Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG NGHIệP I
---------***---------
Bùi Tuấn Nhã
ĐáNH GIá ảNH HƯởNG
CủA MộT Số Dự áN THú Y CộNG ĐồNG
ĐốI VớI CHĂN NUÔI NÔNG Hộ
ở TỉNH QUảNG BìNH Và PHú THọ
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.40
LUậN VĂN THạC Sĩ NÔNG NGHIệP
Ng−ời h−ớng dẫn khoa học: TS: Lê Thị Thuý
Hà NộI - 2005
1
Lời cảm ơn
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin đ−ợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc tới cô giáo h−ớng dẫn TS. Lê Thị Thuý đã tận tình h−ớng dẫn để tôi
115 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của một số dự án thú y cộng đồng đối với chăn nuôi nông hộ ở tỉnh Quảng Bình và Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tiếp đến, tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Đinh Văn Chỉnh,
PGS. TS Nguyễn Hải Quân, TS. Phan Xuân Hảo và thầy cô trong Bộ môn
Di truyền – Giống, Khoa Chăn nuôi thú y, Khoa Sau đại học Tr−ờng Đại học
Nông nghiệp I Hà Nội đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện
luận văn này.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới ông Đặng Ngọc Quang, giám đốc Trung
tâm Dịch vụ Phát triển nông thôn đã h−ớng dẫn cho chúng tôi những
ph−ơng pháp tiếp cận dự án có sự tham gia, các ph−ơng pháp đánh giá các
dự án liên quan đến lĩnh vực phát triển và giảm nghèo.
Cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý dự án thuộc Trung tâm
Dịch vụ Phát triển Nông thôn (RDSC), BQL dự án thuộc Tổ chức Tự nguyện
Quốc tế Nhật Bản (JVC) đã tạo điều kiện cho tôi về địa điểm và thời gian
trong suốt quá trình học tập cũng nh− quá trình thực hiện đề tài.
Tôi muốn bày tỏ sự biết ơn đối với các bạn đồng nghiệp, Hội thú y
cộng đồng xã Tu Vũ, Ph−ợng Mao, Vạn Ninh và Tr−ờng Xuân, Trạm thú y
huyện Quảng Ninh, huyện Thanh Thuỷ cùng với bà con ở đây và các xã lân
cận cùng tham gia thực hiện dự án “Nâng cao năng lực giảm nghèo cho
cộng đồng lựa chọn tại Phú Thọ và Quảng Bình” đã giúp đỡ tôi trong công
việc thu thập số liệu cho nghiên cứu này.
Nhân dịp này, một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn tới nhà tr−ờng, các
thầy cô giáo, gia đình, cơ quan và bạn bè đồng nghiệp gần xa đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Hà nội, năm 2005
Tác giả luận văn
Bùi Tuấn Nhã
2
Mục lục
Lời cảm ơn...................................................................................................... III
Lời cam đoan................................................................................................. IV
Mục lục ............................................................................................................. V
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................ VIII
Danh mục các bảng và hộp ................................................................. IX
Danh mục các hình và bản đồ ............................................................. X
Một vài định nghĩa .................................................................................... XI
1. Mở đầu...................................................................................................... 6
1.1. tính cấp thiết của đề tài................................................................ 6
1.2. mục tiêu của đề tài ........................................................................... 7
1.3. ý nghĩa lý luận và thực tiễn ...................................................... 7
1.3.1. ý nghĩa lý luận ............................................................................................. 7
1.3.2. ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 8
2. tổng quan tài liệu .......................................................................... 10
2.1. Tình hình thực hiện các dự án thú y cộng đồng ............ 10
2.1.1. Bối cảnh hình thành Dự án thú y cộng đồng .............................................. 10
2.1.2. Ph−ơng pháp giải quyết các vấn đề trong công tác thú y ở cấp cơ sở theo
nhìn nhận của một tổ chức Phi chính phủ .................................................. 12
2.1.3. Tiếp cận của dự án Thú y cộng đồng ......................................................... 13
2.1.4. Mục tiêu và ng−ời h−ởng lợi của Dự án Thú y cộng đồng ......................... 14
2.1.5. Kết quả mong đợi của Dự án Thú y cộng đồng.......................................... 16
2.1.6. Hoạt động của dự án Thú y cộng đồng ...................................................... 18
2.1.7. Đầu vào của dự án Thú y cộng đồng .......................................................... 21
2.2. Sơ l−ợc lịch sử một số nghiên cứu về dự án thú y
cộng đồng............................................................................................ 22
3
3. Đối t−ợng, nội dung, ph−ơng pháp và phạm vi nghiên
cứu ........................................................................................................... 24
3.1. Đối t−ợng và phạm vi nghiên cứu............................................ 24
3.1.1. Đối t−ợng nghiên cứu ................................................................................. 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 24
3.2. nội dung nghiên cứu....................................................................... 28
3.2.1. Kết quả của Dự án Thú y cộng đồng.......................................................... 28
3.2.2. ảnh h−ởng của Dự án Thú y cộng đồng .................................................... 28
3.2.3. Tính bền vững của dự án và khả năng nhân rộng....................................... 28
3.3. ph−ơng pháp nghiên cứu............................................................... 29
3.3.1. Ph−ơng pháp thu thập và phân tích số liệu định tính.................................. 29
3.3.2. Ph−ơng pháp thu thâp và phân tích số liệu định l−ợng............................... 29
3.4. Số mẫu nghiên cứu........................................................................... 30
4. kết quả và thảo luận.................................................................... 31
4.1. kết quả của dự án thú y cộng đồng...................................... 31
4.1.1. Thay đổi về kiến thức, kỹ năng chuyên môn về chăn nuôi, thú y của các
Thú y viên tr−ớc và sau dự án .................................................................... 31
4.1.2. Thay đổi năng lực t− vấn, tập huấn và quản lý tổ chức của các Thú y viên
cộng đồng tr−ớc và sau dự án hay so với các xã đối chứng ....................... 36
4.1.3. Các loại hình dịch vụ thú y của các đối t−ợng cung cấp dịch vụ tại địa bàn
nghiên cứu tr−ớc và sau dự án.................................................................... 40
4.1.4. Thị phần cung cấp dịch vụ thú y của các đối t−ợng cung cấp dịch vụ tại
địa bàn nghiên cứu tr−ớc và sau dự án ....................................................... 43
4.1.5. Chất l−ợng các dịch vụ thu y thể hiện ở số l−ợng các Thú y viên và
chuyên môn của họ giữa các xã dự án và xã đối chứng............................. 46
4.1.6. Chất l−ợng dịch vụ thể hiện ở khả năng tiếp cận của ng−ời sử dụng ......... 47
4.1.7. Chất l−ợng dịch vụ thú y thể hiện ở giá của nó giữa các xã dự án và các xã
đối chứng, tr−ớc và sau dự án .................................................................... 51
4.1.8. Xu h−ớng và mức đầu t− cho dịch vụ thú y................................................ 52
4.1.9. Ph−ơng thức cung cấp dịch vụ.................................................................... 53
4
4.1.10. Các yếu tố quyết định sử dụng dịch vụ thú y của hộ chăn nuôi ............... 54
4.2. ảnh h−ởng của dự án thú y cộng đồng ............................... 58
4.2.1. Kiến thức và kỹ năng chăn nuôi và phòng trừ bệnh cho gia súc, gia cầm
của ng−ời chăn nuôi tr−ớc và sau dự án ..................................................... 58
4.2.2. Thay đổi mức đầu t− vào chăn nuôi và số l−ợng vật nuôi của các nhóm hộ
khá giả, trung bình và nghèo tr−ớc và sau dự án........................................ 61
4.2.3. Thu nhập từ chăn nuôi và tỷ trọng của nó trên tổng thu nhập của các
nhóm hộ tại các xã dự án ........................................................................... 67
4.2.4. Thu nhập của Thú y viên sau khi có dự án ................................................. 69
4.3. tính bền vững của dự án và khả năng nhân rộng ........ 71
4.3.1. Tính bền vững thể hiện qua sự sự tham gia của các bên liên quan ............ 71
4.3.2. Tính bền vững thể hiện ở trách nhiệm của chính quyền địa ph−ơng trong
giám sát và duy trì hoạt động của Hội ....................................................... 74
4.3.3. Tính bền vững nhìn nhận qua các yếu tố thị tr−ờng và nguồn vốn ............ 75
4.3.4. Tính bền vững nhìn trên góc độ các yếu tố về pháp lệnh thú y.................. 76
4.3.5. Tính bền vững thể hiện qua hiệu quả sử dụng các đầu vào từ dự án .......... 77
4.3.6. Tính bền vững của dự án về kiến thức, tổ chức và tài chính ...................... 78
4.3.7. Tính bền vững thể hiện ở khả năng liên kết với bên ngoài......................... 79
4.3.8. Khả năng nhân rộng của dự án ................................................................... 83
4.3.9. Điểm mạnh và điểm yếu của Hội ............................................................... 84
5. kết luận và kiến nghị .................................................................... 86
5.1. Kết luận ................................................................................................ 86
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 86
phụ lục ............................................................................................................. 90
Phụ lục 1. TàI LIệU THAM KHảO.............................................................. 90
Phụ lục 2. chủ đề nghiên cứu................................................................ 93
Phụ lục 3. Danh sách những ng−ời đ−ợc tham vấn.................. 96
Phụ lục 4. Nội quy hoạt động của hội thú y x∙ ....................... 102
5
Một vài định nghĩa
1. Hệ thống Thú y cộng đồng hay còn gọi là Hội Thú y cộng đồng là
một tổ chức gồm các Thú y viên cộng đồng, là những ng−ời đ−ợc cộng đồng
các thôn, bản bầu ra, hình thành nên các tổ nhóm, tham gia các khoá đào tạo
về kỹ thuật thú y, kỹ thật chăn nuôi. Sau khi đ−ợc đào tạo họ cung cấp các
dịch vụ thú y tại chỗ cho ng−ời chăn nuôi nh− khám chữa bệnh, tiêm phòng,
bán thuốc, vắc xin và vật t− thú y tại chỗ, tập huấn miễn phí kiến thức và kỹ
năng chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh gia súc gia cầm cho ng−ời chăn nuôi
trong địa bàn thôn, bản mình phụ trách.
2. Nhiệm vụ và quyền lợi của Thú y viên xin xem phần Phụ lục 4 Nội
quy hoạt động của Hội thú y cộng đồng để biết thêm chi tiết.
3. Thú y xã là ng−ời có chuyên môn về thú y đ−ợc UBND xã và Trạm Thú
y huyện chọn, là cán bộ thú y cấp thấp nhất trong hệ thống thú y ngành dọc
của Việt Nam, làm việc chuyên trách hoặc kiêm nhiêm, có l−ơng hoặc phụ
cấp bằng nguồn ngân sách của tỉnh.
4. Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn là một tổ chức Phi chính
phủ Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực phát triển và giảm nghèo trên địa bàn
lãnh thổ Việt Nam. Các dịch vụ cung cấp chính là t− vấn, nghiên cứu, đào tạo
về lĩnh vực phát triển, và thực hiện các dự án giảm nghèo.
5. Điển cứu là một ví dụ về một câu chuyện điển hình dùng để minh hoạ
cho một nhận định nào đó mà tác giá muốn nói. Nó là bằng chứng sinh động
có thật.
6. Ban Phát triển xã (BPT) là tổ chức do UBND xã lập ra để phối kết hợp
cùng với tổ chức tài trợ thực hiện và quản lý các dự án phát triển trên địa bàn
xã dự án.
6
1. Mở đầu
1.1. tính cấp thiết của đề tài
Cho đến nay tại một số xã đặc biệt khó khăn ở Phú Thọ và Quảng Bình,
ng−ời nông dân còn rất nhiều hạn chế về kiến thức, kỹ năng chăn nuôi và
phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, hệ thống thú y chính
thức của Nhà n−ớc ch−a hoàn toàn kiểm soát đ−ợc tình hình dịch bệnh xảy ra
trên đàn gia súc, gia cầm trong địa bàn mình quản lý. Các dịch vụ mà họ cung
cấp ch−a thực sự đáp ứng đ−ợc nhu cầu phát triển chăn nuôi của ng−ời nông
dân. Do vậy nhiều nông hộ th−ờng gặp rủi ro trong chăn nuôi. Do hiệu quả
chăn nuôi thấp hoặc bị thua lỗ, ng−ời chăn nuôi không dám đầu t− cho phát
triển chăn nuôi. Hậu quả tất yếu là ở đây chăn nuôi kém phát triển, tỷ trọng
thu nhập từ chăn nuôi so với tổng thu nhập của nông hộ thấp.
Từ lâu ngành y tế Việt Nam đã có hệ thống y tế ngành dọc đến tận cấp
cơ sở thấp nhất đó là thôn bản cùng các y tế thôn bản thực hiện công tác y tế
cho cộng đồng. Tuy nhiên, ngành thú y đến nay vẫn ch−a có các Thú y viên
đến cấp này, trong khi các bệnh ở gia súc lại xảy ra th−ờng xuyên thậm chí
hàng ngày tại đây và có bệnh có thể lây sang ng−ời- một vấn đề hết sức bức
xúc hiện nay.
Tr−ớc tình hình đó, một số tổ chức Phi chính phủ trong n−ớc và Quốc tế
đang hoạt động tại Việt nam đã thiết kế, tổ chức thực hiện và tài trợ cho các
dự án “Xây dựng hệ thống thú y cộng đồng”1 tại các xã dự án nhằm mục đích
giảm tỷ lệ mắc và chết do dịch bệnh của gia súc, gia cầm, nâng cao kiến thức,
kỹ năng chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cho cộng đồng
ng−ời chăn nuôi trong địa bàn các xã có dự án tại một số tỉnh.
Hệ thống thú y cộng đồng đ−ợc xây dựng với bốn nhiệm vụ chính: cung
1 Các Thú y viên đ−ợc cộng đồng các thôn, bản bầu ra hình thành nên các nhóm, tổ chức, tham gia các khoá đào tạo
về thú y, cung cấp các dịch vụ thú y tại chỗ
7
cấp dịch vụ phòng và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm trong xã; cung cấp
dịch vụ thuốc và vắc-xin thú y tại chỗ cho ng−ời chăn nuôi trong và ngoài xã;
tập huấn, t− vấn kỹ thuật chăn nuôi, thú y cho ng−ời chăn nuôi trong xã; báo
cáo tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên gia súc gia cầm cho cơ quan thú y
cấp trên2.
Việc đánh giá ảnh h−ởng của các Dự án thú y cộng đồng này đối với sản
xuất chăn nuôi nông hộ ở các tỉnh Phú Thọ và Quảng Bình là một hoạt động
hết sức cần thiết nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc khống chế
dịch bệnh trên gia súc gia cầm ở các xã nghèo một cách bền vững và hiệu quả.
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này.
1.2. mục tiêu của đề tài
a. Xác định kết quả đạt đ−ợc của Dự án Thú y cộng đồng nh− thay đổi
kiến thức kỹ năng của các Thú y viên, thay đổi hình thức cung cấp và sử dụng
dịch vụ thú y tr−ớc và sau dự án.
b. Xác định những tác động của Dự án đối với các Thú y viên và ng−ời
chăn nuôi trong địa bàn dự án nh−: thay đổi thu nhập của các Thú y viên;
thay đổi kiến thức và kỹ năng chăn nuôi của ng−ời dân; thay đổi mức đầu t−
vào chăn nuôi của ng−ời dân; thay đổi thu nhập tỷ trọng thu nhập từ chăn
nuôi của ng−ời dân trong địa bàn dự án.
c. Đánh giá tính bền vững và khả năng nhân rộng của dự án.
1.3. ý nghĩa lý luận và thực tiễn
1.3.1. ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần làm sáng tỏ “sự tham gia” trong việc cung cấp các dịch
vụ công, cụ thể là dịch vụ thú y, dịch vụ khuyến nông trong chăn nuôi. Việc
xã hội hoá công tác thú y có những lợi ích gì cho ng−ời chăn nuôi, sự tin
2 Nhiệm vụ và quyền lợi của Thú y viên xin xem phần Phụ lục 6.4 “Nội quy hoạt động của Hội thú y cộng đồng”
8
t−ởng của ng−ời nông dân, ng−ời nghèo đối với các sản phẩm dịch vụ mà họ
tạo ra trong bối cảnh nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị tr−ờng.
Đề tài cũng xem xét đến những rào cản trong công tác xã hội hoá các
dịch vụ công, cụ thể là dịch vụ thú y, đến những quan điểm của các cấp quản
lý ngành dọc thú y, các cấp chính quyền cơ sở và những tổ chức, cá nhân đào
tạo chuyên và không chuyên trong công tác nâng cao năng lực sản xuất nông
nghiệp cho ng−ời nông dân Việt Nam. Qua đó, đề tài cũng có thể nhìn nhận
đ−ợc phần nào chất l−ợng các dịch vụ công hiện tại và xu h−ớng trong t−ơng
lai.
1.3.2. ý nghĩa thực tiễn
Tại thời điểm này, gần một nghìn tổ chức Phi chính phủ trong n−ớc và
quốc tế đang tham gia vào quá trình xoá đói giảm nghèo của Việt Nam bằng
các biện pháp khuyên nông, xây dựng cơ sở hạ tầng, ... đặc biệt là công tác
nâng cao các kỹ năng sống cho ng−ời nông dân nh− các kỹ năng chăn nuôi,
thú y, trồng trọt, kinh doanh... . Những biện pháp đó có thể có những sai lệch
về việc phân bổ các nguồn lực, sai lệch về ph−ơng pháp tiếp cận với ng−ời
nông dân, hay có thể kìm hãm sự sáng tạo của họ.
Để đảm bảo các biện pháp trên đ−ợc thực hiện đạt hiệu quả cao, việc
xem xét lại một cách khách quan, trung thực những hoạt động và ph−ơng thức
tiếp cận của họ là một hoạt động hết sức quan trọng và có nhiều ý nghĩa trong
áp dụng vào thực tế. Chính vì vậy, đề tài này là một b−ớc kế tiếp giúp cho các
tổ chức tham gia các hoạt động khuyến nông, đào tạo nâng cao kỹ năng sống
cho ng−ời nông dân Việt Nam có đ−ợc sự nhìn nhận thấu đáo về hoạt động
này, thay đổi hình thức tiếp cận, thúc đẩy sự tham gia của ng−ời nông dân
trong công tác xoá đói giảm nghèo.
Để đạt đ−ợc mục tiêu trên, nghiên cứu này cũng tập trung nghiên cứu
đến hiệu quả của các Dự án thú y cộng đồng đến thay đổi mức đầu t− vào
9
chăn nuôi của của ng−ời nông dân tại một số xã dự án ở Phú Thọ và Quảng
Bình, qua đó cho thấy hiệu quả của đồng vốn đầu t− vào công tác thú y và
nâng cao kiến thức và kỹ năng chăn nuôi cho cộng đồng. Những hiểu biết từ
nghiên cứu này cũng góp phần cải thiện chất l−ợng dịch vụ thú y cấp xã,
huyện qua công tác lập kế hoạch, theo dõi kiểm soát dịch bệnh trên gia súc,
gia cầm, hoàn thiện các cơ chế khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong
công tác thú y, khuyến khích sự sáng tạo của ng−ời nông dân thông qua hình
thành các dịch vụ hỗ trợ chăn nuôi tại chỗ cho ng−ời nghèo.
Ngoài ra, kết quả của đánh giá là bài học kinh nghiệm đ−ợc sử dụng cho
công tác điều chỉnh các điểm yếu của các Hội thú y cộng đồng hiện tại. Hơn
nữa, nó còn đ−ợc áp dụng trong việc thiết kế, thực hiện và quản lý các dự án
t−ơng tự.
10
2. tổng quan tài liệu
2.1. Tình hình thực hiện các dự án thú y cộng đồng
2.1.1. Bối cảnh hình thành Dự án thú y cộng đồng
Dự án thú y cộng đồng nằm trong Dự án “Nâng cao năng lực giảm
nghèo cho cộng đồng lựa chọn tại Quảng Bình, Phú Thọ và Kontum” đ−ợc
thiết kế và thực hiện từ năm 2001. Tr−ớc thực trạng vật nuôi của ng−ời dân
trong vùng dự án bị dịch bệnh th−ờng xuyên, tỷ lệ gia súc và gia cầm chết cao,
kiến thức, kỹ năng chăm sóc và phòng trừ bệnh cho vật nuôi của ng−ời chăn
nuôi ở đây thấp.
“Tr−ờng Xuân là xã có nhiều lợi thế về nguồn thức ăn tự nhiên để phát
triển chăn nuôi. Tuy nhiên theo kết quả điều tra thống kê của huyện Quảng
Ninh về chăn nuôi lợn và gia cầm, xã Tr−ờng Xuân chỉ đứng thứ 14 trong 15
xã trong huyện. Kết quả khảo sát cho thấy công tác thú y và kiến thức về chăn
nuôi gia súc gia cầm tại xã Tr−ờng Xuân còn rất thấp, tỉ lệ gia súc gia cầm
chết nhiều trong năm và là những nguyên nhân chính làm giảm đi khả năng
phát triển chăn nuôi tại xã. Hàng năm tỉ lệ gia súc chết do dịch bệnh lên tới
30%, tỉ lệ gia cầm chết do dịch bệnh tới 80%” [16]
“Vấn đề lớn nhất trong khâu chuồng trại lợn ở Vạn Ninh là chuồng đ−ợc
xây dựng thiếu tính khoa học, gần nh− tất cả các kiểu chuồng đều thiếu ánh
sáng, ẩm thấp, không thoáng gió và không có sân chơi. Đặc điểm này chứng
tỏ tại sao dịch bệnh trên lợn ở xã Vạn Ninh lại phát ra trên diện rộng và gây
thiệt hại lớn, nó cũng cho thấy ng−ời chăn nuôi còn thiếu kiến thức chăn
nuôi...” [11]
“Trên địa bàn xã Vạn Ninh trong năm nay đã phát ra một mùa dịch với
quy mô lớn trên các loại gia súc, gia cầm: Bò mắc bệnh tụ huyết trùng và ký
11
sinh trùng đ−ờng máu với số l−ợng mỗi bệnh trên 40 con trên tổng đàn 1400
con, chiếm tỷ lệ gần 6%. Lợn mắc bệnh ỉa chảy và phó th−ờng hàn, số l−ợng
trên 300 con trên tổng đàn là 2600 con, chiếm tỷ lệ hơn 11%. Đàn gà bị dịch
nặng hơn: tại thời điểm chúng tôi khảo sát, theo −ớc tính của nhóm cán bộ
thôn thì số gà đã chết hơn một nửa tổng đàn” . [11]
T−ơng tự các xã Vạn Ninh và Tr−ờng Xuân, các xã Tu Vũ và Ph−ợng
Mao ngoài các nguyên nhân trên đều có thêm điểm xuất phát chung cho Dự
án Thú y cộng đồng thực hiện đó là ng−ời dân ch−a có thói quen tiêm phòng
cho gia súc, gia cầm, đội ngũ thú y trong xã ít, không kham nổi công tác thú y
của cả xã, ngoài ra năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh còn hạn chế. “Gọi
đ−ợc ông Sinh đến thì lợn chết rồi ... ông ấy đi suốt ngày, vào tận xã trong
(L−ơng Nha), cả xã có mỗi ông Sinh và ông Thắng xóm 7 biết nghề thú y
thôi”. Nguồn: RDSC, Phỏng vấn ng−ời chăn nuôi xã Tu Vũ.
“Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ gia súc gia cầm chết
cao là do tại xã Tr−ờng Xuân ch−a có Thú y viên tại từng thôn bản. Toàn xã
chỉ có một cán bộ thú y đ−ợc đào tạo trình độ sơ cấp, do địa bàn xã đi lại
giữa các thôn bản khó khăn và có nhiều đồi dốc nên phạm vi hoạt động thú y
của cán bộ thú y này rất hẹp, chỉ phục vụ 1 đến 2 thôn gần nhà. Hơn thế nữa,
tại xã không có tủ thuốc thú y, Thú y viên chỉ dự trữ một cơ số thuốc ít và ít
chủng loại nên khi gia súc gia cầm bị bệnh, cộng đồng th−ờng phải về chợ
Hiền Ninh cách xã gần 10 km để mua thuốc và mời Thú y viên ở đó về điều
trị. Khi gia súc gia cầm bị bệnh, phải gọi cán bộ thú y ở xa làm cho tính kịp
thời trong điều trị giảm xuống nên gia súc gia cầm bị bệnh khó điều trị hơn, tỷ
lệ chết cao”. [11]
Riêng ở Ph−ợng Mao, xã đã đ−ợc một Dự án đào tạo lớp ngắn ngày kỹ
thuật thú y cơ bản thì các vấn đề trong chăn nuôi thú y tại xã lại đ−ợc tổng
12
hợp nh− ở Hộp 1.
Hộp 1: Vấn đề trong chăn nuôi của xã Ph−ơng Mao
“Sự hoạt động của mạng l−ới thú y tại xã Ph−ợng Mao ch−a thật sự có
hiệu quả đó là do các nguyên nhân sau:
1) Ch−a có sự phối hợp hoạt động, ch−a tổ chức tiêm phòng cho đàn gia
súc định kỳ (không kể những đợt tiêm phòng của dự án chủ trì) dẫn đến
l−ợng gia súc, gia cầm chết trên cả xã rất cao, nhất là nhóm hộ nghèo. Đặc
biệt là dịch gà rù và dịch Tụ huyết trùng lợn đã làm thiệt hại không nhỏ cho
đàn gia súc, gia cầm của xã.
2) Các tủ thuốc thú y còn nghèo nàn về số l−ợng và chủng lại.
3) Có nhiều cán bộ thú y học xong lấp tập huấn thú y của Dự án nh−ng
không đủ khả năng hành nghề. Cả xã chỉ có một Thú y viên có bằng trung
cấp thú y nh−ng lại thuộc diện hộ rất nghèo, không chăn nuôi nổi một con
vật gì cho nên ng−ời chăn nuôi không tín nhiệm, trong khi đó tr−ởng thú y xã
lại không có bằng cấp và bận rất nhiều việc xã” [11].
Để giải quyết các khó khăn trong chăn nuôi đã liệt kê ở trên của ng−ời
dân các xã dự án, Ban Quản lý dự án RDSC (BQL) đã thiết kế và thực hiện Dự
án Thú y cộng đồng. Thời gian bắt đầu của các dự án là khác nhau: Dự án thú
y cộng đồng xã Tu vũ đ−ợc thực hiện thí điểm đầu tiên vào tháng 2 năm 2001.
Tiếp đó, Dự án thú y cộng đồng xã Vạn Ninh đ−ợc thực hiện vào tháng 7 năm
2001. Sau khi thấy hiệu quả của 2 Dự án này, Dự án thú y cộng đồng xã
Tr−ờng Xuân cũng đ−ợc triển khai vào tháng 10 năm 2002.
2.1.2. Ph−ơng pháp giải quyết các vấn đề trong công tác thú y ở cấp cơ sở
theo nhìn nhận của một tổ chức Phi chính phủ
Các giải pháp giải quyết các khó khăn trong chăn nuôi của cộng đồng
các xã dự án đ−ợc lập kế hoạch thực hiện và đ−ợc xếp hạng −u tiên t−ơng tự
Bảng 2.1. Các giải pháp này đ−ợc lựa chọn dựa vào kết quả các đợt khảo sát
13
nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) và đợt lập kế hoạch thực hiện dự án
của RDSC qua các năm. Các giải pháp phần lớn là dựa vào ý kiến của ng−ời
dân, sự tham gia ra quyết định của ng−ời dân đ−ợc RDSC chú trọng áp dụng
trong quản lý các dự án phát triển của mình. Các giải pháp chính của dự án
Thú y cộng đồng nhằm giải quyết các vấn đề mà ng−ời chăn nuôi trong các xã
dự án gặp phải.
Bảng 2.1: Tóm tắt các giải pháp của dự án thú y cộng đồng
Giải pháp Thứ tự −u tiên
Thành lập Hội thú y cộng đồng xã dự án (xây dựng mạng l−ới
các thu y viên hoạt động tại từng thôn, bản)
1
Tập huấn kỹ thuật thú y căn bản cho các thành viên của Hội 2
Tập huấn cho tập huấn viên (TOT) cho các Thú y viên (để các
Thú y viên có đủ năng lực tập huấn lại cho cộng đồng các kiến
thức thú y đ−ợc học)
3
Xây dựng tủ thuốc và tủ vắc xin thú y tại xã, lập cơ chế phục vụ
cộng đồng (quy định giá công điều trị, tiêm phòng, giá thuốc...)
4
Nâng cao kiến thức, kỹ năng chăn nuôi, thú y cho ng−ời chăn
nuôi trong xã (Hội thý y cộng đồng tập huấn, t− vấn kỹ thuật
chăn nuôi, thú y định kỳ cho cộng đồng)
5
Xây dựng thôn, vùng an toàn dịch bệnh gia súc, gia câm; Cung
cấp dịch vụ thú y quanh năm cho ng−ời chăn nuôi trong xã nh−
điều trị, tiêm phòng, vật t− thú y...
6
(Nguồn: [13])
2.1.3. Tiếp cận của dự án Thú y cộng đồng
Tr−ớc các giải pháp trên, tiếp cận của Dự án thú y cộng đồng dựa trên
hình thức tiếp cận có sự tham gia. Dự án đ−ợc hình thành do xuất phát từ nhu
cầu của cộng đồng và đ−ợc chính quyền địa ph−ơng và các bên liên quan đồng
tình ủng hộ. Thành viên hội thú y đ−ợc lựa chọn từ những nông dân tình
14
nguyện có cam kết với UBND xã sẽ phục vụ cộng đồng sau khi đ−ợc đào tạo.
Hội thú y cộng đồng (Hội) đ−ợc thành lập có quy chế do UBND xã quyết định
và phê chuẩn. Hội thú y cộng đồng là một bộ phận chuyên môn tham m−u về
công tác chăn nuôi, thú y cho UBND xã và thực hiện các nhiệm vụ chuyên
môn chăn nuôi, thú y do Trạm Thú y huyện giao phó.
Ngoài nguồn vốn hỗ trợ của dự án, nguồn tài chính của Hội còn có thêm
phần đóng góp cổ phần của các thành viên. Việc quản lý tài chính của Hội
đ−ợc thực hiện theo nguyên tắc công khai và phù hợp với quy đinh kế toán của
luật pháp Việt Nam. Ban quản lý Hội đ−ợc đào tạo kỹ năng quản lí tài chính
và quản lý tổ chức. Các thành viên của Hội hàng tháng có thêm nguồn thu
nhập từ công tác tiêm phòng và điều trị gia súc gia cầm cho cộng đồng. Trình
độ chuyên môn về thú y (tay nghề) của Thú y viên ngày càng đ−ợc nâng cao,
tăng thêm uy tín đối với cộng động trong xã và có thể hành nghề sang cộng
đồng xã khác.
Tiếp cận của Dự án này cũng đ−ợc xem xét đến tính bền vững của dự
án, nó đ−ợc thể hiện ở năng lực của cán bộ thực hiện và quản lý dự án này,
cán bộ các Ban Phát triển xã3 (BPT) và cán bộ Hội trong việc quản lý Dự án
thú y cộng đồng ở phạm vi nhân rộng các dự án sang các xã dự án mới hay
trong các khoá tập huấn cho cộng đồng khác.
2.1.4. Mục tiêu và ng−ời h−ởng lợi của Dự án Thú y cộng đồng
Với những giải pháp trên, mục đích chung cho các Dự án thú y cộng
đồng đ−ợc BQL thiết kế t−ơng tự nh− ví dụ sau:
“Dự án này đ−ợc xây dựng với mục đích giảm tỷ lệ chết của gia súc, gia
cầm xã Tr−ờng Xuân làm tăng thu nhập cho cộng đồng từ chăn nuôi góp phần
3 Ban Phát triển xã là tổ chức do UBND xã lập ra để phối kết hợp cùng với tổ chức tài trợ thực hiện và quản
lý các dự án phát triển trên địa bàn xã dự án.
15
tích cực vào công cuộc xoá đói gim nghèo và phát triển bền vững tại các vùng
dự án của RDSC” [11].
Đôi khi mục đính của Dự án này lại đ−ợc mô tả mang màu sắc tổ chức
hơn nh−:
“Hệ thống thú y cộng đồng đ−ợc tổ chức ở cấp xã với mục đích đảm bảo
dịch vụ tiêm phòng và chữa bệnh cho gia súc và gia cầm hoạt động bền vững
ở địa ph−ơng, sao cho phục vụ đ−ợc các hộ nghèo. Hệ thống thú y cộng đồng
cũng t− vấn về kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi, thú y cho ng−ời dân tại các
thôn trong xã” [17].
Mục tiêu cụ thể của Dự án này cũng đ−ợc mô tả t−ơng tự ví dụ sau:
“Đến cuối tháng 12 năm 2004: a) giảm tỷ lệ lợn chết do dịch bệnh từ
30% xuống d−ới 15%, trâu bò từ 5% xuống d−ới 3% và tỷ lệ gia cầm chết do
dịch bệnh từ 80% xuống còn d−ới 50%. b) Hội thú y cộng đồng xã Tr−ờng
Xuân đ−ợc thành lập và hoạt động theo quy chế” [18].
Các bên liên quan của Dự án này đ−ợc BQL xác định gồm ng−ời chăn
nuôi trong xã, các Thú y viên đ−ợc chọn, chính quyền cấp xã và thôn, các
đoàn thể cấp xã, Trạm thú y huyện và RDSC. Ng−ời h−ởng lợi từ dự án đ−ợc
mô tả nh− hộp sau:
“Nhóm ng−ời h−ởng lợi trực tiếp là các thành viên Hội Thú y cộng đồng
xã Tr−ờng Xuân. Thành viên Hội đ−ợc nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên
môn thông qua các lớp tập huấn về thú y cộng đồng, pháp lệnh thú y, tập
huấn cho tập huấn viên, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm của các
chuyên gia. Ngoài ra, Hội thú y đ−ợc dự án hỗ trợ vốn mua thuốc, vác xin thú
y ban đầu, tủ lạnh bảo quản vắcxin và tủ đựng thuốc thu y; các thành viên của
Hội đ−ợc hỗ trợ thêm một số thiết bị là bộ dụng cụ hành nghề thú y, tài liệu
16
tập huấn, tài liệu tham khảo. Trong quá trình hành nghề, các Thú y viên có
thêm thu nhập từ công điều trị, tiêm phòng và khoản chênh lệch từ bán thuốc,
vắc xin và dụng cụ thú y.
Nhóm h−ởng lợi gián tiếp của Dự án là cộng đồng - những ng−ời chăn
nuôi gia súc, gia cầm trong xã, trong đó chú trọng nhất là các hộ nghèo và hộ
trung bình. Nhóm ng−ời này đ−ợc h−ởng lợi thông qua tham gia trực tiếp vào
các khoá tập huấn kỹ thuật chăn nuôi thú y do các tổ thú y thôn tổ chức.
Ngoài ra, nhóm ng−ời này còn đ−ợc h−ởng lợi thông qua các dịch vụ thuốc do
Hội cung cấp với giá cả phải chăng, chất l−ợng đảm bảo và tại chỗ. Tỷ lệ chết
của gia súc, gia cầm giảm làm cho thu nhập từ chăn nuôi tăng cũng là lợi ích
thiết thực của cộng đồng” [18].
2.1.5. Kết quả mong đợi của Dự án Thú y cộng đồng
Kết quả mong đợi của Dự án này đều giống nhau giữa các xã dự án
trong vùng dự án của RDSC đ−ợc ví dụ ở tr−ờng hợp xã Tr−ờng Xuân nh− ở
Hộp 2. Tuy nhiên, giữa mỗi xã thực hiện Dự án thú y cộng đồng đều có các
kết quả mong đợi cụ thể riêng, nh−ng nhìn chung các kết quả xoay quanh các
chỉ số hay các chủ đề nh−: số l−ợng Thú y viên có đủ năng lực cung cấp dịch
vụ thú y, thôn, xã; số lần tập huấn cho cộng đồng của Hội, tháng, năm; số l−ợt
ng−ời chăn nuôi tham gia tập huấn của Hội và số ng−ời áp dụng kiến thức và
kỹ năng đ−ợc học vào sản xuất; tỷ lệ ng−ời sử dụng các dịch vụ do Hội cung
cấp; tỷ lệ tiêm phòng gia súc, gia cầm, tỷ lệ gia súc gia cầm mắc bệnh và điều
trị khỏi, tỷ lệ chết của gia súc, gia cầm hàng năm.
Ngoài ra, những chỉ số tác động của Dự án này đ−ợc BQL quan tâm đó
là thay đổi về số l−ợng gia súc, gia cầm hàng năm của mỗi xã; thay đổi về tỷ
lệ thu nhập từ chăn nuôi so với thu nhập khác của các loại hộ và; thay đổi về
vai trò của phụ nữ trong quản lý thu nhập và chi tiêu trong gia đình, quyền
17
quyết định của phụ nữ trong gia đình hay những tác động về giới khác.
Hộp 2: Kết quả mong đợi của Dự án thú y cộng đồng xã Tr−ờng Xuân
- Hội thú y cộng đồng xã Tr−ờng Xuân đ−ợc thành lập với ít nhất 18
thành viên tại 6 thôn bản.
- Có một khoá tập huấn kỹ thuật thú y căn bản đ−ợc thực hiện cho các ._.
thành viên của Hội với 100% số tham dự viên đạt kết quả mong đợt của
khoá học.
- Có một khoá tập huấn kỹ thuật thú y nâng cao đ−ợc thực hiện cho các
thành viên của Hội với 100% số tham dự viên đạt kết quả mong đợt của
khoá học.
- Có một khoá tập huấn cho tập huấn viên đ−ợc thực hiện cho các Thú
y viên với ít nhất 80% số tham dự viên đạt kết quả mong đợt của khoá học.
- Có ít nhất một khoá tập huấn ghi chép sổ sách kế toán đ−ợc thực hiện
cho các tổ tr−ởng và ban chấp hành Hội với 100% số tham dự viên đạt kết
quả mong đợt của khoá học.
- Có ít nhất 2 Thú y viên tại mỗi thôn bản tiêm phòng và điều trị đ−ợc
các bệnh thông th−ờng của gia súc, gia cầm trong thôn bản mình phụ trách.
- Có ít nhất 2 Thú y viên tại mỗi thôn bản tập huấn kỹ thuật chăn nuôi -
thú y đ−ợc cho cộng đồng trong thôn bản mỗi tháng một lần.
- Có ít nhất 90% số hộ tại 6 thôn bản sử dụng các dịch vụ của Hội và
có ít nhất 90% số hộ đ−ợc tập huấn kỹ thuật chăn nuôi - thú y từ các Thú y
viên.
- Có ít nhất 70% số hộ áp dụng biện pháp phòng trừ dịch bệnh gia súc,
gia cầm sau khi đ−ợc Hội thú y xã tập huấn, h−ớng dẫn kỹ thuật và tổ chức
tiêm phòng.
- Có ít nhất 70% số gia súc và 50% số gia cầm đ−ợc tiêm phòng đúng
độ tuổi và kỹ thuật.
- Có ít nhất một tủ thuốc và vác xin thú y đ−ợc lập do Hội thú y qun lý
hoạt động theo quy chế, cung cấp đủ vác xin và thuốc thú y cho ít nhất 90%
nhu cầu trong xã.
- Quy chế hoạt động của Hội và tổ thú y đ−ợc xây dựng và thực hiện. [18].
18
2.1.6. Hoạt động của dự án Thú y cộng đồng
Các hoạt động chính của Dự án này đ−ợc trình bày tóm tắt nh− sau:
a. Phổ biến dự án tới cộng đồng, điều chỉnh văn bản dự án
Văn bản dự án đ−ợc phổ biến cho cộng đồng ng−ời chăn nuôi và điều
chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi xã dự án. Công việc này đ−ợc các
cán bộ dự án thực hiện cùng với BPT xã.
b. Chọn Thú y viên ở các thôn bản
Số ng−ời đ−ợc chọn ở mỗi thôn, bản từ 2 đến 3 ng−ời với tiêu yêu cầu
đầu tiên là ng−ời có nguyện vọng làm Thú y viên, đ−ợc ng−ời dân trong thôn,
bản bầu. Cán bộ dự án và BPT xã sẽ phỏng vấn để chọn.
Tiêu chuẩn chọn ng−ời đi học gồm: là ng−ời sẽ sống lâu dài tại địa
ph−ơng; nhiệt tình phục vụ cộng đồng; tình nguyện đi học và trở thành Thú y
viên; có khả năng tiếp thu khi đ−ợc đi học; có khiếu ăn nói, thuyết trình (có
khả năng đi giảng lại cho ng−ời khác sau khi đ−ợc đào tạo về ph−ơng pháp và
kỹ năng tuyên truyền); yêu nghề thú y và có khả năng hành nghề thú y; có tính
kỹ luật trong công việc (Tham gia tập huấn đầy đủ, cam kết tham gia Hội thú
y, thực hiện và tôn trọng các nội quy, quy chế của Hội); có đủ thời gian để
tham gia các hoạt động của Hội Thú y (Tham gia đi học, họp tổ thú y thôn,
họp Hội thú y xã hàng tháng, tham gia tiêm phòng gia súc gia cầm quanh
năm, tham gia tập huấn lại kiến thức cho bà con hàng tháng, chữa bệnh cho
gia súc gia cầm, h−ớng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thú y cho các hộ nghèo); có
tinh thần trách nhiệm (Cam kết với UBND xã phục vụ cộng đồng sau khi đ−ợc
đào tạo, nếu từ bỏ sẽ phải bồi th−ờng toàn bộ tiền đào tạo và các chi phí khác
có liên quan để đào tạo lại thành viên khác) [18].
c. Xây dựng quy chế hoạt động của Hội thú y x∙ và tổ thú y thôn bản
19
Sau khi chọn đ−ợc các thành viên tham gia Hội thú y của mỗi thôn,
RDSC và UBND xã họp cùng với tất cả các thành viên đ−ợc chọn để xây dựng
quy chế hoạt động của Hội thú y xã và tổ thú y thôn bản; đăng ký thành lập
Hội thú y. Quy chế này đ−ợc UBND xã dự án thông qua và ra quyết định
thành lập Hội thú y cộng đồng xã.
d. Tập huấn kỹ thuật thú y cơ bản
Sau khi chọn xong các thành viên, xây dựng xong quy chế hoạt động
của Hội và tổ, Hội đ−ợc UBND xã cấp phép hoạt động thì lớp tập huấn đ−ợc
tiến hành. Thời gian tập huấn là hai tuần cả lý thuyết và thực hành trên gia súc
sống do các giảng viên có kinh nghiệm của Tr−ờng ĐH NNI Hà nội và Chi
cục thú y tỉnh có dự án thực hiện. Sau khóa học, các học viên đạt kết quả học
tập của khóa học sẽ đ−ợc cấp chứng chỉ tham gia thành công khoá học.
e. Tập huấn về pháp lệnh thú y cho Thú y viên
Sau khóa học kỹ thuật thú y, các Thú y viên đ−ợc tập huấn một khóa
Pháp lệnh thú y do Thanh tra Chi cục thú y tỉnh có dự án giảng trong vòng 2
ngày.
f. Tập huấn về cách sử dụng các Bảng biểu quản lý thuốc, các
phiếu điều trị, cách viết báo cáo hoạt động hàng tháng và quản lý tài
chính, sổ sách kế toán
Khóa tập huấn này do RDSC thực hiện trong vòng hai ngày cho Thú y
viên, Hội tr−ởng, tổ tr−ởng, kế toán và thủ quỹ.
g. Tập huấn cho tập huấn viên
Các thành viên hội thú y đ−ợc tập huấn về ph−ơng pháp tập huấn cho
ng−ời lớn sau khi có các kiến thức và kỹ năng về thú y. Khóa tập huấn này
đ−ợc thực hiện trong thời gian khoảng một tuần do các chuyên gia về đào tạo
cho ng−ời lớn thực hiện.
20
h. Tập huấn kiến thức chăn nuôi và kỹ thuật thú y nâng cao
Các Thú y viên đ−ợc tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và
thăm quan một số mô hình chăn nuôi có hiệu quả. Sau một năm hành nghề,
các Thú y viên sẽ đ−ợc tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng thú y. Các Thú
y viên đạt kết quả khoá học này sẽ đăng ký với Trạm Thú y huyện hoặc Chi
cục thú y để đ−ợc cấp giấy phép hành nghề thú y.
i. Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tháng của Hội, thành lập tủ
thuốc và vác xin thú y
Mỗi tháng Hội thú y cộng đồng họp một lần vào ngày quy định gồm các
tổ tr−ởng và Ban điều hành Hội để báo cáo hoạt động tháng, báo cáo tài chính
tháng, lập kế hoạch cho tháng sau, tìm ra những thuận lợi, khó khăn và các
giải pháp khắc phục. Mỗi quý hội thú y họp một lần gồm tất cả các thành viên
của Hội. Sau khi đ−ợc đào tạo, thành viên Hội thú y cộng đồng xã Tr−ờng
Xuân sẽ thông nhất mức đóng cổ phần xây dựng tủ thuốc và vác xin thú y. Số
vốn cổ phần đóng đ−ợc cùng với vốn hỗ trợ đối ứng ban đầu của RDSC là
ngân sách để lập tủ thuốc và vác xin thú y cho hội hoạt động.
j. Xây dựng quy chế và thực hiện tiêm phòng vắcxin cho giá súc gia
cầm
Các hộ chăn nuôi đ−ợc Hội tập huấn về kiến thức chăn nuôi - thú y và
biết về tuổi tiêm phòng của gia súc gia cầm với một số bệnh thông th−ờng. Từ
đó, các hộ trong thôn bản thông báo về số l−ợng gia súc, gia cầm cần tiêm
phòng và loại bệnh cần đ−ợc tiêm cho Thú y viên thôn bản tr−ớc 1 tuần khi tổ
chức tiêm phòng định kỳ 2 lần, năm. Các hộ chủ động liên hệ với Thú y viên
thôn bản để thực hiện việc tiêm phòng quanh năm cho gia súc gia cầm (khi
mua gia súc, gia cầm mới về; khi gia súc gia cầm trong gia đình đến độ tuổi
tiêm phòng).
k. Hoạt động điều trị bệnh gia súc, gia cầm
21
Sau khi đ−ợc đào tạo nâng cao, các Thú y viên có chứng chỉ hành nghề
thú y phải điều trị bệnh gia súc, gia cầm cho cộng đồng khi cộng đồng có yêu
cầu. Ban điều hành Hội phải lập kế hoạch mua dự phòng l−ợng thuốc, vắc-xin
và vật t− thú y theo nhu cầu của các Thú y viên và cộng đồng. Giá thuốc và
giá công điều trị bệnh gia súc, gia cầm chỉ đ−ợc thu theo quy định của UBND
xã và Hội.
2.1.7. Đầu vào của dự án Thú y cộng đồng
Đầu vào của dự án này là chuyên gia kỹ thuật về chăn nuôi và thú y, cán
bộ dự án, trang thiết bị cần thiết cũng nh− tài chính để thực hiện các hoạt động
này.
Về chuyên gia và cán bộ dự án: Dự án hợp tác với các tập huấn viên giỏi
của Khoa Chăn nuôi thú y tr−ờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội để tập huấn
kỹ thuật thú y cơ bản, nâng cao và kỹ thuật chăn nuôi cho các Thú y viên.
Ngoài ra, các cán bộ dự án cũng có chuyên môn nh− trồng trọt, chăn nuôi thú
y... có kinh nghiệm quản lý dự án sẽ tập huấn về tập huấn cho tập huấn viên
(TOT), quản lý dự án và quản lý tài chính cho Ban Điều hành Hội và các Thú
y viên.
Thành viên Hội trực tiếp thực hiện dự án tại các xã dự án là những ng−ời
nông dân nòng cốt đ−ợc lựa chọn chu đáo nh− các tiêu chuẩn nêu trên để đảm
nhiệm các công việc của một Thú y viên thôn bản. Ngoài ra, BPT ở các xã dự
án là những ng−ời có kinh nghiệm trong việc xây dựng các tổ chức cộng đồng,
tổ chức thực hiện và quản lý các dự án phát triển có trách nhiệm trực tiếp quả
lý dự án này.
Trang thiết bị: Trang thiết bị cần thiết cho dự án là dụng cụ thú y thiết
yếu, gia súc, gia cầm để thực hành, thuốc và vắc xin thú y, tủ lạnh bảo quản
vác xin, tài liệu tập huấn, tranh ảnh tập huấn, tờ rơi, dụng cụ tập huấn...
22
Tài chính là đầu vào thiết yếu nhất để thuê các chuyên gia kỹ thuật tập
huấn, mua sắm các trang thiết bị thú y chuyên dụng, mua sắm các dụng cụ tập
huấn cho Hội hoạt động và theo dõi, đánh giá dự án.
2.2. Sơ l−ợc lịch sử một số nghiên cứu về dự án thú
y cộng đồng
Do các dự án Thú y cộng đồng đ−ợc thực hiện tại Việt Nam ch−a lâu
(khoảng 6 năm lại nay) và theo hiểu biết hạn hẹp của chúng tôi thì các nghiên
cứu về các dự án này còn rất ít về số đề tài cũng nh− hạn chế về nội dung. Tuy
nhiên, những nghiên cứu về lĩnh vực này mà chúng tôi thu thập đ−ợc có thể
trình bày ở Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Danh sách một số nghiên cứu về các lĩnh vực thú y cộng đồng
Stt Tên nghiên cứu Nội dung chính, liên quan Tác giả, năm XB
1 Dự án phát
triển nông thôn
Cao Bằng, Bắc
Cạn - Đánh giá
tác động Dự án
nông nghiệp
- Hỗ trợ đào tạo mạng l−ới thú y
từ tỉnh đến thôn bản
- Hoạt động của tủ thuốc thú y
- Xây dựng thôn an toàn dịch
bệnh cho gia súc, gia cầm
- Những điểm tồn tại của hoạt
động xây dựng thôn an toàn dịch
bệnh
TS. Nguyễn Đình
Vinh, TS.
Nguyễn Thế
Hùng, TS. Đặng
Văn Minh, TS,
Nguyễn Văn
Thanh (2004), Hà
Nội
2 Cải thiện hoạt
động của hệ
thống thú y hai
tỉnh Cao Bằng
và Bắc Cạn -
Bài học kinh
nghiệm trong
nghiên cứu và
triển khai
- Sự cần thiết của việc cải thiện
hoạt động của hệ thống thú y Cao
Bằng và Bắc Kạn
- Kết quả cải thiện hoạt động hệ
thống thú y hai tỉnh Cao Bằng và
Bắc Kạn
TS. Nguyễn Văn
Thanh và cộng sự
(2004), Hà Nội
23
3 Đánh giá kết
quả hoạt động
dự án thú y
- Kết quả hoạt động đào tạo các
tình nguyện viên thú y
- Kết quả hoạt động hỗ trợ vắc
xin tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Tác động của dự án
Tổ chức Tự
nguyện Quốc tế
Nhật Bản (JVC)
(2003, 2004), Hà
Nội
4 Cung và cầu
dịch vụ thú y
- So sánh cung cầu dịch vụ thú y
tại các xã dự án
Nguyễn Quang
Th−ơng (2004),
Hà Nội
24
3. Đối t−ợng, nội dung, ph−ơng pháp và phạm vi
nghiên cứu
3.1. Đối t−ợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối t−ợng nghiên cứu
Trong đề tài này, đối t−ợng nghiên cứu bao gồm:
- Các Thú y viên và tổ chức của họ (Hội Thú y cộng đồng) cũng nh− các
dịch vụ mà họ cung cấp.
- Ng−ời chăn nuôi hay còn gọi là nhóm khách hàng của Hội Thú y cộng
đồng tham gia sử dụng dịch vụ của Hội.
- Các tổ chức ngành dọc thú y: Trạm Thú y huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú
Thọ và Trạm Thú y huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình - cơ quan tham gia
thành lập Hội Thú y cộng đồng, quản lý hoạt động của Hội, tham gia cùng
Hội trong công tác cung cấp các dịch vụ thú y cho ng−ời chăn nuôi.
- Các cán bộ tổ chức RDSC và cách thức tiếp cận của họ trong xác định
vấn đề, lập kế hoạch giải quyết, tổ chức thực hiện, theo dõi và giám sát dự án
Thú y cộng đồng.
- Đàn gia súc và gia cầm của các xã dự án và xã đối chứng.
- Các đầu vào cho dự án nh− tập huấn viên chăn nuôi - thú y, dụng cụ
giảng dạy, thuốc, vắc xin và vật t− thú y.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt địa lý, đề tài này thực hiện tại 6 xã Ph−ợng Mao, Yến Mao,
L−ơng Nha và Tu Vũ thuộc huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ (nh− bản đồ
d−ới đây), xã Vạn Ninh và Tr−ờng Xuân thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình. Trong đó, ba xã dự án là Vạn Ninh, Tr−ờng Xuân và Tu Vũ, ba
xã đối chứng là Ph−ợng Mao, Yến Mao và L−ơng Nha.
25
Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài là tr−ớc và sau khi có dự án
“Nâng Cao năng lực giảm nghèo cho cộng đồng lựa chọn” tại Phú Thọ và
Quảng Bình. Tr−ớc khi có dự án, các dịch vụ thú y ở các xã dự án chỉ do một
đến hai thú y t− nhân đảm nhiệm. Sau khi dự án kết thúc, Hội thú y cộng đồng
đ−ợc xây dựng, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ thú y cho cộng đồng ng−ời
chăn nuôi tại đây.
Bản đồ 1: Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Phú Thọ và Quảng Bình
26
Bản đồ 2. Địa bàn nghiên cứu tại Phú Thọ: xã Ph−ợng Mao, Yến Mao,
L−ơng Nha và Tu Vũ, huyện Thanh Thuỷ
(Nguồn: Cục Bản Đồ)
Đối chứng của đề tài là xã Ph−ợng Mao, Yến Mao và L−ơng Nha. Đây
là các xã ch−a có dự án thú y cộng đồng ở gần với xã dự án. Công tác quản lý
27
và xây dựng tổ chức cộng đồng cũng đ−ợc so sánh với các xã đối chứng này.
Ngoài ra, sự so sánh giữa hai vùng miền địa lý và dân tộc là Phú Thọ - dân tộc
Kinh và M−ờng, Quảng Bình - Dân tộc Kinh và Vân Kiều cũng thể hiện phạm
vi của đề tài này.
Bản đồ 3. Địa bàn nghiên cứu tại tỉnh Quảng Bình:
xã Tr−ờng Xuân và Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh
(Nguồn:
Về mặt nội dung, phạm vi của đề tài là ảnh h−ởng của Dự án thú y cộng
đồng đối với chăn nuôi nông hộ tại tỉnh Phú Thọ và Quảng Bình với phân tầng
về giàu nghèo và dân tộc. Tác động của dự án đối với việc tăng đầu t− vào
chăn nuôi, cải thiện thu nhập cho ng−ời dân, đặc biệt là nhóm hộ nghèo từ
chăn nuôi.
28
3.2. nội dung nghiên cứu
3.2.1. Kết quả của Dự án Thú y cộng đồng
- Điều tra sự thay đổi kiến thức và kỹ năng về chăn nuôi và thú y của các
Thú y viên tr−ớc và sau dự án.
- Điều tra năng lực t− vấn, tập huấn và quản lý tổ chức của các Thú y viên
cộng đồng tr−ớc và sau dự án và so sánh với các xã đối chứng.
- Điều tra và so sánh các dịch vụ thú y và chất l−ợng của nó tr−ớc và sau
dự án, so sánh nó với các xã đối chứng.
- Điều tra nhu cầu sử dụng dịch vụ thú y cũng nh− mức đầu t− cho dịch
vụ này tr−ớc và sau dự án.
- Điều tra các yếu tố quyết định sử dụng dịch vụ thú y của hộ chăn nuôi.
3.2.2. ảnh h−ởng của Dự án Thú y cộng đồng
- Điều tra kiến thức và kỹ năng chăn nuôi và phòng trừ bệnh cho gia súc,
gia cầm của ng−ời chăn nuôi tr−ớc và sau dự án.
- Điều tra mức đầu t− vào chăn nuôi của các nhóm hộ khá giả, trung bình
và nghèo tr−ớc và sau dự án
- Điều tra số l−ợng vật nuôi ở các xã dự án các năm gần đây (tr−ớc và sau
dự án).
- Thu nhập từ chăn nuôi và tỷ trọng của nó trên tổng thu nhập của các
nhóm hộ (khá giàu, trung bình, nghèo) trong vùng dự án.
- Thu nhập của Thú y viên sau khi có dự án.
3.2.3. Tính bền vững của dự án và khả năng nhân rộng
- Về tài chính: Điều tra khả năng hạch toán của Hội, khả năng tự trang
trải, lãi suất từ các dịch vụ của Hội.
29
- Về kiến thức và kỹ năng: Điều tra khả năng tiếp cận với các nguồn cung
cấp kiến thức và kỹ năng mới, th−ờng xuyên của Hội.
- Về mặt tổ chức: Điều tra và phân tích nội quy hoạt động của Hội và
mức độ áp dụng nội quy của các thành viên.
- Về khả năng liên kết: Điều tra các mối quan hệ và “chất l−ợng” các mối
quan hệ của Hội phục vụ cho việc cung cấp đầu vào và đầu ra của Hội.
- Điểm mạnh và điểm yếu của Hội.
3.3. ph−ơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Ph−ơng pháp thu thập và phân tích số liệu định tính
Chúng tôi sử dụng các ph−ơng pháp thu thập và phân tích số liệu nh−
sau:
Các số liệu định tính đ−ợc thu thập bằng các ph−ơng pháp khảo sát
nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) đang đ−ợc sử dụng rộng rãi hiện nay
nh−: Phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân bán cấu trúc, phỏng vấn sâu cá
nhân, thảo luận nhóm theo chuyên đề, cây vấn đề, biểu đô Venn, xếp hạng −u
tiên, lịch mùa vụ dịch bệnh, điển cứu [1], [2], [9], [21], [22], [23],[24] .
3.3.2. Ph−ơng pháp thu thâp và phân tích số liệu định l−ợng
Chúng tôi sử dụng các phiếu hỏi định l−ợng để phỏng vấn cá nhân
những ng−ời chăn nuôi tại các xã dự án và điền vào phiếu. Một số thông tin
định l−ợng khác đ−ợc thu thập qua số liệu thứ cấp nh− các báo cáo của các
bên liên quan đến dự án, các số liệu thống kê tình hình chăn nuôi của các xã
nghiên cứu.
Số liệu định l−ợng đ−ợc chúng tôi phân tích bằng các hàm thống kê đơn
giản trên phần mềm SPSS (phần mềm xử lý số liệu thống kê) trên máy vi tính.
30
3.4. Số mẫu nghiên cứu
Đợt nghiên cứu đã đ−ợc thực hiện với những kết quả sau:
- 4 phỏng vấn bán cấu trúc cấp huyện.
- 12 phỏng vấn bán cấu trúc cấp xã.
- 9 phỏng vấn sâu ng−ời chăn nuôi.
- 116 phiếu hỏi định l−ợng.
- 10 cuộc phỏng vấn nhóm (mỗi nhóm từ 5 đến 7 ng−ời).
- 6 điển cứu (tại 3 xã dự án).
- Số liệu thống kê các xã nghiên cứu về chăn nuôi từ năm 2002 đến 2004.
- Các văn bản dự án thú y cộng đồng của các tổ chức Phi Chính phủ thực
hiện trên địa bàn nghiên cứu.
- Báo cáo hoạt động của Hội thú y cộng đồng của các tổ chức Phi Chính
phủ thực hiện dự án này trong địa bàn nghiên cứu.
- 3 báo cáo Đánh giá Dự án Thú y liên quan.
31
4. kết quả và thảo luận
4.1. kết quả của dự án thú y cộng đồng
4.1.1. Thay đổi về kiến thức, kỹ năng chuyên môn về chăn nuôi, thú y của các
Thú y viên tr−ớc và sau dự án
Để đánh giá kết quả của dự án thú y cộng đồng, tr−ớc tiên chúng tôi tìm
hiểu sự thay đổi về kiến thức và kỹ năng chuyên môn của các thành viên Hội
sau khi đ−ợc Dự án đào tạo. Muốn biết chất l−ợng của các khoá tập huấn kỹ
thuật thú y cơ bản, thú y nâng cao, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm mà Dự
án đã tổ chức cho các Thú y viên, cần xem xét cả quá trình đào tạo từ khâu
yêu cầu t− vấn, tuyển chọn t− vấn, triển khai tập huấn… cho đến đánh giá
khoá học. Ngoài ra, chúng ta cũng cần xem xét chất l−ợng của các đầu vào
khác của Dự án. Một số yếu tố quan trọng khác để đánh giá năng lực của các
Thú y viên là sự chấp nhận sử dụng dịch vụ của Hội, sự đánh giá tích cực về
khả năng hoạt động của các Thú y viên của ng−ời chăn nuôi. Cuối cùng là các
chỉ số về tỷ lệ khám và điều trị khỏi bệnh cho gia súc, gia cầm của các Thú y
viên.
Xem xét các đầu vào của Dự án đã cung cấp so với văn bản dự án,
chúng tôi thấy tất cả các đầu vào cho Dự án đến nay đã đ−ợc cung cấp đầy đủ,
t−ơng đ−ơng với văn bản dự án đề xuất. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện Dự
án này, đầu vào đ−ợc BQL chọn lựa một cách chu đáo với các chuẩn mực cao.
Một số ví dụ chứng minh cho nhận định này nh−:
Yêu cầu kết quả đạt đ−ợc sau khoá tập huấn kỹ thuật thú y cơ bản cho
các Thú y viên đ−ợc BQL nêu ra trong điều khoản dịch vụ t− vấn (TOR) nh−
sau: “Sau khoá tập huấn kỹ thuật thú y cơ bản, các Thú y viên cộng đồng thực
hiện thành thục các kỹ năng sau:
32
a). Chẩn đoán, phòng và điều trị đ−ợc các loại bệnh thông th−ờng (chi
tiết xem Phụ Lục) của gia súc, gia cầm;
b). H−ớng dẫn cộng đồng áp dụng các kiến thức phòng bệnh gia súc gia
cầm phổ biến và thực tế;
c). Sử dụng thành thạo thuốc, vác xin và dụng cụ thú y để chẩn đoán,
tiêm phòng và điều trị bệnh gia súc và gia cầm;
d). Thụ tinh nhân tạo lợn, thiến hoạn đại gia súc, phẫu thuật thú y đơn
giản” [14].
Không chỉ ở các khoá tập huấn về kỹ thuật thú y, mà các khoá tập huấn
về kỹ năng t− vấn cũng đ−ợc Dự án đem ra với chuẩn mực cao. Yêu cầu kết
quả đạt đ−ợc sau khoá “Tập cho tập huấn viên” cho các Thú y viên đã tham
gia khoá thú y cơ bản đ−ợc BQL nêu ra trong điều khoản nh− sau: “Sau khoá
tập huấn TOT, các thành viên Hội Thú y cộng đồng có khả năng:
a). Xác định đ−ợc nhu cầu của học viên;
b). Chuẩn bị đ−ợc kế hoạch bài giảng, bài nói chuyện;
c). Chuẩn bị đ−ợc học cụ, tài liệu cho bài giảng, bài phổ biến kiến thức,
kỹ năng về chăn nuôi, thú y của mình;
d). Thực hiện tập huấn hay tuyên truyền với ph−ơng pháp có sự tham
dự.” [15].
Các yêu cầu nh− trên hay những yêu cầu t−ơng tự thì Dự án đều tìm
đ−ợc các chuyên gia có kinh nghiệm để thực hiện. Chính vì vậy, năng lực của
các Thú y viên cộng đồng đ−ợc cải thiện rõ rệt, đ−ợc ng−ời chăn nuôi chấp
nhận, cụ thể ở những nhận xét sau:
33
“17, 18 Thú y viên hoạt động đều, tiêm phòng và điều trị tốt, hiệu quả”;
“Tập huấn cho cộng đồng ở thôn Kim Sen, Rào Đá... hay các thôn ng−ời
Kinh đ−ợc trung bình mỗi tháng 1 buổi, còn các bản Vân Kiều khác ch−a tập
huấn đ−ợc”; “Khi đi tiêm phòng và điều trị, vào từng nhà, các Thú y viên ai
cũng vận động và tuyên truyền đ−ợc về tác dụng của tiêm phòng nên 100%
các hộ đều đăng ký tiêm phòng, tr−ớc đây tỷ lệ này rất thấp. Trong điều trị,
Thú y viên đã h−ớng dẫn đ−ợc cho chủ hộ cách hộ lý, chăm sóc cho gia súc,
vệ sinh thú y hợp lý”; “Đến nay, các Thú y viên đã chiếm lĩnh đ−ợc gần 100%
thị tr−ờng trong xã, một vài tr−ờng hợp đặc biệt bò bị loét da quăn tai phải
gọi Bác sỹ thú y của Nông Tr−ờng Vạn Ninh”. Nguồn: Phỏng vấn nhóm hộ chăn
nuôi và PVS BQL Hội xã Tr−ờng Xuân và Vạn Ninh.
So sánh với các Hội Thú y cộng đồng ở Phú Thọ, ta thấy Hội ở đây còn
hoạt động đ−ợc tốt hơn, không chỉ phục vụ cho bà con trong xã mà còn chiếm
lĩnh đ−ợc thị tr−ờng ở những xã lân cận: “Thu nhập của anh em Thú y viên
trong Hội của chúng tôi trung bình hàng tháng khoảng 200.000đồng, anh em
đã chiếm lính đ−ợc thị tr−ờng của các xã lân cận nh− Yến Mao, L−ơng
Nha...” Nguồn: Phỏng vấn sâu Hội tr−ởng Hội thú y cộng đồng xã Tu Vũ.
Ng−ời dân ở đây đã thật sự tin t−ởng vào đội ngũ thú y xã: “So với vài năm lại
đây, trừ gia cầm do cúm gàn nên bà con đầu t− ít đi còn số lợn tăng gần gấp
đôi, số trâu bò cũng tăng mạnh, đấy là nhờ công lớn của các anh chị thú y xã
nhà đã tiêm phòng đầy đủ cho gia súc, bà con yên tâm đầu t− vào chăn nuôi.
Tr−ớc đây, khu này là ổ dịch cho cả vùng vì hệ thống ao tù ở đây không thoát
đ−ợc n−ớc, bà con lại vứt xác gia súc chết ra đó” Nguồn: Phỏng vấn ông Đào
Lộc Thanh, Chủ tịch UBND xã Tu Vũ.
34
Bảng 4.1 Tổng hợp số số ca điều trị và tỷ lệ khỏi bệnh do các Thú y viên
cộng đồng thực hiện sau khi Hội hoạt động đ−ợc một năm (năm 2003)
Đại gia súc Tiểu gia súc Gia cầm
Tên xã Số ca
điều
trị
Tỷ lệ
khỏi
(%)
Số ca
điều
trị
Tỷ lệ
khỏi
(%)
Tiêm
phòng
(con)
Tỷ lệ
đạt
(%)
Số hộ
h−ởng
lợi
% thôn
đ−ợc
tập
huấn
Vạn Ninh 368 100 1.790 99,4 17.570 66 1.563 100
Tr−ờng
Xuân
136 97,8 345 96,2 8.510 74 472 58,3
Tu Vũ 128 99,2 1.174 98,7 2.800 87 510 100
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo [10])
Qua Bảng 4.1 cho thấy thấy tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cho đại gia súc ở
các xã Dự án là rất cao từ 97,8 đến 100%. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh ở tiểu gia
súc các xã Dự án cũng rất cao từ 96,2 đến 99,4%. Ví dụ cụ thể: Riêng xã Vạn
Ninh, số trâu bò đ−ợc Hội điều trị là 368 con, lợn 1704 con và chó 86 con với
tỷ lệ khỏi bệnh đạt t−ơng ứng: 100%, 99,4 % và 100%.
Tổng số gia cầm đ−ợc tiêm phòng là 17.570 con đạt tỷ lệ 66%. Số hộ
đ−ợc Hội tiêm phòng và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm là 1.563 hộ, và
100% số thôn trong xã đ−ợc tập huấn kỹ thuật chăn nuôi thú y từ Hội ít nhất
là 3 lần, năm (Bảng 4.1) [3]. Qua đây cũng có thể khẳng định Hội thú y cộng
đồng xã Vạn Ninh đã có năng lực tốt trong công tác thú y tại xã.
Điều này chứng tỏ năng lực về chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia súc
của Thú y viên cộng đồng đã đ−ợc cải thiện rõ rệt. So sánh với số liệu điều tra
đầu dự án (Văn bản dự án thú y cộng đồng) [18] với tỷ lệ chết của gia súc rất
cao từ 3 – 5%, năm ở đại gia súc, 10 - 15%, năm ở tiểu gia súc thì số l−ợng
gia súc chết do dịch bệnh sau khi có Hội thú y cộng đồng hoạt động giảm
đáng kể.
35
Bảng 4.1 cũng cho thấy tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia cầm các xã dự án
đạt từ 66 đến 87% trong năm 2003, trong khi tr−ớc khi có dự án thì gia cầm ở
đây ch−a đ−ợc tiêm phòng bao giờ. Điều này chứng tỏ ng−ời dân đã dần dần
làm quen với việc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm và cũng chứng tỏ rằng Hội
không chỉ đầu t− vào cồng tác điều trị mà còn quan tâm nhiều đến công tác
phòng dịch bệnh. Các chỉ số về số hộ h−ởng lợi từ hoạt động của Hội và số
thôn đ−ợc tập huấn trong Bảng 4.1 cũng cho thấy năng lực của các Thú y viên
trong đào tạo nâng cao năng lực chăn nuôi thú y cho ng−ời dân trong xã.
Ngoài ra, qua khảo sát chúng tôi cũng thấy rằng các Thú y viên mới
đ−ợc Dự án đào tạo lại cung cấp nhiều kiến thức và kỹ năng cho ng−ời chăn
nuôi hơn là những Thú y viên đã hoạt động tr−ớc khi có Dự án: “Anh Thệ và
chị Vững ch−a thấy tập huấn cho chúng tôi lần nào, toàn những Thú y viên
mới trong thôn thôi, chắc là do họ gần dân hơn” Nguồn: Phỏng vấn nhóm hộ
trung bình thôn Đồn xã Vạn Ninh. Tuy nhiên, chính các Thú y viên kỳ cựu lại
cho rằng “Chúng tôi không thể tập huấn cho cộng đồng đ−ợc vì đã phải phụ
trách công tác của Hội rồi” Nguồn: Phỏng vấn sâu anh Thệ, phó BQL Hội.
“Nhiều việc quá chú à, đi khắp các xã không còn thời gian để tập huấn, mà
đã có anh em ở d−ới họ thực hiện rồi...” Nguồn: PV Hội tr−ởng Hội thú y xã
Tu Vũ.
Những nhận xét này là có cơ sở vì các thành viên trong BQL Hội th−ờng
là các Thú y viên xã, họ không đ−ợc Hội phân vùng tập huấn. Đây có thể xem
là một hạn chế trong hoạt động của Hội cũng nh− trong thiết kế dự án ban
đầu. Các Thú y viên cấp xã này là ng−ời đ−ơng nhiên đ−ợc chọn vào Hội
trong quá trình phỏng vấn chọn thành viên tham gia Hội, và tại thôn của họ
sinh sống th−ờng chọn tiếp số l−ợng Thú y viên t−ơng đ−ợc các thôn khác. Từ
đó, trong quá trình phân chia địa bàn phục vụ, họ đã nh−ờng địa bàn tập huấn
lại cho các Thú y viên khác dẫn đến việc BQL Hội ch−a bao giờ tập huấn lại
cho cộng đồng lần nào, trong khi họ th−ờng là những ng−ời có kinh nghiệm
36
nhất trong tập huấn và chuyên môn chăn nuôi - thú y.
Tóm lại, Dự án đã nâng cao đ−ợc năng lực chuyên môn cho các Thú y
viên. Họ đã không chỉ đảm nhiệm đ−ợc công tác thú y trong xã mình mà còn
mở rộng phạm vi phục vụ sang các xã lân cận ch−a có hệ thống Thú y viên
cộng đồng. Các kỹ năng về tập huấn (kiến thức và kỹ năng chăn nuôi, thú y)
lại cho ng−ời chăn nuôi trong xã của các Thú y viên đã đ−ợc thực hành nhuần
nhuyễn, trung bình hai tháng các Thú y viên tập huấn một lần cho ng−ời chăn
nuôi trong thôn mình quản lý. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cho đại gia súc hàng
năm ở các xã dự án sau khi có Hội thú y cộng đồng đạt trên 99%, tỷ lệ tiêm
phòng cho gia súc và gia cầm đạt cao nhất huyện. Đa phần các thôn bản đều
đ−ợc Hội tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, thú y. Để biết năng lực cụ thể của họ
trong t− vấn chăn nuôi và phòng bệnh cho ng−ời chăn nuôi trong các xã dự án,
chúng ta tìm hiểu chủ đề sau.
4.1.2. Thay đổi năng lực t− vấn, tập huấn và quản lý tổ chức của các Thú
y viên cộng đồng tr−ớc và sau dự án hay so với các xã đối chứng
Kết quả mong đợi thứ hai của Dự án là cải thiện năng lực t− vấn, đào tạo
kiến thức chăn nuôi, thú y cho cộng đồng ng−ời chăn nuôi trong xã dự án.
Qua phỏng vấn, chúng tôi đ−ợc biết các Thú y viên khá nhất của các Hội thú y
cộng đồng trong khu vực dự án (6 ng−ời) đ−ợc dự án mời tham gia phối hợp
với giảng viên chính để đào tạo các thú y thôn bản tại xã Tr−ờng Sơn, huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hay xã Thạch Kiệt, Thu Ngạc, huyện Thanh
Sơn, tỉnh Phú Thọ nhằm giúp họ có thêm kinh nghiệm tập huấn và tăng thu
nhập. Đây là một sáng kiến hay của BQLDA, các Thú y viên trong vùng dự án
của RDSC không những đ−ợc nâng cao năng lực tập huấn mà còn có cơ hội
giao l−u, trao đổi kinh nghiệm thực hiện dự án với các xã bạn. Kết quả của đợt
tập huấn này chứng tỏ dự án đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng
lực cho Thú y viên, đạt đ−ợc kết quả mà VBDA mong muốn. So với các xã đối
37
chứng, cho đến thời điểm nghiên cứu, ng−ời chăn nuôi trong xã gần nh− ch−a
đ−ợc tập huấn kỹ thuật chăn nuôi thú y lần nào. Các khoá tập huấn kỹ thuật
này đ−ợc Trạm Thú y hay Trạm Khuyến nông huyện thực hiện chỉ đến đ−ợc ở
cấp các tr−ởng thốn, bản, các Chi hội tr−ởng Chi hội Phụ nữ thôn, bản, chi hội
tr−ởng Chi hội Nông dân xã chứ ch−a đến đ−ợc với ng−ời dân.
Những kiến thức và kỹ năng khác của BQL Hội nh− kỹ năng tổ chức
cuộc họp định kỳ hàng tháng, kỹ năng ghi chép sổ sách kế toán, viết báo cáo
hoạt động hàng tháng đã đ−ợc các cán bộ dự án tập huấn, h−ớng dẫn và kèm
cặp trong quá trình hình thành và hoạt động của Hội. Hiện nay, BQL các Hội
đã tổ chức sinh hoạt Hội định kỳ một cách khá thuần thục, các báo cáo hoạt
động đ−ợc lập đầy đủ tuy th−ờng chậm về mặt thời gian nh−ng chất l−ợng báo
cáo đã phản ánh đ−ợc các nội dung yêu cầu của các Văn phòng dự án hiện
tr−ờng (VPDAHT), (các báo cáo đ−ợc lập theo mẫu của VPDA hiện tr−ờng đề
ra).
Về kỹ năng kết toán, các sổ sách kế toán đã đ−ợc ghi chép đầy đủ, đạt
yêu cầu, tuy nhiên ở Vạn Ninh, tính đến thời điểm khảo sát vẫn ch−a phân bổ
xong phần lãi suất của Hội trong năm 2005. Nguyên nhân chính theo kế toán
của Hội là do sổ kế toán có quá nhiều mục, liên quan đến 9 tổ thú y và tất cả
các Thú y viên có sử dụng thuốc thu y của Hội, hơn nữa cán bộ VPDAHT
ch−a hỗ trợ để hoàn thành phần này. Mẫu sổ sách kế toán của Hội đã đ−ợc sửa
chữa nhiều lần nh−ng có thể vẫn đang quá phức tạp đối với BQL Hội. Riêng
Hội thú y cộng đồng xã Tu Vũ sau một năm hoạt động đã dừng việc ghi chép
sổ sách kế toán vì số vốn quỹ thuốc và vac-xin thú y của Hội đ−ợc các thành
viên đồng ý cho 2 ng−ời đứng ra quản lý và kinh doanh, phần lãi đ−ợc chia
theo quy định của Hội. “Chúng tôi làm nh− thế để dễ quản lý hơn, m−ợn
thuốc phải trả đúng hạn hơn do tiền của t− nhân không nợ lâu đ−ợc” Nguồn:
Phỏng vấn nhóm Thú y viên xã Tu Vũ.
38
Các kỹ năng nh− lập kế hoạch và ngân sách hoạt động của Hội cũng
đ−ợc h−ớng dẫn cho BQL Hội qua các lớp Khởi sự doanh nghiệp, tuy nhiên do
tính chất công việc của Hội là phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch bệnh của gia
súc, gia cầm trên địa bàn hoạt động, phụ thuộc vào lịch tiêm phòng của Trạm
thú y huyện cho nên ch−a lập kế hoạch hàng tháng, quý, năm đạt chuẩn mực,
có chăng chỉ là kế hoạch tập huấn kỹ thuật chăn nuôi - thú y cho cộng đồng.
Việc mua thuốc và vắc-xin thú y đ−ợc thủ quỹ của Hội hoặc ng−ời kinh doanh
tủ thuốc tự chủ động mua khi thấy cần.
Các ảnh h−ởng của dự án xét về góc độ giới đối với các Thú y viên là có
sự khác nhau giữa 2 vùng dự án tại Phú Thọ và Quảng Bình. Trong hoạt động
chọn thành viên tham gia Hội thú y cộng đồng, tại Phú Thọ, trong số 21 Thú y
viên xã Tu Vũ chỉ có một ng−ời là nữ. Nguyên nhân chính là do sau khi phổ
biến dự án, cộng đồng mỗi thôn chỉ chọn phần lớn là nam tham gia phỏng
vấn, số nữ tự nguyện tham gia rất ít, có lẽ do tiêu chuẩn trong phổ biến dự án
đã đặt ra quá cao, hơn nữa tại xã và._.hoạt đông. Ngoài ra, UBND xã còn hỗ trợ Hội văn phòng làm việc,
tiền điện bảo quản vắc xin thú y. Ng−ời dân tham gia hình thành Hội bằng
cách lựa chọn từ cộng đồng của mình những thành viên −u tú nhất cử đi học;
sử dụng các dịch vụ của Hội.
b. Tr−ởng thôn và chi hội tr−ởng Hội Liên hiệp phụ nữ là những ng−ời tích
cực nhất giúp kết nối kiến thức của thú y viên đến đ−ợc với cộng đồng thông
qua các buổi nói chuyện chuyên đề, tập huấn kỹ thuật.
c. Kiểm soát giết mổ gia súc và chống buôn bán thuốc thú y kém chất
l−ợng mà Hội thực hiện là hợp với lòng dân và đi đúng đ−ờng h−ớng chỉ đạo
của cơ quan thú y cấp trên.
d. Về Pháp lệnh thú y, mới chỉ một trong ba Hôi thú y cộng đồng đ−ợc cấp
giấy phép hành nghề của Chi cục Thú y tuy tất cả họ đều đ−ợc đào tạo từ cùng
một giáo viên và một ch−ơng trình.
e. Về tài chính, các dịch vụ mà Hội cung cấp tạo ra thu nhập cho thành
viên ở mức tự trang trải đ−ợc và có lãi. Hoạt động của Hội phù hợp với nhu
cầu của cộng đồng và đ−ợc cộng đồng chấp nhận.
f. Về năng lực quản lý tổ chức, Hội đã có đ−ợc từ 2 đến 3 năm kinh
nghiệm quản lý tổ chức và tài chính, đủ khả năng để lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện, giám sát các hoạt động một cách khá bài bản. Tài chính của Hội
đ−ợc công khai cho các bên liên quan.
89
g. Về mặt chuyên môn, các kênh cung cấp thông tin cho Hội nh− Dự án,
Chi Cục Thú y, Trạm Thú y, sách báo, ti vi… là nguồn bổ sung quan trọng
giúp cho Hội tiếp cận đ−ợc các thông tin mới.
h. Về mối quan hệ và khả năng liên kết với bên ngoài, Hội có mối quan hệ
tốt và đủ rộng với các bên liên quan nh− khách hàng, ng−ời cung cấp các dịch
vụ đầu vào, cơ quan chủ quản và đặc biệt là với chính quyền địa ph−ơng.
i. Khả năng nhân rộng dự án, mô hình này nếu có đủ kinh phí thực hiện sẽ
là rất hiệu quả với quy mô cấp huyện, tuy nhiên nếu nhân rộng trong một
huyện cần giảm số l−ợng Thú y viên trên một thôn, đào tạo giảng viên tại chỗ
là ng−ời của địa ph−ơng sẽ làm giảm đ−ợc giá thành của dự án.
5.2. Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn về hệ thống Thú y viên cộng
đồng do các tổ chức Phi Chính phủ tài trợ trong giai đoạn gần đây để có thêm
những bài học kinh nghiệm quý giá hơn nữa, từ đó đề xuất ra cách tiếp cận
tổng thể hơn nhằm phát triển chăn nuôi theo vùng (cấp huyện, tỉnh, cụm tỉnh).
Dự án Thú y cộng đồng là dự án có hiệu quả, cần đ−ợc nhân rộng hơn ở
cấp huyện để nâng cao hiệu quả chăn nuôi của ng−ời dân.
Các tổ chức Phi Chính phủ nên giảm các chi phí đào tạo bằng các hình
thức nh− đào tạo và sử dụng các giảng viên tại chỗ, chọn lựa kỹ hơn các tình
nguyện viên thú y với số l−ợng phù hợp hơn.
Nên chăng, các tổ chức Phi Chính phủ có các dự án trong lĩnh vực này
cần có quan hệ chặt chẽ hơn với ngành dọc thú y, lôi kéo họ vào cuộc để họ
chủ trì giải quyết các vấn đề trong chăn nuôi và thú y tại địa bàn của mình
quản lý. Phía Tổ chức nên chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ kinh phí, nâng cao năng
lực quản lý, năng lực đào tạo và đề xuất ph−ơng pháp tiếp cận phù hợp.
90
phụ lục
Phụ lục 1. TàI LIệU THAM KHảO
Tài liệu tiếng Việt
1. Ladecen (2001), Giám sát và đánh giá dự án có sự tham gia, Tài liệu tập
huấn, Hà nội.
2. H.Kromkey (1999), Nghiên cứu xã hội thực nghiệm, Tài liệu dịch, NXB
thế giới.
3. Hội thú y cộng đồng các xã dự án (2002, 2003, 2004), Báo cáo hoạt động
hằng năm, Quảng Bình, Phú Thọ.
4. Hội thú y cộng đồng các xã dự án (2002, 2003, 2004), Quy chế hoạt động
hội thú y cộng đồng, Quảng Bình, Phú Thọ.
5. Tô Duy Hợp, L−ơng Hồng Quang (2002), Phát triển cộng đồng - Lý
thuyết và vận dụng, NXB VH-TT.
6. Nguyễn Văn Thanh và cộng sự (2004), Dự án thú y cộng đồng - bài học
kinh nghiệm trong nghiên cứu và triển khai, Báo cáo đánh giá dự án.
7. Thủ t−ớng Chính phủ (2002), Chiến l−ợc toàn diện về tăng tr−ởng và xoá
đói giảm nghèo, Văn phòng Chính Phủ, Hà Nội.
8. Nguyễn Quang Th−ơng (2004), Đầu vào và đầu ra của dự án thú y cộng
đồng tại xã Tu Vũ, Báo cáo đánh giá dự án.
9. J.Theis; H.Grady (1999), Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của
ng−ời dân phục vụ cho phát triển cộng đồng, Tài liệu tập huấn, Hà Nội
10. Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (2001, 2002, 2003), Báo cáo
đánh giá dự án năm 2001, 2002, 2003, Nhà N, 218 – Đội Cấn, Ba Đình, Hà
Nội.
11. Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (1999), Báo cáo khảo sát thực
trạng chăn nuôi thú y xã Vạn Ninh và Tr−ờng Xuân, Báo cáo khảo sát dự án.
91
12. Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (2001), Báo cáo tập huấn kỹ
thuật thú y cho các Thú y viên cộng đồng các xã dự án, Báo cáo tập huấn, Hà
Nội.
13. Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (2002), Biên bản Hội thảo lập kế
hoạch dự án, Biên bản hội thảo, Hà Nội.
14. Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (2001), Điều khoản tham chiếu
dịch vụ t− vấn tập huấn kỹ thuật thú y cơ bản cho các Thú y viên xã Tu Vũ, Hà
Nội.
15. Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (2002), Điều khoản tham chiếu
dịch vụ t− vấn tập huấn cho tập huấn viên cho các Thú y viên xã Tu Vũ, Điều
khoản tham chiếu, Hà Nội.
16. Trung tâm Dịch Vụ Phát triển Nông thôn (2003), Phân tích sinh kế bằng
PRA, Tài liệu tập huấn, Hà Nội
17. Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (2002), Tờ rơi phổ biến dự án
Thú y cộng đồng, Tờ rơi phổ biến dự án, Hà Nội
18. Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (2001), Văn bản dự án thú y
cộng đồng các xã Dự án, Văn bản dự án, Hà Nội.
19. TS. Nguyễn Đình Vinh, TS. Bùi Thế Hùng, TS. Đặng Văn Minh, TS.
Nguyễn Văn Thanh (2004), Dự án phát triển nông thôn Cao Bằng Bắc Cạn
(ALA, 97, 17) Đánh giá tác động Dự án nông nghiệp, Báo cáo đánh giá dự án,
Hà Nội.
20. Japan International Volunteer Center (2004), Báo cáo đánh giá dự án thú
y cộng đồng, Nhà B2, Khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc 1, 298 Kim Mã, Hà
Nội.
Tài liệu n−ớc ngoài
21. Research Institute For Aquaculture, No. 1 Mministry of Fisheries and
Dfid-sea Aquatic Resources Management Programme, (2002) “Handbook for
92
livelihoods Analysys and Participatory Rural Appraisal. Tài liệu tập huấn, Hà
Nội.
22. Chambers, R and Conway, G (1992), Sustainable Rural Livelihoods:
Practical Concepts for the 21st Century.
23. DFID (2000), Sustainable Livelihood Guidance Sheets. Department for
International Development, London.
24. FAO (1999), Rapid Rural Appraisal, Participatory Rural Appraisal and
Aquaculture, Food and Agriculture Organisation.
25. FAO (1999), Farmer-centered Agriculture Resource Management
(FARM) Program: A Training Manual, Bangkok: FAO Regional Office for
Asia and the Pacific.
26. Haylor (2000), Poverty and Aquatic Resources in Vietnam, DFID-SEA-
ARMP, Bangkok.
27. Van Veldhuizen, L, Waters-Bayer, A and de Zeeuw, (1997) Developing
Technology with Farmers: A Trainer’s Guide for Participatory Learning, Zed
Books Ltd, New York.
93
Phụ lục 2. chủ đề nghiên cứu
1. Kết quả của Dự án Thú y cộng đồng và các yếu tố ảnh h−ởng
b. Kết quả
Thay đổi về cung cầu dịch vụ thú y tr−ớc và sau khi có dự án:
- Các loại dịch vụ thú y tr−ớc và sau dự án
- Chất l−ợng của mỗi loại
- Quyết định sử dụng dịch vụ thú y của ng−ời chăn nuôi
- Giá cả các loại dịch vụ thú y tr−ớc và sau khi có dự án
Đóng góp của dự án nh− thế nào đối với sự phát triển năng lực của Thú y viên:
- Cải thiện kiến thức, kỹ năng chăn nuôi thú y của Thú y viên.
- Cải thiện cấu trúc tổ chức Hội thú y và mối quan hệ của tổ chức.
- Cải thiện thu nhập cho Thú y viên và ng−ời chăn nuôi.
Những tác động của dự án đối với ng−ời chăn nuôi:
- Cải thiện kiến thức, kỹ năng về chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh gia súc,
gia cầm của ng−ời dân trong địa bàn có dự án.
- Những đóng góp của dự án tạo môi tr−ờng hoặc phạm vi phát triển rộng
hơn.
c. Những yếu tố ảnh h−ởng đến sự thực hiện dự án:
- Trách nhiệm của chính quyền địa ph−ơng đối với việc thực hiện Dự án thú
y cộng đồng.
- Các yếu tố thị tr−ờng ảnh h−ởng đến sự thành công hoặc hạn chế của Dự
án.
- Các yếu tố về nguồn vốn ảnh h−ởng đến các hoạt động của Dự án thú y
cộng đồng.
- Các yếu tố về thể chế, pháp lệnh thú y ảnh h−ởng đến Dự án thú y cộng
đồng.
94
- ý thức tự chủ của các bên liên quan.
- Cơ chế đảm bảo sự bền vững của kết quả dự án: bền vững về mặt tài chính
và bền vững về mặt tổ chức.
1. Hiệu quả của dự án:
- Hiệu quả sử dụng các nguồn lực từ dự án nh− tài liệu, trang thiết bị thú y.
- Điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức.
- Tình trạng của dự án biểu hiện ở số l−ợng, chất l−ợng và tính kịp thời của
sản phẩm đầu ra.
- Yếu tố nào cản trở hoặc trợ giúp để tạo ra sản phẩm đầu ra.
- Lợi ích của sản phẩm đầu ra có phù hợp với nhu cầu của ng−ời h−ởng lợi
trực tiếp hay không? Có sự sai khác có ý nghĩa gì về giới tính của ng−ời h−ởng
lợi trực tiếp đối với các sản phẩm đầu ra của dự án.
- Sản phẩm đầu ra có đóng góp gì vào thành công mục tiêu ngắn hạn của Dự
án. Dấu hiệu nào để chỉ ra điều này?
2. Tác động của dự án:
- Tác động thay đổi đầu t− vào chăn nuôi của ng−ời dân
- Thay đổi số l−ợng vật nuôi
3. Những bài học kinh nghiệm trong quá trình quản lý dự án
b. Sự sắp xếp, quản lý và thực hiện Dự án thú y cộng đồng
- Sự phù hợp của nội quy, quy chế của Hội thú y cộng đồng.
- Quy trình quản lý nh− thế nào?
- Sự cân đối của cơ chế báo cáo và giám sát.
- Các bên tham gia, đặc biệt là ng−ời h−ởng lợi trực tiếp đã tham gia vào
quản lý nh− thế nào? phạm vi và mức độ tham gia, đặc biệt về giới?
c. Lĩnh vực hoạt động cần điều chỉnh lại cho đúng:
95
- Có trở ngại gì trong quá trình thực hiện dự án cần giải quyết?
- Thiếu sót, sai lầm gì trong thiết kế, thực hiện, giám sát, đánh giá cần điều
chỉnh lại cho đúng?
d. Lĩnh vực có triển vọng thành công và nhân rộng:
Dự án có triển vọng sẽ thành công trong lĩnh vực gì?
e. Những khuyến cáo:
Những điều chỉnh cần thay đổi trong thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh
giá dự án thú y cộng đồng. Hoạt động gì cần thay đổi (nếu có) để tăng c−ờng
lợi ích của Dự án và khả năng nhân rộng Dự án thú y cộng đồng trong các dự
án mới của các tổ chức Phi Chính Phủ Quốc tế và Việt Nam đang hoạt động
tại Việt Nam.
f. Những bài học:
Những bài học chính rút ra từ kinh nghiệm của các Dự án Thú y cộng
đồng trên địa bàn khảo sát. Những thực tế tốt nhất và xấu nhất trong thực hiện,
giám sát đánh giá năng lực của dự án góp phần làm giảm tỷ lệ chết của gia súc
gia cầm, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
96
Phụ lục 3. Danh sách những ng−ời đ−ợc tham vấn
6.3.1. Bảng 6.1: Danh sách ng−ời đ−ợc phỏng vấn Bảng hỏi định l−ợng
STT Họ và tên Thôn Xã
1 Võ Thị Lài Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
2 Võ Thị Huế Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
3 Nguyễn Thị Mai Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
4 Nguyễn Thị Thanh Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
5 Nguyễn Thị Nây Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
6 Nguyễn Thị Châu Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
7 Nguyễn Thị D−ơng Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
8 Võ Thị Hoè Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
9 Nguyễn Văn Khánh Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
10 Phạm Thị Lợi Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
11 Nguyễn Thị Lựu Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
12 Tr−ơng thị Hoa Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
13 Hà thị Hiểm Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
14 Nguyễn Quang Tuân Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
15 Phạm thị H−ơng Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
16 Trần tuyết Nhung Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
17 nguyễn Thị Đàn Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
18 Vũ thị H−ờng Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
19 Phan Thị Rầm Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
20 Nguyễn Thị hoàng Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
21 Nguyễn Thị Xuân Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
97
22 Hoàng Thị H−ơng Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
23 Võ thị Thiên Lý Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
24 Võ Thị Trút Quyết Thắng Tr−ờng Xuân
25 Bùi thị Thắng Rào Đá Tr−ờng Xuân
26 Trần Thị Hồng Rào Đá Tr−ờng Xuân
27 Nguyễn Thị Mong Rào Đá Tr−ờng Xuân
28 Trần thị Dung Rào Đá Tr−ờng Xuân
29 Trần thị Dung Rào Đá Tr−ờng Xuân
30 Trần Trung Tuyến Rào Đá Tr−ờng Xuân
31 Nguyễn M−ờng Rào Đá Tr−ờng Xuân
32 Ngô thị Xuân Rào Đá Tr−ờng Xuân
33 Nguyễn Thị L−u Rào Đá Tr−ờng Xuân
34 Nguyễn Duy Lực Rào Đá Tr−ờng Xuân
35 Hoàng thị Viễn Rào Đá Tr−ờng Xuân
36 Nguyễn Thị Độ Rào Đá Tr−ờng Xuân
37 Tr−ơng thị H−ơng Rào Đá Tr−ờng Xuân
38 Nguyễn Thị Giúp Rào Đá Tr−ờng Xuân
39 Nguyễn thị Vui Rào Đá Tr−ờng Xuân
40 Hoàng thị vinh Rào Đá Tr−ờng Xuân
41 Bùi thị Lợi Rào Đá Tr−ờng Xuân
42 Hoàng Văn Vĩnh Rào Đá Tr−ờng Xuân
43 Nguyễn Hữu Sửu Rào Đá Tr−ờng Xuân
44 Nguyễn Văn Hậu Rào Đá Tr−ờng Xuân
45 Trần thị Định Rào Đá Tr−ờng Xuân
98
46 Tr−ơng thị Hoà Rào Đá Tr−ờng Xuân
47 Nguyễn Thị Toại Rào Đá Tr−ờng Xuân
48 Bùi thị Lợi Rào Đá Tr−ờng Xuân
49 Nguyễn Thị Lựu Đồn Vạn Ninh
50 Trần Văn Minh Đồn Vạn Ninh
51 Hoàng Trọng Hiền Đồn Vạn Ninh
52 Lê Thị Huế Đồn Vạn Ninh
53 Lê Thị Hồng Đồn Vạn Ninh
54 Đào Thị Nh− Đồn Vạn Ninh
55 Hoàng Thị Đào Đồn Vạn Ninh
56 Nguyễn Thị Tiến Đồn Vạn Ninh
57 Lý Công Thế Đồn Vạn Ninh
58 Bùi Thị Hoa Đồn Vạn Ninh
59 Thái Thị Trí Đồn Vạn Ninh
60 Hoàng Trọng Tuấn Đồn Vạn Ninh
61 Ngô Thị Chân Đồn Vạn Ninh
62 Võ Thị Khơi Đồn Vạn Ninh
63 Bùi Văn Hung Đồn Vạn Ninh
64 Bùi Thị Dân Đồn Vạn Ninh
65 Ngô Thị Lanh Đồn Vạn Ninh
66 Ngô Thị Loan Đồn Vạn Ninh
67 Đỗ Thị H−ơng Đồn Vạn Ninh
68 Trần Thị Hà Đồn Vạn Ninh
69 Bùi Thị Hảo Đồn Vạn Ninh
99
70 Võ Văn Luận Đồn Vạn Ninh
71 Trần Văn Hạnh Đồn Vạn Ninh
72 Bùi Văn Vi Đồn Vạn Ninh
73 Trần Thị Hoẻn Đồn Vạn Ninh
74 Ngô thị Dung Đồn Vạn Ninh
75 Bùi Thị Xuân Đồn Vạn Ninh
76 Ngô Tuấn Tú Đồn Vạn Ninh
77 Nguyễn Thị Bảy Đồn Vạn Ninh
78 Trần Tiến Dũng Đồn Vạn Ninh
79 Nguyễn Thị Kiều Đồn Vạn Ninh
80 Hoàng Thị Luông Đồn Vạn Ninh
81 Trần thị Thanh Đồn Vạn Ninh
82 Bùi Tri Đồn Vạn Ninh
83 Ngô thị Kiều Đồn Vạn Ninh
84 Ngô Đình X−ờng Đồn Vạn Ninh
85 Nguyễn Văn Lào Đại Phúc Vạn Ninh
86 Phan Thị Hoa Đại Phúc Vạn Ninh
87 Nguyễn Thị D− Đại Phúc Vạn Ninh
88 Nguyễn Văn Phúc Đại Phúc Vạn Ninh
89 Ngô thế Sỹ Đại Phúc Vạn Ninh
90 Nguyễn thi H−ơng Đại Phúc Vạn Ninh
91 Trần thị Tính Đại Phúc Vạn Ninh
92 Phạm thị Huế Đại Phúc Vạn Ninh
93 Nguyễn Xuân Diệu Đại Phúc Vạn Ninh
100
94 Nguyễn Thị Thuyết Đại Phúc Vạn Ninh
95 Ngô thị Nết Đại Phúc Vạn Ninh
96 Nguyễn thị Lan Đại Phúc Vạn Ninh
97 Nguyễn Mai Lâm Đại Phúc Vạn Ninh
98 Trần Thị Yên Đại Phúc Vạn Ninh
99 nguyễn Thị H−ơng Đại Phúc Vạn Ninh
100 Ngô Thị Thanh Đại Phúc Vạn Ninh
101 Nguyễn Thị H−ơng Đại Phúc Vạn Ninh
102 Nguyễn Thị Vinh Đại Phúc Vạn Ninh
103 Nguyễn Hồ Đức Đại Phúc Vạn Ninh
104 Ngô Thị Hạnh Đại Phúc Vạn Ninh
105 Nguyễn Thị Sen Đại Phúc Vạn Ninh
106 Nguyễn Thị Bình Đại Phúc Vạn Ninh
107 Nguyễn Văn Sặn Đại Phúc Vạn Ninh
108 Ngô Thị Hoa Đại Phúc Vạn Ninh
109 Nguyễn Thị Kim Trung Đại Phúc Vạn Ninh
110 Tân Thị Mang Đại Phúc Vạn Ninh
111 Trần Thị Hồng Hà Đại Phúc Vạn Ninh
112 Ngô Thị Mừng Đại Phúc Vạn Ninh
113 Nguyễn Thị S−ơng Đại Phúc Vạn Ninh
114 Ngô Thị Tân Đại Phúc Vạn Ninh
115 Nguyễn Thị Hoan Đại Phúc Vạn Ninh
116 Võ Thị Tâm Đại Phúc Vạn Ninh
101
Bảng 6.2: Danh sách tham vấn trong các phỏng vấn Sâu, Phỏng Vấn Nhóm
STT Họ và tên Chức vụ Địa chỉ
1 Cao Nh− Sơn Chánh Thanh tra Chi
cục thú y tỉnh PT
Việt Trì, Phú Thọ
2 Phạm Mậu Sơn Chánh Thanh tra Chi
cục thú y tỉnh QB
Đồng Hới, QB
3 Nguyễn Hữu Tựu Trạm tr−ởng trạm thú y
huyện Quảng Ninh
TT Quán Hàu,
Quảng Ninh, QB
4 Nguyễn Tiến Dũng Trạm tr−ởng trạm thú y
huyện Thanh Thuỷ
TT Thanh Thuỷ,
Thanh Thuỷ, PT
5 Đào Lộc Thanh Chủ tịch UBND xã Tu
Vũ
UBND xã Tu Vũ
huyện Thanh
Thuỷ, PT
6 Nguyễn Xuân
Đ−ơng
Chủ tịch UBND xã Vạn
Ninh
UBND xã Vạn
Ninh, Quảng
Ninh, QB
7 Lê Thị Can Hội Tr−ởng Hội thú y xã
Vạn Ninh
UBND xã Vạn
Ninh, Quảng
Ninh, QB
8 Phan Bá Sinh Hội Tr−ởng Hội thú y xã
Tu Vũ
UBND xã Tu Vũ
huyện Thanh
Thuỷ, PT
9 Tr−ơng Văn Thuỷ Hội Tr−ởng Hội thú y xã
Tr−ởng Xuân
UBND xã Tr−ờng
Xuân, Quảng
Ninh, QB
10 Và 16 phỏng vấn
nhóm khác, mỗi
nhóm từ 5 đến 7
ng−ời; 10 phỏng
vấn sâu và điển cứu
Là nông dân nòng cốt,
tr−ởng thôn, các nhóm
hộ khá, trung bình và
nghèo
Tại Quảng Bình
và Phú Thọ
102
Phụ lục 4. Nội quy hoạt động của hội thú y x∙
I. Mục đích
Hội thú y xã đ−ợc thành lập với mục đích là tạo điều kiện thuận lợi cho
các Thú y viên trong xã có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ nhau
trong lĩnh vực phòng và chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm nhằm tạo điều
kiện giúp đỡ cộng phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm tăng thu nhập, cải
thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo.
II. Nguyên tắc hoạt động
Hội thú y cộng đồng xã đ−ợc xây dựng trên 6 nguyên tắc cơ bản sau:
1. Nguyên tắc 1. Nguyên tắc cộng đồng cùng tham gia
Mọi hoạt động của Hội thú y đều xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của
cộng đồng và do chính cộng đồng đề xuất. Mọi quá trình hoạt động của Hội
đều đ−ợc cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến, giám sát, theo dõi và ra quyết
định.
2. Nguyên tắc 2. Nguyên tắc công khai
Mọi hoạt động của Hội đều đ−ợc thông báo công khai cho toàn thể cộng
đồng, UBND xã và hội viên biết để cộng đồng tham gia ý kiến, kiến nghị và
đề đạt nguyện vọng.
3. Nguyên tắc 3. Nguyên tắc thống nhất và tuân thủ luật pháp
Mọi hoạt động của Hội đều phải có sự thống nhất giữa các tổ chức dự
án, Trạm thú y Huyện và UBND xã cùng toàn thể các thành viên Hội thú y.
Mọi hoạt động đều phải tuyệt đối tuân thủ theo quy định của Pháp lệnh thú y
và các văn bản có liên quan.
103
4. Nguyên tắc 4. Nguyên tắc −u tiên ng−ời dân tộc, ng−ời nghèo
Mọi hoạt động của Hội thú y tr−ớc hết tập trung −u tiên giúp đỡ những
ng−ời nghèo, ng−ời yếu đuối và bị thiệt thòi, đặc biệt là các đối t−ợng phụ nữ
nghèo.
5. Nguyên tắc 5. Nguyên tắc bền vững và có khả năng nhân rộng
Sự phát triển bền vững và có thể nhân rộng là một trong những mục tiêu
của mọi hoạt động Hội thú y.
6. Nguyên tắc 6. Nguyên tắc đào tạo nâng cao năng lực giảm nghèo cho cộng
đồng.
Nguyên tắc đạo tào nâng cao năng lực cho cộng đồng ng−ời dân trong
quá trình tự giảm nghèo.
III. Cơ cấu tổ chức
Hội Thú y xã đ−ợc thành lập với mục đích tập hợp những ng−ời đã đ−ợc
đào tạo về kỹ thuật thú y nhằm tạo ra một mạng l−ới thú y, đáp ứng yêu cầu
phòng và chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm của cộng đồng các thôn
trong xã.
1. Ban l∙nh đạo
Ban lãnh đạo Hội thú y gồm: 01 hội tr−ởng, 01 hội phó, kế toán, thủ quỹ
và các tổ tr−ởng tổ thú y thôn.
Lãnh đạo hội phải là thành viên của hội thú y xã và do các thành viên
của hội bầu ra. UBND xã và Trạm thú y huyện là hai cơ quan quản lý nhà
n−ớc trực tiếp đối với hoạt động của hội thú y xã.
2. Thành viên của hội
104
Thành viên tham gia hội là toàn bộ những ng−ời đã đ−ợc đào tạo kỹ
thuật thú y, đang hoạt động tại các khu dân c− trong xã và tự nguyện tham gia
hoạt dộng hội
IV. Quy định kiểm tra giám sát
1- Theo dõi, giám sát
Việc theo dõi giám sát hoạt động của Hội đ−ợc thực hiện từ cộng đồng
ng−ời dân đến chính quyền xã. Việc theo dõi, giám sát d−ợc thực hiện định kỳ
hàng tháng, quý và th−ờng xuyên.
- Hội thú y có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động của Hội cho
UBND xã, Trạm thú y huyện vào ngày 30 hàng tháng
- Các tổ phải báo cáo kết quả hoạt động của mình cho Hội vào ngày 28
hàng tháng
- Các Thú y viên báo cáo kết quả hoạt động cho tổ vào ngày 26 hàng
tháng. Hàng năm tiến hành sơ kết 6 tháng và tổng kết năm.
2- Tổ chức hoạt động
Hàng tháng các tổ thú y thôn, và hội tiến hành họp để báo cáo kết quả
hoạt động trong tháng, lập kế hoạch hoạt động cho tháng tiếp theo, đề xuất
những khó khăn v−ớng mắc trong quá trình thực hiện.
Hội thú y tổ chức họp và ngày 28 hàng tháng
Tổ thú y thôn tổ chức họp vào ngày 26 hàng tháng
3- Kế toán, tài chính
Hệ thống kế toán tài chính của hội tuân thủ theo các nguyên tắc về tài
chính kế toán của nhà n−ớc ban hành
V. Nguồn vốn hoạt động
105
Vốn tài trợ
• Ngân sách hỗ trợ để tổ chức các khoá tập huấn.
• Trang thiết bị ban đầu để Hội đi vào hoạt động: Tủ sách khuyến nông, tủ
lạnh, dụng cụ thú y cần thiết cho Thú y viên thực hiện nhiệm vụ của mình
tại thôn.
• Hỗ trợ trong việc chuẩn bị các tài liệu tập huấn mang tính trực quan trong
giai đoạn đầu thực hiện.
• Hỗ trợ vốn để thành lập tủ thuốc thú y, tủ vắcxin.
Vốn của hội
• Vốn góp của thành viên: 200000 đồng, hội viên
• Lãi từ việc dịch vụ thuốc thú y, tủ văcxin
Nguồn vốn vay
Để đáp ứng nhu cầu hoạt động của hội nh−: thuốc thú y, trang thiết bị,
Hội có thể tăng nguồn vốn bằng cách vay vốn tại các nguồn khác nhau nh−:
ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng ng−ời nghèo, tổ chức dự án... .
VI. Khen th−ởng và kỷ luật
Khen th−ởng
Những thành viên có thành tích sau đây sẽ đ−ợc UBND xã và Hội thú y
xã khen th−ởng bằng hình thức tuyên d−ơng và bằng hiện vật từ 20.000đ đến
50.000đ (trích từ lãi của tủ thuốc thú y).
Đảm bảo xuất sắc công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm
tại địa bàn Thôn mình phụ trách, tuân thủ sự phân công điều động của Ban
lãnh đạo Hội.
106
Nộp báo cáo và nộp kinh phí đã sử dụng thuốc thú y của tủ thuốc thú y
xã đầy đủ, tham gia sinh hoạt Hội đầy đủ.
Có sáng kiến hay, giúp cho Hội hoạt động hiệu quả.
Kỷ luật
Những thành viên mắc các lỗi sau đây sẽ phải chịu các hình thức kỷ
luật:
• Phê bình: Với các tr−ờng hợp nộp báo cáo hàng tháng không đúng thời hạn
một lần
• Phê bình và phạt 20.000đ: Với các tr−ờng hợp nộp báo cáo hàng tháng
không đúng thời hạn 02 lần, không tham gia sinh hoạt Hội 2 lần.
• Cảnh cáo và phạt 50.000đ: Với các tr−ờng hợp có những hành vi thực hiện
không đúng quy định của Trạm Thú y và Hội Thú y nh−: Không phục vụ
cho cộng đồng Thôn, tự ý nâng giá thuốc và công dịch vụ phòng chống
dịch bệnh gia súc gia cầm cho cộng đồng dân Thôn. Khai trừ ra khỏi hội và
bồi th−ờng chi phí đào tạo: Nếu vi phạm quá 3 lần sẽ bị chịu hình thức kỷ
luật khai trừ ra khỏi Hội, thu hồi chứng chỉ đào tạo và bồi th−ờng toàn bộ
chi phí đào tạo cho dự án.
VII. Quyền lợi và nghĩa vụ của các hội viên Hội thú y
1. Hội tr−ởng
Hội tr−ởng hội thú y do các thành viên của hội bầu ra và đ−ợc sự đồng ý
của UBND xã, có trách nhiệm và quyền hạn sau:
Trách nhiệm:
• Hội tr−ởng Hội thú y xã chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi ch−ơng
trình hoạt động chăn nuôi thú y của mạng l−ới thú y thôn thuộc xã
107
• Tổng hợp, hoàn thành và nộp báo cáo theo mẫu quy định về kết quả công
tác phòng và chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm và việc sử dụng tủ thuốc
thú y của toàn bộ các thôn trong Xã cho BQLDA xã và UBND xã vào ngày
30 hàng tháng;
• Chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành và duy trì ch−ơng trình sinh hoạt của
mạng l−ới thú y thôn theo đúng quy định;
• Chủ động lập kế hoạch cũng nh− đề đạt, kiến nghị những vấn đề cần thiết
liên quan tới công tác phòng chống dịch bệnh và phát triển Hội Thú y xã
với BQLDA xã, UBND xã và các bên liên quan;
• Là ng−ời đại diên của Hội khi tiến hành quan hệ với các cơ quan tổ chức
bên ngoài Hội.
Quyền lợi:
• Đ−ợc tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật do dự án tổ
chức, và tham gia các lớp tập huấn và giới thiệu chuyên đề... do phòng thú
y huyện tổ chức
• Đ−ợc đề đạt, kiến nghị những vấn đề khác nhau có liên quan khi cần thiết
• Đ−ợc h−ởng phụ cấp, hoặc thu nhập từ công tác chuyển giao kiến thức và
thực hiện phòng và chữa bệnh vật nuôi căn cứ vào quy định phụ cấp của
hội.
• Đ−ợc −u tiên trong việc thăm quan, hay tập huấn các kiến thức mới
2. Hội phó
Hội phó do các thành viên của Hội thú y bầu ra với nhiệm vụ là trợ lý
cho hội tr−ởng trong mọi công việc, hoạt động d−ới sự chỉ đạo của hội tr−ởng,
thay mặt Hội tr−ởng khi Hội tr−ởng vắng mặt.
108
Trách nhiệm:
• Giúp đỡ Hội tr−ởng trong việc quản lý và điều hành mọi ch−ơng trình hoạt
động của Hội thú y xã X.
• Giúp đỗ Hội tr−ởng trong việc tổ chức, điều hành và duy trì ch−ơng trình
sinh hoạt của mạng l−ới thú y thôn theo đúng quy định;
• Tham gia lập kế hoạch kế hoạch cũng nh− đề đạt, kiến nghị những vấn đề
cần thiết liên quan tới công tác phòng chống dịch bệnh và phát triển Hội
Thú y xã với BQLDA xã, UBND xã và các bên liên quan.
Quyền lợi:
• Đ−ợc tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật do dự án tổ
chức, và tham gia các lớp tập huấn và giới thiệu chuyên đề... do phòng thú
y huyện tổ chức;
• Đ−ợc phép đề đạt, kiến nghị những vấn đề khác nhau có liên quan khi cần
thiết;
• Đ−ợc h−ởng phụ cấp, hoặc thu nhập từ công tác chuyển giao kiến thức và
thực hiện phòng và chữa bệnh vật nuôi căn cứ vào quy định phụ cấp của
Hội;
3. Tổ tr−ởng tổ thú y
• Tổ tr−ởng tổ thú y thôn do các thành viên thú y của thôn bầu ra và có trách
nhiệm và quyền hạn sau:
Trách nhiệm:
• Tổ tr−ởng thú y thôn chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi ch−ơng
trình hoạt động chăn nuôi thú y của mạng l−ới thú y thôn tại địa phận mình
quản lý
109
• Tổng hợp và hoàn thành và nộp báo cáo theo mẫu quy định về kết quả công
tác phòng và chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm và việc sử dụng tủ thuốc
thú y của thôn mình cho Hội tr−ởng Hội Thú y xã vào ngày 28 hàng tháng
• Chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành và duy trì ch−ơng trình sinh hoạt của
mạng l−ới thú y Thôn theo đúng quy định.
• Chủ động lập kế hoạch cũng nh− đề đạt, kiến nghị những vấn đề cần thiết
liên quan tới công tác phòng chống dịch bệnh và phát triển đàn gia súc gia
cầm trong thôn mình quản lý.
Quyền lợi:
• Các thành viên tham gia Hội Thú y đ−ợc tham gia các buổi sinh hoạt về
chuyên môn do dự án và Trạm Thú y huyện tổ chức;
• Các thành viên đ−ợc phép sử dụng các dụng cụ, thuốc và vác xin thú y
trong tủ thuốc thú y của Hội theo đúng quy định của Hội;
• Đ−ợc phép đề đạt, kiến nghị những vấn đề khác nhau có liên quan khi cần
thiết;
• Đ−ợc h−ởng phụ cấp làm việc căn cứ vào quy định phụ cấp của hội;
4. Thú y viên
Trách nhiệm:
• Thú y viên thôn cam kết rằng: “sau khi đ−ợc cộng đồng thôn cử đi đào tạo
sẽ về phục vụ lâu dài công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm
của thôn”.
• Tuyệt đối tuân thủ và thực hiện nghiêm túc mọi chủ tr−ơng, sự phân công
và điều động của Hội thú y xã, chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện mọi
ch−ơng trình hoạt động chăn nuôi thú y phục vụ cho cộng đồng thôn.
110
• Thú y viên thôn phải hoàn thành và nộp báo cáo theo mẫu quy định về kết
quả điều trị bệnh cho gia súc gia cầm và việc sử dụng tủ thuốc Thú y hàng
tháng cho Tổ tr−ởng Thú y thôn vào ngày 26 hàng tháng.
• Chủ động đề ra kế hoạch hoạt động cũng nh− đề đạt, kiến nghị những vấn
đề cần thiết về công tác phòng chống bệnh và phát triển chăn nuôi gia súc
gia cầm ở địa bàn mình phụ trách với Ban lãnh đạo Hội và UBND xã.
Quyền lợi:
• Các thành viên tham gia Hội Thú y đ−ợc tham gia các buổi sinh hoạt về
chuyên môn do dự án và UBND xã tổ chức;
• Các thành viên đ−ợc phép sử dụng các dụng cụ, thuốc và vác xin thú y
trong tủ thuốc thú y của Hội theo đúng quy định;
• Đ−ợc phép đề đạt, kiến nghị những vấn đề khác nhau có liên quan khi cần
thiết;
• Đ−ợc h−ởng phụ cấp làm việc căn cứ vào quy định phụ cấp của Hội.
5. Kế toán
6.1.1.1. Nhiệm vụ
• Thực hiện các nhiệm vụ của Thú y viên
• Kế toán có nhiệm vụ quản lý, theo dõi tình hình tài chính của hội.
• Viết các báo cáo theo đúng nguyên tắc kế toán
6.1.1.2. Quyền lợi
• H−ởng các quyền lợi nh− các Thú y viên khác
• H−ởng phụ cấp của hội
6. Thủ quỹ
111
6.1.1.3. Nhiệm vụ
• Thực hiện các nhiệm vụ của Thú y viên
• Có trách nhiệm quản lý, theo dõi thu chi tiền mặt của hội
• Viết các báo cáo theo đúng nguyên tắc kế toán
6.1.1.4. Quyền lợi
• H−ởng các quyền lợi nh− các Thú y viên khác
• H−ởng phụ cấp của Hội
VIII. Quy định về theo dõi, giám sát
Ng−ời giám
sát
Ng−ời bị giám
sát
Nội dung giám
sát
Thời gian giám
sát
Thời gian
báo cáo
UBND xã,
BQL dự án xã
Hội thú y Mọi hoạt động Th−ờng xuyên,
Định kỳ
30 hàng
tháng
Tổ chức dự án Hội thú y Mọi hoạt động Th−ờng xuyên,
Định kỳ
30 hàng
tháng
Hội tr−ởng Các tổ thú y,
các Thú y
viên, thủ quỹ,
kế toán
Hoạt động của
các tổ, hoạt động
của tổ viên
Định kỳ,
Th−ờng xuyên
28 hàng
tháng
Tổ tr−ởng Các Thú y
viên
Hoạt động của
hội viên
Th−ờng xuyên,
Định kỳ
26 hàng
tháng
Hội viên Giám sát hoạt
động của tổ
tr−ởng, của
hội tr−ởng
Hoạt động của tổ
tr−ởng, của hội
tr−ởng
Th−ờng xuyên Định kỳ
Trạm thú y Giám sát về
chuyên môn
Các hoạt động
chuyên môn
Định kỳ Định kỳ
Tr−ởng khu giám sát hoạt
động của các
thành viên
Các hoạt động
theo chuyên môn
Th−ờng xuyên Định kỳ
Cộng đồng
(Tr−ởng các
ban ngành ở
thôn)
giám sát hoạt
động của các
thành viên
Các hoạt động
theo chuyên môn
Th−ờng xuyên Định kỳ
Bảng 4.14: Tổng thu nhập từ chăn nuôi và tổng thu nhập của các nhóm hộ các xã dự án (ĐVT: 1.000 đ; n = 116)
Loại hộ Chỉ số
Tổng thu
nhập từ chăn
nuôi năm
2002
Tổng thu
nhập từ
chăn nuôi
năm 2003
Tổng thu
nhập từ
chăn nuôi
năm 2004
Tổng thu
nhập của hộ
năm 2002
Tổng thu
nhập của hộ
năm 2003
Tổng thu
nhập của hộ
năm 2004
Trung bình 3.731,03 4.368,97 4.865,52 17.591,38 17.808,62 19.145,52
% của mẫu 25,0% 25,0% 25,0% 25,0% 25,0% 25,0%
% của tổng số 43,3% 43,1% 43,2% 51,9% 50,6% 50,3%
Khá, giàu
Độ lệch chuẩn 7.125,93 8.701,05 9.711,84 30.763,51 30.770,98 31.726,51
Trung bình 1.823,10 2.108,31 2.324,37 6.279,30 6.607,75 7.159,93
% của mẫu 61,2% 61,2% 61,2% 61,2% 61,2% 61,2%
% của tổng số 51,8% 50,9% 50,6% 45,3% 45,9% 46,1%
Trung bình
Độ lệch chuẩn 1.913,41 2.706,01 2.855,97 4.879,63 5.057,00 5.487,24
Trung bình 778,13 1.090,63 1.268,75 1.744,06 2.213,75 2.453,13
% của mẫu 13,8% 13,8% 13,8% 13,8% 13,8% 13,8%
% của tổng số 5,0% 5,9% 6,2% 2,8% 3,5% 3,6%
Nghèo
Độ lệch chuẩn 758,72 1.542,53 1.660,50 1.573,44 2.392,84 2.211,74
Trung bình 2.155,95 2.533,10 2.814,05 8.481,77 8.801,90 9.507,11
% của mẫu 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%
% của tổng số 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%
Tổng
Độ lệch chuẩn 3.952,89 4.944,86 5.461,77 16.597,60 16.622,85 17.256,74
(Nguồn: Xử lý số liệu định l−ợng phỏng vấn hộ)
v
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2878.pdf