Mục lục
Trang
Lời nói đầu 3
Phần I: Khảo sát nguồn tài trợ của Công ty 4
I. Giới thiệu về Công ty cơ khí ô tô 3-2 4
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 4
1.1 Sơ lược các giai đoạn phát triển 4
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 6
1.3 Vị trí của Công ty 7
1.4. Mô hình bộ máy quản trị của Công ty 8
2. Những đặc điểm chủ yếu của Công ty ảnh hưởng đến
việc đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty 9
2.1 Hệ thống mục tiêu của Công ty 9
2.2 Phương hướng phát triển của Công ty 1
54 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty cơ khí ô tô 3-2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
2.3 Chính sách tài trợ của Công ty 11
2.4 Quy mô của Công ty 11
2.5 Môi trường kinh doanh 11
2.6 Hình thức pháp lý 11
II. Thực trạng đảm bảo nguồn tài trợ của
Công ty cơ khí ô tô 3-2 13
1. Cơ cấu vốn và chi phí vốn 13
1.1. Cơ cấu vốn 13 1.2 . Chi phí vốn 22
2. Phân tích nguồn tài trợ 25
2.1 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 25
2.2 Rủi ro của các nguồn tài trợ 28
2.3 Quan hệ của Công ty với các chủ nợ 29
3. Chính sách huy động nguồn 31
Phần II: Một vài đánh giá về việc đảm bảo nguồn tài trợ
của Công ty cơ khí ô tô 3-2 32
1. Những kết quả đạt được 32
1.1 Công ty đã tìm kiếm được nguồn vốn
có chi phí thấp 32
1.2 Tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn 32
2 Những vấn đề còn tồn tại 33
3. Nguyên nhân 33
PhầnIII: Một số giải pháp kiến nghị ............................... 35
1.Một số giả pháp trước mắt.......................................... 35
1.1.Cơ cấu lại vốn ......................................................... 35
1.2.Tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn.................. 42
1.3 Xây dựng kế hoạch huy động vốn nước ngoài.......... 43
1.4 áp dụng hình thức thuê tài chính............................... 45
2.Giải pháp trong thời gian tới......................................... 46
3. Một số kiến nghị với Nhà nước và các tổ chức
trung gian tài chính ................................................ 48
3.1 Những kiến nghị với Nhà nước ................................ 48
3.2 Kiến nghị với các tổ chức tài chính trung gian.......... 50
Kết luận 51
Lời nói đầu
Đối với bất cứ loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh nào, từ đơn giản nhất như doanh nghiệp tư nhân, các tổ hợp tác đến phức tạp nhất như các tổng công ty, các tập đoàn đa quốc gia. Sự tồn tại và phát triển của chúng trong bất kỳ giai đoạn nào đề do hoạt động tài chính quyết định.
Đảm bảo nguồn tài trợ là một mảng vấn đề rất quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp, do vậy nó luôn được các nhà quản trị tài chính ưu tiên hàng đầu.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp cơ khí giao thông vận tải Bộ giao thông vận tải và Bưu điện.Công ty cơ khí ô tô 3-2đang gặp phải không ít khó khăn trong việc đảm bảo nguồn tài trợ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.
Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài : "Đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty cơ khí ô tô 3-2" để nghiên cứu trong báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trương Đoàn Thể cùng các cô, chú trong Công ty cơ khí ô tô 3-2 đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
Sinh viên thực hiện
Hoàng Văn Tùng
Phần I : Khảo sát nguồn tài trợ của Công ty cơ khí ô tô 3-2
I. Giới thiệu vê Công ty cơ khí ô tô 3-2
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1 Sơ lược các giai doạn phát triển
Nhà máy ô tô 3 / 2 được thành lập ngày 9 / 3 / 1964 tại quyết định số 185 / QDTC ngày 9 tháng 3 năm 1964 của Bộ giao thông vận tải do đồng chí : Phan Trọng Tuệ ký.
Cấp trên trực tiếp của nhà máy trước đây là cục cơ khí Bộ giao thông vận tải , nay là Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí giao thông vận tải –Bộ giao thông vận tải và Bưu điện.
Trụ sở chính đặt tại đường Giải phóng, phường Phương mai quận Đống đa, Hà nội - Điện thoại:
Nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy :
-Sửa chữa lớn (Từ cấp phục hồi đại tu trở xuống ) tất cả các xe du lịch và xe công tác .
-Sản xuất hàng loạt các loại phụ tùng của các loại xe con và xe tải cung cấp cho thị trượng .
Từ khi thành lập đến nay nha máy đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn để hoàn thanh nhiệm vụ được giao .Nhà máy đã được nhà nước tặng huân chương lao động hạng hai và một huân chương lao động hạng bavề thành tích sản xuất và chiến đấu trong những nãm chống mỹ cứu nước.Được Bác Hồ và Bác Tôn tặng lẵng hoa
Thời kỳ đầu nhà máy chỉ có dưới 200 cán bộ công nhân viên ,với vài chục máy móc thô sơ chủ yếu để sửa chữa vặt và đột xuất các xe cơ quan trung ương đóng tại Hà Nội . Sau đó nhà máy dần dần phát triển toàn diện và khả năng đồng bộ mà đỉnh cao là những năm 80 số công nhân viên chức lên gần 700 người, năm 91 số công nhân viên chức là 542người .những năm sau đó do chuyển đổi cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường nên công ty phải thay đổi cơ cấu ,giảm biên chế do đó số lượng cán bộ công nhân viên công ty giảm xuống để phù hợp với cơ chế thị trường .Đến năm 1995 số cán bộ công nhân viên con 251 người. Năm nay số cán bộ công nhân viên của công ty là 248 người .Trong số đó , số cán bộ KHKT có trình độ dại học , cao đẳng chiếm 11%, số công nhân bậc cao thuộc đủ các ngành nghề cơ khí tính từ bậc 4 đến 7/7 chiếm25%.
Nhiều loại trang thiết bị mới tương đối hiện đại được nhà nước trang bị, diện tích nhà xưởng mở rộng , có hệ thống kho tàng và đường vận chuyển nội bộ hoàn chỉnh, có của hàng giới thiệu sản phẩm .
+Diện tích nhà sản xuất :trên 8000m2
+Diện tích khu làm việc : 1000m2
+Diện tích kho tàng :trên 1500m2
Nhà máy có 2 phân xưởng sửa chữa ô tô và 3phân xưởng cơ khí
Về chủng loại mặt hàng cũng tăng nhanh
+Đối với phân xưởng ô tô : Trước đây chỉ sửa chữa các loại xe mac do các nước XHCN sản xuất như Gát69 , Bắc kinh ,Vôn ga đến nay ngoái các mác xe cũ nhà máy đã sủa chữa lớn tất cả các loại xe thuộc các nước TBCN sản xuất như :TOYOTA, NISAN , Đatsun,Pơzô.chất lượng ngay cang nâng cao (cả về kỹ thuật và mỹ thuật).Cải tạo xe tải ,xe ôtô sat xi thành các loai xe chuyên dụng đáp ứng nhu cầu thị trường .có bộ phận bảo dưởng các loại ôtô.
+Về sản xuất phụ tùng .ngày nay với 3 phân xưởng cơ khí có các thiết bị và điều kiện công nghệ tương đối hiện đại nhà may sản xuất được nhiều loại phụ tùng cung cấp cho thị trường như : Bộ đôi bơm cao áp các loai xe ,máy diezen,doăng đệm máy các loại , còi điện . Đăc biệt công ty tham gia chiến dịch sản xuất bộ phụ kiện xe máy cho xe HYONUNG , WAVE , DREAM, đóng vào chương trình nội địa hoá sản xuất xe máy của Tổng công ty cơ khí GTVT để tiến tới hội nhập thị trường chung ASEAN.
Các loại sản phẩm này giúp cho nhà máy hạn chế một phần ngoại tệ để nhập ngoại các phụ tùng vào nước ta .
1. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
**Nhà máy cơ khí ô tô 3-2 có nhiệm vụ cơ bản sau:
1)Xây dựng và thực hiện kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng ngày càng nhiều hàng hoá và dịch vụ cho xã hội , tự bù đắp chi phí , tự trang bị vốn và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước trên cơ sở tận dụng năng lực sản xuất ,ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
2)Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội , tổ chức tốt đời sống và hoạt động xã hội , không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp của công nhân viên chức .
3)Mở rộng liên kết kinh tế với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế , tăng cường hợp tác kinh tế với nước ngoàI , phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh , góp phần tích cực vào việc tổ chức nền sản xuất xã hội và cảI tạo XHCN.
4)Bảo vệ nhà máy , bảo vệ sản xuất , bảo vệ môI trường, giữ gìn an ninh trất tự xã hội , làm tròn nghĩa vụ quốc phòng , tuân thủ luật pháp , hoạch toàn và báo cáo trung thực theo chế độ nhà nước quy định
Nhiệm vụ cụ thể:
+)Sửa chữa các cấp, tân trang đóng mới các loại xe du lịch , xe công tác , xe ca . mua bán các loại xe .
+)Sản xuất kinh doanh , mua bán phụ tùng ôtô các loại .
+)Sản xuất các loại khung xe máy và các chi tiết xe máy các loại .
+) Sản xuất và phục hồi 1 số mặt hàng phục vụ ngành và các ngành kinh tế khác.
1. 3.Vị trí của Công ty
Là doanh nghiệp hạng hai trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí giao thông vận tải – Bộ gia thông vận tải & Bưu điện nên vị thế của Công ty trong ngành không lớn. Tuy nhiên xét về hiệu quả kinh tế thì Công ty lại là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, doanh thu không ngừng gia tăng, thu bù chi và có lãi, đời sống của CBCNV không ngừng được cải thiện. Có thể nói Công ty giữ vị trí khá quan trọng trong địa bàn.
1.4. Mô hình bộ máy quản trị của công ty
Biểu1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc
Phó Giám đốc kinh doanh
Phòng
kế toán
Phòng
TC
Phòng
Sản xuất kinh doanh
Phân
xưởng
cơ khí1
I
Phân
xưởng
cơ khí 2
I
Phân
xưởng
cơkhí 3
I
Phân
xưởng
ôtô 1
Phân
xưởng
ô tô2
2. Những đặc điểm chủ yếu của Công ty ảnh hưởng đến việc đảm bảo nguồn tài trợ
2.1. Hệ thống mục tiêu của Công ty
ăMục tiêu sản xuất.
Công ty cơ khí ô tô 3-2 thuộc loại hình doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí & ô tô. Hiện nay, quy mô của Công ty còn nhỏ, sản phẩm chủ yếu là sản xuất cac loại phụ tùng xe con và xe tải va linh kiẹn xe may cung cấp cho thị trường . Từ nay đến năm 2010, chiến lược của Công ty là mở rộng sản xuất, xây dựng xong một quy trình sản xuất xe ô tô phục vụ nhu cầu trong nước
*Năm 2003: Đầu tư đổi mới công nghệ, thay thế các công nghệ cũ đã lạc hậu của những năm 50-60 và nhập một số công nghệ mới phục vụ cho việc sản xuất xe ô tô của Đài Loanvà Hàn Quốc hiện đại.
*Đến năm 2010, hoàn thành đồng bộ dây chuyền sản xuất lắp ráp các loại xe ô tô tải
Để đạt được mục tiêu đó, ngay từ bây giờ, Công ty chú trọng công tác bồi dưỡng đào tạo và đào tạo lại CBCNV, từ nhà quản trị cấp cao đến người lao động bằng nhiều hình thức khác nhau:
*Đối với cán bộ quản lý: đào tạo và đào tạo lại theo hướng chuyên sâu hoặc chuyên môn hoá ngành nghề, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào quản lý: học về xuất nhập khẩu, ngoại thương, ngoại ngữ, tin học, biết sử dụng mạng...
*Đối với người lao động: đào tạo lại 100% lý thuyết cơ bản , nắm vững quy chuẩn các bước công việc.
Về sản lượng: Tư năm 2003- 2005 phân xưởng sản xuất xe ô tô đạt sản lượng 150đầu xe/ năm. Các phân xưởng cơ khí đạt giá trị sản lượng20- 25 tỷ VND/năm
ăMục tiêu kinh doanh.
Căn cứ vào kết quả phân tích môi trường ngành và phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp,Công ty đặt mục tiêu kinh doanh của mình qua một số chỉ tiêu sau:
*Mục tiêu doanh thu:
Năm 2003 đạt 100 tỷ VND, năm 2004 đạt từ 110->130 tỷ VND, năm 2005 đạt 150 -> 200 tỷ VND ( do Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng thêm phân xưởng ô tô đầu tư sản xuất ô tô tải và ô tô khách đáp ứng nhu cầu thị trường ).
*Mục tiêu giá thành: thực hiện các biện pháp hạ giá thành, đến năm 2005, sản xuất ra sản phẩm có giá cạnh tranh trong khu vực để bước vào hội nhập AFTA.
Mục tiêu lợi nhuận: Từ năm 2003 -> 2005, lợi nhuận sau thuế đạt từ 1tỷ lên 3 tỷ VND.
ăMục tiêu tài chính:
Để đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nói trên, Công ty thực hiện chính sách đa dạng hoá nguồn vốn huy động , tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn có chi phí thấp, như nguồn vốn vay ODA, vay của CBCNV, vay các tổ chức phi chính phủ, nhận vốn góp liên doanh liên kết... nhưng luôn đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính , giữ uy tín với các chủ nợ, hoàn trả các khoản vay đúng hạn.
2.2. Phương hướng phát triển của Công ty.
Trong thời gian tới, (từ nay đến 2010), Công ty tập trung phát triển theo hướng nội địa hoá các linh kiện phụ tùng các loại xe . Tích cực mở rộng và phát triển thị trường. Hiện nay Công ty đang tích cức chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sẵn sàng hội nhập AFTA vào 2005.
2.3 .Chính sách tài trợ của Công ty.
Để ổn định sản xuất và nâng cao uy tín đối với các chủ nợ, Công ty cơ khí ô tô 3-2 hiện đang theo đuổi chính sách tài trợ cân bằng, tức là tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn trung và dài hạn, còn tài sản lưu động biến đổi được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn.
2.4. Môi trường kinh doanh.
Công ty cơ khí ô tô 3-2 đang tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh năng động. Điều đó tạo ra nhiều cơ hội để phát triển, nhưng bên cạnh đó nó còn tiềm ẩn nhiều rủi ro:
Thị trường ô tô, xe tải hiện nay đang có nhu cầu rất lớn về ô tô trở khách chất lượng cao do đó Công ty có nhiều hợp đồng đóng mới các loại xe ô tô . Tuy nhiên công ty cũng con gặp nhiều khó khăn về cong nghệ cũng như trình độ lao động công nhân viên chưa đáp ứng hết yêu cầu của công việc. Mặc dù vậy , ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể CBCNVrất kiên định mục tiêu, từng bước đưa Công ty vượt qua khó khăn. Kết quả là năm 2002, Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
2.5. Hình thức pháp lý.
Địa vị pháp lý của Công ty có ảnh hưởng lớn tới khả năng tiếp cận và huy động các nguồn vốn. Như phần trên đã nói, Công ty cơ khí ô tô 3-2 là loại hình doanh nghiệp Nhà nước, do đó, theo luật doanh nghiệp Nhà nướcban hành 20/4/95, trong đó có quy định về huy động và sử dụng vốn như sau:
*Doanh nghiệp được cấp vốn điều lệ ban đầu , trong quá trình kinh khi cần thiết , Nhà nước có thể cấp vốn bổ sung.
*Doanh nghiệp được tự huy động vốn để phát triển kinh doanhvà chịu trách nhiệm về việc huy động vốn đó .
*Doanh nghiệp Nhà nước được quyền sử dụng vốn và các quỹ của mình để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn trong khôn khổ luật pháp quy định.
*Doanh nghiệp có quyền dùng vốn của mình để đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp theo quy định.
*Ngoài vốn Nhà nước đầu tư, doanh nghiệp được huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu công ty, vay vốn, nhận vốn góp liên doanh liên kết và các hình thức khác nhưng không được làm thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp và không vượt quá vốn điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm công bố gần nhất.
*Doanh nghiệp được sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ để tái đầu tư, thay thế và đổi mới TSCĐ và sử dụng cho các yêu cầu kinh doanh của Nhà nước.
*Doanh nghiệp Nhà nước được quyền cho thuê, cầm cố các tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, theo quy định của pháp luật. Ngoài ra , doanh nghiệp Nhà nước được nhượng bán tái sản xuất theo quy định của pháp luật.
II. Thực trạng đảm bảo nguồn tài trợ của Công ty cơ khí ô tô 3-2.
Việc xem xét, phân tích nguồn vốn của Công ty là việc làm hết sức cần thiết giúp ta thấy rõ được bức tranh tài chính của Công ty, để từ đó có những chiến lược huy động và sử dụng vốn thích hợp, nhằm ổn định tình hình tài chính , nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Những vấn đề cốt yếu cần phân tích , đó là:
*Cơ cấu vốn và chi phí vốn.
* Phân tích nguồn tài trợ về các mặt :các chỉ tiêu tài chính căn bản, phân tích những rủi ro của từng nguồn, và phân tích các chủ nợ.
*Phân tích chính sách huy động nguồn.
1. Cơ cấu vốn và chi phí vốn.
1.1 Cơ cấu vốn.
Chi tiết bên phải của bảng cân đối tài chính chỉ ra nguồn vốn của doanh nghiệp (theo cách gọi hiện nay). Theo cách phân chia phổ biến nhất , nguồn vốn gồm 2 phần chính là vốn nợ và vốn chủ. Tỷ trọng các nguồn đó trong tổng nguồn gọi là cơ cấu vốn.
Theo cách phân chia đó , cơ cấu vốn tổng quát của Công ty năm 2000,2001, và 2002 như sau:
Bảng 1:Cơ cấu vốn tổng quát của Công ty cơ khí ô tô 3-2.
đơn vị:1000VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn chủ
9.028.289
64.67
9.045.773
56.23
14.384.647
55.38
Vốn nợ
4.192.000
35.33
7.038.973
43.77
11.585.384
44.62
Tổng vốn
13.960.527
100
16.084.746
100
25.970.031
100
Qua bảng trên ta thấy từ năm 2000 đến 2003,tổng vốn của Công ty tăng mạnh, năm 2000 tổng vốn của Công ty là 14tỷ VND, đến năm 2001 tăng lên 16 tỷ VND và đến năm 2002 tổng vốn của Công ty tăng lên 26 tỷ VND. Tuy nhiên trong 3 năm qua, cơ cấu nguồn tài trợ của Công ty có nhiêu biến đổi: năm 2001, vốn chủ tăng không đáng kể so với năm 2000(khoảng 200triệu), trong khi đó nợ tăng nhanh từ 4 tỷ(năm 2000 )lên 7 tỷ (năm 2001), điều này chứng tỏ năm 2001, tổng vốn tăng mạnh là do Công ty đi vay để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này sẽ làm tăng rủi ro trong hoạt động đầu tư của Công ty, thể hiện những bất cập trong việc huy động vốn.
Đến năm 2002, tình hình tài chính cua Công ty biến chuyển theo hướng tích cực, Công ty tăng vốn chủ (5.3 tỷ VND) và vốn nợ cũng tăng lên 4.5 tỷVND làm tổng vốn tăng gần 10 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn chủ của Công ty năm 2002 là 55.38%
Để thấy được rõ hơn, ta sẽ đi nghiên cứu cụ thể cấu trúc của từng nguồn vốn.
1.1.1 Cấu trúc vốn chủ.
Là một doanh nghiệp Nhà nước nên vốn chủ của Công ty thuộc sở hữu Nhà nước. Trong Công ty, nguồn vốn này bao gồm 3 khoản chính là: vốn do NSNN cấp ( sử dụng vốn này, Công ty phải nộp một khoản thu về sử dụng vốn NSNN với mức 0.4%/tháng được trích từ lợi nhuận sau thuế), vốn tự bổ sung và vốn quỹ.
Cơ cấu vốn chủ của Công ty cơ khí ô tô 3-2 trong 3 năm qua như sau:
Bảng 2:Cơ cấu vốn chủ của Công ty cơ khí ô tô 3-2.
Đơn vị tính:VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn NSNN
8.002.016.000
88.6
8.218.713.000
90.9
12.249.002.000
85.1
Vốn tự bổ sung
110.033.000
1.2
210.000.000
2.3
512.000.000
3.6
Vốn quỹ
916.240.000
10.4
617.060.000
6.8
1.623.645.000
11.3
Tổng vốn chủ
9.028.289.000
100
9.045.773.000
100
14.384.647.000
100
Bảng trên cho thấy tổng vốn chủ của Công ty trong 3 năm qua có khuynh hướng tăng. So với năm 2000, năm 2001 tăng khoảng 17 triệu đồng(tương đương 0.2%) và năm 2002 tăng khoảng 5,3 tỷ đồng(tương đương59%).
*Vốn ngân sách Nhà nước.
Là loại hình doanh nghiệp Nhà nước nên vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn NSNN cấp. Tại thời điểm cuối năm 2001 lượng vốn này là 8.218.713.000VND, chiếm 90.9% trong tổng vốn chủ, tăng 216 triệu VND so với năm 2000(tương ứng 2.69%). Đến cuối năm 2002, lượng vốn này là 12.249.002.000VND, tăng so với năm 2000 là khoảng 4 tỷ VND(tương ứng với 48%). Nguyên nhân là do Công ty được cấp bổ sung vốn lưu động của Bộ giao thông vận tải & Bưu điện, giảm quỹ đầu tư , nguồn đầu tư XDCB theo biên bản kiểm tra tài chính của cục tài chính doanh nghiệp.
*Nguồn vốn tự bổ sung:
Vốn tự bổ sung của Công ty là vốn thuộc sở hữu Nhà nước nhưng nó phản ánh kết quả và hiệu quả kinh doanh. Nguồn vốn này của Công ty được hình thành từ lợi nhuận để lại.
Nguồn vốn này năm 2001 là 210.000.000VND(chiếm 2.3%)trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu, tăng100.000.000 VND (tương ứng 91%), do năm 2001, tình hình thị trường có nhu cầu về các sản phẩm cơ khí nên Công ty có nhiều hợp đồng sản xuất nên việc kinh doanh của Công ty có nhiều khả quan hơn năm 2000. Đến năm 2002, Nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại là 512.000.000 VND, tăng so với năm 2000 là 302.000.000VND(tương ứng 143.8%). Điêu đó cho thấy Công ty cơ khí ô tô 3-2 làm ăn ngay càng hiệu quả hơn. Đó là kết quả của hướng đi đúng đắn của ban lãnh đạo Công ty và là kêt quả của sự đoàn kết gắn bó của CBCNV của Công ty cơ khí ô tô 3-2 cùng nhau vượt lên những khó khăn để phát triển.
* Nguồn vốn quỹ.
Các quỹ của Công ty bao gồm :Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng phúc lợi, , quỹ khấu hao (nguồn vốn đầu tư XDCB).
Bảng 3: Nguồn vốn quỹ của Công ty cơ khí ô tô 3-2 .
đơn vị:VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Quỹ đầu tư phát triển
274 118 000
27 512 000
294 812 000
Quỹ dự phòng tài chính
24 053 000
24 053 000
24 053 000
Quỹ khấu hao cơ bản
607 572 000
609 920 000
1 352 692 000
Quỹ trợ cấp mất việc làm
10 497 000
10 497 000
10 497 200
Quỹ khen thưởng phúc lợi
0
-54 922 000
-58 859 409
Tông nguồn quỹ
916.240.000
617.060.000
1.623.645.000
Bảng 3 cho thấy năm 2002, nguồn vốn quỹ của Công ty tăng lên so với năm 2000 và tăng mạnh so với năm 2001.Năm 2000, tổng nguồn vốn quỹ là 916240000VND thì đến năm 2001 giảm xuống 617 060 000 VND, nhưng sang năm 2002 thi tổng nguồn vốn quỹ tăng lên1623 645 000VND. Nguyên nhân là do năm 2001 quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng của Công ty giảm mạnh, nhưng sang năm 2002 thi tăng mạnh do quy khấu hao và quỹ đầu tư phát triển tăng .
Mặc dù nguồn vốn này năm 2002 nhỏ, bất ổn nhưng Công ty vẫn có thể sử dụng tạm thời khi thiếu vốn.
1.1.2 Cấu trúc vốn nợ.
Nguồn vốn nợ có vai trò quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Hiếm có một doanh nghiệp nào tiến hành sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường lại không sử dụng vốn nợ. Nguồn vốn này được huy động từ nhiều nguồn khác nhau , trong đó quan trong hơn cả là vốn tín dụng ngân hàng (ngắn hạn và dài hạn), vốn tín dụng thương mại, thuế và các khoản phải nộp NSNN, và vốn vay nội bộ. Từ báo cáo tài chính của Công ty, ta có cơ cấu vốn nợ như sau:
Bảng 4: Cơ cấu vốn nợ của Công ty cơ khí ô tô 3-2.
đơn vị: VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vay ngắn hạn
2.685.497.355
64.10
3.645.106.098
51.79
5.944.065.378
51.33
Phải trả người bán
0
0
790.459.323
11.23
1.033.426.503
8.91
Người mua trả trước
0
0
263.278.606
03.74
927.346.660
8.00
Phải nộp NSNN
0
0
39.622.988
0.56
196.078.847
1.69
Phải trả CNV
164 836 584
3.93
215.147.278
3.05
249.455.819
2.15
Phải trả nội bộ
555 881 834
13.35
539.707.584
7.67
463.968.224
4.00
Phải trả, phải nôp ạ
385.784.227
9.18
582.082.148
8.27
616.642.963
5.32
Vay dài hạn
400.000.000
9.54
963.568.975
13.69
2.154.800.000
18.60
Tổng vốn nợ
4.192.000.000
100
7.038.973.000
100
11.585.384.000
100
Từ bảng tổng hợp trên, cho thấy tổng vốn nợ của Công ty có khuynh hướng tăng:năm 2001 tăng so với năm 2000 khoảng 2.8tỷ VND (
ứng với 66.67%). Năm 2002, tổng vốn nợ tăng so với năm 2001 khoảng 4.5 tỷ đồng(tương ứng với 64.3%). Điều đó cho thấy trong 2 năm qua Công ty đã tăng cường tài trợ cho tài sản của mình bằng cách tăng số nợ.
Cũng từ bảng số liệu trên, khoản vay ngắn hạn tăng , khoản vay dài hạn cũng tăng mạnh từ 400 triệu năm 2000lên 963 triệu VND năm 2001, và 2.155 tỷ đồng năm 2002. Trong khi nguồn tín dụng thương mại (gồm phải trả người bán và người mua trả trước),khoản phải trả các đơn vị nội bộ , phải nộp Nhà nước cũng tăng .Điều này chắc chắn làm tăng chi phí vốn, ảnh hưởng không tốt đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nếu tổng hợp theo nguồn hình thành , cơ cấu vốn nợ của Công ty như sau:
Bảng 5:Cơ cấu vốn nợ theo nguồn của Công ty cơ khí ô tô 3-2 .
đơn vị: VND
Nguồn
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vay ngân hàng
3.085.497.355
73.59
4.608.675.076
65.47
8.098.865.083
69.94
Tín dụng TM
0
0
1.053.737.929
14.96
1.960.773.163
16.92
Nợ tích luỹ
164 836 584
3.95
254.770.266
3.61
445.534.666
3.84
Nợ khác
385.784.227
9.18
582.082.148
8.27
616.642.963
5.31
Nợ nội bộ
555.881.834
13.28
539.707.584
7.69
463.968.224
3.99
Tổng vốn nợ
4.192.000.000
100
7.038.973.000
100
11.585.384.000
100
*Nguồn vốn vay ngân hàng.
Vốn vay ngân hàng của Công ty cơ khí ô tô 3-2 bao gồm cả vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn. Vốn ngắn hạn Công ty sử dụng cho nhu cầu vốn lưu động, do vốn lưu động của Công ty luôn trong tình trạng thiếu không đủ hoạt động,bởi đến nay, Nhà nước vẫn chưa cấp 30% lượng vốn lưu động một lần theo quyết định 55/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong 3 năm qua vốn vay tín dụng ngân hàng ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn nợ và có xu hướng gia tăng. Vốn vay dài hạn ngân hàng năm 2000 là nhỏ, chỉ có 400 triệu VND , chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn vay(9.54%),nhưng đến năm 2001 và 2002, nguồn này tăng cao do nhu cầu mua sắm các thiết bị văn phòng và những tài sản cố định khác(năm 2001 nguồn vốn này là 936 triệu, năm 2002 là 2,15 tỷ VND).
Hiện tại Công ty cơ khí ô tô 3-2 đang có quan hệ tín dụng với hai ngân hàng là Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Công thương Việt Nam, Công ty thực hiện chế độ vay theo mức lãi suất chung dưới hình thức hạn mức tín dụng đối với vay ngắn hạn để đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn lưu động , và vay dưới hình thức từng món đối với vay dài hạn. Trong 3 năm từ 2000->2002, lãi suất đối với vay ngắn hạn lần lượt là: 0.75%, 0.7% và 0.7%/tháng. Đối với vay vay dài hạn là : 0.8%, 0.75% và 0.75%/tháng. Nếu so sánh với tỷ suất lợi nhuận mà Công ty đã đạt được trong 3 năm qua thì lãi suất vốn vay ngân hàng là khá cao, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
*Nguồn vốn tín dụng thương mại.
Vốn tín dụng thương mại là nguồn vốn ngắn hạn. Trong bảng cân đối tài chính của Công ty thì nguồn này bao gồm hai khoản mục là: phải trả nhà cung cấp và người mua trả tiền trước. Thực chất đây là nguồn vốn chiếm dụng của Công ty đối với nhà cung cấp đầu vào và khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường thì việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi, và nó là nguồn vốn quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp , được các doanh nghiệp đặc biệt ưu chuộng. Khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào uy tín của doanh nghiệp và tương quan thế lực giữa doanh nghiệp và các lực lượng hữu quan.
Để thấy rõ hơn sự biến động của nguồn vốn này , ta nghiên cứu bảng sau:
Bảng 6: Nguồn vốn tín dụng tương mại của Công ty cơ khí ô tô 3-2.
đơn vị: VND
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Phải trả người bán
790.459.323
75.1
1.033.426.503
52.7
Người mua trả trước
263.278.606
24.9
927.346.660
47.3
Tổng nguồn TDTM
1.053.737.929
100
1.960.773.163
100
Tỷ trọng TDTM/ồvốn vay
14.96
16.92
Theo như bảng trên, tổng vốn tín dụng thương mại của Công ty tăng mạnh trong 2 năm qua. Từ 1053737929VND năm 2001lên gần gấp đôi là 1960773163 VND năm 2002(tức đã tăng 86.66% so với năm 2001). Tỷ trọng vốn tín dụng thương mại trong tổng vốn vay cũng tăng từ 14.96% năm 2001 lên 16.92% năm 2002 .
* Các khoản nợ tích luỹ.
Nguồn từ các khoản nợ tích luỹ của Công ty bao gồm các khoản nợ ngân sách Nhà nước, nợ CBCNV.
ãNợ ngân sách Nhà nước của Công ty ở dưới dạng thuế các loại, bao gồm 3 khoản mục là thuế GTGT hàng nội địa (thuế suất 10%), thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất 32%), và thu về sử dụng vốn NSNN hay thu trên vốn (4.8%/năm). Theo quy định hiện hành Công ty phải tạm tính thuế và các khoản phải nộp NSNN theo mức quy định vào đầu các quý và nộp các khoản này đúng hạn theo giấy báo của cơ quan thuế. Công ty phải nộp các khoản thuế tạm tính này lên, sang kỳ sau, sau khi quyết toán được duyệt, dựa trên số liệu thực tế: nếu số phải nộp thực tế nhỏ hơn số đã tạm nộp thì Công ty phải nộp bổ sung phần chênh lệch. Ngược lại, nếu số tạm nộp lớn hơn số phải nộp thì phần đã nộp thừa sẽ được cơ quan thuế Nhà nước giữ lại và khấu trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau. Đương nhiên trong thời hạn chưa phải nộp thuế, Công ty được phép sử dụng nó như một nguồn tài trợ ngắn hạn.
ãnguồn từ phải trả CBCNV.
Trong cơ cấu vốn vay, khoản mục phải trả CNV trong Công ty chiếm một tỷ trọng nhỏvà có xu hướng giảm trong 3 năm qua.
Năm 2000: 3.93%.
Năm 2001: 3.05%.
Năm 2002: 2.15%.
Theo quy định, hàng tháng Công ty tính tiền lương, các khoản phụ cấp mang tính tiến lương, các khoản phải trích theo lương phải trả công nhân viên. sau khi tính toán Công ty phải trích quỹ ngay . nhưng Công ty thực hiện trả lương vào cuối tháng nên phần quỹ này Công ty có thể sử dụng vào việc tài trợ cho tài sản lưu động, khi cần có thể hoàn trả. Ngoài ra hàng tháng Công ty có tạm ứng cho công nhân viên vào ngày 10. Nhưng tài khoản “tạm ứng”lại nằm bên phần tài sản trong bảng cân đối tài chính. Do vậy, nguồn vốn “phải trả công nhân viên” luôn tồn tại (tài khoản 334 luôn có số dư có).
ã Nguồn vốn huy động nội bộ.
Đây là nguồn vốn được tạo lập từ mối quan hệ của Công ty với các đơn vị nội bộ. Nguồn vốn này của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trọng tổng nguồn vốn nợ nhưng nó có thể đáp ứng nhanh nhu cầu vốn tạm thời của Công ty tại những thời điểm nhất định:
Năm 2000: 13.34%.
Năm 2001: 7.67%.
Năm 2002: 4%
Trong 3 năm qua , từ năm 2000->2002, nguồn vốn này của Công ty đã suy giảm.
ã Các nguồn vốn khác mà Công ty đã sử dụng.
Vốn tín dụng khác của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như vay của cán bộ công nhân viên trong Công ty, vay của anh em, bạn bè và những đối tượng khác.
Nguồn vốn này tuy nhỏ nhưng nhiều khi nó lại giữ vai trò quan trọng. Chẳng hạn như khi Công ty cần gấp một lượng vốn để tài trợ cho một số tài sản mà Công ty muốn đầu tư, nhưng hạn mức tín dụng mà ngân hàng đặt ra đã hết thì việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên , bạn bè anh em của họ là rất kịp thời và hiệu quả. Lãi suất vay của nguồn này là 0.8%/tháng, cao hơn lãi suất ngân hàng một chút. Năm 2000, vốn huy động từ nguồn này là 385.784.227 VND ,năm 2001 là 582.082.148VND, và năm 2002 là 616.642.963 VND, tương đương với tỷ trọng trong tổng vốn vay lần lượt là 9.18%, 8.27% và 5.32%. Mặc dù lãi suất huy động từ nguồn này khá cao nhưng việc huy động vốn từ nguồn này lại có chi phí giao dịch thấp, thậm chí bằng 0, đảm bảo tính kịp thời. Tuy nhiên Công ty chỉ huy động nguồn vốn này khi có nhu cầu vốn đột xuất do những chi phí phát sinh tức thời và Công ty cũng chỉ vay với một lượng nhỏ, thời gian ngắn.
Thông qua cơ cấu vốn cụ thể đã phân tích ở bảng trên, ta có bảng tổng hợp nguồn vốn sau:
Bảng 7: Tổng hợp các nguồn vốn của Công ty cơ khí ô tô 3-2. Đơn vị :VND
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Vay ngân hàng
3.085.497.355
4.608.675.076
8.098.865.083
Tín dụng TM
0
1.053.737.929
1.960.773.163
Nợ tích luỹ
164 836 584
254.770.266
445.534.666
Nợ khác
385.784.227
582.082.148
616.642.963
Nợ nội bộ
555.881.834
539.707.584
463.968.224
Tổng vốn nợ
4.192.000.000
7.038.973.000
11.585.384.000
Vốn NSNN
8.002.016.000
8.218.713.000
12.249.002.000
Vốn tự bổ sung
110.033.000
210.000.000
512.000.000
Vốn quỹ
916.240.000
617.060.000
1.623.645.000
Tổng vốn chủ
9.028.289.000
9.045.773.000
14.384.647.000
Tổng vốn
13.960.527.000
16.084.746.000
25.970.031.000
1.2 Chi phí vốn.
Để huy động vốn để tài trợ cho các tài sản , phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, Công ty phải chi phí một lượng tiền nhất định gọi là chi phí vốn.
Vốn mà Công ty sử dụng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, và chi phí đối với mỗi nguồn cũng không giống nhau. Để đạt được chi phí sử dụng vốn thấp thì Công ty phải tìm ra một cơ cấu vốn hợp lý.
Sau đây là chi phí ứng với từng nguồn tài trợ của Công ty.
ă Chi phí vốn chủ sở hữu:
Như ta đã biết, vốn chủ của Công tygồm vốn ngân sách Nhà nước cấp , vốn tự bổ sung vànguồn vốn quỹ. Nhìn vào bề ngoài, khki sử dụng vốn chủ Công ty chỉ phải nộp một khoản goại là thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước với tỷ lệ 0,4%/tháng hay 4,8%/năm, khoản này lấy từ lợi nhuận sau thuế. Chính vì vậy mà hiện ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9529.doc