Đánh giá các yếu tố nguy hiểm & có hại trong quá trình sản xuất. Thực trạng & Giải pháp tại Công ty cao su sao vàng

Lời cảm ơn Nhằm đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng, nâng cao sự hiểu biết của sinh viên trước khi ra trường, Khoa Bảo hộ Lao động Trường Đại học Công Đoàn đã tạo điều kiện cho em làm khoá luận tốt nghiệp: “Đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình sản xuất thực trạng và giải pháp tại công ty cao su sao vàng”. Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các phòng ban trong công ty và đồng chí trưởng phòng môi trường an toàn,cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của g

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3562 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá các yếu tố nguy hiểm & có hại trong quá trình sản xuất. Thực trạng & Giải pháp tại Công ty cao su sao vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo viên hướng dẫn. Xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hương đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình làm khoá lận tốt nghiệp! Xin chân thành cảm ơn các cô các chú trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cháu làm tốt bản khoá luận này! Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy, truyền thụ cho em những kiến thức để em hoàn thành quá trình học tập của mình tại trường đại học Công Đoàn! Mở Đầu I. Tính cấp thiết của đề tài: Lao động là một hoạt động quan trọng của con người để tạo ra của cải vật chất và là hoạt động chủ yếu trong sự phát triển của thế giới loài người. Đồng thời lao động là điều kiện tất yếu của sự phát triển và phát triển của mọi chế độ xã hội. Khi con người còn tồn tại cuộc sống còn diễn ra nó luôn gắn liền với sự vận động không ngừng của lao động sản xuất để duy trì và phát triển sự sống. Trong quá trình lao động sản xuất dù ở thời đại nào từ xã hội nguyên thuỷ cho đến xã hội chủ nghĩa thì dù con người sử dụng công cụ lao động thô sơ hay máy móc hiện đại bao nhiêu đi chăng nữa vẫn tồn tại và xuất hiện các yếu tố nguy hiểm và có hại, có thể làm giảm sút sức khỏe gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có thể nguy hiểm đến tính mạng người lao động. Trong những năm qua đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, chúng ta càng nhận thức rõ hơn trách nhiệm nặng nề của thời kỳ đổi mới. Trong sự nghiệp phát triển đó việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hoá chất ngày một tăng lên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của thế giới. Do vậy để đảm bảo an toàn cho người lao động, đồng thời phát hiện các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình sản xuất là một vấn đề cần thiết của những người làm công tác Bảo Hộ Lao Động. Bảo Hộ Lao Động là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước, do vậy khâu quan trọng của sản xuất là vấn đề an toàn với mục tiêu chung là “an toàn là trên hết” và “an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn” nó luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoá chất hiện nay được sử dụng trong hầu hết các ngành sản xuất, trong các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm và trong các lĩnh vực khác của đời sống. Hoá chất có thể gây độc hại, cháy nổ, mặc dù thế chúng ta vẫn phải chấp nhận hoá chất trong sản xuất nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất và đời sống của con người.Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta sản xuất, sử dụng hoá chất, bảo quản chúng như thế nào để đảm bảo an toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sinh thái đồng thời đảm bảo tính kinh tế. Vấn đề này đòi hỏi các nhà sản xuất, nhà quản lý, người sử dụng lao động phải có quyết định đúng đắn trong việc đầu tư, lựa chọn trang thiết bị máy móc, vật tư, nguyên liệu sao cho phù hợp để tạo ra sản phẩm hoá chất vừa đảm bảo chất lượng vừa thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động. Hiện nay cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghề cùng với sự hội nhập quốc tế việc sử dụng hoá chất trong các ngành sản xuất rất đa dạng và phong phú. Nhưng sự nhận biết các loại hoá chất độc hại của con người quản lý, người sử dụng lao động và cả người lao động vẫn còn hạn chế do sự phát triển khoa học kỹ thuật của Việt Nam vẫn còn kém phát triển. Phần lớn các dây chuyền công nghệ sản xuất đều lạc hậu, máy móc quá cũ, hầu hết các linh kiện được nhập về quá niên hạn sử dụng đối với các nước phát triển.Tình trạng này không những làm cho sản xuất bị hạn chế mà còn tạo ra nhiều yếu tố nguy hiểm có hại ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường xung quanh. Chính vì vậy, nhà nước ta đã ban hành chính sách và đưa ra các giải pháp về tổ chức kỹ thuật để hạn chế tới mức thấp nhất những tồn tại trên bằng cách tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, lựa chọn và đưa vào sản xuất những loại hoá chất không độc hoặc ít độc để thay thế các loại hoá chất độc hại. Sử dụng các quy trình công nghệ sạch, kín, áp dụng các biện pháp thu bắt, sử lý các loại hoá chất, hơi, khí, bụi độc thoát ra môi trường trong quá trình sản xuất. Nhưng biện pháp cuối cùng vẫn phải thực hiện khi không thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật để loại trừ các yếu tố gây nguy hiểm và có hại là người lao động trực tiếp tiếp xúc với hoá chất phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Tuy vậy để áp dụng vào thực tế sản xuất còn gặp không ít khó khăn do tính chất của quá trình sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là cần có sự quan tâm của các cấp các ngành và những người chuyên trách về vấn đề vệ sinh an toàn lao động thì vấn đề này phần nào được cải thiện. Vì vậy để phát triển bền vững ngành công nghiệp hoá chất cần phải có sự nhìn nhận đánh giá toàn diện sự phát triển cũng như mối nguy hiểm thường xuất hiện đặc thù của ngành này. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm hạn chế mối nguy hiểm và có hại, đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong các cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất. Khoá luận tốt nghiệp “Đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình sản xuất tại công ty Cao Su Sao Vàng”, phần nào tìm hiểu thêm về tình hình an toàn vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất và sử dụng hoá chất hiện nay. Kết quả đánh giá giúp cho người quản lý và người sử dụng lao động nhận biết được các mối nguy hiểm đe doạ sức khỏe và tính mạng người lao động. Đồng thời giúp các nhà nghiên cứu chuyên môn có những biện pháp cụ thể để đáp ứng thiết thực trong điều kiện sản xuất của nước ta hiện nay, hạn chế đến mức thấp nhất các mối nguy hiểm tác động đến người lao động. Vì sự nghiệp vẻ vang bảo đảm an toàn, bảo vệ tính mạng và hạnh phúc của người lao động. II. Mục tiêu nghiên cứu : - Khảo sát tình hình An Toàn -Vệ Sinh Lao Động tại cơ sở sản xuất, phân tích các nguyên nhân gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên cơ sở các dữ liệu các năm trở lại đây của cơ sở về: điều kiện làm việc, chính sách chế độ và sức khoẻ người lao động . - Đánh giá mối nguy hiểm thường xuyên xuất hiện tại cơ sở sản xuất trong quá trình sản xuất . - Đề xuất một số biện pháp hạn chế sự tác động của các mối nguy hiểm và có hại đến người lao động nhằm đảm bảo an toàn và sức khoẻ cho người lao động . Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp nghiên cứu lý thuyết :nghiên cứu lý thuyết về các mối nguy hiểm có hại phát sinh trong sản xuất và các phương pháp đánh giá mối nguy hiểm ở trong nước và ngoài nước . - Phương pháp hồi cứu số liệu . - khảo sát tình hình thực tế tại cơ sở thông qua điều tra cá nhân người lao động bằng phiếu và thu thập các số liệu liên quan . III. Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là công nhân xí nghiệp cao su 1 thuộc công ty Cao Su Sao Vàng ,cơ sở sản xuất là các dây chuyền công nghệ đặc trưng ,có cùng chung các yếu tố khí hậu môi trường. Các đối tượng khảo sát là những công nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất tại các phân xưởng tại xí nghiệp . IV. Nội dung nghiên cứu : - Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến phương pháp đánh giá các mối nguy hiểm trong sản xuất . - Khảo sát tình trạng các mối nguy hiểm ở cơ sở . Lựa chọn phương pháp đánh giá mối nguy hiểm . Chương I: Cơ sở lý thuyết I. Sự hình thành các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất. I.1. Sự hình thành các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất . Trong một điều kiện lao động cụ thể dù công nghệ đơn giản hay phức tạp bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu và có hại cho người lao động.Những yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất là các yếu tố tác động gây bệnh và ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. Các yếu tố có hại trong sản xuất được hình thành trong quá trình sản xuất và gắn liền với hoạt động sản xuất của con người. Các yếu tố có hại được hình thành từ các nhóm chính sau : Yếu tố vi khí hậu : Các yếu tố vi khí hậu bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ nhiệt, chúng ảnh hưởng đến khả năng điều nhiệt của cơ thể. Các yếu tố vật lý : Trong quá trình sản xuất có rất nhiều yếu tố vật lý có hại phát sinh từ qui trình công nghệ như: tiếng ồn, rung động, bức xạ ion hoá, bụi …. + Tiếng ồn: là tập hợp những âm thanh có cường độ ,tần số khác nhau gây cảm giác khó chịu cho người trong khi làm việc cũng như trong khi nghỉ ngơi.Tiếng ồn có thể gây điếc nghề nghiệp, gây rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động…Trong điều kiện lao động bình thường mức âm cho phép là 85 dBA,thời gian tiếp xúc càng ngắn thì mức ồn cho phép càng tăng lên nhưng không vượt 115dBA ứng với thời gian tiếp xúc <15 phút. + Rung động trong sản xuất: Là những dao động cơ học dinh ra bởi sự dịch chuyển có chu kỳ đều đặn hoặc thay đổi của vật thể xung quanh vị trí của nó. Các máy thiết bị công cụ sử dụng các nguồn động lực khác nhau khi làm việc đều phát sinh các dao động cơ học dưới dạng rung động . Rung động được phân thành 2 loại: rung động cục bộ và rung động toàn thân. + ánh sáng: ánh sáng là một dạng năng lượng bức xạ điện từ, có hai loại ánh sáng là: ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Môi trường làm việc tốt phải có ánh sáng thích hợp cho con người và công việc. Chiếc sáng không hợp lý sẽ làm mệt mỏi thị giác ,nếu kéo dài gây bệnh cho mắt, làm giảm năng suất lao động, giảm chất lượng sản phẩm ,tăng nguy cơ tai nạn lao động. + Bức xạ iôn hoá : Các nguyên tố phóng xạ tự nhiên và đồng vị phóng xạ nhân tạo là những chất mà các hạt nhân nguyên tử của nó có khả năng iôn hoá vật chất và phát ra các tia phóng xạ. Bức xạ iôn hoá có thể gây bệnh nhiễm xạ cấp tính: rối loạn các chức phận hệ thần kinh, cơ quan tạo máu hoặc có thể gây nhiễm xạ mãn tính. + Bụi trong sản xuất: Bụi trong sản xuất là các hạt bụi chất rắn được phát sinh trong quá trình gia công, chế biến, đóng gói nguyên nhiên liệu và tồn tại trong không khí ở dạng bụi bay, bụi lắng hoặc khí dung (hơi, khói, mùi ). Tác hại lớn nhất của bụi là gây nên bệnh bụi phổi nhiễm bụi, gây ưng thư phổi. Ngoài ra còn gây bệnh cho mắt, đường hô hấp, đường tiêu hoá … + Chất độc: là loại hoá chất vừa có hại vừa nguy hiểm, gồm các loại sau: dung môi hữu cơ, kim loại nặng và các loại hoá chất trừ sâu . Các chất độc có thể gây nhiễm độc cấp tính nếu tiếp xúc với nồng độ lớn trong thời gian ngắn hoặc gây nhiễm độc mãn tính nếu tiếp xúc với nồng độ thấp trong thời gian dài. Các yếu tố vi sinh vật : Đó là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, các loại ký sinh trùng, chúng xuất hiện trong điều kiện lao động ẩm thấp không vệ sinh . Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi :do không gian nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố bất lợi về tâm sinh lý …. I.1.2. Sự hình thành các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất . Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là các yếu tố khi tác động vào người gây chấn thương các bộ phận hoặc huỷ hoại cơ thể con người. Sự tác động đó có thể gay tai nạn ngay hoặc có thể gây tử vong cho người lao động. Những yếu tố nguy hiểm luôn gắn liền với hoạt động sản xuất của con người, và được hình thành từ các yếu tố: - Các bộ phận truyền động và chuyển động: Đó là những máy trục, bánh răng dây đai, các loại cơ cấu truyền động …. - Làm việc trên cao: Người lao động phải làm việc trên các giàn giáo … - Tiếp xúc với nguồn nhiệt gây nguy hiểm bỏng: Đó là các vật nung nóng hoặc tiếp xúc với các vật quá lạnh … - Nguồn điện: Tuỳ thuộc vào mức điện áp, cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện . - Nguy hiểm do văng bắn cơ học: Đó là các phôi của các máy gia công như: máy mài, máy cắt kim loại máy, đục kim loại hay đá văng bắn khi nổ mìn . - Nguy hiểm do vật rơi đổ sập: Đây thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra như: vật rơi từ trên cao, sập lò .. - Nguy hiểm do hoá chất độc: Đó là hoá chất có đặc tính mạnh gây ngộ độc, chết người ngay lập tức như một số loại hoá chất trừ sâu….Thường xảy ra trong các nhà máy sản xuất hoá chất, phân bón, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Mức độ nguy hiểm của hoá chất được đánh giá thông qua mức tiếp xúc và nồng độ tiếp xúc của người lao động: Mối nguy hiểm = Độc tính x Mức tiếp xúc - Nguy hiểm do cháy nổ: xảy ra ở những nơi có thiết bị áp lực, nguyên vạt liệu dễ cháy … I.2. Khả năng nhận dạng các mối nguy hiểm của người sử dụng lao động. Trong thực tế sản xuất mối nguy hiểm luôn thường trực,việc ngăn chặn mối nguy hiểm phụ thuộc vào khả năng nhận dạng của mỗi người, trong sản xuất kinh doanh người sử dụng lao động chỉ chú ý đến yếu tố lợi nhuận trước mắt mà không cần biết đến thiết bị đó tiềm ẩn các mối nguy hiểm nào mà cần ngăn chặn chúng bằng cách gì . Chính vì vậy để giảm các mối nguy hiểm và tai nạn lao động phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng lao động, vào khả năng nhận dạng đánh giá mức độ nguy hiểm và tần xuất xảy ra của chúng. Có trường hợp do người sử dụng lao động trình độ trhấp hay chuyên môn nghiệp vụ về khoa học kỹ thuật chưa cao nên sự nhận biết về các mối nguy hiểm còn hạn chế. Nhưng ngược lại có người sử dụng lao động chạy theo lợi nhuận trước mắt mà coi nhẹ công tác an toàn lao động, bỏ qua các yếu tố nguy hiểm đang tồn tại trong qui trình sản xuất của đơn vị mình . Vào những năm 60-70 của thế kỷ XX thời kỳ nước ta bắt đầu nền sản xuất công nghiệp, lúc đó nền kinh tế nước ta là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, các sản phẩm sản xuất ra đều là độc quyền nên vấn đề lợi nhuận và sự cạnh tranh ít được các nhà kinh tế đề cập đến ,nhưng tai nạn lao động xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân là do công nghệ máy móc cũ lạc hậu ,không có cơ cấu an toàn cơ cấu bảo vệ, nếu có thì hoạt động kém hiệu quả nên mối nguy hiểm xuất hiện ở mọi nơi mọi thiết bị máy móc. Cùng với sự nhận thức trình độ của người lao động còn thấp nên sự hiểu biết, vận dụng máy móc còn kém. Vì vậy, việc nắm bắt nhận dạng và không đánh giá hết mức độ nguy hiểm của các mối nguy hiểm, biện pháp để phòng ngừa chúng cũng không có hoặc nếu có thì rất đơn giản. Đến nay đã gần nửa thế kỷ trôi qua những tai nạn lao động vẫn tiếp tục xảy ra và có qui mô rộng lớn hơn, việc sử dụng các loại máy móc thiết bị hiện đại cũng gây ra mối nguy hiểm cho người lao động trong sản xuất như: cuốn tóc lột da đầu ở nhà máy dệt, bộ phận chuyển động văng bắn, dập nát, đứt bàn tay, cánh tay trong nhà máy cơ khí hay trong vông việc nghiền đá, bộ phận mài cắt, lưỡi cắt văng bắn, vào mặt, vào cơ thể. Đặc biệt là vụ cháy nổ ở mỏ than Mạo Khê năm 1999 làm chết 18 người và các vụ nổ bình áp lực khác. Nguyên nhân không phải hoàn toàn do sự thiếu hiểu biết, trình đoọ thấp của người sử dụng lao động và người lao động mà là do bước sang nền kinh tế thị trường thành phần đa dạng, doanh nghệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân xuất hiện nhiều. Còn đối với các doanh nghiệp lớn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các ban ngành trong sản xuất thì sự cố ít hơn nhưng không phải là không có. Nền kinh tế thị trường kéo theo nhiều yêu cầu mới: Đòi hỏi sản phẩm phải đa dạng của nguyên nhien liệu, máy móc thiết bị nên các yếu tố nguy hiểm xuất hiện phong phú và khác nhau. Trong ngành sản xuất có sử dụng hoá chất, do người sử dụng không nhận dạng được các yếu tố nguy hiểm nên công nhân không tránh khỏi các rủi ro trong sản xuất .Đối với ngành sản xuất có sử dụng hoá chất các yếu tố nguy hiểm như là các loại bụi, hơi khí độc đôi lúc chúng ta rất khó phát hiện, mà chỉ qua khảo sát đo đạc mới nhận biết được nồng độ trong môi trường và mức độ độc hại của chúng như thế nào đối với người lao động. Điều này thể hiện ở chỗ họ dùng phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện che chắn không hợp lý cho người lao động. Vì vậy trong ngành sản xuất hoá chất thường nguy hiểm do hoá chất độc, chất lỏng ăn mòn. Đối với việc sử dụng các thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn như thiết bị áp lực, nồi hơi, thiết bị nâng, hay tại dây chuyền công nghệ hiện đại cũng vậy. Mặc dù công tác đăng kiểm đã có nhưng chúng ta không thể báo trước được những nguy hiểm rủi ro có thể xẩy ra. Điều này tạo ra nguy cơ nổ thiết bị áp lực, nồi hơi cao. Theo nghiên cứu điều tra của đề tài KX 07.15 (của viện Kỹ Thuật Bảo Hộ Lao Động) cho thấy: Số thiết bị không được đăng kiểm là 30%, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm 25% và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 45%. Đặc biệt là tình trạng vi phạm các nguyên tắc sử dụng cơ cấu an toàn, phòng ngừa sự cố hiểm hoạ: Như an toàn, màng an toàn, đồng hồ, hệ thống thông báo mức… Thậm chí có cơ sở sử dụng thiết bị áp lực chế tạo tính toán thiếu an toàn hay tính toán sai. Qua số liệu nghiên cứu trên chúng ta thấy sự nhận thức về các mối nguy hiểm của các thiết bị, máy móc, nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa tốt. Trong dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng hầu hết các dây chuyền sản xuất hiện đại với mức tự động hoá cao đảm bảo một điều kiện lao động an toàn, nhưng điều đó không phải đã ngăn chặn một cách triệt để tai nạn lao động xảy ra. Điểm nổi bật của công nghệ mới bây giờ là sự không phù hợp giữa Người và Máy. Bởi vì công nghệ hiện đại chúng ta thường nhập ở nước ngoài không phù hợp kích thước nhân trắc với người Việt Nam. Theo tài liệu đánh giá về an toàn lao động của đề tài KX 07.15 do PGS Nguyễn An Lương chủ biên cho thấy: Nếu máy móc, thiết bị, chỗ làm việc thiết kế theo tiêu chuẩn nhân trắc của người Mỹ thì chỉ hợp với 90% người Đức, 80% người Pháp, 65% người Italia, trong khi đó chỉ phù hợp với 45% người Nhật, 25% người Thái và 10% người Việt Nam. Nếu so sánh kích thước của người Việt Nam với tiêu chuẩn thiết kế của các nước thì thấy rằng có 10% người Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn của người Mỹ, 13.3% phù hợp với tiêu chuẩn của người Đức, 34% phù hợp với tiêu chuẩn người Pháp, 46% phù hợp với tiêu chuẩn người Italia, 65% phù hợp với tiêu chuẩn người Việt, 85.6% phù hợp với tiêu chuẩn người Thái. Để khắc phục được vấn đề này người ta sử dụng lao động phải đưa ra các biện pháp bảo vệ ngư ời lao động khỏi các yếu tố nguy hiểm, khắc phục sự không phù hợp công nghệ máy móc của nước ngoài với kích thước nhân trắc của người Việt Nam. Đó là các bịên pháp về tổ chức, quản lý chặt chẽ các thiết bị, các quy trình làm việc an toàn, các cơ cấu an toàn, các phương tiện bảo vệ máy, những chỗ nguy hiểm. Điểm nổi bật nữa trong dây chuyền công nghệ nước ta là sự không đồng bộ giữa các máy móc và thiết bị, điều này càng làm phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm. Mối nguy hiểm lại đa dạng và phong phú xuất hiện bất kỳ lúc nào ở mọi nơi, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động không phải chỉ ở một vị trí, một yếu tố gây ra mà chỗ làm việc chịu nguy cơ đồng thời của hai yếu tố nguy hiểm trở lên là 40.86%, ba yếu tố trở lên là 27.04%, bốn yếu tố trở lên là 18.34%. Vì vậy việc nhận dạng các mối nguy hiểm đúng của người sử dụng lao động là rất cần thiết có tác dụng ngăn ngừa tai nạn lao động cho công nhân, nhưng điều này phải có sự kết hợp với ý thức làm việc của người công nhân. I.3. Phương pháp đánh giá các mối nguy hiểm trong sản xuất. I.3.1 Phương pháp đánh giá trên thế giới. Các viện nghiên cứu và các chuyên gia an toàn lao động trên các nước cố gắng làm tăng hiệu quả của việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật là cơ sở để thành lập kỹ thuật an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất các mối nguy hiểm và không độc hại. Sự nghiên cứu đó được tiến hành theo ba hướng chinhs - Phân tích các nguy hiểm trên cơ sở các số liệu về chấn thương sản xuất. - Nghiên cứu các phương pháp đánh giá số lượng và chất lượng an toàn của các thiết bị sản xuất. - Đánh giá an toàn chỗ làm việc. Trên cơ sở các nghiên cứu đã tiến hành để thảo ra các kiến nghị, tăng sự an toàn của thiết bị sản xuất và chỗ làm việc, hoàn thiện văn bản kỹ thuật, tăng hiệu quả của kết cấu. Vì vậy để lựa chọn đúng một phương pháp đánh giá mối nguy hiểm trong sản xuất là rất cần thiết, nó phụ thuộc vào đặc điểm tình hình sản xuất, trình độ phát triển của mỗi quốc gia, nhưng phải đảm bảo là đánh giá được sự tác động nguy hiểm của các yếu tố trong sản xuất lên người lao động và biện pháp phòng tránh. I.3.1.1 Đánh giá rủi ro: ở Mỹ các chuyên gia đã đề nghị nghiên cứu các yêu cầu an toàn cho các dạng sản phẩm và đánh giá an toàn cho sản phẩm theo phương pháp: “Cây sai phạm” dựa trên cơ sở xây dựng mối quan hệ “Nhân- Quả” cho mỗi yếu tố nguy hiểm hoặc tình huống nguy hiểm chấn thương. ở đây đặt ra nguyên nhân thứ nhất và thứ hai của các trường hợp rủi ro. Ngoài ra người ta còn áp dụng phương pháp xác suất logic dựa trên cơ sở xây dựng “Cây sai phạm “.Cho phép sử dụng khi dự báo mức nguy hiểm chấn thương của các thiết bị sản xuất hay công nghệ đã thiết kế. Các yếu tố này có thể dẫn đến các trường hợp rủi ro, cho phép xác định có hay không có sự nguy hiểm. Các bước đánh giá rủi ro: + Xác định chỗ làm việc và nhiệm vụ đánh giá + Xác định nguy cơ chỗ làm việc + Xác định vùng thân thể hay cơ quan chịu tác động của mối ngguy hiểm. + Dự đoán hậu quả của sự tiếp xúc đó I.3.1.2 Đánh giá nguy hiểm. ở Bungari chú ý nhiều đến viậc phân tích các nguyên nhân chấn thương và các yếu tố gây chấn thương với mục đích làm các nguy hiểm tiềm ẩn xuất hiện khi làm việc trên các máy móc thiết bị.Việc phân tích như vậy cho phép làm rõ một loạt các sai lầm nghiêm trọng khi thiết kế thiết bị chọn loại kích thước,màu sắc không đúng cho các cơ cấu an toàn hoặc không có chúng hay tầm nhìn bị hạn chế khi làm việc trên các máy có bàn điều khiển bị ngăn cách … Viện nghiên trung tâm an toàn lao động DRESDEN đã đưa ra bản hướng dẫn về phương pháp phân tích và đánh giá trạng thái an toàn lao động, xác định và phân tích rõ số lượng mối nguy hiểm sản xuát nhờ bảng hỏi. Phân tích mối nguy hiểm sản xuất có sử dụng các mẫu logic ,đưa ra các chỉ số mức độ an toàn lao động để đánh giá định lượng trạng thái an toàn lao động nhờ các số liệu. Sau đó thống kê nguyên nhân tai nạn lao động. Mức độ an toàn chỗ làm việc ở đây được xác định theo 6 chỉ số trong thang phân loại từ 0-1. STT Mức độ nguy hiểm Thang điểm Nguy cơ gây tai nạn không có 1 Mức an toàn lao động cao, nhờ các biện pháp kỹ thuật an toàn 0.8 Tồn tại nguy cơ gây tai nạn lao động để loại trừ nó phải sử dụng các phương tiện bảo vệ kỹ thuật 0.6 Mức nguy cơ gây tai nạn lao động cao, cần có các biện pháp bổ sung về kỹ thuật an toàn 0.4 Mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi cần nhiều phương tiện bảo vệ kỹ thuật và các biện pháp tổ chức 0.2 Mức nguy hiểm rất cao 0 ở Tiệp đã sử dụng phương pháp đánh giá mối nguy hiểm gây chấn thương của thiết bị sản xuất theo hệ thống thang điểm (BOMECH), hệ thống này sử dụng để đánh giá các yếu tố nguy hiểm riêng biệt cũng như đánh giá toàn bộ sản phẩm. Ngoài ra, viện nghiên cứu khoa học và thực nghiệm Than của Tiệp Khắc đã sử dụng phương pháp phân tích những hư hỏng là do vi phạm cac yêu cầu kỹ thuật an toàn. Việc phân tích được tiến hành trên các máy tính điện tử dựa trên cơ sở ngân hàng dữ liệu được lấy từ kết quả nghiên cứu các trường hợp rủi ro trong sản xuất. ở Ba Lan và một số nước khác người ta còn dùng phương pháp phiếu kiểm tra. Phương pháp phiếu kiểm tra có ưu điển là đơn giản và ràng, nó đè xuất đánh giá chất lượng các chỉ số chất lượng đã chọn (Thoả mãn –không thoả mãn ) thiết bị được coi là đạt chất lượng nếu nó thoả mãn tất cả các chỉ tiêu. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp biến tướng của phương pháp kiểm tra và phương pháp cho điểm. Phương pháp biến tướng của phương pháp kiểm tra là mỗi chỉ tiêu có một giá trị bổ sung thứ 3 “Thoả mãn với điều kiện cho trước”. Cách đánh giá này cho phép sửa sai sót nào đó của thiết kế ở giai đoạn cuối. Còn phương pháp cho điểm thì chính xác hơn, tuy nhiên nó cho phép đưan toàn lao động ra các giá trị khác nhau của cùng một chỉ tiêu. Mỗi phương pháp đánh giá các yếu tố nguy hiểm đều có các ưu nhược điểm nhưng chọn phương pháp nào để đánh giá cho phù hợp phải căn cứ vào thực tế của mỗi nước, mỗi ngành hay mỗi thiết bị máy móc riêng biệt. Trong quá trình đánh giá mối nguy hiểm là một bước khởi đầu cho sự đánh giá có chính xác hay không cũng như chỉ ra khu vực cần được quan tâm nhất để đảm bảo sản xuất an toàn. Việc đánh giá các mối nguy hiểm phải được tiến hành cụ thể với từng người từng chỗ làm việc. Do đó người sư dụng lao động nghiên cứu khu vực có mối nguy hiểm để hạn chế ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Trong quá trình này phải xác định nguồn hay vùng nguy hiểm tiềm tàng, thông qua đó để dự đoán các mối nguy hiểm mang tính chất nghiêm trọng. Các chuyên gia đã đưa ra những bước đánh giá mối nguy hiểm rất cụ thể như sau: Xác định mối nguy hiểm So sánh mối nguy hiểm với các tính năng bảo vệ của phương tiện bảo vệ cá nhân Lựa chọn phương tiện bảovệ cá nhân Mức đáp ứng yêu cầu của phương tiện bảo vệ cá nhân được lựa chọn Xác định nhiệm vụ Đánh giá lại mối nguy hiểm Trong quá trình đánh giá mối nguy hiểm cần sử dụng các số liệu của thanh tra về điều kiện chỗ làm việc. - Loại tần suất xuất hiện cuả mối nguy hiểm. - Loại nguy hiểm đặc biệt xuất hiện trong quá khứ. - Hiệu quả của các phương tiện bảo vệ cá nhân đã sử dụng. Ngoài ra cũng cần biết mức đoọ gia tăng của người mắc bệnh và tai nạn ở chỗ làm việc. Các mối nguy hiểm đặc biệt và bản chất của bất kỳ tai nạn hay sự xúc phải được đánh giá để xây dựng vai trò phòng ngừa của phương tiện bảo vệ cá nhân. Tóm lại: Để đánh giá mối nguy hiểm hay an toàn, chúng ta phải luôn tuân thủ các bước sau nhằm xác định đánh giá đúng các yếu tố cần quan tâm. - Bước 1: Nhận dạng hiểm hoạ: kiểm tra các vật liệu,thiết bị qui trình vận hành tức là kiểm tra thống kê và khu trú các chất dễ cháy, dễ phản ứng hay rất độc và các sự kiện khởi đầu: Máy hoạt động kém, sai sót do con người, các hỏng hóc thiết bị , các mối nguy hiểm luôn xuất hiện trên máy, chúng ta phải nhận ra được mức độ tác hại của chúng. - Bước 2: phân tích hậu quả: Phân tích bản chát của các yếu tố nguy hiểm và độ lớn của những ảnh hưởng như cháy nổ, rò rỉ bất ngờ của các chất độc, những sự cố máy móc thiết bị gây tai nạn lao động mà mọi người không thể đoán và nhận biết được. - Bước 3: Dự đoán khả năng tần suất có thể xảy ra: Khả năng của sự cố và tai nạn khởi đầu,(bao gồm nguyên nhân bên trong và bên ngoài ) - Bước 4: Xác định mối nguy hiểm rủi ro và đánh giá mức độ an toàn như thế nào, tổng hợp các khả năng và hậu quả để dự đoán định lượng các mối nguy hiểm. Sau khi đã nhận dạng và phân tích, xác định đúng các mối nguy hiểm tiềm tàng,tiến hành cho điểm và thống kê tử vong, các chấn thương, các tổn thất kinh tế. Biện pháp này nhằm ngăn chặn những rủi ro tiếp theo có thể xẩy ra, mặt khác có tác dụng khuyến cáo cho mọi người biết cách phòng ngừa tai nạn lao động. Trong quá trình đánh giá mối nguy hiểm, người ta cố gắng biểu diễn mức độ mối nguy hiểm bằng giá trị cụ thể, đối với mỗi vị trí công tác cụ thể. Một ví dụ điển hình đánh giá mối nguy hiểm để lựa chọn, phát triển phương tiện bảo vệ cá nhân. Trong quá trình đánh giá đối với mỗi yếu tố nguy hiểm tác động lên từng phần cơ thể (hay tòan thân)phải chỉ ra khả năng có thể tiếp xúc. Cho điểm theo thang từ 0-5 trên cơ ssowr nguy cơ và tần số tiếp xúc. 0- Không tiếp xúc 1- Tiếp xúc ít không đáng kể 3- Tiếp xúc đáng kể 4- Tiếp xúc nhiều lần 5- Tiếp xúc liên tục Dự đoán hậu quả của nguy cơ tiếp xúc có thể xảy ra cũng được biểu hiện bằng các giá trị cụ thể. Đối với mối nguy hiểm tác động lên từng phần cơ thể phải chỉ ra các hậu quả tiếp xúc. Cho điểm theo thang từ 0-5 dựa trên các đặc điểm xấu nhất tác động đến người lao động có khả năng tiếp xúc: Không ảnh hưởng Có ảnh hưởng tạm thời đến người lao động (không có tiện nghi) và hậu quả không kéo dài Hậu quả tiếp xúc tạm thời, chấn thương có thẻ chữa trị. Hậu quả tiếp xúc gây chán thương nghiêm trọng, phải nghỉ việc. Hậu quả tiếp xúc làm suy nhược sức khoẻ vĩnh viễn Hậu quả gây chết người Việc đánh giá mối nguy hiểm chỉ ra phần nào có thể bị tác động và hậu quả của nó là rất nghiêm trọng.Vì vậy, vấn đề an toàn vệ sinh lao động không chỉ là ở một quốc gia quan tâm và hầu như trên toàn thế giới, vì đó là yêu cầu đối với tất cả các nước. Với các nước công nghiệp phát triển, việc đánh giá xác định các mối nguy hiểm càng phải thận trọng và tinh vi hơn, chính xác chính xác hơn , còn đối với các nước đang phát triển thì quá trình này cần phải học hỏi nhiều. Một sản phẩm làm ra muốn được thế giới công nhận không chỉ là chất lượng của sản phẩm đó mà người ta còn được quan tâm chúng được làm ra bằng cách nào, kể cả vấn đề làm việc của người công nhân: Đó là an toàn –vệ sinh lao động và môi trường lao động. Vởy mục đích của phương pháp đánh giá là giúp cho người lao động làm việc an toàn hơn, nhận biết được mối nguy hiểm còn tồn tại và cuối cùng là tránh được tai nạn lao động xảy ra. Các phương pháp đánh giá ở một số nước,các chuyên gia đã xây dựng lên nhiều thang điểm cho từng yếu tố nguy hiểm. Từ đó đưan toàn lao động ra kết luận kiến nghị để đảm bảo mức độ an tiàn khi làm việc của công nhân, thậm chí với các cơ quan có thẩm quyền về chức năng an toàn, thanh tra có quyền yêu cầu cho thiết bị đó ngừng làm việc nếu thấy nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra. Ngoài việc xác định, nhận dạng các mối nguy hiểm rủi ro còn để cho các nhà thiết kế chọn biện pháp kỹ thuật an toàn, các nhà sử dụng cung ứng đúng trang bị bảo hộ lao động cho công nhân tạo môi trường lao động không bị ô nhiễm ,đồng thời xây dựng chế độ bảo dưỡng hợp lý các máy móc thiết bị. I.3.2. Phương pháp đánh giá ở nước ta. Từ vấn đề thực tế của đất nước, nước ta đang trong thời kỳ tiến đến công nghịêp hoá hiện đại hoá, nên việc nhập khẩu trao đổi máy móc, công nghệ sản xuất luôn diễn ra. Để nhập khẩu thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ thì chúng ta phải đánh giá được chất lượng của chúng về mức độ an toàn và tiện nghi. Vì vậy việc hình thành hệ thống đánh giá và chứng nhận của nhà nước về an toàn đối với máy móc thiết bị sản xuất là rất cần thiết. Điều này vừa đảm bảo được điều kiện lao động an toàn, tiện nghi vừa bảo vệ sức khỏe cho người lao động, nâng cao hiệu suất lao động đồng thời hình thành và phát triển nhân cách người lao động, người của thời đại công nghiệp. Vì vậy trong quá trình công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay việc nhận dạng và đánh giá mức độ nguy hiểm đang đòi hỏi và là vấn đề bức thiết thực tế của nền sản xuất. Trong những năm qua việc nhập khẩu máy móc chuyển giao công nghệ thực tế đã không đáp ứng về yêu cầu an toàn cũng như ảnh hưởng nhất định đến người lao động. Trong nhiều cơ sở sản xuất hiện nay thuộc ngành cơ khí, dệt may, sản xuất vật l._.iệu xây dựng…Người lao động thường xuyên phải vận hành các thiết bị máy móc không phù hợp với kích thước nhân trắc của người Việt Nam như thiết bị có chiều quá cao so với tầm với của các chi trên: Như máy gia công kim loại của Liên Xô cũ, đặc biệt là máy cái, máy may của TEXTIMA, máy dệt của Đức. Hàng loạt các máy thiết bị tự hành: Ô tô cần cẩu, máy kéo nhập từ nước ngoài MTZ- 50, DT- 75, DT- 54…đều bộc lộ nhiều bất hợp lý về kích thước cabin, ghế ngồi đến các cơ cấu điều khiển, vô lăng quá cao, khoảng cách từ ghế ngồi đến bàn đạp quá xa, góc độ bàn đạp lớn, côn, phanh, ga <900 gây mỏi chân và tạo ra gánh nặng thể lực. Những đánh giá của người lao động qua điều tra cho thấy: 5.74% trường hợp máy, thiết bị có kết cấu hoạt động không an toàn; 2.59% trường hợp vừa không an toàn vừa không tốt ( thiếu ổn định và độ tin cậy) và khó sử dụng. Đề tài KX 07.15: “Nghiên cứu đề xuất phương pháp đánh giá và chứng nhận chất lượng an toàn lao động, Ecgônômi đối với máy thiết bị sản xuất và chỗ làm việc”- Do PGS .Nguyễn An Lương chủ biên- đã đề cập đến các phương pháp đánh giá về an toàn- vệ sinh lao động và Ecgônômi thiết bị sản xuất. Theo tác giả việc chọn phương pháp đánh giá an toàn và Ecgônômi được thực hiện trên cơ sở phân tích các ưu nhược điểm của tất cả các phương pháp đang được sử dụng hiện nay như phương pháp “Cây sai phạm”, phiếu điều tra, xác suất logic, phương pháp chấm điểm, phương pháp biến tướng của phương pháp phiếu điều tra, phương pháp phân tích các nguyên nhân sự cố để tìm ra các nhược điểm của đối tượng được đánh giá… Phương pháp đánh giá được đề tài lựa chọn là phương pháp đơn giản thuận tiện và phù hợp với trình độ phát triển của nước ta. Đó là phương pháp đánh giá phân loại theo thang điểm, để đánh giá từng chỉ tiêu căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn đã được ban hành nhờ một nhóm chuyên gia từ 5- 7 người gồm các nhà kỹ thuật, nhà vật lí, tâm lí và các chuyên gia về thẩm mỹ công nghiệp. Điều kiện để phương pháp này đạt hiệu quả cao là phải: - Xác định được các danh mục chỉ tiêu, yêu cầu an toàn Ecgônômi đối với máy, thiết bị sản xuất và chỗ làm việc. - Xây dựng được thang điểm cho các chỉ tiêu, yêu cầu trên cơ sở mức độ của từng chỉ tiêu, yếu tố có sử dụng hệ số trọng lượng. - Phải có đội ngũ chuyên gia có trình độ hiểu biết uyên thâm về các loại máy thiết bị sản xuất và chỗ làm việc mà mình tham gia đánh giá. Theo phương pháp này việc đánh giá được thực hiện theo hai giai đoạn: giai đoạn đánh giá cơ bản và giai đoạn đánh giá tổng hợp: + Đánh giá cơ bản và có mức độ chính là đánh giá các chỉ tiêu riêng biệt của máy, thiết bị và chỗ làm việc. Kết quả đánh giá cho phép ta kết luận mức độ an toàn và Ecgônômi máy thiết bị sản xuất và chỗ làm việc theo 3 mức độ: “phù hợp”, “phù hợp có điều kiện”,” không phù hợp”. Đối với một máy, thiết bị sản xuất và chỗ làm việc chỉ cần một chỉ tiêu không đạt do kết quả không thoả mãn thì có thể kết luận không đạt yêu cầu mà không cần đánh giá thêm các chỉ tiêu nào khác. Tuy nhiên việc đánh giá cơ bản chưa giúp ta đánh giá được tổng hợp mức độ an toàn và Ecgônômi của các máy và thiết bị. Do đó chúng ta phải tiến hành đánh giá giai đoạn 2: giai đoạn đánh giá tổng hợp. + Giai đoạn đánh giá tổng hợp: Việc đánh giá tổng hợp được tiến hành theo công thức a= Trong đó: xi là đối với tất cả các đặc tính đánh giá (1ák) và được xác định bằng công thức: + k: số lượng chỉ số i + n: số lượng máy + gi: hệ số ngưỡng (gi=1;1.5;2) của chỉ tiêu thứ i + i: thứ tự chỉ số m: tổng hệ số ngưỡng của các chỉ số riêng biệt m= + yij - đánh giá “không phù hợp nếu yij=1”; thoả mãn có điều kiện đặt trước yij=0.5; “thoả mãn yij=0” đối với các chỉ số thứ i trên máy thứ j. + zij – Hệ số tổ chức kỹ thuật bằng tỷ số giữa thời gian vận hành của máy thứ j với thời gian của ca làm việc. Nếu giá trị của tỉ số <0.5, zij=0.50 Nếu 0.5< giá trị của tỉ số <0.75, zij=0.75 Nếu 0.50.75, zij=1 Chúng ta xác định rằng quá trình có thể đưa lại sự đánh giá: Phù hợp khi a > 0.8 Phù hợp có điều kiện khi 0.8a>0.5 Không phù hợp khi a0.5 Ngoài việc đánh giá có đề cập đến các đặc tính riêng và đánh giá trên toàn bộ quá trình công nghệ cần cho số người phải chịu tác động của các yếu tố có hại, cần lưu ý khi có ý định cải thiện điều kiện làm việc. Thành công của phương pháp này là tìm hiểu được trình độ của con người sử dụng máy móc trong sản xuất và có thường xuyên được đào tạo huấn luyện lại không Tóm lại: Cho dù ở bất kỳ nước nào dù là chuyên gia Việt Nam hay nước ngoài, khi đưa ra phương pháp đánh giá lựa chọn, bước đầu tiên quan trọng là nhận dạng được mối nguy hiểm, các rủi ro, sau đó tiến hành điều tra khảo sát và đưa ra các bước đánh giá phù hợp nhất sử dụng phiếu điều tra là một cách giúp cho kết quả đánh giá được xác thực, tính chính xác cao và khách quan nhất. Chương II: Tìm hiểu đánh giá an toàn – vệ sinh lao động tại công ty cao su sao vàng. I. Đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh. I.1. Vị trí địa lý: Công ty Cao su sao vàng được Trung Quốc giúp xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1960. Ngày 23/5/1960 nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành chính thức lấy tên nhà máy Cao su sao vàng Hà Nội. Ngày 27/8/1992 theo quyết định số 645/CNNGcủa bộ công nghiệp nặng nhà máy đổi tên thành Công Ty Cao Su Sao Vàng. Ngày 1/1/1993 nhà máy chính thức sử dụng con dấu mang tên Công ty Cao Su Sao Vàng. Ngày 3/4/2006 Công Ty Cao Su Sao Vàng chuyển thành Công Ty cổ phần Cao Su Sao Vàng. Công Ty Cao Su Sao Vàng nằm trong khu cao- xà- lá( nhà máy Cao Su Sao Vàng,nhà máy xà phòng Hà Nội, nhà máy thuốc lá Thăng Long) trước đây, thuộc khu vực Thượng Đình quận Đống Đa (cũ). Hiện nay khu vực Thượng Đình đã được xây dựng thành khu công nghiệp lớn ở phía Tây- Nam thuộc quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội, thu hút một lượng lao động đáng kể ở thủ đô, tạo ra một khối lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, phục vụ công nghiệp, quốc phòng, giao thông vận tải… I.2. Đặc điểm về tổ chức. I.2.1. Lực lượng lao động. Trong những năm 1960 Công Ty Cao Su Sao Vàng với số lượng cán bộ nhân viên chỉ có 262 người, lực lượng lao động tăng lên đến tháng 12/2006 là 1367 người cùng với sự phát triển của quy mô sản xuất. Bảng 1a: Lực lượng lao động của công ty STT Chỉ tiêu Tổng số Lao động nữ 1 Số lao động của doanh nghiệp 1367 359 2 Số lao động trực tiếp sản xuất 1113 261 I.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý. Về trình độ chuyên môn. Công Ty Cao Su Sao Vàng có đội ngũ người lao động có trình độ cao chiếm tương đối: Trình độ đại học có 193 người và 164 cán bộ kỹ thuật hầu hết trực tiếp sản xuất. Đội ngũ công nhân hiện tại đều được đào tạo chính qui tại cáCông Ty Cao Su Sao Vàng trường công nhân kỹ thuật,còn một số được đào tạo dài hạn tại công ty. 100% công nhân hiện tại đều được huấn luyện nắm vững qui trình kỹ thuật công nghệ sản xuất an toàn, vệ sinh lao động và môi trường. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty:Công ty được thành lập thành 9 xí nghiệp, 13 phòng ban nằm tại công ty và có sơ đồ như sau: Sơ đồ quá trình công nghệ sản xuất chính của công ty Xí nghiệp Cơ điện Chi nhánh CS Thái Bình Xí nghiệp luyện CS Xí nghiệp NL Xí nghiệp CSKT Xí nghiệp CS3 Xí nghiệp CS2 Xí nghiệp CS1 Ban kiểm soát Tổng giám đốc Hội đồng quản trị P.giám đốc 1.Phụ trách nội chính 2. Phụ trách XDCB và KT 3.Phụ trách sản xuất P.QTBV VP cty P.MT-AT P.XNK P.TTBH P.KHVT P.KV P.KTCS TTCL P.XDCB P.KTCN P.TCNS P.TCKT Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị trong công ty. - P.TCNS: Phòng tổ chức nhân sự có chức năng tham mưu, giúp giám đốc công ty về mặt tổ chức, lao động, khen thưởng…Có nhiệm vụ thực hiện các công tác do giám đốc công ty phân công hoặc uỷ quyền. - P.TCKT: Phòng tài chính kế toán có chức năng giúp giám đốc công ty trong quản lý và thực hiện công tác tài chính, huy động vốn, sử dụng vốn và quản lý có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn trong công ty. Tổ chức và thực hiện công tác kế toán, kiểm soát nội bộ của công ty theo đúng quy định hiện hành của nhà nước. - P.XDCB: Phòng xây dựng cơ bản có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty trong việc điều hành công tác đầu tư phát triển mở rộng sản xuất quản lý và sử dụng tài sản cố định, vệ sinh công nghiệp môi trường. - P.XNK: Phòng xuất nhập khẩu với chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty điều hành công tác nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm của công ty ra nước ngoài . - P.KHVT: Phòng kế hoạch vật tư là phòng tham mưu giúp việc giám đốc công ty trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, mua sắm vật tư và quản lý vật tư - P.MT-AT: Phòng môi trường an toàn có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty trong việc kiểm tra giám sát điều hành công tác môi trường an toàn và tham gia vào chương trình phát triển mở rộng công ty trong lĩnh vực môi trường- an toàn. - P.KTCN: Phòng kỹ thuật cơ năng là đơn vị thành viên trong hệ thống quản lý của công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, phó giám đốc công ty theo phân công và uỷ quyền với chức năng là phòng tham mưu cho giám đốc công ty trong việc điều hành công tác cơ điện- năng lượng và tham gia vào chương trình phát triển mở rộng công ty trong lĩnh vực thiết bị. - P.KTCS: Phòng kỹ thuật cao su là phòng tham mưu giúp việc giám đốc công ty, phó giám đốc công ty trong lĩnh vực kỹ thuật sản xuất các sản phẩm cao su. - P.KV: Phòng kho vận là phòng giúp việc giám đốc công ty trong việc quản lý, bảo quản vận chuyển vật tư hàng hoá của công ty. - P.QTBV: Phòng QTBV của công ty là phòng tham mưu giúp giám đốc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, trật tự an toàn xã hội… - P.TTBH: Phòng tiếp thị bán hàng giúp cho giám đốc công ty trong việc xây dựng kế hoạch tiếp thị quảng cáo và tổ chức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm… - TTCL: Trung tâm chất lượng là bộ phận kiểm tra chất lượng nguyên liệu bán thành phẩm, sản phẩm chuyên trách. - XNCS1: Xí nghiệp cao su 1 là đơn vị sản xuất của công ty Cao Su Sao Vàng Hà Nội. Xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức sản xuất mặt hàng: Săm lốp xe máy, săm xe đạp, yếm ôtô, màng lưu hoá lốp, săm máy bay các loại. Gia công bán thành phẩm cho đơn vị bạn và khách hàng khi được công ty giao. - XNCS 2: Xí nghiệp cao su số 2 là đơn vị sản xuất có trách nhiệm tổ chức sản xuất mặt hàng: Lốp xe đạp các loại, gia công bán thành phẩm cho đơn vị bạn. - XNCS 3: Xí nghiệp cao su số 3 là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức mặt hàng: Lốp ô tô các loại, lốp máy bay các loại gia công bán thành phẩm cho đơn vị bạn. - XNCSKT: Xí nghiệp cao su kỹ thuật là đơn vị sản xuất có trách nhiệm tổ chức sản xuất mặt hàng cao su kỹ thuật các loại theo đơn đặt hàng của các đơn vị trong công ty và khách hàng khi được công ty giao. - XNNL: Xí nghiệp năng lượng có trách nhiệm tổ chức sản xuất hơi nóng, khí nén, nước và điều phối phục vụ sản xuất. - XNCĐ: Xí nghiệp cơ điện có nhiệm vụ chế tạo khuôn mẫu, dụng cụ công nghệ các loại đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp thành viên và công ty. Sản xuất chế tạo phụ tùng thiết bị về cơ khí, điện, đo lường đáphương pháp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. - XNLXH: Xí nghiệp luyện cao su Xuân Hoà có trách nhiệm tổ chức sản xuất mặt hàng: cao su bán thành phẩm các loại, gia công cao su bán thành phẩm cho khách hàng khi được công ty giao. - CNTB: Chi nhánh cao su Thái Bình là đơn vị sản xuất của công ty có trụ sở chính tại thành phố Thái Bình. Đứng đầu chi nhánh là giám đốc chi nhánh do giám đốc công ty bổ nhiệm, chi nhánh có trách nhiệm tổ chức sản xuất mặt hàng: săm lốp xe đạp, xe máy, gia công bán thành phẩm cho đơn vị bạn. I.2.3. Tổ chức bộ máy công tác BHLĐ tại công ty: Thực hiện theo thông tư số: 14/1998/TTLT- BLĐTBXH- BYT- TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của liên bộ BLĐTBXH- BYT- TLĐLĐVN, công đoàn công ty đã thành lập hội đồng bảo hộ lao động và có sơ đồ như sau: Công ty đã phân định trách nhiệm quyền hạn về công tác BHLĐ cho từng đơn vị và cá nhân. Cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách tại xí nghiệp được huấn luyện cơ bản về công tác ATLĐ -VSLĐ -PCCN theo định kỳ hàng năm. I.3. Công nghệ, thiết bị: I.3.1. Công nghệ, thiết bị. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Cao Su Sao Vàng là quy trình sản xuất liên tục qua nhiều giai đoạn chế biến xong chu kỳ sản xuất ngắn. Cơ cấu sản xuất của công ty được phân theo các xí nghiệp chuyên môn hoá sản phẩm một số sản phẩm nhất định. Do vậy, việc sản xuất một sản phẩm nằm khép kín trong một phân xưởng. Do các sản phẩm đều được sản xuất từ cao su, vì vậy quy trình công nghệ sản xuất chúng tương đối đồng đều nhau. Để sản xuất có sản phẩm cao su, ở đây là các loại săm, lốp ô tô, xe máy, xe đạp …Thì công nghệ điển hình là làm từ cao su khối (Cao su sống,có thể là cao su tự nhiên hay cao su tổng hợp: butadien, isopren,nitril…) và các hoá chất (chất độn và các phụ gia để tăng cường các tính chất cơ lý hoá của sản phẩm ) được thực hiện trên một hệ thống thiết bị nhập ngoại có trình độ cơ khí hoá, bán tự động và tự động hoá cao như: hệ thống luyện kín, máy lưu hoá định hình ô tô, máy lưu hóa săm lốp xe đạp, xe máy …Để phục vụ cho công nghệ sản xuất chính còn có các hệ thống thiết bị như : lò hơi đốt dầu để sản xuất nước máy nén không khí bằng nguyên lý vít xoắn có trình độ tự động hoá cao,các hệ thống khai thác nước ngầm v…v.. quy trình công nghệ sản xuất Trên đây là dây chuyền công nghệ chính để sản xuất ra một sản phẩm của công ty. Để đảm bảo cho môi trường trong lành, bền vững trong sản xuất và môi trường khu vực. Công ty đã chuyển khâu công nghệ sơ hỗn luyện ra khỏi khu vực thành phố Hà Nội lên một cơ sở của công ty tại Xuân Hoà tỉnh Vĩnh Phúc, được đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, sạch, kín. Nên đầu vào của công ty Cao Su Sao Vàng tại Hà Nội là một bán thành phẩm đã được sơ hỗn luyện, cụ thể từng khâu như sau: Khâu chuẩn bị nguyên vật liệu: Cao su khối được cắt thành từng miếng nhỏ từ 5- 20 kg và được sơ luyện cùng với các chất làm mềm như: stearic, paraphin, và một số phụ gia khác (ZnO, CaCO3, than đen) hoá chất được qua sấy và cân định lượng theo công thức phối liệu. Khâu luyện: công đoạn này gồm hai phần chính: là hỗn luyện và nhiệt luyện. + Hỗn luyện: Cao su đã qua giai đoạn giai đoạn sơ luyện đạt được một độ dẻo nhất định trộn với các hoá chất độn và phụ gia, quá trình này có thể thực hiện trên máy luyện kín hoặc luyện hở. + Nhiệt luyện: là quá trình hỗn luyện cao su sau khi hỗn luyện được qua nhiệt và cán đều để tăng độ đồng đều nhất định và độ dẻo của hỗn hợp cao su theo yêu cầu kỹ thuật của giai đoạn công nghệ tiếp theo. Khâu cán tráng, ép suất, ép tanh: Dây thép làm tanh được ép bọc cao su và quấn vòng tròn theo quy cách sản phẩm để đảm bảo độ kết dính để phục vụ cho giai đoạn công nghệ sau Khâu cán tráng cắt thành hình ống vải: phải được cán tráng cao su lên hai mặt, sau đó đưa ra qua máy cắt theo các cỡ quy định. Thành hình sản phẩm: là bước lắp ráp hoàn chỉnh các kết cấu của sản phẩm. Khâu lưu hoá: Đây là giai đoạn có tác dụng chuyển trạng thái cao su từ mạch thẳng sang mạch không gian tạo ra tính chất cơ lí đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản phẩm như: chịu mài mòn, va đập, đàn hồi…Nhờ tác dụng của lưu huỳnh và phụ gia với mạch cao su ở nhiệt độ áp suất thích hợp. Trên đây là công nghệ chung cho tất cả các sản phẩm, khi đi vào sản xuất sản phẩm cụ thể người ta có thêm hay bớt một vài giai đoạn. I.3.2. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu hàng năm: Bảng 2a: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu của công ty năm 2006 TT Nguyên, nhiên vật liệu Mục đích sử dụng Lượng sử dụng 1 Cao su thiên nhiên Nhiên liệu chính 6357 tấn 2 Cao su tổng hợp Nhiên liệu chính 1065 tấn 3 Vải mành các loại Chịu lực 1627 tấn 4 Dây thép tanh các loại Sản xuất tanh 1702 tấn 5 Paraphin Công nghệ sản xuất 49.6 tấn 6 Nhựa thông Công nghệ sản xuất 90 kg 7 Cu ma ron Công nghệ sản xuất 29.3 tấn 8 Dầu CPC (thay flexon) Chất làm mềm cao su 525800 lít 9 Than đen các loại Luyện cao su 2495 tấn 10 CaCO3 Hoá chất 1394.8 tấn 11 Xăng công nghệ Dung môi không tan 120 tấn 12 Dầu FO Dùng đốt lò hơi đốt dầu 6425.8 tấn 13 Than đốt lò Dùng đốt lò hơi đốt than 4515 tấn I.3.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong qúa trình sản xuất. Theo dây chuyền công nghệ sản xuất thì các yếu tố phát sinh nguy hiểm có hại trong giai đoạn là khác nhau cụ thể: I.3.4. Tình hình sản xuất kinh doanh Bảng 4a: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 Lãi, lỗ Đơn vị tính Việt Nam đồng Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay (2005) Năm trước (2004) 1 2 3 4 5 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 24 619,489,176,076 504,913,378,173 Các khoản giảm trừ 03 24 880,430,218 168,303,261 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01- 03) 10 24 618,608,745,858 504,745,074,916 Giá vốn hàng bán 11 25 540,111,905,476 433,725,459,786 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20= 10-11) 20 78,496,840,382 61,019,615,130 Doanh thu hoạt động tài chính 21 24 192,609,728 172,007,859 Chi phí tài chính -Trong đó: chi phí lãi vay 22 23 26 26,652,423,920 26,440,908,082 21,674,928,722 21,576,024,511 Chi phí bán hàng 24 36,310,292,543 23,132,199,634 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 18,048,497,464 17,434,172,411 Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh [30=20+(21-22)-(24+25)] 30 (2,321,763,817) (1,049,677,778) Thu nhập khác 31 2,837,142,319 2,533,044,293 Chi phí khác 32 193,458,000 616,160,520 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 2,643,684,319 1,936,883,773 Tổng lợi nhuận trước thuế(50= 30+40) 50 321,920,502 887,205,995 Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 28 90,137,740 248,417,679 Lợi nhuận sau thuế 60 28 231,782,762 638,788,316 II. Thực trạng AT-VSLĐ tại công ty Cao Su Sao Vàng. II.1. Thực trạng môi trường. Theo kết quả đo kiểm tra môi trường lao động của công ty ngày 18/7/2006 do trung tâm y tế môi trường lao động công nghiệp đã tiến hành đo kiểm tra môi trường tại các khu vực sản xuất của công ty. a. Bụi: bụi phát sinh trong quá trình sản xuất của công ty chủ yếu là bụi hoá chất và bụi do quá trình đốt than để cung cấp năng lượng, cụ thể như sau: TT Điểm đo Tỉ lệ Si02 (%) Bụi toàn phần (mg/m3) Bụi hô hấp (mg/m3) I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 II 1 2 3 4 5 III 1 2 3 4 5 6 7 IV 1 - - Xí nghiệp cao su 1 Khu vực máy luyện hở số 4 Khu vực máy nối đầu săm xe máy Khu vực máy cắt định hình săm ô tô Khu vực máy ép suất săm xe máy Khu vực kiểm tra trọng lượng săm ô tô Khu vực máy ép suất săm xe đạp Khu vực máy nối đầu săm xe đạp Khu vực lồng săm xe đạp Khu vực lưu hóa săm xe đạp Khu vực cán luyện cao su Xí nghiệp cao su 2 Khu vực nhúng tanh xe đạp Khu vực máy luyện hở số 4 Khu vực luyện kín cao su Khu vực máy luyện hở số 2 Khu vực ép suất lốp xe đạp Xí nghiệp cao su 3 Khu vực máy luyện hở số 4 Khu vực máy luyện hở số 7 Khu vực máy ép suất mặt lốp ô tô Khu vực máy cắt vải Giữa dây truyền bọc tanh Khu vực máy nối đầu săm ô tô Khu vực máy lưu hoá săm ô tô Xí nghiệp năng lượng Khu vực lò than Vị trí cấp than lò CT1 Giữa 2 lò CT1 và SXL 10 0,8 0,92 2,06 2,08 2,05 2,05 1,15 1,43 2,36 1,32 0,95 2,68 1,85 1,35 1,05 0,52 1,15 1,20 0,95 0,45 1,18 1,05 0,90 0,92 1,18 1,05 1,08 1,15 1,12 0,75 0,82 1,56 0,78 1,45 0,95 0,75 0,62 0,65 0,65 TT Điểm đo Tỉ lệ Si02 (%) Bụi toàn phần (mg/m3) Bụi hô hấp (mg/m3) - - 2 - Công nhân chọc lò SZL Khu vực thải xỉ lò Khu vực lò hơi đốt dầu Giữa 2 lò dầu 1,65 1,02 0,82 0,85 TCVS 3733/2002/QĐ- BYT Bụi chứa Silic <=20% 6,0 4,0 Bụi bột talc Bụi than, oxit kẽm, đá vôi… 2,0 4,0 1,0 2,0 Tại thời điểm lấy mẫu, nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp tại các vị trí sản xuất hầu hết ở trong giới hạn TCVS 3733/2002/QĐ-BYT. b. hơi khí độc: Đặc điểm của công ty cao su sao vàng thuộc ngành sản xuất hoá chất nên bụi hoá chất và hơi khí độc xuất hiện ở hầu hết các công đoạn của dây chuyền công nghệ số liệu cụ thể: Bảng đo kết quả hơi khí độc của công ty năm 2006 STT Điểm lấy mẫu Hơi khí độc (mg/m3kk) CO CO2 SO2 NO2 Xăng CN I A 1 2 3 4 B 1 2 3 4 5 6 II 1 - 2 - - Xí nghiệp cao su 1 Bộ phận sản xuất săm xe đạp, săm ô tô Giữa khu vực nồi lưu hoá săm xe đạp Khu vực nồi lưu hoá săm xe đạp Thành hình săm ô tô Khu vực máy luyện hở số13 Bộ phận sx săm lốp xe máy Khu vực luyện hở cao su Vị trí quét keo chân van Giữa khu vực lưu hoá săm Giữa khu vực lưu hoá lốp Khu vực máy thành hình lốp số3 Khu vực thành hình lốp số7 Xí nghiệp cao su 3 Bộ phận cán tráng Giữa khu vực máy cán tráng Nhà lưu hoá Khu vực máy lưu hoá số 5-6 Khu vực máy lưu hoá số 26-27 689 591 591 689 788 689 689 689 788 KPHĐ KPHĐ KPHĐ STT Điểm đo lấy mẫu Hơi khí độc (mg/m3kk) CO CO2 SO2 NO2 Xăng CN 3 - - 4 - - - III 1 2 IV 1 2 3 4 5 V 1 VI 1 Bộ phận ép suất,cắt vải dán ống Khu vực máy dán ống Khu vực thành hình Khu vực thành hình Khu vực thành hình số 4 Khu vực thành hình số 1 Khu vực thành hình số6 Xí nghệp cao cao su 2 Khu vực lưu hoá lốp Khu vực máy bọc tanh Xí nghiệp năng lượng Khu vực lò CT2 Khu vực lò SZL Khu vực thải xỉ lò than Giữa 2 lò đốt dầu Bàn công nhân trực ca lò dầu Xí nghiệp cao su kỹ thuật Giữa khu vực lưu hoá Xưởng cơ điện (phòng kỹ thuật cơ năng) Khu vực lò rèn KPHĐ 8,75 KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 591 591 689 886 985 788 689 689 689 KPHĐ 4,2 2,8 KPHĐ KPHĐ KPHĐ TCCP 3733/2002/QĐ-BYT 40 1800 10 10 300 Ghi chú: KPHĐ: không phát hiện được Tại thời điểm lấy mẫu nồng độ các khí CO, CO2, SO2, NO2 và xăng công nghiệp đều trong giới hạn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép 3733/2002/QĐ-BYT. Riêng xí nghiệp năng lượng khu vực lò SZLcos mặt 3 loại hơi khí độc trong một điểm khảo sát nên ta cần phải tính đến sự ảnh hưởng kết hợp của các yếu tố gây độc ,và được tính theo công thức sau: Trong đó: C: Chỉ số đánh giá ô nhiễm. C0N1, C0N2, C0Ni, :nồng độ chất gây ô nhiễm thực tế thứ 1, thứ 2, thứ i. CTCCP1, CTCCP2, CTCCPi: Nồng độ tiêu chuẩn cho phép đối với các chất gây ô nhiễm tương ứng. Nếu C<1: Vùng làm việc được xem là không gây ô nhiễm. Nếu C>1: Vùng làm việc bị ô nhiễm hoá chất độc. Vậy ở xí nghiệp năng lượng: - Khu vực lò SZL: =1.045 Qua kết quả tính toán cho thấy: ở khu có C>1 nhưng độ chênh lệnh không đáng kể. Vậy ở xí nghiệp này coi như không bị ô nhiễm hơi khí độc. c. Tiếng ồn: Bảng 5a: Bảng kết quả đo tiếng ồn trong công ty năm 2006: T T Địa điểm đo Mức áp âm chung(dBA) Mức áp suất âm ở các dải tần số(Hz) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 I A 1 - - 2 3 4 5 - - 6 7 8 9 10 Cao su 1 Bộ phận sx săm xe đạp, săm ôtô Máy ép suất săm xe đạp Khu vực đầu máy Cuối máy(thu săm) Vị trí máy nối đầu săm số 4 Vị trí máy điện hở số 8 Vị trí máy điện hở số 9 Khu vực lưu hoá săm xe đạp Đầu dãy Cuối dãy Giữa khu vực lưu hoá săm ô tô Vị trí máy nối đầu săm ô tô(ồn do khu lưu hoá) Vị trí công nhân rút đầu săm xe đạp Vị trí máy luyện hở số 13 Vị trí máy lọc F200 số 2 89 80 81-87 88 90 78-92 83-96 85-98 81 85-112 90 90 51 53 53 61 61 62 55 52 50 62 64 72 70 63 62 68 71 69 63 62 61 65 74 75 79 73 73 77 79 75 73 73 69 73 80 80 86 76 76 81 83 79 76 79 74 77 82 82 87 76 81 84 85 81 81 82 75 83 83 83 80 74 82 81 82 86 82 86 74 92 79 79 78 70 76 76 74 87 79 72 93 77 77 75 67 62 66 69 67 80 71 80 62 87 74 71 TT Địa điểm đo Mức áp âm chung (dBA) Mức áp suất âm ở các dải tần số(Hz) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 11 12 13 B 1 2 3 4 5 - - 6 7 - - - - 8 9 10 - Vị trí máy luyện hở số 12 Vị trí máy luyện hở số 11 Vị trí đầu máy ép suất săm ô tô Bộ phận sx săm, lốp xe máy Vị trí máy luyện hở số 4 Vị trí máy luyện hở số 3 Vị trí máy luyện hở số 5 Vị trí máy luyện hở số 2 Máy ép suất săm xe máy Đầu máy Vị trí máy gắn trên van Giữa 3 máy nối đầu săm Khu vực lưu hoá săm Giữa 2 máy lưu hoá 51- 52 Giữa 2 máy lưu hoá 46- 47 Giữa 2 máy lưu hoá 33- 34 Giữa 2 máy lưu hoá 25- 26 Vị trí máy luyện hở số 1 Vị trí máy luyện hở số 2 Máy ép suất mặt lốp Đầu máy (ồn do máy luyện hở số1) 88 92 88 87 88 89 93 93 88 86-90 83-92 83-91 84-88 83-88 87 86 88 56 63 63 51 60 60 60 60 70 51 55 52 62 53 56 59 58 70 72 72 63 72 71 69 87 76 62 61 60 73 61 71 66 73 81 80 78 78 82 80 88 88 72 71 71 70 76 68 76 73 78 84 88 85 82 84 82 92 89 76 76 76 78 79 76 83 79 82 83 84 83 77 81 82 85 81 78 78 80 81 82 80 85 89 85 80 79 79 76 78 80 77 80 79 80 84 83 84 81 79 75 79 77 77 77 75 76 78 73 73 77 81 79 82 81 79 78 74 77 67 70 69 68 66 69 70 65 74 74 TCCP 3733/2002/QĐ-BYT 85 99 92 86 83 80 78 76 74 TT Địa điểm đo Mức áp âm chung (dBA) Mức áp suất âm ở các dải tần số(Hz) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 - 11 - - 12 13 - - II A 1 - - 2 3 B 1 2 C 1 2 3 4 Vị trí máy cắt mặt lốp Khu vực thành hình lốp Vị trí máy thành hình số 1 Vị trí máy thành hình số 3 Giữa 2 máy cà trâm Khu vực lưu hoá lốp xe máy Giữa 2 máy lưu hoá 48- 49 Giữa 2 máy lưu hoá 44- 45 Xí nghiệp cao su 3 Khu cán tráng Máy cán tráng Khu vực giữa máy Khu vực cuối máy Vị trí máy luyện hở số 3 Vị trí máy luyện hở số 2 Khu vực lưu hoá lốp ô tô Vị trí máy luyện hở số 27 Vị trí máy luyện hở số 25 (khi xả van hơi) Khu vực dán ống Vị trí máy cắt vải Vị trí máy luyện hở số 4 Vị trí máy luyện hở số 5 Vị trí máy luyện hở số 7 88-94 81 84 98 82 84 79 84 87 82 72 85 83 86 91 89 54 46 52 78 51 51 53 54 65 56 44 48 53 58 65 67 62 51 59 86 61 61 71 66 74 65 51 53 62 71 74 73 73 69 73 89 69 69 73 71 81 72 56 60 78 78 80 83 79 72 76 88 76 70 74 76 78 73 61 64 76 80 82 85 81 73 77 85 77 77 72 77 78 76 62 66 74 82 84 82 72 70 78 85 73 77 71 77 76 72 66 69 74 78 83 80 86 69 75 84 75 76 69 76 74 71 65 71 72 76 82 79 77 68 TT Địa điểm đo Mức áp âm chung (dBA) Mức áp suất âm ở các dải tần số(Hz) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 5 6 7 D 1 2 E 1 2 III 1 - - 2 - - 3 - - 4 5 6 IV Vị trí đầu máy ép suất mặt lốp số 1 Vị trí đầu máy ép suất mặt lốp số 2 Khu vực cách ly Khu vực thành hình Vị trí máy thành hình số 4 Vị trí máy thành hình số 6 Khu vực sx tanh ô tô Vị trí chặt tanh Vị trí máy bọc tanh 1 Xí nghiệp cơ sở 2 Khu vực thành hình Vị trí thành hình số 7 Vị trí thành hình số 5 Khu vực sx tanh Vị trí máy cắt tanh Vị trí máy bọc tanh Vị trí máy cán tráng Khu vực đầu máy Khu vực cuối máy Vị trí luyện hở số 4 Đầu máy ép suất mặt lốp Vị trí máy cắt vải Xí nghiệp năng lượng 88 89 87 83 72 84-98 79-85 84 81 87-91 87-91 83 83 92 91 84 72 57 60 68 44 55 51 51 49 61 58 58 53 65 58 57 78 72 72 76 56 67 60 58 59 58 61 67 65 75 71 50 81 78 78 77 58 73 67 66 69 75 75 75 74 82 80 70 82 82 81 79 63 79 76 71 75 81 80 81 78 83 84 74 82 83 82 80 65 84 71 73 74 80 81 82 80 88 87 76 79 81 79 80 67 86 70 71 74 79 80 80 76 82 83 78 76 75 76 76 63 80 67 70 72 76 76 75 70 78 77 74 68 67 65 70 58 74 57 67 67 66 66 65 60 73 69 68 TT Địa điểm đo Mức áp âm chung (dBA) Mức áp suất âm ở các dải tần số(Hz) 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 1 2 3 4 5 6 V 1 2 3 Khu vực thải xỉ lò than Khu vực cửa lò CT 2 Vị trí đầu lò dầu số 1 Giữa 2 máy bơm cao áp Giữa 2 máy nén khí TQ 3-4 Vị trí bàn trực máy nén khí Xưởng cơ điện Vị trí máy tiện T6M16 Vị trí máy tiện cụt Khu vực phun cát làm sạch khuôn 85 83 84 90 87 83 76 81 82 66 55 67 58 58 59 44 48 45 70 67 71 67 69 65 58 60 53 75 68 73 81 76 69 63 65 63 78 73 74 83 78 74 73 73 67 80 73 75 85 82 76 71 74 74 77 79 76 81 80 77 70 74 74 72 76 76 76 79 75 67 75 72 62 69 69 67 71 66 58 69 68 TCCP 3733/200/QĐ-BYT 85 99 92 86 83 80 78 76 74 Nhận xét: Tại thời điểm đo, cường độ tiếng ồn tại 43/70 vị trí vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1- 27 dBA ở mức áp suất âm chung (chủ yếu là các máy luyện hở, máy lưu hoá) và vượt từ 1- 7 dBA ở dải tần 4000 Hz (tần số dễ gây điếc nghề nghiệp). d .Các yếu tố vi khí hậu. Bảng 6a: Bảng kết quả đo vi khí hậu của công ty năm 2006 TT Điểm đo Nhiệt độ ( 0C ) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) ánh sáng(Lux) Kết quả đo TCCP 3733/2002/QĐ-BYT I A 1 - - 2 3 4 5 - - - - - - 6 7 8 9 10 - - 11 12 13 B * 1 2 3 4 - - Ngoài trời lúc 8h15 Xí nghiệp cao su 1. Bộ phận sx săm xe đạp, săm ô tô Máy ép suất săm xe đạp Đầu máy Cuối máy Vị trí máy nối đầu săm xe đạp số 4 Vị trí máy luyện hở số 8 Vị trí máy luyện hở số 9 Dãy máy lưu hoá săm xe đạp Vị trí máy lưu hoá số 55 Vị trí máy lưu hoá số 58 Vị trí máy lưu hoá số 62 Vị trí máy lưu hoá số 64 Vị trí máy lưu hoá số 69 Vị trí máy lưu hoá số 77 Vị trí máy lưu hoá săm ô tô số 86 Vị trí máy lưu hoá đế van xe đạp Vị trí rút máy ống săm xe đạp Vị trí máy ép suất săm xe đạp số 1 Vị trí máy ép suất săm ô tô Đầu máy Cuối máy Vị trí máy luyện hở số 13 Vị trí máy luyện hở số 11 Vị trí máy ép cọc cao su số 2 Bộ phận sx săm lốp xe máy Khu vực sx săm xe máy Vị trí máy luyện hở số 5 Vị trí máy ép lọc cao su Vị trí máy luyện hở cao su Máy ép suất săm xe máy 1 Đầu máy Cuối máy 29.6 32.3 32.5 32 33.6 32.9 34.2 34.2 34.4 34.5 34.2 35 35 32.8 31.36 31.5 31.5 31.2 32.7 32.4 32.4 32.6 33 32 32.7 32.2 80 71 70 72 68 69 65 65 64 64 65 64 64 69 74 74 74 72 69 70 70 70 68 73 68 71 0.5 0.6 1.3 1.5 1.5 0.6 1.5 0.9 0.9 1.3 1.1 0.5 1.2 1.5 1.5 1.5 1.3 1.5 1.5 0.7 1.5 1.5 1.2 1.7 0.9 1.2 110 120 150 100 100 120 120 130 150 130 100 120 110 150 130 200 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0108.doc