Mục lục
Trang
Lời nói đầu 4
Phần I: Khảo sát nguồn tài trợ của Công ty 5
I. Giới thiệu về Công ty Dệt 19/5 Hà Nội 5
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 5
1.1 Sơ lược các giai đoạn phát triển 5
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 9
1.3 Vị trí của Công ty 9
1.4. Mô hình bộ máy quản trị của Công ty 9
2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc đảm bảo
nguồn tài trợ của Công ty 10
2.1 Chính sách tài trợ của Công ty 10
2.2 Quy mô của Công ty 11
2.3 Hiệu quả đầu tư của C
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty 11
2.4 Uy tín của Công ty đối với các chủ nợ 11
2.5 Môi trường kinh doanh 12
2.6 Hình thức pháp lý 13
II. Thực trạng đảm bảo nguồn tài trợ của
Công ty Dệt 19/5 Hà Nội 14
1. Cơ cấu vốn và chi phí vốn 14
1.1. Cơ cấu vốn 14 1.2 . Chi phí vốn 28
2. Phân tích nguồn tài trợ 35
2.1 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 35
2.2 Rủi ro của các nguồn tài trợ 43
2.3 Quan hệ của Công ty với các chủ nợ 48
3. Chính sách huy động nguồn 49
II. Một vài đánh giá về việc đảm bảo nguồn tài trợ
của HATEXCO 50
1. Những kết quả đạt được 50
1.1 Công ty đã tìm kiếm được nguồn vốn
có chi phí thấp 50
1.2 Tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn 50
2 Những vấn đề còn tồn tại 51
2.1 Cơ cấu vốn chưa hợp lý 51
2.2 Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp 51
3. Nguyện nhân 51
Phần II. Một số giả pháp và kiến nghị 53
I. Phương hướng phát triển của Công ty 53
II. Giải pháp 55
1. Một số giả pháp trước mắt 55
1.1 Cơ cấu lại vốn 55
1.2 Tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn,
giảm bớt nguồng vốn ngắn hạn 63
1.3 Xây dựng kế hoạch huy động vốn nước ngoài 64
1.4 áp dụng nhiều hơn nữa hình thức thuê tài chính 66
2. Giải pháp trong thời gian tới 67
3. Một số kiến nghị với Nhà nước và các tổ chức
trung gian tài chính 69
Kết luận 72
Danh mục tài liệu tham khảo 73
Lời nói đầu
Đối với bất cứ loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh nào, từ đơn giản nhất như doanh nghiệp tư nhân, các tổ hợp tác đến phức tạp nhất như các tổng công ty, các tập đoàn đa quốc gia. Sự tồn tại và phát triển của chúng trong bất kỳ giai đoạn nào đề do hoạt động tài chính quyết định.
Đảm bảo nguồn tài trợ là một mảng vấn đề rất quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp, do vậy nó luôn được các nhà quản trị tài chính ưu tiên hàng đầu.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội,cũng giống như nhiều doanh nghiệp Nhà nước hiện nay Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đang gặp phải không ít khó khăn trong việc đảm bảo nguồn tài trợ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.
Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài :’Đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội’để nghiên cứu trong báo cáo của mình.
Bố cục của báo cáo gồm 2 phần chính:
Phần I : Khảo sát nguồn tài trợ của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội.
Phần II : Một vài đánh giá về việc đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Lê Văn Tâm cùng các cô, chú trong Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Sinh viên: Hoàng Văn Duy
Phần I
Khảo sát nguồn tài trợ của
Công ty Dệt 19/5 Hà Nội
I . Giới thiệu về Công ty Dệt 19/5 Hà Nội.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
1.1. Sơ lược các giai đoạn phát triển.
Công ty Dệt 19/5 Hà Nội, trụ sở tại 203 Nguyễn Huy Tưởng- Thanh Xuân Hà Nội, là loại hình doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội. Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp Dệt 8/5 Hà Nội (tức là lấy tên ngày bầu cử Quốc Hội), được thành lập chính thức vào tháng 10 năm 1959 trên cơ sở hợp nhất các doanh nghiệp tư nhân như :Dệt Việt Thắng, Công ty Tây Hồ...
Mục tiêu chung của Công ty là từng bước mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và tìm kiếm lợi nhuận.
Tính đến nay, Công ty đã trải qua 44 năm xây dựng và trưởng thành, có thể tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Công ty qua 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1959-1973.
Thời kỳ này, Xí nghiệp Dệt 8/5 ra đời có trụ sở tại số 4, ngõ 1-Hàng Chuối Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là thực hiện gia công cho Nhà nước(thực hiện kế hoạch 5 năm của Nhà nước). Sản phẩm chủ yếu lúc này là dệt bít tất, vải ka ki, khăn mặt...Xí nghiệp sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, các sản phẩm được cung cấp cho quốc phòng, may quần áo trang bị bảo hộ lao động.
Về quy mô, Xí nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ với 250 lao động, dây chuyền sản xuất chủ yếu là máy dệt Trung Quốc và máy dệt phổ thông.
Năm 1964 diễn ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nên Xí nghiệp phải chuyển về thôn Văn, Thanh Liệt, chủ yếu làm nhiệm vụ se sợi. Thời kỳ này Xí nghiệp được Nhà nước cho nhập 50 máy dệt Trung Quốc từ Nhà máy Dệt Nam Định. Năm 1967 Thành phố tách bộ phận dệt bít tất để thành lập Nhà máy dệt kim Hà Nội, khi đó , Xí nghiệp chủ yếu chỉ dệt vải, bạt các loại.
Giai đoạn 1973-1988.
Do sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp là vải bạt các loại nên Xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp Dệt bạt Hà Nội. Xí nghiệp được Nhà nước bao cấp nên hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khá ổn định.
Năm 1980, Xí nghiệp được duỵêt luận chứng kinh tế kỹ thuật cho xây dựng cơ sở mới và được Nhà nước cấp đất tại địa điểm hiện nay với diện tích 4,5 ha. Quá trình xây sựng nhà xưởng trong 5 năm từ 1981đến 1985 thì hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động.
Xí nghiệp được UBND thành phố đầu tư 100 máy dệt Tiệp Khắc, đồng thời đưa CBCNV đi học tập kỹ thuật tại nước này.
Trong giai đoạn này, nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp tăng nhanh, từ 1,8 triệu mét vải lên 2,7 triệu mét. Số lượng lao động tăng lên 520 người, nhu cầu nguyên liệu(sợi bông) khoảng 500tấn/năm. Năm 1983, Xí nghiệp được đổi tên thành Nhà máy dệt 19/5 Hà Nội (tức lấy này sinh của Bác).
Từ năm 1983 đến 1988, tốc độ sản xuất của Nhà máy tăng cao: máy dệt tăng lên 210 máy, số CBCNV tăng lên 1250 người. Đây có thể coi là thời kỳ thịnh vượng nhất của Nhà máy.
Giai đoạn 1989 - nay.
Đây là thời kỳ Nhà nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước. Do đó Nhà máy cũng phải chuyển đổi cho phù hợp với cơ chế mới. Nhà máy đi vào hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ tài chính, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và người lao động. Đây là thời kỳ khó khăn của Nhà máy, sản lượng vải giảm xuống còn1 triệu mét/năm. Trước tình hình đó , Nhà máy tiến hành cải tổ bộ máy quản lý tổ chức sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Năm 1989-1993, theo hiệp định ký với Liên Xô cũ, Nhà máy được cung cấp dây chuyền sản xuất quần áo dệt kim, nhưng năm 1991, Liên Xô tan rã, hiệp định không được thực hiện,sản phẩm không được bao tiêu,dây chuyền sản xuất chưa đồng bộ nên Nhà máy phải đầu tư mua thêm thiết bị của Hàn Quốc,Nhật Bản để hoàn thiện dây chuyền.
Nhà máy tiến hành trả lương khoán từ phân xưởng đến từng người lao động, dùng nhiều hình thức đãi ngộ để thu hút và sử dụng lức lượng lao động chất lượng cao và hiệu quả. Đồng thời Công ty tích cực tìm kiếm thị trường mới.
Doanh thu của Công ty đã tăng từ 6,24 tỷ VND (năm 1991) lên gấp đôi(12,83 tỷ) vào năm 1992. Năm 1993, Công ty đầu tư hai máy se nặng nhằm sản xuất loại vải bạt nặng chất lượng cao. Do đó sản lượng vải bạt dày tăng lên 80000mét/năm, khắc phục tình trạng thời vụ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy, vì thực tế, nếu chỉ cung cấp sản phẩm cho ngành giầy thì trong năm từ tháng 4 đến tháng 6 là Công ty không có việc làm. Do vậy doanh thu năm 1993 của Công ty đạt 15,7 tỷ VND.
Năm 1993, thực hiện luật Công ty, Nhà máy Dệt 19/5 đổi tên thành Công ty Dệt 19/5 Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là HATEXCO : Hanoi Textile Company.
Lúc này,Công ty có 1000 lao động. để đảm bảo đủ công ăn việc làm và làm ăn có hiệu quả , Công ty chủ động tìm kiếm bạn hàng mới , chú trọng hợp tác làm ăn với nước ngoài. Năm 1992, Công ty đã đi vào liên doanh với một công ty của Singapore, vốn góp của Công ty chiếm 20% trong tổng số vốn liên doanh, bao gồm một phần đất ở khu Nhân Chính. Công ty đã chuyển dây chuyền dệt kim và hơn 50% số lao động sang liên doanh này.
Thời kỳ 1988, Công ty tiếp tục đầu tư thành công dây chuyền kéo sợi và đầu tư máy dệt tự động UTAS của Tiệp. Do vậy doanh thu tiêu thụ của Công ty dã tăng lên 50 tỷ VND. Chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, đạt được giải bạc và nhiều huy chương vàng tại Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam. Đặc biệt tháng 6 năm 2000, Công ty đã được tổ chức quốc tế BVQI cấp chứng chỉ hệ thông quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO
9002. Đội ngũ CBCNV của Công ty được lớn mạnh không ngừng. Tỷ lệ kỹ sư và các cử nhân kinh tế chiếm tỷ trọng 7% trong tổng lao động toàn Công ty.
Trải qua 44 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đã được tặng thưởng nhiều huân huy chương các loại, ghi nhận những cố gắng nỗ lực của Công ty như huân chương lao động hạng 1,2,3... Đảng bộ Công ty liên tục được công nhận là đảng bộ trong sạch vững mạnh. Công đoàn Công ty đạt công đoàn vững mạnh và hoạt động rất hiệu quả, được tổng liên đoàn lao động Thành phố tặng danh hiệu đơn vị có phong trào công đoàn giỏi. Hoạt động của đoàn thanh niên , phong trào văn hoá văn nghệ rất sôi nổi, từng đạt nhiều giải trong các cuộc thi của ngành và Thành phố.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
ă Chức năng:Chức năng chính của Công ty là sản xuất ,kinh doanh các loại sản phẩm cề sợi, vải thô, kaki, pôpơlin... phục vụ các ngành kinh tế quốc dân.
ă Nhiệm vụ : cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng , tìm kiếm lợi nhuận nhằm: Hoàn thành kế hoạch của Công ty, hoàn thành nghĩa vụ nộp NSNN, tổ chức tốt công tác hạch toán tài chính theo quy định của pháp luât.
1.3. Vị trí của Công ty.
Là doanh nghiệp hạng hai trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội nên vị thế của Công ty trong ngành không lớn. Tuy nhiên xét về hiệu quả kinh tế thì Công ty lại là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, doanh thu không ngừng gia tăng, thu bù chi và có lãi, đời sống của CBCNV không ngừng được cải thiện. Có thể nói Công ty giữ vị trí khá quan trọng trong địa bàn.
1.4. Mô hình bộ máy quản trị của Công ty.
Giám đốc
PGĐ kỹ thuật SX
PGĐ Nội chính
Phòng hành chính-bảo vệ
Phòng KCS
Phòng kiểm toán thống kê
Phòng tài vụ
Phòng KH đầu tư
Phòng
Lao động tiền lương
Phòng KT-_SX
Phòng y tế
Phòng vật tư
2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc đảm bảo nguồn tài trợ.
Chính sách tài trợ của Công ty.
Việc thực hiện chính sách huy động nguồn phải dựa trên sự lựa chọn chính sách tài trợ . Có 3 loại chính sách tài trợ là chính sách tài trợ cân bằng, chính sách tài trợ vững chắc, và chính sách tài trợ mạo hiểm.
Để ổn định sản xuất và nâng cao uy tín đối với các chủ nợ, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội hiện đang theo đuổi chính sách tài trợ cân bằng, tức là tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn trung và dài hạn, còn tài sản lưu động biến đổi được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn.
Để xem trong 3 năm qua Công ty có thực hiện được chính sách tài trợ đó không , ta hãy so sánh một số chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu
Năm
TSCĐ biến đổi
Vốn ngắn hạn
2000
41.480.891.838
48.867.416.647
2001
46321.479.078
61.284.232.920
2002
32.665.638.227
59.454.318.424
Như vậy, 3 năm vừa qua, vốn ngắn hạn của Công ty lớn hơn rất nhiều so với TSCĐ biến đổi, tức Công ty đang tài trợ mạo hiểm, không đúng mục đích tài trợ đã đặt ra.
2.2. Quy mô của Công ty.
Công ty Dệt 19/5 Hà Nội thuộc loại doanh nghiệp có quy mô vừa, với tổng vốn sử dụng là gần 110 tỷ VND (đến cuối năm 2002), trong đó vốn chủ chiếm khoảng gần 25 tỷ VND (trên 5 triệu USD). Tổng số CBCNV hiện nay là 662 người, trong đó có 55 nhân viên quản lý. Doanh thu năm 2002 của Công ty đạt khoảng 70 tỷ VND, lợi nhuận sau thuế đạt 300 triệu VND.
2.3. Hiệu qủa đầu tư của Công ty.
Kế hoạch đầu tư của Công ty đóng vai trò trung tâm trong quá trình huy động vốn . Trên cơ sở thông tin đã thu thập được, Công ty bắt đầu lập kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Sau đó Công ty phải đi tìm nguồn vốn để tài trợ cho dự án đầu tư đó.Tuy nhiên không phải Công ty muốn huy động vốn như thế nào cũng được. Cho dù vốn vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu , cổ phiếu thì Công ty đều cần đến một kế hoạch huy động và sử dụng vốn hiệu quả. Do vậy kế hoạch đầu tư của Công ty là nền tảng để cán bộ thẩm định dự án xem xét , đánh giá và quyết định cho vay. Kế hoạch đầu tư có khả thi thì Công ty mới có thể huy động vốn dễ dàng, thậm chí với chi phí thấp hơn vì độ rủi ro đối với chủ sở hữu vốn thấp hơn.
Trong thời gian qua, các dự án đầu tư của công ty được đánh giá là khá hiệu quả, chính vì lẽ đó tạo điều kiện cho Công ty huy động vốn vay khá dễ dàng.
2.4. Uy tín của Công ty đối với các chủ nợ.
Quan hệ của Công ty đối với các chủ đầu tư trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của Công ty trong việc thanh toán các khoản nợ khi huy động vốn từ bên ngoài. Một doanh nghiệp có dự án đầu tư đã được chấp nhận cho vay vốn nhưng họ lại không sử dụng vốn đúng mục đích tức là đẩy các nhà đầu tư vào tình trạng gặp rủi ro vì đạo đức kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm. thiện cảm của nhà đầu tư đối với các doanh nghiệp sẽ mất đi và thay vào đó họ sẽ không sẵn lòng cho doanh nghiệp vay vốn nữa. Đặc biệt tỏng nền kinh tế thị trường, khi thông tin là hoàn hảo thì việc mất uy tín của doanh nghiệp sẽ lan rộng trong dư luận và chắc chắn những người đầu tư nhẹ dạ nhất cũng không dễ gì đầu tư vào doanh nghiệp.
Về điểm này, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội luôn thực hiện đúng các cam kết, luôn hoàn trả đầy đủ các khoản vay đúng hạn. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua luôn có lãi, do vậy Công ty đã tạo được niềm tin cho các chủ đầu tư.
2.5. Môi trường kinh doanh.
Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đang tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh năng động, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta trong những năm vừa qua là rất cao, tích luỹ từ nền kinh tế ngày càng lớn. Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự phát triển của hệ thống tài chính là môi trường thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp huy động vốn nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm được thời gian. . Điều đó tạo ra nhiều cơ hội Công ty để phát triển, nhưng bên cạnh đó nó còn tiềm ẩn nhiều rủi ro:
Ngành giầy (thị trường chủ yếu của Công ty) suy giảm mạnh, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, nên thị trường của Công ty bị co hẹp, cạnh tranh khốc liệt , giá bán giảm mạnh trong khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, Công ty đang trong tình trạng thiếu vốn lưu động. Tuy nhiên ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể CBCNV rất kiên định mục tiêu, từng bước đưa Công ty vượt qua khó khăn. Kết quả là năm 2002, Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
2.6. Hình thức pháp lý.
Địa vị pháp lý của Công ty có ảnh hưởng lớn tới khả năng tiếp cận và huy động các nguồn vốn. Như phần trên đã nói, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội là loại hình doanh nghiệp Nhà nước, do đó, theo luật doanh nghiệp Nhà nước ban hành 20/4/95, trong đó có quy định về huy động và sử dụng vốn như sau:
* Doanh nghiệp được cấp vốn điều lệ ban đầu , trong quá trình kinh khi cần thiết, Nhà nước có thể cấp vốn bổ sung.
* Doanh nghiệp được tự huy động vốn để phát triển kinh doanh và chịu trách nhiệm về việc huy động vốn đó .
* Doanh nghiệp Nhà nước được quyền sử dụng vốn và các quỹ của mình để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn trong khôn khổ luật pháp quy định.
* Doanh nghiệp có quyền dùng vốn của mình để đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp theo quy định.
* Ngoài vốn Nhà nước đầu tư, doanh nghiệp được huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu công ty, vay vốn, nhận vốn góp liên doanh liên kết và các hình thức khác nhưng không được làm thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp và không vượt quá vốn điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm công bố gần nhất.
* Doanh nghiệp được sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ để tái đầu tư, thay thế và đổi mới TSCĐ và sử dụng cho các yêu cầu kinh doanh của Nhà nước.
* Doanh nghiệp Nhà nước được quyền cho thuê, cầm cố các tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Doanh nghiệp Nhà nước được nhượng bán tái sản theo quy định cảu pháp luật.
Rõ ràng hình thức pháp lý của Công ty và những chính sách kinh tế của Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động và sử dụng vốn của Công ty.
II. Thực trạng đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội.
Việc xem xét, phân tích nguồn vốn của Công ty là việc làm hết sức cần thiết giúp ta thấy rõ được bức tranh tài chính của Công ty, để từ đó có những chiến lược huy động và sử dụng vốn thích hợp, nhằm ổn định tình hình tài chính , nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Những vấn đề cốt yếu cần phân tích, đó là :
*Cơ cấu vốn và chi phí vốn.
* Phân tích nguồn tài trợ về các mặt :các chỉ tiêu tài chính căn bản, phân tích những rủi ro của từng nguồn, và phân tích các chủ nợ.
* Phân tích chính sách huy động nguồn.
1. Cơ cấu vốn và chi phí vốn.
1.1 Cơ cấu vốn.
Chi tiết bên phải của bảng cân đối tài chính chỉ ra nguồn vốn của doanh nghiệp (theo cách gọi hiện nay). Theo cách phân chia phổ biến nhất , nguồn vốn gồm 2 phần chính là vốn nợ và vốn chủ. Tỷ trọng các nguồn đó trong tổng nguồn gọi là cơ cấu vốn.
Theo cách phân chia đó, cơ cấu vốn tổng quát của Công ty năm 2000, 2001, và 2002 như sau :
Bảng 1: Cơ cấu vốn tổng quát của HATEXCO.
Đơn vị:VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn chủ
16762399309
25.38
16948017190
16.47
24087235131
22
Vốn nợ
49276416649
74.62
85944080654
83.53
85427154300
78
Tổng vốn
66029815958
100
102892097844
100
109514389431
100
Qua bảng trên ta thấy từ năm 2000 đến 2003, tổng vốn của Công ty tăng mạnh, năm 2000 tổng vốn của Công ty là 66 tỷ VND, đến năm 2001 tăng lên 103 tỷ VND. Tuy nhiên trong 3 năm qua, cơ cấu nguồn tài trợ của Công ty có nhiều biến đổi : năm 2001, vốn chủ tăng không đáng kể so với năm 2000 (khoảng 17 tỷ), trong khi đó, nợ tăng nhanh từ 49 tỷ (năm 2000) lên 86 tỷ (năm 2001), điều này chứng tỏ năm 2001, tổng vốn tăng mạnh là do Công ty đi vay để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này sẽ làm tăng rủi ro trong hoạt động đầu tư của Công ty, thẻ hiện những bất cập trong việc huy động vốn.
Đến năm 2002, tình hình tài chính cua Công ty biến chuyển theo hướng tích cực, Công ty đã trả bớt một vài khoản nợ (khoảng 0.5 tỷ VND) và tăng vốn chủ (7 tỷ VND) làm tổng vốn tăng gần 7 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn chủ của Công ty năm 2002 là 22%, đó là mức cao nhất trong 3 năm qua.
Để thấy được rõ hơn, ta sẽ đi nghiên cứu cụ thể cấu trúc của từng nguồn vốn.
1.1.1. Cấu trúc vốn chủ.
Là một doanh nghiệp Nhà nước nên vốn chủ của Công ty thuộc sở hữu Nhà nước. Trong Công ty, nguồn vốn này bao gồm 3 khoản chính là: vốn do NSNN cấp( sử dụng vốn này, Công ty phải nộp một khoản thu về sử dụng vốn NSNN với mức 1.8%/ năm được trích từ lợi nhuận sau thuế), vốn tự bổ sung và vốn quỹ.
Cơ cấu vốn chủ của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội 3 năm qua như sau :
Bảng 2:Cơ cấu vốn chủ của HATEXCO.
Đơn vị tính:VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn
NSNN
14302624740
85.3
14540276384
85.8
23540276384
97.7
Vốn tự bổ sung
316033645
1.9
155875949
0.9
341152304
1.4
Vốn quỹ
2143740924
12.8
2251864875
13.3
205806443
0.85
Tổng vốn chủ
16762399309
100
16948017190
100
24087235131
100
Bảng trên cho thấy tổng vốn chủ của Công ty trong 3 năm qua có khuynh hướng tăng. So với năm 2000, năm 2001 tăng khoảng 220 triệu đồng (tương đương 1.1%) và năm 2002 tăng khoảng 7,3 tỷ đồng (tương đương 14,375).
* Vốn ngân sách Nhà nước.
Là loại hình doanh nghiệp Nhà nước nên vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn NSNN cấp. Tại thời điểm cuối năm 2001 lượng vốn này là 14.540.276.384 VND, chiếm 85.8% trong tổng vốn chủ, tăng 273 triệu VND so với năm 2000 (tương ứng 1.66%). Đến cuối năm 2002, lượng vốn này là 23.540.276.384 VND, tăng so với năm 2000 là khoảng 9.273 tỷ VND (tương ứng với 64.58%). Nguyên nhân là do Công ty được cấp bổ sung vốn lưu động của Thành phố, giảm quỹ đầu tư , nguồn đầu tư XDCB theo biên bản kiểm tra tài chính của cục tài chính doanh nghiệp.
* Nguồn vốn tự bổ sung:
Vốn tự bổ sung của Công ty là vốn thuộc sở hữu Nhà nước nhưng nó phản ánh kết quả và hiệu quả kinh doanh. Nguồn vốn này của Công ty được hình thành từ lợi nhuận để lại.
Nguồn vốn này năm 2001 là 155.875.949 VND (chiếm 0.9%) trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm 160.157.696 VND (tương ứng 50.77%), do năm 2001, tình hình kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn, giá bán giảm trong khi chi phí đầu vào tăng. Đến năm 2002, tình hình kinh doanh của Công ty khả quan hơn. Nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại là 341.152.304 VND, tăng so với năm 2000 là 25.118.659 VND (tương ứng 7.9%). Nếu xem xét gắn liền với viễn cảnh của môi trường kinh doanh hiện nay thì con số này phản ánh nỗ lực lớn của toàn thể CBCNV trong Công ty trong việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đưa Công ty vượt khó đi lên.
* Nguồn vốn quỹ.
Các quỹ của Công ty bao gồm : Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng phúc lợi, nguồn kinh phí sự nghiệp, quỹ khấu hao (nguồn vốn đầu tư XDCB).
Theo quy định tại chương IV của Nghị định 59 CP ngày 3-10 – 1996 của Chính phủ quy định quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ trên được trích từ lợi nhuận sau thuế của công ty sau khi nộp đủ các khoản nghĩa vụ với Nhà nước:
* Quỹ đầu tư phát triển: Mức trích tối thiểu là 50% với mục đích dùng để đầu tư phát triển kinh doanh( kể cả trường hợp liên doanh, góp vốn cổ phần, mua cổ phiếu theo quy định), đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; trợ giúp thêm cho việc đào tạo nâng cao tay nghề và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp. Trong những điều kiện cần thiết, Nhà nước có thể điều động một phần quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp để sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển doanh nghiệp Nhà nước khác.
*Quỹ dự phòng tài chính: Trích với mức 10% và số dư của quỹ này tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ. Quỹ này dùng để bù đắp những tổn thất, những thiệt hại về tài sản mà doanh nghiệp phải chịu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: trích 5%, mức tối đa không vượt quá 6 tháng lương thực hiện. Quỹ này dùng để chi cho viẹc đào tạo công nhân viên do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ đào tạo nghề, dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp, và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động, trợ cấp cho người lao động làm vệc thường xuyên trong doanh nghiệp nay bị mất việc làm theo quy định tại Nghị định 72 –CP ngày 31-10-1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm.
Quỹ khen thưởng phúc lợi: Phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trích dủ các quỹ trên , đã trích quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng theo mức:
-Trích tối đa không quá 3 tháng lương thực tế nếu tỉ suất lợi nhuận trên vốn(ROI) năm nay không thấp hơn tỉ suất lợi nhuận trên vốn năm trước.
- Trích tối đa không quá 2 tháng lương thực tế nếu tỉ suất lợi nhuận trên vốn năm nay thấp hơn tỉ suất lợi nhuận trên vốn năm trước. Nếu sau khi trích vào 2 quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi mà còn dư lợi nhuận thì số dư đó được trích vào quỹ đầu tư phát triển. Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi dùng để thưởng cuối năm thường kỳ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp; thưởng đột xuất cho các cá nhân, tập thể có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả trong kinh doanh, thưởng cho cá nhân, tập thể ngoài doanh nghiệp có quan hệ hợp đồng kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện hợp đồng, có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; đầu tư xây dựng và sửa chữa các công trình phúc lợi; chi các hoạt động phúc lợi công cộng trong doanh nghiệp, và phúc lợi xã hội. Góp vốn xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, trợ cấp cho những cá nhân có khó khăn đột xuất.
Quỹ khấu hao: Hình thành từ việc trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp. Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đều theo quy định của Nhà nước. Quỹ này để tái sản xuất mở rộng tài sản cố định trong Công ty.
Nguồn quỹ của Công ty 3 năm qua biến đổi như sau:
Bảng 3: Nguồn vốn quỹ.
Đơn vị:VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Quỹ đầu tư PT
371 618 541
371 618 541
---
Quỹ dự phòng TC
24 053 000
24 053 000
24 053 000
Quỹ khấu hao cơ bản
1 637 572 183
1 599 920 539
---
Quỹ trợ cấp mất việc làm
10 497 200
10 497 200
10 497 200
Quỹ khen thưởng phúc lợi
-----
-4 922 423
-58 859 409
Nguồn kinh phí sự nghiệp
100 000 000
295 000 000
188 000 000
Tông nguồn quỹ
2 143 740 924
2 296 166 857
163 690 791
Bảng 3 cho thấy năm 2002, nguồn vốn quỹ của Công ty giảm so với năm 2000 và giảm mạnh so với năm 2001.Năm 2000, tổng nguồn vốn quỹ là 2 143 740 924 VND thì đến năm 2001 con số này là 2296 166 857 VND, tăng so với năm 2000 là 152.245.933 VND, nhưng đến năm 2002, con số này đã suy giảm còn 163.690.791 VND (giảm so với năm 2001 là 2.132.476.066 VND). Nguyên nhân là quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu hao cơ bản và quỹ khen thưởng phúc lợi giảm mạnh do doanh nghiệp đã sử dụng nhiều nguồn quỹ này mà lợi nhuận lại giảm nên việc trích bổ sung cho các quỹ bị hạn chế. Do đó nguồn vốn quỹ của Công ty bị tác động tiêu cực.
Mặc dù nguồn vốn này năm 2002 nhỏ, bất ổn nhưng Công ty vẫn có thể sử dụng tạm thời khi thiếu vốn.
1.1.2. Cấu trúc vốn nợ.
Nguồn vốn nợ có vai trò quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Hiếm có một doanh nghiệp nào tiến hành sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường lại không sử dụng vốn nợ. Nguồn vốn này được huy động từ nhiều nguồn khác nhau , trong đó quan trong hơn cả là vốn tín dụng ngân hàng (ngắn hạn và dài hạn), vốn tín dụng thương mại, thuế và các khoản phải nộp NSNN, và vốn vay nội bộ. Từ báo cáo tài chính của Công ty, ta có cơ cấu vốn nợ như sau :
Bảng 4: Cơ cấu vốn nợ của HATEXCO.
Đơn vị: VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vay ngắn hạn
18369145236
37.28
22451060980
26.12
26703539420
31.26
Phải trả người bán
10777956848
21.87
12627391712
14.7
8334269503
14.93
Người mua trả trước
15538395642
31.53
26327866
0.03
92734666
0.04
Phải nộp NSNN
-120923618
-0.25
-1396223988
-1.62
696078847
-0.81
Phải trả CNV
1648365843
3.34
1215147278
1.41
1449455819
1.7
Phải trả nội bộ
555881834
1.14
539707584
0.62
463968224
0.54
Phải trả, phải nôp ạ
2094594864
4.25
25820821488
30
23166429639
27.12
Vay dài hạn
400000000
0.84
10719846253
28.73
21548000000
25.22
Tổng vốn nợ
49267416649
100
85944080654
100
85427154300
100
Từ bảng tổng hợp trên, cho thấy tổng vốn nợ của Công ty có khuynh hướng tăng : năm 2001 tăng so với năm 2000 khoảng 36,68 tỷ VND (ứng với 74,5%). Năm 2002, tổng vốn nợ có giảm so với năm 2001 (khoảng 500 triệu VND) nhưng vẫn tăng so với năm 2000 là khoảng 36 tỷ đồng (ứng với 73.4%). Điều đó cho thấy trong 2 năm qua Công ty đã tăng cường tài trợ cho tài sản của mình bằng tăng nợ.
Cũng từ bảng số liệu trên, khoản vay ngắn hạn tăng , khoản vay dài hạn tăng mạnh từ 400 triệu năm 2000 lên 10,72 tỷ VND năm 2001, và 21.55 tỷ đồng năm 2002. Trong khi nguồn tín dụng thương mại (gồm phải trả người bán và người mua trả trước),khoản phải trả các đơn vị nội bộ suy giảm, phải nộp Nhà nước giảm mạnh.Điều này chắc chắn làm tăng chi phí vốn, ảnh hưởng không tốt đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nếu tổng hợp theo nguồn hình thành , cơ cấu vốn của Công ty như sau :Bảng 5 : Cơ cấu vốn nợ theo nguồn.
Đơn vị: VND
Nguồn
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vay ngân hàng
18769145236
38.12
33270953223
54.85
48251539420
56.48
Tín dụng TM
26316351480
53.3
12653719578
14.73
8367004169
14.97
Nợ tích luỹ
1527442225
3.09
-18107610
-0.21
753376972
0.29
Nợ khác
2094594864
4.25
25820821488
30
23166429639
27.12
Nợ nội bộ
559881834
1.14
539707584
0.63
463968224
0.54
Tổng vốn nợ
49267416649
100
85944080654
100
85427154300
100
*Nguồn vốn vay ngân hàng.
Vốn vay ngân hàng của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội bao gồm cả vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn. Vốn ngắn hạn Công ty sử dụng cho nhu cầu vốn lưu động, do vốn lưu động của Công ty luôn trong tình trạng thiếu không đủ hoạt động, bởi đến nay, Nhà nước vẫn chưa cấp 30% lượng vốn lưu động một lần theo quyết định 55/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong 3 năm qua vốn vay tín dụng ngân hàng ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn nợ và có xu hướng gia tăng. Vốn vay dài hạn ngân hàng năm 2000 là nhỏ, chỉ có 400 triệu VND , chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn vay (0.84%), nhưng đến năm 2001 và 2002, nguồn này tăng cao do nhu cầu mua sắm các thiết bị văn phòng và những tài sản cố định khác(năm 2001 nguồn vốn này là 10,72 tỷ, năm 2002 là 21,45 tỷ VND).
Hiện tại Công ty Dệt 19/5 Hà Nội đang có quan hệ tín dụng với hai ngân hàng là Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Công thương Việt Nam, Công ty thực hiện chế độ vay theo mức lãi suất chung dưới hình thức hạn mức tín dụng đối với vay ngắn hạn để đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn lưu động , và vay dưới hình thức từng món đối với vay dài hạn. Trong 3 năm từ 2000->2002, lãi suất đối với vay ngắn hạn lần lượt là: 0.75%, 0.7% và 0.7%/tháng. Đối với vay vay dài hạn là : 0.8%, 0.75% và 0.75%/tháng. Nếu so sánh với tỷ suất lợi nhuận mà Công ty đã đạt được trong 3 năm qua thì lãi suất vốn vay ngân hàng là khá cao, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
*Nguồn vốn tín dụng thương mại.
Vốn tín dụng thương mại là nguồn vốn ngắn hạn. Trong bảng cân đối tài chính của Công ty thì nguồn này bao gồm hai khoản mục là: phải trả nhà cung cấp và người mua trả tiền trước. Thực chất đây là nguồn vốn chiếm dụng của Công ty đối với nhà cung cấp đầu vào và khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường thì việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi, và nó là nguồn vốn quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp , được các doanh nghiệp đặc biệt ưu chuộng. Khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào uy tín của doanh nghiệp và tương quan thế lực giữa doanh nghiệp và các lực lượng hữu quan.
Để thấy rõ hơn sự biến động của nguồn vốn này , ta nghiên cứu bảng sau:
Bảng 6: Nguồn vốn tín dụng tương mại của HATEXCO.
đơn vị: VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Phải trả người bán
107779566858
41
12627391712
99.8
8334269503
99.6
Người mua trả trước
15538395642
59
26327866
0.2
32734666
0.4
._.
Tổng nguồn TDTM
26316351480
100
12653719578
100
8367004169
100
Tỷ trọng TDTM/ồvốn vay
53.4
14.73
15
Theo như bảng trên, tổng vốn tín dụng thương mại của Công ty giảm mạnh trong 3 năm qua. Từ 26 316 351 480 VND năm 2000 xuống còn 12 653 719 578 VND năm 2001(tức đã giảm 48.1% so với năm 2000), năm 2002, nguồn này tiếp tục giảm xuống còn 8 367 004 169 VND (giảm 31.8% so với năm 2000). Tỷ trọng vốn tín dụng thương mại trong tổng vốn vay cũng giảm mạnh từ 53.4% năm 2000 xuống 14.73% năm 2001 và 14.97% năm 2002. Có thể nói trong năm 2001 và 2002 vốn tín dụng thương mại của Công ty là thấp. Đáng chú ý nhất là khoản người mua trả tiền trước trong 3 năm qua giảm liên tục với tốc độ nhanh, điều đó phản ánh đúng tình hình khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty, đó là do sự suy giảm của ngành giầy vải. Đến nay ngành này vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục (cả Tổng công ty giầy Việt Nam đã vừa phải giải tán). Khoản phải trả nhà cung cấp năm 2001 tăng gần 2 tỷ so với năm 2000, nhưng đến cuối năm 2002, khoản này đã suy giảm chỉ còn 8,37tỷ VND (tức là đã giảm so với năm 2001 khoảng 4.26 tỷ VND). Như vậy Công ty đã đánh mất dần nguồn tín dụng thương mại hấp dẫn với chi phí thấp, thêm vào đó lại bị các đối tượng khác chiếm dụng vốn. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Cũng chính vì nguồn tín dụng thương mại của Công ty giảm mạnh như vậy nêm buộc Công ty phải tăng cường vốn vay để bù đắp sự thiếu hụt vốn trong quá trình đầu tư của mình mà ta đã thấy ở mục trên.
* Các khoản nợ tích luỹ.
Nguồn từ các khoản nợ tích luỹ của Công ty bao gồm các khoản nợ ngân sách Nhà nước, nợ CBCNV.
ã Nợ ngân sách Nhà nước của Công ty ở dưới dạng thuế các loại, bao gồm 3 khoản mục là thuế GTGT hàng nội địa (thuế suất 10%), thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất 32%), và thu về sử dụng vốn NSNN hay thu trên vốn (1.8%/năm). Theo quy định hiện hành Công ty phải tạm tính thuế và các khoản phải nộp NSNN theo mức quy định vào đầu các quý và nộp các khoản này đúng hạn theo giấy báo của cơ quan thuế. Công ty phải nộp các khoản thuế tạm tính này lên, sang kỳ sau, sau khi quyết toán được duyệt, dựa trên số liệu thực tế: nếu số phải nộp thực tế nhỏ hơn số đã tạm nộp thì Công ty phải nộp bổ sung phần chênh lệch. Ngược lại, nếu số tạm nộp lớn hơn số phải nộp thì phần đã nộp thừa sẽ được cơ quan thuế Nhà nước giữ lại và khấu trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau. Đương nhiên trong thời hạn chưa phải nộp thuế, Công ty được phép sử dụng nó như một nguồn tài trợ ngắn hạn.
ã nguồn từ phải trả CBCNV.
Trong cơ cấu vốn vay, khoản mục phải trả CNV trong Công ty chiếm một tỷ trọng nhỏvà có xu hướng giảm trong 3 năm qua.
Năm 2000: 3.34%.
Năm 2001: 1.14%.
Năm 2002: 1.7%.
Theo quy định, hàng tháng Công ty tính tiền lương, các khoản phụ cấp mang tính tiến lương, các khoản phải trích theo lương phải trả công nhân viên. sau khi tính toán Công ty phải trích quỹ ngay . nhưng Công ty thực hiện trả lương vào cuối tháng nên phần quỹ này Công ty có thể sử dụng vào việc tài trợ cho tài sản lưu động, khi cần có thể hoàn trả. Ngoài ra hàng tháng Công ty có tạm ứng cho công nhân viên vào ngày 10. Nhưng tài khoản “tạm ứng” lại nằm bên phần tài sản trong bảng cân đối tài chính. Do vậy, nguồn vốn “phải trả công nhân viên” luôn tồn tại (tài khoản 334 luôn có số dư có).
ã Nguồn vốn huy động nội bộ.
Đây là nguồn vốn được tạo lập từ mối quan hệ của Công ty với các đơn vị nội bộ. Nguồn vốn này của Công ty không lớn, chiếm tỷ trọng nhỏ tỏng tổng nguồn vốn nợ nhưng nó có thể đáp ứng nhanh nhu cầu vốn tạm thời của Công ty tại những thời điểm nhất định:
Năm 2000: 3.34%.
Năm 2001: 1.41%.
Năm 2002: 1.7%
Trong 3 năm qua , từ năm 2000->2002, nguồn vốn này của Công ty đã suy giảm.
ã Các nguồn vốn khác mà Công ty đã sử dụng.
Vốn tín dụng khác của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như vay của cán bộ công nhân viên trong Công ty, vay của anh em, bạn bè và những đối tượng khác.
Nguồn vốn này tuy nhỏ nhưng nhiều khi nó lại giữ vai trò quan trọng. Chẳng hạn như khi Công ty cần gấp một lượng vốn để tài trợ cho một số tài sản mà Công ty muốn đầu tư, nhưng hạn mức tín dụng mà ngân hàng đặt ra đã hết thì việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên , bạn bè anh em của họ là rất kịp thời và hiệu quả. Lãi suất vay của nguồn này là 0.8%/tháng, cao hơn lãi suất ngân hàng một chút. Năm 2000, vốn huy động từ nguồn này là 559 881 834 VND, năm 2001 là 539 707 584 VND, và năm 2002 là 463 968 224 VND, tương đương với tỷ trọng trong tổng vốn vay lần lượt là 1.14%, 0.63% và 0.54%. Mặc dù lãi suất huy động từ nguồn này khá cao nhưng việc huy động vốn từ nguồn này lại có chi phí giao dịch thấp, thậm chí bằng 0, đảm bảo tính kịp thời. Tuy nhiên Công ty chỉ huy động nguồn vốn này khi có nhu cầu vốn đột xuất do những chi phí phát sinh tức thời và Công ty cũng chỉ vay với một lượng nhỏ, thời gian ngắn.
Thông qua cơ cấu vốn cụ thể đã phân tích ở bảng trên, ta có bảng tổng hợp nguồn vốn sau:
Bảng 8: Tổng hợp các nguồn vốn của HATEXCO.
Đơn vị: VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Vay ngân hàng
18769145236
33270953223
48251539420
Tín dụng TM
26316351480
12653719578
8367004169
Nợ tích luỹ
1527442225
-18107610
753376972
Nợ khác
2094594864
25820821488
23166429639
Nợ nội bộ
559881834
539707584
463968224
Tổng vốn nợ
49267416649
85944080654
85427154300
Vốn NSNN
14302624740
14540276384
23540276384
Vốn tự bổ sung
316033645
155875949
341152304
Vốn quỹ
2143740924
2251864875
205806443
Tổng vốn chủ
16762399309
16948017190
24087235131
Tổng vốn
66029815958
102892097844
109514389431
1.2. Chi phí vốn.
Để huy động vốn để tài trợ cho các tài sản , phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, Công ty phải chi phí một lượng tiền nhất định gọi là chi phí vốn.
Vốn mà Công ty sử dụng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, và chi phí đối với mỗi nguồn cũng không giống nhau. Để đạt được chi phí sử dụng vốn thấp thì Công ty phải tìm ra một cơ cấu vốn hợp lý.
Sau đây là chi phí ứng với từng nguồn tài trợ của Công ty.
ă Chi phí vốn chủ sở hữu :
Như ta đã biết, vốn chủ của Công ty gồm vốn ngân sách Nhà nước cấp , vốn tự bổ sung và nguồn vốn quỹ. Nhìn vào bề ngoài, khi sử dụng vốn chủ Công ty chỉ phải nộp một khoản goại là thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước với tỷ lệ 1,8%/năm, khoản này lấy từ lợi nhuận sau thuế. Chính vì vậy mà hiện nay người ta cho rằng chi phí vốn chủ đối với doanh nghiệp Nhà nước là thu về sử dụng vốn. Nhưng theo em, quan điểm đó là sai lầm, bởi vì thực chất chi phí vốn là số lợi nhuận cần phải đạt được trên nguồn vốn huy động để giữ không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu của doanh nghiệp. Mà đối với doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước chính là chủ sở hữu, còn ban lãnh đạo Công ty chỉ đại diện cho Nhà nước, được Nhà nước trao quyền quản lý điều hành Công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Như vậy, thu về sử dụng vốn có là bao nhiêu đi nữa thì nó vẫn thuộc sở hữu Nhà nước , nó không phải là chi phí sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Cũng phải nói thêm rằng, chính từ việc dùng thuật ngữ không chuẩn trong các văn bản quy định về tài chính đã khiến người ta lầm tưởng thu về sử dụng vốn (trong báo cáo tài chính gọi là thu trên vốn) là chi phí sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Thu về sử dụng vốn được trích từ lợi nhuận sau thuế, vẫn thuộc sở hữu Nhà nước nên ta phải gọi nó là khoản trích nộp lợi nhuận mới chuẩn.
Như vậy chi phí vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước không phải là thu về sử dụng vốn( hay theo em là khoản trích nộp lợi nhuận), mà nó liên quan đến chi phí cơ hội đối với nguồn vốn đó. Nếu gói chi phí đó là Ks thì nếu doanh nghiệp không đảm bảo đạt được mức lợi nhuận Ks trên phần vốn này thì doanh nghiệp có thể đầu tư vào các lĩnh vực khác để thoả mãn lãi suất mong đợi Ks đó. Theo cách hiểu như vậy, Ks được xác định như sau:Ks=Krf+RP.
Trong đó: -Ks: Chi phí vốn chủ sở hữu.
-Krf: Lợi tức từ tài sản không có rủi ro, thường lấy là lãi suất trái phiếu kho bạc.
- RP: Là phần thưởng rủi ro(theo các nước trên thế giới thì RP thương từ 3%->5%).
Lãi suất trái phiếu kho bạcvào khoảng7%/năm, và giả sử rằng phàn thưởng rủi ro RP=0.4%/năm, thì chi phí vốn chủ của Công ty là : Ks=7%+4%=11%/năm.
Như vậy lượng chi phí sử dụng vốn chủ của Công ty 3 năm qua như sau:
Năm 2000: 16 762 399 309 *11%=1 843 863 924 VND
Năm 2001: 16 948 117 190*11%=1 864 281 891 VND
Năm 2002: 24 087 235 131*11%=2 649 595 864 VND
Tuy nhiên, khoản chi phí trên là vô hình, khó nhận biết nhưng nó rất quan trọng , phản ánh đúng chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty.
ăChi phí sử dụng vốn nợ của Công ty.
Ngoài vốn chủ sở hữu,Doanh nghiệp còn sử dụng nợ thông qua phát hành trái phiếu, vay vốn ngân hàng và các tổ chức tin dụng khác.
Chi phí sử dụng vốn nợ của Doanh nghiệp là thu nhập mà các chủ nợ yêu cầu đối với các khoản vay mới của Doanh nghiệp hay đó chính là lãi suất mà Doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng khoản vây mới của mình. Chẳng hạn khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì chi phí nợ và lãi suất yêu cầu của thị trường (hay của trái chủ ) đối với món nợ của doanh nghiệp (tương ứng với số lượng trái phiêu nhân với lãi suất một trái phiếu). Lãi suất này phải là lãi suất quan sát được trên thị trường vốn. Cần phân biệt lãi suất yêu cầu của thị trường với lãi suất coupon, bởi lãi suất coupon chỉ là chi phí nợ của doanh nghiệp trong quá khứ tại thời điểm trái phiếu được phát hành chứ không phải là chi phí nợ hiện tại. Tại thời điểm hiện tại thì có nhiều yếu tố thay đổi (lam phát, tỷ giá ...) làm cho lãi suất yêu cầu có thể thấp hơn hoặc cao hơn lãi suất coupon. Và chỉ có lãi suất yêu cầu mới có ý nghĩa trong việc phân tích chi phí vốn của doanh nghiệp
ă Chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng.
Chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng được tính căn cứ vào lãi suất mà doanh nghiệp phải trả, tức là doanh nghiệp phải đạt được số lợi nhuận trên nguồn vốn này để không làm giảm lợi nhuận dành cho chủ sở hữu. Tuy nhiên vì lãi vay được tính vào chi phí hợp lệ trước thuế nên chi phí vốn vay bằng chi phí lãi vay trừ đi khoản tiết kiệm nhờ thuế. Như vậy chi phí vốn vay ngân hàng được xác định bằng: Kdb(1-T), trong đó Kdb là lãi suất vay ngân hàng, T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chính vì doanh nghiệp được hưởng khoản tiết kiệm nhờ thuế nên đièu đó giải thích tại sao các doanh nghiệp có khuynh hướng thích sử dụng nợ hơn, nhất là khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao.
Đối với Công ty, chi phí vốn vay ngân hàngtrong 3 năm qua như sau:
*Với vay ngắn hạn:
Năm 2000: 9(1-0.32)=6.12%.
Năm 2001: 8.4(1-0.32)=5.71%.
Năm 2002: 8.4(1-0.32)=5.71%.
Với lãi suất đó Công ty phải trả lãi (sau thuế) các năm như sau:
Năm 2000:6.12%*18 369 145 236=1 124 191 688 VND
Năm 2001:22 451 060 980*5.71%=1 281 955 582 VND
Năm 2002:26 703 539 420*5.71%=1 524 772 101 VND
*Với vốn vay dài hạn.
Năm 2000: 9.6(1-0.32)=6.53%
Năm 2001: 9(1-0.32)=6.12%.
Năm 2002: 9(1-0.32)=6.12%.
Lượng lãi sau thuế mà Công ty phải trả:
Năm 2000: 400 000 000*6.53%=2 612 000 VND.
Năm 2001: 10 719 846 253*6.12%=6 560 545 905 VND
Năm 2002: 21 548 000 000*6.12 %=1 318 737 600 VND
* Nguồn tín dụng thương mại.
Thực chất huy động vốn tín dụng thương mại cũng phải bỏ ra chi phí. Chi phí của nguồn vốn này có thể ẩn dưới hình thức nhà cung cấp thay đổi mức giá hoặc tính lãi suất tín dụng cho phần Công ty trả chậm, hoắc chiết khâu hàng bán...nếu giả sử việc mua bán theo giá thị trường thì chi phí sử dụng nguồn vốn này bằng 0.
* Nguồn vốn vay khác.
Cũng theo cách tính như vay ngân hàng, lãi suất trung bình của khoản vay khác của Công ty vào khoảng 0.8%/tháng hay 9.6%/năm, như vậy chi phí sau thuế của nguồn này là 9.6(1-0.32)=6.53% . Và Công ty phải trả chi phí nguồn vốn này ( sau thuế )3 năm qua như sau:
Năm 2000:2094594864*6.53%=136 777 032 VND.
Năm 2001:25820821488*6.53%=1 686 099 643 VND
Năm 2002:23166429639*6.53%=1 512 767 855 VND.
* Chi phí vốn nợ tích luỹ và nợ các đơn vị nội bộ:
Thực chất vốn nợ tích luỹ và nợ các đơn vị nội bộ là vốn mà Công ty chiệm dụng của các đơn vị nội bộ , của công nhân viên trong Công ty... Đối với Công ty chi phí nguồn vốn này coi như bằng 0.
Sau đây, ta sẽ tính được chi phí sử dụng vốn nợ trung bình của Công ty trong 3 năm qua như sau:
Kd(2000) =37.28% x 6.12% + 0.84% x 6.53% + 4.25% x 6.53% + 0 = 2.655%.
Kd(2001) = 26.12% x 5.71% + 28.73% x 6.12% + 30% x 6.53% +0 = 5.2%.
Kd(2002) = 31.26% x 5.71% + 25.22% x 6.12% + 27.12% x 6.53% + 0 = 5.1%.
Như vậy, do Doanh nghiệp tăng cường sử dụng nợ nên đã làm cho chi phí sử dụng nợ không ngừng tăng lên. Đây là điều dễ hiểu bởi khi tỷ lệ nợ tăng lên thì việc huy động vốn vây khó khăn hơn và lãi suất yêu cầu của các chủ nợ sẽ cao hơn vì họ phải chịu rủi ro cao hơn.Từ những tính toán trên đây, ta có thể ước tính chi phí vốn bình quân gia quyền(WACC) của HATEXCO 3 năm qua như sau:
WACC=ồwi x Ki
Trong đó, wi là tỷ trọng nguồn vốn thứ i, Ki là chi phí nguồn vốn tương ứng.
WACC(2000)=25.38%*11%+27.82%*6.12%+0.6%*6.53%+3.17* 6.53%+38.9%*0=4.47%
WACC(2001)=16.47%*11%+21.82%*5.71%+10.42%*6.12%+ 25.1%*6.53%+29.96%*0=5.33%.
WACC(2002)=22%*11%+24.38%*5.71%+19.67%*6.12%+ 21.15%*0=6.4%.
Như vậy,chi phí vốn bình quân gia quyền của Công ty trong 3 năm qua liên tục tăng, đó là do Công ty tăng cường tài trợ cho tài sản bằng vốn chủ và vay dài hạn thay vì tài trợ bằng vốn tín dụng thương mại, phải trả công nhân viên và phải trả các đơn vị nội bộ.
Đồ thị của WACC của Công ty 3 năm qua như sau:
WACC
(%)
6.4 (WACC)
6
5.33
4.47
4
2
2000 2001 2002 năm
2. Phân tích nguồn tài trợ.
Trên đây ta đã khảo sát về cơ cấu vốn và chi phí vốn của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội. Phần tiếp theo trong mục này ta phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản, phân tích những rủi ro ứng với từng nguồn và mối quan hệ của Công ty với các chủ nợ. Việc phân tích này là rất thiết thực đối với việc đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty.
2.1. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản.
2.1.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
Trong nhóm chỉ tiêu này, ta cần tính toán và phân tích 3 chỉ tiêu cơ bản là khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng.
Bảng 9: Khả năng thanh toán của HATEXCO.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
ăNợ ngắn hạn
VND
48867416647
61284232920
59454318424
ăvốn lưu động ròng(NWC)
VND
3168496370
983231790
-9453285331
ăTài sản lưu động
VND
52035913017
62267964710
50001033093
ăTài sản quay vòng nhanh
VND
41480891838
46321479076
32665638227
ăDự trữ
VND
10145291655
14112659646
15575236135
ăkhả năng thanh toán hiện hành.
-Mức tăng:
-Tỷ lệ tăng(%):
Lần
1,065
________
________
1,016
-0,049
-4,6
0,841
-0,224
-17,2
ăkhả năng thanh toán nhanh.
- Mức tăng:
-Tỷ lệ tăng(%):
Lần
0,85
_______
_______
0,786
-0,064
-7.53
0,55
-0,3
--35,3
ăTỷ lệ nợ/NWC
-Mức tăng:
-Tỷ lệ tăng(%)
Lần
3,2
________
________
14,35
11,15
348,4
-1,65
-4.85
-151,5
Nhìn vào bảng trên ta thấy cả khả năng thanh toán thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán thanh toán nhanh của doanh nghiệp đều ở mức thấp và giảm nhanh trong 3 năm qua. Năm 2000 và 2001, tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành tương ứng là 1,065 và 1,016 (đều >1), tức là Công ty có thể dùng tài sản lưu động của mình để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn trong năm. Đến năm 2002 thì tỷ lệ này chỉ còn 0,841(<1), Công ty nếu dùng toàn bộ tài sản lưu động của mình cũng không đủ thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn( chỉ thanh toán được 84,1%). Như vậy , có thể nói khả năng thanh toán của Công ty là rất yếu và luôn giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Công ty đối với các chủ nợ ngắn hạn. tất nhiên nó cũng ảnh hưởng không tốt đến khả năng huy động nguồn vốn ngắn hạn của Công ty.
Tỷ lệ dự trữ/NWC năm 2001 là 14,35%, tăng so với năm 2000 là 11,15 (ứng với 348,4%), nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức thấp, doanh nghiệp chỉ cần dùng 14,35% vốn lưu động ròng là đã đủ để tài trợ cho dự trữ của mình. Nhưng đến năm 2002 tỷ lệ này là âm do vốn lưu động ròng giảm mạnh xuống còn –9453285331 VND, tức doanh nghiệp đã dùng cả nguồn nợ ngăn hạn để tài trợ cho tài sản cố định( nợ ngắn hạn đã vượt tổng tài sản lưu động). Điều đó cho thấy tình hình tài chính của Công ty năm 2002 là rất mạo hiểm.
Nói chung, tình hình dự trữ của Công ty năm 2000 và 2001 là khá hiệu quả, đến năm 2002 thì rất xấu.
2.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối vốn.
Nhóm chỉ tiêu này dùng để đo lường phần vốn góp của chủ sở hữu Công tyso với phàn tài trợ của các chủ nợ đối với Công ty. Nó thể hiện mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định và yêu cầu khi cho vay của các chủ nợ. Nhóm chỉ tiêu này gồm 2 chỉ tiêu cơ bản là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và khả năng thanh toán lãi vay.
Bảng 10: khả năng cân đối vốn của HATEXCO.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tổng tài sản
VND
66029815958
102892097844
109514389431
Tổng nợ
VND
49267416649
85944080654
85427154300
EBIT
VND
1366392260
1541053906
3180984185
Lãi vay
VND
794052819
1305177957
2889440825
ă Hệ số nợ
-Mức tăng:
-Tỷ lệ tăng(%):
Lần
0,746
________
________
0,835
0,09
12
0,78
0,034
4,5
ă Khả năng thanh toán lãi vay
- Mức tăng:
-Tỷ lệ tăng(%):
Lần
1,72
_________
_________
1,11
-0,61
-35,5
1,1
0,62
36
Bảng trên cho biết hệ số nợ (tỷ lệ nợ/ tổng tài sản) có khuynh hướng gia tăng, cao nhất là năm 2001với mức 0,835 lần, tăng 12% so với năm 2000. năm 2002 tỷ lệ này có giảm so với năm 2001 nhưng vẫn tăng so với năm 2000 là 4,5%. chỉ tiêu này ở 3 năm qua đều ở mức rất cao, điều đó cho thấy Công ty chủ yếu hoạt động trên vốn vay, nó rất dễ đưa Công ty đến chỗ mất khả năng thanh toán nếu Công ty không kiếm được mức lợi nhuận cần thiết.
chỉ tiêu 6 trong bảng phản ánh mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào. Tỷ lệ này năm 2000 là rất thấp(1,74 lần), nhưng đến năm 2001 và 2002 lại giảm xuống thấp hơn. năm 2002, nếu Công ty dùng toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay(EBIT: earning Before Interest and Taxes) thì xem như vừa đủ để trả lãi ( dư 10% lãi vay là lợi nhuận trước thuế). Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là rất thấp. Như vậy Công ty khó có thể huy động vốn vay được nữa vì tỷ lệ nợ/tổng tài sản của Công ty đã quá cao mà khả năng hoàn trả lãi vay rất thấp. Công ty đang đứng trong “vùng nguy hiểm “ của viếc tài trợ.
Tuy nhiên nếu ta xem xét trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, trong khi hàng ngàn doanh nghiệp Nhà nước hoà vốn, hơn 300 doanh nghiệp Nhà nước lỗ vốn, thì Công ty là một tỏng khoảng 200 doanh nghiệp làm ăn có lãi thì đó cũng là kết quả của một nỗ lực lớn của CBCNV toàn Công ty.
2.1.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của Công ty.
Khả năng hoạt động của Công ty thể hiện ở hiệu quả sử dụng vốn. Nó được đánh giá bằng 4 chỉ tiêu cơ bản là vòng quay của tiền, vòng quay dự trữ, kỳ thu tiền bình quân, và hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Bảng 11. khả năng hoạt động của HATEXCO.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
ăDoanh thu thuần
VND
41599535399
31153283181
68702951340
ăTiền và chứng khoán ngắn hạn
VND
182787857
3346621383
1294936890
ăTồn kho
VND
10145291655
14112659646
15575236135
ăCác khoản phải thu
VND
41298103981
42974857693
31370701337
ă Tài sản cố định
VND
11659901865
37154413756
36084645765
ă Vòng quay của tiền
-Mức tăng:
-Tỷ lệ tăng(%):
vòng
227.5
________
________
9.31
-218.2
-95.9
53
-174.5
-76.7
ă Vòng quay dự trữ
- Mức tăng:
-Tỷ lệ tăng(%):
Vòng
4.1
_______
_______
2.21
-1.89
-46.1
4.41
0.31
7.56
ăKỳ thu tiền bình quân.
-Mức tăng:
-Tỷ lệ tăng(%)
Vòng
357
_______ ________
946.6
584.6
165
164.4
-192.6
-5.4
ăHiệu suất sử dụng TSCĐ
-Mức tăng:
-Tỷ lệ tăng(%)
Vòng
3.57
________
________
0.835
-2.735
-76.6
1.9
-1.6
-46.7
* Chỉ tiêu vòng quay của tiền của Công ty năm 2000 là rất cao (227.5 vòng/năm), làm tốc độ luân chuyển vốn rất nhanh, nhưng đến năm 2001, chỉ tiêu này giảm mạnh đến mức không thể chấp nhận được (còn 9.31 vòng/năm), tức đã giảm so với năm 2000 là 218.2 vòng/năm (ứng với 95.9%). Nguyên nhân do lượng tiền mặt tăng cao trong khi doanh thu tiêu thụ giảm mạnh. Đến năm 2002, chỉ tiêu này được cải thiện(53 vòng/ năm), đây là mức có thể chấp nhận được.
* Vòng quay tồn kho năm 2001của Công ty rất thấp(2.21 vòng/năm), điều này thể hiện những bất cập trong chính sách dự trữ của doanh nghiệp: Dự trữ nhiều nhưng tiêu thụ chậm. Nhưng đên năm 2002, chỉ tiêu này đã được cải thiện (4.41 vòng/năm), tăng so với năm 2000 là 7.56%. Đây là mức chấp nhận được.
* Kỳ thu tiền bình quân của Công ty năm 2000 là 375 ngày (tức tương đương 1 năm), đây là mức rất cao chứng tỏ năm 2000 Công ty bị chiếm dụng vốn rất nhiều. Đến năm 2001, chỉ tiêu này đã tăng lên đến 946.6 ngày, chứng tỏ năm 2001 Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ, vốn bị ứ đọng. Năm 2002, chỉ tiêu này được rút ngắn xuống còn 164.4 ngày, đây là mức còn cao nhưng so với hai năm trước thì đây quả là một điều chỉnh lớn.
* Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty năm 2000 là 3.57, nhưng thông thường tỷ lệ này phải là >5 thì mới tốt. Như vậy Công ty năm 200 sử dụng tài sản cố định chưa hiệu quả. Hơn nữa năm 2001, tỷ lệ này lại giảm xuống chỉ còn 0.835. Đến năm 2002, tỷ lệ này được cải thiện hơn so với năm 2001, nhưng vẫn còn ở mức thấp và thấp hơn nhiều so với năm 2000.
Nhin chung trong 3 năm 2000, 2001 và 2002 thì năm 2000 Công ty Công ty sử dụng vốn có hiệu quả hơn cả, năm 2001 do môi trường kinh doanh có nhiều biến động, thị trường bị thu hẹp nên Công ty sử dụng vốn kém hiệu quả. Đên năm 2002 tình hình sử dụng vốn của Công ty đã có bước khởi sắc. các chỉ tiêu tài chínhphản ánh khả năng hoạt động của Công ty năm 2002 đều bién động theo hướng tích cực, chứng tỏ Công ty đã có những điều chỉnh kịp thời. Đây là một tín hiệu đáng mừng.
2.1.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lãi.
Nếu như các nhóm tỷ lệ nêu trên phản ánh hiệu quả của từng hoạt động riêng biệt của Công ty thì tỷ lệ khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của Công ty. Nhóm chỉ tiêu này gồm 3 chỉ tiêu cơ bản là doanh lợi tiêu thụ sản phẩm, doanh lợi vốn tự có và doanh lợi vốn.
Bảng 12: khả năng sinh lãi của HATEXCO.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Doanh thu thuần
VND
41599535399
31153283181
68702951340
2.Vốn tự có
VND
16762399309
16948017190
24087235131
3.Tổng vốn
VND
66029815958
102892097844
50001033093
4. Lợi nhuận sau thuế
VND
472385620
69273952
291543360
5. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm.
-mức tăng:
-Tỷ lệ tăng:
%
%
1.135
_______
_______
0.22
-0.915
-80.6
0.425
-0.71
-62.5
6.Doanh lợi vốn tự có.
-Mức tăng:
-Tỷ lệ tăng:
%
%
2.82
________
________
0.41
-2.41
-85.5
1.21
-1.61
-57.1
7. Doanh lợi vốn
-Mức tăng:
-Tỷ lệ tăng
%
0.715
________
________
0.067
-0.648
-90.6
0.045
-0.67
-93.7
Tỷ lệ doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2001 và 2002 đều suy giảm nhiều so với năm 2000 và ở mức rất thấp doanh lợi vốn của Công ty năm 2002 là rất thấp (0.045%), thấp nhất trong ba năm nhưng tỷ lệ doanh lợi vốn tự có là 1.21%, tăng so với năm 2001. từ bảng khả năng sinh lãi trên ta có nhận xét chung là từ 2000 đến 2002, tình hình kinh doanh của Công ty giảm sút, gặp nhiều khó khăn, kém hiệu quả. Nghiêm trọng nhất là năm 2001 , đến năm 2002 đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn ở mức thấp. Do vậy Công ty cần phải tiếp tục điều chỉnh cính sách tài chính để cải thiện tình hình khó khăn hiện nay, đem lại niềm tin cho các nhà đâu tư và từng giá trị cho chủ sở hữu.
2.2. Rủi ro của các nguồn tài trợ.
Chính sách cơ cấu vốn liên quan tới việc’’trao đổi’’ giữa rủi ro và lãi suất:
Việc tăng sử dụng nợ làm tăng rủi ro của luồng tiền thu được của Công ty.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ cao hơn thường dẫn đến lãi suất mong đợi cao hơn. Vì vậy rủi ro cao hơn cùng với nợ lớn hơn có khuynh hướng làm giảm giá trị dành cho chủ sở hữu, nhưng lãi suất mong đợi cao hớn sẽ làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Cơ cấu vốn tối ưu của Doanh nghiệp phải hướng về sự cân bằng giữa rủi ro và lãi suất.
Rủi ro của Doanh nghiệp thường bao gồm 2 loại là rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống.
+ Rủi ro có hệ thống: là loại rủi ro tác động đến toàn bộ các tài sản trong nền kinh tế quốc dân. Đây là những rủi ro bất khả kháng đối với Doanh nghiệp(như rủi ro lãi suất, rủi ro sức mua, rủi ro thị trường).
4Rủi ro thị trường: Xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với các sự kiện hữu hình hay vô hình. Sự phán đoán với chiều hướng suy giảm lợi nhuận của các nhà đầu tư có thể là nguyên nhân làm cho phần lớn các loại cổ phiếu thường giảm giá. Các nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện thực như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội.
Các sự kiện vô hình nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường. Rủi ro thị trường thường xuất phát từ những sự kiện hữu hình, nhưng do tâm lý không vững vàng của các nhà đầu tư nên họ hay phản ứng thái quá đối với các sự kiện đó. Những sự giảm sút đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn. Những phản ứng dây chuyền làm tăng vượt số lượng giá bán, giá cả chứng khoán sẽ rơi xuống thâp so với giá trị sơ sở.
4Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai do dao động trong mức lãi suất chung. Chi phí vay vốn đối với các loại chứng khoán không rủi ro như lãi suất tín phiếu hay lãi suất trái phiếu kho bạc sẽ dẫn đến sự thay đổi về chi phí vay vốn của các loại chứng khoán có rủi ro. Giả sử lái suất trái phiếu Chính phủ tăng từ 7% lên 8% thì những người đang nắm giữ trái phiếu có lãi suất 7% sẽ bị thiệt do giá chứng khoán giảm xuống. Vì lãi suất cố định là 7% ngay từ lúc phát hành nên những người năm giữ chứng khoán chỉ có thể bán được nếu họ chịu giảm giá xuống tới mức đảm bảo cho lãi suất đáo hạn của những trái phiếu này đạt 8%. Do lãi suất trái phiếu của Chính phủ tăng, nó trở nên hấp dẫn hơn và các loại chứng khoán khác sẽ bị kém hấp dẫn đi. Hệ quả là những người mua trái phiếu sẽ mua trái phiếu Chính phủ thay vì trái phiếu Công ty, cho nên lãi suất trái phiếu Công ty sẽ tăng lên, tức là chi phí nợ tăng lên.
Rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất có thể được định nghĩa là những biến cố về số tiền thu được hiện nay của các nhà Doanh nghiệp. rủi ro sức mua là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư .
Nếu coi khoản đầu tư là một khoản thu nhập ngay thì chi phí cơ hội mà nhà đầu tư mất đi để nắm giữ cổ phiếu đó là lượng hàng hoá và dịch vụ có thể mua được. Trong khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu đó , nếu giá cả hàng hoá dịch vụ tăng, các nhà đầu tư sẽ mất đi một phần sức mua. Do vậy rủi ro sức mua tác động lớn đến giá của các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu và cổ phiếu công ty.
+ Rủi ro không có hệ thống: gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh bắt nguồn từ bản thân ngành nghề kinh doanh mà Doanh nghiệp lựa chọn và không thể tránh được. Rủi ro tài chính là kết cục bất lợi cho Doanh nghiệp như phá sản do tác động tiêu cực của đòn bẩy tài chính, tức là Doanh nghiệp sử dụng nợ quá nhiều dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Do đó, tổng rủi ro mà Doanh nghiệp có thể phải gánh chịu là rất lớn. Đồng thời việc định lượng rủi ro là công việc hết sức khó khăn và thường mang tính chất cảm tính. Mức dộ định lượng chính xác phụ thuọc vào sự nhạy cảm của các nhà đầu tư khi đánh giá Doanh nghiệp.
Từ việc đánh giá rủi ro, Doanh nghiệp có thể biết được việc huy động vốn của mình có hiệu quả không và nên huy động từ nguồn nào thì có lợi, cụ thể: Khi nền kinh tế hưng thịnh, rủi ro hệ thống thấp(bỏ qua rủi ro kinh doanh ) thì Doanh nghiệp nên huy động nợ, bởi vì như vậy Doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh htuận lợi và có thể khuyếch đại mức lợi nhuận của mình. Tuy nhiên khi những cơ hội kinh doanh mất đi trong nền kinh tế suy thoái thì việc tài trợ cho tài sản của Doanh nghiệp bằng nợ lại có tác động tiêu cực, lúc này việc huy động vốn chủ là có hiệu quả nhất vì tránh cho Doanh nghiệp phải chịu gánh nặng tài chính, hạn chế nguy cơ phá sản.
* Đối với vốn chủ.
Đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, hoạt động trong lĩnh vực nào thì thì đều phải sử dụng vốn chủ với một lượng nhất định. Thông thường nhà nước quy định lượng vốn chủ tối thiểu mà doanh nghiệp phải có và nó được gọi là vốn pháp định. Trong qúa trình kinh doanh doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm vốn chủ nhưng không được thấp hơn vốn pháp định.
Sử dụng được coi là an toàn nhất, nhưng không phải là không có rủi ro. Rủi ro của vốn chủ thường được gọi là rủi ro kinh doanh của Công ty, đó là rủi ro cố hữu trong tài sản của Công ty nếu Công ty không sử dụng nợ.
Thông thường trong trường hợp Công ty gặp khó khăn, khả năng sinh lời thấp thì Công ty ưu tiên sử dụng vốn chủ hơn để đảm bảo khả năng thanh toán và tránh cho Công ty đi đến chỗ phải phá sản.
* Đối với vốn nợ.
Trong nền kinh tế thị trường, hầu như doanh nghiệp nào cũng sử dụng nợ cho việc tài trợ của mình, các doanh nghiệp thường có xu hướng sử dụng nợ cao. Vì như vậy, rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp được san sẻ cho củ nợ gánh chịu. Mặt khác, tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ sở hữu vốn nắm quyền quản lý điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra , nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay lớn hơn số tiền lãi phải trả thì lợi nhuận dành cho chủ sở hữu sẽ tăng đáng kể.
Việc sử dụng nợ sẽ làm tăng rủi ro của luồng tiền thu được của Công ty, đó là vì Công ty phải chịu sức ép hoàn trả lãi và vốn gốc theo đúng thời hạn quy định. Và theo quy định của pháp luật, nếu Công ty mất khả năng thanh toán trong thời hạn nhất định thì sẽ rơi vào tình trạng phá sản.
Nhìn chung, quyết định sử dụng nợ của Công ty phụ thuộc vào bốn nhân tố chính:
Thứ nhất: là rủi ro kinh doanh của Công ty, rủi ro kinh doanh càng cao thỉ tỷ trọng vốn nợ càng thấp.
Thứ hai: Đó là thuế suất thuế thu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0070.doc