Đánh giá chất lượng nước mặt thị xã Cao Lãnh và đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THỊ XÃ CAO LÃNH 2.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Thị xã Cao Lãnh Thị xã Cao Lãnh thời nhà Nguyễn thuộc về trấn rồi tỉnh Định Tường quản lý. Theo bia tiền hiền làng Mỹ Trà (nay là phường Mỹ Phú) lập năm Tự Đức thứ 29 (1876 sau khi Pháp đến) tường truyền là khu vực Bả Canh Trường. Bả Canh là một trong 9 khố trường được thành lập vào năm 1741 nên về mặt lịch sử, khố trường Bả Canh là cơ sở đầu tiên mang tính quản lý Nhà nước của thị xã Cao Lãnh. Như vậ

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá chất lượng nước mặt thị xã Cao Lãnh và đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y TXCL đã tròn 264 tuổi. Quận Cao Lãnh là 1 trong 3 quận của tỉnh Sa Đéc từ năm 1889 đến năm 1995. Vùng Cao Lãnh được nâng lên cấp quận từ năm 1914 vì lý do an ninh và kinh tế, bao gồm 3 tổng và 20 làng (TXCL chiếm 8 làng). Địa giới này được giữ nguyên đến hết thời Pháp thuộc. Từ năm 1956 đến năm 1975 Cao Lãnh là tỉnh Kiến Phong. Năm 1975, đất nước được thống nhất, tỉnh Đồng Tháp được thành lập, lấy Sa Đéc là tỉnh lỵ, khu thị tứ Mỹ Trà – Cao Lãnh trở thành thị trấn của huyện Cao Lãnh. Từ năm 1983 đến nay, thị trấn Cao Lãnh với việc khai thác Đồng Tháp Mười là trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh nên Cao Lãnh trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp. 2.1.2. Vị trí địa lý, diện tích, dân số và các đơn vị hành chính Vị trí địa lý: Xuôi nguồn sông Cửu Long, TXCL nằm về phía hữu ngạn sông Tiền, là tuyến giao thông thuỷ huyết mạch của đồng bằng sông Cửu Long, nối với cảng Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh và Campuchia. Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Cao Lãnh, phía Nam giáp huyện Lấp Vò và phía Tây giáp huyện Chợ Mới tỉnh An Giang với vị trí toạ độ địa lý như sau: Từ 10o24’ đến 10o30’ Bắc Từ 105o33’ đến 105o41’ Đông Thị xã Cao Lãnh có hệ thống giao thông thuỷ bộ phát triển khá đồng bộ. Trên địa bàn thị xã có Quốc lộ 30 là tuyến quan trọng nhất. Đầu QL30 nối với QL1, cuối giáp biên giới Campuchia. Do vậy, bằng tuyến này từ thị xã có thể đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại về các huyện phía Bắc của tỉnh và biên giới Campuchia. Tuyến tỉnh lộ 28 qua phà Cao Lãnh nối với Tỉnh lộ 23 đi thị xã Sa Đéc, các huyện phía Nam và Châu Đốc – An Giang. Mạng lưới sông rạch chằng chịt, phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông thuỷ. Do đó, thị xã Cao Lãnh có vị trí thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội với các huyện thị trong tỉnh, với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và quốc tế. Diện tích, mật độ, dân số: Tổng diện tích tự nhiên là 10.719,54 ha (Số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2005). Dân số trung bình là 149.837 người (theo số liệu thống kê năm 2005) trong đó dân số khu vực nội thị là 80.133 người, nếu tính cả yếu tố quy đổi thì dân số khu vực nội thị khoảng 99.402 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,05%. Chỉ số phát triển là 100,82%. Mật độ dân số bình quân là 1.397 người/km2 trong đó mật độ dân số bình quân khu vực nội thị là 8.970 người/km2. Có 15 đơn vị gồm 8 phường và 7 xã, cụ thể như sau: Các phường: 1, 2, 3, 4, 6, 11, Hoà Thuận và Mỹ Phú. Các xã: Mỹ Ngãi, Mỹ Tân, Mỹ Trà, Hoà An, Tận Thuận Đông, Tân Thuận Tây và Tịnh Thới. Với diện tích và mật độ dân số từng địa phương như sau: Bảng 2.1 Diện tích và mật độ dân số các địa phương của TXCL Đơn vị Số khóm ấp Diện tích (km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (người/km2) Phường 1 5 2,02 12.359 6.118 Phường 2 4 0,55 12.519 22.762 Phường 3 3 3,44 11.165 3.246 Phường 4 4 1,90 9.818 5.167 Phường 6 6 9,02 16.031 1.777 Phường 11 5 8,29 11.004 1.327 Phường Hoà Thuận 5 2,31 5.309 2.298 Phường Mỹ Phú 5 2,67 7.490 2.805 Xã Mỹ Trà 3 6,95 4.701 676 Xã Mỹ Tân 4 10,64 11.067 1.040 Xã Mỹ Ngãi 3 6,16 3.373 548 Xã Hoà An 6 11,22 11.228 1.001 Xã Tân Thuận Đông 4 16,27 11.036 678 Xã Tân Thuận Tây 4 9,78 10.513 1.075 Nguồn: Niêm giám thống kê Thị xã Cao Lãnh năm 2005 2.1.3. Đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất Địa hình: Địa hình khu vực thị xã Cao Lãnh tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, cao ở ven sông Tiền và ven sông Cao Lãnh, thấp dần ở giữa, độ cao phổ biến từ 1,2 m đến 1,5 m. Khu vực trung tâm các khu dân cư hiện hữu có cao độ trung bình từ +2,1m đến 2,6m. Các khu vực còn lại chủ yếu là khu vực nhà vườn, đất nông nghiệp, cao độ trung bình từ +1,5m đến 1,9m. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh mương dày đặc thuận lợi cho tưới tiêu song hạn chế trong việc cơ giới hoá nông nghiệp. Nhìn chung, đặc điểm địa hình của thị xã Cao Lãnh mang đặc điểm chung của địa hình vùng đồng bằng sông Cửu Long, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng do đặc điểm này mà một số khu vực bị ngập vào mùa mưa, mùa lũ gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Thổ nhưỡng: TXCL có 1 nhóm đất phù sa trong đó phân loại mức độ như sau: - Đất phù sa được bồi: 3.604,58 ha. - Đất phù sa chưa phân dị: 2.400,01 ha. - Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng: 1.819,37 ha. Đất phù sa chưa phân dị là loại đất non trẻ thứ hai sau đất phù sa được bồi, phẩu diện bắt đầu có sự biến đổi, xuất hiện các đốm nâu vàng, là loại đất có chất lượng cao thích hợp với cây ăn trái, hoa màu và lúa. Tính chất của đất phù sa: chất hữu cơ khá cao, tương ứng lượng đạm tổng số rất giàu (0,25 – 0,3%), hàm lượng Kali vào loại khá nhưng nghèo lân, cation kiềm trao đổi cao và cân đối giữa Ca2+ và Mg2+, tỷ lệ Ca2+/Mg2+ > 1, CEC tương đối cao (15 – 20 me/100g), phản ứng dung dịch đất chua. Hiện trạng sử dụng đất TXCL Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất năm 2005 (tính bằng ha) Năm 2005 TỔNG SỐ 10.719 1. Đất nông nghiệp 6.900 Cây hàng năm 4.304 Lúa 4.062 Màu và cây CN hàng năm 2.428 Rau, đậu - Cây lâu năm 2.516 Cây ăn quả 2.516 Cây lâu năm khác - Đất trồng cỏ - Đất có mặt nước đang sử dụng vào nông nghiệp 58 2. Đất dùng vào lâm nghiệp - Rừng tự nhiên - Rừng trồng - 3. Đất chuyên dùng 2.839 Đất xây dựng - Đường giao thông - Đất thuỷ lợi - 4. Đất khu dân cư (đất ở) 952 5. Đất chưa sử dụng 28 Đất bằng 28 Đất đồi núi - Đất có mặt nước - Đất chưa sử dụng khác - Nguồn: Niêm giám thống kê TXCL năm 2005 Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy đất sử dụng cho mục đích trồng trọt như trồng lúa, cây ăn quả và cây công nghiệp là chiếm phần lớn trong diện tích đất của TXCL. Đây là nguyên nhân chủ yếu của việc gây ô nhiễm nguồn nước mặt bởi người dân hiện đang sử dụng rất nhiều phân bón hoá học cho cây trồng và thuốc trừ sâu để diệt sâu gây hại màu màng. Do vậy, đã có một dư lượng lớn thuốc trừ sâu tồn đọng, bị rửa trôi xuống ao, hồ, sông, kênh rạch và thâm nhập vào nguồn nước gây nên tình trạng nước bị ô nhiễm, đặc biệt hơn là vào mùa lũ, các hoá chất từ dư lượng thuốc trừ sâu sẽ được mang đi trên diện rộng, ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng nước của người dân, nhất là ở những vùng nông thôn mà tại nơi đây người dân thường có thói quen tắm, rửa, dùng nước cho mục đích ăn uống,… lấy từ nước sông lên. TXCL đã và đang trên con đường phát triển chung của đất nước với quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá như hiện nay thì càng có nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến và sản xuất mọc lên. Điều này được chứng tỏ qua việc thống kê đất sử dụng cho mục đích công nghiệp từ trước đến nay. Năm 2001, diện tích đất sử dụng cho mục đích này là 756 ha mà cho đến nay đã có 2.839 ha đất đã được sử dụng, tăng gấp 3 – 4 lần. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đều chưa có hệ thống xử lý chất thải. Chỉ có những doanh nghiệp lớn là đã xây dựng nhưng xây dựng với tính chất đối phó với các cơ quan Nhà nước hoặc hệ thống xư lý hoạt động không hiệu quả. Thế là tất cả các chất thải đặc biệt là nước thải được đổ trực tiếp xuống sông, kênh, rạch gần đó gây nên tình trạng ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng này. Ngoài ra, đất ở cũng chiếm một phần không nhỏ nên việc ô nhiễm nguồn nước chủ yếu là do sinh hoạt của người dân. Việc còn tồn tại các cầu cá trên các con sông, kênh rạch và qua khảo sát cho thấy đa số các hộ dân đều xả nước thải và rác xuống trực tiếp dòng sông, không được thu gom và xử lý triệt để. Chỉ có ở các đô thị là có xe thu gom rác thải để đưa đến nơi tập trung để xử lý. 2.1.4. Đặc điểm về thời tiết – khí hậu TXCL có đặc điểm khí hậu chung của tỉnh Đồng Tháp, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo thuận lợi cho cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm. 2.1.4.1. Nhiệt độ Sự thay đổi nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm một số năm gần đây như sau: Bảng 2.3 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm Năm Nhiệt độ trung bình tháng (oC) TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1995 25,30 25,20 27,20 28,80 28,70 28,0 27,1 27,30 27,0 27,50 27,0 25,30 27,03 2000 26,13 26,13 27,36 28,06 27,76 27,76 27,1 27,86 27,83 26,93 27,06 26,57 27,15 2001 26,30 26,30 27,60 28,80 28,20 27,30 27,8 27,2 28,2 27,6 26,2 26,2 27,31 2002 25,2 25,5 27,4 29,1 29,0 27,9 27,8 27,1 27,7 27,9 27,5 27,4 27,46 2003 25,40 26,60 28,10 29,50 28,0 28,50 27,3 27,7 27,20 26,90 27,30 25,20 27,31 2004 25,7 25,7 27,7 29,3 28,4 27,5 27,3 27,3 27,3 27,6 27,2 25,4 27,19 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao, khoảng 27oC, ổn định theo không gian và thời gian. Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm, tháng 1 thấp nhất. Nhiệt độ cao nhất là 37,2oC, thấp nhất là 15,8oC. 2.1.4.2. Độ ẩm không khí Diễn biến độ ẩm không khí trung bình tháng trong những năm gần đây được thể hiện như sau: Bảng 2.4 Độ ẩm trung bình các tháng trong năm Năm Độ ẩm trung bình tháng (%) TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1995 82 81 78 76 81 86 87 88 87 85 81 77 82 2000 83 83 82 82 87 88 87 84 84 89 83 83 85 2001 83 82 82 82 86 87 86 88 84 87 85 80 84 2002 82 82 77 77 81 86 86 86 85 84 84 84 83 2003 82 78 80 80 86 83 86 85 88 88 83 81 83 2004 82 80 77 77 84 84 85 86 85 83 82 83 82 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp Độ ẩm không khí cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm, độ ẩm trung bình là 83%, cao nhất là 100%, thấp nhất 41%. Mùa ẩm từ tháng 5 – 11, độ ẩm trung bình từ 81 – 87%, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau độ ẩm trung bình là 78 – 82%. 2.1.4.3. Chế độ mưa Chế độ mưa ở khu vực thị xã Cao Lãnh cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phân làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 11. Lượng mưa trung bình ở mức 1.500 mm/năm, chiếm 90 – 92% lượng mưa cả năm. Từ tháng 5 bắt đầu mưa nhiều và tập trung cao độ ở tháng 9, 10. Trong đó tháng 9 và tháng 10 chiếm 30 – 40% tổng lượng mưa cả năm, còn lại mùa khô chiếm 8 – 10%. Bảng 2.5 Lượng mưa trung bình tháng Năm Lượng mưa trung bình tháng (mm) TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1995 4,0 0 12,6 4,7 61,6 169,9 232,9 239,7 362,5 337,2 229,2 28,1 1682,4 2000 50,4 13,6 57,0 137,1 213,8 199,4 165,6 297,9 231,3 411,0 144,3 82,8 2005,2 2001 11,0 0 47,9 146,2 167,3 230,9 164,1 167,4 207,3 185,0 27,3 15,6 1370,0 2002 0 0 0 14,0 23,4 181,7 147,3 160,9 154,3 317,2 136,7 98,3 1739,0 2003 1,6 0 0 10,4 330,1 114,2 311,2 208,9 260,7 396,1 104,2 1,6 1739,0 2004 0 0 0 1,0 134,9 291,7 66,0 99,0 148,5 379,0 107,1 26,7 1253,9 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp 2.1.4.4. Lượng nước bốc hơi Lượng nước bốc hơi hàng năm khá cao và phân hoá rõ rệt theo mùa, trung bình là 3 mm đến 5 mm/ngày. Lượng nước bốc hơi tập trung vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 6. Tổng lượng nước bốc hơi cả năm vào khoảng 1.600 mm/năm, lớn hơn lượng mưa trung bình cả năm. Các tháng mùa khô có lượng bốc hơi lớn hơn trung bình 3,1 – 4,6 mm/ngày. Các tháng mùa mưa có lượng bốc hơi nhỏ 2,3 – 3,3 mm/ngày. Tháng 3, 4 có lượng bốc hơi lớn nhất, tháng 10 có lượng bốc hơi nhỏ nhất. Lượng bốc hơi cao nhất tuyệt đối là 7,6 mm/ngày, thấp nhất 0,6 mm/ngày. 2.1.4.5. Chế độ nắng Trung bình mỗi năm ở Cao Lãnh có 2.521 giờ nắng, bình quân 7 giờ/ngày. Vào mùa khô (tháng 12 – tháng 4 năm sau), số giờ nắng 7,6 – 9,1 giờ/ngày, các tháng mùa mưa số giờ nắng giảm 5,1 – 7,0 giờ/ngày. Tháng 9 ít nắng nhất, chỉ có 147 giờ, tháng 3 nhiều giờ nắng nhất 282 giờ. Bảng 2.6 Số giờ nắng các tháng trong năm Năm Số giờ nắng các tháng TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2000 251,0 218,8 225,4 250 228,5 185 203,4 213 202,1 212,8 195 207,4 2592,4 2001 224,5 224,5 229 250,4 230,1 169,4 222,1 132,4 213,3 182,4 179,5 250,5 2508,1 2002 264,2 247,3 265,5 270 254,3 189,1 198,5 153,1 193,2 232,8 216,2 240,8 2725,0 2003 264,6 247,8 275,2 274,4 132,4 223,8 184,8 177,2 143 156,9 237,5 204,8 2522,4 2004 241,6 233,1 239,1 244,5 184 175,5 179,4 136,6 192,5 190,7 240,6 244,4 2502,0 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp 2.1.4.6. Chế độ thuỷ văn các sông rạch trong vùng Khu vực TXCL nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung chịu ảnh hưởng của sông Mêkông từ thượng nguồn. Vào mùa mưa, trừ khu vực dân cư có cao độ san nền tương đối cao hoặc nằm trong các đê bao, tất cả diện tích còn lại đều bị ngập. Mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm thuỷ văn Cao Lãnh được thể hiện: Bảng 2.7 Mực nước cao nhất trên sông Tiền P % 5 10 20 50 99 H (mm) 260 242 224 197 163 Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Đồng Tháp Chế độ thuỷ văn ở thị xã Cao Lãnh chịu tác động của 3 yếu tố: lũ, mưa nội đông và thuỷ triều biển Đông. Hàng năm hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa kiệt trùng với mùa khô. Chế độ thuỷ văn mùa kiệt: Mùa kiệt nối tiếp sau mùa lũ từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Chế độ thuỷ văn trong sông, kênh rạch chịu tác động trực tiếp của thuỷ triều biển Đông, mực nước giảm dần đến tháng 1, tháng 2 trở đo bắt đầu thấp hơn mặt ruộng, trừ một số khu vực phía Nam có thể lợi dụng thuỷ triều khai thác nước tự chảy. Chế độ thuỷ văn mùa lũ: Lũ xuất hiện ở tỉnh vào tháng 7 đến tháng 11 (lũ xuất hiện sớm nhất đồng bằng sông Cửu Long) trong đó TXCL và các huyện phía Nam nói chung lũ về muộn hơn so với các huyện đầu nguồn. Thị xã Cao Lãnh nằm trong vùng ngập nông, độ ngập sâu nhất là 2,0 m, nông nhất là 1,0 m. Thời gian ngập lũ chịu sự tác động của tổng lượng lũ thượng nguồn, mưa tại chỗ và thuỷ triều biển Đông. Một số năm, tuy đỉnh lũ ngoài sông không bằng các năm khác, song do tiêu thoát chậm và gặp thời kỳ triều cường nên mực nước trong đồng cao hơn các năm khác. Theo số liệu thống kê trong 50 năm, lũ năm 1961 được xem là lũ lớn nhất với tầng suất khoảng 2%, kế đó là lũ năm 2000, 1966, 1978, 1996. Lũ chính vụ năm 2000 tuy không bằng năm 1961 nhưng là số liệu đầy đủ và gần đây nhất nên chọn làm tiêu chuẩn chống lũ triệt để đối với các công trình bảo vệ dân cư, cơ sở hạ tầng, sản xuất vụ 3 và bảo vệ vườn cây ăn trái. 2.1.5. Về khoáng sản: Cát trên sông địa bàn TXCL phân bố dọc theo sông Tiền (xã Tân Thuận Đông và Tân Thuận Tây), dạng trầm tích theo dòng chảy, được khai thác sử dụng có hiệu quả trong công nghiệp xây dựng, gồm cát xây lắp mặt bằng và cát xây dựng. 2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Đồng Tháp là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế vào loại cao so với các tỉnh miền Tây Nam Bộ trong đó thị xã Cao Lãnh giữ vai trò quan trọng, là động lực trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong những năm vừa qua và cả những năm tới. Nền kinh tế của thị xã trong những năm gần đây đã dần đi vào thế ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế phát triển khá cao, từng bước hoà nhập và phát triển theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Sau đây là một số khái quát về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của TXCL trong những năm qua: 2.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 13,31 %/năm. Trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp) là 6,03 %/năm; khu vực II (công nghiệp – xây dựng) là 18,71 %/năm; khu vực III (thương mại – dịch vụ) là 13,03 %/năm. Bảng 2.8 Tốc độ tăng trưởng bình quân phân theo khu vực Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Phân theo khu vực Khu vực CN - XD 19,06% 19,44% 18,92% 17,45% 17,95% Khu vực TM - DV 11,16% 12,85% 13,11% 15,07% 15,28% Khu vực Nông - Lâm - TS 2,12% 4,12% 7,21% 11,3% 9,37% (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2005) Cơ cấu kinh tế: khu vực I chiếm 31,19%, khu vực II chiếm 27,8% và khu vực III chiếm 59,01%. 2.2.2. Lao động - Tổng số lao động trong độ tuổi là 87.063 (chiếm 59,1% dân số). - Tổng số nguồn lao động: 93.150 (chiếm 63,23% dân số). - Tổng số lao động đang có việc làm trong các ngành kinh tế: 64.833 (chiếm 74,47% tổng số lao động). Trong đó: Lao động nông – lâm – thuỷ sản: 33.387 (chiếm 51,49%). Lao động công nghiệp – xây dựng: 9.288 (14,33%). Lao động thương mại – dịch vụ: 22.158 (34,18%). Tổng số hộ là 31.955 hộ trong đó có 22.802 hộ phi nông nghiệp (chiếm 69,34%) với bình quân 5 người/hộ. Trong khu vực nội thị, tổng số lao động đang làm việc 38.163 người (30.819 lao động phi nông nghiệp và 7.244 lao động nông nghiệp). 2.2.3. Phát triển ngành kinh tế 2.2.3.1. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng Năm 2004, GDP khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 17,45% đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,71%/năm trong giai đoạn 2001 – 2004. Giá trị sản xuất tăng 205,7 tỷ năm 1999 lên 922,68 tỷ năm 2004 (chiếm 45,45% giá trị sản xuất toàn ngành). Tốc độ tăng trưởng ở mức cao so với toàn tỉnh, bình quân thời kỳ 1999 – 2004 vào khoảng 17%. Hiện có 1.012 cơ sở với 8.080 lao động (tăng 170 cơ sở, 2.804 lao động so với năm 1999). Ước tính 9 tháng đầu năm trên địa bàn thị xã, giá trị sản xuất ước đạt 1.068 tỷ đồng, đạt 71% kế hoạch và tăng 18% so với cùng kỳ năm 2005. Giá trị sản xuất công nghiệp chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nước uống và hoá chất. Các mặt hàng sản xuất đã có thị trường tương đối ổn định, chất lượng ngày càng cao. Theo định hướng đầu tư đến năm 2010, việc đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Trần Quốc Toản, các làng nghề trên địa bàn thị xã Cao Lãnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, phát triển ngành may mặc, chế biến, sản xuất sửa chữa cơ khí và hàng tiêu dùng. 2.3.3.2. Thương mại – Dịch vụ GDP khu vực tăng 15,07%, chiếm 27,8% trong cơ cấu GDP của thị xã. Hiện có 5.738 cơ sở trong đó thương mại 3.541 cơ sở, dịch vụ 909 cơ sở, khách sạn, nhà hàng 1.288 cơ sở với tổng số người tham gia kinh doanh là 11.050 người. Các loại hình dịch vụ công cộng, tài chính, tiền tệ, giao thông, bưu điện có bước phát triển mới, tương xứng với vị trí trung tâm của tỉnh. Sự tăng trưởng trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ có liên quan trực tiếp đến mức độ tăng thêm sản phẩm của các ngành trong khu vực sản xuất công nghiệp của thị xã, việc đầu tư cơ sở hạ tầng được đồng bộ hơn, phần khác nhờ thu nhập của người dân được nâng lên cao hơn so với trước đây. Do thị xã đầu tư nâng cấp và đưa vào sử dụng các khu chợ, khu vui chơi giải trí… tạo điều kiện làm cho thị trườngtrong những tháng đầu năm 2006 luôn sôi động và có bước tăng trưởng khá, các hoạt động dịch vụ tiếp tục được mở rộng, ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa 9 tháng đầu năm trên địa bàn là 1.071,45 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2005 và đạt 84,5% kế hoạch đề ra. 2.3.3.3. Du lịch Thị xã là trung tâm của các tuyến du lịch văn hoá – lịch sử – sinh thái như: khu di tích Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Gò Tháp, khu căn cứ Xẻo Quýt, vườn quốc gia Tràm Chim Tam Nông,… Các địa điểm này đã được trùng tu cùng với hệ thống giao thông thuận tiện nên lượng khách tham quan, khách du lịch ngày càng tăng. Hiện TXCL có 2.197 cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực du lịch – dịch vụ. Có 5/6 khách sạn lớn của tỉnh nằm trên địa bàn chính thị xã đạt tiêu chuẩn quốc tế. 2.3.3.4. Sản xuất nông – lâm – thuỷ sản Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong năm 2004 (thời tiết, dịch bệnh, thị trường,…) nhưng giá trị của ngành vẫn đạt 175,68 tỷ đồng (trong đó ngành nông nghiệp đạt 156,82 tỷ đồng), đạt tốc độ tăng trưởng 11,3%, cao nhất từ trước đến nay. Với diện tích 8.372 ha đất trồng lúa (sản lượng đạt 43.771 tấn) tăng khoảng 12,5% so với năm 2003. Số hộ sản xuất nông nghiệp và lao động nông nghiệp đều giảm. Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất: 13,46%, đạt 4.320 tấn, gấp 5,12 lần so với năm 2003 chủ yếu là tăng về sản lượng. Nuôi trồng đạt 3.868 tấn, chiếm 91,44% trong cơ cấu sản lượng thuỷ sản, gấp 8,87 lần so với năm 2003. Ước tính giá trị sản xuất nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2006 là 141,9 tỷ đồng, đạt 68% so với kế hoạch và tăng 6,9% so cùng kỳ 2005. Ngành chăn nuôi trong những tháng đầu năm tiếp tục phát triển đặc biệt là chăn nuôi heo, bò tiếp tục tăng mạnh. 2.2.4. An ninh quốc phòng Tỉnh Đồng Tháp có diện tích 3.238 km2 với 48,7 km đường biên giới với Campuchia ở phía Đông Bắc. Đường sông có thể theo sông Tiền đi ra biển Đông và các nước Đông Nam Á. Đường bộ có thể den61n các tỉnh lân cận như An Giang, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ bằng Quốc lộ 1, đi Campuchia bằng Quốc lộ 30 và sông Tiền. Vì vậy, về mặt an ninh quốc hpong2 có thể nói là một trong các vị trí quan trọng trong chiến lược với vai trò bảo vệ tuyến biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc. Đảng bộ, chính quyền nhân dân lực lượng vũ trang TXCL luôn phát huy truyền thống đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thường xuyên thực hiện chính sách hậu phương quân đội, gắn kinh tế với quốc phòng, an ninh và luôn xác định vai trò, vị trí của TXCL là địa bàn chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng. Chú trọng tăng cường công tác xây dựng lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ vững mạnh về mọi mặt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. An ninh chính trị luôn ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được duy trì, ngày càng phát triển. 2.2.5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 2.2.5.1. Phát triển hạ tầng đô thị – nông thôn Từ năm 2001 – 2004, song song với việc tiếp tục vận động góp quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng, TXCL đã tập trung đầu tư bằng nhiều nguồn vốn với tổng số tiền khoảng 457 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước 428 tỷ đồng (ngân sách tỉnh 195,5 triệu đồng, ngân sách thị xã 213 tỷ đồng, nguồn khai thác 29 tỷ đồng, vốn của xây dựng 19,5 tỷ đồng) đã xây dựng 70 tuyến giao thông dài 88,7 km; 29 cầu ngoại ô, vỉa hè bê tông hoá 6 hẻm lớn, phát triển mạng lưới điện cao cấp cho hơn 1.000 hộ dân. Riêng năm 2004, thị xã đã đầu tư với số vốn 166.901 triệu đồng, các công trình chủ yếu gồm xây dựng 5 khu dân cư vượt lũ Trần Quốc Toản, Bà Học, Xẻo Bèo, Quảng Khánh, Rạch Chanh; các khu dân cư mới: Mỹ Trà 3, ấp 4,… nâng cấp một số tuyến giao thông nông thôn. Thị xã đầu tư hoàn chỉnh 51,5 km/80,25 km đường huyện lộ, 39,63 km đường đô thị, 55,4 km/155,3 km đường xã, thường xuyên chăm sóc bảo vệ cây xanh, thực hiện vệ sinh môi trường, góp phần phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thị xã ngày càng tốt hơn. 2.2.5.2. Cây xanh Thị xã có công viên lớn là công viên văn hoá Văn Miếu nằm trong khu trung tâm thị xã thuộc phường 1. Công viên này đã được quy hoạch chi tiết và sẽ trở thành công viên văn hoá lớn nhất của tỉnh và thị xã. Hiện nay công viên đã và đang được xây dựng có quy mô khoảng 15 ha. Thị xã còn có khu di tích Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Đây là công trình mang tính chất văn hoá, du lịch có xây dựng công trình. Tuy nhiên với khung cảnh thiên nhiên hài hoà, bốn mùa hoa lá xanh tươi có thể coi đây là khu công viên cây xanh tập trung của thị xã. Hiện tại trong khu vực TXCL đang hình thành 4 mảng cây xanh lớn như sau: Mảng cây xanh từ công viên đối diện mặt sau UBND tỉnh kéo dài qua sông Đình Trung tiếp giáp khu nghĩa trang bao gồm cả khu thể dục thể thao và triển lãm. Mảng cây xanh từ công viên lớn thứ 2 từ khu vực Lăng cụ Phó bảng kéo dài len lỏi qua khu nhà vườn để tiếp giáp qua khu văn hoá và sông Cao Lãnh. Mảng công viên cây xanh dự kiến tại phường 6. Mảng cây xanh phía Nam trường đại học dự kiến. Trong các mảng cây xanh trung tâm này có thể tổ chức thành công viên, vườn hoa, sân bãi, thể thao hoặc các vườn cây ăn trái nhằm tổ chức các điểm nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí cho toàn dân, đồng thời cũng là những mảng cây xanh góp phần tạo nên một thị xã xanh – sạch – đẹp. Ngoài ra, thị xã đã được xây dựng một số các vườn hoa kết hợp các tượng đài ở các vị trí cửa ngõ và trong nội ô của thị xã. Nhìn chung, thị xã còn thiếu các cây xanh tập trung và cây xanh đường phố, các công viên lớn đang được tập trung xây dựng. Thị xã đang tiến hành đề án xây dựng hệ thống các công viên cây xanh văn hoá, du lịch trên địa bàn thị xã trong giai đoạn 2005 – 2010. Tổng diện tích đất cây xanh công cộng khu vực nội thị của thị xã khoảng 45,2 ha, bình quân đạt khoảng 5 m2/người. Là một đô thị đặc trưng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long nên tỷ lệ mặt nước chiếm diện tích khá lớn, có ảnh hưởng chủ đạo đến tổ chức không gian phát triển mang tính đặc thù của vùng sông nước. Vì vậy, nếu tính cả ½ diện tích mặt nước khoảng 15 ha nằm trong đô thị thì tỷ lệ cây xanh – mặt nước trên toàn thị xã có thể đạt 7 m2/người. 2.2.5.3. Giao thông Đường thuỷ Chủ yếu qua sông Tiền và các tuyến sông Cao Lãnh có chiều dài 13,25 km, sông Đình Trung (rạch Cái Sao Thượng) dài 5,75 km. Hiện nay thị xã đã nâng cấp cảng Đồng Tháp bên sông Tiền, đây là 1 trong 5 cảng quan trọng nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đường bộ TXCL có thuận lợi lớn về giao thông đường bộ là nằm bên đường Quốc lộ1A đi Campuchia. Trong quá trình phát triển của thị xã, Quốc lộ 1A ít bị ảnh hưởng do thị xã không nằm gần Quốc lộ 1A. Quốc lộ 30 đoạn qua thị xã hiện có lộ giới 24 – 36 m. để đảm bảo cho việc lưu thông qua thị xã, QL 30 đang xây dựng tuyến tránh lên phía Bắc của thị xã. Các tuyến tỉnh lộ đi về các huyện xã đã và đang được cải tạo nâng cấp với tổng chiều dài 79,04 km đường liên huyện và 152,67 km đường liên xã. Theo thống kê năm 2004, trên địa bàn TXCL có 71 tuyến đường đô thị các loại với tổng chiều dài 37,72 km, lộ giới từ 7 – 45 m, diện tích đất chiếm khoảng 90 ha. Cầu đường Tại thị xã có 154 cầu bắt qua sông các loại với tổng chiều dài 2.740 m, trong đó có 53 cầu bê tôn và 36 cầu gỗ. Bến bãi Bến xe ngoại tỉnh hiện có 1 bến xe liên tỉnh nằm gần khu chợ Cao Lãnh, có diện tích 0,75 ha. TXCL đã tổ chức được các tuyến vận tải công cộng như xe buýt và taxi. Việc di chuyển các tuyến dài, ngắn từ thị xã đi tới các nơi đều dùng xe khách hoặc xe buýt. Ngoài ra còn có các phương tiện vận tải hành khách khác như xe lôi, xe ôm. 2.2.6. Cấp điện Nguồn điện: TXCL được cấp điện từ lưới điện quốc gia tuyến cao thế 110 KV từ trạm 220 KV Cai Lậy (Tiền Giang) đến và trạm 110/22/15 KV – 40 MVA Cao Lãnh. Nguồn cấp điện dự phòng là trạm diesel Cao Lãnh có công suất 2.400 KW. Lưới điện: Từ trạm 110 KV Cao Lãnh có các phát tuyến 571 đến 574 cấp điện trung thế cho các phụ tải trong thị xã. Các tuyến trung thế phần lớn sử dụng cáp nhôm lõi thép đi trên trụ bêtông ly tâm. Các trạm hạ thế 22 – 15/0,4 KV hầu hết là trạm ngoài trời (trạm treo hoặc trạm giàn). Trạm trên giàn thường lắp đặt máy biến áp 3 pha, có công suất từ 100 KVA trở lên. Trạm treo trên trụ được dùng để phục vụ các phụ tải nhỏ, bán kính cấp điện của các trạm trong khoảng 300 – 500 m. Tổng chiều dài tuyến trung thế trong khu vực là 64 km. Bình quân điện thương phẩm năm 2004 là 145 KWh/năm. Toàn thị xã có 22 trạm đèn điều khiển giao thông, 45 tuyến đường đã được lắp đặt hệ thống chiếu sáng với tổng chiều dài 45,3 km. Tỷ lệ đường phố chính để chiếu sáng 95,2%. 2.2.7. Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường 2.2.7.1. Cấp nước: Thị xã đang dùng nguồn nước ngầm với 11 giếng khoan ở độ sâu từ 200 – 400 m, lưu lượng giếng từ 19 – 75 m3/h, thời gian bơm từ 20 – 22 h/ngày, công suất cấp nước hiện tại là 10.500 m3/ngày. Mạng đường ống cấp nước có đường kính f75 – f300, tổng chiều dài khoảng 100 km, dùng ống PVD là chính. Nguồn nước ngầm bắt đầu thực hiện từ sau năm 1994 khi có dự án viện trợ của Hà Lan, trước năm 1994 là nguồn nước mặt sông Cao Lãnh, công suất khai thác chỉ mới 1.000 m3/ngày. Với dân số nội thị thì tiêu chuẩn dùng nước bình quân là 141 l/người.ngày (chỉ tính cho nội thị). Tuy nhiên, do rò rỉ nên thực tế chỉ đạt 106 l/người.ngày và chỉ cấp cho khoảng 60.000 người (khoảng 84%). 2.2.7.2. Thoát nước: Có 65 tuyến với tổng chiều dài 40.859 m. Tuyến cống ngầm từ D400 – D800: 34.825 m, mương các loại: 6.034 m. Mạng lưới thoát nước của thị xã được xây dựng chủ yếu tập trung khu trung tâm thị xã. Hiện các tuyến thoát nước dùng chung cho nước mưa và nước thải sinh hoạt. Các tuyến cống chủ yếu là mương xây nắp đan và cống tròn bố trí dọc theo các trục đường chính và thải trực tiếp ra sông rạch. Hiện khu vực phường 1, phường 2 đã thực hiện các tuyến đê bao chống lũ với cao độ của đê bao là 3,6 m. tại vị trí các cửa xả vào mùa lũ sẽ được ngăn lại và bố trí với một số trạm bơm để bơm thoát nước ra sông. Các khu vực khác hầu như chưa có các tuyến thoát nước cục bộ cho các khu vực nhỏ. Nước mưa tại các khu vực này chủ yếu thoát theo địa hình tự nhiên ra kênh rạch gần nhất như: kênh chợ Cao Lãnh, sông Cao Lãnh, sông Đình Trung, Mỹ Ngãi,… Mạng lưới cống thoát nước được xây dựng trong nhiều thời kỳ nên không có tính đồng bộ cao. Thực tế hiện nay ngay cả khu vực nội ô thị xã có hệ thống cống thoát nước nhưng vẫn xảy ra tình trạng ngập lụt khi có nước lớn, một số khu vực khác cống không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chưa có thường xuyên gây ngập lụt khi mưa lớn. Hiện đang lập dự án thoát nước và vệ sinh môi trường thị xã Cao Lãnh giai đoạn 2010 – 2020, đã có chủ trương của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Nước thải sinh hoạt thoát chung vào mạng cống thoát nước mưa gồm cống ngầm và mương nổi và cũng chưa có hình thức xử lý nào khác ngoài việc qua bể tự hoại trước khi chảy ra cống. Tuy nhiên, vẫn có nơi không cần bể tự hoại đó là một số khu vực dân cư ở trên rạch thì mọi loại chất thải sinh hoạt như phân rác của hàng ngàn hộ dân sinh sống tại đây đều thải xuống kênh rạch. Mật độ cống thoát nước chính đô thị là 3 km/km2. Trong tương lai, thị xã sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cấp – thoát nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Tới năm 2010 đảm bảo cung cấp cho khoảng 80% dân đô thị (120.000 người) với tiêu chuẩn 100 l/người.ngày đồng thời cấp nước cho các khu công nghiệp tập trung có tổng diện tích F = 160 ha với tiêu chuẩn dùng nước q = 40 m3/ha.ngày. Đảm bảo chất lượng nước sạch đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh. Giảm tổn thất nước từ 30% hiện nay xuống 25%. Tổng nhu cầu tính toán giai đoạn Q = 25.500 m3/ngày bao gồm: Nguồn và._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 2.doc
  • docBIA.doc
  • docchuong 1- mo dau.doc
  • pdfchuong 1.pdf
  • docchuong 3.doc
  • docchuong 4.doc
  • docchuong 5.doc
  • docmuc luc.doc
  • docnhiem vu do an tot nghiep.doc
  • docphu luc.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
  • doctom luoc.doc
Tài liệu liên quan