Đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI – 2020 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 62

pdf194 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 03 15 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Đức Cƣờng 2. TS. Nguyễn Danh Lợi HÀ NỘI – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................. 7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài luận án ............................................... 7 1.2. Nhận xét khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................................... 21 Chƣơng 2: SỰ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2001 – 2005 ................................................................................................... 25 2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 25 2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2005 ................................................................................................ 38 Chƣơng 3: LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 ...................................................................... 66 3.1. Các yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................... 66 3.2. Lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị từ năm 2006 đến năm 2015 ................................................................................................. 76 Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................................................. 123 4.1. Một số nhận xét ............................................................................................ 123 4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu 136 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa NNCNC : Nông nghiệp công nghệ cao Nxb : Nhà xuất bản TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban Nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Kinh tế nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Với vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam, ngành nông nghiệp thu hút gần 70% lực lượng lao động xã hội, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa gồm lương thực, thực phẩm và một số hàng hóa khác, bảo đảm nuôi sống toàn bộ dân số trong nước, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu và góp phần ổn định kinh tế- chính trị - xã hội đất nước. Nhận thức sâu sắc về vai trò của nông nghiệp cũng như vấn đề “tam nông” nói chung, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp trong từng giai đoạn lịch sử. Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là một trong hai đô thị đặc biệt của Việt Nam, đóng vai trò là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Với số dân hơn 8,64 triệu người, khu vực nông thôn chiếm khoảng hơn 1,6 triệu [44, tr.47], vấn đề phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng về số lượng và cao về chất lượng khiến cho ngành kinh tế nông nghiệp của TPHCM ngày càng đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Dựa trên những thuận lợi về nhiều mặt, trong đó có yếu tố tự nhiên và nhiều nguồn lực khác, từ những năm đầu thế kỷ XXI, Đảng bộ TPHCM đã chủ trương tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, tập trung, quy mô lớn, hiện đại. Theo xu hướng này, từ những năm 2001 trở đi, nông nghiệp TPHCM tăng trưởng bình quân 5%/năm, góp phần quan trọng đối với việc giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho bộ phận cư dân cư dân nông thôn, đáp ứng một phần nhu cầu nông sản của cư dân Thành phố, đồng thời 2 tạo nguồn hàng xuất khẩu. Song song đó, nông nghiệp TPHCM còn góp phần giải quyết vấn đề môi trường, sinh thái của khu vực... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, ngành kinh tế nông nghiệp của TPHCM cũng giống như nhiều tỉnh, thành khác trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cao ở TPHCM đã dẫn đến tình trạng mất cân đối trong phát triển giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp; đặc biệt là tình trạng sụt giảm nhanh chóng diện tích đất nông nghiệp ở TPHCM trong khi yêu cầu về số lượng và chất lượng hàng hóa nông sản ngày càng tăng cao khiến cho ngành nông nghiệp phải tìm hướng đi mới nhằm tăng năng suất và tăng tính hiệu quả. Trong khi đó, dù Đảng bộ TPHCM đã đưa ra hướng phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị nhưng chưa tạo ra được hệ thống quan điểm toàn diện cũng như lộ trình, giải pháp cụ thể cho từng thời kỳ. Chất lượng tăng trưởng nông nghiệp cũng như trình độ sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp còn thấp; việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu; những vấn đề về quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, vấn đề môi trường, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều bất cập; v.v Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa, những yếu tố thuận lợi mới xuất hiện tạo ra nhiều cơ hội lớn để phát triển, đồng thời cũng đan xen nhiều khó khăn, thách thức lớn cần phải vượt qua, để lãnh đạo kinh tế nông nghiệp TPHCM phát triển đúng định hướng, đạt được mục tiêu đề ra, Đảng bộ TPHCM cần xây dựng hệ thống quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp toàn diện cũng như đưa ra quy hoạch, lộ trình, bước đi cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá khách quan, khoa học thành tựu và hạn chế của quá trình Đảng bộ TPHCM lãnh đạo phát triển kinh tế nông 3 nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015, từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm cung cấp cơ sở khoa học, góp phần hoàn thiện chủ trương của Đảng bộ TPHCM về vấn đề này trong các giai đoạn tiếp theo vô cùng cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn chủ đề “Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ TPHCM đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015. - Luận án rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ TPHCM trong giai đoạn tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng hợp, phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Phân tích các nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ TPHCM trong phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015. - Hệ thống hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, Đảng bộ TPHCM về phát triển kinh tế nông nghiệp năm 2001 đến năm 2015, đồng thời làm rõ Đảng bộ TPHCM vận dụng những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2015. - Làm rõ quá trình Đảng bộ TPHCM chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015. - Đánh giá ưu điểm, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ TPHCM lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015. 4 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ TPHCM từ năm 2001 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ TPHCM đối với các vấn đề như: phát triển sản xuất nông nghiệp (luận án tiếp cận theo nghĩa hẹp của nông nghiệp, gồm hai ngành trồng trọt, chăn nuôi); chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp; phát triển khoa học, công nghệ trên lĩnh vực nông nghiệp,... Ngoài ra luận án còn nghiên cứu các vấn đề khác liên quan như những yếu tố chi phối sự lãnh đạo của Đảng bộ,... - Về không gian: Địa bàn nghiên cứu của luận án tập trung ở khu vực có sản xuất nông nghiệp thuộc các huyện và một số quận của TPHCM (các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè, các quận 2, 9, 12, Thủ Đức,...). Ngoài ra, luận án có đề cập số liệu của một số địa phương khác. - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ TPHCM về phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 - năm đầu tiên Đảng bộ TPHCM tiến hành thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VII - đến năm 2015 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ IX. Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập đến một số vấn đề liên quan trong thời gian trước năm 2001 và sau năm 2015. Luận án phân kỳ thành hai giai đoạn 2001 – 2005 và 2006 – 2015 với lý do từ năm 2006, Đảng bộ TPHCM lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị. 4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư 5 tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế, kinh tế nông nghiệp. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và logic, đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như: tổng hợp và phân tích, thống kê, so sánh,... Trong đó, chương Tổng quan, luận án sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp là chủ yếu để làm rõ những nội dung liên quan đến luận án đã được giải quyết, đồng thời chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Chương 2 và chương 3, luận án sử dụng phương pháp lịch sử và logic là chủ yếu, đồng thời sử dụng các phương pháp khác như tổng hợp và phân tích, thống kê, so sánh,... nhằm làm rõ những chủ trương, quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ TPHCM trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2015. Chương 4 chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và logic, phương pháp tổng hợp và phân tích nhằm đưa ra những nhận xét, rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu của quá trình Đảng bộ TPHCM lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn 2001 - 2015. 5. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho Luận án gồm: - Văn kiện của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kế hoạch, báo cáo của Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan; tài liệu của Đảng bộ TPHCM, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) TPHCM và các sở, ngành có liên quan trên địa bàn TPHCM. - Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại những công trình đã công bố, đề tài khoa học, luận văn, luận án,... - Nguồn tư liệu từ khảo sát thực tế các hoạt động sản xuất kinh tế nông nghiệp trên địa bàn TPHCM. 6. Những đóng góp mới của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ quan điểm, đường lối 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế nông nghiệp, làm rõ chủ trương cũng như thực tiễn quá trình tiến hành chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ TPHCM từ năm 2001 đến năm 2015, đúc rút những kinh nghiệm, từ đó cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm góp phần tăng cường hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ TPHCM trong phát triển kinh tế nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử ngành nông nghiệp TPHCM. - Luận án cung cấp và chỉ dẫn những tư liệu mới có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm phần mở đầu, phần nội dung gồm 4 chương, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Sự lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001 – 2005 Chương 3: Lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2015 Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Do có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nông nghiệp Việt Nam luôn là đề tài được các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức tập trung nghiên cứu. Đã có nhiều đề tài khoa học, hội thảo khoa học, nhiều luận văn, luận án, các sách tham khảo, chuyên khảo, các bài viết trên các báo, tạp chí bằng các cách tiếp cận khác nhau đã bàn luận nhiều nội dung của các vấn đề thuộc về kinh tế nông nghiệp Việt Nam và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt chia thành các nhóm sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu chung về kinh tế nông nghiệp Việt Nam và sự lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế nông nghiệp Từ sau đổi mới, quan điểm đúng đắn của Đảng trong phát triển kinh tế nông nghiệp đã mở đường cho ngành kinh tế nông nghiệp Việt Nam phát triển. Nghiên cứu về vấn đề này tiêu biểu có công trình Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2002) của Nguyễn Sinh Cúc [40]. Đóng góp của tác giả qua công trình này là đã trình bày một cách khái quát và sâu sắc thực trạng nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2002 qua 3 thời kỳ chủ yếu với những đặc trưng nổi bật thể hiện các bước phát triển của nông nghiệp Việt Nam. Từ việc phân tích thực trạng nông nghiệp các vùng, miền và một số tỉnh, thành nổi bật, tác giả nêu lên những vấn đề đặt ra và các giải pháp chủ yếu cũng như triển vọng đối với nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trên các nội dung như: công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu nông sản chủ lực, hiệu quả kinh tế lúa gạo, đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế trang trại,... Cũng nghiên cứu các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời 8 kỳ đổi mới, công trình Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới, quá khứ và hiện tại của Nguyễn Văn Bích [28] là một trong những công trình tiêu biểu nghiên cứu một cách tổng quát về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ trong quá khứ (năm 1901) đến hiện tại (năm 2006) với 4 thời kỳ, trong đó phần thứ tư viết về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2006). Trong phần này, tác giả đã làm rõ được bối cảnh nông nghiệp, nông thôn 3 năm trước Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và luận giải đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp là dấu mốc quan trọng mở đầu thời kỳ đổi mới toàn diện về cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, đồng thời tác giả cũng đã nêu khái quát những thành tựu cơ bản đạt được sau 20 năm đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam trên các nội dung như chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ cấu thành phần kinh tế. Nghiên cứu về các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tác giả Đặng Kim Sơn [124] trong Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Hôm nay và mai sau đã đánh giá một cách khá toàn diện bức tranh lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới. Từ việc phân tích thực trạng những vấn đề của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong thời kỳ đổi mới, những thành tựu cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, các tác giả đưa ra những định hướng, kiến nghị chính sách và giải pháp nhằm đưa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam có công trình tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Hà: ường lối phát tri n kinh tế nông nghiệp của ảng C ng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2011) [80]. Qua việc trình bày đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp trong các thời kỳ từ 1986 đến 2011, tác giả đã khái quát, hệ thống hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng trên lĩnh vực này, đồng thời chỉ ra những điểm sáng cũng như những điểm hạn chế của 9 từng thời kỳ, trong đó có thời kỳ đầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp của Đảng từ 1979 đến 1986. Từ năm 1986 đến năm 1996 là thời kỳ Đảng chỉ đạo kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp trong nông nghiệp, tác giả đã phân tích rõ quá trình Đảng từng bước đưa nông nghiệp phát triển theo cơ chế thị trường trong nền kinh tế nhiều thành phần. Tác giả cũng phân tích, luận giải các vấn đề về nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang được định hình là cơ sở đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời gian từ 1996 đến 2001, và các vấn đề thực tiễn trong giai đoạn từ 2006 – 2011. ảng với vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn (1930 - 1975) của Vũ Quang Hiển [83] là công trình góp phần tái hiện bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam, đặc biệt về vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong suốt thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ. Trên cơ sở quan điểm lý luận Mácxít và tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các tác giả hệ thống hóa và phân tích rõ tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong từng thời kỳ. Các tác giả nêu rõ mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với vấn đề ruộng đất và cuộc vận động nông dân thời kỳ 1930 – 1945, phân tích chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng trên cả nước trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), ở miền Bắc trong thời kỳ 1954 – 1975, quan điểm nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng ở miền Nam, vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong đường lối cách mạng Việt Nam và rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc đối với vấn đề “tam nông” hiện nay. Viết về Giá trị lý luận và thực tiễn của Nghị quyết 10 của B Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp có công trình nghiên cứu của Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Công trình đã trình bày, luận giải các giá trị về mặt lý luận và thực tiễn của Nghị quyết số 10 - NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VI), khẳng định đây là một bước đột phá trong nhận thức, lý luận của Ðảng về vấn đề ruộng đất và nông dân. Các tác 10 giả chỉ ra một trong những điểm nổi bật của Nghị quyết số 10 là mở đường cho "khoán 10" giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và tiến nhanh trong quá trình đổi mới. Nông dân Việt Nam – chủ thể của nông thôn, nông nghiệp Việt Nam luôn có vai trò to lớn trong lịch sử và trong quá trình xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay. Nghiên cứu về nông dân Việt Nam từ khi năm 1930 tới nay có cuốn Lịch sử phong trào nông dân và h i nông dân Việt Nam (1930 – 2015) [88]. Đây là công trình nghiên cứu công phu của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Đóng góp quan trọng của công trình là đã trình bày khá toàn diện quá trình phát triển xuyên suốt của phong trào nông dân và hội nông dân trong lịch sử từ năm 1930 đến năm 2015 qua các giai đoạn lịch sử, trong đó có 5 chương viết về thời kỳ đổi mới từ 1988 đến 2015: triển khai thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1988 – 1993), thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (1993 – 1998), (1998 – 2003), (2003 – 2008), xây dựng nông thôn mới (2008 – 2015). Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một phần rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, có nhiều nhà nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Trong cuốn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam - con đường và bước đi, tác giả Nguyễn Kế Tuấn [143] trình bày một số lí luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn như quan niệm, nhân tố ảnh hưởng; phân tích thực trạng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên các vấn đề như quá trình hoàn thiện và phát triển chủ trương của Đảng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tác động của công nghiệp, khoa học, hội nhập kinh tế quốc tế, Điểm nổi bật của công trình là từ việc đánh giá tổng quát thực trạng, tác giả đã trình bày con đường, bước đi cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến năm 2020 và các giải pháp chiến lược 11 thúc đẩy quá trình này như thúc đẩy phát triển khoa học – công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, đa dạng hóa các hình thức tổ chức kinh doanh, Trong cuốn ẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới [113], tác giả Lê Quang Phi đã phân tích quá trình Đảng lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến năm 2006 và rút ra một số kinh nghiệm như về vấn đề nhận thức tầm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tăng cường kết hợp giữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với liên minh giai cấp, Trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay, vấn đề phát triển bền vững đang trở thành một yêu cầu khách quan, điều này được thể hiện trong công trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay [48] của Phạm Ngọc Dũng. Công trình đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn xem xét, đánh giá kinh tế, xã hội trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn, trong đó tập trung đề cập quan niệm hiện đại về công nghiệp hóa, và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bền vững, những nhân tố chi phối và kinh nghiệm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bền vững ở một số nước. Đóng góp quan trọng của công trình là đã trình bày khá rõ nét về thực trạng tình hình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam với những vấn đề bất cập về kinh tế, xã hội nảy sinh. Từ đó, tác giả nêu lên một số quan điểm, giải pháp nhằm định hướng phát triển nền kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa bền vững. Cũng nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, trong cuốn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: Vấn đề và giải pháp [104], tác giả Lê Quốc Lý và các cộng sự đã trình bày một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, 12 nông thôn; phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế và vấn đề đô thị hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tác giả cũng trình bày thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trước và sau đổi mới, nêu hạn chế yếu kém và nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm và nêu những định hướng, giải pháp cho quá trình này. Điểm nổi bật của công trình là tác giả đã phân tích cụ thể thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số địa phương, nêu những ưu điểm và hạn chế quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn những năm qua. Từ đó, tác giả đề xuất định hướng những vấn đề cần đổi mới trong bối cảnh hiện nay về nhận thức, chủ trương, chính sách và giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta, công trình Phát tri n nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam thực trạng và giải pháp [47] của Trần Xuân Châu cho rằng việc hình thành, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn là vấn đề có tính chất quyết định. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã trình bày các nội dung, đặc trưng, vai trò, điều kiện và những vấn đề đặt ra nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa Việt Nam. Tác giả nêu lên các giải pháp cơ bản như: tăng cường, hoàn thiện công tác quy hoạch, tổ chức, quản lý, thúc đẩy phân công lại lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh tổ chức sản xuất kinh doanh trên cơ sở đổi mới, phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế,... Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa là cơ sở quan trọng để nông nghiệp Việt Nam có thể gia nhập thị trường thế giới. Tuy nhiên, khi đã tham gia vào thị trường kinh tế quốc tế, nông nghiệp Việt Nam không chỉ tiếp cận được cơ hội mà còn phải đối mặt với những nguy cơ, rủi ro. Các tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh và Lê Sỹ Thọ trong Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO thời cơ và thách thức [127] đã trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập WTO, nêu lên những kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam. Các tác giả phân tích thực trạng tăng trưởng, chuyển 13 dịch cơ cấu, xuất khẩu của nông nghiệp Việt Nam những năm qua và thời cơ cũng như thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO, từ đó trình bày quan điểm, định hướng, nêu một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện thực hiện cam kết WTO. Từ góc nhìn mô hình tăng trưởng kinh tế, tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên đã đưa ra những quan điểm nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong cuốn Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 [118]. Công trình đề cập lý thuyết, mô hình thực tiễn và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên thế giới, lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa nông nghiệp, nông thôn và vai trò chủ thể của người nông dân, mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp, đô thị, và bài học rút ra đối với Việt Nam. Từ việc phân tích một số điểm trọng tâm nổi bật về nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân Việt Nam từ năm 2000, nêu lên những vấn đề tồn tại chủ yếu của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại. Đồng thời, tác giả chỉ ra những cơ hội, thách thức mới đặt ra cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020. Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng, việc học tập, vận dụng kinh nghiệm thực tiễn thành công của các nước có điều kiện tương tự Việt Nam là cần thiết. Có một số công trình nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn của các nước và vận dụng cho Việt Nam như Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực [96] của Phạm Khiêm Ích và Nguyễn Đình Phan. Các tác giả đã tổng hợp, phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số nước trên thế giới và liên hệ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong đó nêu bật vấn đề vai trò của nông nghiệp trong công nghiệp hóa, vấn đề chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết đất đai, lao động, môi trường. 14 Nghiên cứu về nông nghiệp Việt Nam còn có một số công trình của các tác giả nước ngoài. Như cuốn Vietnamese Agriculture under Market-Oriented Economy (tạm dịch Nông nghiệp Việt Nam trong kinh tế định hướng thị trường) viết bởi Kenji Cho và Hironori Yagi, Nxb Nông nghiệp phát hành năm 2003. Các tác giả giới hạn nghiên cứu tập trung vào Đồng bằng sông Hồng ở phía bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam. Sách gồm 5 chương, bao gồm các nghiên cứu chủ yếu về nghèo đói ở nông thôn và vấn đề quyền sử dụng đất (chương 1), về quản lý thủy lợi và nước (chương 2), về hệ thống sản xuất nông nghiệp đa dạng (chương 3), về tiếp thị (chương 4) và về hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ khuyến nông (chương 5). Land in Transition: Reform and Poverty in Rural Vietnam (Chuyển đổi đất đai: Cải cách và nghèo đói ở khu vực nông thôn Việt Nam) viết bởi Martin Ravallion và Dominique van de Walle (Washington, DC and Houndmills: World Bank and Palgrave, 2008). Các tác giả nêu lên những thay đổi trong thể chế, chính sách đất đai trong quá trình chuyển đổi nông nghiệp của Việt Nam từ kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường đã ảnh hưởng đến mức sống người dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Ngoài ra có một số công trình khoa học khác đề cập đến vấn đề nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp của các nước tác động đến Việt Nam như Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở ài Loan [103] của Nguyễn Đình Liêm; Lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới xã h i chủ nghĩa [98] của Cù Ngọc Hưởng; Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa [123] của Đặng Kim Sơn; Chính sách phát tri n nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Hungary trong quá trình chuy n đổi kinh tế và vận dụng cho Việt Nam [114] của Lê Du Phong,... Các công trình được các tác giả phân tích, luận giải nội dung mấu chốt của quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nôn... thôn, ổn định đời sống cho nông dân. Trong thời gian này, kinh tế nông nghiệp còn rất lạc hậu nhưng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế ngoại thành Thành phố. Từ năm 1981 – 1985, Đảng bộ TPHCM lãnh đạo nhân dân các vùng nông thôn thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa IV (12/1979) và Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động” (tháng 1/1981). Từ một “vành đai trắng”, nông nghiệp không có gì đáng kể trước năm 1975, đến năm 1985, nông nghiệp TPHCM đã từng bước hình thành những vùng chuyên canh lúa, rau xanh, phần nào đáp ứng nhu cầu của người dân Thành phố; đồng thời dần dần hình thành những nông trường trồng cây công nghiệp, nuôi thủy sản, phát triển chăn nuôi như heo, trâu bò, bò sữa, ong mật (Như nông trường Phạm Văn Cội chuyên canh cây cao su, nông trường Phạm Văn Hai chuyên canh cây dứa,...) Tuy nhiên tình hình trồng trọt, đặc biệt là chăn nuôi thời điểm này vẫn còn rất nhiều khó khăn, chưa phát triển được. Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong xu thế diện tích sản xuất nông nghiệp giảm dần (chủ yếu do quá trình đô thị hóa), Đảng bộ TPHCM đã xác định những nhiệm vụ quan trọng của nông nghiệp Thành phố là phát triển sản xuất hàng hoá, trọng tâm là xây dựng vành đai thực phẩm, vành đai cây công nghiệp, phát triển mạnh cây, con xuất khẩu. Đến đầu những năm 1990, cùng với cả nước, kinh tế nông nghiệp ở TPHCM đã đạt được sự tăng trưởng hơn so với giai đoạn trước. Kinh tế cá thể và hộ gia đình dần phát triển thay thế cho hoạt động của hợp tác xã kiểu cũ. Giai đoạn từ 1991 – 1995, tốc độ gia tăng trung bình năm trong nông nghiệp gần 4,5%. Từ năm 1996, nông nghiệp Thành phố đi vào ổn định, duy trì nhịp độ tăng trưởng bình quân 4,7%. Mặc dù diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần, diện tích trồng lúa, màu và cây công nghiệp giảm, nhưng nhiều vùng chuyên 31 canh tập trung cây công nghiệp ngắn ngày, hoa kiểng được hình thành và tăng dần diện tích, đặc biệt ở khu vực các quận 12, Gò Vấp. Đây là một trong những điểm nổi bật của nông nghiệp TPHCM tạo nên nét đặc trưng cho nông nghiệp đô thị Thành phố về sau. (Ở Gò Vấp năm 1976 có 50 ha trồng hoa, năm 1985 có 73 ha, năm 1998 có 98 ha và năm 1999 lên tới 116 ha.) Ngành chăn nuôi, đặc biệt nuôi bò sữa bắt đầu phát triển với mô hình trang trại vừa và nhỏ. Một số xí nghiệp chăn nuôi hiện đại đã hình thành, bước đầu có những thành công. Ngoài chăn nuôi heo bò, nông dân TPHCM đã tiếp cận với khoa học kỹ thuật chăn nuôi cá giống, cá kiểng, ba ba, cá sấu, một số gia đình thu được lợi nhuận cao từ những nghề này. Nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản, nhất là tôm sú ở Cần Giờ cũng bắt đầu hình thành và phát triển. Nông nghiệp TPHCM 10 năm sau đổi mới thể hiện sự phát triển từng bước, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp đã bắt đầu rõ nét. Tuy nhiên, sự phát triển của nông nghiệp theo yêu cầu của thời kỳ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn rất chậm, nhiều vùng còn mang tính thuần nông. Mặc dù vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đã được chú ý đề cao, tuy nhiên, qua nghiên cứu các số liệu niên giám thống kê các năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000 của ngành nông nghiệp Thành phố, có thể thấy chưa có bước phát triển đột phá trong thời gian này. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 1997, trong giai đoạn 1996 – 2000, tốc độ tăng trưởng của ngành kinh tế nông nghiệp chỉ còn khoảng 0,6% và không ổn định. Tóm lại, trước năm 2001, đặc biệt giai đoạn 15 năm đổi mới từ 1986 đến 2000, ngành nông nghiệp TPHCM đã có sự biến đổi rõ rệt, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và gặp nhiều khó khăn ở hầu hết các lĩnh vực. Khó khăn rõ nét nhất trong ngành trồng trọt. Đất nông nghiệp TPHCM có hơn 50% là đất nhiễm phèn, mặn và gần 20% là đất xám, không thuận lợi phát triển các cây trồng truyền thống như cây lúa. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian trước năm 2001, trong tổng diện tích đất nông 32 nghiệp, đất trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 66%), trong đó lúa là cây trồng chủ đạo. Vì thế, so với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, năng suất lúa của TPHCM rất thấp, chỉ khoảng 6,76 triệu đồng/ha/năm. Do năng suất trồng lúa thấp không khuyến khích người sản xuất, cùng với tác động của quá trình đô thị hóa khiến cho mỗi năm diện tích đất nông nghiệp đều giảm liên tục khoảng 1.000 ha, nên từ năm 1990, ngành trồng trọt TPHCM gặp nhiều khó khăn, đất nông nghiệp bị bỏ hoang khiến cho tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp trì trệ. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi và ngành thủy sản cũng khá khó khăn trong quá trình phát triển. Đánh giá tình hình phát triển của ngành nông nghiệp và nông thôn ngoại thành TPHCM mười năm cuối thế kỷ XX, Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 04 tháng 7 năm 2002 về Chương trình hành động của Thành ủy TPHCM thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 - khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010 cho rằng, nông nghiệp, nông thôn ngoại thành TPHCM đã chuyển biến tích cực, toàn diện so với thời gian trước, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng theo định hướng chiến lược phát triển chung của Thành phố, từng bước phát triển các loại nông sản có trị giá cao về mặt kinh tế. Tuy nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội ở ngoại thành vẫn còn nhiều tồn tại: chưa đáp ứng yêu cầu trong sản xuất nông nghiệp, chưa gắn với tiêu thụ và chế biến; giá trị, sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp còn thấp; giống cây, giống con chất lượng cao còn bất cập so với yêu cầu thị trường; đất đai, lao động chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Thành phố, trình độ lao động nông nghiệp, nông thôn thấp; cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng, chưa đồng bộ, nhất là ở các phường, xã nghèo; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn ngoại thành còn bất cập, chưa đúng mức so với nhu cầu... Từ đó có thể thấy, bức tranh kinh tế nông nghiệp của TPHCM trước năm 2001 còn nhiều mảng sáng, tối đan xen, vừa nổi lên những tiềm năng, thuận lợi, vừa thể hiện những khó khăn, bất cập cần giải quyết, đòi hỏi Đảng bộ TPHCM phải đề ra và thực hiện các chủ 33 trương, chính sách có hiệu quả nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. 2.1.3. Chủ trƣơng phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng từ năm 2001 đến năm 2005 Trong tiến trình lãnh đạo đất nước trên lĩnh vực kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng của lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. Ngay từ năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam đã nêu rõ trong khi ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, phải đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Tại Đại hội V (1981), vị trí của nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu: Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, “coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”, “đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”,... Quan điểm coi “nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” được Đảng tiếp tục nhấn mạnh tại Đại hội VI (1986): trong toàn bộ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không được tách rời nông nghiệp với công nghiệp, chặng đường hiện nay phải tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi “nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”. Tại Đại hội VII (1991), nông nghiệp được xác định cụ thể hơn về vai trò, vị trí, phát triển kinh tế nông nghiệp được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, có ý nghĩa quyết định trong ổn định kinh tế - xã hội. Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn lần đầu tiên được Đảng ta đưa ra tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ (khoá VII). Đây được coi là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội VIII (1996). Trong khoảng thời gian từ 2001 - 2005, bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa ảnh hưởng sâu sắc mọi mặt đời sống, trong đó có nông nghiệp. Ở trong nước, công cuộc đổi mới đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, liên tục đạt mức tăng 34 trưởng khá. Trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu toàn diện, tích cực. Đời sống nông dân được nâng lên về cả mặt vật chất lẫn tinh thần... Trên cơ sở thực tiễn nông nghiệp đất nước, Đại hội IX của Đảng (2001) tiếp tục xác định rõ các nội dung phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn: “đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng” [61, tr.171]. Bên cạnh đó “Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn” [61, tr.171]. Quan điểm xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa lớn là một trong những vấn đề trọng tâm trong phát triển nông nghiệp được nhấn mạnh tại Đại hội này, từ đó Đảng đề ra phương hướng cũng chính là biện pháp quan trọng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp là đưa nông nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vì đây là bước đột phá. Đồng thời Đảng khẳng định cần đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích, giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa; đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; “hình thành sự liên kết công - nông nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn” [61, tr.276]. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2002) đã cụ thể hóa quan điểm của Đại hội IX, thông qua các Nghị quyết số 13, 14, 15. Trong đó đặc biệt quan trọng là Nghị quyết số 15 - NQ/TW (18/03/2002) về “Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010”. Nghị quyết số 15 - NQ/TW (18/03/2002) về “Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010” đã đánh giá tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đề ra nội dung tổng quát, quan điểm, mục tiêu, chủ trương và giải pháp lớn nhằm đẩy nhanh quá trình 35 công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết xác định nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn “là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường”; trong quá trình đó điều kiện tiên quyết là phải “thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa” và “ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trước hết là công nghệ sinh học”, trong các khâu sản xuất nông nghiệp đều phải “đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào” nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường [62, tr.96]. Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Nghị quyết đưa ra các quan điểm chỉ đạo như: Tầm quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, mối quan hệ gắn bó với phát triển công nghiệp và dịch vụ; “Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất” trong đó “nguồn lực con người được chú trọng phát huy” và “ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ” rộng rãi, phát huy lợi thế từng vùng nhằm “phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững”; “Dựa vào nội lực là chính đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế”; “Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội”; “Kết hợp với các vấn đề an ninh, quốc phòng” [62, tr.94 - 95]. Nghị quyết đã đề ra nội dung cơ bản nhằm định hướng cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết số 13 - NQ/TW (18/3/2002) “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” cũng xác định vấn đề: “Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn phải trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại phát triển” [62, tr.30 - 31]. Trong Nghị quyết, một số cơ chế chính sách về xây dựng hợp tác xã được bổ sung, sửa đổi như khuyến khích phát triển nhiều hình thức hợp tác sản xuất nông nghiệp; tăng cường cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã, giao đất cho hợp tác xã, hỗ trợ tài chính, tín dụng, hỗ trợ khoa học 36 công nghệ, hỗ trợ tiếp thị, mở rộng thị trường, Quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng trong giai đoạn 2001 - 2005, đặc biệt thể hiện trong Nghị quyết số 15 - NQ/TW (18/03/2002) về “Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010” đã định hướng quan trọng cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận vô cùng quan trọng, chỉ khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thắng lợi thì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mới thành công. Đất đai là vấn đề luôn được chú trọng quan tâm trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, đất đai cũng sớm trở thành điểm nóng trong các bất cập của cơ chế, chính sách mà Đảng và Nhà nước đã có sự điều chỉnh. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã đề ra Nghị quyết số 26-NQ/TW (12- 03-2003) về “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết khẳng định tiếp tục thực hiện đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai như chế độ sử dụng từng loại đất cụ thể, phân định nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước trong quản lý đất đai; quyền hạn, nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; các vấn đề xây dựng, quản lý thị trường bất động sản, chính sách tài chính về đất đai, Tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (ngày 03/02/2004), Đảng đã nhấn mạnh cần tập trung thực hiện tốt các chủ trương, giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, trong đó, đối với nông nghiệp, “chú trọng xây dựng các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ môi trường” [64, tr.198]. Bên cạnh đó, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng “tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh, thâm canh, có năng suất, 37 chất lượng cao; áp dụng tiến bộ và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, gắn với chế biến và tiêu thụ” [64, tr.198]. Nhằm cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong khoảng thời gian 2001 - 2005, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách như: Nghị định số 13/2001/NĐ-CP của Chính phủ (ngày 20/4/2001) Về bảo hộ giống cây trồng mới; Nghị định số 129/2003/NĐ-CP của Chính phủ (ngày 03/11/2003) Về quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Nghị định số 56/2005/NĐ- CP của Chính phủ (ngày 26/04/2005) Về khuyến nông, khuyến ngư; Nghị định số 135/2005/NĐ-CP của Chính phủ (ngày 08/11/2005) Về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh; ... Ngoài ra còn có một số quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành như quyết định số 199/2001/QĐ-TTg (ngày 28/12/2001) Về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; quyết định số 150/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ (ngày 20/06/2005) Quyết định phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;... Và Luật số 13/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đất đai (26/11/2003). Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở lý luận giúp cho Đảng bộ TPHCM vận dụng, đề ra chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp phù hợp thực tiễn, phát huy thế mạnh, mặt thuận lợi của một đô thị lớn. Từ sự trình bày trên có thể nhận thấy rõ, có hai nhân tố nổi trội tác động đến chủ trương, quan điểm của Đảng bộ TPHCM về phát triển kinh tế nông nghiệp: trước hết là điều kiện tự nhiên, xã hội bao gồm cả thuận lợi và khó khăn, thứ hai là chủ trương, đường lối của Đảng với vai trò định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng bộ TPHCM trong phát triển kinh tế nông nghiệp. 38 2.2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 2.2.1. Chủ trƣơng TPHCM là một đô thị lớn, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng sau Thủ đô Hà Nội. Vị trí, vai trò của TPHCM đã được Bộ Chính trị khẳng định thông qua Nghị quyết 01-NQ/TW (14/4/1982), Nghị quyết 20-NQ/TW (18/11/2002). Cơ cấu kinh tế của TPHCM phát triển thiên về dịch vụ và công nghiệp, do đó, nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Tuy nhiên, dù nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP của kinh tế Thành phố nhưng Đảng bộ TPHCM vẫn quan tâm phát triển kinh tế nông nghiệp. Thực tiễn cho thấy nông nghiệp TPHCM vẫn luôn đạt được sự tăng trưởng mạnh về giá trị sản xuất và đóng góp vào nguồn thu ngân sách, ổn định đời sống của người dân sống bằng nghề nông, trong đó, ngành nông nghiệp và ngư nghiệp đã đạt được những tăng trưởng liên tục qua các năm. Căn cứ vào những thuận lợi, khó khăn, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố với vị trí, vai trò là đô thị lớn nhất nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, Đảng bộ TPHCM đã chủ động, linh hoạt vận dụng các quan điểm, đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng vào điều kiện cụ thể của Thành phố, từng bước hình thành chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp Thành phố từ năm 2001 - 2005. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của đảng bộ TPHCM thể hiện chủ yếu trong các văn kiện như: Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ VII (2001), Nghị quyết số 05-NQ/TU (7/2002) về Chương trình hành động của Thành ủy TPHCM thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010... Về chủ trương phát triển nông – lâm - ngư nghiệp trong giai đoạn 2001 – 2005, Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ VII (2001) đã xác định 39 phương hướng, nhiệm vụ phù hợp với những đặc điểm đặc trưng của Thành phố. Quan điểm của Đảng bộ TPHCM là: “Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp đồng thời với tăng cường đầu tư phát triển, xây dựng nông thôn mới, bố trí lại lao động trong nông nghiệp” [51, tr.45]. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu bức thiết để phát triển kinh tế đất nước. Với vị trí, vai trò của TPHCM, Đảng bộ TPHCM đã quán triệt quan điểm của Đảng đưa ra chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Thành phố là đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp. TPHCM là thành phố lớn, có ưu thế trong phát triển dịch vụ và công nghiệp, có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh về khoa học, kỹ thuật, vì thế quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp của Thành phố sẽ có nhiều thuận lợi. Bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong giai đoạn 2001 – 2005, Đảng bộ TPHCM còn nêu lên các nhiệm vụ lớn quan trọng khác nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển là chuyển dịch cơ cấu và phát triển khoa học, công nghệ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. Về chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM khóa VII khẳng định cần phải “chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện giảm diện tích đất nông nghiệp hàng năm, với đặc điểm và thế mạnh của vùng nông thôn ven đô thị lớn” [51, tr.45]. Bước chuyển dịch cơ cấu trước mắt là “tiếp tục phát triển đàn bò sữa, heo, gà nhằm tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong cơ cấu giá trị nông nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp” [51, tr.45]. Chủ trương của Đảng bộ TPHCM về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là hướng tất yếu khi điều kiện về đất đai của TPHCM đang ngày càng thu hẹp về diện tích cũng như hạn chế về độ màu mỡ do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, do chất đất (đất nông nghiệp có hơn 50% là đất phèn mặn và gần 20% là đất xám, không thuận lợi phát triển nông nghiệp), do ô nhiễm môi trường,... 40 Yêu cầu chuyển đổi về cơ cấu trong nông nghiệp TPHCM là khách quan và do thực tiễn chi phối do cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũ không còn phù hợp, không đem lại lợi nhuận đáng kể cho người sản xuất. Thực tiễn đã cho thấy rõ sản xuất nông nghiệp truyền thống ngày càng bộc lộ sự kém hiệu quả, năng suất kém xa so với các tỉnh lân cận (dưới 2%, trong khi các tỉnh khác đều khoảng trên 5%). Để vực dậy nền kinh tế nông nghiệp, thay đổi diện mạo nông thôn, một trong những bước đi quan trọng là phải chuyển đổi cơ cấu, giảm tỷ lệ trồng trọt, đặc biệt giảm diện tích lúa kém năng suất, đồng thời tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi, làm cho cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện giảm diện tích nông nghiệp hàng năm, phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của vùng nông thôn ven đô thị lớn. Đại hội cũng đưa ra quan điểm “phát triển kinh tế hộ gia đình kết hợp trồng trọt, chăn nuôi với khai thác du lịch, sinh thái” [51, tr.45]. Quan điểm này phù hợp yêu cầu thực tiễn của ngành nông nghiệp Thành phố. Cùng với việc thay đổi cơ cấu phát triển mạnh chăn nuôi, “phát triển kinh tế hộ gia đình kết hợp trồng trọt, chăn nuôi với khai thác du lịch, sinh thái” là một định hướng mới, tiến bộ cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp Thành phố, kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với du lịch tăng nguồn thu, đồng thời chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái. Để tập trung phát triển mạnh kinh tế nông nghiệp, “nhanh chóng hình thành trung tâm giống cây – con cho các tỉnh trong khu vực” [51, tr.45], Đảng bộ TPHCM đã chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất. Đây là quan điểm quan trọng được đưa ra trong bối cảnh chung trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng sâu rộng, mạnh mẽ khoa học, công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả, chất lượng, gia tăng giá trị mặt hàng nông sản, thậm chí trong điều kiện các nguồn tài nguyên nghèo nàn, không thuận lợi. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông nghiệp là hướng đi đúng giúp cho quá trình công nghiệp hóa, 41 hiện đại hóa nông nghiệp thực hiện nhanh, có hiệu quả. Để làm được điều đó, đòi hỏi sự đầu tư phát triển khoa học trong nghiên cứu nông nghiệp mà phát triển khoa học, công nghệ chính là một trong những lợi thế của TPHCM. Về phát triển ngành thủy sản, là một trong những trọng tâm của nông nghiệp TPHCM, chủ trương Đại hội lần thứ VII của Đảng bộ TPHCM đưa ra là: “Hướng phát triển chính và tập trung đối với ngành thủy sản thành phố là khai thác đánh bắt xa bờ, gắn khai thác với chế biến, phát triển nuôi tôm nước mặn và tôm càng xanh nước ngọt” [51, tr.45]. Các quan điểm, chủ trương được nêu trong Đại hội lần thứ VII của Đảng bộ TPHCM được tiếp tục khẳng định, cụ thể hóa trong các hội nghị tiếp sau, nhấn mạnh trọng tâm của phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2001 – 2005 là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hội nghị xác định các nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn ngoại thành từ năm 2001 - 2005, trong đó, nhiệm vụ thứ nhất là phải tăng cường đầu tư, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ngoại thành theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ. Để phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 – 2005, nhiệm vụ chủ yếu được Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Ðảng bộ TPHCM khoá VII nhấn mạnh là nhiệm vụ phát huy lợi thế của Thành phố để tạo nhiều hàng hoá có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong Thành phố và xuất khẩu. Lợi thế của TPHCM bao gồm lợi thế so sánh động và tĩnh (như về hạ tầng cơ sở, về vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kinh tế, khoa học lớn, địa bàn thu hút vốn đầu tư...), nếu được phát huy sẽ đem lại hiệu quả cao trong phát triển sản xuất hàng hóa nông sản, đặc biệt là hàng hóa chất lượng cao. Đây là chủ trương nổi bật thể hiện sự vận dụng quan điểm của Đảng và tầm nhìn của lãnh đạo TPHCM trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngành kinh tế nông nghiệp TPHCM chỉ có thể đi lên khi hình thành và phát triển nền sản xuất hàng hóa, 42 và đem lại lợi ích lớn khi tạo ra được hàng hóa nông sản chất lượng cao. Lợi thế mà TPHCM có cần được phát huy đúng mức để phát triển kinh tế nông nghiệp TPHCM nói riêng và đóng góp cho ngành nông nghiệp của đất nước bởi không phải tỉnh thành nào cũng có được lợi thế như vậy. Chương trình hành động của Thành ủy TPHCM thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010 cũng đã khẳng định vai trò quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ngoại thành là một bộ phận quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thành phố. Vì vậy, phải phát huy mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, bảo vệ môi trường, giảm bớt đáng kể sự chênh lệch mức sống giữa ngoại thành với nội thành; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát huy dân chủ, xây dựng nông thôn mới. Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tiến hành thuận lợi, phải gắn với nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để đưa năng suất, hiệu quả lao động lên mức cao hơn cũng như chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa tốt hơn... Qua các nội dung nêu trên cho thấy chủ trương hàng đầu, xuyên suốt của Đảng bộ TPHCM trong giai đoạn (2001 – 2005) là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thể hiện sự quán triệt chủ trương của Đảng đồng thời xuất phát từ chiến lược phát triển chung của Thành phố và yêu cầu của chính ngành nông nghiệp Thành phố. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thành phố thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận, một nội dung quan trọng làm nên sự toàn diện của tiến trình ấy. Chính vì xác định tầm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nên Đảng bộ TPHCM đã khẳng định “phải phát huy mọi nguồn lực”, huy động tối đa mọi nguồn lực cũng như “tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội” nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đặt ra. Bên cạnh chủ trương công nghiệp 43 hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, quan điểm nổi bật của Đảng bộ TPHCM là thực hiện nghiên cứu và ứng dụng thành tựu của khoa học, công nghệ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, phát triển nền sản xuất hàng hóa nông sản, đặc biệt là hàng hóa chất lượng cao. Đây là những quan điểm đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thế mạnh của TPHCM. Trong giai đoạn (2001 – 2005), Đảng bộ TPHCM cũng nêu rõ mục tiêu cụ thể cần thực hiện nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu cụ thể là: “Phấn đấu tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và nông thôn ngoại thành đạt 11%/năm”; nâng tổng quy mô giá trị sản xuất đến năm 2005 gấp 1,5 lần so với năm 2000. “Hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng cảng cá và trung tâm dịch vụ nghề cá TPHCM ở Huyện Nhà Bè và xây dựng 3 chợ đầu mối theo quy hoạch của Thành phố, các trung tâm giao dịch sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chuyên ngành”. “Phát triển kinh tế biển, phát triển nuôi thủy sản kết hợp”; “duy trì và phát triển đàn gia súc, gia cầm nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đến năm 2005 đạt: trồng trọt 36%, chăn nuôi 36%, thủy sản 16%, lâm nghiệp 2%”. “Phát triển công nghiệp - dịch vụ, nhất là công nghiệp chế biến phục vụ cho phát triển nông nghiệp hàng hóa”. “Định hình các khu công nghiệp hỗ trợ kinh tế hộ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu” [130,tr.2]. Khoảng thời gian những năm 2001 - 2005, Đảng bộ TPHCM đã quán triệt, vận dụng các quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, từ đó đề ra chủ trương, quan điểm, định ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với điều kiện cụ thể địa phương và phát huy các lợi thế của thành phố lớn nhất nước. 2.2.2. Chỉ đạo thực hiện 2.2.2.1. Chỉ đạo thực hiện quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp Từ chủ trương thể hiện qua các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần 44 thứ VII và Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Ðảng bộ TPHCM (khoá VII) (7/2002), Chương trình hành động của Thành ủy TPHCM thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010, nhằm đẩy mạnh phát triển, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ TPHCM đã chỉ đạo UBND TPHCM, HĐND TPHCM, các sở, ngành liên quan tập trung ... dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 86. Hội đồng nhân dân TPHCM, Nghị quyết số 07/2007/NQ-H ND Về chính sách đầu tư hạ tầng nông nghiệp – nông thôn phục vụ chương trình chuy n dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Lưu tại Văn phòng Thành ủy TPHCM. 87. Hội đồng nhân dân TPHCM, Nghị quyết số 28/2009/NQ-H ND Nghị 166 quyết Về nhiệm vụ kinh tế - xã h i năm 2010. Lưu tại Văn phòng Thành ủy TPHCM. 88. Hội Nông dân Việt Nam (2016), Lịch sử phong trào nông dân và h i nông dân Việt Nam (1930 – 2015), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 89. Đào Thị Bích Hồng (2011), ảng b tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo chuy n dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006, luận án tiến sĩ lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội. 90. Lê Thị Hồng (2015), ảng b tỉnh Thái Bình lãnh đạo phát tri n kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010, Luận án tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị, Bộ Quốc Phòng, Hà Nội. 91. Phạm Hùng (2000), Chuy n dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở ông Nam b , luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 92. Nguyễn Việt Hùng (2001), ảng b thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo nông dân ngoại thành phát tri n sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn thời kỳ 1986 – 1996, Luận án tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 93. Vũ Trọng Hùng (2017), ảng b tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuy n dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, Luận án tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 94. Ngô Thị Lan Hương (2016), ảng b Thành phố Hà N i lãnh đạo phát tri n kinh tế nông nghiệp theo hướng phát tri n bền vững từ năm 2001 đến năm 2013, Luận án tiến sĩ lịch sử, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 95. Cù Ngọc Hưởng (2006), Lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới xã h i chủ nghĩa, Dự án MISPA 2006. 96. Phạm Khiêm Ích, Nguyễn Đình Phan (1995), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực, Nxb Thống kê, Hà Nội. 97. Vũ Trọng Khải (2015), Phát tri n nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện 167 nay, Nxb Chính trị quốc gia – Sự Thật. 98. Võ Thành Khối (2011), Phát tri n bền vững nông nghiệp, nông thôn ở vùng ông Nam b , đề tài cấp Bộ năm 2011, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 99. Võ Thành Khối (2013), Xây dựng mô hình nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các tỉnh vùng ông Nam b - Thực trạng và giải pháp, đề tài cấp Bộ năm 2013, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 100. Bùi Thị Ngọc Lan (2007), Giải quyết những vấn đề xã h i nảy sinh từ việc thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa và phát tri n khu công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, đề tài cấp Bộ năm 2007, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 101. Trần Du Lịch (2003), “Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh“, Tạp chí Thương mại, (số 16), tr.13-14. 102. Trần Du Lịch, Đặng Văn Phan (Chủ nhiệm đề tài) (2004), ịnh hướng chuy n cơ cấu n i b các ngành kinh tế vùng trọng đi m phía Nam, UBND TPHCM, Viện Kinh tế. 103. Nguyễn Đình Liêm (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở ài Loan, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 104. Lê Quốc Lý (2012), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn – Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 105. Sally P. Marsh, T Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng (2007), Phát tri n nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Úc, Hà Nội. 106. Nguyễn Khánh Mậu (2005), Xóa đói giảm nghèo đối với nông dân ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 107. Nguyễn Đức Nhân (2015), Chuy n dịch cơ cấu kinh tế ngành nông 168 nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng, Hà Nội. 108. Tống Thị Nga (2014), ảng b tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010, luận án tiến sĩ lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. 109. Phạm Đức Nghiệm (chủ biên) (2011), ổi mới phương thức chuy n giao công nghệ phát tri n nông, lâm nghiệp vùng Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 110. Đặng Kim Oanh (2011), ảng C ng sản Việt Nam lãnh đạo chuy n dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1996- 2006), luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. 111. Đặng Kim Oanh (2011), “Thành tựu phát triển nông nghiệp, nông thôn qua 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986- 2010)“, Tạp chí Lịch sử ảng, tháng 1/2011. 112. Nguyễn Tấn Phát (2009), “Đổi mới quản lý đất đai trong nông nghiệp ở Việt Nam: Thành tựu và vấn đề đặt ra”,Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (376) 9/2009. 113. Lê Quang Phi (2007), ẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007. 114. Lê Du Phong (2009), Chính sách phát tri n nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Hungary trong quá trình chuy n đổi kinh tế và vận dụng cho Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 115. Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn Việt Nam, thực trạng và giải pháp phát tri n, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. 116. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (khóa XIII) (2012), Nghị quyết số 26/2012/QH13 về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 169 117. Chu Hữu Quý (1998), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 118. Nguyễn Thị Tố Quyên (2012), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 119. Trương Thị Minh Sâm (chủ biên) (2001), Chuy n dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, TPHCM. 120. Trương Thị Minh Sâm (2005), Các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng ở vùng kinh tế trọng đi m phía Nam thời kỳ 2001 – 2010, Nxb Khoa học xã hội, 2005. 121. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TPHCM, Chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2016), Báo cáo các mô hình đã tri n khai có hiệu quả tại các xã nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 và năm 2016. 122. Nguyễn Danh Sơn (chủ biên) (2010), Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát tri n đất nước theo hướng hiện đại hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 123. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 124. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 125. Nguyễn Chí Tâm (2010), Sự tác đ ng của quá trình đô thị hóa đến đời sống nông dân Quận 9 – Thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 126. Nguyễn Công Tạn (2005), “Bài học kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của Hà Lan’’, Bản tin Phát tri n và H i nhập, Viện Chính sách và 170 Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn, 2005. 127. Nguyễn Vĩnh Thanh, Lê Sỹ Thọ (2011), Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO thời cơ và thách thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 128. Trần Thị Thái (2014), ảng b tỉnh Nam ịnh lãnh đạo chuy n dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2005, luận án tiến sĩ lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội. 129. Thành ủy TPHCM (2002), Nghị quyết số 07-NQ/TU Chương trình hành đ ng thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 - Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát tri n và nâng cao hiệu quả kinh tế tập th ( 2002 – 2005). Lưu tại Văn phòng Thành ủy TPHCM. 130. Thành ủy TPHCM (2002), Nghị quyết số 05-NQ/TU Chương trình hành đ ng thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 - Khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010. Lưu tại Văn phòng Thành ủy TPHCM. 131. Vũ Thị Thoa (2010), “Một số quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Lịch sử ảng, số 11/2010. 132. Nguyễn Văn Thông (2016), ảng b thành phố Hải Phòng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010, Luận án tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 133. Nguyễn Văn Thông (2013), “Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 199, tr. 25-28. 134. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 Phê duyệt Chương trình phát tri n nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thu c Chương trình quốc gia phát tri n công nghệ cao đến năm 2020. 135. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04 tháng 171 5 năm 2015 Phê duyệt tổng th khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 136. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 899/QĐ-TTg Phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát tri n bền vững. 137. Bùi Thị Thuận (2007), Phát tri n nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh theo hướng xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 138. Nguyễn Thị Thủy (2011), Vấn đề liên kết 4 nhà trong phát tri n nông nghiệp Việt Nam thời kỳ h i nhập quốc tế, đề tài cấp Bộ năm 2011. 139. Nguyễn Ngọc Tuấn (chủ biên) (2003), Những vấn đề kinh tế - xã h i và môi trường vùng ven các đô thị lớn trong quá trình phát tri n bền vững, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. 140. Đào Thế Tuấn (2003), Nghiên cứu khái niệm, n i dung nông nghiệp đô thị, Báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. 141. Đào Thế Tuấn (2003), Kinh nghiệm nước ngoài về phát tri n nông nghiệp đô thị, Báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. 142. Đào Thế Anh, Đào Thế Tuấn (2009), a dạng về chuy n đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo vùng kinh tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Hà Nội. 143. Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên) (2006), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam - con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 144. Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi (2015), Báo cáo số 146/BC-UBND Tình hình kinh tế, văn hóa - xã h i 3 tháng đầu năm và m t số nhiệm vụ trọng tâm phát tri n kinh tế, văn hóa-xã h i quý II năm 2015. Lưu tại 172 Văn phòng Huyện ủy Củ Chi. 145. Ủy ban nhân dân TPHCM, Viện Kinh tế (2000), Kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh 25 năm xây dựng và phát tri n (1975 – 2000), Nxb Sở Văn hóa Thông tin TPHCM. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 146. Ủy ban nhân dân TPHCM (2005), Báo cáo tình hình kinh tế - xã h i thành phố năm 2005. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 147. Ủy ban nhân dân TPHCM (2010), Báo cáo tình hình kinh tế - xã h i thành phố năm 2010. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 148. Ủy ban nhân dân TPHCM (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã h i thành phố năm 2015. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 149. Uỷ ban nhân dân TPHCM (2007), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX và chương trình hành đ ng của Thành ủy về “ ẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010”. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 150. Ủy ban nhân dân TPHCM (2007), Báo cáo 12 chương trình (công trình) trọng đi m. (Kèm theo báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VII). Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 151. Ủy ban nhân dân TPHCM (2016), Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện ề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát tri n bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 152. Ủy ban nhân dân TPHCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2010, 5 năm 2006 – 2010 và tri n khai kế hoạch năm 2011, 5 năm 2011 – 2015. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 173 153. Ủy ban nhân dân TPHCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Báo cáo số 215/BC-UBND Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình hỗ trợ chuy n dịch cơ cấu kinh tế, chuy n đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố (2011 - 2013) và nhiệm vụ giai đoạn 2014 – 2015. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 154. Ủy ban nhân dân TPHCM (2016), Báo cáo số 04/BC-SNN Báo cáo Tổng kết thực hiện Kế hoạch phát tri n nông nghiệp, nông thôn năm 2015 và đánh giá 5 năm 2011-2015 tri n khai nhiệm vụ Kế hoạch năm 2016 và 5 năm 2016-2020. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 155. Ủy ban nhân dân TPHCM (2001), Chỉ thị số 19/2001/CT-UBND Về tri n khai tổ chức thực hiện các giải pháp phát tri n kinh tế - xã h i thành phố giai đoạn 2001-2005. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 156. Ủy ban nhân dân TPHCM (2003), Chỉ thị số 05/2003/CT-UBND Về việc tri n khai thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 157. Ủy ban nhân dân TPHCM (2005), Chỉ thị số 03/2005/CT-UBND Về xây dựng kế hoạch phát tri n kinh tế - xã h i thành phố 5 năm 2006 – 2010. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 158. Ủy ban nhân dân TPHCM (2011), Chỉ thị số 10/2011/CT-UBND Về tăng cường các biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa năm 2011 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 159. Ủy ban nhân dân TPHCM (2011), Chỉ thị số 11/2011/CT-UBND Về tăng cường các biện pháp bảo tồn, phát tri n bền vững Khu dự trữ sinh quy n rừng ngập mặn Cần Giờ. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 160. Ủy ban nhân dân TPHCM (2014), Chỉ thị số 07/2014/CT-UBND Về tri n khai thực hiện Quy hoạch tổng th phát tri n kinh tế - xã h i 174 Thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng đi m phía Nam. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 161. Ủy ban nhân dân TPHCM (2014), Chỉ thị số 14/2014/CT-UBND Về tiếp tục tổ chức thực hiện 6 Chương trình đ t phá thực hiện Kết luận số 187-KL/TU ngày 29 tháng 3 năm 2014 của Thành ủy tại H i nghị lần thứ mười bảy Ban Chấp hành ảng b thành phố khóa IX. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 162. Ủy ban nhân dân TPHCM (2008), Kế hoạch thực hiện Chương trình hành đ ng của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương ảng khóa X. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 163. Ủy ban nhân dân TPHCM (2001), Quyết định số 11/2001/Q -UBND Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Về phê duyệt Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi của thành phố từ năm 2001 đến năm 2005. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 164. Ủy ban nhân dân TPHCM (2001), Quyết định số 16/2001/Q -UB Về việc giao kế hoạch chương trình mục tiêu Quốc gia và các chỉ tiêu kinh tế-xã h i năm 2001. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 165. Ủy ban nhân dân TPHCM (2001), Quyết định số 58/2001/Q -UBND V/v Ban hành quy chế phối hợp hoạt đ ng trong khu vực kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 166. Ủy ban nhân dân TPHCM (2002), Quyết định số 53/2002/Q -UBND Về tri n khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát tri n ngành thủy sản thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2002 đến năm 2005. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 167. Ủy ban nhân dân TPHCM (2002), Quyết định số 96/2002/Q -UBND Về Phê duyệt chương trình mục tiêu phát tri n bò sữa thành phố Hồ Chí Minh giai 175 đoạn 2002 - 2005. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 168. Ủy ban nhân dân TPHCM (2002), Quyết định số 125/2002/Q -UB Về phê duyệt Chương trình phát tri n nuôi tôm càng xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2005. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 169. Ủy ban nhân dân TPHCM (2002), Quyết định số 136/2002/Q -UBND Về thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát tri n rau an toàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 - 2005. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 170. Ủy ban nhân dân TPHCM (2003), Quyết định số 14/2003/Q -UBND Về phê duyệt chương trình phát tri n cây dứa Cayene ở thành phố thời kỳ 2003 – 2005. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 171. Ủy ban nhân dân TPHCM (2005), Quyết định số 91/2005/Q -UB Về việc ban hành bản quy định về quản lý nuôi thủy sản lồng, bè trên sông Tắc quận 9. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 172. Ủy ban nhân dân TPHCM (2005), Quyết định số 208/2005/Q -UBND Về phê duyệt chương trình mục tiêu phát tri n cá sấu trên địa bàn thành phố đến năm 2010. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 173. Ủy ban nhân dân TPHCM (2006), Quyết định 97/2006/Q -UBND phê duyệt Chương trình Chuy n dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 – 2010. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 174. Ủy ban nhân dân TPHCM (2006), Quyết định số 100/2006/Q -UBND Về việc phê duyệt đề án thí đi m xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) trên m t số rau an toàn tại xã Nhuận ức, huyện Củ Chi. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 175. Ủy ban nhân dân TPHCM (2006), Quyết định số 105/2006/Q -UBND về 176 khuyến khích chuy n dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 176. Ủy ban nhân dân TPHCM (2006), Quyết định số 147/2006/Q -UBND Về việc phê duyệt đề án xây dựng mô hình chuy n đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại 12 xã, phường. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 177. Ủy ban nhân dân TPHCM (2008), Quyết định số 35/2008/Q -UBND Về đối tượng thu hút đầu tư và cơ chế, chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư trong Khu Nông nghiệp Công nghệ cao thành phố. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 178. Ủy ban nhân dân TPHCM (2009), Quyết định số 10/2009/Q -UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 Về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành đ ng của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương ảng khóa X. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 179. Ủy ban nhân dân TPHCM (2009), Quyết định số 15/2009/Q -UBND Sửa đổi, bổ sung m t số điều của Quy định về khuyến khích chuy n dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 105/2006/Q -UBND ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 180. Ủy ban nhân dân TPHCM (2010), Quyết định số 5930/Q -UBND ngày 28/12/2009 về việc Phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát tri n nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025” Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 181. Ủy ban nhân dân TPHCM (2010), Quyết định số 08/2010/Q -UBND Ban hành Quy định về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân 177 dân TPHCM. 182. Ủy ban nhân dân TPHCM (2011), Quyết định số 3178/Q -UBND ngày 22/6/2011 về Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát tri n chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 183. Ủy ban nhân dân TPHCM (2011), Quyết định số 3328/Q -UBND ngày 4/7/2011 Về việc phê duyệt Chương trình phát tri n, ki m soát đ ng vật hoang dã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 184. Ủy ban nhân dân TPHCM (2011), Quyết định số 3329/Q -UBND ngày 4/7/2011 Về phê duyệt Chương trình phát tri n cá sấu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 185. Ủy ban nhân dân TPHCM (2011), Quyết định số 3463/Q -UBND ngày 12/7/2011 Phê duyệt chương trình phát tri n cá cảnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 186. Ủy ban nhân dân TPHCM (2011), Quyết định số 4320/Q -UBND ngày 12/9/2011 Về phê duyệt Chương trình Phát tri n chăn nuôi bò sữa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 187. Ủy ban nhân dân TPHCM (2011), Quyết định số 13/2011/Q -UBND Phê duyệt Chương trình chuy n dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 188. Ủy ban nhân dân TPHCM (2011), Quyết định 15/2011/Q -UBND Về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020. Lưu tại Văn 178 phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 189. Ủy ban nhân dân TPHCM (2011), Quyết định số 24/2011/Q -UBND về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết ại h i ảng b thành phố lần thứ IX về Chương trình chuy n dịch cơ cấu kinh tế, chuy n đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011-2015. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 190. Ủy ban nhân dân TPHCM (2011), Quyết định số 31/2011/CT-UBND Về tăng cường công tác quy hoạch kinh tế - xã h i, quy hoạch phát tri n ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 191. Ủy ban nhân dân TPHCM (2011), Quyết định số 36/2011/Q -UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/6/2011 Ban hành Quy định về Chính sách khuyến khích chuy n dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 192. Ủy ban nhân dân TPHCM (2012), Quyết định 4896/Q -UBND ngày 21/09/2012 về phê duyệt ề án phát tri n sinh vật cảnh trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 193. Ủy ban nhân dân TPHCM (2012), Quyết định số 48/2012/Q -UBND Ban hành quy định về n i dung chi và mức chi khuyến nông trên địa bàn Thành phố. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 194. Ủy ban nhân dân TPHCM (2013), Quyết định 13/2013/Q -UBND Quy định khuyến khích chuy n dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2013 – 2015. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 195. Ủy ban nhân dân TPHCM (2014), Quyết định số 08/2014/Q -UBND Ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật mô hình khuyến nông, khuyến 179 ngư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 196. Ủy ban nhân dân TPHCM (2014), Quyết định số 33/2014/Q -UBND Quy định về diện tích tối thi u được tách thửa. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 197. Ủy ban nhân dân TPHCM (2014), Quyết định số 40/2014/Q -UBND Sửa đổi, bổ sung m t số điều của Quy định về khuyến khích chuy n dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2013 – 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 13/2013/Q -UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 198. Ủy ban nhân dân TPHCM (2014), Quyết định số 5715 /Q -UBND ngày 21/11/2014 Ban hành Quy chế thực hiện thí đi m m t số chính sách thu hút chuyên gia khoa học và công nghệ vào làm việc tại 4 đơn vị: Khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Viện Khoa học - Công nghệ Tính toán và Trung tâm Công nghệ Sinh học. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 199. Ủy ban nhân dân TPHCM (2015), Quyết định số 12/2015/Q -UBND Thành phố Hồ Chí Minh Về việc ban hành Tiêu chí cánh đồng lớn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 200. Ủy ban nhân dân TPHCM (2015), Quyết định số 21/2015/Q -UBND Ban hành chính sách khuyến khích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 201. Ủy ban nhân dân TPHCM (2015), Quyết định số 26/2015/Q -UBND Ban hành chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu cho các Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ thành lập mới trên địa bàn Thành phố giai 180 đoạn 2015 – 2020. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 202. Ủy ban nhân dân TPHCM (2015), Quyết định 841/Q -UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện ề án “Tái cơ cấu ngành thủy lợi” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 203. Ủy ban nhân dân TPHCM (2015), Quyết định số 1244/Q -UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23/3/2015 Về ban hành kế hoạch phát tri n Kinh tế tập th . Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 204. Ủy ban nhân dân TPHCM (2015), Quyết định số 2868/Q -UBND Ban hành Kế hoạch ổi mới, phát tri n các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 205. Ủy ban nhân dân TPHCM (2013), Quyết định số 4750/Q -UBND Ban hành Kế hoạch thực hiện ề án "Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp" trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1565/QĐ-BNN- TCLN ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 206. Ủy ban nhân dân TPHCM (2015), Quyết định số 6150/Q -UBND Về phê duyệt Chương trình phát tri n nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2035. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 207. Ủy ban nhân dân TPHCM (2016), Quyết định số 944/Q -UBND ngày 4 tháng 3 năm 2016 Về ban hành kế hoạch phát tri n kinh tế tập th thành phố Hồ Chí Minh. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 208. Ủy ban nhân dân TPHCM, Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao (2015), số 377/BC – NNCNC, Báo cáo tình hình hoạt đ ng giai đoạn 2004 – 2014 và phương hướng phát tri n đến năm 2020 của khu nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 181 209. Ủy ban nhân dân TPHCM, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Báo cáo Kế hoạch phát tri n nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2006 – 2010. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 210. Ủy ban nhân dân TPHCM, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Kế hoạch số 850/SNN-TTTVHTNN về việc tri n khai chương trình h i nhập kinh tế quốc tế của ngành Nông nghiệp và phát tri n nông thôn thành phố giai đoạn 2007 – 2010. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 211. Ủy ban nhân dân TPHCM, Sở Nông nghiệp và PTNN (2015), Báo cáo Tổng kết thực hiện Kế hoạch phát tri n nông nghiệp, nông thôn năm 2015 và đánh giá 5 năm 2011-2015 tri n khai nhiệm vụ Kế hoạch năm 2016 và 5 năm 2016-2020. Lưu tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân TPHCM. 212. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Nghiên cứu quá trình hình thành của m t số chính sách đổi mới đ t phá trong nông nghiệp, nông thôn, đề tài cấp Bộ năm 2006. 213. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001), Nông nghiệp 61 tỉnh thành phố, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 214. Trần Thị Hồng Việt (2006), Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuy n dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà N i theo hướng nông nghiệp sinh thái, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. 215. Nguyễn Văn Vinh (2010), ảng b tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuy n dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 2005, luận án tiến sĩ lịch sử, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 216. Mai Thị Thanh Xuân (2002), “Một số kinh nghiệm của các nước châu 182 về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Khoa học, T.XVIII (4), tr.55-63. 217. Martin Ravallion, Dominique van de Walle (2008), ất đai trong thời kỳ chuy n đổi: Cải cách và nghèo đói ở nông thôn Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Ngân hàng thế giới, Hà Nội. 218. Website Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam www.mard.gov.vn 219. Website Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh www.hcmcpv.org.vn 220. Website Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn 221. Website Thành phố Hồ Chí Minh www.hochiminhcity.gov.vn 222. Website Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh binhchanh.hochiminhcity.gov.vn 223. Website Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ cangio.hochiminhcity.gov.vn, UBND huyện Cần Giờ Sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 673/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, 17 Tháng Bảy 2015 10:05:00 SA. 224. Website Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi cuchi.hochiminhcity.gov.vn 225. Website Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn hocmon.hochiminhcity.gov.vn, Phát triển nông nghiệp Hóc Môn thành nông nghiệp đô thị, 27 Tháng Tư 2016 11.05:00 SA 226. Website Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè nhabe.hochiminhcity.gov.vn 227. Website Báo Nhân dân điện tử nhandan.com.vn 228. Website Tổng cục thống kê Việt Nam www.gso.gov.vn 183 PHỤ LỤC 1: Bản đồ TPHCM 184 PHỤ LỤC 2 Nguồn: Niên giám Thống kê TPHCM năm 2016 [46] 185 PHỤ LỤC 3 Nguồn: Niên giám Thống kê TPHCM năm 2016 [46] 186 PHỤ LỤC 4 Nguồn: Niên giám Thống kê TPHCM năm 2016 [46] 187 PHỤ LỤC 5 Nguồn: Niên giám Thống kê TPHCM năm 2016 [46] 188 PHỤ LỤC 6 Nguồn: Niên giám Thống kê TPHCM năm 2016 [] 189 PHỤ LỤC 7 Nguồn: Niên giám Thống kê TPHCM năm 2016 [46]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdang_bo_thanh_pho_ho_chi_minh_lanh_dao_phat_trien_kinh_te_no.pdf
  • pdfTóm tắt luận án tiếng Việt Nguyệt.pdf
  • pdfTT-ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT.pdf
Tài liệu liên quan