
7
Sunphat
(mg/l)
9,26
3
<250
Nước sau khi qua hệ thống trao đổi ion đã có chất lượng khá ổn định. Tuy nhiên, nước có thể xuất hiện một lượng cặn do các hạt nhựa bị vỡ hay do các chất cặn sinh ra trong quá trình trao đổi ion. Chính vì vậy, nước được đưa qua hệ thống các cột lọc khử mùi và làm trong nước. Để lọc cặn chúng ta có thể dùng các hạt sỏi có kích thước khác nhau. Đối với làm trong nước và khử mùi chúng ta có thể dùng than hoạt tinh làm vật liệu lọc. Tiếp đến nước được đưa qua các ly lọc có kích thước 10µm, 5µm và 1µm để giữ lại toàn bộ lượng cặn.
Nước lúc này đã khá tốt tuy nhiên để đạt chất lượng tốt nhất chúng ta cần cho qua hệ thống RO. Nhưng để bảo vệ màng RO thì cần làm mền nước trước khi qua màng. Để đạt được hiệu quả chúng ta có thể dùng cột lọc với hạt làm mền nước như hạt S1467. Tiếp đến nước được qua hệ thống RO để loại bỏ gần như hoàn toàn các chất hòa tan trong nước chỉ những chất gần giống nước mới không bị loại bỏ. Như vậy, với màng lọc này ngay cả các vi khuẩn cũng bị loại bỏ do đó nước lúc này đã đạt tiêu chuẩn để tung ra thị trường. Nước lúc này đã có chất lượng tốt tuy nhiên để giữ được chất lượng nước này thì chúng ta sẽ cho lưu giữ trong các bồn ion không rỉ và tại đây nước được nạp ozon để ngăn ngừa sự phát sinh các vi khuẩn. Tiếp đến nước được đưa qua hệ thống các ly lọc khác nhau và qua đèn UV để khử trùng trước khi đưa vào giai đoạn đóng chai.
Với công nghệ trên chúng ta có thể sử dụng được cho cả nguồn nước máy và nước ngầm. Tuy nhiên với giá nước cấp hiện nay là 2.700đ 1m3 nếu sử dụng ít hơn 16m3/tháng và giá 4.500đ/1m3 nếu sử dụng ít hơn 35m3/tháng. Mà một doanh nghiệp sản xuất NUĐC với lượng nước để sử dụng cho các công đoạn xúc rửa, xử lý để đóng chai là rất lớn. Lượng nước mà doanh nghiệp sử dụng chắc chắn sẽ vượt quá con số 35m3/tháng. Như vậy đối với doanh nghiệp sản xuất NUĐC chắc chẵn sẽ chịu mức giá 4.500đ/m3. Trong khi đó nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn nước ngầm thì mức thếu hiện nay là 4.000đ/m3 đồng thời lượng nước ngầm sẽ khá ổn định khônh như nguồn nước cấp. Chính vì vậy, doanh nghiệp sản xuất NUĐC nên sử dụng nguồn nước ngầm cho dây truyền sản xuất. Nếu như khu vực sản xuất nằm trong khu vực cấm khai thác nước ngầm theo quyết định số 69/2007/QĐ-UBND thì doanh nghiệp buộc phải sử dụng nguồn nước cấp cho dây truyền sản xuất.
Hình 5.3: Sơ đồ hệ thống xử lý NUĐC
Nước nguồn
Hệ thống trao đổi ion
Bồn chứa nuớc nguồn
Hệ thống băng truyền
UV
Hệ thống ly lọc 2
Bồn chứa nước thành phẩm
Hệ thống ly lọc 1
Hệ thống lọc tinh, khử mùi
Làm mền nước
RO
Máy Ozon
V.2.2. Hệ thống xúc rửa
Trong hệ thống xúc rửa, ta có thể chia ra làm hai công đoạn chính sau:
Xúc rửa bên ngoài
Đối với bình có lớp màng co bảo vệ thường khá sạch chỉ bị bám bẩn ở phía nắp bởi bụi. Còn đối với bình không còn màng co bảo vệ thường bị bám bụi nhiều, dầu mỡ (do việc nấu ăn gây ra) và còn có thể là sơn. Đối với, bình bám bụi và dầu mỡ có thể áp dụng qui trình rửa sau:
Vỏ bình à Rửa qua bằng nước à Rửa bằng xà phòng à Rửa lại bằng nước với áp lực nước.
Còn đối với các bình dính sơn cần phải tẩy các vết sơn dính trên bình. Để tẩy vết sơn chúng ta dùng dầu hỏa để tẩy. Khi dùng loại dầu này cần chú ý không được mở nắp bình để tránh việc dầu dính vào phía trong bình. Đồng thời trong quá trình rửa này cần rất cẩn thận để không ảnh hưởng đến chất lượng bình, làm dầu dính vào trong bình. Sau khi, làm vệ sinh sạch các vết sơn bình được đưa tiếp tục rửa theo qui trình bình dính bụi và dầu mỡ.
Xúc rửa bên trong
Cần chú ý đến 2 loại bình sau: bình chưa bị chỉ dùng chứa nước uống và bình có chứa các chất khác đặc biệt các chất có men như rượu bia (do người dân cho vào). Đối với bình chỉ dùng để chứa nước uống có thể rửa qua bằng nước sạch dưới áp lực nước. Còn đối với các bình có chứa rượu bia, hay có rêu xuất hiện cần được ngâm trong dung dịch P3 ít nhất 3 ngày. Đây là khoảng thời gian cần thiết để các chất hữu cơ bị oxi hóa bởi P3 và kết tủa lại. Lúc này bình sẽ được đem rửa lại bằng nước sạch và tiếp tục các công đoạn giống như đối với các bình chỉ chứa nước uống.
Vỏ bình và nắp sau khi được làm sạch bằng nước với áp suất nước cao cần được phơi khô tự nhiên trong phòng thoáng mát. Sau đó, vỏ bình và nắp được xúc bằng bồn xúc đặt trong phòng vô trùng. Bồn xúc được làm bằng inox không rỉ và có máy bơm áp lực. Và dung dịch dùng trong bồn là dung dịch P3 và có hệ thống hoàn lưu lại dung dịch.
Hình 5.4: Bồn xúc rửa bằng dung dịch P3
V.2.3. Hệ thống đóng chai
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ kinh phí xây dựng hệ thống đóng chai tự động thì có thể thực hiện việc đóng chai thủ công. Việc đóng chai thủ công này được thực hiện như sau: Nước thành phẩm được đong vào bình nhờ hệ thống bơm định lượng được thiết kế nằm trong buồng kín đã khử trùng. Sau đó, công nhân có nhiệm vụ đóng nắp bằng tay và dùng khóa chuyên dụng để xiết chặt nắp thùng và chuyển qua công đoạn niêm nhờ vào các băng truyền. Việc đóng nắp chai cũng được thực hiện trong phòng vô trùng. Các phòng và buồng vô trùng được khử trùng bằng đèn UV.
V.2.4. Kính phí dầu tư
Chi phí đầu tư cho hệ thống NUĐC với công suất 500l/h là 154.555.500đ. Chi phi trên bao gồm các hệ thống và thiết bị theo bảng kê dưới đây. Đây là hệ thống có công suất 500l/h (25 bình 20l/h) nhưng hệ thống có thể hoạt động với công suất 1.140l/h (57bình 20l/h) trong vòng 1h30’. Hệ thống có thể đạt được công suất trên là nhờ vào bồn chứa thành phẩm có dung tích 1.000 lít. Sau thời gian 1h30’ chạy với công suất 1.140l/h sẽ có tình trạng bồn chứa sẽ cạn nước và đóng chai phải tạm ngưng để hệ thống lọc có thể bổ sung lượng nước cần thiết.
Bảng 5.2: Báo giá thiết bị và diễn giải kinh phí
STT
Thiết bị
Qui cách (mm)
SL
Thành tiền
01
Bồn chứa nước nguồn dung tích 2.000 lít
Kích thườc:
ÞxH=1230x2025 mm
Vật liệu nhựa PE
01
3.300.000
02
Hệ thống trao đổi ion
Cột inox
Kích thước:
ÞxH= 350x1600 mm
Vật liệu inox 304
Hạt trao đổi ion
MP64 (bao 25l)
A100 (bao 25l)
02
04
04
4.200.000
12.800.000
3.200.000
03
Bồn chứa nước chứa nước trung gian 2000 lít
Kích thườc:
ÞxH=1230x2025 mm
Vật liệu nhựa PE
01
3.300.000
04
Hệ thống lọc tinh khử mùi
Cột RT
ÞxH=300x1600 mm
Vật liệu lọc:
Resin A (bao 25l)
Resin B (bao 25l)
Carbon (bao 25l)
03
04
04
03
5.400.000
1.000.000
1.000.000
4.500.000
05
Hệ thống ly lọc 1
Vỏ lọc PVC 10” Răng ½”
Lõi sơ lọc cotton 5µm
Lõi sơ lọc propylen 2µm
Lõi carbon 5µ
Lõi carbon 1µ
04
01
01
01
01
273.000
31.500
84.000
63.000
84.000
06
Hệ thống làm mền nước
Cột RT
Kích thước:
ÞxH=300x1.600 mm
Vật liệu lọc:
Hạt nhựa S1467
01
04
1.800.000
2.700.000
07
Hệ thống RO
Màng lọc RO
Vỏ lọc RO
Máy bơm áp lực
Giá đỡ bằng Inox
01
45.000.000
08
Bồn chứa nước thành phẩm 1.000 lít
Kích thước:
ÞxH=960x1.595 mm
Vật liệu :
Inox không rỉ
01
5.400.000
09
Hệ thống ly lọc 2
Vỏ lọc PVC 10” Răng ½”
Lõi carbon 0.5µ
Lõi carbon 0.11µ
02
01
01
137.000
189.000
294.000
10
Hệ thống UV
Vỏ bọc Inox
Đèn UV
01
5.000.000
11
Máy Ozon 5g/h
01
9.000.000
12
Hệ thống súc rửa
8.000.000
13
Buồng đóng chai
12.000.000
14
Băng truyền 2m
5.000.000
15
Hóa chất xúc rửa trong 1 tháng
1.000.000
16
Vật tư
2.500.000
17
Vận chuyển
200.000
18
Nhân công lắp đặt
200.000
TỔNG CỘNG
154.555.500
Giá trên chưa bao gồm:
Thếu giá trị gia tăng
Giếng hoặc họng lấy nước
Móng đặt hệ thống
Phòng vô trùng
Vị trí thi công:
Hệ thống bao trao đổi ion, lọc tinh, khử mùi, ly lọc 1, làm mền nước và RO đặt cách bồn nước nguồn không quá 5 m, và chiếm diện tích 8m2 (dxr = 4x2 m).
Bồn chứa nước thành phẩm đặt cách phòng vô trùng không quá 3 m và cách hệ thống lọc trên không quá 5 m.
Hệ thống ly lọc 2, bồn xúc rửa và buồn đóng chai được đặt trong phòng vô trung có kích thước d x r x h = 4 x 3 x 3.
Băng chuyền nối liền phòng vô trùng và phòng niêm (khu vực dán nhãn, niêm nắp, van và bao bình bằng màng co).
V.2.4. Bố trí mặt bằng sản xuất
Để đảm bảo nguyên tắc một chiều trong sản xuất thì ta có thể bố trí mặt bằng sản xuất như hình 5.4. Bố trí mặt bằng ở hình 5.4 dành cho doanh nghiệp có diện tích mặt bằng 234m2 (d x r =18x13m).
Hệ thống xử lý
Phòng vô trùng
Tiếp nhận bình và phân loại
Rửa bình dính sơn
Rửa bình dưới áp lực nước và ráo nước tự nhiên
Nhà kho chứa bình thành phẩmvà nắp, vỏ bình mới
Phòng dán nhãnniêm van, nắp
Nhà để xe
Khu vực thay đồ bảo vệ lao động
Hành lang an toàn
Sân để giao và nhận hàng
Rửa bình bằng nước và xa phòng
Kho chứa hóa chất
Bồn chứa nước nguồn dung tích 2000 lít
Bồn chứa nước trung gian dung tích 2000 lít
Hệ thống trao đổi ion
Bồn chứa nước thành phẩm dung tích 1000 lít
Hình 5.4 Bố trí mặt bằng sản xuất
1. KẾT LUẬN
Qua kết quả điều tra về thị trường NUĐC tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy người tiêu dùng rất tin tưởng vào chất lượng NUĐC. Người tiêu dùng cho rằng cứ NUĐC là đạt yêu cầu. Đa số các hộ dân được phỏng vấn đều sử dụng trực tiếp sản phẩm NUĐC điều này đã chứng minh cho sự tin tưởng ngươi tiêu dùng về sản phẩm này.
Sản phẩm NUĐC ngày càng được ưa chuộng vì tính tiện dụng của sản phẩm này. Và nguyên nhân chính để người tiêu dùng chọn sản phẩm này là giá cả. Nếu như các mặt hàng khác liên tục tăng giá do giá xăng dầu tăng vọt thì NUĐC lại có chiều hướng giảm giá. Với chi phi để đun 20 lít nước bằng gas hiện nay thì vượt quá giá của bình NUĐC có trung bình hiện nay.
Do giá cả và lòng tin vào NUĐC của người dân hiện nay dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp sản xuất NUĐC không ngưng gia tăng về số lượng. Chính điều này đã tạo ra cuộc chiến khốc liệt trên thị trường này giữa các doanh nghiệp có giấy phép với các cơ sở làm nhái, làm giả và kinh doanh không giấy phép. Chính đềiu này làm cho thị trường NUĐC ngày các phức tạp. Trước tình trạng này, các cơ quan chức năng vẫn chưa có các biện pháp nào để khắc phục các tình trạng trên. Có thể nói thị trường NUĐC ngày nay tại thành phố Hồ Chí Minh đang bị thả trôi.
Từ kết quả phân tích chất lượng một số mẫu NUĐC trên địa bàn thành phố đã cho ta thấy rõ hơn tình trạng đáng lo ngại về thị trượng NUĐC. Trong số 24 nhãn nhãn hiệu phân tích chỉ có 3 nhãn hiệu đạt tiêu chuẩn. Các mẫu đã số không đạt chỉ tiêu về độ pH và NO2-. Trong số các mẫu phân tích có mẫu pH chỉ còn 4,1, còn chỉ tiêu về NO2- thì có mẫu vượt tiêu chuẩn 9 lần. Mà NO2- khi vào trong cơ thể có thể gây thiếu oxi trong máu và gây tự vong ở trẻ. Tuy nhiên việc gây tử vòng này diễn ra chậm và ta khó có thể biết được. Như vậy, có thể nói NUĐC hiện nay là kẻ sát nhân thầm lặng.
Không những NUĐC có tác động âm thầm bằng NO2- mà còn có những tác động mạnh mẽ bằng các vi sinh trong nước. Mà theo kết quả phân tích thì có 2 mẫu vượt tiêu chuẩn vi sinh đặc biệt có mẫu lên đến 15con/ml trong khi tiêu chần cho phép là 0. Với lượng vi sinh trong nước như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Theo kết quả iều tra và phân tích thấy rằng thị trường NUĐC tại thành phố Hồ Chí Minh rất phức tạp. Các sản phẩm NUĐC trên thị trường đa số không đảm bảo chất lượng thế nhưng người vẫn tin tưởng vào các sản phẩm này. Như vậy, có thể nói NUĐC là mối nguy tiềm ẩn và là sát nhân giấu mặt đối với người tiêu dùng.
2.. KIẾN NGHỊ
Qua quá trình thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng và đề xuất các giải pháp quản lý, sản xuất nước uống đóng chai tại thành phố Hồ Chí Minh”, em có một số kiến nghị đến ba nhóm đối tượng sau:
Đối với cơ quan Nhà nước:
Cần có sự thay đổi trong qui trình đăng ký sản xuất NUĐC hiện nay để chỉ các doanh nghiệp có khả năng, có điều kiện mới được cấp giấy phép NUĐC.
Tăng cường việc thanh tra và kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm NUĐC trên địa bàn thành phố.
Thông tin đầy đủ về các doanh nghiệp bị rút giấy phép kinh doanh cho các người tiêu dùng thông qua báo đài.
Đối với các doanh nghiệp:
Cần xây dựng hệ thống sản xuất và nhà xưởng hợp lý sao cho đảm bào các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm
Cần có phònh thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu về chất lượng nước nhằm quản lý tốt chất lượng NUĐC của daonh nghiệp mình.
Cần tiến hành xây dựng các hệ thống quản lý ISO 14000, ISO 9000, HACCP, SA 8000, OHSAS nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Thông tin đầy đủ về sản phẩm như các sử dụng bảo quản cho các đại lý và người tiêu dùng
Đối với người tiêu dùng:
Bảo quản và sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và từ các đại lý.
Thông tin cho doanh nghiệp sản xuất về chất lượng NUĐC nếu có hiện tượng không đảm bảo về chất lượng
Thông tin cho các cơ quan chức năng về các sản phẩm giả, nhái trên thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Huy Bá – năm 2000 – Môi trường – NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
Lê Huy Bá – năm 2002 – Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững – NXB Khoa học kỹ thuật
Vũ Minh Cát – năm 2002 – Thủy văn nước dưới đất – NXB Xây dựng
Edition Du Cinquantenaire – 1999 – Sổ tay xử lý nước – NXB Xây dựng
Lê Văn Chấn – 2006 – Tìm hiểu pháp luật về Vệ sinh An toàn thực phẩm – NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Lê Huy Bá – 2004 – Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Lê Thị Vu Lan – 2003 – Tài liệu thực tập vi sinh học môi trường ứng dụng
Thái Văn Nam – 2004 – Tài liệu thực tập phân tích hóa môi trường
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh – 2005 – Tài liệu huấn luyện vệ sinh an toàn thực phẩm
www.google.com
www.sapuwa.com
www.most.gov.vn
www.nea.gov.vn
www.ion-exchange.com
www.locnuoc.com
www.dwmr.gov.vn
www.monre.gov.vn
._.