Tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp Khai Quang thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc đến đời sống, việc làm của người dân: ... Ebook Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp Khai Quang thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc đến đời sống, việc làm của người dân
65 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2649 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp Khai Quang thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc đến đời sống, việc làm của người dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O
TR¦êNG §¹I HäC N¤NG NGHIÖP Hµ NéI
-------------------------------------
b¸o c¸o tiÕn ®é
LUËN V¡N TH¹C SÜ N¤NG NGHIÖP
hiÖn tr¹ng m«i trêng lµng nghÒ thªu ren an hoµ, x· thanh hµ , huyÖn thanh liªm, tØnh hµ nam, vµ mét sè gi¶i ph¸p gi¶m thiÓu « nhiÔm m«i trêng
Chuyªn ngµnh : QU¶N Lý §ÊT §AI
M· sè : 60.62.16
Ngêi híng dÉn khoa häc : PGS.ts. ph¹m ngäc thuþ
Ngêi thùc hiÖn : ph¹m v¨n thµnh
Hµ NéI - 2009
MỤC LỤC
Phần I: Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai ngoài chức năng vốn có của nó là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng thì trong thời kỳ phát triển kinh tế mới đất đai có thêm những chức năng có ý nghĩa quan trọng là chức năng tạo nguồn vốn và thu hút cho đầu tư phát triển.
Trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đưa đất đai thực sự trở thành nguồn vốn, nguồn thu hút cho các đầu tư phát triển thì việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị tập trung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, xây dựng cơ cấu đất đai hợp lý là con đường hết sức cần thiết và duy nhất. Hiện nay trên địa bàn cả nước đã có trên 200 các Khu công nghiệp, gần 300 các cụm công nghiệp và hàng nghìn các khu đô thị tập trung, các Khu công nghiệp thu hút trên 1 triệu lao động trực tiếp, nộp ngân sách năm 2007 khoảng 1,1 tỉ USD, đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung của đất nước (Ấn phẩm điện tử của trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia - Số 28 năm 2008).
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được của việc đổi mới kinh tế đất nước trong đó có hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai hiện vẫn còn những bất cập chưa được giải quyết kịp thời. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh, thành phố nhất là các tỉnh có vị trí địa lý và địa hình thuận lợi đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế và văn hóa của người dân, làm biến đổi cả về chiều sâu của xã hội nông thôn truyền thống. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân mỗi năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp được thu hồi đã tác động tới đời sống khoảng 2,5 triệu người với gần 630 nghìn hộ nông dân và trung bình, cứ 1 ha đất bị thu hồi, có 10 người bị mất việc.
Sự thay đổi đời sống của người nông dân có đất bị thu hồi là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách trở thành vấn đề mang tính xã hội trên cả nước. Thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp cao, cùng với sự di chuyển tự do của lao động nông thôn lên thành phố tìm kiếm việc làm đang đặt ra cho các nhà quản lý cũng như các nhà hoạch định cần giải quyết.
Ảnh hưởng của việc thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp đến đời sống, việc làm của người dân đang là vấn đề đặc biệt được quan tâm nhất là đối với địa bàn nghiên cứu tỉnh Vĩnh Phúc - Là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách Hà Nội hơn 40 km có các điều kiện rất thuận lợi, trong 10 năm kể từ sau khi tái lập đã trở thành một tỉnh có tốc độ CNH, HĐH đứng đầu cả nước, hàng năm cho phép chuyển mục đích hàng trăm ha đất nông nghiệp sang các mục đích khác thì sau giai đoạn mở rộng thu hút đầu tư ban đầu, đời sống người dân, môi trường ở các khu vực đã chuyển mục đích sử dụng đang là vấn đề được các cấp, các ngành trong tỉnh hết sức quan tâm, đòi hỏi trả lời được những câu hỏi lớn:
- Sau khi bị thu hồi đất đời sống người dân có những biến chuyển như thế nào, những khó khăn, thuận lợi của họ sẽ gặp phải?
- Sau khi bị thu hồi đất, nhận tiền bồi thường (hoặc đất tái định cư) người dân đã tổ chức cuộc sống như thế nào, hiệu quả sử dụng của đồng vốn có được ra sao, chuyển đổi nghề có gây ra các tác động xấu đến môi trường hay không?
Trên cả nước hiện nay đã có hàng loạt các nghiên cứu đánh giá, các báo cáo về đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất. Quá trình thực hiện việc tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và các chính sách hỗ trợ cho người dân như các Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên... đề tài nghiên cứu của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp và hàng trăm các bài viết, các đề tài của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Các nghiên cứu kể trên đã đưa ra được khái quát về đời sống người dân ở các địa bàn nghiên cứu và đã đề xuất được những giải pháp tương đối thỏa đáng. Tuy vậy do đặc điểm của mỗi địa bàn khác nhau cộng với các hạn chế trong điều tra thực tế nên vẫn còn gây ra những tranh cãi. Kết quả nghiên cứu chưa đầy đủ, thỏa đáng, các giải pháp khó có thể áp dụng thống nhất thành các quy phạm chung. Nhằm tìm hiểu các tác động của việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp đối với đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất và đề xuất các giải pháp hợp lý cho khu vực và có thể nhân rộng áp dụng rộng rãi nói chung chính là mục tiêu của đề tài nghiên cứu “Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp Khai Quang thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc đến đời sống, việc làm của người dân ”.
1.2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được các tác động ảnh hưởng tốt cũng như các hạn chế của việc thu hồi đất đến người dân bị thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp Khai Quang từ đó đề xuất các giải pháp và chính sách hỗ trợ mới và hợp lý cho địa bàn nghiên cứu;
1.2.2 Yêu cầu nghiên cứu
- Phản ánh được chính xác các tác động của việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp đến đời sống, việc làm và môi trường của người dân ở địa bàn nghiên cứu;
- Đánh giá một cách khách quan và đưa ra được các biện pháp hợp lý được người dân đồng tình trên cơ sở đầy đủ khoa học và thực tiễn;
Phần 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1 Một số vấn đề lý luận liên quan
2.1.1 Các Khái niệm về KCN
Đối với khái niệm về KCN, ngay từ khi loại hình này ra đời cho đến nay vẫn đang có những tranh cãi có tính học thuật về KCN, KCX. Có quan niệm cho rằng, KCN là một vùng đất được phân chia theo hệ thống nhằm cung cấp mặt bằng cho các ngành công nghiệp. Một số các nhà nghiên cứu khác có quan niệm rộng hơn coi KCN như một khu đô thị công nghiệp hay thành phố công nghiệp, ngoài việc cung cấp cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng, KCN còn bao gồm khu thương mại, dịch vụ hành chính, trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, nhà ở cho người lao động,… nằm ngoài hàng rào KCN, KCX. Hiện nay có một số khái niệm về KCN như sau:
1. KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng,nhà ở... Về thực chất mô hình này là khu hành chính kinh tế đặc biệt như KCN Bata (Indonesia) các công viên công cộng ở khu vực lãnh thổ Đài Loan và một số nước Tây Âu.
2. KCN là khu vực lãnh thổ hữu hạn ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và DV sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Mô hình này được xây dựng ở một số nước như Malaysia, Indonesia, Thái Lan..., khu vực lãnh thổ Đài Loan (Trần Ngọc Hưng - 2004 - Giải pháp hoàn thiện và phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam- Luận án tiến sỹ Khoa học Khoa Kinh tế Trường Đại học thương mại Hà Nội - Đã nghiệm thu).
3. Theo Nghị định số 192/CP ngày 25/12/.1994 của Chính phủ, các KCN được định nghĩa là các khu vực công nghiệp tập trung, không có dân cư, được thành lập với các ranh giới được xác định nhằm cung ứng các dịch vụ để hỗ trợ sản xuất, đây có thể nói là khái niệm cơ bản và đầu tiên của Việt Nam về KCN, tiếp đó tại Nghị định 36-CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ: KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Điều này có nghĩa quan niệm KCN ở Việt Nam chỉ là phần diện tích đất đai dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng cho thuê. Tất cả các công trình phúc lợi xã hội ngoài hàng rào và gần KCN không nằm trong khái niệm này. Từ những quan niệm như vậy mà công tác quy hoạch KCN, KCX mới chỉ quan tâm đến các điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Về thực chất, đây là quá trình tập trung các cơ sở sản xuất kinh doanh vào thành KCN, chưa tính đến một quy hoạch tổng thể gắn KCN với việc hình thành các cụm công nghiệp, hình thành các đô thị công nghiệp gắn phát triển KCN cùng với phong tục, truyền thống, văn hóa dân tộc của người Việt Nam.
Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, đây là Văn bản pháp quy mới nhất có nêu đến Khái niệm về KCN, theo đó: KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Như vậy, xét về bản chất các định nghĩa không có sự khác biệt lớn, tuy nhiên do yêu cầu của từng thời kỳ của phát triển kinh tế cũng như các quan điểm khác nhau trong định hướng vĩ mô thì cũng các định nghĩa này cũng có những điểm khác nhau.
KCN là một khu vực lãnh thổ hữu hạn được phân cách trong đường bao hữu hình hoặc vô hình. Được phân bố tập trung với hạt nhân là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (hoặc tiêu dùng, công nghệ chế biến, tư liệu sản xuất) và hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với doanh nghiệp dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và DV cho sản xuất công nghiệp sử dụng hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo một cơ chế tổ chức quản lý thống nhất của Ban quản lý KCN.
Trong KCN có doanh nghiệp xây dựng KCN, có trách nhiệm đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và xã hội của cả khu trong thời gian tồn tại KCN.
Nguồn nhân lực chủ yếu của KCN là lao động trong nước và tại chỗ.
Được quản lý trực tiếp của Chính phủ (từ quyết định thành lập, quy hoạch tổng thể, khung điều lệ mẫu, kiểm tra, kiểm soát...)
2.1.2 Bản chất của xây dựng KCN
Bản chất của xây dựng KCN là quá trình phát triển các nhà máy xí nghiệp một cách có quy hoạch tổng thể trên phương diện toàn quốc gia hay một vùng lãnh thổ nhất định nhằm tuơng trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh công nghiệp cũng như xử lý chất thải. Mặt khác việc xây dựng các KCN còn tạo điều kiện cho các địa phương ứng dụng một cách nhanh nhất các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhờ đó nâng cao được năng suất cũng như hạn chế được vấn đề gây ra ô nhiễm môi trường, cùng với đó nhờ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sẽ nâng cao trình độ cũng như tay nghề cho công nhân, cho cán bộ kỹ thuật dẫn tới có được lực lượng lao động có tay nghề cao trong sản xuất, đây là điều hết sức cần thiết hiện nay.
2.1.3 Nguyên tắc và vai trò của xây dựng KCN
Trong thời kỳ CNH, HĐH việc xây dựng các khu cụm công nghiệp tập trung là cần thiết và được nhà nước khuyến khích. Từ năm 1994 các KCN được xây dựng để cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều kiện dễ dàng cho đầu tư nước ngoài và đặc biệt khuyến khích các DN nhỏ và vừa gia nhập các khu vực công nghiệp. Lợi ích của việc sản xuất tập trung tại các khu cụm công nghiệp so với phát triển công nghiệp tản mạn là đảm bảo tiết kiệm về kết cấu hạ tầng, quản lý hành chính và quản lý môi trường mặt khác cung cấp các dịch vụ thuận lợi.
Các KCN, KCX được hình thành cũng nhằm tránh sự phân tán các cơ sở sản xuất trong khu dân cư sinh sống, vừa không thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu dân cư, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của công đồng dân cư trong vùng, nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Do đó phát triển và phân bố các khu công nghiệp được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Có khả năng tạo ra kết cấu hạ tầng, thuận lợi về giao thông vận tải, cung cấp điện, cấp nước và thải nước. Xử lý môi trường bảo đảm có hiệu quả và phát triển bền vững lâu dài, có đủ dư địa để mở rộng và phù hợp với những tiến bộ khoa học và công nghệ của nền văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp của thế giới;
- Có khả năng cung cấp nguyên liệu tương đối thuận tiện, hoặc tốt hơn là trực tiếp với nguồn nguyên liệu. Đôi khi do cự ly vận tải và yêu cầu bảo quản nguyên liệu, quy mô xí nghiệp công nghiệp phải thích hợp để đảm bảo hiệu quả;
- Có nguồn lao động cả số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu sản xuất với chi phí tiền lương thích hợp;
- Có khả năng giải quyết thị trường tiêu thụ sản phẩm cả nội tiêu và ngoại tiêu;
- Tiết kiệm tối đa đất nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt trong việc sử dụng đất để xây dựng khu công nghiệp;
- Chú ý kết hợp với yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng trong những điều kiện cụ thể ở từng khu vực và từng giai đoạn;
Theo các chuyên gia Nhật, chìa khóa cho sự thành công của các KCN là vị trí, dịch vụ hạ tầng và năng lực quản lý. Với các mục tiêu cụ thể, KCN có những vai trò sau:
- Thu hút vốn đầu tư, tạo nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng, góp phần tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn trong quá trình thu hút đầu tư trong và ngoài nước;
- Góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm năng lực sản xuất mới, tạo nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH, tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh manh mún, phân tán và tự phát góp phần tiết kiệm đất đai, sử dụng có hiệu quả ngồn vốn đầu tư, tiết kiệm chi phí sản xuất;
- KCN là hình thức hữu hiệu thực hiện chiến lược lâu dài về tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động cũng như sử dụng lao động một cách hiệu qủa nhất ở các nước đang phát triển so với thực tế về giá nhân công trên thế giới ở các khu vực dư thừa về lao động;
- Việc du nhập các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, học tập kinh nghiệm quản lý của các công ty tư bản nước ngoài để tránh bị tụt hậu về kinh tế nhất là trong sản xuất công nghiệp và tăng sức cạnh tranh trên thị trường hàng xuất khẩu là biện pháp hữu hiệu mà nhiều nước đi trước đã từng thực hiện và áp dụng thành công như Trung Quốc, Hàn Quốc,.., Đài Loan;
- Là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và tác động lan toả tích cực trong việc CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Do tập trung các cơ sở sản xuất nên có điều kiện thuận lợi trong kiểm soát, bảo vệ và xử lý sự cố môi trường. KCN là địa điểm tốt nhất để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ các đô thị, thành phố lớn, phục vụ mục đích phát triển công nghiệp bền vững.
- KCN còn có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của quốc gia, KCN là nơi thử nghiệm các chính sách kinh tế mới đặc biệt là chính sách kinh tế đối ngoại. KCN luôn đi đầu trong việc phát triển chính sách kinh tế đối ngoại và thường thể hiện xu hướng của chính sách đối ngoại của toàn bộ nền kinh tế;
- KCN đóng vai trò tiên phong trong sự phát triển kinh tế quốc dân. KCN sẽ là đầu tàu trong phát triển kinh tế kéo theo sự phát triển ở những vùng lân cận và các vùng khác của đất nước;
Qua các vai trò KCN nêu trên cho ta thấy sự khác biệt và nổi trội cả về chất và lượng của hình thức KCN so với cụm công nghiệp và doanh nghiệp công nghiệp độc lập phân tán được thể hiện qua các tiêu chí tác động của nó như sau:
- Đối với các nhà đầu tư vào KCN: Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội sẵn có, nhà đầu tư vào KCN có thể xây dựng được nhà máy, xí nghiệp của mình một cách nhanh chóng, trong khi đó nếu đầu tư ngoài KCN nhà đầu tư sẽ mất thời gian và tài chính trong quá trình Bồi thường- GPMB, đặc biệt là thời gian và các thủ tục trong quá trình kết nối các đầu mối kỹ thuật cho sản xuất như; điện, nước, viễn thông, giao thông;
- Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, khi các dự án có công nghệ cao đòi hỏi chất lượng cơ sở hạ tầng ở mức độ cao khi đầu tư ngoài KCN khó có thể đáp ứng được trong điều kiện hiện tại của Việt Nam đây cũng là một trong những lý do hầu hết các dự án sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các KCN;
Cơ chế quản lý bằng các Ban quản lý KCN trong các KCN tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các thủ tục trong sản xuất như: xuất nhập khẩu vật tư, thủ tục thuế, hải quan, tuyển dụng và đào tạo lao động so với các doanh nghiệp đầu tư ngoài KCN rất vất vả khi giải quyết các vấn đề này.
Đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế vĩ mô việc xây dựng KCN theo quy hoạch phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, chiến lược phát triển công nghiệp, chiến lược thương mại quốc tế,... tạo được bước đi phù hợp với khả năng của đất nước về tài chính, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng của từng thời kỳ, đảm bảo phân bố lực lượng sản xuất trên lãnh thổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái, đây cũng là bài học được rút ra từ thời kỳ phát triển các cụm công nghiệp Việt Trì, Đông Anh của những năm 60, 70 của thế ký trước và hiện nay vẫn chưa thể khắc phục được hoàn toàn.
Mặt khác KCN là "hạt nhân" trong chuỗi quy hoạch đô thị sẽ được hình thành trong tương lai với hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài KCN có chất lượng cao gắn vơi sự hình thành các khu dân cư, khu thương mại, dịch vụ và các khu phụ trợ khác, khác với các cụm công nghiệp và những cơ sở công nghiệp độc lập khi những khu vực này phát triển thành các đô thị lớn thì việc di chuyển các cơ sở này gây tốn kém và thực sự khó khăn cho các doanh nghiệp, đây cũng là bài toán của các địa phương như Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh..hiện đang phải chi phí rất lớn trong quá trình di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi các đô thị lớn vào các KCN tập trung.
Đối với phát triển KT-XH vùng: trên cơ sở lợi thế vùng, xây dựng KCN vừa khai thác lợi thế của vùng vừa tránh được đầu tư phân tán, phát huy đựoc hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Phát triển KCN là phát triển công nghiệp theo quy hoạch, bảo vệ môi trường, tiết kiệm và phát huy hiệu quả sử dụng đất và các nguồn lực khác, hình thành đô thị mới, thực hiện văn minh, tiến bộ xã hội, giảm khoảng cách giữa các vùng nông thôn và thành thị. Phát triển KCN là giải pháp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng.
Đối với CNH- HĐH đất nước: Với tính chất vùng lãnh thổ như đã nêu ở trên, KCN là công cụ hữu hiệu thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài, mặt khác KCN cũng là nơi du nhập kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và học tập kinh nghiệm quản lý của các công ty tư bản nước ngoài. Qua hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, đã hình thành một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật có trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cũng như trình độ quản lý phù hợp với cơ chế mới và phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đây là những điều kiện cần thiết để thực hiện CNH-HĐH đất nước.
Đối với hội nhập kinh tế quốc tế: Như đã phân tích ở trên, hàng hoá trong KCN một mặt cung cấp thị trường nội địa để đảm bảo đủ sức cạnh tranh và ngăn chặn hàng nhập lậu từ các nước khác, mặt khác KCN là khu sản xuất hàng hoá xuất khẩu (thường chiếm 65% - 70% tổng doanh số hàng hoá do KCN sản xuất ra) hướng ra thị trường thế giới được coi là một cửa ngõ khai thông nền kinh tế trong nước với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Như vậy, KCN là một hình thức tổ chức công nghiệp tiên tiến, hữu hiệu, phù hợp và khả thi cho các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, có vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong suốt giai đoạn đổi mới và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
2.2 Tình hình xây dựng các KCN trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình xây dựng các KCN trên thế giới
Việc hình thành và xây dựng các KCN đã và đang trở thành một trong những mô hình phát triển kinh tế quan trọng ở các nước đang phát triển và cả những nước phát triển. Mô hình kinh tế này ra đời nhằm thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp và công nghiệp nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế và đổi mới cơ cấu kinh tế mỗi quốc gia.
Sự ra đời của các KCN có thể nói bắt đầu từ khi các nước quan tâm nới rộng thương mại quốc tế và bắt đầu dùng các loại thuế truyền thống và hàng rào thuế quan khắt khe đối với những sản phẩm hàng hoá vào lãnh thổ của mình. KCN phát triển mạnh vào nửa thế kỷ 20. Tuy có thể nói loại hình này bắt đầu từ thế kỷ 18 song trong thời điểm đó mới chỉ ở bước sơ khai, chỉ xác định cho một khu vực làm ăn kinh tế được tự do và có nhiều ưu đãi.
Xét trên phạm vi toàn thế giới thì loại hình KCN mới thực sự bắt đầu hình thành từ sau thế chiến thứ 2 (giữa những năm 50) về cả quy mô, số lượng, loại hình và từng bước hoàn chỉnh qua các thập kỷ 60, 70 của thế kỷ 20. Đây là khoảng thời gian mà loại hình KCN phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1896 ở Trandford Park Manchester (Anh), vùng công nghiệp Clearing Chicago, bang Ilinois được coi là KCN đầu tiên của Mỹ. Năm 1940 Italia cũng thành lập một KCN ở Napoli, đến thập kỷ 50 – 60 ở Mỹ có 452 vùng công nghiệp và gần 1000 KCN, sau đó tăng lên 2400 KCN vào năm 1970, ở Pháp có 230 KCN năm 1963 và Canada có 21 vùng công nghiệp năm 1965. Ở các nước đang phát triển bắt đầu vào cuối thập kỷ 60 mới có 9 KCN ở 9 nước thì đến đầu thập kỷ 70 có 34 KCN, đến giữa thập kỷ 80 có 35 nước thành lập 79 KCN, sau 2 năm (1987) theo số liệu thống kê đã đạt 111 KCN ở 40 nước, nhìn chung mô hình KCN đã trở thành làn sóng phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới nó trở thành mô hình tiến bộ đối với chương trình phát triển công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển vào những năm 1960 – 1970 như: Hàn Quốc, Malaysia, Philippin, Trung Quốc, Thái Lan... khu vực lãnh thổ Đài Loan. Hiện nay, trên thế giới có hàng ngàn KCN được thành lập. Riêng các nước đang phát triển có khoảng 600 KCN. Sự phát triển các KCN các nước không đều, thậm chí ở một số nước không thành công nhưng số lượng loại hình này vẫn không ngừng tăng lên.(Nguồn)
Đến nay, việc xây dựng phát triển các KCN có nhiều thay đổi. Các nước tập trung đi sâu vào quản lý chất lượng hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi, DV, chính sách và đặc biệt là cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, nhằm hướng tới lợi nhuận cao hơn cho các nhà sản xuất, KD đến đầu tư nhờ giảm chi phí sản xuất về nhân công, thuế, giao thông vận tải, DV, phục vụ nhanh chóng trên cơ sở khuyến khích từ các chính sách của nước chủ nhà dành cho các nhà đầu tư ở trong KCN làm cho các sản phẩm hàng hoá ở đây giá rẻ, chất lượng cao lại có khả năng cạnh tranh với các nơi khác trên thị trường thế giới và khu vực. Với các nhà đầu tư nước ngoài vào KCN của nước sở tại còn có điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào thị trường nước đó có điều kiện được cung cấp nguyên liệu tại chỗ, tạo sự ổn định về nguyên liệu và thị trường mở rộng hơn.
2.2.2 Tình hình xây dựng các KCN ở Việt Nam
Hiện nay, nước ta có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 32,9 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp là 9,3 triệu ha; đất chuyên dùng khoảng 1,5 triệu; đất nhà ở 433 nghìn ha; đất chưa sử dụng, sông suối, núi đá khoảng 10 triệu ha. Trong những năm qua, chúng ta đã thực hiện tốt công tác quy hoạch, sử dụng đất đai để quản lý vận dụng. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về quản lý đất đai trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, doanh nghiệp ở nông thôn theo quy định của pháp luật. Đất nông nghiệp bình quân theo đầu người chỉ có 1.224m2; bình quân cho nhân khẩu nông nghiệp cũng chỉ được 1.600m2, nhưng giữa các vùng lại rất khác nhau. Trong những năm qua, đất đai của nước ta đã sử dụng hiệu quả cao hơn. Tuy bình quân diện tích đât nông nghiệp thấp nhưng do đầu tư các yếu tố kỹ thuật và giống cây trồng tốt nên nông dân không những đã sản xuất đủ lương thực, thực phẩm cung cấp đủ cho nhu cầu trong nước, mà tỷ trọng xuất khẩu từ nông nghiệp ngày càng tăng.
Do tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh, cộng với nhiều nơi không có quỹ đất dự phòng, số nhân khẩu nông nghiệp tăng nhanh sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành nghề khác chậm... dẫn tới một bộ phận nông dân thiếu đất hoặc không có đất để sản xuất. Mức độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá ở các vùng, các tỉnh, thành cũng khác nhau, do đó số nông dân không còn đất để sản xuất cũng khác nhau. Ở các thành phố lớn, các tỉnh có tốc độ đô thị hoá nhanh, số hộ nông dân không còn đất sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất cả nước như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên.... Theo thống kê, bình quân hàng năm Nhà nước thu hồi hàng ngàn ha đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị mới. Theo báo cáo chưa đầy đủ của 64 hội nông dân các tỉnh, thành phố, có hơn 30 vạn hộ nông dân không còn đất sản xuất hoặc có nhưng sản xuất không ổn định: An Giang có 17% số hộ nông nghiệp không có đất, Long An là 7,8%, Sóc Trăng là 5,6%, Bến Tre là 6,2% ....
Thực hiện chủ trương của Đảng, thi hành Luật Đất đai và các quyết định của Chính phủ, trong những năm qua, các cấp, các ngành đã chú trọng quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả; thực hiện nhiều chính sách đối với hộ nông dân được thu hồi đất. Ở các tỉnh Tây Nguyên, hàng vạn hộ đã được giải quyết đất để sản xuất. Hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn được xây dựng khá hơn, việc xác lập và xác định các khu tái định cư cũng như các chính sách đền bù tương đối thoả đáng. Những yếu tố đã góp phần thúc đẩy sản xuất và ổn định chính trị, kinh tế, xã hội ở nông thôn.
Tuy nhiên, ở một số nơi chưa thực hiện tốt chủ trương của Đảng cũng như việc thi hành Luật đất đai và các quyết định của Chính phủ, cộng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh, đã làm cho số hội nông dân không còn đất sản xuất tăng nhanh. Tình trạng lao động không có việc làm đối với những hộ bị thu hồi đất và lao động dư thừa trong nông thôn ngày một tăng. Ở một số nơi, do việc buông lỏng quản lý đất đai của chính quyền cơ sở, nên đã nảy sinh tình trạng tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân. Một bộ phận nông dân, do chưa hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nên không giao đất cho Nhà nước, khiếu kiện đông người, vượt cấp đã diễn ra, có nơi trở thành “điểm nóng” gây nên những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự ở nông thôn.
2.2.3 Tình hình xây dựng các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc
Sau 10 năm, từ xuất phát điểm chỉ có 1 khu công nghiệp được thành lập vào năm 1998 là khu công nghiệp Kim Hoa, huyện Mê Linh (nay thuộc Thành phố Hà Nội) đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một hệ thống 11 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.025 ha được phân bố hợp lý ở 6 huyện, thành, thị xã. Trong đó có 6 KCN đã đi vào hoạt động và có tỷ lệ lấp đầy các dự án cao như KCN Quang Minh (giai đoạn I 344 ha) 100%, KCN Khai Quang 74,1%, KCN Bình Xuyên 54%, KCN Kim Hoa (giai đoạn 1): 100%, còn lại 5 KCN đang trong giai đoạn đầu tư. (Nguồn Ban Quản lý các KCN và thu hút đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc)
Từ nay đến năm 2020, tỉnh chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ nhằm hình thành một trung tâm sản xuất các sản phẩm công nghệ cao tại Vĩnh Phúc; tập trung khai thác các dự án từ các quốc gia, vùng lãnh thổ truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, hướng tới các dự án đầu tư từ Mỹ và EU; đồng thời, khuyến khích các dự án đầu tư vào nông nghiệp, du lịch, dịch vụ nhằm đảm bảo cho phát triển đồng bộ.
Riêng năm 2008, tỉnh Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương thành lập thêm KCN Sơn Lôi (300 ha) và KCN Hội Hơp (150 ha); hoàn thiện đề án Quy hoạch bổ sung phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo Đề án này, ngoài 11 KCN đã có, dự kiến từ nay đến 2020 tỉnh Vĩnh Phúc có thêm 14 KCN với diện tích 5.576 ha. Như vậy đến năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có 23 KCN với diện tích trên 8.600 ha. (Nguồn Ban Quản lý các KCN và thu hút đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc)
Tính đến hết tháng 8/2008, trên địa bàn tỉnh có: 615 dự án đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước (tính cả huyện Mê Linh): trong đó lĩnh vực công nghiệp 471 dự án, chiếm 76,59%, lĩnh vực dịch vụ, thương mại 75 dự án, chiếm 12,2%, lĩnh vực nông nghiệp 13 dự án, chiếm 2,11%, lĩnh vực đào tạo 16 dự án, chiếm 2,6% và lĩnh vực du lịch, đô thị 40 dự án, chiếm 6,5%.
Các dự án đầu tư nước ngoài đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, ý, Anh, Đức,… trong đó khu vực Đông Bắc á chiếm tỷ lệ lớn với Đài Loan đứng đầu có: 47 dự án, vốn đầu tư: 991,775 triệu USD; sau đó là Nhật Bản với 29 dự án, vốn đầu tư 690,37 triệu USD, Hàn Quốc 34 dự án, vốn đầu tư 180,38 triệu USD. Đặc biệt, có các doanh nghiệp lớn như: Honda, Toyota, Piagio, Foxconn, Compal, Daewoo.
Các dự án đầu tư vào tỉnh trong những năm qua đã tạo điều kiện cho tỉnh Vĩnh Phúc hình thành nên các Trung tâm công nghiệp lớn như: công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy với 4 nhà máy lớn Honda, Toyota, Daewoo, Foxconn, Xuân Kiên và nhiều nhà máy sản xuất sản phẩm linh kiện phụ tùng đã trở thành trung tâm vật liệu xây dựng lớn so với toàn quốc,… và hiện nay đang từng bước hình thành Trung tâm sản phẩm điện tử viễn thông, công nghệ cao do các nhà đầu tư lớn đến từ Đài Loan như Compal, Hồng Hải .. đầu tư.
Từ kết quả về thu hút đầu tư trên, đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thể hiện trên các mặt sau:
- Giá trị sản xuất công nghiệp do các dự án đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước hàng năm tạo ra chiếm trên 90% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tốc độ tăng bình quân các ngành công nghiệp, xây dựng trong các năm từ 1997-2007 là 33,1%.
- Kim ngạch xuất khẩu: do các dự án FDI tạo ra hàng năm chiếm trên 85% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
- Thu ngân sách hàng năm từ các dự án FDI chiếm trên 80% tồng thu ngân sách toàn tỉnh hàng năm.
- Giải quyết việc làm cho gần 6 vạn lao động trực tiếp trong các nhà máy. Trong đó lao động là người của tỉnh Vĩnh Phúc chiếm trên 60%, riêng 3 năm gần đây mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 01 vạn lao động, chưa kể các lao động trực tiếp thi công trên các công trường xây dựng và lao động gián tiếp khác.
Kết quả đó đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn tỉnh, bình quân giai đoạn 1997-2007 tăng 17,5%, giai đoạn 2006-2008 tăng 20,4%. Cơ cấu kinh tế năm 2007: công nghiệp xây dựng chiếm 61,06%, dịch vụ 24,69%, nông nghiệp là 14,25%, đồng thời góp phần giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác, từng bước thúc đẩy phát triển các lĩnh vực khác như dịch vụ và nông nghiệp. (Nguồn Ban Quả._.n lý các KCN và thu hút đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc)
Với quan điểm công tác quy hoạch phải đi trước một bước, quy hoạch phải mang tính tổng thể, đồng bộ, gắn phát triển công nghiệp với phát triển đô thị và dịch vụ, bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN; khai thác phát triển KCN ở các vùng đồi, vùng đất bạc màu, hạn chế tối đa khai thác quỹ đất trồng lúa cho phát triển công nghiệp, bảo đảm cho sự phát triển bền vững các KCN.
2.3 Những tác động của việc xây dựng các KCN
2.3.1 Tác động về kinh tế
*/Tích cực:
Quá trình CNH trong các KCN đã làm thay đổi phương thức sản xuất, chuyên môn hoá sản xuất do vậy sản xuất phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, lợi nhuận được tăng lên. Mặt khác sự phát triển KCN làm tăng nhu cầu tiêu thụ về số lượng, về chất lượng làm cho các ngành sản xuất có thị trường tiêu thụ nên phát triển. Đối với phát triển kinh tế điạ phương, KCN làm tăng GDP cho địa phương, tăng giá trị sử dụng đất. Việc phát triển các KCN làm cho các địa phương có KCN hầu hết được thay đổi về bộ mặt kinh tế, cơ sở hạ tầng phát triển, các ngành nghề phụ trợ phát triển qua đó đời sống kinh tế được nâng cao hơn.
*/ Tiêu cực:
Bên cạnh các mặt tích cực đã nêu việc xây dựng KCN cũng có những tác động tiêu cực về chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, nó sẽ phát triển theo hướng xấu đi nếu không có sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp có thẩm quyền. Đặc biệt là vấn đề của người nông dân bị mất đất, một số hộ nông dân do quá tuổi lao động, không có trình độ được tuyển dụng đã không chuyển đổi được việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp và giảm thu nhập nên kinh tế những hộ này ngày càng đi xuống.
2.3.2 Tác động về xã hội:
*/ Tích cực
Xây dựng KCN dẫn tới nhu cầu về lao động vào các ngành công nghiệp tại KCN sẽ tăng, nên lực lượng lao động ở độ tuổi còn trẻ trong vùng sẽ có cơ hội học tập để đáp ứng được công việc. Từ đó sẽ có công việc ổn định và thu nhập cao hơn lao động nông nghiệp trước đây. Ngoài ra việc xây dựng KCN kéo theo nhiều loại hình dịch vụ phát triển vì vậy, những người dân trong vùng có thêm các cơ hội về việc làm mới nhờ đó nâng cao thu nhập. Xây dựng các KCN là cơ hội để phát triển các ngành nghề truyền thống, khi xây dựng KCN những hộ nông dân mất đất không đáp ứng được công việc mới có tính chất công nghiệp cao sẽ chuyển hướng tham gia vào để phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống do các công việc này có thể tận dụng được sức lao động của nhiều độ tuổi lao động cũng như thời gian nhàn rỗi (nghề thêu, mây tre đan,...); Đối với vấn đề phát triển xã hội CNH hoá tại các KCN góp phần phát triển xã hội một cách toàn diện: nâng cao dân trí; cuộc sống văn minh; mở rộng và phát triển nền văn minh nhân loại và các KCN đã thúc đẩy sự phát triển của công đồng. Cùng với sự phát triển đô thị, các khu vực ven đô, ngoại thành, các khu vực khác đều trở thành nơi cung cấp lao động, cung cấp thực phẩm, lương thực, nguyên liệu cho khu công nghiệp nhờ vậy mà sản xuất cộng đồng phát triển. Thêm vào đó sự phát triển các KCN làm thay đổi bộ mặt văn hoá của địa phương, thay đổi theo hướng tốt hơn của nếp sống cộng đồng, có cơ hội tiếp xúc và hưởng thụ phương tiện thông tin đại chúng, văn hoá mới hiện đại, có tiêu chuẩn tốt hơn.
*/ Tiêu cực:
Như đã nêu trên viẹc xây dựng các KCN đối với vấn đề xã hội gây ra tình trạng phỏ biến là thất nghiệp mùa vụ và dư thừa lao động: Do xây dựng KCN nên những hộ nông dân ở đây sẽ không còn đất sản xuất hoặc chỉ còn một phần đất dẫn tới việc dư thừa lao động, ngoài ra một số lao động do không có khả năng chuyển đổi việc làm dẫn đến thất nghiệp. Đồng thời ở các khu vưc có KCN các tệ nạn xã hội nhiều hơn trước khi có các KCN do nhiều thành phần xã hội đến đây tập trung mưu sinh, kiếm sống, mất dần các phong tục tập quán tốt của địa phương do lối sống công nghiệp, đô thị thâm nhập vào.
2.3.3 Tác động đến việc làm của người dân
Nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH chính vì vậy việc chuyển dịch mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, và xây dựng đô thị tăng nhanh, điều này dẫn đến một bộ phận không nhỏ lao động trong nông nghiệp rơi vào tình trạng không có việc làm hoặc thiếu việc làm trong khi Nhà nước chưa có chính sách đồng bộ để giải quyết việc làm cho số lao động nói trên. Do đó thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, lạm phát là 3 vấn đề quan trọng trong nền kinh tế thị trường đã và đang thể hiện rõ ở nước ta. Ba chỉ số này phản ánh một cách khái quát nhất, toàn diện nhất thực trạng nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.
Hiện nay thất nghiệp, thiếu việc làm đã và đang là mối quan tâm của Chính phủ các nước, các tổ chức kinh tế và mọi người trên thế giới. Giải quyết việc làm cho người lao động đang trở thành vấn đề toàn cầu, là một thách thức lớn của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ là bài toán khó trong quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế trên con đường CNH, HĐH đất nước.
Vấn đề chuyển dịch mục đích sử dụng đất dẫn đến chuyển dịch lao động cũng đang diễn ra mạnh mẽ cả tự phát và trong quy hoạch. ''Đất xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng đô thị tăng tương đối nhanh'' điều này tất yếu dẫn đến một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp không còn tư liệu sản xuất rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Hiện tượng lao động nông nghiệp có đất bàn giao mất việc làm hoặc bị giảm việc làm do quá trình đô thị hoá và hình thành các khu công nghiệp tập trung diễn ra mạnh mẽ nhất là 15 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng.
Theo số liệu báo cáo của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở các tỉnh. Trong năm 2007 diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng là 4.419 ha. Dự kiến thời kỳ 2006-2010 vùng đông Bắc sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng đất là 24.615 ha (T¹p chÝ céng s¶n Sè ph¸t hµnh 61 -2004 Ph¸t hµnh ®Òu kú vµo 10 vµ 25 hµng th¸ng).
Do tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và đô thị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong những năm gần đây nên một diện tích lớn đất nông nghiệp đã phải chuyển sang để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật… Việc chuyển mục đích đối với đất nông nghiệp nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất. Theo kết quả điều tra thì trung bình cứ mỗi hộ dân bị thu hồi đất có 1,5 lao động bị mất việc làm.
Tại thành phố Hà Nội, chỉ tính trong giai đoạn 3 năm từ 2003 đến 2006 đã có gần 90.000 lao động bị mất việc làm. Tính đến hết năm 2007, Hà Nội có khoảng 200.000 người thất nghiệp do mất đất sản xuất. Thành phố đã có nhiều giải pháp như hỗ trợ đào tạo nghề cho một người trong độ tuổi lao động là 3,8 triệu đồng nhưng việc sử dụng khoản hỗ trợ này chưa có hiệu quả cao (T¹p chÝ céng s¶n Sè ph¸t hµnh 61 -2004 Ph¸t hµnh ®Òu kú vµo 10 vµ 25 hµng th¸ng).
Tại thành phố Hồ Chí Minh thì trong vòng năm năm trở lại đây, Thành phố đã triển khai 412 dự án, diện tích đất đã thu hồi của các hộ dân lên tới 60.203.074 m2; tổng số hộ bị ảnh hưởng là 53.853 hộ, trong đó có 20.014 hộ bị giải tỏa trắng; tổng dự toán chi phí bồi thường cho các hộ dân khi Nhà nước thu hồi đất lên tới hơn 12.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều người sau khi nhận tiền bồi thường, tiền hỗ trợ đã sử dụng vào việc mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng sinh hoạt chứ không chú tâm đến việc học nghề, giải quyết việc làm. Có gia đình trở nên giầu có sau khi nhận tiền bồi thường (có cả tỷ đồng) nhưng chỉ sau một vài năm lại rơi vào tình cảnh khó khăn do thất nghiệp.
Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất, có tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đó được để thừa kế từ thế hệ này cho các thế hệ sau. Sau khi bị thu hồi đất, đặc biệt là những hộ nông dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định được cuộc sống.
Ở Vĩnh Phúc trong những năm gần đây có tốc độ phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới tăng nhanh mặc dù trong những năm qua Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân nhân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các tổ chức xã hội, người lao động đã triển khai nhiều hoạt động để giải quyết việc làm (xây dựng đề án giải quyết việc làm cho lao động, tổ chức các hội chợ việc làm,..) hàng năm giải quyết cho hàng vạn lao động nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức khá cao (ở đô thị là 2%). Với tốc độ thu hồi đất trong những năm vừa qua rõ ràng việc làm cho lao động sau khi giao đất là một vấn đề rất lớn khi lực lượng lao động này đại bộ phận chưa qua đào tạo và độ tuổi cao (35-55-60 tuổi), nhất là lao động nữ, vì vậy để tìm được việc làm trong các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, phù hợp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng là rất khó khăn.
2.4 Kinh nghiệm các nước trên thế giới về giải quyết việc làm cho người dân khi bị thu hồi đất
Để giải quyết vấn đề lao động dư thừa trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở một số nước trên thế giới, các quốc gia đã có nhiều giải pháp khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế. Kết quả đạt được của mỗi quốc gia là bài học quý báu đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người dân trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam.
- Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức: Công tác khuyến khích phát triển kinh tế đô thị là một trọng tâm được ưu tiên ở tất cả các đô thị của nước Đức. Công tác lãnh đạo và quản lý các khu công nghiệp đều chú ý tập trung khai thác các tiềm năng kinh tế địa phương tạo điều kiện thuận lợi để nó phát triển. Việc này liên quan đến hàng loạt các nhân tố như tác động vào hoạt động của các doanh nghiệp thông qua chính sách tài chính thuế, duy trì khuyến khích các doanh nghiệp mới, chuẩn bị mặt bằng và cơ sở hạ tầng, marketing đô thị, khuyến khích đổi mới công nghệ, xây dựng chính sách việc làm cho địa phương. Nước Đức hiện nay đang ở trong thời kỳ “phi công nghiệp hoá” nên đã giải thể các nhà máy xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 để chuyển sang các dây chuyền sản xuất hiện đại có công nghệ cao và sạch, tạo năng suất lao động cao và chống lại ô nhiễm môi trường. Các dự án phát triển kinh tế ở các khu công nghiệp chuẩn bị một cách nghiêm túc, dân chủ và hướng vào phục vụ lợi ích của cộng đồng.
Thành phố Nordhorn và Lingen là những thành phố để lại bài học bổ ích về chuyển đổi cộng nghệ tạo việc làm mới, khuyển khích các công ty vào hỗ trợ các công ty mới. Doanh nghiệp dệt đã phát triển sớm cách đây hơn 100 năm. Thời kỳ hoàng kim là năm 1960 đã có 11.000 công nhân, đến những năm gần đây chỉ còn 1.000 chỗ làm. Từ khi công nghiệp dệt đi xuống thành phố đã tạo được 10.000 chỗ làm mới. Từ ngành dệt độc tôn này đã chuyển sang đa ngành, bắt buộc phải có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Quá trình cải tạo công nghiệp dệt cũng là quá trình CNH-HĐH. Thành phố còn tập trung đầu tư vào phát triển hệ thống giao thông để phát triển kinh tế, kết quả đạt được là tạo 18.000 chỗ làm mới. Nước Đức còn giải quyết việc làm cho lao động bằng cách lập ra qũy bổ sung do nhà nước tài trợ, mục đích tạo thêm việc làm, trợ cấp thất nghiệp và phân tích cơ cấu thất nghiệp, để xây dựng các chương trình bồi dưỡng nâng cao tay nghề, tạo việc làm thay thế đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hạn chế tình trạng thất nghiệp. Đây là kinh nghiệm có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp nhà nước đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế và CNH-HĐH ở các vùng ngoại vi thành phố, đòi hỏi chuẩn bị nguồn nhân lực từ con em nông dân để họ bước vào làm việc ở các khu liên doanh và các khu công nghiệp mới. (TrÇn V¨n Chö, TrÇn Ngäc Hiªn (1998), §« thÞ ho¸ vµ chÝnh s¸ch ph¸t triÓn ®« thÞ trong c«ng nghiÖp ho¸ - hiÖn ®¹i ho¸ ë ViÖt Nam, NXB ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi)
- Kinh nghiệm của Trung Quốc: Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới. Tốc độ đô CNH-HĐH cũng đang diễn ra rất nhanh chóng. Diện tích đất canh tác hạn chế trong khi dân số đang làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng nông thôn ngày càng tăng. Hiện nay, ước tính Trung Quốc có từ 100-120 triệu lao động nông thôn không có việc làm, hàng năm lại tăng thêm 6-7 triệu lao động. Với lực lượng lao động nông thôn dư thừa này, hàng năm có hàng triệu người nhập cư vào các vùng thành thị. Thực trạng này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý đô thị về các mặt như: quản lý dân cư, lao động việc làm, an ninh, sức khoẻ và nhiều vấn đề khác. Vấn đề dư thừa lao động tại các khu công nghiệp, nhất là các khu dân cư lớn trong quá trình CNH-HĐH luôn là vấn đề nhức nhối cần phải giải quyết của các nhà quản lý. Trong những năm qua, mặc dù vẫn còn tình trạng di cư đến các đô thị lớn nhưng với các biên pháp hữu hiệu Trung Quốc đã đạt được những thành công trong việc hạn chế sức ép về việc làm. Giải pháp chủ yếu mà Trung Quốc áp dụng để giải quyết việc làm cho các khu công nghiệp là:
- Phát triển các xí nghiệp địa phương để thu hút việc làm. Các giai đoạn phát triển của xí nghiệp địa phương ở Trung Quốc bao gồm:
Giai đoạn đầu tiên là từ khi tiến hành đổi mới đến năm 1984. Trong giai đoạn này, nhờ vào chủ trương đổi mới của Trung Quốc về nông thôn, đặc biệt là hệ thống hợp đồng trách nhiệm với các hộ gia đình đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, các nhân tố cho sản xuất đã bắt đầu xuất hiện và những người nông dân bắt đầu tham gia vào các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp. Các đội sản xuất được đổi tên thành các xí nghiệp địa phương.
Giai đoạn thứ hai từ năm 1985 đến năm 1988 khi sản xuất nông nghiệp có những biến động lớn và có sự giảm sút thì các xí nghiệp địa phương lại rất phát triển giúp cho kinh tế nông thôn phát triển một cách mạnh mẽ và toàn diện. Nhờ vào các chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước đối với xí nghiệp địa phương. Năm 1988 tổng giá trị sản lượng của các xí nghiệp địa phương này đạt tới 645,9 tỷ nhân dân tệ; tăng gấp hơn 6 lần so với năm 1983. Các xí nghiệp này hàng năm đã thu hút được lực lượng lao động dư thừa lên đến 10 triệu người và đến năm 1988 số lao động làm trong các xí nghiệp này lên tới 95,45 triệu người, xấp xỉ với số lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.
Giai đoạn thứ ba từ năm 1989 đến năm 1991: Đây là giai đoạn có nhiều biến đổi trong sự phát triển của các xí nghiệp địa phương. Nhờ vào các chính sách mở cửa của Trung Quốc, do đặc điểm của địa lý gần với Hồng Kông, Ma Cao và có sự góp mặt của nhiều Hoa Kiều thông qua đầu tư nước ngoài làm cho các xí nghiệp địa phương phát triển mạnh mẽ ở các khu vực duyên hải. Các hoạt động đầu tư về vốn, kỹ thuật trong các ngành chế biến, các ngành đặc trưng có thế mạnh khác rất phát triển. Năm 1991, tổng giá trị sản lượng của các xí nghiệp địa phương đạt 11000 tỷ nhân dân tệ, trong đó tổng giá trị sản lượng công nghiệp đạt 850 tỷ nhân dân tệ, chiếm 1/3 tổng giá trị công nghiệp quốc gia, thu hút hàng trăm triệu lao động.
Giai đoạn thứ tư bắt đầu từ năm 1992: Trong giai đoạn này các chính sách cải cách và mở cửa ra bên ngoài được thúc đẩy tạo ra một nền kinh tế hướng ngoại trên toàn quốc. Giá trị xuất khẩu của các xí nghiệp này đạt 190 tỷ nhân dân tệ vào năm 1993. Năm 1994, số lượng các xí nghiệp địa phương có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập đã tăng gấp hai lần và có sự mở cửa rộng từ vùng duyên hải vào trong đất liền và biên giới của các tỉnh. Các công ty nước ngoài đến từ Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Châu Âu, Bắc Mỹ và các nước Đông Nam Á với sự tăng trưởng cả quy mô lẫn số dự án. Các doanh nghiệp địa phương đã trở thành một động lực mới cho nền kinh tế và góp phần quan trọng vào giải quyết công ăn việc làm, giảm sức ép lao động cho các đô thị lớn.
- Thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp địa phương tạo điều kiện thu hút lao động dư thừa. Cho đến nay, các doanh nghiệp địa phương đóng vai trò chính trong việc thu hút lực lượng lao động dôi dư. Các chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương. Trong những năm đầu tiên có tới 20% tổng số thu nhập của người dân nông thôn là từ các doanh nghiệp địa phương. Ở những vùng phát triển hơn tỷ lệ này lên tới 50%. Năm 1992, tổng giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn lần đầu tiên chiếm trên 50% tổng giá trị xã hội, số lượng lao động làm việc trong khu vực này cũng tăng lên đáng kể. Từ những năm 1990, khoảng cách chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng của công nghiệp địa phương và công nghiệp đô thị ngày một rộng ra. Trong 2 năm 1991 và 1992, tốc độ tăng trưởng công nghiệp khu thành thị tương ứng là 12,98% và 21,2%, trong khi đó của doanh nghiệp địa phương là 25% và 52,2%. Giá trị sản lượng công nghiệp của doanh nghiệp địa phương chiếm 9,1% tổng giá trị sản lượng quốc gia năm 1978, 30,9% năm 1991 và 36,8% năm 1992. Tốc độ tăng trưởng cao của các doanh nghiệp địa phương đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động dôi dư ở khu vực nông thôn. Trung Quốc đã xuất hiện hai mô hình công nghiệp hoá nông thôn là mô hình cá nhân ở phía nam tỉnh Giang Tô và mô hình tập thể ở thành phố Giang Châu. Khuyến khích xây dựng các doanh nghiệp địa phương là một trong những giải pháp quan trọng của Trung Quốc nhằm giải quyết vấn đề việc làm nông thôn.
- Xây dựng các đô thị quy mô vừa và nhỏ để giảm bớt lao động nhập cư ở các thành phố lớn; Sự phát triển các đô thị nhỏ ở các vùng nông thôn cùng với công nghiệp hoá nông thôn sẽ là một giải pháp để thu hút lao động dư thừa, góp phần tối đa hoá việc phân bổ các nguồn lực ở các khu vực và thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố và vùng nông thôn. Những người nông dân có kỹ năng sẽ có cơ hội tham gia vào các ngành công nghiệp và dịch vụ mà không phải tham gia sản xuất nông nghiệp. Như vậy, qua bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về giải quyết vần đề dư thừa lao động nông thôn trong quá trính CNH-HĐH trong từng giai đoạn phát triển là một bài học bổ ích cho nước ta, nhất là đối với giai đoạn đô thị hoá mạnh đang diễn ra hiện nay. (TrÇn V¨n Chö, TrÇn Ngäc Hiªn (1998), §« thÞ ho¸ vµ chÝnh s¸ch ph¸t triÓn ®« thÞ trong c«ng nghiÖp ho¸ - hiÖn ®¹i ho¸ ë ViÖt Nam, NXB ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi)
- Kinh nghiệm ở Nhật Bản: Những năm 40 và 50 của thế kỷ XX, đời sống của nông dân Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn, ruộng đất tập trung vào tay địa chủ, nông dân thiếu việc việc trầm trọng. Để giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn chính phủ Nhật Bản đã tiến hành :
- Cải cách ruộng đất và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Cải cách ruộng đất đã khuyến khích người nông dân đầu tư thêm nhiều lao động vào ruộng đất chính họ sở hữu. Để tăng sản lượng, số ngày làm việc bình quân một vụ trên diện tích gieo trồng được tăng lên. Bên cạnh đó, thâm canh tăng vụ, hợp lý hoá cơ cấu cây trồng đã hạn chế được tình trạng thiếu việc làm theo thời vụ.
- Các chính sách và chương trình hỗ trợ nông thôn khác nhau như: Chương trình tưới tiêu, cung cấp tín dụng và trợ giá nông nghiệp, đưa giáo dục nông học vào trường phổ thông, hình thành các trung tâm nghiên cứu và trạm ứng dụng thử nghiệm phục vụ nông dân. Những chương trình này đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông dân. Sức mua ở các khu vực nông thôn tăng lên, tạo điều kiện để phát triển kinh tế phi nông nghiệp, từ đó thu nhập của các hộ nông dân đã không ngừng tăng lên. Một nguyên nhân thành công của Nhật Bản trong việc duy trì tỷ lệ thất nghiệp là mở rộng các dịch vụ ngành nông nghiệp, bán lẻ và phân phối các lĩnh vực, nền kinh tế thoát khỏi áp lực của di dân và cạnh tranh quốc tế. (TrÇn V¨n Chö, TrÇn Ngäc Hiªn (1998), §« thÞ ho¸ vµ chÝnh s¸ch ph¸t triÓn ®« thÞ trong c«ng nghiÖp ho¸ - hiÖn ®¹i ho¸ ë ViÖt Nam, NXB ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi)
Phần III: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ dân chịu sự ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất xây dựng KCN Khai Quang - Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
3.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục đích, yêu cầu của đề tài nghiên cứu chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
3.2.1 Điều tra việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng khu công nghiệp Khai Quang - Thành phố Vĩnh Yên;
3.1.2 Nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất của dự án xây dựng khu công nghiệp Khai Quang - Thành phố Vĩnh Yên đến đời sống của người dân
- Tình hình ổn định cuộc sống của người dân trong khu vực dự án;
- Hiện trạng môi trường của khu vực dự án trước và sau khi thực hiện thu hồi đất;
3.2.3 Nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất của các dự án đến việc làm của người dân
- Tình hình lao động, việc làm của người dân;
- Tỷ lệ có công việc trong dự án;
- Chuyển đổi nghề nghiệp;
3.2.4 Đề xuất một số giải pháp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của các chính sách sau thu hồi đất
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
3.3.1 Phương pháp điều tra
- Thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, các Sở: Tài nguyên và Môi trường, NN & PTNT, Cục thống kê, Tài chính, Lao động TB và XH, Kế hoạch và đầu tư; các huyện thành, thị có dự án,...
- Điều tra phỏng vấn:
Điều tra tình hình thực hiện công tác bồi thường thiệt hại ở dự án xây dựng Khu công nghiệp Khai Quang.
Điều tra, phóng vấn trực tiếp ban quản lý dự án, ban bồi thường - giải phóng mặt bằng Thành phố Vĩnh Yên, Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc.
Điều tra nông hộ: Để thu thập các thông tin liên quan tới tình hình đời sống, việc làm của các hộ chúng tôi đã tiến hành thiết kế phiếu điều tra nông hộ (Mẫu phiếu điều tra xem trong phần phụ lục). Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, kinh phí nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra được 180 hộ trên tổng số 1832 hộ trong xã (Trong đó có 827 hộ có đất bị thu hồi cho KCN Khai Quang). Số lượng mẫu như trên là đủ để đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu, quá trình điều tra phỏng vấn được diễn ra một cách ngẫu nhiên tại các nông hộ. Về tiêu chí chọn các hộ điều tra chúng tôi phân thành hai nhóm hộ:
Nhóm 1: Các hộ bị thu hồi đất (150 hộ) trong đó có cả các hộ có điều kiện kinh tế khá giả, trung bình và khó khăn. Những người dân được điều tra bao gồm cả nam và nữ ở các lứa tuổi khác nhau. Về việc làm của các hộ bao gồm cả các hộ thuần nông và các hộ có nghề nghiệp khác, công chức viên chức, buôn bán, dịch vụ...
Nhóm 2: Nhóm các hộ không bị thu hồi đất (30 hộ): Đây là nhóm hộ điều tra để so sánh, đối chiếu với nhóm hộ 1, các tiêu chí lựa chọn các hộ ở nhóm này cũng như nhóm 1.
Trong quá trình điều tra nông hộ chúng tôi kết hợp quan sát, chụp ảnh, tìm hiểu và trò chuyện với người dân để nắm bắt được thực trạng của tình hình đời sống, việc làm và tâm lý của họ khi bị thu hồi đất.
3.3.2 Phương pháp thống kê phân tích tài liệu
Thống kê mô tả, so sánh và dự báo để phân tích và đánh giá các kết quả nghiên cứu, các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm EXCEL.
3.3.3 Phương pháp chuyên gia
- Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ lãnh đạo các cấp, các nông dân sản xuất và tổ chức đời sống có hiệu quả cao sau khi bị thu hồi đất;
Phần IV: Kết quả nghiên cứu
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
4.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Vĩnh Yên có diện tích là 5.081,27 ha và có tọa độ địa lý trong khoảng: 21o15’ - 21o22’ Vĩ độ Bắc và 105o33’ – 105o38’ Kinh độ Đông.
Về ranh giới hành chính:
Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên;
Phía Tây giáp huyện Tam Dương;
Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương;
Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và huyện Bình Xuyên.
Thành phố Vĩnh Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 55 km về phía Tây Bắc, là giao điểm tập trung các đầu mối và ở vị trí trung chuyển của nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường không… huyết mạch nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
Nhìn tổng quan, vị trí địa lý và các điều kiện giao thông thuận tiện và đang được nâng cấp hiện đại là những thuận lợi không phải nơi nào cũng có, khiến thành phố Vĩnh Yên thành địa điểm có sức thu hút đầu tư lớn; giao lưu hàng hóa, thương mại - dịch vụ - du lịch - văn hóa - giáo dục đào tạo phát triển…
4.1.2 Đặc điểm địa hình
Thành phố Vĩnh Yên có địa hình trung du khá điển hình với độ cao trung bình trong khoảng từ 10 - 50 m so với mực nước biển. Khu vực có địa hình cao nhất là vùng đồi núi đông bắc thuộc phường Khai Quang và nơi có địa hình thấp nhất là Đầm Vạc. Nhìn chung địa hình thành phố có xu thế thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng đồi núi thấp: Tập trung ở phía Bắc xã Định Trung và phía Đông phường Khai Quang, độ cao tuyệt đối dao động khoảng 50 – 260 m, với nhiều quả đồi cao và núi thấp không liên tục cấu tạo bởi đá phiến mica, cát kết và riôlít.
- Vùng gò đồi thấp và các bặc thềm phù sa cổ cao 10 – 50 m: Thấp thoải lượn sóng nhẹ, xen kẽ các tràn ruộng và khe dốc nhỏ, thấp dần về phía Nam – Tây Nam, bao gồm toàn bộ vùng trung tâm thành phố và kết thúc ở các gò đồi thôn Mậu Lâm, Mậu Thông phường Khai Quang.
Khu vực đồng bằng và đầm lầy phát triển chủ yếu trên trầm tích phù sa mới ở phía nam, gồm các khu dân cư và đồng ruộng của xã Khai Quang và xã Thanh Trù. Địa hình của khu vực này lượn sóng nhẹ,cao trung bình 7,0 – 8,0 m xen kẽ là các ao,hồ,đầm có mặt nước tạo độ thông thoáng lớn...
4.1.3 Đặc điểm địa chất khoáng sản
Các tài liệu điều tra và nghiên cứu địa chất khoáng sản cho biết, thành phố Vĩnh Yên có rất ít mỏ, điểm quặng và là khu vực nghèo khoáng sản. Khoáng sản chủ yếu là sét gạch ngói đã và đang được khai thác phục vụ sản xuất gạch xây dựng nhà ở... Mỏ cao lanh xã Định Trung có trữ lượng khá, nhưng giàu Al (nhôm) nên chất lượng không cao và cũng khó khai thác.
4.1.4 Đặc điểm khí hậu
Thành phố Vĩnh Yên có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Khí hậu phân hoá rõ rệt theo mùa: Mùa mưa nóng ẩm trùng với mùa hè và mùa đông lạnh khô vào đầu mùa, lạnh ẩm vào cuối mùa.
4.1.5 Tài nguyên đất
Theo phân loại phát sinh, tài nguyên đất thành phố Vĩnh Yên có 5 nhóm đất với 14 loại đất khác nhau:
a. Nhóm đất phù sa
b. Nhóm đất Xám - Bạc màu
c. Nhóm đất Đỏ vàng
d. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá
đ. Nhóm đất Dốc tụ
4.1.6 Đặc điểm kinh tế xã hội
4.1.6.1 Dân số và nguồn lực lao động
a. Dân số
Thành phố Vĩnh Yên hiện có 7 phường nội thành và 2 xã ngoại thành. Tính đến cuối năm 2007, dân số có hộ khẩu thường trú của thành phố Vĩnh Yên là 92.341,0 người. Trong đó khu vực thành thị là 77.892,0 người, dân số khu vực nông thôn là 14.449,0 người.
Nếu kể cả nguồn lao động, cán bộ kỹ thuật, trí thức đến làm việc tại các khu công nghiệp và các cơ sở dịch vụ khác (khoảng 16.500,0 hộ khẩu thường trú) thì dân số thành phố Vĩnh Yên hiện tại có khoảng 108.841,0 người.
Bảng 4.1.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số thành phố Vĩnh Yên tính đến 31/12/2007
Phường, xã
Diện tích (km2)
Dân số (người)
Mật độ dân số (người/km2)
Thành phố Vĩnh Yên
50,8127
92.341,0
1.754,0
I. Khu vực thành thị
36,3092
77.892,0
2.061,0
1. Phường Ngô Quyền
0,6052
6.763,0
10.984,0
2. Phường Đống Đa
2,4448
7.405,0
2.975,0
3. Phường Liên Bảo
4,0455
11.352,0
2.754,0
4. Phường Tích Sơn
2,3872
7.859,0
3.275,0
5. Phường Khai Quang
11,1786
14.383,0
1.148,0
6. Phường Đồng Tâm
7,5315
15.566,0
2.039,0
7. Phường Hội Hợp
8,1141
14.564,0
1.694,0
II. Khu vực nông thôn
14,5035
14.449,0
985,0
1. Xã Định Trung
7,4856
6.513,0
855,0
2. Xã Thanh Trù
7,0179
7.936,0
1.123,0
b. Lao động và nguồn nhân lực
Là thành phố có dân số trẻ nên số người trong độ tuổi lao động có 54.903 người chiếm tỷ lệ 59,5%. Phân theo ngành như sau:
Nông lâm - thủy sản: 11.911 người;
Công nghiệp và xây dựng: 17.360 người;
Hành chính - Thương mại - Dịch vụ: 28.627 người (49,44%).
c. Y tế, Giáo dục và Văn hóa
Theo niên giám thống kê năm 2007 số cơ sở y tế thành phố quản lý gồm: 1 trung tâm y tế, 9 trạm y tế cấp xã với tổng số 49 giường bệnh và 93 cán bộ y tế trong đó có 18 bác sỹ và trình độ cao hơn.
Tổng số trường phổ thông có 20 trường với 350 lớp học, 583 giáo viên và 11.365 học sinh.
Thành phố có 5 bưu điện, 9 nhà văn hóa, 60 câu lạc bộ văn hóa, 9 xã đạt tiêu chuẩn văn hóa mới và 14.278 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới.
4.1.6.2 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế
Tính đến hết 2007 tỷ trọng GDP của các ngành trong cơ cấu kinh tế của Vĩnh Yên đã đạt: Ngành công nghiệp chiếm 49,2% GDP; Ngành Nông nghiệp chiếm 5,2% GDP; Ngành Dịch vụ chiếm 45,6% GDP.
Thể hiện trên biểu đồ
Cơ cấu này cho thấy Vĩnh Yên đã mang đặc điểm rõ nét của một thành phố công nghiệp - dịch vụ khá phát triển và có đủ năng lực để hướng tới một thành phố tương lai phồn thịnh hơn.
Bảng 4.1.2: Hiện trạng sử dụng đất của TP Vĩnh Yên năm 2009
Stt
Hạng mục sử dụng
Diện tích (ha)
Cơ cấu
%
Tổng diện tích tự nhiên
5081,27
100
A
Đất nông nghiệp
2355,55
46,36
1
Đất trồng cây hàng năm
1766,11
34,76
2
Đất trồng cây lâu năm
276,36
5,44
3
Đất lâm nghiệp
150,15
2,95
4
Đất nuôi trồng thủy sản
153,13
3,01
B
Đất phi nông nghiệp
2654,19
52,23
1
Đất ở
729,52
14,36
2
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
467,43
9,2
3
Đất có mục đích công cộng
807,88
15,9
C
Đất chưa sử dụng
71,53
1.41
4.2 Khái quát về dự án KCN Khai Quang
4.2.1 Những căn cứ pháp lý liên quan đến dự án
- Quyết định số 286/QĐ-UB ngày 01/4/1997 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Quyết định số 1918/QĐ-UB ngày 21/5/2003 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Quyết định số 5198/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Quyết định số 302/2005/QĐ-UB ngày 27/01/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc “V/v ban hành bản quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”;
- Quyết định số 3309/QĐ-UB ngày 04/9/2003 V/v: giao cho Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Khai Quang;
- Quyết định số 3397/QĐ-UB ngày 10/9/2003 V/v: phê duyệt địa điểm và phạm vi nghiên cứu l._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHQL09068.doc