Tài liệu Đánh giá chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện ở Công ty cấp điện: ... Ebook Đánh giá chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện ở Công ty cấp điện
86 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện ở Công ty cấp điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đã tạo nên động lực thu hút mạnh mẽ đầu tư từ nhiều nguồn cho xây dựng. Vì thế thị trường xây dựng và xây lắp nước ta trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Nhiều kỹ thuật, công nghệ tiên tiến mang tính đột phá đã được mang vào Việt Nam tạo một bước tiến khá xa về tốc độ xây lắp, về quy mô công trình, về chất lượng, về tổ chức trong xây dựng, tạo một diện mạo mới của một đất nước đang phát triển vững chắc tiến vào những năm đầu của thiên niên kỷ thứ 3. Song chính thời điểm này cũng bộc lộ sự hẫng hụt về trình độ sơ hở về quản lý, buông lỏng về kiểm soát trong lĩnh vực chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện. Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, thúc đẩy sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quản lý chất lượng mạng lưới công trình đòi hỏi những chuyển biến mới, vững chắc nhưng cũng thực sự khẩn trương.
Chúng ta đều có thể hiểu rằng, chất lượng mạng lưới không là điều xảy ra trong chốc lát. Sự theo đuổi chất lượng là một cuộc hành trình bền bỉ đòi hỏi sự đổi mới tự hoàn thiện nâng cao trình độ và phương pháp quản lý để theo kịp tiến độ và tập quán quốc tế. Công trình cấp điện với vốn đầu tư lớn không cho phép phế phẩm đã đặt ra một đòi hỏi đặc biệt cấp thiết với công tác quản lý chất lượng mạng lưới công trình.
Trong những năm qua như một số công ty xây lắp điện trong cả nước, Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện IV đã từng bước đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý chất lượng mạng lưới các công trình cấp điện.Tuy vậy, công tác này vẫn còn ở thế bị động trong ngành và còn nhiều tồn tại.
Với những kiến thức đã học được và tích luỹ trong nhà trường kết hợp với những tài liệu đọc thêm, xuất phát từ thực trạng của Công ty, được tiếp xúc trong thời gian đi thực tế em mạnh dạn chọn đề tài : “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẠNG LƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN Ở CÔNG TY CẤP ĐIỆN ” với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn: Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng và cùng các anh chị trong Công ty đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này.
CHƯƠNG I: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MẠNG LƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN - SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN
I. CHẤT LƯỢNG MẠNG LƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN, VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG XÂY LẮP CÁC CÔNG TRINH CẤP ĐIỆN VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH.
1. Các quan niệm về mạng lưỡi và chất lượng mạng lưới.
Chất lượng là một phạm trù phức tạp biến động theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhận thức và mong muốn của con người. Hiện có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng, sản phẩm mỗi quan niệm đó đều có căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau và như vậy chúng có những đóng góp nhất định vào việc thúc đẩy khoa học quản lý chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện.
2. Các loại chất lượng mạng lưới
Qua sự phân tích nghiên cứu, các chuyên gia đã đưa ra 6 loai chất lượng mạng lưới như sau:
- Chất lượng thiết kế: chất lượng thiết kế là chất lượng thể hiện những thuộc tính chỉ tiêu của sản phẩm được phác thảo trên cơ sở nghiên cứu thị trường được định ra để sản xuất, chất lượng thiết kế được thể hiện trong các bản vẽ, bản thiết kế, trên các yêu cầu cụ thể về phương diện vật liệu chế tạo,những yêu cầu về gia công, sản xuất chế tạo, yêu cầu về bảo quản, yêu cầu về thử nghiệm và những yêu cầu hướng dẫn sử dụng. Chất lượng thiết kế còn gọi là chất lượng chính sách nhằm đáp ứng đơn thuần về lý thuyết đối với nhu cầu thị trường, còn thực tế có đạt được điều đó hay không thì nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Yêu cầu đặt ra đối với những người đặt ra chất lượng thiết kế phải rất thận trọng bởi đó là những bước đầu tiên quyết định tới cả quá trình sản xuất sản phẩm, thậm trí nó còn ảnh hưởng cả tới quá trình đầu tư công nghệ.
Chất lượng chuẩn là loại chất lượng mà thuộc tính và chỉ tiêu của nó được phê duyệt trong quá trìng quản lý chất lượng và người quản lý chính là các cơ quan quản lý về mặt chất lượng sản phẩm mới có quyền phê chuẩn và sau khi phê chuẩn rồi thì chất lượng này trở thành pháp lệnh, văn bản pháp quy.
Chất lượng thực tế là mức độ thực tế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm và nó được thể hiện sau quá trình sản xuất trong quá trình sử dụng sản phẩm. Chất lượng là mức độ cho phép về độ lệch giữa chất lượng chuẩn và chất lượng thực tế của sản phẩm.
Chất lượng cho phép là do các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm, quan quản lý thị trường, trong hợp đồng quốc tế, hợp đồng giữa đôi bên quy định.
- Chất lượng tối ưu:
Chất lượng tối ưu của sản phẩm biểu thị khả toàn năng toàn diện nhu cầu thị trường điều kiện xác định với những chi phí xã hội thấp nhất.
Chất lượng tối ưu của sản phẩm nói nên mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm và chi phí.
- Chất lượng toàn phần:
Chất lượng toàn phần là mức chất lượng thể hiện mức tương quan giữa hiệu quả có ích cho sử dụng sản phẩm có chất lượng cao và tổng chi phí để sản xuất và sử dụng sản phẩm đó.
3. Một số điều rút ra từ khái niệm :
Chất lượng mạng lưới các công trình là tổng hợp kỹ thuật và kinh tế. Chất lượng là khả năng đáp ứng các yêu cầu. Vì vậy một công trình muốn đáp ứng được những yêu cầu sử dụng thì phải có những tính chất về chức năng phù hợp . do đó, không thể tạo ra công trình chất lượng cao bằng khả năng kỹ thuật non kém. Chỉ có công nghệ cao, thiết bị tiên tiến, công nhân giỏi, nguyên liệu tốt, mới làm ra công trình có tính năng sử dụng cao, mới có khả năng đòi hỏi của người sử dụng. Đó là nội dung kỹ thuật của chất lượng mạng lưới các công trình. Nâng cao chất lượng là cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ. v.v ...
Nhưng chất lượng mạng lưới các công trình không chỉ là vấn đề kỹ thuật. Nó còn là vấn đề kinh tế. Mặt kinh tế của chất lượng mạng lưới các công trình thể hiện ở chỗ, sự thoả mãn của người sử dụng các công trình không phải chỉ bằng những tính chất về chức năng của công trình, mà còn bằng chi phí người ta phải bỏ ra để có công trình và sử dụng nó. Sự đòi hỏi của người sử dụng bị các chi phí này giới hạn nặng, vì vậy mới có sự thoả mãn.
Chất lượng sản phẩm chỉ được xác định theo mục đích sử dụng, đối với điều kiện sử dụng cụ thể. Nghĩa là không có sản phẩm chất lượng cho mọi người. Sản phẩm chỉ có chất lượng với một đối tượng tiêu dùng, được sử dụng vào một mục đích, với những điều kiện sử dụng nhất định. Chất lượng là sự đáp ứng các yêu cầu. Đối tượng sử dụng khác nhau sẽ có các yêu cầu khác nhau. Yêu cầu của người tiêu dùng là đa dạng. Do vậy muốn tạo ra sản phẩm có chất lượng phải phân nhỏ thị trường, phân đối tượng tiêu dùng thành nhiêu loại và làm nhiều loại sản phẩm khác nhau cho từng đối tượng. Do đó, đa dạng hoá sản phẩm là con đường tất yếu để nâng cao chất lượng.
Chất lượng có tính tương đối. Sự tương đối thể hiện trên cả hai mặt không gian và thời gian. Một loại hàng hoá có thể có chất lượng ở thị trường này, nhưng không có chất lượng ở thị trường khác. Ngay tại một thị trường mỗi loại sản phẩm chỉ có chất lượng với một đối tượng tiêu dùng.một loại sản phẩm có chất lượng hôm nay, ngày mai có thể không còn chất lượng nữa. Bởi vì, nhu cầu của người tiêu dùng có thể đã thay đổi hoạc có những sản phẩm khác phù hợp hơn xuất hiện. Do vậy, muốn duy trì được chất lượng tất yếu phải đổi mới sản phẩm.
Như vậy,đa dạng hoá và thường xuyên đổi mới sản phẩm là con đường tất yếu của nâg cao chất lượng.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mạng lưới các công trình:
Chất lượng mạng lưới các công trình ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau nhưng nói chung người ta chia thành hai nhóm nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đó là nhóm nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố bên trong.
Nhóm nhân tố bên ngoài:
+Nhu cầu thị trường:
Nhu cầu thị trường là xuất phát của quá trình quản lý chất lượng tạo lực kéo, định hướng cho cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm, cơ cấu, tính chất, đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Từ đó phải đòi hỏi phải tiến hành nghiêm túc, thận trọng công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích môi trường kinh tế hã hội, xác định chính xác nhận thức của khách hàng, thói quen, phong tục tập quán văn hoá, nối sống, mục đích sử dụng và khả năng thanh toán...
+Trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ:
Tiến bộ khoa học công nghệ có tác dụng như lực đẩy nâng cao chất lượng mạng lưới các công trình thông qua viêc tạo khả năng to lớn đưa chất lượng công trình không ngừng tăng lên. Tiến bộ khoa học công nghệ đã tạo ra và đưa vào sản xuất những công nghệ mới có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao hơn. Khoa học kỹ thuật cho phép chúng ta tạo ra và tìm ra những nguyên liệu mới, nguyên liệu tôt hơn, rẻ hơn, nhờ có tiến bộ khoa học kỹ thuật mà ta có thể mà ta có thể tạo ra các phương pháp và phương tiện kỹ thuật quản lý tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng,giảm chi phí.
+Cơ chế quản lý:
Khả năng cải tiến nâng cao chất lượng mạng lưới các công trình của doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào cơ chế quản lý của mỗi nước bởi lẽ:
Cơ chế quản lý của nhà nước có tạo ra được tính độc lập tự chủ, sáng tạo trong mỗi doanh nghiệp hay không?
Cơ chế quẩn lý của nhà nước có tạo ra và hình thành lên một môi trường thuân lợi cho các doanh nghiệp huy động công nghệ mới, tiếp thu ứng dụng những phương pháp quản lý chất lượng hiện đại hay không?
Cơ chế quản lý tạo ra sự cạnh tranh, xoá bỏ sức ỳ tấm lý ỷ lại không nhừng phát huy sáng kiến cải thiện hoàn thiện chất lượng các công trình.
Nhóm nhân tố bên trong:
Các nhân tố bên trong có ảnh hưởng tới chất lượng mạng lưới các công trình bao gồm các nhân tố sau:
Lực lượng lao động trong doanh nghiệp:
Đây là những nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng mạng lưới các công trình. Nó bao gồm trình độ chuyên môn tay nghề kinh nghiệm, ý thức, trách nhiệm tính kỷ luật tinh thần hiệp tác phối hợp khả năng thích ứng với sự thay đổi của ngoaị cảnh, khả năng thu nhập và xử lý thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp tác động trực tiếp tới chất lượng mạng lưới các công trình.
Khả năng về công nghệ máy móc thiết bị của mỗi doanh nghiệp. Công nghệ là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ tới chất lượng sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ hiện đại cơ cấu, tính đồng bộ, tình hình bảo dưỡng, duy trì khả năng làm việc của máy móc thiết bị công nghệ, đặc biệt là những doanh nghiệp tự động hoá cao, dây truyền có tính chất sản xuất linh hoạt.
Vật tư nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư nguyên liệu của doanh nghiệp.
Chủng loại cơ cấu tính đồng bộ chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm bởi lẽ vật tư nguyên liệu phải có chất lượng cao, và việc cung ứng nguyên liệu cũng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ đồng bộ, kịp thời và đúng yêu cầu về chủng lọi và chất lượng nguyên vật liệu.
Trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất doanh nghiệp.
Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy mạnh tốc độ cải tiến hoàn thiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Theo đánh giá của các chuyên gia về quản lý chất lượng sản phẩm thì trong thực tế có tới 80% những vấn đề chất lượng là do quản lý gây ra. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu bộ máy quản lý, khả năng xác định mục tiêu chính sách, chất lượng và chủ đạo tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch chất lượng.
5. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng mạng lưới công trình .
Việc nâng cao chất lượng mạng lưới sản phẩm có ý nghĩa to lớn đối với cả người sản xuất và người tiêu dùng.
+Đối với người sản xuất:
Trong nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam bây giờ và nền kinh tế thị trường đang phát triển trên thế giới thì bất cứ một loại sản phẩm nào cũng có thể được sản xuất và cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau, nó tạo ra sự canh tranh mạnh mẽ giữa các nhà sản xuất. Trong cạnh tranh họ có thể dùng nhiều yếu tố sản phẩm của mình để làm vũ khí cạnh tranh, mà trong vũ khí cạnh tranh hiệu quả nhất thường được sử dụng nhất là giá cả và chất lượng sản phẩm. Xã hội càng phát triển đời sống xã hội càng nâng cao thì yếu tố chất lượng sản phẩm có xu hướng quyết định hơn yếu tố giá cả trong cạnh tranh. Do vậy mà việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giúp cho doanh nhiệp có khả năngcạnh tranh cao hơn trên thị trường.
Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ atọ uy tín, danh tiếng, cơ hội tồn tại và phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm tạo cơ hội cho doanh nghiệp hội nhập buôn bán làm ăn với các nước, giữ uy tín quốc gia.
Nâng cao chất lượng tức là cùng một khối lượng nguyên liệu chúng có thể sản xuất ra một giá trị sủ dụng cao hơn, do đó mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm được sức người sức của.
+Đối với người tiêu dùng:
việc nâng cao chất lượng sản phẩm là ngày càng thoả mãn nhu cầu cao về tiêu dùng, nhu cầu về số lượng, chủng loại, phẩm chất của sản phẩm.
Người tiêu dùng có thể tiết kiệm được sức người sức của thông qua việc tiêu dùng, sử dụng có chất lượng cao.
Tạo dựng được lòng tin, độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng hoá, giải quyết được vấn đề an toàn trong quá trình sử dụng, tiêu dùng sản phẩm.
Ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm còn làm tăng khả năng cạnh tranh về kinh tế của đất nước, góp phần làm khẳng định sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới và trong khu vực.
Như vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm là một biện pháp hữu hiệu kết hợp các loại lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội và người lao động.
II. QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI.
1. Thực chất của quản lý chất lượng mạng lưới.
Các quan niệm về quản lý mạng lưới được phát triển và hoàn thiện liên tục thể hiện ngày càng đầy đủ hơn về bản chất tổng hợp, phức tạp của vấn đề chất lượng phản ánh sự thích ứng với điều kiện và môi trường kinh doanh mới.
Vào những năm đầu của thế kỷ này chỉ có khái niệm là kiểm tra chất lượng sản phẩm và được thực hiện ở quá trình sản xuất. Cho đến những năm 50 thì bắt đầu xuất hiện khái niệm quản lý chất lượng mạng lưới lúc này nội dung và phạm vi quản lý, chức năng quản lý mạng lưới được mở rộng hơn nhưng nó tập trung chủ yếu vào giai đoạn sản xuất sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế, chính trị của chất lượng hàng hoá, nhất là hàng hoá xuất nhập khẩu, nhà nước ta đã sớm quan tâm đến quản lý mạng lưới các công trình. Từ những năm đầu của thập niên 60, nhà nước đã ban hành những văn bản tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý chất lượng hàng hoá và tổ chức các cơ quan quản lý và các cơ quan nghiên cứu về lĩnh vực này.
Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng mạng lưới, dưới đây là một số định nghĩa :
Trong các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật có định nghĩa về quản lý chất luộng như sau “ Hệ thống các phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm sản xuất những hàng hoá có chất lượng thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng . Quản lý chất lượng hiện đại dựa trên việc sử dụng những phương pháp thống kê và thường được gọi là kiểm tra thống kê chất lượng “.
Quản lý mạng lưới là hệ thống các hoạt động, các biện pháp và quy định hành chính, kinh tế, kỹ thuật, tổ chức ... dựa trên những thành tựu về khoa học kỹ thuật nhằm sử dụng tối ưu các chức năng trong doanh nghiệp để đảm bảo duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng ( thiết kế, sản xuất, tiêu thụ và tiêu dùng ) nhằm thoả mãn yêu cầu của xã hội với chi phí thấp nhất .
Như vậy so với các quan niệm về quản lý chất lượng mạng lưới trước đay thì quan niệm về quản lý chất lượng mạng lưới hiện nay có những khác biệt cần chú ý:
Về tính chất : Quản lý chất lượng hiện nay coi chất lượng là vấn đề kinh doanh ( tổng hợp kinh tế - kỹ thuật, xã hội ) là bộ phận không thể tách rời trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chứ chất lượng không đơn thuần là vấ đề công nghệ như xưa .
Phạm vi quản lý : Ta thấy phạm vi quản lý chất lượng hiện nay rất rộng, liên quan tới tất cả các khâu, các quá trình hoạt động tạo ra sản phẩm.
Cấp quản lý: Quản lý chất lượng hiện nay được thể hiện ở mọi cấp, ở các công ty, phân xưởng, phòng, ban và người lao động với quản lý chất lượng chứ không còn bó hẹp thực hiện ở cấp phân xưởng trong khâu sản xuất trước đây.
Mục tiêu: Mục tiêu quản lý chất lượng hiện nay là kết hợp giữa mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn nhầm thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở mức cao nhất chứ không chỉ dừng lại ở mục tiêu ngắn hạn như trước đây là đạt mức lợi nhuận cao nhất.
Sản phẩm: Với quản lý chất lượng hiện nay, sản phẩm được biểu hiện là tất cả đầu ra của mọi quá trình, không kể đó là quá trình sản xuất, hay quá trình quản lý và như vậy ngay cả những chứng từ, báo cáo, hợp đồng, đơn đặt hàng,... đều là sản phẩm và được quản lý về chất lượng để sản phẩm ở công đoạn cuối cùng đạt chất lượng cao. Và các sản phẩm được quản lý chất lượng là tất cả ( sản phẩm thực hiện bên trong và bên ngoài) chứ không chỉ dừng lại ở việc quản lý chất lượng sản phẩm với những sản phẩm cuối cùng bán ra ngoài xí nghiệp như trước.
Khách hàng: Với quản lý chất lượng mới hiện nay thì khách hàng được hiểu là những người có liên quan trực tiếp đến sử dụng sản phẩm của xí nghiệp kể cả khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài chứ không chỉ là những khách hàng bên ngoài.
Chức năng: Chức năng của quản lý chất lượng hiện nay bao gồm hoạch đọnh chất lượng, kiểm soát chất lượng, cải tiến và hoàn thiện chất lượng chứ không chỉ có một chức năng kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm như trước kia.
Đánh giá chất lượng: Trong quản lý chất lượng mạng lưới hiện nay, muốn đánh giá mức mạng lưới thì dùng nhiều chỉ tiêu căn cứ khác nhau, chú trọng nhất là sự phản ứng của khách hàng, chứ không chỉ căn cứ vào những chỉ tiêu thiết kế như xưa.
2. Nội dung cơ bản của quản lý chất lượng mạng lưới.
Hoạch định chất lượng:
Hoạch định chất lượng là hoạt động xác định mục tiêu và phương tiện nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm.
Hoạch định chất lượng cho phép:
định hướng phát triển chung cho toàn xí nghiệp theo một hướng thống nhất. Khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực dài hạn nhằm góp phần giảm chi phí cho chất lượng.
Tạo điều kiện thuận lợi cho xí nghiệp mở rộng thị trường nâng cao sự cạnh tranh đặc biệt là thị trường thế giới ...
Nội dung chủ yếu của hoạch định xây dựng bao gồm:
Xác định mục tiêu chất lượng tổng quát và chính xác chất lượng.
Xác định khách hàng.
Xác định nhu cầu và đặc điểm nhu cầu của khách hàng.
Phát triển các đặc điểm sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Từ đó phát triển các quá trình có khả năng tạo ra những đặc điểm của sản phẩm.
Chuyển giao các kết quả của hoạch định cho bộ phận tác nghiệp.
Khi hoạch định chất lượng thì doanh nghiệp cần phải trả lời những câu hỏi sau:
Thứ nhất: ai là khách hàng và họ đang mong đợi cái gì khi mua sản phẩm?
Thứ hai: Liệu những cái mà xí nghiệp đưa ra có đúng với cái mà khách hàng đang mong đợi hay không? Và nó còn tiếp tục là cái họ mong đợi nữa hay không?
Thứ ba: họ phải trả bao cho sản phẩm?
Thư tư: họ cần mua bao nhiêu và bao giờ có?
Kiểm soát chất lượng:
Kiểm soát chất lượng là quá trình điều khiển các hoạt động tác nghiệp thông qua những kỹ thuật, phương tiện, phương pháp và hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng những yêu cầu đã đặt ra.
Nhiệm vụ chủ yếu của kiểm soát chất lượng là:
Tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng như yêu cầu.
Đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế của doanh nghiệp so sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện ra những sai lệch. Tiến hành những hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch để đảm bảo thực hiện đúng những yêu cầu.
Cải tiến và hoàn thiên chất lượng.
Cải tiến và hoàn thiện chất lượng là những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hơn trước để làm giảm khoảng cách giữa mức mong muốn của khách hàng với mức chất lượng thực tế của sản phẩm và từ đó đưa khả năng thoả mãn nhu cầu của sản phẩm lên mức cao nhất.
Cải tiến và hoàn thiện chất lượng đựơc thực thực hiện theo các hướng sau:
Tiến hành phát triển, đa dạng hoá các sản phẩm của xí nghiệp nhằm đáp ứng một cách đa dạng các loại nhu cầu của thị trường về sản phẩm.
Tiến hành thay đổi các quá trình nhằm áp dụng các các quá trình công nghệ mới nhằm cải thiện và nâng cao các chỉ tiêu chất lượng, các khuyết tật để thực hiện được các công việc trên thì ta phải tiến hành các nội dung:
Cần thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết để đảm bảo hoàn thiện chất lượng sản phẩm.
Xác định những nhu cầu đặc trưng về hoàn thiện chất lượng, từ đó đề ra các dự án hoàn thiện. Thành lập những tổ công tác có đầy đủ khả năng để thực hiện thành công dự án cải thiện chất lượng đã đề ra.
Tiến hành cung cấp nguồn lực cần thiết (tài chính,kỹ thuật lao động) cùng với việc động viên khuyến khích quá trình thực hiện dự án hoàn thiện chất lượng.
Tất cả các hoạt động này đều có liên quan chặt chẽ với nhau, được thực hiện kế tiếp nhau nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
3. Các yêu cầu cơ bản của quản lý chất lượng mạng lưới:
Chất lượng phải thực sự trở thành mục tiêu hàng đầu có vai trò trung tâm trong hoạt động của các doanh nghiệp.
Luôn có sự quyết tâm, nhất quán trong phương hướng chiến lược và phương châm hành động trong ban giám đốc, hành động vì mục tiêu chất lượng.
Hiểu biết đầy đủ chính xác nhu cầu hiện tại và phương hướng hoạt động của nhu cầu trong tương lai.
Theo dõi nắm bắt kịp thời những diễn biến nhu cầu thị hiếu thị trường để có những phương hướng và biện pháp kịp thời.
Đánh giá được những nhận thức của khách hàng về chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh đã đạt được để từ đó có các chiến lược cạnh tranh thích hợp.
Khi có các vấn đề nảy sinh thì cần có sự tập trung xem xét về bản thân hệ thống và quá trình, phát hiện ra các nguyên nhân và tìm cách giải quyết các nguyên nhân đó.
Phải xoá bỏ mọi sự ngăn cách tạo điều kiện tốt nhất cho sự phù hợp các phòng ban, bộ phận nhằm hoàn thiện chất lượng của toàn hệ thống.
Khuyến khích tạo điều kiện hoàn thành các tổ chức quản trị chất lượng (câu lạc bộ chất lượng,nhom chất lượng...) tiến hành đào tạo và trang bị những kiến thức và phương tiện đo lường đánh giá chất lượng cho công nhân. Động viên nâng cao lòng tự trọng, tự hào về chất lượng công việc của mình thực hiện.
Cần thiết tạo mối quan hệ mật thiết và lâu dài với nhà cung cấp.
Cần xác định phát hiện các vấn đề quan trọng nhất, tập trung ưu tiên nhất cho các vấn đề đó.
Quản lý chất lượng mạng lưới phải thực hiện bằng hành động, văn bản hoá các hoạt động liên quan đến chất lượng.
III. TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MẠNG LƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY LẮP ĐIỆN LÀ MỘT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ TĂNG CƯỜNG SỨC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆPXÂY LẮP HIỆN NAY.
1. Tình hình phát triển của ngành xây lắp và vai trò của nó trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Tình hình phát triển hiện nay của ngành xây lắp điện.
Trong những năm gần đây công việc xây lắp điện của nước ta đã phát triển một cách nhanh chóng,có thể nói cả nước là một đại công trường ở đâu cũng có xây lắp điện, ở đâu cũng có những công trình mới mọc lên.
Cùng với công cuộc tăng cường xây lắp đó thì ngành xây lắp điện cũng không ngừng phát triển đi lên. Có thể nói đây là thời kỳ sôi động nhất từ trước đến nay của ngành xây lắp điện Việt Nam và nó vẫn tiếp tục sôi động trong thời gian tiếp theo với chiến lược “ khẩn trương tạo nền tảng kỹ thuật cho sự phát triển của những năm đầu thế kỷ XXI và xây dựng hạ tầng vững chắc cho chủ nghĩa xã hội của Việt Nam”.
Sự sôi động và phát triển của ngành xây lắp điện hiện nay có thể được phản ánh thông qua các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu tăng trưởng: trong năm 2001 toàn ngành xây dựng đã đạt mức tăng trưởng là 155% (so với 100% kế hoạch đặt ra). Trong đó ngành công nghiệp vật liệu đạt mức tăng trưởng là 117,1 % toàn ngành nộp ngân sách nhà nước đạt mức 110% tăng 10 % so với kế hoạch.
Trong năm 2001 toàn ngành đã đạt 5 triệu m2 diện tích xây dựng và tạo nhà ở, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là 1.7 triệu m2, thủ đô Hà nội là 0.7 triệu m2 còn lại là các tỉnh khác.
Về quy hoạch, kiến trúc.
Các đô thị, nông thôn trong cả nước đã từng bước xây dựng và phát triển theo quy hoạch, khắp các địa phương từ Bắc vào Nam bộ mặt kiến trúc đang khởi sắc và thay da đổi thịt từng ngày nhiều khu công nghiệp khu dan cư mới được hình thành, phát triển trên quy hoạch tổng thể và chi tiết do ngành xây dựng thiết kế và quản lý, cụ thể đã xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị 40 quy hoạch chung trong đó có 30 quy hoạch được duyệt chỉ trong năm 1999, hình thành 6 khu chế xuất, 10 khu công nghiệp tâp chung tại 8 địa phương với diện tích là 3800 ha. Theo kế hoạch từ năm 2001 ¸ 2005 Hà Nội sẽ xây dựng thêm 3 ¸ 3.5 triệu m2 nhà. Cụ thể như các khu chung cư : Trung Yên, làng Quốc Tế Thăng Long, Trung Hoà, Nhân Chính, Định Công, Linh Đàm, Đại Kim ... đang được hoàn chỉnh. Hà Nội đã có 14 khu đô thị mới được xây dựng sẽ khởi công vào đầu năm 2002 và hoàn thành vào năm 2005, trong đó 7 khu đô thị mới đang chuẩn bị đầu tư gồm: Mễ Trì Hạ, Mễ Đình 1,Mễ Đình 2,Nam Đường, Trần Duy Hưng, Thành phố giao lưu, Thạch cầu,Thạch Bàn và Tây Nam ... Quãng 50 dự án khu đô thị mới trên tổng diện tích gần 2000 ha và đặc biệt ngành thể dục thể thao đầu tư xây dựng sân vận động quốc gia ...
Về lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Ngành đã có sự chuyển hướng sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Nhờ sự đổi mới về cơ chế và dựa vào chiến lược phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2003 do bộ xây dựng chủ trì soạn thảo, trong năm qua, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đã có sự đổi mới đầu tư công nghệ góp phần làm tăng trưởng đáng kể trên nhiều mặt: Chủng loại mặt hàng, chất lượng mặt hàng, ngành hàng, doanh số và hiệu quả sản xuất kinh doanh ... Nhịp độ tăng trưởng về sản lượng các loại vật liệu xây dựng trong 5 năm qua đều đạt mức trên 2 lần so với giai đoạn (1986-1999) với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 20%.
Trong lĩnh vực xây lắp, các tổ chức xây lắp quốc doanh thuộc các bộ, các ngành, các địa phương đã có những chuyển đổi, đổi mới với phương thức hoạt động, một mặt nhằm hoà nhập với xây dựng có nhiều thành phần, cùng nhau tham gia, mặt khác tăng khả năng cạnh tranh với các tổ chức xây lắp quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức, đổi mới thiết bị công nghệ, đào tạo lại cán bộ quản lý và nâng cao tay nghề cho công nhân để đáp ứng yêu cầu mọi mặt của thị trường về chất lượng, mỹ thuật công trình. Tính đến hết ngày 30/12/2001, tổng số các doanh nghiệp xây dựng có 1.542, trong đó thuộc Trung ương 516, địa phương 1026 doanh nghiệp. Riêng lĩnh vực xây lắp có 770 doanh nghiệp (309 thuộc Trung ương, 416 thuộc địa phương). Nhiều doanh nghiệp xây lắp của Trung Ương và địa phương có trang thiết bị kỹ thuật và đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ cao, đủ năng lực xây dựng các công trình có yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế.
Theo số liệu của tổng cục thống kê giá trị sản lượng thực hiện của các đơn vị xây lắp của các doanh nghiệp trong năm 2001 đạt 40.000 tỷ đồng.
Về lĩnh vực phát triển đô thị và quản lý đô thị, nông thôn:
Ngành xây dựng đã chủ động tạo ra nhiều đổi mới, đáp ứng yêu cầu trên cả hai mặt. Những yêu cầu cấp bách trước mắt và phát triển dài hạn thông qua việc xây dựng hàng loạt các văn bản pháp quy nhằm từng bước đưa công tác quản lý đô thị vào trật tự kỷ cương, nề nếp và hoạt động thực tế góp phần thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị, nông thôn. Các công ty thuộc ngành xây dựng như: xây dựng và phát triển đô thị, nhà ở khu công nghiệp, cấp thoát nước, chiếu sáng, vệ sinh môi trường đô thị và nông thôn... Trong một khoảng thời gian chưa dài nhưng đã dần dần tiếp cận với quỹ đạo của cơ chế quản lý đô thị đã có những chuyển biến căn bản góp phần làm cho các độ thị trong cả nước ngày càng sạch đẹp hơn, văn minh, lịch sự hơn, cơ sở kỹ thuật hạ tầng được cải thiện một bước rõ rệt.
Quan hệ kinh tế đối ngoại.
Quan hệ kinh tế đối ngoại của ngànhđược mở rộng, đa dạng, phong phú hơn, nhiều liên doanh ra đời trong hầu hết các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của ngành như: Quy hoạch, thiết kế, sản xuất vật liệu xây dựng, xây lắp bảo tồn, tôn tạo lại các di tích lịch sử, văn hoá, khu phố cổ phát triển đô thị và nông thôn, cấp thoát nước, khoa học kỹ thuật, đào tạo ... đã mang lại kết quả bước đầu đáng khích lệ và ngành xây dựng càng chứng tỏ sự đúng đắn của chính sách mở theo đường nối đổi mới của đảng và nhà nước ta đã lựa chon. Trong năm 1999-2001 toàn ngành có 67 dự án liên doanh với nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 3 triệu USD.
Vai trò của ngành xây dựng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Xây dựng cơ bản có thể coi là 1 ngành sản xuất vật chất, ngành duy nhất tạo ra cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, đời sống y tế, quốc phòng, giáo dục và các công trình dân dụng khác.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, hoạt động xây dựng cơ bản góp phần to lớn vào việc tạo ra cơ sở hạ tầng cho các ngành khác. Cơ sở hạ tầng của các ngành đầy đủ nó phản ánh trình độ phát triển và hiện đại của ngành đó. Mặt khác xây dựng còn là ngành tạo ra khả năng xoá bỏ khoảng cách khác biệt giữa thành thị và nông thôn, nâng cao trình độ văn hoá và đời sống dân cư, cải tạo bộ mặt đất nước.
Hoạt động xây dựng cơ bản được thực hiện ở các giai đoạn khác nhau (như thiết kế, thi công ... ), ứng với các giai đoạn này là các bbộ phận, các đơn vị. Các bộ phận, các đơn vị đó cũng được xem là các đơn vị sản xuất trực tiếp như các doanh nghiệp khác và nó cũng tạo ra sự tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức nộp ngân sách ( thuế các loại ...)
Theo điều 1- điều lệ xây dựng cơ bản số 232/cp ngày 6/6/1981 công tác quản lý xây dựng cơ bản phải thực hiện đúng đường lối xây dựng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực (vốn, tài nguyên, lao động, đất đai ...) đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái để xây dựng thành công cơ sở vật chất kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội. Chủ trương đầu tư và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản phải đảm bảo nhịp độ phát triển nền kinh tế một cách cân đối nhịp nhàng, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng giai đoạn, nâng cao hiệu quả kinh tế -xã hội, góp phần tăng sản phẩm xã hội, tăng thu nhập quốc dân và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
2. Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và yêu cầu về chất lượng sản phẩm xây dựng.
Đặc điểm của ngành xây dựng.
Hoạt động của ngành xây dựng là những ._.hoạt động nhằm tạo ra những tài sản cố định (đó là những trương trình sử dụng lâu dài trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân) thông qua các hình thức như: xây dựng mới, cải tạo mở rộng, sửa chữa lớn khôi phục. Thông thường một chương trình xây dựng cơ bản từ lúc bắt đầu thiết kế, chuẩn bị và bước vào xây dựng cho đến khi hoàn tất bàn giao và bảo hành trong sử dụng chương trình đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều giai đoạn và công việc khác nhau. Nhưng để thực hiện một cách có hiệu quả cao thì đòi hỏi các công việc đó phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý và khoa học. Theo điều lệ quản lý xây dựng cơ bản, trình độ xây dựng một công trình được chia ra làm 3 giai đoạn chính sau:
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư;
Giai đoạn chuẩn bị xây dựng ;
Giai đoạn thi công xây lắp công trình;
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Đây là giai đoạn triển khai những ý đồ đầu tư, tiến hành thu thập những tài liệu về kinh tế, kỹ thuật ... có liên quan đến thành lập những dự án đầu tư, thiết lập luận chứng kinh tế kỹ thuật và tiến hành kiểm tra, phê chuẩn các dự án và các luận chứng đó.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư kết thúc khi dự án hoặc luận chứng được phê chuẩn và được ghi vào kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản cho các kỳ tương ứng.
Giai đoạn chuẩn bị xây dựng : là giai đoạn kể từ khi luận chứng hoặc dự án được phê chuẩn và được ghi vào kế hoạch đầu tư đến khi thực hiện được những công việc chủ yếu đủ đảm bảo tiến hành khởi công xây dựng công trình.
Giai đoạn xây lắp công trình: là giai đoạn tiến hành thi công trên hiện trường để tạo ra những kiến trúc và kết cấu công trình treo thiết kế và tiến hành lắp đặt các thiết bị công nghệ (nếu có) vào công trình. Giai đoạn này kết thúc khi công trình đã hoàn thiện và tiến hành bàn giao công trình.
Đặc điểm về sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản.
- Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản là những công trình hình thành cố định và mang tính ổn định gắn với một không gian và một địa điểm nhất định.
- Sản phẩm xây dựng rất đa dạng về hình thức, mẫu mã, cấu trúc phức tạp, có những phần nằm sâu dưới lòng đất, có phần thì vươn cao trên không trung.
- Sản phẩm của xây dựng thường có quy mô và kích thức rất lớn, chu kỳ sản xuất thường dài gây khó khăn cho việc sử dụng vốn kinh doanh.
- Vốn đầu tư để sản xuất sản phẩm thì lớn, rủi ro nhiều, phải xuất vốn thành nhiều đợt khác nhau, thời gian thu hồi chậm.
- Trong quá trình tạo ra sản phẩm thì chịu tác động mạnh của các yếu tố về điều kiện tự nhiên.
- Sản phẩm xây dựng được xem là sản phẩm tổng hợp, thể hiện đầy đủ các ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, văn hoá, phong tục tập quán.... của một dân tộc, một thời kỳ lịch sử.
Đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng.
Từ đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng đã được nêu trên, mà hoạt động sản xuất của ngành xây dựng cũng mang một số đặc trưng sau đây.
+ Loại hình sản xuất trong xây dựng là sản xuất đơn chiếc, tuy nhiên tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm không ổn định, cũng không lặp đi lặp lại theo chu kỳ nhất định.
+ Các yếu tố của quá trình sản xuất trong ngành xây dựng thường đa dạng phức tạp, cồng kềnh, mà lại không ổn định, thường xuyên phải di động, chính vì vậy mà nó gây khó khăn cho việc ổn định sản xuất gây tốn ổn định trong đời sống, sinh hoạt và các nhu cầu khác của con người. Do kém chi phí và thời gian cho việc di chuyển lực lượng sản xuất, gây ra sự mất ổn định trong đời sống sinh hoạt và cc nhu cầu khác của con người. Do đó mà việc quản lý sử dụng lao động cũng gặp nhiều khó khăn từ khâu tuyển chọn đến sử dụng, đào tạo bồi dưỡng. Việc quản lý sử dụng công cụ lao động nguyên vật liệu cũng khó đạt được hiệu quả cao.
+ Do sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, cấu tạo phức tạp, do đó mà trong sản xuất cũng có sự hợp tác phức tạp của các ngành các bộ phận tham gia chế tạo lên sản phẩm cuối cùng. Do đó trong quá trình quản lý làm sao điều hoà, phối hợp các khâu, các bộ phận.
+ Do sản phẩm của các ngành xây dựng nằm ngoài trời nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa lý, tự nhiên do đó mà sản xuất cũng nhịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố đó.
+ Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, thời gian thi công lâu dài, vốn đầu tư thường rất lớn. Trong quá trình còn đang thi công xây dựng thì toàn bộ vốn đầu tư vào công trònh chưa có khả năng sinh lời cho nền kinh tế quốc dân, đây chính là giai đoạn ứ đọng vốn, do đó mà với các công trình có quy mô tương đương nhau, nhưng trong những thời gian và không gian khác nhau mà lợi nhuận cũng thu được khác nhau.
b. Các yêu cầu chất lượng sản phẩm xây dựng.
Sản phẩm của ngành xây dựng là những sản phẩm đặc biệt, nó chẳng những được tiêu dùng trong sản xuất (các công trình công nghiệp, cơ sở hạ tầng ...) mà nó còn là những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho tiêu dùng của các thành viên trong xã hội ( nhà ở, các công trình văn hoá xã hội, công trình công cộng...).
Với những đặc điểm khác với sản phẩm thông thường khác nên các sản phẩm của ngành xây dựng có một yêu cầu về đặc thù chất lượng sản phẩm. Những yêu cầu về chất lượng sản phẩm của ngành xây dựng được thể hiện ở các chi tiết chất lượng dưới đây:
Chỉ tiêu bảo đảm an toàn.
Bất cứ một người nào khi mua là tiêu dùng một sản phẩm nào đó thì họ cũng luôn mong muốn sao cho sản phẩm đó thoả mãn nhu cầu của họ ở mức cao nhất với một chi phí thấp nhất, và như vậy chỉ tiêu đảm bảo an toàn của sản phẩm sẽ cho phép họ đạt được mong muốn ở mức nào. Mặt khác đối với những sản phẩm của ngành xây dựng có thể là các công trình xây dựng, do đặc điểm của những sản phẩm này là phức tạp, lượng vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư lâu dài, thời gian thu hồi vốn lâu, giá thành sản phẩm cao, do đó đối với người tiêu dùng những loại sản phẩm này thì họ luôn luôn đạt chỉ tiêu đảm bảo chất lượng hàng đầu.
- Chỉ tiêu đảm bảo phải được hiểu theo những nội dung sau:
An toàn trong thi công xây lắp:
Trong quá trìng thi công xây lắp cần đảm bảo thi công trong điều kiện bình thường, không có bất cớ sự đe doạ nào về tình trạng và tài sản trong quá trình sản xuất.
An toàn trong quá trình sử dụng.
Các công trình xây dựng cơ bản là loại sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong khoảng thời gian tương đối dài. Mức độ tối thiểu về thời gian sử dụng cũng từ 20 ¸ 30 năm đối với các công trình nhà ở và 15 năm đối với các công trình công nghiệp. Trong suất quá trình tồn tại của sản phẩm thì nó luôn phải chịu tác động huỷ hoại của môi trường tự nhiên: mưa, nắng, bão, lạnh ... với điều kiện khí hậu nhiết đới gió mùa như nước ta, đặc điểm của nắng lắm mưa nhiều, độ ẩm cao thì mức độ huỷ hoại của môi trường tự nhiên tương đối lớn, do đó mà mức độ xuống cấp của các công trình xẩy ra rất nhanh chóng, đòi hỏi phải bỏ ra chi phí để bảo dưỡng duy trì.
Như vậy để bảo an toàn trong quá trình sử dụng thì nhiệm vụ của công tác thiết kế và xây lắp luôn phải tìm tòi áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật về kinh tế, cấu trúc cũng như áp dụng mọi vật liệu mới, vật liệu thay thế, để không ngừng tăng cường khả năng chống lại sự huỷ hoại của môi trường. Ngoài ra trong quá trình thiết kế, thi công cũng cần phải chú ý tính đến khả năng xảy ra sự cố như động đất, bão gió, lụt lội, hoả hoạn ... và có những phương hướng và biện pháp hận chế, khắc phục.
Bảo đảm vệ sinh môi trường sống cho sức khoẻ con người. Như ta đã biết, công trình xây dựng là nơi bảo vệ con người, che chắn con người, bảo vệ tài sản của họ làm sao cho con người và tài sản khỏi chịu sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của các hiện tượng tự nhiên, môi trường xung quanh. Chính vì vậy mà các sản phẩm xây dựng phải làm sao tạo cho được môi trường trong sạch lành mạnh, có lợi cho sự phát triển của cơ thể con người và bảo đảm bảo vệ được tài sản riêng đối với công trình kiến trúc trong đó con người sinh sống thì phải đảm bảo làm sao cho công trình đó luôn thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông và ít phải dùng các biện pháp nhân tạo, luôn đảm bảo độ sáng hợp lý cho sinh hoạt đời sống.
Nói tóm lại: với sản phẩm của ngành xây dựng thì cần thiết phải đảm bảo an toàn theo các khía cạnh và cuối cùng là phải đảm bảo sao cho khi sử dụng, người tiêu dung hoàn toàn có cảm giác tuyệt đối yên tâm.
- Chỉ tiêu độ tiện dụng phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng.
Trong quá trình thiết kế thi công, để đạt được mức độ tiện dụng cao thì yêu cầu đối với các nhà xây dựng phải căn cứ và dựa vào các mục đích sử dụng khác nhau.
Đối với các công trình nhà ở thì yêu cầu về độ tiện dụng là phải tiên dụng trong sinh hoạt tạo cho con người có được cảm giác “ muốn gì có đấy”.
Đối với các công trình phục vụ sản xuất thì độ tiện dụng của nó thể hiện ở chỗ là sự bố trí các bộ phận của công trình sao cho phù hợp với quy trình công nghệ, có thể giảm bớt những lãng phí về thời gian, đi lại, vận chuyển ...
Đối với các công trình phục vụ nghỉ ngơi giải trí thì độ tiện dụng của nó thể hiện ở chỗ làm sao sự bố trí, sắp xếp các bộ phận được hợp lý, khao học, sao cho toàn bộ công trình có khả năng tạo ra được một môi trường, không gian nhỏ có thể kích thích việc hồi phục tâm lý cũng như thể lực tạo cho sự sảng khoái, thoả mãn cho mọi người. Cùng với những biện pháp kinh tế đẻ đưa lại cảm giác hư thực cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên mọi cái đều có những lý do khác hạn chế chẳng hạn như khả năng thanh toán của người tiêu dùng, do đó mà không thể đưa những sản phẩm có mức độ tiện dụng cao mà lại có mức giá quá cao so với khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Chính vì thế mà các nhà nghiên cứu, thiết kế phải làm sao cân đối giữa mức độ tiện dụng với mức chi phí phải bỏ ra để tiêu dùng sản phẩm đó làm sao cho ngày càng tăng mức độ tiện dụng của các sản phẩm mà luôn phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng.
- Chỉ tiêu thẩm mỹ.
Là một sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhiều loại nhu cầu, đặc biệt đối với công trình công cộng, do vậy mà phải làm sao thể hiện được tính thẩm mỹ phù hợp với nền văn hoá công đồng. Đây là một trong những vấn đề đòi hỏi các nhà kiến trúc phải luôn nghiên cứu, tìm hiểu, đổi mới, cải tiến, sáng tạo để làm sao vừa đáp ứng được thụ cảm của người trực tiếp tiêu dùng sản phẩm, đồng thời phải hài hoà, phù hợp với sự thụ cảm của cộng đồng xã hội.
- Chỉ tiêu thích ứng với mục đích sử dụng.
Một công trình xây dựng cơ bản thường có thời gian sử dụng lâu dài, trong thời gian đó thì nhu cầu và mục đích sử dụng của người tiêu dùng liên tục thay đổi.
Trong sản xuất công nghiệp cũng như vậy. Với nền kinh tế thị trường phát triển, khoa học công nghệ càng ngày càng tiên lên và hiện đại đòi hỏi sự thay đổi thường xuyên về công nghệ sản xuất. Sự thay đổi về công nghệ sản xuất nầy kéo theo sự thay đổi về hệ thống cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, đường xá ... Đó chính là sự thay đỏi xây dựng các công trình. Mà ta đã biết công trình xây dựng thì thường có chi phí lớn, thời gian xây dựng lâu, thời gian thu hồi vốn chậm, do đó trong xây dựng cần nghiên cứu dự đoán được những thay đổi này trong tương lai để đưa vào thiết kế, thi công sao cho có thể đưa ra những công trình vừa thích ứng được những nhu cầu, mục đích sử dụng mới trong tương lai thì công trình đó vẫn được duy trì trên cơ sở có một số cải tiến nhỏ ( thêm, bớt nhỏ ...) tốn ít chi phí và thời gian mà không phải phá bỏ hoàn toàn.
3. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý chất lượng công trình trong các doanh nghiệp xây dựng nước ta hiện nay.
Trong những năm gần đây, cùng với nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ trong các ngành kinh tế, ở lĩnh vực sản xuất xây dựng cũng chịu sự chi phối của quy luật này. Với một nền kinh tế hàng hoá đa dạng và phong phú về mặt hàng bao nhiêu thì cần phải có sự kiểm soát, quản lý chặt chẽ bấy nhiêu về chất lượng để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng nói riêng và lợi ích toàn xã hội nói chung. Hơn nữa, do tính đặc thù của các sản phẩm xây dựng hơn mọi sản phẩm khác do đó cần quan tâm nhiều mặt từ quan niệm, tổ chức, đầu tư, trình độ nghiệp vụ và cả nhân cách của hệ thống đảm bảo và quản lý chất lượng xây dựng để cho các công trình xây dựng phục vụ tốt các hoạt động kinh tế xã hội và môi trường sống của cộng đồng con người.
Mặt khác, cũng như sản phẩm khác, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay nó không phải chỉ do một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào độc quyền cung cấp trên thị trường mà có thể cung cấp bởi nhiều doanh nghiệp khác nhau, do vậy nó đã tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng trên thị trường, các doanh nghiệp xây dựng tìm mọi cách làm sao có thể nhận được hợp đồng xây dựng được thì tìm đến. Một trong những bí quyết để đạt được điều đó hay nói cách khác là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu nhất đó là những khả năng đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp, như vậy các doanh nghiệp xây dựng cần thiết phải tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm để làm sao ngày càng nâng cao chất lượng công trình của mình nhằm tăng sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
Xu hướng quốc tế hoá, hợp tác hoá cũng là một trong những nhân tố đặt ra cho các doanh nghiệp xây dựng cần tăng cường công tác quản lý chất lượng.
Với nền kinh tế nước ta, vừa mới đổi mới đi vào mở cửa của kinh tế, nhưng đã thấy rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam với nhiều hình thức khác nhau và trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. điều đó có thể nói: nền kinh tế Việt nam hiện nay là một môi trường kinh doanh đầy hấp dẫn và thế là họ tiếp tục tăng cường đầu tư nhẩy vào thị trường Việt nam. Đối với các doanh nghiệp Việt nam thì họ là những đối thủ cạnh tranh mạnh, đáng gờm với trình độ công nghệ khoa học tiên tiến hiện đại, họ có đầy đủ tiềm năng để bảo đảm chất lượng sản phẩm ở mức cao, tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp xây dựng Việt nam muốn cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài này thì cần có một điều kiện về khoa học công nghệ nhất định, cùng với một trình độ quản lý nói chung và quản lý chất lượng sản phẩm nói riêng ở mức cao và như vậy tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp nước ta nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng chưa được coi trọng đúng với tầm quan trọng của nó bởi nhiều lý do, mà những lý do chính và sâu sản xuất đó là do cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp kéo dài, các doanh nghiệp trước đây không quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà vẫn cứ tồn tại, vì khâu tiêu thụ đã có nhà nước đảm nhận, do vậy khi bước sang cơ chế mới các doanh nghiệp đều bộc lộ những yếu kém về quản lý chất lượng sản phẩm. Chính vì lẽ đó mà các doanh nghiệp cần phải cần thiết tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, đổi mới và hoàn thiện sao cho phù hợp, thích ứng với nền kinh tế thị trường hiện nay.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHẤT LƯỢNG MẠNG LƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MẠNG LƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN IV
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN IV.
1.Giới thiệu chung.
Tờn tiếng Việt :
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây lắp Điện 4
Tờn tiếng Anh :
Power construction installation limited company N04
Tờn viết tắt :
PCC4
Địa chỉ :
Tổ 5, Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
Điện thoại :
0438832040
Fax :
0438832041
Website :
www.pcc4.com.vn
E-mail :
Xaylapdien4@.vnn.vn
Tài khoản ngõn hàng :
22410000001551
Tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Đông Hà Nội
Mó số thuế :
0100100872
Theo giấy phép kinh doanh số 0104000337 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 16-6-2006, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây lắp Điện 4 hoạt động trong các lĩnh vực sau:
Xõy lắp cỏc cụng trỡnh đường dây và trạm điện, các công trỡnh nguồn điện;
Xõy dựng cỏc cụng trỡnh cụng nghiệp, dõn dụng, hạ tầng cơ sở, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, sân bay, bến cảng;
Sản xuất cột điện bê tong và kết cấu bê tông; sản xuất cột điện thép, kết cấu kim loại mạ kẽm, xản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp sứ cách điện;
Thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện, thử nghiệm kết cấu kim loại của các cột điện trung, cao thế, lọc dầu máy biến áp đến 500 kV;
Tư vấn đền bù, giải phóng mặt bằng;
Tư vấn quản lý dự ỏn cho cỏc loại cụng trỡnh về điện và công nghiệp;
Kinh doanh xuất, nhập khẩu vật tư thiết bị, kỹ thuật;
Vận tải hàng hoỏ;
Đại lý hàng hoỏ, cho thuờ thiết bị kho bói;
Kinh doanh dịch vụ khỏch sạn, du lịch;
Kinh doanh bất động sản…
2. Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển.
Công ty Xây lắp điện 4 là doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 28-12-1987 trên cơ sở sáp nhập Công ty xây lắp Điện 1 và Công ty Xây lắp Đường dây và trạm 4. Đến năm 1988 theo Quyết định số 63/1988/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp, Công ty trở thành một trong bốn công ty xây lắp điện chuyên ngành của Quốc gia trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam 2007. Thực hiện tiến trỡnh đổi mới doanh nghiệp, theo Quyết định số 35/2005/QĐ-BCN ngày 30-8-2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Công ty Xây lắp Điện 4 chuyển thành công ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4 (PCC4).
Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, với sự giúp đỡ của Bộ công thương, Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam , Tập đoàn điện lực Việt Nam , chính quyền và nhân dân các địa phương, sự phối hợp của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, PCC4 đó liờn tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thi cụng nhiều cụng trỡnh điện lớn trên phạm vi toàn quốc. Điển hỡnh là gần 800 km đường dây 500 kV, trong đó có đường dây 500 kV Bắc – Nam 2007 ( mạch 1 và mạch 2), Ô Môn – Nhà Bè, Cai Lậy – Long An, Thường Tín - Quảng Ninh…; các trạm biến áp 500 kV Ialy ( Gia Lai ), Nho Quan ( Ninh Bỡnh ), Quảng Ninh.. và gần 1.000 cụng trỡnh đường dây và trạm biến áp từ 35 kV ¸ 220 kV tại Việt N¨m 2007 và nước bạn Lào. Bên cạnh các dự án điện, PCC4 cũn thi cụng cỏc cụng trỡnh điện hạ thế , các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, xây lắp các công trỡnh cụng nghiệp, dõn dụng, hệ thống thụng tin viễn thông, chế tạo các sản phẩm cột thép mạ kẽm và kết cấu bê tong ly tâm…đáp ứng thi công các dự án, phục vụ phát triển kinh tế-xó hội của cỏc tỉnh, thành phố trong cả nước.
Với sự cống hiến đó, trong những năm qua công ty đó vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng :
01 Huân chương Độc lập hạng Nhỡ (2007).
01 Huân chương Độc lập hạng Ba (1994).
03 Huân chương Lao động hạng Nhỡ (1994).
08 Huân chương Lao động hạng Ba (1990, 1994, 2007).
Và hàng trăm Huân chương , Huy chương, Cờ thi đua xuất sắc, Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , các Bộ, ngành và địa phương…
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy tại công ty.
Bộ máy điều hành và quản lý của cụng ty bao gồm :
+ Chủ tịch cụng ty
+ Giám đốc và các phó giám đốc
+ Cỏc phũng, ban nghiệp vụ
Ban lónh đạo công ty bao gồm :
Chủ tịch – kiêm giám đốc công ty
Nguyễn Hữu Sơn
Tel : 0438832043
Phó giám đốc :
Bựi Quang Cảnh
Tel : 0438832042
Phó giám đốc :
Hồ Phi Minh
Tel : 0438834334
3.2 Các đơn vị thành viên.
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 1
ĐỘI XÂY LẮP LƯỚI ĐIỆN 2
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 2
ĐỘI XÂY LẮP LƯỚI ĐIỆN 3
ĐỘI XÂY LẮP LƯỚI ĐIỆN 4
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 4.3
ĐỘI XÂY LẮP LƯỚI ĐIỆN 5
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 4.4
ĐỘI XÂY LẮP LƯỚI ĐIỆN 6
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 5
ĐỘI XÂY LẮP LƯỚI ĐIỆN 7
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP SỐ 6
ĐỘI XÂY LẮP LƯỚI ĐIỆN 8
NHÀ M ÁY CƠ KH Í MẠ
ĐỘI CƠ GIỚI VẬN TẢI
3.3. Sự phõn cụng , phõn cấp trong bộ mỏy cụng ty.
Phõn cấp quản lý của cụng ty là quy định trách nhiệm, nghĩa vụ quyền hạn giữa công ty và các đơn vị thành viên trực thuộc công ty và các đơn vị thành viên trực thuộc công ty trên mọi lĩnh vực hoạt động.
Cụng ty
Phân cấp trên cơ sở mô hỡnh tổ chức sản xuất – kinh doanh của cụng ty như sau:
Đội và tương đương đội
Văn phũng đại diện và các ban chỉ đạo
Chi nhỏnh
Trong đó, Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 4 được chuyển đổi từ Công ty Xây lắp điện 4, là doanh nghiệp Nhà nước đầu tư và thành lập. Công ty có tư cách pháp nhân, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng và kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Hành nghề xây lắp và các ngành nghề khác theo đăng ký kinh doanh.
Chi nhánh là đơn vị sản xuất kinh doanh, hạch toán phu thuộc, có sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với công ty. Có nhiệm vụ thực hiện tàon bộ hoặc một phần chức năng của công ty kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền, có trụ sở riêng, được đăng ký kinh doanh, cú con dấu riờng, được mở tài khoản tại kho bạc và các ngân hàng trong nước, được thành lập và tổ chức bộ máy theo nhu cầu nhiệm vụ của công ty.
Văn phũng đại diện của công ty là đơn vị phụ thuộc công ty, không có chức năng kinh doanh, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của công ty và có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi đó. Tổ chức và hoạt động của văn phũng đại diện thực hiện theo quy định của công ty và pháp luật. Văn phũng đại diện được thành lập và tổ chức bộ máy theo nhu cầu của công ty ở từng giai đoạn.
Đội, và tương đương đội ( gọi chung là Đội ) là những đơn vị trực tiếp sản xuất, hạch toán tập trung trong công ty theo nguyên tắc : lấy thu bù chi, có sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với công ty. Đội được thành lập theo mô hỡnh tổ chức sản xuất của cụng ty và nhu cầu nhiệm vụ của cụng ty ở từng giai đoạn. Có trụ sở riêng, có bộ phận chuyên môn nghiệp vụ giúp cho đội trưởng hoàn thành nhiệm vụ.
Giữa công ty và các đơn vị thành viờn cú sự phõn cấp quản lý rừ rang theo quyết định số 1068/QĐ-XLĐ4-TCLĐ ngày 01/08/2006. Theo đó quy định trách nhiệm , nghĩa vụ, quyền hạn giữa công ty và các đơn vị thành viên trên mọi lĩnh vực hoạt động.
Nội dung phân cấp được quy định cụ thể trong từng lĩnh vực bao gồm :
Mụ hỡnh tổ chức- chức năng nhiệm vụ của công ty và các đơn vị thành viên.
Cụng tỏc kế hoạch.
Quản lý đầu tư – phát triển và xây dựng cơ bản nội bộ.
Cụng tỏc quản lý vật tư - thiết bị - tài sản.
Cụng tỏc tài chớnh - kế toỏn.
Quản lý kỹ thuật.
Công tác đền bù.
Công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương.
Cụng tỏc quan hệ quốc tế.
Công tác quản trị - văn phũng.
Cụng tỏc thanh tra - bảo vệ.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MẠNG LƯỚI CÁC CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY LẮP ĐIỆN IV.
1. Nhiệm vụ sản xuất của công ty TNHH một thành viên xây lắp điện IV.
Công ty TNHH một thành viên xây lắp điện IV là một trong những Công ty trực thuộc Tổng cụng ty Xõy dựng Cụng nghiệp Việt Nam với một số ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau: Xõy lắp cỏc cụng trỡnh đường dây và trạm điện, các công trỡnh nguồn điện; Xõy dựng cỏc cụng trỡnh cụng nghiệp, dõn dụng, hạ tầng cơ sở, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, sân bay, bến cảng ... Ngoài ra cụng ty cần tiến hành sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà ở ... với nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh như vậy để thể hiện rõ chiến lược đa ngành nghề để đa dạng hoá sản phẩm của cụng ty. Tuy nhiên ngành nghề kinh doanh chính của cụng ty vẫn là ngành xây lắp tức là thiết kế, thi công những công trình cấp điện, công trình công nghiệp, công trình công cộng, nhà ở ... và như vậy sản phẩm chính của cụng ty đó vẫn là những công trình cấp điện, công trình xây dựng, công trình công nghiệp, công trình công cộng ...
Ta đã biết những sản phẩm chính của cụng ty (các công trình cấp điện) nó mang những nét đặc trưng khác với sản phẩm thông thường khác. Nó được hình thành và trải qua thời kỳ dài bao gồm mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vốn, thời tiết, khả năng cung cấp, cung ứng các loại nguyên vật liệu ... chất lượng sản phẩm cuối cùng chịu ảnh hưởng bởi chất lượng công tác của các khâu phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, do đó muốn nâng cao chất lượng với đặc trưng là quản lý chất lượng toàn diện, tức là quản lý chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối cùng của quá trình tạo ra sản phẩm, như quản lý chất lượng toàn diện tức là quản lý chất lượng trong khảo sát, thiết kế, quản lý chất lượng trong khâu thi công xây lắp, quản lý chất lượng trong khâu nghiệm thu.
2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của PCC4.
2.1 Đặc điểm về sản phẩm của công ty.
Công ty TNHH một thành viên Xây lắp Điện 4 là một công ty hoạt động chủ yếu về lĩnh vực xây dựng. Sản phẩm chủ yếu của công ty là các công trỡnh về điện như đường dây,trạm điện, công trỡnh nguồn điện; các công trỡnh cụng nghịờp, dõn dụng; sản xuất cột điện điện bê tông, kết cấu bê tông, cột điện thép, kết cấu kim loại mạ kẽm, vật liệu xây dựng vừa phục vụ cho công tác sản xuất của công ty vừa để tiêu thụ trên thị trường. Các sản phẩm này được sản xuất theo đơn đặt hàng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cũng như các tiêu chuẩn của Việt Nam.
2.2 Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ.
Khách hàng chính của công ty là tổng công ty Điện lực Việt Nam ( EVN), Công ty Điện lực I, các tổ chức, cơ quan trong và ngoài ngành điện có nhu cầu về các sản phẩm điện như đường dây tải điện, các trạm điện, các vật liệu điện,…
Các sản phẩm cuả công ty được tiêu thụ rộng khắp trong nước bên cạnh đó Công ty cũn tiến hành thi cụng một số cụng trỡnh bờn Lào, tăng cường mối quan hệ hữư nghị giữa hai nước.Vị trí của công ty ngày càng được nâng cao trên thị trường xây lắp điện, là một trong bốn công ty đầu ngành. Trong cơ chế thị trường như hiện nay, Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ khác cả những doanh nghiệp lớn và nhỏ. Tuy nhiên với năng lực và lợi thế của mỡnh cụng ty vẫn luụn đứng trong top đầu của thị trường xây lắp Việt Nam.
2.3 Đặc điểm về quy trỡnh sản xuất.
Quy trỡnh sản xuất của cụng ty được thể hiện qua sơ đồ dưới đây :
Thu thập và tỡm kiếm thụng tin về cỏc gúi thầu
Đấu thầu hoặc xin chỉ định thầu
Thi cụng, sản xuất
Hoàn thành và bàn giao sản phẩm
Giải thớch quy trỡnh :
(1) Thu thập và tỡm kiếm thụng tin về cỏc gúi thầu.
Trong giai đoạn này, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo, đài, các mối quan hệ quen biết… Công ty sẽ tỡm được các gói thầu. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, công ty sẽ tiến hành lựa chọn các gói thầu mà mỡnh cú khả năng thắng thầu hoặc xin được chỉ định thầu, chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bước tiếp sang giai đoạn 2.
(2) Đấu thầu hoặc xin chỉ định thầu.
Giai đoạn này công ty sẽ gửi hồ sơ dự thầu hoặc xin chỉ định thầu thực hiện đúng thủ tục, quy trỡnh đấu thầu do pháp luật quy định. Kết thúc giai đoạn này, nếu thắng thầu hoặc được chỉ định thầu sẽ chuyển tiếp sang giai đoạn 3.
(3) Thi cụng, sản xuất.
Sau khi nhận cụng trỡnh, cụng ty sẽ tiến hành phõn giao cụng việc cho cỏc đơn vị thành viên dựa trên năng lực của họ nhằm đảm bảo chất lượng công trỡnh, tiến độ thi công, thiết kế của sản phẩm. Các đơn vị được phân giao công việc sẽ tiến hành xây lắp, thi công công trỡnh,sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của bên mời thầu đó ghi trong hồ sơ mời thầu dưới sự giám sát của chủ đầu tư và giám sát của công ty.
(4) Hoàn thành và bàn giao sản phẩm.
Sau khi thi cụng , chế biến sản phẩm xong , Bờn A sẽ tiến hành nghiệm thu tổng thể cụng trỡnh, và cụng ty sẽ tiến hành bàn giao cụng trỡnh cho Bờn A.Hai bờn thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng như thanh quyết toán giá trị hợp đồng, bảo hành sản phẩm,…
2.4 Tỡnh hỡnh lao động của công ty.
Tính đến 30/09/2008 Công ty có 1127 lao động trong đó. Dưới đây là bảng kê khai năng lực nguồn nhân lực của công ty.
STT
Cỏn bộ chuyờn mụn và kỹ thuật theo nghề
Số lượng
Theo thõm niờn
> 5 năm
> 10 năm
>15 năm
Tổng số ( I+II)
291
101
61
129
I
Đại học, cao đẳng các ngành
187
80
45
62
1
- Xõy dựng
11
2
2
7
2
- Điện
56
25
14
17
II
Trung cấp cỏc ngành
104
21
16
67
1
- Xõy dựng
26
1
25
2
- Điện
36
2
7
15
Bảng 1 : Cỏn bộ chuyờn mụn và kỹ thuật theo nghề của doanh nghiệp.
(Nguồn phũng tổ chức – lao động)
STT
Cụng nhõn kỹ thuật theo nghề
Số lượng
Bậc thợ
Bậc 1 & 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6
Bậc 7
Tổng số( I+…+VII)
837
274
209
157
123
61
13
I
Đo đạc
10
4
3
3
II
Chế tạo chi tiết
89
39
23
6
13
4
4
III
Sửa chữa mỏy và thiết bị
9
3
2
2
1
1
IV
Sửa chữa thiết bị điện, thiết bị
21
8
10
2
1
V
Xõy dựng
594
178
145
115
101
48
7
VI
Lắp rỏp thiết bị
48
27
14
1
2
3
1
VII
Cỏc nghề khỏc
66
19
15
27
3
1
1
Bảng 2 : Cụng nhõn kỹ thuật của doanh nghiệp
( Nguồn: Phũng tổ chức lao động )
Bên cạnh đó,công ty cũn tiến hành thuê thêm công nhân mùa vụ ở bên ngoài, đảm bảo an toàn lao động và các chính sách lao động cho cán bộ công nhân viên của mỡnh theo quy định của pháp luật.
2.5 Đặc điểm về trang thiết bị công nghệ.
Phần lớn công nghệ và trang thiết bị của công ty được nhập khẩu từ các nước như Liên Xô, Nhật, Mỹ, Ý, Pháp , Đức, … đảm bảo đầy đủ trang thiết bị mày múc cho cỏn bộ quản lý cũng như bộ phận trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên, một số trang thiết bị máy móc đó bị lạc hậu so với sự phỏt triển của khoa học kỹ thuật hiện nay. Tính đến nay, công ty hiện có 74 xe vận tải bệ, 34 xe ben tự đổ, 38 xe con và xe ca, 4 cần trục tự bốc và 12 ô tô cần trục phục vụ việc bốc dỡ, các máy móc thi công cơ giới khác, các thiết bị gia công cơ khí , các dụng cụ chuyên dùng ĐZ, dụng cụ thí nghiệm, các thiết bị văn phũng cần thiết phục vụ cho cụng tỏc quản lý….đảm bảo cho quá trỡnh sản xuất. Cỏc trang thiết bị, mỏy múc được tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng máy móc thiết bị phục vụ tốt nhất cho quá trỡnh sản xuất.
2.6 Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Do các sản phẩm của công ty làm ra đều theo đơn đặt hàng nên phần nguyên vật liệu có thể do bên chủ đầu tư cung cấp hoặc do công ty chịu trách nhiệm thu mua. Tất cả các nguyên vật liệu đều phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn như trong hồ sơ thiết kế về số lượng, chủng loại, chất lượng và tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. Đối với nguyên vật liệu do bên công ty thu mua đều có cam kết cung ứng nguyên vật liệu của các nhà cung ứng để đảm bảo sản xuất luôn được liên tục. Thông thường với mỗi cụng trỡnh khỏc nhau, cụng ty sẽ hợp tỏc với những nhà cung ứng khỏc nhau, thường là các đại lý, nhà cung ứng đại phương nơi sản phẩm được sản xuất.
2.7 Tỡnh hỡnh tài chớnh.
Về tài chớnh, nhận thức rừ được tầm quan trọng của vấn đề này đối với doanh nghiệp, trong những năm qua công tác tài chính của công ty luôn đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất kinh doanh và phục vụ tốt công tác quản lý của cụ._.ượng tốt , thuận tiện trong công tác cung ứng .
Xác định được trình độ công nghệ của công ty, của ngành , của khu vực , trên thế giới hiện tại , lựa chọn và tìm ra những loại công nghệ tiên tiến có thể trang bị cho công ty để đảm bảo sản xuất phù hợp với khả năng hiện có của xí nghiệp
Nghiên cứu và tìm ra các nguyên vật liệu mới có thể sử dụng để nâng cao và đảm bảo chất lượng công trình , hạ giá thành công trình xây dựng
Thiết kế : là khâu quan trọng tạo ra hình dáng sản phẩm, khả năng thoả mãn nhu cầu sử dụng của công trình đây là một trong những khâu quan trọng quyết định đến chất lượng công trình
Các bản thiết kế phải được giao cho các kỹ sư có trình độ cao, phải được phê duyệt trước khi đi vào thực hiện khi thiết kế để làm sao cho công trình thể hiện qua bản thiết kế là hoàn hảo và phù hợp với nhu cầu , thị hiếu của khách hàng cả trong hiện tại và trong tương lai và thiết kế làm sao bảo đảm công trình có tuổi thọ cao, công trình có khả năng lâu bị lạc hậu tức là thời gian công trình vẫn thích nghi phù hợp phong tục tập quán, văn hoá, môi trường ...
+) Tóm lại thiết kế công trình xây dựng hoàn hảo khi nó bảo đảm yêu cầu: mẫu mã đẹp, đảm bảo kết cấu bền vững, diện tích xây dựng nhỏ, diện tích sử dụng lớn thuận tiện sử dụng, tạo khả năng hạ chi phí giá thành có khả năng thích ứng với nhu cầu thị trường, công trình đó phải phù hợp với khả năng thực hiện.
- Khâu cung cấp nguyên vật liệu: là một bộ phận cấu thành công trình. Do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình nếu nguyên vật liệu tốt chất lượng công trình sẽ tốt và ngược lại. Vì vậy nó phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+) Việc cung cấp nguyên vật liệu: luôn đảm bảo đúng tiến độ thi công xây lắp và có thể nhanh chóng hơn để rút gọn thời gian thi công.
+) Có khả năng làm hạ giá thành công trình: để đạt được những yêu cầu này thì công ty cần thực hiện các bước sau:
Khi đã trúng thầu xây dựng thì công ty cần xác định rõ ràng thời gian thi công - xác định rõ các phần việc và các loại nguyên vật liệu cần dùng tương ứng với từng thời điểm từng phần việc.
Tính toán khối lượng nguyên vật liệu cung cấp nó là bao nhiêu nguyên vật liệu cần dùng ứng từng thời điểm từng phần công việc và lượng nguyên vật liệu cần cung cấp. Có ý nghĩa chiến lược ( tức là mua hôm nay đem lại hiệu quả cao hơn ngày mai mặc dù ngày mai vẫn chưa dùng ). Và từ đây ta lợi dụng được chính sách bán hàng của nhà máy cung ứng
+ Đúng chủng loại :
+ Nguyên vật liệu có chất lượng cao .
- Lựa chọn những nguyên vật liệu nơi cung ứng có chất lượng tốt giá cả ưu đãi, thuận tiện trong công tác vận chuyển.
- Luôn nghiên cứu tìm ra những loại nguyên vật liệu mới, nguyên vật liệu thay thế
- Khâu thi công xây lắp :
Để quản lý chất lượng công trình xây dựng được tốt thì một trong những khâu quan trọng nhất cần được ưu tiên , chú trọng đó là khâu thi công xây lắp . Bởi lẽ khâu thi công xây lắp là qúa trình kết hợp các yếu tố vật chất ( vật tư ) kỹ thuật được bàn tay của những người thợ xây dựng để tạo ra những công trình theo thiết kế ban đầu , cuối khâu này một sản phẩm là công trình xây dựng hoàn chỉnh sẽ ra đời.
+ Trong khâu thi công xây lắp cần thực hiện tốt các nội dung sau :
Tiến hành tiếp nhận vật tư theo đúng chủng loại quy cách thiết kế và tiến độ đã xác định trước. Bố trí nhân lực theo đúng ngành nghề bậc thợ do công việc yêu cầu, đồng thời với việc đảm bảo trang bị máy móc, thiết bị công cụ.
+ Hướng dẫn giám sát cán bộ kỹ thuật hiện trường xác định vị trí , kích thước, yêu cầu chất lượng, khối lượng và tiến độ cho các tổ , nhóm thợ , thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh ( nếu có sai sót ) cho thợ làm đúng với những yêu cầu kỹ thuật đã nêu. Trong khâu này hình dáng kích thước của công trình được hình thành do vậy việc hướng dẫn kiểm tra cùng với tay nghề người thợ quyết định lớn tới chất lượng công trình xây dựng
-Khâu nghiệm thu - bàn giao sử dụng bảo hành công trình. Trước đây coi thường khâu này là chủ yếu là các thủ tục hành chính ít có tác dụng thúc đẩy chất lượng công trình xây dựng , nói như vậy không hoàn toàn sai , nếu như khâu bàn giao - sử dụng - bảo hành chủ yếu là những thủ tục hành chính thuần tuý thì nó tạo ra một chỗ hở lớn , tạo ra sự dựa dẫm , nương nhẹ trong việc quản lý chất lượng công trình ở các khâu khác , bởi lẽ nếu chất lượng công trình có thể được nghiệm thu , điều này thật là đáng ngại . Chính vì vậy mà hiện nay các công ty xây lắp và xây dựng cần chú ý quan tâm nhiều hơn đến công tác nghiệm thu bàn giao và sử dụng và bảo hành công trình xây dựng trong khâu nghiệm thu bàn giao và sử dụng , bảo hành cần được thực hiện tốt các nội dung sau đây:
Công ty phải xác định rõ ràng công trình xây lắp chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã xây lắp hoàn chỉnh theo thiết kế được phê duyệt và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng ( kể cả việc hoàn thiện nội ngoại thất công trình và thu dọn vệ sinh môi trường ) .
Khi bàn giao công trình , phải bàn giao cả hồ sơ , hoàn thành công trình và những tài liệu về các vấn đề có liên quan đến công trình được bàn giao .
Để đảm bảo cho việc bàn giao sử dụng công trình được thuận tiện thì công tác nghiệm thu phải hết sức cẩn thận , cần được quản lý , giám sát chặt chẽ tư những người làm công tác nghiệm thu , đó là những người phải đối chiếu các chỉ tiêu chất lượng công trình xây dựng , đó phải là những máy móc thiết bi hiện đại , độ chính xác cao, cần đặc biệt chú ý không để các hiện tượng buông lỏng, nương nhẹ cố tình làm sai trong công tác nghiệm thu công trình xây dựng gây ảnh hưởng tới việc bàn giao và bảo hành công trình. Sau khi đã bàn giao sử dụng công trình thì công ty tiếp tục bảo hành công trình. Cần loại bỏ quan điểm cho rằng quản lý chất lượng công trình đươc kết thúc khi đã tiến hành bàn giao công trình sử dụng xong bởi lẽ việc bảo hành công trình trong qúa trình sử dụng là một trong những công việc có tác dụng duy trì , khôi phục kéo dài thêm giá trị sử dụng của công trình xây dựng trong qúa trình sử dụng điều này cũng có ý nghĩa là nó cũng có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Do đó mà cần phải tiếp tục công tác quản lý chất lượng công trình trong khâu bảo hành công trình.
Công ty cần cần xác định rõ trách nhiệm trước pháp luật, trước công ty về chất lượng công trình bao gồm những người như : người cung cấp tài liệu , số liệu khảo sát (kể cả sản phẩm sao chụp, do vẽ, thí nghiệm) phục vụ thiết kế, xây lắp nghiệm thu, giám định công trình, chủ nhiệm đề án thiết kế, chủ thầu xây lắp, người cung ứng vật tư cho xây dựng và người giám sát xây dựng .
Công ty cần xác định rõ thời hạn bảo hành đối với từng người trên. Trong đó đối với bộ phận khảo sát, thiết kế xây lắp công trình thì do bộ xây dựng quy định , còn đối với bộ phận cung ứng vật tư thiết bị là do bộ khoa học - công nghệ và môi trường quy định .
Công ty cần tiến hành việc hướng dẫn sử dụng và cũng với việc vận hành thử công trình cho người sử dụng . Công ty cần thiết phải xác định rõ lịch kiểm tra, bảo hành công trình, tiếp thu ý kiến phản ánh của người sử dụng đáp ứng một cách nhanh chóng những yêu cầu của người sử dụng để làm sao đảm bảo cho khách hàng người sử dụng luôn tin tưởng vào Công ty.
Trong đổi mới nhận thức thì luận điểm ( giai đoạn sau qúa trình sản xuất là người tiêu dùng sản phẩm của bạn ) là điều kiện bắt buộc đối với hoạt động bình thường của cả qúa trình sản xuất của Công ty.
Đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng là giai đoạn sau của qúa trình sản xuất, là người trực tiếp được hưởng những ưu đãi về những yếu tố chất lượng của sản phẩm-công trình cấp điện và như vậy hiển nhiên ngươì tiêu dùng sẽ là người đánh giá và đánh giá chính xác mức chất lượng của sản phẩm thông qua các mức độ thoả mãn những nhu cầu của họ. Như vậy một sản phẩm công trình có chất lượng cao thì trước hết nó phải thoả mãn những yêu cầu của người tiêu dùng chứ không phải là nó thoả mãn những yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc các điều kiện kỹ thuật.
Phải có sự điều chỉnh giá cả, thu nhập và chi phí. Đó là một quan điểm nữa mà xí nghiệp cần đổi mới, xí nghiệp cần phải có sự điều chỉnh chi phí hợp lý sao cho ứng với một mức chất lượng nhất định của công trình là một mức chi phí nhất định mà mức chi phí này phải làm sao cho trước hết là phải phù hợp với khả năng hiện có của Công ty và sau nữa là phải được thị trường chấp nhận. Khi mà Công ty đã bảo đảm được những điều kiện trên thì cần phải tiếp tục cố gắng điều chỉnh mức chi phí sao cho có thể hạ thấp mức chi phí xuống mà mức chất lượng vẫn tăng hoặc không thay đổi để tạo sức mạnh cho Công ty trong thị trường. Muốn đạt được những điều kiện trên thì Công ty cần phải xác lập về kế hoạch chi phí cho chất lượng một cách rõ ràng, chính xác, cân đối chi phí với chất lượng, cần tính toán một cách cụ thể mức chi cần bỏ ra trước khi muốn cải thiện hoặc nâng cao chất lượng công trình, sau đó so sánh mức chi phí đó với khả năng của bản thân công trình, so sánh chi phí bình quân để cải thiện, hoặc nâng cấp chất lượng của ngành sau đó mới quyết định có nên thực hiện hay không để sao cho các công trình xây dựng do Công ty tiến hành đều có chất lượng cao với mức chi phí hợp lý được người tiêu dùng chấp nhận.
Kiến nghị 2 :
Đẩy mạnh phát triển công nghệ mới và đầu tư trang thiết bị ngày càng nâng cao trình độ công nghệ xây dựng của Công ty.
Đẩy mạnh phát triển công nghệ mới.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ xây dựng trong vài năm gần đây là kết quả của đường lối đổi mới nền kinh tế quốc dân và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước. Sự gia tăng nhanh chóng của các công trình xây dựng công nghệ và dân dụng đã đặt ra yêu cầu mới cho đổi mới và hoàn thiện công nghệ máy móc xây dựng của Công ty nhằm phục vụ mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của mình.
Trước đây nguồn vốn đầu tư chủ yếu của Công ty là do Nhà nước cấp, quản lý đầu tư Nhà nước, thực hiện cũng là Nhà nước. Từ đặc điểm hành chính bao cấp này dẫn đến sự thiếu coi trọng chất lượng công trình.
Hiện nay do cơ chế thị trường người chủ đầu tư công trình muốn có công trình đẹp nhất tốt nhất nhà thầu xây dựng muốn có chi phí thấp nhất trong thiết kế và thi công xây lắp, do vậy mà cần phải có một hệ thống công nghệ hiện đại tiên tiến để tăng cường hiệu quả vốn đầu tư và thi công xây lắp.
Các loại công trình trong giai đoạn hiện nay rất đa dạng và có yêu cầu cao về nhiều mặt, nhiều công trình cao tầng, kiến trúc đa dạng đòi hỏi kết cấu và trang thiết bị , tiện nghi hiện đại sử dụng nhiều loại vật liệu mới, có yều cầu về mỹ quan cũng như độ bền vững cao, yêu cầu thời gian thi công ngắn, chi phí xây dựng và vận hành công trình hợp lý.
Mặt khác nhiều công trình sử dụng vốn nước ngoài cũng như các công trình liên doanh yêu cầu chất lượng cao, theo tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài đòi hỏi công nghệ xây dựng đổi mới hoàn thiện.
Thời gian qua do trình độ công nghệ xây lắp của xí nghiệp còn thấp, chủ yếu vẫn đang sử dụng các phương tiện, vật liệu xây dựng, công nghệ của công ty mang tính truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp, tốc độ xây dựng chậm mặt bằng thi công công trình ảnh hưởng nhiều đến công tác môi trường đố cũng là nguyên nhân tạo nên những khó khăn làm cho việc đáp ứng các giải pháp kết cấu và hình thức kiến trúc hiện đại.
Chính vì lẽ đó mà yêu cầu cấp bách đặt ra với xí nghiệp hiện nay là phải tìm cách nâng cao trình độ công nghệ của mình một cách nhanh nhất để nắm bắt, đi tắt, làm chủ các công nghệ hiện đại từ đó tạo được sức mạnh, ưu thế trên thị trường xây lắp điện trong nước cũng như tạo điều kiện trong nước có khả năng vươn ra thị trường nước ngoài đặc biêt là một số nước láng giềng trong khu vực ...
Trong thời gian vừa qua Công ty đã tiến hành đổi mới và mua sắm một số thiết bị máy móc mới theo hướng hiện đại để chế tạo cột thép mạ kẽm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành công trỡnh... trong đó tiếp tục hoàn thiện hệ thống thiết bị của dây chuyền cắt, đột liên hợp CNC, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất của hệ thống bể mạ kẽm (công suất 10.000 tấn/năm), cũng như đa dạng hoá các sản phẩm bê tông phục vụ các công trỡnh điện và giao thông.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế là hầu hết các công nghệ mới này mới chỉ được đầu tư mua sắm để đi vào hoạt động chứ chưa kịp đầu tư nắm bắt sâu về công nghệ, việc tổng kết rút kinh nghiệm nhận chuyển giao và phân tích đánh giá các công nghệ xây dựng hiện nay vẫn chưa được thực hiện. Từ những lý do trên xét thấy Công ty cần nhanh chóng đổi mới đầu tư tăng cường trình độ công nghệ xây dựng của mình theo các khía cạnh sau:
Trước hết Công ty phải ý thức được trong việc đổi mới công nghệ và đầu tư cho công nghệ có ý nghĩa chiến lược cho sự sống còn trong sự nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tiến hành đầu tư phát triển các công nghệ tiên tiến về thiết kế và thi công các loại công trình cao tầng.
Đầu tư phát triển các công nghệ đảm bảo an toàn, chất lượng đặc biệt coi trọng các giải pháp công nghệ mới về nền móng trong trường hợp đất yếu, giải pháp về công nghệ kỹ thuật công trình đảm bảo với điều kiện khí hậu và môi trường ở Việt Nam, bảo đảm an toàn phòng hoả, tiết kiệm sử dụng năng lượng...
Đầu tư phát triển các công nghệ sản xuất trang bị hiện đại trong kinh doanh. Muốn đạt được những công trình có chất lượng cao phải sử dụng trang thiết bị hiện đại và đồng bộ.
Hình thành và trang bị hệ thống máy móc, công cụ kiểm tra chất lượng của các bộ phận làm chất lượng từ với mọi cấp tổ đội , xí nghiệp
Hệ thống các máy móc thiết bi , dụngcụ kiểm tra chất lượng là một bộ phận hết sức quan trọng trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Nó là bộ phận không thể thiếu được bởi lẽ nó là tiếng nói bằng số trong công tác quản lý chất lượng xây dựng. Nếu như khách hàng không có hệ thống máy móc, công cụ này thì không thể có cách gì xác định chất lượng xây dựng cao hay thấp của công trình .
Với xu hướng quốc tế hoá như hiện nay, để công ty có nhiều khả năng và cơ hội liên doanh hợp tác với những hãng xây dựng nước ngoài cùng thi công xây lắp các công trình lớn đòi hỏi kỹ thuật cao, độ chính xác lớn thì yêu cầu đặt ra với công ty là cần tiếp tục đầu tư trang thiết bị hệ thống máy móc, công cụ kiểm tra chất lượng, sao cho Công ty có được một hệ thống công cụ kiểm tra chất lượng hiện đại, đầy đủ các công cụ này có độ chính xác cao , tốc độ xử lý thông tin nhanh, dễ dàng thuận tiện trong sử dụng và được sự thừa nhận của cộng đồng.
Để có thể trang bị được hệ thống công cụ chất lượng công trình tiên tiến hiện đại và đầy đủ thì Công ty cần phải có nguồn kinh phí, nguồn kinh phí trong công tác đầu tư này là lấy từ sản xuất. Tiếp đó Công ty phải tiếp tục nghiên cứu nắm bắt các thông tin về thị trường công nghệ xây dựng nói chung và các công nghệ kiểm tra chất lượng công trình nói riêng, xác định các loại công nghệ kiểm tra nạo là tiên tiến, hiện đại nhất là những loại nào để có thể phù hợp nhất với khả năng và điều kiện thực tế của Công ty cũng như toàn ngành xây dựng hiện nay, từ đó mà Công ty xác định được những loại công nghệ mà Công ty cần và có thể đầu tư trang bị. Cuối cùng Công ty tiến hành bỏ chi phí để đầu tư trang bị. Cũng cần chú ý rằng việc xác định loại máy móc công cụ kiểm tra chất lượng công trình cần quan tâm giá cả của chúng ra sao cho khi chọn công nghệ có được những công cụ, thiết bị vừa đảm bảo tính tiên tiến hiện đại vừa đảm bảo mức chi phí hợp lý.
Kiến nghị 3 : Xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức
Trước hết Công ty cần chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và cán bộ làm công tác quản lý chất lượng nói riêng. Sắp xếp đội ngũ cán bộ này theo các phong ban, các chức danh cụ thể trên cơ sở căn cứ vào trình độ chuyên môn của từng người. Muốn vậy Công ty cần xây dựng các tiêu chuẩn chuyên môn cho từng chức danh quản lý và cần nghiêm túc, chặt chẽ trong qúa trình tuyển dụng cán bộ quản lý vào xí nghiệp, làm sao cho người cán bộ quản lý phải có trình độ học vấn cao ( đại học và trên đại học ) và thực sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực mình đang phụ trách.
Về bộ phận quản lý chất lượng công trình thì Công ty cần xây dựng một hệ thống suốt từ trên xuống dưới ( xí nghiệp - tổ, đội ) tức là xây dựng ở mỗi đơn vị trực thuộc một bộ phận, các phong ban, hay những người trực tiếp làm công tác quản lý chất lượng công trình , của cấp trên giao xuống phổ biến thực hiện ở đơn vị mình phụ trách, báo cáo kết quả và chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả thực hiện với cấp trên mình.
Cụ thể: ở Công ty thành lập một phong ban chất lượng công trình, bao gồm những cán bộ có đầy đủ năng lực về kinh tế, kỹ thuật, am hiểu sâu sắc về chất lượng công trình có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và chiến lược chất lượng công trình cho toàn bộ Công ty, sau đó xây dựng kế hoạch thực hiện và phân nhiệm xuống các phân xưởng trực thuộc.
Ở phân xưởng cũng xây dựng một bộ phận lam chất lượng công trình ( chẳng hạn đội ngũ chất lượng công trình ) có nhiệm vụ tiếp nhận kế hoạch nhiệm vụ về chất lượng công trình từ phòng ban chất lượng công trình ở Công ty phổ biến thực hiện ở phân xưởng mình đồng thới báo cáo và chịu trách nhiệm với cấp trên Công ty về kết quả thực hiện của phòng ban mình.
Tiếp đó xí nghiệp cần tiến hành đào tạo cán bộ làm công tác giám sát , quản lý xây dựng nói chung và xây lắp nói riêng .
Đào tạo cán bộ là một công việc cấp bách bởi lẽ Công ty không dễ gì có một đội ngũ có kiến thức về pháp luật về kinh tế và kỹ thuật với chất lượng cao cả về chuyên môn lẫn nhân cách , trong thời gian ngắn . Nếu không có lớp cán bộ được đào tạo thì dù có các phương tiện hiện đại thì chất lượng mạng lưới các công trình trở thành lời bàn xuông .
Côngtác đào tạo cán bộ làm công tác giám sát, quản lý xây dựng nói chung và làm công tác quản lý chất lượng xây dựng nói riêng ở Công ty hiện nay cần được tiến hành theo các hướng sau:
Công ty cần triển khai những chương trình đào tạo chi tiết cho mọi cấp công tác bao gồm giám đốc các ban, các kỹ sư, đốc công, những người phổ biến hoạt động của các nhóm, công nhân sản xuất, tổ chức các khoá chuyên cho cán bộ phòng cung ứng vật tư, kỹ thuật, phòng kinh tế thị trường.
Huấn luyện dài ngày ở Công ty trong thời gian vừa qua, việc dạy các phương pháp quản lý chất lượng thông thường kéo dài năm sáu ngày. Thế chưa đủ, xí nghiệp tổ chức các lớp khoá học dài hơn chẳng hạn ba, bốn tháng, hơn nữa cần có nhiều buổi trong tháng. Học viên trong mỗi tuần hoặc tháng học thì đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn nơi làm việc. Sau đó họ chuyển sang giai đoạn học sau đã được trang bị những kết quả hoạt động thực tiễn vừa qua, nói cách khác chương trình đó đòi hỏi lý thuyết và thực hành luân phiên nhau. Có như vậy thì chương trình đào tạo mới thu được kết quả cao.
Sự huấn luyện phải liên tục. Hằng năm chương trình huấn luyện tổng hợp đều bổ sung những khoá mới bởi lẽ mỗi năm mỗi người qua thêm một tuổi và lại có những cán bộ mới đến làm ở Công ty do đó qúa trình huấn luyện phải xây dựng sao cho đáp ứng được những nhu cầu của Công ty và của các thành viên trong Công ty.
Kiến nghị 4: Công ty cần dựa vào đội ngũ công nhân kỹ thuật bậc cao, thợ đầu đàn làm nòng cốt đồng thời có những chính sách khuyến khích lợi ích vật chất cho cán bộ công nhân để nâng cao chất lượng mạng lưới các công trình.
Để có nhiều công trình có chất lượng cao Công ty cần phải dựa vào lực lượng công nhân kỹ thuật bậc cao thợ đầu đàn của các ngành nghề của xí nghiệp, giao trách nhiệm và động viên công nhân giữ gìn vai trò hạt nhân trong công việc giúp đỡ công nhân trong tổ sản xuất, thi công theo quy trình quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo nhau làm theo bản thiết kế, chống làm dối làm ẩu để đảm bảo công trình đạt chất lượng cao theo yêu cầu công việc. Mặt khác Công ty cũng cần phải chú ý đến chế độ lương thưởng theo số lượng và chất lượng công việc, trong đó có khuyến khích đơn giá lương, khoán với những công việc đạt chất lượng theo yêu cầu, tiêu chuẩn quy định của Công ty. Đồng thời cần có chế độ trợ cấp cho công nhân, thợ đầu đàn trong những trường hợp tạm thiếu việc làm, trong trừong hợp gia đình có hiếu, hỷ ... Nhờ đó mà tạo ra sự gắn bó lâu dài giữa công nhân với xí nghiệp. Đây là những việc cần làm bởi lẽ công nhân là người trực tiếp làm ra sản phẩm, công trình đạt chất lượng cao.
Ở PCC4 chú ý hết sức đến việc động viên công nhân viên chức trong toàn Công ty phát huy sáng kiến, cái tiến bộ kỹ thuật áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong sản xuất xây lắp nhằm đạt được năng suất, chất lượng hiệu quả cao.
Ở PCC4 hiện nay cũng như bao công ty, xí nghiệp xây lắp điện khác công nhân của PCC4 gồm 2 bộ phận đã qua biên chế đào tạo và một bộ phận hợp đồng theo thời vụ chưa qua đào tạo hoặc có chăng thì cũng chỉ qua tập huấn 1-2 ngày. Tỉ lệ công nhân được đào tạo theo biên chế , giảm số công nhan hợp đồng theo thời vụ hoặc là tiến hành đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân hợp đồng theo thời vụ , tăng cường công tác kiểm tra đánh giá tay nghề trong khâu tuyển dụng ký hợp đồng với đội ngũ công nhân hợp đồng theo thời vụ này .
Trong qúa trình làm việc cần tổ chức theo dõi , giám sát chặt chẽ để tránh hiện tượng bỏ bê công việc, làm việc thiếu trách nhiệm của công nhân. Cần cho công nhân nhận thức được rằng quản lý chất lượng công trình không phải là công việc của một ai mà của mọi ngươì cùng tham gia làm công trình. Công nhân cũng phải chịu trách nhiệm đối với chất lượng công trình.
Kiến nghị 5 : Trong qúa trình tham gia dự thầu xây dựng công trình, công ty cần nhận rõ yêu cầu về kỹ thuật không đơn thuần là một tài liệu giải thích kỹ thuật cho bản vẽ mà nó còn là một bộ phận cấu thành hồ sơ mời thầu và quyết định giá thành của hợp đồng mà nhà thầu thắng thầu sẽ ký kết với chủ đầu tư .
Trong bất kỳ hồ sơ mời thầu nào cũng bao gồm 2 nội dung cơ bản đó là nhà đầu tư đưa ra mức giá dự thầu và các yêu cầu về kỹ thuật về công trình của mình, trong đó các yêu cầu kỹ thuật là tài liệu bằng văn bản mô tả chi tiết nội dung công việc, vật liệu sử dụng, phương pháp lắp đặt và yêu cầu chất lượng nhằm nhân công để thực hiện một công việc đã được ký kết trong hợp đồng kinh tế.
Nhiều năm trước đây trong xây dựng chưa bắt buộc tiến hành đấu thầu chỉ từ khi ban hành quy chế đầu thâù xây lắp số 60 BXD/ VKT ngày 30 /3/1994 điều lệ quản lý xây dựng cơ bản có những quy định về đấu thầu xây lắp thì công việc soạn thảo " các yếu tố kỹ thuật " trong hồ sơ đấu thầu mới được thực hiện. Chính vì vậy mà PCC4 cũng như các công ty xây lắp điện khác ít nhiều chưa quan tâm đến các yêu cầu kỹ thuật này, họ chỉ coi đó là những tài liệu giải thích kỹ thuật cho bản thiết kế. Họ chỉ chú trọng đến khối lượng và thời gian khi đưa ra giá trị thầu, điều này đã làm cho giá thầu nhiều khi chưa đủ để thực hiện công việc với các yêu cầu kỹ thuật tương ứng. Do vậy mà khi thắng thầu, tiến hành xây dựng thì không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật dẫn đến chất lượng công trình kém hay nếu đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật thì sẽ làm cho giá công trình tăng lên.
Ta lấy ví dụ:
Trong một cuộc đấu thầu trong các yêu cầu kỹ thuật chủ đầu tư đưa ra yêu cầu sử dụng đá đổ bê tông là một loại đá có cường độ cao chỉ có ở miền trung nước ta để chế tạo bê tông có cường độ cao. Công ty thắng thầu đã không để ý tới việc này vì cho rằng đá để đổ bê tông là loại vật liệu thông thường, khi thi công công ty đã buộc phải bỏ qua yêu cầu kỹ thuật này vì công trình lại ở Hà nội, điều này dẫn đến chất lượng bê tông nói riêng hay chất lượng công trình nói chung đã giảm thấp.
Trong cuộc đấu thầu khác trong các yêu cầu kỹ thuật nối xây là một dọc một ngang công ty không tính đến nên để tốn nhiều nhân công để thực hiện công việc này gây tốn phí lớn.
Một số ý kiến với Nhà nước:
Thứ nhất: Nhà nước cần tiếp tục, sửa đổi, bổ sung và ban hành quy chế đấu thầu nhằm tiếp tục đổi mới quản lý đầu tư xây dựng, đáp ứng tăng cường quản lý lĩnh vực này trong giai đoạn đổi mới. Trong đó Nhà nước cần quan tâm chú ý đến " các yêu cầu kỹ thuật " trong các hồ sơ mời thầu bắt buộc các hồ sơ 2 phải có và làm sao cho trong đấu thầu ngày mội nghiêm về đấu các yêu cầu kỹ thuật hơn là về đấu giá, tức là nhà đầu tư đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cao và ngày càng cao trong hồ sơ mời thầu. Các nhà đấu thầu sẽ xem đánh giá nếu bảo đảm được hơn thì thắng thầu, lấy các yêu cầu kỹ thuật là tiêu chuẩn để nghiệm thu bàn giao công trình khi đã hoàn thành.
Thứ hai: phải thiết lập một chính sách chiến lược trong ngành xây dựng và vạch ra các bước thực hiện cụ thể trong đó cần nhìn rộng ra thế giới và khu vực để học tập nhằm tăng tốc độ và đuổi kịp trình độ chung trong thời gian ngắn nhất.
Thứ ba: Phải hoàn thiện quản lý chất lượng thống nhất từ Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng tới các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, các bộ và cơ quan ngang bộ, các tổng công ty lớn. Thực hiện chế độ phân cấp, nhằm quản lý cho công tác quản lý chất lượng của các công trình xây dựng trong phạm vi toàn quyền.
Thứ tư : Phải đánh giá phân loại và quản lý được các tổ chức tư vấn hành nghề đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm à công trình xây dựng. Muốn quản lý chất lượng công trình thì phải quản lý và kiểm tra các chất lượng hoạt động của các tổ chức này trong qúa trình làm ra sản phẩm thiết kế, khảo sát lập dự án thiết kế - các giai đoạn thi công xây lắp và cả trong quy trình khai thác sử dụng hoạt động có chất lượng của thị trường cung cấp dịch vụ chất xám này sẽ đảm bảo cho thị trường xây dựng lành mạnh.
Thứ năm: Phải đầu tư thiết bị đo lường và thí nghiệm ở cấp độ khác nhau để tạo thành một hệ thống các phòng thí nghiệm sắp tới các phòng thí nghiệm phải được phân theo ba cấp:
Phòng thí nghiệm của các nhà đầu tư xây dựng, phòng thí nghiệm này đảm bảo chất lượng công việc của nhà thầu xây lắp.
Phòng thí nghiệm tĩnh hoặc phòng thí nghiệm hậu trường của các đơn vị tư vấn, quản lý chất lượng. Các phòng thí nghiệm này giúp cho chủ đầu tư kiểm soát chất lượng công trình của các nhà thầu xây lắp.
Phòng thí nghiệm trọng điểm thực hiện các xí nghiệp trọng tài hoặc phúc tra, phục vụ các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng. Các phòng thí nghiệm này có thể đặt ở các viện nghiên cứu lớn, các trường đại học lớn vì ở đó có đội ngũ chuyên gia giỏi đủ năng lực tổ chức thực hiện và đánh giá.
Hệ thống các phong thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại đội ngũ cán bộ thí nghiệm viên tinh thông nghề nghiệp và đội ngũ kỹ sư giỏi sẽ là công cụ không thể thiếu được trong qúa trình quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Tới một thời điểm nào đó chỉ các tổ chức tư vấn các phòng thí nghiệm được công nhận theo ISO-9000 mới có quyền tham gia công việc đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Thời điểm đó sẽ không còn xa nữa vì qúa trình công nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN đã tới gần.
Thứ 6 là: Nhà nước cần tổ chức hội nghị chất lượng công trình xây dựng trong toàn quốc để bàn về các biện pháp lớn nhằm tăng cường năng lực của các Nhà nước trong lĩnh vực khảo sát thiết kế thi công xây lắp và nghiệm thu công trình, sản xuất vật liệu xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị, phục vụ xây dựng công trình, tăng cường năng lực của ban quản lý dự án, công trình các công ty tư vấn đầu tư và xây dựng, hệ thống kiểm định và đánh giá chất lượng công trình, hệ thống giám định Nhà nước về chất lượng.
Thứ bảy: Cần có quy chế khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn trong việc áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế về chất lượng như ISO 9000 trong xây dựng và tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam.
ISO 8402-1994
TCVN 5814-1994
ISO 9000-1
TCVN 5200-1994
ISO 9001-1994
TCVN 5201-1995
ISO 9002-1994
TCVN 5202-1995
ISO 9003-1994
TCVN 5203-1995
ISO 9004-1-1994
TCVN 5204-1-1995
ISO 9004-2-1994
TCVN 5204-2- 995
ISO 10011-1- 1994
TCVN 5950-1-1995
ISO 10011-2- 1994
TCVN 5950-2-995
ISO 10011-3- 1994
TCVN 5950-3-1995
ISO 10013-1994
TCVN 5951-1995
Thứ tám là: Nhà nước cần có chương trình, kế hoạch văn bản pháp quy biên soạn các phương pháp luận của đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây lắp điện, những người thẩm định viên, thẩm kế viên và giám định viên xây dựng.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước như nước ta hiện nay. Mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước những khó khăn thử thách lớn trong việc làm như thế nào để tồn tại và phát triển được trước các tổ chức sản xuất kinh doanh trong và ở khu vực cũng như trên thế giới. Khó khăn và thách thức này chỉ có thể giải quyết khi doanh nghiệp chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình mà muốn vậy thì không còn gì khác là phải nâng cao chất lượng mạng lưới các công trình.
Mạng lưới các công trình cấp điện ở PCC4 hiện nay cũng như ở một số công ty xây lắp điện khác vẫn đang ở bước giao thời từ nhận thức đến thực hiện, vẫn chưa được đúng đắn và hiệu quả do đó mà nó đòi hỏi sự đổi mới và hoàn thiện mạng lưới các công trình cấp điện ở PCC4 chỉ có thể thành công khi công ty xác định được những tồn tại để tìm ra những nguyên nhân của nó từ đó đưa ra một hệ thống các giải pháp khắc phục, đối chiếu với các giải pháp với khả năng hiện thực của công ty để tìm ra biện pháp hiệu quả nhất , có tính khả thi cao để rồi áp dụng một cách triệt để.
Việc đổi mới và hoàn thiện mạng lưới các công trình cấp điện ở PCC4 cũng cần phải có sự hỗ trợ kết hợp cuả Nhà nước. Nhà nước cần có chính sách, biện pháp của mình để tạo ra một môi trường thuận lợi cho các công ty xây lắp điện nói chung và PCC4 nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kinh tế phát triển - NXB thống kê - 2000
Quản tri chất lượng mạng theo phương pháp Nhật bản
Giáo trình tổ chức thi công - ĐHXD
Quản lý chất lượng đồng bộ
Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
Các tiêu chuẩn nghiệm thu kỹ thuật công tác bê tông, lề cốt thép – Bộ XD
Các tạp chí xây dựng
Các điều lệ xây dựng cơ bản
Báo cáo tổng kết của công ty TNHH một thành viên xây lắp điện 4 giai đoạn 2004-2008.
Ấn phẩm giới thiệu về công ty TNHH một thành viên xây lắp điện IV
Phân cấp quản lý giữa công ty và các đơn vị thành viên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
PCC4 (Power construction installation limited company N04): Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp điện 4
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21481.doc