đặt vấn đề
Các nước trên thế giới hiện nay đều không ngừng biến đổi và phát triển đặc biệt là sự biến đổi và phát triển của chủ nghĩa tư bản ngày nay.
Đặc trưng nổi bật nhất của chủ nghĩa tư bản ngày nay là sự phát triển như vũ bão của lực lượng sản xuất xã hội kéo theo đó là những biến đổi về quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng bao gồm chính trị pháp luật, hình thái ý thức làm thay đổi gương mặt của toàn xã hội.
Bên cạnh đó trong hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa ngày nay cũn
27 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3902 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g không ngừng biến đổi với sự kinh tế của Nhà nước tư sản hiện đại.
Phải chăng chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có gương mặt mới khác với chủ nghĩa tư bản cổ điển với những đặc trưng cơ bản riêng. Vì muốn nghiên cứ vấn đề này nên tôi đã chọn đề tài:
"Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay"
Trong quá trình làm còn nhiều thiếu sót vì vậy mong được sự chỉ bảo tận tình và hướng dẫn của thầy giáo.
Giải quyết vấn đề
A.CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY
1.Chủ nghĩa tư bản ngày nay là giai đoạn hiện nay của chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa tư bản hiện đại) nằm trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được phân tích kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, chủ yếu từ những năm cuối thế kỷ thứ XX
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trong giai đoạn này lực lượng sản xuất đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về tính chất lẫn trình độ, đã làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự biến đổi thích ứng.từ đó làm nảy sinh những đặc điểm mới, đồng thời làm cho mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng trở nên gay gắt, tạo tiền đề vật chất cho sự phủ định nó.
Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền:
Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới, sự xuất hiện của các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ; sự thay đổi của các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính; bên cạnh đó còn có những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản cùng với sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản, xu hướng quốc tế hoá toàn cầu hoá kinh tế ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hoá nền kinh tế ;sự phân chia thế giới về các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình thức cạnh tranh và thống trị mới
Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước :đặc điểm nổi bật nhất quan trọng nhất của những biến đổi của chủ nghĩa tư bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự phát triển chưa từng có và rộng khắp của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ;sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản cũng có những biểu hiện mới
B. ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY.
I. Sự biến đổi về lực lượng sản xuất
1. Sự biến đổi các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất
Tư liệu sản xuất truyền thống thay thế bằng các tư liệu sản xuất hiện đại dựa trên cơ sở những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ qua những thiết bị siêu nhỏ, siêu nhẹ, siêu bền... tác động nhanh, hiệu quảncao, tiêu tốn ít năng lượng. Các tư liệu sản xuất này hết sức đa dạng và phong phú cả về đối tượng lao động lẫn tư liệu lao động . Có thể khái quát là có ba loại thiết bị biểu hiện chức năng tự động hoá. Đó là :
- Máy tự động trong quá trình hoạt động
- Máy công cụ điều khiển bằng số
- Người máy: thay thế cho các công việc nặng nhọc, những công đoạn nguy hiểm, độc hại... cho người lao động.
Tính cách mạng của tư liệu sản xuất trước hết thể hiện ở công cụ lao động đã tác động dây chuyền đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất . Do vậy phương thức sản xuất của cải cũng có bước nhảy vọt từ kĩ thuật cơ khí sang bán tự động hoá và tự động.
Cơ sở vật chất kĩ thuật mới về chất đã có những tác động mới những mức độ và phương hướng khác nhau đến nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và thế giới.Trước hết với tư liệu sản xuất hiện đại, phương thức sản xuất sản phẩm tiên tiến, chủ nghĩa tư bản đã đat được năng suất lao động cao.Chỉ riêng trong hai thập kỉ 60 và 70 của thế kỉ XX, loài người đã sản xuất được một khối lượng của cải vật chất công nghiệp bằng 270 năm trước.
Chính cơ sở vật chất kĩ thuật dựa trên những cơ sở của kinh tế trí thức là kết quả của sự phát triển cả về trình độ và tính chất cuả lực lượng sản xuất lại mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo nên những tiền đề vật chất của xã hội mới.
2. Sự biến đổi về cơ cấu lao động
Phân công lao động của loài người tiến thêm một bước mới: do sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, mối liên hệ giữa các phân xưởng, giữa các công đoạn trong nội bộ xí nghiệp ngày càng mật thiết tinh vi hơn, hàng vạn công nhân, công trình sư các nhà khoa học phải hiệp đồng thống nhất, cùng nhau nỗ lực làm cho hoạt đọng sản xuất ngày càng trôi chảy;phạm vi phân công hợp tác đã vượt xa quá trình gia công trực tiếp đối tượng lao động trở thành quá trình toàn bộ bao gồm nghiên cứu khoa học phát minh sáng chế.Đồng thời đòi hỏi ngày càng nhiều những xí nghiệp khác nhau cung cấp các thiết bị,linh kiện nguyên liệu còn sản phẩm sản xuất ra lại phải chuyển nhân đến những thị trường có lợi ngày cãng xa hơn.Điều đó cho thấy tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng nhiều. Dưới tác động củakhoa học công nghệ không chỉ sự phân công được tăng lên mà còn nhiều phát minh mới xuất hiện
II. Sự biến đổi về quan hệ sản xuất
1. Sự biến đổi về hình thức sở hữu
a. Chủ sở hữu
Ngày nay không chỉ còn đơn thuần là chỉ có một chủ sở hữu trong một công ty, xí nghiệp, mà là có nhiều chủ cùng sở hữu. Nền sản xuất của các nươc tư bản ngày càng đòi hỏi phải mở rộng quy mô vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Qúa trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá đòi hỏi phải có một nguồn vốn khổng lồ, vượt khả năng của từng công ty, tập đoàn. quá trình cổ phần hoá cùng với sự gia tăng tương ứng của các cổ đông làm cho giai cấp chủ sở hữu tư bản cổ điển mất dần địa vị quyết định trong xã hội .Các công ty lớn, các tập đoàn, siêu tập đoàn ngày nay không chỉ dựa vào vốn của một ông chủ duy nhất hay của một nhóm các ông chủ, mà phải dựa vào sự đầu tư của rất nhiều người, mặt khác để thắng trong cạnh tranh, các siêu tập đoàn cũng không có cách lựa chọn nào khác là phải sử dụng vốn của rất nhiều người trong mọi tầng lớp xã hội để đảm bảo tối đa hoạt động đổi mới, hoàn thiện kĩ thuật - công nghệ, sử dụng được tiềm năng sáng tạo của người lao động ....Trong quá trình đó, người công nhân hiện đại đã trở thành chủ sở hữu và trở thành chủ thể sở hữu kinh tế. Do đó quan hệ pháp lý của chủ sở hữu trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ đã thay đổi, với việc mở rộng các cổ đông, việc hình thành các cổ phiếu liên công ty, khả năng vay vốn, làm xuất hiện xu thế phi cá thể hoá sở hữu tư nhân lớn.
Trong những năn 1980 tương quan lớn về cổ phần của các cá nhân và pháp nhânđạt tỷ lệ 3:7, đảm bảo cho các pháp nhân chiếm vị trí chắc chắn của những người sở hữu chủ yếu về mặt pháp lý, còn tầng lớp nhân viên quản lý cao cấp chỉ liên quan rất ít đến quyền quản lý công ty.
Như vậy, trong các xí nghiệp, các tập đoàn và siêu tập đoàn có cả nhà tư bản lớn, nhà tư bản nhỏ và công nhân cùng tham gia và là đồng chủ sở hữu với các tỷ lệ khác nhau. Việc người công nhân cùng sở hữu với nhà tư bản là xu hướng dân chủ hoá nền kinh tế và điều này làm cho người công nhân vừa là người làm thuê vừa là chủ sở hữu sẽ đảm bảo cho xí nghiệp công ty có tính dân chủ hơn trươc đây. Tuy nhiên sớ hữu của công nhân còn chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Đây chỉ là một biện pháp để chủ nghĩa tư bản thể hiện sự quản lý của mình và là phương pháp thu hút sự quan tâm hơn của người lao động đối với công ty.Việc công nhân trở thành cổ đông của công ty, không phải là do các nhà tư bản tự động chuyển quyền sở hữu và càng không phải là cuộc cách mạng về sở hữu tư liệu sản xuất đây chẳng qua là sự thích nghi mới trong điều kiện mới của nền kinh tế chủ nghĩa tư bản, vừa để thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn trong xã hội kể cả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, vừa là biện pháp làm dịu mâu thuẫn của nhà tư bản với công nhân.
Trong điều kiện ngày nay nhiều vấn đề kinh tế đã vượt ra ngoài khả năng của các công ty tập đoàn và nhiều tiềm năng nguồn lực đã được phát huy một cách có hiệu quả trong giới hạn của chúng. Các tiềm năng ngồn lực đó chỉ phát huy được nếu có một hình thức tổ chức cao hơn, ở tầm vĩ mô. Hoạt động của nó không chỉ có tác động đến mỗi công ty tập đoàn mà tới cả tổng thể nền kinh tế -xã hội của một quốc gia. Hình thức tổ chức này phải là chủ sở hữu vĩ mô, được gọi là chủ sở hữu nền kinh tế quốc dân hay chủ sở hữu nhà nước, mà đại diện của nó chính là nhà nước tư sản. ở đây với chức năng, vai trò và nguồn lực của mình nhà nước thực hiện sự quản lý điều tiết không những toàn bộ nền sản xuất xã hội mà còn tác động điều tiết tới hoạt động của các công ty xí nghiệp trong cả nước. Một trong những thành công của nền kinh tế Nhật Bản là có vai trò to lớn của chính phủ nhật nó được biểu hiện thông qua những hoạt động một cách kiên quyết vào các đặc quyền của các chủ sở hữukhác.Việc thực hiện sáp nhập hay đóng cửa các công ty, doanh nghiệp khi thấy cần thiết do sự quyết định của chính phủ. Sự điều tiết hành chính, sự kiểm soát của nhà nước bằng cách lập các kế hoạch phối tác giữa các cơ quan nhà nước thông qua những hình thức khác nhau.
b.Đối tượng sở hữu
Trong chủ nghĩa tư bản ngày nay đối tượng sở hữu không còn bị giới hạn trong việc sở hữu tư liệu sản xuất mà là sở hữu về mặt giá trị, sở hữu trí tuệ, sở hữu các công trình khoa học bằng phát minh sáng chế , các kiểu dáng công nghiệp... các hình thức này ngày càng trở nên quan trọngvà mang tính quyết định đối với tăng trưởng kinh tế.
Trong các hình thức trên, sở hữu trí tuệ có vai trò đặc biệt quan trọng, vì chính trí tuệ là nguồn gốc sinh ra mọi của cải xã hội đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế trí tuệ đang thay thế dần nền kinh tế cổ điển. Theo Mác lao động tạo ra giá trị không chỉ bao hàm giá trị thể lực mà còn cả lao động trí tuệ , lao động khoa học-kĩ thuật... Bởi vì thời gian lao động cần thiết thay đổi theo mỗi sự thay đổi trong sức sản xuất của lao động, được quyết định bởi trình độ khéo léo của người công nhân, mức phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quá trình công nghệ sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất và theo đà phát triển của nền đại công nghiệp tạo ra của cải thực sự trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động hao phí hơn là phụ thuộc vào những tác nhân được đua vào vận dụng trong suốt thời gian lao động và bản thân những tác nhân này đến lượt mình lại tuyệt đối không tương ứng với thời gian trực tiếp cần thiết để sản xuất ra chúng, mà nói đúng hơn , chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và bước tiến bộ của kĩ thuật, hay là việc phụ thuộc sự vận dụng khoa học ấy vào sản xuất.
Từ hơn một thế kỉ nay các nước tư bản đã thể hiện sự kích thích hoạt động nghiên cứu, phát minh sáng tạo công nghệ. Lợi nhuận siêu ngạch do áp dụng những thành tựu khoa học ngày càng lớn. Bây giờ lao động trí óc hơn hơn lao động chân tay, nội dung trí tuệ của sản phẩm trội hơn hình thức vật chất của nó. Tài sản được sản xuất ra quan trọng nhất hoá ra lại không nhìn thấy và được cất giữ trong cá nhân. Trong sản phẩm công nghiệp hàm lượng chất xám tăng cao, giá trị vật tư nguyên liệu giảm. Vật mang giá trị thặng dư không có hình thái tăng lên, dịch vụ phục vụ đang là ngành mũi nhọn tạo ra nhiều giá trị nhất. Tỷ phầncủa hàng hoá công nghệ cao trong thương mại quốc tế và các nước công nghiệp mới ngày càng có khả năng sản xuất cao trong các ngành công nghiệp truyền thống và các ngành công nghiẹp mới, nên ưu thế của các công nghiệp mũi nhọn và một dòng chảy bất tận của những sáng chế đủ nổi lên thành những mỗi quan tâm chính của các chính sách trong kinh tế thế giới công nghiệp hoá. Bí quyết công nghệ đã trở thành một cái gì đó tựa như tài sản quốc gia trong lĩnh vực cạnh tranh giữa các nước phát triển và một số nước đang phát triển đều có chính sách công nghệ quốc gia và chế độ bảo hộ sở hữu trí tuệ, các bí mật công nghệ được các nhà nước và công ty bảo vệ kĩ càng để khỏi bị bắt trước thông qua các chương trình hoặc được bảo hộ bằng pháp luật như các luật về bảo vệ quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp và các luật khác có liên quan nhằm ngăn ngừa sự đánh cắp, bắt chước. Điều đó chứng tỏ vai trò vị trí của trí tuệ là đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của các đơn vị công ty và của các quốc gia hiện nay.
Nói đến sở hữu người ta không chỉ quan tâm đến mặt pháp lý của nó, mà phải xem xét đến mặt hiệu quả kinh tế - kĩ thuật, trong điều kiện sản xuất hiện đại, sản xuất theo đơn đặt hàng, liên kết sản xuất với khâu tiêu dùng cuối cùng. Những công nghệ cao cần những người công nhân hiện đại với phẩm chất mới được hình thành và chiếm tỷ lệ ngày càng cao.
Người công nhân hiện đại là những người đã qua đào tạo và thường xuyên đào tạo lại, đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất hiện đại.Những người công nhân này được tách ra và không được tham dự trực tiếp vào quá trình sản xuất , đứng trên quá trình sản xuất trự tiếp, làm việc với tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất qua các thiết bị điện toán điều khiển mà ở đó, họ phải xử lí hàng loạt các thông số có quan hệ phức tạp và biến động không ngừng. Kết quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào kết quả tối ưu của người công nhân đạt được trong các quyết định của mình, người công nhân là nhân tố quyết định năng suất và hiệu quả chứ không phải đối tượng lao động như trước đây. Phẩm chất của người công nhân không chỉ là tay nghề trí thức mà còn có cả thái độ lao động và tinh thần trách nhiệm của người công nhân nữa sự nhiệt tình của người công nhân cho phép họ đưa ra nhiều sáng chế và những cái mới có giá trị nhất .Do vậy người công nhân hiện đại, ngoài tay nghề, sự hiểu biết, còn phải có người mong muốn thể hiện mình đến mức tối đa trong lao động sáng tạo. Điều này ngày càng trở nên hết sức quan trọng trong quá trình hoàn thiện chính bản thân người công nhân hiện nay. Những phẩm chất cá nhân được hình thành là mong muốn chủ quan của mỗi công nhân và do cả sự đòi hỏi cấp bách của công nghệ hiện đại, mà thiếu những phẩm chất này thì ngay cả những hệ thống sản xuất hiện đại cũng không thể đạt tới được tính hiệu qủa cao của sản xuất trong thời đại hiện nay được.
Ngày nay, nhìn chung vị trí của công nhân trong sản xuất đã thay đổi. Đã xuất hiện học thuyết về thuyết đầu tư vào vốn con người , vào giáo dục y tế và phân bổ lại lực lượng lao động .những đầu tư này đã xấp xỉ bằng đầu tư cho các tài sản vật thể như nhà xưởng máy móc, thiết bị... Nếu như ở Mỹ tổng vốn vật thể lớn gấp hai lần tổng vốn con người vào những năm 1920 thì tới những năm 70 của thế kỉ XX, vốn con người hầu như đã ngang bằng với tài sản vốn vật thể. Những mong muốn của công nhân và sự kích thích kinh tế sẽ được biểu hiện và hoàn thiện trong kiểu ứng xử kinh tế mới, phù hợp với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất . ở Nhật nhiệt tình của người lao động là sức mạnh vĩ đại hơn bất cứ công nghệ nào, những người công nhân , kĩ sư cán bộ khoa học đã trở thành nhân tố chủ yếu tạo ra những thành công cho Nhật trong cuộc chạy đua kinh tế với các nước khác, trước hết là Mỹ .Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng: cách mạng khoa học kĩ thuật đòi hỏi sự tối đa khả năng, kiến thức nhiệt tình của con người. Có thể buộc người ta làm bằng dùi cui, nhưng bằng sức mạnh thì không thể buộc người ta suy nghĩ. Cho nên để đảm bảo cho việc hình thành lớp công nhân mới, phải nâng cao sự mong muốn lao động có hiệu quả cao của công nhân bằng biện pháp kinh tế. Tinh thần tình cảm và nó phải được tái sản xuất không ngừng. Những công nhân đó là những người chủ sở hữu kinh tế tiềm năng. Những tiềm năng về trình độ tri thức khoa học, thái độ, mong muốn lao động sáng tạo là thuộc về người công nhân, một hình thức sở hữu mới là sở hữu về kinh tế tiềm năng được hình thành. Loại sở hữu này chỉ có thể thực hiện được một khi bản thân chủ sở hữu phát huyd đầy đủ khả năng, phẩm chất của mình, khi nó được đặt vào môi trường tập thể và mang tính tập thể cao.
c. Hình thức sở hữu
Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất gồm sở hữu tư bản tư nhân và sở hữu của những người sản xuất nhỏ trong đó sở hữu tư bản tư nhân giữ địa vị thống trị trong xã hội chủ nghĩa tư bản . Ngày nay, hình thức sở hữu này có sự biến đổi lớn, không còn thuần tuý là sở hữu tư nhân, tính độc lập của nó đã bị mất dần và thay vào đó là hình thức sở hữu hỗn hợp. Hình thức sở hữu hỗn hợp được hình thành và tồn tại dưới các hình thức sở hữu tập đoàn tư nhân, sở hữu xã hội và sở hữu tập thể, cũng như sở hữu liên hợp giữa nhà nước và các nhà tư bản.
Trong quá trình phát triển của sản xuất, đã xuất hiện sự thôn tính, liên hiệp với nhau giữa các công ty, tập đoàn. Một mắt do tác động của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ, lực lượng sản xuất phát triển và mang tính xã hội hoá cao, phân công xã hội ngày càng sâu rộng, buộc các xí nghiệp, công ty phải có sự liên kết với nhau, phân công lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau. Mặt khác do thị trường ngày càng mở rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt về cả phạm vi và mức độ, buộc các nhà tư bản lớn phải không ngừng sản xuất, thực hiện thôn tính các doanh nghiệp vừa và nhỏ biến chúng thành các vệ tinh theo chế độ tham dự và ở đó, giữa các xí nghiệp thành viên luôn có sự liên kết ở mức độ khác nhau.
Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, độc quyền nhà nước ra đời tồn tại cùng độc quyền tư nhân. Hình thức sở hữu độc quyền vẫn tồn tại nhưng có sự biến đổi, nó không còn là độc quyền thuần tuý mà là ở dạng hỗn hợp dưới các hình thức sở hữu tư bản tài chính, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, các công ty xuyên quốc gia.
+ Sở hữu tư bản tài chính.tư bản tài chính theo Lê-nin là sự hợp nhất hay sự hoà hợp vào nhau giữa ngân hàng và công nghiệp - đó là lịch sử phát sinh của tư bản tài chính và cũng là định nghĩa của tư bản tài chính . Đây là hình thức sở hữu hỗn hợp tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp do quá trình tích tụ và tập trung sản xuất đưa tới.
Ngày nay tư bản tài chính đã có sự thay đổi và là thay đổi về mặt cơ cấu, giá trị cách thức huy động vốn và ngày càng mang tính quốc tế hoá cao.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa hoạ và công nghệ, để chiếm lĩnh các kỹ thuật mũi nhọn và xác định vị trí độc quyền bằng kỹ thuật, các tập đoàn tài chính cần phải có lượng vốn cực kì lớn, do đó việc huy động vốn phải bằng nhiều hình thức Trước nhất đó là hình thức sáp nhập giữa các xí nghiệp độc quyền , hình thức này đã. Mang tính toàn cầu và ngày càng trở thành phương thức đầu tư chủ yếu, để trở thành các tập đoàn xuyên quốc gia, thành những đế chế công ty khổnglồ . Thứ hai là các xí nghiệp đã sử dụng phương thức phát hành trái phiếu để gom vốn do ngân hàng đầu tư hoặc bảo lãnh để gắn kết các xí nghiệp lại thành những tập đoàn tài chính lớn. Thông qua việc ngân hàng đứng ra làm uỷ thác phát hành cổ phiếu của các xí nghiệp , ngân hàng sẽ nắm được tình hình tài chính, các quyết sách kinh doanh và thực hiện quyền chi phối, kiểm soát chia sẻ rủi ro và bảo vệ lợi ích chung, đã có tác động lớn với các xí nghiệp công thương nghiệp, biến các xí nghiệp chức năng này thành các thành viên cấu thành tư bản tài chính hiện đại.
Cùng với quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong ngân hàng, thì vai trò của các hình thức phi ngân hàng thực hiện nhiều chức năng khác nhau đã tăng lên trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Đây là một xu hướng vận động mới của ngân hàng hiện đại. Các hình thức phi ngân hàng như việc thành lập các công ty cổ phần kinh doanh ở Mỹ, thị trường tư bản cho vay và chứng khoán mà việc thu hút tiền tiét kiệm, việc cấp vốn của nhà nước các doanh nghiệp và dân cư trong nền kinh tế được thực hiện tăng lên. Cùng với sự tăng lên của thi trường tư bản cho vay, sự phát triển của nền kinh tế đã làm cho thị trường chứng khoán tăng lên. ở Mỹ năm 1970 "tỷ suất trung gian" là phần cấp vốn của ngân hàng cho nền kinh tế đến 80% nhưng tới năm 1990 chỉ còn 20%, trong thị trường tư bản cho vay và thị trường chứng khoán phát triển chưa từng thấy. Song song với những thay đổi trên, các ngân hàng trong các nươc chủ nghĩa tư bản đã thành lập nên các phòng uỷ thác để kiếm soát cổ phiếu của các chủ sở hữu cổ phần phân tán ngày càng lớn. Bộ phận này ngày nay đã trở thành tổ chức tài chính đầu tư lớn nhất trong nền kinh tế của thế giới chủ nghĩa tư bản. Từ đó quan hệ sở hữu cổ phần của tư bản tài chính có những thay đổi , thứ nhất, chế độ uỷ nhiệm "do phát hành cổ phiếu có giá trị nhỏ đã làm cho cổ phần gia tộc chuyển thành cổ phần của nhiều tổ chức, biến các nhà tư bản cá biệt thành các nhà tư bản hỗn hợp, sở hữu của cá nhân tư bản thành sở hữu của nhà tư bản hỗn hợp.
Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, những công ty khổng lồ của Mỹ đứng đầu trong danh sách 500 công ty lớn nhât của Mỹ đều đã bán cổ phần trên thị trường và do đó quyền sở hữu cổ phần của chúng đã phân tán rõ rệt. ở Nhật, trước chiến tranh có 6 tập đoàn tài phiệt lớn, trong đó gia tộc là hạt nhân nắm giữ tuyệt đại bộ phận cổ phần của công ty, nhưng đến nay tỉ lệ cổ phiếu pháp nhân đã lên tới 81% (trong đó tỷ lệ cổ phần của tổ chức tài chính như ngân hàng và ngân hàng uỷ thác, công ty bảo hiểm... chiếm 32%) cổ phần gia tộc giảm rõ rệt, cổ phần của các tổ chức chiếm ưu thế. Thứ hai, hình thức liên hợp nắm giữ cổ phần làm cho các tập đoàn tài chính đan xen nhau, thâm nhập vào nhau.Từ sau chiến tranh, với các hình thức liên kết ngang và liên kết dọc giữa các xí nghiệp độc quyền, những cổ đông lớn độc chiếm cổ phần giảm đi, nhiều cổ đông lớn liên kết với nhau để tạo thành một công ty, xí nghiệp độc quyền. Các cổ đông lớn chi phối trong các tổ chức tài chính, chúng liên kết với nhau, hình thành kiểu liên kết, cùng nhau khống chế các tổ chức tài chính. Thứ ba, số người và các tổ chức tham dự đầu tư cổ phiếu ngày càng nhiều, quyền sở hữu cổ phần ngày càng phân tán. Mức độ phân tán quyền sở hữu cổ phần ở Mỹ là cao nhất với 47 triệu người có cổ phiếu trực tiếp, 133 triệu người có cổ phiếu gián tiếp. ở Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp mức độ phân tán quyền sở hữu ngàycàng lớn. Từ đó tạo điều kiện cho các xí nghiệp độc quyền thu hút một cách rộng rãi các tư bản trong xã hội , nguồn vốn rộng rãi trong xã hội tham gia vào quá trình tích luỹ tư bản ngày càng nhiều.
Như vậy, việc phát hành cổ phiếu có giá trị nhỏ, chế độ uỷ nhiệm, sự đan xen thâm nhập vào nhau của tư bản tài chính đã làm cho số cổ đông tăng lên, lượng chu chuyển cổ phiếu tăng theo, sự dịch chuyển quyền sở hữu cổ phiếu diễn ra liên tục, tính xã hội hoá của tư bản ngày càng mở rộng. Nhưng sự chênh lệch về quyền sở hữu cổ phiếu do sự khác nhau về loại cổ phiếu gây ra khiến cho các đông đảo cổ đông nhỏ khó nắm được tình hình sản xuất tiêu thụ và đầu tư xí nghiệp, quyền kiểm soát cổ phiếu vẫn thuộc về các cổ đông có số cổ phiếu đủ lớn. Hiện nay số lượng cổ phiếu đủ để nắm quyền khống chế, kiểm soát không lớn lắm, ở Mỹ ít thấy số cổ đông đạt 5%cổ phiếu. Sự đan xen vào nhau giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính thông qua sự đan xen cổ phần làm cho bất kì một cổ đông độc lập nào cũng không thể có được số cổ phần có ý nghĩa quyết định đối với xí nghệp độc quyền, quyền lực bị dàn đều, từ đó chế độ sở hữu kiểu mắt lưới kết theo chiều ngang ra đời, một hình thức sở hữu tập thể của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Một hình thức sở hữu tư bản hiện đại khác cần khảo cứu là sở hữu độc quyền nhà nước. Theo Lê-nin sự dung hợp giữa tư bản độc quyền với nhà nước là cơ sở cho sự xuất hiện tư bản độc quyền nhà nước. Để thực hiện có hiệu quả việc can thiệp vào kinh tế, nhà nước phải có thực lực, phải là chủ thể một loại hình sở hữu. Do vậy khi chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước ra đời thì cũng xuất hiện sở hữu độc quyền Nhà nước.
Đây là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất chủ nghĩa tư bản, sự thay đổi cục bộ cả ba mặt của quan hệ sản xuất.
Sở hữu độc quyền nhà nước là "sở hữu tập thể của giai cấp tư bản độc quyền "mà vốn tư bản đó được tạo ra bằng nhiều con đường khác nhau như thuế, công trái, huy động vốn tiết kiệm, tích luỹ từ các công việc kinh doanh của nhà nước và bằng con đường ngân sách phân phối lại thu nhập quốc dân. Sở hữu nhà nước bao gồm các xí nghiệp nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và phần lớn các xí nghiệp thuộc kết cấu hạ tầng, động sản, bất động sản, vốn sản xuất, các chi phí cho bộ máy nhà nước và các hoạt động của các ngành y tế, giáo dục bảo hiểm... trong đó ngân sách nhà nước và ngân hàng là quan trọng nhất. ở một số nước, việc mở rộng sở hữu độc quyền nhà nước bằng nguồn thu ngân sách đã đạt tới gần 40% thu nhập quốc dân.
Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai sở hữu độc quyền nhà nước được hình thành thông qua nhiều con đường khác nhau như: Quốc hữu hoá, xây dựng mới, góp vốn cổ phần, mua lại một phần xí nghiệp tư bản ...
Sở hữu độc quyền Nhà nước được hình thành bằng con đường quốc hữu hoá do nhà nước tiến hành quốc hữu hoá các ngành công nghiệp và các cơ sở kinh doanh quan trọng. Anh và Pháp đã tiến hành quốc hữu hoá ở các ngành công nghiệp than đá, điện lực, đường sắt, một phần công nghiệp luyện kim đen và một số các ngân hàng quan trọng, các cơ quan bảo hiểm.
Con đường xây dựng các xí nghiệp mới, chỉ bằng chi ngân sách được thực hiện ở Mỹ. Nhà nước sử dụng nguồn tài chính của mình để đầu tư vào việc xây dựng đường xá, cầu, cảng, hệ thống thông tin liên lạc, khai phá nguồn nguyên liệu mới, xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn gặp nhiều rủi ro, phát triển nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất .
Một con đường khác là Nhà nước dùng ngân sách của mình để mua cổ phiếu các xí nghiệp độc quyền, các ngân hàng, các công ty thương nghiệp, vận tải...Số cổ phần mà Nhà nước mua ở tỷ lệ cổ phiếu khống chế thì thành các công ty hỗn hợp giữa nhà nước và tư nhân.
Sở hữu độc quyền Nhà nước những năm 1950 trở lại đây được hình thành ở hầu hết các nước tư bản phát triển và nó phát triển mạnh vào những năm 1970, sau đó vào những năm 1980, lại có sự thu hẹp đáng kể về qui mô do quá trình giải điều tiết và tư nhân hóa. Song nhìn chung vai trò của nó không hề suy giảm. Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện chức năngcủa ông chủ xí nghiệp mà chỉ nắm giữ vai trò chỉ dẫn kinh tế các công cụ kinh tế các ngành lĩnh vực kinh tế quan trọng như ngân sách nhà nước, hệ thống tín dụng ngân hàng, pháp luật để thực hiện sự điều tiết, kiểm soát của mình đối với sự vận động của nền kinh tế song không cản trở sự phát triển tự do của kinh tế tư nhân.
Song dù trường hợp nào thì tính hỗn hợp của sở hữu không vì thế mà thay đổi, bởi vì nhà nước tư sản chẳng qua chỉ là "Nhà nước tư bản tập thể" như Angghen đã nhận xét"nhà nước của các nhà tư bản là nhà tư bản tập thể lí tưởng "và" Nhà nước ấy càng chuyển nhiều lực lượng sản xuất thành tái sản xuất của nó bao nhiêu thì nó lại biến thành nhà tư bản thực sự bấy nhiêu", và sở hữu Nhà nước chính là sở hữu của tư bản tập thể hoặc chỉ là một công ty cổ phần như C.mác đã nhận xét.
Như vậy sở hữu độc quyền Nhà nước là một công cụ có vị trí trọng yếu để Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi chó tư bản tư nhân tự do phát triển. Hình thức sở hữu độc quyền nhà nước là một hình thức xã hội của sở hữu phù hợp với tính chất xã hội hoá của sản xuất , là một cách thức giải quyết mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá của sản xuất với hình thức chiếm hữu hoá tư nhân tư bản chủ nghĩa, một sự tiến bộ đưa đến một hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phù hợp với sự phát triển cao của lực lượng sản xuất. Từ đó cho thấy rằng chủ nghĩa tư bản đã và đang tạo ra những tiền đề, điều kiện vật chất cần thiết để phủ định chính nó và sự ra đời của chế độ cao hơn, chế độ xã hội chủ nghĩa như Lê-nin đã từng chỉ ra. Ngày nay mặc dù làn sóng tư nhân hoá đã phát triển mạnh mẽ song sở hữu nhà nước vẫn tồn tại, thậm chí chiếm tới 30-40% GDP như Canada và trung bình là 10-15% GDP ở các nước tư bản phát triển khác.
+ Sở hữu độc quyền xuyên quốc gia
Do quá trình tích tụ và tập trung sản xuất được đẩy mạnh hơn trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế và cuộc cách mạng khoa học nghệ, các độc quyền quốc gia đã vươn ra ngoài biên giới dưới nhiều hình thức khác nhau và trở thành các công ty xuyên quốc gia.
"Công ty xuyên quốc gia hiện đại là công ty tư nhân độc quyền của một quốc gia thực hiện việc bành trướng quốc tế bằng hình thức thiết lập hệ thống chi nhánh ở nước ngoài dưới sự kiểm soát của công ty mẹ nhằm phân chia thị trường thế giới và tìm kiếm lợi nhuận độc quyền.
Năm 1999, có 46 ngàn TNC thiết lập được hơn 350 ngàn công ty nhánh. Năm 2000 số TNC lên tới 60000 với 500000 chi nhánh nhỏ 160 nước và khu vực. Chúng sản xuất khoảng 50% tổng giá trị sản lượng của thế giới tư bản , kiểm soát 50% kim ngạch thương mại quốc tế, 90% đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, 80% bản quyền kĩ thuật, công nghệ và 70% quyền chuyển nhượng kỹ thuật thế giới.
Sự bành trướng ra nước ngoài của các TNC được thực hiện thông qua quá trình cắm nhánh, chuyển giao công nghệ qua thương mại quốc tế và hợp nhất giữa các công ty đã làm cho TNC ngày càng lớn mạnh, số lượng các TNC ngày càng nhiều, hoạt động trên nhiều ngành lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt là hiện nay các TNC đã chuyển sang hoạt động trong những ngành lĩnh vực có kĩ thuật cao, thu được nhiều lợi nhuận. Giữa các TNC đã có quan hệ hợp tác, kết hợp của nhiều vốn TNC có quốc tịch khác nhau nhằm mục tiêu chiến lược là thu hút kĩ thuật mới ,kinh nghiệm quản lí, xâm nhập thị trường, tăng cường năng lực cạnh tranh. Vì vậy các TNC đã trở thành chủ thể cơ bản của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế và ngày càng giữ vai trò chi phối tiến trình sản xuất và lưu thông thế giới.
Hiện nay, 70% các xí nghiệp liên doanh của các TNC là xí nghiệp liên doanh của các TNC là xí nghiệp liên doanh với tỷ số vốn khác nhau, ít nhất là có 2 và thông thường có 3-4 chủ sở hữu trong một xí nghiệp như vậy. Thông qua con đường cắm nhánh, hợp tác, liên doanh, liên kết đó, các TNC ngày càng thâu tóm nhiều tư liệu sản xuất , vốn, trí tuệ của thế giới, tạo ra nhiều hình thức sở hữu hỗn hợp mang tính quốc tế hoá.
Các TNC hiện nay thường tồn tại dưới dạng Con-xooc và Cônglômểate(CM) là những tổ hợp đa ngành với mức độ khác nhau. Con-xooc và CM là những xu hướng phát triển mạnh mẽ của các TCN, góp phần làm cho quan hệ sản xuất TBCN tiến thêm một nấc thang với sự đa dạng phức tạp và tính hỗn hợp của sở hữu ở mức dộ xã hội hoá mang tính quốc tế hoá cao, một biểu hiện biến đổi sâu sắc trong lòng phương thức sản xuất TBCN.
Do vậy, hình thức sở hữu độc quyền xuyên quốc gia là hình thức sở hữu hỗn hợp và đã được quốc tế hoá. Đó cũng chính là hình thức sở hữu mang tính khách quan do quá tác động của quá trình xã hội hoá sản xuất dưới hình thức quốc tế hoá của chủ nghĩa tư bản . Ngày nay hình thức sở hữu này đã trở thành hì._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28308.doc