Đặc vấn đề

Lời cảm ơn Với lòng biết ơn chân thành tôi cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy cô giáo Khoa kinh tế và phát triển nông thôn - Trường ĐHNN 1- Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Đỗ Văn Viện, người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ UBND, Phòng KHKT và PTNT và các trang trại huyện Sóc Sơn - Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đặc vấn đề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người thân, bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Hà nội, ngày 16 tháng 05 năm 2007 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Tâm Phần I Đặc vấn đề 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Từ sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp mang tính chất của nền kinh tế tự nhiên, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá để hoà nhập vào nền kinh tế thị trường, việc chuyển dần sản xuất từ độ canh sang đa canh, ngày càng áp dụng rộng rãi và có hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là một yếu tố khách quan. Đặc biệt tại các vùng sản xuất nông nghiệp nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá thì việc hình thành nên các loại hình kinh tế trang tại là điều tất yếu. Các loại hình kinh tế trang trại ở nước ta đã có từng bước, nhưng mấy năm gần đây có xu hướng phát triển mạnh và đa dạng. Sự phát triển nhah chóng kinh trang trại và sự hưởng ứng rộng rãi của nông dân ở nhiều vùng kinh tế trang trại chứng tỏ sự phát triển này là đòi hỏi khách quan của nông nghiệp nông thôn. Đây là hiện tượng phù hợp với chủ trương của Đảng ta là đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá lớn và có thể là sự đột phá của bước phát triển mới trong nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt khi ra nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Kinh tế trang trại góp phần đảm bảo an ninh lương thực và giúp ngành nông nghiệp Việt Nam có thể đứng vững trên thị trường, tăng sức cạnh tranh và bảo vệ sinh thái môi trường. Cùng với sự chuyển mình của đất nước, vùng đất Sóc Sơn cũng có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân ngày một cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng nhanh. Đó là nhờ sự thay đổi đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng XNCH - HĐH. Trong đó chúng ta phải kể đến sự đóp góp của ngành nông nghiệp nhất là các loại hình kinh tế trang trại với quy mô sản xuất ngày một tăng, trình độ kỹ thuật ngày một cao.Tại các vùng ven các sườn đồi, gò, núi trước đây chủ yếu là các cây thực bì sinh sống nay được sự cho phép của Đảng và Nhà nước đã dần chuyển đổi thành các trang trại, là nơi thu hút một lực lượng lao động lớn và bước đầu đã có những kết quả nhất định. Nhờ có địa hình thuận lợi nên việc phát triển khu vực này thành khu trang trại kết hợp với du lịch sinh thái là điều tất yếu khách quan. Thực tế đã chứng minh, mấy năm gần đây các loại hình kinh tế trang trại này đã ra đời và bắt đầu phát triển với nhiều hình thức phong phú. Trang trại vừa trực tiếp sản xuất vừa kết hợp với kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, bán sản phẩm trực tiếp từ trang trại. ...Và rất nhiều hình thừa khác. Tuy nhiên các loại hình kinh tế trang trại của vùng vẫn còn một số tồn tại chủ yếu đó là: Thiếu vốn nên đã số các trang trại xây dựng cơ bản không đồng bộ, phát triển sản xuất theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, đầu tư cho các trang trại cũng chưa thực sự xứng cho tiềm năng phát triển của vùng. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các chủ trang trại có trình độ hiều biết chưa cao, kinh nghiệp còn thiều, kiến thức kinh doanh và khả năng tiếp thị còn nhiều hạn chế bởi vậy hiện quả kinh tế của trang trại chưa cao. Để kinh tế trang trại thực sự trở thành thế mạnh của huyện, góp phần phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ sinh thái môi trường, nâng cao thu nhập cho người dân, giúp người dân Sóc Sơn có cái nhìn đúng đắn nhất, hiệu quả nhất đối với việc khai thác tiềm năng về phát triển kinh tế của vùng. Bởi vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài. 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở tìm hiều và đánh giá đúng hiệu quả tiềm năng phát triển các loại hình kinh tế trang trại huyện Sóc Sơn trong những năm qua. Từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả các loại hình trang trại của vùng trong những năm tới nhằm thúc đẩy sản xuất và có cái nhìn đúng đắn để khai thác tốt nhất tiềm năng phát triển các loại hình trang trại của huyện, góp phần tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần làm rõ hơn những vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn vơ bản của hiệu qủa kinh tế, trang trại và hiệu quả kinh tế trong trang trại. - Phân tích, đánh giá thực trang hiệu quả kinh tế các loại hình kinh tế trang trại chủ yếu của huyện Sóc Sơn trong những năm qua đồng thời phát hiện những nguyên nhân ảnh hưởng và tiền năng chưa được khai thác để nâng cao hiệuq ủa kinh tế trang trại của hiuện trong những năm qua. - Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Sóc Sơn trong những năm tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế trang trại và các mối quan hệ ảnh hưởng để nâng cao hiệu quả kinh tế các trang trại huyện Sóc Sơn. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Về không gian Đề tài nghiên cứu được triển khai và thực hiện tại huyện Sóc Sơn, một số vấn đề chi tiết được khảo sát và mô tả ở một số trang trại điển hình của huyện. 1.3.2.2. Về nội dung. - Nghiên cứu các loại hình trang trại vùng đồi gò huyện Sóc Sơn - Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các trang trại. - Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các trang trại - Đưa ra nghiên cứu các giải pháp chủ yếu nângcao hiệu quả kinh tế trang trại huyện Sóc Sơn. 1.3.2.3. Về thời gian. - Số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập qua 3 năm 2004-2006 - Đề tài được tiến hành từ ngày 17/01/2007-17/05/2007 phần ii cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1. Cơ sở lý luận. 2.1.1. Hiệu quả kinh tế 2.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Mỗi nhà sản xuất một loại sản phẩm hành hoá nào đó trước khi có kế hoạch sản xuất đều suy nghĩ xem liệu sản xuất hàng hoá đó có tốt không? Có hiệu quả kinh tế hơn các hàng hoá khác không? Về phía người tiêu dụng cũng vật họ cũng luôn chọ cho mình loại hàng hoá phù hợp với túi tiền và sở thích của mình. Mỗi một cách lựa chọn khác nhau đem lại những hiệu quả kinh tế khác nhau và hiệu quả kinh tế là một vấn đề mà được toàn xã hội quan tâm. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng nhìn chung chúng ta có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trì kinh tế chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá dịch vụ và với tất cả phạm trù, quy luật kinh tế khác. Mặt khác hiệu quả kinh tế cũng là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. trong khi các nguồn lực rất có hạn, nhu cầu hàng hoá của xã hội ngày càng tăng và đa dạng, nâng cao hiệu quả kinh tế là một xu thế khách quan của sản xuất. Cụ thể đối với ngành nông nghiệp hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh với lượng hiệu quả thu được và lượng chi phí bỏ ro trong một thời gian nhất định của một phương án sản xuất nhất định, hay một cây trồng, một con gia súc nào đó đạt được trong tương quan so sách tối ưu giữa đầu vào và đầu ra trong điều kiện sản xuất khác nhau như điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của ngành sản xuất nào đó. Khi xác định hiệu quả kinh tế chúng ta cần xem xét và kết hợp chặt chẽ giữa lượng tuyệt đối với tương đối, qua đó biết được tốc độ và quy mô sản xuất đó. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường hiện nay. mục tiêu hàngđầu của người sản xuất kinh doanh là thu nhập và lợi nhuận cao, do vậy hiệu quả kinh tế trong sản xuất thiên hướng về mặt kinh tế nhiều hơn so với mặt xã hội. Có nhiều quan điểm về khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế ở mỗi nơi, mỗi vùng khác nhau thì khác nhau. Nhưng hầu hết các quan điểm đều phản ánh mối quan hệ giữa kết quả hoạt động sản xuất với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan niệm của LN CARIMÔP - Kinh tế chính trị MácLênin, cho rằng: "Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc doanh, bằng cách so sách hiệu quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn dự trữ sử dụng". Ngày nay người ra đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả sản xuất mà hiệu quả sản xuất là một hiện tượng bao gồm nhiều mặt như hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường và trên các cơ sở đó người ta đưa ra một số quan điểm và hiệu quả kinh tế. Quan điểm I: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ lệ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.Theo quan điểm này cho phép chúng ta xác định được các chỉ tiêu tương đối của hiệu quả kinh tế bằng cách so sách kết quả với chi phí cần thiết để đạt được hiệu quả đó. Trong đó : H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả sản xuất. K là tổng chi phí sản xuất Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh mà chúng ta tính toán và nghiên cứu các chỉ tiêu khác nhau. Khi nghiên cứu về vốn, chúng ta có hiệu suất bằng cách lấy tổng số sản phẩm chia cho vốn sản xuất. Bằng cách đó sẽ xác định được hiệu suất lao động, với quan điểm này sẽ không xác định được quy mô sản xuất các đơn vị kinh tế. Trên thực tế hai cơ sở có quy mô sản xuất rất khác nhau, nhưng lại có hiệu suất sử dụng vốn như nhau, nghĩa là có hiệu quả kinh tế về sử dụng vốn như nhau. Quan điểm II: Hiệu quả kinh tế đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. HQKT = KQSX - CPSX (H = Q - K) Quan điểm này cho phép xác định được các chỉ tiêu tuyệt đối của hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo quan điểm này thỉ phản ánh rõ nét về quy mô sản xuất của các đơn vị kinh tế, cơ sở sản xuất nào có quy mô sản xuất lớn sẽ đạt được tác động của từng yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh đến hiệu quả sản xuất. Như vậy, các chỉ tiêu này sẽ không giúp cho người sản xuất có nhữngtác động cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh. Quan điểm III: Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa chi phí và kết quản sản xuất. Như vậy, hiệu quả kinh tế biểu hiện ở tỷ lệ giữa phần tăng thêm của chi phí để đạt được kết quả đó hay quan hệ tye lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Trong đó H: Tỷ suất kết quả sản xuất bổ sung. DC: Tổng chi phí bổ sung DK: Kết quả bổ sung. Tỷ suất này giúp cho các nhà sản xuất xác định được điểm tối đa hoá lợi nhuận. Trên cơ sở đó, các nhà sản xuất sẽ đưa ra những quyết định sản xuất tối ưu nhất. Còn trong kinh tế học vĩ mô chú ý tới quan hệ tỷ lệ giữa mức độ tăng lên của kết quả sản xuất xã hội và chi phí sản xuất xã hội tăng lên. Ta có : Trong đó : DK: Là phần tăng trưởng của kết quả sản xuất xã hội DC: Là phần tăng lên của chi phí lao động xã hội. Theo quan điểm này, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đã phản ánh được chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh và nhờ đó người sản xuất sẽ có biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Nhưng trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của chi phí sẵn có (chi phí nền) và chi phí bổ sung. Tại các mức chi phí nền khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung khác nhau. Ngoài ra còn một số quan điểm tương đồng về hiệu quả kinh tế cuả quá trình sản xuất kinhd oanh. Theo tác giả Lê Thị Thụ - vũ khí cạnh tranh thị trường - tạp chí thống kê Hà Nội năm 1992 cho rằng "Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp nhất về chất lượng của sản xuất kinh doanh. Nội dung của nó so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra". Bên cạnh đó còn có những quan điểm nhìn nhận hiệu quả kinh tế trong tổng thể xã hội. Quan điểm này cho rằng ."Hiệu quả kinh tế của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc dân". Hiệu quả kinh tế được xác định bằng so sánh kết quả của nền sản xuất chung với chi phí hoặc nguồn dự trữ sử dụng. Quan điểm này được đưa ra khi đánh giá sự tiến bộ của nền sản xuất xã hội. Từ đó người ra xác định các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai:. Nhìn chung quan điểm của các nhà khoa học về hiệu quả kinh tế tuy có những khía cạnh phân biệt, nhưng đều thống nhất với nhau. Hiệu quả kinh tế là lợi ích tối tưu mang lại của mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. 2.1.1.1 Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay đang khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ gia đình và các thành phần kinh tế khác nỗ lực tham gia sản xuất kinh doanh trong các ngành và các lĩnh vực khác nhau. Mục đích yêu cầu đặt ra đối với quá trình sản xuất ở các thành phần kinh tế là khác nhau. Do vậy, việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cũng rất đa dạng. Các hộ nông dân, công nhân trong nông nghiệp họ tiến hành sản xuất trước tiên là để đáp ứng nhu cầu việc làm có thu nhập đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt thường ngày sau đó mới tính đến lợi nhuận và tích luỹ. Còn đối với các doanh nghiệp tư nhân tiến hàng sản xuất nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư tiền vốn để có thêm lợi nhuận. Đối với một quốc gia thì hiệu quả nó còn thể hiện trên nhiều mặt: Kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng,....Điều đó có nghĩa là hiệu quả nó mang tính chất không gian và thời gian, nó thể hiện ở chỗ: Một hoạt động kinh tế của một đơn vị sản xuất là công ty hay cá thể có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao, song so với một quốc gia thì nó lại chưa chắc đã đạt hiệu quả. Để hiểu rõ vấn đề này, ta có thể xem xét một số vấn đề kinh tế xã hội như việc chặt phá rừng làm nương rẫy, trên thực tế là đem lợi ích cho một cá nhân, một tập thể nào đó nhưng điều đó có thể ảnh hưởng tới sinh thái môi trường, gây lũ lụt, hảo hoạn,...vậy xét trên toàn xã hội thì đó lại là một tổn thất, một gánh nặng lớn cho toàn xã hội. Ngoài ra, hiệu quả kinh tế còn có tính chất về mặt thời gian. Nó luôn luôn có xu hướng thay đổi một hoạt độgn kinh tế diễn ra ở hôm nay có hiệu quả kinh tế cao song trong tương lại thì chưa chắc đã có hiệu quả và ngược lại, bởi vì giá trị sức lao động ngày một tăng. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế không chỉ là nhiệm vụ của một cá nhân, một đơn vị kinh tế mà còn là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp và mỗi quốc gia. Việc nỗ lực tìm cánh để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất hàng hoá là một hoạt động được coi là quyết định cho mọi nền kinh tế, chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất thì mới có cơ hội đưa nền kinh tế tồn tại và phát triển. Nội dung của việc xác định và nâng cao hiệu quả xuất phát từ những nội dung chủ yếu sau: + Mọi quá trình sản xuất liên quan mật thiết đến hai yếu tố cơ bản đó là chi phí sản xuất và kết quản sản xuất thu được từ chi phí đó. Mối quan hệ của hai yếu tố này là nội dung cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế trong sản xuất. + Việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, xuất phát từ nhu cầu phát triển sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Đây là một trong những quy định cơ bản của quá trình sản xuất xã hội. + Mức độ hiệu quả đạt được nó phản ánh trình độ phát triển lực lượng sản xuất và trình độ phát triển xã hội. Từ những nội dung trên chúng tôi cho rằng hiệu quả là một vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế và có liên quan đến tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra, Bản chất của hiệu quả kinh tế có nội dung là tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra. Đối với nước ta, xuất phát từ một nền kinh tế thị trường, có nhiều vấn đề kinh tế được đánh giá và xem xét lại. Trong đó, vấn đề hiệu quả được coi là một nội dung quan trọng nhất, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Việc xem xét hiệu quả trên tất cả các khâu sản xuất, phân phối và lưu thông sản phẩm có nội dung phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong kinh doanh. Để làm rõ bản chất của hiệu quả cần phải phân định sự khác nhau giữa "Hiệu quả" và "kết quả" và mối quan hệ giữa chúng. trong đó, kết quả là phần vật chất thu được từ mục đích hoạt động của con người, nó được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tuỳ thuộc vào những trường hợp cụ thể. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu không ngừng tăng lên của con người, mà yêu cầu người ta phải xem xét kết quả được tạo ra như thế nào, chi phí bỏ ra là bao nhiêu....Chính vì vậy, khi đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh người ta không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra kết quả đó. Việc đnáh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là một nội dung đánh giá hiệu quả kinh tế. Trên phạm vi toàn xã hội các chi phí bỏ ra để thu được kết quả là chi phí lao động xã hội. Vì vậy, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao động xã hội. Từ đó ta có thể kết luận rằng: Thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội còn tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hoá kết quả và tối thiểu hoá chi phí trong điều kiện nguồn lực nhất định. 2.1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế a, Phân loại hiệu quả kinh tế theo nội dung và bản chất. Hiệu quả kinh tế có thể xem xét theo các góc độ độc lập tương đối như sau: + Hiệu quả kinh tế nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được về mặt kinh tế với chi phí bỏ ra đẩ đạt được kết quả bao gồm: Bảo vệ môi trường, lợi ích công cộng, trật tự an toàn xã hội.... + Hiệu quả kinh tế nó thể hiện sự phát triển của công ty, của vùng lãnh thổ, của một quốc gia...Đây là kết quả của nhiều yếu tố tổng hợp lại như tình hình đời sống, trình độ dân trí, vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, sự phát triển của cả vùng... b, Phân loại hiệu quả kinh tế theo phạm vi và đối tượng xem xét Phạm trù này được đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội như các địa phương, các ngành sản xuất, từng cơ sở, đơn vị sản xuất hay một quyết định quản lý...Có thể phân loại phạm trù này như sau: + Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả kinh tế chung toàn bộ nền sản xuất xã hội. + Hiệu quả kinh tế ngành: Là hiệu quả tính riêng từng ngành sản xuất vật chất như ở ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ..trong nông nghiệp được chia thành hiệu quả kinh tế của cây nông nghiệp, hiệu quả kinh tế của cây lượng thực, hiệu quả kinh tế chăn nuôn gia súc, gia cầm... + Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: Là tình riêng đối với từng vùng, khu vực và địa phương. + Hiệu quả kinh tế của từng quy mô sản xuất - kinh doanh như: Hộ gia đình, hợp tác xã, nông trường quốc doanh, công ty, tập đoàn sản xuất. + Hiệu quả kinh tế của từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố chi phí dầu tư vào sản xuất như: Biện pháp về giống, chi phí phân bón, chi phí bải vệ thực vật... c.Phân loại theo hiệu quả kinh tế theo từng các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất. + Hiệu quả sử dụng đất + Hiệu quả sử dụng lao động + Hiệu quả sử dụng vốn + Hiệu quả ứng dụng công nghệ mới + Hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật 2.4.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế. a, Một số yêu cầu khi sử dụng hệ thống chỉ tiêu. Đánh giá hiệu quả kinh tế là một vấn đề, đòi hỏi phải có một hệ thống chỉ tiêu để phản ánh đúng đắn chất lượng sản xuất kinh doanh. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Phải đảm bao tính toàn diện của hệ thống bao gồm chỉ tiêu tổng quát, chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu chính thức và chỉ tiêu bổ sung (Tính hệ thống của chỉ tiêu). + Phải đảm bảo tính thống nhất nó thể hiện ở nội dung trong phương pháp xác định tính toán các chỉ tiêu. + Phải đảm bảo tính thiết thực trong nhận thức đời sống kinh tế xã hội quản lý nền sản xuất cũng như các bộ phận cấu thành nên nó. + Phải phù hợp với chế độ tính toán thống kê, đặc điểm của từng giai đoạn sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, đảm bảo tính chất lịch sử cụ thể. + Chỉ tiêu phải phù hợp với nội dung, phương pháp tính toán quốc tế để có thể so sánh hoà nhập với kinh tế thế giưói trong phát triển kinh tế mởi cửa Đảng và Nhà nước. b, Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Để xác định các chỉ tiêu hiệu quả trước hết ta cần xác định các chỉ tiêu của kết quả. Kết quả kinh tế của nền sản xuất xã hội gồm nhiều chỉ tiêu và đầu cào của nó cũng có nhiều chỉ tiêu. Trong nền kinh tế vi mô quan điểm kinh doanh tư nhân được xuất phát từ lợi ích riêng của từng công ty, xí nghiệp nên hiệu quả sản xuất tức là mức độ lợi nhuận. Phạm vi chi phí để đạt được hiệu quả trong sản xuất không phải là toàn bộ chi phí lao động xã hội nói chung mà là chi phí cá biệt. Đối với nhà doanh nghiệp, lợi ích thực tế không phải là kết quả của chi phí xã hội mà chỉ là kết quả của những chi phí cá biệt mà họ bỏ ra. Trong nền kinh tế vĩ mô, yêu cầu đặt ra khi xác định hiệu quả là phải tính tới kết quả hữu ích của nền kinh tế quốc dân. Phải xuất phát từ lợi ích xã hội khi xác định hiệu quả phải tính toán tất cả các chi phí lao động xã hội không chỉ tính hiệu quả phải tính toán tất cả các chi phí lao động xã hội không chỉ tính hiệu quả của từng cơ sở sản xuất mà điều quan trọng là hệu quả vĩ mô của từng ngành, lãnh thổ, địa phương, thậm chí toàn bộ nền sản xuất xã hội. * Chỉ tiêu đánh giá kết quả: + Tổng giá trị sản xuất GO + Tổng giá trị gia tăng: VA + Lợi nhuận: Pr + Phần kết quả tăng thêm [MTH1]: D Q * Chỉ tiêu đnáh giá hiệu quả kinh tế: Với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và chỉ tiêu phản ánh chi phí ta có chỉ tiêu tổng quát hiệu quả kinh tế. H --> Max (1a) --> Min (1b) --> Max (2a) --> Min (2b) Trong đó: H: Kết quả kinh tế Q: Kết quả sản xuất CF: Chi phí sản xuất *Từ các quan điểm về các chỉ tiêu thu được từ sản xuất kinh doanh và phí bỏ ra các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế qua bảng sau: Bảng 1: Các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu Tổng giá trị sản xuất (GO) Giá trị tăng (VA) Lợi nhuận (Pr) Phần tăng kết quả (DQ) Tổng chi phí (TC) GO/TC VA/TC Pr/TC Chi phí vật chất (VC) GO/VC VA/VC Pr/VC - Chi phí trung gian (IC) GO/IC VA/IC Pr/IC - Chi phí lao động (LC) GO/TC VA/LC Pr/LC - Chi phí của từng yếu tố (YC) GO/LC VA/YC Pr/YC DQ/DYC Chi phí tăng thêm (D CF) - - - DQ/DCF * Một số chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân Như chúng ta đã biết đánh giá hiệu quả kinh tế là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp. Do đó, muốn đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế một cách đầy đủ và toàn diện chúng ta phải kết hợp bổ sung với những chỉ tiêu dưới đây. + Chỉ tiêu về năng suất lao động N - M. T hay N = T/M Trong đó : N là năng suất lao động M là khối lượng sản phẩm sản xuất trong khoảng thời gian nhất định. T: là thời gian hao phí để sản xuất ra M sản phẩm + Chỉ tiêu về năng suất đất đai. ND = GO (N).D (CT) Trong đó : GO (N) là giá trị sản xuất nông nghiệpD (CT) là diện tích canh tác sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. + Thu nhập bình quân đầu người. + Suất hao phí vật tư nguyên liệu Trong hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phải bao gồm các chỉ tiêu chung. Tổng hợp các chỉ tiêu phản ánh các mặt chỉ tiêu riêng biệt của nó. Các chỉ tiêu tổng hợp khác hẳn các chỉ tiêu cá biệt về sử dụng nguồn lực và chi phí, trước hết bởi tính bao quát của nó phản ánh chung trình độ sử dụng nguồn lực, chi phí hoặc toàn bộ chi phí. Các chỉ tiêu trong hệ thống đó phải có mối liên hệ ràng buộc với nhau và bổ sung cho nhau. Các chỉ tiêu bộ phận trong hệ thống chỉ tiêu hiệu quả và toàn diện khi nghiên cứu hiệu quả, phục vụ cho các yêu cầu khác nhau trong quản lý Nhà nước về kinh tế. 2.1.2 Trang trại và kinh tế trang trại 2.1.2.1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại. Trong những năm gần đây ở nước ta có rất nhiều cơ quan nghiên cứu như cơ quan quản lý Nhà nước và nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã quan tâm nghiên cứu về kinh tế trang trại. Một trong những vấn đề được đề cập nhiều là khái niệm kinh tế trang trại. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu chúng tôi thấy các nhà nghiên cứu chưa thống nhất được với nhau về việc đưa ra được khái niệm chung nhất về trang trại và kinh tế trang trại. Điều này rất dễ dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này đối với những người quan tâm đến trang trại. Về thực chất trang trại và kinh tế trang trại là hai khái niệm khác nhau, không đồng nhất với nhau. ở đây chúng tôi xin trình bày một số quan điểm của một số nhà nghiên cứu, một số tài liệu đề cập đến vấn đề trang trại được đánh giá là mang tính khoa học cao. Xuất phát từ quan điểm của Lê nin " ấp trại tuy vẫn là nhỏ nếu tính theo diện tích, nhưng lại hoá thành ấp trại lớm nếu xét về quy mô sản xuất". ở đây ta có thể hiểu khái niệm trang trại thể hiện quy mô tính theo diện tích những cũng có thể đó là quy mô sản xuất thể hiện bằng thu nhập. Theo GS. TS Nguyễn Thế Nhà " Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ luôn gắn với thị trường". Còn theo Th.s Nguyễn Phượng Vỹ" trang trại là một hình thức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp, phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế nông hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hoá". Theo nghị Quyết TW số 06/NQ - TW ngày 10/11/1998, đã xác định: ".....trang trại gia đình thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả". Cũng như khái niệm về trang trại, trong thời gian qua cũng có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra khái niệm về kinh tế trang trại. Tuy nhiên, họ cũng chưa thống nhất với nhau trong việc đưa ra khái niệm chung nhất về kinh tế trang trại, nên ở đây chúng tôi xin trình bày một số quan điểm của các nhà nghiên cứu có uy tín trong lĩnh vực trang trại. - Theo PGS. TS Lê Trọng"Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp tổ chức sản xuất trực tiếp ra nông sản phẩm hàng hoá dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, được chủ trang trại đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang thiết bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của thị trường được Nhà nước bảo hộ theo luật định". - Theo tác giả Trần Trác: "Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản của một nông hộ theo cơ chế thị trường". - Theo GS. TS Nguyễn Thế Nhã " Kinh tế trang trại là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở mức độ cao". - Theo quản điểm của Nghị Quyết 03/2000 NQ-CP về việc "Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại" cho rằng "Bản chất của kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn chủ yếu dựa vào kinh tế hộ gia đình". Qua các quan điểm trên chúng tôi thống nhất với quan điểm của Nghị Quyết 03/2000NQ -CP của chính phủ. Như vậy, nói kinh tế trang trại là nói mặt kinh tế của trang trại. Bởi ngoài ra còn có thể nhìn nhận trang trại từ mặt xã hội và môi trường. Điều này có nghĩa rằng khái niệm trang trại rộng hơn khái niệm kinh tế trang trại. Kinh tế trang là tổng thể các yếu tố sản xuất kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế này sinh trong quá trình hoạt động của trang trại.Còn trang trại là nơi diễn ra các hoạt động và mối quan hệ đó. Trước khi có NQ 03 có nhiều tập thể và cá nhân đã tìm hiểu và nghiên cứu về trang trại và kinh tế trang trại nhưng nhìn chung trang trại gồm những đặc điểm cơ bản sau: - Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hoá. Đây là đặc điểm cơ bản của trang trại trong điều kiện thị trường. - Là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá. - Các yếu tố vật chất của sản xuất, trước hết là ruộng đất và tiền vốn trong trang trại được tập trung với quy mô nhất theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá. - Trại trại tự chủ hoàn toàn trong sản xuất kinh doanh. - Chủ trang trại là người có trình độ, năng lực tổ chức quản lí, có kinh nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất, kinh doanh. - Phần lớn các trang trại đều có thuê mướn lao động. - Các chủ trang trại đều có thu nhập vượt trội so với mức bình quân của nông thôn trong vùng. 2.1.2.2. Phân loại trang trại ở Việt Nam Cũng như các nước trên thế giới, trang trại nông, lâm ngư nghiệp của nước ta bao gồm những loại khác nhau. Việc phân loại trang trại có thể thực hiện theo những tiêu thức phân loại nhất định và việc phân loại trang trại theo tiêu thức nào là tuỳ thuộc vào mục đích của việc phân loại. ở nước ta để phục vụ cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách kinh tế xã hội đối với các trang trại, cần chú ý tới việc phân loại trang trại theo tính chất và quy mô sở hữu. Việc phân loại phải phù hợp với từng loại hình. Theo Thông tư 69/200 - TTLT/BNN- TCTK thì trang trại được phân theo các hình thức sau: - Theo thu nhập : Các trang trại được phân loại theo thu nhập, theo hai hướng chính là trang trại sản xuất và trang trại kinh doanh. Trong đó trang trại sản xuất thu nhập từ sản xuất chính, trang trại kinh doanh thu nhập chủ yếu từ hoạt động kinh doanh là chính. - Theo quy mô đất đai gồm: + Trang trại nhỏ 2-5 ha. + Trang trại vừa 5-10 ha + Trang trại có quy mô lớn từ 10-30 ha + Trang trại có quy mô vượt quá hạn điền lớn hơn 30 ha - Theo cơ cấu sản xuất kinh doanh tổng hợp: là loại hình trang trại kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp, nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp, trồng trọt với chăn nuôi hoặc nuôi trồng thuỷ sản và các ngành nghề khác....Trang trại tổng hợp kết hợp của các hình thức sản xuất và kinh doanh khác nhau mang tính tổng hợp. Sản phẩm làm ra số lượng một loại có thể không lớn nhưng đa dạng về chủng loại + Trang trại chuyên môn hoá: Là trang trại chủ tạo ra một hoặc hai sản phẩm chính như trang trại chuyên chăn nuôi lợn, chuyên nuôi bò, gia cần, trồng cây ăn quả... - Phân loại theo hình thức quản lí. + Trang trại hợp doanh nghiệp theo cổ phần: là trang trại theo nguyên tắc cổ phần.Trang trại này thường có quy mô lớn, sử dụng lao độgn làm thuê. + Trang trại liên doanh: Là trang trại do một số chủ hộ có đất, vốn, tư liệu sản xuất nhưng quy mô nhỏ hợp nhất với nhau. Để trở thành trang trại có quy mô lớn hoặc mỗi chủ trang trại có thế mạnh về mặt xã hội như: Hộ có thế mạnh về vốn, hộ có thế mạnh về tư liệu sản xuất và la._.o động.....Các chủ hộ hợp tác lại với nhau để tạo ra sản phẩm có đủe sức cạnh tranh trên thị trường. + Trang trại gia đình: Là trang trại chủ yếu ở Việt nam hiện nay, do một chủ hộ đửnga làm côngtác quản lý.độc lập sản xuát, có tư cách pháp nhân và sử dụng lao động, có thể thuê hoặc không thuê thêm lao động. + Trang trại tư bản tư nhân: Là trang trại mà người chủ sở hữu không lao động hoặc có lao động những làm công tác quản lí, thuê lao động là chủ yếu. 2.1.2.3. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại Ngày nay trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu trong nông nghiệp các nước. Loại hình trang trại gia đình ở các nước phát triển có vai tró to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp tuyệt đại bộ phận nông sản phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất ra trong các trang trại gia đình. Kinh tế trang trại ở nước ta cũng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây, song vai trò của nó đã thể hiện rõ nét cả về kinh tế cũng như về mặt xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất phân tán, manh mún, và thâm canh cao. Mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điểu kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cánh đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn so với kinh tế nông hộ. Do vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho lao động. Điều này có ý nghĩa trong giải quyết lao động và việc làm. Một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp , nông thôn nước ta hiện nay. Mặc khác, phát triển kinh tế trang trại còn thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh...Phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn nước ta. Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ, vì lợi ích thiết thực, lâu dài của mình mà của yếu tố môi trường , trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái trang trạng và sau đó nữa là trong phạm vi tuèng vùng. Các trang trại ở trung du. miền núi đã hóp phần quan trọng vào việc trồng rừng và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai. Những việc làm này đã tích cực cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên các vùng đát nước. 2.1.2.4. Những đặc trưng cơ bản của trang trại Việc nghiên cứu đặc trưng của kinh tế trang trại có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn quản lý. Bởi vậy nghiên cứu về loại hình trang trại chúng ta cần phải nắm vững những đặc trưng của chúng. Kinh tế trang trại có 5 đặc trưng cơ bản sau đây: + Một là : Chuyên môn hoá, tập trung hoá sản xuất hàng hoá dịch vụ theo nhu cầu của thị trường, có lợi nhuận cao. So với kinh tế nông hộ thì đầu là một đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại. Giá trị tổng sản phẩn và sản phẩm hàng hóa của nó là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá về quy mô trang trại là nhỏ, vừa hay lớn. Quy mô của trnag trại thường lớn hơn nhiều lần so với quy mô của kinh tế nông hộ và có tỷ suất nông sản hàng hoá trên 85%. Riêng về quy mô ruộng đất chẳng những nhiều hơn nhiều lần mà còn rất tập trung, liền vùng và liền khoảng. + Hai là: Kinh tế trang trại đã sản xuất hàng hoá thì hàng hoá luôn gắn với thị trường, do đó thị trường bán sản phẩm và mua vật tư là nhân tố có tính chất quyết định chiến lược phát triển sản xuất sản phẩm hàng hoá vả về số lượng, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của trang trại. + Ba là: Kinh tế trang trại có nhiều khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật hơn, tốt hơn kinh tế nông hộ vì trang trại có vốn, có lãi nhiều hơn. Nói chung, các trang trại không những sử dụng công cụ thô sở mà đã trang bị nhiều loại máy móc và áp dụng nhiều quy trình công nghệ mới vào các ngành sản xuất, dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp. đây chính là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. + Bốn là: Các trang trại có thể sử dụng nguồn lao động vốn có của gia đình, nhưng hầu hết và chủ yếu là thuê mước lao động làm thường xuyên quanh năm hoặc theo thời vụ với số lượng nhiều ít khác nhau theo quy mô của trang trại. Số lượng lao động làm thuê bao giờ cũng lớn hơn số lượng lao động tự có của gia đình trang trại. + Năm là: Các chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có phương pháp và nghệ thuật làm giàu cũng như có những điều kiện nhất định để tạo lập trang trại. 2.1.2.5. Tiêu chí dang trang trại Theo Thông tư 69/TTLB/BNN - TCTK cho rằng một trang trại phải hội tụ 4 đặc điểm cơ bản sau: - Có quy mô sản xuất tương đối lớn so với mức trung bình của kinh tế hộ tại địa phương, tương ứng với từng ngành sản xuất cụ thể như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. - Đối với trang trại trồng các loại cây lâu năm và cây hàng năm chủ yếu ở các tỉnh mìên Bắn và Miền Trung phải có diện tích 2 ha trở lên, còn các tỉnh Nam Bộ có diện tích 3 ha trở lên. - Đối với các trang trại trồng các loại cây lâu năm và cây ăn quả ở các tỉnh Miền Bắc và miền Trung du phải có diện tích 3 ha trở lên, (không kể lợn dước 2 tháng tuổi), lợn nái 30 con trở lên, gia cầu có từ 2000 con trở lên (không tính con dưới 7 ngày tuổi). - Đối với các trang trại lâm nghiệp phải có từ 10 ha đất rừng trở lên. - Đối với trang trại nuôi trồng thuỷ sản phải có từ 2 ha diện tích mặt nước trở lên. - Đối với các loại sản phẩm nông, lâm ngư nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính chất đặc thù như: Trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản cvà thuỷ sản đặc sản, tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải Miền Trung từ 40triệu đồng trở lên, còn đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. - Có sử dụng lao động làm thuê thường xuyên, từ 2 lao động/năm nếu là lao động thời vụ thì quy đổi thành lao động thường xuyên. - Chủ trang trại phải là người có kiến thức, kinh nghiệm về nông, lâm, ngư nghiệp và trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh. - Lấy sản xuất hàng hoá làm hướng chính và có thu nhập vượt trội so với mức trung bình của kinh tế họ tại địa phương. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối vì loại hình trang trại rất đa dạng, lại phụ thuộc vào điều kiện đất đai, tính chất sản xuất và kinh doanh của từng vùng, từng trang trại. 2.1.2.6. Điều kiện cơ bản để phát triển trang trại và kinh doanh có hiệu quả. - Về ruộng dất và quy mô ruộng đất Tư liệu sản xuất chủ yếu và điều kiện cơ bản để thành lập và phát triển trang trại chính là ruộng đất. Nếu không có ruộng đất thì không thể tiếnh hành sản xuất ra nông sản và nông sản hàng hoá. Tuy nhiên, để thành lập một trang trại theo đúng nghĩa của nó thì quy mô ruộng đất phải phù hợp với yêu cầu tổ chức kinh tế và tổ chức kỹ thuật của từng loại trang trại nhất định mới đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Điều kiện ruộng đất nông nghiệp của nước ta là không lớn. Mức ruộng đất sử dụng bình quân là thấp, khoảng 0.59 ha/ hộ và phân bố không bố. Những nơi có bình quân ruộng đất cao hơn (trong đó ở trung du và miền núi còn có nhiều đồi gò, đất lâm nghiệp) và những nơi có truyền thống sản xuất nông sản hàng hoá (chẳng hạn như Đồng Bằng sông Cửu Long) có số diện tích đất canhtác bình quân một nông hộ cao hơn khoảng 0.94% ha/hộ thì nhịp độ phát triển kinh tế trang trại sẽ nhanh hơn. Ngược lại, ở đồng Bằng Sông Hồng chỉ có khoảng 0.3ha/hộ thì chậm hơn rất nhiều. Nói chung, ở nước ta tuỳ thuộc vào phương hướng kinh doanh mà có thể hình thành quy mô diện tích trang trại, Hiện nay. diện tích của các trang trại từ trên dưới 5 ha canh tác có thể lên đến trên dưới 30, 40, 50 ha hay hàng trăm ha ở nơi có thể là trang trại hợp tác của hai hay một nhóm ông chủ. - Những điều kiện cơ bản để trang trại kinh doanh có hiệu quả: + Nhà nước cần có hệ thống chính sách đúng đắn, đồng bộ và ổn định. + Người chủ trang trại phải có ý đồ kinh doanh (sản xuất cái gì?) sản xuất như thế nào?) sản xuất cho ai? Lợi ích ra sao? Làm thế nào để thu được nhiều lợi nhất?) và phải có năng lực tổ chức sản xuất, dịch vụ và quản lý các hoạc động kinh doanh. + Có thị trường ổn định, có vốn, phải huy động được một lượng vốn tương ứng với yêu cầu mở rộng kinh doanh bằng nhiều cách và nhiều nguồn. + Về kỹ thuật: Có khả năng trang bị và áp dụng những kỹ thuật mới từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới. Kinh tế trang trại phát triển đầu tiên ở Tây Âu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Tiếp đó, kinh tế trang trại phát triển ở hầu hết các nước công nghiệp hoá ở châu Âu. Bắc Mỹ. châu Đại Dương cho đến ngày nay. ở Châu á, kinh tế trang trại được hình thành và phát triển muộn hơn, chủ yếu ở những nước công nghiệp đầu tiên và những năm 50. Nước ta đang bắt đầu phát triển kinh tế trang trại những quy mô, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Đây là thách thức lớn khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Cho nên, việc hiểu kinh nghiệm tổ chức hoạt động kinh tế trang trại ở nước ngoài là rất cần thiết, đặc biệt là kinh nghiệm của các nước Châu á, nơi có những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội gần giống với nước ta. * Kinh tế trang trại tại Châu á: Các nước Châu á bước vào công nghiệp hoá muộn hơn các nước Âu Mỹ hàng trăm năm. Vì vậy, kinh tế trang trại sản xuất nông sản hàng hoá phục vụ công nghiệp hoá cũng xuất hiện muộn hơn. Kinh tế trang trại ở Châu á hiện nay có sự khác biệt giữa nhóm nước: các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển. + Kinh tế trang trại ở một nước công nghiệp phát triển: Các nước như Nhật bản, Đài Loan, Hàn Quốc là những nước ở Đông Bắc á đi lên công nghiệp hoá sớm nhất ở Châu á. Do yêu cầu nguồn nguyên liệu cho chế biến nông sản ngày càng cao, kinh tế trang trại ở các nước này càng phát triển mạnh để thay thế kinh tế tiểu nông. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật bản, Hàn Quốc, và Đài Loan đã chú trọng đế công tác cải cách ruộng đất. Theo đó, kinh tế họ nông thôn tiểu nông được giao quyền sử dụng đất lâu dài và trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ trong nông, lâm, ngư nghiệp. Nhờ vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao, các nông hộ phát triển ngày càng nhiều lên kinh tế trang trại. Xét về quy mô, các trang trại ở Đông Bắc á có quy mô diệntích rất nhỏ, nhỏ hơn ở Tây Âu từ 20-30 lần, nhỏ hơn ở Mỹ từ 150-180 lần. Bình quân diện tích đất đai của trang trại ở Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc chỉ trên dưới 1 ha. ở Nhật bản, từ những năm 50 trở lại đây, kinh tế trangtrại phát triển mạnh ở các ngành sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp trên tất cả các vùng sản xuất ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn về luá gạo, rau quả, thịt, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung quy mô lớn. Cũng giống như các nước Châu Mỹ, kinh tế trang trại ở Nhật Bản cũng phát triển theo hướng giảm số lượng, tăng quy mô trên cơ sở tích tụ ruộng đất. Năm 1950, Nhật Bản có 6.176 nghìn trang trại thì đến năm 1995 con số này là 5.382 trang trại (giảm 794 nghìn trang trại trong 45 năm ). Mặc dù số lượng trang trại giảm giá đáng kể nhưng quy mô diện tích bình quân 1 trang trại tăng chậm do quỹ đất nông nghiệp của Nhật Bản bị hạn chế. Năm 1995, trong tổng số gần 2.5 \triệu trang trại trồng trọt có gần 60% trang trại có quy mô từ 0.5 - 1 ha. 31 % có quy mô lớn hơn: khoảng 30% số trang trại chăn nuôi lợn thịt có quy mô dưới 100 con, 32% có quy mô 100-500 con, 28% có quy mô 500-2.000 con và 5% có quy mô trên 2.000 con. Đối với chăn nuôi gà thịt, không có trang trại nào quy mô dưới 300 con, chỉ có trang trại gà thịt quy mô từ 300-100.000con. Về lao động, phần lớn các trang trại trồng trọt đều sử dụng lao động gia đình là chính. ít sử dụng lao động làm thuê do quy mô diện tích nhỏ. Trang trại lâm nghiệp và chăn nuôi quy mô vừa và lớn có sử dụng lao động làm thuê với mức độ khác nhau tuỳ trình độ cơ giới hoá. Đến nay, bình quân 1 trang trại với 1 ha đất nông nghiệp có từ 1-1.1 lao động nông nghiệp, còn những lao động khác của trang trại hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp ở trong và ngoài trang trại. Trong quá trình phát triển, các trang trại ở Nhật Bản có sự chuyển dịch từ thuần nông sang đến các hình thức sản xuất kiêm luôn chế biến sản phẩm trực tiếp thu được tại trang trại. Như vậy không phải lo lắng vấn đề tiêu thụ nông sản mà còn có thể tạo được thương hiệu sản phẩm của trang trại mình một cách rễ ràng. Bởi vậy thu nhập ngoài nông nghiệp và ngưởi ngoài trang trại ngày càng tăng. Trong 40 năm gần đây các trangtrại thuần nông của Nhật bản giảm khoảng 3 lần, từ 45% xuống 15% trong tổng số trang trại. Các trang trại có quy trình sản xuất tiêu thụ khép kiné tăng lên đến 85% trong tổng số trangtrại và đã có thu nhập từ ngoài nông nghiệp chính. Về ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, các trang trại ở Nhật Bản tuy có quy mô nhỏ nhưng trong quá trình công nghiệp hoá đã ứng dụng rộng rãi các công nghệ hiện đại về giống cây trồng, vật nuôi, các loại vật rư kỹ thuật nông nghiệp, phân bón cho cây trồng, thức ăn công n-ghiệp cho gia súc năng lực điện, nước, gió, các máy móc thiết bị nông nghiệp và ứng dụng đồng bộ vào các chu trình sản xuất và chế biến, bảo quản nông lâm thuỷ sản tạo ra năng xuất cây trồng vật nuôi cao (như năng suất lúa từ 5-6 tấn/ha) và năng suất lao động nông nghiệp cao. Từ năm 1950 đến năm 1990, chi phí lao động làm lúa nước giảm dần từ 2.000 giờ công xuống dưới 500 giờ công (giảm 5 lần). Nhiều trang trại trồng rau, chăn nuôi gia cầm bắt đầu ứng dụng công nghệ tin học và tự động hoá trong sản xuất. Nhờ vậy tỷ suất hàng hoá của các trang trại rất cao, đảm boả nhu cầu lương thực thực phẩm cho 125 triệu dân: 100% nhu cầu về gạo, 81% nhu cầu thịt, trên 90% nhu cầu về trứng, sữa % như cầu về ra quả. Đài Loan và Hàn Quốc tiến hánh công nghiệp hoá sau Nhật Bản nên kinh tế trang trại cũng phát triển sau. Quy mô diện tích các trang trại ở Hàn Quốc và Đài Loan cũng nhỏ trên dưới 1 ha và quá trình hình thành và phát triển cũng giống Nhật Bản. Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá (1952-1970) số lượng trang trại tăng từ 697.750 lên 880.474 và quy mô độ vao (1970-1996) số lượng trang trại giảm xuống còn 779.000 và quy mô bình quân tăng lên 1.2 ha. Số lượng và quy mô trang trại chăn nuôi ở Đài Loan tăng đều trong suất kỳ công nghiệp hoá. Năm 1974 số trang trại chăn nuôi lợi dưới 100 con lợn chiến 99,5% trong tổng số trang trại và 68.63% tổng số đàn lợn. Đến năm 1994 số trang trại nuôi dưới 100 con lợn giảm xuống còn 53.52 % trong tổng số trang trại và tổng đàn lợn. Số trang trại giảm nuôi lợi quy mô từ 100-5.000 con trở lên, năm 1994 chiếm 45% tổng số trang trại và 78% tổng số đàn lợn. Cơ cấu sản xuất kinh doanh của trang trại ở Đài Loan cũng vó sự chuyển dịch từ thuần nông sang hình thức sản xuất, tiêu thụ kinh doanh khép kín như Nhật bản. Thời gian 1955-1990, số trang trại thuần nông giảm từ 39.67% xuống còn 8.98% và số trang trại theo hình thức trên tăng tứ 60.13% ở Đài Loan, việc thực hiện tích tụ ruộng đất cho trang trại gặp nhiều khó khăn vì nông dân đi làm nghề khác nhưng không có bán ruộng. Do vậy, Đài Loan thực hiện chế độ sản xuất uỷ thác, có thể tập trung quyền sử dụng đất vào những hộ nông dân, các trang trại chuyên làm ruộng. Các trang trại ở Đài Loan đã tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá cao, đảm boả nhu cầu thị trường trong nước xuất khẩu. ở Hàn Quốc, công nghiệp hoá cũng như kinh tế trang trại phát triển sau Nhật Bản và Đài Loan. Đặc điểm của trang trại ở Hàn Quốc cũng là quy mô nhỏ. Từ thời kỳ 1953-1956 số lượng trang trại tăng từ 2.249 cơ sở lên 2.507 cơ sở với quy mô bình quân 0.9 ha. Trang trại hàn Quốc cũng nhanh chóng tiến lên công nghiệp hoá sản xuất, tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá nhiều tỷ suất cao. + Kinh tế trang trại ở một số nước đang phát triển: ở các nước đang phát triển Châu á, công nghiệp hoá mới bắt đầu và kinh tế trang trại cũng mới hình thành và phát triển. Công nghiệp hoá phát triển nảy sinh nhu cầu ngày càng lớn về nông sản hàng hoá và tất yếu phải hình thành kinh tế trang trại thay thế kinh tế tiểu nông. Trong quá trình công nghiệp hoá, vật cản trở, hạn chế sự chuyển dịch cho mô hình tranh trại ở nhiều nước đang phát triển ở Châu á là chưa xoá bỏ được quan hệ sở hữu ruộng đất của địa chủ với phương thức phát canh thu tô, nên các họ chưa tự chủ sản xuất như các trang trại ở các nước Động Bắc á đã thực hiện cải cách ruộng đất thành công từ những năm 50 ( Nhật bản, Đài Loan, Hàn Quốc). Về cải cách ruộng đất, nhiều nước như ấn Độ, Srilanka, Philippin đã tiến hành cải cách ruộng đất từ những năm 50 đến nay, nhưng kết quả còn nhiều hạn chế, chưa xoá bỏ được sở hữu ruộng đất của địa chủ nên chưa tạo cơ sở cho sự hình thành các trang trại. Trung Quốc và Việt Nam đã hoàn thành cải cách ruộng đất một cách triệt để, sau thời kỳ hợp tác hoá nay các mông dân đã trở thành đơn vị sản xuất tự chủ, được quyền sử dụng đất ổn định lâu dài. Các doanh nghiệp nông nghiệp tư bản tư nhân (đồn điền) ở các nước như Malaixia, Indonêxia. ấn Độ,,, trước đây chỉ sử dụng lao động làm thuê để sản xuất nông sản hàng hoá, dần dần đã chuyển sang cơ chế sản xuất mới, giao khoán đất đai, cung cấp vật tư và hướng dãn kỹ thuật cho các hộ gia đình công nhân sản xuất theo hợp đồng, doanh nghiệp thu mua sản phảm làm ra để chế biến xuất khẩu, tạo ra một loạt công nhân - Nông dân chủ trại sản xúât hàng hoá cà phê, cao su, cọ dầu, ca cao, chè,.... Như vậy, kinh tế trang trại ở nước đang phát triển Châu á được hình thành từ các hộ nông dân tiểu nông tiến lên sản xuất hàng hoá và các hộ công nhân lao động ở đồn điền cũ chuyển sang hoạt động theo mô hình trang trại. Thái Lan trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới là nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trang trại. Các trang trại ở vùng đồng bằng hàng năm sản xuất ra lượng gạo xuất khẩu khoảng 5-6 triệu tấn. Các trang trại vùng đối núi sản xuất ra hàng trục triệu tấn sắn và dưa xuất khẩu cho liên minh Châu Âu. Các trang trại vùng chung quanh các đô thị đã sản xuất ra khối lượng lớn thịt gà. thịt lợn xuất khẩu và sữa bò. Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hớa ở trình độ thấp, các nước đang phát triển ở Châu á có số lượng hộ nông dân rất lớn với quy mô đất đai nhỏ, thời kỳ 1960-1990 số hộ nông dân ở Trung Quốc tăng từ 115 triệu hộ lên 232 triệu hộ, ấn Độ tăng từ 45 triệu hộ lên 97 triệu hộ, Thái Lan tăng từ 1.2 triệu hộ lên 3.4 triệu hộ...Quy mô bình quân đất đai mỗi hộ giảm. Cuối thế kỷ XX, số lượng trang trại ở các nước đang phát triển ở Châu á chưa nhiều và tỷ trọng trang trại trong tổng số hộ dân còn thấp nhưng đang có xu hướng phát triển với tốc độ nhanh hơn cùng với nhịp độ phát triển công nghiệp hoá, củng cố vai trò lực lượng xung kích trong sản xuất nông sản hàng hoá và tiến dần lên vị trí lực lượng chủ lực sản xuất nông sản hàng hoá như các nước nông nghiệp phát triển ở Đông Bắc á hiện nay. 2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam + Thời kỳ trước năm 1986. Kinh tế trang trại ở nước ta hình thành từ thời nhà Lý. Lúc đầu hình thức trang trại là các điền trang thái ấp, tồn tại đến thời Pháp thuộc. Điều trang thời Lý Trần là các quý tốc họ mạc được triều đình ban bổng lộc, đồn điền thời phong kiến do Nhà nươc phong kiến tạo lập nên. Đồn điền thưòi Pháp thuộc chủ yếu do hình thưc bóc lột của thực dân Pháp đối với nông dân ta. Trong giai đoạn từ 1995-1986, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước và được giao cho các nông trường quốc doanh, hợp tác xã tập đoàn sản xuất quản lý. Họ nông dân không được coi là đơn vị kinh tế tự chủ nên không được giao quyền sử dụng đất. Các chính sách của Nhà nước ban hành nhằm hạn chế thị trường tự do, ngăn cấm tự do giao thông lưu kinh tế nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại, làm cho nền nông nghiệp của nước ta trì trệ, lạc hậu. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ra dã phần nào nhận thấy sai lầm trong quản lý kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, sửa sai bằng việc ban hành chỉ thị 100/CT/TW. Đây được coi là bước đột phá của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên quá trình phát triển nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Tóm lại, trước năm 1986, kinh tế nông nghiệp mang tính tập trung quan liêu bao cấp, chỉ có hai thành phần kinh tế chủ yếu là nông trường quốc doanh và hợp tác xác nông nghiệp. + Sau năm 1986: Trước những sai lầm trong quản lý kinh tế, ở Đại Hội VI tháng 1986. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương: "Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa" . Tiếp đó, đến tháng 4 năm 1988, trong nông nghiệp có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về "sửa đổi chế độ quản lý". Đặc biệt là từ Nghị quyết 6 khoá VI năm 1989, Đảng chỉ ra rằng gia đình xã viên trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời luật kinh tế tư nhân cũng được phân bố trên bào Nhân dân ngày 3/1/1991. Đây chính là những cơ sở để kinh tế trang trại phát triển với quy mô ngày càng lớn, chất lượng hoạt động ngày càng cao. Thật vậy, từ sau cơ chế đổi mới, đặc biệt là từ sau năm 1989, kinh tế trang trại phát triển rất nhanh ở các vùng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Đồng bằng Sông Cửu Long, Tây nguyên,Duyên Hải Mìên Trung, Đồng Bằng Bắc Bộ, các tỉnh miền núi khác phía Bắc. Theo số liệu điều tra, năm 1989 nước ta có 5.125 trang trại, đến năm 1992 tăng lên 13.246 trang trại (tăng gấp 2.53 lần). Cùng thời gian đó, quy mô đất đai tăng từ 22.946 ha lên 58.282 ha (tăng gấp 2.5 lần), đến năm 1999 tăng lên 396.286 ha (tăng gấp 6.81 lần so với năm 1992). Cùng với sự gia tăng của quy mô đất đai, quy mô vốn bình quân 1 trang trại cũng tăng đáng kể. Năm 1989, bình quân 1 trang trại có số vốn là 100.23 triệu đồng và tăng lên 199.96 triệu đồng (tăng khoảng 2 lần) năm 1999. Nhờ quy mô vốn, đất đai tăng nên tổng giá trị sản phẩm bình quân củấcc trang trại trong những năm 1997 - 1999 khoảng 9.575 tỷ đồng, chiếm khoảng 7.98% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt là tỷ suất nông sản hàng hoá của các trang trại năm 1999 là 86.74%, tăng 1.1 lần so với năm 1992 (78.6%). Ngày 02/02/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị Quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại. Sau 4 năm thực hiện (2000-2003), tình hình kinh tế trang trại có bước phát triển mới cả về số lượng, quy mô và kết quả. Biểu 2: Số trang trại phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương trong cả nước Tiêu chí TT trồng cây hàng năm TT trồng cây lâu năm TT chăn nuôi TT nuôi trồng thuỷ sản Tổng số Đồng Bằng Sông Hồng 34224 223322 13651 35648 119586 Đông Bắc 322 623 3419 2982 11332 Tây Bắc 116 1166 542 1095 5502 Bắc Trung Bộ 411 45 76 104 17 Duyên Hải Ban Trung Bộ 6825 1622 1206 797 1299 Tây Nguyên 1840 988 616 2665 7070 Đông Nam Bộ 1290 5930 714 63 8458 Đồng Bằng Sông Cửu Long 2008 9732 5250 3178 22537 Tổng cộng 47036 42438 25474 46532 175801 Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2005 Gần đây các mô hình kinh tế trang trại phát triển nhanh chóng và ngày một tăng về quy mô và số lượng, hình thức hoạt độgn sản xuất kinh doanh ngày một phóng phú. Phạm vi hoạt động của các trang trại phân bố rộng rãi khắp trên tất cả vùng sinh thái. Kinh tế trang trại đã phát triển thêm một bước cao hơn đó là hình thức trang trại sản xuất kinh doanh kết hợp với du lịch sinh thái. Loại hình này đang được phát triển mạnh ở ven các trung tâm thành phố lớn, ven các khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Tuy chưa có số liệu cụ thể nhưng chúng ta phải ghi nhận rằng loại hình trang trại này đnag hình thành và phát triển nhanh chóng là điều tất yếu khác quan. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế trang trại và những thành quả mà nó đạt được trong những năm gần đây cho thấy chủ trưởng và những trương khuyến khích kinh tế trang trại là hoàn toàn đúng đắn, hợp lòng dân và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Bên cạnh những thành tựu trên hiện nay kinh tế trang trại ở nước ta đang gặp phải một số khó khăn chủ yếu là: Phần lớn chủ trang trại chưa được cấp sổ đỏ nên chưa yên tâm đầu tư sản xuất, thiếu vốn sản xuất, thị trường và giá cả nông sản vẫn chưa đồng bộ và chưa thực sự khuyến khích các chủ trang trại đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ khái quát tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một vài nước và ở Việt Nam, các bài học có thể rút ra cho phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và Sóc Sơn là: Thứ nhất, quá trình phát triển kinh tế trang trại ở hầu hất các nước trên thế giới (các nước công nghiệp phát triển cũng như các nước đnag phát triển đều có xu hướng chung là: - Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá, số lượng trang trại nhiều, quy mô nhỏ. Khi công nghiệp phát triển đạt trình độ cao thì số lượng trang trại giảm, quy mô tăng. - Kinh tế trang trại là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá. Chính công nghiệp hoá đã đạt ra yêu cầu khách quan cho công nghiệp hoá và tạo điều kiện cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển. - Kinh tế trang trại là kết quả tất yếu của kinh tế hộ gắn với sản xuất hàng hoá. Kinh tế trang trại có thể và có điều kiện phát triển ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông, lâm ngư nghiệp và tất cả các vùng khác nhau (đồi nói, đồng bằng và ven biển) - Các trang trại phát triển theo xu hướng gia tăng về quy mô (vốn, lao động....trên một đơn vị diện tích). Thứ hai, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai, lao động Thứ ba, bồi dưỡng và đào tạo chủ trang trại là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với sự thành công công kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới. ở nhiều nước công nghiệp phát triển, chủ trang trại muốn được Nhà nước công nhận về trình độ quản lý và tư cách pháp nhân, phải tốt nghiệp các trường kỹ thuật và quản lý nông nghiệp , đồng thời có kinh nghiệm qua thực tập lao động sản xuất kinh doanh một năm ở các trang trại khác. ở nước ta, chủ trang trại xuất thân từ nông dân chiếm đa số. Điều nàu hạn chế khả năng áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ và sản xuất. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở trong nước và thị trường quốc trế, đòi hỏi chủ trangtrại phải có trình độ quản lý cao để có khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Thứ tư, sự hình thành và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản có ý nghĩa đặc biệt đối với kinh tế trang trại. Thứ năm, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Nguyên tắc chung của hội nhập kinh tế quốc tế là phải giảm dần thuế nhập khẩu, hạn chế định lượng...để thúc đẩy cạnh tranh tự do, lành mạnh, bình đẳng cho nông sản của các nước. Các chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ đầu ra cho kinh tế trang trại dần được thay thế bằng đầu vào (cơ sở hạn tầng, nghiên cứu khoa học, đào tạo khoa học....) Để các trang trại nước ta có thể hội nhập tốt vào kinh tế thế giới. các chính sách cho phát triển kinh tế trang trại cần chú ý đặc biệt đến hỗ trợ đầu vào cho sản xuất của trang trại. PHẦN III Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình * Vị trí địa lý Thanh Trì nằm trong khu vực đường 1A, 1B đường vành đai 3 nối liền với cầu Thanh Trì, tuyến đường sắt Bắc Nam với ga Văn Điển nên Thanh Trì là cửa ngõ phía Nam Thành Phố Hà Nội. Phía Bắc huyện giáp với Quận Hoàng Mai Phía Nam giáp với huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai Phía Tây giáp với Quận Thanh Xuân, TX Hà Đông Phía Đông giáp với sông Hồng Chiều dài theo hướng Bắc Nam khoảng 8 km với tổng diện tích đất tự nhiên là 6292,71 ha; dân số 164.000 người và 78.500 lao động. Nằm ở vị trí đó Thanh Trì có thuận lợi cơ bản về giao lưu đường sắt, đường bộ và đường thuỷ với cùng phía Nam là cửa ngõ đón nhận tất cả các luồng giao lưu giữa các tỉnh phía Nam và phía Bắc trước khi vào Thủ Đô Hà Nội. Phía Đông là sông Hồng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao lưu đường thuỷ với khu vực nội thành cũng như các vùng thuộc hạ lưu sông Hồng. * Địa hình Thanh Trì là vùng đất trũng ven đê ở phía Nam thành phố Hà Nội với độ cao trung bình 4.5 đến 5.5 m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Toàn bộ lãnh thổ huyện được phân chia thành 02 vùng tự nhiên: Vùng bãi ven đê và vùng nội đồng. Vùng bãi ven đê sông Hồng diện tích 1174 ha, bao gồm diện tích chủ yếu của 3 xã Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc. Đây là đất phù sa bồi tụ thường xuyên nên có độ cao trung bình thường cao hơn vùng đất trong đê của huyện. Độ cao trung bình của các khu đất dân cư là 8 - 9.5 m. Đất đai vùng bãi thuộc loại đất phù sa bồi tụ hàng năm, thường bị ngập nước vào 4 tháng mùa mưa lũ. Đây là vùng đất thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng. Vùng trong đê chiếm đại bộ phận diện tích của huyện gồm 12 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích khoảng 5118 ha đất tự nhiên. Toàn vùng bị chia cắt bởi các trục đường quốc lộ 1A, 1B, đường 70A và các sông tiêu nước thải của Thành Phố như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Om (đầu nguồn là Sông Sét và Sông Kim Ngưu đổ vào), sông Hoà Bình nên hình thành những tiểu vùng nhỏ có nhiều hồ đầm, ruộng trũng. Với địa hình như vậy một mặt tạo điều kiện cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản và các hoạt động sản xuất trên ruộng nước, mặt khác cũng gây khó khăn cho tình trạng ngập úng. Các vùng ngập úng lớp đất có tính cơ học yếu, không thuận lợi cho việc xây dựng các công trình, đồng thời các lớp đất sét thấm nước không đáng kể tạo ra các lớp cách nước, không cho phép tiêu nước bằng con đường thẩm thấu. 3.1.1.2. Khí._.khả năng chống chọi của loại hình này là yếu tố thậm chí dẫn đến sụp đổ, hơn nữa chú trọng phát triển chăn nuôi sẽ gây ra ô nhiễm môi trừơng. Chính vì vậy huyện cần bố trí cơ cấu các loại hình trang trại và điều chỉnh sao cho hợp lý. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương di chuyển các trang trại chăn nuôi ra xa khu dan cư và việc làm sẽ sớm được thực hiện trong tương lai. Biểu 14:Chi phí trung gian của các ngành trang trại năm 2006 Chỉ tiêu Loại hình trang trại Tổng số Chi phí sản xuất của các ngành (IC) Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi trồng thuỷ sản Dịch vụ SL (tr.đ) CC(%) SL (tr.đ) CC(%) SL (tr.đ) CC(%) SL (tr.đ) CC(%) 1. Chuyên vườn 28.08 28.08 100.00 - 0.00 - 0.00 - 0.00 2. Chăn nuôi Gia cầm 125.64 15.68 12.48 109.96 87.52 -- 0.00 - 0.00 Lợn 124.32 20.56 16.54 103.76 83.46 - 0.00 - 0.00 3.Lâm nghiệp 150.40 150.40 100.00 - 0.00 - 0.00 - 0.00 4.Nuôi trồng thuỷ sản 101.23 3.62 3.58 - 0.00 97.61 96.42 - 0.00 5. Kết hợp VC 202.98 65.23 44.79 80.39 55.21 - 0.00 VA 244.87 45.65 34.47 86.80 65.53 - 0.00 AC 349.87 5.67 3.87 78.56 53.60 62.35 42.54 - 0.00 VAC 283.29 25.64 17.65 72.68 50.02 46.99 32.34 - 0.00 6. Kinh doanh tổng hợp AC+dịch vụ 337.56 56.42 33.43 4526 26.82 - 0.00 67.08 39.75 VA + Dịch vụ 345.87 62.34 35.71 54.56 31.26 57.66 33.03 VAC + Dịch vụ 518057 45.67 25.56 42.43 23.75 36.76 20.58 53.79 30.11 Bình quân chung 246.40 34.77 26.91 63.93 48.23 25.37 18.08 11.84 6.78 Nguồn: Số liệu tra tháng 03 năm 2007 4.2.2.2. Các loạ chi phí đầu tư Quá trình điều tra thu nhập cho thấy, các trang trại đầu tư chi phí cho sản xuất bao gồm các loại: Chi phí vật chất (giống, phân bón, thức ăn, thuốc phòng và trị bệnh, thuỷ lợi....) chi phí thuê lao động, khấu hao tài sản cố định, thuế nông nghiệp, chi trả lãi vay ngân hàng. Số liệu biểu 15 cho thấy tổng các loại chi phí bình quân một trang trại đồng chiếm 65.36%, thuê lao động là 29.14 triệu đồng chiếm 15.22% khấu hao là 21.01 triệu đồng chiếm 13.57%. Ta thấy chi phí vật chất chiếm tỷ trọng lớn nhất 65.73%, thấp nhất là chi phí cho thuế chiếm 0.58%. Xét riêng từng loại hình ta thấy loại chuyên vườn có tổng chi phí thấp nhất 51.15triệu đồng, cao nhất là loại hình trang trại VAC + dịch vụ với tổng chi phí là 421.61 triệu đồng. Nhìn chung, qua biểu 15 cho thấy chi phí bình quân 1 trang trại như vậy còn cao, đặc biệt là chi phí vật chất chiếm trên dưới 65.73%. Việc chi phí đầu vào tất yếu sẽ làm giảm lợi nhuận của chủ trang trại. Bởi với các nhà sản xuất thì việc tối thiểu hoá chi phí đầu vào để tối đa hoá lợi nhuận là vấn đề quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, các chỉ trang trại ở Sóc Sơn còn chưa thấy rõ vai trò của tối thiểu hoá chi phí đầu vào với lợi nhuận hoặc học chưa có một biện pháp nào phù hợp nhất nên họ chưa có được cách chi phí hợp lý trong quá trình sản xuát, gây nên tình trạng lãng phí không cần thiết. Ngoài chi phí vật chất và chi phí thuê lao động trang trại còn phải chi khấu hao tài sản, thuế nông nghiệp, lãi vay. Biểu 15: Các chi phí và cơ cấu của trang trại năm 2006 (Tính giá bình quân cho một trang trại trong một năm tại Sóc Sơn) ĐVT: Triệu đồng và % Chỉ tiêu Loại hình trang trại Tổng chi phí Trong đó Vật chất CC (%) Thuê LĐ CC (%) Khấu hao CC (%) Thuế CC (%) Lãi vay CC (%) 1. Chuyên vườn 48.38 28.08 58.04 6.00 12.40 3.66 7.56 1.32 58.04 6.00 12.40 2. Chăn nuôi Gia cầm 185.27 114.75 61.94 30.00 16.19 8.61 4.65 0.23 0.27 31.41 16.95 Lợn 139.98 81.88 58.50 24.00 17.15 7.92 5.66 0.24 0.36 25.68 18.35 3.Lâm nghiệp 151.56 99.42 65.60 12.00 7.92 8.47 5.59 0.00 0.00 31.67 20.89 4.Nuôi trồng thuỷ sản 111.54 78.56 70.43 6.00 5.38 9.28 8.32 10.0 0.54 17.10 15.33 5. Kết hợp VC 109.78 76.75 69.91 18.00 16.40 4.71 4.29 1.26 1.12 9.09 8.28 VA 72.12 38.45 53.31 12.00 16.64 6.76 9.38 0.95 1.97 13.49 18.70 AC 165.91 128.02 77.16 18.00 10.85 5.91 3.56 0.98 0.93 12.44 7.50 VAC 171.35 130.12 75.94 18.00 10.50 5.65 3.30 1.34 0.98 15.90 9.28 6. Kinh doanh tổng hợp AC+dịch vụ 291.93 233.26 79.90 48.00 19.44 10.67 3.65 0.97 0.00 0.00 0.00 VA + Dịch vụ 322.37 226.65 70.31 66.00 20.47 8.42 2.61 1.18 0.00 21.30 6.61 VAC + Dịch vụ 3.84.80 275.56 71.61 72.00 18.71 11.14 2.90 1.22 0.00 26.10 6.87 Bình quân chung 181.58 122.98 65.66 29.14 15.22 7.77 4.96 1.04 0.58 21.01 13.57 Nguồn: Số liệu điều tra tháng 03 năm 2007 4.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của các loại hình trang trại Qua số liệu biểu 16 cho thấy, kết quả sản xuất kinh doanh bình quân một trang trại ở Sóc Sơn năm 2006 về mặt giá trị tăng thêm là 128.50 triệu đồng và thu nhập hỗn hợp MI đạt bình quân một trang trại là 99.04 triệu đồng. Trong đó trang trại đạt kết quả sản xuất kinh doanh cao nhất là trang trại VAC + du lịch với 339.92 triệu đồng VA và 302.48 triệu đồng MI bình quân một trang trại. Thấp nhất là trang trại chuyên vườn 20.48 triệu đồng VA và 6.12 triệu đồng MI. Nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh của các loại hình trang trại ở huyện Sóc Sơn như vậy còn thấp chưa xứng với tiềm năng và thế mạnh của huyện. Có thể thấy giá trị sản xuất do các trang trại tạo ra không phải là thấp, tuy nhiên do chi phí đầu vào cao nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ trang trại thấp trừ các loại hình trang trại tổng hợp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, đây là những loại hình trang trại được chú trọng và đầu tư phát triển ở huyện Sóc Sơn. Đối với người sản xuất điều quan tâm không chỉ là VA hay IN mà người ta chỉ quan tâm với tỷ lệ thu nhập trên giá trị sản xuất tạo ra (VA/GO) hay (MI/GO) điều đó quyết định tăng quy mô sản xuất có lợi hay không có lợi. Qua biểu 16 ta thấy giá trị VA/GO bình quân một trang trị là 48.60% và MI/GO bình quân là 37.46% như vậy là còn thấp so với đầu tư vào các ngành khác. Loại hình trang trại có tỷ suất lợi nhuận cao nhất là loại hình trang trại VAC + du lịch có VA/GO đạt 65.55% và MI/Go là 58.37%, sau đó là loại hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản với VA/GO đạt 59.18%, MI.GO đạt 44.30%. Loại hình trang trại có tỷ xuất lợi nhiận thấp nhất là loại hình trang trại gia cầm với VA/GO là 32.45% và MI/Go là 10.66%, nhưng trang trại chăn nuôi lợn lại có VA/GO là 44.03% và MI/GO là 28.68%. Điều này cho thấy vì sao trong thời gian qua các chủ trang trại đầu tư mạnh vào chăn nuôi lơi, nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ. Biểu 16: Kết quả và hiệu quả sản xuất của các loại hình trang trại (Tính bình quân cho một trang trại trong một năm tại huyện Sóc Sơn) Chỉ tiêu Loại hình trang trại GO (tr.đ) IC (tr.đ) VA(tr.đ) MI(tr.đ) VA/GO(%) MI/GO(%) 1. Chuyên vườn 48.50 28.08 20.42 6.12 42.10 12.62 2. Chăn nuôi Gia cầm 185.99 125.64 60.35 19.83 32.45 10.66 Lợn 222.12 124.32 97.80 63.70 44.03 28.68 3.Lâm nghiệp 198.70 150.40 48.30 8.16 24.31 4.11 4.Nuôi trồng thuỷ sản 247.98 101.23 146.75 109.77 59.18 44.30 5. Kết hợp VC 202.98 145.62 57.36 42.33 28.26 20.85 VA 244.87 132.45 112.42 90.75 45.91 37.06 AC 349.87 146.58 203.29 183.40 58.10 52.42 VAC 283.29 145.31 137.98 114.75 48.71 40.51 6. Kinh doanh tổng hợp AC+dịch vụ 337.56 168.76 168.80 158.13 50.01 46.85 VA + Dịch vụ 345.87 174.56 171.31 141.59 49.53 40.94 VAC + Dịch vụ 518.57 178.65 339.92 302.68 65.55 58.37 Bình quân chung 264.40 135.90 128.50 99.04 48.60 37.46 Nguồn: Số liệu điểu tra tháng 3 năm 2007 4.2.4. Hiệu quả kinh tế của các loại hình trang trại ở huyện Sóc Sơn Nếu kết quả phản ánh quy mô của những gì đạt được sau một thời gian sản xuất kinh doanh thì hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực để tạo ra kết quả đó. Đối với chủ trang trại, mặc dù mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận nhưng để biết nên lựa chọn phương án đầu tư nào có kết quả cao, cần thiết phải biết hiệu quả của việc đầu tư đó. Do vậy hiệu quả kinh tế trở thành mối quan tâm và là động lực quan trọng thúc đẩu các chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại ở huyện Sóc Sơn được tập hợp ở biểu 17. Qua biểu 17 cho thấy bình quân một trang trại có tổng chi phí là 184.70 triệu đồng và VA/TC là 0.71 lần có nghĩa là cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1.71 đồng, tức tăng thêm 0.71 đồng VA. Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian (IC) bình quân trang trại là 0.28 lần... Qua biểu 17 cho thấy, từng loại hình có hiệu quả kinh tế như sau: - Loại hình trang trại chuyên vuờn: Có hiệu quả là 0.42 VA/TC và 0.45 MI/IC, Kết quả đạt được như vậy là một kết quả thấp. Và đây là một trong những minh chứng cho thấy mấy năm gần đây cá loại hình trang trại này giảm dần về số lượng qua các năm. - Loại hình trang trại chăn nuôi gia cầm: sử dụng đồng chi phí có hiệu quả bình quân là 0.33 lần VA/TC và 0.08 lần MI/IC bởi vậy đây cũng là loại hình trang trại đạt hiệu quả sử dụng chi phí thấp, có thể mấy năm gần đây do dịch cúm gia cầm phát triển, bởi vậy chi phí tăng, giá trị sản xuất giảm. hiệu quả chi phí đạt được giảm đi. Nhưng đây vẫn là một trong những ngành chăn nuôi chủ yếu ở Sóc Sơn nên mấy năm gần đây số lượng trang trại không bị giảm đi. - Loại hình trang trại chăn nuôi lợn: Loại hình này có VA/TC là 0.7 lần và MI/IC là 0.23 lần. Đây là một trong những loại hình phổ biến nhất ở Sóc Sơn vì yêu cầu vốn đầu tư không lớn, cần ít diện tích lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bởi vậy kết quả đạt được như vậy là tương đổi cao, điều này cho thấy vì sao mấy năm gần đây loại hình trang trại này có xu hướng tăng mạnh. - Loại hình trang trại lâm nghiệp: Sử dụng đồng chi phí có hiệu quả bình quân là 0.32 lần VA/TC và 0.03 lần MI./IC, đây là loại hình đạt hiệu quả sử dụng đồng chi phí thấp nhất. Tuy nhiên các loại hình trang trại nàu lại mang hiệu quả rất lớn về mặt môi trường và có thể thích ứng được ở địa hình có độ dốc cao nơi mà các loại hình trang trại khác đều không thích hợp. Bời vậy đối với những nơi có độ dốc cao thì loại hình trang trại này vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao nhất nên nó vẫn được duy trì. - Loại hình trang trại nuôi thủy sản: Loại hình này sử dụng đồng chi phí có hiệu quả 1.32 lần VA/TC và 0.48 lần MI/TC. Có thể nói đây là loại hình sử dụng chi phí có hiệu quả cao. Mấy năm gần đây do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên giá của thuỷ sản tăng lên đáng kể bởi vật làm cho giá trị sản xuất của loại hình này tăng, dẫn đến VA tăng bởi vậy hiệu quả sử dụng đồng chi phí của loại hình trang trại này tăng lên. - Loại hình này trang trại kết hợp: Loại hình trang trại VC sử dụng đồng chi phí có hiệu qủa bình quân là 0.52 lần VA/TC và 0.14 lầm NI.IC. Loại hình trang trại VA là 1.54 lần VA/TC và 0.28 lần MI/TC, đây là loại hình trang trại đạt hiệu quả sử dụng đồng chi phí cao nhất, Còn loại hình trang trại VAC đạt hiệu quả đồng chi phí là được 0.81 lần VA/TC và 0.28 lần MI/TC. - Loại hình trang trại tổng hợp: Tuy là loại hình trang trại mới thành lập nhưng loại hình này đã bước đầu thu được những kết quả nhất định. Cụ thể là hình trang trại VAC + dịch vụ sử dụng đồng chi phí bình quân là 0.88 lần VA/TC và 0.33 lần MI/IC. Loại hình trang trại VC + dịch vụ sử dụng đồng chi phí bình quân là 0.58 lần VA/TC và 0.28 lần MI/TC, loại hình trang trại VA+ dịch vụ sử dụng đồng chi phí bình quân là 0.53 lần VA/TC và 0.23 lần MI/TC. Bên cạnh đó loại hình trang trại này còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái và làm cho vùng đất Sóc Sơn ngày một xanh, sạch, đẹp hơn, xứng đáng là vùng ngoài thành phố Hà Nội. Loại hình kinh tế trang trại này hứa hẹn một tương lai phát triển tốt đẹp đây cũng là nguyên nhân vì sao mấy năm gần đây loại hình này thì trong tương lai nó không những mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ trang mà nó góp phần tích cực cải thiện mô trường sống. Tóm lại qua biểu 17 cho thấy hiệu quả kinh tế của một đồng chi phí bỏ ra của các trang trại ở Sóc Sơn còn thấp chưa đạt hiệu quả mong muốn. Điều này cáo thể do nhiều nguyên nhân như: Điều kiện về đất đai tiền vốn, trình độ của trang trại, vị trí địa lý, thời gian thành lập...Tựu chung lại trong đó nguyên nhân chính là việc lựa chọn phương án khác nhau và bản thân mỗi cây trồng vật nuôi, mỗi hình thức kinh doanh cũng có hiệu quả kinh tế khác nhau, nên làm cho hiệu quả đồng chi phí của các loại hình khác nhau và chưa thu được kết quả cao. Cũng qua biểu 17 cho thấy. * Trên phương diện đất đai. Bình quân 1 ha đất canh tác trang trại tạo ra được 159.28 triệu đồng GO. trong đó có 77.41 triệu đồng VA và 59.66 đồng MI. Sở dĩ GO tạo ra cao như vậy là do thời gian vừa qua các trang trại tập trung đầu tư mạnh vào chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trang trại kinh doanh tổng hợp. Trang trại chăn nuôi là loại hình trang trại sử dụng ít diện tích nên giá trị sản xuất 1 ha là rất lớn, đối với trại gia cầm 1 ha đạt 516.64 triệu đồng GO trong ssó 167.64 và 55.08 đồng MI. Trang trại chăn nuôi bình quân 1 ha đạt 584.53 triệu đồng GO, trong đó có 257.37 đồng VA và 167.57 đồng M, đây là loại hình mang lại giá trị sản xuất trong 1 ha là lớn nhất. Loại hình trang trại đạt Go.ha thấp nhất là loại hình trang chuyên vườn, bình quân một trang trại đạt 22.99 triệu đồng GO/ha trong đó có 9.68 triệu đồng VA và 2.90 triệu đồng MI. Biểu: 17: Hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại ở huyện Sóc Sơn (Tính bình quân cho một trang trại trong một năm tại huyện Sóc Sơn) Chỉ tiêu Loại hình trang trại TC (tr.đ) VA/TC (lần) MI/IC (lần) GO/ha (tr.đ) GO/LĐ (tr.đ) GO/vốn (lần) VA/ ha (tr.đ) VA.LĐ (tr.đ) VA.Vốn (lần) MI/ ha (tr.đ) M/LĐ (tr.đ) MI/ Vốn (lần) 1. Chuyên vườn 48.27 0.42 0.45 22.99 13.86 0.54 9.68 5.83 0.23 2.90 1.75 0.07 2. Chăn nuôi Gia cầm 185.27 0.33 0.08 516.64 41.33 0.80 167.64 13.41 0.26 55.08 4.41 0.09 Lợn 139.98 0.07 0.23 584.53 63.46 0.81 257.37 27.94 0.36 167.63 18.20 0.23 3.Lâm nghiệp 151.56 0.32 0.03 15.90 66.23 0.69 3.86 16.10 0.17 0.65 2.72 0.03 4.Nuôi trồng thuỷ sản 111.54 1.32 0.48 206.65 74.47 1.02 122.29 44.07 0.60 99.81 35.97 0.49 5. Kết hợp VC 109.78 0.52 0.14 100.99 45.11 0.62 28.54 12.75 0.18 21.06 9.14 0.13 VA 73.12 1.54 0.28 161.10 63.93 0.81 73.96 29.35 0.37 59.70 23.69 0.30 AC 165.91 1.23 0.36 222.85 77.75 0.96 129.48 45.18 0.56 116.82 40.76 0.50 VAC 171.35 0.81 0.28 133.00 64.38 0.77 64.78 31.36 0.37 53.87 26.08 0.31 6. Kinh doanh tổng hợp AC+dịch vụ 291.93 0.58 0.28 217.78 56.26 0.74 108.90 28.13 0.37 102.02 26.36 0.35 VA + Dịch vụ 322.37 0.53 0.23 183.97 52.97 0.77 91.12 26.23 0.38 75.31 21.68 0.32 VAC + Dịch vụ 384.80 0.88 0.33 265.93 61.01 0.90 174.32 39.99 0.59 155.22 35.61 0.53 Bình quân chung 181.58 0.71 0.28 159.28 57.86 0.81 77.41 28.12 0.39 59.66 21.67 0.30 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 3 năm 2007 * Phương diện sử dụng lao động: Tính bình quân các trang trại, 1 lao động tạo ra 57.86 triệu đồng GO/năm trong đó có 28.12 triệu đồng VA và 21.67 triệu đồng MI. Loại hình trang trại đạt hiệu quả sử dụng lao động cao nhất là trang trại nuôi trồng thuỷ sản đạt 74.47 triệu GO/LĐ, trong đó có 44.07 triệu đồng VA và 35.97 triệu đồng MI. Loại hình trang trại có thu nhập bình quân một lao động thấp nhất là trang trại chuyên vườn với 13.86 GO.năm trong đó có 5.83 triệu đồng VA và 1.85 triệu đồng MI. * Phương tiện sử dụng vốn: Bình quân một đồng vốn bỏ vào sản xuất, trang trại tạo ra được 0.81 lần GO/vốn, 0.39 lần VA và 0.30 lần MI. Trong đó loại hình chuyên vườn vẫn có hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất, một đồng vốn chỉ tạo ra 0.54 đồng GO, 0.23 lần VA và 0.07 lần MI. Loại hình trang trại đạt hiệu quả đồng vốn cao nhất là loại hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.02 lần GO/ vốn trong đó 0.06 lần VA và 0.49 lần MI. Để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất chúng ta cần phải có cơ cấu sản xuất hợp lí để phân bố nguồn vốn đầu tư nhằm tạo ra hiệu quả đồng vốn cao nhất. 4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại của huyện Sóc Sơn 4.3.1. Giải pháp tầm vĩ mô * Giải pháp về vốn Vốn là một trong những điều kiện quan trọng nhất để tiến hành sản xuất kinh doanh của các trang trại. Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi vốn lớn so với phát triển kinh tế họ vì quy mô sản xuất lớn, phải mua máy móc. các công cụ sản xuất, trang thiết bị hiện đại. Nhất là loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp thì đòi hỏi chủ trang trại không thể đầu tư để phát triển trang trại như vậy muốn phát triển trang trại cần phải có một lượng vốn nhất định. Để giải quyết vấn đề vốn cho trang trại cần có các giải pháp sau: + Cụ thể bình quân một trang trại ngoài vốn tự có của mình cần từ 20-30 triệu đồng trong một chu kỳ sản xuất để đảm bảo cho sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế cao về lâu dài. + Nhà nước và các cấp chính quyền trong huyện tạo điều kiện cho các trang trại vay với số lượng tiền nhiều hơn, thời hạn dài hơn với lãi xuất ưu đãi. Vì chu kỳ sản xuất kinh doanh của một trang trại dai, tính bình quân đối với các trang trại kết hợp, trồng trọt thì 5 năm đầu phát triển trang trại chưa có nguồn thi từ trồng trọt. Bởi vậy 5 năm đầu với trang trại trồng trọt hau trang trại kết hợp VA, VC, VAC được phân chia là giai đoạn phát triển sản xuất. + Các trang trại với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền cần được vay vốn theo dự án của Nhà nước, của các tổ chức bảo vệ môi trường và các tổ chức phi chính phủ. + Các chủ trang trại nên kêu gọi các nhà đầu tư, góp vốn, liên doanh, liên kết sao cho trang trại phát triển đạt hiệu quả cao và toàn diện hơn. * Giải pháp về đất đai. Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá của sự sống và sự phát triển của trang trại. Bởi vậy đất đai luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các hộ nông dân nói chung, kinh tế trang trại nói riêng và cũng là một vấn đề nổi cộm nhất hiên nay đối với phát triển kinh tế trang trại ở Sóc Sơn. Theo chúng tôi để đảm bảo cho kinh tế trang trại của huyện phát triển hơn nữa về sau này, cần thực hiện các biện pháp sau đây: Một là: Cần hoàn chỉnh quy hoạch đất đai theo các vùng của huyện, theo địa phương từng xã để làm cơ sở cho chính quyền các cấp giao đất cho các tổ chức, các đơn vị kinh tế, trong đó có các trang trại. Hai là: Thực hiện việc tập trung đất đai, định mức hạn điền. Nông hộ phải tập trung đất đai đến một quy mô nhất định mới có điều kiện sản xuất hàng hoá, tuy nhiên tập trung đất đai phải đựơc kiểm soát chặt chẽ của chính quyền địa phương, tránh tình trạng tự phát. Đối với những trang trại hiện sử dụng vượt quá mức hạng điều, nhưng sản xuất có hiệu quả và bảo vệ được môi trường thì đề nghị cho tiếp tục được sử dụng phần vượt quá mức hạn điền đó. Đối với đất hoang, đồi núi trọc đưa vào sản xuất nông, lâm ngư nghiệp thì để nghị không phải nộp thuế phụ thu ít nhất là 10 năm, kể cả phần vượt quá hạn điền. Ba là: Tiếp tục giao đất giao rừng cho người dân và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho các trang trại, Các trang trại được hình thành từ nhiều nguồn đất khác nhau: Nhận khoán, thuê mước, chuyển nhượng thực chất là mua bán, đấu thầu thêm, khai hoang...việc hợp pháp hoá quyền sử dụng đất đai của trang trại là vấn đề quan trọng để các chủ trang trại yên tâm làm ăn lâu dài. Đó cũng là tiền đề cần thiết cho các trang trại sản xuất. * Giải pháp về thị trường. Thực tế những năm qua cho thấy: Từ hộ nông dân, ngay cả các hộ sản xuất hàng hoá lớn như các hộ trang trại; cũng không tự mình giải quyết được vấn đề thị trường, vì vậy đòi hỏi các trang trại phải liên doanh liên kết với nhau: tạp thành hội hay tổ chức để đứng ra bàn phương hướnglàm ăn, tiêu thụ và phát triển thị trường,tạo thương hiệu riêng của mình trên thị trường. Bên cạnh đó vai trò của chính quyền các cấp cũng rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thị trường và tiêu thụ nông sản. Nhằm giúp các trang trại ngày một có hiệu quả kinh tế cao hơn. * Giải pháp về cơ sở hạ tầng. Cần hoàn thiện hơn nữa mạng lưới đường giao thông,điện cung cấp cho các trang trại trên địa bàn huyện, Đặc biệt xây dựng các cơ sở chế biến nông sản đạt chất lượng cao phục vụ cho trang trại. Trên đây là một số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn hạn chế để phát triển kinh tế trang trại ở Sóc Sơn để ngày một nâng cao hiệu quả kinh tế của các loại hình kinh tế trang trại ở Sóc Sơn. 4.3.2. Giải pháp vi mô Bên cạnh các giải pháp mang tính chất vĩ mô, việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nhằm sử dụng nguồn lực nội tại của từng trang trại cũng rất cần thiết để giúp cho các trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Dựa vào thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Sóc Sơn chúng tôi đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng loại hình kinh tế trang trại như sau: + Đối với trang trại chuyên vườn: Vẫn duy trì các trang trại làm ăn có hiệu quả còn một số trang trại làm ăn không hiệu quả thì có thể chuyển đổi sang loại hình kinh tế trang trại khác như VA, VC, VAC, kinh doanh tổng hợp. + Đối với trang trại chăn nuôi: Cần được quy hoạch xa dân cư, tránh ô nhiễm môi trường và có quy trình sản xuất và tiêu thụ phù hoẹp, khuyến khích các trang trại chăn nuôi xây dựng hầm Biogas vừa xử lý được chất thải lại vừa quyết chất đồi dùng hàng ngày. Huyện đnag có chủ trương quy hoạch vùng để phát triển du lịch sinh thái vậy cần quy hoạch vùng để đyưa ngành chăn nuôi và chế biến thực phẩm phát triển riêng sao cho nó mang lại hiệu quả thiết thực nhất. + Đối với trang trại lâm nghiệp: Loại hình trang trại nỳa cũng manglai hiệu quả kinh tế nhưng không được cao bằng các loại hình trang trại khác. Bởi vậy ở những nơi có thể chuyển đổi thành các loại hình trang trại khác, vậy ở những nơi có thể chuyển đổi thành các loại hình trang trại khác thì các chủ trang trại nên chuyển đổi để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, còn ở những nơi như sườn núi cao chỉ thích hợp cho phát triển trang trại lâm nghiệp cần giữ vững và phát triển. Vì trang trại lâm nghiệp ngoài hiệu quả về kinh tế nó còn mang lại hiệu quả rất lớn về bảo về sinh thái mô trường. + Đối với trnag trại nuôi trồng thuỷ sản: Tiềm năng chăn nuôi thuỷ sản ở Sóc Sơn còn rất lớn, nhất là vùng giữa và vùng trũng của huyện. Bởi vậy cần có quy hoạch và tổ chức sản xuất phù hợp, đảm bảo thuận lợi trong quá trình sản suất. + Đối với các trang trại kết hợp: Cần tiếp tục khuyến khích phát triển vì loại hình này cần vốn không nhiều nhưng cho hiệu quả kinh tế tương đối cao. Các quy trình sản xuất khép kín hơn và có thể bổ sung cho nhau. Xét thấy đây vẫn là một mô hình trang trại đáng lưu tâm thứ thì ở Sóc Sơn. + Đối với trang trại kinh doanh tổng hợp: Cần nhiều vốn để phát triển và đòi hỏi chủ trang trại phải có trình độ học vấn nhất định và kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thương mại, dịch vụ - du lịch. Để đạt hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi khả năng tiếp thị, phục vụ và quảng bá giới thiệu về trang trại phảt tốt thì mới thu hút được khách hàng. Bởi vậy, mỗi chủ trang trại cần có phương pháp thích hợp để thu hút khách hàng như quảng bá trên mạng Internet, phát tờ rơi hoặc truyền bá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tóm lại mỗi một loại hình trang trại đều có những giải pháp riêng để thu được kết quả và hiệu quả cao nhất góp phần làm cho người dân nơi đây ngày một giàu có và phát triển, xứng đáng là huyện ngoại thành của thu đô Hà Nội. Phần V Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận Trong bối cảnh nền nông nghiệp nước ta đang đòi hỏi gay gắt phải có sự chuyển biến mạnh mẽ cho thích hợp với nền sản xuất hàng hoá và đem lại thu nhập cao cho người nông dân, kinh tế trang trại xuất hiện như một tất yếu khách quan và ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình và nhiều hình thức kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Với thời gian nghiên cứu không nhiều, trình độ còn nhiều hạn chế nhưng bằng sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn và các phòng ban của huyện Sóc Sơn chúng tôi thống nhất đưa ra kết luận về hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại ở huyện Sóc Sơn như sau: Bình quân một trang trại có giá trị sản xuất là 264.40 triệu đồng/ năm, giá trị tăng thêm là 128.50 triệu đồng/ năm và thu nhập hỗn hợp một năm là 99.04 triệu đồng. Trên phương diện vốn: Hiệu quả sử dụng vốn bình quân một trang trại tính theo GO là 0.81 lần. Trong đó loại hình trang trại nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất, bình quân một trang trại có hiệu quả đồng vốn đạt 1.02 lần GO/ vốn. Loại hình trang trại chuyên vườn đạt hiệu quả thấp nhất với hiệu quả sử dụng đồng vốn là lần 0.54 GO / vốn Trên phương diện đất đai: Hiệu quả sử dụng đất bình quân một trang trại là 159.28 GO/ ha trong đó có 77.41 VA/ ha và 59.66 MI/ ha. Loại hình trang trại có hiệu quả sử dụng đất cao nhất là loại hình trang trại chăn nuôi lợn với 584.53 GO/ ha trong đó có 257.37 VA/ ha và 167.63 MI/ ha. Loại hình trang trại có hiệu quả sử dụng đất thấp nhất loại hình trang trại lâm nghiệp với 15.90 GO/ ha trong đó có 3.86 VA/ ha và 0.65 MI/ ha. Trên phương diện lao động: Bình quân một trong trại tạo ra 57.86 triệu đồng GO trong đó có 28.12 triệu đồng VA và 21.67 triệu đồng MI. Loại hình trang trại có hiệu quả sử dụng lao động bình quân cao nhất là loại hình trang trại AC, bình quân một lao động tạo ra 77.75 triệu đồng GO trong đó có 45.18 triệu đồng VA và 40.76 triệu đồng MI. Loại hình trang trại có hiệu quả sử dụng lao động thấp nhất là loại hình trang trại chuyên vườn, bình quân một lao động tạo ra 13.86 triệu đồng GO trong đó có 5.83 triệu đồng VA và tạo 1.75 triệu đồng MI. Trên phương diện chi phí: Bình quân một trang trại có hiệu quả sử dụng đồng chi phí là 0.71 lần VA/ TC. Loại hình sử dụng hiệu quả chi phí cao nhất là loại hình trang trại VA trung bình một đồng chi phí tạo ra 1.54 đồng VA. Loại hình trang trại sử dụng chi phí thấp nhất là loại hinh trang trại lâm nghiệp trung bình một đồng chi phí tạo ra 0.32 đồng VA. Tuy nhiên loại hình này có hiệu quả rất lớn về mặt môi trường và có thể thích hợp với địa hình dốc lớn, bởi vậy nó vẫn là loại hình trang trại quan trọng ở Sóc Sơn. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, trang trại còn mang lại hiệu quả về mặt xã hội và môi trường, tạo việc làm cho rất nhiều lao động, bình quân một trang trại sử dụng 4.59 lao động trong đó lao động thường xuyên tại trang trại là khoảng 2.79 lao động. Và trong 49 trang trại điều tra thì đã tạo ra việc làm cho khoảng hơn 200 lao động làm việc thường xuyên tại trang trại. Sản xuất theo loại hình trang trại góp phần bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện trủ trương phát triển nông nghiệp bền vững. Xét theo nhiều khía cạnh chúng tôi thấy loại hình trang trại đáng quan tâm nhất là loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp vì ngoài hiệu quả về mặt kinh tế nó còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan nơi đây, loại hình này phát triển phù hợp với đường lối chủ trương của thành phố đó là biến khu vực rừng Sóc Sơn thành khu du lịch sinh thái. Loại hình trang trại mới phát triển trong mấy năm gần đây và nó cũng đã khẳng định vai trò và vị trí của mình trong tiến trình phát triển nông nghiệp nông thôn Sóc Sơn nói riêng và phát triển kinh tế huyện Sóc Sơn nói chung. Nhìn chung hiệu quả kinh tế của các loại hình kinh tế trang trại tương đối cao nó đã trở thành thế mạnh của ngành nông nghiệp Sóc Sơn. Tuy nhiên việc chọn loại hình trang trại nào phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất còn phụ thuộc vào nguồn lực và trình độ của chủ trang trại đó. Hiệu quả kinh tế nói chung của các loại hình trang trại vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế của huyện vì những nguyên nhân sau: Một số chủ trang trại vẫn còn thiếu vốn, thiếu trình độ tổ chức quản lý, phát triển chưa theo quy hoạch tổng thể, chưa tạo thành một mạng lưới khép kín ... Bởi vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại cần có biện pháp hỗ trợ kịp thời và áp dụng đồng bộ các giải pháp vĩ mô và vi mô để phát triển sản xuất. Và các cấp chính quyền không nên câu lệ và có nhiều và có nhiều luật định về đất đai quanh vùng đã có quy hoạch về phát triển sinh thái. Nên để tư nhân cùng tham gia thực hiện trong sự kiểm soát của Nhà nước. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với Nhà nước Để thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao hiệu quả kinh trang trại. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các chính sách để hỗ trợ cho trang trại, đặc biệt là chính sách tín dụng để cho các trang trại vay vốn với lãi xuất ưu đãi với các trang trại đang trong thời kì kiến thiết hiện nay. Cung cấp thêm thông tin kịp thời về thị trường cho chủ trang trại để họ chủ động trong sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó cần hỗ trợ trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện, đẩy mạnh đầu tư chế biến để tăng giá trị hàng hoá, nâng cao thu nhập cho trang trại. Hướng dẫn chỉ đạo các cấp chính quyền thực hiện đúng đường lối chính sách của mình. Có chính sách về đất đai hợp lý để cho các chủ trang trại yên tâm sản xuất. 5.2.2. Đối với cấp huyện + Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được giao lưu thăm quan và trao đổi kinh nghiệm với các chủ trang trại khác. + Nhanh chóng nâng cấp, sửa chữa và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo môi trường tốt cho các trang trại làm ăn hiệu quả. + Thực hiện triệt để các chủ trương chính sách của nhà nước hướng dẫn chỉ đạo. + Tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại vay vốn sản xuất, tránh gây phiền hà để đồng vốn được huy động ngay vào sản xuất. 5.2.3. Đối với chủ trang trại + Cần phải chấp hành, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, phát triển trang trại trong khuôn khổ pháp luật. + Tích cực tham gia vào các đoàn thể tổ chức để giao lưu học hỏi lấy kinh nghiệm sản xuất, liên kết các nhà sản xuất với nhau để tìm kiếm thị trường và tiêu sản xuất. + Các chủ trang trại cấn có chủ trương phù hợp và cần cố gắng tạo thương hiệu cho mình. Đây sẽ là một bước phát triển mới của trang trại đặc biệt là các trang trại kinh doanh tổng hợp. + Các chủ trang trại cần xác định đúng đắn và phù hợp các giải để trang trại của mình. Cần ưu tiên những công việc quan trọng làm trước bởi vậy các trang trại phải xác định phương thức sản xuất kinh doanh của mình sao cho phù hợp. Tránh hiện tượng ôm đồm, cảm tính mà lựa chọn phương án sản xuất nóng vội. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2476.doc
Tài liệu liên quan