HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
52
DANCHEONG- NÉT KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO CỦA HÀN QUỐC
SVTH: Hoàng Quỳnh Hương, Lê Thị Mai Nguyên
Nguyễn Thị Phương Thanh (3H-09)
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ngọc Bích
I. MỞ ĐẦU
Do gần gũi về mặt địa lí, các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật
Bản, và cả Việt Nam chúng ta luôn có những nét văn hóa tương đồng, được thể hiện
trong nhiều mặt: tôn giáo, văn học dân gian, nghệ thuật quần chúng, ẩm thực Kiến
trúc và ng
17 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Dancheong-Nét kiến trúc độc đáo của Hàn Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thuật trang trí truyền thống của các nước này cũng có nhiều điểm chung.
Nếu được chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc cổ của các nước châu châu Á, ta sẽ
nhận ra những mái ngói cầu kì, nền móng vững chãi, kèo cột, cho đến cả những họa
tiết trang trí trên tường, trên các xà ngang đều mang những nét tương tự nhau đến nỗi
nếu không nắm rõ đặc trưng kiến trúc cổ của từng nước, ta sẽ dễ dàng bị nhầm lẫn. Kiến
trúc cổ Hàn Quốc có một nét đặc trưng đó là sử dụng một số màu sắc và các họa tiết
trang trí độc đáo để trang trí trên mái nhà, các cột, mái hiên của các tòa kiến trúc lớn.
Việc trang trí các họa tiết màu sắc này được gọi là Dancheong – một nét nghệ thuật
truyền thống độc đáo của Hàn Quốc. Không những thể hiện vẻ đẹp và nghệ thuật đích
thực, Dancheong còn mang tính ứng dụng rất cao. Tuy nhiên, không nhiều người nước
ngoài, thậm chí ngay cả người Hàn Quốc biết cũng như hiểu rõ về nghệ thuật trang trí
kiến trúc độc đáo này bằng âm nhạc thị trường, điện ảnh hay ẩm thực truyền thống –
những nét đặc trưng văn hóa khác của Hàn Quốc.
Hình 1,2: Một số hình ảnh về Dancheong
Với mục tiêu khám phá được những giá trị của Dancheong - hình trang trí màu sắc
theo kiểu Hàn Quốc, chúng em đã quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Hy vọng qua bài báo cáo khoa học, các thầy cô, sinh viên khoa Hàn Quốc cũng tất cả
những ai quan tâm và yêu mến văn hóa Hàn Quốc cũng có thể hiểu rõ hơn về nghệ thuật
trang trí đầy ấn tượng này.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
53
II. NỘI DUNG
1. Dancheong là gì?
Dancheong (단청) là thuật ngữ chỉ nghệ thuật trang trí trên bề mặt vật liệu gỗ của
các tòa kiến trúc cổ Hàn Quốc như đền chùa, cung điện, Dancheong nổi bật với nhiều
màu sắc (thường là 5 màu) cùng các hình dạng, họa tiết khác nhau mang những ý nghĩa
tượng trưng riêng.
Dancheong là sự thăng hoa các biểu tượng may mắn, có sự hài hoà về mặt hình
dáng của mọi tạo vật, lưu trữ ý nghĩa cuộc sống trong từng màu sắc thiên nhiên. Qua đó
có thể nhận thấy dân tộc Hàn Quốc đã lĩnh hội được nguyên tắc của sự vật từ các màu
sắc của tạo hoá, cũng như rất am hiểu âm dương ngũ hành, sự hài hoà của ngũ sắc.
Trong các lĩnh vực nghệ thuật truyền thống của Hàn Quốc, cái có thể gợi lên dễ dàng sự
đẹp đẽ của màu sắc và hình ảnh chính là Dancheong.
Nếu tách từng chữ ra để lý giải thì Dancheong (丹靑) là giới hạn giữa sự hoà hợp
và tương phản của hai màu đỏ và xanh lục. Dan (丹) nghĩa là “chu sa”– một loại quặng
có màu đỏ gạch còn Cheong (靑) theo tiếng Hán là “Thanh”– màu xanh lá cây. Đó là
hai màu đặc trưng, cơ bản nhất của Dancheong, thể hiện sự đối lập và tương quan lẫn
nhau, tương tự như khái niệm Âm Dương trong văn hóa các nước châu Á.
2. Thời gian ra đời, lịch sử phát triển của Dancheong:
2.1. Thời gian ra đời:
Thời điểm ra đời chính xác của Dancheong đến nay vẫn chưa được xác định do
nhiều giả thuyết trái ngược nhau. Nhiều chứng cứ cho rằng Dancheong bắt đầu xuất
hiện từ thời kì Tam Quốc (khoảng từ năm 57 TCN đến 668). Tuy nhiên cũng có ý kiến
cho rằng Dancheong đã xuất hiện từ rất sớm, từ thời tiền sử trên các ban thờ thần linh,
nhưng đến thời Tam Quốc mới được phổ biến.
2.2. Lịch sử phát triển:
Thời kì Tam Quốc (삼국시대): Văn hóa thời kì này chịu ảnh hưởng của nước bạn
Trung Quốc, đặc biệt ở vương quốc Baekje thường giao lưu với Trung Quốc qua đường
biển. Điều này cũng được thể hiện ở Dancheong của vương quốc Beakje với các họa tiết
như Tứ thần (Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ), rồng, phượng hoàng, lá cây
kim ngân,
Ở Goguryeo, Dancheong được sử dụng rộng rãi trên tranh vẽ trên tường điện thờ,
thư đường, miếu mộ, với các hình họa tiết đa dạng (hoa sen, mây, rồng, pháo hoa).
Nhưng đặc biệt ở vương quốc Silla, nhất là thời kì Silla thống nhất, Dancheong
phổ biến đến mức ngay cả nhà dân thường cũng được trang trí với những họa tiết này,
với 5 màu cơ bản.
Thời kì Goryeo (고려시대): Ở thời kì này, Phật giáo chính thức được chọn làm
quốc giáo. Dancheong vì thế cũng xuất hiện rất rộng rãi ở các đền, chùa, ban thờ để
trang trí, thể hiện tư tưởng Phật giáo qua các họa tiết, cách sử dụng màu sắc.
Thời kì Joseon (조선시대): Hầu hết các công trình kiến trúc cổ có trang trí
Dancheong còn được bảo tồn ở Hàn Quốc hiện nay đều thuộc vào thời kì này.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
54
Dancheong lúc này đã đạt trình độ phát triển cao độ, với nhiều thể loại phức tạp hơn,
cùng sự phối màu tinh tế. Đặc biệt, ở thời kì này người ta sử dụng rất nhiều màu vàng
trên các họa tiết Dancheong nhằm thể hiện được sự lộng lẫy, cao sang cũng như quyền
uy của hoàng tộc.
2.3. Mục đích sử dụng Dancheong:
Dancheong không chỉ đơn thuần là một hình thức trang trí mà được sáng tạo ra
với nhiều mục đích khác nhau:
- Thể hiện sự oai nghiêm, quyền lực (khi được trang trí ở hoàng cung).
- Bảo vệ tòa kiến trúc khỏi nắng gió.
- Che giấu bề mặt thô ráp của vật liệu sử dụng.
- Mang tính trưng bày, biểu tượng và kỉ niệm những sự kiện lớn.
- Diệt trừ, xua đuổi ma quỷ.
3. Phân loại Dancheong:
Dancheong có rất nhiều loại nhưng về cơ bản có thể chia thành 6 loại chính sau:
- Gachil Dancheong (가칠단청): Là Dancheong không có hoạ tiết gì và chỉ được
sơn bằng một màu duy nhất; với cột trụ được sơn màu đất đỏ và phần còn lại được sơn
màu xanh ngọc; được sử dụng nhiều ở cung điện, miếu mộ, nơi nghỉ của các nhà sư ở
đền Phật giáo
Hình 3: Gachil Dancheong
- Geutgi Dancheong (긋기단청): là Dancheong được vẽ bằng những đường nét
bằng mực tàu và những đường nét nhánh cạnh nhau theo hình dáng của xà đỡ (부재)
trên Gachil Dancheong. Ngoài ra. cũng tuỳ theo hoàn cảnh mà có những lúc có thể dùng
nhiều hơn 2 màu sắc. Cũng có trường hợp ở đầu các xà đỡ có các hoạ tiết đơn giản như
hoạ tiết hoa mai hoặc hoạ tiết “hoa thái bình”(태평화). Geutgi Dancheong được sử
dụng nhiều ở bên trong các toà nhà phụ nhà nguyện, nơi nghỉ của các nhà sư ở những
ngôi đền Phật giáo và hyanggu (đền và trường học Nho giáo để dạy học sinh địa phương
thời Joseon).
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
55
Hình 4: Geutgi Dancheong
- Moro Dancheong (모로단청): còn được gọi là Meori Danchoeng (머리단청), là
Dancheong mà chỉ ở phần cuối của xà đỡ có các hoạ tiết tương đối đơn giản, chỉ vẽ vào
chính giữa của xà đỡ và để nguyên trạng thái được sơn một màu duy nhất, tạo cảm giác
tao nhã mà không hề rắc rối hay hoa mĩ. Moro Dancheong chủ yếu được sử dụng nhiều
ở những nơi như các toà tháp của đền Phật giáo hay ở vọng lâu các toà nhà phụ của
cung điện.
Hình 5: Moro Dancheong
- Geummoro Dancheong (금모로단청): còn được gọi là Oelgeum Dancheong
(얼금단청), có các hoạ tiết Meoricho được thiết kế phức tạp hơn so với Moro
Dancheong và gần giống so với Geum Dancheong. Geummoro Dancheong giữ nguyên
phần giữa khoảng trống cùng với Moro Dancheong hoặc cũng thêm vào các hoạ tiết đơn
giản hay các hoạ tiết hình học đơn sắc.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
56
Hình 6: Geummoro Dancheong
- Geum Dancheong (금단청): là Dancheong mà ở tất cả các phần trống của xà đỡ đều
được sơn một cách phức tạp và hoa mĩ như thêu trên lụa, sau đó sử dụng các chữ mạ
vàng. Geum
Dancheong được sử dụng nhiều ở chính điện của đền chùa hay cung điện hoàng gia.
Hình 7: Geum Dancheong
- Gatjeun Dancheong (갖은금단청): Gần giống với Geum Dancheong, nhưng cáchoạ
tiết được xếp chồng lên nhau tỉ mỉ và phức tạp hơn, cũng có trường hợp vẽ động thực
vật hay vẽ hình nàng tiên lên trên hoạ tiết và làm nổi các hoạ tiết lên trên bề mặt (gọi
là고분법) hay sử dụng các hoạ tiết bằng vàng tạo nên hiệu quả hoành tráng.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
57
Hình 8: Gatjeun Dancheong
Mỗi loại Dancheong đều có một phong cách khác nhau . Dựa vào Dancheong, ta
có thể hiểu rõ được đặc điểm, cấu trúc, môi trường xung quanh của công trình kiến
trúc và có thể biết được Dancheong nào phù hợp với tầng lớp xã hội nào.
4. Nghệ thuật sử dụng màu sắc trong Dancheong:
Dancheong thường có 5 màu chính là đỏ, xanh lục, vàng, trắng và đen (Ngũ sắc);
biểu trưng cho Ngũ hành:
Màu sắc Ngũ hành
Phương
hướng
Mùa Thần bảo hộ
Xanh Mộc Đông Mùa xuân Thanh Long
Đỏ Hỏa Nam Mùa hè Chu Tước
Vàng Thổ Trung tâm Chuyển mùa Nhân Hoàng
Trắng Kim Tây Mùa thu Bạch Hổ
Đen Thủy Bắc Mùa đông Huyền Vũ
Bảng 1: Ngũ sắc và Ngũ hành
Ngũ sắc cũng được thấy trên tay áo Hanbok cho trẻ em (색동옷), “túi
phúc”(복주머니 – túi nhỏ đựng tiền mừng tuổi vào dịp Tết của trẻ em Hàn Quốc)
Màu sắc trong Dancheong được chia thành 2 - 4 mảng dựa theo sắc độ từ đậm đến
nhạt, được gọi là Bit (빛). Các Bit này tùy theo sắc độ mà sẽ dùng màu trắng hay đen để
phân thành Chobit (초빛), Ibit (이빛), Sambit (삼빛). Tối đa chỉ có thể có đến Sabit
(사빛). Moro Dancheong thường dùng Ibit, Geum Dancheong thường dùng Sambit khi
trang trí bằng họa tiết hoa sen, hoa đỏ năm cánh, Hwi,.. Chỉ duy nhất ở Geum
Dancheong sử dụng cả 3 lớp Bit, trước Ibit kẻ viền trắng và sau Sambit vẽ viền đen kết
thúc.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
58
Sắc độ
Các loại
Chobit
(初빛): màu
nhạt nhất,
được sơn lần
đầu
장단
(長丹)
vàng
cam
육색
(肉色)
màu da,
hồng
nhạt
삼청
(三靑)
xanh da
trời
황(黃)
vàng
양록
(洋綠)
xanh lá
cây đậm
석간주
(石間朱)
màu nâu
Ibit (二빛):
đậm hơn
Chobit và
nhạt hơn
Sambit, là
màu trung
gian
주홍
(朱紅)
đỏ tươi
주홍
(朱紅)
đỏ tươi
군청
(群靑)
xanh
biển,
xanh
hải
quân
장단
(長丹)
vàng
cam
하엽
(荷葉)
xanh
ngải
다자
(茶紫)
nâu đỏ
Sambit
(三빛): màu
đậm nhất,
được sơn
cuối cùng
다자
(茶紫)
nâu đỏ
다자
(茶紫)
nâu đỏ
먹(墨)
đen
(màu
mực
tàu)
주홍
(朱紅)
đỏ tươi
군청
(群靑)
xanh
biển,
xanh
hải
quân
먹(墨)
đen (màu
mực tàu)
Bảng 2: Các sắc độ đậm nhạt của màu sắc trang trí Dancheong
Vốn lẽ từ thời Joseon, màu của Dancheong là các loại cát vô cơ có nguồn gốc từ
Trung Quốc. Tuy nhiên việc sử dụng các màu từ tự nhiên gây tốn kém, lại sản xuất theo
số lượng có hạn nên ngày nay không còn được dùng nhiều. Thay vào đó người ta sử
dụng các loại màu hóa học.
Phần lớn các màu hóa học như xanh đậm (양록), vàng (황), đỏ đậm (주홍), xanh
biển (군청) trong thành phần có chứa độc tố ít nhiều gây ảnh hưởng đến con người
nhưng với các thành phần tạo nên công trình kiến trúc thì lại có hiệu quả.
Ưu điểm của màu hóa học so với màu tự nhiên là giá thành rẻ hơn, màu sắc tươi
sáng, sắc độ rõ ràng hơn nhưng bên cạnh đó lại có nhược điểm là sau khi khô thì màu
nhanh bị mờ, biến sắc. Những màu hóa học được dùng hiện hành được chia làm 2 loại:
màu vô cơ và màu hữu cơ.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
59
Hình 9: Một số màu sắc hóa học thường dùng trong Dancheong
Màu hữu cơ Màu vô cơ
녹색(綠色) - xanh xyanin
장단(長丹) - màu cam
황(黃) - màu vàng thổ
주홍(朱紅) - đỏ toluidine
먹(墨) - màu mực tàu
지당(백색) - titan oxit R760
황토(黃土) - vàng oxit sắt
호분(胡粉) – trắng
양록(洋綠) - xanh ngọc
장단(長丹) - đỏ chì
석간주(石澗朱) - đỏ oxit sắt
황연(黃鉛) - vàng chrome
하엽(荷葉) - xanh oxit chromium
양청(洋靑) - xanh đậm 7117
군청(群靑) - xanh hải quân
5. Các dạng họa tiết Dancheong thường dùng:
5.1. Meoricho:
Meoricho (머리초) là các họa tiết Dancheong được trang trí trên các xà đỡ, dầm
đỡ, xà ngang... Đây cũng là thể loại họa tiết Dancheong phổ biến và đa dạng nhất với
những đặc trưng và ý nghĩa riêng biệt chỉ có thể thấy của Dancheong Hàn Quốc.
• Dựa vào dạng họa tiết hoa ở vị trí trung tâm, người ta chia thành các loại Meoricho:
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
60
- Họa tiết hình hoa sen (연화머리초): thường có màu xanh hoặc vàng. Phía trên có
họa tiết phụ trợ hình cái chum (항아리) và hình quả lựu (석류동). Biểu trưng cho sự
giác ngộ và thanh khiết (gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn), mong ước sinh được
nhiều con trai. Đây cũng là loại Meoricho phổ biến nhất.
Hình 10: Meoricho hoa sen
- Họa tiết hoa màu lục (녹화머리초) và hoa màu đỏ (주화머리초): có 4 hoặc 5 cánh,
thường được trang trí trong chùa, đền Phật giáo.
Hình 11: Meoricho hoa đỏ
- Họa tiết hình hoa cúc (국화머리초): tượng trưng cho trường thọ, cát tường.
- Họa tiết hình hoa mẫu đơn (모란머리초): là biểu tượng của hoàng tộc, bên cạnh các
họa tiết rồng phượng...
• Dựa vào bố cục họa tiết:
- Meoricho hình trống Janggu (장구머리초): bố cục gồm hai nửa đối xứng giống như
hình trống janggu.
Hình 12: Meoricho hình trống Janggu
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
61
• - Meoricho hình chai (병머리초): cũng bao gồm hai nửa như Meoricho hình trống
janggu, nhưng một nửa to, một nửa nhỏ hơn, gần giống hình cái chai.
Hình 13: Meoricho hình chai
• Dựa vào meoricho hoàn chỉnh hay một nửa, người ta chia thành 2 loại: Meoricho
hoàn chỉnh (온머리초) và Meoricho một nửa. (반머리초).
Bên cạnh còn có các họa tiết phụ trợ cho các họa tiết chính kể trên. Đó là Hwi (휘
- những đường lượn sóng màu sắc, tỏa dần ra xa), Jikhwi (직휘 - đường thẳng), Sil (실 -
đường thẳng có trang trí), Mijujeom (민주점 - những chấm trắng), Golpaengi (골팽이 -
các đường lượn xoắn ốc) và các hình thù biểu trưng: rồng, phượng, cá, bồ tát, ba
vòng tròn (tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân),
5.2. Các dạng họa tiết khác:
- Juicho (주의초): là các họa tiết Dancheong trang trí trên cột. Họa tiết chính thường
nằm ở dưới cùng, với các họa tiết phụ trợ tỏa dần lên trên.
Hình 14: Meoricho trên cột
- Geumcho (금초): được trang trí trên bề mặt gỗ phẳng như cửa, tường...Có khuôn mẫu
được tạo thành bằng cách gấp giấy thành 3 hoặc 4, cắt thành các hình hoa đối xứng
nhau. Khá đa dạng với khoảng 30 loại hình dạng khác nhau. Ở vị trí trung tâm của
Geumcho có thể có họa tiết chính hoặc không.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
62
Hình 15, 16: Meoricho trên cửa, tường
6. Dancheong với các mục đích trang trí khác nhau:
- Trang trí cung điện: nhấn mạnh vào mục đích thể hiện quyền lực của các bậc
vua chúa nên thường sử dụng nhiều màu vàng – màu tượng trưng của hoàng tộc
Trang trí Dancheong ở cung điện có thể dùng họa tiết chính là hoa sen, hoa mẫu
đơn, hoa đỏ, hoa cúc với ý nghĩa sẽ mang lại “phú quý, vạn sự thành công, trường thọ”.
Hoa sen vốn được dùng chủ yếu trong các công trình kiến trúc Phật giáo và Nho giáo,
biểu tượng cho sự thanh cao. Nhưng ngoài ra, hoa sen cũng là biểu tượng cho ước vọng
sinh được nhiều quý tử, vì thế mà cũng được sử dụng làm hoa tiết Dancheong cung đình.
Các họa tiết đặc trưng đối với trang trí Dancheong ở cung điện là rồng, phượng hoàng,
hạc, hoa mẫu đơn, hoa cúc. Rồng và phượng hoàng biểu tượng cho vương quyền còn
hạc và hoa cúc biểu tượng cho sự bất bệnh, sống trường thọ.
- Trang trí đền, chùa: Cấu trúc của đình chùa Phật giáo gồm rất nhiều thành phần
như Đại Phật đường (Đại trung đường, đại nam bổ đường, ..), bát thượng điện, tam
thượng điện, mỗi nơi lại cần cách trang trí khác nhau.
Màu sắc Dancheong thường là những màu cơ bản. Về họa tiết, trọng tâm là các hình
ảnh liên quan đến đạo Phật và không thể thiếu được các họa tiết bidan (họa tiết vằn vện).
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
63
Trang trí các công trình Nho giáo: giản dị nhưng thể hiện được nhiều luân lý
của đạo Khổng.
Các công trình này chủ yếu sử dụng Geutgi Dancheong và Moro Dancheong. Trang trí
đơn giản bằng họa tiết hoa sen, hoa đỏ năm cánh và họa tiết hình sừng. Hoa sen ngoài
những ý nghĩa thường thấy như thanh cao, trung thực, còn hàm chứa ý nghĩa về một
cuộc sống ẩn dật, thoát tục, thoát khỏi sự đời rối ren, vì thế mà hoa sen thanh khiết cũng
được chọn làm họa tiết chính để trang trí.
- Trang trí đồ vật: Ngoài chức năng chính là trang trí trong kiến trúc, Dancheong
còn được biến tấu để trang trí trên các nhạc cụ, và nhiều đồ vật ngày nay như gối, bát,
vòng cổ.. cho đến cả chiếc USB!!!
Hình 17, 18, 19, 20:
Một số ứng dụng của Dancheong trong trang trí các vật dụng hiện đại
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
64
7. Quá trình trang trí Dancheong:
Những nghệ nhân thực hiện trang trí Dancheong đều phải trải qua thời gian luyện
tập khá dài. Họ có rất nhiều tên gọi khác nhau như họa sĩ (화사), họa công (화공),
Gachiljang (가칠장) Khi nghệ nhân đó cũng đồng thời là một nhà sư thì được gọi
bằng tên Geumeo (금어) hoặc họa sư (화승). Riêng đối với việc trang trí Dancheong
trong hoàng thất, có hẳn một đội ngũ phụ trách gọi là Seonggonggam (성공감). Những
người này ngoài việc chịu trách nhiệm trang trí cung điện thì còn phụ trách cả trang trí
nhà khách hay các công trình mang tầm cỡ quốc gia khác.
Quá trình tạo nên Dancheong gồm khá nhiều bước, rất tỉ mỉ và phức tạp:
STT Các bước
thực hiện
Giải thích
1 Làm nhẵn bề
mặt
Phủi sạch bụi, đất bẩn bám trên bề mặt chất liệu và lau sạch bằng
nước xà phòng.
2
Tạo lớp nền
phụ trợ
Phết 1-2 lớp hồ lên bề mặt rồi để khô. Sau đó quét chì và màu
Jeongbun lên trên..
Trước đây người ta thường dùng hồ Bure của Daegu nhưng ngày
nay có thể dùng các loại hồ chuyên dụng
3 Phác thảo
(초내기)
Tùy theo hình dạng, kích thước của công trình mà chọn lựa và
thiết kế mẫu hoa văn phù hợp.
4 Đục lỗ
(천초)
Trên bản vẽ phác thảo, Dựa theo đường viền của hình vẽ, Đục
các lỗ có đường kính 0.5 – 1mm, khoảng cách giữa các lỗ liền kề
là 2-3 mm.
5 Sơn màu
xanh nền
6
In mẫu
Đặt mẫu đã được đục lỗ lên chất liệu sao cho thật ngay ngắn.
Dùng bột phẫn (hoặc bột vỏ trai, màu vẽ trắng..) từ từ quét lên
mẫu để in hoa văn xuống chất liệu.
7
Sơn màu Các họa sĩ tiến hành tô màu: mỗi người chỉ tô 1 màu duy nhất, lần lượt theo các tầng màu.
8
Tô viền đen Sau khi đã sơn xong các màu thì dùng màu đen tô viền để phân cách màu.
9
Hoàn thành
10
Lớp bảo vệ Sơn màu Acryl Emulsion hoặc dầu MyongYu lên để bảo vệ bề mặt tác phẩm.
Bảng 3: Quá trình trang trí Dancheong
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
65
8. So sánh, liên hệ:
8.1. So sánh Dancheong của ba nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản:
Không chỉ ở Hàn Quốc, Dancheong còn xuất hiện ở một số nước châu Á khác như
Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan Tuy nhiên, Dancheong Hàn Quốc là phát triển, đa
dạng nhất. Ở đây, ta chỉ so sánh Dancheong của Hàn Quốc với Dancheong của Trung
Quốc và Nhật Bản – hai nước láng giềng gần gũi nhất với Hàn Quốc.
- Đặc trưng của Dancheong Hàn Quốc: là sự sắp xếp thích hợp các yếu tố hoạ
tiết đặc trưng của Hàn Quốc, luôn biến hóa và mang ý nghĩa tốt lành, may mắn. Ở
Dancheong Hàn Quốc, các hoạ tiết hoa văn đa dạng của Meoricho là nhân tố quan trọng
nhất.
- Đặc trưng của Dancheong Trung Quốc: Dancheong của Trung Quốc được
chia làm 2 loại chính. Một loại là hình thức Dancheong cung đình bắt đầu thịnh hành
rộng rãi từ thời đại nhà Thanh, loại thứ hai là Sosik Dancheong, bắt đầu phát triển từ
vùng Tô Châu. Dancheong cung đình của Trung Quốc chủ yếu được thực hiện theo
phương thức sơn màu các hoạ tiết bằng màu vàng nổi lên trên nền màu ngọc lam. Tuy
tạo một cảm giác rất hoa mĩ nhưng do hiệu quả tương phản màu sắc bị giảm nên cũng
gợi nên cảm giác hơi đơn điệu. Sosik Dancheong sử dụng ít đi các hoạ tiết hoa văn và
cho thấy đặc tính mạnh mẽ theo xu hướng hội hoạ truyền thống với họa tiết là các tranh
phong cảnh, chim – hoa (화조화), các nhân vật cổ xưa Ngoài ra Dancheong Trung
Quốc cũng sử dụng chữ vàng ở đền Phật giáo như Meoricho của Hàn Quốc. Hoạ tiết lụa
(비단무늬) cũng được dùng và cũng mang ý nghĩa may mắn, nhưng hình thức tạo hình
chưa thể đa dạng bằng Hàn Quốc.
- Đặc trưng của Dancheong Nhật Bản: Dancheong của Nhật Bản kém phổ biến
và kém phát triển hơn cả. Dancheong Nhật Bản hầu như không dùng Meoricho - yếu tố
trang trí quan trọng ở Hàn Quốc và Trung Quốc, mà chỉ dùng các hoạ tiết lụa được lặp
lại một cách đơn giản và trang trí Seojo (con chim mang lại điềm lành như phượng
hoàng), Seoso (những con thú mang lại điềm lành) lên cửa chính. Nét đặc trưng của
Dancheong Nhật Bản cho thấy đặc trưng mang tính tạo hình của hệ thống phương Nam
(남방계통) - cái đem lại sự tĩnh lặng, khác biệt với sự tương phản màu sắc mạnh mẽ
trong trang trí hoạ tiết của Hàn Quốc, Trung Quốc.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
66
8.2. Liên hệ với những cách thức trang trí kiến trúc cổ của các nước khác:
Hình 21: Thủy tinh màu
Tranh thủy tinh màu trang trí trên các cửa sổ kính (stained glass) cũng sử dụng màu
sắc và các họa tiết được làm thủ công tỉ mỉ, tinh tế giống như Dancheong, dùng để trang
trí ở các nhà thờ Thiên Chúa giáo. Ngoài ra nó cũng có lịch sử phát triển lâu đời giống
như Dancheong. Tuy nhiên giữa chúng có những khác biệt cơ bản như sau:
Dancheong Thủy tinh màu
Màu sắc
Sử dụng 5 màu: đỏ, xanh,
vàng..
Không giới hạn về màu sắc
Xuất xứ Hàn Quốc Phương Tây
Ứng dụng
Trang trí trên mái Đình
chùa, cung điện, công trình
Nho giáo..
Trang trí trên nhạc cụ, gối,
túi xách
Tạo nên cửa sổ kính màu ở các
cung điện, lâu đài, tòa thánh, giáo
đường ..
Ngoài ra ngày nay còn phát triển
rộng rãi trong trang trí, thiết kế
nội, ngoại thất cho các công trình
dân dụng, khách sạn
Chế tác Làm thủ công: thiết kế Được làm thủ công qua các công
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
67
mẫu, tạo mẫu trên vật liệu
và sơn
đoạn thiết kế tạo mẫu, cắt kính và
mài dũa, gia công vật liệu và tạo
đường nét, vẽ, qua nhiệt độ nung
cao để tạo kết dính chất liệu, thi
công lắp ráp cho các công trình
nên khá phức tạp.
Bắt đầu xuất
hiện từ
Theo giả thuyết là từ thời
Tam Quốc
Thế kỉ đầu sau Công nguyên
Vị trí
Gắn liền với đình chùa Phật
giáo
Gắn liền và thể hiện sự sùng bái
đối với Cơ đốc giáo.
Người ta tin rằng sự hiện diện của
những nghệ thuật kính màu sẽ
mang tâm hồn của con người đến
gần với Chúa hơn.
Ấn tượng
Tạo cảm giác mộc mạc,
thân thuộc, truyền thống
đậm nét phương Đông
Tạo nên nét cổ điển, sang trọng
cho không gian kiến trúc
Bảng 4: So sánh sự khác nhau giữa Dancheong và thủy tinh màu
III. KẾT LUẬN
Dancheong là một nét văn hóa độc đáo của đất nước Hàn Quốc, được biết đến là
một trong số 20 đặc trưng văn hóa của quốc gia này. Không chỉ là một hình thức trang
trí đơn thuần, nó còn là một hình thức bảo vệ kiến trúc và chứa trong mình nhiều giá trị
nghệ thuật. Thông qua những màu sắc, hình vẽ, những suy nghĩ, quan niệm, ý thức của
người Hàn Quốc được bộc lộ khá rõ nét. Ngoài ra đó còn là một công trình thể hiện sức
sáng tạo, khéo léo, tỉ mỉ của các nghệ nhân. Qua đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân,
những công trình kiến trúc đã rực rỡ những tấm áo mới. Ban đầu, hẳn ai cũng có suy
nghĩ Dancheong chỉ đơn giản là sơn lên vật liệu là xong. Nhưng qua tìm hiểu, chúng em
mới biết được trang trí Dancheong là cả một chuỗi các công đoạn tỉ mỉ, từ khâu chọn
họa tiết, in họa tiết, phối màu rồi sơn. Tất cả đều được làm thủ công một cách trau chuốt
với tất cả tấm lòng của người nghệ sĩ. Người vẽ Dancheong cũng phải mất ít nhất 10
năm mới có thể trở thành một nghệ sĩ thành thục.
Dancheong không những có ở Hàn Quốc mà còn có mặt ở Nhật Bản, Trung Quốc,
Thái Lan, Mông Cổ.. và mỗi nơi lại có nét đặc sắc riêng. Việc gìn giữ những nét văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc này là trách nhiệm của mỗi quốc gia.Tại Hàn Quốc, vẫn
thường có các hoạt động như tham gia vẽ Dancheong tại các lễ hội, hội chợ,... thu hút sự
tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, trong đó có cả các em thiếu nhi, khách du
lịch nước ngoài. Điều đó cho thấy sức sống mãnh liệt của Dancheong trong xã hội hiện
đại Hàn Quốc.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011
68
Trên đây là toàn bộ bản báo cáo về quá trình tìm hiểu Dancheong của chúng em.
Do thời gian, nguồn tài liệu cũng như vốn hiểu biết có hạn, bản báo cáo nghiên cứu
khoa học này chắn chắn chưa được chi tiết và hoàn thiện nhưng hi vọng có thể là tài liệu
tham khảo giúp ích cho bất cứ ai muốn hiểu thêm về văn hóa, nghệ thuật Hàn Quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Korea Cultural Heritage 1: Seen through Pictures and Names”박기석, 김홍식,
NXB Sigong Tech/ Korea Visual.
2. “Korea Heritage I”(1997)Elizabeth N.J.NXB. Hollym.
3.
4.
5.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dancheong_net_kien_truc_doc_dao_cua_han_quoc.pdf